199
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẬP THẠCH BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẬP THẠCH

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LẬP THẠCH

ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Lập Thạch, năm 2010

Page 2: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

MỞ ĐẦU

Huyện Lập Thạch sau điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Sông Lô theo Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 huyện Lập Thạch có tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2.Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 18 xã và 2 thị trấn.

Lập Thạch là một trong những huyện còn khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn 2000 - 2010, kinh tế - xã hội Lập Thạch đã có nhiều chuyển biến tích cực:

+ Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2000 - 2010 đạt 15,40%/năm. Trong đó: Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 7,24%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 18,36%/năm; dịch vụ - thương mại tăng 22,81%/năm. Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 14,4 triệu đồng/người vào năm 2010 (giá hiện hành).

+ Tốc độ tăng trưởng VA trong giai đoạn 2000-2010 đạt 15,36%/năm, trong đó Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 7,88%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 21,06%/năm; dịch vụ - thương mại tăng 19,60%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 tỷ trọng ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản còn chiếm 41,57% giảm 17,64%; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,86% tăng 14,90%; dịch vụ - thương mại chiếm 32,57% tăng 2,74% so với năm 2000. Tuy nhiên sự chuyển dịch kinh tế còn chậm chưa phù hợp với tiềm năng của huyện.

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, đất nước ta nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch nói riêng sẽ bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới với nhiều cơ hội cũng như phải đối đầu với nhiều thách thức do quá trình hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầu mang lại. Để chủ động xây dựng các chương trình và lập các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở cân đối các nguồn lực, tính toán các tác động bên trong cũng như bên ngoài. Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhanh hơn, thực hiện cho được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, việc nghiên cứu xây dựng“ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách làm cơ sở cho huyện đề ra các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển một nền kinh tế - xã hội có hiệu quả và bền vững.

1. Mục đích, yêu cầu của công tác quy hoạch phát triển

- Mục tiêu và yêu cầu cơ bản của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Lập Thạch là xây dựng những căn cứ khoa học, thực tiễn dựa trên cơ sở

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc2

Page 3: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

hội nhập kinh tế Quốc tế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong gần 10 năm qua làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, định hướng phát triển, các kế hoạch với các chương trình, dự án ưu tiên trọng điểm trong hơn 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện, của từng ngành với các bước đi phù hợp trong từng giai đoạn (2015, 2020). Trên cơ sở công bố quy hoạch cũng nhằm cung cấp các thông tin cho các ngành, các cấp, các nhà đầu tư và nhân dân trong huyện hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, chiến lược phát triển những loại sản phẩm chính, những dự án cần ưu tiên đầu tư... để từ đó các ngành, các cấp, các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư... có cơ sở để tham gia đầu tư, hợp tác vào các lĩnh vực có ưu thế nhằm huy động tổng hợp nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2. Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.- Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

- Thông tư số 03 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và Quyết định số 281/2007/QQĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc3

Page 4: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.

- Nghị định số 72/2001/NĐ - CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV- Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.- Dự thảo quy hoạch các ngành giao thông vận tải, thương mại, .... tỉnh Vĩnh

Phúc đến năm 2020.- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XIX.- Quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực của tỉnh Vĩnh Phúc đã được

UBND tỉnh phê duyệt.- Số liệu thống kê kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch và tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2000 - 2009.3. Phương pháp sử dụng trong xây dựng quy hoạch

- Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra nhanh nông thôn.- Phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống và so sánh.- Phương pháp nghiên cứu mô hình.- Phương pháp chuyên khảo.- Phương pháp chuyên gia, tư vấn.- Phương pháp thống kê phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của dự án.- Phương pháp dự báo.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc4

Page 5: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Phần thứ nhấtPhân tích, Đánh giá các yếu tố phát triển và thực trạng

phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2009I. Những yếu tố tự nhiên và xã hội huyện Lập Thạch

1. Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2010 là

118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã. 1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Địa hình

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.

Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:- Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp

Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

5

Page 6: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 1.2.2. Khí hậu, thời tiết

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió, nhiệt độ trung bình từ 22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.1.2.3. Tài nguyên nước, sông ngòi1.2.3.1. Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.1.2.3.2. Tài nguyên nước ngầm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn. 1.2.3.3. Đánh giá tài nguyên nước

Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước. Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.1.2.4. Tài nguyên khoáng sảnUû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

6

Page 7: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác

làm phân bón và chất đốt.- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện

có trên địa bàn.- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ

bám dích liên kết tốt.+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn.

Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập

Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng đa phần chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lưỡng để đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.1.2.5. Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên 1.2.5.1. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều.1.2.5.2. Cảnh quan thiên nhiên

Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:

- Cụm du lịch Sơn Đông - Đình Chu – Văn Quán – Xuân Lôi: Cụm di tích này gắn liền với đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, đền thờ thày giáo Đỗ Khắc Chung, làng tiến sỹ, chùa Am xã Sơn Đông gắn với làng văn hóa Đình - Văn Quán có đình Ngõa, rừng Thề là nơi tụ nghĩa của Trần Nguyên Hãn – Xuân Lôi (Kẻ Lối) gắn liền với truyền thuyết Trần Nguyên Hãn với người con gái Xuân Lôi (bà Chúa Lối, đền thờ Tam Thánh (Trần Hưng Đạo), chùa Giã Khách ở Xuân Lôi.

- Cụm du lịch Bản Giản – Triệu Đề – Vân Trục.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

7

Page 8: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh.1.2.6. Tài nguyên nhân văn

Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được ngày càng tái hiện lại.

Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đỡnh chựa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đó được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần phải đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường giao thông, điện, nước, tôn tạo lại các công trình và quan trọng nhất là cần phải có biện pháp quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.1.2.7. Tài nguyên đất đai1.2.7.1. Tính chất thổ nhưỡng

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính: - Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện

tích tự nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện. - Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng

9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở

phía Bắc và giữa huyện;Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dưỡng. Đất ở độ cao +9, +8, +7

trở xuống có đá gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình.

Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công nghiệp....).

Nhận xét chung về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai của huyện Lập Thạch:

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc8

Page 9: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Lợi thế: Tính đa dạng của đất đai: Trong huyện có nhiều đơn vị đất đai chính có tính chất khác nhau, phân bố ở cả vùng bằng và vùng dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị.

- Hạn chế: Nói chung độ phì của đất không cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi còn xảy ra ở vùng đất dốc có độ che phủ thấp làm suy giảm chất lượng đất.1.2.7.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai1.2.7.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

a. Đất nông lâm nghiệp thủy sảnTổng diện tích đất nông lâm nghiệp thủy sản của huyện Lập Thạch năm

2010 là 12.709,54 ha chiếm 73,42% diện tích tự nhiên. Trong đó:- Đất sản xuất nông nghiệp 8144,44 ha chiếm 64,08% đất nông lâm ngư

nghiệp. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp như sau:+ Đất trồng cây hàng năm: 5670,3 ha (trong đó đất trồng lúa: 4473,59 ha

chiếm 78,90% diện tích đất cây hàng năm)+ Đất trồng cây lâu năm: 2474,14 ha chiếm 30,38% diện tích đất sản xuất

nông nghiệp. - Đất lâm nghiệp 4352,87 ha chiếm 34,25% diện tích đất nông lâm ngư

nghiệp). Trong đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng sản xuất chiếm đến 81,45% diện tích đất lâm nghiệp (3545,23 ha), rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ 18,55% (807,57 ha).

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 205,85 ha chiếm 1,62% diện tích đất nông nghiệp.- Đất nông nghiệp khác 6,38ha, chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 1: So sánh một số chỉ tiêu đất nông nghiệpĐơn vị tính: m2/người

Chỉ tiêu 

Vĩnh Phúc Lập ThạchLập Thạch so với Vĩnh Phúc (%)

1. Đất SX nông nghiệp 498,65 701,09 140,602. Đất cây hàng năm 419,51 496,59 118,373. Đất lúa, lúa màu 351,93 390,68 111,014. Đất lâm nghiệp 324,06 371,39 114,61(Nguồn:- Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, Lập Thạch - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc; phòng Tài nguyên & Môi

trường Lập Thạch)Nếu so sánh một số loại đất nông nghiệp với bình quân chung toàn tỉnh Vĩnh

Phúc thì hầu hết các loại đất nông nghiệp đều cao hơn, cụ thể đất sản xuất nông

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc9

Page 10: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

nghiệp gấp 1,4 lần, trong đó đất lúa màu gấp 1,1 lần, đất lâm nghiệp gấp 1,14 lần...b. Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 3907,41 ha chiếm 22,57% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất ở: diện tích đất ở là 594,63 ha (chiếm 15,22% tổng diện tích đất phi nông nghiệp) trong đó:

+ Đất ở nông thôn: 529,50 ha chiếm 89,05% diện tích đất ở.+ Đất ở đô thị: 65,13 ha chiếm 10,95%.

- Đất chuyên dùng: tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện Lập Thạch là 2052,53 ha chiếm 52,53% diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 19,51 ha.+ Đất quốc phòng, an ninh: 11,96 ha+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 69,61 ha.+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 1951,55 ha.- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 13,76 ha - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 148,08 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1098,31 ha.

c. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện Lập Thạch còn 693.27 ha, chiếm 4,0% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện phân bố rải rác, manh mún, trên các đỉnh đồi, dọc đường giao thông... điều kiện khai thác đưa vào sử dụng tương đối khó khăn.1.2.7.2.2. Biến động đất đai.

Theo kết quả kiểm kê năm 2000 và số liệu báo cáo thống kê đất đai năm 2010, diện tích các loại đất biến động cụ thể như sau:

Trong 10 năm, nhóm đất nông lâm ngư nghiệp giảm 546,29 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 277,9 ha (đất trồng lúa giảm 465,39 ha; đất trồng cây hàng năm khác tăng 70,95 ha); đất lâm nghiệp giảm 282,71 ha.

Nhóm đất phi nông nghiệp biến động tăng 487,2 ha trong đó đất chuyên dùng tăng 394,24 ha và đất ở 101,89 ha.

Nhóm đất chưa sử dụng biến động tăng 78,9 ha (do thay đổi phân loại đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Bảng 2: Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2000 - 2010Đơn vị tính: ha

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc10

Page 11: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

STT Mục đích sử dụng

2000 2010 So sánhDT (ha) Tỷ lệ

(%)DT (ha) Tỷ lệ

(%)Tổng diện tích tự nhiên 17290,4

1100,0

017310,2

2100,0

019,81

1 Đất nông nghiệp 13255,83

76,67 12709,54

73,42 -546,2

91.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8422,35 63,54 8144,44 64,08 -

277,91

Trong đó: Đất trồng lúa

4938,98 4473,59 78,90 -465,3

91.2 Đất lâm nghiệp 4635,58 34,97 4352,87 34,25 -

282,71

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 197,90 1,49 205,85 1,62 7,951.5 Đất nông nghiệp khác 6,38 0,05 6,382 Đất phi nông nghiệp 3420,21 19,78 3907,41 22,57 487,2

02.1 Đất ở 492,74 14,41 594,63 15,22 101,8

92.2 Đất chuyên dùng 1658,39 48,49 2052,63 52,53 394,2

42.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,43 0,45 13,76 0,35 -1,672.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 139,51 4,08 148,08 3,79 8,572.5 Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng1114,14 32,58 1098,31 28,11 -15,83

3 Đất chưa sử dụng 614,37 3,55 693,27 4,00 78,90(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lập Thạch)

2. Nguồn lực kinh tế - xã hội2.1. Dân số, lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, trong đó thành thị có 12.515 người (chiếm 10,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%.

Mật độ dân số trung bình 686 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1690 Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

11

Page 12: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

người/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1247 người/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục (341 người/km2).

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc12

Page 13: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Bảng 3: Dân số và mật độ dân số năm 2010

Đơn vị hành chính Diện tích ( Km2 )

Dân số ( Người )

Mật độ dân số ( Người / Km2 )

Tổng số 173.1 118772 6861. T.T Lập Thạch 4.15 7007 16902. TT.Hoa Sơn 4.96 5508 11103. Quang Sơn 10.98 5508 5014. Ngọc Mỹ 15.54 5250 3385. Hợp lý 7.62 4289 5636. Bắc Bình 11.30 6291 5567. Thái Hoà 7.60 6887 9068. Liễn Sơn 10.29 5493 5349. Xuân Hoà 13.22 8508 64310. Vân Trục 12.20 4161 34111. Liên Hoà 7.64 5164 67612. Tử Du 9.87 5917 59913. Bàn Giản 5.76 4322 75114. Xuân Lôi 7.44 5212 70015. Đồng ích 12.46 10357 83116. Tiên Lữ 5.12 4022 78617. Văn Quán 7.14 5006 70118. Đình Chu 4.32 4425 102519. Triệu Đề 5.86 7314 124720. Sơn Đông 9.61 8131 846

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch)

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 63.556 người chiếm trên 53% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 48.081 người (chiếm 75,65%), lao động công nghiệp - xây dựng 7.228 người (chiếm 11,37%) còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,98% với 8.247người.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc13

Page 14: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào nhưng chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78%. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22%.

Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 85 - 87,5%. Hiệu quả lao động nhìn chung còn thấp.2.3. Các nguồn lực về kinh tế – xã hội khác

Là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Trên địa bàn có các lễ hội như lễ "bắt trạch trong chum", "leo cầu" tại đình làng Thạc Trục; tục "đá cầu", "cướp phết" tại xã Bàn Giản biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt; Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như đình làng Sen Hồ.

Ngoài những phong tục, tập quán trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục, với những cánh rừng nguyên sinh và văn hoá ẩm thực đặc trưng giàu bản sắc văn hóa như Bánh Gạo Rang ngon nổi tiếng tại xã Tiên Lữ, bánh làm từ các loại khoai phơi khô. Đặc biệt, có món ăn đặc trưng của Lập Thạch đó được đưa vào "chuyện lạ Việt Nam" như phong tục ăn đất sét hun khói. 3. Đánh giá chung về nguồn lực 3.1. Thuận lợi

+ Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lập Thạch luôn đoàn kết thống nhất, tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế phát triển khá, chính trị- xã hội ổn định, quốc phòng- an ninh được giữ vững. Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, sẽ có thêm những cơ hội mới cho phát triển, nhất là thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học, công nghệ.

+ Trải qua hơn 20 năm đổi mới cùng với toàn tỉnh, Lập Thạch đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế- xã hội của huyện liên tục phát triển, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cải thiện; nhiều công trình mới được xây dựng, từng bước phát huy hiệu quả.

+ Lực lượng lao động dồi dào, bình quân đất nông nghiệp còn tương đối cao, có tiềm năng về rừng, tài nguyên khoáng sản; nằm trong vùng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Đồng bằng sông Hồng được Chính phủ phê

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc14

Page 15: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

duyệt. Đây là những thuận lợi hết sức cơ bản để Lập Thạch phát triển KT-XH trong những năm tới đạt được kết quả tốt.

+ Là một trong những huyện có quỹ đất, đặc biệt là đất đồi tương đối khá, thuận lợi cho phát triển các khu, cụm công nghiệp.

+ Có tiềm năng về khoáng sản như đất san nền, đá xây dựng, đá mỹ nghệ, đất sét, penpas, đất sét, cát, sỏi,....3.2. Khó khăn, hạn chế

+ Vị trí địa lý: Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc nên điều kiện thu hút đầu tư còn gặp nhiều hạn chế. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp.

+ Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn.

+ Nội lực của huyện chưa mạnh; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp;+ Huyện có ranh giới phía Đông là sông Phó Đáy, phía Tây Nam là sông

Lô dẫn đến hạn chế trong việc giao lưu giữa huyện với các địa phương lân cận. Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, đặc biệt giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong thời gian qua.

+ Đất đai của huyện xấu, địa hình không bằng phẳng,... canh tác khó khăn.+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ

trọng còn lớn, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới.+ Đầu tư từ bên ngoài và từ doanh nghiệp ít, ngân sách bội chi, cơ cấu kinh

tế chuyển dịch chậm.II. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 -

2010

1. Tăng trưởng kinh tếa. Tổng giá trị sản xuất

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của nền kinh tế. Số liệu đánh giá của 10 năm đã qua là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng GTSX đạt 15,4%/năm trong toàn giai đoạn 2000-2010. Trong đó nông lâm nghiệp tăng 7,24%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 18,36%/năm và thương mại dịch vụ tăng 22,81%/năm.

- Giai đoạn 2000-2005 đạt 14,91%/năm, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 8,54%; công nghiệp – xây dựng đạt 23,49% và thương mại dịch vụ đạt 20,63%.

- Giai đoạn 2005-2010 đạt 18,85%, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 7,5%; công nghiệp – xây dựng đạt 16,78% và thương mại dịch vụ đạt 28,75%.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc15

Page 16: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Bảng 4: biến động về giá trị sản xuất theo ngành giai đoạn 2000 - 2010(theo giá cố định 1994)

Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng trưởng

2000 2005 DK 2010

2000-2005

2005-2010

2000-2010

I Giá trị sản xuất 248890

498716

1182877

14.91 18.85 15.40

1 Nông lâm ngư nghiệp 141116

212546

305135 8.54 7.50 7.24

- Nông nghiệp 132691

196889

286596 8.21 7.80 7.20

- Lâm nghiệp 4370 8696 10570 14.75 3.98 8.81 - Thuỷ sản 4055 6961 7969 11.41 2.74 6.54

2 Công nghiệp - xây dựng

34317 98539 214036 23.49 16.78 18.36

- Công nghiệp 16446 28472 57226 11.60 14.98 11.73 - Xây dựng 17871 70068 156810 31.42 17.48 22.44

3 Dịch vụ - thương mại 73457 187630

663706 20.63 28.75 22.81

- Thương mại 26662 34508 65721 5.29 13.75 8.05 - Dịch vụ vận tải 2838 31886 87079 62.23 22.25 38.82 - Dịch vụ khác 12505 26395 75249 16.11 23.31 17.69 - GTSX phi sản xuất vật chất

31452 94841 435657 24.70 35.65 28.17

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch)b) Tăng trưởng giá trị gia tăng (VA)

Bảng 5: Tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) giai đoạn 2000 - 2010 (giá cố định 1994)

Đơn vị: triệu đồng

Stt 

Chỉ tiêu 

Năm Tốc độ tăng trưởng

2000 2005 DK 2010

2000-2005

2005-2010

2000-

2010

I Giá trị gia tăng13365

526496

3 557909 14.67 16.06 15.36

1 Nông lâm ng nghiệp 6716210029

7 143413 8.35 7.41 7.88Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

16

Page 17: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2Công nghiệp - xây dựng 21212 65812 143404 25.41 16.86 21.06

3 Dịch vụ - thương mại 45281 98854 271092 16.90 22.36 19.60(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch)

Trong giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng VA toàn huyện đạt 15,36%/năm, trong đó Nông lâm ngư nghiệp đạt 7,88%/năm; công nghiệp xây dựng đạt 21,06%/năm và thương mại dịch vụ đạt 19,60%/năm, chia theo giai đoạn:

- Giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng đạt 14,67%/năm, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 8,35%/năm; công nghiệp xây dựng đạt 25,41%/năm và thương mại dịch vụ đạt 16,90%/năm.

- Giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng đạt 16,06%/năm, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 7,41%/năm; công nghiệp xây dựng đạt 16,86%/năm và thương mại dịch vụ đạt 22,36%/năm.

BiÓu ®å t èc ®é t ¨ ng t r ëng VA t heo ngµnh

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

2000 2005 2010

N«ng l©m ng nghiÖp C«ng nghiÖp - x©y dùng DÞch vô - th ¬ng m¹i

2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất

Bảng 6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2000 - 2010 (giá hiện hành)

Stt Chỉ tiêu Cơ cấu (%)2000 2005 DK 2010

1 Nông lâm ng nghiệp 60.50 52.63 40.842 Công nghiệp - xây dựng 12.77 24.40 28.643 Dịch vụ - thơng mại 26.73 22.97 30.52

Trong giai đoạn 2000-2010 cơ cấu giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Cụ thể năm 2000 cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp còn chiếm 60,50% thì đến năm 2005 còn 52,63% và đến năm 2010 chỉ Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

17

Page 18: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

tiêu này là 40,84% như vậy cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm được trên 19,66% trong giai đoạn vừa qua. b. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA)

Bảng 7: tình hình chuyển dịch cơ cấu VA giai đoạn 2000 – 2010(theo giá hiện hành)

Stt Chỉ tiêu Cơ cấu (%)2000 2005 DK 2010

1 Nông lâm ng nghiệp 59.21 51.17 41.572 Công nghiệp - xây dựng 10.96 15.43 25.863 Dịch vụ - thơng mại 29.83 33.40 32.57

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch)Chuyển dịch cơ cấu VA năm 2010 so với năm 2000 như sau:- Nông lâm ngư nghiệp chiếm 41,57% (giảm 17,64%).- Công nghiệp – xây dựng chiếm 25,86% (tăng 14,90%).- Thương mại dịch vụ chiếm 32,57% (tăng 2,74%).

Biểu đồ cơ cấu VA năm 2000

59.2%11.0%

29.8%

N«ng l©m ng nghiÖp C«ng nghiÖp - x©y dùng DÞch vô - th ¬ng m¹i

Biểu đồ cơ cấu VA năm 2010

41.6%

25.9%

32.6%

N«ng l©m ng nghiÖp C«ng nghiÖp - x©y dùng DÞch vô - th ¬ng m¹i

3. Chuyển dịch cơ cấu lao động

Bảng 8: Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000 - 2010Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2000 2010 Tăng(+), giảm(-)

A. Tổng lao động trong tuổi có việc làm 56435 63556  1. Lao động nông lâm, thuỷ sản 45938 48081  2. Lao động công nghiệp - xây dựng 5136 7228  3. Lao động thương mại - dịch vụ 5361 8247  

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc18

Page 19: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

B. Cơ cấu lao động theo ngành (%) 100 100  1. Lao động nông lâm, thuỷ sản 81.4 75.65 -5.752. Lao động công nghiệp – xây dung 9.1 11.37 2.273. Lao động thương mại - dịch vụ 9.50 12.98 3.48

(Nguồn: Phòng Nội vụ và niên giám thống kê huyện năm 2000,2010)Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2000-2010 đã có sự chuyển dịch tích cực.

Năm 2010 cơ cấu lao động nông nghiệp là 75,65% (giảm so với năm 2000 là 5,75%), lao động công nghiệp là 11,37% (tăng so với năm 2000 là 2,27%) và lao động dịch vụ thương mại là 12,98% (tăng so với năm 2000 là 3,48%). Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm.

BiÓu ®å: c¬ cÊu lao ®éng 2000

81,40%

9,10% 9,50%

N«ng l©m thñy s¶nC«ng nghiÖp, x©y dùngTh ¬ng m¹ i, dÞch vô

Biểu đồ cơ cấu lao động năm 2010

75.7%

11.4%

13.0%

N«ng l©m, thuû s¶nC«ng nghiÖp – x©y dungTh ¬ng m¹i - dÞch vô

III. Đánh giá hiện trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực

1. Ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sảnTrong thời gian qua, đặc biệt trong gần 10 năm gần đây sản xuất nông

nghiệp Lập Thạch có những bước chuyển biến tích cực, nhất là trong sản xuất lương thực và chăn nuôi. Kết quả sản xuất nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2010 như sau:

+ Về tăng trưởng GTSX: đạt 7,24%/năm trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 8,54%/năm; giai đoạn 2005-2010 đạt 7,50%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2010 nông lâm nghiệp còn chiếm 40,84%.

+ Tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) của toàn ngành đạt 7,88%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 8,35%/năm; giai đoạn 2005-2010 đạt 7,41%. Cơ cấu VA trong nền kinh tế chung của toàn huyện năm 2010 chiếm 41,57%.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc19

Page 20: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+ Các chỉ tiêu chủ yếu: Sản lượng lương thực cũng như lương thực bình quân đầu người, tổng đàn gia súc, gia cầm đều vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra. Cụ thể các lĩnh vực như sau:1.1. Sản xuất nông nghiệp

+ Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 là 7,24%/năm.

+ Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao được các xã và người dân tích cực hưởng ứng.1.1.1. Về trồng trọt

Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai được khai thác có hiệu quả; năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi hàng năm đều tăng.

Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng là 12.949,4ha; năng suất lúa bình quân đạt 50,53 tạ/ha, tăng 10,1 tạ/ha so với năm 2000; tổng sản lượng lương thực có hạt (lúa, ngô) đạt 43028 tấn, tăng 10545 tấn so với năm 2000. Lương thực bình quân đầu người/năm đạt 356 kg.

+ Trong trồng trọt, sản xuất lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm 64,53% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm. Công tác chuyển đổi mùa vụ thời gian qua đã có những kết quả tốt.

+ Mô hình sản xuất 1 lúa + 1 cá đã và đang được triển khai thực hiện trong những năm gần đây mang lại hiệu quả kinh tế hộ một cách rõ nét. Diện tích 1 lúa 1 cá khoảng gần 500 ha.

+ Trong những năm gần đây một số cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị cao đã được chú trọng đưa vào sản xuất. Năm 2010, diện tích lạc 1215 ha sản lượng đạt 2.187 tấn; đậu tương 195,6 ha với sản lượng 116,6 tấn.

+ Năm 2010 diện tích rau các loại có 516,1 ha, sản lượng 4994,8 tấn. Các loại rau chủ lực của huyện như bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, rau cải các loại,......

+ Cây ăn quả có 910,32 ha, trong đó chủ yếu là hồng, vải, nhãn chiếm 65,8% (598,97 ha), chuối chiếm 23,72% (215,9 ha). Còn lại là một số cây ăn quả khác như bưởi, cam, chanh, quýt ... với diện tích gần 100 ha.

+ Thực hiện tốt công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2009 xây dựng 4 mô hình thâm canh giống lúa

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc20

Page 21: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

mới TBR-1, Nam ưu 603, PAC 807 tại xã Xuân Hòa và TT Lập Thạch; 1 mô hình trồng cây lâm nghiệp thâm canh Bạch đàn tại xã Liên Hòa; xây dựng 3 mô hình chăn nuôi: Gà Lương Phượng, lợn lai siêu nạc.1.1.2. Chăn nuôi

Chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhằm từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, đã có một số mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đem lại hiệu quả; chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn được nhân rộng, nhiều xã đã chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đưa một số giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Năm 2010, đàn trâu bò có 36.919 con (trâu 6256 con, bò 30.633) con. Đàn lợn có trên 95 ngàn con. Đàn gia cầm phát triển mạnh, tổng đàn có trên 1019 ngàn con. Đặc biệt phong trào nuôi gà đồi phát triển rộng khắp ở các xã.

Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2010, đàn bò đạt 8,04%/năm, đàn lợn 6,52%/năm, đàn gia cầm 4,05%/năm (do ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm).

Công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm luôn được chú trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất.

Mặc dù có khó khăn về nguồn thức ăn và bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Lập Thạch vẫn được giữ vững và phát triển.

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, trên địa bàn đã quy hoạch được 4 khu chăn nuôi tập trung (Liên Hòa, Tử Du, Bàn Giản, Quang Sơn) với tổng diện tích trên 38ha, vốn đầu tư 9,7 tỷ đồng. Khu chăn nuôi Bàn Giản, Tử Du, Quang Sơn đang xây dựng cơ sở hạ tầng.1.2. Sản xuất lâm nghiệp

Theo số liệu phòng Tài nguyên và Môi trường, năm 2009 Lập Thạch có 4.304,31 ha đất lâm nghiệp giảm 331,27 ha so với năm 2000, trong đó:

+ Đất rừng sản xuất: 3496,74 ha chiếm 81,24% đất lâm nghiệp. + Đất rừng phòng hộ: 807,57 ha chiếm 18,76%. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng những năm qua đã được

thực hiện tốt, độ che phủ rừng đạt 33%. Diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp gần như không còn, rừng phục hồi nhanh, tạo nguồn sinh thủy cung cấp cho các hồ lớn của huyện (hồ Vân Trục). Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chế, còn không đáng kể. Hàng năm có khoảng 500 hộ dân tham gia dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cơ cấu cây rừng chính là bạch đàn, keo,....

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc21

Page 22: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Tổng GTSX (theo giá hiện hành) ngành lâm nghiệp năm 2009 là 27.203 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2000-2009 đạt 9,83%/năm.

1.3. Thuỷ sản

Theo số liệu phòng Nông nghiệp, toàn huyện có khoảng 750 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các loại, trong đó:

+ Diện tích chuyên nuôi cá (Mặt nước ao, hồ) : 250 ha+ Diện tích nuôi thả kết hợp với cấy lúa (1 lúa 1 cá) : 500 haMột phần diện tích nuôi cá trên địa bàn huyện (trên các hồ chứa nước) kết

hợp với việc điều tiết nước phục vụ công tác tưới tiêu do vậy chưa phát huy hết tiềm năng.

Nhìn chung, sản xuất thuỷ sản ở Lập Thạch phát triển khá. Trong những năm gần đây, đã tập trung khai thác diện tích ao hồ sẵn có; đẩy mạnh thâm canh, đưa giống tốt có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Đối với diện tích nuôi cá kết hợp, địa phương đã có chính sách hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa sang nuôi thuỷ sản (1 lúa 1 cá). Sản lượng thuỷ sản các loại năm 2009 đạt trên 1000 tấn. 2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Trong những năm qua đã có bước chuyển biến rõ nét, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2000-2010 đạt 18,36%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 23,49%/năm; giai đoạn 2005-2010 đạt 16,78%/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch tích cực, năm 2010 đã chiếm 28,64%, tăng 15,87% so với năm 2000.2.1. Ngành công nghiệp- TTCN

Bảng 9: Một số sản phẩm công nghiệp trên địa bànHạng mục Đơn vị

tính 2005 2009 2010

Cát sỏi các loại loại 1000m3 78 192 208 Gạo ngô Tấn 30750 34060 37040 Mỳ Tấn 260 720,7 800 Đậu phụ Tấn 535 737,1 739,7 Rượu trắng 1000 lit 590 713,9 750 Tơ tằm Tấn 8 11,8 13 Quần áo may sẵn 1000c 52 68,4 71,4

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc22

Page 23: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Gỗ xẻ các loại M3   6808 7000 Gỗ búc M3   1712,7 2000 Giát giường 1000 bộ 21 61,1 62 Vàng mó Triệu 35 67,3 70 Đan lát 1000c 820 779 929,6 Đá trang sức 1000c   843,9 900Gạch nung 1000v 34500 39630 62444 Ngói múc 1000v 120 126 140 Ngói vảy 1000v 4150 210 230 Nông cụ cầm tay 1000c 10 34,5 47,3 Cày bừa Cỏi 215 254 260 Cánh cửa nhôm sắt M2 13890 30845 31200 Đồ mộc dân dụng M3   1875,1 8607 Tủ các loại Cái 945 1096 1200 Giường các loại Cái 760 1146 1200 Bàn ghế các loại Bộ 895 1078 1100 Xập Cái 85 116 120 Cánh cửa Bộ 776 2839 3000 Đồ mộc khác cỏi 482 1669 1800

(Nguồn: phòng Thống kê huyện Lập Thạch) Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh chóng từ 1770 cơ sở với 3922 (năm 2000) lên 3.150 cơ sở (năm 2010) thu hút 7228 lao động.

