26
Tiu lun: QUY CHVVN, CHUYN NHƯỢNG VN & TCHC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY HP DANH THC HIN NHÓM MASTER9X – LỚP ĐÊM 7 CAO HC KHÓA 22

CONG TY HOP DANH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CONG TY HOP DANH

e. The abstract is typi cally a short summary of the conte nts of the document. Type the abstra ct of the document here. T he abstra ct is typically a short summary of the contents of the docume nt.]

Tiểu luận:

QUY CHẾ VỀ VỐN, CHUYỂN

NHƯỢNG VỐN & TỔ CHỨC

QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY

HỢP DANH

THỰC HIỆN

NHÓM MASTER9X – LỚP ĐÊM 7

CAO HỌC KHÓA 22

Page 2: CONG TY HOP DANH

Danh sách nhóm MASTER 9X:

1. Trƣơng Quốc Cƣờng

2. Trần Thị Nguyên Hƣơng

3. Trần Đào Phƣơng Linh

4. Nguyễn Duy Quang

5. Lê Ngọc Sơn

6. Trần Hữu Tuấn

7. Lƣơng Thị Thanh Vƣơng

Page 3: CONG TY HOP DANH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CÔNG TY HỢP DANH .................................... 2

1.1 Khái niệm, đặc điểm .............................................................................. 2

1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 2

1.1.2 Đặc điểm .......................................................................................... 2

1.2 Thành lập công ty hợp danh ................................................................... 3

1.3 Địa vị pháp lý của thành viên công ty hợp danh .................................... 3

1.3.1 Thành viên hợp danh ....................................................................... 3

1.3.2 Thành viên góp vốn .......................................................................... 6

1.4 Xác lập và thay đổi tƣ cách thành viên của công ty ............................... 7

1.4.1 Tư cách thành viên của công ty được xác lập khi ........................... 7

1.4.2 Chấm dứt tư cách thành viên ........................................................... 7

1.5 Giải thể và phá sản công ty hợp danh .................................................... 8

CHƢƠNG 2 QUY CHẾ VỀ VỐN VÀ CHUYỂN NHƢỢNG VỐN ............ 9

2.1 Vốn điều lệ và huy động vốn ................................................................. 9

2.2 Vấn đề chuyển nhƣợng vốn, rút vốn .................................................... 10

CHƢƠNG 3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ ............................................................ 12

3.1 Hội đồng thành viên ............................................................................. 12

3.2 Chủ tịch Hội đồng thành viên và giám đốc (Tổng giám đốc) .............. 13

3.3 Điều hành kinh doanh công ty hợp danh ............................................. 14

CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH .................................................... 15

4.1 Thực trạng về công ty hợp danh tại Việt Nam ..................................... 15

4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ..... 16

4.2.1 Công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản ............................ 16

4.2.2 Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh ..................................... 19

4.2.3 Vấn đề thừa kế vốn của thành viên chết hoặc mất tích. ................ 20

4.2.4 Vấn đề tổ chức lại công ty hợp danh ............................................. 21

Page 4: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, nƣớc ta trong nền kinh tế hội nhập thế giới, việc kinh doanh ngày

càng phát triển, nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần

có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều ngƣời hơn. Do đó môi

trƣờng pháp lý nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng vô cùng quan

trọng. Chính vì vậy việc liên tục hoàn thiện chính sách pháp luật kinh tế, trong đó

có pháp luật về doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Luật Doanh nghiệp 2005

thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 đã góp phần hoàn thiện hơn các quy định của

pháp luật về doanh nghiệp.

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài

ngƣời. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ đƣợc ghi nhận trong pháp luật của Việt

Nam chƣa lâu.Từ chỗ chỉ đƣợc quy định khiêm tốn trong bốn điều khoản tại Luật

Doanh nghiệp 1999, đã đƣợc nâng lên mƣời điều khoản trong Luật Doanh nghiệp

2005 (sửa đổi bổ sung 2009). Mô hình công ty này đã đƣợc quy định chi tiết rõ ràng

hơn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên trên thực tế thì số lƣợng các

công ty hợp danh đang hoạt động hiện nay quá ít chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực

luật và kiểm toán.

Chính vì lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “ Quy chế về vốn, chuyển nhƣợng

vốn và tổ chức quản lý trong công ty hợp danh” nhằm có thể góp phần làm sáng tỏ

những đặc điểm, bản chất pháp lý của loại hình công ty hợp danh nhằm thúc đẩy sự

tham gia nhiều hơn nữa của loại hình công ty này trong nền kinh tế Việt Nam.

Page 5: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CÔNG TY HỢP DANH

1.1 Khái niệm, đặc điểm

1.1.1 Khái niệm

Công ty hợp danh theo Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 là doanh nghiệp

trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau

kinh doanh dƣới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài

các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong

phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

1.1.2 Đặc điểm

Công ty hợp danh theo pháp luật Việt nam có những đặc điểm nhƣ sau:

- Mang bản chất đối nhân nhƣ các công ty hợp danh trên thế giới.

