18
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 Trang 1 F009 - 05.09.2011 Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín 201A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 3932 0748 Fax: (84.8) 3932 0747 www.sti.com.vn Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích Võ Thành Nghi Vũ (Mr) Giám đốc Nghiên cứu – Phân tích [email protected] Nguyễn Quốc Huân (Mr) Chuyên viên Nghiên cứu – Phân tích [email protected] Phạm Thị Hoài Thu (Ms) Chuyên viên Nghiên cứu – Phân tích [email protected] NỘI DUNG CHÍNH 1.Tình hình kinh tế vĩ mô 1.1 Kinh tế thế giới 1.1.1 Kinh tế Mỹ có dấu hiệu rơi vào tình trạng đình trệ 1.1.2 Kinh tế châu Âu 1.1.3 Kinh tế Trung Quốc 1.1.4 Thị trường vàng 1.1.5 Nguy cơ đối với các nền kinh tế mới nổi nếu FED tung gói kích thích QE3 1.2 Kinh tế Việt Nam 1.2.1 Định hướng của NHNN về lãi suất trong 4 tháng cuối năm 2011. 1.2.2 Thị trường Vàng gây xáo động tỷ giá 1.2.3 Lạm phát vẫn tiếp tục được dự báo gia tăng 1.2.4 Cán cân thanh toán – Thâm hụt thương mại 1.2.5 Rủi ro đình lạm treo lơ lửng 2.Góc nhìn phân tích kỹ thuật 2.1 Triển vọng tăng điểm trong trung hạn 2.2 Thời điểm giải ngân hợp lý? Những thông tin và nhận định trong báo cáo này thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành báo cáo. Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số thông tin và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không phải thông báo trước. Những thông tin trong báo cáo này được thu thập từ nhiều nguồn được cho là đáng tin cậy, tuy nhiên mức độ chính xác không được đảm bảo tuyệt đối. STI không chịu bất cứ trách nhiệm nào khi người đọc bị thiệt hại do sử dụng thông tin trong báo cáo này.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 1

F009 - 05.09.2011

Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín 201A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8) 3932 0748

Fax: (84.8) 3932 0747

www.sti.com.vn

Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích

Võ Thành Nghi Vũ (Mr) Giám đốc Nghiên cứu – Phân tích [email protected]

Nguyễn Quốc Huân (Mr) Chuyên viên Nghiên cứu – Phân tích [email protected] Phạm Thị Hoài Thu (Ms) Chuyên viên Nghiên cứu – Phân tích [email protected]

NỘI D UNG CHÍ NH

1.Tình hình kinh tế vĩ mô

1.1 Kinh tế thế giới

1.1.1 Kinh tế Mỹ có dấu hiệu rơi vào tình trạng đình trệ

1.1.2 Kinh tế châu Âu

1.1.3 Kinh tế Trung Quốc

1.1.4 Thị trường vàng

1.1.5 Nguy cơ đối với các nền kinh tế mới nổi nếu FED tung gói kích thích QE3

1.2 Kinh tế Việt Nam

1.2.1 Định hướng của NHNN về lãi suất trong 4 tháng cuối năm 2011.

1.2.2 Thị trường Vàng gây xáo động tỷ giá

1.2.3 Lạm phát vẫn tiếp tục được dự báo gia tăng

1.2.4 Cán cân thanh toán – Thâm hụt thương mại

1.2.5 Rủi ro đình lạm treo lơ lửng

2.Góc nhìn phân tích kỹ thuật

2.1 Triển vọng tăng điểm trong trung hạn

2.2 Thời điểm giải ngân hợp lý?

Những thông tin và nhận định trong báo cáo này thể hiện

quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành báo cáo.

Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có

thêm một số thông tin và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà

không phải thông báo trước. Những thông tin trong báo cáo

này được thu thập từ nhiều nguồn được cho là đáng tin cậy,

tuy nhiên mức độ chính xác không được đảm bảo tuyệt đối.

STI không chịu bất cứ trách nhiệm nào khi người đọc bị thiệt

hại do sử dụng thông tin trong báo cáo này.

Page 2: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 2

KINH TẾ THẾ GIỚI Kinh tế Mỹ có dấu hiệu rơi vào tình trạng đình trệ

Sự kiện lần đầu tiên Mỹ bị hạ mức đánh giá tín nhiệm từ AAA xuống AA+, kết hợp với những lo

lắng mới về khủng hoảng tài chính công tại Italia và Tây Ban Nha đã gây nên tình trạng tháo

chạy và sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu trong tháng 8.

Hình 1: Đồ thị chỉ số Dow Jones

Nguồn STI tổng hợp

Thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn duy trì ở mức rất cao

9,1%, đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2, kinh tế Mỹ trung bình bổ sung 0 việc làm mới

trong một tháng. Điều này cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn mắc kẹt trong bóng đêm, đồng

thời cũng là dấu hiệu của sự đình trệ của nền kinh tế trong việc tạo ra việc làm mới cho người lao

động.

Đồ thị chỉ số đo lường tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ:

(nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ)

Lạm phát gia tăng: chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức kỳ

vọng trong tháng 7, tăng 0.5%, trong đó dẫn đầu bởi giá Gas. Người tiêu dùng Mỹ đang phải chi

trả nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm bởi giá cả đã và đang tăng cao hơn so với sự kỳ vọng. Như

vậy, ngoại trừ sự sụt giảm trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng liên tục trong suốt

12 tháng qua, và so với cùng kỳ năm trước giá hàng hóa và dịch vụ đã tăng 3.6%. Chỉ số Core-

CPI, cũng đã tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước, tiệm cận mức giới hạn trên mục tiêu do FED

đặt ra là 2%. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi khi

doanh số bán nhà hiện hữu tháng 7 đã sụt giảm hơn nhiều so với kỳ vọng, tình trạng thắt chặt cho

vay và thế chấp đang hạn chế khả năng người dân sở hữu nhà mặc dù giá nhà đang ở mức thấp

nhất kể từ năm 1970 đến nay.

Hiện nay chưa có nguồn

cứu trợ nào có thể giúp kỳ

vọng sự phục hồi của nền

kinh tế toàn cầu như năm 2009.

