4
Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội ở trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH Cần xem xét hoàn thiện luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong hệ thống trợ giúp xã hội và an sinh xã hội tại Việt Nam, nhằm mục tiêu: 1) tăng cường nguồn nhân lực; 2) cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng; và 3) có những chính sách đặc thù dành cho đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Quá trình này cần sự chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế và sự phối hợp của các bộ ngành chủ chốt khác. Các chương trình y tế trường học cũng cần có những nội dung cụ thể hơn về chăm sóc sức khỏe tâm thần và trợ giúp tâm lý xã hội cho học sinh. Chính phủ Việt Nam cần sớm thông qua Chiến lược Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2018- 2025, hướng trọng tâm vào việc cung ứng bảo hiểm y tế toàn dân, ưu tiên cho các vùng nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các địa phương cần phân bổ ngân sách đầy đủ nhằm không chỉ gia tăng số lượng các nhân viên công tác xã hội, các cán bộ chuyên khoa về y tế, nhân viên tư vấn ở trường học và cộng đồng, mà còn thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn đào tạo chuyên biệt và đào tạo nhắc lại định kỳ. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh sự phối hợp thông qua việc triển khai Đề án Đổi mới, Phát triển Trợ giúp Xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng đến những trợ giúp xã hội dành cho các nhóm dễ bị tổn thương, gồm cả những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đảm trách vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo thực hiện chương trình và chính sách tổng thể. Việc thực hiện chính sách cũng sẽ cần đến những hướng dẫn và quy định rõ ràng về trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan – Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – nhằm đảm bảo các mục tiêu chiến lược quốc gia được phản ánh đầy đủ trong các chương trình và chính sách tương ứng của từng cơ quan. Cần tính đến việc nâng cao liên kết với các cơ quan như Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT), Ủy ban Dân tộc và Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm đảm bảo phương pháp tiếp cận toàn diện trong trợ giúp sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên. Do nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ và điều trị ở trẻ em và thanh niên là rất lớn và chưa thể đáp ứng ngay được, việc huy động các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân hiện có thông qua chuyển tuyến và hướng dẫn rõ ràng về tiêu chuẩn hành nghề sẽ là một bước đi ngắn hạn quan trọng. Tăng cường các chính sách và phối hợp tốt hơn trong tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh niên

CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNHº¿n... · 2018. 7. 9. · hiện chương trình và chính sách tổng thể. Việc thực hiện chính sách cũng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNHº¿n... · 2018. 7. 9. · hiện chương trình và chính sách tổng thể. Việc thực hiện chính sách cũng

Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội ở trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam

CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH

Cần xem xét hoàn thiện luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong hệ thống trợ giúp xã hội và an sinh xã hội tại Việt Nam, nhằm mục tiêu: 1) tăng cường nguồn nhân lực; 2) cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng; và 3) có những chính sách đặc thù dành cho đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Quá trình này cần sự chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế và sự phối hợp của các bộ ngành chủ chốt khác.

Các chương trình y tế trường học cũng cần có những nội dung cụ thể hơn về chăm sóc sức khỏe tâm thần và trợ giúp tâm lý xã hội cho học sinh.

Chính phủ Việt Nam cần sớm thông qua Chiến lược Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2018-2025, hướng trọng tâm vào việc cung ứng bảo hiểm y tế toàn dân, ưu tiên cho các vùng nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn

thương khác. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các địa phương cần phân bổ ngân sách đầy đủ nhằm không chỉ gia tăng số lượng các nhân viên công tác xã hội, các cán bộ chuyên khoa về y tế, nhân viên tư vấn ở trường học và cộng đồng, mà còn thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn đào tạo chuyên biệt và đào tạo nhắc lại định kỳ. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh sự phối hợp thông qua việc triển khai Đề án Đổi mới, Phát triển Trợ giúp Xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và Tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng đến những trợ giúp xã hội dành cho các nhóm dễ bị tổn thương, gồm cả những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đảm trách vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo thực hiện chương trình và chính sách tổng thể.

Việc thực hiện chính sách cũng sẽ cần đến những hướng dẫn và quy định rõ ràng về trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan – Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội – nhằm đảm bảo các mục tiêu chiến lược quốc gia được phản ánh đầy đủ trong các chương trình và chính sách tương ứng của từng cơ quan. Cần tính đến việc nâng cao liên kết với các cơ quan như Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT), Ủy ban Dân tộc và Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm đảm bảo phương pháp tiếp cận toàn diện trong trợ giúp sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên.

