21
CHÍNH PHỦ Số: 481/BC-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018 BÁO CÁO Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 Kính gửi: Quốc hội Khoá XIV Năm 2018, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng , Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí và Nhân dân, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các mặt; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sâu sát; kiểm tra, giám sát chặt chẽ; đôn đốc thường xuyên, liên tục đối với các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng trong PCTN. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chọn một số khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng để tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các sai phạm; tham mưu, chỉ đạo ban hành nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế, xã hội và PCTN; tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu nhiều đề án lớn (1) nhằm đề xuất, hoạch định các chủ trương, giải pháp quan trọng về PCTN trong thời gian tới. Đặc biệt là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã chỉ đạo xử lý quyết liệt, nghiêm minh nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên sai phạm, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người vi phạm là ai, tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nướ c, nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, đồng thời có tác dụng phòng (1) Đề án nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng; Đề án tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành hoặc chỉ đạo ban hành các quy định kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực PCTN…

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập … · phương, các cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHÍNH PHỦ

Số: 481/BC-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018

BÁO CÁO

Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018

Kính gửi: Quốc hội Khoá XIV

Năm 2018, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo,

chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,

Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội,

Chính phủ, các cơ quan tư pháp, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các

tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí và Nhân dân, công

tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh với nhiều chủ

trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các

mặt; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều

hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích

cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sâu sát; kiểm

tra, giám sát chặt chẽ; đôn đốc thường xuyên, liên tục đối với các ngành, các

cấp, các cơ quan chức năng trong PCTN. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy

nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế

nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chọn một số khâu yếu, việc

khó, có nhiều vướng mắc trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng để tập

trung chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm

toán, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các sai phạm; tham mưu, chỉ đạo

ban hành nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, chỉnh

đốn Đảng, quản lý kinh tế, xã hội và PCTN; tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu nhiều

đề án lớn(1) nhằm đề xuất, hoạch định các chủ trương, giải pháp quan trọng về

PCTN trong thời gian tới. Đặc biệt là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã chỉ

đạo xử lý quyết liệt, nghiêm minh nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên sai

phạm, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, cả cán bộ

đương chức và đã nghỉ hưu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có

đặc quyền, bất kể người vi phạm là ai, tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra,

kỷ luật Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, nhận

được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, đồng thời có tác dụng phòng

(1) Đề án nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng; Đề án tham mưu Bộ

Chính trị, Ban Bí thư ban hành hoặc chỉ đạo ban hành các quy định kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực PCTN…

2

ngừa, răn đe rõ rệt; vừa cảnh tỉnh, cảnh báo, ngăn chặn tham nhũng vừa khích lệ

các nhân tố tích cực tham gia PCTN.

Trong chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định

công tác PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, phải tổ chức thực hiện

nghiêm túc, quyết liệt, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đã chú

trọng chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế -

xã hội để PCTN; tập trung triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến công tác đấu tranh PCTN(2);

xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN(3); chỉ

đạo các cấp, các ngành, địa phương tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra,

kiểm toán; định kỳ đánh giá tình hình, kết quả công tác và chỉ đạo, tổ chức thực

hiện các nhiệm vụ, giải pháp PCTN.

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN

Năm 2018, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN tiếp tục được

đẩy mạnh. Trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, nhiều quy định của pháp

luật đã được xây dựng, ban hành, hoàn thiện kịp thời, nhất là các văn bản quy

định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực.

Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 13 luật và 15 Nghị quyết; ban hành 190

nghị định, 185 nghị quyết. Thủ tướng Chính phủ ban hành 52 quyết định về

quản lý, điều hành. Các Bộ, ngành, địa phương ban hành 6.277 văn bản; sửa đổi,

bổ sung 589 văn bản nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp

luật trên các lĩnh vực, qua đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt

động của bộ máy nhà nước, góp phần hạn chế những sơ hở, bất cập trong quản

lý dễ làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường

xây dựng, trình Quốc hội ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công

tác PCTN, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hơn để PCTN có hiệu quả như: Luật Tố

cáo (sửa đổi), Luật Quy hoạch, Luật Quản lý nợ công... khẩn trương hoàn thiện

dự án Luật PCTN (sửa đổi), Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Đầu tư công; rà soát, đề xuất sửa đổi các luật liên quan đến

đất đai, xây dựng, đầu tư, kiểm tra chuyên ngành; xây dựng Chỉ thị của Thủ

tướng Chính phủ về tăng cường ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng “tham

nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải

quyết công việc.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành sửa

đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh,

(2) Trọng tâm là Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung

ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Nghị quyết số

63/2013/QH13, Nghị quyết số 96/2015/QH13, Nghị quyết số 111/2015/QH13, Nghị quyết số 41/2017/QH14,

Nghị quyết số 55/2017/QH14 của Quốc hội. (3) Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ

thực hiện công tác PCTN đến năm 2020.

3

trong đó tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm

cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra

chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh(4) giúp

giảm chi phí không chính thức, hạn chế nhũng nhiễu doanh nghiệp; góp phần

làm tăng niềm tin của doanh nghiệp vào bộ máy chính quyền, thúc đẩy cạnh

tranh, khuyến khích doanh nghiệp phát triển.

Trên cơ sở Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban

hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày

25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,

Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải

cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả; các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương đã ban hành kế hoạch để triển

khai các nhiệm vụ rà soát, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, chồng chéo chức

năng, nhiệm vụ; sắp xếp, tinh gọn và giảm đầu mối tổ chức bên trong; giảm tối

đa các tổ chức liên ngành; giảm số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị thuộc

phạm vi quản lý. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai tích cực như:

Bộ Công an (giảm 6 tổng cục và 60 đơn vị cấp cục), Bộ Tài chính (giải thể 43

phòng giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh), Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội

vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông và nhiều bộ, ngành khác (thực hiện giảm đơn

vị đầu mối, giảm cấp phòng trong các vụ, cục); các tỉnh Thái Nguyên,

Bắc Kạn...

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát

huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và hợp tác quốc tế trong PCTN

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa

phương, các cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về PCTN và đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo,

bồi dưỡng; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số 65-QĐ/TW ngày

03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp

thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, Hướng dẫn số 27-HD/BTGTW

ngày 20/02/2017 của ban Tuyên giáo Trung ương về hướng dẫn công tác tuyên

truyền về PCTN, lãng phí.

Kết quả năm 2018, hơn 3,7 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức, người

dân được phổ biến, giới thiệu, giáo dục pháp luật về PCTN với hơn 74 nghìn lớp

tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTN được tổ chức và trên 277 nghìn cuốn

sách, tài liệu về PCTN được phát hành. Nhiều hình thức tuyên truyền phong phú

được triển khai, gắn với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa

(4) Trong kỳ báo cáo, Bộ LĐ-TB-XH đã tiến hành rà soát 345 thủ tục hành chính và đề xuất đưa ra khỏi danh mục

26, bãi bỏ 54, đơn giản hóa 113 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị cắt giảm 241/345 điều kiện đầu tư

kinh doanh (chiếm tỉ lệ 69,8%); Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, dự kiến sẽ cắt giảm 53/78 điều kiện kinh doanh

thuộc lĩnh vực hàng không, giảm khoảng 66% số điều kiện thuộc lĩnh vực đường bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 110 điều kiện kinh doanh (chiếm gần 52% tổng số điều kiện kinh doanh)...

