1
4 Thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2017 Tổng biên tập: VŨ ANH THAO Phó Tổng biên tập: LÊ THANH THƯỞNG - HOÀNG MINH SƠN Thư ký tòa soạn: VŨ NGuyÊN bìNH Chế bản tại Báo Thái Bình In tại Công ty Cổ phần In Thái Bình GIÁ 1.200 ĐỒNG tăng cường hợp tác... ủy ban nhân dân tỉnh... quỳnh phụ, hưng hà... (Tiếp theo trang 1) (Tiếp theo trang 1) (Tiếp theo trang 1) các phương án đề xuất của liên doanh; lưu ý một số vấn đề để nhà đầu tư, các sở, ngành có liên quan và huyện Quỳnh Phụ nghiên cứu, xem xét và thực hiện bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đồng thời đề nghị liên doanh tiếp thu ý kiến của các đại biểu, tổng hợp và khẩn trương hoàn thiện dự án theo đúng kế hoạch. S áng ngày 22/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với đoàn công tác của Công ty Nikken Sekkei Civil (Nhật Bản) về công tác quy hoạch quyết định mở thủ tục phá sản Tòa án nhân dân Thành phố Thái bình Căn cứ điều 8, điều 9 và điều 42 Luật Phá sản; Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Địa chỉ: Số 198, Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đối với: Công ty TNHH Vân Anh. Thụ lý số 07/2017/TLST-KDTM ngày 19/7/2017. Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản; Xét thấy có các căn cứ chứng minh Công ty TNHH Vân Anh mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản; QuyếT định: 1. Mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Vân Anh Địa chỉ: Số 7A, đường Trần Thủ Độ, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 2. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản: Ông Nguyễn Hồng Thái 3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến tòa án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ. đến trường tăng so với năm học trước, trong đó trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt tỷ lệ trên 68%, trẻ mẫu giáo đạt gần 100%. 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Ở bậc tiểu học, toàn cấp đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Bậc THCS đã huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Các trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho học sinh. Năm học qua, tỷ lệ học sinh Hưng Hà thi đỗ vào các trường THPT công lập đạt 82,97%. Công tác sách, thiết bị trường học được các nhà trường quan tâm. Toàn huyện có 43 thư viện trường tiểu học, THCS đủ điều kiện công nhận thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến. Trong năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hưng Hà tiếp tục duy trì tốt kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú trọng đổi mới giáo dục mầm non. Tích cực, chủ động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Thực hiện tốt việc giảm tải chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, thực hiện hiệu quả đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020. Củng cố, kiện toàn mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, đổi mới hoạt động của thư viện trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, phấn đấu giành kết quả cao trong năm học mới. V ới quyết tâm không để án tồn đọng quá hạn theo luật định, xét xử đúng người, đúng tội, không xét xử oan sai cho người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất những bản án, quyết định bị hủy hoặc sửa đổi, thời gian qua, Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử. Ông Vũ Đông Giang, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương cho biết: Năm 2016 đơn vị đã thụ lý 377 vụ việc, giải quyết 372 vụ việc, đạt tỷ lệ 99%; 6 tháng đầu năm 2017 thụ lý 292 vụ án các loại, đã giải quyết 259 vụ, đạt tỷ lệ 89%, các vụ án còn lại hầu hết vừa mới thụ lý và đang trong quá trình giải quyết. Để có được kết quả đó, Tòa án nhân dân huyện đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp. Đơn vị đã thành lập Văn phòng Tòa án, bộ phận hành chính tư pháp và tiếp dân với 5 cán bộ có trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin tốt, giàu Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương ng cao chất lượng công tác xét xử kinh nghiệm và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Bộ phận này thực hiện việc tiếp nhận, phân loại các loại đơn khởi kiện, kháng cáo, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giải quyết các loại án. Ngoài thực hiện theo dõi, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, bộ phận hành chính tư pháp còn trực tiếp thụ lý vụ án hình sự, đánh số thứ tự vụ án và chuyển hồ sơ cho Chánh án hoặc Phó Chánh án phân