52
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 06 tháng 03 năm 2019) CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI: tt Tên bài/nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018 làm việc tại tỉnh Quảng Bình ...................................................... Quochoi.vn 6/3, Tiến Cường 2. Chấn chỉnh vụ xe công dự tiệc cưới con trai chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy ................................................... Người Lao Động Online 6/3, Hoàng Phúc 3. Năm thương nhân của Quảng Bình được thực hiện hoạt động thương mại biên giới ............................................ Congthuong.vn 5/3, Nguyễn Tuấn 4. Tạo quỹ đất hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường ............................................... Baoquangbinh.vn 6/3, Nguyễn Hoàng 5. Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm ........................................................... Baoquangbinh.vn 5/3, Phan Hòa KINH TẾ 6. Phân bổ hơn 236 tỷ đồng vốn ngân sách TƯ xây dựng nông thôn mới ............................................................. Nông Nghiệp Việt Nam 6/3, tr5, Nguyễn Trung Hiểu; Nông Nghiệp Việt Nam Online 6/3, Nguyễn Trung Hiểu 7. Thực phẩm đông lạnh được làm thủ tục tại ICD Quảng Bình, Hải Phòng ...................................................... Hải Quan Online 6/3, Thái Bình 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 06 tháng 03 năm 2019)

CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI:

tt Tên bài/nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.

Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018 làm việc tại tỉnh Quảng Bình ..............................................................................................................................................................

Quochoi.vn 6/3, Tiến Cường

2. Chấn chỉnh vụ xe công dự tiệc cưới con trai chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy ................................................................................................................................. Người Lao Động Online 6/3, Hoàng Phúc

3.Năm thương nhân của Quảng Bình được thực hiện hoạt động thương mại biên giới ...................................................................................................................................................................

Congthuong.vn 5/3, Nguyễn Tuấn

4. Tạo quỹ đất hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường ................................................................................................................................................................. Baoquangbinh.vn 6/3, Nguyễn Hoàng

5. Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm ......................................................................................................................................... Baoquangbinh.vn 5/3, Phan Hòa

KINH TẾ

6.Phân bổ hơn 236 tỷ đồng vốn ngân sách TƯ xây dựng nông thôn mới ...................................................................................................................................

Nông Nghiệp Việt Nam 6/3, tr5, Nguyễn Trung Hiểu; Nông Nghiệp Việt Nam Online 6/3, Nguyễn Trung Hiểu

7. Thực phẩm đông lạnh được làm thủ tục tại ICD Quảng Bình, Hải Phòng .............................................................................................................................. Hải Quan Online 6/3, Thái Bình

8.Quỹ tín dụng nhân dân: Nguồn lực nhỏ cho hiệu quả lớn ....................................................................................................................................................

Thời Báo Ngân Hàng 6/3, tr13, Nhất Thanh – Quang Bình; Thời Báo Ngân Hàng Online 6/3, Nhất Thanh – Quang Bình

9. Rốt ráo phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi ...............................................................................................................................................................................

Nông Nghiệp Việt Nam Online 6/3, Tâm Phùng

10. Xây hệ thống thủy lợi cách khu dân cư 500m, dân lo lắng bất an ........................................................................................................................................

Infonet.vn 6/3, Thanh Hà; Tài Nguyên & Môi Trường Online 6/3, Hồng Thiệu

11.Cần quyết liệt trong chỉ đạo và tuyên truyền để triển khai thi công công trình thủy lợi trọng điểm Rào Nan .................................................................................................................................

Xây Dựng Online 5/3, Nhất Linh

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

tt Tên bài/nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

XÃ HỘI

12.Lệ Thủy: Hàng nghìn người dân phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh ........................................................................................................................................................................

Nhân Dân 6/3, tr7; Nhân Dân Online 6/3

13. Trao áo ấm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Bình ..............................................................................................................................

Lao Động 6/3, tr1+4, Lê Phi Long; Lao Động Online 6/3, Lê Phi Long

14.Phát hiện hàng chục cá thể bò tót trong vùng lõi và giáp ranh Phong Nha-Kẻ Bàng .......................................................................................................................................................................

Sài Gòn Giải Phóng 6/3, tr6, Minh Phong; Sài Gòn Giải Phóng Online 5/3, Minh Phong

15. Người đàn ông mắc bệnh như... phụ nữ ...............................................................................................................................................................................

Giadinh.net.vn 6/3, T.Nguyên; VnExpress.net 6/3

16. Cầu ngư, khát vọng nhân văn của cư dân biển ................................................................................................................................................................. Vanhien.vn 5/3, Hoàng Phúc

17. Hành trình đưa đồng bào Rục hòa nhập cộng đồng .............................................................................................................................................................. Biên Phòng Online 6/3, Ngô Văn Dũng

AN NINH – QUỐC PHÒNG

18.Dân ‘tố’ gia đình Phó công an huyện Quảng Ninh cơi nới, chiếm dụng đất công .......................................................................................................................................................................

Giadinhvietnam.com 6/3, Nguyễn Hoàng

19. Ai phá hơn 10 ha rừng gỗ quý ở Quảng Bình? ...................................................................................................................................................................... VOVNews 6/3, Thanh Tuấn

20. Bắt giữ, xử lý 100 vụ vi phạm lâm luật ............................................................................................................................................................................... Baoquangbinh.vn 5/3

21. Nhà nghỉ Hoài Thu xây trái phép, UBND huyện bó tay? ............................................................................................................................................ Danviet.vn 6/3, Lê Tập - Trần Anh

I. Thời sự - Chính trị

1. Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018 làm việc tại tỉnh Quảng Bình(Quochoi.vn 6/3, Tiến Cường)

Sáng 06/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018 do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội, làm

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội, trực tiếp giám sát tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh Quảng Bình

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình thực tế và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình.

Trong 5 năm, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xảy ra 188 vụ cháy làm chết 2 người, bị thương 6 người, thiệt hại tài sản ước tính trên 151,5 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) hiện có tổng số 122 cán bộ, 19 xe ô tô, 2 chiếc ca-no và nhận kinh phí hơn 25 tỷ đồng trong 5 năm từ 2014 đến 2018.

Trực tiếp giám sát tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh Quảng Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu đơn vị triển khai diễn tập tại chỗ công tác trực ban ứng phó với trường hợp cháy đột xuất. Phó Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở đơn vị cần nghiêm túc hơn trong công tác trực ban, đảm bảo sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp đột xuất với đầy đủ trang thiết bị theo đúng quy định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của lực lượng cảnh sát Quảng Bình trong công tác phòng cháy chữa cháy như: trang thiết bị được cung cấp còn chưa thực sự phù hợp với từng chiến sỹ, một số trang thiết bị còn thiếu so với quân số và nhu cầu; mức trợ cấp chưa tương xứng với yêu cầu của công việc; nhiều phương tiện như ô tô, máy bơm đã sử dụng lâu năm và bị xuống cấp… Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng biểu dương những sáng kiến khắc phục của các đơn vị trong việc việc nghiên cứu thay đổi thiết kế hoặc tự trang bị thêm 1 số vật dụng hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn, thuận tiện hơn cho các chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, từ những sáng kiến này cần xem xét để cụ thể hóa vào trong chính sách nhằm đảm bảo tốt nhất điều kiện phục vụ công tácphòng cháy chữa cháy.

Cũng trong sáng nay, Phó Chủ tịch quốc hội Đỗ Bá Tỵ cùng Đoàn giám sát đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về thực hiện Chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018. Về đầu trang http://quochoi.vn/cacvilanhdao/pages/hoat-dong.aspx?itemid=39376

2. Chấn chỉnh vụ xe công dự tiệc cưới con trai chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy(Người Lao Động Online 6/3, Hoàng Phúc)

Tỉnh ủy Quảng Bình đã giao UBND tỉnh này chấn chỉnh, nhắc nhở việc một số cơ quan, đơn vị và địa phương tự ý sử dụng xe công biển xanh đi dự tiệc cưới gây phản cảm, khiến dư luận bức xúc.

Xe công đưa - đón "sếp" đi dự tiệc cưới vào trưa 28-2

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Thông tin trên được ông Hoàng Đăng Quang - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình - xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động vào sáng 6-3.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, sau khi Báo Người Lao Động có nhiều bài viết phản ánh tình trạng một số đơn vị, địa phương sử dụng xe công vào mục đích riêng (cụ thể là đi dự đám cưới của con trai chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy - PV) thì phía Tỉnh ủy đã có chỉ đạo UBND tỉnh chấn chỉnh, nhắc nhở. Nếu cơ quan, đơn vị và địa phương nào còn tái phạm sẽ xử lý nghiêm.

Trước đó, Báo Người Lao Động nhiều lần phản ánh, khoảng 11 giờ ngày 28-2, tại Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Tân Trường Xanh diễn ra đám cưới của con trai ông Đinh Công Hải - Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Quảng Bình.

Lúc này, nhiều ôtô hạng sang biển trắng và nhiều xe công biển xanh của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị… trên tỉnh Quảng Bình đưa - đón "sếp" đến dự tiệc trông rất phản cảm. Được biết, khoảng 2 năm về trước, tại nhà hàng Tân Trường Xanh cũng diễn ra đám cưới của con trai ông Đinh Công Hải. Thời điểm ấy, hàng chục chiếc xe công ngang nhiên đến dự tiệc gây bất bình dư luận. Sau khi báo chí phản ánh, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình ra công văn cấm triệt để các tổ chức, cá nhân dùng xe công để làm việc riêng và yêu cầu chỉ được sử dụng, phục vụ cho các hoạt động, công tác của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên hiện tại, tình trạng lạm dụng xe công vẫn tái diễn tại địa phương này. Về đầu trang https://nld.com.vn/thoi-su/quang-binh-chan-chinh-vu-xe-cong-du-tiec-cuoi-con-trai-chu-nhiem-ubkt-tinh-uy-2019030610465466.htm

3. Năm thương nhân của Quảng Bình được thực hiện hoạt động thương mại biên giới(Congthuong.vn 5/3, Nguyễn Tuấn)

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định số 772/QĐ-UBND về việc công bố danh sách các thương nhân được thực hiện hoạt động thương mại biên giới năm 2019 (đợt 1).

Theo quyết định, toàn tỉnh có 5 thương nhân được thực hiện hoạt động thương mại biên giới bao gồm: Công ty TNHH Đức Toàn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Việt Lào, Công ty TNHH Xây dựng đầu tư Miền Trung, Công ty Cổ phần Việt Center, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thanh Đồng.

Cũng tại quyết định, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các thương nhân được thực hiện hoạt động thương mại biên giới phải tuân thủ theo đúng quy định tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào ngày 27/6/2015, Thông tư số 56/2018/TT-BCT ngày 26/12/2018 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

Định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu đột xuất, các thương nhân nêu trên phải có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc và kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 4/3 - 31/12/2019. Về đầu trang https://congthuong.vn/nam-thuong-nhan-cua-quang-binh-duoc-thuc-hien-hoat-dong-thuong-mai-bien-gioi-116574.html

4. Tạo quỹ đất hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường(Baoquangbinh.vn 6/3, Nguyễn Hoàng)

Ngày 6-3, Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất (Quỹ PTĐ) tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 14 triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019. Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý

Quỹ PTĐ tỉnh chủ trì phiên họp. Năm 2018, Quỹ PTĐ đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch công tác do UBND tỉnh và Hội đồng quản lý quỹ giao. Trong đó đã hoàn tất việc giải thể Quỹ đầu tư phát triển, giữ nguyên mô hình hoạt động của Quỹ PTĐ.

