9
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội Tháng 2/2015 Nền kinh tế Mỹ đón nhận các tin tức trái chiều khi GDP quý 4/2014 thấp hơn mức công bố trước đó, niềm tin tiêu dùng giảm trong khi hoạt động sản xuất, dịch vụ tiếp tục mở rộng, thị trường lao động liên tục cải thiện. Fed cho biết sẽ chỉ xem xét tăng lãi suất khi lạm phát có dấu hiệu tăng tới mức mục tiêu 2% trong khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm tốc chủ yếu do giá dầu giảm mạnh. Một loạt các tin tức tích cực đến với Châu Âu khi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp giảm và niềm tin nhà đầu tư tăng cao. Bên cạnh đó, kể từ ngày 9/3, chương trình thu mua TPCP các nước thành viên trị giá 60 tỷ EUR/tháng chính thức bắt đầu và có khả năng sẽ kéo dài đến tháng 9/2016 hoặc cho đến khi lạm phát của khu vực quay lại mức mục tiêu 2%. Kinh tế Nhật Bản đón nhận một loạt tin tức không mấy tích cực làm làm dấy lên dự đoán Chính phủ sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích bổ sung nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng. Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đưa thêm các chính sách kích thích tăng trưởng khi dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế không mấy rõ ràng. Ngoài ra nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn đối mặt với nguy cơ giảm phát khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng ở mức thấp còn chỉ số giá sản xuất liên tục giảm tốc. Điều kiện hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất của Việt Nam nói chung tiếp tục cải thiện tháng thứ 18 liên tiếp và hiện tại đang với tốc độ nhanh hơn. Sản xuất công nghiệp tuy giảm so với tháng trước nhưng do trong tháng có thời gian nghỉ Tết dài. Các chỉ số sản xuất, tiêu thụ và tồn kho đều tích cực hơn so với cùng kỳ các năm gần đây. Tăng trưởng của chỉ số bán lẻ (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) cũng liên tục tăng so với cùng kỳ. BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ Tóm tắt nội dung Người thực hiện: Nguyễn Vũ Lan Phương Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247 Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối Đào Thanh Hằng Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360 Nguyễn Thái Linh Nhân viên Tư vấn Tài chính E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 846

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · 3 CHÂU ÂU 0,8% Nền kinh tế tiếp tục mở rộng tích cực: Markit Economics cho biết chỉ số PMI tổng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội

Tháng 2/2015

Nền kinh tế Mỹ đón nhận các tin tức trái chiều khi GDP quý 4/2014 thấp hơn

mức công bố trước đó, niềm tin tiêu dùng giảm trong khi hoạt động sản xuất,

dịch vụ tiếp tục mở rộng, thị trường lao động liên tục cải thiện. Fed cho biết

sẽ chỉ xem xét tăng lãi suất khi lạm phát có dấu hiệu tăng tới mức mục tiêu

2% trong khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm tốc chủ yếu do giá dầu giảm

mạnh.

Một loạt các tin tức tích cực đến với Châu Âu khi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ

tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp giảm và

niềm tin nhà đầu tư tăng cao. Bên cạnh đó, kể từ ngày 9/3, chương trình thu

mua TPCP các nước thành viên trị giá 60 tỷ EUR/tháng chính thức bắt đầu và

có khả năng sẽ kéo dài đến tháng 9/2016 hoặc cho đến khi lạm phát của khu

vực quay lại mức mục tiêu 2%.

Kinh tế Nhật Bản đón nhận một loạt tin tức không mấy tích cực làm làm dấy

lên dự đoán Chính phủ sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích bổ sung nhằm

thúc đẩy đà tăng trưởng.

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đưa thêm các chính sách kích thích tăng

trưởng khi dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế không mấy rõ ràng. Ngoài ra

nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn đối mặt với nguy cơ giảm phát khi chỉ số

giá tiêu dùng vẫn tăng ở mức thấp còn chỉ số giá sản xuất liên tục giảm tốc.

