30
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Đề tài thuyết trình SO SÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ FED GV: Hoàng Trung Nghĩa

So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

Embed Size (px)

DESCRIPTION

So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

Citation preview

Page 1: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Đề tài thuyết trình

SO SÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ FED

GV: Hoàng Trung Nghĩa

Page 2: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Tên MSSV Nhiệm vụ1. Nguyễn Thị Lệ Huyền K13409 Thuyết trình+tìm hiểu lịch sử hình

thành, cơ cấu hoạt động, nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước Việt Nam

2. Ngô Quân Bảo K134091039 Tìm hiểu lịch sử hình thành, cơ cấu hoạt động, nhiệm vụ của Fed

3. Lê Thị Bích Ngọc K134091092 Thuyết trình+tìm hiểu tại sao sự ra đời của ngân hàng trung ương là

tất yếu?4. Mã Thị Bích Ngọc K134091093 Tìm hiểu khái niệm, chức năng

của ngân hàng trung ương5. Lê Thị Thanh Thảo K134091122 Powerpoint+Tìm hiểu các hình

thức, đăc điểm của ngân hàng trung ương

6. Ma Thu Uyên K134091140 Thuyết trình+tìm hiểu so sánh ngân hàng trung ương và Fed

7. Lê Trung Vinh K134091150 Tổng hợp word+Thuyết trình+ tìm hiểu hình thức ngân hàng trung

ương tại Việt Nam hiện nay.

Page 3: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................4

1. Khái niệm ngân hàng trung ương (NHTW).................................................................................................5

2. Chức năng của NHTW : 3 chức năng..........................................................................................................5

2.1 Ngân hàng phát hành tiền...........................................................................................................................5

2.2 Ngân hàng của chính phủ...........................................................................................................................5

2.3 Ngân hàng của các ngân hàng....................................................................................................................5

3. Đặc điểm của hai mô hình NHTW hiện nay................................................................................................8

3.1 Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ............................................................................................8

3.2 Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ...........................................................................................9

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN).............................................................................................11

4.1 Lịch sử ra đời...........................................................................................................................................11

4.2 Chức năng................................................................................................................................................11

4.3 Nhiệm vụ..................................................................................................................................................11

4.4 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................................................................12

4.5 Hoạt động của NHNNVN........................................................................................................................13

5. Cục Dự Trữ Liên bang (FED)....................................................................................................................14

5.1 Lịch sử hình thành....................................................................................................................................14

5.2 Chức năng................................................................................................................................................14

5.3 Nhiệm Vụ.................................................................................................................................................14

5.4 Hoạt động.................................................................................................................................................15

5.5 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................................................................16

6. Sự khác biệt giữa NHNN Việt Nam và FED.............................................................................................16

Kết Luận............................................................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................20

Page 4: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế của một đất nước không thể thiếu được sự chu chuyển của dòng tiền. Do đó

cần có một tổ chức quản lí và điều tiết lượng tiền trong nước sao cho phù hơp với tình hình kinh tế

trong nước. Mỗi quốc gia khác nhau thì cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức này sẽ có điểm

khác nhau. Vì vậy nhóm chúng tôi làm đề tài: “So sánh cấu trúc tổ chức, hoạt động của NHNN Việt

Nam và FED”. Trong quá trình nếu bài làm của nhóm có sai sót mong thầy đóng góp ý kiến để

nhóm được hoàn thiện hơn

Lớp K13409, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế - Luật

Page 5: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

5

1. Khái niệm ngân hàng trung ương (NHTW)

Ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia,chịu trách

nhiệm thi hành và kiểm soát chính sách tiền tệ.Mục đích của ngân hàng trung ương là ổn định và

duy trì giá trị của tiền tệ, đảm bảo sự ổn định hệ thống tài chính, kiểm soát nguồn cung cấp tín

dụng ,cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ bằng cách cho các ngân hàng vay. Các ngân

hàng trung ương có thể độc lập hoặc không độc lập với chính phủ.Tuy nhiên hầu hết các ngân hàng

trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với chính

phủ.Và ngược lại các các ngân hàng trung ương độc lập cũng không hẳn là không bị ảnh hưởng bởi

chính phủ.

