138
BO HIM XÃ HI VIT NAM VTCHC CÁN B---------- Đề án NGHIÊN CU XÂY DNG, THÀNH LP VÀ TRIN KHAI MÔ HÌNH TCHC HTRỢ, TƯ VẤN, GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH BO HIM XÃ HI, BO HIM Y T, BO HIM THT NGHIP CA NGÀNH BO HIM XÃ HI Chnhiệm đề án: PTGĐ Đào Việt Ánh Hà Ni, tháng 3/2019

Đề án - baohiemxahoi.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

----------

Đề án

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG, THÀNH LẬP VÀ TRIỂN KHAI

MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỖ TRỢ, TƯ VẤN, GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH

BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chủ nhiệm đề án: PTGĐ Đào Việt Ánh

Hà Nội, tháng 3/2019

1

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

----------

Đề án

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG, THÀNH LẬP VÀ TRIỂN KHAI

MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỖ TRỢ, TƯ VẤN, GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH

BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đơn vị quản lý Chủ nhiệm đề án

PTGĐ Đào Việt Ánh

1

MỤC LỤC DANH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 2

1. Sự cần thiết ............................................................................................................... 2

2. Mục tiêu .................................................................................................................... 4

3. Căn cứ pháp lý để triển khai đề án ........................................................................... 5

4. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 6

5. Phạm vi, quy mô của Đề án ...................................................................................... 7

6. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 7

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8

8. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề án ....................................... 8

9. Bố cục của đề án ....................................................................................................... 9

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

........................................................................................................................................ 10 1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 10

1.1.1. Khái niệm khách hàng .................................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm chăm sóc khách hàng .................................................................. 18

1.2. Vai trò của công tác chăm sóc khách hàng .......................................................... 19

1.2.1. Thu hút khách hàng ...................................................................................... 19 1.2.2. Tăng mức độ tiêu dùng, sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng ........... 19

1.2.3. Giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường ............................ 20

1.2.4. Các phương thức chăm sóc khách hàng ....................................................... 20

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc khách hàng ................................. 21

1.3.1. Yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước .......................................................... 21 1.3.2. Yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ..................................................... 21

1.3.3. Yếu tố tâm lý tiêu dùng của khách hàng ...................................................... 21 1.4. Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng ở một số nước trên thế giới ........................ 22

1.4.1. Trung tâm dịch vụ khách hàng tại Cơ quan Phúc lợi đền bù cho người lao

động và Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc ........................................................ 22

1.4.2. Cơ quan dịch vụ hưu trí Nhật Bản ................................................................ 28 1.4.3. Về chăm sóc khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................ 33

Chương 2. THƯC TRANG HOAT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH

HÀNG CỦA NGÀNH BHXH GIAI ĐOAN 2016 - 2018 ............................................. 42 2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và nhân sự của Trung tâm Dịch vụ khách

hàng BHXH Việt Nam ............................................................................................... 42

2.1.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 42 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................... 51

2.2. Ngân hàng câu hỏi ............................................................................................... 51

2.3. Kết quả công tác chăm sóc khách hàng ngành BHXH giai đoạn 2016 - 2018 .... 52

2.3.1. Về số cuộc gọi của khách hàng kể từ khi thành lập ..................................... 52

2.3.2. Nội dung chủ yếu khách hàng đề nghị hỗ trợ, giải đáp ................................ 53 2.3.3. Việc phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khách hàng và các đơn vị nghiệp

vụ ............................................................................................................................ 53

2.4. Thành công và hạn chế ........................................................................................ 59

2.4.1. Thành công ................................................................................................... 59 2.4.2. Hạn chế ......................................................................................................... 60

2

Chương 3. ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP VÀ TRIỂN KHAI ĐƠN VỊ HỖ TRỢ, TƯ VẤN,

GIẢI ĐÁP KHÁCH HÀNG CỦA NGÀNH BHXH ...................................................... 65 3.1. Định hướng hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng của ngành BHXH ... 65

3.2. Thành lập và triển khai đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

khách hàng của ngành BHXH .................................................................................... 66

3.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự của đơn vị quản lý hỗ trợ,

tư vấn, giải đáp khách hàng ngành BHXH ............................................................. 66 3.2.2. Nhân lực ....................................................................................................... 68 3.2.3. Xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN. .......................................................... 72 3.2.4. Xây dựng Quy trình chăm sóc khách hàng ................................................... 86

3.2.5. Quy chế tài chính của đơn vị quản lý hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng

ngành BHXH ........................................................................................................ 104 3.2.6. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

chính sách BHXH, BHYT, BHTN ....................................................................... 116 3.2.7. Tổ chức thực hiện ....................................................................................... 126

3.3. Đề xuất nâng cao giải pháp đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

khách hàng của ngành BHXH giai đoạn 2020 - 2025 .............................................. 130

3.3.1. Đề xuất nâng cao giải pháp đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp khách hàng ..................................................................................................... 130

3.3.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động chăm sóc khách hàng ....... 130 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 133

1

DANH TỪ VIẾT TẮT

Từ Viết tắt

Bảo hiểm Y tế : BHYT

Bảo hiểm Xã hội : BHXH

Bảo hiểm Thất nghiệp : BHTN

Khám chữa bệnh : KCB

Thủ tục hành chính : TTHC

Công nghệ thông tin : CNTT

Dịch vụ khách hàng : DVKH

Cơ quan Phúc lợi đền bù cho

người lao động Hàn Quốc

: COMWEL

Tập đoàn Điện lực Việt Nam : EVN

Điện thoại viên : ĐTV

Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn

Quốc

: NPS

2

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

BHXH, BHYT là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột

trong chính sách an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm

chỉ đạo, được các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện.

Chính sách BHXH, BHTN đã từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định

việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và

hội nhập quốc tế. Nhiều kết quả quan trọng đã đạt được như số người tham

gia BHXH, BHYT hàng năm đều tăng; các chế độ BHXH được bổ sung, hoàn

thiện theo hướng bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử

dụng lao động...

Số người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN tăng nhanh,

ước đến hết tháng 2/2019, cả nước có 14,37 triệu người tham gia BHXH bắt

buộc; 295.000 người tham gia BHXH tự nguyện; 82,7 triệu người tham gia

BHYT; đã giải quyết 49.765 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng

tháng; giải quyết 296.916 người hưởng trợ cấp 1 lần; 3.954.791 lượt người

hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức; 70,6 triệu lượt người KCB

BHYT; 72.164 người hưởng BHTN, 2.797 người hưởng kinh phí hỗ trợ học

nghề; 11.528 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. Hiện có hơn 3,1 triệu

người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng (trong đó có 2,6

triệu người nhận bằng tiền mặt, gần 500 nghìn người nhận qua tài khoản cá

nhân).

Cơ quan BHXH tăng cường các hình thức giao dịch gián tiếp với mục

tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp

ngày càng tốt hơn. Thực hiện cải cách TTHC cho người dân và doanh nghiệp

khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin, tin học hóa toàn diện trong việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN

nhằm công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan BHXH trên môi trường

mạng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày

3

càng tốt hơn. Huy động dịch vụ công tham gia quá trình cải cách TTHC, đáp

ứng mục tiêu hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động, giảm áp lực giao dịch cho cơ

quan BHXH, hạn chế giao dịch trực tiếp tại cơ quan BHXH tạo sự hài lòng

của người dân tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN.

Đẩy mạnh ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động chăm

sóc khách hàng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng được đón

nhận và phát triển mạnh trên toàn cầu giúp giảm chi phí, nhân lực của con

người.

Tóm lại, những năm vừa qua ngành BHXH đã đẩy mạnh cải cách

TTHC, ứng dụng CNTT, cụ thể là sự ra đời của Trung tâm Điều hành hệ

thống CNTT và Trung tâm Dịch vụ khách hàng, tiếp tục hoàn thiện và vận

hành hiệu quả Hệ thống thông tin giám định tự động BHYT là kết quả thành

công nhất của BHXH, hệ thống này đã tiết giảm chi phí KCB, góp phần quan

trọng vào việc kiểm soát chi phí KCB BHYT, bảo đảm sử dụng hiệu quả Quỹ

BHYT và quyền lợi của người KCB BHYT. Hiện ngành còn 28 thủ tục hành

chính, cung cấp 14 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.

Thời gian tới cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ

cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao

phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH

linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng

- hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu

lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách

BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch hướng tới

hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về cải cách chính

sách BHXH; mục tiêu giai đoạn đến năm 2021: Tỉ lệ giao dịch điện tử đạt

100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch

giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá

mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 80%; giai đoạn đến năm

2025 đạt mức 85% và giai đoạn đến năm 2030 đạt mức 90%.

4

Năm 2019, cũng là năm ngành BHXH tập trung hoàn thiện hàng loạt

các đề án, dự án về CNTT, cải cách hành chính, đổi mới phong cách phục vụ

với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ ngành BHXH “nỗ lực, trách nhiệm,

liêm chính, sáng tạo” phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp quyết tâm

hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ giao.

Đến giai đoạn hiện nay, sau gần 25 năm thực hiện chính sách BHXH,

BHYT thì nhận thức của người dân và người lao động về chính sách pháp

luật BHXH, BHYT (nhất là những vấn đề về quyền lợi) ngày càng cao.

Đối tượng tham gia (vừa là khách hàng vừa là đối tượng phục vụ của

ngành BHXH) ngày càng nhiều hơn, với trình độ dân trí ngày càng cao hơn

nên nhu cầu được tìm hiểu về chính sách BHXH, BHYT nhất là những vấn đề

liên quan đến quyền lợi cá nhân cũng như trách nhiệm và quyền lợi của doanh

nghiệp, tổ chức ngày càng tăng.

Từ đó có nhu cầu được giải đáp thắc mắc ngày càng cao: Minh bạch

thông tin, kịp thời, cụ thể, trực tiếp. Để đáp ứng được nhu cầu này cần một cơ

quan chuyên trách về tư vấn, giải đáp chính sách. Kết quả tư vấn giải đáp

chính sách càng tốt càng củng cố niềm tin của người dân vào chính sách nâng

cao vị thế của ngành.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

Thành lập tổ chức hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chính sách BHXH,

BHYT, BHTN bằng điện thoại, Web, internet cho khách hàng tham gia

BHXH, BHYT, BHTN.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng tham gia BHXH,

BHYT, BHTN của Hệ thống chăm sóc khách hàng hiện nay của ngành

BHXH;

- Đề xuất thành lập Phòng hỗ trợ, tư vấn, giải đáp và Quản lý Hệ thống

chăm sóc khách hàng; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; các

quy chế, quy trình hoạt động của Phòng;

5

- Xây dựng lộ trình nâng cấp bộ máy hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH giai đoạn 2020 - 2025.

3. Căn cứ pháp lý để triển khai đề án

Các văn bản Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Luật

BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Luật số 46/2014/QH13 ngày

13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Luật Việc làm số

38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, Luật An toàn, vệ sinh lao động số

84/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11

ngày 29/11/2005, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc

hội khóa XIII về thực hiện chính sách BHXH một lần đối với người lao

động.

Các Nghị định: Số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH

Việt Nam; Số 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định

về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Các Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về

Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết số 19-

2017/NQ-CP về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các Quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Số 640/QĐ-

BHXH ngày 28/04/2016 về việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động của ngành BHXH giai đoạn 2016-2020, Quyết định

số 641/QĐ-BHXH ngày 28/4/2016 về việc phê duyệt Danh mục dự án, nhiệm

vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành BHXH năm

2016, Quyết định số 1533/QĐ-BHXH ngày 20/10/2016 về việc phê duyệt đề

cương và dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án Hệ thống chăm sóc khách

hàng (Call Center), Quyết định số 1722/QĐ-BHXH ngày 07/11/2016 về việc

phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Hệ thống chăm sóc khách hàng

(Call Center), Quyết định số 1732/QĐ-BHXH ngày 10/11/2016 về việc phê

duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Hệ thống chăm sóc khách hàng (Call

Center).

6

4. Cơ sở thực tiễn

4.1. Số người tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN

- Số người tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN tăng

nhanh. Đối tượng thụ hưởng chính sách rộng (riêng đối tượng tham gia và thụ

hưởng BHYT đạt tỷ lệ bao phủ 86,9% dân số), đa dạng và phức tạp; nhu cầu,

sự quan tâm của người dân về chính sách tăng lên, sự hạn chế của người dân

trong việc tiếp cận chính sách; nhu cầu cần được cung cấp thông tin, hỗ trợ,

tư vấn, giải đáp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN của người dân, tổ chức

và doanh nghiệp tăng lên;

- Việc quá tải của hệ thống BHXH các cấp trước nhu cầu hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp trực tiếp của người dân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Về trả lời đơn thư: Hệ thống BHXH các cấp không trả lời kịp thời nếu

người dân, doanh nghiệp hỏi, thực tiễn cho thấy có nhiều câu hỏi lặp đi lặp

lại;

- Yêu cầu tạo sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp tham

gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN nhằm phát triển hệ thống tổ chức thực

hiện chính sách BHXH bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại,

nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân, tổ chức

và doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN;

- Chính sách BHXH, BHYT, BHTN thường xuyên thay đổi như đối

tượng tham gia, quy trình thực hiện, phạm vi, quyền lợi…;

- Việc tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, BHTN liên quan đến nhiều cơ

quan khác nhau: Đơn vị sử dụng lao động, cơ sở KCB, trung tâm giới thiệu

việc làm… dẫn đến khi có câu hỏi của người dân, tổ chức và doanh nghiệp

không được trả lời tổng thể xuyên suốt;

- Xu hướng công khai minh bạch: Người dân, tổ chức và doanh nghiệp

có quyền và có nhu cầu hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong từng tình

huống cụ thể.

4.2. Về người dùng internet và điện thoại tại Việt Nam

- Tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 50 triệu người dùng internet,

chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới, nằm trong số những

7

quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng internet cao nhất tại châu

Á;

- Theo số liệu được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công

bố tính đến cuối năm 2017, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 127,4

triệu, trong đó số thuê bao di động đạt 119,7 triệu và thuê bao cố định là 7,7

triệu (tỷ lệ người dùng smartphone so với người dùng điện thoại phổ thông

trong năm 2017 là 84%).

Từ thực tiễn và mục tiêu nêu trên, việc nghiên cứu, xây dựng Đề án:

“Nghiên cứu xây dựng, thành lập và triển khai mô hình tổ chức hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH” là cần

thiết nhằm:

- Tăng thêm kênh thông tin với mục đích tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp cho tổ chức và cá nhân về BHXH, BHYT, BHTN đặc biệt là kênh

thông tin gián tiếp (trả lời trực tiếp qua điện thoại, Web, internet);

- Thực hiện định hướng xây dựng Chính phủ điện tử của các ngành

trong việc cung cấp dịch vụ công;

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chăm sóc khách hàng tăng sự hài

lòng của tổ chức và người dân;

- Đạt mục tiêu của ngành BHXH đối với công tác BHXH, BHYT:

"Thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Sử dụng an toàn

và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả

và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại,

chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hội nhập quốc tế".

5. Phạm vi, quy mô của Đề án

- Phạm vi về nội dung: Hiện trạng Hệ thống chăm sóc khách hàng của

Ngành BHXH và đề xuất hoàn thiện;

- Phạm vi về thời gian: Đánh giá giai đoạn từ 2016 - 2018 và đề xuất

giải pháp giai đoạn 2020 - 2025;

- Quy mô: Ngành BHXH.

6. Đối tượng nghiên cứu

8

- Hoạt động của Hiện trạng Hệ thống chăm sóc khách hàng của Ngành

BHXH;

- Kết quả của Đề tài “Công tác chăm sóc khách hàng của ngành

BHXH - Thực trạng và giải pháp” do Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam chủ trì;

- Lấy mẫu điều tra; xin ý kiến chuyên gia.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật về BHXH,

BHYT, BHTN; về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan BHXH

trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.

- Phân tích cơ sở thực tiễn về thực trạng của Hệ thống chăm sóc khách

hàng của BHXH Việt Nam;

- Khảo sát, xin ý kiến chuyên gia.

8. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề án

Đề tài “Công tác chăm sóc khách hàng của ngành BHXH - Thực

trạng và giải pháp” do Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam chủ trì;

* Về kết quả: Đã đánh giá được thực trạng công tác chăm sóc khách

hàng của ngành BHXH; đưa ra được mô hình tổ chức bộ máy chăm sóc khách

hàng trong thời gian tới.

*Hạn chế của đề án chưa xây dựng các quy trình:

- Quy chế hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

- Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin và quy trình đánh giá sự hài lòng

từ khách hàng của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN.

- Quy chế tài chính của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

- Chương trình, kế hoạch đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Đề án xây dựng hệ thống Trung tâm chăm sóc khách hàng tại Tập

9

đoàn điện lực Việt Nam.

* Về kết quả:

- Đã xây dựng Trung tâm chăm sóc khách hàng tại Tập đoàn điện lực

Việt Nam (chia thành 03 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam) tối ưu

và phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thực tế, định hướng phát triển trong

lĩnh vực chăm sóc và dịch vụ khách hàng của ngành điện; xây dụng được quy

chế làm việc; quy trình chăm sóc khách hàng; quy trình đánh giá sự hài lòng

của khách hàng; quy trình đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng.

- Vận hành Hệ thống chăm sóc khách hàng tự động sử dụng trí tuệ

nhân tạo trên ứng dụng Facebook Messenger và website; Chatbot chăm sóc

khách hàng sẽ tự động trả lời, giải đáp các thông tin khách hàng yêu cầu một

cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất bằng ngôn ngữ giao tiếp tự

nhiên, đồng thời trả lời các thông tin riêng biệt, phục vụ các yêu cầu khác

nhau cho một lượng lớn khách hàng cùng lúc, 24/7, đáp ứng thẳng vấn đề

ngay lập tức và không bị cảm xúc, ngoại cảnh tác động…

Đề án thành lập 03 Trung tâm chăm sóc khách hàng tại 03 khu vực dẫn

đến chưa thống nhất khi giao dịch viên trả lời khách hàng; việc ứng dụng

công nghệ mới có thể áp dụng không đồng thời dẫn đến việc chưa thống nhất.

Mặt khác, đây là đề án thuộc khối kinh doanh nên các quy chế về tài chính,

đào tạo... khác với nội dung tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội của

ngành BHXH.

9. Bố cục của đề án

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, tài liệu tham khảo, đề án gồm các

nội dung:

Chương 1. Những vấn đề chung về công tác chăm sóc khách hàng

Chương 2. Thực trạng hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành

BHXH giai đoạn 2016 - 2018

Chương 3. Đề xuất thành lập và triển khai đơn vị hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp khách hàng của ngành BHXH.

10

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC

KHÁCH HÀNG

1.1. Khái niệm

1.1.1. Khái niệm khách hàng

Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển và duy trì

vị trí của mình trên thị trường, việc cần làm trước tiên là phải có được tập hợp

khách hàng hiện hữu. Để có được điều đó, doanh nghiệp cần phải sản xuất, cung

cấp các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường, đáp ứng các

yêu cầu cũng như đòi hỏi của mọi khách hàng, từ đó mới thu được lợi nhuận

cao.

Nói cách khác, khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh

nghiệp, là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Khách hàng chính là cái đích mà

mọi doanh nghiệp, tổ chức muốn hướng tới và cũng là một trong những yêu tố

quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt trên

thương trường đã và đang đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức do khách

hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại hàng hóa hay dịch

vụ.

Vậy khách hàng là gì?

Tom Peters - nhà quản trị kinh doanh, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Đi tìm

sự hoàn hảo” đã từng chia sẻ rằng: Khách hàng là “tài sản làm tăng thêm giá

trị”.

Người cha đẻ của ngành quản trị - Peters Drucker - thì nhận định “tạo ra

khách hàng” là mục tiêu của công ty.

Wal-Mart thì cho rằng: “Khách hàng là người không phụ thuộc vào

chúng ta mà là ngược lại; Khách hàng ban ơn cho ta khi họ đến mua sắm còn ta

chẳng ban ơn gì cho họ khi cung cấp sản phẩm dịch vụ; Khách hàng là một

phần trong cuộc và vô cùng quan trọng đối với công việc của chúng ta nên hãy

luôn lịch sự và hiểu họ; Khách hàng mang đến nhu cầu và việc của người bán

hàng là thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của họ”.

11

Theo cách hiểu chung nhất của các nhà kinh tế, khách hàng không chỉ

đơn thuần là những người mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách

hàng của một tổ chức, doanh nghiệp cần được hiểu là một tập hợp những cá

nhân, nhóm người, doanh nghiệp... có nhu cầu sử dụng sản phẩm của tổ chức,

doanh nghiệp đó và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu của mình.

Ngoài ra, theo cách tiếp cận rộng hơn, khách hàng không chỉ là những đối

tượng bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những nhân viên

làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp đó. Do đó, khái niệm khách hàng

được nêu một cách khái quát là "tất cả những người chúng ta (doanh nghiệp...)

phục vụ dù họ có trả tiền cho dịch vụ của chúng ta hay không".

Khách hàng trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính là đối

tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đối tượng này

vừa là khách hàng lại vừa là đối tượng mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải phục

vụ, có giao tất với BHXH Việt Nam. Khi đã có giao tất, gắn bó với nhau, có

trách nhiệm với nhau cả đời. Hơn nữa mối quan hệ với khách hàng được quy

định bởi luật pháp, Chính phủ quản lý, được Nhà nước giám sát và bảo trợ.

a) Phân nhóm khách hàng

Phân nhóm khách hàng là bước quan trọng mà doanh nghiệp cần làm để

kiểm soát dịch vụ chăm sóc khách hàng để đảm bảo họ luôn cảm thấy hài lòng.

Phân nhóm khách hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, nắm

bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp

nhất.

Nói một cách đơn giản, phân nhóm khách hàng chính là việc chia các

khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ theo các nhóm dựa trên các

đặc điểm tương đồng. Tùy theo tính chất và quy mô mà doanh nghiệp có thể

phân nhóm khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp càng khai

thác và nắm giữ nhiều dữ liệu về khách hàng thì việc phân nhóm càng hiệu quả.

Có rất nhiều cách để phân nhóm khách hàng, tùy thuộc theo tiêu chí được

đưa ra để đánh giá mà có thể phân nhóm khách hàng như sau:

12

- Phân nhóm khách hàng theo mối quan hệ của khách hàng với doanh

nghiệp:

+ Khách hàng trung thành: Đây là nhóm khách hàng mang lại lợi ích lớn

nhất, lên tới 80% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Họ đã rất yêu thích và tin

tưởng doanh nghiệp và sẽ không ngần ngại tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ

của bạn. Nhóm khách hàng này cần được hưởng một chính sách chăm sóc đặc

biệt với nhiều ưu đãi chỉ dành riêng cho họ;

+ Khách hàng có tiềm năng lớn: Nhóm khách hàng này tuy đã từng mua

sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng vấn có nhiều băn khoăn về giá cả

hoặc mức độ yêu thích sản phẩm. Với nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần

đưa ra cho họ những chính sách hấp dẫn, thể hiện sự vượt trội so với đối thủ về

sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhóm khách hàng này luôn chiếm

đa số trong tổng số khách hàng của doanh nghiệp. Nếu có những chiến lược

chăm sóc phù hợp, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều khách hàng trung thành từ

nhóm khách hàng này;

+ Khách hàng mang lại giá trị nhỏ: Đây chính là những khách hàng chỉ

mua hàng của bạn vào những dịp ưu đãi, giảm giá. Vấn đề lớn nhất mà họ quan

tâm chính là giá cả. Nếu muốn tiếp cận nhóm khách hàng này, bạn cần đưa ra

mức giá thực sự thấp mới có thể thu hút họ;

+ Khách hàng tiêu cực: Nhóm khách hàng này đang sử dụng sản

phẩm/dịch vụ của bạn nhưng lại có thể rời đi bất cứ lúc nào để tìm đến một nhà

cung ứng khác. Nguyên nhân có thể là do họ gặp phải một vấn đề nào đó và

cảm thấy không hài lòng, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc không tốt. Tuy

nhiên, không hẳn là họ không có nhiều tiềm năng với doanh nghiệp. Nếu bạn

thực sự nắm bắt được và xử lý vấn đề khiến khách hàng không hài lòng, bạn

thậm chí có thể biến nhiều khách hàng thuộc nhóm này trở thành khách hàng

trung thành của doanh nghiệp.

- Phân nhóm khách hàng theo khu vực địa lý

Cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố vùng miền trước khi phân nhóm khách

hàng. Đối tượng khách hàng là người địa phương, vùng cao, thủ đô, trong nước

13

hay quốc tế lại có lối sống, xu hướng tiêu dùng khác nhau đòi hỏi phương

pháp chăm sóc khách hàng phù hợp.

- Phân nhóm khách hàng theo yếu tố tâm lý

Tâm lý người dùng ảnh hưởng đến nhu cầu và quyết định mua hàng. Tâm

lý biểu hiện liên quan đến tính cách và cách cư xử. Phân nhóm khách hàng dựa

trên phân tích động thái, xu thế của bộ phận khách hàng. Các yếu tố quan trọng

về tâm lý thông thường bao gồm:

+ Những tác động đến thói quen mua hàng;

+ Sự ưa chuộng các sản phẩm có các thuộc tính, đặc điểm khác biệt so

với các sản phẩm tương đương;

+ Sự trung thành với các thương hiệu quen và các lợi ích khách hàng tìm

được ở sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp.

- Phân nhóm khách hàng theo nguồn lợi khách hàng đem lại cho công ty:

+ Khách hàng siêu cấp: Khách hàng hiện hữu (là những khách hàng có

mối quan hệ trên một năm hoặc đã từng giao dịch với doanh nghiệp). Đây là

những khách hàng đem lại trên 1% lợi nhuận cho doanh nghiệp;

+ Khách hàng lớn: Là những khách hàng chiếm dưới 4% trong khách

hàng hiện có;

+ Khách hàng vừa: 15% trong số khách hàng hiện có gọi là khách hàng

vừa. Khách hàng này không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp như khách

hàng lớn nhưng khách hàng này đem lại giá trị thực tại rất lớn cho doanh

nghiệp.

- Phân nhóm theo đặc điểm phục vụ:

+ Khách hàng bên ngoài: Là những người trực tiếp trả tiền, người quyết

định mua, người sử dụng, người được hưởng quyền lợi từ việc sử dụng các sản

phẩm dịch vụ, bao gồm: người sử dụng, người mua và người thụ hưởng;

+ Khách hàng bên trong: Là những người làm việc trong công ty, họ

không phải là khách hàng truyền thống, nhưng họ cũng cần được quan tâm,

chăm sóc và đối xử như những khách hàng bên ngoài;

14

Việc phân nhóm khách hàng sẽ là nền tảng giúp bộ phận chăm sóc khách

hàng của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đưa ra nhiều kế hoạch

phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm giữ chân khách hàng trung thành,

chuyển đổi nhóm khách hàng có tiềm năng lớn thành khách hàng trung thành

cũng như thuyết phục nhóm khách hàng tiêu cực quay trở lại.

- Phân nhóm khách hàng trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Nhóm khách hàng trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính

là nhóm đối tượng theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT.

Theo Luật BHXH, nhóm khách hàng bao gồm:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo

hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp

đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một

công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp

đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo

pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến

dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác

trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ

quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;

người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an

nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học

được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người

lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

15

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có

hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có

giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ

quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

theo quy định của Chính phủ.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm

cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế

hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá

thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo

hợp đồng lao động.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ

đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Theo Luật BHYT, đối tượng tham gia gồm:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời

hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là

người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức

(sau đây gọi chung là người lao động);

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy

định của pháp luật.

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài

ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

16

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm

xã hội hằng tháng;

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang

tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ

thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân

dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người

làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được

hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường

quân đội, công an;

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng

từ ngân sách nhà nước;

- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng

tháng từ ngân sách nhà nước;

- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

- Trẻ em dưới 6 tuổi;

- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống

tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo,

huyện đảo;

- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc

chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định

tại điểm i khoản này;

- Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của

Luật BHYT;

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

17

- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ

ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

- Học sinh, sinh viên.

Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người

thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định

tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối

tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1

khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi,

mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử

dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định

bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy

định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

b) Vai trò của khách hàng

Hiểu được khách hàng là ai, là người như thế nào sẽ giúp chúng ta dễ

dàng tiếp cận, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Và thường, khi đã hiểu

được khách hàng rồi, khả năng thành công sẽ luôn ở mức cao nhất. Vì vậy, tất

cả các doanh nghiệp đều tìm cách giữ chân và thu hút thêm khách hàng cho

mình bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua nhiều công cụ trong đó có các

hoạt động chăm sóc khách hàng.

Ngoài việc mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ của công ty, khách hàng

còn đóng vai trò là người tuyên truyền thông tin, mỗi khách hàng là người tuyên

truyền về dịch vụ của doanh nghiệp trong mọi lúc. Giả sử, khách hàng tuyên

truyền thông tin tốt về doanh nghiệp thì vai trò của khách hàng còn quan trọng

hơn cả nhân viên bán hàng. Ngược lại, khách hàng cũng có thể giữ vai trò là đối

thủ của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng truyền đi những thông tin

không hay về doanh nghiệp thì phải mất một thời gian rất dài và mất rất nhiều

công sức mới lấy được niềm tin.

18

1.1.2. Khái niệm chăm sóc khách hàng

Tác giả cuốn “Chăm sóc khách hàng và vai trò của nó trong kinh doanh

hiện nay” - John E.G Bateson (2002) đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ không thể quản lý chất lượng dịch vụ của mình nếu doanh nghiệp đó

không hiểu rõ bản chất của dịch vụ mà họ cung cấp, họ phải nhận thức một cách

đầy đủ được khách hàng của họ thực sự muốn gì từ họ, làm thế nào để khách

hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ từ khi mới bắt đầu có ý định lựa chọn

sản phẩm của doanh nghiệp.

