47
Báo cáo viên: Mai Thị Kim Dung Email: [email protected] Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG PHÒNG GD – ĐT CÁT TIÊN

Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG PHÒNG GD – ĐT CÁT TIÊN. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN. Báo cáo viên: Mai Thị Kim Dung Email: [email protected]. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Báo cáo viên: Mai Thị Kim Dung

Email: [email protected]

Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNGPHÒNG GD – ĐT CÁT TIÊN

Page 2: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VÀ SINH HOẠT CHUYÊN

MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Page 3: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Thảo luận: Theo thầy cô, trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn cần có những kĩ năng thảo luận gì?

- Nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của HS: hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? HS nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do? HS nào chưa tập trung chú ý vào việc học, vì sao?...GV dự giờ cần trao đổi về những khả năng HS đạt được trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của GV dạy.

- Nên tránh cách nói: “Theo tôi phải thế này, thế kia...”, “Nếu tôi dạy bài này tôi sẽ làm thế này, thế kia...”

- Khi suy ngẫm và chia sẻ, cần đảm bảo ai cũng phải có ý kiến riêng, ý kiến không phải quá tỉ mỉ, lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau.

- Không phê bình, chỉ trích GV và HS.

I. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

Page 4: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

- Mọi người phải lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau khi thảo luận.- GV phải đặt mình vào hoàn cảnh của GV dạy minh họa.- Đồng cảm với khó khăn và chia sẻ thành công với GV dạy minh họa.- Kĩ năng lắng nghe tích cực là một trong những kĩ năng quan trọng của GV khi tham gia sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.- Có kĩ năng lắng nghe tích cực sẽ tạo ra một môi trường sư phạm thân thiện, an toàn, mọi người đều có thể chia sẻ ý kiến cá nhân, đều học hỏi, đều tiến bộ.

- Không nên rút ra kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.

Page 5: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

1. Khái quát lại sinh hoạt chuyên môn truyền thống:

- Sinh hoạt chuyên môn truyền thống là hình thức được tổ chức theo một quy trình tương đối thống nhất. Trước tiên nhà trường phân công GV chuẩn bị bài, sau đó lên lớp dạy minh họa, rồi tổ chức rút kinh nghiệm tìm ra những ưu điểm, hạn chế và sau cùng xếp loại giờ dạy. Với cách tổ chức như vậy chưa thu hút sự tham gia tích cực của đội ngũ GV trong nhà trường. Chính vì vậy, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV phát triển còn hạn chế.

- Để các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường đạt hiệu quả, phát triển năng lực chuyên môn, mang lại nhiều ý nghĩa cho đội ngũ GV là nhiệm vụ cần thiết được đặt ra. Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn đó, GV cùng nhau dự giờ và suy ngẫm về bài dạy, cùng nhau hợp tác nghiên cứu, tìm hiểu bằng cách đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm và một loạt các bước cụ thể tìm ra cấu trúc trong các bài học để giúp các em HS học tập một cách thực sự.

- Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng cải cách sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ GV và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

II. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Page 6: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

-Từ năm học 2006 – 2007: mô hình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được triển khai thí điểm tại các trường học của tỉnh Bắc Giang đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Hình ảnh trong tiết dạy học truyền thống

Vì sao đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?

Page 7: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Chán quá!

Hình ảnh trong tiết dạy học truyền thống

Page 8: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì?

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ, quan sát và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS) thông qua bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về việc tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra... Có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó GV được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao HS học/không học, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả HS học tập thực sự qua quá trình đó GV sẽ có khả năng tự đều chỉnh nội dung, PPDH một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng HS của lớp mình.

Vì sao đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?

Page 9: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

- Tạo cơ hội cho tất cả HS được học tập và phát triển, đặc biệt những HS có khó khăn về học tập.

- Giúp GV giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải từ thực tiễn trong việc giảng dạy của chính bản thân họ.

- Để hiểu ro hơn về cách HS học; Tác động của PPDH đến việc học của HS. - Để nâng cao hiệu quả học tập của HS.- Để cải tiến việc dạy học của GV thông qua sự hợp tác có hệ thống với các GV khác trong trường hay cụm trường.- Để phát triển năng lực chuyên môn của GV.- Để xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập.