Điều kiện hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất của Việt Nam nói

chung tiếp tục cải thiện tháng thứ 18 liên tiếp và hiện tại đang với tốc độ

nhanh hơn. Sản xuất công nghiệp tuy giảm so với tháng trước nhưng do trong

tháng có thời gian nghỉ Tết dài. Các chỉ số sản xuất, tiêu thụ và tồn kho đều

tích cực hơn so với cùng kỳ các năm gần đây. Tăng trưởng của chỉ số bán lẻ

(sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) cũng liên tục tăng so với cùng kỳ.

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Tóm tắt nội dung

Người thực hiện:

Nguyễn Vũ Lan Phương

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Phó trưởng Phòng Nghiên cứu

và Phân tích

E: [email protected]

Xin vui lòng tham khảo Khuyến

cáo sử dụng ở trang cuối

Đào Thanh Hằng

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360

Nguyễn Thái Linh

Nhân viên Tư vấn Tài chính

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 846

2

MỸ

GDP quý 4/2014 thấp hơn mức công bố trước đó:

GDP quý 4/2014 tăng 2,2%, thấp hơn mức tăng 2,6% công bố trước đó và thấp hơn nhiều mức

5% trong quý 3. Mặc dù giảm tốc, tốc độ tăng trưởng của GDP vẫn cao hơn dự đoán tăng

2,1% của các chuyên gia kinh tế.

Hoạt động sản xuất và dịch vụ tiếp tục mở rộng:

- Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết PMI sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong hơn

một năm qua xuống 52,9 điểm trong tháng 2 từ 53,5 điểm trong tháng 1.

- Trong khi đó, PMI dịch vụ tăng lên 56,9 điểm trong tháng 2 từ 56,7 điểm trong tháng 1 và

trái với dự đoán giảm xuống 56,5 điểm. Cả hai chỉ số đều ở trên mốc 50 điểm cho thấy 2 lĩnh

vực chính của nền kinh tế vẫn đang tiếp tục mở rộng.

Thị trường lao động có tiếp tục cải thiện:

- Bộ Lao Mỹ cho biết số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 295.000 việc

trong tháng 2 sau khi tăng 239.000 việc trong tháng 1 và cao hơn nhiều dự đoán tăng 230.000

việc.

- Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,5% trong tháng 2 từ 5,7% trong tháng trước đó,

chạm mức thấp nhất trong hơn 6 năm qua.

Thị trường nhà đất đón nhận tin tức trái chiều:

- Doanh số bán nhà hiện có trong tháng 1/2015 giảm 4,9% so với tháng 12/2014, xuống còn

4,82 triệu căn - mức thấp nhất trong vòng 9 tháng qua.

- Trong khi đó, doanh số nhà chờ bán của Mỹ tăng trở lại trong tháng 1 phản ánh nhu cầu mua

được cải thiện khi tăng 1,7% lên 104,2 điểm trong tháng 1 sau khi giảm 1,5% xuống 102,5

điểm trong tháng 12.

- Số nhà mới xây tăng 1,07 triệu căn trong tháng 1 sau khi tăng 1,09 triệu căn trong tháng 12.

Niềm tin tiêu dùng giảm:

Chỉ số niềm tin tiêu dùng do Reuters và Đại học Michigan thực hiện đã giảm từ 98,1 xuống

95,4 điểm trong tháng 2 sau khi đạt mức cao nhất trong 11 năm qua.

Fed chưa vội tăng lãi suất:

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cho biết nếu kinh tế Mỹ tiếp tục cải

thiện đúng như kỳ vọng của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, các nhà hoạch định chính sách

sẽ đều xem xét nâng lãi suất trong các cuộc họp tới đây thay vì đưa ra thời điểm cụ thể thời

điểm nâng lãi suất. Bà Yellen nhấn mạnh Fed sẽ chỉ xem xét tăng lãi suất khi lạm phát có dấu

hiệu tăng tới mức mục tiêu 2% trong khi trong những tháng gần đây chỉ số giá tiêu dùng liên

tục giảm tốc chủ yếu do giá dầu giảm mạnh.

Biểu đồ 1: GDP qq

Nền kinh tế đón nhận các tin tức trái chiều khi GDP quý 4/2014 thấp hơn mức công

bố trước đó, niềm tin tiêu dùng giảm trong khi hoạt động sản xuất, dịch vụ tiếp tục mở

rộng, thị trường lao động liên tục cải thiện. Fed cho biết sẽ chỉ xem xét tăng lãi suất

khi lạm phát có dấu hiệu tăng tới mức mục tiêu 2% trong khi chỉ số giá tiêu dùng liên

tục giảm tốc chủ yếu do giá dầu giảm mạnh.

