42
Đề cương: Lý thuyết thng kê GV: Trần Thị Hoa Trang 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC - Ví dụ 1: Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng của cả nước tháng 2 so với tháng 1 năm 2008 tăng 6%, so với cùng kỳ năm 2007 tăng 14%. - Ví dụ 2: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của cả nước năm 2004 là 18%, Giảm so với năm 2002 là 4,9%. Thống kê là những con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Ví dụ: ghi chép về lượng mưa, về nhiệt độ, về dân số, GDP… Thống kê còn có thể được hiểu là hệ thống các phương pháp thu thập và phân tích các con số về những hiện tượng để tìm ra bản chất, quy luật vốn có của chúng. Ví dụ: qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động của DN, tính được năng suất lao động, thu nhập bình quân, qua đó phân tích quy luật biến động của năng suất lao động, thu nhập bình quân, mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động…Đây chính là cách hiểu đầy đủ nhất. 1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học Thống kê học là 1 môn khoa học xã hội, xuất hiện trong thời tiền cổ đại (hàng nghìn năm về trước) và có quá trình phát triển lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp. Tính thống kê ở thời chiếm hữu nô lệ chưa rõ rệt, chỉ là những ghi chép công việc đơn giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về số dân, súc vật, nô lệ… Thống kê dưới chế độ phong kiến phát triển hơn ở các quốc gia Châu Á, Châu Âu: phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng ký dân số, tài sản, bắt đi lính) nhưng còn mang tính tự phát, chưa đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa học độc lập. Cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của phương thức Sản xuất tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề (thông tin về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên vật liệu, lao động, dân số…) đã được đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này được sản xuất và thống kê cũng được đưa vào giảng dạy: + Năm 1660, Côngrinh đã giảng dạy phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. + Năm 1682, William Petty đã xuất bản “Số học chính trị” và được C.Mark mệnh danh là người sáng lập ra môn thống kê học. + Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức - lần đầu tiên dùng từ “Thống kê”. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Viện Thống kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự ra đời của môn Lý thuyết xác suất và Thống kê toán.

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 1

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC

- Ví dụ 1: Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng của cả nước tháng 2 so với tháng 1 năm 2008

tăng 6%, so với cùng kỳ năm 2007 tăng 14%.

- Ví dụ 2: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của cả nước năm 2004 là 18%, Giảm so với

năm 2002 là 4,9%.

Thống kê là những con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ

thuật, kinh tế, xã hội. Ví dụ: ghi chép về lượng mưa, về nhiệt độ, về dân số, GDP…

Thống kê còn có thể được hiểu là hệ thống các phương pháp thu thập và phân tích các

con số về những hiện tượng để tìm ra bản chất, quy luật vốn có của chúng. Ví dụ: qua số liệu

về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động của DN, tính được năng suất lao

động, thu nhập bình quân, qua đó phân tích quy luật biến động của năng suất lao động, thu

nhập bình quân, mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng thu nhập bình quân

của người lao động…Đây chính là cách hiểu đầy đủ nhất.

1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học

Thống kê học là 1 môn khoa học xã hội, xuất hiện trong thời tiền cổ đại (hàng nghìn

năm về trước) và có quá trình phát triển lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp.

Tính thống kê ở thời chiếm hữu nô lệ chưa rõ rệt, chỉ là những ghi chép công việc đơn

giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về số dân, súc vật, nô lệ…

Thống kê dưới chế độ phong kiến phát triển hơn ở các quốc gia Châu Á, Châu Âu:

phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng ký dân số, tài sản, bắt đi

lính) nhưng còn mang tính tự phát, chưa đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn

khoa học độc lập.

Cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của phương thức Sản xuất tư bản chủ nghĩa (nền kinh

tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề (thông tin về thị trường, giá cả,

sản xuất, nguyên vật liệu, lao động, dân số…) đã được đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm

về lĩnh vực này được sản xuất và thống kê cũng được đưa vào giảng dạy:

+ Năm 1660, Côngrinh đã giảng dạy phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa

vào số liệu điều tra cụ thể.

+ Năm 1682, William Petty đã xuất bản “Số học chính trị” và được C.Mark mệnh

danh là người sáng lập ra môn thống kê học.

+ Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức - lần đầu tiên dùng từ “Thống kê”.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Viện Thống

kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự ra đời của môn Lý thuyết xác suất và

Thống kê toán.

Page 2: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 2

Ngày nay, thống kê phát triển và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, và trở thành

công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội: nghiên cứu tính

quy luật về lượng của các hiện tượng, các con số thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các

chương trình, kế hoạch và đinh hướng phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời

các thông tin thống kê trung thực, khách quan cho cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.

2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt

chất của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện không gian và địa điểm cụ thể.

Thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà thông qua biểu

hiện về mặt lượng bằng cách sử dụng là các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ so sánh, tốc

độ phát triển… để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng. Do đó, số liệu của

thống kê là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định, chứ không phải

là những con số trừu tượng, mang tính số học thuần túy.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất và lượng là 2 mặt không thể

tách rời, chất nào lượng đó và ngược lại. Do đó, nghiên cứu về mặt lượng của hiện tượng sẽ

giúp ta nhận thức được mặt chất của nó.

Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn vì nếu nghiên cứu trên một số ít các đơn

vị của hiện tượng nghiên cứu thì các con số thống kê tính ra khó có thể phản ánh được bản

chất và tính quy luật của hiện tượng. Nhưng không có nghĩa là bỏ qua việc nghiên cứu các

hiện tượng cá biệt do hiện tượng số lớn và cá biệt có mối quan hệ biện chứng: số lớn được

tổng hợp từ cá biệt, tổng hợp các biệt sẽ tìm ra quy luật, bản chất số lớn.

Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc điểm về

chất và biều hiện về lượng không giống nhau, vì vậy khi sử dụng các tài liệu thống kê phải

chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể của nó.

3. Cơ sở lý luận của thống kê học

Thống kê học lấy:

- Chủ nghĩa Mác – Lênin,

- Kinh tế chính trị học.

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử

làm cơ sở lý luận vì những môn này có khả năng:

+ Giải thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm, các phạm trù kinh tế - xã hội,

+ Vạch rõ mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các hiện tượng.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguyên lý quan trọng bậc nhất, quyết định tính chất khoa học

và chính xác của thống kê học, nhưng vẫn phải dựa vào kinh tế học thị trường bởi sự xuất

hiện nhiều chỉ tiêu kinh tế mới mẻ.

Page 3: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 3

4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học

Thống kê học lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Cụ thể:

- Giai đoạn điều tra thống kê: để thu thập các tài liệu ban đầu 1 cách chính xác, kịp thời và

đầy đủ nên sử dụng nhiều hình thức tổ chức, nhiều loại và phương pháp điều tra khác nhau.

- Giai đoạn tổng hợp thống kê: nhằm chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu ban đầu nhằm tìm

ra đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Giai đoạn này sử dụng phương pháp phân tổ

có sự khác nhau về tính chất do hiện tượng nghiên cứu phức tạp.

- Giai đoạn phân tích thống kê: vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh lý

nhằm giải đáp các yêu cầu đề ra, cụ thể: xác định mức độ, trình độ và xu hướng biến động,

mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ và tính chất, dự báo mức độ tương lai của hiện tượng.

5. Nhiệm vụ của thống kê học

- Phục vụ cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.

- Chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.

- Tổng hợp tình hình hoàn thành kế hoạch.

- Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống hạch toán kinh tế quốc dân thống nhất.

6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học

6.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể

a. Tổng thể thống kê:

Khái niệm:

Tổng thể thống kê là một đối tượng nghiên cứu cụ thể thuộc hiện tượng kinh tế - xã hội,

trong đó bao gồm những đơn vị cá biệt được kết hợp với nhau trên cơ sở 1 hay 1 số đặc

điểm, đặc trưng chung được đề cập quan sát, phân tích mặt số lượng của chúng nhằm rút ra

những nhận định, kết luận về đặc trưng chung, bản chất chung của tổng thể hiện tượng

nghiên cứu.

Ví dụ: Tổng dân số, tổng số nhân khẩu trong hộ gia đình.

Phân loại:

- Căn cứ vào mức độ biểu hiện của tổng thể: có 02 loại

+ Tổng thể bộc lộ: các đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng, dễ xác định.

Ví dụ: số học sinh của 1 lớp, số nhân khẩu của 1 địa phương.

+ Tổng thể tiềm ẩn: không thể nhận biết các đơn vị của tổng thể 1 cách trực tiếp, ranh

giới không rõ ràng.

Ví dụ: số người mê tín dị đoan.

- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tổng thể: có 02 loại

+ Tổng thể đồng nhất: tập hợp các đơn vị giống nhau hoặc gần giống nhau về đặc điểm,

đặc trưng cơ bản.

Page 4: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 4

Ví dụ: số học sinh yếu của 1 lớp

+ Tổng thể không đồng chất: các đơn vị khác nhau về đặc điểm, đặc trưng, loại hình.

Ví dụ: tình hình học tập của 1 lớp: có lực học khác nhau; hành khách trên 1 chuyến xe.

- Căn cứ vào phạm vi biểu hiện của tổng thể: có 02 loại

+ Tổng thể chung: các đơn vị thuộc cùng 1 phạm vi nghiên cứu.

Ví dụ: danh sách lớp CD12KT2 là 18 sinh viên

+ Tổng thể bộ phận: 1 bộ phận đơn vị trong tổng thể chung có cùng tiêu thức nghiên cứu.

Ví dụ: Danh sách 1 tổ của lớp CD12KT2 là 4 sinh viên

b. Đơn vị tổng thể:

- Đơn vị tổng thể là những phần tử cấu thành hiện tượng, nó mang đầy đủ các đặc trưng

chung nhất của tổng thể và cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.

Ví dụ: Trang là sinh viên lớp CD12KT2

- Đơn vị tổng thể có đơn vị tính toán giống đơn vị tính toán của tổng thể thống kê. Do đó

phải xác định đơn vị tổng thể cấu thành tổng thể thống kê dựa trên sự phân tích về mặt lý

luận, mục đích, yêu cầu nghiên cứu của từng trường hợp cụ thể.

Trong thực tế, nhiều khi ranh giới của tổng thể còn mập mờ nên cần phải quy ước 1 số

loại đơn vị nào đó được đưa vào tổng thể, còn 1 số khác không được xem là đơn vị của tổng

thể.

6.2. Tiêu thức thống kê

Tiêu thức thống kê là các đặc điểm cơ bản nhất của đơn vị tổng thể. Ví dụ: nghiên cứu

về lớp CD12KT2 phải nghiên cứu nơi sinh, giới tính, độ tuổi….

