11
Ở bài Cấu trúc IP ta đã biết sơ qua về khái niệm và cấu trúc của IPv4. Bài này mình sẽ trình bày rõ về cách chia Subnetmask Subnet là gì?: Hiểu đơn giản vầy. Khi ta chia một Network ra thành nhiều Network nhỏ hơn thì các Network nhỏ này được gọi là Subnet. Vì sao cần phải chia Subnet mask? Như ta đã biết mạng Internet sử dụng địa chỉ IPv4 32 bit và phân chia ra các lớp A,B,C,D , tuy nhiên, với một hệ thống địa chỉ như vậy việc quản lý vẫn rất khó khăn . Nếu như một mạng được cấp một địa chỉ lớp A thì có nghĩa nó có thể chứa tới 16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty hoặc tổ chức dùng hết được điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các nhà nghiên cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask ) để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là một con số 32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng để đánh địa chỉ mạng con và m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng con với n+m=32 . Subnet mask phải được cấu hình cho mỗi máy tính trong mạng và phải được định nghĩa cho mỗi giao diện Router. Như vậy, ta phải dùng cùng một Subnet mask cho toàn bộ mạng vật lý cùng chung một địa chỉ Internet. Trong thực tế, để dễ dàng cho hoạt động quản lý các máy trong mạng, thường chia nhỏ các mạng lớn trong các lớp mạng (A, B, C) thành các mạng nhỏ hơn. Quá trình này được thực hiện bằng cách lấy một số bit ở phần định danh host để sử dụng cho việc đánh địa chỉ mạng. Tuỳ theo cách sử dụng của người quản trị mạng ( số subnet và số host trên mỗi subnet ) mà số lượng bit lấy ở phần host nhiều hay ít. Để tách biệt giữa địa chỉ mạng và địa chỉ host người ta dùng netmask. Để tách biệt giữa Subnet address và địa chỉ host người ta dùng Subnet mask. Theo quy ước, các địa chỉ IP được chia ra làm ba lớp như sau: Class Subnet mask trong dạng nhị phân Subnet mask Lớp A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0 Lớp B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0 Lớp C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0 Như ta đã biết, lớp A sử dụng 1 octet đầu tiên làm Network ID. Sử dụng 8 bit đầu được set giá trị thành 1, và 24 bit sau set giá trị 0 => có Subnet Mask 255.0.0.0. Tương tự với các lớp kia. Ví dụ IP: 192.168.1.0/24 Đây là địa chỉ thuộc lớp C. Và con số 24 có nghĩa là ta sử dụng 24 bit cho phần Network ID, và còn lại 8 bit cho Host ID.

Chia subnetmask

Embed Size (px)

DESCRIPTION

chia subnet 1

Citation preview

Page 1: Chia subnetmask

Ở bài Cấu trúc IP ta đã biết sơ qua về khái niệm và cấu trúc của IPv4. Bài này mình sẽ trình bày rõ về cách chia SubnetmaskSubnet là gì?: Hiểu đơn giản vầy. Khi ta chia một Network ra thành nhiều Network nhỏ hơn thì các Network nhỏ này được gọi là Subnet.Vì sao cần phải chia Subnet mask?

Như ta đã biết mạng Internet sử dụng địa chỉ IPv4 32 bit và phân chia ra các lớp A,B,C,D , tuy nhiên, với một hệ thống địa chỉ như vậy việc quản lý vẫn rất khó khăn . Nếu như một mạng được cấp một địa chỉ lớp A thì có nghĩa nó có thể chứa tới 16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty hoặc tổ chức dùng hết được điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các nhà nghiên cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask ) để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là một con số 32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng để đánh địa chỉ mạng con và m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng con với n+m=32 .Subnet mask phải được cấu hình cho mỗi máy tính trong mạng và phải được định nghĩa cho mỗi giao diện Router. Như vậy, ta phải dùng cùng một Subnet mask cho toàn bộ mạng vật lý cùng chung một địa chỉ Internet. Trong thực tế, để dễ dàng cho hoạt động quản lý các máy trong mạng, thường chia nhỏ các mạng lớn trong các lớp mạng (A, B, C) thành các mạng nhỏ hơn. Quá trình này được thực hiện bằng cách lấy một số bit ở phần định danh host để sử dụng cho việc đánh địa chỉ mạng. Tuỳ theo cách sử dụng của người quản trị mạng ( số subnet và số host trên mỗi subnet ) mà số lượng bit lấy ở phần host nhiều hay ít.Để tách biệt giữa địa chỉ mạng và địa chỉ host người ta dùng netmask. Để tách biệt giữa Subnet address và địa chỉ host người ta dùng Subnet mask.