công nhiệm vụ giải quyết đã rút ngắn trình tự, thời gian giải quyết vụ án bảo đảm khách quan, minh bạch, thuận lợi cho người dân; đồng thời, giúp lãnh đạo đơn vị quản lý hiệu quả công tác giải quyết các vụ án, không để án đã thụ lý tồn đọng. Không chỉ quan tâm đến tiến độ giải quyết các vụ án, Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương còn chú trọng nâng cao chất lượng công tác xét xử. Để các bản án khi tuyên tại phiên tòa bảo đảm đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội, thấu tình, đạt lý và có tính chất răn đe, giáo dục đối với người phạm tội và quần chúng nhân dân, thời gian qua, đơn vị thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi, học tập kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết, xét xử các loại án. Cập nhật, trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, nhất là các quy định, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành cho cán bộ chuyên môn. Đội ngũ hội thẩm nhân dân cũng được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Đặc biệt, Tòa án nhân dân huyện còn tổ chức các phiên tòa lưu động và phiên tòa mẫu giúp các hội thẩm nhân dân học tập, nghiên cứu và rút kinh nghiệm về nghiệp vụ xét xử. 100% vụ án trước khi đưa ra xét xử đều được Tòa án nhân dân huyện sắp xếp thời gian cho hội thẩm nhân dân tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án để chủ động tham gia tố tụng, tích cực xét hỏi tại phiên tòa. Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương cũng làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các cơ quan điều tra, tiến hành tố tụng: Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện nhằm thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ phục vụ công tác xét xử, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và răn đe, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. Phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự huyện để các bản án dân sự đã tuyên được thực thi đầy đủ, nghiêm minh, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Một trong những giải pháp để Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương nâng cao chất lượng công tác xét xử là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ đối với cán bộ, đảng viên, các đoàn thể được tăng cường; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên và người đứng đầu; tổ chức các phong trào thi đua gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thu hút cán bộ, nhân viên hăng hái thực hiện. Nhờ đó, lề lối, tác phong làm việc, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện công việc được nâng lên rõ rệt. Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp. Khắc Duẩn thiên ân trên địa bàn tỉnh Thái Bình do ông Asami Hideki, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty làm trưởng đoàn. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Đoàn Hồng Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo một số sở, ngành. Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát đặc điểm, tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và định hướng phát triển công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp. Trong phát triển công nghiệp, Thái Bình có lợi thế về nguồn lao động, hệ thống giao thông thuận lợi, tuyến đường bộ ven biển trong tương lai, nguồn năng lượng về điện, năng lượng khí, bể than nâu khá dồi dào đáp ứng đủ khả năng cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh định hướng phát triển về phía biển của tỉnh và tỉnh luôn nhất quán với chủ trương xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư. Với chủ trương đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty Nikken Sekkei Civil đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch chung thành phố Thái Bình, phối hợp với tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào tỉnh và mong muốn sẽ được thăm Công ty và các đối tác đầu tư của Nhật Bản trong chuyến công tác Nhật Bản trong vài ngày tới. Ông Asami Hideki, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nikken Sekkei Civil gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo tỉnh đã dành thời gian tiếp đoàn và hứa sẽ giới thiệu đoàn công tác của tỉnh với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Thái Bình trong thời gian tới. Ông Asami Hideki cũng bày tỏ mong muốn hai bên sẽ có mối quan hệ sâu sắc hơn nữa trong tương lai. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Công ty Nikken Sekkei Civil không chỉ là nhà tư vấn trong quy hoạch mà còn là cầu nối giữa Thái Bình với nhiều đơn vị khác của Nhật Bản. Vì thế đồng chí mong muốn Công ty không chỉ giúp Thái Bình có quy hoạch giống như tỉnh Hokkaido của Nhật Bản mà thông qua Công ty Thái Bình sớm được phát triển và có những mối hợp tác trong phát triển với tỉnh Hokkaido và các doanh nghiệp Nhật Bản. (Theo nhandan.com.vn) mỗi năm. Phần lớn lương thực thất thoát trong quá trình sau sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, có liên quan mật thiết đến thiếu cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế đang phát triển, trong khi lãng phí thực phẩm xảy ra ở khâu tiếp thị và tiêu thụ ở các nền kinh tế phát triển hơn. Nếu cắt giảm được hoàn toàn thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm, số lương thực này đủ nuôi sống hai tỷ người, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm... Thời gian qua, các nền kinh tế APEC đã thực hiện nhiều chương trình giảm tổn thất và lãng phí lương thực bằng cách tăng cường hợp tác công - tư để giảm tổn thất thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Theo ông Gong Xifeng, Trưởng nhóm công tác hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp APEC (ATCWG), thất thoát và lãng phí lương thực là vấn đề chung, có tầm quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, cần phải kết hợp các nguồn lực công - tư sẵn có của các nền kinh tế APEC để tìm ra cách thức phù hợp giảm tổn thất và lãng phí lương thực trong toàn chuỗi. Ở góc độ địa phương, ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Đại học Cần Thơ sẵn sàng trao đổi, hợp tác với các đối tác quốc tế về việc thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch. Đây là mong muốn để nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng công nghệ giảm thất thoát và lãng phí lương thực, cũng như tăng cường liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đối tác đến từ khu vực công, tư, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà quản lý và hoạch định chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu về an ninh lương thực của APEC. Để bảo đảm ANLT dưới sự tác động của BĐKH, các thành viên APEC cần xây dựng cho mình nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH bằng cách hợp tác trao đổi thông tin về khí hậu giữa các thành viên APEC; chia sẻ kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Đặc biệt, việc hợp tác, chia sẻ, sử dụng nguồn nước hợp lý trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến bảo đảm ANLT, phát triển bền vững của các thành viên APEC. Ngoài tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp, mỗi nền kinh tế APEC cần chú trọng phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế, nhiều thành viên APEC như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam… ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất lương thực và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra nhiều giống cây trồng (chủ yếu là lúa, bắp, đậu nành), vật nuôi… chống chịu tốt với tình trạng khô hạn do thiếu nước và xâm nhập mặn do nước biển dâng. GS, TS Bùi Chí Bửu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là chìa khóa bảo đảm ANLT của Việt Nam cũng như các thành viên APEC trong tương lai vì rút ngắn thời gian tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với BĐKH diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gay gắt. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của cư dân APEC, góp phần bảo đảm ANLT, phát triển bền vững trong điều kiện BĐKH… C húng tôi gặp chủ tàu Lương Văn Duẩn (thị trấn Diêm Điền) khi anh cùng các thuyền viên đang chuẩn bị ngư cụ cho chuyến đi biển sắp tới. Để thuận lợi cho việc đi biển dài ngày, tháng 6 vừa qua anh Duẩn đã mạnh dạn đầu tư 5 tỷ đồng mua đôi tàu mới công suất 500CV. Anh chia sẻ: Năm 2004, tôi tình nguyện nhập ngũ, biên chế về Vùng 4 Hải quân. Sau khi xuất ngũ, tôi tham gia lực lượng dân quân biển đến nay được 7 năm. Vùng đánh bắt của chúng tôi là khu vực Vịnh Bắc Bộ. 10 thành viên của tàu đều được biên chế trong lực lượng dân quân biển của thị trấn. Không chỉ tham gia đánh bắt hải sản, nhiệm vụ của chúng tôi là hợp sức cùng các lực lượng tuần tra, giữ gìn chủ quyền, an ninh trên biển, giúp ngư dân yên tâm bám biển. Được tạo điều kiện trong vay vốn hỗ trợ của địa phương về đóng mới, cải hoán, sửa chữa phương tiện đánh bắt, nhiều dân quân biển là chủ tàu như anh Duẩn có cơ hội để đầu tư phương tiện, ngư cụ tiếp tục vươn