2. Chức năng của NHTW : 3 chức năng

2.1 Ngân hàng phát hành tiềnNgân hàng trung ương được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các qui định

trong luật hoặc được chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, mức phát hành...). Ngân hàng

trung ương đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia bằng việc xác

định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo

sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế. . Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành là đồng tiền

lưu thông hợp pháp duy nhất, nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành, vì vậy mọi người không có

quyền từ chối nó trong thanh toán.

2.2 Ngânhàng của chính phủNgân hàng trung ương có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ, đồng thời

làm đại lý, đại diện và tư vấn chính sách cho chính phủ

2.3 Ngân hàng của các ngân hàngThực hiện nghiệp vụ với các ngân hàng trunggian bao gồm:

+Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian:dưới hai dạng sau

Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Là khoản tiền dự trữ mà các ngân hàng trung gian bắt buộc phải

gửi tại ngân hàng trung ương để nhằm đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng này trước nhu

cầu rút tiền mặt của khách hàng. Mức tiền dự trữ này được NHTW quy định và bằng một tỷ lệ nhất

định so với tổng số tiền gửi của khách hàng. Đây là một công cụ của ngân hàng trung ương trong

việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vây, dữ trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách

tiền tệ trong từng thời kỳ.

Page 6: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

6

Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương

nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả cho thanh toán với các ngân hàng khác và cho khách hàng hoặc đáp

ứng các nhu cầu giao dịch với ngân hàng trung ương.

+Là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng trung gian:

Thanh toán từng lần: Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các chứng từ thanh

toán đến ngân hàng trung ương, yêu cầu trích từ tiền tài khoản của mình để trả cho ngân hàng thụ

hưởng.

Thanh toán bù trừ:Việc thanh toán bù trừ được tiến hành giữa các ngân hàng theo định kỳ

hoặc cuối mỗi ngày làm việc.Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán

nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ

thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại

ngân hàng trung ương.Thông qua đó,ngân hàng trung ương góp phần tiết kiệm được chi phí thanh

toán cho các ngân hàng trung gian và toàn xã hội, đảm bảo vốn luân chuyển nhanh chóng trong hệ

thống ngân hàng và phản ánh chính xác quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội.

+Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng (hay còn gọi là người cho vay cuối cùng):

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm bảo

đảm cho nền kinh tế quốc dân có đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất

định.Trong trường hợp một ngân hàng có nguy cơ phá sản hoặc gặp khó khăn về tài chính mà không

thể vay ở những nơi khác thì ngân hàng trung ương là nơi có thể sẽ cung cấp những khoản tín dụng

không hạn chế nhằm giúp cho ngân hàng đó tránh khỏi sự đổ vỡ.Như vậy có thể nói ngân hàng trung

ương là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng.

Người cho vay cuối cùng còn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp ngân hàng trung ương

điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn.

Nếu ngân hàng trung ương không cam kết thực hiện nghĩa vụ người cho vay cuối cùng hoặc các

ngân hàng thương mại không tin tưởng vào lời cam kết này thì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

có khả năng trệch khỏi lãi suất mục tiêu mà chính sách tiền tệ .

Thông thường hệ thống ngân hàng như một sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau nên sự sụp đổ

của ngân hàng đó có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và an toàn của cả hệ thống ngân hàng do vây nên

ngân hàng trung ương cần mới can thiệp của ngân hàng trung ương.

Khoản vay có thể được cấp không chỉ cho các ngân hàng thương mại mà còn cho bất kỳ tổ

chức nào khác đủ điều kiện tài chính, thậm chí các công ty tư nhân, mà được coi là có rủi ro

Page 7: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

7

cao. Các tổ chức khác nhau có thể hoạt động như một người cho vay cuối cùng ở các nước khác

nhau.

Ngân hàng trung ương thực hiện cung ứng tiền tệ theo nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông

qua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụngkhác bằng nghiệp vụ

chiết khấu hoặc tái chiết khấu. Tái chiết khấu là thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời

hạn thanh toán và đáng tin cậy thuộc sở hữu của các ngân hàng khác theo tỉ suất tái chiết khấu nhất

định. Các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường thứ

cấp.Thông qua đó ngân hàng trung ương có thể giúp các ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thanh toán

đồng thời ngân hàng trung ương cũng thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu

của chính sách tiền tệ. Công cụ quan trọng hàng đầu để có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu

hẹp khối lượng tín dụng cho nền kinh tế .Vì vậy trong nghiệp vụ tái chiết khấu, Đây chính  là lãi

suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín

dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn

định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Lãi suất này được dùng để kiểm soát

và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường.Vậy ngân hàng trung ương khả năng chi phối đến

khối lượng tín dụng mà hệ thống ngân hàng trong nước cung ứng cho nền kinh tế.

