262
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014 ============================================================= Ngày soạn: 18/08/2012 Ngày giảng: 20/08/2012 Tiết thứ 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiết 1) Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành Những khái niệm cơ bản: Nguyên tố hoá học, phản ứng hoá học, chất tinh khiết, hoá trị, đơn chất, hợp chất, nguyên tử ... Củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, kĩ năng lập CTHH, xác định hoá trị, phân biệt các loại hợp chất vô cơ, cân bằng phương trình hoá học I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9 *Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học, ... *Sự phân loại các hợp chất vô cơ. 2.Kĩ năng : Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: *Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất *Phân biệt các loại hợp chất vô cơ *Cân bằng phương trình hoá học 3.Thái độ : Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học II. TRỌNG TÂM: *Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất *Phân biệt các loại hợp chất vô cơ *Cân bằng phương trình hoá học III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm. IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên : Ô chữ (powerpoint càng tốt) *Học sinh : Ôn lại kiến thức cũ V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp : Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ : (0 phút ) 3.Bài mới : a. Đặt vấn đề : Chúng ta đã làm quen với môn hoá học ở chương trình lớp 8, 9. Bây giờ chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức cơ bản cần phải nắm để tiếp tục nghiên cứu về môn hoá học 1

Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Citation preview

Page 1: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 18/08/2012

Ngày giảng: 20/08/2012

Tiết thứ 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thànhNhững khái niệm cơ bản: Nguyên tố hoá học, phản ứng hoá học, chất tinh khiết, hoá trị, đơn chất, hợp chất, nguyên tử ...

Củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, kĩ năng lập CTHH, xác định hoá trị, phân biệt các loại hợp chất vô cơ, cân bằng phương trình hoá học

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9

*Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học, ...*Sự phân loại các hợp chất vô cơ.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: *Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ*Cân bằng phương trình hoá học

3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá họcII. TRỌNG TÂM:

*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ*Cân bằng phương trình hoá học

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Ô chữ (powerpoint càng tốt)*Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ : (0 phút )3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề : Chúng ta đã làm quen với môn hoá học ở chương trình lớp 8, 9. Bây giờ chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức cơ bản cần phải nắm để tiếp tục nghiên cứu về môn hoá học

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: I. Một số khái niệm cơ bảnMục tiêu : Củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản

Trò chơi ô chữ Y/C:Học sinh lần lượt trả lời các từ hàng ngang để tìm ra một từ chìa khoá được ghép từ các chữ

cái có được ở các hàng ngang* Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Chất không lẫn bất cứ một chất nào khác ( vd: Nước cất) gọi là

gì?Chữ trong từ chìa khóa: H, C* Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Đây là loại chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hoá học Chữ trong từ chìa khóa: H

1

Page 2: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

* Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: Đây là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất

Chữ trong từ chìa khóa: P, H * Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: : Đây là khái niệm :Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điệnChữ trong từ chìa khóa: N,Ư * Hàng ngang 5: Có 14 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhânChữ trong từ chìa khóa: A * Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm

nguyên tửChữ trong từ chìa khóa: O* Hàng ngang 7: Có 14 chữ cái: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầuChữ trong từ chìa khóa: N,G* Hàng ngang 8 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ số ở mỗi

chân ký hiệu. Chữ trong từ chìa khóa: O,AGợi ý từ chìa khóa: Quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác

Ô chữ

C H Â T T I N H K H I Ê TH Ơ P C H Â T

P H Â N T ƯN G U Y Ê N T Ư

N G U Y Ê N T ÔH O A T R I

H I Ê N T Ư Ơ N G V Â T L YC Ô N G T H Ư C H O A H O C

Ô chìa khóa: phản ứng hóa học(Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác)

Hoạt động 2: Hoá trịMục tiêu: Củng cố kiến thức về hoá trị, rèn luyện kĩ năng xác định hoá trị

và lập công thức hoá học

GV: Nhắc lại ĐN hoá trị - Hoá trị của H, O là bao nhiêu?

GV: Lấy Vd với công thức hoá học thì quy tắc hoá trị được viết như thế nào?

HS: Tính hóa trị của các ntố trong các cthức: H2S; NO2

II. Hoá trị-Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của ntử ntố này với ntử của ntố khác.-Hóa trị của một ntố được xác định theo hóa trị của ntố Hidro (được chọn làm đơn vị) và hóa trị của ntố Oxi (là hai đơn vị).-Qui tắc hóa trị: gọi a,b là hóa trị của nguyên tố A,B. Trong công thức AxBy ta có: Aa

xBby

a*x = b*yVd: Ala

2O23 ta có 2*a = 3*2 → a = 3

Hoạt động 3: Phân biệt các loại hợp chất vô cơMục tiêu: Củng cố kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, rèn kĩ năng phân biệt các loại hợp chất

-Hs làm việc cá nhân: Một số học sinh lên III. Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

2

Page 3: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================bảng, học sinh khác nhận xét, bổ sung- Gv: Nhắc lại khái niệm oxit, axit, bazơ

Ghép nối thông tin cột A với cột B sao cho phù hợpTên hợp chất Ghép Loại chất1. axit a. SO2; CO2; P2O5

2. muối b. Cu(OH)2; Ca(OH)2

3. bazơ c. H2SO4; HCl4. oxit axit d. NaCl ; BaSO4

5. oxit bazơ e. Na2O; CaOHoạt động 4: Cân bằng phản ứng hoá học

Mục tiêu: Rèn kĩ năng cân bằng phương trình hoá học Hoàn thành PTHH sau, cho biết các PT trên thuộc loại phản ứng nào?

CaO + HCl CaCl2 + H2O

Fe2O3 + H2 Fe + H2O

Na2O + H2O NaOH

Al(OH)3 t Al2O3 + H2OHs làm việc theo nhóm, cử đại diện nhóm lên bảngNhóm khác nhận xét, gv nhận xét, giải thích

IV. Cân bằng phản ứng hoá họcHoàn thành PTHH, xác định loại phản ứng:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O ( P/ư thế)

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O( P/ư oxi

hóa)

Na2O + H2O 2NaOH( P/ư hóa hợp)

2Al(OH)3 t Al2O3 + 3H2O( P/ư phân hủy)

4. Củng cố: - Lập CTHH của Al hoá trị III và nhóm OH hoá trị I- Cân bằng phản ứng hoá học sau: Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O

5. Dặn dò: Về nhà xem lại các khái niệm, công thức liên quan đến dung dịch

Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3

Page 4: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 17/08/2012

Ngày giảng:21/08/2012

Tiết thứ 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp)Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành

- Khái niệm về mol, công thức tính- Nồng độ dung dịch

Rèn luyện kĩ năng tính mol, nồng độ mol, nông độ phần trăm

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9: Các công thức tính, các đại lượng

hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch.2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:

*Tính lượng chất, khối lượng, ...*Nồng độ dung dịch.

3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá họcII. TRỌNG TÂM:

*Tính lượng chất, khối lượng, ...*Nồng độ dung dịch

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Lựa chọn bài tập, giáo án*Học sinh: Ôn bài cũ

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập, kết hợp lấy điểm kiểm tra miệng3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Để đặt nền tảng vững chắc cho môn hoá học cần nắm được những khái niệm, những công thức tính đơn giản nhất, cơ bản nhất, nên chúng ta cần ôn lại thật kĩ phần này.

b. Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm về molMục tiêu: Củng cố khái niệm về mol và công thức tính

-Gv phát vấn hs về mol, công thức tính, cho ví dụ

- Gv thông tin cho hs công thức tính số mol ở điều kiện thường- Hs làm việc cá nhân: Tính số mol của 28 gam Fe; 2,7 gam nhôm; 11,2 lít khí oxi (đktc)- Hs lên bảng trình bàyGv nhận xét, nhắc lại cho hs nhớ về tỉ khối chất khí:Công thức:

B

A

BA M

Md ;

29

Md A

kkA

V. Khái niệm về mol :1/ Định nghĩa :

Mol là lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion).Vd : 1 mol nguyên tử Na(23g) chứa 6,023.1023 hạt nguyên tử Na.

2/ Một số công thức tính mol :

* Với các chất : m

nM

* Với chất khí :- Chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (OoC, 1atm)

Vn

22,4

- Chất khí ở toC, p (atm)Hoạt động 2: Định luật bảo toàn khối lượng

4

Page 5: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Mục tiêu: Củng cố, rèn kĩ năng tính khối lượng theo định luật bảo toàn khối lượng

Gv cho phản ứng tổng quát, yêu cầu hs viết biểu thức cho ĐLBTKL

Hs làm việc theo nhóm, đại diện hs lên bảng, nhóm khác bổ sungGv nhận xét, giải thích

VI. Định luật bảo toàn khối lượngKhi có pứ: A + B → C + DÁp dụng ĐLBTKL ta có: mA + m B = mC + mD ∑msp = ∑mtham gia

Vd: cho 6,50 gam Zn pứ với lượng vừa đủ dung dịch chứa7,1 gam axit HCl thu được 0,2 gam khí H2. Tính khối lượng muối tạo thành sau pứ?GiảiZn + 2HCl → ZnCl2 + H2

6,5g 7,1g xg 0,2gÁp dụng ĐLBTKL ta có:6,5 + 7,1 = x + 0,2 → x = 13,4g

Hoạt động 3: Nồng độ dung dịch Mục tiêu: Củng cố và rèn kĩ năng tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm

- Gv phát vấn hs về công thức tính nồng độ %, nồng độ mol/lit, hướng dẫn hs tìm ra công thức liên hệ giữa 2 loại nồng độ (thông tin về ct tính mdd)- Hs làm việc theo nhóm- Gv giải thích, kết luận

- Gv kết luận

VII. Nồng độ dung dịch :1/ Nồng độ phần trăm (C%).

ct

dd

mC% 100%

m

2/ Nồng độ mol (CM hay [ ])

Mct

dd

nC hay[]

V Vdd : thể tích dung dịch(lit)

3/ Công thức liên hệ :mdd = V.D (= mdmôi +mct)

M

10.C%.DC

M lưu ý : V (ml) ; D (g/ml)

4. Củng cố:Bài tập1)Tính số mol các chất sau:

a) 3,9g K; 11,2g Fe; 55g CO2; 58g Fe3O4

b) 6,72 lít CO2 (đktc); 10,08 lít SO2 (đktc); 3,36 lít H2 (đktc)c) 24 lít O2 (27,30C và 1 atm); 12 lít O2 (27,30C và 2 atm); 15lít H2 (250C và 2atm).Bài tập2)Tính nồng độ mol của các dung dịch sau:

a) 500 ml dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4. b) 200ml dung dịch B chứa 16g CuSO4. c) 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O.

Bài tập3) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau: a) 500g dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4. b) 200g dung dịch B chứa 16g CuSO4. c) 200 g dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O.

5. Dặn dò:- Làm bài tập: Hòa tan 8,4 g Fe bằng dung dịch HCl 10,95%(vừa đủ)

a. Tính thể tích khí thu được ở (ĐKTC)b. Tính khối lượng axit cần dùngc. Tính nồng độ % của dd sau phản ứng

- Đọc trước bài 1: Thành phần nguyên tửRút kinh nghiệm:

5

Page 6: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 24/08/2012

Ngày giảng:27/08/2012

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ

Tiết thứ 3: Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Thành phần cấu tạo nguyên tử - Dấu điên tích electron, proton

- Sự tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron- Cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối lượng...

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được : Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước,

khối lượng của nguyên tử. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.2.Kĩ năng: So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

II TRỌNG TÂM; Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Mô hình thí nghiệm mô phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực và của Rơ-đơ-pho khám phá ra hạt nhân nguyên tử

*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt nào? Chúng ta đã học ở lớp 8. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điện tích, khối lượng, kích thước của chúng

b. Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

H oạt động 1; Thành phân cấu tạo của nguyên tử Mục tiêu: Biết sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, proton, nơtron, đặc điểm của từng loại hạt

Hiểu thành phần cấu tạo của nguyên tử, so sánh khối lượng electron với p, n

-Gv:Electron do ai tìm ra và được tìm ra năm nào?-Hs trả lời-Gv: Trinh chiếu mô hình sơ đồ thí nghiệm tìm ra tia âm cực, yêu cầu hs nhận xét đặc tính của tia âm cực- Gv yêu cầu hs cho biết khối lượng,

I . THÀNH PHÂN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ:

1. Electron (e): Sự tìm ra electron : Năm 1897, J.J. Thomson

(Tôm-xơn, người Anh ) đã tìm ra tia âm cực gồm những hạt nhỏ gọi là electron(e).

Khối lượng và điện tích của e :+ me = 9,1094.10-31kg.+ qe = -1,602.10-19 C(coulomb) = -1 (đvđt âm, kí hiệu là – e0).

6

Page 7: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================điện tích của electron Gv kết luận- Hạt nhân được tìm ra năm nào, do ai?- Gv trình chiếu mô hình thí nghiệm bắn phá lá vàng tìm ra hạt nhân ntử.- Hs nhận xét về cấu tạo của nguyên tử - Gv kết luận

- Proton được tìm ra vào năm nào, bằng thí nghiệm gì?- Gv thông tin về khối lượng, điện tích Giá trị điện tích p bằng với electron nhưng trái dấu; qe = 1- thì qp = 1+

- Gv thông tin, yêu cầu hs so sánh khối lượng của electron với p và n- Hs kết luận

- Các em có thể kết luận gì về hạt nhân nguyên tử ?- Gv kết luận

2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử :Năm 1911, E.Rutherford( Rơ-dơ-pho, người Anh) đã dùng tia bắn phá một lá vàng mỏng để chứng minh rằng: -Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương là hạt nhân, rất nhỏ bé. -Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động rất nhanh tạo nên lớp vỏ nguyên tử. -Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung vào hạt nhân ( vì khối lượng e rất nhỏ bé).

3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử :a) Sự tìm ra proton :

Năm 1918, Rutherford đã tìm thấy hạt proton(kí hiệu p) trong hạt nhân nguyên tử:

mp = 1,6726. 10-27kg. qp = +1,602. 10-19Coulomb(=1+ hay

e0,tức 1 đơn vị đ.tích dương)b) Sự tìm ra nơtron :

Năm 1932,J.Chadwick(Chat-uých) đã tìm ra hạt nơtron (kí hiệu n) trong hạt nhân nguyên tử:

mn mp . qn = 0 .c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :

- Trong hạt nhân nguyên tử có các proton và nơtron.

- p e

Hoạt động 2: Kích thước và khối lượng của nguyên tử Mục tiêu: Biết sự chênh lệch kích thước giữa hạt nhân và nguyên tử và so sánh, Biết đơn vị đo kích

thước nguyên tử, đơn vị đo khối lượng nguyên tử

- Gv thông tin

-Nguyên tử H có bán kính khoảng 0,053nmĐường kính khoảng 0,1nm, dường kính hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn nhiều, khoảng 10-5nmEm hãy xem đường kính nguyên tố và hạt nhân chênh lệch nhau như thế nào?- Hs tính toán, trả lời- Gv minh hoạ ví dụ phóng đại ntử- Gv thông tin, yêu cầu hs nghiên cứu bảng 1/8

II/ KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ:

1. Kích thước nguyên tử : Người ta biểu thị kích thước nguyên tử bằng:

+ 1nm(nanomet)= 10- 9 m+ 1A0 (angstrom)= 10-10 m

Nguyên tử có kích thước rất lớn so với kích

thước hạt nhân (1

5

1010.000

10

nm

nm

lần).

de,p10-8nm.2. Khối lượng nguyên tử :

- Do khối lượng thật của 1 nguyên tử quá bé, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử u(đvC).1 u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27kg.(xem bảng 1/trang 8 sách GK 10).- m nguyên tử = mP + mN (Bỏ qua me)

7

n

p

1 nm = 10A0

Page 8: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

4. Củng cố: Cho học sinh đọc lại bảng 1/8 sách giáo khoa. 1, 2/trang 9 SGK và 6/trang 4 sách BT

5. Dặn dò: 3,4,5/trang 9/SGK và 1.1,1.2, 1.5/3 và 4 sách BT. Làm câu hỏi trắc nghiệm. Chuẩn bị bài 2

Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

8

Page 9: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 24/08/2012

Ngày giảng:28/08/2012

Tiết thứ 4: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-ĐỒNG VỊ (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hoá học - Số khối, điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử - Đồng vị

- Định nghĩa NTHH mới- Kí hiệu nguyên tử - Điện tích hạt nhân là đặc trưng của nguyên tử

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Hiểu được : Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và

số hạt nơtron. 2.Kĩ năng: Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.

3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinhII. TRỌNG TÂM:

Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học

Cách tính số p, e, nIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố X là 34. Trong đó số n hơn số p la 1. Tìm số hạt mỗi loại trong nguyên tử?

3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Ta đã biết hạt nhân nguyên tử tạo nên từ các hạt proton và nơtron và có kích

thước rất nhỏ bé. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề liên quan xung quanh số đơn vị điện tích hạt nhân

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hạt nhân nguyên tử Mục tiêu: Hiểu về hạt nhân nguyên tử; Biết cách tính và rèn luyện tính nguyên tử khối trung bình,

tính các loại hạt dựa vào số khối và số hiệu

- Gv: Điện tích hạt nhân nguyên tử được xác định dựa vào đâu?- Hs trả lời- Gv: Số khối A được xác định như thế nào?

I/ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ:1.Điện tích hạt nhân:-Hạt nhân có Z proton điện tích hạt nhân là +Z.-Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron .

nguyên tử trung hòa về điện .2.Số khối (A): = Số proton(Z) + Số nơtron(N)

A = Z + N9

Page 10: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Hs trả lời- Gv lấy vd cho hs tính số khối

Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cơ bản cho hạt nhân và nguyên tử.

BT: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 60, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm số khối A?

Hoạt động 2: Nguyên tố hoá học Mục tiêu: Biết định nghĩa mới về nguyên tố hoá học, hiểu kí hiệu nguyên tử

- Gv: Trong phân ôn tập đầu năm, chúng ta có nhắc đến nguyên tố hoá học, em nào có thể nhắc lại định nghĩa?- Hs trả lờiGv kết luận- Gv thông tin

- Gv lấy một số ví dụ để hs xác định số khối, số hiệu nguyên tử :

- Hs vận dụng tính số n của các nguyên tố trên

II/ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:1. Định nghĩa :Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân .2. Số hiệu nguyên tử (Z):Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.3. Kí hiệu nguyên tử :Nguyên tố X có số khối A và số hiệu Z được kí hiệu như sau:

AZ X

4. Củng cố: Nêu các định nghĩa về: nguyên tố hóa học? Trả lời các câu hỏi: 1, 2/trang 13 và 4/14 sách giáo khoa và 1.15/trang 6 sách BT.

5. Dặn dò: Chuẩn bị phần đồng vị, khối lượng nguyên tử Làm câu hỏi trắc nghiệm.

Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

10

Số khối

Số hiệu Kí hiệu nguyên tử

Page 11: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 31/08/2012

Ngày giảng: 03/09/2012

Tiết thứ 5: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-ĐỒNG VỊ (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hoá học - Số khối, điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử - Đồng vị

- Tính toán về đồng vị- Nguyên tử khối, khối lượng nguyên tử trung bình

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Hiểu được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một

nguyên tố. 2.Kĩ năng: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy logic của học sinh

II. TRỌNG TÂM: - Khi số n trong hạt nhân nguyên tử của cùng một nguyên tố khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.- Cách tính nguyên tử khối trung bình

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)- Xác định số e, số p, số n, số khối, điện tích hạt nhân của: - Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 36, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều

hơn số hạt không mang điện là 12. Tìm số khối A?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Ta đã biết cách tính số khối của nguyên tử = Z+ N; Z của một nguyên tố luôn không đổi, khi N thay đổi thì thế nào? Nguyên tử khối của nó sẽ được tính ra sao?

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

H oạt động 1:Đồng vị Mục tiêu: Củng cố về đồng vị

- Gv lấy vd các đồng vị của HNhững nguyên tử như thế nào được gọi là đồng vị của một nguyên tố ?- Hs trả lời- Gv kết luận

III/ ĐỒNG VỊ:Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác về số nơtron nên số khối khác nhau.Vd : Nguyên tố hiđro có 3 đồng vị : Proti 1

1H Đơteri 21 H Triti 3

1 H

H oạt động 2:Nguyên tử khối-Nguyên tử khối trung bình Mục tiêu: Biết cách tính nguyên tử khối trung bình

IV/ NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA

11

Page 12: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Đơn vị khối lượng nguyên tử được tính như thế nào? Kí hiệu?- Hs trả lời- Gv thông tin

- Gv thông tin và đưa ra biểu thức tính

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:1. Nguyên tử khối A (khối lượng tương đối của nguyên tử): Cho

biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.Do khối lượng của e quá nhỏ nên nguyên tử khối coi như bằng số khối.

2. Nguyên tử khối trung bình A :Do 1 nguyên tố thường có nhiều đồng vị, nên dùng nguyên tử khối trung bình:

1 1 2 2 ...

100n nA x A x A x

A

H oạt động 3:Vận dụng Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính nguyên tử khối trung bình

- Gv cho hs ghi đề, yêu cầu hs trình bày ý tưởng giải bài toán- Một hs lên bảng

- Gv cho hs ghi đề- Hs thảo luận tìm cách giải- Đại diện một nhóm lên bảng- Nhóm khác nhận xét, bổ sung- Gv đánh giá

BT1: Clo có 2 đồng vị: (chiếm 75,77%)

và (chiếm 24,23%)-Hãy tìm Cl =?Giải:

Cl = = 35,5

BT2: Cho Cu =63,54 . Tìm % ? ?

-Gọi% là x thì % là 100-x

=63,54

=>x = 27% = %

% = 100-27 = 73%

4. Củng cố: - Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình- Cấu tạo nguyên tử ?- Mối liên hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử ?5. Dặn dò:

- Làm bài tập 3,6,7,8/14 SGK - Đọc phần tư liệu Trang 14- 15- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm cho trước

*Chuẩn bị Bài 3: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ(1) Thành phần cấu tạo nguyên tử, Số khối , nguyên tử khối , nguyên tố hoá học, Số hiệu nguyên tử,kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối TB(2)Xác định số e, p, n và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử(3)Xác định nguyên tử khối TB của nguyên tố hoá học

Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................................................

12

A1,A2,…,An : ng.tử khối của các đồng vị.X1,x2,…,xn: % số ng.tử của các đồng vị.

Page 13: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 31/08/2012

Ngày giảng: 04/09/2012

Tiết thứ 6: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Thành phần nguyên tử và đặc điểm các loại hạt- Nguyên tố hoá học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình

Hệ thống hoá về nguyên tử

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:

- Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thước, khối lượng, điện tích của hạt nhân

- Định nghĩa nguyên tố hoá học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, số proton, số nơtron và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử

3.Thái độ: Tự giác trong học tập, hoạt động nhómII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn- kết nhóm.III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, bài tập cho hs làm trước*Học sinh: Ôn bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

- Làm bài tập 8/14 SGK- Kiểm tra vở một số hs

3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về thành phần nguyên tử. Bây giờ sẽ củng cố lại những

kiến thức đã học và vận dụng vào làm bài tậpb) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Câu hỏi trắc nghiệm

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị, ...Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân2. Tổng số proton và số electron trong hạt nhân được gọi là số khối3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử 4. Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron A. 2, 3 B. 3, 4, 5 C. 1, 3 D. 2, 5 Câu2: Có các đồng vị sau: . Hỏi có thể tạo ra

Hs: Thảo luận trả lờiCâu 1: A

13

Page 14: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================bao nhiêu phân tử hiđroclorua có thành phân đồng vị khác nhau? A. 8 B. 12 C. 6 D. 9 Câu 3: Những điều khẳng định sau đây có phải bao giờ cũng đúng ?a) Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử b) Số proton trong nguyên tử bằng số nơtronc) Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử d) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton e) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron f) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1:1 Câu hỏi trắc nghiệm:1, 2, 3/trang 9 SGK; 1.15/trang 6 SBT;1, 2, 3/trang 13 SGK.

Câu 2: C

Câu 3: a) Đúngb) Saic) Đúngd) Đúnge) Saif) Sai

Hoạt động 1: Câu hỏi tự luậnMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định số hạt, điện tích ... trong nguyên tử khi biết kí hiệu nguyên

tử, tính phần trăm đông vị, số nguyên tử của một đồng vị...Hs làm việc theo nhóm, đại diện lên bảng, nhóm khác nhận xét Gv đánh giá, giải thíchCâu 1: Có các loại nguyên tử sau:

35 3717 17;Cl Cl

12 13 146 6 6; ;C C C

a/ Xác định số nơtron, số proton, số e và số khối của mỗi loại nguyên tử trên?b/ Định nghĩa đồng vị?Câu 2: Cho các nguyên tử: 10 64 84 11 109 63 40 39 1065 29 36 5 47 29 19 19 47; ; ; ; ; ; ; ;A B C D G H E L J .

a/ Định nghĩa: A và D; B và H; E và L; G và J? Giải thích? b/ Một nguyên tử X có số hiệu Z, số khối A được kí hiệu như thế nào?Câu 3: BT 6, 7/trang 14 SGK.

Câu 1 : a) KHNT Số p Số n Số e Số khối

17 18 17 35

17 20 17 37

6 6 6 12

6 7 6 13

6 8 6 14

b) Hs tự giảiCâu 2: a) Các cặp nguyên tử đó là đồng vị. Vì chúng có cùng số proton nhưng khác nhau về sô khốib)

Câu 3: 4hs lên bảng

4. Củng cố: Củng cố xen trong các bài tập5. Dặn dò: Nắm vững các kiến thức đã học, chuẩn bị bài “Cấu tạo vỏ nguyên tử”

Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

14

Page 15: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 07/09/2012

Ngày giảng: 10/09/2012

Tiết thứ 7 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Thành phần cấu tạo nguyên tử - Đặc điểm electron

- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử theo quan niệm cũ và mới- Lớp và phân lớp electron

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được:- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo

xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M,

N, O, P, Q).- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng

lượng bằng nhau.2.Kĩ năng: Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp. 3.Thái độ: Kích thích sự yêu thích môn học

II. TRỌNG TÂM: - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử- Lớp và phân lớp electron

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử *Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút)Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 36. Trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số

hạt không mang điện là 12. Tìm A?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi hạt nào?- Hs trả lời

Các electron ở lớp vỏ nguyên tử chuyển động như thế nào? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem.b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử

Mục tiêu: Phân biệt được sự chuyển động của electron trong nguyên tử theo quan niệm cũ và mới

- Gv thông tin và trình chiếu mô hình nguyên tử của Bo hs quan sát

I.SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ:

1.Quan niệm cũ (theo E.Rutherford, N.Bohr, A.Sommerfeld): Electron chuyển động quanh hạt nhân

15

Page 16: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Theo quan niệm hiện đại thì các electron chuyển động như thế nào?- Hs trả lời- Gv trình chiếu mô hình nguyên tử hiện đại cho hs quan sát

nguyên tử theo những quỹ đạo hình bầu dục hay hình tròn (Mẫu nguyên tử hành tinh).

