82
Ñeà cöông moân hoïc* PHAÙP LUAÄT ÑAÏI CÖÔNG

De cuong mon phap luat dai cuong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: De cuong mon phap luat dai cuong

Ñeà cöông moân hoïc*

PHAÙP LUAÄT ÑAÏI CÖÔNG

Page 2: De cuong mon phap luat dai cuong

MỤC LỤC

TrangLỜI NÓI ĐẦUBài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚCI. Nguồn gốc nhà nướcII. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của nhà nướcIII. Bản chất và chức năng của nhà nướcIV. Hình thức nhà nướcBài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMA. Khái quát về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt NamI. Khái niệm bộ máy nhà nướcII. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcB. Một số cơ quan chủ yếu trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt NamBài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬTI. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật II. Bản chất và vai trò của pháp luậtIII. Hình thức pháp luậtBài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬTI. Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luậtII. Cơ cấu quy phạm pháp luậtIII. Phân loại quy phạm pháp luậtBài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬTI. Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luậtII. Thành phần quan hệ pháp luậtIII. Sự kiện pháp lýBài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝI. Vi phạm pháp luậtII. Trách nhiệm pháp lý Bài 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAMI. Khái quát về hệ thống pháp luậtII. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật III. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật PHỤ LỤCHiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

2

Page 3: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC1. Các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc của nhà nước

- Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.

- Thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên của con người bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết khế ước mới.2. Quan điểm Macxit về nguồn gốc của nhà nước

- Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Nhà nước là một hiện tượng nảy sinh từ xã hội, nó chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định (sau khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã), khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức phân chia xã hội thành các gia cấp đối kháng. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

- Các giai đoạn trong quá trình hình thành nhà nước có thể được khái quát như sau:a. Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã hội

- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác.

- Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.

- Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.

- Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với

3

Page 4: De cuong mon phap luat dai cuong

mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.b. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện nhà nước

- Sự chuyển biến kinh tế và xã hội: Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng

đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy.

Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ tài sản, góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu.

Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc.

- Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực.

Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy không còn phù hợp.

Chế độ tư hữu, sự phân hóa giàu - nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy.- Nhà nước ra đời: xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu

chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định. Hệ quả tất yếu là sự ra đời của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”.

II. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC1. Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.2. Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước

So với các tổ chức khác tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước có năm dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt: nhà nước xây dựng một bộ máy quản lý và cưỡng chế đồ sộ (cơ quan hành chính, quân đội, cảnh sát, nhà tù…) để có thể tác động một cách có hiệu lực đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội;

Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính: nhà nước đã tạo ra cách quản lý dân cư không giống với bất kỳ tổ chức nào trước đó trong xã hội (dòng họ, làng xóm, giáo hội, nghiệp đoàn…); đồng thời gắn kết hai yếu tố để hình thành một quốc gia;

4

Page 5: De cuong mon phap luat dai cuong

Nhà nước có chủ quyền quốc gia: nhà nước có khả năng tự định đoạt các công việc của quốc gia trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại. Đây là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của một quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia chính là nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế;

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật: pháp luật với tính cách là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành trở thành công cụ hữu hiệu bậc nhất của nhà nước trong việc quản lý xã hội, là thước đo đạo đức của mỗi công dân trong xã hội hiện đại;

Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế: thuế là khoản đóng góp tài chính cho nhà nước của các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Do đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên thuế có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia.

III. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC1. Bản chất nhà nước

Theo quan điểm Mác – Lênin, bất cứ nhà nước nào, về mặt bản chất, cũng vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp.a.Tính giai cấp

Nhà nước là công cụ nằm trong tay giai cấp thống trị để đảm bảo và thực hiện sự thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội về kinh tế, chính trị và tư tưởng (tương ứng với ba loại quyền lực):

Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế. Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế.

Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị). Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị.

Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị.

b. Tính xã hội Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của

giai cấp cầm quyền, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và phải là người đại diện chính thức cho toàn xã hội. Nhà nước cần phải gánh vác những công việc vì lợi ích chung của xã hội: tổ chức sản xuất; duy trì nòi giống; bảo vệ môi trường; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trật tự công cộng…2. Chức năng của nhà nước

5

Page 6: De cuong mon phap luat dai cuong

- Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó. Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất nhà nước.

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chức năng sau:

Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa…;

Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế…

IV. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚCHình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương

pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố:1. Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước (ở trung ương) và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó. Có hai loại hình thức chính thể cơ bản:a. Chính thể quân chủ

Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân chủ có 2 dạng:

Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn;

Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác (ngày nay còn được gọi là chế độ quân chủ lập hiến); ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen...

b. Chính thể cộng hòaQuyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời

gian xác định; ví dụ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Đức... Chính thể cộng hoà có 2 dạng:

Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc;

Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia…), Cộng hoà hỗn hợp (Cộng hòa Pháp…), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

2. Hình thức cấu trúc nhà nước

6

Page 7: De cuong mon phap luat dai cuong

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với địa phương. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến:

Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất; ví dụ: Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Cuba…;

Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành): vừa có chủ quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước thành viên, công dân có hai quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ thống pháp luật; ví dụ: Cộng hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin…

3. Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai phương pháp cơ bản:

Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp…;

Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, đáng chú ý là khi những phương pháp này phát triển đến cao độ sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.

NỘI DUNG ÔN TẬP:1. Phân tích các quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.2. So sánh nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp.3. Phân tích bản chất nhà nước.4. Hình thức nhà nước đương đại.

7

Page 8: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

A. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC1. Định nghĩa bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.

2. Định nghĩa cơ quan nhà nướcCơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó có thể là một

tập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặc một người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây:

Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định;

Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức;

Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước đài thọ;

Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam;

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực nhà nước.

3. Phân loại cơ quan nhà nướca. Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước: bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

- Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

- Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự.

- Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.

8

Page 9: De cuong mon phap luat dai cuong

b. Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: bộ máy nhà nước có thể được chia thành hai loại cơ quan sau đây:

- Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ.

- Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. c. Căn cứ vào chế độ làm việc: bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loại cơ quan sau đây:

- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân.

- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng như Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp a. Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" (điều 2 Hiến pháp 1992).b. Nội dung của nguyên tắc

- Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc về giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước.

- Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau để hướng đến việc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước.2. Nguyên tắc tập trung dân chủa. Cơ sở hiến định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (điều 6 Hiến pháp 1992).b. Nội dung của nguyên tắc

9

Page 10: De cuong mon phap luat dai cuong

- Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân.

- Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.

- Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng...

- Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi:

Các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyết định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân;

Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ...

3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩaa. Cơ sở hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" (điều 12 Hiến pháp 1992).b. Nội dung của nguyên tắc

- Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

- Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thể lộng quyền.

- Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nếu vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước.4. Nguyên tắc Đảng lãnh đạoa. Cơ sở hiến định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4 Hiến pháp 1992).b. Nội dung của nguyên tắc

- Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách cán bộ...

- Đảng đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát.

