37
MC LC Phần một .............................................................................................................. 1 THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN TIẾP NHẬN ...................................................... 1 1. TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN ...................................................................... 1 2. TRỤ SỞ CHÍNH ........................................................................................... 1 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.................................................................. 1 4. CÁC HỒ SƠ LIÊN QUAN ........................................................................... 2 5. VỐN ĐIỀU LỆ .............................................................................................. 2 6. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT .................................................................. 2 Phần hai ................................................................................................................ 3 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN .......................................................................... 3 1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CƠ SỞ LONG AN................ 3 1.1. Vị trí chiến lược của Cơ sở Long An ..................................................... 3 1.2. Nhu cầu cấp bách về đội ngũ Nguồn lực chất lượng cao và Nghiên cứu khoa học, Ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .................. 3 2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LÀM CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN ............... 3 Phần ba ................................................................................................................. 6 NỘI DUNG ĐỀ ÁN ............................................................................................. 6 1. MÔ HÌNH CỦA ĐỀ ÁN: .............................................................................. 6 2. HIỆN TRẠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN (CĐSPLA) ......................................................................................................... 6 2.1. Địa điểm: ................................................................................................ 6 2.2. Diện tích: ................................................................................................ 6 2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức: .............................................. 9 2.4. Ngành nghề đang đào tạo ....................................................................... 9 2.5. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 9 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN ........................................................................... 10 3.1. Mục tiêu chính...................................................................................... 10 3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 10 4. NỘI DUNG ĐỀ ÁN .................................................................................... 11 5. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH ..................................................................... 11 Cấu trúc của Cơ sở Long An ....................................................................... 13 Phần bốn............................................................................................................. 14 KẾ HOẠCH NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TẠI TỈNH LONG AN TỪ HIỆN TRẠNG ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CỦA TRƯỞNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN 14 A. KẾ HOẠCH VỀ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ ............................................ 14 I. Về công tác tổ chức...................................................................................... 14 1. Lãnh đạo điều hành Cơ sở:.......................................................................... 15 2. Bộ phận Văn phòng:.................................................................................... 15 3. Bộ phận chuyên môn của Trường CĐSPLA: ............................................. 15 II. Về công tác cán bộ: .................................................................................... 16 B. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG .......... 17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - longan.gov.vn slide.pdf · công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của Vùng. Từ những kết quả của các công

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

MỤC LỤC

Phần một .............................................................................................................. 1

THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN TIẾP NHẬN ...................................................... 1

1. TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN ...................................................................... 1

2. TRỤ SỞ CHÍNH ........................................................................................... 1

3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ .................................................................. 1

4. CÁC HỒ SƠ LIÊN QUAN ........................................................................... 2

5. VỐN ĐIỀU LỆ .............................................................................................. 2

6. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT .................................................................. 2

Phần hai ................................................................................................................ 3

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN .......................................................................... 3

1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CƠ SỞ LONG AN ................ 3

1.1. Vị trí chiến lược của Cơ sở Long An ..................................................... 3

1.2. Nhu cầu cấp bách về đội ngũ Nguồn lực chất lượng cao và Nghiên cứu

khoa học, Ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa

bàn, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .................. 3

2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LÀM CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN ............... 3

Phần ba ................................................................................................................. 6

NỘI DUNG ĐỀ ÁN ............................................................................................. 6

1. MÔ HÌNH CỦA ĐỀ ÁN: .............................................................................. 6

2. HIỆN TRẠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN

(CĐSPLA) ......................................................................................................... 6

2.1. Địa điểm: ................................................................................................ 6

2.2. Diện tích: ................................................................................................ 6

2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức: .............................................. 9

2.4. Ngành nghề đang đào tạo ....................................................................... 9

2.5. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 9

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN ........................................................................... 10

3.1. Mục tiêu chính ...................................................................................... 10

3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 10

4. NỘI DUNG ĐỀ ÁN .................................................................................... 11

5. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH ..................................................................... 11

Cấu trúc của Cơ sở Long An ....................................................................... 13

Phần bốn ............................................................................................................. 14

KẾ HOẠCH NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TẠI TỈNH LONG AN TỪ HIỆN TRẠNG

ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CỦA TRƯỞNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN 14

A. KẾ HOẠCH VỀ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ ............................................ 14

I. Về công tác tổ chức ...................................................................................... 14

1. Lãnh đạo điều hành Cơ sở:.......................................................................... 15

2. Bộ phận Văn phòng: .................................................................................... 15

3. Bộ phận chuyên môn của Trường CĐSPLA: ............................................. 15

II. Về công tác cán bộ: .................................................................................... 16

B. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG .......... 17

I. Kế hoạch đào tạo trình độ sau đại học, đại học hệ chính quy tại Cơ sở Long

An .................................................................................................................... 17

II. Kế hoạch đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy tại Cơ sở Long An....... 19

C. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO HỆ

VỪA LÀM VỪA HỌC, HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ BỒI DƯỠNG NGẮN

HẠN ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC ......................... 21

I. Mục tiêu chung ............................................................................................ 21

II. Các hoạt động cụ thể .................................................................................. 21

1. Công tác tổ chức tuyển sinh ........................................................................ 21

1.1. Đối với hình thức vừa làm vừa học và đào tạo từ xa ........................... 22

1.2. Đối với hình thức bồi dưỡng ngắn hạn ................................................ 22

1.3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho người nước ngoài và

các hoạt động có liên quan .......................................................................... 23

D. ĐÀO TẠO BẬC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO ............................ 23

E. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ - HỢP TÁC QUỐC TẾ ........................................................... 24

I. Các nội dung phát triển ................................................................................ 24

1. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ:........................................ 24

2. Hợp tác, quan hệ quốc tế: ........................................................................ 24

3. Về phục vụ cộng đồng ............................................................................. 25

II. Các giải pháp về nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và quan hệ

quốc tế ............................................................................................................. 25

III. Các giải pháp về phục vụ cộng đồng ........................................................ 27

F. ĐẦU TƯ CẢI TẠO CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆN CÓ VÀ TĂNG CƯỜNG

ĐẦU TƯ MỚI ................................................................................................. 28

I. Hiện trạng cơ sở vật chất ............................................................................. 28

II. Kế hoạch nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới cơ sở vật chất .......................... 30

1. Kế hoạch cải tạo, sửa chữa năm 2019, 2020: .............................................. 30

2. Kế hoạch cải tạo, sửa chữa năm 2021 và những năm tiếp theo: ................. 30

3. Kế hoạch nâng cấp, đầu tư mới: .................................................................. 31

G. ĐẨY MẠNH VAI TRÒ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TẠI CƠ SỞ LONG

AN ................................................................................................................... 31

I. Đầu tư xây dựng mô hình trường đào tạo nghề trong doanh nghiệp: .......... 32

II. Hoạt động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước: ................. 32

H. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ LONG AN VÀ TỈNH LONG AN .......... 32

I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN .......................................................................... 33

J. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 35

1

Phần một

THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN TIẾP NHẬN

1. TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN: Trường Đại học Cần Thơ

- Tên giao dịch: Trường Đại học Cần Thơ

- Tên viết tắt: ĐHCT

- Tên tiếng Anh: Can Tho University

- Tên viết tắt: CTU

2. TRỤ SỞ CHÍNH: Khu II, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ.

3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trường Đại học Cần Thơ, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của

Nhà nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm văn hóa - khoa

học kỹ thuật của Vùng. Hiện nay, Trường đào tạo 98 ngành/chuyên ngành đại học

(trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến và 6 chương trình đào tạo chất lượng

cao), 48 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với ngước ngoài và 3 ngành

đào tạo bằng tiếng Anh) và 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh.

Nhiệm vụ chính của Trường ĐHCT là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH),

chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong Vùng. Song song với

công tác đào tạo, Trường ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng

dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học,

công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của Vùng. Từ những kết quả của các công trình

NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục

vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc

tế.

Trường ĐHCT nhận được sự quan tâm hỗ trợ và hợp tác hiệu quả của chính

quyền địa phương ĐBSCL trong đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. Trường

đã mở rộng quan hệ hợp tác về đào tạo, khoa học và công nghệ với nhiều tổ chức

quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình

2

hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao; cơ sở vật

chất, trang thiết bị thí nghiệm và tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.

