14
Chuyện Vượt Biên Trang 1 VƯỢT BIÊN ƣợt biên, một thời là câu chuyện đầu môi cho nhiều ngƣời miền Nam sau khoảng năm 1976. Thấy ngƣời hàng xóm vắng mặt vài hôm, họ xì xào "chắc dzọt mất rồi". Nghe ai đó đi Nha Trang, Rạch Giá hay bất cứ vùng biển nào, họ xì xầm: "gan nhỉ, mùa này biển hay động" hoặc một gia đình về quê ăn tết hơi kỹ, thiên hạ kháo nhau "hơn cả tuần rồi, chắc đang ở bển". Khi đã lao vào chuyện vƣợt biên thì không còn đầu óc tỉnh táo, để lao động dƣới xã hội Chủ nghĩa, mặc dù chiếc loa thông tin văn hóa r a rả suốt ngày lời Bác "lao động là vinh quang". Đà Nẵng tan hàng(1) ngày 29/3/1975, mấy ngày sau tôi bắt đầu lên đƣờng xuôi Nam. Cuốc bộ có, đi xe có vì trên đƣờng quốc lộ 1 rất nhiều cầu bị sập. Hàng ngàn ngƣời trai trẻ cùng hoàn cảnh nhƣ tôi đi dọc theo hai bên đƣờng, dấu tích chiến tranh còn mới toanh. Đoạn nào đƣợc quá giang xe, mừng vô cùng. Quân cảnh, cảnh sát trƣớc đây đƣợc thay thế bằng những ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, tay cầm súng. Figuur 1: Ngày mãn khóa SQTB. Ba ngày sau đến Nha Trang, gặp lại gia đình trong cƣ xá Chí Thiện của các Xơ, một điều tôi hoàn toàn không ngờ. Vì gia đình đƣợc máy bay Mỹ bốc, chuyến bay dự định đáp ở Tân Sơn Nhất. Nhƣng vì tình hình Sài Gòn lúc đó khá lộn xộn nên chuyến bay thay đổi, đáp Nha Trang. Chiến sự đang ác liệt ở Long Khánh, nếu không gặp gia đình ở Nha Trang, tôi tiếp tục xuôi Nam. Vui mừng vì gặp lại gia đình, nhƣng tinh thần hoang mang bất định. Rất nhiều quân nhân của vùng 1, vùng 2 mắc kẹt ở Nha Trang. Nha Trang, thành phố tôi có nhiều kỷ niệm qua hai quân trƣờng, Đồng Đế theo khóa SQTB(2), nơi có hai câu thơ bất hủ: Anh đứng nghìn năm thao diễn nghỉ Em nằm xõa tóc đợi chờ ai ?(3) Trung tâm huấn luyện không quân, khóa SQBTPC(4). Mặt trận Long Khánh đang ác liệt, để phòng ngừa họ ra lệnh SQ(5) trình diện tập trung, đƣa chúng tôi ra trại trung tâm huấn luyện Lam Sơn. Khoảng 7-8 ngàn SQ và công chức tập trung ở đó, đàn bà cũng có, họ chia thành từng toán khoảng 30-40 ngƣời, hàng ngày tự kể tội và sỉ vả mình. Trong trại gặp lại một vài ngƣời bạn, nhƣ Hải ở LĐBĐQ(6) biên phòng, quen nhau từ lúc còn mặt quần xà lỏn đá banh trong xóm hay mấy đứa bạn cùng khóa Đồng Đế, hàng ngày bàn chuyện thời thế cho qua ngày. Ở trại khoảng 2 tuần, một buổi sáng ƣớc chừng 10 giờ, tiếng súng AK đồng loạt nổ tứ phía, thỉnh thoảng có cả tiếng xoẹt của trái sáng, chúng tôi hoảng hốt không biết việc gì xảy ra, tìm chổ trú ẩn, có vài bạn tù lạc quan ra vẻ hệ trọng, nói khẽ với ngƣời bên cạnh "quân ta di V

Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 1

VƯỢT BIÊN

ƣợt biên, một thời là câu chuyện đầu môi cho nhiều ngƣời miền Nam sau khoảng

năm 1976. Thấy ngƣời hàng xóm vắng mặt vài hôm, họ xì xào "chắc dzọt mất rồi".

Nghe ai đó đi Nha Trang, Rạch Giá hay bất cứ vùng biển nào, họ xì xầm: "gan nhỉ, mùa này

biển hay động" hoặc một gia đình về quê ăn tết hơi kỹ, thiên hạ kháo nhau "hơn cả tuần rồi,

chắc đang ở bển".

Khi đã lao vào chuyện vƣợt biên thì không còn đầu óc tỉnh táo, để lao động dƣới xã hội

Chủ nghĩa, mặc dù chiếc loa thông tin văn hóa ra rả suốt ngày lời Bác "lao động là vinh

quang".

Đà Nẵng tan hàng(1) ngày 29/3/1975, mấy ngày sau tôi bắt đầu lên đƣờng xuôi Nam.

Cuốc bộ có, đi xe có vì trên đƣờng quốc lộ 1 rất nhiều cầu bị sập. Hàng ngàn ngƣời trai trẻ cùng

hoàn cảnh nhƣ tôi đi dọc theo hai bên đƣờng, dấu tích chiến tranh còn mới toanh. Đoạn nào

đƣợc quá giang xe, mừng vô cùng. Quân cảnh, cảnh sát trƣớc đây đƣợc thay thế bằng những

ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, tay cầm súng.

Figuur 1: Ngày mãn khóa SQTB.

Ba ngày sau đến Nha Trang, gặp lại gia đình

trong cƣ xá Chí Thiện của các Xơ, một điều tôi hoàn

toàn không ngờ. Vì gia đình đƣợc máy bay Mỹ bốc,

chuyến bay dự định đáp ở Tân Sơn Nhất. Nhƣng vì

tình hình Sài Gòn lúc đó khá lộn xộn nên chuyến bay

thay đổi, đáp Nha Trang. Chiến sự đang ác liệt ở Long

Khánh, nếu không gặp gia đình ở Nha Trang, tôi tiếp

tục xuôi Nam.

Vui mừng vì gặp lại gia đình, nhƣng tinh thần hoang mang bất định. Rất nhiều quân

nhân của vùng 1, vùng 2 mắc kẹt ở Nha Trang.

Nha Trang, thành phố tôi có nhiều kỷ niệm qua hai quân trƣờng, Đồng Đế theo khóa

SQTB(2), nơi có hai câu thơ bất hủ:

Anh đứng nghìn năm thao diễn nghỉ

Em nằm xõa tóc đợi chờ ai ?(3)

và Trung tâm huấn luyện không quân, khóa SQBTPC(4).

Mặt trận Long Khánh đang ác liệt, để phòng ngừa họ ra lệnh SQ(5) trình diện tập trung,

đƣa chúng tôi ra trại trung tâm huấn luyện Lam Sơn. Khoảng 7-8 ngàn SQ và công chức tập

trung ở đó, đàn bà cũng có, họ chia thành từng toán khoảng 30-40 ngƣời, hàng ngày tự kể tội và

sỉ vả mình.

Trong trại gặp lại một vài ngƣời bạn, nhƣ Hải ở LĐBĐQ(6) biên phòng, quen nhau từ lúc

còn mặt quần xà lỏn đá banh trong xóm hay mấy đứa bạn cùng khóa Đồng Đế, hàng ngày bàn

chuyện thời thế cho qua ngày.

Ở trại khoảng 2 tuần, một buổi sáng ƣớc chừng 10 giờ, tiếng súng AK đồng loạt nổ tứ

phía, thỉnh thoảng có cả tiếng xoẹt của trái sáng, chúng tôi hoảng hốt không biết việc gì xảy ra,

tìm chổ trú ẩn, có vài bạn tù lạc quan ra vẻ hệ trọng, nói khẽ với ngƣời bên cạnh "quân ta di

V

Page 2: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 2

tản chiến thuật trở về", sau đó nghe nói họ ăn mừng SG thất thủ. Tâm trạng chúng tôi lúc đó

thật khó diển tả.