Đến cuối năm 2018, quy mô nguồn vốn quỹ PTĐ là hơn 858 tỷ đồng, tăng 15,8% so với đầu năm. Quỹ PTĐ đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí vốn cho 50 công trình, dự án với tổng số tiền 724,6 tỷ đồng, tăng 127,3% và tăng 16 công trình so với năm 2017.

Trong đó bố trí cho 42 công trình, dự án tạo quỹ đất với số tiền 631,4 tỷ đồng và 4 công trình, dự án ngoài nhiệm vụ tạo quỹ đất với số tiền 63 tỷ đồng; bố trí kinh phí

Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

chuẩn bị mời thầu các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư với số tiền hơn 30 tỷ đồng. Cũng trong năm 2018, đơn vị đã giải ngân cho 50 công trình, dự án với số tiền 377,3 tỷ đồng. Kết quả thu hồi vốn cũng đạt cao nhất từ trước đến nay với 339,6 tỷ đồng.

Kết quả đạt được nổi bật nhất của Quỹ PTĐ năm 2018 là đã phối hợp cùng các cấp, ngành, địa phương thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất với số thu hơn 2.000 tỷ đồng.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện năm 2019, các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ PTĐ thống nhất việc nắm chắc tình hình phát triển quỹ đất của từng địa phương, đơn vị, diễn biến thị trường đất và khả năng đáp ứng nguồn vốn của Quỹ PTĐ; chủ động tham mưu UBND tỉnh bàn hành văn bản quy định hoàn trả vốn đối ứng đối với các dự án phát triển quỹ đất; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong kiểm tra, đánh giá hiệu quả dự án tạo quỹ đất, bố trí vốn, giải ngân, thu hồi vốn đối ứng;…

Kết luận phiên họp, đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác quản lý Quỹ PTĐ năm 2018 và lưu ý Quỹ PTĐ cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để có kế hoạch triển khai các phần việc liên quan một cách hiệu quả; phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát lại quỹ đất của từng địa phương, đơn vị nhằm tạo quỹ hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường; tập trung hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của Quỹ PTĐ như ứng vốn, thu hồi vốn,…; tập trung thực hiện các biện pháp thu nợ vốn đầu tư; tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động của Quỹ PTĐ;… Về đầu trang https://www.baoquangbinh.vn/thoi-su/201903/tao-quy-dat-hop-ly-de-dap-ung-nhu-cau-thi-truong-2164809/

5. Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm(Baoquangbinh.vn 5/3, Phan Hòa)

Ngày 5-3, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải (GTVT) về tiến độ các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở GTVT báo cáo tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh. Theo đó, dự án hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đang triển khai. Đây là dự án thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 với

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng. Tổng chiều dài toàn bộ dự án là 13,8km, bao gồm: 1 tuyến chính 3,7km và 3 tuyến kết nối giao cắt với tuyến chính 10,1km.

Hiện nay, chủ đầu tư đang triển khai thi công đồng loạt 7 gói thầu xây lắp trên toàn bộ mặt bằng đã được bàn giao của dự án, đồng thời phối hợp với UBND TP. Đồng Hới và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai dự án theo đúng tiến độ.

Đến thời điểm này, toàn bộ phần xây lắp đã thực hiện và hoàn thành là 183,550 tỷ đồng/540,262 tỷ đồng, đạt 34% giá trị khối lượng. Sở GTVT cũng đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị đề xuất. Về công tác GPMB, do tuyến chính đi qua các xã Nghĩa Ninh, Đức Ninh nên UBND TP. Đồng Hới và Trung tâm phát triển quỹ đất TP. đã bàn giao cơ bản toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư với tổng số hộ được bồi thường, hỗ trợ là 331/353 hộ, trong đó đang vướng 22 hộ.

Đối với tuyến kết nối 2 tại xã Bảo Ninh, UBND TP. Đồng Hới đang xem xét để ban hành quyết định hệ số giá đất cụ thể của công trình, công tác ra thông báo chủ trương thu hồi đất đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, còn 8 hộ dân chưa ra thông báo được bởi các lý do như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác với chủ sử dụng đất, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Về cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý bảo trì phần công trình cầu, đang khẩn trương hoàn thiện một số hạng mục còn lại của phần đường hai đầu cầu gồm vỉa hè, cây xanh để bàn giao đưa vào sử dụng quý I-2019.

Sở GTVT báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết đối với 2 hộ đang vướng mắc bồi thường GPMB, là hộ ông Hoàng Khánh Thành và bà Hoàng Thị Thủy trong phạm vi mặt bằng công viên cây xanh phía Đông của cầu. UBND TP. Đồng Hới đã ký quyết định cưỡng chế 2 hộ này và một số vướng mắc khác.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Quang nêu rõ tính cấp bách phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh, tạo điều kiện phát triển nhiều dự án khác nhằm xây dựng Đồng Hới ngày càng xứng đáng là TP. du lịch.

Trong khi thời hạn phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm là ngày 31-12, nhưng mới chỉ thực hiện được 34% khối lượng, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc về GPMB. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu phải có sự vào cuộc của các đơn vị, UBND TP. Đồng Hới, xã Bảo Ninh, Trung tâm phát triển

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

quỹ đất TP. Đồng Hới và các ngành, đơn vị liên quan với quyết tâm giải quyết xong các vướng mắc trong GPMB từ nay đến ngày 31-3.

Đồng chí Nguyễn Xuân Quang cũng yêu cầu các đơn vị liên quan vừa tuyên truyền vận động vừa áp dụng biện pháp cưỡng chế để bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công đảm bảo tiến độ các dự án giao thông trọng điểm. Về đầu trang https://www.baoquangbinh.vn/thoi-su/201903/tap-trung-giai-phong-mat-bang-cac-du-an-giao-thong-trong-diem-2164792/

I I. Kinh tê

1. Phân bổ hơn 236 tỷ đồng vốn ngân sách TƯ xây dựng nông thôn mới (Nông Nghiệp Việt Nam 6/3, tr5, Nguyễn Trung Hiểu; Nông Nghiệp Việt Nam Online 6/3, Nguyễn Trung Hiểu)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật vừa ký ban hành Quyết định số 708/QĐ - UBND về việc phân bổ hơn 236 tỷ đồng từ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2019 cho các địa phương, đơn vị.

Theo đó, vốn đầu tư phát triển 175,55 tỷ đồng được phân bổ cho 46 xã nghèo, đặc biệt khó khăn, 19 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2019, 28 xã đã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2013 - 2015 và 8 xã còn lại xây dựng NTM.

Vốn sự nghiệp 61 tỷ đồng dành cho đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; đẩy mạnh sản xuất, dịch vụ gắn với tái cơ cấu ngành NN- PTNT, nâng cao thu nhập người dân; phát triển giáo dục ở nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân NTM; vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các làng nghề… Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, truyền thông về xây dựng NTM; duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình sau đầu tư trên địa bàn.

Việc quản lý, phân bổ, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020. Về đầu trang https://nongnghiep.vn/quang-binh-phan-bo-hon-236-ty-dong-von-ngan-sach-tu-xay-dung-ntm-post237767.html

2. Thực phẩm đông lạnh được làm thủ tục tại ICD Quảng Bình, Hải Phòng(Hải Quan Online 6/3, Thái Bình)

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Hàng hóa thuộc danh mục ban hành theo Quyết định 15/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hàng hóa là thực phẩm đông lạnh nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP nếu có cảng đích ghi trên vận đơn là cảng cạn Quảng Bình (Hải Phòng)- ICD Quảng Bình thì được vận chuyển về cảng cạn Quảng Bình để làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ- đơn vị quản lý nhà nước về hải quan tại ICD Quảng Bình. Nội dung nêu trên vừa được Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan Hải Phòng và doanh nghiệp thực hiện.

Trước đó, Công ty CP XNK Quảng Bình, doanh nghiệp sở hữu ICD Quảng Bình có công văn kiến nghị Tổng cục Hải quan được làm thủ tục tại cảng cạn này với hàng hóa tạm nhập tái xuất và hàng nhập khẩu trong danh mục của Quyết định 15. Ngày 19/12/2018, Thứ trưởng Vũ Thị Mai ký Quyết định 2364/QĐ-BTC công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng XNK hàng hóa được thành lập trong nội địa tại ICD Quảng Bình.

Địa điểm được công nhận có tổng diện tích gần 185 nghìn m2 nằm trong KCN Đình Vũ (quận Hải An, Hải Phòng) thuộc Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải.

Trước đó, ngày 11/10/2018, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Công ký Quyết định 2200/QĐ-BGTVT công bố mở cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình (ICD Quảng Bình) do Công ty CP XNK Quảng Bình đầu tư, có vị trí đặt tại KCN Đình Vũ (phường Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng).

Mục tiêu của cảng cạn là khai thác, kinh doanh dịch vụ và thực hiện thủ tục XNK hàng hóa phù hợp với quy định tại Nghị định 38/2017/NĐ-CP và giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Theo thông tin từ Công ty CP XNK Quảng Bình, ICD Quảng Bình có tổng diện tích dự kiến khai thác, sử dụng hơn 26 ha, số vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.

Dự án được đầu tư theo 3 giai đoạn, dự kiến khi hoàn thành ICD Quảng Bình - Đình Vũ đạt công suất kho hàng 100.000 tấn/năm, bãi chứa là 400.000 - 500.000 TEU/năm. ICD Đình Vũ - Quảng Bình sau khi hoàn thiện đi vào hoạt động sẽ là dự án cảng cạn đầu tiên trên địa bàn Hải Phòng và là một trong những cảng cạn lớn nhất khu vực phía Bắc.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Ngày 6/3, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ cho biết, do ICD Quảng Bình mới đi vào hoạt động nên đến nay chưa phát sinh các lô hàng XNK làm thủ tục tại địa điểm này. Về đầu trang https://baohaiquan.vn/thuc-pham-dong-lanh-duoc-lam-thu-tuc-tai-icd-quang-binh-hai-phong-100576.html

3. Quỹ tín dụng nhân dân: Nguồn lực nhỏ cho hiệu quả lớn(Thời Báo Ngân Hàng 6/3, tr13, Nhất Thanh – Quang Bình; Thời Báo Ngân Hàng Online 6/3, Nhất Thanh – Quang Bình)

Năm 2018, dưới sự chỉ đạo của NHNN Chi nhánh Quảng Bình, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 02/10/2018, Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết 42/2017/QH14; tiếp tục chuyển tiếp hoạt động theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015.

