105
[email protected] DT:0984786386 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Vốn là yếu tố đầu tiên của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình kinh doanh. Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều kỳ vọng tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Lợi nhuận là kết quả, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng cần phải có một lượng vốn nhất định . Vấn đề đặt ra muốn tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần có các biện pháp thích hợp để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường vốn quyết định quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là một vấn đề cấp thiết. Đối với Công ty Thoát nước và Phát triển hạ tầng Đô thị Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng và trong ngành xây dựng nói chung đã nhận thấy: Để khẳng định vi trí của mình trên cả nước. Công ty thoát nước luôn 1

De Cuong - Moi

Embed Size (px)

Citation preview

[email protected] DT:0984786386

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Vốn là yếu tố đầu tiên của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu

trong mọi quá trình kinh doanh. Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình

sản xuất kinh doanh đều kỳ vọng tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi

phí. Lợi nhuận là kết quả, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới

hình thức nào thì doanh nghiệp cũng cần phải có một lượng vốn nhất định .

Vấn đề đặt ra muốn tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần có các biện pháp

thích hợp để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn luôn là mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của Doanh

nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường vốn quyết định quy mô năng lực sản xuất của

doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

chủ sở hữu là một vấn đề cấp thiết. Đối với Công ty Thoát nước và Phát triển

hạ tầng Đô thị Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng và

trong ngành xây dựng nói chung đã nhận thấy: Để khẳng định vi trí của mình

trên cả nước. Công ty thoát nước luôn quan tâm làm thế nào để đồng vốn của

chính mình đưa vào hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế công ty

thoát nước không ngừng cố gắng phát triển trở thành công ty lớn mạnh.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

2.1. Mục tiêu chung.

Nghiên cứu cơ sở khoa học của vốn chủ sở hữu và thực trạng sử dụng vốn

chủ sở hữu . Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của

Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên.

2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ

sở hữu của Doanh nghiệp.

1

[email protected] DT:0984786386

- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty Thoát nước và Phát triển Hạ

tầng Đô thị Thái Nguyên.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công

ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của

Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn chủ sở hữu của Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái

Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Thoát nước và Phát

triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên.

* Phạm vi về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng của việc sử dụng vốn chủ

từ năm 2011 đến năm 2013.

* Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung vào một số vấn đề lý luận cơ bản

và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tìm ra các giải pháp nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công tyThoát nước và Phát triển

Thái Nguyên

4. Những đóng góp mới của luận văn

- Đưa ra hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả vốn chủ sở

hữu.

- Áp dụng lý luận vào việc phân tích thực trạng công tác sử dụng vốn tại

Công ty Thoát nước và Phát trển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên chỉ ra những

nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả vốn chủ sở hữu của Công ty.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vốn chủ sở

hữu tại Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên

2

[email protected] DT:0984786386

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần giới thiệu nội dung đề tài và phần kết luận, luận văn được

chia thành 4 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thoát nước và Phát

triển Hạ tầng đô thị Thái Nguyên.

Chương 4: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại

công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng đô thị Thái Nguyên.

3

[email protected] DT:0984786386

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỐN

CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong Doanh

nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là

toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của danh

nghiệp.

Theo các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vật. Họ cho

rằng vốn là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là

cách hiểu phù hợp với trình độ quản lý còn sơ khai. Nó rất đơn giản dễ hiểu

nhưng chưa đầy đủ, chưa phản ánh đến mặt tài chính của vốn.

Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người trong

công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoán

của Công ty. Quan điểm này có ưu điểm là đề cập đến mặt tài chính của vốn.

Khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường đầu tư, mở rộng và phát triển sản

xuất song nó còn hạn chế là không nói rõ nội dung và trạng thái của vốn trong

quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một số nhà kinh tế học khác cho răng: vốn có ý nghĩa là phần lượng sản

phẩm tạm thời phải hy sinh tiểu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh

sản xuất tăng tiêu dùng trong tương lai. Quan điểm này chủ yếu phản ánh

động cơ về đầu tư nhiêu hơn là về nguồn gốc và biểu hiện của vốn, do vậy

quan niệm này cũng không đáp ứng được yêu cầu về quản lý nâng cao hiệu

quả sử vốn cũng như việc phân tích về vốn của doanh nghiệp.

Hiểu theo nghĩa rộng, một số quan điểm lại cho rằng: vốn bao gồm toàn bộ

các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản hữu

4

[email protected] DT:0984786386

hình, tài sản vô hình, các kiến thức về kỹ thuật của doanh nghiệp được tích

lũy, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ điều hành cùng

chất lượng của đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp... Quan niệm này

có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn trong

cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó

khăn phức tạp nhất là khi trình độ quản lý kinh tế chưa cao và pháp luật chưa

hoàn chỉnh như nước ta.

Theo Mác “ Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư” tức là vốn đại diện

cho một lượng giá trị nhất định để tạo ra một lượng giá trị mới. Vì thế, tiền

chỉ được gọi là vốn khi dùng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Quan điểm này đã chỉ rõ mục

tiêu của quản lý và sử dụng vốn, nhưng quan niệm này mang tính triu tượng,

do vậy hạn chế về ý nghĩa đối với hạch toán và phân tích quản lý sử dụng vốn

của doanh nghiệp.

Các quan niệm về vốn ở trên, một mặt thể hiện được vai trò tác dụng

trong những điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ

thể. Nhưng mặt khác, trong cơ chế thị trường hiện nay, đứng trên góc độ hạch

toán và quản lý, các quan điểm đó chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản

lý, hạch toán, phân tích đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên

cơ sở phân tích các quan điểm về vốn ở trên, khái niệm về vốn cần thể hiện

được bốn vấn đề sau:

- Nguồn gốc sâu xa của vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc

dân được tái đầu tư, để phân biệt được vốn đất đai, vốn nhân lực.

- Trong trạng thái của vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất là tài

sản vật chất ( tài sản cố định và tài sản dự trữ) và tài sản tài chính ( tiền mặt,

tiền gửi Ngân hàng, các tín phiếu, các chứng khoán...) là cơ sở đề ra các biện

pháp quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

5

[email protected] DT:0984786386

- Phải chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa vốn với các nhân tố khác của

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( đất đai, lao

đọng), điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải xem xét đến quá trình sử dụng

vốn như thế nào cho có hiệu quả.

- Phải thể hiện mục đích quản lý sử dụng vốn đó là tìm kiếm các lợi ích

kinh tế, lợi ích xã hội mà vốn đem lại. Vấn đề này sẽ định hướng cho quá

trình quản lý kinh tế nói chung, quản lý vốn của doanh nghiệp nói riêng.

Vốn là một lượng tiền nào đó được đưa vào sử dụng trong để kinh

doanh hàng hóa dịch vụ, các doanh nghiệp cẩn phải có một số tiền vốn nhất

định, gọi là vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản

và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao

gồm:

- Tài sản hiện vật như nhà kho, cửa hàng, hàng hóa dự trữ.

- Tiền Việt Nam, ngoại tệ.

- Các tài sản vô hình khác.

1.1.2. Đặc trưng của vốn trong Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng

Đô thị Thái Nguyên.

1.1.2.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp.

Số vốn này bao gồm vốn góp ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập và số

vốn bổ sung thêm hay giảm bớt trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết

thanh toán, không phải trả lãi suất. Vốn chủ sở hữu được xác định là phần còn

lại trong tài sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các

cách thức khác nhau thông thường nguồn vốn này bao gồm:

Vốn góp: là số vốn đóng góp của các thành viên tham gia thành lập doanh

nghiệp , sử dụng vào mục đích kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước

6

[email protected] DT:0984786386

thì đó là nguồn vốn do Ngân sách nhà nước cấp. Đối với Công ty liên doanh

thì phần vốn góp của các đối tượng trong và ngoài nước tham gia thành lập

liên doanh.

Lãi chưa phân phối: là số vốn có nguồn gốc từ lợi nhuận, đó là phần chênh

lệch giữa doanh thu và chi phí. Số lãi này trong khi chua phân phối cho các

chủ đầu tư , trích quỹ thì được sử dụng trong kinh doanh như vốn chủ sở hữu.

1.1.2.2. Vai trò của vốn:

- Vốn có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của

doanh nghiệp.

- Vốn đóng vai trò quyết định mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,

đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

kinh doanh, góp phần tăng năng suất lao động và giảm giá thành chi phí của

doanh nghiệp.

- Vốn là một nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo

doanh nghiệp.

- Vốn là yếu tố về giá trị.

1.1.2.3. Đặc điểm của vốn

- Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Có nghĩa là vốn phải được biểu

hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của Doanh nghiệp.

- Vốn luôn vận động để sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

- Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu: Mỗi đồng vốn đều

có chủ sở hữu nhất định nghĩa là không có những đồng vốn vô chủ, ở đâu có

đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu, lãng phí, kém hiệu quả. Ở đây cần

có sự phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyền năng

khác nhau. Tùy theo hình thuc đầu tư mà người sở hữu và người sử dụng vốn

để đồng nhất hay tách rời. Song, dù trường hợp nào đi chăng nữa, người sở

hữu vốn vẫn được ưu đãi đảm bảo quyền lợi và phải được tôn trọng quyền sở

hữu vốn của mình. Có thể nói đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong

7

[email protected] DT:0984786386

việc huy động, quản lý và sử dụng vốn. Nó cho phép được huy động vốn nhàn

rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đồng thời quản lý và sử dụng đồng

vốn có hiệu quả. Nhận thức được đặc trưng này sẽ giúp doanh nghiệp tìm mọi

biện pháp hiệu quả nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có khả năng

phát huy tác dụng: muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải được tập

trung thành một lượng đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

cho sản xuất và chủ động trong các phương án sản xuất kinh doanh. Muốn là

được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn của

mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như: phát hành thêm

cổ phiếu, góp vốn liên doanh, liên kết...

- Vốn có giá trị về mặt thời gian: Một đồng hôm nay có giá trị hơn giá trị

đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố như: Đầu tư, rủi ro, lạm phát, chính trị... trong cơ chế kế hoạch hóa tập

trung vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước đã tạo ra sự ổn

định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế

thị trường cần phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, bởi do ảnh

hưởng sự biến động của giá cả thị trường, lạm phát ... nên sức mua của đồng

tiền ở các thời điểm là khác nhau.

Vốn là loại hàng hóa đặc biệt: những người sẵn có vốn có thể đưa vốn vào thị

trường còn những người cần vốn thì đi vay. Nghĩa là những người đi vay

được quyền sử dụng vốn của người cho vay. Người đi vay phải nắm một

khoản tiền trả cho người cho vay. Đây là một khoản chi phí sử dụng vốn mà

người đi vay phải trả cho người cho vay, hay nói cách khác giá của quyền sử

dụng vốn. Khác với loại hàng hóa thông thường khác. “ Hàng hóa vốn” khi

bán đi sẽ không mất quyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một thời

gian nhất định việc mua bán này diễn ra trên thị trường tài chinh, giá mua bán

tuân theo quan hệ Cung – Cầu về vốn trên thị trường.

8

[email protected] DT:0984786386

Trong nền kinh tế thị trường vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài

sản hữu hình mà nó còn biểu hiện giá trị những tài sản vô hình như: vị trí địa

lý kinh doanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, phát minh sáng chế, bí

quyết công nghệ... Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường thì khoa học kỹ

thuật, công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ điều này làm cho tài sản vô hình

ngày càng đa dạng phong phú, đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo

ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

1.1.2.4. Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu.

