32
Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 1 Bìa 1: Đồng chí Nguyễn Văn Huyến - Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT tặng hoa chúc mừng em Vương Tùng Dương đạt HCB Olympic Toán quốc tế Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Phó Giám đốc Sở GDĐT Ban biên tập NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GDĐT - CHỦ BIÊN NGUYỄN ĐÌNH THƯ LÊ GIA THANH NGUYỄN XUÂN QUẢNG PHAN HỒNG HIỆP LÊ THỊ THANH NHÀN NGUYỄN THỊ NGA LÊ THỊ MINH THU Với sự cộng tác Biên tập của TÒA SOẠN BÁO VĨNH PHÚC Số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc ĐT: 0211.6256097 - 0211.3862567 Fax: 0211.3721981 Email: [email protected] Website: http://baovinhphuc.com.vn/ In 1.000 cuốn, khổ 19x27cm tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc, đường T11, KCN Khai Quang, tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giấy phép xuất bản số: 18/XBBT-19 cấp ngày 07/01/2019. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2019 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. MỤC TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM Trường tiều học Tề Lỗ quan tâm tới “Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia”. Trường Tiểu học Đống Đa triển khai dạy học song ngữ. Trường Mầm non Hoa Hồng - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Ôn tập bài học về lòng biết ơn qua lễ tri ân và trưởng thành. Giáo dục học sinh kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy. Cách “Chí Phèo” của Nam Cao bước ra khỏi trang sách. GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT Cô giáo Hiệu trưởng tâm huyết. Nguyễn Đức Thắng - tấm gương học sinh giỏi năng động. MỤC TRANG VĂN NGHỆ: Câu chuyện nhỏ của học trò. Tạm biệt mùa hè. Chờ đợi là hạnh phc. Vùng sáng kí ức. Mưa qua mái trường. Mùa thu em tới trường. Khi con có mẹ là giáo viên. MỤC TIN VẮN: Chất lượng bài thi, mặt bằng điểm thi vào Chuyên Vĩnh Phc cao hơn năm ngoái. Vĩnh Phc: Học sinh Vương Tùng Dương giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế. Kỳ thi THPT quốc gia: Vĩnh Phc đứng thứ 6 cả nước về điểm trung bình chung. Vĩnh Phc đứng đầu về số Huy chương Vàng tại Trại hè Hùng Vương lần XV. Ngày 16 tháng 7 năm 2019 UBND tỉnh Vĩnh Phc ra quyết định số 29/2019/QĐ-UBND. 02 07 10 11 13 15 17 19 21 22 24 25 28 09 12 20 30 30 31 31 32 NỘI DUNG www.vinhphuc.edu.vn Giáo dục VĨNH PHÚC BẢN TIN SỐ 49 QUÝ III/2019

G Giáo dục 1

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 1

Bìa 1:Đồng chí Nguyễn Văn Huyến -

Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT tặng hoachúc mừng em Vương Tùng Dương

đạt HCB Olympic Toán quốc tế

Chịu trách nhiệm xuất bản:NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Phó Giám đốc Sở GDĐT

Ban biên tậpNGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GDĐT - CHỦ BIÊNNGUYỄN ĐÌNH THƯ

LÊ GIA THANHNGUYỄN XUÂN QUẢNG

PHAN HỒNG HIỆPLÊ THỊ THANH NHÀN

NGUYỄN THỊ NGALÊ THỊ MINH THU

Với sự cộng tác Biên tập củaTÒA SOẠN BÁO VĨNH PHÚC

Số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc ĐT:

0211.6256097 - 0211.3862567 Fax: 0211.3721981

Email: [email protected] Website: http://baovinhphuc.com.vn/

In 1.000 cuốn, khổ 19x27cm tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc, đường T11, KCN Khai Quang, tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giấy phép xuất bản số: 18/XBBT-19 cấp ngày 07/01/2019. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2019

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

• Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

MỤC TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

• Trường tiều học Tề Lỗ quan tâm tới “Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia”.• Trường Tiểu học Đống Đa triển khai dạy học song ngữ.• Trường Mầm non Hoa Hồng - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.• Ôn tập bài học về lòng biết ơn qua lễ tri ân và trưởng thành.• Giáo dục học sinh kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy.• Cách “Chí Phèo” của Nam Cao bước ra khỏi trang sách.

GƯƠNG NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

• Cô giáo Hiệu trưởng tâm huyết.• Nguyễn Đức Thắng - tấm gương học sinh giỏi năng động.

MỤC TRANG VĂN NGHỆ:

• Câu chuyện nhỏ của học trò.• Tạm biệt mùa hè.• Chờ đợi là hạnh phuc.• Vùng sáng kí ức.• Mưa qua mái trường.• Mùa thu em tới trường.• Khi con có mẹ là giáo viên.

MỤC TIN VẮN:

• Chất lượng bài thi, mặt bằng điểm thi vào Chuyên Vĩnh Phuc cao hơn năm ngoái.• Vĩnh Phuc: Học sinh Vương Tùng Dương giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế.• Kỳ thi THPT quốc gia: Vĩnh Phuc đứng thứ 6 cả nước về điểm trung bình chung.• Vĩnh Phuc đứng đầu về số Huy chương Vàng tại Trại hè Hùng Vương lần XV.• Ngày 16 tháng 7 năm 2019 UBND tỉnh Vĩnh Phuc ra quyết định số 29/2019/QĐ-UBND.

02

07

1011

131517

1921

22242528091220

30

30

31

31

32

NỘI DUNGwww.vinhphuc.edu.vn

Giáo dụcVĨNH PHÚC

BẢN TIN

SỐ 49QUÝ III/2019

Page 2: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc2

- Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT);

- Căn cứ Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình GDPT mới;

- Căn cứ văn bản số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai Chương trình GDPT mới;

- Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 49/TTr-SGDĐT ngày 27/5/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết

số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Xây dựng lộ trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học; đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV); nội dung, tài liệu giáo dục địa phương,... để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Triển khai áp dụng Chương trình GDPT mới theo đúng lộ trình quy định của Bộ GD&ĐT, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Chuẩn bị đội ngũ CBQL, GV, NV thực hiện Chương trình GDPT mới 1.1. Căn cứ vào hệ thống môn học, hoạt động giáo dục và thời lượng giáo dục của môi cấp

học theo Chương trình GDPT mới, tổ chức tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu CBQL, GV, NV ở từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có, tuyển dụng, bổ nhiệm đảm 2 bảo đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV thực hiện Chương trình GDPT mới trên địa bàn toàn tỉnh; ưu tiên việc tuyển dụng GV các môn học mới ở các cấp học.

1.2. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá CBQL, GV theo chuẩn nghề nghiệp và có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với CBQL, GV chưa đạt chuẩn; thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV, NV đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới.

1.3. Lựa chọn đội ngũ GV cốt cán các cấp học, các môn học để tham gia bồi dưỡng thực hiện

KẾ HOẠCHTriển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Page 3: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 3QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Chương trình GDPT mới theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại địa phương.

1.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng (theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến) cho CBQL, GV, đảm bảo 100% CBQL, giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng khối lớp theo lộ trình, cụ thể:

- Trước tháng 9/2020: Bồi dưỡng Chương trình lớp 1 cho 100% CBQL, GV tiểu học; - Trước tháng 9/2021: Bồi dưỡng Chương trình lớp 2 cho 100% CBQL, GV tiểu học; Chương trình lớp 6 cho 100% CBQL, GV THCS; - Trước tháng 9/2022: Bồi dưỡng Chương trình lớp 3 cho 100% CBQL, GV tiểu học;

Chương trình lớp 7 cho 100% CBQL, GV THCS; Chương trình lớp 10 cho 100% CBQL, GV THPT;

- Trước tháng 9/2023: Bồi dưỡng Chương trình lớp 4 cho 100% CBQL, GV tiểu học; Chương trình lớp 8 cho 100% CBQL, GV THCS; Chương trình lớp 11 cho 100% CBQL, GV THPT;

- Trước tháng 9/2024: Bồi dưỡng Chương trình lớp 5 cho 100% CBQL, GV tiểu học; Bồi dưỡng Chương trình lớp 9 cho 100% CBQL, GV THCS; Bồi dưỡng Chương trình lớp 12 cho 100% CBQL, GV THPT.

2. Chuẩn bị CSVC, thiết bị dạy học để thực hiện CT GDPT mới 2.1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 54-CTr/TU ngày 12/3/2018

của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương.

2.2 Tổng rà soát cơ sở, thiết bị dạy học (TBDH); tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm thực hiện “Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với lộ trình áp dụng chương trình GDPT và các tiêu chuẩn CSVC trường, lớp học theo quy định mới của Bộ GD&ĐT. Ưu tiên đầu tư phòng học (đảm bảo 01 phòng/lớp) và các phòng chức năng khác, xóa bỏ các phòng học bị xuống cấp (Có kế hoạch riêng).

2.3. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới; hàng năm tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các trường học đã đạt chuẩn quốc gia.

2.4. Chỉ đạo các trường phổ thông sử dụng hiệu quả CSVC, TBDH hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC, mua sắm bổ sung TBDH thực hiện chương trình GDPT đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc đầu tư CSVC, TBDH phục vụ đổi mới chương trình GDPT. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp tăng cường CSVC, TBDH, tránh tình trạng thụ động, trông chờ sự đầu tư từ cấp trên.

Page 4: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc4 QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

2.5. Rà soát, sửa chữa, nâng cấp, duy trì và sử dụng hiệu quả hệ thống CSVC, thiết bị công nghệ thông tin, phục vụ việc triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng GV qua mạng của Bộ GD&ĐT.

2.6. Lộ trình thực hiện cụ thể - Trước tháng 9/2020: Chuẩn bị xong số phòng học cho các khối lớp. - Trước tháng 9/2020: Chuẩn bị xong số phòng học bộ môn (PHBM) và TBDH theo danh

mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 1 năm học 2020 - 2021; - Trước tháng 9/2021: Chuẩn bị xong số PHBM và TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu

do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022; - Trước tháng 9/2022: Chuẩn bị xong số PHBM và TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu do

Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022 - 2023; - Trước tháng 9/2023: Chuẩn bị xong số PHBM và TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu

do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 4, lớp 8, lớp 11 năm học 2023 - 2024; - Trước tháng 9/2024: Chuẩn bị xong số PHBM và TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu do

Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 5, lớp 9, lớp 12 năm học 2024 - 2025. 3. Xây dựng nội dung, tài liệu giáo dục địa phương 3.2. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, phối hợp với các đơn vị xuất bản và

các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình nội dung giáo dục 4 địa phương (những kiến thức cơ bản, cần thiết, thời sự, gần gũi về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của tỉnh Vĩnh Phúc); Biên soạn và phát hành bộ tài liệu giáo dục địa phương để thống nhất sử dụng trong các trường phổ thông trên toàn tỉnh, đảm bảo theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới.

3.3. Lộ trình thực hiện cụ thể - Trước tháng 7/2020: Xây dựng xong chương trình tổng thể và nội dung tài liệu giáo dục địa

phương cấp Tiểu học; trình Bộ GD&ĐT phê duyệt; - Trước tháng 9/2020: Tổ chức tập huấn dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 1 cho

100% CBQL, GV cấp tiểu học; - Trước tháng 7/2021: Xây dựng xong nội dung tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS; trình

Bộ GD&ĐT phê duyệt; Trước tháng 9/2021: Tổ chức tập huấn dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 2 cho

100% CBQL, GV tiểu học; nội dung giáo dục địa phương lớp 6 cho 100% CBQL, GV THCS; - Trước tháng 7/2022: Xây dựng xong nội dung tài liệu giáo dục địa phương cấp THPT; trình

Bộ GD&ĐT phê duyệt;- Trước tháng 9/2022: Tổ chức tập huấn dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 3 cho

100% CBQL, GV tiểu học; nội dung giáo dục địa phương lớp 7 cho 100% CBQL, GV THCS; nội dung giáo dục địa phương lớp 10 cho 100% CBQL, GV THPT;

- Trước tháng 9/2023: Tổ chức tập huấn dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 4 cho 100% CBQL, GV tiểu học; nội dung giáo dục địa phương lớp 8 cho 100% CBQL, GV THCS; nội dung giáo dục địa phương lớp 11 cho 100% CBQL, GV THPT;

- Trước tháng 9/2024: Tổ chức tập huấn dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 5 cho

Page 5: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 5QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

100% CBQL, GV tiểu học; nội dung giáo dục địa phương lớp 9 cho 100% CBQL, GV THCS; nội dung giáo dục địa phương lớp 12 cho 100% CBQL, GV THPT.

