31
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLHCNN? - Khái niệm Quản lý nhà nước: là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xh và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ TW đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xh, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - Đặc điểm QLHCNN: + 1, Chủ thể QLHCNN là các cơ quan HCNN, người có thẩm quyền theo quy định của PL được thực hiện hđ QLHC. + 2, Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, tính mệnh lệnh đơn phương. Tính quyền lực ấy là để phân biệt hđ QLNN với hđ QL khác. Quyền lực QLHCNN bắt nguồn từ quyền lực NN mà ko có cơ quan nào có được quyền lực ấy kể cả Đảng, các tổ chức ctri – xh khác. + 3, Có mục tiêu, chiến lược, chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu, chiến lược đó. Mục tiêu của QLHCNN là mục tiêu tổng hợp bao gồm: ctri, KT, văn hóa, xh, ANQP, ngoại giao và các mục tiêu này có tính chất lâu dài và có tính thức bậc hành chính tạo thành 1 hệ thống mục tiêu từ TW đến cơ sở. [Ctác QLHCNN là hđ có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm. Có các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có HTPL vừa được áp dụng thực thi triệt để cho hđ QL, vừa tạo hành lang pháp lý cho hđ đặt dưới sự QL ấy.] + 4, Có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sx xh và cuộc sống con người trên địa bàn của mình theo sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền và theo nguyên tắc TTDC. VD để thực hiện 1 VBQPPL do Chính phủ ban hành, UBND tỉnh sẽ tùy thuộc vào tình hình địa phương mình mà ban hành QĐ, Chỉ thị phù hợp. [Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hđ XD, ban hành VB QPPL hành chính để điều chỉnh các hđ QLNN. Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng QL và đòi hỏi các chủ thể QL phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế XHCN và kỷ luật NN. Ðể đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc QLHCNN.] 1

de cuong quan ly nha nuoc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đề cương môn học quản lý nhà nước và pháp luật

Citation preview

Page 1: de cuong quan ly nha nuoc

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLHCNN?- Khái niệmQuản lý nhà nước: là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối

với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xh và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ TW đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xh, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Đặc điểm QLHCNN:+ 1, Chủ thể QLHCNN là các cơ quan HCNN, người có thẩm quyền theo quy định của PL được thực

hiện hđ QLHC. + 2, Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, tính mệnh lệnh đơn phương. Tính quyền lực ấy là

để phân biệt hđ QLNN với hđ QL khác. Quyền lực QLHCNN bắt nguồn từ quyền lực NN mà ko có cơ quan nào có được quyền lực ấy kể cả Đảng, các tổ chức ctri – xh khác.

+ 3, Có mục tiêu, chiến lược, chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu, chiến lược đó. Mục tiêu của QLHCNN là mục tiêu tổng hợp bao gồm: ctri, KT, văn hóa, xh, ANQP, ngoại giao và các mục tiêu này có tính chất lâu dài và có tính thức bậc hành chính tạo thành 1 hệ thống mục tiêu từ TW đến cơ sở. [Ctác QLHCNN là hđ có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm. Có các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có HTPL vừa được áp dụng thực thi triệt để cho hđ QL, vừa tạo hành lang pháp lý cho hđ đặt dưới sự QL ấy.]

+ 4, Có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sx xh và cuộc sống con người trên địa bàn của mình theo sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền và theo nguyên tắc TTDC. VD để thực hiện 1 VBQPPL do Chính phủ ban hành, UBND tỉnh sẽ tùy thuộc vào tình hình địa phương mình mà ban hành QĐ, Chỉ thị phù hợp.

[Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hđ XD, ban hành VB QPPL hành chính để điều chỉnh các hđ QLNN. Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng QL và đòi hỏi các chủ thể QL phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế XHCN và kỷ luật NN. Ðể đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc QLHCNN.]

+ 5, QLHCNN có tính chuyên môn hóa, tính nghề nghiệp cao: QLHCNN, QLHC công, QL công là 1 nghề, ngành ... với hệ thống nguyên tắc, nguyên lý, nội dung khoa học; Bên cạnh tính khoa học, QLHC còn đòi hỏi kỹ năng của nhà QL... nghệ thuật QL; Tính chuyên môn của đội ngũ CBCC. Tránh chủ quan, kinh nghiệm trong QLHCNN.

Đây là nghiệp vụ của 1 NN và 1 nền hành chính khoa học, văn minh, hiện đại. QLHCNN ko chỉ được coi là 1 nghề mà là 1 nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo nhất trong các nghề. CBCC HCNN ko chỉ có chuyên môn sâu mà phải có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực.

+ 6, QLHCNN có tính chất liên tục và tương đối ổn định: Ctri ra đi, hành chính ở lại; Vấn đề tân quan, tân chính sách. Liên tục để tránh lối làm việc hô hào, theo phong trào. Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hđ như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. Ðó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan HCNN đối với XH.

+ 7, QLHCNN có tính thứ bậc chặt chẽ, là 1 hệ thống thông suốt từ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (khác với hệ thóng dân cử và hệ thống xét xử của cơ quan tư pháp).

+ 8, QLHCNN có tính chất tương đối: chủ thể, đối tượng, khách thể chỉ mang tính chất tương đối. QLHCNN XHCN ko có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xh giữa người QL và con người bị QL. Bởi vì, thứ nhất, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của hđ QL, mặt khác, nd là chủ thể của đất nước.

1

Page 2: de cuong quan ly nha nuoc

+ 9, QLHCNN XHCN có tính chất ko vụ lợi, ko vì lợi nhuận. QLHCNN ko có mục đích tự thân, nó tồn tại vì xh, nó có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích nd. Do đó, hđ QLHCNN ko theo đuổi lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích công. Tuy nhiên nó phải đạt hiệu quả xh trên cơ sở tiết kiệm chi phí. CB hành chính vì vậy phải bảo đảm "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư".

+ 10, QLHCNN XHCN mang tính nhân đạo. Xuất phát từ bản chất NN XHCN, tất cả các hđ của nó đều có mục tiêu phục vụ con người, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm của HTPL, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính.

Trong quá trình thực thi quyền hành pháp, các CQHCNN tiến hành các họat động:+ Hđ lập quy hành chính+ Hđ ban hành và tổ chức thực hiện các QĐHC+ Hđ kiểm tra, đánh giá+ Hđ cưỡng chế hành chínhHọat động QLHC nhà nuớc có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của XH- Vai trò của QLHCNN:Họat động quản lý hành chính nhà nuớc có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của XH.

Vai trò này được thể hiện như sau:+ Góp phần quan trọng trong việc thực hiện hóa chủ trương, đường lối chính trị.Đường lối chính trị của Đảng được thể chế hóa vào trong các văn bản pháp luật, chính sách của nhà

nước. Chính sách, pháp luật của nhà nước là các quy định cụ thể, thể hiện và là cơ sở để triển khai quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc áp dụng chính sách pháp luật các tổ chức triển khai các hoạt động quản lý đối với xã hội, QLHCNN góp phần hiện thực hóa quan điểm, đường lối chính trị của đảng.

+ Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước.