khơi. Theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS thị trấn Diêm Điền, hiện nay thị trấn có một trung đội dân quân biển được biên chế thành 3 tiểu đội. 100% dân quân biển của thị trấn tham gia các hoạt động khai thác hải sản. Hàng năm, Ban CHQS thị trấn xây dựng kế hoạch, bổ sung biên chế dân quân biển. Do đặc thù gắn với nghề biển nên các tiêu chí lựa chọn ưu tiên các đồng chí đã trải qua quân ngũ, có sức khỏe tốt, phẩm chất, đạo đức vững vàng và thường xuyên đi biển. Ngoài ra, địa phương tạo điều kiện để một số đồng chí dân quân biển tham gia tổ tự quản tàu thuyền để nâng cao chất lượng hoạt động, kịp thời thông báo tình hình an ninh trật tự trên biển cũng như hỗ trợ, xử lý các tình huống xảy ra trên biển. Cùng với thị trấn Diêm Điền, 5 xã ven biển của huyện Thái Thụy đều có lực lượng dân quân biển. Để lực lượng này thực sự là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng chức năng tham gia bám biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển, tạo Thời gian tới, huyện Thái Thụy sẽ tiếp tục tăng cường công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân biển với chương trình, nội dung phù hợp hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân. Mỗi chiến sĩ dân quân biển chính là một tuyên truyền viên tích cực để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh ven biển, trên biển vững chắc, góp phần đưa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh vào cuộc sống. Thái Thụy dân quân biển bám biển điều kiện phát triển kinh tế biển, công tác huấn luyện luôn được các cấp, các ngành của huyện Thái Thụy quan tâm. Hàng năm, căn cứ kế hoạch huấn luyện của Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện Thái Thụy xác định nội dung, tập trung huấn luyện cho lực lượng dân quân biển các biện pháp nghiệp vụ về công tác nắm tình hình, quy trình xử lý vụ việc xảy ra trên biển, chiến lược biển Việt Nam, các văn bản liên quan đến hoạt động của lực lượng dân quân biển, điều lệnh đội ngũ, luyện tập kỹ thuật bắn súng bộ binh... Với phương châm xây dựng lực lượng dân quân biển vững mạnh, chất lượng, các khóa huấn luyện đều tập trung nâng cao bản lĩnh, trình độ, rèn luyện yếu lĩnh, động tác kỹ chiến thuật cho từng dân quân biển. Năm 2017, theo quy định mới, địa phương được biên chế 6 trung đội dân quân biển. Do phần lớn lực lượng này đã trải qua quân ngũ và là dân quân năm thứ hai đến năm thứ tư nên công tác huấn luyện rất thuận lợi. Trong huấn luyện, mặc dù công việc bận rộn gắn với đi biển dài ngày nhưng khi nhận được lệnh điều động của chính quyền địa phương, các chiến sĩ dân quân biển của huyện đều cố gắng sắp xếp công việc để tham gia đầy đủ thời gian, nội dung huấn luyện. Để tạo thuận lợi cho lực lượng dân quân biển tham gia huấn luyện, quá trình huấn luyện được chia thành hai đợt, tận dụng thời gian bảo trì, bảo dưỡng phương tiện giữa các chuyến đi biển. Theo đánh giá của Ban CHQS huyện Thái Thụy, công tác tổ chức huấn luyện diễn ra chặt chẽ, khoa học, sát thực tế. 100% chiến sĩ dân quân biển được huấn luyện đúng, đủ nội dung, thời gian theo quy định. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; truyền tin theo phân cấp bằng máy Icom; cách xử trí các tình huống gặp nạn; huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật bắn súng bộ binh trên biển… Kết quả huấn luyện có trên 80% đạt khá, giỏi. Thiếu tá Vũ Minh Tín, Trợ lý dân quân Ban CHQS huyện Thái Thụy cho biết: Các đồng chí dân quân biển đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó phải kể đến nhiệm vụ kết nối các phương tiện, cung cấp thông tin hoạt động của các loại tội phạm và tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển; đồng thời các hoạt động khai thác, đánh bắt sai quy định làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản đều được lực lượng này chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời và phối hợp với các lực lượng khác ngăn chặn tàu thuyền dùng mìn, xung điện để đánh bắt cá… Năm 2016, lực lượng dân quân biển của địa phương đã phát hiện nhiều lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, phát hiện pông tông trôi dạt trên biển và tham gia cứu nạn thành công 1 tàu cá của ngư dân bị đắm. Cùng với nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp, những năm qua, huyện Thái Thụy đã quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. (Ông Phan Đình Dực, Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy) Dân quân biển huyện Thái Thụy tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