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông về Chương trình GDPT mới4.1. Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GD&ĐT

về đổi mới Chương trình GDPT. 4.2. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức

chính trị - xã hội các cấp, CBQL, GV, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về đổi mới Chương trình GDPT để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong quá trình triển khai thực hiện.

4.3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, phản biện thực hiện Chương trình GDPT mới, vai trò của các cơ quan truyền 5 thông trong việc định hướng dư luận xã hội.

4.4. Biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác chuẩn bị các điều kiện thực hiện và triển khai Chương trình GDPT mới.

5. Công tác kiểm tra, giám sát Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới Chương trình GDPT theo từng quý, từng năm; điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. III. Kinh phí thực hiện Chương trình GDPT mới Kinh phí thực hiện triển khai chương trình GDPT mới từ nguồn kinh phí hàng năm của tỉnh phân bổ cho ngành Giáo dục& Đào tạo và các nguồn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì: 1.1. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tham

mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai chương trình GDPT mới; là đầu mối công tác tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

1.2. Phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thành phố tổng rà soát, xây dựng và triển khai kế hoạch chuẩn bị đội ngũ CBQL, GV, NV; phối hợp với các cơ sở đào tạo GV thuộc Bộ GD&ĐT xây dựng và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện chương trình GDPT mới theo lộ trình quy định.

1.3. Phối hợp các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục địa phương của tỉnh.

1.4. Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

1.5. Chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục có cấp THPT tổng rà soát CSVC, TBDH; hướng dẫn sử dụng hiệu quả CSVC, TBDH hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp CSVC, mua sắm bổ sung TBDH theo danh mục tối thiểu đảm phù hợp lộ trình thực hiện chương trình GDPT của Bộ GD&ĐT.

Page 6: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc6

1.6. Giúp Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình GDPT của tỉnh kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình GDPT; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình GDPT theo từng quý, từng năm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

1.7. Tuyên truyền về chương trình GDPT mới, tổ chức cho toàn thể CBQL, GV nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung Chương trình GDPT mới trước khi kết thúc năm học 2018 - 2019.

1.8. Chuẩn bị nội dung tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền về chương trình GDPT mới đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh từ đó tạo sự đồng thuận.

2. Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp; chuẩn bị đội ngũ CBQL, GV, NV thực hiện chương trình GDPT mới theo lộ trình thực hiện của Bộ GD&ĐT, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở GD&ĐT tổng hợp, cân đối và bố trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và các chương trình, dự án khác để triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch.

4. Sở Tài chính Thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí dự toán kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung chương trình GDPT mới từ nguồn sự nghiệp theo kế hoạch; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

5. Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH Vĩnh Phúc, Cổng thông tin GTĐT tỉnh Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác truyền thông, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong việc chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện chương trình GDPT mới.

6. UBND các huyện, thành phố Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT mới; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình GDPT của huyện, thành phố phù hợp với kế hoạch của UBND tỉnh và đặc điểm tình hình địa phương. Kế hoạch của UBND các huyện, thành phố gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình GDPT của tỉnh (qua Sở GD&ĐT) trước ngày 31/8/2019.

7. Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể có liên quan 7.1. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong quá trình triển

khai thực hiện Chương trình GDPT mới. 7.2. Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư CSVC, TBDH cho các nhà trường để

cải thiện điều kiện dạy học, môi trường giáo dục; ủng hộ giúp đỡ vật chất, tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; đẩy mạnh công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập.

7.3. Kiểm tra, giám sát, phản biện các cơ quan nhà nước, nhà trường, tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, chất lượng, hiệu quả. Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình GDPT mới trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở GD&ĐT) để tổng hợp, xem xét, chỉ đạo giải quyết.

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

Page 7: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 7

Thông tư số 4 2 / 2 0 1 2 / T T -BGDĐT ngày

23/11/2012 của Bộ GD&ĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông và Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường

tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Thông tư 17 giúp cho các

trường sử dụng cùng các tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá các mức độ đạt được cả 2 nội dung của nhà trường là: Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường tiểu học đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã

hội về thực trạng chất lượng của trường tiểu học để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Việc công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường tiểu học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

2018 - 2019 là năm học

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

TRƯỜNG TIỂU HỌC TỀ LỖ QUAN TÂM TỚI“CÔNG TAC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIAO DỤC

VÀ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA”

NGUYỄN VĂN TỰ Hiệu trưởng Trường TH Tề Lỗ - Yên Lac

Ngày 22/8/2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 17/2018-TT/BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (gọi tắt là thông tư 17). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2018.

Đồng chí Trần Duy Manh hướng dẫn cán bộ giáo viên các nhóm nhập tiêu chí đánh giá KĐCL.

Page 8: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc8

đầu tiên thực hiện Thông tư 17 nên các trường tiểu học nói chung không tránh khỏi bỡ ngỡ và vướng mắc. Sau khi được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tập huấn tổ chức, Trường Tiểu học Tề Lô đã triển khai hướng dẫn tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm thực hiện cho công tác tự đánh giá năm học 2018 - 2019. Tiếp đó, nhà trường triển khai công tác tự đánh giá theo các bước quy định của Thông tư.

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá: Hội đồng tự đánh giá gồm 09 thành viên: Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng, Phó hiệu trưởng là Phó Chủ tịch hội đồng, thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường. Các thành viên gồm: Tổ trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, và Tổng phụ trách Đội. Để triển khai hoạt động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác khác, nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá: Kế hoạch tự đánh giá của nhà trường được xây dựng bao gồm các nội dung: mục đích và phạm vi tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; công cụ đánh giá; dự kiến các

thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; thời gian biểu cho từng hoạt động. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất chung.

- Viết phiếu đánh giá và thu thập thông tin minh chứng: Căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường phân công các nhóm tiến hành thu thập thông tin và minh chứng, yêu cầu thông tin, minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và chính xác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của trường và các cơ quan, ban ngành có liên quan đến hoạt động của trường. Các thông tin, minh chứng được xử lý, phân tích dùng làm căn cứ, minh họa cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá của trường. Phiếu đánh giá tiêu chí

được lập cho từng tiêu chí làm cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá.

- Viết và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá: Báo cáo tự đánh giá được viết ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ những hoạt động liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo tự đánh giá được trình bày lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn. Đối với môi tiêu chí đều có đầy đủ các mục: Mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh giá được tập hợp thành báo cáo tự đánh giá của trường. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được lấy ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường. Hội đồng tự đánh giá nghiên cứu các ý kiến thu được để hoàn thiện báo cáo. Báo cáo tự đánh giá do Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt sau khi đã được Hội đồng tự đánh

Tủ lưu trữ hồ sơ thông tin minh chứng kiểm định chất lượngvà trường đạt chuẩn quốc gia.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 9: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 9

giá thông qua.Trường tiểu học Tề Lô là

trường chuẩn quốc gia mức độ 2 được công nhận lại năm 2016 và là trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3. Với điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên ổn định và chất lượng học sinh luôn đứng trong tốp đầu của huyện Yên Lạc nên các tiêu chí đánh giá đều đạt ở mức độ 2 và mức độ 3, kết quả tự đánh giá của nhà trường năm học 2018 - 2019 như sau:

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm các tiêu chí đạt Mức 1: 27 tiêu chí đạt 100%.

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm các tiêu chí đạt Mức 2: 27 tiêu chí đạt 100%.

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm các tiêu chí đạt Mức 3: 19 tiêu chí đạt 70,4%.

Theo Điều 34 và 37 của Thông tư 17 qua quá trình tự đánh giá, Hội đồng tự đánh giá của nhà trường đã đối chiếu nhiệm vụ thực hiện với từng tiêu chí đặt ra; từ đó nhà trường

thấy được những mặt thực hiện tốt và những điểm hạn chế theo từng tiêu chí. Những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng, khắc phục những hạn chế ở từng tiêu chí nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Đó là cơ sở để nhà trường gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài vào năm 2021 nhằm mục tiêu được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2026./.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Mưa qua mái trường

THÚY CĂN Hiệu trưởng - Trường Mầm non Đao Đức, Bình Xuyên

Cơn mưa rào qua đây

Cây bằng lăng run rẩy

Mái trường vừa tắm gội

Bừng sáng hơn mỗi ngày.

Học trò nhỏ nói cười

Tung tăng lùa trái bóng

Giọng cô tươi màu nắng

Như hoa thắm mùa xuân.

Trời xanh tiếng chim ngân

Tiếng trống trường đã điểm

Tinh khôi trang vở mới

Lớp học tiếng truy bài.

Yêu quê hương là đây

Từ cánh đồng xanh lúa

Lời ru mềm như lá

Mẹ vỗ về yêu thương.

Mai này em lớn khôn

Viết lên ngàn mơ ước

Dưới lá cờ Tổ Quốc

Thầm hướng về tương lai.

Page 10: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc10

Những năm qua, ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã

triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông, thông qua đề án ngoại ngữ mà ngành tham mưu với UBND tỉnh. Hòa chung và hưởng ứng chủ trương đúng đắn đó, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên nói chung và Trường Tiểu học Đống Đa nói riêng đã triển khai chương trình dạy toán và khoa học cho giới tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bằng tiếng Anh.

Căn cứ vào thực tế và quyết tâm thực hiện kế hoạch đề ra, nhà trường đã tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho giáo viên, động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tiếng Anh cho bản thân, giúp các giáo viên nhận thấy được việc học song ngữ Anh - Việt không chỉ giúp học sinh thành thạo cả hai thứ tiếng Việt, Anh mà còn có lợi ích rất lớn đối với sự phát triển não bộ của trẻ.

Thông qua việc học song ngữ trẻ em có trí nhớ tốt hơn, khả năng tập trung cao hơn và biết loại bỏ những thông

tin không liên quan ra ngoài bộ nhớ nên khả năng tư duy và năng lực của các em được phát triển. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc học song ngữ, nhà trường đã triển khai thực hiện bắt đầu từ tháng 1/2019 đối với học sinh lớp 1 ở hai môn Toán và Khoa học với 189 trên tổng số 367 học sinh lớp 1 đăng ký tham gia.

Kế quả cho thấy, học sinh rất hứng thú trong học tập, tham gia sôi nổi vào bài học cùng các trò chơi tương ứng với từng chủ đề trên bảng tương tác thông minh. Qua khảo sát bước đầu, sau một thời gian học tập, làm quen với môn học song ngữ, học sinh đã có tư duy cơ bản ban đầu về môn Toán Tiếng Anh, là cơ sở để tiếp tục học tập ở những trình độ cao hơn. Đối với môn Khoa học, các em cũng đã từng bước hiểu biết hơn thế giới xung quanh

bằng tiếng Anh theo các chủ đề: Cơ thể con người, thời tiết, động thực vật…

Một thuận lợi trong quá trình dạy học song ngữ là hệ thống bài giảng, giáo trình như Digi Science (với môn Khoa học), Digi Math (môn Toán) cùng các trang thiết bị phục vụ dạy học đều được các đối tác cung cấp đầy đủ; đông đảo phụ huynh học sinh cũng đồng tình ủng hộ và đăng ký cho con em mình theo học.

Để việc dạy học Toán song ngữ được thực hiện có hiệu quả hơn ở các năm học tiếp theo, rất cần sự đầu tư hơn nữa về chất lượng đội ngũ và cơ sở vật chất phục vụ môn học từ các cấp quản lý. Hơn nữa môi giáo viên tham gia giảng dạy cũng cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực tiếng Anh và trình độ nghiệp vụ cho bản thân./.

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐNG ĐA triển khai dạy học song ngữ

TRƯƠNG CÔNG NGHIỆPGV trường Tiểu học Đống Đa

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 11: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 11

Được thành lập năm 1997, với bề dày hơn 20 năm,

Trường Mầm non Hoa Hồng, thành phố Vĩnh Yên được đánh giá là điểm sáng về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc mầm non. Trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để trẻ phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.

Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục. Nó có tác động lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Bởi vậy việc chăm sóc, giáo dục là điều tiên quyết. Nhà trường đặc biệt quan tâm tới vấn đề chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vì việc ăn uống hàng ngày của trẻ là yếu tố quan trọng không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động và học tập, mà còn ảnh hưởng đến phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ sau này của trẻ.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường đã được xây dựng mô hình bếp ăn an

toàn theo quy trình vận hành một chiều; thực đơn được thay đổi theo mùa, khẩu phần ăn được tính bằng phần mềm dinh dưỡng, thiết lập thực đơn phong phú giúp trẻ ăn ngon, ăn hết suất. Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: tìm hiểu và lựa chọn đơn vị có uy tín trên thị trường cung cấp thực phẩm cho nhà trường; BGH nhà trường luôn giám sát chặt chẽ thường xuyên ngay từ khâu giao nhận thực phẩm hàng ngày đảm bảo về số lượng, chất lượng và giá cả. Mọi thực phẩm, rau củ quả nhà trường đều yêu cầu phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng có kiểm định chất lượng của các

cơ quan chức năng.

Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên triển khai thực hiện công tác phòng dịch như: Phun thuốc trừ khuẩn, thuốc muôi, vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài trường, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát; Phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các cháu 2 lần/năm; theo dõi chiều cao, cân nặng thường xuyên cho trẻ, kịp thời có biện pháp chăm sóc, không để tình trạng trẻ suy dinh dưỡng.

Nhờ thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, đến

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGNUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ

Trường Mầm non Hoa Hồng

NGUYỄN THỊ THÚY HÀGiáo viên Trường MN Hoa Hồng

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 12: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc12

nay với gần một nghìn trẻ được học tập tại 2 cơ sở của nhà trường hầu hết đều phát triển tốt về thể chất và trí tuệ; tỷ lệ trẻ bị suy sinh dưỡng, béo phì ở mức thấp nhất. Trong đó, số trẻ khỏe mạnh là 932/935 đạt 99,7%; số trẻ cân nặng bình thường là 886/935 đạt 94,7%; số trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân giảm còn 1,3%...

Một trong những giải pháp được nhà trường thực hiện để nâng cao công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học thân thiện, an toàn thông qua

các cuộc thi do ngành Giáo dục phát động. Nhờ các biện pháp đồng bộ, tích cực, đến nay 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 94%; hàng năm 100% giáo viên tham gia hội thi các cấp đều đạt giải, tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình vào trường.

Trong cuộc thi bếp ăn một chiều đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non cấp tỉnh tổ chức vào tháng 4/2019 vừa qua, Trường Mầm non Hoa Hồng đã đạt giải Nhì; trong nội

dung thi tổ chức bữa ăn cho trẻ nhà trường có 2 giáo viên dự thi đều giành giải Nhất.

Với khẩu hiệu “Tất cả vì trẻ thơ”, các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng không ngừng nô lực vượt mọi khó khăn, từng bước khẳng định là đơn vị dẫn đầu trong ngành giáo dục mầm non của tỉnh Vĩnh Phúc. Trường được tặng nhiều danh hiệu cao quý; trong đó năm học 2015 - 2016, trường vinh dự được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba./.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Mùa thu em tới trườngLÊ GIA HOÀI GV - THCS Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường

Tiếng trống vang lừng giục thu sangHeo may buông lối sắc thu vàngTinh khôi áo trắng khăn quàng thắmNâng bước chân em tới trường làng.Cổng trường bung mở nắng vàng tươiBình minh rạng rỡ phía chân trờiTung tăng cặp mới tay ve vuốtMắt biếc thơ ngây rộn tiếng cười.

Sân trường lồng lộng sắc cờ hoaTiếng nhạc vang êm khúc hiền hòaNghiêm trang đứng trước màu cờ thắmTâm hồn phơi phới lòng hoan ca.Buổi đầu tới lớp vắng ai đâyBè bạn quây quần nắm chặt tayRun run nét chữ mùi hương sữaDòng mực đầu mùa thơm ngất ngây!

Page 13: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 13

Lòng biết ơn là một cụm từ rất quen thuộc, không chỉ là

câu cửa miệng, mà còn in sâu trong ý thức con người. Môi đứa trẻ tập nói đều giống nhau ở âm đầu tiên bập bẹ phát ra là “Mẹ”, là “Bà”. Những âm đầu ấy bật ra từ sự gần gũi, nhưng sâu thẳm trong ý thức của trẻ thơ khi phát ra những tiếng gọi đó là một thứ tình cảm đặc biệt đối với người yêu thương trẻ “vô điều kiện”, người ta gọi thứ tình cảm đặc biệt ấy là lòng biết ơn. Như một sự phát khởi tự nhiên trong tiềm thức, người lớn luôn nhắc nhở trẻ em nói lời “Cảm ơn!” với người đã yêu thương giúp đỡ mình. Bài học đầu đời ấy lẽ ra phải khắc cốt ghi tâm, nhưng hiện nay có rất nhiều người đã và đang lãng quên. Đó không chỉ là điều đáng buồn mà còn để lại những hệ lụy trong cuộc sống. Cho nên, đừng quên ôn tập bài học về lòng biết ơn, nhất là với lớp trẻ sắp bước vào tuổi trưởng thành.

Biết ơn trước hết là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Biết ơn cha mẹ đã cho chúng ta hình hài đầy đủ khi đến với

cuộc đời. Biết ơn thầy cô giáo, những người đã đi qua cuộc đời ta, để lại những bài học quý giá. Biết ơn ông bà, Tổ tiên nguồn cội đã giữ và truyền lại qua bao đời vóc dáng non sông, âm điệu tâm hồn, lòng yêu đời tha thiết. Biết ơn người bao bọc, giúp đỡ những khi ta gặp khó khăn, hoạn nạn. Rộng hơn, lòng biết ơn là thể hiện sự trân quý của mình đối với những thành quả lao động sáng tạo, với kho tàng tri thức nhân loại do các thế hệ đi trước để lại. Những người hiểu biết sâu sắc còn dành lòng biết ơn đối với thiên nhiên, với cuộc sống, với tất cả những gì đem lại cho họ sự hài lòng, hạnh phúc. Biết ơn bầu không khí ta thở, con đường ta đi. Biết ơn cây xanh,

bóng mát, mưa xuống, nắng lên… Biết ơn những khổ đau đã giúp ta biết giá trị của hạnh phúc. Biết ơn cả những người đẩy ta vào khó khăn, nhờ vậy mà ta biết đứng lên từ đâu để trưởng thành. Có nghĩa là còn nhiều, nhiều lắm những điều con người cần phải biết ơn. Lòng biết ơn không chỉ đem lại hạnh phúc cho bản thân, mà còn mang hạnh phúc cho tất cả mọi người. Với lòng biết ơn, con người biết từ bỏ cái tôi chính mình để hướng đến một lối sống nhân ái, giao hòa.

Ấy vậy mà, một số người lại luôn muốn được người khác biết ơn, thay vì biết ơn người khác. Tương tự như việc người ta ham muốn nhiều hơn sẻ chia, không thích cho đi

ÔN TẬP BÀI HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠNQUA LỄ TRI ÂN VÀ TRƯỞNG THÀNH

NGUYỄN THU TRANGGV - THPT Trần Phú

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 14: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc14

mà chỉ muốn nhận về. Đó là biểu hiện của sự lãng quên ít nhiều bài học về lòng biết ơn và cũng là dấu hiệu cho thấy thói vô ơn có nguy cơ nảy nở, lan rộng.

Khi quên mất bài học về lòng biết ơn, người ta chỉ biết đến bản thân, quên những ai đã giúp mình, quên công lao của tiền nhân tạo ra thành quả để ta thụ hưởng hàng ngày, thậm chí quên cả công ơn của các bậc sinh thành, dưỡng dục. Quên lòng biết ơn, hành xử của con người trở nên tệ bạc, không những thế còn làm tổn thương cho người khác và gây hậu quả cho toàn xã hội. Người ta khoan khoái đưa mắt ngắm nhìn khuôn viên đường phố sạch đẹp, ngửa cổ dưới bóng cây xanh hít thở bầu không khí trong lành nhưng lại chun mũi khinh miệt những người lao công, áo đẫm mồ hôi đi ngang qua. Người ta tấm tắc thưởng thức hải sản tươi ngon, tha hồ quẫy đạp trong làn nước biển mát rượi nhưng lại thẳng tay ném rác, xả thải lềnh bềnh xuống biển không thương tiếc, rồi quay ra nói đổng: biển bẩn ghê người! Không chỉ người lớn mà đôi lúc chúng ta cũng giật mình vì nhiều đứa trẻ cũng nhiễm thói vô ơn đáng quan ngại. Khi người mẹ tất tả, nhễ nhại mồ hôi với công việc bếp núc, những đứa trẻ không những không chịu động tay giúp đỡ việc gì, đã thế trong bữa ăn còn mè nheo, chê ỏng

chê eo, bới từ trên xuống dưới chọn thức ăn ngon cho mình. Không biết dành miếng ăn ngon cho người lớn tuổi trong nhà, không có lời cảm kích với người nhọc công nấu nướng; sấn sổ, quát lác người phục vụ ở nhà hàng, đấy là vô ơn với người yêu thương, chăm sóc, phục vụ mình. Có những cô cậu học trò phổng phao, xinh đẹp, học hết cấp, thi đạt điểm cao nhưng miệng ngoăn ngoắt nói xấu thầy cô, chê bai bôi nhọ nhà trường. Đấy là vô ơn với người giáo dưỡng mình khôn lớn trưởng thành. Buổi học cuối cùng, có mái đầu bạc nghiêng bên tang trống, dõng dạc điểm hồi dài, báo mãn một năm học, nhưng không một ánh mắt học trò nào thấy được nét buồn vương vương đang dõi theo bóng học sinh cuối cấp dần xa ngoài cổng trường. Đơn giản vì người ấy chỉ là ông bảo vệ trường, kiêm quét lớp, đánh trống. Cả ngàn ngày qua môi buổi tới lớp, giáp mặt ông còn chả thèm chào

thì ngày xa trường cũng có gì đâu mà phải chú ý. Đấy là sự vô ơn với những cống hiến, hi sinh thầm lặng của những con người bình dị. Sự vô tâm, vô ơn như cái mộng che mất con ngươi của mắt, nó khiến người ta không thể thấy rõ được “ngọc” giữa đời thường mà chỉ nhìn thấy những lợi ích riêng. Và rồi người ta dùng đủ mọi mánh khóe, mưu đồ để cạnh tranh, giành giật làm cho mối quan hệ người với người trở nên nghiệt ngã.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho sự vô ơn, bạc bẽo nảy nở ngày một nhiều trong đời sống hiện nay? Phải chăng vì đời sống bận rộn, vì những lo lắng mưu sinh, vì sức hấp dẫn của các thiết bị liên lạc, giải trí và thông tin hiện đại là vô hạn, chúng ta đang có những hành xử hết sức vô tâm, vô ơn mà không hề hay biết. Hoặc đôi khi nhận ra sự tệ bạc của mình thì lại ngụy biện đổ lôi tại cuộc sống, công việc và nhiều lí do khác. Mặc dù,

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 15: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 15

sâu trong tâm hồn chúng ta không phải là những người vô ơn. Vì thế cần thiết phải nhắc nhở, ôn tập để môi người luôn có ý thức về lòng biết ơn. Phong trào hoạt động tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh cuối cấp ở các nhà trường thời gian gần đây là một cách nhắc nhở lòng biết ơn sâu sắc và nhân văn. Sau khoảng thời gian dài học tập với thầy cô, bạn bè, gắn bó với trường lớp, trước giờ tung cánh bay cao bay xa, học sinh cần có những khoảng lặng nhìn hành trình cả ngàn ngày qua. Ngược về thời gian, học sinh có dịp nhìn lại mình ở khi mới vào trường, ôn lại những kỉ niệm, để rồi từ sâu thẳm trái tim bừng lên niềm tri ngộ với thầy cô, mái trường với cha mẹ, bạn bè, với người thân. Thầy cô và cha mẹ hạnh phúc đến nghẹn lời khi thấy những đứa con thường ngày lộc ngộc, ương bướng biết ấp bàn tay thô ráp của cha mẹ lên gương mặt mình, thủ thỉ nói lời xin lôi và yêu thương. Những học trò đa cảm ngửa mặt dưới tán xà cừ, vuốt ve thân cây sù sì bạc màu thời gian để nói lời tạm biệt. Từng lớp học sinh ứa nước mắt hứa rằng, chúng em sẽ không phụ công lao dạy dô của thầy cô, chúng em nhất định sẽ là người tử tế, người có ích, hãy tin ở chúng em.