Biểu đồ 2: PMI sản xuất và dịch vụ

Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 4: Thị trường nhà đất

Biểu đồ 5: Niềm tin tiêu dùng

2,5

0,1

2,7

1,8

4,5

3,5

-2,1

4,65,0

2,2

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6

9/12 12/12 3/13 6/13 9/13 12/13 3/14 6/14 9/14 12/14

%

5,6

5,4

5,8

6,2

6,6

7,0

7,4

7,8

8,2

1/13 7/13 1/14 7/14 1/15

%

250

300

350

400

450

500

3,3

3,8

4,3

4,8

5,3

Ng

hìn

Tri

ệu

Doanh số bán nhà cũ Doanh số bán nhà mới

95,4

70

75

80

85

90

95

100

2/13 8/13 2/14 8/14 2/15

52,9

56,7

49

51

53

55

57

59

02/13 08/13 02/14 08/14 02/15

PMI sản xuất PMI dịch vụ

3

CHÂU ÂU

Nền kinh tế tiếp tục mở rộng tích cực:

Markit Economics cho biết chỉ số PMI tổng hợp Khu vực đồng tiền chung Châu Âu

(Eurozone) tăng liên tiếp trong vòng 3 tháng qua. Cụ thể, chỉ số PMI tổng hợp tăng từ mức

52,6 điểm của tháng 1 lên mức 53,3 điểm trong tháng 2. Chỉ số ở trên mốc 50 điểm phân biệt

mở rộng và thu hẹp cho thấy tốc độ mở rộng của nền kinh tế khu vực đang ngày càng tăng. Cơ

quan này cũng cho biết lần đầu tiên kể từ tháng 4/2014, cả 4 nền kinh tế lớn nhất trong khu

vực đều cùng mở rộng trong tháng 2.

Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm:

Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,3% trong

tháng 2 so với cùng kỳ năm trước sau khi giảm 0,6% trong tháng 1 và thấp hơn dự đoán giảm

0,5% của các chuyên gia kinh tế. Theo đó, đây là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số này giảm do giá

năng lượng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ giá chung đã giảm chậm hơn dự đoán giúp giảm bớt nỗi lo

về giảm phát sâu.

Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2012:

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1/2015 đã giảm xuống mức 11,2% từ mức điều chỉnh 11,3% của tháng

12/2014. Theo đó tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 4/2012. Số

lượng người không có việc làm đã giảm 156 nghìn người so với tháng 12/2014. Đối với khu

vực EU28, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 9,8%.

Chỉ số niềm tin nhà đầu tư tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007:

Theo cơ quan nghiên cứu Sentix, chỉ số niềm tin nhà đầu tư khu vực tháng 3 đã tăng từ mức

12,4 điểm của tháng 2 lên mức 18,6 điểm, ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 8/2007. Cả hai

chỉ số đo lường niềm tin về kinh tế hiện tại và kỳ vọng trong tương lai đều cải thiện mạnh

trong tháng 3 trong đó chỉ số niềm tin hiện tại tăng lên mức 6,5 điểm cao nhất kể từ tháng

5/2014 và chỉ số kỳ vọng tương lai cũng tăng từ mức 27,5 điểm của tháng trước lên mức 31,5

điểm, mức điểm cao nhất kể từ tháng 2/2006. Báo cáo cũng cho biết chỉ số niềm tin nhà đầu tư

Đức cũng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 3.

ECB áp dụng gói nới lỏng định lượng 60 tỷ EUR/tháng từ ngày 9/3:

Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) cho biết chương trình thu mua trái phiếu chính phủ

các nước thành viên Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) sẽ bắt đầu từ ngày 9/3,

với giá trị thu mua là 60 tỷ EUR/tháng. Chương trình này sẽ kéo dài đến tháng 9/2016 hoặc

cho đến khi lạm phát của khu vực quay lại mức mục tiêu là 2%. Ông Draghi nhận định, từ khi

ECB tuyên bố sẽ áp dụng nới lỏng định lượng, kinh tế khu vực đã có những chuyển biến rất

tích cực và việc giá dầu giảm cũng đã thúc đẩy kinh tế trong khu vực. ECB cũng nâng dự báo

tăng trưởng toàn khu vực trong năm nay từ mức 1% lên 1,5% và dự báo lạm phát sẽ ở mức

0%.