2.Quan niệm hiện đại: Các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân nguyên tử trên những quỹ đạo không xác định tạo thành những đám mây e gọi là obitan.

Hoạt động2: Lớp electron và phân lớp electron Mục tiêu: Biết trong nguyên tử có bao nhiêu lớp e, mối lớp e có bao nhiêu phân lớp và thứ tự mức

năng lượng của các lớp electron Các electron chuyển động không theo quỹ đạo nhất định nhưng không phải hỗn loạn mà vẫn tuân theo quy luật nhất định- Gv thông tin về lớp và phân lớp

II.LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON: 1. Lớp electron: - Gồm những e có mức năng lượng gần bằng nhau.- Các electron phân bố vào vỏ nguyên tử từ mức năng

lượng thấp đến mức năng lượng cao( từ trong ra ngoài ) trên 7 mức năng lượng ứng với 7 lớp electron:

Mức năng lượng n 1 2 3 4 5 6 7Tên lớp K L M N O P Q

2.Phân lớp electron: - Mỗi lớp chia thành các phân lớp

- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

- Có 4 loại phân lớp: s, p, d, f.- Lớp thứ n có n phân lớp ( với n 4).

4. Củng cố: Kể tên các lớp, phân lớp e trong nguyên tử, số phân lớp trong một lớp? Câu hỏi trắc nghiệm5. Dặn dò:

Sách GK : Câu 1 4/trang 22. Sách BT : Câu 1.25 1.31/trang 8 và 9 Chuần bị phần III

Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

16

Page 17: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 07/09/2012

Ngày giảng: 11/09/2012

Tiết thứ 8 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Lớp electron, phân lớp electron - Số electron tối đa trên mỗi phân lớp, mỗi lớp electron

- Sự phân bố electron trên các phân lớp, các lớp

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được: Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.2.Kĩ năng: Xác định được số lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp. 3.Thái độ: Kích thích sự yêu thích môn học

II. TRỌNG TÂM: Số electron tối đa trên một phân lớp, một lớpIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án điện tử *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử theo quan niệm mới và cũ khác nhau như thế nào?- Cho biết các kí hiệu phân lớp, lớp, số phân lớp trong một lớp?

3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Các electron tối đa trên mỗi phân lớp và mỗi lớp như thế nào? b)Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Số electron tối đa trong một lớp, phân lớp

Mục tiêu: Biết và nắm vững về số electron tối đa trên một lớp, phân lớp electron

- Gv thông tin về sô electron tối đa trong một phân lớp

- Gv cho hs biết sô electron tối đa trong lớp thứ n (n 4) là 2n2

- Gv yêu cầu hs cho biết sự phân bố e trên các phân lớp và số e tối đa trên một lớp- Gv trình chiếu khung trống, hs lần lượt phát biểu sự phân bố e Trình chiếu mô hình nguyên tử một số

III.SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, LỚP:

1.Số electron tối đa trong mỗi phân lớp:Phân lớp s p d fSố electron tối đa trên 1 phân lớp

2 6 10 14

Phân lớp có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.

2.Số electron tối đa trong lớp thứ n là 2n 2 e (n4)

17

Lớp thứ n 1(K) 2(L) 3(M) 4(N) 5(O) 6(P) 7(Q)

Phân bố e trên các phân lớp

1s2 2s2

2p63s2

3p6

3d10

4s2

4p6

4d10

4f14

5s2

5p6

5d10

5f14

6s2

6p6

6d10

6f14

7s2

7p6

7d10

7f14

Số e tối đa/ lớp:

2n2e2e 8e 18e 32e 32e 32e 32e

Page 18: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================nguyên tố

Hoạt động : Vận dụngMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định số lớp electron, xác định số hạt, sự phân bố e trong nguyên tử Hs thảo luận làm bài tậpĐại diện 2 nhóm lên bảng trình bàyNhóm khác nhận xétGiáo viên đánh giá, diễn giải

Bài 1: Xác định số lớp e của các nguyên tử 147 N, 24

12 Mg.

Bài 2: Nguyên tử agon có kí hiệu là 4018 Ar.

a) Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử.b) Hãy x/định sự phân bố e trên các lớp e.

4. Củng cố: Có thể cho học sinh phân bố e trong lớp vỏ của nguyên tử : 20Ca, 16S.5. Dặn dò:

Sách GK : Câu 5/trang 22. Sách BT : Câu 1.32 1.35/trang 8 và 9 Đọc bài đọc thêm, chuần bị bài “Cấu hình electron nguyên tử”

Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

18

Page 19: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ngày soạn: 13/09/2012

Ngày giảng: 17/09/2012

Tiết thứ 9: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Kí hiệu nguyên tử - Lớp, phân lớp, số electron tối đa

- Thứ tự tăng mức năng lượng- Cấu hình electron và cách viết - Đặc điểm lớp electron ngoài cùng

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được:- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu

tiên.- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp

ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.

2.Kĩ năng:- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim

loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.II. TRỌNG TÂM:

- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử.- Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng.

I II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và phân lớp ( hoặc bảng qui tắc Kleckowski); cấu hình e của 20 nguyên tố đầu.

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Xác định số lớp e, số e ở mỗi lớp trong các nguyên tử:

3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Dựa vào số electron tối đa của từng lớp, từng phân lớp ta có thể viết cấu hình e

của nguyên tử. Cấu hình e được biểu diễn như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử

Mục tiêu: Biết thứ tự mức năng lượng trong vỏ nguyên tử - Gv: Trong 7 lớp e của nguyên tử, lớp nào I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG

19

Page 20: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================có mức năng lượng thấp nhất?- Hs trả lời- Gv thông tin về về thứ tự mức năng lượng các phân lớp- Gv lưu ý hs về sự chèn mức năng lượng dẫn đến năng lượng phân lớp 4s nhỏ hơn 3d- Cho hs xem sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và phân lớp

NGUYÊN TỬ:- Các electron sắp vào các lớp và phân lớp từ

mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao theo thứ tự sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s,…

- Khi điện tích hạt nhân tăng, có sự chèn mức năng lượng nên mức năng lượng của 4s thấp hơn 3d.

Hoạt động 2: Cấu hình electron của nguyên tử Mục tiêu: Biết và hiểu cách viết cấu hình electron nguyên tử, biết xác định họ của nguyên tố dựa

vào cấu hình electron

- Gv: Sự biểu diễn electron phân bố trên các phân lớp, lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài gọi là cấu hình e nguyên tử GV yêu cầu hs cho biết quy ước và các bước viết cấu hình electron - Gv viết cấu hình e của H, He, O- Hs viết cấu hình e của Ar, Ca, Br- Gv nhận xét và viết cấu hình gọn theo nguyên tố khí hiếm có câu hình gần giống

- Gv thông tin về nguyên tố s, p, d, f- Hs xác định nguyên tố s, p, d, f cho các vd trên

- Hướng dẫn hs xem cấu hình e của 20 nguyên tố đầu trong SGK

II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊNTỬ: 1. Cấu hình e của nguyên tử:

- Cấu hình electron: Biểu diễn sự phân bố e trên các lớp và phân lớp

- Ví dụ : Cấu hình e của các nguyên tử:1H: 1s1

2He: 1s2

8O: 1s2 2s2 2p4 hay He 2s2 2p4

: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

20Ca: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 hay Ar 4s2

35Br: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5 hay Ar

3d10 4s2 4p5 - Phân lớp cuối cùng là họ của nguyên tố :

+ H, He, Ca: là nguyên tố s vì e cuối cùng điền vào phân lớp s .+ O, Ar, Br: là nguyên tố p vì e cuối cùng điền vào phân lớp p.+ Ngoài ra còn có nguyên tố d, nguyên tố f.

2/ Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu ( xem sách GK)

Hoạt động 3: Đặc điểm electron lớp ngoài cùngMục tiêu: Biết xác định tính chất hoá học cơ bản nguyên tố hoá học dựa vào đặc điểm lớp electron

ngoài cùng

- Gv: Dựa vào ví dụ trên cho biết lớp e ngoài cùng có tối đa bao nhiêu e?- Hs trả lời

- Gv thông tin về đặc điểm lớp e

III/ ĐẶC ĐIỂM LỚP ELECTRON NGOÀI CÙNG:- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp e ngoài

cùng có nhiều nhất là 8 e- Các nguyên tử đều có khuynh hướng đạt trạng thái bão

hòa bền với 8 e ở lớp ngoài cùng( trừ He, 2e ngoài cùng).

- Lớp e ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố:+ Nếu tổng số e ngoài cùng < 4 (1,2,3e) => Nguyên tử CHO e là kim loại.+ Nếu tổng số e ngoài cùng > 4 (5,6,7e) Nguyên tử NHẬN e là phi kim.

20

Page 21: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================ngoài cùng, yêu cầu hs vận dụng cho các ví dụ trên

+ Nếu tổng số e ngoài cùng = 4 Nguyên tử có thể là kim loại hoặc phi kim. + Nếu tổng số e ngoài cùng = 8 ( trừ He , 2e ngoài cùng) Nguyên tử bền về mặt hóa học là khí hiếm. Vậy: khi biết cấu hình e của nguyên tử có thể dự đoán được các loại nguyên tố.

4. Củng cố: Viết lại thứ tự sự tăng mức năng lượng để phân bố e vào các lớp vỏ nguyên tử? Viết cấu hình e và xác định các nguyên tố sau thuộc kim loại, phi kim, khí hiếm?Tại sao?

20Ca ; ; 36Kr 5. Dặn dò:

Câu hỏi trắc nghiệm: 1,2,3/ trang 27, 28 sách GK và 1.46/trang 10 sách BT. Làm vào tập: Bài 4 6 / trang 28 sách GK và 1.41/trang 10 sách BT.

Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

21

Page 22: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 04/09/2012

Ngày giảng: 18/09/2012Tiết thứ 10:

LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ (tiết1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Lớp, phân lớp electron và số electron tối đa- Cấu hình electron nguyên tử

- Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron - Xác định tính chât cơ bản của nguyên tố

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:

- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Lớp, phân lớp và số electron tối đa trên một lớp, phân lớp- Cấu hình electron và đặc điểm electron lớp ngoài cùng

2.Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng viết cấu electron nguyên tử - Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố

3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy logicII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, bài tập*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về lớp vỏ nguyên tử và cấu hình electron, bây giờ chúng ta sẽ tiến hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bài tập

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vữngMục tiêu: Củng cố lại những kiến thức cơ bản về vỏ nguyên tử

-Gv phát vấn hs về phần kiến thức đã học:+ Thứ tự mức năng lượng?+ Có bao nhiêu loại phân lớp, số electron tối đa trên mỗi phân lớp?+ Với n 4 thì số electron tối đa trên một lớp được tính như thế nào?+ Dựa vào đâu ta biết được họ của nguyên tố?+ Đặc điểm lớp electron ngoài cùng?+ Gv thông tin về sự tạo thành ion

A/ KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:1/ Thứ tự các mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s4f5d6p7s… 2/ Số e tối đa trong:

Lớp thứ n (=1,2,3,4) là 2n2e. Phân lớp: s2 , p6 , d10 , f14 .

3/ Electron có mức năng lượng cao nhất phân bố vào phân lớp nào thì đó chính là họ của nguyên tố. 4/ Lớp e ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố, sẽ bão hòa bền với 8e( Trừ He, 2e ngoài cùng).

Hoạt động 2: Bài tập về cấu hình eMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron và xác định tính chất cơ bản của nguyên tố

4 nhóm thảo luận làm 4 bài tập BT4/30SGK:22

Page 23: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================(5’) Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét Gv nhận xét, giảng giải

Cấu hình e: a) Có 4 lớp electron b) Lớp ngoài cùng có 2 ec) Nguyên tố đó là kim loạiBT6/30SGK:a) 15eb) 15c) lớp thứ 3d) Có 3 lớp e, Lớp thứ nhất có 2e, lớp thứ 2 có 8e, lớp thứ 3 có 5ee) là phi kim vì có 5e lớp ngoài cùngBT8/30SGK:a) b)

c)

d)

e)

g) Hoạt động 3: Bài tập về đồng vị

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về đồng vị để giải bài tập tìm nguyên tử khối trung bình, nguyên tử khối của một đồng vị chưa biết

BT1: Brôm có 2 đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Xác định đồng vị còn lại, biết nguyên tử khối trung bình của Br là 79,91.BT2: Clo có 2 đồng vị là . Tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị này là 3:1. Tính nguyên tử lượng trung bình của clo?- Phân nhóm chẵn, lẻ thảo luận 2 bài tập - Giáo viên chỉ định đại diện bất kì của 2 nhóm lên bảng- Học sinh khác theo dõi, nhận xét- Giáo viên nhận xét, đánh giá

BT1: Phần trăm đồng vị thứ hai là 100 - 54,5 = 45,5%Gọi M là nguyên tử khối của đồng vị thứ 2, ta có:

M= 81(u)

BT2: Nguyên tử khối trung bình của Clo:

(u)

4. Củng cố: Cấu hình electron của nguyên tử M sau khi đi 1e là . Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử, cho biết điện tích hạt nhân, số proton, nơtron của nguyên tử M và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố M?

5. Dặn dò: Làm bài tập- SGK: 1,2,3,5,7,9/30- SBT: 1.511.57/11,12- Gv hướng dẫn bài tập về nhà: Clo có 2 đồng vị là . Hãy tính số nguyên tử có

trong 5,85 g NaCl, biết rằng nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5.Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

23

Page 24: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 23/09/2012

Ngày giảng: 25/09/2012

Tiết thứ 11: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ(tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Thành phần cấu tạo nguyên tử - Đặc điểm của các loại hạt trong nguyên tử

- Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron - Rèn luyện kĩ năng tính toán hoá học về thành phần nguyên tử

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử và viết cấu hình electron 2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử - Rèn luyện kĩ năng tính toán hoá học về các loại hạt, số khối,....

3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinhII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, chọn bài tập*Học sinh: Ôn bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm các loại hạt nào? Kí hiệu, đặc điểm? - Học sinh trả lờiĐó là những điều chúng ta cần nắm vững để áp dụng giải quyết các bài toán sau

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bài tập về tổng số hạt có 2 dữ kiệnMục tiêu: Hs biết cách tính toán các loại hạt, số khối, ...trong nguyên tử dựa vào đặc điểm của các

loại hạt bằng cách giải hệ 2 phương trình Bài tập1: Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó số hạt notron bằng số hạt proton. X :

a b c dHD:-Trong nguyên tử có các loại hạt nào?

- Hs trả lời- Tổng số hạt là 2Z + N- Hs giải, trình bày Gv nhận xét

Bài tập2 Một nguyên tố X có tổng số các hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm Z, A, viết cấu hình e?HD: Số hạt mang điện gồm có e và p, hạt

Bt1: Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 60

2Z + N = 60 (1)Mà: Số n = Số p N = Z, thay vào (1) ta được:

3Z = 60 Z = 60/3 = 20Vậy X là Ca (đáp án c)

Bt2: Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 1152Z + N = 115 (1)

Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 25 nên: 2Z –N = 25 (2)Từ (1) và (2) ta có hpt:2Z + N = 115 (1)2Z –N = 25 (2)

24

Page 25: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================không mang điện là n lập phương trình thứ 2 rồi giải tương tự bài 1

4Z = 140 Z = 140/4 = 35 N = 115 – 2.35 = 45Vậy A = Z + N = 35 + 45 = 80Cấu hình e:

Hoạt động 1: Bài tập về tổng số hạt có 1 dữ kiệnMục tiêu: Hs biết cách tính toán các loại hạt, số khối, ...trong nguyên tử dựa vào đặc điểm của các

loại hạt bằng cách kết hợp phương trình và bất phương trình Bài 1: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 13 . Số khối của nguyên tử X là bao nhiêu?HD: Kết hợp điều kiện nguyên tử bền:

1 kết hợp với phương trình tổng

số hạt để giảiBài 2:Tổng số hạt proton, nơtron và electron của một nguyên tử một nguyên tố X là 21. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử X là bao nhiêu?HD: Tương tự bài 1

BT1: Tổng số hạt: 2Z + N = 13 N = 13- 2Z (1)

Lại có: 1 (2)

Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: 3,7 Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 4 N = 13 – 2.4 = 5Vậy số khối A = 4 + 5 = 9BT2: Tổng số hạt: 2Z + N = 21 N = 21- 2Z (1)

Lại có: 1 (2)

Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: 6 Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 6 hoặc Z = 7

4. Củng cố: Làm bài tập số 4/28 SGK5. Dặn dò: Ôn lại kiến thức chương I chuẩn bị kiểm tra 1 tiết

Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

25

Page 26: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Tiết thứ 12: KIỂM TRA 1 TIẾT- LẦN 1

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về thành phần nguyên tử; hạt nhân nguyên tử-

nguyên tố hoá học-đồng vị; cấu tạo vỏ nguyên tử; cấu hình e nguyên tử- Kiểm tra kĩ năng giải bài toán xác định loại hạt trong nguyên tử; điện tích hạt nhân; tính nguyên

tử khối trung bình; số khối; viết cấu hình e nguyên tửII. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA: 1. Kiến thức:1.1/. Thành phần nguyên tử: Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử1.2/. Hạt nhân nguyên tử- nguyên tố hoá học - đồng vị:

1.2.1. Đặc trưng của hạt nhân nguyên tử1.2.2. Đồng vị- nguyên tử khối- nguyên tử khối trung bình

1.3/. Cấu tạo vỏ nguyên tử: 1.3.1. Cấu tạo vỏ nguyên tử1.3.2. Số e tối đa trên một lớp, phân lớp

1.4/. Cấu hình e nguyên tử: 2. Kĩ năng:

2.1. Xác định số hạt p, e, n, số khối, điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân,...2.2. Xác định nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, % các đồng vị2.3. Viết cấu hình e nguyên tử2.4. Xác định loại nguyên tố

III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Vừa trắc nghiệm, vừa tự luậnIV. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụngCấp độ thấp Cấp độ cao

TN TL TN TL TN TL TN TLThành phần nguyên tử Cấu tạo

nguyên tử

Cấu tạo

nguyên tử

Tổng số hạt

Số câuSố điểm

1câu5(0,5đ)

1câu7(0,5đ)

1câu2(2đ)

Hạt nhân nguyên tử -NTHH - Đồng vị

Nhận ra đồng vị

Hạt nhân

nguyên tử

Tính %

đồng vị

Tính % đồng vị

2.2

Số câuSố điểm

1câu4(0,5đ)

1câu3 (0,5đ)

1câu (0,5đ)

1/2câu3(1đ)

1/2câu3(1đ)

Cấu tạo vỏ nguyên tử Số e tối đa trên

phân lớp, lớp

Số câuSố điểm

2câu1,8(1đ)

26

Page 27: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Cấu hình e nguyên tử Xác định

số e lớp ngoài cùng

Viết cấu

hình e, xác định

KL, PKSố câuSố điểm

1câu2(0,5đ)

1câu1(2đ)

V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: 1. Đề kiểm tra: (kèm theo)2. Hướng dẫn chấm: *Đề 1:- Phần trắc nghiệm: 0,5đ/1câu

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8Đáp án A B C A D C C C

- Phần tự luận:Câu 1: Mỗi nguyên tử 0,5đ

Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 2e

Phi kim vì lớp e ngoài cùng có 5e

Phi kim vì lớp e ngoài cùng có 7e

Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 2eCâu 2: Ta có: 2Z + N = 54 (1) (0,5đ) lại có: 2Z – N = 14 (2) (0,5đ)

Từ (1) và (2) ta có hpt: (0,5đ)

Số khối A = Z + N = 17 + 20 = 37 (0,25đ)Cấu hình e: (0,25đ)Câu 3: a) Tính thành phần phần trăm:Gọi x là % % là 100-x

Ta có :

Vậy % là 73%; % là 27% (1đ)

b) Số mol Cu2O = (0,25đ)

Cứ 1 mol Cu2O có 2 mol Cu 0,1 mol Cu2O có 2.0,1 = 0,2 mol Cu (0,25đ)Tổng số nguyên tử Cu = 0,2. 6,02.1023=1,204.1023 (nguyên tử) (0,25đ)

Mà chiếm 73% nên số nguyên tử = (nguyên tử) (0,25đ)

*Đề 2:- Phần trắc nghiệm: 0,5đ/1câu

27

Page 28: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Câu 1 2 3 4 5 6 7 8Đáp án B C C D B C D B

- Phần tự luận:Câu 1: Mỗi nguyên tử 0,5đ

Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 1e

Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 3e

Phi kim vì lớp e ngoài cùng có 6e

Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 2eCâu 2: Ta có: 2Z + N = 58 (1) (0,5đ) lại có: 2Z – N = 18 (2) (0,5đ)

Từ (1) và (2) ta có hpt: (0,5đ)

Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39 (0,25đ)Cấu hình e: (0,25đ)Câu 3: a) Tính thành phần phần trăm:Gọi x là % % là 100-x

Ta có :

Vậy % là 75%; % là 25% (1đ)

b) Số mol FeCl2 = (0,25đ)

Cứ 1 mol FeCl2 có 2 mol Cl 0,1 mol FeCl2 có 2.0,1 = 0,2 mol Cl (0,25đ)Tổng số nguyên tử Cl = 0,2. 6,02.1023=1,204.1023 (nguyên tử) (0,25đ)

Mà chiếm 75% nên số nguyên tử = (nguyên tử) (0,25đ)

VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM: 1. Kết quả kiểm tra:

Lớp 0<3 3<5 5<6,5 6,5<8 81010B110B410B510B6

2. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

28

Page 29: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 29/08/2012

Ngày giảng: 02/09/2012

CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌCVÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Tiết thứ 13: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Nguyên tử: Kí hiệu, số hiệu... - Cấu hình electron nguyên tử

- Sự phát minh ra bảng tuần hoàn- Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn- Ô nguyên tố, chu kì

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Biết được: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).2.Kĩ năng: Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. 3.Thái độ: Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức

II. TRỌNG TÂM: - Ô nguyên tố - Chu kì- Mối liên hệ giữa cấu hình và vị trí nguyên tố

II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- trực quan.III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (to) hoặc trên powerpoint*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)3.Bài mới: a.Đặt vấn đề: Đã có rất nhiều các nguyên tố hoá học được tìm ra, để sắp xếp các nguyên tố đó một

cách khoa học người ta đa phải nghiên cứu rất nhiều và cuối cùng đã đưa ra bảng hệ thống tuần hoàn mà chúng ta đang sử dụng hôm nay của Mendeleep. Các nguyên tố được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

b.Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoànMục tiêu: Học sinh biết về sự phát minh ra bảng tuần hoàn

Gv yêu cầu học sinh đọc, gv thông tin thêm Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoànHoạt động 2: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Mục tiêu: Biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn- Giá trị nào đặc trưng cho hạt nhân và nguyên tử ?- Hs: Điện tích hạt nhân và số khối

I/ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HÒAN:

Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

29

Page 30: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Gv trình chiếu bảng tuần hoàn, chỉ cho hs số thứ tự của nguyên tố, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự dựa trên điều gì?- Yêu cầu hs viết cấu hình e của 3 nguyên tố trên 1 hàng, nhận xét diểm giống nhau, rút ra kết luận gì?- Yêu cầu hs viết cấu hình của 3 nguyên tố trên 1 cột, nhận xét, kết luận- Gv thông tin về e hoá trị

Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

* Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (e lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hoà)

Hoạt động 3: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoànMục tiêu: Biết cấu tạo bảng tuần hoàn ( ô nguyên tố, chu kì), hiểu mối liên hệ giữa cấu hình và thứ

tự chu kì nguyên tố trong bảng tuần hoàn- Gv thông tin về ô nguyên tố, số hiệu nguyên tử - Gv trình chiếu ô nguyên tố, yêu cầu hs cho biết ô nguyên tố cho biết những thông tin gì?- Vd: Ô nguyên tố nhôm, yêu cầu hs xác định các thông tin- Yêu cầu một số hs khác xác định thông tin của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Các nguyên tố có chung đặc điểm gì dược xếp vào một hàng?- Hs: Cùng số lớp electron - Vậy chu kì là gì?- Hs trả lời- Gv trình chiếu bảng tuần hoàn, yêu cầu hs quan sát, cho biết số nguyên tố trong mỗi chu kì- Gv: Các em có nhận xét gì về số lớp e với số thứ tự chu kì?- Hs trả lời

- Gv thông tin về phân loại chu kì- Ta có nhận xét gì về chu kì, về nguyên tố đầu và cuối chu kì?- Gv thông tin về họ Lantan và Actini

II/ CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN

1. Ô nguyên tố:- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của

bảng gọi là ô nguyên tố.- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên

tử của nguyên tố đó.

2. Chu kì:a. Định nghĩa

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

b.Giới thiệu các chu kì: Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H(Z=1) đến He(Z=2) Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li(Z=3) đến Ne(Z=18) Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na(Z=11) đến Ar(Z=18) Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K(Z=19) đến Kr(Z=36) Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb(Z=37) đến

Xe(Z=54) Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs(Z=55) đến

Rn(Z=86) Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr(Z=87), đây là một

chu kì chưa đầy đủ.c.Phân loại chu kì :

Chu kì 1, ,2, 3 là các chu kì nhỏ. Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.