Lễ tri ân thực sự đã thức dậy lòng biết ơn sâu sắc, trọn vẹn ở học sinh cuối cấp. Hành trình tương lai chỉ mới bắt đầu nhưng với việc ôn tập kỹ lưỡng bài học về lòng biết ơn sẽ là tấm thẻ đảm bảo những công dân tốt trong tương lai. Thiết nghĩ còn nhiều cách để chúng ta ôn tập và thực hành lòng biết ơn trong cuộc sống. Người lớn phải luôn ý thức về lòng biết ơn để noi gương cho lớp trẻ, cũng cần có những nhắc nhở phê bình nghiêm khắc với thái độ vô ơn. Làm sao để biết ơn không chỉ là lí thuyết nặng nề mà trở thành nếp nghĩ, hành xử ăn sâu vào bản chất và bộc lộ tự nhiên như một nét đẹp trong tâm hồn người Việt ta./.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC HỌC SINHKỸ NĂNG

THOÁT HIỂM TRONG

ĐÁM CHÁY TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

Trường THCS Tích Sơn

Page 16: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc16

Những năm qua, trường THCS Tích Sơn –

thành phố Vĩnh Yên rất chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một trong số đó là kỹ năng phòng cháy chữa cháy. Thông qua việc hiểu biết nguyên nhân gây cháy nổ, thầy và trò nhà trường nắm được cách xử lý cháy, được hướng dẫn thực hành sử dụng bình chữa cháy, khăn ướt để dập tắt đám cháy; cách báo động, thoát nạn khi gặp đám cháy...

Khi hỏa hoạn xảy ra, nguyên nhân gây tử vong nhiều là mất bình tĩnh dẫn đến không xử lý được tình huống. Điều quan trọng là phải thật sự bình tĩnh và thực hiện các biện pháp thoát hiểm ngay lập tức.

1. Cách xử lý khi phát hiện đám cháy

- Khi phát hiện ra cháy, nhanh chóng thông báo, hô hoán cho mọi người biết về vụ cháy.

- Nhanh chóng ngắt điện nhà bị cháy (nếu có thể).

- Huy động thêm mọi người xung quanh di chuyển người trong nhà ra ngoài nơi an toàn.

- Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114.

- Cùng với mọi người sử dụng các vật dụng để chữa cháy (bình chữa cháy, dùng xô chậu múc nước, chăn thấm nước... ).

2. Cách xử lý khi bị bắt lửa vào quần áo

- Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.

- Nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau; không lấy tay dập lửa; không nhảy ngay vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước nếu không chắc chắn đó là nơi an toàn vì nước có thể bị nấu sôi do lửa tác động.

- Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và lăn tròn trên sàn cho tới khỉ tắt lửa.

3. Cách di chuyển ra khỏi đám cháy

- Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói. Càng nằm sát đất bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bởi khói phía trên không chỉ là khói mà còn là không khí bị

hun nóng cùng nhiều khí độc khác.

- Cố gắng không hít khói vì thiệt mạng thường do ngạt khói, bạn có thể lấy chăn vải hay mền thấm nước, bất cứ thứ gì có thể làm ướt nó và đặt nó trên mũi và miệng khi trườn qua đám lửa.

- Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

4. Cách xử lý khi thấy người khác bị cháy

- Trấn an giúp người đó không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.

- Dùng chăn chiên đã tẩm nước hoặc dùng các bình bột, chữa cháy, nước để dập tắt lửa.

- Đưa người bị cháy đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe./.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 17: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 17

Tác phẩm văn chương đích thực phải thoát

ra khỏi khuôn khổ của trang giấy và đi vào cuộc đời, trở thành một phần trong đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân. Mọi kiệt tác văn học trên thế giới đều như thế, không có ngoại lệ. Những “Thần khúc” của Dante, “Chiến tranh và hòa bình” của Tolstoy, “Đôn-ki-hô-tê” của Cervantes, “Những người khốn khổ” của Victo Hugo, hay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu… được nhân dân sử dụng như những thành ngữ trong cuộc sống hàng ngày để truyền tải những thông điệp đời thường mang chiều sâu văn hóa của một dân tộc.

Nếu xét trên phương diện đó, truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao cũng là một kiệt tác, vì nó đã thực sự bước ra khỏi trang sách để đi vào cuộc đời, những nhân vật của truyện như Chí Phèo, Thị Nở còn “thực hơn cả con người thực” và nếu được trang bị một cái nhìn mang tính nhân văn thì những nhân vật ấy đem

lại cho người đọc nhiều bài học nhân sinh sâu sắc: “Khi Chí Phèo ngất ngưởng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tích đến nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn còn được là con người. Chí Phèo phái bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)

Cuộc đời chí Phèo là một chuỗi những bi kịch mà bi kịch sau bao giờ cũng đau đớn hơn bi kịch trước. Ngay từ khi mới ra đời, Chí đã bị người mẹ, người đời cự tuyệt quyền làm người “Một anh đi thả ống lươn (…) một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng, xám ngắt trong một váy đụp…”

Chí lớn lên là một kẻ không cha không mẹ đi ở cho hết nhà này đến nhà khác rồi trở thành canh điền cho nhà Bá Kiến. Tuy hoàn cảnh có nhiều éo le nhưng Chí vẫn

giữ được nhân phẩm. Nó đủ mạnh để át đi cái dục vọng tầm thường. Khi bị Bà Ba Bá Kiến gọi lên đấm bóp, Chí nhận ra đó là một việc làm xấu xa. Nam Cao viết “Người ta không thích cái gì mà người ta khinh”. Anh Chí kh-inh! Vì vậy anh cao hơn hơn bản năng, cao hơn cả thường tình. Có thể nói, trước khi bị đẩy vào tù, Chí là con người lành lặn, khỏe khoắn, đẹp cả hình thức và tâm hồn.

Nhưng xã hội cũ không để cho Chí yên với ước mơ nho nhỏ “Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải của mình”, một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Đây là bước trượt dài không thể cứu vãn trong cuộc đời của Chí. Nhà tù đã biến một anh Chí hiền lành, lương thiện thành một tên Chí Phèo lưu manh, cô đồ: “Trông đặc như thằng Săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng. Trông gớm chết…”.

Và sau khi đến nhà Bá Kiến lần thứ hai, nhận tiền của Bá Kiến đi đòi nợ Đội Tảo thì Chí Phèo trở thành

Cách “Chí Phèo” của Nam Cao bước ra khỏi trang sách

DƯƠNG KHÁNH TOÀNTrường THPT Quang Hà

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 18: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc18

tay sai của Bá Kiến, thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại: “Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, tỉnh dậy vẫn còn say… Hắn có biết đâu hắn đã phá nát bao nhiêu cơ nghiệp, đập vỡ bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện…”

Càng gây tội ác, Chí Phèo càng bị cộng đồng làng Vũ Đại xa lánh, cự tuyệt. Chí Phèo bị khai trừ, vị xua đuổi ra khỏi cộng đồng – biểu trưng cho loài người, cõi người. Không ngẫu nhiên Nam Cao để túp lều của Chí Phèo dạt ra tận ngoài bãi, cách biệt với xóm làng, ai cũng đi vòng qua. Đó là sự phủ nhận tư cách người ở Chí Phèo.

Sau chuỗi ngày chìm đắm trong men rượu và tội ác, cuộc đời của Chí bỗng lấp lánh ánh sáng của tình yêu và hạnh phúc. Cuộc tình 5 ngày với Thị Nở là những ngày ngắn ngủi Chí Phèo được sống đúng với ý nghĩa của con người. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở có một ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc. Con người xấu xí đến “ma chê quỉ hờn” ấy, kì diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất rọi vào chốn tăm tối của Chí Phèo, thức tỉnh con người thật của Chí bấy lâu bị cuộc sống tàn bạo che lấp. Chất nhân văn của tác phẩm thể hiện ở chỗ, ngay cả khi

con người đã bị tha hóa đến tận cùng, Nam Cao vẫn phát hiện ra trong chiều sâu tâm hồn của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có, chỉ cần một chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mạnh mẽ, tha thiết.

Sau đêm gặp Thị Nở, Chí sống lại những cảm giác của con người. Chí thầy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Chí lắng nghe những âm thanh bình dị của cuộc sống: tiếng mái chèo khua nước, tiếng chim hót, tiếng những người đi chợ về hỏi nhau… Những âm thanh ấy gợi nhớ lại quá khứ, hình như có một thời Chí cũng có cuộc sống bình thường như mọi người với ước mơ “một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê, vợ dệt vải”. Sau khi được Thị Nở chăm sóc, tâm hồn Chí thực sự hồi sinh. Đây là lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Với chí Phèo, bát cháo hành của Thị Nở không chỉ là bát cháo hành bình thường mà trong đó bao hàm cả tình yêu thương chân thành mà thị dành cho hắn. Và như vậy nó cũng hàm chứa cả niềm hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên chí có được. Khi ăn bát cháo hành, chí trở lại là anh canh điền ngày xưa. Hắn khao khát được làm người lương thiện “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện. hắn muốn làm hòa với mọi người

biết bao!” Nam Cao đã rất tài tình khi miêu tả nét tâm lí này của Chí Phèo. Chí thèm lương thiện vì hơn ai hết, Chí hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đồng hành cùng sự lương thiện.

Nhưng mong ước được sống lương thiện của Chí Phèo một lần nữa lại không thành hiện thực. Định kiến của làng Vũ Đại, mà bà cô Thị nở là người phát ngôn, đã không cho Chí cơ hội làm lại cuộc đời. Bị cự tuyệt tình yêu, Chí rơi vào tình thế tuyệt vọng. Đau khổ, uất ức, Chí tìm đến rượu để giải sầu. Nhưng càng uống hắn lại càng tỉnh. Hay nói đúng hơn là tuy say nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, hắn vẫn luôn ý thức rất rõ về nỗi đau thân phận. Vì thế mà hắn “ôm mặt khóc rung rức” và “cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Hơi cháo hành chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc. Điều đó chứng tỏ linh hồn của con người một khi đã thức tỉnh thì không dễ gì có thể dập tắt.

Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi cuộc đời lương thiện của mình, biến mình thành quỷ dữ. Chí xách dao đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt hắn, dõng dạc đòi lương thiện. Như vậy Chí hành động như một người tỉnh táo với những suy nghĩ sâu

(Xem tiếp trang 32)

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Page 19: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 19GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Coi trọng chất lượng đào tạo, giáo viên và phương châm

giáo dục toàn diện là then chốt nâng cao chất lượng dạy và học. Trường THPT Vĩnh Yên hôm nay đã khẳng định vị thế của mình trong hơn 30 trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm học 2017-2018, trường THPT Vĩnh Yên luôn nằm trong top 10 trường có kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia của Vĩnh Phúc.Với kinh nghiệm và tâm huyết, nhà giáo Nguyễn Thị Mai Chang đã chỉ đạo xây dựng đề án chiến lược phát triển giáo dục của trường; xây dựng chương trình dạy học và hoạt động ngoại khóa; phát triển đội ngũ giáo viên, hướng tới xây dựng nhà trường phát triển bền vững.

Ấn tượng về cô giáo Hiệu trưởng yêu thương, gần gũi với học trò còn mãi trong tôi. Dù nhiều việc, cô vẫn quan tâm tới sở thích, ước mơ của học trò, cô đã giúp nhiều trò lầm lỡ quay đầu lại. Cô coi học trò như con, cô đã xóa tan khoảng cách quyền lực giữa hiệu trưởng - học sinh, chính vì vậy nhiều học sinh đã mạnh dạn tìm đến cô để được chia sẻ, được đề xuất ý kiến. Cô đã trực tiếp chỉ đạo Đoàn Thanh niên, các tổ chuyên môn thành lập các Câu lạc bộ để tạo sân chơi bổ ích cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, giúp nhiều học sinh phát huy được năng khiếu, sở trường, đồng thời cũng là cách để hướng nghiệp cho các em. Các em học sinh tích cực tham gia phong trào văn hóa,

văn nghệ, thể dục thể thao vừa rèn luyện sức khỏe, vừa rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tăng sự gắn kết cộng đồng. Không những vậy, cô còn tham gia lao động cùng học sinh, chỉ cho các em biết sống trách nhiệm, yêu lao động…Phương châm của cô là khỏe để làm việc hiệu quả, khỏe để học tập và mang lại giá trị sống tốt đẹp. Cô cũng là người khởi xướng và nhiệt tình tổ chức các chuyến đi thiện nguyện “Áo ấm cho em”, sưởi ấm tâm hồn, giúp học sinh nghèo thêm động lực phấn đấu vươn lên.