Tại nước ngoài, hoạt động chăm sóc khách hàng đã được biết đến từ lâu

và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy đây là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng

cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hoạt động

chăm sóc khách hàng ra đời từ nhu cầu mở rộng cơ hội tiếp cận và hỗ trợ thông

tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng và thường gắn liền với hình ảnh của các

Call Center. Mô hình sơ khai của một contact center xuất hiện lần đầu tiên vào

những năm 50 của thế kỉ XX tại một số nước công nghiệp phát triển như Anh

cũng đồng nghĩa với sự ra đời của nghề chăm sóc khách hàng và ngày càng phát

triển. Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về số lượng Call center, lý do là đa số người

tiêu dùng Mỹ thích mua bán hàng hóa và dịch vụ qua điện thoại hoặc Interner

(chiếm tới 70% các giao dịch). Hiện nay ở Mỹ có tới trên 50.000 Call Center

với số nhân viên khoảng 6 triệu người. Dịch vụ này cũng rất phát triển tại Anh,

Úc và Canada. Gần đây, dịch vụ này đã chuyển sang các nước đang phát triển

và đóng vai trò quan trọng tại nhiều quốc gia thuộc nhiều nhóm kinh tế khác

nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Ngày nay, khái niệm chăm sóc khách hàng được nhận biết với nghĩa: Là

tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và

mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong

muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mà mình

có. Như vậy, chăm sóc khách hàng là cả quá trình mà doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ, sự hỗ trợ của mình cho khách hàng trong suốt quá trình trước, trong và

sau khi mua hàng.

19

Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì dịch vụ chăm sóc khách hàng là tất cả

những gì mà khách hàng nghĩ rằng đó là dịch vụ cần phải có dành cho mình.

Đối với một khách hàng A, đó có thể là chất lượng sản phẩm với giá cả phải

chăng, khách hàng B có thể coi đó là việc giao hàng đúng hạn, linh hoạt, trong

khi khách hàng C lại đánh giá việc này qua sự hiểu biết cũng như thái độ phục

vụ của nhân viên giao dịch. Trên thực tế, dịch vụ chăm sóc khách hàng bao gồm

tất cả những điều đó, cộng thêm nhiều điều khác nữa.

1.2. Vai trò của công tác chăm sóc khách hàng

1.2.1. Thu hút khách hàng

Khách hàng là nguồn sống của bất cứ cửa hàng, doanh nghiệp nào. Chính

vì thế, chăm sóc khách hàng trở thành một trong những yếu tố sống còn và đòi

hỏi rất nhiều đầu tư về công sức và tiền bạc. Chăm sóc khách hàng không chỉ

đơn thuần là bán cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ, nó đòi hỏi doanh nghiệp

phải tạo ra sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của

mình. Chăm sóc khách hàng hiệu quả là một trong 3 yếu tố then chốt quyết định

đến việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (bao gồm: sản phẩm - thuận tiện

- con người). Chăm sóc khách hàng tạo nền tảng cho việc xây dựng sự gắn kết

lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện giúp doanh

nghiệp duy trì khách hàng hiện tại, tạo ra khách hàng trung thành và thu hút

được khách hàng tiềm năng.

1.2.2. Tăng mức độ tiêu dùng, sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách

hàng

Dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì

sức mua của khách hàng, góp phần tạo thêm giá trị gia tăng khả năng thỏa mãn

hơn nữa nhu cầu khách hàng. Nhờ có dịch vụ chăm sóc khách hàng mà doanh

nghiệp tạo ra được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, gây dựng được thương

hiệu mà đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước được. Chăm sóc khách hàng tốt

sẽ giúp nâng cao uy tín công ty, xây dựng niềm tin nơi khách hàng và khiến

khách hàng tiếp tục với sự lựa chọn đó.

20

1.2.3. Giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong mọi thị trường, khi các cá

nhân, tổ chức cố gắng đưa ra những sản phẩm mới với dịch vụ có chất lượng

tương tự, thì chăm sóc khách hàng là vấn đề then chốt để tạo ra sự khác biệt

giữa hàng ngàn doanh nghiệp cùng lĩnh vực, đặc biệt đối với các loại hình dịch

vụ do đặc tính vô hình nên nó không hấp dẫn khách hàng bằng hình dáng,

hương vị, màu sắc mà phải thông qua phương tiện trợ giúp.

1.2.4. Các phương thức chăm sóc khách hàng

Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có sản phẩm, dịch vụ khác nhau nên sẽ

có những khách hàng khác nhau theo từng không gian và thời gian phục vụ khác

nhau. Mặc dù cách thức phục vụ khách hàng rất đa dạng, phong phú nhưng nó

đều tuân theo một số nguyên lý cơ bản. Và dựa vào những nguyên lý đấy, người

ta đã tổng kết được khá nhiều phương thức, biện pháp phục vụ khách hàng vượt

quá sự mong đợi để làm hài lòng khách hàng.

Có thể chia các phương thức chăm sóc khách hàng gồm 4 loại sau:

- Chăm sóc trực tiếp, tập trung: Là hình thức chăm sóc khách hàng tại

trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng đặt tại các địa điểm có vị trí thuận lợi;

- Chăm sóc trực tiếp, phân tán tại các địa điểm bán hàng: Hình thức chăm

sóc này được thực hiện ngay tại các địa điểm bán hàng, quầy giao dịch - nơi tiếp

xúc trực tiếp với khách hàng;

- Chăm sóc trực tiếp, phân tán tại địa chỉ của khách hàng: Hình thức này

được áp dụng đối với nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt;

- Chăm sóc gián tiếp: Là hình thức chăm sóc khách hàng được thực hiện

qua các phương tiện liên lạc hiện đại (điện thoại, internet..) và đang ngày càng

được sử dụng rộng rãi theo sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc.

Ngoài ra đối với ngành Bảo hiểm xã hội, hoạt động chăm sóc khách hàng

còn thể hiện được vai trò sau: Xây dựng, củng cố niềm tin của người dân vào

chính sách BHXH, BHYT, BHTN; Thể hiện sự nỗ lực của ngành BHXH trong

việc nâng cao chất lượng phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh

nghiệp, giữ vững ổn định chính trị.

21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc khách hàng

1.3.1. Yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước

Một môi trường pháp lý với khung pháp lý rõ ràng, minh bạch sẽ tạo

thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện việc chăm sóc khách hàng hiệu quả đồng

thời vẫn đảm bảo các quyền riêng tư của khách hàng không bị xâm phạm.

Mặt khác, môi trường pháp lý mở cũng sẽ tạo cơ hội cho khách hàng

nhận được chất lượng dịch vụ chăm sóc tương xứng với chi phí đã đầu tư mua

sản phẩm, dịch vụ.

1.3.2. Yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Nếu môi trường kinh tế có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, để lôi kéo

được càng nhiều khách hàng ngoài việc đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch

vụ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chú trọng đầu tư đáng kể cho công tác

chăm sóc khách hàng.

1.3.3. Yếu tố tâm lý tiêu dùng của khách hàng

Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ,

do đó các yêu cầu của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn. Khi nhiều doanh

nghiệp cung ứng cùng một mặt hàng với chất lượng tương đương nhau thì chất

lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết

định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ nào. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải

luôn đổi mới để thu hút được đối tượng khách hàng của mình.

Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc khách

hàng ngành BHXH còn có những yếu tố sau:

- Sự ổn định của chính sách;

- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác chăm sóc khách

hàng (năng lực tiếp nhận trả lời, kỹ năng giao tiếp ứng xử, thái độ phục vụ);

- Trình độ nhận thức của người dân;

- Ý thức chấp hành luật pháp của doanh nghiệp và cá nhân, người tham

gia;

- Sự phối hợp, tương tác giữa các đơn vị, các vụ, các ban nghiệp vụ thuộc

BHXH Việt Nam và BHXH các địa phương;

22

- Hạ tầng công nghệ thông tin.

1.4. Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng ở một số nước trên thế giới

1.4.1. Trung tâm dịch vụ khách hàng tại Cơ quan Phúc lợi đền bù cho

người lao động và Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc

1.4.1.1. Thông tin chung về COMWEL

Cơ quan Phúc lợi đền bù cho người lao động quốc gia Hàn Quốc là một tổ

chức an sinh xã hội do Bộ Việc làm và lao động quản lý, có nhiệm vụ cung cấp

dịch vụ bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm việc làm cho người lao động.

COMWEL có 55 chi nhánh trên toàn quốc, 10 bệnh viện, 02 Trung tâm chăm

sóc sức khỏe; 02 viện nghiên cứu và 03 Trung tâm Dịch vụ khách hàng (Call

center).

* Về Call center của COMWEL

Call center của COMWEL được thành lập năm 2011. Đến nay,

COMWEL có 3 chi nhánh Call center (được đặt tại Gwangju, Inchoen và Ulsan)

với tổng số 380 nhân viên. Mỗi chi nhánh đều có ban điều hành, giám sát, đào

tạo và bộ phận tư vấn. Chi nhánh ở tỉnh Gwangju là chi nhánh lớn nhất và được

coi như chi nhánh chính. Các Call center này chịu sự quản lý của Phòng Quan

hệ công chúng (PR) thuộc COMWEL.

Phần lớn các nhân viên tư vấn tại các Call center được thuê từ các công ty

cung cấp nhân lực, trước khi vào làm việc, các nhân viên này sẽ được tập huấn,

đào tạo về các quy trình, kỹ năng trả lời, hướng dẫn khai thác, sử dụng các phần

mềm hỗ trợ..., thời gian đào tạo nhân viên mới là 1 tháng.

Các nhân viên tư vấn được chia thành các nhóm, có nhóm trưởng và chịu

sự giám sát, đánh giá của Ban điều hành Call center và cả đơn vị giám sát, đánh

giá độc lập. Qua việc đánh giá, chấm điểm các nhân viên tư vấn, Ban điều hành

sẽ phát hiện và đào tạo lại các nhân viên chưa đạt yêu cầu (thời gian đào tạo lại

từ 1 đến 2 tuần), đồng thời, có những khen thưởng động viên đối với những

nhân viên xuất sắc. Ngoài việc đánh giá các nhân viên tư vấn, Ban điều hành

Call center còn phối hợp với công ty đánh giá độc lập để theo dõi và đánh giá

các công ty cho thuê nhân lực thông qua các tiêu chí: Chất lượng nhân viên tư

vấn do công ty cung cấp, chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhân viên, thời

gian khắc phục nếu để xảy ra sai sót, tỷ lệ chuyển việc, nghỉ việc của các nhân

23

viên... Tổng điểm đánh giá là 100 điểm. Trong đó, nếu công ty cung cấp nhân

lực nào có 2 năm liền dưới 75 điểm hoặc 3 năm liền dưới 80 điểm thì

COMWEL sẽ chấm dứt hợp đồng với công ty đó. Các công ty cho thuê nhân lực

sẽ phải chịu trách nhiệm nếu nhân viên do công ty cung cấp trả lời sai dẫn tới

tranh chấp, phải bồi thường cho người lao động.

Các nhân viên tư vấn được chia làm 2 bộ phận: Bộ phận giải quyết các

yêu cầu, câu hỏi đơn giản của người dân do các nhân viên thuê ngoài đảm

nhiệm; và bộ phận chuyên gia (gồm 20 chuyên gia) giải quyết các vấn đề phức

tạp, chuyên sâu do các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đang làm việc tại các

bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của COMWEL đảm nhiệm. Các chuyên gia của

các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ sẽ thay nhau đảm nhiệm công việc tại Call

center theo sự phân công của COMWEL, thường thì 3 tháng sẽ thay các chuyên

gia 1 lần.

Các Call center này đều sử dụng một hệ thống trả lời tự động (Auto

Reply System - ARS), hệ thống này sẽ giúp tiếp nhận, phân loại và chuyển cuộc

gọi đến các điện thoại viên nếu cuộc gọi đến vào giờ hành chính (từ 9h đến 18h

các ngày từ thứ 2 đến thứ 6), nếu cuộc gọi đến ngoài giờ hành chính thì hệ

thống ARS sẽ ghi âm nội dung câu hỏi, thông tin người hỏi và chuyển đến các

điện thoại viên vào ngày làm việc sau đó. Ngoài việc tiếp nhận và trả lời người

dân bằng điện thoại thì các Call center này còn tiếp nhận và trả lời các câu hỏi

thông qua Internet (trang Homepage của Chính phủ Hàn Quốc), thời hạn trả lời

người dân khi tiếp nhận qua internet là không quá 01 ngày làm việc. Các Call

center này không chỉ giải đáp các thắc mắc về chính sách mà còn giải quyết một

số dịch vụ công cơ bản (cấp một số giấy chứng nhận, hỗ trợ khai báo tham gia

bảo hiểm...) cho người dân.

Về ngân hàng câu hỏi thường gặp được sử dụng tại các Call center: Được

xây dựng bởi các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình vận hành Call

center, nếu có thay đổi về chính sách, cơ quan ban hành văn bản sẽ chuyển nội

dung các chính sách được thay đổi tới Ban điều hành của các Call center, Ban

điều hành của các Call center sẽ có trách nhiệm biên soạn các nội dung điều

chỉnh này và cập nhập vào ngân hàng câu hỏi phục vụ việc tra cứu của các điện

thoại viên.

1.4.1.2. Cơ quan Hưu trí quốc gia

24

* Thông tin chung về NPS

Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc được thành lập năm 1987 nhằm thực

hiện các chế độ hưu trí và đảm bảo thu nhập cho công dân Hàn Quốc, thúc đẩy

phúc lợi quốc gia khi nghỉ hưu, tàn tật hoặc qua đời.

Các chế độ hưu trí quốc gia ở Hàn Quốc hiện nay được thực hiện đối với

tất cả các doanh nghiệp và người lao động, kể cả lao động tự do. Ngoài thực

hiện các nhiệm vụ cơ bản như quản lý lịch sử đóng góp, đưa ra mức thu, chi trả

các chế độ, NPS cũng mở rộng phạm vi hoạt động bao gồm kế hoạch hưu trí và

các dịch vụ phúc lợi cho người tàn tật.

Vai trò của NPS ngày càng được củng cố khi quỹ hưu trí quốc gia không

ngừng tăng trưởng và trở thành quỹ hưu trí lớn thứ 3 trên thế giới. Văn phòng

Đầu tư quỹ đang tăng cường tính ổn định và khả năng sinh lợi của các danh mục

đầu tư thông qua quản lý quỹ hiệu quả và có hệ thống với các nhà đầu tư chuyên

nghiệp.

* Về Call center của NPS

NPS hiện nay có 5 chi nhánh Call center với 368 nhân viên. Các Call

center này được đặt tại các tỉnh, thành phố: Seoul, Busan, Kwangju, Daejeon và

Daegu. Call center tại Seoul là chi nhánh lớn nhất với 190 nhân viên hiện đang

làm việc tại đây.

Trước khi thành lập các Call center, NPS có 01 phòng được gọi là

"Calling room" (Phòng trả lời điện thoại). Đến năm 1999, nhiều chính sách về

hưu trí tại Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực (Hàn Quốc bắt đầu thực hiện hưu trí

toàn dân), số lượng cuộc gọi đến NPS để yêu cầu tư vấn tăng rất nhanh, khi đó,

“Calling room” không thể đáp ứng được yêu cầu. Tháng 10/2000, Call center

đầu tiên được thành lập tại Daejoen. Đến tháng 7/2001, 03 Call center khác

được thành lập tại Kwangju, Daegu và Busan. Đến tháng 11/2001, Call center

tại Seoul được thành lập.

Hàng năm, số lượng cuộc gọi đến các Call center của NPS ngày càng

tăng, theo thống kê, năm 2017, tổng số cuộc gọi đến là gần 6,5 triệu cuộc, trong

đó, số cuộc gọi được bắt máy là hơn 6,35 triệu cuộc đạt 97,7%; bình quân mỗi

ngày mỗi điện thoại viên tiếp nhận và trả lời 88 cuộc, mỗi cuộc kéo dài trung

bình 2 phút 45 giây. Riêng Call center Seoul, năm 2017 tiếp nhận gần 4 triệu

cuộc, bình quân mỗi điện thoại viên tiếp nhận và trả lời 111 cuộc/ngày.

25

Về mô hình tổ chức, các Call center của NPS có mô hình tương đối giống

với của COMWEL. Cũng có Ban điều hành, giám sát, đào tạo và bộ phận tư

vấn. Bộ phận tư vấn cũng được chia làm bộ phận tư vấn các vấn đề đơn giản,

thông thường và bộ phận các chuyên gia. Các nhân viên mới cũng sẽ được tập

huấn, đào tạo về các quy trình, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn khai thác, sử dụng

các phần mềm hỗ trợ..., thời gian đào tạo là 6 tháng, sau khi đào tạo, các nhân

viên này sẽ được ngồi cùng với các nhân viên cũ từ 1 đến 2 tuần để học hỏi kinh

nghiệm trước khi trực tiếp trả lời người dân.

Các Call center của NPS chịu sự quản lý, theo dõi của Phòng quản lý Call

center đặt tại trụ sở chính của NPS.

Call center của NPS cũng sử dụng hệ thống ARS (hệ thống trả lời tự

động) để tiếp nhận, phân loại và ghi âm các yêu cầu của người dân chuyển tới

các điện thoại viên.

Các Call center của NPS ngoài tư vấn chính sách còn tích hợp dịch vụ

"One-Stop service" (dịch vụ một cửa) để giải quyết các dịch vụ công cơ bản cho

người dân. Đồng thời, các Call center này còn sử dụng hệ thống phần mềm

IPCC (hệ thống tra cứu thông tin khách hàng), giúp cho nhân viên dễ dàng tra

cứu thông tin khách hàng đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của NPS, các

thông tin này gồm: Quá trình tham gia, mức đóng, mức hưởng, lịch sử, kết quả

các lần tư vấn, giải quyết chế độ...

Có một điểm khác biệt giữa Call center của NPS với của COMWEL đó

là, các nhân viên thuộc bộ phận chuyên gia sẽ không làm việc tại các Call center

của NPS mà họ sẽ làm việc tại văn phòng của các bộ phận chuyên môn, họ sẽ

được kết nối điện thoại và trả lời người dân khi các nhân viên tư vấn thông

thường không thể giải đáp.

Ngoài việc tư vấn, giải đáp cho người dân thông qua điện thoại, Call center

của NPS cũng tiếp nhận và trả lời người dân thông qua internet (trang

Homepage của Chính phủ Hàn Quốc), thời hạn trả lời người dân khi tiếp nhận

qua internet là không quá 01 ngày làm việc.

Theo thông tin từ các chuyên gia NPS, trong thời gian tới (dự kiến vào

nửa cuối năm 2018), NPS sẽ triển khai "Smart Call center" (Trung tâm dịch vụ

khách hàng thông minh). Trong đó, NPS sẽ đưa trí tuệ nhân tạo (AI Chatbot)

26

vào ứng dụng để trả lời, giải quyết các yêu cầu tư vấn đơn giản của người dân

nhằm giảm áp lực cho nhân viên tư vấn.

Đồng thời, theo chủ trương của Chính phủ Hàn Quốc, thời gian tới, cả

NPS và COMWEL sẽ chuyển dần các nhân viên tư vấn là người của các công ty

cung cấp nhân lực thành các nhân viên chính thức của NPS và COMWEL để

điều chỉnh tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ cho nhân viên nhằm tăng chất

lượng dịch vụ, giảm tình trạng bỏ việc do áp lực công việc cao.

* Một số lưu ý chung về các Call center của COMWEL và NPS

- Về cơ câu tô chức:

Các Call center của COMWEL và NPS đều có Ban điều hành, giám sát,

đào tạo và bộ phận tư vấn. Trong bộ phận tư vấn lại được chia làm 2: Nhân viên

tư vấn thông thường và các chuyên gia giải quyết các vấn đề chuyên sâu, phức

tạp. Các nhân viên tư vấn thông thường đều được thuê từ các công ty cung cấp

nhân lực, các nhân viên này được chia thành các nhóm, có nhóm trưởng (mỗi

nhóm trung bình có 11 người). Các chuyên gia tư vấn là những cán bộ giàu kinh

nghiệm, có chuyên môn, nghiệp vụ tốt của COMWEL và NPS. Đối với

COMWEL thì các chuyên gia này sẽ làm việc tại Call center trong một khoảng

thời gian nhất định trong năm (thường là 1 quý/năm), sau đó sẽ được luân

chuyển, thay thế bằng các chuyên gia khác. Còn đối với NPS thì các chuyên gia

này không làm việc tại Call center mà họ vẫn làm việc tại văn phòng của đơn vị

chuyên môn, nghiệp vụ, khi nào có yêu cầu tư vấn chuyên sâu thì các nhân viên

tư vấn sẽ chuyển máy đến các chuyên gia. Các nhân viên và chuyên gia của Call

center chỉ làm việc trong giờ hành chính (tại Hàn Quốc, giờ hành chính là từ 9h

đến 18h).

- Về quy trinh tư vân:

+ Cuộc gọi đến trong giờ hành chinh: Khi có cuộc gọi đến yêu cầu tư

vấn thì hệ thống ARS sẽ bắt máy và đề nghị người dân lựa chọn lĩnh vực cần tư

vấn, sau đó ARS sẽ chuyển cuộc gọi đến nhân viên tư vấn, nếu nhân viên không

trả lời được thì sẽ chuyển máy cho nhóm trưởng, nếu nhóm trưởng không trả lời

được thì sẽ tiếp tục chuyển máy cho các chuyên gia. Trường hợp, nếu đến cả

các chuyên gia cũng không thể trả lời ngay cho người dân thì sẽ phải xin lại

thông tin (số điện thoại, ID cá nhân) của người dân để hẹn lịch trả lời.

27

+ Cuộc gọi đến ngoài giờ hành chinh: Hệ thống ASR sẽ thực hiện ghi lại

thông tin người hỏi và nội dung yêu cầu tư vấn, sau đó sẽ chuyển đến điện thoại

viên vào ngày làm việc sau đó gần nhất để điện thoại viên liên lạc lại với người

dân và thực hiện trả lời, giải quyết yêu cầu.

Ngoài việc tiếp nhận và trả lời câu hỏi thông qua điện thoại, cả

COMWEL và NPS còn tiếp nhận và trả lời người dân thông qua internet (trang

Homepage chung của Chính phủ Hàn Quốc), thời hạn trả lời người dân khi tiếp

nhận qua internet là không quá 01 ngày làm việc.

- Về ngân hàng câu hỏi: Khi bắt đầu xây dựng và đưa vào vận hành các

Call center, cả COMWEL và NPS đều giao cho các đơn vị nghiệp vụ biên soạn

nội dung những câu hỏi thường gặp để đưa vào phần mềm tra cứu hỗ trợ điện

thoại viên.

Tuy nhiên có một điểm khác biệt giữa COMWEL và NPS, đó là: Đối với

COMWEL, trong quá trình vận hành Call center, nếu có thay đổi về chính sách

thì cơ quan ban hành văn bản sẽ có trách nhiệm gửi văn bản đó đến các Call

center, Ban điều hành của Call center sẽ phải biên soạn các nội dung thay đổi

này thành các câu hỏi thường gặp và cập nhật vào hệ thống ngân hàng câu hỏi.

Còn đối với NPS thì khi có thay đổi chính sách, các đơn vị chuyên môn, nghiệp

vụ sẽ có trách nhiệm biên soạn những nội dung thay đổi này để đưa vào hệ

thống ngân hàng câu hỏi.

- Về hệ thống phần mềm hỗ trợ: Các Call center của NPS hiện nay đang

sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ điện thoại viên với khá đầy đủ các tiện ích.

Cụ thể: Trên phần mềm hỗ trợ, điện thoại viên cho thể nhập thông tin người hỏi,

khi đó hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về quá trình tham gia, mức đóng, hỗ

trợ tính toán mức hưởng ở thời điểm hiện tại, lịch sử các lần tư vấn trước đó...;

phần mềm cũng giúp nhân viên tra cứu các thông tin về chính sách (câu hỏi

thường gặp); đồng thời, ngay trên phần mềm cũng có các nút bấm để điện thoại

viên có thể chuyển cuộc gọi đến các cấp cao hơn hoặc lưu lại các kết quả tư

vấn...

Dự kiến, trong thời gian tới, NPS còn đưa vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo

(AI Chatbot) để trả lời tự động các câu hỏi, yêu cầu đơn giản của người dân,

giúp giảm áp lực công việc cho các nhân viên tư vấn.

- Về công tác giám sát, đánh giá:

28

+ Bộ phận giám sát của của Call center sẽ thực hiện theo dõi, đánh giá và

chấm điểm các nhân viên tư vấn cả trong quá trình tư vấn và sau khi tư vấn

(thông qua việc nghe lại ghi âm các cuộc tư vấn). Việc theo dõi này thực hiện

theo xác suất, hoặc tập trung theo dõi các nhân viên mới, nhân viên đã được

đánh giá là có nghiệp vụ chưa vững.

+ Ngoài việc đánh giá, chấm điểm các nhân viên tư vấn, Bộ phận giám

sát của Call center và một công ty đánh giá độc lập còn thực hiện đánh giá,

chấm điểm công ty cho thuê nhân lực (tổng là 100 điểm). Nếu các công ty cho

thuê nhân lực không đáp ứng yêu cầu thì sẽ bị hủy hợp đồng với Call center

(không đạt yêu cầu là khi công ty có 2 năm liền có số điểm dưới 75 điểm hoặc 3

năm liền có số điểm dưới 80 điểm).

Theo tiêu chuẩn chung đối với các Call center ở Hàn Quốc, thì một trong

những tiêu chí đánh giá chất lượng Call center là thời gian gian bắt máy của

điện thoại viên không quá 20 giây từ khi nhận được cuộc gọi của khách hàng.

1.4.2. Cơ quan dịch vụ hưu trí Nhật Bản

1.4.2.1. Khái quát

Là cơ quan được ủy quyền, ủy thác của Nhà nước (Bộ trưởng Y tế, lao

động và Phúc lợi xã hội) có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến trợ

cấp hưu trí công: Xác nhận đủ điều kiện hưởng lương hưu, xử lý nợ đọng, tiếp

nhận thông báo đơn xin nghỉ hưu, xét duyệt và chi trả lương hưu, xây dựng sổ

hưu…

Cơ quan có 312 văn phòng trên toàn Nhật Bản, số lượng nhân viên chính

thức và không chính thức khoảng 11.000 người.

Mô hình về cơ cấu tổ chức của cơ quan dịch vụ hưu trí Nhật Bản.

Trụ sở chính: Có 4 đơn vị trực thuộc

1. Có 18 Trung tâm thủ tục: Trực tiếp phụ trách người khuyết tật, tiền lương

hưu thực hiện công việc không cần gặp mặt khách hàng như xử lý hồ sơ gửi đến …

2. Có 80 Trung tâm tư vấn góc phố: Ủy thác hoạt động cho Hiệp hội tư vấn

về lao động và BHXH Nhật Bản

3. Có 312 văn phòng hưu trí: Thực hiện nhiệm vụ đối với khách hàng gắn kết

chặt chẽ với khu vực như khảo sát doanh nghiệp, thu bắt buộc, tư vấn trợ cấp hưu trí.

29

4. Có 03 Call Center: Call Center số 1 (Omori), Call Center số 2 (Fukuoka),

Call Center số 3 (Sendai).

1.4.2.2. Khái quát về cơ chế tư vấn bảo hiểm hưu trí

- Tại trụ sở chính của tổ chức bảo hiểm hưu trí Nhật Bản: Tư vấn qua văn

bản, trực tuyến trên internet;

- Văn phòng tư vấn bảo hiểm hưu trí: Tư vấn trực tiếp, tại nhà, qua điện thoại,

qua văn bản;

- Trung tâm tư vấn bảo hiểm hưu trí: Tư vấn trực tiếp tại nhà, qua điện thoại,

qua văn bản;

- Tư vấn thường xuyên qua mạng lưới hệ thống bảo hiểm hưu trí: Qua điện

thoại số 0570-058-555;

- Qua Call Center: Call Center số 1, Call Center số 2, Call Center số 3 với

cùng một số điện thoại chung cho toàn quốc: 0570-05-1165.

1.4.2.3. Khái quát về Call Center

a) Khái quát chung về Call Center

- Số điện thoại liên hệ: 0570-05-1165 sử dụng chung trên toàn quốc;

- Nhiệm vụ chủ yếu: Giải đáp liên hệ của khách hàng về trợ cấp hưu trí nói

chung; gửi các mẫu đơn thay đổi địa chỉ nhà, cơ quan thanh toán, gửi kết quả tính

mức lương hưu dự tính, tiếp nhận yêu cầu phát hành lại phiếu khẩu trừ thuế, giấy

thông báo chuyển tiền vào tài khoản,…

- Hình thức giao dịch: Tiếp khách trực tiếp, tư vấn qua điện thoại và tư vấn qua

Internet.

- Nhân viên trực tổng đài: Thuê đơn vị tư vấn cung cấp ĐTV và trả lời khách

hàng:

- Thời gian tiếp nhận:

+ Thứ hai: Từ 8h30’ sáng đến 19h00’;

+ Thứ ba đến thứ sáu: Từ 8h30’ sáng đến 17h15’;

+ Thứ bẩy của tuần thứ hai hàng tháng: Từ 9h30’ đến 16h00’.

b) Các Call Center

* Call Center 1: Đặt tại Quận Shinagawa Tokyo, thành lập ngày 01/7/2007;

về cơ cấu nhân sự:

- Đơn vị tư vấn: 302 người (03 quản lý, 28 nhóm trưởng và 268 ĐTV, 03 tính

thử tiền lương hưu; trường hợp do thay đổi chính sách bổ sung thêm 50 ĐTV);

30

- Cơ quan dịch vụ hưu trí: 06 người (01 trưởng nhóm và 05 nhân viên).

* Call Center 2: Đặt tại thành phố Fukuoka, thành lập ngày 01/3/2008; về cơ

cấu nhân sự:

- Đơn vị tư vấn: 298 người (03 quản lý, 29 nhóm trưởng và 266 ĐTV; trường

hợp do thay đổi chính sách bổ sung thêm 50 ĐTV);

- Cơ quan dịch vụ hưu trí: 06 người (01 trưởng nhóm và 05 nhân viên).

* Call Center 3: Đặt tại thành phố Sendai, thành lập ngày 01/8/2008; về cơ

cấu nhân sự:

- Đơn vị tư vấn: 266 người (03 quản lý, 25 nhóm trưởng và 238 ĐTV; trường

hợp do thay đổi chính sách bổ sung thêm 50 ĐTV);

- Cơ quan dịch vụ hưu trí: 07 người (01 trưởng nhóm và 06 nhân viên).

c) Quy trình tư vấn

Quy trình tư vấn theo sơ đồ trình kèm

d)) Kết quả hoạt động của Call Center

Năm Tổng số cuộc gọi Số cuộc giải đáp Tỷ lệ giải đáp

2015 4.724.136 3.678.906 77,9%

2016 4.768.732 3.890.159 81,6%

2017 10.841.512 4.843.761 44,7%

Số cuộc gọi phần lớn liên quan đến: Chế độ hưu trí nói chung, đến các loại

thủ tục trợ cấp hưu trí, thay đổi về chính sách liên quan đến chế độ hưu trí, các thông

báo về chế độ hưu trí…

đ) Về đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Mục đich: Lấy phiếu khảo sát để lắng nghe cảm tưởng và ý kiến của những

khách hàng đã đến văn phòng hưu trí, trung tâm hưu trí đặt ở góc phố và khách hàng

đã gọi điện liên hệ với Call Center. Qua đó nâng cao độ tin cậy và hình ảnh của cơ

quan dịch vụ hưu trí Nhật Bản, chất lượng dịch vụ cho khách hàng và đưa ra các giải

pháp cải thiện dịch vụ khách hàng.