Biểu đồ 6: Chỉ số PMI

Nền kinh tế Châu Âu đón nhận tin tức tích cực khi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục

mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp giảm và niềm tin nhà đầu

tư tăng cao. Kể từ ngày 9/3, chương trình thu mua TPCP các nước thành viên trị giá 60

tỷ EUR/tháng chính thức bắt đầu và có khả năng sẽ kéo dài đến tháng 9/2016 hoặc cho

đến khi lạm phát của khu vực quay lại mức mục tiêu 2%.

Biểu đồ 8: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

Biểu đồ 9: Niềm tin nhà đầu tư (Sentix)

51

52,7

45

47

49

51

53

55

01/13 07/13 01/14 07/14 01/15

PMI sản xuất PMI dịch vụ

-0,6%-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

1,0%

12/13 3/14 6/14 9/14 12/14

11,3

7

8

9

10

11

12

13

01/07 01/08 01/09 01/10 01/11 01/12 01/13 01/14 01/15

%

18,6

-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

25

3/13 6/13 9/13 12/13 3/14 6/14 9/14 12/14 3/15

4

NHẬT BẢN

GDP quý 4/2014 tăng thấp hơn mức công bố trước đó:

Theo báo cáo vừa mới công bố của Chính phủ Nhật Bản, tăng trưởng sản phẩm quốc nội

(GDP) của nước này trong quý 4/2014 so với cùng kỳ năm trước được điều chỉnh từ mức 2,2%

công bố trước đó xuống mức 1,5% do chi tiêu tiêu dùng và chi phí vốn giảm. Tốc độ tăng này

cũng thấp hơn dự đoán tăng 2,2% của giới phân tích. Nếu so với quý 3/2014, GDP quý 4/2014

cũng chỉ tăng 0,4%, thấp hơn mức 0,6% công bố trước đó, trong đó chi phí vốn giảm 0,1%,

trái với dự đoán tăng 0,3% của giới phân tích.

Đơn đặt hàng máy móc quan trọng giảm:

Số đơn đặt hàng máy móc quan trọng tháng 1 giảm 1,7% so với tháng trước đó xuống mức

838,9 tỷ Yên, sau khi tăng 8,3% trong tháng 12. So với cùng kỳ năm trước, số đơn đặt hàng

này tăng 1,9% trong tháng 1 sau khi tăng vọt 11,9% trong tháng trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng giảm tốc tháng thứ 6 liên tiếp

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Nhật tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn

mức tăng 2,5% của tháng 12/2014 và cũng thấp hơn dự báo tăng 2,3% của giới phân tích.

Theo đó, đây là tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số này giảm tốc làm dấy lên kỳ vọng Chính phủ Nhật

Bản sẽ tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ thêm nữa.

Chỉ số giá sản xuất giảm mạnh:

Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này giảm 1,3%

so với tháng trước xuống còn 103,3 điểm trong tháng 1. PPI tháng 1 giảm mạnh hơn dự đoán

giảm 0,6% của các chuyên gia kinh tế sau khi giảm 0,5% trong tháng 12. So với cùng kỳ năm

trước, PPI tăng 0,3% sau khi tăng 1,8% trong tháng trước đó và cũng thấp hơn dự đoán tăng

1,1% của các chuyên gia. So với tháng trước, giá xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt giảm 1% và

3,4%, so với cùng kỳ năm trước lần lượt giảm 3% và 9,1%.

Doanh số bán lẻ và chi tiêu hộ gia đình giảm:

Doanh số bán lẻ Nhật Bản tháng 1 giảm 2% so với tháng trước đó, giảm mạnh hơn dự đoán

giảm 1,2%. Ngoài ra, chi tiêu hộ gia đình tháng 1 cũng giảm khá mạnh 5,1% so với cùng kỳ

năm trước, sau khi giảm 3,4% trong tháng 12/2014.