4

XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW của

Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích

cực. Các ngành, các cấp đã chủ động thông tin, công khai cho báo chí về kết quả

thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

các vụ án tham nhũng, kinh tế; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm trong xử

lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, giúp định hướng tốt dư luận xã hội để người

dân hiểu rõ hơn về những khó khăn, phức tạp, cũng như khẳng định quyết tâm

của Đảng và Nhà nước trong PCTN. Các cơ quan thông tấn, báo chí đã đưa

nhiều tin, bài phản ánh về công tác PCTN; đấu tranh phản bác luận điệu của các

thế lực thù địch xuyên tạc những nỗ lực trong PCTN. Nội dung thông tin về

PCTN đảm bảo khách quan, chính xác, khắc phục cơ bản tình trạng đưa thông

tin thiếu kiểm chứng, góp phần quan trọng trong công tác PCTN.

- Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam

và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện các góp ý, phản biện xã hội, góp

phần hoàn thiện cơ chế, pháp luật về PCTN; tích cực thực hiện các chương trình

phối hợp giám sát, chú trọng những nội dung, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh

tham nhũng, lãng phí, gây sách nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh

nghiệp. Các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ cũng đã phối hợp tiếp nhận, xử

lý các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, cơ quan báo chí,

truyền thông; phối hợp triển khai Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản

ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, Quy chế dân chủ ở cơ sở; phổ biến, giáo

dục pháp luật về PCTN; hưởng ứng Cuộc thi báo chí toàn quốc “Báo chí với

công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” do Ủy ban Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức; tham

gia hội thảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện công tác PCTN, lãng phí”

do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức...

- Hợp tác quốc tế về PCTN tiếp tục được đẩy mạnh; thực hiện đầy đủ

trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống

tham nhũng; cơ bản hoàn thành việc xây dựng Báo cáo quốc gia đánh giá việc

thực thi Công ước và triển khai các bước chuẩn bị cho hoạt động đánh giá theo

Chu trình 2(5). Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức của Việt Nam đã tham gia nhiều

diễn đàn, làm việc, trao đổi với nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nhiều

hội nghị, hội thảo quốc tế về PCTN. Qua đó đã thể hiện được quyết tâm chính trị

và nỗ lực thực tế của Việt Nam trong PCTN; chọn lọc, tiếp thu được nhiều kinh

nghiệm tốt của các quốc gia, tổ chức quốc tế; tranh thủ sự hỗ trợ cho công tác

PCTN; góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác PCTN giữa Việt

Nam với các nước và tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

(5) Việt Nam được các chuyên gia của Indonesia và Hondurass đánh giá thực thi Công ước chu trình thứ 2.

5

3. Kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị chuyên

trách chống tham nhũng

Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Bộ Công an,Viện Kiểm

sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ tiếp tục được kiện toàn tổ chức, bộ

máy(6), đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác

phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng và quản lý nhà nước về PCTN.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C46) thuộc Bộ

Công an được điều chỉnh về tổ chức, bộ máy (nay là Cục Cảnh sát điều tra tội

phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - C03), tiếp tục tăng cường các hoạt

động nghiệp vụ; đã trực tiếp điều tra, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế

nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ việc, vụ án

thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo: Đã thụ lý điều tra 18 vụ, 67 bị can;

trong đó án cũ năm 2017 chuyển sang 14 vụ, 52 bị can; khởi tố mới 04 vụ, 15 bị

can; thiệt hại của các vụ án thụ lý trên 4.224,9 tỷ đồng; đã thu hồi trên 2.180 tỷ

đồng, 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết luận điều tra, điều tra bổ sung

08 vụ, 22 bị can; hiện đang điều tra 10 vụ, 45 bị can.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ

(Vụ 5) thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hành quyền công tố và

kiểm sát án tham nhũng ở Cơ quan điều tra: Tổng số thụ lý 29 vụ, 103 bị can

(tăng 04 vụ, giảm 08 bị can so với cùng kỳ năm trước); đã giải quyết 16 vụ, 58

bị can; hiện đang điều tra 13 vụ, 45 bị can (không bị quá hạn, tỷ lệ giải quyết đạt

55,2%, giảm 0,8% về số vụ so với cùng kỳ năm trước). Án ở Viện kiểm sát:

Tổng số phải xử lý 13 vụ, 78 bị can; đã giải quyết 10 vụ, 57 bị can; còn lại 03

vụ, 21 bị can (đang dự thảo cáo trạng, tỷ lệ giải quyết đạt 77 %, giảm so với

cùng kỳ năm trước 15,85%). Án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo: Tổng

số thụ lý 14 vụ,61 bị can; kết quả giải quyết, tạm đình chỉ 01 bị can, đề nghị truy

tố 07 vụ, 37 bị can; đã truy tố chuyển Tòa án để xét xử 07 vụ, 37 bị can.

Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ được đổi tên thành

Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV) và điều chỉnh định hướng hoạt động

nghiệp vụ, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCTN, đồng

thời chú trọng tiến hành các cuộc thanh tra nhằm phát hiện, xử lý hành vi tham

nhũng, nhất là các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm; đã

tham mưu xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn

chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà

cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; tham mưu ban hành và

đánh giá công tác PCTN của các địa phương theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác

PCTN năm 2017; xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước Liên hợp quốc

về chống tham nhũng; tham mưu việc chỉ đạo triển khai Chương trình công tác

(6) Cục IV, Thanh tra Chính phủ có 04 lãnh đạo Cục, 05 phòng với 39 công chức; Vụ 5, Viện KSND tối cao có 04

lãnh đạo Vụ, 04 phòng với 24 công chức; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu được

hợp nhất từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) và Cục Cảnh sát phòng, chống tội

phạm về buôn lậu.

6

trọng tâm năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN; nắm tình hình đơn

thư tố cáo, phản ánh về tham nhũng; tích cực thực hiện chương trình công tác

thanh tra năm 2018 và các nhiệm vụ thanh tra đột xuất được giao(7).

4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động

của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo

nhằm quán triệt các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành

chính (CCHC) toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần cải thiện môi trường

đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà

nước phục vụ người dân, doanh nghiệp(8). Công tác kiểm tra CCHC tiếp tục

được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai ngay từ đầu năm, trọng tâm

là việc tổ chức triển khai nhiệm vụ CCHC theo kế hoạch; chấp hành kỷ luật, kỷ

cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức; thái độ tiếp xúc với nhân

dân và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Các địa phương điển hình là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Sơn La,

Cần Thơ, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.