Đến nay, hệ thống QTDND phát triển cả về lượng và chất trong các mặt hoạt động, góp phần hỗ trợ cho các thành viên trên địa bàn phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, nâng cao đời sống của người dân, đóng góp không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương, đẩy lùi tín dụng đen.

“Nếu như lãi suất cho vay luôn là một trong những ưu tư của người dân khi lựa chọn QTDND so với ngân hàng thương mại, thì tại QTDND Vạn Trạch (Quảng Bình), lãi suất trở thành động lực thu hút người dân và thành viên vay vốn sản xuất kinh doanh, qua đó, nhiều hộ gia đình vươn lên giàu có, kinh tế địa phương ngày càng phát triển…”, tâm sự của ông Hoàng Thanh Trắc, Giám đốc QTDND Vạn Trạch 6 năm trước nghe thật lạ. Bởi lẽ thường quy mô món vay càng nhỏ, lãi suất càng cao. Song hai chữ “thành viên” trở thành máu thịt, tâm huyết trong phát triển quỹ chính là nguyên nhân để quỹ đặt lợi ích hỗ trợ từng thành viên, người dân ở vùng đất còn nhiều khó khăn Bố Trạch, Quảng Bình.

Một quỹ tín dụng đã hơn 60 năm hoạt động từ năm 1958 tồn tại và phát triển đã là một kỳ tích, song quan trọng hơn là sự hoạt động của quỹ đã hỗ trợ cho trên 70% số hộ dân trên 6 địa bàn phụ trách, trong đó có 2 xã miền núi với 4.672 thành viên tham gia, tăng 1.421 thành viên so với cuối năm 2014, tỷ lệ tăng là 143,7%. Nhiều địa bàn, ngoài nguồn vốn hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách từ NHCSXH thì nguồn vốn của QTDND là cơ hội tiếp cận vốn duy nhất để phát triển sản xuất kinh doanh, hay khi món vay nhỏ, đột xuất, không cần tài sản thế chấp và chỉ mất đôi ba tiếng là có thể nhận vốn vay.

Những dòng vốn tín dụng đôi khi là cơ hội duy nhất như thế trên địa bàn Quảng Bình không chỉ có ở Vạn Trạch, mà được lan rộng với sự phát triển của hệ thống 10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

QTDND cùng sự hỗ trợ của NHNN Chi nhánh Quảng Bình. Toàn tỉnh hiện có 24 QTDND hoạt động trên địa bàn 60 xã/ phường/ thị trấn. Có 17/24 đơn vị được phép mở rộng địa bàn hoạt động. Trong năm 2018, NHNN Chi nhánh đã có văn bản chấp thuận thành lập 6 phòng giao dịch của 5 QTDND, trong đó có 2 phòng giao dịch khai trương hoạt động.

Tuy nhiên, sự mở rộng đó là có định hướng và quản chế nghiêm ngặt. Ví như thực hiện Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015, năm 2017 Chi nhánh NHNN đã ban hành quyết định thu hồi địa bàn không liền kề của 3 QTDND. Hiện 3 đơn vị đang hoàn thành quy định chuyển tiếp về địa bàn hoạt động theo quy định tại Thông tư 04. 24/24 QTDND đã hoàn thành chuyển tiếp về mức góp vốn tối đa của một thành viên theo quy định. Hay như về quản trị điều hành, thời gian qua, bộ máy quản trị, điều hành của các QTDND trong tỉnh cơ bản đã được kiện toàn, củng cố, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định…

Từng QTDND cũng đã tranh thủ sự chỉ đạo hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại đối với hoạt động của QTDND; chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển hệ thống QTDND. Từ đó đã khẳng định được vai trò, uy tín của hệ thống QTDND đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của hệ thống QTDND.

Bài toán mở rộng sự hỗ trợ thành viên và nâng cao năng lực tài chính tại QTDND được Chi nhánh NHNN tỉnh chỉ đạo các QTDND thực hiện song hành. Đến 31/12/2018 tổng tài sản của toàn hệ thống các QTDND trên địa bàn đạt 3.495,6 tỷ đồng, tăng 20,2% so cuối năm trước. Vốn tự có toàn hệ thống đạt 174,8 tỷ đồng, chiếm 5% tổng nguồn vốn, tăng 22,8%. Vốn điều lệ đạt 103,8 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cuối năm trước.

Các QTDND trên địa bàn đã tích cực xử lý nợ xấu. Riêng năm 2018 các QTDND đã trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) được 6.149 triệu đồng, số dư DPRR đến cuối năm còn 25.089 triệu đồng, xử lý được 1.835 triệu đồng nợ xấu, trong đó: thu từ khách hàng 898 triệu đồng. Còn tính từ thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2018, số nợ xấu đã xử lý là 2.942 triệu đồng, trong đó khách hàng trả nợ là 2.034 triệu đồng (chiếm 69,1%), sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro chiếm 29,1%, xử lý ngoại bảng chiếm 1,8%. Mở rộng đi đôi với kiểm soát, lại có thêm sự hỗ trợ giám sát từ NHNN Chi nhánh, hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn ngày càng đóng góp sâu vào tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn của hệ thống QTDND trên địa bàn đạt 3.495,6 tỷ đồng, tăng 20,2% so 31/12/2017. Trong đó huy động tiền gửi tăng trưởng ổn định đạt 3.035,3 tỷ đồng (chiếm 86,9% tổng nguồn vốn), tăng 18,3% so 31/12/2017. Trên một địa bàn kinh tế đang trong thời kỳ tích lũy, nguồn vốn huy động từ địa phương thấp hơn nhu cầu, Ngân hàng Hợp tác xã đã góp thêm một trợ lực lớn cho các địa bàn còn thiếu vốn. Đến 31/12/2018, nguồn vốn vay của các QTDND là 191,9 tỷ đồng (chiếm 5,9% tổng nguồn vốn), tăng 70,4% so cuối năm trước; chủ yếu là vay Ngân hàng Hợp tác xã: 190,9 tỷ đồng.

Đây là tiền đề để các QTDND phát huy vai trò hỗ trợ nguồn vốn cho các thành viên. Đến 31/12/2018, tổng dư nợ cho vay đạt 3.028 tỷ đồng (chiếm 86,6% tổng nguồn vốn), tăng 23,2% so 31/12/2017; bình quân 126,2 tỷ đồng/quỹ. Đơn vị có dư nợ cho vay cao nhất Nhân Trạch (364,9 tỷ đồng), Vạn Trạch (360,6 tỷ đồng); thấp nhất Phú Thủy (21,1 tỷ đồng), Hải Trạch (39,3 tỷ đồng). Chất lượng tín dụng của các QTDND tương đối tốt với tỷ lệ nợ xấu thấp. 16/24 đơn vị có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, 8/24 đơn vị không có nợ xấu. Đáng nói hơn là con số thành viên có cơ hội tiếp cận tín dụng lên đến 52.199 thành viên, tăng 3.329 thành viên (+6,8%) so với cuối năm trước. Bình quân đạt 2.174 thành viên/quỹ.

Cùng với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng được mở rộng trong hệ thống QTDND. Đến cuối năm 2018, có 8 QTDND được NHNN cấp Giấy phép chi trả ngoại tệ. Trong năm đã chi trả được 78,3 tỷ đồng (tương đương 3.368 ngàn USD), tăng 23,5% so năm trước. Đến cuối năm 2018, có 21 QTDND đã thực hiện thanh toán trong hệ thống nhằm phục vụ nhu cầu của thành viên, khách hàng, đồng thời từng bước đa dạng hóa dịch vụ của QTDND. Doanh số chuyển tiền trong năm đạt 679,6 tỷ đồng, tăng 42,8% so năm trước.

Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thanh tra tại các QTDND cho thấy còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các quy định do chưa phù hợp với tình hình thực tế, như mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên so với tổng mức nhận tiền gửi, quy định về chuyển tiếp địa bàn hoạt động. Cùng với đó còn tồn tại sự yếu kém trong nội tại QTDND về điều hành, quản trị, nguồn nhân lực. Việc thực hiện khắc phục kiến nghị sau thanh tra ở một số quỹ còn chậm. Các kỹ năng mềm hầu như chưa được các QTDND quan tâm đầy đủ…

Chính vì vậy, Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Bình Đinh Quang Hiếu, cho biết trong năm 2019, NHNN Chi nhánh tiếp tục tập trung rà soát, củng cố, chấn chỉnh toàn bộ hệ thống QTDND hiện nay nhằm đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh và hiệu quả đi đôi với mở rộng vững chắc các QTDND mới ở khu vực nông thôn. Đồng thời thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn; đảm bảo quy mô hoạt động của hệ thống phù hợp với mô hình tổ chức tín

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

dụng hợp tác; sát đúng với bản chất của mô hình kinh tế tập thể với mục tiêu tương trợ giữa các thành viên trên cơ sở liên kết trong cùng địa bàn xã, phường, thị trấn.

“Đó là cơ sở cho sự ổn định, lành mạnh và an toàn hoạt động của hệ thống QTDND”, ông Đinh Quang Hiếu nhấn mạnh. Chi nhánh NHNN tỉnh cũng đã định hướng một số chỉ tiêu cụ thể của hệ thống QTDND: Dư nợ tín dụng tăng tối đa 17%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ cho vay; vốn điều lệ tăng tối thiểu 20%, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 30%.

Đặc biệt, NHNN Chi nhánh tỉnh sẽ chỉ đạo và giám sát việc điều chỉnh hoạt động nhằm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của mô hình kinh tế hợp tác xã, bảo đảm QTDND hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-NHNN ngày 31/01/2019. Tiếp tục triển khai thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo đúng lộ trình đã được phê duyệt, Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 2/10/2018 của NHNN Việt Nam. Về đầu trang http://thoibaonganhang.vn/quy-tin-dung-nhan-dan-nguon-luc-nho-cho-hieu-qua-lon-85492.html

4. Rốt ráo phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi(Nông Nghiệp Việt Nam Online 6/3, Tâm Phùng)

Ông Lê Minh Ngân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay: “Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có nguy cơ lan rộng, Quảng Bình cũng đã rốt ráo, chủ động trong công tác phòng chống, ngăn ngừa”

UBND tỉnh đã tổ chức nghị hội triển khai nhanh chóng kế hoạch phòng chống DTLCP. Trên tinh thần đó,

yêu cầu các sở, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, lực lượng thú y và các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập vào và đi qua địa bàn tỉnh

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

tại các chốt kiểm soát dịch bệnh động vật phía bắc và phía nam tỉnh. Qua đó, nhằm phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Mặt khác, tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Tăng cường kiểm soát, giám sát phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến. “Chủ động cung cấp thông tin phòng, chống dịch cho các cơ quan truyền thông để đến tận người dân nhanh nhất. Các sở, ngành có nhiệm vụ phối hợp với Sở NN-PTNT thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh”- ông Ngân nhấn mạnh.