Phương Pháp: Lấy Phiếu khảo sát qua:

* Qua Văn phòng hưu trí, Trung tâm tư vấn hưu trí: Lấy phiếu khảo sát mức

độ hài lòng của khách hàng khi họ đến tư vấn trực tiếp;

31

* Qua Call Center: Lấy phiếu khảo sát bằng bưu thiếp thông qua đường bưu

điện.

Nội dung khảo sát: Thái độ của nhân viên như thế nào? cách giải thích tại

quầy có dễ hiểu không? Thiết bị trong phòng như thế nào? Vệ sinh tại phòng tư vấn?

mức độ hài lòng chung khi đến văn phòng? Người được tư vấn đã xóa bỏ được sự lo

lắng và những thắc mắc trước khi đến văn phòng hay chưa?

Quản lý “phản hồi của khách hàng”: Nhập “phản hồi của khách hàng”

(khiếu nại, ý kiến , nguyện vọng, khen ngợi) do khách hàng liên hệ thông qua điện

thoại, gặp trực tiếp, gửi thư tay, email vào “Hệ thống dịch vụ khách hàng”.

e) Các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

* Kiểm tra nội bộ cơ quan: Tự kiểm điểm (tại văn phòng hưu trí); nhân viên

trụ sở chính cũng thị sát xác nhận tình hình thực tế tại văn phòng, làm rõ các nội

dung cải thiện liên quan đến dịch vụ khách hàng và điều hành công việc nhằm nâng

cao năng lực toàn thể cơ quan về: Nhân viên không đeo thẻ ở vị trí dễ quan sát, thiếu

ấn phẩm treo tường hoặc đã xuống cấp…

* Thực hiện các cuộc thi về cách ứng xử tại nơi tư vấn, tập huấn nghiệp vụ

cho nhân viên.

* Tiến hành xử lý, phân tích các thông tin do khách hàng phản hồi, nghiên

cứu giải pháp cải tiến và yêu cầu xử lý đối với các phòng, ban của trụ sở chính trong

trường hợp cần thiết, đồng thời kết nối dịch vụ vụ và cải tiến công việc.

f) Về giải quyết khiếu nại

Những phản hồi của khách hàng đã được đăng ký trên hệ thống sẽ được

truyền đạt thông tin từ Phòng Tư vấn, xúc tiến dịch vụ (bộ phận xử lý các vấn đề liên

quan tới khách hàng) của Trụ sở chính đến các Phòng, Ban liên quan thông qua hệ

thống.

Văn phòng dịch vụ hưu trí sau khi nhận được phương án xử lý sẽ kịp thời xử

lý một cách trung thực. Với những trường hợp khó có thể giải quyết với sự hỗ trợ

của người chịu trách nhiệm chính về vấn đề khách hàng. Trường hợp khách hàng

yêu cầu trả lời bằng văn bản thì không tự đưa ra câu trả lời mà trao đổi trước với

phòng địa phương tại trụ sở chính.

g) Về đào tạo nhân viên

Đơn vị tư vấn cung cấp ĐTV có trách nhiệm đào tạo ĐTV trực tổng đài; học

viên không có giới hạn về độ tuổi có thể đăng ký tham gia khóa đào tạo.

32

Về tài liệu đào tạo do Văn phòng hưu trí Nhật Bản cung cấp. Khi có sửa đổi,

bổ sung hoặc thay đổi chính sách thì Văn phòng hưu trí Nhật Bản có trách nhiệm

đào tạo cho giảng viên về những thay đổi của chính sách;

Thời gian đào tạo là 3 tháng, kết thúc khóa đào tạo để được làm nhà tư vấn

người tham gia khóa đào tạo phải làm bài thi; đề thi và chấm thi do Văn phòng hưu

trí Nhật Bản quyết định. Nếu học viên đạt được điểm theo yêu cầu sẽ được cấp

chứng chỉ hành nghề.

h) Dịch vụ truy cập internet về trợ cấp hưu trí

Được đưa vào sử dụng để quản lý một cách phù hợp hồ sơ ghi chép của người

được bảo hiểm. Hiện đang được bổ sung và cải thiện chức năng cần thiết, gia tăng số

lượng người sử dụng dịch vụ này để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng (tăng

cường cung cấp thông tin) và tăng hiệu quả nghiệp vụ (giảm số vụ tư vấn trao đổi

…), gồm các chức năng:

- Hiển thị quá trình tham gia đóng bảo hiểm của khách hàng theo từng tháng;

- Hiển thị công ty làm việc, tình hình tham gia quỹ hưu trí phúc lợi, mức tiền

lương cơ sở, mức tiền thưởng cơ sở…;

- Khách hàng có thể tính thử số tiền trợ cấp hưu trí dự kiến trong tương lai

“dịch vụ” cho phép lựa chọn 3 phép tính thử…;

- Chức năng khác: Sắp xếp quá trình tham gia, xác nhận số tháng có thể đóng

bổ sung và số tiền, soạn thông báo…;

Để truy cập dịch vụ khách hàng cần đăng ký để nhận giấy thông báo mã khóa

truy cập. Hiện nay đang bổ sung thêm các chức năng: Giấy chứng nhận khấu trừ phí

bảo hiểm, phiếu khấu trừ thuế của bảo hiểm hưu trí, thông báo sửa đổi lương hưu,

thay đổi mức chi trả…;

Bổ sung chức năng gửi email thông báo cho khách hàng sử dụng: Thông báo,

thông báo về chi trả, hướng dẫn cách truy cập…

* Thực tế tại Call Center số 1

Về nhân sự:

- ĐTV: 250 người (thời điểm cao điểm là 300 người); 10 ĐTV có 01 chuyên

gia;

- Có 06 nhân viên của Văn phòng hưu trí Nhật Bản: làm nhiệm vụ kiểm tra số

cuộc gọi, đánh giá chất lượng cuộc gọi, tỷ lệ trả lời, dự đoán số cuộc gọi để đề nghị

đơn vị cung cấp dịch vụ bổ sung thêm nhân viên…

33

Về số cuộc goi: Số cuộc gọi tăng vào trước thời điểm chi trả lương hưu, tại

Nhật Bản lương hưu được chi trả 02 tháng một lần (vào tháng chẵn) số cuộc gọi vào

tháng chẵn tăng cao. Về các cuộc gọi có nội dung phức tạp được chuyển đến chuyên

gia, trường hợp chuyên gia không trả lời được thì chuyển tiếp về Văn phòng hưu trí

để trả lời.

Về phần mềm: Chưa có phần mềm trả lời tự động; đã có hiển thị được cuộc

gọi đi, cuộc đang trả lời, cuộc gọi nhỡ, cuộc gọi hẹn trả lời…

Về đánh giá cuộc gọi: Cuộc gọi được đánh giá chất lượng làm cơ sở thanh

toán tiền cho đơn vị cung cấp dịch vụ: Nhân viên của Văn phòng hưu trí gọi lại cho

khách hàng làm cơ sở đánh giá bao nhiêu % cuộc gọi đạt yêu cầu làm cơ sở thanh

toán kinh phí.

i) Về ứng dụng công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo AI trong chăm sóc khách

hàng)

Là một quốc gia phát triển Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ 4.0 trí tuệ nhân

tạo AI trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, do yếu tố văn hóa khi nghỉ hưu người

Nhật không sử dụng dịch vụ Internet do đó việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăm

sóc hưu trí chưa được ứng dụng. Hiện nay Nhật Bản ứng dụng chí tuệ nhân tạo trong

lĩnh vực chăm sóc người già và các hoạt động thương mại.

1.4.3. Về chăm sóc khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm 05 tổng công ty là Tổng công ty Điện lực

miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung,

Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí

Minh. Theo số liệu năm 2013, tổng số khách hàng của EVN khoảng 21 triệu khách

hàng, tốc độ tăng trưởng khách hàng hằng năm xấp xỉ 5%.

1.4.3.1. Về triển khai các Trung tâm chăm sóc khách hàng

- Năm 2013, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai

Trung tâm chăm sóc khách hàng;

- Tại Hà Nội là Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực

thành phố Hà Nội;

- Trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty Điện lực Bình Định;

- Tổng đài chăm sóc khách hàng của công ty Điện lực Gia Lai.

1.4.3.1.1. Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực

thành phố Hồ Chí Minh - điện thoại đầu số 1900545454

34

Là đơn vị cấp Trung tâm, trực thuộc Tổng Công ty. Cơ cấu gồm 2 bộ phận

(trực tiếp: gồm 56 người của phòng Chăm sóc khách hàng, làm việc theo ca; gián

tiếp: Gồm bộ phận kỹ thuật, hành chính ... 15 người); chia theo theo ca trực 24/24;

Các kênh giao tiếp và dịch vụ cung cấp:

Qua điện thoại đầu số 1900545454, bao gồm các dịch vụ kinh doanh và kỹ

thuật, tiếp nhận yêu cầu, xử lý và trả lời khách hàng..

Qua email, website: có chức năng và nội dung thông tin như kênh thoại.

Qua tin nhắn: Thực hiện nhắn tin cho các khách hàng thuộc các công ty điện

lực quản lý, bao gồm các thông báo: Cắt điện đột xuất, tiền điện…

Các dịch vụ hiện đang được triển khai tại gồm có 6 dịch vụ: Báo mất điện, sự

cố: thoại, Cấp điện mới: thoại, email, website; Thay đổi thông tin: thoại, email,

website; Tra cứu thông tin: thoại, email, website. Từ năm 2014, Trung tâm chăm sóc

khách hàng EVN thành phố Hồ Chí Minh còn cho thuê các dịch vụ chăm sóc khách

hàng cho công ty điện lực Bình Dương (tổng số khách hàng xấp xỉ 335,000 khách

hàng). Cung cấp 6 dịch vụ hiện tại đang được triển khai tại trung tâm với kênh giao

tiếp là kênh thoại.

Bảng thống kê tình hình cung cấp dịch vụ tại Trung tâm chăm sóc khách

hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

STT Các tiêu chí đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ

1. Số cuộc gọi trung bình trong tháng ~ 6,000 cuộc/ ngày

(ĐTV+IVR), ~180,000

cuộc/ tháng

2. Số cuộc gọi được giải quyết trong lần đầu tiên Hầu hết (ngoại trừ mục 5)

3. Số cuộc gọi được giải quyết qua điện thoại viên ~140,000/ tháng

4. Số cuộc gọi không được giải quyết trong lần đầu tiên 200 cuộc/ tháng

5. Có cơ chế gọi lại đối với các cuộc gọi không được

giải quyết trong lần đần tiên không:

6. Thời điểm cao điểm về xử lý cuộc gọi trong 1 ngày Từ 8 giờ đến 11 giờ 30, và

từ 13 giờ đến 18 giờ hàng

ngày

7. Số cuộc gọi không được giải quyết (do hệ thống

IVR không có thông tin và toàn bộ các điện thoại

viên đều đang bận)

10,000 cuộc/ tháng

35

8. Số cuộc gọi bị rớt đường truyền, bị nghẽn mạch: Chưa xảy ra rớt đường

truyền, chỉ bị nghẽn mạch

khi xảy ra khi sự cố lớn

không thống kê được do

nhà mạng khách hàng sử

dụng.

9. Thời gian trung bình xử lý cuộc gọi: 3 phút

10. Thời gian trung bình để phối hợp giữa điện thoại

viên với các bộ phận nghiệp vụ tại các công ty điện

lực:

Điện thoại viên phải thực

hiện chuyển phiếu về các

công ty điện lực phối hợp

xử lý trong vòng 3 phút kể

từ thời điểm tiếp nhận yêu

cầu khách hàng

11. Số yêu cầu thắc mắc gửi qua email trung bình trong

tháng:

20 email/ tháng

12. Số yêu cầu thắc mắc tiếp nhận qua website trung

bình trong tháng:

300,000 lượt tra cứu /

tháng, trong đó: yêu cầu

qua website, hỏi đáp, thắc

mắc và ợt thanh toán trực

tuyến trên website, còn lại

là tra cứu thông tin.

13. Số yêu cầu thắc mắc gửi qua website được giải

quyết:

100% yêu cầu được giải

quyết và phản hồi

14. Hình thức phản hồi đối với các yêu cầu, thắc mắc

gửi qua website không được giải quyết

liên lạc qua điện thoại nếu

cần làm rõ thông tin

15. Trung tâm chăm sóc khách hàng có hình thức chủ

động gọi, gửi tin nhắn, gửi email cho khách hàng

không

(Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

1.4.3.1.2. Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực thành

phố Hà Nội - Đầu số 22222000 hoặc 19001288

36

Là phòng Giải đáp thông tin khách hàng trực thuộc Trung tâm Điều độ thông

tin. Phòng có 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng, 09 giám sát và 35 điện thoại viên,

được chia thành 2 bộ phận:

- Trực tiếp tiếp nhận thông tin, giải đáp, hỗ trợ khách hàng qua điện thoại

24/24h, làm việc trực ca (10 điện thoại viên/ca ngày; 04 điện thoại viên/ca đêm).

- Thu và nhập các cơ sở dữ liệu, phân tích và lập các dự báo, báo cáo phục vụ

công tác giải đáp thông tin khách hàng.

Các kênh giao tiếp và dịch vụ cung cấp: Qua kênh thoại: Đầu số 22222000

hoặc 19001288, Hệ thống trả lời tự động: Vận hành thử nghiệm từ ngày 16/04/2014.

Khi khách hàng gọi điện tới Tổng đài, hộp thư hướng dẫn khách hàng thực hiện tra

cứu 2 luồng thông tin chính: “Thủ tục, quy định về sử dụng điện” và “Giá bán điện”.

Các dịch vụ hiện đang được triển khai tại Trung tâm gồm có 5 dịch vụ: Báo

sự cố điện, tiếp nhận kiến nghị kinh doanh điện, tin nhắn SMS, Hóa đơn điện tử, hỗ

trợ, giải đáp thắc mắc khác qua điện thoại

Trong đó tỉ lệ cao nhất là dịch vụ Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc qua điện thoại

chiếm hơn 80% tổng số yêu cầu sử dụng dịch vụ; kế tiếp là dịch vụ báo sự cố điện,

xấp xỉ 10-15% tổng số yêu cầu sử dụng dịch vụ. Các dịch vụ SMS và Hóa đơn điện

tử chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0.28% và 0.73%).

100% các cuộc gọi đến Trung tâm đều được giải quyết. Xét về tỉ lệ số các yêu

cầu giải quyết trực tiếp tại Trung tâm chiếm hầu hết tổng số yêu cầu (98.75%), còn

lại là các dịch vụ về kinh doanh điện được chuyển tiếp về các bộ phận nghiệp vụ tại

công ty điện lực để xử lý chiếm tỉ lệ rất nhỏ (1.25%)

Đánh giá về Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVN Hà Nội

Chỉ đáp ứng được ở mức độ trung bình với nhu cầu của hơn 2 triệu khách

hàng thuộc phạm vi quản lý (nếu theo tỉ lệ khuyến nghị 0.3% số khách hàng có nhu

cầu gọi điện thì cần 35 bàn ĐTV). 98,75% các cuộc gọi đến được giải quyết trực tiếp

tại Tổng đài. Vẫn xảy ra hiện tượng nghẽn mạch, báo bận, không trả lời được cuộc

gọi khi có sự cố lớn xảy ra, nhu cầu của khách hàng tăng cao.

Đã cung cấp được các tính năng cơ bản nhất, hay được khách hàng yêu cầu;

tuy nhiên các dịch vụ này chỉ được cung cấp qua kênh điện thoại do ĐTV trả lời

hoặc hệ thống IVR tự động trả lời, các kênh giao tiếp khác như SMS, Email, Web

chưa được triển khai nhiều, chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0.28% là SMS và 0.73% là hóa đơn

37

điện tử). Thời gian tiếp nhận, giải quyết, xử lý yêu cầu cung cấp dịch vụ trung bình

3-6 phút.

1.4.3.1.3. Bộ phận chăm sóc khách hàng của Công ty điện lực Bình Định

- Điện thoại và tin nhắn đầu số 19001248

Là bộ phận thuộc phòng Kinh doanh của Công ty (có 01 tổ trưởng kiêm giám

sát viên và 09 điện thoại viên), số tổng đài 19001248, hoạt động theo ca: Ca 1 từ

6h00 đến 14h00, Ca 2: từ 14h00 đến 21h00. Sau 21h00, cuộc gọi sẽ được chuyển

đến điều độ viên trực ca. Thời gian phục vụ khách hàng: 24/24h và 7 ngày/tuần.

Các kênh giao tiếp và dịch vụ cung cấp: Qua điện thoại: Đầu số 19001248;

qua tin nhắn: sử dụng đầu số 19001248; qua email: qua địa chỉ

[email protected]; Qua Web chăm sóc khách hàng:

http://cskh.pcbinhdinh.com.vn, có hỗ trợ tính năng chat trực tuyến với điện thoại

viên. Các dịch vụ hiện đang được triển khai tại Tổng đài chăm sóc khách hàng của

công ty điện lực Bình Định gồm có: Kinh doanh điện, kỹ thuật điện, giải đáp thắc

mắc, khiếu nại của khách hàng ..

Đánh giá về Tổng đài chăm sóc khách hàng của công ty điện lực Bình Định

Theo các thống kê, theo dõi số lượng cuộc gọi với số lượng nhân sự hiện tại

đã đáp ứng được nhu cầu của gần 330,000 khách hàng nằm trong phạm vi quản lý,

100% các cuộc gọi đều được giải quyết trực tiếp tại Tổng đài chăm sóc khách hàng

hoặc tại các bộ phận nghiệp vụ. Thời gian tiếp nhận, giải quyết, xử lý yêu cầu cung

cấp dịch vụ trung bình 3 - 4 phút.

1.4.3.1.4. Mô hình thuê dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty điện

lực Bình Dương

Mô hình tổ chức: Thực hiện thuê Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVN

thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công tác chăm sóc khách hàng cho công ty điện

lực Bình Dương. Có 2 bộ phận:

- Bộ phận điện thoại viên của Trung tâm chăm sóc khách hàng thành phố Hồ

Chí Minh tiếp nhận cuộc gọi yêu cầu của khách hàng;

- Bộ phận gồm cán bộ nghiệp vụ của công ty điện lực Bình Dương và các

điện lực trực thuộc, tiếp nhận thông tin xử lý của điện thoại viên trung tâm thành phố

Hồ Chí Minh chuyển tiếp.

Các kênh giao tiếp và dịch vụ cung cấp: Kênh thoại, đầu số 1900 1102, các

trường hợp không có thông tin hoặc cần giải quyết tiếp về nghiệp vụ tại công ty điện

38

lực Bình Dương thì ĐTV của Trung tâm chăm sóc khách hàng EVN thành phố Hồ

Chí Minh sẽ phối hợp với công ty điện lực Bình Dương để giải quyết, xử lý. Các

dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện đang được triển khai tại công ty điện lực Bình

Dương gồm có 6 dịch vụ: Báo mất điện, yêu cầu cấp điện...

Thống kê tình hình cung cấp dịch vụ thuê ngoài tại công ty điện lực Bình

Dương

STT Các tiêu chí đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ

1. Số cuộc gọi trung bình trong tháng ~4.000 cuộc/ tháng

2. Số cuộc gọi được giải quyết trong lần đầu tiên Hầu hết

3. Số cuộc gọi được giải quyết qua điện thoại viên ~4.000 cuộc/ tháng

4. Số cuộc gọi không được giải quyết trong lần đầu

tiên

100 cuộc/ tháng

5. Có cơ chế gọi lại đối với các cuộc gọi không được

giải quyết trong lần đần tiên không

6. Thời điểm cao điểm về xử lý cuộc gọi trong 1

ngày

Từ 8 giờ đến 11 giờ 30, và từ

13 giờ đến 18 giờ hàng ngày

7. Số cuộc gọi không được giải quyết (do hệ thống

IVR không có thông tin và toàn bộ các điện thoại

viên đều đang bận)

82 cuộc/ tháng

8. Có cơ chế gọi lại đối với các cuộc gọi không được

giải quyết không (do hệ thống IVR không có

thông tin và toàn bộ các điện thoại viên đều đang

bận)

9. Số cuộc gọi bị rớt đường truyền, bị nghẽn mạch Chưa xảy ra rớt đường truyền,

Chỉ bị nghẽn mạch khixảy ra

khi sự cố lớn không thống kê

được do nhà mạng khách hàng

sử dụng.

(Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Đánh giá về mô hình thuê dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty điện lực

Bình Dương

Đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của 335,000 khách hàng của công ty điện

lực Bình Dương. Trong đó tỉ lệ cao nhất là dịch vụ Báo mất điện và sự cố và dịch vụ

39

Hỏi đáp và yêu cầu (xấp xỉ 30-40% tổng số yêu cầu sử dụng dịch vụ). Thời gian tiếp

nhận, giải quyết trung bình là 3 phút/cuộc gọi. Mặc dù việc tiếp nhận thông tin và

tiền xử lý phải qua ĐTV trung gian của Trung tâm chăm sóc khách hàng EVN thành

phố Hồ Chí Minh trước khi đến công ty điện lực Bình Dương và các điện lực trực

thuộc.

1.4.3.1. Mô hình Trung tâm chăm sóc khách hàng của ngành Điện hiện

nay

Trên cơ sở đánh giá tổng hợp đối với từng mô hình triển khai Trung tâm

chăm sóc khách hàng như sau:

Với các kết quả tổng hợp phân tích đánh giá và so sánh dựa trên các tiêu chí

đặt ra để đáp ứng các mục tiêu của Trung tâm chăm sóc khách hàng ngành điện, có

thể thấy:

- Mô hình Trung tâm chăm sóc khách hàng theo 5 tổng công ty điện lực là mô

hình tốt nhất với số điểm lượng hóa là 64 điểm, đáp ứng được gần như tối đa các

mục tiêu của Trung tâm chăm sóc khách hàng ngành điện.

- Mô hình trung tâm chăm sóc khách hàng theo miền cũng đáp ứng được ở

mức rất cao với số điểm lượng hóa là 60 điểm.

- Còn lại 2 mô hình phân tán theo các công ty điện lực và mô hình thuê dịch

vụ có nhiều điểm hạn chế hơn nên số điểm lượng hóa ở mức thấp lần lượt là 41 điểm

và 21 điểm.

Đối với 2 mô hình Trung tâm chăm sóc khách hàng theo miền và theo tổng

công ty điện lực, mặc dù có sự chênh lệnh như vậy nhưng là không cao. Ngoài ra,

cũng phải lưu ý một điểm là chi phí đầu tư ban đầu và sau 5 năm đối với mô hình

Trung tâm chăm sóc khách hàng theo tổng công ty điện lực cao hơn so với mô hình

Trung tâm chăm sóc khách hàng theo miền do phải đầu tư mới cho 3 tổng công ty

điện lực là EVN NPC, EVN SPC, EVN CPC, cụ thể là: Việc lựa chọn mô hình tối

ưu sẽ tập trung vào 2 mô hình triển khai theo miền và theo tổng công ty điện lực, mà

trong đó, yếu tố về chi phí cũng là một yếu tố đáng quan tâm khi tổ chức thực hiện

triển khai. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện chung về hiệu quả đem lại trong công

tác chăm sóc và dịch vụ khách hàng của các Trung tâm chăm sóc khách hàng ngành

điện thì mô hình tối ưu được lựa chọn sẽ là mô hình Trung tâm chăm sóc khách

hàng theo 5 tổng công ty điện lực. Đối với yếu tố chi phí đầu tư, cách thực hiện sẽ

theo hướng đầu tư các hạng mục cơ bản đáp ứng cho một số lượng khách hàng dự

40

kiến, sau đó sẽ triển khai mở rộng dần dần để đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, với mô

hình này thì các tổng công ty điện lực cũng sẽ không gặp phải bài toán về cấu thành

khung giá dịch vụ áp dụng cho các Trung tâm chăm sóc khách hàng để đạt được sự

hiệu quả.

Hiện nay ngành điện đã xây dựng mô hình Trung tâm chăm sóc khách hàng

theo miền và theo 5 tổng công ty điện lực mà theo Tập đoàn điện lực là đáp ứng

được gần như tối đa các mục tiêu của Trung tâm chăm sóc khách hàng ngành điện,

mà trong đó, yếu tố về chi phí cũng là một yếu tố đáng quan tâm khi tổ chức thực

hiện triển khai.

Ngành điện là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 vào chăm sóc khách

hàng trên môi trường công nghệ hiện đại như: Website, Facebook Fanpage, E-mail,

Web-chat… và vận hành Hệ thống chăm sóc khách hàng tự động sử dụng trí tuệ

nhân tạo trên ứng dụng Facebook Messenger và website; Chatbot chăm sóc khách

hàng sẽ tự động trả lời, giải đáp các thông tin khách hàng yêu cầu một cách nhanh

chóng, chính xác và đầy đủ nhất bằng ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên.

Nhận xét chung

Nhìn chung, các hệ thống chăm sóc khách hàng của các đơn vị mới chỉ dừng

ở bước cung cấp một số thông tin theo yêu cầu của khách hàng, mang tính một chiều

và chủ yếu thông qua điện thoại hoặc tiếp xúc trực tiếp. Với tốc độ phát triển về cả

số lượng cũng như các yêu cầu về mặt chất lượng như hiện nay, các hệ thống chăm

sóc khách hàng tại các đơn vị vẫn chưa đáp ứng được tất cả yêu cầu đối với công tác

chăm sóc và dịch vụ khách hàng sử dụng điện, nhằm đem lại những dịch vụ thực sự

hữu ích cho khách hàng.

* Về kết quả:

- Đã xây dựng Trung tâm chăm sóc khách hàng tại miền Bắc, miền Trung và

miền Nam tối ưu và phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thực tế, định hướng phát

triển trong lĩnh vực chăm sóc và dịch vụ khách hàng của ngành điện; xây dụng được

quy chế làm việc; quy trình chăm sóc khách hàng; quy trình đánh giá sự hài lòng của

khách hàng; quy trình đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng.

- Vận hành Hệ thống chăm sóc khách hàng tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo

trên ứng dụng Facebook Messenger và website; Chatbot chăm sóc khách hàng sẽ tự

động trả lời, giải đáp các thông tin khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, chính

xác và đầy đủ nhất bằng ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên, đồng thời trả lời các thông tin

41

riêng biệt, phục vụ các yêu cầu khác nhau cho một lượng lớn khách hàng cùng lúc,

24/7, đáp ứng thẳng vấn đề ngay lập tức và không bị cảm xúc, ngoại cảnh tác

động…

* Hạn chế:

Việc thành lập các Trung tâm chăm sóc khách hàng tại miền Bắc, miền

Trung và miền Nam dẫn đến khi ĐTV trả lời khách hàng chưa thống nhất; việc ứng

dụng công nghệ mới có thể áp dụng không đồng thời, chủ yếu là xử lý tình huống

báo mất điện, thắc mắc về chỉ số công tơ, số tiền thanh toán.

42

Chương 2. THỰC TRANG HOAT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ

KHÁCH HÀNG CỦA NGÀNH BHXH GIAI ĐOAN 2016 - 2018

BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ

chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tổ chức thu, chi

chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT,

BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định

của pháp luật. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của

BHXH Việt Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch cải cách hành

chính của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế

một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Tổ chức

thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định

của pháp luật. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin

trong thống kê và quản lý BHXH, BHYT, BHTN...

BHXH Việt Nam là cơ quan dịch vụ công vừa triển khai tổ chức thực

hiện chính sách, vừa tiếp nhận thông tin phản hồi để đề nghị cơ quan có thẩm

quyền hoạch định, ban hành chính sách. Trung tâm Dịch vụ khách hàng BHXH

Việt Nam là trung tâm 2 chiều về thông tin.

Chiều thứ nhât: Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho khách hàng thực hiện dịch

vụ.

Chiều thứ hai: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng để:

* Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với

sự phục vụ của ngành bảo hiểm xã hội.

* Điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ; đề xuất xây dựng và điều chỉnh

chính sách với đối tượng khách hàng: Lớn về số lượng, đa dạng về độ tuổi,

nghề nghiệp, trình độ học vấn, trải dài khắp các vùng miền.

Hoạt động chăm sóc khách hàng của ngành BHXH có ý nghĩa hết sức

quan trọng. Vừa là mục tiêu vừa là giải pháp hữu hiệu để hoàn thành nhiệm vụ

chính trị, bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách an sinh xã

hội.

2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và nhân sự của Trung tâm

Dịch vụ khách hàng BHXH Việt Nam

2.1.1. Cơ câu tô chức

Trước khi có Trung tâm Dịch vụ khách hàng, BHXH Việt Nam thực hiện

hỗ trợ khách hàng qua kênh đối thoại trực tiếp với Doanh nghiệp và người dân;

nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của các đơn vị sử dụng lao động,

người lao động và nhân dân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

43

Từ ngày 31/12/2015, BHXH Việt Nam mở rộng hỗ trợ khách hàng thông qua tổ

chức giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT trên Trang tin điện tử

BHXH Việt Nam (Website BHXH: www.baohiemxahoi.gov.vn). Ngoài ra còn

có các hình thức hỗ trợ qua chuyên mục hỏi - đáp của Báo BHXH, Tạp chí

BHXH và Website của BHXH các tỉnh, thành phố.

Ngày 31/8/2017, BHXH Việt Nam đã khai trương Trung tâm Dịch vụ

khách hàng; người dân, tổ chức và doanh nghiệp liên hệ đến BHXH Việt Nam

qua tổng đài số 1900 96.96.68 để được hỗ trợ, tư vấn, giải đáp. Đây là hệ thống

mang tính đột phá, tập trung trong quản lý, được ngành BHXH đầu tư và xây

dựng. Trung tâm Dịch vụ khách hàng là đầu mối cung cấp và giải đáp thắc mắc,

tư vấn, hướng dẫn về chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người dân và đơn

vị; hỗ trợ người dân và đơn vị trong quá trình khai thác, sử dụng các dịch vụ

công trực tuyến với cơ quan BHXH. Thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của tổ

chức, công dân khi tham gia các dịch vụ công trực tuyến của Ngành. Đồng thời,

đây cũng là địa chỉ thân thiện và đầu mối tiếp nhận mọi thông tin của người dân

và đơn vị để phân luồng, chuyển cho các vụ, ban liên quan xử lý một cách

nhanh chóng, nâng cao hiệu quả tổ chức điều hành của hệ thống BHXH.