Khi nghiên cứu tổng thể thống kê, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu chọn ra 1 tiêu

thức để thu thập thông tin ban đầu.

Tiêu thức thống kê được phân thành các loại:

- Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể,

không biểu hiện trực tiếp bằng các con số.

Ví dụ như tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo… là

các tiêu thức thuộc tính.

- Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Bao gồm:

+ Lượng biến rời rạc: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô

hạn đếm được. Ví dụ như số công nhân trong một doanh nghiệp, số sản phẩm sản xuất

trong một ngày của một phân xưởng…

+ Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó có thể lấp kín cả một

khoảng trên trục số. Ví dụ như trọng lượng, chiều cao của sinh viên; năng suất của một loại

cây trồng…

- Tiêu thức nguyên nhân: là tiêu thức tác động tạo ra kết quả theo quy luật biến động

thuận hoặc nghịch

Page 5: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 5

Ví dụ: năng suất làm việc của công nhân…

- Tiêu thức kết quả: là tiêu thức chịu tác động của tiêu thức nguyên nhân

Ví dụ: giá thành sản phẩm.

- Tiêu thức thời gian: là tiêu thức biểu hiện độ dài thời gian nghiên cứu.

Ví dụ: giờ, ngày, tháng, năm.

- Tiêu thức không gian: là tiêu thức địa điểm, địa phương giúp phân tích sự phân phối về

mặt lãnh thổ của đơn vị tổng thể.

6.3. Chỉ tiêu thống kê

- Khoản 3, điều 3, chương 1 Luật Thống kê 2006: “Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu

hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng

kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể”.

- Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gồm các thành phần:

+ Khái niệm

+ Thời gian, không gian

+ Mức độ của chỉ tiêu

+ Đơn vị tính của chỉ tiêu

Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32%

+ KN (mặt chất): tốc độ tăng trưởng G DP

+ Thời gian, không gian: năm 2009, Việt Nam.

+ Mức độ của chỉ tiêu: 5,32.

+ Đơn vị tính của chỉ tiêu: %

- Chỉ tiêu thống kê bao gồm khái niệm và mức độ:

+ Khái niệm: bao gồm định nghĩa và giới hạn về thuộc tính.

+ Mức độ: các thang đo khác nhau phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ

lệ của hiện tượng nghiên cứu.

- Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu thống kê gồm:

+ Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối

quan hệ của tổng thể.

Ví dụ: giá bán đơn vị sản phẩm, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ…

+ Chỉ tiêu số lượng: biểu hiện quy mô, khối lượng của tổng thể.

Ví dụ: số lượng sản phẩm tiêu thụ.

7. Bảng thống kê và đồ thị thống kê

7.1. Bảng thống kê

Bảng thống kê là sự sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu về các chỉ tiêu thống kê trên

các hàng và cột.

Page 6: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 6

a. Cấu thành của bảng thống kê:

- Về hình thức: bao gồm các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng.

+ Tên bảng hoặc tiêu đề: được viết ngắn gọn, dễ hiểu phản ánh nội dung của bảng và

của từng chi tiết trong bảng. Tiêu đề chung đặt ở phía trên đầu của bảng, phía trong các bảng

là tên riêng của mỗi hàng, cột.

+ Các số liệu được ghi vào các ô: mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của

hiện tượng.

- Về nội dung:

+ Phần chủ đề: được đặt ở vị trí bên trái bảng, nêu lên tổng thể hiện tượng nghiên cứu

được trình bày trong bảng và được phân chia thành những bộ phận nào.

+ Phần giải thích: được ghi phía trên của bảng, gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc

điểm của hiện tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng.

+ Thân bảng: phần giao nhau giữa các hàng và cột tạo thành các ô dùng để ghi các số

liệu thống kê.

TÊN BẢNG THỐNG KÊ (TIÊU ĐỀ CHUNG)

Phần giải thích Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)

Phần chủ đề

(A) (1) (2) (3) … (n)

Tên chủ đề (tên hàng)

Tổng số

b. Các loại bảng thống kê:

- Bảng đơn giản: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị

tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu.

BẢNG 1: CƠ CẤU GIA TRỊ TĂNG THÊM (NVA) TRUNG BÌNH CỦA DOANH

NGHIỆP THEO 3 LOẠI HÌNH NĂM 2001 – 2002

Đơn vị tính: %

NVA Thù lao người

lao động (V)

Nộp ngân sách

nhà nước (M1)

Thu nhập ròng

của DN (M2)

(A) (1) (2) (3) (4)

Chung 3 loại hình

2001

2002

DNNN

2001

2002

DN ngoài Nhà nước

Page 7: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 7

2001

2002

DN có vốn đầu tư nước ngoài

2001

2002

- Bảng phân tổ: là loại bảng trong đó hiện tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được

phân tổ theo một thể thức cụ thể.

BẢNG 2: LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN 1 DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI

THỜI ĐIỂM 31/12 NĂM 2000 – 2002 PHÂN THEO NGÀNH CẤP I

2000 2001 2002 Bình quân

chung

Chung toàn ngành:

Trong đó:

- Công nghiệp khai thác.

- công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp SX và phân phối điện, khí

- Bảng kết hợp: là loại bảng trong đó hiện tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được

phân tổ theo hai hoặc ba tiêu thức kết hợp với nhau

BẢNG 3: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DNNN Ở VIỆT

NAM PHÂN THEO LOẠI HÌNH VÀ THEO 3 KHU VỰC NĂM 2001

Tổng thu

nhập

Chia ra

Thu nhập của

người lao động

Thu nhập của

Nhà nước

Thu nhập ròng

của DN

(A) (1) (2) (3) (4)

Chung:

Phân theo loại hình DN:

- DNNN

- DN ngoài Nhà nước

- DN có vốn đầu tư

nước ngoài

Phân theo 3 khu vực:

- Công nghiệp khai thác.

- công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp SX và

phân phối điện, khí

Page 8: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 8

7.2. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước

các tài liệu thống kê tổng hợp và tính toán được về hiện tượng nghiên cứu.

Đồ thị thống kê sử dụng các con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình

bày một cách khái quát các đặc điểm số lượng của hiện tượng nghiên cứu, vì thế nó là 1

phương tiện truyền thông có tính quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho những

người ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể lĩnh hội được vấn đề chủ yếu về hiện tượng nghiên

cứu một cách dễ dàng.

Đồ thị thống kê bao gồm các loại:

+ Biểu đồ hình cột.

+ Biểu đồ hình tượng.

+ Biểu đồ diện tích.

+ Biểu đồ đường gấp khúc.

+ Bản đồ thống kê

0

2

4

6

Category 1 Category 2

Series 1

Series 2

Sales

1st Qtr

2nd Qtr

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Category 1 Category 2 Category 3 Category 4

Series 3

Series 2

Series 1

Page 9: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 9

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

1. Điều tra thống kê

1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của điều tra thống kê

* Khái niệm:

Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Đó là tổ chức

một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu

về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ cho những mục đích nhất định.

* Ý nghĩa:

- Tài liệu điều tra thống kê là để thu thập được các tài liệu (số liệu), tài liệu điều tra chính

xác (thông qua tổng hợp, phân tích và dự đoán) là:

+ Căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;

+ Biết được cụ thể tình hình tài nguyên của đất nước, giúp lãnh đạo các cấp, Đảng và nhà

nước, doanh nghiệp đề ra đường lối, chính sách kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế của

đất nước, từng ngành từng doanh nghiệp và quản lý kinh tế xã hội một cách sát thực.

- Tài liệu điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê:

phải xác định đúng mục đích, đối tượng, phương pháp, thời điểm bắt đầu thực hiện, thời kỳ

và thời điểm kết thúc điều tra.

* Nhiệm vụ:

Điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể, dùng

làm căn cứ cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê (tổng hợp, phân tích, dự

đoán thống kê).

- Số liệu thu thập được phải trung thực

- Số liệu thu thập được phải khách quan

- Số liệu thu thập được phải chính xác

- Số liệu thu thập được phải đầy đủ

- Số liệu thu thập được phải kịp thời

Ví dụ: giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2008 lên tới gần 1.000 USD/tấn.

+ Nếu có đầy đủ thông tin về lượng gạo đang có trong dân và khả năng thu hoạch lúa năm

2008 một cách chính xác là trúng mùa lớn => quyết định ký Hợp đồng xuất khẩu nửa đầu

2008 thì sẽ thu được Lợi nhuận lớn.

+ Nếu để đến tháng 08/2008 mới xác định được lượng gạo có thể xuất khẩu, rồi mới tìm

thị trường => mất cơ hội và giá có thể bị rớt từ 30 – 40%.

1.2. Các loại điều tra thống kê

* Điều tra thường xuyên:

- Khái niệm: Là tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách thường xuyên.

Nó áp dụng với hiện tượng nghiên cứu có sự biến động liên tục.

Page 10: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 10

- Nhược điểm: tốn kém chi phí và thời gian.

* Điều tra không thường xuyên:

Là tiến hành thu thập thông tin của hiện tượng nghiên cứu khi thấy cần thiết. Nó áp dụng cho

những hiện tượng nghiên cứu ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường

xuyên.

Ưu điểm: cho kết quả nhanh, ít tốn kém

* Điều tra toàn bộ:

- Là tiến hành thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị của tổng thể.

- Ví dụ: điều tra chất lượng sản phẩm

- Ưu điểm: không có sai số lấy mẫu.

- Nhược điểm: tốn kém về chi phí và thời gian.

* Điều tra không toàn bộ:

Là tiến hành thu thập thông tin từ một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung.

Ưu điểm: tiết kiệm chi phí và thời gian điều tra, đi sâu nghiên cứu được nhiều mặt

(nhiều chỉ tiêu) về hiện tượng nghiên cứu do số đơn vị chọn mẫu ít.

Ví dụ: chọn 1 mẫu nhỏ độ 100 lao động để điều tra thì có thể điều tra: giới tính, độ

tuổi, thâm niên, sức khỏe… ảnh hưởng đến năng suất lao động.

- Điều tra chọn mẫu: là loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một số đơn

vị được chọn ra đủ lớn (được gọi là mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đại

diện cho tổng thể chung để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều tra được có thể tính toán

suy rộng ra cho toàn bộ tổng thể chung.

Trong thực tế, có nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội không thể điều tra toàn bộ được, vì

vậy phải chọn mẫu để thay thế cho điều tra toàn bộ.

Ví dụ: để xác định năng suất sản lượng cây trồng: không thể gặt, cân đong toàn bộ các hộ

dân cư.