Sau 3 hay 4 tuần, nghe nói thân nhân phần lớn ngƣời Nha Trang, chƣa thấy chồng con về,

nhiều ngƣời ra trại trung tâm huấn luyện Lam Sơn đòi chồng con. Chính quyền CM(7) hứa cải

tạo 1 tuần xong, mà 3, 4 tuần rồi vẫn chƣa cho về.

Để làm an tâm thân nhân những ngƣời khác, hay để chuẩn bị hốt mẻ lƣới cá lớn toàn miền

Nam, hai tháng sau họ cho một số về nhƣng không cấp bất cứ giấy tờ gì và ra lệnh: không được

rời khỏi Khánh Hòa, trong đó có tôi. Chúng tôi phần lớn không phải dân Nha Trang, ăn ở làm

sao đây? Lần đầu tiên tôi biết luật lệ xã hội Chủ nghĩa.

Khi trở lại Nha Trang, gia đình tôi đã về lại Huế. Tôi đi Đà Lạt thăm ngƣời chị vài ngày,

sau đó về SG.

Thời gian đó ủy ban quân quản quản lý, tôi đến trình diện ủy ban, họ cấp cho tôi 1 tờ giấy

chứng nhận ngƣời trở về địa phƣơng. Đó là tờ giấy duy nhất tôi có để lận lƣng.

Một lần kia đến trình diện công an phƣờng, nằm trên đƣờng Bạch Đằng, gần nhà thờ Hàng

Xanh. Nhân viên công an xem giấy xong rồi giữ giấy, bảo tôi về. Tôi hỏi tại sao anh giữ giấy

của tôi?. "Giấy không hợp lệ" y nói. "Tôi trình diện ủy ban quân quản, ủy ban quân quản

cấp giấy , sao không hợp lệ?”. Tôi hỏi lại. "Ông về đi", y bảo. Tôi nói: "Anh giữ giấy của

tôi, anh vui lòng cấp cho tôi một giấy là cơ quan tạm giữ giấy của tôi . "Không, ông muốn ở

đây hay về", y gằn giọng.

Tôi biết nói thêm cũng vô ích, có khi chuốc họa vào thân.

Tôi, kẻ chiến bại, chân bƣớc ra khỏi đồn công an mà lòng rối bời, linh cảm tƣơng lai đầy

bất trắc đang chờ đón.

Gia đình bên nhà tôi ở Phan Thiết, do đó tôi có duyên nợ với chuyện vƣợt biên khá sớm,

khoảng đầu năm 1976.

Phần lớn các chuyến vƣợt biên không thành vì lừa lọc nhau, vì qua quá nhiều trung gian,

hoặc vì vụng về tổ chức hay thiếu tin nhau.

Thành thực mà nói, nếu gia đình chủ ghe và những ngƣời chung góp vàng bạc để đi, quyết

tâm chỉ vì đi thôi, thì chuyến đi có thể thành công(thoát khỏi bến) trên 50%. Phần lớn bị mất

tiền bạc, bị bắt mà chƣa từng đặt chân lên ghe.

Gia đình tôi cũng là nạn nhân của vài chuyến, Phan Rang với ngƣời Chàm, Phan Rí ở Bải

Dƣơng, Rạnh Giá v.v.

Mang chữ Ngụy vào thân, đừng hòng kiếm đƣợc việc làm thời buổi đó, họ phân biệt đối

xử không những đối với những ngƣời làm việc cho chính quyền cũ, họ còn đối xử kỳ thị cả vợ

con. Tôi dạy toán ở nhà để qua mắt phƣờng xóm và công an khu vực.

Sau mỗi lần vƣợt biên thất bại, xuống tinh thần thê thảm và chán đời không muốn làm gì

cả. Đứng trƣớc đám học trò mà tôi hồn phiêu phách tán. Nhƣng lạ thay, vài tuần sau lại có

đƣờng dây tiếp. Không Miền Tây thì cũng Vũng Tàu Bà Rịa hay Nha Trang, Phan Thiết. Câu

chuyện mới cũng hấp dẫn đầy hy vọng nhƣ những chuyến trƣớc.

Tuấn, ngƣời bạn cùng khóa SQBTPC thỉnh thoảng vẫn ghé lại thăm tôi. Khóa chúng tôi

chỉ có 12 ngƣời, nên chúng tôi biết nhau nhiều, Tuấn tính tình dễ dãi, tốt, sống bạt mạng (lính

mà), Hắn, Quỳnh và Cần là 3 con ma mê nhảy đầm. Đơn vị lệnh cấm trại 100%, tụi hắn vẫn

Page 3: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 3

trốn trại tới vũ trƣờng. Mãn khóa hắn về phi trƣờng Bình Thủy Cần Thơ, tôi ra nhận đơn vị Đà

Nẵng.

Có lúc Tuấn kể với tôi đang đi đánh cá ở Vũng Tàu, trên loại tàu khá lớn, nghe đâu có

quen biết bên hải sản. Tôi mừng cho hắn vì với job đó, chuyện xuất dƣơng coi nhƣ nắm trong

tay, nghe mà thèm.

Bẵng đi một thời gian, một hôm Tuấn ghé thăm. Biết nhà tôi quê vùng biển, hỏi "có quen

biết ai bán ghe không?" , "Chờ tau vài hôm", tôi trả lời.

Nhiều lần liên hệ vƣợt biên ở Phan Rí, tôi quen biết chú Sáu Mạnh. Chú có đôi giả cào dài

16 m, tài công bạn ghe là con cháu trong nhà. Từ khi ghe vào tập đoàn, chú hết làm chủ, bất

mãn thời thế, dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số 71, sống với rẫy. Tôi trả lời Tuấn vì

nghĩ đến chú Sáu Mạnh, chú dân trong nghề. Chú Sáu Mạnh thật thà, chất phát, tốt bụng.

Qua giới thiệu của chú, chị Liên, chị của Tuấn đồng ý mua ghe ông Ba Tú,

ở sát sông vùng Quán Chim, có chiếc ghe đi sông sửa mủi Thái Lan dài 10,5 mét(8). Loại ghe

đi sông, ván ghép bằng đinh, không chịu nổi sóng gió nhƣ ghe đi biển; ghe biển ván ghép bằng

chốt. Thật ra chiếc ghe không dài đến nhƣ thế, nhƣng thời buổi đó mua bán nhất là mua bán

ghe, ngƣời bán cũng nhƣ ngƣời mua đang mƣu đồ chuyện lớn "vƣợt biên", tin nhau là chính.

Cho vàng chị Liên cũng không dám xuống coi ghe. Ông Ba Tú lợi dụng thời thế, phóng đại

chiều dài chiếc ghe.

Trong điều kiện mua bán, ông Ba Tú ràng buộc: phải để 3 đứa cháu của ông đi theo, cả 3

thanh niên cao to, vạm vỡ từng là ngƣ dân biển, theo lời ông. Chị Liên không phiền hà gì về

điều kiện đó, mừng là đằng khác, vì tổ chức chƣa có tài công riêng. Tuấn và chị Liên nhờ tôi lo

phần hoa tiêu vì biết tôi có 2 hải bàn và hải đồ với một mớ kinh nghiệm đi biển ... hàm thụ.

Chú Sáu Mạnh khuyên tôi và Tuấn: ghe này nên đi khoảng 30 ngƣời, chú dặn đừng ham

chở nhiều vì ghe đi sông sửa lại, không an toàn.

1- Chuyến đi bất thành.

Đầu tháng sáu, trƣớc chuyến đi vài ngày, chú Sáu Mạnh bảo tôi: phải có tài công riêng

của mình, tôi và Tuấn đồng ý. Chú giới thiệu Ba, tự là Ba Trủm, từng làm tài công cho ghe nhà

nhiều năm ở Phan Rí. Chú Sáu Mạnh quen biết chú Hai Là cha của Ba, hai ngƣời cùng quê,

cùng hoàn cảnh nhƣ nhau.

