206
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................5 LỜI MỞ ĐẦU..........................................7 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH..................7 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH..................7 PHẦN I: TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT......10 I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.........10 I.1. Tình hình và xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới..........10 I.2. Xu thế tích hợp và sử dụng giao diện mở.....10 I.3. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau (NGN)........................................ 10 I.4. Xu hướng khai thác và phát triển mã nguồn mở 11 I.5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây ................................................. 11 I.6. Xu hướng hội tụ công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh và Truyền hình................11 II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG.................12 II.1. Xu hướng toàn cầu hoá......................12 II.2. Xu hướng chuyển dịch sản xuất..............12 II.3. Xu hướng tăng đầu tư cho công nghệ thông tin ................................................. 13 II.4. Xu hướng chuyển giao công nghệ.............14 II.5. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.................................... 15 III. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ XÃ HỘI NAM ĐỊNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..............15 PHẦN II: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNH ...................................................17 I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..........17 I.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, Nhà nước:............................. 17 I.2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo:.....18 I.3. Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông:.........20 II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN........20 Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 1

Cổng thông tin điện tử Tỉnh Nam Định - Mở đầu cntt.doc · Web viewa) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về ứng dụng và

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................5LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................7I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH...................................................7II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH....................................................7PHẦN I: TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT.......................10I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...........................10

I.1. Tình hình và xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới....................................................................................................10I.2. Xu thế tích hợp và sử dụng giao diện mở................................................10I.3. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau (NGN)...............10I.4. Xu hướng khai thác và phát triển mã nguồn mở......................................11I.5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây...................................11I.6. Xu hướng hội tụ công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh và Truyền hình.................................................................................................................11

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG...............................................12II.1. Xu hướng toàn cầu hoá...........................................................................12II.2. Xu hướng chuyển dịch sản xuất.............................................................12II.3. Xu hướng tăng đầu tư cho công nghệ thông tin.....................................13II.4. Xu hướng chuyển giao công nghệ..........................................................14II.5. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.......................15

III. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ XÃ HỘI NAM ĐỊNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...................................15PHẦN II: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNH. . .17I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..............................17

I.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, Nhà nước:...17I.2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo:...........................................................................................18I.3. Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông:.......................................................20

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.........................20II.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng..............................20II.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý Nhà nước...........21II.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp...............................22II.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo......................23II.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế...............................................24II.6. Phổ cập Internet trong đời sống xã hội...................................................24

III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.........25III.1. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước...................................................................................................25III.2. Hiện trạng nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp..............26III.3. Hiện trạng nguồn nhân lực trong giáo dục............................................27III.4. Về nhân lực công nghệ thông tin trong y tế..........................................27III.5. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.................................................................................................28

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 1

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CNTT.............................30IV.1. Phát triển công nghiệp phần cứng.........................................................31IV.2. Phát triển công nghiệp phần mềm.........................................................32IV.3. Phát triển công nghiệp nội dung...........................................................34IV.4. Đánh giá chung.....................................................................................35

V. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NAM ĐỊNH..............................................................................................35

V.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin........................................................................................35

V.1.1. Về thẩm quyền quản lý nhà nước....................................................35V.1.2. Về cơ chế, chính sách......................................................................36

V.2. Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại tỉnh Nam Định................37V.3. Đánh giá chung.......................................................................................37

VI. ĐẦU TƯ CHO ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT............................38VI.1. Trong các cơ quan Đảng và Nhà nước..................................................38VI.2. Trong các doanh nghiệp........................................................................39VI.3. Trong Giáo dục-Đào tạo, Y tế...............................................................39VI.4. Trong nhân dân.....................................................................................41VI.5. Đánh giá................................................................................................41VII. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TỈNH NAM ĐỊNH............................................................................................41VII.1. Kết quả đạt được..................................................................................41VII.2. Những tồn tại và nguyên nhân.............................................................42VII.3. Thời cơ và thách thức..........................................................................43

PHẦN III: DỰ BÁO PHÁP TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...................46I. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN VIỆT NAM.................................................................................46I.1. Hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông Việt Nam.............................46I.2. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam....................................47I.3. Dự báo về cơ chế chính sách và pháp lý:.................................................48

II. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NAM ĐỊNH. 49II.1. Phương pháp dự báo...............................................................................49II.2. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Chính quyền..............................................................................................................50II.3. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp........................................................................................................................50II.4. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo...............51II.5. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, chăm sóc sức khoẻ và người dân........................................................................................................51II.6. Dự báo phát triển CSHT công nghệ thông tin của Nam Định................52II.7. Dự báo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Nam Định. 53II.8. Dự báo phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Nam Định......53

PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..........54TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020........54

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 2

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015.............................54

I.1. Quan điểm................................................................................................54I.2. Định hướng..............................................................................................54

I.2.1. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin............54 I.2.2. Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin........................55

I.2.3. Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin..................57I.2.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.............58

I.3. Mục tiêu:..................................................................................................58II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CNTT 2008-2015.........................................60

II.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thật......................................................60II.1.1. Nâng cấp và xây dựng mới các mạng LAN, máy tính của các sở/ngành; huyện/thành phố; xã/phường và Trung tâm THDL tại UBND tỉnh..............................................................................................................61II.1.2. Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước..........62II.1.3. Xây dựng Trung tâm giao dịch ICT Nam Định...............................62II.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong giáo dục...........64II.1.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong y tế...................65

II.2. Quy hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin.........................................65II.2.1 Trong các cơ quan Đảng, Nhà nước..................................................65II.2.2. Trong các doanh nghiệp...................................................................75II.2.3. Trong các lĩnh vực đời sống, xã hội.................................................77

II.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.........................80II.3.1. Phát triển công nghiệp phần cứng (CNPC)......................................80II.3.2. Phát triển công nghiệp phần mềm....................................................80II.3.3. Phát triển công nghiệp nội dung.......................................................81II.3.4. Phát triển công nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin........................82

II.4. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.....................................................82II.4.1. Đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước82II.4.2. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông tin.83II.4.3. Đào tạo công nghệ thông tin trong doanh nghiệp............................84II.4.4. Đào tạo công nghệ thông tin cho các đối tượng xã hội.......................85II.4.5. Phát triển trung tâm đào tạo công nghệ thông tin............................85

II.5. Ban hành các cơ chế, chính sách về công nghệ thông tin.......................86II.6. Danh mục các chương trình, dự án và lộ trình thực hiện.......................88

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT ĐẾN NĂM 2020...........................92 IV.1. Định hướng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2020 92

IV.2. Định hướng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đến năm 2020.....92IV.2.1. Thực hiện nền hành chính điện tử..................................................92IV.2.2. Thực hiện công dân điện tử............................................................94IV.2.3. Thực hiện doanh nghiệp điện tử.....................................................94IV.2.4. Phát triển thương mại điện tử.........................................................94IV.2.5.Thực hiện trường học điện tử..........................................................95IV.2.6. Thực hiện bệnh viện điện tử...........................................................95IV.2.7. Các dịch vụ công nghệ thông tin khác............................................95

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

IV.3. Định hướng phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020...................96IV.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020..............96V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM............................................98VI. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ..............................................................................100

PHẦN V: NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................102I. CÁC GIẢI PHÁP:........................................................................................102

I.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin...............................................................................................102I.2. Giải pháp tăng cường lãnh đạo, điều hành và môi trường chính sách của tỉnh để thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển...........................................103I.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực CNTT...................106I.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin....................107I.5. Giải pháp về huy động vốn đầu tư.........................................................107I.6. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ..........................................109I.7. Giải pháp về phát triển thị trường..........................................................109I.8. Hợp tác quốc tế và liên doanh liên kết...................................................110

I.9. Hợp tác liên doanh, liên kết ...................................................................110II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................112

II.1. Vai trò của Nhà nước và các thành phần kinh tế trong việc phát triển công nghệ thông tin......................................................................................112II.2. Phân công trách nhiệm các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và các đơn vị...................................................................................................................113

KẾT LUẬN.....................................................................................................119PHỤ LỤC........................................................................................................120

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 4

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ tắt Giải thích

1 ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line (Internet băng thông rộng)

2 AFTAASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á)

3 ASEANAssociation of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)

4 B2BBusiness to Business (thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp)

5 B2CBusiness to Citizens (thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với công dân)

6 BCVT Bưu chính - Viễn thông7 BĐVH Bưu điện văn hoá

8 CIOChief Information Officers (Cán bộ lãnh đạo thông tin)

9 CNDV Công nghiệp dịch vụ10 CNpND (CNND) Công nghiệp nội dung11 CNpPC (CNPC) Công nghiệp phần cứng12 CNpPM (CNPM) Công nghiệp phần mềm 13 CNTT Công nghệ thông tin14 CNTT-TT Công nghệ thông tin và Truyền thông15 CPĐT Chính phủ điện tử

16 CPNETGovernment Network (Mạng diện rộng Chính phủ)

17 CSDL Cơ sở dữ liệu

18 CRMCustomer RelationShip Management (Hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng)

20 ĐA 47 Đề án Tin học hoá hoạt động cơ quan Đảng21 ĐA 112 Đề án Tin học hoá Quản lý hành chính Nhà nước22 E-Health Y tế từ xa, y tế điện tử23 E-learning Học tập điện tử, học tập trực tuyến, đào tạo từ xa24 E-library Thư viện điện tử, thư viện từ xa25 Internet Mạng máy tính toàn cầu

26 G2BGovernment to Business (Dịch vụ công - Chính phủ với doanh nghiệp)

27 G2CGovernment to Citizens (Dịch vụ công - Chính phủ với công dân)

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 5

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

STT Chữ tắt Giải thích

28 G2GGovernment to Government (Dịch vụ công - Chính phủ với chính phủ)

29 GDĐT Giáo dục và Đào tạo30 HTTT Hệ thống thông tin31 ICT industry Công nghiệp công nghệ thông tin32 kinh tế xã hội Kinh tế xã hội33 KCN Khu công nghiệp34 KCX Khu chế xuất35 LAN Local area network (Mạng nội bộ)

36 NGNNext Generation Network (Mạng viễn thông thế hệ sau)

37 PC Personal Computer (Máy vi tính cá nhân)

38 PDHPlesiochronous Digital Hierachy (Thiết bị truyền dẫn)

39 PMDC Phần mềm dùng chung40 PMNM Phần mềm nguồn mở41 THDL Tích hợp dữ liệu42 TMĐT Thương mại điện tử43 TNHH Trách nhiệm hữu hạn44 TTĐT Trang tin điện tử46 TP Thành phố47 UBND Uỷ ban nhân dân48 VPN Virtual Private Network (Mạng riêng ảo) 49 VOD Video on demand (Video theo yêu cầu)50 Wi-Fi Wireless Fidelity (Mạng cục bộ không dây)51 WTO Tổ chức thương mại thế giới 52 WAN Mạng diện rộng

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 6

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

LỜI MỞ ĐẦUI. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCHCông nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đã và đang được ứng dụng rộng rãi

trong mọi lĩnh vực, góp phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Các nước đã coi sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Sự phát triển công nghệ thông tin tác động đến hình thành ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, công nghệ thông tin làm cho tăng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy hội nhập của quá trình kinh doanh, quản lý điều hành.

Ứng dụng công nghệ thông tin của Nam Định trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, của UBND và của các Sở Ban Ngành. Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tự khẳng định được vị trí mũi nhọn, công cụ để phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh.

Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Nam Định đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm mục đích:

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả của chính quyền, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công.

Làm cơ sở để các doanh nghiệp, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đầu tư đúng hướng đưa ngành thông tin của tỉnh phát triển theo xu hướng chung

Góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống xã hội, từng bước hình thành xã hội thông tin.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCHCăn cứ xây dựng Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nam

Định giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020, dựa trên các văn bản của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến Tỉnh, bao gồm:

Chỉ đạo của Đảng và căn cứ pháp lý Nhà nước đối với sự phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam:

Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 7

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tổng thể "Ứng dụng và phát triển mã nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008".

Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006);

Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010;

Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”;

Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ do Bộ Thương mại đệ trình;

Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/9/2006 về Thương mại điện tử;

Quyết định số 169/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006; của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010;

Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010;

Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/05/2007 phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010.

Nghị định 04/2008 ngày 11/1/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 8

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2008.

Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 07 năm 2008 của Thủ thướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.

Căn cứ pháp lý của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phát triển công nghệ thông tin:

Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 22/9/2008 của UBND tỉnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông;

Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 26 tháng 04 năm 2006 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt báo cáo đầu tư dự án “xây dựng quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2008 – 2015, định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 1357/2006/QĐ-UBND ngày 7 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh Nam Định về việc chỉ định Viện Chiến lược Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Thông tin và truyền thông là đơn vị tư vấn lập Quy hoạch hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2007 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII; Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 06/8/2007của Ban chấp hành Đảng bộ

tỉnh Nam Định về việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ năm 2007 đến năm 2015 và những năm tiếp theo;

Các Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định trong các giai đoạn.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 9

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

PHẦN ITÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I.1. Tình hình và xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền

thông trên thế giớiCông nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá,

xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. công nghệ thông tin góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện.

Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc…

Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

I.2. Xu thế tích hợp và sử dụng giao diện mởNgày nay, công nghệ thông tin đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử

dụng các giao diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Điều này các Trung tâm công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định cần quan tâm khi lựa chọn phần mềm, giải pháp ứng dụng và triển khai công nghiệp phần mềm.

I.3. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau (NGN)Công nghệ thông tin phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng viễn thông

hiện đại. Nó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông trên thế giới thông qua sự bùng nổ của lưu lượng thông tin truyền trên các mạng viễn thông do việc sử dụng rộng rãi các dịch vụ Internet, các thuê bao đòi hỏi các dịch vụ đa phương tiện mới, sự tăng nhanh của nhu cầu về các dịch vụ thông tin di động.

Các mạng viễn thông hiện nay cần phải tiếp tục phát triển để có thể đáp ứng được các thách thức mới này. Sự phát triển của các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next-

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 10

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Generation Network) nhằm triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông trên nền tảng NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, sẽ kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào công nghệ thông tin.

I.4. Xu hướng khai thác và phát triển mã nguồn mở Một trong những xu thế phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là xu

hướng khai thác và phát triển mã nguồn mở. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương. Mã nguồn mở cho phép thay đổi và phát triển theo ý muốn để thực hiện mọi nội dung công việc đặt ra với chi phí thấp nhất. Mã nguồn mở mang lại cho các nhà phát triển phần mềm nhiều đặc tính ưu việt, ví dụ như: Tính tự do khai thác, tính phát triển liên tục, tính mở. Lợi ích cho các quốc gia đang phát triển là có thể sử dụng mã nguồn mở để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ. Mã nguồn mở cho phép các nước đang phát triển đi tắt vào kỷ nguyên thông tin. Nó khuyến khích các mô hình phát triển mới, mà đã được giới thiệu là đặc biệt thích hợp, tạo ưu thế cho công việc.

Phần mềm mã nguồn mở có vai trò quan trọng trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong những ứng dụng phức hợp phải xây dựng dần dần, đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao, việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở cần được cân nhắc kỹ. Nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến cáo sử dụng mã nguồn mở và đầu tư cho phát triển mã nguồn mở, nhiều công ty đa quốc gia như Oracle, IBM, HP cũng đang phát triển mã nguồn mở.

I.5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dâyKết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế ứng dụng phổ

biến, bên cạnh mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng, chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau, từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí. Thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm 2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn.

Sự phát triển mạng không dây là yếu tố thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường khả năng truy nhập hệ thống công nghệ thông tin và mở rộng phạm vi sử dụng.

I.6. Xu hướng hội tụ công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh và Truyền hình

Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá, đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 11

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

vụ mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thanh, truyền hình ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới nhất của công nghệ thông tin. Các công nghệ số hóa hình ảnh, âm thanh vốn chỉ được sử dụng trên nền máy vi tính cá nhân (PC), nay đã trở nên rất thông dụng, dẫn tới việc sản xuất các thiết bị truyền thông đa phương tiện mới. Mạng lưới viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn, đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu phát triển mạnh. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình truyền thanh, truyền hình, các xuất bản sản phẩm điện tử đến với người sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của công nghệ thông tin, viễn thông và phát thanh, truyền hình đang tạo ra một thị trường rất rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin.

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG II.1. Xu hướng toàn cầu hoáHiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng tất yếu, nó đã trở thành

môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ, thông qua các hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin.

Internet tác động mạnh mẽ đến quá trình toàn cầu hoá, tác động mạnh mẽ đến hợp tác quốc tế, và thương mại quốc tế. Mặt khác dựa vào tính mở của thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn được nhiều đối tác, thị trường, công nghệ, các giải pháp thuận lợi cho các đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Do có tính cạnh tranh cao, giá cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ được giảm có lợi cho người tiêu dùng.

II.2. Xu hướng chuyển dịch sản xuấtVới xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế, các nước phát

triển đang tìm cách đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngược lại, để đưa đất nước tiến nhanh, các nước đang phát triển cũng có nhu cầu thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ nước ngoài. Sự gặp gỡ của hai nhu cầu này làm cho dòng chảy về vốn, công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển chuyển vào các nước đang phát triển ngày càng tăng.

Các nước đang phát triển mong muốn tiếp cận các công nghệ mới để đi tắt đón đầu. Mặt khác các nước phát triển cũng nhận thấy ở các nước đang phát triển một thị trường tiềm năng rộng lớn để chuyển giao công nghệ cho họ, tăng lợi nhuận cho các công ty. Do vậy xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển cho các nước đang phát triển là tất yếu, hai bên đều có lợi.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xu hướng chuyển dịch sản xuất cũng đang được thấy rất rõ. Đó là vấn đề Outsourcing được hiểu đơn giản là gia công phần mềm đang trở nên nóng bỏng. Ấn Độ với những chuyên viên công nghệ thông tin tài năng, được đào tạo cơ bản đã trở thành một nước dẫn đầu trong

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 12

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

lĩnh vực này. Xuất khẩu phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ trong năm vừa rồi lên rất cao. Trung Quốc hiện nay nổi lên như một cường quốc xuất khẩu phần mềm chỉ sau Ấn Độ, nhưng trong tương lai có thể chiếm ngôi đầu. Trong các nước ASEAN, Philipine cũng đang là một nơi được nhiều công ty phần mềm lớn trên thế giới thuê làm phần mềm. Việt Nam cũng tham gia vào lĩnh vực này vì nhân công của chúng ta có chất lượng cao.

II.3. Xu hướng tăng đầu tư cho công nghệ thông tinNhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông

tin, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin theo điều kiện riêng của từng nước và tăng đáng kể việc đầu tư cho công nghệ thông tin. Chỉ sau 10-15 năm họ đã làm thay đổi về cơ bản bộ mặt kinh tế xã hội của mình (gần với chúng ta phải kể đến Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái lan…). Việc phát triển công nghệ thông tin và tiến vào nền kinh tế mới của các nước với trình độ phát triển khác nhau có đặc điểm khác nhau. Chúng ta có thể nhận dạng các đặc điểm của sự phát triển công nghệ thông tin của các nước với ba trình độ phát triển khác nhau hiện nay như sau:

- Các nước phát triển đã hoàn thành giai đoạn công nghiệp hoá bằng việc tự động hoá cao độ các quá trình sản xuất và tự động hoá từng phần các quá trình quản lý. Trong quá trình sản xuất với sự gắn kết nền công nghiệp cơ khí, điện, điện tử và nguyên lý điều khiển số của công nghệ thông tin đã tạo ra những công nghệ mới trong tất cả các ngành sản xuất, làm thay đổi cơ bản năng suất và bộ mặt của các ngành công nghiệp. Trong quản lý, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình quản lý đã tạo ra các hệ thống thông tin đóng vai trò nền tảng cho các hệ thống tự động hoá xử lý thông tin trong quản lý và đang chuyển sang các hệ tự động hoá quản lý và xử lý tri thức. Ngày nay, các nước này đang tiến mạnh vào nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin trong đó các thành tố rất cơ bản là: Hạ tầng các siêu lộ thông tin quốc gia liên kết toàn cầu, triển khai rộng rãi nền hành chính điện tử, phát triển thương mại điện tử, công nghiệp nội dung và các dịch vụ thông tin khác.

- Các nước công nghiệp mới phần lớn thành công nhờ nắm bắt được các cơ hội quý báu trong các thập kỷ 70-90 của thế kỷ 20 của ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp máy tính. Ngày nay, họ tiếp tục phát triển và duy trì công nghiệp máy tính để đáp ứng nhu cầu trong nước và chia sẻ một phần thị trường quốc tế, đồng thời chuyển sang các lĩnh vực dịch vụ thông tin và công nghiệp phần mềm, tích cực xây dựng và hoàn thành kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh tế xã hội, chuẩn bị cho hội nhập vào nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

- Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đang tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, từng bước triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, trước hết tập trung giải quyết các yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh, bước đầu xây dựng ngành công nghiệp và dịch

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 13

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

vụ công nghệ thông tin, chủ yếu là công nghiệp dịch vụ viễn thông và phần mềm. Các nước này đều nhận thức được vai trò quan trọng không thể thiếu của công nghệ thông tin trong việc tăng cường năng lực hội nhập của nền kinh tế, đồng thời phải tìm mọi cách khắc phục sự yếu kém trong hệ thống hành chính, hệ thống pháp lý để tạo môi trường cho ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin chứ không phải là nơi tiêu thụ sản phẩm công nghệ thông tin. Một số quốc gia đã thành công lớn trong xây dựng công nghiệp phần mềm như Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin… mở ra một hướng đi triển vọng cho những quốc gia có nguồn nhân lực trí tuệ dồi dào. Một số quốc gia đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng nền công nghiệp công nghệ thông tin.

II.4. Xu hướng chuyển giao công nghệXu thế phát triển công nghệ của các nước trên thế giới.Đối với những công nghệ chuyên dụng có giá trị cao xu hướng xây dựng

các hợp đồng nghiên cứu và phát triển (R&D), trao chìa khóa, mua bán các license công nghệ lõi và xây dựng các phòng thí nghiệm R&D, các công ty liên doanh sẽ là những kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất. Sự ra đời của các Quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ thông tin, các cơ chế chỉ định thầu chuyển giao công nghệ dài hạn sẽ tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ.

Một vấn đề đang được các công ty công nghệ thông tin quan tâm là vấn đề sở hữu trí tuệ. Trước đây chủ yếu các công ty phần mềm lớn chú trọng đến sở hữu trí tuệ, nhưng ngày nay còn có ngành công nghiệp nội dung. Các quốc gia đang rất chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là qua các Hiệp định thương mại như WTO để củng cố và áp dụng các quy chế về sở hữu trí tuệ của họ. Khi mà tốc độ truyền thông băng rộng và tốc độ xử lý của máy tính không ngừng tăng lên thì ngành công nghiệp nội dung sẽ càng bị đe dọa nhiều hơn bởi nạn vi phạm bản quyền. Đối với các nước đang phát triển nền công nghiệp phần mềm và nội dung thông tin thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng ở các nước đang phát triển, chi phí của phần mềm và nội dung hợp pháp có thể quá cao và việc sử dụng quyền sở hữu tốn kém này có thể hạn chế đến quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở các quốc gia này.

Sự chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam.Trong tiến trình hội nhập quốc tế, chúng ta rất cần công nghệ mới từ các

nước phát triển và các nước công nghệ mới (NIC). Ngược lại, các nước phát triển và các nước công nghệ mới cũng thấy ở Việt Nam, với hơn 80 triệu dân một thị trường nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư, chuyển giao công nghệ. Chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ của Việt Nam do sự chuyển giao này. Điều này dễ nhận thấy trong lĩnh vực điện thoại di động, công nghệ truyền hình, Internet...

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 14

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

II.5. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội thông tinSự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ và

to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Với khả năng số hoá mọi loại thông tin (số, đồ thị, văn bản, hình ảnh, tiếng nói, âm thanh…), máy tính trở thành phương tiện xử lý thông tin thống nhất và đa năng, thực hiện được nhiều chức năng khác nhau trên mọi dạng thông tin thuộc mọi lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý, kinh doanh… Đồng thời với sự phát triển của máy tính điện tử, sự phát triển của truyền thông đã kéo theo sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng diện rộng cho tới mạng toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Từ đó đã hình thành sự hội tụ giữa máy tính, truyền thông và các ngành cung cấp nội dung thông tin trên mạng tạo ra cơ sở mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế. Đó là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức…). Trong nền kinh tế số, thông tin được xử lý, lưu trữ trong các máy tính và được trao đổi, truyền đi với tốc độ ánh sáng trên mạng, nhờ đó thông tin có thể được phổ biến và truy cập tức thời tại bất kì địa điểm nào trên thế giới. Việc thông tin chuyển sang dạng số và nối mạng đã làm thay đổi sự chuyển hoá của nền kinh tế, các dạng thể chế, các mối quan hệ và bản chất của hoạt động kinh tế xã hội và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hầu hết các lĩnh vực hoạt động và đời sống con người. Chúng ta có thể hình dung một vài đặc điểm chính của nền kinh tế mới này:

- Nền kinh tế mới là nền kinh tế tạo sự liên kết với nhau trên phạm vi rộng lớn qua mạng Internet để tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng đáp ứng với hoàn cảnh, để tạo ra của cải vật chất nhiều hơn, chất lượng hơn. Trong nền kinh tế mới các công ty vừa và nhỏ có ưu thế về tính linh hoạt, chủ quyền và mềm dẻo, không bị đè nặng bởi các bất lợi mà công ty lớn phải chịu là quan liêu, trật tự chặt chẽ và ít có khả năng thay đổi, có thể dựa vào lợi thế của Internet để vượt qua được các ưu thế chính của các công ty lớn - tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên.

Khi trí thức trở thành nguồn tài nguyên chính, dần dần hình thành xu thế thống nhất một nền kinh tế thế giới, xu thế toàn cầu hoá. Kinh doanh toàn cầu đòi hỏi phải kết nối với các khách hàng, các nhà cung cấp, người lao động và đối tác trên toàn cầu. Các thời cơ mới trong các thị trường toàn cầu đòi hỏi một hạ tầng cơ sở thông tin để khai thác. Xu thế toàn cầu hoá là xu thế tất yếu đòi hỏi mọi quốc gia phải suy nghĩ lại về cơ cấu tổ chức và toàn bộ các ngành kinh tế của mình.

III. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ XÃ HỘI NAM ĐỊNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức khá, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ngày được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút đầu tư bước đầu được xây dựng đã tạo điều kiện cho thị trường công nghệ thông tin phát triển.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 15

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Nam Định đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, từng bước chuyển đổi sang ngành công nghiệp, dịch vụ; thương mại, du lịch, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin có điều kiện phát triển nhanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ, phát triển thương mại điện tử.

Ngành du lịch của tỉnh có nhiều tiềm năng, đặc biệt là du lịch sinh thái, tâm linh và làng nghề; hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Dẫn đến tạo điều kiện cho phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

Nam Định có khoảng 2.000 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp là tiềm năng phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

Tỉnh có nguồn nhân lực lớn và có kiến thức sẽ ảnh hưởng tốt đến việc phát triển Công nghệ thông tin trong các mặt kinh tế - xã hội và quản lý của tỉnh.

Nguồn lao động của tỉnh Nam Định năm 2007: Số người tham gia lao động là 1.190.100 người (chiếm 59,8%). Hàng năm, lực lượng này lại được bổ sung thêm hơn 3 vạn lao động trẻ có trình độ văn hóa cơ bản. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh: tiến sĩ chiếm 0,04%, thạc sỹ chiếm 0,3%, cao đẳng đại học 15%, trung cấp 17,8%, sơ cấp 66,86%. Nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao sẽ tác động tốt đến việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Số dân ở thành thị là 335.491 người chiếm 16,8% số dân trong toàn tỉnh.Nam Định có 4 trường đại học và 6 trường cao đẳng là nơi đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực cho tỉnh và quốc gia.Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 của tỉnh tăng 11,8% so với năm

2006.Năm 2007 cơ cấu tổng sản phẩm đã chuyển dịch tích cực sang ngành công

nghiệp và xây dựng. Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 29,61%, công nghiệp và xây dựng chiếm 35,13% và dịch vụ chiếm 35,13%.

Thu nhập bình quân đầu người khoảng 6,2 triệu đồng một năm, mục tiêu đến năm 2010 đạt 12,4 triệu đồng một năm.

Yếu tố khó khăn là tỉnh chưa tự cân đối được thu – chi ngân sách, hõ trợ trung ương chiếm khoảng 2/3 tổng chi ngân sách của tỉnh, do vậy việc bố trí nguồn vốn cho phát triển công nghệ thông tin gặp nhiều khó khăn.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 16

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

PHẦN II HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNH

I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINI.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, Nhà

nước:a/ Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật tại các cơ quan ĐảngHạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng trong

thời gian vừa qua từng bước được xây dựng và mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng Tỉnh uỷ Nam Định được triển khai cơ bản đồng bộ; đã thực hiện kết nối mạng 10/10 huyện, thành uỷ, các ban Đảng của Tỉnh uỷ, cơ quan Báo Nam Định, Trường Chính trị Trường Chinh. Tổng số có 17 mạng LAN, gồm 10 mạng LAN huyện, thành uỷ, 01 mạng LAN khu vực làm việc của Văn phòng Tỉnh uỷ và 04 ban Đảng, 02 Đảng uỷ khối (gồm Ban Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, UB kiểm tra, Đảng uỷ khối dân chính và doanh nghiệp).

Các Ban Đảng Tỉnh uỷ đã trang bị 4-6 máy trạm và từ 01- 02 máy in.

10 huyện, thành uỷ mỗi đơn vị được trang bị 01 máy chủ truyền thông và 2 máy chủ cơ sở dữ liệu, 9 máy trạm, 2 máy in, 1 máy quét, 01 Switch Cisco, 2 Switch HUB, 01 modem ADSL.

Các Đảng uỷ trực thuộc đã được trang bị 3-4 bộ máy tính, 02 máy in phục vụ công tác cập nhật dữ liệu văn kiện Đảng và đổi thẻ Đảng, triển khai chương trình quản lý CSDL hồ sơ Đảng viên.

Tổng số máy tính trang bị từ nguồn vốn của dự án 47 là: 159 máy trạm, 35 máy chủ, 47 máy in các loại, 14 máy quét, 01 Router, 18 Switch Cisco, 35 Switch HUB, 16 Modem ADSL, 20 Modem Dial-up.

Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng của Tỉnh đã đến các cấp Tỉnh uỷ, huyên uỷ, các cơ quan này đề đã có mạng LAN.

Các hệ thống mạng của Tỉnh uỷ, các huyện, thành uỷ chưa có đủ thiết bị dự phòng để đảm bảo có thể hoạt động liên tục, chưa có đủ các thiết bị đảm bảo yêu cầu về an ninh mạng và bảo mật thông tin. Các Đảng uỷ xã, phường đến nay chưa được trang bị máy tính kết nối mạng diện rộng của Tỉnh uỷ.

b/ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước:

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 17

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định đã xây dựng hệ thống mạng phục vụ công tác cải cách quản lý hành chính của tỉnh. Hệ thống đó đang hoạt động ổn định, tích hợp được một số thông tin dùng chung cho tỉnh. Hệ thống bao gồm các máy chủ, các thiết bị mạng và hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

Đường truyền :Tại UBND tỉnh đã có đường truyền kênh thuê riêng (leased line)

với dung lượng 4Mbps, cấp địa chỉ IP tĩnh. Các sở ngành, huyện chủ chủ yếu kết nối qua mạng Internet cộng cộng (ADSL).

Máy chủ phục vụ truy cập:Hạ tầng UBND tỉnh đã được trang bị hệ thống máy chủ phục vụ cho

ứng dụng công nghệ thông tin của khối các cơ quan trực thuộc Uỷ ban như các máy chủ kết nối, dữ liệu, thư điện tử và các máy chủ ứng dụng văn bản, quản lý điều hành.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng trong thời gian qua đã mang lại những kết quả; số lượng máy tính trang bị cho Văn phòng UBND tỉnh là 65 máy/70 cán bộ công chức, đạt tỷ lệ gần 1 người/máy, số lượng máy in là 12 chiếc đạt tỷ lệ 5 người/máy.