Sinh ra trong gia đình hiếu học ở Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnhVĩnh Phúc, học giỏi, công tác năng động, cô “sinh viên xuất sắc” khoa Toán, trường Đại học Sư phạm

Cô giáo Hiệu trưởng tâm huyết NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

THPT Vĩnh Yên

Cô giáo Nguyễn Thị Mai

Chang, Hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Yên – một nhà giáo tâm huyết, hết lòng với nghề, với sự

nghiệp giáo dục của nhà trường.

Page 20: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc20

Hà Nội II, giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh năm 2001, Bí thư Đoàn trường, Phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Yên năm 2015. Cương vị nào cô giáo Nguyễn Thị Mai Chang cũng tâm huyết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cô chia sẻ: “Phấn đấu thực hiện lý tưởng cách mạng hôm nay là phải biết trau dồi tri thức, hiện thực ước mơ. Đó là con đường đi đến thành công”.

Tổ chức những chuyến thực tế khi có điều kiện, tạo cơ hội giúp bản thân và đồng nghiệp mở mang hiểu biết, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua những trải nghiệm hữu ích. Xây dựng môi trường sư phạm, xây dựng tập thể hội đồng gắn bó , đoàn kết và chia sẻ giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung phát triển nhà trường .

Chặng đường 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển nhà trường, gắn liền với sự cống hiến và trưởng thành của nhà giáo Nguyễn Thị Mai Chang. Mơ ước của cô giáo Mai Chang xây dựng trường THPT Vĩnh Yên trở thành trường THPT ....

Nhà giáo - Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai Chang luôn

nô lực học hỏi và phấn đấu, đổi mới quản lý và thực hiện các giải pháp giáo dục, từng bước tạo dựng niềm tin cho phụ huynh và học sinh, góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công của trường THPT Vĩnh Yên và thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục tỉnh nhà./.

GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Khi con có mẹ là giáo viên

Chương trình “Áo ấm cho em” tết 2019.

Con chẳng bao giờ có được niềm vui

Cùng mẹ đến trường những ngày quan trọng nhất

Bởi những ngày đó cũng là khi mẹ bận

Con luôn thiệt thòi khi có mẹ là giáo viên.

Mẹ vẫn nhớ chẳng bao giờ có thể quên

Con bé xíu cầm tay bà đi khai giảng

Mẹ thương con nhưng chẳng thể làm khác

Tạm biệt mẹ, con lững thững bước đi

Rồi thời gian trôi con cũng chẳng hề chi

Vẫn theo bà tới trường ngày hai buổi

Biết mẹ bận nên chẳng hề đòi hỏi

Vẫn đi về khi không có mẹ ở bên.

Con luôn thiệt thòi khi có mẹ là giáo viên

Cả một ngày công việc bề bộn lắm

Chỉ biết dành cho con những tình cảm nồng thắm

Mà không thể ở bên con cả những lúc con cần.

Nhưng con có mẹ như một người bạn thân

Đừng vì thế mà hờn trách mẹ con nhé

Mẹ bên con từ khi còn thơ bé

Và mãi yêu con đến trọn cuộc đời mình...

VŨ THỊ LAN ANH

Page 21: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 21GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Nguyễn Đức Thắngtấm gương học sinh giỏi năng động

TẠ ANH ĐỨC Bí thư đoàn trường THPT Sáng Sơn

Khi gặp Nguyễn Đức Thắng có lẽ ai cũng ấn

tượng về một cậu bé với cặp kính cận, phong thái tự tin và khả năng ăn nói lưu loát. Đức Thắng cho biết, em yêu thích môn Văn từ khi còn nhỏ nên đã dành nhiều thời gian đối với bộ môn này. Bên cạnh việc chăm chú học bài và làm bài trên lớp, Thắng thường xuyên đọc các cuốn sách, câu chuyện hay, các tác phẩm văn học, thơ và tạp chí để củng cố thêm kiến thức phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Em chia sẻ: học văn cũng là học cách làm người, vì vậy ngoài việc nắm các kiến thức văn học,Thắng

còn điều chỉnh cách ăn nói, cách viết cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, biết yêu thương, giúp đỡ bố mẹ, anh chị em và bạn bè cùng lớp.Với tinh thần ham học hỏi cùng sự nô lực không ngừng, năm học 2018-2019 em đã đạt giải Nhì cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 10 và giải Khuyến khích thi vượt cấp môn Ngữ Văn lớp 12. Đặc biệt Thắng còn đạt giải Khuyến khích cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019,càng vinh dự hơn khi em là thí sinh duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc đạt giải trong cuộc thi này. Đây là động lực rất lớn để Đức Thắng tiếp tục cố gắng trong các kỳ thi của những năm

học tiếp theo. Không chỉ học tốt môn Ngữ Văn mà đối với các môn học khác, Đức Thắng đều cần cù, chăm chỉ,10 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Bên cạnh đó, Đức Thắng cũng rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào của trường,của lớp.Với khả năng ăn nói lưu loát Thắng rất tích cực tham gia vào các tiết mục văn nghệ của lớp, bên cạnh đó em cũng là thành viên Đội Thanh niên tình nguyện của trường tham gia tích cực trong phong trào “ tiếp sức mùa thi”. Đức Thắng cho biết, việc tham gia các hoạt động phong trào của lớp của trường đã giúp em tự tin hơn trong giao tiếp, được giao lưu và học hỏi các bạn. Giúp em có thêm động lực để tiếp tục cố gắng, cùng các bạn lập nhiều thành tích, đưa phong trào Đoàn của nhà trường phát triển đi lên.

Mục tiêu trước mắt của Thắng là sẽ cố gắng phấn đấu học tập thật giỏi, thi đô vào trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, xứng đáng với sự tin tưởng và kỳ vọng của gia đình, thầy cô và bạn bè./.

Vinh dự là học sinh duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc đạt giải trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019, em Nguyễn Đức Thắng, học sinh lớp 10A4 - trường THPT Sáng Sơn luôn nỗ lực hết mình trong học tập, được thầy cô, bạn bè tin yêu, quý mến. Nguyễn Đức Thắng

tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Page 22: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc22

Câu chuyện nhỏ của học tròNGUYỄN THỊ TRANG

GV THPT Vĩnh Yên

Tháng 6 - 2019 đến với những cơn mưa rào bất chợt,

cũng giống như những năm tháng thanh xuân của chúng ta. Nó đến thật đẹp, thật rực rỡ, thật hạnh phúc và đầy ắp yêu thương. Và chúng ta ước rằng sẽ mãi mãi là thanh xuân tươi đẹp để bước đến, để sánh vai và để chạm tới những ước mơ thật đẹp bên những người bạn mà đã gắn bó cùng ta thủa ban đầu...! Câu chuyện nhỏ về những khoảnh khắc của trò sau chuôi ngày đèn sách để

sau này chúng ta sẽ nhớ mãi mái trường, thầy cô, bạn bè, về những kỷ niệm hạnh phúc!

Hà Nội đón cô trò 10A8 - trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc bằng những làn gió mát trong lành của buổi sáng ban mai. Quảng trường Ba Đình lịch sử lâng lâng cảm xúc vừa tự hào, vừa xúc động và kiêu hãnh về một quá khứ hào hùng của dân tộc. Thăm khu di tích Hồ Chí Minh để nghiêng mình báo công với Bác sau chuôi tháng ngày

miệt mài đèn sách. Cảm giác thân thuộc và yêu thương đến vô ngần trước vườn cây, ao cá, những tủ sách, nếp giường, căn nhà sàn đơn sơ, những bộ quần áo và những vật dụng quá đôi đời thường của Bác. Bao ký ức, bao hoài niệm, bao yêu thương về Người ùa về theo lời kể của cô hướng dẫn viên. Cô cậu học trò trầm ngâm nét mặt, bút sách nghiêm trang ghi chép, có trò bồi hồi bật thiết bị ghi âm và lắng nghe chăm chú. Nhìn các em, tôi hiểu rằng, tình yêu gia

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Trải nghiệm Làng gốm

Page 23: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 23MỤC TRANG VĂN NGHỆ

đình, yêu quê hương đất nước sẽ trôi dậy theo những lời răn dạy của Người. Nhiều học trò đã khóc, một lần nữa, trái tim thổn thức, bao yêu thương trân quý chẳng thể nào giãi bày, chỉ còn được thể hiện qua những tiếng nấc nghẹn, những giọt nước mắt xúc động khi những thước phim tư liệu về ngày tháng cuối đời của Bác. Trên lớp, ở nhà, cô và cha mẹ các em thường chú tâm đến điểm số của các em mà chưa chú ý đến tâm tư, tình cảm của các em. Nên khi cùng các em đi trải nghiệm, tôi mới cảm nhận được những suy nghĩ của các em lại sâu sắc đến thế. Và tôi cảm thấy hạnh phúc khi có học trò nói rằng: “Chúng em cảm thấy có lôi khi đã nhiều lần làm cha mẹ, thầy cô buồn”.

Rời khu di tích Hồ Chí Minh tôi cùng các em đến thăm Bát Tràng - một trong những làng nghề gốm sứ cổ kính, lâu đời và phát triển nhất Việt Nam. Ở đây, các trò tham quan và tìm hiểu những tác phẩm nghệ thuật sống động bằng gốm sứ qua bàn tay nghệ thuật của những nghệ nhân lành nghề. Cô trò được biết về tráng men, nung và chọn đất, làm sản phẩm được những nghệ nhân và thương gia chia sẻ. Các học trò, say mê với những trò chơi, vật dụng, đồ kỷ niệm bằng gốm xứ lung

linh sắc màu. Có cô học trò nhí nhảnh: “Cô ơi, em muốn mua vòng bắt ước mơ, để có thể cầu nguyện cho ước mơ đó trở thành hiện thực”. Ngộ nghĩnh, ngây thơ và trong sáng là những cảm nhận thật đẹp của cô về các trò. Môi người một cách, nhưng khi ra về, các em đều xúng xính những món đồ xinh xinh gửi tặng cha mẹ, người thân của mình!

Tiếp tục cuộc hành trình trải nghiệm, tôi đưa các em đi từ quá khứ hào hùng của dân tộc, đến những làng nghề truyền thống của cha ông và tạm dừng để cảm nhận được sự phát triển về khoa học công nghệ của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các em khám phá về công nghệ 4.0, khu trải nghiệm hiện đại hàng đầu của Việt Nam Panasomic Rusipia, đắm chìm trong thế giới các hành tinh hệ mặt trời; các thuật toán, các định luật vật lý, nguyên lý ánh sáng; được trải nghiệm công nghệ thực tế ảo 3D với bộ phim khoa học viễn tưởng về các khối hình, các nhân vật, các nhà khoa học cổ xưa. Bên cạnh đó, các trò còn được ôn tập kiến thức về pin, xử lý pin, và tham gia thí nghiệm tạo ra năng lượng bằng pin người (nắm tay nhau). Cảm ơn Rusipia Panasonic Việt Nam đã cho

các trò một trải nghiệm lý thú và hữu ích về công nghệ, về tri thức, tạo cho các trò những động lực, cố gắng phấn đấu để bứt phá, để tìm ra sức mạnh của mình trên con đường sự nghiệp tương lai!

Kết thúc hành trình trải nghiệm là địa điểm Ecopark Resort, không gian xanh ngát của Ecopark là điểm nhấn thú vị. Những ngôi nhà hiện đại, những tổ hợp vui chơi, những con đường và công viên đầy hoa lá khiến không khí trở nên mát mẻ vô cùng. Tham quan, trải nghiệm chương trình chơi teambuilding vô cùng phấn khích và bùng nổ. Các em thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, đồng lòng và sức mạnh của tuổi trẻ. Trong suốt quá trình, các trò đều có cơ hội thể hiện bản thân xuất sắc. Người khéo léo trong động tác, người có tài lãnh đạo, người có sức khỏe phi thường, người sáng tạo, người có khả năng vũ đạo, ca hát, kể chuyện biến hóa... Các em như một phiên bản sống động nhất về thanh xuân tươi đẹp mà có trong mơ. Tất cả thật tuyệt vời! Môi nụ cười, môi ánh mắt đều thật sáng, thật đẹp và vô cùng hạnh phúc. Tôi hy vọng các em sẽ nô lực để viết tiếp câu chuyện nhỏ giản dị tràn đầy nắng, gió, sức trẻ và niềm vui của một thời áo trắng./.

