28
Tháng 04/2019 1 Bản tin CFO Việt Nam

CFOVietnam Newsletter Apr-2019 (Final) · 2019-04-19 · công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Hóa đơn này là căn cứ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • Tháng 04/20191

    Bản tin CFO Việt Nam

  • 2

    TRONG SỐ NÀY

    BẢN TIN 04/2019

    1. Bản tin thuế

    2. Kinh nghiệm pháp lý

    3. Tin tài chính

    4. Góc quản trị

    5. Tin hoạt động

  • Bản tin thuế

  • • Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

    1. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh.

    2. Thuế suất 15% áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm dưới 03 (ba) tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 (mười) người.

    3. Thuế suất 17% áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm từ 03 (ba) tỷ đồng đến dưới 50 (năm mươi) tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 (một trăm) người.

    4. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 15% và 17% quy định tại Điều này là tổng doanh thu của năm trước liền kề.

    Nội dung được đề cập tại bản Dự thảo Nghị quyết 2019/NQ-QH14 trình Quốc hội thông qua.

    • Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam

    Ban hành mới hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo nguyên tắc tiếp thu tối đa những quy định tại chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phù hợp với đặc thù kinh tế Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp.

    Thời gian dự kiến áp dụng IFRS từ năm 2022.

    Nội dung dự thảo được đề cập trong tờ trình Chính phủ ban hành quyết định.

    • Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử

    Hóa đơn điện tử tại dự thảo này không bao gồm hóa đơn thương mại dành cho hàng xuất khẩu.

    Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

    Hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tửcó mã của cơ quan thuế, trừ một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị…

    4

    Bản tin thuế

  • • Nghị định 13/2019/NĐ-CP về chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của DN khoa học công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ. Lưu ý, ưu đãi này không áp dụng đối với năm tài chính có doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học công nghệ không đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của DN.

    Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Ưu đãi tín dụng.

    Quy định tại NĐ13/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019.

    • Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về lệ phí trước bạ

    Về giá tính lệ phí trước bạ:

    • Bổ sung cách xác định giá tính lệ phí trước bạ trong trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê mà thời hạn thuê nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bàn hành, theo đó:

    • Bổ sung quy định giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là ô tô, các loại xe tương tự và xe máy (trừ rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô) là giá tại Quyết định về Bảng giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành.

    Về thời gian nộp lệ phí trước bạ: Rút ngắn từ 30 ngày làm việc xuống còn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phítrước bạ của cơ quan thuế.

    Quy định tại NĐ20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 10/4/2019.

    • Trả lời của Tổng Cục thuế về kiến nghị của các công ty chứng khoán đối với áp dụng mức khống chế chi phí lãi vay

    Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8, NĐ 20/2017/NĐ-CP, việc khống chế chi phí lãi vay (20%) của DN có giao dịch liên kết tại điều khoản này chỉ miễn trừ cho DN hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Do đó, đối với các công ty chứng khoán, nếu có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết thì cũng bị khống chế chi phí lãi vay được trừ (tức là không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần cộng chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế). Lưu ý, mức khống chế 20% này được tính trên tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ, không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ giao dịch vay với bên liên kết hay bên độc lập.Hướng dẫn tại công văn số 310/TCT-DNL của Tổng Cục thuế.

    Bản tin thuế

    5

  • • Trả lời của Tổng Cục thuế về kiến nghị của các công ty chứng khoán đối với áp dụng mức khống chế chi phí lãi vay

    Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8, NĐ 20/2017/NĐ-CP, việc khống chế chi phí lãi vay (20%) của DN có giao dịch liên kết tại điều khoản này chỉ miễn trừ cho DN hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Do đó, đối với các công ty chứng khoán, nếu có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết thì cũng bị khống chế chi phí lãi vay được trừ (tức là không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần cộng chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế). Lưu ý, mức khống chế 20% này được tính trên tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ, không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ giao dịch vay với bên liên kết hay bên độc lập.

    Hướng dẫn tại công văn số 310/TCT-DNL của Tổng Cục thuế.

    • Ngày lập hóa đơn điện tử là ngày được dùng để xác định nghĩa vụ và kê khai thuế

    Trường hợp ngày lập hóa đơn điện tử diễn ra trước ngày hóa đơn được ký phê duyệt thì ngày lập hóa đơn điện tử sẽ được coi là ngày xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

    Hướng dẫn tại công văn số 812/TCT-DNL ngày 13/3/2019 của Tổng Cục thuế.

    • Khoản thu từ duy tu, bảo dưỡng hạ tầng KCN phải xuất hóa đơn

    Kể từ ngày 01/01/2017 khoản thu tiền duy tu, tái tạo cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp trong KCN, KCX không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội XIII mà chuyển sang cơ chế giá theo quy định phát luật và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế.

    Do đó, kể từ ngày 01/01/2017, khi phát sinh khoản thu duy tu, bảo dưỡng hạ tầng, Trung tâm Khai thác hạ tầng (Ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM) sử dụng hóa đơn, thực hiện tính, kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định pháp luật.

    Hướng dẫn tại công văn số 893/TCT-CS của Tổng Cục thuế.

    • Áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với Trưởng đại diện và nhân viên người nước ngoài làm việc ở VPĐD tại Việt Nam

    Thu nhập của cá nhân người nước ngoài từ công việc làm công tại VPĐD sẽ chỉ chịu thuế TNCN tại nước ngoài (được miễn thuế TNCN tại Việt Nam) nếu cả 3 điều kiện a, b và c đồng thời được thỏa mãn.

    Bản tin thuế

    6

  • 7

    Bản tin thuế

    Đối với điều kiện (b): Đối với trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp với Công ty mẹ tại nước ngoài và được công ty nước ngoài bổ nhiệm làm việc tại VN, cá nhân phải thực hiện các công việc phục vụ cho hoạt động của VPĐD. VPĐD phải chịu trách nhiệm, chịu rủi ro đối với công việc của các cá nhân trong quá trình hoạt động, có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do cá nhân tạo ra, chịu trách nhiệm phương tiện làm việc, về địa điểm làm việc và tiền công tiền lương của cá nhân có do VPĐD tại Việt Nam chi trả. Do đó, Văn phòng đại diện được coi là chủ lao động thực sự của cá nhân nêu trên.

    Đối với điều kiện (c): Trường hợp VPĐD tham gia thực hiện các hoạt động trong chuỗi kinh doanh của Công ty nước ngoài. Các hoạt động không còn mang tính chất chuẩn bị và phụ trợ mà là các hoạt động góp phần tạo ra lợi nhuận cho Công ty nước ngoài như đàm phán, ký kết hợp đồng, tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, hậu mãi... Trong những trường hợp này, Công ty nước ngoài đã hình thành cơ sở thường trú (CSTT) tại VN thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh, do đó, cá nhân làm việc cho VPĐD như vậy sẽ không thỏa mãn được điều kiện (c) nêu trên.

    Nếu cả 3 điều kiện nêu trên đồng thời không được định của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.Hướng dẫn tại công văn số 855/TCT-HTQT ngày 15/3/2019 của Tổng Cục thuế.

    • Xuất hóa đơn khi hoàn trả phí bảo hiểm cho khách hàng

    Trường hợp Công ty hoàn trả phí bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ) cho khách hàng là tổ chức tham gia bảo hiểm thì khi nhận hoàn trả phí bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Hóa đơn này là căn cứ để Công ty điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra, tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh chi phí mua bảo hiểm, số thuế GTGT đã kê khai hoặc đã khấu trừ.

    Đối với trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là đối tượng không có hóa đơn GTGT, khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm, Công ty và khách hàng tham gia bảo hiểm phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền thuế GTGT theo hóa đơn thu phí bảo hiểm mà Công ty đã thu (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Công ty căn cứ biên bản và hóa đơn thu phí bảo hiểm để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu. Trường hợp khách hàng không cung cấp được hóa đơn thu phí bảo hiểm thì Công ty căn cứ vào hóa đơn lưu tại Công ty và biên bản hoặc văn bản thỏa thỏa mãn, cá nhân phải kê khai và nộp thuế TNCN tại Việt Nam theo qui thuận để thực hiện hoàn trả số tiền phí bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.Hướng dẫn tại công văn số 284/TCT-DNL ngày 25/1/2019 của Tổng Cục thuế.

  • • Áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT đối với hàng gia công chuyển tiếpTrường hợp công ty có ký hợp đồng với đối tác nước ngoài để thực hiện hợp đồng gia công, đáp ứng điều kiện là hợp đồng gia công chuyển tiếp theo quy định pháp luật về quản lýngoại thương thì hàng hóa gia công chuyển tiếp của công ty được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

    (Quy định tại Khoản 2, Điều 9 về thuế suất 0% và Khoản 1, Điều 17 về một số trường hợp coi như hàng XK của TT219; Điều 43, ND69/2018/ND-CP về quản lý ngoại thương; Điều 63, TT38/2015/TT-BTC về thủ tục HQ).Hướng dẫn tại công văn số 10350/CT-TTHT ngày 20/3/2019 của Cục thuế Hà Nội.

    • Chính sách thuế đối với khoản chi tiền thưởng, tiền hỗ trợ, khuyến khích cho người bán hàngTrường hợp Tổng công ty ký hợp đồng với các đại lý bảo hiểm, theo đó có phát sinh các khoản chi tiền thưởng, tiền hỗ trợ cho người bán hàng để thực hiện chương trình thi đua khuyến khích bán hàng nhằm thúc đẩy kinh doanh dịch vụ; các khoản chi này chi trực tiếp cho người bán hàng hoặc chi thông qua các đại lý thì Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

    Tổng công ty và đại lý thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với các khoản chi hỗ trợ cho người bán hàng theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