- Trên địa bàn đã được phê duyệt và hiện đang giải phóng mặt bằng cho khu nhà máy gạch thuộc tập đoàn Prime tại xã Bản Giản, Đồng ích với diện tích 111,5 ha (Bản Giản 90 ha; Đồng ích 21,5 ha). Triển khai xây dựng nhà máy giầy da tại xã Xuân Lôi.

- Tiểu thủ công nghiệp: Đã quy hoạch và đang triển khai 2 cụm tiểu thủ công nghiệp tại Bắc Bình – Thái Hòa và Triệu Đề với các nghề: đan lát, mây tre đan, dệt tơ tằm. Làng nghề mây tre đan xã Triệu Đề đã được công nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & PTNT với 880 hộ sản xuất với trên 4000 lao động. Khu

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc23

Page 24: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

làng nghề tại thị trấn Lập Thạch với diện tích 7,2ha đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Các loại sản phẩm chính như: khai thác cát sỏi, sản xuất gạch, đồ mộc, cắt may, đan lát các loại...

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000-2010 ngành công nghiệp – TTCN đạt 11,73%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 11,6%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 14,98%/năm.2.2. Xây dựng

Trong giai đoạn 2000-2010 phát triển mạnh, đã tiến hành xây mới được nhiều công trình như các trụ sở UBND các xã thị trấn, trường học các cấp, trạm y tế, công trình thủy lợi,....

Cũng trong giai đoạn vừa qua đã tận dụng mọi nguồn vốn và huy động nội lực để phát triển mạng lưới giao thông. Đã nhựa hóa được 75km đường quốc lộ và tỉnh lộ, hoàn thành cầu Bì La, cứng hóa được trên 51km đường nội thị, đường liên xã.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 2010 đạt 156.810 triệu đồng, phân theo các ngành kinh tế như sau:

Bảng 10: Đầu tư XDCB phân theo nguồn và cấu thành 2007 - 2010Đơn vị tính: triệu đồng

(Không tính vốn của dân tự đầu tư)

Chỉ tiêu 2007 2009 2010 Tỷ lệ 2009 (%)

Tổng số 69818 132702 156810  I. Phân theo nguồn vốn 62691 132702 156810   - Vốn ngân sách cấp     149693   Trong đó ngân sách tập trung       - Vốn tự có của các doanh nghiệp 7127   7117  II. Phân theo ngành kinh tế 69818 132702 100.00 - Nông nghiệp 6534 15376 11.59 - Công nghiệp chế biến       - Sản xuất, phân phối điện nước 16190 25629 19.31 - Vận tải, kho bãi, thông tin 14451 44542 33.57 - Quản lý nhà nước, ANQP 6184 11653 8.78 - Giáo dục đào tạo 20848 34562 26.04 - Y tế, cứu trợ 3843   - Văn hoá thể thao 1163 940 0.71

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc24

Page 25: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Đảng, đoàn thể, hiệp hội 605     (Nguồn: Phòng Thống kê huyện)

Tốc độ tăng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt trên 38%/năm.

Nhìn lại những năm qua, các chương trình đầu tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ sở vật chất, cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trực tiếp đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn của huyện.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000-2010 ngành xây dựng đạt 22,44%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 31,42%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 17,48%/năm.

3. Ngành thương mại - dịch vụHoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong những năm qua đã có

bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.a. Dịch vụ vận tải:

Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân 20%/năm trong 5 năm gần đây. Có 2 tuyến xe buýt Vĩnh Yên - Lập Thạch với trên 30 lượt xe đi đến mỗi ngày và hàng trăm xe tải lớn nhỏ, đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Dịch vụ vận tải bao gồm cả đường sông và đường bộ. Số lượng phương tiện có 123 ô tô, 8 công nông, 169 thuyền máy.

Khối lượng và doanh thu từ dịch vụ vận tải hàng hóa không ngừng tăng lên, năm 2010 đạt trên 1,5 triệu tấn, doanh thu đạt trên 53 tỷ đồng. b. Thương nghiệp

Thị trường hàng hoá sôi động, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.

Năm 2010, toàn huyện có 3943 hộ với 8247 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, trong đó:

- Thương nghiệp có 3016 hộ với 3562 lao động. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như buôn bán đồ dùng gia đình, thực phẩm, lương thực, vật liệu xây dựng,….

- Dịch vụ có 626 hộ với 662 lao động, hoạt động trong các lĩnh vực sửa chữa xe máy, xe đạp, uốn tóc, sửa chữa điện tử,… c. Nhà hàng

Năm 2010, toàn huyện có 533 hộ với 733 lao động kinh doanh nhà hàng chủ yếu kinh doanh hàng ăn uống, giải khát,…Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

25

Page 26: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

d. Hoạt động bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hướng hiện đại. Đến nay 100% số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã hoặc trạm bưu cục, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 15 máy/100 dân.e. Hoạt động ngân hàng

Hệ thống ngân hàng chính sách bám sát các chủ trương của Đảng và Nhà nước, phục vụ tốt các đối tượng chính sách trên địa bàn. Các ngân hàng chuyên doanh có nhiều cố gắng trong việc huy động và cho vay vốn, góp phần tích cực tăng vốn đầu tư phát triển.

Do có nhiều đổi mới về hoạt động kinh doanh, nguồn vốn liên tục tăng trưởng đáp ứng mọi nhu cầu cho vay kinh doanh. Mở rộng các hoạt động tín dụng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả góp phần xoá đói, giảm nghèo.

Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng, ngân hàng biến động theo chiều hướng tốt và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.f. Hệ thống chợ, tụ điểm thương mại

+ Chợ trung tâm huyện Lập Thạch đã hoạt động lâu đời tại trung tâm thị trấn.

+ Chợ nông thôn: có 9 chợ đang hoạt động: Chợ Ngọc Mỹ, chợ Quang Sơn, chợ Ri (Hợp Lý), chợ Trang (Bắc Bình), chợ Đầm (Thái Hòa), chợ Miễu (TT Hoa Sơn), chợ Lối (Xuân Lôi), chợ Triệu Đề, chợ Tiên Lữ.

+ Hiện chưa có tụ điểm thương mại được hình thành rõ rệt, chủ yếu các hộ gia đình mở xung quanh các chợ nông thôn, tại trung tâm các xã, thị trấn như ở khu trung tâm thị trấn Hoa Sơn, khu chợ Đầm (Thái Hòa), khu ngã 4 trung tâm chợ Lối.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trong giai đoạn 2000 - 2010 đạt 22,81%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 20,63%/năm và giai đoạn 2005-2010 đạt 28,75%/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành năm 2010 chiếm 30,52% tăng 3,79% so với năm 2000. 4. Hoạt động tài chính – ngân sách

Công tác tài chính, ngân sách đã đi vào nề nếp. Chi ngân sách bám sát và đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chính trị của huyện.

Thực hiện đúng luật ngân sách. Làm tốt công tác quản lý thu chi ngân sách.Tích cực khai thác mọi nguồn thu, quản lý chi chặt chẽ bảo đảm đúng mục

đích và tiết kiệm.Công tác kiểm tra, kiểm soát chi tiêu ngân sách được tiến hành thường

xuyên, quản lý kho quỹ an toàn.4.1. Thu ngân sách

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc26

Page 27: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Những năm gần đây, thu ngân sách hàng năm tăng khá. Nếu như năm 2000 tổng thu ngân sách địa phương mới đạt 30.370 triệu đồng thì đến 2009 chỉ tiêu thu đã là 286.559 triệu đồng (ước năm 2010 tổng thu đạt trên 310 tỷ đồng). Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2000-2009 đạt 25,15%.

Về cơ cấu thu, đến năm 2009, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện mới chiếm tỷ trọng 12,98% trong khi nguồn trợ cấp từ ngân sách cấp trên là 84,37%.

Bảng 11: tổng Thu ngân sách giai đoạn 2000 - 2010 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 

Các năm

2000 2005 2009 2010

Tổng thu ngân sách 30.37

0137.24

6286.55

9310.10

4

I. Thu trên địa bàn huỵện12.72

6 57.414 37.18333.033

+ Thuế ngoài quốc doanh 1.020 1.978 9.855 13.043 + Thuế TNCN 482 + Thuế sử dụng đất NN 3.622 217 17 39 + Thuế nhà đất 254 342 542 560 + Tiền thuê đất 21 26 47 + Phí, lệ phí 820 1.272 806 1.200 + Tiền sử dụng đất 223 29.853 11.813 + Thuế chuyển quyền SD đất 20 64 65 + Lệ phí tưrớc bạ 8 1.791 4.812 5.300 + Thu SN xã   214   + Thu thanh lý tài sản   59   + Thu phạt ATGT 2.325 + Thu quỹ đất công ích và đất công   1.741 3.052 + Thu đóng góp tự nguyện và ngày công LĐcông ích 2.582 19.042 1.941

645

+ Thu khác 4.155 815 1.426

II. Thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên17.64

4 76.321241.78

4261.57

8III. Thu kết dư   1.634 7.592

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc27

Page 28: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

IV. Nguồn khác (Viện trợ không hoàn lại)   1.877   4.741IV. Thu chuyển nguồn      

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch và niên giám thống kê huyện Lập Thạch4.2. Chi ngân sách

Năm 2009, tổng chi trên địa bàn huyện là 236.651 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 64.426 triệu đồng, chiếm 27,22%; chi thường xuyên 123.183 triệu đồng, chiếm 52,05% và chi bổ sung cho ngân sách cấp xã là 49.042 triệu đồng, chiếm 22,70% (tổng chi năm 2010 ước trên 207.484 triệu đồng),

Chi ngân sách huyện giai đoạn 2000 - 2009 đảm bảo các yêu cầu chi thường xuyên, đột xuất phục vụ các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Quản lý chi tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện chi ngân sách, công khai dân chủ, trong phân bổ dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm.

Bảng 12: chi ngân sách giai đoạn 2000 - 2010Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêuCác năm

2000 2005 2009 2010Tổng chi ngân sách 21145 65935 236.651 207.484I. Chi đầu tư phát triển 5885 8880 64.426 98.243II. Chi thường xuyên 15260 31713 123.183 110.057 + Chi SN an ninh   350 473 717 + Chi quốc phòng   407 504 522 + Chi SN giáo dục và đào tạo nghề 1361 1116 79.843 70.160 + Chi SN y tế 130 611 4.625 + Chi SN VHTT 227 760 870 + Chi SN phát thanh   244 42 + Chi SN TDTT   233   + Chi SN đảm bảo xã hội   5792 17.489 + Chi SN kinh tế 915 3451 2.183 + Chi quản lý hành chính 7612 7677 16.378 + Chi khác ngân sách 5015 11072 776 + Chi dự phòng       4.500III. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới   25342 49.042 86.585

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch và niên giám thống kê huyện Lập Thạch4.3. Kho bạc Nhà nước Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

28

Page 29: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Kho bạc Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ ngân sách, kiểm soát chi và thanh toán kịp thời, kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt công tác triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ và các đợt phát hành công trái của Nhà nước.

Hoạt động của kho bạc đã đáp ứng được nhu cầu chi theo quy định hiện hành.5. Công tác quản lý đất đai và tài nguyên, môi trường

Căn cứ Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004, UBND huyện đã lập rà soát điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối; đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp xã, thực hiện nghiêm việc giao đất, thu hồi đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. Huyện cũng xây dựng kế hoạch về việc xử lý các vi phạm, yếu kém trong quá trình quản lý và sử dụng đất; làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện luật đất đai; cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông- lâm nghiệp và đất ở. Công tác dồn điền đổi thửa được triển khai nhưng do đặc thù ruộng đất của địa phương địa hình không bằng phẳng, manh mún nên kết quả đạt được chưa cao.

Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng; một số cơ quan, tổ chức, đoàn thể đã có chương trình cam kết bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân có tiến bộ, công tác quản lý nhà nước về môi trường được tăng cường, một số kỹ thuật công nghệ mới được áp dụng như: Hầm khí biôga, lò gạch thu khói cưỡng bức, chôn ủ rác thải, đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.6. Phát triển kinh tế nhiều thành phần

Thực hiện chủ trương của Đảng và Luật Doanh nghiệp, các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh và bình đẳng trong cơ chế thị trường.

- Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã có sự chuyển đổi tích cực. Một số HTX đã vươn lên đảm nhiệm được các khâu dịch vụ cơ bản, giúp hộ nông dân phát triển sản xuất. Năm 2009, toàn huyện có 30 hợp tác xã, trong đó có 9 HTX dịch vụ điện năng độc lập và 21 HTX dịch vụ tổng hợp (trong đó 12 HTX toàn xã và 9 HTX quy mô thôn). Nhìn chung các HTX nông nghiệp đã khắc phục được một số tồn tại, yếu kém trước đây và hoạt động có hiệu quả làm tốt các khâu dịch vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp như điện, thủy lợi, giống cây trồng vật nuôi, công tác khuyên nông. Tuy nhiên phần lớn trình độ của các cán bộ HTX còn thấp do chưa qua đào tạo, năng lực tổ chức quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển HTX trong cơ chế thị trường.

- Kinh tế cá thể, hộ gia đình phát triển đa dạng, kinh tế trang trại phát triển khá góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc29

Page 30: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

xuất hàng hoá, đẩy nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo. Toàn huyện có 26 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 19 trang trại tổng hợp, 3 trang trại thủy sản, 2 trang trại trồng rừng, 2 trang trại chăn nuôi. Các trang trại đã từng bước đầu tư vào sản xuất và thu nhập không ngừng được nâng lên, mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng cho mỗi trang trại trở lên.

Tuy nhiên các trang trại trên địa bàn huyện nói riêng cũng như trên địa bàn tỉnh nói chung chưa có sự hợp tác, liên kết với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ với nhau về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của các trang trại sản xuất ra chưa nhiều nhưng đã gặp khó khăn về tiêu thụ, thị trường giá cả chưa ổn định. Chưa có một chính sách thu mua sản phẩm để khuyến khích phát triển trang trại sản xuất nông lâm sản hàng hóa. Do đó cần có chính sách để quản lý, phát triển trang trại để khi các trang trại phát triển, sản xuất ngày càng nhiều thì việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm được quan tâm.

- Các doanh nghiệp nhà nước: nhà nước trung ương có 7 doanh nghiệp (tài chính tín dụng, sản xuất phân phối điện nước,...), nhà nước địa phương có 17 doanh nghiệp (dịch vụ điện năng, tài chính tín dụng, vận tải,...).

- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước: có 56 doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương nghiệp sửa chữa,..., đa phần các doanh nghiệp đều hoạt động sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.7. Đánh giá kết cấu hạ tầng cơ sở7.1. Giao thông7.1.1. Đường bộ

Trên địa bàn huyện có một số tuyến đường sau:- Đường Quốc lộ, tỉnh lộ: có chiều dài 75 km hiện đã cứng hóa 74 km, đạt

99%.+ Đường Quốc lộ lộ 2C (Km37.cầu Liễn Sơn – Km 49+700.Quang Sơn) có

chiều dài 13km, mặt đường nhựa, bê tông hóa 100%.+ Đường tỉnh lộ 305 (cầu Bến Gạo – TT.Lập Thạch) dài 11km, mặt đường

nhựa, bê tông hóa 100%.+ Đường tỉnh lộ 306 (cầu Bì La – TT.Lập Thạch) dài 8km đã nhựa và bê

tông hóa 100%.+ Đường tỉnh lộ 307 (Thái Hòa – TT.Lập Thạch) dài 15km đã nhựa và bê

tông hóa 100%.+ Đường tỉnh lộ 305 C (Xuân Lôi – Phú Hậu) dài 11km đã nhựa và bê tông

hóa 100%.+ Đường đê kết hợp giao thông (Triệu Đề – Liễn Sơn) dài 17km đã nhựa và

bê tông hóa được 16km (94%), còn lại 1km là đường cấp phối.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

30

Page 31: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Bảng 13: Hiện trạng giao thông huyện Lập ThạchSTT Loại đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%)

  Tổng cộng 1678,36 100  + Đã cứng hóa 1002,5 59,73  + Đá, cấp phối, đất 675,86 40,271 Đ ường quốc lộ, tỉnh lộ 75 100  + Đã cứng hóa 74 98,67  + Đá, cấp phối, đất 1 1,332 Đ ường huyện 87,7 100  + Đã cứng hóa 50,3 57,35  + Đá, cấp phối, đất 37,4 42,653 Đ ường liên xã, đường làng, nội đồng 839,8 100  + Đã cứng hóa 202,34 36,5  + Đá, cấp phối, đất 637,46 163,5

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Lập Thạch)- Đường huyện: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 87,7km. Hiện nay đã cứng

hóa được 50,3km (57%). Một số tuyến đường như đường Xuân Hòa – Bắc Bình – Hợp Lý; Hợp Lý – Ngọc Mỹ; Tử Du – Liên Hòa – Liễn Sơn cơ bản đã thi công xong phần nền và cống thoát nước và đang thi công phần kết cấu mặt.

- Đường xã, thị trấn: Hiện nay các tuyến đường do xã, thị trấn quản lý là 839,8km (bao gồm cả 285,5km đường ra đồng, lên đồi). Trong đó đường giao thông nông thôn 554,3km, đã cứng hóa được 202,34km đạt 36,5% còn lại là đường đất 351,6km (chiếm63,5%).

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư và huy động nhân dân đóng góp nhưng do tính chất huyện miền núi, các điểm dân cư không tập trung do đó khối lượng đường giao thông nông thôn lớn nên tỷ lệ đường được nhựa hoá và bê tông hoá còn thấp, mặt khác tổng vốn đầu tư hàng năm của tỉnh và huyện cho các công trình giao thông rất thấp so với tổng nhu cầu đầu tư cho các công trình giao thông trên địa bàn, chỉ chiếm khoảng từ 5-8% .7.1.2. Hệ thống điện

Bảng 14 : Thực trạng hệ thống điện huyện Lập Thạch

Số TT Địa phương

Chiều dài đường dây (km) Trạm biến áp

Cao, trung

thế

Hạ thế 0,4KV

Số lượng (trạm)

Công suất (KVA)

1 TT Lập Thạch 2,66 9,465 11 50 – 560Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

31

Page 32: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2 Xã Vân Trục 3,01   3 1803 Xã Xuân Hoà 4,9   4 1804 Xã Liễn Sơn 4,62   3 180 – 2505 TT Hoa Sơn 1,795   4 100 – 3206 Xã Thỏi Hoà 3,36   7 160 – 3207 Xã Văn Quán 19,6 11,365 6 180 – 2508 Xã Đình Chu 2,647 8,645 3 180 – 3209 Xã Triệu Đề 9,87 4 180 – 25010 Xã Sơn Đông 5,416 5 180 – 32011 Xã Bàn Giản 0,608 3 160 – 25012 Xã Tử Du 2,91 3 180 – 25013 Xã Liên Hoà 1,33 4 18014 Xã Đồng ích 5,095 4 250 – 32015 Xã Hợp Lý 2,87 3 18016 Xã Ngọc Mỹ 10,15 8 100 – 25017 Xã Quang Sơn 3,71 4 100 – 25018 Xã Xuân Lôi 2,53 5 100 – 32019 Xã Tiên Lữ 3,602 3 160 - 250

Tổng 90,683 29,475 87 50 - 560(Nguồn: Chi nhánh điện Lập Thạch)

Hệ thống điện cao thế và hạ thế huyện Lập Thạch cơ bản được xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, 20/20 xã, thị trấn, 100% thôn bản và 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

Lưới điện cao thế có 2 loại đường dây: đường 10KV có tổng chiều dài 68,91 km; đường dây 35KV có tổng chiều dài 21,773 km. Toàn huyện có 76 trạm hạ thế với tổng dung lượng 15.870 KVA. Dây hạ thế 0,4KVA có chiều dài tổng cộng 29,475 km.

Theo đánh giá của ngành điện, hiện nay các trạm biến áp vận hành đủ tải; vào giờ cao điểm có hiện tượng quá tải (khoảng 20%). Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều vùng còn thiếu điện hoặc điện áp sụt không sử dụng được. Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp – TTCN, dịch vụ thương mại còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.7.1.3. Thuỷ lợi

Cơ sở hạ tầng thủy lợi huyện Lập Thạch bao gồm:a. Hệ thống đê sông:

Có hơn 15 km đê cấp IVb sông Phó Đáy.b. Hệ thống hồ, đập:

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc32

Page 33: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Trên địa bàn huyện Lập Thạch có 106 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích 216,01 ha; tổng dung tích 5027198,5 m3 với khả năng tưới 4651,98 ha. Ngoài các hệ thống trên còn có hệ thống hồ Vân Trục với diện tích trên 200 ha do công ty thủy lợi Lập Thạch quản lý.

Bảng 15: Thống kê các công trình ao, hồ, đập huyện Lập Thạch

STT Địa điểm

Số lượng ao, hồ,

đập

Tổng DT (ha)

Tổng Dung

tớch (m3)

Khả năng tưới (ha)

Vụ chiờm

Vụ mựa

Vụ đông

1 Thỏi Hòa 7 5,57 69021,5 17 17 172 Vân Trục 7 4,25 84200 - - -3 Liễn Sơn 8 24,8 64000 35,6 27,2 344 Sơn Đông 3 11 40000 44 8 445 Bắc Bình 4 21,4 1052400 142,12 142,12 142,126 Xuân Hòa 17 23,65 1995961 263 263 2467 Văn Quán 6 21,31 751332 182,7 168,8 163,88 Đồng Ích 2 7 - 24 28 89 Bàn Giản 3 - - 49,08 49,08 49,08

10 TT Lập Thạch 2 11,9 - 7,1 7,1 7,1

11 Quang Sơn 9 14,6 - 207 192 19712 Tử Du 3 0,74 16700 31,6 31,6 31,613 Tiên Lữ 4 2,41 27260 5,7 - -14 Triệu Đề 2 3,66 17000 19 8,67 15,615 Liên Hòa 9 13,91 208650 155,17 155,17 155,1716 Xuân Lụi 6 15,9 259200 82,8 88 59,8

17 TT Hoa Sơn 2 3 - 60 75 55

18 Đình Chu 3 3,234 62250 235,5 105,4 12119 Hợp Lý 7 19,51 376974 110 73 3420 Ngọc Mỹ 2 8,17 2250 55,6 70,6 35

Tổng 106 216,014 5027198,5 1726,97 1509,74 1415,27 (Nguồn: Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc, phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch)

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc33

Page 34: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

c. Trạm bơm tướiLập Thạch có 37 trạm bơm cố định có công suất máy từ 22 – 33kw, lưu

lượng nước từ 350 – 900 m3/h. Diện tích tưới tiêu chủ động là 4575,75 ha (đạt 79,50%). Diện tích chưa có công trình thủy lợi là 991,69 ha. Đất bán đồi màu không có khả năng tưới là 187,88 ha.Bảng 16: Hiện trạng hệ thống của các trạm bơm huyện Lập Thạch

STT Trạm bơm Địa điểm Số máy CS máy (Kw) Ftk (ha)

I Trạm bơm tưới   37 888 13151 Ba cây Đồng ích 2 33 1802 Đồi Bìa " 1 22 153 Bì La " 1 33 204 Hạ ích " 1 33 205 Bến Lở " 1 33 806 Liễn Sơn I Liễn Sơn 1 33 707 Liễn Sơn II " 2 33  8 Đồng Hầm TT. Lập Thạch 1 22 109 Liên Hòa I Liên Hòa 1 33 4010 Liên Hòa II " 1 22  11 Liên Hòa III " 1 22  12 Đình Chu I Đình Chu 1 33 6013 Đình Chu II " 1 33  14 Quang Sơn Quang Sơn 1 33 6015 Hữu Bình I Bắc Bình 1 33 8416 Hữu Bình II " 1 33 5617 Cây Gai Thái Hòa 3 33 26018 Cội Kðo " 1 33  19 Trạm bơm Truyền " 2 22  20 Xe Đình Triệu Đề 1 30 5021 Ao Xốc Tiên Lữ 1 33 5022 Đầm Vực " 1 33  23 Văn Quán I Văn Quán 2 33 5024 Văn Quán II " 1 22  

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc34

Page 35: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

25 Phú Đa Sơn Đông 2 33 7026 Phú Bình " 1 33 7027 Bến Đình " 1 22 2028 Hồ Gơng " 1 22 2029 Bàn Giản I Bàn Giản 1 33 2030 Bàn Giản II " 1 22 10II Trạm bơm tiêu        

(Nguồn: Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc, phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch)d. Hệ thống kênh mương.

Trên địa bàn huyện có 444,53 km kênh mương. Trong đó kênh cấp 1 là 22,18 km đã được kiên cố hóa do 2 Công ty (Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Lập Thạch và Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn) quản lý. Kênh chính cấp 3 loại 1 có 197,25 km đã kiên cố hóa được 63,75 km (32,31%) ; kênh nhánh cấp 3 loại 2 có 225,1 km và đã kiên cố hóa 12,05 km (5,35%).

Nhìn chung, công tác thuỷ lợi luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo như: Tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.7.1.4. Bưu chính - viễn thông và phát thanh, truyền hình7.1.4.1. Bưu chính - viễn thônga. Về bưu chính:

Mạng lưới bưu chính trên địa bàn huyện gồm:+ 16 điểm bưu điện văn hoá xã.+ Đường thư cấp 2 (từ tỉnh về huyện) có 1 tuyến bằng xe chuyên ngành.+ Đường thư cấp 3: từ huyện đi các xã, phương tiện sử dụng là mô tô, xe máy.+ Đường thư nội bộ các xã, thị trấn: gồm 20 tuyến. Phương tiện chủ yếu là

xe máy và xe đạp.Nhìn chung các tuyến đều đảm bảo chuyển thư báo trong ngày và hoạt

động khá hiệu quả. Mạng thông tin bưu chính về phát hành báo chí được tổ chức từ huyện đến xã, thôn do bưu điện huyện tổ chức thực hiện đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp và nhu cầu của nhân dân.b. Viễn thông:

- Mạng lưới viễn thông những năm qua đã từng bước được hoàn thiện và hiện đại hoá với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến tháng 12 năm 2009: 100% số thôn, xã, thị trấn có điện thoại. Số máy điện thoại do Trung tâm viễn thông Lập Thạch quản lý là 18029 máy (điện thoại cố định 10807; G phone 5782 máy; di động 1440 thuê bao), bình quân 14,5 máy/100 dân. Hiện có 4 nhà Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

35

Page 36: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn là VNPT, Điện lực, Mobile và Viettel với 6225 thuê bao di động (1225 thuê bao trả sau; 5000 thuê bao trả trước).

- Về thiết bị chuyển mạch: Trên địa bàn huyện do Trung tâm quản lý, khai thác 6 tổng đài vệ tinh ACATEL; 1 tổng đài truy nhập V5.2 và 4 tổng đài truy nhập MSAN với tổng dung lượng lắp đặt là 15.552 Line (đã sử dụng 12.225 Line) cùng với đó là 11 trạm thu phát sóng di động Vinaphone.

- Về thiết bị Internet ADSL: Trung tâm quản lý và khai thác 7 thiết bị IPDSLAM, đây là thiết bị cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao phục vụ nhu cầu lắp đặt của nhân dân.

- Hệ thống truyền dẫn: Hiện nay hệ thống thu phát sóng Vi ba số đã được thay đổi bằng hệ thống truyền dẫn cáp quang. Trên địa bàn huyện có 169 km cáp quang với 208 sợi.7.1.4.2. Đài truyền thanh

+ Trong năm 2010 Đài truyền thanh huyện luôn làm tốt vai trò là chiếc cầu nối đưa chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với cuộc sống của nhân dân địa phương. Ngoài công tác phát thanh tiếp âm đài Trung ương 3 chương trình/ngày và đài tỉnh 2 chương trình/ngày, đài đã thực hiện chương trình phát thanh của huyện 4 buổi/tuần với 96 chương trình phát thanh với thời lượng 3360 phút với tổng số trên 1000 tin bài, phóng sự và gần 100 chuyên mục phát thanh trên sóng phát thanh của đài huyện.

+ Mạng lưới phát thanh và truyền hình đã phủ sóng 20/20 xã, thị trấn. Tuy nhiên, diện phủ sóng truyền thanh mới chỉ đạt khoảng 90% do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, máy phát sóng của Đài huyện cũ, công suất nhỏ.

+ Về cơ sở vật chất và trang thiết bị của Đài truyền thanh huyện bao gồm 01 nhà cấp 4 với 05 phòng làm việc. 01 máy phát sóng FM công suất 150W với cột ăng ten cao 30m. 01 đầu thu chuyên dụng và một số thiết bị như đài rađio catset, micro, máy vi tính, 02 máy ảnh kỹ thuật số, 01 bàn trộn âm thanh. Trang thiết bị tuy được đầu tư trang bị nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động trong tình hình mới.

+ Hệ thống truyền thanh cơ sở có 19 đài truyền thanh cấp xã, trong đó có 03 xã (Bắc Bình, Ngọc Mỹ, Văn Quán) có hệ thống truyền thanh không dây (FM) với công suất 50W, cột ăng ten cao 18m, các cụm thu phát và hệ thống loa mỗi xã từ 16 – 17 loa hoạt động thường xuyên. 7.1.5. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 7.1.5.1. Nước sinh hoạt nông thôn

Trên địa bàn huyện hiện đã xây dựng xong nhà máy và hệ thống cung cấp nước cho thị trấn Lập Thạch giai đoạn I, đang tiến hành xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước giai đoạn II. Đến thời điểm điều tra có khoảng 79243 người trên tổng số 124177 người được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (chiếm Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

36

Page 37: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

63,81%), trong đó từ nước máy 1241 người; từ giếng đào hợp vệ sinh 64345 người; sử dụng nước mưa (lu, bể chứa) 1175 người và nước giếng khoan là 12482 người.

Do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay việc xây dựng một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do Bộ Nông nghiệp và PTNT và một số dự án khác đầu tư nhưng do thiếu phần vốn đối ứng của dân nên vẫn chưa đưa vào sử dụng được gây lãng phí vốn đầu tư.

Bảng 17: hiện trạng nước Sinh hoạt nông thônSố TT Chỉ tiêu Số lượng

HVS

Người dùng

NSHHVS

% so tổngsố người

  Tổng số người 124177 79243 63,811 Sử dụng nước máy 317 12412 Sử dụng nước giếng đào HVS 19080 643453 Sử dụng nước mưa (lu, bể chứa) 235 11754 Sử dụng nước giếng khoan 3003 12482

(Nguồn: phòng Tài nguyên - Môi trường huyện)

7.1.5.2.Vệ sinh môi trường nông thôn Hiện tại vấn đề rác thải chưa lớn, song với đà phát triển như hiện nay thì vấn

đề này cần phải đặt ra trong quy hoạch. Hiện tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ và các trung tâm y tế thải nước và rác hầu như chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào đất, sông suối,...