Chú Hai Là, khi còn ở Phan Rí mấy ngƣời con trai đi biển cho cha, gia đình chú khá giả.

Ghe vào tập đoàn, hết làm chủ bất mãn, gia đình chú dọn vô gần sông Quán Chim. Vào trong

này lạ nƣớc lạ cái, con chú lên rừng đi củi sống qua ngày.

Ba Trủm, hắn hiền khô, nƣớc da nâu sậm, to bề ngang mặt mày bậm trợn với hàng râu

quai nón. Mấy tay anh chị muốn gây sự Ba Trủm, tôi nghĩ họ cũng phải suy nghĩ bảy lần trƣớc

bộ gió hắn.

Page 4: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 4

Theo kế hoạch chuyến đi:

Trên ghe: Ba Trủm, ba thanh niên cháu ông Ba Tú và đề lô (ngƣời dẫn ghe chạy về bãi

bốc ngƣời ). Nhƣng vào giờ chót, cháu ông Ba Tú không lên ghe, đề lô đến nhà ông Ba Tú lấy

ghe tới bến đón Ba Trủm đi về hƣớng Phƣớc Hòa.

Figuur 2: Bản đồ khu vực vượt biên

Chiều hôm đánh (9) , tôi ẵm đứa con trai, đón xe

đi Vũng tàu, đến điểm hẹn xuống xe đi một

đoạn có Thành ngƣời của bãi, đón đƣa về nhà.

Nhà Thành cách lộ chính khoảng 50 thƣớc, đêm

đó có một ngƣời đi tù về cũng đi cùng. Khoảng

10 giờ tối chúng tôi nghe nhiều ngƣời khóc, van

xin đƣợc tha. Họ ở một tổ chức khác bị bắt, dẫn

đi ngang qua nhà Thành. Chúng tôi nghe rõ mồn

một, vì nhà cách đƣờng 2,3 mét. Tôi ẵm cháu và

cùng ông bạn vƣợt biên lẻn ra sau nhà cầu trốn.

Chờ đến 12 giờ đêm, có ngƣời đƣa chúng tôi vào

một nhà trọ khác sâu hơn phía núi, để gặp nhà

tôi. Chúng tôi chờ đó đến sáng, nghe nói không

đi đƣợc, hoãn lại lần khác. Sáng hôm sau, chúng

tôi vài ngƣời đi dọc theo về hƣớng nhà thờ

Phƣớc Lộc (?) để ra lộ đón xe về SG.

Từ trƣớc tới nay, tôi chỉ lo vƣợt biên những vùng biển miền Trung. Lên đƣợc ghe coi nhƣ

90% thoát, nếu đi thất bại thì phần nhiều sẽ bị bắt, ai đó thoát đƣợc là may mắn vô cùng vì

vùng biển công an kiểm soát rất gắt gao, hơn thế nữa, vùng biển thƣờng hay bị cô lập với

đƣờng xá chính. Lần đầu tiên tôi tham dự vƣợt biên từ vùng sông nhƣ chuyến này, ra đến lộ lên

đƣợc xe coi nhƣ huề cả làng. Vì xe đi lại giữa SG và Vũng Tàu khá nhiều.

Chuyến đi không thành vì bên bãi chƣa tập họp đủ ngƣời, phải hoãn lại. Ghe chờ đến gần

sáng, không liên hệ đƣợc ngƣời bên bãi, đề lô không biết chuyện gì đã xảy ra, nghi có thể bị bể

nên lên bờ trốn.

Trên ghe chỉ còn Ba Trủm, hắn chạy ghe về neo ở bến trƣớc nhà(trƣớc nhà chú Hai Là có

bến ghe nhỏ cho vài chiếc chở gỗ, than và cây đƣớc).

Hai ba ngày sau, đám cháu ông Ba Tú mời Ba đi ăn nhậu làm quen dụ dỗ Ba để lấy ghe.

Dụ dỗ không đƣợc, chúng hăm dọa nhƣng bất thành. Ngày hôm sau Ba phát hiện con heo dầu

bị mất , do cháu Ba Tú tháo, chàng ta chạy về SG báo chị Liên, đƣợc tin tôi và Tuấn tức tốc

chạy về nhà ông Ba Tú, làm rất dữ, cuối cùng ông chịu nhịn và hứa sẽ đem trả lại con heo dầu.

Về sau chúng tôi biết đám cháu đó, là tay anh chị vùng Quán Chim. Họ không thanh toán tôi và

Tuấn , không phải họ không làm đƣợc mà vì sợ đổ bễ lớn chuyện, ra đến công an họ mất hơn ba

chục lƣợng vàng bán ghe.

Nếu không có tài công Ba, họ sẽ hù dọa để đề lô lên bờ trốn, đem ghe dấu đâu đó, phao tin

sợ công an, trốn lên bờ. Ghe không biết trôi giạt về đâu ?

Từ đó chúng tôi canh giữ ghe kỹ hơn, tôi đƣa Ngọc em ruột về ăn ở trên ghe, hằng ngày

phụ với anh Hai, Ba sửa máy. Chuẩn bị chỗ để gắn thêm máy F10 cho chuyến đi tới.

Cũng nhƣ mọi chuyến đi khác, sau mỗi lần trở ngại, khách bắt đầu nghi ngờ tổ chức. Một

nghi mƣời ngờ, họ gây áp lực lên gia đình chị Liên, áp lực tăng lên từng ngày.

Page 5: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 5

Để giải tỏa áp lực và tạo niềm tin với khách, chị Liên xin chú Hai Là cho một ngƣời trong

nhóm khách ở lại nhà chú, hằng ngày lên xuống ghe, phụ sửa máy cho đến ngày đi.

Đây là một quyết định không nên có , nguy cơ rủi ro rất cao , nguy hiểm cho nhiều ngƣời

chỉ vì làm vừa lòng khách. Trong tổ chức vƣợt biên này, chú Hai Là hoàn toàn không nhận một

đồng.

Nhà chú Hai Là ở một nơi hẻo lánh, gần

sông . Nhà bằng cây mái lá, chung quanh che

bằng lá hay phên. Không có một lý do gì khả

dĩ hợp lý tối thiểu, để biện hộ sự có mặt một

ngƣời hộ khẩu SG trong nhà chú. Giả sử công

an hay du kích vào xét nhà, câu chuyện sẽ liên

đới đến nhiều ngƣời. Trƣớc hết, gia đình chú

Hai Là, tới gia đình chị Liên, anh Đạm chồng

chị Liên(đại úy vừa bị tù về), anh Chi, Tuấn,

gia đình chú Sáu Mạnh và sẽ kéo theo nhiều

ngƣời vào vòng lao lý. May thay, điều xấu

không xảy ra.

Figuur 3: Ghe trước khi được tàu Nedlloyd Dejima vớt.

Tôi nghe nói, nhiều chuyến đi thất bại vì nghi ngờ lẫn nhau và những đòi hỏi kỳ quái của

khách. Ai mất tiền cũng đau xót, nhất là thời buổi gạo châu củi quế sau 75. Nhƣng đi vƣợt biên

chắc chắn khác với chuyến đi xa mua vé .

Ông bà ta thƣờng nói "không chết vì sông vì biển, mà chết vì lỗ chân trâu", đúng trong

trƣờng hợp này.

2- Chuyến đi định mệnh.

Gần ngày đi, Ba xin cho Thành ngƣời bạn cùng đi, Thành tính tình chất phát, hai đứa to bề

ngang, da nâu sậm, tôi mừng vì Ba có bạn. Phút chót có thêm anh Ba Trợ tài công đi biển.