* Vốn pháp định:

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi muốn hình

thành doanh nghiệp và số vốn này được nhà nước quy định tùy thuộc vào

từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà

Nước, số vốn này được ngân sách nhà nước cấp.

* Vốn tự bổ xung:

Thực chất loại vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối ( lợi nhuận lưu trữ) và

các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp ( quỹ phúc

lợi, quỹ đầu tư phát triển…)

* Vốn chủ sở hữu khác:

Đây là loại vốn mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do đánh giá lại

tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do ngân sách cấp kinh phí, do các đơn

vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng cơ bản.

1.1.2.5. Các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu

Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp quản lý vốn và sử dụng vốn có

hiệu quả là nội dung quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến mức độ tăng

trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Do vậy,để nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn ta cần phải nắm được vốn có những lợi ích nào, đặc biệt nó vận động ra

sao... bản thân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hợp

thành mà mỗi bộ phận hợp thành lại có nguồn gốc hình thành, tính chất và

9

[email protected] DT:0984786386

mức độ biến động khác nhau. Vì thế sự biến động của từng bộ phận vốn hợp

thành sẽ ảnh hưởng đến biến động của vốn sở hữu.

Trong một doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu thường được sử dụng kinh doanh và

vốn chủ sở hữu sử dụng cho mục đích chuyên dùng khác.

* Vốn chủ sở hữu sử dụng cho hoạt động kinh doanh

Vốn chủ sở hữu sử dụng cho hoạt động kinh doanh là bộ phận vốn chủ sở hữu

được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác phục

vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chủ yếu tạo

nên số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thuộc vốn chủ sở hữu sử dụng cho

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: phản ánh tổng số vốn góp của các chủ sở

hữu doanh nghiệp. Số vốn này được các chủ sở hữu góp ban đầu khi mới

thành lập doanh nghiệp và bổ sung thêm hay rút bớt trong quá trình hoạt

động kinh doanh.

- Thặng dư vốn cổ phần: Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch giữa giá thực tế

phát hành cổ phiếu với mệnh giá cổ phiếu. Nếu giá phát hành cổ phiếu> mệnh

giá cổ phiếu, phần chênh lệch chính là phần thặng dư phát hành. Ngược lại,

nếu giá cổ phiếu < mệnh giá cổ phiếu, phần chênh lệch chính là chiết khấu

phát hành. Thặng dư phát hành làm tăng vốn chủ sở hữu, ngược lại chiết khấu

phát hành làm giảm vốn chủ sở hữu.

- Vốn khác của chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn chủ sở hữu khác của

doanh nghiệp. Đây là số vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hoặc được viện

trợ, biếu tặng...

Chênh lệch đánh giá lại tài sản: là chỉ tiêu phản ánh khoản chênh lệch do đánh

giá lại tài sản chưa xử lý hiện có tại thời điểm báo cáo. Trong doanh nghiệp,

theo quy định hiện hành, tài sản được đánh giá lại trong các trường hợp sau:

+ Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước .

10

[email protected] DT:0984786386

+ Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,

bán công ty, đa dạng hóa hình thức sở hữu.

Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản sẽ góp phần tăng số vốn chủ

sở hữu của doanh nghiệp và ngược lại, giá trị chênh lệch giảm do đánh giá lại

tài sản sẽ làm giảm số vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái

phát sinh liên quan đến các khoản mục tiền tệ có gốc chưa xử lý hiện có tại

thời điểm báo cáo. Theo quy định, tỷ giá hối đoái được sử dụng là tỷ giá hối

đoái giao dịch thực tế hay tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát

sinh giao dịch.

Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ góp phần làm tăng số vốn góp chủ sở

hữu, nếu là chênh lệch dương( lãi về tỷ giá) ngược lại, sẽ làm giảm vốn chủ

sở hữu nếu là chênh lệch âm( lỗ về tỷ giá)

Quỹ đầu tư phát triển: là chỉ tiêu phát hành số quỹ đầu tư phát triển hiện còn

tại thời điểm báo cáo. Quỹ đầu tư phát triển được hình thành bằng cách trích

lập một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận sau thuế theo quy định của chế độ

tài chính và từ một số nguồn khác (cấp dưới nộp, cấp trên bổ sung, do các

thành viên góp.... Quỹ này được sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát

triển sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chiều sâu, mua sắm, xây dựng tài sản

cố định, cải tiến và đổi mới dây truyền sản xuất, đổi mới công nghệ, bổ xung

vốn kinh doanh, tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, trích nộp lên cấp trên

hoặc bổ sung cho cấp dưới...

Quỹ dự phòng tài chính: là số quỹ của doanh nghiệp được sử dụng để bù đắp

những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được hay bù lỗ trong

kinh doanh... hiện còn tại thời điểm báo cáo. Cũng như các quỹ doanh nghiệp

khác, quỹ dự phòng tài chính cũng được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận sau

thuế.

11

[email protected] DT:0984786386

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh khoản quỹ khác tại

doanh nghiệp như: Quỹ dự phòng quốc gia, quỹ khen thưởng... hiện còn tại

thời điểm báo cáo. Số quỹ này được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận sau thuế.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối : chỉ tiêu này phản ánh sô lợi nhuận sau

thuế chưa phân chia hiện có tại thời điểm báo cáo. Đây là phần lợi nhuận còn

lại sau khi doanh nghiệpđược thực hiện nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh

nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước. Số lợi nhuận sau thuế được tính theo

công thức:

Lợi nhuận sau thuế =tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

-chi phí TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại.

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn

1.2.1.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản

ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn, làm cho đồng vốn sinh

lời tối đa, nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua các chỉ tiêu về hiệu suất,

hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, mức sinh lời và tốc độ chu

chuyển của vốn lưu động...nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào

của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối

tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Kết quả thu được càng

cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Về mặt lượng, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mối tương quan giữa kết quả

thu được từ hoạt động bỏ vốn đó mang lại với lượng vốn bỏ ra. Mối tương

quan đó thường được biểu hiện bằng công thức.

H = Kết quả

Vốn

12

[email protected] DT:0984786386

Chỉ tiêu này dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn đến

kết quả kinh tế

Qua công thức trên ta thấy, hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của hai

nhân tố đó là: kết quả và vốn kinh doanh. Hiệu quả tăng lên khi:

+ Kết quả đầu ra tăng lên và lượng vốn kinh doanh không đổi

+ Hoặc kết quả đầu ra không đổi và vốn kinh doanh giảm xuống.

+ Hoặc kết quả đầu ra và vốn kinh doanh đều tăng nhưng tốc độ tăng

của kết quả lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh.

Kết quả đầu ra được xác định trên 3 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó là chỉ tiêu chất

lượng thể hiện rõ nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này

phản ánh một phần các chỉ tiêu khác như doanh thu và thu nhập. Thông

thường khi chỉ tiêu này tăng lên thì các chỉ tiêu khác cũng được thực hiện

tương đối tốt.

+ Chỉ tiêu doanh thu: Mang tính chất của chỉ tiêu khối lượng, phản ánh

quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xem

xét chỉ tiêu này phải luôn có sự so sánh nó với các chỉ tiêu khác, đặc biệt là

chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới có thế nhận xét, đánh giá được chỉ

tiêu doanh thu là tích cực hay hạn chế.

+ Chỉ tiêu thu nhập: là chỉ tiêu phản ánh tìa bộ thu nhập của doanh

nghiệp đạt được.

Từ 3 chỉ tiêu trên ta thấy, doanh thu thực hiện lớn cũng chưa phản ánh

đầy đủ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó chỉ phản ánh quy mô sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, ta phải căn cứ vào

lợi nhuận ròng và thu nhập của doanh nghiệp, so sánh chỉ tiêu này với khoản

chi phí đầu tư vào để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử

dụng vốn nói riêng.

Dạng nghịch:

13

[email protected] DT:0984786386

E=Vốn

Kết quả

Chỉ tiêu này là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn

lực.

Về mặt định tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trình độ khai thác, quản

lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là bộ phận nguồn vốn quan trọng để hình thành nên tài

sản của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh – suy cho cùng cũng

là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu. Vì

vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ cho các nhà quản lý biết

được tình hình hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu theo thời gian, biết được sức

sản xuất , sức sinh lợi và mức độ hao phí vốn chủ sở hữu để có được một đơn

vị kết quả kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu- các nhà đầu tư. Vì thế,

hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu

tư. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực

tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Qua phân tích

hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý đánh giá được trình độ,

năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được những

nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu . Trên

cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh

hiệu suất sử dụng, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở

hữu. Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

14

[email protected] DT:0984786386

- Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu theo giá trị sản xuất.

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu = Tổng trị giá sản xuất trong kỳ

theo giá trị sản xuất VCSH bình quân trong kỳ

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu theo giá trị sản xuất cho biết một đơn vị vốn

chủ sở hữu bình quân sử dụng đem lại mấy đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu

này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.

- Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với giá trị sản xuất.

Mức hao phí vốn chủ sở hữu so = VCSH bình quân trong kỳ

với giá trị sản xuất Tổng giá trị sản xuất trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị giá trị sản xuất thì doanh nghiệp phải

hao phí mấy đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân. Mức hao phí càng lớn, hiệu

suất sử dụng vốn chủ sở hữu càng thấp và ngược lại.

Chỉ tiêu số vòng quay của vốn chủ sở hữu.

Số vòng quay của vốn chủ sở hữu = Tổng doanh thu thuần trong kỳ

VCSH bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết: trong kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu của doanh

nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của

vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.

- Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu.

Thời gian một vòng quay = Thời gian kỳ nghiên cứu

của vốn chủ sở hữu Số vòng quay của VCSH trong kỳ

Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu càng lớn, hiệu năng hoạt động

của vốn chủ sở hữu càng thấp và ngược lại, thời gian một vòng quay của vốn

chủ sở hữu càng khó, hiệu năng hoạt động của vốn chủ sở hữu càng lớn.

- Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lợi của = Lợi nhuận say thuế trong kỳ

vốn chủ sở hữu VCSH bình quân trong kỳ

15

[email protected] DT:0984786386

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu còn được gọi là Hệ số sinh lời của vốn

chủ sở hữu – ROE cho biết: Một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào

kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lợi của vốn chủ

sở hữu càng lớn, hiệu quả hoạt động càng cao, do vậy, hiệu quả kinh doanh

càng cao và ngược lại.

Ngoài ra để đánh giá được hiệu quả vốn chủ sở hữu, người ta phải tiến hành

phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động sức sinh lợi của vốn chủ sở

hữu. Sức sinh lợi của vốn chủ sở ảnh hưởng của hai nhân tố: Vốn chủ sở hữu

bình quân và lợi nhuận sau thuế. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến

động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu của sức sinh lợi của vốn chủ

sở hữu được xác định như sau:

Mức ảnh hưởng của VCSH LNST kỳ gốc LNST kỳ gốc

bình quân đến sự biến = VCSH bình quân - VCSH bình quân

động của ROE kỳ phân tích kỳ gốc

Mức ảnh hưởng của LNST = LNST kỳ phân tích LNST kỳ

gốc

đến ROE VCSH bình quân VCSH bình

quân

kỳ phân tích kỳ phân

tích

* Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế:

Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với = VCSH bình quân trong kỳ

Lợi nhuận sau thuế lợi nhuận sau thuế trong kỳ

- Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế cho biết : Để có

một đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn chủ

sở hữu bình quân. Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế càng

lớn, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại, mức hao phí vốn chủ sở hữu

16

[email protected] DT:0984786386

so với lợi nhuận sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động sử dụng vốn chủ sở

hữu càng cao.

