8
FAUNA & FLORA INTERNATIONAL CHÍNH SÁCH REDD+ #002 Tháng một 2015 Những bài học kinh nghiệm chính NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO FPIC TRONG VIỆC XÂY DỰNG DỰ ÁN REDD+ Ở TỈNH KON TUM #1 Tham vấn cộng đồng là một tiến trình, chứ không phải là một hoạt động! ‘Tham vấn’ thật sự là một tiến trình liên tục, nâng cao nhận thức và ra quyết định về các vấn đề liên quan đến rủi ro, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích (kể cả chia sẻ lợi ích) của người dân và các cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng. #2 Ai được tham vấn? Đó không phải là câu hỏi dễ dàng… Xác định không đúng các đối tượng tham vấn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của quá trình thiết kế và thực hiện dự án; và vì vậy cần thiết phải: (i) Xác định quy mô công việc, một #3 Tham vấn để cộng đồng tham gia thật sự không phải là tuyên truyền (và không được trở thành công việc tuyên truyền)! Vận động, thuyết phục và lôi kéo có thể dẫn đến “sự đồng ý nửa vời” hơn là một cam kết dứt khoát thực thi REDD+ đầy đủ và lâu dài. Tham vấn thật sự là quá trình liên tục, từng bước và được dẫn dắt theo nguyên tắc Tự nguyện, Trước khi bắt đầu dự án, được Thông tin đầy đủ và Đồng thuận (Viết tắt là FPIC). nội dung của đánh giá tiền khả thi; (ii) Lấy ý kiến tư vấn các chuyên gia và các đối tác địa phương; và (iii) Thực hiện phân tích đối tác chi tiết khi địa điểm dự án đã được lựa chọn.

FAUNA & FLORA INTERNATIONAL CHÍNH SÁCH REDD+

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

FAUNA & FLORA INTERNATIONAL CHÍNH SÁCH REDD+ #002 Tháng một 2015

Những bài học kinh nghiệm chính

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO FPIC TRONG VIỆC XÂY DỰNG DỰ ÁN REDD+ Ở TỈNH KON TUM

#1 Tham vấn cộng đồng là một tiến trình, chứ không phải là một hoạt động! ‘Tham vấn’ thật sự là một tiến trình liên tục, nâng cao nhận thức và ra quyết định về các vấn đề liên quan đến rủi ro, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích (kể cả chia sẻ lợi ích) của người dân và các cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng.

#2 Ai được tham vấn? Đó không phải là câu hỏi dễ dàng… Xác định không đúng các đối tượng tham vấn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của quá trình thiết kế và thực hiện dự án; và vì vậy cần thiết phải: (i) Xác định quy mô công việc, một

#3 Tham vấn để cộng đồng tham gia thật sự không phải là tuyên truyền (và không được trở thành công việc tuyên truyền)! Vận động, thuyết phục và lôi kéo có thể dẫn đến “sự đồng ý nửa vời” hơn là một cam kết dứt khoát thực thi REDD+ đầy đủ và lâu dài. Tham vấn thật sự là quá trình liên tục, từng bước và được dẫn dắt theo nguyên tắc Tự nguyện, Trước khi bắt đầu dự án, được Thông tin đầy đủ và Đồng thuận (Viết tắt là FPIC).

nội dung của đánh giá tiền khả thi; (ii) Lấy ý kiến tư vấn các chuyên gia và các đối tác địa phương; và (iii) Thực hiện phân tích đối tác chi tiết khi địa điểm dự án đã được lựa chọn.

Giới thiệu

3 năm qua, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã thu hút các cộng đồng vùng dự án và chính

quyền địa phương các cấp ở tỉnh Kon Tum tham gia vào xây dựng dự án nhằm mục đích Giảm phát thải khí nhà

kính do mất rừng và suy thoái rừng (Viết tắt là REDD+). REDD+ là một cơ chế toàn cầu nhằm giảm phát thải khí

nhà kính do thay đổi sử dụng đất và rừng ở các nước đang phát triển. Ngày nay để giảm phát thải liên tục và lâu

dài và có quy mô, có một sự thừa nhận rộng rãi rằng REDD+ sẽ cần phải đem lại một chuỗi các lợi ích ‘hay nói cách

khác là đồng lợi ích’ về quản trị, xã hội và môi trường. Tầm quan trọng của “các lợi ích không phải là carbon” này

được nhấn mạnh bởi Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) mà các nước tham gia tin

tưởng rằng điều đó là quan trọng cho sự bền vững của REDD+ nhưng không tán thành về sự cần thiết có hướng

dẫn khuyến khích các lợi ích này1.

