25
1 STÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. ĐÀ NẴNG CHI CC BIN VÀ HẢI ĐẢO BÁO CÁO THÀNH LẬP ĐƯỜNG MỰC NƯỚC TRIỀU CAO TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM VÀ ĐƯỜNG MỰC NƯỚC BIỂN THẤP NHẤT TRUNG BÌNH TRONG NHIỀU NĂM KHU VỰC BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Đà Nẵng, 2016

BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

1

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. ĐÀ NẴNG

CHI CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO THÀNH LẬP ĐƯỜNG MỰC NƯỚC TRIỀU CAO TRUNG BÌNH

NHIỀU NĂM VÀ ĐƯỜNG MỰC NƯỚC BIỂN THẤP NHẤT TRUNG

BÌNH TRONG NHIỀU NĂM

KHU VỰC BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, 2016

Page 2: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP ............................. 4

I. Cơ sở thành lập .............................................................................................. 4

II. Phạm vi thành lập ......................................................................................... 4

II.1. Các thuật ngữ ......................................................................................... 4

II.2. Vị trí địa lý ............................................................................................. 5

II.3. Phạm vi thành lập .................................................................................. 6

II.4. Phương pháp thành lập .......................................................................... 6

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THÀNH LẬP .......................................................... 7

I. Xây dựng mô hình dữ liệu tin ........................................................................ 7

I.1. Dữ liệu và biên tập dữ liệu ...................................................................... 7

I.2. Xây dựng dữ liệu TIN ............................................................................. 8

II. Xây dựng mô hình số độ cao ...................................................................... 10

III. Điểm mực nước đặc trưng cho khu vực thành phố Đà Nẵng ................... 11

IV. Xây dựng đường mực nước thủy triều cao, thủy triều thấp, thủy triều trung

bình (đường bờ) nhiều năm khu vực thành phố Đà Nẵng .............................. 12

IV.1. Xây dựng đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm ............. 12

IV.2. Xây dựng đường nước triều thấp nhất trung bình trong nhiều năm .. 14

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THÀNH LẬP .......................................................... 17

I. Thành lập bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm ........... 17

I.1. Xây dựng đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm khu vực thành

phố Đà Nẵng ................................................................................................ 17

I.2. Biên tập bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm khu

vực thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 18

II. Thành lập bản đồ đường mực nước triểu thấp nhất trung bình trong nhiều

năm .................................................................................................................. 19

II.1. Xây dựng đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm khu vực

thành phố Đà Nẵng ...................................................................................... 19

II.2. Biên tập bản đồ đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm khu

vực thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 21

IV. Thành lập bản vùng triều và bản đồ phạm vi quản lý khu vực biển thành

phố đà nẵng ..................................................................................................... 22

IV.1. Bản đồ vùng triều ............................................................................... 22

IV.2. Bản đồ phạm vi quản lý khu vực biển thành phố Đà Nẵng ............... 23

Page 3: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

3

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................... 25

I. Kết luận ........................................................................................................ 25

II. Kiến nghị .................................................................................................... 25

Page 4: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP

I. CƠ SỞ THÀNH LẬP

1. Luật biển Việt Nam;

2. Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo;

3. Nghị định Số: /2016/NĐ-CP, ngày tháng năm 2016, của Chính

phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, Môi trường

Biển và Hải đảo;

4. Nghị định số 51/2014/NĐ-CP, ngày 21 tháng 5 năm 2014, của Chính phủ

Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai

thác, sử dụng tài nguyên biển;

5. Quyết định 487/QĐ-BTNMT, ngày 10 tháng 3 năm 2016, của Bộ Tài

nguyên và Môi trường, Công bố Danh mục các điểm có giá trị đặc trưng

mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam và ban hành Hướng dẫn kỹ

thuật xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép

nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm để phục vụ công tác quản

lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

II. PHẠM VI THÀNH LẬP

II.1. Các thuật ngữ

1. Mực nước triều cao trung bình nhiều năm tại một vị trí là trung bình của

các giá trị mực nước triều cao nhất trong nhiều năm (18,6 năm) tại vị trí đó;

2. Mực nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm tại một vị trí là trung

bình của các giá trị mực nước triều thấp nhất trong nhiều năm (18,6 năm)

tại vị trí đó;

3. Đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm là tập hợp các điểm ven

biển, trên đảo có độ cao địa hình trùng với giá trị mực nước triều cao trung

bình nhiều năm;

4. Đường mực nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm là tập hợp các

điểm ven bờ, ven đảo có độ cao địa hình đáy biển trùng với giá trị mực

nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm;

5. Đường bờ là tập hợp các điểm có độ cao địa hình trùng với mực nước biển

trung bình nhiều năm.