Thặng dư tài khoản vãng lai thấp hơn dự đoán:

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước này là 61,4 tỷ Yên trong

tháng 1. Điều này thấp hơn dự đoán thặng dư 270,4 tỷ Yên của các chuyên gia kinh tế sau báo

cáo thặng dư 187,2 tỷ Yên trong tháng 12. Cán cân thương mại cho thấy thâm hụt trong tháng

này là 864,2 tỷ Yên so với thâm hụt 395,6 tỷ Yên trong tháng trước đó và cao hơn dự đoán

thâm hụt 936 tỷ Yên của các chuyên gia kinh tế. Xuất khẩu tăng 15,3% so với cùng kỳ năm

trước lên 6,332 nghìn tỷ Yên trong khi nhập khẩu giảm 8,9% xuống 7,196 nghìn tỷ Yên.

Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng:

Cuối tuần trước, Nhật Bản đón nhận một số tin tức trái chiều. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của

nước này trong tháng 1 bất ngờ tăng từ mức 3,4% của tháng 12 lên mức 3,6%, trái với dự đoán

không đổi của giới phân tích.

Kinh tế Nhật Bản đón nhận một loạt tin tức không mấy tích cực làm làm dấy lên dự

đoán Chính phủ sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích bổ sung nhằm thúc đẩy đà

tăng trưởng.

Biểu đồ 10: GDP qoy

Biểu đồ 12: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 13: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

-0,6

5,6

3,3

1,4

-1,2

5,1

-6,4

-2,6

1,5

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

12/12 3/13 6/13 9/13 12/13 3/14 6/14 9/14 12/14

%

Biểu đồ 11: Niềm tin người tiêu dùng

39,1

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

01/13 07/13 01/14 07/14 01/15

2,5

-2

-1

0

1

2

3

4

12/12 06/13 12/13 06/14 12/14

%

3,6

3,0

3,5

4,0

4,5

5,0

5,5

1/11 7/11 1/12 7/12 1/13 7/13 1/14 7/14 1/15

%

5

TRUNG QUỐC

Lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu phục hồi trong tháng 2: Theo HSBC, chỉ số PMI sản xuất

sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ đã tăng từ mức 49,7 điểm của tháng 1 lên mức 50,7 điểm

trong tháng 2, ghi nhận mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. Chỉ số ở trên mốc 50 điểm phân

biệt mở rộng thu hẹp cho thấy hoạt động sản xuất đã mở rộng trở lại trong tháng 2 sau khi suy

giảm liên tiếp trong 2 tháng trước đó chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa cải thiện, thúc đẩy sản lượng

sản xuất tăng nhanh.

Thặng dư thương mại tăng do xuất khẩu tăng còn nhập khẩu giảm: Thặng dư thương mại

tháng 2 ghi nhận mức 60,6 tỷ USD, cao hơn mức 60 tỷ USD của tháng 1 và cao hơn nhiều dự

đoán 7,8 tỷ USD của giới phân tích. Nguyên nhân giúp thặng dư thương mại của Trung Quốc

tăng liên tục trong 2 tháng đầu năm 2015 là do xuất khẩu tăng nhờ sự phục hồi của nền kinh tế

Mỹ trong khi nhập khẩu giảm phản ánh nhu cầu nội địa yếu hơn cũng như do giá hàng hóa thế

giới giảm. Trong tháng 2/2015, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã tăng 48,9% so

với cùng kỳ năm trước, tăng mạnh hơn nhiều dự đoán tăng 14% của giới phân tích.

CPI tăng chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh trước thời điểm

Tết âm lịch: CPI tháng 2 tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước sau khi tăng 0,8% trong tháng 1

và cao hơn dự đoán tăng 0,9% của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên giới phân tích dự đoán

CPI của Trung Quốc vẫn sẽ ở mức thấp và nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ giảm

phát.

Chỉ số giá sản xuất liên tục giảm tốc: Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 4,8% so với cùng kỳ

năm trước trong tháng 2, ghi nhận mức tốc độ giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2009 sau khi

giảm 4,3% trong tháng 1 và cao hơn dự đoán giảm tiếp 4,3% của các chuyên gia kinh tế. Theo

đó, đây cũng là lần giảm thứ 36 liên tiếp của PPI. So với tháng trước, PPI giảm 0,7% sau khi

giảm 1,1% trong tháng trước đó.