Theo quy ước, các địa chỉ IP được chia ra làm ba lớp như sau:Class  Subnet mask trong dạng nhị phân              Subnet maskLớp A 11111111 00000000 00000000 00000000   255.0.0.0Lớp B 11111111 11111111 00000000 00000000   255.255.0.0Lớp C 11111111 11111111 11111111 00000000   255.255.255.0 

Như ta đã biết, lớp A sử dụng 1 octet đầu tiên làm Network ID. Sử dụng 8 bit đầu được set  giá trị thành 1, và 24 bit sau set giá trị 0 => có Subnet Mask 255.0.0.0. Tương tự với các lớp kia.Ví dụ IP: 192.168.1.0/24Đây là địa chỉ thuộc lớp C. Và con số 24 có nghĩa là ta sử dụng 24 bit cho phần Network ID, và còn lại 8 bit cho Host ID.

Chia Subnet Mask như thế nào?Ở đây, mình sẽ trình bày cách ngắn gọn giúp bạn có thể tính nhẩm được. Lấy ví dụ cụ thể như sau:Công ty thuê một đường IP là 192.168.1.0. Bây giờ ông giám đốc yêu cầu phân làm chia làm 3 mạng con cho ba phòng ban trong công ty. Hãy thực hiện việc chia subnet này.

Trước hết ta phân tích cấu trúc của địa chỉ: 192.168.1.0 như sau:+ Địa chỉ NetMask: 255.255.255.0+ Network ID: 11111111.11111111.11111111+ HostID: 00000000

Trong ví dụ này ta cần chia làm 3 mạng con (3 subnet) nên ta cần sử dụng 2 bit ở phần Host ID để thêm vào Network ID. Làm sao để biết được số bit cần mượn thêm? Ta có công thức : 2^n>=m (với m là số subnet cần chia, n là số bit cần mượn). Ở đây 2^2>=3.Sau khi mượn 2 bit, ta có cấu trúc mới ở dạng nhị phân là (bit mượn ta set giá trị bằng 1 nhé):

Page 2: Chia subnetmask

+ Địa chỉ NetMask:: 11111111.11111111.11111111.11000000+ Network ID: 11111111.11111111.11111111.11+ Host ID: 000000=> Ở dạng thập phân là: 255.255.255.192

Địa chỉ IP mới lúc này là: 192.168.1.0/26 (con số 26 là 24 + 2 bits mượn).Ta xác định "bước nhảy" cho các subnet:Bước nhảy k=256-192=64=> Ta có các mạng con sau:Ip: 192.168.1.0         Netmask: 255.255.255.192Ip: 192.168.1.64        Netmask:  255.255.255.192Ip: 192.168.1.128      Netmask: 255.255.255.192Ip: 192.168.1.192      Netmask: 255.255.255.192

Như vậy số máy trên mỗi mạng bằng bao nhiêu?Số bits của Host ID còn lại sau khi đã bị Network ID mượn: x = 32-26 = 6=> Số máy trên mỗi mạng: 2^n-2 = 2^6-2 = 62 máy

Cách chia subnet đơn giản, dễ hiểu

Trong công ty có 3 phòng ban: Sales, Manager, Accouting. Hiện tại đang sử dụng đường mạng 192.168.1.0/24. Policy của công ty qui định: nhân viên ở phòng ban nào chỉ được truy xuất tài nguyên của phòng ban đó.

