4
ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Up Close and Personal With Song Writer Loc Quang Tran Tối thứ sáu 19 tây qua, được điện thoại của anh Vũ Mạnh Huỳnh bảo chạy sang nhà anh Đồng chị Trâm Oanh lúc 9 giờ để gặp ba nhạc sĩ Trần Quang Lộc, Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Đình Thư. Đi làm về mệt. Nhìn đồng hồ là đã gần 8 giờ rưỡi và hơn nữa mình ngu dốt văn nghệ không biết ba nhạc sĩ là ai nên muốn từ chối. Anh Huỳnh cố gắng thuyết phục cho mình biết đây là dịp tốt để bàn chuyện tiệc Tết với anh chị em. Nghe như là “good idea”. Mình xin phép bà sếp vội vã thay đồ chạy sang nhà anh chị Đồng Sau hơn gần 4 tiếng văn nghệ và bàn luận với những nhạc sĩ và anh chị em thân hữu, mình mới thấy thì giờ bỏ ra đáng ”đồng tiền bát gạo”. NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945 tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi . Bắt đầu sáng tác cuối thập niên 60. Trong gần 600 bài nhạc ông sáng tác, ông có xuất bản gần 300 bài. Hai bài nổi tiếng nhất của ông là bài: “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội”. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc ngày xưa và hôm nay Nhạc của ông được trình bày qua nhiều thế hệ. Thế hệ thứ nhất như Thái Thanh. Kế tiếp là Elvis Phương, Tuấn Ngọc. Gần đây nhạc ông được thịnh hình trở lại sau nhiều năm vắng bóng với những tiếng ca trẻ như Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc, v.v.. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc viết bài Về Đây Nghe Em vào lúc ông lên khoảng 19 tuổi. Theo tựa bài, chúng ta có lẽ nghĩ là Về Đây Nghe Em là lời kêu gọi của người yêu trở về hay, bây giờ hiện đại, là

ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Up …

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Up …

ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚINHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC

Up Close and Personal With Song Writer Loc Quang Tran

Tối thứ sáu 19 tây qua, được điện thoại của anh Vũ Mạnh Huỳnh bảo chạy sang nhà anh Đồng chị Trâm Oanh lúc 9 giờ để gặp ba nhạc sĩ Trần Quang Lộc, Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Đình Thư. Đi làm về mệt. Nhìn đồng hồ là đã gần 8 giờ rưỡi và hơn nữa mình ngu dốt văn nghệ không biết ba nhạc sĩ là ai nên muốn từ chối. Anh Huỳnh cố gắng thuyết phục cho mình biết đây là dịp tốt để bàn chuyện tiệc Tết với anh chị em. Nghe như là “good idea”. Mình xin phép bà sếp vội vã thay đồ chạy sang nhà anh chị Đồng

Sau hơn gần 4 tiếng văn nghệ và bàn luận với những nhạc sĩ và anh chị em thân hữu, mình mới thấy thì giờ bỏ ra đáng ”đồng tiền bát gạo”.

NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945 tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi . Bắt đầu sáng tác cuối thập niên 60. Trong gần 600 bài nhạc ông sáng tác, ông có xuất bản gần 300 bài. Hai bài nổi tiếng nhất của ông là bài: “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội”.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc ngày xưa và hôm nay

Nhạc của ông được trình bày qua nhiều thế hệ. Thế hệ thứ nhất như Thái Thanh. Kế tiếp là Elvis Phương, Tuấn Ngọc. Gần đây nhạc ông được thịnh hình trở lại sau nhiều năm vắng bóng với những tiếng ca trẻ như Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc, v.v..

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc viết bài Về Đây Nghe Em vào lúc ông lên khoảng 19 tuổi. Theo tựa bài, chúng ta có lẽ nghĩ là Về Đây Nghe Em là lời kêu gọi của người yêu trở về hay, bây giờ hiện đại, là

Page 2: ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Up …

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh hoạt văn nghệ với anh chị trong nhóm Văn Hoá Khoa Học – San Diego

lời mời mọc những Việt Kiều tha phương trở lại quê hương Việt Nam sau gần 30 năm trôi lạc.

“ Về đây nghe em, về đây nghe em Về đây mặc áo the, đi guốc mộc Kể chuyện tình bằng lời ca dao Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu... Để hận thù người người lắng xuống Và tìm nhau như tìm xót xa Trong lúc lệ đã đầy vơi “

Thật ra, theo lời ông, khi ông viết bài nầy lúc 19 tuổi, là khi ông vào Sài Gòn. Lúc đó có nhiều phụ nữ Việt Nam đi bán bar, mặc đồ hở hang trang điểm theo kiểu Tây Phương. Bài nhạc “Về Đây Nghe Em”, phổ từ thơ A. Khuê, là tiếng kêu gọi những người phụ nữ nầy trở về nguồn cội của người con gái thuần tuý Việt Nam: áo the, guốc gỗ, lời ca dao, nồi ngô khoai, hạt lúa vàng...Không gì hơn là truyền thống thuần tuý Việt Nam!!!