Tại sao sự ra đời cả ngân hàng trung ương là nhu cầu thiết thực và tất yếu của xã hội?

Từ khi có hoạt động ngân hàng, NHTW vẫn chưa xuất hiện. Trong giai đoạn này, có nhiều cuộc

khủng hoảng kinh tế,tiền tệ… các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo thành một hệ thống và

ràng buộc lẫn nhau. Chức năng của các ngân hàng này đó là việc nhận kì thác, chiết khấu cho vay,

phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện dịch vụ tiền tệ khác.. Bước sang khoảng thời gian từ thế

kỉ 18 đến 20 thì do ngân hàng phát hành nhiều giấy bạc làm cản trở quá trình phát triền kinh tế và

cần có sự can thiệp của nhà nước. Khi đó ngân hàng được chia thành ngân hàng phát hành và ngân

hàng trung gian . Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì buộc nhà nước phải tăng cường hơn nữa việc

can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế , nhà nước nắm lấy ngân hàng phát hành để điều tiết hoạt

động vĩ mô. Vào thế kỉ 20 cải biến ngân hàng phát hành thành NHTW.Nếu như ngân hàng phát

hành là phát hành và lưu thông thì NHTW ngoài việc phát hành tiền còn thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng đê thúc đấy tăng trưởng kinh tế, thiết lập và điều chỉnh cơ cấu

kinh tế hợp lí và ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Sự ra đời của NHTW góp phần làm giảm

bớt khủng hoảng kinh tế, ổn định giá của tiền tệ, cung tiền, kiểm soát lãi suất và cứu các ngân hàng

thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Do vậy, sự ra đời của NHTW là nhu cầu thiết thực và tất yếu của xã

hội.

Page 8: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

8

3. Đặc điểm của hai mô hình NHTW hiện nay

Ngân hàng trung ương ở bất kỳ quốc gia nào cũng nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực

hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, đảm bảo sự ổn định tiền

tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.

Mô hình tổ chức ngân hàng trung ương :

Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời của NHTW, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như

truyền thống văn hóa của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay

độc lập với Chính phủ.

3.1 Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủNgân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương nằm

trong Chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, tài chính và đặc biệt là về

các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.

Theo mô hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ chịu sự lãnh đạo điều hành

của Chính phủ. Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, không chỉ trên phương diện tổ chức và điều

hành mà còn trong hoạt động. Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW

đồng bộ với các chính sách kinh tế nhằm vận hành nền kinh tế một cách trôi chảy và hiệu quả. Với

mô hình này, Chính phủ đã nắm NHTW và thông qua NHTW tác động đến chính sách tiền tệ của

quốc gia. Tiêu biểu cho mô hình này là NHTW ở một số nước châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam,

Hàn Quốc,…

- Ưu điểm

Page 9: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

9

Có thể dễ nhận ra, trong mô hình này Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp các chính sách tiền tệ

với chính sách vĩ mô khác.

- Nhược điểm

Ngân hàng trung ương mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Ngân hàng

trung ương bị ràng buộc bởi Chính phủ, mọi quyết định của ngân hàng trung ương phải được Chính

phủ chấp nhận.

Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định

giá trị tiền tệ, tăng trưởng nền kinh tế.

3.2 Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ.Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương không

chịu sự quản lý của Chính phủ mà là của quốc hội. Quan hệ giữa ngân hàng trung ương và Chính

phủ là mối quan hệ hợp tác

Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không chịu ảnh

hưởng bởi những quyết định của Chính phủ. Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của

NHTW mặc dù ban lãnh đạo của ngân hàng trung ương do Tổng thống hay Thủ tướng bổ nhiệm.

Ngân hàng trung ương có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ

mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Theo

quan điểm dân chủ cổ truyền của châu Âu thì mọi chính sách phải phục vụ quyền lợi của công

chúng và phải được quyết định bởi Quốc hội – cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân , chứ không

phải một nhóm chính trị - Chính phủ.