30

13 26,98

Al Nhôm [Ne] 3s23p1

1,61

+3

Kí hiệu hóa học

Số hiệu nguyên tử

Tên nguyên tố

Số oxi hóa

Nguyên tử khốiTrung bình

Độ âm điện

Cấu hình electron

Page 31: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Nhận xét : Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron

bằng nhau và bằng STT của chu kì. Mở đầu chu kì là kim lọai kiềm, gần cuối chu kì là

halogen (trừ CK 1); cuối chu kì là khí hiếm. Dưới bảng có 2 họ nguyên tố: Lantan và Actini.

4. Củng cố: - Viết cấu hình e của nguyên tử của nguyên tố có số thứ tự 15, 17, 20, cho biết nguyên tố đó thuộc

chu kì nào?- Câu hỏi trắc nghiệm:1) Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3 B. 5 C. 6 D. 72) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:

A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 33) Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18 B. 18 và84 C. 8 và 8 D. 18 và 184) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?a) Theo chiều tăng của điện tích hạt nhânb) Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàngc) Các nguyên tố có cùng số e hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cộtd) Cả a, b, c

5. Dặn dò: - Học bài- Chuẩn bị phần nhóm nguyên tố

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 29/08/2012

31

Page 32: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 03/09/2012

Tiết thứ 14: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Nguyên tử: Kí hiệu, số hiệu... - Cấu hình electron nguyên tử- Ô nguyên tố, chu kì

- Nhóm nguyên tố - Mối liên hệ giữa cấu hình e và nhóm nguyên tố, vị trí của nguyên tố trong BTH

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Biết được: Cấu tạo của bảng tuần hoàn: Nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

2.Kĩ năng:Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. 3.Thái độ:Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức

II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn- trực quanIII. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Bảng tuần hoàn (Khổ lớn) hoặc trên powerpoint*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút)- Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn? Xác định thông tin ô nguyên tố- Viết cấu hình electron nguyên tử; xác định số e hoá trị, vị trí của nguyên tố có STT là 3, 11, 19/9,

17, 35?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Dựa vào bài cũ, yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí các nguyên tố trong bảng tuàn hoàn Vào bài

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động1: Nhóm nguyên tố: Mục tiêu: Biết cấu tạo bảng tuần hoàn ngoài ô nguyên tố, chu kì còn có nhóm nguyên tố, hiểu mối

liên hệ giữa cấu hình electron và nhóm - Gv yêu cầu học sinh nhắc lại e hoá trị là những e như thế nào? Dựa vào bài cũ nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình của 3 nguyên tố Cấu hình tương tự nhau được xếp vào cùng một nhóm, vậy nhóm là gì?- Hs trả lời- Gv trình chiếu BTH, yêu cầu hs cho biết trong bảng tuần hoàn:+ Có tất cả bao nhiêu nhóm+ Có tất cả bao nhiêu cột+ Có bao nhiêu loại nhóm+ Có bao nhiêu nhóm A, bao nhiêu nhóm B- Gv: Trình chiếu bảng cấu hình e của chu kì I, II,

3. Nhóm nguyên tố:a. Định Nghĩa : Nhóm là tập hợp các

nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau, sắp xếp thành một cột.

b. Phân loại: Gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B- Nhóm A: gồm 8 nhóm từ IA VIIIA (Mỗi nhóm 1 cột)+ Nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ)+ Nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He)+ STT nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e

32

Page 33: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================VII, VIII yêu cầu hs quan sát cho biết:+ Nhóm A gồm những nguyên tố thuộc họ nào?+ Nguyên tố s thuộc nhóm nào, nguyên tố p thuộc nhóm nào?+ Mối liên hệ giữa cấu hình e và số TT nhóm?- Hs xác định nhóm của các nguyên tố trong bài cũ Tương tự với nhóm B Để xác định nhóm của nguyên tố phải dựa vào số e hoá trị và họ của nguyên tố- Gv yêu cầu hs viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có STT 27, 28 và xác định nhóm Dựa vào cấu hình e nguyên tử, có thể xác định được vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn (Gồm: Thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm)- VD: Viết cấu hình e nguyên tử Br (Z=35), xác định vị trí trong BTH?

hoá trị

- Nhóm B: gồm 8 nhóm từ IB VIIIB (Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột).+ Nguyên tố d: + Nguyên tố f: Thuộc 2 hàng cuối bảng+ Số TT nhóm = Số e hoá trị Ngoại lệ: Số e hoá trị = 9,10 thuộc nhóm VIIIB

4. Củng cố: - Khối các nguyên tố s gồm các nhóm nào, được gọi là các nhóm gì?- Khối các nguyên tố p gồm các nhóm nào?- Khối các nguyên tố d gồm các nhóm nào?- Khối các nguyên tố f gồm các nhóm nào?- Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình e là: nằm ở vị trí nào trong

bảng tuần hoàn?- Câu hỏi trắc nghiệm (5 câu)

5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài “Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử ...”

Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

33

Page 34: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 06/10/2012

Ngày giảng: 11/10/2012

Tiết thứ 15: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH- Cấu tạo bảng tuần hoàn - Đặc điểm electron lớp ngoài cùng

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của nguyên tố trong BTH

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được:- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên

nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện

tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.2.Kĩ năng: - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron

lớp ngoài cùng.- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.3.Thái độ: Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức

II. TRỌNG TÂM: Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A - Trong một chu kì.- Trong một nhóm A.

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn- trực quanIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: ( 7phút) Viết cấu hình e của ; ; / . Xác định vị trí các

nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Dựa vào bài cũ vào bàib) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

Mục tiêu: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần Là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn

tính chất các nguyên tố- Gv yêu cầu hs quan sát cấu hình electron I/ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON

34

Page 35: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì 2, 3 và nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử - Nó thay đổi như thế nào qua các chu kì?- Gv lấy vd nguyên tố đầu tiên của chu kì 2 có 1 electron lớp ngoài cùng thể hiện tính chất gì? Tương tự với nguyên tố tiếp theo Với 1e lớp ngoài cùng thì việc cho đi sẽ dễ hơn 2 e, tương tự với những nguyên tố tiếp theo, do đó sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố

NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC:

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.

Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm AMục tiêu: Biết đặc điểm lớp e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm ASự giống nhau về lớp e ngoài cùng là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A

- Nguyên tử của các nguyên tố ở trong 1 nhóm A có đặc điểm gì? Là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố hoá học

- Nhóm nào chứa nguyên tố s, p?

II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.

1.Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.-Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.Số TT của nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị

-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAVIIIA.

Hoạt động 3: Một số nhóm A tiêu biểuMục tiêu: Biết một số đặc điểm, tính chất chung của các nguyên tố trong nhóm IA, VIIA, VIIIA- Gv thông tin- Nhóm VIIIA gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm lớp e ngoài cùng? đưa ra cấu hình chung- Vì cấu hình e nguyên tử bền nên khí hiếm hầu như không tham gia phản ứng hoá học và tồn tại trạng thái nguyên tử- Nhóm IA gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm lớp e ngoài cùng?- Lớp e ngoài cùng có 1e dễ cho hay nhận e? Dễ cho e nên thể hiện tính kim loại(mạnh)- Các nguyên tố nhóm IA có những tính chất hoá học nào? Ví dụ

- Nhóm VIIA gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm lớp e ngoài cùng?- Lớp e ngoài cùng có 7e dễ cho hay nhận e? Dễ nhận e nên thể hiện tính phi kim (mạnh)- Các nguyên tố nhóm VIIA có những tính chất hoá học nào? Ví dụ?

2.Một số nhóm A tiêu biểu.a.Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)- Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)- Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntửb.Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)- Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)- Tính chất hoá học: + T/d với oxi tạo oxít bazơ+ T/d với Phi kim tạo muối+ T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2

c.Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)- Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)-Tính chất hoá học: + T/d với oxi tạo oxít axít+ T/d với kim loại tạo muối

35

Page 36: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

+ T/d với H2 tạo hợp chất khí.4. Củng cố: Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước thu

được 1,12 lít khí ở đktc. Xác định hai kim loại và % theo khối lượng của chúng trong hỗn hợp?Hướng dẫn:- Hai kim loại cùng là kim loại kiềm Hoá trị I, gọi kí hiệu chung cho 2 kim loại để viết phương

trình- Tính phần trăm kim loại phải lập phương trình để giải5. Dặn dò:

-Về nhà làm BT 1-7 trang 41-Chuẩn bị:BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ

HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN.(1)Thế nào là tính KL,tính PK của các nguyên tố? Sự biến đổi tuần hoàn tính kL, tính PK?(2) Khái niệm ĐAĐ ? Sự biến đổi tuần hoàn về ĐAĐ?(3) Sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđrô ?(4) Sự biến thiên tính chất oxít và tính hiđroxit của các nguyên tố nhóm A?

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

36

Page 37: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 8/10/2012

Ngày giảng: 13/10/2012

Tiết thứ 16: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC- ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Chu kì, nhóm- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

- Khái niệm tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện- Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong chu kì, nhóm A

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:

- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A.- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).

2.Kĩ năng: Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:

+ Độ âm điện, bán kính nguyên tử.+ Tính chất kim loại, phi kim.

3.Thái độ: Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thứcII. TRỌNG TÂM: Biết:

- Khái niệm tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện.- Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim các nguyên tố trong

một chu kì, trong nhóm A .(Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3).

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- trực quan.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Bảng tuần hoàn*Học sinh: Học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: ( 7phút)- Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?a) Li(Z=3); Na(Z=11); K(Z=19) b) P(Z=15); Si(Z=14); Cl(Z=17)3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Nhận xét về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố Li, Na, K và P, Si, Cl?Nguyên tử của các nguyên tố Li, Na, K đều có 1e lớp ngoài cùng nên có tính chất tương tự nhau;

Các nguyên tử P, Si, Cl có cùng số lớp e, khác nhau về số e lớp ngoài cùng. Khi số lớp e hay số e lớp ngoài cùng khác nhau thì có liên quan gì đến tính chất của các nguyên tố hoá học hay không, bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu!

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính kim loại, tính phi kim37

Page 38: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Mục tiêu: Hiểu về tính kim loại, tính phi kim- Gv: Dựa vào bài cũ, trong các nguyên tố này nguyên tố nào là kim loại? Vì sao?- Hs: Li, Na, K; Ntử có 1e lớp ngoài cùng Dễ nhường 1e- GV: Nguyên tử trung hoà về điện mà electron mang điện tích gì? Khi nhường e đi thì nguyên tử trở thành ion thiếu đi điện tích âm, do đó nó trở thành ion dương? Vậy tính kim loại được đặc trưng bằng khả năng nhường e của ntử Tính kim loại là gì?- Hs trả lời- Gv trình chiếu kết luận về tính kim loại Nguyên tử càng dễ nhường e thì tính kim loại càng mạnh- Gv lấy một số vd-Gv: Dựa vào bài cũ, trong các nguyên tố này nguyên tố nào là phi kim? Vì sao?- Hs: P;Ntử 5e lớp ngoài cùng Dễ nhận thêm 3e- Nhận thêm e tức là nhận thêm điện tích âm nên sẽ trở thành ion âm Đặc trưng của tính PK là khả năng nhận e Tính phi kim là gì?- Nguyên tử càng dễ nhận e tính PK càng mạnh.- Trình chiếu kết luận tính phi kimBảng tuần hoàn phân biệt ranh giới kim loại và phi kim

I/ TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

1/ Tính kim loại – phi kim : Tính kim loại :

M Mn+ + ne - Tính KL là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e để trở thành ion dương.- Nguyên tử càng dễ nhường e tính KL càng mạnh Tính phi kim:

X + ne Xn-

- Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm.- Nguyên tử càng dễ nhận e tính PK càng mạnh. Không có ranh giới rõ rệt giữa tính KL và PK.

Hoạt động 2: Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kimMục tiêu: Hiểu về sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim trong một chu kì, một nhóm

- Gv yêu cầu hs quan sát bảng biến thiên bán kính nguyên tử trong BTHNhận xét về bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong một chu kì?- Gv: So sánh bán kính, điện tích hạt nhân ntử của Na và Mg? -Hs: Bán kính nguyên tử Na lớn hơn Mg, điện tích hạt nhân ntử Na nhỏ hơn Mg- Bán kính nguyên tử Na lớn hơn Mg mà điện tích hạt nhân nhỏ hơn nên e lớp ngoài cùng của ntử Mg liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn, do đó ntử Na dễ nhường e hơn Mg. Vậy tính kim loại của ntố nào mạnh hơn?- Hs: Na- Gv so sánh tương tự với các ntố đứng sau Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại và phi kim biến đổi như thế nào?- Trình chiếu bảng tính chất chu kì 3

- Gv yêu cầu hs quan sát bảng bán kính nguyên tử trong BTHNhận xét về bán kính nguyên tử,

2/ Sự biến đổi tính kim loại – phi kim :a/ Trong một chu kì : Trong mỗi chu kì

theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần.Giải thích: Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải: Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng bán kính giảm khả năng nhường e giảm( Tính KL yếu dần) khả năng nhận thêm e tăng dần => tính PK mạnh dầnNhóm IA

NaIIAMg

IIIAAl

IVASi

VAP

VIAS

VIIACl

TínhChất

Klđiểnhình

Klmạnh

KlTB

Pkyếu

PkTB

Pkmạnh

Pkđiển hình

Kim loại Phi kim

b/ Trong một nhóm A : Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính

38

Page 39: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong một nhóm?- Gv: Bán kính nguyên tử tăng, điện tích hạt nhân tăng nhưng bán kính nguyên tử ưu thế hơn Khả năng nhường e tăng nên tính KL mạnh, tính PK thì ngược lạiTrong 1 nhóm, tính KL và PK biến đổi như thế nào? Sự biến đổi này lặp đi lặp lại trong các chu kì và các nhóm; Có thể kết luận gì về tính kim loại và phi kim trong BTH?BT: Dựa vào BTH xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại mạnh dần: Na; K; S; F?

PK giảm dần.Giải thích: Trong 1 nhóm A khi đi từ trên

xuống : Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn khả năng nhường e tăng tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm => tính PK giảm. Kết luận : Tính KL-PK biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Hoạt động 2: Độ âm điệnMục tiêu: Biết khái niệm độ âm điện, sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện trong chu kì, nhóm

- Độ âm điện là gì?- Trình chiếu bảng độ âm điện các nguyên tố - ĐAĐ biến đổi như thế nào trong một chu kì, nhóm?- Độ âm điện và tính phi kim có liên quan như thế nào với nhau? Kết luận

3/ Độ âm điện :a/ Khái niệm

Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

b/ Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố. Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện

tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần. Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện

tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.Kết luận : Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn

theo chiều tăng dần của Z+.

4. Củng cố: - Sự biến thiên tính kim loại – phi kim trong chu kì, nhóm- Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng của tính kim loại: Al; Li, Mg; Na

Câu 1: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau: ĐA: A

A. F, O, N, C, B, Be, LiB. Li, B, Be, N, C, F, OC. Be, Li, C, B, O, N, FD. N, O, F, Li, Be, B, C

Câu 2: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhânB. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhânC. Giảm theo chiều tăng của tính phi kimD. B và C đều đúng

Câu 3: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhânB. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhânC. Giảm theo chiều tăng của tính phi kimD. A và C đều đúng

39

Page 40: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Câu 4: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần (từ trái sang phải) như sau:

A. F, Cl, S, MgB. Cl, F, Mg, SC. Mg, S, Cl, FD. S, Mg, Cl, F

5. Dặn dò:-Về nhà làm Bt sgk trang 47-48

-Chuẩn bị phần tiếp theoRút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

40

Page 41: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ngày soạn: 5/10/2012

Ngày giảng: 8/10/2012

Tiết thứ 17: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC- ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Chu kì, nhóm- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

- Quy luật biến đổi hoá trị, tính axit- bazơ, hoá trị cao nhất với oxi và hiđro của một số nguyên tố trong chu kì, nhóm- Định luật tuần hoàn

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:

- Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì.- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

2.Kĩ năng:: Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:

+ Hoá trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và với hiđro.+ Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.

3.Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cựcII. TRỌNG TÂM:

- Quy luật biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A .

(Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3).- Định luật tuần hoàn

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học*Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút)Viết cấu hình e nguyên tử và sắp xếp các nguyên tố hoá học sau theo chiều tính phi kim giảm dần

và giải thích: Al(Z=13), P(Z=15), Na(Z=11), Cl(Z=17)?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Ta đã biết đặc điểm cấu hình electron nguyên tử, sự hình thành ion của các nguyên tử. Với những đặc điểm đó, các nguyên tử này hình thành hợp chất như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiều ngay bây giờ.

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hoá trị của các nguyên tố hoá họcMục tiêu: Biết hoá trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 7, hoá trị với hiđro

giảm từ 4 đến 1Biến đổi tuần hoàn

41

Page 42: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Trình chiếu cho học sinh xem bảng CTHH thể hiện hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro các nguyên tố - Hs nhận xét về sự biến đổi hoá trị trong một chu kì- Gv yêu cầu hs viết công thức thể hiện hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro các nguyên tố thuộc chu kì 2, 3- Gv thông tin về hợp chất của kim loại kiềm và kiềm thổ với hiđro- Gv: Nhận xét gì về số nguyên tử H và hoá trị cao nhất của nguyên tố?- Sự biến đổi này được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì, ta có kết luận gì?- Hs trả lời- Gv kết luận

/ HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị

cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1.

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIAHchất oxit cao nhất

R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7

Hc khí với

hiđroRH4 RH3 RH2 RH

Kết luận: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

Hoạt động 1: Sự biến đổi tính axit- bazơ của oxit và hiđroxitMục tiêu: Biết sự biến đổi tuần hoàn tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit của các nguyên tố

trong bảng tuần hoàn- Gv trình chiếu bảng tính axit- bazơ của các hợp chất oxit và hiđroxit- Hs nhận xét sự biến đổi tính axit- bazơ của các hợp chất- Gv kết luận - Kim loại mạnh thì tính bazơ của hợp chất sẽ mạnh, phi kim mạnh thì tính axit của hợp chất mạnh- Tính axit và bazơ của các hợp chất trong một nhóm A biến thiên như thế nào?- Hs trả lời- Gv kết luận, lấy một số vd để hs so sánh

/ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

OxitNa2OOxit bazơ

MgOOxitbazơ

Al2O3

Oxitl/tính

SiO2

Oxitaxit

P2O5

Oxitaxit

SO3

Oxitaxit

Cl2O7

Oxitaxit

Hidroxit

NaOHBazơ mạnhkiềm

Mg(OH)2

Bazơyếu

Al(OH)3

Hidroxitlưỡng tính

H2SiO3

Axityếu

H3PO4

AxitTB

H2SO4

Axitmạnh

HClOAxit rất

mạnh

Bazơ Axit Trong 1 nhóm A : Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần.

Hoạt động 1: Sự biến đổi tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit

Mục tiêu: Nêu được định luật tuần hoàn- Cấu hình electron, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố, tính axit, tính bazơ của các hợp chất các nguyên tố biên đổi như thế nào trong bảng tuần hoàn?- Từ những sự biến thiên đó, Pauling đã đưa ra định luật tuần hoàn, nhờ có định luật này, Menđeleep đã dự đoán một số nguyên tố chưa được tìm ra- Hs nêu nội dung định luật

V/ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN :Định luật tuần hoàn:

“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”

42

Page 43: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

4. Củng cố:BT1: Nguyên tố có hợp chất khí với hiđro là RH3, công thức oxit cao nhất là:

A. R2O B. R2O2 C. R2O3 D. R2O5

BT2: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Cl trong công thức oxit cao nhất của nó? BT3: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2, hợp chất với hiđro của R chứa 75% khối

lượng R. R là nguyên tố nào?5. Dặn dò:

- Học bài- Làm bài tập SSGK, SBT- Soạn bài: “Ý nghĩa bảng tuần hoàn”

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

43

Page 44: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 1710/2012

Ngày giảng: 20/10/2012

Tiết thứ 18: Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành

- Chu kì, nhóm- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học- Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong chu kì, nhóm AQuy luật biến đổi hoá trị, tính axit- bazơ, hoá trị cao nhất với oxi và hiđro của một số nguyên tố trong chu kì, nhóm- Định luật tuần hoàn

- Mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó- Mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố- So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Hiểu được:

Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

2.Kĩ năng:Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: - Cấu hình electron nguyên tử - Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.- So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.3.Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực

II. TRỌNG TÂM: Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học*Học sinh: Học bàicũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)Viết cấu hình e nguyên tử, xác định vị trí và viết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro của

các nguyên tố: S(Z=16); Cl(Z=17); P(Z=15); Si(Z=14)?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu kĩ về BTH Ý nghĩa của BTH?b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó:

Mục tiêu: Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó- Gv nêu thí dụ 1, yêu cầu hs trả lời vào vở- Một hs lên bảng, hs khác theo dõi, nhận xét- Vậy, khi biết vị trí của nguyên tố trong

I/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ:

Thí dụ 1: Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết:

44

Page 45: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================BTH ta có thể biết được những gì?- Hs trả lời- Gv nêu thí dụ 2, yêu cầu hs thực hiện

- Vậy khi biết cấu tạo nguyên tử thì ta biết được điều gì?- Hs trả lời

- Gv: Qua 2 thí dụ trên, hãy cho biết mối liên hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó?- Hs trả lời- Gv kết luận

- Số proton, số electron trong nguyên tử?- Số lớp electron trong nguyên tử?- Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

Trả lời:- Nguyên tử có 20p, 20e- Nguyên tử có 4 lớp e- Số e lớp ngoài cùng là 2- Đó là nguyên tố Ca

Thí dụ 2: Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là: . Hãy cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?Trả lời:- Ô nguyên tố thứ 19 vì có 19e(=19p)- Chu kì 4 vì có 4 lớp e- Nhóm IIA vì có 2e lớp ngoài cùng- Đó là KaliKết luận: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại._ Số thứ tự của nguyên tố Số proton, số electron_ Số thự tự của chu kì Số lớp electron._ Số thứ tự của nhóm A Số electron lớp ngoài cùng.

Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố:Mục tiêu: Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và tính chất của nó

- Nguyên tử các nguyên tố ở nhóm IA, IIA, IIIA(trừ H, B) có bao nhiêu e lớp ngoài cùng?- Hs trả lời- Các nguyên tử này có xu hướng cho hay nhận e? Thể hiện tính chất gì?- Hs trả lời- Tương tự với các nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA(Trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim- Hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi và hoá trị với hiđro?- Viết công thức oxit, hợp chât khí với hiđro?- Viết hợp chất hiđroxot của các nguyên tố ? Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể biết được những tính chất nào của nguyên tố ?Kết luận

II/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ :

Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó :_ Tính kim loại, tính phi kim:+Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B) có tính kim loại.+ Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim._ Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro._ Công thức oxit cao nhất._ Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có)

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIAhchất oxit cao nhất

R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7

Hchất khí với hiđro

RH4 RH3 RH2 RH

_ Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit 45

Page 46: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

hay bazơ của chúng.Hoạt động 1: So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận:

Mục tiêu: Biết so ánh tính chất hoá học của các nguyên tố hoá học với nhauGv phát vấn với hs về các quy luật biến đổi: Trong mỗi chu kì : chiều tăng dần Z+ : tính KL giảm dần, tính PK tăng dần. Trong một nhóm A : chiều tăng dần Z+, tính KL tăng dần, tính PK giảm dần.Tính kim loại và phi kim tương ứng với tính bazơ và tính axit của oxit và hidroxitLấy một số ví dụ

III/ SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN:

Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.Vd : So sánh: P(Z=15) với Si(Z=14) và S(Z=16) P(Z=15) với N(Z=7) và As(Z=33)_ Si, P, S thuộc cùng một chu kì => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần Si < P < S_ N, P, As thuộc cùng nhóm A => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần As < P < N

4. Củng cố:Câu 1: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là . Hãy xác định vị trí

và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó?Câu 2: Một nguyên nằm ở chu kì 3, nhóm VIA của BTH. Hãy xác định cấu tạo nguyên tử của

nguyên tố đó?5. Dặn dò: - Học bài- Làm bài tập SGK, SBT- Ôn lại toàn bộ chương II

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

46

Page 47: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 18/10/2012

Ngày giảng: 22/10/2012Tiết thứ 19: LUYỆN TẬP

BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quanKiến thức mới trong bài cần hình thành

- Cấu tạo BTH- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử các nguyên tố hoá học- Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong chu kì, nhóm A- Quy luật biến đổi hoá trị, tính axit- bazơ, hoá trị cao nhất với oxi và hiđro của một số nguyên tố trong chu kì, nhóm- Định luật tuần hoàn

Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:

- Bảng tuần hoàn- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử - Sự biến đổi tuần hoàn tính chất (Tính kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử) của

nguyên tố và tính axit, bazơ của hợp chất- Định luật tuần hoàn

2.Kĩ năng: Hệ thống hoá kiến thức3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấnIII. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, câu hỏi trắc nghiệm*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Tổng hợp kiến thức chương IIb) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững về bảng tuần hoàn

Mục tiêu:Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về bảng tuần hoànGiáo viên phát vấn với học sinh trả lời một số câu hỏi sau:- Các nguyên tố hoá học được xếp vào BTH theo những nguyên tắc nào?- Hàng và cột tương ứng với thành phần nào trong BTH?

A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:

1,Cấu tạo bảng tuần hoàn:a.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH: 3 nguyên tắc:- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.- Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì)- Các ngưyên tố có số e hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột

47

Page 48: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Ô nguyên tố cho ta biết những thông tin nào?- Có tất cả bao nhiêu chu kì?- Chu kì nào là chu kì nhỏ, chu kì lớn?

- Những nguyên tố nằm trong một chu kì có đặc điểm gì?- Những nguyên tố như thế nào được xếp vào cùng một nhóm?- Phân loại nhóm?- Nguyên tố s thuộc nhóm nào?- Nguyên tố p thuộc nhóm nào?- Xác định số thứ tự nhóm dựa vào đâu?- Nhóm B gồm những nguyên tố thuộc họ gì?- Những nguyên tố f nằm ở đâu trong BTH?- Cách xác định số TT các nguyên tố nhóm B?