Để cho hoạt động kinh tế - xã hội phát triển theo đúng mục tiêu, các cơ quan hành chính nhà nước quản lý vĩ mô đối với các đơn vị, tổ chức. Những định hướng lớn, mục tiêu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ đước thể hiện trong các chính sách, phát luật của nhà nước. Thông qua sự tác động các công cụ quản lý như pháp luật, kế hoạch, chính sách lên các quan hệ xã hội, các cơ quan quản lý HCNN chủ động dự kiến những mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước. Như vậy sẽ hướng các hoạt động kinh tế - xã hội vận hành để đạt những mục tiêu phát triển mà nhà nước đã đặt ra.

+ Điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.Trong hoạt động quản lý của nhà nước đối với xã hội, vai trò tổ chức, điều hành xã hội thuộc về

quyền hành pháp do các cơ quan QLHCNN thực hiện. Hoạt động QLHCNN có vai trò điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội, nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội.

+ Hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có năng lực và điều kiện khác

nhau nên hiệu quả thu được cũng khác nhau. Thông qua các chính sách ưu tiên phát triển trong một số lĩnh vực, đối với một số đối tượng, các cơ quan quản lý HCNN hỗ trợ kinh tế - xã hội, phát triển hài hòa.

Hoạt động QLHCNN còn có vai trò duy trì sự phát triển của xã hội, thông qua việc tạo môi trường phát triển cho các hoạt động kinh tế xã hội. Môi trường chính trị ổn định giúp các cá nhân, tổ chức trong xã hội có nhiều cơ hội tham gia vào các quan hệ kinh tế xã hội. Môi trường pháp lý thuận lợi sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế xã hội chủ động lựa chọn công việc hợp lý theo năng lực, sở trường của mình. Đồng thời, nó cũng tạo nên sự minh bạch, công khai giũa các chủ thể với nhau và với nhà nước. Môi trường kinh tế thích ứng không làm biến dạng các quy luật của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội hoạt động. Môi trường văn hóa lành mạnh sẽ tạo sự đồng thuận cao trong tư duy về những giá trị chung của xã hội, từ đó giúp họ có hành động đúng để đạt mục tiêu.

Thông qua hoạt động QLHC, nhà nước tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả của các chủ thể. Nhà nước khuyến khích các chủ thể bằng những lợi ích vật chất và tinh thần thông qua các chính sách kinh tế - xã hội. Các chính sách kinh tế - xã hội đó có thể là chính sách cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi để khuyến khích phát triển kinh tế làng nghề, biểu dương việc lựa chọn nguyên liệu

2

Page 3: de cuong quan ly nha nuoc

sách để sản xuất sản phẩm, ưu tiên ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào quá trình chế tạo sản phẩm để đạt năng suất lao động cao, khuyến khích mở rộng thị trường, điều tiết tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ một cách hợp lý…

+ Trọng tài, giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô.Trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có thể có những mâu

thuẫn không thể tự điều hòa, giải quyết được. Chẳng hạn, những tranh chấp trong thực hiện các hợp đồng kinh tế - xã hội; vì lợi nhuận vi phạm các quy định trong các hợp đồng kinh tế - xã hội. Trong những trường hợp như vậy, các cơ quan quản lý HCNN có thẩm quyền sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể./.

Phân tích mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể QLHCNN?

Khái niệm: - QLHCNN là sự tác độn có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực NN đối với các quá trình XH và

hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ TW tới cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của NN, phát triển các mối quan hệ XH, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc.

[QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của NN, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống HCNN trong QLXH, theo khuôn khổ PL, nhằm phục vụ ND, ổn định và phát triển các mối quan hệ XH.]

- Chủ thể QLHCNN là các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền theo quy định của PL được thực hiện hoạt động QL hành chính

Chủ thể QLHCNN có 3 đặc điểm cơ bản: 1- Phải có thẩm quyền, khi tách rời thẩm quyền hành chính thì không còn là chủ thể nữa. VD: cảnh

sát giao thông khi hết giờ làm việc (tức là đã ngoài thời gian và địa điểm công vụ) hoặc khi đã nghỉ hưu thì không còn là chủ thể QLHCNN.

2- Thực hiện QL trên đa dạng các lĩnh vực của đời sống XH3- Thực hiện hoạt động QL thông qua các QĐ hành chính và hành vi hành chínhCác loại chủ thể QLHCNN:1- Cơ quan HCNN2- CBCC lãnh đạo3- CBCC thực thi công vụ của các ngành, lĩnh vực sau: Hải quan, Thuế, QL thị trường, công an,

thanh tra NN chuyên ngành, thi hành án dân sự, bộ đội biên phòng. (họ được kiểm tra, lập biên bản, xử phạt)

4- Nhóm các chủ thể đặc biệt: đó là các tổ chức và cá nhân trong các điều kiện, hoàn cảnh thông thường không phải là chủ thể QLHCNN, nhưng ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của PL sẽ trở thành chủ thể QLHCNN. VD: cơ trưởng máy bay, bảo vệ (khi phát hiện hành vi phạm tội và bắt quả tang) được quyền bắt giữ người và giao cho công an.

Khái niệm: Khách thể QLHCNN được hiểu là cái mà các chủ thể hướng tới khi thực hiện sự tác động, điều chỉnh đến đối tượng, trên thực tế, khách thể QLHCNN là chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, địa bàn QL của các cơ quan HC và người có thẩm quyền. Bao gồm:

- Trật tự QL trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH.- Là hành vi hoạt động của con người.[Đặc điểm của khách thể QLHCNN . - Được phân thành nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm riêng. Phân loại khách thể để có phương pháp

QL riêng cho từng loại.- Khách thể luôn luôn vận động, có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh và môi

trường của điều kiện hoạt động.- Hiểu được các mặt của khách thể, công tác QLHCNN tạo được sự vững chắc và ổn định XH, tạo

điều kiện cho khách thể luôn luôn vận động và phát triển.VD. Là nhu cầu con người của XH.]

3

Page 4: de cuong quan ly nha nuoc

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể:- Khách thể QL HC là tiền đề, nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và xuất hiện của chủ thể, khi khách thể

mất đi thì sự tồn tại của chủ thể là không cần thiết.VD: Khi xuất hiện nhiệm vụ cần QL, tức là xuất hiện chức năng, nhiệm vụ thì cần ra đời thành lập cơ

quan để QL. Chẳng hạn, khi có 1 dự án thì cần có tổ chức để QL dự án đó nên ban QL dự án ra đời, khi dự án hoàn thành thì ban QL dự án được giải tán hoặc tinh giản.

- Khi tính chất, mức độ của khách thể thay đổi thì chủ thể cần thay đổi cho phù hợp.Chủ thể và khách thể QL tồn tại 1 cách song song không phủ định nhau. Thông qua chính sách QL

của NN, chủ thể QL tác động lên khách thể QL để thực thi chức năng, nhiệm vụ được NN giao phó. Thông qua các nhu cầu và hoạt động của khách thể QL đòi hỏi chủ thể QL phải tạo điều kiện cho khách thể hoạt động như hành lang pháp lý, các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong từng lĩnh vực, giữa chủ thể và khách thể có thể phân biệt riêng rẽ, nhưng nhiều lĩnh vực thì chủ thể có thể là khách thể và ngược lại.

