49
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp 1

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp

1

Page 2: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

MỤC LỤC

Bài 3 : NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ DIỄN BIẾN NHƯ THẾ NÀO? 3

Bài 4 : ĐÁNH GIÁ MỘT BỮA BÚ 11

Bài 10 : ĐẶT TRẺ VÀO VÚ 15

Bài 14 : TÌNH TRẠNG CỦA VÚ 21

Bài 16 : TRẺ TỪ CHỐI BÚ MẸ 33

Bài 22 : TRẺ KHÓC 41

2

Page 3: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Bài 3

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ DIỄN BIẾN NHƯ THẾ NÀO?

Lời giới thiệu

Trong bài này, bạn sẽ học về giải phẫu và sinh lý của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Để có thể giúp đỡ được một bà mẹ, bạn cần hiểu nuôi con bằng sữa mẹ diễn biến như thế nào.

Bạn không thể học một cách tham vấn đặc biệt dùng cho mọi tình huống, hoặc mọi khó khăn. Nhưng nếu bạn hiểu việc nuôi con bằng sữa mẹ diễn biến như thế nào, bạn có thể xử trí mọi tình hình đang diễn ra và có thể giúp đỡ từng bà mẹ quyết định xem như thế nào là tốt nhất với bà ta.

Hinh 7. Giải phẫu vú

3

Page 4: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hinh 8. Prolactin

Hình 9. Phản xạ oxytocin

4

Page 5: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hình 10. Hỗ trợ và cản trở oxytocin

NHỮNG DẤU HIỆU VÀ CẢM XÚC CỦA MỘT PHẢN XẠ OXYTOCIN TÍCH CỰC

Bà mẹ có thể ghi nhận:

• Một cảm giác “bị ép” hoặc như kiến bò trong vú của bà ta trước khi cho trẻ bú, hoặc trong bữa bú

• Sữa chảy ra từ vú của bà ta khi bà ta nghĩ về trẻ, hoặc khi nghe trẻ khóc

• Sữa nhỏ giọt từ vú bên kia khi đứa bé đang bú vú này

• Sữa chảy ra như suối từ vú, nếu trẻ bị giằng ra khỏi vú khi đang bú

• Trong tuần đầu tiên, đau do tử cung co thắt, đôi khi làm tống máu ra trong bữa bú

• Trẻ mút vú chậm, sâu và nuốt, những dấu hiệu này chứng tỏ rằng sữa đang chảy vào miệng trẻ

5

Page 6: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hình 11. Chất ức chế trong sữa

Cơ chế kiểm tra sản xuất sữa trong vú

Bạn có thể xem xét vì sao đôi khi một vú này ngừng sản xuất sữa, trong khi vú kia vẫn tiếp tục có sữa - mặc dù oxytocin và prolactin đi tới 2 vú như nhau.

Sơ đồ này nói lên tại sao.

Có một yếu tố trong sữa mẹ, yếu tố này có thể làm giảm hoặc ức chế sự tạo sữa.

Nếu một lượng lớn sữa đọng lại trong vú, chất ức chế này ngăn các tế bào bài tiết thêm sữa. Điều này giúp cho vú không bị ảnh hưởng có hại do quá đầy. Điều đó thật sự cần thiết nếu đứa trẻ bị chết hoặc bị ngừng cho bú vì một lý do nào đó. Nếu sữa mẹ được lấy ra, bằng cách cho bú hoặc vắt sữa, các chất ức chế cũng bị lấy đi, và vú lại tạo sữa nhiều hơn.

Điều này giúp bạn hiểu tại sao:- Nếu trẻ ngừng bú một bên vú, vú này sẽ ngừng tạo sữa.- Nếu trẻ bú nhiều một bên vú, vú này sẽ sản xuất sữa nhiều hơn và trở nên to hơn vú kia.

Điều này cũng giúp bạn hiểu tại sao:- Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải được lấy ra.- Nếu trẻ không thể bú một vú hoặc cả hai vú, sữa mẹ phải được lấy ra bằng cách vắt để giúp cho việc sản xuất sữa được tiếp tục.

6

Page 7: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Ngậm bắt vú tốt Ngậm bắt vú kém

Ngậm bắt vú tốt Ngậm bắt vú kém

Hình 12. Ngậm bắt vú tốt và kém

Ngậm bắt vú tốt Ngậm bắt vú kém

Ngậm bắt vú tốt Ngậm bắt vú kém

Hình 13. Ngậm bắt vú tốt và kém - Nhìn từ bên ngoài

7

Page 8: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC NGẬM BẮT VÚ KÉM

• Trước khi cho con bú mẹ Dùng chai cho trẻ ăn • Cho bú bổ sung sau khi đã bắt đầu với bú mẹ

• Con đầu tiên Mẹ không có kinh nghiệm • Đã từng nuôi con bằng chai

• Trẻ quá bé hay ốm yếu

• Vú kém nhô ra Khó khăn về chức năng

• Cương tức vú

• Bắt đầu cho bú muộn

• Ít được hỗ trợ truyền thống và của cộng đồng Thiếu kỹ năng hỗ trợ • Bác sĩ, NHS, y tá không được huấn luyện để hỗ trợ

8

Page 9: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hình 16. Những phản xạ của trẻ

Tóm tắt

• Sữa mẹ chảy ra phụ thuộc một phần vào ý nghĩ, cảm giác của người mẹ. Điều quan trọng là để bà mẹ và con ở bên nhau cả ngày và đêm, giúp bà mẹ cảm thấy hạnh phúc khi nuôi con bằng sữa mẹ.

• Nhiều tình huống khó khăn thông thường có thể là do ngậm bắt vú kém gây ra. Những khó khăn này có thể khắc phục được bằng cách giúp bà mẹ sửa tư thế của trẻ. Có thể phòng ngừa ngăn không để khó khăn xảy ra bằng cách giúp bà mẹ đặt trẻ vào vú trong những ngày đầu.

• Lượng sữa mà vú sản xuất phụ thuộc một phần vào đứa trẻ có mút nhiều không và hút được bao nhiêu sữa mẹ. Càng bú nhiều, càng tạo ra nhiều sữa. Hầu hết các bà mẹ có thể tạo được một lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của trẻ, và bà ta có thể tạo sữa đủ cho trẻ sinh đôi.

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ SẼ THÀNH CÔNG Ở HẦU HẾT TRƯỜNG HỢP NẾU:

• Bà mẹ cảm thấy hạnh phúc

• Trẻ ngậm vú tốt để bú có hiệu quả

• Trẻ mút vú thường xuyên và càng lâu càng tốt, tùy thuộc trẻ

• Môi trường chung quanh hỗ trợ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ

9

Page 10: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

10

Page 11: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Bài 4

ĐÁNH GIÁ MỘT BỮA BÚ

Lời giới thiệu

Đánh giá một bữa bú giúp bạn quyết định xem là bà mẹ có cần giúp đỡ hay không và làm thế nào để giúp bà ta. Bạn có thể học rất nhiều về việc nuôi con bằng sữa mẹ đang tiến triển tốt hay xấu, bằng cách quan sát, trước khi đưa ra những câu hỏi. Điều này rất quan trọng, như một phần của thực hành lâm sàng cũng như các hình thức khác của thăm khám, ví dụ như tìm kiếm những dấu hiệu của mất nước hoặc đếm xem trẻ thở nhanh như thế nào.

Có một vài điều mà bạn có thể quan sát khi trẻ đang không bú mẹ. Một vài điều khác bạn chỉ có thể quan sát khi trẻ đang bú mẹ.

ĐÁNH GIÁ MỘT BỮA BÚ NHƯ THẾ NÀO

1. Những điều gì bạn cần ghi nhận về bà mẹ?

2. Bà mẹ bế trẻ như thế nào?

3. Những điều gì bạn ghi nhận về trẻ?

4. Đứa trẻ đáp ứng ra sao?

5. Bà mẹ đặt trẻ vào vú như thế nào?

6. Bà mẹ nâng đỡ vú trong bữa bú như thế nào?

7. Trẻ ngậm bắt vú có tốt không?

8. Trẻ mút vú có hiệu quả không?

9. Bữa bú được kết thúc như thế nào?

10. Trẻ có vẻ thỏa mãn không?

11. Tình trạng vú của bà mẹ như thế nào?

12. Bà mẹ cảm thấy như thế nào về việc cho trẻ bú?

11

Page 12: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hình. 17 Bà mẹ phải bế con như thế nào?

a. Toàn thân trẻ đối diện và áp sát vào vú mẹ b. Toàn thân trẻ quay ra khỏi mẹ Sự chú ý mặt-mặt của bà mẹ Bà mẹ không ngắm nhìn con

Hình. 18 Bà mẹ giữ vú như thế nào?

a. Tựa những ngón tay vào thành ngực sao b. Giữ vú quá gần núm vú cho ngón trỏ tạo nên sự nâng đỡ ở dưới vú

12

Page 13: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

MẪU QUAN SÁT B-Ữ-A-B-ÚHọ tên mẹ: Ngày: . Họ và tên con: Tuổi con: .(những dấu hiệu trong ngoặc đơn chỉ dùng cho trẻ mới đẻ, không dùng cho trẻ đã lớn hơn)

