17
BNông nghip&PTNT Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM Tng Cc thy Li Vin KH Thy li Vit Nam Trường ĐH Thy li BÁO CÁO TÓM TT DÁN TUYN ĐÊ BIN VŨNG TÀU - GÒ CÔNG KT HP CHUI ĐÔ THVEN BIN Hà Ni, 12.2010

De vung tau go cong bao cao thu tuong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

De vung tau go cong bao cao Thu tuong

Citation preview

Page 1: De vung tau go cong bao cao thu tuong

Bộ Nông nghiệp&PTNT Trường ĐH Ki ến trúc TP.HCM Tổng Cục thủy Lợi Viện KH Thủy lợi Vi ệt Nam Trường ĐH Thủy lợi

BBÁÁOO CCÁÁOO TTÓÓMM TTẮẮTT DDỰỰ ÁÁNN TUYẾN ĐÊ BIỂN VŨNG TÀU - GÒ CÔNG

KẾT HỢP CHUỖI ĐÔ THỊ VEN BIỂN

Hà Nội, 12.2010

Page 2: De vung tau go cong bao cao thu tuong

I.Đặt vấn đề Dự án đê biển từ Vùng Tàu đến Gò Công liên quan trực tiếp đến vùng đất trũng thấp thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ và hệ thống sông Đồng Nai, bao gồm khu vực Đồng Tháp Mười, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, với tổng diện tích vùng và các vùng liên quan trực tiếp là 1.010.000 ha.

Khu vực trũng thấp của vùng TP. Hồ Chí Minh rộng khoảng 255.000 ha, trong đó 80.000 ha của tỉnh Long An, nằm ở vùng cửa của nhiều con sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những biến động dòng chảy trên sông, dòng triều trên biển, trong đó ảnh hưởng của biển mang tính thống trị. Địa hình thấp trũng, hướng ra biển với trên 60% đất đai thành phố có cao trình thấp dưới 2m, những vùng trũng thấp có cao trình từ 0m đến 0.5m là những vùng ngập triều thường xuyên (đất hoang hóa và rừng). Nhiều hồ chứa lớn đã và đang được xây dựng ở thượng lưu, lượng lũ được giữ lại, lưu lượng bình quân mùa lũ giảm, nên dòng chảy trong sông yếu dần. Ngược lại dòng triều tác động ngày càng mạnh lên và đang có xu thế ngày càng gia tăng, vấn đề xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra nghiêm trọng trên sông Sài Gòn, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà máy cấp nước cho thành phố. Việc san lấp các vùng trũng lấy đất xây dựng, các công trình đê ngăn lũ, ngăn triều, ngăn mặn dọc sông đã làm dòng chảy, dòng triều tập trung vào trong sông, làm dâng cao mức nước đỉnh triều và hạ thấp mức nước chân triều. Biên độ triều tăng, dẫn đến năng lượng triều gia tăng, thời gian truyền triều từ biển vào rút ngắn, dẫn đến diện tích ngập triều ngày càng gia tăng, dòng chảy trên sông bị dồn nén, xói lở bờ gia tăng, khả năng tiếp nhận nước mưa từ hệ thống tiêu không thuận lợi. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho vấn đề ngập úng ở TP. HCM ngày càng thêm trầm trọng.

Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) với diện tích khoảng 700.000 ha, là vùng trũng thấp rất khó thoát nước, xu hướng ngập lũ trong nội đồng ngày càng gia tăng về chiều sâu ngập và thời gian ngập (chênh lệch mức nước max giữa Tân Châu (trên sông) và Mộc Hóa

(mực nước trong đồng) giảm từ 2,5 đến 3m xuống còn 1,5m trong 40 năm qua)(hình1).

Hình 1

Page 3: De vung tau go cong bao cao thu tuong

3

Tổng lượng nước tiêu thoát từ ĐTM ra sông Tiền khoảng 70%, nhưng xu hướng ngày càng hạn chế do các khu dân cư tiếp tục phát triển sâu vào vùng ĐTM. Hướng tiêu thuận lợi cho vùng ĐTM là sông Vàm Cỏ, tuy nhiên do tác động của nước biển dâng, sự gia tăng của động năng dòng triều nên vấn đề tiêu thoát theo hướng này cũng ngày càng khó khăn. Nhiều vùng chua phèn của vùng ĐTM như Bắc Đông, Bo Bo vẫn chưa được giải quyết, môi trường vùng giáp nước không được cải thiện, nếu tăng được khả năng thoát lũ ra sông Vàm Cỏ thì thời gian ngập và chiều sâu ngập trong vùng sẽ giảm đáng kể, diện tích đất phèn sẽ được cải tạo và thu hẹp. Vấn đề xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt xảy ra thường xuyên tác động lớn đến sản xuất của Tỉnh Long An. Hiện tại vào mùa khô chúng ta vẫn phải xả nước từ hồ Dầu Tiếng xuống sông Vàm Cỏ để đẩy mặn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Hệ thống thủy lợi Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang với diện tích 55.000 ha đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên những năm qua vào mùa khô, nước mặn xâm nhập bao quanh toàn hệ thống, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, vấn đề úng ngập, thoát lũ của vùng ĐTM, và TP. HCM với xu hướngngày càng gia tăng. Mưa cực đoan trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn và tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp triều cường – nước biển dâng sẽ càng gây sức ép đến hệ thống tiêu thoát nước làm gia tăng tình trạng ngập lụt cho Thành phố trong thời gian tới.