6. Mô hình dữ liệu TIN (Triangle Irregular Nework) là tập hợp các đỉnh nối

với nhau thành các tam giác, mỗi tam giác được giới hạn bởi 3 điểm xác

định về giá trị x, y và z (độ cao) tạo nên bề mặt không gian ba chiều.

7. Mô hình số độ cao DEM (Digital Elevation Model) là ma trận các ô vuông

(cell) gồm các hàng và cột chứa giá trị độ cao của điểm trung tâm của ô,

DEM thể hiện bằng số độ cao của bề mặt trái đất.

Page 5: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

5

II.2. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo

trên biển Đông). Vùng đất liền nằm ở khu vực có toạ độ địa lý:

- 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc;

- 107018' đến 108020' kinh độ Đông,

Có vị trí địa lý:

- Phía Đông : Giáp biển Đông.

- Phía Tây : Giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam.

- Phía Nam : Giáp tỉnh Quảng Nam .

- Phía Bắc : Giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Vùng biển gồm vùng biển và quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’

vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi,

Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Về tổ chức hành chính, thành phố Đà Nẵng có 6 quận, 2 huyện (trong đó

có 1 huyện đảo Hoàng Sa) với tổng số 56 xã, phường (Hình 1).

Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng

Page 6: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

6

II.3. Phạm vi thành lập

Phạm vi thành lập bản đồ xác định đường mực nước triều cao trung bình

nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm được giới

hạn trong phạm vi vùng đất liền ven biển thuộc phần lục địa của Thành phố gồm

5 quận ven biển (Liên Chiểu; Thanh Khê; Hải Châu; Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn)

và vùng nước biển ven bờ cách bờ 6 hải lý.

II.4. Phương pháp thành lập

Phương pháp thành lập được xây dựng theo “Hướng dẫn kỹ thuật Xác

định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp

nhất trung bình trong nhiều năm để phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên

và bảo vệ môi trường biển, hải đảo” được ban hành trong Quyết định 487/QĐ-

BTNMT, ngày 10 tháng 3 năm 2016, của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phần mềm sử dụng

Phần mềm nội suy số liệu: Sử dụng các công cụ 3D Analyst Tools và Spatial

Analyst Tools trong phần mềm ArcCatalog 10.3 thuộc bộ phần mềm Acrgis

version 10.3.

Phần mềm biên tập bản đồ: Phần mềm ArcMap 10.3 thuộc bộ phần mềm

Acrgis version 10.3.

Phần mềm chuyển đổi hệ tọa độ: MapTran.

Dữ liệu sử dụng

1. Các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam

bao gồm các điểm có giá trị mực nước biển trung bình nhiều năm, mực

nước triều cao trung bình nhiều năm và mực nước biển thấp nhất trung

bình trong nhiều năm được công bố trong danh mục kèm theo Quyết định

487/QĐ-BTNMT, ngày 10 tháng 3 năm 2016, của Bộ Tài nguyên và Môi

trường. Dữ liệu này là cơ sở cho việc xác định đường mực nước triều cao

trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong

nhiều năm trên bản đồ và ngoài thực địa.

2. Dữ liệu bản đồ sử dụng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và bản đồ địa

hình tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn

giao cho thành phố Đà Nẵng.

Page 7: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

7

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THÀNH LẬP

I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU TIN

I.1. Dữ liệu và biên tập dữ liệu

Dữ liệu để xây dựng mô hình TIN gồm dữ liệu địa hình trên đất liền và dữ

liệu độ sâu khu vực biển ven bờ thành phố Đà Nẵng.

Dữ liệu địa hình là dữ liệu được tổng hợp từ các bản đồ nền địa hình thành

phố Đà Nẵng các tỷ lệ 1/10.000; 1/5000; 1/2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường

bàn giao cho Thành phố Đà Nẵng.

Dữ liệu địa hình gồm: Đường bình đồ (Hình 2); Các điểm độ cao khu vực

Đà Nẵng (Hình 3); Đường đẳng độ sâu (hình 4); Điểm độ sâu (hình 5).