Buổi sáng, tôi và Thành theo xuồng nhỏ với máy F10 chạy trƣớc, trên đƣờng đi gãy phần

làm mát máy. Thành chạy xuồng vào nhà ông cậu sát sông dặn tôi: nếu cậu tôi hỏi, nói đi đánh

cá đối ở Thành An. Thành vào thăm cậu, tôi chạy bộ ra lộ đón xe lên Long Thành vào tiệm hàn,

làm cái khác chắc hơn. Trở về chúng tôi chạy xuồng ra điển hẹn, bãi tràm. Giấc trƣa trời nóng

chang chang thủy triều hạ, để thời gian qua nhanh, tôi lội vào trong đám tràm xem rạm(loại cua

nhỏ), và một loại cá có hai mắt to lồi, bò lổm ngổm.

Khoảng 2 giờ trƣa, chúng tôi nhìn thấy ghe lớn. Khi ghe còn cách khoảng gần 100 mét,

thấy mấy ngƣời trên ghe huơ tay. Tôi và Thành nghĩ rằng họ bảo chúng tôi chạy trƣớc đi.

Thành nổ máy chạy về phía Phƣớc Hòa. Gần đến Phƣớc Hòa, ngừng chờ ghe lớn. Chờ mãi vẫn

không thấy tăm tích ghe lớn, chúng tôi sốt ruột. Chạy đi kiếm, khi ra sông lớn Thị Vải lúc vào

lạch nhỏ, cứ thế tìm. Trời càng chiều chúng tôi càng sốt ruột, vì mặt trời sắp lặn. Vùng sông

nhiều ghe đánh cá cho nên cũng có nhiều ngƣời chết, am miếu dọc sông rạch khá nhiều. Ngang

qua am hay miếu nào, tôi và Thành cũng vào đốt nhang, cúi lạy, thì thầm cầu nguyện. Tôi còn

nhớ rõ, miếu Ông Trịnh lớn nhất, có lẽ linh thiêng nhất vì nhiều nhang đèn, chứng tỏ có nhiều

ngƣời đến đây cúng bái.

Page 6: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 6

Figuur 4: Xuồng ba lá để bốc khách ra ghe.

Mặt trời sắp lặn, ruột tôi nóng nhƣ lửa vì lo trời tối

làm sao biết đƣờng tìm.

Trong đêm tối, nhìn thấy một ánh đèn chúng tôi chạy

đến, gặp chiếc ghe đang bủa lƣới hay đang giăng câu,

cứ thế nhiều giờ. Trời mƣa, sấm chớp rền trời, chúng

tôi quyết tìm cho ra ghe lớn, nhƣng vô vọng. Khoảng

sau nửa đêm một cơn sóng lớn đánh bạt chiếc xuồng

lên bãi tràm, con nƣớc đang hạ. Quá mệt, chúng tôi

không còn sức để đẩy xuồng , hai đứa ngồi nghỉ mặc

cho gió mƣa bão bùng, chờ trời sáng.

Trời hừng sáng, con nƣớc đang lên nên chúng tôi không vất vả lắm để đẩy xuồng xuống

nƣớc.

Máy F10 không chạy, nhờ một ghe đánh cá kéo vào bến ghe Phƣớc Hòa.

Tôi đi lên bãi để tìm hiểu tình hình, Thành ở lại lui hui sửa máy F10. Có tật giật mình, trên

đƣờng đi tôi lo sợ vì vùng này chƣa từng đặt chân đến, chân tay thừa thãi vô duyên nên ghé

vào chợ mua mấy món đồ để cầm cho bớt lo.

Gặp Hùng, em của chị Liên ở Phƣớc Lộc, tôi mừng vô cùng. Hùng hỏi ngày hôm qua anh

Ba, anh Trợ ngoắc tay kêu lui, anh chạy đi đâu suốt đêm không về. Cả nhà lo, ghe nhỏ bây giờ

đang ở đâu? Hôm qua khách tập trung chƣa đủ, đình lại, tối hôm nay đánh .

Tôi và Thành lo quá mức thấy huơ tay, tƣởng bảo chạy trƣớc đi. Thêm một kinh nghiệm,

không có kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào.

Tôi từ giã Hùng trở về bến ghe Phƣớc Hòa. Bến ghe sơ sài, vì con nƣớc đang xuống, nên

ghe, xuồng thấp hơn mặt đê khoảng mét rƣỡi. Trên đê có mấy ngƣời ngồi, Thành mặt tái mét,

thấy tôi bảo: "chủ ghe đó", rồi cúi đầu nhìn xuống. Một ông già chắc có hơi men khoảng 50

tuổi ngồi chồm hổm, bên cạnh có mấy thanh niên, nhìn hỏi tôi: "ghe này đi đâu mà vào bến

này". Tôi trả lời : "bác ơi, ghe cháu bên Thành An, đi đánh cá đối, máy không chạy nhờ ghe

kéo vào đây", khi đó trên ghe có túm lƣới để ngụy trang. Ông tiếp: “mấy cậu nói dối, ghe đi

vượt biên, cái máy gần bằng cái xuồng, cá đối gì mà cá đối”. Tôi cứng họng, quả thực không

ai gắn máy F10 lên chiếc xuồng bé tí, tôi chƣa dám bƣớc xuống xuồng. Trong lúc đó, nhìn lại

sau lƣng, tôi thấy bóng dáng ai nhƣ du kích đi tới, trong bƣớc đƣờng cùng tôi nắm khủy tay

một ông cụ bên cạnh, đang kéo lƣới từ ghe lên và nói nhỏ để ông cụ đủ nghe: "cụ ơi giúp

cháu" . Ông cụ nói "chú Hai để cho người ta đi, du kích tới kìa".

Tôi làm liều bƣớc xuống xuồng, Thành loay hoay nổ máy ghe chạy đi, tôi nghe văng vẳng

bên tai "mấy đứa cháu bên Thành An qua thăm", cũng chính lời ông già có hơi men trả lời

ngƣời du kích.

Giờ nghĩ lại, tôi thƣơng dân vùng Phƣớc Hòa, họ hiền và không nhiều chuyện. Chiếc

xuồng rõ ràng không bình thƣờng, máy lớn hơn xuồng. Thành ngồi dƣới ghe chịu trận cả hơn

tiếng đồng hồ, trên đê ngoài ông già và ông cụ kéo lƣới, còn năm ba thanh niên. Nhờ tính tình

họ hiền lành chất phát, chúng tôi thoát trong gang tấc.

Ra khỏi bến Phƣớc Hòa, Thành chạy xuồng về lại Quán Chim chúng tôi nghỉ ngơi để tối

nay đánh tiếp.

Page 7: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 7

Gặp ghe lớn khoảng lúc 8 giờ tối, chúng tôi phụ đƣa máy F10 lên ghe . Mọi chuyện xong

xuôi, ngồi chờ. Trời tối đen nhƣ mực, mỗi ngƣời một tâm trạng, không ai nói với ai.

Một xuồng nhỏ(để bốc ngƣời) cặp sát ghe, em chèo xuồng lân la hỏi chuyện tôi, lúc sau

em nói: "lát nữa anh cho em gởi đứa em", tôi gật đầu.

Tôi lấy bó nhang đốt, cắm trƣớc mũi ghe, ghe bắt đầu chạy với ga nhỏ, tiến vào bãi lúc

nửa đêm .

Trời tối đen , nhìn lên bãi thấy nhiều ngƣời lúc nhúc, di động. Ghe cách bờ khoảng 25 mét

dừng lại, xuồng nhỏ bốc ngƣời, dầu và lƣơng thực. Số ngƣời xuống ghe đã đông, mà trên bãi

vẫn còn rất nhiều ngƣời. Mép ghe hai bên cách mặt nƣớc khoảng chƣa tới hai tấc, tôi bảo mấy

tài công không nhận thêm, rồi nhảy xuống nƣớc lội lên bờ ôm anh Chi, nói vài lời từ biệt.

