120
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Võ Thị Thanh Thúy NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUÁN LÝ MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Nội – Năm 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · dầu nhờn Nhà Bè và nhà máy dầu nhờn Thượng Lý 30 4 3.2 Kết quả QTMT không khí xung quanh tại 02 nhà

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Võ Thị Thanh Thúy

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUÁN LÝ MÔI TRƢỜNG

THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

HÓA DẦU PETROLIMEX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Võ Thị Thanh Thúy

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUÁN LÝ MÔI TRƢỜNG

THEO TIÊU CHUẨN ISO 14.001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

HÓA DẦU PETROLIMEX

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe

Hà Nội – Năm 2011

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa

Môi trường, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp

đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Hòe đã tận tình chỉ bảo và

tạo điện kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty cổ phần Hóa dầu

Petrolimex đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát điều tra, thu thập số liệu

cho luận văn.

Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã

nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2011

Võ Thị Thanh Thúy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 3

1.1. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................... 3

1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ..................................................... 3

1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................................. 3

1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................ 4

1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001................................ 5

1.2.1. Các yếu tố trong tiêu chuẩn ISO 14001 ...................................................... 5

1.2.2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ...................................................... 7

1.3. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam ................... 8

1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................ 8

1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 13

1.4. Giới thiệu công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex ....................................... 16

1.4.1. Chức năng của công ty ................................................................................ 16

1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty ................................................................... 17

1.4.3. Sản phẩm của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolmex .................................... 19

1.4.4. Công nghệ sản xuất ..................................................................................... 20

1.4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty .................................................... 21

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 23

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 23

2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ................................................................. 23

2.2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 23

2.2.2. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 23

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 24

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ..................................................................... 24

2.3.2. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................... 24

2.3.3. Phương pháp điều tra .................................................................................. 25

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý môi trường doanh

nghiệp .................................................................................................................... 27

2.3.5. Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm ................................................ 27

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28

3.1. Hiện trạng môi trƣờng tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex ............ 28

3.1.1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý môi trường ....................................... 28

3.1.2. Phân công trách nhiệm trong hệ thống quản lý môi trường ........................ 28

3.1.3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường ......................................... 29

3.1.4. Chất lượng môi trường không khí ............................................................... 30

3.1.5. Chất lượng môi trường nước ....................................................................... 33

3.1.6. Vệ sinh, an toàn lao động ............................................................................ 34

3.2. Cơ sở xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo ISO 14001 ................ 36

3.2.1. Cơ sở kinh tế ............................................................................................... 36

3.2.2. Cơ sở xã hội – nhân văn .............................................................................. 36

3.2.3. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 37

3.3. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo

tiêu chuẩn ISO 14001 .......................................................................................... 38

3.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 38

3.3.2. Khó khăn ..................................................................................................... 49

3.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại

công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex ................................................................ 40

3.4.1. Chính sách môi trường ................................................................................ 42

3.4.2. Lập kế hoạch ............................................................................................... 43

3.4.2.1. Khía cạnh môi trường .............................................................................. 43

3.4.2.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác .................................................... 48

3.4.2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường ........................... 51

3.4.3. Thực hiện và điều hành ............................................................................... 55

3.4.3.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ......................................... 55

3.4.3.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức ................................................................ 56

3.4.3.3. Trao đổi thông tin .................................................................................... 58

3.4.3.4. Tài liệu ..................................................................................................... 61

3.4.3.5. Kiểm soát tài liệu ..................................................................................... 62

3.4.3.6. Kiểm soát điều hành ................................................................................. 64

3.4.3.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp ....................... 65

3.4.4. Kiểm tra ....................................................................................................... 67

3.4.4.1. Giám sát và đo lường ............................................................................... 67

3.4.4.2. Đánh giá sự tuân thủ ................................................................................ 68

3.4.4.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa ..... 69

3.4.4.4. Kiểm soát hồ sơ ....................................................................................... 71

3.4.4.5. Đánh giá nội bộ ........................................................................................ 72

3.4.5. Xem xét của lãnh đạo .................................................................................. 74

Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 75

Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 76

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Số

bảng Tên bảng Trang

1 1.1 Số chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại các khu vực trên

thế giới 9

2 1.2 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ( giai đoạn 2008-

2010) 22

3 3.1 Kết quả QTMT không khí trong nhà xưởng tại nhà máy

dầu nhờn Nhà Bè và nhà máy dầu nhờn Thượng Lý 30

4 3.2 Kết quả QTMT không khí xung quanh tại 02 nhà máy 31

5 3.3 Kết quả QTMT không khí trong nhà tại kho Đức Giang 32

6 3.4 Kết quả QTMT không khí xung quanh tại kho Đức Giang 32

7 3.5 Kết quả QTMT nước tại các đơn vị thuộc công ty PLC 33

8 3.6 Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về môi trường tại

công ty PLC 38

9 3.7 Đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu

chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex 41

10 3.8 Tiêu chí xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa 45

11 3.9 Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trường tại PLC 46

12 3.10 Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trường đáng kể 48

13 3.11 Danh sách luật và các yêu cầu khác tại PLC 49

14 3.12 Đề xuất chương trình quản lý môi trường tại PLC 53

15 3.13 Ví dụ các loại thông tin nội bộ 58

16 3.14 Ví dụ các loại thông tin bên ngoài 60

17 3.15 Đề xuất bảng kiểm soát phân phối tài liệu môi trường 63

18 3.16 Đề xuất bảng kiểm soát tài liệu môi trường 63

19 3.17 Phương pháp theo dõi các yếu tố cần giám sát 67

20 3.18 Đề xuất bảng kiểm soát hồ sơ môi trường tại PLC 72

DANH MỤC HÌNH

STT Số

hình Tên hình Trang

1 1.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn ISO

14001 5

2 1.2 Số chứng chỉ ISO 14001 được công nhận trên thế giới 8

3 1.3 Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001 (năm 2008 và 2009) 10

4 1.4 Top 5 ngành đạt chứng chỉ ISO 14001 12

5 1.5 Số chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam 13

6 1.6 Bộ máy tổ chức công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex 17

7 1.7 Sơ đồ công nghệ dây chuyền pha chế dầu nhờn 20

8 3.1 Quá trình xây dựng và xin chứng nhận hệ thống tiêu

chuẩn ISO 14001 40

9 3.2 Hoạt động sản xuất và các thành phần chất thải phát sinh 44

10 3.3 Các yếu tố cần giám sát và đo lường tại PLC 67

CÁC TỪ VIẾT TẮT

LCA: Phân tích vòng đời sản phẩm

LHQ: Liên Hợp Quốc

PCCC: Phòng cháy chữa cháy

PLC: Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

QLMT: Quản lý môi trường

QTMT: Quan trắc môi trường

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

1

MỞ ĐẦU

Trong suốt những thế kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và các hoạt động

của con người đã làm gia tăng mạnh mẽ các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Nếu như con người chỉ quan tâm đến cuộc sống vật chất, khai thác tài nguyên thiên

nhiên mà không bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ thật khó lường. Thời gian gần

đây, thiên nhiên đã có nhiều cơn thịnh nộ, các hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra

thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp thích

hợp bảo vệ môi trường như bảo vệ chính tương lai của loài người. Mặt khác, xu

hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trong đó có cả môi

trường. Thế giới đang có sự chuyển mình về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị

trường, các mặt hàng xuất nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới có được thị

trường khó tính này chấp nhận hay không trong quá trình hội nhập phụ thuộc vào

chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp, trong đó ý thức về vấn đề bảo vệ môi

trường là một trong những yếu tố quan trọng. Mọi doanh nghiệp hay tổ chức khi

hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với mức độ khác nhau, vấn đề là

các doanh nghiệp hay tổ chức cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác

động đến môi trường. Đối với những doanh nghiệp năng động, công tác quản lý môi

trường luôn được lồng ghép trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh

nghiệp. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là công cụ giúp

doanh nghiệp chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường thay vì đối phó thụ động

với các yêu cầu pháp lý. Thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo

tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị hình ảnh của mình trong

mắt người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Ngành công nghiệp Hóa dầu bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1920 khi

dầu mỏ và khí đốt được sử dụng như một nguồn nguyên liệu rẻ hơn than. Ngày nay,

ngành công nghiệp hóa dầu trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trên toàn

cầu, có vai trò to lớn bởi các sản phẩm đa dạng như sợi tổng hợp, cao su, chất dẻo,

nhựa, dung môi, sơn, dầu nhờn,… được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho một

2

loạt ngành công nghiệp khác như xây dựng, may mặc, điện tử, ô tô…. đồng thời

mang lại mức tăng trưởng cao.

Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đi vào hoạt động từ năm 1994 chuyên

sản xuất dầu mỡ nhờn phục vụ thị trường trong nước và khu vực. Trong những năm

gần đây công ty liên tục mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ sản xuất nhằm nâng cao

số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong nước và thị trường

thế giới. Tuy nhiên nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, họ có xu

hướng lựa chọn sản phẩm từ các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt, giá

cả hợp lý và có cả tiêu chí thân thiện với môi trường, hoàn thành đầy đủ trách

nhiệm xã hội. Vì vậy muốn hội nhập vào thị trường thế giới, công ty phải có ngôn

ngữ tương đồng với các doanh nghiệp khác và ISO 14001 là một trong những ngôn

ngữ đó. Đề tài “Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn

ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex” được lựa chọn cho luận văn

này nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý môi trường trong quá

trình hoạt động của công ty.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000:

1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000:

Từ những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, người ta nhận thấy

thế giới sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về môi trường nếu hệ sinh thái của

hành tinh không được quan tâm đúng mức. Chất lượng không khí tại nhiều nơi trên

thế giới bị phá hủy đến mức báo động, nhiều dòng sông bị ô nhiễm, nguồn tài

nguyên bị khai thác quá mức…Đến giữa những năm 80, sự quan tâm đến môi

trường trở nên cấp thiết hơn bởi tầng ozon bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, phá rừng

làm nương, ô nhiễm không khí gia tăng. [11]

Đến năm 1971 LHQ đã triệu tập hội nghị về môi trường tại Stockhom và đạt

được hai kết quả quan trọng: thứ nhất, chương trình môi trường của LHQ (UNEP –

United nation environmental program) được thiết lập nhằm thúc đẩy trách nhiệm và

nhận thức môi trường trên toàn thế giới đồng thời có nhiệm vụ thông tin đến toàn

thế giới về vấn đề môi trường. Thứ hai, thành lập Hội đồng thế giới về môi trường

và phát triển WCED. [11]

Kết quả từ báo cáo của WCED tại Rio de Janeiro (1992) là tổ chức tiêu

chuẩn hóa quốc tế (ISO – Internationnal Organization for Standardization) được đề

nghị tham dự và đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế. [10]

Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung

về quản lý môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, tổ chức ISO

đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000

đưa vào sử dụng năm 1996 nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc

gia, khu vực và quốc tế. [11]

1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000:

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (Hệ thống

QLMT) do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các

chuẩn mực xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng từ hoạt động của tổ

chức đến môi trường. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm:

4

- Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường: tiêu chuẩn ISO 14001 và

tiêu chuẩn ISO 14004.

- Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường: tiêu chuẩn ISO 14010, ISO 14011,

ISO 14012.

- Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá tác động môi trường: tiêu chuẩn ISO 14030,

ISO 14031.

- Những tiêu chuẩn liên quan đến công cụ quản lý môi trường: bao gồm các

tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [11].

1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:

Mục đích:

Mục đích tổng thể của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là hỗ trợ công tác bảo vệ

môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Bộ tiêu chuẩn giúp tổ chức xử lý các vấn đề môi

trường một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội vì tiêu chuẩn ISO 14000

được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản là việc quản lý môi trường càng được cải

thiện thì tác động môi trường càng cải thiện, hiệu quả càng cao. [10]

Mục đích cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là cung cấp cho tổ chức “các

yếu tố của một Hệ thống QLMT có hiệu quả” hỗ trợ tổ chức trong việc phòng tránh

các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ

chức. Bộ tiêu chuẩn còn cung cấp cơ sở cho việc hòa nhập thương mại quốc tế. [10]

Phạm vi áp dụng:

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu cầu của Hệ thống QLMT nên có

thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:

- Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.

- Đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.

- Chứng minh sự phù hợp của chính sách môi trường mà tổ chức đã công bố

cho các tổ chức khác.

- Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận hệ thống quản lý môi trường phù

hợp với tổ chức

- Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

5

1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001:

ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống QLMT nằm trong bộ tiêu

chuẩn ISO 14000. Tiêu chuẩn bao gồm những yếu tố chính của một Hệ thống

QLMT hiệu quả. Tiêu chuẩn này được ban hành chính thức vào tháng 9 năm 1996

và có thể áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ.

1.2.1. Các yếu tố của tiêu chuẩn ISO 14001:

Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cơ bản và mục đích của Hệ thống

QLMT, các yêu cầu này được điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lực, văn hóa và

hoạt động của các tổ chức.

Hình 1.1:Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001

- Chính sách môi trƣờng: Do lãnh đạo lập ra hoặc được lập dưới sự chỉ đạo

của lãnh đạo. Đây là tài liệu hướng dẫn đề ra các đường lối chung, các khuynh

hướng môi trường và các nguyên tắc hành động đối với tổ chức. Đây được xem là

Lập kế hoạch

Các khía cạnh môi trường

Các yêu cầu pháp luận và các

yêu cầu khác

Mục tiêu và chỉ tiêu

Chương trình quản lý môi

trường

Chính sách môi trƣờng

Thực hiện

Nguồn lực và trách nhiệm

Đào tạo, nhận thức, năng lực

Trao đổi thông tin

Tài liệu

Kiểm soát tài liệu

Kiểm soát điều hành

Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng

phó với tình trạng khẩn cấp

Kiểm tra

Giám sát và đo lường

Đánh giá sự tuân thủ

Sự không phù hợp, hành

động khắc phục và hành

động phòng ngừa

Kiểm soát hồ sơ.

Đánh giá nội bộ

Xem xét của lãnh đạo

Cải tiến liên tục

6

khởi đầu cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục các kết quả hoạt động về

môi trường của tổ chức, là nền tảng để xây dựng và thực hiện Hệ thống QLMT.

- Lập kế hoạch: đề ra kế hoạch thực hiện chính sách môi trường. Đây là giai

đoạn thứ 2 trong quá trình xây dựng Hệ thống QLMT, cần xác định các yêu cầu

pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ cũng như các khía cạnh môi

trường có ý nghĩa. Tiếp đó thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và chương trình

thực hiện đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

- Thực hiện: cung cấp quy trình xây dựng và vận hành Hệ thống QLMT một

cách bền vững đảm bảo thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã nêu. Để có thể

đạt được giai đoạn này cần thực hiện các bước sau:

Nguồn lực và trách nhiệm: thực hiện cơ cấu tổ chức nguồn lực liên quan đến

các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan

cần được đề cập đến trong Hệ thống QLMT và phải làm sao để tất cả nhân viên đều

hiểu được điều đó.

Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo tất cả các

nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của

tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người

mà công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ

năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông

qua các khóa đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống QLMT.

Thông tin liên lạc: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ

(với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc

và có hiệu quả.

Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: hoạt động của Hệ

thống QLMT và các quá trình có thể tác động đến môi trường được kiểm soát thông

qua các thủ tục dạng văn bản. Để thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm

soát tài liệu nhằm đảm bảo các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng cũng như

các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục đã được phê duyệt.

7

Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Hệ thống QLMT

phải có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường. Sự chuẩn bị sẵn sàng

và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp được thực hiện và chứng minh qua các khóa đào

tạo tập huấn và thực hành cụ thể.

- Kiểm tra: tiến hành thẩm định, theo dõi và đánh giá kết quả về môi trường so

với mục tiêu. Đồng thời ý kiến phản hồi từ các lần kiểm tra, giám sát hoạt động môi

trường phải được chuyển thành các hành động khắc phục và phòng ngừa.

- Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống QLMT phải được lãnh đạo xem xét định kỳ

về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục.

- Cải tiến liên tục: cải tiến liên tục xuất hiện để loại bỏ được nguyên nhân gốc

rễ của sự không phù hợp. Cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập

quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới.

Một hệ thống kiểu này giúp tổ chức triển khai chính sách môi trường, thiết

lập các mục tiêu, quá trình để đạt được nội dung cam kết trong chính sách. Hệ thống

QLMT cũng mô tả các hoạt động cần thiết để cải tiến hiệu quả hệ thống và chứng

minh sự phù hợp của hệ thống với các yêu cầu của tiêu chuẩn. [11]

1.2.2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 14001:

Tiêu chuẩn ISO 14001 không nêu lên các chuẩn mực về kết quả hoạt động

môi trường cụ thể và không đảm bảo có ngay kết quả môi trường tốt nhất. Tiêu

chuẩn chỉ nêu lên các thành phần cơ bản của Hệ thống QLMT làm cho sản xuất

thích hợp hơn, thân thiện hơn với môi trường. Do đó tiêu chuẩn này có thể áp dụng

cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:

- Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một Hệ thống QLMT.

- Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.

- Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách: tự xác định và tuyên

bố phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc được một tổ chức thứ 3 công nhận phù

hợp về Hệ thống QLMT.

Tất cả yêu cầu trong tiêu chuẩn này nhằm tích hợp vào bất kỳ Hệ thống

QLMT nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi trường,

8

bản chất hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, vị trí và điều kiện thực hiện

chức năng của tổ chức. Tiêu chuẩn không nêu ra cách thức cụ thể để có thể đạt được

kết quả môi trường tốt. Chính bởi sự linh động của tiêu chuẩn ISO 14001 mà các

loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ vừa và nhỏ đến các tập đoàn quốc gia đều có

thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường và cách thức

đạt được các yêu cầu của Hệ thống QLMT. [10]

1.3. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam

1.3.1.Trên thế giới:

Theo thống kê từ năm 1999 đến năm 2009, số chứng chỉ ISO 14001 được

công nhận không ngừng tăng tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Tính đến cuối

tháng 12 năm 2009, có ít nhất 223.149 chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại 159 quốc

gia và nền kinh tế tăng 34.334 chứng chỉ so với năm 2008. [14]

Hình 1.2: Số chứng chỉ ISO 14001 đƣợc công nhận trên thế giới

Nguồn: ISO Survey 2009

13994 22847

36464

49440

64996

90554

111163

128211

154572

223149

0

50000

100000

150000

200000

250000

188815

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

9

Nguồn số liệu từ cuộc điều tra ISO Survey năm 2009 cung cấp cái nhìn tổng

quát về sự gia tăng số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới trong 10 năm. Chính sự

linh động của tiêu chuẩn ISO 14001 đã làm tăng khả năng áp dụng tại tất cả các

quốc gia tại các khu vực, nền kinh tế trên thế giới. Điều này mang lại hiệu quả trong

công tác quản lý môi trường và nhiều lợi ích kinh tế. Vì vậy số chứng chỉ ISO

14001 được công nhận qua các năm đều tăng và có xu hướng ngày càng tăng cao.

Bảng 1.1: Số chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp tại các khu vực trên thế giới

TỔNG QUAN

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số 13994 22847 36464 49440 64996 90554 111163 128211 154572 188815 223149

Châu phi/Tây Á 337 651 924 1357 2002 2999 3994 4832 5586 7682 8813

Trung/Nam Mỹ 309 556 681 1418 1691 2955 3411 4355 4260 4654 3923

Bắc Mỹ 975 1676 2700 4053 5233 6743 7119 7673 7267 7194 7316

Châu Âu 7253 10971 17941 23305 30918 39805 47837 55919 65097 78118 89237

Viễn Đông 4350 7881 12796 17744 23747 35960 46844 53286 71458 89894 112237

Australia/New

Zealand 770 1112 1422 1563 1405 2092 1958 2146 904 1273 1623

PHÂN BỐ THEO KHU VỰC - %

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Châu phi/Tây Á 2,4 2,8 2,5 2,7 3,1 3,3 3,6 3,8 3,6 4,1 3,9

Trung/Nam Mỹ 2,2 2,4 1,9 2,9 2,6 3,3 3,1 3,4 2,8 2,5 1,8

Bắc Mỹ 7,0 7,3 7,4 8,2 8,1 7,4 6,4 6,0 4,7 3,8 3,3

Châu Âu 51,8 48,0 49,2 47,1 47,6 44,0 43,0 43,6 42,1 41,4 40,0

Viễn Đông 31,1 34,5 35,1 35,9 36,5 39,7 42,1 41,6 46,2 47,6 50,3

Australia/New

Zealand 5,5 4,9 3,9 3,2 2,2 2,3 1,8 1,8 0,6 0,7 0,7

Nguồn: ISO Survey 2009

Khu vực Viễn Đông và Châu Âu là hai khu vực dẫn đầu trong bảng xếp hạng

về số chứng chỉ ISO 14001 được công nhận. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009

Vùng Viễn Đông có 112237 chứng chỉ ISO 14001 được công nhận chiếm 50,3%

10

tổng số chứng chỉ ISO trên thế giới. Đứng thứ 2 trên thế giới là khu vực Châu Âu

với 89.237 chứng chỉ chiếm 40%.

Các khu vực còn lại trên thế giới gồm Châu Phi/Tây Á, Trung/Nam Mỹ, Bắc

Mỹ, Australia/New Zealand xếp khá xa phía sau, chỉ chiếm 9,7% tổng số chứng chỉ

ISO 14001 được công nhận, trong đó thấp nhất là Australia/New Zealand chỉ có

1623 chứng chỉ (0,7%)

Hình 1.3: Top 10 quốc gia đạt chứng chỉ ISO 14001 (năm 2008 và 2009)

Nguồn: ISO Survey 2009

Trong tốp 10 quốc gia đứng đầu về số chứng nhận ISO 14001 của năm 2009,

sáu nước của bảng xếp hạng năm 2008 là Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,

Italy, Anh, Hàn Quốc tiếp tục giữ nguyên vị trí, cụ thể như sau:

Romania:3884

Thùy

?i?n:4478

M?:4974

??c:5709

Hàn Qu?c:7133

Anh:945

5

Italy:12922

Nha:16443

Nhât Ban:35573

Trung Quôc:39195

Tây Ban Nha:16527

Nhật Bản:39556

Trung Quốc:55316

Italy:14542

Anh:10912

Hàn Quốc:7843

Romania:6863

Đức:5856

Mỹ:5225

Cộng hòa Séc:4648 Romania:3884

Thùy Điên:4478

Mỹ:4974

Đức:5709

Hàn Quôc:7133

Anh:9455

Italy:12922

Tây Ban Nha:16443

Nhât Ban:35573

Trung Quôc:39195

NĂM 2009 NĂM 2008

11

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 55316 chứng chỉ chiếm 24,7%, tăng

16.121 chứng chỉ (+ 41%) so với năm 2008.

Nhật Bản xếp ở vị trị thứ 2 với 39556 chứng chỉ chiếm 17,7%, tăng 3983

chứng chỉ (+ 11%) so với năm 2008.

Tây Ban Nha đứng thứ 3 với 16527 chứng chỉ, tăng 84 chứng chỉ (+ 0,51%)

so với cùng thời điểm năm 2008.

Italy tăng 1620 chứng chỉ (+ 12,5%) đạt 14542 chứng chỉ.

Anh tăng 1457 chứng chỉ (+15,4%) đạt 10912 chứng chỉ.

Hàn Quốc tăng 710 chứng chỉ (+9,9%) đạt mức 7843 chứng chỉ.

So với năm 2008, Romania đã vượt lên đứng ở vị trí thứ 7 (vốn là vị trí của

Đức, năm 2009 đã bị tụt hạng xuống vị trí thứ 8:

- Romania có 6863 chứng chỉ tăng 2979 chứng chỉ (+76,7%).

- Đức tăng 147 chứng chỉ (+2,5 %) đến mức 5856 chứng chỉ.

Mỹ từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng của năm 2008 xuống vị trí thứ 9, tuy

thế số chứng chỉ ISO 14001 vẫn tăng 251 chứng chỉ (+5%).

Cộng hòa Sec thay vị trí Thụy Sĩ là thành viên mới xuất hiện trong bảng xếp

hạng 10 nước dẫn đầu về số chứng chỉ ISO 14001 năm 2009 đạt 4684 chứng chỉ.