Để giải quyết tình trạng ngập úng do triều và lũ ở TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch (Quyết định số 1547/QĐ – TTg ngày 28/10/2008) với việc xây dựng hệ thống đê bao dài 187 km, 12 cống lớn, 22 cống có khẩu độ từ 7,5m đến 60m và 70 cống có khẩu độ từ 2m đến 5m, (chưa kể cống rãnh ngầm của TP chảy trực tiếp ra sông cũng cần phải xây dựng cống một chiều) bảo vệ vùng I (bờ hữu sông Sài Gòn, Nhà Bè, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông (hình 2)) diện tích 140.000ha, với kinh phí hiện nay khoảng 38.800 tỷ đồng. Đề án vùng I đã thực hiện được hai năm, tuy nhiên do nguồn vốn khó khăn đến nay mới có ba hạng mục công trình được lập xong dự án. Vấn đề giải phóng mặt bằng, nguồn vốn xây dựng xây dựng có thể là nguyên nhân gây kéo dài thời gian xây dựng của dự án và vấn đề dềnh nước ở các khu vực xung quanh (ngoài khu I) sau khi xây dựng khoảng 25cm, cũng là vấn đề cần quan tâm. Giai đoạn II, xây dựng một số tuyến đê và cầu ở vùng II (vùng kẹp giữa sông sài Gòn và sông Đồng Nai) rộng 43.000ha để bảo vệ khu vườn cây ăn trái, khu dân cư phải tôn nền cao 2,5m với kinh phí xây dựng khoảng 4.000 tỷ đồng, chưa kể kinh phí tôn nền các khu dân cư. Giai đoạn III, để giải quyết vấn đề ngập lụt do lũ lớn cần phải xây dựng

Page 4: De vung tau go cong bao cao thu tuong

Hình 2

Để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn, trữ ngọt cho vùng ĐTM, chúng ta rất cần sớm xây dựng cống lớn trên sông Vàm Cỏ (sông rộng 1000m, sâu 18m, kinh phí xây dựng ước tính 9.000tỷ đồng, Bộ NN&PTNT đã cho lập DA tiền khả thi năm 2005). Để dự trữ nước ngọt cho khu vực, phương án QH cũng xem xét đến vấn đề xây dựng hồ chứa nước ngọt ở vùng ĐTM. Chương trình đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã được Chính phủ phê duyệt và đang thực hiện. Trong đó đê biển thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cần được xây dựng ngay, nhưng hiện đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương án tuyến vì hệ thống kênh rạch lớn quá nhiều. Đê biển đoạn Gò Công tỉnh Tiền Giang, một phần khu vực Cần Giờ thuộc TP.HCM và đê cửa sông của Long An đã được Chính phủ phê duyệt hơn 4.000tỷ đồng.

Tuyến đê biển từ Vũng Tàu đến Gò Công là công trình giải quyết được các vấn đề về lũ, xâm nhập mặn, úng ngập cho hơn 1 triệu ha vùng trũng thấp của khu vực giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng, công trình đem lại hiệu ích tổng hợp cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng và miền Tây Nam Bộ, sẽ làm thay đổi diện mạo trong khu vực. Dự án thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của các cán bộ lãnh đạo lão thành trong ngành thủy lợi. Dự án đã báo cáo với Đ/c Trần Đức Lương nguyên Chủ tịch nước, với đại diện lãnh đạo 4 tỉnh: Tp. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang, đ/c Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại Tổng cục Thủy lợi, Hội thủy lợi Vi ệt Nam, trường đại học thủy lợi, Viện Khoa học thủy lợi Vi ệt nam. Đại sứ Quán Hà Lan đã đồng ý cho kéo dài dự án nghiên cứu về đê biển và sử dụng tiền kết dư 110.000 Euro để dùng cho các chuyên gia Hà Lan sang Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT nghiên cứu tiền khả thi tuyến đê Vũng Tàu-Gò Công. Nếu được Chính phủ cho phép và trực tiếp chỉ đạo chúng ta có thể huy động nguồn vốn từ các tập đoàn kinh tế, các công ty được sử dụng một phần quỹ đất, quỹ mặt nước ở lòng hồ mới tạo ra để xây dựng.