Trên ghe đầy nghẹt ngƣời, Tuấn cho ghe chạy ra xa khoảng 100 mét dừng lại, tôi kiểm tra

lại: dầu đầy đủ, thực phẩm chỉ có hai mƣơi mấy lon sữa. Ghe đi sông ván ghép bằng đinh,

không chịu nổi sóng biển, mà ngƣời thì quá đông. Lƣơng thực quá thiếu, tôi nói với mọi ngƣời

tình trạng của ghe, ai không muốn đi có thể xuống ngay bây giờ, nhƣng không ai xuống. Tổ

chức đi nhiều lần trƣớc đây bị trở ngại, do đó nhiều ngƣời địa phƣơng biết, họ tự mang thêm

khách.

Tuấn đang phụ với nhiều thanh niên, sắp xếp những can dầu.

Tôi chui đầu xuống hầm phía trƣớc, thấy ngƣời ngồi chen chúc nhau. Tay cầm cây đèn pin

rọi, tôi cố đếm hai ba lần nhƣng vẫn không đƣợc.

Trở lại boong, tôi hỏi một ngƣời trong tổ chức? Anh biết mặt những ngƣời có đóng tiền

không? "Tôi biết", anh Dƣơng trả lời. Đƣa cây đèn pin cho anh ta, tôi nói: “trên ghe nhiều

người lạ, anh đi kiểm soát và đưa bớt người xuống".

Tôi cũng đã từng thất bại một vài chuyến, ƣớc ao đƣợc lên ghe rồi sau đó sống chết cũng

đƣợc.

Ƣớc ao ra đi trong tôi cũng lớn lao nhƣ bao nhiêu ngƣời khác, hạnh phúc hay khổ đau tôi

cảm nhận đâu khác gì tha nhân. Niềm khát khao tự do trong tôi cũng lớn nhƣ bao nhiêu ngƣời

khác .

Bỏ ngƣời ở lại hay không? Đó là một sự chọn lựa vô cùng khó khăn liên hệ đến nhiều

ngƣời, mà tôi phải quyết định chỉ trong vài phút. Vì an toàn, tôi không thể cƣu mang tất cả.

Khoảng 20 ngƣời đã đƣa xuống xuồng, chiếc ghe vẫn còn đông ngẹt ngƣời, nhƣng tôi

quay sang bảo anh Dƣơng: “thôi chúng ta đi".

Cầm vai em chèo xuồng, tôi bảo : "tôi cho người thân của em đi thì ngược lại em phải

cố gắng đưa những người này vào an toàn, đừng để họ bị bắt ". Chiếc xuồng quay đầu trở

vào, tôi nhìn theo cho đến khi xuồng lẫn vào đêm đen.

Trên xuồng, có thể có cậu thanh niên sợ bị bắt làm bộ đội, đẩy qua chiến trƣờng

Campuchia, hoặc đƣa ra chiến trƣờng ác liệt biên giới phía Bắc, hay có cô thiếu nữ, cha trong

trại cải tạo nơi đèo heo hút gió , chƣa một lần đƣợc thăm nuôi và ngƣời mẹ tần tảo khó nhọc

nuôi em . Cô hy vọng đƣợc ra đi, để gởi về mẹ gói thuốc tây, xấp vải , giúp mẹ bớt nhọc nhằn.

Có một cái gì đó nghèn nghẹn trào dâng trong cảm xúc tôi, mắt tôi tự nhiên cay xè.

Hình ảnh chiếc xuồng lẩn quẩn trong tâm trí, tôi cố quên đi vì còn biết bao công việc

trƣớc mắt.

Page 8: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 8

Ghe chúng tôi rời bãi , hƣớng ra sông lớn, chờ đợi nhiều rủi ro.

Đề Lô cầm lái hƣớng ra cửa Vũng Tàu, lúc đó khoảng 2 giờ sáng, tiếng ghe lạc lõng trong

đêm tối.

Trời bắt đầu sáng, khoảng 5 giờ 30 ghe vẫn chƣa ra tới cửa biển. "Ông chạy đường nào

mà giờ này chưa ra khỏi cửa biển" Ba Trủm gằn giọng hỏi Đề Lô rồi giật lấy tay lái; bình

thƣờng từ bãi ra khỏi cửa biển trong vòng dƣới 2 tiếng. Mặt trời ló dạng ở phƣơng Đông, tôi lấy

tấm lƣới phủ lên máy F10 để ngụy trang, chúng tôi những ngƣời ngồi sau ghe khom lƣng gần

nhƣ nằm mọp xuống.

Một hai chiếc ghe chợ từ Cần Giờ đi Vũng Tàu chạy qua ngang, họ thấy chúng tôi, trời

sáng hẳn mà ghe chƣa ra khỏi Bến Đình.

Nhìn tới phía trƣớc, thấy hơn chục ngƣời nằm la liệt trên boong, vài ngƣời vẫy tay chào

những ngƣời trên ghe chợ .Tôi và Tuấn rất giận, nhào tới trƣớc bắt tất cả phải xuống hầm.

Núi Lớn vừa khuất, chúng tôi chạy thêm khoảng 2 giờ, phát hiện phía sau có chiếc tàu sắt

(giống loại tàu đánh cá quốc doanh Chiến Thắng) , họ chạy cùng hƣớng ghe chúng tôi. Ba tài

công, quẹo trái chiếc tàu sắt quẹo trái. Chúng tôi đổi hƣớng quẹo phải, họ cũng quẹo phải.

Chúng tôi chạy thẳng, họ theo sau.

Hình ảnh trại cải tạo Lam Sơn, cảnh tù tội, tiếng leng keng xâu chìa khoá của ngƣời quản giáo

khắc nghiệt có khuôn mặt xƣơng xẩu hiện về rõ nét. Tôi cắn chặt hai hàm răng, bảo Ba: "cứ

chạy thẳng", Tuấn đứng bên kia để hai tay trên cabin, mắt nhìn xa xăm thất vọng.

Khoảng cách 2 chiếc ngắn lại, nhƣng lạ thay sau đó họ đổi hƣớng khác, không theo ghe

chúng tôi. Về sau tôi nghĩ: có thể ngƣời lái tàu sắt là một ngƣời miền Nam. Mà đã ngƣời miền

Nam không nhiều thì ít cũng bất mãn với cuộc đổi đời , họ cảnh báo cho chúng tôi biết. Tôi

thầm cám ơn Ơn Trên đã che chở chúng tôi.

Muốn rời khỏi hải phận VN càng sớm càng tốt, tôi cho ghe hƣớng thẳng góc con đƣờng

hàng hải HK - Singapore, đi cách này xa hơn nhƣng an toàn hơn.

Biển cả mênh mông, trời cao lồng lộng, ghe lầm lũi lao về phía trƣớc với tốc độ tối đa. Tôi

đứng trên ghe, nhìn về đất liền... trong tôi dâng lên niềm cảm xúc kỳ lạ, chúng tôi đang rời xa

quê cha đất tổ, ngày trở về xa vời vợi.

Ghe ra khỏi Vũng Tàu khoảng 6, 7 tiếng, chúng tôi bắt đầu sắp xếp trên ghe, cánh phụ nữ

và các cháu nhỏ đƣợc ƣu tiên ngồi phía sau gần tài công. Một vài thiếu niên ở phòng máy, Tuấn

chọn vài em thanh niên, có nƣớc da nâu sậm để tát nƣớc, tất cả còn lại xuống hầm.

Ngồi cạnh mấy phụ nữ, có một ông đi với hai cháu nhỏ. Tôi hỏi: “trước đây ông làm gì?

"cảnh sát", ông trả lời. Tôi nghĩ trong đầu, đúng ngƣời.

Lát sau tôi mang bếp nấu bằng dầu, nồi, tay tôi chỉ phi chứa nƣớc, nói: "ông có bổn phận

giữ phi nước này, nước phải nấu sôi trước khi uống, nếu có người nào uống nước chưa sôi ,

tôi liệng ông xuống biển và hai đứa con ông tôi đẩy ra trước", tôi hù tối đa.