Trung tâm Dịch vụ khách hàng do Trung tâm Giám định BHYT và Thanh

toán đa tuyến khu vực phía Nam và Trung tâm CNTT quản lý, điều hành theo:

- Quyết định số 870/QĐ-BHXH ngày 01/6/2017 của Tổng Giám đốc giao

bổ sung thêm Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực

phía Nam chức năng nhiệm vụ mới là Trung tâm Dịch vụ Khách hàng;

- Quyết định số 1723/QĐ-BHXH ngày 4/10/2017 của Tổng Giám đốc

BHXH Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý việc sử dụng, vận

hành Hệ thống chăm sóc khách hàng (Call Center);

Ngoài Trung tâm Dịch vụ khách hàng, BHXH Việt Nam vẫn duy trì kênh

đối thoại trực tiếp với Doanh nghiệp và Kênh giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH, BHYT trên Trang tin điện tử BHXH Việt Nam (Website

BHXH: www.baohiemxahoi.gov.vn được tổ chức 3 tháng 1 lần; hỗ trợ qua

chuyên mục hỏi - đáp của Báo BHXH, Tạp chí BHXH và Website của BHXH

các tỉnh, thành phố.

a) Nhân sự

44

Theo Hợp đồng ký giữa nhà thầu và BHXH Việt Nam, việc hỗ trợ và

chăm sóc khách hàng tại Trung tâm dịch vụ khách hàng khu vực phía Bắc được

thực hiện liên tục 24h/24h trong ngày, 7 ngày trong tuần. Thời gian làm việc

được chia theo ca.

Về số ĐTV là 43 người, chia làm 03 ca (sáng, ngày, đêm), cụ thể như

sau:

- Ban ngày: 02 ca (ca 1: từ 6h đến 14h; ca 2: từ 14h đến 22h); số lượng hỗ

trợ viên trong ca trực là 15 người/1 ca;

- Ban đêm: 01 ca (từ 22h đến 6h); số lượng hỗ trợ viên trong ca trực là 3

người/1 ca;

Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2018, Nhà thầu đáp ứng số lượng 15

người/ca trực ban ngày và 03 người/ca trực đêm. Từ ngày 01/01/2019, tăng số

người của 02 ca (từ 6h đến 14h và từ 14h đến 22h) lên 20 người/1 ca.

* ĐTV có độ tuổi trung bình khoảng 23 đến 24 tuổi

* Trình độ đào tạo

- 30% có trình độ cao đẳng;

- 70% có trình độ đại học.

* Về ngành nghề khi tuyển dụng:

Được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau: Luật, kinh tế, công nghệ

thông tin, tin học, bảo hiểm xã hội, thương mại, quản trị kinh doanh, …

* Về đào tạo của ĐTV

ĐTV chỉ được bồi dưỡng một khóa học ngắn tìm hiểu về chính sách

BHXH, BHYT, BHTN thời gian 01 tháng tại Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH.

* Về chất lượng trả lời cuộc gọi

Hiện nay ngoài việc cơ bản hỗ trợ được khách hàng liên quan đến việc

nộp hồ sơ trên cổng thông tin điện tử và cổng thông tin giám định của ngành

BHXH thì chỉ một số ít ĐTV (có thời gian làm việc từ tháng 8/2017 đến nay)

trong tổng số gần 50 người trả lời thành thạo được những câu hỏi liên quan đến

lĩnh vực thẻ BHYT như đổi nơi KCB ban đầu, gia hạn thẻ BHYT… và một số

nội dung cơ bản của chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Do thời gian đào tạo ngắn và không chuyên sâu do đó ĐTV chưa hiểu rõ

về các quy trình nghiệp vụ về BHXH, BHYT, BHTN do BHXH Việt Nam ban

45

hành nên chưa giải đáp được câu hỏi của khách hàng liên quan đến quy trình

nghiệp vụ;

Khi trả lời khách hàng ĐTV gặp nhiều khó khăn do:

- Phải tra cứu chính sách về BHXH, BHYT, BHTN trước khi trả lời

khách hàng (kể cả nội dung không phức tạp) dẫn đến thời gian trả lời câu hỏi

kéo dài, gây ức chế cho khách hàng, tốn kém về chi phí viễn thông (do khi gọi

điện khách hàng phải trả phí viễn thông cho nhà mạng);

- Một số nội dung khách hàng hỏi về một người liên quan đến thu, cấp sổ

BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chính sách BHXH ĐTV trả lời chưa đúng gây

khó khăn cho khách hàng;

- ĐTV là lao động hợp đồng do nhà thầu cung cấp không phải viên chức

của BHXH Việt Nam nên không bị ràng buộc trách nhiệm với cơ quan BHXH

về nội dung công việc đang làm; tinh thần trách nhiệm không cao do không gắn

bó với ngành như viên chức của BHXH Việt Nam;

- Một số câu hỏi có nội dung chuyên môn về BHXH, BHYT, BHTN hiện

nay các điện thoại viên chưa trả lời được thì Phần mềm sẽ ghi lại tự động, Trung

tâm CNTT tập hợp chuyển đến các đơn vị chuyên môn để trả lời. Sau khi có ý

kiến của đơn vị chuyên môn, Điện thoại viên gọi điện lại cho người dân để đọc

nội dung trả lời hoặc giải đáp qua hệ thống thư điện tử. Thực tế hiện nay nhiều

trường hợp người dân chưa hiểu hoặc có ý kiến về nội dung trả lời thì Điện

thoại viên tiếp tục ghi lại để trả lời sau việc này gây mất thời gian và dẫn đến sự

chưa hài lòng, thỏa mãn của người dân …

- Trong thời gian vừa qua chính sách BHXH, BHYT, BHTN đã có sự bổ

sung hoặc thay đổi. Trên cơ sở của sự thay đổi của chính sách BHXH Việt Nam

cũng ban hành các văn bản hướng dẫn về BHXH, BHYT, BHTN mặt khác do

ĐTV là người do đơn vị tư vấn cung cấp nên việc tiếp cận và hiểu được các văn

bản của nhà nước và của ngành BHXH là rất khó khăn. Do tính chất đặc thù của

công việc nên ĐTV thường xuyên thay đổi (thôi việc), việc đào tạo ĐTV thay

thế tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng khác nhau với nhiều chuyên

ngành gây ra nhiều khó khăn cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Đội ngũ này có trình

độ đào tạo không đồng đều, kiến thức cơ bản được đào tạo có sự khác biệt khá

lớn và hầu hết không được đào tạo chuyên ngành về BHXH, BHYT. Vì vậy,

cần có kế hoạch và chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp

46

những kiến thức cơ bản cho nhân viên dịch vụ khách hàng mới vào nghề; người

đã có thời gian làm việc theo định kỳ giúp họ có cái nhìn tổng quan về ngành

BHXH, các chế độ chính sách đang thực thi, từ đó có khả năng trả lời những

câu hỏi đơn giản, phân loại câu hỏi chuyên sâu theo các mảng nghiệp vụ chuyển

về Vụ, Ban chuyên môn. Thông qua đội ngũ nhân viên của trung tâm dịch vụ

khách hàng tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, hình ảnh của ngành

BHXH, hướng tới đảm bảo sự hài lòng của người dân khi tiếp cận với các dịch

vụ công.

b) Về cơ sở vật chất

BHXH Việt Nam đã tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp

đồng với Công ty TNHH MTV Ứng dụng kỹ thuật và Sản xuất (Tecapro) theo

Hợp đồng số 2016/CALLCENTER/BQLDA-TECAPRO ngày 29/12/2016.

Trong đó: Có chi phí thiết bị và chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng; Thời gian

thực hiện: 810 ngày; Phạm vi cung cấp: Cung cấp, lắp đặt, cài đặt, hiệu chỉnh và

đào tạo chuyển giao công nghệ hệ thống chăm sóc khách hàng: bao gồm hệ

thống máy chủ, các phần mềm (tổng đài tiếp nhận cuộc gọi, quản lý thông tin

khách hàng, quản lý câu hỏi thường gặp) đặt tại Trung tâm dữ liệu Ngành và

máy tính trạm dành cho tổng đài viên của Trung tâm Dịch vụ khách hàng đặt tại

150 Phố Vọng, Hà Nội; cung cấp ĐTV làm công tác chăm sóc khách hàng; ký

kết biên bản tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ các sản phẩm của dự án để đưa

Trung tâm Dịch vụ khách hàng (Call Center) vào khai thác, vận hành và sử

dụng.

Trung tâm CNTT tiếp nhận và quản lý việc sử dụng, vận hành hệ thống

máy chủ, 20 bộ máy tính trạm, 20 bộ tai nghe chuyên dụng và phần mềm chăm

sóc khách hàng (bao gồm cả cán bộ làm nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng)

khu vực phía Bắc.

Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam

tiếp nhận và quản lý việc sử dụng, vận hành 10 bộ máy tính trạm, 10 bộ tai nghe

chuyên dụng (bao gồm cả cán bộ làm nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng)

khu vực phía Nam.

c) Hệ thống máy chủ

1.1. Khung máy chủ phiến Fujitsu Server Primergy BX900 S2

47

Hệ thống máy chủ phiến, máy chủ ứng dụng và CSDL hiện được Trung

tâm CNTT tiếp nhận, lắp đặt và vận hành ổn định tại Trung tâm Dữ liệu Ngành.

d) Máy trạm cho tổng đài viên

Chủng loại - Khung máy chủ phiến kích thước 10RU

Phiến quản trị - 02 phiến quản trị chuyên dụng, hot-plug;

Phiến SAN Switch - 02 x FC Switch 16Gb 18/8 26 (Brocade)

Giao diện trên mỗi phiến:

- 18 x 16Gbit/s FC downlink port và 8 x SFP+ uplink

port;

- Gắn sẵn 4 x SFP+ module, 16Gbit/s Short

- Wavelength Laser (SWL), LC connector

Phiến Ethernet Switch - 02 x Eth Switch 10/40Gb 18/8+2

Giao diện trên mỗi phiến:

- Internal: 18x 10Gbit/s Eth (downlinks);

- External: 8x 10Gbit/s Eth SFP+, 2x 40Gbit/s Eth

QSFP+;

- Gắn sẵn 04 SFP+ Module Multi Mode Fiber 10GbE

LC

Nguồn cấp - 6 nguồn cấp AC và dự phòng, hot-plug

Bảo hành thiết bị và hỗ trợ

kỹ thuật - 03 năm

1.2. Máy chủ ứng dụng và

CSDL Fujitsu Server Primergy BX2580 M2

Bộ vi xử lý - 2 x Intel Xeon E5-2697v4 18C/36T 2.30 GHz

Bộ nhớ - 256 GB RAM DDR4

Ổ đĩa lưu trữ - 2 x 240GB SSD

Raid Controller - Card chuyên dụng quản lý RAID: FUJITSU 6 Gbit/s

SAS RAID Mezzanine Card

Giao diện tích hợp sẵn - 2 cổng 10Gb Ethernet

- 2 cổng FC 16Gb

Bảo hành thiết bị và hỗ trợ

kỹ thuật - 03 năm

48

Tổng số 30 bộ máy tính. Trong đó: Trung tâm CNTT quản lý: 20 bộ;

Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam quản lý

10 bộ.

Máy trạm Fujitsu ESPRIMO D556/E85+ - Đức

Bộ vi xử lý Intel Core i7-6700

Bộ nhớ 8GB

Ổ đĩa cứng 500GB

Màn hình hiển thị FUJITSU Display E22T-7 Pro 21.5 inch

Chuột và bàn phím Fujitsu keyboard & mouse USB

UPS cho máy trạm UPS EATON 5L650UNI

Công suất: 650VA/360W

Bảo hành 03 ăm

20 bộ máy trạm dùng cho tổng đài viên do Trung tâm CNTT quản lý có

03 bộ máy trong quá trình hoạt động, có trục trặc phải mang bảo hành. Đến nay,

toàn bộ 20 bộ máy đều hoạt động ổn định.

đ) Tai nghe chuyên dụng

Tổng số 30 bộ tai nghe, trong đó: Trung tâm CNTT quản lý: 20 bộ; Trung

tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam quản lý: 10

bộ.

Tai nghe chuyên dụng Jabra BIZ 2300 USB (Duo) – Trung quốc

Kết nối với máy tính USB 2.0

Loại microphone: Loại bỏ tiếng ồn

Đáp ứng các tiêu chuẩn CE, FCC, UL, cUL,EAC, RCM, KCC, RoHS

Bảo hành 01 năm

Toàn bộ 20 bộ tai nghe do Trung tâm CNTT quản lý hiện hoạt động tốt,

ổn định.

e) Phần mềm chăm sóc khách hàng

Hoạt động hỗ trợ khách hàng tại Trung tâm dựa trên 3 phần mềm: Tổng

đài tiếp nhận cuộc gọi, quản lý thông tin khách hàng, quản lý câu hỏi thường

gặp, cụ thể:

* Phần mềm tổng đài tiếp nhận cuộc gọi (iCall Center) bao gồm các chức

năng:

49

- Hộp thư thoại;

- Quản lý máy nhánh;

- Quản lý tương tác thoại;

- Quản lý hàng đợi;

- Quản lý chuyển cuộc gọi đến máy nhánh trong nhóm;

- Quản lý kịch bản;

- Quản lý thư thoại;

- Quản lý thông báo;

- Quản lý số điện thoại gọi đến;

- Quản lý ghi âm;

- Kết nối mở rộng;

* Phần mềm quản lý thông tin khách hàng (iCMS) bao gồm các chức

năng:

- Quản lý đơn vị;

- Quản lý liên hệ;

- Quản lý dịch vụ hỗ trợ;

- Quản lý hỏi đáp;

- Lịch sử hỗ trợ;

- Quản lý tài liệu hỗ trợ;

- Kết nối với phần mềm tổng đài;

- Quản lý người dùng và quyền hạn;

- Bản quyền hệ quản trị CSDL;

* Phần mềm quản lý câu hỏi thường gặp (iFAQS) bao gồm các chức năng:

- Hỏi đáp và bình luận;

- Tìm kiếm;

- Thông tin về phiên bản phần mềm của Ngành BHXH;

- Góp ý về báo lỗi phần mềm;

- Tài liệu và phần mềm;

- Quản lý người dùng;

- Thống kê và báo cáo;

- Quản lý cấu hình;

Các phần mềm hoạt động ổn định, đảm bảo phân phối tự động và điều

hướng các cuộc gọi đến các tổng đài viên chuyên trách, để khách hàng được hỗ

50

trợ nhanh chóng, kịp thời trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, cho phép quản lý

đầy đủ thông tin như: danh sách khách hàng, tình huống hỗ trợ, thời gian xử lý

tình huống, ghi âm cuộc gọi…

f) Về xây dựng quy trình giải đáp, chăm sóc khách hàng

Ban QLDA đã dự thảo và xin ý kiến các đơn vị: Vụ Pháp chế, Vụ Tài

chính - Kế toán, Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách

BHYT, Ban Thu, Ban Sổ - Thẻ, Ban Dược và Vật tư y tế, Trung tâm Truyền

thông xin ý kiến để xây dựng Quy trình giải đáp thắc mắc tại Trung tâm dịch vụ

chăm sóc khách hàng như sau:

Giai đoạn đầu, Trung tâm Dịch vụ khách hàng hỗ trợ cho các ứng dụng

dịch vụ công điện tử và hệ thống nghiệp vụ bao gồm:

- Cổng thông tin điện tử ngành BHXH;

- Hệ thống giao dịch BHXH điện tử;

- Hệ thống thông tin giám định BHYT.

Quy trình giải đáp tại Trung tâm Dịch vụ khách hàng như sau:

Người dân

Doanh nghiệp

Trung tâm

Chăm sóc

khách hàng

Phân loại

yêu cầuHoàn

thành

Kiểm tra, cập

nhập FAQ

Đóng

yêu cầu

Các Ban

nghiệp vụTiếp nhận

yêu cầu

Tiếp nhận

yêu cầu

Hẹn lịch

trả lời

Hỗ trợ giải

đáp

Giải đáp

Kiểm tra, cập

nhật thông tin

khách hàng

Tư vấn, giải đáp

Bước 1: Hệ thống chăm sóc khách hàng tiếp nhận yêu cầu giải đáp, hỗ trợ

của người dân và doanh nghiệp thông qua điện thoại, emal và công cụ hỗ trợ

trên Web.

Bước 2: Hệ thống phân loại yêu cầu hỗ trợ và chuyển tới tổng đài viên

phụ trách.

Bước 3: Tổng đài viên thực hiện các công việc:

51

- Kiểm tra, cập nhật thông tin khách hàng, danh sách các câu hỏi đã từng

hỏi của khách hàng vào hệ thống. (Nếu chưa có thông tin khách hàng trên hệ

thống thì khởi tạo thông tin khách hàng trên hệ thống);

- Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn, giải đáp:

+ Nếu hoàn thành việc tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng

chuyển sang bước 4;

+ Trường hợp tổng đài viên không giải đáp được thắc mắc do khách hàng

yêu cầu giải đáp các vấn đề liên quan đến chính sách, quy trình nghiệp vụ

chuyên sâu chuyển sang bước 5.

Bước 4: Kiểm tra và cập nhật nội dung câu hỏi và câu trả lời vào hệ thống

các câu hỏi thường gặp và kết thúc quy trình hỗ trợ.

Bước 5: Hẹn lịch trả lời khách hàng.

Bước 6: Gửi yêu cầu hỗ trợ tới các ban nghiệp vụ (các ban nghiệp vụ

cung cấp đầu mối hỗ trợ gồm số điện thoại và email để tổng đài viên có thể liên

hệ xin ý kiến hỗ trợ).

Bước 7: Tiếp nhận hỗ trợ từ các ban nghiệp vụ và thực hiện liên hệ, giải

đáp, hỗ trợ khách hàng theo thông tin của khách hàng lưu trên hệ thống. Sau đó

quay trở lại bước 4.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tư vấn, giải đáp thắc mắc, tư vấn, hướng dẫn về chính sách BHXH,

BHYT, BHTN cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Hỗ trợ cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình khai

thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến với cơ quan BHXH;

- Tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của cho người dân, tổ chức và doanh

nghiệp liên quan đến việc đóng và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN

làm căn cứ sửa đổi quy trình thủ tục hành chính của ngành BHXH cũng như có

ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, bổ sung, sửa

đổi chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

2.2. Ngân hàng câu hỏi

- Đối với các câu hỏi liên quan đến chế độ, chính sách BHXH, BHYT,

BHTN. Các ĐTV trả lời khách hàng dựa trên Tài liệu nghiệp vụ hỗ trợ khách

52

hàng do nhà thầu xây dựng dựa trên Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản

hướng dẫn;

- Có 91 câu hỏi về lĩnh vực BHXH, BHYT (61 câu về lĩnh vực BHXH;

30 câu về BHYT) do các đơn vị nghiệp vụ xây dựng chuyển đến;

- Từ tháng 8/2018, các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đã xây

dựng Ngân hàng câu hỏi gần 1000 câu hỏi theo từng lĩnh vực thu, chính sách

BHXH, chính sách BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Số câu hỏi này đã được

Trung tâm CNTT mã hóa vào Phần mềm quản lý câu hỏi thường gặp.

2.3. Kết quả công tác chăm sóc khách hàng ngành BHXH giai đoạn

2016 - 2018

2.3.1. Về số cuộc gọi của khách hàng kể từ khi thành lập

Kể từ khi chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 31/8/2017,

Trung tâm Dịch vụ khách hàng đã nhận được tổng số 169.003 cuộc gọi đề nghị

hỗ trợ từ khách hàng được chia thành 3 nhánh như sau:

Năm 2017

Nguồn: Trung tâm Truyền thông

Năm 2018

Tên nhánh Tháng 8,9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng

12

Cổng thông tin điện tử 8.524 3.013 23.469 53.144

Giám định BHYT 1.603 902 3.048 6.001

Giao dịch điện tử 1.631 499 27.823 23.612

Hỗ trợ cấp đổi thời gian

5 năm liên tục

Cộng 11.758 4.414 54.340 82.757

Tên nhánh Quý I Quý II Quý III Quý IV

Cổng thông tin điện tử 16459 34457 29506 30371

Giám định BHYT 4061 2974 2869 2108

Giao dịch điện tử 9832 9102 7306 7396

Hỗ trợ cấp đổi thời gian 328 583 389 610

53

Nguồn: Trung tâm Truyền thông

2.3.2. Nội dung chủ yếu khách hàng đề nghị hỗ trợ, giải đáp

* Cổng thông tin điện tử: Hướng dẫn kê khai tờ khai tham gia BHXH,

BHYT (TK1-TS); tra cứu số sổ BHXH; thay đổi thông tin trên sổ BHXH; gộp

sổ BHXH, trùng thời gian đóng BHXH có được hoàn tiền; việc chốt sổ BHXH

ở các đơn vị còn nợ BHXH; hưởng BHXH 1 lần; cách tính lương hưu; cách tính

mức lương bình quân; tham gia BHXH tự nguyện, mức đóng BHXH tự nguyện;

tra cứu mã số BHXH; tra cứu quá trình đóng BHXH...

* Cổng thông tin giám định BHYT điện tử

Tra cứu mã thẻ, thông tin thẻ, mức hưởng BHYT; thủ tục sửa thông tin

trên thẻ BHYT, thủ tục cấp lại thẻ BHYT, việc gia hạn thẻ BHYT, thủ tục mua

thẻ BHYT theo hộ gia đình; thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT; cùng chi trả

chi phí khám chữa bệnh BHYT; thời hạn 5 năm liên tục trên thẻ; tra cứu thông

tin thời hạn thẻ BHYT; hỗ trợ các đơn vị đẩy dữ liệu lên Cổng tiếp nhận; hiệu

chỉnh 5 năm tham gia BHYT trên thẻ…

* Giao dịch điện tử

Cập nhật lại chữ ký số, thay đổi chữ ký số; đăng ký vào Cổng; khi nộp hồ

sơ hệ thống báo lỗi; Hỗ trợ sử dụng phần mềm khám chữa bệnh BHXH; tra cứu

hồ sơ, tình trạng hồ sơ...

2.3.3. Việc phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khách hàng và các đơn vị

nghiệp vụ

Từ tháng 11/2017 đến nay, Trung tâm dịch vụ khách hàng đã gửi đến các

đơn vị nghiệp vụ liên quan của BHXH Việt Nam 82 câu hỏi của khách hàng và

đã nhận được 82 câu trả lời từ các đơn vị nghiệp vụ, trung bình thời gian nhận

Được phản hồi từ các Ban nghiệp vụ là 05 đến 07 ngày làm việc. Cụ thể như

sau:

Nguồn: Trung tâm Truyền thông

5 năm liên tục

Cộng 30680 47116 40070 40485

54

Qua khảo sát 3.400 người thu được kết quả như sau:

* Về “quá trình làm việc với người dân và doanh nghiệp, Ông/Bà thấy có

cần thiết sự hỗ trợ trực tiếp từ BHXH Việt Nam không?

Hình thức Số lượng Tỷ lệ

Có 2.420 83,45%

Không 480 16,55%

Tổng cộng 3.400 100%

- 83,45% số người được hỏi thấy có cần thiết sự hỗ trợ trực tiếp từ BHXH

Việt Nam;

- 16,55% số người được hỏi thấy không cần thiết sự hỗ trợ trực tiếp từ

BHXH Việt Nam;

STT Đầu mối hỗ trợ Số lượng câu hỏi yêu

cầu hỗ trợ

Số lượng câu hỏi

đã được phản hồi

1 Ban THCS BHXH 28 28

2 Ban Sổ - Thẻ 20 20

3 Ban Thu 18 18

4 Ban THCS BHYT 6 6

Tổng 82 82

55

* Về người dân muốn liên hệ với BHXH Việt Nam qua hình thức nào?

Hình thức Số lượng Tỷ lệ

Trực tiếp qua điện thoại 2418 71.11%

Qua internet, Web 1739 51.14%

Qua cả 2 hình thức trên 2239 65.85%

- 71.11% số người được hỏi muốn liên hệ với BHXH Việt Nam trực tiếp

qua điện thoại;

- 51.14% số người được hỏi muốn liên hệ với BHXH Việt Nam qua

internet, Web;

- 65.85% số người được hỏi muốn liên hệ với BHXH Việt Nam qua cả 2

hình thức trên.

* Về nội dung hỏi viên chức ngành BHXH người dân và doanh nghiệp có

muốn được cung cấp thông tin trực tiếp về BHXH, BHYT, BHTN từ cơ quan

BHXH không?

Kết quả: 100% số người được hỏi cho biết người dân và doanh nghiệp

muốn được cung cấp thông tin trực tiếp về BHXH, BHYT, BHTN từ cơ quan

BHXH Việt Nam.

Hình thức Số lượng Tỷ lệ

56

Có 1.200 100%

Không 0 0%

Tổng cộng 1.200 100%

* Về nội dung: Đề nghị người được phỏng vấn cho biết mức độ hài lòng

về việc cung cấp thông tin của ngành BHXH hiện nay?

Hình thức Số

lượng

Tỷ lệ

Rất không hài lòng 95 2.79%

Không hài lòng 115 3.38%

Bình thường 483 14.20%

Hài lòng 2292 67.41%

Rất hài lòng 415 12.20%

Tổng cộng 3.400 100%

57

* Về nội dung nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

trong thời gian tới, cơ quan BHXH cần phải quan tâm đến nội dung nào dưới

đây? (ưu tiên chọn 3 nội dung trong số các nội dung dưới đây)

Hình thức Số lượng Tỷ lệ

Tăng cường hỗ trợ, tư vấn, giải đáp bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người

dân và doanh nghiệp trực tiếp qua điện thoại 2954 86.88%

Mở rộng các hình thức thông tin để người dân, tổ

chức dễ dàng tiếp cận về cơ quan Bảo hiểm xã hội

và thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, bảo hiểm thất nghiệp 1753 51.55%

Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ người dân tại nơi làm thủ tục thực hiện

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp 520 15.29%

Tăng tính công khai, minh bạch trong thực hiện thủ

tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo

hiểm thất nghiệp 1931 56.79%

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong

giải quyết thủ tục hành chính 1006 29.58%

Cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của

viên chức đối với người dân, tổ chức 2761 81.20%

Kết quả như sau:

- 86.88% người được hỏi đồng ý cần tăng cường hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

BHXH, BHYT, BHTN cho người dân và doanh nghiệp trực tiếp qua điện thoại;

- 51.55% người được hỏi đồng ý cần mở rộng các hình thức thông tin để

người dân, tổ chức dễ dàng tiếp cận về cơ quan BHXH và thủ tục thực hiện

BHXH, BHYT, BHTN;

- 81.20% người được hỏi đồng ý cần cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần

phục vụ của viên chức đối với người dân, tổ chức.

58

* Về nội dung trong thời gian tới, theo Ông/Bà cơ quan Bảo hiểm xã hội

có cần thiết thành lập đơn vị hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chính sách bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người dân và doanh nghiệp thông

qua hình thức trả lời trực tiếp bằng điện thoại?

Hình thức Số lượng Tỷ lệ

Có 2983 80,6%

Không 417 19,4%

Tổng cộng 3.400 100%

- 80.6% người được hỏi đồng ý cơ quan BHXH có cần thiết thành lập đơn

vị hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; cho người dân

và doanh nghiệp thông qua hình thức trả lời trực tiếp bằng điện thoại;

- 19,4% người được hỏi không đồng ý cơ quan BHXH có cần thiết thành

lập đơn vị hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; cho

người dân và doanh nghiệp thông qua hình thức trả lời trực tiếp bằng điện thoại;

59

2.4. Thành công và hạn chế

2.4.1. Thành công

Với mục tiêu là đầu mối cung cấp và giải đáp mọi thắc mắc về chính sách

BHXH, BHYT, BHTN cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp cũng như hỗ trợ

người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình khai thác, sử dụng các dịch

vụ công trực tuyến của Ngành về cơ bản Trung tâm dịch vụ khách hàng bước

đầu đảm bảo được việc hỗ trợ khách hàng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, cụ

thể như sau:

a) Về phần mềm hỗ trợ

Các phần mềm hoạt động ổn định, đảm bảo phân phối tự động và điều

hướng các cuộc gọi đến các tổng đài viên chuyên trách, để khách hàng được hỗ

trợ nhanh chóng, kịp thời trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, cho phép quản lý

đầy đủ thông tin như: Danh sách khách hàng, tình huống hỗ trợ, thời gian xử lý

tình huống, ghi âm cuộc gọi…

b) Về chất lượng trả lời cuộc gọi

ĐTV đã cơ bản hỗ trợ được khách hàng liên quan đến việc nộp hồ sơ trên

cổng thông tin điện tử và cổng thông tin giám định của ngành BHXH, việc đổi nơi

khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT, gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình, hỗ trợ

việc khám chữa bệnh… và một số nội dung chế độ, chính sách BHXH, BHYT,

BHTN.

60

Về các câu hỏi có nội dung chuyên môn sâu liên quan đến chế độ BHXH,

BHYT hiện nay các ĐTV chưa trả lời được thì Phần mềm sẽ ghi lại tự động,

Trung tâm CNTT tập hợp chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ để trả lời. Sau khi

có ý kiến của đơn vị nghiệp vụ, ĐTV gọi điện lại cho người dân để đọc nội

dung trả lời hoặc giải đáp qua hệ thống thư điện tử.