công trình phân lũ từ sông Đồng Nai ra sông Thị Vải, từ sông Sài Gòn sang sông Vàm Cỏ Đông với kinh phí ước tính không dưới 20.000 tỷ đồng. Về lâu dài để chống nước biển dâng chúng ta cần xây dựng cống trên sông Lòng Tàu (sông rộng 500m, sâu âm 30m, kinh phí khoảng 6.000tỷ đồng) và Cống trên sông Nhà Bè (sông rộng 2.000m, sâu âm 20m, kinh phí ước tính khoảng 12.000tỷ đồng)

Page 5: De vung tau go cong bao cao thu tuong

5

II. M ục tiêu của dự án

Chống lũ lụt, ngập úng và xâm nhập mặn cho toàn vùng TP. Hồ Chí Minh, trước mắt và lâu dài. Tăng cường khả năng thoát lũ, giảm chiều sâu và thời gian ngập lũ, chống xâm nhập mặn cho vùng ĐTM trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Chống xâm nhập mặn cho khu vực Gò Công, Long An; phòng chống thiên tai và các tác động từ biển cho toàn bộ khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐTM; khi cần sẽ chuyển thành hồ chứa nước ngọt cho vùng.

Rút ngắn khoảng cách giao thông, tạo sự liên kết giữa các tỉnh miền Tây với Vũng Tàu và các tỉnh ở Nam Trung Bộ, xây dựng hệ thống cảng biển, tạo động lực mở rộng và hình thành chuỗi đô thị mới ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, phát triển du lịch cũng như đối với kinh tế xã hội cho toàn khu vực.

III. Ph ương án I

1. Nội dung dự án

Xuất phát từ nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quản lý nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong vùng, dự án bao gồm một tuyến đê biển dài 33 km (phương án I), xuất phát từ Vũng Tàu đến Gò Công, chiều sâu nước trung bình 7,5-8 m (tính từ cốt 0,00m) và một cống kiểm soát triều, thoát lũ (rộng 500m) và các âu thuyền phục vụ giao thông thủy, mặt đê rộng 25-50m (hình 3). Sau khi đê được xây dựng sẽ tạo được một hồ chứa với diện tích mặt nước 56.000 ha, dung tích hồ chứa khoảng 3,3 tỷ m3 (nếu kể cả trong sông khoảng 5 tỷ m3), là dự án chống BĐKH và NBD cho một vùng rộng lớn tới hơn 1 triệu ha (chi tiết xin xem phụ lục 1).

Tuyến đê được xây dựng sẽ là trục giao thông kết nối Vũng Tàu với miền Tây Nam bộ, tạo động lực giúp mở rộng và hình thành các khu đô thị mới, là nơi xây dựng hệ thống cảng, lắp quạt để khai thác năng lương gió. Dự kiến sẽ có 5 khu vực phát triển đô thị mới bao gồm: (chi tiết xin xem phụ lục 3)

1. Đô thị Vũng Tàu mở rộng 2. Đô thị sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ 3. Đô thị khoa học biển

Hình 3

Page 6: De vung tau go cong bao cao thu tuong

4. Đô thị dịch vụ kinh tế biển 5. Hành lang công nghiệp mới

2. Những tác động tích cực của dự án

a. Chống lũ, chống ngập lụt và các thiên tai từ biển: Thông qua cống kiểm soát triều ở đê biển, ta có thể khống chế mực nước trong hồ theo yêu cầu, không để mực nước trong cống cao hơn 1m để chống ngập triều cho TP.HCM.

Về chống lũ: Theo kết quả tính toán thủy lực với trận lũ 200 năm xuất hiện một lần (P=0.5%) ở lưu vực sông Đồng Nai; đối với vùng ĐTM là trận lũ năm 2000, tổng chiều rộng cống là 500m, cao trình đáy cống -12m (phương án I) cho thấy:

Mực nước tại Thủ Dầu Một hạ 1,49m (từ 2,85 xuống còn 1,36), tại Tân Thuận (Phú An) trên sông Sài Gòn hạ thấp 1,02m (từ 2,28 m xuống còn 1,26m (mực nước Jica thiết kế tiêu cho TP.HCM tại đây là 1,30m)); tại Nhà bè hạ 0,71m (từ 1,92m xuống còn 1,21m). Cũng tương tự như vậy đối với mực nước trên sông Đồng Nai và Vàm Cỏ. Do lượng nước từ Đồng Tháp Mười được thoát ra hồ tăng gần 2 lần vào thời kỳ lũ lớn, nên thời gian ngập lũ tại Mộc Hóa giảm khoảng hơn một tháng, tại Tuyên Nhơn khoảng 45 ngày, tổng lượng thoát lũ tại cửa ra sông Vàm Cỏ tính cho năm 2000 tăng lên trên 6tỷ m3. Nếu các trục dẫn nước được cải tạo thì khả năng thoát lũ của cả hai vùng còn được cải thiện cao hơn (xin xem hình dưới và phụ lục tính toán thủy lực).