Để giải quyết được policy này chúng ta cần thực hiện chia subnet cho network 192.168.1.0/24

Cấu trúc của địa chỉ 192.168.1.0/255.255.255.0Phân tích địa chỉ net mash 255.255.255.0Network ID: 11111111.11111111.11111111HostID: 00000000

Số subnet trong network sẽ bằng số 2^n với n là số bit ta mượn thêm ờ phần host ID

Ta cần phải mượn 2 bit ở phần host ID vì hệ thống cần 3 subnetVới 2^2=4 >3 nên ta phải sử dụng 2 bitMặt nạ mạng mới cho subnet ở hệ nhi phân sẽ là tất cả các bit 1Network ID: 11111111.11111111.11111111.11 HostID: 000000

 Hệ thập phân sẽ là 255.255.255.192

Đối với số bit mượn, khi mượn n bit thì mặt nạ mạng mới sẽ theo qui ước sauN -> Subnet ,mask1 -> 1282 -> 1923 -> 2244 -> 2405 -> 248

Page 3: Chia subnetmask

6 -> 2527 -> 2548 ->255 

Ta cần tìm bước nhảy cho các subnetBước nhảy k= 256-192=64

 Các subnet sẽ là: 192.168.1.0/26 192.168.1.0 255.255.255.192192.168.1.64/26 192.168.1.64 255.255.255.192192.168.1.128/26 192.168.1.128 255.255.255.192192.168.1.192/26 192.168.1.192 255.255.255.192

Gọi n là số bit còn lại của phần host ID  n = 32-network ID=32-26=6Số host của mỗi subnet sẽ bằng 2n-2 =26-2= 62

Phân tích cụ thể từng subnet192.168.1.0/26o Network Address: 192.168.1.0o Subnet mask: 255.255.255.192o Broadcast: 192.168.1.63o Host 192.168.1.1  192.168.1.62192.168.1.64/26o Network Address: 192.168.1.64o Subnet mask: 255.255.255.192o Broadcast: 192.168.1.127o Host: 192.168.1.65  192.168.1.126192.168.1.128/26o Network Address: 192.168.1.128o Subnet mask: 255.255.255.192o Broadcast: 192.168.1.191o Host: 192.168.1.129 192.168.1.190192.168.1.192/26o Network Address: 192.168.1.192o Subnet mask: 255.255.255.192o Broadcast: 192.168.1.255o Host: 192.168.1.193 192.168.1.254

- Bữa trước ghé qua một số diễn đàn thấy môt số bạn thắc mắc về cách chia subnetmask nên hôm nay mình viết bài này để giúp đỡ các bạn mới còn thắc mắc về vấn đề này. Để các bạn dể hiểu hơn mình sẽ đi làm các bài tập về chia subnet từ đó các bạn tự hiểu nha- Công thức tính:+ x: số bít mượn làm net+ y: số bít còn lại làm host=> Số lượng net có được sau khi chia: 2^x - 2

Page 4: Chia subnetmask

Số lượng host có trong 1 net: 2^y - 2BƯỚC NHẢY: b= 2^(8 - x) Bước nhảy này để chúng ta thuận tiện làm các tính toán về sau.Liệt kê: + Net thứ i = i * b (Cái này giải thích hơi lằng nhằng chút nữa các bạn xem vd sẽ hiểu)+ host min: Net +1+ host max: Net (kế) - 2+ Broadcast: Net (kế) -1Nhìn vào mấy cái công thức này chắc các bạn cảm thấy lằng nhằng khó hiểu quá đúng không? Sau đây mình sẽ đi giải quyết 3 bài tập tiêu biểu chia subnet ở 3 class A B C (xem xong là hiểu 100%)VD: Cho1, 10.100.100.10/ 122, 172.17.100.100/ 193, 192.168.100.10/ 27Yêu cầu: Tính số subnet, host có được. Tìm các net, host min, host max và broadcast của net.Giải:1, Đây là ip thuộc lớp A (net.host.host.host) nghĩa là có 8 bit làm net và 24 bit làm host10.100.100.10 / 12 <=> 10.100.100.10 / 255.240.0.0 vậy đã mượn 4 bit của host làm net. Vậy nên: + x = 4 => y = 24 - 4 = 20+ Số subnet: 2^4 -2 = 14+ Số host trong 1 net : 2^20 - 2 = ....Bước nhảy: b = 2 ^ (8-x) = 16+ Liệt kê (cái này quan trọng nè)- Net 1: 10.16.0.0 (net i = i *b - mình chỉ quan tâm tới Octet 2 vì mượn bit ở Octet này)- Net 2: 10.32.0.0=> host min: 10.16.0.1 (Net +1)host max: 10.31.255.254 (Net (kế) - 2)Broadcast: 10.31.255.255 (Net (kế) -1)(Các bạn đối chiếu với công thức nhé! Các net còn lại làm tương tự)2, 172.17.100.100 / 19- Phân tích tương tự câu 1 => x =3, y = 13+ Số subnet: 2^3 -2 = 6+ Số host trong 1 net : 2^13 - 2 = ....Bước nhảy: b = 2 ^ (8-x) = 32+ Liệt kê - Net 1: 172.17.32.0 (net i = i *b - mình chỉ quan tâm tới Octet 3 vì mượn bit ở Octet này)- Net 2: 172.17.64.0=> host min: 172.17.32.1 host max: 172.17.63.254Broadcast: 172.17.63.2553, Câu này các bạn tự làm cho hiểu nhé!Các bạn có thể dùng nettool để kiểm tra kết quả đúng hay sai.link nettool 5 http://hotfile.com/dl/118291361/400e....0.70.zip.html