Hình 2. Bình đồ độ cao khu vực thành phố Đà Nẵng

Hình 3. Các điểm độ cao khu vực thành phố Đà Nẵng

Page 8: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

8

Hình 4. Đường đẳng độ sâu khu vực biển thành phố Đà Nẵng

Hình 5. Điểm độ sâu khu vực biển thành phố Đà Nẵng

I.2. Xây dựng dữ liệu TIN

Trên cơ sở 4 lớp dữ liệu: Đường bình đồ; Điểm độ cao; Đường đẳng sâu;

Điểm độ sâu, sử dụng công cụ tạo TIN trong bộ công cụ 3D Analyst Tools để xây

dựng mô hình dữ liệu TIN (Hình 6).

Page 9: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

9

Hình 6. Xây dựng mô hình dữ liệu TIN

Sau khi kết quản mô hình dữ liệu TIN được thành lập, sử dụng phạm vi của

các quận ven biển và vùng biển thành phố Đà Nẵng, tiến hành cắt bỏ các dữ liệu

ngoài phạm vi của các khu vực thành phố Đà Nẵng, kết quả cho ta mô hình dữ

liệu TIN cho vùng ven biển thành phố Đà Nẵng (Hình 7).

Hình 7. Mô hình dữ liệu TIN vùng ven biển khu vực thành phố Đà Nẵng

Page 10: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

10

II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO

Trên cơ sở mô hình dữ liệu TIN, sử dụng công cụ tạo DEM trong bộ công

cụ 3D Analyst Tools để xây dựng dữ liệu DEM cho khu vực ven biển thành phố

Đà Nẵng.

Để kết quả tính toán đường mực nước triều cao, thấp, trung bình nhiều năm

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đảm bảo độ chính xác và liên tục, sử dụng DEM

có khoảng cách ô lưới (1 Cell) là 1m. Kết quả được DEM có cell 1m (Hình 8, 9).

Hình 8. Tính DEM có cell 1m

Hình 9. DEM cell 1m cho vùng ven biển thành phố Đà Nẵng.

Page 11: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

11

III. ĐIỂM MỰC NƯỚC ĐẶC TRƯNG CHO KHU VỰC THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

Trên cơ sở Danh mục Các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của

vùng ven biển Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-BTNMT, ngày

10 tháng 3 năm 2016, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiến hành scan và nhận

dạng, chuyển đổi dữ liệu từ dữ liệu dạnh văn bản giấy qua exell để xử lý chuyển

đổi tọa độ từ (độ, phút, giây) qua độ. Kết quả thể hiện tại hình 10.

Trên cơ sở các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển

Việt Nam được xử lý trên phần mềm exell, thực hiện việc xây dựng lớp bản đồ

trên phần mềm ArcMap, kết quả được thể hiện tại hình 11.

Trên phạm vi khu vực Đà Nẵng, các điểm có giá trị đặc trưng mực nước

triều của vùng ven biển Việt Nam gồm các điểm có số thứ tự từ 317 đến 326 (trên

bản đồ là điểm 316 đến 326) hình 12.

Hình 10. Kết quả nhận giạng và xử lý số liệu các điểm có giá trị đặc trưng mực nước

triều của vùng ven biển Việt Nam

Page 12: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

12

Hình 11. Điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam

Hình 12. Điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Đà Nẵng

IV. XÂY DỰNG ĐƯỜNG MỰC NƯỚC THỦY TRIỀU CAO, THỦY

TRIỀU THẤP, THỦY TRIỀU TRUNG BÌNH (ĐƯỜNG BỜ) NHIỀU NĂM

KHU VỰC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

IV.1. Xây dựng đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm

Trên cơ sở dữu liệu DEM (Chương 2, Mục II. Xây dựng mô hình số độ cao)

và Điểm mực nước đặc trưng khu vực thành phố Đà Nẵng (Chương 2, Mục III.

Điểm mực nước đặc trưng cho khu vực thành phố Đà Nẵng), tiến hành xây dựng

các đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm cho khu vực thành phố Đà

Nẵng.

Page 13: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

13

Sử dụng công cụ trong bộ công cụ 3D Analyst Tools để xây dựng các đường

đẳng cao mực nước triều cao trung bình nhiều năm cho khu vực ven biển Đà Nẵng

ứng với các giá trị 33cm, 34cm, 36cm, 37cm, 40cm, 44cm, 46cm (tương ứng

0,33m; 0,34m, 0,36m; 0,37m; 0,40m; 0.44m; 0,45m trong Điểm mực nước đặc

trưng cho khu vực thành phố Đà Nẵng), hình 13 và kết quả được thể hiện trong

hình 14.