Sự phục hồi yếu của nền

kinh tế thế giới đã đẩy

TTCK trở nên mỏng manh

và nhạy cảm hơn trước

các thông tin sức khỏe của các nền kinh tế lớn

Page 3: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 3

Đồ thị đo lường chỉ số lạm phát tại Mỹ:

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm đã giảm

xuống mức thấp kỷ lục trước khi phục hồi nhẹ, điều này cho thấy tín hiệu về sự bất ổn của nền

kinh tế Mỹ. Hiện nay trong bối cảnh lạm phát tăng cao, kênh đầu tư an toàn được nhiều tổ chức và

nhà đầu tư ưa chuộng là vàng, đây là tài sản chống lại lạm phát hiệu quả nhất, với những thông tin

về FED cam kết sẽ duy trì mức lãi suất thấp đến năm 2013 và có thể sẽ có gói cứu trợ kinh tế QE

3 sẽ được tung ra nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, những động thái chính sách này

tiếp tục làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát và hỗ trợ giá vàng tiếp tục đạt đến những đỉnh cao

mới.

Đồ thị tăng trưởng GDP của nền kinh tế Mỹ:

(nguồn Cục thống kê Hoa Kỳ)

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đang trở nên trì trệ và chỉ đạt 1.3% trong quý

II sau khi đạt mức 0.4% trong quý đầu tiên của năm 2011, điều này cho thấy tình trạng nền kinh tế

Mỹ đang phục hồi rất yếu bởi một nền kinh tế chỉ được xem là khỏe mạnh khi tỷ lệ tăng trưởng

GDP ít nhất đạt 3%/năm. S&P, Goldman Sachs và một loạt các tổ chức đầu tư khác như JP

Morgan, Citi Group đã hạ thấp mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong 2 năm 2012 và 2013 chỉ

còn ở mức 1.7% và 2.1% so với mức dự báo 2.4% và 2.1% trước đây và do đó làm ảm đạm thêm

đến bức tranh sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Trong tháng 8, FED đã không công bố gói kích thích kinh tế QE3 mới như giới phân tích kỳ vọng,

tuy nhiên FED vẫn bỏ ngỏ việc sử dụng các công cụ khác tương tự và không loại trừ việc tái khởi

động QE3 khi cần thiết nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ vượt qua sự đình trệ hiện nay.

Kinh tế châu Âu: Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu vẫn chưa thể giải quyết ổn thỏa, thậm

chí có xu hướng ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn. Gần đây nhất EU đã phải thông qua gói

cứu trợ nhằm mua lại trái phiếu chính phủ các quốc gia Tây Ban Nha và Italia, ngăn chặn cuộc

khủng hoảng tái bùng nổ. Trong khi đó, các số liệu kinh tế cho thấy chỉ báo CPI đã vượt cao hơn

mức mục tiêu 2% và chỉ số sản xuất giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2009, tất cả các

điều này cho thấy tình trạng ảm đạm và trì trệ đang hiện diện, lan tỏa khắp châu Âu.

Đồ thị về chỉ số CPI và lãi suất cơ bản tại các quốc gia khu vực châu Âu:

Page 4: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 4

(nguồn: www.tradingnrg.com)

Kinh tế Trung Quốc: Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Trung Quốc cũng đang rất chật vật chống

lại tình trạng lạm phát đang tăng cao, CPI tháng 7/2011 so với cùng kỳ đã đột ngột tăng 6.5%,

cao hơn mức tăng kỷ lục của tháng 6. Do đó, chính sách tiền tệ thắt chặt được ưu tiên hàng đầu,

với việc liên tục 6 lần tăng dự trữ bắt buộc lên mức 21.5% trong vòng 5 tháng, lãi suất cho vay và

lãi suất cơ bản lần lượt tăng 3 lần liên tục lên mức 6.56% và 3.5%. Chính sách tiền tệ theo chiều

hướng trên đã và đang làm tăng giá đồng NDT, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế vốn dựa vào

xuất khẩu và theo đó tăng trưởng chậm lại.

Thị trường vàng: Trong tháng 8 giá vàng liên tục thiết lập các đỉnh cao mới sau khi dấy lên các

tin tức bất ổn kinh tế Mỹ và châu Âu và do đó hút một lượng tiền không nhỏ ra khỏi thị trường

chứng khoán các nước. Khi các dấu hiệu phục hồi vẫn chưa rõ ràng, vàng sẽ tiếp tục là kênh đầu

tư và trú ẩn của giới đầu tư quốc tế, đặc biệt khi NHTW một số quốc gia tuyên bố dần chuyển

kho dự trữ ngoại hối thành vàng như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Ả Rập. Tất cả những điều

này có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng chinh phục các đỉnh cao mới trong năm nay 2011.

Hình 2: Đồ thị diễn biến giá vàng thế giới

Nguồn: Kitco.com

Vàng tiếp tục sẽ là nơi trú

ẩn của giới đầu tư trong

khi chờ đợi các tín hiệu

tích cực từ kinh tế Mỹ và thế giới.

Page 5: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 5

Nguy cơ đối với các nền kinh tế mới nổi nếu FED tung gói kích thích QE3

So với cuộc khủng hoảng năm 2008, các nền kinh tế thuộc cộng đồng BRIC và các nền kinh tế

mới nổi tại châu Á đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, do đó trong tình trạng này

rất khó cho các quốc gia mới nổi có thể tung ra huy động lượng tiền lớn nhằm giải cứu thị trường

trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có dấu hiệu suy thoái. Trong suốt thời gian qua, Chính phủ

các quốc gia châu Á đang theo theo đuổi và tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm

chế lạm phát, tuy nhiên các chính sách này tỏ ra vẫn kém hiệu quả. Do vậy, tình trạng tiến thoái

lưỡng nan (dilemma) của các nền kinh tế mới nổi đang gia tăng rủi ro xảy ra tình trạng đình lạm

kinh tế.

Các nền kinh tế mới nổi đang lo lắng về việc FED dự kiến sẽ tung ra gói kích thích kinh tế thứ 3,

khả năng này rất lớn sẽ trở thành hiện thực, sẽ dẫn đến tình trạng đồng USD yếu, giá cả các loại

hàng hóa trên thế giới sẽ gia tăng và đó chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ nhập khẩu lạm

phát.

Nhằm chống lại tình trạng lạm phát thông thường Chính phủ các quốc gia mới nổi sẽ buộc phải

nâng lãi suất, do đó sẽ thu hút dòng tiền nóng đổ vào nền kinh tế nhằm đầu cơ tài sản và do đó tạo

nên nguyên nhân tiềm ẩn gây đổ vỡ nền kinh tế tại các nước. Bên cạnh đó, đồng USD yếu đồng

nghĩa với việc đồng tiền các quốc gia xuất khẩu khác sẽ tăng giá, điều này gây cản trở xuất khẩu

và hiển nhiên với các nền kinh tế xuất khẩu của quốc gia đang phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn

để phục hồi, đây là nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế trì trệ.