Dấu hiệu của bữa bú đang diễn ra tốt Dấu hiệu bữa bú có thể có khó khănTƯ THẾ THÂN NGƯỜI Mẹ thỏa mái thư giãn Hai vai căng, ngả người bên trẻ Thân trẻ đối diện, sát với mẹ Thân trẻ ở xa mẹ Đầu và thân trẻ thẳng hàng Trẻ phải vẹo cổ Cằm trẻ chạm vào vú mẹ Cằm trẻ không chạm vào vú mẹ (mông đít trẻ được hỗ trợ) (chỉ có vai và đầu trẻ được hỗ trợ)

ĐÁP ỨNG Đáp ứng trẻ tìm tới vú khi đói Không có đáp ứng với vú (phản xạ sơ khai tìm vú) (không thấy trẻ có phản xạ sơ khai) Trẻ thăm dò vú bằng lưỡi Trẻ không thích thú với vú Trẻ bình tĩnh nhanh nhẹn bắt vú Trẻ không ngủ được, quấy khóc Trẻ ngậm vú lâu Trẻ nhả vú ra Có những dấu hiệu tống sữa Không có dấu hiệu tống sữa (sữa rỉ ra, đau ở tử cung)

GẮN BÓ TÌNH CẢM Chắc chắn, tự tin Căng thẳng hoặc ủ rủ Mẹ chăm chú nhìn con Mẹ con không nhìn nhau Rất hạnh phúc với mẹ Bé ít biểu hiện hạnh phúc

Quẫy đạp

GIẢI PHẪU Vú mềm sau mỗi bữa bú Vú căng tức Núm vú nhô, cương dài ra Núm vú bẹt và bị tụt lõm vào trong Da vú lành mạnh Da vú nứt nẻ hoặc đỏ Vú trông tròn trĩnh trong khi trẻ bú Vú trông như căng ra hoặc bị kéo ra

MÚT VÚ Miệng trẻ mở rộng Miệng không mở rộng, nhô ra trước Môi dưới đưa ra ngoài Môi dưới mím vào trong Lưỡi chụm quanh bầu vú Không thể nhìn thấy lưỡi trẻ Má chụm tròn Má căng ra hoặc bị lõm vào Quầng vú phía trên thấy nhiều hơn Quầng vú phía trên thấy nhiều hơn Mút chậm, sâu, dừng lại rồi lại bú tiếp Mút nhanh Có thể nhìn hoặc nghe thấy trẻ nuốt Có thể nghe thấy tiếng chép môi hoặc

tiếng lách tách

THỜI GIAN BÚ Trẻ nhả vú Mẹ đưa trẻ ra khỏi vú Trẻ mút vú trong ____ phút

Chú ý: (c) Được mô phỏng với sự cho phép, từ “Mẫu quan sát NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ" của HC. Amstrong, Hướng dẫn đào tạo trong quản lý sữa. New York, IBFAN và UNICEF 1992.

13

Page 14: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

14

Page 15: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Bài 10

ĐẶT TRẺ VÀO VÚ

Lời giới thiệu

Luôn luôn quan sát một bà mẹ cho con bú trước khi giúp đỡ bà ta.

Hãy dành thời gian để xem những điều bà ta làm, nhờ vậy bạn có thể hiểu tình trạng của bà ta một cách rõ ràng. Đừng ép buộc bà ta điều gì khác .

Hãy giúp bà mẹ chỉ khi nào bà ta gặp khó khăn.

Một số bà mẹ và trẻ có một bữa bú như ý ở trong các tư thế mà các bà mẹ và trẻ khác sẽ gặp trở ngại. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ nhiều hơn 2 tháng tuổi. Không cần thử thay đổi tư thế của trẻ nếu trẻ bú có hiệu quả và nếu bà mẹ thấy thoải mái.

Hãy để bà mẹ tự làm lấy càng nhiều càng tốt.

Hãy thận trọng không làm thay bà ta. Giải thích những điều mà bạn muốn bà ta làm. Nếu có thể, hãy trình diễn ngay chính trên cơ thể bạn để chỉ cho bà ta những điều bạn định nói.

Đảm bảo chắc chắn rằng bà ta hiểu những điều bạn làm, nhờ vậy bà ta có thể tự làm.

Mục đích của bạn là giúp bà ta đặt đứa con của bà ta vào đúng vị trí. Sẽ không có ích gì nếu bạn đặt đứa trẻ bú, nếu như bà mẹ vẫn không thể tự đặt được.

Hình 23. Núm vú của bà mẹ chạm vào môi trẻ. Trẻ mở miệng và đưa lưỡi ra phía trước sẵn sàng để ngậm vú.

15

Page 16: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

GIÚP ĐỠ MỘT BÀ MẸ ĐANG NGỒI NHƯ THẾ NÀO?

• Chào hỏi bà mẹ, tự giới thiệu, hỏi tên bà mẹ và tên trẻ.Hỏi thăm sức khỏe bà ta và hỏi 1-2 câu hỏi mở về diễn biến nuôi con bằng sữa mẹ ra sao.

• Đánh giá một bữa bú.Hãy đề nghị bà ta cho thấy đứa bé bú như thế nào, và đề nghị bà ta đặt trẻ vào vú theo cách bà ta vẫn làm. (nếu trẻ mới bú xong, bạn có thể phải bố trí để trở lại lần sau). Quan sát bữa bú.

• Nếu bạn thấy người mẹ đó cần sự giúp đỡ để đứa trẻ có thể ngậm bắt vú tốt hơn:Đầu tiên hãy nói vài lời khuyến khích, ví dụ như:

“Cậu bé này rõ ràng là rất thích bú mẹ, có phải không“Rồi giải thích những điều có thể giúp ích, hỏi bà ta có muốn xem bạn làm thử hay không?Ví dụ, nói một vài điều như:

“Cho con bú có thể thoải mái hơn cho bà nếu (tên trẻ) mở miệng to hơn để ngậm vú khi bú. Bà có thích tôi chỉ cho bà xem như thế nào không?“

Nếu bà ta đồng ý, bạn hãy bắt đầu giúp đỡ bà ta.

• Đảm bảo rằng bà ta đang ngồi trong một tư thế thoải mái, thư giãn.

• Bạn hãy ngồi xuống, nhờ vậy bạn cũng sẽ thoải mái và thư giãn, và trong một tư thế thuận lợi để giúp đỡ.

• Hãy giải thích cho bà mẹ cách bế trẻ như thế nào. Hãy chỉ rõ cho bà ta những điều phải làm nếu thấy cần thiết.

• Hãy làm rõ 4 điểm then chốt sau:

1. Đầu trẻ và thân trẻ phải ở trên cùng một đường thẳng.

2. Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.

3. Mẹ của trẻ bế trẻ thật sát vào bà ta.

4. Nếu là trẻ sơ sinh, bà ta nên đỡ dưới mông đít trẻ, không nên chỉ đỡ đầu và vai

• Hãy chỉ cho bà ta cách đỡ vú bằng tay của bà ta để đưa vú đến trẻ- Bà ta phải để những ngón tay tựa vào thành ngực ở dưới vú, sao cho ngón trỏ có thể đỡ được bầu vú (xem hình 18)- Bà ta có thể dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào phần trên của vú. Làm như vậy có thể giúp cho vú thay đổi hình dạng, giúp trẻ dễ dàng ngậm bắt vú đúng hơn.Bà ta không được nâng vú ở quá gần núm vú

• Giải thích cho bà ta cách để núm vú vào môi trẻ như thế nào để cho trẻ há miệng ra (xem hình 23)

• Giải thích rằng bà ta cần phải đợi cho đến khi miệng trẻ há to, trước khi bà ta đưa bé đến vú. Miệng trẻ cần há to để ngậm được nhiều vú hơn.

• Giải thích hoặc chỉ dẫn bà ta cách làm thế nào để đưa trẻ đến vú một cách nhanh chóng khi mà trẻ đã há rộng miệng ra.- Bà ta phải đưa trẻ đến vú. Bà ta không nên tự cúi thân người hoặc đưa vú đến trẻ.

16

Page 17: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

- Bà ta cần giữ sao cho môi dưới của trẻ ở phía dưới núm vú, như vậy cằm của trẻ sẽ chạm vào vú.

• Ghi nhận cách đáp ứng của bà mẹ. Bà ta có vẻ như bị đau không? Bà ta có nói “ Ồ, có vẻ tốt hơn rồi đấy” không? Nếu bà ta không nói gì, hãy hỏi bà ta về cảm giác khi trẻ bú.

• Tìm tất cả các dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt. Nếu ngậm bắt vú không tốt hãy cố làm lại.

GIÚP ĐỠ MỘT BÀ MẸ ĐANG NẰM NHƯ THẾ NÀO?

• Giúp đỡ bà mẹ nằm xuống ở tư thế thoải mái, thư giãn.

Sẽ là tốt hơn nếu là bà ta không “chống” khuỷu tay lên, vì như thế sẽ làm cho trẻ ngậm bắt vú khó khăn hơn.

• Chỉ cho bà ta cách bế trẻHoàn toàn giống như 4 điểm then chốt đã nói ở phần đề cập về tư thế ngồi. Bà mẹ có thể đỡ trẻ bằng tay phía dưới. Nếu cần, bà ta có thể đỡ vú mình bằng tay trên.Nếu bà ta không đỡ vú mình, bà ta có thể giữ trẻ bằng cánh tay trên.