CHÚC CÁC BẠN HỌC TÔT   - bạn nào thấy hay thanks cho mình để lấy tinh thần với nha!

Mỗi một lớp địa chỉ mạng có một mặt nạ mạng con mặc định. Mặt nạ mạng con lớp A bao phủ 8 bit, lớp B bao phủ 16 bit và lớp C 24 bit đầu tiên. Các bit còn lại dùng để đánh địa chỉ host.Các bit trong trong mặt nạ mạng con tương ứng với các bit xác định mạng của địa chỉ IP có giá trị bằng 1, các bit tương ứng với các bit xác định thiết bị có gia trị bằng 0. Dưới dạng thập phân, nếu thành phần xác định mạng của một địa chỉ IP chiếm trọn vẹn một octet thì octet tương ứng trong mặt nạ mạng con sẽ có giá trị là 255.

Page 5: Chia subnetmask

Nếu không có mặt nạ mạng con tuỳ biến, mặt nạ mạng con mặc định sẽ được sử dụng để phân biệt phần xác định mạng và phần xác định thiết bị trong một địa chỉ IP.Chọn mặt nạ mạng con

Để xác đinh mặt nạ mạng con, trước hết bạn phải xác định số mạng con cần thiết. Điều này cần phải được tính toán căn cứ vào hiện trạng và dự kiến tăng trưởng mạng của công ty. Dưới đây là hai cách bạn có thể sử dụng để xác định mặt nạ mạng con.

Cách1: Tính mặt nạ mạng con

Bài toán: Cần phân chia địa chỉ mạng lớp B 162.199.0.0 thành 10 mạng con. Giá trị của mặt nạ mạng con là bao nhiêu

Trong thí dụ này, chúng ta có một địa chỉ lớp B cần phải chia thành 10 mạng con. Để xác định mặt nạ mạng con tuỳ biến, cần thực hiện các bước sau đây:

Trước hết, lấy số mạng con cần thiết và chuyển số đó thành dạng nhị phân. Trong trường hợp này, nếu bạn cần 10 mạng con, hãy chuyển 10 sang dạng nhị phân và được 1010

Bước 2, chuyển tất cả các bit trong giá trị nhị phân vừa tính đó thành 1. Ta sẽ chuyển tất cả các bit của 1010 thành 1 và thêm các số 0 vào sau kết quả để được trọn vẹn 1 octet. Kết quả ta sẽ có 11110000. Chuyển giá trị nhị phân này thành dạng thập phân, được 240. Đây chính là phần mở rộng (ngoài phần thuộc mặt nạ mạng con mặc định) của mặt nạ mạng con tuỳ biến. Để được mặt nạ mạng con tuỳ biến, ta chỉ việc bổ sung giá trị này vào sau phần mặt nạ mạng con mặc định 255.255.0.0 và được 255.255.255.240.