Chủ thể QL làm nảy sinh ra các tác động QL. Khách thể QL chịu tác động của chủ thể để sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của XH. Chủ thể QL tồn tại chính là vì nhu cầu XH, vì khách thể QL, nếu không quan tâm đến khách thể, chủ thể tồn tại và hoạt động không có mục đích. Khách thể và chủ thể được tách biệt tương đối. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể QL. Vì trong hoàn cảnh này đối tượng là chủ thể QL nhưng trong hoàn cảnh khác họ là khách thể QL.

VD: CSGT khi đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đối với các đối tượng tham gia giao thông thì CSGT là chủ thể được giao thẩm quyền QLHCNN trong lĩnh vực trật tự ATGT. Nhưng chính bản thân CSGT đó cũng là công dân, phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông nên cũng là khách thể của QLHCNN trong lĩnh vực trật tự ATGT./.

4

Page 5: de cuong quan ly nha nuoc

Đ/c hãy phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo. Theo đ/c để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đi khiếu nại và tố cáo, đồng thời để khuyến khích người dân thực hiện những quyền trên thì chúng ta cần phải làm gì?

KN Khiếu nại: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc CB,CC theo thủ tục do Luật này (Điều 2 Luật khiếu nại 2011) quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐ hành chính, hành vi hành chính của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc QĐ kỷ luật CB,CC khi có căn cứ cho rằng QĐ hoặc hành vi đó là trái PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

KN Tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này (Điều 2, Luật tố cáo 2011) quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

* Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo:Giống nhau:Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền CT cơ bản của công dân, được ghi

nhận trong văn bản PL có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, luật. KNTC là 1 trong những phương thức thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề XH, giảm bức xúc trong nd. Đây cũng là phương thức để nd thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình và thực hiện quyền làm chủ của nd. KNTC đều hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân và bảo đảm PL được thực thi nghiêm minh, bảo đảm pháp chế XHCN nhằm xd NN pháp quyền. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá tính khả thi của các chính sách, về tình trạng pháp chế trong QL hành chính NN, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa NN và công dân. 

Khác nhau:-1, Chủ thể:+ Khiếu nại: - Đa dạng hơn bao gồm công dân VN, người nước ngoài, cơ quan tổ chức bị hành vi

hành chính, QĐ hành chính, QĐ kỷ luật tác động tới. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc CBCC được quyền khiếu nại. - Chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi QĐ hành chính, hành vi hành chính, QĐ kỷ luật buộc thôi việc.

+ Tố cáo: - Là bất kỳ một cá nhân nào khi phát hiện thấy hành vi VPPL của bất kỳ một cơ quan tổ chức khác. - Chỉ có cá nhân mới được tố cáo. - Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi VPPL

-2, Đối tượng:+ Khiếu nại: QĐ hành chính, hành vi hành chính hoặc QĐ kỷ luật đối với CBCC bị coi là trái PL

xâm phạm đến quyền và lợi ích trực tiếp của người khiếu nại+ Tố cáo: Hành vi VPPL của bất kỳ 1 cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây

thiệt hại đến lợi ích của NN, của XH, của người khác cũng như của mình-3, Mục đích:+ Khiếu nại: Là nhằm khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người đi khiếu nại.+ Tố cáo: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NN, của XH, của tập thể, của cá nhân khác cũng

như của người tố cáo, nhằm trừng trị kịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ các hành vi trái PL, xâm phạm đến các lợi ích nói trên.

-4, Quyền và nghĩa vụ:+ Khiếu nại: - Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan

có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. - Người khiếu nại được quyền rút khiếu nại. - Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án khi không đồng ý với QĐ giải quyết khiếu nại (mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng PL).

+ Tố cáo: - Người tố cáo phải tự mình (không được uỷ quyền cho người khác) tố cáo hành vi VPPL đến bất kỳ tổ chức, cơ quan QL NN nào. - Người tố cáo không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước PL về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại. - Người tố cáo chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng PL hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án.

-5, Thẩm quyền:

5

Page 6: de cuong quan ly nha nuoc

+ Khiếu nại: - Khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính nơi có thẩm quyền ra QĐ hoặc có người thực hiện hành vi trái PL-là đối tượng của hành vi khiếu nại. Trong trường hợp  đương sự không đồng ý với QĐ giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án. - Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; nếu sai thẩm quyền giải quyết, người khiếu nại phải tự chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Tố cáo: - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo. - Cơ quan tiếp nhận vụ việc tố cáo có trách nhiệm chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết (nếu người tố cáo yêu cầu)

-6, Thời hạn giải quyết:+ Khiếu nại: - Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, nếu vụ

việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, nếu vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. - Thời hạn giái quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, nếu vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. Vùng sâu, vùng xa khó khăn đi lại thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 60 ngày, nếu vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày.

+ Tố cáo: Kể từ ngày thụ lý không quá 60 ngày đối với các vụ tố cáo thông thường và 90 ngày đối với các vụ tố cáo phức tạp

-7, Thời hiệu:+ Khiếu nại: - Thời hiệu được tính là 90 ngày kể từ ngày nhận được QĐ hành chính hoặc biết được

có hành vi hành chính”. - Còn đối với khiếu nại QĐ kỷ luật CBCC thì thời hiệu được tính là 15 ngày kể từ ngày nhận được QĐ kỷ luật. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại”.

+ Tố cáo: Không có thời hiệu-8, Bản chất:+ Khiếu nại: - Việc người khiếu nại đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại

QĐ hành chính, hành vi hành chính. - Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác minh, kết luận và ra QĐ giải quyết khiếu nại.

+ Tố cáo: - Việc người tố cáo báo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về hành vi VPPL. - Giải quyết tố cáo là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo (thực tế có hành vi VPPL theo như đơn tố cáo ko), để từ đó áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi vi phạm và thông báo cho người tố cáo biết về kết quả giải quyết tố cáo, chứ ko ra QĐ giải quyết tố cáo.

-9, Cách thức:* Thực trạng việc bảo vệ quyền lợi người đi khiếu nại, tố cáo:Đảng và NN ta rất quan tâm tới công tác giải quyết hiệu quả các khiếu nại, tố cáo nói chung, việc

giải quyết tố cáo nói riêng và coi việc thực hiện quyền tố cáo là phương thức thể hiện dân chủ trực tiếp để nd tham gia QL NN, QL XH và bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các VPPL khác. Luật tố cáo, lần đầu tiên được Quốc hội thông qua năm 2011 qui định: -1 là, về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo. -2 là, về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. -3 là, về bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo. -4 là, về bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo. -5 là, về bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo. -6 là, về bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích củangười tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. -7 là, về bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức.