4. CÁC HỒ SƠ LIÊN QUAN

- Bản sao Sắc lệnh thành lập Viện Đại học Cần Thơ;

- Quyết định phê duyệt “Đề án Qui hoạch phát triển tổng thể Trường Đại học

Cần Thơ trọng điểm đến 2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. VỐN ĐIỀU LỆ: Không (Đơn vị sự nghiệp công lập)

6. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

- Ông: Hà Thanh Toàn Giới tính: Nam

- Chức vụ: Hiệu trưởng Email: [email protected]

- Sinh ngày: 15/01/1963 Quốc tịch: Việt Nam

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: 092063000575

- Ngày cấp: 05/9/2016 Nơi cấp: Cục Cảnh sát về đăng ký

quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư

- Chỗ ở hiện tại: 5E, đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ.

3

Phần hai

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN

1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CƠ SỞ LONG AN

1.1. Vị trí chiến lược của Cơ sở Long An

Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nối liền Đông Nam

Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Long An cách Thành phố Hồ Chí Minh 50 km theo Quốc lộ 1A, cùng với ưu thế

của trục trung tâm Long An – Tiền Giang – Bến Tre, nên Long An đóng vai trò là cụm

công nghiệp vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí

Minh đi các tỉnh miền Tây.

Do đó, Long An chiếm vị trí đặc biệt quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu

Long, có thể được xem là cầu nối của Vùng với các tỉnh thành khác trong nước.

1.2. Nhu cầu cấp bách về đội ngũ Nguồn lực chất lượng cao và Nghiên cứu

khoa học, Ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn,

đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Với vị trí chiến lược của tỉnh Long An, nên tốc độ phát triển công-nông nghiệp

của Tỉnh và các địa phương lân cận rất nhanh, điều này dẫn đến nhu cầu cấp bách về

nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hơn

nữa, trong bối cảnh của cuộc Cánh mạng 4.0, nguồn nhân lực không chỉ yêu cầu có

năng lực chuyên môn cao, tay nghề giỏi mà còn phải có trình độ ngoại ngữ, công nghệ

thông tin và đặc biệt là cần có tinh thần của một công dân toàn cầu để đáp ứng nhu cầu

hội nhập quốc tế.

2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LÀM CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN

- Luật Giáo dục của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số

38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25

tháng 11 năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa

XII;

4

- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc

hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đai học số 34/2018/QH14

ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

khóa XIV;

- Điều lệ trường Đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg

ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ);

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành

Trung ương khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành

Trung ương về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và

hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”;

- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10

năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục

đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của

đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy

định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đề án 02-ĐA/TU và Kế hoạch 48-KH/TU ngày 29 tháng 12 năm 2017 của

Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao

hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Long An theo Nghị quyết số 18-

NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)”;

- Thông báo số 321/TB-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2018 của UBND tỉnh

Long An về kết luận của UBND Tỉnh tại buổi làm việc với Trường ĐHCT;

- Công văn số 5232/UBND-VHXH ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban

Nhân dân (UBND) tỉnh Long An về việc xây dựng Đề án hợp tác đào tạo nguồn nhân

lực với Trường ĐHCT;

5

- Công văn số 73/SGDĐT-TCCTTT ngày 7 tháng 01 năm 2019 của Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Long An về việc phối hợp xây dựng đề án hợp tác.

- Thông báo số 75/TB-UBND, ngày 20 tháng 3 năm 2019 của UBND Tỉnh Long

An về “Kết luận của UBND tỉnh tại buổi làm việc với Trường Đại học Cần Thơ về

tiến độ thực hiện Đề án chuyển giao Trường Cao đẳng Sư phạm Long An”

6

Phần ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

TÊN ĐỀ ÁN: chuyển đổi Trường Cao đẳng Sư phạm Long An thành Đại

học Cần Thơ - Long An, (gọi là Cơ sở Long An (Long An Campus))

1. MÔ HÌNH CỦA ĐỀ ÁN: Tiếp nhận đội ngũ và cơ sở vật chất của Trường

Cao đẳng Sư phạm Long An.

2. HIỆN TRẠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN

(CĐSPLA)

2.1. Địa điểm: Số 934 Quốc lộ 1A, khu phố Tường Khánh, phường Khánh Hậu,

thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Bản đồ Thành Phố Tân An Vĩ độ / Kinh độ: 10° 31' 56" N / 106° 24' 15" E | Múi giờ: UTC+7

Trường tọa lạc ở một vị trí rất tốt, mặt tiền Quốc lộ 1A, bên cạnh các trường đại

học, Nhà máy nước khoáng La Vie và các khu công nghiệp.

2.2. Diện tích: Diện tích đất 81.014 m2 với hệ thống khuôn viên hoàn chỉnh, tuy

nhiên hiện nay cơ sở vật chất của Trường đang xuống cấp nhanh. Khuôn viên trường

có đầy đủ các hạng mục đáp ứng cho hoạt động đào tạo như: Nhà Hiệu bộ, 4 dãy nhà

học (A, B, C và D); 2 khu nhà thực hành; Thư viện, Căn – tin, Ký túc xá với 2 tòa nhà

có sức chứa 500 chỗ; khu Nhà khách, Trạm Y tế, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Khu

thể thao,… với tổng cộng 23 hạng mục (Phụ lục 7).

7

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HIỆN TRẠNG CỦA TRƯỜNG CĐSP LONG AN

Cổng chính

Khu thực hành 2

Khu Hiệu bộ

Khu thực hành 1

Khu nhà học C Khu nhà học A

8

Khu nhà học D

Khu Căn-tin

Ký túc xá

Khu nhà học B

Thư viện TT Ngoại ngữ - Tin học

Nhà khách - Trạm Y tế

Nhà xe

9

2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức:

Hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của Nhà trường tổng số gồm 73 người, trong

đó có 56 giảng viên và 17 nhân viên (phụ lục 8).

Cơ cấu tổ chức gồm có: Ban Giám hiệu, các phòng chức năng; các đơn vị đào tạo

gồm hai khoa: Khoa Tiểu học - Mầm non – Năng khiếu và Khoa Tự nhiên – Xã hội.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy 56 người, trong đó đa số có trình độ sau đại học và có

trường hợp được đào tạo ở nước ngoài. Hiện có 13 giảng viên chưa có trình độ sau đại

học (có 2 đang học thạc sĩ). Tuy nhiên, những thầy cô này chủ yếu tập trung trong khối

âm nhạc, hội họa,… do đặc thù về chuyên môn nên việc nâng cao trình độ khó hơn các

chuyên môn khác.

2.4. Ngành nghề đang đào tạo

- Các ngành đào tạo: Giáo dục Mầm non, Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tin học,

Sư phạm Tiếng Anh.

- Số lượng sinh viên: gần 330 sinh viên. Với việc hạn chế về chỉ tiêu đào tạo của

ngành sư phạm, việc tách nhập giữa dạy nghề và sư phạm,… nên chưa khai thác hết

nguồn lực hiện có của Trường.

2.5. Cơ sở vật chất

Nhà trường hiện có tòa nhà hành chính, các dãy phòng học, phòng thí nghiệm,

ký túc xá, khu thể thao, thư viện,… Cơ sở khá đồng bộ nhưng do ít học viên và chưa

khác thác hết chức năng nên một số nhà học, phòng thí nghiệm, khu thể thao, khu ký

túc xá,… đã có biểu hiện xuống cấp. Tổng số cơ sở vật chất của trường gồm có 23

danh mục (phụ lục 7). Tổng giá trị kiểm kê tài sản của trường đến ngày 01 tháng 1

năm 2019 có giá trị nguyên giá là 157,98 tỉ đồng và giá trị còn lại là 122,03 tỉ đồng

(Phụ lục 7). Nhìn chung, cơ sở vật chất của Nhà trường đã được đầu tư rất đồng bộ cho

đào tạo sư phạm; khuôn viên rộng thoáng và có đầy đủ các hạng mục cần thiết nhưng

do số sinh viên ít nên chưa khai thác hết khả năng và công tác chăm sóc bảo trì chưa

đầy đủ.

Vấn đề về thủ tục phối hợp, chuyển giao và tiếp nhận tài sản của Trường CĐSP

sang Trường ĐHCT là yếu tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến toàn bộ hoạt

động của Trường ĐHCT dự kiến sẽ triển khai tại Khu Long An. Vì thế, sự tư vấn và

10

hỗ trợ của các Sở, Ban, Ngành, lãnh đạo tỉnh Long An và sự phê duyệt của Bộ Giáo

dục và Đào tạo rất quan trọng đối với tiến độ của Đề án.