dân quân biển bám biển - baothaibinh.com.vn · giáo dục toàn diện, chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

4 Thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2017

Tổng biên tập: VŨ ANH THAO Phó Tổng biên tập: LÊ THANH THƯỞNG - HOÀNG MINH SƠN Thư ký tòa soạn: VŨ NGuyÊN bìNH Chế bản tại Báo Thái Bình In tại Công ty Cổ phần In Thái Bình GIÁ 1.200 ĐỒNG

tăng cường hợp tác...ủy ban nhân dân tỉnh...

quỳnh phụ, hưng hà...

(Tiếp theo trang 1)(Tiếp theo trang 1)

(Tiếp theo trang 1)

các phương án đề xuất của liên doanh; lưu ý một số vấn đề để nhà đầu tư, các sở, ngành có liên quan và huyện Quỳnh Phụ nghiên cứu, xem xét và thực hiện bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đồng thời đề nghị liên doanh tiếp thu ý kiến của các đại biểu, tổng hợp và khẩn trương hoàn thiện dự án theo đúng kế hoạch.

Sáng ngày 22/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với đoàn công tác của Công

ty Nikken Sekkei Civil (Nhật Bản) về công tác quy hoạch

quyết định mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân Thành phố Thái bìnhCăn cứ điều 8, điều 9 và điều 42 Luật Phá sản;Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam;Địa chỉ: Số 198, Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ,

quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Đối với: Công ty TNHH Vân Anh.Thụ lý số 07/2017/TLST-KDTM ngày 19/7/2017.Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu

mở thủ tục phá sản;Xét thấy có các căn cứ chứng minh Công ty TNHH Vân

Anh mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản;QuyếT định:

1. Mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Vân AnhĐịa chỉ: Số 7A, đường Trần Thủ Độ, phường Tiền Phong,

thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.2. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản: Ông

Nguyễn Hồng Thái3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng

đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến tòa án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.

đến trường tăng so với năm học trước, trong đó trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt tỷ lệ trên 68%, trẻ mẫu giáo đạt gần 100%. 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Ở bậc tiểu học, toàn cấp đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Bậc THCS đã huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Các trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho học sinh. Năm học qua, tỷ lệ học sinh Hưng Hà thi đỗ vào các trường THPT công lập đạt 82,97%. Công tác sách, thiết bị trường học được các nhà trường quan tâm. Toàn huyện có 43 thư viện trường tiểu học, THCS đủ điều kiện công nhận thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến.

Trong năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hưng Hà tiếp tục duy trì tốt kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú trọng đổi mới giáo dục mầm non. Tích cực, chủ động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Thực hiện tốt việc giảm tải chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, thực hiện hiệu quả đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020. Củng cố, kiện toàn mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, đổi mới hoạt động của thư viện trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, phấn đấu giành kết quả cao trong năm học mới.

Với quyết tâm không để án tồn đọng quá hạn theo luật định, xét xử đúng

người, đúng tội, không xét xử oan sai cho người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất những bản án, quyết định bị hủy hoặc sửa đổi, thời gian qua, Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử.

Ông Vũ Đông Giang, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương cho biết: Năm 2016 đơn vị đã thụ lý 377 vụ việc, giải quyết 372 vụ việc, đạt tỷ lệ 99%; 6 tháng đầu năm 2017 thụ lý 292 vụ án các loại, đã giải quyết 259 vụ, đạt tỷ lệ 89%, các vụ án còn lại hầu hết vừa mới thụ lý và đang trong quá trình giải quyết.

Để có được kết quả đó, Tòa án nhân dân huyện đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp. Đơn vị đã thành lập Văn phòng Tòa án, bộ phận hành chính tư pháp và tiếp dân với 5 cán bộ có trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin tốt, giàu

Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương

nâng cao chất lượng công tác xét xử

kinh nghiệm và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Bộ phận này thực hiện việc tiếp nhận, phân loại các loại đơn khởi kiện, kháng cáo, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giải quyết các loại án. Ngoài thực hiện theo dõi, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, bộ phận hành chính tư pháp còn trực tiếp thụ lý vụ án hình sự, đánh số thứ tự vụ án

và chuyển hồ sơ cho Chánh án hoặc Phó Chánh án phân công nhiệm vụ giải quyết đã rút ngắn trình tự, thời gian giải quyết vụ án bảo đảm khách quan, minh bạch, thuận lợi cho người dân; đồng thời, giúp lãnh đạo đơn vị quản lý hiệu quả công tác giải quyết các vụ án, không để án đã thụ lý tồn đọng.