(Nhóm).b.Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô gọi là ô nguyên tốc.Chu kì:-Mỗi hàng là 1 chu kì-Có 3 chu kì nhỏ : 1,2,3-Có 4 chu kì lớn: 4,5,6,7 Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kì có số lớp e như nhaud.Nhóm:*Nhóm A: Gồm chu kì nhỏ và chu kì lớn ,từ IA VIIIA.

-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA VIIIA.*Nhóm B: (IIIB VIIIB;IB,IIB)-Nguyên tố d,f thuộc chu kì lớn

Hoạt động 2: Kiến thức cần nắm vững về sự biến đổi tuần hoànMục tiêu: Củng cố kiến thức về sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e, tính KL, tính PK, bán kính

nguyên tử, giá trị độ âm điện ; Nắm nội dung định luật tuần hoànGiáo viên phát vấn với học sinh trả lời một số câu hỏi sau:- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi như thế nào trong một chu kì ?- Trong một chu kì, tính KL và PK, bán kính nguyên tử, giá trị độ âm điện biến đổi như thế nào ? Hệ thống thành bảng- Gv : Phát vấn hs về công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđroSự biến đổi tính axit, bazơ ?

2.Sự biến đổi tuần hoàn:a.Cấu hình electron nguyên tử:Số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kì tăng từ 18 thuộc các nhóm từ IA VIIIA.Cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoànb.Sự biến đổi tuần hoàn tính KL, PK,Rnguyên tử,giá trị ĐAĐ của các nguyên tố được tóm tắt trong bảng sau:

Rnguyên

tử

KL PK ĐAĐ

Chu kì

Giảm Giảm Tăng Tăng

Nhóm Tăng Tăng Giảm GiảmGv yêu cầu hs nêu định luật tuần hoàn 3.Định luật tuần hoàn:

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tử đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử.

Hoạt động 3: Vận dụngMục tiêu: Củng cố kiến thức về BTH

Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời, giải thích Giáo viên nhận xét, kết

Câu 1 : Tìm câu sai trong những câu dưới đây:A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dầnB. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dầnC. Nguyên tử cảu các nguyên tố trong cùng một chu kì có số e bằng nhauD. Chu kì thường bắt đầu là kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành)

48

Page 49: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================luận

Hs thảo luận 3’ Hai hs lên bảng, hs khác nhân xét, bổ sungGv đánh giá

Câu 2 : Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?A. X thuộc nhóm VA B. A, M thuộc nhóm IIAC. M thuộc nhóm IIB D. Q thuộc nhóm IACâu 3 : Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc một chu kì B. M, Q thuộc chu kì 4C. A, M thuộc chu kì 3 D. Q thuộc nhóm IACâu 4 : Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có STT 16, nguyên tố X thuộc :A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 4, nhóm VIAC. Chu kì 3, nhóm VIA D. Chu kì 4, nhóm IIIACâu 5 : Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì : A. Phi kim mạnh nhất là iôt B. Kim loại mạnh nhất là LitiC. Phi kim mạnh nhất là flo D. Kim loại yếu nhất là cesiCâu 6 : Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần (từ trái sang phải) như sau:

A. F, Cl, S, Mg C. Cl, F, Mg, SB. Mg, S, Cl, F D. S, Mg, Cl, F

Câu 7 : Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau:

A. I, Br, Cl, F C. F, Cl, Br, IB. I, Br, F, Cl D. Br, I, Cl, F

Câu 8: Hai nguyên tố A, B nằm ở 2 chu kì liên tiếp trong một nhóm A. Tổng số hạt proton trong 2 nguyên tử A, B là 24. Tìm A, B? Đáp án: O(Z=8) và S(Z=16)Câu 9: Hai nguyên tố A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một chu kì; tổng số đơn vị điện tích hạt nhân trong hai hạt nhân của 2 nguyên tử đó là 25. Xác định A,B?Câu 10: Viết cấu hình e của ion: O2-; Mg2+; Zn2+; Fe2+

4. Củng cố:- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH- Cấu tạo BTH- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e, bán kính nguyên tử, tính chất…- Định luật tuần hoàn

5. Dặn dò:- Học bài, nắm kĩ kiến thức về BTH- Làm bài tập : 5,6,7,8,9/54SGK

Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

49

Page 50: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 18/10/2012

Ngày giảng: 24/10/2012

Tiết thứ 20: LUYỆN TẬP BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Hợp chất oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro của nguyên tố - Bảng tuần hoàn

- Củng cố kiến thức về hợp chât các nguyên tố - Rèn luyện kĩ năng giải toán hoá

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của các nguyên

tố hoá học 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng:

- Xác định hoá trị của nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro - Giải bài toán xác định nguyên tố

3.Thái độ: Tích cực trong hoạt động nhómII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài luyện tập3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Hãy viết công thức hợp chất khí với hiđro, công thức oxit cao nhất của các nguyên tố tương ứng có công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro như sau: RH4, R2O5, RO2, RH? vào bài

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bài toán tổng số hạt kết hợp vị trí nguyên tố trong BTHMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải toán hoá kết hợp tổng số hạt trong nguyên tử và kĩ năng xác

định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoànBT5/54SGK: Tổng số hạt trong một nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khốib) Viết cấu hình electron nguyên tử

của nguyên tố đó?DH: Giải giống như một bài tổng số hạt bình thường, so kết quả với vì trí đề bài cho để chọn kết quả đúngHs lên bảng, hs khác nhận xétGv đánh giá

BT5/54: Tổng số hạt= 2Z + N = 28 N= 28 – 2Z (1)

Kết hợp điều kiện: (2)

Từ (1) và (2) ta có: Nếu Z=8: thuộc nhóm VIA (loại)

Nếu Z=9: thuộc nhóm VIIA (chọn)N = 28- 2.9= 10a) Nguyên tử khối = A= 19b) Cấu hình e:

Hoạt động 1: Bài toán xác định nguyên tố dựa vào vị trí trong BTH50

Page 51: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán xác định nguyên tố chưa biết dựa vào pthh và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn

BT9/54SGK: Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro ở đktc. Xác định kim loại đó?HD: Kim loại Nhóm IIA có hoá trị II, Gọi kim loại là M và viết phương trình giống như một nguyên tố bình thường đã biết để tìm ra khối lượng nguyên tử và xác định nguyên tố HS lên bảng, hs khác nhận xét

BT9/54:Số mol khí hiđro tạo thành:

Kim loại thuộc nhóm IIA nên có hoá trị IIM + 2H2O M(OH)2 + H2 M(g) 2(g)0,6(g) 2.0,015(g)

Vậy kim loại đó là CanxiHoạt động 2: Bài toán xác định nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất

và hợp chất khí với hiđroMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi giữa công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với

hiđro, giải bài toán dựa vào thành phần phần trăm nguyên tố trong phân tửBT7/54SGK: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88%H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó?HD: Dựa vào công thức oxit cao nhất xác định vị trí của nguyên tố Xác định hợp chất khí với hiđro và giải BT8/54SGK: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử đó?HD: Dựa vào hợp chất khí với hiđro xác định vị trí nguyên tố suy ra công thức oxit cao nhất và giảiHs lên bảng, hs khác làm vào vở, nhận xétgv đánh giá

BT7/54:Oxit cao nhất của R là RO3 nên R thuộc nhóm VIADo đó hợp chất với hiđro của R là RH2

Ta có:

Vậy R là lưu huỳnhBT8/54:Hợp chất khí với hiđro của R là RH4 nên R thuộc nhóm IVA. Do đó, công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có:

Vậy nguyên tử khối của R là 28

4. Củng cố: - Muốn xác định nguyên tố cần xác định đại lượng nào?- Chuyển đổi qua lại giữa công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro

5. Dặn dò: Ôn tập toàn bộ chương II, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết

Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

51

Page 52: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Tiết thứ 21: KIỂM TRA 1 TIẾT- LẦN 2

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về bản tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu

hình e, tính chất các nguyên tố và hợp chất- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập

II. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA:1. Kiến thức:1.1/. Ý nghĩa bảng tuần hoàn:

- Quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu hình e nguyên tử- Quan hệ giữa vị trí và tính chất nguyên tố và hợp chất

1.2/. Sự biến đổi tuần hoàn:- Cấu hình e lớp ngoài cùng- Tính chất nguyên tố- Bán kính nguyên tử- Tính chất của hợp chất

2. Kĩ năng:2.1 Xác định vị trí nguyên tố trong BTH2.2. Xác định cấu tạo nguyên tử2.3. Xác định tên nguyên tố trong cùng một chu kì, ở 2 chu kì liên tiếp2.4. Xác định loại nguyên tố dựa vào phản ứng hoá học 2.5. Viết cấu hình e của ion

III.HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận (10 câu)IV.LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Mức độNội dung

Biết Hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1) Xác định vị trí nguyên tố trong BTH Câu 12) Xác định cấu tạo nguyên tử Câu 23) Sắp xếp nguyên tố theo chiều tăng giảm tính chất Câu 34) Cho cấu hình e nguyên tử, viết CT oxit, hợp chất khí với hiđro, tính chất

Câu 4

5) Sắp xếp các nguyên tử theo chiều số e lớp ngoài cùng tăng dần

Câu 5

6) Xác định nguyên tố nằm ở 2 ô trong 1 chu kì Câu 67) Xác định tên kim loại + dd axit Câu 78) Cho CT oxit cao nhất... Tìm R Câu 89) Xác định tên 2 nguyên tố ở 2 chu kì liên tiếp Câu 910) Viết cấu hình e nguyên tử khi biết cấu hình e của ion

Câu 10

V.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:3. Đề kiểm tra:

Câu 1: Nguyên tử của một nguyên tố có số proton trong hạt nhân là 16. Hãy xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?

52

Page 53: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Câu 2: Nguyên tử của một nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là . Hãy cho biết:

a) Số proton, số electron trong nguyên tử A ?b) Số lớp electron trong nguyên tử?c) Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại tăng dần (từ trái qua phải): .

Câu 4: Nguyên tử của một nguyên tố R có cấu hình electron là . Hãy cho biết:a) Công thức oxit cao nhất của R, tính chất?b) Công thức hợp chất hiđroxit của R, tính chất?

Câu 5: Sắp xếp các nguyên tử sau theo chiều số electron lớp ngoài cùng giảm dần: Câu 6: Cho 2 nguyên tố A, B nằm ở 2 ô liên tiếp trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Hãy xác định số thứ tự của 2 nguyên tố, biết rằng tổng số proton trong 2 nguyên tử A, B là 23?Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 4,6 gam một kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch A. Để trung hoà hết dung dịch A cần 100 ml dung dịch HCl 2M. Xác định tên nguyên tố kim loại?Câu 8: Công thức oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R?Câu 9: Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hai hạt nhân nguyên tử A và B là 32. Xác định tên A, B và viết cấu hình electron nguyên tử?Câu 10: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của:

- Ion M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5

- Ion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6 4. Hướng dẫn chấm: Mỗi câu 1 điểm

Câu 1: Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIACâu 2: a) Số proton, số electron trong nguyên tử A =15

b) Số lớp electron trong nguyên tử A = 3c) Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử = 5

Câu 3: A<C<D<BCâu 4:

a) Công thức oxit cao nhất của R: R2O7. Tính chất: Oxit axitb) Công thức hợp chất hiđroxit của R: HClO4. Tính chất: Axit

Câu 5: T>Z>X>Y Câu 6: Giả sử ZB>ZA

Ta có:

Câu 7: Ta có: Gọi A là kim loại cần tìmPT: 2A + 2H2O 2AOH + H2 (1) và AOH + HCl ACl + H2O (2) Theo pt (2): ; Theo pt (1):

(g/mol) Vậy kim loại là Natri (Na)

Câu 8: Công thức oxit cao nhất là RO3 nên R thuộc nhóm VIA Hợp chất khí với hiđro: RH2

Ta có: %R =94,12 %H= 100-94,12 = 5,88

53

Page 54: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Vậy R là lưu huỳnh (S)

Câu 9: Giả sử ZB>ZA ; Hai nguyên tố cùng nằm trong một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp 3,4 hơn kém

nhau 8 proton. Do đó ta có:

Câu 10: M: X:

VI.KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM:3. Kết quả kiểm tra:

Lớp 0<3,5 3,5<5 5<6,5 6,5<8 81010B110B410B510B6

4. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

54

Page 55: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 27/10/2012

Ngày giảng: 31/10/2012

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌCTiết thứ 22: BÀI 12: LIÊN KẾT ION

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Cấu hình electron nguyên tử- Tính kim loại, phi kim của các nguyên tố

- Sự hình thành ion, cation, anion - Sự hình thành liên kết ion

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Biết được: - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau. - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. - Định nghĩa liên kết ion.2.Kĩ năng:- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II.TRỌNG TÂM:- Sự hình thành cation, anion.- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.- Sự hình thành liên kết ion.

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Mô hình sự tạo thành ion Li+, F-, phân tử NaCl, mô hình tinh thể NaCl*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)Viết cấu hình electron nguyên tử có Z = 3, 12, 16, 17, 9? Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố?3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Có thể hiểu một cách đơn giản, liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để

tạo thành phân tử hay tinh thể. Khi tạo thành liên kết hoá học, nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm với 8 electron lớp ngoài cùng(trừ He). Sự hình thành liên kết đó như thế nào, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về liên kết ion

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự hình thành ion, cation, anionMục tiêu: Biết sự hình thành cation, anion; rèn luyện kĩ năng viết cấu hình ion, xác định ion

đơn nguyên tử, đa nguyên tử-Gv yêu cầu học sinh xác định số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong bài cũ?Có xu hướng nhận hay nhường e? Vì sao?-Hs trả lời-Gv: Khi nhường e nguyên tử trở thành ion

I/ SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION

1/ Ion, cation và anion a) Sự tạo thành cation Thí dụ: Sự hình thành Cation của nguyên tử Li(Z=3)

55

Page 56: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================gì?- Hs trả lời- Gv: Nguyên tử trung hoà về điện, số p mang điện tích dương bằng số e mang điện tích âm, nên khi nguyên tử nhường electron sẽ trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation đồng thời tạo ra 1e tự do- Hs lên bảng viết quá trình hình thành Cation của các nguyên tử Mg, Na Các nguyên tử kim loại , lớp ngoài cùng có 1, 2, 3 electron dễ nhường electron để tạo ra ion dương (1+,2+,3+)(cation) có cấu hình electron lớp vỏ khí hiếm bền vững - Gv kết luận, thông tin về tên gọi cation- Gv: Hạt nhân nguyên tử F có bao nhiêu p, mang điện gì?Có bao nhiêu e ở lớp vỏ, điện tích?- Hs trả lời- Nguyên tử F có xu hướng như thế nào? Khi F nhường e trở thành phần tử mang điện gì?Vậy trong phần tử tạo thành có bao nhiêu p, e?-Gv:Nguyên tử trung hoà về điện, khi ngtử nhận thêm electron sẽ trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion (F –) - Hs viết sự hình thành ion của nguyên tử O, Cl, NCác nguyên tử phi kim lớp ngoài cùng có 5, 6, 7 e có khả năng nhận thêm 3, 2, 1 electron để trở thành ion âm(-3,-2,-1) (anion) có cấu hình electron lớp vỏ khí hiếm bền vững.Các cation và anion được gọi chung là ion : Cation Ion dương Anion Ion âm Gv: Yêu cầu học sinh gọi tên các ion tạo thành ở phần a,b- Gv: Các ion như trên chúng ta nói đến gọi là ion đơn nguyên tửIon đơn nguyên tử là gì?- Hs trả lời- Vậy ion đa nguyên tử như thế nào? Vd?Gv kết luận, yêu cầu hs viết cấu hình e của cation Fe2+ và anion S2-, làm bt6/60SGK

Cấu hình e: 1s22s1

1s22s1 1s2 + 1e (Li) (Li+) Hay: Li Li+ + 1e Kết luận : Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation

- ns1nhường 1e (n>1) Ion M+

- ns2nhường 2e(n>1) Ion M2+

- ns2np1nhường 3e Ion M3+

Tên cation được gọi theo tên kim loạiVd: Li+ gọi là cation litib) Sự tạo thành anion Thí dụ : Sự hình thành anion của nguyên tử F(Z=9)Cấu hình e: 1s22s22p5 + 1 e 1s22s22p6

(F) (F –)Hay: F + 1e Kết luận :Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm e của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion- ns2np3 nhận 3e X3-

- ns2np4 nhận 2e X2-

- ns2np5 nhận 1e X-

Tên anion được gọi theo tên gốc axit (trừ O2– gọi là anion oxit)VD: F – gọi là anion florua Các cation và anion được gọi chung là ion : Cation Ion dương Anion Ion âm 2/ Ion đơn nguyên tử và ion âm đa nguyên tử a) Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ 1 nguyên tử . Thí dụ cation Li+ , Na+ , Mg2+ , Al3+ và anion F –

, Cl– , S2– , …….b) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Thí dụ: Cation amoni NH4

+, anion hidroxit OH–, anion sunfat SO4 2–, ...

Hoạt động 2: Sự hình thành liên kết ionMục tiêu:Biết vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau, định nghĩa liên kết ion

HS : Quan sát thí nghiệm (mô hình)HS : Quan sát hình vẽ, nhận xét:

II/ SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION

Xét quá trình hình thành phân tử NaCl:

56

Page 57: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================-Nguyên tử natri nhường 1 electron cho nguyên tử clo để biến thành cation Na+ , đồng thời nguyên tử clo nhận 1 e của nguyên tử natri để biến thành anion Cl– - Cả hai nguyên tử đều có xu hướng đạt cấu hình bền của khí hiếm- Gv thông tinLiên kết giữa cation natri và anion clorua gọi là liên kết ion. Vậy liên kết ion là gì?

- Gv thông tin:Liên kết ion chỉ được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình

Na Na+ + 1e Cl +1e Cl-

1e

Na + Cl Na+ + Cl–

(2, 8, 1) (2, 8, 7) (2, 8) (2, 8, 8)Hai ion tạo thành Na+ và Cl– mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện , tạo nên phân tử NaCl : Na+ + Cl– NaClĐN : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu PTHH: 2X1e

2 Na + Cl2 2Na+Cl–

4. Củng cố:Bài 4 : Xác định số p , n , e trong các nguyên tử và ion sau :

a) 21 H+ , 40

18 Ar , 3517 Cl– , 56

26 Fe2+

b) 4020 Ca2+ , 32

16 S2– , 2713 Al3+

5. Dặn dò:- Học bài, làm bài tập SGK- Chuẩn bị bài liên kết cộng hoá trị

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

57

Page 58: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 01/11/2012

Ngày giảng: 5/11/2012

Tiết thứ 23: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ (tiết1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Cấu hình electron nguyên tử- Độ âm điện

- Sự hình thành phân tử H2, N2, HCl, CO2

- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị có cực, không cựcI. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được: Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có

cực hay phân cực (HCl, CO2).2.Kĩ năng:Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể3.Thái độ: Giải thích được sự hình thành liên kết trong một số loại hợp chất

II. TRỌNG TÂM: Sự tạo thành và đặc điểm của liên kết CHT không cực, có cực.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

a) Tại sao nguyên tử kim loại lại có khả năng nhường e ở lớp ngoài cùng để tạo các cation ? Lấy ví dụ ?b) Tại sao nguyên tử phi kim lại có khả năng dễ nhận e ở lớp ngoài cùng để tạo thành các anion ? Lấy ví dụ ?c) Sự hình thành liên kết ion ?d) Liên kết ion thường được tạo nên từ những nguyên tử của các nguyên tố : A/ Kim loại với kim loại B/ Phi kim với phi kim C/ Kim loại với phi kim D/ Kim loại với khí hiếm E/ Phi kim với khí hiếm Chọn đáp án đúng Gợi ý trả lời: a) Nguyên tử kim loại thường chỉ có 1, 2, 3 (e) ở lớp ngoài cùng nên dễ nhường 1, 2, 3 (e) để tạo thành cation có cấu hình lớp vỏ bền của khí hiếm trước đó Ví dụ : Na Na+ + 1e [Ne] 3s1 [Ne]b) Nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 (e) lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 3, 2, 1 (e) để tạo thành anion có cấu hình lớp vỏ bền của khí hiếm kế tiếp Ví dụ : Cl + 1e Cl–

[Ne] 3s23p5 [Ar]c) Do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu d) Đáp án C

3.Bài mới:

58

Page 59: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

a) Đặt vấn đề: Những nguyên tử kim loại dễ nhường e, nguyên tử phi kim dễ nhận e tạo thành ionHình thành liên kết ion. Những nguyên tử có tính kim loại yếu hay tính phi kim yếu, khó hình thành ion thì chúng tham gia tạo thành loại liên kết khác đó là liên kết cộng hóa trị...

b)Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau-Sự hình thành đơn chất

Mục tiêu: Biết định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực, công thức e, công thức cấu tạo

- Gv yêu cầu hs viết cấu hình electron của nguyên tử H và nguyên tử He, so sánh cấu hình electron của nguyên tử H với cấu hình electron của nguyên tử He (khí hiếm gần nhất) H còn thiếu 1e thì đạt cấu hình khí hiếm He. Do vậy 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung trong phân tử H2 . Như thế, trong phân tử H2

mỗi nguyên tử có 2 electron giống vỏ electron của nguyên tử khí hiếm heliGV bổ sung 1 số quy ước

GV : Viết cấu hình electron của nguyên tử N và nguyên tử Ne ?GV : So sánh cấu hình electron của nguyên tử N với cấu hình electron của nguyên tử Ne là khí hiếm gần nhất có lớp vỏ electron bền thì lớp ngoài cùng của nguyên tử N còn thiếu mấy electron ?GV : Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp 3 electron để tạo thành 3 cặp electron chung của phân tử N2 . Khi đó trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đều có lớp ngoài cùng là 8 electron giống khí hiếm Ne gần nhất GV yêu cầu 1 HS viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử N2

*Ở nhiệt độ thường, khí nitơ rất bền, kém hoạt động do có liên kết ba GV giới thiệu : Liên kết được tạo thành trong phân tử H2 , N2 vừa trình bày ở trên được gọi là liên kết cộng hoá trị

I/ SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ

1/ Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau ***Sự hình thành đơn chất a) Sự hình thành phân tử hidro H2

H : 1s1 và He : 1s2

Sự hình thành phân tử H2 : H + H H : H H – H H2

*Quy ước- Mỗi chấm () bên kí hiệu nguyên tố biểu diễn 1 electron ở lớp ngoài cùng - Kí hiệu H : H được gọi là công thức electron , thay 2 chấm (:) bằng 1 gạch (–), ta có H – H gọi là công thức cấu tạo - Giữa 2 nguyên tử hidro có 1 cặp electron liên kết biểu thị bằng (–) , đó là liên kết đơn b) Sự hình thành phân tử N2

N : 1s22s22p3

Ne : 1s22s22p6

:N + N: : N N : N N Công thức electron Công thức cấu tạo *Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 3 cặp electron liên kết biểu thị bằng 3 gạch ( ) , đó là liên kết ba. Liên kết 3 bền hơn liên kết đôi.c) Khái niệm liên kết cộng hoá trị ĐN: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron dùng chung - Mỗi cặp electron chung tạo nên 1 liên kết cộng hoá trị, nên ta có liên kết đơn (trong phân tử H2) , liên kết ba (trong phân tử N2)- Liên kết trong các phân tử H2 , N2 tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố (có độ âm điện như nhau) , do đó liên kết trong các phân tử đó không phân cực . Đó là liên kết cộng hoá trị không phân cực

Hoạt động 2: Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau-

59

Page 60: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Sự hình thành hợp chấtMục tiêu: Liên kết cộng hoá trị phân cực

GV : Nguyên tử H có 1e ở lớp ngoài cùng còn thiếu 1e để có vỏ bền kiểu He .Nguyên tử Cl có 7e ở lớp ngoài cùng còn thiếu 1e để có vỏ bền kiểu Ar Hãy trình bày sự góp chung electron của chúng để tạo thành phân tử HCl ?GV : Giá trị độ âm điện của Cl (3,16) lớn hơn độ âm điện của H (2,20) nên cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử Cl liên kết cộng hoá trị này bị phân cực ¨GV trình chiếu mô hình động về sự hình thành liên kết trong phân tử HCl ,cho HS quan sát GV kết luận : Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp eletron chung bị lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hoá trị phân cực GV giải thích thêm : Trong công thức electron của phân tử có cực, người ta đặt cặp electron chung lệch về phía kí hiệu của nguyên tử có độ âm điện lớn hơn GV : Viết cấu hình electron của nguyên tử C (Z = 6) và O (Z = 8) ?GV : Hãy trình bày sự góp chung electron của chúng để tạo thành phân tử CO2 , sao cho xung quanh mỗi nguyên tử C hoặc O đều có lớp vỏ 8e bền . Từ đó hãy suy ra công thức electron và công thức cấu tạo . Biết phân tử CO2 có cấu tạo thẳng HS : Trả lờiGV kết luận : Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững . Trong công thức cấu tạo, phân tử CO2 có 2 liên kết đôi. Liên kết giữa O và C là phân cực, nhưng thực nghiệm cho biết phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên phân tử này không phân cực

2/ Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau *** Sự hình thành hợp chất a) Sự hình thành phân tử hidro clorua HCl *Mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung tạo thành 1 liên kết cộng hoá trị

+ ٠ : H : : H – Cl

CT electron CT cấu tạoKết luận :* Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp eletron chung bị lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hoá trị phân cực *Trong công thức electron của phân tử có cực, người ta đặt cặp electron chung lệch về phía kí hiệu của nguyên tử có độ âm điện lớn hơn b) Sự hình thành phân tử khí cacbonic CO2

(có cấu tạo thẳng) C : 1s22s22p2 (2, 4) O : 1s22s22p4 (2, 6). Ta có :

: : : C : : : O = C = O

(Công thức electron) (Công thức cấu tạo) Kết luận : Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững .

4. Củng cố: Làm bài tập 6/64 SGK5. Dặn dò:

- Học bài- Làm bài tập- Chuẩn bị phần tiếp theo

Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

60

Page 61: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 03/11/2012

Ngày giảng: 7/11/2012

Tiết thứ 24: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ (tiết2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Cấu hình electron nguyên tử- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị có cực, không cực

- Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị- Mối quan hệ giữa liên kết CHT có cực, không cực và liên kết ion- Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Biết được:- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố

đó trong hợp chất.- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.2.Kĩ năng: Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết

hiệu độ âm điện của chúng. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: - Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học.- Quan hệ giữa liên kết ion và liên kết CHT.