Để điều tra chọn mẫu phải tính quy mô mẫu với điều kiện biết trước xác suất tin cậy t và

phạm vi sai số chọn mẫu 𝜀

Mục đích Chọn lặp Chọn không lặp

Để suy rộng số bình quân 2

22

tn

222

22

tN

Ntn

Để suy rộng tỷ lệ 2

2 )1(

pptn

)1(

)1(22

2

pptN

Npptn

Trong đó:

+ n: cỡ mẫu cần chọn để điều tra.

+ t: độ tin cậy theo xác suất: có 3 mức:

t = 1: độ tin cậy 68,4% ( 684,0)(2 t )

Page 11: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 11

t =2: độ tin cậy 95,4% ( 954,0)(2 t )

t = 3: độ tin cậy 99,7% ( 997,0)(2 t )

+ p: tỷ trọng của bộ phận nghiên cứu.

+ : phạm vi sai số chọn mẫu cho phép.

+ 2 : phương sai.

Bài tập 1: Công ty VLC có thường xuyên 4.000 lao động, tiến hành chọn mẫu vì NSLĐ

trung bình của toàn công ty quá lớn nên không điều tra toàn bộ được. Yêu cầu của cuộc điều

tra:

+ Đảm bảo sai số chọn mẫu không vượt quá 3 sản phẩm/ngày/người.

+ NSLĐ của mẫu điều tra chỉ sai lệch so với thực tế: 0,3%

+ Phương sai của cuộc điều tra trước được sử dụng cho cuộc điều tra này là 30.

Yêu cầu: Tính số mẫu cần thiết phải điều tra trong trường hợp:

1. Chọn hoàn lại.

2. Chọn không hoàn lại

- Điều tra trọng điểm: là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận

chủ yếu nhất, có đặc điểm nổi bật nhất của tổng thể xét theo tiêu thức điều tra nhằm nghiên

cứu tính chất điển hình của hiện tượng. Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng các

đặc trưng đó cho tổng thể chung.

- Điều tra chuyên đề: là loại điều tra chỉ được tiến hành trên một số rất ít đơn vị (thậm

chí chỉ 1 đơn vị) của tổng thể nghiên cứu.

+ Ưu điểm: có thể đi sâu thu thập thông tin nhiều tiêu thức.

+ Nhược điểm: kết qủa điều tra không được dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ để đánh

giá tổng thể chung. Nó chỉ nghiên cứu kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân đạt đơn vị điển

hình tiên tiến hoặc yếu kém là chủ yếu.

Thảo luận: Phân biệt các loại điều tra trong điều tra không toàn bộ?

1.3. Các phương pháp điều tra thống kê

Phương pháp trực tiếp:

- Là điều tra viên trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin bằng

nhiều hình thức: phỏng vấn trực tiếp, đăng ký trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại.

- Ưu điểm: độ chính xác cao.

- Nhược điểm: đòi hỏi nguồn lực, vật lực và bị hạn chế về phạm vi ứng dụng

Phương pháp gián tiếp:

- Là điều tra viên không trực tiếp thu thập thông tin ban đầu mà những thông tin này

được cung cấp thông qua phiếu điều tra theo các hình thức: tự đăng ký, kê khai….

- Ưu điểm: không tốn kém.

Page 12: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 12

- Nhược điểm: chất lượng của các tài liệu thường không cao.

1.4. Hình thức tổ chức điều tra thống kê

Báo cáo thống kê định kỳ:

- Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên theo định kỳ, theo nội dung,

phương pháp, chế độ báo cáo thống nhất, do cơ quan có thẩm quyền qui định.

- Trong hình thức này sử dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ và thường xuyên, thu

thập thông tin gián tiếp.

- Chỉ thu thập được một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý vĩ mô, phục

vụ cho việc quản lý lãnh đạo nền kinh tế

Điều tra chuyên môn:

- Là hình thức điều tra không thường xuyên, tiến hành theo phương án điều tra.

- Không thường xuyên tổ chức.

- Không bắt buộc cung cấp thông tin.

- Ví dụ: điều tra về thiên tai.

Thảo luận: Xác định:

+ Loại điều tra

+ Hình thức điều tra

+ Phương pháp điều tra

Của: - Năng suất, sản lượng cây trồng

- Tổng điều tra dân số

1.5. Sai số trong điều tra thống kê

a. Sai số do đăng ký:

- Khái niệm: Là loại sai số do xác định và ghi chép dữ liệu không chính xác

- Nguyên nhân:

+ Vạch kế hoạch điều tra sai hoặc không khoa học, không sát thực tế

+ Do trình độ của nhân viên điều tra, không biết cách khai thác dữ liệu

+ Do đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi nên trả lời sai

+ Do ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhân viên điều tra hoặc của đơn vị điều tra thấp dẫn

đến xác định, cung cấp hoặc ghi chép sai (hồi tưởng, cân, đo, đếm…sai)

+ Dụng cụ đo lường không chính xác.

+ Do công tác tuyên truyền, vận động không tốt dẫn đến đơn vị điều tra không hiểu hết mục

đích điều tra nên cung cấp dữ liệu không đúng.

+ Do thiếu tính trung thực, khách quan nên cố tình cung cấp hoặc ghi chép sai.

+ Do công tác in ấn biểu mẫu, giải thích sai..

b. Sai số do tính chât đại biểu

Page 13: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 13

- Khái niệm: Là loại sai số xảy ra trong điều kiện không toàn bộ, nhất là trong điều tra chọn

mẫu.

- Nguyên nhân: Do việc lực chọn đơn vị điều tra thực tế không có tính đại diện cao

c. Biện pháp khắc phục sai số:

- Chuẩn bị tốt mọi điều kiện thực hiện, kế hoạch và phương án điều tra: huấn luyện, kiểm tra

nhân viên; in ấn chính xác phiếu và các tài liệu hướng dẫn; phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của

cuộc điều tra….

- Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: chọn ra 20 – 30% số phiếu

để kiểm tra thật sự có khảo sát và phỏng vấn hay không?

- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức đúng đắn.

2. Tổng hợp thống kê

2.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê

* Khái niệm:

Là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các thông tin thu thập

được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm

chung của tổng thể nghiên cứu.

* Ý nghĩa:

- Bước đầu có những nhận xét khái quát về hiện tượng nghiên cứu.

- Là cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu sau.

* Nhiệm vụ: nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là chuyển từ các đặc trưng các biệt của

từng đơn vị thành những đặc trưng chung của tổng thể. Đây là tài liệu để phục vụ cho phân

tích và dự đoán thống kê.

2.2. Những vân đề chủ yếu của tổng hợp thống kê

a. Mục đích của tổng hợp thống kê:

- Mục đích: khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các

mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê.

- Yêu cầu: phải căn cứ vào yêu cầu tìm hiểu và phân tích những mặt cần thiết của hiện tượng

nghiên cứu

b. Nội dung của tổng thể thống kê: là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức đã xác

định trong nội dung điều tra.

c. Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê:

- Tổng hợp từng cấp : thông tin được tổng hợp theo từng cấp, từ cấp dưới lên cấp trên theo

kế hoạch đã vạch sẵn.

- Tổng hợp tập trung : Toàn bộ thông tin được tập trung về một nơi để tiến hành tổng hợp.

d. Chuẩn bị và kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp:

Page 14: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 14

- Tập trung đầy đủ số lượng phiếu điều tra, tài liệu.

- Đảm bảo tính chính xác ban đầu của tài liệu để phục vụ cho tính toán sau này.

3. Phân tích và dự báo thống kê

3.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích và dự báo thống kê

* Khái niệm:

Là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh

tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định thông qua biểu hiện bằng số lượng, tính toán các

mức độ tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý.

* Ý nghĩa:

- Phân tích và dự đoán thống kê là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, biểu

hiện tập trong kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Phân tích thống kê là căn

cứ vào tài liệu tổng hợp thống kê để:

+ Xem xét mối quan hệ của các nguyên nhân đến kết quả của hiện tượng nghiên cứu.

+ Để rút ra xu hướng vận động, quy luật vận động của hiện tượng nghiên cứu.

+ Dự báo quy mô, khối lượng hoặc chiều hướng vận động của hiện tượng nghiên cứu trong

tương lai.

- Phân tích thống kê không những có ý nghĩa quan trọng về nhận thức hiện tượng kinh tế xã

hội mà còn góp phần cải tạo hiện tượng kinh tế xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nó theo

quy luật khách quan.

* Nhiệm vụ:

Nêu rõ được bản chất cụ thể, tính quy luật, sự phát triển tương lai của hiện tượng kinh tế xã

hội mà chúng ta cần nghiên cứu.

3.2. Những vân đề chủ yếu của phân tích và dự báo thống kê Thời gian: 2.5h

a. Lựa chọn, đánh giá tài liệu:

- Yêu cầu: đầy đủ, chính xác.

- Căn cứ vào mục đích phân tích thống kê xác định tài liệu chính và tài liệu liên quan từ

nguồn có sẵn và tự thu thập.

- Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.

b. Xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích:

- Phương pháp phân tích: tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể lựa chọn phương pháp phù

hợp.

Lưu ý: cần chú ý:

+ Phải xuất phát từ mục đích cụ thể.

+ Phải hiểu rõ phương pháp: ưu, nhược điểm, điều kiện vận dụng.

+ Khéo léo kết hợp nhiều phương pháp.

Page 15: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 15

- Chỉ tiêu phân tích: phù hợp với mục đích nghiên cứu.

+ Phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất.

+ Các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau.

4. Bài tập vận dụng (Tự học)

Bài 1:

Phân loại điều tra:

1. Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi,

đến); trong phạm vi một doanh nghiệp việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số công nhân đi

làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ…

2. Tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nông nghiệp…

3. Tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho vật tư, hàng hóa, tổng điều tra vốn sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp…

4. Điều tra điển hình một số ít sinh viên có đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt và thành

tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên có đi làm thêm nhưng kết quả học tập kém,

bị tạm dừng học tập.

Bài 2:

Số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh A vào ngày 01/07/2007 là 250.000 hộ. Để xác định mức

sống của dân cư. Cục thống kê của tỉnh tiến hành điều tra ở 150 hộ. Nhân viên tham gia điều

tra dân số có 5 người. Họ đến các hộ để thu thập thông tin. Hãy xác định:

a) Tổng thể chung, tổng thể mẫu?

b) Loại điều tra, phương pháp điều tra?

Page 16: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 16

CHƯƠNG 3: PHÂN TỔ THỐNG KÊ

1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê

1.1. Khái niệm

a. Khái niệm:

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia

các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.