Không chỉ quan tâm đến tiến độ giải quyết các vụ án, Tòa án

nhân dân huyện Kiến Xương còn chú trọng nâng cao chất lượng công tác xét xử. Để các bản án khi tuyên tại phiên tòa bảo đảm đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội, thấu tình, đạt lý và có tính chất răn đe, giáo dục đối với người phạm tội và quần chúng nhân dân, thời gian qua, đơn vị thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi, học tập kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết, xét xử các loại án. Cập nhật, trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, nhất là các quy định, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành cho cán bộ chuyên môn. Đội ngũ hội thẩm nhân dân cũng được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Đặc biệt, Tòa án nhân dân huyện còn tổ chức các phiên tòa lưu động và phiên tòa mẫu giúp các hội thẩm nhân dân học tập, nghiên cứu và rút kinh nghiệm về nghiệp vụ xét xử. 100% vụ án trước khi đưa ra xét xử đều được Tòa án nhân dân huyện sắp xếp thời gian cho hội thẩm nhân dân tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án để chủ động tham gia tố tụng, tích cực xét hỏi tại phiên tòa.

Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương cũng làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các cơ quan điều tra, tiến hành tố tụng: Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện nhằm thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ phục vụ công tác xét xử, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và răn đe, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. Phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự huyện để các bản án dân sự đã tuyên được thực thi đầy đủ, nghiêm minh, công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Một trong những giải pháp để Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương nâng cao chất lượng công tác xét xử là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ đối với cán bộ, đảng viên, các đoàn thể được tăng cường; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên và người đứng đầu; tổ chức các phong trào thi đua gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thu hút cán bộ, nhân viên hăng hái thực hiện. Nhờ đó, lề lối, tác phong làm việc, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện công việc được nâng lên rõ rệt.

Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp.

Khắc Duẩn

thiên ân

trên địa bàn tỉnh Thái Bình do ông Asami Hideki, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty làm trưởng đoàn. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Đoàn Hồng Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo một số sở, ngành.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên

Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát đặc điểm, tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và định hướng phát triển công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp. Trong phát triển công nghiệp, Thái Bình có lợi thế về nguồn lao động, hệ thống giao thông thuận lợi, tuyến đường bộ ven biển trong tương lai, nguồn năng lượng về điện, năng lượng khí, bể than nâu khá dồi dào đáp ứng đủ khả năng cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh định hướng phát triển về phía biển của tỉnh và tỉnh luôn nhất quán với chủ trương xã hội

hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư. Với chủ trương đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty Nikken Sekkei Civil đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch chung thành phố Thái Bình, phối hợp với tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào tỉnh và mong muốn sẽ được thăm Công ty và các đối tác đầu tư của Nhật Bản trong chuyến công tác Nhật Bản trong vài ngày tới.

Ông Asami Hideki, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nikken Sekkei Civil gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo tỉnh đã dành thời gian tiếp đoàn và hứa sẽ giới thiệu đoàn công tác của tỉnh với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Thái Bình trong thời gian

tới. Ông Asami Hideki cũng bày tỏ mong muốn hai bên sẽ có mối quan hệ sâu sắc hơn nữa trong tương lai.

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Công ty Nikken Sekkei Civil không chỉ là nhà tư vấn trong quy hoạch mà còn là cầu nối giữa Thái Bình với nhiều đơn vị khác của Nhật Bản. Vì thế đồng chí mong muốn Công ty không chỉ giúp Thái Bình có quy hoạch giống như tỉnh Hokkaido của Nhật Bản mà thông qua Công ty Thái Bình sớm được phát triển và có những mối hợp tác trong phát triển với tỉnh Hokkaido và các doanh nghiệp Nhật Bản.

(Theo nhandan.com.vn)

mỗi năm. Phần lớn lương thực thất thoát trong quá trình sau sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, có liên quan mật thiết đến thiếu cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế đang phát triển, trong khi lãng phí thực phẩm xảy ra ở khâu tiếp thị và tiêu thụ ở các nền kinh tế phát triển hơn. Nếu cắt giảm được hoàn toàn thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm, số lương thực này đủ nuôi sống hai tỷ người, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm...