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

3.1. Mục tiêu chính

Trên cơ sở sử dụng cơ sở vật chất sẵn có của Trường CĐSP Long An, với thế

mạnh đa ngành, đa lĩnh vực và bề dày trong đào tạo, nghiên cứu khoa học - chuyển

giao công nghệ theo hướng chất lượng cao, bên cạnh thế mạnh truyền thống về hợp tác

trong nước và quốc tế của Trường ĐHCT, việc “Chuyển đổi Trường Cao đẳng Sư

phạm Long An thành Đại học Cần Thơ - Long An” trở thành một đơn vị mạnh về

đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực ở nhiều

loại hình, trình độ khác nhau, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa

học công nghệ đáp ứng thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trực tiếp cho tỉnh

Long An cũng như mở rộng cho các địa phương lân cận.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đa ngành nghề phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và tay nghề cao,

vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên đại bàn tỉnh Long An và các địa

phương lân cận, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động trình độ cao.

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học góp phần phục vụ

phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo chất lượng cao và định hướng đào tạo quốc tế

(mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông).

- Tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, công ty đào tạo nghề phục vụ cho các

khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh (đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng,…)

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn có cấp chứng nhận hoặc chứng

chỉ cho các đơn vị, tổ chức và người học có nhu cầu.

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội địa phương.

11

- Thực hiện các chương trình dự án thông qua việc kết nối và kêu gọi các đối tác

truyền thống trong và ngoài nước của Trường ĐHCT.

4. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

- Nghiên cứu các giải pháp, cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành Khu Long An, để

sớm triển khai tất cả các loại hình đào tạo của Trường ĐHCT đang có, thực hiện

nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

đặc biệt cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và tay nghề cao để vào làm việc tại

các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất

khẩu lao động sang các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… góp phần giải

quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng cụ thể

phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An, trong đó ưu tiên kết nối

các hoạt động của Trường ĐHCT với các mối quan hệ trong nước và quốc tế.

- Tập trung sử dụng ổn định nguồn nhân lực và vật lực tại chỗ; tiếp tục triển khai

và duy trì các hoạt động đào tạo đang thực hiện; đầu tư cơ sở vật chất để phát triển

chương trình đào tạo và mở ngành mới; bồi dưỡng nguồn nhân lực sẵn có thích ứng

với hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường

ĐHCT.

5. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH

Với hiện trạng và kinh nghiệm điều hành các cơ sở hiện có của Trường ĐHCT,

bao gồm:

- Tại thành phố Cần Thơ: Trường có ba cơ sở (Khu I, Khu II, Khu III) đã có từ

khi mới được thành lập.

- Tại tỉnh Hậu Giang: Trường có Cơ sở Hòa An (tiền thân là Trung tâm Nghiên

cứu đất phèn Hòa An từ đầu năm 1980).

- Ngoài ra, Trường ĐHCT còn có các trung tâm, trại nghiên cứu thực nghiệm:

Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu chuyển giao công nghệ Măng Đen – Kon Tum, Trại

Nghiên cứu thực nghiệm thủy sản Vĩnh Châu - Sóc Trăng,…

Sau khi được sát nhập, Khu Long An sẽ được điều hành tương tự các khu trên.

12

BCH ĐẢNG BỘ

HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU

HỘI ĐỒNG KHOA

HỌC VÀ ĐÀO TẠO

CƠ CẤU TỔ CHỨC HIỆN NAY CỦA NHÀ TRƯỜNG

KHOA - VIỆN TRUNG TÂM

1. Khoa Công nghệ

2. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền

thông

3. Khoa Dự bị Dân tộc

4. Khoa Khoa học Chính trị

5. Khoa Khoa học Tự nhiên

6. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Khoa Kinh tế

8. Khoa Luật

9. Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên

nhiên

10. Khoa Ngoại ngữ

11. Khoa Nông nghiệp

12. Khoa Phát triển Nông thôn

13. Khoa Sau đại học

14. Khoa Sư phạm

15. Khoa Thủy sản

16. BM. Giáo dục Thể chất

17. Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí Hậu

18. Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

19. Viện NC và Phát triển Công nghệ Sinh học

20. Trường THPT Thực hành Sư phạm

21. TT. Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm

22. TT. Chuyển giao Công nghệ và Dịch

vụ

23. TT. Công nghệ Phần mềm

24. TT. Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp

25. TT. Đánh giá năng lực Ngoại ngữ

26. TT. Đào tạo, NC và Tư vấn kinh tế

27. TT. Điện - Điện tử

28. TT. Giáo dục Quốc phòng và An

ninh

29. TT. Học liệu

30. TT. Kiểm định và Tư vấn Xây dựng

31. TT. Liên kết Đào tạo

32. TT. NC và Ứng dụng công nghệ

33. TT. Ngoại ngữ

34. TT. Quản lý chất lượng

35. TT. Thông tin và Quản trị mạng

36. TT. Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp

sinh viên

37. TT. Ứng dụng CNSH Da thẩm mỹ

38. Công ty TNHH một thành viên

KHCN

13

PHÒNG BAN ĐOÀN THỂ

1. Phòng Công tác Chính trị

2. Phòng Công tác Sinh viên

3. Phòng Đào tạo

4. Phòng Hợp tác Quốc tế

5. Phòng Kế hoạch Tổng hợp

6. Phòng Quản lý Khoa học

7. Phòng Quản trị-Thiết bị

8. Phòng Tài chính

9. Phòng Thanh tra - Pháp chế

10. Phòng Tổ chức-Cán bộ

11. Ban Quản lý Công trình

12. Ban Quản lý dự án ODA

13. Nhà Xuất Bản Đại học Cần Thơ

14. Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT

1. Công Ðoàn Trường

2. Ðoàn Thanh niên CSHCM và Hội

Sinh viên

3. Văn phòng Ðảng ủy

4. Hội Cựu Chiến binh

5. Hội Cựu Sinh viên

Cấu trúc của Cơ sở Long An

Trên cơ sở đã xác định Cơ sở Long An (là Khu thứ Năm) sẽ được Trường

ĐHCT tổ chức và điều hành như bốn khu hiện có. Cụ thể, một thành viên trong Ban

Giám hiệu sẽ được phân công chỉ đạo trực tiếp, công tác quản lý nhà nước (đào tạo,

nghiên cứu khoa học, tài chính, nhân sự, hành chính,…), công tác đoàn thể, công tác

sinh viên,… với sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng của Trường ĐHCT. Dự kiến

Ban Giám hiệu Trường ĐHCT sẽ phân công một đơn vị trực tiếp quản lý chung (như

mô hình phân công Khoa Phát triển Nông thôn đang quản lý Khu Hòa An hiện nay).

Về công tác chuyên môn, Bộ phận quản lý của Khu Long An sẽ làm việc trực tiếp theo

kế hoạch và qui định chung của các đơn vị quản lý và chuyên môn tại Cần Thơ. Do đó,

để thông suốt trong việc kết nối giữa Cần Thơ và Long An, tùy vào công việc cụ thể sẽ

có tổ chức tập huấn chuyển giao thông qua hình thức điều động thầy cô từ Khu Long

An về làm việc ngắn hạn tại Cần Thơ để tiếp xúc làm quen con người và qui trình làm

việc chung của từng bộ phận.

14

Phần bốn

KẾ HOẠCH NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TẠI TỈNH LONG AN TỪ HIỆN TRẠNG

ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CỦA TRƯỞNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN

A. KẾ HOẠCH VỀ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

I. Về công tác tổ chức

Trên cơ sở đã xác định Trường CĐSP Long An sẽ là Cơ sở thứ năm và sẽ được

Trường ĐHCT tổ chức quản lý và điều hành như các cơ sở hiện có, đặc biệt mô hình

Khu Hòa An tại tỉnh Hậu Giang sẽ được xem xét để áp dụng cho Cơ sở Long An. Tuy

nhiên do tính đặc thù hiện có của Trường CĐSP cùng với nhu cầu đặc thù của khu vực

tỉnh Long Anh và các địa phương lân cận bao gồm cả khu vực phía nam thành phố Hồ

Chí Minh. Trên cơ sở nầy, kế hoạch về cơ cấu tổ chức của Cơ sở Long An sẽ có nét

đặc thù riêng và qui mô hoạt động chỉ sau Khu 2 tại thành phố Cần Thơ và đứng trước

cả cơ sở tại Hòa An-Hậu Giang.