REDD+ có thể mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương sống bên trong hay xung quanh rừng vùng dự

án, và cả những rủi ro như là mất an toàn lương thực nếu các cộng đồng chấm dứt canh tác ‘nương rẫy du canh’.

Do các tác động có thể xảy ra của REDD+, các dự án được xây dựng, sử dụng nguyên tắc Tự nguyện, Được thông

tin trước và Đồng thuận (còn gọi là nguyên tắc FPIC): Đó là một nguyên tắc chính trong luật pháp và khoa học luật

quốc tế liên quan đến Người Bản Địa. FPIC là nguyên tắc rằng các cộng đồng có quyền đồng thuận hay từ chối các

dự án đề xuất có thể có ảnh hưởng đến đất đai và tài nguyên mà họ chiếm hữu và sử dụng theo luật tục. Và như

thế, các cộng đồng nên được trao quyền ra quyết định liệu có muốn tham gia REDD+ hay không. Tôn trọng các

quyền của cộng đồng ở xã Hiếu, FFI đã tiến hành tham vấn, theo đúng các nguyên tắc FPIC để giúp người dân có

ý kiến phản hồi về những tác động của dự án có thể ảnh hưởng đến sinh kế của họ và quyết định liệu tham gia

dự án hay không.

Dự án REDD+ ở xã Hiếu (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) thuộc vùng Tây nguyên, Việt Nam, là vùng sâu vùng

xa, biệt lập với các trung tâm đô thị lớn trong vùng. Theo kết quả khảo sát dự án, có 96.4% dân cư là đồng bào dân

tộc thiểu số người M’Nâm, Ca Dong và H’Rê sống chủ yếu tự cung tự cấp. Có hai hình thức canh tác định canh và du

canh tồn tại song song, với các loại cây trồng truyền thống như lúa nước, mì, ngô và các loại rau đậu; cũng như chăn

nuôi, thu hái lâm sản phụ và săn bắt. Tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao với 75% tổng số hộ. Tỉ lệ biết chữ của nhóm người lớn

tuổi là thấp với 39%; phần lớn thành viên cộng đồng chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc bản địa và nhiều người

không nói được tiếng Việt. Luật tục hình thành qua truyền thống quản lý rừng lâu đời đã áp dụng cho hầu hết đất

rừng vùng dự án mà hiện nay về mặt pháp lý đang được quản lý bởi Lâm trường Măng La, Ban quản lý rừng phòng

hộ Thạch Nham và UBND xã Hiếu.

Trong bối cảnh đó, để phát triển bất kỳ kế hoạch quản lý rừng bền vững nào, kể cả dự án REDD+, đòi hỏi cần

có kế hoạch tham vấn cộng đồng phù hợp với việc xây dựng và áp dụng hướng dẫn tham vấn phù hợp với địa

phương. Bản tin chính sách này tóm tắt và chia sẻ phương pháp luận tham vấn đã được áp dụng và những kết

quả đạt được; những bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng vào các chương trình/dự án tương tự và nhất là cho

xây dựng quy trình hướng dẫn tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC cấp quốc gia (đang được xây dựng với sự hỗ

trợ của UN-REDD).

1. Kết quả phiên họp lần thứ 40 của Cơ quan hỗ trợ Tư vấn Khoa học và Kỹ thuật (SBSTA) của Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).