Thời gian qua, các nền kinh tế APEC đã thực hiện nhiều chương trình giảm tổn thất và lãng phí lương thực bằng cách tăng cường hợp tác công - tư để giảm tổn thất thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Theo ông Gong Xifeng, Trưởng nhóm công tác hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp APEC (ATCWG), thất thoát và lãng phí lương thực là vấn đề chung, có tầm quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, cần phải kết hợp các nguồn lực công - tư sẵn có của các nền kinh tế APEC để tìm ra cách thức phù hợp giảm tổn thất và lãng phí lương thực trong toàn chuỗi.

Ở góc độ địa phương, ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Đại học Cần Thơ sẵn sàng trao đổi, hợp tác với các đối tác quốc tế về việc thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch. Đây là mong muốn để nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng công nghệ giảm thất thoát và lãng phí lương thực, cũng như tăng cường liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đối tác đến từ khu vực công, tư, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà quản lý và hoạch định chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu về an ninh lương thực của APEC.

Để bảo đảm ANLT dưới sự tác động của BĐKH, các thành viên APEC cần xây dựng cho mình nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH bằng cách hợp tác trao đổi thông tin về khí hậu giữa các thành viên APEC; chia sẻ kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Đặc biệt, việc hợp tác, chia sẻ, sử dụng nguồn nước hợp lý trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến bảo đảm ANLT, phát triển bền vững của các thành viên APEC.

Ngoài tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp, mỗi nền kinh tế APEC cần chú trọng phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế, nhiều thành viên APEC như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam… ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất lương thực và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra nhiều giống cây trồng (chủ yếu là lúa, bắp, đậu nành), vật nuôi… chống chịu tốt với tình trạng khô hạn do thiếu nước và xâm nhập mặn do nước biển dâng.

GS, TS Bùi Chí Bửu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là chìa khóa bảo đảm ANLT của Việt Nam cũng như các thành viên APEC trong tương lai vì rút ngắn thời gian tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với BĐKH diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gay gắt. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của cư dân APEC, góp phần bảo đảm ANLT, phát triển bền vững trong điều kiện BĐKH…

Chúng tôi gặp chủ tàu Lương Văn Duẩn (thị trấn Diêm Điền) khi anh

cùng các thuyền viên đang chuẩn bị ngư cụ cho chuyến đi biển sắp tới. Để thuận lợi cho việc đi biển dài ngày, tháng 6 vừa qua anh Duẩn đã mạnh dạn đầu tư 5 tỷ đồng mua đôi tàu mới công suất 500CV. Anh chia sẻ: Năm 2004, tôi tình nguyện nhập ngũ, biên chế về Vùng 4 Hải quân. Sau khi xuất ngũ, tôi tham gia lực lượng dân quân biển đến nay được 7 năm. Vùng đánh bắt của chúng tôi là khu vực Vịnh Bắc Bộ. 10 thành viên của tàu đều được biên chế trong lực lượng dân quân biển của thị trấn. Không chỉ tham gia đánh bắt hải sản, nhiệm vụ của chúng tôi là hợp sức cùng các lực lượng tuần tra, giữ gìn chủ quyền, an ninh trên biển, giúp ngư dân yên tâm bám biển.

Được tạo điều kiện trong vay vốn hỗ trợ của địa phương về đóng mới, cải hoán, sửa chữa phương tiện đánh bắt, nhiều dân quân biển là chủ tàu như anh Duẩn có cơ hội để đầu tư phương tiện, ngư cụ tiếp tục vươn khơi. Theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS thị trấn Diêm Điền, hiện nay thị trấn có một trung đội dân quân biển được biên chế thành 3 tiểu đội. 100% dân quân biển của thị trấn tham gia các hoạt động khai thác hải sản. Hàng năm, Ban CHQS thị trấn xây dựng kế hoạch, bổ sung biên chế dân quân biển. Do đặc thù gắn với nghề biển nên các tiêu chí lựa chọn ưu tiên các đồng chí đã trải qua quân ngũ, có sức khỏe tốt, phẩm chất, đạo đức vững vàng và thường xuyên đi biển. Ngoài ra, địa phương tạo điều kiện để một số đồng chí dân quân biển tham gia tổ tự quản tàu thuyền để nâng cao chất lượng hoạt động, kịp thời thông báo tình hình an ninh trật tự trên biển cũng như hỗ trợ, xử lý các tình huống xảy ra trên biển.