Theo kế hoạnh, sẽ lấy nƣớc ở một giếng xa nhà chú Hai Là. Nhƣng đêm đó, tình hình hơi

căng, chúng tôi phải lấy nƣớc ở một trũng gần nhà chú Hai Là . Trũng nƣớc này hằng ngày có

bà cụ bị tiêu chảy, ra tắm rửa giặt giũ ở đó . Bà cụ múc nƣớc lên tắm rửa, một phần nƣớc chảy

xuống lại. Chúng tôi biết nƣớc đó cực kỳ nguy hiểm, nhƣng không còn cách nào hơn.

Nghe nói vài tuần sau khi chúng tôi đi, bà cụ qua đời vì bệnh tiêu chảy.

Page 9: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 9

Ghe chật chội, nếu chẳng may một ai đó bị tiêu chảy; không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đó

là lí do tôi hù dọa bác cảnh sát.

Nhà tôi có ngƣời bạn học quê ở Cam ranh, chồng đi tù về cả nhà hai vợ chồng, mấy đứa

con và bà mẹ chồng vƣợt biên ở Nha Trang, trên ghe nổi loạn giết nhau. Sau đó ghe chết máy,

lênh đênh trên biển nhiều tuần, vì quá đói nhiều ngƣời trên ghe ăn thịt ngƣời chết, ghe trôi giạt

tấp vào Đà Nẵng. Chuyến đi mấy đứa con chết, bà mẹ chết , hiện hai ngƣời đang sống ở Cali.

Tôi cũng nghe kể nhiều chuyến bán chính thức, bị lật chìm vì tất cả mọi ngƣời đều dành

chổ để đứng trên boong cho thoáng.

Xem trên mạng, có nhiều ghe ngƣời lớn cũng nhƣ trẻ em, tất cả đều đứng trên ghe, từ

trƣớc mũi ra đến sau lái, cực kỳ nguy hiểm. Rõ ràng ghe thiếu tổ chức, thiếu ngƣời chỉ huy.

Hoàn cảnh đƣa đẩy tôi nhận một công việc, liên hệ đến mạng sống mấy chục ngƣời, mà tôi

chƣa từng có chút kinh nghiệm. Nhƣng tôi sẽ không bao giờ để xảy ra chuyện đó trên ghe,

ngay từ đầu chúng tôi duy trì trật tự, đói cùng đói, no cùng no. Trên ghe ngoại trừ 3 tài công có

khẩu phần nhiều hơn chút xíu; để có sức làm việc, tất cả còn lại nhƣ nhau.

Ngoài 3 tài công, chỉ có tôi, Tuấn và anh Âm đƣợc quyền đi lại trên boong, để làm việc.

Có duyên nợ với vƣợt biên khá sớm vì nhà tôi ngƣời Phan Thiết. Tôi có dịp về vùng biễn

nhiều lần. Tôi lân la làm quen với bạn ghe, tài công. Học hỏi nơi họ kinh nghiệm đi biển, ngƣời

dạy tôi nhiều nhất là chú Sáu Mạnh.

Ông quê Quảng Nam, theo ghe lúc còn nhỏ, thời đó ghe chạy buồm. Chú kể ghe chạy ra

tận đảo Hải Nam làm cá.

Tôi hỏi chú :" ghe đang trên biển, gãy bánh lái thì phải làm gì?", "thả vài chục thước

dây, đầu dây cột túm lưới nhỏ, dây thay bánh lái" chú nói. Tôi hỏi trên biển gặp bảo lớn? chú

bảo " dằm lững(thả neo nữa chừng ), lấy lưới tấp đầu mũi ghe , đổ can dầu trên biển, đừng

quên đốt bó nhang, quỳ lạy Ông (10)". Tôi học nhiều điều từ chú, nhƣng nhờ phƣớc đức ông

bà của tôi và cả những ngƣời trên ghe , tôi chƣa phải áp dụng lời chú dạy trong hoàn cảnh ngặt

nghèo.

Figuur 5: Bản đồ Đông Nam Á

Ƣớc chừng ghe tới đƣờng hàng hải HK-

Singapore, tôi cho ghe chuyển hƣớng Singapore.

Vài giờ sau chúng tôi bắt đầu thấy những chấm

nhỏ cuối chân trời, chấm nhỏ lớn dần, tàu đang

đi ngƣợc chiều với ghe chúng tôi. Tôi yên tâm,

tin rằng mình đang trên đƣờng hàng hải hay gần

nó.

Thấy một chiếc tàu ngƣợc hƣớng ghe, tôi hy

vọng đƣợc tàu vớt, tôi bảo Ba: cho ghe chếch về

trái hƣớng thẳng vào tàu lớn. Chiếc tàu mỗi lúc

mỗi gần hơn, nhiều ngƣời mừng khấp khởi hy

vọng, nhƣng chiếc tàu chuyển hƣớng khác khi

nhìn thấy ghe chúng tôi (?). Cánh phụ nữ vài

ngƣời thấm nƣớc mắt.

Tôi điều chỉnh hƣớng ghe trở lại, để tránh lạc lộ trình dự định lúc đầu.

Page 10: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 10

Ghe ông Ba Tú sửa lại để bán, gắn máy kéo hiệu TDK của Ấn Độ. Thông thƣờng, ghe tàu

gắn máy thủy . Máy thủy đƣợc chế tạo cho chạy dài lâu, từ lúc xuất bến đến khi trở về, nên

phần giải nhiệt tốt và vòng quay tƣơng đối chậm hơn máy kéo. Tôi rất lo, không biết máy

chính có chịu nổi không ? Máy F10 chạy không hiệu quả, vì chân vịt chúi góc độ lớn, tôi bàn

với Tuấn ngƣng chạy F10.

Tôi, Tuấn và anh Âm thỉnh thoảng đi quanh ghe kiểm soát, tội nghiệp những ngƣời ở dƣới

hầm. Họ say sóng, nôn ra mửa mật xanh mật vàng, áo quần lem luốt vì dầu nhớt. Tôi biết thế,

nhƣng vì an toàn không thể làm gì hơn, tôi quay mặt đi tránh để cảm xúc nhiều, ảnh hƣởng tới

công việc.

Anh Âm, làm việc tích cực giúp duy trì trật tự trên ghe.

Về chiều chúng tôi thấy vài chiếc tàu khác, nhƣng cũng nhƣ lần đầu . Đến gần họ quẹo

hƣớng khác, tôi lại điều chỉnh hƣớng đi.

Tuấn thỉnh thoảng bảo anh Ba Trợ cầm lái thế Ba.

Suốt cả ngày hôm nay biển êm, nhƣng trời càng về chiều sóng càng lớn. Ba cầm tay lái

thay anh Trợ vì sóng bắt đầu lớn.

Bác cảnh sát nấu nồi nƣớc sôi đầu tiên, mỗi ngƣời đƣợc 1/4 lon sữa.

Bên hƣớng tay mặt chúng tôi, nhiều ráng đỏ bắt đầu xuất hiện. Mỗi lúc mỗi đậm hơn, báo

hiệu đêm sắp tới. Biển cả mênh mông, chiếc ghe nhƣ chấm nhỏ, tôi lo sợ trong lòng nhƣng

ngòai mặt vẫn cƣời cƣời, nói nói. Trong lúc này cần giữ lửa hơn bao giờ hết, lửa hy vọng, lửa

lạc quan.

Trời tối đen nhƣ mực vì độ này gần cuối tháng ta. Chiếc ghe lầm lũi đi vào bóng đen phía

trƣớc. Sau gần một ngày lo sợ căng thẳng, đói lã và say sóng, phụ nữ trẽ con nằm la liệt.

Mỗi lần Ba Trủm cầm tay lái, ghe chạy êm hơn.

Một phụ nữ đƣa tôi bánh lƣơng khô, tôi bẻ đƣa cho Ba, anh Trợ và Thành. Ban đêm tôi và

Tuấn thay phiên nhau ngồi gần tài công nói chuyện, để họ bớt buồn ngủ.

Tiếng máy ghe đều đều trong đêm khuya, buồn tẻ, lửa từ ống khói phun ra dài vài ba tất,

ánh sáng bập bùng chúng tôi nhìn nhau lúc tỏ khi không.