Cũng theo Survey 2009, xuất hiện mới một số quốc gia được công nhận

chứng chỉ ISO 14001 như Congo, nước cộng hòa Democratic (Châu Phi/Tây Á),

Đảo Cayman(Anh) (thuộc Trung/Nam Mỹ) và Mongolia ( Far East)

Sự khác nhau về số lượng chứng chỉ ISO 14001 giữa các quốc gia trên thế

giới được giải thích là do sự khác nhau về mức độ phát triển, thói quen tiêu dùng

của người dân ở quốc gia đó. Ở các nước Châu Âu và các nước phát triển, cuộc

sống sung túc nên chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp thường được chú trọng

hơn. Sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn không những phải có chất

lượng tốt mà còn phải an toàn đối với sức khỏe, thân thiện với môi trường. Do vậy

các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải thỏa mãn được nhu cầu

của người tiêu dùng nên số chứng chỉ ISO 14001 được chứng nhận thường nhiều

hơn so với các khu vực ít phát triển hoặc đang phát triển. Mặt khác các quốc gia bên

12

ngoài muốn thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước phát triển thì không thể

không tính đến những nét đặc trưng của thị trường. Vì vậy, các quốc gia có hoạt

động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa lớn như Trung Quốc, Nhật Bản,.. đều đạt được

số chứng chỉ ISO 14001 ở mức cao trên toàn thế giới.

Hình 1.4: Top 5 ngành đạt chứng chỉ ISO 14001

(Nguồn: ISO Survey 2008)

Theo ISO Survey 2008, ngành dịch vụ có số lượng chứng chỉ ISO 14001 cao

nhất (34%), các ngành thuộc nhóm dịch vụ như: xuất bản, công ty in ấn, cung cấp

thiết bị điện tử, cung cấp gas, cung cấp nước, kinh doanh nhà hàng khách sạn, thể

thao và truyền thông, môi giới tài chính, kinh doanh bất động sản, công nghệ thông

tin, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khác, giáo dục, sức khỏe xã hội, các dịch vụ xã hội

khác. Hoạt động của nhóm ngành dịch vụ hầu như không trực tiếp sản xuất, không

yêu cầu phải xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường nên quá trình xây dựng

Dịch vụ

Công nghiệp luyện kim

Xây dựng

Điện tử và thiết bị

quang học

Kinh doanh thương mại;

Sản xuất xe tải, xe máy,

các phương tiện cá

nhân; vật dụng gia đình

13

Hệ thống QLMT theo ISO 14001 không phức tạp vì vậy số chứng chỉ ISO 14001

được cung cấp là cao nhất. Đứng ở vị trị thứ 2 là nhóm ngành công nghiệp luyện

kim, tiếp đến là xây dựng, điện tử và thiết bị quang học, cuối cùng là nhóm kinh

doanh thương mại, sản xuất xe máy và các phương tiện cá nhân.

1.3.2. Tại Việt Nam:

Việt Nam là thành viên thứ 65 của Tổ chức ISO, chứng chỉ ISO 14001:1996

được cấp lần đầu tiên vào năm 1999 (3 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra

đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 không ngừng

tăng lên. Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 469 đơn vị đã được

cấp chứng chỉ ISO 14001. [17]

Hình 1.5: Số chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp tại Việt Nam

(Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam)

Thời gian đầu, tại Việt Nam ISO 14001 được áp dụng chủ yếu đối với các

công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản. Nhật Bản

là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư

14

nước ngoài vào Việt Nam. Với văn hóa bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001

của công ty mẹ bên Nhật, các công ty con trong đó có công ty con đóng tại Việt

Nam phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật

Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn

như: Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đều đã áp dụng ISO. Bởi vậy,

các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp

dụng ISO 14001 tại Việt Nam. [17]

Cùng với sự gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước

ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan

trọng trong công tác bảo vệ môi trường và đã có những chiến lược trong việc áp

dụng ISO 14001. Xu thế hội nhập trong khu vực và quốc tế ngày càng cao, do đó

nhận thức của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như an toàn chất lượng, tiếp

thu ý kiến xã hội, thực hiện luật pháp cũng không ngừng nâng cao. Bên cạnh đó,

yếu tố về môi trường cũng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Hiện nay, chứng

chỉ ISO 14001 đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh

doanh và dịch vụ khá đa dạng như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu

bia giải khát…), hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch

– khách sạn ... Việt Nam chưa có một cuộc khảo sát chính thức về những tổ chức

được cấp chứng chỉ ISO 14001, vì vậy hiện chưa có dữ liệu về sự phân bố chứng

chỉ ISO 14001 theo ngành và khu vực địa lý. Tuy nhiên, so với số lượng khoảng

6000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ

bé. Sau hơn 10 năm kể từ khi có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam, một số khó khăn và

thuận lợi trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001 có thể được tổng quát như sau:

Thuận lợi:

Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn cả về nội dung lẫn hình thức, điều

chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Các quy định pháp luật đã

chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.

15

Các doanh nghiệp có cơ cấu ít phức tạp và sản phẩm ít đa dạng nên cần ít

thời gian và chi phí thấp khi thực hiện xây dựng ISO 14001.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO 9001. Khi đã

được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp đã có sẵn một số thủ tục và nguồn lực

cần thiết để có thể đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Bởi giữa tiêu chuẩn ISO

9001 và tiêu chuẩn ISO 14001 có một số điểm tương thích với nhau như:

- Phương pháp xây dựng đều gồm các bước Lập kế hoạch – Thực hiện –

Kiểm tra – Hành động khắc phục. Trong đó, nhấn mạnh đến việc không

ngừng cải tiến để hoàn thiện.

- Đáp ứng yêu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Xâm nhập và mở rộng

thị trường ra thế giới.

- Xóa bỏ các rào cản trong thương mại.

- Cải thiện hiệu quả quản lý nội bộ.

- Dễ được các thị trường khó tính chấp nhận.

Sức ép từ các công ty đa quốc gia, nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào

Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chứng chỉ ISO 14001 như sự đảm

bảo cho các yếu tố đó. Những hoạt động như vậy tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng

mô hình áp dụng đối với các đối tượng doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề môi trường đang

ngày càng trở nên bức bách và doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát ô

nhiễm của cơ sở trong đó vấn đề áp dụng Hệ thống QLMT như một biện pháp hữu

hiệu mang tính lâu dài cho các tổ chức, doanh nghiệp. [17]

Khó khăn:

Thiếu nhận thức, kinh nghiệm và nguồn lực về tiêu chuẩn ISO 14001. Điều

này gây hạn chế lớn trong việc phát huy hiệu quả áp dụng của tiêu chuẩn này. Một

số khác lại tập trung vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9000 vốn đang là trào lưu như hiện nay.

16

Về phía doanh nghiệp, trình độ quản lý sản xuất và công nghệ sản xuất chưa

hiện đại, đồng bộ, còn mang nặng tính chất đối phó và thiên về xử lý tình thế, khắc

phục hậu quả hơn là ngăn chặn, phòng ngừa ngay từ đầu.

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định

đường lối phát triển và thiết lập chính sách môi trường còn mang tính hình thức,

nhiều cán bộ trong tổ chức chưa hiểu về chính sách môi trường của tổ chức mình.

Mục tiêu nêu ra không rõ ràng, không liên quan đến các vấn đề môi trường

nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải, còn tách rời mục tiêu chung.

Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao: quá trình đánh giá còn mang

tính hình thức, các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc

cải tiến môi trường cho tổ chức. [17]

1.4. Giới thiệu công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:

Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex tiền thân là công ty dầu nhờn được

thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/1994 trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu

Việt Nam - Petrolimex. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là một trong những

công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ

nhờn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. [15]

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex

Tên tiếng Anh: Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company

Tên viết tắt: PLC.

Email: www.plc.com.vn

Địa chỉ trụ sở chính: Số 195 Khâm Thiên - Đống Đa - TP. Hà Nội

Điện thoại: 04- 3851 3205 Fax: 04- 3851 3207

1.4.1. Chức năng của công ty:

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ nhờn.

- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao, có vị trí

thuận lợi tại các trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

- Hợp tác cùng các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư các dự án sản xuất

xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Xúc tiến các hoạt động đầu tư trực tiếp của công

17

ty sang các nước trong khu vực mà trước hết là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hồng

Kông... trên cơ sở mối quan hệ về kinh doanh sẵn có của công ty nhiều năm nay.

- Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn

vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch được công ty phê duyệt. Thực hiện

nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư,

tiền vốn, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân

sách Nhà nước.

1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty:

Hình 1.6: Bộ máy tổ chức công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex

Trụ sở chính đóng tại Hà Nội:

Trụ sở chính của công ty gồm gần 100 cán bộ bao gồm hội đồng quản trị,

tổng giám đốc và nhân viên thuộc các phòng nghiệp vụ của công ty chịu trách

nhiệm về tài chính, pháp luật, xây dựng và quy hoạch các kế hoạch dài hạn, trung

hạn về sự phát triển của công ty, quản lý hoạt động về môi trường, an toàn sức

khỏe, công tác nhập khẩu nguyên liệu, phân phối sản phẩm dầu mỡ nhờn và đảm

bảo chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, một người có thể phụ trách một số nhiệm vụ.

Nhân viên tại trụ sở có nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến các chính sách và cơ hội

kinh doanh của công ty.

Ban lãnh đạo công ty CP Hóa Dầu Petrolimex

P.TỔ

CHỨC

HÀNH

CHÍNH

P. TÀI

CHÍNH

KẾ TOÁN

P. KỸ

THUẬT

P. ĐẢM

BẢO CHẤT

LƯỢNG

P.CÔNG

NGHỆ

THÔNG

TIN

P. KINH

DOANH

NHÀ MÁY

DẦU NHỜN

THƯỢNG LÝ

P.ĐẢM

BẢO DẦU

NHỜN

KHO DẦU

NHỜN ĐỨC

GIANG

NHÀ MÁY

DẦU NHỜN

NHÀ BÈ

18

Các đơn vị trực thuộc công ty gồm: nhà máy dầu nhờn Thượng Lý, nhà máy

dầu nhờn Nhà Bè và kho dầu nhờn Đức Giang sau đây được gọi tắt là các đơn vị.

Nhà máy sản xuất dầu nhờn:

Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex có 02 nhà máy là nhà máy dầu nhờn

Thượng Lý - Hải Phòng và Nhà máy dầu nhờn Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh được đầu

tư công nghệ tiên tiến, hiện đại mức độ tự động hóa cao, thiết bị được nhập khẩu từ

các nước công nghiệp hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật. Các nhà máy có chức

năng tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn hàng cho ngành hàng

dầu mỡ nhờn, hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên

vật liệu, vật tư, công cụ lao động và lao động tại các nhà máy dầu nhờn.

Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Hải Phòng:

- Địa chỉ: số 01 Hùng Vương, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng

- Tổng diện tích: 25.000m2

- Công suất pha chế: 25.000MT/năm.

- Bể chứa dầu gốc: 08 bể có dung tích từ 500 – 1.500m3/bể.

- Bể chứa phụ gia: 04 bể dung tích từ 50-200m3.

- Bể thành phẩm: 07 bể dung tích từ 50 – 500m3/bể.

- Bề pha chế: 07 bể dung tích từ 2 – 20m3.

- Nhà kho 3.600m2, chứa được trên 200 chủng loại Dầu mỡ nhờn.

- Dây chuyền đóng rót dầu mỡ nhờn phuy 100MT/ca sản xuất.

- Dây chuyền đóng rót dầu mỡ nhờn ca nhựa 18&25 lít: 3.000can/ca.

- Đội xe vận tải từ 0,5T đến 10T, vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Nhà máy dầu nhờn Nhà Bè:

- Địa chỉ: Khu phố 6, Kho B, H.Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

- Tổng diện tích: 41.000m2.

- Công suất pha chế: 16.000 tấn/năm.

- Bể chứa dầu gốc: 9 bể có dung tích từ 450m3 đến 3200m

3.

- Bể phụ gia: 6 bể dung tích 10m3 và 1 bể dung tích 25m

3.

- Bể chứa thành phẩm: 7 bể có dung tích từ 25m3 đến 200m

3.

19

- Bể pha chế: 11 bể có dung tích từ 5m3 đến 28m

3.

- Nhà kho phuy dầu nhờn có diện tích 3850m2.

- Dây chuyền đóng rót phuy 209 lít: 100MT/ca sản xuất.

- Dây chuyền đóng rót can nhựa 18 lít và 25 lít: 3000can/ca sản xuất.

- Dây chuyền đóng rót và bao gói lon hộp 0,7 – 4 lít: 12000 lon/ca sản xuất.

- Đội xe vận tải từ 0,5 - 10 tấn, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Kho trung chuyển hàng hóa:

- Tên kho trung chuyển dầu mỡ nhờn Đức Giang.

- Địa chỉ: Phố Đức Giang, Phường Đức Giang, Hà Nội.

Có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp nhận, tồn chứa, bảo quản,

xuất cấp dầu mỡ nhờn, các hoạt động quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ

thuật, vật tư, công cụ lao động và lao động tại kho.

1.4.3. Sản phẩm của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:

Công dụng chính của dầu mỡ nhờn là bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, bảo quản,

truyền nhiệt,…Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:

- Dầu nhờn động cơ: dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công nghiệp, các loại

động cơ trên một số thiết bị, máy móc.

- Dầu nhờn công nghiệp: dùng trong công nghiệp theo mục đích sử dụng gồm

dầu nhờn truyền động, dầu nhờn công nghiệp, dầu nhờn thủy lực, dầu biến thế, mỡ

bôi trơn và các loại dầu mỡ nhờn chuyên dụng khác…

- Dầu nhờn hàng hải: dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu, thuyền.

Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chuyên sản xuất dầu mỡ nhờn, các sản

phẩm dầu mỡ nhờn của PLC được sử dụng cho hầu hết các máy móc, thiết bị của

nền kinh tế quốc dân. Công ty có hơn 400 sản phẩm dầu mỡ nhờn có tên gọi, công

dụng sử dụng khác nhau có thể chia thành 6 nhóm cụ thể sau:

- Dầu nhờn cho xe gắn máy: PLC Racer Scooter, PLC Racer SJ, PLC Racer

SG, PLC Racer SF, PLC Racer SD, PLC Racer 2T,…

- Dầu nhờn cho xe vận tải công cộng: PLC Motor Oil Extra 40&50, PLC

Komat SHD 40&50, PLC Komat CF, PLC Cater CH4…

- Dầu nhờn cho xe thương mại: PLC Racer Plus, PLC Racer HP,…

20

- Dầu nhờn hàng hải: Atlanta Marine D, Disola, Aurelia XL, Talusia ,…

- Dầu nhờn cho các ngành công nghiệp khác: PLC Rolling Oil 32, 46, 68,…

PLC AW Hydroil 32, 46, 68,…

- Mỡ bôi trơn: PLC Grease L2, L3, L4, PLC Grease C2, PLC Grease L-EP

0,1,2,3; PLC Grease BHT 252,…

1.4.4. Công nghệ sản xuất:

Nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho dây chuyền pha chế dầu nhờn là dầu gốc

và phụ gia. Chủng loại, số lượng dầu gốc được xác định dựa vào nhu cầu các mặt

hàng trên thị trường. Các loại dầu gốc nhập về gồm: dầu gốc Solvent Neutral 150

(SN150); Solvent Neutral 500 (SN500), Bright Stock 150 (BS150). Toàn bộ lượng

dầu gốc và phụ gia được nhập từ nước ngoài, chủ yếu của Nhật Bản, Singapore, và

các hãng Shell, BP, Petco. Quy trình pha chế dầu nhờn được miêu tả như sau:

Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ dây chuyền pha chế dầu nhờn

Bể trộn phụ gia

Với một lượng dầu

nhỏ (500C – 60

0C)

Phụ gia

Gia nhiệt đến khoảng

500C

Bể pha chế

Kết hợp giữa máy khuấy

và dòng khí nén

Bơm theo đường ống dẫn

Sản phẩm đồng nhất

Đóng gói

Kho, bãi chứa

Dầu gốc

21

- Trước khi tiến hành pha chế, dầu gốc và phụ gia được gia nhiệt đến khoảng

500 0C ( đây là nhiệt độ phù hợp đề pha chế, đồng thời tại nhiệt độ này độ nhớt của

dầu giảm) đảm bảo cho các bơm hoạt động bình thường. Bể chứa dầu gốc được sấy

nóng ngoài bể 1 lần/1tuần ở nhiệt độ 80 – 90 0C với mục đích là tách nước do lượng

ẩm trong không khí thâm nhập vào dầu.

- Dầu gốc được bơm từ bể chứa dầu gốc vào các bể pha chế. Số lượng dầu gốc

này được khống chế bằng hệ thống cân tự động có các đầu đo gắn tuyến ống công

nghệ (bể pha chế đáy dạng hình chóp, kết cấu kiểu treo tựa trên các đầu đo và được

trang bị một máy khuấy đặt từ đỉnh xuống, hệ thống gia nhiệt dạng xoắn và bơm).

Tuyến ống công nghệ được đóng mở bằng van điện.

- Hệ thống gia nhiệt có tác dụng hâm nóng dầu gốc và phụ gia trong suốt quá

trình pha chế để duy trì nhiệt độ từ 50 – 60 0C.

- Lượng phụ gia cũng được đưa vào theo tỷ lệ định sẵn bằng bơm (từ bể phụ

gia nếu phụ gia được nhập ở dạng rời hoặc bể pha phụ gia nếu phụ gia được nhập ở

dạng phuy) qua hệ thống cân đong được đưa vào hệ thống bể pha chế phụ gia. Dây

chuyền sử dụng hệ thống đo tự động có sensor thông báo khối lượng bể và cho hiện

số khối lượng phụ gia cần cấp. Lượng phụ gia này kết hợp với một lượng dầu gốc

được định sẵn bằng hệ thống cân tự động có các đầu đo như các bể pha chế ở trên.

- Bể phụ gia có dạng hình chóp, kiểu treo có lắp máy khuấy, hệ thống gia

nhiệt, bơm. Nhiệt độ tại bể pha chế khoảng 50 – 60 0C. Việc duy trì nhiệt độ trên,

ngoài mục đích thúc đẩy quá trình hòa tan còn có tác dụng đuổi ẩm có thể có trong

dầu gốc để ngăn ngừa hiện tượng thủy phân các muối có mặt trong phụ gia.

- Tại bể pha chế, dưới tác dụng của máy khuấy và bơm tuần hoàn, dầu gốc và

phụ gia được đồng nhất hóa thành sản phẩm.

- Sản phẩm pha chế được bơm thẳng đến khu đóng phuy, lon hoặc bơm vào

các bể chứa sản phẩm.

1.4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh:

Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty cổ phần Hóa dầu

Petrolimex đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản

22

xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu. Công ty đã được người tiêu dùng Việt Nam

bình chọn các danh hiệu sau:

- Thương hiệu Petrolimex- PLC được hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải

thưởng “Sao vàng đất Việt”.

- Thương hiệu dầu nhớt Racer được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là

“Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Được xếp vào top 500 thương hiệu uy tín

tại Việt Nam do các độc giả Báo Thương mại điện tử bình chọn.

- Huy chương vàng Hội chợ Expo nhiều năm.

- Tháng 10/2006, công ty PLC được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng “Cúp

Vàng ISO- Chìa khoá hội nhập”.

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (Giai đoạn 2008 – 2010)

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Tổng doanh thu Tr. Đồng 1.445.438 2.000.502 2.593.864

Tổng lợi nhuận trước thuế Tr. Đồng 38.740 41.961 63.734

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh Tr. Đồng 28.050 38.569 57.699

Lợi nhuận ròng Tr. Đồng 38.740 36.109 55.065

( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm của PLC đã được kiểm toán)

Từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy kết quả sản xuất kinh

doanh của PLC liên tục tăng. Ghi nhận các thành tích đã đạt được, công ty đã được

trao tặng các danh hiệu cao quý như huân chương lao động hạng II, III, bằng khen

của Chính phủ năm 2001, cờ thi đua của Chính phủ ...

23

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC) bao gồm các

phòng ban, nhà máy, kho bãi…được chia ra làm 03 khối dựa vào chức năng nhiệm

vụ cụ thể như sau:

- Khối văn phòng: Trụ sở chính đóng tại Hà Nội, thực hiện chức năng điều

hành hoạt động của toàn công ty, chịu trách nhiệm về tài chính, pháp luật,…

- Khối nhà máy: có 02 nhà máy là nhà máy dầu nhờn Thượng Lý - Hải Phòng,

nhà máy dầu nhờn Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm sản xuất, tồn chứa

và phân phối sản phẩm ra thị trường.

- Khối kho bãi trung chuyển: kho dầu nhờn Đức Giang - Hà Nội, là nơi trung

chuyển, tồn chứa sản phẩm để phân phối ra thị trường.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hệ thống QLMT của công ty cổ phần

Hóa dầu Petrolimex mà cụ thể là tại 03 khối đơn vị nói trên. Bởi mỗi khối đơn vị có

chức năng nhiệm vụ đặc trưng riêng, nghiên cứu 03 khối đơn vị trên sẽ cung cấp cái

nhìn tổng quát về Hệ thống QLMT trong toàn công ty.

Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chưa thực hiện quá trình xây dựng Hệ

thống QLMT theo ISO 14001, luận văn này nghiên cứu xây dựng Hệ thống QLMT

tại công ty PLC theo tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản mới nhất ISO 14001:2005.

2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

2.2.1. Mục tiêu:

- Nắm rõ nội dung tiêu chuẩn ISO 14001 và quá trình áp dụng tiêu chuẩn.

- Xác định thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu

chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 xây dựng Hệ thống QLMT tại công ty PLC.

2.2.2. Nhiệm vụ đề tài:

- Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.

- Tìm hiểu cơ cấu, hoạt động, tình hình phát triển của công ty PLC.

24

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại công ty PLC.

- Điều tra tìm hiểu thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại

công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty PLC.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu:

- Thu thập tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14001. Thu thập số liệu về

tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.

- Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh, kết

quả tăng trưởng về sản lượng và doanh thu, nhu cầu xây dựng Hệ thốngQLMT theo

tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Thu thập thông tin môi trường từ báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo

cáo quan trắc môi trường định kỳ của công ty.

- Thu thập thông tin từ kết quả điều tra thực tế.

- Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp phổ biến khi nghiên cứu một

vấn đề bất kỳ bởi phương pháp này ít tốn kém, cung cấp cái nhìn tổng thể về vấn đề

nghiên cứu. Tuy nhiên chất lượng tài liệu thu được có thể rất khác nhau nên cần có

thời gian để xem xét, nghiên cứu kỹ.

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu:

- Phân tích các yêu cầu như: nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, xu hướng

toàn cầu hóa về môi trường, các thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Hệ thống

QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.

- Phân tích số liệu từ các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại các đơn vị

của công ty, so sánh với các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường.

- Phân tích các điều kiện thuận lợi và khó khăn tại PLC khi triển khai xây

dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Những việc cần làm để đáp ứng

yêu cầu của ISO 14001.

- Đề xuất xây dựng một chương trình quản lý môi trường cụ thể theo từng

bước của tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty PLC.

25

2.3.3. Phƣơng pháp điều tra:

Mục đích điều tra:

- Điều tra sự quan tâm của cán bộ công nhân viên đối với công tác quản lý môi

trường của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

- Điều tra thông tin về sự hiểu biết của cán bộ, người lao động trong công ty

về tiêu chuẩn ISO 14001.

- Từ kết quả điều tra, rút ra thuận lợi và khó khăn khi xây dựng Hệ thống

QLMT theo ISO 14001 tại công ty PLC.

Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra:

- Phạm vi: trong công ty PLC.

- Đối tượng: cán bộ người lao động trong công ty.

- Đơn vị điều tra: văn phòng công ty, 2 nhà máy, kho trung chuyển.

- Số lượng cán bộ, người lao động điều tra: 50 người.

Thiết lập phiếu điều tra

- Phiếu điều tra là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp có trình tự và theo nội

dung nhất định giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng

nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập. [7]

- Phiếu điều tra tại công ty PLC được thiết lập gồm 03 câu hỏi, với nội dung

tìm hiểu chung sự quan tâm của cán bộ công nhân viên trong công ty đến vấn đề

môi trường và tiêu chuẩn ISO 14001. Câu hỏi được sử dụng trong phiếu điều tra là

câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đã có trước những phương án trả lời cụ

thể mà người trả lời chỉ việc lựa chọn một hoặc một số phương án mà họ cho là phù

hợp nhất [7]. Sử dụng câu hỏi đóng có những thuận lợi và khó khăn sau:

+ Thuận tiện cho người trả lời, chỉ cần lựa chọn một phương án đã được nêu

ra trong phiếu điều tra.

+ Người được hỏi hiểu câu hỏi một cách thống nhất, theo cùng một nghĩa.

+ Thuận lợi cho việc xử lý kết quả điều tra.

+ Tuy nhiên câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra là câu hỏi đóng nên bó hẹp

tư duy của người được điều tra, không mở ra các khía cạnh mới.

26

Phương pháp chọn mẫu:

- Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu

nhiên. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu mà trong đó các đơn vị

của tổng thể mẫu được chọn ra trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh

nghiệm thực tế. [5]

- Số cán bộ người lao động trong toàn công ty PLC là 300 người, thực hiện

cuộc điều tra thu thập thông tin phục vụ đề tài này, tiến hành lựa chọn 50 người

trong toàn bộ công ty trong đó 15 người tại văn phòng, mỗi nhà máy 12 người, kho

Đức Giang 11 người bao gồm cán bộ quản lý chuyên viên và công nhân.