10

Page 11: De cuong mon phap luat dai cuong

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước.5. Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc a. Cơ sở hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (điều 5 Hiến pháp 1992).b. Nội dung của nguyên tắc

- Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các thành phần dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.

- Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc thuộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.

- Trong hoạt động của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…

B. MỘT SỐ CƠ QUAN CHỦ YẾU TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. QUỐC HỘI 1. Vị trí, tính chất pháp lý

Theo quy định tại điều 83 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có hai tính chất pháp lý sau:

- Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện:Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra;Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước;Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự

giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội. - Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm

quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.2. Chức năng của Quốc hội

11

Page 12: De cuong mon phap luat dai cuong

- Quốc hội có ba chức năng sau: Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông

qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác; Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội là cơ quan

duy nhất có thẩm quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước;

Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.- Ba chức năng nói trên đã được cụ thể hóa thành 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của

Quốc hội được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001.3. Cơ cấu tổ chức của Quốc hộia. Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.

- Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;Các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc

hội;Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.b. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.

- Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.

- Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm hai loại: Ủy ban lâm thời và Ủy ban thường trực. Thành phần của mỗi Ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. 4. Kỳ họp Quốc hội

- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể họp bất thường.

- Tại kỳ họp, Quốc hội có quyền ban hành ba loại văn bản là Hiến pháp, luật và nghị quyết.

II. CHỦ TỊCH NƯỚC

12

Page 13: De cuong mon phap luat dai cuong

- Điều 101 Hiến pháp hiện hành đã khái quát hoá địa vị pháp lý của Chủ tịch nước: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.

- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

- Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước then chốt…

- Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia…

- Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước được quyền ban hành hai loại văn bản là lệnh và quyết định.

III. CHÍNH PHỦ 1. Vị trí, tính chất pháp lý

Điều 109 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ có hai tính chất sau đây:

- Cơ quan chấp hành của Quốc hội: Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của

Quốc hội; Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội;

Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành.- Cơ quan hành chính cao nhất của đất nước:

Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương;

Chính phủ là lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Chức năng của Chính phủ- Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng

của Chính phủ. Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm: Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;

Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước.

- Chức năng nói trên được cụ thể hóa bằng điều 112 của Hiến pháp hiện hành (quy định Chính phủ có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn) và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Chính phủ có quyền ban hành hai loại văn bản là nghị định và nghị quyết.3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủa. Thành viên Chính phủ

13

Page 14: De cuong mon phap luat dai cuong

- Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết định và chỉ thị.

- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành ba loại văn bản là quyết định, chỉ thị và thông tư.b. Bộ và Cơ quan ngang bộ

Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Thể dục thể thao, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ…

IV. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP1. Vị trí, tính chất pháp lý

Theo quy định tại điều 119 Hiến pháp hiện hành, “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Xét về mặt tính chất, Hội đồng nhân dân có hai tính chất:

- Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ:Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp

bầu ra;Hội đồng nhân dân là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân

dân địa phương.- Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ:

Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương;

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương;Hội đồng nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành

những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:

14

Page 15: De cuong mon phap luat dai cuong

Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền;

Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.- Các chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân được cụ thể hoá thành những

nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã.a. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên ba triệu người được bầu không quá 95 đại biểu).

- Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 30 đến 40 đại biểu. - Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu.

b. Các cơ quan của Hội đồng nhân dân- Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân

dân và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ bao gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân), cụ thể như sau:

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách và Ban văn hóa – xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có thể thành lập thêm Ban dân tộc;

Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế – xã hội.

4. Kỳ họp Hội đồng nhân dân- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng

nhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân có thể họp bất thường.

- Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết.

V. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP1. Vị trí, tính chất pháp lý

Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành, “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các

15

Page 16: De cuong mon phap luat dai cuong

cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Ủy ban nhân dân có hai tính chất sau:

- Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp: Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;

Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn);

Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;

Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

2. Chức năng của Ủy ban nhân dân - Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức

năng của Ủy ban nhân dân. Chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân có hai đặc điểm:

Ủy ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;

Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính – lãnh thổ thuộc quyền.- Chức năng của Ủy ban nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền

hạn của Ủy ban nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

- Ủy ban nhân dân được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và chỉ thị.3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dâna. Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên.- Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.

b. Thành viên Ủy ban nhân dân- Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi

nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị.- Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội

đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng

nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

16

Page 17: De cuong mon phap luat dai cuong

- Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).c. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

- Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ: Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Tôn giáo…

- Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ví dụ: Phòng Tư pháp; Thanh tra huyện; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Dân tộc…

- Các ban là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Ví dụ: Ban Tư pháp, Ban Kinh tế…

VI. TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP1. Vị trí pháp lý

Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta. 2. Chức năng của Tòa án nhân dân

- Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Chức năng xét xử của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dâna. Hệ thống của Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao;Tòa án nhân dân cấp tỉnh;Tòa án nhân dân cấp huyện;Các Tòa án quân sự;Các Tòa án khác do luật định.

b. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao:

Tòa án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án;

Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa chuyên trách, các Tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc.- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;

Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán, các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc.

17

Page 18: De cuong mon phap luat dai cuong

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm

phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án; Tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc.

- Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực.

VII. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP1. Vị trí pháp lý

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước. 2. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

- Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng: Chức năng thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu

trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội; Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo

pháp luật trong hoạt động tư pháp:+ Kiểm sát hoạt động điều tra;+ Kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân;+ Kiểm sát hoạt động thi hành án;+ Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người.- Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền

hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dâna. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;Các Viện kiểm sát quân sự.

b. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và Điều tra viên;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện kiểm sát quân sự trung ương.- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên.

18

Page 19: De cuong mon phap luat dai cuong

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát, các phòng và văn phòng.- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên.

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. - Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam

bao gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực.

NỘI DUNG ÔN TẬP:1. Định nghĩa và phân loại cơ quan nhà nước.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCNVN.3. Vị trí pháp lý, chức năng và cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng

nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

19

Page 20: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

I. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT1. Khái niệm pháp luật

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.2. Dấu hiệu đặc trưng của pháp luật

So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặc trưng sau đây:a. Tính quy phạm phổ biến

Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể;

Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép;

Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh mà nó đã dự liệu.

b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình thức

xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng ngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp);

Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm quyền một cách chặt chẽ và minh bạch.

c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật;

Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

II. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT1. Bản chất của pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bản chất pháp luật được thể hiện qua hai nội dung sau đây:a. Tính giai cấp

Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;

Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị;

20

Page 21: De cuong mon phap luat dai cuong

Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

b. Tính xã hội Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và

lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội: Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội;

Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người;

Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực.

2. Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội kháca. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: các điều kiện, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật.

- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng: Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật

phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luật

phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội.b. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước

- Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống;

- Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật.c. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị… Cụ thể:

Nhà nước thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị… thành quy phạm pháp luật;

Phạm vi và mục đích điều chỉnh của pháp luật so với các loại quy phạm xã hội khác có thể thống nhất với nhau;

Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

3. Vai trò của pháp luậtPháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, cụ thể là:

a. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nướcNhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy

hiệu lực nếu thiếu sức mạnh của nhà nước. Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không hoàn thiện thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, quyền lực nhà nước

21

Page 22: De cuong mon phap luat dai cuong

không thể phát huy tác dụng. Vì vậy, chỉ có sử dụng pháp luật một cách nhất quán và nhuần nhuyễn thì quyền lực nhà nước mới được củng cố và tăng cường.b. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội

Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội nên nhà nước có chức năng quản lý xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô. Quá trình đó không thể thực hiện được nếu không có pháp luật.c. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới

Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật có tính tiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, tức là tạo ra những mối quan hệ mới. Mặc dù những quan hệ xã hội luôn vận động và thay đổi không ngừng nhưng cũng theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy, trên cơ sở dự đoán khoa học, pháp luật cần được đặt ra để góp phần định hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định và tiến bộ.d. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế

Pháp luật luôn có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội. Sự ổn định quốc gia là điều kiện quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ bang giao với các nước khác. Điều đó thể hiện ở việc một mặt, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phải đầy đủ và đồng bộ để điều chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với chủ thể trong nước; mặt khác, hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước, vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn cầu và khu vực. Vai trò này ngày càng trở nên nổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế thế giới.

IV. HÌNH THỨC PHÁP LUẬTHình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí

của mình thành pháp luật, là dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức pháp luật cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.1. Tập quán pháp

Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến.2. Tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử (bản án) đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản (điển hình là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ).3. Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời

22

Page 23: De cuong mon phap luat dai cuong

sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử.

NỘI DUNG ÔN TẬP:1. Mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật (nguồn gốc, bản chất, vai trò trong đời

sống xã hội)2. Dấu hiệu đặc trưng và vai trò của pháp luật.

23

Page 24: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.2. Đặc điểm quy phạm pháp luậta. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của con người. Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhất định của đời sống xã hội(cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phải làm và làm như thế nào). Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh giá hành vi xử sự của con người. Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi xử sự của con người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật.

- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội cụ thể mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá.b. Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật. Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trù những biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó. Như vậy, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại xự vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh.c. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc

Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào.

II. CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Giả định

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.

24

Page 25: De cuong mon phap luat dai cuong

- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? xác định phạm vi tác động của pháp luật.

- Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”.

- Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại.

Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”;

Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 97 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”. 2. Quy định- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà

cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.

- Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào? thể hiện ý chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước. Quy định của quy phạm pháp luật thường được thể hiện ở các dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều…

- Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.

- Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định.

Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận…”. Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”.

Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.”. Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể chuyển giao nghĩa vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc “lời nói”.

3. Chế tài- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động

mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

25

Page 26: De cuong mon phap luat dai cuong

- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật? nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

- Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản 1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999).

- Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại:

Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng.

Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP)

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại: Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh

cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…); Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

(phạt cảnh cáo, phạt tiền…); Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường

thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…); Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối

với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác, cách chức, buộc thôi việc.

Lưu ý:

Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật;

Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật;

Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi;

Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài của quy phạm pháp luật.

III. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật: có thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự…2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý. Ví dụ: “Công dân nước

26

Page 27: De cuong mon phap luat dai cuong

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49 Hiến pháp năm 1992);

Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức. Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm 2005);

Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Ví dụ: “Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999).

3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ

ràng, dứt khoát. Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992);

Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. Ví dụ: “Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch: 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch năm 2005);

Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt cách xử sự cho mình. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992);

Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Ví dụ: “Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 1999).

NỘI DUNG ÔN TẬP:

27

Page 28: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT1. Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội luôn nảy sinh những mối quan hệ với nhau gọi là quan hệ xã hội. Chúng tồn tại khách quan và độc lập với ý chí của con người, có nghĩa là con người không thể tự đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội đang tồn tại. Theo Mác, “bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.

- Trong lịch sử, có rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hiệu quả tác động của các quy phạm xã hội khác nhau là khác nhau đối với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, trong đó, quy phạm pháp luật là loại quy phạm có hiệu quả nhất. Quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội sẽ làm cho các quan hệ đó mang tính chất pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước.2. Đặc điểm quan hệ pháp luậta. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội

- Đặc điểm này cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác. Không phải dưới sự tác động của quy phạm pháp luật mà quan hệ xã hội “biến thành” quan hệ pháp luật và không còn là quan hệ xã hội nữa. Quan hệ pháp luật cũng không phải là một bộ phận của quan hệ xã hội.

- Cần lưu ý rằng: các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, còn quan hệ pháp luật thuộc phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. Do vậy, khi một quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn tồn tại cả hai loại quan hệ: quan hệ xã hội với tư cách là nội dung vật chất và quan hệ pháp luật với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ đó, chứ nó không làm quan hệ đó biến thành một quan hệ pháp luật mới. Vì vậy, quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật tự hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làm luật. b. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh

Đặc điểm này cho thấy quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật. Không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có quan hệ pháp luật. Mặt khác, quan hệ pháp là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật xác định trước những điều kiện để quan hệ pháp luật xuất hiện, định rõ những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như những biện pháp bảo vệ những quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị xâm phạm.c.Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước

28

Page 29: De cuong mon phap luat dai cuong

Nội dung của quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Trong nhiều trường hợp, quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia nhưng phải phù hợp với ý chí của hay nói cách khác là nằm trong khuôn khổ ý chí của nhà nước. Có những quan hệ xã hội đã tồn tại phổ biến, nhưng nhà nước chưa hoặc không điều chỉnh bằng pháp luật thì sẽ không có ý nghĩa pháp lý hay nói cách khác, chúng không phải là quan hệ pháp luật; ví dụ: quan hệ yêu đương, quan hệ láng giềng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè… d. Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định tạo nên nội dung của quan hệ pháp luật. Chúng luôn có quan hệ biện chứng, có nghĩa là, trong một quan hệ pháp luật, quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại. Ví dụ: trong quan hệ lao động, người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với thành quả lao động của mình. Quyền ấy tương ứng với nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải trả tiền lương đầy dủ và kịp thời cho người lao động.

II. THÀNH PHẦN QUAN HỆ PHÁP LUẬT1. Chủ thể quan hệ pháp luậta. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.b. Năng lực chủ thể

Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là những điều kiện theo quy định pháp luật mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của mỗi loại quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi đó.