Trong thời gian tới, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tăng nhanh. Đây là nguy cơ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện. Thói quen sử dụng nhiều phân vô cơ mất cân đối và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cần được thay dần và chuyển sang sử dụng phân vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, sản xuất nông nghiệp sạch để tránh ô nhiễm môi trường. Phần lớn các xã chưa xây dựng nơi chứa, xử lý rác thải nên tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn xảy ra. Hệ thống nghĩa địa của huyện chưa có quy hoạch, nằm rải rác trong khu dân cư, đây cũng là nguồn gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Cần có quy hoạch hệ thống nghĩa địa đi cùng với quy hoạch các điểm dân cư.

Hiện nay đã và đang xây dựng 8 khu xử lý rác thải tại 7 xã, thị trấn: TT Lập Thạch, TT Hoa Sơn, Ngọc Mỹ, Thái Hòa, Hợp Lý, Đồng ích, Tiên Lữ. Hỗ trợ nông hộ xây được 701 hầm bioga.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc37

Page 38: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

IV. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội

1. Giáo dục - đào tạo1.1. Giáo dục

- Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt được một số kết quả khả quan. Hệ thống trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lượng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng giảng dạy. Trình độ giáo viên được nâng lên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất được nâng cấp nhất là ở trung tâm các xã trường THPT. Kinh phí dành cho ngân sách sự nghiệp giáo dục tăng, chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên miền núi, chính sách học sinh nội trú và nội trú dân nuôi được thực hiện đã góp phần động viên đội ngũ giáo viên và học sinh.

- Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển: Đến hết năm học 2009 - 2010, toàn huyện có 23 trường mầm non, trong đó nhà trẻ có 47 nhóm với 1192 học sinh, mẫu giáo có 172 lớp với 5168 học sinh. Tiểu học có 25 trường, 356 lớp với 7998 học sinh (tuyển mới vào lớp 1 có 1740 học sinh đạt 100%). Trung học cơ sở (kể cả trường dân tộc nội trú) có 21 trường với 255 lớp, 7565 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 đạt 100% (1675 học sinh). Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đạt PCGD tiểu học đúng độ tuổi; 20/20 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS.

- Đến nay số trường trên địa bàn huyên đạt chuẩn Quốc gia cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Trường mầm non có 10/23 đạt chuẩn Quốc gia (đạt 43,47%). Tiểu học có 20/25 trường đạt 80%. Trung học cơ sở có 9/21 trường đạt 42,8%.

- Hiện tại tất cả các trường đều nối mạng Internet và 100% trường trung học cơ sở có mạng Lan.

Bảng 18: hiện trạng phòng học năm học 2009 - 2010STT Cấp học Tổng số Trong đó (phòng)

   phòng

học Kiên cố Cấp 4 Tạm Nhờ  Tổng toàn huyện 895 730 151 14  Tỷ trọng (%) 100 81,56 16.87 1,561 Mầm non 302 186 102 14 2 Tiểu học 357 320 37  3 Trung học cơ sở 236 224 12  

(Nguồn: phòng Giáo dục - Đào tạo huyện)

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc38

Page 39: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Với nhận thức đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo luôn chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có được một đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu bộ môn từ đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của sự nghiệp giáo dục huyện.

Bảng 19: tổng số cán bộ quản lý, giáo viên

Số TT Hạng mục Tổng sốTrong đó

Trên ĐH Đại học CĐSP TCSP  Toàn huyện 1414 3 435 523 2461 Cán bộ quản lý 207        2 Khối mầm non 283   25 109 1493 Khối tiểu học 444   209 148 87

4Khối trung học cơ sở 480 3 201 266 10

(Nguồn: phòng Giáo dục - Đào tạo huyện)Trong 5 năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Lập Thạch luôn giữ vững

danh hiệu tiên tiến xuất sắc.1.2. Đào tạo nghề

Công tác đào tạo nghề được quan tâm; đã huy động được nhiều nguồn lực và một số thành phần kinh tế cùng tham gia, toàn huyện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hàng năm, các tổ chức đoàn thể phối hợp với các trường dạy nghề của tỉnh tổ chức đào tạo dạy nghề cho lao động gồm các nghề cơ khí, gò hàn, may, điện, kỹ thuật sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp thủy sản. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng.

Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật được tăng cường, nhất là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đời sống đã đem lại hiệu quả thiết thực. Công nghệ thông tin được triển khai ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước đã đạt được một số kết quả bước đầu.

2. Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em2.1. Mạng lưới y tế và trang thiết bị y tế

Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Lập Thạch hiện nay bao gồm: 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 trung tâm y tế dự phòng và 20 trạm y tế xã, thị trấn.

+ Bệnh viện đa khoa huyện: Tổng diện tích 26891,9 m2 với quy mô 100 giường bệnh; đã được nâng cấp xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc39

Page 40: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

bệnh cho nhân dân. Trang thiết bị chủ yếu gồm: máy X quang, máy điện tim, siêu âm,.máy tạo ô xy, máy thở, máy monitor, hệ thống gây mê hồi sức, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học... Tổng số bác sỹ, cán bộ nhân viên 93 người (bác sỹ 13; y sỹ 20; dược sỹ 1; dược trung 7; điều dưỡng 27; cán bộ nhân viên khác 25).

+ Trung tâm y tế dự phòng: Tổng diện tích 4200m2, nhà 2 tầng kiên cố, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay tổng số bác sỹ, cán bộ nhân viên có 24 người (bác sỹ 2 người; y sỹ 8 người; dược trung 1 người; điều dưỡng 6 người, cán bộ nhân viên khác 7 người).

+ Các trạm y tế xã, thị trấn: Có 20 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có trạm y tế Thị trấn Hoa Sơn mới được thành lập chưa đi vào hoạt động chính thức), 19/20 đơn vị có trạm tầng theo tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã. Riêng trạm y tế xã Quang Sơn chưa hoàn thiện, chưa đưa vào hoạt động, đây là trạm gặp nhiều khó khăn nhất trong huyện về cơ sở vật chất. Hai trạm chưa có nhà tầng là Trạm y tế xã Văn Quán và trạm y tế xã Liễn Sơn. Trang thiết bị tại các trạm y tế xã, thị trấn khá đầy đủ theo chuẩn của ngành.

Nhìn chung, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường. Đặc biệt tháng 3/2009 UBND tỉnh và Sở Y tế đã cấp đủ 32 danh mục y cụ thiết yếu cơ bản cho các trạm y tế xã.

Tổng số cán bộ y tế xã, thị trấn là 123 người bao gồm 15 bác sỹ, 42 y sỹ đa khoa, 10 y sỹ y học cổ truyền, 15 y sỹ sản nhi, 27 điều dưỡng, 1 dược sỹ trung học, sơ cấp 13).

+ Y tế thôn bản: Sau khi thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập các thôn dân cư, hiện toàn huyện có 214 y tế thôn trên 214 thôn dân cư. Số cán bộ có bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ đào tạo còn thấp (đạt 32%). Hoạt động chủ yếu là kiêm nhiêm (phụ nữ, dân số…), hàng năm chưa được đào tạo, cập nhật chuyên môn. Qua thực tế thấy hoạt động chuyên môn của y tế thôn bản còn nhiều hạn chế, bất cập với nhiệm vụ được giao.2.2. Kết quả hoạt động chính

Mặc dù còn khó khăn nhưng ngành y tế huyện Lập Thạch đã phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Năm 2010 các chương trình y tế được triển khai nề nếp, thường xuyên, đảm bảo chất lượng. Công tác tiêm chủng, tiêm phòng được duy trì đầy đủ về số lượng và chất lượng. Công tác phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ được duy trì thường xuyên và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tỷ lệ hộ dùng muối đủ tiêu chuẩn đạt 98%. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình đều được chú trọng và đạt hiệu quả cao. Trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 20,9%. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ được quản lý và bảo vệ, tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế đạt 100%. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 99%. Công tác dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục đạt được những kết quả tốt ; tỷ lệ tăng

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc40

Page 41: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

dân số tự nhiên giảm dần, năm 2009 là 1,06%; 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm chăm sóc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, y đức cho đội ngũ cán bộ y tế được chú trọng; việc khám chữa bệnh cho trẻ em và người nghèo được quan tâm. Các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có kết quả, không có dịch bệnh lớn xảy ra.3. Văn hoá thông tin- thể dục thể thao 3.1. Các thiết chế văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao

- Toàn huyện có 213/214 thôn có nhà văn hóa; 19/20 xã, thị trấn xây dựng xong nhà văn hóa xã và có 31 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao.

- Sân vận động: 20/20 xã, thị trấn đã dành đất và quy hoạch xong đất nhưng về diện tích theo Nghị quyết 07/HDND tỉnh Vĩnh Phúc là chưa đủ và chưa xây dựng thành khu thể thao trung tâm xã, thị trấn.

- Hệ thống thư viện: trên địa bàn huyện có 6 thư viện phục vụ nhu cầu độc giả. Trong đó có 1 thư viện trung tâm huyện và 5 thư viện cấp xã (Sơn Đông, Đình Chu, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, thị trấn Lập Thạch).

- Trên địa bàn huyện hiện có 16 điểm bưu điện văn hóa xã, 20 điểm dịch vụ Internet, 11 trạm BTS và 3368 điện thoại.

- Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho ngành còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân trong huyện.3.2. Các hoạt động chính

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có bước phát triển mới. Năm 2009 toàn huyện có 19.793/25.886 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 76,9%); 51,4% số thôn, bản đạt văn hóa; 100% các đơn vị trên địa bàn đạt danh hiệu văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhiều hủ tục lạc hậu được ngăn chặn. Các hoạt động văn hoá đã bám sát nhiệm vụ chính trị, từng bước đổi mới về nội dung và hình thức. Công tác bảo tồn,trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn huyện.

- Công tác thông tin, tuyên truyền đạt nhiều kết quả tốt, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện.

- Phong trào luyện tập thể dục, thể thao ngày càng được mở rộng, các môn thể dục dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng đã được nhân dân hưởng ứng tập luyện, tỷ lệ dân số thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao đạt khoảng 20%.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc41

Page 42: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

4. Xoá đói, giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội, việc làm- Được sự quan tâm thường xuyên của các cấp uỷ Đảng và chính quyền chỉ

đạo tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển giao khoa học kỹ thuật ở những xã khó khăn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Vì vậy, trong 9 năm, số xã nghèo và hộ nghèo đã giảm xuống rõ rệt. Theo tiêu chuẩn hiện hành, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 10,27%.

- Công tác đào tạo nghề được quan tâm, đã huy động được nhiều nguồn lực và một số thành phần kinh tế cùng tham gia. Trên địa bàn huyện có Trung tâm dịch vụ viêc làm do Sở Lao động - thương binh và xã hội của tỉnh quản lý đang hoạt động. Hàng năm đào tạo khoảng 10 lớp trung cấp nghề với khoảng 600 học viên. Các ngành nghề đào tạo chính gồm: may, tin học văn phòng, cơ khí, gò hàn, may, điện, kỹ thuật sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp thủy sản. Chất lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Số học viên sau khi ra trường cơ bản đã tìm được việc làm phù hợp.

- Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. Trong 9 năm qua đã giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và đã giới thiệu cho nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân tuyển người đi lao động, làm việc ở trong nước và nước ngoài.

- Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, xây nhà đại đoàn kết chăm sóc giúp đỡ người có công, vận động ủng hộ đồng bào bị bão lụt, nạn nhân chất độc màu da cam, ngày vì người nghèo… được phát triển sâu rộng trong nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách được cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp quan tâm chăm sóc.

Nhìn chung công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm thường xuyên được Huyện ủy, UBND và các cơ quan ban ngành đoàn thể cấp huyện, cấp xã quan tâm chỉ đạo. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ về giải quyết việc làm và XĐGN được thực hiện tốt và phát huy có hiệu quả.

Tuy đã đạt được một số thành tích đáng kể nhưng do quá trình tăng trưởng kinh tế và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh, bên cạnh đó tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và có trình độ văn hóa thấp còn nhiều do vậy việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là số lao động làm việc ở các ngành kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn thiếu về chất. Công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đầy đủ. Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm một số xã chưa quan tâm đúng mức. Một số ít hộ nghèo vẫn còn tính trông chờ, ỷ lại vào chính sách, chưa tự lực vươn lên.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc42

Page 43: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

5. Công tác quốc phòng an ninhĐã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng nền quốc

phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, giữa quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế – xã hội. Chủ động đấu tranh phòng, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, giữ vững ổn định trật tự xã hội. Thường xuyên xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, gắn với thực hành diễn tập khu vực phòng thủ huyện, xã; công tác nắm nguồn và quản lý thanh niên sẵn sàng nhập ngũ có chuyển biến tích cực; hoàn thành 100% kế hoạch tuyển quân. Tổ chức tương đối tốt việc đăng ký, quản lý và huấn luyện lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ, việc huấn luyện diễn tập luôn gắn với phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương như: Phòng chống lụt bão- tìm kiếm cứu nạn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng, làm đường giao thông, giải quyết vi phạm đê điều.

Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và chương trình hành động phòng chống ma tuý được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lực lượng công an làm nòng cốt đã triển khai và thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đã điều tra, làm rõ các vụ án hình sự, xử lý nhiều đối tượng tội phạm, góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm, làm giảm đối tượng nghiện ma tuý.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương đã từng bước được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động theo tinh thần cải cách tư pháp. Đã tạo được sự phối hợp giữa cơ quan trong khối nội chính với các cấp, các ngành, giải quyết có hiệu quả các điểm mâu thuẫn khiếu kiện phức tạp ở cơ sở.

V. Nhận xét chung về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2000 - 2010

1. Những thành tựuTrong nhiệm kỳ qua, các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân

dân từ huyện đến cơ sở đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của địa phương; cụ thể hoá thành những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; tập trung chỉ đạo sâu sát, dứt điểm. Đồng thời, phát huy dân chủ rộng rãi trong nhân dân, với phương châm dân biết, dân tham gia bàn bạc xây dựng kế hoạch, dân làm, dân giám sát, phát huy sự đồng thuận trong nhân dân.

Đảng bộ và nhân dân trong huyện nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và giúp đỡ có hiệu quả của Tỉnh uỷ- HĐND-UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện.

Một là: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá. VA (giá cố định 94) tăng bình quân trên 15%/năm; Ngành công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

43

Page 44: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

cao nhất 21,06%/năm; tiếp đó là thương mại và dịch vụ 19,60%/năm và thấp nhất là nông lâm thuỷ sản 7,88%/năm;). GTSX (GO - giá cố định 94) cũng đạt tăng trưởng bình quân trên 15%/năm.

Hai là: cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong vòng 10 năm, cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá HH) ngành nông lâm thuỷ sản giảm 19,66% (từ 60,50% xuống còn 40,84%). Cũng trong cùng thời gian, công nghiệp và xây dựng tăng 15,87% và thương mại - dịch vụ tăng 3,79%. Trong từng ngành đã có chuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả. Nền kinh tế phát triển với sự đóng góp của các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế.

Ba là: huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh. Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là: chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có bước tiến bộ. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng, cơ sở vật chất các trường học đã được cải thiện rõ rệt. Đào tạo nghề có sự tăng trưởng về quy mô đào tạo và ngành nghề đào tạo.

Năm là: lĩnh vực văn hoá - xã hội, từng bước kết hợp hài hoà hơn với phát triển kinh tế. Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển khá đa dạng, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức góp phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Thể dục thể thao có bước phát triển.

Lĩnh vực lao động và việc làm đã được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế được củng cố và nâng cấp cơ bản, hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh

Sáu là: chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường một bước. Cải cách hành chính có tiến bộ nhất định về thể chế, bộ máy và cán bộ. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 2. Những yếu kém2.1. Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt khá nhưng còn thấp so với tiềm năng, chưa đủ sức tạo ra sự bứt phá để rút ngắn khoảng cách với mức bình quân chung toàn tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với tiềm năng. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá còn yếu.

- Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: Các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn còn có quy mô nhỏ bé, tiến độ triển khai thực hiện đầu tư chậm, gây lãng phí đất. Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

44

Page 45: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

công nghiệp còn lúng túng, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, ngành nghề nông thôn phát triển chưa mạnh.

- Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thuỷ sản: Phát triển chưa toàn diện, chưa có những vùng chuyên canh rõ rệt. Diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao còn ít, các mô hình kinh tế có hiệu quả chậm được nhân rộng. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch còn yếu. Phong trào xây dựng các cánh đồng thu nhập cao, hộ thu nhập cao chưa được triển khai mạnh mẽ; tiềm năng thuỷ sản chưa được khai thác triệt để.

- Tài chính, thương mại, dịch vụ: Chưa thực sự năng động. Công tác quản lý tài chính, sử dụng ngân sách ở một số cơ sở chưa tốt; còn để thất thu trên một số lĩnh vực như: thuế kinh doanh vận tải, kinh doanh sản xuất VLXD, hoa lợi công sản, phí và lệ phí, thuế XDCB trong dân cư.

- Cơ sở hạ tầng: Tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương còn thấp, chất lượng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn còn kém; tỷ lệ cứng hoá đường GTNT còn thấp, mới đạt 36,5% (202,34km), một số công trình thời gian thi công còn để kéo dài; tình trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

- Công tác quản lý tài nguyên đất đai và môi trường còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Điều kiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch ở nông thôn còn thấp, nguy cơ mất vệ sinh còn cao.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Các doanh nghiệp và các hợp tác xã phát triển chưa mạnh; năng lực cạnh tranh còn thấp; doanh nghiệp tư nhân còn ít về số lượng và có quy mô nhỏ bé; kinh tế hợp tác và hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế; nhiều hợp tác xã còn mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao.2.2. Về văn hoá- xã hội:

- Giáo dục- đào tạo: Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế. Các hoạt động dạy nghề phát triển chưa mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề để phục vụ cho cụm công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động sang tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Thiếu chuyên khoa sâu ở Bệnh viện huyện và phương tiện kỹ thuật cao chưa đầy đủ dẫn đến một số ca điều trị phải gửi tuyến trên.

- Văn hoá- thông tin- thể thao: Chất lượng một số làng văn hoá chưa cao; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có nơi chưa nghiêm túc, tình trạng mê tín, dị đoan có chiều hướng phát triển ở một số nơi. Quản lý

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc45

Page 46: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

nhà nước về văn hoá thông tin còn lúng túng, nhất là các loại hình như: băng, đĩa lậu, Internet …

- Thực hiện chính sách xã hội: Việc làm trong nông thôn chưa được giải quyết kịp thời.

VI. Đánh giá tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội

1. Hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trungLập Thạch hiện có 2 thị trấn: + Thị trấn Lập Thạch: Hiện tại là trung tâm hành chính và kinh tế - xã hội

của huyện. Diện tích 4,15 km2; Dân số trung bình 7.007 người. Trong tương lai sau năm 2020 sẽ phát triển thành thị xã.

+ Thị trấn Hoa Sơn: Là thị trấn mới được thành lập, là trung tâm dịch vụ thương mại ở cụm các xã phía Bắc huyện, có diện tích 4,96 km2; dân số trung bình 5.508 người.

Ngoài ra còn có các khu vực dân cư với dịch vụ thương mại khá phát triển như Hợp Lý, Bắc Bình, Triệu Đề, Bàn Giản, Tiên Lữ.

Trong những năm gần đây, với quyết tâm cao, cải tiến cách làm, quá trình tổ chức lại không gian, xây dựng các thị trấn, trung tâm cụm xã, thị tứ đã bắt đầu đi vào nề nếp và đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan.2. Khu, cụm, điểm công nghiệp và TTCN, làng nghề

- Về công nghiệp: Khu công nghiệp nhà máy gạch thuộc tập đoàn Prime tại xã Bản Giản, Đồng ích với diện tích 111,5 ha (Bản Giản 90 ha; Đồng ích 21,5 ha) đến nay UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo GPMB khu công nghiệp và đang tiến hành kiểm kê, kiểm đếm.

Trên địa bàn huyện còn có nhà máy giày da (xã Xuân Lôi) có diện tích 3,6 ha hiện đang san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Về làng nghề truyền thống: Có 2 làng nghề truyền thống gồm làng nghề ở Thị trấn Lập Thạch (7,2 ha) hiện đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và làng nghề truyền thống mây tre đan ở xã Triệu Đề.

- Hiện nay trên địa bàn còn có một số doanh nghiệp tư nhân thành lập Công ty chế biến một số mặt hàng tại các xã như cơ sở trang sức Mạnh Hùng (xã Đình Chu), Công ty TNHH Phát Thịnh chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (xã Xuân Lôi) và một số cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến như gỗ, vật liệu xây dựng.3. Khu thương mại, hệ thống chợ

- Chợ trung tâm huyện Lập Thạch đã hoạt động lâu đời tại trung tâm thị trấn. Đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng, mở rộng nhưng hiện tại do khó khăn về nguồn vốn nên chưa triển khai.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc46

Page 47: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Trên địa bàn huyện có 9 chợ nông thôn đang hoạt động: Chợ Ngọc Mỹ, chợ Quang Sơn, chợ Ri (Hợp Lý), chợ Trang (Bắc Bình), chợ Đầm (Thái Hòa), chợ Miễu (TT Hoa Sơn), chợ Lối (Xuân Lôi), chợ Triệu Đề, chợ Tiên Lữ. Có 3 chợ có dự án đã được phê duyệt nhưng chưa xây dựng do chưa bố trí được nguồn vốn.

- Hiện chưa có tụ điểm thương mại được hình thành rõ rệt, chủ yếu các hộ gia đình mở xung quanh các chợ nông thôn, tại trung tâm các xã, thị trấn như ở khu trung tâm thị trấn Hoa Sơn, khu chợ Đầm (Thái Hòa), khu ngã 4 trung tâm chợ Lối…

Nhìn chung, các chợ hoạt động khá hiệu quả, lưu lượng hàng hoá lưu thông qua chợ tương đối lớn. Hàng tháng, doanh số mua bán của các chợ đạt doanh số hàng chục tỷ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng. Nếu được nâng cấp cải tạo, mạng lưới chợ sẽ phát huy tốt hơn nữa góp phần đáp ứng được nhu cầu giao thương trước mắt. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng về thương mại và dịch vụ dự kiến cũng với việc hình thành thị trấn mới và việc mở rộng quy mô thị trấn hiện có thì các chợ hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu giao thương trong những năm tới.4. Các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung

Trên địa bàn huyện có 26 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận. Kinh tế trang trại đang là hướng phát triển mạnh, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo xây dựng các cánh đồng thu nhập cao ở một số xã, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đã và đang chỉ đạo 14 vùng trồng trọt ở 10 xã, mỗi vùng có quy mô 10 ha (Đồng ích, Bàn Giản, Liễn Sơn, Liên Hòa, Thái Hòa, Bắc Bình, Tử Du, Ngọc Mỹ, Văn Quán và TT Hoa Sơn).

Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đã được phê duyệt đã và đang xây dựng hạ tầng 4 khu và dự kiến xin chủ trương xây dựng 9 khu nữa.

VII. Đánh giá tác động của các chính sách với phát triển kinh tế - xã hội

Trình độ quản lý sản xuất, quản lý hành chính sự nghiệp của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở không ngừng được nâng cao biểu hiện trên các lĩnh vực.

+ Đã tiến hành chuyển đổi các HTX theo luật và hoạt động theo luật HTX. Trong sản xuất nông nghiệp đã tiến hành dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất theo hướng hàng hoá.

+ Trình độ đội ngũ cán bộ trong huyện hiện nay đã được nâng cao một bước đáp ứng từng bước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc47

Page 48: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Các chính sách của Đảng và nhà nước đã có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong toàn huyện, cụ thể là:

- Về thuế: Trên cơ sở luật thuế và biểu thuế để xác định mức thuế phù hợp đối với các cơ sở và hộ sản xuất, đồng thời vẫn có tác dụng khuyến khích và tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Về đầu tư: Đã ban hành một số cơ chế, giải pháp huy động vốn (tín dụng, ngân hàng phát triển nông nghiệp, các nguồn quỹ, các chương trình quốc gia, NGO…) để đáp ứng vốn cho yêu cầu sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đây là cơ sở để nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua.

- Về chính sách: áp dụng các chính sách Trung ương, tỉnh ban hành đã tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ, cá nhân, doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài,... đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như: tạo điều kiện cho cơ sở thành lập, có tư cách pháp nhân, giành đất cho thuê hoặc liên doanh sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, GPMB ...

VIII. Đánh giá kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được duyệt

Qua nhiều năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lập Thạch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thu được nhiều thành tựu quan trọng. Nhìn lại quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được duyệt kỳ trước, một số chỉ tiêu cơ bản đạt được như sau:1. Về kinh tế

Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xác định trong quy hoạch năm 2005 của huyện Lập Thạch cũ là lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ để hội nhập với nền kinh tế của Vĩnh Phúc.

Giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lập Thạch đạt trên 15%/năm cao hơn so với quy hoạch được duyệt là 3,16%, trong đó nông nghiệp tăng 0,68%/năm; công nghiệp – xây dựng giảm 0,24%/năm; dịch vụ – thương mại tăng 3,90%/năm so với quy hoạch được duyệt.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực hơn so với quy hoạch được duyệt và nghị quyết Đại hội. Cụ thể: Nông lâm nghiệp chiếm 40,84%, giảm 9,16%; Công nghiệp xây dựng 28,64%, tăng 8,44%; Thương mại – dịch vụ chiếm 30,52% tăng 1,02% so với quy hoạch được duyệt.

Nếu so với NQ Đại hội khóa XVIII thì cơ cấu nông lâm nghiệp giảm 9,16%; công nghiệp – xây dựng tăng 2,64% và thương mại dịch vụ tăng 6,52%.

Bảng 20: so sánh một số chỉ tiêu kinh tế

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc48

Page 49: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Đơn vị: %

TT Hạng mục

Theo QH

được duyệt

Theo NQĐH khóa XVIII

Thực hiện

So sánh thực hiện với

Với QH

được duyệt

Với NQĐH khóa XVIII

1 Giá trị gia tăng (1994) 12,2   15,36 3,16  - Nông lâm ngư nghiệp 7,2   7,88 0,68  - Công nghiệp - xây dựng 21,3   21,06 -0,24  - Dịch vụ - thương mại 15,7   19,60 3,90  

2 Giá trị sản xuất (1994) 15,0   15,40 0,40  - Nông lâm ngư nghiệp 8,0   7,24 -0,76  - Công nghiệp - xây dựng 25   18,36 -6,64  - Dịch vụ - thương mại 18,6   22,81 4,21  

3 Cơ cấu giá trị sản xuất 100 100 100 0,00  - Nông lâm ngư nghiệp 50,3 50,0 40,84 -9,46 -9,16- Công nghiệp - xây dựng 20,2 26 28,64 8,44 2,64- Dịch vụ - thương mại 29,5 24,0 30,52 1,02 6,52

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc49

Page 50: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2. Về xã hộiBảng 21: tình hình thực hiện một số chỉ tiêu

TT Hạng mục Đơn vị QH được duyệt Thực hiện

Thực hiện/ QH được duyệt (%)

1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,83 1,18 142,172 Tỷ lệ hộ nghèo % 15 10,27 92,003 Số xã có điện lưới QG xã,TT 100 100 100,004 Số máy đ.thoại/100 dân Máy 5 15 300,00

5 Tỷ lệ hộ dùng nước hợp VS % 60 63,81 106,35

6 Tỷ lệ phủ sóng truyền hình % 100 100 100,00

7 Tỷ lệ hộ dùng điện % 100 100 100,00

So với phương án quy hoạch được duyệt thì thực tế phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt. Một số chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu quy hoạch: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo lại giảm nhanh hơn, số máy điện thoại trên 100 dân cũng cao hơn,...

IX. Đánh giá nguồn lực, lợi thế và hạn chế

1. Những thuận lợi và thời cơ phát triển - Thứ nhất: Có lợi thế về lao động, quỹ đất và cảnh quan thiên nhiên, tài

nguyên lịch sử nhân văn, tiềm năng lớn trong phát triển du lịch dịch vụ, tiềm năng phát triển trang trại, vườn đồi, chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Thứ hai: Có các tuyến giao thông đường xuyên á, quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, gần các đô thị lớn như TP Việt Trì, TP Vĩnh Yên....

- Thứ ba: Đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương phát triển các khu công nghiệp, bước đầu đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư có tiềm năng vốn và công nghệ trong và ngoài nước.

- Thứ tư: Nguồn nhân lực khá dồi dào.- Thứ năm: Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong những năm

gần đây khá nhanh, là tiền đề quan trọng cho kỳ quy hoạch.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc50

Page 51: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2. Những khó khăn, thách thức- Thứ nhất: Nền kinh tế của huyện chưa có tích luỹ, đời sống đại bộ phận

dân cư, nhất là dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào ngân sách của Trung ương, khu vực dịch vụ phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển chậm, chất lượng chưa cao; Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp so toàn quốc, tốc độ phát triển kinh tế khá nhưng chưa đủ để tạo ra sự bứt phá. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

- Thứ hai: Nông nghiệp vẫn chiếm 40,84% về GTSX và 41,57% về VA. Quỹ đất nông nghiệp tuy còn khá nhưng đất xấu, bạc màu, địa hình không bằng phẳng thường ngập úng vào mùa mưa,...

- Thứ ba: Công nghiệp, dịch vụ những năm gần đây tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đủ mạnh để thu hút lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn; Hệ số sử dụng thời gian lao động nông thôn mới đạt khoảng 75%

- Thứ tư: Quá trình hội nhập nhanh và toàn diện tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt trong khi nội lực của huyện chưa mạnh; sức cạnh tranh còn thấp.

- Thứ năm: Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu, nhất là giao thông và điện, đây là hạn chế lớn nhất cho thời kỳ đầu phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Thứ sáu: Lao động chưa qua đào tạo còn chiếm trên 78%; Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu nhiều nhưng chưa có cơ chế thu hút.

Trước những thuận lợi, khó khăn thách thức và yêu cầu của thời kỳ mới, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, tranh thủ cao độ các nguồn lực của bên ngoài, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp; Mở rộng các loại hình dịch vụ; Tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; Bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; Phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống địa phương....

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ và tổ chức Đảng. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đưa huyện Lập Thạch trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội văn minh và ổn định tạo tiền đề cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc51

Page 52: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

X. Đánh giá chung huyện Lập Thạch trong tổng thể tỉnh Vĩnh Phúc

1. Vai trò về kinh tếLập Thạch hiện nay là một trong những huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc.Chiếm 14,05% về diện tích tự nhiên và 10,73% về dân số, năm 2010 tổng

giá trị gia tăng VA (giá 1994) của Lập Thạch trên 557 tỷ đồng, bằng 5,46% tỉnh Vĩnh Phúc. VA (giá HH) bình quân đầu người của huyện đạt trên 32% chỉ tiêu trung bình của tỉnh.