* Phân tích Dupont và đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra.

Mặt khác chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn

vốn, góp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận sau thuế

vốn chủ sở hữu =

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất sinh lời của LNST DTT Tổng TS bình quân VCSH = x x

DTT Tổng TS VCSH bquân

bquân

Tỷ suất sinh tỷ suất Số vòng quay Đòn bẩy

lời của VCSH = sinh lời của x của tổng tài x tài chính

doanh thu sản

Doanh nghiệp có thế nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn

bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi

nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay tiền

để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của

doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp

tác động vào các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần

đẩy nhanh tỷ suất dinh lời của vốn chủ sở hữu.

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

17

[email protected] DT:0984786386

Hiệu quả sử dụng vốn là mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận và vốn kinh

doanh bỏ ra. Làm sao để với một số vốn đầu tư hiện có sẽ nâng cao doanh thu

và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất ? Do đó , khi xét đến hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp thì một điều không thể bỏ qua đó là xét các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bao gồm cả các nhân tố khách

quan và các nhân tố chủ quan.

1.2.3.1.Những nhân tố khách quan

Trạng thái phát triển kinh tế.

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tới doanh thu của doanh nghiệp, từ

đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Khi nền kinh tế ổn định và tăng

trưởng thì các hoạt động đầu tư mở rộng, thị trường vốn ổn định, sức mua

của thị trường lớn. Điều đó sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển với

nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, do đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi

nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế có những biến động có

khả năng gây ra những rủi ro trong kinh doanh hay khi nền kinh tế suy thoái

thì thất nghiệp, khủng hoảng, phá sản xảy ra, khi đó doanh nghiệp khó có điều

kiện phát triển sản xuất kinh doanh và do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng

vốn.

Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà nước

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa

chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng

của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh

nghiệp phát triển sản phẩm sản xuất kinh doanh theo nghành nghề mà doanh

nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh

tế vĩ mô. Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của

Nhà nước đều trực tiếp hay giám tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

18

[email protected] DT:0984786386

nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp. Một số chính

sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như :

- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành lượng

cung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu

doanh nghiệp không có cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì sẽ ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

- Chinh sách tỷ giá: Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ,

vừa biểu hiện cung cầu về ngoại tệ. Đến lợt mình tỷ giá lại tác động cung cầu

ngoại tệ, điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hóa

nhập khẩu hay xuất khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tác động

đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ so

đồng với ngoại tệ cao sẽ kích thích xuât khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh và ngược lại. Do đó, khi tỷ giá thay đổi, có doanh nghiệp thu lãi

nhưng cũng co doanh nghiệp thua lỗ.

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết kinh

tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.

Chính sách thuế của Nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi

nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tóm lại, sự thay đổi cơ chế quản lý và chunhs sách kinh tế của Nhà nước đã

gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao trong doanh

nghiệp. Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và

kịp thời thích nghi sẽ đứng vững trên thị trường, có đủ sức cạnh tranh với các

doanh nghiệp khác và có điều kiện để phát triển, mở rộng kinh doanh.

Sức mua của thị trường

19

[email protected] DT:0984786386

Nếu sức mua của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp lớn thì đó là

một thuận lợi lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể mở rộng quy

mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, từ đó tăng doanh thu, tăng

lợi nhuận. Ngược lại, nếu sức mua của thị trường giảm thì sẽ làm cho doanh

nghiệp phải bán sản phẩm với giá rẻ để tiêu thụ với hết khối lượng hàng hóa

sản xuất ra. Từ đó, làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận hoặc doanh nghiệp sẽ

bị thu lỗ. Khi đó, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

Thị trường tài chính.

Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống tài chính trung gian cũng là

nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói

chung và hoạt động tài chính nói riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống

các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ, đa dạng sẽ tạo cho doanh

nghiệp tìm kiếm nguồn vốn với chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa

dạng hóa các hình thức đầu tư và có được cơ cấu vốn hợp lý mang lại hiệu

quả cao nhất trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

Mức độ lạm phát.

Nếu lạm phát phi mã và siêu lạm phát xảy ra thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các

lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Khi xẩy ra lạm phát thì sản xuất bị thu hẹp

vì lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp do giá cả nguyên vật liệu tăng

lên liên tục. Nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại

tài sản thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp sẽ bị mất dần, theo mức độ trượt

giá của tiền tệ. Tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Rủi ro bất thường trong kinh doanh.

Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh có nhiều loại

rủi ro khác nhau như: Rủi ro tài chính ( rủi ro do sử dụng nợ vay), rủi ro trong

quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hóa ( mất mát, thiếu hụt, hỏng

hóc) điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vốn, mất uy tín, mất bạn

hàng... Trong kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh,

20

[email protected] DT:0984786386

làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, trong điều kiện

kinh doanh theo cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào

hoạt động sản xuất kinh doanh cùng cạnh trnh và thị trường tiêu thụ không ổn

định, sức mua của thị trường có hạn chế thì càng làm gia tăng rủi ro của

doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai

gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt mà doanh nghiệp khó có thể lường trước...

1.2.3.2.Những nhân tố chủ quan

Cơ cấu vốn.

Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của

doanh nghiệp. Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh

hưởng đến chi phí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả

năng sinh lời của đồng vốn. Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ

yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp. Do đó, bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử

dụng vốn càng cao. Và ngược lại nếu bố trí không hợp lý sẽ làm giảm hiệu

quả sử dụng vốn.

Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn.

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được

diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

. Bởi vì, nếu thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ không đủ tiền để thanh toán với nhà

cung ứng đầu vào, không có tiền trả lương cho người lao động, sản xuất bị

đình trệ... Để giải quyết tình trạng đó, doanh nghiệp phải vay vôn ngoài kế

hoạch với lãi suất cao làm giảm lợi nhuận. Nhưng nếu xác định nhu cầu vốn

khá cao sẽ gây lên tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng chi phí sử dụng vốn góp

phần làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này đòi

hỏi các nhà quản lý phải xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý thúc đẩy vốn

trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh vận động nhanh giảm

được chi phí vốn, đồng thời hỗ trợ sản xuất diễn ra liên tục.

21

[email protected] DT:0984786386

Yếu tố chi phí:

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chi phí tăng lên làm

giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên, dẫn đến hàng tiêu thụ chậm làm giảm hiệu

quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ

giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Từ đó

hàng hóa được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay sử dụng vốn, góp phần nâng

cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của

doanh nghiệp.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng

không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất

kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: tính

chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ kinh doanh...

Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề tới hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy

mô, cơ cấu kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc

độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả... do

đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn là

doanh thu tiêu thụ sản. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất

có tính thời vụ thì nhu cầu vốn giữa các kỳ trong năm thường có sự biến động

lớn doanh thu bán hàng thường không được nhiều, tình hình thanh toán và chi

trả cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng tới kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số quay

vòng lớn ... Do đó, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn

giữa các thời kỳ trong năm thường không biến động lớn, doanh nghiệp

thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng

cân đối giữa thu chi bằng tiền, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, vốn được

quay vòng nhiều lần trong năm. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra

22

[email protected] DT:0984786386

sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng vôn lưu động tương

đối lớn, vốn quay vòng ít...

Lựa chọn phương án đầu tư.

Với chính sách mở cửa của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để

có được các dự án đầu tư hơn. Vấn đề là doanh nghiệp phải xem xét nên lựa

chọn phương án nào, bởi vì quyết định đầu tư của doanh nghiệp có tính chiến

lược, nó quyết định tương lai và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Việc ra quyết định đầu tư cần dựa trên cơ sở xem xét các chính sách

kinh tế và định hướng của Nhà nước, thị trường và sự cạnh tranh, lợi tức vay

vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của kho học công nghệ, độ vững

chắc và tin cậy của đầu tư, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh

quá trình lựa chọn phương án phù hợp hiệu quả của vốn phụ thuộc nhiều và

việc dự toán đúng đắn về vốn đầu tư. Bởi vì, nếu đầu tư vốn quá mức hoặc

đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn rất lớn cho doanh

nghiệp. Nếu đầu tư quá ít sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ khả năng đáp

ứng đủ các đơn đặt hàng, từ đó có thể mất thị trường do không đủ sản phẩm

bán. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp không có quyết định đầu tư đổi mới trang

thiêt bị, đổi mới công nghệ sản xuất trong điều kiện cạnh tranh, doanh nghiệp

có thể thu lỗ , phá sản...

Năng lực quản lý của doanh nghiệp

Năng lực của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt: năng lực quản lý tài chính và

năng lực quản lý sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản

lý doanh nghiệp không có những phương án sản xuất hữu hiệu, không bố trí

hợp lý các khâu, các trình độ lao động, các giai đoạn sản xuất sẽ gây lãng phí

nguồn lực, vốn, vật liệu... Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý của doanh

nghiệp yếu kém sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói

chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong quản lý tài chính, nhà quản

trị tài chính phải xác định được nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu

23

[email protected] DT:0984786386

hợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất.

Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn các tài sản không sử dụng hoặc

ít sử dụng, vốn trong quá trình trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi

phí sản xuất làm giảm khả năng luân chuyển vốn... điều đó có nghĩa là năng

lực quản lý hành chính yếu kém và tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng

vốn.

Nói tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh cũng như môi

trường hoạt động của từng doanh nghiệp mà mức độ và xu hướng tác động

của chúng có thể khác nhau. Do đó, việc nhận thức đầy đủ các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp kịp thời,

hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh phải tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị

trường.

1.3. Nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

1.3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động của mỗi doanh nghiệp,

người ta thường sử dụng thước đo là hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp đó. Đây là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng

các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp

lý nhất. Do vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh của

doanh nghiệp có tác động rất lớn tời hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường

xuyên và bắt buộc đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị

trường. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt

động của sản xuất kinh doanh nói chung vf trình độ quản lý sử dụng vốn nói

riêng.

24

[email protected] DT:0984786386

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan và xuất phát từ

những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa

hóa lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là một trong các biện

pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi

nhuận cho doanh nghiệp.

Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Như đã trình bầy ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu

vốn. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của

doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, việc

bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một trong các mục

tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.

Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

trường. Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn cũng là một vân đề đặt ra đối với các

nhà quản lý doanh nghiệp. Yêu cầu bảo toàn vốn không chỉ dừng ở việc bảo

toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn.

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi

tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc

hạch toán kinh doanh là: kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận

nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản.

25

[email protected] DT:0984786386

Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp để bảo toàn

vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí của mình

trên thị trường.

Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh

mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt. Doanh nghiệp

nào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốn thì sẽ có điều

kiện tốt để đứng vững trên thị trường. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ

giúp cho doanh nghiệp tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định

để giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn có vai trò quan trọng

trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấp

thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

1.3.2.Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Như trên đã phân tích, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan

trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn

tìm cho mình biện pháp để nâng cao khả năng sử dụng nguồn vốn một cách

thích hợp. Trong thực tế, các doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp , khác

nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tùy thuộc vào từng nghành nghề, vào

quy mô vốn cũng như uy tín của doanh nghiệp. Nhưng các biện pháp này dù

khác nhau xong đều theo nguyên tắc nhất định, đó là sử dụng hiệu quả “ bảo

toàn và phát triển vốn”.