Các đơn vị trong tổ có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: phân tổ dân số theo giới tính, trình độ văn hóa.

b. Phân loại phân tổ thống kê:

Căn cứ vào số lượng tiêu thức sử dụng:

- Phân tổ giản đơn: là phân tổ theo 1 tiêu thức.

Ví dụ: phân tổ dân số theo giới tính

- Phân tổ phức tạp (hay phân tổ kết hợp): là phân tổ từ hai hay nhiều tiêu thức trở lên.

Ví dụ: phân tổ dân số theo: giới tính, thành phần giai cấp.

* Nguyên tắc chọn tiêu thức phân tổ:

Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận 1 cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất,

phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: khi nghiên cứu thu nhập của nông dân những năm 60 – 90 của thế kỷ XX, người ta

phân chia ra: thu nhập từ kinh tế tập thể và thu nhập từ kinh tế phụ gia đình. Tuy nhiên, hiện

nay cách phân tổ này không còn phù hợp nữa.

Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và điều kiện nguồn thông tin sẵn có để quyết

định nên phân tổ theo cách nào.

Ví dụ: Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào tuổi nghề (thâm niên lao động) mà

còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị lao động....nhưng các nguồn thông

tin đó không có, vì vậy phải lựa chọn phân tổ đơn giản.

Căn cứ theo tính chất biểu hiện: Phân tổ theo

- Tiêu thức thuộc tính:

- Tiêu thức số lượng:

Căn cứ vào khoảng cách các tổ:

- Phân tổ có khoảng cách tổ: là phân tổ trong đó mỗi tổ có hai giới hạn lượng biến: giới

hạn trên và giới hạn dưới.

Ví dụ: Số máy dệt do 1 công nhân điều khiển ở công ty VLC: thấp nhất là 20, cao nhất là

40.

- Phân tổ không có khoảng cách tổ: là phân tổ trong đó mỗi tổ chỉ có một giới hạn lượng

biến không liên tục.

Page 17: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 17

Ví dụ: phân tổ theo bậc thợ: trong DN chỉ có 6 -7 bậc thợ, tương ứng với mỗi bậc thì

hoàn thành công việc khác nhau, do đó mỗi bậc thợ được phân thành 1 tổ.

1.2. Ý nghĩa

Phân tổ thống kê có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng hợp thống kê nói riêng và trong

toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê nói chung:

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Nếu không

phân tổ thống kê được thì sẽ không hệ thống hóa một cách có khoa học các tài liệu điều tra

được.

Phân tổ thống kê cũng là phương pháp quan trọng của phân tích thống kê và là cơ sở

để áp dụng một cách đúng đắn các phương pháp phân tích thống kê khác. Qua phân tổ thống

kê ta sẽ nhận thức được sự khác nhau giữa các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, vai trò của

từng bộ phận, mối quan hệ giữa các tiêu thức của tổng thể và giữa các hiện tượng với nhau.

1.3. Nhiệm vụ: thực hiện nhiệm vụ của tổng hợp thống kê:

- Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: phân chia toàn bộ nền kinh tế quốc dân chia thành 03 khu vực:

+ Khu vực I (nông, lâm, thủy sản)

+ Khu vực II (công nghiệp và xây dựng).

+ Khu vực III (các hoạt động dịch vụ).

Hoặc: dưới hình thức sở hữu:

+ Khu vực kinh tế Nhà nước.

+ Khu vực ngoài quốc dân.

+ Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: cơ cấu lao động của phân xưởng theo tuổi nghề:

+ 6 – 10 năm: chiếm 50% (đa số).

+ dưới 6: chiếm 20%.

+ trên 10: chiếm 30%.

Phân tổ biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Ví dụ: Năng suất lao động phụ thuộc vào tuổi nghề.

2. Tiêu thức phân tổ

Là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.

Ví dụ: Phân tổ các cửa hàng thương mại bán lẻ theo doanh thu tháng 10 năm 2009 trên địa

bàn TP.HCM:

Page 18: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 18

Doanh thu (triệu đồng) Số cửa hàng

10 500

20 690

30 200

40 700

50 997

60 30

100 26

Cộng 3143

Lựa chọn tiêu thức phân tổ là một việc rất quan trọng của phân tổ thống kê và là việc đầu

tiên cần giải quyết khi tiến hành phân tổ. Qua lựa chọn tiêu thức phân tổ ta mới tìm được tiêu

thức nói lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu và phù hợp với điều kiện lịch sử phù hợp.

Với mục tiêu nghiên cứu khác nhau, việc lựa chọn tiêu thức phân tổ cũng khác nhau.

3. Xác định số tổ cần thiết

Sau khi lựa chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề phải giải quyết tiếp theo là xét xem

cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ

định chia.

Việc xác định số tổ định chia là bao nhiêu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và tính

chất của tiêu thức phân tổ. Có 2 trường hợp sau.

3.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính

Theo cách phân tổ này các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biến

của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau.

Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính được chia làm 02 loại:

- Trường hợp giản đơn: là trường hợp số tổ đã hình thành sẵn trong thực tế (số loại hình

tương đối ít), ta có thể coi mỗi loại hình đó là một tổ .

Ví dụ: Phân tổ dân số có 2 tổ hình thành sẵn là: Nam và Nữ.

- Trường hợp phức tạp: là trường hợp xác định số tổ và tính chất từng tổ phải trải qua

phân tích nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng rồi mới quy định thống nhất cách sắp xếp các đơn vị

tổng thể vào các tổ.

Ví dụ: Trong phân tổ dân số theo khu vực: Thành thị và Nông thôn thì cần có tiêu chuẩn

thống nhất về các điểm dân cư được coi là Thành thị, Nông thôn rồi mới sắp xếp dân cư vào

các khu vực thích hợp.

3.2. Phân tổ theo tiêu thức số lượng

Theo cách phân tổ này phải căn cứ vào sự khác nhau giữa các lượng biến của tiêu thức

mà xác định các tổ khác nhau.

Page 19: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 19

- Trường hợp giản đơn: Là trường hợp mà tiêu thức chỉ có ít lượng biến và lượng biến

không liên tục. Trường hợp này mỗi lượng biến được xác định là một tổ, tức là có bao nhiêu

lượng biến là có bấy nhiêu tổ.

Ví dụ: Phân tổ các gia đình của một nhóm dân cư nào đó theo số nhân khẩu, phân tổ học

sinh theo nhóm học tập…

- Trường hợp phức tạp: Là trường hợp khi tiêu thức có nhiều lượng biến mà phạm vi

lượng biến rất rộng, hoặc khi lượng biến liên tục. Trong trường hợp này ta ghép nhiều lượng

biến vào một tổ, cách phân tổ như vậy gọi là phân tổ có khoảng cách tổ.

Ví dụ: Khi phân tổ học sinh trường THPT theo từng độ tuổi…

Độ tuổi (tuổi) Số học sinh

18 – 20 500

20 – 22 600

22 – 24 300

24 – 26 100

Tổng cộng 1500

Để xác định khoảng cách tổ ta có các trường hợp sau:

Phân tổ có khoảng cách tổ không đều:

Ví dụ: Có bảng phân tổ theo độ tuổi của số nhân khẩu ở địa phương X năm 2003:

Số tổ Độ tuổi (tuổi) Số nhân khẩu (người)

1

2

3

4

5

6

7

0 – 3

4 – 5

6 – 10

11 – 15

16 – 55

56 – 60

61 trở lên

15

10

20

19

70

22

12

Tổng cộng 168

Ta cần xác định tổ không đều nhằm nghiên cứu nguồn lao động và lập các kế hoạch phát

triển giáo dục và sự nghiệp xã hội cho địa phương, cụ thể:

+ Kế hoạch lập nhà trẻ: tổ 1: 0 – 3 tuổi.

+ Phát triển giáo dục tiểu học: tổ 2: 4 – 5 tuổi….

Phân tổ có khoảng cách tổ đều: Khi tổng thể nghiên cứu tương đối đồng nhất về loại

hình kinh tế xã hội và lượng biến tương đối đều đặn thì ta áp dụng phân tổ có khoảng cách

đều.

Page 20: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 20

* Trường hợp lượng biến liên tục: các tổ được thành lập theo các quy định sau:

- Giới hạn trên của tổ trước trùng với giới hạn dưới của tổ sau.

- Trị số của khoảng cách tổ đều được xác định theo công thức:

n

XXh minmax

Trong đó: + h: Trị số của khoảng cách tổ đều.

+ Xmax: Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.

+ Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ.

+ n: Số tổ định chia

- Nếu đơn vị có lượng biến trùng với giới hạn của hai tổ thì xếp vào tổ dưới.

Ví dụ: Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hóa của 28 tổ quầy hàng thuộc Công ty kinh doanh

tổng hợp quận Cầu Giấy tháng 01 năm 2003 như sau:

Quầy Mức tiêu

thụ hàng

hóa (Tr.đ)

Quầy Mức tiêu

thụ hàng

hóa (Tr.đ)

Quầy Mức tiêu

thụ hàng

hóa (Tr.đ)

Quầy Mức tiêu

thụ hàng

hóa (Tr.đ)

1 57.8 8 43.3 15 56.9 22 49.2

2 57.5 9 42.5 16 47.5 23 47.5

3 52.4 10 41.7 17 38.8 24 47.0

4 50.9 11 41.1 18 50.3 25 49.6

5 50.2 12 45.8 19 37.6 26 46.2

6 53.3 13 47.2 20 38.9 27 49.8

7 50.1 14 46.9 21 52.3 28 36.8

* Trường hợp lượng biến không liên tục: lượng biến của đơn vị chỉ nhận giá trị nguyên.

- Quy định khi phân tổ: giới hạn dưới của tổ sau sẽ lớn hơn giới hạn trên của tổ trước 01 đơn

vị.

- Công thức xác định giới hạn tổ: n

nXXh

)1()( minmax

Ví dụ: Có tài liệu về số lao động của 16 DN ngành thương mại ở Hà Nội như sau:

DNTM Số lao động DNTM Số lao động

1

2

3

4

5

6

300

300

500

500

675

670

9

10

11

12

13

14

760

590

575

790

1103

800

Page 21: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 21

7

8

636

765

15

16

910

900

Yêu cầu: chia số DN thành 04 tổ có khoảng cách đều nhau theo tiêu thức số lượng?

<=> Kết luận: Cách phân tổ như trên gọi là phân tổ có khoảng cách tổ khép kín (các tổ có

đầy đủ giới hạn dưới và giới hạn trên).