Dự kiến cơ cấu tổ chức và điều hành như sau:

KHU 1

(CẦN THƠ)

KHU 2

(CẦN THƠ)

KHU 3

(CẦN THƠ)

KHU HÒA AN

(HẬU GIANG)

CƠ SỞ

LONG AN

BCH ĐẢNG BỘ

HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU

HỘI ĐỒNG KHOA

HỌC VÀ ĐÀO TẠO

15

1. Lãnh đạo điều hành Cơ sở:

i. Một thành viên trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ (Phó hiệu

trưởng) sẽ được phân chỉ đạo trực tiếp và là Giám đốc Cơ sở;

ii. Một thành viên của Ban Giám hiệu Trường CĐSP làm Phó giám đốc Cơ

sở và làm việc thường xuyên;

iii. Một lãnh đạo đơn vị (khoa phòng ban) thuộc Trường Đại học Cần Thơ

làm Phó giám đốc kiêm nhiệm

2. Bộ phận Văn phòng:

Trên cơ sở sáp nhập các phòng chức năng của Trường Cao đẳng Sư phạm Long

An. Văn phòng ngoài chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

chung, tham mưu cho Ban Giám hiệu và kết nối với các khoa phòng ban của Trường

ĐHCT tại cở chính Cần Thơ. Văn phòng còn đảm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý thư

viện, ký túc xá, trạm y tế và giữ gìn an ninh trật tự tại Cơ sở Long An.

3. Bộ phận chuyên môn của Trường CĐSPLA:

Nhằm mục đích tiếp tục duy trì các hoạt động đào tạo hiện có của Trường

CĐSPLA nên các bộ môn/tổ chuyên môn của trường CĐSP vẫn tiếp tục duy trì, các

công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,...vẫn tiến hành bình thường theo kế hoạch của

nhà trường, bao gồm các đơn vị như sau:

- Bộ môn Tiểu học – Mầm non – Năng khiếu (trên cơ sở Khoa Tiểu học – Mầm

non – Năng khiếu): có chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo các ngành:

Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật trình độ

cao đẳng tại Khu Long An và khi lực lượng nhân sự đầy đủ sẽ đào tạo trình độ đại học

cho các ngành nêu trên.

- Bộ môn Tự nhiên – Kỹ thuật (trên cơ sở nhân sự chia tách từ Khoa Tự nhiên –

Xã hội): có chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Sư phạm Tin học

trình độ cao đẳng, các ngành sư phạm thuộc khối tự nhiên trình độ cao đẳng hiện còn

đào tạo tại Khu Long An và các ngành thuộc khối tự nhiên, kỹ thuật trình độ đại học.

- Bộ môn Kinh tế - Xã hội (trên cơ sở nhân sự chia tách Khoa Tự nhiên – Xã hội)

đồng thời bổ sung thêm nguồn nhân lực các ngành có liên quan. Bộ môn Xã hội có

chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh trình độ

16

cao đẳng, các ngành sư phạm thuộc khối xã hội trình độ cao đẳng hiện còn đào tạo tại

Khu Long An và các ngành thuộc khối kinh tế, luật, xã hội trình độ đại học.

- Ngoài ra, tại Cơ sở Long An còn có Văn phòng đại diện các Trung tâm như

Trung tâm Liên kết Đào tạo, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Công nghệ phần mềm,

Trung tâm Điện tử - Tin học,… để triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ các lĩnh vực mà Trường ĐHCT hiện đang thực hiện.

Bên cạnh đó, các khoa, phòng, ban chức năng của Trường ĐHCT cũng sẽ tích

cực hỗ trợ cho hoạt động của Khu Long An để đảm bảo cho hoạt động của Khu Long

An được đồng bộ và thông suốt với các khu khác, đặc biệt là Khu II của Trường

ĐHCT.

II. Về công tác cán bộ:

Với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động hiện nay của Trường Cao

đẳng Sư phạm Long An có 70 người, trong đó có 54 giảng viên (37 người có trình độ

sau đại học, chiếm tỉ lệ 68,5%) và 16 nhân viên và được bố trí như sau (theo phụ lục

8):

- Ban Giám hiệu: 4 giảng viên;

- Các phòng chức năng: 27 người, trong đó có 15 giảng viên;

- Các khoa: 39 giảng viên.

Khi chuyển về Trường ĐHCT quản lý, cùng với việc sắp xếp lại về mặt tổ chức,

lực lượng nhân sự cũng sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp. Ngoài việc bố trí về Văn

phòng và các bộ môn, Trường ĐHCT cũng sẽ điều động một số nhân sự (trên cơ sở kết

hợp nhu cầu công tác của Trường với nguyện vọng của cá nhân) đến làm việc tại các

đơn vị khác thuộc Trường như: Trung tâm Quản lý Chất lượng, Trung tâm Giáo dục

Quốc phòng và An ninh Trường ĐHCT… Bên cạnh đó, Trường ĐHCT cũng sẽ điều

động một số nhân sự đến làm việc tại Khu Long An nhằm đáp ứng yêu cầu cho công

tác quản lý ngành và tổ chức đào tạo.

Viên chức, người lao động sẽ được giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng.

Các giảng viên đáp ứng được yêu cầu về trình độ theo quy định của Nhà nước sẽ được

tham gia giảng dạy bậc đại học và sau đại học, riêng các giảng viên có trình độ đại học

17

chỉ tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng và không được tham gia giảng dạy trình độ

đại học.

Trường sẽ tạo điều kiện để giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là các

giảng viên có trình độ đại học để đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên giảng

dạy trình độ đại học theo quy định.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, Trường ĐHCT sẽ tiếp tục tuyển dụng

giảng viên để từng bước đáp ứng điều kiện mở các ngành: Giáo dục mầm non, Sư

phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật trình độ đại học và sau đại học.

B. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

I. Kế hoạch đào tạo trình độ sau đại học, đại học hệ chính quy tại Cơ sở

Long An

Căn cứ nhu cầu đào tạo trình độ đại học hệ chính quy đáp ứng cho phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Long An và các địa phương lân cận; căn cứ ngành, chuyên ngành

đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (phụ lục 11), đội ngũ giảng viên cơ hữu (phụ lục

7 và phụ lục 11), điều kiện cơ sở vật chất (phụ lục 6, phụ lục 8 và phụ lục 12) phục vụ

cho công tác đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ và của Trường Cao đẳng Sư phạm

Long An sau khi được sáp nhập, kế hoạch tuyển sinh và quy mô đào tạo trình độ đại

học hệ chính quy tại Cơ sở Long An như sau:

STT

Tên ngành, chuyên

ngành

đào tạo

2020 2021 2022 2023 2024 Đến 2030

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

1. Ngôn ngữ Anh 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

2. Văn học 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

3. Việt Nam học (Hướng

dẫn viên du lịch) 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

4. Quản trị dịch vụ du

lịch và lữ hành 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

5. Quản trị kinh doanh 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

6. Kinh doanh quốc tế 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

18

STT

Tên ngành, chuyên

ngành

đào tạo

2020 2021 2022 2023 2024 Đến 2030

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

7. Tài chính – Ngân

hàng 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

8. Kế toán 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

9. Kiểm toán 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

10. Luật (Luật Thương

mại) 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

11. Công nghệ thông tin 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

12. Kỹ thuật phần mềm 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

13. Kỹ thuật cơ khí 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

14. Kỹ thuật điều khiển

và tự động hóa 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

15. Kỹ thuật điện 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

16. Kỹ thuật xây dựng 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240

17. Kỹ thuật môi trường 60 60 60 120 60 180 60 240

18. Quản lý đất đai 60 60 60 120 60 180 60 240

19. Công nghệ sinh học 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

20. Công nghệ thực phẩm 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

21. Chăn nuôi 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

22. Khoa học cây trồng

(Nông nghiệp công

nghệ cao)

60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

23. Bảo vệ thực vật 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

24. Nuôi trồng thủy sản 60 60 60 120 60 180 60 240 60 240 60 240

Tổng cộng 840 840 1320 2160 1440 3600 1440 5040 1440 5640 1440 5760

Ghi chú: Năm thứ nhất và năm cuối, sinh viên học tập tại thành phố Cần Thơ.