Việc NHTW độc lập với Chính phủ có thể hiểu mọi quyết định của Chính phủ về tiền tệ sẽ

không thể đảm bảo nó có phù hợp với chủ trương, giải pháp của NHTW và nhu cầu thực tiễn của thị

trường tiện tệ. Hơn nữa, nếu NHTW phụ thuộc vào Chính phủ khi có thâm hụt ngân sách, việc phát

Page 10: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

10

hành tiền quá giới hạn sẽ gây ra hiện tượng lạm phát ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và

đời sống nhân dân.

Các NHTW theo mô hình này là cục dự trữ Liên bang Mỹ, NHTW Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức,

Nhật Bản. Xu hướng tổ chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang ngày càng tăng lên ở các

nước phát triển.

- Ưu điểm

Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và

ổn định hệ thống tài chính. NHTW có thể tự kiểm soát được việc phát hành tiền, tránh được hiện

tượng lạm phát từ đó làm tăng trưởng nền kinh tế.

Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ

quan liên quan khác. NHTW thông qua nền kinh tế hiện có của nước mình, mà quyết định những

chiến lược để phát triển nền kinh tế không chịu sự ràng buộc của các nhóm chính trị.

Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính

sách tiền tệ. Khi nền kinh tế có những bất ổn, NHTW có thể tiếp cận nhanh chóng, đưa ra những

chính sách tiền tệ phù hợp, làm phục hồi nền kinh tế một cách nhanh nhất.

Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách.

Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự.

-Nhược điểm

Ngân hàng trung ương vẫn phải chịu sự chi phối chính trị. Không phải tất cả các NHTW được tổ

chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn với Chính phủ khi điều hành chính

sách tiền tệ. Mà nó còn phụ thuộc phụ vào mức độ độc lập của mỗi NHTW với sự chi phối của

người đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW.

Khó có thể kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện và chính sách tài khóa-

do Chính phủ điều hành.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN)

4.1 Lịch sử ra đời Thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền thực dân Pháp đã quản lý và phát hành tiền tệ

thông qua Ngân hàng Đông Dương, một ngân hàng có vai trò là ngân hàng trung ương và ngân hàng

thương mại trên khu vực Đông Dương thuộc Pháp. Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa đã từng bước xây dựng nền tài chính tiền tệ độc lập.

Page 11: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

11

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân

hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính

sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với

thực dân Pháp.

Ngày 21 tháng 1 năm 1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ

tướng Chính phủ ký Thông tư số 20/VP-TH đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam.

Tháng 7 năm 1976, Việt Nam thống nhất về phương diện nhà nước, đổi tên nước là Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, về ngành ngân hàng, hợp nhất về mặt thể chế, tổ chức từ 1976 và

hợp nhất Ngân hàng về mặt tiền tệ vào mùa xuân năm 1978 qua việc đổi tiền.

4.2 Chức năngNgân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng

Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về

phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản

lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN.

4.3 Nhiệm vụTheo điều 2 quyết định số: 35/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ

-Trình thống đốc ngân hàng nhà nước để trình chính phủ, Thủ tướng chính phủ xem xét quyết

định:

Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của

Ủy ban thường vụ Quốc hội….

Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự

án quan trọng về đổi mới hệ thống tổ chúc tín dụng,…

- Phổ biến tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra hằn năm của thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc

ngân hàng nhà nước phê duyệt kế hoạch, tổ chức kệ hoạch thanh tra của thanh tra, giám sát ngành

ngân hàng.

- Thực hiện thanh tra hành chính, thanhtra ngân hàng, thanh tra về phòng chống rửa tiền, bảo

hiểm tiền gửi và thanh tra các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lí của ngân hàng nhà nước.

- Thực hiện nhiêm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo phòng chống tham nhũng, thực hành tiết

kiệm chống lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc ngân hàng nhà nước.

Page 12: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

12

- Tổ chức thực hiện, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lí thanh tra, giám sát các

hoạt động và phòng chống rửa tiền.

- NHNN có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh

doanh vàng; quản lý hoạt động vay trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực

hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Về nhiệm vụ ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính, NHNN tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình

tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, ngân

hàng; Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ,

ngân hàng, tài chính.

- NHNN còn là đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ

quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng

Đầu tư quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (IBEC) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng

quốc tế khác.