Page 10: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Sinh hoạt chuyên môn truyền thống

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1 Mục đích Mục đích

2 Thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa

Thiết kế bài dạy minh họa

3 Dạy minh họa Dạy minh họa

4 Dự giờ Người dự giờ

5 Phân tích về giờ dạy minh họaPhân tích bài dạy minh học (phân tích bài học)

Người chủ trì

GV dạy minh họa

Người dự giờ

6 Kết quả

Đối với HS

Kết quả

Đối với HS

Đối với GV

Đối với cán bộ quản lí

Đối với nhà trường

* Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

Page 11: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Dự giờ, nhận xét truyền thống

SHCM -NCBH

- Triết lý SHCM: Chưa ro ràng, thống nhất.- Quan điểm chính: nhận xét, góp ý cách dạy cho GV, thống nhất PPDH chung, học kỹ thuật dạy học,…- Vị trí người dự giờ: ngồi cuối lớp, không quan sát việc học của HS, mà là việc dạy của GV

- Triết lý SHCM: Mọi HS đều có cơ hội học tập, phát triển năng lực GV, phát triển nhà trường. - Quan điểm chính: Bài dạy minh họa là tình huống nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện, học hỏi.-Vị trí dự giờ : đứng phía trước, 2 bên lớp học, đi lại xem HS học, quan tâm việc học của HS.

Page 12: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Dự giờ, nhận xét truyền thống

SHCM -NCBH

- Vấn đề quan tâm của người dự: việc dạy của GV

- Ghi chép: Nội dung, tiến trình giờ dạy, sai sót, hạn chế của GV

- Thảo luận sau dự giờ: Đánh giá việc dạy (khen- chê, chỉ ra ưu điểm-hạn chế), đưa ra cách dạy khác.

-Vấn đề quan tâm: việc học của HS, khó khăn, …- Ghi chép: Tình huống học tập của HS trong bài học.

- Thảo luận: Suy ngẫm và chia sẻ(7 chìa khoá) về việc học của HS, suy đoán các nguyên nhân, đưa ra cách giải quyết.

Page 13: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Dự giờ, nhận xét truyền thống

SHCM -NCBH

-Thời lượng thảo luận: Rất ít

- Số lượng người phát biểu: ít - Cách nêu ý kiến: Các ý kiến đưa ra ưu điểm, tồn tại, hạn chế và cách dạy khác-Không khí buổi SHCM có thể không thân thiện, khó chia sẻ- BÀI HỌC là của GV dạy minh họa.-GV là người vận dụng lý thuyết

-Sau dự giờ TTCM thống nhất cách dạy của một kiểu bài.

- Thời lượng : Không giới hạn (khoảng 2,0-2,5 giờ/buổi)- Số lượng ý kiến: nhiều hơn (có trường 100% GV phát biểu, có GV phát biểu 2,3 lần)-Người dự có thể tham gia giúp HS học tập. Ở nhiều vị trí trong lớp học.-BÀI HỌC là của chung mọi người-GV là người nghiên cứu, phát hiện, giải quyết vấn đề-Thân thiện, chia sẻ khó khăn/thành công của đồng nghiệp; suy ngẫm về việc học chỉ ra vấn đề và nguyên nhân.

Page 14: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

SUY NGẪM VÀ CHIA SẺ(7 chìa khoá)

1. HS học? Không học?

2. Thái độ(đọc suy nghĩ/cảm nhận bên trong của HS)

3. Nhận thức của HS

4. Các mối quan hệ và sự thay đổi

5. Cấu trúc, kết cấu của bài học

6. Chất lượng, hiệu quả của việc học

7. Mong muốn, ý định, kỹ năng dạy học của giáo viên

Page 15: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

(1) Đọc suy nghĩ/cảm nhận bên trong của HSSuy nghĩ/cảm nhận: thể hiện qua cơ thể

「そうだったんだ。おもしろい」。そう、からだが語っている。

*人の話を聴く身体 子どものからだは、 ごく自然と前に傾く。

      秋田

Page 16: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

(2) Nhận thức của học sinh

• Người dự giờ:

để hiểu

– Em nào học?

– Vào lúc nào?