Lạm phát, đồng tiền tăng giá, nguy cơ bong bóng tài sản đẩy các quốc gia mới nổi vào tình trạng

tiến thoái lưỡng nan. Nhằm kiềm chế lạm phát và lạm phát kỳ vọng, các quốc gia mới nổi buộc áp

dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và tiếp tục rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn của lãi suất. Trong thời

gian qua, Trung Quốc đã 6 lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản

song lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng, lạm phát tại Brazil tăng 6.75%, và NHTW Hàn Quốc đã điều

chỉnh lãi suất lần thứ 3 với tổng mức điều chỉnh lên tới 0.75%, tại Thailand và Nga nền kinh tế

cũng gặp nhiều khó khăn tương tự.

Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu vốn đang gặp nhiều thử thách càng trở nên trầm trọng hơn sau

chuỗi sự kiện liên quan đến tình trạng trần Nợ công của Mỹ, khủng hoảng Nợ công châu Âu, lạm

phát tại Trung Quốc, sóng thần tại Nhật Bản. Sự phục hồi yếu của nền kinh tế thế giới đã đẩy

TTCK trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn trước thông tin sức khỏe của các nền kinh tế lớn.

Bất chấp những nỗ lực của FED về việc cam kết duy trì mức lãi suất thấp đến hết năm 2013 và

cộng đồng các quốc gia châu Âu trong việc giải quyết các khó khăn nhằm tránh nguy cơ xảy ra

cuộc tái khủng hoảng như năm 2008, diện mạo kinh tế vẫn chứa đựng rất nhiều nỗi lo tiềm ẩn.

Khác với thời điểm đầu năm 2009, khi hàng loạt NHTW các nước tung các gói kinh tế nhằm vực

dậy nền kinh tế các nước, hiện nay chưa có nguồn cứu trợ nào có thể giúp kỳ vọng sự phục hồi

của nền kinh tế toàn cầu như năm 2009. Chủ tịch World Bank cũng phát biểu rằng kinh tế thế giới

đang đi vào vùng nguy hiểm!

Page 6: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 6

KINH TẾ VIỆT NAM

Định hướng của NHNN về lãi suất trong 4 tháng cuối năm 2011.

Ngày 30/08/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của TT13/2010/TT-NHNN của NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động tín dụng, đây là một trong những giải pháp thực hiện trong lộ trình nhằm giảm lãi suất của

NHNN về mức 17-19%, hiện thực hóa định hướng của NHNN trong thời gian tới. Định hướng

quan trọng của NHNN về vấn đề lãi suất trong 4 tháng còn lại của năm 2011:

Một là, các tổ chức tín dụng tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% theo yêu cầu của

NHNN tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân

hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay, thanh

khoản VND toàn hệ thống đang dư thừa, do vậy trước mắt, NHNN xem xét tạm thời chưa áp dụng

quy định về tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN

nhằm tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn giữa thị trường I và thị trường II, giữa TCTD thừa và

TCTD thiếu vốn, giúp các TCTD thiếu vốn có điều kiện tăng trưởng tín dụng trong giới hạn 20%

và hạ được lãi suất cho vay.

Hai là, về điều hành cung ứng tiền, trong hơn 8 tháng đầu năm, NHNN đã điều hành linh hoạt

cung ứng tiền phù hợp với chỉ tiêu của Chính phủ phê duyệt từ đầu năm. Từ nay tới cuối năm, tùy

theo diễn biến thị trường, đặc biệt là tình hình cung cầu ngoại tệ, NHNN tiếp tục điều hành linh

hoạt qua các kênh, đảm bảo hài hòa về mức tăng và lượng cung ứng tiền qua các tháng, đảm bảo

mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ba là, về lãi suất, từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất huy động vốn

bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các TCTD đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-

19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ

của các TCTD đối với khách hàng là tổ chức và dân cư, nhằm góp phần thực hiện chủ trương

chống đô la hóa của Chính phủ; yêu cầu các TCTD quan tâm điều hành, đảm bảo thanh khoản

ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD và góp phần ổn định thị trường ngoại hối.

Bốn là, để góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, NHNN sửa đổi cơ chế cho vay

bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu

ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay; tăng tỷ lệ và mở rộng phạm vi áp dụng

dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD.

Như vậy đến thời điểm hiện nay, NHNN đã hiện thực hóa vấn đề:

- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ thêm 1%

- Bãi bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.

Tín hiệu tích cực từ chính sách tiền tệ

Thứ nhất: Đối với việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ, động thái này nhằm tăng lãi

suất cho vay USD, tiến tới thu hẹp lãi suất với tiền đồng và giảm các khoản vay bằng ngoại tệ

(USD). Trong 8 tháng đầu năm 2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đạt 23,91% trong khi huy

động ngoại tệ trong tháng 6 và 7 liên tụt sụt giảm, điều này tạo nên rủi ro thanh khoản USD cục bộ

trong thời điểm cuối năm và quý I/2012 khi các khoản nợ đáo hạn và do đó gây hệ lụy bất ổn tỷ

giá. Do đó, động thái tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN được giới phân tích, chuyên gia đánh

giá là bước đi hợp lý nhằm thu hẹp lãi suất vay giữa VND và USD, qua đó giảm cầu đối với các

khoản vay ngoại tệ.

Định hướng NHNN tỏ rõ

quyết tâm giảm lãi suất

cho vay của nền kinh tế,

bình ổn tỷ giá góp phần

bình ổn kinh tế vĩ mô, tiếp

tục theo đuổi chính sách

cung tiền linh hoạt phù

hợp tình hình vĩ mô.

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

đối với ngoại tệ, đồng thời

tăng tỷ lệ rủi ro các khoản

nợ liên quan đến ngoại tệ

được đánh giá là bước đi

phù hợp của NHNN đối với vấn đề tỷ giá.

NHNN quyết tâm giảm dư

Nợ ngoại tệ USD, phòng

ngừa rủi ro dài hạn về tỷ giá.