- Phiếu điều tra được gửi đến các đối tượng điều tra thông qua email. Các đơn

vị của công ty PLC có vị trí địa lý cách xa nhau (văn phòng đóng tại Hà Nội, 01 nhà

máy ở Hải Phòng, 01 nhà máy ở TP.Hồ Chí Minh). Với cách thức gửi email này,

kết quả điều tra không ghi nhận được thái độ của người được điều tra và các trường

hợp ngoại lệ phát sinh.

- Thuận lợi của phương pháp điều tra chọn mẫu: chỉ tiến hành nghiên cứu trên

một bộ phận của tổng thể nên tiết kiệm về sức người và thời gian. Tuy nhiên, các

đơn vị của tổng thể được chọn ra không phải một cách ngẫu nhiên nên không đảm

bảo kết quả mang tính khách quan.

Sai số

- Sai số trong điều tra là điều thường gặp, nó làm chênh lệch giữa giá trị thực

và kết quả điều tra mang lại. Trong phạm vi đề tài này, để đảm bảo kết quả điều tra

đạt độ chính xác cao, một số biện pháp được sử dụng để hạn chế sai số như: chuẩn

bị tốt việc thiết lập phiếu điều tra, kiểm tra các phiếu điều tra có đầy đủ thông tin

không, các câu trả lời trong từng phiếu có đủ và hợp logic không, thận trọng khi

nhập kết quả vào máy.

Tổng hợp thống kê:

- Các kết quả từ phiếu điều tra tập hợp, kiểm tra có hợp lệ không.

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả thu được. Kết quả cuối cùng được

thể hiện dưới dạng tỷ lệ %. Từ kết quả mục đích điều tra sẽ được thể hiện.

27

2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá hiện trạng môi trƣờng và quản lý môi

trƣờng doanh nghiệp:

Mô tả thực trạng công tác QLMT và kết quả quan trắc tại công ty cổ phần

Hóa dầu Petrolimex để phân tích, đánh giá những nội dung sau:

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt, môi trường không khí, điều kiện

vi khí hậu tại công ty PLC. Dựa trên kết quả phân tích chỉ tiêu môi trường đối chiếu

với tiêu chuẩn chất lượng môi trường của Việt Nam để đưa ra nhận xét hiện trạng

chất lượng môi trường và mức độ tác động đến môi trường.

- Phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải, nước thải, khí thải tại các đơn

vị của công ty PLC.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường tại công ty, những thuận

lợi, khó khăn. Các vấn đề bất cập cần giải quyết trong thời gian tới.

- Phân tích hoạt động tại các đơn vị của công ty PLC có liên quan đến môi

trường và những vấn đề cần thực hiện trong thời gian tới.

- Dự báo về nguồn tác động, các yếu tố tác động tới môi trường, diễn biến chất

lượng môi trường trong thời gian tới, các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường.

2.3.5. Phƣơng pháp phân tích vòng đời sản phẩm:

Dựa vào sơ đồ quy trình sản xuất của công ty, sử dụng phương pháp đánh giá

vòng đời sản phẩm (LCA) để đánh giá tổng thể về môi trường từ khâu nhập nguyên

liệu đầu vào, sản xuất , đến phân phối sản phẩm và xử lý chất thải phát sinh.

Vòng đời sản phẩm – LCA là phép phân tích một hệ sản phẩm hoặc dịch vụ

xuyên suốt mọi giai đoạn của chu trình từ khi mua nguyên liệu, nhập nguyên liệu,

sản xuất, vận chuyển, sử dụng, tái sử dụng, duy trì, quản lý chất thải và các hệ cung

cấp năng lượng liên quan. [1]

Thuận lợi khi sử dụng phương pháp LCA giúp công ty quản lý được thành

phần chất thải phát sinh trong toàn bộ quy trình sản xuất và kiểm soát các rủi ro môi

trường. Tuy nhiên sử dụng phương pháp LCA cũng gặp phải một số khó khăn đó là

quá trình LCA phân tích rất phức tạp đòi hỏi nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nên

mất nhiều thời gian.

28

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng môi trƣờng tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:

3.1.1. Cơ cấu tổ chức Hệ thống QLMT:

Tổng giám đốc chỉ đạo thống nhất việc quản lý và thực hiện công tác bảo vệ

môi trường từ văn phòng công ty tới các đơn vị là nhà máy, kho bãi.

Phòng kỹ thuật công ty là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác

quản lý, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường trong toàn công ty. Phòng

kỹ thuật có một chuyên viên phụ trách công tác môi trường đồng thời kiêm nhiệm

theo dõi công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong toàn công ty.

Tại các đơn vị bộ phận kỹ thuật cơ sở giữ vai trò đầu mối theo dõi công tác

môi trường tại đơn vị mình dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy hoặc trưởng kho.

Trong quá trình hoạt động các vấn đề phát sinh, báo cáo phòng kỹ thuật công ty để

chỉ đạo thực hiện và kịp thời xử lý, đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.

3.1.2. Phân công trách nhiệm trong Hệ thống QLMT:

Tổng giám đốc chỉ đạo và phê duyệt các định hướng chiến lược, mục tiêu, kế

hoạch dài hạn về công tác bảo vệ môi trường trong toàn công ty.

Phòng kỹ thuật công ty chịu trách nhiệm chính trong công tác thực hiện các

hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

- Tham mưu cho Tổng giám đốc hướng dẫn thống nhất các đơn vị triển khai

thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường.

- Tham mưu cho Tổng giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác

bảo vệ môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ và gửi kết quả báo cáo cho ban giám

đốc cũng như các bộ phận liên quan.

Lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo phòng kỹ thuật tại đơn vị mình và các bộ phận

liên quan theo dõi công tác môi trường tại đơn vị, tình trạng kỹ thuật của hệ thống

xử lý nước thải đề phòng sự cố bất thường xảy ra. Đảm bảo hoạt động của đơn vị

không gây tác động tới môi trường xung quanh.

29

3.1.3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trƣờng:

Phương châm hoạt động của công ty PLC là “Chất lượng đi đôi với bảo vệ

môi trường và phát triển bền vững”. Công ty thường xuyên có hoạt động nâng cao ý

thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ công nhân viên như phổ biến nội dung cơ bản

của Luật Môi trường và các văn bản môi trường mới ban hành liên quan đến hoạt

động của công ty để mọi người được biết và nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định.

Công ty thực hiện chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành

tích về bảo vệ môi trường, kỷ luật những trường hợp vi phạm quy định, nội quy.

Công ty xây dựng chương trình giám sát môi trường định kỳ. Đây được xem

là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý môi trường. Từ kết

quả quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường và có biện pháp bảo vệ môi trường

thích hợp. Đối với hoạt động sản xuất, công tác giám sát sẽ nhằm vào các mặt: chất

lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước và các yếu tố vi khí hậu

Nhận xét thực trạng công tác quản lý môi trƣờng tại PLC:

Trong quá trình hoạt động, công ty PLC đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi

trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên công tác này chưa được chú

trọng được thể hiện qua các điểm sau:

- Thiếu một chính sách môi trường trong toàn công ty và sự cam kết về việc

thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

- Nguồn lực: số cán bộ làm công tác chuyên môn về môi trường còn ít. Với 1

chuyên viên kiêm nhiệm công tác môi trường thuộc phòng kỹ thuật công ty

là quá ít để thực hiện công tác quản lý môi trường trong toàn công ty. Vì vậy

không đảm bảo thực hiện tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo cũng như triển

khai các hoạt động quản lý môi trường. Sự phân công trách nhiệm giữa các

bộ phận trong quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường chưa rõ ràng.

- Chưa xây dựng chương trình quản lý môi trường, hoạch định mục tiêu về

công tác quản lý môi trường trong toàn công ty.

- Sử dụng quy chế báo vệ môi trường chung do Tổng công ty xăng dầu Việt

Nam ban hành, chưa ban hành quy chế riêng đối với công ty...

- Công tác kiểm tra nội bộ việc thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ

môi trường chưa được thực hiện.

30

- Giải quyết các vấn đề môi trường còn mang tính chất đối phó, chưa chủ động

trong công tác phòng ngừa.

3.1.4. Chất lƣợng môi trƣờng không khí:

Hoạt động đặc thù của PLC là việc xuất nhập, pha chế và tồn chứa dầu nhờn

có các nguồn gây ô nhiễm không khí như sau:

- Hơi chất hữu cơ (dầu gốc, phụ gia) bay hơi khi xuất nhập hoặc do sự thất

thoát, rò rỉ của hệ thống ống dẫn, bể pha chế, đóng rót.

- Vận hành lò hơi đốt dầu và máy phát điện gây phát sinh bụi và khí SO2,

trong trường hợp cháy không hoàn toàn còn tạo NO, CO,… Nhiên liệu không cháy

hết trong khí thải phương tiện giao thông.

- Hoạt động vận tải của các phương tiện ra vào nhà máy và kho (xe ô tô tải, ô

tô xitec vào nhận hàng) cuốn theo đất cát trên đường gây bụi, đồng thời quá trình

đốt nhiên liệu từ các động cơ sinh ra các khí độc hại như CO, CO2, SO2, NOx,…

Theo dõi chất lượng môi trường không khí, công ty tiến hành quan trắc môi

trường định kỳ với tần suất 2 lần/năm và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy chất

lượng môi trường không khí vượt ngưỡng quy định.

Chất lượng không khí tại nhà máy dầu nhờn Thượng Lý, nhà máy dầu nhờn

Nhà Bè và kho dầu nhờn Đức Giang được trình bày tại các bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả QTMT không khí trong nhà xƣởng tại nhà máy dầu nhờn

Nhà Bè và nhà máy dầu nhờn Thƣợng Lý

TT Thông số Đơn vị NMDN Nhà Bè NMDN Thƣợng Lý TCVS 3733:

2002/BYT K1 K2 K3 M1 M2

1 Bụi mg/m3 0.142 0.147 0.123 0.03 0.02 8

2 SO2 mg/m3 0.086 0.063 0.048 0.042 0.041 5

3 NOx mg/m3 0.191 0.154 0.172 0.054 0.018 5

4 THC mg/m3 0.05 0.025 0.05 0.003 0.002 5x10

3 (*)

5 Độ ồn dBA 67 72.1 67.7 70.1 77.7 85

6 Ánh sáng Lux 438 423 375 1244 844 >300

7 Nhiệt độ 0C 31.7 31.7 31.7 30.2 29.3 ≥20≤34

8 Độ ẩm % 58.1 53.9 53.2 76 72 ≥40≤80

(Nguồn: Báo cáo QTMT đợt 1 năm 2011 của NMDN Nhà Bè và NMDN Thượng Lý)

31

Ghi chú:

TCVS 3733 - 2002/ QĐ - BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

(*): Tiêu chuẩn ô nhiễm một số khí thải của Viện an toàn lao động quốc gia Mỹ.

QTMT: quan trắc môi trường.

MNDN: Nhà máy dầu nhờn.

K1, K2, K3: 03 vị trí lấy mẫu không khí tại nhà máy dầu nhờn Nhà Bè.

M1, M2: 02 vị trí lấy mẫu không khí tại nhà máy dầu nhờn Thượng Lý.

Kết quả quan trắc chất lượng không khí trong nhà xưởng sản xuất đều đạt

tiêu chuẩn cho phép. Không gian nhà xưởng rộng, hệ thống thông gió được thiết kế

và vận hành tốt đảm bảo các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi và các thông số

hơi khí độc như SO2, NO2, THC đều nằm trong giới hạn quy định. Đây là điều kiện

đảm bảo môi trường cho người lao động sản xuất.

Bảng 3.2: Kết quả QTMT không khí xung quanh tại 02 nhà máy

TT Thông số Đơn vị NMDN Nhà Bè NMDN Thƣợng Lý QCVN 05:

2009/BTNMT K4 K5 K6 M3 M4

1 Bụi µg/m3 116 106 110 40 40 300

2 SO2 µg/m3 75 45 48 32 36 350

3 NOx µg/m3 98 97 128 33 33 200

5 THC µg/m3 KPH KPH 0.02 - - 5x10

6 (*)

6 Độ ồn dBA 63.1 59.7 67.8 74.3 78.7 70

(Nguồn: Báo cáo QTMT đợt 1 năm 2011 tại NMDN Nhà Bè và NMDN Thượng Lý)

Ghi chú:

QCVN 05:2009/BTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

khí xung quanh.

(*): Tiêu chuẩn ô nhiễm một số khí thải của Viện an toàn lao động quốc gia Mỹ.

K4, K5, K6: 03 vị trí lấy mẫu không khí tại nhà máy dầu nhờn Nhà Bè.

M3, M4: 02 vị trí lấy mẫu không khí tại nhà máy dầu nhờn Thượng Lý.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại 2 nhà

máy cho thấy các thông số hàm lượng khí độc đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép

nhiều lần. Điều này thể hiện hoạt động của các nhà máy không gây ảnh hưởng đáng

kể đến chất lượng môi trường khu vực.

32

Bảng 3.3: Kết quả QTMT không khí trong nhà tại Kho Đức Giang

TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVS 3733 -

2002/QĐ-BYT Đ1 Đ2 Đ3

1 Bụi mg/m3 0.08 0.05 0.05 8

2 SO2 mg/m3 0.027 0.035 0.041 5

3 NOx mg/m3 0.027 0.015 0.026 5

4 THC mg/m3 0.04 0.03 0.03 5x10

3 (*)

5 Độ ồn dBA 71.1 71.2 69.6 85

6 Ánh sáng Lux 594 1487 599 >300

7 Nhiệt độ 0C 32 32.3 32.2 ≥20≤34

8 Độ ẩm % 66.1 61 62.3 ≥40≤80

(Nguồn: Báo cáo QTMT tại Kho Đức Giang tháng 5/2011)

Ghi chú:

Đ1, Đ2, Đ3: 03 vị trí quan trắc không khí tại kho Đức Giang.

(*): Tiêu chuẩn ô nhiễm một số khí thải của Viện an toàn lao động quốc gia Mỹ.

Bảng 3.4: Kết quả QTMT không khí xung quanh Kho Đức Giang

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 05-

2009/BTNMT Đ4 Đ5 Đ6

1 Bụi µg/m3 50 11 90 300

2 SO2 µg/m3 27 29 27 350

3 NOx µg/m3 13 14 27 200

4 THC µg/m3 3.6 2.9 3.1 5x10

6 (*)

4 Độ ồn dBA 33.1 43.2 61.3 70

(Nguồn: Báo cáo QTMT tại Kho Đức Giang tháng 5/2011)

Ghi chú:

Đ4, Đ5, Đ6: 03 vị trí quan trắc không khí tại kho Đức Giang.

(*): Tiêu chuẩn ô nhiễm một số khí thải của Viện an toàn lao động quốc gia Mỹ.

Kết quả quan trắc môi trường không khí trong nhà xưởng và môi trường

không khí xung quanh đều đạt kết quả tốt, giá trị các thông số quan trắc đều nằm

trong giới hạn cho phép. Các thông số vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi

33

và các thông số hơi khí độc như SO2, NO2, THC đều thấp hơn tiêu chuẩn cho nhiều

lần. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động sản xuất.

3.1.5. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc:

Hoạt động sản xuất dầu mỡ nhờn gồm các công đoạn nhập khẩu nguyên vật

liệu là dầu gốc và phụ gia, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và phân phối tới người tiêu

dùng. Với đặc thù này, hoạt động sản xuất dầu mỡ nhờn khác biệt với các ngành

công nghiệp khác đó là không sử dụng nước làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình

sản xuất kinh doanh vì vậy xét về nguyên tắc thì sẽ không có nước thải phát sinh

trong hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn. Tuy nhiên, trong thực tế có phát sinh

nước thải nhiễm dầu bởi các nguyên nhân sau:

- Xúc rửa bể định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu.

- Xả nước đáy bể sau khi kết thúc quá trình nhập dầu vào bể chứa.

- Sử dụng nước sạch để vệ sinh công nghiệp định kỳ sau khi kết thúc sửa chữa

công nghệ, thiết bị.

- Nước mưa rơi trên nền bãi có nhiễm dầu tại nhà máy và kho.

Đặc trưng của nước thải phát sinh từ các nguyên nhân nêu trên là đều nhiễm

dầu. Ngoài ra sinh hoạt của các công nhân viên, người lao động cũng phát sinh nước

thải sinh hoạt nhưng lượng nước này không lớn vì không có bếp ăn và nhà ở tập thể.

Bảng 3.5: Kết quả QTMT nƣớc tại các đơn vị thuộc công ty PLC

STT Thông số Đơn vị NMDN

Thƣợng Lý

NMDN

Nhà Bè

Kho

Đức Giang

QCVN 24:

2009/BTNMT

1 pH - 7.2 7,24 7.3 5.5 – 9

2 COD mg/l 68 30 42 100

3 BOD5 mg/l 20 14 20 100

4 TSS mg/l 53 14 26 50

5 Dầu mỡ mg/l 1,9 KPH 1,6 5

6 Coliforms MPN/

100ml 1300 1,2x10

3 2300 5x10

3

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo QTMT đợt 1 năm 2011 của NMDN Thượng Lý, NMDN

Nhà Bè, Kho Dầu nhờn Đức Giang)

34

Ghi chú:

QCVN 24:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp.

NMDN: nhà máy dầu nhờn.

Vị trí lấy mẫu nước: bể xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống chung.

Số liệu từ bảng 3.6 cho thấy chất lượng mẫu nước thải sau xử lý của nhà máy

dầu nhờn Thượng Lý, nhà máy dầu nhờn Nhà Bè và Kho dầu nhờn Đức Giang đều

nằm trong giới hạn cho phép. Kể cả dầu mỡ khoáng, là thông số đáng lưu ý đối với

hoạt động sản xuất của công ty thì sau khi quá trình xử lý, giá trị dầu mỡ khoáng

trong nước thải cũng nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Đạt được kết quả này

là vì các đơn vị nhà máy, kho đều sử dụng hệ thống thoát nước tiêu độc thống nhất

cho cả khu vực. Nước thải phát sinh từ nhà máy hoặc kho được xử lý lắng gạn qua

các hố lắng gạn đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khí thải ra hệ thống thoát

nước chung của Tổng kho. Trong khuôn viên Tổng Kho có các trạm xử lý nước

thải, xử lý nước thải tập trung của cả khu vực trước khi thải ra môi trường.

3.1.6. Vệ sinh, an toàn lao động:

Vấn đề sức khỏe của cán bộ, người lao động và vệ sinh môi trường lao động

tại công ty cũng được công ty quan tâm. Công ty đã thực hiện đồng thời các hoạt

động nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động như sau:

- Thực hiện kiểm tra định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.

- Quan trắc định kỳ các yếu tố vi khí hậu, bố trí đặt các quạt thông gió chóng

nóng, đảm bảo cường độ sáng cho khu vực làm việc đạt tiêu chuẩn của Bộ y

tế ban hành nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

- Cấp trang bị bảo hộ lao động định kỳ hằng năm như: quần áo bảo hộ, khẩu

trang phòng độc, mũ, găng tay.

- Lắp đặt máy móc, thiết bị theo đúng qui phạm an toàn điện, áp lực và chống

cháy nổ, chống sét.

35

- Đào tạo và kiểm tra kỹ thuật an toàn của người lao động để đảm bảo an toàn

về tất cả các mặt: điện, cơ khí,… trong vận hành.

- Quy hoạch khuôn viên hợp lý, tăng cường trồng cây xanh trong khuôn viên

Nhà máy, Kho mang lại vẻ mỹ quan chung và góp phần quan trọng hạn chế ô

nhiễm không khí.

Kết luận:

Qua phần trình bày và đánh giá chất lượng môi trường tại công ty PLC có thể

rút ra một số kết luận như sau:

Công tác quan trắc môi trường được thực hiện nghiêm túc trong toàn công

ty. Thực hiện đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã

được phê duyệt tần suất quan trắc 2 lần/1năm.

Công ty tiến hành các hoạt động đảm bảo sức khỏe của người lao động như

đo kiểm tra thường xuyên các yếu tố vi khí hậu, trang bị đồ bảo hộ lao động, định

kỳ khám sức khỏe cho người lao động.

Nguồn khí thải chủ yếu phát sinh do hoạt động giao thông vận tải ra vào nhà

máy và chất hữu cơ bay hơi từ quá trình xuất nhập nguyên vật liệu, pha chế, đóng

rót dầu mỡ nhờn và tồn chứa sản phẩm.

Hoạt động sản xuất không sử dụng nước, các đơn vị không tổ chức bếp ăn

tập thể nên nguồn nước thải phát sinh chủ yếu bao gồm nước mưa chảy tràn kéo

theo dầu rơi vãi, nước từ hoạt động vệ sinh bể chứa. Với đặc trưng là nước thải có

nhiễm dầu, lượng nước thải này được thu gom tại bể lắng gạn của nhà máy hay kho

trung chuyển, sau đó theo mương thoát nước chung của khu vực được tập trung xử

lý tại các trạm xử lý trước khi thải ra môi trường.

Kết quả quan trắc môi trường cho thấy chất lượng môi trường không khí và

nước thải tại nhà máy và kho trung chuyển đều đạt chất lượng tốt. Giá trị các thông

số đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng môi trường đảm bảo điều kiện

môi trường làm việc cho cán bộ người lao động.

36

3.2. Cơ sở xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO

14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:

3.2.1. Cơ sở kinh tế:

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong chiến lược phát triển kinh doanh của PLC

là chú trọng phát triển cả thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa xu hướng hiện

nay, khách hàng muốn giao dịch với những công ty có ý thức thực thi vấn đề môi

trường tốt. Công ty PLC triển khai áp dụng ISO 14001 sẽ nâng cao hình ảnh của

công ty và tạo ra ưu thế cạnh tranh để gia nhập, mở rộng thị trường quốc tế nâng

cao doanh số bán hàng.

Tinh giảm thủ tục, hạn chế trùng lặp: việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO

14001 có thể giảm bớt những công việc kiểm định cho khách hàng do các nhà chức

trách tiến hành từ đó tiết kiệm được chi phí thanh tra, chi phí xác nhận các yêu cầu

không nhất quán.

Giảm chi phí bảo hiểm: thực hiện một Hệ thống QLMT hữu hiệu có thể góp

phần tiết kiệm kinh phí trong tương lai, thông qua việc giảm bớt chi phí bảo hiểm

và các công ty bảo hiểm sẽ dễ dàng chấp nhận bảo hiểm cho các sự cố ô nhiễm nếu

công ty đã xây dựng một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu.

Lợi ích nội bộ: giảm bớt một số trường hợp vi phạm và tăng tính hữu hiệu

của các hoạt động góp phần hạn chế lãng phí, ngăn ngừa ô nhiễm, thúc đẩy sử dụng

nguyên vật liệu thay thế ít độc hơn trước, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí. Đồng

thời một hệ thống hữu hiệu có thể giảm bớt tình trạng chồng chéo trong công việc.

3.2.2. Cơ sở xã hội – nhân văn:

Xây dựng một hệ thống quản lý môi trường tốt giúp công ty thực hiện tốt

chương trình bảo vệ môi trường của mình. Những yếu tố cơ bản của tiêu chuẩn ISO

14001 không tạo thành một chương trình hoàn chỉnh để bảo vệ môi trường nhưng sẽ

tạo thành cơ sở để xây dựng chương trình đó. Giúp doanh nghiệp chủ động phòng

ngừa ô nhiễm môi trường và đáp ứng tốt các yêu cầu pháp luật.

37

Xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 có thể hỗ trợ công ty cân đối lợi

ích kinh tế và lợi ích môi trường để vấn đề môi trường được đưa vào quá trình

hoạch định một cách thường xuyên. Từ đó, đảm bảo môi trường làm việc của cán

bộ, người lao động, để sức khỏe của công nhân viên được bảo vệ tránh những tác

động có hại từ hoạt động sản xuất. Đồng thời ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường

của người lao động trong công ty cũng được nâng cao. Tuy nhiên, nội dung tiêu

chuẩn ISO 14001 chưa đề cập nhiều đến cách thức để cải thiện điều kiện làm việc

nâng cao trách nhiệm xã hội. Điều này được nêu trong tiêu chuẩn SA 8000. Tiêu

chuẩn SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 1997, đưa ra các yêu cầu về

quản trị trách nhiệm xã hội, xây dựng môi trường làm việc được chấp nhận làm trên

toàn cầu. Cùng với tiêu chuẩn ISO 14001, tiêu chuẩn SA 8000 sẽ nâng cao uy tín và

khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để phát triển kinh doanh

hướng tới sự bền vững.