Năm thứ hai và năm thứ ba, sinh viên học tập tại Cơ sở Long An.

Tùy theo tình hình thực tế về nhu cầu đào tạo, năng lực đào tạo đáp ứng các điều

kiện đảm bảo chất lượng, kế hoạch tuyển sinh và đào tạo các ngành đào tạo trình độ

19

đại học hệ chính quy của Trường Đại học Cần Thơ tại Cơ sở Long An có thể được

điều chỉnh cho phù hợp.

II. Kế hoạch đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy tại Cơ sở Long An

Căn cứ nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy đáp ứng cho phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh Long An và các địa phương lân cận; căn cứ ngành đào tạo, kế

hoạch đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy (phụ lục 1 và phụ lục 11), đội ngũ giảng

viên cơ hữu (phụ lục 7 và phụ lục 11), điều kiện cơ sở vật chất (phụ lục 6, phụ lục 8 và

phụ lục 12) phục vụ cho công tác đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ và của Trường

Cao đẳng Sư phạm Long An sau khi được sáp nhập, kế hoạch tuyển sinh và quy mô

đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy tại Cơ sở Long An như sau:

TT Tên ngành đào tạo

2020 2021 2022 2023 2024 Đến 2030

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

Chỉ

tiêu

Quy

1. Giáo dục mầm non 135 135 150 285 150 435 150 450 150 450 150 450

2. Giáo dục tiểu học 90 90 100 190 100 290 100 300 100 300 100 300

3. Sư phạm Âm nhạc 45 45 50 95 50 145 50 150 50 150 50 150

4. Sư phạm Mỹ thuật 45 45 50 95 50 145 50 150 50 150 50 150

5. Sư phạm Tin học 45 45 50 95 50 145 50 150 50 150 50 150

6. Sư phạm tiếng Anh 45 45 50 95 50 145 50 150 50 150 50 150

Tổng cộng 405 405 450 855 450 1305 450 1305 450 1305 450 1305

Ghi chú:

- Số liệu trong bảng trên chưa tính đến số liệu quy mô sinh viên cao đẳng

của những khóa tuyển sinh và đào tạo trước năm 2020 của Trường Cao

đẳng Sư phạm Long An.

- Số liệu của năm 2020 về chỉ tiêu tuyển sinh được căn cứ theo văn bản

về kế hoạch chiêu sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Long An (phụ lục

1).

Tùy theo tình hình thực tế về nhu cầu đào tạo, điều kiện giảng viên và phân giao

chỉ tiêu cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Trường Đại học Cần Thơ, kế hoạch

20

tuyển sinh và đào tạo các ngành đào tạo thuộc khối ngành sư phạm trình độ cao đẳng

hệ chính quy tại Cơ sở Long An có thể được thay đổi hoặc điều chỉnh nâng trình độ

đào tạo lên trình độ đại học.

Chương trình đào tạo, công tác quản lý và tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng hệ

chính quy được điều chỉnh và thực hiện theo hệ thống tín chỉ thay vì theo đơn vị học

trình như hiện nay.

21

C. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO HỆ

VỪA LÀM VỪA HỌC, HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC

Việc trường ĐHCT cơ sở giáo dục uy tín, chất lượng, đa ngành, đa lĩnh vực

thành lập và triển khai cơ sở đào tạo ở Long An thật sự phù hợp với nhu cầu xã hội

trong điều kiện mới. Trước hết là nhu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với yêu cầu ngày càng cao của địa

phương và xã hội. Kế đến là trong xã hội học tập và học tập suốt đời để thích ứng và

tồn tại, thì hình thức đào tạo Vừa làm vừa học, Đào tạo từ xa cùng hoạt động bồi

dưỡng, tập huấn ngắn hạn thường xuyên là cách tốt nhất giúp đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp và cộng đồng thuộc tỉnh Long An cũng như các tỉnh, đặc biệt là cho các

tỉnh lân cận như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh.

I. Mục tiêu chung

- Cung cấp kiến thức và kỹ năng về khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội cho người

học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, viên chức và người

học.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người học nhằm cập nhật,

bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, năng lực quản lý, điều

hành và thực thi nhiệm vụ, tiến tới xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo

đức, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

II. Các hoạt động cụ thể

1. Công tác tổ chức tuyển sinh

Trên cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh, Trường sẽ có nhiều cơ hội và thuận tiện tiến

hành khảo sát nhu cầu ngành đào tạo trình độ bậc đại học tại Long An và các tỉnh lân

cận. Căn cứ trên danh mục các ngành đào tạo bậc đại học của trường đã được Bộ Giáo

dục và Đào tạo cho phép, để tiến hành tổ chức tuyển sinh và đào tạo nhân lực đáp ứng

cho sự phát triển.

22

Bên cạnh đó, đối với các ngành đào tạo chưa có trong danh mục của trường thì

Trường cũng sẽ có cơ sở phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để tổ chức đào tạo các

hệ, bậc.

Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược và yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng của

địa phương, trường sẽ và luôn hỗ trợ và phối hợp cùng các Sở, Ban ngành của tỉnh

Long An để đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn cho cán bộ trên địa bàn và các tỉnh

lân cận.

1.1. Đối với hình thức vừa làm vừa học và đào tạo từ xa

Trong thời gian đầu, Cơ sở Long An sẽ thực hiện tổ chức tuyển sinh theo các văn

bản qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đối tượng, hình thức đào tạo, phương thức

xét tuyển.

✓ Tuyển sinh các ngành theo nhu cầu của xã hội và đặt hàng của địa

phương trong danh mục ngành được công bố của Trường Đại học Cần

Thơ.

✓ Áp dụng đa dạng hình thức học như học tập trung hoặc học trực tuyến,

học vào các ngày trong tuần, hoặc thứ bảy và Chủ nhật.

✓ Đa dạng đối tượng người học: Người học đã tốt nghiệp phổ thông trung

học hoặc tương đương, người học đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại

học.

Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

1.2. Đối với hình thức bồi dưỡng ngắn hạn

Với thế mạnh là cơ sở giáo dục đa ngành, đa nghề và đa lĩnh vực, đội ngũ giảng

viên hùng hậu và đa dạng về các ngành nghề đào tạo. Trường Đại học Cần Thơ có

kinh nghiệm và khả năng tổ chức thực hiện các lớp và các hình thức bồi dưỡng cho

người học có nhu cầu và theo đặt hàng của tỉnh Long An và các tỉnh lân cận. Hiện

trường có hơn 120 lĩnh vực bồi dưỡng. Các lĩnh vực bồi dưỡng cụ thể:

- Đào tạo ngoại ngữ: tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ

ngoại ngữ tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

tương đương các cấp độ theo Khung tham chiếu châu Âu (A1, A2, B1, B2, C1, C2),

đào tạo và cấp chứng chỉ các ngoại ngữ khác: tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Khmer.

23

- Lĩnh vực kinh tế bao gồm các khóa học: Tư vấn nghiên cứu thị trường, Nghiệp

vụ ngân hàng, Nghiệp vụ khai báo thuế, Kỹ năng bán hàng, Kế toán trưởng doanh

nghiệp, Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp…

Bên cạnh đó, Cơ sở Long An còn có các chương trình bồi dưỡng khác như: Bồi

dưỡng nghiệp vụ sư phạm, Bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên dạy môn

Giáo dục công dân, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho viên chức làm công tác thiết bị

dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông ... đồng thời cũng liên kết tổ chức các lớp tập huấn

theo nhu cầu thực tế của địa phương, Đơn vị liên kết và người học.

Hoạt động tiếp cận và kết nối các Doanh nghiệp, các công ty, khu công nghiệp

trên địa bàn và vùng lân cận để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng là cần thiết và có cơ sở.

1.3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho người nước ngoài và các

hoạt động có liên quan

Với thế mạnh về hợp tác quốc tế và vị trí của cơ sở tại Long An, cạnh Thành phố

Hồ Chí Minh, là cửa ngõ về Tây Nam bộ và lên Đông Nam bộ, đồng thời là cửa ngõ

về các vùng và khu du lịch trọng điểm quốc gia thì việc tổ chức các loại hình các lớp

bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho cá nhân và các tổ chức, đối tác nước ngoài là việc

có thể sớm triển khai.