Đường mực nước lớn nhất dọc sông Sài Gòn t ừ Thủ Dầu Một đến đê biển VT-GC dự kiến theo các k ịch bản phương án 1 , h ồ chứa xả với tần suất lũ 0.5%

0.00

0.25

0.50

0.75

1.00

1.25

1.50

1.75

2.00

2.25

2.50

2.75

3.00

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 110.00

Khoảng cách (km)

Mự

c nướ

c (m

)

HT B = 500m B = 700m B = 1000m

Thủ Dầu Một

Cửa Rạch Tra

Cửa Vàm Thuật Cửa K Thị Nghè

Phú An

Nhà Bè Cửa s Vàm Cỏ

Đê VT - GC

Cửa sông Sài Gòn

Cửa Soài rạp

Cửa kệnh Lộ

(Ghi chú: về tiêu chuẩn chống lũ của đê sông phụ thuộc Qlũ, chiều sâu ngập (sự an toàn của dân cư), đặc điểm khu vực được bảo vệ. Hiện nay cho đê sông Hồng là 0,4% tại Hà Nội ở nơi khác thì thấp hơn, các đê sông khác thì từ 0,5% đến 2%. Sông Sài Gòn Đồng Nai chưa có đê sẽ được HĐ quyết định trong thời gian tới, trước mắt tạm lấy 0,5%).

b. Kiểm soát mặn: Đỉnh triều cao là nguyên nhân chính gây nên tình trạng xâm nhập mặn, do chủ động kiểm soát được mực nước triều nhỏ hơn 1m trong hồ, nên tình trạng xâm nhập mặn sẽ không sâu vào đất liền và có thể khống chế theo mong muốn.

Mực nước trên sông hạ thấp, tạo điều kiện tăng khả năng thoát nước mưa từ hệ thống cống rãnh trong thành phố kể cả khi có lũ lớn lịch sử. Con đê lớn và bền vững có thể ngăn chặn tất cả các loại thiên tai từ biển như bão, sóng thần, là nơi tránh trú bão cho tàu thuyền trong khu vực.

Page 7: De vung tau go cong bao cao thu tuong

7

c. Tạo ra trục giao thông thuận lợi kết nối các vùng: Hiện nay từ các Tỉnh miền Tây đi Vũng Tàu phải lên TP.HCM và từ TP Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu dài 120 km đường bộ. Khi trục đê biển hình thành, từ TP. Mỹ Tho đi đến Vũng Tàu chỉ còn 70km so với 200km hiện nay. Đặc biệt khi tuyến đê biển kết hợp với đường giao thông ven biển được thi công xong sẽ tạo sự kết nối rất thuận lợi dọc theo đường biển từ Phan Rang – Phan Thiết – Vũng Tàu – các tỉnh miền Tây Nam bộ, rút ngắn được khoảng 130km và không phải đi qua TP. HCM và Đồng Nai nơi có mật độ xe đi lại rất lớn. Tạo quỹ đất rộng rãi dọc hai bên tuyến đê để xây dựng cảng biển cho Vũng Tàu, Tiền Giang và các tỉnh trong vùng.

Giao thông thủy từ vùng vịnh, TP. HCM đến các tỉnh ĐBSCL rất thuận lợi không phải qua các âu thuyền ở các cống thuộc dự án chống ngập ở TP.HCM và các cống lớn đã nêu trên.

d. Tạo quỹ đất để phát triển: Với diện tích 56.000 ha mặt nước mới được tạo ra, chúng ta sẽ dành một phần đất để phát triển các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ và các khu đô thị thuộc thành phố Vũng Tàu, Tp. HCM, Tiền Giang và Long An. Riêng TP. HCM diện tích vùng trũng thấp (khoảng 80.000ha) chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa hiệu quả sẽ trở thành vùng đất màu mỡ hoặc phát triển đô thị, mở rộng thành phố ra phía biển một cách rất an toàn. Tuyến đường giao thông huyết mạch trên đê nối Vũng Tàu Gò Công cũng tạo động lực lớn cho sự hình thành và phát triển các khu đô thị mới dọc theo các con sông và bờ biển, tạo chuỗi đô thị biển và hành lang công nghiệp mới cho vùng (xin xem phụ lục số 3).

e. Phát triển du lịch: Bà Rịa – Vũng Tàu có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch, được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của đất nước, lượng khách du lịch sẽ tăng vọt sau khi xây dựng xong đê biển, đặc biệt sẽ thu hút được lượng khách từ các tỉnh miền Tây (đê biển Hàn Quốc khánh thành ngày 27/4/2010 đến tháng 10/2010 đã có 6 triệu lượt khách du lịch, thăm quan). Chúng ta có thể xây dựng khu đô thị an toàn giữa hồ chứa, tạo thành khu du lịch độc đáo và hấp dẫn, vừa có cảnh quan đẹp, vừa có môi trường sinh thái tự nhiên đặc biệt.