Những tư thế khác mà bà mẹ có thể dùng để cho con bú

Các bà mẹ có thể cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau, ví dụ như tư thế đứng.Điều quan trọng đối với bà mẹ là thấy thoải mái và thư giãn; và đối với đứa trẻ là miệng trẻ phải ngậm đủ phần vú cần thiết để có thể bú có hiệu quả.

Một vài tư thế có ích mà bạn có thể chỉ cho các bà mẹ là:- Tư thế tay dưới - Bế trẻ bằng cánh tay đối bên với vú

17

Page 18: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hình 24 a. Bà mẹ bế bé bằng tư thế tay dưới b. Bế bé bằng cánh tay đối bên với vúHữu ích trong: Hữu ích trong:- Song thai - Bé rất nhỏ- Tắc ống dẫn sữa - Bé bị bệnh- Bé ngậm bắt vú khó khăn

Hình 25. Bà mẹ nằm cho bé bú

18

Page 19: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP BÀ MẸ ĐẶT TRẺ VÀO VÚ

• Đón chào bà mẹ và hỏi việc nuôi con bằng sữa mẹ đang tiến triển như thế nào

• Đánh giá một bữa bú

• Giải thích bạn có thể giúp đỡ điều gì và hỏi xem bà ta có muốn bạn chỉ dẫn cho bà ta không.

• Đảm bảo rằng bà ta được thoải mái và thư giãn

• Tự bạn hãy ngồi xuống ở tư thế thoải mái, tiện lợi

• Giải thích cách bế trẻ và chỉ cho bà ta nếu cần thiết. 4 điểm then chốt là:

- Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng

- Mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú

- Cơ thể trẻ sát với cơ thể mẹ

- Đỡ phía dưới mông trẻ (nếu là trẻ sơ sinh)

• Chỉ cho bà ta cách đỡ vú mình:

- Các ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú

- Ngón tay trỏ đỡ vú

- Ngón tay cái để phía trên

Các ngón tay bà ta không nên quá gần núm vú

• Giải thích hoặc chỉ cho bà ta cách giúp đỡ sự ngậm bắt vú của trẻ

- Chạm núm vú vào môi trẻ

- Đợi cho tới khi miệng trẻ há rộng ra

- Nhanh chóng đưa trẻ tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú

• Ghi nhận cách đáp ứng của bà ta và hỏi bà ta cảm giác khi trẻ bú

• Tìm các dấu hiệu của sự ngậm bắt vú tốtNếu ngậm bắt vú không tốt, hãy cố gắng làm lại.

19

Page 20: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

20

Page 21: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Bài 14

TÌNH TRẠNG CỦA VÚ

Lời giới thiệu

Đây là một vài tình trạng thường gặp của vú có thể gây khó khăn trong việc cho con bú.

- Núm vú thẳng hoặc tụt vào trong, núm vú dài hoặc to;

- Cương tức;

- Tắc ống dẫn sữa và viêm vú;

- Loét núm vú và nứt núm vú.

Chẩn đoán và điều trị những tình trạng này của vú rất quan trọng cả trong việc làm bà mẹ yên tâm và cho phép tiếp tục việc nuôi con bằng sữa mẹ.

H. 27. Dạng và kích thước khác nhau của vú. Trẻ có thể bú được hầu hết các dạng vú này.

21

Page 22: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

ĐIỀU TRỊ NÚM VÚ PHẲNG VÀ TỤT VÀO TRONG

Điều trị trước khi đẻ Có thể không có ích

Điều trị sớm sau đẻ Xây dựng niềm tin cho bà mẹ - vú sẽ khá lên Giải thích rằng trẻ bú VÚ chứ không phải núm vú Để trẻ tìm hiểu vú, thực hiện da kề da Giúp bà mẹ đặt trẻ vào vú sớm Thử những tư thế khác nhau, ví dụ như thế tay dưới Giúp bà mẹ làm cho núm vú nhô ra hơn Dùng bơm hút, bơm tiêm

Trong 1 hay 2 tuần đầu, Vắt sữa và cho ăn bằng cốc nếu cần Vắt sữa vào miệng trẻ

Điều trị núm vú phẳng và tụt vào trong.

• Điều trị trước khi đẻ có thể không có ích.Ví dụ như kéo căng núm vú hoặc bọc núm vú sẽ không có íchHầu hết các núm vú trở nên khá hơn khoảng quanh cuộc đẻ mà không cần điều trị gì

Giúp đỡ là điều quan trọng nhất sau đẻ, khi trẻ bắt đầu bú mẹ:

• Xây dụng niềm tin cho bà mẹ:Giải thích rằng có thể khó khăn vào lúc bắt đầu nhưng với lòng kiên nhẫn và bền bỉ, bà ta có thề thành công. Giải thích rằng vú bà ta có thể sẽ cải thiện và trở nên mềm hơn trong khoảng từ một đến hai tuần sau đẻ. Động tác bú của bé sẽ giúp kéo núm vú ra ngoài.

• Giải thích rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú.Đứa trẻ cần ngậm miệng rộng quanh vú. Cũng cần giải thích rằng khi đứa trẻ bú, nó sẽ kéo vú và núm vú ra.

• Khuyến khích bà mẹ thực hiện da kề da, và để trẻ tìm hiểu vú.Cho trẻ cố ngậm vú, bất cứ khi nào nó muốn. Một số đứa trẻ lại tự học.

• Giúp đỡ bà mẹ bế trẻ.Nếu trẻ không tự ngậm bắt vú tốt được, hãy giúp bà ta bế trẻ ở các tư thế sao cho trẻ có thể ngậm bắt vú tốt hơn. Giúp đỡ sớm, trong ngày đầu tiên, trước khi “sữa về” và vú bà ta căng lên.

• Giúp bà mẹ bế trẻ ở những tư thế khác nhau.Đôi khi việc đặt trẻ vào vú ở một tư thế khác sẽ làm cho trẻ ngậm bắt vú dễ dàng hơn. Ví dụ như một số bà mẹ thấy rằn tư thế tay dưới là có ích. (xem hình 24, bài 10)

• Giúp bà mẹ kéo núm vú ra trước khi cho con bú.

22

Page 23: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Đôi khi việc kéo núm vú ra trước khi cho bú sẽ giúp cho trẻ ngậm bắt vú. Kích thích núm vú có thể là tất cả những gì những gì bà mẹ cần làm. Hoặc bà ta có thể sử dụng bơm tay hút sữa hoặc ống tiêm để kéo núm vú ra.

Đôi khi hình dạng của vú cũng làm cho trẻ ngậm bắt vú dễ hơn. Để làm thay đổi hình dạng vú, bà mẹ đỡ phía dưới vú bằng các ngón tay và dùng ngón tay cái ấn vào phía trên vú một cách nhẹ nhàng. Bà ta nên thận trọng không giữ vú ở quá gần núm vú. (xem hình 18, bài 4)

Nếu có thể chấp nhận được cho cả 2 vợ chồng, chồng bà ta có thể nút vú vài lần để kéo núm vú ra.

Nếu trẻ không thể bú hiệu quả trong một hai tuần đầu, hãy giúp đỡ bà mẹ thực hiện:

• Vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng cốc.Việc vắt sữa ra sẽ giữ cho vú mềm và vì vậy làm cho trẻ ngậm bắt vú dễ hơn, và giúp duy trì tạo sữa.Bà mẹ không nên dùng chai vì có thể làm cho trẻ ngậm bắt vú khó khăn hơn.

• Vắt một ít sữa vào miệng trẻ.Một số bà mẹ thấy rằng việc này là có ích. Trẻ nhận một ít sữa một cách trực tiếp nên nó ít nản lòng hơn. Trẻ sẽ quyết tâm thử bú hơn.

• Để trẻ tiếp xúc với vú thường xuyên.Bà mẹ nên tiếp tục thực hiện da kề da, và để trẻ cố thử ngậm bắt vú.

Hình 28. Chuẩn bị và sử dụng ống tiêm để điều trị núm vú tụt vào trong

23

Page 24: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

TÓM TẮT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC VÚ CĂNG SỮA VÀ CƯƠNG TỨC VÚ ĐẦY SỮA VÚ CƯƠNG TỨC Nóng Đau

Nặng Phù nề

Cứng Chắc, đặc biệt là núm vú Bóng Có thể đỏ

Sữa chảy Sữa không chảy

Không sốt Có thể sốt trong 24 giờ

NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA VÚ CƯƠNG TỨC NGUYÊN NHÂN PHÒNG NGỪA Nhiều sữa

Bắt đầu cho con bú muộn Bắt đầu cho con bú sớm sau đẻ

Ngậm bắt vú kém Đảm bảo việc ngậm bắt vú tốt

Sự hút sữa không thường xuyên. Khuyến khích cho bú không hạn chế

Hạn chế độ dài của bữa bú

Điều trị vú cương tức

Để điều trị sự cương tức, việc cấn thiết là hút sữa ra. Nếu sữa không được hút ra,viêm vú có thể tiến triển hơn, hình thành áp xe và giảm sự tạo sữa giảm.Vì vậy không nên khuyên bà mẹ cho vú “nghỉ”

• Nếu trẻ có thể bú được thì nên cho bú thường xuyên.Đây là cách tốt nhất để hút sữa ra. Giúp đỡ bà mẹ bế trẻ sao cho trẻ ngậm bắt vú tốt. Khi đó trẻ sẽ bú tốt và không gây hại cho núm vú.