Số lượng máy tính trang bị cho các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố là: 654 chiếc đạt tỷ lệ 0,4 máy/người, số lượng máy chủ: 40 chiếc, máy tính xách tay 38 chiếc; Số nút mạng tại các đơn vị là: 606 nút.

Tất cả các đơn vị sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao ADSL.Cùng với sự đầu tư của tỉnh, Bộ, ngành Trung ương thì các

Sở đã tự trang bị hệ thống máy chủ, máy trạm, hệ thống mạng LAN cho đơn vị mình. Do đó hệ thống mạng tin học của các đơn vị này hàng ngày phát triển.

Qua điều tra, bình quân mỗi xã/phường/thị trấn được trang bị 02 máy tính, các xã/phường chưa chú trọng trang bị hạ tầng máy tính, hầu hết chưa có kết nối mạng LAN, 50% có kết nối Internet.

Đánh giá:Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước bước đầu đạt

được một số kết quả, góp phần quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Đã hình thành một số hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung giúp từng bước đổi mới phương thức làm việc, đổi mới lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành đến tận các xã, phường trong toàn tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 18

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đã đầu tư xây dựng được cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm trang bị máy tính, các thiết bị ngoại vi, mạng nội bộ (LAN) cho các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc.

Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư trang bị, cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị.

I.2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo:

Hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp:Hiện tại, tỉnh Nam Định có trên 2.000 doanh nghiệp đang

hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chế biễn xuất khẩu: Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cơ khí đóng tàu, lắp ráp ô tô, điện tử, công nghệ thông tin, dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thuỷ sản... trong đó có trên 3 doanh nghiệp nhà nước; gần 1.750 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và, trên 5016 doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI, còn lại là các loại doanh nghiệp khác.

Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, điện lực; phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI lớn đã có mạng LAN và có kết nối Internet băng thông rộng ADSL, Leadline.

Tổng số máy tính trong khối doanh nghiệp có khoảng 15.000 máy, trung bình đạt 7,5 máy/doanh nghiệp, đây cũng là một con số tương đối cao vì đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp nhỏ.

60% doanh nghiệp tư nhân có trang bị máy tính và sử dụng dịch vụ Internet.

Các doanh nghiệp trên địa bàn đều sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao ADSL. Một số ít doanh nghiệp xây dựng được hệ thống mạng nội bộ quy mô lớn, còn lại chủ yếu là hệ thống mạng nhỏ lẻ từ 5-10 máy. Hình thức kết nối sử dụng mạng ngang hàng, khoảng 2% số doanh nghiệp có Website. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ có số máy tính được kết nối Internet để truyền dữ liệu hoặc tìm kiếm thông tin, xem tin tức.

Tóm lại, hạ tầng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp đã từng bước được xây dựng và đạt được một số kết quả, đáp ứng được yêu cầu ứng dụng trong nội bộ các doanh nghiệp. Tuy nhiên do hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh vẫn còn thiếu và yếu, nên các doanh nghiệp vẫn còn chậm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 19

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hạ tầng công nghệ thông tin tại các trường và trung tâm đào tạo:Hệ thống giáo dục trong tỉnh có trên 800 trường đào tạo từ

cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đạo đại học và các trung tâm dạy nghề.

Theo số liệu điều tra, 100% các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống mạng máy tính và kết nối Internet tốc độ cao ADSL; 100% trường trung học cơ sở, trường tiểu học được trang bị máy tính trong đó có khoảng 40% được kết nối mạng Internet;

Trong đó, tổng số máy tính tại các trường tiểu học đã điều tra có 183 chiếc. Một số trường đã được trang bị phòng máy và kết nối LAN như: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, Tiểu học Yên Cường B, Tiểu học Mỹ Thịnh.

Tại các trường Trung học cơ sở có tổng số 118 máy tính. Hệ thống mạng LAN và phòng máy để phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ có ở một số trường có như: Trần Đăng Ninh, Mỹ Hưng, Ngô Đồng. Tại các phòng máy tính này học sinh chỉ được học tin học cơ bản làm quen với máy tính, chưa có phần mềm để giảng dạy.

Tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp có tổng số 1.832 máy tính; 100% các trường kết nối Internet tốc độ cao; 100% có mạng nội bộ (tuy nhiên chỉ có các máy trong văn phòng là được nối mạng); 100% các trường có phòng máy để giảng dạy; 50% số trường đã xây dựng được Website.

* Đánh giá:Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các doanh

nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư, từng bước được xây dựng và mở rộng, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đào tạo dạy nghề.

I.3. Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông:Hiện nay trên địa bàn tỉnh, 100% các huyện, thành phố được kết nối với

nhau bằng các tuyến cáp quang và đang đẩy nhanh thực hiện cáp quang đến trung tâm xã. Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom theo hướng Ninh Bình - Nam Định – Thái Bình, Ninh Bình – Nam Định - Hà Nam.

* Mạng Internet Nam Định hiện có VNPT và Viettel cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Mạng Internet băng rộng ADSL đã được triển khai cung cấp dịch vụ tại 10/10 trung tâm huyện, thành phố. Năm 2007, mạng ADSL của VNPT tại tỉnh Nam Định bao gồm 10 DSLAM với dung lượng lắp đặt 10.000

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 20

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

port; Viettel có 07 DSLAM với dung lượng lắp đặt 400 ports. Tính đến hết năm 2007 tổng số thuê bao Internet trên toàn tỉnh là 26.093 thuê bao, đạt mật độ 1,31 (thuê bao/100 dân), trong đó số thuê bao internet băng rộng là 8.170 thuê bao, chiếm 31.3% . Hiện tại EVN Telecom chưa triển khai cung cấp dịch vụ Internet ADSL tại tỉnh Nam Định.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINII.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng Tại các đơn vị trong cơ quan Đảng, Tỉnh uỷ đã triển khai đồng bộ, thống

nhất từ Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban của Tỉnh uỷ đến các văn phòng huyện, thành uỷ, sử dụng hệ thống điều hành tác nghiệp, chương trình quản lý cơ sở dữ liệu, các phần mềm kế toán - tài chính Đảng, thu nộp Đảng phí được triển khai đồng bộ tại các ban của Tỉnh uỷ, các huyện, thành uỷ và Đảng uỷ trực thuộc. Website nội bộ của Tỉnh uỷ được triển khai trong hệ thống mạng diện rộng của Tỉnh uỷ.

Hệ thống điều hành tác nghiệp đã được triển khai và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng dùng chung trong các cơ quan Đảng như: Thư điện tử, gửi nhận công văn, quản lý văn bản, quản lý và khai thác hồ sơ và tài liệu lưu trữ, quản lý đơn thư khiếu tố, lịch công tác, theo dõi các chương trình làm việc.… trong các cơ quan Đảng từ Tỉnh uỷ đến huyện. Ngoài ra cũng đã triển khai ứng dụng 3 phần mềm tài chính Đảng là: Kế toán Đảng, kiểm kê tài sản cố định và thu nộp Đảng phí tại hầu hết các cơ quan Đảng trong tỉnh.

Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ Đảng viên được triển khai đồng bộ tại 16 đầu mối các huyện, thành uỷ, các ban Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ. Hiện nay, việc cập nhật và khai thác dữ liệu Đảng viên đã được thực hiện thường xuyên, đến nay đã cập nhật được 99% số Đảng viên đã khai phiếu. Công tác Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ của Tỉnh uỷ và các huyện, thành uỷ thường xuyên được cập nhật. Đến nay việc cập nhật chỉnh lý tài liệu của Tỉnh uỷ từ khoá I đến khoá XVI đã được hoàn chỉnh.

Tình hình trao đổi thông tin trên mạng: Việc gửi nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng Tỉnh uỷ và các huyện, thành uỷ đã đi vào nề nếp. Hầu hết cán bộ, chuyên viên Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban Đảng đều sử dụng và sử dụng tương đối thành thạo máy tính phục vụ công tác. Việc sử dụng thư điện tử trên mạng đã thành thói quen và đây là công cụ đắc lực giúp các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên trao đổi thông tin, tài liệu công tác hàng ngày trong hệ thống mạng của Tỉnh uỷ.

Website nội bộ cung cấp thông tin hàng ngày về hoạt động của Tỉnh uỷ và liên kết Website Văn phòng Trung ương, Website một số tỉnh, thành uỷ khác góp phần nâng cao chất lượng thông tin tổng hợp phục vụ công tác của các cấp uỷ Đảng.

Hình thức kết nối Internet tại 9 huyện uỷ chủ yếu là hình thức kết nối mạng Internet tốc độ cao.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 21

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hệ thống mạng nội bộ tại các cơ quan Đảng trong tỉnh đến nay tất cả các cơ quan đều đã được kết nối mạng nội bộ nhằm trao đổi thông tin một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác thông tin; nhiều cơ quan chưa triển khai mạnh các phần mềm ứng dụng như trình xử lý văn bản, điều hành tác nghiệp hàng ngày của các cơ quan, nên hạn chế trong việc triển khai các chương trình ứng dụng mang tính phối hợp.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Đảng ủy xã, phường đa số chưa được triển khai do cơ sở hạ tầng còn thấp.

II.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý Nhà nướcThời gian qua các đơn vị đã xây dựng và triển khai nhiều cơ sở dữ liệu,

trong đó có những cơ sở dữ liệu mang tính chất chuyên ngành đặc thù và đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giao thông-Vận tải...

03 phần mềm dùng chung của đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan nhà nước là phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc, phần mềm tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội, và phần mềm web điều hành đã được tiến hành cài đặt cho 27 đơn vị (trong đó có 10 huyện/thành phố). Một số đơn vị đã sử dụng 3 phần mềm dùng chung theo đề án 112, trong việc quản lý, điều hành công việc nhưng còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai; một số đơn vị đã sử dụng các phần mềm phục vụ nghiệp vụ như: Sở Tài nguyên - Môi trường sử dụng phần mềm dự báo thông tin báo cáo môi trường, Sở Giáo dục - Đào tạo sử dụng phần mềm quản lý thi, quản lý văn bằng, Sở Y tế sử dụng phần mềm thống kê y tế, Sở Nội vụ sử dụng phần mềm quản lý cán bộ công chức… thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất, thủ tục cải cách hành chính... bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả trong công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành trong các đơn vị.

Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Nam Định (www.namdinh.gov.vn), cung cấp các tin tức tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, các thông tin giới thiệu về lịch sử, văn hoá tỉnh Nam Định và ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân, phục vụ hoạt động điều hành của các cơ quan và nhu cầu khai thác thông tin của người dân và các doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có trang thông tin điện tử nhằm giới thiệu cơ cấu, tổ chức, các thông tin hoạt động của đơn vị mình, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, quản lý Nhà nước, hướng dẫn thủ tục, giải

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 22

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

đáp thắc mắc, như trang thông tin của Sở Nội Vụ (sonoivu.namdinh.gov.vn). Cổng thông tin doanh nghiệp Nam Định đã cung cấp dịch vụ công ở mức độ 2.

Nói chung, việc triển khai phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước tương đối đồng bộ, từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong các cơ quan.

II.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệpĐến nay toàn tỉnh có 2.875 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực công nghệ thông tin là 40 doanh nghiệp. Nam Định có hai khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Hoà Xá và Khu công nghiệp An Xá. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ở Nam Định đang ở những mức khác nhau.

Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đều sử dụng máy vi tính và các phần mềm trong hoạt động của mình. Các phần mềm sử dụng chủ yếu là soạn thảo văn bản, thống kê, kế toán và thư điện tử. Một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có sử dụng các phần mềm khác như: Quản lý nhân sự, xây dựng kế hoạch sản xuất hay dùng để quản lý bán hàng, quản lý kho hàng hay kế toán tài vụ. Qua điều tra một số doanh nghiệp lớn, tư nhân cũng như ngoài quốc doanh đều có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng máy tính trong hoạt động, nhưng ứng dụng phần mềm trong quản lý chưa nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực kế toán.

Các Doanh nghiệp CNTT chủ yếu là các dịch vụ sửa chữa, bảo trì và các hợp đồng cung cấp thiết bị. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến các dịch vụ tư vấn cho khách hàng của các công ty trên địa bàn và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Việc đầu tư cho công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư cho phần cứng, thiết bị mạng; một số ít doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư cho hệ thống phần mềm và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tuy nhiên chưa nhiều so với tiềm năng của các doanh nghiệp.

Rất ít doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để giao dịch, tìm kiếm đối tác qua mạng Internet. Mức độ sử dụng thư điện tử để giao dịch là thấp. Các doanh nghiệp chưa chú trọng khái thác thông tin trên mạng Internet, chưa chú trọng đến quảng bá thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm thông qua mạng Internet. Mới chỉ có ít doanh nghiệp có Website riêng chủ yếu là giới thiệu doanh nghiệp, chưa có hoạt động kinh doanh TMĐT.

Các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ của mình chưa có sự liên kết, trao đổi và tương tác qua môi trường mạng đặc biệt là với các cơ quan Nhà nước.

II.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạoNgành giáo dục và đào tạo của tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất,

trang thiết bị phòng máy tính cho học sinh thực hành. Tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đều trang bị phòng máy tính và kết nối

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 23

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Internet tốc độ cao. Đến nay, 100% các trường Trung học phổ thông đã được trang bị máy tính và phòng máy tính; Các trường Trung học cơ sở và tiểu học cũng đã bước đầu được trang bị máy tính và kết nối Internet để phục vụ việc quản lý và giảng dạy.

Ngoài ra, một số đơn vị trong ngành đã có ứng dụng phục vụ công tác quản lý và giảng dạy như: Phần mềm quản lý học sinh EMIS; quản lý cán bộ công chức PMIS; quản lý công văn đi, công văn đến; quản lý thời khoá biểu; phần mềm kế toán; phần mềm tuyển sinh.

Trong đó, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở mới chỉ có một số trường điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, còn lại các trường khác đều ứng dụng làm công tác quản lý nhà trường, kế toán.

Tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp: Theo số liệu điều tra 8 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong thời gian qua đã có những thành tích nhất định trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được phong trào học tập tin học trong học sinh và thanh thiếu niên.

II.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế Theo thống kê 12 đơn vị trên địa bàn tỉnh, 100% các bệnh viện, trung tâm

y tế cấp tỉnh, huyện đều được trang bị máy tính, tổng số máy tính hiện có là 147 chiếc đạt tỷ lệ 10,36 nguời/máy, tất cả các bệnh viện chưa có hệ thống máy chủ. Hệ thống mạng LAN chiếm 67%, hầu hết các đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy tính đạt 31,17%; số cán bộ biết sử dụng Internet đạt 30%. Tỷ lệ kết nối Internet tại các đơn vị đạt 91%. Có đến 75% các đơn vị sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin trên mạng.

Việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc đạt tỷ lệ 67%. Nhìn chung, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế còn hạn chế. Phần mềm chuyên ngành sử dụng tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế là các phần mềm Medisoft, phần mềm quản lý thông kế, kế toán, quản lý bảo hiểm y tế.

Ngoài các phần mềm nói trên, các ứng dụng tin học chủ yếu tại các bệnh viện, Trung tâm y tế là phục vụ công tác soạn thảo văn bản phục vụ công tác quản lý hành chính, tổ chức, văn phòng.

II.6. Phổ cập Internet trong đời sống xã hộiNgày nay, Internet trở thành một nguồn cung cấp thông tin đa dạng và trở

nên quen thuộc đối với một bộ phận công chúng. Điều này thấy rõ qua số lượng thuê bao quy đổi và lượng người truy nhập Internet đang tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể giải thích khi có sự cạnh tranh mạnh giữa những nhà cung cấp dịch vụ Internet làm cho giá cả truy nhập giảm xuống khá nhanh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 24

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Các tiện ích cũng như các nội dung thông tin được cải tiến khiến cho Internet trở nên khá hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Việc cung cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với tốc độ và chất lượng cao, giá cước thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực đã có những kết quả đáng kể. Các dịch vụ viễn thông truyền thông phát triển mạnh, một số các dịch vụ mới như truy cập Internet không dây, điện thoại Internet, Internet tốc độ cao (ADSL), điện thoại di động công nghệ CDMA đã được triển khai đưa vào sử dụng.

Tuy vậy, Internet mới sử dụng phần đông ở thành phổ, các trung tâm huyện, thị trấn và các điển tập trung dân cư.

Đối với các xã số điểm truy cập Internet còn rất ít và số người dẫn đến truy cập còn hạn chế do nhận thức của người dân và do chưa có nội dung thông tin mà người nông dân quan tâm.

Website của tỉnh đã được xây dựng và đang hoạt động ổn định nhưng chỉ cung cấp các tin tức thời sự là chủ yếu. Nội dung thông tin cung cấp cho nhân dân trên mạng còn khá hạn chế. Cần xây dựng những trang thông tin phục vụ nhu cầu về sản xuất nông nghiệp, giáo dục đào tạo và hướng nghiệp, đào tạo nghề để nhân dân có thể truy cập. Ngoài ra, các thông tin khác về văn hoá, nghệ thuật cũng như thương mại cần xây dựng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân.

* Đánh giá chung hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tinViệc ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số

kết quả quan trọng bước đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa triển khai hiệu quả các ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành; chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và đồng bộ; việc trao đổi và khai thác thông tin dùng chung còn nhiều khó khăn; chưa cung cấp đầy đủ các thông tin phục vụ cải cách hành chính; chưa thực hiện được các giao dịch trực tuyến, chưa cung cấp được các dịch vụ công.

III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

III.1. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

* Các cơ quan, đơn vị cấp sở, ban, ngànhTheo số liệu điều tra sơ bộ tại 29 đơn vị với tổng số 2.092 cán bộ công

chức có khoảng 170 cán bộ đã được đào tạo chuyên môn về công nghệ thông, chiếm tỷ lệ 8,08%, trong đó:

Tỷ lệ người có trình độ trên đại học về công nghệ thông tin là 0,1%;Tỷ lệ người có trình độ từ đại học về công nghệ thông tin là 1,96%;Tỷ lệ người có trình độ cao đẳng về công nghệ thông tin là 2,96%;Tỷ lệ người có trình độ từ trung cấp về công nghệ thông tin là 3,06%.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 25

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Số tuổi đời của các lao động công nghệ thông tin cũng còn rất trẻ, ở độ tuổi 23 – 25 là 16 người, chiếm 22%, độ tuổi 26 – 30 có 46 người, chiếm 62% tổng số lao động chuyên môn công nghệ thông tin.

Đây là nguồn nhân lực chính để triển khai các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước.

Số cán bộ, công chức, viên chức biết sử dụng máy tính trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là 1.153 người/ trên tổng số 1.664 cán bộ công chức được điều tra, chiếm 70%, trong đó số cán bộ công chức biết sử dụng Internet là 1.064 người, chiếm 64%. Trên phạm vi cả nước số người biết sử dụng máy tính và sử dụng Internet tương ứng là 80 % và 75%.

Số cán bộ công chức là lãnh đạo của đơn vị biết sử dụng máy tính trong các cơ quan Đảng và nhà nước là 63 người/ trên tổng số 65 cán bộ công chức là lãnh đạo được điều tra, chiếm 97%.

Cấp huyện\thành phốQua điều tra 10 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố với tổng 1.322

cán bộ công chức, ta có:+ Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện: sử dụng máy tính là 776

người, chiếm tỷ lệ 58,7%; sử dụng Internet 594 người, chiếm tỷ lệ 45%;+ Cán bộ lãnh đạo cấp huyện: biết sử dụng máy tính 178/210 người được

điều tra, chiếm tỷ lệ 85%; biết sử dụng Internet 163/210 người, chiếm tỷ lệ 77,6%;

+ Đào tạo về công nghệ thông tin: Có 468/1.322 người được đào tạo về công nghệ thông tin, chiếm tỷ lệ 37,7%, trong đó số cán bộ lãnh đạo được đào tạo về công nghệ thông tin là 100/210 người, chiếm tỷ lệ 47,6%.

Cấp xã, phường, thị trấn:Qua 34 xã phường, thị trấn được điều tra với tổng 715 cán bộ công chức,

ta có:+ 32 xã có sử dụng máy tính cho công việc, chiếm tỷ lệ 94%;+ Tổng số máy tính của 34 xã là 67 cái, bình quân mỗi xã có 2 máy tính;+ Cán bộ công chức cấp xã: sử dụng máy tính 239 người, chiếm tỷ lệ

33,5%; sử dụng Internet 85 người, chiếm tỷ lệ 12%;+ Cán bộ lãnh đạo cấp xã: biết sử dụng máy tính 62/102 người được điều

tra, chiếm tỷ lệ 61%; biết sử dụng Internet 43/102 người, chiếm tỷ lệ 42%;+ Đào tạo về công nghệ thông tin: Có 130/715 người được đào tạo về

công nghệ thông tin, chiếm tỷ lệ 18,2%, trong đó số cán bộ lãnh đạo được đào tạo về công nghệ thông tin là 27/102 người, chiếm tỷ lệ 26,5%.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 26

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

III.2. Hiện trạng nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.Với 39 doanh nghiệp trả lời các chỉ tiêu của phiếu điều tra về trình độ

công nghệ thông tin của lao động, ta có:

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %Tổng số lao động công nghệ thông tin 189 100

Lao động có trình độ trên đại học 3 1,6

Lao động có trình độ đại học 69 36,5

Lao dộng có trình độ cao đẳng 48 25,4

Lao dộng có trình độ trung cấp 35 18,5

Lao động có các trình độ khác 29 15,4

Lao động có các chứng chỉ quốc tế 5 2,6

Phân tích các số liệu điều tra cho thấy trung bình mỗi doanh nghiệp có 4,85% lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin, trong đó mỗi doanh nghiệp có trung bình 3 lao động có trình độ công nghệ thông tin từ cao đẳng trở lên.

Số lao động công nghệ thông tin có trình độ chủ yếu là đại học (36,5%) và cao đẳng (25,4%); số lao động có trình độ trên đại học và có các chứng chỉ quốc tế chỉ chiếm có 4,2% tổng số lao động có trình độ chuyên môn công nghệ thông tin.

Theo ước tính, số lao động số trình độ công nghệ thông tin ước đạt 2% trên tổng số lao động của các doanh nghiệp không chuyên về công nghệ thông tin.

III.3. Hiện trạng nguồn nhân lực trong giáo dụcQua điều tra 48 trường, trong đó tiểu học là 15 trường, trung học cơ sở là

15 trường và trung học phổ thông là 18 trường ta thấy:Có 28 trường có giáo viên dạy tin học, chiếm tỷ lệ 58,3%; trong đó số giáo

viên dạy tin học chiếm tỷ lệ 2,2% trên tổng số giáo viên.Về kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên ta thấy: qua số liệu điều tra số

giáo viên biết sử dụng máy tính và Internet có tỷ lệ tương đối cao, 50% giáo viên biết sử dụng máy tính, sử dụng Internet thì có tỷ lệ ít hơn chiếm 31%, trong đó giáo viên sử dụng máy vi tính giúp cho hoạt động giảng dạy của mình là 30,2%. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi trong việc cải cách phương thức dạy và học, đưa công nghệ thông tin vào trong trường học, đặc biệt trong việc biên soạn các giáo án điện tử…

Số giáo viên giảng dạy công nghệ thông tin, toán tin trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là 195 người, chiếm tỷ lệ 20,4%, số

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 27

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

giáo viên dạy chuyên công nghệ thông tin chiếm 8,4%, chuyên điện tử viễn thông chiếm 7,4%, chuyên tin học ứng dụng chiếm 4,6% trên tổng số giáo viên, đây là một tỷ lệ khá cao, nó cho ta thấy các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tập trung khá nhiều nguồn lực cho việc đào tạo công nghệ thông tin.

Về kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên: có tới 98,3% giáo viên biết sử dụng máy tính, 96,4% giáo viên biết sử dụng Internet, trong đó kỹ năng biết sử dụng thành thạo chiếm khoảng 60% tổng số giáo viên.

III.4. Về nhân lực công nghệ thông tin trong y tế Qua điều tra 12 bệnh viện và trung tâm y tế với 1.474 cán bộ công chức ta

thấy có 34,1% số cán bộ công chức có trình độ từ đại học trở lên; 57,4% có trình độ từ cao đẳng trở lên, còn lại 42,6% có trình độ là trung cấp và các trình độ khác.

Trong tổng số 1.474 cán bộ công chức các đơn vị y tế có 469 người biết sử dụng máy tính chiếm 32%, 410 người biết sử dụng Internet chiếm 27,8%. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp, điều này cho ta thấy việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của các cán bộ công chức ngành y tế còn hạn chế.

III.5. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

* Nguồn nhân lực trong các cơ sở đào tạo:Hiện trên địa bàn tỉnh có 03 trường đại học đào tạo chuyên ngành về công

nghệ thông tin, điện tử viễn thông là trường đại học Sư phạm kỹ thuật 2, trường đại học Lương Thế Vinh, trường đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, ngoài ra còn một số trường cao đẳng, trung cấp có khoa hoặc bộ môn tin học, công nghệ thông tin, hàng năm cho ra trường hàng nghìn sinh viên hệ cử nhân, kỹ sư điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.

Số sinh viên học chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và tin học ứng dụng cũng tương đối lớn lần lượt tương ứng với các tỷ lệ 10,2%, 12% và 35,3% trên tổng số sinh viên của các trường. Đây chính là nguồn lực công nghệ thông tin trong tương lai khi ra trường để bổ sung cho nguồn lực công nghệ thông tin trong các lĩnh vực tại tỉnh Nam Định và các vùng phụ cận, phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Tổng số Sinh viên 20.490 100

Số sinh viên công nghệ thông tin 2.092 10,2

Số sinh viên điện tử viễn thông 2.447 12

Số sinh viên học tin học ứng dụng 7.239 35,3

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 28

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Ngoài ra còn một số trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh liên kết đào tạo các trình độ công nghệ thông tin như Trung tâm tin học ngoại ngữ liên kết với Trường đại học Bách Khoa đào tạo hệ cử nhân cao đẳng công nghệ thông tin; Trung tâm tin học – Sở Khoa học - Công nghệ liên kết với Trường đại học Bách Khoa đào tạo hệ cử nhân công nghệ thông tin; Trung tâm Aptech Nam Định đào tạo các lập trình viên và các kỹ thuật viên tin học… các trung tâm này mỗi năm đào tạo được 400 học viên có trình độ cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên, lập trình viên… bổ sung vào đội ngũ làm công nghệ thông tin của tỉnh.

* Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin- Trong các doanh nghiệp phần mềm: Hiện trên địa bàn toàn tỉnh mới có một doanh nghiệp chuyên phần mềm

với tổng 15 lao động, trong đó có 10 lao động chuyên môn công nghệ thông tin và phần lớn trong độ tuổi dưới 30.

- Trong các doanh nghiệp lắp ráp, kinh doanh phần cứng:Trong tổng số 143 lao động trong các doanh nghiệp phần cứng về công

nghệ thông tin thì có 100 lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin đạt tỷ lệ 70%; số lao động biết sử dụng máy tính và Internet cũng chiếm một tỷ lệ khá cao 98,6% trên tổng số lao động.

Theo tuổi đời, ta thấy số lao động chuyên môn công nghệ thông tin có tuổi đời còn rất trẻ, 42% lao động có tuổi đời dưới 25 tuổi, 72% có tuổi đời dưới 30 tuổi, 92% có tuổi đời dưới 35 tuổi. Có thể nói, đây là độ tuổi sung mãn và sáng tạo nhất của những lao động chuyên môn công nghệ thông tin.

Về trình độ chuyên môn công nghệ thông tin ta có: trong 100 lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin có 34% có trình độ đại học, 50% có trình độ cao đẳng, và 16% có trình độ trung cấp và trình độ khác, không có lao động nào có các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin.

* Đánh giá chungQua xem xét, phân tích nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Nam

Định trên một số lĩnh vực ta nhận thấy:Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan của Đảng và Nhà

nước ở mức khá và tương đối đồng đều, ở các cơ quan Đảng và nhà nước cấp tỉnh có nguồn nhân lực tương đối tốt, có 83,8% số cán bộ công chức có trình độ từ cao đẳng trở lên, tỷ lệ cán bộ công chức cấp tỉnh sử dụng máy tính và Internet cũng ở mức cao là 70% và 64%. Cũng với các tiêu chí này thì ta thấy ở cấp huyện và cấp xã có sự giảm đi và thấp hơn so với cấp tỉnh.

Với nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện tại trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, bước đầu có thể đáp ứng được các đòi hỏi của cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc và lãnh đạo của các cấp, các ngành.

Các doanh nghiệp tỉnh Nam Định chưa chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp, do đó

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 29

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp còn yếu, theo mẫu điều tra ta thấy, tổng số lao động công nghệ thông tin chỉ chiếm 2% trong tổng số lao động của các doanh nghiệp, và trung bình mỗi doanh nghiệp có 4,8 lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin. Tuy nhiên tỷ lệ này trên thực tế sẽ thấp hơn do phần lớn các doanh nghiệp tỉnh Nam Định là các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế, số cán bộ công chức trong hai lĩnh vực này có trình độ chuyên môn tương đối cao. Tuy nhiên, về kỹ năng tin học cũng còn nhiều hạn chế đặc biệt trong lĩnh vực Y tế, số cán bộ công chức biết sử dụng máy tính và Internet tương ứng là 32% và 28%, trong khi đó lĩnh vực giáo dục đào tạo tương ứng là 50% và 31%.

Số giáo viên giảng dạy tin học tại các cấp tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông còn thiếu, mới chỉ chiếm có 2% trên tổng số giáo viên, trong đó còn nhiều trường chưa có giáo viên dạy tin học. Tuy nhiên, ở các trường đại học, cao đẳng, số giáo viên tham gia giảng dạy tin học, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tương đối nhiều, chiếm khoảng 20% tổng số giáo viên của trường.

Về nguồn lực công nghệ thông tin để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh còn yếu, cho dù hàng năm các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh vẫn đào tạo và cho ra trường hàng ngàn học viên, tuy nhiên do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Mặt khác nguồn lực công nghệ thông tin có chất lượng cao được đào tạo tại các trường đại học uy tín lại không muốn làm việc tại Nam Định do các doanh nghiệp tại tỉnh không đáp ứng được tiền lương và các điều kiện làm việc.

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm của tỉnh còn ít, do quy mô của các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và hình thức kinh doanh là lắp ráp máy tính và bán các thiết bị tin học đơn thuần. Tổng số lao động có trình độ công nghệ thông tin của các doanh nghiệp tin học trên địa bàn tỉnh mới có 100 người, bằng 2/5 lần số lao động của Đà Nẵng Software.

Tóm lại, nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Nam Định vẫn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghệ thông tin cả về quy mô lẫn cơ cấu, loại hình và ở cấp độ.

IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CNTTHiện trên địa bàn tỉnh có 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công

nghệ thông tin (theo đăng ký kinh doanh), trong đó có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy tính, máy văn phòng và các thiết bị mạng, 30 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện tử, điện gia dụng. Công nghiệp công nghệ thông tin phát triển trung bình, bình quân đạt 15 – 17%/năm, cả nước đạt 20 - 30%/năm giai đoạn 2000-2007. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin đạt 100 tỷ đồng, chiếm 0,84% tỷ trọng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 30

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Biểu: Giá trị sản xuất công nghiệp CNTT (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007

Giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin

Triệu đồng 54.546 63.657 73.234 85.497 100.031

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước % 14,0 16,7 15,0 16,7 17,0

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp

Triệu đồng 3.748.583 5.242.920 6.783.149 8.891.656 11.860.066

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước % 30,0 39,9 29,4 31,3 33,4

Tỷ trọng công nghiệp công nghệ thông tin

% 1,455 1,22 1,08 0,96 0,84

Nguồn: Niên gián thống kê 2007; Số liệu điều tra 6/2007 của Sở Thông tin và truyền thông

Trong 15 doanh nghiệp được khảo sát ta thấy: 14 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh phần cứng; 06 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng phần mềm; 14 doanh nghiệp có hoạt động nội dung, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn.