2.4.2. Hạn chế

Tuy đạt được một số kết quả nhưng Trung tâm hỗ trợ khách hàng còn bộc

lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng, số câu hỏi

về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN của khách hàng còn ít, cụ thể qua

một số mặt như sau:

a) Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý, vận hành Trung tâm hỗ trợ khách hàng

chưa đồng bộ dẫn đến việc quản lý vận hành chưa đạt được hiệu quả, cụ thể:

- Quản lý phân tán thành 02 khu vực (tại Trung tâm CNTT và Trung tâm

Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam);

- Chưa xây dựng được quy trình quản lý chi tiết, thống nhất dẫn đến khó

khăn trong quá trình triển khai cũng như nghiệm thu, thanh toán dịch vụ chăm

sóc khách hàng;

- Chưa có quy trình giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ làm cơ sở cho

công tác đánh giá, thanh quyết toán cho Nhà thầu;

- Chưa có cán bộ của Ngành tham gia hỗ trợ để nâng cao chất lượng dịch

vụ cũng như công tác tiếp quản hệ thống sau khi kết thúc dự án.

b) Về phần mềm hỗ trợ

Phần mềm tổng đài tiếp nhận cuộc gọi chỉ thực hiện kết nối:

- Gọi điện cho khách hàng và gọi điện trong nội bộ chưa có chức năng kết

nối đến thuê bao bên ngoài hệ thống và chưa có kết nối về việc kiểm tra chéo

giữa Điện thoại viên đang trả lời và Giám sát viên thẩm định cuộc gọi. Việc

không kết nối đến chuyên gia hoặc các đơn vị nghiệp vụ để trả lời các câu hỏi

có nội dung chuyên môn sâu về chế độ BHXH, BHYT, BHTN dẫn đến nhiều

câu hỏi về nghiệp vụ của khách hàng chưa được trả lời tại thời điểm hỏi, khi

được trả lời thì tính thời sự không cao chưa mang lại sự hài lòng cho người hỏi;

61

- Chưa có kết nối về việc kiểm tra chéo giữa Điện thoại viên đang trả lời

và thẩm định cuộc gọi dẫn đến các cuộc gọi không được giám sát về nội dung

trả lời không thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Trường hợp nội dung trả

lời chưa thỏa đáng không được theo dõi, điều chỉnh lại…;

- Chưa có kết nối về việc trả lời tự động cuộc gọi dẫn đến một số cuộc gọi

không phức tạp về nội dung nhưng khách hàng vẫn phải chờ điện thoại viên trả

lời gây mất thời gian;

- Phần mềm chỉ có quy trình hỗ trợ khách hàng chung, chưa xây dựng

được các quy trình riêng chăm sóc khách hàng: Điện thoại, qua email hoặc qua

web hạn chế trong việc tổng hợp các nội dung khách hàng thường hỏi hoặc

khách hàng hỏi nhiều lần một nội dung, thống kê phân loại để trả lời.

c) Về Quy chế làm việc

Việc chưa ban hành được quy chế hoạt động dẫn đến khó khăn trong hoạt

động như:

- Chưa có nguyên tắc, cách thức, phương thức hoạt động, giải quyết công

việc, trách nhiệm phối hợp công việc và mối quan hệ công việc của tổ chức, cá

nhân về trao đổi thông tin liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng;

- Do chưa có quy định về quy chế phối hợp của đơn vị được giao phụ

trách Trung tâm dịch vụ khách hàng và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam

nhất là các đơn vị nghiệp vụ trong việc trả lời đề nghị của khách hàng dẫn đến

một số hạn chế như: Một số câu hỏi có nội dung chuyên môn sâu về chuyên

môn BHXH, BHYT, BHTN được Trung tâm CNTT tổng hợp chuyển đến các

đơn vị nghiệp vụ để trả lời còn bị chậm về thời gian; nội dung câu hỏi do ĐTV

ghi lại chưa sát với câu hỏi của khách hàng dẫn đến câu trả lời không thỏa mãn

nguyện vọng của khách hàng …

d) Về đào tạo của ĐTV

- ĐTV chỉ được bồi dưỡng một khóa học ngắn tìm hiểu về chế độ, chính

sách BHXH, BHYT, BHTN và kỹ năng chăm sóc khách hàng nên khó khăn trong

việc chăm sóc khách hàng;

- Phần lớn ĐTV chưa có kinh nghiệm về thực hiện quy trình, nghiệp vụ

BHXH, BHYT, BHTN.

đ) Về chất lượng trả lời cuộc gọi

62

- Chỉ một số ít ĐTV (có thời gian làm việc từ tháng 8/2017 đến nay) trả lời

được một số nội dung cơ bản của chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Do thời gian

đào tạo ngắn và không chuyên sâu do đó ĐTV chưa hiểu rõ về các quy trình

nghiệp vụ về BHXH, BHYT, BHTN do BHXH Việt Nam ban hành nên chưa giải

đáp được câu hỏi của khách hàng liên quan đến quy trình nghiệp vụ;

- Khi trả lời khách hàng ĐTV gặp nhiều khó khăn do:

+ Phải tra cứu chính sách về BHXH, BHYT, BHTN trước khi trả lời

khách hàng (kể cả nội dung không phức tạp) dẫn đến thời gian trả lời câu hỏi

kéo dài, gây ức chế cho khách hàng, tốn kém về chi phí viễn thông (do khi gọi

điện khách hàng phải trả phí viễn thông cho nhà mạng)…;

+ Một số nội dung khách hàng hỏi về một người liên quan đến thu, cấp sổ

BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chính sách BHXH ĐTV trả lời chưa đúng gây

khó khăn cho khách hàng;

+ Một số câu hỏi có nội dung chuyên môn về BHXH, BHYT, BHTN hiện

nay các điện thoại viên chưa trả lời được thì Phần mềm sẽ ghi lại tự động, Trung

tâm CNTT tập hợp chuyển đến các đơn vị chuyên môn để trả lời. Sau khi có ý

kiến của đơn vị chuyên môn, ĐTV gọi điện lại cho người dân để đọc nội dung

trả lời hoặc giải đáp qua hệ thống thư điện tử. Thực tế hiện nay nhiều trường hợp

người dân chưa hiểu hoặc có ý kiến về nội dung trả lời thì ĐTV tiếp tục ghi lại

để trả lời sau việc này gây mất thời gian và dẫn đến sự chưa hài lòng, thỏa mãn

của người dân…;

- Trong thời gian vừa qua chính sách BHXH, BHYT, BHTN được bổ

sung hoặc thay đổi. Trên cơ sở của sự thay đổi của chính sách BHXH Việt Nam

cũng ban hành các văn bản hướng dẫn về BHXH, BHYT, BHTN nên việc tiếp

cận và hiểu được các văn bản của Nhà nước và của ngành BHXH là rất khó

khăn;

- ĐTV là lao động hợp đồng do nhà thầu cung cấp không phải viên chức

của BHXH Việt Nam nên không bị ràng buộc trách nhiệm với cơ quan BHXH

về nội dung công việc đang làm; tinh thần trách nhiệm không cao do không gắn

bó với ngành như viên chức của BHXH Việt Nam;

- Do tính chất đặc thù của công việc (căng thẳng, đòi hỏi về sự tập

chung…) nên ĐTV thường xuyên thay đổi hoặc thôi việc, việc đào tạo ĐTV

thay thế tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng khác nhau với nhiều chuyên

63

ngành gây ra nhiều khó khăn về cung cấp nhân lực là công tác chăm sóc khách

hàng của đơn vị cung cấp dịch vụ. Đội ngũ này có trình độ đào tạo không đồng

đều, kiến thức cơ bản được đào tạo có sự khác biệt khá lớn và hầu hết không

được đào tạo chuyên ngành về BHXH, BHYT, BHTN;

- Chưa có cán bộ của Ngành tham gia hỗ trợ trực tiếp để đào tạo và hỗ trợ

việc trả lời khách hàng.

đ) Về ngân hàng câu hỏi

Các ĐTV trả lời khách hàng dựa trên tài liệu nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng

do nhà thầu xây dựng dựa trên Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản hướng

dẫn chưa qua hội đồng thẩm định về nội dung có thể dẫn đến sự chưa thống

nhất hoặc chưa chính xác do đây là nội dung chuyên sâu về BHXH, BHYT,

BHTN. Việc đơn vị cung cấp dịch vụ chưa cập nhật kịp thời khi chính sách

BHXH, BHYT, BHTN được sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi đặc biệt là các

chính sách có hiệu lực ngay và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động dẫn

đến nội dung trả lời không chính xác, thiếu tính thời sự không đáp ứng được

nguyện vọng của khách hàng…

Ngân hàng câu hỏi về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN còn sơ

sài, chưa đầy đủ dẫn đến ĐTV không có tài liệu tham khảo gây khó khăn trong

trả lời khách hàng;

Không có câu hỏi mới được bổ sung khi văn bản hướng dẫn mới về chính

sách được ban hành và khi các đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam sửa đổi

hoặc bổ sung quy định mới về nghiệp vụ chuyên môn (đây là nội dung có nhiều

người hỏi) và ĐTV rất khó tiếp cận và hiểu về những nội dung này dẫn đến việc

không trả lời được khách hàng.

e) Về công tác đào tạo ĐTV

Công tác đào tạo bổ sung hoặc định kỳ chưa được quy định nên đơn vị

cung cấp dịch vụ và Trung tâm CNTT không xây dựng được kế hoạch định kỳ

đào tạo để nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho

ĐTV về nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN.

f) Về quy chế đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Chỉ số hài lòng của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng của

Trung tâm dịch vụ khách hàng cần theo dõi để định hình sự phát triển của dịch

vụ khách hàng trong thời gian tới. Đây là một kênh thông tin để nâng cao chất

lượng, hiệu quả cũng như để tăng sự hài lòng của khách hàng, giải quyết nhu

cầu của họ và phát triển việc chăm sóc khách hàng. Điều này thể hiện sự tôn

trọng đầy đủ đối với khách hàng mới là nền tảng để nhận được sự hài lòng của

khách hàng. Thông qua khảo sát sự hài lòng khách hàng cung cấp thông tin

64

phản hồi về trung tâm hỗ trợ khách hàng. Khảo sát này giúp trung tâm nhận

thức được sự hài lòng của khách hàng với các cuộc gọi. Khách hàng cũng sẽ

cảm thấy được khuyến khích đóng góp vào cuộc khảo sát khi họ biết Trung tâm

đánh giá cao ý kiến của họ. Khảo sát sự hài lòng của khách hàng là thước đo sự

hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nội dung này Trung tâm dịch vụ khách

hàng hiện chưa thực hiện được đây là một hạn chế lớn của trung tâm dịch vụ

khách hàng.

g) Về quy chế quản lý tài chính của đơn vị

Việc chưa xây dựng được quy chế quản lý tài chính cho trung tâm hỗ trợ

khách hàng dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện về: Nguồn tài chính của

đơn vị, quy định về các khoản thu, mức thu, nội dung chi, mức chi, quản lý và

sử dụng tài sản, lập dự toán và quyết toán kinh phí...

Từ thực trạng nêu trên cho thấy Trung tâm dịch vụ khách hàng chưa đáp

ứng được yêu cầu đề ra của Ngành BHXH về việc hỗ trợ khách hàng tham gia

và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN; cần thiết phải kiện toàn hoạt động chăm

sóc khách hàng của ngành BHXH.

65

Chương 3. ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP VÀ TRIỂN KHAI ĐƠN VỊ HỖ TRỢ,

TƯ VẤN, GIẢI ĐÁP KHÁCH HÀNG CỦA NGÀNH BHXH

3.1. Định hướng hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng của

ngành BHXH

Hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chế độ chính sách BHXH, BHYT,

BHTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

Xây dựng mô hình Trung tâm hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng tập

trung, chuyên nghiệp, hiện đại với nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin, tư vấn,

giải đáp, hỗ trợ các yêu cầu của cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch trong lĩnh

vực BHXH, BHYT, BHTN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của ngành

BHXH; Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tiếp nhận và xử lý thông tin

của khách hàng (trí tuệ nhân tạo). Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, quản lý và vận

hành Trung tâm dịch vụ khách hàng (call center) của BHXH Việt Nam theo

hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả hướng tới sự hài lòng của người dân

và doanh nghiệp, lộ trình gồm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1:

1. Ổn định về tổ chức

Trên cơ sở hợp nhất, chuyển giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng và vận hành

hệ thống dịch vụ khách hàng từ Trung tâm CNTT và Trung tâm giám định

BHYT và thanh toán đa tuyến phía Nam về Trung tâm Truyền thông, thành lập

Phòng thuộc Trung tâm Truyền thông để hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chế độ,

chính sách và Quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành BHXH, về tên

gọi:

- Phương án 1: Phòng Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chế độ, chính sách và

Quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng.

- Phương án 2: Phòng giao dịch hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng.

2. Xây dựng các quy chế: Quy chế làm việc, Quy chế hoạt động, Quy chế

tài chính, Quy chế đào tạo ĐTV, quy trình chăm sóc khách hàng riêng với điện

thoại, internet, Web …

3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi (dự tính khoảng 1.000 câu), giao nhiệm vụ

cho các ban nghiệp vụ phối hợp;

4. Nâng cấp phần mềm chăm sóc khách hàng: Kết nối được đến các

chuyên gia, giám sát viên; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo Chatbot vào chăm sóc

khách hàng.

* Giai đoạn 2:

66

Đánh giá hoạt động chăm sóc khách hàng kể từ khi chuyển về Trung tâm

Truyền thông làm cơ sở nâng cấp thành Trung tâm hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

khách hàng trực thuộc BHXH Việt Nam (dự tính thực hiện từ năm 2019).

Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tiếp nhận và xử lý thông tin của

khách hàng như: Chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trả lời tự động cho

người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

3.2. Thành lập và triển khai đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp khách hàng của ngành BHXH

3.2.1. Cơ câu tô chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự của đơn vị quản lý

hỗ trợ, tư vân, giải đáp khách hàng ngành BHXH

3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Thành lập Phòng thuộc Trung tâm Truyền thông; tên gọi: Đơn vị quản lý

hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng của ngành BHXH thời gian kể từ

ngày 01/9/2018; giao Trung tâm truyền thông nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý

việc sử dụng, vận hành Hệ thống dịch vụ khách hàng của Trung tâm CNTT và

Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam.

3.2.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ

3.2.1.2.1. Chức năng

Đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng của ngành

BHXH là phòng trực thuộc Trung tâm Truyền thông, có chức năng giúp Giám

đốc tiếp nhận, xử lý thông tin do khách hàng cung cấp, phản ánh; tư vấn, hỗ trợ

và giải đáp theo yêu cầu của khách hàng tham gia giao dịch về BHXH, BHYT,

BHTN với cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt

Nam; cập nhật dữ liệu khách hàng phục vụ yêu cầu công việc; đánh giá sự hài

lòng của khách hàng về hỗ trợ, tư vấn. giải đáp khách hàng.

3.2.1.2.2. Nhiệm vụ

a) Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho khách hàng tham gia và thụ hưởng chính

sách BHXH, BHYT, BHTN

Hỗ trợ, tư vấn giải đáp cho khách hàng về chế độ, chính sách BHXH,

BHYT, BHTN cho khách hàng để thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH

thông qua các hình thức: Điện thoại, internet, Web.

b) Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT,

BHTN

67

Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các quy định của Nhà nước, của

ngành BHXH về thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN cho

khách hàng khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

c) Tiếp nhận, xử lý thông tin; hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho khách hàng

Tiếp nhận thông tin và hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho khách hàng về các chế

độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các vấn đề có liên quan đến việc tham

gia giao dịch với cơ quan BHXH qua tổng đài, email, web theo quy trình tiếp

nhận và xử lý kịp thời, chính xác, tạo sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

d) Thu thập, quản lý thông tin khách hàng phục vụ yêu cầu công việc

Thông qua thu thập dữ liệu của khách hàng để tổng hợp và xây dựng dữ

liệu thông tin khách hàng; mối liên hệ, phản hồi của khách hàng về chất lượng

dịch vụ cũng như các nội dung khác; lịch sử hoạt động, yêu cầu hỗ trợ của

khách hàng; nội dung yêu cầu và phương án xử lý để giúp người quản lý có kế

hoạch hỗ trợ khách hàng.

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, cập nhật, bổ

sung, sửa đổi những thông tin có liên quan đến cơ sở dữ liệu khách hàng để

phục vụ kịp thời thông tin tra cứu chăm sóc khách hàng

e) Thực hiện thống kê, báo cáo của khách hàng

Định kỳ thống kê số lượt yêu cầu hướng dẫn, hỗ trợ của khách hàng theo

các tiêu chí cụ thể, trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu thống kê, xây dựng báo

cáo thống kê để giúp người quản lý có kế hoạch hỗ trợ khách hàng tốt hơn đồng

thời đánh giá chất lượng phục vụ của công chức, viên chức ngành BHXH đối

với khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch lĩnh vực BHXH, BHYT,

BHTN.

f) Thực hiện đánh giá chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân sự chăm sóc

khách hàng

Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân sự chăm

sóc khách hàng. Trên cơ sở phản hồi của khách hàng cũng như việc phân tích,

đánh giá số liệu về yêu cầu hỗ trợ của khách hàng để thực hiện việc đánh giá

thường xuyên đối với đội ngũ nhân sự chăm sóc khách hàng, đảm bảo lựa chọn

nhân sự đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Đề xuất các giải pháp để nâng

cao chất lượng giao tiếp và chất lượng phục vụ khách hàng.

68

g) Thực hiện đánh giá sự hài lòng khách hàng về chất lượng phục vụ của

ngành BHXH để đề ra các giải pháp phù hợp

Xây dựng quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng

phục vụ khách hàng. Trên cơ sở kết quả đánh giá đề xuất các giải pháp phục vụ

khách hàng.

h) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Thông qua việc hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng thực hiện việc tuyên

truyền, phổ biến chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến người dân, tổ

chức và doanh nghiệp.

i) Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng theo

từng đối tượng khách hàng

Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để hoàn

thiện quy trình chăm sóc khách hàng.

k) Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tiếp nhận và xử lý thông tin

và sự hài lòng khách hàng.

Phối hợp với Trung tâm CNTT để nghiên cứu áp dụng khoa học công

nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu tiếp nhận và xử lý thông tin của khách hàng. Căn

cứ hoạt động thực tiễn để đưa ra các yêu cầu đổi mới về công nghệ, nâng cấp

các phần mềm để phục vụ khách hàng

m) Quản lý và vận hành trang web chăm sóc khách hàng

Quản lý, vận hành trang web hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng đảm bảo

trang web luôn cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin về chế độ, chính

sách BHXH, BHYT, BHTN.

n) Đào tạo nâng cao về kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ, tin học... cho đội

ngũ nhân sự chăm sóc khách hàng đảm bảo xử lý công việc giao tiếp khách

hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

l) Quản lý hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong trả lời tự động về chế

độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN (gọi tắt là Chatbot).

3.2.2. Nhân lực

3.2.2.1. ĐTV

- Số lượng ĐTV: 10 viên chức của ngành BHXH (bao gồm cả người hợp

đồng làm việc để đào tạo gắn bó lâu dài với ngành trong công tác chăm sóc

khách hàng).

- Tiêu chuẩn của ĐTV:

69

Tiêu chuẩn đặc thù của ĐTV:

- Có kỹ năng nghe, gọi điện thoại:

+ Bắt đầu với sự nhiệt tình

+ Luôn luôn cười

+ Hãy nói lời chào thân thiện

+ Nói tạm biệt để kết thúc cuộc gọi

+ Không dùng những thuật ngữ, biệt ngữ riêng vào cuộc đối thoại với

khách hàng

+ Đừng thể hiện sự giận dữ, đặc biệt đối với khách hàng

- Phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tốt, tôn trọng khách hàng, nhiệt tình

và có trách nhiệm với công việc;

- Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh;

Đối với Điện thoại viên thuộc Hệ thống chăm sóc khách hàng của Bảo

hiểm xã hội Việt Nam cần có thêm:

- Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về các chế độ, chính sách BHXH,

BHYT, BHTN;

- Có kỹ năng về công nghệ thông tin để hỗ trợ thực hiện giao dịch BHXH

điện tử trên Cổng thông tin điện tử, Hệ thống giao dịch điện tử, Cổng thông tin

giám định BHYT điện tử;

- Có khả năng tra cứu, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác;

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật được trang bị.

3.2.2.2. Chuyên gia

a) Chuyên gia ký hợp đồng làm việc trực tiếp với Trung tâm truyền thông

Ưu tiên cán bộ các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đã

nghỉ hưu, cụ thể:

- Số lượng chuyên gia: 04 đến 06 người (được chia theo các lĩnh vực

nghiệp vụ: BHXH, BHYT, BHTN)

- Tiêu chuẩn của chuyên gia:

+ Là người có chuyên môn sâu về các lĩnh vực: Thu BHXH, BHYT,

BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; chính sách BHXH; chính sách BHYT;

+ Phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tốt, tôn trọng khách hàng, nhiệt tình

và có trách nhiệm với công việc;

+ Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh.

70

- Thời gian làm việc: 8 giờ/1 ngày, từ 8h 00’ đến 17h 00’ từ thứ 2 đến thứ

6 hàng tuần.

b) Chuyên gia là cán bộ các đơn vị nghiệp vụ

Là cán bộ (cấp phòng hoặc chuyên viên) các đơn vị: Ban Thực hiện chính

sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Ban Thu, Ban Sổ - thẻ, Trung

tâm thanh toán đa tuyến Bắc, BHXH thành phố Hà Nội…, cụ thể:

- Số lượng chuyên gia: Mỗi đơn vị 04 đến 06 người

- Tiêu chuẩn của chuyên gia:

+ Là người có chuyên môn sâu về các lĩnh vực: Thu BHXH, BHYT,

BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; chính sách BHXH; chính sách BHYT;

+ Phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tốt, tôn trọng khách hàng, nhiệt tình

và có trách nhiệm với công việc;

+ Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh.

- Thời gian làm việc: 8 giờ/1 ngày, từ 8h 00’ đến 17h 00’ từ thứ 2 đến thứ

6 hàng tuần.

3.2.2.3. Giám sát viên

- Số lượng Giám sát viên: 04 đến 08 người

- Tiêu chuẩn của GSV:

+ Là lãnh đạo các đơn vị: Thu; Cấp Sổ - thẻ; Thực hiện chính sách BHXH;

Thực hiện chính sách BHYT);

+ Phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tốt, tôn trọng khách hàng, nhiệt tình

và có trách nhiệm với công việc;

+ Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh;

+ Có kỹ năng về công nghệ thông tin để hỗ trợ thực hiện giao dịch BHXH

điện tử trên Cổng thông tin điện tử, Hệ thống giao dịch điện tử, Cổng thông tin

giám định BHYT điện tử;

+ Có khả năng tra cứu, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác;

+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật được trang bị.

- Thời gian làm việc: 8 giờ/1 ngày, từ 8h 00’ đến 17h 00’ từ thứ 2 đến thứ

6 hàng tuần.

3.2.2.4. Tổ chức nhân sự

a) Về tổ chức nhân sự bộ phận ĐTV

71

Để đảm bảo có thể hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng chính xác, nhanh

chóng, nhân sự bộ phận chăm sóc khách hàng có thể phân thành nhiều nhóm với

nhiệm vụ khác nhau, mỗi nhóm có 01 trưởng nhóm và 01 Giám sát viên về

chuyên môn theo dõi, cụ thể như sau:

* Nhóm hỗ trợ thực hiện giao dịch BHXH điện tử:

- Hỗ trợ thực hiện giao dịch BHXH điện tử trên Cổng thông tin điện tử, Hệ

thống giao dịch điện tử, Cổng thông tin giám định BHYT điện tử.

- Cần kỹ năng CNTT, thông thạo các quy trình thực hiện giao dịch điện tử.

- Phương án nhân sự: Bổ sung cán bộ có nghiệp vụ về CNTT hoặc thuê tổ

chức cung cấp dịch vụ thực hiện hỗ trợ.

* Nhóm thu BHXH, BHYT, BHTN

Công việc: Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các quy trình, thủ tục, hồ sơ thu

BHXH, BHYT, BHTN, được chia nhóm nhỏ theo từng lĩnh vực cụ thể như

nhóm về BHXH, nhóm về BHYT và nhóm về BHTN.

Về kiến thức: Cần chuyên sâu về từng lĩnh vực thu: BHXH, BHYT, BHTN

để có thể giải đáp hoặc tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.

* Nhóm cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Công việc: Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp

sổ BHXH, thẻ BHYT; được chia nhóm nhỏ theo từng lĩnh vực cụ thể như nhóm

về cấp sổ BHXH, nhóm về cấp thẻ BHYT.

Về kiến thức: Cần chuyên sâu về từng lĩnh vực cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

để có thể giải đáp hoặc tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.

* Nhóm tư vấn, giải đáp thắc mắc về các quy trình, thủ tục, hồ sơ, giải

quyết chế độ BHXH, BHTN

Nhiệm vụ: Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các quy trình, thủ tục, hồ sơ, chế

độ, chính sách BHXH, BHTN, được chia nhóm nhỏ theo từng lĩnh vực cụ thể

như nhóm về BHXH, nhóm về BHTN.

Về kiến thức: Cần chuyên sâu về từng lĩnh vực BHXH, BHTN để có thể

giải đáp hoặc tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.

* Nhóm tư vấn, giải đáp thắc mắc về các quy trình, thủ tục, hồ sơ, giải

quyết chế độ BHYT

Công việc: Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các quy trình, thủ tục, hồ sơ

khám chữa bệnh BHYT.

72

Về kiến thức: Cần chuyên sâu về từng lĩnh chính sách BHYT, thủ tục hồ

sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT để có thể giải đáp hoặc tư vấn

theo yêu cầu của khách hàng.

3.2.2.5. Nhân sự

Đối với bộ phận ĐTV: Trước mắt tiếp tục sử dụng số ĐTV hiện có của

đươn vị cung cấp dịch vụ; kết hợp với việc đào tạo thêm về kỹ năng thống kê,

báo cáo và đánh giá số liệu. Về lâu dài khi dịch vụ chăm sóc khách hàng phát

triển có thể mở rộng quy mô, bổ sung nhân sự từ các đơn vị nghiệp vụ để đảm

bảo thực hiện nhiệm vụ;

Về chuyên gia: Ưu tiên thuê lãnh đạo cấp Ban của các đơn vị nghiệp vụ

đã nghỉ hưu;

Về Giám sát viên: Ký hợp đồng với lãnh đạo cấp Ban hoặc cấp Trưởng

phòng hoặc tương đương của các Ban nghiệp vụ của BHXH Việt Nam.

3.2.3. Xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ,

tư vân, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.3.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh của quy chế

Quy chế này quy định việc quản lý và vận hành đơn vị quản lý hoạt động

hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

b) Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân tham gia vào hoạt động

của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN.

3.2.3.2. Về nguyên tắc hoạt động

a) Về nguyên tắc đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN phải hoạt động đúng quy định của pháp luật, quy

định của BHXH Việt Nam và các Quy chế khác có liên quan khác.

b) Giám sát viên, chuyên gia và ĐTV làm việc tại đơn vị quản lý hoạt

động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN khi giao tiếp với

khách hàng qua điện thoại, internet, web phải theo đúng quy tắc ứng xử và nội

quy của đơn vị.

73

c) Giám sát viên, chuyên gia, và ĐTV phải thực hiện hỗ trợ giải đáp đúng

hẹn, đúng nội dung, đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi mà khách hàng yêu cầu trên

cơ sở các quy định của Nhà nước; các quy trình nghiệp vụ của Ngành liên quan

đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

d) Giám sát viên, chuyên gia, và ĐTV khi nhận được những yêu cầu của

khách hàng không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH, phải giải

thích để khách hàng rõ và hướng dẫn khách hàng liên hệ đến cơ quan có thẩm

quyền giải quyết.

đ) Giám sát viên, chuyên gia, và ĐTV phải thực hiện đầy đủ những quy

định của quy trình kỹ thuật an toàn điện, phòng cháy chữa cháy.

e) Giám sát viên, chuyên gia, và ĐTV phải bảo đảm các yêu cầu về an

toàn thông tin mạng theo Luật An toàn thông tin mạng, các quy định của cơ

quan nhà nước về bảo đảm an toàn thông tin mạng và Quy chế Bảo đảm an toàn

thông tin trong ứng dụng CNTT của ngành BHXH ban hành tại Quyết định số

967/QĐ-BHXH ngày 20/6/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

f) Giám sát viên, chuyên gia và ĐTV phải tuân thủ các quy định về bảo

vệ bí mật nhà nước tại Quyết định số 109/2005/QĐ-BCA(A11) của Bộ Công an

và Quyết định số 612/QĐ-BHXH ngày 5/6/2013 của Tổng Giám đốc BHXH

Việt Nam ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành BHXH Việt

Nam.

3.2.3.3. Thời gian làm việc và trang phục làm việc

a) Thời gian làm việc từ 8h 00’ đến 17h 00’

- Việc tiếp nhận yêu cầu, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng phải hoạt

động liên tục 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần; mỗi ca làm việc có 01 trưởng ca;

- Trưởng ca và ĐTV phải có mặt trước 30 phút để tiếp nhận nhật ký trực

của ca trước. Việc bàn giao phải liệt kê chi tiết các công việc đang cần xử lý

đảm bảo bắt kịp ngay được với công việc khi tiến hành ca làm việc mới.

b) Trang phục và thẻ nghiệp vụ

Trong thời gian làm việc tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN ĐTV phải mặc đồng phục và đeo thẻ

theo quy định của BHXH Việt Nam.

3.2.3.4. Về tiếp nhận và xử lý thông tin

74

a) Đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN:

- Tiếp nhận và trả lời khách hàng thông qua giao tiếp: Điện thoại, email

và Web;

- Đối với các câu hỏi không giải đáp được qua điện thoại, email, web

chuyển câu hỏi thông qua kiểm soát của lãnh đạo Trung tâm Truyền thông về

các đơn vị nghiệp vụ để trả lời và nhận nội dung được các đơn vị nghiệp vụ trả

lời từ lãnh đạo Trung tâm Truyền thông để phản hồi cho khách hàng;

- Phối hợp với các Phòng thuộc các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt

Nam hoặc phòng nghiệp vụ của BHXH các tỉnh, thành phố để giải quyết các

yêu cầu với các trường hợp khách hàng đã liên hệ mà các đơn vị xử lý chậm;

- Theo dõi báo cáo Lãnh đạo Trung tâm Truyền thông các trường hợp

khách hàng đã có yêu cầu từ lần thứ 3 trở đi mà chưa được giải quyết;

- Thống kê báo cáo đánh giá định kỳ tình hình chăm sóc khách hàng qua

điện thoại, email, web để kịp thời đề xuất lãnh đạo Trung tâm Truyền thông các

giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng.

b) ĐTV và chuyên gia

- Nhận, chuyển và cập nhật đầy đủ thông tin yêu cầu của khách hàng.

Thực hiện giải đáp thắc mắc, trả lời, cung cấp thông tin cho khách hàng, ghi

nhận yêu cầu của khách hàng vào CSDL;

- Đối với những câu hỏi của khách hàng không có đủ thông tin để trả lời

hoặc có nội dung chuyên sâu về nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN ĐTV và

chuyên gia phải chuyển câu hỏi đến Giám sát viên trong thời gian không quá 02

phút để được giải đáp;

- Đối với những câu hỏi đã trả lời khách hàng và được lưu giữ trong

CSDL nhưng khách hàng tiếp tục liên hệ lại quá 01 lần với nội dung không thay

đổi. ĐTV và chuyên gia gửi yêu cầu đến Giám sát viên để liên hệ trực tiếp với

khách hàng để giải đáp;

- Đối với những trường hợp khách hàng muốn giữ kín thông tin khi phản

ánh qua điện thoại: ĐTV báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN; chuyên gia báo cáo trực tiếp

lãnh đạo đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN để tổng hợp xử lý.