– Dựa vào cái gì?

– Như thế nào?

Page 17: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

(3) Mối quan hệ và sự thay đổi GV

và HS 

Page 18: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

   (4) Sự bình đẳng và chất lượng bài học

                 

Page 19: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

(5) CẤU TRÚC CỦA VIỆC HỌC

• Học như thế nào? Là một câu hỏi phức tạp.

• Có nhiều lý thuyết về việc học:– Học là sự thay đổi hành vi (Thuyết hành vi)– Học là sự thay đổi nhận thức (Thuyết nhận thức)– Học là quá trình kiến tạo (Thuyết kiến tạo).

• Mục đích học là nhằm thay đổi chủ thể.

NCBH thay đổi cả người dạy và người học, tạo ra một cộng đồng học tập.

Page 20: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Page 21: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

LÝ THUYẾT (DẠY) HỌC: THUYẾT HÀNH VI

05-03-09

HSHSGV đưa thông

tin đầu vào

GV đưa thông tin đầu vào

GV quan sát đầu raKhen hay khiển trách

GV quan sát đầu raKhen hay khiển trách

Ứng dụng:• Đàm thoại ngắn• Dạy học chương trình hoá• Luyện tập các hành động đơn giản

Page 22: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

LÝ THUYẾT DẠY HỌC: THUYẾT NHẬN THỨC05-03-09

HỌC SINH(Quá trình tư duy)

HỌC SINH(Quá trình tư duy)

Ứng dụng:• Thay đổi giữa thông báo và nhiệm vụ tự lực• Giải quyết vấn đề• Làm việc nhóm• Chiến lược học tập

Phân tích - Tổng hợpKhái quát hoá

Tái tạo….

Phân tích - Tổng hợpKhái quát hoá

Tái tạo….

Qúa trình DHKết quả DH

Page 23: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

LÝ THUYẾT KIẾN TẠO05-03-09

HSHS

Ứng dụng:• Học tập tự điều khiển• Học nhóm• Học hỗ trợ• Học từ sai lầm

ND học tậpND học tập

GV tạo môi trường HT và nội dung học tập phức hợp

HSHS

HSHS

HSHS

Page 24: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

3. Các điều kiện đảm bảo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

a/. Hiệu trưởng cần làm gì?

-Thay đổi nhận thức, hành vi, giữ vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin cho GV về những thay đổi tích cực của bản thân họ trong các buổi dự giờ sinh hoạt chuyên môn.

- Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của HS và văn hóa nhà trường tiến tới đổi mới nhà trường.

- Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV để giới thiệu mô hình sinh hoạt chuyên môn mới.

- Thành lập nhóm tư vấn cho các buổi sinh hoạt chuyên môn để hỗ trợ GV.

- Xây dựng kế hoạch triển khai việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Page 25: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

- Có trang bị công cụ cho các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhà trường.

- Chỉ đạo sâu sát hoạt động sinh hoạt chuyên môn.

- Tham gia vào sinh hoạt chuyên môn.

b/. Giáo viên cần làm gì?

-Tham gia các lớp bồi dưỡng tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện.

- Tự nguyện đăng kí dạy minh họa, tích cực sáng tạo trong việc đề xuất, áp dụng ý tưởng, nội dung, phương pháp mới thiết kế bài học.

- Học cách quan sát HS học, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ.

- Học cách lắng nghe và phản hồi.

- Tham gia tích cực vào sinh hoạt chuyên môn mới.

-Tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau dự giờ.

- Mạnh dạn, kiên trì áp dụng những điều đã học.

Page 26: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

c/. Điều kiện của nhà trường:

Thời gian:

-Thực hiện thường xuyên 2 tuần một lần.

- Thời gian thực hiện từ 2,5 – 3 giờ cho hoạt động dự giờ, phân tích bài dạy minh họa (không kể thời gian chuẩn bị kế hoạch bài dạy minh họa).

- Lên kế hoạch thời gian cố định cho các buổi sinh hoạt chuyên môn trong năm học mới (có sự điều chỉnh).

Dạy minh họa:

-Các bài dạy minh họa cần được luân phiên theo các môn học, khối lớp.

- Kế hoạch phân công GV dạy, lịch dạy minh họa phải được thông báo cho GV toàn trường biết để chủ động chuẩn bị.