Ví dụ: năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật thừa kế, hôn nhân, bầu cử…

* Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân,

tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật; Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp

luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Vì khi nhà nước không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì nhà nước cũng không cần tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện chúng;

29

Page 30: De cuong mon phap luat dai cuong

Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào quan hệ pháp luật (thông qua hành vi của người thứ ba) hoặc được nhà nước bảo vệ trong những quan hệ pháp luật nhất định;

* Lưu ý Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là

thuộc tính pháp lý của chủ thể. Vì chúng đều do nhà nước thừa nhận cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức. Chỉ thông qua quy phạm pháp luật chúng ta mới biết cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định hay không;

Đối với các quốc gia khác nhau hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau.

c. Các loại chủ thể* Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch)

- Đối với công dân: năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Mọi cá nhân đầu có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có tư khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” . Năng lực hành vi của công dân xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên (thể lực và trí lực) của họ. Khi công dân đạt những điều kiện do pháp luật quy định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe… thì được xem là có năng lực hành vi;

- Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hơn so với công dân nước sở tại.* Pháp nhân

- Pháp nhân là khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức; ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hiệp hội nghề nghiệp…. Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện sau:

Được thành lập một cách hợp pháp. Sự xuất hiện của pháp nhân phải do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận. Đồng thời việc thành lập pháp nhân phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp lý nhất định do pháp luật quy định;

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tức là pháp nhân phải có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh, được thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành của nó có mối liên hệ mật thiết. Toàn bộ hoạt động của pháp nhân đạt dưới sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo và chính cơ quan lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của nó;

Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật. Dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng bởi tài sản riêng là cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức. Tài sản riêng được hiểu là quyền sở hữu hay quyền quản lý nhưng phải đảm bảo tiêu chí là độc lập với các tổ chức cá nhân khác;

30

Page 31: De cuong mon phap luat dai cuong

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể thì pháp nhân phải nhân danh minh tham gia một cách độc lập và đồng thời phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ những hoạt động đó.- Năng lực pháp luật của pháp nhân: phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc được cấp giấy phép và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như giải thể, phá sản, chia nhỏ, hợp nhất…

- Năng lực hành vi của pháp nhân: thường phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.2. Nội dung quan hệ pháp luậta. Khái niệm nội dung quan hệ pháp luật

Nội dung quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật, được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện.b. Quyền pháp lý

- Quyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. Biểu hiện:

Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép;

Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;

Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.- Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà ở. Khi bên A đã thanh toán đầy

đủ tiền mua nhà mà bên B vẫn không giao nhà thì bên A có quyền yêu cầu bên B giao nhà hoặc có quyền khởi kiện ra toà án để buộc bên B giao nhà.c. Nghĩa vụ pháp lý

- Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Biểu hiện:

Chủ thể phải tiến hành một số hành động nhất định;

Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện một số hành động nhất định;

Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.- Ví dụ: trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B, nếu bên A

là bên chuyển nhượng thì có các nghĩa vụ theo quy định Điều 699 Bộ luật Dân sự năm 2005: “1. Chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Giao giấy tờ có liên quan quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng”.3. Khách thể quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích (lợi ích vật chất, tinh thần…) mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể là yếu tố thúc

31

Page 32: De cuong mon phap luat dai cuong

đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ: trong quan hệ mua bán tài sản, khách thể của bên mua là tài sản cần mua, khách thể của bên bán là tiền.

III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ1. Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật.2. Phân loại sự kiện pháp lý

Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật: sự kiện pháp lý giản đơn và sự kiện pháp lý phức tạp;

Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý;

Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật : sự kiện pháp lý làm phát sinh, làm thay đổi và làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

NỘI DUNG ÔN TẬP:1. Thế nào là quan hệ pháp luật?2. So sánh quan hệ xã hội với quan hệ pháp luật. Cho ví dụ minh họa.3. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật.4. Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật.5. So sánh cá nhân và pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật.6. Phân tích nội dung của quan hệ pháp luật.

32

Page 33: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

I. VI PHẠM PHÁP LUẬT1. Khái niệm vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luậta. Hành vi xác định của con người

Hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Những trạng thái vô thức của con người không được coi là hành vi. Những hành vi của con người được pháp luật điều chỉnh được coi là hành vi pháp luật. Chủ thể của hành vi pháp luật phải là những người có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Khả năng này do pháp luật quy định phụ thuộc vào độ tuổi và năng lực lý trí của chủ thể.b. Hành vi trái pháp luật và xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Hành vi trái pháp luật là những hành vi được các chủ thể thực hiện không đúng với quy định của pháp luật, có nghĩa là dù hành vi của chủ thể xạm phạm hay trái với quy định của quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, nội quy của nội tổ chức nhất định mà ở đó pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì không bị cọi là trái pháp luật. Vi phạm pháp luật là sự phản ứng tiêu cực của các cá nhân, tổ chức trước ý chí của nhà nước, thể hiện tính nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội. c. Hành vi có lỗi của chủ thể

Lỗi là yếu tố thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Hành vi trái pháp luật phải kèm theo lỗi của chủ thể thực hiện, theo đó chủ thể có khả năng nhận thức về hành vi của minh nhưng cố ý hay vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị coi là có lỗi. Như vậy, vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải mọi hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật.d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật gắn vói độ tuổi và khả năng lý trí và tự do ý chí của chủ thể. Căn cứ vào loại quan hệ xã hội cũng như tầm quan trọng, tính chất của loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau.3. Cấu thành vi phạm pháp luậta. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau:

33

Page 34: De cuong mon phap luat dai cuong

Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội; ví dụ: hành vi không đóng thuế theo quy định của nhà nước, hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đường bộ…;

Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần… mà xã hội phải gánh chịu hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại ấy nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời; ví dụ: hậu quả chết người, hậu quả mất uy tín với khách hàng…;

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội: hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, còn sự thiệt hại của xã hội là kết quả.Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi

phạm pháp luật như: công cụ, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm…b. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau:* Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi có các hình thức sau:

Cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra. Ví dụ: một người cầm dao, đuổi theo và đâm người khác gây thương tích.

Cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Ví dụ: cài điện trong vườn để chống trộm dẫn đến hậu quả là chết người.

Vô ý vì quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Ví dụ: hành vi bán thịt gà trong vùng dịch cúm gia cầm gây hậu quả gây chết người.

Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm (do khinh suất, cẩu thả) không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù, có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó. Ví dụ: hành vi chuyển hướng khi tham gia giao thông nhưng không báo hiệu gây tai nạn.

* Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, như do ghen tuông, đê hèn, vụ lợi… Ví dụ: cán bộ nhà nước nhận hối lộ để vụ lợi, gây thương tích cho người khác để trả thù…* Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp giật với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, kết quả thực tế không phải lúc nào cũng trùng khớp với mong muốn của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.c. Khách thể của vi phạm pháp luật

34

Page 35: De cuong mon phap luat dai cuong

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới như chủ quyền quốc gia, trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, chế độ hôn nhân và gia đình… Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.d. Chủ thể vi phạm pháp luật

Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước. Ví dụ: người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm đối với mọi vi phạm pháp luật hành chính.4. Phân loại vi phạm pháp luật

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại:

Vi phạm hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự và do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; ví dụ: phản bội Tổ quốc, giết người, hiếp dâm…;

Vi phạm hành chính: là hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và được pháp luật hành chính quy định; ví dụ: xây dựng trái phép, mại dâm, sử dụng ma túy trái phép, vi phạm quy định về đăng ký hộ khẩu…;

Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản và chủ yếu được quy định trong pháp luật dân sự; ví dụ: vi phạm hợp đồng dân sự, xâm phạm quyền tác giả, cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên…;

Vi phạm kỷ luật: là những hành vi xâm phạm kỷ luật của đơn vị, cơ quan nhà nước; ví dụ: công chức nghỉ việc không có lý do, nhân viên đi làm trễ…

II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật.2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý a. Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý

- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền chỉ được tiến hành truy cứu trách nhiêm pháp lý của một cá nhân, tổ chức nhất định khi cá nhân, tổ chức đó vi phạm pháp luật trên thực tế. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải xem xét từng yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật để có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý một chính xác và nghiêm minh.

- Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong các trường hợp sau:

Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý;

35

Page 36: De cuong mon phap luat dai cuong

Do sự kiện bất ngờ;

Do phòng vệ chính đáng;

Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết.

b. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý - Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực

của chủ thể có thẩm quyền. Ví dụ: quyết định xử phạt của chiến sỹ cảnh sát giao thông đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm của một người tham gia gia thông bằng môtô.

- Các chủ thể công quyền phải tuân thủ đúng thẩm quyền, thủ tục truy cứu; áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cách phù hợp và đảm bảo thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.c. Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước

Cưỡng chế nhà nước là việc buộc cá nhân, tổ chức phải phục tùng một mệnh lệnh, thực hiện một nghĩa vụ theo quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền. Một số biện pháp cưỡng chế của nhà nước được áp dụng trên thực tế không nhằm truy cứu trách nhiệm pháp lý; ví dụ: trưng dụng, trưng thu, trưng mua tài sản, cách ly người bị mắc bệnh truyền nhiễm…3. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý

Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi đó là những biện pháp cưỡng chế của nhà nước nên có sự ảnh hưởng và tác động lớn lao đối với chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý và đối với xã hội. Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm phải dựa trên những nguyên tắc hết sức chặt chẽ:

Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện;

Đảm bảo nguyên tắc pháp chế;

Đảm bảo tính công bằng và nhân đạo;

Đảm bảo tính phù hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý;

Nhanh chóng, kịp thời, công minh, chính xác và hiệu quả cao.

4. Phân loại trách nhiệp pháp lýCăn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý:

Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm do tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự;

Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính;

Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự;

Trách nhiệm kỷ luật: là trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật.

NỘI DUNG ÔN TẬP:1. Phân tích khái niệm vi phạm pháp luật. Cho ví dụ minh họa.2. Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.

36

Page 37: De cuong mon phap luat dai cuong

3. Phân tích mối liên hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.4. Những yếu tố cần quan tâm khi truy cứu trách nhiệm pháp lý.

37

Page 38: De cuong mon phap luat dai cuong

Bài 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT1. Khái niệm hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luậta. Về mặt hình thức biểu hiện: hệ thống pháp luật nước ta bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật;b. Về mặt cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật nước ta bao gồm các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.

Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật;

Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng;

Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

3. Tiêu chuẩn đánh giá tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật Tính toàn diện: hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các ngành luật, mỗi ngành luật

phải có đủ các chế định pháp luật và quy phạm pháp luật; Tính đồng bộ: giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật không được trùng lặp hay

mâu thuẫn lẫn nhau; Tính phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội: hệ thống pháp luật phải

phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Trình độ kỹ thuật pháp lý cao: hệ thống pháp luật phải được xây dựng với cơ cấu

hợp lý, được biểu hiện bằng ngôn ngữ pháp lý chính xác, một nghĩa, chặt chẽ, dễ hiểu.

II. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó, có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay bao gồm:

Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết;

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết;

38

Page 39: De cuong mon phap luat dai cuong

Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định;

Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị định;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định, Chỉ thị;

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư;

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư;

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư;

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương phối hợp với nhau, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội ban hành Nghị quyết liên tịch, Thông tư liên tịch;

Hội đồng nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết;

Ủy ban nhân dân các cấp ban hành Quyết định, Chỉ thị.

III. MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Người ta căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để xác định

các ngành luật.- Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực

của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.

- Phương pháp điều chỉnh: là cách thức nhà nước tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp quyền uy phục tùng. Tuỳ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả hai phương pháp này.

Phương pháp bình đẳng - thoả thuận: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau và trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Ví dụ: phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật dân sự là bình đẳng thỏa thuận. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, có quyền tự quyết định việc tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tự chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự của mình theo thoả thuận.

Phương pháp quyền uy - phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Ví dụ: phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Hình là quyền uy phục tùng. Nhà nước sử dụng quyền lực buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình đã gây ra thông qua việc áp dụng hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự. - Dựa vào hai tiêu chí phân định các ngành luật nói trên, hệ thống pháp luật Việt

Nam có một số ngành luật cơ bản sau đây:

39

Page 40: De cuong mon phap luat dai cuong

1. Luật Hiến pháp a. Khái niệm

- Luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Luật hiến pháp điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ xã hội liên quan đến việc xác lập chế độ nhà nước;

Nhóm quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định mối quan hệ xã hội cơ bản giữa Nhà nước và công dân;

Nhóm quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. - Nguồn của ngành luật này gồm những văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến

pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Cư trú năm 2006…b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hiến pháp * Bộ máy nhà n ư ớc

Theo chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bốn hệ thống cơ quan như sau:

- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: bao gồm Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hội đồng nhân dân được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để ra nghị quyết quyết định về các vấn đề quan trọng ở địa phương và thực hiện quyền giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa phương.

- Hệ thống cơ quan hành chính: bao gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Uỷ ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. - Hệ thống cơ quan xét xử: bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân

dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật

40

Page 41: De cuong mon phap luat dai cuong

định. Hệ thống này có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Hệ thống cơ quan kiểm sát: bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân huyện, các Viện kiểm sát quân sự. Hệ thống này có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. * Quyền và nghĩa vụ c ơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992

- Nhóm quyền và nghĩa vụ về chính trị: bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (điều 53); quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (điều 54); quyền khiếu nại, tố cáo (điều 74); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (điều 76); nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc (điều 77); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật (điều 79)…

- Nhóm quyền về dân sự: bao gồm các quyền cơ bản như: quyền tự do đi lại, cư trú ở trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (điều 68); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (điều 69); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 70); quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (điều 71); quyền được suy đoán vô tội (điều 72); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín (điều 73); quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự khi bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật (điều 72) hoặc do hành vi trái pháp luật của các chủ thể khác (điều 74)…

- Nhóm quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa và xã hội: bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: quyền và nghĩa vụ học tập (điều 59); quyền và nghĩa vụ lao động (điều 55, 56); quyền tự do kinh doanh (điều 57); quyền sở hữu và quyền thừa kế (điều 58); quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (điều 60); quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe (điều 61); quyền đối với nhà ở (điều 62); quyền bình đẳng nam nữ (điều 63); quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (điều 64); quyền của trẻ em (điều 65); quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với nước, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi (điều 67); nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (điều 78); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích (điều 80)…2. Luật Hành chínha. Khái niệm

- Luật hành chính bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Luật hành chính điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành;

41

Page 42: De cuong mon phap luat dai cuong

Nhóm quan hệ xã hội hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xâu dựng và củng cố tổ chức bộ máy, chế độ làm việc nội bộ của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

Nhóm quan hệ xã hội hình thành trong quá trình các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong những trường hợp cụ thể được pháp luật quy định. - Nguồn của ngành luật này gồm những văn bản quy phạm pháp luật như: Luật tổ

chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Pháp lệnh cán bộ công chức, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính * Trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý mà người có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu trước Nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự hành chính.

- Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm sau: Trách nhiệm hành chính phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra;

Trách nhiệm hành chính được truy cứu đối với cả cá nhân và tổ chức;

Trách nhiệm hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự hành chính.- Để xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

quy định các biện pháp sau: Biện pháp phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất;

Các biện pháp phạt bổ sung gồm: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính;

Các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, tháo gỡ công trình xây dựng trái phép; buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người; đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, hoạt động lây lan dịch bệnh, hoạt động gây mất trật tự chung và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện…

Các biện pháp hành chính khác gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh; Quản chế hành chính.

* Thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính

nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền quản lý nhà nước trong giải quyết các công việc của nhà nước nhằm thi hành nghĩa vụ quản lý hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.

42

Page 43: De cuong mon phap luat dai cuong

- Thủ tục hành chính gồm các giai đoạn sau: Khởi xướng vụ việc, đưa vụ việc ra xem xét;

Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc

Thi hành quyết định hành chính

Ngoài ra, khiếu nại và xét khiếu nại là giai đoạn có thể xảy ra sau khi ra quyết định và cả trong trường hợp sau khi quyết định được thi hành.3. Luật Hình sự a. Khái niệm

- Luật hình sự bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định hành vi phạm tội (hành vi nguy hiểm bậc nhất cho xã hội) và hình phạt đối với người phạm tội. Luật hình sự điều chỉnh những quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh khi xảy ra tội phạm.

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Hình sự năm 1999, các văn bản hướng dẫn thi hành… b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hình sự* Tội phạm

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phảm những lĩnh vực khác nhau của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm đựơc chia thành bốn loại sau:

Tội phạm ít nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù;

Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù;

Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù;

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. - Các nhóm tội phạm cụ thể:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người;

Các tội xâm phạm những quyền tự do, dân chủ của công dân;

Các tội xâm phạm sở hữu;

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;

Các tội phạm về môi trường;

Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;

Các tội phạm về ma tuý;

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;

43

Page 44: De cuong mon phap luat dai cuong

Các tội phạm về chức vụ;

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;

Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

* Hình phạt- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước

bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. - Mục đích của việc áp dụng hình phạt:

Trừng trị người phạm tội;

Giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. - Các loại hình phạt bao gồm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Hình phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình;

Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).

4. Luật Tố tụng hình sựa. Khái niệm

- Luật tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự. Luật tố tụng hình sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng

Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. - Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các

văn bản hướng dẫn thi hành... b. Một số nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hình sự * C ơ quan tiến hành tố tụng và ng ư ời tiến hành tố tụng

- Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Toà án nhân dân.

- Người tiến hành tố tụng gồm: Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân * Ng ư ời tham gia tố tụng

- Người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án gồm: Bị can; Bị cáo; Người bị tạm giữ; Người bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người bảo về quyền lợi của đương sự.

44

Page 45: De cuong mon phap luat dai cuong

- Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ gồm: Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch.* Thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Thủ tục giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn sau đây: - Khởi tố vụ án hình sự: là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng.

Trong giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào sự tố giác của công dân, tin báo của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hoặc sự tự thú của người phạm tội để xem xét có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Nếu xác định được có dấu hiệu tội phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.

- Điều tra vụ án hình sự: là giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định các vấn đề sau: Tội phạm và người thực hiện tội phạm; Thiệt hại do tội phạm gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động giải quyết vụ án.

- Truy tố: Viện kiểm sát sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết để buộc tội bị can trước toà bằng một bản cáo trạng. Quyết định truy tố của Viện kiểm sát là cơ sở pháp lý duy nhất để Toà án xét xử vụ án. Theo quy định, Toà án chỉ được xét xử những tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.

- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: làcấp xét xử đầu tiên. Việc xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Giai đoạn này bắt đầu sau khi Toà án nhận được hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của Viện kiểm sát.

- Xét lại bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm: trong trường hợp bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp trên trực tiếp sẽ xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Việc quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm nhằm sửa chữa các vi phạm, sai lầm của Toà án cấp sở thẩm, đảm bảo cho pháp luật đượ áp dụng chính xác, thống nhất.

- Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự: bất kỳ một bản án hoặc quyết định nào của Toà án có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sự vi phạm pháp luật trong việc xử lý đều được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm. Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. 5. Luật Dân sựa. Khái niệm

- Luật dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Luật dân sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ tài sản: quan hệ về thừa kế, mua bán, tặng cho tài sản, bồi thường thiệt hại…;

Nhóm quan hệ nhân thân: quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, tên gọi, uy tín, danh dự…

45

Page 46: De cuong mon phap luat dai cuong

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành... Đây là bộ luật đồ sộ nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nước ta. b. Một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự* Quyền sở hữu

- Quyền sở hữu là quyền của chủ thể pháp luật dân sự được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và những tài sản khác theo quy định của pháp luật (gọi chung là tài sản).

- Chủ thể của quyền sở hữu có ba quyền năng sau: Quyền chiếm hữu là quyền kiểm soát và chiếm giữ vật trên thực tế;

Quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép;

Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu được quyết định về “số phận” của vật

* Hợp đồng dân sự- Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,thay đổi hoặc

chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.- Chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm:

Cá nhân: là người có năng lực hành vi dân sự tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện hợp đồng bằng tài sản riêng của mình. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được ký kết các hợp đồng nếu tự mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó (trừ những trường hợp luật quy định chủ thể của loại hợp đồng đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên như hợp đồng mua bán nhà ở…). Người dưới 16 tuổi được tham gia các hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.

Pháp nhân: là những tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức độc lập, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình tham gia vào các quan hệ hợp đồng dân sự một cách độc lập. - Hình thức ký kết hợp đồng dân sự:

Hợp đồng miệng: Các điều khoản của hợp đồng được thoả thuận bằng lời nói, cử chỉ. Sau khi thống nhất nội dung của hợp đồng, các bên sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng văn bản: Các điều khoản của hợp đồng được ghi lại dưới hình thức văn bản. Các bên (hoặc đại diện của các bên) cùng ký tên vào văn đã lập. Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định phải có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực thì các bên phải đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục công chứng chứng thực thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý; ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà ở.- Hợp đồng dân sự vô hiệu: Hợp đồng dân sự vô hiệu trong các trường hợp sau:

Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích công cộng hoặc trái với đạo đức xã hội;

46

Page 47: De cuong mon phap luat dai cuong

Người giao kết hợp đồng dân sự không có quyền này;

Hợp đồng dân sự giả tạo;

Hợp đồng dân sự không được thể hiện dưới hình thức luật định;

Hợp đồng dân được giao kết do bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe doạ.

- Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là Toà án nhân dân. Hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý sau:

Hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết;

Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi giao kết hợp đồng;

Chủ thể có lỗi trong việc giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải bồi thường thiệt hại nếu việc giap kết hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia;

Những khoản thu lợi bất hợp pháp từ việc giao kết hợp đồng vô hiệu bị tịch thu đưa vào ngân sách Nhà nước theo quyết định của Toà án.

* Thừa kế- Thừa kết là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết sang cho

người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết;

Các quyền và nghĩa vụ tài sản khác của người chết để lại.

- Người thừa kế: Là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế cũng có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đang tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật hoặc những người thừa kế không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản thì di sản thuộc về Nhà nước.

- Các loại thừa kế: Thừa kế theo di chúc: di sản thừa kế của người đã chết được chuyển sang cho

người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo pháp luật: di sản thừa kế của người đã chết được chuyển sang cho

người còn sống theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật phát sinh trong các trường hợp: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kết; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản; Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Hàng thừa kế: pháp luật dân sự xếp những người thừa kế theo thứ tự thành ba

hàng thừa kế như sau: Hàng thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, của người chết; Hàng thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, cháu ruột của người chết. Những người cùng hàng

47

Page 48: De cuong mon phap luat dai cuong

thừa kế được hưởng di sản ngang nhau. Những người hàng sau chỉ được hưởng di sản khi không còn người nào ở hàng thừa kế trước. * Quyền tác giả

- Quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhận thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học.

- Quyền nhân thân: đặt tên cho tác phẩm của mình; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm của mình; công bố, phổ biến tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm; được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi tác phẩm…

- Quyền tài sản: hưởng nhuận bút hoặc thù lao từ việc sáng tạo tác phẩm; sử dụng tác phẩm hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm và hưởng lợi từ việc sử dụng tác phẩm đó; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ…* Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân hay pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Chủ sở hữu có quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo các quy định của pháp luật.6. Luật Hôn nhân và gia đình a. Khái niệm

- Luật hôn nhân gia đình là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến nhân thân và tài sản. Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ liên quan đến việc xác định điều kiện kết hôn và ly hôn;

Nhóm quan hệ giữa vợ - chồng;

Nhóm quan hệ giữa cha mẹ - con cái…

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành... b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình* Kết hôn

- Kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình giữa nam và nữ. Những người kết hôn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Người kết hôn phải đủ tuổi kết hôn;

Việc kết hôn phải có sự tự nguyện của hai bên nam, nữ;

Phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng;

Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Các trường hợp cấm kết hôn: Người mất năng lực hành vi dân sự;

Những người có quan hệ huyết thống trực hệ;

48

Page 49: De cuong mon phap luat dai cuong

Những người cùng giới tính.

* Ly hôn- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định

theo yêu cầu của vợ hoặc chồng. - Các trường hợp ly hôn:

Thuận tình ly hôn;

Ly hôn theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng).

- Hậu quả pháp lý của ly hôn: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhân dân giữa vợ

và chồng; Giải quyết tài sản chung giữa vợ và chồng;

Giải quyết vấn đề con cái;

Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.

* Quan hệ giữa vợ và chồng Nội dung quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ

nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Những quyền và nghĩa vụ nhân thân là những quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm, gắn liền với bản thân vợ chồng và không thể chuyển giao cho người khác được. Cụ thể là: vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; có quyền bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình…Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: Quyền sở hữu tài sản; Quyền thừa kế tài sản; Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng. * Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản.

Về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; Con cái có bổn phận kính yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ…;

Về tài sản: Cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con kể từ khi mới sinh cho đến khi con thành niên; Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình; Cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác; Con có quyền có tài sản riêng, cha mẹ có quyền

49

Page 50: De cuong mon phap luat dai cuong

quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên; Cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau. - Ngoài các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, Luật Hôn nhân và gia đình

còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình như giữa ông bà và cháu, giữa cháu đã thành niên với ông bà, giữa anh chị em ruột với nhau trong trường hợp người được cấp dưỡng không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng. 7. Luật Lao độnga. Khái niệm

- Luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. Luật lao động điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau:

Quan hệ về việc làm;

Quan hệ về học nghề;

Quan hệ về bồi thường thiệt hại;

Quan hệ về bảo hiểm xã hội;

Quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động;

Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công;

Quan hệ về quản lý lao động.

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Lao động năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành... b. Một số nội dung cơ bản của Luật Lao động* Hợp đồng lao động

- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động.

- Hình thức của hợp đồng lao động: hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với những công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết hợp đồng miệng.

- Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Tiền lương;

Địa điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Bảo hiểm xã hội cho người lao động;

Thời hạn hợp đồng.

- Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Nội dung của hợp đồng lao động không được trái với các quy định của pháp

50

Page 51: De cuong mon phap luat dai cuong

luật về lao động, không được hạn chế quyền lợi của người lao động và không được trái với thoả ước lao động tập thể.* Tiền l ươ ng

- Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động. Tiền lương phải được trả trực tiếp cho người lao động đầy đủ và đúng thời hạn. Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cắt lương của người lao động.

- Người lao động làm thêm giờ thì được trả lương như sau: Vào ngày thường thì được trả lương bằng ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ

của ngày làm việc bình thường; Vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ thì được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền lương

giờ của ngày làm việc bình thường; Nếu làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm

việc vào ban ngày. * Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ng ơ i

- Thời gian làm việc không quá 8 tiếng trong một ngày hoặc không quá 48 tiếng trong một tuần. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 4 tiếng trong một ngày, 200 giờ trong một năm.

- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng phải đảm bảo cho người lao động thời gian nghỉ bình quân ít nhất bốn ngày trong một tháng.

- Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau: Tết dương lịch (1 ngày- ngày 1/1 dương lịch), Tết âm lịch (4 ngày – 1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch), ngày Giỗ tổ Hùng Vương (1 ngày – ngày 10/3 âm lịch), ngày Chiến thắng (1 ngày – ngày 30/4 dương lịch), ngày Tết lao động (1 ngày – ngày 1/5 dương lịch), ngày Quốc khánh (1 ngày – ngày 2/9 dương lịch). * Kỷ luật lao động

- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ, và điều hành sản xuất kinh doanh trong thời gian lao động được thể hiện trong nội quy lao động do người sử dụng lao động đề ra. Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và các văn bản pháp quy của các ngành luật khác. Tất cả các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên đều phải có nội quy lao động bằng văn bản.

- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:

Khiển trách;

Chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hại tối đa là sáu tháng;

Sa thải.

51

Page 52: De cuong mon phap luat dai cuong

Riêng đối với hình thức sa thải, người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức này trong những trường hợp sau:

Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của doanh nghiệp;

Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

Người lao động tư ý bỏ việc 7 ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.- Khi xem xét kỷ luật lao động phải có mặt của đương sự và đại diện Ban chấp

hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. * Bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội là sự trợ giúp về vật chất cần thiết nhằm đảm bảo và ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trườnghợp bị ổ đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.