Ngoài ra, có thể phân tổ có khoảng cách tổ mở (tổ đầu tiên và tổ cuối cùng không có

đầy đủ cả giới hạn trên và giới hạn dưới), cụ thể: có 03 trường hợp sau:

Tổ đầu tiên không có giới hạn dưới

Ví dụ: Phân tổ các DNTM ở Hà Nội theo số nhân viên

Tổ Số nhân viên Số doanh nghiệp

1 Dưới 100 16

2 Từ 100 – 200 10

3 Từ 201 – 501 3

4 Từ 502 – 802 7

5 Từ 803 – 1103 4

Tổng cộng 40

Tổ cuối cùng không có giới hạn trên

Ví dụ: Phân tổ Cán bộ - giảng viên trường A theo tuổi

Tổ Tuổi Số người

1 Từ 24 – 26 40

2 Từ 26 – 30 10

3 Từ 30 – 34 15

4 Từ 34 – 38 14

5 Từ 38 trở lên 31

Tổng cộng 110

Tổ đầu không có giới hạn dưới, tổ cuối không có giới hạn trên.

Ví dụ: Phân tổ nhân khẩu địa phương X theo độ tuổi năm 2000:

Tổ Độ tuổi (tuổi) Số người

1 Từ 5 trở xuống 3000

2 Từ 6 – 10 6040

3 Từ 11 – 15 9430

4 Từ 16 – 55 13799

5 Từ 56 – 60 1570

6 Từ 61 trở lên 5800

Tổng cộng 39639

Page 22: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 22

4. Chỉ tiêu giải thích Thời gian: 0.5h

Cùng với việc xác định tiêu thức phân tổ cần xác định chỉ tiêu giải thích của tiêu thức

phân tổ đó. Các chỉ tiêu giải thích được dùng làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau và để

tính ra một số chỉ tiêu phân tích khác nhau.

Ví dụ: Bảng phân tổ các doanh nghiệp công nghiệp theo khu vực và thành phần kinh

tế năm 2003

(Nguồn: Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002, 2003, 2004 -

Nhà xuất bản Thống kê)

Khái niệm: Chỉ tiêu giải thích là những chỉ tiêu dùng để nói rõ đặc điểm của các tổ

cũng như toàn bộ tổng thể.

Ví dụ phân tổ các hộ trồng lúa theo năng suất: Các chỉ tiêu giải thích là diện tích gieo

trồng, sản lượng lúa, chi phí... của mỗi nhóm.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu giải thích có vai trò quan trọng trong phân tổ vì:

- Nó nói rõ đặc trưng của từng tổ và toàn bộ tổng thể;

- Nó làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính một số chỉ tiêu phân tích khác.

Cơ sở chọn đúng các chỉ tiêu giải thích

- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu

Ví dụ phân tổ các hộ theo năng suất lúa:

Page 23: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 23

+ Nếu mục đích nghiên cứu là ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến năng suất lúa, thì

các chỉ tiêu giải thích sẽ là: tổng lượng phân bón, diện tích cấy giống mới, diện tích tưới tiêu

chủ động, mật độ cấy...

+ Nếu mục đích nghiên cứu là quy mô sản xuất thì các chỉ tiêu giải thích là giá trị sản lượng,

diện tích canh tác, lao động, TSCĐ, vốn.

- Các chỉ tiêu giải thích phải liên quan chặt chẽ đến tiêu thức phân tổ.

Ví dụ: Năng suất lúa là tiêu thức phân tổ, các chỉ tiêu giải thích là diện tích gieo trồng lúa,

phân bón đối với lúa...

5. Phân tổ liên hệ

5.1. Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu

thức kết quả

Đây là phân tổ đơn giản. Tiêu thức nguyên nhân là tiêu thức gây ảnh hưởng; sự biến động

của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của tiêu thức phụ thuộc mà ta gọi

là tiêu thức kết quả - một cách có hệ thống.

Như vậy, các đơn vị tổng thể trước hết được phân tổ theo một tiêu thức (thường là tiêu

thức nguyên nhân), sau đó trong mỗi tổ tiếp tục tính các trị số bình quân của tiêu thức còn lại

(thường là tiêu thức kết quả). Quan sát sự biến thiên của hai tiêu thức này có thể giúp ta kết luận về tính

chất của mối liên hệ giữa hai tiêu thức.

Như trong nhiều doanh nghiệp công nghiệp, ta thường nhận thấy có mối liên hệ giữa

năng suất lao động và giá thành đơn vị sản phẩm: năng suất lao động càng tăng thì

giá thành đơn vị sản phẩm càng có điều kiện giảm.

Nếu ta phân tổ các doanh nghiệp trong cùng một ngành theo năng suất lao động, sau đó từ mỗi tổ

tính ra giá thành bình quân đơn vị sản phẩm, thì các kết quả tính toán sẽ cho thấy rõ mối liên hệ giữa năng

suất lao động (trong trường hợp này là tiêu thức nguyên nhân) và giá thành đơn vị sản phẩm

(trong trường hợp này là tiêu thức kết quả).

5.2. Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức

kết quả

Phân tổ liên hệ còn có thể được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu

thức. Có thể nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lúa với lượng phân bón, lượng nước tưới, mật độ

cấy...; hoặc nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lao động của công nhân với tuổi nghề, bậc

thợ, trình độ trang bị kỹ thuật...

Khi phân tổ liên hệ giữa nhiều tiêu thức (ví dụ, 3 tiêu thức) trước hết tổng thể

được phân tổ theo một tiêu thức nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được chia thành các tiểu tổ

theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai, cuối cùng tính trị số tổng hoặc bình quân của tiêu thức

kết quả cho từng tổ và tiểu tổ đó.

Page 24: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 24

Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và bậc thợ.

Năng suất lao động

Số lượng công nhân

Các tổ Chia theo bậc thợ

2 3 4

<50 1 20 17 15

50 – 52 2 17 20 25

>52 3 12 22 30

Phân tổ kết hợp được tiến hành thuận lợi hơn khi có ít tiêu thức nguyên nhân, nếu có quá

nhiều tiêu thức nguyên nhân sẽ làm cho việc phân tổ phức tạp, khó khăn.

6. Thực hành

Bài 1: Có tài liệu về mức tiêu thụ hàng hóa của 26 quầy hàng thuộc công ty thương mại X

như sau: ĐVT: Triệu đồng

Quầy Mức tiêu thụ hàng hóa Quầy Mức tiêu thụ hàng hóa

1 112, 0 14 198,3

2 114,4 15 176,4

3 152,6 16 156,9

4 223,6 17 143,7

5 222,6 18 177,9

6 90,8 19 83,6

7 101,4 20 99,9

8 150,4 21 198,9

9 201,9 22 200,9

10 213,4 23 211,1

11 125,8 24 176,3

12 156,7 25 116,9

13 176,3 26 145,6

Yêu cầu: Hãy phân tổ số quầy hàng của công ty trên thành 5 tổ (có khoảng cách đều nhau)

theo mức tiêu thụ hàng hóa. Trình bày kết quả phân tổ bằng bảng thống kê.

Bài 2: Có số liệu về các công nhân sản xuất áo của phân xưởng 1 của công ty may Mười tỉnh

Thái Bình như sau:

STT Họ và tên Số ngày đi

làm

Số lượng sản

phẩm(chiếc)

Tiền lương tháng

(1000đ)

1 Lưu Thị Giang 26 520 3.640

2 Mai Thị Xuân 25 500 3.500

3 Trần Thị Hương Lan 27 567 3.969

Page 25: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 25

4 Phạm Thị Thanh 26 624 4.368

5 Nguyễn Thị Phương 28 672 4.704

6 Trần Thị Tuyền 29 638 4.466

7 Phạm Thị Thanh Tâm 26 494 3.458

8 Lương Thu Hương 28 672 4.704

9 Đào Thị Thủy 29 667 4.669

10 Vũ Thị Vân 24 648 4.536

11 Nguyễn Thị Hồng 27 513 3.591

12 Nguyễn Thị Hoa 26 624 4.368

13 Đào Thị Tố Uyên 23 460 3.220

14 Nguyễn Thị Ngọc 25 625 4.375

15 Phạm Thị Hà 30 750 5.250

Yêu cầu: Trình bày bảng thống kê kết quả phân tổ khi nghiên cứu năng suất lao động

của công nhân trong phân xưởng ta tiến hành phân tổ, biết rằng:

-Tiêu thức phân tổ:Năng suất lao động

-Chỉ tiêu giải thích:Số công nhân,tiền lương trung bình một công nhân.

Page 26: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 26

CHƯƠNG 4: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI

1. Số tuyệt đối trong thống kê

1.1. Khái niệm số tuyệt đối

- Số tuyệt đối trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng, kích thước… của

hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Ví dụ: Tổng số tiền lương của DN thương mại X trong tháng 02/2009 là 255 triệu đồng. Số

lao động của đơn vị là 15.000 người.

=> Con số 255 triệu đồng là con số tuyệt đối.

- Số tuyệt đối còn nói lên:

+ Số đơn vị của tổng thể .

Ví dụ: số doanh nghiệp, số máy móc thiết bị…

+ Hoặc: Tổng số các trị số biểu hiện một tiêu thức nào đó.

Ví dụ: số sản phẩm sản xuất được trong 1 tháng hoặc trong 1 quý của 1 đơn vị sản xuất.

1.2. Ý nghĩa số tuyệt đối

Số tuyệt đối có ý nghĩa rất quan trọng:

- Giúp ta nhận thức được một cách cụ thể về quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên

cứu, thấy rõ được cụ thể các kết quả đạt được về phát triển KT-XH của đất nước, tiềm năng

của nền kinh tế quốc dân. Số tuyệt đối chính xác là chân lý khách quan có sức thuyết phục

rất lớn.

- Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê đồng thời là cơ sở để tính

ra số tương đối và số bình quân.

Ví dụ: với số liệu ở ví dụ trên (Tổng số tiền lương của DN thương mại X trong tháng

02/2009 là 255 triệu đồng, Số lao động của đơn vị là 15.000 người): ta có thể tính được tiền

lương bình quân cho 1 người lao động trong tháng 02.

- Số tuyệt đối trong thống kê còn là căn cứ không thể thiếu được trong công việc xây

dựng các chương trình dự án, kế hoạch phát triển KT-XH và tổ chức chỉ đạo thực hiện

chúng.

1.3. Đặc điểm của số tuyệt đối

Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đầu bao hàm một nội dung kinh tế cụ thể gắn liền

với thời gian và địa điểm nhất định.

Ví dụ: Dân số Việt Nam lúc 0h ngày 01/04/1999 là 76.324.753 người.

Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số lựa chọn tùy tiện mà phải thông

qua điều tra thực tế và tổng hợp các tài liệu điều tra mới có.