Tóm tắt các bước thực hiện như sau: 

- Xác định số mạng con cần thiết- Chuyển số này sang dạng nhị phân- Chuyển tất cả các bit thành 1. Thêm các bit 0 vào sau để được đầy đủ một octet- Thêm phần mặt nạ tuỳ biến trên vào mặt nạ mạng con mặc định 

Cách 2: Chọn mặt nạ mạng con từ bảng 

Bởi vì mỗi bit ngoài phần thuộc mặt nạ mặc định của mỗi lớp cũng chỉ là 1 hoặc 0 nên chỉ có tất cả là 8 giá trị mặt nạ mạng con tuỳ biến khác nhau cho mỗi octet. Do vậy, có thể thiết lập một bảng để giúp chúng ta nhanh chóng xác định giá trị mặt nạ thích hợp.

Hãy bắt đầu với bảng chuyển đổi nhị phân và tính toán các giá trị mặt nạ mạng con có thể có bằng cách cộng dồn các giá trị bit trong sơ đồ. Mặt nạ bao phủ một bit có giá trị là 128. Mặt nạ bao phủ 2 bit có giá trị là 128+64, hay 192. Mặt nạ bao phủ 3 bit có giá

Page 6: Chia subnetmask

trị 192+16, hay 224.

Tiếp tục tính như vậy cho tới khi tới cột tận cùng bên phải, lúc tất cả các bit của octet đều được sử dụng trong mặt nạ mạng con. Nó sẽ có giá trị là là 255.

Tiếp theo, xác định số mạng con tương ứng với mỗi giá trị mặt nạ mạng con. Số mạng con có thể xác định theo công thức 2^m-2, trong đó m là số bit được đưa vào mặt nạ mạng con (ngoài các bit của mặt nạ mặc định). Bạn cần phải trừ đi 2 bởi vì có hai địa chỉ được giành riêng trên mỗi mạng. Ví dụ, nếu chỉ sử dụng 1 bit cho mặt nạ mạng con (khi đó giá trị mặt nạ mạng con là 128), sẽ có 2^1-2 =0 địa chỉ hợp lệ cho mạng con này. Nếu sử dụng 2 bit cho mặt nạ mạng con (giá trị mặt nạ mạng con là 192), sẽ có 2^2-2 giá trị hợp lệ cho địa chỉ mạng con. Cứ như thế ta tính tiếp cho các cột tiếp theo.

Bước cuối cùng là xác định cột trong bảng cho phép bạn phân chia mạng thành số mạng con mong muốn. Ví dụ, nếu bạn cần 8 mạng con, chọn cột cho phép tới 14 mạng con, tương ứng với nó là giá trị 240 trong mặt nạ mạng con.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, ta phải tính số mạng con có thể có với một địa chỉ mạng và nặt nạ mạng con đã cho. Đây là bài toán ngược của bài toán trên. Các bước thực hiện như sau:

- Chuyển mặt nạ mạng con sang dạng nhị phân- Đếm số bit được đưa vào mặt nạ mạng con tuỳ biến ngoài các bit thuộc mặt nạ mạng con mặc định, gọi số đó là m- Sử dụng công thức 2^m-2 để tính số mạng con

Tính số các thiết bị trên mỗi mạng con

Sau khi xác định giá trị mặt nạ mạng con, cần phải xác định số thiết bị có thể kết nối vào mỗi mạng con.

Quan trọng nhất là công thức 2^n-2. Nếu bạn hiểu được công thức này thì bạn có thể làm chủ địa chỉ IP

Công thức dùng để tính số subnet lớn nhất và số Host lớn nhất có thể có trong một Subnet sẽ là :Số subnet lớn nhất ( trong một mạng ) = 2^ Bit 1 ( trong subet mask ) - 2Số Host lớn nhất ( trong một Subnet ) = 2^ bit 0 ( trong subet mask ) - 2Để cho dễ hiểu xin minh họa qua ví dụ sau : Giả sử ta có một địa chỉ IP cho toàn bộ hệ thống mạng của ta là 132.8.18.60 => Đây là một địa chỉ lớp B và ta có biểu diễn của nó theo dạng địa chỉ mạng. địa chỉ mạng. địa chỉ Host. địa chỉ Host1000 0100 . 0000 1000 . 0001 0010 . 0011 1100=> Nó có 16 Bit cho địa chỉ mạng và 16 Bit cho địa chỉ Host => ta có thể lấy một số Bit trong phần địa chỉ Host để làm Subnet Mask