- Các loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc: áp dụng đối với những doanh nghiệp có từ 10 người

lao động trở lên. Ở những doanh nghiệp này, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bằng 5% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương;

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: áp dụng đối người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm những công việc có thời hạn dưới 3 táhng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính tạm thời khác. Trường hợp này, các khoản đóng bảo hiểm xã hội được tính hết vào lương của người lao động. - Các chế độ bảo hiểm xã hội:

Chế độ trợ cấp ốm đau;

Chế độ trợ cấp khi bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp;

Chế độ trợ chấp thai sản;

Chế độ trợ cấp hưu trí;

Chế độ trợ cấp tử tuất.

8. Luật Kinh tế a. Khái niệm

- Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Luật kinh tế điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội sau:

Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp;

Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh;

52

Page 53: De cuong mon phap luat dai cuong

Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp như quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, công ty – các đơn vị thành viên…- Nguồn của ngành luật này gồm các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật

Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản doanh nghiệp …b. Một số nội dung cơ bản của Luật Kinh tế * Chủ thể kinh doanh

- Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp có toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ có nguồn gốc từ nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên của công ty cùng góp vốn để hoạt động. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty. Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn không được vượt quá 50 (Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có quy định riêng). Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

- Công ty cổ phần: là loại doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu. Số lượng thành viên tối thiểu của công ty cổ phần là 3. Nếu trong quá trình hoạt động, nếu không còn đủ 3 thành viên thì công ty cổ phần phải chuyển đổi hình thức thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể do các xã viên (cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Quyền và nghĩa vụ c ơ bản của doanh nghiệp

- Các quyền cơ bản của doanh nghiệp: Sở hữu tài sản của doanh nghiệp;

Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô hoạt động kinh doanh; chủ động áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;

Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh…

- Các nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh đúng những ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký;

Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

53

Page 54: De cuong mon phap luat dai cuong

Đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký;

Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật…

9. Luật Tố tụng dân sự a. Khái niệm

- Luật tố tụng dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành... b. Một số nội dung cơ bản của Luật Tố tụng dân sự* Ng ư ời tham gia tố tụng

- Nguyên đơn: là người khởi kiện trước Toà án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình khi bị vi phạm hoặc đang tranh chấp.

- Bị đơn: là người mà nguyên đơn kiện và phải trả lời trước Toà án về những yêu cầu của nguyên đơn.

- Nguyên đơn và bị đơn có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình, được biết chứng cứ do bên kia cung cấp, được yêu cầu Toà án tiến hành biện pháp điều tra cần thiết, được tham gia hoà giải, tranh luận trước phiên toà. .

- Người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của đương sự: Người chưa thành niên phải có người đại diện thay mặt trong tố tụng. Đối với những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng, được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động, nhưng khi cần thiết, Toà án có thể triệu tập người đại diện của họ tham gia tố tụng. Nếu đương sự là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể tham gia tố tụng đựơc, thì phải có người đại diện tham gia tố tụng. Nếu không có người đại diện thì Toà án cử một người thân thích của đương sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm đại diện. Đương sự là công dân hoặc người đại diện của đương sự có thể làm giấy uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo của mình hoặc người đại diện được pháp nhân uỷ quyền hợp pháp.

- Người làm chứng: Người nào biết bất cứ tình tiết nào liên quan đến vụ án đều có thể được Toà án, Viện kiểm sát triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những gì mà mình biết về vụ án.

- Người giám định: là người có kiến thức chuyên môn cần thiết về lĩnh vực cần giám định được toà án, Viện kiểm sát trưng cầu đến làm giám định.

- Người phiên dịch: là người được Toà án, Viện kiểm sát trưng cầu để phiên dịch trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được Tiếng việt.

- Viện kiểm sát nhân dân.

54

Page 55: De cuong mon phap luat dai cuong

- Tổ chức chính trị - xã hội là Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền khởi kiện vì lợi ích chung theo quy định của pháp luật. Khi đó, các tổ chức này có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hoà giải. * Thủ tục giải quyết vụ án dân sự

Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự gồm các giai đoạn sau đây:- Khởi kiện vụ án dân sự: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông

qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước, của tập thể hay của người khác (cá nhân, tổ chức, cơ quan).

- Thụ lý vụ án dân sự: là việc Toà án có thẩm quyền chấp nhận đơn của người khởi kiện. Khi chấp nhận đơn khởi kiện, Toà án phải báo ngay cho nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn, nguyênđơn phải nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn phí hoặc miễn nộp tiền tạm ứng án phí). Vụ án do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phải chịu án phí.

- Hoà giải: là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trừ các việc sau: Huỷ việc kết hôn trái pháp luật; Đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết; Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch; Những việc khiếu nại về danh sách cử tri, và những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Xét xử vụ án dân sự: trong thời hạn bốn tháng (nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc việc điều tra gặp nhiều khó khăn, thì thời hạn là sáu tháng), nếu các đương sự không hoà giải được và vụ án không nằm trong trường hợp phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết thì Toà án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn một tháng (nếu có lý do chính đáng thì trong thời hạn hai tháng), Toà án phải mở phiên toà xét xử sơ thẩm. Những bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật nếu có kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp trên trực tiếp sẽ xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Những bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nếu thấy có vi phạm pháp luật thì trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền, Toà án cấp trên sẽ thẩm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Những bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm, trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền nếu phát hiện được những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án. 10. LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

Bên cạnh hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế. Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia. Do đó, những văn bản pháp luật quốc tế được Nhà nước ký kết hoặc tham gia cũng được xem là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật nước ta. Luật pháp quốc tế gồm hai bộ phận: công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

55

Page 56: De cuong mon phap luat dai cuong

- Công pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh các quan hệ nhiều mặt (trong đó chủ yếu là quan hệ chính trị); ví dụ: các quan hệ liên quan tới việc xác định và giải quyết tranh chấp về biên giới quốc gia, xác định và giải quyết tranh chấp về quốc tịch của các cá nhân…

- Tư pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật đựơc xay dựng để điều chính một nhóm đặc biệt các quan hệ quốc tế phát sinh trong quá trình hợp tác, giao lưu giữa các tổ chức, cá nhân của các nước khác nhau; ví dụ: các quan hệ thương mại, đầu tư, hôn nhân và gia đình, lao động... giữa các công dân, tổ chức của các quốc gia khác nhau. Trong một số trường hợp, quốc gia cũng có thể tham gia vào quan hệ quốc tế đó với tính cách là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế.

NỘI DUNG ÔN TẬP:1. Chứng minh việc áp hai phương pháp điều chỉnh pháp luật phổ biến trong hệ

thống pháp luật Việt Nam2. Tính thứ bậc trong hệ thống pháp luật.3. Mối liên hệ giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với hệ thống ngành luật ở

nước ta.

56