Tổng số nhân viên của 15 doanh nghiệp là 178 người, trung bình 12 nhân viên/doanh nghiệp. Chưa có doanh nghiệp nào đạt được các chứng chỉ ISO, CMM, CMM/CMMI. Có thể nói, những doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định là các doanh nghiệp nhỏ.

Biểu: Phân theo lĩnh vực kinh doanh chính

STT Tên Công ty Tổng số nhân viên

SX, lắp ráp phần cứng

Viết phần mềm

ND, DV kỹ thuật, tư

vấn

1 Công ty TNHH Vĩnh Nam 43 X X X

2 Công ty TNHH Hùng Phát 10 X X X

3 Công ty TNHH Xuân Thuỷ 7 X 0 X

4 Công ty TNHH Khánh Toàn 10 X 0 X

5 Công ty TNHH Phi Dũng 9 X 0 0

6 Công ty TNHH Hồng Sơn 10 X X X

7 Công ty TNHH Thuận An 17 X 0 X

8 Công ty TNHH Thương Mại Anh Ngọc 4 X 0 X

9 Công ty TNHH Công nghệ Tiên Tiến 7 X X X

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 31

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

10 Công ty TNHH Sơn Hà 5 X 0 X

11 Công ty TNHH Hoàng Tỉnh 15 X 0 X

12 Công ty TNHH Bình Minh 26 X X X

13 Công ty CP phần mềm Việt 15 0 X X

14 Công ty TNHH Quang Dũng 9 X 0 X

15 Công ty TNHH TM Anh Ngọc 6 X 0 X

Tổng 178 14 6 14

(Số liệu điều tra của Sở Thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông tháng 6/2007)

IV.1. Phát triển công nghiệp phần cứngHiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế tạo, lắp ráp phần cứng về

điện tử– tin học lớn, dùng để xuất khẩu hay cung cấp ra thị trường ngoại tỉnh. Chủ yếu đang phát triển các dịch vụ về lắp ráp nhỏ lẻ, sửa chữa, thay thế linh kiện hoặc làm đại lý kinh doanh máy tính, trang thiết bị máy tính, điện tử và viễn thông cho các hãng lớn trong và ngoài nước.

Theo đăng ký kinh doanh ngành nghề, đến hết năm 2006, toàn tỉnh có 70 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin (bao gồm cả công nghiệp phần cứng máy vi tính, điện tử và điện dân dụng). Tuy nhiên, theo khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định hiện có khoảng 30 đơn vị có hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực công nghiệp phần cứng máy vi tính và chủ yếu lắp ráp nhỏ lẻ, sửa chữa, thay thế linh kiện. Doanh thu sản xuất, kinh doanh phần cứng chiếm trên 90% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Năm 2006 doanh thu của các doanh nghiệp tin học đạt 30 tỷ đồng, trong đó một số Công ty có doanh thu cao như: Công ty trách nhiệm hữa hạn tin học Bình Minh 7,3 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữa hạn Khánh Toàn 3,2 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữa hạn Hùng Phát 3 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữa hạn Vĩnh Nam 1,2 tỷ đồng.

Ngày 27/3/2007, Ban quản lý Khu công nghiệp đã trao giấy phép đầu tư cho Công ty Cổ phần Nguyên Thảo triển khai dự án lắp ráp máy vi tính trị giá 6 tỷ đồng, với diện tích 2.000 m2 tại khu công nghiệp Hoà Xá, dự kiến công xuất lắp ráp đạt 2.400 bộ máy vi tính một năm.

Số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và cung cấp các dịch vụ phần cứng chủ yếu tập trung ở thành phố Nam Định. Tại các huyện và khu vực nông thôn, mới xuất hiện một số ít các cơ sở mua bán, sửa chữa nhỏ lẻ các thiết bị điện tử – tin học.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ mới chỉ là đại diện và đại lý của các doanh nghiệp lớn (HP, Intel, Canon, CMS…), chưa có nhà cung cấp dịch vụ chính thức của Nam Định để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 32

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Dịch vụ tư vấn phần cứng chủ yếu là các dịch vụ tư vấn mua bán, thiết lập cấu hình máy tính, máy chủ, cấu hình mạng nội bộ LAN, WAN…

IV.2. Phát triển công nghiệp phần mềmTheo kết quả cuộc điều tra khảo sát tại 15 doanh nghiệp công nghệ thông

tin trên địa bàn tỉnh Nam Định thì có 6 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng phần mềm, 01 công ty chuyên về xây dựng phần mềm là Công ty CP phần mềm Việt với 14 nhân viên lập trình, sản phẩm dịch vụ chính là các phần mềm đóng gói về kế toán doanh nghiệp, quản trị nhân sự và tiền lương, website… đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp trong nước, công ty cũng đang tiến tới một số hoạt động gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, một số Trung tâm tin học lớn cũng có hoạt động sản xuất, gia công phần mềm phối hợp, liên kết xây dựng phần mềm như Trung tâm Tin học thuộc Trường Đại học Lương Thế Vinh, Trung tâm tin học Aptech Nam Định, Trung tâm Tin học thuộc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Nam Định, Trung tâm tin học Văn phòng UBND tỉnh…

Trung tâm tin học - Trường Đại học Lương Thế Vinh là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất phần mềm đóng gói, phần mềm gia công, hoạt động đào tạo, tư vấn, thiết kế, kinh doanh thiết bị tin học và triển khai các ứng dụng Công nghệ thông tin. Số cán bộ nhân viên của trung tâm 10 người, trong đó số lập trình viên 05 người, tất cả đều có trình độ trên đại học. Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng được một số phần mềm ứng dụng và giải pháp tin học cho một số cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, đặc biệt một số phần mềm trong giáo dục như quản lý học sinh, sinh viên, dậy và học, quản lý học phí, quản lý thư viện, hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERT) cho Công ty Vi Long. Doanh thu phần mềm của Trung tâm năm 2006 đạt 150.000.000 đồng. Phương hướng hoạt động của Trung tâm là tiến tới thành lập Viện công nghệ thông tin với số lập trình viên từ 15 đến 20 người…

Trung tâm tin học Văn phòng UBND tỉnh Nam Định, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Tham gia xây dựng phần mềm dùng chung “Trang thông tin điện tử điều hành tác nghiệp thuộc đề án 112 của Chính phủ”, nâng cấp trang Websites Nam Định…

Trung tâm Tin học - Sở Khoa học Công nghệ là đơn vị mới thành lập, hiện tại đội ngũ lập trình viên tại Trung tâm đã được đào tạo và đang tổ chức đào tạo lại có 07 người. Trong tương lai gần, khi toà nhà trung tâm được hoàn thiện, đây sẽ là một trung tâm phần mềm lớn, sản xuất các phần mềm đóng gói và nhận gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, còn có trên 30 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin như nghiên cứu, xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ tham gia hoạt động dịch vụ bán máy, lắp đặt, bảo trì các thiết bị Tin học–Viễn thông và có cài đặt các phần mềm. Tất cả các doanh nghiệp này chưa tham gia vào sản xuất và gia công phần mềm.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 33

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Theo kết quả điều tra, hiện trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp phần mềm nào có số nhân viên trên 50 người, có 01 doanh nghiệp trên 10 người, 02 doanh nghiệp trên 5 người, và 08 doanh nghiệp dưới 05 người - những doanh nghiệp này chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh phần cứng máy tính, và đang có xu hướng mở rộng sang lĩnh vực phần mềm.

STT Quy mô doanh nghiệp Số doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm > 50 0

2 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm > 10 01

3 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm > 05 01

4 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm <05 08

Hiện nay hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm trên địa bàn tỉnh còn ít, phát triển chủ yếu là bán và cài đặt phầm mềm, các phần mềm hiện đang bán trên thị trường chủ yếu là các phần mềm không có bản quyền

Hoạt động tư vấn về giải pháp đã có một số đơn vị: Trung tâm Tin học thuộc Sở Khoa học - Công nghệ, Trung tâm Tin học thuộc Trường Đại học Lương Thế Vinh, Công ty Tin học Bình Minh, Công ty Tinh học Khánh Toàn, Công ty Tin học Phi Dũng, Trung tâm Aptech Nam Định… tham gia tư vấn cho các dự án công nghệ thông tin trong và ngoài tỉnh.

Các doanh nghiệp làm phần mềm tỉnh Nam Định năm 2006 đạt doanh số 500 triệu đồng, chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh, các hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm chưa có.

IV.3. Phát triển công nghiệp nội dungTrên địa bàn tỉnh các loại hình của công nghiệp nội dung thông tin số gồm

có các loại hình như: (1) Học tập điện tử (E-learning); (2) Game online; (3) Các dịch vụ tin nhắn; (4) Báo chí điện tử; (5) Dịch vụ thông tin trên Internet; (6) Thư viện điện tử; (7) Cơ sở dữ liệu số hoá chuyên ngành… đã có sự phát triển trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn ở dạng sơ khai, hiện nay mới chỉ phổ biến ở dịch vụ tin nhắn, game online, báo điện tử và thông tin trên Internet…

Về dịch vụ tin nhắn, hiện có 08 đơn vị tham gia cung cấp trong đó có 07 doanh nghiệp viễn thông và 01 đài truyền hình: Bưu điện tỉnh, Vinaphone, Mobifone, EVN-Telecom, HT-Mobile, S-Fone, Viettel, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh.

Các loại hình dịch vụ chính như: Tải nhạc chuông, logo, hình nền cho thiết bị di động, tin thông tin kinh tế xã hội, tin nhắn có nội dung chuyên sâu như tư vấn sức khoẻ, tư vấn an toàn giao thông; đặc biệt trong thời gian qua loại hình tin nhắn trúng thưởng qua truyền hình phát triển khá nhanh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 34

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Về dịch vụ Game online, các nhà cung cấp dịch vụ game online lớn hiện nay tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như Vina Game, VTC, Asia Soft, VDC, FPT, VASC… Tại Nam Định công ty TNHH tin học Phi Dũng làm đại lý cung cấp các thẻ game onlie cho thị trường Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam, doanh thu khoảng 500 triệu đồng/năm.

Báo điện tử và các dịch vụ thông tin trên Internet xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Internet Việt Nam, có các loại hình như website, cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công, các website của doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 07 website cung cấp dịch vụ công và thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các cơ quan nhà nước và khoảng 5% tương đương với 90 doanh nghiệp đã có trang tin điện tử để giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm và để phát triển thương mại điện tử.

Tại Nam Định mới chỉ ứng dụng dịch vụ nội dung số trong việc xây dựng nội dung các chương trình phát thành và truyền hình; xây dựng các trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Việc xây dựng các giáo trình và bài giảng điện tử cũng đã được thực hiện ở một số trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông như trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học kinh tế kỹ thuật, Trung học phổ thông Lê Hồng Phong… Tuy nhiên việc sử dụng các giáo trình điện tử và bài giảng điện tử còn ít, mang tính cá biệt và thử nghiệm là chính, chưa trở thành phổ biến và rộng rãi.

IV.4. Đánh giá chung Nhìn chung, công nghiệp công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định còn nhỏ

bé. Trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa có nhà máy, phân xưởng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phần cứng, có một số ít doanh nghiệp công nghiệp phần mềm, hoạt động còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đi vào chuyên nghiệp và chiều sâu. Các doanh nghiệp chủ yếu làm các dịch vụ công nghệ thông tin như cung cấp thiết bị, dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo hành, dịch vụ cài đặt máy tính và thiết kế, nâng cấp cấu hình máy tính và mạng máy tính. Do vậy có thể nói công nghiệp công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định hiện nay chủ yếu là công nghiệp lắp ráp các sản phẩm phần cứng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 của ngành này đạt 100 tỷ đồng (theo giá hiện hành) và chỉ chiếm 0,86% giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh (Vĩnh Phúc là 2,4%, Thanh Hoá 0,8%, Hà Nam 0,75%). Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin còn quá thấp nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong gian đoạn 2003-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công nghiệp công nghệ thông tin mới chỉ đạt 16,0% (Vĩnh Phúc 28,0%, Thanh Hoá 15,5 %, Hà Nam 12,6 %) trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định là 37,6%.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 35

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

V. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NAM ĐỊNH

V.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin.

V.1.1. Về thẩm quyền quản lý nhà nướcVề thẩm quyền quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, theo Luật Công

nghệ thông tin khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ thông tin; đồng thời xác định Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin; Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện việc quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

V.1.2. Về cơ chế, chính sáchNhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển

công nghệ thông tin, Đảng và Nhà nước đã có quan điểm chiến lược rõ ràng về phát triển công nghệ thông tin; đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó đã xác định rõ "công nghệ thông tin là một động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại"; Quyết định 81/2001/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58-CT/TW; Quyết định 235/QĐ-TTg phê duyệt Dự án tổng thể “ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008; Quyết định 331/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010; Nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ… nhằm giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đặc biệt, ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua Luật Công nghệ thông tin. Luật quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xác định rõ 7 vấn đề trong chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Luật Công nghệ thông tin là hành lang pháp lý quan trọng nhất tạo điều kiện để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 36

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ngày 10 tháng 4 năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nghị định đã quy định Bộ Bưu chính, viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng mạng chuyên dùng; tổng hợp dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, khai thác, duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cơ quan nhà nước từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn khác.

Cơ chế chính sách còn thiếu quy định về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin mới chỉ đề cập đến phát triển cơ sở hạ tầng.

V.2. Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại tỉnh Nam Định. Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định là cơ quan chuyên môn của

UBND tỉnh, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.

a) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin; về xây dựng và quản lý khu công nghệ thông tin tập trung; về danh mục và quy chế khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, quy chế quản lý đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện, báo cáo định kỳ, đánh giá tổng kết việc thực hiện các kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh;

c) Xây dựng quy chế, quy định về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương;

d) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

đ) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn công nghệ thông tin theo thẩm quyền;

e) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh;

g) Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin; hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Xây dựng mới hoặc duy trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động trang thông tin điện tử (website, cổng thông tin) của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thống nhất kết nối, cung cấp nội dung thông tin và các dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 37

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

i) Khảo sát, điều tra, thống kê về tình hình ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, doanh nghiệp tại địa phương phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định;

k) Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của tỉnh.

V.3. Đánh giá chungChưa thực hiện nhiều chức năng quản lý Nhà nước về công nghệ thông

tin: quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin.

Uỷ ban chưa ban hành chính sách, quy định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan hành chính nhà nước của Tỉnh. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin có tính tự phát và không đồng đều giữa các cơ quan.

VI. ĐẦU TƯ CHO ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTTVI.1. Trong các cơ quan Đảng và Nhà nướca. Khối Đảng uỷ, các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phốTổng kinh phí của trung ương và địa phương đầu tư cho các cơ quan Đảng

và Nhà nước giai đoạn 2002-2006 theo đề án 47 và đề án 112 là 15.059 triệu đồng, trong đó nguồn vốn trung ương cấp là 12.979 triệu, vốn địa phương là 2.080 triệu (bằng 14% tổng vốn đầu tư). Trong đó đề án tin học hóa các cơ quan Đảng (đề án 47) đầu tư trong giai đoạn 2003-2006 là 8.909 triệu đồng, đề án tin học hóa trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước đầu tư trong giai đoạn 2002-2005 là 6.150 triệu đồng.

Theo kết quả thống kê tại 10 huyện, thành phố và 21 sở, ban, ngành đầu tư và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong 5 năm (2002-2006) cho thấy: Bình quân mỗi năm các huyện/thành phố chi 80 triệu đồng; các sở/ban/ngành của tỉnh chi 50 triệu đồng.

Với các cơ quan Đảng trực thuộc tỉnh ủy giai đoạn 2002-2006 đầu tư khoảng 4.000 triệu đồng từ nguồn đầu tư của đơn vị (theo báo cáo tổng kết đề án 47), bình quân mỗi năm chi 50 triệu đồng cho công nghệ thông tin, tương đương mức chi của các sở/ban/ngành của tỉnh.

Ngoài ra, nguồn ngân sách trung ương chi cho công nghệ thông tin theo ngành dọc như ngân hàng, kho bạc, thuế, hải quan, tài chính, tài nguyên môi trường, thống kê, công an… ước tính khoảng 15.000 triệu đồng, trung bình mỗi năm đầu tư ngành dọc từ nguồn ngân sách trung ương là 3.000 triệu đồng.

Hầu hết nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin đều từ ngân sách trung ương. Đầu tư từ ngân sách của Tỉnh cho phát triển công nghệ thông tin còn thấp, chủ yếu từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị.

Đầu tư cho công nghệ thông tin của các ngành chiếm một phần rất quan trọng (53,8%) trong tổng kinh phí đầu tư phát triển công nghệ thông tin giai

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 38

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

đoạn 2002 – 2006. Lượng kinh phí này tập trung chủ yếu ở các đơn vị như Ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước, Cục thuế tỉnh, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài Chính, Công an tỉnh.

b. Khối, xã, phường, thị trấnTừ kết quả điều tra tại 31 xã/phường/thị trấn trong tỉnh Nam Định, có thể

rút ra những kết luận: bình quân một phường được đầu tư khoảng 25 triệu, trong đó có 10 triệu từ ngân sách trung ương và khoảng 15 triệu từ ngân sách của địa phương chi cho phát triển công nghệ thông tin tại các phường, xã, thị trấn trong tỉnh giai đoạn 2002 – 2006.

Như vậy, đầu tư cho công nghệ thông tin tại các xã, phường, thị trấn còn khá thấp, bình quân một năm được đầu tư 5 triệu đồng.

Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn 2002 – 2006 của các cơ quan Đảng và Nhà nước chủ yếu dành cho phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, chiếm 80% tổng số ngân sách đầu tư. Nguồn kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho việc mua sắm máy chủ, máy tính, máy in, các thiết bị mạng.

Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn ít và chưa được chú trọng, nguyên nhân do thời gian vừa qua việc ứng dụng tin học hóa vào công tác cải cách hành chính còn yếu; kinh phí đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu từ đến án 47 và đề án 112

Tóm lại, nguồn kinh phí chủ yếu đầu tư cho phát triển hạ tầng, nhưng mới chỉ được đầu tư ban đầu, trong đó mới tập trung đầu tư thiết bị máy móc; chưa chú ý đầu tư cho ứng dụng và đào tạo nguồn nhân lực nên nên hệ thống hạ tầng thiết bị đã đầu tư chưa phát huy tốt hiệu quả.

VI.2. Trong các doanh nghiệpTổng đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin trong 5 năm (2002-2006)

của 35 doanh nghiệp đạt 3.977 triệu đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp chi cho công nghệ thông tin là 113 triệu đồng, tương đương 22,7 triệu đồng một năm.

Trong đó:- Đầu tư cho phát triển mạng cục bộ là 2.685 triệu, chiếm 67,5% tổng mức

đầu tư cho công nghệ thông tin; - Đầu tư cho ứng dụng là 985 triệu đồng, chiếm 24,7% tổng mức đầu tư

cho công nghệ thông tin;- Đầu tư cho đào tạo công nghệ thông tin là 307 triệu, chiếm 7,8% tổng

mức đầu tư cho công nghệ thông tin.VI.3. Trong Giáo dục-Đào tạo, Y tếa/ Giáo dục – Đào tạo

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 39

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

* Các trường Trung học phổ thông: Điều tra 15 trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, có 12 trường trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:

Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 4.040 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 670 triệu đồng (chiếm 16,6%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 3.370 triệu đồng (chiếm 83,4%); bình quân mỗi trường đầu tư 337 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 67,5 triệu đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.

* Các trường Trung học cơ sở: Điều tra 16 trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, có 9 trường trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:

Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 700 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 220 triệu đồng (chiếm 31,5%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 480 triệu đồng (chiếm 68,5%); bình quân mỗi trường đầu tư 77,8 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 15,5 triệu đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.

* Các trường Tiểu học:Điều tra 14 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, có 09 trường trả lời câu hỏi

của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 413 triệu đồng, trong đó từ nguồn

của trung ương là 38 triệu đồng (chiếm 9,2%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 375 triệu đồng (chiếm 90,8%); bình quân mỗi trường đầu tư 46 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 5 triệu đồng đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.

* Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: Điều tra 08 trường trong đó có 04 đại học, 03 cao đẳng và 01 trung cấp nghề trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:

Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 7.681 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 6.131 triệu đồng (chiếm 79,8%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 1.550 triệu đồng (chiếm 20,2%); bình quân mỗi trường đầu tư 960 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 192 triệu đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.

b/ Y tếĐiều tra 12 bệnh viện và trung tâm y tế, ta có 10 đơn vị trả lời câu hỏi của

phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin trong giai đoạn 2002-2006, ta thấy:

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 40

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 1.050 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 480 triệu đồng (chiếm 45,7%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của đơn vị là 570 triệu đồng (chiếm 54,3%); bình quân mỗi đơn vị đầu tư 105 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, tác nghiệp trong 5 năm (2002-2006), tương đương 21 triệu đồng đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.

Phân theo các hạng mục đầu tư ta có:- Đầu tư phần cứng, và phát triển mạng diện rộng là 770 triệu, chiếm

73,3% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin;- Đầu tư cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là 197 triệu, chiếm

18,8% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin;- Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin là 83 triệu,

chiếm 7,9% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin.Các bệnh viện tuyến tỉnh có mức đầu tư cho công nghệ thông tin lớn hơn

rất nhiều các bệnh viện tuyến huyện, cụ thể Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh đầu tư 500 triệu trong giai đoạn 2002-2006, bệnh viện Phụ sản 280 triệu; trong khi các bệnh viện tuyến huyện chỉ có mức đầu tư từ 15 đến 50 triệu đồng cho phát triển công nghệ thông tin trong 5 năm (2002-2006).

VI.4. Trong nhân dânQua điều tra 3.500 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh ta có: 412 máy tính để

bàn; 15 máy tính xách tay, với tổng số tiền đầu tư cho công nghệ thông tin của 3.500 hộ dân là 3.100 triệu đồng.

Ước tính mức đầu tư trong nhân dân trung bình khoảng 40.000 triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 2% tổng mức đầu tư của toàn xã hội.

VI.5. Đánh giáTrong các năm vừa qua nguồn kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin

trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và các ngành dọc giáo dục, y tế... đã góp phần nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin.

Nhưng chủ yếu các nguồn vốn chủ yếu là đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin. Nguồn đầu tư xây dựng và mua các phần mềm chuyên dụng, phần mềm ứng dụng còn thất. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo về công nghệ thông tin còn ít.

Các doanh nghiệp chủ mới chỉ mua máy tính và kết nối Internet phục vụ việc soạn thảo văn bản là chính, chưa chú trọng mua các phần mềm quản lý và phân mềm tác nghiệp.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 41

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

VII. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNH

VII.1. Kết quả đạt đượcXét trên tổng thể hiện trạng công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định ở vị

trí trung bình so với cả nước. Theo đánh giá xếp hạng chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) năm 2005 và năm 2006 ta có:

Bảng 1: Xếp hạng ICT Index tỉnh Nam Đinh

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Xếp hạng so với cả nước 24 40

Hạ tầng công nghệ thông tin 16 16

Ứng dụng công nghệ thông tin 56 28

Nhân lực công nghệ thông tin 12 32

Công nghiệp công nghệ thông tin

31 42

Môi trường chính sách 41 51

Theo bảng xếp hạng chỉ số ICT Index ta thấy tỉnh Nam Định có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin khá tốt, bước đầu xây dựng được hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, triển khai các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu điện tử phục vụ công tác quản lý, điều hành của Đảng uỷ - HĐND – UBND tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.

Về ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh đã có sự phát triển mạnh mẽ từ vị trí thứ 56 lên thứ 28 trên cả nước, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn yếu, việc đưa công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, hệ thống phần mềm dùng chung của đề án 112 không triển khai được.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành có xu hướng được nhân rộng: Theo kết quả tổng hợp chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 147 phần mềm ứng dụng các loại. Đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình: cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, trang thông tin điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, CSDL về các văn kiện của đảng bộ tỉnh, quản lý hồ sơ đảng viên, phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, các phần mềm chuyên ngành của sở GD & ĐT, sở Xây dựng, Sở tài nguyên môi trường, Sở tài chính, sở kế hoạch và đầu tư, sở khoa học và công nghệ, cục thống kê… Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử…. đảm bảo nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan của đảng, quản lý hành chính nhà nước và phục vụ thiết thực cho sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp…

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 42

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin đã có sự chững lại do ảnh hưởng của việc dừng triển khai Đề án 112/CP, thực tế trong những năm trước Đề án 112/CP đã đào tạo được một số lượng lớn các cán bộ viên chức nhà nước về sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là đào tạo các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm lượt cán bộ công được đào tạo qua tin học cơ bản bằng nguồn chi thường xuyên của đơn vị hoặc tự túc và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau vào công việc chuyên môn của mình. Theo thống kê bước đầu, có 120 cán bộ công chức có trình độ tin học từ cao đẳng trở lên, 1.650 cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên, 50% cán bộ, công chức thương xuyên truy cập, khai thác sử dụng Internet, 20% cán bộ, công chức có hộp thư điện tử, 32 cán bộ làm quản trị mạng tại các sở, ngành, đơn vị, 22 đơn vị có cán bộ chuyên trách phụ trách công nghệ thông tin.

VII.2. Những tồn tại và nguyên nhânTrong những năm qua, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra của Đề án tin học hoá hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 và đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 thì kết quả đạt được rất thấp. Có thể nêu lên một số tồn tại và nguyên nhân cơ bản sau:

Về nhận thức: Chưa thực sự coi công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình CNH-HĐH đất nước như Chỉ thị 58 của Bộ chính trị đã nêu, chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, thực hiện kỷ cương hành chính trong việc cập nhật thông tin điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào guồng máy hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước để đổi mới phương thức lãnh đạo. Các cơ quan nhà nước chưa kiên quyết gắn việc ứng dụng công nghệ thông tin với xử lý công việc hàng ngày, chưa thực sự chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Số lượng lãnh đạo, cán bộ các cơ quan đề nghị cử đi đào tạo bồi dưỡng về công nghệ thông tin còn rất thấp so với yêu cầu, thậm chí có xu hướng giảm. Một số đội ngũ lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên, có tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt trong những năm qua còn có những sở, ngành chưa cử cán bộ đi bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng và chính sách nhà nước về công nghệ thông tin còn chậm: Chưa có cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyêt, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đảng và nhà nước, do đó việc tổ chức triển khai thưc hiện chưa kịp thời và hiệu quả; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thực tế ở các cấp các ngành, những thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính rất phong phú, nhưng việc

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 43

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

tích luỹ thông tin dưới dạng điện tử mới chỉ dừng ở mức thấp, đến nay mới tích luỹ được một số loại thông tin cơ bản…

Kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và phần mềm ứng dụng vẫn còn bất cập, không đồng bộ: Chưa có được nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội; không đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của địa phương hiện nay.

Mặc dù đã được bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về tin học, song cán bộ, công chức chưa thực sự quen với cách làm việc trên mạng máy tính, (cập nhật, phối hợp xử lý,…), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệu có sẵn trên mạng, phần đông ý thức của lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ tự học về công nghệ thông tin còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng thiết bị thấp.

Đầu tư chưa thoả đáng, hiệu quả chưa cao trong những năm vừa qua, Nam Định đã có sự quan tâm đầu tư cho ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, nhưng mới chỉ thực hiện chủ yếu ở các cơ quan đảng và nhà nước. Mặt khác, việc đầu tư về kinh phí còn nhiều hạn chế.

VII.3. Thời cơ và thách thức* Thời cơNhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển

công nghệ thông tin, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã có quan điểm chiến lược rõ ràng về phát triển công nghệ thông tin. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 như đã được chỉ ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010), Bộ chính trị đã chủ trương “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước” (Chỉ thị 58).

Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Với quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, ngư nghiệp, lãnh đạo tỉnh Nam Định đã xác định thu hút đầu tư trong và ngoài nước là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đề ra nhiệm vụ rõ ràng, ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp. Bộ máy lãnh đạo tỉnh năng động, cơ chế chính sách luôn được đổi mới và hoàn thiện, tạo ra những tiền để quan trọng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục, văn hoá, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, nền kinh tế Nam Định đã có bước phát triển mạnh mẽ, các ngành đều có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành công nghiệp. Với việc xây dựng thêm nhiều tuyến đường quan trọng như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường quốc lộ 21 mới, tuyến đường cao tốc ven biển … Nam Định sẽ trở thành tỉnh có khả năng phát triển công nghiệp cao, và thu hút được

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 44

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

nhiều doanh nghiệp đầu tư. Tỉnh cũng đã quan tâm đến việc hình thành và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và giải phóng mặt bằng để tạo thuận lợi, tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Nước ta đang tiếp tục thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đa phương trong thương mại và hợp tác đầu tư. Đường lối chiến lược này là cơ sở để tỉnh Nam Định đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư phục vụ cho phát triển nhanh nền kinh tế của tỉnh. Việc Chính phủ quyết định Nam Định trở thành trung tâm vùng đồng bằng châu thổ Nam Sông Hồng đã tạo ra những điều kiện mới để Nam Định phấn đấu trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh trong vùng đồng bằng Sông Hồng. Đây là cơ hội lớn để ngành công nghệ thông tin trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của tỉnh.

Với sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân Nam Định cũng ngày càng đi lên, cùng với một chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế đang hình thành sẽ tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng và đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và cho phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định.

* Thách thứcMặc dù công nghiệp và xây dựng đã chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của

Nam Định (năm 2007 chiếm 35,13 %), 84% dân số của tỉnh vẫn sống ở nông thôn và tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 70,6% tổng lực lượng lao động. Điểm xuất phát kinh tế thấp (năm 2006 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành là 7,32 triệu bằng 54% so với bình quân cả nước và bằng 52% so với vùng đồng bằng Sông Hồng), thiếu vốn là trở ngại đối với phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

Hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tuy đã được củng cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ. Đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp, đa số chưa được đào tạo nghề, tác phong lao động công nghiệp chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của các doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng chuyển đổi từ phương thức hoạt động mang nặng dấu ấn của nền kinh tế hiện vật sang phương thức hoạt động tiên tiến phù hợp với xã hội thông tin.

Là trung tâm của khu vực Nam Sông Hồng, cách khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc, và thành phố Hà Nội khoảng 100 km, Nam Định kém lợi thế hơn so với các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Bắc Ninh. Các địa phương này đều đang có cố gắng rất lớn trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám và lực lượng lao động có trình độ cao.

Những tác động tiêu cực nảy sinh trong quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cũng là những thách thức cần được tính đến để có biện pháp giải quyết kịp thời như: gia tăng khoảng cách số, ảnh hưởng văn hoá

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 45

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

không lành mạnh, đe dọa mất an toàn, an ninh thông tin, phụ thuộc về công nghệ, chảy máu chất xám…

Để có thể đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, góp phần quan trọng trong vào công cuộc CNH-HĐH, và phát triển mạnh nền kinh tế của tỉnh, Nam Định cần phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt các mục tiêu ít nhất bằng bình quân cả nước và có như vậy mới sớm trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nhanh chóng đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành động lực của sự phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Nam Định.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 46

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

PHẦN III DỰ BÁO PHÁP TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

I.1. Hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông Việt NamVề công nghệ chuyển mạch, Việt Nam đã hoàn thành chiến lược số hóa

100%. Về công nghệ truyền dẫn đã cáp quang hóa đến hầu hết các huyện và ở giai đoạn đầu của chiến lược cáp quang hóa mạng nội hạt.