Ông Trần Công Tám- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh cho biết đã ứng 40.000 liều vắc xin và trên 2.700 lít hóa chất tiêu độc khử trùng các loại để chủ động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương. Một cán bộ lãnh đạo Chi cục cũng đã được tăng cường trực tiếp chỉ đạo tại Trạm Thú y Cha Lo (khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo) để giám sát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ở nước ngoài nhập vào địa bàn. “Chúng tôi vận động người dân vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi, điểm buôn bán, giết mổ lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất sát trùng. Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở theo dõi, giám sát đàn lợn. Nếu phát hiện lợn có dấu hiệu nghi mắc bệnh TLCP hay lợn chết không rõ nguyên nhân thù nhanh chóng báo cho cơ quan thý y để xử lý kịp thời”- ông Tám nói.

Chiều ngày 5/3, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Quảng Bình đã cùng lạnh đạo UBND huyện Quảng Trạch (địa bàn tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh) đã có cuộc họp nhằm triển khai có hiệu quả nhiệm vụ ngăn chặn, phòng chống bệnh TLCP. Tại cuộc họp, hai bên thống nhất vao việc dang thực hiện các biện phắp nhằn ngăn chặn dịch bệnh. “Huyện tích cực phối hợp với lực lượng thý y, hỗ trợ kịp thời hoạt động của lực lượng tại chốt kiểm soát phía bắc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ để phòng ngừa. Công tác tiêm vắc xin, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng cũng được chúng tôi ưu tiên hàng đầu”- ông Nguyễn Xuân Đạt- Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch nói. Về đầu trang https://nongnghiep.vn/quang-binh-rot-rao-phong-ngua-dich-ta-lon-chau-phi-post237815.html

5. Xây hệ thống thủy lợi cách khu dân cư 500m, dân lo lắng bất an(Infonet.vn 6/3, Thanh Hà; Tài Nguyên & Môi Trường Online 6/3, Hồng Thiệu)

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan được phê duyệt, triển khai để xây dựng ở thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn). Dự án xây dựng đập nước cao, lớn nằm sát phía trên khu dân cư thôn Linh Cận Sơn, khiến hàng chục hộ dân ở đây lo lắng sự mất an toàn khi mùa mưa lũ về.

Thôn Linh Cận Sơn (xã Quảng Sơn) có 255 hộ dân, gần 1.000 khẩu, nằm sát bên bờ sông Rào Nan. Những năm 2010, 2013 và 2016 tại xã Quảng Sơn đều xảy ra lũ lớn, gây thiệt hại lớn cho người dân

nơi đây. Bởi vậy, thời gian gần đây, cơ quan chức năng phổ biến dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan xây dựng cách khu dân cư chừng 500m phía thượng nguồn, tuy nhiên người dân nơi đây lại cảm thấy bất an về nguy cơ mất an toàn.

Nhà ông Phan Văn Sửu cách địa điểm xây dựng dự án khoảng 500m, ông Sửu cho biết: “Chúng tôi không nhất trí việc xây dựng đập sát dân mà muốn di dời con đập lên cách xa dân khoảng 5km, còn để như thế này quá gần, mùa mưa lũ rất nguy hiểm. Hiện tại, vị trí xây đập mới là có con đập tràn cũ rồi, nên có thể tận dụng để giảm chi phí. Thế nhưng, con đập cũ này xây thấp, về mùa lũ nước chảy không kịp, những trận lũ trước nhà tôi nước lên gần tận mái nhà, hàng rào sập hết. Giờ con đập mới thiết kế xây cao lên 8 mét nữa, rất nguy hiểm, dân chúng tôi sợ nước dâng lên vỡ đập sẽ không thể chạy đi đâu được hết”.

“Nhà tôi có 6ha rừng trồng keo ngay phía trên con đập, nếu xây dựng đập thì số keo này cũng bị ngập, dù có được đền bù thì cũng chẳng được bao nhiêu. Trong khi đó, cây keo 4-5 năm thu hoạch một lần, 6ha keo của nhà tôi cũng được khoảng 120 triệu đồng, đây là nguồn thu chính của gia đình”, ông Sửu lo lắng.

Còn bà Liên - thành viên Hội người cao tuổi của thôn Linh Cận Sơn chia sẻ thêm: “Chúng tôi không phản đối xây dựng dự án, nhưng mong cơ quan chức năng xem xét di chuyển dự án cách xa nơi dân ở khoảng 5km. Bởi con sông Rào Nan bắt nguồn từ trên Minh Hóa về, ngọn nguồn rộng nên mùa mưa lũ rất hung dữ. Vào mùa mưa lũ, mỗi trận mưa, nước sông dâng lên nhanh, dòng chảy mạnh, chỉ khoảng 30 phút là nước dưng lên cao ngập hết nhà dân. Chúng tôi xoay xở không kịp. Giờ lại có thêm con đập sát nhà dân như thế này chẳng khác nào quả bom nước trên đầu chúng tôi, chúng tôi sợ lắm".

Người dân Thôn Linh Cận Sơn lo lắng về con đập thủy lợi Rào Nan như "quả bom nước" lơ lửng nơi khu vực dân cư sinh sống.

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Theo ông Mai Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, “ngay thời điểm có thông tin liên quan đến dự án thì người dân ở đây đã có ý kiến là khi xây dựng đập lên cao 6m nữa thì nước dội xuống, nước chảy không kịp, vì vậy nên làm lùi xa ra về phía thượng nguồn hoặc hạ thấp độ cao để nước chảy tự do, đập tràn tự do. Sau đó, địa phương cũng đã đề xuất theo ý kiến của người dân nhưng ở trên nói rằng việc này đã được bộ phê duyệt rồi”.

Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan (xã Quảng Sơn, TX Ba Đồn) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNN&PTNT) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 4428/QĐ-BNN-XD ngày 30/10/2017, với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư với tiến độ hoàn thành vào năm 2020.

Ngày 30/8/2018, Bộ NN&PTNN đã có Quyết định số 3476/QĐ-BNN-XD, Về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án thủy lợi Rào Nan, tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu của dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản 1.800ha; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 32.000m3/ngày đêm, công nghiệp với 12.000m3/ngày đêm và các nhu cầu dùng nước khác, góp phần hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất tập trung nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn, cải thiện môi trường sinh thái.

Ông Phạm Quang Long- Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn cho biết, dự án xây dựng hệ thống thủy lợi Rào Nan là công trình phúc lợi có ý nghĩa lâu dài và mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đây cũng là công trình trọng điểm của tỉnh. Đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành liên quan đến hồ đập đã khảo sát, kiểm tra, đánh giá rất kỹ.

“Dự án này do Sở NN&PTNN làm chủ đầu tư nên mọi hồ sơ đều do sở nắm. Địa phương cũng đã nhiều lần họp, trực tiếp trao đổi và tổ chức cho người dân đi tham quan các công trình có quy mô tương tự hoặc lớn hơn như thế này để cho người dân hiểu rõ về dự án” – Chủ tịch thị xã Ba Đồn nói.

Ông Trần Hoài Nam - Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng ngành NN&PTNT thôn thuộc Sở NN&PTNN Quảng Bình, cho biết: “Dự án vẫn chưa thể triển khai thi công do một số người dân địa phương vẫn chưa đồng tình. Người dân chưa hiểu rõ quy trình vận hành đập vì vậy họ đề xuất di dời đập cách 5km, nhưng theo đánh giá và kiểm tra của các chuyên gia thì di chuyển lên đó còn nguy hiểm hơn, vì tại những vị trí khảo sát phía trên đó có nền địa chất yếu hơn nhiều”.

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Đập thủy lợi Rào Nan là đập dâng, không dự trữ nguồn nước. Đập thiết kế 10 cửa van, một cửa 10m. Cửa van đóng về mùa hạn, vào tháng 7-8 nước sẽ tự chảy vào kênh để phục vụ sinh hoạt, sản xuất mà không phải bơm. Còn về mùa mưa thì mở cửa van để nước tự thoát.

“Công trình này đã được Viện Thủy công- Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam tư vấn, là một đơn vị đầu ngành về thủy lợi, có kinh nghiệm thiết kế các công trình lớn của cả nước vậy nên đập Rào Nan đã được tính toán đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài”- ông Nam thông tin.

Ông Nam cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, sẽ trực tiếp đối thoại của lãnh đạo tỉnh, các ban ngành để người dân hiểu rõ về mục đích dự án, kết cấu công trình cũng như sự đảm bảo an toàn của công trình sau khi đã triển khai xong để người dân yên tâm hơn. Về đầu trang https://infonet.vn/quang-binh-xay-he-thong-thuy-loi-cach-khu-dan-cu-500m-dan-lo-lang-bat-an-post292445.info

6. Cần quyêt liệt trong chỉ đạo và tuyên truyền để triển khai thi công công trình thủy lợi trọng điểm Rào Nan(Xây Dựng Online 5/3, Nhất Linh)

Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình ngày 5/3, ông Nguyễn Hải Thanh - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng Công trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh: Hệ thống thủy lợi Rào Nan là dự án phục vụ công ích, đông đảo nhân dân thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch được hưởng lợi. Chính quyền tỉnh Quảng Bình cần quyết liệt trong chỉ đạo và tuyên truyền để thực hiện.

Báo cáo với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: “Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan do Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, tiến độ theo yêu cầu thì phải thi công hoàn thành, kết thúc dự án vào năm 2020. Với mục tiêu tổng quát: Khi hoàn thành, công trình sẽ cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với diện tích gần 2.000ha, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất công nghiệp với lưu lượng khoảng 50.000m3/ngày”.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNN về việc triển khai đập dâng Rào Nan theo tiến độ đã được xây dựng và phê duyệt, ngày 18/12/2018, Sở NN&PTNN đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và hiện đã trao thầu gói thầu số 26/XL: Xây dựng đập tràn, cống lấy nước và thiết bị cơ khí. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa thể triển khai thi công do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Hiện tình hình thực hiện dự án cơ bản đạt được các nội dung như: Hoàn thành bản vẽ thi công các hạng mục móng công trình, mặt bằng thi công và đê quai thuộc cụm công trình đầu mối; Mặt bằng thi công đã hoàn thành công tác trích đo và bồi thường, đủ điều kiện triển khai thực hiện; Nhà thầu đã chuẩn bị, tập kết máy móc, thiết bị và nhân lực để triển khai thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư; Để đảm bảo thời gian thi công năm 2019 - 2020, với khối lượng thi công rất lớn, nên yêu cầu phải triển khai thi công trong tháng 2/2019.

Cùng đó, theo thông tin từ Thị ủy Ba Đồn, nguyên nhân làm gián đoạn quá trình triển khai dự án là do chưa có sự đồng thuận của người dân thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn thuộc vùng dự án. Trong đó có hai nỗi lo chính: Một là về sự an toàn của công trình và thứ hai là việc lựa chọn tuyến công trình ở vị trí cũ, quá gần khu dân cư sinh sống, khi mưa lũ xảy ra thì vấn đề xả lũ sẽ tiến hành như thế nào để khu vực thôn Linh Cận Sơn không trở thành vùng rốn lũ…

Trong vấn đề này, ngày 30/01/2019, UBND xã Quảng Sơn đã tổ chức đối thoại với nhân dân. Tại cuộc họp này, bên cạnh nhiều ý kiến đồng thuận còn nhiều hộ dân vẫn chưa đồng thuận xây dựng dự án tại vị trí cũ và kiến nghị di dời lên phía thượng lưu 5km.