Bộ Nội vụ đã triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2017 của các bộ, các

tỉnh, triển khai xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)(9),

kết quả của các Chỉ số đã được tổng hợp và công bố. Theo đó, giá trị trung bình

Chỉ số CCHC của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 79.92%, không có bộ

nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 70%, có 12 bộ có Chỉ số CCHC năm 2017

trên mức giá trị trung bình đạt được của 19 bộ(10). Kết quả chỉ số CCHC năm

2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giá trị trung bình đạt

77.72% (cao hơn so với giá trị trung bình năm 2016 là 3.08%). Đáng chú ý, chỉ

còn 03 địa phương đạt kết quả Chỉ số dưới 70% trong khi cùng kỳ năm trước là

15 địa phương. Điều này cho thấy, kết quả triển khai nhiệm vụ CCHC của các

tỉnh, thành phố đã có những chuyển biến tích cực và đồng đều hơn(11). Chỉ số hài

(7)Thanh tra việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong việc cử đoàn đi nước ngoài; thanh tra việc giải

quyết tố cáo một số nội dung về quản lý tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và công tác cán bộ tại Trường Đại học

Ngoại thương; thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu

tại Tổng Công ty thuốc lá; xây dựng kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN trong hoạt động kinh

doanh xổ số và một số cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất khác; hoàn thiện kết luận thanh tra toàn diện Công ty cổ

phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc. (8) Chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực

hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết số 08/NQ-CP

ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017

của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/2/2018 ban hành Chương trình hành

động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII;

Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 về tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải

thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. (9) Theo quy định tại Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án đo

lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020. (10) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt Chỉ số CCHC năm 2017 cao nhất với kết quả là 92.36%, Ủy ban Dân tộc

có kết quả Chỉ số CCHC thấp nhất với giá trị 72.13%. (11) Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC của năm 2017 với kết quả điểm đạt được là

89.45/100, tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị có Chỉ số CCHC 2017 thấp nhất, với kết quả đạt 59,69 điểm.

7

lòng về sự phục vụ hành chính của các tỉnh đạt giá trị trung bình là 79,76%, tỉnh đạt

cao nhất là 95,75%, tỉnh thấp nhất là 67,70%. Hơn 50% số tỉnh trong cả nước có Chỉ

số hài lòng về sự phục vụ hành chính thấp hơn chỉ số trung bình của cả nước.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều bộ, ngành,

địa phương đã hoàn thành việc xây dựng và ban hành khung Kiến trúc Chính

phủ điện tử để thực hiện, tạo thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ và sử dụng

thống nhất các phần mềm dùng chung, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 về việc

gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước

nhằm bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt trong hoạt động gửi, nhận văn bản điện

tử giữa các cơ quan nhà nước các cấp. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực

tuyến cho người dân, doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực tại các bộ,

ngành, địa phương; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến ngày

càng được cải thiện(12).

Trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28/8/2018

thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ làm

Chủ tịch Ủy ban; Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi

trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính

phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng

công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.

Các bộ, ngành, địa phương cũng đã khẩn trương ban hành kế hoạch,

chương trình hành động và chủ động tổ chức hội nghị quán triệt triển khai Nghị

quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,

giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh

tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Chính phủ đã ban hành Nghị

định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 quy định về thực hiện cơ chế một cửa,

một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Triển khai Đề án tổng

thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên

quan đến quản lý dân cư năm 2018. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 17 nghị

quyết về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến

quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành.

Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ

quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục được quan tâm thực hiện. Luật Tiếp cận thông tin

được ban hành đã giúp cho quyền tiếp cận thông tin của người dân được thực thi

có hiệu quả hơn. Qua kiểm tra tại 8.619 cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực

hiện công khai minh bạch, đã phát hiện 91 đơn vị có vi phạm. Qua kiểm tra cho

thấy vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng

không đầy đủ các quy định về công khai, minh bạch như: kế hoạch tuyển dụng

(12) Các lĩnh vực có nhiều hồ sơ được xử lý trực tuyến là giao thông vận tải, tư pháp, thuế, hải quan và bảo hiểm

xã hội.

8

công chức, viên chức; một số thủ tục hành chính giải quyết cho người dân chưa

niêm yết, công khai kịp thời tại cơ quan, đơn vị…

b) Xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa

phương triển khai thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với cơ quan

hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo quy định; tăng cường việc rà soát,

kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp; xây

dựng kế hoạch kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện; công khai, giám sát quá

trình thực hiện; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính, phòng ngừa

tham nhũng, tiêu cực.

Trong năm 2018, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành mới 4.128 văn bản,

huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 2.135 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến

hành 3.441 cuộc kiểm tra việc thực hiện, phát hiện 443 vụ việc vi phạm, số người vi

phạm là 382 người, kiến nghị xử lý kỷ luật 89 người, kiến nghị thu hồi và bồi thường

92,9 tỷ đồng (đã thu hồi 74,08 tỷ đồng, đạt 79,7%).

c) Minh bạch tài sản, thu nhập (MBTSTN)

Việc thực hiện MBTSTN tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ

đạo. Các cấp ủy đảng, bộ, ngành, địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức

thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; tổ

chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Quy định số 85-

QĐ/TW ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài

sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Chính phủ đã ban

hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 về Chương trình hành động

của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020,

trong đó việc tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập tiếp tục được xác định là

một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để PCTN.

Trong quá trình sửa đổi Luật PCTN, nội dung về MBTSTN được nhiều

đại biểu Quốc hội, cử tri, các nhà khoa học, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương

và địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức xã hội... quan tâm, đóng góp

ý kiến. Chính phủ đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hợp lý để phối hợp chỉnh lý nội

dung Dự án Luật PCTN sửa đổi, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội

Khóa XIV.

Nhìn chung, việc thực hiện MBTSTN năm 2017 theo quy định của Luật

PCTN, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ và Thông

tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ tiếp tục

được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm là: 1.136.902 người; đạt tỷ

lệ 99,8% so với số người phải kê khai; Số bản kê khai đã công khai: 1.134.685

bản; đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai; có 44 người thuộc diện kê khai

9

được xác minh tài sản, thu nhập(13). Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác

cán bộ. Một số trường hợp được xác minh do trong quá trình công khai tại nơi

công tác có phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực hoặc do phản ánh

của dư luận, của nhân dân và báo chí. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập, cơ

quan có thẩm quyền đã phát hiện 06 trường hợp vi phạm (năm 2016 phát hiện

05 trường hợp vi phạm). Đã xử lý kỷ luật 04 trường hợp, kiểm điểm 01 trường

hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 01 trường hợp(14).

d) Tặng quà và nộp lại quà tặng

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương

quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20/12/2016 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng trong đó yêu cầu thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà

cho cấp trên dưới mọi hình thức; tiếp tục quán triệt và chấp hành nghiêm Quyết

định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế

tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng. Năm 2018, đã có 25 trường hợp nộp lại

quà tặng với tổng giá trị là 451,5 triệu đồng(15).