2 BẢN TIN CHÍNH SÁCH REDD+ Những bài học kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC trong việc xây dựng dự án REDD+ ở t ỉnh Kon Tum

Những kết quả đạt được

Trong suốt pha thiết kế dự án, đợt tham vấn ban đầu được thực hiện cho 660 hộ gia đình ở khu vực dự án2, 207

hộ ở vùng bao quanh khu vực dự án3, 60 giáo viên và 139 học sinh nội trú. Tiến trình tham vấn này tập trung vào

nâng cao nhận thức về REDD+ và nhất là các hoạt động nói chung, những giới hạn có thể, các lợi ích và kể cả rủi

ro liên quan đến dự án REDD+. Kết quả là 92.9% hộ gia đình được tham vấn đồng ý tham gia dự án, 4.2% không

đồng ý và 2.9% từ chối biểu quyết. Những hộ gia đình không đồng ý hay từ chối biểu quyết chủ yếu là hộ Kinh, là

hộ kinh doanh buôn bán nhỏ và cung cấp dịch vụ, cũng như số ít hộ đồng bào dân tộc thiểu số già yếu, neo đơn

cảm thấy không đủ khả năng tham gia các hoạt động REDD+. Những vấn đề sau đây đã được thảo luận và đồng

ý bởi phần lớn người dân của 11 cộng đồng thôn vùng dự án:

• Ranh giới đất rừng theo luật tục được mong đợi sẽ giao theo hình thức cộng đồng, chứ không phải là hộ gia

đình, cá nhân cho mục đích sử dụng ổn định và lâu dài (Sổ đỏ).

• Quy hoạch sử dụng đất cấp thôn (ví dụ ở hộp 2) đem lại kết quả là ranh giới đất rừng giao đã được xác định rõ

phân biệt với các loại hình sử dụng đất khác, đất canh tác định canh và đất khu dân cư. Đây sẽ là cơ sở cho việc

thực hiện “tự giám sát” trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.

• Đối với sử dụng rừng (ví dụ ở hộp 1), một thỏa thuận đã đạt được về thay đổi khai thác gỗ gia dụng không bền vững sang

hình thức quản lý rừng bền vững thông qua phân lô rừng, khai thác gỗ tác động thấp, phục hồi rừng và trồng rừng.

• Quy ước bảo vệ và phát triển rừng đã được xây dựng, một công cụ hỗ trợ cho tuần tra rừng, giám sát carbon và

đa dạng sinh học, nhằm thực hiện các thỏa thuận nói trên.

2. Khu vực dự án được định nghĩa là nơi mà các hoạt động dự án diễn ra nhằm giảm phát thải khí nhà kính.3. ‘Vùng dự án được định nghĩa là diện tích bao quanh vùng dự án, trong đó các hoạt động dự án trực tiếp ảnh hưởng đến đất đai và tài nguyên, bao gồm các hoạt

động liên quan thay đổi sinh kế và phát triển cộng đồng, được thực hiện. Nếu sử dụng phương thức tiếp cận chương trình, vùng dự án cũng bao gồm tất cả các khu vực dự án có tiềm năng (nghĩa là các khu vực đất đai mới có tiềm năng trong đó các hoạt động dự án nhằm mục đích giảm phát thải khí, có thể được thực hiện trong tương lai sau khi được thẩm tra).

Hộp 1: Người dân được phép khai thác lâm sản không nếu tham gia REDD+?

Người dân vùng dự án sống hoàn toàn phụ thuộc

vào rừng ví dụ khai thác gỗ làm nhà ở, nhà kho, hàng

rào và chuồng trại…v…v... Tính cho toàn vùng dự án,

bình quân mỗi năm có khoảng 56 ngôi nhà và 242

chuồng trại các loại xây mới và sửa chữa; và chỉ tính

riêng cho các nhu cầu này, lượng carbon thất thoát

ước tính 1,383.4 tC/năm. Nói riêng, một trữ lượng

lớn củi đun ước tính 18,810 ster/năm được tiêu thụ

cho đun nấu và sưởi ấm đối với nơi có khí hậu khắc

nghiệt với 7 tháng mùa mưa và rét buốt hàng năm.

Lâm sản ngoài gỗ được thu hái hàng ngày, chủ yếu

là mật ong, cây Kim Cương (còn gọi là Lan kim tuyến

– Anoechilus roxburghii), măng và rau các loại.

Vì những lí do này và theo kết quả tham vấn, người

dân đã đồng ý khai thác lâm sản là một hoạt động của

REDD+ nhưng theo khuôn khổ giám sát đảm bảo bền

vững về môi trường theo đúng các yêu cầu của REDD+.

Hộp 2: Trở lại canh tác trên đất nương rẫy đã bỏ hóa hay để phục hồi rừng/nâng cao trữ lượng carbon rừng?