- Về tƣ cách thành viên, trong công ty hợp danh có thành viên chịu trách nhiệm

vô hạn đƣợc gọi là thành viên hợp danh, thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn

đƣợc gọi là thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên có quy chế pháp lý riêng.

- Về số lƣợng thành viên, công ty hợp danh Việt Nam quy định số thành viên

hợp danh tối thiểu là hai, quy định này giống nhƣ hầu hết các quốc gia.

- Công ty hợp danh Việt Nam cũng phải hoạt động dƣới tên gọi riêng, tên gọi

mang ý nghĩa đặc trƣng của loại hình công ty đối nhân.

- Đặc điểm cuối cùng là công ty hợp danh Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, là

chủ thể độc lập trƣớc pháp luật, tuy nhiên không có sự tách bạch giữa tài sản

của công ty với tài sản của thành viên hợp danh, nên không độc lập trong

việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh không

có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Page 6: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 3

1.2 Thành lập công ty hợp danh

Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện thành lập công ty hợp danh cũng là

điều kiện chung cho các doanh nghiệp khác. Những yếu tố liên quan đến nhân thân

ngƣời thành lập nhƣ độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, nghề nghiệp đƣợc quy định

cụ thể trong Bộ luật Dân sự, luật Doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn khác.

Ngƣời chƣa thành niên; ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng

lực hành vi dân sự; ngƣời đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm

hành nghề kinh doanh không đƣợc phép tham gia thành lập doanh nghiệp.

Độ tuổi theo quy định của pháp luật có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm

trƣớc các hợp đồng do mình ký kết là 18 tuổi.

Trong điều kiện về nghề nghiệp, ngƣời thành lập phải không thuộc một trong

bảy nhóm đối tƣợng nêu tại khoản 2 Điều 13 luật Doanh nghiệp 2005.

Ngƣời thành lập công ty phải làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, chịu trách

nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ, sau đó nộp tại cơ quan đăng

ký kinh doanh có thẩm quyền (phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc tƣơng

đƣơng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh đƣợc quy định tại

Điều 17 luật Doanh nghiệp 2005, Điều 20 nghị định 43/2010/NĐCP

1.3 Địa vị pháp lý của thành viên công ty hợp danh

1.3.1 Thành viên hợp danh

a. Điều kiện pháp lý

Thành viên hợp danh là một cá nhân: Công dân Việt Nam, nƣớc ngoài.

Thành viên hợp danh phải thỏa mãn điều kiện về ngƣời quản lý doanh

nghiệp.

Chuyên môn: nếu thành viên hợp danh thực hiện hành vi kinh doanh có yêu

cầu về chuyên môn thì thành viên phải thỏa mãn các quy định của pháp luật

về chuyên môn.

Page 7: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 4

b. Quyền

Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về vấn đề của công ty. Mỗi thành viên

hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại

điều lệ công ty.

Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh

doanh đã đăng ký, đàm phán và ký hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ƣớc với những

điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.

Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành,

nghề kinh doanh đã đăng ký. Nếu ứng trƣớc tiền của mình để thực hiện công việc

kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền cả góc

và lãi thị trƣờng trên số tiền gốc đã ứng trƣớc.

Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền

nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót của cá nhân của chính thành viên đó.

Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình

kinh doanh của công ty, kiểm tra tài sản, số kế toán và các tài liệu khác của công ty

bất kì lúc nào nếu xét thấy cần thiết.

Đƣợc chia lợi nhuận tƣơng ứng với tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận quy

định tại điều lệ công ty.

Khi công ty giải thể hoặc phá sản, đƣợc chia một phần giá trị tài sản còn lại

theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.

Trƣờng hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì

ngƣời thừa kế của thành viên đƣợc hƣởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã

trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Ngƣời thừa kế có thể trở thành

thành viên hợp danh nếu đƣợc hội đồng thành viên chấp nhận.

Các quyền khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.

Page 8: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 5

c. Nghĩa vụ

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản

của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Tiến hành quản lý và thực hiện kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và

tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tấc cả thành viên.

Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định

của pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của hội đồng thành viên. Nếu làm trái

quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi

thƣờng thiệt hại.

Không đƣợc sử dụng tài sản của công ty để tƣ lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ

chức, cá nhân khác.

Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản và bồi thƣờng thiệt hại gây ra đối với

công ty trong trƣờng hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh

ngƣời khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề

đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty.

Chịu lỗ tƣơng ứng với phần góp vốn vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy

định tại điều lệ công ty trong trƣờng hợp công ty kinh doanh thua lỗ.

Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và

kết quả kinh doanh của mình với công ty, cung cấp thông tin về tình hình và kết quả

kinh doanh cuả mình cho thành viên có yêu cầu.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.

d. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh không đƣợc làm chủ doanh nghiệp tƣ nhân hoặc thành

viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trƣờng hợp đƣợc sự nhất trí của thành

viên hợp danh còn lại.