Tiếp thu và giải đáp các ý kiến từ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hải Thanh - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng Công trình (Bộ NN&PTNN) cho rằng: “UBND tỉnh Quảng Bình cần thống nhất với Sở NN&PTNN tổ chức đối thoại, đẩy mạnh tuyên truyền, khơi thông ngôn luận để bà con nhân dân đồng thuận, nhằm sớm triển khai dự án trong tháng 02/2019”. Hệ thống thủy lợi Rào Nan là dự án phục vụ công ích, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất công nghiệp với lưu lượng khoảng 50.000m3/ngày; đồng thời đây là công trình duy nhất được đầu tư cho địa phương bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Nếu chính quyền tỉnh nhà không quyết liệt chỉ đạo và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến một bộ phận dân cư chưa đồng thuận thì việc triển khai dự án rất dễ bị bỏ dỡ, rất thiệt thòi cho người dân Quảng Bình. Đối với lo ngại về sự an toàn của công trình, thì đấy là nỗi lo chính đáng của cư dân vùng dự án. Khâu thiết kế công trình thủy lợi này, Bộ NN&PTNN đã giao cho Viện khoa học công nghệ Việt Nam nghiên cứu, lập thiết kế; những số liệu được đo đạc, tính toán sát sao, trong phạm vi an toàn. Đối với những hộ dân chưa đồng thuận, cần giải thích rõ ràng, cặn kẽ về dự án, những lợi ích mang lại cũng như tính an toàn khi công trình vận hành…

Ông Nguyễn Hải Thanh cũng khẳng định: “Bộ NN&PTNN sẽ luôn lắng nghe đề xuất và giải quyết vướng mắc của tỉnh Quảng Bình. Những nhu cầu chính đáng của địa phương sẽ được đoàn công tác báo cáo Bộ trưởng để có hướng giải quyết kịp thời”.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Đồng quan điểm với đoàn công tác Bộ NN&PTNN, ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình kết luận: “Dùng bài học khi bắt đầu triển khai dự án FLC tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, đa phần chịu sự phản đối của người dân, qua vận động, đối thoại đã làm cho đại bộ phận cư dân hiểu về bản chất của dự án, những lợi ích mang lại. Cùng đó, với những cá nhân kích động, cần phân loại đối tượng để có hướng tháo gỡ, thuyết phục. Về tiến độ triển khai, Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Bình cần đẩy nhanh, để có thể thực hiện thi công dự án trước tháng 3/2019”. Về đầu trang http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/quang-binh-can-quyet-liet-trong-chi-dao-va-tuyen-truyen-de-trien-khai-thi-cong-cong-trinh-thuy-loi-trong-diem-rao-nan.html

I I I. Xa hội

1. Lệ Thủy: Hàng nghìn người dân phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh(Nhân Dân 6/3, tr7; Nhân Dân Online 6/3)

Hàng nghìn người dân ở xã An Thủy, huyện Lệ Thủy phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh gây ảnh hưởng sức khỏe.

Đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan những vụ việc nêu trên chỉ đạo kiểm tra, xử lý và hồi âm cho báo để thông tin với bạn đọc. Về đầu trang http://nhandan.com.vn/bandoc/duong-day-nong/item/39397602-thong-tin-nhanh-qua-duong-day-nong.html

2. Trao áo ấm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Bình(Lao Động 6/3, tr1+4, Lê Phi Long; Lao Động Online 6/3, Lê Phi Long)

Ngày 4/3 LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết vừa phối hợp với Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động trao tận tay 95 áo ấm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Số áo ấm trên được Công ty TNHH Nike Việt Nam hỗ trợ thông qua Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động. Ngoài tỉnh Quảng Bình, Công ty TNHH Nike Việt Nam còn hỗ trợ hàng trăm áo ấm cho người lao động nghèo, công nhân có hoàn

Ông Nguyễn Lương Bình – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình trao hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. 19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại các tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Quảng Trị.

Tại Quảng Bình, số áo ấm đã được phân bổ và trao tận tay người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Cổ phần Việt Trung, Công ty Long Đại, Công ty Cổ phần Lệ Ninh và LĐLĐ huyện Quảng Trạch.

Ông Nguyễn Lương Bình – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết, việc hỗ trợ áo ấm cho người lao động nghèo và công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Công ty TNHH Nike Việt Nam là việc làm rất thiết thực, ý nghĩa và mong muốn sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà hảo tâm để người lao động nghèo trên địa bàn từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. Về đầu trang http://www.congdoan.vn/tin-tuc/cong-doan-24.7-502/trao-ao-am-cho-nguoi-lao-dong-co-hoan-canh-kho-khan-tai-quang-binh-409693.tld

3. Phát hiện hàng chục cá thể bò tót trong vùng lõi và giáp ranh Phong Nha-Kẻ Bàng(Sài Gòn Giải Phóng 6/3, tr6, Minh Phong; Sài Gòn Giải Phóng Online 5/3, Minh Phong)

Ngày 5-3, ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, chương trình khảo sát, đánh giá tình trạng một số loài thú lớn, quan trọng tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận hàng chục cá thể bò tót đi theo từng đàn.

Theo báo cáo kết quả sơ bộ của chương trình khảo sát và bẫy ảnh cho thấy có khoảng 13-17 cá thể bò tót đang sinh sống tại khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Cụ thể tại bản Rào Con (xã Sơn Trạch) có 7-10 cá thể; khu vực Khe Trù, Khe Triềng (xã Phúc Trạch, Bố Trạch) có 4-5 cá thể; khu vực Khe Thi (xã Thượng Trạch, Minh Hóa) có 2 cá thể.

Ngoài ra, chương trình nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng ghi nhận tại Rào Mây-Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh) có khoảng 11-15 cá thể; khu vực núi Giăng Màn (huyện Minh Hóa) có khoảng 5-6 cá thể bò tót. Chương trình bẫy ảnh cũng đã ghi nhận cá thể bò tót ở khu vực sau bản Rào Còn. Về đầu trang http://www.sggp.org.vn/phat-hien-hang-chuc-ca-the-bo-tot-trong-vung-loi-va-giap-ranh-phong-nhake-bang-579294.html

4. Người đàn ông mắc bệnh như... phụ nữ(Giadinh.net.vn 6/3, T.Nguyên; VnExpress.net 6/3) 20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

4 năm trước, dù phát hiện có khối u nhỏ như hạt đậu ở vú nhưng ông M cho là bình thường. Hai tháng nay, khối u ở vú phải, cứng, to dần và không đau, bệnh nhân tưởng tụ máu do bị chấn thương từ trước nên không đi khám.

Mới đây, khoa Ung bướu- Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới tiếp nhận bệnh nhân N.Đ.M, nam, sinh năm 1952, trú tại xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng xuất hiện khối u ở vú phải, kích thước khoảng 23 X 13cm.

Đáng chú ý, cách đây 4 năm, bệnh nhân đã phát hiện có khối u nhỏ như hạt đậu ở vú nhưng vẫn cho là bình thường. Bệnh nhân cho biết, khoảng hai tháng trước, khối u ở vú phải, cứng, kích thước to dần theo thời gian và không đau, bệnh nhân tưởng tụ máu do bị chấn thương từ trước nên không đi khám. Vài ngày trở lại đây, xuất hiện đau bệnh nhân đến bệnh viện khám.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và phát hiện bệnh nhân bị ung thư vú phải. Sau 3 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được cắt bỏ toàn bộ khối u và nạo vét hạch nách tiêu chuẩn. Về đầu trang http://giadinh.net.vn/y-te/quang-binh-nguoi-dan-ong-mac-benh-nhu-phu-nu-20190306090438904.htm

5. Hành trình đưa đồng bào Rục hòa nhập cộng đồng(Biên Phòng Online 6/3, Ngô Văn Dũng)

Từ chỗ sống tách biệt trong những hang đá giữa rừng già, đối diện với nguy cơ bị diệt vong, giờ đây đồng bào Rục đã tự tin hòa nhập cộng đồng. Cuộc sống của hàng chục hộ đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa đang khởi sắc nhanh chóng. Sự hồi sinh mãnh liệt của đồng bào Rục có sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đóng góp, hi sinh thầm lặng của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP

Quảng Bình.

Trong sáng sớm ngày Xuân, bản làng Mò O Ồ Ồ, thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đẹp như một bức tranh đa sắc màu. Những tia nắng

`Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Bình giúp dân thu hoạch lúa.

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

đầu tiên của bình minh xua tan màn sương trắng, nhiều ngôi nhà kiên cố với mái tôn đỏ nằm san sát nhau hiện lên rõ nét. Bao quanh bản làng, rừng núi một màu xanh ngắt, tiếng chim hót rộn ràng. Ở trung tâm bản làng của đồng bào Rục, nhịp sống trở nên sôi động khi mọi người kéo về những bể nước rửa mặt, giặt rũ và lấy nước phục vụ sinh hoạt cho gia đình.

Sau bữa sáng với cơm gạo mới được gặt từ cánh đồng Rục Làn, già làng Cao Ên mang chiếc ghế đến ngồi bên hiên nhà nhâm nhi cốc nước màu đỏ được nấu từ một loại cây rừng. Ông ngồi ngả mình để ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào tấm thân mình. Khi được hỏi, ông trầm ngâm kể về câu chuyện của đồng bào mình: Đồng bào Rục và Arem là hai nhóm người thuộc dân tộc Chứt, từ xa xưa, đã quen sống cách ly với cộng đồng các dân tộc khác. Họ sống dựa vào nguồn thức ăn thu được từ hái lượm, săn bắt. Thức ăn chủ yếu của người Rục là bột nhúc, thu được từ cây đoác (một loại cây rừng).

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, người Rục sợ hãi, chạy trốn vào rừng sâu để không ai nhìn thấy, không ai làm hại. Hết ngọn núi này đến con suối khác, người Rục quên dần ăn hạt cơm của ông bà, tổ tiên, quên tắm rửa, cắt tóc, quên mặc quần áo..., chui lủi như con chồn, con dúi, chết dần, chết mòn chỉ còn gần 40 người từ già đến trẻ. Kể đến đây, mặt già làng người Rục nheo lại, rồi im lặng.

Chỉ khi Thượng úy Bùi Văn Hải, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Cà Xèng xuất hiện ở sân nhà, khuôn mặt của già làng Cao Ên mới giãn ra. Ông nhấp thêm ngụm nước, rồi kể tiếp câu chuyện với lời khẳng định chắc nịch: “BĐBP chính là những người đã hồi sinh dân tộc chúng tôi”. Vào giữa năm 1959, Tổ tuần tra Đồn Công an vũ trang Óc Sách (nay là Đồn Biên phòng Làng Ho, BĐBP Quảng Bình) cùng dân quân địa phương đi tuần tra biên giới đã bắt gặp “người lạ”. Họ leo trèo trên cây thoăn thoắt như vượn, khi phát hiện lực lượng làm nhiệm vụ liền lẩn vào rừng sâu.