Một ví dụ ở thôn Dak Xô, lô rừng “Đăk B’lủa” là khu

vực canh tác du canh của các hộ dân (A Đư, A

Phong, A Vinh, A Nát, A Giả, Y Ngút and A Xang) và

đã bỏ hóa thành rừng nhiều năm qua. Theo luật

tục, đất đai này thuộc về quyền sử dụng của các

hộ trên. Tuy nhiên, trong một cuộc họp thôn, toàn

thể người dân thỏa thuận rằng diện tích này nên

giao cho cả cộng đồng về mặt quyền sử dụng đất,

và để phục hồi rừng.

Một ví dụ khác ở thôn Tu Cần nơi hộ A Glinh đến

từ thôn kế cận Vi Choong đã xâm lấn trái phép đất

rừng để làm rẫy ở lô rừng “Ngoc Dak Leang”. Người

dân thôn Tu Cần đã đồng thuận thu hồi lại đất rẫy

này sau khi mùa vụ kết thúc, và bảo vệ nghiêm

ngặt để phục hồi rừng.

Những bài học kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC trong việc xây dựng dự án REDD+ ở tỉnh Kon Tum BẢN TIN CHÍNH SÁCH REDD+ 3

Tham vấn cộng đồng là một Tiến trình

Một trong những nguyên tắc FPIC là cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân để họ có thể quyết định và có ý

kiến về thực hiện một dự án phát triển nào đó (ví dụ REDD+) mà sẽ có thể ảnh hưởng đến quyền và sinh kế của

họ. Điều này có nghĩa là không chỉ cung cấp những thông tin có sẵn cho người dân mà còn đòi hỏi tổ chức các

cuộc đối thoại để đảm bảo rằng họ hiểu được một dự án REDD+ có thể ảnh hưởng như thế nào đến họ, và nắm

bắt những nhu cầu, dự định, mối quan tâm và hi vọng. Khái niệm REDD+ là mới mẻ, và xây dựng một dự án REDD+

phải giải quyết hàng loạt các vấn đề cho người dân như là: sử dụng đất và quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu, sinh

kế, phúc lợi/điều kiện sống, văn hóa và tất cả các nhu cầu cần phải được tham vấn trong suốt pha thiết kế dự án.

Các cách tiếp cận để giải thích biến đổi khí hậu và REDD+ đã được hướng dẫn theo những bài học kinh nghiệm

về thực hiện FPIC cho REDD+ ở Châu Á Thái Bình Dương4. Trong trường hợp dự án REDD+ xã Hiếu, người dân đã

được tham vấn về 6 vấn đề chính dưới đây, như đã mô tả trong sơ đồ tiến trình tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC.

• Tạo ra sự kết nối: Biến đổi khí hậu, quản lý rừng bền vững và khái niệm REDD+ (dự án REDD+)

• Quyền sử dụng đất, ranh giới đất rừng gắn liền với giao đất giao rừng

• Sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia

• Sử dụng rừng và các thỏa thuận về phân lô rừng, loài động thực vật, mùa vụ khai thác và giới hạn số lượng

khai thác

• Quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng và nâng cao hiệu lực của quy ước và pháp luật

• Cơ chế chia sẻ lợi ích và khiếu nại đối với carbon, rừng và các lợi ích dịch vụ sinh thái rừng

Sơ đồ 1: Tiến trình tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC ở dự án REDD+ Kon Tum

4. Chương trình UN-REDD (Tháng 8/2012), FPIC cho REDD+ ở vùng Châu Á Thái Bình Dương: Những bài học kinh nghiệm, các thử thách và khuyến nghị.

4 BẢN TIN CHÍNH SÁCH REDD+ Những bài học kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC trong việc xây dựng dự án REDD+ ở t ỉnh Kon Tum

Bước 5:Biểu quyết và

công bố kết quả

Bước 4: Các cuộc họp

tham vấn

Bước 2: Tuyển dụng

tham vấn viên

Bước 3: Tập huấn kỹ

năng tham vấn

Bước 1:Xây dựng kế hoạch tham vấn

2. Quyền sử dụng đất và

ranh giới

4. Sử dụng rừng

5. Quy ước bảo vệ phát triển rừng

6. Cơ chế chia sẻ lợi ích và

khiếu nại

3. Sử dụng đất

Bắt đầu: Tham vấn bước đầu về:

Biến đổi khí hậu,REDD+, quản lý rừng bền vững

Tiến trình thiết kế dự án REDD+ (Các bước tham vấn)

Các chủ đề của đợt tham vấn đầu tiên là các khái niệm chính của dự án REDD+, được thực hiện ngay từ

khi bắt đầu pha thiết kế dự án. Đây là một yêu cầu cần thiết có ảnh hưởng đáng kể đển tất cả các hoạt động

dự án về sau. Người dân được thông tin về: Biến đổi khí hậu là gì? Rừng có vai trò gì trong giảm thiểu biến đổi

khí hậu? REDD+ và cơ chế tài chính của nó là gì? Nếu tham gia vào dự án REDD+, người dân được hưởng lợi gì?

Họ sẽ phải làm gì? Họ không được là gì? Họ có thể gặp rủi ro gì? và làm thế nào họ tránh được hay giảm thiểu?

Phải nhấn mạnh rằng chặt phá rừng để canh tác là không được phép nếu dự án REDD+ được thực hiện; chi

tiết của các hành động (những gì phải làm) và các quy định (những gì không được phép làm nữa) phải được

thảo luận và thống nhất trên tinh thần hợp tác, bằng cách sử dụng các công cụ PRA.

Các chủ đề tiếp theo (xem sơ đồ trên) sẽ được tham vấn trong suốt pha thiết kế. Ở một khía cạnh khác,

cần nhắc lại rằng tham vấn cộng đồng được coi là một tiến trình, và các cộng đồng nên được tham vấn

thường xuyên suốt chu kỳ dự án, cũng như coi đó là một kênh để nêu lên các khiếu nại. Các tham vấn trong

suốt pha thiết kế là đặc biết quan trọng khi mà các cộng đồng sẽ được khuyến khích lựa chọn các hoạt động

dự án, và cách thực tế và có hiệu quả nhất để xây dựng dự án. Khi thiết kế dự án về mặt lý thuyết được xây

dựng, các tham vấn cộng đồng có sự tương tác qua lại giữa người dân và nhân viên dự án là rất cần thiết, theo

thời gian bảo đảm sự thấu hiểu như nhau các cam kết; và nếu cộng đồng biểu quyết đi đến xây dựng một dự

án REDD+, bảo đảm sự đồng thuận mạnh mẽ và nhất quán giữa các thành viên cộng đồng. Điều này là hết sức

cần thiết đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn là hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp và hạn

chế trong giao tiếp tiếng Việt, sẽ rất khó mà nhận thức được các khái niệm REDD+.

Ai cần được tham vấn?

Các dự án và chính sách REDD+ có thể mang lại lợi ích mà cả chi phí và rủi ro cho các cộng đồng, nhất là

người dân sống phụ thuộc vào rừng. Vì vậy, bất kỳ nhóm đối tác (cộng đồng) nào có thể chịu ảnh hưởng

tích cực và tiêu cực, cần được tham vấn: Nhóm đối tác nào và tại sao phân tích đối tác và đánh giá rủi ro là

hết sức quan trọng. Trường hợp REDD+ xã Hiếu, tất cả người dân vùng dự án đều được tham vấn (theo các

nhóm đối tác): Nhóm có sinh kế chính là trồng lúa nước, nhóm canh tác nương rẫy, nhóm thu hái lâm sản

phụ, nhóm săn bắt...v...v...Đối với các nhóm dân tộc thiểu số, ví dụ người M’Nâm, đàn ông về mặt xã hội chịu

trách nhiệm chính về các công việc nặng nhọc và quan trọng như phát nương làm rẫy, khai thác gỗ hay săn

sắt, trong khi phụ nữ và trẻ em có trách nhiệm lấy nước uống, thu hái củi và lâm sản phụ. Điều quan trọng ở

đây là các nhóm khác nhau với các hoạt động sinh kế khác nhau, có thể chịu ảnh hưởng bởi dự án theo các

cách khác nhau, và rằng các nhóm nên được tổ chức riêng trong suốt tiến trình tham vấn.

Trong số đó, là nhóm hộ người Kinh những

người di cư đến kinh doanh buôn bán trong

vùng dự án nhưng cũng mua bán và sử dụng

gỗ và củi, nhất là lâm sản phụ và động vật rừng.