D. ĐÀO TẠO BẬC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO

Mô hình Trường phổ thông nằm trong Trường Sư phạm đã có từ lâu trên Thế

giới. Đây là “phòng thí nghiệm về phương pháp dạy học và giáo dục sống” thể nghiệm

các vấn đề giáo dục tiêu chuẩn phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở

Trường Sư phạm. Ở Việt Nam, hầu hết các Trường Sư phạm, từ Trung học Sư phạm

đến Đại học Sư phạm đều đã có Trường phổ thông thực hành Sư phạm cho riêng mình

nhằm vào các mục tiêu đó.Tại Cơ sở chính (khu 2) tại thành phố Cần Thơ, vào ngày

12 tháng 10 năm 2011 Trường THPT Thực hành Sư phạm (trực thuộc Trường Đại học

Cần Thơ) được thành lập và từ năm học 2018 Trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo

thành phố cần Thơ chấp thuận cho phép trở thành Trường phổ thông trung học chất

lượng cao. Chỉ với bảy năm thành lập nhưng trường đã chứng minh được chất lượng

đào tạo với tỉ lệ học sinh vào đại học cao hàng đầu tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Nhằm phát huy thế mạnh và kinh nghiệm có từ Cơ sở tại thành phố Cần Thơ đồng thời

24

góp phần nhỏ vào nhiệm vụ giáo dục phổ thông chất lượng cao cho tỉnh Long An; tạo

nguồn học sinh gỏi cho tuyển sinh đại học không chỉ cho ĐHCT mà còn cho các

trường khác. Vì vậy, việc thành lập “Trường Trung học phổ thông Chất lượng cao”

tại Cơ sở Long An là công việc đã sẵn sàng và hội đủ các điều kiện nội tại (kinh

nghiệm tổ chức thực hiện và quản lý, đội ngũ thầy cô giáo, cơ sở vật chất phòng học,

phòng thực hành, khu thể dục thể thao, ký túc xá,… cùng với nhu cầu thực tiễn cần có

ngôi trường chất lượng của học sinh và phụ huynh tại Long An. Về năng lực giảng dạy

thì đã có sẵn độ ngũ thầy cô đang giảng dạy tại Cần Thơ cùng phối hợp với thầy cô

hiện có của Trường CĐSPLA sẵn sàng tham gia giảng dạy. Đây là một trong những lợi

thế mà các trường Trung học phổ thông khác không có được. Qua đó công tác hướng

nghiệp cho học sinh học tập lên bậc đại học của tỉnh Long An cũng sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, Trường THPT Chất lượng cao còn là nơi đào tạo đội ngũ nguồn sinh

viên giỏi cho ĐHCT

E. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ - HỢP TÁC QUỐC TẾ

I. Các nội dung phát triển

1. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ:

Nhà trường đổi mới qui trình tổ chức NCKH để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và

ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Bám sát chương trình nghiên cứu trọng tâm,

trọng điểm của các Bộ - Ngành Trung ương, của tỉnh Long An và các địa phương

trong vùng ĐBSCL; gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn kinh tế - xã hội nhằm

giải quyết những vấn đề cấp bách, thiết thực cho các địa phương; nghiên cứu hoàn

thiện và ban hành các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý đào tạo; quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn quốc tế TQM; triển khai, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa

học của các đề tài vào quá trình đào tạo của nhà trường.

2. Hợp tác, quan hệ quốc tế:

- Củng cố các mối quan hệ hợp tác với các đại học, học viện, trường đại học và

các đối tác trong nước và quốc tế hiện có.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao

công nghệ với các nước có mối quan hệ hợp tác với trường Đại học Cần Thơ

25

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhất là với các cơ sở đào tạo trong khu vực để liên

kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

3. Về phục vụ cộng đồng

Tổ chức các hoạt động phục vụ cộng đồng theo hướng thiết thực, phong phú nội

dung, đa dạng hình thức, trở thành trung tâm học tập của mọi tầng lớp trong cộng đồng

dân cư địa phương, qua đó gắn kết nhà trường với cộng đồng, góp phần nâng cao

vị thế của nhà trường. Cụ thể là:

- Tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, phong phú, đa dạng đáp

ứng những nhu cầu thường xuyên và đột xuất của cộng đồng.

- Bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của

địa phương.

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng tránh

biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; các phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục thể

thao; phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

- Mở rộng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xã hội – nhân đạo – từ thiện.

II. Các giải pháp về nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và quan hệ

quốc tế

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với

chiến lược phát triển khoa học – công nghệ giai đoạn 2016-2021 và tầm nhìn đến năm

2030 của trường. Nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên

và người học tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và phát huy sáng

kiến. Ưu tiên bồi dưỡng giảng viên có năng lực nghiên cứu khoa học, giúp họ trở

thành hạt nhân nòng cốt trong công tác nghiên cứu khoa học ở từng bộ môn. Tổ chức

nghiệm thu, đánh giá khoa học, khách quan, chính xác từ cấp cơ sở đến cấp trường đối

với các đề tài nghiên cứu.

- Nghiên cứu đổi mới hoạt động quản lý và triển khai thực hiện các đề tài, dự án

đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chú trọng triển khai các dự án khoa học – công nghệ

được ứng dụng rộng rãi vào công tác quản lý điều hành, dạy – học, sản xuất và đời

sống. Tuyển chọn, xét duyệt các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học theo định hướng

của Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân – UBND tỉnh Long An, các tỉnh trong khu vực

ĐBSCL và nhu cầu cần thiết của cộng đồng, xã hội.

26

- Nâng cấp phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, vườn thực nghiệm đáp ứng tốt

yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo và tăng cường năng

lực hoạt động khoa học – công nghệ của nhà trường; xây dựng, thành lập một số trung

tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ ở một số lĩnh vực Nông – Thủy

sản, Tài nguyên – Môi trường, Kinh tế - Xã hội học.

- Nâng cao số lượng các công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp

chí, ấn phẩm khoa học có uy tín trong nước và quốc tế. Phát triển và hoàn thiện hệ

thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng

công nghệ.

- Tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp để triển khai các đề

tài nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ có tính khả thi cao trong thực tiễn. Chủ

động liên kết với các trường đại học lớn trong nước, có nhiều kinh nghiệm, uy tín về

hợp tác quốc tế để tăng cường, mở rộng công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu

khoa học và ứng dung công nghệ.

- Mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học – công nghệ với các tổ chức nghiên cứu

khoa học và các nhà khoa học trong và ngoài nước; xây dựng cơ chế thu hút một số

giảng viên có uy tín ở trong nước và nước ngoài vào tham gia hoạt động khoa học và

giảng dạy tại nhà trường. Có kế hoạch để cán bộ, giảng viên đến tham quan, học tập,

trao đổi kinh nghiệm và tìm cơ hội phát triển hợp tác tại các trường đại học có uy tín ở

trong nước và nước ngoài.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất và năng lực để thực hiện

có hiệu quả công tác quan hệ quốc tế, đặc biệt là kĩ năng xây dựng dự án và chương

trình hợp tác. Gắn các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học với các hoạt động

hợp tác quốc tế; giao quyền tự chủ và khuyến khích các đơn vị trong trường thiết lập

các mối liên kết có hiệu quả với đối tác; đẩy mạnh các chương trình giao lưu, trao đổi

học thuật, tăng cường tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; có

chính sách đào tạo, bồi dưỡng để tăng số lượng cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị

cao đáp ứng tốt yêu cầu hợp tác quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học,

học viện, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

27

III. Các giải pháp về phục vụ cộng đồng

- Tuyên truyền vận động, làm cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên thấy rõ

ý nghĩa cao cả của hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội;

- Tìm hiểu nhu cầu thực tế của cộng đồng, lựa chọn hình thức và tổ chức phục vụ

cộng đồng phù hợp cho từng thời gian;

- Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ

thiện và các hoạt động công cộng;

- Tích cực tham mưu tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể

dục thao trong cộng đồng;

- Tổ chức lực lượng sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng trong các

trường hợp cần thiết, đột xuất;

- Phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp trong

các hoạt động phục vụ cộng đồng;

- Tuyên truyền, tổ chức các loại hình hoạt động nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy

các giá trị truyền thồng, giá trị văn hóa địa phương.