• Nếu trẻ không bú được, giúp đỡ bà mẹ vắt sữa ra.Bà mẹ có thể vắt sữa bằng tay hay dùng bơm hút hoặc chai ấm. (xem bài 20,”vắt sữa”)Đôi khi chỉ cần vắt một ít sữa ra cũng làm cho vú mềm để trẻ bú.

• Trước khi cho bú hoặc vắt sữa, kích thích sự giải phóng oxytoxin cho bà mẹ.Đây là những việc bạn có thể làm để giúp bà mẹ hoặc là bà ta tự làm:

- Đặt một miếng gạc ấm lên vú hoặc phun nước ấm;- Xoa bóp cổ hoặc lưng bà ta;- Xoa bóp vú nhẹ nhàng;- Kích thích vú và da vùng núm vú;- Giúp đỡ bà ta thư giản.

24

Page 25: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Đôi khi phun nước nóng hoặc tắm nóng làm cho sữa chảy từ vú ra, làm cho vú mềm đi đủ để trẻ bú.

• Sau bữa bú, đặt một miếng gạc lạnh lên vú.Điều này có thể giúp làm giảm phù nề.

• Xây dựng niềm tin cho bà mẹ.Giải thích rằng bà ta sẽ nhanh chóng có thể cho con bú một cách thoải mái.

ĐIỀU TRỊ VÚ CƯƠNG TÚCKhông nên “nghỉ” vú

Nếu trẻ bú được: Cho bú thường xuyên, giúp đỡ trẻ bằng tư thế bế.

Nếu trẻ không bú được: Vắt sũa bằng tay hoặc bơm hút.

Trước khi cho trẻ bú Đắp vú với gạc ấm hoặc phun nước ấm để kích thích phản xạ giải Xoa bóp cổ và lưngphóng Oxytoxin: Xoa bóp vú nhẹ nhàng Kích thích da vùng vú Giúp bà mẹ thư giản

Sau bữa bú, để làm giảm nề: Đặt gạc lạnh lên vú.

CÁC TRIỆU TRỨNG TẮC ỐNG DẪN SỮA VÀ VIÊM VÚ

Tắc ống dẫn sữa → ứ đọng sữa → viêm vú không nhiễm trùng → viêm vú nhiễm trùng

U cục Căng cứng

Căng tức diễn tiếnđến Đau dữ dội

Đỏ khu trú -----------→ Đỏ lan tỏa

Không sốt Sốt

Cảm thấy khỏe Cảm giác ốm

25

Page 26: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Các triệu chứng của tắc ống dẫn sữa và viêm vú

Viêm vú có thể phát triển trên một vú cương tức, hoặc có thể tiếp theo sau một tình trạng gọi là tắc ống dẫn sữa.

Tắc ống dẫn sửa xảy ra khi sữa không được hút ra khỏi một phần của vú. Ống dẫn sữa tới phần đó của vú đôi khi bị tắc bởi sữa đặc. Các triệu chứng là có u cục căng và đôi khi có đỏ vùng da trên u cục. Người phụ nữ không thấy sốt và cảm giác vẫn khỏe.

Khi sữa bị ứ đọng lại ở một phần của vú, do ống dẫn sữa bị tắc, hoặc do sự cương tức thì được gọi là ứ đọng sữa. Nếu sữa không được hút đi, nó có thể gây viêm mô vú, được gọi là viêm vú không nhiễm trùng. Đôi khi vú bị nhiễm vi khuẩn và tình trạng này được gọi là viêm vú nhiễm trùng.

Không thể từ các triệu chứng riêng lẻ mà nói rằng đó là viêm vú không nhiễm trùng hay nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu tất cả các triệu chứng đều nặng, có lẽ rằng bà ta cần được điều trị bằng kháng sinh.

NGUYÊN NHÂN TẮC ỐNG DẪN SỮA VÀ VIÊM VÚ

Lưu thông kém của một phần do - Các bữa bú không thường xuyên hoặc toàn bộ vú - Bú không hiệu quả - Sức ép của quần áo - Sức ép từ ngón tay trong bữa bú - Vú to, thoát lưu kém

Stress, làm việc quá sức - Giảm tần suất, độ dài bữa bú

Chấn thương vú - Tổn thương mô vú

Nứt núm vú - Lối vào của vi khuẩn

Nguyên nhân của tắc ống dẫn sữa và viêm vú

Nguyên nhân chính của tắc ống dẫn sữa và viêm vú là thoát lưu kém của toàn bộ hay một phần vú.

Sự thoát lưu kém của toàn bộ vú có thể do:• Các bữa bú không thường xuyên

- Khi bà mẹ quá bận;- Khi trẻ bắt đầu bú ít hơn - do trẻ ngủ suốt đêm, hoặc các bữa bú không đều;- Do sự thay đổi kiểu cho con bú vì bất cứ lý do gì, ví dụ như đi xa

• Bú không có hiệu quả nếu do đứa trẻ ngậm bắt vú kém.

Sự thoát lưu kém từng phần có thể do:

• Bú không có hiệu quả do trẻ ngậm bắt vú kém chỉ làm trống được một phần của vú.

• Sức ép do quần áo chật, thường do nịt vú, đặc biệt nếu bà ta mặc nó vào ban đêm;hoặc do nằm sấp đè lên vú, có thể làm tắc một ống dẫn sữa.

26

Page 27: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

• Sức ép của các ngón tay bà mẹ, có thể làm tắc dòng sữa chảy trong bữa bú.• Thoát lưu kém ở phần thấp của bầu vú lớn, do đường lưu thông phải đi ngược lên.Một yếu tố quan trọng khác là stress và sự làm việc quá sức của bà mẹ, có thể là do điều đó làm bà mẹ cho con bú ít thường xuyên hơn hoặc thời gian bú ngắn hơn.Chấn thương vú gây tổn thương mô vú đôi khi cũng gây ra viêm vú, ví dụ như cú đập hoặc đạp của trẻ lớn.Nếu có nứt núm vú, vi khuẩn có thể xâm nhập mô vú bằng đường này. Đây là một con đường khác mà sự ngậm bắt vú kém có thể dẫn tới viêm vú.

ĐIỀU TRỊ TẮC ỐNG DẪN SỮA VÀ VIÊM VÚ

ĐẦU TIÊN: KẾ ĐẾN:

• Cải thiện sự thoát lưu của vú

Nếu có một trong những điều này:

Tìm nguyên nhân và điều chỉnh: - Triệu chứng nặng, hoặc

- Ngậm bắt vú kém - Nứt núm vú

- Sức ép của quần áo hay ngón tay - Không cải thiện sau 24 giờ

- Lưu thông kém trong bầu vú lớn

Khuyên: Điều trị thêm với:

- Cho con bú thường xuyên

- Xoa bóp nhẹ nhàng về phía núm vú • Kháng sinh

- Đắp gạc ấm

• Nghỉ ngơi hoàn toàn

Gợi ý nếu có ích:

- Bắt đầu cho bú ở bên không bị bệnh • Giảm đau (Paracetamol)

- Thay đổi tư thế

Điều trị tắc ống dẫn sữa và viêm vú Điều quan trọng nhất trong điều trị là cải thiện sự thoát lưu của sữa khỏi phần bệnh của vú.

• Tìm nguyên nhân của sự lưu thông kém và điều chỉnh:- Tìm sự ngậm bắt vú kém - Tìm sức ép của quần áo, thường là nịt vú chặt, đặc biệt mặc vào ban đêm, hoặc áp lực do nằm nghiêng đè lên vú- Xem bà mẹ làm gì với ngón tay khi cho bú. Bà ta có giữ quầng vú làm tắc dòng sữa chảy không?- Chú ý xem bà ta có đôi vú to, lúc lắc và phần ống dẫn sữa bị tắc là ở phần thấp của bầu vú. (Nếu vậy, gợi ý cho bà ta nâng cao vú hơn trong khi cho con bú để giúp đỡ cho phần thấp của vú được thoát lưu tốt hơn).

27

Page 28: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

• Dù có hoặc không xác định được nguyên nhân, khuyên bà mẹ làm những việc sau:- Cho con bú thường xuyên

Cách tốt nhất là nghỉ ngơi cùng với đứa con, như vậy bà mẹ có thể đáp lại con mình và cho con bú bất kỳ lúc nào mà trẻ muốn.

- Xoa bóp vú nhẹ nhàng trong khi con đang búChỉ cho bà ta cách xoa bóp trên vùng bị tắc và trên ống dẫn sữa từ vùng bị tắc ra, xuống tới núm vú. Điều này sẽ giúp cho loại bỏ sự tắc của ống dẫn sữa. Bà ta có thể nhận thấy một nút sữa đặc chảy ra cùng với sữa. (đứa trẻ nuốt nút sữa này an toàn).

- Đặt gạc ấm lên vú giữa các bữa bú

• Đôi khi những việc sau là có ích:- Bắt đầu cho bú nên vú lành

Điều này có thể có ích nếu dường như cơn đau làm ngăn cản phản xạ giải phóng oxytocin. Chuyển sang vú bệnh sau khi phản xạ giải phóng đã có tác động.

- Cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau trong các bữa búĐiều này giúp cho việc thoát lưu sữa từ các phần khác nhau của vú đồng đều hơn. Chỉ cho bà mẹ cách bế trẻ ở tư thế tay dưới, hoặc cách nằm cho trẻ bú thay cho việc bế trẻ dọc phía trước trong mỗi bữa bú. Tuy nhiên, không nên làm cho bà ta phải cho con bú trong tư thế không thoải mái với bà ta.

• Nếu việc cho con bú khó khăn , giúp bà mẹ vắt sữa ra:- Đôi khi bà mẹ không muốn cho con bú bên bệnh, đặc biệt khi nó rất đau

- Đôi khi đứa trẻ từ chối bú bên vú bị nhiễm khuẩn, có thể do vị của sữa thay đổi.

Trong những tình huống này, cần thiết phải vắt sữa ra. Nếu sữa vẫn còn ở trong vú, vú sẽ dễ bị áp xe hơn.

Thông thường, tắc ống dẫn sữa hoặc viêm vú sẽ được cải thiện trong vòng một ngày, khi mà sự thoát lưu của phần vú đó được cải thiện.

Một bà mẹ cần được điều trị hỗ trợ nếu có một trong những điều sau:- Các triệu chứng nặng khi bạn gặp bà ta lần đầu, HOẶC

- Nứt núm vú, qua đó vi khuẩn có thể xâm nhập, HOẶC

- Không cải thiện khi sự thoát lưu đã được cải thiện sau 24 giờ.

Điều trị cho bà ta hoặc chuyển bà ta đi điều trị bằng:

• Kháng sinh.Cho Flucoxacillin hoặc Erythromycin (xem liều uống ở bảng 1)Các kháng sinh thường dùng khác, như Ampicillin, thường không có hiệu quảGiải thích rằng điều quan trọng là phải hoàn tất đợt kháng sinh, thậm chí ngay cả khi bà ta đã khá hơn trong một hoặc hai ngày. Nếu bà ta ngừng điều trị trước khi đủ liều, viêm vú dễ tái phát.

• Nghỉ ngơi hoàn toàn.Khuyên bà ta nên nghỉ phép ốm, nếu bà ta đang phải đi làm, hoặc nhờ người giúp đỡ những việc nhà. Nếu có thể thì nói với gia đình bà ta chia xẻ công việc với bà ta.Nếu bà ta bị stress hoặc làm việc quá sức, động viên bà ta cố nghỉ nhiều hơn.Nghỉ ngơi cùng con là cách tốt để thường xuyên cho bú nhằm cải thiện sự thoát lưu.

Page 29: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

• Các thuốc giảm đau:Cho bà ta uống paracetamol để giảm đau.

Giải thích rằng bà ta nên tiếp tục cho con bú thường xuyên, xoa bóp và đắp gạc ấm. Nếu bà ta ăn uống không tốt, động viên bà ta ăn đủ thức ăn và dịch.

Bảng 1 KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ NHIỄM KHUẨN

Loại vi khuẩn thường gặp nhất trong áp xe vú là Staphylococcus aureus. Vì vậy phải cần điều trị nhiễm khuẩn vú bằng kháng sinh kháng Penicillinase như Flucloxacillin hoặc Erythromycin.

Thuốc Liều Chỉ dẫn

Flucloxacillin 250 mg uống Uống thuốc ít nhất 6 giờ một lần 30 phút trước bữa ăn 7-10 ngày

Erythromycin. 250–500 mg uống 6 giờ một lần trong 7-10 ngày

Bảng 2 ĐIỀU TRỊ NẤM CANDIDA VÚBôi tím gentian: Vào miệng trẻ: 0.25% bôi hàng ngày hoặc cách ngày, trong 5 ngày hoặc tới 3 ngày sau khi thương tổn đã liền. Vào núm vú mẹ: 0.5% bôi hàng ngày, trong 5 ngày.

HOẶC

Kem Nystatin 100.000 UI/g. Bôi vào núm vú 4 lần một ngày sau các bữa bú Tiếp tục bôi 7 ngày sau khi tổn thương đã liền.

Nhũ tương Nystatin 100.000 UI/ml. Nhỏ giọt 1 ml vào miệng trẻ 4 lần 1 ngày sau các bữa bú trong 7 ngày hoặc bằng thời gian điều trị cho mẹ.

Ngừng sử dụng đầu vú cao su, núm vú giả, bọc bảo vệ núm vú.

Page 30: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

XỬ LÝ NÚM VÚ BỊ LOÉTTìm kiếm nguyên nhân:• Kiểm tra sự ngậm bắt vú của trẻ• Khám vú - cương sữa, nứt núm vú, nấm vú• Kiểm tra xem trẻ có bị nấm, lưỡi của trẻ có bị đẹn không

Điều trị thích hợp:• Xây dựng niềm tin cho bà mẹ• Cải thiện ngậm bắt vú, và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ• Làm giảm sự cương sữa - gợi ý cho trẻ bù thường xuyên, vắt sữa• Điều trị candida nếu có đỏ da, bóng nếu có ngứa, đau nhiền, hoặc vẫn còn loét

Khuyên bà mẹ:• Chỉ rửa vú mỗi ngày một lần, và không dùng xà phòng• Tránh dùng thuốc bôi nước và thuốc mỡ• Xoa một ít sữa cuối trên núm vú sau các bữa bú

Xử lý loét núm vú

Đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân:

• Quan sát trẻ đang bú mẹ, kiểm tra những dấu hiệu của sự ngậm bắt vú kém.

• Khám vú tìm dấu hiệu của nhiễm candida, tìm xem có cương tức tuyến vú, nứt núm vú

• Hãy nhìn vào miệng trẻ để tìm những dấu hiệu nhiễm candida, tưa lưỡi, biểu hiện candida ở mông đít trẻ.

Sau đó hãy điều trị một cách thích hợp:

• Xây dựng niền tin cho bà mẹGiải thích rằng vết loét chỉ là tạm thời, và việc cho con bú sẽ sớm trở nên dễ chịu hoàn toàn

• Giúp bà mẹ cải thiện sự ngậm bắt vú của trẻThường thì đó là tất cả sự cần thiếtBà mẹ có thể tiếp tục cho con bú, và không cần thiết để vú nghỉ

• Hãy giúp bà mẹ làm giảm sự cương tức tuyến vú nếu thấy cần thiếtBà mẹ nên cho bú thường xuyên hoặc vắt bớt sữa ra

• Hãy xem xét điều trị nấm nếu da núm vú và quầng vú bị đỏ, bóng, dễ bong da, hoặc có ngứa, đau nhiều hoặc vẫn còn loét (xem bảng 2).

Sau đó khuyên bà mẹ:

Page 31: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

• Khuyên bà mẹ không nên rửa vú quá một lần trong một ngày, không dùng xà phòng hoặc chà xát mạnh bằng một khăn cứng, khô.

Không cần thiết phải rửa vú trước hoặc sau các bữa bú - Rửa bình thường như các phần khác của cơ thể là tất cả những điều cần thiết. Rửa sẽ làm mất chất dầu tự nhiên của da và làm cho dễ bị loét hơn

• Khuyên bà mẹ không dùng thuốc nước và thuốc mỡ, bởi vì nó có thể làm kích ứng da, thêm nữa là không có một bằng chứng nào chứng tỏ việc làm này là có ích.

• Gợi ý cho bà mẹ sau mỗi bữa bú nên vắt sữa ra một ít, dùng các ngón tay xoa lên núm vú và quầng vú. Điều này giúp cho việc chữa lành da.

Page 32: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải
Page 33: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Bài 16

TRẺ TỪ CHỐI BÚ MẸ

Lời giới thiệu

Từ chối bú mẹ là lý do thường nhất gây dừng cho con bú mẹ. Tuy nhiên, thường thì điều này có thể khắc phục được. Từ chối bú mẹ thường gây suy sụp cho người mẹ. Bà ta thường cảm thấy thất vọng và như là bị đặt ra ngoài.

• Một đôi khi trẻ ngậm bắt vú, nhưng không nút và không nuốt, hoặc nút rất yếu.

• Đôi khi trẻ lại khóc và từ chối vú, khi bà mẹ cố thử cho trẻ bú.

• Đôi khi trẻ bú một vú và từ chối vú còn lại.

Bạn cần hiểu làm cách nào để quyết định vì sao trẻ từ chối bú mẹ, và làm cách nào để giúp bà mẹ và trẻ bú trở lại.

Hình 28. Trẻ có thể không bú được vì trẻ bị ốm.Đứa trẻ này mắc uốn ván

Page 34: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

TẠI SAO TRẺ TỪ CHỐI BÚ MẸ

1. Trẻ có bị ốm, bị đau hoặc bị uể oải không?

Bị ốm:Đứa trẻ có thể ngậm vú nhưng bú yếu hơn trước.

Bị đau:Bị thâm tím do sức ép của forceps và giác hút.• Trẻ khóc và chống lại khi bà mẹ cố gắng cho con bú.