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc đến Mỹ để thăm gia đình. Ngoài ra anh cũng rất bận rộn xuất hiện trên những chương trình phỏng vấn trên đài truyền thanh và truyền hình. Chương trình Thuý Nga Paris By Night sẽ tổ chức một buổi hát nhạc Trần Quang Lộc ở quận Cam ngày 12 tháng 12 tới với sự tham dự của những ca sĩ nổi tiếng trong nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại. Tháng Giêng ông sẽ trở về Việt Nam.

Mặc dầu rất bận rộn, nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng đã dành chút thì giờ đến viếng San Diego. Đó là một chân tình quý báu cho nhau giữa những nghệ sĩ.

Ai muốn có thêm tin tức về nhạc sĩ Trần Quang Lộc, xin viếng trang web về ông:

http://my.opera.com/tranquangloc/blog/

ê

Bà xã của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Page 3: ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Up …

NHẠC SĨ , THI SĨ KIÊM NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TOÀN

Tháp tùng đến viếng San Diego tối đó có anh chị Nguyễn Đình Toàn và con trai anh, Nguyễn Đình Thư. Anh Nguyễn Đình Toàn có nhiều tài. Anh làm thơ, phổ nhạc và viết văn.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn xưa làm trưởng ban chương trình nhạc chủ đề rất ăn khách cho đài phát thanh Việt Nam vào mỗi tối thứ 5. Những chủ đề nổi tiếng của ông gồm có: chương trình tình khúc Việt Nam, tình ca, dạ khúc, v.v. . Ông cũng sáng tác hàng trăm bài hát. Ai ai trong đời cũng nghe hay ca những bài nhạc của ông như Hạ Trắng, Biển Nhớ qua tiếng hát Lệ Thu, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, v.v.. Cho đến ngày tôi được gặp ông, tôi cứ tưởng những bài nhạc nầy là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Thi sĩ Nguyễn Đình Toàn ngâm thơ

Nhân dịp họp mặt đêm nầy, tôi mới được biết là ông cộng tác với cố nhạc sĩ Vũ Thành An qua những bài nhạc như Tình Khúc Thứ Nhất, Em Đến Thăm Anh Đêm 30.

Nguyễn Đình Toàn không những là nhà sáng tạo những bài hát sống vượt thời gian mà còn là nhà làm thơ với những bài thơ trữ tình. Vì là nhà thơ nên nhạc của ông có lời thật hay. Thêm nửa, thơ ông thường được phổ nhạc bởi những nhạc sĩ khác. Điển hình là bài Những Lời Ru Cuối phổ thành nhạc bởi nhạc sĩ Tuấn Khanh. Những bài thơ nổi tiếng trong nền văn nghệ Việt Nam gồm có Khi Em Về, Thần Tượng, Nổi Buồn Và Bàn Tay, ...

Nói đến Nguyễn Đình Toàn, chúng ta phải nói đến Nguyễn Đình Toàn, nhà văn. Ông viết chuyện dài như quyển tiểu thuyết Ngày Tháng. Gần đây, ông đăng bài về bạn ông nhà văn Hoàng Hải Thuỷ (cũng có tên hiệu Công Tử Hà Đông) tựa đề “Hoàng Hải Thuỷ” nhớ lại những sinh hoạt và cuộc sống tù đày khó khăn của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ và những nhà văn khác sau 30 tháng 4.

Người nghệ sĩ thứ 3 đến viếng San Diego đêm đó là nghệ sĩ trẻ Nguyễn Đình Thư, con trai của nghệ sĩ đa tài Nguyễn Đình Toàn. Tôi không biết gì về Thư nhưng sẽ không bao giờ quên anh.

Anh hỏi tôi có phải là nghê sĩ không. Có lẽ vì tôi giống nghệ sĩ??? (Nhớ là nghệ sĩ nói tôi giống nghệ sĩ chứ không giống xì thẩu như nhiều bạn khác đã nói). Tôi trả lời không thì Nguyễn Đình Thư lập tức nói: “ Vậy là tốt đó chú Thạnh...Làm nghệ sĩ đói lắm chú ơi!!!”

Thật đáng buồn và tội cho những nhân tài Việt Nam quá khứ, hiện tại và tương lai.

Nghệ sĩ Nguyễn Đình Thư đệm đàn

Page 4: ĐÊM VĂN NGHỆ BỎ TÚI VỚI NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC Up …

Nghệ sĩ ăn cháo khuya

Hình kỹ niệm

San Diego, Sau Những Ngày MưaNgày 22 tháng 11 năm 2010

Đặng Hữu Thạnh