đ) Xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các quy

định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm; quy tắc ứng

xử, đạo đức nghề nghiệp; quy chế văn hóa nơi công sở. Một số bộ, ngành đã tổ

chức rà soát, sửa đổi, ban hành mới bộ quy tắc ứng xử(16)…; đưa nội dung thực

hiện “Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp” vào việc đánh giá cán bộ, công

chức, viên chức; giao trách nhiệm cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải

thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức

thuộc quyền quản lý. Trong năm 2018, qua kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng

xử tại 5.396 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý

nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý là

97 người.

e) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và chuyển

đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

(13) Bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Công thương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TP. Hà

Nội, TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái. (14) Đã xử lý kỷ luật cảnh cáo 01 trường hợp tại Yên Bái; khiển trách 01 trường hợp và kiểm điểm 01 trường hợp

tại TP. Hồ Chí Minh; xử lý kỷ luật 02 trường hợp tại Bộ Công thương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh; đang xem xét kỷ luật 01 trường hợp tại TP. Hà Nội . (15) Các tỉnh: An Giang 01 người, tổng số tiền 30 triệu đồng; Bình Thuận 09 người, tổng số tiền 106,5 triệu đồng;

Đồng Tháp 02 người, tổng số tiền 8 triệu đồng; Lâm Đồng 02 người, tổng số tiền 20 triệu đồng; Long An 03 người,

tổng số tiền 17 triệu đồng; Tây Ninh 01 người, tổng số tiền 10 triệu đồng; Tiền Giang 03 người, tổng số tiền 122

triệu đồng; Trà Vinh 03 người, tổng số tiền 18 triệu đồng; Vĩnh Phúc 01 người, tổng số tiền 120 triệu đồng. (16 ) Quyết định số 2816/QĐ-BNV ngày 29/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử

của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ; Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 04/7/2018

của Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán Quốc gia ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán;

Quyết định số 889/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH ban hành Quy tắc ứng xử của cán

bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội; Thông tư 27/2017/TT-BCA của Bộ Công an quy định quy tắc

ứng xử của Công an Nhân dân thi hành kể từ ngày 06/10/2017…

10

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương

tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức(17) để

có cơ sở nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật trên cho phù hợp với chủ

trương, định hướng cải cách của Đảng và tình hình thực tiễn, khắc phục những

hạn chế trong tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ,

công chức; chỉ đạo Bộ Nội vụ tiến hành 37 cuộc thanh tra, kiểm tra về những

nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước; Bộ Nội vụ tiến hành: 28

cuộc kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 63-KL/TW, số 64-KL/TW và Nghị

quyết số 39-NQ/TW tại các Bộ, ngành, địa phương(18); 01 cuộc kiểm tra làm rõ

nội dung phản ánh của Báo Tiền Phong, Báo Lao động và doanh nghiệp về một

số việc tiêu cực xảy ra tại Cục Hải quan TP Hải Phòng; 08 cuộc kiểm tra tại 08

đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị quyết 280-NQ/BCSĐ

ngày 26/12/2017 của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ về tăng cường việc thực hiện

các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ và kỷ cương, kỷ luật hành chính trong

nội bộ. Qua kiểm tra đã phát hiện 132 trường hợp tuyển dụng không đúng quy

định, 938 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu

chuẩn và 79 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đáp ứng đầy đủ trình tự,

thủ tục theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thanh tra,

kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ nêu trên, các bộ, ngành, địa phương đã tiến

hành 2.008 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 1.688 cuộc theo kế hoạch, và

320 cuộc đột xuất. Qua thanh tra, kiểm tra, những cơ quan, đơn vị có tồn tại, hạn

chế, sai phạm được các bộ, ngành, địa phương đề nghị kiểm điểm, rút kinh

nghiệm, xác định trách nhiệm và có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật;

kịp thời thực hiện các biện pháp để khắc phục(19).

Trong năm 2018, triển khai Đề án Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn

lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo kết luận của Bộ Chính trị tại

Thông báo số 202-TB/TW ngày 26/5/2015, một số bộ, ngành, địa phương đã

ban hành quy chế, xây dựng kế hoạch, tổ chức thi tuyển đối với một số chức

danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Nhiều bộ, ngành,

địa phương đã tích cực triển khai có kết quả là: Tòa án nhân dân tối cao, Bộ

Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, các địa

phương: Thành phố Hà Nội, tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hòa Bình,

Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế...

(17) Văn bản số 298/BNV-CCVC ngày 22/01/2018 của Bộ Nội vụ. (18) Bộ Y tế, Bộ KHĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao

động - Thương binh và xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương,

Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Khánh Hòa,

Phú Yên, Bình Định, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tây Ninh, Ninh Bình (19) Bên cạnh kiến nghị chung đó, một số bộ, ngành, địa phương đã thực hiện những biện pháp cụ thể để xử lý

những sai phạm được phát hiện, cụ thể: 85 trường hợp thu hồi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động bổ

nhiệm; 02 trường hợp miễn nhiệm chức vụ; 21 trường hợp hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức, viên chức;

04 trường hợp thu hồi, hủy bỏ quyết định nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

08 trường hợp xếp lại hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; 34 trường hợp thi hành kỷ luật từ khiển trách đến

cách chức, buộc thôi việc; 02 trường hợp tước danh hiệu Công an nhân dân…

11

Việc chuyển đổi vị trí công tác tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương

thực hiện. Đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 29.674 cán bộ, công chức,

viên chức.

g) Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng

Theo báo cáo của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và

các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan, năm 2018 có 56 người đứng đầu đã bị xử lý

hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng(20),

trong đó 05 người bị xử lý hình sự, 45 người đã bị xử lý kỷ luật, 06 người đang

thực hiện quy trình xử lý kỷ luật. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu tăng

theo từng năm đã có tác dụng răn đe, từ đó có tác dụng đề cao vai trò, trách

nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCTN tại đơn vị mình phụ

trách (năm 2018 tăng 17 người so với năm 2017; năm 2017 tăng 28 người so với

năm 2016).

h) Đổi mới phương thức thanh toán

Ngân hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương

triển khai Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020(21) và Đề

án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công(22). Theo đó,

phấn đấu đến năm 2020, đối với dịch vụ thu ngân sách, 80% giao dịch nộp thuế

tại các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh thực hiện qua

ngân hàng; 100% Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ việc thu ngân sách nhà nước;

70% công ty điện lực chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng;

50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn thực hiện thanh toán tiền nước

qua ngân hàng; 100% trường đại học, cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí

qua ngân hàng và 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí

qua ngân hàng; đối với dịch vụ thanh toán viện phí phấn đấu 50% bệnh viện tại

các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng.

5. Kết quả công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo

góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

a) Kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Toàn Ngành thanh tra đã triển khai 7.379 cuộc thanh tra hành chính và

212.589 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành23. Qua thanh tra phát hiện vi phạm

46.447 tỷ đồng, 41.560 ha đất; kiến nghị thu hồi 27.173 tỷ đồng và trên 422 ha

đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề

nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 19.274 tỷ đồng, 41.138 ha đất; kiến nghị

(20) Bộ Tài Chính: 19 người;Bộ Công an: 02 người; An Giang: 01 người; Hậu Giang: 03 người; Cần Thơ: 02 người;

Vĩnh Phúc: 01 người; Tiền Giang: 01 người; Thái Nguyên: 01 người; Tây Ninh: 01 người; Quảng Trị: 04 người;

Quảng Ngãi: 01 người; Ninh Bình: 01 người; Nghệ An: 02 người; Kiên Giang: 02 người; Hà Tĩnh: 02 người; Gia

Lai: 02 người; Đồng Tháp: 02 người; Điện Biên: 05 người; Bình Thuận: 01 người; Cà Mau: 01 người. (21) Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. (22) Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

23 Số liệu từ ngày 16/9/2017 đến hết ngày 15/9/2018.

12

xử lý kỷ luật hành chính 893 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 119.412 quyết

định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 9.831 tỷ đồng;

chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 108 vụ, 116 đối tượng; chấn chỉnh quản lý,

kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Đã tiến hành

đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.883 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra,

qua đó đã xử lý, thu hồi được 20.259 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 68%), 33 ha đất; cơ quan

chức năng đã xử lý hành chính 1.594 tổ chức, 5.681 cá nhân; khởi tố 22 vụ, 30

đối tượng.