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2000 - 2010 của huyện Lập Thạch đạt 15,36% cao hơn của tỉnh Vĩnh Phúc 0,1%. Nhìn chung tốc độ tăng các ngành kinh tế của huyện cao hơn của tỉnh:

+ Nông lâm nghiệp thủy sản: bằng 7,9% cao hơn của tỉnh 2,7%+ Công nghiệp, xây dựng: bằng 21,1% cao hơn của tỉnh 1,4%+ Thương mại, dịch vụ: bằng 19,60% cao hơn của tỉnh 4,4%

Bảng 22: Vai trò Lập Thạch trong tỉnh Vĩnh Phúc

Hạng mục Đơn vị Huyện Lập Thạch

Tỉnh Vĩnh Phúc

So sánh

1.Diện tích tự nhiên ha 17310,2 123176,4 14,052.Dân số năm 2010 1000

người 117,9 1099,0 10,733.GDP (giá 1994) tỷ đồng 557,9 10214,0 5,464.Tốc độ tăng trưởng kinh tế %/năm 15,4 15,2 - Nông nghiệp %/năm 7,9 5,2 - Công nghiệp - xây dựng %/năm 21,1 19,7 - Thương mại, dịch vụ %/năm 19,6 15,25.Cơ cấu kinh tế năm 2010 - Nông nghiệp % 41,57 16,7 - Công nghiệp - xây dựng % 25,86 59,4 - Thương mại, dịch vụ % 32,57 23,46. VA/ bình quân trên người 2010 - Giá thực tế Tr

đồng/người 8,5 26,6 31,99

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch, Cục Thống kê Vĩnh Phúc)Cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch so với tỉnh Vĩnh Phúc còn nặng về sản

xuất nông - lâm - ngư nghiệp (41,9% trong khi của tỉnh là 16,7%). Công nghiệp xây dựng những năm gần đây có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng mới chiếm tỷ Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

52

Page 53: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

trọng 28,1% (tỉnh Vĩnh Phúc là 59,4%). Về thương mại dịch vụ, cơ cấu của Lập Thạch là 30,0% (tỉnh Vĩnh Phúc 23,9%). Như vậy về cơ cấu kinh tế, Lập Thạch còn lạc hậu hơn nhiều so với tỉnh.2. Một số chỉ tiêu xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo Lập Thạch vẫn còn 10,27% cao hơn so với trung bình toàn tỉnh là 2,93% (7,2%); Tỷ lệ người dùng NSH hợp vệ sinh mới có 63,81%; Số máy điện thoại/100 dân là 15; Số giường bệnh/1 vạn dân 8,05 (tỉnh Vĩnh Phúc 23,40); Số bác sỹ/1 vạn dân 2,4 (tỉnh Vĩnh Phúc là 3,53).

XI. Dự báo những yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội huyện đến 2020

1. Tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực trong xu thế hội nhập kinh tế1.1. Bối cảnh quốc tế 1.1.1. Mặt thuận lợi của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập và mở cửa nước ta trong giai đoạn tới cũng tạo điều kiện cho huyện Lập Thạch tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngay từ năm 2006, do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO, thị trường sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng, khi đó:

- Thị trường trở thành vấn đề toàn cầu, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực hay biên giới quốc gia.

- Quy mô thị trường sẽ ngày càng phát triển nhanh, mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhu cầu sẽ ngày càng phong phú, đa dạng.

- Thị trường hàng nông sản: Triển vọng thị trường xuất khẩu của các loại hàng nông sản là tương đối sáng sủa bởi nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới (tuy tốc độ tăng không lớn). Ngoài những thị trường trường truyền thống; các nước Tây âu, Bắc Mỹ, các nước công nghiệp mới ở châu á đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm nông sản của Việt Nam, do vậy để có thể xâm nhập vào các thị trường này, tuy nhiên cần cải tiến kỹ thuật canh tác, cải tiến giống cây trồng, vật nuôi, hướng tới thị hiếu tiêu dùng, sử dụng công nghệ mới trong chế biến...

- Thị trường hàng công nghiệp - TTCN: triển vọng thị trường hàng công nghiệp - TTCN sẽ vô cùng lớn về quy mô, đa dạng về chủng loại. Nhưng đây cũng là khu vực thị trường cạnh tranh gay gắt và với trình độ hiện nay rất nhiều sản phẩm của Việt Nam nói chung và Lập Thạch nói riêng khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thâm nhập được, cần khuyến khích các công ty tìm kiếm các đối tác chiến lược với công nghệ, kỹ năng quản lý về tên nhãn hiệu mang tính toàn cầu.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc53

Page 54: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Hội nhập tạo cơ hội cho việc nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu với cạnh tranh; tăng cường cơ hội trao đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ.1.1.2. Khó khăn, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập làm cho hàng hóa, dịch vụ của địa phương sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn ngay cả trên thị trường nội địa. Do tác động của hội nhập hầu hết các mặt hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn do một số nguyên nhân sau:

- Kinh tế thế giới hiện nay đang bước vào giai đoạn suy thoái; cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động không nhỏ tới việc thu hút đầu tư và các ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Lập Thạch nói riêng.

- Do quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý còn kém,... dẫn đến sản phẩm có giá thành cao, chất lượng và hình thức mẫu mã kém nên dẫn đến yếu về khả năng cạnh tranh.

- Khả năng tiếp cận thị trường và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp thiếu một chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định, cũng như chưa đề ra một kế hoạch chi tiết dài hạn về phát triển thị trường, các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội nhập, không loại trừ khả năng phá sản.

- Hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý còn nhiều bất cập, đặc biệt là các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Những mặt hàng sản xuất của nước ta nói chung, huyện Lập Thạch nói riêng tương đối giống các nước ASEAN nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt không những trên thị trường Việt Nam, ASEAN mà cả thị trường ngoài ASESAN.

- Hàng hoá sản xuất sẽ chịu tác động thường xuyên và trực tiếp từ nhiều khu vực khác trên thế giới. Sự cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng trở nên khốc liệt hơn do có thêm sự tác động trực tiếp của thị trường ngoài nước.1.2. Dự báo nguồn vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài

Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Các nguồn vốn nước ngoài sẽ tiếp tục nhận được cho phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là: Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA); Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Đây là những nguồn vốn mà Lập Thạch có thể thu hút trong phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, sau Hội nghị APEC được tổ chức tại Việt Nam và sau các cuộc viếng thăm của lãnh đạo Đảng và nhà nước tới các nước Nhật, Trung Quốc,... tiềm năng thu hút đầu tư của nền kinh tế Việt Nam càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thị trường chứng khoán non trẻ và đầy tiềm năng của Việt Nam cũng là một

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc54

Page 55: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

trong những nhân tố quan trọng thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong những năm tới.

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng so với một số huyện, thị khác trong tỉnh như Phúc Yên, Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên thì huyện Lập Thạch ít có lợi thế về thu hút vốn FDI. 2. Tác động của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2.1. Tác động của các quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc đến phát triển KTXH của huyện Lập Thạch2.1.1. Định hướng phát triển

- Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao và là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước. Chính vì thế sự đòi hỏi Lập Thạch phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để ngày càng cải thiện đời sống dân sinh của huyện; đồng thời có sự đóng góp ngày càng nhiều trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những đóng góp cho sự phát triển chung, Lập Thạch phải chú trọng các lĩnh vực có thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh để ưu tiên đầu tư như: Công nghiệp, xây dựng, điện, TTCN làng nghề, du lịch - dịch vụ...

- Nền kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân 12,89% giai đoạn đến năm 2015 và 12,75% trong giai đoạn 2016- 2020, cả giai đoạn quy hoạch 2011-2020 đạt tốc độ tăng trưởng trên 12%/năm.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cũng xác định nền kinh tế sẽ chuyển dịch nhanh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại - du lịch, cụ thể:

Bảng 23: dự báo tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020(Phương án được lựa chọn)

TT Danh mục 2005 2010 2015 2020

I Tổng GDP (tỷ đồng, giá 1994)5617,7

0 11579 22387 41055

1 Nụng, lõm, thuỷ sản1182,9

0 1439 1739 2068

2 Cụng nghiệp - xõy dựng2903,6

0 7264 15506 30406

3 Dịch vụ1530,1

0 3096 5277 8598

IITổng GDP (tỷ đồng, giá thực tế)

8871,90 29200 72742 171882

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc55

Page 56: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

1 Nụng, lõm, thuỷ sản1725,6

0 4876 8074 15469

2 Cụng nghiệp - xõy dựng4674,7

0 17345 47028 104848

3 Dịch vụ2471,6

0 6979 17640 51565III Cơ cấu GDP (%, giá thực tế) 100,001 Nông, lâm, thuỷ sản 19,50 12,4 7,8 5,02 Công nghiệp - xây dựng 52,70 62,7 69,3 74,13 Dịch vụ 27,90 26,7 23,6 20,9

IVTăng trưởng GDP (%, giá 1994) 06-10

  Tổng số 15,44 12,89 12,751 Nông, lâm, thuỷ sản 4,07 3,53 3,752 Công nghiệp - xây dựng 18,57 14,42 14,833 Dịch vụ 16,37 10,26 10,46

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (dự thảo))

- Đến năm 2015, dự kiến cơ cấu kinh tế (giá thực tế) của tỉnh là: Nông lâm nghiệp thuỷ sản 7,8%; Công nghiệp - xây dựng 69.3%; thương mại - dịch vụ 23,6%.

- Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế (giá thực tế) là: Nông lâm nghiệp thuỷ sản 5,0%; Công nghiệp - xây dựng 74,1%; thương mại - dịch vụ 20,9%.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lập Thạch cũng phải bám sát định hướng tỉnh và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng các chỉ tiêu cho phù hợp.

+ Đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, văn hoá phát triển lành mạnh hiện đại nhưng vẫn vẫn huy được các nét đẹp truyền thống.

+ Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời gắn với củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.2.1.2. Định hướng các trục phát triển liên quan tới Lập Thạch

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định các trục phát triển theo không gian lãnh thổ, trong đó có một số trục liên quan tới quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Lập Thạch gồm:Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

56

Page 57: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Trục công nghiệp gắn với đường cao tốc xuyên á: Đây là trục có nhiều điều kiện phát triển trong tương lai xa gắn với chương trình hợp tác hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

- Trục công nghiệp, dịch vụ, thương mại gắn với Quốc lộ 2C: Trong tương lai khi Quốc lộ 2C được nâng cấp mở rộng thì điều kiện kết nối địa phương với Hà Nội, Tuyên Quang ngày càng thuận lợi.2.2. Tác động của xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá

Chiến lược đô thị hoá, phát triển hệ thống các đô thị rải đều trên các vùng lãnh thổ trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, thương mại - dịch vụ... là xu thế tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa của Lập Thạch nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung.

Đặc biệt sự phát triển của Vĩnh Phúc nằm trong mối quan hệ hợp tác toàn diện với cả nước, đặc biệt là với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Trung du miền núi phía Tây Bắc Bắc Bộ và hợp tác khu vực hành lang Côn Minh (Trung Quốc - Hà Nội - Hải Phòng)

Nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, những năm tới chiến lược phát triển của công nghiệp trong đó sự phát triển các khu, cụm công nghiệp, các ngành công nghiệp chế tác cùng với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ mà trong đó dịch vụ du lịch làm trọng tâm. Các ngành, lĩnh vực khác được phát triển theo hướng phải đảm bảo sự phát triển bền vững xoay quanh các ngành trọng tâm có kết hợp với các điều kiện đặc thù khác của ngành, lĩnh vực đó.

Gần đây, tập đoàn Prime cũng đã lập phương án xây dựng khu công nghiệp và đã được phê duyệt. Nếu dự án này được triển khai, khu công nghiệp này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch trong giai đoạn 2010 - 2020.

- Đô thị hóa:+ TT Lập Thạch: hiện tại là trung tâm hành chính của huyện, hướng phát

triển sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong tương lai sau năm 2020 dự kiến sẽ nâng lên là thị xã Lập Thạch.

+ TT Hoa Sơn: hiện tại là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã phía Đông Bắc, trong tương lai sẽ có một số khu cụm công nghiệp ở lân cận, tận dụng lợi thế có Quốc lộ 2 chạy qua sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận. Dự kiến sau năm 2020 sẽ trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện.

+ Để đáp ứng nhu cầu về đô thị hóa, từ nay đến 2020, trên địa bàn huyện dự kiến hình thành thêm một số thị trấn, thị tứ đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại, dịch vụ nói riêng cũng như kinh tế – xã hội nói chung của huyện..Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

57

Page 58: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2.3. Tác động của xu hướng hợp tác, cạnh tranh với các tỉnh trong vùng và liên vùng và vấn đề quy hoạch phát triển KTXH 2.3.1. Hợp tác giữa Lập Thạch với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các thành phố lớn trong vùng

+ Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố trong vùng (Vĩnh Yên, Việt Trì) là thị trường lớn tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản của Vĩnh Phúc nói chung, huyện Lập Thạch nói riêng. Lập Thạch có khả năng cung cấp rau sạch, hợp tác cung cấp các sản phẩm chăn nuôi sạch (gà thả vườn, bò) chất lượng cao, nguyên liệu giấy phù hợp với yêu cầu của thị trường của các đô thị lớn và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến nông lâm sản. Lĩnh vực chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất gieo ươm hạt giống, vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm… giữa Lập Thạchvà các địa phương này cũng có nhiều tiềm năng để phát triển.

+ Về công nghiệp – TTCN, xây dựng có thể phối hợp với các địa phương trong vùng quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xây dựng hệ thống giao thông liên vùng và các đô thị, trung tâm thương mại ...

+ Ngoài ra, giữa Lập Thạch, Vĩnh Phúc, Hà Nội và các địa phương trong vùng có thể hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, cung cấp các dịch vụ y tế, khoa học và công nghiệp,… .

+ Lập Thạch cũng là nơi có thế mạnh trong liên kết phát triển du lịch với nhiều danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng mà Lập Thạch phải tính đến trong xây dựng phương án quy hoạch phát triển của mình. 2.3.2. Cạnh tranh giữa Lập Thạch và các địa phương khác

Lập Thạch và các huyện khác trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận khác cùng sản xuất nhiều loại nông sản: lúa gạo, rau, hoa quả, thịt gia súc, gia cầm,... do vậy cần có sự phối hợp trong việc mở rộng thị trường, xây dựng các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tránh cạnh tranh không lành mạnh, thừa năng lực chế biến.3. Dự báo phát triển nguồn nhân lực 2010 - 2020

Dự báo, trong kỳ quy hoạch, dân số huyện sẽ tăng ở mức trên 0,95%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và sẽ ổn định ở mức trên 0,9%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Như vậy, dân số thường trú của Lập Thạch dự báo đạt 118.772 người năm 2010; 125.273 người năm 2015 và 131.184 người năm 2020. Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 20% vào năm 2015 và trên 25% vào năm 2020.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc58

Page 59: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Phần thứ haiQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

I. Quan điểm phát triển

Định hướng phát triển kinh tế - xó hội của huyện đến năm 2020 bảo đảm nguyên tắc bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết Đảng bộ huyện Lập Thạch, trên cơ sở thực trạng kinh tế-xó hội của huyện trong giai đoạn 2000-2010, quan điểm phát triển kinh tế - xó hội huyện đến năm 2020, tầm nhỡn đến năm 2030 như sau:

- Phát triển kinh tế – xã hội của huyện phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, tăng cường hợp tác với các huyện trong tỉnh, với các địa phương lân cận như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên,....

- Theo quy hoạch đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc, trong tương lai Lập Thạch trở thành huyện ngoại thành của TP Vĩnh Yên do vậy hướng phát triển sẽ tập trung mạnh cho công nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu của người dân đô thị.

- Phỏt triển mạnh cụng nghiệp, tiểu thủ cụng nghiệp, ngành nghề nụng thụn trờn cơ sở phỏt triển nền nụng nghiệp hàng húa, gắn phỏt triển đô thị với công nghiệp, dịch vụ thương mại nhằm đẩy nhanh quá trỡnh cụng nghiệp húa – hiện đại hóa. Tiếp tục xoá đói, giảm nghèo; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân; Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Phát huy tiềm năng, lợi thế; Tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thu hẹp khoảng cách so với mức bình quân chung của tỉnh, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2020.

- Phát triển kinh tế gắn với đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng về chất lượng lao động; đầu tư và coi khoa học công nghệ là động lực phát triển quan trọng.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gắn phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc59

Page 60: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

II. Các mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quátPhát huy lợi thế về đất, rừng, tiềm năng du lịch lịch sử, tâm linh gắn với du

lịch sinh thái đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân cả kỳ quy hoạch cao hơn với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Về công nghiệp: Chú trọng phát triển vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Về nông lâm nghiệp: Chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, chăn

nuôi, nghề rừng và khai thác các hồ thủy lợi vào nuôi trồng thủy sản. Về thương mại - du lịch - dịch vụ: Chú trọng vận tải, bưu chính viễn

thông, tài chính ngân hàng, du lịch lịch sử, tâm linh gắn với sinh thái cảnh quan.Giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển, giai

đoạn này nông lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng. Giai đoạn 2015 - 2020 tạo sự bứt phá về tăng trưởng kinh tế, đưa công nghiệp - xây dựng trở thành ngành kinh tế chủ đạo.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả kỳ quy hoạch cao hơn với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Có kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ; Phát triển văn hóa – xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế; đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.2. Mục tiêu cụ thể2.1. Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,8% giai đoạn 2011-2015 và đạt 15,5% giai đoạn 2016-2020 ; Tốc độ tăng trưởng GTSX đạt 16% (giai đoạn 2011-2015) và đạt 15,68% (giai đoạn 2016-2020), cao hơn chỉ tiêu định hướng của tỉnh nhằm giảm dần sự chênh lệnh về kinh tế và thu nhập bình quân/người so với mức trung bình của tỉnh. Đến năm 2020 thu nhập bình quân/người đạt trên 55% mức bình quân chung toàn tỉnh. Tập trung mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp, xây dựng - Thương mại dịch vụ - Nông lâm thuỷ sản. 2.2. Về phát triển xã hội* Về giáo dục- đào tạo và dạy nghề :

+ Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến năm 2015 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 trên 50%, 2020 trên 60%, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc60

Page 61: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+ Xây dựng và phát huy hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) và đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã hội học tập; Duy trì vững chắc phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.* Về y tế : Đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn y tế.* ổn định tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,9 - 0.99%:* Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10%.* Tỷ lệ hộ nghèo: mỗi năm giảm trên 2% tỷ lệ hộ nghèo.* Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, nâng tỷ lệ dân số đô thị lên 20,15% vào năm 2015 và đạt trên 25% vào năm 2020.* Đến năm 2015 có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2020, chỉ tiêu này đạt trên 75%.2.3. Về môi trường

Bảo đảm vệ sinh môi trường cho cả khu vực công nghiệp, đô thị và nông thôn. Đến năm 2020 có 95% dân số được dùng nước hợp vệ sinh, thu gom và xử lý trên 90% rác thải sinh hoạt ở thị trấn thị tứ và 90% rác thải sinh hoạt ở nông thôn. Tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 30%.

Cơ bản các hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến năm 2020 phần lớn chăn nuôi tập trung được đưa ra ngoài khu dân cư.

III. Luận chứng các phương án phát triển đến năm 2020

1. Những căn cứ và cơ sở xây dựng phương án phát triển+ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030 (dự thảo); Quy hoạch các ngành, các lĩnh vực phát triển tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 (giao thông, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, văn hóa, du lịch,....).

+ Báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến 2010 và tầm nhìn 2020.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2010.

+ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Lập Thạch lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

+ Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Lập Thạch giai đoạn 2000-2010.2. Luận chứng về nguồn vốn

Bảng 24: Dự kiến nguồn vốn Đầu tư huyện Lập Thạch 2011-2020Đơn vị tính: tỷ đồng

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc61

Page 62: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Chỉ tiêu 2011-2015

2016-2020 Tăng%

1. Thu ngân sách trên địa bàn 324 936 20.092. Động viên tài chính từ GDP (%) 10.00 14.003. Nguồn đầu tư phát triển 3307 12352 30.46+ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1487 3750 20.63+ Vốn ngoài ngân sách (doanh nghiệp, dân cư-,... 1820 8602 39.01Tỷ trọng trong nguồn vốn (%) 100.00 100.00+ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 44.95 30.36+ Doanh nghiệp ngoài QD, dân cư 55.05 69.644. Nhu cầu vốn theo phương án chọn 4338 12283

Với nền kinh tế ngày càng phát triển, khả năng huy động ngân sách từ VA ngày càng cao thì nguồn thu và đầu tư từ ngân sách sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn trong kỳ quy hoạch. Hơn nữa, với sự hình thành một số cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện và thông thoáng, mức sống của người dân ngày càng cao thì nguồn đầu tư phi nhà nước chắc chắn sẽ tăng trưởng với tốc độ mạnh hơn.

Tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn phi nhà nước trong kỳ quy hoạch dự đoán sẽ đạt mức 55 - 70% tuỳ theo từng thời kỳ.

Như vậy, kết hợp tất cả các phân tích trên cho thấy trong kỳ quy hoạch (2011-2020) mức độ tăng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội khoảng trên 22%/năm là hoàn toàn khả thi. Trong điều kiện thuận lợi của nền kinh tế và bối cảnh đầu tư, nguồn vốn hy vọng sẽ tăng đột biến ở khu vực phi nhà nước (các doanh nghiệp tư nhân, vốn FDI và vốn của dân ...).

Phân tích trên đây là cơ sở để cân đối nguồn vốn cho các phương án phát triển trong kỳ quy hoạch.3. Luận chứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH 3.1. Phương hướng chung

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các mục tiêu xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng trong kỳ quy hoạch 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như đã xác định thì việc lựa chọn cơ cấu kinh tế và định hướng có ý nghĩa quyết định. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế huyện Lập Thạch phải theo hướng hài hoà giữa 3 khối, chú trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực hiện từng bước công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nhằm đưa Lập Thạch trở thành huyện có kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, tạo điều kiện bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

62

Page 63: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Cơ cấu kinh tế phải hướng tới tận dụng tối đa lợi thế về lao động, đất đai, nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn.

Tăng nhanh tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, trong đó đặc biệt lĩnh vực công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.3.2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, có thể cân nhắc lựa chọn nhiều phương án phát triển. Vấn đề quan trọng đặt ra là phương án được lựa chọn phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đã xác định (cao hơn phương án quy hoạch của tỉnh) và có tính khả thi cao về nguồn vốn đầu tư.3.3. Phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường

Quan điểm bảo vệ môi trường cần được đặt ra trước và phải được nhìn nhận trên quan điểm tổng thể. Bảo vệ và không ngừng cải tạo môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Cần quán triệt quan điểm khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái; phòng ngừa, ngăn chặn và sử lý có hiệu quả nạn ô nhiễm môi trường. 4. Luận chứng các phương án phát triển theo mục tiêu

Tư tưởng chính của phương pháp tiếp cận này xuất phát từ các quan điểm phát triển và xuất phát từ vị trí, vai trò của Lập Thạch đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh, đặt phát triển của Lập Thạch trong tổng thể phát triển chung của tỉnh đồng thời xem xét đến các khả năng phát triển của Lập Thạch là tiêu chí quan trọng nhất luận chứng các phương án phát triển.

Chiếm 14,05% về diện tích tự nhiên; 10,73% về dân số, năm 2010 GDP Lập Thạch chiếm 5,46% GDP của tỉnh (theo giá hiện hành). Lập Thạch cũng có một số thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng...), giao thông, nguồn nhân lực so với một số huyện khác trong tỉnh, tuy nhiên các chỉ tiêu phát triển trên đây cho thấy Lập Thạch còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, khai thác triệt để.

Mục tiêu đặt ra cho Lập Thạch là phấn đấu rút ngắn đáng kể khoảng cách về kinh tế - xã hội so với mặt bằng chung của tỉnh và các huyện trọng điểm, tạo đà cho bước phát triển mạnh sau năm 2015.

Căn cứ vào dự báo các nguồn lực phát triển và bối cảnh phát triển chung của huyện Lập Thạch, có 3 phương án phát triển được đưa ra để phân tích, lựa chọn ra phương án phát triển phù hợp như sau:4.1. Phương án 1: tốc độ tăng trưởng kinh tế cơ bản bằng giai đoạn 2000 - 2010

Trong phương án này, tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng với giai đoạn 2000 – 2010, trên cơ sở khả năng đầu tư cao hơn nhưng không nhiều so với giai đoạn

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc63

Page 64: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

trước; Mục tiêu về cơ cấu kinh tế điều chỉnh bám sát sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung toàn tỉnh.

Phát triển với dự kiến tăng vốn với tốc độ trung bình, chuyển dịch cơ cấu ở mức trung bình trên cơ sở khả năng đầu tư như giai đoạn 2000 - 2010.

Với phương án này, tăng trưởng kinh tế đạt 15,0%/năm cho giai đoạn 20011-2015 và 14% cho giai đoạn 2016-2020.

Giá trị sản xuất bình quân (giá HH) tăng từ 14,4 triệu đồng (năm 2010) lên trên 30 triệu đồng (năm 2015) và trên 83 triệu đồng (năm 2020), thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu bình quân của tỉnh trong phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: giai đoạn 2011 - 2015 là 4.200 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 11.700 tỷ đồng.

Phân tích các chỉ tiêu của phương án 1 cho thấy:+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự kế thừa và hợp lý nên có tính khả thi cao

về vốn tuy nhiên phát triển theo hướng trung bình nên thấp hơn nhiều so với phương án quy hoạch của tỉnh.

+ VA bình quân/người/năm đến năm 2020 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu bình quân chung toàn tỉnh. Đến năm 2020, chỉ tiêu này của Lập Thạch mới đạt trên 51 triệu trong khi đó chỉ tiêu này của tỉnh là 123 triệu đồng vì vậy nguy cơ huyện bị tụt hậu trong phương án này khá rõ.

+ Phương án này chỉ được áp dụng trong bối cảnh ít thuận lợi, khả năng thu hút đầu tư không được cải thiện nhiều.

4.2. Phương án 2 Trong điều kiện môi trường đầu tư có nhiều cải thiện, thu hút được nhiều

nhà đầu tư trong và ngoài huyện. Bối cảnh kinh tế chung thuận lợi, nguồn vốn đầu tư có sự tăng đột biến so với giai đoạn trước.

Phương án 2 xác định phát triển với mục tiêu thu nhập là chủ đạo, tốc độ tăng trưởng khá cao trên cơ sở tốc độ tăng vốn đầu tư khoảng 22-24%/năm.

Với phương án này, tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt 16% (2011–2015) và đạt 15,68% (2016-2020).

Tăng trưởng VA theo giá so sánh đạt 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015 và đạt 15,5%/năm vào giai đoạn 2016-2020.

Giá trị sản xuất bình quân (giá HH) năm 2015 đạt trên 33 trđ và năm 2020 đạt trên 89 trđ; thấp hơn so với chỉ tiêu bình quân của tỉnh trong phương án quy hoạch đã được phê duyệt (giá trị gia tăng bình quân đầu người ước đạt trên 54 triệu đồng/người/năm).

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc64

Page 65: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: giai đoạn 2011-2015 là 4300 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là trên 12.200 tỷ đồng.

Phân tích các chỉ tiêu của phương án 2 cho thấy:+ Tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng trưởng các khu vực bắt nhịp khá phù hợp

với sự phát triển chung của tỉnh+ Thu nhập bình quân/người/năm đến năm 2020 tuy vẫn thấp hơn của tỉnh.

Đến năm 2020 chỉ tiêu này của Lập Thạch là trên 54 triệu đồng (của tỉnh là 123 triệu đồng), khoảng cách về thu nhập từng bước được rút ngắn.

+ Phương án này đòi hỏi tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư trên 22% và có tính khả thi cao về vốn4.3. Phương án 3

Trong điều kiện môi trường đầu tư thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài huyện. Bối cảnh kinh tế chung thuận lợi, nguồn vốn đầu tư có sự tăng đột biến so với giai đoạn trước.

Phương án 3 xác định phát triển với tốc độ rất cao trên cơ sở từ nay đến năm 2015 ưu tiên phát triển công nghiệp.

Trong phương án này, tăng trưởng VA theo giá so sánh đạt 18% (2011–2015) và 17% (2016-2020); bình quân cả giai đoạn là 17,5%/năm.

Bảng 25: Các phương án phát triển và các chỉ tiêu chính (2011 - 2020)

SốTT Chỉ tiêu phát triển Đơn vị

tính

Các phương án phát triểnPhương

án IPhương

án IIPhương án III

I Giai đoạn 2011-20151 Tốc độ tăng trưởng GTSX %/năm 15.35 16.00 18.47

Tốc độ tăng trưởng VA %/năm 15.00 15.80 18.002 Giá trị tăng thêm

+ Cả giai đoạn tỷ đồng 9977.2 10087.7 10724.0 + Bình quân/năm tỷ đồng 1995.4 2017.5 2144.8

3 Giá trị sản xuất BQ/người/năm

1000 đ 30223 33245 36636

4 Tổng thu nhập BQ/người/năm

1000 đ 29049 29527 32315

5 Cơ cấu VA theo ngành (giá TT) + Nông lâm, thuỷ sản % 31.81 30.32 27.26 + Công nghiệp – xây dựng % 29.46 33.09 32.85 + Thương mại - dịch vụ % 38.74 36.60 39.89

6 Cơ cấu GTSX theo ngành Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

65

Page 66: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

(giá TT) + Nông lâm, thuỷ sản % 35.27 33.14 29.59 + Công nghiệp - xây dựng % 32.67 33.52 32.42 + Thương mại - dịch vụ % 32.06 33.34 37.99

7 Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến + Cả giai đoạn tỷ đồng 4290.2 4337.7 4611.3 + Bình quân/năm tỷ đồng 858.0 867.5 922.3

II Giai đoạn 2016-20201 Tốc độ tăng trưởng GTSX %/năm 14.43 15.68 17.54

Tốc độ tăng trưởng VA %/năm 14.00 15.50 17.002 Giá trị tăng thêm

+ Cả giai đoạn tỷ đồng 24421 25589 29277 + Bình quân/năm tỷ đồng 4884 5118 5855

3 Giá trị sản xuất BQ/người/năm

1000 đ 83936 88715 106201

4 Tổng thu nhập BQ/người/năm

1000 đ 64101 68177 79687

5 Cơ cấu VA theo ngành (giá TT) + Nông lâm, thuỷ sản % 24.40 20.63 18.22 + Công nghiệp - xây dựng % 34.24 41.40 40.47 + Thương mại - dịch vụ % 41.36 37.97 41.31

6 Cơ cấu GTSX theo ngành (giá TT) + Nông lâm, thuỷ sản % 26.83 22.83 19.69 + Công nghiệp - xây dựng % 39.23 45.81 43.72 + Thương mại - dịch vụ % 33.94 31.36 36.59

7 Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến + Cả giai đoạn tỷ đồng 11722 12283 14053 + Bình quân/năm tỷ đồng 2344 2457 2811Giá trị sản xuất bình quân (giá HH) năm 2015 đạt trên 37 trđ và năm 2020

đạt trên 106 trđ; thấp hơn so với chỉ tiêu bình quân của tỉnh trong phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: giai đoạn 2011-2015 là trên 4.600 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là trên 14.000 tỷ đồng.