1.4. Đơn vị đo lường số tuyệt đối

Page 27: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 27

Số tuyệt đối bao giờ cũng có đơn vị tính cụ thể:

- Đơn vị hiện vật:

+ Đơn vị tự nhiên:cái, chiếc, con… => phản ánh chính xác theo giá trị sử dụng

+ Đơn vị vật lý: tấn, tạ, m3, lít… của sản phẩm nhưng không tổng hợp được các

sản phẩm khác loại và có tính chất dịch vụ

+ Đơn vị hiện vật quy đổi: là chọn 1 sản phẩm làm gốc rồi quy đổi các sản phẩm khác

cùng tên nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau ra sản phẩm đó theo 1 hệ số quy đổi.

Ví dụ: sản lượng lương thực quy thóc của tỉnh X năm 2000 là 3 triệu tấn.

1 kg thóc = 1 kg bắp hạt = 3 kg khoai môn

=> Ưu nhược điểm:

Ưu điểm: tổng hợp được các sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách, phẩm chất khác

nhau.

Nhược điểm: không thể tổng hợp được tất cả các loại sản phẩm khác tên; và phản ánh

giá trị sử dụng là tương đương chứ không phải là giá trị thực tế

=> Nó có tính trừu tượng, giảm tính cụ thể của đơn vị hiện vật tự nhiên.

- Đơn vị thời gian lao động:

+ Đơn vị thời gian hao phí sản xuất sản phẩm: giây, phút, ngày, tháng..

+ Đo lường lao động hao phí: giờ - công, ngày - công

- Đơn vị giá trị (tiền tệ): VN đồng, đô la, rúp…

=> Như vậy do giá cả hàng hóa luôn thay đổi nên đơn vị tiền tệ không có tính chất so sánh

được qua thời gian. Vì vậy chúng ta thường sử dụng giá so sánh hay giá cố định. Tuy nhiên,

hiện nay có xu hướng bỏ giá cố định và thay bằng việc tính chỉ số lạm phát giá cả để loại trừ

ảnh hưởng của giá.

- Đơn vị kép: lượt.người

1.5. Các loại số tuyệt đối

a) Số tuyệt đối thời kỳ

Khái niệm: Là biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong từng khoảng thời

gian nhất định.

Ví dụ: Doanh thu của công ty TNHH X quý I năm 2009 là 550 triệu đồng.

Đặc điểm:

Nó hình thành do sự tích lũy về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian khác nhau.

Khoảng cách thời gian càng dài thì trị số của chỉ tiêu (sự tích lũy về mặt lượng) càng

lớn.

Ví dụ: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 của công ty TNHH X là 1000 triệu đồng.

b) Số tuyệt đối thời điểm

Page 28: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 28

Khái niệm: Là loại số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại

một thời điểm nhất định.

Đặc điểm:

Chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm nhất định

Các số tuyệt đối thời điểm không cộng dồn được vì trước và sau thời điểm nghiên cứu

trạng thái của hiện tượng có thể khác.

Ví dụ:

Chỉ số tuyệt đối phản ánh được sự biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời

điểm, cụ thể là tăng (+)/giảm (-) bằng cách lấy thời điểm sau trừ cho thời điểm trước.

2. Số tương đối trong thống kê

2.1. Khái niệm số tương đối

Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng

nghiên cứu.

Có thể so sánh 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian.

Ví dụ: Nếu so sánh tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch ở nước ta năm 2000

là 9185, 2 tỷ đồng với năm 1999 là 6519,9 tỷ đồng, ta có số tương đối là:

Cũng có thể so sánh 2 mức độ khác loại nhưng có liên quan đến nhau.

Ví dụ: có Dân số trung bình năm (người) và diện tích đất đai (km2).

2.2. Ý nghĩa số tương đối

Trong thống kê, số tương đối là một trong những chỉ tiêu phân tích thống kê thông dụng

để nghiên cứu, phản ánh kết quả so sánh về nhiều mặt: Trình độ phát triển, kết cấu, quan hệ

so sánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu.

Các số tương đối giúp ta đi sâu vào đặc điểm, đặc trưng của hiện tượng một cách có phân

tích, phê phán mà nhiều khi chỉ riêng số tuyệt đối không nêu được rõ. Vì vậy, số tương đối

có 02 ý nghĩa cụ thể:

Giữ vai trò quan trọng trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế

hoạch.

Được dùng để phân tích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và biểu hiện mối

quan hệ so sánh giữa các hiện tượng với nhau.

2.3. Đặc điểm số tương đối

Số tương đối không có sẵn trong thực tế, nó là kết quả của tính toán (căn cứ vào số

tuyệt đối)

Bất kỳ số tương đối nào cũng có gốc so sánh, tùy mục đích nghiên cứu khác nhau mà

ta chọn gốc so sánh khác nhau.

Page 29: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 29

2.4. Hình thức biểu hiện số tương đối

Hình thức biểu hiện: Số lần, %, đơn vị kép (kg/người)

2.5. Các loại số tương đối

a) Số tương đối động thái

Khái niệm: Là kết quả so sánh 2 mức độ cùng loại của hiện tượng ở 2 thời kỳ khác

nhau: kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Nó biểu hiện sự biến động của hiện tượng nghiên cứu giữa 2

thời kỳ là mấy lần hoặc bao nhiêu %.

Công thức tính: 0

1

Y

Yt

Trong đó: + t: số tương đối động thái.

+ Y1: mức độ của hiện tượng ở kỳ báo cáo(kỳ thực tế).

+ Y0: mức độ của hiện tượng ở kỳ gốc (kỳ kế hoạch).

Ví dụ: Tài liệu trang 43.

Phân loại:

Số tương đối động thái định gốc: kỳ chọn làm gốc so sánh được cố định cho cả dãy

số thời gian. Là chỉ tiêu tốc độ phát triển tính dồn qua nhiều thời gian dài về 1 chỉ tiêu thuộc

hiện tượng nghiên cứu.

Số tương đối động thái liên hoàn: kỳ chọn làm gốc là kỳ ở ngay trước kỳ nghiên cứu

trong dãy số thời gian. Là chỉ tiêu tốc độ phát triển từng thời kỳ về 1 chỉ tiêu thuộc hiện

tượng nghiên cứu.

Ví dụ 1: Tài liệu trang 43 – 45

b) Số tương đối kế hoạch

Khái niệm:

Số tương đối kế hoạch là số tương đối phản ánh tỷ lệ cần đạt được hoặc đã đạt được của

hiện tượng nghiên cứu.

Phân loại: gồm 02 loại:

- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

Khái niệm: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế

hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kỳ gốc.

Công thức tính: 0Y

Yt K

KH

Đơn vị tính: lần; % (Nếu nhân với 100)

Trong đó: + tKH: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch.

+ YK: Mức độ kế hoạch ở kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo/kỳ thực tế)

Ví dụ: Tài liệu trang 46

- Số tương đối hoàn thành kế hoạch

Page 30: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 30

Khái niệm: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với

mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào đó.

Công thức tính: K

THY

Yt 1

Trong đó: + tTH: Số tương đối hoàn thành kế hoạch.

+ Y1: Mức độ thực tế ở kỳ thực tế (kỳ báo cáo)

Ví dụ: Tài liệu trang 47

* Mối quan hệ giữa số tương đối động thái với số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số

tương đối hoàn thành kế hoạch:

t = tKH x tTH <=> K

K

Y

Yx

Y

Y

Y

Y 1

00

1 <=> 1,32 = 1,2 x 1,1

c) Số tương đối kết cấu

Khái niệm: Là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối

của cả tổng thể, nó thường biểu hiện bằng số %.

Công thức tính: T

b

Y

Yd

Trong đó: + d: Số tương đối kết cấu.

+ Yb: Mức độ của từng bộ phận.

+ YT: Mức độ của tổng thể.

Ví dụ: Tài liệu trang 48

d) Số tương đối cường độ

Khái niệm: Biểu hiện trình độ phát triển của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất

định, số tương đối cường độ là kết quả so sánh mức độ của 2 hiện tượng khác nhau nhưng có

quan hệ với nhau.

Công thức tính:

𝑛 = 𝑀ứ𝑐 độ 𝑐ủ𝑎 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ượ𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢

𝑀ứ𝑐 độ 𝑐ủ𝑎 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ượ𝑛𝑔 𝑐ó 𝑞𝑢𝑎𝑛 ℎệ

Ví dụ: Tài liệu trang 49

2.6. Điều kiện vận dụng số tương đối, số tuyệt đối

- Khi sử dụng số tương đối và số tuyệt đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng để rút ra

kết luận cho đúng đắn.

- Khi vận dụng kết hợp số tương đối và số tuyệt đối sẽ nhận thức được sâu sắc và chính

xác đặc điểm của hiện tượng cả về quy mô và sự hơn kém, to nhỏ…

- Những đặc điểm cần lưu ý:

+ Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu dùng để tính số tương đối

+ Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa tử số và mẫu số.

Page 31: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 31

+ Khi tính số tương đối phải chú ý đến gốc so sánh.

3. Số bình quân trong thống kê

3.1. Khái niệm số bình quân

Số bình quân trong thống kê biểu hiện quy mô đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện

tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

3.2. Ý nghĩa số bình quân

- Số bình quân rất thông dụng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, xã hội như lập các

chương trình, dự án, kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, tính toán

các chỉ tiêu kinh tế nhằm nêu lên đặc điểm điển hình của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn

trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Số bình quân có thể dùng để so sánh, đánh giá hiện tượng không cùng quy mô và trình

độ không đồng đều của đơn vị tổng thể.

- Sự biến động của số bình quân theo thời gian có thể cho thấy xu hướng phát triển cơ

bản của hiện tượng số lớn.

- Đóng một vai trò quan trọng trong nhiều phương pháp phân tích thống kê

3.3. Đặc điểm số bình quân

Số bình quân chỉ tính được từ tiêu thức số lượng.

Số bình quân có tính chất tổng hợp và có tính khái quát cao, biểu hiện:

+ Chỉ bằng 1 trị số nhất định, số bình quân nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có

tính đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu, không kể đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn

vị.

+ Số bình quân san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên

cứu.

+ Là một số trừu tượng chứ không phải số cụ thể, nó đại diện chung cho cả tổng thể.

3.4. Các loại số bình quân

Số bình quân trong thống kê có nhiều loại và cách tính toán cho mỗi loại cũng khác nhau.

Khi sử dụng loại nào phải xuất phát từ mực đích nghiên cứu và ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu

bình quân.Trong thực tế phải căn cứ vào nguồn tài liệu sẵn có để chọn công thức tính toán

cho phù hợp.

a. Số bình quân cộng: được tính bằng cách đem chia tổng tất cả các trị số của các đơn

vị cho số đơn vị tổng thể.