Do nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ và điều trị ở trẻ em và thanh niên là rất lớn và chưa thể đáp ứng ngay được, việc huy động các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân hiện có thông qua chuyển tuyến và hướng dẫn rõ ràng về tiêu chuẩn hành nghề sẽ là một bước đi ngắn hạn quan trọng.

Tăng cường các chính sách và phối hợp tốt hơn trong tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh niên

Page 2: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNHº¿n... · 2018. 7. 9. · hiện chương trình và chính sách tổng thể. Việc thực hiện chính sách cũng

Hàng năm, Bộ LĐTBXH tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, cộng tác viên công tác xã hội và gia đình về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức cho công chúng về các nhu cầu sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội thể nhẹ của trẻ em và thanh niên. Cụ thể, cần nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa các chuẩn mực xã hội có tính phân biệt đối xử với các bệnh tâm thần.

Việc nâng cao nhận thức có thể được thực hiện thông qua: xây dựng chương trình đào tạo cho các cán bộ nhân viên thuộc các lĩnh vực liên quan (y tế, giáo dục); đẩy mạnh hoạt động truyền thông tập trung vào cộng đồng; và cung cấp thông tin tại các điểm dịch vụ.

Việc nâng cao nhận thức có thể được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, bắt đầu từ cấp xã/phường, bằng cách thông tin cho cộng đồng về vai trò của các nhân viên công tác xã hội cũng như các đường dây nóng. Hội Phụ nữ cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác cấp phường xã có thể đóng vai trò quan trọng trong công tác nâng cao nhận thức tại cộng đồng.

Cũng liên quan đến chủ đề này, việc hỗ trợ và đào tạo cho các bậc phụ huynh về các kỹ năng làm cha mẹ, chăm sóc và giao tiếp, thường xuyên theo dõi nhằm hướng tới thay đổi chuẩn mực hành vi, sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ.

Điều quan trọng là cần đảm bảo áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Tại cấp xã, cần phải làm việc với giáo viên đồng thời có những đào tạo thích hợp để họ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần để kịp thời chuyển học sinh tới các cán bộ chuyên ngành liên quan như nhân viên tư vấn tâm lý học đường, cán bộ y tế, cán bộ xã hay cán bộ công tác xã hội.

Một nhu cầu cấp bách là cần tăng cường đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ y tế, từ điều dưỡng đến bác sỹ, cũng như các đào tạo chuyên khoa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Cần quan tâm phát triển đào tạo để có thêm các chuyên gia tư vấn, cán bộ xã hội, bác sỹ chuyên khoa tâm thần và chuyên gia tâm lý có thể xử lý tốt những vấn đề tâm thần và biểu hiện rối loạn tâm thần ít nghiêm trọng hơn. Cần có những Chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho từng lĩnh vực nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ em và thanh niên

Vai trò của ngành giáo dục nói chung và trường học nói riêng cũng rất quan trọng. Cần tăng cường đào tạo nhằm thiết lập một đội ngũ cán bộ tư vấn và tâm lý học đường chuyên nghiệp và làm toàn bộ thời gian, và một cơ sở hạ tầng tương thích (phòng/trung tâm tư vấn).

Cũng cần phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc tăng cường năng lực và kiến thức cho cán bộ tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội cũng là một nhu cầu cấp thiết. Cuối cùng, cần có ngân sách để phát triển đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội không chuyên (cộng tác viên cấp xã)

Những thành công dù trong phạm vi hẹp của mô hình y tế cộng đồng gợi ra rằng cần xem xét các đóng góp và hỗ trợ đào tạo nhắc lại cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến cộng đồng.

Nội dung các chương trình/giáo trình đào tạo, tập huấn cần được xây dựng bởi các chuyên gia sức khoẻ tâm thần và tâm lý, dựa trên cơ sở những bài học thực tiễn của quốc tế, nhưng cũng đảm bảo phù hợp với thực tế và bối cảnh cụ thể của Việt Nam

Đối với các cán bộ và nhân viên làm việc trong lĩnh vực này, cần có cơ chế phù hợp để khuyến khích họ tới làm việc tại các địa bàn ngoài khu vực đô thị lớn. Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn và giám sát một cách đầy đủ và có chất lượng cho đội ngũ cán bộ này

Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của thanh thiếu niên cũng như các dịch vụ hỗ trợ hiện có

Page 3: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNHº¿n... · 2018. 7. 9. · hiện chương trình và chính sách tổng thể. Việc thực hiện chính sách cũng

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần hỗ trợ tích cực và phân bổ ngân sách nhằm: tăng số lượng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trên toàn quốc, đồng thời đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất phù hợp để có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt về sức khỏe tâm thần và thâm lý xã hội. Ngoài ra, việc xây dựng các tiêu chuẩn và công cụ chuẩn đoán lâm sàng cho trẻ em và thanh niên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần và tổn thương tâm lý xã hội.