Page 7: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 7

Thông tư 22 nâng tỷ lệ rủi ro đối với các khoản phải đòi liên quan đến ngoại tệ đối với các cơ quan,

tổ chức thuộc Chính phủ cùng với quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% mới đây cho thấy NHNN

đang phát đi thông điệp rất mạnh mẽ và rõ ràng đối với việc hạn chế tín dụng và các khoản vay liên

quan đến ngoại tệ.

Mặc dù tín dụng ngoại tệ tăng mạnh, chúng tôi cho rằng với việc bổ sung 6 tỷ USD trong vài tháng

qua, NHNN có thể sẵn sàng can thiệp nhằm tránh tình trạng căng thẳng tỷ giá ở các thời điểm thích

hợp khi nhu cầu các doanh nghiệp tăng cao cục bộ. Vấn đề tỷ giá theo đó sẽ không quá căng thẳng

như cuối năm 2010 bởi cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 sẽ dự kiến thặng dự khoảng 2.5-4.5 tỷ

USD.

Thứ hai: Đối với việc bãi bỏ quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn, quy định này của NHNN

nhằm điều tiết thanh khoản, tạo sự luân chuyển của thị trường vốn và giữa các tổ chức tín dụng. Quy

định này được kỳ vọng sẽ khơi thông được nguồn vốn “bất động” bởi quy định 20% đảm bảo an toàn

của NHNN trong TT13 và TT19 trước đó. Theo số liệu thống kê từ Reuters, Thông tư 22 có thể sẽ

giải phóng lượng vốn tương đương 372,000* tỷ đồng trước đây được giữ lại tại các Ngân hàng để

đảm bảo thanh khoản và có thể sẽ được điều tiết bơm vốn vào nền kinh tế. Trong số 372,000 tỷ đồng

này tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm: Tiền mặt, tài sản có giá (trái phiếu chuyển đổi …),

do đó sẽ tốn nhiều bước để các NHTM chuyển thành tiền để sử dụng, NHNN sẽ kiểm soát và điều

tiết lượng tiền mới được giải phóng này.

Dư nợ tín dụng rộng rãi cho chính sách tiền tệ linh hoạt

Tính đến thời điểm tháng 7/2011, tổng dư nợ tín dụng 7 tháng 2011 của nền kinh tế tăng khoảng

7.57% so với 2010, tương đương 174,000 tỷ đồng, như vậy với dư địa tín dụng còn lại, tổng nguồn

cung tín dụng cho nền kinh tế vào khoảng 287,000 tỷ đồng, vẫn thấp hơn so với nguồn vốn mới được

giải phóng từ thông tư 22. Do đó, khả năng chủ động của NHNN trong việc điều tiết dòng vốn, hạ lãi

suất sẽ có thêm tính khả thi, mặc dù trong bối cảnh kiềm chế lạm phát, NHNN sẽ không bơm ào ạt

lượng lớn tín dụng nhưng sẽ còn nhiều room cho NHNN sử dụng các công cụ tiền tệ linh hoạt hơn.

Nguồn vốn được giải phóng lên tới 372,000 tỷ đồng?

Theo Reuters, 372,000 tỷ đồng là tổng số tiền huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng đến thời

điểm hiện nay (tháng 7/2011), trong đó huy động trong 7 tháng 2011 đạt khoảng 35,600 tỷ đồng.

Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý ở đây, tỷ lệ 80% nguồn vốn huy động được cho vay chỉ áp dụng đối với

nguồn vốn từ thị trường 1 (huy động từ dân cư), tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM có thể đã

lách quy định này bằng cách tăng cường vay nợ trên thị trường 2 (liên ngân hàng) với kỳ hạn trên 3

tháng để bổ sung 20% nguồn vốn này hay nói cách khác nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đã

không bị trích dự phòng 20%. Do vậy, mặc dù bị giới hạn bởi tỷ lệ 25% từ nguồn vốn từ các Tổ chức

tín dụng nhưng với lãi suất thấp hơn, các NHTM đẩy mạnh sử dụng vốn liên ngân hàng để thay thế

và do đó thực tế tỷ lệ cho vay /nguồn vốn huy động từ dân cư của các NHTM đã vượt 100%.

Các NHTM vừa và nhỏ đã

lách TT13/19 bằng cách

sử dụng vốn vay liên ngân

hàng để bù đắp khoản dự

phòng 20% tiền gửi dân

cư. Do đó, TT22 có thể chỉ

hợp pháp hóa vấn đề trên

trong khi lượng vốn giải

phóng không lớn như tính toán.

Room tín dụng còn tới

287,000 tỷ đồng và nhỏ

hơn giá trị nguồn vốn

được giải phóng, điều này

tạo điều kiện cho NHNN

linh hoạt sử dụng các công cụ tiền tệ linh hoạt hơn.

Bãi bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ

nguồn vốn huy động kỳ

vọng sẽ giải tỏa được

khoảng lượng vốn khá

lớn, dự ước khoảng 372,000 tỷ đồng.

Với dự trữ ngoại hối mới

bổ sung thêm khoảng 6 tỷ

trong vài tháng gần đây,

NHNN sẽ chủ động hơn

trong việc điều phối tỷ giá.

Vấn đề tỷ giá sẽ không

căng thẳng như cuối năm 2010.

Page 8: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 8

Đồ thị lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động từ dân cư:

(nguồn STI tổng hợp)

Như vậy, nguồn tín dụng được giải phóng từ huy động dân cư chỉ có tác dụng đối với các NHTM

áp dụng nghiêm chỉnh thông tư 13 và 19 và có thể sẽ giảm đi nhiều đáng kể nếu hệ thống NHTM

ngoài quốc doanh đã và đang lách luật. Tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng, từ phía 4 NHTM quốc

doanh, mới chiếm tỷ trọng lớn lượng vốn huy động từ dân cư (khoảng hơn 60%) vẫn sẽ giải

phóng nguồn cung tiền tiềm năng đáng kể.

