4
1 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) www.scis.hcmussh.edu.vn SCIS Commentary là chuyên mục cung cấp các bài phân tích và bình luận sự kiện quan hệ quốc tế đương đại. Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của Ban biên tập chuyên mục: [email protected]. Nguồn: Brookings.edu EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠN TRONG QUAN HỆ VỚI HOA KỲ TRONG TƯƠNG LAI

EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠNscis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · năm sau đó. Trước thành tựu cải thiện

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠNscis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · năm sau đó. Trước thành tựu cải thiện

1 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

SCIS Commentary là chuyên mục cung cấp các bài phân tích và bình luận sự kiện quan hệ quốc tế đương đại. Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của Ban biên tập chuyên mục: [email protected].

Nguồn: Brookings.edu

EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠN

TRONG QUAN HỆ VỚI HOA KỲ TRONG TƯƠNG LAI

Page 2: EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠNscis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · năm sau đó. Trước thành tựu cải thiện

2 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

Được ký vào ngày 08/12/1987 bởi Mỹ

và Liên Xô, một trụ cột an ninh quan

trọng đối với Châu Âu từ thời Chiến

tranh Lạnh - Hiệp ước về loại bỏ tên

lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm

trung phạm vi từ 500 đến 5.500 km

(Intermediate-Range Nuclear Forces

Treaty - INF) hiện đang đứng trước

nguy cơ bị loại bỏ bởi tuyên bố cân

nhắc chấm dứt tham gia của Tổng

thống Donald Trump vào ngày

20/10/2018. Lý do ông Trump đưa ra

là sự cáo buộc Nga liên tục tiếp diễn

việc vi phạm hiệp ước, trong khi Trung

Quốc vẫn liên tiếp mở rộng kho vũ khí

hạt nhân. Trước tuyên bố của Mỹ, các

quan chức Liên minh châu Âu (EU),

đặc biệt là Ngoại trưởng Đức – Heiko

Mass, vẫn cố gắng đóng vai trò trung

gian để duy trì hiệp ước. Tuy nhiên,

mọi nỗ lực để đạt được kết quả theo

mong muốn của EU vẫn còn rất mơ

hồ.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, để cân

bằng thế răn đe hạt nhân với RSD -10

Pioneer (SS-20) của Liên Xô năm 1976,

NATO đã đề ra ‘Sáng kiến phòng thủ

chiến lược’ (SDI) ở Tây Đức. Trong đó,

tên lửa MGM-31 Pershing II của Mỹ có

hệ thống dẫn hướng cho phép bay

trúng mục tiêu với sai số chỉ trong

khoảng 30m. Tháng 3/1985 Mikhail

Gorbachev nhậm chức Tổng Bí thư

mới của Liên Xô. Lo ngại leo thang hạt

nhân xảy ra, Gorbachev đã thay đổi

chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ, kêu

gọi Tổng thống Ronald Reagan bước

vào đàm phán giải trừ quân bị, cải

thiện tình hình khủng hoảng tên lửa ở

Châu Âu.

Sau khi ký kết Hiệp ước INF, Reagan

và Gorbachev giao kết loại bỏ và cấm

triển khai các loại tên lửa đạn đạo và

hành trình, cụ thể là tầm ngắn (500 –

1000km) và tầm trung (1000 –

5.500km), trong đó có Pershing II và

SS-20. Kể từ ngày có hiệu lực vào

01/06/1988, hiệp ước từng bước đưa

quan hệ Mỹ - Xô đi vào giai đoạn hòa

dịu. Kết quả, Mỹ và Liên Xô đã phá hủy

tổng cộng 2.692 tên lửa theo thỏa

thuận trong hiệp ước trong vòng ba

năm sau đó. Trước thành tựu cải thiện

tình trạng căng thẳng giữa Mỹ - Xô,

nhiều thành viên của Liên minh châu

Âu (EU), đặc biệt là Đức, Hungary, Ba

Lan và Cộng hòa Séc đã tham gia vào

tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân dưới

sự thúc đẩy và kiểm soát của Mỹ - Xô.

Tháng 10/2002, sau khi ký Hiệp ước,

quốc gia cuối cùng nắm giữ tên lửa

tầm trung ở Đông Âu – Bungaria đã

đặt dấu chấm hết cho tình hình chạy

đua vũ trang ở Châu Âu.

Page 3: EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠNscis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · năm sau đó. Trước thành tựu cải thiện