Thiết lập các quan hệ hợp tác và đối tác giữa các bộ ngành liên quan trong cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo bổ sung và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Thành lập tổ công tác liên ngành cấp trung ương, hoặc có thể cả ở cấp tỉnh và xã, để hướng dẫn triển khai việc thực hiện.

Đẩy mạnh sự gắn kết thanh thiếu niên và đảm bảo sẵn có những nguồn thông tin và trợ giúp trực tuyến dồi dào cho phép truy cập trên máy tính hoặc điện thoại di động. Đồng thời, cần trang bị đầy đủ và sẵn sàng các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi những khía cạnh tiêu cực của truyền thông xã hội.

Hỗ trợ và hướng dẫn các nhóm trợ giúp phụ huynh, đặc biệt là với những phụ huynh có con được chẩn đoán mắc những rối loạn sức khỏe tâm thần. Đầu tư cho tư vấn gia đình mang tính hệ thống là một việc cần tính đến, ví dụ làm việc chặt chẽ với gia đình để giúp họ quan tâm và chăm sóc đầy đủ cho con cái của họ.

Để có thể thực hiện được những khuyến nghị trên, cần có một cơ quan chính phủ đi tiên phong ở cấp quốc gia và liên ngành nhằm thúc đẩy mối quan tâm về những nhu cầu đặc biệt của trẻ em và thanh niên về sức khỏe tâm thần.

Cải thiện về lượng và chất của các dịch vụ phối hợp liên ngành trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đóng vai trò tiên phong trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của trẻ em.

Thông qua hệ thống các trường tiểu học và trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tập trung: i) hướng trọng tâm vào công tác phòng ngừa thông qua việc trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những khó khăn tâm lý và tình cảm trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; ii) Giảm áp lực học tập thông qua việc đánh giá lại khối lượng kiến thức kỳ vọng trẻ tiếp nhận; iii) Đầu tư phát triển tư vấn tâm lý ở tất cả các trường học, đặc biệt là cho trẻ em dân tộc thiểu số; và iv) Trang bị cho phụ huynh những kỹ năng để họ có thể giúp làm dịu các vấn đề con em họ gặp phải ở trường và ở nhà.

Page 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNHº¿n... · 2018. 7. 9. · hiện chương trình và chính sách tổng thể. Việc thực hiện chính sách cũng

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

• Nguyễn Thị Y Duyên, Chuyên gia bảo vệ trẻ em, Điện thoại: (+84 24) 3850 0213, E-mail: [email protected]• Tiến sỹ Fiona Samuels, Nghiên cứu viên cao cấp, E-mail: [email protected]

Cần mở rộng địa bàn địa lý trong những nghiên cứu tiếp theo nhằm bao quát được các khu vực và dân tộc. Đặc biệt, cần có những mảng nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết những thiếu hụt về dữ liệu liên quan đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em ở Việt Nam:

• Lập bản đồ dịch vụ cấp địa phương để thông báo cho cộng đồng địa phương về các dịch vụ sẵn có. Trước đó, cần đánh giá số lượng, chất lượng, tính đa dạng và mật độ các cơ sở cung cấp dịch vụ;

• Thu thập dữ liệu quốc gia về các biểu hiện và mức độ phổ biến của sức khỏe tâm thần và các vấn đề tâm lý xã hội;

Tiếp tục nghiên cứu và cải thiện công tác thu thập dữ liệu

• Cải thiện cơ chế báo cáo giám sát và đánh giá ở tất cả các cấp, từ cấp xã cho đến cấp trung ương, liên quan đến việc cung ứng dịch vụ cho trẻ em và thanh niên;

• Cải thiện việc thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu về chuyển tuyến và theo dõi tại địa phương;

• Phân tích chuyên sâu các mối liên quan mật thiết với các chuẩn mực xã hội có đặc thù tiềm ẩn về giới có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ chưa thành niên;

• Nghiên cứu trên quy mô lớn và trong các các nhóm đặc thù, như nhóm trẻ em và thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm dân tộc thiểu số.