Page 24: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc24 MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Tạm biệt

LÊ THỊ HẠNH Lớp 11A6 THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Không hiểu sao, cứ vào những ngày cuối mùa, cảm

giác như thời gian trôi chậm hơn, ngày bông dài hơn thêm một chút. Có chăng, là do lòng người lưu luyến, chùng chình nên mới vậy?

Hôm nay, với tôi vốn dĩ không phải ngày để hoạt động nhiều. Tôi muốn dành một ngày cuối hạ để nhìn lại, mình đã làm được gì và chưa làm được gì trong suốt một mùa hè.

Mùa hè, cuộc sống của tôi vẫn vậy.Vẫn là những ngày không mấy xôn xao. Vẫn có những ngày để lòng nhẹ đi trên những con chữ, thả hồn vào những cuốn sách còn vương mùi giấy mới. Cũng có những ngày cắp sách đi học trong tâm thế vừa vui vẻ, phấn chấn, vừa chán chường, mệt mỏi. Có ít những buổi đi chơi, tụ tập, bạn bè, chẳng làm gì nhiều, chỉ là cùng nhau trò chuyện. Và một ngày cứ lặng lẽ trôi, công việc chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghe thật buồn tẻ phải không?

Hè đi qua, có những dự định bỏ lỡ, những cơ hội tuột

khỏi tầm tay. Dự định tham gia những buổi tập bơi nâng cao thể chất, cơ hội biến mình trở thành một con người năng động hơn nhờ việc đi một tổ chức trại hè. Có những lời từ chối, có nhiều lời phàn nàn, mắng mỏ. Và có cả những lời hỏi thăm “Dạo này, cậu thế nào?” từ một người bạn cũ. Có những ngày gọi điện cho mẹ đi làm xa “Mẹ ơi, ở đấy nóng không? Nóng quá thì về nhà Mẹ nhé!”. Tất cả những gì vụt mất và những gì có được, đối với tôi, đều đáng quý và đáng trân trọng.

Những ngày hạ trôi, tôi được nghe nhiều câu chuyện, rút ra được nhiều điều. Câu chuyện từ những trang sách, câu chuyện trên truyền hình, câu chuyện ngoài đời thực, từ những người thân quen, hoặc vô tình từ một người lạ mặt trên một chuyến xe bus. Có người kể tôi nghe và tôi cũng vậy, lắng nghe và chia sẻ. Sau môi câu chuyện, môi cuộc gặp gỡ, tôi lại học được thêm một chút, suy nghĩ vẻ những điều mớ mẻ. Có cảm giác trong đầu mình đang nảy nở được nhiều điều.

Hôm nay, tôi ngồi lại, sắp xếp chồng sách vở, chuẩn bị cho một năm học mới. Ngày mai, lại phải rời xa ngôi nhà thân quen để đi lên phòng trọ, cảm giác có chút gì đấy hụt hẫng, khó tả. Những ngày sau, không còn được ngủ nướng đến tận trưa, không còn tiếng bố gọi dậy môi ngày, không còn những bữa ăn được dọn sẵn. Ngày sau, sẽ là một ngày tấp nập, bận rộn lắm đây. Phải quay về lối sống tự lập, phải một mình làm nhiều thứ… Nhưng không sao, quen rồi, cũng hai năm như vậy rồi đấy thôi. Phải mạnh mẽ lên, cô bé ạ! Còn nhiều điều trông chờ phía trước.

Tạm biệt mùa hè, mùa của những trận nắng gay gắt trưa hè..

Tạm biệt mùa hè, mùa của những trận mưa rào bất chợt khiến người ta chẳng kịp trở tay..

Tạm biệt mùa hè, mùa của những câu chuyện, mùa của những dự định bỏ lỡ…

Tạm biệt mùa hè, tạm biệt những tháng ngày trôi về phía cũ…

MÙA HÈ

Page 25: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 25MỤC TRANG VĂN NGHỆ

NGUYỄN LÊ HOÀNGV - THPT Pham Công Bình

Tuổi trẻ chúng tôi giờ thích sống ảo và mê truyện

ngôn tình. Vì thế, những câu chuyện tình yêu của các tiền bối đã trở thành cổ lô sĩ, và chúng tôi không muốn nghe. Năm thứ 2 đại học, tình cờ tôi và anh gặp nhau, theo như truyện ngôn tình thì đó là định mệnh và biết đâu sẽ là lương duyên trời định!

Tôi gặp anh khi ôm hồ sơ xin việc làm bán thời gian, trong khi ngồi chờ phỏng vấn,

anh cầm hồ sơ bước vào phòng sửng sốt nhìn tôi - với anh một phút rung động là nghìn phút yêu thương! Liếc hắn tôi nghĩ “già thế này chắc lại thất nghiệp kinh niên”. Khi trúng tuyển, phải nói tôi vui mừng hết nấc, mẹ tôi thì thở dài: nhà thiếu gì tiền, không lo học còn bày vẽ đi làm thêm. Bố thì bảo: Công ty đó được đấy, cố gắng phát huy thế mạnh của con. Đấy, thế hệ của mẹ chỉ thích mấy câu chuyện cổ tích cũ nhèm, khóc khi xem phim

thời chiến, không chịu hoà vào thời 4.0 gì cả. Sinh viên giờ đứa nào chả đi làm thêm, quan trọng có kinh nghiệm trước khi ra trường, giờ phải chủ động đi kiếm việc chứ đâu như thời của mẹ chờ nhà nước phân việc nữa. Với lại mọi truyện ngôn tình đa phần diễn ra ở chốn công ty mà lị.

Môi khi đến công ty kiểu gì tôi cũng phải liếc mắt tìm trai đẹp. Khổ thân, toàn “lão” đứng đắn. Tư vấn viên gì mà khô như ngói thập kỉ 60 vậy trời.

Chơ đơi la Hanh phuc TRUYỆN NGẮN

Page 26: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc26

Nản hết sức, tôi định chuồn thì cái tay thất nghiệp kinh niên bị tôi phi xe máy khiến hắn lăn quay bất tỉnh. Chỉ vì lí do lãng xẹt gia đình ở xa, thế là tôi bị bắt trở thành ô sin kiêm phụ tá chăm sóc. Một tuần trong bệnh viện mà hơn cả ngàn thu. Đúng là oan gia ngõ hẹp, sau bận ấy tôi và lão thường xuyên gặp nhau. Thật ngớ ngẩn tôi lại thích rồi yêu. Anh hơn tôi 9 tuổi, rất chu đáo, quan tâm, sẵn sàng đi cùng tôi tới bất cứ đâu tôi thích. Chỉ một điều, anh không cho tôi chia sẻ thông tin hình ảnh lên facebook vì với anh “hở ra là mất”. Ôi trời, anh không phải là nam thần, đại gia cũng không thì ai thèm giành giật cướp tay trên của tôi? Thi thoảng anh dẫn tôi theo cafe cùng bạn trai, nhưng chưa từng đưa tôi về nhà, chưa từng giới thiệu với người thân. Tôi nghi ngờ, chả có lẽ hắn đã có vợ con? Thôi chia tay cho lành.

Bên bờ hồ xinh đẹp, sau khi đã khóc cạn nước mắt, tôi trở về nhà. Ơ kìa, sao hắn lại ngồi trong phòng khách? Chuyện của tôi ngôn tình thật rồi! Hắn là một doanh nhân trẻ, chưa vợ con, cách đây hai năm bố hắn là nhà đầu tư cho dự án của bố tôi, công ty tôi làm thêm thử việc là công ty gia đình hắn. Hẳn nào, bố tôi không thắc mắc gì về thân thế của hắn. Sau lần ấy, tình yêu của chúng tôi thêm nồng nàn, nhưng hắn vẫn thế, không facebook, không sống ảo, cũng

không mê ngôn tình.

Mùa hè năm thứ 3 đại học, Dì tư của tôi bị tai nạn gãy chân, tôi đã tình nguyện về ngoại ô chăm sóc dì. Dì từng lấy chồng, bị phụ bạc vì không sinh được con, sau li hôn dì sống một mình ở vùng ngoại ô thơ mộng. Nhiều lần bố mẹ đón dì về sống cùng để tiện chăm sóc, nhưng dì đều từ chối. Gần nhà dì có hồ câu cá, nhà vườn sinh thái, dì mở cửa hàng tạp hoá nên khách ra vào rất đông. Tôi lại bảo biết đâu sẽ gặp giai đẹp giữa chốn bồng lai này! Nói là về chăm sóc nhưng dì chăm tôi là chính, vì sau chia tay đơn phương tôi càng đắm chìm vào truyện ngôn tình, ngày nào cũng cúng anh facebook bằng những bức hình ảo không tưởng. Thật tuyệt khi tôi mới chấp nhận lời mời kết bạn với một Nick facebook Ngôn tình, giai này ngày nào cũng đăng 9 ảnh về trai đẹp các nước, kèm một câu ngôn tình chết người. Mới lập nick mà gái đẹp thi nhau kết bạn.

Tuần nào cũng hai lần bác ấy ngồi uống nước quán Dì tư. Dì kể bác ấy là hoạ sĩ nghiệp dư -hoạ sĩ gì mà chả lãng tử chút nào, chỉ được điểm là rất tâm lí! Bác ấy đến hồ câu cá theo kiểu người xưa ngẫm sự đời. Bác từng là người lính, có mối tình đẹp trong thời chiến với cô y tá. Trong một lần trọng thương, cô ấy chăm sóc và hai người gần gũi nhau, nên với bác, cô ấy chính là người

vợ tào khang. Tiếc một điều, bom mìn đã chôn vùi toàn bộ khu cứu thương, và cô ấy đã hy sinh. Ngay sau đó hoà bình, bác đi học nâng cao sự nghiệp dang dở thời trai trẻ. Sau một năm, bác trở lại chiến trường xưa mong tìm được thông tin về cô ấy, một quả bom phát nổ, bác bị trọng thương, may mắn bác sống sót, rồi bác kết hôn nhưng không ngờ lần trọng thương sau để lại di chứng, bác không thể sinh con. Sau 5 năm, vợ bác xin li hôn để tìm hạnh phúc mới. Ôi, biết đâu bác với dì tư. Dì gạt phăng, già rồi còn yêu với đương gì nữa. Tôi xây mộng ảo, biết đâu lại thêm một truyện ngôn tình của thời hậu chiến tranh!

Gần hai tháng! Quá dài. Tôi và anh không liên hệ gì với nhau. Tôi không thể quên anh. Tôi rất giống như nick Ngôn tình trích dẫn “tịch mịch, cô độc, vất vả, áp lực ... những thứ này anh đều có thể chịu được, chỉ trừ mùi vị nhớ nhung một người rất khổ sở”. Tôi bớt ảo nhưng vẫn mê mẩn truyện ngôn tình. Trời ơi, tôi đã làm cho Dì tư và bác ấy hết hồn khi mắt dán vào màn hình khóc nức nở. Thật không ngờ, câu chuyện của chàng trai sau khi đăng đàn lại được chia sẻ chóng mặt. Trước mắt tôi là vườn hoa bất tử rực rỡ cùng nụ cười hồn hậu trên khuôn mặt người đàn bà xa lạ. Vườn hoa ấy chính tay người mẹ chăm sóc với hi vọng sẽ tìm thấy mộ

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 27: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 27

người chồng hi sinh chưa kịp tổ chức lễ cưới đàng hoàng- Chiến tranh đã sinh ra những mối tình thật đẹp nhưng cũng thật bi thương! Trong một lần cùng đồng đội đi cứu thương khẩn, khi trở về tất cả khu cứu thương A đều đã bị chôn vùi trong bom đạn, và bố của chàng trai ấy đã hi sinh. Sau đó biết mình mang thai, mẹ anh đã về quê ngoại vượt cạn và ở vậy nuôi con khôn lớn, mọi liên lạc thông tin về gia đình của bố anh đều bặt âm. Theo lời kể của mẹ, anh đã tự hoạ hình ảnh của cha để làm ảnh thờ. Giờ sắp cưới vợ, anh chia sẻ câu chuyện tình yêu của mẹ để thanh xuân của anh được tự hào về một chuyện tình đẹp không có trong bất kì tác phẩm ngôn tình nào, và hi vọng cha anh sẽ được an nghỉ. Thật là có những điều ngỡ đã qua lâu, muốn quên chắc cũng phải mất chừng một đời! Tấm ảnh thờ - có gì đó rất quen, hình như tôi đã gặp ở đâu. Tôi giật mình. Ơ... bác ấy đứng ngay sau tôi ôm mặt khóc như chưa bao giờ được khóc...Bao nhiêu câu chuyện ngôn tình tôi đã đọc, đã nghe, đã xem phim... Tất cả chỉ là ảo. Còn câu chuyện tình yêu của bác ấy đã lay động cả cộng đồng mạng. Và tôi tin trong đám cưới của con trai, bác ấy sẽ về kịp.