6

Page 7: de cuong quan ly nha nuoc

Trong những năm qua, công dân đã chủ động, tích cực thực hiện quyền tố cáo, số lượng đơn thư tố cáo của công dân có chiều hướng gia tăng. Điều này chứng tỏ người dân đã biết phát huy quyền dân chủ trong đấu tranh chống các hành vi VPPL, nd ta ko còn thờ ơ với công việc của NN, ý thức được trách nhiệm của mình và biết đấu tranh góp phần ổn định TTXH, xd NN trong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quyền tố cáo của công dân. Thực tế cũng phản ánh nhiều hiện tượng ko phản ánh, tố cáo những hành vi VPPL khi những vi phạm đó ko ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình vì sợ liên lụy đến bản thân. Thậm chí có nhiều vụ việc VPPL trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng công dân cũng ko dám tố cáo vì đối tượng sd các thủ đoạn che dấu hành vi vi phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực hiện các hành vi bạo lực khiến cho công dân hoang mang, lo sợ. Đặc biệt đối với các hiện tượng tham nhũng thì tâm lý này có phần còn nặng nề hơn vì những đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, địa vị và ảnh hưởng trong xh, thường ở “thế mạnh”, còn người tố cáo thì thường lại ở “thế yếu”. Tại buổi vinh danh 88 công dân tiêu biểu chống tham nhũng năm 2009 do VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng tổ chức, hầu như những người được vinh danh đều nói từng bị trù dập, đe dọa,... Họ là những người có sự kiên trì và lòng dũng cảm, chấp nhận cả sự trả thù nghiệt ngã để đấu tranh vì công lý và lẽ phải. Trong đó đáng lưu ý là trường hợp anh Đặng Vũ Thắng, nhân viên kế toán Thảo Cầm Viên – TP.HCM, do tố cáo những sai phạm ở Thảo Cầm Viên nên đã bị 1 số CB, trong đó có cả GĐ Thảo Cầm Viên đã thuê côn đồ sát hại.

Đến nay, dù chưa có cơ quan, đơn vị nào có báo cáo hoặc thống kê chính thức về tình hình đe dọa, xâm hại đối với người tố cáo nhưng qua nghiên cứu 1 số vụ án xảy ra, có thể xác nhận những tác động của người vi phạm hoặc thân nhân của họ như mua chuộc, đe dọa, gây thiệt hại là có thật và là nguyên nhân dẫn đến 1 số vụ án hình sự ko được làm rõ hoặc ko được xử lý triệt để và dẫn đến các kết quả tiêu cực khác. Ở 1 góc độ khác, ko phải người nông dân mà là CBCC thực hiện quyền tố cáo thì họ có thể bị cách chức, hoặc đuổi việc.

Bên cạnh đó, các văn bản quy định về việc bảo vệ người KNTC còn gây nhiều lúng túng trong cách giải quyết: Luật tố cáo và NĐ 76/2012/NĐ-CP quy định việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo, nhưng nếu CBCC và những người có liên quan chưa được quán triệt sâu sắc, nâng cao ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo thì quy định này khó có thể đảm bảo; Căn cứ để yêu cầu người bảo vệ tố cáo chưa cụ thể, ko liệt kê hoặc định lượng ở mức độ, biểu hiện, hành vi nào thì được coi là có căn cứ đê yêu cầu bảo vệ nên khó áp dụng; Quan hệ phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo vệ người tố cáo cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các tình huống phải khẩn trương bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ bảo vệ, tạm thời di chuyển người được bảo vệ đế nơi an toàn....

Từ những thực tế như trên cho thấy muốn người dân tích cực, chủ động thực hiện quyền tố cáo thì người tố cáo phải được bảo vệ khỏi những đe dọa, trù dập.

* Giải pháp:- Công tác tiếp dân và giải quyết KNTC cần được cải tiến, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân

trong việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo; mặt khác, cần thiết phải quán triệt sâu sắc ý nghĩa và nâng cao nhận thức của mỗi CBCC có trách nhiệm tham gia vào quá trình tiếp nhậ, xử lý và giải quyết tố cáo về việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến PL tố cáo nói chung, về bảo vệ người tố cáo nói riêng để người dân hiểu được và yên tâm sẵn sàng tham gia tố cáo các hành vi VPPL, nhất là trong các trường hợp tố cáo hành vi tham nhũng.

- Cần phải rà soát, tổng kết thực tiện về bảo vệ người tố cáo để tiếp tục nghiên cứu làm rõ 1 số tình huống, hành vi có thể được coi là “căn cứ”, đồng thời đưa ra 1 số tiêu chí cho việc được coi là có “căn cứ”, từ đó hướng dẫn thống nhất áp dụng cho việc bảo vệ người tố cáo trên phạm vi toàn quốc.

- Để việc phối hợp bảo vệ người tố cáo được tốt cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể như trong trường hợp nào thì người giải quyết tố cáo sẽ chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an cấp nào; thời hạn bao lâu thì cơ quan cá nhân được yêu cầu phải tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ....Ngoài ra, việc bảo vệ người tố cáo cũng phải gắn với việc bảo vệ những người cung cấp thông tin, hỗ trợ người tố cáo, người nắm giữ các thông tin,tài liệu quan trọng làm chứng cứ cho nội dung tố cáo.

- Các cơ quan chuyên môn phải tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết KNTC của công dân theo quy định của PL; phát huy vai trò của chủ tịch UBND các

7

Page 8: de cuong quan ly nha nuoc

cấp trong công tác tiếp dân, đối thoại với dân, giải quyết KNTC của công dân ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết KNTC nhưng không làm đúng chính sách, PL, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của công dân; biểu dương những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác giải quyết KNTC của công dân.

- Thực hiện tốt các kết luận giải quyết KNTC có hiệu lực PL; trong thực hiện, nếu phát hiện vướng mắc hoặc có sai sót trong quá trình giải quyết thì cần có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Tăng cường thanh tra trách nhiệm các cấp, ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC, tập trung ở những nơi để xảy ra nhiều vụ việc KNTC hoặc chất lượng, hiệu quả giải quyết KNTC thấp, không chấp hành hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên.

- Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác TCD, giải quyết KNTC theo hướng chuyên nghiệp, ổn định; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC cho cán bộ, công chức các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị với chế độ đãi ngộ phù hợp.

Đảng và NN luôn quan tâm, coi trọng công tác gải quyết tố cáo nói chung, bảo vệ người tố cáo nói riêng, từ việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách PL trong lĩnh vực này và xđ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan NN. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện những quy định này cần tiếp tục được cụ thể hóa 1 cách rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo tính khả thi trên thực tế./.

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa (vai trò) của công tác tiếp công dân?Tiếp công dân: Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân

đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của PL (Khoản 1, Điều 2 Luật tiếp công dân 2013)

Đặc điểm:+ TCD là trách nhiệm của NN -> Cdân bao giờ cũng có Q và nvụ trong mqh với NN, quyền của bên

này là nvụ của bên kia và ngược lại. Do đó, việc TCD là trách nhiệm của NN.+ Chủ thể TCD là CQNN (CP; Bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục và tổ chức tương đương, cục; UBND

các cấp; CQCM thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, CQCM thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các CQ của QH; HĐND các cấp; TAND, VKSND, Kiểm tóan NN), ĐBQH, ĐB HĐND các cấp, tổ chức CT, UBMTTQVN, tổ chức CT-XH, CQ thuộc CP, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cá nhân có thẩm quyền.

+ ND của TCD: đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận, giải thích, hướng dẫn cho công dân thực hiện.+ TCD được thực hiện tại các địa điểm nhất định: Trụ sở TCD, địa điểm TCD hoặc nơi lviệc khác do

CQ, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm TCD bố trí.+ TCD được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định: dân chủ, công khai, kịp thời, đúng thời gian,

địa điểm, khách quan, bình đẳng,…)Vai trò của công tác TCD-Việc tiếp công dân giúp cơ quan NN nắm được các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn

đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và PL của NN, công tác QL của cơ quan đơn vị. Là kênh thông tin để đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả QL của NN. Qua đó, NN có các biện pháp, chủ trương phù hợp để điều chỉnh bổ sung chủ trương chính sách, hoàn thiện PL cũng như để khắc phục những bất cập, hạn chế trong hđ của các cơ quan NN.