Số bình quân cộng giản đơn: mỗi trị số của tiêu thức ứng với 1 đơn vị tổng thể.

Công thức tính: n

x

n

xxxX

n

i

i

n

121 ...

Page 32: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 32

Trong đó: + X : Số bình quân.

+ xi: mức độ của trị số i (i=1,2,3,…,n)

+ n: tổng số đơn vị của tổng thể.

Ví dụ: Tài liệu trang 52 – 53.

Số bình quân gia quyền: được dùng khi hiện tượng nghiên cứu có trị số diễn biến

phức tạp. Có 02 trường hợp:

Dãy số phân tổ không có khoảng cách tổ:

Công thức tính:

n

i

n

i

ii

n

nn

f

fx

fff

fxfxfxX

1

1

1

21

2211

...

....

Trong đó: + dfi: tỷ trọng đơn vị của bộ phận

+ fi: là các quyền số (i = 1, 2, ..., n)

Ví dụ: Tài liệu trang 54

Ta có:

Mức lương tháng (đồng) (xi) Số công nhân (người) (fi) xifi

500.000 13 6.500.000

600.000 20 12.000.000

700.000 10 7.000.000

Tổng cộng 43 25.500.000

Dãy số phân tổ có khoảng cách tổ:

Công thức tính:

n

i

n

i

ii

n

nn

f

fx

fff

fxfxfxX

1

1

1

21

2211

'

...

'....''

Trong đó: x’i: trị số giữa của lượng biến ở tổ thứ i: 2

minmax' ii

i

xxx

+ xi max: trị số lớn nhất của lượng biến ở tổ thứ i.

+ xi min: trị số nhỏ nhất của lượng biến ở tổ thứ i.

Ví dụ:

Page 33: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 33

Năng suât dệt của 1 CN (m/người) Số công nhân (người) (fi) Trị số giữa (x’i) x’ifi

80 – 86 50 83 4.150

86 – 92 70 89 6.230

92 - 98 40 95 3.800

Tổng cộng 160 14.180

b. Số bình quân điều hòa: được xác định trong trường hợp chỉ biết các trị số và tổng

của các trị số của tiêu thức.

Công thức tính:

i

i

i

n

n

N

x

M

M

x

M

x

M

x

M

MMMX

....

...

2

2

1

1

21

Trong đó: Mi: tổng các trị số (Mi = xifi)

Nếu M1 = M2 = … = Mn = M thì:

iii

i

i

x

n

xM

nM

x

M

M

x

M

MX

11

Ví dụ: Tài liệu trang 60

Ví dụ vận dụng: Có tình hình về doanh số bán của 3 loại gạo tại 1 cửa hàng gạo như sau:

Loại gạo Đơn giá (1.000đ/kg) Doanh thu (1.000đ)

I 8 24.000

II 6 24.000

III 4 24.000

Yêu cầu: Tính giá trung bình 1kg gạo mà cửa hàng đã bán ra?

c. Số bình quân nhân:

Số bình quân nhân giản đơn:

Công thức:

ni

nn xxxxX ...21

Trong đó: + X : số bình quân nhân

+ : tích số

Điều kiện áp dụng: các lượng biến có tần số bằng 1

Ví dụ: Tài liệu trang 57

Số bình quân nhân gia quyền:

Công thức:

fi fi

i

if fn

n

ff xxxxX ...2

2

1

1

Page 34: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 34

Điều kiện áp dụng: các lượng biến có tần số khác nhau

Ví dụ: Tài liệu trang 58

3.5. Điều kiện vận dụng số bình quân

- Chỉ được tính ra từ tổng thể đồng chất mới có ý nghĩa và đảm bảo độ chính xác.

- Trong phân tích thống kê phải dùng số bình quân tổ, bổ sung cho số bình quân chung

của tổng thể. Số bình quân tổ là số bình quân tính riêng cho từng tổ, từng bộ phận cấu thành

tổng thể, nó giúp ta đi sâu nghiên cứu đặc điểm riêng từng tổ hay từng bộ phận, giải thích

được nguyên nhân phát triển chung của từng hiện tượng.

4. Bài tập vận dụng

Bài tập 1:

Tốc độ phát triển về doanh số bán ra của đơn vị A năm 2002 so với năm 2001 tăng 25%. Biết

doanh số bán ra năm 2001 là 700 triệu đồng. Tính doanh số bán năm 2002 của doanh nghiệp

trên?

Bài tập 2: Kế hoạch đặt ra năm 2005 ở cửa hàng bách hóa Cầu Diễn là 500 triệu đồng hàng

hóa bán ra, thực tế năm 2004 doanh nghiệp đạt doanh số bán ra là 400 triệu đồng. Hãy tính

số tương đối nhiệm vụ kế hoạch về doanh số bán ra của đơn vị.

Bài tập 3: Có kết quả về tiền lương tháng 10 năm 2008 của công ty VLC như sau:

Mức lương (trđ/ng) 1 2 3 4 5

Số lao động (ng) 10 20 50 10 10

Tính mức lương bình quân của toàn công ty.

5. Tự học:

Bài 1: Tiền lương của 4 công nhân trong tháng 04/2003 của phân xưởng A lần lượt như sau:

(ĐVT: 1.000đ): 1.370; 1.400; 1.420; 1.500.

Yêu cầu: Tính tiền lương trung bình của 1 công nhân trong tháng.

Bài 2: Có tài liệu về doanh số bán hàng của 1 công ty X qua các năm như sau:

Năm 1999 2000 2001 2002

Doanh số bán (tỷ đồng) 10,00 12,00 14,40 15,84

Yêu cầu: Tính:

1. Số tương đối động thái định gốc.

2. Số tương đối động thái liên hoàn

Bài 3: Sản lượng lúa của huyện Y năm 2001 là 250.000 tấn, kế hoạch dự kiến sản lượng lúa

năm 2002 là 300.000 tấn, thực tế năm 2002 huyện Y đạt được 330.000 tấn.

Yêu cầu: Tính số tương đối động thái, nhiệm vụ kế hoạch và hoàn thành kế hoạch?

Page 35: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 35

Bài 4:

Bài 5: Có tài liệu về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong 2 năm như sau:

Năm 2000 2001

Tổng giá trị XK (triệu USD) 14.482,7 15.027

Yêu cầu: Hãy tính số tương đối động thái về tổng giá trị xuất khẩu của nước ta năm 2001

so với năm 2000.

Bài 6: Có tài liệu thống kê về doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty Lạc Việt như sau:

Doanh thu năm 2005 là 500 tỷ đồng, kế hoạch năm 2006 là 550 tỷ đồng, thực hiện năm 2006

là 600 tỷ đồng. Yêu cầu tìm :

a) Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

b) Số tương đối thực hiện kế hoạch

c) Số tương đối động thái

Bài 7: Có tài liệu thống kê về Mức lương của các công ty thành viên trong tháng 1 năm 2008

của Tổng công ty Kim Hoàn gồm có 4 công ty thành viên được ghi ở bảng sau

Mức lương (triệu đ/người/tháng) Số lao động của công ty

A B C D

1 1 20 10 20

2 1 40 15 30

3 1 80 80 85

4 1 15 40 30

5 1 10 20 20

CỘNG 5 165 165 165

Yêu cầu: Tính mức lương bình quân cho toàn công ty

Biết nhiệm vụ kế hoạch về doanh số bán năm 2003 của doanh nghiệp X tăng 15% so với

năm 2002. Biết doanh số bán năm 2002 là 600 triệu đồng. Tính doanh số bán theo kế hoạch

năm 2003?

Page 36: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 36

CHƯƠNG 5:

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dãy số thời gian

1.1. Khái niệm, ý nghĩa

* Khái niệm:

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Ví dụ 1: Có tình hình của công ty năm 2000 như sau:

Tháng 1 2 3

Doanh số bán ra (triệu đồng) 3.020 3.459 3.478

Kết cấu của dãy số thời gian bao gồm 2 yếu tố là thời gian và chỉ tiêu:

+ Thời gian: có thể là ngày, tháng, quý, năm….

+ Chỉ tiêu (là các con số cụ thể): có thể là số tuyệt đối, số tương đối hay số bình

quân… Việc sử dụng loại nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và nguồn thông tin.

* Ý nghĩa:

Thông qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động, mức độ về

mặt lượng của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển.

Ngoài ra, dãy số thời gian còn được dùng làm cơ sở dự đoán mức độ tương lai của hiện

tượng

1.2. Các loại dãy số thời gian

a) Dãy số thời kỳ: ví dụ 1 ở trên

- Khái niệm: Là biểu hiện biến động của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.

- Đặc điểm: khoảng thời gian giữa các kỳ càng dài thì trị số chỉ tiêu càng lớn

b) Dãy số thời điểm

- Khái niệm: Là loại số biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất

định. Nó phản ánh mặt lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định (ngày đầu tháng,

cuối tháng, cuối năm…)

- Đặc điểm: không thể trực tiếp cộng các trị số của dãy số với nhau.

1.3. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng nghiên cứu, ta tính các chỉ

tiêu sau:

a) Mức độ bình quân theo thời gian

Chỉ tiêu phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian.

Tùy thuộc vào dãy số thời kỳ hay thời điểm mà ta xác định mức độ bình quân khác nhau.

Đối với dãy số thời kỳ:

Page 37: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 37

n

Y

n

YYYY

n

i

n

n

121 ...

Trong đó: Yn: các mức độ của dãy số (i = 1, 2, …, n)

Ví dụ: Tài liệu trang 63

Đối với dãy số thời điểm:

- Nếu khoảng cách thời gian bằng nhau:

Công thức: 1

2...

212

1

n

YYY

Y

Y

nn

Ví dụ: Tài liệu trang 64

- Nếu khoảng cách thời gian không bằng nhau:

Công thức:

n

i

i

n

i

ii

t

tY

Y

1

1

Ví dụ: (Tài liệu trang 65) Có tình hình công ty tháng 04/2003:

Ngày 1 10 15 21

Số công nhân viên 4.000 4.050 4.080 4.060

b) Lượng tăng giảm tuyệt đối

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa 2 thời gian nghiên

cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và

ngược lại: giảm thì mang dấu âm (-).

Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn hay tưng kỳ: kỳ nghiên cứu so với kỳ

đứng trước nó.

1 iii YYY

Trong đó: + iY : lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.

+ Yi: mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu thứ i.

+ Yi-1: mức độ của hiện tượng kỳ đứng liền trước đó.