Thông tin phát hiện nhóm người lạ được báo cáo về Ban Chỉ huy Công an vũ trang tỉnh Quảng Bình, xin chỉ đạo. Sau đó, Đồn Công an Óc Sách được giao nhiệm vụ tiếp tục cử lực lượng tìm kiếm nhóm người “kỳ bí” trong rừng sâu và tìm cách đưa họ tái hòa nhập cộng đồng. Tổ công tác do đồng chí Nguyễn Cương làm Đội trưởng cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ và dân quân địa phương len lỏi giữa rừng già, băng rừng, trèo đèo, lội suối, vượt qua thác ghềnh lần theo dấu vết. Sau quãng thời gian dài, họ đã gặp được nhóm người lạ đang quây quần bên đống lửa, trên người che những tấm vỏ làm từ cây rừng. Da mặt ai cũng đen sạm, tóc bù xù chấm vai.

Lúc này, đồng chí Nguyễn Cương trấn tĩnh bước ra. Thế nhưng trông thấy anh, họ kinh hãi bỏ lại tất cả, chạy vào rừng sâu. Thấy vậy những người làm nhiệm vụ chạy theo, quyết không để mất dấu thêm lần nữa. Nhưng bất ngờ, trước mắt họ hàng 22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

chục thân cây vót nhọn lao ra cắm xuống mặt đất. Nhóm người lạ một lần nữa lại mất hút. Phải mất nhiều tuần nữa lực lượng tìm kiếm mới tìm ra “thủ phủ” của những người sống giữa rừng sâu, đó là những hang đá thuộc dãy núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng. Thế nhưng, khi phát hiện những cán bộ Công an vũ trang, họ lại nhanh chóng lẻn sâu vào hang tối.

Lúc này, tổ công tác phải chia làm đôi, một ở lại “gác” ở hang đá, không cho nhóm người lạ ra ngoài di chuyển đến địa điểm khác, số còn lại quay về tìm một già làng người Mày biết tiếng của đồng bào Rục vào làm phiên dịch. Thời gian chờ đợi, những cán bộ, chiến sĩ giữa rừng đào củ mài, củ sắn, lấy nước uống đưa sát vào cửa hang đá để tiếp tế như muốn truyền một thông điệp an lành tới những người trong hang.

Khi già làng người Mày xuất hiện, ông đứng trước cửa hang nói vọng vào trong những điều mà cán bộ Công an vũ trang mong muốn. Hiểu được ý, 38 người lần lượt kéo nhau ra khỏi hang đá. Những ngày tiếp theo, thông qua “phiên dịch”, tổ công tác Công an vũ trang đã vận động được nhóm người Rục ra khỏi rừng về định cư tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, thành lập bản, đặt tên là Cù Nhái. Về định cư ở Cù Nhái, đồng bào Rục được cán bộ Công an vũ trang giúp làm nhà, lo cho từ viên thuốc chữa bệnh, chỉ cho cách làm nên hạt lúa ở trên đồi. Đám thanh niên theo bộ đội lao động sản xuất và canh giữ nương rẫy, bản làng. Cuộc sống của đồng bào Rục cũng hồi sinh từ đó.

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là hiệu quả từ những dự án do BĐBP Quảng Bình triển khai, cuộc sống của đồng bào Rục đang khởi sắc nhanh chóng. Bản làng giờ đây đã có đường, có điện lưới quốc gia, con em bà con được học hành; nhiều gia đình có ti vi, xe máy, tài sản đắt tiền. Đồng bào Rục đang tự tin hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em. Những đổi thay của đồng bào Rục hôm nay có công lao đóng góp và sự nỗ lực, quyết tâm không biết mệt mỏi của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Bình trong 60 năm qua. Về đầu trang http://www.bienphong.com.vn/hanh-trinh-dua-dong-bao-ruc-hoa-nhap-cong-dong/

6. Cầu ngư, khát vọng nhân văn của cư dân biển(Vanhien.vn 5/3, Hoàng Phúc)

Đối với cư dân vùng biển miền Trung, trong đó có Quảng Bình, cầu ngư là hoạt

Lễ hội cầu ngư ở làng biển Cảnh Dương

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

động văn hóa dân gian, là tín ngưỡng tâm linh gắn liền với công việc, sinh hoạt của ngư dân. Được trao truyền và tiếp nối qua nhiều thế hệ, lễ hội cầu ngư hàng năm diễn ra với niềm tin và sự kỳ vọng vào một mùa biển bội thu. Không chỉ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian, hiện nay, tỉnh ta đang tổ chức lễ hội cầu ngư thành sản phẩm du lịch biển hấp dẫn.

Quảng Bình có 116 km chiều dài bờ biển, với nhiều làng biển nổi tiếng như Cảnh Dương, Quang Phú, Ngư Thủy… Ở đó, hàng năm, cư dân đều tổ chức lễ hội cầu ngư với tấm lòng thành kính hướng về Mẹ biển, mong một năm mưa thuận gió hòa để đánh bắt tôm cá đầy thuyền.

Với người làng biển Cảnh Dương, cứ đến ngày rằm tháng giêng là tổ chức lễ hội cầu ngư mà linh vật được tôn quý nhất là cá voi. Ngư dân biểu diễn chèo cạn với những tiếng hát át cả tiếng gió, mặn mòi như muối biển khơi: “Làng ta mở hội cầu ngư/Mừng ngày lễ hội đêm rằm tháng giêng”… Song với người dân các làng biển ở Đồng Hới thì: “Bao giờ cho đến tháng tư/Làng ta mở hội cầu ngư rộn ràng/Trước thì vui xóm vui làng/Sau là cầu nguyện mùa màng bội thu”.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ hội cầu ngư của ngư dân Quảng Bình tích hợp nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, mang bản sắc và đặc trưng riêng so với các địa phương khác.

Nếu như ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ phổ biến các hình thức hát bộ, hò bá trạo và các trò diễn tuồng tích dân gian thì ở Quảng Bình là các làn điệu hò như hò mái dài, mái khoan, hò kéo lưới.

Các làn điệu hò khoan được sử dụng trong hoạt động chèo cạn, hòa nhập thống nhất với nhau, làm nên những giá trị văn hóa truyền thống khó có nơi nào có được. Nghệ thuật truyền thống trong hò khoan - chèo cạn - múa bông được các nghệ nhân dân gian và cộng đồng cư dân các làng biển bảo tồn giữ gìn và trao truyền trọn vẹn cho đến ngày nay.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình Nguyễn Mậu Nam cho biết, tại Quảng Bình, lễ hội cầu ngư diễn ra từ tháng giêng cho đến tháng sáu âm lịch. Dù thời gian, quy mô tổ chức khác nhau nhưng hoạt động này đều có chung niềm tin, sự kính trọng một sinh vật thiêng liêng luôn phù trợ, giúp đỡ ngư dân vượt qua sóng cả gió to, đó là cá voi, thường được gọi một cách tôn kính là cá Ông.

Việc thờ cá Ông còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng biển. Hàng năm, thường sau khi ăn Tết xong, ngư dân các địa phương ven biển tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ hội cầu ngư, lồng ghép lễ tế cá Ông và ra quân đánh bắt vụ cá nam. Lễ hội

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

cầu ngư chính là dịp để cộng đồng ngư dân tri ân thần linh, các thế hệ tiền nhân và những người có công trong việc phát triển nghề cá.

Theo tiến sỹ sử học Nguyễn Thế Hoàn, lễ hội cầu ngư của cư dân miền biển Quảng Bình là hoạt động mang tính cộng đồng cao. Trước kia và bây giờ, tất cả người làm nghề biển và ở vùng biển đều coi trọng và tham gia lễ hội này. Lễ hội có hai phần, phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ rất được coi trọng với các nghi thức cúng tế tại lăng cá Ông hoặc khu vực “thiêng” của làng.

Đến nay, cho dù đã giản lược một số khâu, song ý nghĩa và các nghi thức diễn tế của lễ hội cầu ngư vẫn được tổ chức rất trang trọng. Sau nghi lễ là các hoạt động phần hội như vui chơi, thể thao, văn nghệ. Bên cạnh các trò chơi dân gian mang tính truyền thống như lắc thúng, đua thuyền, thi đan lưới... còn có các hoạt động như bóng đá bãi biển, hội thi ẩm thực, ca hát.

Các hoạt động vui chơi cộng đồng này đã thu hút được sự quan tâm và cổ vũ của nhân dân, tạo nên mối đoàn kết, gắn bó không chỉ giữa những người cùng nghề biển, mà còn với các thành phần nghề nghiệp khác trong vùng.

Trong lễ hội cầu ngư, nếu phần lễ mang lại cho con người những phút giây thiêng liêng thì phần hội giúp họ cảm thấy thoải mái, trút bỏ những lo toan đời thường để hòa mình vào không khí vui tươi, hứng khởi.

Lão ngư Nguyễn Lữ ở làng biển Bảo Ninh chia sẻ, lễ hội cầu ngư của làng thường tổ chức vào trung tuần tháng tư âm lịch. Sau phần tế, lễ hội thu hút ở các màn biểu diễn hò khoan, chèo cạn và múa bông. Đội hình chèo cạn khi biểu diễn trông giống như một chiếc thuyền đang lướt tới.

Làn điệu của năm mái hò trong hò khoan - chèo cạn hòa với nhạc đệm, nhịp chèo tạo nên buổi chèo cạn tổng hòa các thể loại ca - múa - hát. Trong hội cầu ngư, chèo cạn gắn liền với múa bông. Đây là loại hình múa thuần túy, không hát mà chỉ có trống đệm.

Trước đây, nếu như đội hình chèo cạn là những cô gái chưa chồng thì đội hình múa bông là các chàng trai chưa vợ. Mục đích của múa bông là phô diễn sự khỏe mạnh, cường tráng của người dân miền biển để đương đầu với sóng gió.

Đặc sắc hơn cả là hò khoan - chèo cạn, gồm năm mái hò bởi sự cách điệu từ đời sống thực tế vào nghệ thuật cộng đồng. Sự kết hợp của năm mái hò đã diễn tả đầy đủ hoạt động của một con thuyền từ lúc rời bến với nỗi buồn tiễn biệt đoàn người ra khơi (hò mái dài), sự tăng tốc để ra khơi xa (hò mái ba), giai đoạn đánh bắt (hò

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

kéo lưới) và quay trở lại đất liền với sự hân hoan, vui vẻ vì tôm cá đầy khoang (hò mái nện, hò mái khoan).

Giờ đây, lễ hội văn hóa truyền thống đang dần trở thành một loại hình du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách. Nắm bắt được xu thế đó, trong những năm qua, TP. Đồng Hới tổ chức “Tuần văn hóa - du lịch” nhằm giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống miền biển xanh - cát trắng - nắng vàng này.