    Đối với hình thức chi tiền thưởng, hỗ trợ người bán hàng thông qua các đại lý tổ chức, theo đó: Các đại lý tổ chức chi hộ khoản tiền thưởng, tiền hỗ trợ người bán hàng bằng tiền, sau đó, căn cứ hồ sơ quyết toán chương trình, Tổng công ty sẽ trả lại cho các đại lý khoản tiền nhờ chi hộ hoặc chi hộ theo phương thức bù trừ công nợ giữa hai bên thì khi nhận lại khoản tiền nhờ chi hộ của Tổng công ty, các đại lý tổ chức chỉ lập chứng từ thu, không phải lập hóa đơn và không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, Thuế TNDN.Hướng dẫn tại công văn số 8099/CT-TTHT ngày 4/3/2019 của Cục thuế Hà Nội.• Thuế GTGT đối với linh kiện nhập khẩu đồng bộ cùng máy móc chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệpTrường hợp linh kiện nhập khẩu được xác định là linh kiện đồng bộ để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và được áp dụng cùng một mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

    Trường hợp của Công ty có kinh doanh các loại thiết bị, phụ tùng thay thế của hệ thống lọc bụi và hệ thống tải nguyên liệu máy móc, thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi không phải là linh kiện nhập khẩu đồng bộ được áp dụng cùng một mã HS với máy móc, thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi và có thể sử dụng cho mục đích khác thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.Hướng dẫn tại công văn số 1812/CT-TTHT ngày 2/3/2019 của Cục thuế TP.HCM.

    Bản tin thuế

    8

  • • Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của giá trị còn lại TSCĐ bị tiêu hủy

    Trường hợp Công ty có TSCĐ là máy móc, thiết bị chưa khấu hao hết đã thực hiện thanh lý bằng hình thức tiêu hủy, phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý với giá trị thu hồi được thì Công ty dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phân chênh lệch thiếu Công ty được tính vào chi phí hợp lý của Công ty khi xác định thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 4, Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.Hướng dẫn tại công văn 947/CT-TTHT ngày 25/2/2019 của Cục thuế Vĩnh Phúc.

    • Chính sách thuế TNCN cho người nước ngoài khi vềnước

    Trường hợp Công ty chi trả các khoản thu nhập chịu thuế TNCN như tiền lương, tiền thưởng, những khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công… cho người lao động nước ngoài sau thời điểm hết nhiệm kỳ công tác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, cá nhân này đã về nước và đã thực hiện quyết toán thuế TNCN trước khi rời khỏi Việt Nam theo quy định thì tại thời điểm phát sinh thu nhập này, cá nhân người nước ngoài thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Công ty có trách nhiệm thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức thuế suất 20% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân người nước ngoài và nộp vào NSNN theo quy định

    Trường hợp, người lao động nước ngoài đã thực hiện quyết toán thuế TNCN theo diện cá nhân cư trú sau khi hết nhiệm kỳ công tác và về nước ngày 20/9/2018; cuối tháng 11/2018 người lao động nước ngoài này được Công ty mẹ ở Nhật Bản cử sang Việt Nam công tác ngắn ngày thì tại thời điểm này, cá nhân người nước ngoài thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam, tổ chức chi trả có trách nhiệm thực hiện khấu trừ theo mức thuế suất 20% trên thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).Hướng dẫn tại công văn 128/CT-TTHT ngày 21/1/2019 của Cục thuế Hải Phòng.

    • Thuế GTGT đối với khoản thu từ cho thuê lại đất

    Theo quy định, công ty là đơn vị đầu tư, quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế;

    Khi thu tiền cho thuê lại đất của các đơn vị thứ cấp, công ty phải lập hóa đơn GTGT, tính và kê khai thuế GTGT theo quy định.

    Trường hợp công ty đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê lại đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật.Hướng dẫn tại công văn số 1006/CT-TTHT ngày 13/3/2019 của Cục thuế Hải Dương.

    Bản tin thuế

    9

  • 10

    • Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu sau đóxuất trả lại chủ hàng nước ngoài

    Việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu sau đóphải xuất trả lại chủ hàng nước ngoài được thực hiện như sau:

    • Đối với tờ khai XK đăng ký từ ngày 1/7/2016 đến trước ngày 1/2/2018: DN chỉ được kê khai, khấu trừ nhưng không được hoàn thuế.

    • Đối với tờ khai XK đăng ký trước ngày 1/7/2016 và tờ khai XK đăng ký từ ngày 1/2/2018: Cơ quan hải quan xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa theo quy định.

    Hướng dẫn tại công văn số 1453/TCHQ-TXNK ngày 14/3/2019 của Tổng Cục hải quan.

    Chuyên mục tài trợ bởi EY Vietnam

    Bản tin thuế

  • Kinh nghiệm Pháp lý

    11

  • Rủi ro khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ

    Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit

    hay “L/C”) là một phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, chính từ việc sử dụng rộng rãi mà

    các bên tham gia thường không quan tâm nhiều vào điều

    khoản L/C trong hợp đồng. Trên thực tế, phương thức L/C

    cũng chứa khá nhiều rủi ro như được dẫn chiếu trong Án lệ số

    13/2017/AL do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao

    (“HĐTP”) thông qua ngày 14/12/2017 (“Án lệ 13”). (1)

    Hiệu lực của L/C khi hợp đồng mua bán là cơ sở của L/C bị hủy bỏ

    Rất nhiều người cho rằng L/C là một phần không thể tách rời

    của hợp đồng mua bán hàng hóa (“Hợp đồng Mua bán”) nên khi hợp đồng bị hủy bỏ thì các bên sẽ không phải thực hiện

    nghĩa vụ đã thỏa thuận, bao gồm cả các nghĩa vụ liên quan

    đến L/C. Tuy nhiên, Án lệ 13 đã công nhận L/C là một hợp đồng độc lập bởi khi L/C được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (“UCP600”) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành thì L/C sẽ được xem là “một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng Mua bán”.