4.4 Cơ cấu tổ chứcTheo điều 3 quyết định Số: 35/2014/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ

1. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I)

2. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (gọi tắt là Vụ II)

3. Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là

Vụ III).

4. Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV)

5. Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).

6. Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI).

7. Vụ tổ chức cán bộ (gọi tắt là Vụ VII)

8. Văn phòng.

9. Cục thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (gọi tắt là Cục I)

10. Cục thanh tra giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cục II)

11. Cục phòng chống rửa tiền (gọi tắt là Cục III)

4.5 Hoạt động của NHNNVN- Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Page 13: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

13

Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về

tiền tệ và hoạt động ngân hàng vì vậy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia vào việc hoạch định,

xây dựng chính sách tiền tệ thông qua việc: Chủ trì xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch

cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ. Các công cụ thưc hiện chính sách

tiền tệ quốc gia như: tái cấp vốn, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tỉ giá hối đoái.

- Hoạt động phát hành tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền, in đúc, quản lý

lượng tiền lưu thông, kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, trừ trường hợp thuộc

thẩm quyền của cơ quan có chức năng khác.

- Hoạt động tín dụng

Bao gồm các hình thức: cho vay, bảo lãnh, tạm ứng

Cho vay: cho vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn và vay cứu cánh

Bảo lãnh: chỉ áp dụng cho các TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định của chính phủ

Tạm ứng: là hình thức NHNN cho ngân sách nhà nước vay những khoản vay ngắn hạn để

khác phục tình trạng thiếu hụt của ngân quỹ theo quy định của thủ tướng chính phủ.

- Hoạt động mở tài khoản, quản lí tài khoản, cung ứng các dịch vụ thanh toán

- Quản lí ngoại hối, hoạt động ngoại hối

- Thanh tra, kiểm soát, xỉ lí vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và ngân hàng

- Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thu nhận và cung cấp các thông tin, phân tích dự báo tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ

Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ theo thẩm quyền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được góp vốn thành lập các công ty góp vốn, mua

cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.

5. Cục Dự Trữ Liên bang (FED)

5.1 Lịch sử hình thành- Trong khoảng thời gian từ 1862 đến 1913, hệ thống ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ được

hình thành theo Đạo luật Ngân hàng quốc gia 1863. Một loạt các biến động trong lĩnh vực ngân

hàng ở Hoa Kỳ vào các năm 1873, 1893 và 1907 cho thấy một hệ thống ngân hàng trung ương là

cần thiết để điều phối thị trường.

- Sau cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng năm 1907, Quốc hội Hoa Kỳ thành lập “Ủy

ban tiền tệ quốc gia” với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng. Nelson Aldrich

Page 14: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

14

– người đứng đầu đảng Cộng hòa ở quốc hội đồng thời là chuyên gia tài chính, được chỉ định là Chủ

tịch Ủy ban.

- Năm 1913, Tổng thống đảng Dân chủ Woodrow Wilson phải tác động để kế hoạch của

Aldrich được thông qua dưới sự đỡ đầu của thế lực đảng Dân chủ với tên mới là “Đạo luật Dự trữ

liên bang”.

- Quốc hội thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” cuối năm 1913. FED đi vào hoạt động năm

1915 và đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Thế

chiến thứ nhất.

5.2 Chức năng Kiểm soát cung ứng tiền tệ

Thực hiện chính sách tiền tệ

Quy định về tỷ lệ dự trữ.

Điều tiết kinh tế vĩ mô

5.3 Nhiệm VụTheo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau:

Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với

mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn.

Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc

gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.

Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị

trường tài chính.

Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính

thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc

gia.

5.4 Hoạt động- Hoạt kiểm soát cung ứng tiền tệ

Thỏa thuận mua lại: Thực chất của hoạt động này là cho vay hoặc đi vay có thế chấp. Để

đảm bảo những thay đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao dịch thị trường của

Ngân hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu

tiền. Các mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo của Fed. Trong ngày giao

dịch, Fed sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các giấy tờ chứng nhận

sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v..). Khi hết hạn giao dịch, quá trình diễn ra ngược lại Fed hoàn

lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày (cho vay qua

Page 15: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

15

đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là cho vay qua đêm và 14 ngày. Trong giao dịch thỏa thuận

bán lại (reverse repo), Fed sẽ vay tiền từ các người giao dịch ưu tiên bằng cách đặt cọc các chứng

khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, Fed sẽ hoàn trả tiền và các khoản lãi.