Ví dụ:

Năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004

Giá trị sản xuất (tr.đồng) (Y) 4.682 4.975 5.075 5.185

Page 38: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 38

Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối định gốc: kỳ nghiên cứu so với kỳ được chọn làm

gốc cố định.

0YYY ii

Trong đó: + iY : lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc.

+ Y0: mức độ của hiện tượng kỳ gốc cố định.

Ví dụ: vận dụng ví dụ trên.

Mối quan hệ giữa lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn và định gốc:

n

i

in YY1

2. Chỉ số

2.1. Khái niệm, ý nghĩa

* Khái niệm:

Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó

của một hiện tượng kinh tế => chỉ tiêu số tương đối.

Ví dụ: Tài liệu trang 74

Ví dụ bổ sung: Doanh số bán ra của một doanh nghiệp thương mại X năm 2001 là 500

triệu đồng, năm 2002 là 800 triệu đồng. Nếu so sánh doanh số bán ra năm 2002 với năm

2001 ta có chỉ số phát triển về doanh số bán ra của DNTM bằng 1,6 lần (hay 160%).

* Ý nghĩa:

Chỉ số trong thống kê có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu sự biến động của

hiện tượng:

- Chỉ số cho phép phân tích sự biến động của hiện tượng qua thời gian khác nhau, loại chỉ

số này gọi là chỉ số phát triển.

- Biểu hiện sự so sánh mức độ của hiện tượng qua không gian khác nhau, loại chỉ số này

gọi là chỉ số không gian hay chỉ số địa phương.

- Chỉ số cho phép phân tích nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch, loại chỉ

số này gọi là chỉ số kế hoạch

- Chỉ số cho phép phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của

toàn bộ hiện tượng KT-XH phức tạp.

2.2. Phân loại chỉ số

2.2.1.Căn cứ vào phạm vi tính toán

Chỉ số cá thể: nêu lên biến động của từng phần tử hay từng đơn vị cá biệt của hiện

tượng phức tạp.

Page 39: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 39

Chỉ số chung: nêu lên biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng

phức tạp

2.2.2.Căn cứ theo tính chât của chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Nói lên biến động của các chỉ tiêu: giá cả, giá thành,

NSLĐ, năng suất thu hoạch….

Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Nêu lên biến động của các chỉ tiêu sản lượng, lượng hàng

hóa tiêu thụ, diện tích gieo trồng, số lượng công nhân…

2.3. Ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số

1 - Kỳ nghiên cứu (báo cáo, thực tế)

0 - Kỳ gốc (kế hoạch)

p - Giá đơn vị

q- Lượng hàng hóa tiêu thụ

i - Chỉ số cá thể

I - Chỉ số chung

M - Mức tiêu thụ hàng hóa

m : Mức hao phí NVL để SX ra 1 đơn vị sản phẩm

2.4. Phương pháp tính chỉ số

* Phương pháp tính chỉ số cá thể:

- Về giá cả:

+ Số tương đối: ip = p1/p0 = …(lần, %)

+ Số tuyệt đối: .....-/+ = p - p 01p (đơn vị tính của p)

Trong đó : + 1: kỳ thực tế (kỳ báo cáo)

+ 0: kế hoạch (kỳ gốc)

+ Nhận xét: giá cả của sp kỳ thực tế (kỳ báo cáo) so với kỳ kế hoạch (kỳ gốc)

tăng/giảm….%, tương ứng tăng/giảm tuyệt đối….

- Về khối lượng:

+ Số tương đối: iq = q1/q0 = …(lần, %)

+ Số tuyệt đối: ....-/+ = q - q 01q (đơn vị tính của q)

+ Nhận xét: khối lượng của sp kỳ thực tế (kỳ báo cáo) so với kỳ kế hoạch (kỳ gốc)

tăng/giảm….%, tương ứng tăng/giảm tuyệt đối….

- Ví dụ: Tài liệu trang 75 – 76: Có tình hình như sau:

Tháng 1 2

Gía cả sp A (đ/sp) 10.000 12.000

Số lượng sp A bán ra (cái) 1.200 1.800

Page 40: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 40

* Phương pháp tính chỉ số chung:

Chỉ số chung về giá cả:

- Số tương đối:

10

11

qp

qpI p (lần, %)

- Số tuyệt đối: 1011 qpqpp (đơn vị tính của p.q)

- Ví dụ *: Có tình hình của 1 công ty như sau:

Sản phẩm Sản lượng (sp) Đơn giá sp (đồng/sp)

Kỳ kế hoạch (q0) Kỳ thực tế (q1) Kỳ kế hoạch (p0) Kỳ thực tế (p1)

A 600 650 2.000 1.800

B 550 500 3.500 3.000

Yêu cầu: Phân tích sự biến động về giá cả đơn vị sản phẩm của công ty?

- Ví dụ: vận dụng ví dụ * phân tích sự biến động về khối lượng sản phẩm của công ty?

2.5. Hệ thống chỉ số

- Khái niệm: Là một tập hợp các chỉ số có liên hệ với nhau tạo thành một đẳng thức mà

một bên là chỉ số toàn bộ (trong đó tất cả các nhân tố đều biến động) và một bên là các chỉ số

bộ phận (mỗi chỉ số bộ phận nêu lên biến động của một nhân tố)

- Ý nghĩa: Xác định được vai trò ảnh hưởng của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện

tượng phức tạp, qua đó đánh giá được nhân tố nào tác động chủ yếu đối với sự biến động của

hiện tượng

a. Hệ thống chỉ số phản ánh doanh thu

- Công thức: 11qpDTbh

=> Hệ thống chỉ số:

- Số tương đối:

00

10

10

11

00

11

qp

qpx

qp

qp

qp

qp

- Số tuyệt đối: )()()( 001010110011 qpqpqpqpqpqp

- Nhận xét:

Doanh thu của công ty kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng / giảm bao nhiêu % (tương

ứng với số lượng tuyệt đối là bao nhiêu đồng), do ảnh hưởng của 02 nhân tố:

+ Đơn giá sp kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch giảm tăng / giảm bao nhiêu % (tương ứng

với số lượng tuyệt đối là bao nhiêu đồng)

+ Sản lượng sp kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng / giảm bao nhiêu % (tương ứng với

số lượng tuyệt đối là bao nhiêu đồng)

- Ví dụ: Tài liệu trang 80

Page 41: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 41

b. Hệ thống chỉ số phản ánh tổng mức hao phí nguyên vật liệu cho sản xuât sản phẩm:

Công thức:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑚ứ𝑐 ℎ𝑎𝑜 𝑝ℎí 𝑁𝑉𝐿 để 𝑆𝑋 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚

= 𝑀ứ𝑐 ℎ𝑎𝑜 𝑝ℎí 𝑁𝑉𝐿 để 𝑆𝑋 1 đơ𝑛 𝑣ị 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑥 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡

Ký hiệu: + M: Tổng mức hao phí NVL để SX ra sản phẩm

+ m : Mức hao phí NVL để SX ra 1 đơn vị sản phẩm

Ta có: qm. = M

=> Hệ thống chỉ số:

- Số tương đối:

00

10

10

11

00

11

qm

qmx

qm

qm

qm

qm

- Số tuyệt đối: )()()( 001010110011 qmqmqmqmqmqm

- Nhận xét:

Tổng mức hao phí NVL để SX ra sản phẩm của công ty kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch

tăng / giảm bao nhiêu % (tương ứng với số lượng tuyệt đối là bao nhiêu đồng), do ảnh hưởng

của 02 nhân tố:

+ Mức hao phí NVL để SX ra 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch giảm

tăng / giảm bao nhiêu % (tương ứng với số lượng tuyệt đối là bao nhiêu đồng)

+ Sản lượng sp kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng / giảm bao nhiêu % (tương ứng với

số lượng tuyệt đối là bao nhiêu đồng)

- Ví dụ: Tài liệu trang 83

3. Bài tập vận dụng

Bài 1: Trả lời đúng sai và giải thích

1/ Phương pháp chỉ số là phương pháp mang tính chất tổng hợp, không mang tính chất phân

tích.

2/ Tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng (hoặc giảm) của hiện tượng

qua một thời kỳ nhất định.

3/ Số bình quân cộng giản đơn là một dạng của số bình quân cộng gia quyền.

4/ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau, mức độ bình quân

theo thời gian chính là mức độ bình quân của từng nhóm 2 mức độ kế tiếp nhau.

Bài 2: Cho số liệu như sau:

Tháng 1 2 3

Doanh số bán ra (triệu đồng) 3.020 3.459 3.478

Yêu cầu: Tính chỉ số bình quân?

Bài 3: Vận dụng tài liệu ở ví dụ *, hãy phân tích sự biến động về doanh thu của công ty.

Page 42: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌCthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/ketoan/Nguyen_ly_thon… ·  · 2014-04-24Đề cương: Lý thuyết thống kê GV:

Đề cương: Lý thuyết thống kê

GV: Trần Thị Hoa Trang 42

Bài 4: Có tài liệu về năng suất lao động và số công nhân của một doanh nghiệp như sau:

Phân

xưởng

Năng suất lao động bình quân

1 công nhân (tấn) Số công nhân (người)

Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo

X 120 125 50 60

Y 122 126 30 36

Z 126 130 40 45

Tính chỉ số chung về năng suất lao động và chỉ số chung về số công nhân?

4. Tự học:

Bài 1: Có số liệu về số công nhân của doanh nghiệp X tháng 4/2012 như sau:

Ngày 1/4 có 400 công nhân

Ngày 10/4 bổ sung thêm 5 công nhân

Ngày 15/4 nhận thêm 3 công nhân

Ngày 21/4 cho thôi việc 2 công nhân và từ đó đến hết tháng 4 số công nhân không đổi.

Yêu cầu: Hãy tính số lao động bình quân trong tháng 4.

Bài 2: Có tài liệu về giá bán lẻ và lượng hàng hóa tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại thị

trường Hà Nội như sau:

Tên

hàng

Đơn vị tính Giá bán lẻ (1000 đ) Lượng hàng hóa tiêu thụ

Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo

A kg 60 50 12000 15000

B lít 100 120 10500 12000

C chiếc 120 110 3000 4000

Yêu cầu: Tính chỉ số chung về giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ?

Bài 3: Cho số liệu sau:

Tên hàng Đơn vị

tính

Giá bán lẻ (1.000đ) Lượng hàng hóa tiêu thụ

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

Vải (A) mét 35 28 1.400 1.600

Dầu ăn(B) lít 25 32 2.600 4.400

Yêu cầu:

1. Tính chỉ số cá thể của mặt hàng vải(A), nêu nhận xét

2. Tính chỉ số chung lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng trên, cho nhận xét