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

1/ Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hoá trị của các phân tử : H2 , HCl và CO2 ?2/ So sánh sự tạo thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl ?Gợi ý trả lời:HS 1 : Viết công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử H2 , HCl và CO2 . Giải thích HS 2 : Giải thích sự tạo thành liên kết ion (NaCl) và liên kết cộng hoá trị (HCl)

3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết liên kết hoá trị được hình thành như thế nào, bây giờ thử tìm hiểu

xem những hợp chất có liên kết cộng hoá trị thì có tính chất như thế nào?b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị

Mục tiêu: Biết một số tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trịGV cho HS đọc SGK và tự tổng kết theo các nội dung sau :1/ Kể tên các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị ?2/ Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị?

3/ Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị a/Trạng thái: Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị có thể là :- Các chất rắn : đường , lưu huỳnh , iot ….- Các chất lỏng : nước , rượu , xăng , dầu …..- Các chất khí : khí cacbonic , khí clo , khí hidro …

61

Page 62: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================HS : Thảo luận 2 phút . sau đó kết luận :GV có thể hướng dẫn HS làm các thí nghiệm :- Hoà tan đường , rượu etilic , iot vào nước - Hoà tan đường , iot vào benzen So sánh khả năng hoà tan của các chất trong dung môi khác nhau

b/Tính tan:- Các chất có cực như rượu etylic , đường ,… tan nhiều trong dung môi có cực như nước - Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen , cacbon tetra clorua ,….. Nói chung các chất có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái

Hoạt động 2: Độ âm điện và liên kết hoá họcMục tiêu: Biết mối quan hệ giữa liên kết CHT có cực, không cực và liên kết ion; Quan hệ giữa hiệu

độ âm điện và liên kết ionGV tổ chức cho HS thảo luận , so sánh để rút ra sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hoá trị không cực , liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion HS : Thảo luận theo nhóm Rút ra kết luận :GV kết luận : Như vậy giữa liên kết cộng hoá trị không cực , liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion có sự chuyển tiếp với nhau . Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối . Liên kết ion có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị GV đặt vấn đề : Để xác định kiểu liên kết trong phân tử hợp chất , người ta dựa vào hiệu độ âm điện . Theo thang độ âm điện của Pau – linh, người ta dùng hiệu độ âm điện để phân loại 1 cách tương đối loại liên kết hoá học theo quy ước sau :GV hướng dẫn HS vận dụng bảng phân loại liên kết trên để làm các thí dụ trong SGK

GV : Nhận xét cách giải

III/ ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC

1/ Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion a/ Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hoá trị không cực b/ Nếu cặp electron chung lệch về 1 nguyên tử (có giá trị độ âm điện lớn hơn) thì đó là liên kết cộng hoá trị có cực c/ Nếu cặp electron chung lệch hẳn về 1 nguyên tử , ta sẽ có liên kết ion 2/ Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học Quy ước :Hiệu độ âm điện() Loại liên kết0 () < 0,4

0,4 () < 1,7

() 1,7

Liên kết CHT không cực

Liên kết cộng hoá trị có cực

Liên kết ion

VD:a) Trong NaCl : () = 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion b) Trong phân tử HCl : () = 3,16 – 2,2 = 0,96 0,4 < () < 1,7 liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực c) Trong phân tử H2 : = 2,20 – 2,20 = 0,0 0 < 0,4 liên kết giữa H và H là liên kết cộng hoá trị không cực

4. Củng cố: Làm bài tập 2, 5/645. Dặn dò:

- Phân biệt liên kết cộng hoá trị không cực , liên kết cộng hoá trị có cực , liên kết ion - Sử dụng hiệu độ âm điện để xét tính chất ion , cộng hoá trị của 1 số hợp chất , đơn chất

Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

62

Page 63: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 8//11/2012

Ngày giảng: 12/11/2012

Tiết thứ 25: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Liên kết ion- Liên kết cộng hoá trị có cực- Liên kết cộng hoá trị không cực- Mối quan hệ giữa hiện độ âm điện và lk hoá học

- Củng cố kiến thức về các loại liên kết- Vận dụng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kết

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về liên kết hoá học:

- Sự hình thành liên kết ion- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kết3.Thái độ: Phát huy tính tự lực của học sinh

II TRỌNG TÂM: Rèn luyện kĩ năng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kếtIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - Phát vấn - Hoạt động cá nhânIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Phiếu học tập (5 bài tập)*Học sinh: Ôn bài cũ

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Để củng cố kiến thức đã học về liên kết hoá học, chúng ta sẽ làm một số bài tậpb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCH oạt động 1:Kiến thức cần nắm vững

Mục tiêu: Khái quát những kiến thức cần nắm về liên kết hoá học Gv phát vấn học sinh các kiến thức: Sự tạo thành ion, liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, không cực, quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học

I. Kiến thức cần nắm vững:

- Sự tạo thành cation, anion- Liên kết ion, sự hình thành liên kết ion- Liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị có cực,

không cực- Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học

Hoạt động 2: Vận dụngMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kết

dựa vào độ âm điện của nguyên tố- Gv phát phiếu học tập cho học

sinh- Hs làm việc các nhân và ghi vào

phiếu học tập- Bốn học sinh lên bảng làm bài

BT1: Ntử/Ion Số e Số p Số n

18 16 16

10 8 9

63

Page 64: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

tập 14- Một số học sinh khác mang

phiếu học tập lên cho gv chấm- Hs khác theo dõi bài làm trên

bảng, nhận xét- Gv đánh giá

Bt1: Xác định số e, số p, số n trong các nguyên tử và ion sau:

Bt2: Viết sự tạo thành ion của nguyên tử: Bt3: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử: MgO, MgCl2, Na2OBt4: Giải thích sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử: H2S; CH4; C2H4 Bt5: Xác định loại liên kết trong phân tử các hợp chất sau: HF; HBr; Cl2; NH3; NaBr; CaO

18 18 22

18 17 18

23 26 30

0 1 1

BT2:

Bt3:

4. Củng cố:5. Dặn dò:

Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

64

Page 65: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 10/11/2012

Ngày giảng: 14/11/2012

Tiết thứ 26: HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Liên kết CHT- Liên kết ion

- Hoá trị của các hợp chất ion: Điện hoá trị- Hoá trị của các hợp chất CHT: Cộng hoá trị- Số oxi hoá và cách xác định

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Biết được:- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi

hoá của nguyên tố.2.Kĩ năng: Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một sốphân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: - Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.- Số oxi hoá của nguyên tố

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, hình ảnh một số mạng tinh thể*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)So sánh cấu tạo và tính chất của mạng tinh thể nguyên tử, phân tử?3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Để đặt nền móng cho chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoá trị và số oxi

hoá Vào bài b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Hoá trị

Mục tiêu: Biết điện hoá trị và cộng hoá trị GV : Trong các hợp chất ion , hóa trị của 1 nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó GV thí dụ SGK, vì sao? HS : NaCl là hợp chất ion được tạo nên từ cation Na+ và anion Cl– do đó điện hoá trị của Na là 1+ và của Cl là 1–Tương tự , CaF2 là hợp chất ion được tạo nên từ cation Ca2+ và anion F – nên điện hóa trị của Ca là 2+ và của F là 1–

I/ HÓA TRỊ

1/ Hóa trị trong hợp chất ion *Trong các hợp chất ion , hóa trị của 1 nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó VD:Trong hợp chất NaCl , Na có điện hóa trị 1+ và Cl có điện hóa trị 1– . Trong hợp chất CaF2, Ca có điện hóa trị 2+ và F có điện hóa trị 1–

*Người ta quy ước , khi viết điện hóa trị của

65

Page 66: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================GV : Người ta quy ước , khi viết điện hóa trị của nguyên tố , ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau GV : Em hãy xác đinh điện hóa trị của từng nguyên tố trong mỗi hợp chất ion sau đây : K2O , CaCl2 , Al2O3 , KBrHS : K2O , CaCl2 , Al2O3 , KBrĐiện hóa trị : 1+2– 2+1– 3+2– 1+1–GV : Qua dãy trên , em có nhận xét gì về điện hóa trị của các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA , IIA , IIIA và các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA , VIIA ? GV:Quy tắc : Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó GV công thức cấu tạo của NH3 và phân tích : H – N – H HGV : Nguyên tử N có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị? Suy ra nguyên tố N có cộng hóa trị bằng bao nhiêu ?GV : Mỗi nguyên tử H có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị ?Suy ra nguyên tố H có cộng hóa trị bằng bao nhiêu ?GV : Gọi 1 HS xác định công thức hóa trị của từng nguyên tố trong phân tử nước và metan ?

nguyên tố , ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau * Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA , IIA , IIIA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 có thể nhường nên có điện hóa trị là 1+ , 2+ , 3+ *Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA , VIIA nên có 6, 7 electron lớp ngoài cùng , có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng , nên có điện hóa trị 2– , 1–

2/ Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị Quy tắc : Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó

VD: Hoá trị các nguyên tố trong phân tử nước và metanH – O – H H H – C – H H Trong H2O : Nguyên tố H có cộng hóa trị 1 , nguyên tố O có cộng hóa trị 2 Trong CH4 : Nguyên tố C có cộng hóa trị hóa trị 4 , nguyên tố H có cộng hóa trị 1

Hoạt động 2: Số oxi hoá Mục tiêu: Biết khái niệm số oxi hoá và cách xác định

GV đặt vấn đề : SOXH thường đựơc sử dụng trong việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa khử (sẽ học ở chương sau)GV khái niệm : SOXH của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử , nếu giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion

lần lượt các quy tắc , sau đó đưa ra thí dụ yêu cầu HS xác

HS : Ghi quy tắc 1 Thí dụ : Trong phân tử đơn chất Na , Ca , Zn , Cu H2 , Cl2, N2 thì SOXH của các nguyên tố đều bằng không Thí dụ : Trong NH3 , SOXH của H là +1

Thí dụ : SOXH của các nguyên tố ở các ion K+ , Ca2+ ,

II/ SỐ OXI HÓA (SOXH)

1/ Khái niệm *SOXH của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử , nếu giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion2/ Các quy tắc xác định số OXH

Quy tắc 1 : SOXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không Quy tắc 2 : Trong hầu hết các hợp chất, SOXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidru, kim loại (NaH ,

66

Page 67: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Cl– S2– lần lượt là +1 , +2 , –1 , –2SOXH của N trong ion NO3

– là x x + 3(–2) = –1 x = +5

Thí dụ: Xác định số oxi hoá của S trong: H2SO4; H2S; H2SO3 GV lưu ý HS về cách viết SOXH :

CaH2 ….) . SOXH của O bằng –2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 , …)Quy tắc 3 : SOXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số SXOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion Quy tắc 4 : Trong 1 phân tử, tổng số SOXH của các nguyên tố bằng 0Lưu ý: SOXH được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố

4. Củng cố: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau :

Công thức Cộng hóa trị của Số oxi hóa củaN N N là N làCl – Cl Cl là Cl là

H – O – H H làO là

H làO là

Công thức Điện hóa trị của Số oxi hóa của

NaClNa làCl là

Na làCl là

AlCl3Al làCl là

Al làCl là

5. Dặn dò:- Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK)- Soạn bài: “Luyện tập”

Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 18/11/201267

Page 68: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 21/11/2012

Tiết thứ 27: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC (tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về:- Liên kết hoá học: Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết CHT không cực- Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử- Mối liên hệ giữa các loại liên kết hoá học

2.Kĩ năng: - So sánh các loại liên kết hoá học - So sánh các loại tinh thể - Xác định loại liên kết hoá học dựa vào độ âm điện

3.Thái độ: Tích cực, chủ độngII. TRỌNG TÂM:

- So sánh các loại liên kết hoá học - So sánh các loại tinh thể - Xác định loại liên kết hoá học dựa vào độ âm điện

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)Xác định số oxi hoá của Cl, N trong: KClO3, Cl2, HClO3, N2, HNO3, NO2?3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về các loại liên kết hoá học nào? Những loại tinh thể nào?

Bây giờ chúng ta sẽ so sánh các loại liên kết và các loại tình thể đó với nhau.b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Kiến thức cần nhớ

Mục tiêu: So sánh các loại liên kết hoá học về định nghĩa, bản chất, độ bền; So sánh các loại tinh thể; Quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học

Học sinh thảo luận: So sánh các loại liên kết hoá học, các loại tinh thể theo nội dung yêu cầu của giáo viên ở bảng bênHọc sinh làm việc trong vòng 20phútĐại diện trình bày, học sinh khác nhận xétGiáo viên đánh giá, kết luận

I. Kiến thức cần nhớ:1)So sánh liên kết ion với liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết CHT không cựcSo sánh Liên kết cộng hóa

trị không cực Liên kết cộng hoá trị có cực

Liên kết ion

Giống nhau về mục đích

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm (2e hoặc 8e)

Khác nhau về bản chất

Dùng chung e. Cặp e không bị lệch

Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

Cho và nhận e

68

Page 69: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các mức giá trị hiệu độ âm điện và loại liên kết

Thường tạo nên

Giữa các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố phi kim

Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau

Giữa kim loại và phi kim

Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion

2) So sánh tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể ion:Loại tinh thể Tinh thể ion Tinh thể ntử Tinh thể ptửCấu tạo tinh thể -Cấu tạo từ

những ion-Giữa các ion ở các điểm nút mạng liên kết với nhau bằng liên kết ion

-Cấu tạo từ những ngtử-Giữa các ion ở các điểm nút mạng liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị

-Cấu tạo từ những phtử-Giữa các ion ở các điểm nút mạng liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu

Độ bền Khá bền vững Bền vững Kém bềnTính chất Khá rắn, khó

nóng chảy và khó bay hơi

Khá cứng, khó nóng chảy và khó bay hơi

Dễ nóng chảy, dễ bay hơi

Ví dụ Tinh thể NaCl, MgO, ...

Tinh thể kim cương

Tinh thể iôt, băng phiến, tinh thể nước đá...

3) Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học:Quy ước :

Hiệu độ âm điện( )

Loại liên kết

0 () < 0,4

0,4 () < 1,7

() 1,7

Liên kết cộng hoá trị không cực Liên kết cộng hoá trị có cực

Liên kết ion

Hoạt động 2: Vận dụng Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định loại liên kết dựa vào độ âm điện

Học sinh thảo luận 5’Đại diện 2 hs lên bảngHs khác theo dõi, nhận xétGv giảng giải

BT3/76Liên kết ion: Na2O, MgO, Al2O3

Liên kết CHT có cực: SiO2, P2O5, SO3, Cl2O5

4. Củng cố: Bt4/765. Dặn dò:

- Bài tập về nhà : 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (SGK)Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 19/11/2012

69

Page 70: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 23/11/2012

Tiết thứ 28: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC (tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:- Liên kết ion: Viết sự hình thành ion, sự hình thành hợp chất ion- Liên kết cộng hoá trị: Viết công thức e, công thức cấu tạo của các chất- Hoá trị và số oxi hoá

2.Kĩ năng:- Viết sự hình thành ion, liên kết ion- Viết công thức e, công thức cấu tạo- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố

3.Thái độ: Tích cực, chủ độngII. TRỌNG TÂM:

- Viết sự hình thành ion, liên kết ion- Viết công thức e, công thức cấu tạo- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Khônga) Đặt vấn đề: Hoá trị và số oxi hoá sẽ còn được vận dụng rất nhiều, bây giờ chúng ta sẽ rèn luyện

về phần nàyb) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Sự hình thành ion, sự hình thành liên kết cộng hoá trị

Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết sơ đồ sự hình thành ion, viết công thức e và CTCT2 Học sinh lên bảngHs khác nhận xétGv đánh giá

Hs viết

BT1/76a) Na Na+ + 1eMg Mg2+ + 2eAl Al3+ + 3eCl + 1e Cl-

S + 2e S2- O + 2e O2- b) Cấu hình e lớp ngoài cùng của các ion giống cấu hình e của khí hiếmBt4b/76

Hoạt động 2: Xác định hoá trị Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định điện hoá trị và cộng hoá trị của các nguyên tố hoá học

Hs đứng tại chỗ trả lờiHD: Các nguyên tố ở cùng nhóm thì có cùng cộng hoá trị

BT7/76: Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA tương ứng là 2-, 1-BT8/76:

70

Page 71: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Hs lên bảng, hs khác nhận xétGv đánh giá

a) Các nguyên tố có cùng cộng hoá trị 1 (Cl, Br); 2 ( Se, S); 3 (P, N); 4 (Si, C)b) Các nguyên tố có cùng cộng hoá trị 1 (Cl, F); 2 ( Te, S); 3 (P, N, As); 4 (Si)

Hoạt động 3: Xác định số oxi hoá Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hoá

Gv:Yêu cầu hs nhắc lại 4 quy tắc xác định số oxi hoáHs trả lời, vận dụng làm bài tập số 9 SGK

BT9/76:a) Số oxi hoá của Mn, Cr, Cl, P lần lượt là: +7; +6; +5; +5b) Số oxi hoá của N, S, C, Br, N lần lượt là: +5; +6;+4; -3

4. Củng cố: - Cách viết điện hoá trị, số oxi hoá- Cách viết sự hình thành ion- Xác định số oxi hoá

5. Dặn dò:- Bài tập về nhà : 3.453.57 (SBT)- Soạn bài: “Phản ứng oxi hoá khử”

Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 23/11/2012

71

Page 72: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 26/11/2012

CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬTiết thứ 29: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Số oxi hoá- Sự hình thành ion

- Chất khử, chất oxi hoá- Sự khử, sự oxi hoá- Phản ứng oxi hoá- Khử- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Hiểu được:- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường

electron, sự khử là sự nhận electron.- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.2.Kĩ năng: Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá -

khử cụ thể.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM : Phản ứng oxi hoá - khử III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Gv yêu cầu học sinh lên bảng xác định số oxi hoá của N trong: NH3, N2, NO, NO2,

HNO3Nhận xét về số oxi hoá của N: N có nhiều mức oxi hoá khác nhau Nguyên nhân của phản ứng oxi hoá- khử. Vậy phản ứng oxi hoá khử là gì?

b) Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chất khử-chất oxi hoá; Sự khử- Sự oxi hoáMục tiêu: Hiểu thế nào là chất khử- chất oxi hoá; sự khử- sự oxi hoá

Gv phát vấn với hs:- Gv lấy ví dụ, yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của Mg, O trước và sau phản ứng- Số oxi hoá của Mg tăng hay giảm? Mg đã nhường e hay nhận e?- Hs viết sự nhường e của Mg- Số oxi hoá của O tăng hay giảm? O đã nhường e hay nhận e?- Hs viết sự nhận e của OGv thông tin

I. Phản ứng oxi hoá- khử:1. Xét phản ứng có oxi tham gia:

VD1: 2 + 2 (1)

Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron:

+ 2e

Oxi nhận electrron:

+ 2e

Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxh Mg.Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg.

VD2 : + + (2)

72

Page 73: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Gv lấy ví dụ, yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của Cu, H trước và sau phản ứng- Số oxi hoá của Cu tăng hay giảm? Cu đã nhường e hay nhận e?- Hs viết sự nhận e của Cu- Số oxi hoá của H tăng hay giảm? H đã nhường e hay nhận e?- Hs viết sự nhường e của HGv thông tin

- Qua 2 vd trên, thế nào là chất khử- chất oxi hoá, thế nào là sự khử-sự oxi hoá?- Hs trả lời- Gv kết luận

- Gv nêu ví dụ- Hs xác định chất khử- chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá, viết các quá trình- Gv nhận xét

Số oxh của Cu giảm từ +2 xuống 0, Cu trong CuO nhận thêm 2 electron:

+ 2e

Số oxh của H tăng từ 0 lên +1, H nhường đi 1 e:

=> Quá trình nhận thêm 2 electron gọi là quá trình khử

(sự khử ).

Phản ứng (2): Chất oxh là CuO, chất khử là Hiđro.Tóm lại:

+ Chất khử ( chất bị oxh) là chất nhường electron. + Chất oxh ( Chất bị khử) là chất thu electron. + Quá trình oxh ( sự oxh ) là quá trình nhường electron. + Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron.2.Xét phản ứng không có oxi tham gia 2x1e

VD3: 2 + 2 (3)

Phản ứng này có sự thay đổi số oxi hóa, sự cho nhận electron:

+ 1e

+ 1e

VD4 : + 2 (4)

Trong phản ứng (4) có sự thay đổi số oxi hóa của các chất, do cặp electron góp chung lệch về Clo.

VD 5 : + 2H O

Phản ứng (5) nguyên tử N-3 nhường e, N+5 nhận e có sự thay đổi số oxh của một nguyên tố.

Hoạt động 2   : Phản ứng oxi hoá- khử Mục tiêu: Hiểu thế nào là phản ứng oxi hoá- khử

- Nhận xét gì về số oxi hoá của nguyên tố trước và sau pư trong các pthh ở các vd trên?- Hs: Đều có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tốNhững phản ứng như vậy gọi là phản ứng oxi hoá- khử

3. Phản ứng oxi hoá- khử ĐN: Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố.

Hoạt động 3   : Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá- khử trong thực tiễn Mục tiêu: Biết được tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử trong thực tiễn

- Gv : Phản ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng trong đời sống và sản xuất Cụ thể trong đời sống, sản xuất ?- Hs trả lời

II. Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá- khử trong thực tiễn (SGK)

73

to

Page 74: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

4. Củng cố: Làm BT 1,2/82 SGK5. Dặn dò:

- Bài tập về nhà : 3, 4, 5, 6 (SGK)- Soạn phần: “Lập pthh của phản ứng oxi hoá- khử”

Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 23/11/2012

74

Page 75: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 28/11/2012

Tiết thứ 30: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Chất khử, chất oxi hoá- Sự khử, sự oxi hoá- Phản ứng oxi hoá- Khử

- Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá- khử

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Hiểu được các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử,2.Kĩ năng: Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân

bằng theo phương pháp thăng bằng electron).3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khửIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, giấy A4

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút)Xác định chất khử- chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá trong các phản ứng sau?1) 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O2) 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl

3.Bài mới: a) Đặt vấn đề: Dựa vào bài cũVới các phản ứng oxi hoá khử như thế này thì chúng ta có thể

nhẩm để cân bằng nhưng đối với một số phản ứng oxi hoá khử, vd như phản ứng:8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O thì việc nhẩm để cân bằng là một việc rất khó khăn. Vì vậy người ta đã nghiên cứu và tìm ra một cách cân bằng để áp dụng chung cho các phản ứng oxi hoá khử mà hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em, đó là cách lập PTHH của pư oxi hoá khử ( Cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron)b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng theo phương

pháp thăng bằng electron)Mục tiêu: Hiểu được các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử

Giáo viên trình chiếu từng bước lập PTHH đồng thời yêu cầu học sinh thực hiện các bước tương ứng để cân bằng phản ứng NH3 + Cl2 N2 + HCl

II. Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử:Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử:Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trìnhBước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhậnBước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH

75

Page 76: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ví dụ : Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử sau : NH3 + Cl2 N2 + HCl

Bước 1 :

Số oxh của N tăng từ -3 lên 0 : Chất khửSố oxh của Cl giảm từ 0 xuống -1 : Chất oxhBước 2 :

Quá trình oxh :

Quá trình khử :

Bước 3 :

Quá trình oxh : x 1

Quá trình khử : x 3

Bước 4 : 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HClHoạt động 2: Vận dụng

Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electronHọc sinh thảo luận nhóm lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử :1) Mg + AlCl3 MgCl2 + Al2) KClO3 KCl + KClO4

3) KClO3 KCl + O2 4) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 5) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2OGv trình chiếu kết quả của từng nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét Gv giảng giải, chỉ cho học sinh các loại pư oxi hoá khử1)Phản ứng đơn giản2)Phản ứng tự oxi hoá, tự khử3)Phản ứng oxi hoá khử nội phân tử4, 5) Phản ứng oxi hoá khử phức tạp

Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau   :

1)

Mg là chất khử ; (trong AlCl3) là chất oxi hoá

x 3

x 2

Phương trình sẽ là :3Mg + 2AlCl3 3MgCl2 + 2Al

2)

(trong KClO3) vừa là chất khử vừa là chất oxh

x 1

x 3

Phương trình sẽ là : 4KClO3 KCl + 3KClO4

3)

(trong KClO3) là chất oxi hóa ; (trong KClO3) là

chất khử

x 2

x 3

76

Page 77: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Phương trình sẽ là : 2KClO3 2KCl + 3O2

4)

(trong FeS2) là chất khử ; là chất oxi hoá

x 4

x 11

Phương trình sẽ là : 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

5)

(trong MnO2) là chất oxi hoá ; (trong HCl) là

chất khử

x 1

x 1

Phương trình sẽ là : MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O

4. Củng cố: Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử5. Dặn dò:

- Bài tập về nhà : 7, 8/83 (SGK)- Soạn bài: “Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ”

Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

77

Page 78: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 29/11/2012

Ngày giảng: 03/12/2012

Tiết thứ 31: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng trao đổi- Phản ứng oxi hoá- Khử

- Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:Hiểu được: Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng

oxi hoá - khử.2.Kĩ năng: Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi

số oxi hoá của các nguyên tố.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Phân loại phản ứng thành 2 loại.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, giấy A4

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút)Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau:1) KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

2) NH3 + CuO Cu + N2 + H2O3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Phản ứng 1 trong bài cũ, ngoài là một phản ứng oxi hoá khử thì nó là loại phản ứng

nào chúng ta đã học? Chúng ta đã học những loại phản ứng hoá học nào? Hs trả lời Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem từng loại phản ứng đó.

b. Triển khai bàiHOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoáMục tiêu: Hiểu được các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng có sự thay đổi số

oxi hoá và không thay đổi số oxi hoáChúng ta đã biết về phản ứng hoá hợp, phân huỷ, thế, trao đổi. Bây giờ chúng ta sẽ xét từng loại phản ứng - Gv cho 2 pư, yêu cầu 2 hs lên bảng xác định số oxh các ntố Có nhận xét gì về số oxh các ntố trước và sau pư ở 2 phương trình

I. PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXH VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXH

1. Phản ứng hóa hợp:

VD 1:

- Số oxh của hiđro tăng từ 0 +1- Số oxh của oxi giảm từ 0 -2

VD2: 2 2 4 2 2 4 2

2 3CaO CO CaCO

Số oxh của các nguyên tố không thay đổi.

