13
Các bài thuốc từ ớt Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay. Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt. Các bài thuốc cụ thể: Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên

Các bài thuốc.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các bài thuốc.doc

Các bài thuốc từ ớt

Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay.

Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt.

Các bài thuốc cụ thể:

Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)...

Chữa trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50 g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.

Chữa sốt rét: Lá ớt tươi 30 g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.

Page 2: Các bài thuốc.doc

Chữa phù thũng: Lá ớt tươi 30-40 g, sao vàng, sắc uống trong ngày.

Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80 g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

Chữa eczema: Lá ớt tươi 30 g, me chua 20 g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.

Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10 g, giã nát nhuyễn, đắp.

Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10 g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày.

BS Hương Tú, Sức Khỏe & Đời Sống

Page 3: Các bài thuốc.doc

Bài thuốc từ hạt vừng

Vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng..., đồng thời có thể dùng chữa bệnh chân yếu cứng nhắc, ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, huyết áp cao, bệnh mỡ bọc tim. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ loại hạt này.

Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng còn gọi là bạch du ma, bạch hổ ma. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có: dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và calci. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống suy lão.  

Tác dụng: Bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng nhắc, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, huyết áp cao, bệnh mỡ bọc tim.  

Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau.  

Kiêng kị: Tỳ yếu hay đi ngoài lỏng thì không nên ăn nhiều vừng.

Chữa trị:

Page 4: Các bài thuốc.doc

1.Gan, thận yếu, mắt mờ, da mờ, táo bón: Lá dâu tằm (phơi sương bỏ cuống, phơi khô), vừng đen (rang) lượng bằng nhau. Xay thành bột, luyện với mật ong làm viên hoàn. Ngày ăn hai lần. Mỗi lần 6-9g. Có thể ăn lâu dài.

2. Người đẻ thiếu sữa: Vừng đen rang chín giã nhỏ, cho thêm tí muối; Hoặc vừng đen 250g rang chín giã, nấu chân giò lợn nhừ mà ăn với vừng. Ngày ba lần, mỗi lần 16g.

3. Trĩ sưng đau: Vừng đen đun kỹ đem rửa chỗ đau.

4. Bị côn trùng cắn: Vừng đen xay nhỏ đắp ngoài.

5. Trẻ con đầu bị chốc: Vừng đen sống xay thành cao đắp vào chỗ đau. Vừng trắng có thể dùng chữa được.

6. Nhuận phế giải phiền, trơn ruột thông tiện: a/ vừng trắng 60-90g đun thành canh, cho thêm mật ong vừa lượng mà ăn; b/ vừng, táo tàu mỗi loại 60g, hạnh nhân 15g, ngâm nước sau đánh nhuyễn đun chín cho thêm đường mà ăn.

7. Dạ dày tiết nhiều chất chua: Vừng đen đủ lượng rang lên nhấm ăn.

8. Lao phổi: Vừng, nhân hạt óc chó mỗi thứ 250g cùng giã nát cho thêm mật ong khoảng 250g, đánh đều làm viên. Mỗi viên khoảng 9g. Mỗi ngày ba lần. Mỗi lần một viên.

9. Tuổi già ho hen: Vừng 250g (rang), gừng sống 125g (ép lấy nước bỏ bã), dỉ đường, mật ong 125g (trộn đều nhau). Trộn vừng và nước gừng với nhau đánh đều, đem nấu một lần nữa. Sau khi nguội, trộn với dỉ đường và mật ong cho đều, bỏ vào lọ dùng dần. Ngày hai lần, mỗi lần một thìa canh. Uống với nước sôi vào sáng và tối.

10. Trẻ con biếng ăn: Vừng rang, nhị sửu rang mỗi thứ 30g, giã bột trộn cơm cho trẻ ăn. Trẻ một tuổi mỗi lần 1,5g. Cứ lớn hơn một tuổi thì thêm 1g.

11. Đầu sớm bạc, tóc khô: Vừng, hà thủ ô (đã chế biến) lượng làm bằng nhau cùng xay thành bột, thêm mật ong vừa đủ quấy đều làm hoàn. Mỗi viên 6g. Ngày ba lần, mỗi lần một viên. Ăn sau khi ăn cơm. Dùng liền mấy ngày.

12. Yếu sau khi ốm dậy, táo bón đau bụng chân tay yếu: Vừng đen rửa sạch, sẩy sạch, hong khô, rang chín, giã nhỏ, cho thêm mật ong đủ lượng quấy đều. Ngày ăn hai lần. Mỗi lần 10g. Dùng liên tục.