Ngạt tắc mũi:Đau miệng (nhiễm nấm candida (tưa lưỡi), mọc răng ở trẻ lớn hơn).• Trẻ bú vài lần rồi ngưng lại và khóc

Uể oải:Trẻ có thể uể oải do:• Những thuốc mà bà mẹ dùng trong cuộc đẻ.• Những thuốc mà bà mẹ dùng để điều trị bệnh tâm thần.

2. Có khó khăn gì trong cách cho bú không?

Đôi khi việc bú mẹ có thể không thành công hoặc thất bại đối với trẻ.

Những nguyên nhân có thể:• Cho trẻ bú chai hoặc núm vú giả (đầu vú cao su).• Không nhận được nhiều sữa do sự ngậm bắt vú kém hoặc vú bị cương tức.• Do sức ép phía sau đầu của trẻ, do bà mẹ hoặc người hỗ trợ đặt trẻ vào vị trí một cách thô bạo với kỹ thuật

kém. Sức ép này làm cho trẻ muốn “chống lại”.• Bà mẹ giữ hoặc làm rung vú, gây trở ngại cho sự ngậm vú.• Sự hạn chế cho bữa bú; ví dụ như chỉ cho bú vào những giờ nhất định…• Quá nhiều sữa xuống quá nhanh do sự tạo sữa quá mức. Trẻ có thể bú trong một phút, rồi sau đó nhả vú ra,

bị ngạt hoặc khóc, khi phản xạ tống sữa bắt đầu. Điều này có thể xảy ra nhiều lần trong một bữa bú. Bà mẹ có thể nhận thấy là sữa sẽ phun ra khi trẻ nhả vú.

• Khó khăn ban đầu trong phối hợp động tác mút vú (một vài trẻ mất nhiều thời gian để học cách bú hơn trẻ khác).

Chỉ từ chối một bên vú:Đôi khi trẻ từ chối một bên vú mà không từ chối bên kia. Đó là vì khó khăn làm ảnh hưởng tới một bên vú này nhiều hơn bên kia.

3. Có thay đổi nào làm trẻ khó chịu không?Trẻ cần có cảm giác khoẻ khoắn, và nếu chúng thấy khó chịu thì chúng sẽ từ chối bú mẹ. Trẻ có thể không khóc mà chỉ đơn giản là không chịu bú.Điều này thưòng gặp nhất với trẻ 3-12 tháng tuổi. Trẻ đột nhiên từ chối vài lần bú mẹ. Điều này đôi khi đựơc gọi là “nursing strike”.

Page 35: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Những nguyên nhân có thể:• Sự ngăn cách với bà mẹ, ví dụ như khi bà ta bắt đầu đi làm.• Một người chăm sóc mới hoặc quá nhiều người chăm sóc.• Thay đổi trong sinh hoạt gia đình hàng ngày - ví dụ như chuyển nhà, đi thăm ngưòi thân.• Mẹ bị ốm hoặc nhiễm trùng vú.• Mẹ đang có kinh.• Sự thay đổi mùi của mẹ, ví dụ như loại xà phòng hoặc thức ăn khác.

4. Có sự từ chối “bề ngoài” và không từ chối “thực” không?

Đôi khi trẻ cư xử theo cách làm cho bà mẹ nghĩ rằng trẻ từ chối bú. Tuy nhiên, trẻ lại không từ chối thật sự.

• Khi đứa trẻ sơ sinh ”tìm” vú mẹ, nó đưa đầu từ bên này sang bên kia như khi nó muốn nói “không”. Tuy nhiên, đây chỉ là hành động bình thường.

• Từ 4-8 tháng tuổi, trẻ rất dễ bị lơ đễnh, ví dụ như khi chúng nghe thấy tiếng động. Chúng có thể đột ngột ngưng bú. Đó là dấu hiệu chỉ ra rằng chúng đang cảnh giác.

• Sau một năm tuổi, trẻ có thể tự cai sữa. Điều này thờng diễn ra từ từ

Hình 29. Thỉnh thoảng trẻ có thể từ chối bú mẹ vì bú mẹ trở nên đáng chán và không thích thú

Page 36: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC TỪ CHỐI BÚ MẸ

Ốm, đau, hoặc lơ đễnh

Nhiễm khuẩn

Tổn thương não

Đau hoặc bị thâm tím (giác hút, forceps)

Ngạt mũi

Đau miệng (tưa lưỡi, mọc răng)

Khó khăn trong kỹ thuật cho bú Bú chai, bú đầu vú cao su, ti giả

Không nhận được nhiều sữa (ngậm bắt vú kém, căng tức sữa)

Sức ép vào phía sau đầu khi đặt trẻ vào vú mẹ

Mẹ làm rung vú

Hạn chế cho bú

Cung cấp quá nhiều sữa

Khó khăn trong cách bú

Những thay đổi làm trẻ khó chịu(đặc biệt trẻ từ 3-12 tháng tuổi)

Sự ngăn cách với mẹ

Người chăn sóc mới, quá nhiều người chăn sóc

Thay đổi trong sinh hoạt gia đình hằng ngày

Mẹ ốm hoặc bị viêm vú

Mẹ đang có kinh

Thay đổi mùi của mẹ

Từ chối bề ngoài Trẻ sơ sinh tìm vú

4-8 tháng tuổi - lơ đễnh

Trên 1 năm tuổi - tự cai sữa

Page 37: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

XỬ TRÍ VIỆC TỪ CHỐI BÚ MẸ

Nếu đứa trẻ từ chối bú mẹ:

1. Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân nếu có thể.

2. Giúp đỡ người mẹ cho bú và trẻ bú trở lại.

1. Điều trị hoặc loại trứ nguyên nhân nếu có thểỐm:

Điều trị nhiễm khuẩn với các kháng sinh thích hợp và các liệu pháp khác.Chuyển đi khi cần thiết.Nếu trẻ không thể bú đựơc, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện.Giúp bà mẹ vắt sữa ra cho trẻ ăn qua cốc hoặc ống cho tới khi trẻ có thể bú trở lại (xem bài 20, “Vắt sữa”).

Đau: Do bị thâm tím: giúp đỡ bà mẹ tìm ra cách bế trẻ không ấn vào vùng đau.Do tưa lưỡi: điều trị bằng tím Gentian hoặc Nystatin (xem bảng 2 trang 29)Do mọc răng: khuyển khích bà mẹ kiên nhẫn và tiếp tục giúp trẻ bú. Do ngạt tắc mũi: hướng dẫn cho bà mẹ làm sạch mũi. Gợi ý những lần cho bú ngắn và thường xuyên hơn bình thường trong vài ngày.

Uể oải:Nếu bà mẹ phải điều trị thường xuyên, hãy thử tìm cách thay đổi.

Kỹ thuật cho bú:Thảo luận với bà mẹ về nguyên nhân của khó khăn. Khi đứa trẻ sẵn sàng bú trở lại, bạn có thể giúp đỡ bà mẹ nhiều hơn trong kỹ thuật cho bú.

Tạo sữa quá nhiều:Đây là nguyên nhân thông thường của việc quá nhiều sữa xuống quá nhanh.Tạo sữa quá nhiều có thể là kết quả của ngậm bắt vú kém. Nếu trẻ bú không tốt, trẻ có thể bú thường xuyên hoặc trong thời gian lâu và kích thích vú để sản xuất ra nhiều sữa hơn trẻ cần.Tạo sữa quá nhiều có thể là kết quả khi ngưòi mẹ cố gắng cho trẻ bú cả 2 vú trong mỗi lần cho bú, mà trẻ lại không cần như vậy.

Để làm giảm sự tạo sữa quá nhiều:• Giúp đỡ bà mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn.• Gợi ý rằng bà ta nên cho trẻ bú một bên vú trong mỗi lần bú.

Để trẻ tiếp tục bú ở vú đó đến khi trẻ tự kết thúc, như vậy trẻ sẽ nhận đựoc nhiều sữa cuối giàu chất mỡ.Lần cho bú sau sẽ cho trẻ bú bên kia.

Đôi khi bà mẹ thấy có ích khi:• Vắt bớt một ít sữa trước khi cho bú.• Nằm ngửa để cho bú (nếu sữa chảy ngược lên trên, nó sẽ chảy chậm hơn);

Page 38: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

• Giữ vú để làm chậm dòng chảy (xem bài 10 “Đặt trẻ vào vú”).Tuy nhiên, những thủ thuật này không loại bỏ đựoc nguyên nhân cuả vấn đề.

Những thay đổi làm trẻ khó chịu:• Thảo luận về sự cần thiết làm giảm sư ngăn cách và những thay đổi nếu có thể.• Gợi ý rằng bà ta nên ngừng sử dụng các loại xà phòng, nứoc hoa và các thức ăn mới lạ.

Sự từ chối bề ngoài:Nếu đó là sự tìm vú:

Giải thích rằng điều đó là bình thường. Bà ta có thể bế trẻ để trẻ tiếp xúc và tìm hiểu núm vú mình. Giúp đỡ bà ta bế trẻ thật sát, để trẻ có thể ngậm vú dễ hơn.

Nếu do sư xao lãng: Gợi ý cho bà ta cố gắng cho trẻ bú ở một nơi nào đó yên tĩnh hơn. Vấn đế này thường sẽ qua đi.