Hình 13. Xây dựng các đường đẳng cao mực nước triều cao trung bình nhiều năm cho

khu vực ven biển Đà Nẵng

Page 14: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

14

Hình 14. Các đường đẳng cao mực nước triều cao trung bình nhiều năm cho khu vực

ven biển Đà Nẵng

IV.2. Xây dựng đường nước triều thấp nhất trung bình trong nhiều

năm

Trên cơ sở dữu liệu DEM (Chương 2, Mục II. Xây dựng mô hình số độ cao)

và Điểm mực nước đặc trưng khu vực thành phố Đà Nẵng (Chương 2, Mục III.

Điểm mực nước đặc trưng cho khu vực thành phố Đà Nẵng), tiến hành xây dựng

các đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm cho khu vực thành phố Đà

Nẵng.

Sử dụng công cụ trong bộ công cụ 3D Analyst Tools để xây dựng các đường

đẳng cao đường bờ cho khu vực ven biển Đà Nẵng ứng với các giá trị -36cm, -

38cm, -39cm, -40cm, -42cm, -45cm, -46cm và -47cm (tương ứng -0,36m; -0,38m,

-0,39m; -0,40m; -0,42m; -0,45m; -0,46m và -0.47m trong Điểm mực nước đặc

trưng cho khu vực thành phố Đà Nẵng), hình 15 và kết quả được thể hiện trong

hình 16.

Page 15: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

15

Hình 15. Xây dựng các đường đẳng sâu mực nước triều thấp trung bình nhiều năm cho

khu vực ven biển Đà Nẵng

Page 16: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

16

Hình 16. Đường triều thấp trung bình nhiều năm với các giá trị độ sâu khác nhau cho

khu vực ven biển Đà Nẵng

Page 17: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

17

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THÀNH LẬP

I. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƯỜNG MỰC NƯỚC TRIỀU CAO

TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM

I.1. Xây dựng đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm khu

vực thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở các đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm được thành

lập (tại Chương 2, mục IV.1. Xây dựng đường mực nước triều cao trung bình

nhiều năm) và Điểm các giá trị đặc trưng mực nước triều cho khu vực thành phố

Đà Nẵng gồm 09 điểm (các điểm có số thứ tự từ 317 đến 326 trong bảng các giá

trị triều đặc trưng vùng ven biển Việt Nam) ta tiến hành xác định các đoạn đường

mực nước triều cao trung bình nhiều năm cho khu vực thành phố Đà Nẵng.

Các đoạn đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm là các đoạn

đường mực nước có giá trị tương ứng với giá trị của điểm có giá trị triều đặc trưng.

Ranh giới các đoạn đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm được

xác định bằng cách:

- Tạo đường cắt (Hình 17):

+ Tại hai điểm mực nước đặc trưng liền kề, tạo một đường thẳng

với 2 đầu mút là hai điểm liền kề.

+ Tạo 1 điểm cắt là trung điểm của đoạn thẳng vừa kẻ.

+ Kẻ một đường thẳng từ điểm cắt hướng vào bờ và vuông góc với

đường bờ.

Hình 17. Thành lập các điểm, đường cắt để xác định các đoạn đường triều cao trung

bình nhiều năm

Page 18: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

18

- Xác định các đoạn đường mực nước với các giá trị khác nhau:

+ Từ đường cắt vừa tạo, tiến hành cắt các đường đặc trưng mực

nước triều cao trung bình nhiều năm tại các điểm giao.

+ Xóa bỏ các đường có giá trị không trùng với giá trị điểm mực

nước đặc trưng.

Kết hợp các đoạn đường này có được đường mực nước triều cao trung

bình nhiều năm cho khu vực thành phố Đà Nẵng hình 18.

Hình 18. Đường nước triều cao trung bình nhiều năm khu vực thành phố Đà Nẵng

I.2. Biên tập bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm

khu vực thành phố Đà Nẵng

Bản đồ mực nước triều cao trung bình nhiều năm được xây dựng và biên

tập trên các lớp dữ liệu nền gồm:

- Các lớp ranh giới hành chính: Ranh giới quận, phường;

- Các lớp về thủy hệ: Biển, sông, hồ, sông nhỏ, suối;

- Các lớp về địa hình: Đường đẳng sâu, điểm độ sâu;

- Các lớp về triều: Đường triều cao trinh bình nhiều năm, Điểm các giá trị

triều đặc trưng khu vực Đà Nẵng.