f. Sử dụng năng lượng thuỷ triều, điện gió: Dự án có thể sử dụng dung tích của hồ để khai thác năng lượng thuỷ triều phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Theo tính toán sơ bộ nếu đầu tư xây dựng trạm thủy điện sử dụng năng lượng thủy triều có thể đem lại: Công suất lắp máy khoảng 300.000 kw, điện lượng 2,0x109 kwh. Ngoài ra dọc theo tuyến đê có thể bố trí một số quạt gió để phát điện (chi tiết xin xem phụ lục 4) (việc

Page 8: De vung tau go cong bao cao thu tuong

sử dụng năng lượng thủy triều sẽ được cân nhắc trong quá trình lập dự án vì liên quan đến giao thông thủy qua đê giai đoạn trước mắt).

g. Là nơi dự trữ nguồn nước ngọt trong tương lai: Về lâu dài trong điều kiện BĐKH, những tác động từ phía thượng lưu gây nên cạn kiện nguồn nước, không đủ nước ngọt cung cấp cho khu vực TP.HCM và vùng ĐTM khi đó ta có thể chuyển hồ chứa phía trong đê biển thành hồ nước ngọt để phục vụ cho dân sinh, kinh tế trong vùng, khi đó các hệ sinh thái nước lợ sẽ được chuyển dần sang sinh thái nước ngọt. Với khoảng gần 5 tỷ m3 (kể cả trong sông) chúng ta có thể đảm bảo an ninh về nguồn nước trong bất kể sự diễn biến nào ở thượng lưu (để xây dựng một hồ chứa trên núi với dung tích 4- 5 tỷ m3, chúng ta mất khoảng 30.000-40.000ha đất rừng, đất canh tác và khoảng 40-50.000tỷ đồng để xây dựng).

h. Giảm vốn đầu tư xây dựng các cống lớn và hệ thống đê trong khu vực: Xây dựng đê biển, một cống điều tiết thủy triều và các âu tàu chúng ta không cần xây dựng hệ thống phân lũ từ sông Đồng Nai về sông Thị Vải, từ sông Sài Gòn về sông Vàm Cỏ Đông (khoảng 20.000 tỷ đồng), giảm được ít nhất từ 2 (nếu ghép 2 cống với nhau) đến 3 cống lớn sẽ phải xây dựng trong thời gian tới: Tổng kinh phí của 3 cống Vàm Cỏ, Lòng Tàu, Soài Rạp ước tính khoảng 27.000 tỷ đồng. Cống trên đê biển chỉ cần rộng từ 1000m đến 1.500m, địa hình nông hơn, địa chất khu vực gần Vũng Tàu tốt hơn và điều kiện xây dựng thuận lợi hơn. Hệ thống đê và cống trong dự án chống ngập úng ở TP. HCM hầu hết sẽ không cần xây dựng (sẽ giảm khoảng 35.000tỷ đồng) (xem phụ lục 5).

i. Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng: Những vùng đất rộng lớn được khai thác cho phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo sự kết nối và rút ngắn khoảng cách giao thông; toàn vùng sẽ an toàn trước thiên tai từ biển, từ lũ lụt, xâm nhập mặn là tiền đề cơ bản cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong vùng và nhanh chóng làm thay đổi diện mạo trong khu vực.

f. Giảm cốt san nền toàn khu vực: Sau khi tuyến đê được xây dựng chúng ta chủ động trong việc khống chế mực nước lũ và triều trong thành phố, vì vậy không cần nâng cao cốt nền và cốt đường như hiện nay. Điều này sẽ giảm một lượng kinh phí rất lớn trong đầu tư xây dựng ở các khu đô thị mới và vùng II (kẹp giữa sông Đồng Nai và Sài Gòn) và vùng III (khu vực Cần giờ) và khu vực thuộc tỉnh Long An.

CHUỖI ĐÔ THỊ DỰ KIẾN HÌNH THÀNH CÙNG VỚI TUYẾN ĐÊ BIỂN VŨNG TÀU - GÒ CÔNG

Page 9: De vung tau go cong bao cao thu tuong

9

3. Những tác động tiêu cực

- Về môi trường: Với mục tiêu chính đã nêu ở trên, cống điều tiết chỉ ngăn đỉnh triều không cho cao hơn 1,0m(hình dưới), trong một ngày vẫn luôn có dòng chảy vào hồ và từ hồ ra, nước trong hồ vẫn là hồ nước mặn và lợ nên ảnh hưởng không lớn đến hệ sinh thái khu vực bên trong đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển rừng Cần Giờ. Tuy nhiên vẫn rất cần đánh giá những thay đổi hệ sinh thái, bồi lắng bùn cát, tác động dòng chảy trước đê biển..