Ngoài ra, còn có nhóm hộ Kinh cho vay vốn đầu

tư và sau đó mua lại mì cao sản, và theo người dân

địa phương, điều đó gián tiếp khuyến khích người

dân phá rừng làm rẫy trồng mì. Một nhóm đối tác

quan trọng khác là giáo viên và học sinh nội trú,

những người thường xuyên chặt củi tươi hay thu

lượm củi khô đun nấu. Không như các khuyến

Tham vấn viên giải thích cho người dân cách bỏ phiếu

Những bài học kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC trong việc xây dựng dự án REDD+ ở tỉnh Kon Tum BẢN TIN CHÍNH SÁCH REDD+ 5

nghị của Chương trình UN-REDD áp dụng FPIC ở Việt Nam, chúng tôi xác định rằng chỉ phỏng vấn một số hộ gia

đình (như là bạn bè hay hộ gia đình có trình độ học vấn cao hơn) được lựa chọn vởi trưởng thôn sẽ là thiên lệch và

không phản ánh cho toàn bộ cộng đồng. Để tránh vấn đề này và duy trì tốt mối quan hệ với các trưởng thôn, chúng

tôi quyết định phỏng vấn tất cả các hộ, từng hộ một.

Thời gian dành riêng cho mỗi hộ là rất quý giá vì cho phép đặt ra các câu hỏi mà chưa được hỏi trong các cuộc

họp nhóm/thôn, và như vậy có thể khai thác tất cả các mặt của dự án mà họ đã chưa hiểu. Điều này cũng tạo ra sự

gắn kết/quan hệ giữa thúc đẩy viên và cộng đồng.5

Tham vấn không phải là tuyên truyền

Tham vấn cộng đồng cho REDD+ khác (bắt buộc) với tuyên truyền, ở đó người có quyền lực hay uy tín vận động,

thuyết phục và lôi kéo người khác theo hay tham gia vào một hoạt động nào đó (nghĩa là dự án hay chương

trình). Tiến trình tham vấn REDD+ sẽ thúc đẩy người dân ra quyết định dựa trên hiểu biết của họ. Trường hợp dự

án REDD+ xã Hiếu, ý tưởng cốt lõi của tham vấn là ở chỗ người dân có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về

quyết định của mình.

Phương pháp tiếp cận tham vấn cộng đồng của FFI đã được xây dựng để giảm thiểu những ảnh hưởng từ

bên ngoài đến tiến trình ra quyết định của cộng đồng hay sự chi phối của những cá nhân có quyền lực (trong nội

bộ cộng đồng) đến quyết định của các thành viên cộng đồng. Để đạt được điều này, bước đầu tiên là tuyển dụng

tham vấn viên từ ngoài vùng dự án. Các sinh viên đại học và cao đẳng địa phương là đồng bào dân tộc thiểu số

bản địa đã được lựa chọn hơn là các cán bộ thuộc tổ chức đoàn thể, những người đã quen với phương pháp tuyên

truyền. Thứ hai là, các cuộc họp tham vấn tại cộng đồng được tổ chức riêng rẽ cho các nhóm đối tác khác nhau

(nghĩa là nam/nữ và già/trẻ). Thứ ba là biểu quyết được thực hiện tại nhà với mục đích đảm bảo có được sự đồng

thuận giữa các thành viên mỗi gia đình và tránh những ảnh hưởng bên ngoài gia đình – và cơ bản là tránh “hiệu

ứng đám đông” nghĩa là những cá nhân biểu quyết theo nhóm người cho dù bản thân không chắc chắn muốn thế

hay không trong các cuộc họp toàn thể cộng đồng.

Các khuyến nghị chính sách

Tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC là cần thiết không chỉ cho REDD+ mà cả các dự án VPA/FLEGT, PFES hay tất cả

các dự án quản lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng. Ở cấp độ dự án, những người thiết kế dự án REDD+

phải xây dựng một kế hoạch tham vấn cụ thể và hướng dẫn thực hiện phù hợp cho mỗi vùng dự án. Hướng dẫn

thực hiện tham vấn cấp dự án được dành cho tham vấn viên là thúc đẩy viên cộng đồng (lý tưởng nhất), các cán

bộ nhà nước hay các sinh viên đại học và cao đẳng.