Cơ sở Long An sẽ là trung tâm đầu mối kết nối các hoạt động giao lưu học thuật,

xúc tiến hợp tác khoa học công nghệ và thương mại quốc tế và quốc gia: với thế mạnh

về hợp tác quốc tế với lượng khách đến làm việc, trao đổi hàng năm hơn 2000 lượt

khách, Trường ĐHCT sẽ điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế như tổ chức hội nghị

hội thảo khoa học, thực hiện các chương trình dự án khoa học đồng thời với các giao

lưu khác. Bên cạnh đó, với qui mô hơn 500 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong

nước thực hiện hàng năm, chắc chắn sẽ có nhiều đề tài liên quan đến điều kiện đặc thù

của tỉnh Long An và khu vực lân cận sẽ được bố trí tại đây. Vì vậy công việc chỉnh

trang điều kiện hội trường, phòng thí nghiệm, cở hậu cần phục vụ cho hoạt động khoa

học công nghệ, hội nghị hội thảo sẽ được triển khai sớm nhất ngay sau khi các thủ tục

chuyển giao được hoàn tất. Điều nầy sẽ góp phần thiết thực cho hoạt động khoa học

công nghệ của tỉnh Long An càng nhộn nhịp hơn và đi theo chiều sâu. Đây chính là tác

động trực tiếp và cụ thể nhất khi Cơ sở Long An chính thức vận hành.

28

F. ĐẦU TƯ CẢI TẠO CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆN CÓ VÀ TĂNG CƯỜNG

ĐẦU TƯ MỚI

I. Hiện trạng cơ sở vật chất

1. Nhà Làm Việc: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 320 m2, diện tích sàn xây dựng: 320 m2.

2. Khu làm việc: Cấp hạng 3; số tầng: 02; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện

tích xây dựng: 611,5 m2, diện tích sàn xây dựng: 1.223 m2.

3. Dãy lớp học A: Cấp hạng 3; số tầng: 03; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng với

số lượng: 02 phòng học, 05 giảng đường (1, 3, 4, 5, 6); diện tích xây dựng: 740,5 m2,

diện tích sàn xây dựng: 2.221 m2.

4. Dãy lớp học B: Cấp hạng 3; số tầng: 03; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng với

số lượng: 12 phòng học; diện tích xây dựng: 250 m2, diện tích sàn xây dựng: 748 m2.

(đã cải tạo, sửa chữa xong năm 2016).

5. Dãy lớp học C: Cấp hạng 4; số tầng: 02; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng với

số lượng: 07 phòng học; diện tích xây dựng: 221 m2, diện tích sàn xây dựng: 442 m2.

(đã cải tạo, sửa chữa xong năm 2017).

6. Dãy lớp học D: Cấp hạng 3; số tầng: 03; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng với

số lượng: 12 phòng học; diện tích xây dựng: 480 m2, diện tích sàn xây dựng: 1.440

m2. (đã cải tạo, sửa chữa xong năm 2016).

7. Hội trường: Cấp hạng 3; số tầng: 03; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện

tích xây dựng: 960 m2, diện tích sàn xây dựng: 1.139 m2.

8. Giảng đường 2: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 622,3 m2, diện tích sàn xây dựng: 1.244,6 m2.

9. Nhà ăn: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện tích

xây dựng: 989 m2, diện tích sàn xây dựng: 989 m2.

10. Phòng Thực hành: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử

dụng; diện tích xây dựng: 75 m2, diện tích sàn xây dựng: 75 m2.

10. Nhà Thể thao đa năng: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử

dụng; diện tích xây dựng: 890,72 m2, diện tích sàn xây dựng: 899,72 m2.

29

11. Trạm xá: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện

tích xây dựng: 170 m2, diện tích sàn xây dựng: 170 m2. (mới cải tạo, sửa chữa xong).

12. Thư viện điện tử: Cấp hạng 3; số tầng: 03; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 325 m2, diện tích sàn xây dựng: 975 m2.

14. Ký Túc Xá A: Cấp hạng 3; số tầng: 04; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 535 m2, diện tích sàn xây dựng: 2.140 m2; với số lượng: 48 phòng

x 6 thí sinh = 288 thí sinh.

15. Ký Túc Xá C: Cấp hạng 3; số tầng: 04; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 789,3 m2, diện tích sàn xây dựng: 3.157,2 m2; với số lượng: 48

phòng x 6 thí sinh = 288 thí sinh.

16. Ký Túc Xá B: Cấp hạng 3; số tầng: 04; hiện trạng sử dụng: diện tích xây

dựng: 800 m2, diện tích sàn xây dựng: 3.200 m2, xuống cấp nghiêm trọng được

UBND tỉnh cho thanh lý. (Đã giải tỏa trắng, thanh lý xong)

17. Nhà xe ô tô: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện

tích xây dựng: 152 m2, diện tích sàn xây dựng: 152 m2.

18. Nhà xe sinh viên: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 259 m2, diện tích sàn xây dựng: 259 m2 đang xuống.

19. Nhà xe giáo viên: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng;

diện tích xây dựng: 108 m2, diện tích sàn xây dựng: 108 m2.

20. Bảo vệ: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện tích

xây dựng: 13 m2, diện tích sàn xây dựng: 13 m2.

21. Nhà vệ sinh gồm: 02 khu vực Hội trường, 02 khu vực dãy 10 gian, các dãy

lớp học ở dãy D và 02 khu vệ sinh phía ngoài sau dãy D.

22. Hồ bơi: Cấp hạng 4; số tầng: 01; hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện tích

xây dựng: 717 m2, diện tích sàn xây dựng: 717 m2

23. Đường nội bộ: hiện trạng sử dụng: đang sử dụng; diện tích xây dựng: 4.997

m2, diện tích sàn xây dựng: 4.997 m2

- Đã tiến hành cải tạo, sửa chữa hàng rào với tổng chiều dài gần 200m; cổng, nhà

bảo vệ trường.

30

- Đã xây dựng, hoàn thiện khu thực hành bộ môn mới, cấp hạng 3; 03 tầng (xong

vào tháng 10/2016); diện tích xây dựng: 2.325,6 m2, diện tích sàn xây dựng: 2. 325,6

m2; diện tích sân: 1.583,6 m2.

Diện tích đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 236279 ngày 02 tháng

07 năm 2009 do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền chủ tịch

UBND Tỉnh Long An ký cấp cho Trường CĐSP Tỉnh Long An với diện tích 81.041

m2.

Tổng số cơ sở vật chất của trường gồm có 23 hạng mục, với tổng giá trị kiểm kê

tài sản của trường đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 có Giá trị nguyên giá là 157,98 tỉ

đồng và Giá trị còn lại là 122,03 tỉ đồng (bao gồm giá trị đất đai) (Phụ lục 7).

Nhìn chung cơ sở vật chất hiện có của nhà trường đã được đầu tư đồng bộ phục

vụ cho đào tạo sư phạm, nhưng do ít học viên và chưa khai thác hết khả năng nên một

số nhà làm việc, nhà học, phòng thí nghiệm, khu thể thao, khu ký túc xá,… đã có biểu

hiện xuống cấp cần được nâng cấp, cải tạo.

II. Kế hoạch nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới cơ sở vật chất

Công việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất là rất cấp thiết phục vụ cho

công tác giảng dạy, đào tạo các lớp học hiện có và kế hoạch tuyển sinh năm 2020 và

các năm tiếp theo.

1. Kế hoạch cải tạo, sửa chữa năm 2019, 2020:

- Tổng chỉnh trang, cải tạo các khu vực công cộng: Cổng, hàng rào mặt tiền; Nhà

bảo vệ, Nhà xe sinh viên; Đường nội bộ; Vệ sinh môi trường các bãi đất trống, ao,

mương.

- Cải tạo, sửa chữa: Nhà làm việc; Khu làm việc; Dãy nhà học A; Hội trường;

Giảng đường 2; Ký túc xá A.

- Bảo trì các hạng mục công trình khác.

Tổng kinh phí dự kiến: khoảng 4,0 tỉ.

2. Kế hoạch cải tạo, sửa chữa năm 2021 và những năm tiếp theo:

- Cải tạo, sửa chữa: Phòng thực hành; Nhà thể thao đa năng; Thư viện điện tử;

Ký túc xá C; Nhà vệ sinh; Hồ bơi; Nhà ăn.

31

- Bảo trì các hạng mục công trình khác.

3. Kế hoạch nâng cấp, đầu tư mới:

- Nâng cấp và đầu tư mới các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, trại thực

nghiệm đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo

và tăng cường năng lực hoạt động khoa học - công nghệ của nhà trường.