Về cấu trúc mạng, tuy mạng NGN đã được triển khai nhưng chưa đủ khả năng hội tụ các mạng tồn tại độc lập hiện nay (cố định, di động, Internet...).

a. Mạng cố định.Mạng viễn thông cố định sẽ được chuyển đổi từ mạng TDM hiện nay sang

mạng toàn IP dựa trên các tiêu chuẩn NGN. Quá trình chuyển đổi sẽ mất từ 10 – 15 năm tùy theo mức độ đầu tư của từng doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường các dịch vụ mới. Bước đầu mạng NGN sẽ thay thế mạng hiện tại ở cấp liên tỉnh (3 – 5 năm), sau đó đến cấp nội hạt.

Hình. Xu hướng phát triển mạng Viễn thông.Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang. Thông tin

quang tốc độ cao với các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM, DWDM sẽ được áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn đường dài.

Công nghệ truy nhập vẫn chủ yếu dựa trên mạng cáp đồng. Vào năm 2010, 70% số thuê bao băng rộng sử dụng công nghệ xDSL.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 47

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

b. Thông tin di động.Thông tin di động thế hệ thứ 3 sẽ phát triển dựa trên hai chuẩn giao diện

vô tuyến chính là W–CDMA và CDMA 2000. Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu lớn ngày càng lớn. Công nghệ truy

cập không dây băng rộng (Wi–Fi và WiMAX) sẽ phát triển mạnh. Hình vẽ dưới đây cho thấy xu hướng phát triển thông tin di động 3G và

sau 3G. Với các công nghệ vô tuyến mới, tốc độ truy nhập có thể lên tới hàng trăm Mbps và được triển khai rộng rãi ở một số nước vào năm 2015.

Hình . Xu hướng công nghệ thông tin di động.c. Mạng Internet.Công nghệ mạng Internet sẽ chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Dịch vụ

ENUM, tên miền tiếng Việt sẽ phát triển mạnh.

Việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ trải qua 3 pha, mỗi pha kéo dài từ 3 – 5 năm tùy theo điều kiện của từng nhà khai thác. Pha 1 triển khai các ốc đảo IPv6 trong đại dương IPv4. Pha 2 duy trì một số ốc đảo IPv4 trong đại dương IPv6. Pha 3 chuyển hoàn toàn sang IPv6. Dự báo, việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 ở Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2006.

I.2. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam* Ứng dụng mã nguồn mở: Chủ động khai thác và đón đầu công nghệ

tiên tiến trên thế giới, khai thác triệt để mã nguồn mở và chú trọng quyền sở hữu trí tuệ (điều này được thể hiện rõ trong luật bản quyền). Mã nguồn mở là

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 48

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

cơ hội lớn giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách số trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng và phát triển phần mềm nguồn mở sẽ giúp nhiều người dân tiếp cận được với công nghệ thông tin hơn; đồng thời đây cũng là một ngành kinh doanh giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự cân bằng tương quan với phần mềm "nguồn đóng".

* Phát triển dịch vụ Tìm kiếm thông tin. Một trong những công nghệ quan trọng nhất đối với sự phát triển và phổ biến của Internet là công nghệ tìm kiếm thông tin. Tại VN, việc đẩy mạnh xây dựng cũng như sử dụng các công cụ tìm kiếm là hết sức quan trọng.

* Xu hướng Hội tụ ứng dụng: Xu hướng tất yếu này đã xảy ra từ vài năm nay và sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đó là sự hội tụ giữa các phương tiện truyền thông (E–mail, SMS, IM, điện thoại,...); giữa các nội dung truyền thông (thoại, video, TV, dữ liệu,...); hoặc giữa các tính năng (điện thoại, nghe nhạc, chụp ảnh, Internet,...).

* Từng bước xây dựng công dân điện tử, cơ quan – doanh nghệp điện tử và Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó là thương mại điện tử phát triển, mở ra môi trường giao tiếp đa phương, thuận lợi và hiệu quả trong giao dịch thương mại.

I.3. Dự báo về cơ chế chính sách và pháp lý:- Nhà nước đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp lý đảm bảo cho sự phát

triển công nghệ thông tin phát huy sức mạnh của công nghệ, của tri thức, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tạo tiền đề cho nền kinh tế tri thức. Hai bộ luật quan trọng đã thông qua là luật giao dịch điện tử và luật công nghệ thông tin là những văn bản quan trọng sẽ đi vào đời sống trong thời gian tới.

- Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế v.v. hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm. Nhiều chương trình dự án tăng cường nhận thức về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và CPĐT đã và đang được triển khai. Đặc biệt các chính sách, chương trình, dự án công nghệ thông tin phục vụ phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo đã và đang được triển khai.

- Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực. Về giáo dục phổ cập; phấn đấu đến 2010 tất cả các trường trong cả nước đều có máy tính và kết nối Internet. Các doanh nghiệp cần phải tích cực tham gia thương mại điện tử để nhanh chóng, chủ động hội nhập với kinh tế thế giới.

- Nhà nước sẽ đầu tư cho những ứng dụng lớn về công nghệ thông tin trong các cơ quan Chính quyền để xây dựng Chính phủ điện tử. Việc xây dựng Chính phủ điện tử là một sự tất yếu trong quá trình cải cách hành chính Nhà

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 49

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

nước. Chính phủ điện tử sẽ giúp Chính quyền quản lý điều hành đất nước hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Thông qua Chính phủ điện tử, người dân có thể tiếp xúc với thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách và tận hưởng các dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ điện tử là cải cách hành chính trên nền tảng công nghệ thông tin và với mục tiêu hướng đến người dân.

- Nhà nước tập trung phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, giáo dục, văn hoá xã hội và phát triển cộng đồng. Theo kinh nghiệm quốc tế, đây cũng là một trong các biện pháp tích cực xoá đói giảm nghèo. Thông qua công nghệ thông tin và Internet, người dân ở vùng sâu và vùng xa cũng sẽ được hưởng các điều kiện tương tự như ở thành phố. công nghệ thông tin cũng tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo thông qua thông tin, giáo dục mà nó đem lại cho người dân cơ hội học tập vươn lên.

- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo mọi điều kiện ưu đãi để hình thành và phát triển thị trường công nghệ thông tin trong cả nước.

II. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NAM ĐỊNH.

II.1. Phương pháp dự báoCông tác dự báo được thực hiện trên các yếu tố sau: Số liệu quá khứ trong

nhiều năm, Số liệu thực trạng, Các xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, Các xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Chính Phủ, của các Bộ, Ngành tác động đến Tỉnh.

Do số liệu quá khứ về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh hiện nay không đủ để chạy các bài toán dự báo như phương pháp Hồi quy, phương pháp San bằng hàm mũ (công nghệ thông tin ở Nam Định mới được phát triển trong vài năm vừa qua, chủ yếu thông qua đề án 112 và đề án 47), vậy nên dự báo công nghệ thông tin của Nam Định chủ yếu dựa trên phương pháp chuyên gia.

Nội dung dự báo gồm có: Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin, dự báo CSHT công nghệ thông tin, dự báo Nguồn nhân lực công nghệ thông tin, và dự báo Công nghiệp công nghệ thông tin.

Do Nam Định chưa có một thị trường công nghệ thông tin và một nền công nghiệp công nghệ thông tin nên sự phát triển công nghệ thông tin của Nam Định sẽ phụ thuộc nhiều vào cam kết của Chính phủ, sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh coi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như là một động lực phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Các chỉ tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt là những chỉ tiêu phấn đấu cho tỉnh. Phương pháp chuyên gia sẽ tiến hành dự báo xem mức độ Nam Định đạt được hay vượt các chỉ tiêu trung bình quốc gia.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 50

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

II.2. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Chính quyền.

Sau đây là dự báo các chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Chính quyền các cấp tỉnh Nam Định đến 2015:

STT Chỉ tiêu 2010 2015

1 Kết nối mạng chuyên dụng 70% 100%

2 Xử lý công việc và trao đổi thông tin trên mạng máy tính 30% 70%

3 Các văn bản nhà nước được số hoá và quản lý trên mạng máy tính 50% 80%

4 Số lượng dịch vụ công được cung cấp trên mạng máy tính ở mức độ 2 trở lên 8 15

II.3. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Trong thời gian tới việc hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và cũng như xu hướng phát triển mạnh giao dịch điện tử, nhiều dịch vụ công cho doanh nghiệp sẽ được cung cấp qua mạng … đòi hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định phải triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, kết nối mạng Internet, xây dựng trang Web, xúc tiến hoạt động trên mạng tiến tới hoạt động thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp của Nam Định sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là sử dụng phần mềm quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Quản lý khách hàng (CRM) … để phát triển và hoàn thiện quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, rất nhiều máy móc mới, các dây chuyền sản xuất được điều khiển bằng máy tính sẽ được đưa vào hoạt động trong khu công nghiệp nên sẽ hình thành nhu cầu xây dựng và cài đặt phần mềm nhúng cũng như các phần mềm tự động hoá các quá trình sản xuất.

Đến năm 2010, mạng Internet băng thông rộng sẽ phủ đến hầu hết các xã, cước truy cập sẽ giảm tạo điều kiện cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp của Nam Định sẽ dễ dàng hơn, nhu cầu đến năm 2010 tại tỉnh Nam Định có khả năng:

- 70–80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet và hộp thư điện tử.

- 10–20% các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập được website riêng phục vụ quảng bá sản phẩm, thương hiệu và giao dịch trao đổi thông tin đơn giản.

Đến năm 2015: 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet và hộp thư điện tử. Trên 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập được website riêng phục vụ quảng bá sản phẩm, thương hiệu và giao dịch trao đổi thông tin đơn giản.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 51

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

II.4. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạoHiện tại, ngành giáo dục đào tạo là một trong những ngành của Nam Định

sử dụng khá hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của mình. Thời gian tới, ngành giáo dục đào tạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin chủ yếu của tỉnh. Nhu cầu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin rất lớn. Vì vậy ngành giáo dục và đào tạo sẽ phải chuẩn bị cả cơ sở vật chất và chương trình đào tạo công nghệ thông tin. Các trường tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông đều đưa chương trình giảng dạy công nghệ thông tin, bắt buộc ở các cấp trung học phổ thông và lựa chọn tại các trường tiểu học. Tất cả các trường học các cấp tại các trung tâm huyện, thị, thành phố đều có phòng máy tính học tin học. Máy tính cùng máy chiếu sẽ là những công cụ hỗ trợ giảng dạy hữu hiệu. Ngoài ra, mạng giáo dục sẽ cung cấp các thông tin và dịch vụ cho học sinh và giáo viên trong học tập, ôn tập cũng như cung cấp các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục cho mọi người dân.Đến năm 2010:

Trên 80% THCS, THPT được trang bị phòng máy tính và kết nối mạng LAN, Internet.

Trên 40% trường Tiểu học được trang bị phòng máy tính, kết nối Internet.

Đến năm 2015: 100% THCS, THPT được trang bị phòng máy tính và kết nối mạng

LAN, Internet. Trên 70% trường Tiểu học được trang bị phòng máy tính, kết nối

Internet. Các cơ sở đào tạo đều ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, đưa

tin học vào giảng dạy chính thức. Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mạng Internet, đào tạo từ

xa dần trở nên phổ biến, tạo ra môi trường thuận lợi nhất để phát triển xã hội học tập.

II.5. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, chăm sóc sức khoẻ và người dân

Trong y tế và chăm sóc sức khỏeCơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cấp trong tương lai sẽ tạo

điều kiện cho việc kết nối giữa các bệnh viện trong tỉnh thành một mạng y tế. Các bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện đều có mạng máy tính và kết nối Internet. Các số liệu thống kê cũng như bệnh án điện tử sẽ được trao đổi và lưu trữ tập trung phục vụ cho nghiên cứu chữa bệnh. Mạng thông tin này sẽ phục vụ các bác sỹ, y tá trong ngành y tế nâng cao trình độ cũng như để tìm kiếm thông tin y tế trong nước cũng như trên thế giới.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 52

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Với hệ thống E-health (y tế điện tử), người dân từ các vùng xa cũng vẫn được hưởng sự chăm sóc sức khoẻ của các chuyên gia mà không phải mất chi phí đi lại, ăn ở.

Đến năm 2010: 60% các bệnh viện tỉnh và huyện có ứng dụng mạng máy tính và kết nối Internet, có dịch vụ tư vấn y tế từ xa; ngành y tế phải triển khai ít nhất một dự án y tế điện tử cho Tỉnh.

Năm 2015: 100% bệnh viện, các cơ sở y tế đều ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hỗ trợ khám chữa bệnh; Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ trực tuyến đã bắt đầu phát huy hiệu quả và sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2020.

Trong người dânĐến năm 2010: Trên 60% thành niên ở khu vực thành thị và trên 30% ở

khu vực nông thôn biết sử dụng máy tính và truy cập Internet. Đến năm 2015: Trên 90% thành niên ở khu vực thành thị và trên 50% ở

khu vực nông thôn biết sử dụng máy tính và truy cập Internet. 50% người dân sử dụng các dịch vụ công qua mạng.

II.6. Dự báo phát triển CSHT công nghệ thông tin của Nam ĐịnhMạng WAN của tỉnh hiện đã có kết nối với 4/24 Sở, 5/10 huyện/thành phố

qua mạng truyền dẫn công cộng. Đến năm 2010, các Sở Ban Ngành, Huyện, Thành phố sẽ phải được kết nối với nhau trong Mạng chuyên dụng. Mạng chuyên dụng được xây dựng bằng hệ thống cáp quang riêng để đảm bảo tốc độ, chất lượng truyền dẫn và an toàn, bảo mật. Đối với một số điểm do đặc thù của các vị trí địa lý và lưu lượng thông tin có thể sẽ có giải pháp không dây, hoặc sử dụng mạng viễn thông công cộng (ADSL, Dail_up với mô hình mạng riêng ảo – VPN); đến năm 2015 kết nối mạng chuyên dụng bằng cáp quang 100%.

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Chính quyền là đi đến xây dựng Chính phủ điện tử để thực hiện quản lý điều hành điện tử. Ứng dụng CPĐT đòi hỏi một CSHT công nghệ thông tin để triển khai các lớp ứng dụng. CSHT cho CPĐT được phát triển trên một kiến trúc tổng thể và các chuẩn kết nối, giao tiếp, chuẩn an toàn bảo mật v.v.

Dự báo đến 2010:- Tỉnh phải hoàn thiện mạng chuyên dụng nối các cơ quan Đảng và Nhà

nước các cấp. Mạng chuyên dụng được xây dựng bằng hệ thống cáp quang riêng để đảm bảo tốc độ, chất lượng truyền dẫn và an toàn, bảo mật. Đối với một số điểm do đặc thù của các vị trí địa lý và lưu lượng thông tin có thể sẽ có giải pháp không dây, hoặc sử dụng mạng viễn thông công cộng (ADSL, Dail_up với mô hình mạng riêng ảo – VPN);

- Xây dựng 10 hệ thống CSDL trọng điểm: Dân cư, đất đai, doanh nghiệp, CSDL Đảng, CSDL thông tin kinh tế xã hội, CSDL Giáo dục, CSDL y tế, CSDL cán bộ công chức, CSDL Lao động & Chính sách xã hội. 

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 53

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đến năm 2015: cơ bản Nam Định có được hệ thống CSHT công nghệ thông tin vào loại khá so với cả nước, đáp ứng mọi nhu cầu cho phép xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử Nam Định:

- Mạng chuyên dụng được nâng cấp và kết nối bằng cáp quang 100%;- Hệ thống cơ sở dữ liệu trọng điểm được bổ xung hoàn thiện, mỗi Sở,

ban, ngành xây dựng cho ngành mình từ 2 đến 3 CSDL chuyên ngành.II.7. Dự báo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Nam

ĐịnhTheo chiến lược phát triển công nghệ thông tin–TT Việt Nam đến 2010 và

định hướng đến 2020, tỷ lệ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ đại học, cao đẳng công nghệ thông tin trở lên trên tổng số dân chiếm tỷ lệ 1:1.000. Để đạt tỷ lệ chung của cả nước .

Đến năm 2010: Nam Định cần đào tạo và thu hút khoảng 2.000 người có trình độ đại học, cao đẳng về công nghệ thông tin. Như vậy tổng lực lượng cán bộ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đào tạo và thu hút được có khoảng 4.000 người (theo kế hoạch tổng thể và phát triển công nghệ thông tin thì tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng ½ tổng số).

Đến năm 2015: Nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin sẽ còn tăng cao hơn ở những năm tiếp theo, khi công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin ngày càng phát triển trên địa bàn Nam Định; dự báo nguồn nhân lực có trình độ Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ 1,3-1,5 người trên 1.000 dân.

II.8. Dự báo phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Nam ĐịnhSo với toàn quốc, thị trường công nghiệp công nghệ thông tin ở Nam Định

mới bắt đầu hình thành. Dự báo đến năm 2010, thị trường công nghiệp công nghệ thông tin của Nam Định sẽ hình thành với một số Doanh nghiệp và trung tâm công nghệ thông tin có tiềm năng phát triển CN công nghệ thông tin, trong đó tập trung chủ yếu là công nghiệp dịch vụ và công nghiệp nội dung, CNPC sẽ có một số công ty lắp ráp máy tính ra đời. Công nghiệp nội dung có thể phát triển nếu được đầu tư. Công nghệ phần mềm (bao gồm cả gia công, xuất khẩu phần mềm, xuất khẩu lao động phần mềm) cần phải có chuẩn bị nguồn nhân lực. Trong giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn chuẩn bị. Định hướng cho giai đoạn sau 2010 thì mới có thể phát triển công nghiệp phần mềm.

Giai đoạn 2011-2015, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào ngân sách Tỉnh. công nghệ thông tin còn phát triển hơn nữa trong những năm 2020 và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Nam Định ở những năm tiếp theo.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 54

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

PHẦN IVQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 I.1. Quan điểm - Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự

phát triển. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn với quá trình đổi mới, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và gắn với các chương trình kinh tế xã hội của Tỉnh.

- Trọng tâm của ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước, tập trung vào việc tin học hoá các dịch vụ hành chính công, để từng bước hình thành nền hành chính điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải được ưu tiên phát triển mạnh hơn nữa, cập nhập thường xuyên công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả, đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi lĩnh vực của tỉnh.

- Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Đẩy mạnh đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin dữ liệu trên mạng.

- Xã hội hoá việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.I.2. Định hướngI.2.1. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tinĐảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng

công nghệ thông tin trong tất cả các ngành kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, củng cổ an ninh, quốc phòng.

Phát triển nhanh, đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông và Internet trên cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia tiên tiến nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 55

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

vụ chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3.

a. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet Đi thẳng vào công nghệ hiện đại trong phát triển hạ tầng viễn thông và

Internet. Xây dựng viễn thông và Internet trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao.

Xây dựng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh có băng thông lớn, tốc độ và chất lượng đường truyền cao, phủ khắp toàn tỉnh làm nền tảng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Mở rộng phổ cập dịch vụ điện thoại. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí. Người tiêu dùng được phục vụ các dịch vụ đa dạng, phong phú. Phát triển các dịch vụ viễn thông ở các khu vực nông thôn, thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông tới tất cả các xã, thôn trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Đẩy mạnh phát triển thông tin di động, mở rộng cung cấp dịch vụ băng rộng đa phương tiện tới tất cả các huyện và nhiều xã trong tỉnh, phát triển các hình thức cung cấp thông tin công cộng, các trạm cung cấp thông tin theo yêu cầu, các thư viện điện tử,… Phát triển mạnh các điểm Internet phục vụ cộng đồng, café Internet,… tăng nhanh số lượng người sử dụng Internet. Có các hình thức ưu đãi về giá cước và thủ tục đăng ký kinh doanh cho các điểm truy cập Internet này.

b. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng máy tính và phát triển các mạng cục bộ

Tăng cường trang bị máy tính, xây dựng mạng LAN cho các cơ quan sở, ban, ngành, huyện, thành phố và các cơ quan nhà nước khác trong tỉnh.

c. Phát triển mạng dùng riêng của tỉnhTất cả các đơn vị trong hẹ thống chính trị của tỉnh dược kết nối với để tạo

thành một mạng dùng riêng của tỉnh.I.2.2. Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải nhằm mục tiêu hiện đại hoá hoạt

động quản lý Nhà nước và thúc đẩy cải cách hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải luôn gắn liền với việc đào tạo về

công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước và người dân;

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống thông tin cần hướng tới thực hiện chuẩn hoá các quy trình hành chính, chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 56

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Khi thiết kế và xây dựng các hệ thống thông tin, các CSDL của mỗi cơ quan cần hướng tới việc xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất của toàn tỉnh.

b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệpCoi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố chiến lược quyết định năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (thương mại điện tử). Đảm bảo

các điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử và khuyến khích các hình thức giao dịch qua mạng.

Có chính sách đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ thông tin. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nguồn nhân lực có tri thức và nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học, bệnh viện* Trong các trường học:Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến cho các trường học

nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục. Xây dựng trang thông tin điện tử cho các trường THPT. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý giáo dục trên mạng.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho giáo viên để tất cả giáo viên các cấp đều có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác Internet. Tăng cường đội ngũ giáo viên dạy công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, trước mắt là các trường THPT.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Từng bước đưa vào chương trình chính khoá ở tất cả các cấp học môn tin học và Internet.

* Trong các bệnh viện:Tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến cho ngành y tế phục vụ

công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành.Đào tạo sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho các cán bộ y tế cấp

tỉnh, huyện và thành phố.d. Trong nhân dânKhuyến khích và hỗ trợ thanh niên sử dụng các ứng dụng công nghệ thông

tin và khai thác Internet. Có chương trình nâng cao nhận thức, hiểu biết, phổ biến rộng rãi kiến thức về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức và xã hội thông tin cho nhân dân.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 57

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đẩy mạnh việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết nối Internet cho các điểm bưu điện văn hoá xã và từng bước xây dựng các điểm bưu điện văn hoá xã trở thành trung tâm thông tin, văn hoá của địa phương, thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ khai thác thông tin tri thức, từng bước đưa công nghệ thông tin thâm nhập vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Cung cấp các thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường năng lực sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và hoạch định chính sách của Nhà nước.

Cung cấp các thông tin về đất đai, tài nguyên, môi trường, đảm bảo phổ biến thông tin, tri thức và dịch vụ rộng rãi đến mọi làng xã.

I.2.3. Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Để đón đầu và hội nhập với xu hướng phát triển chung của công nghiệp

công nghệ thông tin trong nước và khu vực, ngành công nghiệp công nghệ thông tin Nam Định được định hướng như sau:

a. Công nghiệp phần cứngKhuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư nước ngoài vào

lĩnh vực công nghiệp phần cứng để xây dựng công nghiệp phần cứng thành ngành công nghiệp công nghệ cao có khả năng sản xuất một số thiết bị công nghệ thông tin có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất các sản phẩm điện tử phụ trợ cho các sản phẩm cơ khí (ô tô, mô tô,…). Khuyến khích xây dựng các “cụm công nghiệp công nghệ thông tin” tại các khu công nghiệp và công nghệ cao.

Phát triển sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản phẩm điện tử gia dụng (máy điều hòa không khí, TV, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện,…), các sản phẩm điện tử văn phòng (máy photocopy, fax,…), các thiết bị viễn thông (điện thoại cố định, di động,…), các sản phẩm phần cứng máy tính (máy vi tính, in,…và linh kiện) và các sản phẩm điện tử phụ trợ cho các sản phẩm cơ khí (ôtô, môtô,…).

b. Công nghiệp phần mềmXây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ công nghiệp phần mềm, các chính

sách thu hút nhân lực có chất xám cho công nghiệp phần mềm. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau đầu tư vào công nghiệp phần mềm. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm đóng gói đạt tiêu chuẩn trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới, bắt đầu bằng gia công sản phẩm, tiến tới xuất khẩu phần mềm. Nghiên cứu phương án xây dựng trung tâm công nghiệp phần mềm. Trung tâm này có chức năng nghiên cứu công nghệ thông

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 58

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

tin, sản xuất phần mềm ứng dụng, phục vụ thị trường tin học tại địa phương, đáp ứng các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

c. Dịch vụ công nghệ thông tin Tổ chức, sắp xếp lại ngành dịch vụ công nghệ thông tin, hoàn thiện và

nâng cao chất lượng phục vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tham gia cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin. Bước đầu phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin cao cấp như tư vấn, thiết kế hệ thống,…

d. Định hướng phát triển thị trường công nghệ thông tin Đẩy mạnh mở rộng thị trường, tiếp tục chuyển mạnh sang thị trường cạnh

tranh. Hoàn thiện năng lực quản lý, thực hiện vận hành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN trong lĩnh vực viễn thông và Internet, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Tháo dỡ các rào cản tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet và dịch vụ công nghệ thông tin.

Chú trọng khai thác và mở rộng phục vụ có hiệu quả thị trường nông thôn trên cơ sở mức giá cạnh tranh và phổ cập. Giảm dần khoảng cách chênh lệch hiện nay đang còn rất lớn về mức độ phục vụ thông tin giữa thành thị và nông thôn.

I.2.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ sử dụng, vận hành,

khai thác, quản trị hệ thống và chuyển giao công nghệ toàn bộ hệ thống thông tin trong bộ máy quản lý hành chính tỉnh Nam Định là khâu quan trọng quyết định sự thành công của việc xây dựng tỉnh Nam Định thành tỉnh điện tử.

Để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cần tăng cường công tác đào tạo tại địa phương trên cơ sở phát triển các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, cần chú trọng việc cử cán bộ có năng lực và trình độ đi đào tạo về công nghệ thông tin tại các trường, trung tâm ngoài tỉnh, đặc biệt là đào tạo tại Hà Nội. Để bổ sung cán bộ công nghệ thông tin cho tỉnh, cần có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút nhân lực công nghệ thông tin từ các tỉnh, thành khác.

I.3. Mục tiêu:

STT Chỉ tiêu   2010 2015 2020

Phát triển Cơ sở hạ tầng thông tin

1Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước

Cấp huyện 100% 100% 100%Cấp xã phường 20-30% 100% 100%

2Số hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng tại các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh được triển

  5 10-20 30-50

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 59

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

STT Chỉ tiêu   2010 2015 2020khai.

3 Triển khai mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan các cấp

Cấp huyện 50% 100% 100%Cấp xã phường 0% 50% 100%

4 Cổng điện tử của tỉnh  Thông tin và giao tiếp

Giao dịch  

Ứng dụng công nghệ thông tin

5 Văn bản trao đổi qua mạng.

 Sở, Ban, Ngành 90% 100% 100%

Huyện, Thành phố 50% 100% 100%

Xã, phường, thị trấn 0% 40% 70%

6

Ưng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ các quy trình công tác, nghiệp vụ trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh.

Tới cấp huyên 40-50% 50-60% 65-75%

Tới cấp xã phường 20-30% 35-45% 50-60%

7 Số trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet

Trung học phổ thông trở lên

100% 100% 100%

Trung học cơ sở 70% 90% 100%

Tiểu học  10% 40% 100%

8 Ứng dụng chương trình quản lý y tế   cấp tỉnh cấp

huyệncấp cơ

sở

9 Doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử

Doanh nghiệp lớn 100% 100% 100%

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

15% 40% 70%

10 Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công   5% 15% 30%

11 Tỷ lệ phổ cập tin học và sử dụng internet trong dân cư   10% 30% 50%

Nguồn nhân lực

12Số cán bộ, công chức biết sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ

  70% 100% 100%

13Số cơ quan Đảng và Nhà nước của có cán bộ chuyên trách về CNTT

Cấp tỉnh 50% 100% 100%

Cấp huyện 30% 50% 100%

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 60

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CNTT 2008-2015II.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thật Trong giai đoạn 2008-2015, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

tỉnh Nam Định phải đóng góp thúc đẩy các quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính,… để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội:

- Hỗ trợ cho sự phát triển các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội để có thể đạt được chỉ tiêu tăng GDP của tỉnh là 13-15%/năm trong giai đoạn 2008-2015.

- Đáp ứng được các nhu cầu phát triển của các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, các dịch vụ của các ngành không phải công nghệ thông tin; hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

- Đảm bảo hạ tầng cho triển khai các dự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, dự án tin học hoá các hoạt động của cơ quan Đảng và các dịch vụ hướng tới nền hành chính điện tử, triển khai các dịch vụ thương mại điện tử B2B, B2C và hỗ trợ giao dịch điện tử. Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành tin học hóa quản lý hành chính nhà nước; từng bước triển khai các dịch vụ công.

- Nâng cao đời sống văn hóa, xã hội; hỗ trợ phát triển giáo dục; chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng về hạ tầng công nghệ thông tin và các nhu cầu đặt ra, định hướng nhiệm vụ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin của Nam Định cho giai đoạn 2008-2015 gồm các nội dung theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Nâng cấp máy tính, các mạng LAN của các sở/ngành, UBND huyện/thành phố và Trung tâm THDL tại UBND tỉnh.

2. Nâng cấp hệ thống mạng trục tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan một cách thuận tiện và phục vụ các dịch vụ hành chính điện tử (G2G, G2B, G2C) và thương mại điện tử (B2B, B2C).

3. Xây dựng một Trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông: Trung tâm được đầu tư như một data center có cổng kết nối Internet tốc độ cao (10/100 Mbps), được trang bị các thiết bị và các phần mềm mạnh phục vụ điều hành hệ thống, chuyển mạch, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ web, bảo mật và xác thực người dùng,… Quản trị Trung tâm này là đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ cao:

+ Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho UBND tỉnh và các đơn vị quản lý nhà nước triển khai các dịch vụ phục vụ nền hành chính điện tử.

+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông triển khai các dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như quản trị hệ thống mạng LAN, cho thuê máy tính,…. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin có thể trở thành các ISP (ASP).

+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 61

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

và truyền thông xúc tiến thương mại và tiến tới thực hiện thương mại điện tử.+ Thông qua các điểm truy cập công cộng được kết nối với Trung tâm

giao dịch ICT, người dân có thể truy cập các dịch vụ của tỉnh và truy cập Internet thông qua cổng kết nối tốc độ cao của Trung tâm.

II.1.1. Nâng cấp và xây dựng mới các mạng LAN, máy tính của các sở/ngành; huyện/thành phố; xã/phường và Trung tâm THDL tại UBND tỉnh

a. Mục tiêu: - Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho các cơ quan đủ khả năng đáp ứng và triển

khai có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp quản lý và điều hành, đặc biệt là các phần mềm dùng chung thuộc Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng.

- Tất cả các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và các cơ quan Đảng có đủ cơ sở vật chất để tham gia xây dựng nền hành chính điện tử.

- Một số UBND phường/xã có mạng LAN và số máy tính đủ để phục vụ tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước và hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ công đối với người dân.

b. Nội dung thực hiện: - Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đặt tại Văn phòng UBND

tỉnh. Tập trung xây dựng hệ thống máy chủ ứng dụng (application server), hệ thống máy chủ quản lý thư tín điện tử (mail server), hệ thống máy chủ chứa dữ liệu (database server).

- Nâng cấp các mạng LAN cho các sở/ngành, UBND huyện/thành phố và các cơ quan Đảng.

- Máy tính trong cơ quan Đảng được bổ sung theo đề án triển khai riêng của cơ quan Đảng.

- Nâng cấp và trang bị thêm máy tính cho các cán bộ trong các sở/ban/ngành, UBND huyện/thành phố và UBND xã/phường/thị trấn.

- Hiện tại hạ tầng máy tính trong các sở ban ngành số cán bộ, công chức đã được trang bị tương đối đủ.

- Năm 2008-2009 tiến hành bổ sung máy tính cho các cán bộ, công chức tại các huyện/thành phố để phục vụ quá trình tin học hóa trong cơ quan nhà nước. khoảng 60% cán bộ, công chức cấp huyện/thành phố có máy tính.

- Năm 2009-2010 trang bị máy tính cho cán bộ công chức các xã/phường/thị trấn. Đảm bảo khoảng 25% cán bộ công chức cấp xã/phường được trang bị máy tính.