Page 7: Chia subnetmask

Giả sử ta cần chia mạng của ta thành 14 mạng con => ta cần xác định lấy mấy Bit của địa chỉ Host làm Sub net mask : 14 + 2 = 16 = 2^4 => cần 4 BitTa có Subnet Mask : 1111 1111. 1111 1111. 1111 0000 0000 0000Và ta cũng tính được luôn số Host trong mỗi Subnet là 2 ^12 -2 = 4094

Hôm nay mình sẽ nói tiếp tục bài Subnet Mask, nói bài này nhằm cũng cố lại kiến thức của bài TCP/IP

Khi ta chia một Network ra thành nhiều Network nhỏ hơn, các Network nhỏ nầy được gọI là Subnet. Theo quy ước, các địa chỉ IP được chia ra làm ba Class (lớp) như sau:

Address Class Subnet mask trong dạng nhị phân Subnet mask Class A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0 Class B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0 Class C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0 

Subnet Mask của Class A bằng 255.0.0.0 có nghĩa rằng ta dùng 8 bits, tính từ trái qua phải (các bits được set thành 1), của địa chỉ IP để phân biệt các NetworkID của Class A. Trong khi đó, các bits còn sót lại (trong trường hợp Class A là 24 bits đuợc reset thành 0) được dùng để biểu diễn computers, gọi là HostID. Nếu bạn chưa quen cách dùng số nhị phân hãy đọc qua bài Hệ thống số nhị phân. Subnetting 

Hãy xét đến một địa chỉ IP class B, 139.12.0.0, với subnet mask là 255.255.0.0 (có thể viết là: 139.12.0.0/16, ở đây số 16 có nghĩa là 16 bits được dùng cho NetworkID). Một Network với địa chỉ thế nầy có thể chứa 65,534 nodes hay computers (65,534 = (2^16) –2 ) . Đây là một con số quá lớn, trên mạng sẽ có đầy broadcast traffic. 

Giả tỉ chúng ta chia cái Network nầy ra làm bốn Subnet. Công việc sẽ bao gồm ba bước: 1) Xác định cái Subnet mask2) Liệt kê ID của các Subnet mới3) Cho biết IP address range của các HostID trong mỗi Subnet 

Bước 1: Xác định cái Subnet mask Để đếm cho đến 4 trong hệ thống nhị phân (cho 4 Subnet) ta cần 2 bits. Công thức tổng quát là: Y = 2^X mà Y = con số Subnets (= 4) X = số bits cần thêm (= 2) 

Do đó cái Subnet mask sẽ cần 16 (bits trước đây) +2 (bits mới) = 18 bits Địa chỉ IP mới sẽ là 139.12.0.0/18 (để ý con số 18 thay vì 16 như trước đây). Con số hosts tối đa có trong mỗi Subnet sẽ là: ((2^14) –2) = 16,382. Và tổng số các hosts trong 4 Subnets là: 16382 * 4 = 65,528 hosts. 

Bước 2: Liệt kê ID của các Subnet mới Trong địa chỉ IP mới (139.12.0.0/18) con số 18 nói đến việc ta dùng 18 bits, đếm từ bên trái, của 32 bit IP address để biểu diễn địa chỉ IP của một Subnet. Subnet mask trong dạng nhị phân Subnet mask 11111111 11111111 11000000 00000000 255.255.192.0 Như thế NetworkID của bốn Subnets mới có là: 

Subnet Subnet ID trong dạng nhị phân Subnet ID 1 10001011.00001100.00000000.00000000 139.12.0.0/18 2 10001011.00001100.01000000.00000000 139.12.64.0/18 3 10001011.00001100.10000000.00000000 139.12.128.0/18 4 10001011.00001100.11000000.00000000 139.12.192.0/18 

Bước 3: Cho biết IP address range của các HostID trong mỗi Subnet Vì Subnet ID đã dùng hết 18 bits nên số bits còn lại (32-18= 14) được dùng cho HostID. 