Đồ thị tỷ lệ huy động vốn giữa các thành phần ngân hàng:

(nguồn thống kê MHBS)

Mở rộng nguồn vốn khả dụng cho vay với lãi suất thấp từ các NHTM quốc doanh

Ở khía cạnh khác, nay rào cản vốn từ các Tổ chức tín dụng được bãi bỏ, ngân hàng được sử dụng

mọi khoản vay từ các Tổ chức tín dụng với bất kỳ kỳ hạn nào mà không nhất thiết thời gian hơn 3

tháng như trước đây. Do đó, dòng tiền từ thị trường 2 với lãi suất liên ngân hàng thấp hơn sẽ dễ

dàng lưu thông và bổ sung cho các NHTM khi cần bởi hiện nay các NHTM lớn đang tạm thời dư

thừa thanh khoản trong ngắn hạn, khả năng chia sẻ dòng vốn sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, ở mẫu số 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế sẽ được bãi bỏ thay vào đó

là 100%, điều này sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho các NHTM quốc doanh bởi nguồn vốn này tại đây

rất lớn và chiếm gần như toàn bộ so với các NHTM còn lại. Nguồn vốn này được tự do sử dụng

sẽ có chi phí huy động giá rẻ, vì vậy sẽ là cơ sở giúp NHNN hạ dần lãi suất cho vay thông qua 4

ông lớn Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank.

Tuy nhiên với các NHTM

quốc doanh, sở hữu nguồn

vốn huy động lớn từ dân

cư và giá rẻ từ các tổ chức

kinh tế, vì vậy chúng tôi kỳ

vọng vẫn sẽ giải phóng

lượng vốn lớn đáng kể cho hệ thống NHTM.

Page 9: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 9

Khả năng giảm lãi suất từ tác động chính sách tiền tệ

Giả sử chấp nhận lượng vốn được giải phóng vào khoảng 372,000 tỷ đồng như ở phần trên, câu

hỏi lớn nhất hiện nay, giả sử nguồn vốn trên được sử dụng hiệu quả, lãi suất có thể kéo giảm

xuống bao nhiêu % so với hiện nay. Theo số liệu từ Reuters báo cáo hằng tháng của NHNN, số

dư tín dụng toàn hệ thống đến tháng 7 tăng 3.96%, ước đạt 35,900 tỷ đồng, với diễn biến lãi suất:

- 12%-15% trong giai đoạn cuối 2010

- 15%-20% trong 7 tháng đầu năm 2011

Thống kê lãi suất huy động trong 7 tháng đầu năm:

(nguồn STI tổng hợp)

Chi phí huy động vốn bình quân của lượng tiền gửi trong giai đoạn 1 năm trở lại đây sẽ vào tầm

khoảng 14%-15%, trong khi đó lãi suất cho vay của Ngân hàng cơ bản sẽ được tính toán = lãi suất

huy động bình quân + NIM (Net Interest Margin), NIM hiện nay của các NHTM phổ biến dao

động từ 3-3.5%.

Vì vậy, lãi suất cho vay của hệ thống NHTM nhiều khả năng có thể giảm về vùng khoảng 17-

19%, do đó mức đề nghị của NHNN sẽ có nhiều khả năng khả thi và cũng sẽ là mức tối đa các

NHTM chấp nhận nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh sinh lợi.

Thị trường Vàng gây xáo động tỷ giá: Sự biến động của thị trường Vàng thế giới trong tháng 8

đã khuấy động thị trường vàng Việt Nam đặc biệt trong những đợt giá vàng thiết lập mức cao kỷ

lục, lượng tiền rất lớn của người dân đã đổ vào thị trường vàng, có thể 1 phần trong số đó rút từ

tài khoản vốn dành cho chứng khoán. Do vậy, khi giá vàng vẫn còn biến động và người dân còn

kỳ vọng giá còn tăng thì lượng tiền lớn còn bị hút khỏi kênh chứng khoán.

Thị trường Vàng tăng nóng còn gây áp lực lên tỷ giá như đã từng xảy ra trong năm trước, nhu cầu

USD tăng cao để nhập khẩu vàng đã đẩy tỷ giá tăng nhẹ vào cuối tháng 8. Tình trạng 2 tỷ giá có

xu hướng tái xuất trong ngân hàng. Với tình trạng thương mại thâm hụt do nhập siêu, sự gia tăng

tỷ giá nếu không được xử lý, để kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến giá cả các loại nguyên liệu,

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, thông qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên

chúng tôi không đánh giá cao khả năng này, NHNN năm nay đã và sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn

trong việc bình ổn tỷ giá, đặc biệt khi dự trữ ngoại hối đến tháng 7 đã tăng lên đạt 17,5 tỷ USD.

Diễn biến giá vàng gây áp

lực lên tỷ giá, tuy nhiên

với lượng dự trữ ngoại hối

hiện nay, NHNN có công

cụ mạnh hơn giúp điều tiết 2 thị trường.

Chúng tôi dự ước lãi suất

huy động trung bình trong

7 tháng 2011 của các

NHTM khoảng 15% +

NIM (2-3.5%). Do đó lãi

suất đảm bảo các NHTM

có lãi rơi vào khoảng 17-

18.5%, định hướng của

NHNN có thể khả thi.

Page 10: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 10

Hình 3: Đồ thị diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND

Nguồn STI tổng hợp

Lạm phát vẫn tiếp tục được dự báo gia tăng: Bất chấp các nỗ lực của Chính phủ, đà tăng của

CPI mặc dù có chậm lại song vẫn tiếp tục tăng. CPI tháng 8 tăng 0,93% so với tháng trước và đã

tăng 23,02% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do biến động giá các mặt hàng lương thực, thực

phẩm. Năm nay, trong bối cảnh thương nhân Trung Quốc ồ ạt thâu mua hàng nông sản Việt Nam,

rủi ro thiếu hụt cung sẽ tăng cao hơn mọi năm và theo tính chất thời vụ, CPI trong quý IV nhiều khả

năng sẽ khó bề hạ nhiệt. Mặc dù lạm phát tháng 8 lần đầu tiên đã giảm xuống dưới mức 1% tuy

nhiên xu hướng giảm này của lạm phát vẫn còn rất mỏng manh và có thể chịu nhiều tác động bởi

các yếu tố ngoại tác, do đó khả năng bùng phát trở lại vẫn tiềm ẩn ở mức cao, đặc biệt khi giá hàng

hóa thế giới bùng nổ và dịp tiêu dùng cuối năm. Theo dự đoán của Chính phủ CPI tháng 9 tăng thấp

hơn tháng 8, khoảng 0,8% và CPI năm 2011 sẽ tăng khoảng 20%

Chỉ số CPI theo tháng và theo năm:

(nguồn STI database)

Cán cân thanh toán – Thâm hụt thương mại: Mặc dù trong 2 tháng qua, NHNN công bố đã mua

được khoảng 4.8 tỷ USD để bổ sung ngoại hối và do đó diễn biến tỷ giá ổn định trong suốt thời gian

qua, đồng thời cán cân thương mại đã có sự tiến triển tích cực trong 2 tháng liền trước, tuy nhiên

quyết định cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng sẽ đẩy tình trạng thâm hụt trầm trọng nếu lượng quota

được nhập đủ. Do vậy, việc ổn định tỷ giá trong các tháng cuối quý IV vẫn là điều bỏ ngỏ, khi dư

nợ tín dụng bằng ngoại tệ trong năm nay cao hơn mọi năm và các khoản vay ngắn hạn sẽ đáo hạn

trùng thời điểm cuối năm thì tình hình có thể sẽ trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, với 4.8 tỷ USD mới

bổ sung, dự trữ ngoại hối dự ước khoảng 17.5 tỷ USD, NHNN sẽ chủ động và có nhiều lực hơn

nhằm bình ổn tỷ giá so với năm 2010.