    Bản chất của L/C trong mối liên hệ với UCP600

    Về bản chất, L/C được xem là một hình thức thanh toán quốc

    tế được tạo lập dựa trên sự thỏa thuận giữa Bên mua và Bên

    bán trong mối quan hệ với các ngân hàng. Mục đích của L/C là tạo ra sự đảm bảo của Bên mua cho Bên bán về việc thanh toán giá trị hàng hóa theo Hợp đồng Mua bán thông qua phương thức ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các ngân hàng. (2)

    Về mặt pháp lý, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể

    khi nào thì biện pháp bảo đảm ký quỹ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ một nghĩa vụ dân sự dùng để đảm bảo

    cho một nghĩa vụ dân sự khác và trong mối tương quan với

    các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, (3)hiệu lực và thời hạn của biện pháp ký quỹ sẽ phụ thuộc vào thời hạn của giao dịch được đảm bảo. Nghĩa là, khi Hợp đồng Mua bán bị hủy bỏ, dẫn đến nghĩa vụ của Bên mua không còn thì biện

    pháp bảo đảm tương ứng là ký quỹ cũng sẽ đương nhiên

    chấm dứt do nghĩa vụ được bảo đảm không còn.

    Kinh nghiệm Pháp lý

    12

  • Trên thực tế, cách hiểu này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là L/C trong Án lệ 13 lại lựa chọn UCP600 làm văn bản áp dụng và điều chỉnh nội dung của L/C. Do đó, bên cạnh nội dung Hợp đồng Mua bán sẽ được xem xét và giải quyết theo luật áp dụng của các bên thì khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ còn phải dựa vào UCP600 để giải quyết các vấn đề liên quan đến L/C.

    Theo Án lệ 13, HĐTP căn cứ vào Điều 2, Điều 4, Điều 5 và Điều 7 của UCP600 (4) (“Các Điều khoản”) để cho rằng L/C tồn tại độc lập và tách biệt, không phân biệt nội dung hay hình thức, so với Hợp đồng Mua bán kể từ khi được tạo lập. Việc này không phải là không có căn cứ bởi một (01) trong hai (02) nguyên tắc cơ bản nhất của L/C đó là nguyên tắc độc lập (Principle of Independence). Như được thể hiện qua Các Điều khoản, đặc biệt là tại Điều 4, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành sẽ được tuân theo nội dung của L/C mà sẽ không phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của Bên bán theo Hợp đồng Mua bán. Theo đó, khi xem xét có thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng hay không, ngân hàng chỉ căn cứ vào các nội dung trong L/C, và nếu Bên mua xuất trình ra được bộ chứng từ hợp pháp và phù hợp với

    thỏa thuận giữa hai bên thì việc thanh toán sẽ được thực hiện mà không phụ thuộc vào việc Hợp đồng Mua bán được thực hiện như thế nào. Hơn nữa, nguyên tắc độc lập này cũng phù hợp và bổ trợ cho nguyên tắc còn lại của L/C, đó là nguyên tắc tuân thủ (Principle of Strict Compliance). Theo đó, ngân hàng sẽ có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ phù hợp với L/C được xuất trình.

    Giải pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng L/C

    Thực tế, không phải Người mua sẽ luôn phải đối mặt với rủi ro trong trường hợp sử dụng L/C để thanh toán. Theo Điều 34 của UCP600 về miễn trách nhiệm về tính hợp lệ của chứng từ, Ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào. Tuy nhiên, nếu Bên mua có căn cứ rõ ràng, chứng minh được chứng từ được xuất trình là giả mạo, không phù hợp với thỏa thuận của hai bên về bộ chứng từ thì Ngân hàng có quyền xem xét để từ chối thanh toán cho người thụ hưởng.

    Kinh nghiệm Pháp lý

    13

  • 14

    Ngoài ra, để đảm bảo không bị thiệt hại khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế và tránh các hậu quả có thể xảy ra, một điều vô cùng quan trọng là Bên mua cần tham khảo ý kiến của luật sư để quy định các điều khoản của L/C thật chi tiết và rõ ràng khi yêu cầu mở L/C tại ngân hàng, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến số lượng, chất lượng, quy cách đóng gói, bộ chứng từ yêu cầu kèm theo và luật áp dụng. Trong đó, nếu các bên đồng ý sử dụng UCP600, cần lưu ý rằng Điều 1 của Bộ quy tắc này cho phép các bên bảo lưu/không áp dụng một hoặc một số điều khoản, miễn là bản thân L/C phải loại trừ và chỉ ra một cách rõ ràng về việc không áp dụng các điều khoản đó. Khi đó, nếu cần thiết, các bên có thể loại trừ các điều khoản mang tính chất xem L/C là một giao dịch độc lập và trong trường hợp có rủi ro xảy ra như vụ việc được đề cập tại Án lệ 13, hiệu lực của L/C sẽ phụ thuộc vào và chấm dứt khi Hợp đồng Mua bán bị hủy bỏ.