Nick Ngôn tình đăng ảnh một cô gái che mặt bằng hình dán trái tim kèm trích dẫn: “Trong cuộc đời, một

khi người ấy đã xuất hiện thì tất cả những thứ khác đều là tạm bợ. Biết không, tuần nào anh cũng ba lần ngồi bên quán cafe đối diện chỉ để ngắm em thôi!” các fan facebook đua nhau tò mò đồn đoán về cô gái che mặt đó. Tôi thấy cô gái này có gì đó quen lắm, giông giống tôi của hai năm về trước! Ngày mai tôi sẽ trở về phố phường náo nhiệt, ngày mai trong khi chưa ngày nào tôi quên anh, tôi không biết sẽ phải tiếp tục đối diện với sự dày vò trong nôi nhớ ấy cho đến bao giờ. Sau một đêm ngủ trằn trọc tôi nhận được tin nhắn của Nick Ngôn tình “Yêu thì ngọt ngào, thất tình thật cay đắng. Anh không thể vô duyên, vô cớ mất em”. Tôi nhếch mép cười. Kẻ ngớ ngẩn ăn cắp các câu ngôn tình định tán tỉnh tôi chăng hay chỉ là sự vô tình bắn nhầm tin nhắn? Dì tư thật lạ, không như mọi khi vội vàng gọi xe trở tôi về, có gì đó bình lặng đến vô tâm, vô tâm giống như bố mẹ suốt thời gian qua không một lần đến thăm, không một lần hỏi xem tôi có ổn khi đơn phương chia tay người yêu không. Tôi cắn chặt môi, giờ có lẽ chỉ một câu hỏi thôi tôi sẽ được khóc thoả thuê.

Tin được không khi người đến đón tôi về thành phố lại là anh “Hết giận anh chưa em?”. Tôi khóc, truyện ngôn tình nào đó đã từng nói, đứa trẻ bị ngã sẽ không khóc, cho đến

khi mọi người đều hỏi thăm vô về. Tôi khóc như một đứa trẻ đang ăn vạ, giống như kiểu cả bầu trời tội lôi này đều do anh gây ra, vậy mà không ai đánh chừa anh giúp tôi. Nhìn qua gương hậu, dáng dì tư nhỏ bé xa dần. Anh bảo công ty sẽ tổ chức một đám cưới đặc biệt cho đồng đội của bố và rất mong tôi sẽ sánh bước cùng anh “Này, Nick Ngôn tình từng viết: Bao năm qua mọi thứ yêu thương cô ấy đều trao riêng môi mình bác ấy”. Tôi sửng sốt... anh chính là...

Đám cưới thật đặc biệt! Rạp cưới thơm nồng hoa hồng tươi cho đôi trẻ, và bạt ngàn hoa bất tử cho đôi tình già. Đến giờ tôi mới hiểu câu nói của dì tư “Giá trị của con người nằm ở cách yêu và cách sống”. Họ chưa từng thề thốt, cũng chưa từng hứa hẹn nhưng cuối cùng họ đã về chung một nhà. Anh nắm chặt tay tôi “Yên tâm, anh sẽ đợi em”.

Thời gian tựa như dòng nước trôi không ngừng nghỉ, dù tiền có nhiều thế nào cũng không thể mua được. Thời gian trôi, thanh xuân dần xa. Vì vậy, chúng ta cần biết trân quý từng phút giây trong cuộc sống. Trên sân khấu, anh thu hút mọi ánh nhìn khi cất lên ca khúc “Chờ đợi là hạnh phúc” thật không còn là anh của ngày hôm qua! Quả thật, thế gian này biết bao người đã thua ở một chữ ĐƠI!

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 28: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc28

NGUYỄN THỊ KIM OANH GV Trường TH Thanh Trù

Tôi là giáo viên đứng lớp đã hơn hai mươi năm,

bản thân đã từng chứng kiến biết bao câu chuyện buồn vui trộn lẫn mà thú thực tôi cũng không còn nhớ rành rõ cụ thể bởi cuộc sống còn nhiều điều để ta cần phải nhớ hơn những chuyện như lũ trẻ nhất quỷ nhì ma thứ ba là chúng kia. Vậy mà có một chuyện xảy ra cách đây đã sáu năm đã khiến tôi cứ phải suy nghĩ mãi. Ấn tượng đeo đẳng tôi đến tận giờ, ngỡ như chuyện vừa mới xảy ra ngày hôm qua hôm kia.

Năm ấy tôi chủ nhiệm lớp 5D. Lớp có 35 học sinh thì có 19 học sinh nam. Ngô Văn Khoa là một trong số đó. Cậu học trò này nhìn bên ngoài thì chẳng có gì đặc biệt. Cậu ta nhỏ thó, đen đúa và hình như quanh năm chỉ có duy nhất bộ quần áo loại vải sợi tổng hợp màu xanh nhợt ngoại trừ bộ quần áo đồng phục quy định bắt buộc môi học sinh phải có khi đến trường.

Vào đầu học kì II năm học, tôi ra một đề bài kiểm tra

với nội dung là: “ Em hãy tả lại một buổi đi chơi cùng bố mẹ ( hoặc gia đình) mà em thích nhất” cho về nhà làm bài và hẹn đến tuần sau nộp bài. Khi mở bài ra chấm , đến bài của Khoa, tôi bất ngờ ở phần bài làm của em là hàng chữ nắn nót, tròn trịa: “ Thưa cô, em không thể làm bài”. Hôm sau đến lớp tôi hỏi em vì sao không làm bài. Em vẫn một giọng rành rọt: “ Thưa cô, vì em không thể”. Cố gắng gặng hỏi thêm thì được biết hoàn cảnh gia đình em cũng đáng thương tâm. Bố em mất sớm vì tai nạn giao thông, mẹ làm ruộng một nách ba con nhỏ dại. Khoa là con đầu dưới còn hai em nhỏ. Ít hôm sau, tôi dành hẳn một chiều chủ nhật phóng xuống nhà Khoa tìm hiểu sâu hơn về Khoa. Vì có sự chuẩn bị từ trước nên tôi may mắn gặp được mẹ của Khoa. Trước mặt tôi là một thiếu phụ mà phải gọi là góa phụ mới đúng có dáng người thanh mảnh, nhanh nhẹn và tương đối hoạt ngôn. Thú thực trước khi gặp chị tôi cứ hình dung đó là người đàn bà cằn

côi, ủ ê, chân tay cóc cáy, lam lũ và quê mùa thô ráp. Đón chén nước chè xanh vân vê nóng từ tay chị mềm ấm mà chưa nỡ uống, tôi lặng im nghe chị tâm tình. Lúc nhà tôi mất, thằng Khoa mới 6 tuổi, con bé nhất mới vừa đầy năm, hãy còn đang bú sữa. Gia đình tôi lại mới xây xong ngôi nhà, vợ chồng con cái đang hỉ hả, vui vẻ, từ đây về sau chỉ còn lo làm ăn và chăm lo cho con cái học hành. Thế rồi tai họa bông đâu ập xuống, anh ấy mất đi toàn bộ gia đình gánh nặng dồn trên vai mình tôi gồng gánh. Biết làm sao, kêu ai cậy nhờ ai bây giờ. Thôi đành gạt nước mắt, thắt chặt bụng xốc lại gia đình. Lạy giời, thằng Khoa là đứa con có suy nghĩ lớn hơn với những đứa trẻ khác trong xóm. Cháu biết nghĩ, biết thương mẹ, thương em lại biết số phận nghèo. Từ ngày bố mất, nó biết giúp đỡ mẹ được nhiều việc, lo toan cơm nước cho mẹ. Mới bé thế đã biết mò cua, bắt tép giúp mẹ cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nghĩ thương con, thấy nó vất vả tôi lựa lời bảo cháu

Vùng sáng kí ứcMỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 29: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 29

mọi thứ mẹ vẫn lo được con không phải nghĩ, nếu thương mẹ thì con cố gắng học để sau này đỡ khổ và có điều kiện giúp mẹ và các em nữa chứ. Cô ạ! Có chuyện này tôi kể cho cô nghe nhưng chỉ xin cô thông cảm, đừng cho là tôi kiếm câu chuyện để cầu xin lòng thương hại của người đời thì tội thằng bé lắm. Nhìn các con nheo nhóc, ăn uống thì chỉ nhì nhằng qua quýt rau dưa cốt cho xong bữa tôi xót xa quá. Thôi thì cố mua ít lạng thịt về rang mặn cho các cháu đỡ nhớ mùi thực phẩm, thằng Khoa cằn nhằn “ Từ nay mẹ đừng mua thịt nữa, chúng con kiếm được mẹ khỏi phải lo”. Cháu bảo tôi tận dụng cái màn cũ, cắt may thành mười cái vó nhỏ, rồi tranh thủ lúc nghỉ cháu cất vó kiếm thêm ít tôm cải thiện. Bản thân Khoa tự mò ốc, hến, trai ở khu đầm ruộng gần làng cũng kiếm thêm rủng rỉnh những cua cùng cá, mấy mẹ con vì thế cũng sinh hoạt có phần thanh đạm mà vui, có chất đạm tăng cường thêm sức khỏe cô ạ.

Nhiều lúc thấy suy nghĩ của con hình như già trước tuổi mà tôi như thấy mình có lôi. Tội cho con ở vào hoàn cảnh gia đình khốn khó mà cháu phải chịu nhiều thiệt thòi. Cứ nhìn mấy nhà hàng xóm, người ta cũng chạc tuổi mình, con cái họ cũng như lũ con mình mà họ xênh xang áo áo quần quần , xe máy nọ xe máy kia vù vù rong ruổi du

lịch nơi nọ nơi kia mà nuốt nước bọt thèm khan họng chứ. Cạnh nhà tôi có vợ chồng nhà bác làm ở Ngân hàng Viettin Bank hôm đi du lịch mãi đâu như Đà Lạt về chia quà cho các cháu nhà tôi. Hai đứa em nó thì xuýt xoa, tấm tắc khen đẹp khen ngon, chỉ môi Khoa tôi thấy cháu chẳng nói gì, chỉ lí nhí mở lời cảm ơn rồi lủi hẳn vào trong nhà bỏ mặc lũ em với gói quà bác chia cho mà không can dự. Tôi biết cháu nó tủi, nó buồn cô ạ…

Tai tôi tự nhiên như có ai xay lúa trong đầu, người tôi nóng ran, ngứa ngáy khó chịu như có đàn kiến đang sục sạo khắp người. Tôi vặn eo cựa mà vô tình chao nghiêng chén nước đã nguội tự khi nào, vài giọt nước rớt xuống nền nhà. Như vô thức bản năng bừng tỉnh, tôi giật mình hốt hoảng, luống cuống tìm khăn lau, miệng lắp bắp: “ Tôi xin lôi”. Tôi hối hận vì sự vô tình vô cảm của mình trước hoàn cảnh éo le của cậu học trò nhỏ mà không hề biết. Chỉ ngẫu nhiên ra một đề bài mở để đánh giá khả năng cảm nhận cuộc sống bước đầu của học trò chứ không để ý đến hoàn cảnh cụ thể của một học trò cụ thể.