Nếu trẻ tự cai sữa:Gợi ý

G

cho bà mẹ

o Đảm bảo rằng đứa trẻ đựoc ăn đủ thức ăn gia đình.o Quan tâm nhiều hơn đến trẻ bằng các cách khác.o Tiếp tục ngủ với trẻ để các bữa ăn đêm vẫn có thể tiếp tục.

Điều này có giá trị tối thiểu là tới khi trẻ 2 tuổi.

2. Giúp đỡ bà mẹ cho con bú và trẻ bú trở lạiĐiều này rất khó và có thể là một công việc khó khăn. Bạn không thể bắt trẻ bú đựơc.

Bà mẹ cần sự giúp đỡ để cảm thấy hạnh phúc với trẻ và sẵn sàng cho bú. Họ cần học cách tạo lại mối quan hệ gần gũi. Bà ta cần bạn xây dựng niềm tin và hỗ trợ bà ta.

Giúp bà mẹ làm những việc sau:

• Để con lúc nào cũng gần gũi với mình.- Bà ta nên tự mình chăm sóc con càng nhiều càng tốt.- Đề nghị bà của trẻ và những ngưòi khác giúp đỡ bằng những cách khác, như làm việc nhà và chăm sóc

những đứa trẻ lớn hơn.- Bà ta nên thường xuyên bế trẻ và trong những lần đó có sự tiếp xúc da kề da nhiều hơn trong những lần

cho bú. Bà ta nên ngủ cùng trẻ.- Nếu bà mẹ phải di làm, bà ta nên tạm nghỉ việc - nghỉ ốm nếu cần thiết.- Có thể có ích nếu bạn thảo luận tình trạng này với người bố, ông bà của trẻ và những người giúp đỡ

khác.

• Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn bú.- Bà ta không nên vội vã cho bú trở lại mà nên cho bú khi đứa trẻ tỏ ra thích thú.

Trẻ có thể thích bú khi nó buồn ngủ hoặc sau khi cho ăn bằng cốc hơn là khi nó đang rất đói. Bà mẹ nên cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau.

- Nếu bà ta đang thấy có phản xạ uống sữa, lúc đó bà ta có thể cho con bú.

Page 39: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

• Giúp đỡ đứa trẻ bú mẹ bằng những cách sau:- Vắt một ít sữa để vào miệng trẻ.- Đặt trẻ ở vị trí thuận lợi để trẻ có thể ngậm vú dễ dàng.- Bà mẹ nên tránh ấn vào phía sau đầu trẻ hoặc rung vú mình.

• Cho đứa trẻ ăn bằng cốc cho tới khi nó có thể bú lại:- Bà mẹ có thể vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng cốc (hoặc cốc và thìa). Nếu cần thì dùng thức ăn nhân tạo và

cho trẻ ăn bằng cốc.- Bà mẹ nên tránh sử dung bất cứ loại chai, núm vú giả và đầu vú cao su nào.

GIÚP ĐỠ BÀ MẸ CHO BÚ VÀ TRẺ BÚ TRỞ LẠIGiúp đỡ bà mẹ làm những việc sau:

• Giữ cho trẻ được gần gũi - không nhờ người khác chăm sóc:Nên tạo ra sự tiếp xúc da kề da ở mọi lúc, không chỉ trong lúc cho búNgủ cùng với trẻĐề nghị những người khác giúp đỡ bằng những cách khác

• Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn bú:Khi buồn ngủ hoặc sau khi cho ăn bằng cốcỞ các tư thế khác nhau.Khi bà mẹ cảm thấy có phản xạ xuống sữa.

• Giúp cho trẻ bắt bú:Vắt một ít sữa vào miệng trẻĐặt trẻ ở vị trí trẻ có thể ngậm vú dễ dàngTránh ấn vào phía sau đầu trẻ hoặc rung vú mình

• Cho trẻ ăn bằng cốc:

Nếu có thể thì cho trẻ ăn sữa mẹ được vắt ra, còn nếu cần thì cho thức ăn nhân tạoTránh sử dụng chai, núm vú giả, đầu vú cao su

Page 40: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải
Page 41: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Bài 22

TRẺ KHÓC

Lời giới thiệu

Nhiều bà mẹ bắt đầu cho ăn bổ sung một cách không cần thiết vì họ nghĩ rằng con họ “khóc nhiều quá”. Họ nghĩ rằng con họ đói và họ không có đủ sữa. Tuy nhiên, thức ăn bổ sung thường không làm cho con họ khóc ít đi. Đôi khi trẻ còn khóc nhiều hơn.

Một đứa trẻ khóc nhiều có thể làm đảo lộn mối quan hệ giữa trẻ và bà mẹ và có thể gây ra sự căng thẳng khác cho các thành viên khác trong gia đình. Một cách quan trọng để giúp đỡ bà mẹ đang nuôi con bằng sữa là tham vấn cho bà mẹ về việc khóc của trẻ.

NHỮNG LÝ DO LÀM TRẺ KHÓC

Không thoải mái

Mệt mỏi

Ốm hoặc đau

Đói

Thức ăn của mẹ

Thuốc bà mẹ dùng

Tạo quá nhiều sữa

Đau bụng

Trẻ có “nhu cầu cao”

(Bẩn, nóng, lạnh)

(Có quá nhiều khách thăm)

(Thay đổi kiểu khóc)

(Không bú đủ sữa, lớn quá nhanh)

(Bất kỳ thức ăn nào, đôi khi là sữa bò)

(Cafein, thuốc lá, các thuốc khác)

Page 42: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓC

• Đói do lớn quá nhanh:Đứa trẻ có vẻ quá đói trong vài ngày, có thể do sự phát triển của trẻ nhanh hơn trước đó. Trẻ đòi bú rất thường xuyên. Thường gặp nhất vào khoảng 2 tuần, 6 tuần và 3 tháng tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở các thời điểm khác. Nếu trẻ bú thường xuyên trong vài ngày, sự tạo sữa sẽ tăng lên và rồi các bữa bú của trẻ lại ít đi.

• Thức ăn của mẹ:Đôi khi bà mẹ nhận thấy rằng đứa trẻ bị khó chịu khi bà ta ăn một thức ăn đặc biệt nào đó. Đó là do các chất trong thức ăn đi vào sữa mẹ. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ thức ăn nào và không có thức ăn đặc biệt nào để khuyên bà mẹ nên tránh, trừ khi bà ta nhận được ra cụ thể thức ăn nào đã làm cho trẻ khóc.

Đứa trẻ có thể dị ứng với protein có trong một vài thức ăn trong chế độ ăn của bà mẹ.Sữa bò, đậu tương, trứng và lạc đều có thể gây ra vấn đề này. Đứa trẻ có thể trở nên dị ứng với protein trong sữa bò chỉ sau 1 hoặc 2 bữa ăn sữa công thức trước khi xuống sữa.

• Thuốc bà mẹ dùng :Caffein trong cà phê, chè và colas có thể đi vào sữa mẹ và làm trẻ khó chịu. Nếu bà mẹ hút thuốc lá hoặc dùng các thuốc khác, con bà sẽ dễ khóc hơn các trẻ khác. Nếu một người nào khác trong gia đình hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới trẻ.

• Tạo sữa quá nhiều : Điều này có thể xảy ra khi trẻ ngậm bắt vú kém. Trẻ có thể bú quá thường xuyên hoặc quá lâu hoặc kích thích nhiều lên vú làm sự tạo sữa tăng lên.Sự tạo sữa quá nhiều có thể xảy ra khi bà mẹ cho trẻ ngừng bú vú thứ nhất trước khi trẻ bú xong và chuyển sang bú vú thứ nhì. Trẻ có thể nhận được quá nhiều sữa đầu và lại không đủ sữa cuối. Trẻ có thể đi ra ngoài phân xanh và tăng cân chậm; hoặc trẻ có thể phát triển tốt nhưng khóc và đòi bú thường xuyên. Thậm chí cho dù bà mẹ có nhiều sữa, bà ta cũng nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con.

• Cơn đau bụng : Một vài đứa trẻ khóc nhiều mà không do một trong những nguyên nhân trên. Đôi khi có một kiểu khóc rõ ràng. Trẻ khóc liên tục vào những thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi tối. Trẻ có thể co chân lại như thể bị đau bụng. Trẻ có biểu hiện như muốn bú nhưng rất khó khăn để thỏa mãn được cho trẻ. Những trẻ khóc theo kiểu này thường là ruột tăng nhu động hoặc co thắt nhưng nguyên nhân không rõ ràng. Điều này được gọi là “đau bụng”. Những trẻ đau bụng thường phát triển tốt và việc khóc thường giảm đi khi trẻ được 3 tháng tuổi.

• Những trẻ có “nhu cầu cao”:Một số trẻ khóc nhiều hơn những trẻ khác, và trẻ muốn được bế nhiều hơn. Trong những cộng đồng mà bà mẹ thường bế trẻ theo mình, sẽ ít gặp trẻ khóc hơn trong những cộng đồng mà bà mẹ muốn cho trẻ nằm để tách rời trẻ, hoặc ở những nơi mà các bà mẹ cho con mình ngủ ở cũi riêng.