Trong năm 2018, các cơ quan hành chính nhà nước tiếp 411.915 lượt

công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tăng 12% so với năm

2017), với 278.747 vụ việc, có 4.637 lượt đoàn đông người (tương đương năm

2017)(24); tiếp nhận 322.042 đơn thư các loại (bao gồm: khiếu nại, đơn tố cáo,

đơn kiến nghị, phản ánh), có 193.505 đơn đủ điều kiện xử lý(25) (chiếm 60%

tổng số đơn tiếp nhận); các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 27.583

vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,7% (khiếu nại 20.894 vụ

việc, đạt 83,4%; tố cáo 6.689 vụ việc, đạt 84,9%). Qua giải quyết khiếu nại, tố

cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 213,2 tỷ

đồng, 97,2 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.802 tập thể, cá nhân; kiến

nghị xử lý vi phạm 462 người (đã xử lý 372 người), chuyển cơ quan điều tra

09 vụ.

Trong năm 2018, việc xây dựng định hướng, kế hoạch thanh tra đã được

quan tâm thực hiện sớm, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung thúc đẩy tiến độ,

hoàn thiện dự thảo, ban hành, công khai kết luận thanh tra, trong đó có những

cuộc thanh tra, kiểm tra phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm Như:

cuộc thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của

Công ty cổ phần nghe nghìn Toàn Cầu (AVG); việc chấp hành chính sách, pháp

luật, nhiệm vụ tại Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản VN và một số đơn

vị thành viên; việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn; việc thực hiện quy hoạch, thu

hồi đất khu đô thị mới Thủ Thiêm... Việc thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày

17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra,

kiểm tra đối với doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,

thúc đẩy phát triển được thực hiện thường xuyên, bước đầu đạt kết quả tích cực.

Công tác phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu

quả, nhất là với các Cơ quan Tư pháp; Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội

chính tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban Kiểm tra các cấp. Qua thanh tra đã phát hiện, xử

lý nhiều vi phạm pháp luật. Thu hồi tài sản sau thanh tra đạt tỷ lệ cao. Có vụ

việc kiến nghị thu hồi được tài sản giá trị rất lớn như cuộc thanh tra Dự án Tổng

công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe

nghìn Toàn Cầu (AVG) đã kiến nghị thu hồi hơn 8.500 tỷ đồng. Đã kiến nghị

(24) Nhưng có khác nhau về cơ cấu, cụ thể: năm 2018: tiếp thường xuyên 2.876 đoàn, lãnh đạo tiếp 1.761 đoàn; Năm

2017 tiếp thường xuyên 3.227 đoàn, lãnh đạo tiếp 1.410 đoàn. (25) Đơn đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 2 Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra

Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

13

chấn chỉnh, khắc phục nhiều bất cập, sơ hở trong việc ban hành chính sách, pháp

luật(26); đồng thời kết quả công tác thanh tra đã góp phần tích cực trong công tác

phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

b) Kết quả kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã ban hành 269 báo cáo kiểm toán, kiến

nghị xử lý tài chính 97.189,2 tỷ đồng (tăng 144,6%). Trong đó, các khoản tăng

thu: 19.053 tỷ đồng; các khoản giảm chi: 20.150,5 tỷ đồng; xử lý tài chính khác:

57.985,7 tỷ đồng. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều văn bản pháp luật,

văn bản quản lý(27). Chuyển 04 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự

được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang Cơ quan Cảnh sát điều tra

để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật(28); cung cấp 20 bộ hồ sơ,

tài liệu theo yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Đảng, Tòa án

và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ điều tra, kiểm tra, giám

sát và thực hiện tố tụng.

Kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính qua kiểm toán cũng đã có

chuyển biến tích cực do KTNN đã có nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu

lực thực hiện kiến nghị kiểm toán, như: Tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính,

Tổng cục Thuế và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc; ban hành nhiều

văn bản và trực tiếp làm việc với cơ quan chủ quản, đơn vị được kiểm toán yêu

cầu thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công tác truyền thông,

công khai việc thực hiện kiến nghị kiểm toán... Kiến nghị xử lý tài chính thực

hiện đến 31/12/2016 là 30.082 tỷ đồng, đạt 78,2% tổng số kiến nghị tăng so với

các năm trước (năm 2014 đạt 64,3%, năm 2015 đạt 75,6%,), trong đó tăng thu,

giảm chi ngân sách nhà nước 13.477 tỷ đồng, đạt 75%.

6. Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng

Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực, cố

gắng, tập trung lực lượng, tăng cường phối hợp trong phát hiện, điều tra, xử lý

các vụ án, vụ việc về tham nhũng; nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm

trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được tập trung đẩy nhanh

tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; việc xét xử được đổi mới theo hướng công khai,

(26) Riêng Thanh tra Chính phủ qua thanh tra đã phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế 03 Nghị định của

Chính phủ, 06 văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành; phát hiện, kiến nghị khắc phục 18 vấn đề có sơ

hở, thiếu sót về cơ chế, chính sách quản lý của cấp bộ, ngành, địa phương. (27) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế 159 văn bản (tăng 6%, trong đó có: 02 luật, 08 nghị định, 32 thông tư,

12 nghị quyết, 39 quyết định và 66 văn bản khác) (28) Thông qua kết quả kiểm toán ngân sách địa phương năm 2016 của thành phố Hải Phòng, KTNN đã chuyển 04 vụ

việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hải Phòng kiến nghị điều tra làm rõ và xử lý về hành vi có

dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, gồm: (1) UBND quận Hồng Bàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý dự án

đầu tư (nghiệm thu thanh toán không đúng khối lượng so với thực tế thi công) đối với Dự án đầu tư xây dựng công

viên cây xanh từ bến xe Tam Bạc (cũ) đến chân cầu đường bộ Tam Bạc (giai đoạn II). (2) Sở Tài nguyên và Môi

trường thành phố Hải Phòng có dấu hiệu vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng tiền và tài sản nhà

nước (Việc tạm ứng kéo dài qua nhiều năm không có hồ sơ hoàn ứng, không thu được tiền tạm ứng gây thiệt hại

52,014 tỷ đồng). (3) Công ty Xi măng Phúc Sơn có dấu hiệu vi phạm về thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

(trốn thuế) và khai thác tài nguyên trái phép (dưới cốt cho phép (+5m)). (4) Việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái

phép ngoài ranh giới được cấp phép cho Công ty Cổ phần thương mại Tân Hoàng An và Công ty Xi măng Phúc Sơn;

trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

14

dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật, không có vùng cấm,

không có ngoại lệ, không có đặc quyền, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, được

nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Cùng với việc phát hiện, xử lý

nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, các cơ quan chức năng đã chú

trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của

các đối tượng phạm tội tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán,

hợp pháp hóa tài sản tham nhũng; khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao

nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

cho Nhà nước.