Giao dịch mua đứt: Một công cụ khác của bàn giao dịch thị trường là mua đứt. Trong giao

dịch này, Cục dự trữ liên bang mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản

của người giao dịch đặt tại Fed. Bởi hoạt động này là mua đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài nhưng

khi trái phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thông thường là 12-18 tháng. Từ những năm 1980,

Cục dự trữ liên bang cũng bán quyền mua trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất cao. Việc bán quyền

mua này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên sẽ bị khấu trừ tài khoản dự trữ của

họ đặt tại Fed, do đó mà quá trình tạo ra tiền lưu thông bị hạn chế.

- Thực hiện chính sách tiền tệ

Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ,

tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi

tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại,

tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó

khăn hơn.

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó

quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho

vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.

Tỉ lệ chiết khấu: Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định

hướng “lãi suất quỹ vốn tại Fed”. Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua

đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ Fed không ép

buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách

bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường

5.5 Cơ cấu tổ chức- Cấu trúc cơ bản gồm:

Hội đồng thống đốc

Ủy ban thị trường

Các Ngân hàng của Fed

Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)

- Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự

giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng

thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ

Page 16: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

16

khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên

nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một

nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987

đến 2006.

- Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng

dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2, thành phố New York

(hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này. Thành viên từ các ngân hàng khác

được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm.

6. Sự khác biệt giữa NHNN Việt Nam và FED

Bảng: So sánh giữa NHNN Việt Nam và FED

Ngân hàng nhà nước

Việt Nam( NHTW)

Cục dữ trữ Liên bang Mĩ (FED)

1. Vị trí Là cơ quan ngang Bộ của

Chính phủ, là ngân hàng

trung ương của nước

CHXHCNVN, thuộc sở

hữu của nhà nước.

Tổ chức độc lập với Chính phủ

và Quốc hội Mĩ.

2. Bộ máy tổ chức Thống đốc các cục trưởng,

vụ trưởng và hội đồng tư

vấn chính sách tiền tệ

Quốc Gia.

Hội đồng thống đốc, ủy ban thị

trường, các ngân hàng của

Fed và các ngân hàng địa

phương.

3. Tính độc lập

(về lựa chọn công cụ

và mục tiêu thực

hiện chính sách tiền

tệ)

Thấp vì trực thuộc và phải

nhận chỉ thị từ Chính phủ

(các chính sách cũng phải

có Chính Phủ quyết

định), ngân sách hoạt

động do Chính Phủ xét

duyệt.

Cao do độc lập với Chính phủ

(để thay đổi quy chế của Fed

thậm chí Quốc hội còn phải

sửa đổi cả Hiến pháp), các

lãnh đạo có nhiệm kì thì

không được tái cử, ngân sách

hoạt động bình thường.

4. Đồng tiền phát hành Việt Nam đồng “đ”, do ngân

hàng nhà nước Việt Nam

phát hành.

Federal Reserve Note (USD), do

các ngân hàng dữ trữ khu vực

phát hành. Mỗi ngân hàng khu

vực của Fed được kí hiệu

Page 17: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

17

bằng các chữ cái: Boston (A),

New York (B),…

5. Ngân sách hoạt

động

Sử dụng các khoản thu để

trang trải các hoạt động,

chênh lệch thu chi sau khi

trích quỹ được nộp vào

ngân sách nhà nước.

Độc lập về tài chính, doanh thu

đến từ tiền lãi của các tài sản

nắm giữ.

7. Theo nhóm, hình thức tổ chức nào là phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam

hơn? Giải thích tại sao?

-Yếu tố chính trị : nước ta hướng theo xã hội chủ nghĩa và do Đảng CSVN lãnh đạo, quản lí nhà

nước từ Trung Ương đến địa phương bằng pháp luật, cho nên việc NHNN trực thuộc chính phủ là

hoàn toàn hợp lí, mặc dù các chính sách đưa ra kém linh động và phụ thuộc yếu tố chính trị nhưng

nó vẫn hướng nền kinh tế đi lên bằng việc giải quyết các vấn đề trong quá trình hoạt động. Ngoài ra

NHNN là mô hình phù hợp yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng trong

thời kỳ tiền phát triển

Nếu mô hình FED áp dụng ở Việt Nam thì chúng ta rất dễ dàng bị can thiệp bởi các thế lực nước

ngoài tác động vào bộ máy ngân hàng, mà đã bị thao túng về kinh tế thì nhà nước sẽ mất quyền lực

quản lí.