Trọng tâm của “Tuần văn hóa - du lịch” là lễ hội cầu ngư, đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, trải nghiệm nghề câu mực ở cửa biển Nhật Lệ, giới thiệu các món ăn đặc sản biển Đồng Hới... Lễ hội cầu ngư Đồng Hới bây giờ không chỉ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian mà đang dần trở thành một sản phẩm du lịch phục vụ du khách gần xa mỗi khi đến với Quảng Bình trong dịp nghỉ 30-4 và 1-5.

Chính quyền TP. Đồng Hới và các xã, phường ven biển đã dành một khoản kinh phí để tu sửa lăng, miếu thờ cá Ông, mua sắm các trang thiết bị, trang phục để phục vụ biểu diễn các tiết mục như múa bông, chèo cạn, diễu hành đường phố.

Càng gần ngày diễn ra tuần văn hóa, người dân các xã, phường ven biển Đồng Hới càng háo hức thao luyện, chuẩn bị các hoạt động trong phần hội phục vụ khách du lịch. Nhiều du khách đánh giá, với các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và ẩm thực biển, “Tuần văn hóa - du lịch” được tổ chức ngày càng quy mô, chuyên nghiệp thu hút khách du lịch khi đến với “vương quốc hang động” Quảng Bình.

Đầu năm 2018, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp huyện Quảng Trạch xây dựng sản phẩm “Làng văn hóa du lịch Cảnh Dương” với tâm điểm là các hoạt động như lễ hội cầu ngư, không gian trưng bày bộ xương cá Ông lớn nhất cả nước, công viên thuyền thúng, cung đường bích họa…

Những sản phẩm này bước đầu đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia, tìm hiểu về đời sống văn hóa, truyền thống của người dân làng biển Cảnh Dương. Cũng từ đây, cung đường bích họa trở thành điểm du lịch được nhiều người biết và lựa chọn khi đến Quảng Bình.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Đặng Đông Hà chia sẻ, dù đã đạt được những kết quả bước đầu, song để lễ hội cầu ngư có chỗ “đứng” và trở thành một sản phẩm du lịch đích thực thì phải loại bỏ dần yếu tố lạc hậu, duy trì giá trị chân thực của lễ hội; đồng thời hình thức, nội dung tổ chức phần hội phải được đổi mới, theo kịp xu hướng thời đại và nhu cầu của du khách. Mặt khác, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa chủ thể lễ hội với đơn vị làm du lịch để tạo không gian biểu diễn thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của lễ hội. 26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Dưới góc nhìn văn hóa, lễ hội cầu ngư ở Quảng Bình là một hoạt động tín ngưỡng mang tính cộng đồng của người dân miền biển, tạo nên sức sống nội sinh trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử.

Sức sống nội sinh ấy không chỉ thể hiện ở khát vọng ra khơi thuận buồm xuôi gió, ước mong trời yên biển lặng, biển cho tôm cá đầy khoang mà còn là nét đẹp về đời sống tinh thần phong phú, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn của cư dân vùng biển, giống như một mạch sống truyền thống trong lòng xã hội đương đại, cần được trân trọng và gìn giữ.

Ngày 30-10-2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4069-QĐ/BVHTTDL công bố 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có lễ hội cầu ngư ở Quảng Bình.

Việc lễ hội cầu ngư ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch biển của tỉnh. Về đầu trang http://vanhien.vn/news/quang-binh-cau-ngu-khat-vong-nhan-van-cua-cu-dan-bien-67628

IV. Pháp luật - An ninh quốc phòng

1. Dân ‘tố’ gia đình Phó công an huyện Quảng Ninh cơi nới, chiêm dụng đất công(Giadinhvietnam.com 6/3, Nguyễn Hoàng)

Chính quyền sở tại kết luận gia đình ông Lê Hồng Minh cơi nới, bao chiếm hơn 400 m2 đất do nhà nước quản lý tại phường Hải Thành, TP Đồng Hới.

Theo phản ánh của người dân, phần đất gia đình ông Lê Hồng Minh – Phó trưởng Công an huyện Quảng Ninh - Quảng Bình cơi nới, sử dụng nằm ở tổ dân phố 1, phường Hải Thành (TP Đồng Hới) thuộc thửa đất BCS số 79, tờ bản đồ số 12 do UBND phường Hải Thành quản lý. Thửa đất có hướng Bắc giáp

UBND phường Hải Thành kết luận gia đình ông Lê Hồng Minh đang bao chiếm, sử dụng thửa đất do phường quản lý

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

với vườn nhà ông Minh, hướng Nam giáp với nhà máy nước, hướng Đông giáp với đường dân sinh.

Thực tế cho thấy, phía Tây Nam của phần đất mà gia đình ông Minh cơi nới có 1 hàng rào đã được xây dựng kiên cố từ lâu, phía Đông cũng được rào chắn bằng 1 hệ thống lưới. Cạnh lề đường, một khối lượng đá hộc được tập kết từ lâu. Nhiều cây ăn quả đã được trồng ngay trên phần đất được gia đình ông Minh rào chắn lại.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó, ngày 19/04/2018 UBND phường Hải Thành đã lập biên bản sự việc đối với gia đình ông Minh với nội dung: Tại giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất được cấp cho gia đình bà Hường (vợ ông Minh) là 358,5 m2. Qua quá trình sử dụng gia đình bà Hường đã rào hàng rào bằng tường gạch và lưới qua 2 lần là 443,1m2, do vậy diện tích gia đình bà Hường đã sử dụng là 801,6m2. Việc cơi nới đất của gia đình bà Hường là không đúng quy định của pháp luật đất đai.

Phường Hải Thành yêu cầu gia đình bà Hường tháo dỡ 237m2 phần cơi nới thêm. Tạm thời, cho gia đình sử dụng 206,1m2 (phần tường rào cơi nới trước), nếu khi nhà nước yêu cầu thu hồi thì gia đình phải có trách nhiệm tháo dỡ để trả lại cho nhà nước và không được yêu cầu bồi thường và hỗ trợ gì. Đối với phần tường rào được xây dựng kiên cố trên phần đất do chính quyền quản lý, phường Hải Thành yêu cầu ông Minh, bà Hường tháo dỡ phần công trình vi phạm này.

Ngày 25/05/2018,UBND phường Hải Thành ban hành thông báo số 14/TB-UBND, yêu cầu gia đình ông Lê Hồng Minh tự giác tháo bỏ phần lưới rào chắn vi phạm nói trên, trả lại nguyên trạng phần đất do UBND phường quản lý đã bị gia đình cơi nới, lấn chiếm, thời hạn đến hết ngày 28/5/2018.

Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn không hề có chuyển biến nào, phần hàng rào kiên cố lẫn phần hàng rào bằng lưới vẫn không được tháo dỡ. Thậm chí sự việc còn phức tạp hơn khi gia đình ông Minh đã tiến hành trồng nhiều cây ăn quả lên phần đất lấn chiếm.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Chủ tịch UBND phường Hải Thành - cho rằng việc ông Lê Hồng Minh hiện đang giữ chức vụ Phó trưởng công an huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) có sự vi phạm nói trên khiến dư luận người dân địa phương thêm bức xúc.

Khi PV xuất trình những hình ảnh hiện tại về tình trạng vi phạm của gia đình ông Minh, vị chủ tịch phường nói sẽ cho kiểm tra lại và có biện pháp xử lý.

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Liên quan đến sự việc, ông Lê Hồng Minh khẳng định gia đình mình không lấn chiếm đất công, vị này cho rằng phần đất (phường kết luận ông Minh lấn chiếm) là của gia đình đã nhận chuyển nhượng từ người khác. Theo đó, ông Minh cho rằng, việc gia đình xây hàng rào kiên cố như hiện trạng là đúng với chỉ giới theo giấy chuyển nhượng đất được lập từ năm 1995.

Trong giấy chuyển nhượng viết tay đề ngày 15/4/1995 ghi ông Phan Văn Lâm nhượng lại đất khu vực phía Nam và Đông nhà ông Lâm lại cho bà Lanh và ông Minh. Cụ thể, phía Tây Nam giáp đường ra biển, phía Nam giáp 2 góc bồn hoa nhà ông Lâm, phía Đông từ mép hồ nước ra 1m, phía Bắc sau lưng nhà ông Lâm cách móng nhà 1,5m.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND phường Hải Thành Nguyễn Ngọc Thanh cho biết, quá trình làm việc với phường, gia đình ông Minh không đưa giấy chuyển nhượng này ra đối chiếu.

“Mấy lần làm việc với phường, họ không đưa cái này ra (giấy chuyển nhượng đất – PV) nên anh em không biết. Giờ có cái này chúng tôi sẽ kiểm tra lại toàn bộ phạm vi đất này, xem lại việc chuyển đổi này có đúng hay không”, ông Thanh cho hay.

Cùng với đó, đối với giao dịch chuyển nhượng mà ông Minh đề cập, đến nay UBND phường Hải Thành lại không biết, hồ sơ địa chính không thể hiện thửa có sự chuyển nhượng hợp pháp.

Nói về diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ có diện tích 358,5m2 nhưng hiện trạng sử dụng là hơn 800m2, ông Lê Hồng Minh cho rằng: “Sổ đỏ của gia đình bị làm sai và tờ giấy nhượng đất được lập năm 1995 mới là đúng”.

Khi được hỏi, nếu cho rằng “sổ đỏ” bị làm sai tại sao trong nhiều năm như vậy gia đình không đề nghị điều chỉnh lại thì ông Minh lại cho rằng “không cần thiết nên không làm”?!

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND phường Hải Thành, ông Nguyễn Ngọc Thanh cho biết sẽ kiểm tra lại hồ sơ địa chính, xác minh diện tích đất thực tế gia đình ông Minh đang sử dụng, lấn chiếm cũng như sẽ kiểm tra lại có hay không việc chuyển nhượng đất giữa ông Lâm và ông Minh, giao dịch chuyển nhượng này có hợp pháp hay không?

Hiện tại, việc kiểm tra, xác định vi phạm về đất đai của gia đình ông Lê Hồng Minh như UBND phường đã làm và ra thông báo tháo dỡ công trình lấn chiếm, là đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ quản lý địa chính tại địa phương. Về đầu trang

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

https://giadinhvietnam.com/quang-binh-dan-to-gia-dinh-pho-cong-an-huyen-quang-ninh-coi-noi-chiem-dung-dat-cong-d140817.html

2. Ai phá hơn 10 ha rừng gỗ quý ở Quảng Bình?(VOVNews 6/3, Thanh Tuấn)

Tại Tiểu khu 486, 487, thuộc lâm phận Khe Giữa, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, hơn 10ha rừng, chủ yếu là gỗ lim bị phá trơ trọi. Một người dân ở bản Mít, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy dẫn chúng tôi đến khu vực rừng bị đốn hạ. Cách Trạm Quản lý bảo vệ rừng Vít Thù Lù, Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa (thuộc Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại) chừng 1 cây số, cả khu rừng tự nhiên hơn 10 ha bị chặt và đốt phá không thương

tiếc. Anh Hồ Len, ở xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, trước và sau Tết nguyên đán vừa qua, một nhóm người ngang nhiên dùng cưa vào rừng đốn hạ cây: “Rừng đó toàn cây gỗ quý, gồm lim, gõ, huệnh rất to. Họ chặt phá mà lâm trường ở sát đây không ngăn chặn, họ cứ cho phá. Những thân gỗ to họ lấy hết đi rồi, chỉ còn trơ gốc với ngọn”.