    Đặng Phúc Nguyên, Luật sư

    Công ty Luật TNHH DIMAC (5)1) https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/an-le/18694/an-le-so-13-2017-al-ve-hieu-luc-thanh-toan-cua-thu-tin-

    dung-l-c-trong-truong-hop-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-la-co-so-cua-l-c-bi-huy-bo

    2) Điều 330, Bộ luật Dân sự 2015

    3) Điều 315 và Điều 327, Bộ luật Dân sự 2015

    4) Điều 4, UCP600: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hay bất kỳ hợp đồng nào khác mà có thể là cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến và cũng không bị ràng buộc bởi các hợp đồng đó, thậm chí là khi tín dụng dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Do đó, sự cam kết của ngân hàng về thanh toán, thương lượng hay thực hiện bất kỳ nghĩa vụ của tín dụng đều không phụ thuộc vào các khiếu nại hay biện hộ của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hay người thụ hưởng”.

    5) Công ty Luật TNHH DIMAC được thành lập bởi ông Phạm Quốc Tuấn, Luật sư Trưởng [www.dimac-law.com]

    Kinh nghiệm Pháp lý

  • Tin Tài chính

    15

  • Ngân hàng giảm tăng trưởng lợi nhuận năm 2019

    Sau năm 2018 bứt phá, nhiều ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong năm 2019 và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm ngoái.

    Tại đại hội cổ đông Techcombank mới diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với mức 32,7% trong năm 2018.

    Tại Đại hội đồng cổ đông VIB, cổ đông cũng đã chấp thuận kế hoạch kinh doanh 2019 của ngân hàng với lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Trước đó, năm 2018 VIB đạt 2.743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 162%.

    Trường hợp tương tự diễn ra tại ĐHCĐ Nam Á Bank. Năm 2018, ngân hàng này thu về 743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 147%. Tuy nhiên, trong ĐHCĐ vừa tổ chức cuối tháng 3, ngân hàng thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 chỉ là 800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng dự kiến là 8%.

    Với những ngân hàng đã công bố tài liệu để chuẩn bị họp ĐHCĐ vào cuối tháng 4 này như VPBank, TPBank, ACB, MBB, VietinBank, SeaBank,… mức tăng trưởng lợi nhuận đặt ra cũng thấp hơn nhiều so với năm 2018.

    VPBank, một trong những ngân hàng TMCP tư nhân công bố lợi nhuận cao nhất năm ngoái chỉ đặt mục tiêu 9.500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019, tương ứng mức tăng trưởng 3%. Lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng cao, VPBank tỏ ra thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2019.

    Một ngân hàng TMCP quy mô lớn khác là ACB công bố mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 đạt 7.279 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây có thể xem là mức tăng trưởng khá tốt so với các ngân hàng còn lại nếu không tính tới việc trong năm 2018, lợi nhuận của ACB đã tăng trưởng tới hơn 3 lần.

    SeABank vừa mới công bố tài liệu ĐHĐCĐ với nhiều dự định lớn như tăng vốn lên hơn 9.000 tỷ, niêm yết trên sàn HoSE, chuyển trụ sở chính,…Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng mẹ cũng chỉ tăng 32% lên 800 tỷ đồng dù 2 năm trước đó mức tăng lần lượt là 67% (2018), 158% (2017).

    MBBank có phần tự tin hơn khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 27%, đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Trong năm ngoái, lợi nhuận của nhà băng đã tăng 68% đạt hơn 7.700 tỷ đồng.

    Bất ngờ nhất trong số các ngân hàng công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là VietinBank. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tới 41% cho chỉ tiêu lợi nhuận năm nay, lên 9.500 tỷ đồng. Sau quý 4/2018 lỗ lớn, Vietinbank cho biết đang trong kế hoạch tái cơ cấu theo phương án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 -2020 được NHNN phê duyệt.

    Tin Tài chính

    16

  • Một ngân hàng khác cũng dự báo lợi nhuận khả quan trong năm nay là EximBank. Tài liệu cổ đông của ngân hàng này cho biết, trong năm 2018, sự cố tiền gửi “bốc hơi” khiến lợi nhuận ngân hàng giảm 52%. Lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro tài chính và trích lập trái phiếu VAMC của Eximbank từ mức 1.731 tỷ đồng còn 827 tỷ đồng. Sang năm 2019, với lượng trái phiếu VAMC được hoàn nhập, Eximbank dự kiến lợi nhuận trước thuế 1.077 tỷ đồng, tăng trưởng 30%.

    Việc hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019 đã được dự báo từ trước, bởi 2018 được đánh giá là một năm đột biến về lợi nhuận của khối ngân hàng, cùng với nhiều yếu tố khác dẫn tới sự thận trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh năm mới.

    Việc NHNN siết chặt tăng trưởng tín dụng và các quy định về an toàn vốn cũng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm lợi nhuận.Dự kiến, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm nay chỉ ở mức 14%.