Bảo toàn vốn là điều kiện trước tiên để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Yêu cầu bảo toàn vôn thực chất là duy

trì giá trị, sức mua, năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài

trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ khác, song mọi

kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự tăng gia của vốn

chủ sở hữu.

26

[email protected] DT:0984786386

Thực chất việc bảo toàn vốn là giữa được giá trị thực tế hay sức mua của vốn

( thể hiện bằng tiền). Giữ được khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác

tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác, bảo toàn vốn chính là bảo toàn giá

trị của các nguồn vốn khác. Việc đánh giá khả năng bảo toàn vốn của doanh

nghiệp đươc tính bằng cách so sánh số vốn hiện có của doanh nghiệp với số

vốn của doanh nghiệp, bảo tồn theo ký kết giao nhận vốn hoặc theo kỳ trước.

Số vốn hiện có của doanh nghiệp Hệ số bảo toàn vốn = Số vốn doanh nghiệp phải bảo tồn

Số vốn doanh nghiệp Số vốn doanh Chỉ số giá và tỷ giá tại phải bảo tồn = nghiệp phải bảo x thời điểm xác định do tại thời điểm xác định toàn khi giao nhận cơ quan thẩm quyền (hoặc kỳ trước) xác định Nếu hệ số bằng 1, tức là doanh nghiệp bảo toàn được vôn, lớn hơn 1 tức là

doanh nghiệp không những bảo toàn được vốn mà còn phát triển được vốn.

Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp không đảm bảo được vốn

trong trường hợp này doanh nghiệp phải lấy thu nhập để bù. Vì vậy, cần tính

thêm hệ số khả năng bảo toàn:

Số vốn hiện có của DN + Thu nhập

Hệ số khả năng =

bảo toàn Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn

1.3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếp thông qua lợi

nhuận thu được bởi đây chính là chi tiêu phản ánh kết quả cuôi cùng hoạt

động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để cố định hướng

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải theo hướng nâng cao khả năng thi lợi

nhuận của doanh nghiệp:

27

[email protected] DT:0984786386

- Tích cự tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.

Từ hai hướng cụ thể trên, môi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành

nghề, hình thức hoạt động của mình để có thể tìm ra những biện pháp cụ thể,

phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có một số biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhu

cầu vón phải được xác định trên quy mô kinh doanh, kế hoạch sản xuất làm

cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách phù hợp

tránh tình trạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ

đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.

Thứ hai, lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn theo hướng tích cực:

khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn,

giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh

nghiệp đồng thời tăng cường khai thác huy động vốn từ nhiều nguồn bên

ngoài để nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.

Thứ ba, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, dám sát để nắm bắt được tình

hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của vốn nhằm hạn chế sự mất mát,

thất thoát vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vốn

được bảo toàn.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn.

Thứ năm, thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro bằng cách

chủ động mua bảo hiểm cho tài sản và trích lập các quỹ dự phòng để đảm bảo

nguồn tài chính bù đắp những rủi ro có thể xẩy ra và bảo toàn được vốn cho

doanh nghiệp.

28

[email protected] DT:0984786386

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tàì giải quyết được mục tiêu đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần

trả lời câu hỏi sau:

- Thực trạng sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Thoát nước và Phát

triển

Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên như thế nào?

- Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thoát nước

và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên?

- Giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở

hữu tại Công Ty thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở lý luận

Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì điểm nghiên cứu

ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho lĩnh

vực nghiên cứu.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

29

[email protected] DT:0984786386

Thu thập thông tin từ các tài liệu, nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện,

trường Đại học quốc gia Hà Nội.

Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình sử dụng vốn của công ty thì

thông tin kế toán trong nội bộ công ty là quan trọng nhất. Các thông tin kế

toán được phản ánh khá đầy đủ trong báo cáo tài chính kế toán bao gòm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Thuyết minh báo cáo tài chính

*Bảng cân đối kế toán ( bảng cân đối tài sản)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính

của một công ty tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài

chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan

hệ kinh doanh.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại

hình công ty, quy mô, mức độ tự chủ của công ty. Bảng cân đối tài sản là một

tài liệu quan trọng giúp các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng

tài chinh, khả năng thanh toán và khả năng cân bằng nguồn vốn của mình.

*Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo thu nhập)

Báo cáo kết quả kinh doanh cũng là một trong những tài liệu quan trọng

trong phân tích tình hình tài chính của một công ty. Báo cáo kết quả kinh

doanh cho biết sự chuyển dịch của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh

của công ty và cho phép dự tính khả năng hoạt động của công ty trong tương

lai. Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu với

số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoa, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát

sinh so với số tiền thực xuất quỹ để vận hành công ty. Trên cơ sở doanh thu

và chi phí, có thể xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là lãi

hay lỗ trong một thời kỳ.

* Thuyết minh báo cáo tài chính

30

[email protected] DT:0984786386

Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung cho các nhà quản lý

những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hinh liên quan đến hoạt

động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay thuyết

minh báo cáo tài chính vẫn chưa thực sự phổ biến, đặc biệt đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu

nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành

trên máy tính bằng các phần mềm Excel.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang

dạng đồ thị. Trong đề tài sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin

để người sử dụng dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin...

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập từ các phòng: Kế hoạch, Tài chính Kế toán của công ty bao

gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, số công

trình tham gia thi công của Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị

Thái Nguyên qua 3 năm 2011, 2012, 2013.

2.2.4.2. Thông tin sơ cấp

Các thông tin thu thập bao gồm:

- Tình hình doanh thu của công ty qua các năm.

- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Nguồn tài liệu chủ yếu bằng cách phỏng vấn từ ban giám đốc, bộ phận quản

lý của công ty.

2.2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự

biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông

31

[email protected] DT:0984786386

qua số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để tính, đánh giá các kết

quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

2.2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và

Threats (Thách thức)-là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.

Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ

hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập

kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án … cho tổ chức hay cá

nhân.

Chúng ta có thể hiểu: Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật

phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm

ra được Cơ hội và Nguy cơ. Điểm mạnh và Điểm yếu thường là xuất phát từ

nội tại trong tổ chức của bạn. Cơ hội và Nguy cơ thường liên quan tới những

nhân tố từ bên ngoài. Phân tích SWOT còn là đánh giá ưu, nhược điểm của

vấn đề. Chúng ta sử dụng nó để phân tích vấn đề bằng cách tự đặt câu hỏi về

những điều “Tốt – Ưu điểm” và “Xấu – Nhược điểm” cho hiện tại và tương

lai. Những điều “Ưu điểm” ở hiện tại là “Điểm mạnh” (Strengths), và những

điều “Ưu điểm” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những

“Nhược điểm” ở hiện tại là “Điểm yếu” (Weaknesses) và những “Nhược

điểm” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Vì thế có thể coi SWOT chính là

một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức hay cá

nhân.

Lý thuyết mô hình SWOT như sau:

Điểm mạnh ( Strengths - S ) Điểm yếu ( Weaknesses – W)

Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức ( Threats – T )

2.2.4.5. Phương pháp thống kê so sánh

32

[email protected] DT:0984786386

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt

động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về

thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so

sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân

tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử

dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

2.2.1.1. Những nhân tố khách quan.

- Môi trường kinh tế pháp lý

- Chủ đầu tư.

- Các nhà cung cấp nguyên vật liệu

1.2.4.2. Những nhân tố chủ quan.

- Cơ cấu vốn.

- Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn kinh doanh.

- Yếu tố chi phí.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh.

- Lựa chọn phương án đầu tư.

- Năng lực quản lý của doanh nghiệp.

2.4. Nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

2.3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu

- Xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp.

- Xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

- Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp trong

nền kinh tế thị trường.

- Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

33

[email protected] DT:0984786386

2.3.2. Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu.

- Xác định nhu cầu vốn một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

- Lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn theo hướng tích cực.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát.

- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

- Thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro.

34

[email protected] DT:0984786386

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI

CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

THÁI NGUYÊN.

3.1. Khái quát quá trình phát triển và hoạt động của Công ty Thoát nước

và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên

Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển hạ tầng đô

thị Thái Nguyên

Địa điểm: Tổ 10, Phường Tân Thịnh – Thành phố Thái Nguyên

- Công ty được thành lập theo Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày

14/3/2011.

Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 4600991286 do Sở kế hoạch

và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 14/3/2011.

Công ty có đội ngũ cán bộ nhiệt huyết với công việc, giầu kinh nghiệm,

có kiến thức chuyên sâu, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được trang bị

máy móc thiết bị chuyên dụng, Công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng những

yêu cầu trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thi

công xây lắp các công trình điện, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình

dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật... với chất lượng cao và giá thành

hợp lý.

3.1.1. Khái quát về tổ chức của Công ty Thoát nước và Phát triển Hạ tầng

Đô thị Thái Nguyên.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gồm:

* Ban giám đốc: 03 đồng chí.

* Cán bộ, công nhân gián tiếp: 30 người

* Tổng số công nhân: 65 người.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

35

[email protected] DT:0984786386

3.1.1.1. Chức năng của từng bộ phận

Giám đốc

Giám đốc là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, đưa ra các chính sách,

chiến lược, tạo dựng mối quan hệ với các đối tác và là người chịu trách nhiệm về

mặt pháp lý.

Phòng kế toán

Tham mưu cho giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động tài chính - kế toán

của công ty.

- Tổ chức và chịu trách nhiệm hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh

tế.

Chủ động phối hợp với các phòng ban, đơn vị đối chiếu công nợ, thu

hồi công nợ tồn tại công trình, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng,

phân tích khả năng thu hồi vốn để có biện pháp xử lý.

- Cân đối, kiểm tra cụ thể các chứng từ hợp pháp để trả lương, trả

thưởng, trả cổ tức với cổ đông và chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ.

- Thanh toán đối chiếu với các đơn vị 6 tháng một lần, quyết toán hết

năm tài chính và sau khi công trình bàn giao hết bảo hành.

36

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TỔ CHỨC

Xí nghiệp lắp đặt và xử lý thoát nước

Xí nghiệp xây lắp 1

Xí nghiệp xây lắp 2

[email protected] DT:0984786386

- Chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước công ty, trước cổ đông về các

số liệu chứng từ sổ sách theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Định kỳ

hoặc đột xuất kiểm tra tài chính các đơn vị.

Phòng kế hoạch và kỹ thuật

Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật,

chất lượng các công trình,chủ động đề ra các phương án kỹ thuật sản xuất

kinh doanh, theo dõi đôn đốc và diều chỉnh tiến độ làm sản xuất, chuẩn bị hồ

sơ tham dự đấu thầu, ký kết hợp đồng và thanh toán khối lượng công trình.

Triển khai các hoạt động tìm kiếm thị trường. Trực tiếp quản lý, chịu

trách nhiệm thực hiện và kiểm soát các điều khoản liên quan của Hợp đồng

bán hàng. Triển khai các hoạt động Marketing được yêu cầu từ Hãng xây

dựng dưới sự chỉ đạo của giám đốc. Chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa, trực

tiếp tiếp xúc với khách hàng. Các công việc khác đươc Giám đốc phân công.

Báo cáo trực tiếp giám đốc.