Tại hiện trường, 5 quả đồi kế tiếp nhau bị cạo trọc, còn sót lại hàng chục gốc lim đường kính từ 40-70cm. Nhiều cây gỗ khác như táu, dổi… gãy đổ ngổn ngang. Phía sâu trong rừng, nhiều hộp gỗ lim nặng trịch, vết cưa còn tươi mới nhưng nhóm phá rừng chưa kịp mang đi tẩu tán.

Ông Hồ Đua, Trưởng Bản Ho Rum, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, người dân rất bức xúc vì Trạm bảo vệ rừng và Kiểm lâm ở cách hiện trường không xa nhưng lại để rừng bị phá.

“Bên Lâm trường phá những cây gỗ lớn, theo người dân có khả năng có sự tiếp tay của bên Kiểm lâm. Trong khi đó, những người dân bản phát quang những cây rú non, để trồng rau màu thì họ nghiêm cấm. Bởi thế bà con dân bản rất bức xúc và phẫn nộ về cách làm của cơ quan cấp trên”, ông Hồ Đua cho biết.

Rất nhiều gốc lim đường kính lớn đã bị tàn phá lấy gỗ.

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Theo người dân địa phương, những người phá rừng thuê máy móc đào xới, làm đường chạy quanh các sườn đồi vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Sau đó, nhóm người này tổ chức đốt rừng để xóa mọi dấu vết. Do có nhiều cây gỗ rừng cổ thụ vững chãi chưa kịp hóa thành tro tàn, trở thành bằng chứng để dân bản tố cáo. Ông Hồ Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, chính quyền xã nhận được tin báo có người phá rừng ở khu vực bản Mít. Xã đã lập biên bản xử lý, tuy nhiên việc chặt đốt với quy mô lớn 10ha thì xã không nắm thông tin và rất bất ngờ. “Trên địa bàn, không chỉ lâm trường, chủ rừng mà có hành vi tàn phá hủy hoại rừng thì cơ quan chức năng cần phải vào cuộc đánh giá, có điểm nào liên quan phá rừng thì đề nghị nghiêm túc xem xét, đánh giá”, ông Hồ Văn Tuyên nói thêm.

Ông Ngô Hữu Thành, Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa cho biết, khu vực rừng Tiểu khu 486, 487 là rừng trồng sản xuất, hồ sơ thiết kế từ năm 2017. Khi nhìn vào hình ảnh hàng loạt gốc gỗ lớn chụp tại hiện trường, ông Thành biện bạch, số cây này lâm trường đã khai thác từ lâu. Lý do khai thác là rừng bị gãy đổ nhiều sau bão năm 2017. Tuy nhiên, khi được hỏi một khu rừng gỗ lớn rộng 10ha thì bão có thể làm gãy đổ hết không, ông Thành không trả lời được: “Khi đi vào khai thác thì lâm trường tiến hành kiểm tra thiết kế, trước khi chặt xong thì giữa rừng còn các cây nhỏ nên tiến hành chặt lại. Đơn vị đã cho lực lượng bảo vệ rừng, kỹ thuật kiểm tra toàn bộ diện tích. Năm 2017 bão vào, lâm trường tiến hành tận thu cây sau bão, thiết kế lại vùng rừng theo bản đồ cũ, không lấn rừng tự nhiên gì hết”.

Ông Nguyễn Xuân Quế, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình phân bua, những khúc gỗ lim còn lại tại Tiểu khu 486, 487 hầu hết là của cây bị bọong, mối mọt, bị gió làm gãy… nên lâm trường mới khai thác. Rừng ở 2 Tiểu khu này được khai thác kể từ năm 2012 để chuyển đổi qua rừng trồng keo. Ông Quế đổ lỗi cho dân bản thường vào rừng trộm gỗ.

“Khu vực này trước đây là bãi tập hợp tận thu cây lóc lõi của lâm trường. Lâm trường kéo cây về tập hợp ở đó. Có một số cây nghiệm thu không đảm bảo nên lâm trường không lấy. Sau này, Kiểm lâm quản lý thì thấy gỗ vẫn còn ở hiện trường, chứ không ai đưa gỗ đi đâu cả. Có thể dân bản vào rừng trộm cắp, lấy vài cái đe (khúc gỗ) thôi”, ông Quế phân bua.

Dư luận cho rằng, bãi tập kết cây rừng tận thu từ nơi khác thì vì sao có nhiều gốc gỗ lớn tại hiện trường. Và một rừng gỗ lim, táu quý giá như vậy lại sát với khu vực rừng nguyên sinh thì không thể là rừng nghèo kiệt, và càng không được phép 31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

chuyển đổi qua rừng trồng sản xuất. Cơ quan chức năng cung cấp hồ sơ thiết kế rừng vào năm 2017, tức là sau khi có Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên.

Như vậy, liệu việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của lâm trường Khe Giữa có trái với quy định của pháp luật hay không? Các ngành chức năng cần sớm vào cuộc điều tra, làm rõ trách nhiệm vụ khai thác rừng gỗ quý ở Tiểu khu 486, 487?. Về đầu trang https://vov.vn/tin-24h/ai-pha-hon-10-ha-rung-go-quy-o-quang-binh-882658.vov

3. Bắt giữ, xử lý 100 vụ vi phạm lâm luật(Baoquangbinh.vn 5/3)

Để chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra, ngăn chặn, phòng ngừa và bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, từ đầu tháng 1 đến hết tháng 2-2019, lực lượng Kiểm lâm tỉnh phối hợp với các ban, ngành, địa phương đã tổ chức 3 đợt tuần tra bảo vệ rừng và truy quét lâm tặc trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, Chi cục đã huy động toàn lực lượng phối hợp với Công an, Bộ đội Biên phòng, các địa phương và các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm soát lâm sản và động vật hoang dã; lập chốt chặn kiểm tra và truy quét lâm tặc tại các khu vực rừng có nguy cơ bị xâm hại cao về khai thác lâm sản trái phép; rà soát, kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản trên địa bàn tỉnh... để bảo vệ toàn bộ diện tích rừng, không để xảy ra “điểm nóng”, sự vụ bất ngờ trên địa bàn.

Đặc biệt, các lực lượng chức năng đã triển khai chốt chặn kiểm tra và truy quét lâm tặc tại các địa bàn trọng điểm như: xã Quảng Sơn và tuyến sông Gianh, Rào Nan; tuyến đường liên xã từ Cao Quảng về Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn); xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hoá, Hóa Sơn, Trung Hóa, Tân Hóa, khu vực TK 37, 39 (huyện Minh Hoá); Cao Quảng, Lâm Hóa, Thanh Hóa, khu vực rừng TK 37, 38 và rừng đầu nguồn Khe Nét giáp ranh với hai huyện Hương Khê, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (huyện Tuyên Hoá); khu vực vùng lõi và các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tuyến đường 20 (huyện Bố Trạch)...

Kết quả, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 100 vụ vi phạm lâm luật; tịch thu 84m3 gỗ các loại, 233kg phong lan, 684kg hương giáng, 1 xe ba gác, 1 máy cưa xăng...; thu nộp ngân sách trên 1,1 tỷ đồng. Nhìn chung, tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh giảm 35% so với cùng kỳ năm 2018.Về đầu tranghttps://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/201903/bat-giu-xu-ly-100-vu-vi-pham-lam-luat-2164780/ 32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

4. Nhà nghỉ Hoài Thu xây trái phép, UBND huyện bó tay?(Danviet.vn 6/3, Lê Tập - Trần Anh)

Nhà nghỉ Hoài Thu (địa chỉ thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) không chỉ xây sai phép mà còn lấn cả hành lang đường bộ, lấn cả sông Gianh.

Những ngày qua, phóng viên Dân Việt nhận được phản ánh của người dân thôn Thanh Khê (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) về việc nhà nghỉ Hoài Thu (nằm sát chân cầu Thanh Ba, thuộc địa phận thôn Thanh Khê, xã Thanh

Trạch) xây sai phép.

Những ngày qua, phóng viên Dân Việt nhận được phản ánh của người dân thôn Thanh Khê (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) về việc nhà nghỉ Hoài Thu (nằm sát chân cầu Thanh Ba, thuộc địa phận thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch) xây sai phép.

Phóng viên vào cuộc và nắm được, nhà nghỉ Hoài Thu do ông Nguyễn Văn Đức (chủ công trình) đã lấn ra hành lang giao thông Quốc lộ 1A và lấp. Ngoài ra lấn cả ra sông Giang.

Biên bản lập ngày 16.10.2018 dưới sự kiểm tra của Hạt Quản lý đường bộ BOT, UBND xã Thanh Trạch xác định chủ nhà nghỉ - ông Nguyễn Văn Đức đã "đào hố móng đất, dựng cột thép chuẩn bị đổ ba móng, cột trụ. Hiện tại đào 5 hố. Hố móng thứ nhất cách lan cầu 0,7m, hố thứ hai cách mép đường nhựa 1m, hố thứ ba cách 1,6m, hố thứ tư cách 2m, hố thứ năm cách 2,2m.

Hành trên đã vi phạm quy định tại điều 8 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 và khoản 1, điều 15 thuộc Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24.2.2010 của Chính phủ về Quản lý và Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ".

Chủ nhà nghỉ Hoài Thu ngang nhiên cơi nới, kè đá kiên cố lấn sông Gianh.

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewVề cầu Nhật Lệ 2, dự án đã thông xe kỹ thuật từ tháng 8-2017; chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào

Ngày 19.10.2018, Cục Quản lý đường bộ II (Tổng Cục đường bộ Việt Nam) đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Nguyễn Văn Đức 2,5 triệu đồng. Buộc phải dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, tới thời điểm này,đã 5 tháng trôi qua nhưng nhà nghỉ này vẫn chưa thấy bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy sẽ tháo dỡ.

Làm việc với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lào - Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch cho biết: “Vừa rồi, bên Thanh tra giao thông cùng với xã đã lập biên bản về việc vi phạm hành lang Quốc lộ 1A, biện pháp là buộc phải tháo dỡ”.

Còn ông Đỗ Xuân Thủy - Chi cục phó Quản lý đường bộ II.4 (Cục Quản lý đường bộ II, Tổng cục Đường bộ Việt Nam) nói: “Nhà nghỉ Hoài Thu bên cầu Thanh Ba của ông Nguyễn Văn Đức vi phạm đã rõ, họ mới nộp phạt”.

Ông Thủy cho biết thêm: “Họ vẫn chưa tự tháo dỡ vi phạm”. Về đầu trang http://danviet.vn/ban-doc/quang-binh-nha-nghi-hoai-thu-xay-trai-phep-ubnd-huyen-bo-tay-959987.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

34