Chính phủ đưa ra những chính sách kích thích nền kinh tế tăng trưởng:

- Ngày 1/3, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) giảm 25 điểm cơ bản đối với lãi suất

cho vay và tiền gửi bắt đầu. Theo đó, lãi suất cho vay hàng năm sẽ ở mức 5,35%, lãi suất tiền

gửi hàng năm sẽ là 2,5%. Đây là lần điều chỉnh lãi suất thứ hai trong vòng 4 tháng qua.

- Ngoài ra, Chính phủ nhiều khả năng sẽ thực hiện một số biện pháp nhằm thúc đẩy tăng

trưởng của lĩnh vực bất động sản - lĩnh vực từ lâu đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Trung

Quốc. Cụ thể, mức tiền đặt cọc bắt buộc có thể được điều chỉnh giảm đối với người mua nhà

lần thứ 2 và thuế tiêu thụ đối với những người đã mua nhà được 2 năm cũng có thể được gỡ

bỏ.

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đưa thêm các chính sách kích thích tăng trưởng khi

dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế không mấy rõ ràng. Ngoài ra nền kinh tế lớn thứ

hai thế giới còn đối mặt với nguy cơ giảm phát khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng ở

mức thấp còn chỉ số giá sản xuất liên tục giảm tốc.

Biểu đồ 16: Xuất khẩu yoy

Biểu đồ 14: GDP qoy

Biểu đồ 15: PMI sản xuất (HSBC)

Biểu đồ 17: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

50,7

47

48

49

50

51

52

53

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

50

60

70

tỷ U

SD

Cán cân thương mại Xuất khẩu yy

1,4

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

01/13 07/13 01/14 07/14 01/15

%

7,3

7,0

7,2

7,4

7,6

7,8

8,0

8,2

8,4

8,6

8,8

9,0

12/11 06/12 12/12 06/13 12/13 06/14 12/14

%

6

VIỆT NAM - SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG

Sản xuất công nghiệp, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp đều tích cực hơn so với

cùng kỳ các năm gần đây

- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 ước tính tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, giảm

19,2% so với tháng trước do tháng 2 năm nay có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên Đán. Tính

chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014, cao

hơn nhiều so với cùng kỳ một vài năm gần đây (cùng kỳ năm 2014: 5,4%, 2013: 6,8%,

2012: 3,9%).

- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2015 tăng 3,6% so với

tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014: 3,4%, 2013: 24,1%,

2012: -19,7%)

- Tại thời điểm 01/02/2015, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

tăng 11,3% so với cùng thời điểm năm 2014, đã giảm so với cùng kỳ các năm trước (cùng kỳ

năm 2014: 12,7%, 2013: 19,9%, 2012: 17,4%).

Lĩnh vực sản xuất tiếp tục cải thiện điều kiện hoạt động

Chỉ số PMI do HSBC phối hợp cùng Markit Economics thực hiện cho thấy điều kiện hoạt

động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Chỉ số PMI

tháng 2 đã tăng nhẹ từ mức 51,5 điểm trong tháng 1 lên 51,7 điểm, tiếp tục trên mốc 50

điểm cho thấy sự cải thiện điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất tháng thứ 18 liên tiếp. Số

lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh hơn một chút so với tháng 1. Ngược lại, số lượng đơn

đặt hàng xuất khẩu mới lại giảm, kết thúc thời kỳ tăng kéo dài năm tháng. Nhu cầu sản xuất

lớn hơn đòi hỏi các công ty phải tăng số lượng công nhân và các hoạt động mua hàng. Số

lượng nhân công đã tăng tháng thứ sáu liên tiếp, mặc dù tốc độ tăng là chậm nhất kể từ tháng 9

năm ngoái. Trong khi đó, mức tăng mua hàng hóa đầu vào trong tháng 2 đã kéo dài thời kỳ

tăng hiện nay thành 18 tháng. Vì giá cả đầu vào tiếp tục giảm, các công ty đã giảm giá cả đầu

ra tương ứng. Giá cả đầu ra giảm tháng thứ năm liên tiếp.