Phòng Tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp bố trí phân công và quản lý

lao động, quản lý quỹ lương, ban hành định mức và quy chế tiền lương, tiền

thưởng, tổ chức đào tạo huấn luyện, chăm lo đảm bảo chế độ chính sách cho

người lao động.

Các đội thi công

Có nhiệm vụ thực hiện công việc theo tiến độ công trình hoặc công

việc khoán do phòng kỹ thuật quản lý.

3.2.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty.

- Thoát nước và xử lý nước thải

- Xây dựng các công trình công ích

- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

- Chuẩn bị mặt bằng

- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

37

[email protected] DT:0984786386

- Xây dựng nhà các loại

- Lắp đặt hệ thống điện

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ

- Phá dỡ

- Sản xuất các cấu kiện kim loại

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí

- Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác: Khoan phụt và xử lý nền thân

công trình….

1.3. Công nghệ sản xuất

Lĩnh vực Công ty hoạt động chủ yếu sử dụng công nghệ sản xuất là

lĩnh vực xây dựng. Quy trình sản xuất kinh doanh đối với lĩnh vực xây dựng

của Công ty là:

Trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, công ty được

biết đến là một công ty có uy tín, xây dựng những công trình đảm bảo chất

lượng, thi công đúng tiến độ. Dưới đây là quy trình thực hiên sản xuất ra công

trình xây dựng của công ty:

Quy trình thực hiện của công ty

38

[email protected] DT:0984786386

Sơ đồ 1: Giai đoạn sản xuất trong lĩnh vực xây dựng của Công ty

Giai đoạn 1: Giai đoạn đấu thầu và chuẩn bị ký kết

Đây là giai đoạn đầu tiên của tuổi thọ dự án thi công có thể gọi là giai

đoạn đầu. Mục tiêu của giai đoạn này là ký kết hợp đồng bao thầu công trình:

Doanh nghiệp thi công công trình phải xuất phát từ tầm cao chiến lược

kinh doanh để đưa ra quyết định xem có nên đấu thầu để thực hiện dự án này

hay không?

Sau khi đưa ra quyết định đấu thầu cần nắm bắt lượng lớn thông tin

trên nhiều phương tiện để đưa ra quyết định xem có nên đấu thầu để thực hiện

dự án hay không?

Lập ra một thư đấu thầu vừa có thể giúp cho DN vừa có thể được lợi

nhuận.

Nếu trúng thầu sẽ tiến hành đàm phán với bên mời thầu, ký kết hợp

đồng bao thầu công trình theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị thi công

Công việc chủ yếu trong giai đoạn này gồm: Lập ra ban giám đốc dự

án, căn cứ vào nhu cầu của quản lý dự án công trình để lập ra một cơ cấu,

phối hợp với cán bộ quản lý.

Giai đọan đấu thầu và chuẩn bị kí

kết

Giai đoạn chuẩn bị thi

côngGiai đoạn thi công

Giai đọan nghiệm thu và bàn giao kết

toán

Giai đoạn dịch vụ sau thi

công

39

[email protected] DT:0984786386

Lập ra thiết kế tổ chức thi công trong đó chủ yếu bao gồm phương án

thi công, kế hoạch, tiến độ thi công và sơ đồ mặt bằng thi công để hướng dẫn

cho việc thi công và chuẩn bị thi công.

Tiến hành chuẩn bị hiện trường thi công để hiện trường có đầy đủ điều

kiện thi công, có lợi cho việc tiến hành thi công một cách văn minh.

Lập báo cáo xin khởi công, sau khi được tiến hành khởi công.

Giai đoạn 3 : Giai đoạn thi công

Tiến hành tổ chức thi công dựa vào sự sắp sếp của thiết kế tổ chức thi công.

Cố gắng giám sát tốt quá trình thi công, đảm bảo cho việc thực hiện

mục tiêu, chất lượng, mục tiêu tiến độ, mục tiêu giá thành, mục tiêu an toàn

và mục tiêu tiết kiệm.

Quản lý tốt hiện trường thi công, thực hiện thi công văn minh.

Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng bao thầu thi công công trình.

Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiệm thu và bàn giao kết toán

Đây là giai đoạn có thể gọi là giai đoạn kết thúc, được tiến hành nhịp

nhàng đồng bộ với giai đoạn nghiệm thu của dự án công trình. Bao gồm:

Kết thúc công trình.

Tiến hành vận hành thử.

Tiếp nhận nghiệm thu chính thức trên cơ sở có kiểm tra.

Chỉnh lý, giao trả các tại liệu công trình, tiến hành kết toán tài chính,

tổng kết công việc, lập báo cáo tổng kết công trình.

Làm thủ tục bàn giao công trình.

Giải thể ban giám đốc dự án.

Giai đoạn 5: Giai đoạn dịch vụ sau thi công

Có những tư vấn và dịch vụ kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho công trình

được sử dụng thường xuyên hơn. Tiến hành giám sát và kiểm tra công trình,

lắng nghe ý kiến của đơn vị sử dụng, tiến hành duy tu bảo dưỡng đối với

trường hợp cần thiết.

40

[email protected] DT:0984786386

Tiến hành quan sát các tính năng lún, chấn động để không làm ảnh

hưởng đến môi trường xung quanh trên tầm vĩ mô.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng mới vào thi

công nhằm nâng cao chất lượng, rút ngắn tiến độ, giảm giá thành xây lắp công

trình.

- Trang bị máy vi tính cho các phòng trong Công ty với các phương

châm phần mềm ứng dụng vào công ty quản lý tài chính, điều hành thi công:

Chương trình kế toán VN, Auto CAD 2007, Dự án ACITT - Phiên bản 2007,

Excel, Word, Project … Dùng kiếm soát tiến độ thi công thực tế, tối ưu hoá

trình tự công việc, luôn chủ động trong công tác cung ứng vật liệu, nhân công

rút ngắn thời gian thi công. Những vướng mắc trong kế hoạch thi công đều

được khắc phục kịp thời, đảm bảo tiến độ đã được thống nhất giữa Chủ đầu tư

và nhà thầu.

Sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ thi công: máy cắt gạch, máy

mài tay, máy xoa nền, máy thuỷ bình, máy kinh vĩ … nâng cao khả năng cơ

giới hoá thi công với những công việc có thể thi công bằng máy, giảm các công

tác thi công bằng thủ công.

Cán bộ chỉ huy công trường luôn đảm bảo thông tin thông suốt giữa

công trường với Công ty, với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế để xử lý kịp thời

những khối lượng phát sinh, thay đổi thiết kế.

3.2.3. Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Thoát nước và

Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên trong những năm 2011 – 2013.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn gặp nhiều khó khăn

do khủng hoảng suy thoái kinh tê, chỉ số giá một số mặt hàng nguyên vật liệu

có nhiều biến động theo chiều hướng tăng, việc thanh toán các công trình có

các bên thi công còn chậm, nhiều công trình có quy mô nhỏ lẻ. Bên cạnh đó

nguồn nhân lực công ty có tay nghề chuyên môn cao của Công ty thiếu so với

41

[email protected] DT:0984786386

yêu cầu nhiệm vụ. Công ty tiếp tục phát triển toàn diện, phát huy khai thác

nguồn lực. Tăng trưởng hàng năm của công ty bình quân trên 20%.

Bảng tổng hợp sản xuất kinh doanh 3 năm.

- Điểm mạnh:

- Điểm yếu:

- Cơ hội:

3.3. Thực trạng tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Thoát

nước và Phát triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên.

Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn cóđộng kinh doanh chiến lược của

Công ty. Hàng năm doanh thu xây lắp đối với các công trình luôn chiếm tỷ

trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty. Do vậy, mặc dù so với năm

2011 tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm xuống nhưng Công ty vẫn đạt

hiệu quả cao

về mặt chính trị xã hội, lịch sử, môi trường, an ninh năng lượng. Chính vì vậy

có thể nói trong năm 2012 mặc dù nền kinh tế chung của đất nước gặp nhiều

khó khăn, lãi suất đi vay cao dẫn đến chi phí lãi vay tăng ảnh hưởng đến lợi

nhuận của Công ty nhưng với mục tiêu đảm bảo tiến độ thi công các công

trình.

3.3.1.Phân tích tình hình biến động vốn chủ sở hữu.

Căn cứ vào số liệu trình bầy trên báo cáo tài chính được kiểm toán của công

ty qua các năm, lập bảng phân tích tình hình biến động vốn chủ sở hữu.

42

[email protected] DT:0984786386

Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình biến động của vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Số tiền Tỷ

trọng

Số tiền Tỷ

trọng

Số tiền Tỷ

trọng

Vốn chủ sở hữu dùng cho

mục đích kinh doanh

13.687.835.467 100 15.667.435.091 100 17.054.478.341 100

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13.665.767.680 100 15.665.767.680 99,99 16.665.767.68097,72

Quỹ dự phòng tài chính 0 1.667.4110,01

Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối

1.667.411 0,01 387.043.2502,27

Cộng tổng số vốn chủ sở

hữu

13687.835.467 100 15.692.041.347 100 17.054.478.341100

( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011,2012,2013) – trang 52

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành mà mỗi

bộ phận có nguồn hình thành, tính chất và mức độ biến động khác nhau. Vì

thế sự biến động của từng bộ phận hợp thành sẽ ảnh hưởng đến sự biến động

chung của vốn chủ sở hữu.

43

[email protected] DT:0984786386

Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vốn

chủ sở hữu dùng cho mục đích kinh doanh cuối năm 2013 là 17,1 tỷ đồng

tăng 1,4 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng 8,9%

Đi sâu vào phân tích cơ cấu của từng loại khoản mục cấu thành của vốn chủ

sở hữu dùng cho mục đích kinh doanh ta thấy.

Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích kinh doanh

là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu tại thời điểm

đến cuối năm 2013 là 16,7 tỷ đồng, chiếm 97,72% vốn chủ sở hữu dùng cho

mục đích kinh doanh. So với năm 2012, vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 1 tỷ

đồng tăng khoảng 6,4%.

Quỹ dự phòng tài chính của công ty năm 2013 là 1,7 triệu đồng. Do công ty

mới hoạt động nên quỹ dự phòng của công ty vẫn còn khiêm tốn. Quỹ dự

phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của năm 2012 theo báo

cáo tài chinh. Việc trích lập bảo đảm nguyên tắc thận trọng, cho phép công ty

bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, bù đắp khoản lỗ của công ty.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2013 là 387 triệu đồng tăng

so với năm 2012. Điều này làm cho tỷ trọng của các khoản lợi nhuận sau thuế

trong vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích kinh doanh tăng lên. Điều này làm

cho vốn chủ sở hữu cũng tăng một lượng tương ứng.

Tóm lại tổng số vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2013 so với năm 2012

tăng lên chủ yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ dự phòng tài chinh và lợi

nhuận sau thuế của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể.