Đóng góp chung vào kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, các cấp ủy

Đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã tích cực, chủ động, quyết liệt, có trọng tâm,

trọng điểm trong kiểm tra, giám sát; lựa chọn đối tượng, lĩnh vực, địa bàn nhạy

cảm, phức tạp, dễ phát sinh vi phạm. Nhiều cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã

kiểm tra, kết luận, làm rõ nhiều vi phạm, trên cơ sở đó quyết định hoặc đề nghị

thi hành kỷ luật nghiêm minh, chính xác, kịp thời nhiều tổ chức đảng, đảng viên

sai phạm. Nhất là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ nhiều vụ việc

sai phạm rất nghiêm trọng liên quan đến tham nhũng, quyết định kỷ luật và đề

nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật

nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước vi phạm,

cả đương chức, chuyển công tác và đã nghỉ hưu. Đồng thời, các cơ quan Nhà

nước đã kỷ luật tương xứng với kỷ luật của Đảng đối với cán bộ, công chức sai

phạm, đảm bảo kịp thời, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng và kỷ luật theo pháp

luật của Nhà nước.

Kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng cụ thể như sau:

- Qua việc tự kiểm tra nội bộ phát hiện 25 vụ, 27 đối tượng(29) (giảm

43,2% số vụ); qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 78 vụ, 106 đối tượng tham

nhũng và liên quan đến tham nhũng(30) (tăng 14,7% số vụ); Qua công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 40 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến

tham nhũng(31) (tăng 66,7% số vụ).

(29) Bộ Quốc phòng: 03 vụ, 03 đối tượng; Vĩnh Long: 02 vụ, 02 đối tượng; Tiền Giang: 01 vụ, 01 đối tượng;

Thanh Hóa: 05 vụ, 05 đối tượng; Quảng Ngãi: 02 vụ, 02 đối tượng, Long An: 02 vụ. 02 đối tượng; Đồng Nai: 01

vụ, 01 đối tượng; Cà Mau: 01 vụ, 02 đối tượng; Bình Thuận: 02 vụ, 03đối tượng; TP. Hồ Chí Minh : 01 vụ, 01

đối tượng; Bình Dương: 04 vụ, 04 đối tượng; An Giang: 01 vụ, 01 đối tượng. (30) Bắc Giang: 05 vụ, 05 đối tượng; Bến Tre: 03 vụ, 04 đối tượng; Bình Định: 06 vụ; Điện Biên: 01 vụ, 01 đối

tượng; Đồng Nai: 03 vụ, 05 đối tượng; Đồng Tháp: 07 vụ, 11 đối tượng; Gia Lai: 05 vụ, 05 đối tượng; Hà

Giang: 02 vụ, 03 đối tượng; Hà Tĩnh: 01 vụ, 02 đối tượng; Hưng Yên: 01 vụ, 02 đối tượng; Kiên Giang: 03 vụ;

Lâm Đồng: 02 vụ, 02 đối tượng; Lạng Sơn: 01 vụ, 01 đối tượng; Lào Cai: 03 vụ; Long An 01 vụ; Nghệ An: 01

vụ, 06 đối tượng; Bình Thuận 01 vụ, 01 đối tượng; Quảng Nam 03 vụ, 03 đối tượng; Quảng Ngãi: 04 vụ, 10 đối

tượng; Quảng Trị: 01 vụ, 01 đối tượng; Sóc Trăng: 02 vụ, 02 đối tượng; Tây Ninh: 02 vụ, 02 đối tượng; Tiền

Giang: 02 vụ, 02 đối tượng; Vĩnh Long: 01 vụ, 03 đối tượng; Vĩnh Phúc 03 vụ; Đà Nẵng: 01 vụ, 01 đối tượng;

Hải Phòng: 01 vụ, 02 đối tượng; Ninh Thuận: 01 vụ, 01 đối tượng; An Giang: 05 vụ, 09 đối tượng; Bộ Quốc

phòng: 02 vụ, 05 đối tượng; Bộ Tài chính: 05 vụ, 19 đối tượng. (31) Bộ Quốc phòng: 01 vụ, 05 đối tượng; Bộ Tài chính: 01 vụ, 01 đối tượng; Công an: 13 đối tượng; Nam Định:

02 vụ, 08 đối tượng; An Giang: 01 vụ, 01 đối tượng; Hà Nội: 07 vụ; Vĩnh Phúc: 01 vụ, 01 đối tượng; Vĩnh Long:

03 vụ, 03 đối tượng; Trà Vinh: 01 vụ, 05 đối tượng; Thái Nguyên: 02 vụ, 03 đối tượng; Tây Ninh: 02 vụ, 16 đối

tượng; Sóc Trăng: 01 vụ, 01 đối tượng; Quảng Ngãi: 01 vụ, 02 đối tượng; Lạng Sơn: 01 vụ, 02 đối tượng; Lâm

Đồng: 03 vụ, 03 đối tượng; Hưng Yên: 01 vụ, 01 đối tượng; Hà Giang: 01 vụ, 01 đối tượng; Đồng Tháp: 01 vụ,

15

- Cơ quan điều tra của lực lượng Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 427

vụ án, 889 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó: năm 2017 chuyển sang 168

vụ, 364 bị can; khởi tố mới 279 vụ, 554 bị can phạm tội tham nhũng (tăng 26,8%

vụ, 15,6% bị can so với năm 2017). Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 212 vụ,

488 bị can; tạm đình chỉ điều tra 06 vụ, 12 bị can; đình chỉ điều tra 05 vụ, 04 bị

can32; xử lý khác (thay đổi tội danh, nhập vụ án, chuyển lực lượng khác thụ lý...)

04 vụ, 10 bị can; hiện đang điều tra 200 vụ, 375 bị can. Thiệt hại trong các vụ án

đã thụ lý, điều tra là hơn 4.764 tỷ đồng, trên, 300.000m2; đã thu hồi trên 2.267 tỷ

đồng và nhiều tài sản(33).

- Viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 278 vụ, 678 bị can (án mới 243

vụ, 599 bị can) tăng 23 vụ, 107 bị can so với cùng kỳ 2017; đã giải quyết 250 vụ,

595 bị can, đạt tỷ lệ 90 %, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Truy tố

245 vụ, 585 bị can, chiếm 98 % tổng số án đã giải quyết, bằng cùng kỳ năm 2017;

Viện kiểm sát đình chỉ 02 vụ, 04 bị can, tạm đình chỉ 03 vụ, 06 bị can.

- Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 340 vụ với 827

bị cáo (giảm 1,5% số vụ, tăng 9,1% số đối tượng); đã xét xử sơ thẩm 200 vụ,

472 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,5% (giảm 8,2% so với cùng

kỳ); đã tuyên phạt 09 án tử hình, tù chung thân (tăng 12,5% so với cùng kỳ năm

2017)(34). Số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 21,8%

(tăng 6,1% so với cùng kỳ).