Bản đồ mực nước triều cao trung bình nhiều năm được thể hiện tại hình 19

Page 19: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

19

Hình 19: Bản đồ mực nước triều cao trung bình nhiều năm

II. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƯỜNG MỰC NƯỚC TRIỂU THẤP

NHẤT TRUNG BÌNH TRONG NHIỀU NĂM

II.1. Xây dựng đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm khu

vực thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở các đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm được thành

lập (tại Chương 2, IV.3. Xây dựng đường nước triều thấp nhất trung bình trong

nhiều năm) và Điểm các giá trị đặc trưng mực nước triều cho khu vực thành phố

Đà Nẵng gồm 09 điểm (các điểm có số thứ tự từ 317 đến 326 trong bảng các giá

trị triều đặc trưng vùng ven biển Việt Nam) ta tiến hành xác định các đoạn đường

mực nước triều thấp trung bình nhiều năm cho khu vực thành phố Đà Nẵng.

Các đoạn đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm là các đoạn

đường mực nước có giá trị tương ứng với giá trị của điểm có giá trị triều đặc trưng.

Ranh giới các đoạn đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm được

xác định bằng cách:

Page 20: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

20

- Tạo đường cắt (Hình 20):

+ Tại hai điểm mực nước đặc trưng liền kề, tạo một đường thẳng

với 2 đầu mút là hai điểm liền kề.

+ Tạo 1 điểm cắt là trung điểm của đoạn thẳng vừa kẻ.

+ Kẻ một đường thẳng từ điểm cắt hướng vào bờ và vuông góc với

đường bờ.

Hình 20. Thành lập các điểm, đường cắt để xác định các đoạn đường triều thấp trung

bình nhiều năm

- Xác định các đoạn đường mực nước với các giá trị khác nhau:

+ Từ đường cắt vừa tạo, tiến hành cắt các đường đặc trưng mực

nước triều cao trung bình nhiều năm tại các điểm giao.

+ Xóa bỏ các đường có giá trị không trùng với giá trị điểm mực

nước đặc trưng.

Kết hợp các đoạn đường này có được đường mực nước triều thấp trung

bình nhiều năm cho khu vực thành phố Đà Nẵng hình 21.

Page 21: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

21

Hình 21. Đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm khu vực Đà Nẵng

II.2. Biên tập bản đồ đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm

khu vực thành phố Đà Nẵng

Bản đồ mực nước triều thấp trung bình nhiều năm được xây dựng và biên

tập trên các lớp dữ liệu nền gồm:

- Các lớp ranh giới hành chính: Ranh giới quận, phường;

- Các lớp về thủy hệ: Biển, sông, hồ, sông nhỏ, suối;

- Các lớp về địa hình: Đường đẳng sâu, điểm độ sâu

- Các lớp về triều: Đường triều cao trinh bình nhiều năm, Điểm các giá trị

triều đặc trưng khu vực Đà Nẵng.

Bản đồ mực nước triều thấp trung bình nhiều năm được thể hiện tại hình 22

Page 22: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

22

Hình 22. Bản đồ mực nước triều thấp trung bình nhiều năm khu vực Đà Nẵng

IV. THÀNH LẬP BẢN VÙNG TRIỀU VÀ BẢN ĐỒ PHẠM VI QUẢN

LÝ KHU VỰC BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

IV.1. Bản đồ vùng triều

Bản đồ vùng triều là bàn đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của triều trên khu

vực bờ biển. Vùng triều được xác đinh trong khu vực có giới hạn là đường triều

cao và đường triều thấp.

Bản đồ vùng triều được xây dựng và biên tập trên các lớp dữ liệu nền gồm:

- Các lớp ranh giới hành chính: Ranh giới quận, phường;

- Các lớp về thủy hệ: Biển, sông, hồ, sông nhỏ, suối;

- Các lớp về địa hình: Đường đẳng sâu, điểm độ sâu

- Các lớp về triều: Đường triều cao trinh bình nhiều năm, Đường triều thấp

trung bình nhiều năm, Điểm các giá trị triều đặc trưng khu vực Đà Nẵng.

Bản đồ vùng triều được thể hiện tại hình 23.

Page 23: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

23

Hình 23. Bản đồ vùng triều

IV.2. Bản đồ phạm vi quản lý khu vực biển thành phố Đà Nẵng

Thành lập khu vực giao, cho thuê và quản lý khu vực biển

- Khu vực giao, cho thuê khu vực biển thành lập trên cơ sở đường triều

thấp trung bình nhiều năm, tạo một vùng đệm với phạm vi 3 hải lý (Theo

Nghị định số 51/2014/NĐ-CP, ngày 21 tháng 5 năm 2014, của Chính phủ

Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai

thác, sử dụng tài nguyên biển), kết quả ta được 1 đường ranh giới xác

định phạm vi giao, cho thuê mặt nước biển.