Áp dụng ISO 14001 giúp công tác quản lý môi trường và hoạt động sản xuất

kinh doanh được hài hòa với nhau, uy tín nâng cao, lợi nhuận tăng, sự phát triển

được bền vững đảm bảo mục tiêu phát triển của công ty.

3.2.3. Cơ sở pháp lý:

Xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 là một hoạt động tự nguyện của

doanh nghiệp. Cho đến nay, nhà nước chưa có quy định về việc doanh nghiệp phải

áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng thu

hút được sự quan tâm của Nhà nước, Luật bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và

hoàn thiện hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện công tác quản lý

môi trường một cách hiệu quả từ đó thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Một số

văn bản pháp luật liên quan đến việc thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về

bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

38

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng”.

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc

theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài

nguyên – môi trường và phát triển bền vững.

- Quyết định số 3746/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân

dân Thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện,

cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3. Thuận lợi và khó khăn xây dựng hệ thống QLMT theo ISO 14001

tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:

Trên cơ sở 50 phiếu điều tra được gửi đến đối tượng là cán bộ người lao

động hiện đang làm việc tại công ty PLC bao gồm cán bộ quản lý và cán bộ, công

nhân thông qua email nội bộ, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về môi trƣờng tại PLC

STT Câu hỏi Các lựa chọn Tỷ lệ %

1 Bạn đã từng nghe nói đến ISO 14001? Có 29 58%

Chưa 21 42%

2 Bạn có muốn tham gia các lớp tập huấn

phổ biến kiến thức về môi trường?

Có 34 68%

Không 16 32%

3 Triển khai xây dựng hệ thống QLMT

theo tiêu chuẩn ISO 14001?

Có 39 78%

Không 11 22%

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra )

3.3.1 Thuận lợi:

Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9000 từ năm 1998 nên có kinh nghiệm

khi triển khai áp dụng ISO, điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty đến

việc áp dụng các công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, khi

39

xây dựng và được chứng nhận chứng chỉ ISO 9000, công ty đã có sẵn một số thủ

tục và chuyên gia cần thiết giúp cho việc triển khai ISO 14001 trở nên dễ dàng hơn.

Chính sách chất lượng của công ty là “chất lượng phải đi đôi với bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững”, lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ

môi trường. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cán bộ, người lao động quan tâm đến

công tác môi trường muốn tham gia các lớp tập huấn về kiến thức môi trường chiếm

tỷ lệ 68% và ý kiến đồng ý triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn

ISO 14001 chiếm 78%.

Công ty PLC chỉ sản xuất dầu mỡ nhờn nên khi triển khai áp dụng tiêu chuẩn

ISO 14001 sẽ ít phức tạp và không tốn nhiều thời gian. Bởi cơ cấu sản phẩm đều

thuộc nhóm dầu nhờn, hoạt động sản xuất là hoàn toàn giống nhau giữa 2 nhà máy

thuộc công ty nên tác động đến môi trường là giống nhau. Vì vậy khi xem xét đánh

giá hệ thống QLMT tại một nhà máy sẽ cung cấp đồng thời một kết quả tương tự ở

nhà máy thứ 2, do đó rút ngắn thời gian đánh giá chung trong toàn hệ thống công ty.

3.3.2. Khó khăn:

Tỷ lệ người chưa từng nghe nói đến hay hiểu về ISO 14001 tại công ty còn

chiếm tỷ lệ cao (42%), điều đó gây khó khăn cho việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn

ISO 14001 tại công ty.

Vấn đề đầu tư công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tập

trung điều hành quản lý chất lượng vẫn được quan tâm hơn. Kết quả điều tra cho

thấy, có tới 32% người lao động được điều tra không muốn tham gia các lớp tập

huấn về môi trường.

Xây dựng và duy trì Hệ thống QLMT theo ISO 14001 đòi hỏi kinh phí lớn.

Các chi phí này liên quan đến việc xây dựng và duy trì Hệ thống QLMT, chi phí tư

vấn và đăng ký với bên thứ ba.

Trong hệ thống quản lý tổng thể của công ty chưa xem vấn đề triển khai xây

dựng Hệ thống QLMT như một việc làm cấp thiết.

40

3.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001

tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex:

Hệ thống QLMT tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex được xây dựng

theo TCVN ISO 14001 phiên bản 14001:2004 với quy trình các bước cần tiến hành

từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành và được cấp chứng chỉ được mô tả như sau:

Hình 3.1: Quá trình xây dựng và xin chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001

Lãnh đạo công ty đưa ra cam kết thực hiện

Thành lập ban ISO

Tìm hiểu yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001

Đánh giá sơ bộ công tác QLMT hiện tại

Xác định khía cạnh môi trường, mục tiêu và

chỉ tiêu môi trường, chính sách môi trường

Xây dựng chương trình QLMT

Xác định cơ cấu trách nhiệm

Xây dựng hệ thống văn bản về hệ thống

QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Thực hiện chương trình QLMT

Đánh giá nội bộ

Đánh giá của bên thứ 3

Cấp chứng chỉ

41

Bảng 3.7: Đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn

ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex

T

T Nội dung

Tháng

thứ 1

Tháng

thứ 2

Tháng

thứ 3

Tháng

thứ 4

Tháng

thứ 5

Tháng

thứ 6

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

1

- Đưa ra cam

kết thực hiện.

- Lập ban ISO.

2

- Tìm hiểu yêu

cầu tiêu chuẩn

ISO 14001.

- Đánh giá thực

trạng công ty.

3

- Xây dựng

chương trình

QLMT theo

ISO 14001.

- Phân công

trách nhiệm.

4

Xây dựng hệ

thống văn bản

theo ISO 14001

5 Ban hành và

thực hiện.

6

Đánh giá nội

bộ, khắc phục

cải tiến.

7 Đánh giá của

bên thứ 3.

8 Cấp chứng chỉ.

42

Xây dựng Hệ thống QLMT tại công ty cổ phần Hóa dẩu Petrolimex theo

TCVN ISO 14001 phiên bản 14001:2004 gồm 6 nội dung phải thực hiện. Cách thức

xây dựng được trình bày cụ thể như sau:

3.4.1. Chính sách môi trƣờng:

Yêu cầu chung:

Một Hệ thống QLMT tốt phải đảm bảo có chính sách môi trường do lãnh đạo

công ty thiết lập. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của hệ thống bởi

chính sách môi trường được xem như kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ

thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng

nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy chính sách môi trường

cần phản ánh sự cam kết của ban lãnh đạo và đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động, sản

phẩm và dịch vụ của tổ chức.

- Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm.

- Có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ

chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình.

- Đề ra khuôn khổ để đề xuất và soát xét các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.

- Được lập thành văn bản, thực hiện và được duy trì.

- Được thông báo cho tất cả nhân viên của tổ chức.

- Sẵn sàng phục vụ cộng đồng. [10]

Đề xuất chính sách môi trƣờng tại công ty PLC:

Luôn xem xét các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi

trường, lập phương án bảo vệ môi trường và ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

- Xác định rõ những ảnh hưởng của sản phẩm đến môi trường, thực hiện công

tác bảo vệ môi trường tự giác, tích cực.

- Xác định mục đích bảo vệ môi trường và duy trì công tác bảo vệ môi trường.

- Tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến môi trường, thực hiện tốt các yêu

cầu liên quan đến bảo vệ môi trường.

43

- Cùng nhau truyền đạt thông tin, hướng dẫn cán bộ công nhân viên trong

công ty thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Nắm bắt những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường, thực hiện

tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Công ty lấy chính sách môi trường làm cơ sở để xây dựng và duy trì các hoạt

động liên quan đến việc đảm bảo môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu

chuẩn ISO 14001.Chính sách môi trường là cơ sở cho việc đề xuất và soát xét lại

mục tiêu, chỉ tiêu môi trường.

Chính sách môi trường phải được lập thành văn bản, được áp dụng và duy trì

trong công ty. Chính sách và mục tiêu, chỉ tiêu môi trường sẽ được lãnh đạo xem

xét, đánh giá và xác định tại các cuộc họp xem xét định kỳ của Ban lãnh đạo công

ty. Chính sách môi trường được ban hành toàn công ty phổ biến đến toàn thể cán bộ

công nhân viên làm việc tại công ty (kể cả nhân viên hợp đồng) hoặc các bên liên

quan (các nhà cung cấp , nhà thầu xây dựng…) và phải sẵn sàng đưa ra công luận.

3.4.2. Lập kế hoạch:

Lập kế hoạch là bước quan trọng tiếp theo khi thực hiện ISO 14001. Quá

trình lập kế hoạch được bắt đầu với việc xác định các khía cạnh môi trường và sau

đó là xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Đồng thời phải xác định các

yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cần tuân thủ, sau đó thiết lập một

chương trình QLMT đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

3.4.2.1. Khía cạnh môi trƣờng:

Các định nghĩa:

Khía cạnh môi trường được định nghĩa là: “yếu tố của các hoạt động, sản

phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường”. [10]

Khía cạnh môi trường có ý nghĩa được định nghĩa: “là một khía cạnh có hoặc

có thể gây tác động đáng kể đến môi trường”. [10]

Tác động môi trường được định nghĩa: “bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra

cho môi trường dù là có hại hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các hoạt động,

sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức gây ra”. [10]

44

Đề xuất quy trình xác định khía cạnh môi trƣờng tại PLC:

Xác định nội dung các hoạt động:

Các đơn vị bao gồm văn phòng công ty, nhà máy và kho có trách nhiệm xác

định đầy đủ nội dung các quá trình, hoạt động của đơn vị mình.

Xác định khía cạnh môi trường tương ứng:

Với mỗi hoạt động, xem xét đầu vào đầu ra và xác định khía cạnh môi

trường tương ứng. Việc xác định các khía cạnh môi trường dựa vào các thông tin

như: lượng phát thải vào không khí, nước, đất, hay mức độ sử dụng năng lượng:

điện, nước.

Hoạt động của nhà máy và kho được xác định từ sơ đồ công nghệ pha chế

dầu nhờn ở hình 1.7. Mỗi hoạt động phát sinh các thành phần chất thải tương ứng

được trình bày trong hình 3.4.

Hình 3.2: Hoạt động sản xuất và các thành phần chất thải phát sinh

Quy trình công nghệ

Phân phối

Nhập nguyên liệu

dầu gốc, phụ gia

Pha chế, đóng rót

Tồn chứa

Đóng gói sản phẩm

Dầu rơi vãi, giẻ lau dính dầu, hơi

hữu cơ

Dầu rơi vãi, giẻ lau, găng tay

dính dầu, hơi hữu cơ, tiếng ồn

Thùng carton, can nhựa, dầu rơi

vãi, giẻ lau, găng tay dính dầu

Cặn dầu, hơi hữu cơ

Bụi, khí thải, tiếng ồn

Chất thải phát sinh

45

Xác định khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa:

Sau khi xác định các khía cạnh môi trường, sử dụng các tiêu chí được đề cập

trong bảng 3.8 để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

Bảng 3.8: Tiêu chí xác định khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa

STT Tiêu chí Ký hiệu Điểm

1 Tác động của khía cạnh môi trường tới môi trường A

1.1 Ô nhiễm đất Đ 1

1.2 Ô nhiễm nước N 1

1.3 Ô nhiễm không khí K 1

1.4 Ô nhiễm tiếng ồn Ô 1

1.5 Mất mỹ quan M 1

1.6 Suy thoái tài nguyên T 1

2 Phạm vi ảnh hưởng của khía cạnh môi trường B

2.1 Phạm vi người vận hành, sử dụng 1

2.2 Tổ, phòng ban 2

2.3 Đơn vị 3

2.4 Ngoài Công ty 4

3 Các yêu cầu Pháp luật & yêu cầu khác C

3.1 Không có các yêu cầu liên quan 0

3.2 Có yêu cầu liên quan 5

4 Tần suất xảy ra khía cạnh môi trường D

4.1 Trên 1 năm 1

4.2 Trên 1quí 2

4.3 Trên 1 tháng 3

4.4 Hằng tuần 4

4.5 Hằng ngày 5

5 Mức độ nghiêm trọng E

5.1

Không nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng rất hạn chế đến

môi trường và con người (hoặc số lượng thải ra không

đáng kể)

0,5

5.2

Ảnh hưởng đáng kể tại nơi xảy ra sự cố và các khu vực

lân cận, và có ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến môi

trường và con người

1

5.3

Rất nghiêm trọng, ảnh hưởng toàn bộ công ty, khu vực

bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người

(Hoặc thải ra với số lượng lớn).

2

Tổng điểm đƣợc tính theo công thức: (T= (A + B + C + D)*E))

Nếu T ≥ 10 : khía cạnh môi trƣờng đƣợc xem là có ý nghĩa

(Nguồn: Tài liệu đào tạo của trung tâm năng suất Việt Nam)

46

Bảng 3.9: Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trƣờng tại PLC

Hoạt động Khía cạnh

Môi trƣờng

Tình

Trạng

Tiêu chí đánh giá Tổng

điểm A

B C D E Đ N K Ô M T Σ

Văn phòng trụ sở chính

Văn

phòng

(thắp

sáng, điều

hòa, thiết

bị văn

phòng)

Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7

CTNH văn phòng: bóng

đèn, hộp mực in, pin. KBT 1 1 1 3 3 5 3 1 14

Tiêu thụ nước BT 1 1 2 4 5 5 0.5 8

Phát sinh nước thải BT 1 1 2 4 5 5 0,5 8

Cháy nổ KC 1 1 1 1 4 3 5 1 1 13

Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý, Nhà Bè

Văn

phòng

Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Tiêu thụ nước BT 1 1 2 4 5 5 0.5 8

Phát sinh CTNH KBT 1 1 1 3 3 5 3 1 14

Phát sinh nước thải BT 1 1 2 4 5 5 1 16

Cháy nổ KC 1 1 1 1 4 4 5 1 2 28

Nhập

nguyên

vật liệu

(dầu gốc,

phụ gia)

Phát sinh CTNH (dầu rơi

vãi, giẻ lau dính dầu) KBT 1 1 1 1 4 4 5 5 1 18

Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5

Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 5 2 40

Tràn dầu KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 3 2 36

Pha chế

đóng rót

Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8

CTNH (dầu rơi vãi, giẻ

lau, găng tay dính dầu) KBT 1 1 1 1 4 4 5 5 1 18

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5

Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 5 2 40

Tồn chứa CTNH (cặn dầu thải) KBT 1 1 1 3 4 5 2 1 14

Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5

Phương

tiện vận

tải

Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 5 0.5 7.5

Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7

47

Gia công,

sửa chữa,

bảo

dưỡng

thiết bị

Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 2 0.5 6.5

Phát sinh cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 2 2 34

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5

Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5

Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5

Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 2 0.5 6

Phát sinh hồ quang điện BT 1 1 2 3 5 2 1 12

Kho dầu nhờn Đức Giang

Văn

phòng

Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Tiêu thụ nước BT 1 1 2 4 5 5 0.5 8

Phát sinh CTNH KBT 1 1 1 3 3 5 3 1 14

Phát sinh nước thải BT 1 1 2 4 5 5 1 16

Cháy nổ KC 1 1 1 1 4 4 5 1 2 28

Tồn chứa CTNH (cặn dầu thải) KBT 1 1 1 3 4 5 2 1 14

Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5

Vận

chuyển

của xe

Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 5 0.5 7.5

Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7

Gia công,

sửa chữa,

bảo

dưỡng

thiết bị

Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 2 0.5 6.5

Phát sinh cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 2 2 34

Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5

Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5

Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5

Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 2 0.5 6

Phát sinh hồ quang điện BT 1 1 2 3 5 2 1 12

Ghi chú:

CTNH: chất thải nguy hại;

CTR: chất thải rắn;

BT: Bình thường;

KBT: Không bình thường;

KC: khẩn cấp.

48

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trƣờng đáng kể tại PLC

TT Khía cạnh môi

trƣờng đáng kể

Điểm của các khía

cạnh môi trƣờng Tác động môi trƣờng Đối sách

Văn

phòng

Nhà

may Kho

1

Phát sinh

CTNH (văn

phòng, giẻ lau,

găng tay dính

dầu, cặn dầu

thải)

14 18 14

- Ảnh hưởng đến nguồn

nước.

- Ảnh hưởng đến môi

trường đất.

- Ảnh hưởng sức khỏe

con người.

- Đăng ký chủ nguồn thải

nguy hại.

- Phân loại rác thải tại

nguồn.

- Ký hợp đồng thu gom,

xử lý với đơn vị chức

năng.

2 Phát sinh nước

thải 0 16 16

- Ảnh hưởng nguồn

nước tiếp nhận.

- Ảnh hưởng đến môi

trường đất.

- Nộp phí nước thải.

- Đo đạc, quan trắc chất

lượng nước thải đầu ra.

3 Cháy nổ 13 40 34

- Ảnh hưởng đến tính

mạng con người

- Thiệt hại đến tài sản

công ty, mỹ quan

- Ảnh hưởng đến dân

cư xung quanh.

- Tập huấn, diễn tập

PCCC

- Trang bị các phương

tiện, thiết bị PCCC.

4 Sự cố tràn dầu 0 36 0 - Tác động môi trường

- Thiệt hại tài sản

- Lập phương án ứng phó

sự cố tràn dầu.

5 Phát sinh hồ

quang điện 0 12 12

- Ảnh hưởng đến sức

khỏe người lao động.

- Trang bị các kính bảo hộ

- Khoanh vùng và dùng

các thiết bị che chắn

thích hợp trong trường

hợp tiến hành sửa chữa.

3.4.2.2. Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác:

Yêu cầu này đòi hỏi PLC phải xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu

khác mà công ty phải tuân thủ đảm bảo hoạt động, sản phẩm của mình. Đồng thời

thiết lập và duy trì thủ tục để tiếp cận với các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác.

Yêu cầu pháp luật: bao gồm luật liên quan đến việc đảm bảo môi trường và

các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định,...

Các yêu cầu khác:

- PLC là thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trực thuộc Bộ Công

Thương, do đó cần thường xuyên cập nhật và thực hiện các quy định, văn bản, yêu

cầu do Bộ hay Tổng công ty ban hành.

- Các đơn vị của công ty đều nằm trong khuôn viên của Tổng kho xăng dầu tại

các địa bàn tương ứng nên cần tuân thủ các yêu cầu của Tổng kho.

49

Danh sách luật và các yêu cầu khác cần nhận biết và tiếp cận liên quan tới

các khía cạnh môi trường phát sinh tại công ty PLC có thể được xác định như sau:

Bảng 3.11: Danh sách luật và các yêu cầu khác tại PLC

STT Luật và các yêu cầu khác Hành động tuân thủ

1

Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11

- Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo nước thải, khí thải, tiếng ồn,...

không vượt tiêu chuẩn.

- Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt

động sản xuất.

- Báo cáo định kỳ và khi có yêu cầu.

2 Luật đa dạng sinh học số

20/2008/QH12.

- Không xây dựng công trình trong khu vực

cần bảo vệ.

- Hoạt động không làm thay đổi môi trường

sinh thái, ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh

học.

3

Luật PCCC 27/2001/QH10 ngày

26/09/2001 Quy định về việc phòng

cháy chữa cháy.

- Xây dựng phương án phòng cháy (thiết bị,

đội phòng cháy, phương án thoát hiểm, ...).

- Trang bị thiết bị, phương tiện phòng cháy.

- Xây dựng các sơ đồ thoát hiểm.

- Đào tạo nhân viên chuyên trách về phòng

cháy.

- Diễn tập phòng cháy chữa cháy.

- Quản lý hồ sơ.

4

Luật lao động số 84/2007/QH11 ngày

02/04/2007.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị sản xuất đảm

bảo an toàn lao động.

- Đo kiểm các chỉ tiêu môi trường, đảm bảo

môi trường lao việc.

5

Nghị định thư Kyoto – công ước

khung của liên hợp quốc về biến đổi

khí hậu.

- Sử dụng công nghệ phát triển sạch, hạn chế

phát thải các chất ô nhiễm.

6

Nghị định 149/2004/NĐ-CP Quy định

việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử

dụng tài nguyên nước, xả nước thải

vào nguồn nước.

- Xin cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước

ngầm.

- Cấp giấy phép xả thải.

7

Thông tư 12/2011/TT-BTNM Quy

định về quản lý chất thải nguy hại

Quyết định 23/2006/QD-BTNMT về

Danh mục chất thải nguy hại.

- Lập sổ chủ nguồn thải nguy hại

- Lập danh sách quản lý và báo cáo định kỳ

cho Sở tài nguyên môi trường địa phương.

- Thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo

quy định và chuyển giao cho đơn vị có chức

năng.

8

Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định

chi tiết và hướng dẫn việc thực hiện

một số điều khoản của luật bảo vệ môi

trường.

- Lập "Đánh giá tác động môi trường" (nếu có)

- Quản lý chất thải thải.

50

9

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT về

việc hướng dẫn đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi

trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Tuân thủ cam kết nêu trong báo cáo đánh giá

tác động môi trường hoặc bản cam kết.

10

Thông tư số 3370/TT-MTg/BKHCN-

MT về việc hướng dẫn khắc phục sự

môi trường do cháy nổ xăng dầu.

- Xây dựng phương án PCCC.

- Thành lập ban chỉ đạo ứng phó sự cố nguy

hiểm.

- Xây dựng phương án ứng phó sự cố tràn dầu.

11

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về

việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng.

- Công nghệ sản xuất hiện đại, hạn chế ô

nhiễm.

- Kiểm soát chất lượng môi trường tại đơn vị.

12 Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về

hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

- Hoạt động đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn để

ngăn ngừa sự cố.

13

- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng

không khí xung quanh.

- TCVS 3733 – 2002/QĐ-BYT Tiêu

chuẩn vệ sinh lao động.

- TCVN 5508-2009 Không khí vùng

làm việc - điều kiện vi khí hậu.

- QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH.

- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về khí thải công.

nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ

- QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn

quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Định kỳ quan trắc chất lượng môi trường.

- Đảm bảo các thông số đo đạc đạt tiêu chuẩn

môi trường và báo cáo cho sở tài nguyên môi

trường .

- Thực hiện các biện pháp xử lý, phòng chống

để giảm thiểu ô nhiễm.

Quy trình tiếp cận luật môi trƣờng và các yêu cầu khác:

Tiếp cận luật và các yêu cầu khác:

Đối với luật:

- Khi công ty nhận được công văn hay thông báo liên quan đến vấn đề môi

trường, chuyển tới bộ phận quản lý môi trường để xử lý.

- Nhân viên được chỉ định trong bộ phận quản lý môi trường kiểm tra nội dung

của công báo có các thông tin về pháp luật liên quan đến môi trường hay không.

Nếu có thì cập nhật vào danh sách luật môi trường.

- Công tác cập nhật các văn bản luật liên quan đến môi trường phải được thực

hiện một cách chủ động và thường xuyên.

51

Đối với các yêu cầu khác:

Bộ phận chuyên trách thuộc Hệ thống QLMT kiểm tra nội dung của các yêu

cầu khác xem có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của công ty hay không.

Nếu có thì cập nhật vào danh sách các yêu cầu khác.

Thực hiện đáp ứng luật và các yêu cầu khác:

- Khi có văn bản luật hoặc các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ, bộ phận

QLMT báo cáo lên Tổng giám đốc để xem xét mức độ quan trọng. Các yêu cầu mới

cần được thông báo cho toàn công ty hoặc các bộ phận liên quan để mọi người có

thể tiếp cận đồng thời tiếp nhận ý kiến về các quy định đó và sẵn sàng cho những

sửa đổi của chương trình môi trường để có thể đáp ứng được các yêu cầu này.

- Hình thức thông báo: thông qua mạng nội bộ, bảng tin hoặc qua văn bản.

- Sau khi thông báo các yêu cầu phải tuân thủ, bộ phận chuyên trách cần phải

xem xét, đánh giá sự tuân thủ trong công ty.

3.4.2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chƣơng trình quản lý môi trƣờng :

Mục tiêu môi trường: là mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính

sách môi trường mà công ty tự đặt ra nhằm đạt tới và được lượng hóa khi có thể [10]

Chỉ tiêu môi trường: là yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, lượng hóa được

khi có thể, áp dụng cho đơn vị, bộ phận, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi

trường cần phải đề ra để đáp ứng nhằm đạt được những mục tiêu đó. [10]

Thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trƣờng:

Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu tại PLC:

- Phù hợp với “Chính sách môi trường” bao gồm cả việc ngăn ngừa ô nhiễm,

được định lượng hóa khi có thể và thực hiện cải tiến liên tục khi thấy cần thiết.

- Phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.

- Phản ánh được các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

- Xem xét dây chuyền công nghệ, yêu cầu về hoạt động kinh doanh, tài chính.

- Quan điểm của bên hữu quan.

- Đáp ứng với tiêu chuẩn quản lý do công ty quy định.