XD và bảo đảm thực hiện NN pháp quyền của dân, do dân, vì dân trước hết mọi quyền lợi chính sách phải hướng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Bởi vậy mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ ND, từ thực tế cuộc sống của cộng đồng dân cư và sau đó phải trở về phục vụ bảo đảm cho cộng đồng dân cư. Công tác QL của các cấp, các ngành cần phải có được thông tin ban đầu trong thiết kế chính sách và cần có thông tin phản hồi về tính thực tiễn của chính sách, những yếu kém, khiếm khuyết của chính sách, những hạn chế của công tác QL cũng như đội ngũ, cơ cấu tổ chức bộ máy vận

8

Page 9: de cuong quan ly nha nuoc

hành thực thi chính sách. Tiếp công dân là một kênh có nhiều điều kiện thuận lợi giúp cho nhà QL có thể tự điều chỉnh được những hạn chế, khiếm khuyết trên.

- Tiếp công dân là hđ nhằm thực hiện hoá quyền dân chủ của công dân, là sự cụ thể hoá quyền tham gia QLNN và XH, tham gia thảo luận các vấn đề chung của NN và XH của công dân, phát huy vai trò to lớn của quần chúng ND trong XD và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là biểu hiện sinh động phản ánh bản chất dân chủ của NN ta-NN của dân, do dân và vì dân. Là bp thiết thực để củng cố mqh giữa nd với Đảng và NN. Mặt khác điều này còn là sự hiện thực hóa phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác QL và thực tiễn cuộc sống.

- Tiếp công dân nhằm bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện mqh hài hoà, dân chủ giữa NN và người dân, giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị được tiến hành 1 cách kịp thời và đúng PL. Tạo điều kiện cho nd hực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề XH, giảm bức xúc, xung đột trong XH

- Tiếp công dân có vai trò quan trọng trong hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Nội dung này thể hiện rõ yêu cầu mang tính bắt buộc đặt ra đối với các cơ quan NN, CBCC NN trong quan hệ với công dân, đó là phải luôn luôn tôn trọng ND, tận tụy phục vụ ND, liên hệ chặt chẽ với ND và lắng nghe ý kiến của ND. Đồng thời khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, qua đó tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức PL nói chung, PL khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng, góp phần giúp công dân hiểu biết thêm PL nói chung, quyền và nghĩa vụ công dân nói riêng, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp,…

Tiếp công dân là một thủ tục trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giải quyết những khiếu kiện, vướng mắc của dân là một trong những con đường thiết thực để thực hiện, bảo đảm quyền dân chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó tiếp công dân là một thủ tục không thể thiếu được của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và xuất hiện không chỉ một lần, ở một thời điểm mà nó có thể thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá trình giải quyết vụ việc: ngay từ thời điểm ban đầu khi giải quyết vụ việc; trong quá trình xem xét thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc; tiếp công dân có thể giúp cho vụ việc khiếu nại, tố cáo sớm chấm dứt hoặc hòa giải.

- Qua việc tiếp công dân, phần nào người dân cũng nhìn nhận, đánh giá được trình độ, năng lực, thái độ, phẩm chất đạo đức của người CBCC trực tiếp với mình, qua đó có thông tin tin cậy để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền cũng như để đánh giá, lựa chọn nhân sự thông qua các kỳ bầu cử. Muốn vậy, Đảng, NN phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của ND thì việc đánh giá sàng lọc CB, đảng viên mới được toàn diện.

Tiếp công dân giúp các cơ quan thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra theo quy định của PL. Thông qua những quy định về đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, các tổ chức chính trị- XH tham gia vào công tác tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân trong phạm vi công việc của mình, chính là một phương thức giúp cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra giám sát.

Ý nghĩa của việc tiếp công dân- Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể của quan điểm “dân là gốc” của Đảng và NN ta,

góp phần phát huy bản chất “NN của dân, do dân, vì dân”. Thông qua công tác tiếp dân, cơ quan NN nắm được tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc, ý kiến của người dân liên quan trực tiếp tới hoạt động của cán bộ, cơ quan NN và giải đáp kịp thời những vướng mắc; các chủ trương, chính sách của Đảng, PL của NN được kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các nội dung không còn phù hợp. Qua đó góp phần làm yên lòng người dân, duy trì sự ổn định về tình hình chính trị, trật tự an toàn XH của đất nước.

- Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mqh giữa ND với Đảng và NN. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mqh giữa ND với NN. Cơ quan NN phải tiếp công dân tốt thì ND mới thấy rõ Đảng và NN luôn giữ chặt mối liên hệ với ND, luôn lắng nghe ý kiến của ND, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mqh giữa ND với Đảng càng được củng cố hơn.

- Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của ND, huy động được sự tham gia rộng rãi của ND vào QLNN, QLXH; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của ND đối với CBCC NN góp phần XD bộ máy NN trong sạch, vững

9

Page 10: de cuong quan ly nha nuoc

mạnh.- Thông qua công tác tiếp dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác QLNN, giúp cho các cơ

quan QLNN, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại tính khả thi của các chính sách, hiệu quả QLNN, từ đó có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời. Các chính sách, cũng như hoạt động QLNN được thực thi trên thực tế sẽ tđ trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Do vậy, cần có sự phản hồi của người dân để đánh giá chính sách. Trên cơ sở những thông tin phản hồi giúp cho Đảng, NN nắm bắt được kịp thời kết quả việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, PL của NN ở các cấp, các ngành, từ đó cơ quan NN nắm được các thông tin quan trọng để tự mình kiểm tra lại những việc làm, những hạn chế sơ hở thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương chính sách và các quyết định QL điều hành của các cấp chính quyền để có biện pháp chấn chỉnh, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách PL.

- Làm tốt công tác tiếp dân sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, cũng như nhiều bất cập khác của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giáo dục ý thức công dân trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương PL, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm PL. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, PL, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Ở khía cạnh cụ thể, tiếp công dân là khâu đầu tiên, là tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tiếp công dân là tạo điều kiện cho ND thực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề XH, giảm bức xúc, xung đột trong XH. Khi người dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm mới đến cơ quan NN để khiếu nại, tố cáo. Nếu cơ quan NN không tiếp dân và giải quyết kịp thời sẽ tạo nên bức xúc của người dân đối với cơ quan NN. Nếu những bức xúc đó không được giải quyết sẽ phát sinh các vấn đề lớn về mặt XH, người dân dễ bị kích động bởi các thế lực thù địch, có các hoạt động chống đối Đảng và NN. Do vậy, làm tốt công tác tiếp công dân không những tạo điều kiện cho người dân được thực hiện quyền tự do, dân chủ mà thông qua đó giải quyết tốt các vấn đề XH, tạo lòng tin của ND đối với Đảng, NN./.