- Các GV cần được dạy minh họa cho chính HS của lớp mình, tuyệt đối không dạy trước, không luyện tập trước cho HS trước khi dạy minh họa.

- Tuy kế hoạch bài dạy được thiết kế theo nhóm nhưng GV dạy minh họa là người quyết định cuối cùng cho việc thực hiện dạy minh họa trên lớp

Page 27: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Dự giờ:

- Số lượng GV dự giờ trong các giờ học minh họa không nên quá đông (khoảng 25 – 30 người/lớp), nếu số GV nhiều hơn thì có thể chia thành các nhóm, nhưng số lượng GV không nên ít quá sẽ không học hỏi được nhiều.

- Nên chụp ảnh hoặc ghi hình giờ học dạy minh họa để có minh chứng cụ thể cho phân tích bài học (nếu có điều kiện).

- Phòng học để dạy minh họa cần có bàn ghế kê phù hợp để người dự có thể đứng phía trên, hai bên lớp học.

Thảo luận sau dự giờ:

-Tất cả GV dự giờ dạy minh họa đều tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.

- Người chủ trì thảo luận cần phải linh hoạt, sáng tạo, thân thiện và cởi mở.

- Nên có máy chiếu, projector, màn hình để hỗ trợ xem lại các hình ảnh, video clip của tiết dạy minh họa.

- Phòng thảo luận có đủ chỗ ngồi cho mọi người, bàn ghế kê hình chữ U hay hình tròn để GV có thể ngồi đối diện.

Page 28: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

a/. Chuẩn bị bài dạy minh họa:

- GV tự nguyện đăng kí hoặc cán bộ quản lý/ tổ trưởng chuyên môn phân công GV dạy minh họa.

- GV dạy minh họa và nhóm GV trong tổ chuyên môn cùng nhau thiết kế trao đổi, đầu tư thời gian để chuẩn bị bài học.

- Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt sáng tạo.

b/. Dạy minh họa và dự giờ:

- Dạy minh họa:

+ GV không được dạy trước khi dạy minh họa.

+ Lớp học để dạy minh họa cần có đủ không gian bàn ghế được sắp xếp thuận tiện.

+ Thời lượng một tiết dạy minh họa không nên kéo dài.

4. Các bước tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

Page 29: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

- Dự giờ:+ Tùy quy mô tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo toàn trường hay theo tổ nhóm, cán bộ quản lý cùng tham dự giờ cùng các GV + Dự giờ minh họa đòi hỏi sự tập trung cao độ của các GV+ Người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát, nghe nhìn, suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động của học sinh trong giờ học.+ Người dự có thể chụp hình hoặc quay phim+ Quan sát cách sử dụng các phương pháp, KTDH mới của Gv+ Quan sát những biểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ tương tác giữa HS- GV, HS-HSc/. Thảo luận sau dự giờ:- Đây là hoạt động trọng tâm có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của buổi sinh hoạt chuyên môn.* Địa điểm thảo luận: Phòng thảo luận có đủ chỗ ngồi cho mọi người, bàn ghế kê hình chữ U hay hình tròn để GV có thể ngồi đối diện.* Tiến trình buổi thảo luận:-Bước 1: GV dạy minh họa nêu mục tiêu của bài học, cách tiến hành bài dạy minh họa-Bước 2: GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài dạy

Page 30: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

a/. Chọn vị trí quan sát:

- Người dự giờ nên đứng tại chỗ trong suốt quá trình dự giờ, tránh đi lại làm ảnh hưởng đến lớp học.

- Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát HS một cách tốt nhất.

- Người dự giờ có thể ở 2 bên hoặc phía trước lớp học.

b/. Ghi chép khi dự giờ:

- Khi bắt đầu giờ học người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh.

- Trong quá trình quan sát người dự giờ cần ghi chéo những biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi của một số HS.

- Tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi chép tất cả nội dung kiến thức, lời nói của GV ( theo như cách dự giờ truyền thống).

- Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép.

5. Một số kĩ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

Page 31: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

PHIẾU QUAN SÁT

Nội dung hoạt động

Biểu hiện của HS Nguyên nhân, biện pháp

Hoạt động 1:- Tên hoạt động.- Nội dung của hoạt

động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập,...