- Xây dựng hệ thống mạng LAN cho các UBND xã/phường, kết nối Internet cho các xã chưa có.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 62

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Đến năm 2010 hệ thống máy tính trang bị được cho khoảng 48,56% cán bộ, công chức của tỉnh.

Giai đoạn 2011-2015:- Máy tính được trang bị cho cán bộ, công chức của tỉnh và thay thế một

số máy tính đã cũ, hỏng và không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Đến năm 2015 đảm bảo 70% cán bộ công chức của tỉnh có máy tính.

- Năm 2011-2012: trang bị thêm máy tính và thay thế các máy tính cũ, hỏng đã được trang bị từ lâu và không đáp ứng được yêu cầu công việc. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức thường xuyên trực tiếp trên máy tính có máy sử dụng. Tiếp tục xây dựng mạng LAN cho các xã/phường chưa có, đảm bảo 100% các xã được kết nối mạng LAN và Internet.

- Năm 2013-2015 trang bị thêm hạ tầng máy tính cho các cán bộ, công chức cấp huyện/ thành phố và cấp xã/phường/thị trấn.

- Hỗ trợ cho các đơn vị có cung cấp các dịch vụ hành chính điện tử có thêm phương tiện xây dựng các CSDL chuyên ngành phục vụ các dịch vụ.

II.1.2. Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước

a. Mục đích:- Đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi các dạng

thông tin trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và cơ quan Đảng.- Tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ nền hành chính

điện tử.- Nam Định có một hạ tầng truyền thông đạt mức khá so với toàn quốc.- Đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi các dạng

thông tin trong các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan Đảng đến cấp huyện/thành phố.

- Tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ CPĐT.- Nam Định có đủ điều kiện truyền thông để triển khai các dịch vụ G2G,

G2B, G2C.b. Nội dung thực hiệnGiai đoạn 2008-2010: Thực hiện kết nối tại các cơ quan cấp huyện và các

sở ban ngành bằng đường cáp truyền cáp quang. Giai đoạn 2011-2015: Phát triển mạng chuyên dụng tới các xã/phường

chưa được kết nối vào mạng chuyên dụng của tỉnh chủ yếu thông qua đường kết nối ADSL của các nhà cung cấp dịch vụ.

II.1.3. Xây dựng Trung tâm giao dịch ICT Nam Định a. Mục tiêuTrung tâm giao dịch ICT cấp vùng được trang bị đầy đủ các thiết bị cần

thiết và có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thực

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 63

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

hiện chính phủ điện tử và thương mại điện tử tại tỉnh Nam Định;- Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin:+ Trung tâm giao dịch ICT giúp họ có được một hạ tầng công nghệ thông

tin mạnh để triển khai các dịch vụ B2B, B2C+ Phát triển thành các ISP, ASP- Hỗ trợ doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông

tin:+ Khai thác các thông tin, chế độ, chính sách, văn bản pháp luật, hướng

dẫn cho các công việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, kịp thời cập nhật những chế độ, chính sách mới nhất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

+ Chủ động tham gia để đưa thông tin của mình lên mạng, tạo cơ hội giới thiệu đơn vị và sản phẩm của mình, cũng như thông tin quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư, tuyển dụng nhân sự...

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và tiến tới thực hiện thương mại điện tử.

+ Thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp về hiện đại hoá kinh doanh và giúp tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh hiện đại.

b. Nội dung thực hiện- Lưu trữ, quản lý, xử lý, trao đổi thông tin và dữ liệu số hoá; - Cung cấp các dịch vụ ứng dụng (application services) hoặc quản lý rất

nhiều các xử lý dữ liệu khác nhau như web hosting Internet, Intranet, truyền thông và công nghệ thông tin (telecommunication and information technology),…

Việc xây dựng một Trung tâm giao dịch ICT là rất cần thiết đối với Nam Định. Trung tâm giao dịch ICT tạo ra cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh một hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông mạnh để triển khai các dịch vụ CPĐT, thương mại điện tử thông qua các cổng giao tiếp (Portals), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trở thành các ISP, ASP, làm phần mềm cho nước ngoài, quản trị các mạng của các doanh nghiệp thông qua việc tạo các VLAN, VPN,… Tạo điều kiện cho người dân truy cập mạng tỉnh thông qua các điểm truy nhập công cộng và truy nhập Internet.

Trung tâm giao dịch ICT cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho toàn xã hội, đặc biệt là cho người dân, các doanh nghiệp và các giao dịch điện tử trong thương mại, ngân hàng,…

Các chức năng của Trung tâm giao dịch ICT: - Là đầu mối tập trung các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 64

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

của tỉnh: kho dữ liệu dùng chung, các phần mềm dùng chung, các dịch vụ phục vụ dân sinh được triển khai trên mạng tỉnh,…

- Là địa điểm triển khai các dịch vụ điện tử phục vụ CPĐT (triển khai trên các Internal Portal, thông qua mạng tỉnh) và các dịch vụ thương mại điện tử (triển khai trên các External Portal, thông qua Internet).

- Cung cấp cổng truy nhập Internet duy nhất cho các cơ quan quản lý hành chính, các cơ quan Đảng và nhân dân tỉnh.

- Tạo điều kiện hạ tầng để triển khai các dịch vụ giao dịch và đầu tư cần phải có thương mại điện tử.

- Tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông mạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông.

Trung tâm có thể triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông:

+ Cho thuê máy móc, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông và các phần mềm quản lý doanh nghiệp;

+ Tiến hành bảo dưỡng các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông của các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông;

+ Xây dựng các chương trình, các tiện ích phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho thuê hay bán với giá rẻ.

+ Tiến hành xây dựng và sửa đổi những phần mềm mẫu (ERP) cho phù hợp với thực tiễn các doanh nghiệp của tỉnh cũng như của Việt Nam.

+ Xây dựng các dịch vụ của thương mại điện tử: xây dựng và hosting các website, thư điện tử, trao đổi dữ liệu;

+ Cung cấp các dữ liệu thương mại điện tử;+ Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu;+ Tiến hành các khoá đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cũng

như các lĩnh vực liên quan đến các dự án công nghệ thông tin và truyền thông.II.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong giáo dụcMục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt phục vụ công tác giảng dạy

của giáo viên và quá trình học của học sinh.

100% các trường từ trung học cơ sở trở lên có phòng máy tính đủ về số lượng và chất lượng cho học sinh thực hành. Tất cả các phòng máy được kết nối Internet.

Nội dung thực hiện:Trang bị hạ tầng máy tính cho các trường học chủ yếu là các trường trung

học cơ sở, và tiểu học.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 65

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Giai đoạn 2008-2010: Trang bị hệ thông máy tính, mạng chủ yếu cho các trường trung học cơ sở.

Xây dựng một phòng máy tính cho mỗi trường khoảng 40 máy. Trang bị thêm máy tính cho các trường trung học phổ thông, mỗi trường

trung bình khoảng 10 bộ tùy theo mức độ cần thiết và thiếu thiết bị của trường.Đến năm 2010 khoảng 50% trường trung học cơ sở có phòng máy tính cho

học sinh thực hành.Kết nối Internet tốc độ cao tới các trường để các giai đoạn tiếp theo triển khai

giáo dục điện tử (E-learning).Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục xây dựng phòng máy cho các trường trung học cơ sở và trường tiểu

học trên địa bàn tỉnh.Hình thành và đưa vào sử dụng mạng giáo dục điện tử (E-learning).II.1.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong y tếMục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho các cơ sở y tế nhằm thực hiện được việc

quản lý bệnh viện trên máy tính.Nội dung thực hiện:Trang bị máy tính cho các bệnh viện tỉnh, huyện, đến năm 2015, 100% các

bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, phường có máy tính và kết nối Internet.

Thực hiện nâng cấp và xây dựng mới mạng LAN, WAM và kết nối Internet cho các bệnh viện tỉnh, huyện phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai các chương trình phát triển y tế từ xa.

II.2. Quy hoạch về ứng dụng công nghệ thông tinII.2.1 Trong các cơ quan Đảng, Nhà nước1. Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin* Mục tiêu:- Quy trình quản lý điều hành, hoạt động tác nghiệp, chế độ thông tin báo

cáo, phương thức trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước được chuẩn hoá, các chuẩn về thông tin và chuẩn về công nghệ thông tin được ban hành làm cơ sở cho việc triển khai, xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin tin học hoá trong các cơ quan Đảng và Nhà nước;

- Nhờ có các chuẩn, việc trao đổi thông tin trên mạng được đảm bảo thông suốt, từ đó sẽ tác động đến quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từ các hoạt động điều hành quản lý đến các dịch vụ công phục vụ nhân dân;

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 66

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong hoạt động và giải quyết công việc với sự hỗ trợ của mạng máy tính.

- Thống nhất các quy trình và mẫu biểu tại các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm dễ dàng thực hiện việc tin học hóa.

- Tin học hóa các quy trình nghiệp vụ trong cơ quan Đảng, nâng cao hiệu quả trong công việc.

* Các nội dung công việc cần thực hiện:- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác, các chuẩn thông

tin phục vụ cho việc triển khai các hệ thống thông tin tại các cơ quan Đảng;- Hoàn chỉnh và chuẩn hoá các quy trình hoạt động, các quy trình báo cáo,

trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước. Chuẩn hoá các mẫu biểu văn bản, báo cáo. Quy định về tạo nguồn thông tin;

- Xác định các chuẩn thông tin: chuẩn hoá các danh mục, chỉ tiêu, đơn vị,... trong hệ thống thống kê kinh tế xã hội thống nhất trong toàn tỉnh;

- Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật chung về công nghệ thông tin: phần cứng, phần mềm,... Hệ các chuẩn cho môi trường hệ thống mở gồm: hệ điều hành, giao diện người/máy tính, quản trị CSDL, trao đổi, truyền dữ liệu,....

- Thực hiện triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 tại tất cả các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp huyện/thành phố và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Nam Định.

2. Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin tại các cơ quan Đảng* Mục tiêu:- Nhằm lưu giữ và xử lý các thông tin trên máy tính giảm nhẹ số hồ sơ giấy tờ. - Cung cấp các thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trong cơ quan

Đảng và thông tin cho người dân trên mạng.- Hình thành mạng thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng nhằm phục vụ

và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh. Mạng thông tin này bao gồm các hệ thống thông tin, CSDL, Trang thông tin điện tử được xây dựng và triển khai tại các cơ quan Đảng.

- Các hệ thống thông tin, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và tích hợp trên Mạng thông tin của Đảng.

- Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp.

- 100% lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên, nhân nhiên nghiệp vụ có liên quan đến xử lý thông tin đều có máy tính và xử lý công việc trên mạng máy tính.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 67

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

* Các nội dung công việc cần thực hiện:- Trên cơ sở mạng máy tính, xây dựng mới hoặc hoàn thiện (đối với các hệ

thống thông tin đang hoạt động) các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng (bao gồm các hệ thống thông tin, CSDL, các chương trình ứng dụng, các website,...), tích hợp và liên kết các hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng để hình thành mạng lưới hệ thống thông tin thống nhất của Đảng với sự kết nối, trao đổi thông tin theo chiều dọc (với cấp trên và cấp dưới), trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin liên quan của hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước;

- Đến năm 2015, về cơ bản hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng phổ biến hệ thống thông tin của Đảng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại;

- Nâng cấp và mở rộng mạng thông tin diện rộng của Đảng tới 90-100% đảng uỷ xã/phường với đường truyền chuyên dụng tốc độ cao;

- Triển khai các giải pháp chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo mật thông tin, an ninh và an toàn mạng;

- Xây dựng Cổng giao tiếp điện tử của Tỉnh uỷ có một kênh thông tin để giao tiếp với dân;

- Tại mỗi cơ quan Đảng về cơ bản gồm các hệ thống thông tin tin học hoá sau:

+ Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp (bao gồm hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc tích hợp với Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành);

+ Hệ thống thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp;+ CSDL Văn kiện và Lịch sử Đảng;+ CSDL Hồ sơ lưu trữ của Đảng;+ CSDL Quản lý đảng viên;+ Hệ thống thông tin giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;+ Các chương trình quản lý nội bộ;- Theo quy trình triển khai của Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin các cơ

quan Đảng, các hệ thống thông tin trong các cơ quan Đảng sẽ được xây dựng và triển khai theo mô hình thống nhất trong toàn quốc, từ TW Đảng xuống tới các Tỉnh uỷ và tiếp theo là các Huyện uỷ, Thành uỷ. Đối với mỗi hệ thống thông tin (CSDL) tại tỉnh Nam Định sẽ có một dự án triển khai hệ thống thông tin tiếp nhận phần mềm từ TW để triển khai trên toàn địa bàn tỉnh.

3. Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin dùng chung tại các cơ quan quản lý Nhà nước

* Mục tiêu:- Các hệ thống thông tin, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 68

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

tích hợp tại Trung tâm THDL trên cơ sở kết nối các hệ thống thông tin của các Sở Ban Ngành.

- Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp.

* Các nội dung công việc cần thực hiện:- Tại mỗi cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành xây dựng, hoàn thiện và

triển khai các ứng dụng tin học hoá (hệ thống thông tin, CSDL, Website,...) dùng chung trên mạng LAN. Các ứng dụng tin học hoá dùng chung của mỗi cơ quan Nhà nước về cơ bản sẽ bao gồm:

+ Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành;+ Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc;+ Hệ thống quản lý cán bộ, công chức;+ Các chương trình quản lý nội bộ ...- Triển khai các giải pháp chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo mật

thông tin, an ninh và an toàn mạng;- Thực hiện tích hợp và liên kết các ứng dụng tin học hoá dùng chung của

các cơ quan với nhau và với Trung tâm tích hợp dữ liệu để cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu chung trên diện rộng;

- Tích hợp và liên kết các ứng dụng tin học hoá dùng chung giữa hệ thống các cơ quan Đảng với hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Tiếp tục triển khai diện rộng 3 hệ thống thông tin dùng chung, 3 hệ thống thông tin dùng chung gồm:

+ Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc;+ Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế xã hội phục vụ điều hành;+ Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành. Nhiệm vụ triển khai diện rộng 3 hệ thống thông tin dùng chung này nằm

trong khuôn khổ Đề án 112 của Chính phủ. Đây là 3 hệ thống thông tin dùng chung rất quan trọng mà việc triển khai thành công sẽ đem lại hiệu quả to lớn và những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý điều hành và tác nghiệp tại mỗi cơ quan, hỗ trợ cho công cuộc cải cách hành chính. Tại Nam Định, việc triển khai 3 hệ thống thông tin dùng chung đang được thực hiện ở giai đoạn đầu, và đang gặp những khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như các vấn đề về tổ chức và con người. Đặc biệt trong điều kiện đề án 112 đang tạm dừng và chuyển giao từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Thông tin - Truyền thông. Vì vậy, trong các năm 2008-2015, cần tiếp tục đẩy mạnh các nội dung triển khai diện rộng 3 hệ thống thông tin dùng chung sao cho 3 hệ thống thông tin này thực sự vận hành hiệu quả và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quản lý điều hành và tác nghiệp tại tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp huyện/thành phố trở lên.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 69

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Các nội dung chính tiếp tục triển khai diện rộng 3 hệ thống thông tin dùng chung là:

- Rà soát các văn bản quy định các quy trình liên quan đến 3 hệ thống thông tin dùng chung; chuẩn hoá các nội dung thông tin; ban hành các quy định vận hành, sử dụng và khai thác bắt buộc 3 hệ thống thông tin đối với cán bộ công chức có liên quan trong từng cơ quan.

- Thực hiện cập nhật dữ liệu ban đầu tạo nguồn cho các hệ thống thông tin hoạt động.

- Hướng dẫn sử dụng, từng bước thích ứng việc sử dụng các hệ thống thông tin trên mạng máy tính trong công việc của mỗi người trong cơ quan, từ đơn giản đến phức tạp, cho từng loại đối tượng người sử dụng (lãnh đạo, chuyên viên).

- Có các biện pháp khuyến khích mọi người tích cực tham gia vận hành sử dụng các hệ thống thông tin, tiến tới trở thành nhu cầu không thể thiếu trong thực hiện công việc của mỗi cá nhân.

- Bảo hành, bảo trì hệ thống. 4. Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin (CSDL) quản lý và

tác nghiệp chuyên ngành* Mục tiêu:- Các hệ thống thông tin chuyên ngành được xây dựng và triển khai diện

rộng tại các cơ quan cấp sở và cấp phòng có liên quan, hỗ trợ hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

- Các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành được tích hợp và liên kết với trung tâm tích hợp dữ liệu, với các hệ thống thông tin và các web site có liên quan trên mạng các hệ thống thông tin hành chính phục vụ nhu cầu khai thác thông tin chung.

- Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các sở ban ngành phục vụ tốt cho quá trình lưu trữu thông tin cần thiết và giảm được các hồ sơ trên giấy.

Hệ thống thông tin sẽ giúp cho các cán bộ, công chức dễ dàng trong việc tìm kiếm.

Tất cả các đơn vị đều xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành của cơ quan mình.

* Các nội dung cần thực hiện: Các Sở, Ban, Ngành, Huyện và Thành phố lựa chọn các hệ thống thông

tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành tại các cơ quan cơ quan mình để xây dựng và triển khai.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 70

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Việc xây dựng và triển khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng là:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.- Nguồn nhân lực.- Khả năng sẵn sàng tiếp nhận triển khai và vận hành các hệ thống thông

tin tại các cơ quan. - Khả năng nguồn vốn ngân sách được cấp cho ứng dụng công nghệ thông

tin. Trong giai đoạn 2008-2015, mỗi cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh và

cấp huyện/thành phố sẽ tiến hành lựa chọn một số lĩnh vực chuyên ngành để xây dựng và triển khai 2 đến 3 hệ thống thông tin (CSDL) phục vụ quản lý điều hành và tác nghiệp cho các lĩnh vực đã lựa chọn.

Mỗi hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành này về cơ bản đều có những đặc điểm sau:

- Được triển khai và vận hành theo ngành dọc từ các sở/ngành tới các phòng ban cấp huyện/thành phố và trao đổi thông tin với các Bộ, ngành cấp trên.

- Được kết nối và tích hợp với các hệ thống thông tin liên quan để trao đổi dữ liệu.

- Cung cấp thông tin tổng hợp cho các Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành.

- Có thể được liên kết và tích hợp với hệ thống thông tin dịch vụ công tương ứng, phục vụ cho quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thực hiện dịch vụ công đó.

5. Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnhMục tiêu:- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng của tỉnh phục vụ quá trình xây dựng

Nam Định điện tử. - CSDL về địa lý hành chính với CSDL bản đồ số hoá và CSDL các thuộc

tính được xây dựng và cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để trợ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai, trợ giúp lãnh đạo và các nhà quản lý các cấp trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề về phát triển kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục xây dựng các loại CSDL khác cần dựa trên nền bản đồ địa hình .

- CSDL về thông tin dân cư mang đặc thù của một hệ thông tin về nhân sự từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ. Những thông tin này được sử dụng trong mọi thủ tục hành chính liên quan đến con người và gia đình. CSDL về dân cư còn cung cấp thông tin về dân cư, các loại thống kê dân số,... cho các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người dân có nhu cầu.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 71

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

CSDL cũng đóng vai trò nền hỗ trợ cho việc xây dựng các CSDL khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến con người.

- Hình thành một CSDL số liệu các chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội đầy đủ, liên tục và thống nhất của tỉnh. CSDL số liệu chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội là cơ sở khoa học tin cậy phục vụ các cấp các ngành đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. CSDL còn cung cấp đầy đủ số liệu và đa dạng hình thức khai thác về số liệu chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội phục vụ các đối tượng người sử dụng cho mục đích công việc.

* Các nội dung cần thực hiện:Trong thời gian đến 2015 sẽ tập trung vào xây dựng 03 CSDL trọng điểm

là:(1) CSDL về địa lý hành chính (liên quan đến quy hoạch và quản lý đất

đai).(2) CSDL về dân cư.(3) CSDL thống kê kinh tế xã hội. Các CSDL trọng điểm này có các chức năng chính là:- Phục vụ công tác điều hành và quản lý chung của các cơ quan Đảng, cơ

quan quản lý Nhà nước. - Cung cấp dịch vụ thông tin cho các cá nhân, các thành phần kinh tế trong

và ngoài nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,......- Tạo điều kiện hỗ trợ cho cải cách hành chính, góp phần tổ chức lại bộ máy

quản lý nhà nước sao cho gọn nhẹ và hiệu quả.CSDL về địa lý hành chính với CSDL bản đồ số hoá và CSDL các thuộc

tính được xây dựng và cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để trợ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai, trợ giúp lãnh đạo và các nhà quản lý các cấp trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề về phát triển kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục xây dựng các loại CSDL khác cần dựa trên nền bản đồ địa hình .

CSDL về thông tin dân cư mang đặc thù của một hệ thông tin về nhân sự từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ. Những thông tin này được sử dụng trong mọi thủ tục hành chính liên quan đến con người và gia đình. CSDL về dân cư còn cung cấp thông tin về các loại thống kê dân số,... cho các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người dân có nhu cầu. CSDL cũng đóng vai trò nền hỗ trợ cho việc xây dựng các CSDL khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến con người.

CSDL số liệu các chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội của tỉnh được cập nhật đầy đủ, liên tục. CSDL số liệu chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội là cơ sở khoa học tin cậy phục vụ các cấp các ngành đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 72

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

CSDL còn cung cấp đầy đủ số liệu và đa dạng hình thức khai thác về số liệu chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội phục vụ các đối tượng người sử dụng cho mục đích công việc.

Việc xây dựng các CSDL trọng điểm phải tuân theo nội dung của các CSDL quốc gia đang được triển khai xây dựng trong phạm vi toàn quốc.

Trong quá trình thực hiện tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, bên cạnh các hệ thống thông tin phục vụ quản lý điều hành tại các cơ quan Đảng và Nhà nước, còn có một số CSDL chung, quan trọng mang tính liên ngành, đóng vai trò then chốt cho việc cung cấp thông tin kịp thời, đủ tin cậy phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và các đối tượng khác nhau. Ở tầm quốc gia đó là các CSDL quốc gia. Ở tầm tỉnh là các CSDL trọng điểm.

6. Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ côngMục tiêu:Hệ thống thông tin cung cấp thông tin về quá trình thực hiện các dịch vụ

công cho người dân đảm bảo tính minh bạch rõ ràng đúng quy trình thực hiện. Nội dung thực hiện:Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công đến

năm 2015 gồm: - Xây dựng, nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử để cung cấp, phổ biến thông

tin và thực hiện các giao dịch điện tử với người dân và doanh nghiệp. - Xây dựng hệ thống các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công theo các

lĩnh vực:+ Cung cấp thông tin về các loại hồ sơ thủ tục + Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính một cửa+ Quản lý (đăng ký) hộ tịch+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo+ Giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai+ Cấp phép dự án đầu tư+ Cấp phép xây dựng+ Cấp đăng ký kinh doanh …- Kết nối các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công với các hệ thống

thông tin phục vụ điều hành và quản lý tại các cơ quan nhà nước với mục đích trao đổi thông tin hai chiều: cung cấp dữ liệu và khai thác dữ liệu.

- Quá trình tin học hoá công tác điều hành và quản lý tại các cơ quan nhà nước và quá trình tin học hoá các dịch vụ công cho nhân dân cần phải được tiến hành song song, không tách rời nhau, trong một tổng thể thống nhất để hình thành mô hình "nền hành chính điện tử" của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 73

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

hướng tới phục vụ nhân dân là một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới và cải cách hành chính.

Xây dựng, nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Nam Định: Mục tiêu :Xây dựng và phát triển Cổng điện tử nhằm đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch

trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, liên ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và nhân dân.

Thông qua Cổng điện tử, phát triển hệ thống dịch vụ công và giao dịch thương mại điện tử.

Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch thông qua Cổng điện tử làm cơ sở cho việc xây dựng Chính quyền điện tử

Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh Nam Định: Nơi cho mọi người dân và mọi thành phần kinh tế xã hội truy cập. Qua đó nắm được chủ trương chính sách của tỉnh về đầu tư, tuyển dụng, mua sắm. Làm cơ sở cho việc cung cấp các dịch vụ công.

Người dân có thể giao tiếp với các cơ quan qua cổng điện tử của tỉnh.Nội dung thực hiện :Cổng điện tử của tỉnh được xây dựng và phát triển từ mô hình Chính phủ

điện tử; đảm bảo hợp chuẩn giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin, bên cạnh đó vấn đề an ninh, an toàn dữ liệu luôn được đảm bảo.

Thông qua Cổng điện tử cho phép tích hợp, trao đổi và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan sở, ban, ngành, các doanh nghiệp của tỉnh, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm mục đích:

- Cung cấp thông tin giới thiệu về Tỉnh, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, góp phần xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

- Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của mọi đối tượng nhân dân.

- Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân, với doanh nghiệp thông qua hệ thống các dịch vụ công.

- Đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại với sàn giao dịch thương mại điện tử.

Một số hệ thống thông tin tin học hoá các dịch vụ công: Các hệ thống thông tin tin học hoá dịch vụ công dự kiến sẽ xây dựng và

triển khai gồm: - Hệ thống thông tin cấp phép dự án đầu tư; - Hệ thống thông tin cấp đăng ký kinh doanh;- Hệ thống thông tin cấp phép xây dựng;

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 74

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Hệ thống thông tin giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai. Các chức năng chính của các Hệ thống thông tin tin học hoá dịch vụ công

gồm:- Thu thập, cập nhật, cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực dịch vụ

công;- Thu thập, cập nhật, cung cấp các thủ tục của dịch vụ công;- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thủ tục của dịch vụ công (làm thủ tục tiếp

nhận trực tiếp hoặc qua mạng).- Thực hiện các quy trình giải quyết hồ sơ tại các cơ quan chức năng bằng

cách luân chuyển hồ sơ và trao đổi thông tin trên mạng máy tính;- Ra quyết định về kết quả xét duyệt hồ sơ, trả kết quả xét duyệt hồ sơ;- Thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ trên Cổng giao tiếp điện tử;- Tra cứu, tìm kiếm, sao trích thông tin; lập và xem báo cáo thống kê, tổng

hợp. Các hệ thống thông tin này được tích hợp dữ liệu và liên kết với Cổng

giao tiếp điện tử phục vụ việc thực hiện các giao tiếp, giao dịch điện tử giữa các cơ quan công quyền với người dân và doanh nghiệp.

Các hệ thống thông tin này cũng được tích hợp dữ liệu và trao đổi thông tin với hệ thống thông tin liên quan tại các cơ quan để cung cấp dữ liệu phục vụ cho các công việc quản lý tiếp theo liên quan đến các đối tượng của dịch vụ công.

* Việc hình thành hệ thống các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công sẽ đạt được các kết quả:

- Nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tự động hoá, đơn giản hoá và làm gọn nhẹ các quy trình giải quyết, xử lý các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước.

- Thực hiện việc phục vụ cung cấp các dịch vụ công, nhất là các dịch vụ công mang tính liên ngành cho nhân dân theo chế độ "một cửa".

- Cung cấp các thông tin công cộng về pháp luật, về các lĩnh vực dịch vụ công đến mọi người dân, nâng cao hiểu biết của nhân dân để mọi người thực hiện "sống và làm việc theo pháp luật".

- Cung cấp một số dịch vụ công điện tử cho người dân và doanh nghiệp trên Cổng giao tiếp điện tử.

- Cổng giao tiếp điện tử và các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công (5-7 hệ thống thông tin) được hình thành và triển khai trên địa bàn tỉnh. Đó là các CSDL, các giao diện cập nhật và xử lý thông tin, các giao diện giao dịch, đăng ký và tiếp nhận dịch vụ công, các giao diện cung cấp và phổ biến thông tin và được kết nối, tích hợp với các hệ thống thông tin tin học hoá có liên quan, cùng tạo nên các quy trình hoạt động thông tin trên mạng diện rộng theo

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 75

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

mô hình CPĐT. II.2.2. Trong các doanh nghiệp * Mục TiêuNâng cao hiệu quả cạnh tranh của các doanh nghiệp của tỉnh trong môi

trường hội nhập kinh tế, để các hoạt động của các doanh nghiệp có những bước đột phá mới làm tăng nhanh khối kinh tế của tỉnh, cần thiết phải xây dựng những chiến lược ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất và kinh doanh, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng.

* Nội dung thực hiện:Tổ chức hệ thống kinh doanh điện tử (E-Business) trong đó có cả thương

mại điện tử (E-Commerce). Hai khái niệm này có khác nhau. Thương mại điện tử là việc quảng cáo, mua bán hàng hoá và dịch vụ trên mạng. Việc đặt hàng thực hiện trực tuyến, nhưng trả tiền, giao hàng có thể đưa trực tiếp. Còn kinh doanh điện tử có nội dung rộng hơn bao gồm khá nhiều công việc xử lý thông qua máy tính và mạng như tự động hoá văn phòng, công tác quản lý bán hàng, quản lý khách hàng, xây dựng kế hoạch, ra quyết định kinh doanh, quan hệ với nhà cung cấp nguyên vật liệu, v.v...

Liên kết với các tỉnh lân cận để xây dựng cổng giao tiếp thương mại điện tử của khu vực nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp bao gồm các CSDL giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp về mặt luật pháp và các dịch vụ khác như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường...

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin để tiếp cận được với các dịch vụ trực tuyến như hệ thống mạng, truy nhập Internet, hệ thống E-Mail, Fax,...

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong thương mại điện tử bằng cách xây dựng Trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ, tiện ích và giải pháp với giá rẻ. Để làm việc này cần xây dựng một trung tâm cung cấp dịch vụ mạnh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của công nghệ thông tin, thương mại điện tử, các giải pháp triển khai,…

Xây dựng các công cụ, phần mềm đáp ứng tốt các loại dịch vụ như phục vụ các ngành như du lịch, thương mại, tài chính và trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian đầu được đặt tại Trung tâm giao dịch ICT và là một thành phần của Trung tâm này. Tuỳ theo sự phát triển của các dịch vụ và sự đầu tư của tỉnh và các doanh nghiệp, có thể mở rộng và đặt ra ngoài Trung tâm công nghệ thông tin và sẽ do một doanh nghiệp đứng ra quản lý. Trung tâm này sẽ đảm nhận một số chức năng sau:

- Cho thuê máy móc, thiết bị công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý doanh nghiệp;

- Tiến hành bảo dưỡng các thiết bị công nghệ thông tin của các doanh

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 76

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

nghiệp;- Cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án công nghệ

thông tin của các doanh nghiệp; - Xây dựng các chương trình, các tiện ích phù hợp với các doanh nghiệp

vừa và nhỏ để cho thuê hay bán với giá rẻ; - Xây dựng các dịch vụ của thương mại điện tử: xây dựng hosting,

website, thư điện tử, trao đổi dữ liệu;- Cung cấp các dữ liệu thương mại điện tử;- Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu;- Tiến hành các khoá đào tạo về công nghệ thông tin cũng như các lĩnh

vực liên quan đến các dự án công nghệ thông tin;- Liên kết đến các trung tâm dữ liệu quốc tế về thương mại.Ứng dụng công nghệ thông tin đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

ở những mức độ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh:Các doanh nghiệp lớn cần thiết phải đạt được những nội dung sau:- Xây dựng trung tâm máy tính, mạng nội bộ trong doanh nghiệp có kết

nối Internet;- Xây dựng trang thông tin điện tử (Website) riêng của đơn vị có thể đặt

riêng hoặc chung trong sàn giao dịch điện tử của tỉnh;- Bước đầu tham gia giao dịch điện tử ở mức độ B2B giữa các doanh

nghiệp; - Thiết lập hệ thống thông tin quản lý tổng thể xí nghiệp (EPR) và đưa vào

hoạt động với các modul cơ bản như: tài chính kế toán, quản lý nhân sự, quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng;

- Áp dụng một số phần mềm tự động quản lý các dây chuyền sản xuất cũng như cài đặt các phần mềm nhúng, tạo thị trường để phát triển một hướng công nghệ phần mềm là tự động hoá dây chuyền sản xuất;

- Đào tạo cho lãnh đạo công ty các khái niệm về công nghệ thông tin và thương mại điện tử và tuyển chọn được giám đốc công nghệ thông tin (CIO) cho doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp vừa nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp:- Trang bị máy tính cho khối văn phòng của doanh nghiệp làm các công

tác tài chính kế toán và quản lý nhân sự;- Áp dụng một số module của hệ quản lý tổng thể xí nghiệp;- Kết nối Internet và tham gia cổng giao dịch thương mại của tỉnh để

quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và xây dựng các trang Web của xí nghiệp;- Tham gia giao dịch với khách hàng thông qua E-mail.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 77

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trên địa bàn tỉnh:- Tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị của mình.