Page 9: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 6

Thành viên hợp danh không đƣợc quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh

ngƣời khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tƣ

lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không đƣợc quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần

vốn góp của mình tại các công ty cho ngƣời khác nếu không đƣợc sự chấp nhận của

các thành viên hợp danh còn lại.

1.3.2 Thành viên góp vốn

a. Quyền

Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại hội đồng thành viên về việc sửa

đổi bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên

góp vốn. Về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của điều lệ công ty

có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Đƣợc chia lợi nhuận hàng năm tƣơng ứng với tỷ lệ góp vốn trong vốn điều lệ

công ty.

Đƣợc cung cấp báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Có quyền yêu cầu

chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực

các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty, xem xét sổ kế toán, sổ

biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty.

Chuyển nhƣợng phần vốn góp của mình tại công ty cho ngƣời khác.

Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh ngƣời khác tiến hành kinh doanh các

ngành, nghề đã đăng ký của công ty.

Định đoạt phần góp vốn của mình bằng cách thừa kế, tặng cho, thế chấp,

cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Trƣờng hợp chết hoặc bị tòa tuyên bố là đã chết thì ngƣời thừa kế thay thế thành

viên đã chết trở thành thanh viên góp vốn công ty.

Đƣợc chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tƣơng ứng với tỷ lệ

vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

Page 10: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 7

Các quyền khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.

b. Nghĩa vụ

Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong

phạm vi số vốn đã cam kết góp.

Không đƣợc tham gia quản lý công ty, không đƣợc tiến hành công việc kinh

doanh nhân danh công ty.

Tuân thủ điều lệ, nội quy và quyết định của hội đồng thành viên.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.

1.4 Xác lập và thay đổi tư cách thành viên của công ty

1.4.1 Tư cách thành viên của công ty được xác lập khi

Tham gia thành lập công ty.

Đƣợc tiếp nhận vào công ty (khi công ty quyết định tăng thêm số lƣợng

thành viên, tăng vốn điều lệ…).

Nhận chuyển nhƣợng phần góp vốn từ thành viên góp vốn của công ty hợp

danh (chỉ áp dụng đối với thành viên góp vốn).

Nhận phần góp vốn từ thừa kế, cho tặng từ thành viên góp vốn.

1.4.2 Chấm dứt tư cách thành viên

Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.

Tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu đƣợc hội đồng thành viên chấp thuận.

Trong trƣờng hợp này thành viên muốn rút khỏi công ty phải thông báo bằng văn

bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trƣớc ngày rút vốn.

Bị tòa án tuyên bố mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Bị khai trừ khỏi công ty khi: Không thực hiện nghĩa vụ góp vốn, vi phạm các

nghĩa vụ của thành viên.

Page 11: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 8

Chuyển nhƣợng phần vốn góp của mình cho ngƣời khác. Việc chuyển

nhƣợng của thành viên hợp danh phải đƣợc hội đồng thành viên chấp thuận.

Tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu đƣợc đa số thành viên hợp danh đồng ý.

1.5 Giải thể và phá sản công ty hợp danh

Công ty hợp danh ra đời do sự thỏa thuận của các thành viên, do đó việc kết

thúc thời hạn hoạt động của công ty ghi trong điều lệ công ty là một trong các

trƣờng hợp dẫn đến sự kiện pháp lý là giải thể công ty. Nếu hết thời hạn theo thỏa

thuận ghi trong điều lệ mà các thành viên không thỏa thuận thêm và không xin gia

hạn thì công ty sẽ bị giải thể.

Theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh cũng có

thể giải thể mà không cần đợi đến khi hết hạn trong điều lệ công ty, chỉ cần có

quyết định của tất cả các thành viên hợp danh. Trƣờng hợp này là giải thể khi công

ty đang hoạt động, vì một lý do nào đó nhƣ hiệu quả kinh doanh không cao, các

thành viên bất hợp tác với nhau hoặc bất kỳ lý do gì nếu thấy sự tồn tại của công ty

là không cần thiết nữa.

Một trong những điều kiện thành lập công ty hợp danh là phải có ít nhất hai

thành viên hợp danh trở lên. Do đó, nếu trong quá trình hoạt động công ty không đủ

số thành viên theo quy định cũng sẽ phải giải thể.

Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác, công ty hợp danh bị giải thể khi bị cơ quan

nhà nƣớc có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh. Đây là trƣờng hợp giải thể

bắt buộc

Trình tự thủ tục giải thể công ty hợp danh đƣợc thực hiện theo trình tự giải

thể chung theo quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp cho tất cả các doanh

nghiệp.

Một trong những điều kiện để tiến hành thủ tục giải thể công ty hợp danh là

các khoản nợ của công ty phải đƣợc thanh toán hết. Nếu nhƣ các thành viên hợp

danh đã dùng hết tài sản riêng của mình để thanh toán nhƣng vẫn không trả hết nợ

thì bắt buộc phải chuyển sang thủ tục phá sản công ty.