Cùng với thị trấn Diêm Điền, 5 xã ven biển của huyện Thái Thụy đều có lực lượng dân quân biển. Để lực lượng này thực sự là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng chức năng tham gia bám biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển, tạo

Thời gian tới, huyện Thái Thụy sẽ tiếp tục tăng cường công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân biển với chương trình, nội dung phù hợp hoạt động sản xuất trên biển

của ngư dân. Mỗi chiến sĩ dân quân biển chính là một tuyên truyền viên tích cực để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh ven biển, trên biển vững chắc, góp phần đưa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh vào cuộc sống.

Thái Thụy

dân quân biển bám biển

điều kiện phát triển kinh tế biển, công tác huấn luyện luôn được các cấp, các ngành của huyện Thái Thụy quan tâm. Hàng năm, căn cứ kế hoạch huấn luyện của Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện Thái Thụy xác định nội dung, tập trung huấn luyện cho lực lượng dân quân biển các biện pháp nghiệp vụ về công tác nắm tình hình, quy trình xử lý vụ việc xảy ra trên biển, chiến lược biển Việt Nam, các văn bản liên quan đến hoạt động của lực lượng dân quân biển, điều lệnh đội ngũ, luyện tập kỹ thuật bắn súng bộ binh... Với phương châm xây dựng lực lượng dân quân biển vững mạnh, chất lượng, các khóa huấn luyện đều tập trung nâng cao bản lĩnh, trình độ, rèn luyện yếu lĩnh, động tác kỹ chiến thuật cho từng dân quân biển.

Năm 2017, theo quy định mới, địa phương được biên chế 6 trung đội dân quân biển. Do

phần lớn lực lượng này đã trải qua quân ngũ và là dân quân năm thứ hai đến năm thứ tư nên công tác huấn luyện rất thuận lợi. Trong huấn luyện, mặc dù công việc bận rộn gắn với đi biển dài ngày nhưng khi nhận được lệnh điều động của chính quyền địa phương, các chiến sĩ dân quân biển của huyện đều cố gắng sắp xếp công việc để tham gia đầy đủ thời gian, nội dung huấn luyện. Để tạo thuận lợi cho lực lượng dân quân biển tham gia huấn luyện, quá trình huấn luyện được chia thành hai đợt, tận dụng thời gian bảo trì, bảo dưỡng phương tiện giữa các chuyến đi biển.

Theo đánh giá của Ban CHQS huyện Thái Thụy, công tác tổ chức huấn luyện diễn ra chặt chẽ, khoa học, sát thực tế. 100% chiến sĩ dân quân biển được huấn luyện đúng, đủ nội dung, thời gian theo quy định. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; truyền tin theo phân cấp bằng máy Icom; cách xử trí các tình huống gặp nạn; huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật bắn súng bộ binh trên biển… Kết quả huấn luyện có trên 80% đạt khá, giỏi.

Thiếu tá Vũ Minh Tín, Trợ lý dân quân Ban CHQS huyện Thái Thụy cho biết: Các đồng chí dân quân biển đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó phải kể đến nhiệm vụ kết nối các phương tiện, cung cấp thông tin hoạt động của các loại tội phạm và tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển; đồng thời các hoạt động khai thác, đánh bắt sai quy định làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản đều được lực lượng này chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời và phối hợp với các lực lượng khác ngăn chặn tàu thuyền dùng mìn, xung điện để đánh bắt cá… Năm 2016, lực lượng dân quân biển của địa phương đã phát hiện nhiều lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, phát hiện pông tông trôi dạt trên biển và tham gia cứu nạn thành công 1 tàu cá của ngư dân bị đắm.

Cùng với nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp, những năm qua, huyện Thái Thụy đã quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

(Ông Phan Đình Dực,Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy)

Dân quân biển huyện Thái Thụy tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.