Cần thiết trang bị máy tính để làm công tác văn phòng. Có kết nối Internet và đăng ký thư điện tử. Số lượng các doanh nghiệp có sử dụng máy tính và Internet trong toàn tỉnh phải đạt mức độ 80% trên tổng số doanh nghiệp của tỉnh

- Có ứng dụng những phần mềm nhỏ trong công tác quản lý doanh nghiệp- Hình thành một vài doanh nghiệp có kinh doanh trên mạng như bán lẻ

hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại.II.2.3. Trong các lĩnh vực đời sống, xã hội a/ Phổ cập Internet cho người dânInternet đang trở thành một xu thế tất yếu trong đời sống xã hội. Người

dân có thể tham khảo tra cứu thông tin để ứng dụng trong sản xuất, chăm sóc sức khoẻ hay nắm vững tình hình thời sự. Khi hệ thống thông tin quản lý nhà nước điện tử đi vào hoạt động, người dân có thể trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước theo đúng chức năng. Tuy vậy điều kiện để tiếp cận Internet lại khác nhau theo từng vùng hay từng khu vực địa lý. Điều này gây ra khoảng cách số giữa các khu vực trong một nước hay trong một tỉnh nhất là giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Trong giai đoạn hiện nay, phương pháp để người dân tiếp cận được với công nghệ thông tin và Internet là thông qua các điểm truy cập công cộng. Tại các thị xã, thị trấn đó là các điểm dịch vụ truy nhập Internet, còn tại các vùng nông thôn và vùng núi chính là các điểm văn hoá xã. Do vậy, các điểm văn hoá xã có truy nhập Internet chính là địa điểm phổ cập rộng rãi Internet cho người dân vùng nông thôn.

Những nội dung chính cho việc phổ cập Internet cho người dân:- Trong hai năm 2008-2010 cần củng cố, hoàn thiện lại và tiếp tục xây

mới, đầu tư các thiết bị truy nhập Internet cho những điểm văn hoá xã và phát triển thêm tại các thôn xóm.

- Hoàn thiện hạ tầng mạng để có thể trong giai đoạn 2011-2015 thiết lập được Internet băng thông rộng về đến hầu khắp các xã và một số thôn xóm. Sử dụng kết nối cáp quang hay mạng không dây.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin đa dạng cho người dân, nhất là các thông tin phục vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và những thông tin liên quan đến thủ tục hành chính và quản lý nhà nước.

- Tiến hành đào tạo quản lý công nghệ thông tin cho các nhân viên làm nhiệm vụ tại các điểm văn hoá xã, thôn.

b/ Trong giáo dục đào tạoGiáo dục đào tạo là một lĩnh vực quan trọng để chuẩn bị nguồn nhân lực

cho xã hội sau này. Phát triển công nghệ thông tin trong tương lai cần thiết phải chuẩn bị từ hiện thời. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 78

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

phổ thông, trong công tác quản lý giáo dục đào tạo có tác động đến sự phát triển của công nghệ thông tin trong tương lai.

Những nội dung công việc cần được triển khai:- Mở rộng kết nối Internet cho các trường học phổ thông các cấp.- Xây dựng mạng thông tin giáo dục EDUNET của tỉnh.- Xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên, học sinh

như giáo án điện tử, các minh hoạ bài giảng thông qua máy tính,…- Xây dựng các phần mềm quản lý sinh viên và học sinh trong đó có công

tác lập thời khoá biểu, quản lý học tập và các công tác khác của sinh viên học sinh trong trường.

- Tiến hành việc dạy học và ôn tập từ xa để mở rộng phạm vi học tập và đa dạng hoá các hình thức giảng dạy.

Giai đoạn 2008-2010: Xây dựng hoặc mua các phần mềm quản lý phòng học, quản lý tài chính, quản lý giáo viên, học sinh. Thực hiện cài đặt chung cho tất cả các trường phổ thông.

Giai đoạn 2011-2015: Xây dựng Phần mềm sắp xếp thời khóa biểu. Xây dựng các chương trình giáo dục từ xa. Đưa môn tin học vào dạy chính khóa tại từ trường trung học cơ sở

trở lên.c/ Trong y tế và chăm sóc sức khoẻTrong lĩnh vực này, ngoài sự quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế, cần

thiết phải xây dựng hệ thống thông tin tương đối hiện đại và phổ cập để người dân có thể nhận được những thông tin và những lời khuyên, những chỉ dẫn cần thiết trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ của bản thân và gia đình. Ngoài ra, người dân có thể hưởng lợi từ hệ thống thông tin này khi cần thiết phải sử dụng hệ thống y tế của Nhà nước thông qua các dịch vụ trực tuyến hay các chỉ dẫn liên kết đến hệ thống thông tin khác. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng hệ thống dịch vụ công của Sở Y tế để đăng ký hay muốn trao đổi thông tin với các cấp có thẩm quyền. Các thông tin liên quan đến dịch bệnh, phòng chống bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được cập nhật thường xuyên để người dân có thông tin.

Những nội dung cơ bản:- Xây dựng mạng y tế của tỉnh để hình thành hệ thống dịch vụ y tế phục

vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân và kết nối thông tin giữa các bệnh viện. - Hình thành các kho dữ liệu thông tin về khám chữa bệnh, sẵn sàng đáp

ứng các nhu cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của các bác sỹ cũng như các cán bộ - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, tiến tới xây dựng bệnh

viện điện tử áp dụng cho các bệnh viện cấp tỉnh. Kết nối các hệ thống thông tin

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 79

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

của các bệnh viện vào trong mạng y tế.- Thu thập và xuất bản các thông tin, văn bản về y tế và chăm sóc sức

khoẻ cộng đồng.- Xây dựng hệ thống CSDL về các loại bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các

phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh bằng y học hiện đại và y học cổ truyền để cung cấp thông tin cho mạng y tế.

- Xây dựng và thu thập các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật trong chữa bệnh, phòng bệnh, các bài thuốc dân gian,...

- Xây dựng danh bạ các loại thuốc, mỹ phẩm cũng như mạng lưới các cửa hàng thuốc cung cấp cho người dân.

Giai đoạn từ năm 2008 – 2010: thực hiện việc xây dựng hoặc mua phần mềm quản lý cài đặt chung cho tất cả các bệnh viện của tỉnh như:

Phần mềm quản lý dược phẩm. Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án, xuất nhập viện. Phần mềm quản lý tài chính. Quản lý bệnh nhân xuất nhập viện. Quản lý hành nghề y dược tư nhân. Quản lý mạng lưới cán bộ y tế. Quản lý bảo hiểm y tế

Giai đoạn 2011-2015: Xây dựng thêm các phần mềm quản lý trong bệnh viện và đặc biệt là phát triển dịch vu y tế từ xa.

Phần mềm quản lý tiêm chủng. Phần mềm tra cứu mã bệnh và các loại biệt dược. Phần mềm thống kê trong y tế. Xây dựng các CSDL về y tế để phục vụ hệ thống y tế từ xa. Xây dựng hệ thống các dịch vụ y tế từ xa.

d/ Hỗ trợ giải quyết việc làm và các vấn đề xã hộiMỗi năm, lực lượng lao động trẻ bổ xung vào lực lượng lao động khoảng 20

nghìn người. Để giải quyết việc làm, ngoài các biện pháp tổ chức, sẽ xây dựng chợ lao động trên mạng để phục vụ các nhu cầu:

- Tìm kiếm việc làm của người lao động trong và ngoài tỉnh; - Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cần tuyển nhân công; - Đăng ký trực tuyến việc làm;- Đăng ký trực tuyến người tìm việc;- Cung ứng các ngành nghề và các địa chỉ đào tạo việc làm;

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 80

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Cung cấp các thông tin phục vụ xuất khẩu lao động;Bên cạnh đó, xây dựng trang Web của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách của Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, người có công, các diện chính sách và các diện trợ cấp xã hội. Nội dung trang Web này gồm:

- Các văn bản của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách trợ giúp những đối tượng cần ưu đãi và trợ cấp.

- Trao đổi trực tuyến về các vấn đề xã hội giữa người dân và các cấp chính quyền.

- Xây dựng các CSDL về các đối tượng được hưởng ưu đãi và trợ cấp xã hội.

II.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tinXây dựng chi tiết lộ trình đầu tư ngành công nghiệp công nghệ thông tin bao

gồm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung. Khi xây dựng quy hoạch chú ý đến quan hệ của Nam Định với khu vực đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để lựa chọn lĩnh vực đầu tư đặc thù phù hợp với thế mạnh của tỉnh.

II.3.1. Phát triển công nghiệp phần cứng (CNPC)

a) Mục đích:Thu hút đầu tư phát triển CNPC, xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp linh

kiện điện tử, linh kiện máy tính và máy tính đồng bộ thương hiệu Việt Nam. Phát triển các doanh nghiệp lớn cung cấp thiết bị phần cứng.

Đến năm 2015, tỉnh Nam Định sẽ có nhà máy xí nghiệp sản xuất linh kiện máy tính và lắp ráp máy tính phục vụ nhu cầu của tỉnh và cả nước.

b) Nội dung thực hiện- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phần cứng của tỉnh phát triển lớn mạnh

cung cấp đủ các dịch vụ về Công nghệ phần cứng máy tính kể cả những giải pháp mạng cho khách hàng.

- Xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư trong lĩnh vực phần cứng và thiết bị truyền thông, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở đang thực hiện lắp ráp máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nội tỉnh.

- Xây dựng các dự án phát triển CNPC, trong đó xác định một số dự án đầu tư sản xuất máy tính, thiết bị viễn thông, sản xuất linh kiện máy tính để kêu gọi vốn và thực hiện.

II.3.2. Phát triển công nghiệp phần mềm

Mục tiêu:

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 81

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Thu hút các doanh nghiệp phần mềm mở công ty và chi nhánh tại đại phương và đưa ngành công nghiệp phần mềm phát triển.

- Đến năm 2010, Nam định có ít nhất 2 doanh nghiệp phần mềm với số lập trình viên trên 50 người. Doanh nghiệp phát triển cung cấp các phần mềm phục vụ ứng dụng trong cơ quan Nhà nước, phần mềm ứng dụng và website cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Công nghiệp phần mềm ước tính đạt 0,5% tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và xây dựng.

- Đến năm 2015, Ngành công nghiệp phần mềm của tỉnh phát triển trở thành một trong các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Doanh nghiệp sản xuất những phần mềm đóng gói và những phần mềm theo yêu cầu của khác hành. Nhưng chủ yếu phải phát triển những phần mềm xuất khẩu. Doanh thu phần mềm ước đạt 5% tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và xây dựng.

Phát triển Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Nội dung thực hiện:

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đẩy mạnh sử dụng các phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, đời sống xã hội;

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin trong nước đặt các chi nhánh hoặc đại lý để giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh học hỏi và phát triển.

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trong nước nhằm mở rộng thị trường và hợp tác ứng dụng.

II.3.3. Phát triển công nghiệp nội dung

- Xây dựng một kho học liệu mở chứa các nội dung, giáo trình đào tạo công nghệ thông tin phục vụ mọi người dân, doanh nhân, cán bộ viên chức có thể truy nhập, học tập khi không có điều kiện đến cơ sở đào tạo .

- Tiếp tục phát triển trang Web về du lịch Nam Định để giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các lễ hội và các khu du lịch của tỉnh với hình thức và nội dung phong phú (ứng dụng công nghệ multimedia).

- Xây dựng một số CSDL văn hoá, giáo dục, xã hội, thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, các trang web, báo chí điện tử.

- Xây dựng các nội dung phục vụ các loại hình dịch vụ thương mại di động như video, film, ảnh trực tuyến và các CSDL lưu trữ nội dung giải trí như nhạc chuông, logo, hình ảnh, giải thưởng, từ điển, thông tin chỉ đường, tài khoản ảo, nội dung phục vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, trò chơi trực tuyến,...

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 82

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Tạo lập các CD-ROM giới thiệu bản sắc văn hoá của Nam Định.

- Tạo lập các trang Web cung cấp các dịch vụ giải trí như xem phim, ca nhạc trực tuyến và các trò chơi điện tử trên mạng.

- Đầu tư tiếp nhận công nghệ tiên tiến chế biến nội dung thông tin .

- Tiêu chuẩn hoá nội dung thông tin.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh theo hướng phát triển công nghệ nội dung.

II.3.4. Phát triển công nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin

- Phát triển các dịch vụ an toàn dữ liệu như chứng thực điện tử, mã hoá dữ liệu.

- Phát triển dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên mạng sử dụng các công nghệ tiên tiến như SAN (Storage Area Network) và NAS (Network Attached Storage)

- Phát triển dịch vụ triển khai các mạng và Hệ thống thông tin tại các đơn vị trong tỉnh.

II.4. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực II.4.1. Đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà

nước

a. Mục tiêu- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin một cách bền vững, xây

dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ về số lượng và chất lượng có kỹ năng, năng lực tốt để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh một cách có hiệu quả trong giai đoạn 2008-2015 và trong những năm tiếp theo.

- Hoàn thành việc phổ cập trình độ tin học cơ bản cho tất cả cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, mọi người đều sử dụng thành thạo công cụ tin học văn phòng, hệ thống thư tín điện tử, truy cập và khai thác Internet và bắt buộc tham gia sử dụng vận hành các hệ thống thông tin tin học hoá liên quan trên mạng máy tính phục vụ cho công việc của mình.

- Đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin và khả năng vận hành và sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin.

- Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức.b. Nội dung đào tạo công nghệ thông tin * Đào tạo sử dụng công nghệ thông tin: - Tổ chức Đào tạo cho tất cả cán bộ công chức sử dụng thông thạo máy

tính và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu công việc, trong đó chú trọng đến kỹ thuật khai thác và sử dụng Internet, tham gia vận hành các Hệ thống thông tin tin học hoá đang và sẽ triển khai và đặc biệt là các tác

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 83

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

nghiệp riêng của phòng ban trong cơ quan. - Đối tượng: Tất cả các cán bộ công chức có trình độ trung cấp và đại học

tại các cơ quan Đảng và Nhà nước kể cả các lực lượng vũ trang.- Số lượng: Trung bình mỗi năm đào tạo cho khoảng 300-500 lượt

người/năm về sử dụng công nghệ thông tin. Dự kiến đến năm 2010 số cán bộ được đào tạo và đào tạo nâng cao kỹ

năng sử dụng máy tính và các nghiệp vụ trên máy tỉnh chiếm tỷ lệ khoảng 21%. Đến năm 2015 là khoảng 57% số cán bộ. Với số lượng cán bộ dự kiến đào tạo được đến năm 2015 và số cán bộ hiện tại đã biết sử dụng máy tính thành thạo tại các cơ quan sẽ đảm bảo 100% cán bộ, công chức trong tỉnh sử dụng thành thạo máy tính và các tác nghiệp cần thiết trong công việc, đáp ứng được nhu cầu tin học hóa trong cơ quan nhà nước.

* Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin: - Đào tạo kỹ sư về công nghệ thông tin (bằng 2) và tuyển thêm cán bộ có

trình độ về công nghệ thông tin khi cơ quan có chỉ tiêu thêm người mà nguồn nhân lực về công nghệ thông tin còn thiếu, đảm bảo đến 2015 mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước có từ 1-2 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

- Đối tượng đào tạo đại học công nghệ thông tin: Cán bộ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng tốt nhất là ngành kỹ thuật tại các cơ quan.

- Số lượng: khoảng 30 – 40 người/năm.* Đào tạo nâng cao về công nghệ thông tin:- Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ chuyên trách về công

nghệ thông tin, các nội dung bao gồm: quản trị mạng, quản trị CSDL, thiết kế trang Web, phân tích thiết kế hệ thống, các ngôn ngữ lập trình,...

- Đối tượng: cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan. - Số lượng: 70-100 người/năm .* Tập huấn về quản lý thông tin và công nghệ thông tin- Đào tạo cho các nhà lãnh đạo và quản lý của các cơ quan nắm chắc cách

thức quản lý thông tin và công nghệ thông tin, quản lý dự án công nghệ thông tin.

- Đối tượng: Lãnh đạo các cơ quan. - Số lượng: 50 - 80 lượt nhà quản lý mỗi năm. II.4.2. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông

tin

a. Mục tiêuThu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn

nhân lực trong các cơ quan, đơn vị nhà nước và doanh nghiệp phục vụ cho công việc ứng dụng công nghệ thông tin

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 84

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Trong thời gian từ nay đến năm 2015, Nam Định có khả năng đào tạo và thu hút được 50 thạc sỹ, 1.000 kỹ sư, cử nhân, cao đẳng, 1.000 kỹ thuật viên viên tin học làm việc trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho tỉnh. Với việc tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn và nhất là việc xây dựng và phát triển Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin đủ mạnh thì việc đào tạo số lượng và chất lượng kỹ sư, cử nhân, cao đẳng, chuyên viên tin học theo quy hoạch có thể dựa chủ yếu vào năng lực đào tạo nội tỉnh. Riêng nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao chủ yếu dựa vào chính sách thu hút nhân tài hoặc/và liên kết hợp đồng đào tạo với các viện nghiên cứu, với các trường Đại học công nghệ, Bách khoa ở Hà Nội, TP. HCM, với các tập đoàn công nghệ thông tin quốc tế.

b. Các nội dung phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông tin gồm:

- Thống kê kết quả đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật công nghệ thông tin, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin Nam Định trong tương lai. Từ đó lập kế hoạch mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo lực lượng này cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

- Xây dựng và thực hiện các phương án triển khai đào tạo công nghệ thông tin.

- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo, xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin.

- Khuyến khích các trường đại học và Cao đẳng chưa đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin sẽ mở thêm chuyên ngành về công nghệ thông tin nhằm đào tạo và phát triển thêm nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho tỉnh và đất nước.

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao.

- Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc.

II.4.3. Đào tạo công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Mục tiêu:Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đủ đáp ứng nhu cầu của các

doanh nghiệp.Người lao động có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và các ứng dụng công

nghệ thông tin cần thiết trong doanh nghiệp.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 85

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Các doanh nghiệp vừa và lớn đều có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ cao đẳng trở lên.

Cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp sử dụng tốt các ứng dụng công nghệ thông tin, có khả năng tham gia thương mại điện tử.

Nội dung thực hiện:- Đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và nâng cao năng lực sử dụng các

ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử cho lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại các doanh nghiệp.

- Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thương mại điện tử tại các doanh nghiệp và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

- Đào tạo cán bộ CIO cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và các doanh nghiệp có ứng dụng nhiều về công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý các dự án về công nghệ thông tin.

II.4.4. Đào tạo công nghệ thông tin cho các đối tượng xã hội Mục tiêu:- Đẩy mạnh tin học hoá xã hội, nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của

công nghệ thông tin trong đời sống văn hoá, kinh tế xã hội, tăng đáng kể tỷ lệ người biết sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong toàn dân.

- Đa số người dân đều có thể tiếp cận với máy tính, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

- Đặc biệt những người nông dân có thể khai thác các thông tin trên Internet để bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho công việc chăn nuôi, canh tác của mình.

Nội dung thực hiện:- Tổ chức các lớp tin học đào tạo tại các xí nghiệp, nhà máy tại các khu công

nghiệp cho công nhân.- Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân cách sử dụng máy tính và Internet

thông qua công tác tuyên truyền sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mà các cơ quan, ban ngành đã cung cấp trên mạng.

- Thực hiện hướng dẫn trực tiếp cho người nông dân sử dụng máy tính, khai thác các thông tin trên Internet ở các điểm bưu điện văn hóa xã có kết nối Internet.

II.4.5. Phát triển trung tâm đào tạo công nghệ thông tin

Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin, trực thuộc Trung tâm ICT Nam Định là nơi đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

Đào tạo cán bộ CIO cho các cơ quan hành chính Nhà nước và nhu cầu của doanh nghiệp.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 86

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Là nơi đào tạo sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm dùng chung cho cán bộ, công chức tỉnh.

Đào tạo và nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức và người dân có nhu cầu học tập.

Phối hợp với các trường đại học trong nước tổ chức các lớp học chuyên sâu về công nghệ thông tin và các tập đoàn quốc tế đào tạo và cấp các chứng chỉ chuyên ngành.

Hỗ trợ sửa chữa, khắc phục sự cố về mạng máy tính cho các sở/ban/ngành, huyện/thành phố.

Đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, quản trị mạng phục vụ nhu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh.

Xây dựng các chương trình phổ cập công nghệ thông tin cho người dân, đặc biệt là cách sử dụng các dịch vụ công được cung cấp trên cổng điện tử của tỉnh.

Trung tâm cũng cần cần có đội ngũ lập trình viên chuyên xây dựng các phần mềm cho doanh nghiệp, các cơ quan có nhu cầu. Xây dựng các phần mềm đóng gói để bán rộng rãi ra ngoài thị trường.

Nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin của trung tâm công nghệ thông tin:

- Nguồn nhân lực phục vụ đào tạo các chương trình công nghệ thông tin khoảng 10 cán bộ.

- Cán bộ phục vụ cho quá trình vận hành các hệ thống thông tin cung của tỉnh và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị khoảng 10 người.

- Cán bộ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, các chuẩn hạ tầng khoảng 10 người.

- Đội ngũ lập trình viên phát triển phần mềm khoảng 15 ngườiII.5. Ban hành các cơ chế, chính sách về công nghệ thông tin Căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về

việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tỉnh sẽ từng bước xây dựng, cụ thể hoá, thể chế hoá và thực hiện trên địa bàn tỉnh.

a/ Mục Tiêu:- Xây dựng Một hệ thống các chính sách (liên quan đến các nội dung đã

nêu trên) được xây dựng, cụ thể hoá và thể chế hoá trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chính sách này sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

b/ Nội dung thực hiện:- Cụ thể hoá chính sách tạo nguồn thông tin và chuẩn hóa thông tin nhằm

tạo thông tin, chia sẻ và trao đổi thông tin dễ dàng, an toàn và an ninh. Ban hành các quy định về chuẩn tích hợp và trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 87

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

quan Đảng và Nhà nước. Xây dựng các quy định về bảo vệ thông tin trên mạng.

- Xây dựng các chính sách và biện pháp khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các ứng dụng tin học hoá trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ban hành quy định về tiêu chuẩn hoá trình độ sử dụng công nghệ thông tin đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Cụ thể hoá chính sách mua sắm, sử dụng trang thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin của các doanh nghiệp của tỉnh Nam Định nói riêng và của Việt Nam nói chung.

- Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.

- Hoàn thiện và xây dựng các chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Nam Định, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

- Xây dựng các chính sách về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm đẩy nhanh việc đào tạo, huấn luyện và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

- Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mở rộng thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp của tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định .

- Cụ thể hoá chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm và các sản phẩm công nghệ thông tin khác.

- Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin được tạo ra tại địa bàn tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 88

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

II.6. Danh mục các chương trình, dự án và lộ trình thực hiện

STT Nội Dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

I Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin

1 Kết nối LAN, Internet trong cơ quan nhà nước

Nâng cấp mạng LAN cho các Sở, huyện/thành phố và xây dựng mạng LAN cho một số xã/phường

100% Sở, huyện/thành phố và 30% xã/phường

xây dựng mạng LAN và kết nối Internet cho xã/phường

100% cơ quan Đảng, nhà nước

2 Hạ tầng máy tính trong cơ quan nhà nước

Bổ sung thêm máy tính cho cán bộ cấp

huyện/thành phố, xã phường

50% cán bộ, công chức có máy tính

Bổ sung và thay thế máy tính cũ,

hỏng

Bổ sung thêm máy tính cho cấp xã/phường

70% cán bộ, công

chức có máy tính

3 Kết nối mạng chuyên dụngTriển khai kết nối cho

các cấp Sở, huyện, thành phố

100% Cấp sở, thành phố, huyện

Triển khai kết nối cho các cấp xã, phường

100% cơ quan Đảng, nhà

nước

3Hạ tầng máy tính, kết nối LAN, WAN và các trang thiết bị tin học hỗ trợ dạy và học trong hệ thống giáo dục.

   100% trường THPT và

50% trường THCS, 20% trường Tiểu học

   

100% trường THPT, THCS và 40% trường tiểu

học

4 Trang thiết bị tin học, kết nối mạng LAN, WAN phục vụ y tế      

100% Bệnh viện

   

6 Hệ thống máy tính, mạng LAN và kết nối internet trong doanh nghiệp.     20%         50%

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 89

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

7Nâng cấp và phát triển Cổng điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal, sàn giao dịch thương mại điện tử.

    Hoàn thiện          

II Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin        

1 Dự án Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin   Xây

dựng Hoàn thiện Áp dụng với sở, ban, ngành, huyện, thành phố  

2 Hệ thống thông tin kinh tế xã hội   Hoàn thiện 100% Sở, huyện, thành phố   70% xã phường

3 Hệ thống thư điện tử   Hoàn thiện 100% Cán bộ công chức có hòm thư điện tử

4 Hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử   Hoàn thiện

100% Sở, huyện/thành phố     50% xã, phường,

thị trấn

5 Hệ thống thông tin dữ liệu về dân cư (hộ tịch, hộ khẩu).   Nghiên

cứu Xây dựng Hoàn thiện

6 Hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức  

100% đơn vị cấp Sở, huyện, Thành phố sử

dụng

Triển khai thí điểm tại một số xã,

phườngTriển khai tại tất cả các đơn vị

7 Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo       Xây dựng hệ thống Thử nghiệm Vận hành

8 Hệ thống thông tin tài chính Xây dựng hệ thống và thử nghiệm Vận hành          

9 Hệ thống điều hành trực tuyến     Hoàn thiện 100% Sở, huyện, thành phố được kết nối

10 Hệ thống thông tin doanh nghiệp       Xây dựng hệ thống Thử nghiệm

Vận hành  

11 Phần mềm quản lý hoạt động nội bộ       100% Sở, huyện, thành phố      

12 Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác                

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 90

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

13 Cung cấp thông tin và các dịch vụ công trực tuyến                

14Nghiên cứu và triển khai ứng dụng giải pháp quản lý tổng thể nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP)

               

15Xây dựng và nâng cấp hệ thống Website và phát triển thương mại điện tử trong doanh nghiệp của các doanh nghiệp

               

16 Triển khai ứng dụng các chương trình ứng dụng trong y tế   100% Bệnh viện     100% Cơ sở y tế

17 Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý giáo dục.           100% Trường từ tiểu học trở

lên

III Đào tạo cán bộ công nghệ thông tin                

1 Đào tạo cán bộ CIO cho các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp     100% Sở có cán bộ CIO 100% Huyện, Thành phố có

cán bộ CIO

2Đào tạo các chuyên viên kỹ thuật mạng cho các Sở Ban Ngành, huyện, thành phố, doanh nghiệp

    100% Sở, Huyện, Thành phố

3 Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, viên chức     100% cán bộ công chức

4Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho người dân sử dụng máy tính, Internet và các dịch vụ công

Đào tạo theo dự án và tại các điểm văn hóa xã có kết nối Internet

5 Phát triển Trung tâm công nghệ thông tin     Hoàn thiện và đi vào hoạt động     Nâng cấp, mở rộng

IV Công nghiệp Công nghệ thông tin                1 Dự án sản xuất và lắp ráp máy tính Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 91

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

2 Dự án sản xuất linh kiện công nghệ điện tử Viễn thông

Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

3 Dự án sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện dân dụng

Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

4 Dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại cố định, di động Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

5 Dự án sản xuất cáp quang … Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

6 Các Dự án sản xuất, gia công, xuất khẩu phần mềm Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

7 Các dự án sản xuất các sản phẩn nội dung thông tin số

Xây dựng dự án kêu gọi đầu tư          

V Xây dựng chính sách                

1 Nghiên cứu, xây dựng cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về công nghệ thông tin Nghiên cứu Ban hành chính sách

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 92

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020

IV.1. Định hướng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2020Trên cơ sở phát triển toàn diện, Nam Định sẽ có một hạ tầng công nghệ

thông tin và truyền thông đảm bảo cho việc phát triển các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Một số dự báo có thể thấy được trong giai đoạn 2015-2020:

- Mở rộng kết nối tới phường, xã tuỳ thuộc vào yêu cầu của người dân với các dịch vụ. 100% xã, phường có mạng LAN.

- Tất cả các mạng LAN được xây dựng và được kết nối vào mạng WAN bằng cáp quang đường truyền tốc độ cao.

- Trung tâm giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh trở thành một trung tâm mạnh đủ sức phục vụ các nhu cầu cung cấp các dịch vụ Internet, phát triển các ứng dụng, quản trị các hệ thống VPN,…

- Triển khai thành công các dịch vụ cơ bản của CPĐT tại tỉnh. Các dịch vụ điện tử G2B, G2C, B2B, B2C sẽ có đóng góp đáng kể vào nguồn thu của tỉnh.

IV.2. Định hướng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đến năm 2020IV.2.1. Thực hiện nền hành chính điện tửChiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

tại tỉnh Nam Định đến năm 2020 về tổng thể phải hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử ở cấp tỉnh, cấp huyện/thành phố và tới cấp cơ sở là xã/phường. Chính quyền điện tử tỉnh Nam Định bao gồm các nội dung thành phần cơ bản (G2G, G2C và G2B) phải đạt được mức độ thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước. Chính quyền điện tử tỉnh Nam Định phải phù hợp và nằm trong khuôn khổ chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ và của tỉnh.

Định hướng các mục tiêu và các nội dung quan trọng cần đạt được đến 2020 của nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước:

- Việc thực hiện chính quyền điện tử phải có tác động tích cực và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá, nâng cao tính cạnh tranh cho nền kinh tế tỉnh; tham gia tích cực quá trình hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế; xây dựng một nền kinh tế, văn hoá có hàm lượng thông tin cao; và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Việc thực hiện chính quyền điện tử đồng thời làm tăng năng lực hợp tác giữa các cơ quan của Đảng và chính quyền, tăng cường mối quan hệ giữa công chúng và chính quyền thông qua các giao tiếp và giao dịch điện tử, cung cấp các cơ hội cho lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước để hoàn thiện tính hiệu quả của các dịch vụ công cộng đồng thời giảm thiểu chi phí chuyển giao.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 93

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Cùng với quá trình hình thành chính quyền điện tử, các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh được hoàn thành.

- Hình thành hành lang pháp lý bao gồm các chính sách, cơ chế đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của chính quyền điện tử.

- Các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, các giao dịch giữa các cơ quan Đảng và chính quyền, các giao dịch và các thủ tục dịch vụ công với người dân, tổ chức, doanh nghiệp được cải tiến, hiện đại hoá, hợp lý hoá và phù hợp với môi trường làm việc trên mạng máy tính, qua Internet và nhờ đó đạt được tính hiệu quả và hiệu lực cao.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông tại các cơ quan Đảng và Nhà nước nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hoá và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; cước phí rẻ hoặc miễn phí, đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như phục vụ thực hiện các giao dịch điện tử, cung cấp các dịch vụ công điện tử tới người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh.