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tình hình tham nhũng và công tác PCTN

Công tác PCTN trong năm 2018 đã được chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến

mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt; tham nhũng đang

từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm, tạo

hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn

định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên

và nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận(35).

Các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về PCTN đã và đang được

các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền triển khai thực hiện tích cực,

01 đối tượng; Đồng Nai: 03 vụ, 04 đối tượng; Điện Biên: 02 vụ, 02 đối tượng; Bình Thuận: 01 vụ, 02 đối tượng;

Bắc Ninh: 02 vụ, 11 đối tượng. 32 Tạm đình chỉ điều tra 06 vụ, 12 bị can, gồm: Cà Mau 01 vụ, 08 bị can; Hà Nội 02 vụ, 01 bị can; Bắc Giang 01

vụ, 01 bị can; Cục An ninh điều tra 01 bị can (truy nã); Đà Nẵng 01 vụ án, 01 bị can (do bị can mắc bệnh hiểm

nghèo) và Phú Yên 01 vụ, 0 bị can (do chưa xác định được bị can). Đình chỉ điều tra: 05 vụ, 04 bị can, gồm

Khánh Hòa 01 vụ, 01 bị can; Phú Yên 01 vụ 01 bị can (căn cứ theo khoản 1 Điều 25 BLHS); Sóc Trăng 01 vụ

(do chưa xác định được thiệt hại, hậu quả xảy ra) 01 bị can (do hành vi không cấu thành tội phạm); Quảng Ngãi

01 vụ, 0 bị can (do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm) và Long An 01 vụ, 01 bị can (do bị can bị tâm thần). (33) Gồm kê biên 03 căn nhà, 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 05 xe ô tô, phong tỏa 67.862 cổ phiếu và

6.600 m2 đất... (34) Phụ lục II kèm theo. (35) Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam (của Tổ chức Minh bạch quốc tế TI) tăng liên tiếp 02 năm sau

nhiều năm giữ nguyên: Năm 2016 tăng 02 điểm so với năm 2015 (từ 31 lên 33 điểm); năm 2017 tăng 02 điểm so

với năm 2016 (từ 33 điểm lên 35 điểm).

16

đồng bộ, có hiệu quả, cụ thể là: (1) Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà

nước được ban hành nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, pháp luật của

Nhà nước, công tác quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, vừa để phòng ngừa, ngăn

chặn, vừa là căn cứ để phát hiện, xử lý vi phạm; (2) Gắn PCTN với công tác cán

bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử

lý hình sự; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, kỷ luật

nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên(36); (3) Nhiều biện pháp phòng ngừa tham

nhũng được thực hiện có hiệu quả tích cực(37); (4) Nhiều vụ án tham nhũng, kinh

tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm được phát hiện, điều tra,

truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không có vùng cấm; (5) Chủ động

công khai, cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong hoạt động PCTN, phát

huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí; (6) Vai trò, trách

nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội,

các tổ chức xã hội và người dân trong PCTN ngày càng được phát huy tốt hơn;

(7) Hợp tác quốc tế về PCTN được mở rộng, bước đầu mở rộng PCTN ra khu

vực ngoài nhà nước; (8) Những kết quả đạt được trong công tác PCTN thời gian

qua đã có tác động mạnh mẽ, cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng,

góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội, tăng cường an ninh - quốc phòng, đối ngoại.

Mặc dù đã có chiều hướng thuyên giảm nhưng tình hình tham nhũng năm

2018 vẫn còn biểu hiện diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng

nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi,

gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Công tác PCTN ở một số địa

phương(38), bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác phát hiện, xử lý

tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý

tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.

Công tác PCTN vẫn còn những hạn chế chủ yếu sau:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục và PCTN hiệu quả chưa cao; chưa tạo

được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên,

công chức và người dân về PCTN; trong một số trường hợp, việc cung cấp thông

tin về các vụ án, vụ việc tham nhũng chưa đầy đủ, kịp thời. Công tác xây dựng

hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ

chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt

chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn. Một số quy định về quản lý kinh tế - xã hội còn

(36) Trong đó có cả đương chức và nghỉ hưu, cả cán bộ cao cấp, cả trong lĩnh vực công tác được cho là “nhạy cảm”. (37) Cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện

các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. (38 ) Năm 2018, Tổng Thanh tra Chính phủ đã phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh tại

Quyết định số 63/QĐ-TTCP ngày 26/02/2018, cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá trên các mặt của công

tác PCTN: (1) Quản lý nhà nước (2) Thực hiện biện pháp phòng ngừa (3) phát hiện tham nhũng (4) xử

lý tham nhũng; tiến hành chấm điểm công tác PCTN năm 2017 của các địa phương đối với từng mặt

công tác dựa trên những căn cứ, bằng chứng cụ thể. Kết quả điểm trung bình của các địa phương là

61,28/100 điểm, tăng 5% so với năm trước. Điểm số nêu trên thể hiện công tác PCTN của các địa

phương trên toàn quốc trong năm qua đã có tiến triển nhưng chưa rõ rệt.

17

sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được

sửa đổi, bổ sung, nhất là trên các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên,

khoáng sản; đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần

hóa, quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp;… Nhiều

quy định về định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, chưa sát với thực tế,

dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

- Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để PCTN vẫn còn hạn chế. Một

số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn

nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; bố trí người

thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi

phạm quy định pháp luật về PCTN(39). Chưa có quy định và thiếu kiên quyết điều

chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy

tín thấp.

- Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa phát huy toàn diện. Một số

biện pháp hiệu quả thấp. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra

tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà

tặng còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm

thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch, cung cấp

thông tin trong hoạt động các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm giải trình

trong hoạt động công vụ(40).

- Tình trạng “tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân,

doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả. Công tác

tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều

hạn chế, yếu kém, rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội

bộ. Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm kinh tế nhưng việc

phát hiện tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật

vẫn còn ít.

- Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng

tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương. Chất lượng và tiến độ

điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế chưa đạt yêu cầu; tỷ lệ

thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài

sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại. Vẫn còn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong các

cơ quan bảo vệ pháp luật(41). Công tác giám định, định giá tài sản phục vụ cho xử

lý tham nhũng tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn bất cập.

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những

nguyên nhân chủ yếu sau:

(39) Như: Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Yên Bái… (40) Theo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2017, các địa phương có số điểm công khai

minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp gồm: Bắc Kạn, Bình Thuận, Lai Châu, Sóc Trăng, Yên Bái, Kiên Giang,

Gia Lai... (41) Trong kỳ, Cơ quan điều tra VKSND tối cao thụ lý điều tra 27 vụ/39 bị can án tham nhũng trong hoạt động tư pháp,

trong đó án mới khởi tố trong kỳ 21 vụ/29 bị can (bằng về số vụ và giảm 07 bị can so với cùng kỳ 2017).