75

c) Trưởng ca

- Có nhiệm vụ liên hệ trực tiếp với các Phòng thuộc các đơn vị nghiệp vụ

của BHXH Việt Nam hoặc các phòng nghiệp vụ của BHXH các tỉnh, thành phố

trong các trường hợp phải lấy thông tin của khách hàng tham gia BHXH,

BHYT, BHTN để trả lời khách hàng;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin từ

các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt Nam hoặc phòng nghiệp vụ của BHXH

các tỉnh, thành phố khi quá thời gian 30 phút mà các đơn vị nghiệp vụ của

BHXH Việt Nam hoặc các phòng nghiệp vụ của BHXH các tỉnh, thành phố

chưa tiếp nhận yêu cầu từ lãnh đạo đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN hỗ trợ chuyển về. Trường hợp quá thời

gian cho phép Trưởng ca cho phép ĐTV tiếp tục theo dõi đôn đốc các đơn vị;

- Theo dõi và kiểm tra các khách hàng đã liên hệ đến lãnh đạo đơn vị

quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN từ

lần thứ 2 trở lên với cùng một nội dung câu hỏi hoặc các câu hỏi đã quá thời hạn

trả lời bằng văn bản để báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Thực hiện liên lạc lại với khách hàng để kiểm soát tiến độ và kết quả trả

lời câu hỏi;

- Đối với các trường hợp khách hàng yêu cầu giữ kín thông tin, các

trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết phải báo cáo lãnh đạo đơn vị quản

lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN để giải

quyết;

- Ghi chép cụ thể vào sổ Nhật ký trực trong quá trình làm việc; phổ biến

cho ĐTV trong ca trực những điểm lưu ý từ ca trước ghi trong nhật ký; làm đầu

mối phối hợp với cán bộ quản lý xử lý sự cố.

d) Giám sát viên

- Nhận yêu cầu của khách hàng, thực hiện giải đáp thắc mắc, trả lời, cung

cấp thông tin cho khách hàng;

- Hàng tuần thực hiện kiểm tra chéo việc trả lời khách hàng của ĐTV và

chuyên gia tối thiểu là 02 lần.

3.2.3.5. Xây dựng và quản lý CSDL

a) Cập nhật thông tin của khách hàng vào CSDL

76

Trong quá trình hỗ trợ, giải đáp yêu cầu của khách hàng chuyên gia và

ĐTV cập nhập thông tin của khách hàng vào CSDL:

- Đối với người dân là: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email, mã số BHXH,

nội dung câu hỏi;

- Đối với đơn vị là: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email, mã đơn vị, nội dung

câu hỏi;

- ĐTV cập nhật thông tin, câu hỏi và câu trả lời của Giám sát viên vào

CSDL.

3.2.3.6. Cập nhật, bổ sung hệ thống ngân hàng câu hỏi

- Cập nhật thay đổi, bổ sung về chế độ, chính sách; về quy trình nghiệp

vụ liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN mới được ban hành do các

Đơn vị chuyên môn chuyển đến;

- Cập nhật phiên bản mới và xử lý các sự cố trong quá trình khai thác, sử

dụng các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ của Ngành;

- Định kỳ cập nhật các thay đổi vào hệ thống ngân hàng câu hỏi.

3.2.3.7. Quản lý an toàn hoạt động

Có nội quy đối với ĐTV, được trích ra từ Quy chế này và được giám sát

thường xuyên thông qua hệ thống an ninh.

ĐTV và cán bộ được giao quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN và các thực hiện nhiệm vụ cần tuân thủ các quy

định về an toàn hoạt động:

- Tuân thủ các nội quy, quy trình và quy định an toàn, vệ sinh lao động;

thực hiện đúng quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc.

Tuyệt đối không mang các vật tư, vật dụng dễ cháy nổ, các thiết bị không liên

quan đến hoạt động vào đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Kiểm tra các hệ thống thiết bị trước ca làm việc để đảm bảo các thiết bị

hoạt động bình thường. Kịp thời phát hiện và báo cáo lãnh đạo Trung tâm

Truyền thông để khắc phục; khắc phục các sự cố về máy móc, thiết bị có nguy

cơ gây tai nạn lao động, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị quản

lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.3.8. Quản lý hồ sơ

a) Danh sách các loại hồ sơ lưu trữ

77

- Các quy trình tiếp nhận, xử lý, nội dung trả lời KH của ĐTV khi tiếp

nhận yêu cầu từ KH;

- Nhật ký của các ca trực;

- Báo cáo thống kê việc tiếp nhận, xử lý các hệ thống dịch vụ của đơn vị

quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Báo cáo đánh giá công tác hỗ trợ, giải đáp khách hàng;

- Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật khác.

b) Hồ sơ phải được lưu bằng văn bản, tập tin bản mềm trên máy tính và

phải được cập nhật khi có sự thay đổi.

c) Hồ sơ được quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành và của

BHXH Việt Nam.

3.2.3.9. Bảo trì, bảo dưỡng

- Việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị không được làm

gián đoạn và ảnh hưởng đến tình hình cung cấp dịch vụ của đơn vị quản lý hoạt

động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Quá trình bảo trì, bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy trình và ghi

nhật ký về tình trạng hoạt động trước và sau khi thực hiện.

3.2.3.10. Kiểm tra, báo cáo

- Hàng ngày, sau ca trực ĐTV phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động

của mình cho Trưởng ca ghi nhật ký;

- Hàng tháng, đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN thực hiện tiến hành kiểm tra định kỳ, đánh giá phân tích

hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng và tổng hợp báo cáo Trung tâm

Truyền thông. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu ảnh hưởng đến chất lượng

giải đáp yêu cầu của khách hàng cần có biện pháp tháo gỡ, giải quyết theo thẩm

quyền quy định;

- Hàng quý, Trung tâm Truyền thông tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột

xuất việc tuân thủ các quy định tại Quy chế này. Các vấn đề phát hiện sau khi

kiểm tra được tổng hợp, đánh giá phân tích mức độ ảnh hưởng để có biện pháp

xử lý đối với đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN.

- Các nội dung kiểm tra:

78

+ Việc giải đáp yêu cầu cho khách hàng, việc phối hợp với các đơn vị liên

quan trong quá trình xử lý yêu cầu của khách hàng;

+ Tình hình sử dụng thiết bị, sử dụng ứng dụng của các hệ thống chăm

sóc khách hàng;

+ Kiểm tra chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng;

+ Quản lý hồ sơ: Ghi nhật ký, cập nhật, sao lưu, tổng hợp thiết bị, báo

cáo;

+ Việc tuân thủ các quy định khác nêu tại Quy chế này.

3.2.3.11. Bảo mật thông tin

Toàn bộ dữ liệu, thông tin của cá nhân, đơn vị liên hệ tới đơn vị quản lý

hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN để yêu cầu

hỗ trợ, giải đáp thắc mắc phải được quản lý theo chế độ bảo mật. Nghiêm cấm

sử dụng các thông tin vào các mục đích cá nhân, thương mại. Tuyệt đối không

được cung cấp dữ liệu, thông tin của khách hàng bất kỳ cá nhân, đơn vị ngoài

Ngành khi chưa có sự đồng ý của BHXH Việt Nam. Trường hợp vi phạm sẽ xử

lý theo quy định của pháp luật.

3.2.3.12. Đánh giá chất lượng dịch vụ

a) Đánh giá chất lượng dịch vụ

Đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN bố trí bộ phận chuyên trách thực hiện khảo sát ít nhất 2% số

lượng khách hàng đã liên hệ trong tháng, gồm 02 nhóm khách hàng sau:

- Đối với nhóm khách hàng tiếp tục liên hệ lại quá 01 lần với nội dung

không thay đổi;

- Đối với nhóm khách hàng còn lại: Chủ động lựa chọn khách hàng để

khảo sát đánh giá kết quả dịch vụ;

- Quá trình khảo sát phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các của

các cá nhân, tổ chức và đề xuất giải pháp khắc phục.

b) Đánh giá chất lượng dịch vụ cuộc gọi của ĐTV và chuyên gia

Đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN bố trí bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá chất

lượng cuộc gọi theo tiêu trí của ngành BHXH đảm bảo bình quân hàng tháng

mỗi ĐTV, chuyên gia được đánh giá ít nhất 3% cuộc giao dịch. Trình tự thực

79

hiện đánh giá do đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN quy định.

3.2.3.13. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

a) Phạm vi và đối tượng đánh giá

Quy định cách thức thu thập và xử lý thông tin phản hồi của khách hàng

và đánh giá sự thỏa mãn khách hàng nhằm cải tiến chất lượng hỗ trợ, giải đáp

với khách hàng, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. Quy trình này áp dụng cho

toàn bộ các hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Đối tượng đánh giá:

+ Quy trình hỗ trợ, giải đáp khách hàng;

+ Giám sát viên;

+ Chuyên gia;

+ ĐTV;

+ Sự hài lòng của khách hàng.

b) Mục đich đánh giá về hỗ trợ, giải đáp khách hàng

* Là cơ sở để đánh giá chất lượng hỗ trợ, giải đáp khách hàng của ngành

BHXH thông qua đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN.

* Đánh giá sự hài lòng của khách hàng nhằm cung cấp thông tin để nâng

cao năng lực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng của đơn vị

quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

* Đánh giá chất lượng hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng nhằm cung cấp

cho BHXH Việt Nam những thông tin khách quan về thực trạng công tác thực

hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Căn cứ vào kết quả đánh giá hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp ngành BHXH có kế hoạch cải cách, nâng cao chất lượng nghiệp vụ

của công chức, viên chức.

c) Thực hiện quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Trung tâm Truyền thông xây dựng quy trình đánh giá sự hài lòng của

khách hàng đối với đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.3.14. Về việc phối hợp vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng

a) Với đơn vị cung cấp ĐTV

80

Trung tâm Truyền thông phối hợp với Ban quản lý đầu tư xây dựng

ngành đề nghị nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng về số lượng ĐTV, chất lượng

ĐTV.

b) Với Trung tâm CNTT

- Trung tâm Truyền thông phối hợp với Trung tâm CNTT để đảm bảo vận

hành hệ thống hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng về: Quá trình vận hành hệ

thống, cập nhật dữ liệu; nâng cấp phần mềm giao dịch;

- Trung tâm Truyền thông phối hợp với Trung tâm CNTT xây dựng quy

trình xử lý sự cố hệ thống CNTT trong quá trình hỗ trợ, giải đáp khách hàng.

c) Với các đơn vị có liên quan

* Về việc hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng về chế độ, chính sách

BHXH, BHYT, BHTN các đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam và BHXH

các tỉnh, thành phố phối hợp đối với các trường hợp có nội dung chuyên sâu về

nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN hoặc nội dung khách hàng yêu cầu trả lời

bằng văn bản.

* Đối với các nội dung khách hàng yêu cầu trả lời bằng văn bản: Sau khi

tiếp nhận đề nghị của khách hàng đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN sọan thảo yêu cầu chuyển Lãnh đạo

Trung tâm Truyền thông ký văn bản gửi các đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt

Nam và nhận lại ý kiến trả lời của các đơn vị để trả lời cho khách hàng.

* Phối hợp xử lý các nội dung khác phát sinh khác (nếu có) trong quá

trình vận hành đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.3.15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

a) Trách nhiệm của Trung tâm Truyền thông

- Quản lý tài sản, kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị quản lý hoạt

động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp thông tin và phối hợp xử lý các

yêu cầu của khách hàng vượt quá phạm vi giải quyết của đơn vị quản lý hoạt

động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng

tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN và việc phối hợp xử lý các vấn đề liên quan;

81

- Yêu cầu đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất hoạt động giải đáp

cho khách hàng;

- Tham mưu cho Lãnh đạo BHXH Việt Nam trong việc tổ chức, quản lý

giám sát và điều hành hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp thông tin, xử lý các yêu cầu

vượt quá phạm vi giải quyết của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Hỗ trợ đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN kết nối với các phần mềm tra cứu thông tin hiện hành

của Ngành BHXH nhằm đảm bảo việc tìm kiếm thông tin giải đáp cho khách

hàng được nhanh chóng và chính xác;

- Điều hành các đơn vị xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành

hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN;

- Tổng hợp, báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị quản lý

hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với

công tác chăm sóc khách hàng của ngành BHXH;

- Phê duyệt các quy trình về vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của

đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN;

- Trình Lãnh đạo Ngành phê duyệt nội dung Ngân hàng câu hỏi, phê

duyệt quy trình cung cấp dịch vụ, danh sách cán bộ quản lý và danh sách cán bộ

hỗ trợ của các đơn vị liên quan tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Xây dựng và thông báo đến các đơn vị liên quan lịch trực hàng tuần tại

đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN của cán bộ đầu mối hỗ trợ thuộc đơn vị liên quan;

- Quản lý điều chỉnh quyền truy cập của các ĐTV theo danh sách do đơn

vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN

thực hiện đề nghị;

82

- Phân công lãnh đạo đơn vị xác nhận, phê duyệt các đề xuất của ĐTV và

đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN qua điện thoại hoặc thư điện tử; giám sát việc ghi chép nhật ký và kịp

thời xử lý những sự cố hoặc sự việc bất thường xảy ra;

- Kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị quản lý hoạt động

hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN thực hiện để có biện

pháp xử lý kịp thời;

- Báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo yêu cầu của Lãnh đạo BHXH

Việt Nam.

b) Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ

- Đề nghị các đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các

tỉnh, thành phố cung cấp các thông tin phục vụ việc giải đáp cho khách hàng;

- Đề nghị các đơn vị liên quan hỗ trợ xử lý các yêu cầu của khách hàng

vượt quá phạm vi giải quyết của các đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam

và BHXH các tỉnh, thành phố;

- Được quyền từ chối phục vụ các cuộc gọi không đúng mục đích của

khách hàng;

- Tuyển chọn, đào tạo và cung cấp danh sách ĐTV tham gia làm việc tại

đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN có kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, có kiến thức về các lĩnh vực

BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tiếp

nhận, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp các yêu cầu của khách hàng. Khi bổ sung, thay

đổi nhân sự phải có đề xuất và được Trung tâm Truyền thông đồng ý;

- Đảm bảo đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần;

- Lập danh sách ĐTV được phân công làm việc tại đơn vị quản lý hoạt

động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN báo cáo Trung

tâm Truyền thông;

- Hàng ngày cung cấp danh sách ĐTV làm việc theo ca. Đảm bảo đúng

và đủ số lượng ĐTV tham gia làm việc ở mỗi ca;

- Lập phương án dự phòng thay thế trong trường hợp ĐTV nghỉ đột xuất;

- Bố trí Trưởng ca cho mỗi ca làm việc;

83

- Xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ tại đơn vị quản lý hoạt động

hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN trình Trung tâm

Truyền thông ban hành và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Không được bố trí ĐTV chưa được phê duyệt đến làm việc tại đơn vị

quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Tiếp nhận, biên tập và xử lý các thông tin tư vấn cho khách hàng theo

nội dung do các đơn vị liên quan cung cấp;

- Tiếp nhận yêu cầu và giải đáp các thông tin cho khách hàng nhanh

chóng, đầy đủ, chính xác; điều phối các thông tin vượt quá phạm vi giải quyết

cho các bộ phận hỗ trợ xử lý và theo dõi, đôn đốc việc phản hồi thông tin để

giải đáp cho khách hàng. Đối với các yêu cầu của khách hàng cần sự hỗ trợ của

các đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố

phát sinh ngoài giờ hành chính hoặc vào các ngày Lễ, ngày Tết, ĐTV ghi nhận

và hẹn gọi trả lời khách hàng vào ngày làm việc gần nhất;

- Hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu, thực hiện báo cáo tình hình

quản lý thiết bị được giao sử dụng; tổ chức bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tại đơn vị

quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác giải đáp

cho khách hàng theo quy định của ngành BHXH;

- Tuân thủ các quy định, hướng dẫn của ngành BHXH khi thực hiện hoạt

động giải đáp cho khách hàng;

- Bảo mật các thông tin do ngành BHXH cung cấp theo quy định;

- Tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, quy định của

ngành BHXH và các quy định nêu trong Quy chế này.

c) Trách nhiệm của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam

- Phối hợp với đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN giải đáp vướng mắc của khách hàng theo lĩnh vực

được giao;

- Cung cấp và kiểm duyệt nội dung thông tin cung cấp cho đơn vị quản lý

hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Cung cấp danh sách, số điện thoại, địa chỉ email của cán bộ đầu mối

tham gia hỗ trợ, tư vấn, giải đáp của khách hàng tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ

trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

84

- Chậm nhất trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận câu hỏi do Trung tâm

Truyền thông chuyển đến phải có trách nhiệm trả lời. Đối với những câu hỏi

phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị, chậm nhất trong phạm vi 10 ngày

làm việc kể từ khi nhận được câu hỏi phải có trách nhiệm trả lời.

d) Trách nhiệm của các cá nhân liên quan

* ĐTV và ĐTV là trưởng ca

- Đi làm đúng thời gian quy định và đảm bảo giờ làm việc tại đơn vị quản

lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN, phải

thực hiện chấm công bằng vân tay. Trường hợp ĐTV nghỉ, đến muộn, về sớm

phải báo cáo để đơn vị cung cấp dịch vụ cử người thay thế;

- Phải thường xuyên có mặt tại vị trí làm việc;

- Tuân thủ các quy trình, quy định trong quá trình làm việc tại đơn vị quản

lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN; không

gây mất trật tự, không làm việc riêng trong giờ làm việc;

- Truy cập vào hệ thống CNTT tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo đúng tài khoản được quy

định; các thông tin tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN phải bảo đảm nguyên tắc bảo mật, không được tự ý

cung cấp thông tin ra bên ngoài;

- Sử dụng và bảo quản các thiết bị điện, máy tính các thiết bị điện tử và

các phương tiện phòng cháy, chữa cháy đúng chế độ, đúng quy trình, quy định;

thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra định kỳ và bảo trì, bảo dưỡng máy móc,

thiết bị;

- Phải lắng nghe chính xác từng lời nói của khách hàng; nhắc lại câu hỏi

để khẳng định đã hiểu khách hàng yêu cầu gì trước khi trả lời;

- Nhanh chóng trả lời những thắc mắc của khách hàng ngay khi nhận

được câu hỏi bằng bất kỳ hình thức nào như: email, điện thoại;

- Giữ thái độ thân thiện, cởi mở và hòa đồng với khách hàng trong suốt

quá trình hỗ trợ;

- Trưởng ca và ĐTV thực hiện đúng thời gian làm việc theo quy định này.

* Chuyên gia

- Tuân thủ các quy trình, quy định của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

85

- Phải lắng nghe chính xác từng lời nói của khách hàng; nhắc lại câu hỏi

để khẳng định đã hiểu khách hàng yêu cầu gì trước khi trả lời;

- Nhanh chóng trả lời những thắc mắc của khách hàng ngay khi nhận

được câu hỏi bằng bất kỳ hình thức nào như: email, điện thoại;

- Giữ thái độ thân thiện, cởi mở và hòa đồng với khách hàng trong suốt

quá trình hỗ trợ.

* Cán bộ quản lý

Yêu cầu: Đảm bảo giờ làm việc tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Giám sát quy trình làm việc

của chuyên gia và ĐTV, chất lượng dịch vụ và việc ghi chép nhật ký. Kịp thời

báo cáo lãnh đạo Trung tâm Truyền thông về những sự cố hoặc sự việc bất

thường xảy ra tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN.

Chế độ làm việc: Thời gian làm việc theo giờ hành chính tối thiểu 8

giờ/ngày, 5 ngày/tuần. Trường hợp đặc biệt làm việc ngoài giờ thực hiện theo

quy định của Trung tâm Truyền thông.

* Giám sát viên

Yêu cầu:

- Phối hợp với các chuyên gia và ĐTV tại đơn vị quản lý hoạt động hỗ

trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN thực hiện hỗ trợ, giải

đáp, xử lý các yêu cầu của khách hàng; đảm bảo cung cấp thông tin phản hồi

ngay sau khi nhận được yêu cầu;

- Báo cáo Lãnh đạo đơn vị liên quan xử lý các yêu cầu của khách hàng

vượt quá khả năng xử lý hoặc không thuộc phạm vi của đơn vị quản lý hoạt

động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Thông qua phần mềm trả lời trực tuyến để thực hiện việc kiểm tra chéo

về nội dung ĐTV trả lời người dân và doanh nghiệp.

Chế độ làm việc

- Thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm;

- Thời gian làm việc theo giờ hành chính tối thiểu 8 giờ/ngày, 5

ngày/tuần. Trường hợp đặc biệt làm việc ngoài giờ thực hiện theo quy định của

ngành BHXH.

86

3.2.3.16. Những việc không được làm của Giám sát viên, chuyên gia

và ĐTV

a) Không được thực hiện những cử chỉ, lời nói thiếu văn minh; cấm uống

rượu, bia trước và trong khi làm nhiệm vụ;

b) Không được lợi dụng cương vị công tác, nhiệm vụ được giao để sách

nhiễu, gây phiền hà cho khách hàng;

c) Không tự đặt ra các yêu cầu, điều kiện không có trong quy định của

chính sách;

d) Không gây ồn ào ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác trong giờ làm

việc; không mượn thẻ của người khác, không cho người khác mượn thẻ ra vào;

đ) Không được mang, sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính, máy tính

bảng hoặc các thiết bị điện tử cá nhân khác (máy chụp hình, máy quay phim,

thiết bị lưu trữ…) vào đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN; không tự ý sử dụng các thiết bị, của người khác;

không cho người khác sử dụng các thiết bị được giao quản lý.

3.2.4. Xây dựng Quy trinh chăm sóc khách hàng

3.2.4.1. Quy trình chung

Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện theo sơ đồ sau:

87

Tiếp nhận yêu cầu từ

khách hàng qua: email,

cổng thông tin điện tử,

tổng đài CSKH...

Chuyển yêu cầu đến hỗ trợ viên,

chuyên gia tư vấn thuộc các ban

nghiệp vụ

Kiểm tra, cập

nhật thông tin

khách hàng

trên hệ thống

Hẹn lịch trả lời

khách hàng

Trả lời, giải

quyết yêu cầu

của khách

hàng

Lưu, kết

thúc

Có t

hể

trả

lời

nga

y

Không thể

trả lời ngay

88

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng tại các điểm giao dịch, qua số điện thoại

hỗ trợ/chăm sóc khách hàng, văn bản, email, qua trang thông tin điện tử, cổng

giao dịch điện tử,

Bước 2. Kiểm tra, cập nhật thông tin khách hàng trên hệ thống

- Điện thoại viên cập nhật thông tin khách hàng trên hệ thống khi nhận

được cuộc gọi

- Kiểm tra yêu cầu cần hỗ trợ của khách hàng. Đối với các yêu cầu trực

tiếp hoặc qua điện thoại mà có đủ thông tin, có thể giải quyết được ngay: trả lời

khách hàng ngay;

- Đối với yêu cầu cần hỗ trợ chưa đủ thông tin, Chuyển yêu cầu đến hỗ trợ

viên, chuyên gia tư vấn thuộc các ban nghiệp vụ để trả lời.

- Đối với yêu cầu cả Điện thoại viên, chuyên gia, giám sát viên chưa thể trả

lời ngay được:

+ Hẹn lịch để trả lời khách hàng sớm nhất có thể.

+ Gửi văn bản đến các đơn vị nghiệp vụ liên quan để giải quyết và trả lời

chậm nhất trong vòng 5 ngày.

Bước 3. Xác định nguyên nhân phát sinh và giải quyết yêu cầu của

khách hàng

- Bộ phận/đơn vị chủ trì giải quyết yêu cầu/khiếu nại phối hợp với các đơn

vị liên quan xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại;

- Đề xuất các cấp có thẩm quyền phương án giải quyết.

Bước 4. Trả lời/giải quyết khiếu nại khách hàng

- Thông báo cho khách hàng qua điện thoại hoặc làm văn bản trả lời khiếu

nại khách hàng;

- Gửi các bộ phận có liên quan khắc phục sự cố phát sinh khiếu nại (nếu

nguyên nhân do lỗi của đơn vị cung cấp dịch vụ).

Bước 5. Kết thúc

Lưu hồ sơ; Tổng kết, rút kinh nghiệm.

89

3.2.4.2. Quy trình hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng qua điện thoại

a) Giao tiếp với khách hàng qua điện thoại của ĐTV

a.1. Sơ đồ giao tiếp

Khách hàng gọi điện đến

Phòng quản lý TTHTGĐKH

Chậm nhất sau 3 hồi chuông

phải nhấc máy

Chào khách hàng theo tiêu chuẩn:“ Dạ, alo

ĐTV hỗ trợ, chăm sóc KH về BHXH,

BHYT, BHTN xin nghe”

Lắng nghe và ghi chép, kiểm tra cập nhật

thông tin về khách hàng và yêu cầu của

khách hàng vào CSDL

Tóm tắt yêu cầu để khẳng

định đã hiểu đúng ý khách

hàng cần hỏi

Trả lời hoặc truy cập CSDL về Ngân

hàng câu hỏi để trả lời khách hàng

Kết thúc quy trình hỗ trợ

Các câu hỏi có chuyên môn

sâu, không có trong NHCH

Chuyển đến Giám sát viên

Trả lời khách hàng

90

a2. Mô tả Sơ đồ giao tiếp

Bước 1: Khách hàng gọi điện thoại đến Phòng quản lý Trung tâm hỗ trợ,

giải đáp khách hàng

Bước 2: Chậm nhất sau 3 hồi chuông ĐTV phải nhấc máy

Bước 3: ĐTV chào khách hàng theo mẫu chuẩn: “Dạ, alô ĐTV hỗ trợ

chăm sóc khách hàng số … xin nghe”

Ví dụ: “Dạ, alô ĐTV hỗ trợ chăm sóc khách hàng số 01 xin nghe”

Bước 4: ĐTV lắng nghe và ghi chép, kiểm tra cập nhật thông tin về

khách hàng, những câu hỏi đã từng hỏi của khách hàng và câu hỏi mới của

khách hàng vào CSDL. Nếu chưa có thông tin của khách hàng trên CSDL thì

khởi tạo thông tin khách hàng trên hệ thống.

Bước 5: Tóm tắt lại yêu cầu để khẳng định đã hiểu đúng ý khách hàng

cần hỏi.

Đối với các nội dung câu hỏi yêu cầu có chuyên môn sâu và không có

trong CSDL về ngân hàng câu hỏi thực hiện chuyển cuộc gọi đến Giám sát viên

để trả lời theo quy định.

Bước 6: Trả lời khách hàng hoặc truy cập CSDL về ngân hàng câu hỏi để

trả lời.

Bước 7: Kiểm tra và cập nhật nội dung câu hỏi và câu trả lời vào CSDL

và kết thúc quy trình hỗ trợ.

Thực hiện cập nhật đối với các nội dung câu hỏi và câu trả lời của Giám

sát viên vào CSDL.

91

b. Giao tiếp với khách hàng qua điện thoại của Chuyên gia

b1. Sơ đồ giao tiếp

Khách hàng gọi điện đến

chuyên gia của PQL

Chậm nhất sau 3 hồi chuông

phải nhấc máy

Chào khách hàng theo tiêu chuẩn: “Alo

chuyên gia về hỗ trợ, chăm sóc KH về

BHXH, BHYT, BHTN số … xin nghe”

Lắng nghe về yêu cầu của khách hàng

Tóm tắt yêu cầu để khẳng

định đã hiểu đúng ý khách

hàng cần hỏi

Trả lời câu hỏi của khách hàng

Kết thúc quy trình hỗ trợ

Các câu hỏi có nội dung

phức tạp hoặc chính sách

mới ban hành

Chuyển đến Giám sát viên

Trả lời khách hàng

92

b2. Mô tả Sơ đồ giao tiếp

Bước 1: Khách hàng gọi điện thoại đến chuyên gia của PQL

Bước 2: Chậm nhất sau 3 hồi chuông chuyên gia phải nhấc máy

Bước 3: Chuyên gia chào khách hàng theo mẫu chuẩn: “Alô Chuyên gia

hỗ trợ chăm sóc khách hàng số … xin nghe”

Ví dụ: “Alô chuyên gia hỗ trợ chăm sóc khách hàng số 01 xin nghe”

Bước 4: Lắng nghe yêu cầu hoặc gợi ý câu hỏi cho khách hàng (ghi

chép, kiểm tra cập nhật thông tin về khách hàng, những câu hỏi đã từng hỏi của

khách hàng và câu hỏi mới của khách hàng vào CSDL hoặc khởi tạo thông tin

khách hàng trên hệ thống của khách hàng mới nếu có thể).

Bước 5: Tóm tắt lại yêu cầu để khẳng định đã hiểu đúng ý khách hàng

cần hỏi.

Đối với các nội dung câu hỏi có nội dung phức tạp hoặc chính sách mới

ban hành thực hiện chuyển cuộc gọi đến Giám sát viên để trả lời theo quy định.

Bước 6: Trả lời khách hàng hoặc truy cập CSDL về ngân hàng câu hỏi để

trả lời.

Bước 7: Kiểm tra và cập nhật nội dung câu hỏi và câu trả lời vào CSDL

và kết thúc quy trình hỗ trợ.

Thực hiện cập nhật đối với các nội dung câu hỏi và câu trả lời của Giám

sát viên vào CSDL.

93

c) Giao tiếp với khách hàng qua điện thoại của Giám sát viên

c1. Sơ đồ giao tiếp

Nhận cuộc của Khách hàng

do ĐTV hoặc chuyên gia

chuyển đến

Chậm nhất sau 3 hồi chuông

phải nhấc máy

Chào khách hàng theo tiêu chuẩn:“Alo

GSV hỗ trợ, chăm sóc KH về BHXH,

BHYT, BHTN xin nghe”

Lắng nghe và ghi chép, kiểm tra cập nhật

thông tin về khách hàng và yêu cầu của

khách hàng vào CSDL

Tóm tắt yêu cầu để khẳng định đã hiểu

đúng ý khách hàng cần hỏi

Trả lời khách hàng

Kết thúc quy trình hỗ trợ

94

c2. Mô tả Sơ đồ giao tiếp

Bước 1: Nhận cuộc gọi từ Khách hàng do ĐTV hoặc chuyên gia chuyển

đến

Bước 2: Chậm nhất sau 3 hồi chuông phải nhấc máy

Bước 3: Chào khách hàng theo mẫu chuẩn: “Alô Giám sát viên hỗ trợ

chăm sóc khách hàng số … xin nghe”

Ví dụ: “Alô GSV hỗ trợ chăm sóc khách hàng số 01 xin nghe”

Bước 4: Lắng nghe yêu cầu hoặc gợi ý câu hỏi cho khách hàng.