    Lãnh đạo NHNN cũng cho biết đã có công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng, trong đó ưu tiên chỉ tiêu ở mức cao hơn đối với các ngân hàng thực hiện trước hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II.

    Các công ty phân tích nhận định, ngoài việc dựa vào tăng trưởng tín dụng, trong năm 2019, các ngân hàng vẫn có thể mở rộng lợi nhuận đối với hoạt động tín dụng do chi phí dự phòng giảm. Tuy vậy, nguồn thu nhập sẽ giảm do không còn thu nhập đột biến từ hiện thực hóa trái phiếu đầu tư cũng như các khoản lãi đột biến liên quan đến hoạt động và thu từ xử lý nợ xấu như năm 2018.

    @TheLeader

    Tin Tài chính

    17

  • Phải báo cáo việc xử lý tồn tại về tài chính khi cổ phần hóaBộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty có đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần, báo cáo kết quả xử lý tồn tại về tài chính; các hành vi vi phạm của tổ chức tư vấn trong quá trình cổ phần hóa (nếu có).

    Bộ Tài chính có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần.

    Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị tổng hợp số liệu về: Tình hình thực hiện chuyển đổi ĐVSNCL đến ngày 31/12/2018; kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các ĐVSNCL đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần; báo cáo đánh giá về tình hình và kết quả chuyển đổi các ĐVSNCL thành công ty cổ phần; các khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần và đề xuất, kiến nghị cơ chế chính sách để thúc đẩy chuyển đổi các ĐVSNCL thành công ty cổ phần giai đoạn tới.

    Bên cạnh đó, để Bộ Tài chính có cơ sở rà soát việc phê duyệt các phương án tổng thể và triển khai công tác cổ phần hóa

    các ĐVSNCL của các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm công tác này đạt hiệu quả, chặt chẽ, đúng quy định, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị gửi về bộ quyết định phê duyệt Danh mục ĐVSNCL trực thuộc chuyển thành công ty cổ phần giai đoạn 2017 - 2020 (nếu có).

    Đối với những bộ, UBND tỉnh/thành phố, tập đoàn, tổng công ty có ĐVSNCL đã hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần, đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh/ thành phố, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ rà soát, gửi đủ các báo cáo về chuyển đổi ĐVSNCL thành công ty cổ phần theo quy định, gồm: kết quả xử lý các tồn tại về tài chính; phương án sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết quả định giá; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán bàn giao từ ĐVSNCL sang công ty cổ phần; các hành vi vi phạm của tổ chức tư vấn trong quá trình cổ phần hóa (nếu có).

    Báo cáo và hồ sơ gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) trước ngày 22/4/2019 để kịp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

    @ThoibaotaichinhVietNam

    18

    Tin Tài chính

  • Góc Quản trị

    19

  • 2 mô hình quản lý nhân sự phổ biến

    Không có mô hình quản lý đúng hay sai, điều quan trọng

    là tính phù hợp với quy mô, tầm nhìn cũng như đặc trưng văn hóa của từng công ty.

    Các công ty khởi nghiệp thường có xu hướng áp dụng mô hình

    quản lý theo chiều ngang – lấy nhân viên làm trung tâm, giảm

    thiểu sự quản lý theo cấp bậc. Trong khi đó, nhiều công ty “đàn

    anh” lại áp dụng mô hình quản lý theo chiều dọc truyền thống –

    phân cấp quyền hạn rõ rệt theo cấp bậc nhân viên.

    Andre Lavoie – CEO và là nhà đồng sáng lập của

    ClearCompany, công ty tiên phong thực hiện việc thu hẹp

    khoảng cách giữa quản lý nhân sự và chiến lược kinh doanh

    bằng cách phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên dựa trên tầm nhìn

    và mục tiêu của công ty – cho biết: “Chúng tôi duy trì một cấu

    trúc khá ‘ngang’ và cố gắng trao quyền cho nhân viên ở mọi

    cấp bậc để họ có thể làm việc năng động và độc lập. Chúng tôi

    tin rằng sự công khai, minh bạch thông tin giúp nhân viên dễ

    dàng đưa ra nhiều quyết định chiến lược theo đúng định

    hướng và dần nâng cao năng suất”.

    Không có mô hình quản lý đúng hay sai, điều quan trọng là

    tính phù hợp với quy mô, tầm nhìn cũng như đặc trưng văn

    hóa của từng công ty. Sau đây là những ưu - nhược điểm của

    2 mô hình quản lý phổ biến trên:

    1. Trên – dưới hay đồng đẳng

    Về việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược, mô hình quản

    lý theo chiều dọc và mô hình quản lý theo chiều ngang có cách

    tiếp cận rất khác nhau. Đối với mô hình quản lý theo chiều dọc,

    các quyết định được thực hiện từ trên xuống, với mức độ quan

    trọng giảm dần.

    Đối với các doanh nghiệp lớn, mô hình này khá hiệu quả vì mọi

    quyết định sẽ được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng hơn so

    với việc phải chờ đợi sự nhất quán từ tất cả mọi người.