Page 5: Các bài thuốc.doc

13. Bí đại tiện: Vừng 150g, ruột quả óc chó 100g, đun chín đánh nhuyễn mà ăn, ngày một lần.

14. Đi ngoài ra máu: Vừng, đường đỏ lượng bằng nhau. Rửa sạch vừng phơi khô rang vàng cho vào đường trộn đều. Ăn tùy thích.

15. Chống suy lão: Vừng (rang), bột phục linh, lượng bằng nhau. Dỉ đường vừa đủ, đun cho chảy ra, cho vừng và bột phục linh đánh đều, làm thành cục nhỏ. Mỗi cục 30-40g. Sau khi ăn sáng thì ăn một miếng. Có thể sao vàng vừng lên, giã thành bột cho phục linh và đường vào, luyện với mật ong. Mỗi lần dùng 20-30g.

16. Ho khan: Vừng đen 120g, đường trắng 30g, rang lẫn để ăn.

17. Viêm khí quản mạn tính: vừng 100g, gừng sống 50g cùng giã nát, vắt lấy nước. Uống đều.

18. Huyết áp cao: Vừng đen, đậu xanh với lượng bằng nhau. Đem rang, nghiền bột. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 50g. Uống với nước.

19. Động mạch bị cứng, bệnh tim bị bọc mỡ: Vừng vàng, táo tầu có lượng bằng nhau. Đem vừng rang, giã nhỏ. Táo chín bóc bỏ vỏ và hạt. Đánh nhuyễn trộn với vừng thành viên hoàn. Mỗi ngày hai lần. Mỗi lần 6g, ăn liên tục.

(Theo sách Thức ăn Vị thuốc)

Các bài thuốc có vừng đen

Page 6: Các bài thuốc.doc

Để trị tăng huyết áp, xơ mạch, liệt nửa người, có thể dùng vừng đen 12 gam, hà thủ ô 12 gam, ngưu tất 12 gam, táo tầu 3 quả. Ba vị tán nhỏ, hòa mật làm thành viên 5 gam. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.

Vừng đen (hắc chi ma, hồ ma, mè) vị ngọt, tính bình, được liệt vào loại thuốc bổ âm quý. Nhiều sách thuốc cổ ca ngợi vừng đen là thuốc bổ tỳ vị, ích can thận, khí lực, não tủy, kiện gân cốt, trị hư nhiệt, làm đen râu tóc, sáng tỏ tai mắt. Nó có tác dụng bổ gan thận, chữa can thận hư, choáng váng, tê liệt, tóc rụng, râu tóc bạc sớm, suy nhược sau khi ốm; phụ nữ sau khi đẻ táo bón, ít sữa. Ngoài ra, vừng đen còn có tác dụng trị bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, suy nhược thần kinh; chữa các chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tai ù, do can thận âm hư... Hoa vừng ngâm nước đắp mắt đau, làm mát mắt, dịu đau. Nước sắc lá và rễ vừng làm mọc tóc, giữ râu tóc đen lâu.

Một số đơn thuốc có vừng đen:

- Chữa táo bón, bổ nội tạng, mạnh gân cốt, tăng dinh dưỡng: Dầu vừng 1 thìa cà-phê, đánh đều với một lòng đỏ trứng gà, uống vào buổi sáng.

- Chữa ít sữa: Rang, giã vừng, cho ít muối (thành muối vừng) ăn hàng ngày.

- Chữa bỏng lửa: Vừng sống nghiền nát đắp; hoặc dùng dầu vừng xoa.

- Chữa nhọt lở không liền miệng: Sao cháy vừng, giã đắp.

- Chữa ho: Vừng đen 30 gam, đường đỏ 15 gam. Rang vừng cho thơm, cho đường đỏ vào đảo đều, sau khi đường chảy hết đổ vào bát, chờ nguội, ăn luôn. Mỗi ngày ăn 3 lần.

Lương y Minh Chánh, Sức Khoẻ & Đời Sống

Page 7: Các bài thuốc.doc

Bài thuốc từ quả chanh

Chanh là một loại quả thuộc họ cam quýt, có chứa đường, canxi, sắt và các vitamin B1, B2, A, đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất cao. Do phong phú vitamin nên chanh có thể ức chế và giảm huyết áp, hoãn giải sự căng thẳng thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá, đồng thời có thể phân giải được độc tố của cơ thể.

Những người bị cao huyết áp, tắc nghẽn cơ tim uống nước chanh có tác dụng bổ trợ cho trị liệu. Nước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axít xitric có thể phòng trị bệnh thận kết sỏi, đồng thời làm giảm sự kết sỏi thận mãn. Thường xuyên ăn chanh còn tốt cho người bị bệnh viêm khớp do phong thấp, bệnh tiểu đường, tiêu hoá kém.