Sẽ không thể có một hướng dẫn tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC có thể áp dụng được cho tất cả các dự

án REDD+ vì điều kiện hoàn cảnh của các dự án là khác nhau. Vì vậy, hướng dẫn cấp quốc gia nên được xây dựng

theo cách đưa ra cho những người thiết kế dự án REDD+ các hướng dẫn có tính nguyên tắc và những thực tiễn

tốt về phương pháp, các rủi ro để tránh, về làm thế nào để xây dựng một kế hoạch tham vấn và hướng dẫn thực

hiện tham vấn tương ứng.

5. Chương trình UN-REDD Việt Nam (Tháng 8/ 2010): Áp dụng các nguyên tắc FPIC trong Chương trình UNREDD Việt Nam.

6 BẢN TIN CHÍNH SÁCH REDD+ Những bài học kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC trong việc xây dựng dự án REDD+ ở t ỉnh Kon Tum

Lời cảm tạ

FFI xin chân thành cảm ơn tất cả đồng bào dân tộc thiểu số vùng dự án, những người đã tham gia tích cực và

cung cấp những phản hồi trong suốt quá trình tham vấn. Lời cảm ơn sâu sắc cũng xin được dành cho các đối tác

dự án ở các cấp đã có những hỗ trợ quý báu cho dự án, và nhất là các phản hồi cho xây dựng bản tin chính sách

này, cụ thể là:

• Ủy Ban Nhân Dân xã Hiếu

• Các đối tác dự án ở tỉnh Kon Tum

• Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

• Liên minh châu Âu / Viện Lâm nghiệp Châu Âu

• Đội ngũ nhân viên dự án và tư vấn FFI

Các tác giả

Đặng Thanh Liêm: Điều phối viên dự án

Email: [email protected]

Trịnh Ngọc Trọng:

Thúc đẩy viên cộng đồng

Email: [email protected]

Trần Viết Đông:

Thúc đẩy viên cộng đồng

Email: [email protected]

FFI đã xây dựng 5 bản tin chính sách, phân tích những bài học kinh nghiệm thưc tiễn từ dự án thí điểm REDD+ -

Phát triển quỹ carbon cộng đồng ở tỉnh Kon Tum và từ các dự án REDD+ cấp địa phương khác ở Việt Nam. 5 bản

tin REDD+ này đề cập đến:

• Giao đất giao rừng và quyền sử dụng rừng và đất rừng

• Tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC

• Thí điểm REDD+, nhân rộng và lồng ghép với thực thi REDD+ cấp quốc gia

• Ngoài carbon ra: REDD+ là sáng kiến về tài chính cho quản lý sinh cảnh bền vững

• Tính toán carbon: Đo đếm thảm phủ rừng và sự thay đổi

Các bản tin này đã được xây dựng bởi FFI với sự hỗ trợ của Tổ chức xúc tiến REDD+ của Viện Lâm nghiệp Châu Âu và xuất

bản với tài trợ của Liên Minh Châu Âu và các nước thành viên. Các tác giả chịu trách nhiệm chính về nội dung trình bày

có thể được coi là đại diện cho quan điểm của Liên Minh Châu Âu và các nước thành viên.

Những bài học kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC trong việc xây dựng dự án REDD+ ở tỉnh Kon Tum BẢN TIN CHÍNH SÁCH REDD+ 7

Innovative conservation since 1903

www.fauna-flora.org

Tầm nhìn của chúng taMột tương lai bền vững cho hành tinh này, ở đó đa dạng sinh học được bảo tồn một cách hiệu quả bởi chính con người sống gần gũi với nó nhất với sự hỗ trợ của cộng đồng toàn cầu.

Nhiệm vụ của chúng taHãy hành động để bảo tồn các loài và các hệ sinh thái đang bị đe dọa khắp mọi nơi trên thế giới, lựa chọn các giải pháp bền vững có cơ sở khoa học vững chắc và tính đến các nhu cầu của con người.

Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI)Tầng 4, Tòa nhà Jupiter, Đường station, Cambridge,CB1 2JDVương quốc AnhĐiện thoại: +44 (0) 1223571000Fax: +44 (0) 1233 46148Email: [email protected]: www.fauna-flora.org