3.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

3.3.2.1. Mô hình tài trợ vốn.

Qua số liệu bảng cân đối kế toán trong kỳ quản lý của công ty, tính toán và

so sánh giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn, ta thu được kết quả như

sau:

Thời điểm đầu năm:

44

[email protected] DT:0984786386

Nguồn vốn dài hạn được dùng để tài trợ toàn bộ cho TSCĐ và ĐTDH

( NVDH) : 15.667.435.091đồng

Tài sản dài hạn (TSDH) : 12.870.612.496 đồng

=> NVLĐ TX = NVDH –TSDH = 2.796.822.595 đồng

Thời điểm cuối năm:

( NVDH) : 17.054.478.341đồng

Tài sản dài hạn (TSDH) : 12.903.754.733 đồng

=> NVLĐ TX = NVDH –TSDH = 4.150.723.600 đồng

Như vậy: ở đầu năm và cuối năm, nguồn vốn lưu động thường xuyên

(NVLĐTX) đều lớn hơn 0 nhưng công ty đã sử dụng mô hình tài trợ vốn an

toàn: Nguồn vốn dài hạn( nguồn vốn thường xuyên) dư thừa để tài trợ cho tài

sản dài hạn, phần còn lại rất lớn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Chính

sách tài trợ này giúp công ty có thể thanh toán tất cả các khoản nợ cũng như

đương đầu với những rủi ro có thể xẩy ra. Tuy nhiên điều này có thể làm tăng

chi phí sử dụng vốn và làm giảm độ linh hoạt trong việc sử dụng vốn của

công ty.

3.3.2.2. Tình hình đảm bảo nguồn vốn.

Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh, ta xem xét việc tài trợ vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không giữa

nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cụ thể là tài sản dài hạn của công

ty được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không, đồng thời tài sản

ngắn hạn có đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không.

Cơ cấu phân bổ tài sản – nguồn vốn của công ty

các năm 2011-2013

Năm Tài sản

Tài sản NH Tài sản DH

Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị

(Trđ)

Tỷ trọng

2011 9.789.645.676 44,95 11.986.912.576 55,05

45

[email protected] DT:0984786386

2012 11.735.644.403 47,69 12.870.612.496 52,31

2013 15.149.520.935 54,00 12.903.754.733 46,00

Năm Nguồn vốn

Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH

Giá trị (trđ) Tỷ

trọng

Giá trị

(Trđ)

Tỷ

trọng

2011 7.908.674.858 36,32 13.867.883.394 63,68

2012 8.938.821.808 36,31 15.667.435.091 63,67

2013 10.998.797.327 39,21 17.054.478.341 60,79

( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 )

Do đặc thù hoạt động xây lắp nên tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn

so với tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài

sản dài hạn được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn

được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần bằng nguồn vốn

dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn trên tổng tài sản qua ba năm đều lớn hơn tỷ

trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ tài sản lưu

động đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tài sản

ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị tài sản (

tỷ lệ này qua các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là: 44,95 %, 47,69 %,

54%). Điều này cho thấy cơ cấu vốn thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các

năm phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu phải thu

khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ngắn

hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản,

cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay vốn lưu động nói riêng và

vòng quay vốn kinh doanh nói chung. Thực tế, xu hướng chuyển dịch tỷ trọng

tài sản ngắn hạn( cụ thể là tăng dần) trong năm 2013 là dấu hiệu khá tốt cho

việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn.

46

[email protected] DT:0984786386

2.2.2.3 phân tích cơ cấu vốn lưu động, vốn cố định của công ty.

Cơ cấu vốn lưu động

Cơ cấu vốn lưu động của các năm 2011,2012,2013 cụ thể qua bảng.

Bảng 2.10 : Cơ cấu vốn lưu động

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 2012/

2011

Chênh lệch

2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ lệ

Vốn lưu

động

9.789.645.676 100 11.735.644.403 100 15.149.520.93

5

100 19,88 3.413.876.53

2

29,09

1.Tiền và các

khoản tương

đương tiền

7.377.476.981 75,36 8.644.352.280 73,66 9.434.285.962 62,27 17,17 789.933.682 9,14

3. Các khoản

phải thu ngắn

hạn

2.171.343.410 22,18 2.855.290.222 24,33 5.251.509.248 34,66 31,49 2.396.219.02

6

83,92

4.Hàng tồn

kho

0 0 183.743.274 1,21 0 183.743.274 0

5. Tài sản

ngắn hạn khác

240.825.283 2,46 236.001.901 2,01 279.982.451 1,86 (2,01%

)

43.980.550 18,64

( Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011,2012 và 2013)

Thông qua số liệu trong bảng 2.10 ta thấy tại thời điểm cuối năm 2013 vốn

lưu động của công ty là 15.149 triệu đồng chiếm 54% tổng vốn kinh

doanh.Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục hàng tiền và các khoant

tương đương tiền là 9.434 triệu đồng chiếm 62,27% vốn lưu động, tiếp theo là

khoản phải thu ngắn hạn chiếm 34,66% sau đó là tài sản ngắn hạn khác chiếm

tỷ trọng là 1,86% và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 1,21% .

So với cuối năm 2012, vốn lưu động của công ty tăng lên 3.413 triệu đồng với

tỷ lệ tăng 29,09%. Trong đó tăng mạnh nhất là phải kể đến khoản mục các

47

[email protected] DT:0984786386

khoản phải thu ngắn hạn tăng 2.396 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là

83,92%. Tài sản ngắn hạn khác tăng với tỷ trọng 18,64%. Các khoản mục tiền

và các khoản tương đương tiền tăng với tỷ trọng thấp là 9,14%. Hàng tồn kho

năm trước không có đến cuối năm 2013 là 183 triệu đồng. Quy mô vốn tăng

lên đồng thời doanh thu thuần cũng tăng, điều này bước đầu cho thấy công ty

đã phần nào sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động

nhìn chung là hợp lý.

Cơ cấu vốn cố định.

Bảng 2.11. Cơ cấu vốn cố định

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 2013/20

12

Chênh lệch

2013/2012

Số tiền (%

)

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ

lệ

Vốn cố định 11.986.91

2.576

10

0

12.870.612

.496100 12.903.754.733 100 7,37 33.142

.237

0,2

6

Tài sản cố

định

11.657.21

0.616

97,

25

12.658.033

.439

98,35 12.699.134.096 98,4

1

27,12 41.100.6

57

0,32

Tài sản dài

hạn khác

329.701.9

60

2,7

5

212.579.05

71,65 204.620.637 1,5

9

(35,52) (7.957

.420)

(3,

74)

( Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011,2012 và 2013)

Tại thời điểm cuối năm 2013, vốn cố định của công ty là 12.904 triệu đồng,

chiếm 45% tổng vốn kinh doanh. So với thời điểm cuối năm 2012, vốn cố

định của công ty tăng 34 triệu đồng với tỷ lệ tương đương là 0,26%

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn cố định của công ty với giá

trị là 12.699 triệu đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 98,41%.

Sự gia tăng của vốn cố định năm 2013 so với năm 2012 phải kể đến sự tăng

lên đáng kể cả tài sản cố định trong đó chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản

dở dang. Tài sản cố định năm 2013 tăng 41 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương

48

[email protected] DT:0984786386

ứng là 0,32%. Theo bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013.

Bên cạnh sự gia tăng tài sản cố định phải kể đến sự giảm xuống của tài sản

dài hạn khác chính dài hạn. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

của công ty.

2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn chủ của công ty.

Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh

hiệu suất sử dụng, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở

hữu. Trên cơ sở báo cáo tài chính của công ty tiến hành tính toán và xác định

các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Xác định tổng giá trị sản xuất năm 2012 và 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang

6099,544791 7056,713994 7107,556315

Giá vốn hàng bán 6941,327825 7097,793891 6962,408617

Tổng giá trị = CPSXKD dở + Giá vốn hàng - CPSXKD dở

Sản xuất dang cuối kỳ bán dang đầu kỳ

Tổng GTSX2011 = = 13.040.872.735đ

Tổng GTSX2012 = = 14.154.507.885đ

Tổng GTSX2013 = = 14.069.964.932đ

Xác định vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Vốn chủ sở hữu 13.667 15.666 17.054

49

[email protected] DT:0984786386

Vốn chủ sở hữu bình quân 11.711 12.787 16.985

Bảng 2.13: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2013/2012

Tuyệt đối Tỷ lệ

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ

7.210.961.786 9.108.166.190 10783307716 1.675.141.526 18,39

Giá vốn hàng bán 694.327.825 7.097.793.891 6.962.408.617 135.385.274 1,91

Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ

2.034.746.727 2.010.372.299 3.820.899.099 1.810.526.800 90,01

Doanh thu từ hoạt động

tài chính

89.020.763 111.489.809 467.528.724 356.038.915

Chi phí quản lý doanh

nghiệp

2.010.678.642 2.119.638.893 3.810.726.643 1.691.087.750

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh

1.262.742 2.223.215 477.701.18

0

Chi phí thuế thu nhập

hiện hành

0 555.804 55.858.675

Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp

0 1.667.411 385.101.85

2

( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011,2012 và năm 2013)

Nhìn bảng trên ta thấy, mặc dù doanh thu thuần của công ty tăng với tốc độ

tăng 18,39% so với năm 2012.????

Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán không tương xứng với tốc độ tăng của

doanh thu thuần. Trong khi doanh thu thuần của công ty chỉ tăng 18,39% thì

giá vốn hàng bán lại giảm 1,91% ( từ 7.098 triệu đồng xuống còn 6.962 triệu

đồng).

50

[email protected] DT:0984786386

Lợi nhuận của hoạt động tài chính tăng mạnh 356 triệu đồng so với năm

2012. Năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính mang lại là 111 triệu đồng

thì đến năm 2013 tăng từ hoạt động tài là 468 triệu đồng.

+ Chi phí từ hoạt động tài chính đặc biệt là lãi vay tăng đột biến. Chi phí hoạt

động tài chính của công ty năm 2013 với tỷ lệ ...%. Trong đó chi phí lãi vay

của công ty là ...triệu đồng chiếm ...%. Bên cạnh đó, trong năm 2013 do các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn công ty đang nắm giữ bị giảm giá

mạnh nên công ty đã trích lập quỹ dự phòng giảm giá với giá trị ... triệu đồng.

Ngoài ra do sự biến động của tỷ giá trong năm 2013 cũng đã ảnh hưởng đến

chi phí hoạt động tài chính của công ty. Lỗ do chênh lệch tỷ giá mang lại

là ...triệu.

Như vậy do sự tác động của các nhân tố trên đã làm cho lợi nhuận sau thuế

của công ty giảm mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của

vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả sử dụng vốn chủ sở

hữu của doanh nghiệp.

Mặt khác tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai

nhân tố là vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế. Để có cái nhìn rõ

nét về tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta sẽ xem xét đến mức ảnh hưởng

của từng nhân tố này đến ROE.

Xem xét mức ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân đến tỷ suất sinh lời

của vốn chủ sở hữu:

Mức ảnh hưởng của VCSH đến ROE = ( LNST2012/VCSH bình quân2013) -

(LNST2012/VCSH bình quân2012)

= 1.667.411/16.985.766.801 – 1.667.411/12.787.566.280 = - 0,000032

Xem xét mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đến tỷ suất lợi nhuận của

vốn chủ sở hữu:

Mức ảnh hưởng của LNST đến ROE = ( LNST 2013/VCSH bình quân2013) –

(LNST2012/VCSH bình quân 2013)

51

[email protected] DT:0984786386

=387.043.250/16.985.766.801 – 1.667.411/16.985.766.801= 0,02267

Như vậy, qua việc tính toán ảnh hưởng của 2 nhân tố vốn chủ sở hữu bình

quân và lợi nhuận sau thuế đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta thấy

mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này khác nhau. Cụ thể, mức ảnh hưởng

của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là - 0,000032

trong khi mức ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế là 0,02267

Công ty nên xem xét lại chiến lược cũng như chính sách sử dụng vốn chủ sở

hữu để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu cũng có

nghĩa làm giảm mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế.