    Trong khi đó, thay vì làm việc theo hệ thống phân cấp, đặc

    điểm nổi bật của mô hình quản lý theo chiều ngang là mọi

    người đều có quyền đưa ra quyết định.

    Quy mô ban lãnh đạo của mô hình này khá nhỏ, thậm chí

    nhiều công ty chỉ có một lớp nhân viên đồng đẳng, việc đưa ra

    quyết định cũng khá hiệu quả và nhanh chóng. Vì vậy, mô hình

    này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các công

    ty khởi nghiệp.

    2. Vạch rõ ranh giới hay đề cao tinh thần chia sẻ

    Mô hình quản lý theo chiều dọc có một hệ thống phân cấp dựa

    trên vai trò, trách nhiệm được xác định rõ ràng. Tổng giám đốc

    điều hành có vị trí cao nhất, họ sẽ trao quyền lãnh đạo nhân

    viên cho những nhà lãnh đạo ở cấp thấp hơn, thường là giám

    đốc bộ phận. Không hề có sự mơ hồ hay nhầm lẫn nào trong

    việc báo cáo công việc theo cấp bậc.

    Góc quản trị

    20

  • Nhược điểm của mô hình quản lý theo chiều ngang là không

    phải lúc nào nhân viên cũng biết mình sẽ báo cáo công việc

    cho ai vì quyền hạn và trách nhiệm được phân chia gần như

    đồng đều trong tổ chức.

    Tính chất “phẳng” lại giúp nhân viên dễ dàng được công

    nhận những đóng góp của mình dành cho công ty nhưng

    cũng khiến họ cảm thấy mơ hồ đối với vai trò của mình. Và

    các nhân viên này cũng có thể khiến các đối tác/khách hàng

    tiềm năng thất vọng vì cảm thấy họ không có nhiều quyền

    hành.

    3. Mức độ minh bạch

    Một trong những khác biệt lớn nhất của mô hình quản lý theo

    chiều dọc và mô hình quản lý theo chiều ngang là mức độ

    minh bạch trong tổ công ty/tổ chức. Hệ thống phân cấp của

    mô hình quản lý theo chiều dọc sẽ chia sẻ thông tin dựa trên

    cơ sở chọn lọc thông tin trước, truyền đạt thông tin sau.

    Nhân viên tiếp nhận thông tin qua nhiều tầng lãnh đạo. Điều

    này đôi khi dễ gây ra nhầm lẫn hoặc lộn xộn trong khâu

    truyền đạt.

    Còn mô hình quản lý theo chiều ngang thì luôn đẩy mạnh

    tính minh bạch trong tổ chức. Việc sắp xếp thông tin và phối

    hợp làm việc với nhau luôn dựa trên tinh thần đề cao nhân

    viên.

    Do đó có thể nói, tính minh bạch là đặc trưng nổi bật của hệ

    thống quản lý lấy nhân viên làm trung tâm. Còn đối với hệ

    thống quản lý phân cấp, mức độ minh bạch của công ty hoàn

    toàn phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo.

    4. Cảm giác người trên - kẻ dưới

    Mô hình quản lý theo chiều dọc truyền thống dễ mang đến

    cho nhân viên cảm giác người trên – kẻ dưới, bởi vì người

    quản lý và nhân viên được phân chia rạch ròi thành 2 cấp

    bậc khác nhau.

    Còn mô hình quản lý theo chiều ngang thì loại bỏ cảm giác

    đó cho nhân viên bằng cách đề cao trình độ, kỹ năng hơn

    vấn đề phân cấp trong hệ thống. Do đó, người quản lý và

    nhân viên gần như có rất ít khoảng cách với nhau.

    Tuy nhiên, về mặt này, các công ty có mô hình quản lý theo

    chiều dọc sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân nhiều hơn, vì

    mọi người đều mong muốn mình sẽ “leo” lên một bậc thang

    cao hơn chức vụ hiện tại. Trong khi đó, các tổ chức “phẳng”

    không mang đến các cơ hội như thế, mặc dù nhân viên có

    thể phát triển khả năng của mình nhờ kinh nghiệm và thông

    qua quá trình đào tạo của công ty.

    @DoanhNhanSaiGon

    Góc quản trị

    21

  • Tin hoạt động

    22

  • Hội nghị CFO Thế giới lần thứ 49 sẽ được tổ chức tại Italy Tiếp nối thành công của Hội nghị CFO Thế giới lần thứ 48 được tổ chức tại Việt Nam, trên cơ sở đánh giá năng lực của các quốc gia nộp hồ sơ đăng cai, Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội Quốc tế các Nhà Quản trị tài chính cấp cao (IAFEI) đã quyết định công bố chọn Italy sẽ là nước chủ nhà tiếp theo cho sự kiện Hội nghị CFO Thế giới lần thứ 49.

    Hội nghị CFO Thế giới lần thứ 49 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26/10/ 2019 tại Thành phố Matera, miền Nam Italy.

    Trân trọng kính mời Anh Chị Thành viên CFO chốt kế hoạch tham dự Hội nghị và cùng tham quan chiêm ngưỡng Matera - Thành phố hang động lâu đời nhất thế giới.