Page 12: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 9

CHƯƠNG 2 QUY CHẾ VỀ VỐN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

2.1 Vốn điều lệ và huy động vốn

Vốn điều lệ là số vốn do tất cả thành viên góp hoặc cam kết góp trong một

thời hạn nhất định và đƣợc ghi vào Điều lệ công ty.

Là một loại hình công ty mang bản chất đối nhân, lại tồn tại hai loại thành viên

với quy chế pháp lý khác nhau, nên vốn góp trong công ty hợp danh có điểm khác

so với các công ty đối vốn. Vốn góp của thành viên hợp danh ngoài các yếu tố vật

chất tồn tại dƣới dạng tiền, tài sản nhƣ vốn góp của các loại hình công ty khác hay nhƣ

vốn góp của thành viên góp vốn, còn tồn tại dƣới dạng phi vật chất, đó là những yếu

tố nhƣ uy tín nghề nghiệp, kinh nghiệm, danh tiếng, tên riêng, những yếu tố gắn liền

với nhân thân thành viên, và chỉ có thể có ở thành viên hợp danh. Loại vốn góp này

tạo nên nét đặc trƣng riêng biệt của công ty hợp danh.

Đối với các loại vốn góp bằng tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng

đất, thì ngƣời góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền

sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải đƣợc thực

hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Thành viên sẽ đƣợc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tại thời điểm góp đủ

vốn nhƣ đã cam kết.

Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

- Tài sản góp vốn của các thành viên đã chuyển quyền sở hữu cho công ty;

- Tài sản tạo lập đƣợc mang tên công ty;

- Tài sản thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực

hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh

doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân

thực hiện;

Page 13: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 10

- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 3 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty hợp danh

không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó công ty hợp danh

có thể huy động vốn bằng cách khác nhƣ tăng vốn góp của các thành viên

trong công ty, tiếp nhận thành viên mới, hoặc kêu gọi các tổ chức cá nhân

đầu tƣ góp vốn.

2.2 Vấn đề chuyển nhượng vốn, rút vốn

Pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với việc chuyển nhƣợng vốn của các viên

hợp danh. Một thành viên muốn chuyển nhƣợng vốn góp cần phải đƣợc sự đồng ý

của tất cả các thành viên hợp danh còn lại. Nếu chuyển nhƣợng toàn bộ vốn góp, có

nghĩa là ngƣời nhận chuyển nhƣợng sẽ tiếp nhận luôn tƣ cách thành viên, các quyền

và nghĩa vụ của thành viên chuyển nhƣợng tính đến thời điểm chuyển nhƣợng (loại

trừ các nghĩa vụ phát sinh trƣớc thời điểm chuyển nhƣợng, thành viên chuyển

nhƣợng vẫn tiếp tục liên đới chịu trách nhiệm).

Việc rút vốn của thành viên hợp danh cũng phải tuân thủ theo các quy định

chặt chẽ của pháp luật, của điều lệ công ty. Trƣớc hết, phải đƣợc thông qua và đƣợc

sự đồng ý của Hội đồng thành viên, và phải lựa chọn thời điểm hợp lý. Chỉ đƣợc rút

vốn sau khi kết thúc năm tài chính và đã thông qua báo cáo tài chính của năm tài

chính. Sau khi rút khỏi công ty, phần vốn góp của thành viên hợp danh đƣợc hoàn

trả theo quy định tại điều lệ công ty, hoặc theo giá thỏa thuận giữa các thành viên.

Thành viên hợp danh sau khi rút vốn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các

nghĩa vụ của công ty trƣớc khi thực hiện việc đăng ký chấm dứt tƣ cách thành viên

với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong trƣờng hợp công ty hợp danh có hai thành viên mà một trong số họ rút

khỏi công ty thì công ty hợp danh kết thúc hoạt động. Thành viên còn lại muốn tiếp

tục kinh doanh thì hoặc tiếp nhận thành viên hợp danh mới hoặc đăng ký kinh

doanh theo hình thức doanh nghiệp tƣ nhân, hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên là cá nhân.

Page 14: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 11

Trái ngƣợc với thành viên hợp danh, vấn đề chuyển nhƣợng hoặc rút vốn của

thành viên góp vốn không bị ràng buộc nhiều bởi pháp luật. Họ đƣợc quyền tự do

chuyển nhƣợng phần vốn góp của mình cho bất kỳ ngƣời nào nếu điều lệ công ty

không hạn chế.

Thành viên góp vốn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để

thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp

luật và Điều lệ công ty, trƣờng hợp chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết thì ngƣời

thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Khi

chuyển nhƣợng toàn bộ hoặc cho tặng vốn góp, tƣ cách thành viên của họ chấm dứt

ngay, không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào của công ty.

Page 15: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 12

CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ

3.1 Hội đồng thành viên

Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Thành phần hội

đồng thành viên là tất cả các thành viên hợp danh.