Phân tích các chỉ tiêu của phương án 3 cho thấy:+ Khoảng cách về thu nhập bình quân/người của huyện so với tỉnh từng b-

ước được rút ngắn với tốc độ nhanh.+ Tốc độ tăng trưởng có sự kế thừa và hợp lý; tính khả thi cao.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc66

Page 67: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+ Chuyển dịch cơ cấu nhanh, cơ bản phù hợp với mục tiêu về cơ cấu kinh tế của tỉnh.

+ Đây là phương án chọn trong trường hợp bối cảnh đầu tư và vốn thuận lợi.+ Vốn giai đầu dự kiến tăng với tốc độ cao do thu hút được các nhà đầu tư

vào 3 khu công nghiệp và các cụm công nghiệp.

5. Lựa chọn phương án phát triển giai đoạn 2011-2020+ Phương án 1: Xuất phát từ phân tích phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

2000 - 2009 và những thành tựu đạt được trong những năm vừa qua, xu thế phát triển kinh tế của huyện và khả năng về vốn đầu tư những năm tới, dự báo phương án 1 mang tính hiện thực cao, phương án này tăng trưởng ở mức thấp, giả định trong điều kiện không có đột biến về đầu tư của dự án các khu công nghiệp hoặc tiến độ đầu tư rất chậm. Tuy nhiên trong phương án này thì khoảng cách kinh tế của huyện sẽ không bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của tỉnh.

+ Phương án 2: Phương án này được giả định là trong trường hợp có những đột phá trong phát triển kinh tế xã hội huyện nhờ huy động được nhiều nguồn lực hơn, thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài. Về tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện có nhiều yếu tố thuận lợi cả ở huyện và Tỉnh. Môi trường sản xuất kinh doanh của huyện có nhiều thuận lợi, có khả năng thu hút được nhiều tập đoàn lớn vào sản xuất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp… tạo bước phát triển rất mạnh mẽ ở cả khu, cụm, điểm công nghiệp TTCN. Với phương án này các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đầu tư tuy nhiên mới chỉ hoạt động ở mức độ khá, khả năng đầu tư của Chính phủ và các tập đoàn lớn ở mức trung bình, chưa phát huy hết được tối đa công suất của khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch tâm linh được đầu tư nhưng ở mức trung bình. Đây là phương án tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để có thể thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư, có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế.

+ Phương án 3: Phương án này được giả định là trong trường hợp có bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội huyện nhờ huy động được tối đa nguồn lực, thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài. Về tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện có rất nhiều yếu tố thuận lợi cả ở huyện và Tỉnh. Môi trường sản xuất kinh doanh của huyện có nhiều thuận lợi, có khả năng thu hút được nhiều tập đoàn lớn vào sản xuất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp… tạo bước phát triển rất mạnh mẽ ở cả khu, cụm, điểm công nghiệp TTCN. Với phương án này khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, khu công nghiệp Lập Thạch 1, Lập Thạch 2 và các khu cụm công nghiệp được phê duyệt và đi vào hoạt động với công suất tối đa, các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch tâm linh được đầu tư mạnh và phát huy hiệu quả. Đây là phương án rất tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để có thể thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư, có bước

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc67

Page 68: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2015. Tuy nhiên đây là phương án có tính phấn đấu rất cao với mục tiêu nhu cầu thu nhập là chủ đạo, nhu cầu vốn đầu tư lớn, khả năng đáp ứng là khó khăn.

Xuất phát từ những thành tựu đạt được của huyện trong những năm vừa qua, xu thế phát triển kinh tế của huyện và của sức dân trong những năm tới, trong 3 phương án đã trình bày ở trên đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân giai đoạn 2000 – 2010. Trong đó phương án 2 thể hiện được mức phấn đấu có nhiều yếu tố đảm bảo khả thi và thể hiện được những quan điểm, mục tiêu của quy hoạch huyện đến năm 2010 và 2020. Phương án 1 là phương án thấp, với điều kiện như hiện nay và trong trường hợp không có biến động về đầu tư của khu, cụm công nghiệp, huyện có thể thực hiện được. Phương án 2 là phương án tăng trưởng ở mức cao so với hiện tại, trong điều kiện có tác động đầu tư của khu, cụm công nghiệp, tuy nhiên mức độ đầu tư chưa được tối đa như đã nêu trong đề án trình Chính phủ vì có thể có một số khó khăn rào cản trong vấn đề đầu tư hoặc tiến độ đầu tư chậm so với dự kiến. Phương án 3 là phương án đột phá, trong điều kiện khu, cụm công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, tốc độ đầu tư rất cao, mức độ đầu tư tối đa, cần có những điều kiện phát triển đột biến.

Như vậy phương án 2 là phương án vừa có tính khả thi có thể chấp nhận được lại có tính phấn đấu, đây là phương án chọn. Trong điều kiện khu công nghiệp được đầu tư tối đa, khả năng thu hút đầu tư thuận lợi có thể lựa chọn phương án 3 là phương án dự phòng.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc68

Page 69: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

6. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của phương án chọnBảng 26: Các chỉ tiêu cơ bản của phương án chọn

SốTT Chỉ tiêu phát triển Đơn vị

tính

Các giai đoạn phát triển của Lập Thạch

2011-2015 2016-2020I Chỉ tiêu kinh tế1 Tốc độ tăng trưởng GO %/năm 16.0 15.7

+ Nông lâm, thuỷ sản %/năm 7.4 6.3 + Công nghiệp - xây dựng %/năm 26.1 22.1 + Thương mại - dịch vụ %/năm 14.0 12.2Tốc độ tăng trưởng VA %/năm 15.8 15.5

2 Giá trị tăng thêm + Cả giai đoạn tỷ đồng 10088 25589 + Bình quân/năm tỷ đồng 2018 5118

3 GTSX /người/năm 1000 đ 33245 887154 Cơ cấu VA theo ngành (giá TT)

+ Nông lâm, thuỷ sản % 30.32 20.63 + Công nghiệp - xây dựng % 33.09 41.40 + Thương mại - dịch vụ % 36.60 37.97

5 Cơ cấu GO theo ngành (giá TT) + Nông lâm, thuỷ sản % 33.14 22.83 + Công nghiệp - xây dựng % 33.52 45.81 + Thương mại - dịch vụ % 33.34 31.36

BiÓu ®å: c¬ cÊu VA n¨ m 2015

30.3%

33.1%

36.6%

N«ng l©m nghiÖp C«ng nghiÖp vµ XD Th.m¹i - D.vô

BiÓu ®å: c¬ cÊu VA n¨ m 2020

20.6%

41.4%

38.0%

N«ng l©m nghiÖp C«ng nghiÖp vµ XD Th.m¹i - D.vô

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc69

Page 70: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

BiÓu ®å: tèc ®é t ng tr ëng kinh tÕ ®Õn n¨m 2020

0,0

200,0

400,0

600,0

800,0

1000,0

1200,0

1400,0

1600,0

2010 2015 2020

N«ng nghiÖp C«ng nghiÖp, x©y dùng Th ¬ng m¹ i, dich vô

IV. Xác định các khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020

1. Công nghiệpTrong kỳ quy hoạch 2010-2020 và định hướng đến năm 2030, phát triển

mạnh công nghiệp, xác định các khâu đột phá như sau: - Các ngành công nghiệp: Cơ khí chế tạo, lắp ráp, cơ khí phụ trợ,...- Đầu tư các khu cụm công nghiệp, trọng điểm là 3 khu công nghiệp đã

được chính phủ chấp Thuận: Khu công nghiệp Lập Thạch 1, Lập Thạch 2, Khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa.2. Dịch vụ

Từng bước phát triển đâ dạng hóa ngành dịch vụ, xã hội hóa việc xây dựng hạ tầng dịch vụ. Xác định khâu đột phá đến năm 2020 như sau:

- Du lịch: đầu tư phát triển khu du lịch hồ Vân Trục với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, leo núi, sinh thái, tâm sinh,....Khu du lịch truyền thống, lễ hội cướp Phết xã Bàn Giản, di tích lịch sử Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, Nhà giáo Đỗ Khắc Chung, v.v...

- Đầu tư hạ tầng dịch vụ thương mại: xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ nông thôn.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc70

Page 71: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

3. Nông nghiệpLà huyện có quỹ đất khá, trong tương lai là huyện ngoại thành của TP Vĩnh

Yên do vậy phát triển nông nghiệp với các khâu đột phá là:- Phát triển chăn nuôi: Xác định đây là mũi nhọn trong phát triển nông

nghiệp. Đầu tư các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi như trang trại, gia trại tập trung,... theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung như lợn siêu nạc, gà thả vườn, đại gia súc ở xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Thái Hoà, Ngọc Mỹ.

- Tích cực đưa một số giống cây trồng mới vào sản xuất như Thanh Long ruột đỏ.

- Từng bước đầu tư các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, đáp ứng nhu cầu rau xanh của người dân đô thị nói chung và người dân trên địa bàn huyện nói riêng.4. Giao thông

Trong kỳ quy hoạch 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, xác định phát triển giao thông là mũi nhọn đột phá quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế của các ngành trên địa bàn huyện, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ. Xác định một số tuyến trọng điểm như:

- Đối nội: Từ nút giao thông Tiên Lữ về trung tâm huyện (TT Lập Thạch), rộng đường 36m.

- Đối ngoại: Từ trung tâm huyện đi cầu Bì La về tỉnh.- Từ TT Lập Thạch đi Văn Quán đến Triệu Đề qua Cầu Phú Hậu đi Việt

Trì.- Tuyến ĐT307 đi QL2C.- Tuyến hữu đáy: từ TT Hoa Sơn đi Triệu Đề. - Tuyến từ Cầu Liễn Sơn đi Trung tâm Thị trấn Lập Thạch.- Tuyến ĐT307 đi khu du lịch hồ Vân Trục.

V. Định hướng phát triển các ngành đến năm 2020

1. Phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng1.1. Định hướng phát triển

Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong những năm tới như sau:

- Quy hoạch công nghiệp - TTCN của huyện phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp là thế mạnh của huyện như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, khai thác, cơ khí,... xây dựng và

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc71

Page 72: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển công nghiệp áp dụng kỹ thuật cao.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất để đảm bảo công nghiệp giữ vai trò động lực và nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế huyện.

- Khai thác triệt để các nguồn lực của huyện và thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành và xây dựng thương hiệu hàng hoá chủ động hội nhập quốc tế.

- Cải thiện môi trường đầu tư, tập trung cao độ cho giải phóng mặt bằng để thu hút mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án đầu tư đã được chấp thuận. Phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghiệp của tỉnh tích cực kêu gọi đầu tư, sớm hoàn thành xây dựng hạ tầng và lấp đầy các khu công nghiệp đã được phê duyệt (Lập Thạch 1, Lập Thạch 2, Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa và quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp và điểm tiểu thủ công nghiệp ở một số nơi thuận lợi. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các nghề truyền thống; tăng cường du nhập nghề vào nông thôn, phát triển làng nghề mới.

- Giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng GTSX đạt trên 26%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 22%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 20,27%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng VA trên 20,7% (2011-2015); trên 20,2% (2016-2020).- Cơ cấu VA giá thực tế: trên 33% năm 2015 và trên 41% đến năm 2020.

1.3. Nhiệm vụ a. Thu hút đầu tư phát triển

- Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn. Trước mắt giai đoạn 2009 - 2010 tập trung GPMB và bàn giao cho tập đoàn Prime. Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, tiến tới mục tiêu nhà máy có sản phẩm vào năm 2011.

- Vận động thu hút đầu tư, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc72

Page 73: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

vào địa bàn. Phấn đấu tăng nhanh số lượng các dự án đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Phát triển công nghiệp chế biến, khai thác, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng,....

- Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như : công nghiệp dệt, may, cơ khí nhỏ ở các điểm công nghiệp. Chú trọng tiểu thủ công nghiệp làng nghề và giới thiệu ngành nghề mới.b. Quy hoạch phát triển một số linh vực công nghiệp* Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản: Đây là ngành có tiềm năng phát triển về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực và thị trường ở huyện Lập Thạch. Đối với lĩnh vực này huyện có thế mạnh là sẵn có nguồn nguyên liệu: lương thực, rau quả, thịt gia súc, nguyên liệu giấy, thủy sản các loại,...

Hoạt động của ngành chế biến nông sản là hướng giải quyết đầu ra cho nông lâm thủy sản của huyện vì vậy cần ưu tiên phát triển. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành trên cơ sở phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, trước hết là chế biến thủ công truyền thống, dần đưa máy móc và công nghệ hiện đại vào nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người lao động.

Để ngành này phát triển bền vững cần chú ý đến mặt bằng sản xuất, nhất là chế biến gỗ. Đối với các hoạt động chế biến nông, thủy sản cần lưu ý đến môi trường và vệ sinh thực phẩm, vấn đề công nghệ đảm bảo độ an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.* Quy hoạch sản xuất may mặc, cơ khí dân dụng: đây là ngành có điều kiện phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ cho người dân và cũng mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động. Các hoạt động này cần được đầu tư phát triển ở các trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm xã, thị trấn, ven các quốc lộ, tỉnh lộ.* Quy hoạch phát triển ngành xây dựng: Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn chưa đồng bộ, nhất là giao thông. Trong thời kỳ tới khi đời sống dân cư không ngừng tăng lên, các công trình xây dựng dân dụng ở khắp các xã trong huyện được đầu tư xây dựng. Đây là cơ hội cho các hoạt động xây dựng trên địa bàn tiếp tục có mức tăng trưởng cao. c. Phát triển các cụm, điểm công nghiệp và khuyến khích làng nghề

Trên địa bàn huyện dự kiến quy hoạch một số khu, cụm điểm công nghiệp như sau:

+ Khu công nghiệp Lập Thạch 1 diện tích 150 ha tại các xã Văn Quán, Xuân Lôi, Đình Chu

+ Khu công nghiệp Lập Thạch 2 có diện tích 250 ha tại Xuân Lôi, Tiên Lữ, Tử Du, Bản Giản, Đồng ích (nhà máy gạch Prime thuộc khu công nghiệp này).

+ Khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa có diện tích 600 ha.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc73

Page 74: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Cụm công nghiệp: + Mở rộng cụm công nghiệp Thái Hòa - Bắc Bình: diện tích 36ha, chủ yếu

chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.+ Mở rộng cụm công nghiệp Triệu Đề - Sơn Đông: diện tích 12ha - Làng nghề: + Làng nghề thị trấn Lập Thạch đã được phê duyệt, hiện đang đầu tư cơ sở

hạ tầng, diện tích 7,2ha tại thị trấn Lập Thạch. Dự kiến sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,...

+ Làng nghề Triệu Đề: đan lát thủ công, cây cảnh.+ Làng nghề cá thính: Triệu Đề, Tiên Lữ, Sơn Đông.

1.4. Giải pháp phát triển a. Giải pháp về quy hoạch

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện sát với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Dự kiến giai đoạn 2011-2020 sẽ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lập Thạch 1, Lập Thạch 2, Thái Hòa- Liễn Sơn – Liên Hòa, các cụm công nghiệp địa phương, các điểm công nghiệp làng nghề.

- Có chương trình, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu nông lâm thuỷ sản phục vụ công nghiệp chế biến…

- Quy hoạch thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác nguyên liệu sản xuất gạch không nung.

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch để người dân cũng như nhà đầu tư nắm được và tuân thủ quy hoạch.b. Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Ngoài việc đền bù GPMB theo quy định, giá hiện hành cần có cơ chế ưu tiên tạo việc làm và đào tạo nghề cho người mất đất để xây dựng khu, cụm, điểm công nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc cải cách thủ tục hành chính; đồng thời bổ sung hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển CN-TTCN trên địa bàn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện việc thành lập các doanh nghiệp mới.- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-

2015.- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015.- Tạo môi trường đầu tư lành mạnh.

c. Giải pháp về nguồn lực:Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công

nghiệp với 3 cấp độ: bán lành nghề, lành nghề và chất lượng cao; gắn đào tạo theo Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

74

Page 75: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

địa chỉ, thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề theo phương châm: người lao động, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và Nhà nước cùng làm; đa dạng hoá hình thức, loại hình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại các trường trung ương, tỉnh, các trung tâm huyện, trung tâm học tập cộng đồng, truyền nghề trực tiếp tại khu vực nông thôn. 2. Phát triển dịch vụ2.1. Định hướng phát triển

- Phát triển thương mại dịch vụ phải phù hợp với quy hoạch thương mại dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, trước mắt tập trung vào các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Phát triển thương mại gắn kết với phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đô thị hóa.2.2. Mục tiêu phát triển

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho sản xuất và đời sống. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường tăng bình quân hàng năm từ 15% đến 19%. Có chính sách huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ bán buôn nông sản và nâng cấp một số chợ nông thôn ở các vùng trọng điểm để tiêu thụ nông sản hàng hoá, cung ứng cho nông dân hàng hoá vật tư.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách. Tiếp tục phát triển hiện đại hoá mạng lưới các dịch vụ bưu chính, viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

- Đổi mới chất lượng hoạt động của các ngân hàng, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, tăng tỷ trọng vốn vay trung hạn và dài hạn, tập trung vào các dự án nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, xoá đói giảm nghèo.

- Phát huy thế mạnh về cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; tài nguyên nhân văn khác để phát triển du lịch.

- Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trong giai đoạn 2011-2020 đạt trên 13%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 14%, giai đoạn 2016-2020 đạt 12,2%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt trên 33% và đạt trên 31% vào năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng VA bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt trên 15%/năm.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc75

Page 76: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2.3. Nhiệm vụa. Hệ thống chợ: Xây dựng chợ trung tâm huyện tại TT Lập Thạch, tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp hệ thống chợ, đảm bảo mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 chợ.b. Xây dựng hệ thống trung tâm thương mại: trong kỳ quy hoạch tới các xã đều phải tiến hành quy hoạch khu trung tâm xã. Đây là tụ điểm phát triển dịch vụ, trước mắt trong giai đoạn quy hoạch cần tập trung đầu tư xây dựng các thị tứ Bắc Bình, Thái Hòa, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Tiên Lữ, Văn Quán, Bàn Giản. c. Phát triển các loại hình dịch vụ gắn với phát triển du lịch:

+ Quần thể du lịch sinh thái, tâm linh (hồ Vân Trục, đền thờ Hoàng Hoa Thám, Kim Tôn).

+ Đền thờ Trần Nguyên Hãn gắn với cụm du lịch Sơn Đông (tâm linh). d. Quy hoạch một số ngành dịch vụ cụ thể*. Thương mại dịch vụ: là ngành có tiềm năng lợi thế nhất định của huyện. Vì vậy trong những năm tới, hoạt động thương mại dịch vụ vẫn được chú trọng đầu tư phát triển và là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành trong huyện.

Dịch vụ thương mại cần tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hóa với 2 chức năng chính: khai thác thế mạnh trung chuyển của chợ trung tâm huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu các sản phẩm trước hết là nông sản của huyện ra các địa phương khác.

Xây dựng chợ trung tâm huyện trong quần thể và tạo sự gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong trung tâm huyện. Xây dựng thành trung tâm thương mại và cũng là nơi thu hút khách du lịch tham quan mua sắm, vui chơi,... vì vậy trung tâm thương mại cần gắn với dịch vụ trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ.

Xây dựng và mở rộng các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn các xã trong huyện. Trong giai đoạn tới cần mở rộng tất cả các cơ sở dịch vụ thương mại ở các xã, xuống tận thôn hình thành các cơ sở kinh doanh thương mại nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.*. Du lịch: ngành này phát triển sẽ có sự đóng góp và quy mô và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ. Huyện có những điểm như hồ Vân Trục, đền thờ Trần Nguyên Hãn,... có thể phát triển các loại hình du lịch : du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh,... Tuy nhiên trong thời gian tới cần đầu tư vào phát triển hạ tầng các điểm du lịch như giao thông, các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch, tuyên truyền quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch đến địa bàn huyện.*. Dịch vụ vận tải: có tiềm năng phát triển như vận tải hành khách, hàng hóa từ huyện đia các huyện lân cận hoặc về thành phố Vĩnh Yên. Ngoài ra còn có các loại hình như vận chuyển nông sản, lâm sản, sản phẩm công nghiệp đi đến các cơ sở chế biến hoặc nơi thu gom.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc76

Page 77: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

*. Dịch vụ tài chính tín dụng ngân hàng: các hoạt động như cho thuê tài chính, thuê tài sản cố định,... trong thời gian qua chưa phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh các hoạt động tài chính theo hướng của kinh tế thị trường phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Ngành ngân hàng cũng cần mở thêm các đại lý, các điểm giao dịch mới ở những xã và khu dân cư. Cần có sự hiện đại hóa hệ thống ngân hàng hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập với hệ thống ngân hàng thế giới. Cần đẩy mạnh các hình thức huy động vốn như vận động nhân dân gửi tiết kiệm, mua kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, xây dựng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Mở rộng các loại hình dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện. *. Các loại hình dịch vụ khác: ăn uống, bưu chính viễn thông, dịch vụ y tế, văn hóa,... cũng cần khuyến khích phát triển. Trong thời gian tới cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, khuyến khích tư nhân phát triển các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn về phục vụ cho người dân trên địa bàn huyện.2.4. Giải pháp phát triển

- Tăng cường công tác tiếp thị xúc tiến thương mại, giảm giá thành các sản phẩm chủ lực của huyện nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá với các vùng trong tỉnh.- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài

tỉnh tham gia thương mại, dịch vụ và du lịch; đầu tư vốn để phát triển du lịch - dịch vụ, Nhà nước quản lý quy hoạch và vệ sinh môi trường, kiến trúc,... có chính sách - ưu đãi về thuế, về tài chính, về tiền thuế đất,... để các tổ chức, cá nhân ổn định đầu tư và tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Phát triển các loại hình dịch vụ nhà hàng ăn uống, vận tải, bến bãi v.v.. để phục vụ các khu, cụm công nghiệp và khách du lịch.

- Tiếp tục khai thác lợi thế du lịch của di tích lịch sử văn hoá như đền Trần Nguyên Hãn, đình Đông Lai... Phối hợp với ngành du lịch tỉnh xây dựng tuyến du lịch đường Xuyên á

- Kêu gọi các nhà đầu tư có đủ điều kiện vào đầu tư phát triển du lịch ở hồ Vân Trục.

- Gắn các loại hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện Lập Thạch với thành phố Vĩnh Yên, các huyện, trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp - TTCN trong vùng tạo thế mạnh về cung ứng các dịch vụ hàng hoá. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong các HTX nông nghiệp, các vùng nông thôn, chú trọng cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ, thu gom hàng hoá, sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc77

Page 78: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, tăng mức luân chuyển hàng hoá, tạo thị trường lành mạnh.

3. Phát triển nông lâm nghiệp - thuỷ sản 3.1. Định hướng phát triển

Từ nay đến 2020 tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá dự kiến diễn ra rất nhanh, đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, do đó định hướng phát triển là:

- Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chuyên canh và phát triển bền vững.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá hình thức sở hữu và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ưu tiên sản xuất ra nhiều nông sản có chất lượng cao, an toàn phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị cao theo hướng an toàn.

- Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển KTXH nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để phát triển đồng bộ, lâu bền, có hiệu quả, đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái.

- Phát triển sản xuất gắn liền với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho dân cư đô thị, khu công nghiệp.3.2. Mục tiêu phát triển3.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của huyện. Đầu tư xây dựng các vùng sản xuất cây lương thực, cây thực phẩm, bò thịt, lợn, gà địa phương thả vườn, thủy sản, cây lâm nghiệp... tập trung gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến nhằm phục vụ chương trình phát triển sản xuất hàng hóa của huyện, tỉnh.3.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành nông lâm thủy sản đạt 6,89%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng 7,44%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 6,34%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng VA của ngành nông lâm thủy sản trong kỳ quy hoạch đạt trên 8,78% giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016-2020 đạt trên 6,34%.

- Cơ cấu kinh tế của ngành nông lâm thủy sản đến năm 2015 còn chiếm trên 30% và đến năm 2020 chỉ tiêu này trên 20%.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

78

Page 79: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- GTSX bình quân/ha đất nông nghiệp đạt trên 50 triệu đồng/ha (năm 2015); trên 60 triệu đồng/ha (năm 2020).

- Tận dụng mặt nước các ao, hồ thuỷ lợi, diện tích 1 lúa 1 cá... ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản lên 600ha.

- Trồng, quản lý và khai thác có hiệu quả trên 4.000 ha rừng vào năm 2015 và trên 3700 ha vào năm 2020, chuyển đổi cơ cấu cây rừng theo hướng 65-70% gỗ phục vụ XDCB và chế biến gia dụng, 30-35% gỗ trụ mỏ. Nếu thị trường gỗ gia dụng phát triển tốt có thể tăng cơ cấu rừng phục vụ sản xuất chế biến gỗ gia dụng.3.3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển3.3.1. Nhiệm vụ3.3.1.1. Ngành trồng trọta) Sản xuất các cây trồng chính

* Nhóm cây lương thực- Lúa: Tập trung ở các xã Bàn Giản, Liên Hòa, Đồng ích, Ngọc Mỹ, Quang

Sơn, Thái Hòa, Bắc Bình, Hợp Lý, Liễn Sơn đây là vùng lúa chủ lực của huyện. Năm 2015 diện tích gieo trồng lúa 6.521 ha, giảm 800 ha so với 2009. Dự kiến 2020 diện tích gieo trồng lúa 6.050 ha giảm 1272 ha so với năm 2009. áp dụng khoa học công nghệ chuyển đổi cơ cấu giống để đạt năng suất bình quân 55 tạ/ha (năm 2015); 60 tạ/ha (năm 2020).

Tổng sản lượng lúa đến năm 2015 đạt trên 35 ngàn tấn và đến năm 2020 đạt trên 36 ngàn tấn.

- Cây ngô: diện tích cây ngô ở mức 2000 ha vào năm 2015 và 1800 ha vào năm 2020, chú trọng thâm canh để đạt năng suất 40 tạ/ha(2015) và 44 tạ/ha (2020).

Sản lượng ngô đến năm 2015 đạt 8 ngàn tấn và đến năm 2020 ước đạt gần 8 ngàn tấn.

Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt trên 43 ngàn tấn và đến năm 2020 đạt 44 ngàn tấn.

Đến năm 2020, bình quân lương thực dự kiến trên 340 kg/người/năm. An ninh lương thực trên địa bàn vẫn đảm bảo.* Nhóm cây hàng năm khác (cây chất bột)

- Cây sắn: Là cây chất bột có diện tích khá lớn của Lập Thạch, định hướng trong kỳ quy hoạch giảm diện tích ở mức 550 ha (2015), và 400 ha (2020). Chủ yếu trồng các giống cao sản phục vụ chế biến công nghiệp, chú trọng thâm canh để đạt năng suất 180 tạ/ha.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc79

Page 80: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Cây khoai lang: ổn định diện tích 500 ha vào năm 2015 và 400 ha vào năm 2020, năng suất bình quân đạt từ 100 – 120 tạ/ha * Nhóm cây thực phẩm

- Bố trí diện tích chuyên canh rau an toàn chiếm 10% tổng diện tích rau năm 2010, 50% năm 2015 và 80% năm 2020. Tổng diện tích rau năm 2015 đạt 800 ha và 1.000 ha năm 2020. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất trồng cây khác sang trồng rau đậu thực phẩm an toàn bố trí các giống rau cải, bầu bí, hành tỏi... có giá trị kinh tế cao để phục vụ thực phẩm cho người dân địa phương; Công nhân khu công nghiệp. Diện tích rau an toàn tập trung ở các xã ven khu công nghiệp, ven thị trấn (Tử Du, Xuân Lôi, Liên Hòa, Đồng ích, Thái Hòa, Bắc Bình, Hợp Lý).

Bảng 27: Quy hoạch vùng sản xuất rau an toànSTT Hạng mục Diện tích

(ha)Lấy vào đất màu Ghi chú

  Tổng cộng 250 2501 Xã Liên Hoà 50 502 Tử Du 20 203 Xã Xuân Lôi 20 204 Xã Đồng ích 100 1005 Xã Thái Hoà 60 60 (2 vùng)6 Xã Bắc Bình 20 207 Hợp Lý 10 10

(Nguồn: điều tra thực địa tại địa phương)- Tăng cường đầu tư thâm canh rau đậu thực phẩm an toàn theo các tiêu chí

đã được Bộ NN ban hành. Sử dụng các giống có chất lượng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tiến bộ để đạt năng suất 100 - 120 tạ/ha/năm, sản lượng 2015 đạt 8.000 tấn, 2020 đạt 12.000 tấn.* Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày

Bảng 28: Dự kiến DT-NS-SL một số cây trồng chính đến 2020Đơn vị: Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: tấn

TT Hạng mục

Hiện trạng 2009

Dự kiến quy hoạch

 

Tăng trưởng bình quân (%/năm) 

2015 2020 2009 – 2015

2009 - 2020

I Cây lương thực          1 Cây lúa            Diện tích 7322.1 6521 6050 -1.91 -1.72  Năng suất 50.1 55 60 1.57 1.66

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc80

Page 81: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

  Sản lượng 36672.1 35868 36300 -0.37 -0.092 Cây ngô            Diện tích 827.1 2000 1800 15.86 7.33  Năng suất 31.6 40 44 4.02 3.06  Sản lượng 2611.7 8000 7920 20.51 10.61

II Cây rau, đậu thực phẩm          

1 Rau các loại            Diện tích 503.6 800 1000 8.02 6.43  Năng suất 102.2 100 120 -0.37 1.47  Sản lượng 5148.6 8000 12000 7.62 8.002 Đậu các loại            Diện tích 70.5 150 200 13.41 9.94  Năng suất 7.1 8.5 10 3.09 3.19  Sản lượng 49.9 127.5 200 16.92 13.45

III

Cây công nghiệp ngắn ngày          

1 Cây lạc            Diện tích 1141.8 1100 1000 -0.62 -1.20  Năng suất 17.9 20 22 1.83 1.88  Sản lượng 2047.7 2200 2200 1.20 0.652 Cây đậu tương            Diện tích 278.5 250 250 -1.78 -0.98  Năng suất 9.6 16 18 8.83 5.85  Sản lượng 268.2 400 450 6.89 4.82

IV Cây hàng năm khác          1 Cây sắn            Diện tích 767.8 550 400 -5.41 -5.76  Năng suất 115.1 150 180 4.52 4.15  Sản lượng 8834.0 8250 7200 -1.13 -1.842 Cây khoai lang            Diện tích 433.0 500 400 2.43 -0.72  Năng suất 77.3 100 120 4.38 4.08  Sản lượng 3347.9 5000 4800 6.91 3.33

- Từ nay đến 2015, cần được chú trọng đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích. Tập trung chính là cây lạc, phấn đấu đến năm 2015 diện tích lạc đạt 1.100 ha và 1.000 ha vào năm 2020. Đảm bảo 100% diện tích trồng lạc bằng giống mới, trong đó chủ yếu là giống Sen lai, tiếp tục trồng thử nghiệm một số lạc giống mới có tiềm năng năng suất cao. Quan tâm áp dụng kỹ thuật trồng lạc che

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc81

Page 82: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

phủ nilon và đầu tư thâm canh đưa năng suất lạc của huyện từ 16,6 tạ/ha lên 22 tạ/ha.