-Yếu tố kinh tế:

Nước ta là nước đang phát triển, đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập

vào toàn cầu. Nền kinh tế còn nhỏ so với các nước trên thế giới, NHNN có quy mô nhỏ so với Fed

Tạo niềm tin và hệ thống ngân hàng, việc NHNN có chính phủ chống lưng phía sau tạo nên sự

tin tưởng cho nhân dân vào các chính sách, các điều chỉnh và đặc biệt là tin vào giá trị đồng tiền họ

đang nắm giữ yếu tố then chốt quyết định vận mệnh của 1 hệ thống ngân hàng quốc gia.

Hiện nay NHNN Việt Nam chưa đủ mạnh và còn phụ thuộc nhiều vào các công cụ hành chính

trong việc điều hành chính sách tiền tệ

-Hệ thống ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại đang có những chuyển biến tích cực

trong công tác quản lí:

2014 có thể nói là một năm ngành ngân hàng đã rất quyết liệt đối với các trường hợp vi phạm

trong lĩnh vực tài chính.

Page 18: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

18

Cụ thể, trong hệ thống ngân hàng, do cố ý làm trái, cả nguyên chủ tịch HĐQT Phạm Công Danh

lẫn Tổng giám đốc Phan Thành Mai của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã bị bắt giam, tiếp đó là

nguyên chủ tịch ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) Hà Văn Thắm cùng nguyên Phó Tổng

giám đốc Nguyễn Văn Hoàn cũng bị bắt giữ.

Ngoài ra, nhiều đại án cũng được đưa ra xét xử như vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, đại án “bầu”

Kiên, vụ tham ô ở Công ty cho thuê tài chính II (ALC II); đại án chiếm đoạt tài sản ở VDB Đăk

Nông…

Đồng thời, hệ thống ngân hàng cũng có quy định chặt chẽ hơn về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực tiền tệ tại Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, với các mức phạt đều tăng, với mức phạt tối

đa đối với tổ chức là 2 tỷ đồng và cá nhân là 1 tỷ đồng. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

cũng được tăng lên như Thanh tra viên ngân hàng (500.000 đồng), Chánh thanh tra giám sát ngân

hàng (50 triệu đồng), Chánh thanh tra ngân hàng (1 tỷ đồng)...

Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong Thông tư 36/TT - NHNN (TT 36) của NHNN

là quy định tại Điều 20: NHTM có lệ nợ xấu dưới 3% được nắm giữ tối đa cổ phiếu của 2 TCTD

khác, nhưng không quá 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó.

Page 19: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

19

8. Kết Luận

Các nỗ lực của Việt nam trong việc giải quyết nợ xấu, tham nhũng, điều chỉnh các hoạt động

thanh kiểm tra và xử lí, hạn chế nợ chéo là những điểm cải thiện khiếm khuyết trong công tác quản

lí ngân hàng.

NHNN đang là cánh tay của chính phủ trong việc quản lí kinh tế thông qua các chỉ số lạm phát

và thất nghiệp

Cần phải tăng mức độ độc lập của NHTW hơn nữa nhằm có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn

kịp thời, giải quyết các vấn đề cấp bách một cách linh hoạt

Đối với 1 nền kinh tế đang phát triển và nhà nước theo chế độ CNXH thì kiểu NHTW này là

hoản toàn phù hợp. Việc khắc phục các nhược điểm của mô hình này đang là 1 trong các bước phát

triển sắp tới của chính phủ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững giữ lạm phát và giảm

thất nghiệp..

Page 20: So Sanh Ngân Hang Nha Nuoc Vn Và Fed

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-ngan-hang-trung-uong-viet-nam-phan-biet-voi-mot-so-mo-

hinh-to-chuc-cua-cac-quoc-gia-phat-26056/

2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_Nh%C3%A0_n

%C6%B0%E1%BB%9Bc_Vi%E1%BB%87t_Nam

3. http://www.slideshare.net/leminhnguyet1/cc-d-tr-lin-bang-hoa-k-fed

4. http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=25813