Page 43: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP MỘT GIA ĐÌNH CÓ TRẺ KHÓC QUÁ NHIỀUTìm nguyên nhânNghe và họcGiúp đỡ bà mẹ về những cảm nghĩ của bà ta. Thông cảm với những cảm nghĩ đó. • Bà ta có thể cảm thấy mình là một bà mẹ có lỗi và kém cỏi. Bà ta có thể tức giận

với trẻ. • Những người khác có thể làm cho bà ta cảm thấy mình có lỗi hoặc làm cho bà ta

cảm thấy con mình xấu xí, vô dụng hoặc vô kỷ luật. • Những người khác có thể khuyên bà ta cho con bổ sung hoặc đầu vú cao su.

Khai thác tiền sử• Hiểu được cách ăn uống và cư xử của trẻ. • Hiểu được chế độ ăn uống của bà mẹ, và bà ta uống nhiều cà phê hoặc hút thuốc

lá hoặc đang dùng thuốc gì hay không. • Hiểu được các áp lực mà bà ta phải chịu từ gia đình và những người khác.

Đánh giá một bữa bú • Kiểm tra tư thế bú của trẻ và độ dài của bữa bú

Khám cho trẻ• Đảm bảo rằng trẻ không bị ốm hoặc đau. Kiểm tra sự phát triển của trẻ.• Nếu trẻ bị ốm hoặc bị đau, hãy điều trị hoặc chuyển đi nếu cần.

Xây dựng niềm tin hoặc giúp đỡChấp nhận• Chấp nhận những gì mà bà mẹ nghĩ về nguyên nhân của vấn đề.• Chấp nhận những gì bà mẹ nghĩ về đứa trẻ và cách cư xử của nó.

Khen ngợi những gì bà mẹ và đứa con làm đúng • Giải thích rằng đứa con bà ta phát triển tốt, không ốm đau. • Sữa mẹ cung cấp tất cả những gì trẻ cần - chẳng có gì sai lầm trong đó hoặc với

bà ta cả. • Con bà ta khỏe - nó không xấu, hoặc vô dụng hoặc cần được rèn luyện.

Cung cấp thông tin thích hợp • Đứa trẻ cần được sự thoải mái. Nó không bị ốm nhưng có thể bị đau thực sự. • Việc khóc sẽ giảm đi khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. • Hiện tại các thuốc cho đau bụng không cần dùng. Chúng có thể có hại.• Thức ăn bổ sung không cần thiết, và thường không có ích. Trẻ được cho ăn nhân

tạo vẫn bị đau bụng. Trẻ có thể không hấp thu được sữa bò hoặc dị ứng và trở nên xấu hơn.

• Việc bú mẹ theo nhu cầu là an toàn, còn bú chai và đầu vú cao su là không an toàn.

Đưa ra một hoặc hai lời gợi ýĐiều bạn gợi ý phụ thuộc vào những gì bạn biết được về nguyên nhân của sự khóc. Các nguyên nhân thường gặp có thể khác nhau ở những nước khác nhau. • Nếu bà mẹ tạo quá nhiều sữa:

• Giúp đỡ bà cải thiện sự ngậm bắt vú của trẻ;• Gợi ý bà ta chỉ có thể cho trẻ bú một bên vú trong mỗi giờ bú.

Page 44: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Cho trẻ bú tiếp tục cho tới khi trẻ tự mình kết thúc.Cho trẻ bú bên kia vào bữa bú sau.

Giải thích rằng nếu cho trẻ bú bên vú thứ nhất lâu hơn, trẻ có thể nhận nhiều sữa giàu mỡ hơn (xem bài 16 “Từ chối vú mẹ”).

• Có thể có ích nếu bà mẹ uống ít cà phê hoặc chè đi hoặc giảm những đồ uống có chứa caffein khác như colas. Nếu bà mẹ hút thuốc gợi ý cho bà ta giảm hút, và rằng bà có thể hút thuốc sau khi cho con bú chứ không phải vào trước hoặc trong bữa bú.Đề nghị các thành viên khác trong gia đình không hút thuốc trong phòng có trẻ.

• Có thể có ích nếu ngừng sữa bò hoặc các sản phẩm sữa khác hoặc những thức ăn khác có thể gây dị ứng (đậu tương, lạc, trứng).Bà mẹ nên ngừng thức ăn bị nghi ngờ trong một tuần. Nếu trẻ khóc ít đi, bà mẹ nên tránh thức ăn đó. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc nhiều như trước, tức là loại thức ăn đặc biệt đó không phải là thức ăn gây khóc. Bà mẹ có thể ăn thức ăn đó trở lại. Không gợi ý bà ta ngừng thức ăn này nếu chế độ ăn của bà ta nghèo nàn. Đảm bảo rằng bà ta có thể ăn thức ăn giàu năng lượng và protein khác để thay thế, ví dụ như đậu.

Giúp đỡ về thực hành• Giải thích rằng cách làm tốt nhất để thỏa mãn một đứa trẻ hay khóc là bế trẻ chặt

với những cử động và xoa bóp nhẹ nhàng vào bụng trẻ.Có thể chỉ cho trẻ vài cách để bế trẻ.

• Đôi khi một người nào khác, chứ không phải là mẹ, lại dễ bế trẻ hơn, như thế trẻ sẽ không ngửi thấy mùi sữa mẹ.

• Chỉ cho bà ta cách giảm nhu động co thắt ruột của trẻ. Bà ta có thể bế trẻ thẳng lên, ví dụ như tư thế ngồi hoặc tựa vào vai bà ta.(KHÔNG cần thiết phải thường xuyên dạy về sự “uốn lượn” ruột - chỉ khi nào trẻ bị đau bụng).

Đề nghị thảo luận về tình hình này với gia đình, để nói về những nhu cầu của trẻ và nhu cầu cần giúp đỡ của bà mẹ.

Điều quan trọng là cố làm giảm sức ép của gia đình, để bà mẹ không cho trẻ những thức ăn bổ sung cần thiết.

Page 45: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CHO MỘT ĐỨA TRẺ KHÓC QUÁ NHIỀU.

• Tìm nguyên nhân

Nghe và học Giúp bà mẹ nói về cảm nghĩ của bà ta (xấu xa, tức giận)Thông cảm

Khai thác tiền sử Hiểu được cách ăn uống và cư xử của trẻHiểu được chế độ ăn uống của bà mẹ, cà phê, thuốc lá, các thuốc khác

Đánh giá một bữa bú Tư thế bú, độ dài bữa búKhám cho trẻ Bệnh tật hoặc đau (điều trị hoặc chuyển đi khi cần thiết)

Kiểm tra sự phát triển.

• Xây dựng niềm tin và giúp đỡ

Chấp nhận Ý kiến của bà mẹ về nguyên nhân của sự khócCảm nghĩ của bà ta về đứa trẻ và cách cư xử của trẻ

Khen ngợi (khi thích hợp) Đứa trẻ phát triển tốt, không ốmSữa mẹ cung cấp tất cả những gì mà trẻ cầnTrẻ tốt không vô dụng hay xấu xa

Cung cấp thông tin thích hợp Trẻ có những nhu cầu thực sự cần thỏa mãnKhóc sẽ giảm đi khi trẻ 3-4 tháng tuổiCác thuốc chữa đau bụng là không cần thiếtCho ăn thức ăn nhân tạo không cần thiết, những trẻ ăn nhân tạo cũng đau bụngViệc bú thoải mái là an toàn, bú chai hoặc đầu vú cao su là không an toàn

Gợi ý (khi thích hợp) Chỉ cho trẻ bú một bên vú trong mỗi bữa ăn cho bú, cho bú bên kia trong bữa ăn sauGiảm cà phê và trà, hút thuốc sau chứ không phải là trước hoặc trong các bữa búNgừng sữa, trứng, đậu tương, lạc (thử trong một tuần nếu chế độ ăn của bà mẹ đầy đủ)

Giúp đỡ về thực hành Chỉ cho bà mẹ và những người khác cách bế trẻ chặt, với cử động và xoa bóp nhẹ nhàng trên bụng trẻĐề nghị thảo luận tình hình với gia đình

Page 46: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Hình 36. Một số cách khác nhau để ôm chặt trẻ đau bụng

Page 47: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải
Page 48: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Trích dịch từ nguyên bản tiếng Anh:

Breastfeeding counselling: A training course.

Participant’s manual

Tác giả: WHO và UNICEF - Geneva 1993

WHO/CDR/93.5

UNICEF/NUT/93.3

Bản quyền của Tổ chức Y tế Thế giới và của Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, 1993

Quyết định biên dịch : PGS.TS. Nguyễn Duy Tài

Dịch thuật : BS. Âu Nhựt Luân

Trình bày : BS. Âu Nhựt Luân

BẢN DỊCH DÙNG CHO SINH VIÊN Y KHOA

TÀI LIỆU KHÔNG ĐƯỢC DÙNG ĐỂ BÁN

NOT FOR SALE

Page 49: Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Pháp fileĐiều này cũng giúp bạn hiểu tại sao: - Để vú tiếp tục tạo sữa, sữa cần phải

Cùng một tủ sách

WHO, UNICEFKhoá học về tư vấn nuôi con bằng sữa mẹWHO/CDR/93.5UNICEF/NUT/93.3

WHOPhòng tránh chuyển dạ kéo dài: Hướng dẫn thực hành. Sản đồ. Phần II: Tài liệu cho học viênWHO/FHE/MSM/93.9