Lạm phát tiếp tục tăng,

mặc dù tốc độ đã chậm lại,

gây khó khăn cho các

chính sách tiền tệ, tín dụng đối với nền kinh tế.

Thâm hụt cán cân thương

mại bùng phát trở lại trong

tháng 8 do xuất khẩu

giảm, nhập khẩu hàng hóa

tăng mạnh.

Huy động USD giảm trong

khi tín dụng ngoại tệ (chủ

yếu là USD) gia tăng, tiềm

ẩn nguy cơ thiếu hụt USD

khi các hợp đồng đáo hạn.

Page 11: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 11

Theo số liệu từ tổng cục Thống kê, sau khi xuất siêu 1,1 tỷ trong tháng 7, cán cân thương mại

Việt Nam nhập siêu 800 triệu USD trong tháng, nếu loại trừ xuất, nhập khẩu vàng và các sản

phẩm vàng, nhập siêu 8 tháng ước tính 7,96 tỷ USD.

Hình 7: Đồ thị cán cân thương mại

Nguồn STI tổng hợp

Rủi ro đình lạm treo lơ lửng

Trong cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành bởi VCCI, trong 6 tháng đầu năm có tới 3,000

doanh nghiệp ngừng hoạt động, nếu so với mức hơn 500,000 doanh nghiệp của nền kinh tế thì

chỉ tương đương 0.6%. Tuy nhiên, con số này chưa thể phản ánh hết toàn bộ khó khăn của nền

kinh tế đang đối mặt bởi những đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các

doanh nghiệp tại Việt Nam đa số là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc

công ty cổ phần mang nặng tính gia đình quy mô nhỏ, do đó trong bối cảnh khó khăn chồng

chất với lãi suất lên đến hơn 22% đã và đang có rất nhiều trong số các doanh nghiệp này đã

ngưng hoạt động nhưng hiện nay không có số liệu thống kê nào thế hiện đầy đủ nhằm đánh giá

mức độ tác động này.

Tình hình sản xuất kinh doanh quá khó khăn buộc các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí

đóng cửa ngưng sản xuất kinh doanh, chi phí lương cơ bản mới được điều chỉnh tăng từ

1.10.2011 càng gây thêm áp lực chi phí do doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động, điều

này đồng nghĩa với rủi ro sẽ có một lượng lao động lớn có thể đã và sẽ bị mất việc làm.

Theo kết quả GSO, số lao động tháng Tám giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó lao

động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 7,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm

2,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,5%.

Trong ba ngành công nghiệp cấp I, ngoại trừ lao động ngành khai thác mỏ; lao động ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,6%; lao động ngành sản xuất, phân phối điện, ga và nước

giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số hàng tồn kho tăng cao

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/8/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng

17,8% so với cùng thời điểm năm trước. Đây là mức cao nhất trong khoảng 5 tháng gần đây,

cũng là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này tăng cao hơn tháng trước đó.

Gánh nặng lãi vay khiến

nhiều doanh nghiệp đóng

cửa, giảm quy mô sản

xuất, gia tăng số lương lao

động thất nghiệp vì các

doanh nghiệp thu hẹp hoạt

động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Page 12: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 12

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng đầu năm nay tăng 15,4% so với

cùng kỳ năm trước, cao hơn chút ít so với mức tăng của tháng 6 nhưng thấp hơn rất nhiều so

với các tháng trước đó (trừ tháng Tết Nguyên Đán). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2011 ước tính đạt 1.224,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với

cùng kỳ năm 2010, tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ chỉ còn tăng 3,9%.

Giá các loại nguyên liệu đầu vào chịu tác động mạnh bởi giá thế giới liên tục tăng cao, đẩy giá

thành sản xuất, gây sụt giảm sức tiêu thụ nội địa – xuất khẩu và do không thể chuyển sang

người tiêu dùng dẫn đến tình trạng lượng hàng tồn kho đang tăng mạnh đối với các loại hàng

hóa tiêu dùng. Chỉ số tồn kho tăng cao ở ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế (87,5%); đồ uống

không cồn (65,8%); bia và mạch nha (58,6%); giày dép (45,6%); trang phục (trừ quần áo da

lông thú) (41,6%); mô tô, xe máy (39,9%); thức ăn gia súc (39,1%); cáp điện và dây điện có

bọc cách điện (38,8%); xi măng, vôi, vữa (38,0%)...

Sản xuất công nghiệp sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2011 chỉ tăng 4,3%

so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2010, giảm so với tháng trước. Chỉ số sản

xuất công nghiệp bình quân 8 tháng năm 2011 cũng chỉ còn tăng 7,3% so với cùng kỳ, thấp

hơn nhiều so với mức tăng 8,8% cách đây 1 tháng. Mức tăng theo tháng thấp hơn chỉ số bình

quân thường được cho là biểu hiện của sụt giảm tăng trưởng.

Đồ thị chỉ số sản xuất công nghiệp IIP (%):

(nguồn STI database)

Giảm dự báo tăng trưởng kinh tế

(nguồn EUI)

Khó khăn vĩ mô tiếp tục đe

dọa đến triển vọng tăng

trưởng của kinh tế Việt

Nam trong năm nay và

thời gian tới khi chính

sách tiền tệ và nguồn cung

thắt chặt tiếp tục duy trì nhằm kiềm chế lạm phát.

Chỉ số sản xuất công

nghiệp phản ánh rõ thực

trạng đình đốn và suy

giảm sản xuất của nền kinh tế.