Đô thị khoa học biển

Mở rộng đô thị Vùng Tàu Chuỗi đô thị hành lang công nghiệp mới Đô thị sinh thái Cần Giờ

Mực nước biển Vũng Tàu tháng 10, tần suất 10%

Page 10: De vung tau go cong bao cao thu tuong

- Giao thông thủy: Các tàu thuyền đi vào trong hồ và các sông đều phải đi qua âu thuyền, đây là khó khăn lớn nhất cần quan tâm giải quyết, tuy nhiên với công nghệ hiện nay ta có thể xây dựng nhiều âu thuyền hiện đại không gây ách tắc giao thông thủy trong khu vực. Nếu chúng ta không khai thác điện năng, với mực nước biển như hiện nay thì tổng thời gian đóng cống trong một năm (năm 2010, là năm không có lũ) là 159 giờ, với số lần đóng cống là 61 lần, thời gian đóng cống trung bình một lần là 2,5 giờ, lần dài nhất là 3 giờ để chống ngập triều, ngập lũ cho thành phố và tăng khả năng tiêu thoát lũ (vào những năm lũ lớn thời gian đóng cống có lớn hơn). Vào thời điểm đóng cống để khống chế mực nước triều thì tàu thuyền phải đi qua âu thuyền, thời gian triều cường chúng ta lại biết trước nhiều năm nên tác động là không lớn. Khi nước biển càng dâng cao thì thời gian phải đóng cống càng nhiều, khi đó ta chuyển dần cảng cho các tàu lớn ở ven đê biển.

- Ảnh hưởng đến luồng cá di chuyển, trong thiết kế sẽ bố trí luồng cá di chuyển, việc ngăn đê có thể giảm nguồn thức ăn của một số loài thủy, hải sản.

4. Vốn đầu tư và so sánh phương án

4.1 Vốn đầu tư cho đề án đê biển Vũng Tàu - Gò Công

4.1.1 Vồn đầu tư cho đê biển (chi tiết xem phu lục số 4): 26.000 tỷ đồng 4.1.2 Vốn đầu tư cho cống và âu thuyền (phụ lục số 6) 9.000 tỷ đồng Dự phòng: 15.000 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư cho đề án đê biển 50.000 tỷ đồng (Tính theo phương án tuyến sâu, mặt đê rộng 50m.Vốn tương đương 2,5tỷUSD)

4.2. Tổng vốn của dự án chống ngập TP.HCM

4.2.1 Vốn đầu tư cho 12 cống lớn theo Quyết định của Chính phủ số 1547/QĐ – TTg ngày 28/10/2008 a. Ba cống lớn do Bộ NN &PTNT phụ trách: 5.800 tỷ đồng b. Chín cống lớn còn lại do TP.HCM và Long An phụ trách: 7.400 tỷ đồng 4.2.2 Vốn đầu tư cho đê, kè, cống nhỏ, hồ điều tiết nước mưa 21.600 tỷ đồng (chi tiết xin xem phụ lục số 7). 4.2.3 Vốn đầu tư cho vùng 2 (đê và cầu vùng kẹp giữa sông Sài Gòn-Đồng Nai): 4.000 tỷđồng Tổng vốn cho chương trình chống ngập theo QĐ 1547: 38.800 tỷ đồng 4.2.4 Vốn đầu tư cho chương trình phân lũ từ sông Đồng Nai ra sông Thị Vải và từ sông Sài Gòn ra sông Vàm Cỏ Đông khoảng: 20.000 tỷ đồng 4.2.4 Vốn xây dựng Cống Lòng Tàu, Soài Rạp chống nước biển dâng: 18.000 tỷ đồng

Tổng vốn trước mắt và lâu dài cho chống ngập khu vực TP.HCM: 76.800 tỷ đồng

4.3 Vốn đầu tư cho cống Vàm Cỏ (đã NC tiền khả thi năm 2005): 9.000 tỷ đồng

4.4 Vốn đầu tư đê biển, cửa sông theo QĐ 667 của CP cho ba tỉnh Tiền Giang, Long An, TP.HCM: 4.000 tỷ đồng

Page 11: De vung tau go cong bao cao thu tuong

11

Tổng vốn theo phương án QH cho cả vùng TP.HCM+ĐTM 89.800 tỷ đồng

Ghi chú: Kinh phí tính toán của dự án chống ngập TP.HCM tương đối chính xác do một số hạng mục mới duyệt DA và mới xong quy hoạch (tương đương 4,5tỷ USD).

4.5. So sánh phương án

Phạm vi ảnh hưởng và tác động của phương án đê biển Vũng Tàu Gò Công so với phương án quy hoạch đã được duyệt khác nhau rất lớn, dự án đê biển tác động đến 1 triệu ha, dự án QH chỉ tác động đến khu vực TP.HCM 255.000ha nên việc so sánh chưa phù hợp. Tuy nhiên cũng xin nêu một vài nét cơ bản:

a. Đề án đê biển Vũng Tàu – Gò Công là công trình chống nước biển dâng, chống biến đổi khí hậu một cách toàn diện cho hơn 1 triệu ha vũng đất trũng thấp của khu vực TP.HCM, vùng ĐTM, khu vực Gò Công giai đoạn trước mắt và lâu dài. Giải quyết tương đối triệt để và bền vững các vấn đề lũ lụt, úng ngập, xâm nhập mặn, dự trữ nguồn nước ngọt trong tương lai, ngăn chặn mọi thiên tai từ biển. Tạo thuận lợi cho giao thông thủy trong nội địa.