78

Page 79: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

- Gv cho 2 pư, yêu cầu 2 hs lên bảng xác định số oxh các ntố Có nhận xét gì về số oxh các ntố trước và sau pư ở 2 phương trình

- Gv cho 2 pư, yêu cầu 2 hs lên bảng xác định số oxh các ntố Có nhận xét gì về số oxh các ntố trước và sau pư ở 2 phương trình

- Gv cho 2 pư, yêu cầu 2 hs lên bảng xác định số oxh các ntố Có nhận xét gì về số oxh các ntố trước và sau pư ở 2 phương trình

Nhận xét: Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.2. Phản ứng phân hủy:

VD1: 5 2 1 0

3 22K ClO 2K Cl 3O

- Số oxh của Oxi tăng từ -2 lên 0;- Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.

VD2: 2 2 1 2 2 1 2

22Cu(OH) CuO H O

Số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi. Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxh của có thể thay đổi hoặc khong thay đổi.3. Phản ứng thế:

VD1: 0o 1 2

3 3 2Cu 2AgNO Cu(NO ) 2Ag

- Số oxh của đồng tăng từ 0 lên +2;- Số oxh của H giảm từ +1 xuống 0.

VD2: 0 1 2 0

22Zn 2HCl ZnCl H

- Số oxh của tất của Zn kẽm tăng lên từ 0 lên +2;- Số oxh của hiđro giảm từ +1 xuống 0.

Nhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố.4. Phản ứng trao đổi:

VD1: 1 5 2 1 1 1 1 1 5 2

3 3AgNO NaCl AgCl NaNO

Số oxi hóa của tất cả của tất cả các nguyên tố không thay đổi.

VD2: 1 2 1 2 1 2 2 1 1 1

2 22NaOH CuCl Cu(OH) 2NaCl

Số oxh của tất cả các nguyên tố không thay đổi. Nhân xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.

Hoạt động 2: Kết luậnMục tiêu: Khẳng định các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và

không phải là phản ứng oxi hoá - khử.Qua các VD trên, phản ứng hoá học được phân loại như thế nào ? Kết luận

II. KẾT LUẬN

Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại: Phản ứng có sự thay đổi số oxh là phản ứng oxh-khử. Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxh, không phải là phản ứng oxh – khử.

4. Củng cố: Làm bài tập 3/86 SGK5. Dặn dò:

- Bài tập về nhà : 1,2,4,5,6,7, 8,9/86,87 (SGK)- Soạn bài: “Luyện tập”

Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………………………………………………

79

Page 80: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 01/12/2012

Ngày giảng: 05/12/2012

Tiết thứ 32: LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Chất khử-Chất oxi hoá, sự khử-sự oxi hoá- Phản ứng oxi hoá- khử và phản ứng không phải oxi hoá khử

- Hệ thống hoá kiến thức về phản ứng oxi hoá- khử

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:

- Chất khử-chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá- Phản ứng oxi hoá- khử- Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng:- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố - Xác định chất khử- chất oxi hoá- Viết quá trình khử- quá trình oxi hoá- Phân biệt phản ứng oxi hoá-khử và phản ứng không phải oxi hoá khử

3.Thái độ: Tích cực, chủ độngII. TRỌNG TÂM:

- Xác định chất khử- chất oxi hoá- Viết quá trình khử- quá trình oxi hoá- Phân biệt phản ứng oxi hoá-khử và phản ứng không phải oxi hoá khử

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, giấy A4

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Bài tập 5/873.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu về phản ứng oxi hoá khử, bây giờ sẽ hệ thống lại kiến thức để

vận dụngb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững

Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về phản ứng oxi hoá khửGiáo viên phát vấn học sinh:- Chất như thế nào được gọi là chất khử, chất oxi hoá?- Thế nào là sự khử, sự oxi hoá?- Thế nào là phản ứng oxi hoá

I. Kiến thức cần nắm vững:- Chất khử: Chất nhường e Số oxi hoá tăng- Chất oxi hoá: Chất nhận e Số oxi hoá giảm- Sự khử: Sự nhận e Làm giảm số oxi hoá- Sự oxi hoá: Sự nhường e Làm tăng số oxi hoá- Sự khử và sự oxi hoá luôn xảy ra đồng thời Phản ứng oxi hoá

80

Page 81: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================khử?- Dựa vào số oxi hoá, phản ứng hoá học được phân loại như thế nào?

khử: “Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển e giữa các chất. Hay phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố hoá học”- Dựa vào số oxi hoá, phản ứng hoá học chia làm 2 loại: Phản ứng oxi hoá khử và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hoá khử

Hoạt động 2: Vận dụngMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng phân loại phản ứng; xác định số oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá; viết

quá trình khử, quá trình oxi hoá- Gv hướng dẫn bài số 9/87: Sử dụng các phản ứng đã học hoàn thành chuỗi phản ứng (mỗi mũi tên một phản ứng), xác định số oxi hoá để xác định loại phản ứng

-Chia mỗi nhóm 6 học sinh; Học sinh thảo luận theo nhóm, hoàn thành 3 bài tập Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung- Giáo viên giảng giải, đánh giá

BT5/89SGK:Số oxi hoá của:- N lần lượt là: +2; +4; +5; +5; +3; -3; -3- Cl lần lượt là: -1 ; +1 ; +3 ; +5 ; +7 ; +1 và -1- Mn lần lượt là: +4 ; +7 ; +6 ; +2- Cr lần lượt là: +6 ; +3 ; +3- S lần lượt là: -2 ; +4 ; +4 ; +6 ; -2 ; -1BT6/89SGK : Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá :

a)

KH OXH

Sự oxi hoá :

Sự khử :

b)

KH OXH

Sự oxi hoá :

Sự khử :

c)

KH OXH

Sự oxi hoá :

Sự khử : 

BT9/87SGK   :

a) (1)

(2)

(3)Phản ứng oxi hoá khử là (1) ;(2)

b) (1)

(2)

(3)

(4)Phản ứng oxi hoá khử là (1) ;(2) ;(3)

81

Page 82: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

4. Củng cố: - Chất khử, chất oxi hoá- Sự khử, sự oxi hoá- Phản ứng oxi hoá khử

5. Dặn dò:- Bài tập về nhà : 1,2,3,4,7, 8/89,90 (SGK)- Chuẩn bị phần lập PTHH

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

82

Page 83: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 06/12/2012

Ngày giảng: 10/12/2012

Tiết thứ 33: LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khửIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, giấy A4

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử Vận dụngb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Lập PTHH

Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng lập PTHH-Chia lớp thành 10 nhóm học sinh; Học sinh thảo luận theo nhóm, hoàn thành 5 bài tập Gv lần lượt trình chiếu kết quả các nhóm và nhận xét, bổ sung- Giáo viên giảng giải, đánh giá

a) 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe 0 +3

4x 2Al 2Al +6e +1 +3

3x 3Fe + 8e 3Fe

b) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 +2MnSO4 + K2SO4 +

8H2O +2 +3

5x 2Fe 2Fe + 2e +7 +2

2x Mn + 5e Mn

c) 4FeS2 +11 O2 2Fe2O3 + 8SO2

+2 +3

4x Fe Fe + 1e -1 +4

2S 2S + 10e 0 -2

11x 2O + 4e 2O d) 2KClO3 2KCl + 3O2

+5 -1

2x Cl + 6e Cl -2 0

83

Page 84: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

1x 6O 6O + 12ee) 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O 0 -1

5x Cl +1e Cl 0 +5

1x Cl Cl +5e

Hoạt động 2: Kiểm tra 15’Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng lập PTHH

Đề: Lập PTHH của các phản ứng hoá học xảy ra theo sơ đồ sau:1) Ca + O2 CaO2) Fe + HCl FeCl2 + H2

3) Fe2O3 + Al Fe + Al2O3 4) NH4NO2 N2 + H2O

4. Củng cố: Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử5. Dặn dò:

- Bài tập về nhà : 10,11,12/90 (SGK)- Chuẩn bị bài thực hành

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

84

Page 85: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 9/12/2012

Ngày giảng: 12/12/2012

Tiết thứ 34: THỰC HÀNH: PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối..+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.2.Kĩ năng:- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.- Viết tường trình thí nghiệm.3.Thái độ:

- Tích cực, chủ động- Cẩn thận trong thực hành, tiếp xúc với hoá chất

II. TRỌNG TÂM: - Phản ứng của kim loại với dung dịch axit và dung dịch muối- Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit:

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:- Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, ....- Hoá chất : Zn, dd H2SO4, dd CuSO4, đinh sắt, dd KMnO4 *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong các loại phản ứng chúng ta đã học thì loại phản ứng nào luôn có sự thay đổi

số oxi hoá của các nguyên tố ? Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện một số phản ứng để chứng minh.b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Nội dung thực hành

Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh- Học sinh lần lượt trình bày nội dung từng thí nghiệm- Gv nêu yêu cầu của từng thí nghiệm- Gv lưu ý với học sinh một số thao tác thí nghiệm: Cách kẹp ống nghiệm, cách lấy hoá chất, sử dụng hoá chất ...

1.TN1: Phản ứng giữa kim loại và dd axit:- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp và ống nghiệm một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng xảy ra.- Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng. 2. TN2: Phản ứng giữa dung dịch muối và kim loại: - Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. Quan sát hiện tượng xảy ra.

85

Page 86: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

- Giải thích và viết phương trình hóa học, cho biết vai trò của các chất.3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit:-Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4. Thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 loãng.- Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần giọt thêm dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra.- Quan sát hiện tượng, viết phương trình và cho biết vai trò của các chất trong phản ứng.

Hoạt động 2: Thực hànhMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh

- Học sinh tiến hành các thí nghiệm- Gv bao quát lớp, hướng dẫn từng nhóm

- Lớp chia làm 8 nhóm tiến hành thí nghiệm- Hoàn thành nội dung bài yêu cầu

4. Củng cố: Các thí nghiệm5. Nhận xét- Dặn dò:

- Học sinh dọn dẹp, rửa dụng cụ, hoàn thành vở thực hành- Chuẩn bị bài “Khái quát về nhóm Halogen”

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

86

Page 87: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 10/12/2012

Ngày giảng: 13/12/2012Tiết 35 : ÔN TẬP HỌC KÌ I

A/ MỤC TIÊU 1/ HS biết hệ thống hóa kiến thức cơ bản về cấu tạo chất thuộc 3 chương 1, 2 2/ HS hiểu và có kĩ năng vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử , bảng tuần hoàn và

định luật tuần hoàn , chuẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học phần sau của chương B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV : Máy tính , máy chiếu , bảng tuần hoàn , hệ thống bài tập và câu hỏi luyện tập HS : Tự ôn các kiến thức lí thuyết thuộc 2 chương

C/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC * Hoạt động 1 (10 Phút)GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản của 3 chương : Chương 1 : Nguyên tử Chương 2 : Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học Chương 3 : Xác định số oxi hoá Từ đó GV đề xuất các dạng bài tập thường gặp để HS luyện tập * Hoạt động 2 (35 Phút)

Dạng 1 : Mối quan hệ giữa các loại hạt cơ bản (p , n , e) trong nguyên tử , ion , phân tử Thí dụ : Cho hợp chất MX3 , biết :- Tổng số hạt p , n , e là 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 - Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8- Tổng 3 loại hạt (p , n , e) trong ion X– nhiều hơn trong ion M3+ là 16 Hãy xác định M và X thuộc đồng vị nào của 2 nguyên tố đó Hướng dẫn : Trong M có Z proton , Z electron , N nơtron

X có Z’ proton , Z’ electron , N’ nơtron Hệ phương trình toán học :

(2Z + N) + (6Z’ + 3N’) = 196(2Z + 6Z’) – (N + 3N’) = 60(Z’ + N’) – (Z + N) = 8(2Z’ + N’ + 1) – (2Z + N – 3) = 16

Z = 13 , Z’ = 17 , N = 14 , N’ = 18 AM = 27 và AX = 35 27

13 M và 3517 X

Dạng 2 : Xác định nguyên tử khối trung bình khi biết % số lượng nguyên tử của mỗi đồng vị và ngược lại

Thí dụ 2 : Nguyên tử khối của brom là 79,91 . Brom có 2 đồng vị trong đó 1 đồng vị là 7935 Br

chiếm 54,5% số nguyên tử . Hãy xác định đồng vị thứ 2 của brom ?Hướng dẫn : Gọi x là % số nguyên tử của đồng vị thứ 2 , ta có :

ABr = 100

)5,54100(5,54.79 X = 79,91

87

Page 88: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

X = 81 8135 Br

Dạng 3 : Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn (số thứ tự chu kì, số thứ tự nhóm A/B) viết cấu hình electron của nguyên tử và ion

Thí dụ 3 : a) Biết nguyên tố Br thuộc chu kì 4 , nhóm VII A . Biết cấu hình electron của Br ?b) Biết nguyên tố Mn thuộc chu kì 4 , nhóm VII B . Viết cấu hình electron của Mn ?Hướng dẫn :a) Phân tích :- Nguyên tố Br thuộc chu kì 4 nguyên tử của nó phải có 4 lớp e - Nguyên tố Br thuộc nhóm VII A lớp ngoài cùng (lớp thứ 4) có 7e điền vào phân lớp s và p

4s24p5

Cấu hình electron đầy đủ của Br : 1s22s22p63s23p63d104s24p5

b) Phân tích :- Nguyên tố Mn thuộc chu kì 4 Mn có 4 lớp e - Mn thuộc nhóm VII B số electron hóa trị của nó bằng 7 nhưng phân bố ở lớp 3d và 4s

3d54s2 Cấu hình electron đầy đủ của Mn : 1s22s22p63s23p63d54s2

Dạng 4 : Biết cấu hình electron của nguyên tử và ion suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn Thí dụ : Cho cấu hình electron của 1 nguyên tố A :

1s22s22p63s23p63d54s1

Hãy suy ra vị trí của A trong bảng tuần hoàn Hướng dẫn :- A có 24e chiếm ô thứ 24 trong bảng tuần hoàn - A có 4 lớp e thuộc chu kì 4 - A có 6e hoá trị và là nguyên tố d thuộc nhóm VIB

Dạng 5: Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng giảm tính kim loại, phi kim:Dựa vào các yếu tố:- Số lớp e: Số lớp e càng lớn, tính kim loại càng mạnh- Số e lớp ngoài cùng: Càng ít, tính kim loại càng mạnh- Điện tích hạt nhân: Càng nhỏ, tính kim loại càng mạngBTVN: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại tăng dần: Na, Mg, S, Cl, N

Dạng 6: Chuyển đổi qua lại giữa công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro Xác định tên nguyên tố?

Lưu ý: Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi + Hoá trị trong hợp chất khí với H = 8 (bằng STT nhóm)Dạng 7: Xác định hai nguyên tố liên tiếp

- Hai nguyên tố liên tiếp trong cùng một chu kì: ZB – ZA = 1- Hai nguyên tố ở hai chu kì liên tiếp trong một nhóm A: Hơn kém nhau 8 hoặc 18 propton- Hai nguyên tố thuộc 2 chu kì liên tiếp và 2 nhóm A liên tiếp: Hơn kém nhau 7, 9, 17, 19 p

D. Bài tập tự giải: Đề cương kèm theo

88

Page 89: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 30/12/2012

Ngày giảng: 03/01/2013

CHƯƠNG V: NHÓM HALOGENTiết thứ 37: BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Bảng tuần hoàn- Cấu hình electron- Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bản tuần hoàn

- Vị trí nhóm halogen trong BTH- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, một số tính chất- Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố halogen

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được:- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong

nhóm.- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất

hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.2.Kĩ năng: - Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp

electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố

halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:- Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, ....- Hoá chất : Zn, dd H2SO4, dd CuSO4, đinh sắt, dd KMnO4 *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Những nguyên tố thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn gọi là nhóm halogen? Bây

giờ chúng ta hãy tìm hiểu về nhóm các nguyên tố này.b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Vị trí của nhóm hal trong bảng tuần hoàn

Mục tiêu: Biết vị trí của hal trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nhóm hal

89

Page 90: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

GV hỏi HS nhóm halogen gồm các ngtố nào?Chúng nằm ở nhóm nào trong HTTH? Ở mỗi chu kì, chúng nằm ở vị trí nào?GV lưu ý HS : Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân . Do đó, có thể xem At là nguyên tố phóng xạ. Ta không nghiên cứu At.

I. VỊ TRÍ: * Nhóm halogen gồm : Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) * Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước các ngtố khí hiếm.

Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tửMục tiêu: Biết cấu hình e chung của nguyên tử các nguyên tố hal, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học cơ

bản của các nguyên tố hal- GV cho HS viết c.h.e của F, Cl và rút ra nhận xét GV đặt vấn đề: Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 ngtử (Cl2, Br2) Xu hướng liên kết của nguyên tử hal?- HS trả lời.- Hs viết quá trình hình thành phân tử hal- GV gợi ý để HS nêu tchh cơ bản của halogen.Gv thông tin

II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ:

* Ngtử có 7e lớp ngoài cùng ( ns2 np5 )* Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực.

+ X- X X2

CT e CT cấu tạo CTPT* Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 ngtử X. * Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.

Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chấtMục tiêu: Biết sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, một số tính chất của hal

Phân tích dữ liệu ở bảng 11 tr 95 SGK.GV cho HS xem và nhận xét: - TCVL (trạng thái, màu, to

nc , tosôi )

- Bán kính ngtử

- Độ âm điệnGV giải thích vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các ngtố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7.Ghi chú: Flo có lớp e ngoài cùng là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Từ Clo Iot có phân lớp d còn trống, nên được kích thích sẽ có 3e, 5e, 7e độc thân.Do đó trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hoá –1, các halogen khác thể hiện số oxi hoá từ –1 +7.HS dựa vào bán kính ngtử và độ âm điện để giải thích vì sao tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.

III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT

1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất: (Bảng 11 trang 95 SGK) Từ F đến I, ta thấy: * Trạng thái tập hợp: khí lỏng rắn. * Màu sắc: đậm dần * to

nc , tosôi : tăng dần.

2. Sự biến đổi độ âm điện: * ĐAĐ tương đối lớn. * Giảm dần từ F đến I * F có ĐAĐ lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá -1, 0.Các ngtố halogen khác có số oxi hoá -1, 0, +1, +3, +5, +7 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất - Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành(Do lớp e ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau ns2

np5) - Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần từ Flo đến Iot. - Các đơn chất halogen oxi hoá được + Hầu hết các kim loại muối halogenua + H2 hợp chất khí không màu hiđro halogenua

90

Page 91: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

(khí này tan trong nước tạo dd axit halogen hiđric)

4. Củng cố: * Tổng kết 3 ý:

- Nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của các halogen.- Nguyên nhân tính oxi hoá của halogen giảm dần từ F I.

- Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành.

5. Dặn dò:- HS làm bài 1… 8 trang 96 SGK.- Chuẩn bị bài “Clo”

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

91

Page 92: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 02/01/2013

Ngày giảng: 05/01/2013

Tiết thứ 38: BÀI 22: CLO

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Khái quát về nhóm halogen- Phản ứng oxi hoá khử

- Tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên, điều chế clo

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: - Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong

phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng

với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.3.Thái độ: Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo

II. TRỌNG TÂM: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnhIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8phút)- Đặc điểm cấu hình e nguyên tử và cấu tạo phân tử của halogen?- Tính chất hoá học đặc trưng của halogen?- Tại sao flo chỉ có mức oxi hoá -1; 0 còn clo, brôm, iôt có mức oxi hoá -1; +1; +3; +5; +7?3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Tính chất vật lí

Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của clo- Gv trình chiếu hình ảnh lọ chứa khí clo- Hs quan sát, nhận xét:+ Trạng thái+ Màu sắt+ Mùi

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Ở điều kiện thường, Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc.

- Tỉ khối 2Cl

KK

M 71d 2,5 1

29 29 Nặng hơn kh ông khí

2,5 lần.

92

Page 93: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Gv thông tin thêm - Tan vừa phải trong nước (ở 20oC, 1 lít nước hoà tan 2,5

lít Clo) tạo thành nước Clo có màu xanh nhạt. Clo tan nhiều trong dung môi hữu cơ.- Khí Clo rất độc.

Hoạt động 2: Tính chất hoá họcMục tiêu: Hiểu: Tính chất hoá học đặc trưng của clo là tính oxi hoá mạnh, phi kim mạnh; đồng

thời còn thể hiện tính khử- Gv: Đặc điểm cấu hình e của clo?- Có 7e lớp ngoài cùng Có xu hướng nhận 1e, thể hiện tính oxi hoá mạnh- Gv yêu cầu học sinh viết quá trình nhận e của nguyên tử clo- Clo là chất oxi hoáTác dụng với chất khử nào?- Gv trình diễn thí nghiệm kim loại Na, Fe, Cu tác dụng với khí clo- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH

- Gv trình diễn thí nghiệm H2 tác dụng với khí clo- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH- Gv thông tin- GV trình diễn thí nghiệm tính tẩy màu của nước Clo- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH- Gv giải thích, lưu ý thành phần nước clo- GV hướng dẫn Hs viết phản ứng với dd NaOH

- GV trình diễn thí nghiệm - Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH- Tại sao clo đẩy được Br, I ra khỏi dung dịch muối? kết luận

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Clo là chất oxi hoá mạnh. Trong các phản ứng hoá học Clo dễ thu thêm 1e ion Cl– Cl + 1e Cl–

1. Tác dụng với kim loại: Muối Clorua Clo oxi hoá hầu hết kim loại lên mức oxh cao nhất:S

0 0 3 1

2 3Saét (III) Clorua

0 0 1 1

2(Natri Clorua)

3Fe Cl FeCl

21

Na Cl NaCl2

2. Tác dụng với hidrô :

0 aùs 1 1

22HidroClorua

H Cl 2HCl H=-91,8 KJ

Nếu tỉ lệ số mol H2:Cl2 = 1:1 thì hỗn hợp nổ mạnh.3. Tác dụng với nước và dung dịch NaOH : Khi hoà

tan vào nước, 1 phần Clo tác dụng chậm với nước.(vừa khử vừa oxi hoá)

OHCl 2

0

2 OClHClH11

Axit clohidric Axit hipoclorơHClO: axit yếu (yếu hơn H2CO3), kém bền, có tính oxi hoá mạnh, nó phá hủy màu nước Clo có tác dụng tẩy màu.Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O4. Tác dụng với hợp chất : - Clo đẩy được halogen yếu hơn ra khỏi dung dịch muối Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2 - Với hợp chất khác: Cl2 + 2FeCl2 2FeCl3 Cl2 + 2H2O + SO2 2HCl + H2SO4

Hoạt động 3:Điều chếMục tiêu:Biết phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

- Hoạt động nhóm: Viết các phương trình phản ứng , cân bằng phản ứng oxi hóa khử , xác định chất khử , chất oxi hóa khi cho HCl đặc tác dụng với KClO3, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7

III. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm :

93

Page 94: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Đại diện các nhóm lên bảng viết - Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hoá mạnh(chất nào?)

- Gvthông tin về phương pháp diều chế clo trong công nghiệp, học sinh viết PTHH

GV giới thiệu sản phẩm điện phân , không đi sâu vào kĩ thuật điện phân.

Cho axit HCl + Chất oxi hoá mạnh

3

2

4

2 2 7

KClO

MnO

KMnO

K Cr O

o4 1 t 2 0

22 2 2Mn O 4H Cl Mn Cl Cl 2H O

2

7 1 2 0

4 2 22K Mn O 16H Cl 2KCl 2 Mn Cl 5Cl 8H O

6 1 2 0

22 2 7 3 2K Cr O 14H Cl 2KCl 2 Cr Cl 3Cl 7H O

KClO3 + 6HCl = KCl + 3Cl2 + 3H2O2. Trong công nghiệp a. Điện phân Natri Clorua (nóng chảy)

ñ/p

2nc

1NaCl Na Cl

2

b. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn

ñ/p1 1 0 0

2 22coù m.n

2NaCl 2H O 2NaOH Cl H

Hoạt động 4:Trạng thái tự nhiên và ứng dụngMục tiêu: Biết được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của clo

Gv và học sinh phát vấn rút ra các điểm cần nắm

IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – ỨNG DỤNG

1) Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên, Clo tồn tại dạng hợp chất, chủ yếu là muối Clorua (NaCl). Muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ, có trong khoáng vật như Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl2) Ứng dụng:Sát trùng trong hệ thống cung cấp nước sạch.Tẩy độc khi xử lý nước thải.Tẩy trắng vải, sợi, giấy.Sản xuất axit Clohidric, Clorua vôi, . . .

4. Củng cố: GV khắc sâu kiền thức trọng tâm của bài là tính oxi hóa mạnh của Clo (hỏi đáp)5. Dặn dò:

- HS làm bài 1… 7 trang 101 SGK.- Chuẩn bị bài “Hiđro clorua- Axit clohiđric- Muối clorua”

Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

94

Page 95: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 05/01/2013

Ngày giảng: 08/01/2013

Tiết thứ 39: BÀI 23: HIĐRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC- MUỐI CLORUA (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Khái quát về nhóm halogen- Phản ứng oxi hoá khử- Liên kết hoá học

- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua- Tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế axit clohiđric

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit

clohiđric).- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử .2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo

II. TRỌNG TÂM: Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua và axit clohiđric.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấn - Hoạt động nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm chứng minh tính axit và tính khử của HCl*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8phút)Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau: NaCl KClO3 Cl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 HCl3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Hiđro clorua

Mục tiêu: Biết cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của hiđro clorua- Giữa H và Cl hình thành bởi loại liên kết gì? (Dựa vào độ âm điện)

I. HIĐRO CLORUA:

1. Cấu tạo phân tử: Hợp chất cộng hoá trị, phân tử có

95

Page 96: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Hs trả lời- Gv yêu cầu hs viết công thức e, công thức cấu tạo của hiđro clorua- Gv phát vấn hs về tính chất của hiđro clorua Kết luận

cực

hay H-Cl

2. Tính chất:- Hidro Clorua là chất khí, không màu, mùi xốc, độc.

- Tỉ khối M 36,5

d 1,26 129 29

Nặng hơn không

khí.

- Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl (0oC, gần 500lít HCl hoà tan 1 lít nước).

Hoạt động 2: Axit clohiđricMục tiêu: Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học axit clohiđric

- Gv phát vấn hs về tính chất vật lí

- Axit có những tính chất hoá học đặc trưng nào?- Hs trả lời- Hs thực hiện thí nghiệm chứng minh theo nhóm để chứng minh tính axit của axit clohiđric- Hs viết PTHH- Gv kết luận về tính axit

-Trong phản ứng điều chế clo từ KClO3, HCl đóng vai trò là chất gì?- Hs trả lời

II. AXIT CLOHIĐRIC:

1. Tính chất vật lí:- Chất lỏng không màu, mùi xốc- Khối lượng riêng D= 1,19g/cm3 - Dung dịch HCl đậm đặc bốc khói trong không khí ẩm2. Tính chất hoá học:

a) Tính axit: Axit HCl là axit mạnh

1.Làm quì tím (xanh) đỏ.

2.Tác dụng với kim loại (Đứng trước H)

n 2(n: hoaù trò thaáp I cuûa k.loaïi M)

nnHCl M MCl H

2

Ví dụ: Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Al + 3 HCl AlCl3 + 3/2H2

3. Tác dụng với axit bazơ, bazơ

2

Oxit bazôHCl Muoái Clorua + H O

Bazô

Ví dụ: 2HCl + CuO CuCl2 + H2O2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2OHCl + NaOH NaCl + H2O

4. Tác dụng với muối:

HCl + Muối Muối Clorua + Axit (mới)

(Sản phẩm phải có muối clorua hay axit (mới) là axit yếu, dễ bay hơi).Ví dụ: 2HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2

HCl + AgNO3 AgCl + HNO3

HCl + Na2SO4

b)Tính khử:

Do trong phân tử HCl có số oxi hoá –1 (Thấp I)

Ví dụ: 1 4 2 1 0

2 2 2 24H Cl Mn O Mn Cl + Cl +H O

96

Page 97: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Vậy Cl trong HCl có số oxh -1 là mức thấp nhất nên thể hiện tính khử

Hs nghiên cứu SGK trả lời phương pháp điều chế HCl

4 1 2 0

2 2 2 2PbO 4H Cl PbCl + Cl +2H O

III. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm

Cho NaCl(r) + H2SO4 đđ (PP sunfat)

NaCl (r) + H2SO4 đđ C250t oo

NaHSO4 + HCl

2NaCl (r) + H2SO4 đđ C400t oo

Na2SO4 + 2HCl

Khí HCl hoà tan vào nước dd axit HCl

2. Trong công nghiệp

- Tổng hợp từ H2 và Cl2

H2 + Cl2 HCl- Phương pháp sunfat (pư trên)- Thu từ phản ứng clo hoá các hợp chất hữu cơ:CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl

4. Củng cố: GV khắc sâu kiền thức trọng tâm của bài (hỏi đáp)5. Dặn dò:

- HS làm bài 1, 2, 4, 6, 7 trang 106 SGK.- Chuẩn bị phần điều chế HCl và muối clorua

Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 06/01/2013

97

Page 98: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 10/01/2013Tiết thứ 40:

BÀI 23: HIĐRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC- MUỐI CLORUA (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Tính chất hiđro clorua, axit clohiđric - Điều chế axit clohiđric

- Muối clorua, nhận biết ion cloruaI. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết được: Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.2.Kĩ năng: - Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Nhận biết ion cloruaIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấn- kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8phút) MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl HCl AgCl 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Muối clorua

Mục tiêu: Biết tính chất vật lí và ứng dụng của một số muối clorua; Phương pháp nhận biết ion clorua

- Gv yêu cầu hs xem SGK, cho biết tính tan của muối clorua

- Muối clorua nào có ứng dụng rất quan trọng của muối clorua trong đời sống và sản xuất?- Ngoài ra, muối clorua còn có những ứng dụng nào?- Hs trả lời

IV. MUỐI CLORUA – CÁCH NHẬN BIẾT ION CLORUA (Cl – )

1/. Muối Clorua:Đa số muối clorua tan trong nước, 1 số muối clorua không tan trong nước như: AgCl (tr) ; ít tan như PbCl2(tr), CuCl(tr) . . .2/.Ứng dụng:+ NaCl: Muối ăn, đ/c NaOH, Cl2, nước Javel, axit HCl. + KCl: dùng làm phân Kali. + ZnCl2: Chất chống mục gỗ, t/d tẩy gỉ. + AlCl3: Chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ. + BaCl2 : trừ sâu bệnh.Nhận biết:- Thuốc thử: dd AgNO3

98

Page 99: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Gv kết luận - Dấu hiệu phân biệt: Khi nhỏ dd AgNO3 vào dd

axit HCl hay dd muối Clorua tạo trắng (AgCl)Cl– + AgNO3 AgCl trắng + 3NO

Hoạt động 2: Vận dụngMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận biết ion clorua, tính toán hoá học đơ n giản

- Hs thảo luận theo nhóm, viết sơ đồ nhận biết (5’)- Kiểm tra kết quả làm việc các nhóm, đại diện 1 nhóm lên bảng, nhóm khác nhận xét- Gv đánh giá, kết luận

HD: a) Dùng công thức CM = n/V; Đã có V, cần tìm n Dựa vào AgNO3 (tìm số mol)b) Tương tự, dựa vào thể tích khí thu được để tìm số mol HCl, tìm nồng độ %:

- Hs làm việc theo nhóm, đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung- Gv đánh giá

Vận dụng:1/. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết những dung dịch chứa trong 3 lọ mất nhãn sau: HCl, NaNO3, NaCl?Giải:

- Dùng quì tím nhận biết HCl (hoá đỏ)- Dùng dd AgNO3 nhận biết NaCl ( kết tủa trắng)- PTHH: NaCl + AgNO3 AgCl↓+ NaNO3

2/. BT7/106SGK:a) Khối lượng AgNO3 có trong 200g dd 8,5%:

Xmol xmolSố mol HCl = Số mol AgCl = 0,1 mol

b) Số mol khí:

PTHH: HCl + NaHCO3 NaCl + CO2 + H2OSố mol HCl = Số mol CO2 = 0,1 molKhối lượng HCl: m=n.M= 0,1. 36,5=3,65(g)Nồng độ %:

4. Củng cố: GV khắc sâu trọng tâm cách nhận biết ion clorua5. Dặn dò:

- HS làm bài 5.19,5.22 SBT- Chuẩn bị bài Thực hành số 2

Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

99

Page 100: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 12/01/2013Ngày giảng: 15/01/2013Tiết thứ 41:

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Tính chất của clo,- Điều chế axit clohiđric

Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng về:- Tính chất của nước clo- Điều chế axit clohiđric- Nhận biết axit, ion clorua

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:+ Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm.+ Điều chế axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl .+ Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch, trong đó có dung dịch chứa ion Cl-.

2.Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.- Viết tường trình thí nghiệm.3.Thái độ: - Tích cực, chủ động- Cẩn thận khi làm việc với hoá chất độc, nguy hiểm

II. TRỌNG TÂM: - Điều chế Cl2 và thử tính tẩy màu- Điều chế HCl và thử tính chất axit- Nhận biệt ion Cl .

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn- kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, kẹp gỗ, bật lửa, giấy màu, ...- Hoá chất: KMnO4, HCl đặc, NaCl tinh thể, H2SO4 đặc, nước cất, dd NaNO3, dd AgNO3, quỳ

tím, ...*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Nội dung

Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung thực hành của học sinh; Củng cố kiến thức về clo, HCl, nhận biết ion clorua; Những diểm cần lưu ý

100

Page 101: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Hoạt động 1:-GV: Yêu cầu hs nêu nội dung thí nghiệm 1Thay đổi dụng cụ(ống nhỏ giọt)-GV hỏi tại sao phải thay đổi cách thực hiện thí nghiệm đchế và thử tính tẩy màu khí clo ẩm?- Lưu ý: Làm đúng hướng dẫn, tránh tạo ra quá nhiều khí clo

Hoạt động 2:- Gv yêu cầu hs nêu cách tiến hành thí nghiệm 2- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra.-GV nhắc nhở những yêu cầu thực hiện trong buổi thực hành: HS cẩn thận khi dùng H2SO4 đặc.Lưu ý : Khi dừng thí nghiệm phải bỏ ống nghiệm (2) ra trước, sau đó mới tắt đèn cồn, để nước không dâng từ ống nghiệm (2) sang ống nghiệm (1) gây vỡ ống nghiệmHoạt động 3:- Gv phát vấn hs về cách nhận biết ion clorua-Hs trình bày cách nhận biếtHướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra.- GV hướng dẫn HS đánh số 1, 2, 3 vào các ô.n.Thảo luận cách nhận biết .

I. Nội dung: 1. Điều chế khí Clo. Thử tính tẩy màu của khí Clo ẩm:- Ống nghiệm: KMnO4 (bằng 2 hạt ngô)- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt chứa dd HCl đặc.- Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm ở miệng ống nghiệm- Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm- Mở khoá ống nhỏ giọt cho 3-4 giọt HCl đặc vào KMnO4. 2. Điều chế axit clohiđric:- Kẹp ống nghiệm (1) trên giá thí nghiệm- Cho vào khoảng: 2g NaCl rắn + 3ml dd H2SO4 đặc-Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang ống nghiệm (2) có chứa 3ml H2O.- Đun nhẹ ống nghiệm (1) bằng đèn cồn.

3. BT thực nghiệm phân biệt các dung dịchCó 3 lọ hoá chất mất nhãn: dd HCl, dd NaCl, dd HNO3.

Hoạt động 2: Thực hànhMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát hiện tượng, nhận xét của học sinh

Hs tiến hành thực hànhGV bao quát lớp, hướng dẫn khi cần

II. Thực hành

4. Nhận xét- Dặn dò:- Hoàn thành vở thực hành- Chuẩn bị bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo”

Rút kinh nghiệm:............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

101

Page 102: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 14/01/2013

Ngày giảng: 17/01/2013Tiết thứ 42:

BÀI 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Tính chất hoá học của clo - Thành phần, tính chất, ứng dụng, điều chế nước

javel, clorua vôi

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:

- Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất.- Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi).

2.Kĩ năng: - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi .- Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Tính oxi hóa mạnh, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất của một số hợp chất có oxi của clo.

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấn- kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8phút) Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: HCl,

NaOH, NaNO3, NaCl?3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Sản phẩm của phản ứng giữa khí clo và dung dịch NaOH là gì? Vào bàib. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Nước javen

Mục tiêu: Biết thành phần, tính chất, ứng dụng, điều chế nước javel- Sản phẩm của phản ứng giữa khí clo với dd NaOH là gì? Học sinh viết PTHH- Gv thông tin về nước javen- NaClO tạo nên từ axit nào?- Gv thông tin về axit hipoclorơ Tính chất của nước javen? Ứng dụng Gv trình chiếu thí nghiệm về tính tẩy màu của nước javen

I. NƯỚC JAVEL: dd hỗn hợp NaCl, NaClO (Natri hipoclorit)1. Tính chất: * NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn H2CO3) nên dễ tác dụng với CO2 của không khí* Tính oxi hoá mạnh nên có tính tẩy màu2. Ứng dụng Nước Javel được dùng: Sát trùng; Tẩy trắng vải, giấy, sợi…

102

Page 103: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết nước javen được điều chế bằng cách nào?- Học sinh trả lời- Gv kết luận

3. Điều chế– Cho Cl2 tác dụng với NaOH loãng, nguội:

0 1 1

2 2Natri Hipoclorit

Nöôùc Javel

Cl 2NaOH NaCl NaClO H O (*)

– Trong công nghiệp: Người ta điều chế bằng cách điện phân dd NaCl không có vách ngăn.NaCl + H2O ñ/p

NaOH + ½Cl2 + ½H2

vì không có vách ngăn giữa 2 cực nên Cl2 tác dụng với NaOH theo phương trình (*).

NaCl + H2O ngaênvaùchkñ/p o NaClO + H2

Hoạt động 2: Clorua vôiMục tiêu: Biết thành phần, tính chất, ứng dụng, điều chế clorua vôi

- Gv giới thiệu công thức hoá học - Trong phân tử có gốc ClO-, như vậy clorua vôi có chất gì?- Hs trả lời Viết PTHH chứng minh tính oxi hoá?- Clorua vôi tạo nên axit hipocloro (là một axit yếu) nên trong không khí ẩm nó cũng có phản ứng với CO2 và hơi nước như nước javen- Hs viết PTHH- Ứng dụng?

- Tương tự nước javen, clorua vôi cũng được tạo nên từ phản ứng giữa khí clo và dd Ca(OH)2, 300C- Học sinh viết PTHH- Gv giới thiệu phương pháp điều chế từ CaO

II. CLORUA VÔI: CaOCl2

1. Tính chất– Là chất bột màu trắng, có mùi xốc của khí Clo.– Có tính oxi hoá mạnh.– Tác dụng với axit HCl– CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2O

– Tác dụng với CO2 (Trong không khí ẩm)2. Ứng dụng

– Dùng tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy nước.– Xử lý các chất độc.– Dùng trong tinh chế dầu mỏ.

3. Điều chế Cho Cl2 tác dụng với dd Ca(OH)2 ở 30oC:

OH)OCl(CaClCa)OH(CaCl 2

i

2

11

2220

voâClorua

hay 2 2 2 2

Clorua voâi

Cl Ca(OH) CaOCl H O

4. Củng cố: - Nước javen và clorua vôi có tính chất gì? Ứng dụng?Điều chế?5. Dặn dò:

- HS làm bài 1,2,3,4,5 SGK- Chuẩn bị bài “Flo-Brôm-Iôt”

Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

103

Page 104: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014============================================================= Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết thứ 43: BÀI 25: FLO- BRÔM- IÔT (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Tính chất hoá học chung của nhóm halogen - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hoá

học của Flo, Brôm, Iôt- So sánh tính oxi hoá của Flo, Clo, Brôm, Iôt; Tính axit của HF, HCl, HBr, HI

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được: Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một

vài hợp chất của chúng.Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên

nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi

hóa giảm dần từ flo đến iot.3.Thái độ: Tích cực, chủ động trong hoạt động nhóm

II. TRỌNG TÂM: Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên

nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iotIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấn- kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (10phút) Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng- nếu có): NaCl

Br2 AgBr3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Tính chất hoá học cơ bản của halogen là gì? Vào bàib. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

104

Page 105: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Hoạt động 1: Nội dung hoạt động nhóm Mục tiêu: Học sinh xác định các nội dung cần thảo luận

- Gv nêu các nội dung cần thảo luân của từng chất- Học sinh chia nhóm 2 thành viên

Các nội dung thảo luận:- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí- Tính chất hoá học

Hoạt động 2: Hoạt động nhómMục tiêu: Học sinh chủ động rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên, tính chất của flo, brom, iot

Học sinh thảo luận theo nhóm 2 thành viên rút ra các nội dungGv bao quát lớp

Đại diện hs lên bảng trình bày từng nội dungHs khác nhận xét, bổ sung

I. FLO

1.Trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên, Flo chỉ tồn tại dạng hợp chất. Hợp chất của Flo có trong men răng của người và động vật, trong lá cây của 1 số loài cây, phần lớn tập trung trong 2 khoáng vật: Florit (CaF2), Criolit (Na3AlF6).- Chất khí, màu lục nhạt, rất độc2. Tính chất hoá họca. Tác dụng với kim loại: Flo là phi kim mạnh nhất nên oxi hoá hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt.

Ví dụ: (Vàng florua)

(Sắt III Florua)

b. Tác dụng với phi kim: (Trừ oxi và Nitơ) Ví dụ: F2 + C CF4

c. Tác dụng với Hidrô: H2 tác dụng với F2 ngay ở to thấp (–250oC) H2 (K) + F2 (K) 2HF(K) =–288,6KJ/mẫu (Phản ứng gây nổ mạnh ở to rất thấp)d. Tác dụng với nước: Khi Flo đi qua nước, thì nước bốc cháy 2F2 + 2H2O 4HF + O2

II. BROM

1. Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý

– Giống Clo, Brom tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất, chủ yếu là muối Bromua Kali, Natri, Magie.

– Hàm lượng Brom trong tự nhiên ít hơn Clo và Flo.

– Muối Bromua có trong nước biển.

– Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, Brom ít tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

2. Tính chất hoá học: Brom là chất oxi hoá mạnh nhưng kém Clo.

a. Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại, phản ứng toả nhiệt.

Ví dụ: (Sắt (III) Bromua)

(Natri Bromua)

105

Page 106: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

b. Tác dụng với Hidrô: Phản ứng không gây nổ, khi đun nóng phản ứng cũng toả nhiệt, nhưng ít hơn so với phản ứng của Clo.

H2 + Br2 2HBr =–35,98 KJ/mol

c. Tác dụng với nước: Phản ứng khó khăn hơn so với phản ứng của Clo.

OHBr 2

0

2 OBrHBrH11

d. Tác dụng với dd muối Iot: Brom oxi hoá được I–.

Ví dụ: Br2 + 2NaI 2NaBr + 2I2

e. Tác dụng với chất oxi hoá mạnh:

Ví dụ: Với nước Clo: 0 0 5 1

2 2 2 3Br 5Cl 6H O 2H Br O 10H Cl

– Br2: Thể hiện tính khử.

– Cl2: Thể hiện tính oxi hoá.III. IOT

1. Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý– Trong tự nhiên iot tồn tại dạng hợp chất, có trong 1 số loài rong

biển, tuyến giáp của người.– Ở nhiệt độ thường iot là tinh thể có màu tím đen, có vẻ sáng kim

loại.2. Tính chất hóa họca) Tác dụng với kim loại : Oxi hoá nhiều kim loại.

Ví dụ: (Natri Iotua)

(Sắt II Iotua)

1

3

3OH2

0IAl2I3Al2 2

(Nhôm Iotua)

b) Tác dụng với Hidrô :Iot tác dụng với hidrô ở nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch.½ H2 (k) + ½ I2 (r) HI H = +25,94 KJ/mol

c) Tác dụng với hồ tinh bột : Iot + hồ tinh bột có màu xanh.

Hồ tinh bột là thuốc thử để nhận biết iot và ngược lại.Hoạt động 3: Trình bày

Mục tiêu: Trình bày, kết luận về sự so sánh trạng thái tự nhiên, tính chất của các chất

Gv nhận xét, kết luận về tính oxi hoá của các chất Gv phát vấn học sinh các câu hỏi, sau đó kết luận:-Từ những kiến thức đã học, hãy cho biến tính oxi hoá của các hal biến đổi như thế nào từ flo đến iôt. Vì sao?- Gv biểu diễn thí nghiệm so sánh tính oxh của Cl2, Br2, I2

- Vì sao F2 không đẩy được các hal yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó trong khi Cl2, Br2 thì được? Gv thông tin giải thích Thông tin về tính axit các

Kết luận: - Tính oxi hoá của F2>Cl2>Br2>I2

- Tính axit của HF<HCl<HBr<HI

106

Page 107: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================hợp chất

4. Củng cố: Củng cố về so sánh tính chất hoá học5. Dặn dò:

- Hoàn thành nội dung thảo luận, tiết sau trình bày- Làm bài tập

Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

107

Page 108: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết thứ 44:

BÀI 25: FLO- BRÔM- IÔT (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới cần hình thành- Tính chất hoá học chung của nhóm halogen- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học Flo, Brôm, Iôt

- So sánh tính oxi hoá của Flo, Clo, Brôm, Iôt; Tính axit của HF, HCl, HBr, HI Nguyên nhân

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh

nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét .- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên

nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iotIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không (kiểm tra trong bài)3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Các em đã thảo luận, hoàn thành nội dung bài trong tiết trước, bây giờ sẽ làm thực

nghiệm để kiểm chứngb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Nhấn mạnh nội dung bài học

Mục tiêu: Kiểm tra kết quả làm việc, tự nghiên cứu của học sinh, củng cố kiến thức về halogen- Gv gọi lần lượt học sinh đứng tại chỗ trình bày trọng tâm phần tính chất hoá học, nhấn mạnh

phản ứng của flo với nước, phản ứng ăn mòn thuỷ tinh của HF, phản ứng của iôt với hồ tinh bột, so sánh mức độ phản ứng của 4 halogen; Hiểu được sự biến đổi tính oxi hoá của các nguyên tố halogen và nguyên nhân; sự biến đổi tính axit và tính khử của hợp chất HX

- Hs làm thí nghiệm kiểm chứng theo nhóm: Br2 + NaI; I2 + hồ tinh bột Hoạt động 2: Luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về halogen làm bài tậpHs thảo luận theo cặp đôi 5’, tìm phương pháp giải

BT1: PTHH

108

Page 109: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Đại diện hs lên bảng giải, hs khác nhận xét, bổ sungGv nhận xét, đánh giáBT1: Để điều chế khí clo trong PTN, người ta có thể dùng các chất oxi hoá mạnh như KMnO4, KClO3 hoặc MnO2. Nếu cho các chất trên với số mol bằng nhau thì dùng chất nào sẽ thu được số mol khí clo lớn nhất?BT2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

CaOCl2 → CaCl2

BT3: Hoà tan 37,125 gam hỗn hợp các muối NaCl và NaI vào nước. Cho vừa đủ khí clo đi qua dung dịch rồi đem cô cạn. Nung chất rắn thu được cho đến khi màu tím bay hết, bã rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 23,4 gam. Tính thành phần phần trăm mỗi muối trong hỗn hợp đầu?

2KMnO4 + 16HCl 2KCl+ 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O (1)a mol 2,5a molKClO3 + 6HCl 2KCl+3Cl2 + 3H2O (2)a mol 3a molMnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O (3)a mol a molDựa vào ptpư, pư 2 sẽ thu được số mol Cl2 lớn nhấtVậy, dùng KClO3 sẽ thu được lượng Cl2 lớn nhất

BT2: 1) KClO3 + 6HCl 2KCl+3Cl2 + 3H2O 2) Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2

3) Br2 + 2NaI 2NaBr + I2 4) I2 + H2 2HI5)Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O6) CaOCl2+ 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2OBT3: Gọi x, y lần lượt là số mol của NaCl và NaI trong hhTa có: 58,5x + 150y = 37,125 (1)PT: Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2 ymol ymol Khối lượng muối thu được: x + y mol NaClNên: 58,5(x+y) = 23,4 x + y = 0,4 (2)Từ (1) và (2) ta có hpt:

Khối lượng NaCl ban đầu=58,5.0,25=14,625(g)%NaCl= (14,625.100)/37,125=39,4% %NaI = 100-39,4 = 60,6%

4. Củng cố: - Axit nào có khả năng ăn mòn thuỷ tinh?- Hal nào làm hồ tinh bột có màu xanh thẫm?- Từ flo đến iôt, tính oxh tăng hay giảm? Vì sao?- Tính axit, tính khử từ HF đến HI biến đổi như thế nào?

5. Dặn dò:- HS làm bài 7,8,9,10,11/114 SGK- Chuẩn bị bài “Luyện tập”

Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

109

Page 110: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết thứ 45:

BÀI 26: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về nhóm halogen: Cấu tạo nguyên tử, phân tử, tính chất hoá học

của đơn chất và hợp chất hal, phương pháp điều chế, nhận biết ion hal.2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, hoàn thành chuỗi phản ứng, nhận biết chất3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Cấu tạo lớp e ngoài cùng của hal, tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có

tính oxi hoá mạnh nhất; Viết PTHH hoàn thành chuỗi phản ứng, nhận biết ion halogenIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấn - kết nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không (kiểm tra trong bài)3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã kết thúc chương 5, sẽ có 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành, sau đó kiểm

tra 1 tiếtb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các nguyên tố nhóm halogen: Cấu tạo nguyên tử, tính chất, điều chế, nhận biết ion halogenua; Rèn luyện kĩ năng nhận biết, viết PTHH của học sinh

Gv phát vấn HS về các nguyên tố halogen qua các câu hỏi:- Cấu hình chung lớp e ngoài cùng nguyên tử của các nguyên tố halogen?- Tính chất cơ bản của đơn chất các nguyên tố nhóm halogen?- So sánh tính oxi hoá của F2, Cl2, Br2, I2? Tính axit, tính khử của HF, HCl, HBr, HI?- Axit nào có khả năng ăn mòn thuỷ tinh?- Phản ứng nhận biết đơn chất iot?

...- Gv yêu cầu học sinh trình bày cách nhận biết Hướng dẫn cách nhận biết bằng sơ đồ và bằng lời

I. Kiến thức cần nắm vững: (SGK)Nhận biết ion halogenua:

- Thuốc thử: Dung dịch AgNO3

- Hiện tượng:F-: Không có hiện tượngCl-: Kết tủa trắng của AgClBr-: Kết tủa vàng nhạt của AgBrI-: Kết tủa vàng của AgI

Ví dụ: Nhận biết các dung dich sau: NaCl, NaBr, NaF, NaI, HCl, HNO3, NaOH?- Thuốc thử: Quì tím, dd AgNO3

Hoạt động 2: Bài tậpMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết CTHH, PTHH, hoàn thành chuỗi phản ứng

-Mỗi bàn 1 nhóm, học sinh thảo luận tìm CTHH và viết PTHH

II. Bài tập:Viết PTHH hoàn thành các dãy biến hoá sau (ghi rõ đk nếu có)

110

Page 111: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================hoàn thành chuỗi phản ứng- Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác bổ sung- Gv kết luận, đánh giá

a) Manganđioxit CloHiđrocloruaCloCanxi cloruaCanxi hiđroxitClorua vôib) KalipemanganatCloKalicloruaCloAxit hipocloro NatrihipocloritNatricloruaCloSắt(III)cloruac) CloBrômIôt

HiđrocloruaSắt(II)cloruaSắt(II)hiđroxitSắt(II)oxit

4. Củng cố: - Thuốc thử nhận biết ion halogenua?- Hiện tượng?

5. Dặn dò:- HS làm bài tập trang 118,119 SGK- Chuẩn bị bài tập 11,12/119 SGK

Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:

111

Page 112: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng:

BÀI 26: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về halogen, axit clohiđric2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về halogen, axit clohđric3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Giải bài tập về halogen, axit clohiđric

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình- phát vấnIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không (kiểm tra trong bài)3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Đã chuẩn bị bài tập ở nhà, bây giờ lên bảng trình bàyb. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC- Học sinh đã chuẩn bị bài tập 11,12/119- Hai học sinh lên bảng trình bày- Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung- Giáo viên đánh giáBT1: Cho 300ml một dung dịch có hoà tan 5,85 g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hoà tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọca)Tính khối lượng chất kết tủa thu đượcb)Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kểBT2: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M(ở nhiệt độ thường)a)Viết PTHH của các phản ứng xảy rab)Xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Xem thể tích thay đổi không đáng kể

BT3: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, AgNO3, CaCl2, NaNO3?