Hoạt động 2: ....

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi.

- Bài tập, sản phẩm...

Vì......Nên...Có thể là.....

Page 32: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

c/. Quan sát khi dự giờ:

- Quan sát việc học của HS là chủ yếu và trả lời các câu hỏi gợi ý sau: Thái độ học của HS khi tham gia học thể hiện qua nét mặt hành vi như thế nào? Sự tương tác giữa các HS trong giờ học như thế nào?...

- Chú ý đến những HS tích cực và những HS chưa tích cực

- Quan sát khi HS làm việc cá nhân/tham gia hoạt động nhóm.

d/. Chủ trì trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

- Vai trò của người chủ trì đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới sinh hoạt chuyên môn

* Tổ chức chuẩn bị bài dạy minh họa

- Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân công người hỗ trợ GV thiết kế bài học và dạy minh họa.

- Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo

- Tuyệt đối không để GV dạy trước, luyện tập cho HS trước rồi dạy lại trong buổi sinh hoạt chuyên môn.

Page 33: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

* Tổ chức dạy minh họa dự giờ:

- Nhắc nhở GV đứng ở vị trí quan sát không nói chuyện, không làm phiền người dạy và người học.

- Hướng dẫn GV cách quan sát và ghi chép tập trung vào người học

- Cử người quay phim ghi hình giờ học.

* Tổ chức thảo luận sau dự giờ:

- Phân tích bài dạy minh họa có thể chọn hình ảnh để làm minh chứng.

- Định hướng các ý kiến tập trung vào vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời.

- Hình thành và xây dựng kĩ năng nghe và phản hồi.

- Người chủ trì là người khơi gợi để các GV được nói ý kiến của mình.

- Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm.

- Tạo cơ hội cho tất cả GV đều được phát biểu, khuyến khích GV đưa ra nhiều ý kiến.

Page 34: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

- Khuyến khích GV không chỉ nêu hiện tượng mà còn nêu ro nguyên nhân và giải pháp khắc phục

- Trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học người chủ trì không tổng kết không chốt lại nhưng có thể tóm tắt lại các vấn đề cần lưu ý.

Page 35: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

LỢI ÍCH CỦA SHCM THEO NCBH

• HS cải thiện chất lượng học.• GV phát triển năng lực chuyên môn.• Tôn trọng, chia sẻ góc nhìn đa chiều của

mỗi GV về bài học, việc học.• Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

mới, trên cơ sở quan hệ thân thiện, tích cực giữa GV-GV, giữa GV-PH, giữa HS-HS

• Nhà trường phát triển bền vững.

Page 36: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Để thay đôi SHCM theo Để thay đôi SHCM theo NCBH, sư dụng phân NCBH, sư dụng phân

tích SWOT để tìm cách tích SWOT để tìm cách thích ưngthích ưng

Page 37: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

• SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)

• SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích chiến lược của doanh nghiệp, tổ chức.

SWOT LÀ GÌ?

Page 38: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

SWOT và Phân tích SWOT ?1. Liệt kê cho được Mạnh-Yếu của tổ CM mình khi đối măt vơi một thay đổi: S1(M1),S2(M2)…;W1(Y1),Y2…2. Nhận diện cho được thời cơ, thách thức của môi trường, bối cảnh tác động vào mình khi thưc hiện thay đổi đo: O1, O2…; T1,T2…3. Lập ma trận cột: O(T)-T(T) và hàng là S(M)-W(Y)4. Tìm điểm giao nhau để xác định giải pháp cần lưa chọn cho việc thưc hiện thay đổi thành côngBài tập nhom: phân tích SWOT cho sư thay đổi SHCM

Page 39: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Bài tập phân tích SWOT khi đối măt vơi thay đổi X… nào đo Bản thân: ĐiểmYếu : Y1..Y2.. Điểm Mạnh: M1..M2..

Bối cảnh:

Thời cơ..T2..T3..

T4..

THACH THƯC

NGUY CƠ

N1..

N2..