Sự cần thiết, nội dung cơ bản của chương trình tổng thể cải cách hành chính ở nước ta hiện nay?

- Khái niệm: Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, tổ chức bộ mày, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công …) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

- Sự cần thiết:+ Do tầm quan trọng của CCHC đối với sự nghiệp phát triển KT-XH ở nước ta trong gđọan mới.+ Mặc dù các chương trình CCHC trước đây (3 kỳ cải cách) đã đạt được 1 số KQ, tuy nhiên vẫn còn

nhiều hạn chế bất cập, rào cản và chưa đáp ứng được y/c phát triển KT-XH ở nước ta, nên cần tiếp tục 1 chương trình CCHC trong gđọan mới (2011-2020)

+ Chương trình CCHC gđọan 2011-2020 được ban hành còn nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH ở nước ta và khắc phục những hạn chế của nền HC cũ, truyền thống, cụ thể: CCHC nhằm phục vụ công cuộc hội nhập, mở cửa của nước ta;nhằm mục tiêu xd NN pháp quyền ở nước ta; nhằm khắc phục những hạn chế của nền HC cũ, truyền thống: qun liêu, hách dịch, cửa quyền, cồng kềnh, thủ tục HC rườm rà, cản trở sự phát triển KT – XH và quá trình hội nhập.

- Nội dung cơ bản (06 nhiệm vụ NQ 30C/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành ctrình tổng thể CCHCNN gđọan 2011-2020)

1. Cải cách thể chế:a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 2013;b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp

pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;c) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;

d) Hoàn thiện thể chế về sở hữu

10

Page 11: de cuong quan ly nha nuoc

đ) Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước;

e) Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa g) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành

chính nhà nước; h) Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, 2. Cải cách thủ tục hành chính:a) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước,

nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;b) Cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực

của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong

nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; e) Tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy

vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính;

g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính 3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:a) Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện

có của các cơ quan chuyên môn thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;

b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;

c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp

dịch vụ công;4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và

năng lực thi hành công vụ, b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có

năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp

vụ của cán bộ, công chức, viên chức, d) Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ,

năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;

e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc

đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: h) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi

người có công;

11

Page 12: de cuong quan ly nha nuoc

i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cải cách tài chính công:a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; b) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ

khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp

kinh phí theo số lượng biên chế, đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục,

đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao.6. Hiện đại hóa hành chính:a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên

Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân,

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;

e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.

- Liên hệ:Kết quả đạt được:Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính đã được các cấp, các ngành tập trung quan tâm,

nhiều đồng chí lãnh đạo đã trực tiếp đôn đốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra cải cách hành chính, qua đó đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ CBCC. Công tác lập kế hoạch đã được thực hiện có chất lượng, đạt được 1 số kết quả tốt trong chỉ đạo, điều hành. Chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp ngày càng được nâng cao.

Cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông tiếp tục được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan NN đã được thực hiện đồng bộ. Năm 2013, toàn tỉnh Bình Dương đã có 80% cơ quan hành chính cấp tỉnh và tương đương đã XD cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, đã có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên website.

Nhằm hiện đại hoá nền hành chính minh bạch, hiệu quả, khu hành chính mở tỉnh Bình Dương (đi vào hoạt động từ 20/02/2014) là tiền đề quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính của tỉnh. Đây là nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với 100% thủ tục hành chính thuộc Bộ thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Hạn chế:Hệ thống văn bản QPPL được XD về cơ bản đã đảm bảo tính thống nhất pháp lý, tuy nhiên, công tác

soạn thảo và ban hành văn bản của 1 số bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức, còn tình trạng chồng chéo trong hướng dẫn thực hiện giải quyết hồ sơ nên đã dẫn đến 1 số văn bản không thể áp dụng ngay được, còn nhiều lúng túng trong việc triển khai thực hiện.

Công tác chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua chưa ngang tầm, chưa kiên quyết và thiếu đồng bộ, chưa được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên. Chưa tạo ra được sự đồng bộ, gắn kết giữa cải cách hành chính với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, với các cuộc cải cách về kinh tế, lập pháp, tư pháp.

Việc đầu tư về nhân lực, trí lực, nguồn lực cho cải cách hành chính còn chưa thỏa đáng. Cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề lớn, có khả năng động chạm tới lợi ích của nhiều người, nhất là cán bộ công chức lãnh đạo. Do đó, việc thay đổi nhận thức và mong muốn của những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cải cách hành chính nhà nước là rất khó. Công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, nhất là

12

Page 13: de cuong quan ly nha nuoc

người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của những người làm cải cách hành chính.

Giải pháp (đổi mới phương thức làm việc của UBND xã, phường, thị trấn)- Xây dựng quy chế làm việc của UBND xã, phường, thị trấn theo đúng quy định của quy chế mẫu mà

Chính phủ ban hành. Quy chế làm việc của UBND phải thể hiện đầy đủ các vấn đề liên quan đến thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện thủ tục cải cách hành chính theo hướng “Một cửa và một cửa liên thông”. Đây là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại 1 đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 1 cơ quan HCNN, tuân thủ theo các nguyên tắc:

+1, Thủ tục hành chính đơn giản rõ ràng, đúng PL.+2, Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công

việc của tổ chức, cá nhân.+3, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.+4, Đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.+5, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan HCNN để giải quyết công

việc của tổ chức, cá nhân.- Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thể hiện ở các nội dung: Về phẩm chất chính

trị tư tưởng; Về phẩm chất đạo đức, lối sống; Về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước. Chính quyền cơ sở phải coi đó là những chuẩn mực trong việc XD đội ngũ CBCC. Trên cơ sở tiêu chuẩn đối với từng chức danh, cần XD kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng CBCC để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Sự cần thiết, nội dung cơ bản của chương trình tổng thể cải cách hành chính ở nước ta hiện nay?

- Khái niệm: Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, tổ chức bộ mày, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công …) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

- Sự cần thiết:+ Do tầm quan trọng của CCHC đối với sự nghiệp phát triển KT-XH ở nước ta trong gđọan mới.+ Mặc dù các chương trình CCHC trước đây (3 kỳ cải cách) đã đạt được 1 số KQ, tuy nhiên vẫn còn

nhiều hạn chế bất cập, rào cản và chưa đáp ứng được y/c phát triển KT-XH ở nước ta, nên cần tiếp tục 1 chương trình CCHC trong gđọan mới (2011-2020)

+ Chương trình CCHC gđọan 2011-2020 được ban hành còn nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH ở nước ta và khắc phục những hạn chế của nền HC cũ, truyền thống, cụ thể: CCHC nhằm phục vụ công cuộc hội nhập, mở cửa của nước ta;nhằm mục tiêu xd NN pháp quyền ở nước ta; nhằm khắc phục những hạn chế của nền HC cũ, truyền thống: qun liêu, hách dịch, cửa quyền, cồng kềnh, thủ tục HC rườm rà, cản trở sự phát triển KT – XH và quá trình hội nhập.