Ngƣời đứng đầu hội đồng thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên, chủ

tịch đƣợc các thành viên hợp danh bầu ra.

Thẩm quyền: hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc

kinh doanh của công ty.

a. Cuộc họp HĐTV

Yêu cầu triệu tập cuộc họp: Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triều tập

họp HĐTV. Ngƣời yêu cầu phải chuẩn bị nội dung, chƣơng trình và tài liệu họp.

Triệu tập cuộc họp: Chủ tịch HĐTV hoặc thành viên hợp danh đều có quyền

triệu tập cuộc họp HĐTV.

Thông báo mời họp.

Tài liệu thảo luận đƣợc gửi tới trƣớc các thành viên.

Điều kiện tiến hành cuộc họp: theo qui định tại điều lệ công ty.

b. Quyết định của HĐTV

Các quyết định của HĐTV đƣợc thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số thành

viên hợp danh chấp thuận. Trong trƣờng hợp công ty có thành viên nhiều hơn một

phiếu biểu quyết thì điều lệ sẽ quy định cụ thể.

Những quyết định phải đƣợc ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp

thuận (nếu điều lệ không đƣợc quy định cụ thể):

Phƣơng hƣớng phát triển công ty.

Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.

Tiếp nhận thành viên hợp danh mới.

Page 16: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 13

Chấp nhậnh thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ

thành viên.

Quyết định dự án đầu tƣ.

Quyết định việc vay và huy động vốn dƣới hình thức khác, cho vay với giá

trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty (trừ trƣờng hợp điều lệ

của công ty có quy định một tỷ lệ khác cao hơn).

Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của

công ty (trừ trƣờng hợp điều lệ của công ty có quy định một tỷ lệ khác cao

hơn).

Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận đƣợc

chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên.

Quyết định giải thể công ty.

3.2 Chủ tịch Hội đồng thành viên và giám đốc (Tổng giám đốc)

Chủ tịch HĐTV đồng thời có thể kiêm giám đốc (TGĐ) công ty.

Nhiệm vụ của chủ tịch và giám đốc (TGĐ):

Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty (với tƣ

cách là thành viên hợp danh).

Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên. Ký các quyết định hoặc nghị

quyết của HĐTV.

Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, ký

các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của

công ty.

Tổ chức sắp xếp, lƣu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ

và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật.

Đại diện cho công ty trong quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc, đại diện cho

công ty với tƣ cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp

thƣơng mại hoặc tranh chấp khác.

Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định.

Page 17: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 14

3.3 Điều hành kinh doanh công ty hợp danh

Giám đốc phân công công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh.

Các thành viên hợp danh cùng nhau điều hành hoạt động kinh doanh của

công ty.

Trong hoạt động kinh doanh của công ty, tất cả các thành viên hợp danh đều

có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng

ngày của công ty.

Thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý, kiểm

soát hoạt động công ty.

Mỗi thành viên hợp danh đều có quyền kiểm tra, giám sát, yêu cầu cung cấp

thông tin từ công ty và thành viên hợp danh khác về tình hình kinh doanh, tài sản,

sổ sách kế toán và các thông tin khác khi cần thiết.

Page 18: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 15

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH

4.1 Thực trạng về công ty hợp danh tại Việt Nam

Bảng: Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến

31/12 hàng năm

Đơn vị: Doanh nghiệp

Số lượng 2005 2006 2007 2008

Doanh nghiệp nhà nước 4.086 3.706 3.494 3.287

Doanh nghiệp tư nhân 34.646 37.323 40.468 46.530

Công ty hợp danh 37 31 53 67

Công ty TNHH 52.505 63.658 77.647 103.091

Công ty cổ phần 11.645 16.161 22.459 33.556

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu từ TỔNG CỤC THỐNG KÊ, tính đến 31/12/2008, cả nƣớc chỉ

có 67 công ty hợp danh so với 103.091 công ty trách nhiệm hữu hạn, 33.556 công ty

cổ phần, 46.530 doanh nghiệp tƣ nhân. Nhƣ vậy, có thể thấy số lƣợng công ty hợp

danh là quá ít ỏi so với số lƣợng các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác.

Điều này cũng phần nào phản ánh những quy định của pháp luật về công ty

hợp danh chƣa thực sự tạo ra sức hút đối với nhà đầu tƣ và công ty hợp danh là một

loại hình doanh nghiệp kém hấp dẫn. Chúng ta buộc phải nhìn nhận vấn đề này một

cách nghiêm túc và khoa học hơn khi mà tại các nƣớc phát triển khác trên thế giới,

công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp hết sức phổ biến và có sức hút lớn với

các nhà đầu tƣ. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng nhƣ trên?

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nhƣ tâm lý e dè của nhà đầu tƣ

trƣớc những cái mới, hay là mô hình công ty kén chọn lĩnh vực kinh doanh, hay

những nguyên nhân tự thân của loại hình công ty đối nhân, thì nguyên nhân cơ bản

vẫn là sự bất cập của pháp luật hiện hành khiến cho công ty hợp danh bị thực tiễn từ

chối.