Bước 5: Tóm tắt lại yêu cầu để khẳng định đã hiểu đúng ý khách hàng

cần hỏi.

Đối với các nội dung câu hỏi yêu cầu cần có thêm thông tin cụ thể về quá

trình đóng hưởng của khách hàng trên bộ công cụ hoặc phải trả lời bằng văn bản

thì hẹn lịch trả lời bằng điện thoại hoặc thời hạn trả lời bằng văn bản.

Bước 6: Trả lời khách hàng

Bước 7: kết thúc quy trình hỗ trợ.

95

d. Câu hỏi phải trả lời khách hàng bằng văn bản

d1. Sơ đồ giao tiếp chỉ áp dụng đối với Giám sát viên

Nhận cuộc của Khách hàng do ĐTV hoặc

chuyên gia chuyển đến

Chậm nhất sau 3 hồi chuông

phải nhấc máy

Chào khách hàng theo tiêu chuẩn:“Alo

GSV hỗ trợ, chăm sóc KH về BHXH,

BHYT, BHTN xin nghe”

Lắng nghe yêu cầu của khách hàng

Tóm tắt yêu cầu để khẳng định đã hiểu

đúng ý khách hàng cần hỏi; đồng thời đề

nghị trả lời khách hàng bằng văn bản

Đề nghị khách hàng cung cấp địa chỉ

và hẹn thời gian trả lời bằng văn bản

Kết thúc quy trình hỗ trợ

96

d2. Mô tả Sơ đồ giao tiếp

Bước 1: Nhận cuộc gọi từ Khách hàng do ĐTV hoặc chuyên gia chuyển

đến

Bước 2: Chậm nhất sau 3 hồi chuông phải nhấc máy

Bước 3: Chào khách hàng theo mẫu chuẩn: “Alô Giám sát viên hỗ trợ

chăm sóc khách hàng số … xin nghe”

Ví dụ: “Alô GSV hỗ trợ chăm sóc khách hàng số 01 xin nghe”

Bước 4: Lắng nghe yêu cầu hoặc gợi ý câu hỏi cho khách hàng.

Bước 5: Tóm tắt yêu cầu để khẳng định đã hiểu đúng ý khách hàng cần

hỏi; đồng thời giải thích cho khách hàng nội dung câu hỏi để được hiểu rõ phải

trả lời bằng văn bản.

Bước 6: Đề nghị khách hàng cung cấp địa chỉ và hẹn thời gian trả lời

bằng văn bản

Bước 7: Kết thúc quy trình hỗ trợ.

97

3.2.4.3. Quy trình hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng qua email,

website

Sơ đồ xử lý yêu cầu của khách hàng qua email, website của Điện

thoại viên và chuyên gia

e1.Sơ đồ giao tiếp chỉ áp dụng đối với ĐTV và chuyên gia

Khách hàng gửi yêu cầu

Hàng ngày ĐTV và

Chuyên gia tổng hợp

và xử lý

Các câu hỏi có nội dung

chuyên sâu hoặc phải trả

lời bằng văn bản

Các câu hỏi đáp ứng

được ngay

Đáp ứng dịch vụ được

ngay

Thực hiện việc soạn

thảo nội dung

Các hỗ trợ đáp ứng

được nhưng cần thời

gian hoặc tài liệu tham

khảo

Chuyển đến lãnh đạo

Trung tâm phê duyệt

Điện thoại hoặc gửi

email hẹn trả lời khách

hàng

Chuyển đến các Ban

chuyên môn để giải

quyết

Chuyển nội dung trả

lời đến Phòng hỗ trợ

chăm sóc khách hàng

Trả lời khách hàng

98

e2. Mô tả Sơ đồ giao tiếp

e2.1. Đối với câu hỏi đáp ứng được ngay

Bước 1: Khách hàng gửi yêu cầu

Bước 2: Hàng ngày ĐTV và Chuyên gia tổng hợp và xử lý

Bước 3: Thực hiện soạn thảo nội dung để trả lời

Bước 4: Gửi nội dung trả lời khách hàng; thực hiện cập nhật đối với các

nội dung câu hỏi và câu trả lời vào CSDL; kết thúc quy trình hỗ trợ.

e2.2. Đối với câu hỏi đáp ứng được ngay nhưng cần thời gian nghiên

cứu và tài liệu tham khảo.

Bước 1: Khách hàng gửi yêu cầu

Bước 2: Hàng ngày ĐTV và Chuyên gia tiếp nhận tổng hợp và xử lý

Bước 3: Điện thoại hoặc gửi email hẹn trả lời khách hàng

Bước 4: Thực hiện soạn thảo nội dung để trả lời

Bước 5: Gửi nội dung trả lời khách hàng; thực hiện cập nhật đối với các

nội dung câu hỏi và câu trả lời vào CSDL; kết thúc quy trình hỗ trợ.

e2.3. Đối với câu hỏi có nội dung chuyên sâu hoặc phải trả lời bằng

văn bản của BHXH Việt Nam.

Bước 1: Khách hàng gửi yêu cầu

Bước 2: Hàng ngày ĐTV và Chuyên gia tiếp nhận tổng hợp và xử lý

Bước 3: Chuyển câu hỏi đến lãnh đạo Trung tâm để phê duyệt

Bước 4: Nhận lại câu hỏi từ lãnh đạo Trung tâm để chuyển đến các đơn

vị chuyên môn.

Bước 5: Nhận lại câu trả lời từ lãnh đạo Trung tâm do các đơn vị chuyên

môn chuyển đến và gửi nội dung trả lời khách hàng.

Bước 6: Thực hiện cập nhật đối với các nội dung câu hỏi và câu trả lời

vào CSDL; kết thúc quy trình hỗ trợ./.

99

3.2.4.4. Quy trình hướng dẫn các thao tác để tiếp nhận cuộc gọi

thông qua hệ thống Call Center

Áp dụng cho các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt Nam trong việc tiếp

nhận cuộc gọi do Hệ thống Call Center chuyển đến

3.2.4.4.1. Hướng dẫn sử dụng Hệ thống HELPDESK

a) Đăng nhập vào hệ thống

Bước 1: Truy cập vào đường link http://helpdesk.baohiemxahoi.gov.vn/

bằng các đường trình duyệt web (Lưu ý: sử dụng tab ẩn danh)

Màn hình đăng nhập sẽ hiển thị như sau:

Bước 2: Nhập thông tin tài khoản được cấp bao gồm:

- Tên đăng nhập:

- Mật khẩu:

Bước 3: Nhấn vào nút “Đăng nhập” để đăng nhập vào hệ thống. Sau khi đăng nhập

hệ thống thành công, màn hình sẽ hiển thị như sau:

100

b) Đăng xuất hệ thống

Chọn mũi tên chỉ xuống ở góc phía trên tay phải của màn hình hiển thị ; chọn

“Đăng xuât” để thoát khỏi hệ thống

101

3.2.4.4.2. Hướng dẫn sử dụng LINPHONE

a) Đăng nhập:

Nhấn vào biểu tượng trên màn hình máy tính. Hệ thống sẽ hiển thị như sau:

b) Thao tác thực hiện:

102

Hệ thống sẽ hiển thị pop up chọn trạng thái

Sau khi chọn trạng thái nhấn nút “OK”, hệ thống sẽ cập nhật trạng thái muốn chọn

103

3.2.4.4.3. Tiếp nhận cuộc gọi

Khi có cuộc gọi đến sẽ có pop up hiển thị các nút để tiếp nhận cuộc gọi

Khi nhận cuộc gọi thành công, trên Linphone sẽ hiển thị pop up thời gian gọi

=> Trong quá trình trao đổi với khách hàng, hệ thống thực hiện ghi âm cuộc

gọi.

104

Đồng thời trên Helpdesk sẽ xuất hiện 1 pop up để cập nhật thông tin

3.2.5. Quy chế tài chính của đơn vị quản lý hỗ trợ, tư vân, giải đáp

khách hàng ngành BHXH

3.2.5.1. Những vấn đề chung về quy chế tài chính

a) Khái niệm

Quy chế tài chính là một quy trình công nghệ do chủ thể quản lý tiến

hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác

động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động, phát triển phù hợp với quy luật

khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.

Trong hoạt động quy chế quản lý các vấn đề về: chủ thể, đối tượng, công

cụ, phương pháp, mục tiêu là những vấn đề trọng tâm, đòi hỏi phải được nhận

thức và xác định đúng đắn.

Quy chế tài chính là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính thông

qua sử dụng các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và

điều khiển hoạt động của tài chính nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Về chủ thể: Chủ thể quản lý cao nhất là Nhà nước, tiếp theo là các cơ

quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và

sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các cơ quan được giao chức năng, nhiệm

105

vụ trực tiếp quản lý thông thường là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ

quan nhà nước.

Về đối tượng là các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính. Các

hoạt động luôn gắn liền với các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này vừa là

người thụ hưởng nguồn tài chính, vừa là người tổ chức các hoạt động của tài

chính.

Về phương pháp quản lý và các công cụ quản lý: Các chủ thể quản lý có

thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau,

gồm: Phương pháp tổ chức; phương pháp hành chính và hệ thống pháp luật

thuộc lĩnh vực tài chính thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế

tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các định mức, tiêu

chuẩn về tài chính, mục lục Ngân sách Nhà nước ... Cùng với pháp luật, hàng

loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quy chế tài chính như: các đòn

bẩy kinh tế, tài chính; kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát.

Về mục tiêu là đề ra chính sách, chế độ, quy chế hoạt động tài chính phù

hợp với luật pháp và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để hoạt động có hiệu quả,

tiết kiệm nguồn lực tài nguyên.

b) Nội dung về quy chế tài chính

Quy chế tài chính luôn giữ một vị trí quan trọng và mang tính quyết định

sự thành bại của cơ quan, đơn vị; giúp cho hoạt động tài chính của cơ quan, đơn

vị diễn ra nhịp nhàng, lành mạnh và nhà quản lý ra các quyết đúng đúng đắn,

kịp thời. Quy chế tài chính tốt sẽ khắc phục được những khiếm khuyết, bất cập

của quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động. Quy chế tài chính có nội dụng đa

dạng và phức tạp.

Nhìn chung từ khi Luật BHXH, Luật BHYT có hiệu lực thi hành đã tạo

cơ sở pháp lý ổn định để BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn

chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và nhân dân. Tuy

nhiên để đảm bảo các điều kiện phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách

BHXH, BHYT mà Chính phủ giao cho ngành BHXH, cần xây dựng quy chế tài

106

chính một đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN, do đó xây dựng Trung tâm Chăm sách khách hàng là đơn vị sự

nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động; thực hiện theo mục tiêu, nguyên

tắc về tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày

14/02/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tự của đơn vị sự nghiệp

công lập.

3.2.5.2. Xây dựng cơ chế tài chính của Trung tâm chăm sóc khách

hàng (chỉ thực hiện khi Trung tâm chăm sóc khách hàng hoạt động với tư cách

pháp nhân đầy đủ)

3.2.5.2.1. Tự chủ về nhân sự

Trung tâm Chăm sách khách hàng sử dụng và quản lý công chức, viên

chức, người lao động theo vị trí việc làm ngành BHXH được phê duyệt tại

Quyết định số 657/QĐ-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ Nội vụ và các quy định

hiện hành của hệ thống BHXH.

Căn cứ tiêu chuẩn điều kiện, yêu cầu về trình độ chuyên môn viên chức,

người lao động trong hệ thống BHXH, Giám đốc Trung tâm Chăm sách khách

hàng xây dựng phương án sử dụng lao động, đề xuất nhân sự cụ thể, trình Tổng

Giám đốc phê duyệt.

3.2.5.2.2. Tự chủ về tài chính

a) Nguồn tài chính

* BHXH Việt Nam hỗ trợ như: Hỗ trợ cho các nhiệm vụ không thường

xuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh

phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh

phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có

thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có

thẩm quyền giao.

* Nguồn thu sự nghiệp: Thu từ khai thác các nguồn lực xã hội hóa, giao

dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế và cơ quan khác theo quy định của

107

pháp luật về hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT,

BHTN

* Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

- Lãi tiền gửi tài khoản mở tại ngân hàng, kho bạc;

- Thu từ tiền nhượng bán, thanh lý tài sản theo quy định;

- Thu tiền xử phạt hợp đồng kinh tế, tiền hoa hồng trên doanh thu giữa

hợp đồng ký kết của Trung tâm Chăm sóc khách hàng với các đơn vị;

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

* Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật

b) Về thu, chi từ các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng về

chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Mức thu chi của các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng về

chính sách BHXH, BHYT, BHTN do Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách

hàng quyết định và được thỏa thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu dịch vụ

theo nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.

3.2.5.2.3. Sử dụng nguồn kinh phí

a) Chi thường xuyên

* Chi tiền lương, các khoản phụ cấp lương: Thực hiện chi trả tiền lương

theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ theo quy định. Khi Nhà nước

điều chỉnh tiền lương, Trung tâm Chăm sóc khách hàng bảo đảm tiền lương

tăng thêm từ các nguồn thu theo quy định, trường hợp thiếu nguồn chi, đơn vị

có trách nhiệm báo cáo BHXH Việt Nam xem xét cấp bổ sung tiền lương đối với

người lao động được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao biên chế.

* Thực hiện trích nộp các khoản theo lương bao gồm: BHXH, bảo hiểm y

tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho người lao động theo quy

định của nhà nước và của BHXH Việt Nam.

108

* Chi nghiệp vụ hành chính: Trung tâm Chăm sóc khách hàng xây dựng

nội dung chi, định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tối đa không

vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước, BHXH Việt Nam quy định.

b) Chi không thường xuyên

* Chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức

theo chương trình, kế hoạch hàng năm.

* Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và các tài sản phục vụ công tác

chuyên môn, nghiệp vụ.

* Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được BHXH Việt Nam giao.

* Các khoản chi khác.

c) Chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù

* Chi biên tập, biên soạn, thẩm định câu hỏi về chính sách BHXH,

BHYT, BHTN : Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của từng câu hỏi, Giám

đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng quyết định mức chi phù hợp, đảm bảo

không vượt quá định mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số

14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 22/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp

hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân

sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp

cận pháp luật cho người dân tại cơ sở; Thông tư số 66/2012/TTLT-BTC-

BGDĐT của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nội

dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu

trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi

Olypmpic quốc tế và khu vực.

* Chi đào tạo ĐTV: Căn cứ theo nhu cầu cần thiết phải đào tạo, nâng cao

nghiệp vụ cho các ĐTV. Trung tâm Chăm sóc khách hàng xây dựng nội dung

chi này vào Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho công chức,

viên chức thuộc Trung tâm Chăm sóc khách hàng.

109

* Chi thuê chuyên gia trong nước (là các đối tượng không phải cán bộ

trong Ngành BHXH) về các lĩnh vực thu, chi BHXH, BHYT, BHTN (nếu có):

Căn cứ vào mức độ cần thiết của công việc và dự toán được giao, Giám đốc

Trung tâm Chăm sóc khách hàng quyết định việc thuê chuyên gia theo hình thức

ký "Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm". Mức chi thực hiện theo hợp

đồng thoả thuận với người nhận khoán theo yêu cầu về khối lượng công việc,

nội dung công việc và thời gian thực hiện.

* Chi nộp các khoản thuế theo quy định.

* Các khoản chi khác: Đối tượng, nội dung chi, mức chi, do Giám đốc

Trung tâm Chăm sóc khách hàng quyết định cho từng giai đoạn hoạt động, phù

hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan và phải quy định cụ thể tại quy chế chi

tiêu nội bộ của đơn vị.

3.2.5.2.4. Phân phối kết quả hoạt động tài chính trong năm

a) Hàng năm, sau khi hạch toán các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản

nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn

chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập

Mức trích tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và

các khoản phụ cấp lương (trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) do Nhà nước quy định.

- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 02 tháng

tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các

quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn

vị.

110

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi nhưng bằng hoặc nhỏ hơn một lần

quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định

sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có).

b) Mức trích cụ thể của các quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và

việc sử dụng các quỹ do Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng quyết định

theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.

3.2.5.2.5. Trích lập và sử dụng các quỹ

3.2.4.2.5.1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

a) Nguồn hình thành

- Số trích lập từ phần chênh lệch thu lớn hơn chi được để lại đơn vị theo

quy định tại Điểm a Khoản 2.2.2.4.1 Phần 2 Chương II này.

- Tiền trích khấu hao, tiền thu do thanh lý tài sản.

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

b) Quản lý và sử dụng

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được dùng để đầu tư, xây dựng cơ sở

vật chất; mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; sửa chữa tài sản cố định,

nhà cửa, trang bị phương tiện phục vụ công tác; phát triển năng lực hoạt động

sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao

nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị.

3.2.5.2.5.2 Quỹ bổ sung thu nhập

a) Nguồn hình thành

- Số trích lập từ phần chênh lệch thu lớn hơn chi được để lại đơn vị theo

quy định tại Điểm b Khoản 2.2.2.4.1 Phần 2 Chương II này.

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

b) Quản lý và sử dụng

111

Quỹ bổ sung thu nhập được dùng để chi bổ sung thu nhập cho người lao

động trong năm và dự phòng để chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm

sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc sử dụng quỹ bổ sung thu

nhập do Tổng biên tập quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai

trong đơn vị.

Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo của Trung tâm Chăm

sóc khách hàng tối đa không quá 02 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân

thực hiện của người lao động trong đơn vị.

3.2.5.2.5.3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

a) Nguồn hình thành

- Số trích lập từ phần chênh lệch thu lớn hơn chi được để lại đơn vị theo

quy định tại Điểm c Khoản 2.2.2.4.1 Phần 2 Chương II này.

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

b) Quản lý và sử dụng

Quỹ khen thưởng phúc lợi được sử dụng để thưởng định kỳ, đột xuất cho

tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định

của Luật Thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp

vào hoạt động của đơn vị; để chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người

lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động.

3.2.5.2.6. Quy định về chi thu nhập bổ sung

Trên cơ sở nguồn kinh phí của quỹ bổ sung thu nhập, Giám đốc Trung

tâm Chăm sóc khách hàng quyết định sử dụng, phân phối thu nhập bổ sung cho

người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đảm bảo nguyên tắc:

3.2.5.2.6.1. Căn cứ để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm:

Kết quả đánh giá, xếp loại đối với người lao động hàng quý và kết quả đánh giá,

xếp loại của cấp trên đối với đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức theo

quy định.

112

3.2.5.2.6.2. Đánh giá, xếp loại người lao động: Thực hiện theo văn bản

hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

3.2.5.2.6.3. Phải đảm bảo đạt định mức, chất lượng tin, bài theo quy định

trong tháng; gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác, người nào có

hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả

nhiều hơn.

3.2.5.2.6.4. Tổng thu nhập bình quân của người lao động trong đơn vị

không vượt quá 03 lần tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Tổng thu nhập bao gồm: Tiền lương (kể cả tiền lương tăng thêm 0,8), tiền công

theo quy định; thu nhập bổ sung..

3.2.5.2.7. Quản lý, sử dụng tài sản công

3.2.5.2.7.1. Việc mua sắm, thuê, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, điều

chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, tiêu huỷ, kiểm kê, báo cáo, công khai, thanh tra,

kiểm tra tài sản công thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng tài

sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống BHXH ban hành kèm theo Quyết

định số 1540/QĐ-BHXH ngày 20/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt

Nam.

3.2.5.2.7.2. Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ

Tài sản công tại đơn vị được sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ

sau khi đơn vị lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ,

báo cáo BHXH Việt Nam quyết định theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng

tài sản công, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.

3.2.5.2.7.3. Quy định về khấu hao và hao mòn tài sản cố định

Tài sản cố định tại đơn vị được tính hao mòn theo quy định tại Thông tư

số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản

lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản

cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn

nhà nước tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam;

113

riêng tài sản cố định được sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ phải trích

khấu hao theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 45/2018/TT-BTC.

3.2.5.2.8. Quy định về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

a) Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng có trách nhiệm xây dựng

quy chế chi tiêu nội bộ gửi BHXH Việt Nam thẩm định, làm căn cứ để thực

hiện.

b) Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm: Các quy định về chế độ,

tiêu chuẩn, định mức, mức chi và các biện pháp thống nhất, sử dụng kinh phí có

hiệu quả, tăng cường công tác quản lý; quy định về trả tiền lương, thu nhập;

quản lý và sử dụng các quỹ được trích lập theo quy định tại Điểm 2.2.2.5 Phần

II này.

c) Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải đảm bảo có chứng từ,

hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng

phẩm, thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế

chi tiêu nội bộ, khoản thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ nhà riêng

và điện thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn hiện hành của pháp luật và của

Bộ Tài chính, của BHXH Việt Nam.

3.2.5.2.9. Lập dự toán và quyết toán kinh phí

3.2.5.2.9.1. Lập, phân bổ và giao dự toán

a) Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của

năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi của năm kế hoạch (bao gồm cả phần

kinh phí BHXH Việt Nam hỗ trợ), báo cáo BHXH Việt Nam theo quy định. Dự

toán phải đảm bảo các nội dung sau:

- Dự toán thu phải phán ánh đầy đủ các nguồn thu nêu trên

- Dự toán chi được lập theo từng nhóm mục theo hướng dẫn của BHXH Việt

Nam.

- Dự toán thu, chi phải có đầy đủ hồ sơ thuyết minh làm căn cứ xây dựng dự

toán.

114

b) Phân bổ và giao dự toán

BHXH Việt Nam giao dự toán cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng ổn

định trong thời gian 03 năm và được điều chỉnh khi Nhà nước, BHXH Việt Nam

thay đổi nhiệm vụ, cơ chế chính sách theo quy định. Việc phân bổ và giao dự

toán cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng thực hiện theo quy định của Luật Ngân

sách nhà nước và của BHXH Việt Nam.

3.2.5.2.9.2. Hạch toán kế toán

a) Tổ chức hạch toán và quyết toán theo Luật Kế toán và quy định tại

Thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về

việc ban hành Chế độ kế toán BHXH; sử dụng sổ sách biểu mẫu, tài khoản và

báo cáo theo đúng chế độ của nhà nước quy định hiện hành và hướng dẫn của

BHXH Việt Nam.

b) Chịu sự kiểm tra của BHXH Việt Nam về quản lý tài chính và công tác kế

toán.

3.2.5.2.10. Giao quyền tự chủ về tài chính

3.2.5.2.10.1. Trung tâm Chăm sóc khách hàng xây dựng phương án tự chủ

về tài chính phù hợp với kế hoạch và điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo BHXH

Việt Nam phê duyệt.

3.2.5.2.10.2. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tài

chính cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng được ổn định trong thời gian 3 năm.

Trường hợp nguồn thu, nhiệm vụ của đơn vị có biến động làm thay đổi mức độ tự

chủ tài chính, đơn vị báo cáo BHXH Việt Nam để xem xét điều chỉnh mức độ tự

chủ cho đơn vị trước thời hạn.

3.2.5.2.10.3. Ba năm một lần kể từ năm thực hiện Quy chế được giao

quyền tự chủ,t ự chịu trách nhiệm về tài chính, Trung tâm Chăm sóc khách hàng

lập báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về tài chính trong 03 năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện của thời kỳ trước,

nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo, Trung tâm Chăm sóc khách

115

hàng lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của thời kỳ ổn định

tiếp theo, gửi BHXH Việt Nam xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách

nhà nước của năm kế hoạch.

3.2.5.2.11. Tổ chức thực hiện

3.2.5.2.11.1. Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng

a) Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế sử dụng tài sản; quy chế

dân chủ cơ sở; quy chế công khai tài chính và tổ chức thực hiện.

b) Hàng năm lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật ngân

sách, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c) Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê; quản lý, bảo

toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước giao cho đơn vị; thực hiện chế độ

thông tin, báo cáo hoạt động của đơn vị.

d) Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng người lao động tại đơn vị theo quy

định của pháp luật.

đ) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và trước

pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về

nhiệm vụ về tài chính của đơn vị.

e) Thực hiện trách nhiệm giải trình các hoạt động của đơn vị đối với

người lao động tại đơn vị và xã hội theo quy định của pháp luật.

f) Thực hiện theo đúng hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Kịp thời báo

cáo, đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình

hoạt động của đơn vị.

3.2.5.2.11.2 Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu trình Tổng

Giám đốc phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề

nghiệp, phương án thuê hợp đồng lao động của Trung tâm Chăm sóc khách

hàng.

3.2.5.2.11.3. Trách nhiệm của Vụ Tài chính - Kế toán

116

a) Thẩm định, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy chế chi tiêu

nội bộ của Trung tâm Chăm sóc khách hàng.

b) Tham mưu trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao dự toán cho

Trung tâm Chăm sóc khách hàng theo quy định.

c) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quản lý tài chính, tài sản và công

tác kế toán của Trung tâm Chăm sóc khách hàng theo đúng quy định; xử lý kịp

thời các vướng mắc do đơn vị kiến nghị về tài chính, kế toán, tài sản.

3.2.6. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN

3.2.6.1. Những yêu cầu trong tình hình mới

3.2.6.1.1. Sự thay đổi, hoàn thiện của chính sách

Do đặc thù của ngành BHXH, việc thực hiện các chính sách BHXH,

BHYT, BHTN thường xuyên có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế

xã hội, phù hợp với chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước trong từng

thời kỳ. Trong những năm qua, các chính sách về an sinh xã hội đã không

ngừng được hoàn thiện. Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng như Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, Luật BHXH (sửa đổi) năm

2014, Luật Việc làm năm 2013, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 với

nhiều thay đổi lớn về chính sách nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng đối tượng

tham gia, đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động, thực hiện sứ mệnh nhân

đạo cao cả của ngành.

Cùng với việc ban hành và sửa đổi nhiều luật, các văn bản dưới luật như

nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam cũng đồng

thời được ban hành để hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện các văn

bản hướng dẫn lại thường xuyên thay đổi, cập nhật cho phù hợp với điều kiện

thực tế. Sự thay đổi thường xuyên của các quy định đòi hỏi công tác đào tạo, tập

huấn cho nhóm đối tượng tư vấn, giải đáp chính sách cần thực hiện nhanh

chóng, kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác cho người tham gia.

3.2.6.1.2. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

Bên cạnh đó, Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về

Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính

phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

117

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những

năm tiếp theo; Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 quy định về

giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN… Cải cách thủ tục hành

chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong đó tập trung triển khai giao dịch điện

tử nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng

chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân,

doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Kết quả, thời

gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT,

BHTN của các đơn vị, doanh nghiệp được rút ngắn từ 335 giờ xuống còn 81

giờ, phấn đấu giảm thời gian nộp BHXH xuống còn 49 giờ.

Việc đẩy mạnh đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính, cung cấp

các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến người dân và doanh nghiệp làm phát

sinh những vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt với những đối tượng

lần đầu tiếp cận với cách làm mới. Cần thiết có một tổng đài, một trung tâm

thường trực lắng nghe những phản hồi của người dân và doanh nghiệp cũng như

tận tình hướng dẫn, gỡ vướng cho người tham gia sử dụng dịch vụ công.

Như vậy, có thể nói, xuất phát từ tầm quan trọng của chính sách BHXH,

BHYT, BHTN, từ thực tế thực hiện chính sách, từ thực trạng về đội ngũ nhân sự

của trung tâm dịch vụ khách hàng (Call Center), từ những đổi mới trong quá

trình thực hiện (sự hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng

công nghệ thông tin…) phát sinh nhu cầu cấp thiết về xây dựng chương trình

đào tạo kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của trung tâm dịch vụ khách

hàng. Đội ngũ này có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN; giúp người có nhu cầu tham gia tiếp cận nhanh chóng và dễ

dàng với chính sách, người đang tham gia thuận lợi trong kê khai và hoàn thiện

thủ tục đóng - hưởng, người chưa tham gia có thông tin cần thiết và hữu ích.

Quan trọng hơn, thông qua việc nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ người dân giải đáp

các vấn đề liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, đội ngũ nhân viên

này giúp nối liền khoảng cách giữa người dân và cán bộ thực hiện chính sách,

từng bước tạo dựng và giữ gìn niềm tin nơi người tham gia và thụ hưởng.

3.2.6.2. Mục tiêu, nội dung xây dựng chương trình đào tạo nhân sự

hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN

3.2.6.2.1. Mục tiêu tổng quát

118

Xây dựng chương trình đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhân viên Trung tâm Dịch

vụ khách hàng nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn tốt hơn cho khách hàng.

3.2.6.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Trang bị kiến thức tổng quan về ngành BHXH, hệ thống kiến thức

chung về chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

- Trang bị kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng trả lời câu hỏi;

- Cung cấp hệ thống tài liệu, tài liệu tham khảo về chính sách BHXH,

BHYT, BHTN đảm bảo tính khoa học và đồng bộ.

3.2.6.2.3. Đối tượng đào tạo

Chương trình đào tạo áp dụng cho đối tượng là nhân viên làm việc tại

Trung tâm hỗ trợ khách hàng Call Center ngành Bảo hiểm xã hội, cụ thể:

a) ĐTV mới

Là những ĐTV mới được tuyển dụng để có kiến thức và kỹ năng chăm

sóc khách hàng cần được đào tạo kiến thức cơ bản về BHXH, BHYT, BHTN và

kỹ năng giao tiếp theo Chương trình .

b) ĐTV đã có thời gian làm việc

Là những ĐTV đã trải qua thời kỳ làm nhân viên tư vấn và đã được đưa

vào làm việc chính thức (ĐTV đã làm việc trên 6 tháng).

c) ĐTV là trưởng nhóm

- Nhóm tư vấn về lĩnh vực thu, sổ BHXH, thẻ BHYT

- Nhóm tư vấn về lĩnh vực chính sách BHXH

- Nhóm tư vấn về lĩnh vực chính sách BHYT

- Nhóm tư vấn về lĩnh vực giao dịch điện tử.

d) Nội dung đào tạo

- Với Điện thoại viên mới vào làm việc tại Trung tâm: Đào tào kỹ năng

chăm sóc khách hàng, kỹ năng trả lời qua điện thoại, nghiệp vụ Bảo hiểm xã

hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.