- Nội dung cơ bản (06 nhiệm vụ NQ 30C/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành ctrình tổng thể CCHCNN gđọan 2011-2020)

1. Cải cách thể chế:a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 2013;b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp

pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;c) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;

d) Hoàn thiện thể chế về sở hữu đ) Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ vai trò quản lý của

Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước;e) Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa

13

Page 14: de cuong quan ly nha nuoc

g) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

h) Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, 2. Cải cách thủ tục hành chính:a) Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước,

nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;b) Cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực

của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong

nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; e) Tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy

vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính;

g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính 3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:a) Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện

có của các cơ quan chuyên môn thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;

b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;

c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp

dịch vụ công;4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và

năng lực thi hành công vụ, b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có

năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp

vụ của cán bộ, công chức, viên chức, d) Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ,

năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;

e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc

đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: h) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi

người có công; i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức,

viên chức.5. Cải cách tài chính công:

14

Page 15: de cuong quan ly nha nuoc

a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; b) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ

khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp

kinh phí theo số lượng biên chế, đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục,

đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao.6. Hiện đại hóa hành chính:a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên

Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân,

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;

e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.

- Liên hệ:Kết quả đạt được:Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính đã được các cấp, các ngành tập trung quan tâm,

nhiều đồng chí lãnh đạo đã trực tiếp đôn đốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra cải cách hành chính, qua đó đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ CBCC. Công tác lập kế hoạch đã được thực hiện có chất lượng, đạt được 1 số kết quả tốt trong chỉ đạo, điều hành. Chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp ngày càng được nâng cao.

Cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông tiếp tục được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan NN đã được thực hiện đồng bộ. Năm 2013, toàn tỉnh Bình Dương đã có 80% cơ quan hành chính cấp tỉnh và tương đương đã XD cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, đã có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên website.

Nhằm hiện đại hoá nền hành chính minh bạch, hiệu quả, khu hành chính mở tỉnh Bình Dương (đi vào hoạt động từ 20/02/2014) là tiền đề quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính của tỉnh. Đây là nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với 100% thủ tục hành chính thuộc Bộ thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Hạn chế:Hệ thống văn bản QPPL được XD về cơ bản đã đảm bảo tính thống nhất pháp lý, tuy nhiên, công tác

soạn thảo và ban hành văn bản của 1 số bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức, còn tình trạng chồng chéo trong hướng dẫn thực hiện giải quyết hồ sơ nên đã dẫn đến 1 số văn bản không thể áp dụng ngay được, còn nhiều lúng túng trong việc triển khai thực hiện.

Công tác chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua chưa ngang tầm, chưa kiên quyết và thiếu đồng bộ, chưa được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên. Chưa tạo ra được sự đồng bộ, gắn kết giữa cải cách hành chính với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, với các cuộc cải cách về kinh tế, lập pháp, tư pháp.

Việc đầu tư về nhân lực, trí lực, nguồn lực cho cải cách hành chính còn chưa thỏa đáng. Cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề lớn, có khả năng động chạm tới lợi ích của nhiều người, nhất là cán bộ công chức lãnh đạo. Do đó, việc thay đổi nhận thức và mong muốn của những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cải cách hành chính nhà nước là rất khó. Công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của những người làm cải cách hành chính.

Giải pháp (đổi mới phương thức làm việc của UBND xã, phường, thị trấn)

15

Page 16: de cuong quan ly nha nuoc

- Xây dựng quy chế làm việc của UBND xã, phường, thị trấn theo đúng quy định của quy chế mẫu mà Chính phủ ban hành. Quy chế làm việc của UBND phải thể hiện đầy đủ các vấn đề liên quan đến thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện thủ tục cải cách hành chính theo hướng “Một cửa và một cửa liên thông”. Đây là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại 1 đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 1 cơ quan HCNN, tuân thủ theo các nguyên tắc:

+1, Thủ tục hành chính đơn giản rõ ràng, đúng PL.+2, Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công

việc của tổ chức, cá nhân.+3, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.+4, Đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.+5, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan HCNN để giải quyết công

việc của tổ chức, cá nhân.- Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thể hiện ở các nội dung: Về phẩm chất chính

trị tư tưởng; Về phẩm chất đạo đức, lối sống; Về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước. Chính quyền cơ sở phải coi đó là những chuẩn mực trong việc XD đội ngũ CBCC. Trên cơ sở tiêu chuẩn đối với từng chức danh, cần XD kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng CBCC để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Khái niệm, nội dung cơ bản QLNN về KT?- Khái niệm: QLNN về kinh tế là sự tác độngcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động

của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.QLNN về kinh tế bao giờ cũng hướng tới mục tiêu nhất định, xây dựng nền kinh tế định hướng

XHCN ở VN nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN.

- Nội dung QLNN về kinh tế: + Xây dựng, ban hành chủ trương, chiến lược, đường lối quản lý NN về KT.+ Ban hành các VBPL để QLNN về KT+ XD và ban hành các quy họach, KH cụ thể, quản lý các khía cạnh KT+ XD, hòan thiện bộ máy các CQNN quản lý về KT+ Bồi dưỡng, đào tạo CBCC quản lý hđ KT+ Đảm bảo thu đầy đủ các lợi ích từ hđ KT+ GQ KN, TC, tranh chấp trong lĩnh vực KT+ Thanh tra, ktra, xử lý VP trong lĩnh vực KT+ Tiến hành hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KT+ Hạn chế khuyết tật, phát huy ưu thế của KTTT, đồng thời giữ vững định hướng XHCN trong nền

KTTT ở nước ta+ Đảm bảo cân bằng các yếu tố KT vĩ mô: cân đối tài khỏan QG, thu chi NSNN+ Xây dựng và hòan thiện thể chế kinh tế: góp phần đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng

và minh bạch để các chủ thể kinh tế được thực hiện các quyền tự do kinh doanh của mình. Hệ thống pháp luật về kinh tế có thể chia thành 02 nhóm: các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp, dành riêng cho các chủ thể kinh tế (quy định về thành lập, ĐKKD,…); nhóm các văn bản pháp luật áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức mà khi các chủ thể kinh tế thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan phải thực hiện (thuế, HĐ, QSH TS, PL về ĐĐ,…)

+ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế có vai trò định hướng cho sự vận động của thị trường, làm cơ sở cho các chủ sở kinh tế xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, gòm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ; kế hoạch kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn, hằng năm; các dự án cụ thể về đẩu tư.

16

Page 17: de cuong quan ly nha nuoc

VD: Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, chiến lược phát triển nông nghiệp, xây dựng dự tóan ngân sách,…

+ tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho hoạt động kinh tế bao gồm các nội dung: tổ chức quy hoạch, thiết kế tổng thể, xây dựng các dự án phat triển hệ thống kết cấu hạ tầng; trực tiếp đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm trong hệ thống kết cấy hạ tầng; tổ chức đấu thầu xây dựng những công trình nhà nước không cần hoặc không có điều kiện đầu tư. VD: Sân bay -> rất cần thiết và quan trọng trong thời kỳ hội nhập

+ giám sát kiểm tra mọi hoạt động kinh tế thị trường đoực thực hiện trên các mặt sau: giám sát, kiểm tra việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về kinh tế; giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế; : giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các đơn vị kinh tế, việc sử dụng các nguồn lực quốc gia; việc sử lý chất thải và các đơn vị kinh tế.