18

- Một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số địa phương, cơ

quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói không đi đôi với

làm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCTN; một bộ phận không nhỏ

lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo

đức, lối sống, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, bao che cho người có

hành vi tham nhũng.

- Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế kinh tế - xã hội và PCTN

trên một số lĩnh vực còn chậm; việc thực thi pháp luật nói chung và thực hiện các

quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN nói riêng trong một số trường hợp

chưa nghiêm; kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi còn bị buông lỏng.

- Cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN còn chậm được hoàn thiện; công

tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn

hiệu quả chưa cao; việc thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ còn hạn chế. Việc

đánh giá công tác PCTN còn gặp nhiều khó khăn và thiếu toàn diện, chưa đáp

ứng được yêu cầu lấy kết quả PCTN là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực,

trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

- Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp là do: Đối tượng phạm tội tham

nhũng là người có chức vụ quyền hạn, có ảnh hưởng và quan hệ rộng, thủ đoạn

che giấu tinh vi và luôn tìm cách che đậy, gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản;

các vụ án thường xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán

tài sản tinh vi, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu, chứng cứ dẫn đến điều tra, thu

thập gặp nhiều khó khăn; quy định pháp luật về tài sản hoặc tiền bị tịch thu từ

tội phạm còn bất cập, gây khó khăn cho việc phát hiện thu hồi; đối với các vụ án

tham nhũng có yếu tố nước ngoài thì việc điều tra giải quyết rất khó khăn do

nhiều nước Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp, cũng như thiếu quy

định về kê khai tài sản ở nước ngoài…

2. Dự báo tình hình tham nhũng năm 2019

Dự báo trong thời gian tới, tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn

chặn, đẩy lùi và thuyên giảm. Công tác PCTN tiếp tục đạt được kết quả toàn

diện, tích cực, rõ rệt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã

hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý

của Nhà nước.

Tình hình được dự báo như trên là do công tác PCTN tiếp tục có sự lãnh đạo,

chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí

thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan báo chí,

Nhân dân...; thực tế qua các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng được phát

hiện, xử lý nghiêm minh, các ngành, các cấp cũng đã nhận diện được nhiều sơ

hơ, bất cập cả trong cơ chế, chính sách và trong tổ chức thực hiện, thanh tra,

kiểm tra, giám sát… từ đó đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng ngừa,

ngăn chặn hành vi tham nhũng có hiệu quả hơn.

19

Tuy vậy, tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người

dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp cần

phải tập trung giải quyết. Một số biểu hiện như “lợi ích nhóm”, doanh nghiệp

“sân sau” vẫn có thể xảy ra cần được tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, phát

hiện, xử lý nghiêm, nhất là trong các lĩnh vực như: quản lý, sử dụng đất đai, tài

nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài

sản công; cổ phần hóa, quản lý doanh nghiệp nhà nước.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PCTN NĂM 2019

Để công tác PCTN hiệu quả hơn, năm 2019, Chính phủ tiếp tục xác định

PCTN là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung

chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN; chỉ

đạo, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng các quy định, cơ chế về xây

dựng Đảng và PCTN theo Kế hoạch 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Kế hoạch

07-KH/TW ngày 27/11/2017 và Kế hoạch 10-KH/TW ngày 06/6/2018 của Bộ

Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7

(Khóa XII), nhất là quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác

cán bộ; quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng

trong cơ quan, đơn vị; quy định về cho thôi, miễn nhiệm, từ chức đối với cán

bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực

đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng

viên; cơ chế kiểm soát quyền lực trong PCTN…

2. Hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành Luật PCTN (sửa đổi) đảm bảo khả

thi, hiệu quả và khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện

nghiêm túc; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước;

sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên

chức,… và các văn bản quy định chi tiết thi hành để khắc phục những hạn chế,

vướng mắc trong công tác PCTN. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về

chế độ, định mức, tiêu chuẩn phù hợp với thực tế để phòng ngừa tham nhũng.

3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN và đưa nội dung

PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; tích cực phát huy vai trò

của báo chí trong phát hiện tham nhũng; chủ động cung cấp, định hướng thông

tin tuyên truyền về PCTN theo Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của

Ban Bí thư Trung ương Đảng.

4. Đẩy mạnh cải cách hành chính; hoàn thiện các quy định xây dựng nền

công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển

biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác PCTN ở địa phương, cơ sở; tập

trung xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu,

gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; kiên

quyết loại bỏ những cán bộ hư hỏng, tham nhũng ra khỏi bộ máy của Đảng và

Nhà nước, trước hết là trong các cơ quan PCTN.

5. Tập trung khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ,

20

kiểm tra công tác quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm

vi cả nước; kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác

cán bộ, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm.

6. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung

vào các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; quản lý sử

dụng đất đai; đầu tư theo hình thức BT, BOT; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ

cấu doanh nghiệp nhà nước; quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào doanh

nghiệp; các dự án mua sắm lớn từ ngân sách nhà nước; ngăn chặn, phát hiện,

xử lý nghiêm những biểu hiện “lợi ích nhóm”, doanh nghiệp “sân sau”… Khẩn

trương kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm đối với các dự án gây thất

thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan tâm.

7. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý

các vụ việc tham nhũng, kinh tế đã phát hiện. Tăng cường phối hợp, tập trung

lực lượng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham

nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp theo đúng Kế hoạch của Ban

Chỉ đạo Trung ương về PCTN.

8. Tăng cường theo dõi, đánh giá công tác PCTN tại cấp địa phương; tích

cực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, mở rộng hợp tác

quốc tế, tương trợ tư pháp, trao đổi thông tin; hỗ trợ kỹ thuật, rà soát và hoàn

thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN; tăng cường các biện

pháp dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn và thu hồi tài sản tham

nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài.

IV. KIẾN NGHỊ

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiếp tục ngăn chặn và

từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, Chính phủ trân trọng kiến nghị:

1. Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát đối với công tác PCTN,

nhất là giám sát hoạt động của các cơ quan có chức năng PCTN; xem xét, thông

qua Luật PCTN sửa đổi, chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng rà soát

tổng thể hệ thống pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm phòng ngừa

tham nhũng.

2. Đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ

quan tố tụng tiếp tục chú trọng việc thu hồi tài sản tham nhũng thông qua hoạt

động tố tụng; kịp thời áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản,

thu hồi triệt để tài sản tham nhũng ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

có biện pháp khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu

quả trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; thống kê, theo dõi chặt chẽ kết quả thu

hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng.

3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp

hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các cơ quan báo chí và Nhân dân tiếp

tục phối hợp, đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp tăng cường

giám sát, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; nâng cao vai trò

và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác PCTN.

21

Trên đây là Báo cáo công tác PCTN năm 2018. Chính phủ trân trọng báo

cáo Quốc hội./.

Nơi nhận: - Quốc hội;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội (720b);

- UB Tư pháp của Quốc hội;

- Ban Nội chính Trung ương;

- Thanh tra Chính phủ (30b);

- VPCP: BTCN, các PCN;

các Vụ: TKBT, QHĐP, TH;

- Lưu: VT, V.I (3).

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ. THỦ TƯỚNG

TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ

(Đã ký)

Lê Minh Khái