Tăng trưởng bán lẻ cải thiện so với cùng kỳ:

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước đạt 276,2 nghìn tỷ

đồng, tăng 3,7% so với tháng trước va tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tháng này có

tăng trưởng tốt là do trùng thời điểm Tết Nguyên đán nên thị trường hàng hóa trong nước sôi

ng ước

đạt 542,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 10,7%,

cao hơn so với cùng kỳ các năm trước (cùng kỳ năm 2014: 6,2%, 2013: 3,6%, 2012: 4,4%)

Điều kiện hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất nói chung tiếp tục cải thiện

tháng thứ 18 liên tiếp và hiện tại đang với tốc độ nhanh hơn. Sản xuất công nghiệp tuy

giảm so với tháng trước nhưng do trong tháng có thời gian nghỉ Tết dài. Các chỉ số sản

xuất, tiêu thụ và tồn kho đều tích cực hơn so với cùng kỳ các năm gần đây. Tăng trưởng

của chỉ số bán lẻ (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) cũng liên tục tăng so với cùng kỳ.

Biểu đồ 18: Chỉ số sản xuất IIP

Biểu đồ 21: Tăng trưởng bán lẻ yoy

Biểu đồ 20: PMI sản xuất (HSBC)

Biểu đồ 19: Chỉ số tồn kho CN chế biến

15,2%

4,7%6,0% 5,9% 6,1%

7,5% 6,7%8,6% 7,9%

11,1%9,8%

17,5%

7,0%

-10,3%

16,9%

1,2% 2,0%0,5% 0,2%

1,9%-0,4%

4,6% 5,3% 4,6%

-2,8%

-19,2%

-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

02/14 03/14 04/14 05/14 06/14 07/14 08/14 09/14 10/14 11/14 12/14 01/15 02/15

YoY

MoM

11,3%

1,0%

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

03/14 04/14 05/14 06/14 07/14 08/14 09/14 10/14 11/14 12/14 01/15

YoY

MoM

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

7

VIỆT NAM - XUẤT NHẬP KHẨU

- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 1/ 2015 USD, cao hơn 505

triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2 ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 28,4% so với tháng trước.

Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3 tỷ USD, giảm 25,3%, khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài đạt 6,6 tỷ USD, giảm 29,7%. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất

khẩu ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó khu vực kinh tế

trong nước đạt 7 tỷ USD, tăng 0,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 16

tỷ USD, tăng 12,4%.

- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 1/ 2015 USD, cao hơn 366

triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 2 ước đạt 9,3 tỷ USD, giảm 32,4% so với tháng

trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3,6 tỷ USD, giảm 32,9%, khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài đạt 5,7 tỷ USD, giảm 32,1%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 2 tháng đầu năm

ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong

nước đạt 9 tỷ USD, tăng 6,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, tăng 23,4%.

- Tháng 1 nhập siêu 361 triệu USD, giảm 139 triệu USD so với số ước tính. Tháng 2 xuất

siêu ước tính 300 triệu USD do tháng này có thời gian nghỉ Tết, hầu hết các doanh nghiệp

hoàn thành sớm hợp đồng xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu ước tính cao hơn nhập khẩu.

Tính chung 2 tháng đầu năm, nhập siêu ước tính 61 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế

trong nước nhập siêu 2,07 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)

xuất siêu 2,01 tỷ USD.

Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 2 giảm so với tháng trước do ảnh hưởng của kỳ nghỉ

Tết Nguyên đán khá dài, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng so với

cùng kỳ năm trước. Trong tháng, cả nước xuất siêu 300 triệu USD do hầu hết các

doanh nghiệp hoàn thành sớm hợp đồng xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu ước tính

cao hơn nhập khẩu.