52

Trong đó bên hữu quan được định nghĩa là: “cá nhân hoặc nhóm liên quan

hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động về môi trường của một tổ chức” như: các

cơ quan lân cận, nhóm môi trường, cư dân, các nhà chính trị, người lao động, cổ

đông, khách hàng. [11]

Cách xác định quan điểm của bên hữu quan:

- Đại diện của công ty tham dự các cuộc hội họp tại khu vực.

- Đại diện của công ty thường xuyên tham gia vào kế hoạch đáp ứng với tình

trạng khẩn cấp của địa phương.

- Có một kênh thông tin để thu thập ý kiến từ cộng đồng.

- Công ty tạo điều kiện cho những cơ quan có chức năng, các nhà môi trường

và các bên quan tâm thăm quan công ty.

- Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng như trao đổi thông tin, các hoạt

động quản lý chất thải tại địa phương.

- Điều tra khách hàng.

Lập chƣơng trình quản lý môi trƣờng:

Sau khi công ty đã thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, tiêu chuẩn ISO

14001 yêu cầu phải xây dựng và duy trì một chương trình quản lý môi trường để

thực hiện những mục tiêu đã nêu ra. Những mục cần đề cập khi thiết lập chương

trình quản lý môi trường:

- Phải chỉ rõ người chịu trách nhiệm;

- Đề ra các biện pháp và lập kế hoạch cơ bản để thực hiện;

- Có thể đối chiếu với mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. [10]

Trong đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO

14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, xây dựng chương trình quản lý môi

trường đề cập đến các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi

trường đã được thiết lập và nội dung về người chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt

động đó. Chương trình QLMT tại PLC được đề xuất cụ thể trong bảng 3.12.

53

Bảng 3.12: Đề xuất chƣơng trình quản lý môi trƣờng tại PLC

Mục tiêu Chỉ tiêu Nội dung thực hiện

Trách

nhiệm

Quản lý

môi

trường

hướng tới

sự phát

triển bền

vững

Thực hiện,

duy trì và cải

tiến Hệ

thống

QLMT theo

tiêu chuẩn

ISO 14001

và yêu cầu

đánh giá

chứng nhận

1. Phổ biến chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho

các phòng ban.

2. Đánh giá tác động môi trường :

- Nhận diện, đánh giá các khía cạnh môi trường.

- Đánh giá tác động môi trường khi có kế hoạch mở

rộng hay thay đổi hoạt động của công ty.

- Thực hiện các biện pháp quản lý đối với các khía cạnh

môi trường.

3. Cập nhật, tuân thủ luật môi trường và các quy định

liên quan.

4. Thực hiện đào tạo:

- Đào tạo chuyên viên môi trường.

- Đào tạo nhân viên đánh giá môi trường nội bộ.

- Đào tạo nhận thức môi trường cho nhân viên.

- Đào tạo nhận thức về môi trường cho các nhà thầu

làm việc tại công ty.

5. Trao đổi thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài:

- Trao đổi thông tin giữa các phòng ban trong công ty.

- Xử lý thông tin từ các bên hữu quan.

6. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống môi trường

thông qua:

- Đánh giá nội bộ.

- Đánh giá của tổ chức tư vấn.

- Đánh giá của tổ chức chứng nhận.

- Đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu

khác.

- Kiểm tra hằng ngày.

7. Xem xét, đề xuất các biện pháp cải tiến.

-Chuyên

viên phụ

trách môi

trường.

-Lãnh đạo

các đơn vị.

-Thành

viên ban

ISO

Giảm

phát sinh

chất thải

sản xuất

Giảm lượng

chất thải rắn

phát sinh

xuống 2% so

với năm

trước

1. Kiểm soát lượng chất thải phát sinh hàng tháng của tất

cả các phòng ban.

2. Giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt như:

- Triệt để phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt.

- Giám sát phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt.

3. Giảm thiều rác thải sản xuất: tăng cường tái sử dụng,

tái chế và phải xúc tiến tái chế nội bộ.

4. Mở lớp đào tạo nâng cao ý thức phân loại, thu gom

chất thải cho nhân.

5. Quản lý và có báo kết quả thực hiện các hoạt động

giảm thiểu chất thải của toàn công ty.

-Chuyên

viên phụ

trách môi

trường.

- Lãnh đạo

các đơn vị.

- Cán bộ

phụ trách

các bộ

phận

Giảm sử

dụng

năng

lượng

Giảm năng

lượng điện

tiêu thụ

xuống 2%

1. Kiểm soát năng lượng tiêu thụ điện cho từng khu vực

và toàn công ty.

2. Thực hiện hoạt động tiết kiệm như:

- Tắt điện khi ra khỏi phòng làm việc, tắt máy tính và

các thiết bị văn phòng trước khi ra về.

- Thiết lập nhiệt độ điều hòa cho phòng ở 26 0C (mùa

nóng) và 27 0C (mùa lạnh).

-Chuyên

viên phụ

trách môi

trường.

-Nhân viên

toàn công

ty.

54

- Rút ngắn thời gian hoạt động, đặt chế độ chờ, ngắt

điện khu vực không cần thiết, lúc không cần thiết.

- Duy trì chế độ tiết kiệm điện cho các máy văn phòng.

- Tắt điện, tắt màn hình máy tính vào giờ nghỉ trưa.

3. Đào tạo nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm

cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

4. Quản lý và có báo cáo kết quả hoạt động giảm thiểu.

Giảm sử

dụng

nước

Giảm lượng

sử dụng

nước xuống

1%

1. Kiểm soát lượng nước sử dụng hằng tháng tại trong

toàn công ty.

2. Đào tạo nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nước cho

toàn bộ cán bộ công nhân viên.

3. Gắn nội quy sử dụng tiết kiệm nước tại các nơi sử

dụng để nâng cao ý thức tiết kiệm.

4. Quản lý và có báo cáo kết quả hoạt động tiết kiệm

nước.

-Chuyên

viên phụ

trách môi

trường.

-Cán bộ,

công nhân

viên toàn

công ty.

Sử dụng

tiết kiệm

giấy văn

phòng

Giảm lượng

giấy văn

phòng sử

dụng xuống

1%

1. Thống kê lượng giấy sử dụng trong tháng tại các khu

vực trong toàn Công ty.

2. Kiểm soát lượng giấy văn phòng sử dụng.

3. Hoạt động tiết kiệm sử dụng giấy văn phòng:

- Sử dụng giấy in một mặt vào các mục đích không

quan trọng.

- Giảm tỉ lệ in hỏng, photo hỏng.

- Lượng giấy văn phòng thải bỏ được thu gom để tăng

cường tái chế.

- Đào tạo nâng cao ý thức tiết kiệm giấy văn phòng cho

toàn cán bộ nhân viên trong công ty.

- Theo dõi xu hướng sử dụng và có báo cáo kết quả

thực hiện các hoạt động giảm thiểu.

-Phòng tổ

chức hành

chính.

-Cán bộ

toàn công

ty.

Đảm bảo

chất

lượng

môi

trường

Không có

chỉ tiêu đo

đạc vượt tiêu

chuẩn

1. Quan trắc định kỳ chất lượng môi trường với tần suất

2 lần/năm.

2. Quan trắc định kỳ chất lượng vi khí hậu để đảm bảo

điều kiện làm việc cho người lao động.

3. Điều phối phương tiện giao nhận hàng hóa ra vào khu

vực nhà máy, kho hợp lý để hạn chế ô nhiễm cục bộ.

4. Tăng cường trồng cây xanh trong khuôn viên làm việc

tạo cảnh quan đẹp và hạn chế ô nhiễm.

5. Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếng ồn như: che

chắn nhà xưởng, thiết bị,trang bị nút tai chống ồn cho

công nhân.

-Chuyên

viên phụ

trách môi

trường.

-Phòng kỹ

thuật.

Phòng

chống sự

cố cháy

nổ

Không để

xảy ra

1. Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy.

2. Đầu tư thiết bị phòng cháy, chữa cháy và phải kiểm

định thường xuyên chất lượng thiết bị.

3. Tuân thủ đúng nội quy an toàn phòng cháy.

-Phòng kỹ

thuật.

-Lãnh đạo

các đơn vị.

Phòng

chống sự

cố tràn

dầu

Không để

xảy ra

1. Xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu.

2. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành khi xuất

nhập nguyên vật liệu.

3. Thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra chất lượng các bể

chứa, công trình.

-Phòng kỹ

thuật.

-Lãnh đạo

các đơn vị.

55

Báo cáo tiến độ thực hiện chƣơng trình quản lý môi trƣờng:

Báo cáo tiến độ thực hiện:

- Định kỳ, trưởng các đơn vị xác nhận tình hình thực hiện chương trình quản

lý môi trường và báo cáo lên Ban ISO. Các nội dung này sẽ được đưa vào nội dung

xem xét tại các cuộc họp xem xét định kỳ của Ban lãnh đạo.

Sửa đổi mục tiêu, chỉ tiêu môi trường:

Trong các báo cáo định kỳ hoặc cuộc họp xem xét của Ban lãnh đạo, nếu kết

quả đạt được quá thấp dù đã có những biện pháp cải tiến hoặc khi có yêu cầu của

Ban lãnh đạo thì phải sửa đổi mục tiêu hoặc chỉ tiêu môi trường.

Sửa đổi chương trình quản lý môi trường:

Nếu công ty triển khai một dự án mới có liên quan đến hoạt động, sản phẩm,

của công ty thì chương trình quản lý môi trường cần được điều chỉnh tương ứng để

đảm hiệu quả của dự án đó mang lại. Khi các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường không

đạt hiệu quả cũng cần xem xét lại chương trình quản lý môi trường.

3.4.3. Thực hiện và điều hành:

3.4.3.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn:

Xây dựng Hệ thống QLMT cần phải có nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực,

tài chính để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống QLMT. Để có nguồn

nhân lực xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại PLC đề xuất

thành lập ban ISO với cơ cấu và trách nhiệm như sau:

Trƣởng ban ISO là đại diện lãnh đạo.

Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của trưởng ban như sau:

- Trực tiếp phụ trách soạn thảo chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

môi trường để trình Tổng giám đốc công ty phê duyệt.

- Phụ trách việc phân công nhiệm vụ đối với các thành viên trong ban ISO.

- Phụ trách chung việc thiết lập, duy trì và cải tiến Hệ thống QLMT theo tiêu

chuẩn ISO 14001 trong toàn công ty.

- Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình QLMT nếu thấy cần thiết.

- Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động của ban ISO với ban lãnh đạo công ty.

56

Phó ban:

- Thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Trưởng ban phân công.

- Phối hợp với Trưởng ban để phân công nhiệm vụ đối với các thành viên

trong ban ISO trình Tổng giám đốc.

- Tổng hợp kết quả làm việc của ban để trưởng ban báo cáo lãnh đạo công ty.

Nhân viên: là các nhân viên ISO 14001 của các bộ phận trong công ty.

Nhân viên ISO 14001 là người được lựa chọn theo tiêu chí sau đây:

- Được chỉ định bởi trưởng phòng.

- Là người nắm rõ các hoạt động của phòng, ban mình.

- Là người đã tham gia hoặc sẽ tham gia các khóa học về môi trường.

Vai trò, trách nhiệm của nhân viên ISO 14001 như sau:

- Tuân theo sự chỉ đạo của trưởng ban ISO.

- Đảm bảo Hệ thống QLMT được thiết lập, thi hành và duy trì theo các yêu

cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

- Cung cấp thông tin liên quan đến việc lập và sửa đổi chính sách môi trường.

- Đề xuất cải tiến Hệ thống QLMT nếu thấy không phù hợp.

- Giám sát thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa.

Ban ISO sẽ phối hợp với các bộ phận để định kỳ đánh giá nội bộ Hệ thống

QLMT tại các đơn vị trong công ty. Cơ cấu, trách nhiệm của các bộ phận liên quan

đến Hệ thống QLMT đã được xác định phải lập thành văn bản và thông báo trong

toàn công ty tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và duy trì Hệ thống QLMT trong

toàn công ty.

3.4.3.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức:

Vai trò công tác đào tạo:

Đào tạo cho các cá nhân liên quan là yếu tố rất quan trọng để thực hiện hệ

thống quản lý môi trường một cách thích hợp, công ty PLC cần thiết lập và duy trì

những thủ tục để những người làm việc cho công ty nhận thức được:

- Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách môi trường và những thủ tục,

yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.

57

- Những khía cạnh môi trường đáng kể, hiện tại hay tiềm ẩn do công việc của

nhân viên và lợi ích môi trường do áp dụng Hệ thống QLMT theo ISO 14001.

- Vai trò và trách nhiệm của nhân viên trong việc đạt được sự phù hợp với các

thủ tục và yêu cầu của Hệ thống QLMT bao gồm những yêu cầu về sự sẵn sàng ứng

phó với tình trạng khẩn cấp.

- Những hậu quả tiềm tàng do chệch khỏi những thủ tục hoạt động đã được

xác định.

Thực hiện công tác đào tạo:

Công ty cần đảm bảo tất cả cán bộ, người lao động trong công ty đều được

đào tạo về môi trường, công tác đào tạo gồm các nội dung sau:

- Nhu cầu đào tạo về môi trường cần được xác định cho từng vị trí cụ thể.

- Những người làm ở các vị trí gây ra tác động môi trường đáng kể phải được

lãnh đạo đơn vị xác định đào tạo chuyên sâu về nội dung liên quan để phù hợp với

công việc đó.

- Hình thức đào tạo có thể là mở lớp đào tạo tại công ty, cung cấp tài liệu tự

đọc hoặc có thể gửi tới các tổ chức chuyên sâu đào tạo tùy theo từng nội dung và

nhu cầu cụ thể mà lựa chọn hình thức đào tạo cho thích hợp.

Nội dung đào tạo:

Đối với nhân viên mới:

- Chính sách môi trường;

- Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình QLMT của công ty;

- Quy trình xác định khía cạnh môi trường;

- Quy trình, quy định liên quan đến xuất, nhập, bảo quản và an toàn lao động...

- Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp;

- Các nội dung khác tùy theo yêu cầu của bộ phận và vị trí làm việc.

Đối với các nhân viên khác:

- Các nội dung như các nhân viên mới được đào tạo.

58

- Tùy theo yêu cầu của bộ phận, vị trí làm việc hiện tại hoặc theo yêu cầu của

Ban lãnh đạo sẽ đăng ký nội dung đào tạo với phòng tổ chức hành chính để lên

phương án tự tổ chức lớp đào tạo hoặc thuê các tổ chức bên ngoài.

- Sau mỗi lần đào tạo, công ty cần đánh giá kết quả đào tạo thích hợp và hồ sơ

sẽ được lưu giữ tại các bộ phận liên quan.

3.4.3.3. Trao đổi thông tin:

Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục thông

tin liên lạc nội bộ và bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và Hệ thống

QLMT của tổ chức. Vì vậy PLC cần xây dựng kênh trao đổi thông tin nội bộ và bên

ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hệ thống QLMT.

Trao đổi thông tin nội bộ:

Thông tin nội bộ là thông tin giữa các cá nhân, bộ phận, các cấp liên quan

đến Hệ thống QLMT của công ty.

Bảng 3.14: Ví dụ các loại thông tin nội bộ

STT Tên thông tin

1 Chính sách môi trường

2 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

3 Chương trình môi trường

4 Các quy trình hướng dẫn vận hành HTQLMT

5 Hệ thống quản lý môi trường

6 Kết quả quan trắc môi trường

7 Biên bản cuộc họp của ban lãnh đạo

8 Kết quả đánh giá của tổ chức bên ngoài

9 Kết quả đánh giá nội bộ

10 Kết quả xem xét của lãnh đạo

11 Tổng hợp các khía cạnh môi trường

12 Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

(Nguồn: Trung tâm năng suất Việt Nam)

59

Thông tin liên lạc nội bộ là kênh thông tin đa chiều từ lãnh đạo xuống dưới

và từ các phòng ban chức năng của công ty phản ánh lên. Tại PLC, phòng kỹ thuật

phụ trách về công tác môi trường vì vậy trong kênh thông tin liên lạc nội bộ Phòng

Kỹ thuật chịu trách nhiệm tiếp nhận các thông tin liên quan đến môi trường thuộc

nội bộ của công ty và xử lý trong phạm vi của mình đồng thời phải báo cáo với

Lãnh đạo công ty, ban ISO nếu thấy cần thiết.

Các phương pháp trao đổi thông tin nội bộ như sau:

- Tại các cuộc họp cấp phòng ban hoặc họp chuyên môn.

- Thông tin về các yếu tố của Hệ thống QLMT trên các bản tin.

- Đưa lên trang Web nội bộ.

- Báo cáo nội bộ định kỳ về tình hình thực hiện Hệ thống QLMT.

- Lập đường dây điện thoại nội bộ để cung cấp các thông tin về Hệ thống

QLMT và để phản hồi hoặc khuyến nghị cải tiến hệ thống.

- Kênh thông tin liên lạc giữa các nhân viên môi trường với các cấp, phòng

ban liên quan về chương trình quản lý môi trường và các nỗ lực để ngăn ngừa ô

nhiễm và cải tiến liên tục.

Quy trình trao đổi thông tin nội bộ:

- Cán bộ phụ trách môi trường của công ty chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì

các kênh thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và Hệ thống QLMT tới

Nhà máy, Kho trung chuyển.

- Cán bộ phụ trách môi trường của công ty thông tin với Tổng giám đốc, ban

ISO, phòng Tổ chức hành chính các thông tin về hoạt động môi trường hoặc các yêu

cầu bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hình ảnh hoặc hoạt động kinh doanh của PLC.

- Cán bộ phụ trách môi trường của công ty duy trì địa chỉ email, số điện thoại

nội bộ để tiếp nhận các câu hỏi, thông tin và các kênh thông tin liên lạc khác từ các

đơn vị gửi đến.

60

Trao đổi thông tin bên ngoài:

Thông tin bên ngoài: được hiểu là thông tin mà công ty cung cấp hoặc trả lời

cho các bên hữu quan, cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng về các nội dung liên quan

đến Hệ thống QLMT của công ty.

Bảng 3.15: Ví dụ các loại thông tin bên ngoài

STT Tên thông tin

1 Chính sách môi trường

2 Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường (có sự cho phép từ người có thẩm quyền)

3 Khía cạnh môi trường đáng kể (có sự cho phép từ người có thẩm quyền

4 Chương trình môi trường (bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường)

5 Các khiếu nại, các đề nghị, tin tức báo chí

6 Sự cố về môi trường (nếu có): khi xảy ra và khi đã giải quyết xong.

7 Tình trạng khẩn cấp xảy ra

(Nguồn: Trung tâm năng suất Việt Nam)

Quy trình về cách thức tiếp nhận, lập văn bản phản hồi thông tin

liên lạc ra bên ngoài được xây dựng như sau:

Tiếp nhận và đánh giá thông tin:

- Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tiếp nhận thông tin dưới các hình

thức bằng văn bản, email, điện thoại, tiến hành cập nhật lưu hồ sơ.

- Trong trường hợp cán bộ, nhân viên trong công ty thuộc các đơn vị, phòng

ban khác tiếp nhận thông tin, cần báo cáo lại cho phòng tổ chức hành chính dưới

hình thức văn bản, email hoặc điện thoại.

- Phòng tổ chức hành chính tiến hành báo cáo lại các thông tin thu nhận được

đến Lãnh đạo công ty.

- Nếu các thông tin liên quan đến môi trường, phòng Kỹ thuật có trách nhiệm

thu thập các thông tin liên quan, thiết lập bản thảo nội dung để trả lời cho các bên

hữu quan theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo công ty.

61

Phương pháp cung cấp thông tin ra bên ngoài:

- Thông tin về môi trường được cung cấp ra bên ngoài dưới hình thức Email,

Website của công ty hoặc bằng văn bản chính thức.

- Ngoài ra, công ty cũng cần tự nguyện thông báo ra cộng đồng các nội dung

môi trường như:

+ Báo cáo kết quả hoạt động môi trường ra bên ngoài.

+ Thông tin liên lạc qua các báo cáo với các cổ đông.

+ Tạo đường dây nóng thông tin liên lạc ra bên ngoài.

+ Đưa lên các trang Web bên ngoài.

+ Trình bày tại các cuộc họp ngành, của Tổng công ty,… về kết quả hoạt

động môi trường của tổ chức.

3.4.3.4. Tài liệu:

Tiêu chuẩn yêu cầu công ty thiết lập và duy trì hệ thống tài liệu đầy đủ mô tả

Hệ thống QLMT của công ty. Tài liệu môi trường là các văn bản hướng dẫn thực

hiện và vận hành Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tài liệu về Hệ thống

QLMT bao gồm:

- Chính sách môi trường.

- Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

- Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.

- Chương trình quản lý môi trường.

- Các thủ tục của Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:

+ Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

+ Tài liệu về chương trình quản lý môi trường.

+ Thủ tục đào tạo, nhận thức và năng lực.

+ Thủ tục phản hồi các yêu cầu bên ngoài về vấn đề môi trường.

+ Thủ tục thông tin liên lạc nội bộ.

+ Thủ tục kiểm soát tài liệu.

+ Thủ tục giám sát và đo.

+ Thủ tục đánh giá sự không phù hợp và hành động khắc phục.

62

+ Thủ tục Đánh giá Hệ thống QLMT.

- Chương trình đánh giá Hệ thống QLMT.

- Các giấy phép liên quan đến môi trường.

- Kế hoạch đào tạo.

- Các kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá sự tuân thủ.

- Hồ sơ diễn tập ứng phó với tình trạng khẩn cấp.

- Chương trình xem xét của lãnh đạo.

3.4.3.5. Kiểm soát tài liệu:

Thiết lập tài liệu:

Tài liệu công ty:

Thành viên Ban ISO hoặc người được chỉ định chịu trách nhiệm soạn thảo tài

liệu. Trưởng ban ISO hoặc người được chỉ định chịu trách nhiệm phê duyệt tài liệu.

Trước khi phát hành, ban ISO thông báo tới các phòng ban, đơn vị (thông

qua thư điện tử) và nhận phản hồi (nếu có) từ các phòng ban, đơn vị. Dựa vào đó sẽ

kiểm tra, sửa đổi nếu cần thiết.

Tài liệu các phòng ban, đơn vị:

Nhân viên phụ trách ISO 14001 trong phòng ban, đơn vị hoặc người được

chỉ định chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu. Trưởng phòng hoặc người được chỉ

định chịu trách nhiệm phê duyệt tài liệu.

Trước khi phát hành, các phòng ban, đơn vị gửi tài liệu đến ban ISO (thông

qua thư điện tử) và nhận phản hồi (nếu có) từ ban ISO. Dựa vào đó sẽ kiểm tra, sửa

đổi nếu cần thiết.

Phân phối tài liệu:

Tài liệu công ty: Ban ISO chịu trách nhiệm phân phối bản photo các tài liệu

đến các phòng ban, đơn vị liên quan. Tài liệu phân phối phải được kiểm soát thông

qua con dấu kiểm soát.

Tài liệu các phòng ban, đơn vị: Phòng ban, đơn vị phát hành chịu trách

nhiệm gửi bản photo tài liệu đến ban ISO. Và có thể phân phối cho các phòng ban

khác khi cần thiết. Các bản tài liệu phối phối phải được đóng dấu kiểm soát.

63

Bảng 3.15: Đề xuất bảng kiểm soát phân phối tài liệu môi trƣờng

TT Số tài

liệu

Tên tài

liệu

Phòng

nhận Ngày nhận Số lƣợng

Xác

nhận

Ghi

chú

1

2

3

Kiểm soát tài liệu:

Tài liệu phải được kiểm soát đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có thể xác định được vị trí để tài liệu.

- Các văn bản của tài liệu luôn sẵn sàng có khi cần thiết.

- Các tài liệu lỗi thời cần được loại bỏ nhanh chóng khỏi tất cả các điểm phát

hành và các điểm sử dụng, tránh việc vô ý sử dụng nhầm.

- Tất cả các tài liệu kiểm soát cần được xem xét ít nhất một năm một lần và

sửa đổi khi cần thiết.

- Trách nhiệm liên quan đến việc biên soạn và sửa đổi các loại tài liệu cần

được thiết lập và duy trì.

- Tài liệu trong toàn công ty phải được sử dụng một cách nhất quán, phải dễ

đọc, có ngày tháng soát xét.

- Thiết lập danh mục tài liệu để dễ dàng kiểm soát.

Bảng 3.17: Đề xuất bảng kiểm soát tài liệu môi trƣờng

Soạn thảo Kiểm tra Phê duyệt

TT Số tài liệu Tên tài liệu Nơi lƣu trữ Thời gian lƣu giữ Ghi chú

1

2

3

64

3.4.3.6. Kiểm soát điều hành:

Công ty cần xây dựng các thủ tục để quản lý, điều hành các hoạt động liên

quan tới các khía cạnh môi trường có ý nghĩa phù hợp với chính sách, mục tiêu, chỉ

tiêu môi trường đảm bảo các khía cạnh môi trường đáng kể đều được kiếm soát.