Tuyến đê được xây dựng cũng sẽ là trục giao thông kết nối Vũng Tàu với miền Tây Nam bộ, tạo động lực giúp mở rộng và hình thành các chuỗi đô thị mới và phát triển kinh tế xã hội và thay đổi diện mạo trong vùng.

Vốn đầu tư thấp hơn phương án quy hoạch ước tính khoảng 35.000 tỷ đồng (đã trừ phần kinh phí tiếp tục thực hiện ở TP.HCM). Diện tích mặt hồ mới tạo ra do Nhà nước quản lý nên gần như không cần giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi trong quá trình thi công, công trình tập trung dễ thực hiện, công tác quản lý vận hành thuận lợi.

Nguồn vốn xây dựng có thể huy động từ các tập đoàn kinh tế, các công ty trong và ngoài nước do việc sử dụng quỹ đất và quỹ mặt nước ở trong hồ mới tạo ra (nếu được chính phủ cho phép).

Những tác động tiêu cực đến môi trường cần quan tâm giải quyết như giao thông thủy từ biển vào và một số vấn đề khác đã được đề cập ở trên và sẽ được tiếp tục nghiên cứu làm rõ.

Page 12: De vung tau go cong bao cao thu tuong

b. Phương án quy hoạch chống úng ngập cho cả vùng có vốn đầu tư cao hơn rất nhiều. Tác dụng lan tỏa của dự án nhỏ, vấn đề thoát lũ của vùng ĐTM vẫn chưa được giải quyết; khu vực trũng thấp (vùng III) của TP.HCM chưa có giải pháp giải quyết. Khi nước biển dâng khoảng từ 50cm đến 1m sẽ đe dọa khu vực rừng Cần Giờ, cũng như vấn đề thoát nước tự chảy của thành phố. Mặt khác, việc giải phóng mặt bằng và rất nhiều hạng mục công trình có thể gây chậm tiến độ thi công. Công tác quản lý vận hành hệ thống chống úng ngập cũng khá phức tạp. Tuy có thuận lợi cho giao thông từ biển vào các cảng hiện nay, song lại khó khăn cho giao thông thuỷ trong thành phố và từ thành phố, từ biển vào kênh Chợ Gạo và đi các tỉnh trong vùng.

IV. Phương án II

Để giảm nhẹ tác động đến giao thông thủy vào cảng Cái mép Thị Vải và rừng Cần Giờ chúng ta có thể xem xét phương án II về tuyến đê. Tuyến đê nối từ Gò Công đến gần Vũng Tàu (cách vũng Tàu 4 km), nối tiếp với tuyến đê nhỏ đi vào rừng Cần giờ (hình vẽ dưới). Chiều dài tuyến đê chính dài 29km, rộng 25-50m, sâu bình quân 6,5m, sau đó kết nối với Vũng tài bằng cầu giao thông rộng 22,4m, dưới cầu tất cả các loại tàu bè đi lại bình thường vào khu vực vình Gành Rái. Tuyến đê phụ dài 13km nối từ đầu cầu phía đê chính đi vào cần Giờ với chiều rộng bề mặt là 10m, chiều sâu bình quân gần 4,5m. Kinh phí làm cầu và đoạn đê nhỏ tương đương kinh phí của 4 km đê đoạn sâu nhất. Tổng vốn đầu tư của phương án khoảng 50.000tỷ đồng (kể cả vốn dự phòng là12.000tỷ đồng).

Theo kết quả tính toán thủy lực với trận lũ 200 năm xuất hiện một lần (P=0.5%) ở lưu vực sông Đồng Nai; đối với vùng ĐTM là trận lũ năm 2000, tổng chiều rộng cống là 700m (ở đê biển là 500m và ở sông Lòng Tàu là 200m, cao trình đáy cống -12m cho thấy: Mực nước tại Thủ Dầu Một hạ 1,54m (từ 2,85 xuống còn 1,34m) tại Tân Thuận (Phú An) trên sông Sài Gòn hạ thấp 1,09m (từ 2,28 m xuống còn 1,19m); tại Nhà bè hạ 0,84m (từ 1,92m xuống còn 1,08m). Cũng tương tự như vậy đối với mực nước trên sông Đồng Nai và Vàm Cỏ. Do lượng nước từ Đồng Tháp Mười được thoát ra hồ tăng gần 2 lần nên thời gian ngập lũ tại Mộc Hóa giảm khoảng hơn một tháng, tại Tuyên Nhơn khoảng 42 ngày, tổng lượng thoát lũ tại cửa ra sông Vàm Cỏ tính cho năm 2000 tăng lên khoảng 6tỷ m3, và nếu các trục thoát nước được cải tạo thì tình hình thoát lũ còn được cải thiện nhiều. Tổng vốn đầu tư của phương án khoảng 50.000 tỷ đồng (kể cả vốn dự phòng là12.000tỷ đồng).