- Với Điện thoại viên đã làm việc lâu năm tại Trung tâm: Đào tạo nghiệp

vụ BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là cập nhật các văn bản mới.

3.2.6.2.4. Nguyên tắc đào tạo

Đào tạo và huấn luyện phải tuân theo nguyên tắc bao gồm 5 yếu tố là: Kế

hoạch - thực hiện - đánh giá - phản hồi - chỉ dẫn.

119

3.2.6.2.5. Về kiến thức đào tạo

a) Đào tạo nghiệp vụ:

Cung cấp kiến thức cơ bản của các Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc

làm, Luật An toàn vệ sinh lao động; các văn bản hướng dẫn các Luật BHXH,

Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động; quy trình liên quan

đến hồ sơ và giải quyết các chế độ BHXH, BHTN do BHXH Việt Nam ban

hành; quy trình liên quan đến việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT;

liên quan đến thủ tục hành chính của ngành BHXH.

b) Đào tạo kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Giao tiếp qua điện thoại là hình thức giao tiếp phổ biến, đây là hình thức

giao tiếp nhanh và tiện lợi nhất hiện nay. Hình thức giao tiếp này thuận tiện ở

chỗ bạn có thể ngồi ở một nơi nhưng vẫn có thể gọi điện để nói chuyện với bất

kỳ đối tượng nào bạn muốn mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên

việc không gặp mặt trực tiếp nên việc giao tiếp qua điện thoại đòi hỏi rất nhiều

kỹ năng để làm thế nào đường dây bên kia biết được thái độ của bạn trong cuộc

trò chuyện. Việc giao tiếp qua điện thoại đòi hỏi nhiều kỹ năng do trong cùng

một thời gian ĐTV phải xử lý được một số công việc nhưng phải giảm căng

thẳng và để khách hàng hài lòng… Vì vậy cần phải đào tạo thường xuyên cho

ĐTV một số kỹ năng:

- Cung cấp chính xác tới khách hàng thông về chế độ, chính sách BHXH,

BHYT, BHTN …

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

- Nghệ thuật thương thuyết khi giao tiếp sử dụng điện thoại

- Bí quyết để giành được thế "thắng" trong giao dịch qua điện thoại

- Phát triển và xây dựng hình ảnh tích cực và chuyên nghiệp khi giao dịch

qua điện thoại

- Nghi thức cần thiết khi gọi điện thoại

- Vượt qua những lỗi khi giao dịch qua điện thoại

- Xử lý những tình huống khó trong giao dịch qua điện thoại

- Chỉ số cảm xúc

- Quản lý khối lượng công việc

- Xây dựng kịch bản xử lý tình huống khó

120

- Thực hành xử lý tình huống

c) Đào tạo khác

Đào tạo về nội dung không liên quan đến nghiệp vụ (đào tạo phòng ngừa

quấy rối tình dục, đào tạo quản lý an toàn, đào tạo bảo vệ thông tin cá nhân, tự

phát triển và đào tạo tự đổi mới mình.

3.2.6.2.6. Phương châm đào tạo

Mục tiêu của việc đào tạo và huấn luyện trung tâm hỗ trợ khách hàng là

liên kết với chính sách quản lý của trưởng trung tâm hỗ trợ khách hàng để vận

hành tất cả các chương trình đào tạo và huấn luyện được thực hiện ở trung tâm

hỗ trợ khách hàng phù hợp với mục tiêu đào tạo như sau.

3.2.6.2.7. Hình thức đào tạo

a) Đào tạo trực tiếp: Giúp cho Điện thoại viên học hỏi được kinh nghiệm

từ những người đi trước, từ giảng viên. ‘Là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó

hình thành kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, tư tưởng, tình cảm…’. Chú trọng cung

cấp cho Điện thoại viên kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Về nội dung: chủ yếu từ sách giáo khoa và kiến thức kinh nghiệm của

người dạy đã tích lũy

Về hình thức tổ chức: Hình thức đào tạo cố định và giới hạn qua 4 bức

tường của lớp học chỉ có giảng viên và tất cả sinh viên trong lớp học. Phải tập

trung các Điện thoại viên thành lớp nên việc sắp xếp lịch học trong khi vẫn phải

làm việc tại Trung tâm Dịch vụ khách hàng là khó khăn hơn.

Về phương pháp: Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình diễn giải,

truyền thụ kiến thức một chiều từ giảng viên.

b) Đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến sẽ giúp nhân viên tổng đài chủ động lựa chọn những

phần kiến thức mình đang hạn chế để nâng cao kỹ năng giải đáp những thắc

mắc của khách hàng. Lựa chọn hình thức đào tạo này không chỉ giúp giảm bớt

những phức tạp cho việc thuê đội ngũ giảng viên, sắp xếp thời gian, địa điểm tổ

chức đào tạo mà còn tạo hiệu quả tiếp cận bất ngờ. Áp dụng khi đào tạo Một số

nghiệp vụ về BHXH, BHYT, BHTN đào tạo thông qua hình thức trực tuyến.

121

Với phương pháp này ĐTV có thể tranh thủ thời gian tiếp cận kiến thức

hiệu quả và có cách tiếp thu kiến thức phù hợp với bản thân mình mà không bị

thụ động như phương thức đào tạo trực tiếp.

c) Đào tạo “chéo”

Phương pháp đào tạo “chéo” cũng là một sự lựa chọn để gia tăng hiệu quả

tiếp cận kiến thức cho đội ngũ call center. Các nhân viên có kinh nghiệm có

nhiệm vụ hỗ trợ những đồng nghiệp mới vào nghề để họ từng bước trưởng

thành hơn trong nghề. Với kinh nghiệm thực tế và hiểu những gì đã xảy ra trong

công việc là bài học quý giá với mỗi nhân viên mới bước chân vào nghề.

d) Đào tạo qua smartphone

Trong xu hướng “phổ cập smartphone” như hiện nay, nếu như không tận

dụng thiết bị này sẽ là một hạn chế vô cùng lớn cho toàn hệ thống của bạn. Thói

quen mang theo điện thoại thường xuyên bên mình có thể trở nên hiệu quả hơn

nếu như những ứng dụng cũng cấp kiến thức, cơ sở dữ liệu được cài đặt trong

đó. Với điều này, nhân viên có thể tiếp cận kiến thức mọi lúc mọi nơi mà không

gặp bất kỳ rào cản nào về tài liệu, thiết bị cần thiết.

đ) Qua video

Thông qua những video đào tạo để giảm tải sự nặng nề trong mớ dữ liệu

quá lớn. Những video này sẽ là cách thư giãn tuyệt vời để nhân viên của bạn

hứng thú hơn với việc thu nạp kiến thức.

3.2.6.2.8. Đánh giá kết quả sau đào tạo

Tổ chức kiểm tra đánh giá học viên sau khóa đào tạo thông qua hình thức

chắc nghiệm và thực hành các kịch bản đóng vai khách hàng và nhân viên tư

vấn để luyện tập khả năng đáp ứng. Kết thúc kháo đào tạo có tổng hợp báo cáo

đánh giá về kế hoạch và kết quả về việc thực hiện công việc.

3.2.6.2.9. Nội dung chương trình

Chương 1: Tông quan về BHXH, BHYT, BHTN

1.1. Tổng quan về BHXH

1.1.1. Lý luận chung về BHXH

- Khái niệm BHXH

- Phân loại BHXH

- Bản chất, chức năng của BHXH

- Vai trò, chức năng của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội

122

- Đặc trưng cơ bản của BHXH

- Các nguyên tắc của BHXH

- Các chế độ BHXH ở nước ta theo Luật BHXH

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH ở Việt

Nam

1.2. Tổng quan về BHYT

1.2.1. Lý luận chung về BHYT

- Ý nghĩa, vai trò của BHYT

- Bản chất, đặc trưng cơ bản của BHYT

- Các nguyên tắc cơ bản của BHYT

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển chính sách BHYT ở Việt

Nam

1.3. Tổng quan về BHTN

1.3.1. Lý luận chung về BHTN

- Khái niệm BHTN

- Ý nghĩa, vai trò của BHTN

- Các nguyên tắc cơ bản của BHTN

- Các chế độ BHTN

1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển chính sách BHTN ở Việt

Nam

1.4. Tổng quan về ngành BHXH

1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành BHXH

1.4.2. Cơ cấu tổ chức ngành BHXH

Chương 2: Những quy định hiện hành về giải quyết các chế độ BHXH,

BHYT, BHTN

2.1. Những quy định về giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc

2.1.1. Các chế độ BHXH bắt buộc

- Chế độ ốm đau

- Chế độ thai sản

- Chế độ TNLĐ - BNN

- Chế độ hưu tri

- Chế độ tử tuất

2.1.2. Hồ sơ, quy trình giải quyết và chi trả

123

2.2. Những quy định về giải quyết chế độ BHXH tự nguyện

2.2.1. Các chế độ BHXH tự nguyện

- Chế độ hưu tri

- Chế độ tử tuất

2.2.2. Hồ sơ, quy trình giải quyết và chi trả

2.3. Những quy định về giải quyết hưởng BHTN

2.3.1. Các chế độ BHTN

- Trợ cấp thất nghiệp

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

- Hỗ trợ Học nghề

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để

duy trì việc làm cho NLĐ

2.3.2. Hồ sơ, quy trình giải quyết và chi trả

Chương 3: Những quy định hiện hành về chính sách BHYT

3.1. Phạm vi được hưởng và mức hưởng

3.2. Tổ chức khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám chữa bệnh

cho người tham gia BHYT

3.2.1. Đăng ký khám chữa bệnh BHYT

3.2.2. Chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT

3.2.3. Thủ tục khám chữa bệnh BHYT

Chương 4: Quy định về thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp và sô BHXH, thẻ BHYT

4.1. Những quy định về thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-

BNN

4.1.1. Đối tượng, mức đóng và trách nhiệm đóng, phương thức

đóng

4.1.2. Tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc,

BHTN, BHYT

4.1.3. Hồ sơ tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN

4.2. Những quy định về sổ BHXH, thẻ BHYT

4.1.1. Quy định về sổ BHXH và ghi, xác nhận trong sổ BHXH

4.1.2. Quy định về thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT, hạn sử dụng

của thẻ BHYT

124

4.1.3. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH và bổ sung, điều chỉnh nội dung đã

ghi trên sổ BHXH

4.1.4. Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT và điều chỉnh nội dung đã ghi trên

thẻ BHYT

Chương 5: Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại và trả lời câu hỏi

5.1. Lý luận chung kỹ năng giao tiếp qua điện thoại và trả lời câu

hỏi

5.1.1. Khái niệm

5.1.2. Vai trò

5.1.3. Các yếu tố tác động

5.2. Các bước tiến hành một cuộc giao tiếp qua điện thoại

5.2.1. Chuẩn bị

5.2.2. Tiến hành giao tiếp qua điện thoại

5.2.3. Kết thúc

5.3. Các bước tiến hành trả lời câu hỏi

5.3.1. Thu thập thông tin câu hỏi

5.3.2. Xử lý thông tin

5.3.3. Tiến hành trả lời câu hỏi

5.3.4. Một số kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

a) Không để người gọi độc thoại

b) Giọng nói từ tốn, vừa phải

c) Nghe với thái độ niềm nở, tích cực

d) Tránh ăn uống khi nói chuyện điện thoại

đ) Luôn chuẩn bị sổ và bút sẵn trước mặt

5.4. Học viên thực hành các kịch bản giao tiếp

5.4.1. Thực hành về các tình huống giao tiếp đơn giản

5.4.2. Thực hành về các tình huống giao tiếp về chính sách BHXH

5.4.3. Thực hành về các tình huống giao tiếp về chính sách BHYT

5.4.4. Thực hành về các tình huống giao tiếp về chính sách BHTN

5.4.5. Thực hành về các tình huống giao tiếp về thủ tục hành chính

liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN

5.4.6. Thực hành xử lý những tình huống khó trong giao dịch qua

điện thoại.

125

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

3.2.6.3.1. Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH

3.2.6.3.1.1. Xây dựng chương trình đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Khoa Nghiệp vụ BHXH xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nhân

sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.6.3.1.2. Tổ chức lớp “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN”

a) Khoa Nghiệp vụ BHXH

+ Chịu trách nhiệm xây dựng nội dung chương trình khóa học, chuẩn bị

tài liệu, bố trí, sắp xếp giảng viên giảng dạy theo lịch giảng.

+ Thuê chuyên gia giảng dạy phần kỹ năng: Nhằm mục đích cung cấp nội

dung phần kiến thức kỹ năng và thực hành kỹ năng một cách chuyên nghiệp, đối

với chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại và trả lời câu hỏi”.

+ Thuê chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm cho điện thoại

viên trực tổng đài biên soạn tài liệu và giảng dạy. Ngoài kiến thức chuyên môn

giảng viên cần có thêm kỹ năng: Lập báo cáo thực hiện việc đào tạo theo tháng,

theo năm; thực hiện chương trình đào tạo và huấn luyện tìm kiếm quy trình liên

quan đến đào tạo bên ngoài và lựa chọn đối tượng; đề xuất vấn đề liên quan đến

đánh giá độ thuần thục về công việc, thực hiện và phân tích kết quả; thực hiện

công việc liên quan đến đào tạo và lựa chọn đối tượng để uỷ quyền về thực hiện

đào tạo; thực hiện đào tạo nâng cao chất lượng tư vấn và đào tạo tư duy; đào tạo

theo kịch bản tư vấn; đào tạo về lập và thay đổi đánh giá chất lượng tư vấn và

bản tiêu chí cụ thể; đào tạo về chỉnh sửa và bổ sung kịch bản; chia sẻ các thông

báo về công việc và các vấn đề phát sinh.

+ Trình độ của giảng viên đào tạo: Giảng viên được lựa chọn phải có

trình độ đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: Người đã tốt nghiệp đại học và

có kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tại trung tâm cuộc gọi

(call center)

+ Giảng viên và các chuyên gia phải sử dụng các thiết bị đào tạo sau đây

một cách phù hợp với chương trình đào tạo: Thiết bị điện thoại, tai nghe, Máy

tính cá nhân, Bảng trắng, Máy chiếu và màn hình, Giá sách, Đèn chiếu sáng,

Thiết bị âm thanh…

126

b) Phòng Đào tạo

Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức lớp học, triệu tập học viên,

tổ chức quản lý lớp học. Phụ trách đào tạo: Lập và quản lý kế hoạch đào tạo,

tổng hợp việc đào tạo

c) Phòng Tổ chức - hành chính

Chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện, trang thiết bị

phục vụ giảng dạy và học tập. Bố trí cơ sở đào tạo có không gian phù hợp thuận

tiện cho việc thực hành các tình huống về giao tiếp. Quản lý cơ sở đào tạo theo

Quy trình sử dụng địa điểm đào tạo và quản lý môi trường Thiết bị đào tạo.

3.2.6.3.2. Trách nhiệm của Trung tâm Truyền thông

Bố trí ĐTV tham gia khóa học đầy đủ; trong thời gian diễn ra khóa học

vẫn đảm bảo quân số trực tổng đài tại Trung tâm hỗ trợ khách hàng.

3.2.6.3.3. Trách nhiệm của ĐTV

- Tuân thủ thời gian và nội quy, quy chế của lớp đào tạo, chương trình

đào tạo;

- Tuân thủ hướng dẫn của Giảng viên;

- Ghi lại lịch sử đào tạo cá nhân.

3.2.6.3.4. Tiến độ thực hiện chương trình

- Xây dựng chương trình đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính

sách BHXH, BHYT, BHTN hoàn thành trước tháng 6 năm 2019;

- Tổ chức lớp “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

chính sách BHXH, BHYT, BHTN” hoàn thành trong năm 2019.

3.2.6.3.5. Kinh phí đào tạo

Trường đạo nghiệp vụ BHXH xây dựng chương trình đào tạo nhân sự hỗ

trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN và tổ chức đào tạo nhân

sự hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.7. Tô chức thực hiện

3.2.7.1. Về thành lập đơn vị Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chế độ, chính

sách BHXH, BHYT, BHTN trực thuộc Trung tâm Truyền thông

a) Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu trình Tổng Giám đốc

- Quyết định chuyển giao việc quản lý, sử dụng, vận hành hệ thống máy

chủ, trang thiết bị và phần mềm chăm sóc khách hàng (Call Center) bao gồm cả

127

các ĐTV làm nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng theo dự án do Trung tâm

CNTT và Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía

Nam quản lý về Trung tâm Truyền thông.

- Quyết định thành lập Phòng Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chế độ, chính sách

và Quản lý Hệ thống chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Truyền thông;

đề xuất phương án nhân sự của Phòng; Hoàn thành trong tháng 8/2018;

- Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ; quy chế, quy trình làm

việc; phương án nhân sự của Phòng Hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chế độ, chính sách

và Quản lý Hệ thống chăm sóc khách hàng.

- Chủ trì xây dựng Đề án “Nghiên cứu xây dựng, thành lập và triển khai

mô hình tổ chức hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN

của Ngành BHXH” đảm bảo về thời gian.

b) Trung tâm Truyền thông:

Chủ trì xây dựng các quy chế, quy trình của Phòng Hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chế độ, chính sách và Quản lý Hệ thống chăm sóc khách hàng.

3.2.7.2. Về cơ sở vất chất và duy trì hoạt động của Hệ thống dịch vụ

khách hàng

a) Trung tâm truyền thông

- Phối hợp với Văn phòng BHXH Việt Nam, Trung tâm CNTT, Ban

Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH tiếp nhận bàn giao nguyên

trạng: Trang bị kỹ thuật, quy chế, nhân sự của Hệ thống dịch vụ khách hàng

của Trung tâm CNTT tại địa chỉ số 150 phố Vọng, quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội trước ngày 31/8/2018;

- Tiếp nhận bàn giao 10 bộ máy tính (bao gồm cả 10 bộ tai nghe) từ

Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến Nam trước ngày

15/9/2018;

- Phối hợp với Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị nghiệp vụ và

đơn vị tư vấn lắp đặt trang bị thiết bị chăm sóc khách hàng tại 05 đơn vị nghiệp

vụ: Thu, Thực hiện chính sách BHXH, Thực hiện chính sách BHYT, Cấp sổ -

thẻ và Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến Nam (bao gồm cả

kết nối cập nhật về trạng thái nội dung theo dõi được các cuộc gọi đi, đến...),

mỗi đơn vị 01 bộ máy tính và 01 bộ tai nghe, vận hành thử nghiệm; hoàn thành

xong trước ngày 31/8/2018.

128

- Trung tâm truyền thông phối hợp với các đơn vị có liên quan duy trì

hoạt động của Hệ thống dịch vụ khách hàng.

b) Trung tâm CNTT

- Phối hợp với Văn phòng BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư

và Xây dựng ngành BHXH để bàn tài sản của Hệ thống dịch vụ khách hàng về

Trung tâm Truyền thông;

- Đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cấp phần mềm hỗ trợ, giải đáp

khách hàng theo đề nghị của Trung tâm Truyền thông;

c) Văn phòng

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong việc bàn giao tài sản của Hệ thống

dịch vụ khách hàng về Trung tâm Truyền thông;

- Chủ trì tham mưu đề xuất địa điểm, trụ sở làm việc của Phòng mới

thuộc Trung tâm Truyền thông theo quy mô được phê duyệt.

3.2.7.3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi

a) Trung tâm Truyền thông chủ trì:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng ngân

hàng câu hỏi (dự tính khoảng 1.000 câu):

+ Tổng hợp câu hỏi của các chương trình giao lưu trực tuyến, phân loại

theo từng lĩnh vực thu, chính sách BHXH, chính sách BHYT và cấp sổ BHXH,

thẻ BHYT chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ có liên quan để biên soạn, biên tập

và thẩm định lại;

+ Đề nghị các đơn vị nghiệp vụ xây dựng bổ sung số câu hỏi;

+ Thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ chịu trách nhiệm về nội dung câu hỏi

và đáp án trả lời;

- Tiếp nhận lại ngân hàng câu hỏi từ các đơn vị nghiệp vụ chuyển đến

Trung tâm CNTT để mã hóa vào Phần mềm quản lý câu hỏi thường gặp.

b) Các đơn vị: Thu, Thực hiện chính sách BHXH, Thực hiện chính sách

BHYT và Cấp sổ - thẻ

Tiếp nhận câu hỏi do Trung tâm Truyền thông chuyển đến để biên soạn,

biên tập và thẩm định lại; bổ sung câu hỏi mới chuyển về Trung tâm Truyền

thông.

3.2.7.4. Về các Phần mềm chăm sóc khách hàng và số điện thoại

chăm sóc khách hàng

129

a) Trung tâm Truyền thông

Phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ tìm số điện thoại ngắn dễ nhớ (04

số) thay thế số diện thoại hiện dùng.

b) Trung tâm CNTT

- Hoàn thiện, nâng cấp, kiểm thử phần mềm Tổng đài hỗ trợ chăm sóc

khách hàng; thiết kế bảng điện tử cập nhật trạng thái tổng số cuộc gọi, trả lời,

cuộc gọi nhỡ chưa được trả lời…;

- Nghiên cứu, tư vấn nâng cấp phần mềm hỗ trợ tư vấn, giải đáp; tập huấn

lại cho đội ngũ điện thoại viên; phân nhánh giải quyết hỗ trợ về dịch vụ công, hệ

thống thông tin giám định và nhánh tư vấn, giải đáp chính sách để nâng cao chất

lượng phục vụ;

- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông tìm kiếm nhà thầu nâng cấp phần

mềm hiện có theo hướng:

+ Kết nối cuộc gọi trực tiếp từ khách hàng đến các đơn vị: Thu, Thực

hiện chính sách BHXH, Thực hiện chính sách BHYT, Cấp sổ - thẻ và Trung

tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc;

+ Kết nối cuộc gọi trực tiếp từ khách hàng đến Kiểm soát viên.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu

(ngân hàng câu hỏi).

3.2.7.5. Vụ Tài chính - Kế toán:

- Thẩm định các kinh phí có liên quan đến việc thành lập hỗ trợ, tư vấn,

giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo quy định;

- Chủ trì Xây dựng quy chế tài chính của đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ,

tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.7.6. Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nhân sự hỗ trợ, tư vấn, giải

đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN

- Chủ trì tổ chức khóa đào tạo cho đối tượng là đội ngũ hiện đang làm

công tác chăm sóc khách hàng của Hệ thống dịch vụ khách hàng và nhân sự dự

kiến của đơn vị hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.7.8. Các đơn vị: Thu, Thực hiện chính sách BHXH, Thực hiện

chính sách BHYT và Cấp sổ - thẻ, Trung tâm Giám định BHYT và thanh

toán đa tuyến khu vực phía Bắc

130

- Mỗi đơn vị cử ít nhất 02 công chức tham gia đội ngũ Giám sát viên;

- Hàng ngày cử ít nhất 02 viên chức (ưu tiên lãnh đạo quản lý cấp phòng

hoặc chuyên viên có kinh nghiệm) để trực điện thoại giải đáp khách hàng.

3.2.7.9. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Trung

tâm Truyền thông để hỗ trợ, tư vấn, giải đáp khách hàng.

3.3. Đề xuất nâng cao giải pháp đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư

vấn, giải đáp khách hàng của ngành BHXH giai đoạn 2020 - 2025

3.3.1. Đề xuât nâng cao giải pháp đơn vị quản lý hoạt động hỗ trợ, tư

vân, giải đáp khách hàng

Đánh giá hoạt động của đơn vị hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH,

BHYT, BHTN thuộc Trung tâm Truyền thông làm cơ sở kiến nghị vào dự thảo

nghị định sửa đổi Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH

Việt Nam mục tiêu nâng cấp từ đơn vị hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách

BHXH, BHYT, BHTN thuộc Trung tâm Truyền thông thành Trung tâm hỗ trợ,

tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT, BHTN trực thuộc BHXH Việt Nam.

3.3.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động chăm sóc khách

hàng

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến nhiều trong thời

gian gần đây. Về cơ bản, cách mạng 4.0 cũng sẽ cho ra đời các loại công cụ

giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nhân lực của con người thực hiện

những công việc đòi hỏi có độ chính xác gần như tuyệt đối và ít rủi ro. Xu thế

sử dụng trí tuệ nhân tạo đã được phát triển mạnh trên toàn cầu bởi các hãng lớn.

Trong thời gian tới BHXH Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến để

khai trương một số dịch vụ tiện ích để phục vụ người dân, tổ chức vào doanh

nghiệp: Thanh toán điện tử; hệ thống chăm sóc khách hàng tự động sử dụng trí

tuệ nhân tạo (AI) trên ứng dụng Facebook Messenger và website của ngành

BHXH; tin nhắn thương hiệu... Không cần cài đặt, khách hàng chỉ cần tìm kiếm

“website của ngành” hoặc Facebook Messenger của ngành BHXH để truy cập

sử dụng tra cứu về chế độ, chính sách, thủ tục hành chính, mã BHXH, giá trị sử

131

dụng của thẻ BHYT… và nhiều dịch vụ hữu ích khác của ngành BHXH.

“Chatbot chăm sóc khách hàng” của ngành BHXH sẽ tự động trả lời, giải đáp

các thông tin khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ

nhất bằng ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên.

Ưu điểm vượt trội của chatbot chăm sóc khách hàng so với phương pháp

chăm sóc khách hàng truyền thống là có thể đồng thời trả lời các thông tin riêng

biệt, phục vụ các yêu cầu khác nhau cho một lượng lớn khách hàng cùng lúc,

24/7, đáp ứng thẳng vấn đề ngay lập tức và không bị cảm xúc, ngoại cảnh tác

động… Một khả năng nữa của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo là chatbot chăm sóc

khách hàng có thể “tự học” để ngày càng thông minh hơn, đáp ứng đầy đủ hơn

những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng tham gia và thu hưởng chính sách

BHXH, BHYT, BHTN. Viễn cảnh tương lai về một ngành BHXH công nghệ

cao, tự động chăm sóc khách hàng đã hoàn toàn trở thành hiện thực.

Hiện nay Chatbot chăm sóc khách hàng của ngành BHXH đã được xây

dựng về cơ sở dữ liệu và vận hành thử nghiệm. Trong thời gian tới, chatbot

chăm sóc khách hàng đang tiếp tục được hoàn thiện và sớm cho ra mắt với tính

năng tự động tương tác, chủ động chăm sóc, phục vụ khách hàng, tiếp nhận các

dịch vụ điện trực tuyến.

132

KẾT LUẬN

Trong điều kiện thực tiễn các cá nhân, tổ chức sẽ chủ yếu thực hiện các

giao dịch với cơ quan BHXH qua hình thức gián tiếp, không trực tiếp tiếp xúc

với cán bộ giải quyết do việc tăng cường các hình thức giao dịch gián tiếp khi

thực hiện TTHC về BHXH, BHYT, BHTN; việc mở rộng thêm các lĩnh vực

thực hiện giao dịch qua giao dịch điện tử thì khối lượng, nhu cầu giải đáp thắc

mắc, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân liên quan đến các thông tin về quá trình, thủ

tục tham gia BHXH, BHYT sẽ không ngừng tăng cao. Mô hình chăm sóc khách

hàng hiện nay cơ quan BHXH còn bộc lộ nhiều hạn chế về cơ cấu tổ chức, chất

lượng dịch vụ... chưa đáp ứng được yêu cầu về hỗ trợ, tư vấn, giải đáp và nhiệm

vụ truyền thông chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến người dân, tổ

chức và doanh nghiệp tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Vì vậy,

với lộ trình kiện toàn Trung tâm dịch vụ khách hàng của ngành BHXH theo lộ

trình gồm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Thành lập Phòng thuộc Trung tâm Truyền thông để quản

lý hoạt động hỗ trợ, tư vấn, giải đáp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN của

ngành BHXH;

* Giai đoạn 2: Đánh giá hoạt động chăm sóc khách hàng của Trung tâm

Truyền thông làm cơ sở nâng cấp thành Trung tâm hỗ trợ, tư vấn, giải đáp

khách hàng trực thuộc BHXH Việt Nam hoạt động độc lập, chuyên nghiệp, hiện

đại. Điều này có những có tác động tích cực rất lớn và quan trọng tới việc nâng

cao khả năng hỗ trợ người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi tương tác với cơ

quan BHXH, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức và

doanh nghiệp cũng như vị thế của ngành BHXH./.

133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Lao động năm 2013;

2. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

3. Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;

4. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

5. Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016;

6. Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính

phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN;

7. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính

phủ về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

8. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính

phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang

Thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước;

9. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính

phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

10. Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ các năm 2015, 2016, 2017

về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

11. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ

về Chính phủ điện tử;

12. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính

trị (khóa XI) về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”;

13. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ

về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

14. Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc

hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn

dân;

15. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ

ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -

2020;

16. Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 2 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 -

2020;

17. Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ

tướng Chính phủ quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ

tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

134

18. Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng

Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT;

19. Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ

Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả

năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước;

20. Quyết định số: 828/QĐ-BHXH; 636/QĐ-BHXH; 595/QĐ-BHXH;

1399/QĐ-BHXH; 1456/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về ban hành quy định

thu, chi, giải quyết và thanh toán đa tuyến các chế độ BHXH, BHYT, BHTN;

21. Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 5 năm 2017 về giao

dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN;

21. Quyết định số 1455/QĐ-BHXH ngày 30 tháng 8 năm 2017 của

BHXH Việt Nam về việc thành lập Cổng Thông điện tử Bảo hiểm xã hội Việt

Nam;

22. Quyết định số 1354/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 9 năm 2017 của

BHXH Việt Nam về việc thành lập Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Bảo

hiểm xã hội Việt Nam;

23. Quyết định số 1293/QĐ-BHXH ngày26 tháng 7 năm 2017 của BHXH

Việt Nam ban hành quy chế hoạt động Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt

Nam;

24. Quyết định số 285/QĐ-BHXH ngày 28 tháng 3 năm 2014 của BHXH

Việt Nam về Quy trình biên tập, đăng tin, gỡ tin trên Trang Tin điện tử Bảo

hiểm xã hộiViệt Nam.

25. Đề tài “Công tác chăm sóc khách hàng của ngành BHXH - Thực trạng

và giải pháp” do Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam chủ trì;

26. Đề án xây dựng hệ thống Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tập

đoàn điện lực Việt Nam;

27. Hoạt động của Trung tâm dịch vụ khách hàng tại Cơ quan Phúc lợi

đền bù cho người lao động và Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc;

28. Hoạt động của Trung tâm dịch vụ khách hàng tại Cơ quan Hưu trí

quốc gia Nhật Bản./.