Page 19: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 16

Không thể phủ nhận vai trò của Luật doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các

doanh nghiệp phát triển, ngày càng tạo điều kiện thông thoáng hơn về mặt pháp lý

cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng trong môi trƣờng kinh doanh. Tuy

nhiên vẫn còn những quy định bất hợp lý khiến cho loại hình này chƣa đƣợc nhân

rộng trên thị trƣờng.

4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh

4.2.1 Công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản

Là một hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử loài ngƣời, công ty

hợp danh bao giờ cũng đƣợc nhắc tới trƣớc tiên trong các đạo luật hay các công

trình ngiên cứu về công ty. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, công ty hợp danh bị

gắn với một hình thức công ty khác là “công ty hợp vốn đơn giản” để cùng đƣợc gọi

là “công ty hợp danh”. Cách thức này đã dẫn đến sự nhận thức thiếu chính xác về cả

hai hình thức công ty này, và còn dẫn đến nhiều qui định không thích hợp đối với

chúng.

Trong tiếng Anh, công ty hợp danh đƣợc gọi là “general partnership” hay

“simply partnership”, còn công ty hợp vốn đơn giản đƣợc gọi là “limited

partnership”. Ở các nƣớc thuộc họ pháp luật Anh - Mỹ, mỗi dạng công ty nói trên

có qui chế pháp lí riêng về thành lập và vận hành.

Xét về bản chất, từ thủa ban đầu, công ty hợp danh là sự liên kết giữa các

thƣơng nhân đơn lẻ để cùng nhau hoạt động dƣới một tên hãng chung. Cho đến nay,

dù có đôi chút thay đổi về chủ thể tham gia vào sự liên kết đó, thì sự nhận thức nhƣ

vậy về bản chất của công ty hợp danh vẫn rất có giá trị trong việc giải thích nhiều

vấn đề có liên quan. Có thể hiểu một cách giản dị, công ty hợp danh là một công ty

của hai hay nhiều ngƣời cùng tiến hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi

nhuận. Cũng có thể hiểu, một công ty hợp danh đƣợc xem là một ngƣời và cùng với

nó là các chủ sở hữu của nó. Khác hơn thế, Luật Doanh ngiệp năm 2005 của Việt

Nam định nghĩa:

“Công ty hợp danh là doanh ngiệp, trong đó:

Page 20: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 17

a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng

nhau kinh doanh dƣới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp

danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ

tài sản của mình về các ngĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty

trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty” (Điều 130, khoản 1).

Nhƣ vậy, công ty hợp danh theo quan niệm của Luật Doanh nghiệp năm

2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có ngĩa là hai ngƣời chịu trách nhiệm

liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty. Điều này là đúng nếu

Luật Doanh ngiệp năm 2005 không quan niệm công ty hợp danh bao gồm cả công

ty hợp vốn đơn giản.

Nhƣ trên đã nói, bản chất của công ty hợp danh (general partnership) đúng

nghĩa là sự liên kết của các thƣơng nhân đơn lẻ (sole trader hay sole proprietorship)

để kinh doanh dƣới một tên hãng chung. Vì vậy, công ty hợp danh phải có từ hai

thành viên hợp trở lên, nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thƣơng nhân đơn lẻ.

Còn đối với công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ cần có một thành viên hợp

danh (hay “thành viên nhận vốn” - gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về

ngữ ngĩa) và một thành viên góp vốn là đủ. Ngay ở Hoa Kỳ ngƣời ta quan niệm:

“Công ty hợp danh hữu hạn1 (limited partnership) bao gồm hai hay nhiều ngƣời, với

ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn”. Để

thấy hết quan niệm sai lầm về công ty hợp danh theo pháp luật của Việt Nam hiện

nay, cần khảo sát tình huống sau:

Tình huống: A và B cùng nhau thành lập một công ty hợp danh mang tên

AB. Công ty hoạt động rất hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nƣớc, giải

quyết đƣợc rất nhiều việc làm cho một địa bàn có nhiều ngƣời thất nghiệp, thực

hiện chính sách kinh tế lớn của địa phƣơng. Không may B qua đời để lại tài sản cho

ngƣời thừa kế duy nhất mang tên C, không có khả năng kinh doanh và không đƣợc

1 “Công ty hợp danh hữu hạn: gọi theo cách của chúng ta xƣa kia là “công ty hợp vốn đơn giản”

Page 21: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 18

sự tin tƣởng về mặt kinh doanh của A. C không muốn rút khỏi công ty, nhƣng cũng

đồng ý chỉ là thành viên góp vốn của công ty. A không muốn kết nạp thêm bất kì ai

vào công ty vì không tin tƣởng và không muốn chia xẻ cơ hội kinh doanh. Biết rằng

tỉ lệ quyền A của A và B trong công ty AB bằng nhau.