Những kết quả đạt được

Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, lĩnh vực xây lắp luôn là những hoạt

động kinh doanh chiến lược của công ty. Công ty hàng năm doanh thu xây lắp

đối với các công trình trong tỉnh luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu

của công ty. Năm 2013 mặc dù thời tiết mưa nhiều nhưng với nỗ lực, cố gắng

của đội ngũ CNVC Công ty nên công tác vận hành hệ thống thoát nước thành

phố đã đạt được kết quả rất tốt: Việc sử lý ngập úng cục bộ đã được giải quyết

kịp thời, bài bản và hiệu quả, công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước

được thực hiện theo đúng kế hoạch... góp phần xây dựng bộ mặt đô thị của

thành phố Thái Nguyên ngày càng văn minh, hiện đại. Do chính sách của tỉnh

là nhằm hạn chế việc ngập úng trên các đoạn đường trung tâm thành phố.

Chính vì vậy, việc thi công các công trình cống thoát nước nước của thành

phố đôi khi là nhiệm vụ quan trọng chống hiện tượng ngập úng thường xuyên

khi mùa mưa bão về. Do vậy, với trọng trách được giao phó, là một trong

những đơn vị trực tiếp thi công hàng loạt các hệ thống thoát nước của Thành

phố trọng điểm như Suối xương rồng 2, khu tái định cư Quang Trung giá trị

dự toán hơn 6,6 tỷ đồng, xây dựng trạm xử lý nước thải của thành phố...

Thực tế cho thấy Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp nhà nước

đảm bảo sản xuất ổn định. Mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó

52

[email protected] DT:0984786386

khăn nhưng với sự đoàn kết ,nhất trí cao cùng với sự lãnh đạo tài tình của ban

lãnh đạo công ty trong năm 2013 công ty đã đạt được kết quả cụ thể như:

Với sự chỉ đạo thi công dứt điểm theo tiến độ, Công ty đã đảm bảo được

các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng cao biểu hiện nỗ lực của công ty. Nội bộ

thống nhất đoàn kết, nhất trí chung lòng chung sức xây dựng đơn vị vững

mạnh, ổn định. Về chính trị, hợp lý về tổ chức, mạnh mẽ về năng lực, tiếp tục

giữ uy tín và đứng vững trên thị trường thể hiện cụ thể giá trị sản lượng qua

các năm.

Tổng doanh thu đạt 11,065/11,060 tỷ đồng bằng 101% kế hoạch và bằng

108,6% so với năm 2012. Trong đó:

+ Doanh thu từ hoạt động công ích là: 6,065 tỷ đồng

+ Doanh thu từ hoạt động xây lắp là: 5 tỷ đồng.

Nộp ngân sách Nhà nước đạt hown406,8 triệu đồng

Về công tác quản lý cán bộ, công ty đã lựa chọn được những cán bộ giỏi, có

kiến thức, hiểu sâu về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm thi công và xử lý các

tình hình phức tạp về kỹ thuật, trực tiếp tham gia đấu thầu các công trình.

Thu nhập bình quân CBCNV công ty đạt kế hoạch với mức hơn 4,8 triệu

đồng/người/tháng.

Về công tác quản lý, công ty đã triệt để các khoản chế độ khoán các khoản

mục chi phí, chế độ kiểm tra công tác khoán. Qua cơ chế khoán đảm bảo được

tiền lương, thu nhập chi cán bộ công nhân từ đó nâng cao được hiệu quả sản

xuất kinh doanh.

Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn, công ty đã tận dụng tối đa các nguồn

vốn có thể huy động như nguồn vốn ngân sách câp, nguồn vốn tự bổ sụng,

nguồn vốn vay vào việc đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị để thay

thế những thiết bị đã lạc hậu. Qua đó nhằm nâng cao năng suất lao động cũng

như việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

53

[email protected] DT:0984786386

Để đảm bảo tái đầu tư TSCĐ, ngoài các nguồn vốn được huy động Công ty

còn thực hiện công tác khấu hao để bổ sung nguồn quỹ khấu hao TSCĐ thực

tế đã chứng minh TSCĐ của Công ty được đổi mới liên tục.

Mô hình tài trợ vốn của công ty rất an toàn và thận trọng với nguồn vốn lưu

động thường xuyên luôn dương và rất cao. Nguồn vốn dài hạn luôn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng nguồn vốn, dư thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn và một

phần rất lớn tài sản ngắn hạn. Như vậy công ty thực hiện được nguyên tắc cân

bằng tài chính. Do nguồn vốn dài hạn mà công ty huy động được bên cạnh đủ

tài trợ cho TSCĐ

Và ĐTDH còn tài trợ một phần cho TSLĐ và ĐTNH. Đây chính là chính

sách tài trợ đem lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính của Công ty.

Công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn di đó có thể tập trung vào

hoạt động sản xuất mà không bị áp lực gánh nặng nợ chi phối.

Trong năm khoản vốn mà công ty chiếm dụng được tăng lên. Điều này thể

hiện công ty đang dần nâng cao và khẳng định hơn nữa uy tín trên thị trường,

đây là nguồn vốn có lợi cho công ty đã tận dụng được. Tuy nhiên công ty vẫn

phải đảm bảo các khoản phải trả đúng kỳ thanh toán.

3.3.1. Những tồn tại Ngoài những thành tựu đã đạt được ở trên Công ty cũng có những tồn

tại cần khắc phục.

Trong công tác đấu thầu, ngày càng nhiều khó khăn số lượng và giá trị

các công trình nhưng tỷ lệ các công trình thắng thầu so với các công trình

Công ty tham gia đấu thầu còn thấp, cần phải tìm biện pháp nâng cao sức

cạnh tranh.

Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: hiệu quả sử dụng vốn cố định là ... và

hiệu quả sử dụng vốn lưu động là ...

Công tác lập kế hoạch VLĐ định mức còn chưa tót khâu thì thừa khâu

thì thiếu.

54

[email protected] DT:0984786386

Lượng vốn ở khâu dự trữ, lưu thông lớn gây ứ đọng sản xuất vốn kinh

doanh. Mặt khác để bù đắp lượng vốn thiếu hụt Công ty phải đi vay chịu lãi

suất, phải chiếm dụng vốn gây tình trạng mất ổn định trong sản xuất kinh

doanh.

Mặc dù hoạt động kinh doanh đã đạt được một số kết quả trên nhưng những

hạn chế về quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu trong công ty chưa được khắc

phục nên hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Tỷ

trọng lớn trong tổng tài sản ngoài việc do doanh thu tăng đáng kể còn do Điều

này cho thấy những hạn chế trong công tác quản lý.

Công tác quản lý công nợ chưa thật sự tốt: việc nợ phải thu tăng mạnh so với

năm ngoái và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngoài việc do doanh thu

tăng đáng kể còn do công tác thu hồi nợ chưa tốt. Công nợ phải thu còn tồn

đọng khối lượng lớn, tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn(có thời gian thanh

toán >12 tháng) chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn dài hạn, vốn bị chiếm dụng

trong khi phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay đảm bảo cho hoạt động

cho sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng

như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó là tình trạng nợ

không có khả năng thu hồi dẫn đến việc công ty phải tiến hành trích lập dự

phòng công nợ phải thu khó đòi. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng đến lợi

nhuận của công ty.

Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản ngắn hạn.

Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang.

55

[email protected] DT:0984786386

CHƯƠNG 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHỦ

SỞ HỮU TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN

4.1. Những định hướng phát triển của Công ty Thoát nước và Phát triển

Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên.

4.1.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Sử dụng vốn hiệu quả là cơ sở để công ty bảo toàn và phát triển các

nguồn vốn kinh doanh của mình.

Sử dụng vốn hiệu quả hay không hiệu quả liên quan trực tiếp đến kết

quả kinh doanh, đến tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh và uy tín của

công ty.

Vốn không được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ làm giảm khả năng

tạo vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.

Thực tiễn sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty trong thời gian tới còn

nhiều hạn chế cần phải đặt ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

của công ty trong thời gian tới.

4.1.2. Những định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.

4.1.2.1. Định hướng chung.

Đâỷ mạnh quá trình đổi mới và phát triển., Công ty đã chú trọng đầu tư

cải tiến, đổi mới công cụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều

kiện việc làm cho người công nhân. Công ty đã đầu tư trên 700 triệu đồng

mua sắm máy móc thiết bị và nhận bàn giao thiết bị máy móc từ dự án thoát

nước thành phố với giá trị 26 tỷ đồng gồm: ô tô chở bùn, xe hút và phun bùn,

máy trộn, máy đầm bê tông, máy tính, mạng tin học nội bộ.... phục vụ công

tác nạo vét, duy tu hệ thống thoát nước trên địa bàn. Nhờ vậy trong năm 2012

và đầu năm 2013, trên những tuyến đường mà Công ty quản lý, tình trạng

ngập úng đã được giảm thiểu.

56

[email protected] DT:0984786386

4.1.2.2. Kế hoạch cụ thể năm 2014

* Kế hoạch triển khai công tác công ích:

Công tác nạo vét, duy tu sửa chữa duy trì hệ thống thoát nước thành phố

Thái Nguyên do Công ty thực hiện hàng năm. Năm 2014 Công ty đã lập dự

toán trình UBND thành phố Thái Nguyên phê duyệt với tổng dự toán là

6.474.128 nghìn đồng.

* Kế hoạch triển khai xây lắp

Năm 2014 công ty dự kiến thực hiện các công trình sau:

- Xây các hạng mục phụ trợ của trạm xử lý nước thải thuộc dự án hệ

thống thoát nước xà xử lý nước thải thành phố Thái Nguyến: Công ty đã ký

hợp đồng xây lắp ngày 12/11/2013, năm 2014 công ty sẽ thực hiện với giá trị

là: 5.000.000 nghìn đồng.

Xây dựng cống thoát nước qua đường Z115 tại tổ 10 phường Tân Thịnh

thành phố Thái Nguyên. Công trình có giá trị là 870.000 nghìn đồng.

4.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng

vốn chủ sở hữu tại Công ty thoát nước và phát triển Hạ tầng Đô thị Thái

Nguyên

4.2.1. Các biện pháp nhằm huy động vốn.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, trước tiên đòi hỏi nguồn

tài chính của công ty phải được đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Thời gian qua, công

ty chủ yếu huy động vốn bằng phương pháp vay Ngân hàng. Tỷ trọng của các

khoản vay và nợ của công ty chiếm 71,68% nợ phải trả. Thực tế cho thấy

trong năm qua việc tăng cường sử dụng vốn vay đã không mang lại hiệu quả

cho công ty trong việc gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tuy

nhiên, trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung cũng như của doanh

nghiệp nói riêng việc vay vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh là điều kiện

không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty có thể tận dụng từ

nguồn vốn .... chậm hàng hóa và khoản tín dụng của khách hàng ứng trước...

57

[email protected] DT:0984786386

Với mục tiêu gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đòi hỏi công ty

thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, giảm việc sử dụng các

khoản nợ ngắn hạn này sẽ làm cho công ty chịu mức rủi ro tài chính ít hơn để

giải quyết vấn đề này công ty có thể huy động vốn từ:

Tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm: Hiện nay do công ty có chế độ hạch

toán kinh tế độc lập. Cho nên phần lợi nhuận công ty tạo ra tuy không lớn

nhưng đây là nguồn tự có, không phải trả lãi vay.