+ Thực hiện các quyền lợi của nhà nước về kinh tế bao gồm sự toàn vẹn giá trị tài sản công và các khoản thu của ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế, được thực hiện thông qua: việc tổ chức bảo vệ tài sản của công, chống mọi nguy cơ tổn thất như thiên tai, tham nhũng lãng phí và tội phạm….; định ra các khoản thu cho ngân sách nhà nước, tổ chức thu đủ, kịp thời các khoản thu theo luật định.

+ Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Các lọai cân đối kinh tế vĩ mô quan trọng nhất như cân đối trong hệ thống tài khỏan QG, cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, cân đối cán cân thanh tóan quốc tế. Nhà nước bằng các công cụ điều tiết của mình đbảo ổn định vững chắc KT vĩ mô, đbảo tính bền vững của các cân đối kinh tế vĩ mô để hạn chế rủi ro, hạn chế t/đ tiêu cực của cơ chế thị trường./.

17

Page 18: de cuong quan ly nha nuoc

Khái niệm, nội dung cơ bản QLNN về KT?- Khái niệm: QLNN về kinh tế là sự tác độngcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động

của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.QLNN về kinh tế bao giờ cũng hướng tới mục tiêu nhất định, xây dựng nền kinh tế định hướng

XHCN ở VN nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN.

- Nội dung QLNN về kinh tế: + Xây dựng, ban hành chủ trương, chiến lược, đường lối quản lý NN về KT.+ Ban hành các VBPL để QLNN về KT+ XD và ban hành các quy họach, KH cụ thể, quản lý các khía cạnh KT+ XD, hòan thiện bộ máy các CQNN quản lý về KT+ Bồi dưỡng, đào tạo CBCC quản lý hđ KT+ Đảm bảo thu đầy đủ các lợi ích từ hđ KT+ GQ KN, TC, tranh chấp trong lĩnh vực KT+ Thanh tra, ktra, xử lý VP trong lĩnh vực KT+ Tiến hành hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KT+ Hạn chế khuyết tật, phát huy ưu thế của KTTT, đồng thời giữ vững định hướng XHCN trong nền

KTTT ở nước ta+ Đảm bảo cân bằng các yếu tố KT vĩ mô: cân đối tài khỏan QG, thu chi NSNN+ Xây dựng và hòan thiện thể chế kinh tế: góp phần đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng

và minh bạch để các chủ thể kinh tế được thực hiện các quyền tự do kinh doanh của mình. Hệ thống pháp luật về kinh tế có thể chia thành 02 nhóm: các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp, dành riêng cho các chủ thể kinh tế (quy định về thành lập, ĐKKD,…); nhóm các văn bản pháp luật áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức mà khi các chủ thể kinh tế thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan phải thực hiện (thuế, HĐ, QSH TS, PL về ĐĐ,…)

+ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế có vai trò định hướng cho sự vận động của thị trường, làm cơ sở cho các chủ sở kinh tế xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, gòm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ; kế hoạch kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn, hằng năm; các dự án cụ thể về đẩu tư. VD: Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, chiến lược phát triển nông nghiệp, xây dựng dự tóan ngân sách,…

+ tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho hoạt động kinh tế bao gồm các nội dung: tổ chức quy hoạch, thiết kế tổng thể, xây dựng các dự án phat triển hệ thống kết cấu hạ tầng; trực tiếp đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm trong hệ thống kết cấy hạ tầng; tổ chức đấu thầu xây dựng những công trình nhà nước không cần hoặc không có điều kiện đầu tư. VD: Sân bay -> rất cần thiết và quan trọng trong thời kỳ hội nhập

+ giám sát kiểm tra mọi hoạt động kinh tế thị trường đoực thực hiện trên các mặt sau: giám sát, kiểm tra việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về kinh tế; giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế; : giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các đơn vị kinh tế, việc sử dụng các nguồn lực quốc gia; việc sử lý chất thải và các đơn vị kinh tế.

+ Thực hiện các quyền lợi của nhà nước về kinh tế bao gồm sự toàn vẹn giá trị tài sản công và các khoản thu của ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế, được thực hiện thông qua: việc tổ chức bảo vệ tài sản của công, chống mọi nguy cơ tổn thất như thiên tai, tham nhũng lãng phí và tội phạm….; định ra các khoản thu cho ngân sách nhà nước, tổ chức thu đủ, kịp thời các khoản thu theo luật định.

+ Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Các lọai cân đối kinh tế vĩ mô quan trọng nhất như cân đối trong hệ thống tài khỏan QG, cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, cân đối cán cân thanh tóan quốc tế. Nhà nước

18

Page 19: de cuong quan ly nha nuoc

bằng các công cụ điều tiết của mình đbảo ổn định vững chắc KT vĩ mô, đbảo tính bền vững của các cân đối kinh tế vĩ mô để hạn chế rủi ro, hạn chế t/đ tiêu cực của cơ chế thị trường./.

12/ Nội dung cơ bản QLNN hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục ở cơ sở (p269)

* Khái niệm

- Văn hóa: Là phẩm chất đặc hữu chỉ có ở loài người; là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Là dấu hiệu làm phân biệt giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác ( biểu hiện qua lối sống, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, truyền thống).

- Giáo dục: là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết để họ có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội. Là việc cung cấp kiến thức nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện kỹ năng để con người vận dụng trong cuộc sống và lao động.

- Y tế: là lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân; bao gồm các hoạt động: vệ sinh môi trường sống và làm việc, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh và điều trị bệnh.

* Nội dung cơ bản QLNN hoạt động văn hóa ở cơ sở

- Chỉ đạo tổ chức và vận động Nhân dân xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa, tập trung vào 5 nội dung cơ bản:

+Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo

+Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh

+Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo PL

+Xây dựng môi trường văn hóa sạch-đẹp-an toàn

+Xây dựng các thiết chế văn hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thể thao cơ sở

- Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin, tuyên truyền và cổ động

- Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

- Bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa

- Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở

- Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa

* Nội dung cơ bản QLNN hoạt động giáo dục ở cơ sở

Trên cơ sở các quy định Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), chính quyền cơ sở thực hiện các nhiệm vụ QLNN cơ bản như sau:

- Có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn

- Xây dựng và trình HĐND cấp cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Xây dựng quy hoạch về đất đai cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn

- Cho phép thành lập, đảm bảo và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn hoạt động theo đúng quy định của PL

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ và tôn tạo công trình cho các hoạt động học tập của học sinh

- Huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn UBND cấp trên và phòng giáo dục và đào tạo

19

Page 20: de cuong quan ly nha nuoc

- Phối hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để phổ cập giáo dục; tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên

- Quản lý trung tâm học tập cộng đồng, phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn.

* Nội dung cơ bản QLNN hoạt động y tế ở cơ sở

Chính quyền cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý trạm y tế của xã, tổ chức triển khai các chương trình y tế trọng điểm, cụ thể:

- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số kê hoạch hóa gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh

- Chỉ đạo triển khai các chương trình y tế quốc gia, vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm phòng

- Nắm tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân trên địa bàn xã, báo cáo kịp thời những dịch bệnh, thực hiện kế hoạch phòng bệnh, phòng dịch tại địa phương

- Giáo dục và vận động nhân dân tiếp cận với hình thức khám chữa bệnh theo phương pháp khoa học

- Vận động nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch bệnh và các hoạt động phong trào khác của ngành y tế

20