- Làm tương tự với phạm vi 6 hải lý ta được 1 đường ranh giới xác định

phạm vi quản lý.

- Trên cơ sở điểm tiếp giáp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà

Nẵng tại khu vực mũi Hải Vân, kẻ 1 đường thẳng ra phía biển, đường

thẳng này vuông góc với đường bờ ta được đường ranh gới phân chia

khu vực giao, cho thuê và quản lý khu vực biển giữa Đà Nẵng và Thừa

Thiên Huế.

- Làm tương tự ta được đường ranh gới phân chia khu vực giao, cho thuê

và quản lý khu vực biển giữa Đà Nẵng và Quảng Nam.

Bản đồ khu vực giao, cho thuê và quản lý khu vực biển khu vực biển

thành phố Đà Nẵng

Page 24: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

24

Bản đồ được xây dựng và biên tập trên các lớp dữ liệu nền gồm:

- Các lớp ranh giới hành chính: Ranh giới quận, phường;

- Các lớp về thủy hệ: Biển, sông, hồ, sông nhỏ, suối;

- Các lớp về ranh giới khu vực biển.

Bản đồ được thể hiện tại hình 24.

Hình 24. Bản đồ khu vực giao, cho thuê và quản lý khu vực biển khu vực biển Đà Nẵng

Page 25: BÁO CÁO - Da Nang Cao...5 II.2. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng biển (bao gồm quần đảo trên biển Đông). Vùng đất

25

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Dữ liệu sử dụng để thành lập các loại đường triều và biên tập các bản đồ là

cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10.000

trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

bàn giao cho thành phố Đà Nẵng.

Sử dụng dữ liệu địa hình gồm: Đường bình đồ; Các điểm độ cao; Đường

đẳng độ sâu; Điểm độ sâu khu vực Đà Nẵng và bộ công cụ 3D Analyst Tools

trong phần mềm ArcGIS phiên bản 10.3 để nội suy và xây dựng các đường mực

nước triều cao trung bình nhiều năm khu vực thành phố Đà Nẵng và đường mực

nước triều thấp trung bình nhiều năm khu vực thành phố Đà Nẵng.

Bộ công cụ 3D Analyst Tools trong phần mềm ArcGIS phiên bản 10.3 cho

phép xây dựng và mô phỏng địa hình khu vực thành phố dưới dạng ba chiều (3d

– dữ liệu TIN) và mô hình số độ cao (DEM) có khích thước ô lưới (Cell) nhỏ 1m

để tăng cường độ chính xác của dữ liệu nội suy.

Bộ công cụ 3D Analyst Tools trong phần mềm ArcGIS phiên bản 10.3 cũng

cho phép ta trích xuất các đường đồng mức có giá trị trùng với giá trị của các điểm

có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Đà Nẵng, điều này không

thể thực hiện được đối với phần mềm nội suy Surfer và công cụ Vertical mapper

trong phần mềm Mapinfor.

Trên cơ sở các lớp dữ liệu nền gồm: Các lớp ranh giới hành chính; Các lớp

về thủy hệ; Các lớp về giao thông; Các lớp về ranh giới khu vực biển... thành lập

4 bản đồ chuyên đề: Bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm khu

vực thành phố Đà Nẵng; Bản đồ đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm

khu vực thành phố Đà Nẵng; Bản đồ vùng triều khu vực thành phố Đà Nẵng; Bản

đồ khu vực giao, cho thuê và quản lý khu vực biển khu vực biển thành phố Đà

Nẵng.

II. KIẾN NGHỊ

Để triển khai Nghị định số 51/2014/NĐ-CP, ngày 21 tháng 5 năm 2014,

của Chính phủ Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá

nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, việc cần thiết phải xác định được phạm

vi giao các khu vực biển của địa phương, tuy nhiên hiện nay Bộ tài nguyên và

Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chưa có hướng dẫn về việc phân

định ranh giới giữa 2 tỉnh lân cân cụ thể là phân định ranh giới trên biển giữa

thành phố Đà Nẵng – tỉnh Thừa Thiên Huế và giữa thành phố Đà Nẵng – tỉnh

Quảng Nam. Kính đề nghị Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải

đảo Việt Nam ban hành hướng dẫn xây dựng ranh giới này.