Chanh còn có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da, chất axít trong chanh có thể trung hoà kiềm của biểu bì từ đó phòng trừ việc xuất hiện các sắc tố lạ trên da. Ngoài ra, các loại vitamin trong chanh còn hấp thụ thông qua da làm cho da giữ được sự mịn màng, sáng đẹp.

Những người bị bệnh trứng cá có thể xoa hoặc bôi vài giọt dầu chanh sẽ làm cho mặt sáng sạch. Sử dụng kiên trì có thể tan hết mụn trứng cá mà không để lại sẹo.

Mùa hè, uống nươc chanh có tác dụng giải khát. Quả chanh còn có tác dụng hoá đờm, chống ho, kiện tì tiêu thực, sinh tân giải rượu. Những người bị viêm loét dạ

Page 8: Các bài thuốc.doc

dày không nên dùng. Trong nhà bạn đặt vài quả chanh có thể điều tiết không khí trong phòng, nhỏ vài giọt chanh trong tủ có thể khử được mùi hôi.

(Theo PNTĐ)

Page 9: Các bài thuốc.doc

Các bài thuốc từ bưởi

Nếu bị đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, có thể lấy vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12 g, vỏ quýt sao thơm 12 g, gừng tươi 3 lát, sắc với 300 ml nước lấy 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày, dùng nóng.

Lá bưởi tươi, vỏ quả khô và nước ép múi bưởi tươi đều có thể dùng để chữa bệnh. Lá tươi thu hái được quanh năm. Quả thu hái vào mùa thu rồi gọt lấy vỏ. Vỏ gọt càng mỏng càng tốt và đem phơi trong nắng râm cho thật khô.

Lá bưởi tươi có khả năng sát khuẩn, dùng chữa cảm cúm. Vỏ quả khô chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng, đau bụng, ho. Múi bưởi tươi ăn nhuận tràng, nước ép chữa tiêu khát (đái tháo đường), thiếu sinh tố C. Hạt bưởi chữa đau dạ dày.

Một số bài thuốc:

- Nếu bị cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, dùng các vị sau: lá bưởi 50 g, lá sả, lá hương nhu, lá tre mỗi thứ 20 g. Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút rồi đem xông. Khi xông cần chú ý rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc vừa phải. Trùm chăn kín cho người bệnh, xông trong vòng 10 phút, đến khi mồ hôi ra nhiều thì thôi và mở chăn ra từ từ. Sau đó dùng khăn mặt khô lau hết mồ hôi, tránh hướng gió lùa và đề phòng bỏng. Nhớ không được xông khi người bệnh yếu quá và khi mồ hôi ra nhiều.

Page 10: Các bài thuốc.doc

- Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100 g rửa sạch, cho vào một cốc thủy tinh to, rót vào 200 ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước uống sau bữa ăn khoảng hai giờ. Mỗi ngày uống một lần. Hằng ngày làm và uống liên tục đến khi nào thấy hết đau thì thôi. Thường uống như vậy từ 5-7 ngày người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Page 11: Các bài thuốc.doc

Một số bài thuốc có tía tô

Người già và người suy nhược nếu bị táo bón có thể lấy hạt tía tô và hạt hẹ mỗi thứ khoảng 15 g, giã nhỏ, chế thêm một bát nước khuấy đều rồi chắt lấy nước cốt nấu cháo ăn. Hiệu quả khá rõ rệt.

Các bài thuốc khác:

- Trị chứng cảm cúm, ho nặng: Nếu bị chứng cảm cúm, mồ hôi không ra, ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra một bát còn nóng rồi trộn đều 10-12 g tía tô đã rửa sạch, thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra thì khỏi. Cũng có thể lấy lá tía tô tươi 20 g, rửa sạch, giã thật nát, cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100 ml nước trong uống, rất công hiệu.

- Trị chứng đầy bụng, bí tiểu: Nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2 kg tía tô cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu rồi xông vào phần bụng dưới (nguội thì đổ thêm nước sôi) sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng và rốn. Sẽ thông tiểu ngay, chỗ đầy trướng cũng xẹp dần xuống.

Nếu thấy tự nhiên bụng đầy trướng rất đau thì lấy một nắm lá tía tô giã nát rồi gạn lấy nước, hòa thêm vào một ít muối uống hết một lần. Nếu thấy bị nôn và đi tiêu là hết đau trướng.

- Trị chứng hen suyễn: Lấy khoảng 50 g hạt tía tô, sao qua, tán thành bột mịn rồi

Page 12: Các bài thuốc.doc

nấu cháo với gạo tẻ, ăn vào lúc đói. Lưu ý: Không ăn cá chép với tía tô vì dễ bị sinh mụn nhọt.

BS Ngọc Khôi, Sức Khỏe & Đời Sống