- Chỉ đạo chuyển đổi chân đất ruộng một vụ lúa ở vàn cao không chủ động nước sang trồng lạc hiệu quả kinh tế cao.

Cây lạc chủ yếu được trồng ở các địa phương: Tử Du, Xuân Lôi, Xuân Hoà, Triệu Đề, Sơn Đông, Văn Quán.

- Cây đậu tương: từ nay đến 2020 ổn định diện tích trồng cây đậu tương 250 ha, năng suất đạt 16 – 18 tạ/ha* Nhóm cây ăn quả

ổn định diện tích khoảng 1100 ha tập trung chủ yếu các loại cây ăn quả như cam, quýt, vải, chuối, nhãn, hồng... Trong những năm tới tiếp thử nghiệm một số mô hình trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao như Thanh long ruột đỏ (xã Vân Trục), nhãn lồng Hưng Yên... để từ đó nhân rộng ra đại trà.

Đối với những diện tích cây ăn quả hiệu quả kém do năng suất thấp, độ dốc lớn nên từng bước chuyển sang loại hình trồng cây lâm nghiệp (keo, bạch đàn,...). Phát triển trang trại tổng hợp giữa trồng cây ăn quả với chăn nuôi...

* Một số giải pháp chính phát triển ngành trồng trọt:- Đẩy mạnh công tác dồn ruộng đổi thửa, tạo điều kiện cho các hộ dân trao

đổi ruộng đất, tích tụ ruộng đất.- Tập trung đầu tư cho thuỷ lợi như kiên cố hoá kênh mương nội đồng, đầu

tư cải tạo nâng cấp các đập đầu nguồn quan trọng nhằm tăng khả năng tưới tiêu chủ động cho lúa. Thực hiện sửa chữa, nâng cấp các hệ thống công trình thuỷ công của huyện bằng nguồn vốn ngân sách và một phần do dân đóng góp

- Đẩy mạnh việc ứng dụng TBKT vào sản xuất ngành trồng trọt trước hết tập trung cho công tác chuyển đổi giống, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng cấp I hoá giống lúa, ngô, xác định cơ cấu giống phù hợp với yêu cầu của thị trường và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Mục tiêu 100% diện tích gieo trồng lúa, ngô, rau đậu các loại, cây ăn quả... dùng giống tốt, thuần chủng, năng suất chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh khá. áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khác như gieo trồng đúng thời vụ, sử dụng phân bón hợp lý, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp tổng hợp.3.3.1.2. Ngành chăn nuôi

Đây là ngành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của huyện. Tiềm năng chăn nuôi của huyện rất lớn, nhất là phát triển trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với vườn rừng. Để góp phần đưa chăn nuôi trên địa bàn huyện theo hướng bền vững, dự kiến từ nay đến 2020, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở 8 xã (Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Ngọc Mỹ,

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc82

Page 83: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Thái Hòa, Xuân Hòa, Liễn Hòa, Liễn Sơn). Trong kỳ quy hoạch ngoài những con nuôi truyền thống: trâu, bò, lợn, gia cầm các loại cần đưa thêm vào nuôi một số loài đặc sản: nhím, lợn rừng, lợn lửng, rắn... nhằm nâng cao thu nhập cho người làm nghề chăn nuôi.

Bảng 29: Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trungSTT Hạng mục Diện

tích (ha)

 Lấy vào loại đất  Kế hoạchthực hiệnLúa Màu Lâm

nghiệpTổng cộng 150 7,5 38 103,5  

1 Xã Liên Hoà          

  Khu Tây Thượng 3     32010 – 2011

  Khu Cầu Ván (Ngọc Liễn) 4     41012 – 2015

2 Xã Quang Sơn            Khu Kiên Đình 13     13 2010 -2015  Khu Giếng Giáp 10     10 2010 -20153 Xã Ngọc Mỹ          

  Thôn Làng Cương 5,5     5,52010 – 2011

 Khu Mom Giang - thôn Nghệ Oản 3 0,5   2,5

2010 – 2011

 Khu đồng Pheo - thôn Ngọc 3,5 0,5   3

2010 – 2011

 Khu Rừng Vàn - thôn Minh Sơn 8     8

2016 – 2020

 Khu Đồng Khuôn - thôn Ngọc Sơn 15 1,5   13,5

2016 – 2020

4 Xã Hợp Lý            Khu Đồng Trằm 7   1 6  

 Khu Đa Phước (thôn Thọ Rinh, Độc Lập) 6     6  

5 Xã Bắc Bình          

 Khu Đồi Đá Lạnh - Kỹ Thuật 10     10

2010 – 2012

6 Xã Xuân Hoà          Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

83

Page 84: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

  Khu Đình Thắng 4     4  7 Xã Thái Hoà 5     5  

(Nguồn: điều tra thực địa tại địa phương)Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm

khoảng trên 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và đến năm 2020, chỉ tiêu này ước đạt trên 65%.

Với chăn nuôi đại gia súc, ngoài việc tận dụng diện tích rừng và vườn rừng cần giành diện tích đất để trồng cỏ và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đàn vật nuôi.

Phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó xác định gà đồi, bò, lợn là sản phẩm hàng hóa chủ yếu. Đầu tư quy hoạch xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung chất lượng cao trên cơ sở áp dụng các công nghệ mới vào chăn nuôi.

Đến năm 2015 tổng sản lượng thịt quy xô lọc đạt trên 5853 tấn và năm 2020 đạt trên 7814 tấn.* Đối với đàn trâu bò:

Tập trung phát triển đàn bò sinh sản, bò thịt, đàn bò Sind cái nền có tỷ lệ máu ngoại cao, tăng cường chọn lọc cái lai Sind (tỷ lệ bò lai sind đạt khoảng 25 - 30% từ 2015 - 2020),

Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn bò của huyện đạt 44.200 con.Tỷ lệ bò lai Sind chiếm 70-80%, tỷ lệ bò nái lai chiếm 45-50% tổng đàn.Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò bằng huy động nguồn lực từ

dân và các doanh nghiệp.Đến năm 2020, tổng đàn bò có 57.200 con.

Đàn trâu ổn định ở mức 5.000 con. * Đối với đàn lợn:

Phát triển mạnh chăn nuôi lợn siêu nạc phục vụ thị trường công nghiệp, đối với các xã phía Bắc huyện phát triển giống lợn Móng Cái là chủ yếu, còn vùng thấp nuôi lợn lai kinh tế. Phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao. Bên cạnh đó cũng nên phát triển thêm những giống lợn địa phương như lợn lửng, lợn cắp nách để phục vụ cho các khu du lịch.

Tập trung phát triển các cơ sở nuôi lợn với quy mô lớn từ 100 con trở lên.Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, giải quyết tốt công tác phòng trừ dịch

bệnh và kiểm dịch vệ sinh thú y, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến theo tiêu chuẩn.

Đến năm 2015, tổng đàn lợn có 122.600 con; năm 2020 có trên 160.000 con. Tỷ lệ lợn siêu nạc đạt 70% tổng đàn (2015) và 90% (2020).* Đối với đàn gia cầm:Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

84

Page 85: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Tăng mạnh đàn gia cầm để phục vụ cho thị trường tiêu dùng và chế biến, phát triển mô hình nuôi gà đồi tập trung xa khu dân cư, huyện hỗ trợ giống cho các hộ chăn nuôi tập trung, cung cấp thú y, hướng dẫn quy trình chăn nuôi.

Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn gia cầm đạt 1843 ngàn con.Tỷ lệ gà được giết mổ tập trung chiếm 45-50% tổng đàn xuất bán.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc85

Page 86: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Bảng 30: quy hoạch ngành chăn nuôi đến 2020

STT Hạng mục ĐVT

Hiện trạng 2009

Dự kiến quy hoạch

Tốc độ tăng trưởng

bq/năm(%)

2015 20202015/2009

2020/2009

I Tổng đàn            1 Đàn trâu con 5965 5500 5000 -1.34 -1.592 Đàn bò con 29814 44200 57200 6.78 6.103 Đàn lợn con 87136 122600 160000 5.86 5.68

4 Gia cầm1000con 970 1364 1843 5.86 6.01

IISản l ượng ư ớc            

1 Thịt tấn 4634 6679 8910 6.28 6.12  + Gia súc tấn 3858 5587 7435 6.37 6.15  - Trâu tấn 60 55 50 -1.34 -1.59  - Bò tấn 313 530 729 9.19 7.99  - Lợn tấn 3485 5002 6656 6.21 6.06  + Gia cầm tấn 776 1091 1475 5.86 6.01

2 Trứng1000quả 8727 12279 16591 5.86 6.01

* Một số giải pháp pháp chính phát triển chăn nuôi- Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò, lợn, gia cầm theo phương thức

trang trại thâm canh, bán thâm canh, nâng cao chất lượng có tỷ trọng hàng hóa cao.

- Xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin thị trường để các doanh nghiệp, hộ cá nhân có lựa chọn và ra quyết định đúng.

- Mở rộng hình thức liên danh, liên kết giữa các tổ chức, cá nhân để hình thành vùng sản phẩm hàng hóa tập trung.

- Khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất con giống, giết mổ, chế biến tập trung để nâng cao giá trị các sản phẩm chăn nuôi.3.3.1.3. Ngành thuỷ sản

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc86

Page 87: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chương trình 131 của Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cá có năng suất, chất lượng (Rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, trắm đen, mè hoa, tôm càng xanh) để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đến năm 2020, toàn huyện có trên 570 ha diện tích 1 lúa, 1 cá kết hợp và 320 ha đất chuyên nuôi thả thủy sản. Tập trung áp dụng các biện pháp nuôi thả tiên tiến, đưa con nuôi đặc sản nhằm nâng cao thu nhập trên 1ha canh tác. Diện tích lúa cá kết hợp chủ yếu tập trung ở các xã phía Nam huyện: Đồng ích, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán, Sơn Đông, Triệu Đề.

Bảng 31: quy hoạch đất Nuôi trồng thủy sản đến 2020STT Hạng mục Tổng cộng Đất lúa

Đất mặt n-ước

I Vùng sản xuất lúa - cá 570 570  1 Xã Liên Hoà 20 20  2 Xã Tiên Lữ 170 170  3 Xã Đình Chu 30 30  4 Xã Văn Quán 50 50  5 Xã Sơn Đông 115 115  6 Xã Đồng ích 160 160  7 Xã Triệu Đề 25 25  II Vùng chuyên thủy sản 320 120 2001 Sơn Đông 120 120  2 Vân Trục 200   200

(Nguồn: điều tra thực địa tại địa phương)Sản lượng thuỷ sản các loại đến năm 2015 đạt 1300 tấn; năm 2020 là 1500

tấn.Khuyến khích người dân dồn đổi ruộng đất, thành lập trang trại, đầu tư cơ sở

hạ tầng vùng nuôi trồng. Ngoài đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cần chủ động cung cấp cá giống đảm bảo chất lượng cho nhân dân. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, các chủ hộ sản xuất cá giống, thức ăn chăn nuôi.*Một số giải pháp chính phát triển thủy sản

- Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, cần có hướng ưu tiên bố trí mặt bằng, vay vốn. Có chính sách hỗ trợ giá

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc87

Page 88: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

con giống, thuốc phòng trị bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản và hỗ trợ khi NTTS gặp thiên tai, bệnh xảy ra.

- Cho phép chuyển đổi các diện tích đang sản xuất nông nghiệp hoặc đang sử dụng ở mục đích khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuỷ sản và được thẩm định dự án chặt chẽ.

- Nguồn vốn cơ bản để phát triển thủy sản là vốn tự có của doanh nghiệp và các hộ dân. Vốn ngân sách nhà nước ưu tiên vào lĩnh vực khoa học, sản xuất, nhập và trợ giá giống với đối tượng nuôi mới…

- Các chủ đầu tư và các hộ dân tăng cường đầu tư để xây dựng CSHT đạt tiêu chuẩn đồng thời áp dụng đầy đủ tiến bộ khoa học kỹ thuật để có hiệu quả cao trong nuôi trồng thuỷ sản.

3.3.1.4. Sản xuất ngành lâm nghiệpQuản lý, trồng và khai thác có hiệu quả trên 4.000 ha rừng vào năm 2015 và

trên 3700 ha vào năm 2020, lựa chọn cây có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho chế biến với các cây trồng như: keo, bạch đàn... và những giống cây quý khác phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, có thị trường tiêu thụ, lấy nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến. Nếu thị trường gỗ gia dụng phát triển tốt có thể tăng cơ cấu rừng phục vụ sản xuất chế biến gỗ gia dụng.

Tích cực trồng rừng, đẩy mạnh phong trào trồng rừng sản xuất, phủ xanh đất trồng đồi trọc để tăng nhanh vốn rừng, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng kinh tế, rừng giảm thiểu khí CO2, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy. Phát triển rừng gắn với định hướng chế biến lâm sản.

- Đến năm 2015 hàng năm trồng mới 140-170ha, diện tích khai thác hàng năm khoảng 70-80 ha. Diện tích rừng sản xuất của toàn huyện còn khoảng 3100-3200 ha.

- Đến năm 2020, mỗi năm trồng 100-120ha, khai thác rừng trồng mỗi năm 50-60ha. Diện tích rừng còn khoảng 2900-3000 ha. Các loại cây trồng chủ yếu có bạch đàn, keo tai tượng.

Các loại cây trồng chủ yếu như bạch đàn, keo tai tượng... kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh để nâng cao độ che phủ của rừng

Kinh doanh rừng theo hướng thâm canh, nâng trữ lượng gỗ rừng đến tuổi khai thác bình quân 70-100m3/ha.* Một số giải pháp phát triển lâm nghiệp

- Khuyến khích người dân làm giàu bằng nghề rừng, thông qua việc giao đất giao rừng, công tác định canh định cư và các chương trình xây dựng rừng như 661, ... nhà nước hỗ trợ nhân dân làm nghề rừng, nông lâm kết hợp, góp phần ổn định đời sống và cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội. Xây dựng một số vườn ươm cây giống để mỗi năm cung cấp giống cây mới cho trồng rừng.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc88

Page 89: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Triển khai các chính sách xã hội vùng lâm nghiệp nhằm ổn định đời sống người làm rừng để phát triển bền vững về xã hội vùng lâm nghiệp.3.3.2. Giải pháp chính phát triển nông lâm thủy sản.3.3.2.1. Giải pháp quy hoạch, chính sách

- Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị cho phép xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển nông - lâm - thuỷ sản huyện Lập Thạch giai đoạn 2010 - 2020" làm cơ sở lập các dự án đầu tư cho các vùng sản xuất cây con hàng hóa tập trung trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Đầu tư một số cơ sở giết mổ GSGC và chế biến lâm sản hỗ trợ chăn nuôi và lâm nghiệp phát triển.

- Tiếp tục khuyến khích các hộ nông dân tự đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp. Đề xuất với tỉnh xây dựng khung giá cho thuê đất để sản xuất nông lâm nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

- Đối với đất rừng: do chuyển đổi cơ bản từ rừng phòng hộ trước đây sang rừng sản xuất hiện nay nên phương thức quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp để phát huy tác dụng. Quy hoạch đề xuất rà soát lại quỹ đất rừng, chuyển cơ bản quyền sử dụng đất rừng từ tập thể sang cho người dân.3.3.2.2. Tuyên truyền vận động

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tới cán bộ đảng viên và từng hộ nông dân bằng các hình thức đa dạng nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa.

- Tăng cường xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình điểm, tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ, tham quan học tập cho từng loại cây trồng vật nuôi để nhân ra diện rộng.3.3.2.3. Khoa học công nghệ

- Có cơ chế tài chính khuyến khích các cơ sở sản xuất, cung ứng giống đủ khả năng tiếp nhận và nhân giống tại địa phương bằng những giống cây trồng vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

- Tập trung đầu tư các tiến bộ kỹ thuật vào các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến. Chú ý áp dụng các loại hình có quy mô hợp lý và công nghệ cao.

- Bố trí cơ cấu giống, thời vụ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.3.3.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng và các dự án ưu tiên

- Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi như cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương, kiên cố hóa kênh mương nội đồng.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

89

Page 90: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Hỗ trợ phát triển các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ vùng sản xuất nông lâm sản hàng hóa (vùng rau an toàn, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung,....)3.3.2.5. Thị trường

- Thu hút đầu tư bằng nhiều nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo chợ trung tâm huyện, các chợ trung tâm cụm xã, chợ đầu mối. Coi trọng tổ chức các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.

- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tham gia việc xuất khẩu sản phẩm. Khuyến khích hình thành thị trường về khoa học và công nghệ.

- Xây dựng các thương hiệu hàng hoá nông, lâm, thuỷ đặc sản riêng biệt của huyện. Hỗ trợ thông tin quảng cáo, chi phí xúc tiến thương mại, trợ giá sản phẩm mới cần khuyến khích đưa vào sản xuất.

- Thực hiện việc gắn kết trách nhiệm giữa cơ sở chế biến nông- lâm sản với các hộ nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm theo tinh thần Quyết định số 80/CP của Thủ tướng Chính phủ (tìm kiếm và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực chế biến gỗ, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ...).3.3.2.6. Củng cố quan hệ sản xuất

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, chú trọng phát triển mạnh các Doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, các HTX nông nghiệp, các tổ hợp tác để làm tốt chức năng là cầu nối cung cấp dịch vụ đầu vào và chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân; phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại, xây dựng các mô hình kiên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông).

- Coi trọng và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh, chất lượng xây dựng công trình cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn và việc sử dụng nguồn vốn trợ cấp, trợ giá.

- Coi trọng và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Dịch vụ nông nghiệp, chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp.3.3.2.7. Nguồn lực phát triển

- Nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ quản lý các cấp từ huyện xuống cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y cơ sở. Mở các lớp dạy nghề ngắn hạn đào tạo nghề

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc90

Page 91: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

cho nông dân về sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, khoa học - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá.

- Chính sách đầu tư tài chính cho các dự án: Thực hiện theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân bỏ một phần vốn đầu tư, nhà nước hỗ trợ có định hướng.

4. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội 4.1. Dự báo dân số, lao động

- Dự báo tốc độ tăng dân số cả tăng tự nhiên cũng như cơ học (do thu hút nguồn nhân lực đến làm việc ở các khu, cụm công nghiệp): đến năm 2010 và 2020 theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và căn cứ vào những thành tựu đã đạt được về giảm tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm qua, dự báo tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2010 – 2020 là 0,94%, dân số của huyện năm 2015 trên 125 ngàn người và 2020 trên 131 ngàn người.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức các kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình

- Phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 6,5% năm 2020, 95% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn được chăm sóc.

- Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo để đến năm 2020, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 2%/năm trở lên, nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

- Để đạt được các mục tiêu nêu ra về phát triển KCN giai đoạn I trên địa bàn huyện Lập Thạch nhu cầu lao động là rất lớn, và đặc biệt là lực lượng lao động có chất lượng cao được đào tạo tốt do phát triển công nghiệp cơ bản hàm lượng kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao phù hợp với khu vực phát triển và hiện đại. Cho nên lực lượng cho các hoạt động trong KCN sẽ thiếu hụt. Do vậy, bên cạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho toàn nền kinh tế nói chung, cần có kế hoạch cũng như cơ chế chính sách để đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho các khu công nghiệp theo hướng tạo ra sự kết nối giữa các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN và các cơ sở đào tạo phát triển lao động trên địa bàn và các vùng lân cận.

- Phát triển các dịch vụ tư vấn cung cấp lao động, đồng thời có biện pháp quản lý tốt hoạt động dịch vụ này: các cơ sở dịch vụ tư vấn sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động cũng như giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo lao động. Tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp nói riêng.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

91

Page 92: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Bảng 32: Dự báo dân số huyện Lập Thạch 2010-2020Chỉ tiêu ĐVT 2015 2020

1. Dân số trung bình 1000ng 125273 131184 Trong đó: Nam 1000ng 62386 65330 Nữ 1000ng 62887 65854 Tỷ lệ tăng dân số % 0.95 0.902. Số người trong độ tuổi LĐ có KNLĐ 1000ng 67647 70839 + Số LĐ được giải quyết VL mới năm 1000ng 1.5 2 + Tỷ lệ LĐ được ĐT so với tổng số LĐ % 50 60

- Lao động trong độ tuổi đến năm 2015 sẽ trên 67 ngàn người và trên 70 ngàn người đến năm 2020. Bình quân hàng năm lực lượng lao động tăng thêm khoảng 500-600 người. Trong kỳ quy hoạch cũng phải chuyển một bộ phận lao động đáng kể từ lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ; Do đó nhu cầu về giáo dục, đào tạo nghề cũng ngày càng tăng.

Về chất lượng nguồn lao động: đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp cho người lao động bằng nhiều hình thức để tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2020 đạt trên 60% tổng số lao động. Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm từ 1200-2000 người, chú trọng đào tạo nhiều công nhân có tay nghề cao. Việc giải quyết việc làm theo 2 hướng (tại chỗ và xuất khẩu), trong đó giải quyết việc làm tại chỗ là chủ yếu.

Bảng 33: Dự kiến phân bổ nguồn lao động đến năm 2020Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2015 2020A. Tổng số lao động 67647 708391. Lao động nông lâm, thuỷ sản 38861 290612. Lao động công nghiệp - xây dựng 9822 140953. Lao động thương mại-dịch vụ 18964 27684C. Cơ cấu lao động theo ngành (%) 100.00 100.001. Lao động nông lâm, thuỷ sản 57.45 41.022. Lao động công nghiệp - xây dựng 14.52 19.903. Lao động thương mại-dịch vụ 28.03 39.08

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc92

Page 93: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

BiÓu ®å : c¬ cÊu l ao ®éng 2015

57.4%14.5%

28.0%

1. Lao ®éng n«ng l©m, thuû s¶n2. Lao ®éng c«ng nghiÖp - x©y dùng3. Lao ®éng th ¬ng m¹i-dÞch vô

BiÓu ®å: C¬ cÊu l ao ®éng n¨ m 2020

41.0%

19.9%

39.1%

1. Lao ®éng n«ng l©m, thuû s¶n2. Lao ®éng c«ng nghiÖp - x©y dùng3. Lao ®éng th ¬ng m¹i-dÞch vô

4.2. Phát triển giáo dục - đào tạo4.2.1. Định hướng phát triển

Coi giáo dục - đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao nhanh chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, tăng cường CSVC phục vụ giáo dục, tập trung đẩy mạnh xây dựng chuẩn , xây dựng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.4.2.2. Mục tiêu chủ yếu:

Phát triển hợp lý quy mô trường lớp từ bậc mầm non đến PTTH và các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu học tập của nhân dân.

Giữ vững thứ bậc về chất lượng giáo dục của các ngành học, bậc học so với các huyện thành phố trong tỉnh.

Hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2015.Đến 2010, có đủ giáo viên giảng dạy các môn học theo quy định, có 100%

giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, đến 2020 giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm 35%. Không còn giáo viên yếu kém về chuyên môn. Phổ cập trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo lớn 1 năm để chuẩn bị vào lớp 1.

Đưa công nghệ thông tin vào giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ về tin học cho giáo viên các cấp.

Cho phép và khuyến khích xây dựng hệ thống trường ngoài công lập.Đến 2020, 100% trường lớp các cấp học được kiên cố hoáGiai đoạn 2011-2015:

- 100% trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn quốc gia- 80% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc93

Page 94: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- 30% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.Đến năm 2020: 30% trường tiểu học và 100% trường THCS đạt chuẩn Quốc

gia giai đoạn 24.2.3. Các nhiệm vụ cụ thểa) Về chất lượng giáo dục

+ Giáo dục mầm non: đến 2015 huy động 90% số trẻ trong độ tuổi ra lớp và 100% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong nhà trẻ xuống 3%; mẫu giáo 3% trường xuống dưới 15%; Đến năm 2020, có 100% số trẻ sinh ra được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ở nhà trẻ và lớp mẫu giáo.

+ Giáo dục tiểu học: đến 2020 duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Về xếp loại hạnh kiểm100% học sinh xếp loại “thực hiện đầy đủ”. Về xếp loại học lực từ 60 – 65% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi (học lực giỏi chiếm 30%). Không có học sinh yếu kém. Học sinh lớp 5 đạt 100% được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; 60% số học sinh được học ngoại ngữ; 30-40% số học sinh được làm quen với máy vi tính.

+ Giáo dục THCS: đến năm 2020 phấn đấu 70 – 85% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, còn lại là loại khá, không có học sinh vi phạm đạo đức và mắc phải các loại tai, tệ nạn xã hội. Về học lực 50% đạt loại giỏi, khá (15 – 20% học lực giỏi); loại yếu xuống dưới 1,5%; không có học sinh xếp loại kém. Tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 98,8% trở lên, trong đó đạt loại giỏi 30%.b) Về xây dựng cơ sở vật chất trường lớp

- Khối mầm non: 100% các trường có đủ phòng học kiên cố, hoàn thiện khu bán trú đạt tiêu chuẩn nuôi dưỡng cho học sinh. Đủ các thiết bị đồ chơi theo danh mục Bộ Giáo dục yêu cầu theo tiêu chí đạt chuẩn.

- Khối tiểu học: 100% số trường có phòng học kiên cố, đảm bảo đủ phục vụ cho 100% học sinh được học 2 buổi/ngày

- Khối THCS: 100% số trường có đủ phòng học kiên cố và có đủ các phòng học bộ môn, phòng đa phương tiện theo tiêu chí chung của ngành.c) Về công tác xã hội hóa giáo dục.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho toàn dân về vị trí giáo dục, huy động các nguồn lực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tạo phong trào hoạt động sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc94

Page 95: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Nâng cao hiệu quả phối kết hợp giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường và xã hội. Tiếp tục đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chống các tai, tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.

- Nâng cao hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng. Phối kết hợp với hội khuyến học thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, hạn chế tới mức thấp nhất học sinh bỏ học ở THCS.- Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường xã hội lành mạnh.d) Về xây dựng đội ngũ.

- Khối mầm non: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 60%- Khối tiểu học: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 95%- Khối THCS: đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 80%

4.3. Quy hoạch phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 4.3.1. Phương hướng phát triển

- Tăng cường khả năng khám, chữa bệnh cho các tuyến trong đó chú trọng tuyến huyện, tuyến xã để đảm nhận được việc khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả, giảm bệnh nhân cho tuyến trên. Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Kế hoạch hoá gia đình để điều tiết tiến tới ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đảm bảo quy mô dân số hợp lý và nâng cao tuổi thọ, cải thiện môi trường sống ở đô thị và nông thôn một cách bền vững.

- Đầu tư, hoàn thiện trang thiết bị cho bệnh viện huyện và các trạm y tế xã; tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho tuyến xã.

- Phấn đấu mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ.

4.3.2. Mục tiêu phát triểna) Mục tiêu chung

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, cải thiện chỉ tiêu sức khoẻ cho nhân dân, từng bước nâng cao thể trạng tầm vóc, tăng tuổi thọ, chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ đồng bộ từ huyện đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khoẻ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Đảm bảo công bằng, nâng cao chất lượng hiệu quả nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc95

Page 96: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Khống chế được các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm như tả, dịch hạch, cúm A/H5N1 ở người... Đảm bảo đủ điều kiện dập dịch tại chỗ khi có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn huyện. Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra VSATTP và có khả năng tự kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm thông thường. Đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân, trong đó tăng dần khả năng cung ứng thuốc cho dân dân theo từng năm. Đưa các dịch vụ y tế ngày một gần dân tiến tới BHYT 80% đến năm 2010.b) Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015.

- Tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi.- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi (100%).- Số lần khám bệnh bình quân đạt 2 lần/người dân/năm.- Tỷ lệ bác sĩ bình quân đạt 5 bác sĩ/vạn dân.- 100% trạm y tế có bác sĩ.- Củng cố cơ sở hạ tầng để trung tâm y tế dự phòng huyện đạt yêu cầu theo

quy định.c) Định hướng đến năm 2020.

- Duy trì, triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia- Lập lại cân bằng giới tính và nâng cao chất lượng dân số- Tỷ lệ bác sĩ bình quân đạt 8 bác sĩ/vạn dân.- Tuổi thọ trung bình trên 75 tuổi- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, không để dịch lớn

xảy ra.- Nâng cao tính hiệu quả và tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng

các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.- Mạnh dạn triển khai và áp dụng các phương pháp khám chữa bệnh tiên

tiến vào thực tiễn một cách hiệu quả.- Có chuyên khoa sâu ở bệnh viện đa khoa huyện, mở rộng diện dịch vụ

khám chữa bệnh cả công lập và dân lập.4.4. Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 4.4.1. Định hướng và mục tiêu phát triểna) Giai đoạn 2011 - 2015

+ 70% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.+ Số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 50%.+ Xử lý tốt môi trường ở các cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề nông

thôn. Tất cả các dự án đầu tư phải có phương án về môi trường được cơ quan chuyên môn thẩm định, đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai thực hiện.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

96

Page 97: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+Khai thác các hồ thuỷ lợi, thăm dò và thử mẫu nước để đánh giá cụ thể về chất lượng nước nguồn ở hồ này nhằm đưa ra các phương án cụ thể xử lý cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất.

+ Dự kiến xây dựng nhà máy cấp nước sinh hoạt cho dân cư phía Đông Bắc huyện (thị trấn Hoa Sơn) với công suất 20.000m3 nước/ngày đêm trong giai đoạn đầu và nâng cấp công suất lên 100.000m3/ngày đêm giai đoạn sau. Các trạm bơm tăng áp cũng sẽ được xây dựng với công suất phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời chuẩn bị phương án cấp nước phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp. Tập trung xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã, thị trấn: Hoa Sơn, Thái Hòa, Đồng ích, Triệu Đề, Tiên Lữ, Đình Chu.

+ Lưới cung cấp và phân phối nước: mạng lưới đường ống dẫn nước từ các hồ về KCN sẽ được khảo sát và thiết kế cụ thể trong giai đoạn lập dự án để đảm bảo đủ công suất cho KCN và các khu vực đô thị dân cư, dịch vụ liên quan đến khu.

+ Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước thải cục bộ cho từng nhà máy, cơ sở sản xuất và dịch vụ sẽ được sử lý lắng đọng tại chỗ, sau đó kết nối với mạng lưới mương dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung để phân tách các loại kim loại nặng và hoá chất khác có trong nước trước khi thải vào môi trường. Quy mô và công suất nước thải của toàn KCN sẽ được tính toán trong giai đoạn quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước thải khu.

+ Phát triển hệ thống xử lý bảo vệ môi trường: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải, thu gom nước thải đã qua xử lý ban đầu tại các nhà máy để xử lý triệt để, phân tách vô cơ, kim loại nặng và các chất độc hại.