Tôi đi quanh tàu kiểm soát, một cậu bé mệt nhoài đang ngủ ở khoang máy. Tôi bế em đặt

sang một bên, lấy đồ chận, sợ em ngủ quên lăn qua đụng vào trục máy đang quay.

Phía tay trái chúng tôi, chân trời hừng sáng, Tuấn và tôi nhìn nhau nhếch mép cƣời.Trải

qua một ngày một đêm lênh đênh trên biển cả, vô sự. Tôi ôm Tuấn, hai đứa mặt mày tƣơi hơn

ngày hôm qua.

Biển Đông ảnh hƣởng gió mùa, nửa năm gió Tây Nam, nửa năm kia gió hƣớng Đông Bắc.

Thời gian giao mùa có vài ba tuần yên gió, tháng ba và cuối tháng tám. Ngƣ dân có câu: " tháng

ba bà già đi biển ". Dân vƣợt biên chúng tôi thƣờng cố gắng sắp xếp để đi vào khoảng thời gian

đó, nhƣng công an du kích họ rành sáu câu, thời gian đó cũng tuần tra nhiều hơn.

Trời đang tháng 6 Âm lịch, ghe chúng tôi đi ngƣợc gió Tây Nam, cộng thêm số ngƣời quá

tải nên tốc độ ghe chậm rì. Biển cả bao la, rộng lớn trƣớc mặt tôi, bọt nƣớc theo gió phả vào

mặt, mùi nƣớc biển có mùi vị ngai ngái khiến tôi nhớ Nha Trang, thành phố có nhiều kỷ niệm.

Thỉnh thoảng chúng tôi gặp tàu dầu, tàu chở container qua lại.

Page 11: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 11

Chúng tôi không còn hy vọng đƣợc tàu vớt nhƣ ngày đầu tiên, hơn thế nữa mỗi lần thay

đổi hƣớng rồi điều chỉnh hƣớng trở lại, hao khá nhiều dầu và mất thời gian, tôi và Tuấn quyết

định đi tới nơi.

Gần chiều, những đám mây đen kéo tới đầy trời, gió bắt đầu thổi, tôi đánh thức Ba dậy,

hắn vừa chợp mắt. Ba Trủm cầm tay lái thay anh Trợ, sóng lớn hơn, trời xám xịt bắt đầu mƣa.

Anh Âm và vài thanh niên lấy tấm bạt, trƣơng rộng để hứng nƣớc mƣa.

Chiếc ghe chòng chành khi chồm lên khi thụp xuống, khi nghiêng bên phải khi bên trái.

Ghe rung chuyển dữ dội, đàn bà trẻ con ôm chặt vào nhau, sàn ghe ƣớt khiến họ bị trƣợt khi tới

trƣớc, lúc ra sau, khi bên trái, khi bên phải theo chiều lắc của ghe. Gió càng lúc càng mạnh,

từng cơn gió giật dữ dội. Ba Trủm gan dạ, bản lĩnh lèo lái con thuyền giữa biển khơi trong cơn

giông tố, vận mệnh chúng tôi trong tay hắn. Nhƣng may mắn tình trạng này chỉ kéo dài hơn 2

tiếng, trời sáng tỏ dần, gió bớt thổi. Mọi ngƣời quần áo ƣớt đẫm, phụ nữ ngồi nép vào nhau

tìm hơi ấm.

Trên biển mênh mông, thỉnh thoảng gặp chiếc phao, hay tấm mốp trôi vật vờ cũng khiến

chúng tôi vui, bớt cô đơn. Đôi khi chúng tôi gặp đàn cá heo, chúng bơi dọc theo ghe rồi phóng

khỏi mặt nƣớc nhiều lần, nhƣ muốn đua với ghe.

Hƣớng Tây, thấp thoáng màu hồng đỏ, hoàng hôn xuống. Ban ngày Tuấn và tôi thỉnh

thoảng thay phiên ngủ chợp mắt , nhƣng ban đêm hai đứa cùng thức. Tiếng máy đều đều, nhìn

chung quanh tòan một màu đen tôi có cảm giác rờn rợn, chúng tôi cần có mặt cho nhau.

Gần nữa đêm, Tuấn lắc vai tôi chỉ về hƣớng trƣớc, một đốm sáng khác hẵn đốm sáng

những tàu chúng tôi đã nhìn thấy từ trƣớc, không chếch xa hƣớng đi của ghe nhiều lắm. Ghe

hƣớng vào đốm sáng với tốc độ tối đa, khoảng 2 giờ sau ghe còn cách khỏang không xa. Tôi

cho tắt hết đèn trên ghe, chuẩn bị một thau nhôm có nhiều giẻ nhúng dầu, mang để đầu mũi

ghe. Ánh sáng trên chiếc tàu lạ phát ra từ những khung cửa nhỏ, chiếc tàu to lớn nhƣ một cao

ốc đứng sừng sững giữa biển(11 ).

Tôi nghe nhiều tiếng lâm râm cầu nguyện , khi còn cách tàu khỏang 50 mét ghe dừng lại,

tôi châm lửa vào thau, lửa bốc cháy sáng thì tự nhiên chiếc tàu rồ ga chạy . Chúng tôi hụt hẫng

thất vọng, nhiều thuyền nhân lau nƣớc mắt, tôi và Tuấn nhìn nhau, không nói nên lời.

Tôi nhủ thầm: đó là lần cuối cùng, sẽ không bao giờ chạy tới tàu nữa, ghe trực chỉ hƣớng

Malaysia .

Trời bắt đầu hừng sáng phía đông, chúng tôi qua đƣợc hai ngày hai đêm. Mọi ngƣời mệt

nhoài, phần say sóng, lo sợ, phần ăn uống thiếu, nhiều ngƣời nằm yên bất động. Tôi ƣớc chừng

ghe đi hơn nửa đƣờng.

Khoảng 9 giờ sáng, Tuấn nắm vai tôi nói: "có chiếc tàu chạy sau ghe mình". Tôi quay lại

mừng rỡ, chiếc tàu chạy cùng hƣớng với ghe chúng tôi, Tuấn bảo Ba chạy chậm lại . Chiếc tàu

mỗi lúc một gần, chúng tôi hy vọng tràn trề, nghĩ rằng họ đến cứu chúng tôi. Chiếc tàu to lớn

khi gần chúng tôi, nhiều phụ nữ ngồi bật dậy la lên: sắp đƣợc tàu cứu, mọi ngƣời hân hoan.

Tôi bảo Ngãi lấy tâm bạt có viết chữ SOS trƣơng lên, và cho mấy ngƣời ở hầm trƣớc lên

nằm dài trên boong.

Chiếc tàu to vĩ đại, loại tàu chở container, trên boong tàu, tây, đầm đứng nhìn chúng tôi ,

có ngƣời chụp hình. Tàu chạy ngang bên hông bên phải, cách khỏang 200 mét, rồi chạy thẳng,

chúng tôi ngạc nhiên, thất vọng.

Page 12: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 12

Qua khỏi chúng tôi khoảng hơn 2 km,

tàu quay đầu lại , lần này chúng tôi nghĩ

rằng họ quay lại để giúp chúng tôi, nhƣng

nhƣ lần trƣớc. Họ chạy ngang hông bên

trái , lần này gần hơn, rồi chạy thẳng.

Chúng tôi thấy rõ những thủy thủ mặt đồ

trắng, có cả trẻ con. Chiếc tàu tên

Nedlloyd Dejima.

Tôi hơi thất vọng, nghĩ: chắc họ chỉ

muốn chụp hình, quay phim. Tàu lại quay

trở lại, chạy qua khỏi ghe chúng tôi

khoảng gần 1km, rồi dừng lại. Tôi cầm

tấm gƣơng chiếu về phía họ, mấy ngƣời

khác trƣơng tấm bạt SOS.