Page 13: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 13

EIU cho rằng lạm phát cao và chính sách thắt chặt sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam chậm lại. Trong báo cáo tháng 8, bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (Economist

Intelligent Unit-EIU) thuộc Economist đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm

2011 xuống mức 6%, so với mức 6,3% đưa ra hồi tháng 6. Mức tăng trưởng này cũng thấp hơn

khá nhiều so với mức chỉ tiêu 7-7.5% của Quốc hội phê duyệt.

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua vốn tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn, từ 2009-

2011 tín dụng ngân hàng tăng trưởng 200% lên đến 120% so với GDP, nhưng hiệu suất đầu tư

thấp, do đó, nếu tình trạng lạm phát vẫn không sớm được khắc phục, lãi suất tiếp tục cao, chính

sách tiền tệ thặt chặt tiếp tục được thực thi động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ

không hề sáng sủa, bị suy giảm nhiều so với giai đoạn trước đây. Chính phủ sẽ buộc phải chấp

nhận đánh đổi giữa rủi ro vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới nhằm hoàn thành các

mục tiêu tăng trưởng Quốc hội phê duyệt hằng năm.

Nỗi lo nợ công tăng cao

Theo dự báo của Economist Intelligent Unit (EUI) nợ nước ngoài của Việt Nam tiếp tục tăng

mạnh trong những năm tới, có thể lên tới 54 tỷ USD vào năm 2015, mới đây nhất theo số liệu

vừa công bố của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), nợ nước ngoài năm

2010 của Việt Nam là 32,5 tỷ USD, tăng 4.5 tỷ USD so với năm 2009. Các chuyên gia kinh tế

hiện nay khá lo ngại về tỷ lệ Nợ công của Việt Nam đang tăng cao, hiện chiếm tới 51.7% GDP

(nguồn the Economist), gần đây nhất tổ chức S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cho

thấy vấn đề Nợ công rất đáng cần phải quan tâm.

Với tỷ lệ Nợ công liên tục tăng cao, chính sách đầu tư công mà Nhà nước sử dụng để kích

thích kinh tế trong thời gian qua sẽ phải thắt chặt lại, điều này sẽ dễ dẫn đến hậu quả nền kinh

tế khó đạt các chỉ tiêu tăng trưởng kỳ vọng, nếu hiệu quả đầu tư công không được cải thiện rõ

rệt trong thời gian tới. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài nền kinh tế Việt Nam sẽ càng trở nên

yếu ớt trước các cú shock từ kinh tế thế giới và nguy cơ xảy ra tình trạng đình lạm nền kinh tế

sẽ gia tăng cao hơn bao giờ hết.

Thâm hụt ngân sách khiến

Chính phủ gia tăng sử

dụng vốn vay nợ, đẩy tỷ lệ

Nợ quốc gia tiếp tục tăng

cao, gây ra nhiều mối lo

lắng về an toàn nợ công và

những hệ lụy đối với nền

kinh tế trong thời gian tới.

Page 14: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 14

KẾT LUẬN

Sau khi NHNN đã đưa ra những chính sách cụ thể nhằm tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn

giữa các thị trường và các tổ chức tín dụng, đồng thời ban hành Chỉ thị 02 về việc chấp hành

trần lãi suất huy động và xử lý nghiêm khắc các TCTD vi phạm, lãi suất huy động trên thị

trường đã bắt đầu giảm. Để cơ chế trần lãi suất đi vào thực tế và hạn chế việc chạy đua lãi suất

trong hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho lãi suất tiếp tục giảm mạnh, thị trường vẫn chờ đợi

NHNN đưa ra những giải pháp chi tiết và sát thực hơn nữa. Bên cạnh đó, về mặt định hướng

chính sách tiền tệ, Thống đốc NHNN vẫn tiếp tục khẳng định sẽ duy trì chính sách tiền tệ thắt

chặt.

Nhìn tổng quan, mặc dù vẫn còn tồn tại nỗi lo về lạm phát tiếp tục gia tăng trong 4 tháng còn

lại của năm, lãi suất còn ở mức cao gây nên tình trạng co hẹp sản xuất kinh doanh của nền kinh

tế, đồng thời những biến động khó lường trên thị trường vàng có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến

tỷ giá, tình trạng nợ công tăng cao vẫn chưa có giải pháp cụ thể sẽ vẫn là những mối quan ngại

đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam; tuy nhiên chúng tôi cho rằng tình hình vĩ mô đã dần có những

biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn. Những biến chuyển vĩ mô cần độ trễ nhất định về

thời gian để kiểm định và đi vào thực tiễn song những diễn biến theo chiều hướng tích cực hiện

nay về vấn đề lãi suất và lạm phát đang cho phép chúng ta kỳ vọng sự tiến triển tốt hơn cho

nền kinh tế trong thời gian tới.

Page 15: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 15

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Triển vọng tăng điểm trong trung hạn

Đồ thị VN-Index:

Đồ thị VN-Index bắt đầu phát đi những tín hiệu tăng điểm đầu tiên cách đây 2 tuần, tuy nhiên

tín hiệu tăng điểm chỉ thực sự rõ ràng hơn từ cách đây 1 tuần bắt đầu từ phiên giao dịch ngày

25/08/2011. Tính đến thời điểm hiện nay VN-Index vẫn tiếp tục duy trì các dấu hiệu tăng điểm

trong ngắn hạn và đang hướng đến xác nhận xu hướng phục hồi trong khoảng thời gian dài

hơn:

Thứ nhất: Trên đồ thị ngày, bộ chỉ báo 2 đường EMA 5 và EMA 8 ngày đã bắt đầu cắt từ dưới

lên đối với đường EMA 50 (đường trung hạn) điều này cho thấy tín hiệu rất lạc quan về xu

hướng tăng điểm sẽ kéo dài. Bên cạnh đó, đường EMA 25 cũng dần tịnh tiến cắt từ dưới lên

đối với EMA 50, nếu điều này xảy ra xu hướng tăng điểm trong trung hạn sẽ chính thức được

xác nhận, rủi ro thị trường đảo chiều sẽ giảm thấp hơn khả năng tiếp tục tăng điểm. Chúng tôi

dự kiến nếu đà tăng tiếp tục được duy trì, EMA 25 sẽ cắt EMA 50 ở vùng VN-Index đạt

khoảng 450-460 điểm.