- Các HTTT, CSDL, ứng dụng tiếp tục được nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt là các HTTT, CSDL chuyên ngành, các CSDL trọng điểm của tỉnh được tiếp tục xây dựng mới, cùng với hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại làm nền tảng cho việc quản lý và vận hành bộ máy chính quyền nhằm cung cấp các "dịch vụ" cho toàn xã hội một cách tốt nhất.

- Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến cán bộ, chuyên viên các cấp được nâng cao, đòi hỏi phải có đầy đủ nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử và việc tham gia vào các quy trình xử lý, giải quyết công việc, làm việc trong môi trường mạng máy tính và Internet là bắt buộc.

- Hình thành các nguồn thông tin dữ liệu điện tử, các cổng giao tiếp điện tử, các trung tâm giao dịch điện tử phục vụ cho các nhu cầu khai thác thông tin, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công của các cấp chính quyền trực tiếp cho cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,...

- Các giao dịch và các dịch vụ công giữa chính quyền với chính quyền, giữa chính quyền với người dân (tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân) chủ yếu được thực hiện trên mạng và trực tuyến.

- Các văn bản điện tử, hồ sơ điện tử, giao dịch điện tử được công nhận tính hợp pháp, khi đó các giao dịch, các trao đổi thông tin bằng con đường công văn, giấy tờ sẽ giảm hẳn.

- Hoàn thành việc xây dựng và triển khai các HTTT, CSDL chuyên ngành tại các sở, ban, ngành phục vụ cho các quy trình quản lý, nghiệp vụ chuyên

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 94

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

ngành, các giao dịch và cung cấp các dịch vụ công.

IV.2.2. Thực hiện công dân điện tử100% các xã, phường có điểm truy cập Internet băng thông rộng. 30% các

gia đình có kết nối Internet tại nhà. 60% thanh niên trên toàn tỉnh sử dụng máy tính và các tiện ích của Internet. Người dân dễ dàng truy cập thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, du lịch, tin tức thời sự. Ngoài ra, người dân có thể truy cấp các trang thông tin của các cấp quản lý để thực hiện các dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện như ô tô, tầu thuyền.. Mỗi công dân có lý lịch điện tử để theo dõi và quản lý. Mọi người dân có thể truy nhập vào các HTTT và các CSDL bằng nhiều phương tiện: máy tính, thiết bị điện tử cầm tay (PDA) thậm chí từ điện thoại di động.

IV.2.3. Thực hiện doanh nghiệp điện tửỨng dụng mạnh mẽ các công cụ quản lý xí nghiệp. 100% các doanh

nghiệp lớn thực hiện các phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP) với các chức năng đầy đủ như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu. Ứng dụng các phần mềm tự động hoá dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả của sản xuất. Các doanh nghiệp này có website và tham gia các sàn giao dịch thương mại khác nhau.

100% các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có kết nối Internet, thư điện tử và các hình thức giao dịch khác. 70% các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và kinh doanh thông qua thư điện tử.

IV.2.4. Phát triển thương mại điện tửCổng thương mại điện tử của tỉnh thu hút 50% các doanh nghiệp tham gia.

Các doanh nghiệp thực hiện quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu thập thông tin thị trường, đặt các website trên cổng thông tin thương mại.

Tiến hành thường xuyên các giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và giữa doanh nghiệp với nhà nước (B2G). Doanh số giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đạt con số hàng trăm tỷ đồng.

10% người dân thực hiện mua sắm trên mạng. 50% các cuộc mua sắm công của các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh thực hiện thông qua đấu thầu trên mạng.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 95

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

IV.2.5.Thực hiện trường học điện tửMỗi trường học có từ 02 đến 04 phòng máy tính. Công việc giảng dạy có

trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin chiếm 50% các tiết học. Môn tin học sẽ trở thành chính khoá ngay từ cấp Tiểu học.

Các trường có xây dựng hệ thống thông tin để quản lý học sinh, quản lý thi. Hệ thống mạng giáo dục giúp cho học sinh ôn tập, học tập. Hệ thống đào tạo từ xa thông qua mạng được triển khai rộng rãi trên dịa bàn tỉnh.

IV.2.6. Thực hiện bệnh viện điện tử100% các bệnh viện cấp tỉnh, 90% các bệnh viện tuyến huyện và các trung

tâm y tế xây dựng được mạng nội bộ và kết nối Internet. Các bệnh viện có mạng xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện thống nhất trên địa bàn tỉnh. Quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện. Trao đổi dữ liệu giữa bệnh viện và Sở Y tế được thực hiện thường xuyên.

Mạng y tế được triển khai với những công nghệ mới để có thể thực hiện các hội nghị truyền hình, hội chuẩn và khám bênh từ xa, giúp cho các bệnh viện của tỉnh có thể nhận được các ý kiến của các chuyên gia y tế đầu ngành từ trung ương và cácđịa phương có chuyên gia giỏi.

Mạng y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn cập nhật những kiến thức mới để người dân có thể tự chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh dịch, an toàn vệ sinh thưc phẩm.

IV.2.7. Các dịch vụ công nghệ thông tin khácĐến năm 2020 hình thành thêm một số sàn giao dịch trên mạng cho một

số lĩnh vực như: thị trường lao động và tìm kiếm việc làm, thị trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật.

Đến thời kỳ này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện. Nhu cầu về lao động có chất lượng trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao. Các giao dịch truyền thống để tìm việc, tuyển lao động trở nên ít hiệu quả. Cổng giao dịch nguồn nhân lực sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng, đúng yêu cầu không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn ra cả nước. Cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nâng lên khi người dân đăng ký tìm việc làm trên mạng.

Thị trường các thiết bị công nghệ trên mạng cũng là một hình thức thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm cùng các giải pháp kỹ thuật. Người dùng cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình. Thị trường công nghệ trong tương lai sẽ chiếm một tỉ trong khá lớn trong buôn bán và sẽ là một thị trường sôi động.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 96

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

IV.3. Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020

Từ năm 2015 đến 2020, công nghiệp công nghệ thông tin cần phát triển theo định hướng sau:

- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Tỉnh Nam Định thành ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

- Từng bước đầu tư vào dây chuyền công nghiệp hiện đại, đặc biệt ở những khâu quyết định: sản xuất vỏ máy, bản mạch, linh kiện, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng… theo hướng nội địa hoá.

- Ưu tiên hướng xuất khẩu, đặc biệt là cho công nghiệp phần cứng và xuất khẩu lao động. Chủ động khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin

- Phát triển công nghiệp phần mềm theo hướng chú trọng phần mềm nội dung phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và trong các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh.

- Tăng cường chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ như lập quỹ hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, công nghệ, khuyến khích nhập thiết bị, công nghệ hiện đại, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có quy mô lớn, các ngành sản xuất mới và những khâu quyết định chất lượng sản phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư, xây dựng và phát triển các tiềm lực về khoa học công nghệ.

- Hoàn thiện các chính sách thu hút và đãi ngộ đúng mức đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cán bộ về công nghệ thông tin, thu hút các nhà khoa học đầu ngành của Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước về tỉnh làm việc và cộng tác.

- Chú trọng tổng kết phổ biến, nhân rộng khen thưởng đối với những doanh nghiệp công nghệ thông tin giỏi, các phát minh, sáng chế, cải tiến phần mềm được ứng dụng mang nhiều lợi ích cho kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh và đất nước.

IV.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2020

- Thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo công nghệ thông tin, xây dựng cho Nam Định cơ sở đào tạo công nghệ thông tin đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, chủ động trong công tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ thông tin của Tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 97

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút và tập hợp các tài nguyên, khả năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo và nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường kế hoạch phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các Trung tâm đào tạo và các Trường Đại học trong và ngoài địa bàn.

- Việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin được thực hiện từng bước có trọng tâm, có tính kế thừa trên đà theo sát sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đất nước.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

- Đẩy mạnh xã hội hoá và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo, thu hút mọi thành phần đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng .

- Thúc đẩy mạnh mẽ tính tích cực chủ động trong đào tạo của các tổ chức, các thành phần kinh tế và các cá nhân trên địa bàn tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên cơ sở gắn đào tạo với nhu cầu sản xuất, với nhu cầu phát triển tổ chức, với nhu cầu phát triển doanh nghiệp.- Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguyồn nhân lực công nghệ thông tin. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo công nghệ thông tin 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy công nghệ thông tin ở Nam Định.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 98

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂMĐơn vị tính: Tỷ đồng

TT CÁC DỰ ÁN Thời gian thực hiện

Ước tính kinh phí Nguồn vốn

I Các dự án hạ tầng về CNTT        Tổng 92,00  

1 Đầu tư trang bị máy tính, kết nối LAN trong cơ quan nhà nước. 2009-2015 19,00 Ngân sách

2Đầu tư trang bị máy tính, kết nối LAN, WAN và các trang thiết bị tin học hỗ trợ dạy và học trong hệ thống giáo dục. 2009-2015 18,00 Ngân sách + Khác

3 Đầu tư trang thiết bị tin học, kết nối mạng LAN, WAN phục vụ y tế 2009-2015 2,00 Ngân sách + Khác

4Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các sở, ban, ngành 2009-2015 11,00 Ngân sách + Khác

5Đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng LAN và kết nối internet trong doanh nghiệp. 2009-2015 38,00 TPKT + Khác

6Nâng cấp và phát triển Cổng điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal, sàn giao dịch TMĐT. 2009-2015 4,00 Ngân sách

II Các dự án ứng dụng CNTT      Tổng 68,60  

1 Dự án Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin 2009-2011 2,00 Ngân sách2 Hệ thống thông tin kinh tế xã hội 2009-2011 1,50 Ngân sách3 Hệ thống thư điện tử 2009-2010 0,50 Ngân sách4 Hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử 2009-2011 1,50 Ngân sách5 Hệ thống thông tin dữ liệu về dân cư (hộ tịch, hộ khẩu). 2009-2015 7,00 Ngân sách6 Hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức 2009-2011 1,00 Ngân sách7 Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo 2011-2015 5,00 Ngân sách8 Hệ thống thông tin tài chính 2009-2011 2,00 Ngân sách

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 99

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

9 Hệ thống điều hành trực tuyến 2009-2011 2,00 Ngân sách10 Hệ thống thông tin doanh nghiệp 2011-2014 3,00 Ngân sách11 Phần mềm quản lý hoạt động nội bộ 2011-2014 3,00 Ngân sách12 Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác(của đơn vị tự triển khai) 2009-2015 2,50 Ngân sách13 Cung cấp thông tin và các dịch vụ công trực tuyến 2009-2015 2,00 Ngân sách

14Nghiên cứu và triển khai ứng dụng giải pháp quản lý tổng thể nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) 2009-2015 13,10 TPKT + Khác

15 Doang nghiệp xây dựng và nâng cấp hệ thống Website và phát triển TMĐT 2009-2015 14,50 TPKT + Khác

16 Triển khai ứng dụng các chương trình ứng dụng trong y tế 2009-2015 3,50 Ngân Sách + Khác

17 Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý giáo dục. 2009-2015 4,50 Ngân Sách + KhácIII Các dự án đào tạo cán bộ CNTT        Tổng 26,50  

1Đào tạo cán bộ CIO cho các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp

2009-2015 2,10Ngân sách + TPKT

+ Khác

2Đào tạo các chuyên viên kỹ thuật mạng cho các Sở Ban Ngành, huyện, thành phố, doanh nghiệp 2009-2015 8,40

Ngân sách + TPKT + Khác

3 Đào tạo phổ cập CNTT cho cán bộ công chức, viên chức 2009-2015 3,00 Ngân sách + Khác

4Đào tạo phổ cập CNTT cho người dân sử dụng máy tính, Internet và các dịch vụ công

2009-2015 6,00 Ngân sách + Khác5 Phát triển Trung tâm CNTT 2009-2015 7,00 Ngân sách

IV Xây dựng chính sách      

1Nghiên cứu xây dựng, cụ thể hoá hệ thống cơ chế, chính sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy về BCVT và CNTT. 2009-2015 1,00

Ngân sách

Tổng   188,10  

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 100

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

VI. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Nguồn vốnPhát triển hạ

tầng Công nghệ thông tin

Phát triển ứng dụng Công nghệ

thông tin

Phát triển nguồn nhân

lực Công nghệ thông tin

Phát triển công nghiệp Công

nghệ thông tin

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện

chính sách CNTT

Tổng

2009

Ngân sách nhà nước

TW 2,80 1,89 0,95 0,00 0,00 5,64

25,00ĐP 2,10 1,02 2,10 0,00 0,20 5,42

TPKT 3,20 1,86 0,45 2,58 0,00 8,09Khác 1,90 1,73 0,50 1,72 0,00 5,85

2010

Ngân sách nhà nước

TW 3,50 3,28 0,95 0,00 0,00 7,73

29,20ĐP 2,65 1,68 2,10 0,00 0,20 6,63

TPKT 3,20 1,92 0,45 2,82 0,00 8,39Khác 2,15 1,92 0,50 1,88 0,00 6,45

2011

Ngân sách nhà nước

TW 4,10 3,69 1,03 0,00 0,00 8,82

32,12ĐP 3,05 3,29 1,32 0,00 0,12 7,78

TPKT 4,40 1,08 0,45 3,24 0,00 9,17Khác 2,45 1,04 0,70 2,16 0,00 6,35

2012

Ngân sách nhà nước

TW 3,80 3,72 0,99 0,00 0,00 8,51

32,32ĐP 3,05 3,32 1,46 0,00 0,12 7,95

TPKT 4,40 1,20 0,45 3,42 0,00 9,47Khác 2,25 1,16 0,70 2,28 0,00 6,39

2013 Ngân sách TW 3,88 4,30 0,99 0,00 0,00 9,17 34,22

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 101

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Nguồn vốnPhát triển hạ

tầng Công nghệ thông tin

Phát triển ứng dụng Công nghệ

thông tin

Phát triển nguồn nhân

lực Công nghệ thông tin

Phát triển công nghiệp Công

nghệ thông tin

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện

chính sách CNTT

Tổng

nhà nước ĐP 3,11 3,80 1,56 0,00 0,12 8,59TPKT 4,80 1,20 0,45 3,42 0,00 9,87Khác 2,41 1,20 0,70 2,28 0,00 6,59

2014

Ngân sách nhà nước

TW 3,72 4,80 0,99 0,00 0,00 9,51

35,42ĐP 2,94 4,30 1,66 0,00 0,12 9,02

TPKT 4,80 1,20 0,45 3,72 0,00 10,17Khác 2,34 1,20 0,70 2,48 0,00 6,72

2015

Ngân sách nhà nước

TW 4,20 5,39 0,99 0,00 0,00 10,58

38,32ĐP 3,20 4,89 1,76 0,00 0,12 9,97

TPKT 5,60 1,20 0,45 3,90 0,00 11,15Khác 2,00 1,32 0,70 2,60 0,00 6,62

Tổng 92,00 68,60 26,50 38,50 1,00 226,60

Ghi chú: Đầu tư bảng trên là giá trị khái toán tại thời điểm hiện tại. Quy mô, vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư cho phù hợp với thực tế ./.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 102

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

PHẦN V NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC GIẢI PHÁP:I.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về

công nghệ thông tin Nâng cao nhận thức về vai trò và tác động của công nghệ thông tin đối với

công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đối với việc nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng như quá trình cải cách hành chính cho lãnh đạo, các nhà quản lý, cán bộ công chức các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân; Tăng cường tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lãnh đạo các cấp, các ngành đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trước hết là trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Từ đó có sự chỉ đạo và thực hành quyết liệt của lãnh đạo để hỗ trợ và ủng hộ các chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và người dân.

- Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến hệ thống văn bản pháp lý về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như các Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện; các văn bản của Chính phủ về quản lý công nghệ thông tin và truyền thông; các cơ chế chính sách của tỉnh, các tiến bộ và giải pháp công nghệ, các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng.

- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo Nam Định, các Đài phát thanh truyền hình, các trang thông tin điện tử; đặc biệt là các chương trình giáo dục phổ cập tin học qua truyền hình, qua mạng Internet... Tổ chức các hội thảo, chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, cập nhật công nghệ mới đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể: + Tổ chức các hội thảo chuyên đề về Chính phủ điện tử, thương mại điện

tử, tình hình và các xu thế phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam và thế giới.

+ Xây dựng các chương trình và tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu về vai trò và tác động của công nghệ thông tin.

+ Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch và tổ chức hội thảo hoặc diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 103

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

+ Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia các buổi hội thảo trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến vai trò, tác động của công nghệ thông tin, tham quan khảo sát một số địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông tin/công nghệ thông tin.

+ Xây dựng chuyên đề trên đài phát thanh truyền hình tỉnh, báo Nam Định giới thiệu về thông tin/công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin. Xuất bản bản tin hoặc tờ rơi và đăng báo những bài viết về các xu hướng phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin phù hợp và liên quan đến tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và kiến thức cho nhân dân.

I.2. Giải pháp tăng cường lãnh đạo, điều hành và môi trường chính sách của tỉnh để thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển

- Sự phát triển công nghệ thông tin rất cần quyết tâm cao và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, để công nghệ thông tin có thể phát huy được vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Có chủ trương chính sách coi công nghệ thông tin là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, tăng cường thương mại dịch vụ, tạo tăng trưởng kinh tế bền vững. Xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về công nghệ thông tin của Tỉnh uỷ, HĐND và chương trình hành động của UBND tỉnh. Phân định rõ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động mang tính công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

- Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước và trong tỉnh đầu tư vào công nghệ thông tin, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở vùng nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp quy, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt cho việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo hình thành thị trường công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin thuộc mọi thành phần kinh tế. Căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tỉnh sẽ từng bước xây dựng, cụ thể hoá, cơ chế hoá và thực hiện trên địa bàn tỉnh, các công việc cụ thể là:

+ Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển công nghiệp phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm

+ Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 104

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra tại địa bàn tỉnh.

Các văn bản của tỉnh cần thiết phải ban hành là:* Văn bản của Tỉnh ủy: 1/ Chương trình đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nam Định

2008-2015:- Đánh giá thưc trạng hạ tầng; ứng dụng; công nghiệp; nguồn nhân lực

công nghệ thông tin tỉnh Nam Định;- Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân;- Mục tiêu chiến lược và muc tiêu ngắn hạn của chương trình;- Nhiệm vụ của chương trình:+ Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin trong toàn xã

hội, đặc biệt là đối với các cán bộ lãnh đạo và quản lý Nhà nước;+ Nhiệm vụ 2: Ứng dụng nhanh, rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông

tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố;+ Nhiệm vụ 3: Xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng;+ Nhiệm vụ 4: Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm;+ Nhiệm vụ 5: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và tạo môi trường

thuận lợi cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;+ Nhiệm vụ 6: Phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài công nghệ

thông tin- Tổ chức thưc hiện.2/ Các chương trình đơn lẻ:- Chương trình phát triển công nghiệp phần cứng;- Chương trình phát triển công nghiêp phần mềm;- Chương trình phát triển công nghiệp nội dung thông tin số…3/ Các Nghị quyết, chỉ thị, thông tri về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển

công nghệ thông tin tỉnh Nam Định.* Các văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh:Nghị quyết về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:- Các mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2008 - 2015, và đến năm

2020;- Hàng năm bố trí nguồn ngân sách cho ứng dụng và phát triển công nghệ

thông tin tối thiếu 1% của tổng chi ngân sách nhà nước trên đia bàn tỉnh;- Giao nhiệm vụ cho chính quyền các cấp.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 105

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

* Các văn bản của UBND tỉnh:1/ Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Nam Định 2008-2015, định hướng

2020:- Xu hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;- Đánh giá thưc trạng hạ tầng; ứng dụng; công nghiệp; nguồn nhân lực,

quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tỉnh Nam Định;- Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân; thời cơ và thách thức;- Quan điểm; mục tiêu tổng quát và muc tiêu cụ thể; định hướng phát

triển;- Quy hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin: trong cơ quan nhà nước;

trong sản xuất kinh doanh; trong các lĩnh vưc đời sống xã hôi.- Quy hoạch phát triển ha tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.- Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin.- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.- Danh mục các dự án sử dụng ngân sách và kêu gọi đầu tư, phân kỳ đầu

tư cho các dự án sử dụng ngân sách.- Các giải pháp và tổ chức thưc hiện.2/ Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 5 năm và hàng năm- Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2008-2010;- Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2010-2015;- Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin hàng năm của tỉnh.Các kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phải đánh giá đúng được hiện

trạng công nghệ thông tin của tỉnh trên các mặt hạ tầng, ứng dụng, công nghiệp và nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh.

Xây dựng các chương trình, dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, ứng dụng, công nghiệp và nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Phân kỳ thưc hiện tương ứng với giai đoạn và từng năm.

3/ Kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2008-2010, giai đoạn 2010-2015 và các kế hoạch hàng năm:

- Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước: Hiện trạng xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chính sách để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin; Hiện trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước; Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp; Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 106

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục,- Quan điểm; mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể.- Nôi dung KH:+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin: Xây

dựng cơ sở hạ tầng mạng; Xây dựng các cơ sở dữ liệu.+ Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo,

điều hành của HĐND, UBND tỉnh: Hệ thống thư điện tử; Xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý của UBND tỉnh; Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.

+ Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước: Quy hoạch và xây dựng đội ngũ giám đốc công nghệ thông tin cho các Sở Ban Ngành và các huyện; Đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin; Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức.

+ Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Giải pháp: Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức; Nhóm giải pháp đường lối, cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin; Đầu tư đủ, đồng bộ; Nhóm giải pháp về nhân lực; Triển khai mô hình điểm; Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính.

- Tổ chức thực hiện.I.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ

thông tinTỉnh đang phấn đấu thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với hàm

lượng công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng cao, bởi vậy tỉnh cần một nguồn nhân lực rất lớn đặc biệt là nguồn lực đã qua đào tạo và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Để đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, tỉnh phải đưa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực như là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Cần quy hoạch, nâng cấp các Trung tâm đào tạo vừa để phổ cập và vừa phải tiến hành đào tạo chuyên sâu.

Đối với đội ngũ lãnh đạo chính quyền các cấp, phải chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO - Chief Information Officer) để giúp tỉnh thực hiện tốt ứng dụng CPĐT và các dự án công nghệ thông tin.

Để đạt được điều đó chúng ta có một số các phương án sau:- Tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin, trực

thuộc Trung tâm ICT của tỉnh thành một trung tâm đào tạo nguồn cán bộ công nghệ thông tin trước mắt và lâu dài đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh và khu vực.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 107

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Đầu tư đưa công nghệ thông tin vào giáo dục và đào tạo phổ cập công nghệ thông tin có chất lượng trong các cấp phổ thông; chú trọng hơn nữa đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp trong các bậc cao đẳng, đại học và đào tạo nghề với trình độ quốc tế.

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, đào tạo chuyên sâu. Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các trường công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các công ty phát triển công nghệ thông tin có thương hiệu trong nước và quốc tế.

- Đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh thành các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao.

- Xã hội hoá việc đào tạo nguồn lực công nghệ thông tin, nhằm thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trực tiếp đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

I.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin- Tập trung triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin lớn với mục tiêu

xây dựng chính quyền điện tử, nhằm cải tiến quy trình quản lý điều hành, cung cấp được nhiều dịch vụ công cho người dân, tạo ra một chính quyền minh bạch, môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tập trung triển khai các dự án thương mại điện tử để thúc đẩy khối doanh nghiệp nhận thức đúng và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Tập trung triển khai các dự án liên quan đến e-learning, e-library để tạo ra môi trường học tập cho mọi người dân.

- Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, làm cho công nghệ thông tin sẽ thực sự là vai trò động lực phát triển kinh tế. Mặt khác, tạo ra nhu cầu cho tỉnh phát triển thị trường công nghệ thông tin, bước đầu cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh.

I.5. Giải pháp về huy động vốn đầu tưBan hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng

và phát triển công nghệ thông tin.Để đảm bảo nhu cầu vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá, .... để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Huy động vốn trong nướcVốn từ ngân sách:

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 108

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Vốn từ ngân sách (ngân sách nhà nước và ngân sách của tỉnh) chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị trấn, phường, xã, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Theo tiến độ thực hiện dự án và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách cho công nghệ thông tin hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.

Huy động vốn trong các doanh nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng và phát

triển công nghệ thông tin của đơn vị mình. Các doanh nghiệp muốn đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng.

Huy động vốn trong dân:Đây là nguồn vốn rất lớn, cần có biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn

này. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của dân.

Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh, Việt kiều ở nước ngoài đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn với lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trong dân.

Huy động vốn từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp: Nam Định có vị trí tương đối thuận lợi, gần với Hà Nội theo hướng phát triển của Hà Nội. Cần thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu hút được nhiều dự án đầu tư.

Huy động vốn đầu tư nước ngoài:Xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh

chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư. Sử dụng một số phần vốn ODA của các nước giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Nam Định, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 109

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

I.6. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệCác nội dung quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải

luôn tuân theo và cập nhật các công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo theo các chuẩn quốc gia và quốc tế, phải đảm bảo tính mở để có thể phát triển và mở rộng.

Tập trung một số đề tài dự án nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào các lĩnh vực khác và với thực tế trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Thiết kế kiến trúc và xây dựng các chuẩn đảm bảo cho việc triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định. Chuẩn hoá luôn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để triển khai các dịch vụ phục vụ cho tin học hoá, CPĐT, thương mại điện tử,....

Kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin: Nâng cấp hệ thống hạ tầng truyền thông kết nối các sở, ban, ngành; huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các điểm có tiềm năng triển khai các dịch vụ G2G, G2B, G2C, B2B, B2C bằng một hệ thống cáp quang, cáp đồng hoặc không dây hoặc thông qua ADSL. Trung tâm giao dịch ICT là nơi triển khai các dịch vụ G2G, G2B, G2C, B2B, B2C và là một ASP. Các mạng LAN của các đơn vị kết nối với Trung tâm giao dịch ICT thông qua việc tổ chức các mạng VPN. Hệ thống các đường truyền phải đảm bảo tốc độ (2xn) Mbs.

Kiến trúc Portal và các cổng giao tiếp: phải tuân theo các chuẩn hiện hành, tích hợp được với các ứng dụng đang được triển khai tại các đơn vị quản lý hành chính và các doanh nghiệp.

I.7. Giải pháp về phát triển thị trườngĐể tạo điều kiện cho thị trường công nghệ thông tin phát triển mạnh cần

có khung luật pháp đồng bộ với chính sách tự do hoá đầu tư ở mức cao, kích thích cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác.

Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet, và các dịch vụ công nghệ thông tin. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường.

Phát triển thị trường lao động công nghệ thông tin, có chính sách thu hút lao động công nghệ cao, đặc biệt là chuyên gia công nghệ thông tin từ các tỉnh, thành khác về làm việc tại Nam Định.

Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin cần mở rộng thị trường các sản phẩm công nghệ thông tin ra các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước. Do đó chiến lược về thị trường là khai thác thế mạnh của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá công

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 110

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và liên doanh liên kết với các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cần hỗ trợ công tác dự báo thị trường và cung cấp thông tin về thị trường trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại các cuộc triển lãm trong và ngoài nước, đẩy mạnh tiếp thị, nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có.

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của thương mại điện tử trong việc phát triển thị trường và cách thức ứng dụng thương mại điện tử. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử và khuyến khích các hình thức giao dịch thương mại qua mạng.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần đẩy mạnh kinh doanh, tiếp thị bằng nhiều hình thức. Củng cố các trung tâm kinh doanh, dịch vụ làm nhiệm vụ tiếp thị và bán hàng, dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo truyền thống và đề ra chính sách tiếp thị đối với khách hàng mới. Định kỳ tổ chức giao ban khách hàng để học tập và trao đổi, nắm bẳt các yêu cầu của khách hàng.

I.8. Hợp tác quốc tế và liên doanh liên kếtCó các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành

phần kinh tế cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Tạo lập môi trường thuận lợi để Nam Định trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh, đào tạo của các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, chú ý quan tâm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút nguồn vốn FDI để thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, CPĐT, thương mại điện tử. Các doanh nghiệp hợp tác trực tiếp với các công ty lớn của nước ngoài về công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

I.9. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 111

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Trước hết cần dành kinh phí đáng kể cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hoá thông tin cả đầu vào lẫn đầu ra, chuẩn hoá các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác phục vụ các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá và tạo nền móng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Trước mắt ưu tiên cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan sở, ban, ngành, từng bước xây dựng "nền hành chính điện tử" của tỉnh. Tiếp tục đầu tư trang bị cơ sở vật chất về máy tính và mạng cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã trong tỉnh.

Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung quy hoạch và khả năng huy động nguồn vốn, cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực theo thứ tự:

* Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước gồm:

- Xây dựng Trung tâm ICT của tỉnh thành một trung tâm có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh;

- Nâng cấp và xây dựng mới các LAN tại các sở/ban/ngành và tại các UBND thành phố Nam Định và UBND các huyện.

- Xây dựng mạng trục riêng của tỉnh phục vụ mạng của Đảng, mạng hành chính nhà nước và triển khai các dịch vụ công, thương mại điện tử,...

* Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng các nhu cầu:- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong khối các doanh nghiệp.- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. * Ứng dụng công nghệ thông tin theo thứ tự: Trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, chú trọng triển khai các hệ thống

thông tin phục vụ điều hành và triển khai dịch vụ công. Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là thực hiện thương mại điện tửTrong các lĩnh vực đời sống xã hội, y tế và giáo dục.* Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin:Phát triển công nghiệp dịch vụ và nội dungThu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp phần cứngChuẩn bị các điều kiện để phát triển công nghiệp phần mềm cho giai đoạn

đến 2015. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆNII.1. Vai trò của Nhà nước và các thành phần kinh tế trong việc phát

triển công nghệ thông tin

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 112

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Nhằm đưa công nghệ thông tin trở thành một trong những động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Nam Định, tiến tới xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Các cơ quan nhà nước và các thành phần kinh tế có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện Quy hoạch và thúc đấy sự phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

Với lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, và các cơ quan có liên quan có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. UBND tỉnh chủ trì và chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện và triển khai theo chức năng, quản lý nhà nước trên lĩnh vực của mình.

Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng. Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ thông tin có ý nghĩa to lớn và góp phần tích cự vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động tham gia các hình thức giao dịch thương mại điện tử, chính phủ điện tử; Xác định rõ thị trường, mục tiêu và sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin trọng tâm để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, tham gia vào quá trình phân công lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong nước và quốc tế; Xây dựng các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội người tiêu dùng để tạo sự phát triển nhanh và đồng bộ giữa các thành phần công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong quá trình phát triển công nghệ thông tin, người dân với tư cách là người sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vừa là người tham gia phát triển công nghệ thông tin vừa là người thụ hưởng các thành quả của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Cùng với các địa phương khác trong nước, cần vận động thành lập các hiệp hội, hội, chi hội người sử dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích tổ chức tuyên trưyền nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển xã hội tương lai, vận động mọi người dân tích cực tham gia học tập dưới mọi hình thức, để nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin và có được các kỹ năng cơ bản sử dụng máy tính, các chương trình, dịch vụ cơ sở để dần dần trở thành công dân điện tử; Tổ chức cập nhật thông tin, tri thức về công nghệ thông tin, học tập, nghiên cứu, giao dịch qua mạng Internet, tham gia thương mại điện tử, chính phủ điện tử; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát triển, quản lý công nghệ thông tin và giám sát quá trình thực hiện luật lệ, chính sách về công nghệ thông tin. Các hội nghề nghiệp như Hội tin học, Hội Điện tử, Hiệp hội người tiêu dùng… có vai trò quan trọng trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cần phát huy hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp và

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 113

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

phối hợp hoạt động của các hiệp hội với các doanh nghiệp liên quan trong quá trình phát triển công nghệ thông tin.