+ Dự kiến có 2 cụm nhà máy xử lý nước thải tại KCN và cho khu đô thị.+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo phương thức “nghiên cứu tổng thể,

đầu tư phân kỳ” để đảm bảo kiểm soát, phân loại, xử lý, tái chế chất thải rắn. + Quy hoạch các trại chăn nuôi quy mô lớn ở xa khu dân cư, xử lý chất thải

tránh ô nhiễm môi trường.b) Giai đoạn 2016 - 2020

+ Tiếp tục xây dựng các công trình cấp nước cho các xã thị trấn còn lại đảm bảo trên 95% dân số trên địa bàn huyện được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

+ Toàn bộ các hộ gia đình đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.+ Cơ bản đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư (đối với các hộ chăn nuôi quy

mô lớn); Toàn bộ số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải.+ Quản lý tốt môi trường để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

4.4.2. Giải pháp phát triển

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc97

Page 98: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+ Cấp nước sinh hoạt bằng các công trình cấp nước tập trung quy mô thôn, làng là chính, thay thế dần các giếng khoan quy mô hộ gia đình; phương thức huy động vốn: nhà nước và nhân dân cùng đóng góp, khuyến khích tư nhân có điều kiện đầu tư xây dựng công trình nước sạch và có cơ chế cụ thể để tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực này.

+ Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước sạch từng bước xã hội công tác cấp nước nông thôn. Bảo vệ tốt nguồn nước ngầm và nước mặt trên địa bàn.

+ Mỗi xã cần giành quỹ đất khoảng 5-10ha quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; xây dựng các CSHT tối thiểu như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống sử lý và thoát nước thải để người chăn nuôi có thể đấu thầu phát triển sản xuất

+ Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền nhằm vận động nhân dân sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới các công trình cấp nước, nhà vệ sinh, công trình chăn nuôi hợp vệ sinh. Giáo dục nâng cao nhân thức giúp người dân thay đổi hành vi vệ sinh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông về kiến thức và kỹ năng vận động cộng đồng.4.5. Quy hoạch phát triển văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao4.5.1. Định hướng phát triển

Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, chỉ thị số 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh công tác thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin .... Quản lý, bảo vệ và khai thác tốt các công trình văn hoá, di tích lịch sử văn hoá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm đầu tư phát triển văn hoá các xã miền núi, khuyến khích các biện pháp tăng thu ngân sách để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở; đẩy mạnh công tác xã hội hoá văn hoá, thể dục, thể thao ... Tăng cường thời lượng phát sóng, tiếp âm đối với các đài cơ sở, tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho đài truyền thanh - truyền hình huyện để nâng cao chất lượng phát sóng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương". 4.5.2. Mục tiêu phát triển a) Đến năm 2015

+ 85% số hộ, 85% số cơ quan, 65% số thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá.

+ 100% đơn vị được công nhận làng, khu phố văn hoá cấp tỉnh đều có tủ sách hoặc thư viện.

+ 80% thôn, tổ dân phố có nhà văn hoá.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc98

Page 99: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+ 80% số làng có ít nhất 1 thiết chế văn hoá đạt chuẩn. 38-40% số xã, thị trấn có thư viện công cộng (Giai đoạn 2007-2010 xây thêm 4 nhà thư viện xã).

+ 25-26% dân số tham gia các hoạt động TDTT thường xuyên.+ Mỗi xã, thị trấn có 4-5 câu lạc bộ TDTT.+ 100% số xã, thị trấn có ít nhất 1 sân vận động. 40% số thôn, bản, phố có

sân chơi bãi tập. 100% số trường học có đủ sân chơi, bãi tập, dụng cụ tập luyện TDTT.

+ Xây dựng đề án "Bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể". Lập hồ sơ xin xếp hạng các di tích, cấp giấy phép mở hội cho các di tích đã được xếp hạng.

+ Tiếp tục nâng cấp xây dựng khu di tích lịch sử đền Trần Nguyên Hãn + 70% cán bộ văn hoá thông tin cấp huyện có trình độ đại học; 10% cán bộ

văn hoá thông tin cấp xã có trình độ đại học, 90% có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá - thông tin – thể thao của thị trấn Lập Thạch.+ Xây dựng phòng sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình. Xây

dựng nhà trạm, lắp đặt thêm trạm phát lại truyền hình tại một số xã để phủ sóng truyền hình một số vùng lõm.

+ Mua sắm bổ sung trang thiết bị phát thanh truyền hình (bàn XIMơ , bàn dựng phi tuyến tính, 2 máy quay camera, máy phát thanh công suất 500W, 2 màn hình vô tuyến lớn ...)

+ Đạt trên 25 máy điện thoại (cố định)/100 dân vào năm 2015.b) Đến năm 2020

+ 95% số hộ, 95% số cơ quan, 75% số thôn bản đạt tiêu chuẩn văn hoá.+ Xây dựng Trung tâm VHTT-TT và sân vận động trung tâm huyện. + 100% số xã, 70% số thôn, tổ dân phố, phố có thư viện. 15 xã có NVH

cấp xã.+ 50% dân số tham gia các hoạt động TDTT thường xuyên.+ Mỗi xã, thị trấn có 6-8 câu lạc bộ TDTT.+ 100% số thôn, tổ dân phố có sân chơi bãi tập.+ 100% cán bộ văn hoá thông tin cấp huyện có trình độ đại học; 30% cán bộ

văn hoá thông tin cấp xã có trình độ đại học.+ 100% địa bàn được phủ sóng phát thanh, truyền hình.+ Phấn đấu đạt trên 30 máy điện thoại/100 dân vào năm 2020.

4.5.3. Giải pháp phát triển+ Phải đặt lên hàng đầu công tác tuyên truyền, vận động, xác định tầm

quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hoá, thể thao ở cơ sở. Xác định xây Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

99

Page 100: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

dựng và phát triển văn hoá- thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đảng; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở lành mạnh.

+Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và công tác vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Từ cơ sở đến huyện tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.

+ Phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương gắn với xây dựng đời sống văn hoá thể thao ở cơ sở, xã hội hoá các loại hoạt động văn hoá - thể thao

+ Phát huy hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá huyện”

+ Phòng Văn thể phối hợp chặt chẽ với các ngành như phòng giáo dục đào tạo, phòng Nội vụ - lao động thương binh và xã hội, Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể quần chúng để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phát triển có chất lượng.

+ Chú trọng kiện toàn hướng dẫn các môn thể thao nâng cao để đủ khả năng thi đấu các môn thành tích cao, duy trì môn cầu lông, vật, điền kinh.

+ Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển văn hoá thông tin - gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội địa phương. Xây dựng các đề án khả thi theo từng giai đoạn, từng nhiệm vụ cụ thể.

+ Củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ văn hoá thông tin, cơ sở. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hoá thông tin, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ.

+ Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển văn hoá- thông tin về: đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng các tài năng văn hoá; Xây dựng các thiết chế văn hoá cấp cơ sở và khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hoá - thông tin ở cơ sở.

+ Tổ chức khai thác tốt các nguồn lực, làm tốt công tác xã hội hoá về TDTT, tăng cường đầu tư phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin: Tập trung đầu tư bằng nguồn ngân sách để xây dựng Trung tâm VHTT - TT của huyện. Tăng đầu tư phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin. Tiếp tục đảm bảo kinh phí cho các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hoá thông tin.4.6. Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm

Tổ chức lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các chương trình dự án lớn gắn với giảm nghèo; thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với vùng miền núi, đồng bào dân tộc ít người. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người còn khó khăn. Tạo điều kiện thuận lợi cho

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc100

Page 101: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

người nghèo vay vốn và có điều kiện tiếp cận các dịch vụ sản xuất, nỗ lực vươn lên cải thiện đời sống.

- Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm ít nhất 2%/năm.

- Tổ chức tốt đào tạo nghề cho người lao động, phấn đấu năm 2015 đạt trên 50%, năm 2020 đạt trên 60%

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, có 5-7% số lao động đi làm việc ở nước ngoài.4.7. Định hướng về an ninh, quốc phòng4.7.1. Đẩy mạnh công tác quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện đường lối quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW8 (khoá IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ của huyện làm cơ sở xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng với công tác an ninh và phát triển kinh tế. Tăng cường hơn nữa công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng. Quản lý chặt chẽ thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, hoàn thành các chỉ tiêu động viên tuyển quân, tuyển sinh quân sự hàng năm.

- Thường xuyên hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản, phương án chống bạo loạn, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ huấn luyện quân sự với tham gia thực hiện các nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ trị an ở địa phương.

- Quy hoạch phát triển các khu vực, đặc biệt khu vực miền núi phải dựa trên định hướng phòng thủ về quân sự chung.4.7.2. Tăng cường công tác bảo vệ pháp luật, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội

- Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Nêu cao cảnh giác sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào toàn dân tham gia cảm hoá, giáo dục những người lầm lỗi, phong trào toàn dân tham gia bài trừ tệ nạn xã hội. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả làm giảm các loại tội phạm, nạn cờ bạc, ma tuý.

- Xây dựng lực lượng công an từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ công an xã, thị trấn. Đẩy mạnh công Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

101

Page 102: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật của nhà nước tới quần chúng nhân dân. Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử kịp thời nghiêm minh, đúng luật.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa lực lượng công an với quân đội và các ban, ngành đoàn thể trong công tác vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Thực hiện nghiêm túc các chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em ...

VI. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển a) Quan điểm

- Quy hoạch hệ thống giao thông huyện phải phù hợp, hoà nhập với hệ thống giao thông của tỉnh và khu vực phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh. Quy hoạch phát triển giao thông phải gắn với phát triển công nghiệp, thương mại, đô thị hóa trên địa bàn huyện.

- Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để nâng cao năng lực phục vụ. Từng bước hiện đại hoá hệ thống giao thông trên địa bàn.

- Đẩy mạnh phong trào cứng hoá đường làng, ngõ xóm tạo ra mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn, rộng khắp. Đảm bảo giao thông thuận tiện quanh năm; xe cơ giới nhỏ có thể vào các vùng nông lâm sản hàng hoá quy mô tập trung.

- Phát triển vận tải theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá phương thức vận chuyển với chi phí ngày càng giảm, tiết kiệm năng lượng.

- Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn vốn đầu tư kể cả nguồn đầu tư nước ngoài trong phát triển giao thông vận tải.b) Mục tiêu

- Về giao thông đường bộ: đường tỉnh đạt cấp IV miền núi trở lên và nhựa hoá 100% vào năm 2010. Giao thông nông thôn 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm, bê tông hoá hoặc nhựa hoá đạt 35% năm 2010 và trên 60% năm 2015.

- Về đường sông: đầu tư nạo vét luồng lạch và nâng cấp CSHT bến bãi, cảng sông... đảm bảo vận tải thuỷ an toàn, hiệu quả cao.1.2. Quy hoạch hệ thống giao thônga. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ

- Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (đường xuyên á) đang triển khai xây dựng, đường cấp 100, tốc độ 100km/h, rộng đường 50m.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

102

Page 103: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Quốc lộ 2C: đoạn qua huyện có chiều dài 13km, từ cấp IV miền núi lên cấp III đồng bằng, rộng nền 12m.

- Đường tỉnh 305: đoạn qua huyện Lập Thạch có chiều dài 11km, đoạn từ Tiên Lữ -TT Lập Thạch nâng cấp có mặt cắt 35,5m; phần còn lại được nâng cấp từ cấp IV miền núi lên cấp III, rộng nền 12m.

- Đường tỉnh 306, đoạn qua Lập Thạch có chiều dài 8km từ cấp IV miền núi lên cấp III, rộng nền 12m.

- Đường tỉnh 307, đoạn qua huyện Lập Thạch dài 15km, đoạn từ TT Lập Thạch đến TT Hoa Sơn nâng cấp mở rộng có mặt cắt là 36,5m; còn lại từ cấp IV miền núi lên cấp III.

- Đường tỉnh 305C, đoạn qua Lập Thạch có chiều dài 11km, đoạn từ km0 đến km5 là đường đô thị mở rộng nền đạt 36,5m; đoạn từ km5 đến km11 mở rộng đạt đường cấp III, rộng nền 12m.

- Đường tránh tỉnh lộ 305 đoạn qua xã Tiên Lữ, Đồng ích.- Nắn đường TL305C đoạn qua xã Triệu Đề và Sơn Đông ra thẳng đường

đê nối vào Phú Hậu - Nâng cấp tuyến đường từ Xuân Hòa – Quang Sơn thành đường tỉnh lộ.

b. Hệ thống đường phục vụ cho các khu cụm công nghiệp, du lịch:+ Đường đê kết hợp với giao thông phục vụ các khu cụm công nghiệp: từ

TT Hoa Sơn đến Sơn Đông và nối với Phú Hậu dài 23km.+ Mở tuyến đường Từ Cầu Bì La (xã Bàn Giản)- Xuân Lôi, dài 5km. + Nâng cấp tuyến đường từ TL 307 vào hồ Vân Trục đáp ứng nhu cầu phát

triển du lịch của khu vực này.c. Giao thông nông thôn

- Tập trung xây dựng và cải tạo các trục đường liên xã. Đẩy mạnh phong trào cứng hóa giao thông nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% đường liên thôn, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.

- Từng bước nâng cấp mở rộng, cứng hóa các đường trục nội đồng, nhất là những vùng sản xuất nông sản hàng hóa (lúa, rau màu, chăn nuôi, lâm nghiệp,...). Đến năm 2020, cứng hóa 100% các tuyến nội đồng chính. Đảm bảo yêu cầu thuận tiện trong vận chuyển nông sản đi tiêu thụ. Đầu tư giao thông nội đồng gắn liền với quy hoạch lại đồng ruộng và thủy lợi nội đồng.d. Các công trình khác

- Giai đoạn 2011-2015, quy hoạch nâng cấp lại bến xe trung tâm huyện, quy hoạch thêm các điểm đỗ dừng xe có mái che tại các khu dân cư tập trung hoặc dọc theo các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc103

Page 104: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Xây dựng cầu Phú Hậu, thúc đẩy phát triển cụm kinh tế phía nam của huyện.1.3. Các giải pháp phát triển giao thông

- Về vốn: Phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho giao thông và thực hiện phân cấp đầu tư (đường huyện do ngân sách huyện đảm nhiệm, đường liên thôn, liên xã hỗ trợ theo NQ HDND tỉnh, phần còn lại và đường thôn bản do xã và thôn chịu trách nhiệm)…khuyến khích các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, tranh thủ các nguồn vốn ODA, NGO, vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn hỗ trợ từ TW,... để bổ sung cho vốn đầu tư. Lồng ghép các chương trình, dự án được đầu tư trên địa bàn, trích một phần từ chuyển quyền sử dụng đất, huy động đóng góp của dân và các nguồn tài trợ khác…

- Về kỹ thuật công nghệ: áp dụng các tiêu chuẩn ngành cho từng cấp loại đường cụ thể. Sử dụng vật liệu tại chỗ là chính, công nghệ phù hợp với từng địa phương để giảm giá thành. Khuyến khích phát triển mặt đường BTXM với các loại đường GTNT để giảm chi phí duy tu bảo dưỡng. Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ cứng hoá GTNT.

- Phát triển nguồn nhân lực: đối với cấp huyện cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cả về chuyên môn kỹ thuật lẫn trình độ quản lý. Với cấp xã phải có 1 cán bộ theo dõi về giao thông.

- Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hợp lý để bảo đảm tốt cho công tác đấu thầu và tiết kiệm đầu tư cho Nhà nước.

- Thực hiện tốt công tác cắm mốc chỉ giới đường và hành lang an toàn.- Mở rộng hình thức đấu thầu xây dựng, giám sát nhân dân. Các công trình

thi công hoàn thành phải được bàn giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý và khai thác sử dụng. Hàng năm phải bố trí kinh phí sửa chữa thường xuyên, bảo vệ công trình để tăng tuổi thọ của công trình và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

- Tổ chức các lực lượng làm công tác duy tu sửa chữa thường xuyên theo nhiều hình thức phù hợp với yêu cầu của từng hệ thống cầu đường: Đối với đường liên xã, đường trục xã, đường liên thôn: công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên do các xã, thị trấn đảm nhiệm theo địa bàn hành chính. UBND xã giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sửa chữa, trả công khoán từ ngân sách xã. Đối với các đường thôn xóm, đường khu dân cư: thực hiện chế độ tự quản, hỏng đâu sửa đấy và do các hộ dân tự đảm nhận.2. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi2.1. Định hướng

- Tập trung củng cố, xây dựng, nâng cấp hệ thống đê kè sông, quản lý và khai thác tốt các công trình tưới tiêu, đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác quy hoạch thuỷ lợi, kết hợp thuỷ lợi với giao thông nội đồng.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

104

Page 105: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Tiếp tục cải tạo, nâng công suất tưới của các trạm bơm và nâng cao hiệu suất phục vụ.

- Tiếp tục kiên cố hoá hệ thống kênh mương. 2.2. Quy hoạch các công trình chính

Với đặc điểm của huyện chủ yếu là đồi núi, diện tích đất canh tác phân bố rải rác theo các lưu vực sông suối nhỏ, vì vậy các công trình thuỷ lợi ở đây chủ yếu là hồ, đập, phai, hệ thống kênh dẫn nhỏ. Thực tế các công trình được xây dựng từ lâu, tới nay đã xuống cấp hư hỏng nhiều. Để phát huy hết năng lực tưới của các công trình theo nhiệm vụ thiết kế thì các công trình đều cần nâng cấp, tu bổ, sửa chữa cho phù hợp với điều kiện từng vùng.

- Cải tạo và nâng cấp 106 hồ đập hiện nay đã xuống cấp.- Kênh mương: tập trung cứng hóa 100% kênh chính cấp 3 loại 1 và 50%

kênh nhánh cấp 3 loại 2, đến năm 2015 cứng hóa 100% kênh nhánh cấp 3 loại 2.- Xây mới trạm bơm tiêu Triệu Đề và hệ thống kênh mương kèm theo góp

phần tiêu thoát úng cho cả 2 huyện Lập Thạch, Sông Lô (diện tích tiêu >1000ha sản xuất lúa 2 vụ).

- Nâng cấp, cải tạo các trạm bơm Ba Cây (Đồng ích), Bì La (Đồng ích), Liễn Sơn I, Liễn Sơn II, Đức Bác, Đình Chu 1, Đình Chu 2 (Đình Chu).

- Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho các vùng sản xuất rau an toàn. 2.3. Giải pháp

- Hệ thống kênh chính và kênh loại 1, loại 2 và các công trình đầu mối như đập dâng nước, hồ chứa, đê điều đề nghị Trung ương, tỉnh đầu tư

- Kênh nội đồng: Nhà nước đầu tư 70% (bằng vật tư vật liệu); nhân dân đóng góp 30% vốn (chủ yếu công lao động). Trong đó nguồn ngân sách huyện hàng năm phải được ưu tiên đầu tư cho công tác thuỷ lợi. Huy động nguồn đóng góp của dân ngoài lao động, còn huy động bằng các nguồn khác: đóng góp bằng tiền, công nghĩa vụ hàng năm cần giành phần lớn cho thuỷ lợi, tu sửa các công trình

- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước & các tổ chức khác có điều kiện đầu tư, tổ chức đấu thầu đầu tư...

- Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng đảm bảo độ che phủ giữ nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Để quản lý tốt các công trình thuỷ lợi sau khi được đầu tư. UBND huyện giao cho phòng chức năng tham mưu về quản lý nhà nước, trung tâm thuỷ nông - thuỷ điện, quản lý và điều hành các công trình đầu mối và kênh chính, kênh loại 1. UBND xã, thị trấn quản lý các công trình trong địa bàn xã và kênh loại 2, loại 3 và mương nội đồng. Riêng các tuyến đê, UBND huyện giao cho UBND các xã có đê chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

105

Page 106: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

3. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tinHiện đại hoá thông tin của huyện và thông tin viễn thông với tỉnh, các vùng

trong nước quốc tế. Chuyển mạnh hệ thống thông tin liên lạc theo hướng kinh doanh, nâng cấp thông tin liên lạc từ huyện đến các xã và thôn xóm.3.1. Bưu chính

Phát triển mạng lưới phục vụ Bưu chính - phát hành báo chí: Mở rộng nâng cấp các điểm phục vụ sẵn có và phát triển thêm nhiều điểm phục vụ mới trên địa bàn, đặc biệt tại các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. Mở rộng và phát triển mạng vận chuyển đường thư các cấp và tăng cường các phương thức vận chuyển chuyên dụng, ô tô chuyên dụng,…

Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính, đặc biệt là các dịch vụ có tính chất về thời gian phát chuyển nhanh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thông, áp dụng công nghệ mới, công nghệ lai ghép Bưu chính - Viễn thông - Công nghệ thông tin nhằm phát triển thêm nhiều các loại hình dịch vụ lại ghép, dịch vụ bưu chính điện tử tiện lợi, hiệu quả phục vụ tối đa nhu cầu của xã hội.

Phấn đấu đến năm 2010: Bán kính phục vụ điểm bưu chính: dưới 5km/điểm, dân số phục vụ của một điểm giao dịch: dưới 2.000 người/điểm. 100% số điểm bưu điện văn hoá xã có dịch vụ internet tốc độ cao.3.2. Viễn thông và công nghệ thông tin

- Định hướng đến năm 2015 lắp đặt mỗi xã một tổng đài đáp ứng các dịch vụ viễn thông cho nhân dân đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ chất lượng cao.

- Phát triển theo hướng mở rộng số lượng các dịch vụ viễn thông và nâng cao chất lượng phục vụ cung cấp.

- Thực hiện dự án hiện đại hoá viễn thông trên địa bàn: chuyển đổi hệ thống truyền dẫn từ cáp quang thông thường lên cáp quang tốc độ cao.

4. Quy hoạch phát triển hệ thống điện- Theo tính toán, nhu cầu điện của huyện Lập Thạch tăng bình quân 10-

13%/năm. Như vậy đến năm 2020 tăng trên 3,5 lần so với hiện nay. Tính toán này phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành điện toàn tỉnh.

- Từ năm 2015, hệ thống truyền tải trung thế trên địa bàn huyện chỉ gồm 2 cấp điện áp là 22 KV và 35 KV phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành. Đề nghị ngành điện cũng căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ điện cho các khu đô thị mới và các cụm, điểm công nghiệp mới để quy hoạch bổ sung lưới điện.

- Một giải pháp nữa để đảm bảo nhu cầu điện và chống quá tải là đề xuất cấy thêm các trạm biến áp ở các khu vực nhu cầu tiêu thụ điện tăng.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc106

Page 107: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Về cấp điện nông thôn: mục tiêu 2015 - 2020 số hộ nông thôn sử dụng điện là 100%, bàn giao lưới điện hạ thế về ngành điện quản lý bán điện đến hộ gia đình để đầu tư hiện đại hoá lưới điện nông thôn.

- Đề xuất chi nhánh điện Lập Thạch căn cứ vào quy hoạch tổng thể lưới điện của tỉnh và nhu cầu sử dụng điện cho từng khu vực mới phát sinh các cụm công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, các điểm du lịch và khu dân cư mới hình thành... để xây dựng quy hoạch chi tiết lưới điện trên địa bàn huyện.5. Quy hoạch phát triển chợ, siêu thị và trung tâm thương mạia. Hệ thống chợ nông thôn

- Xây dựng chợ chuyên doanh nông sản Văn Quán tại khu Đồng Chỗ (xã Văn Quán) diện tích 1 ha vào năm 2010 - 2011.

- Xây dựng mới 10 chợ nông thôn tại các xã: Tử Du (Ba Hàng); Liên Hòa (Hồ Gạo); Đồng ích (chợ cũ); Vân Trục (Khâu Trên); Xuân Hòa (Thành Công); Xuân Lôi (Vườn Tràng); Đình Chu (Trung Kiên); Liễn Sơn (Rừng Chẹo); và chợ xép thị trấn Lập Thạch (Phú Lâm). b. Trung tâm thương mại, siêu thị

- Xây dựng 5 trung tâm thương mại tại TT Lập Thạch, TT Hoa Sơn (2011-2015), xã Triệu Đề, Hợp Lý, Văn Quán (2016-2020).

- Tập trung đầu tư xây dựng xây dựng hệ thống trung tâm thương mại tại các thị tứ Bắc Bình, Thái Hòa, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Tiên Lữ, Văn Quán, Bàn Giản. Mỗi trung tâm 1 ha.6. Nước sinh hoạt

- Xây dựng nhà máy cấp nước sinh hoạt cho dân cư phía Đông Bắc huyện (thị trấn Hoa Sơn) với công suất 20.000m3 nước/ngày đêm trong giai đoạn đầu và nâng cấp công suất lên 100.000m3/ngày đêm giai đoạn sau. Các trạm bơm tăng áp cũng sẽ được xây dựng với công suất phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.

- Thiết kế các mạng lưới đường cung cấp và phân phối nước ống dẫn nước trong từng giai đoạn cụ thể từ các hồ về KCN để đảm bảo đủ công suất cho KCN và các khu vực đô thị dân cư, dịch vụ liên quan đến khu.

- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải, thu gom nước thải đã qua xử lý ban đầu tại các nhà máy để xử lý triệt để, phân tách vô cơ, kim loại nặng và các chất độc hại.

VII. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

1. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng y tế- Xây mới trạm y tế xã Liễn Sơn và xã Văn Quán.- Tập trung hoàn thiện trạm y tế xã Quang Sơn.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc107

Page 108: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Nâng cấp, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho bênh viện đa khoa Huyện.

- Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất của các trạm y tế xã.

2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giáo dụca. Khối mầm non

- Xây dựng mới trường mầm non trung tâm xã Văn Quán (Nhật Tân Đông), xã Liễn Sơn, thị trấn Hoa Sơn và các điểm trường mầm non tại thôn Hoàng Trung, Hạ ích (xã Đồng ích); điểm mầm non thôn Quảng Cư (Quang Sơn) và điểm Phú Thụ - Làng Bến (Liên Hòa).

- Nâng cấp phòng học cấp IV thành kiên cố hoặc bán kiên cố tại các trường mầm non xã Sơn Đông, Xuân Hòa, Quang Sơn, Vân Trục, Liên Hòa, Đình Chu.b. Khối tiểu học

- Xây mới trường tiểu học tại trung tâm xã Liễn Sơn.- Xây thêm và nâng cấp phòng học tại các trường xã Sơn Đông, Bắc Bình,

Tiên Lữ và thị trấn Hoa Sơn.c. Khối THCS

- Xây mới trường THCS trung tâm xã Liễn Sơn.- Xây thêm và nâng cấp phòng học tại các trường Văn Quán, Vân Trục,

Thái Hòa, Đình Chu và thị trấn Hoa Sơn.3. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao

- Xây dựng khu liên hợp thể thao bao gồm sân vận động có ghế ngồi, bể bơi, nhà thi đấu, sân tenis... tại trung tâm thị trấn Lập Thạch quy mô 7ha.

- Đảm bảo mỗi xã, thị trấn có ít nhất một sân vận động, 100% số thôn bản có sân chơi, bãi tập.4. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành văn hóa

- Xây dựng Trung tâm văn hóa – thông tin – thể thao thị trấn Lập Thạch quy mô 2ha. - Xây dựng nhà thư viện, nhà truyền thống huyện.

- Đảm bảo mỗi xã, thị trấn có một nhà văn hóa.

VIII. Định hướng phát triển theo không gian lãnh thổ

1. Phát triển không gian lãnh thổTừ nay đến năm 2020 cơ cấu dân số nông thôn sẽ giảm, chuyển sang đô

thị. Khu vực nông thôn cùng với sự tác động của đô thị hoá sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, bao Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

108

Page 109: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

gồm công nghiệp sơ chế, dịch vụ sản xuất như khuyến nông, cung ứng hàng hoá phục vụ đời sống... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thôn. Huyện có thể phát triển theo 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng miền núi: gồm 9 xã phía Bắc huyện (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Thái Hòa, Vân Trục, Xuân Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn). Đây là tiểu vùng tập trung phát triển kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp, phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.

- Tiểu vùng giữa: bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), đây là vùng động lực trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tập trung vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa (lúa, rau màu các loại, lạc...), chăn nuôi trang trại tập trung. Trong thời gian tới khi một số khu, cụm công nghiệp hình thành và đi vào hoạt động thì các loại hình dịch vụ sẽ phát triển theo, các tụ điểm phát triển thương mại dịch vụ sẽ hình thành đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), thế mạnh của vùng này phát triển thủy sản kết hợp với trồng trọt, chuyên thủy sản.2. Phát triển không gian đô thị và trung tâm cụm xã

Trên cơ sở thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong kỳ quy hoạch; Hệ thống đô thị trong toàn huyện sẽ phát triển như sau:

- TT Lập Thạch: hiện tại là trung tâm hành chính của huyện, hướng phát triển sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong tương lai sau năm 2020 dự kiến sẽ nâng cấp lên là thị xã Lập Thạch.

- TT Hoa Sơn: hiện tại là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã phía Đông Bắc, trong tương lai sẽ có một số khu cụm công nghiệp ở lân cận, tận dụng lợi thế có Quốc lộ 2C chạy qua sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận. Dự kiến sau năm 2020 sẽ trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện.

- Từ nay đến 2020, trên địa bàn huyện dự kiến hình thành 2 thị trấn dịch vụ thương mại là Triệu Đề, Hợp Lý.

- Dự kiến hình thành 7 thị tứ: Bắc Bình, Thái Hòa, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Tiên Lữ, Văn Quán, Bàn Giản đây là những tụ điểm có thể mạnh phát triển thương mại dịch vụ.

- Các điểm dân cư đô thị công nghiệp: Trong tương lai khi các khu công nghiệp hình thành và đi vào hoạt động dự kiến sẽ hình thành các khu dân cư tập Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

109

Page 110: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

trung phân bố ở các xã Văn Quán, Xuân Lôi, Bàn Giản, Liên Hòa, Liễn Sơn, Thái Hòa.

IX. Định hướng quy hoạch sử dụng quỹ đất của huyện

1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp+ Sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm khai thác tối đa tiềm năng đất

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và một phần hướng về xuất khẩu

+ Phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá theo quy mô vùng tập trung, ngoài khu dân cư. Riêng chăn nuôi gia cầm tận dụng đất vườn rừng, trang trại theo hướng nuôi thả. Chăn nuôi bò thịt bán thâm canh tận dụng đất đồi rừng kết hợp quy hoạch trồng cỏ ở một số diện tích. Đất nông nghiệp còn lại cần phải được sử dụng hiệu quả và hợp lý. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn với cơ cấu mới công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập & cải thiện đời sống nông dân trong điều kiện quỹ đất sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

+ Giành quỹ đất hợp lý cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, cụm, điểm công nghiệp chế biến, dịch vụ nông lâm nghiệp.

+ Một phần đất hiện đang canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sẽ được chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả cao hơn.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

Đi đôi với việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nhu cầu đất cho phát triển kinh tế - xã hội chung cũng cần phải tính đến, vì vậy đòi hỏi phải phân bổ quỹ đất hài hoà theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo từng giai đoạn. Sử dụng đất phi nông nghiệp cần thực hiện nghiêm túc những quy hoạch của tỉnh, Nhà nước trên địa bàn.