- Nâng cấp Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học làm văn phòng Trung tâm Ngoại ngữ,

Trung tâm Điện tử - Tin học.

- Đầu tư xây dựng mới các Trung tâm: Trung tâm Liên kết Đào tạo, Trung tâm

Công nghệ phần mềm, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ ở một

số lĩnh vực Nông - Thủy sản, Tài nguyên - Môi trường, Kinh tế - Xã hội học.

Cổng Sơ sở Long An cũng sẽ thiết kết tương tự như cổng tại

Cơ sở chính (Khu 2) Cần Thơ

G. ĐẨY MẠNH VAI TRÒ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TẠI CƠ SỞ LONG AN

Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn chính mà tất cả khoa, viện, trung tâm và phòng

ban đều tập trung thực hiện là đào tạo – Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ thì Trường ĐHCT còn có Công ty TNHH Một thành viên Trường ĐHCT. Chức

năng chính của công ty là đẫy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn lực chuyên môn sâu,

dịch vụ và kinh doanh các lĩnh vực khoa học công nghệ của toàn trường. Vì vậy, tại

32

Cơ sở Long An công ty cũng sẽ triển khai một số hoạt động dịch vụ, kinh doanh theo

đúng chức năng nhiệm vụ của mình đápứng cụ thể cho sự phát triển chung của tỉnh

Long An và khu vực lân cận. Các hoạt động bao gồm:

I. Đầu tư xây dựng mô hình trường đào tạo nghề trong doanh nghiệp:

Nhu cầu lao động có tay nghề cao của tỉnh Long An nói riêng và các địa phương

trong khu vực ĐBSCL để làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất là rất lớn.

Mô hình trường trung cấp và cao đẳng nghề trong doanh nghiệp là giải pháp có thể đáp

ứng nhu cầu nầy. Với năng lực đào tạo khoa học và công nghệ của trường Đại học Cần

Thơ cộng với cơ sở vật chất hiện có của Trường CĐSP Long An sau khi chuyển về

cho trường ĐHCT Công ty sẽ xúc tiến thủ tục và đầu tư mở các hoạt động đào tạo,

nâng cáo trình độ nghề chuyên sâu, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp tại chổ hoặc

phục vụ cho đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Đào tạo và cung ứng lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp trong tỉnh

Long An và các tỉnh khu vực ĐBSCL.

- Phát triển dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động có tay nghề đã qua đào tạo

đến các nước ASEAN và thế giới theo các hiệp định đã được Việt Nam ký kết

với các nước trong khu vực ASIAN và thế giới.

II. Hoạt động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước:

Xây dựng mô hình liên kết với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư

tại khu Long An các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, gia công, sản xuất, giới thiệu sản

phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng của tỉnh Long An và các địa phương lân cận trong

vùng.

H. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ LONG AN VÀ TỈNH LONG AN

- Để hỗ trợ thiết thực cho đào tạo nguồn lực có chuyên môn phù hợp và trình độ

cao đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Đồng thời từ kinh

nghiệm và kết quả phối hợp đã đạt được hiệu quả rất cao giữa Cơ sở Hòa An và tỉnh

Hậu Giang, Trường ĐHCT sẽ đề xuất hợp tác toàn diện với tỉnh Long An ngay sau khi

Đề án đã được hoàn thành tất cả thủ tục phê duyệt của các cấp thẩm quyền. Qua đó,

Nhà trường có cơ sở để xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo và nghiên cứu khoa

học phục vụ trực tiếp cho tỉnh Long An dựa theo các chủ trương, kế hoạch hàng năm

của Tỉnh và thường xuyên có trao đổi, sơ tổng kết và đánh giá cụ thể.

33

Với kinh nghiệm có được của các Khu I, II, III và Cơ sở Hòa An đặc biệt kinh

nghiệm từ sự phối hợp và hỗ trợ của tỉnh Hậu Giang, Nhà trường tin tưởng việc đưa

Cơ sở Long An sớm vận hành đúng theo chức năng nhiệm vụ của Trường ĐHCT. Vấn

đề cần xúc tiến nhanh là thủ tục chuyển giao cần được thông suốt giữa Trường với tỉnh

Long An cũng như sự ủng hộ phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

Nếu Đề án Cơ sở Long An sớm được thực hiện thì sẽ góp phần đào tạo nguồn lực

với nhiều loại hình đào tạo đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau, cung cấp nguồn

lực có chất lượng ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như, sư phạm, kinh tế,

khoa học ứng dụng, tin học và ngoại ngữ cho tỉnh Long An và các địa phương lân cận.

Đề án sẽ có những tác động cụ thể như sau:

(1) Có một cơ sở giáo dục tốt nhất ở tỉnh Long An đáp ứng đúng với

mong đợi của Lãnh đạo, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, ngành Giáo dục và nhân

dân tỉnh Long An.

(2) Có những hoạt động đào tạo chất lượng cao đáp ứng thiết thực nhu

cầu học tập, nâng cao trình độ của địa phương.

(3) Là nơi thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng,

chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp cho địa phương.

(4) Là nơi đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực tay nghề cao vào làm

việc tại các Cơ sở, cụm công nghiệp trên đại bàn Tỉnh, tạo cơ hội việc làm, ổn

định xã hội, tăng thu nhập cho người dân.

(5) Là nơi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ngắn hạn, nâng cao trình

độ ngoại ngữ, góp phần thúc đẩy việc xúc tiến thương mại và hội nhập quốc tế.

(6) Là nơi kết nối các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học

và chuyển giao công nghệ với thành phố Hồ Chí Minh, quốc gia, quốc tế của

Trường ĐHCT tại tỉnh Long An.

(7) Đồng thời cũng là cửa ngõ kết nối khu vực Long An – Thành phố Hồ

Chí Minh và các vùng miền khác về các tỉnh/thành phố Tây Nam Bộ.

(8) Góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh có liên quan

đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

34

(9) Thầy cô giáo và cán bộ, viên chức của Trường CĐSP Long An có cơ

hội tiếp cận và thực hiện các nhiệm vụ ở cấp đại học của Trường ĐHCT; năng

lực chuyên môn sẽ được khai thác một cách hiệu quả hơn.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nội dung Năm Chú thích

1. Xây dựng đề án và xúc tiến các thủ tục

phê duyệt theo quy định của tỉnh Long

An và Bộ GD&ĐT

2019 Tổ công tác của Trường

ĐHCT, Trường CĐSP Long

An, Sở GD&ĐT Long An,

các cơ quan ban ngành có

liên quan của tỉnh Long An

2. Tiếp nhận cơ sở vật chất, đội ngũ thầy

cô giáo, cán bộ, viên chức và ổn định cơ

cấu tổ chức, điều hành, quản lý

2019-2020 Tổ công tác của Trường

ĐHCT và tỉnh Long An

3. Chuẩn bị các hoạt động đào tạo, nghiên

cứu, chuyển giao công nghệ

2019-2020 Trường ĐHCT

4. Ổn định tất cả các hoạt động về nhân

sự, cơ cấu tổ chức, điều hành, …

2019 -2020 Trường ĐHCT

5. Triển khai các hình thức đào tạo,

NCKH và dịch vụ khoa học công nghệ

2020 Trường ĐHCT

35

J. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề án Cơ sở Long An của Trường Đại học Cần Thơ trên cơ sở tiếp nhận cơ sở

Trường CĐSP Long An có ý nghĩa hết sức quan trọng cho cả Trường ĐHCT và tỉnh

Long An, đồng thời mở rộng cho các địa phương lân cận. Một là, giúp cho Trường

ĐHCT hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường là đào tạo, nghiên cứu khoa

học, chuyển giao công nghệ góp phần cho sự phát triển chung của vùng Đồng bằng

sông Cửu Long và cả nước. Hai là, tỉnh Long An có một đơn vị đào tạo chất lượng

cao, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, trình độ của toàn dân trong Tỉnh.

Trường Đại học Cần Thơ kính trình:

(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(2) Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Sở Giáo dục và

Đào tạo cùng với các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh Long An nghiên

cứu, xem xét, hướng đã và ủng hộ để Đề án “Chuyển đổi Trường Cao đẳng

Sư phạm Long An thành Trường Đại học Cần Thơ - Long An” sớm được

phê duyệt và triển khai.