Page 13: De vung tau go cong bao cao thu tuong

13

Đường mực nước lớn nhất dọc sông Sài Gòn t ừ Thủ Dầu Một đến đê biển VT-GC dự kiến theo các k ịch bản phương án 2 án, h ồ chứa xả với tần suất lũ 0.5%

0.00

0.25

0.50

0.75

1.00

1.25

1.50

1.75

2.00

2.25

2.50

2.75

3.00

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 110.00

Kho ảng cách (km)

Mực

nước

(m)

HT Bvt = 300m, Blt = 200m Bvt =500m, Blt = 200m Bvt =800m, Blt = 200m

Thủ Dầu Một

Cửa Rạch Tra

Cửa Vàm Thuật

Cửa K Thị Nghè

Phú An

Nhà Bè

Cửa s Vàm Cỏ

Đê VT - GC

Cửa sông Sài Gòn

Cửa Soài rạp

Cửa kệnh Lộ

• Về lâu dài khi nước biển dâng lên nhiều, cảng đã xây dựng xong ở dọc đê ta có thể hoàn thiện nốt đoạn đê.

• Phương án II giải quyết các vấn đề về giao thông và rừng Cần giờ. Về tác động môi trường sẽ nhỏ hơn khi xây dựng cống ở cửa sông.

• Nhược điểm lớn nhất của phương án II là không còn nhiều quỹ đất (quỹ mặt nước mới lấn biển) để sử dụng cho xã hội hóa. Tiền đầu tư từ phía nhà nước phải nhiều lên.

V. Cơ chế thực hiện

Nếu Chính phủ cho phép trích một phần diện tích từ 56.000 ha mặt nước để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ thì kinh phí xây dựng đê, cống, đường giao thông sẽ chủ yếu do các thành phần kinh tế, các tập đoàn được hưởng lợi từ quỹ đất đóng góp. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, lập dự án, thiết kế và khoảng 10-15% kinh phí xây dựng (nếu theo PAI).

VI. K ết luận và kiến nghị

Dự án đê biển Gò công là công trình chống nước biển dâng, chống biến đổi khí hậu ở thế chủ động. Đó không chỉ là một dự án thủy lợi thuần túy mà là một dự án phát triển giao thông, phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Vốn đầu tư của dự án tuy không nhỏ, nhưng nhỏ hơn nhiều các dự án nhỏ lẻ cộng lại, mà phạm vi ảnh hưởng lại lớn hơn rất nhiều, giải quyết tương đối triệt để các vấn đề của khu vực, thuận lợi trong xây dựng, trong quản lý vận hành. Dự án nhận được sự đồng tình của hầu hết lãnh đạo lão thành trong ngành thủy lợi, của cán bộ khoa học thuộc Viện KHTL Việt Nam, Trường đại học Thủy lợi, Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM.

Đất nước Hàn Quốc đầu tư 3,8 tỷ đô la chỉ nhằm một mục đích là lấn biển được 40.000ha (đê dài 33 km, nơi sâu nhất 36m). Chúng ta đầu tư khoảng 50.000 tỷ đồng để được diện tích 56.000ha; một hồ chứa nước gần 5 tỷ m3 (kể cả trong sông) dự trữ cho

Page 14: De vung tau go cong bao cao thu tuong

tương lai; được một đường giao thông rộng 25m (đường cấp II), hiện đại kết nối trong vùng, rút ngắn khoảng cách giao thông gần 150km từ các tỉnh Miền Tây đến Vũng Tàu và các tỉnh miền Trung, giảm gần 90.000 tỷ đồng đầu tư các công trình nhỏ lẻ bên trong, giảm diện tích mất đất do xây dựng cống và đê ven sông; giải quyết triệt để vấn đề lũ, úng ngập, xâm nhập mặn cho hơn 1 triệu ha khu vực TP.HCM, ĐTM, Gò Công. Tạo động lực mở rộng và hình thành chuỗi đô thị mới ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, phát triển du lịch cũng như đối với kinh tế xã hội cho toàn khu vực. Dự án đê biển Vũng tàu-Gò Công không chỉ là một dự án thủy lợi giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt và lâu dài nhằm thích ứng với BĐKH và NBD mà nó còn là một dự án phát triển kinh tế xã hội trong vùng.

Page 15: De vung tau go cong bao cao thu tuong

15

Page 16: De vung tau go cong bao cao thu tuong
Page 17: De vung tau go cong bao cao thu tuong

17