Giải phápGiải pháp

Giải pháp Giải pháp

Page 40: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Điểm yếu: W1: Tổ CM còn SHCM theo truyền thống, ít chia sẻ, thiếu hợp tácW2: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng điều hành TTCMW3. Cơ sở vật chấtĐiểm mạnh: S1: GV đa số đạt chuẩn và trên chuẩnThời cơ: O1: Sự chỉ đạo của Bô, Sở GD-ĐTO2: Nhận thức của GV về sự cần thiết đổi mớiO3: Hội nhập, học hỏi kinh nghiệm Thách thức:T1: Nâng cao chất lượng đội ngũ GVT2: Thay đổi nhận thức của GV, PH và HS về việc học

Bài tập phân tích SWOT

Page 41: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Điểm yếu: W4: Khó khăn về đội ngũ GVĐiểm mạnh: S1: GV đa số đạt chuẩn và trên chuẩnS2: Sự đồng thuận cao của GVThời cơ: O1: Sự chỉ đạo của Bô, Sở GD-ĐTO2: Nhận thức của GV về sự cần thiết đổi mớiO3: Hội nhập, học hỏi kinh nghiệm Thách thức:T1: Nâng cao chất lượng đội ngũ GVT2: Thay đổi nhận thức của GV, PH và HS về việc họcT3: Đổi mới rơi vào Hình thức, kém hiệu quả

Bài tập phân tích SWOT

Page 42: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Điểm yếu: W1: Chất lượng HS không đồng đềuW2: 80% GV thỉnh giảngW3: Khó khăn về tài chínhĐiểm mạnh: S1: GV đa số đạt chuẩn và trên chuẩnS2: Đội ngũ quản lý chuyên nghiệpS3. Cơ sở vật chất tương đối tốtThời cơ: O1: Được GD-ĐT chọn thí điểm CT mớiO2: Hướng ĐT theo chuẩn quốc tếO3: Hội nhập, học hỏi kinh nghiệm Thách thức:T1: Thời gian ngắn, áp lực caoT2: Huy động sức mạnh tổng hợpT3: Đổi mới hiệu quả

Bài tập phân tích SWOTTrường thưc hành ĐHSP Thái Nguyên

Page 43: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Bài tập phân tích SWOT

• Đổi mới SHCM theo NCBH và sử dụng phân tích SWOT để xác định các giải pháp phù hợp để đối mặt với thay đổi đó?

• Chia nhóm làm bài tập 20 phút ?!

Page 44: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Phân tích SWOT: Đổi mơi SHCM theo NCBH

1. Liệt kê điểm mạnh,VD, S1: Có đội ngu GV có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình2. Liệt kê điểm yếu liên quan đến “đôi mới SHCM”: VD, W1: HS có năng lực học không đều.3. Nhận diện cho được thời cơ có liên quan đến thay đôi này: VD, O1: Bộ GD&ĐT đang có đề án đôi mới SHCM(có nguồn lực); O2 nhu cầu nâng cao hiệu quả DH4. Nhận diện cho được thách thưc có liên quan đến thay đôi này: VD, T1: Yêu cầu của đề án của bộ vưa cao, vưa gâp hay yêu cầu hội nhập ngày càng mạnh…

Page 45: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Phân tích SWOT: Đổi mơi SHCM theo NCBH

5. Lập ma trận cột: O1-T1 và hàng là S1-W16. Tìm điểm giao nhau để xác định giải pháp cần lựa chọn cho việc thực hiện thay đôi thành công:

•Điểm giao thoa O1xS1= Project•Điểm giao thoa T1xW1=Distinguishable•Điểm giao thoa O1xW1= Motivation•Điểm giao thoa S1xT1= Priority

Page 46: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

KẾT LUẬN

• Quá trình đổi mới SHCM truyền thống sang NCBH là lâu dài, nhiều khó khăn, rào cản.

• Trách nhiệm của TTCM là người lãnh đạo, xây dựng tổ CM thành một tổ chức biết học hỏi.

• SHCM theo NCBH là trụ cột của chính sách phát triển nhà trường bền vững.

• Kết quả của SHCM theo NCBH là nâng cao chất lượng học của HS, chất lượng dạy của GV. Xây dựng văn hóa nhà trường mới, thân thiện, tích cực.

Page 47: Cát Tiên, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ, thành công trong

công tác!