Các thủ tục kiểm soát điều hành cần lập thành văn bản và duy trì tại các bộ phận

chức năng tương ứng để thống nhất trong quản lý và thực hiện.

Ví dụ xây dựng “ Quy trình quản lý nhà cung cấp” như sau:

Nhà cung cấp cho PLC bao gồm: nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà thầu

xây dựng, cung cấp và bảo dưỡng thiết bị máy móc, công ty dịch vụ vệ

sinh, đơn vị quan trắc môi trường,…

Quy trình quản lý:

- Lựa chọn nhà cung cấp: phòng có chức năng cần tiến hành lựa chọn các nhà

cung cấp. Các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp như: tuân thủ pháp luật, đầy đủ các

giấy phép, chứng chỉ liên quan, quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường,

năng lực kỹ thuật…

- Đánh giá nhà cung cấp và trình Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền

quyết định lựa chọn nhà cung cấp.

- Phòng quản lý nhà cung cấp có trách nhiệm phổ biến nhận thức về môi

trường cho lãnh đạo của nhà cung cấp và yêu cầu người chịu trách nhiệm truyền đạt

cho các công nhân viên của công ty họ khi đến làm việc tại công ty PLC. Phương

thức phổ biến có thể thực hiện bằng các cách như: cung cấp thông tin về Hệ thống

QLMT trong các hợp đồng mua bán, cung cấp cho đối tác tài liệu về chính sách môi

trường của công ty và các thủ tục họ phải tuân thủ khi làm việc với công ty.

- Phòng quản lý nhà cung cấp có trách nhiệm giám sát và kiểm tra việc tuân

thủ các yêu cầu về Hệ thống QLMT tại PLC của nhà cung cấp.

- Nếu thấy sự bất thường của việc phát sinh chất thải từ hoạt động của nhà

cung cấp thì nhân viên ISO 14001 của phòng liên quan phải báo cáo với Ban ISO để

xác định biện pháp quản lý thích hợp.

65

- Phòng quản lý cùng với người chịu trách nhiệm của nhà cung cấp đưa ra các

hành động khắc phục, phòng ngừa khi phát hiện sự không tuân thủ từ hoạt động của

nhà cung cấp.

3.4.3.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp:

Tình trạng khẩn cấp tại PLC là sự cố cháy nổ, sự cố tràn dầu, sự cố nứt bồn

gây rò rỉ dầu nhưng chưa gây tràn dầu. Quy trình ứng phó như sau:

Đối với trình trạng khẩn cấp liên quan đến sự cố tràn dầu:

Sự cố tràn dầu có thể xảy ra khi truyền tải nguyên vật liệu. Các đơn vị của

công ty đều nằm trong diện tích đất của tổng kho xăng dầu tại các khu vực ( nhà

máy dầu nhờn Thượng Lý nằm trong diện tích đất Tổng kho xăng dầu khu vực III,

nhà máy dầu nhờn Nhà Bè nằm trong diện tích đất Tổng kho xăng dầu khu vực II)

nên hằng năm công ty đều ký hợp đồng ứng phó với sự cố tràn dầu với tổng kho.

Khi có sự cố xảy ra sẽ liên lạc với các bộ phận có chức năng đã quy định trong hợp

đồng để khắc phục sự cố).

Đối với tình trạng khẩn cấp liên quan đến sự cố cháy nổ:

Trách nhiệm:

Thành lập ban chỉ huy PCCC cơ sở và đội PCCC cơ sở tại các đơn vị.

Ban chỉ huy PCCC cơ sở:

- Chỉ đạo việc thực hiện các công tác liên quan đến PCCC.

- Cung cấp các điều kiện về nguồn lực, trang thiết bị cần thiết để thực hiện các

công tác an toàn PCCC.

- Lập phương án đảm bảo an toàn PCCC trình cơ quan chức năng phê duyệt.

- Chỉ đạo khắc phục hậu quả liên quan khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Đội PCCC cơ sở:

- Tham gia diễn tập PCCC theo định kỳ.

- Tham gia các lớp tập huấn để trao dồi kiến thức và kinh nghiệm.

- Khi xảy ra sự cố phải thực hiện khắc phục, xử lý sự cố theo chức năng,

nhiệm vụ đã quy định.

66

Hành động phòng ngừa:

- Hàng năm lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị PCCC, bảo hộ lao

động cũng như các thiết bị cần thiết.

- Có kế hoạch đào tạo, tập huấn an toàn PCCC.

- Thực hiện kiểm định các thiết bị an toàn và thiết bị PCCC.

- Lập phương án chữa cháy tại chỗ (nếu cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình

hình mới) và các nội dung cần thiết khác.

Ứng phó khi xảy ra sự cố cháy nổ:

Khi xảy ra sự cố cháy nổ, thực hiện ứng phó như trong phương án chữa cháy

tại chỗ đã được phê duyệt.

Báo cáo sau khi xảy ra sự cố:

Ngay sau khi khắc phục xong sự cố cháy nổ phát sinh tại cơ sở, đơn vị phát

sinh sự cố phải gửi ngay báo cáo lên ban ISO.

Ứng phó với sự cố nứt vỡ bồn chƣa gây tràn dầu:

Ứng phó sự cố:

- Đơn vị phát hiện vị trí nứt, vỡ bồn dầu phải thực hiện ngay hành động giảm

tải của bể xảy ra sự cố. Hành động giảm tải bao gồm: ngưng bơm dầu gốc, phụ gia

vào bể. Bơm lượng nguyên vật liệu đang chứa trong bể sang bể khác.

- Lượng dầu đã bị rò chảy được thu gom trong mương rãnh tiêu độc, nằm

trong phạm vi đê ngăn cháy.

- Thực hiện thu gom lượng dầu bị rò chảy.

- Thực hiện hành động gia công, sữa chữa vị trí gây ra sự cố.

Hành động phòng ngừa:

- Thiết kế mương tiêu độc, đê ngăn cháy bao quanh bồn bể, đảm bảo dung tích

chứa dầu tràn khi xảy ra sự cố nứt, vỡ bồn.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bồn bể.

Báo cáo sau khi xảy ra sự cố:

Ngay sau khi khắc phục xong sự cố cháy nổ phát sinh tại cơ sở, đơn vị phát

sinh sự cố phải gửi ngay báo cáo lên ban ISO.

67

3.4.4. Kiểm tra:

3.4.4.1. Giám sát và đo lƣờng:

Để đảm bảo Hệ thống QLMT được duy trì và thực hiện hiệu quả, công ty cần

giám sát các hoạt động đặc biệt là các hoạt động có phát sinh khía cạnh môi trường

có ý nghĩa. Việc giám sát và đo lường cần lưu lại hồ sơ để theo dõi hiệu quả thực

hiện, kiểm soát điều hành tương ứng phù hợp với mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

của tổ chức.

Công ty tiến hành thuê đơn vị bên ngoài có chức năng định kỳ đo chất lượng

môi trường xung quanh. Kết quả đo sẽ làm dữ liệu cho việc theo dõi chất lượng môi

trường của công ty.

Hình 3.3: Các yếu tố cần giám sát và đo lƣờng tại PLC

Bảng 3.17: Phƣơng pháp theo dõi các yếu tố cần giám sát

TT Yếu tố giám sát Phƣơng pháp theo dõi

1 Nước thải

Thuê đơn vị ngoài quan trắc định kỳ, cập nhật, đánh giá

diễn biến chất lượng nước thải.

Các thông số nước thải cần quan trắc: pH, BOD5, COD,

TSS, Dầu mỡ, Coliforms.

2 Khí thải Thuê đơn vị ngoài quan trắc định kỳ, cập nhật, đánh giá

diễn biến chất lượng các chỉ tiêu khí thải. Theo dõi xu

Vi khí hậu

Sử dụng

năng lượng

Giám sát và đo

Nước thải

Khí thải

Chất thải

nguy hại

Sử dụng

nước

Sử dụng

nguyên liệu

68

hướng phát thải, đảm bảo các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn.

Các thông số khí thải cần quan trắc: Bụi, SO2, NOx, THC,

hơi chì.

3 Vi khí hậu

Thuê đơn vị ngoài quan trắc định kỳ, cập nhật, đánh giá

diễn biến chất lượng các chỉ tiêu vi khí hậu, đảm bảo môi

trường làm việc an toàn.

Các thông số cần quan trắc: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,

tốc độ gió, tiếng ồn.

4 Sử dụng năng

lượng

Theo dõi lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng, xem xét

nguyên nhân nếu có sự chệnh lệch lớn giữa các tháng.

Đánh giá đảm bảo các biện pháp tiết kiệm được thực hiện

5 Sử dụng nước

Theo dõi số lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng, xem xét

so với xu hướng sử dụng nước hàng năm. Đánh giá sử

dụng các biện pháp tiết kiệm nước.

6 Sử dụng nguyên

liệu

Theo dõi lượng nguyên liệu (dầu gốc và phụ gia) sử dụng

hàng tháng.

7 Chất thải nguy

hại

Giám sát thành phần và khối lượng chất thải nguy hại

phát sinh.

3.4.4.2. Đánh giá sự tuân thủ:

Theo yêu cầu ISO 14001 công ty cần xây dựng thủ tục dạng văn bản để đánh

giá định kỳ sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các qui định môi trường liên

quan. Việc đánh giá do tự công ty thực hiện, không cần phải do một bên độc lập

thực hiện. Các yêu cầu cần được xem xét khi đánh giá sự tuân thủ tại PLC như sau:

- Giá trị các thông số môi trường từ các đợt quan trắc định kỳ để chứng minh

sự tuân thủ với các tiêu chuẩn cho phép.

- Thủ tục xác định nhu cầu đào tạo theo yêu cầu và các qui định của pháp luật,

bằng chứng về các khóa đào tạo đã được thực hiện.

69

- Các báo cáo như báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát

môi trường, báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại và bằng chứng về các báo

cáo đã nộp.

- Các yêu cầu kiểm tra của các đơn vị có chức năng và bằng chứng về việc

thực hiện các cuộc kiểm tra đó.

- Các yêu cầu lưu giữ hồ sơ và bằng chứng về việc các hồ sơ được lưu giữ

theo quy định của pháp luật.

- Công tác quản lý, vận chuyển chất thải nguy hại phải được thực hiện theo

quy định và bằng chứng của việc thực hiện vận chuyển theo các yêu cầu này.

- Các yêu cầu về hành động khắc phục và bằng chứng về việc thực hiện hành

động khắc phục một cách hợp lý.

Ban ISO công ty theo dõi sự tuân thủ của các phòng ban, đơn vị. Công ty cần

ban hành danh mục kiểm tra sự tuân thủ, bao gồm tất cả các quy định và yêu cầu.

Bất cứ sự không phù hợp nào được phát hiện trong quá trình đánh giá đều được ghi

lại vào bản đánh giá, sau đó lập thành văn bản để có các hành động khắc phục.

3.4.4.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa:

Đối với những hành động không phù hợp đã xảy ra hoặc đang tiềm ẩn đều

phải có những hành động khắc phục, phòng ngừa để loại bỏ nguyên nhân của sự

không phù hợp và để duy trì tính hiệu lực của Hệ thống QLMT trong công ty.

Định nghĩa sự không phù hợp:

Sự không phù hợp được định nghĩa như là sự không đáp ứng/thỏa mãn yêu

cầu của Hệ thống QLMT. Sự không phù hợp bao gồm các trường hợp sau:

- Sự không phù hợp phát sinh do sự cố.

- Sự không phù hợp phát hiện qua khiếu nại.

- Sự không phù hợp phát hiện qua đánh giá môi trường nội bộ.

- Sự không phù hợp phát hiện qua việc đánh giá chứng nhận, đánh giá duy trì.

- Các kết quá đo đạc môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Sự không phù hợp phát hiện qua hoạt động hàng ngày mà có thể ảnh hưởng

đến môi trường xung quanh.

- Sự không phù hợp phát hiện bởi các cơ quan nhà nước quản lý môi trường.

70

Quy trình xử lý sự không phù hợp:

Xử lý sự không phù hợp phát sinh do sự cố: xử lý theo quy trình sẵn sàng

ứng phó với tình trạng khẩn cấp (mục 3.4.3.7).

Xử lý sự không phù hợp phát sinh qua khiếu nại: xử lý theo quy trình

trao đổi thông tin (mục 3.4.3.3).

Xử lý sự không phù hợp phát hiện qua đánh giá môi trường nội bộ: xử lý

theo quy trình đánh giá nội bộ (mục 3.4.4.5).

Xử lý sự không phù hợp phát hiện qua đánh giá chứng nhận, đánh giá

duy trì:

- Tổ chức đánh giá lập báo cáo về sự không phù hợp và gửi đến ban ISO.

- Ban ISO xem xét nội dung điểm không phù hợp và xác nhận.

- Ban ISO phối hợp với phòng phát sinh sự không phù hợp tìm hiểu nguyên

nhân, đề xuất và thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa và làm văn bản gửi tổ

chức đánh giá.

- Tổ chức kiểm tra sẽ căn cứ vào mức độ sự không phù hợp để quyết định hình

thức kiểm tra việc thực hiện hành động khắc phục.

Xử lý sự không phù hợp trong trường hợp các kết quả đo đạc môi trường

vượt tiêu chuẩn cho phép:

- Đối với kết quả đo đạc môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép, bộ phận theo

dõi công tác đo đạc phải tìm hiểu nguyên nhân và báo cáo ngay lên ban ISO để xin

hướng dẫn thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Xử lý sự không phù hợp phát hiện qua hoạt động hàng ngày có thể ảnh

hưởng đến môi trường xung quanh:

- Người phát hiện ra sự không phù hợp liên lạc với nhân viên ISO của phòng

ban, đơn vị liên quan để đưa và biện pháp xử lý tạm thời.

- Nhân viên ISO đó có trách nhiệm liên lạc với ban ISO để tiến hành điều tra

nguyên nhân và xử lý khắc phục.

- Quá trình xử lý sự không phù hợp cần phải được ghi chép lại và được xác

nhận bởi lãnh đạo phòng ban xảy ra sự không phù hợp.

71

Xử lý sự không phù hợp phát hiện bởi các cơ quan chức năng quản lý

môi trường của nhà nước.

- Khi có sự không phù hợp phát hiện bởi các cơ quan quản lý môi trường nhà

nước, phải báo cáo ngay lên ban ISO để xin hướng dẫn thực hiện các biện pháp

khắc phục và phòng ngừa.

3.4.4.4. Kiểm soát hồ sơ:

Hồ sơ được hiểu là các bằng chứng chứng minh rằng công việc nào đó đã

được thực hiện. [5]

Công ty phải thiết lập và duy trì các hồ sơ cần thiết để chứng minh sự phù

hợp với các yêu cầu của Hệ thống QLMT của công ty.

Lập hồ sơ môi trƣờng:

Các phòng ban, đơn vị phải lập hồ sơ cần chỉ rõ ngày thiết lập, người lập,

người kiểm tra và phê duyệt để chứng minh kết quả đạt được của các hoạt động môi

trường, sự tuân thủ các yêu cầu của hệ thống QLMT và tiêu chuẩn ISO 14001.

Ví dụ danh mục hồ sơ môi trường tại công ty PLC gồm:

- Chính sách môi trường.

- Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

- Các giấy phép môi trường.

- Quy trình tiếp cận luật và các yêu cầu khác.

- Hồ sơ về các lần quan trắc.

- Các báo cáo môi trường ra bên ngoài.

- Các báo cáo về sự cố và hành động khắc phục.

- Hồ sơ diễn tập các thủ tục ứng phó với tình trạng khẩn cấp.

- Hồ sơ về sự tuân thủ và kết quả đánh giá Hệ thống QLMT.

- Hồ sơ về các cuộc họp xem xét của lãnh đạo.

Lƣu giữ hồ sơ môi trƣờng đảm bảo:

- Dễ đọc, dễ tìm.

- Dễ phân định và dễ tìm nguồn gốc của các hoạt động, sản phẩm hoặc

dịch vụ liên quan.

- Được bảo quản chống hư hỏng hoặc mất mát.

- Thời gian lưu giữ cần được quy định và ghi lại.

72

Bảng 3.19: Đề xuất bảng kiểm soát hồ sơ môi trƣờng

STT Tên hồ sơ Nơi lƣu

giữ

Thời gian

lƣu giữ

Phƣơng pháp

hủy bỏ Ghi chú

1

2

3.4.4.5. Đánh giá nội bộ:

Sau khi hoàn thành công tác xây dựng Hệ thống QLMT, công ty cần tiến

hành đánh giá nội bộ, tự xem xét lại hệ thống của mình nhằm xem xét hiệu quả của

các quá trình thực hiện, giải quyết các vấn đề tồn đọng trong hệ thống và cung cấp

thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo. Quy trình đánh giá nội bộ có thể

được xây dựng như sau:

Lựa chọn nhân viên đánh giá nội bộ:

- Nhân viên đánh giá môi trường nội bộ nên chọn là người đã hoàn thành khóa

đào tạo và được cấp chứng chỉ là “nhân viên đánh giá môi trường nội bộ”.

- Trưởng nhóm đánh giá nên chọn là nhân viên có kinh nghiệm nhiều lần tham

gia đánh giá môi trường nội bộ (có thể ít nhất là 3 lần).

- Khi nhân viên đánh giá môi trường nội bộ đánh giá hoạt động môi trường tại

một phòng ban, đơn vị thì chính phòng ban, đơn vị đó sẽ lại đánh giá năng lực của

nhân viên đánh giá.

Lập kế hoạch đánh giá môi trƣờng nội bộ:

Ban ISO hoặc người được chỉ định chịu trách nhiệm lập chương đánh giá

môi trường nội bộ. Chương trình đánh giá bao gồm:

- Thời gian tiến hành đánh giá.

- Mục đích đánh giá.

- Phạm vi đánh giá.

- Phòng ban được đánh giá.

- Chuẩn cứ đánh giá.

73

Thông báo chƣơng trình đánh giá:

Ban ISO gửi chương trình đánh giá tới các cá nhân, phòng ban, đơn vị liên

quan trước khi tiến hành đánh giá.

Hƣớng dẫn đánh giá:

Ban ISO cần tổ chức họp nhóm đánh giá với sự có mặt của những người có

liên quan với mục đích:

- Mô tả ngắn gọn tình trạng khắc phục các điểm không phù hợp từ lần đánh

giá trước và kết quả đạt được.

- Thông báo các thay đổi lớn liên quan đến Hệ thống QLMT của công ty.

- Giải thích về chương trình đánh giá.

- Hướng dẫn thực hiện đánh giá.

- Phổ biến trình tự báo cáo đánh giá.

- Phổ biến các mục khác.

Chuẩn bị nội dung đánh giá:

Nhóm đánh giá chuẩn bị xây dựng nội dung đánh giá theo các chuẩn cứ yêu

cầu như: yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

Tiến hành đánh giá môi trƣờng nội bộ:

- Nhóm đánh giá tiến hành đánh giá nội bộ theo nội dung đã chuẩn bị.

- Trưởng nhóm đánh giá tổng hợp kết đánh giá, ghi lại các điểm không phù

hợp sau đó gửi phòng ban, đơn vị được đánh giá và ban ISO.

Báo cáo đánh giá:

- Nhóm đánh giá tổng hợp kết quả đánh giá nội bộ, làm sáng tỏ các vấn đề cần

giải quyết báo cáo ban lãnh đạo công ty, ban ISO và các phòng ban trong công ty.

- Các hành kết quả cần có hành động khắc phục, phòng ngừa được đưa và dữ

liệu hành động khắc phục phòng ngừa.

Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa:

- Phòng được đánh giá phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của sự không phù

hợp, đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa gửi lên ban ISO.

74

- Nếu phòng được đánh giá không thể tự thực hiện hành động sửa chữa và các

biện pháp khắc phục, ban ISO sẽ tiến hành giúp đỡ và thực hiện cùng phòng được

đánh giá.

Kiểm tra việc thực hiện:

Sau thời gian quy định kể từ khi kết thúc phiên họp đánh giá nội bộ, ban ISO

kiểm tra hành động khắc phục sửa chữa của phòng được đánh giá có phát hiện sự

không phù hợp. Nếu phòng chưa tiến hành hoạt động khắc phục, sửa chữa hoặc tiến

hành không hiệu quả thì sẽ thực hiện lại hành động khắc phục, sữa chữa.

Việc thực hiện đánh giá môi trường nội bộ được thực hiện theo thời gian

định kỳ có thể là 1lần/1năm.

3.4.5. Xem xét của lãnh đạo:

Lãnh đạo công ty tiến hành xem xét định kỳ Hệ thống QLMT tại từng giai

đoạn để đảm bảo tính bền vững, thích hợp và hiệu quả.

Đầu vào cho quá trình xem xét của Ban lãnh đạo công ty:

- Kết quả của các quá trình đánh giá Hệ thống QLMT.

- Thông tin liên lạc với các tổ chức quan tâm bên ngoài.

- Kết quả hoạt động của Hệ thống QLMT.

- Việc thực hiện những mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

- Tình trạng các hành động khắc phục phòng ngừa.

- Những hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lại của lãnh đạo trước đây.

Đầu ra của việc xem xét của Ban lãnh đạo:

Kết quả của việc xem xét lại của lãnh đạo có thể là các quyết định và hành

động liên quan đến thay đổi hợp lý chính sách môi trường, những mục tiêu và chỉ

tiêu môi trường và những yếu tố khác của Hệ thống QLMT phù hợp với cam kết cải

tiến liên tục.

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex có thể rút ra một vài kết luận như sau:

- Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã và đang được triển khai một

cách rộng rãi trên toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp định hướng để giải

quyết hòa hợp những vấn đề về môi trường với hoạt động quản lý và vận hành hằng

ngày nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

- Hệ thống quản lý môi trường tại công ty chưa hoàn thiện, chưa xây dựng các

mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cụ thể.

- Việc triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 tại công ty cổ

phần Hóa dầu Petrolimex là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng

cao tính cạnh tranh tại thị trường trong nước và trên thế giới.

- Thuận lợi: Chính sách chất lượng của công ty đi đôi với ý thức bảo vệ môi

trường. Lãnh đạo công ty ủng hộ việc thực hiện quản lý môi trường hiệu quả hướng

tới sự phát triển bền vững.

- Khó khăn: Chưa có một đề tài hay công trình nghiên cứu việc triển khai xây

dựng Hệ thống QLMT theo ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex nên

khi thực hiện sẽ thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực tế.

- Những kết quả nghiên cứu trong luận văn này có thể giúp đẩy nhanh quá

trình xây dựng và áp dụng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 và có thể

tham khảo khi xây dựng hệ thống QLMT trong thực tế tại công ty.

KIẾN NGHỊ

Những kết quả đạt được của đề tài này có thể giúp công ty có sự chuẩn bị tốt

cho việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.

- Để đạt được chứng chỉ ISO 14001 cho Hệ thống QLMT của công ty cần xây

dựng hệ thống tài liệu và bắt đầu nghiên cứu áp dụng xây dựng thực tế tại công ty.

- Cần có hình thức tuyên truyền, phổ biến để người lao động nhận thức được

lợi ích khi xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Từ đó tạo ra một

phong trào thúc đẩy công ty xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Lê Huy Bá, Hệ quản trị môi trường ISO 14001(2006), Lý thuyết và thực

tiễn), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

2. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (2011), Báo cáo quan trắc môi trường

định kỳ đợt 1 năm 2011.

3. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (2000), Báo cáo đánh giá tác động môi

trường.

4. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận Nghiên cứu khoa khoa học, NXB

Khoa học và Kỹ thuật.

5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi

trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hoàng Thanh Nguyệt (2008), Đánh giá hệ thống quản lý môi trường phù hợp

ISO 14001 ở một số công ty điện tử tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học,

Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

7. Trần Ngọc Phát, Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê,

NXB Thống Kê.

8. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa

học, NXB Lao động.

9. Tài liệu đào tạo của trung tâm năng suất Việt Nam.

10. TCVN ISO 14001:2005 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và

hướng dẫn sử dụng.

11. Trung tâm năng suất Việt Nam (2003), Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001-

Chứng chỉ HTQLMT, NXB Thế giới.

Tài liệu tiếng Anh

12. JAS-ANZ (2010), 2010 JAS-ANZ Snapshot, published JAS-NAZ.

13. International Organization for Standardization (2008), The ISO Survey of

Certification 2008, published International Organization for Standardization.

77

14. International Organization for Standardization (2009), The ISO Survey of

Certification 2009, published International Organization for Standardization.