3 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

Đến năm 2014, Mỹ đưa ra cáo buộc

đầu tiên đối với chính quyền Moscow

về việc “sở hữu, sản xuất và tái thử

nghiệm” vũ khí 9M729 (SSC-8), được

cho là phát triển từ loại tên lửa bị cấm

trong hiệp ước - Iskander-K. Đến

tháng 10/2017, chủ nhân Nhà Trắng –

Donald Trump tiếp tục nhấn mạnh

hàng loạt các lựa chọn rút khỏi Hiệp

ước INF tại Nevada. Bác bỏ cáo buộc

trên, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ sử

dụng những biện pháp cứng rắn hơn

nếu ông Trump quyết định rút ra khỏi

Hiệp ước. Trong khi đó ở Châu Âu, các

quốc gia như Ba Lan, Estonia, Latvia,

Lithuania, Đức và Thụy Điển đang cảm

nhận mối đe dọa ‘quân sự hóa’ ở

Baltic, nhất là sau sự kiện Crimea năm

2014, cũng như sự phụ thuộc quá

nhiều vào hệ thống phòng thủ bờ biển

của đồng minh Hoa Kỳ. Bất ngờ trước

tuyên bố chấm dứt hiệp ước INF của

Trump, các nước này lập tức cảm thấy

bất an về những suy yếu trong mối

quan hệ của Nga - Mỹ - EU. Và đặc

biệt, theo Uỷ ban Deep Cuts, bao gồm

các chuyên gia hạt nhân của Mỹ, Nga

và Đức cho rằng, hậu quả từ quyết

định của Mỹ còn làm tăng sự leo thang

chạy đua vũ trang hạt nhân mới ở

châu Âu. Trước tình hình trên, Ngoại

trưởng Mass đưa phương án nên duy

trì thoả thuận và lựa chọn hợp tác với

hiệp ước thay vì bãi bỏ. Ông đề xuất

giải quyết bằng cách thuyết phục

Trung Quốc tham gia hiệp ước, cũng

như giữ sự có mặt của Mỹ-Nga trong

các điều khoản thỏa thuận mới.

Tuy nhiên, thách thức đầu tiên với kế

hoạch trên chính là thái độ cân nhắc

thiệt hơn của đồng minh Mỹ đối với

Châu Âu. Các đề xuất tăng cường khả

năng tự vũ trang của EU bị Trump cho

là “công cụ của Đức để đánh bại Mỹ

trong lĩnh vực thương mại”, và cương

quyết bắt khối đồng minh EU phải chia

sẻ gánh nặng chi phí trong NATO,

trong khi EU đang phải đối mặt với các

khó khăn nội tại như nền kinh tế - xã

hội bất ổn, sự ra đi của Anh khỏi

Brexit, sự nổi lên của chủ nghĩa cực

hữu ở các quốc gia như Ý, Áo, và

Hungary và đe doạ an ninh từ bán đảo

Baltic.

Thứ hai, như dự đoán, nhiều quốc gia

thành viên ở Châu Âu như Thụy Điển,

Ba Lan, Romania đã bất chấp hiệp ước

và chủ trương của Ngoại trưởng Đức

H. Mass mà vẫn ồ ạt tăng cường mua

Patriot của Mỹ, để phòng thủ an ninh

cho riêng mình, và đối phó với mối đe

dọa tên lửa đến từ vùng Baltic. Như

vậy, Trump có lợi thế về thương mại

trong cuộc chạy đua vũ trang mới này

Page 4: EU: HIỆP ƯỚC INF VÀ HƯỚNG ĐI ĐỘC LẬP HƠNscis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · năm sau đó. Trước thành tựu cải thiện

4 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

hơn là tham gia Hiệp ước INF, việc

thuyết phục một bộ óc doanh nghiệp

như Trump tiếp tục với hiệp ước là

thách thức vô cùng to lớn.

Thứ ba, theo Viện Nghiên cứu Hòa

bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), kho

vũ khí hạt nhân của Trung Quốc quả

thật có gia tăng (đứng thứ tư thế giới

với 280 tên lửa đầu đạn), nhưng tổng

số lượng vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh

vẫn thua gấp 24 lần Mỹ và Nga (lần

lượt là 6.850 và 6.450 đầu đạn). Hơn

nữa, Trung Quốc hiện vẫn chưa thể

triển khai lắp đặt các đầu đạn hạt

nhân vào tên lửa hay các bệ phóng

khai hỏa. Nhưng việc ông Trump thổi

phồng khả năng đe dọa tên lửa từ

chính quyền Bắc Kinh để lấy cớ thoát

khỏi hạn chế quân sự và giành quyền

kiểm soát trong một hiệp ước mới,

cũng như căng thẳng thương mại đôi

bên làm cho phương án đưa Trung

Quốc vào hiệp ước của Ngoại trưởng

Đức H. Mass rõ ràng không hề khả thi.

Cuối cùng, về phía Nga, ngay cả khi

Tổng thống V.Putin đã sẵn sàng cho

một cuộc đàm phán thì ông cũng

không thể chấp nhận điều khoản của

Mỹ nhằm buộc Nga phải thừa nhận vi

phạm hiệp ước trước mới đồng ý đàm

phán. Rõ ràng, quyết định đi tiếp với

hiệp ước INF của chính phủ Nga là kịch

bản khó xảy ra hơn bao giờ hết.

Tóm lại, qua sự kiện này, tuy ý tưởng

về chi phí xây dựng một quân đội EU

thực thụ để giải quyết các vấn đề an

ninh của toàn khối độc lập với Hoa Kỳ

của Tổng thống Pháp - Emmanuel

Macron vẫn còn gây tranh cãi, nhưng

hiệu quả từ những nỗ lực của EU hơn

một năm qua đã cho thấy tổ chức này

cần cân nhắc đến một hướng đi lâu

dài, độc lập hơn với Hoa Kỳ trong

tương lai. Hơn nữa, vai trò của hiệp

ước INF cũng đáng cân nhắc, vì cho tới

nay hiệp ước này chỉ làm chậm quá

trình gia tăng sự đe dọa về an ninh,

trong khi mục đích ban đầu của hai

nhà lãnh đạo Gorbachev và Reagan lại

là loại bỏ hoàn toàn các mối đe doạ.

Nguyễn Ngọc Xuân Thư hiện đang là Học viên Cao học Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lĩnh vực nghiên cứu chuyên

về Đức và an ninh châu Âu.