X. Các chương trình ưu tiên giai đoạn 2011 - 2020

1. Chương trình phát triển công nghiệp và xây dựng, bảo vệ môi trường- Quy hoạch xây dựng chi tiết 3 khu công nghiệp (Lập Thạch 1, Lập Thạch

2, khu Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa). - Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống; du nhập và phát triển các

nghề mới có tiềm năng và thị trường.- Mở rộng và nâng cao năng lực cung cấp của mạng lưới điện. - Nâng cấp, mở rộng quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc110

Page 111: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.- Xây dựng các xưởng giết mổ GSGC tập trung, tiến tới xây dựng nhà máy

chế biến thịt. - Xây dựng chương trình bảo vệ môi trưởng trên địa bàn huyện.

2. Chương trình phát triển nông lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản- Phát triển thủy sản theo cả 2 hình thức: chuyên canh và nuôi kết hợp.- Phát triển chăn nuôi: tập trung nuôi đại gia súc, chuyển đổi cơ cấu con

nuôi. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

- Xây dựng các vùng nông sản hàng hoá tập trung.- Nâng cấp và nâng cao năng lực hệ thống thủy lợi 2011-2020.

3. Chương trình phát triển thương mại - dịch vụ - Dự án xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Lập Thạch và Hoa Sơn (2011 – 2015), trung tâm mua sắm ở xã Triệu Đề, Hợp Lý, Văn Quán (2016 – 2020) và các chợ nông thôn.- Xây dựng khu trung tâm văn hóa, TDTT huyện tại thị trấn Lập Thạch.- Xây dựng và bảo tồn khu di tích đền Trần Nguyên Hãn. - Dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, tâm linh khu hồ Vân Trục.- Tăng cường năng lực hệ thống bưu chính – viễn thông huyện;

4. Chương trình phát triển giáo dục, đào tạo - Dự án đào tạo nghề cho nông dân.- Tiếp tục thực hiện Dự án kiên cố hóa trường lớp học.

5. Một số chương trình, dự án khác - Dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư mới thị trấn Lập Thạch- Dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư mới thị trấn Hoa Sơn- Xây dựng khu xử lý rác thải Lập Thạch, Hoa Sơn và một số khu xử lý rác thải các khu công nghiệp.

XI. Huyện Lập Thạch tầm nhìn đến năm 2030

Tầm nhìn đến năm 2030 được xác định dựa trên những định hướng đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như những khả năng phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch trong triển vọng dài hạn đến năm 2030. Bối cảnh tương lai bao gồm nhiều yếu tố bất định, diễn biến khó lường do vậy tầm nhìn đến 2030 cũng được xác định dựa trên cơ sở một số các giả tiết nhất định, không thể bao quát hết tất cả các điều kiện, yếu tố phát triển trong tương lai.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc111

Page 112: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Mục tiêu tổng quát đặt ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới là xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Do vậy xây dựng kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch tầm nhìn đến năm 2030 phải dựa trên nền móng phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

1.Tư tưởng chỉ đạo

Phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch tầm nhìn đến năm 2030 dựa trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững. Khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển. Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở lấy phát triển công nghiệp - xây dựng làm nền tảng. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng thương mại - dịch vụ – du lịch, trong đó phát triển du lịch tâm linh làm mũi nhọn. Bên cạnh đó phải đặc biệt quan tâm đến phát triển nông lâm thủy sản và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác an ninh quốc phòng giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030 Lập Thạch là một trong những huyện có vai trò quan trọng trong vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

2. Một số tiêu chí cơ bản đến năm 2030

Với tầm nhìn và mục tiêu dài hạn tới năm 2030, có thể khái quát một số chỉ tiêu của huyện Lập Thạch như sau:a. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2030 dự kiến đạt trên 10%/năm, trong đó:

+ Nông nghiệp tăng trưởng 4-5%/năm.+ Công nghiệp – xây dựng đạt 12-15%/năm.+ Dịch vụ đạt từ 10-12%/năm.- Cơ cấu kinh tế đến năm 2030 dự kiến là:+ Nông nghiệp chiếm dưới 8%.+ Công nghiệp – xây dựng chiếm trên 50%.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc112

Page 113: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

+ Dịch vụ chiếm trên 42%.b. Về xã hội

- Dân số toàn huyện đạt trên 144 ngàn người, trong đó tỷ lệ dân đô thị đạt từ 28-30% tổng số dân.

- Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài. Duy trì phổ cập trung học phổ thông.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2030 trên 70%.- Về y tế : Đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh.- Đến năm 2030 có 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2.1. Định hướng phát triển không gian lãnh thổa. Thị trấn Lập Thạch tương lai sau năm 2020 dự kiến sẽ nâng cấp lên là thị xã Lập Thạch (đô thị loại III - thị xã thuộc tỉnh). Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của huyện Lập Thạch. Do đó thị xã Lập Thạch phải đạt được các tiêu chí:

- Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.- Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên.- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với

tổng số lao động.- Về hệ thống các công trình hạ tầng đô thị:+ Khu vực nội thị: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ

và hoàn chỉnh. Các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

+ Khu vực ngoại thị: từng mặt được đầu tư tiến tới đồng bộ. Phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh sinh thái.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị phải từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.b. Thị trấn Hoa Sơn trong tương lai sau năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại IV và đây là trung tâm kinh tế, dịch vụ của huyện.

- Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.- Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt

65% so với tổng số lao động.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc113

Page 114: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ. Các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị phải từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.c. Các thị trấn: Triệu Đề, Hợp Lý là các thị trấn dịch vụ thương mại, công nghiệp phát triển kết hợp với nút giao thông đường Xuyên á tại xã Văn Quán sẽ hình thành thị trấn Văn Quán đây là khu vực có điều kiện phát triển dịch vụ thương mại.

2.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sảna. Mục tiêu phát triển

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng VA của ngành đạt 4 - 5% và trong cơ cấu kinh tế chung còn dưới 10%.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp trong phát triển nông nghiệp.b. Phương hướng phát triển

- Xây dựng phát triển nền nông, lâm, thủy sản toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.

- Về trồng trọt: giảm một phần diện tích trồng lúa nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực. Chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao để phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng tăng. áp dụng các loại giống, TBKHKT đặc biệt là công nghệ sinh học mới vào sản xuất để tăng hiệu quả trị kinh tế/ha đất canh tác.

- Về chăn nuôi: phát triển chăn nuôi hàng hóa. Chăn nuôi bò, lợn vẫn là sản phẩm hàng hóa chủ lực. Chú trọng cải tạo các loại giống chuyên thịt cho năng suất cao. Thúc đẩy chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung.

- Về thủy sản: ứng dụng TBKT trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cơ cấu giống, loại con nuôi để tăng năng suất, sản lượng tăng giá trị thu nhập cho người nuôi.

- Về lâm nghiệp: phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, trữ lượng rừng. Bảo vệ tốt diện rừng phòng hộ tạo nguồn sinh thủy tốt cho địa phương2.3. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng a. Mục tiêu phát triển

Đảm bảo tốc độ tăng trưởng VA của ngành đạt 14 - 16% và trong cơ cấu kinh tế chung chiếm trên 50%.Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

114

Page 115: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

b. Phương hướng phát triển- Kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn huyện, lấp đầy các khu,

cụm công nghiệp đã được quy hoạch.- Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nhất là

các sản phẩm công nghệ cao. Tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài. Ưu tiên tu hút các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng (trang thiết bị nội thất), chế biến thực phẩm...

- Phát triển các khu công nghiệp có chiều sâu như chuyên ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, trong khu vực cũng như trong cả nước và xuất khẩu.

- Coi trọng công tác quản lý môi trường. Thực hiện, tuân thủ nghiêm ngặt luật, quy định, tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất, ứng dụng phương pháp xử lý chất thải tiên tiến nhằm hạn chế tối đa chất thải ô nhiễm môi trường.2.4. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành thương mại - dịch vụ a. Mục tiêu phát triển

Duy trì tốc độ tăng trưởng VA của ngành đạt trên 10 - 12% và trong cơ cấu kinh tế chung chiếm trên 40%.b. Phương hướng phát triển

- Phát triển ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn phải phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp - xây dựng trên địa bàn.

- Phát triển ngành dựa trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử và văn hóa của địa phương.

- Khuyến khích các doanh nghiệp thương mại áp dụng những phương thức công nghệ, thiết bị bán hàng tiên tiến. Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hóa của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ.

- Đa dạng các loại hình dịch vụ như tài chính ngân hàng, vân tải, vật tư nông nghiệp...

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc115

Page 116: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Phần thứ baCác giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội Lập ThạchI. Giải pháp vốn đầu tư

1. Nhu cầu vốn đầu tư- Theo tính toán của phương án quy hoạch để đảm bảo được mức tăng

trưởng bình quân của nền kinh tế đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư cần khoảng trên 4.300 tỷ đồng thời kỳ 2011 – 2015 và thời kỳ 2016 – 2020 cần trên 12.200 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn trên được tính toán từ góc độ vĩ mô và tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án ưu tiên thời kỳ quy hoạch, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và phát triển sản xuất để phục vụ chủ yếu cho các khu công nghiệp.

- Lập Thạch trong những năm tới có mức tăng trưởng khá, các khu công nghiệp sẽ đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của kinh tế huyện, tỉnh.

- Cơ cấu giá trị tăng thêm được chuyển đổi theo hướng đầu tư có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu dài và tạo các khâu đột phá cho các ngành kinh tế trong huyện. Định hướng đầu tư các ngành lĩnh vực sau:

+ Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, lĩnh vực đầu tư này tăng đột biến vì có khu công nghiệp, thời kỳ 2011 – 2015 chiếm trên 33% và 2016 – 2020 chiếm trên 41%.

+ Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành dịch vụ thương mại từ nay đến 2015 chiếm khoảng trên 36%, thời kỳ 2016 – 2020 chiếm trên 37%.

+ Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành nông lâm thuỷ sản: từ nay đến 2015 chiếm trên 30%, thời kỳ 2016 – 2020 chiếm trên 20%.2. Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 30-45% nhu cầu vốn đầu tư.

- Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

116

Page 117: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện...

- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân chiếm khoảng 35 - 40% cơ cấu vốn đầu tư. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm bằng cách tạo thuận lợi trong đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...

- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến đáp ứng khoảng 10 – 15% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp, điện, vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản... đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.

- Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá đường giao thông nông thôn... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được Trung ương để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, cần tính đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.

- Nguồn vốn được tạo ra từ cơ chế ”thu hút nguồn lực từ quỹ đất” dự kiến chiếm khoảng 10-15% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Để huy động nguồn vốn này cần xây dựng các cơ chế, chính sách, dự án cụ thể và kiến nghị tỉnh cho phép thực hiện.3. Giải pháp về đầu tư cho khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp+ Vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư các công trình hạ tầng ngoài

hàng rào các khu, cụm công nghiệp thông qua các nguồn vốn vay TW, vốn ODA, vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện (phần GPMB) hoặc thông qua hình thức BT.

+ Phần hạ tầng bên trong đưa vào các danh mục kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư.

+ Nguồn vốn tín dụng, vốn của các thành phần kinh tế trong nước: tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi, các nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn, các ngân hàng, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong nước và các tài trợ khác, vốn của doanh nghiệp và dân cư trong nước thông qua các dự án đầu tư trực tiếp và các hình thức phát hành trái phiếu Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

117

Page 118: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

công trình hoặc các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng ứng trước một phần vốn. Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ, có thể huy động được 30 – 35% tổng nguồn vốn cho xây dựng toàn khu.

+ Vốn liên doanh, liên kết từ bên ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài: có thể thu hút khoảng 30 - 35% từ nguồn này. Khuyến khích phát triển các hình thức liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại KCN – CCN và các hoạt động ngoài khu có liên quan.

+ Khả năng huy động nguồn vốn tại chỗ trong dân khá hạn chế, dự kiến huy động khoảng 3% (chủ yếu là công lao động)

- Các biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng:+ Huy động vốn BOT, BT, BTO với ưu đãi cao hơn khung ưu đãi trong các

quy định hiện hành để khuyến khích đầu tư phát triển+ Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của KCN – CCN được

đưa vào danh mục dự án kêu gọi vốn ODA.+ Việc đầu tư phát triển các công trình công nghiệp chủ yếu cũng như đầu

tư phát triển sản xuất trong KCN – CCN nói chung do các doanh nghiệp thực hiện có vai trò đặc biệt quan trọng). Các doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN – CCN thông qua đầu tư trực tiếp, liên kết và kêu gọi đầu tư nước ngoài.

II. Giải pháp về cơ chế, chính sách

1. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư- Các dự án đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu

tư vào KCN – CCN được chấp thuận theo quy trình đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư với thủ tục đơn giản nhất để được cấp giấy chứng nhận đầu tư

- Các dự án đầu tư công nghiệp nặng có quy mô lớn vào KCN – CCN được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và chính sách áp dụng đối với các khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật khác liên quan.2. Sử dụng đất

- Toàn bộ diện tích đất, mặt nước chuyên dùng dành cho đầu tư xây dựng và phát triển các hợp phần KCN – CCN có trong quy hoạch được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho các tổ chức quản lý và đầu tư phát triển để triển khai xây dựng theo kế hoạch sử dụng đất chi tiết hàng năm và 5 năm của khu vực đã được phê duyệt. UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện việc thu hồi đất đối với diện tích đất được quy hoạch để xây dựng các khu chức năng trong KCN – CCN và các hạng mục công trình ngoài hàng rào có liên quanUû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

118

Page 119: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- UBND tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định canh, tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất (đối với diện tích đất, mặt nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi) để giao cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển KCN – CCN có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển KCN – CCN chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất 10 năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Đối với trường hợp giao lại đất và cho thuê đất mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất: trên cơ sở giá đất và mức miễn giảm tiền sử dụng đất, mức miễn giảm tiền thuê đất do UBND tỉnh quy định và các quy định của pháp luatạ về đầu tư, đất đai. Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hạ tầng KCN quyết định: mức thu tiền sử dụng đất, mặt nước chuyên dùng, tiền thuê đất, mặt nước chuyên dùng, mức miễn giảm tiền sử dụng đất, mặt nước chuyên dùng, mức miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước chuyên dùng đối với từng dự án đầu tư nhằm đảm bảo khuyến khích đầu tư phát triển các hạng mục công trình công nghiệp và các công trình khác.

- Các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất hoặc thuê đất; các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân nước ngoài được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong KCN – CCN và các hạng mục công trình ngoài hàng rào KCN – CCN có liên quan trực tiếp đến phát triển các KCN – CCN có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với hình thức được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào KCN – CCN; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định canh, tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất; hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu.

- Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trước khi xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, các công trình kết cấu hạ tầng các khu chức năng, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong khu công nghiệp phải có hồ sơ xin phép ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Việc quản lý xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh, các công trình kết cấu hạ tầng các khu chức năng, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

119

Page 120: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

thuật và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong KCN – CCN được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

- Cần có chính sách khuyến khích và thu hút người có tài, ưu tiên nhiều cho người thực sự có tài và lao động kỹ thuật từ các vùng khác đến công tác và làm việc lâu dài trên địa bàn huyện, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực bằng cách gửi đi đào tạo, liên kết đào tạo.

- Đặc biệt đối với đội ngũ công nhân viên chức nhà nước, trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán bộ, cần tạo điều kiện để cán bộ đương chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có chính sách đào tạo lao động và đào tạo nghề sát thực hơn cho các doanh nghiệp, các trường dạy nghề phải phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo lao động, công nhân kỹ thuật thiết thực hơn.

- Có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

III. ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

- Có các biện pháp gắn phát triển khoa học công nghệ với sản xuất, ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành... không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Cần đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chịu bệnh tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện. Đẩy mạnh sản xuất thức ăn gia súc và công tác thú y, bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm thuỷ sản. ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả cao, nhất là trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp.

IV. Giải pháp quản lý điều hành KCN – CCN

- Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp.

- Dự kiến các tập đoàn, công ty cổ phần đầu tư phát triển... sẽ là chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN – CCN.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc120

Page 121: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

V. Giải pháp về quỹ đất - Môi trường

1. Về bố trí quỹ đất:Bố trí quỹ đất xây dựng và mở rộng các đô thị (thị trấn, trung tâm cụm xã)

của huyện cũng như bố trí các cụm công nghiệp. Tuy nhiên, một số cụm điểm công nghiệp mới đề xuất trong quy hoạch này chưa tính đến, diện tích này chủ yếu được bố trí cho chu kỳ 2011-2020. Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đề xuất trong quy hoạch, đề xuất bố trí sử dụng đất đến 2015 và 2020 huyện Lập Thạch như sau:

Bảng 34: Đề xuất bố trí quỹ đất đến 2020

STT Mục đích sử dụngĐịnh hướng 2015 Định hướng 2020

DT (ha)Tỷ lệ (%) DT (ha)

Tỷ lệ (%)

  Tổng diện tích tự nhiên 17310,22 100,00 17310,22 100,00

1 Đất nông nghiệp 11994,48 69,29 11449,48 66,14

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7588,91 63,27 7195,67 62,85

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5218,84   4825,60  

Trong đó: Đất trồng lúa 4207,35   3896,21  

1.2 Đất lâm nghiệp 4020,02 33,52 3774,76 32,97

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 267,83 2,23 317,83 2,78

2 Đất phi nông nghiệp 4454,91 25,74 4999,91 28,88

3 Đất chưa sử dụng 860,83 4,97 860,83 4,97

Đề nghị ngành Tài nguyên – môi trường căn cứ vào các nội dung quy hoạch được phê duyệt tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Lập Thạchgiai đoạn 2010-2020.

Đề nghị các ngành thực hiện đúng theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. 2. Về môi trường

- Theo dự báo chất lượng môi trường Lập Thạch trong những năm tới có xu hướng xấu đi do sự gia tăng tốc độ phát triển của các ngành kinh tế.

- Các khu vực định hướng phát triển công nghiệp và đô thị sẽ là nơi có chất lượng môi trường suy giảm nhiều nhất. Trong khi đó, dự báo lượng rác thải tại Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

121

Page 122: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Lập Thạch sẽ tăng lên gấp 4 lần (2015) và gấp 10 lần so với hiện nay đến năm 2020. Chất lượng môi trường nước và không khí cũng tiếp tục suy giảm do sự gia tăng lượng khí thải, rác thải và nước thải từ sản xuất công nghiệp, các hoạt động giao thông và sinh hoạt. Vì vậy huyện cần có các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Quản lý khai thác khoáng sản, tài nguyên đất đồi.- Đề nghị có các giải pháp về môi trường để thực hiện theo dự án quy

hoạch môi trường sẽ xây dựng trên địa bàn huyện.- Trong kỳ quy hoạch, việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp, các khu

giết mổ GSGC tập trung, các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư sẽ tạo nên những vùng có nguy cơ ô nhiễm cao. Vì vậy quy hoạch đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sau:1. Quy hoạch chi tiết và dự án xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp; các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; các khu vực giết mổ GSGC tập trung nhất thiết phải có phương án bảo vệ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi phê duyệt phương án quy hoạch hoặc dự án đầu tư.2. Quy hoạch các khu cụm công nghiệp, khu chăn nuôi, giết mổ tập trung ... nên giành quỹ đất nhất định cho việc thiết lập vành đai xanh, giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường các khu vực xung quanh.3. Khẩn trương nâng cấp và xây dựng các bãi sử lý rác thải theo quy hoạch.4. Với các khu vực hiện nay đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau:

- Giảm dần việc sản xuất gạch nung và chuyển sang sản xuất gạch không nung hoặc nung theo công nghệ lò tuy nen.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai khoáng, đặc biệt việc sử dụng hoá chất độc hại và thải các chất độc hại trực tiếp ra môi trường mà không qua sử lý. Có chế tài phạt nặng các hành vi làm ô nhiễm môi trường.

- Khẩn trương quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư và vận động nhân dân chuyển chăn nuôi từ khu dân cư ra các vùng được quy hoạch.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và trách nhiệm của nguời dân trong việc bảo vệ môi trường.

VI. Tổ chức thực hiện quy hoạch

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, tiến hành công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc122

Page 123: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

- Các phòng ban chuyên môn, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quy hoạch kinh tế – xã hội được phê duyệt, xây dựng cụ thể kế hoạch phát triển của ngành 5 năm và hàng năm; tham mưu cho UBND huyện xây dựng các chỉ tiêu và tổ chức triển khai thực hiên. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ.

- Phòng Tài chính – kế hoạch chủ trì, cùng các phòng ban chuyên môn giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2015, năm 2020) phòng Tài chính – kế hoạch chủ trì, tham mưu cho UBND huyện tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Giao phòng Tài chính – kế hoạch chủ trì, xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020. Phối hợp với các ban, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc và các ngành Trung ương để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Tăng cường quan hệ liên vùng để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc123

Page 124: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Phần thứ tưTriển vọng kết quả đạt được, kết luận và kiến nghị

I. Triển vọng kết quả đạt được đến năm 2015 và 2020

Nếu thực hiện được phương án tăng trưởng đã chọn thì KTXH Lập Thạch có bước phát triển và thay đổi rõ rệt vị trí trong nền kinh tế tỉnh như sau:

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất cao vì có khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng VA đạt 15,8%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và đạt 15,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020.

- Cơ cấu VA chuyển dịch mạnh mẽ, hợp lý theo hướng tăng mạnh công nghiệp và xây dựng, du lịch thương mại, giảm nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt trên 33% năm 2015 và trên 41% năm 2020; thương mại dịch vụ du lịch đạt trên 36% năm 2015 và đạt trên 37% năm 2020; tỷ trọng nông lâm thuỷ sản giảm dần từ trên 41% năm 2010 xuống trên 30% năm 2015 và trên 20% năm 2020. Đến năm 2015 và 2020 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp xây dựng; thương mại du lịch dịch vụ, nông lâm thuỷ sản.

- Năng suất lao động toàn nền kinh tế và từng ngành không ngừng tăng lên, do kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại. Giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đạt 60 - 70 tr.đ vào năm 2020

- Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, công trình công cộng, kiến trúc đô thị cải thiện rõ rệt theo hướng hiện đại. Khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hoá tinh thần giữa đô thị và nông thôn ít chênh lệch.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm ít nhất 2%/năm, tăng số hộ giàu, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân số nông thôn giảm dần, tăng dân số đô thị theo xu thế đô thị hoá. Lao động nông nghiệp giảm dần chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.

II. Kết luận

- Huyện Lập Thạch có nhiều tiềm năng phát triển nền KTXH toàn diện. Điều kiện tự nhiên và thị trường cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Lập Thạchcũng có lợi thế về phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Những lợi thế trên cũng là những điều kiện tăng cường khả năng thu hút đầu tư cho huyện trong những năm tới.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc

124

Page 125: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

giúp cho các cấp chính quyền chỉ đạo điều hành xây dựng thị xã trở thành thành phố văn minh, hiện đại và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện của địa phương và thích ứng với điều kiện thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; định hướng phát triển đến năm 2020 của các ngành nông nghiệp, công thương, hạ tầng kinh tế, văn hóa – thông tin, thể thao, y tế, giáo dục - đào tạo, dân tộc – tôn giáo, nội vụ.... Do đó quy hoạch vừa đảm bảo phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh, vừa đảm bảo phù hợp với thực tế của huyện, mang tính khả thi cao.

- Tuy nhiên, cũng phải thấy Lập Thạch còn không ít khó khăn để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mình một cách có hiệu quả. Trong giai đoạn 2009 - 2020 Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Lập Thạch cùng nhau phấn đấu vượt bậc, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của trên và nỗ lực thu hút đầu tư từ bên ngoài thì mới có thể đạt được các mục tiêu quy hoạch đề ra.

III. Kiến nghị

Đề nghị UBND tỉnh và các ban ngành xem xét thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để dự án sớm được đưa vào thực hiện. Để huyện có điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đề nghị tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương giúp huyện một số nội dung sau:

- Đề nghị tỉnh, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư triển khai xây dựng đề án phát triển khu công nghiệp Lập Thạch, đẩy nhanh tiến độ làm đường cao tốc Xuyên á, cải tạo, nâng cấp và mở rộng đường quốc lộ 2C, tiếp tục hỗ trợ huyện mở rộng và nâng cấp các đường liên huyện, liên xã.

- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định về quản lý nhà nước đối với phát triển các khu công nghiệp để địa phương có căn cứ tổ chức triển khai phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn.

- UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sở Xây dựng và các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng lựa chọn các đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong và ngoài nước tham gia lập quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp ngoài hàng rào có liên quan.

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc125

Page 126: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Mục lục

mở đầu....................................................................................................................11. Mục đích, yêu cầu của công tác quy hoạch phát triển....................................12. Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch....................................................23. Phương pháp sử dụng trong xây dựng quy hoạch...........................................3

Phần thứ nhất........................................................................................................4

Phân tích, Đánh giá các yếu tố phát triển và thực trạng...................................4

phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2009.................4I. Những yếu tố tự nhiên và xã hội huyện Lập Thạch..........................................4

1. Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................................42. Nguồn lực kinh tế - xã hội.........................................................................103. Đánh giá chung về nguồn lực....................................................................12

II. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2010...................................................................................................................13

1. Tăng trưởng kinh tế...................................................................................132. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................................................153. Chuyển dịch cơ cấu lao động....................................................................16

III. Đánh giá hiện trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực.............................171. Ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản.........................................................172. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng........................203. Ngành thương mại - dịch vụ......................................................................224. Hoạt động tài chính – ngân sách...............................................................245. Công tác quản lý đất đai và tài nguyên, môi trường..................................266. Phát triển kinh tế nhiều thành phần...........................................................277. Đánh giá kết cấu hạ tầng cơ sở..................................................................28

IV. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội........................................................351. Giáo dục - đào tạo.....................................................................................352. Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em...................................................373. Văn hoá thông tin- thể dục thể thao..........................................................384. Xoá đói, giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội, việc làm................395. Công tác quốc phòng an ninh....................................................................40

V. Nhận xét chung về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2000 - 2010.............411. Những thành tựu........................................................................................41

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc126

Page 127: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2. Những yếu kém.........................................................................................42VI. Đánh giá tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội.............................43

1. Hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung.....................................................432. Khu, cụm, điểm công nghiệp và TTCN, làng nghề...................................433. Khu thương mại, hệ thống chợ..................................................................444. Các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung............................................44

VII. Đánh giá tác động của các chính sách với phát triển kinh tế - xã hội.......45VIII. Đánh giá kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được duyệt.........................................................................................................45

1. Về kinh tế..................................................................................................452. Về xã hội...................................................................................................47

IX. Đánh giá nguồn lực, lợi thế và hạn chế.......................................................471. Những thuận lợi và thời cơ phát triển........................................................472. Những khó khăn, thách thức.....................................................................47

X. Đánh giá chung huyện Lập Thạch trong tổng thể tỉnh Vĩnh Phúc...............481. Vai trò về kinh tế.......................................................................................482. Một số chỉ tiêu xã hội................................................................................49

XI. Dự báo những yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội huyện đến 2020.................................................................................50

1. Tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực trong xu thế hội nhập kinh tế 502. Tác động của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội............................513. Dự báo phát triển nguồn nhân lực 2010 - 2020.........................................55

Phần thứ hai.........................................................................................................56

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội................................................56

huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030..........................56I. Quan điểm phát triển.....................................................................................56II. Các mục tiêu phát triển.................................................................................56

1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................562. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................57

III. Luận chứng các phương án phát triển đến năm 2020.................................581. Những căn cứ và cơ sở xây dựng phương án phát triển............................582. Luận chứng về nguồn vốn.........................................................................583. Luận chứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH...............594. Luận chứng các phương án phát triển theo mục tiêu................................605. Lựa chọn phương án phát triển giai đoạn 2011-2020...............................63

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc127

Page 128: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

6. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của phương án chọn.......................65IV. Xác định các khâu đột phá trong phát triển kinh tế đến năm 2020.............66

1. Công nghiệp..............................................................................................662. Dịch vụ......................................................................................................663. Nông nghiệp..............................................................................................66

V. Định hướng phát triển các ngành đến năm 2020.........................................671. Phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng..............................................672. Phát triển dịch vụ.......................................................................................703. Phát triển nông lâm nghiệp - thuỷ sản.......................................................734. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội..................................................85

VI. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.........................................961. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông..............................................962. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi.....................................................................993. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.......................................1004. Quy hoạch phát triển hệ thống điện.........................................................1005. Quy hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại....................................1016. Nước sinh hoạt.........................................................................................101

VII. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng xã hội.........................................1021. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng y tế..................................................1022. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục..........................................1023. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao..............................1024. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngành văn hóa.................................102

VIII. Định hướng phát triển theo không gian lãnh thổ....................................1031. Phát triển không gian lãnh thổ.................................................................1032. Phát triển không gian đô thị và trung tâm cụm xã...................................103

IX. Định hướng quy hoạch sử dụng quỹ đất của huyện..................................1041. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.....................................................1042. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp...............................................104

X. Các chương trình ưu tiên giai đoạn 2011 - 2020........................................1041. Chương trình phát triển công nghiệp và xây dựng, bảo vệ môi trường. .1042. Chương trình phát triển nông lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản..................105X.3. Chương trình phát triển thương mại - dịch vụ.....................................1054. Chương trình phát triển giáo dục, đào tạo...............................................1055. Một số chương trình, dự án khác.............................................................105

XI. Huyện Lập Thạch tầm nhìn đến năm 2030................................................1051.Tư tưởng chỉ đạo..........................................................................................106

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc128

Page 129: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

2. Một số tiêu chí cơ bản đến năm 2030..........................................................1062.1. Định hướng phát triển không gian lãnh thổ..........................................1072.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản...........1082.3. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng....1082.4. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành thương mại - dịch vụ.........109

Phần thứ ba........................................................................................................110

Các giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch phát triển...................................110

kinh tế - xã hội Lập Thạch................................................................................110I. Giải pháp vốn đầu tư....................................................................................110

1. Nhu cầu vốn đầu tư..................................................................................1102. Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư..............................................1103. Giải pháp về đầu tư cho khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. 111

II. Giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................................1121. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư....................................1122. Sử dụng đất..............................................................................................1123. Chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển..........114

III. ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ......................................................114IV. Giải pháp quản lý điều hành KCN – CCN................................................114V. Giải pháp về quỹ đất - Môi trường.............................................................114

1. Về bố trí quỹ đất:.....................................................................................1142. Về môi trường.........................................................................................115

VI. Tổ chức thực hiện quy hoạch.....................................................................116

Phần thứ tư........................................................................................................118

Triển vọng kết quả đạt được, kết luận và kiến nghị.......................................118I. Triển vọng kết quả đạt được đến năm 2015 và 2020...................................118II. Kết luận.......................................................................................................118III. Kiến nghị...................................................................................................119

Uû ban nh©n d©n huyÖn lËp th¹ch - tØnh vÜnh phóc129