Figure 6: Tàu Nedlloyd Dejima

Đúng lúc đó , ghe bị tắt máy nhƣng lát sau Ba và Thành đề lại đƣợc, rồi ghe hƣớng về phía

tàu Nedlloyd Dejima, chúng tôi mừng vô hạn. Khi chúng tôi tiến lại gần, nhìn thấy một cửa

phần giữa tàu mở ra, có chiếc thang dây thòng xuống. Phía trƣớc nhiều ngƣời lao xao, muốn leo

lên boong nhìn chiếc tàu vĩ đại, Tuấn kêu gọi mọi ngƣời giữ trật tự . Ba Trủm cặp ghe sát tàu,

ngƣời lên đầu tiên là anh Khanh(12), chúng tôi muốn biết tàu nƣớc nào?

Tàu tên Nedlloyd Dejima, Dejima nghe có vẻ âm Nhật, nhƣng chữ Nedlloyd lạ lẫm. Trƣớc

đây, tôi có nghe nhiều chuyến đƣợc tàu Liên Xô hay Đông Âu vớt, rồi chở về lại Việt Nam .

Anh Khanh la lên "tàu Hòa Lan, tàu Hòa Lan ".

Mọi ngƣời mừng rỡ, rồi lần lƣợt leo lên thang dây. Đầu tiên là các em nhỏ, phụ nữ , những

ngƣời yếu vì say sóng ... chúng tôi lên thang dây trật tự. Tuấn đứng giữa ghe hắn nheo mắt nhìn

tôi, hai thằng cƣời mãn nguyện.

Khi tất cả mọi ngƣời lên hết, hai thủy

thủ cao lớn leo xuống, họ đi một vòng

chung quanh ghe, đi vào trong xem , lắc

đầu rồi hỏi tôi: cần lấy gì không ? Tôi lắc

đầu.

Tôi mở nắp hầm chun xuống, một

thuỷ thủ xuống theo. Tôi tháo mấy tấm ván

lót để lộ lƣờn ghe. Ngƣời thuỷ thủ cầm cây

xà ben lớn, thọc mạch xuống lƣờn ghe,

nƣớc tràn vào, rồi cùng tôi leo lên thang

dây.

Figuur 6: Ghe sắp được vớt.

Page 13: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 13

Trƣớc khi rời ghe, tôi bịn rịn nhƣ phải

chia tay ngƣời ân nhân cứu mạng , tôi

ngoái nhìn chiếc ghe lần cuối trƣớc khi

ngƣời thủy thủ đóng cánh cửa mà nƣớc

mắt lƣng tròng, chiếc ghe, chiếc máy TDK

đã giúp chúng tôi đến bến bờ tự do.

Hình ảnh chiếc xuồng lẫn vào đêm đen lại

đến trong tâm trí tôi.

Figuur 7: Chuẩn bị để đánh chìm ghe.

Nhân ngày hội ngộ sau 35 năm, giữa thuyền nhân và một số thủy thủ tàu Nedlloyd

Dejima, tôi ghi lại câu chuyện vƣợt biên của ghe chúng ta.

Nhân đây tôi cám ơn chị Liên, ngƣời đàn bà đôn hậu và anh Chi; là hai ngƣời bỏ nhiều

công sức lo cho chuyến đi, đã gặp vô vàn khó khăn trƣớc ngày khởi hành.

Tôi mang ơn chú Hai Là, chú Sáu Mạnh, nếu giờ chót không có chú Sáu Mạnh giới thiệu

Ba Trủm, thì chắc chắn chuyến đi không thành.

Trên bƣớc đƣờng phiêu lƣu của chúng tôi, nhiều ngƣời tôi không quen biết, có những tấm

lòng tốt nhƣ ông cụ kéo lƣới , mấy thanh niên hiền từ gặp ở bến ghe Phƣớc Hòa, ngƣời lái tàu

đánh cá quốc doanh và cả những ngƣời khác mà tôi không có dịp gặp mặt, tôi xin tri ân họ.

Tôi cám ơn ba tài công, Thành, anh Ba Trợ và đặc biệt Ba Trủm ngƣời tài công tuyệt vời .

Nhiều ngƣời tin rằng có những vị thiên thần ở đâu đó, luôn cứu giúp ngƣời gặp nạn. Khi

chúng tôi gặp nguy nan trên biển, thuyền trƣởng Nijhuis và thuỷ thủ đoàn tàu Nedlloyd Dejima

ra tay cứu mạng sống chúng tôi, với tôi họ là những thiên thần bằng xƣơng bằng thịt, tôi không

sao nói hết lòng tri ân của tôi đối với họ.

Và tôi cũng cám ơn tất cả 65 ngƣời bạn, cùng tham gia chuyến hải hành phiêu lƣu đi tìm

tự do, hoặc nhiều hoặc ít đã đóng góp cho chuyến đi.

Chiếc ghe mong manh mà biển cả thì bao la đầy sóng gió, chúng ta may mắn đƣợc sống

sót, tôi tin Ơn Trên đã dự phần rất nhiều trong chuyến đi này.

Hòa Lan, ngày 5 tháng 8 năm 2015.

Nguyễn Đức

Page 14: Chuyện Vượt Biên Trang VƯỢT BIÊN - caidinh.com · ngƣời mặc áo đen, đội nón tay bèo, ... dời nhà vào Long Thành mua đất ở cây số ... Ba Trủm,

Chuyện Vượt Biên Trang 14

(1) Thất thủ.

(2) sĩ quan trừ bị

(3) sau quân trƣờng Đồng Đế có tƣợng ngƣời lính trong tƣ thế :" thao diễn nghỉ" trên đỉnh

núi hòn Khô. Sau bức tƣợng, xa xa có dãy núi, giống ngƣời đàn bà nằm. Một khóa sinh hạ sĩ

quan thấy cảnh sinh tình làm hai câu thơ trên. Tất cả các khóa sau đó, truyền tụng nhau hai câu

thơ này.

(4) SQBTPC : sĩ quan bảo trì phi cơ.

(5) SQ: sĩ quan.

(6) LĐBĐQ : liên đoàn biệt động quân.

(7) sau 30/4/75 , nhiều ngƣời miền Nam gọi nhà nƣớc mới là Cách Mạng.

(8) ghe đi sông mũi ghe bầu, ghe đi biển mũi ghe nhọn còn gọi là mũi Thái Lan.

(9) dân vƣợt biên dùng tiếng lóng " đánh ", có nghĩa là khởi hành.

(10) Cá Voi ngƣ dân gọi cá Ông.

(11) Đây là lần đầu tiên trong đời tôi gặp tàu du lịch ( cruise schip ), sau nhiều năm sống ở

Hòa Lan, tôi mới hiểu : họ sợ cƣớp biển. Khi lửa trong thau bùng lên , ngay tức khắc chiếc tàu

rồ ga chạy ( vùng biển Đông Nam Á hay có cƣớp biển ).

(12) cựu sĩ quan hành chánh, tài chánh, nghe nói có đi du học ở Mỹ (?), lên trƣớc tiên để

nói chuyện với thủ thủy, hỏi tàu nƣớc nào .

Sáu mƣơi sáu thuyền nhân, ngƣời lớn tuổi nhất: bác cảnh sát khoảng 40, cháu bé nhất Hải

Đƣờng con tôi hai tuổi. Đa số dƣới 20 tuổi , không có ngƣời lớn trong gia đình đi theo.

* Bản đồ Long Thành -Đồng Nai:

http://tinyurl.com/ov7k96w

( Tìm đƣờng đi từ Ngả 3 Vũng Tàu về Bà Rịa ( lộ số 51 ). Qua khỏi Phú Mỹ, Tân Phƣớc .

Xem bản đồ đoạn gần nhà thờ giáo xứ Phƣớc Lộc. Phía bên trái bản đồ có cảng Phƣớc Hòa ).

* Clip video ghe chúng tôi đƣợc tàu Nedlloyd Dejima vớt:

https://www.youtube.com/watch?v=5MyiBp-nxzo