Trang web

15. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, Quá trình hình thành và phát triển.

http://www.plc.com.vn/Desktop.aspx/Gioi-Thieu/GioiThieu-

PLC/HINH_THANH-PHAT_TRIEN/

16. Lê Hiểu, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng Việt Nam, Quản lý môi

trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.

http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=257&T

S_ID=14

17. Trung tâm năng suất Việt Nam, Hiện trạng ISO 14001 tại Việt Nam sau 10

năm triển khai áp dụng – những khó khăn và thuận lợi.

http://www.vinacert.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2

87

18. Air Pollutions Standards for Some Pollutants from National Institute of

Occupational Safety & Health (NISH REL).

http://www.jeddah-air.com/en/ama.asp

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA

Nhằm thu thập thông tin để nghiên cứu quá trình xây dựng hệ thống quản lý

môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, hiện

nay tôi đang thực hiện luận văn với tên đề tài: “Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản

lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex”.

Đề nghị Anh/Chị trả lời bằng cách lựa chọn một trong các đáp án phù hợp.

Những thông tin thu được chỉ dùng trong luận văn này với mục đích nghiên cứu

khoa học. Xin chân thành cảm ơn!

1. Bạn đã từng nghe nói đến tiêu chuẩn ISO 14001?

Có Không

2. Bạn có muốn tham gia các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về môi trường?

Có Không

3. Theo bạn có nên triển khai xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex?

Có Không

Ghi chú:

Hệ thống QLMT: hệ thống quản lý môi trường.

Kết quả điều tra

Câu hỏi: Bạn đã từng nghe nói đến tiêu chuẩn ISO 14001?

STT Họ và tên Chức danh Có Không

Văn phòng Công ty

1 Đoàn Thanh Bình PP Kỹ Thuật x

2 Nguyễn Trung Dũng TP Kỹ Thuật x

3 Nguyễn Đình Đông Chuyên viên x

4 Phạm Thanh Hải Chuyên viên x

5 Võ Thị Nhung Hạnh Chuyên viên x

6 Nguyễn Văn Hoan Chuyên viên x

7 Nguyễn Mạnh Hùng TP Kinh doanh x

8 Lê Thị Thanh Hương Chuyên viên x

9 Nguyễn Thị Ngọc Liên TP Đảm bảo chất lượng x

10 Nguyễn Văn Ngọc TP TCHC x

11 Nguyễn Hương Thảo Chuyên viên x

12 Nguyễn Xuân Thìn Chuyên viên x

13 Phan Anh Thư Chuyên viên x

14 Phạm Thành Trung Chuyên viên x

15 Vũ Thanh Sơn Chuyên viên x

Nhà máy dầu nhờn Thƣợng Lý

1 Lương Đình Anh Chuyên viên x

2 Hoàng Thanh Bình TP Vilas x

3 Đặng Quốc Dương TP Kế hoạch x

4

Nguyễn Thị Thùy

Dương Chuyên viên x

5 Nguyễn Đức Hùng Chuyên viên x

6 Đỗ Văn Hùng Công nhân x

7 Nguyễn Hương Lan Chuyên viên x

8 Mạc Văn Quyết Chuyên viên x

9 Nguyễn Văn Tiến Chuyên viên x

10 Lương Tiến Tuấn Chuyên viên x

11 Trịnh Doãn Tuấn Công nhân x x

12 Nguyễn Thanh Tùng TP TCKT x

Nhà máy dầu nhờn Nhà Bè

1 Nguyễn Lan Anh TP TCKT x

2 Đỗ Văn Bình Chuyên viên x

3 Huỳnh Thị Minh Châu Công nhân x

4 Nguyễn Văn Hùng Chuyên viên x

5 Bùi Đức Kha TP Kế hoạch x

6 Nguyễn Văn Kiên Chuyên viên x

7 Dương Xuân Quý Công nhân x

8 Nguyễn Thanh Thủy Chuyên viên x

9 Trần Kim Thủy Chuyên viên x

10 Phạm Thị Minh Thúy TP Vilas x

11 Tạ Xuân Sáng TP Kỹ thuật x

12 Trần Cao Sơn Chuyên viên x

Kho dầu nhờn Đức Giang

1 Vũ Ngọc Bình Chuyên viên x

2 Nguyễn Đình Dũng Chuyên viên x

3 Nguyễn Trọng Dũng Công nhân x

4 Bạch Thị Duyên Chuyên viên x

5 Nguyễn Đình Đông Chuyên viên x

6 Trần Hồng Đình Chuyên viên x

7 Phạm Ngọc Hiếu Quản lý đội xe x

8 Lê Thị Mai Thủ kho x

9 Nguyễn Thị Như Quỳnh Phụ trách P.TCKT x

10 Nguyễn Thị Sinh Công nhân x

11 Chữ Thị Ngọc Tuyết Chuyên viên x

Tổng cộng 29 21

Kết quả điều tra

Câu hỏi: Bạn có muốn tham gia các lớp tập huấn phổ biến kiến thức

về môi trƣờng?

STT Họ và tên Chức danh Có Không

Văn phòng Công ty

1 Đoàn Thanh Bình PP Kỹ Thuật x

2 Nguyễn Trung Dũng TP Kỹ Thuật x

3 Nguyễn Đình Đông Chuyên viên x

4 Phạm Thanh Hải Chuyên viên x

5 Võ Thị Nhung Hạnh Chuyên viên x

6 Nguyễn Văn Hoan Chuyên viên x

7 Nguyễn Mạnh Hùng TP Kinh doanh x

8 Lê Thị Thanh Hương Chuyên viên x

9 Nguyễn Thị Ngọc Liên TP Đảm bảo chất lượng x

10 Nguyễn Văn Ngọc TP TCHC x

11 Nguyễn Hương Thảo Chuyên viên x

12 Nguyễn Xuân Thìn Chuyên viên x

13 Phan Anh Thư Chuyên viên x

14 Phạm Thành Trung Chuyên viên x

15 Vũ Thanh Sơn Chuyên viên x

Nhà máy dầu nhờn Thƣợng Lý

1 Lương Đình Anh Chuyên viên x

2 Hoàng Thanh Bình TP Vilas x

3 Đặng Quốc Dương TP Kế hoạch x

4

Nguyễn Thị Thùy

Dương Chuyên viên x

5 Nguyễn Đức Hùng Chuyên viên x

6 Đỗ Văn Hùng Công nhân x

7 Nguyễn Hương Lan Chuyên viên x

8 Mạc Văn Quyết Chuyên viên x

9 Nguyễn Văn Tiến Chuyên viên x

10 Lương Tiến Tuấn Chuyên viên x

11 Trịnh Doãn Tuấn Công nhân x

12 Nguyễn Thanh Tùng TP TCKT x

Nhà máy dầu nhờn Nhà Bè

1 Nguyễn Lan Anh TP TCKT x

2 Đỗ Văn Bình Chuyên viên x

3 Huỳnh Thị Minh Châu Công nhân x

4 Nguyễn Văn Hùng Chuyên viên x

5 Bùi Đức Kha TP Kế hoạch x

6 Nguyễn Văn Kiên Chuyên viên x

7 Dương Xuân Quý Công nhân x

8 Nguyễn Thanh Thủy Chuyên viên x

9 Trần Kim Thủy Chuyên viên x

10 Phạm Thị Minh Thúy TP Vilas x

11 Tạ Xuân Sáng TP Kỹ thuật x

12 Trần Cao Sơn Chuyên viên x

Kho dầu nhờn Đức Giang

1 Vũ Ngọc Bình Chuyên viên x

2 Nguyễn Đình Dũng Chuyên viên x

3 Nguyễn Trọng Dũng Công nhân x

4 Bạch Thị Duyên Chuyên viên x

5 Nguyễn Đình Đông Chuyên viên x

6 Trần Hồng Đình Chuyên viên x

7 Phạm Ngọc Hiếu Quản lý đội xe x

8 Lê Thị Mai Thủ kho x

9 Nguyễn Thị Như Quỳnh Phụ trách P.TCKT x

10 Nguyễn Thị Sinh Công nhân x

11 Chữ Thị Ngọc Tuyết Chuyên viên x

Tổng cộng 34 16

Kết quả điều tra

Câu hỏi: Triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001?

STT Họ và tên Chức danh Có Không

Văn phòng Công ty

1 Đoàn Thanh Bình PP Kỹ Thuật x

2 Nguyễn Trung Dũng TP Kỹ Thuật x

3 Nguyễn Đình Đông Chuyên viên x

4 Phạm Thanh Hải Chuyên viên x

5 Võ Thị Nhung Hạnh Chuyên viên x

6 Nguyễn Văn Hoan Chuyên viên x

7 Nguyễn Mạnh Hùng TP Kinh doanh x

8 Lê Thị Thanh Hương Chuyên viên x

9 Nguyễn Thị Ngọc Liên

TP Đảm bảo chất

lượng x

10 Nguyễn Văn Ngọc TP TCHC x

11 Nguyễn Hương Thảo Chuyên viên x

12 Nguyễn Xuân Thìn Chuyên viên x

13 Phan Anh Thư Chuyên viên x

14 Phạm Thành Trung Chuyên viên x

15 Vũ Thanh Sơn Chuyên viên x

Nhà máy dầu nhờn Thƣợng Lý

1 Lương Đình Anh Chuyên viên x

2 Hoàng Thanh Bình TP Vilas x

3 Đặng Quốc Dương TP Kế hoạch x

4 Nguyễn Thị Thùy Dương Chuyên viên x

5 Nguyễn Đức Hùng Chuyên viên x

6 Đỗ Văn Hùng Công nhân x

7 Nguyễn Hương Lan Chuyên viên x

8 Mạc Văn Quyết Chuyên viên x

9 Nguyễn Văn Tiến Chuyên viên x

10 Lương Tiến Tuấn Chuyên viên x

11 Trịnh Doãn Tuấn Công nhân x

12 Nguyễn Thanh Tùng TP TCKT x

Nhà máy dầu nhờn Nhà Bè

1 Nguyễn Lan Anh TP TCKT x

2 Đỗ Văn Bình Chuyên viên x

3 Huỳnh Thị Minh Châu Công nhân x

4 Nguyễn Văn Hùng Chuyên viên x

5 Bùi Đức Kha TP Kế hoạch x

6 Nguyễn Văn Kiên Chuyên viên x

7 Dương Xuân Quý Công nhân x

8 Nguyễn Thanh Thủy Chuyên viên x

9 Trần Kim Thủy Chuyên viên x

10 Phạm Thị Minh Thúy TP Vilas x

11 Tạ Xuân Sáng TP Kỹ thuật x

12 Trần Cao Sơn Chuyên viên x

Kho dầu nhờn Đức Giang

1 Vũ Ngọc Bình Chuyên viên x

2 Nguyễn Đình Dũng Chuyên viên x

3 Nguyễn Trọng Dũng Công nhân x

4 Bạch Thị Duyên Chuyên viên x

5 Nguyễn Đình Đông Chuyên viên x

6 Trần Hồng Đình Chuyên viên x

7 Phạm Ngọc Hiếu Quản lý đội xe x

8 Lê Thị Mai Thủ kho x

9 Nguyễn Thị Như Quỳnh Phụ trách P.TCKT x

10 Nguyễn Thị Sinh Công nhân x

11 Chữ Thị Ngọc Tuyết Chuyên viên x

Tổng cộng 39 11

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Nơi lấy mẫu : TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ Ngày lấy mẫu : 13/06/2011

Địa chỉ : Khu Phố 6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp HCM Mã hóa mẫu :

PTN

KK 144/06

Vị trí lấy mẫu K1-Tại khu vực đầu nhà xưởng san xuất

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu do nhà thầu phụ thực hiện.

(**) Chỉ tiêu được công nhận bởi VILAS.

- TCVS 3733-2002/QĐ–BYT : tiêu chuẩn vệ sinh của bộ y tế

TCVS 3733-2002/QĐ-BYT : Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Lao Động

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Giá trị TCVS 3733-

2002/QĐ–

BYT

Phương pháp phân

tích

1. Độ ồn dBA 67 85 RION – NL32

2. Độ ẩm % 58,1 ≥40,≤80 Testo 625

3. Nhiệt độ 0C 31,7 ≥20,≤34 Testo 625

4. Bụi mg/m3 0,142 8 TCVN 5067 – 1995

5. SO2 mg/m3 0,086 5 TCVN 5971 – 1995

6. NOx mg/m3 0,191 5 TCVN 6137 – 1996

7. Ánh sáng Lux 438 >300 ANA – F9

8. Hơi chì mg/m3 0,002 0,05 TCVN 7557 – 2005

9. THC mg/m3 0,05 - GC - FID

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2011

Trưởng PTNCN môi trường Viện trưởng

Th.S Nguyễn Thị Thanh Phượng

Đã ký và đóng dấu

TS. Chế Đình Lý

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Nơi lấy mẫu : TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ Ngày lấy mẫu : 13/06/2011

Địa chỉ : Khu Phố 6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp HCM Mã hóa mẫu :

PTN

KK 147/06

Vị trí lấy mẫu K2-Tại khu vực cuối nhà xưởng san xuất

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu do nhà thầu phụ thực hiện.

(**) Chỉ tiêu được công nhận bởi VILAS.

TCVS 3733-2002/QĐ-BYT : Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Lao Động

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVS 3733-

2002/QĐ–BYT Phương pháp phân tích

10. Độ ồn dBA 72,1 85 RION – NL32

11. Độ ẩm % 53,9 ≥40,≤80 Testo 625

12. Nhiệt độ 0C 31,7 ≥20,≤34 Testo 625

13. Bụi mg/m3 0,147 8 TCVN 5067 – 1995

14. SO2 mg/m3 0,063 5 TCVN 5971 – 1995

15. NOx mg/m3 0,154 5 TCVN 6137 – 1996

16. Ánh sáng Lux 423 >300 ANA – F9

17. Hơi chì mg/m3 0,006 0,05 TCVN 7557 – 2005

18. THC mg/m3 0,025 - GC - FID

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2011

Trưởng PTNCN môi trường Viện trưởng

Th.S Nguyễn Thị Thanh Phượng

Đã ký và đóng dấu

TS. Chế Đình Lý

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Nơi lấy mẫu : TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ Ngày lấy mẫu : 13/06/2011

Địa chỉ : Khu Phố 6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp HCM Mã hóa mẫu :

PTN

KK 146/06

Vị trí lấy mẫu K3-Khu nhà kho

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu do nhà thầu phụ thực hiện.

(**) Chỉ tiêu được công nhận bởi VILAS.

TCVS 3733-2002/QĐ-BYT : Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Lao Động

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Giá trị TCVS 3733-

2002/QĐ–

BYT

Phương pháp phân tích

19. Độ ồn dBA 67,7 85 RION – NL32

20. Nhiệt độ 0C 31,7 ≥20,≤34 Testo 625

21. Độ ẩm % 53,2 ≥40,≤80 Testo 625

22. Bụi mg/m3 0,123 8 TCVN 5067 – 1995

23. SO2 mg/m3 0,048 5 TCVN 5971 – 1995

24. NOX mg/m3 0,172 5 TCVN 6137 – 1996

25. Ánh sáng Lux 375 >300 ANA – F9

26. Hơi chì mg/m3 0,01 0,05 TCVN 7557 – 2005

27. THC mg/m3 0,05 - GC - FID

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2011

Trưởng PTNCN môi trường Viện trưởng

Th.S Nguyễn Thị Thanh Phượng

Đã ký và đóng dấu

TS. Chế Đình Lý

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Nơi lấy mẫu : NHÀ MÁY DẦU NHỜN NHÀ BÈ Ngày lấy mẫu : 13/06/2011

Địa chỉ : Khu Phố 6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp HCM Mã hóa mẫu :

PTN

KK 143/06

Vị trí lấy mẫu : K4-Khu vực bãi phuy B1

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu do nhà thầu phụ thực hiện.

(**) Chỉ tiêu được công nhận bởi VILAS.

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN

05:2009/BTNMT Phương pháp phân tích

28. Độ ồn dBA 63,1 70 RION – NL32

29. Bụi µg/m3 116 300 TCVN 5067 – 1995

30. SO2 µg/m3 75 350 TCVN 5971 – 1995

31. NOX µg/m3 98 200 TCVN 6137 – 1996

32. THC µg/m3 KPH - GC - FID

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2011

Trưởng PTNCN môi trường Viện trưởng

Th.S Nguyễn Thị Thanh Phượng

Đã ký và đóng dấu

TS. Chế Đình Lý

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Nơi lấy mẫu : NHÀ MÁY DẦU NHỜN NHÀ BÈ Ngày lấy mẫu : 13/06/2011

Địa chỉ : Khu Phố 6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp HCM Mã hóa mẫu :

PTN

KK 144/06

Vị trí lấy mẫu K5-Tại khu vực trước khu nhà vilass 022

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu do nhà thầu phụ thực hiện.

(**) Chỉ tiêu được công nhận bởi VILAS.

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN

05:2009/BTNMT Phương pháp phân tích

33. Độ ồn dBA 59,7 70 RION – NL32

34. Bụi µg/m3 106 300 TCVN 5067 – 1995

35. SO2 µg/m3 45 350 TCVN 5971 – 1995

36. NOx µg/m3 97 200 TCVN 6137 – 1996

37. THC µg/m3 KPH - GC - FID

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2011

Trưởng PTNCN môi trường Viện trưởng

Th.S Nguyễn Thị Thanh Phượng

Đã ký và đóng dấu

TS. Chế Đình Lý

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Nơi lấy mẫu : NHÀ MÁY DẦU NHỜN NHÀ BÈ Ngày lấy mẫu : 13/06/2011

Địa chỉ : Khu Phố 6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp HCM Mã hóa mẫu :

PTN

KK 145/06

Vị trí lấy mẫu : K6-Tại khu bể chứa dầu gốc

\

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu do nhà thầu phụ thực hiện.

(**) Chỉ tiêu được công nhận bởi VILAS.

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN

05:2009/BTNMT Phương pháp phân tích

38. Độ ồn dBA 67,8 70 RION – NL32

39. Bụi µg/m3 110 300 TCVN 5067 – 1995

40. SO2 µg/m3 48 350 TCVN 5971 – 1995

41. NOx µg/m3 128 200 TCVN 6137 – 1996

42. THC µg/m3 0,02 - GC - FID

Tp.HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2011

Trưởng PTNCN môi trường Viện trưởng

Th.S Nguyễn Thị Thanh Phượng

Đã ký và đóng dấu

TS. Chế Đình Lý

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

Phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trƣờng

Tầng 3, C10, Đại học Bách khoa Hà Nội

ĐT: (04) 8.681.686/8.681.687 Fax: (04) 8.693.551

Email: [email protected] www.inest.hut.edu.vn

Biên bản số:113-03/KQPT/2011

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 1. Tên khách hàng: Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

2. Địa chỉ: Số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

3. Địa điểm lấy mẫu: Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Hải Phòng

4. Ngày lấy mẫu: 03/06/2011

5. Ngày gửi mẫu: 03/06/2011

6. Ngày thử nghiệm: 03/06/2011

7. Loại mẫu: Khí

8. Số lượng mẫu: 04

TT THÔNG

SỐ

ĐƠN

VỊ

PHƢƠNG

PHÁP

KẾT QUẢ QCVN

05:2009/

BTNMT M1 M2 M3 M4

1. Bụi mg/m3 TCVN 5704:1993 0,03 0,02 0,04 0,04 0,3

2. SO2 mg/m3 52 TCN 351-89 0,042 0,041 0,032 0,036 0,35

3. NO2 mg/m3 TCVN 7172:2002 0,054 0,018 0,033 0,033 0,2

4. THC mg/m3 Sắc kí khí GCMS 0,003 0,002 - - -

Ghi chú:

M1: Đầu vào phân xưởng 20º52’26.6’’N 106º39’17.7’’E K63/0306

M2: Phía cuối phân xưởng 20º52’25.2’’N 106º39’15.6’’E K65/0306

M3: Cổng vào nhà máy 20º52’25.3’’N 106º39’20.9’’E K64/0306

M4: Hàng rào cuối nhà máy 20º52’27.2’’N 106º39’16.9’’E K66/0306

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh

Dấu gạch ngang (-): Không quy định

Ngày 14 tháng 06 năm 2011 Ngày 14 tháng 06 năm 2011

Ngƣời kiểm soát

TS. Vũ Đức Thảo

Viện KH&CN Môi trƣờng

Đã ký và đóng dấu

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

Phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trƣờng

Tầng 3, C10, Đại học Bách khoa Hà Nội

ĐT: (04) 8.681.686/8.681.687 Fax: (04) 8.693.551

Email: [email protected] www.inest.hut.edu.vn

Biên bản số:113-01/KQPT/2011

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 1. Tên khách hàng: Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

2. Địa chỉ: 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

3. Địa điểm lấy

mẫu:

Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý Hải Phòng

4. Ngày lấy mẫu: 03/06/2011

5. Ngày giao mẫu: 03/06/2011

6. Ngày thử nghiệm: 03/06/2011

7. Loại mẫu: Nước thải sau xử lý

8. Số lượng mẫu: 01

9. Kí mã hiệu: N297/0306

TT Tên chỉ tiêu

thử nghiệm Phƣơng pháp thử Đơn vị Kết quả

QCVN

24:2009/

BTNMT

1. pH TCVN 6492:1999 – 7,2 5,5 – 9

2. BOD5 (200C) TCVN 6001–1:2008 mg/l 20 50

3. COD TCVN 6491:1999 mg/l 118 100

4. SS TCVN 6625:2000 mg/l 53 100

5. Coliform* TCVN 6187-2:1996 MPN/100ml 13000 5000

6. Dầu mỡ khoáng* EPA 1664 mg/l 1,9 5 Ghi chú:

QCVN 24:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các

nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh họat.