Biểu đồ 22: Xuất Nhập khẩu

Biểu đồ 23: XNK Khu vực FDI

Biểu đồ 24: Xuất dầu thô - Nhập xăng dầu

Biểu đồ 25: Xuất khẩu theo khu vực Biểu đồ 26: Xuất nhập khẩu tích lũy Biểu đồ 27: Cơ cấu xuất siêu

9,609,30

-0,30

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

,00

,500

1,00

1,500

2,00

2,500

0

2

4

6

8

10

12

05/11 10/11 03/12 08/12 01/13 06/13 11/13 04/14 09/14 02/15

Xuất siêu Xuất khẩu Nhập khẩu

,00

,200

,400

,600

,800

1,00

1,200

1,400

02/11 08/11 02/12 08/12 02/13 08/13 02/14 08/14 02/15

Xuất dầu thô Nhập xăng dầu

tỷ USD

0

2

4

6

8

10

12

14

16KV trong nước FDI

tỷ USD

12,12%

11,1%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

04/1

2

06/1

2

08/1

2

10/1

2

12/1

2

02/1

3

04/1

3

06/1

3

08/1

3

10/1

3

12/1

3

02/1

4

04/1

4

06/1

4

08/1

4

10/1

4

12/1

4

02/1

5

XK yy tích lũy

NK yy tích lũy

-2,0

-1,5

-1,0

-0,5

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

tỷ USDXuất siêu của khu vực trong nước

Xuất siêu của khu vực FDI

8

VIỆT NAM - FDI, ODA, KIỀU HỐI

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/02/2015 bao gồm cả các

dự án cấp mới và bổ sung vốn đạt 1192,8 triệu USD, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, có 148 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 712,3 triệu USD,

tăng 21,3% về số dự án và giảm 14,3% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời

có 58 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 480,5 triệu USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm ước đạt 1.200 triệu USD,

tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Theo Bộ Tài chính, trong 2 tháng đầu năm, tổng lượng giải ngân vốn ODA và vốn vay

ưu đãi đạt 1.846,6 tỷ đồng. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 2015, tổng số hiệp định vay Bộ Tài

chính đã tiến hành ký kết là 7 hiệp định với tổng số vốn vay là 776,92 triệu USD.

Giải ngân vốn vay nước ngoài trong tháng 2 đạt 280,6 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết 26/2,

tổng lượng giải ngân đạt 1.846,6 tỷ đồng.

Biểu đồ 31: Vốn FDI theo tháng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm trong tháng Tết, và đây cũng là mức tăng trưởng thep tháng

thấp nhất trong 6 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu thế giói giảm khiến giá xăng

trong nước giảm, chi phí vận tải giảm và không gây ảnh hưởng tới tâm lý người bán hàng gây

tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác. Tuy nhiên các tháng tới sẽ vẫn có thể có áp lực tăng giá

khi giá dầu thế giới đang trong xu hướng xác lập đáy và giá điện sẽ được chiều tăng lên chính

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 2 giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy

nhiên giải ngân FDI vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Vốn vay ODA và giải ngân

vốn vay ODA tiếp tục có chuyển biến tích cực.

VIỆT NAM - CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 giảm 0,05% so với tháng trước, giảm 0,25% so với

tháng 12/2014 và tăng 0,34% so với cùng kỳ năm trước.

- Lý do CPI tháng có đợt Tết Nguyên đán mà lại giảm chủ yếu là do giá xăng, dầu trong

nước

m 11,92%, giá dầu hỏa giảm 10,09%) đã tác động làm giá nhóm giao thông giảm mạnh

4,41%, đóng góp 0,39% vào mức giảm chung của CPI. Trong 10 năm qua, đây là tháng Tết

đầu tiên có chỉ số giá tiêu dùng giảm.

Bên cạnh đó, sức tiêu thụ và mua sắm của người dân dù cải thiện nhưng vẫn không quá

đột biến. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - vốn tăng mạnh trong đợt Tết Nguyên Đán - lần

này chỉ tăng 0,53%, trong đó lương thực tăng 0,13% còn thực phẩm tăng 0,75%. Tương tự,

nhóm hàng đồ uống, thuốc lá và may mặc, mũ nón, giày dép cũng chỉ tăng lần lượt 0,56% và

0,45% trong tháng Tết.

Biểu đồ 29: Chỉ số giá tiêu dùng

Biểu đồ 30: Đóng góp của 1 số mặt hàng

vào mức tăng CPI chung

-1,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

2,5%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

Ytd YoY MoM

CPI

-01%

00%

00%

00%

00%

00%

01%

01%

01%

01%Giao thông Nhà ở, VLXD

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống MoM

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

4,0

4,5

02/13 08/13 02/14 08/14 02/15

Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiệntỷUSD

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243, 247, 360 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.