II.2. Phân công trách nhiệm các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và các đơn vị

Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo phương châm khẩn trương, vững chắc, đồng bộ, hiệu quả, gắn liền và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của chính quyền các cấp. Trước mắt, chỉ đạo kiện toàn về tổ chức Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Đảng, Chính quyền, từng bước xây dựng tỉnh điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, thuế…, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động văn hoá, nghiên cứu khoa học, thông tin, giáo dục, y tế, củng cố và tăng cường an ninh, quốc phòng. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện/thành phố, các doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai quy hoạch như sau:

* Sở Thông tin và Truyền thông.- Hàng năm xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch ứng dụng và phát triển

công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của tỉnh; Đề xuất những giải pháp cần thiết để phát triển và ứng dụng CNTT trình UBND tỉnh quyết định. Sơ, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn.

- Xây dựng các chương trình, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Nam Định, tổ chức triển khai thực hiện khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội Vụ và các ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bản tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính tổng hợp kinh phí từ nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 114

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

- Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan trong tỉnh thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

- Chủ trì tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chính Minh tỉnh tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc thi tin học chuyên và không chuyên dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ thông tin có giá trị để phục vụ phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ trì triển khai hiệu quả dự án "Đào tạo công nghệ thông tin".- Là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện, điều phối các

chương trình, dự án đầu tư, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin chỉ được tiến hành khi hội tụ đủ các điều kiện: sự quyết tâm của lãnh đạo, sự đồng bộ giữa phần cứng và mạng - hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu - trình độ người sử dụng.

- Căn cứ Luật Cộng nghệ thông tin, các quy định hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về: thủ tục đầu tư - xây dựng lĩnh vực công nghệ thông tin, quy định về chính sách công nghệ thông tin, quy định về kết nối, tích hợp các hệ thống thông tin, quy định về hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh; tham mưu triển khai ứng dụng phần mềm hợp pháp tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

- Hằng năm, xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ quản lý công nghệ thông tin ở các cơ quan nhà nước của tỉnh; lựa chọn những cán bộ, công chức có triển vọng phát triển, có đủ trình độ học vấn đưa đi đào tạo để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý công nghệ thông tin.

* Văn phòng Tỉnh uỷXây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến 2010,

2015 trong các cơ quan Đảng nhằm đạt được các mục tiêu Quy hoạch đã đề ra; chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin từ tỉnh đến cấp ủy địa phương.

Triển khai Đề án tin học hóa các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo.

* Văn phòng UBND Tỉnh

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 115

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh hướng dẫn, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung qui hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn phát triển..

Phối hợp với các Sở, ngành chức năng, UBND các huyện/thành phố, tổ chức triển khai chương trình xây dựng chính quyền điện tử.

Chủ trì phối hợp với Sở Nội Vụ, Sở Thông tin và Truyền thông thống nhất các quy trình và biểu mẫu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử.

* Sở Kế hoạch và Đầu tư:- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân

đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các giải pháp triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Chủ trì phối hợp với các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Khoa học và Công nghệ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn hợp lý để đẩy mạnh tiến độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông tham mưu chính sách ưu đãi đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin phù hợp với quy định chung của Trung ương trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế của tỉnh, tổ chức thường xuyên các chương trình xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Phấn đấu đến năm 2010 thu hút ít nhất 03 dự án công nghiệp công nghệ thông tin đầu tư vào tỉnh.

* Sở Tài chính:Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông tham

mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bản tỉnh.

Hướng dẫn quản lý các nguồn kinh phí cho ứng dụng công nghệ thông tin từ ngân sách tỉnh và từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

* Sở Nội vụ:Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành

liên quan đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính tạo cơ sở cho ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.

Xây dựng và bổ sung chỉ tiêu thi đua về ứng dụng công nghệ thông tin bắt đầu từ năm 2008.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ nguồn nhân lực công nghệ thông tin về làm việc tại tỉnh

* Sở Công Thương:

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 116

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai chương trình tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia thị trường quốc tế.

Chủ trì tổ chức triển khai dự án hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử; chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức định kỳ các hội chợ, triển lãm về công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp với các chương trình du lịch nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và tạo cơ hội cho việc phát triển thị trường công nghệ thông tin của tỉnh.

* Sở Giáo dục và Đào tạo:Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ

trong Chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xây dựng mạng giáo dục điện tử, kết nối các trường học trên địa bàn tỉnh theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Sở Khoa học và Công nghệ:Tăng cường hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu khoa học trong ứng dụng và phát

triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học cho các đề tài, dự án khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là các dự án khoa học liên quan đến phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh định hướng, chỉ đạo hoạt động của Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh, tiến tới xây dựng và phát triển thành trung tâm công nghệ thông tin của vùng (Trung tâm giao dịch ICT Nam Định) để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

* Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội nông dân tỉnh:

Phối hợp chỉ đạo đoàn thể các cấp tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng dụng công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin đến mọi người dân, đặc biệt là lực lượng công nhân, lao động thanh thiếu niên, thế hệ trẻ, tới cả nông thôn, vùng sâu, vùng xa, từng bước hình thành "công dân điện tử", tạo cơ sở để đẩy mạnh sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 117

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Các hoạt động trên cần được đưa vào kế hoạch chương trình công tác hằng năm của đoàn thể các cấp và có tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể.

* Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định:Tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công nghệ

thông tin và truyền thông bằng các hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

* Các sở, ban, ngành của tỉnh:Xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 5 năm và

hàng năm; xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí chi từ nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp cho công nghệ thông tin, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan, tổng hợp kinh phí trình UBND tỉnh;

Chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý nguồn lực doanh nghiệp; tham gia ứng dụng và triển khai thương mại điện tử. Phấn đấu đạt các mục tiêu đã đề ra đến năm 2010, 2015 và 2020.

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị khác chủ trì, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được phân công. Đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp thẩm quyền quyết định theo đúng tiến độ. Triển khai các hoạt động về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Bố trí nguồn nhân lực để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.

* Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốXây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 5 năm và

hàng năm; xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí chi từ nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp cho công nghệ thông tin, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan, tổng hợp kinh phí trình UBND tỉnh;

Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT tại các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông tại địa bàn, ổn định cơ cấu tổ chức và nhân sự của Phòng Văn hóa và Thông tin, đảm bảo nguồn nhân lực để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ cải cách hành chính và xây dựng cơ quan điện tử.

* Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tinCăn cứ Quy hoạch này để xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh

doanh dịch vụ công nghệ thông tin 5 năm và hàng năm của đơn vị; tăng cường đầu tư, xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết mở rộng thị trường theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 118

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Thường xuyên liên hệ và phối hợp với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ thông tin của các đơn vị.

Các cơ quan, doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất cho UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) về các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 119

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

KẾT LUẬN Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ngày nay không chỉ hiểu là

giúp tăng trưởng ngành công nghiệp công nghệ thông tin mà nó là động lực phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phép đi tắt đón đầu và tạo nền móng cho sự phát triển đến nền kinh tế tri thức.

Xuất phát từ góc độ đó, trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo tỉnh, Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Tỉnh Nam Định đã được nghiên cứu và soạn thảo trên cơ sở xu hướng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới và Việt Nam, trên cơ sở thực trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Nam Định trong thời gian qua.

Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin là một nỗ lực xây dựng kế hoạch, chiến lược ngành để Nam Định nhanh chóng xây dựng và phát triển công nghệ thông tin, đưa nó thành động lực phát triển kinh tế xã hội góp phần đạt và vượt chỉ tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh do Đại hội Đảng Bộ Tỉnh Nam Định lần thứ XVII đề ra.

Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Nam Định được xây dựng trong môi trường phát triển công nghệ thông tin chung của cả nước, nhiều nội dung quy hoạch đã lồng ghép vào các chương trình của Quốc gia, của các Bộ, các ngành để thu hút các nguồn vốn khác nhau về cho Tỉnh phát triển.

Để thu hút được nguồn vốn và phát triển công nghệ thông tin trở thành một động lực phát triển, Quy hoạch đã chỉ ra một số dự án trọng điểm là các yếu tố phát huy nội lực, là bước đột phá.

Danh mục các dự án trọng điểm là những khuyến nghị về chuyên môn để tham mưu cho Tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghệ thông tin của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 120

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các bảng số liệu quy hoach và hiện trạng công nghệ thông tin

Bảng 2: Tổng hợp hiện trạng

Cơ quan, đơn vị

Hạ tầng CNTT Nguồn nhân lực CNTT

Tổng số máy tính

Kết nối

Mạng LAN

Kết nối

Mạng WAN

Kết nối Internet

Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy tính

Tỷ lệ cán bộ biết sử

dụng Internet

Cơ quan Đảng 194 100% 0% 100% 70,00% 64,00%

Cơ quan nhà nước

Các Sở Ban Ngành, Huyện và Thành phố

654 100% 0% 100% 65,00% 60,00%

Cơ quan cấp xã phường thị trấn

380 0% 0% 50% 33,50% 12,00%

Các đơn vị giáo dục

Trường ĐH, CĐ, THCN 1.832 100% 0% 100%

98,30% 96,40%Trường THPT 750 100% 0% 100%

Trường THCS 118 40% 0%  

Trường Tiểu học 183 40% 0%  

Các đơn vị y tế 147 67% 0% 91% 32,00% 27,80%

Doanh nghiệp 15.000 30% 0% 60% 50,00% 40,00%

Bảng 3: Tình hình phát triển mạng cục bộ và danh mục các đơn vị được kết nối mạng WAN thuộc tỉnh uỷ

Tên đơn vị hành chính

Số MT

được trang bị

Trong đó Số

máy chủ

Có kết nối

internet

Có kết nối WAN

Có mạng LAN

Cấu trúc

mạng LAN

Văn phòng tỉnh uỷ 34 5 25 1 1 BUS

Ban tổ chức tỉnh uỷ 15 0 8 1 1 BUS

UB kiểm tra tỉnh uỷ 10 0 8 1 1 BUS Ban Tuyên Giáo tỉnh uỷ 7 0 8 1 1 BUS

Ban Dân vận tỉnh uỷ 8 0 8 1 1 BUS

Thành uỷ Nam Định 25 3 14 1 1 STAR

Huyện uỷ Giao Thủy 14 3 0 1 1 STAR

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 121

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Huyện uỷ Hải Hậu 14 3 10 1 1 STAR

Huyện uỷ Mỹ Lộc 12 3 0 1 1 STAR

Huyện uỷ Nam Trực 12 3 0 1 1 STAR

Huyện uỷ Nghĩa Hưng 12 3 14 1 1 STAR

Huyện uỷ Trực Ninh 12 3 0 1 1 STAR

Huyện uỷ Vụ Bản 12 3 12 1 1 STARHuyện uỷ Xuân

Trường 12 3 0 1 1 STAR

Huyện uỷ Ý Yên 12 3 6 1 1 STAR

Nguồn: Xử lý số liệu từ điều tra thực tế 06/2007.Bảng 4: Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan

nhà nước

Tên đơn vị hành chính

Số máy Tính

Trong đó Số

máy chủ

Có kết nối

internet

Có mạng LAN

Có kết nối

WAN

Cấu trúc

mạng LAN

Sở Kế hoạch và Đầu tư 26 1 25 1 1 STARSở Tài chính 28 3 28 1 1 STARSở Nông nghiệp&PTNT 31 1 25 1 0 STARCông an Tỉnh 25 1 20 1 1 STARSở Nội vụ 26 3 23 1 1 STARSở BCVT 21 1 20 1 1 STARSở Công nghiệp 26 1 20 1 0 STARThanh tra tỉnh 26 1 25 1 0 STARSở Văn hoá 12 1 25 1 0 STARSở Thể dục-Thể thao 8 1 15 1 0 STARSở Giáo dục - Đào tạo 67 2 67 1 0 STARSở KH-CN 27 2 25 1 1 STARSở Tài nguyên – Môi trường 29 4 25 1 0 STARToà án tỉnh 21 1 20 1 0 STARSở Giao thông - vận tải 26 1 25 1 0 STARSở Thương Mại-Du lịch 14 1 14 1 0 STARSở Y tế 26   20 1 0 STARBan quản lý các KCN 17 2 15 1 0 STAR

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 122

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Tên đơn vị hành chính

Số máy Tính

Trong đó Số

máy chủ

Có kết nối

internet

Có mạng LAN

Có kết nối

WAN

Cấu trúc

mạng LAN

UBND thành phố Nam Định 26 1 21 1 1 STARUBND huyện Xuân Trường 13 1 7 1 1 STARUBND huyện Hải Hậu 27 1 20 1 1 STARUBND huyện Giao thuỷ 13 1 8 1 1 STARUBND huyện Nghĩa Hưng 13 1 9 1 1 STARUBND huyện Ý Yên 13 1 7 1 1 STARUBND huyện Vụ Bản 13 1 6 1 1 STARUBND huyện Nam Trực 13 1 6 1 1 STARUBND huyện Trực Ninh 13 1 9 1 1 STARUBND huyện Mỹ Lộc 13 1 10 1 1 STAR

Nguồn: Xử lý số liệu từ điều tra thực tế 06/2007.Bảng 5: Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại các DN

Đơn vị

Loại hình doan

h nghiệp

Tổng Số máy Tính

Trong đó Số

máy chủ

kết nối internet

Có kết nối

WAN

Có mạn

g LAN

Cấu trúc

mạng LAN

Điện lực Nam Định

DNNN

180 04 ADSL 1 10 BUS/Star

Bưu điện tỉnh NĐ

DNNN

230 04 ADSL/Leasdline

1 10 BUS/Star

Ngân hàng Nông nghiệp

DNNN

120 03 ADSL 1 06 Bus/Star

Ngân hàng Công thương

DNNN

150 04 ADSL 1 05 BUS/Star

Mobifone DNNN

30 01 ADSL 1 05 Star

Viettel DNNN

60 01 ADSL 1 06 Star

......

 Công ty may Youngone

DN FDI

50 01 Leasdline 0 01 Star

 ....

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 123

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đơn vị

Loại hình doan

h nghiệp

Tổng Số máy Tính

Trong đó Số

máy chủ

kết nối internet

Có kết nối

WAN

Có mạn

g LAN

Cấu trúc

mạng LAN

 Công ty đóng tàu Hoàng Anh

Cty CP

65 02 ADSL 0 02 Star

 Công ty may NĐ

Cty CP

20 01 ADSL 0 01 Star

 Công ty may Sông Hồng

Cty CP

40 01 ADSL 0 01 Star

 Cty Tư vấn thiết kế xây dựng ND

CtyCP

15 01 ADSL 0 01 Star

 ......

Bảng 6: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của các huyện/thành phố

Tên đơn vị Số CBCC

Số máy tính

CBCC Sử

dụng MT

LĐ Sử

dụng MT

CBCC Sử dụng Interner

LĐ Sử dụng

Internet

CBCC được ĐT

công nghệ thông

tin

LĐ được ĐT

công nghệ thông

tin

Huyện Hải Hậu 146 34 95 20 67 20 60 12

Huyện Giao Thuỷ 121 25 65 15 50 12 45 10

Huyện Xuân Trường 128 25 70 15 49 14 36 8

Huyện Trực Ninh 130 35 65 17 50 14 64 7

Huyện Nghĩa Hưng 126 37 65 16 42 16 49 7

Huyện Nam Trực 110 30 50 18 40 10 50 10

Huyện Mỹ Lộc 115 27 67 20 54 20 33 14

Huyện Vụ Bản 127 28 74 15 45 15 46 10

Huyện Ý Yên 139 22 80 17 57 17 50 7

Tp Nam Định 180 50 145 25 140 25 65 15

Tổng 1.322 313 776 178 594 163 498 100Bảng 7: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của các xã/phường/thị trấn

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 124

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Tên đơn vị Số CBCC

Sử dụng máy tính

Số máy tính

CBCC Sử

dụng MT

LĐ Sử

dụng MT

CBCC Sử

dụng Interner

LĐ Sử dụng

Internet

CBCC được ĐT

công nghệ thông

tin

LĐ được ĐT

công nghệ thông

tin

UBND TT Thịnh Long 27 có 8 15 5 15 5 16 0

UBND Xã Giao Hải 30 có 2 7 1 0 0 0 0

UBND Xã Giao Hà 19 có 2 5 1 0 0 0 0

UBND TT Ngô Đồng 18 có 3 5 1 1 1 3 1

UBND Xã Hải Giang 19 có 2 6 2 0 0 0 0

UBND Xã Hải Toàn 19 có 1 5 1 0 0 0 0

UBND Xã Xuân Ngọc 19 có 2 15 5 0 0 15 5UBND TT Xuân Trường 19 có 2 9 2 0 0 9 2

UBND Xã Hải Phong 18 có 2 7 1 2 0 4 0

UBND Xã Xuân Phú 19 có 2 5 1 0 0 5 0UBND Ph.Tr-Tế Xương 19 có 2 10 4 0 0 10 4

UBND TT Cát Thành 20 có 2 6 1 5 1 6 0

UBND Xã Trực Chính 19 có 1 3 0 3 0 0 0

UBND Xã Trực Tuấn 15 có 1 2 1 1 1 1 0

UBND Xã Liêm Hải 19 0 1 2 0 1 0 0 0

UBND TT Liễu Đề 19 có 2 4 1 2 0 5 1

UBND Xã Nghĩa Sơn 19 có 3 8 1 5 1 3 1UBND Xã Nghĩa Trung 19 có 2 10 3 2 1 3 1

UBND Xã Bình Minh 19 có 1 3 1 0 0 0 0UBND Xã Nam Dương 19 có 1 3 1 0 0 0 0

UBND TT Nam Giang 21 có 3 15 4 20 19 3 1

UBND Thị Trấn Lâm 45 có 1 5 0 0 0 0 0

UBND Xã Mỹ Thịnh 21 có 1 5 2 2 1 0 0

UBND TT Mỹ Lộc 19 có 2 7 2 2 1 3 0

UBND Xã Mỹ Hưng 19 có 1 5 0 1 0 5 0UBND Xã Hiển Khánh 19 có 1 3 0 0 0 3 0

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 125

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Tên đơn vị Số CBCC

Sử dụng máy tính

Số máy tính

CBCC Sử

dụng MT

LĐ Sử

dụng MT

CBCC Sử

dụng Interner

LĐ Sử dụng

Internet

CBCC được ĐT

công nghệ thông

tin

LĐ được ĐT

công nghệ thông

tin

UBND Xã Liên Minh 19 có 2 3 1 1 0 0 0

UBND Xã Thành Lợi 20 có 3 6 2 4 4 6 2

UBND Thị Trấn Gôi 19 có 3 19 6 0 0 19 6

UBND Xã Yên Xá 43 có 2 10 3 1 1 0 0

UBND Xã Yên Dương 21 0 0 3 0 1 0 1 0UBND Ph.Ph-Đ-Phùng 18 có 2 10 5 10 5 3 1

UBND Ph.Ngô Quyền 20 có 2 12 2 6 2 5 2

UBND Xã Lộc An 17 có 2 6 2 0 0 2 0

Tổng 715 32 67 239 62 85 43 130 27Bảng 8: Tổng hợp trình độ chuyên môn của giáo viên TH, THCS, THPT

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Tổng số Giáo viên 2.097 100

Giáo viên có trình độ trên đại học 69 3,3

Giáo viên có trình độ đại học 1191 56,8

Giáo viên có trình độ cao đẳng 652 31,1

Giáo viên có trình độ trung cấp 168 3,2

Giáo viên có các trình độ khác 17 0,8

Giáo viên dạy tin học 46 2,2

Số GV biết sử dụng máy tính 1.047 50

Số GV biết sử dụng Internet 651 31

Số GV sử dụng máy tính cho công tác giảng dạy 634 30,2

Bảng 9: Tổng hợp trình độ chuyên môn của giáo viên ĐH, CĐ, THCNChỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Tổng số Giáo viên 956 100

Giáo viên có trình độ GS, PGS 3 0,31

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 126

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Giáo viên có trình độ tiến sỹ 20 2,1

Giáo viên có trình độ thạc sỹ 265 27,7

Giáo viên có trình độ đại học 654 68,4

Giáo viên có trình độ cao đẳng 83 8,7

Giáo viên có các trình độ khác 39 4,1

Giáo viên dạy công nghệ thông tin, Toán tin 195 20,4

Giáo viên dạy chuyên công nghệ thông tin 80 8,4

Giáo viên chuyên điện tử viễn thông 71 7,4

Giáo viên dạy tin học ứng dụng 44 4,6

Số GV biết sử dụng máy tính: 940 98,3

Sử dụng thành thạo 570 60

Biết sử dụng 335 35

Biến hạn chế 35 3,7

Số GV biết sử dụng Internet: 922 96,4

Sử dụng thành thạo 557 58,3

Biết sử dụng 325 34

Biến hạn chế 40 4,2

Bảng 10: Nguồn lực công nghệ thông tin trong Y tếChỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Tổng số cán bộ 1.474 100

Số CB có trình độ trên đại học 174 11,8

Số CB có trình độ đại học 329 22,3

Số CB có trình độ cao đẳng 343 23,3

Số CB có trình độ trung cấp 387 26,2

Số CB có các trình độ khác 241 16,4

Số CB biết sử dụng máy tính 469 32,0

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 127

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Số CB biết sử dụng Internet 410 27,8

Bảng 11: Nguồn lực trong các DN công nghệ thông tin

Tên doanh nghiệp Tổng LĐ SD MTính SD InternetChuyên

công nghệ thông tin

CT TNHH Vĩnh Nam 13 12 12 7

CT TNHH Công nghệ Tiên Tiến 7 7 7 7

CT TNHH Máy tính Anh Ngọc 6 6 6 6

CT TNHH TMKT TH Sơn Hà 6 6 6 4

CT TNHH Hùng Phát 10 10 10 5

CT TNHH ĐT-TH Phi Dũng 9 9 9 6

CT TNHH Hồng Sơn 10 10 10 8

CT TNHH Thuận An 17 17 17 12

CT TNHH Bình Minh 26 26 26 21

CT TNHH Tin Học Xuân Thuỷ 10 10 10 7

CT TNHH Quang Dũng 9 8 8 4

CT TNHH Khánh Toàn 12 12 12 7

CT TNHH công nghệ thông tin Hoàng Tỉnh 8 8 8 6

Tổng 143 141 141 100

Bảng 12: Thống kê số thuê bao Internet tỉnh Nam Định - 06/2007

Dân số huyện

Internet

Thuê bao Internet Quy đổi

Thuê bao băng rộng

Mật độ thuê bao/ 100 dân

Mỹ Lộc/ 70.137 900 86 1,28

Ý Yên/ 244.803 1.350 163 0,55

Vụ Bản/ 135.347 1.150 168 0,85

Nam Trực 206.097 1.100 132 0,53

Trực Ninh/ 194.111 1.150 151 0,6

Nghĩa Hưng/ 208.328 1.450 213 0,89

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 128

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hải Hậu/ 290.097 1.550 257 0,54

Giao Thuỷ/ 207.317 1.300 229 0.63

Xuân Trường/ 181.915 1.150 159 0,63

TP. Nam Định/ 244.245 15.100 3.742 6,18

Tỉnh NĐ/ 1.982.937 26.200 5.300 1,32

Bảng 13: Thống kê số điểm bưu điện văn hoá xã, và các dịch vụ

Huyện và dân số Số điểm BĐVHX

Số Xã chưa cóĐT/ tổng số xã

Số điểm BĐ VHX kết nối

Internet/ tổng số BĐVHX

Số xã chưa có điểm BĐ

VHX/ tổng số xã

Mỹ Lộc/ 70.137 10/11 0 3/10 0

Ý Yên/244.803 31/32 0 7/31 0

Vụ Bản/ 135.347 17/18 0 1/17 0

Nam Trực/ 206.097 20/20 0 6/20 0

Trực Ninh/ 194.111 20/21 0 11/20 0

Nghĩa Hưng/ 208.328 25/26 0 7/25 0

Hải Hậu/290.097 32/35 0 12/32 0

Giao Thuỷ/ 207.317 18/22 0 9/18 3/22

Xuân Trường/ 181.915 20/21 0 4/20 0

TP.NĐ/ 244.245 5/25 0 3/5 0

Tổng số 198/229 0 63/198 3/229

Ghi chú : Các phường và Trung tâm thị trấn huyện không có điểm bưu điện văn hoá xã .

Bảng 14: Tình hình sử dụng mạng, trao đổi thông tin trên mạng

Tên đơn vị

(huyện, đảng uỷ)

Tổng số cán bộ, chuyên viên,

nhân viên nghiệp vụ

Số người đã biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản và khai thác thông

tin

Số người đã tham gia sử

dụng mạng tin học

Giao Thuỷ 30 12 6

Hải Hậu 31 17 10

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 129

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Tên đơn vị

(huyện, đảng uỷ)

Tổng số cán bộ, chuyên viên,

nhân viên nghiệp vụ

Số người đã biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản và khai thác thông

tin

Số người đã tham gia sử

dụng mạng tin học

Mỹ Lộc 31 10 6

Nam Trực 30 11 6

Thành uỷ 30 14 7

Nghĩa Hưng 31 15 9

Trực Ninh 29 12 5

Xuân Trường 30 12 4

Vụ Bản 27 12 3

Ý Yên 21 12 3

Công an 5 3 1

Quân sự 5 3 1

Biên phòng 5 3 1

Công ty Dệt 7 3 2

Báo Nam Định 5 2 1

Trường Chính trị Trường Chinh

5 3 1

Đảng uỷ khối Dân Chính 15 8 3

Đảng uỷ doanh nghiệp 16 12 9

Văn phòng Tỉnh uỷ 47 30 25

Ban tổ chức Tỉnh uỷ 30 21 17

Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ 28 15 7

Ban dân vận Tỉnh uỷ 16 10 6

Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ 24 20 3

Bảng 15: Các cơ quan nhà nước có WebsiteSTT Cơ quan Địa chỉ website

1 UBND tỉnh www.namdinh.gov.vn

2 Sở Giáo dục và Đào tạo www.namdinh.edu.vn

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 130

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

3 Sở Nội Vụ http://sonoivu.namdinh.gov.vn

4 Sở Bưu chính, Viễn thông http://namdinhnet.vn

5 Sở Khoa học - Công nghệ www.khcnnamdinh.vn

6 Sở Kế hoạch và Đầu tư www.namdinhbussiness.gov.vn

7 Ban Quản Lý các KCN http://nadipa.namdinh.gov.vn

….

Bảng 16: Một số hệ thống thông tin các đơn vị cần xây dựng

Đơn vị Hệ thống thông tin cần xây dựng

Văn phòng UBND tỉnh (huyện/thành phố)

- Hệ thống thông tin quản lý công tác thi đua khen thưởng;- Hệ thống thông tin quản lý công tác phục vụ HĐND; - Hệ thống thông tin về giải quyết hồ sơ một cửa.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hệ thống thông tin Lập kế hoạch kinh tế xã hội.- Hệ thống thông tin Quản lý dự án đầu tư. - Hệ thống thông tin Quản lý xây dựng cơ bản.- Hệ thống thông tin Quản lý doanh nghiệp.

Cục Thống kê

- Hệ thống thông tin Quản lý số liệu thống kê theo các lĩnh vực ngành; - Niên giám thống kê điện tử;- CSDL các cuộc điều tra.

Sở Tài chính- Hệ thống thông tin Quản lý tài chính (QL ngân sách; Kế toán hành chính sự nghiệp, QL ngân sách xã; QL tài sản;...);

Sở Nội vụ- Hệ thống thông tin Quản lý cán bộ công chức;- Hệ thống thông tin Quản lý công tác địa giới hành chính;- Hệ thống thông tin về thi đua, khen thưởng.

Sở Tư pháp- Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch- Hệ thống thông tin Quản lý thi hành án dân sự cấp tỉnh;- Hệ thống thông tin Quản lý các nghiệp vụ tư pháp khác.

Thanh tra tỉnh- Hệ thống thông tin Quản lý công tác thanh tra;- Hệ thống thông tin Quản lý khiếu nại, tố cáo;

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hệ thống thông tin Quản lý địa chính và đất đai;- Hệ thống thông tin Quản lý đo đạc và bản đồ;- Hệ thống thông tin Quản lý khoáng sản;- Hệ thống thông tin Quản lý tài nguyên nước;- Hệ thống thông tin Quản lý Khí tượng thuỷ văn;- Hệ thống thông tin Quản lý môi trường.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 131

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đơn vị Hệ thống thông tin cần xây dựng

Sở Khoa học và Công nghệ:

- Hệ thống thông tin Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (đề tài, dự án);- CSDL thông tin tư liệu khoa học và công nghệ;- Hệ thống thông tin Quản lý nguồn lực khoa học và công nghệ;- Hệ thống thông tin Quản lý về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Hệ thống thông tin Quản lý hạ tầng truyền thông;- Hệ thống thông tin Quản lý mạng lưới bưu chính;- Hệ thống thông tin về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin;- Hệ thống thông tin về báo trí, xuất bản.

Sở Công Thương:

- Hệ thống thông tin Quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ;- Hệ thống thông tin Quản lý các cơ sở kinh doanh và dịch vụ; - Hệ thống thông tin Quản lý các cơ sở và các hoạt động sản xuất công nghiệp;- Hệ thống thông tin Quản lý các sản phẩm từ sản xuất công nghiệp;- Hệ thống thông tin Quản lý các hoạt động điện lực.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Hệ thống thông tin Quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp- Hệ thống thông tin quản lý hệ thống thuỷ nông và đê điều- Hệ thống thông tin quản lý các công trình XDCB chuyên ngành- Hệ thống thông tin quản lý các hoạt động thuỷ sản

Sở Xây dựng:

- Hệ thống thông tin Quản lý quy hoạch xây dựng - Hệ thống thông tin Quản lý các dự án XDCB - Hệ thống thông tin Quản lý các công trình xây dựng - Chương trình Phân tích, tính toán và thẩm định thiết kế- Chương trình Phân tích, tính toán và thẩm định dự toán

Sở Giao thông vận tải

- Hệ thống thông tin Quản lý hệ thống giao thông đường bộ - Hệ thống thông tin Quản lý các công trình giao thông

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch

- Hệ thống thông tin Quản lý các hoạt động văn hoá;- Hệ thống thông tin Quản lý tiềm năng du lịch của tỉnh; - Hệ thống thông tin quản lý các hoạt động thể dục thể

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 132

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Đơn vị Hệ thống thông tin cần xây dựng

thao

Sở Y tế- Hệ thống thông tin Quản lý hoạt động của các bệnh viện- Hệ thống thông tin Quản lý y tế và sức khoẻ cộng đồng- Hệ thống thông tin Quản lý các hoạt động về dược; 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hệ thống thông tin Quản lý lao động và việc làm- Hệ thống thông tin Quản lý các đối tượng người có công- Hệ thống thông tin Quản lý các đối tượng xã hội- Hệ thống thông tin Quản lý các đối tượng nghèo.

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Hệ thống thông tin Quản lý các trường học, phòng giáo dục- Hệ thống thông tin Quản lý giáo viên, học sinh, kết quả học tập của học sinh các trường THPT, THCS 

- Hệ thống thông tin Quản lý đội ngũ toàn ngành

Công an tỉnh

- Hệ thống thông tin phục vụ đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn giao thông tỉnh; - Hệ thống thông tin chuyên ngành/nghiệp vụ công an tỉnh. - Hệ thống thông tin Quản lý dân cư

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

- Hệ thống thông tin phục vụ công tác quốc phòng của tỉnh - Hệ thống thông tin chuyên ngành/nghiệp vụ quốc phòng

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

- Hệ thống thông tin quản bá, xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp- Hệ thống thông tin quản lý các Khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp…

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 133

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Phụ lục 2: Mô hình mạng mạngHình 1: Mô hình mạng LAN các Sở, Ban, Ngành

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 134

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hình 2: Mô hình mạng của các huyện/thành phố

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 135

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hình 3: Mô hình cấu trúc mạng LAN không dây cấp huyện/ thành phố

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 136

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hình 4: Mô hình tổng hợp Chính phủ điện tử.

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 137

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định

Hình 5: Bản đồ quy hoạch mạng chuyên dụng tỉnh Nam Định

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Nam Định 138