Ngày 14 tháng 06 năm 2011 Ngày 14 tháng 06 năm 2011

Ngƣời kiểm soát

TS. Vũ Đức Thảo

Viện KH&CN Môi trƣờng

Đã ký và đóng dấu

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân

ViÖn khoa häc vµ c«ng nghÖ m«i tr­êng (INEST)

Phßng thÝ nghiÖm nghiªn cøu vµ triÓn khai c«ng nghÖ m«i tr­êng

Tel: (84-4) 38681 686/38681 687 Fax: (84-4) 3869 3551

Biên bản số: 113-02/KQPT/2011

KẾT QUẢ VI KHÍ HẬU VÀ TIẾNG ỒN

9. Tên khách hàng: Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

10. Địa chỉ: Số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

11. Địa điểm lấy mẫu: Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Hải Phòng

12. Ngày đo mẫu: 03/06/2011

TT Vị trí

đo

Thời

gian

đo

Cường

độ

sáng

Tốc

độ gió

m/s

Nhiệt

độ oC

Độ

ẩm %

Mức âm chung

dBA Mức âm ở các dải tần số (Hz) - dBA

Leq Max Min 31,5 63 125 250 500 1K 2K 4K 8K 16K

1. M1 09h40’ 1244 0,05 30,2 76 70,1 75,2 64,6 49,3 57,3 54,8 66,2 72,6 63,8 64,9 61,2 55,2 48,3

2. M2 10h25’ 844 0,42 29,3 72 77,7 82,2 71,5 40,3 49,9 52,2 60,3 69,9 63,3 66,5 64,1 60,5 60

3. M3 10h05’ X 0,28 29,4 - 74,3 76,2 51 46,6 57,3 65,6 51,1 69,0 66,3 77,6 48,7 53,7 40,9

4. M4 10h50’ X 0,12 29,5 - 78,7 85,2 63,2 40,7 49,5 50,1 56,4 64,2 60,3 60,8 59,8 55,4 32,3

3733/2002/QĐ BYT 500 - 16-34 80 85 115 - - 99 92 86 83 80 78 76 74 -

Ghi chú:

M1: Đầu vào phân xưởng 20º52’26.6’’N 106º39’17.7’’E M3: Cổng vào nhà máy 20º52’25.3’’N 106º39’20.9’’E

M2: Phía cuối phân xưởng 20º52’25.2’’N 106º39’15.6’’E M4: Hàng rào cuối nhà máy 20º52’27.2’’N 106º39’16.9’’E

3733/2002/QĐBYT: quy định Bộ y tế về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

Ngày 14 tháng 06 năm 2011 Ngày 14 tháng 06 năm 2011

Ngƣời kiểm soát

TS. Vũ Đức Tháo

Viện KH&CN Môi trƣờng

Đã ký và đóng dấu

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

Phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trƣờng

Tầng 3, C10, Đại học Bách khoa Hà Nội

ĐT: (04) 8.681.686/8.681.687 Fax: (04) 8.693.551

Email: [email protected] www.inest.hut.edu.vn

Biên bản số:112-02/KQPT/2011

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 13. Tên khách hàng: Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

14. Địa chỉ: Số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

15. Địa điểm lấy mẫu: Kho dầu nhờn Đức Giang

16. Ngày lấy mẫu: 02/06/2011

17. Ngày gửi mẫu: 02/06/2011

18. Ngày thử nghiệm: 02/06/2011

19. Loại mẫu: Khí

20. Số lượng mẫu: 06

TT Thông

số Đơn vị

Phƣơng

pháp

KẾT QUẢ QCVN

05:2009/

BTNMT Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6

5. Bụi mg/m3

TCVN

5704:1993 0,08 0,05 0,05 0,05 0,11 0,09 0,3

6. SO2 mg/m3

52 TCN

351-89 0,027 0,035 0,041 0,027 0,029 0,027 0,35

7. NO2 mg/m3

TCVN

7172:2002 0,027 0,015 0,026 0,013 0,014 0,013 0,2

8. THC mg/m3

52TCN

352-89 0,04 0,03 0,03 3,6 2,9 3,1 30

Ghi chú:

Đ1: Cổng Bảo vệ 21º03’28.1’’N 105º53’38.8’’E K57/0206

Đ2: Cuối hướng gió 21º03’59.5’’N 105º53’37.0’’E K58/0206

Đ3: Cạnh hàng rào kho xăng 21º03’57.7’’N 105º53’37.2’’E K59/0206

Đ4: Cửa kho – nơi giao nhận hàng 21º03’59.4’’N 105º53’36.5’’E K60/0206

Đ5: Giữa nhà kho 21º03’59.9’’N 105º53’36.2’’E K61/0206

Đ6: Cuối kho dầu 21º03’59.1’’N 105º53’35.7’’E K62/0206

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Dấu gạch ngang (-): Không quy định

Ngày 14 tháng 06 năm 2011 Ngày 14 tháng 06 năm 2011

Ngƣời kiểm soát

TS. Vũ Đức Thảo

Viện KH&CN Môi trƣờng

Đã ký và đóng dấu

PGS. TS Nguyễn Ngọc Lân

ViÖn khoa häc vµ c«ng nghÖ m«i tr­êng (INEST)

Phßng thÝ nghiÖm nghiªn cøu vµ triÓn khai c«ng nghÖ m«i tr­êng

Tel: (84-4) 38681 686/38681 687 Fax: (84-4) 3869 3551

Biên bản: 112-03/KQPT/2011

KẾT QUẢ VI KHÍ HẬU VÀ TIẾNG ỒN

21. Tên khách hàng: Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

22. Địa chỉ: Số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

23. Địa điểm lấy mẫu: Kho dầu nhờn Đức Giang

24. Ngày đo mẫu: 02/06/2011

TT Vị trí

đo

Thời gian

đo

Tốc độ

gió m/s

Nhiệt

độ oC

Độ

ẩm %

Cường

độ

sáng

(lux)

Mức âm chung

dBA Mức âm ở các dải tần số (Hz) - dBA

Leq Max Min 31,5 63 125 250 500 1K 2K 4K 8K 16K

5. Đ1 9h30’ 0,16 31,6 68,7 X 79,6 83,3 79,2 34,9 45,5 52,8 57,7 57,7 60,1 67,6 65,9 61,1 65,9

6. Đ2 9h40’ 0,13 31 70,7 X 22,1 33,7 18,8 23,5 28,3 38 41,9 40,3 43,4 46,1 52,6 59,3 32,5

7. Đ3 10h10’ 0,08 32 66,2 X 75,8 82,8 65,9 35,6 45,5 48,2 50 55,3 58,7 63,1 68,7 64,7 49,4

8. Đ1 10h30’ 0,05 32 66,1 594 77,3 82,6 67,2 32,6 39,3 49,1 59,8 57,9 61 61,2 58 47,7 42,9

9. Đ2 10h45’ 0,13 32,3 61 1487 76,5 83,0 65,3 34,7 46,4 50 60,6 71,5 58,5 60,4 68,5 67,3 41,5

10. Đ3 11h00’ 0,03 32,3 62,3 599 71,8 80,4 56,2 38,8 40,8 43,3 50,7 58,8 53,2 55,8 54,4 53,5 24,4

3733/2002/QĐ BYT - 16-34 80 500 85 115 - - 99 92 86 83 80 78 76 74 -

Ghi chú: Đ1: Cổng Bảo vệ 21º03’28.1’’N 105º53’38.8’’E Đ4: Cạnh hàng rào kho xăng 21º03’57.7’’N 105º53’37.2’’E

Đ2: Cuối hướng gió 21º03’59.5’’N 105º53’37.0’’E Đ5: Giữa nhà kho 21º03’59.9’’N 105º53’36.2’’E

Đ3: Cuối kho dầu 21º03’59.1’’N 105º53’35.7’’E Đ6: Cửa kho – nơi giao nhận hàng 21º03’59.4’’N 105º53’36.5’’E

3733/2002/QĐBYT: quy định Bộ y tế về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

Ngày 14 tháng 06 năm 2011 Ngày 14 tháng 06 năm 2011

Ngƣời kiểm soát

Viện KH&CN Môi trƣờng

TS. Vũ Đức Thảo PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân

Biên bản số:112-01/KQPT/2011

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 25. Tên khách hàng: Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

26. Địa chỉ: Số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

27. Địa điểm lấy mẫu: Kho dầu nhờn Đức Giang

28. Ngày lấy mẫu: 02/06/2011

29. Ngày gửi mẫu: 02/06/2011

30. Ngày thử nghiệm: 02/06/2011

31. Loại mẫu: Nước thải

32. Số lượng mẫu: 01

33. Kí mã hiệu: Nước thải sau xử lý: N296/0206

TT Tên chỉ tiêu

thử nghiệm Phƣơng pháp thử Đơn vị

Kết

quả

QCVN

24:2009/

BTNMT

Cột B

1. pH TCVN 6492:1999 - 7,3 5,5 – 9

2. BOD5 (200C) SMEWW 5210 B mg/l 20 50

3. COD TCVN 6491:1999 mg/l 42 100

4. SS TCVN 6625:2000 mg/l 26 100

5. TS TCVN 6625:2000 mg/l 84 -

6. S2- *

SMEWW 4500-S

2-

D mg/l 0,004 0,5

7. PO43-

TCVN 6202:1996 mg/l 0,06 -

8. Tổng P TCVN 6202:1996 mg/l 0,20 6

9. Tổng N TCVN 5987 : 1995 mg/l 1,4 30

10. Cu TCVN 6665:2000 mg/l 0,043 2

11. Mn TCVN 6665:2000 mg/l 0,003 1

12. Fe TCVN 6665:2000 mg/l 0,198 5

13. Coliform * SMEWW 9221 – E MPN/100ml 2300 5000

14. Dầu mỡ

khoáng* SMEWW 5520 B mg/l 1,6 5

Ghi chú:

QCVN 24:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Ngày 14 tháng 06 năm 2011 Ngày 14 tháng 06 năm 2011

Ngƣời kiểm soát

TS. Vũ Đức Thảo

Viện KH&CN Môi trƣờng

đã ký và đóng dấu PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

Phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trƣờng

Tầng 3, C10, Đại học Bách khoa Hà Nội

ĐT: (04) 8.681.686/8.681.687 Fax: (04) 8.693.551

Email: [email protected] www.inest.hut.edu.vn

PHỤ LỤC 3

PHƢƠNG ÁN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

I. Quy trình thông báo và thông tin liên lạc:

1. Quy trình chung:

- Khi phát hiện thấy có sự cố hay có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu ở bất cứ

mức độ nào, mọi nhân viên của đơn vị (đang có mặt tại nơi xảy ra sự cố) cần nhanh

chóng sử dụng các phương tiện thông tin sẵn có như la hét, phát tín hiệu báo động,

kéo còi, điện thoại báo cáo,… và thông báo với người phụ trách của mình. Người

phụ trách phải trực tiếp chuyển thông tin đó tới lãnh đạo của mình để đánh giá, xử

lý thông tin, đưa ra các biện pháp ứng cứu thích hợp và tiếp tục thông báo cho các

cấp cao hơn theo quy định.

Tổng kho và kho thành viên (nhà máy dầu nhờn, kho dầu nhờn) luôn có bộ

phận trực để sẵn sàng nhận thông báo/báo động về tình huống khẩn cấp cho ban ứng

cứu sự cố tràn dầu.

Tổng kho ngay lập tức thông báo với công ty xăng dầu, Sở Tài nguyên môi

trường địa phương nếu mức độ tràn dầu được đánh giá là trên 2 tấn. Nếu tràn dầu ở

mức độ nhỏ hơn thì phải báo cáo bằng văn bản cho công ty xăng dầu khu vực trong

vòng 1 ngày.

Khi xảy ra sự cố khẩn cấp, ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Tổng kho

sẽ căn cứ vào tình hình thực tế mà thông báo cho cơ quan liên quan theo kế hoạch

tùy thuộc vào mức độ nguy hại của sự cố tràn dầu.

Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của Tổng kho có trách nhiệm thông báo

cho chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân quận, thị trấn) để nhân dân phòng

ngừa các tình huống có thể xảy ra.

Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu

Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn

dầu Tổng kho

Báo động, thông báo sự cố tràn

dầu

Đội ứng cứu sự cố tràn dầu,

đội bảo vệ, đội giao nhận,

cá nhân,..phát hiện nơi xảy

ra sự cố tràn dầu

Điều động đội PCCC

trung tâm

Điều động đội ứng cứu sự

cố tràn dầu Tổng kho

Thông báo các cơ

quan chức năng phối

hợp

Dừng mọi hoạt động xuất nhập,

cắt nguồn điện, cứu người bị

nạn

Xác định nguyên

nhân

Di chuyển các phương tiện, tài

sản lân cận ra khỏi khu vực sự

cố

Bục ống sự cố

khi xuất nhập

Tai nạn tàu

đâm, va

Nguyên nhân khác

Kiểm tra xác định khối lượng dầu

tràn

Xác định hướng và phạm vi dầu

loang Sự cố cấp II trở

lên (>15T)

Sự cố cấp I

(15T)

Phối hợp kiểm soát cháy nổ

Thông báo ban chấp hành

ứng cứu sự cố tràn dầu

địa phương hoặc trung

ương hỗ trợ

Dùng phao vây dầu, thiết bị thấm hút và phương tiện hút

vét, thu gom, làm sạch đường bờ theo kế hoạch phòng

ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu tổng kho

Thu gom dầu và rác thải nhiễm dầu

để đưa đi xử lý

Kết thúc ứng phó sự cố tràn dầu

Báo cáo cơ quan chức năng

Chuyển tải hàng

đến nơi an toàn

2. Đơn vị cần thông báo theo cấp độ dầu tràn:

CẤP ĐỘ DẦU TRÀN CƠ QUAN CẦN THÔNG BÁO GHI CHÚ

I

UBND địa phương

Công ty xăng dầu địa phương

Cảng vụ

Sở Tài nguyên môi trường

Chi cục bảo vệ

môi trường

Sở Giao thông công chính

Bộ đội biên phòng

Cảnh sát giao thông đường thủy

Sở cảnh sát PCCC

Kho xăng dầu

II

Như trên cấp I

Bộ quốc phòng

Bộ công an

Cảnh sát giao

thông đường

thủy

Cảnh sát

PCCC,

An ninh kinh tế

Cục hàng hải Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục môi trường

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

Các đơn vị tổ chức ứng cứu tràn dầu tại địa

phương

III

Như trên cấp II

Ủy ban quốc gia tìm kiếm và cứu nạn

Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương

Tổ chức ứng cứu quốc tế.

II. Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu:

1.Tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên sông:

Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu trên sông được thực hiện như sau:

1.1.Phát hiện sự cố:

Người phát hiện sự cố lập tức thông báo ngay bằng loa, điện thoại, bộ đàm,

hoặc bằng mọi cách (la hét, gọi mọi người xung quanh…) cho các cá nhân, đơn vị

trực ban.

Nhân viên trực xác nhận sự cố và thông báo cấp trên (vị trí xảy tràn dầu, loại

dầu, nguyên nhân sơ bộ, chế độ thủy văn).

Lãnh đạo trực phải có mặt ngay tại hiện trường chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp,

nắm tình hình và thông báo cho các cấp, các đơn vị liên quan.

1.2. Ứng cứu khẩn cấp và kỹ thuật xử lý các tình huống sự cố:

*Nguyên tắc chung:

Lãnh đạo trực khi nhận được thông tin sự cố lập tức chỉ đạo:

+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện dẫn vào nơi xảy ra sự cố và hạn chế tối đa các

hoạt động gây tia lửa hoặc tỏa nhiệt đề phòng cháy nổ.

+ Nếu đang xuất hàng: Công nhân trực nhà bơm tại cầu tàu thông báo

loadingmaster yêu cầu thủy thủ trực trên tàu dừng ngay bơm hàng, phối hợp với bảo

vệ cầu tàu nhanh chóng đóng chặt các van tại cầu tàu.

+ Dừng các hoạt động xuất nhập tại các cầu tàu lân cận khu vực xảy ra sự cố.

Phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn ngay tại nguồn gây tràn dầu là bước quan

trọng đầu tiên nhằm hạn chế dầu tràn ra môi trường.

Tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn (nếu có) thoát ra khỏi vung nguy hiểm,

đồng thời báo động cho các phương tiện thủy trong khu vực lân cận sơ tán khỏi khu

vực sự cố (đặc biệt là cuối dòng chảy).

*Đối với mặt hàng xăng, dầu lửa, xăng máy bay thì Phòng cháy - chữa

cháy là bƣớc ứng cứu quan trọng đầu tiên:

- Khi xảy ra sự cố nhưng chưa có cháy lập tức triển khai:

+ Thông báo các phương tiện đang ở cầu tàu không được khởi động hoặc

hoạt động máy tàu, xà lan (trừ tàu biển) và yêu cầu các phương tiện không được đến

gần khu vực xảy ra sự cố.

+ Các phương tiện phòng cháy chữa cháy trên bờ và tàu chữa cháy dưới sông

có thể phun nước làm khuyếch tán nồng độ nhiên liệu, phun foam chống cháy

phòng ngừa nguy cơ cháy xảy ra theo chỉ đạo của Trưởng ban chữa cháy.

- Khi xảy ra sự cố có kèm theo cháy:

+ Thực hiện ứng phó theo “Phương án chữa cháy - cứu hộ”. Giám Đốc Tổng

kho (Chỉ huy trưởng): Điều động tất cả các lực lượng trong phạm vi Tổng kho để

phục vụ công tác chữa cháy; Căn cứ tình hình thực tế đám cháy để quyết định biện

pháp cứu chữa hiệu quả cao nhất; Triển khai bảo vệ vòng ngoài; Báo cáo Giám đốc

Công ty để xin ý kiến chỉ đạo; Báo cáo Ban chỉ huy liên ngành về tình hình chữa

cháy đề nghị phối hợp chỉ đạo; Báo cáo các cơ quan chức năng liên quan, phối hợp

ngăn chặn dầu loang; Thông báo cho các hộ dân sống khu vực lân cận về tình hình

sự cố. Nghiêm cấm việc sử dụng các nguồn nhiệt gần nơi xảy ra sự cố; Xin chi viện

của Sở Cảnh sát và phòng cháy chữa cháy Thành Phố. Khi lực lượng chi viện của

Thành Phố đến, Chỉ huy trưởng có trách nhiệm báo cáo tình hình và giao quyền chỉ

huy cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyện nghiệp của Thành Phố và tham

gia vào ban chỉ huy hỗn hợp để tiếp tục chỉ huy chữa cháy; Giao nhiệm vụ cho các

Phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ.

*Đối với mặt hàng là DO, FO, dầu nhờn:

- Kiểm soát nguồn phát sinh dầu tràn: Tìm mọi biện pháp ngăn chặn hạn chế

dầu tràn ra môi trường.

- Đội ứng cứu sự cố tràn dầu nhanh chóng triển khai ứng phó khẩn cấp tại

phương tiện xảy ra sự cố tràn dầu:

Bước 1:

+ Trường hợp phương tiện bị thủng hầm hàng: nếu là dầu DO, thả phao thấm

dầu xuống sông thấm hút dầu và hỗ trợ phương tiện cập cầu cảng đồng thời rải phao

vây ngăn chặn lan truyền dầu. Khi cần thiết dùng Skimmer bơm hút và vật liệu

thấm hút dầu trực tiếp sát ngay ổ dầu tràn.

+ Trường hợp sự cố xảy ra khi phương tiện đang xuất nhập hàng: đội ứng

cứu sự cố tràn dầu tại vị trí trực phòng ngừa nhanh chóng triển khai Skimmer xuống

nước, khởi động máy đón bơm dầu.

+ Khi đã triển khai xong vây phao tại phương tiện gây tràn dầu: tiến hành

bơm hút dầu vào hầm chứa/xà lan/túi chứa dầu và dùng thêm bẫy dầu pom-pom/

phao hút dầu rải xung quanh phía mặt trọng phao vây để thấm hút dầu.

Bước 2: tại các nhà phao cố định (tùy theo thủy triều và vị trí xảy ra sự cố),

triển khai vây phao chữ V phòng ngừa vòng 2 để bơm hút dầu.

Bước 3: Do ảnh hưởng mạnh của dòng nước, gió làm dầu tràn ra nhiều khỏi

vòng vây thì cần triển khai ngay các vòng quây thứ cấp theo chữ U, V, J bên ngoài

và tiến hành thải Skimmer bơm hút dầu lên xà lan chứa/túi dầu và có thể dùng phao

hướng dầu tràn vào các rạch thu gom.

2. Tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên bờ:

2.1. Nguyên nhân gây ra sự cố:

- Sự cố tràn dầu trên bờ hoặc đường bờ thường ít xảy ra nhưng lại xảy ra bất

ngờ, các nguyên nhân gây ra sự cố có thể bao gồm như sau:

+ Bục, vỡ rò rỉ hệ thống ống công nghệ khi đang xuất nhập xăng dầu;

+ Tràn bồn khi nhập hàng;

+ Bồn chứa xăng dầu bị sự cố thủng, rò rỉ, bể;

+ Rò rỉ, thủng vỡ các hố chứa, thiết bị chứa dầu cặn hoặc thiết bị xử lý.

2.2. Tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên bờ:

- Khi phát hiện có sự cố dầu tràn khu vực trên bờ, nhân viên bảo vệ hoặc

nhân viên trực đường ống lập tức thông báo ( bằng bộ đàm , điện thoại) người phụ

trách của mình và đồng thời dùng loa tay báo hiệu sự cố cho mọi người xung quanh.

- Việc thông báo/báo động thực hiện theo quy trình thông báo/ báo động.

- Lãnh đạo trực lập tức có mặt ngay hiện trường để chỉ đạo các đội ứng cứu

khẩn cấp.

- Yêu cầu tất cả các hoạt động trong khu vực xảy ra sự cố phải ngừng lại,

nhanh chóng thông báo đội giao nhận ngưng ngay việc xuất nhập hàng.

- Yêu cầu công nhân trực đường ống lập tức khóa các van công nghệ liên

quan khu vực xảy ra sự cố.

- Đội bảo vệ tiến hành bảo vệ hiện trường, ngăn chặn các hoạt động có thể

sinh ra tia lửa, thiết bị sinh nhiệt.

- Đội phòng cháy chữa cháy có mặt tại hiện trường, triển khai theo “ Phương

án chữa cháy, cứu hộ” đã được cơ quan chức năng phê duyệt.

- Yêu cầu đóng tất cả các cửa xả, hệ thống cống thoát nước.

- Đội ứng phó sự cố tràn dầu lập tức triển khai vây phao trên sông phía bên

ngoài khu vực xảy ra sự cố, các đường thoát nước có thể tràn dầu ra sông và đồng

thời tiến hành bít các đường thoát dầu ra sông bằng bao cát.

- Đội ứng phó sự cố tràn dầu chuẩn bị sẵn sàng thả Skimmer ngay tại khu

vực phát sinh tràn dầu ra sông và dùng các vật liệu thấm hút dầu để thu gom dầu.

- Đối với các trường hợp bể, rò rỉ bồn chứa dầu, lập tức triển khai bơm dầu

từ trong bồn sang các bồn khác, đồng thời bơm lượng dầu rò rỉ từ đê bao bồn sang

các đê bao bồn lân cận.

- Đối với các trường hợp tràn dầu từ các hệ thống hồ chứa, hệ thống cống thì

ngay lập tức dùng bao cát ngăn chặn, cô lập đường thoát của dầu tràn và tiến hành

bơm hút dầu vào các phương tiện chứa.

- Việc thu gom hút dầu bằng phao vây (hay trong kênh rạch) không còn hiệu

quả do lớp dầu quá mỏng, tiến hành thấm hút bằng giấy hút dầu, phao hút dầu hoặc

sau đó nữa là phun chất phân tán làm sạch ván dầu (theo hướng dẫn của cơ quan

môi trường).

2.3. Tổ chức làm sạch đƣờng bờ và thu hồi dầu

- Khi dầu bị tràn cần phải thực hiện các hoạt động làm sạch đường bờ. Công

việc này mất nhiều sức lực và cần có kế hoạch làm sạch với sự quản lý chặt chẽ.

- Kỹ thuật làm sạch được lựa chọn phụ thuộc vào:

+ Khối lượng dầu tràn;

+ Loại dầu tràn;

+ Độ sâu dầu thấm vào các lớp trầm tích;

+ Phạm vi bị ảnh hưởng;

+ Thiết bị sẵn có và công tác hậu cần.

Cần trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân cho đội công nhân làm sạch. Các trang bị

thiết bị bao gồm: ủng cao su, găng tay cao su chống dầu, áo khoác chống dầu, kính

bảo vệ mắt, khẩu trang…

-Hoạt động làm sạch đường bờ có 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn 1: Dọn váng dầu ở mép nước và lớp dầu bám lên bờ.

+ Giai đoạn 2: Làm sạch các khu vực ô nhiễm vừa phải, dọn các vật thể bị

bám dầu .

+ Giai đoạn 3: Làm sạch khu vực bị ô nhiễm nhẹ và dọn sạch lần cuối.

- Kỹ thuật làm sạch :

+ Sử dụng bơm áp lực phun nước rửa, dùng bông thấm dầu.

+ Phun chế phẩm sinh học, chà tiếp xúc tăng khả năng dính bám dầu, dùng

vòi xịt nước cao áp làm sạch.

+ Phun rửa lại bằng xà phòng.

Trong trường hợp cần thiết, cần xây dựng hoặc chọn khu vực làm kho chứa

tạm thời để chứa dầu thu hồi và vật nhiễm dầu.

Việc thu hồi và xử lý dầu, vật nhiễm dầu phải được cơ quan chuyên môn

(Sở Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn thực hiện và cùng chính quyền địa

phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Váng dầu, cặn dầu và các vật bám dầu (đất, cát, cành cây, rác…) cần được

tập trung về một điểm, ngăn quây cách ly chống thấm, tràn đổ ra môi trường xung

quanh và được cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xử

lý theo đúng quy định.

PHỤ LỤC 4

PHƢƠNG ÁN PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY

1. Xác định vị trí cháy:

Xác định vị trí cháy và nguyên nhân gây cháy có thể do không chấp hành

quy định an toàn PCCC trong quá trình xuất nhập hàng, hút thuốc vứt đầu lọc bừa

bãi vào rãnh thu gom dầu mỡ.

2. Biện pháp và tổ chức cứu chữa cháy:

- Thông báo cháy bằng cách gõ kẻng báo động, hô hoán, gọi điện cho lực

lượng cảnh sát PCCC,

- Ngắt điện và khóa các van cấp nhiên liệu dẫn đến đám cháy, sau đó khóa tất

cả các van.

- Dùng phương tiện chữa cháy được trang bị như bình CO2, bột Ansun phun

vào đám cháy theo hướng tấn công thích hợp (trên hoặc ngay hướng gió).

Tổ chức cứu chữa:

- Lãnh đạo đơn vị hoặc thay mặt lãnh đạo, người trực tiếp chỉ huy chữa cháy

cho đến lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có mặt.

- Báo cáo người chỉ huy chữa cháy tại đơn vị tình hình cháy và bảo vệ tài

sản, hiện trường.

- Mọi người tập trung dùng cán cứu thương, khẩu trang, chăn viên để chuẩn

bị cứu người bị nạn. Nếu có người bị thương cần nhanh chóng đưa ra khỏi đám

cháy và sơ cứu, đưa nạn nhân đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất nếu thấy cần thiết.

Di chuyển tài sản:

- Huy động mọi người nhanh chóng vận chuyển hàng hóa , tài sản ra ngoài

đơn vị tập kết an toàn và cử người bảo vệ tài sản.

- Người được phân công bảo vệ tài sản phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ tài

sản hàng hóa và quản lý cổng chính và phụ. Phối hợp với lực lượng công an địa

phương để hỗ trợ hoàn thành tốt công việc này.

Bảo vệ hiện trường:

- Tổ chức di chuyển tài sản – bảo vệ tài sản trong khi chữa cháy.

- Bảo vệ hiện trường.

- Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến, người chỉ huy PCCC tại đơn

vị báo cáo tình hình diễn biến của đám cháy, chất cháy,… và trao lại quyền chỉ huy

chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp. Cơ sở hỗ trợ lực

lượng chữa cháy chuyên nghiệp.