Sử dụng có hiệu quả các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải

nộp nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán. Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát

sinh có tính chất chu kỳ. Công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để

đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả chi phí.

4.2.2. Việc bảo toàn vốn chủ sở hữu tại công ty được thực hiện bằng các

biện pháp sau đây:

Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận,

chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;

Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;

. Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu

hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

a) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

b) Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;

c) Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại công ty theo quy định

của pháp luật.

Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự

phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, bảo

58

[email protected] DT:0984786386

hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp; xử lý chênh

lệch tỷ giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Việc chuyển lỗ thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp.

4.2.3.. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử

dụng vốn

Trong thời gian qua việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa sát với thực tế

biến động của thị trường, công tác xây dựng còn cứng nhắc thiếu linh hoạt. Vì

vậy xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ là cơ sở quan trọng đem lại hiệu

quả cao trong hoạt động kinh doanh. Xây dựng kê hoạch kinh doanh cần phải

căn cứ vào kế hoạch thực hiện, phân tích và dự báo những biến động của thị

trường trong nước và thế giới.

Việc lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn là một giải pháp tài chính

hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên thực tế, công ty lập tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng

chưa quan tâm đến việc lập các kế hoạch cụ thể về sử dụng vốn và cách thức

huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cả năm.

Về nguyên tắc kế hoạch sử dụng vốn và phương thức huy động vốn phải được

xây dựng trên cơ sở thực tế về kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trong

năm tiếp theo, do đó đòi hỏi phải đúng, toàn diện và đồng bộ để tạo cơ sở cho

việc tổ chức công tác sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Để

đảm bảo yêu cầu của công tác lập kế hoạch, khi tiến hành thực hiện công ty

cần phải chú trọng một số vấn đề sau:

Một là: Xác định chính xác về nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho

hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của

công ty được tiến hành thường xuyên liên tục không bị gián đoạn, trong đó

phải xác định được nhu cầu tăng đột biến trong những thời điểm biến động

thuận lợi của giá thép trên thị trường để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu

59

[email protected] DT:0984786386

động. Từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp nhằm cung cấp vốn một

cách đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng dư thừa vốn gây lãng phí vốn không

cần thiết nhưng đảm bảo không bị thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh

doanh của kinh doanh, đồng thời huy động vốn với chi phí sử dụng vốn tối

ưu.

Hai là: Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch cụ thể

về việc huy động vốn, bao gồm việc xác định khả năng vốn hiện có, số vốn

còn thiếu để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp với chi phí về vốn là thấp nhất

nhằm giúp công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Để tăng cường

nguồn tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty có thể

thực hiện một số biện pháp như sau:

Trước hết, trong quá trình tìm nguồn vốn tài trợ công ty cần khai thác triệt để

mọi nguồn vốn của mình, phát huy tối đa nội lực vì nguồn vốn từ bên trong

doanh nghiệp luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất nên mang lại hiệu quả

cao nhất. Một trong những nguồn đó là vốn tiochs lũy từ các lợi nhuận không

chiavaf quỹ khấu hao tài sản cố định để lại với mục đích tạo nguồn vốn tái

đầu tư cho doanh nghiệp.

Tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu

trước mắt về vốn lưu động, tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến

hạn thanh toán như: Phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp

NSNN chưa đến hạn nộp, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại( như

mua chịu của người cung cấp)... việc sử dụng các nguồn này sẽ giảm đáng kể

chi phí huy động vốn do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này chỉ mang tính chất tạm thời và doanh

nghiệp cần chú ý điều hòa giữa nguồn vốn chiếm dụng được với các khoản

vốn bị khách hàng chiếm dụng sao cho công ty không bị thua thiệt và luôn có

thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

60

[email protected] DT:0984786386

Trong quá trình huy động vốn, để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì

ngoài các nguồn vốn ngắn hạn đòi hỏi công ty cần phải quan tâm đến việc tìm

nguồn tài trợ dài hạn, đây là nguồn vốn tài trợ ổn định và lâu dài đảm bảo cho

sự phát triển của công ty.

Ba là: sau khi lập kế huy động vốn, công ty cần chủ động trong việc phân

phối và sử dụng số vốn đã được tạo lập sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Công ty cần căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của

thị trường để đưa ra quyết định phân bổ vốn cả về mặt số lượng và thời gian,

cụ thể như cần dự trữ bao nhiêu hàng tồn kho là hợp lý và hiệu quả.... Đồng

thời, công ty cần có sự phân phối hợp lý nguồn vốn dựa trên chiến lược phát

triển. Từ kế hoạch tổng thể, công ty cần đưa ra các kế hoạch chi tiết. Để làm

được điều này đòi hỏi công ty phải dựa vào hoạt động kinh doanh của những

năm trước cũng như khả năng và tiềm lực của công ty trong năm tiếp theo để

có xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể và sát thực nhất.

Có thể nói việc lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn chính xác là một công

việc khó khăn bởi ngoài các yếu tố chủ quan từ phía ban lãnh đạo công ty còn

phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: Tình hình biến động của thị

trường, sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước, khả năng, uy tín của

chính công ty... thực tế, số vốn của công ty luôn có những biến động giữa các

thời điểm trong năm, vì vậy khi thực hiện trên cơ sở những kế hoạch đã đề ra

cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để có những điều chỉnh thích hợp khi có

những thay đổi không được dự báo trước. Cụ thể, nếu thiếu vốn công ty cần

chủ động nhanh chóng tìm nguồn tài trợ bổ sung, nếu thừa vốn có thể đầu tư

mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh nhằm đảm bảo cho đồng

vốn không ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp

đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Do vậy, việc lập kế hoạch luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với

61

[email protected] DT:0984786386

công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý, sử dụng vốn nói

riêng. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp công ty có một cơ cấu linh hoạt và

hiệu quả giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính của công ty, góp phần quan

trọng vào sự phát triển của công ty tron thời gian tới.

4.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và tăng

cường công tác đào tạo , bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.

Công tác quản lý, tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh

nói chung và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng. Bộ máy tổ chức cần

phải có cơ chế quản lý phù hợp sẽ phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền

hạn của các phòng ban chức năng tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, hạn

chế năng lực kinh doanh của công ty.

Công ty cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng

cao nghiệp vụ quản lý, trình độ của các cán bộ quản lý phòng ban. Cần xây

dựng môi trường kinh doanh thích hợp, tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân

nhằm phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích cho

công ty. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng bằng vật chất đối với cán bộ

công nhân viên đem lại lợi ích cho công ty.

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh,

do đó năng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý là một biện pháp góp

phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực

toàn diện.

Có biện pháp khuyến khích vật chất , tinh thần nhằm phát huy tối đa năng lực

của từng cán bộ, phát hiện và kịp thời bồi dưỡng tiềm năng sẵn có phục vụ

công ty.

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.

Trong năm qua các công trình mà công ty đang thi công còn dở dang là khá

lớn trong đó chủ yếu là các công trình do đó lượng vốn lớn bị ứ đọng làm thu

62

[email protected] DT:0984786386

hẹp quy mô sản xuất kinh doanh làm giảm doanh thu làm giảm lợi nhuận một

cách đáng kể. Vì vậy công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công còn đang dở

dang để bảo đảm đúng thời gian bàn giao công trình. Tránh tình trạng để công

trình chậm làm một lượng vốn bị ứ đọng là một điều cần thiết hiện nay. Do

đặc điểm của lĩnh vực xây lắp là quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài.... do

đó việc quản lý tốt vốn lưu động dở dang là một vấn đề đặt ra cho công ty nói

riêng và công ty trong lĩnh vực xây lắp nói chung.

4.2.6. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh.

Thông thường, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa

lợi nhuận , tuy nhiên việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất nền kinh

tế, phải có quan điểm đúng đắn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích

trước mắt và lợi ích lâu dài. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của

nhiều nhân tố như giá cả, thị trường, chính sách của Nhà Nước về quản lý

kinh tế... trong đó quản lý tốt chi phí là nhân tố then chốt trực tiếp ảnh hưởng

đến lợi nhuận của Doanh nghiệp. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần

phải hạ thấp chi phí kinh doanh. Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất

phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất

lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn,

còn chi phí nào không cần thiết thì cương quyết không chi... trên quan điểm

đó cần phải:

Phải quản lý chi phí một cách chặt chẽ, quản lý chặt chẽ chi phí sẽ là một

điều kiện đầu tiên quyết định việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty

đạt hiệu quả cao. Để quản lý chi phí đạt hiệu quả cần quan tâm đến một số

vấn đề như: Phải lập dự toán chi phí hàng năm trên cơ sở tính toán trước mọi

chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Để làm được điều này đòi hỏi

công ty phải có được một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh và phù

hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ. Hơn thế

63

[email protected] DT:0984786386

nữa, Công ty cần phải tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, hợp lệ trong

quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu

quả sử dụng đồng vốn.

Trong việc sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ cần phải tận dụng hết những

loại vật liệu, dụng cụ có sẵn.

Giảm chi phí vật tư, vật liệu, tiết kiệm vật tư, vật liệu từ khâu tính toán định

mức tiêu hao, bảo quản sử dụng, tìm nguồn với giá mua rẻ nhất, Giải pháp

này đòi hỏi phải nâng cao trình độ của nhân viên quản lý đồng thời với việc

nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân.

Đảm bảo mức tăng tiền lương phải nhỏ hơn mức tăng năng suất lao động, xây

dựng kế hoạch thi công , bố trí nhân lực hợp lý để giảm tối đa công nhân chờ

việc

KẾT LUẬN

Sử dụng vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển

vốn trong các doanh nghiệp hiện nay đang là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa

quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mỗi

doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Là một trong những đơn vị thành lập, trong những năm qua, công tác quản lý

và sử dụng vốn của Công ty Thoát nước đã đặc biệt được quan tâm. Song

nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như hiệu quả kinh doanh

chưa cao, chưa thoả mãn mục tiêu đề ra. Do đó, để đạt được mục tiêu này

trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty phải cố gắng hơn nữa không những trong

công tác nghiệp vụ mà còn phải xây dựng hoàn thiện kế hoạch kinh doanh,

đặc biệt là kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả. Để góp phần

khắc phục những tồn tại và khai thác tiềm năng trong Công ty, tôi đã mạnh

64

[email protected] DT:0984786386

dạn nêu ra một vài biện pháp để Công ty xem xét, tham khảo nhằm nâng cao

hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty. Trong quá

trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế

nên luận văn không tránh khỏi các khiếm khuyết, rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có kiến thức toàn

diện về đề tài đã ghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Bình

Giang đã rất tận tình và có những chỉ dẫn thiết thực, giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn khoa

sau đại học, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn

thành luận văn này.

VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thoát nước và Phát

triển Hạ tầng Đô thị Thái Nguyên các năm 2011, 2012 và 2013.

2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp,

Nxb Tài Chính, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Công (2009), Phân tích kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

4 . Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb

Tài chính, Hà Nội

5 . Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống

kê, Hà Nội

6. Nguyễn Công Nghiệp (1992), Bảo toàn và phát triển vốn, Nxb Thống kê,

Hà Nội

65

[email protected] DT:0984786386

7. Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích Báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh

tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Lê Thị Xuân (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh

tế Quốc dân, Hà Nội.

PHỤ LỤC

66