Để giải quyết tình huống này, có các giải pháp sau:

Thứ nhất, C rút khỏi công ty. Điều này trái với ý chí của A và C. Giả định C

rút khỏi công ty, công ty chỉ còn lại mình A. Lúc này công ty không thể còn là công

ty hợp danh nữa, vì nó chống lại bản chất thực sự của công ty hợp danh, và xét về

luật thực định thì nó cũng chống lại các qui định về công ty hợp danh.

Thứ hai, công ty AB chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều

này trái với ý muốn của A. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam hiện không dự liệu trƣờng

hợp chuyển đổi hình thức giữa công ty đối vốn và công ty đối nhân.

Thứ ba, C thay thế vị trí thành viên hợp danh của B trong công ty AB. Điều

này trái với ý chí của A và C, đồng thời chống lại tính chất đối nhân (tin tƣởng lẫn

nhau và nhắm tới nhân thân của nhau giữa các thành viên hợp danh) của công ty

hợp danh.

Thứ tư, công ty AB kết nạp thêm thành viên hợp danh mới. Điều này cũng

trái với ý chí của A và C, đồng thời chống lại tính chất đối nhân của công ty hợp

danh.

Thứ năm, công ty AB giải thể để A thành lập công ty khác. Giải pháp này

chống lại lợi ích của cộng đồng vì công ty đang phát triển và có nhiều đóng góp cho

xã hội. Đồng thời, A bị mất cơ hội làm ăn và gánh chịu chi phí lớn cho việc tạo

dựng lại công ty…

Các giải pháp trên đều có các khiếm khuyết lớn có thể khiến cho luật không

đi vào đời sống xã hội, nhiều khi còn cản trở việc phát triển kinh tế, xã hội. Tốt nhất

là chúng ta nên chọn giải pháp mà các hệ thống tài phán trên thế giới hiện nay vẫn

đang sử dụng. Đó là thiết kế qui chế pháp lí riêng cho công ty hợp danh và cho công

ty hợp vốn đơn giản. Nhƣng trƣớc hết cần phải nhận thức công ty hợp danh và công

Page 22: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 19

ty hợp vốn đơn giản là hai hình thức công ty khác biệt. Đồng thời nhà làm luật cần

thiết kế đầy đủ các giải pháp đối với việc chuyển đổi hình thức công ty.

4.2.2 Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Tƣ cách pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam là một đặc

điểm mang tính đặc thù. Theo quy định hiện hành, công ty hợp danh có tƣ cách

pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tại sao pháp

luật Việt Nam lại quy định công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân trong khi hầu hết

các quốc gia trên thế giới đều quy định công ty hợp danh không có tƣ cách pháp

nhân?

Để trả lời cho vấn đề này trƣớc hết chúng ta cần xem xét lại hai vấn đề:

- Khi nào thì luật pháp cần quy định cho một tổ chức có tƣ cách pháp nhân?

- Quy định tƣ cách pháp nhân của một tổ chức có lợi ích cơ bản gì?

Việc quy định tƣ cách pháp nhân cho một tổ chức đem lại nhiều lợi ích. Giáo

sƣ Jean Claude Ricci dẫn ra hai lợi ích cơ bản sau:

- Thứ nhất, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật đƣợc đơn

giản hóa. Pháp nhân cho phép đơn giản hóa pháp luật. Chúng ta hãy đặt giả

thuyết là không có pháp nhân mà chỉ có các thể nhân. Khi đó, mỗi thành viên

đều sẽ phải tham gia vào việc ký kết các giao dịch pháp lý. Hậu quả sẽ rất

phức tạp.

- Thứ hai, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật đƣợc ổn định

lâu dài. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Ngƣời ta thƣờng hay nói rằng,

pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ nhƣ thể nhân. Thời gian

tồn tại của một pháp nhân thƣờng dài hơn cuộc sống của một con ngƣời. Và

hoạt động của pháp nhân có thể kéo dài, thậm chí rất dài. Pháp nhân không

bị ảnh hƣởng bởi những biến cố xảy ra đối với thành viên của nó.

Nếu đối chiếu bản chất của loại hình công ty hợp danh vào hai lợi ích đƣợc

dẫn ra trên thì có thể thấy sự không phù hợp cơ bản khi quy định công ty hợp danh

có tƣ cách pháp nhân.

Page 23: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 20

- Đối chiếu với lợi ích thứ nhất, công ty hợp danh không cần đến tƣ cách pháp

nhân để làm đơn giản hóa pháp luật. Bản chất của các quy định của công ty

hợp danh là tôn trọng tính thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh và các

nguyên tắc về đại diện. Số lƣợng thành viên hợp danh trong công ty hợp

danh rất ít. Đặc biệt, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, mô

hình công ty hợp danh ở Việt Nam là mô hình đóng kín giữa những thân hữu

có thể tin tƣởng lẫn nhau (đối nhân). Một thành viên có quyền đại diện cho

các thành viên còn lại trong việc ký kết giao dịch với bên thứ ba mà không

gặp trở ngại nào.