Tôi như một người xa lạ, bỡ ngỡ như mới lột xác để trở thành một con người hoàn toàn khác. Tôi chợt thấy mình lâng lâng nhẹ nhõm, tự nhiên thấy vui, thấy như vừa trải qua một thử thách vô cùng cam go

khốc liệt trong tâm não, về ý thức cảm nhận- thứ giác quan linh cảm xung mãn bản ngã vụt trở nên sáng láng mẫn tiệp đến khó tin. Mấy ngày trước đó tôi còn mông lung, hồ nghi bực bội lật tìm trong tâm não vì cớ làm sao học trò Ngô Văn Khoa lại không chịu làm bài. Tôi định bụng sẽ lôi cậu ta lên bảng, đứng trước lớp để mắng cho một chập về cớ làm sao? Mà cũng may không hiểu trời xui đất khiến thế nào nên tôi đã không làm vậy.

Thương thay, một đứa trẻ mới chưa đầy mười tuổi đã phải liệu lo toan tính hệt như người trưởng thành. Nó chắc hẳn phải hi sinh nhiều giấc mơ bay bổng. Biết kìm nén những ham muốn trẻ thơ vui nhộn, những kiếm tìm khám phá tự nhiên mang màu cổ tích. Hình như với Khoa những thứ đó trở nên xa xỉ, viển vông. Trước mắt cậu ta, thường trực nôi lo canh cánh là làm sao để mẹ đỡ vất vả vì cuộc sống đầy những phập phồng kiếm kế mưu sinh còn đâu chô cho những cuộc du hí phởn phơ đây đó. Tôi thấy mình như có lôi vô tình khoét sâu nôi đau trong em. Tôi hối hận và ngàn lần cảm ơn em đã giúp tôi tiệm cận và chia sẻ những khó khăn, những thiệt thòi cùng sự hi sinh âm thầm và những nô lực gồng mình bứt phá, quyết vượt lên trên số phận và hoàn cản khó khăn của gia đình mà bền gan vững chí vươn lên./.

MỤC TRANG VĂN NGHỆ

Page 30: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc30

CHẤT LƯỢNG BÀI THI, MẶT BẰNG ĐIỂM THI VÀO CHUYÊN VĨNH PHÚC CAO HƠN NĂM NGOÁI

Theo đánh giá của ông Nguyễn Lê Huy - Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD&ĐT, chất lượng bài thi, mặt bằng điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT nói chung và Chuyên Vĩnh Phúc nói riêng năm nay cao hơn năm ngoái.

Theo đó, số thí sinh dự thi vào Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc là 975/998 em, chiếm 98%.

Kết quả đối với 3 môn tính điểm hệ số 1 là Toán, Văn, Tiếng Anh, lần lượt 79%, 93% và 74% thí sinh có điểm từ 5 trở lên; 10%, 3% và 19% thí sinh có điểm từ 8 trở lên.

Đối với bài thi môn Chuyên tính điểm hệ số 2, môn Lý có 14 em, chiếm 16,3% thí sinh có điểm từ 8 trở lên; tiếp theo là Sinh với con số 7,5%; Tiếng Anh: 5,1%; Toán: 4,1%; Hóa: 2% thí sinh có điểm từ 8 trở lên.

Theo Tờ trình phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Vĩnh Phúc năm học 2019-2020 do Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh của

trường Chuyên Vĩnh Phúc - ông Hoàng Mạnh Du - Hiệu trưởng nhà trường ký và được Sở GD&ĐT phê duyệt chiều 17/6, năm học 2019 - 2020, trường Chuyên Vĩnh Phúc tuyển sinh 396 học sinh vào lớp 10.

Ngoài 9 lớp chuyên (sĩ số 35 học sinh/lớp), còn có 2 lớp Phổ thông (40 học sinh/lớp).

Lớp Phổ thông của Chuyên Vĩnh Phúc có điểm đầu vào ở mức 20,80 điểm 3 môn Toán, Văn, Anh nhân hệ số 1. Như vậy, để đô bình quân môi thí sinh cần đạt trung bình 7 điểm/môn.

Trong số các lớp chuyên, Chuyên Anh có số điểm đầu vào cao nhất là 37 điểm; tiếp theo là Chuyên Toán: 36,40. Đây là tổng điểm của 4 bài thi, trong đó 3 môn Toán, Văn, Anh nhân hệ số 1, môn chuyên nhân hệ số 2.

So với năm ngoái, điểm chuẩn vào lớp Chuyên Anh, Chuyên Toán, Chuyên Tin năm nay tiếp tục tăng lên (năm học 2018-2019, điểm chuẩn vào Chuyên Anh là 36,10; Chuyên Toán là 33,15, Chuyên tin: 27,25). Tuy nhiên, điểm chuẩn vào Chuyên Hóa, Chuyên Sinh năm nay có sự giảm nhẹ từ 1-2 điểm so với

năm ngoái.

VĨNH PHÚC: HỌC SINH VƯƠNG TÙNG DƯƠNG GIÀNH HUY CHƯƠNG BẠC OLYMPIC TOÁN QUỐC TẾ

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam đang tham dự Olympic Toán quốc tế 2019 tại Anh đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Cả 6 học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế 2019 đều đoạt giải, trong đó có 2 huy chương Vàng và 4 huy chương Bạc. Em Vương Tùng Dương, học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đã xuất sắc giành được tấm Huy chương Bạc.

Olympic Toán quốc tế lần thứ 60 được tổ chức tại Vương quốc Anh với sự tham gia của 110 nước và vùng lãnh thổ. Thông tin từ thầy giáo Lê Xuân Đại, giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tại thành phố Bath, Vương quốc Anh cho biết, với 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, tổng điểm 177, Việt Nam xếp thứ 7 toàn đoàn.

Ba đoàn xếp đầu là Trung Quốc, Mỹ (cùng 227 điểm), Hàn Quốc (226 điểm). Tiếp theo là Triều Tiên, Thái Lan, Nga, Việt Nam, Singapore,

MỤC TIN VẮN

TIN VẮN

Page 31: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 31MỤC TIN VẮN

Serbia và Ba Lan.

Có 6 thí sinh đạt điểm tuyệt đối, trong đó có 2 học sinh Trung Quốc, 2 học sinh Mỹ, 1 học sinh Hàn Quốc và 1 học sinh Ba Lan.

Với kết quả này, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã tiến 13 bậc so với IMO năm 2018.

KỲ THI THPT QUỐC GIA: VĨNH PHÚC ĐỨNG THỨ 6 CẢ NƯỚC VỀ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG

Kết quả tốt nghiệp THPT của học sinh Vĩnh Phúc tiếp tục ổn định ở mức cao với 97,83%. Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về điểm trung bình chung, trong đó ghi nhận có 43 điểm 10, chiếm 3,38% trong tổng số 1.270 điểm 10 của cả nước.

Thông tin từ Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD), Sở GD&ĐT cho thấy, trong số 43 điểm 10, môn Giáo dục công dân chiếm 30 điểm 10, Địa: 5, Sử: 5 và Sinh 1, Tiếng Anh: 1, Tiếng Pháp: 1.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, toàn tỉnh có hơn 12.000 thí sinh dự thi. Kết quả, 97,83% thí sinh đạt tốt nghiệp (năm 2018: 98,4%).

Trong đó, học sinh khối THPT đạt tốt nghiệp 99,4% (năm 2018 là 99,5%). Học sinh khối Giáo dục thường xuyên đạt tốt nghiệp 93,26%

(năm 2018: 95,9%).

Điểm bình quân bài thi các môn của thí sinh Vĩnh Phúc là 5,74 điểm - đứng thứ 6 trong 63 tỉnh thành cả nước.

Trong đó, điểm bình quân môn Toán là 5,77; Ngữ văn: 5,93; Vật lý: 6,14; Hóa học: 5,76; Địa lý: 6,35; Giáo dục công dân: 8,08; Sinh học: 4,94; Lịch sử: 4,76; Ngoại ngữ: 4.55.

Nhiều môn trong số này, Vĩnh Phúc đứng ở vị trí top 10 trong tương quan của cả nước.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, môn Giáo dục công dân, Vật Lý, Hóa học, Địa lý, Lịch Sử, Ngữ văn, điểm bình quân bài thi của học sinh Vĩnh Phúc lần lượt đứng ở vị trí thứ 2, 5, 3, 6 và 8.

THPT quốc gia là kỳ thi quan trọng và lớn nhất hàng năm của ngành GD&ĐT. Kết quả của kỳ thi không chỉ là cơ sở để học sinh lớp 12 xét tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước, mà qua đó còn cho thấy bức tranh chất lượng giáo dục thông qua nhiều chỉ số đánh giá quan trọng được công khai chi tiết đến môi địa phương, cơ sở và đơn vị giáo dục.

Với kết quả nêu trên, Vĩnh Phúc tiếp tục giữ ổn định ở mức cao về chất lượng giáo dục so với các năm học liền trước.

VĨNH PHÚC ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ HUY CHƯƠNG VÀNG TẠI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN XV

Trại hè Hùng Vương lần thứ XV, năm 2019 được tổ chức tại Sơn La có 1.025 thí sinh là học sinh của 21 trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố phía Bắc tham gia dự thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 54 thí sinh tham gia, đều là học sinh của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Kết quả, 100% thí sinh dự thi đạt giải, trong đó, 30 HCV, 17 HCB, 7 HCĐ. Với kết quả đó, Vĩnh Phúc đứng đầu các tỉnh, thành phố trung du và miền núi phía Bắc về tỷ lệ học sinh đoạt giải cũng như tỷ lệ HCV.

Trại hè Hùng Vương được tổ chức hàng năm, là hoạt động giao lưu giữa các trường THPT chuyên nhằm góp phần phát triển năng khiếu cho học sinh giỏi; bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT chuyên; tăng cường sự hiểu biết về xã hội và văn hóa vùng miền cho giáo viên, học sinh các trường; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và hoạt động xã hội cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong các nhà trường.

Page 32: G Giáo dục 1

Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc32

NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2019 UBND TỈNH VĨNH PHÚC RA QUYẾT ĐỊNH SỐ 29/2019/QĐ-UBND ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.. Văn bản này quy định chi tiết về dạy thêm, học thêm có thu tiền bao gồm: Thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm; Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Các nội dung khác về hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT). Cụ thể:

Mức thu tiền học thêm do phụ huynh học sinh và nhà trường thỏa thuận nhưng không vượt quá mức quy định dưới đây:

- Đối với học sinh học chương trình THCS: 18.000đ (3 tiết học, 135 phút)/1 học sinh.

- Đối với học sinh học chương trình THPT: 25.000đ/1 buổi (3 tiết học, 135 phút)/1 học sinh.

- Các lớp học Tin học được thu thêm tiền điện, với mức thu không quá 5.000đ/1

máy/1 buổi.

Mức chi: Tối thiểu 70% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy; tối đa 15% chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường (bao gồm công tác chủ nhiệm, quản lý, phục vụ, bảo vệ, trông xe và các nhiệm vụ liên quan); chi tiền điện, nước văn phòng phẩm, vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định. Phần chênh lệch còn lại (nếu có) thực hiện trích nguồn cải cách tiền lương, bổ sung các loại quỹ theo quy định của pháp luật./.

sắc. Có người cho rằng, hành động của Chí Phèo đâm chết Bá Kiến là hành động côn đồ hung hãn và không được phép xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào. Họ cũng vin vào lí lẽ đó mà nói rằng truyện Chí Phèo không mang tính nhân văn, cần đưa ra khỏi chương trình phổ thông. Đó là cái nhìn phiến diện và mang tính quy chụp. Cần phải nhìn chi tiết này ở một khía cạnh khác. Khi Bá Kiến và Chí Phèo

chết, người dân làng Vũ Đại đều mừng thầm: “thằng nào chứ hai thằng đấy thì…”, “rõ ra là chúng nó giết nhau…” Họ cho rằng Chí Phèo và Bá Kiến chết đi là bớt được mối họa cho dân làng, rằng đó là hai con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Điều đó với Bá Kiến là hoàn toàn đúng, nhưng với Chí Phèo thì có phần oan. Bá Kiến từ đầu đến cuối vẫn là quỉ dữ, một con quỉ dữ đội lốt người; còn Chí Phèo là người hóa quỉ và đang lần

ngược trở lại trên con đường làm người lương thiện. Trước kia, để được sống, Chí đã phải bán linh hồn cho quỉ dữ. Giờ đây, khi linh hồn đã trở về, Chí phải từ bỏ cuộc sống của mình. Cái chết của Chí trên ngưỡng cửa của sự trở về lương thiện có ý ng-hĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến đẩy con người vào con đường lưu manh hóa và không cho họ cơ hội trở lại con đường lương thiện./.

(Tiếp theo trang 18)Cách “Chí Phèo”...