    23

    Tin hoạt động

  • Chia sẻ kinh nghiệm "Xây dựng Hệ thống Kế toán Quản trị”Để thành công và phát triển bền vững, mọi doanh nghiệp cần

    phải có một hệ thống thông tin quản trị phù hợp nhằm kịp

    thời phục vụ lãnh đạo ra quyết định kinh doanh và kiểm soát

    hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay đa số các

    doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào công tác Kế toán

    Tài chính, phản ảnh bức tranh quá khứ của doanh nghiệp.

    Vậy bức tranh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp sẽ hình

    thành ra sao nếu thiếu đi sự hỗ trợ thông tin từ Hệ thống Kế

    toán Quản trị liên quan đến các vấn đề như: chiến lược

    giá; chiến lược danh mục và cơ cấu sản phẩm; chiến lược

    kênh bán hàng; quyết định sản xuất hay mua ngoài; kiểm

    soát và quản lý chi phí hiệu quả…?

    Để giải quyết những trăn trở của các lãnh đạo doanh nghiệp,

    vào ngày 16/03/2019 CFO Việt Nam đã tổ chức chương trình

    chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Hệ thống Kế toán Quản trị với

    sự tham gia của Ông Trần Xuân Nam - Chuyên gia Hội đồng

    chuyên môn CFO Việt Nam.

    Bằng kinh nghiệm tư vấn triển khai thực tế thành công cho

    hàng loạt các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, các nội

    dung được Ông Nam chuyển tải đã giúp người tham dự nắm

    bắt các kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn quý báu qua đó áp

    dụng tổ chức một hệ thống Kế toán Quản trị bài bản, mang

    đến những lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp trong công

    tác cung cấp thông tin cho lãnh đạo để lập kế hoạch và ra

    quyết định; trợ giúp lãnh đạo trong điều hành và kiểm soát

    hoạt động của tổ chức; thúc đẩy các nhà quản lý đạt được

    các mục tiêu của tổ chức; đo lường hiệu quả hoạt động của

    các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ

    chức.

    24

    Tin hoạt động

  • CFO Việt Nam: Chào đón Thành viên mới Ban điều hànhVào ngày 18/03/2019 tại Hà Nội, Anh Nguyễn Ngọc Bách –Chủ tịch CFO Việt Nam đã chủ trì buổi họp các thành viên Ban điều hành CFO Việt Nam Khu vực Phía Bắc để thảo luận về mô hình tổ chức và định hướng hoạt động của CFO Việt Nam cho giai đoạn 2019-2013.

    Qua cuộc họp, CFO Việt Nam cũng hân hạnh giới thiệu 3 thành viên mới bắt đầu tham gia Ban điều hành CFO Việt Nam Khu vực Phía Bắc từ năm 2019:

    • Chị Vũ Thị Lan Anh - PTGĐ kiêm Giám đốc Tài chính Tập đoàn CEO.

    • Anh Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Tài chính Tập đoàn Đất Lộc.

    • Chị Tạ Thị Thanh Hà - Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn GA VN.

    25

    Tin hoạt động

    Họp Ban điều hành ngày 18/3/2019

  • Sự kiện sắp tới

    • Phân tích & Thiết kế Bản Mô tả Công việc (18/04)

    • Kỹ thuật Phát hiện Gian Lận Báo Cáo Tài Chính (19/04)

    • Phân tích Chuyên sâu Báo cáo Tài chính (20/04)

    • Thuế nhà thầu & Chuyển giá (25/04)

    • Chuyên đề Giám đốc tài chính (thứ 7 hàng tuần)

    • reThink CIO Forum (15/05)

    • Thẩm định Hiệu quả Dự án Đầu tư Bất động sản (24-25/05)

    Thông tin sự kiện

    26

    https://www.cfocapital.vn/khoa-hoc/phan-tich-thiet-ke-ban-mo-ta-cong-viec/https://www.cfocapital.vn/khoa-hoc/ky-thuat-phat-hien-gian-lan-bao-cao-tai-chinh/https://www.cfocapital.vn/khoa-hoc/phan-tich-chuyen-sau-bao-cao-tai-chinh/https://www.cfocapital.vn/khoa-hoc/thue-nha-thau-chuyen-gia/https://www.cfocapital.vn/khoa-hoc/chuyen-de-giam-doc-tai-chinh/https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScxfvhC3qjydhntFtxp5Anm3_mTIYmFaSxW8mB4hoWpeUP_EA/viewformhttps://www.cfocapital.vn/khoa-hoc/tham-dinh-hieu-qua-du-an-dau-tu-bat-dong-san/

  • 27

    Đối tác đồng hành Bản tin CFO Việt Nam

    Dành cho nhà tài trợ Dành cho nhà tài trợ Dành cho nhà tài trợ

  • Ban biên tập

    Ông Lê Hải Phong Bà Hương VũÔng Nguyễn Hữu ThànhÔng Lê Hồng Lĩnh

    CFO VietnamLầu 4, Tòa nhà Phượng Long506 Nguyễn Đình Chiểu, P4, Q3. Tp. HCMT: 028 66 701 666 E: [email protected]: www.CFO.vn

    28