- Đối chiếu với lợi ích thứ hai, khác với các loại hình công ty cổ phần hay

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong trƣờng hợp gặp sự cố

đối với thành viên hợp danh thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Chẳng

hạn, nếu công ty hợp danh chỉ có hai thành viên hợp danh mà một ngƣời đột

ngột qua đời thì công ty hợp danh đứng trƣớc nguy cơ giải thể rất ca nếu

thành viên còn lại không tìm đƣợc ngƣời để tiếp tục hợp danh.

Một vấn đề nữa, việc thừa nhận tƣ cách pháp nhân mâu thuẫn với khoản 3,

điều 84 Bộ luật Dân sự. Theo Bộ luật Dân sự, một tổ chức đƣợc công nhận là pháp

nhân khi có có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng

tài sản đó, cũng nhƣ nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc

lập. Công ty hợp danh không thoả mãn hai điều kiện này. Dù có tƣ cách pháp nhân,

nhƣng các thành viên hợp danh của công ty vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng

toàn bộ tài sản của mình.

4.2.3 Vấn đề thừa kế vốn của thành viên chết hoặc mất tích.

Sự hình thành của công ty hợp danh dựa trên quan hệ đã có giữa các thành

viên. Đây chính là một đặc trƣng cơ bản phân biệt nó với các loại hình công ty khác

- các loại hình công ty hình thành không có tính chất đối nhân mà chỉ có tính chất

đối vốn. Cũng chính đặc trƣng đó tạo nên cơ chế khép kín của loại hình công ty này.

Việc thu nhận thành viên phải dựa trên sự quen biết và đƣợc tất cả các thành viên

khác tán thành.

Page 24: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 21

Ở Luật Doanh nghiệp, nhà làm luật đã quá chú trọng đến điểm này, vì thế coi

việc góp vốn, sở hữu vốn góp với việc trở thành thành viên hợp danh hoàn toàn

khác nhau. Điểm h, Khoản 1, Điều 134 quy định:

“Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì

người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã

trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành

thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.”

Nhƣ vậy, để trở thành thành viên hợp danh phải đƣợc Hội đồng thành viên

chấp thuận, nếu không họ sẽ buộc phải bán lại phần vốn góp của mình cho công ty

hoặc cho thành viên hợp danh của công ty. Luật sẽ giải quyết nhƣ thế nào nếu trong

trƣờng hợp ngƣời đó không bán đƣợc phần vốn của mình (công ty không có khả

năng mua và những ngƣời khác cũng không muốn mua)? Họ có thể coi là chủ nợ

của công ty hay bắt buộc phải tìm ngƣời mua khác? Rõ ràng cố gắng tạo những

thuận lợi cho thành viên hợp danh, quy định này lại gây khó khăn cho họ khi

chuyển nhƣợng vốn. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần có những quy định bổ sung cách

thức giải quyết các tranh chấp kiểu nhƣ vậy trong vấn đề chuyển nhƣợng vốn để

quyền lợi của các bên liên đới đƣợc đảm bảo.

4.2.4 Vấn đề tổ chức lại công ty hợp danh

Tổ chức lại doanh nghiệp nói chung và tổ chức lại công ty hợp danh nói

riêng là vấn đề đã đƣợc thực tiễn đặt ra từ lâu. Luật Doanh nghiệp đã có quy định về

việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần hoặc ngƣợc lại

và chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu một thành viên, song không có một điều

khoản nào quy định việc chuyển đổi công ty dành cho công ty hợp danh, mặc dù

Luật Doanh nghiệp thừa nhận công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp.

Đơn cử, nếu một công ty hợp danh đƣợc thành lập từ hai thành viên hợp

danh A và B. Trong khi công ty đang làm ăn phát đạt chẳng may B chết, nếu trong

thời gian quy định mà A không tìm đƣợc một thành viên khác thay thế B, nhƣ vậy

công ty A buộc phải giải thể.

Page 25: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 22

Nhƣ vậy, Luật Doanh nghiệp cần có những quy định đầy đủ và rõ ràng hơn

về thủ tục chuyển đổi các loại hình công ty này. Khi chuyển đổi, tất cả các quyền và

nghĩa vụ cũng đƣợc chuyển đổi theo. Song muốn đƣợc nhƣ vậy cũng nhƣ đảm bảo

quyền lợi cho những ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan, luật cần có những quy

định cụ thể và chặt chẽ hơn nữa về việc chuyển đổi này.

Page 26: CONG TY HOP DANH

Tiểu luận Luật Kinh tế Nhóm Master9x - Đêm 7 - K22

Trang 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006)

2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005

3. Lê Văn Hƣng & ctg. (2012), Giáo trình Luật kinh tế, TP.HCM: NXB Kinh tế

TP.HCM

4. Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh,

Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. http://luanvan.co/luan-van/binh-luan-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-hien-hanh-

ve-cong-ty-hop-danh-7855/