Nhớ cái luật dùng cho Host ID là tất cả mọi bits không thể đều là 0 hay 1. Subnet HostID IP address trong dạng nhị phân HostID IP address Range 1 10001011.00001100.00000000.00000001

Page 8: Chia subnetmask

10001011.00001100.00111111.11111110 139.12.0.1/18 -139.12.63.254/18 2 10001011.00001100.01000000.00000001 10001011.00001100.01111111.11111110 139.12.64.1/18 -139.12.127.254/18 3 10001011.00001100.10000000.0000000110001011.00001100.10111111.11111110 139.12.128.1/18 -139.12.191.254/18 4 10001011.00001100.11000000.00000001 10001011.00001100.11111111.11111110 139.12.192.0/18 –139.12.255.254 

Bạn có để ý thấy trong mỗi Subnet, cái range của HostID từ con số nhỏ nhất (màu xanh) đến con số lớn nhất đều y hệt nhau không? 

Bây giờ ta thử đặt cho mình một bài tập với câu hỏi: Bạn có thể dùng Class B IP address cho một mạng gồm 4000 computers được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Chỉ cần làm một bài toán nhỏ. 

Giả tỉ cái IP address là 192.168.1.1. Thay vì bắt đầu với Subnet mask, trước hết chúng ta tính xem mình cần bao nhiêu bits cho 4000 hosts. Con số hosts ta có thể có trong một network được tính bằng công thức: Y = (2^X –2) Nhớ cái luật dùng cho Host ID là tất cả mọi bits không thể đều là 0 hay 1. 4094 = (2^12 –2)X = 12 , ta cần 12 bits cho HostIDs, do đó Subnet mask sẽ chiếm 20 (=32-12) bits. Quá trình tính toán nói trên nầy mang tên là Variable Length Subnet Mask(VLSM). Supernetting Giả tỉ ta mạng của ta có 3 Subnets: Accounting: gồm 200 hostsFinance : gồm 400 hostsMarketing: gồm 200 hosts Bạn hòa mạng với Internet và được Internet Service Provider (ISP) cho 4 Class C IP addresses như sau:192.250.9.0/24 192.250.10.0/24 192.250.11.0/24 192.250.12.0/24 Bạn có 3 segments và bạn muốn mỗi segment chứa một Network.

Bây giờ bạn làm sao? Địa chỉ IP trong Class C với default subnet mask 24 cho ta con số Hosts tối đa trong mỗi Network là [(2^X) – 2] = (2^8) – 2 = 254. Như thế segments Accounting và Marketing không bị trở ngại nào cả. Nhưng ta thấy Segment Finance cần thêm 1 bit mới đủ. Ta làm như sau: Bước 1: Liệt kê Network IP addresses trong dạng nhị phân 192.250.9.0/24 11000000 11111010 00001001 00000000 (1)192.250.10.0/24 11000000 11111010 00001010 00000000 (2)192.250.11.0/24 11000000 11111010 00001011 00000000 (3)192.250.12.0/24 11000000 11111010 00001100 00000000 (4) Bước 2: Nhận diện network prefix notation 23 bits đầu (từ trái qua phải) của 2 network IP address (2) and (3) đều giống nhau. Nếu chúng ta thu Subnet mask từ 24 xuống 23 cho (2) và (3) ta sẽ có một Subnet có thể cung cấp 508 hosts. IP address của mỗi segment trở thành: Accounting: gồm 200 hosts: 192.250.9.0/24Finance: gồm 400 hosts: 192.250.10.0/23Marketing: gồm 200 hosts: 192.250.12.0/24 Bây giờ IP address 192.250.11.0 trở thành một HostID tầm thường trong Subnet 192.250.10.0/23. 

Quá trình ta làm vừa qua bằng cách bớt số bits trong Subnet mask khi gom hai hay bốn (v.v..) subnets lại với nhau để tăng con số HostID tối đa trong một Subnet, được gọi là SUPERNETTING. 

Supernetting đuợc dùng trong router bổ xung CIDR (Classless Interdomain Routing và VLSM (Variable Length Subnet Mask). Và luôn luôn nhớ rằng trong internetwork, NETWORK ID phải là địa chỉ độc đáo (unique). 

Page 9: Chia subnetmask