Thứ hai: Trên đồ thị tuần, khối lượng giao dịch liên tục được cải thiện cùng với xu hướng tăng

của MFI đang củng cố cho đà hồi phục của VN-Index. Trong báo cáo trước (Báo cáo khuyến

nghị đầu tư ngày 05.08.2011), chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này, theo đó VN-Index sẽ phục

hồi vững chắc khi MFI (tuần) tăng điểm bởi trước đó trong đồ thị tháng MFI đang phát đi

những tín hiệu hiệu tích cực truớc đó.

Thứ ba: Khối lượng giao dịch của HOSE sau thời gian thiết lập đáy hồi cuối tháng 7 đã liên

tục được cải thiện theo chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy sự quan tâm của NĐT đã cao

hơn đối với các loại cổ phiếu. Sự gia tăng về khối lượng cùng với việc tăng điểm của VN-

Index là tín hiệu rất tích cực, thể hiện đà tăng giá đang lấn át, xác lập cho xu hướng tăng giá

bền vững trong suốt thời gian qua.

Thứ tư: Bộ chỉ báo MACD:

+ Trên đồ thị ngày chỉ báo MACD đã xác lập tín hiệu tăng điểm từ ngày 17/08/2011 khi đường

MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên cùng với sự gia tăng của thanh MACD Histogram (EMA

12-EMA26), liên tiếp các phiên dao dịch sau đó độ rộng giữa đường MACD và đường tín hiệu

liên tục được mở rộng.

Các bộ chỉ báo kỹ thuật đã

bắt đầu xác nhận xu

hướng tăng điểm của VN-

Index trong thời gian tới.

Nếu KLGD tiếp tục hỗ trợ

cũng biến chuyển theo

chiều hướng tích cực của

vĩ mô, xu hướng tăng

trong trung hạn sẽ chính thức được xác lập.

Page 16: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 16

+ Trên đồ thị tuần: Chúng tôi đã phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi bắt đầu từ

tuần giao dịch đầu tháng 8 và đến nay tín hiệu tăng điểm đã xuất hiện rõ ràng hơn sau khi đường

MACD chính thức cắt đường tín hiệu từ dưới lên trong phiên giao dịch ngày 01/09/2011. Chúng

tôi cho rằng đây là thời điểm có thể bắt đầu tiến hành giải ngân đầu tư, thay vì chờ tín hiệu chắc

chắn khi đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên.

Đồ thị MACD theo tuần:

Thứ năm: Trên đồ thị RSI (tuần) chỉ báo RSI đang dừng ở mức 50, đồng thời quan sát đồ thị

RSI giai đoạn tháng 3/2009 chúng tôi nhận thấy sự tương đồng đáng kể. Do đó dư địa để VN-

Index tiếp tục tăng điểm vẫn còn rất lớn trong thời gian tới nếu xu hướng tăng điểm được củng

cố hơn nhờ các thông tin vĩ mô và kỹ thuật.

Page 17: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 17

Thời điểm giải ngân hợp lý?

Mặc dù những tín hiệu tăng điểm trong trung hạn đã và đang được xác lập rõ ràng hơn, tuy

nhiên trong xu hướng tăng điểm sẽ có xen kẽ những đợt điều chỉnh. Chúng tôi cho rằng trong

những phiên tới VN-Index nhiều khả năng sẽ trải qua sự điều chỉnh nhẹ trước khi tiếp tục xu

hướng tăng điểm:

Thứ nhất: Các chỉ báo kỹ thuật bắt đầu cho tín hiệu đồ thị giá đã đi vào vùng Overbuy, thông

thường thị trường sẽ trải qua sự điều chỉnh. Đối với chỉ báo MFI, trong đồ thị tuần MFI đang ở

mức thấp, do vậy sự điều chỉnh hiện nay sẽ cần thiết trước khi tiếp tục hướng đến mốc cao hơn.

Đồ thị MFI theo ngày:

Chỉ báo RSI theo ngày cũng cho tín hiệu tương tự MFI, sự điều chỉnh là cần thiết sau chuỗi dài

tăng điểm vừa qua. Nếu các tín hiệu tăng điểm tích cực vẫn tiếp tục, bao gồm: khối lượng giao

dịch duy trì ở mức cao, giá biến động ko lớn, sự hồi phục sẽ sớm trở lại cùng với sự cải thiện rõ

nét của các thông tin cơ bản vĩ mô.

Đồ thị RSI theo ngày:

Thứ hai: Trên đồ thị ngày, VN-Index có dấu hiệu hình thành mẫu hình đảo chiều Vai đầu vai

ngược, tuy nhiên chúng tôi không lấy làm chắc chắn bởi theo bách khoa mẫu hình Bulkowski

thời gian phổ biến để hình thành mẫu hình cần tới trong 2.5 tháng. Giả định mẫu hình được hình

thành, thì xác suất Throw-back sau khi đồ thị giá phá vỡ đường viền cổ lên tới 52%, trước khi

tiếp tục xu hướng cũ. Do đó, chúng tôi cho rằng thời điểm phù hợp tham gia thị trường là khi

VN-Index điều chỉnh giảm và bật trở lại từ mốc đường viền cổ ở vùng 410-420 điểm.

Chúng tôi cho rằng thời

điểm giải ngân vào khoảng

thị trường điều chỉnh sau

những phiên liên tục, đặc

biệt khi VN-Index đi vào

vùng 410-420 điểm và bật trở lại tiếp tục tăng điểm.

Page 18: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011 huong trong nuoc - No...Báo cáo chỉ mang tính tham khảo nhằm giúp người đọc có thêm một số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

VĨ MÔ 4 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Trang 18

KẾT LUẬN:

Chúng tôi cho rằng cùng với những dấu hiệu biến chuyển đầu tiên về các yếu tố cơ bản,

các tín hiệu trên khía cạnh kỹ thuật cũng đã xác lập các tín hiệu cho sự phục hồi dài hơn

của VN-Index. Do đó, trên quan điểm đầu tư trung hạn (1 năm) chúng tôi cho rằng hiện

nay là thời điểm phù hợp để tiến hành xem xét giải ngân, tuy nhiên nhằm giảm thiểu,

phòng ngừa rủi ro TTCK có thể sẽ điều chỉnh trước áp lực chốt lời ngắn hạn đang tăng

cao và những tác động tiêu cực ngoài dự kiến (trong nước lẫn thế giới) trong dịp cuối

năm sự cẩn trọng thông qua lộ trình giải ngân hợp lý là chiến lược phù hợp hiện nay.

-HẾT-