BT1: BT11/SGKHướng dẫn: a) Số mol NaCl = 0,1 molSố mol AgNO3 = 0,2 molPT: NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 AgNO3 dư nên số mol AgNO3 = Số mol NaCl = 0,1 mol Khối lượng AgCl = 0,1.143,5=14,35gb) Dung dịch thu được gồm: 0,1 mol NaNO3 và 0,1 mol AgNO3 dư Nồng độ mol của:

NaNO3 = ; AgNO3=

BT2: (BT12/SGK) Hướng dẫnSố mol MnO2 = 0,8 molMnO2 +4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2OSố mol clo tạo thành = Số mol MnO2 = 0,8 molCl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2OSố mol NaOH = 0,5.4=2 molSo sánh thấy được số mol NaOH dư = 2-1,6=0,4 molSố mol NaCl = Số mol NaClO= Số mol Cl2= 0,8 molNồng độ mol các chất thu được:

NaCl =NaClO= ; NaOH dư=

BT3: - Thuốc thử: Quì tím nhận biết được HCl, NaOH- Lấy HCl nhận biết AgNO3

112

Page 113: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================BT4: Hoà tan 31,4 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M, thu được 15,69 lít H2 (đkc)a) Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợpb) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng

- Lấy AgNO3 nhận biết CaCl2 BT4: Hướng dẫn lập hệ phương trình và giải

4. Củng cố: - So sánh số mol chất phản ứng-

5. Dặn dò:- Xem lại kiến thức về halogen, axit clohiđric- Chuẩn bị hồ tinh bột theo tổ- Chuẩn bị bài “Thực hành số 3”

Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:

113

Page 114: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng:

Tiết 47 Bài 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT

I/MỤC TIÊU:1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:+ So sánh tính oxi hoá của clo và brom.+ So sánh tính oxi hoá của brom và iot.+ Tác dụng của iot với tinh bột.2 Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.- Hoàn thành vở thực hành3.Thái độ: Cẩn thận trong thao tác thực hành, nghiêm túc

II/ TRỌNG TÂM: - So sánh độ họat động hóa học của clo, brom và iot- Nhận biết I2 bằng hồ tinh bột.

III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: THỰC NGHIỆMIV/ CHUẨN BỊ:

*Gv chuẩn bị: Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cặp gỗ, giá để ống nghiệm, đèn cồn, nước brom. Hóa chất:Dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước clo, hồ tinh bột, nước iot, nước brom. Dụng cụ hóa chất đủ thực hành theo nhóm.*Hs: học lí thuyết, qui trình thực nghiệm trước khi đi thực hành

V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục….2.Kiểm tra bài cũ : (5 phút) GV kiểm tra lí thuyết HS trước khi làm thực nghiệm3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ tính chất hóa học của halogenb) Triển khai bài dạy:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Ống 1 + 1 ml dd NaBr + nước clo + lắc nhẹCho biết khả năng oxi hóa của brom đối với clo?-HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.-HS: Thảo luận và nhận xét

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH.

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo.*Hiện tượng: Có khí màu vàng lục thoát ra sau phản ứng.*Pt: NaBr+Cl2->2NaCl +Br2

Kl : Tính oxi hoá Cl>BrHoạt động 2:GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Ống 1 + 1 ml dd NaI + nước brom + lắc nhẹ.-Cho biết khả năng oxi hóa của iot đối với brom?HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot*Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt *Pt: NaI+Br22NaBr +I2

Kl : Tính oxi hoá Br>I

114

Page 115: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================-> Thảo luận và nhận xétHoạt động 3:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: -Ống 1 + 1 ml hồ tinh bột+ nước iot. Đun nóng ống nghiệm, sau đó để nguộiHS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.=>quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh,khi đun nóng màu xanh biến mất. Để nguội thì màu xanh hiện ra.

Hoạt động 4:* GV nhận xét*Yêu cầu học sinh viết tường trình

II. HỌC SINH VIẾT TƯỜNG TRÌNH

4.Củng cố: Tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom, mạnh hơn iốt; Nhận biết iốt bằng hồ tinh bột 5.Dặn dò: Hoàn thành vở thực hành, nộp lại cho GV.

Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:

115

Page 116: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng:

Tiết thứ 48: KIỂM TRA 1 TIẾT- LẦN 3

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về nhóm halogen và hợp chất- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập

II. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA:1. Kiến thức:1.1/. Halogen:

- Tính chất hoá học của các đơn chất halogen- Điều chế

1.2/. Axit clohiđric và muối halogenua:- Tính chất hoá học của HCl loãng, đặc- Tính tan của muối halogenua

2. Kĩ năng:2.1 . So sánh tính oxi hoá, tính axit, tính khử2.2. Xác định số oxi hoá2.3. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử2.4. Xác định sản phẩm tạo thành2.5. Tính thành phần phần trăm các chất2.6. Xác định kim loại

III.HÌNH THỨC KIỂM TRA: 8 câu trắc nghiệm, 3-4 câu tự luậnIV.LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng caoTN TL TN TL TN TL TN TL

Halogen C1)So sánh tính oxh các halogen (0,5đ)C5)Nước clo (0,5đ)

C4)Số oxh của clo (0,5đ)

C6)Cl2+ ddKOH (0,5đ)

C8) Điều chế clo (0,5đ)

HCl-Muối halogenua

C2)So sánh tính axit HX (0,5đ)C3)Tính khử HX(0,5đ)C7) Pư oxh khử(0,5đ)

C1’)Nhận biết(1,5đ)

Tổng hợp C3’) Kim loại phản ứng với HCl (1,5đ)

C2’)Chuỗi phản ứng (2đ)

C4’)Xác định kim loại (1đ)

Điểm 4đ 2đ 3đ 1đ

V.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:1. Đề kiểm tra:

A> TR ẮC NGHIỆM Câu 1 :Trong nhóm halogen, tính oxi hóa thay đổi theo thứ tự

A. F > Cl > Br > I B. F < Cl < Br < I C. F > Cl > I > Br D. F < Cl < I < Br

Câu 2 : Số ôxi hoá của Clo trong các chất : NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là :

116

Page 117: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014============================================================= A . -1, +1, +3, 0, +7. B. -1, +1, +5, 0, +7. C . -1, +3, +5, 0, +7. D. +1, -1, +5, 0, +3.Câu 3: Tính axit của các HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

A. HF, HCl, HBr, HI B. HI, HBr, HCl, HFC. HCl, HBr, HI, HF D. HBr, HCl, HI, HF

Câu 4: Trong số các HX dưới đây, chất nào có tính khử mạnh nhất?A. HF B. HBr C. HCl D. HI

Câu 5: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất: A.Cl2, H2O B. HCl,HClO C. HCl, HClO, H2O D. Cl2, HCl, HClO, H2O Câu 6: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH nguội, dư, dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. KCl, KClO3, Cl2 B. KCl, KClO3, KOH, H2O C. KCl, KClO, KOH, H2O D. KCl, KClO3

Câu 7: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng HClđặc + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2OHệ số cân bằng của HCl là

A. 4 B. 8 C. 10 D. 16Câu 8: Cho 15,8g KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc,dư. Thể tích khí thu được ở đktc là :

A. 4,8 lít B. 5,6 lít C. 0,56 lít D. 8,96 lít B> TỰ LUẬNCâu 1: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau:

HI, NaCl, HF.Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

MnO2 Cl2 Clorua vôi CaCl2 AgCl

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu vào một lượng vừa đủ dung dich axit clohiđric 0,5M thu được 2,24 lit khí hiđro (đktc). Tính % khối lượng từng chất trong Y?Câu 4: Cho 4 gam kim loại A có hoá trị không đổi phản ứng vừa đủ với 2,24 lít khí clo (đkc) thu được hợp chất B. Tìm công thức hoá học của B?

(Cho K=39; Mn=55; O=16; Na=23;Cl=35,5;H=1; Zn=65; Cu=65; Ca=40; Mg=24; Na=232.Hướng dẫn chấm: A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu 0,5đ x 8 = 4đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8Đáp án A B B D D C D B

B. Phần tự luận: Câu1: Nhận biết được HI, NaCl (1đ); Phương trình (0,5đ)Câu 2: Mỗi phương trình đúng 0,5đ, thiếu cân bằng/điều kiện trừ nửa số điểmCâu 3: - Cu không phản ứng (0,25đ)- Tính được số mol H2 (0,25đ)- Phương trình (0,25đ)- Khối lượng Zn (0,25đ)- Phần trăm 2 kim loại (0,5đ)

117

Page 118: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Câu 4:- Tính được số mol khí, viết phương trình (0,5đ)- Tìm ra M (0,5đ)VI.KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM:5. Kết quả kiểm tra:

Lớp 0<3,5 3,5<5 5<6,5 6,5<8 81010B110B410B510B6

6. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

118

Page 119: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: CHƯƠNG VI: OXI – LƯU HUỲNH

Tiết 49: Bài 29: OXI – OZON (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Ý nghĩa của cấu hình e nguyên tử- Liên kết hóa học- Phản ứng oxi hoá khử

- Vị trí và cấu tạo của oxi- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi- Điều chế và ứng dụng của oxi

I. MỤC TIÊU:*Học sinh biết:Biết được: Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi

trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.Hiểu được: Oxi có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất

vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi. *Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.*Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của oxi trong đời sống và có ý thức bảo vệ môi trường

II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.- Soạn bài từ SGK, SBT , STK…..

*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.IV. NỘI DUNG:

1 .Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Oxi có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, chúng có tính chất như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu

b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạoMục tiêu: Biết vị trí của oxi trong BTH, cấu tạo của phân tử oxi

-Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định vị trí của oxi trong BTH?-Cho biết số electron lớp ngoài cùng?-Viết công thức cấu tạo của O2? -Liên kết giữa Oxi trong phân tử O2 là liên kết gì?Tại sao?- Hs trả lời=>Có 2e độc thân và 6e lớp ngoài cùng.

A. OXII/ VỊ TRÍ VÀCẤU TẠO

O (z =8 ): 1s2 2s2 2p4

-Oxi thuộc: CK: 2 ;Nhóm: VIA=>Có 2 e độc thân và 6e lớp ngoài cùng.

-CTCT: ;CTPT : O2

119

Page 120: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Hoạt động 2: Tính chất vật lí của oxiMục tiêu: Biết tính chất vật lí của oxi

*Hãy cho biết tính chất vật lí của oxi?( màu sắc, mùi vị, khả năng tan trong nước, nặng hay nhẹ hơn không khí)GV:100 ml nước ở 200C và 1atm hòa tan được

3,1 ml khí oxi. Độ tan S:

HS: Trả lời

II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

-Oxi là chất khí không màu, không mùi và không vị, hơi nặng hơn không khí

-Dưới áp suất của khí quyển, oxi hóa lỏng ở -1830C- Khí oxi ít tan trong nước

Hoạt động 3: Tính chất hoá học của oxiMục tiêu: Hiểu được oxi có tính oxi hoá rất mạnh

Hoạt động 3:-Từ cấu hình electron và ĐAĐ của nguyên tử oxi hãy so sánh với ĐAĐ của các nguyên tố Cl,F?=> Từ đó, rút ra khả năng của oxi của oxi và mức độ tính chất của nó?HS: Trả lờiĐAĐ: Cl<O<F

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXI

-Nguyên tử oxi có 6e lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 2e(để đạt cấu hình e của khí hiếm)

ĐAĐ của O = 3,44 <F = 3,98 Oxi có tính oxi hóa mạnh.*Vậy : Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh, có tính oxi hóa mạnh

*Dự đoán số oxh của oxi trong các phản ứng ?*Viết ptpư:-Đốt cháy Na trong bình đựng khí O2.-Đốt cháy Mg trong bình đựng khí O2.-Số oxi hóa của oxi -2;-HS: Dự đoán sản phẩm và viết pthh:- Gv giải thích thêm về phản ứng giữa Fe và oxi

1. Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Phương trình, Ag ở điều kiện thường, ...)

Vd:

- GV yêu cầu hs viết phương trình Thông tin

2. Tác dụng với hiđro:

Tỉ lệ VH2:VO2 = 2:1 Nổ-Đốt cháy S trong bình đựng khí O2.-Đốt cháy C trong bình đựng khí O2.-Đốt cháy P trong bình đựng khí O2.- HS viết pt

3. Tác dụng với phi kim ( trừ halogen)

Đốt cháy C2H5OH trong bình đựng khí O2, viết ptpư?

*Nhận xét vai trò của oxi trong các phản ứng trên-Vai trò của oxi trong các phản ứng trên là:chất oxi hóa.

4. Tác dụng với hợp chất*Etanol cháy trong không khí:*CO cháy trong không khí

120

Page 121: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Gv cho hs viết một số phản ứng khác

Oxi là chất oxi hóa.(Các quá trình oxi hóa đều tỏa nhiệt)

Hoạt động 4:Qua thực tế và SGK =>cho biết một số ứng dụng của oxi trong đời sống và trong CN?-GV:Treo tranh vẽ ứng dụng của của oxi? Lấy vài ví dụ?-HS trả lời

IV/ ỨNG DỤNG

-Oxi duy trì sự sống và sự cháy-Oxi cóvai trò quan trọng trong các lĩnh vực: công nghiệp, luyện gang thép, y học, vũ trụ…

Hoạt động 5:-Gv:Nêu phương pháp điều chế Oxi trong PTN và trong CN?HS: viết pthh.

V/ ĐIỀU CHẾ OXI

1. Trong phòng thí nghiệm.*Nguyên tắc: phân hủy những hợp chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt.Vd:

2KMnO4 K2MnO4 +2MnO2 +O2

Hoạt động 6:Giới thiệu sản xuất trong công nghiệp bằng hình ảnh. Không khí Loại bỏ CO2 ( dùng dd NaOH) Loại bỏ hơi nước (-250C )

Không khí khô

Hóa lỏng không khí Không khí lỏng

N2 Ar O2

-1960C -1860C -1830CHS quan sát hình ảnh và rút ra nhận xét

2. Trong công nghiệp.a. Từ không khí: Không khí

Loại bỏ CO2 ( dùng dd NaOH) Loại bỏ hơi nước (-250C )

Không khí khô Hóa lỏng không khí

Không khí lỏng

N2 Ar O2

-1960C -1860C -1830Cb. Từ nước.Điện phân nước có hòa tan ( H2SO4 hay NaOH tăng tính dẫn điện của nước).

4.Củng cố:-Sử dụng BT 1/Trang 127 để cũng cố-Nêu tính chất hoá học của O2 ?

5.Dặn dò: - Làm BTVN 25 /T127và 6/T128 - Chuẩn bị phần ozon

Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................

121

Page 122: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 50: Bài 29: OXI – OZON (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Tính chất hoá học của oxi- Dạng thù hình

- Cấu tạo của ozon- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của ozon- So sánh tính oxi hoá của oxi và ozon- Vai trò ứng dụng của ozon

I. MỤC TIÊU:*Học sinh biết:Biết được: Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng

dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. Hiểu được: Ozon có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất

vô cơ và hữu cơ) *Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của ozon. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.- Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp .

*Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của oxi-ozon trong đời sống và có ý thức bảo vệ môi trườngII. TRỌNG TÂM: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.- Soạn bài từ SGK, SBT , STK…..

*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.V. NỘI DUNG:

1 .Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút) H2O

P2O5

3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Ozon có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, chúng có tính chất như

thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu122

Page 123: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

b. Triển khai bài dạy:HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Tính chất của ozonMục tiêu: Biết tính chất vật lí của ozon, tính oxi hoá của ozon mạnh hơn ozon

*Ozon là dạng thù hình của oxi.-Cho biết công thức của ozon?-Dựa vào SGK hãy cho biết những tính chất vật lí của ozon?- Hs trả lờiTan trong nước nhiều hơn O2.( 100ml H2O ở 00C hòa tan 49 ml khí ozon)

B. OZON.(O3)I. TÍNH CHẤT

1. Tính chất vật lí- O3 là chất khí, mùi đặc trưng, màu xanh nhạt;- Hóa lỏng -1120C.- Tan trong nước nhiều hơn O2

- Phân tử O3 kém bền hơn.- Ozon cũng có thể phân hủy tạo thành oxi theo phản ứng:

O3 O2 + O- Gv đưa ra 2 phản ứngTừ pư trên có thể rút ra nhận xét gì về tính chất hóa học của ozon?Ví dụ minh họa?-Ozon có tính oxi hóa rất mạnh. Mạnh hơn oxi.

2. Tính chất hóa học:Ozon có tính oxi hóa rất mạnh.(Mạnh hơn oxi) *Tác dụng với kim loại( trừ Au và Pt): Ở nhiệt độ thườngAg + O2 Không phản ứng.2Ag + O3 Ag2O + O2 O2 +KI +H2Okhông pưO3 +2KI +H2O2KOH + O2 + I2 (Làm hồ tinh bột chuyển thành màu xanh- Nhận biết ozon)

Hoạt động 2:Ozon trong tự nhiên; Ứng dụng của ozonMục tiêu: Biết ozon trong tự nhiên được sinh ra như thế nào, từ đâu; ozon ứng dụng làm gì, vai trò

đối với đời sống*Nêu sự tạo thành ozon?- HS trả lời

II. OZON TRONG TỰ NHIÊN.

-Ozon được tạo thành từ oxi do ảnh hưởng của tia cực tím hoặc sự phóng điện trong cơn giông. Tia tử ngoại 3 O2 2 O3

-Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí bảo vệ con người và các sinh vật trên trái đất tránh được tác hại của tia này.

-Từ SGK hãy cho biết ứng dụng của ozon?HS: -Làm sạch không khí, khử trùng y tế.-Tẩy trắng trong công nghiệp.-Bảo vệ trái đất, ngăn tia tử ngoại

III. ỨNG DỤNG CỦA OZON

-Làm sạch không khí, khử trùng y tế.Tẩy trắng trong công nghiệpvà ngăn tia tử ngoại để bảo vệ trái đất.Vai trò của ozon là ngăn không cho tia cực tím chiếu xuống trái đất gây hại cho con người và động vật, thực vật.

4.Củng cố: -So sánh tính chất hoá học O2 và O3? ứng dụng của chúng? -BT thêm:

1) Đánh dấu X vào bảng dưới đây và viết PTHH?Chất pư oxi OzonCu X XAg 0 XAu 0 0C X X

123

Page 124: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Dd KI 0 XCH4 X X

2) Cho 2,24 lít khí ozon (đkc) vào dung dịch KI 0,5M. Tính thể tích dung dịch KI cần dùng và khối lượng iôt sinh ra?

5.Dặn dò: Làm BTVN 25 /T127và 6/T128 ;Chuẩn bị bài 30 : LƯU HUỲNH(1) cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của S (biến đổi theo nhiệt độ)(2) Tính chất hoá học của S ? Ứng dụng quan trọng của S

Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

124

Page 125: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ngày soạn: 01/3/2013

Ngày giảng: 4/3/2013

Tiết 51: Bài 30: LƯU HUỲNH

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Cấu hình e nguyên tử- Phản ứng oxi hoá khử

- Cấu hình e, vị trí s- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của S- Sản xuất, ứng dụng của lưu huỳnh

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:*Học sinh biết được:- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.- Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, ứng dụng.*Học sinh hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có

tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).2.Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.

3.Thái độ: Hứng thú trong học tập môn hóa học II. TRỌNG TÂM : Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Tranh mô tả cấu trúc tinh thể Sα và Sβ; Thí nghiệm S với O2

*Học Sinh: Ôn tập kiến thức cấu hình electron, suy luận tính oxi hóa, tính khử Ngày soạn:

Ngày giảng: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

O3 I2

3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Lưu huỳnh có những tính chất gì? Giống hay khác oxi?b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Vị trí, cấu hình e của nguyên tử của lưu huỳnhMục tiêu: Biết vị trí, cấu hình e, cấu hình e lớp ngoài cùng của S

125

Page 126: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================GV: Sử dụng BTH để HS tìm vị trí của S -Viết cấu hình e của S?S(z =16):1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 S thuộc :chu kì 3, nhóm VIA

I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

- Vị trí: Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA

- Kí hiệu: - Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 - Độ âm điện: 2,58

Hoạt động 2: Tính chất vật lí của lưu huỳnhMục tiêu: Biết hai dạng thù hình của lưu huỳnh, tính chất vật lí đặc biệt của nó

Yêu cầu HS quan sát bảng tính chất vật lí và cấu tạo của tinh thể ở hai dạng thù hình , ( SGK) từ đó nhận xét về tính bền, khối lượng riêng , nhiệt độ nóng chảy:+Đều cấu tạo từ các vòng S8.+ bền hơn .+Khối lượng riêng của nhỏ hơn .+Nhiệt độ nóng chảy của lớn hơn .

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA LƯU HUỲNH

- Có 2 dạng thù hình:+Lưu huỳnh tà phương: .+Lưu huỳnh đơn tà : .- Chất rắn, màu vàng- Nóng chảy ở 113oC

Hoạt động 3: Tính chất hoá học của lưu huỳnhMục tiêu: Hiểu lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử

GV:Viết cấu hình electron của S ?(2)Vẽ sơ đồ phân bố electron lớp ngoài cùng và các obitan nguyên tử của nguyên tố S ở trạng thái cơ bản, kích thích Các trạng thái oxi hoá của S?- S thể hiện tính chất gì?

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA LƯU HUỲNH

Trạng thái oxi hoá: -2; 0; +4; +6 Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân.

-Gv trình chiếu thí nghiệm Fe+S- Hs nhận xét, viết pthhXác định số oxi hóa của lưu huỳnh trước và sau phản ứng?- Gv thông tin về phản ứng của Hg với S Xử lí Hg bị đổ

1. Tính oxi hoá:

a. Tác dụng với kim loại: Muối sunfua (Nhôm sunfua)

(Sắt(II) sunfua)

(ở nhiệt độ thường)

b. Tác dụng với hiđro:

- Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi phản ứng với chất có tính chất gì?- Gv trình diễn thí nghiệm: S + O2

- Hs quan sát, nhận xét hiện tượng-Hs viết ptpư Cho S Td với O2

Cho S Td với F2

2. Tính khử:

a. Tác dụng với phi kimS phản ứng ở nhiệt độ thích hợp

b.Tác dụng với chất oxi hoá mạnh( H2SO4, HNO3, ...) S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2 H2O S + 6HNO S + 6HNO33 H H22SOSO44 + 6 NO + 6 NO22 + 2H + 2H22OO

126

Page 127: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Hoạt động 4: Sản xuất lưu huỳnh và ứng dụngMục tiêu: Biết phương pháp sản xuất lưu huỳnh và ứng dụng

-S trong tự nhiên tồn tại những dạng nào?- Có mấy phương pháp điều chế S?- Trình chiếu sản xuất

IV. SẢN XUẤT LƯU HUỲNH

1. Phương pháp vật lí.-Dùng khai thác S dưới dạng tự do trong lòng đất.-Dùng hệ thống nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ S để đẩy S nóng chảy lên mặt đất

*Nêu nguyên tắc điều chế S bằng phương

pháp hóa học: H2S;

*Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí *Dùng H2S khử SO2(Cách điều chế này thu hồi được 90% lượng S trong các khì thải độc hại SO2 , H2S. Giúp bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm không khí.)

2. Phương pháp hóa học*Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí 2H2S +O2 →2S + 2H2O

*Dùng H2S khử SO2. 2H2S +SO2 → 3S +2 H2O

-Từ SGK kết hợp với kiến thức thực tiễn, rút ra ứng dụng của lưu huỳnh?- Hs trả lời- Gv trình chiếu ứng dụng

IV. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH

-90% S dùng điều chế H2SO4

-10% dùng lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp…

4.Củng cố: Làm việc theo nhóm (cặp đôi)Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 14,3 gam kẽm trong một bình kín. Sau phản ứng

thu được chất nào? Khối lượng bao nhiêu?5.Dặn dò :

- Làm BT 1->5 trang 132- Mỗi nhóm chuẩn bị một dây phanh xe đạp, que diêm, xem trước nội dung thực hành

Rút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

127

Page 128: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ngày soạn: 5/3/2013

Ngày giảng: 8/3/2013

Tiết 52 : BÀI 31: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH

I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:+ Tính oxi hoá của oxi.+ Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.+ Tính oxi hoá của lưu huỳnh.+ Tính khử của lưu huỳnh.2.Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.- Viết tường trình thí nghiệm.3.Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành, thí nghiệm

II.TRỌNG TÂM: - Tính oxi hóa của oxi- Tính oxi hóa – khử của lưu huỳnh- Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực nghiệmIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: (1) Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ thủy tinh, kẹp hóa chất. muỗng đốt hóa chất, đèn cồn, cặp ống nghiệm, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm. (2) Hoá chất: Dây thép, S bột, Oxi, que diêm, Fe bột

Dụng cụ hóa chất đủ để học sinh thực hành từng nhóm.*Học sinh: Chuẩn bị lí thuyết thực hành; Nộp vở thực hànhV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) : Gv kiểm tra lí thuyết bài thực hành 3.Bài mới:

a)Đặt vấn đề: Mục đích của buổi thực hành này là gì?b)Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCThí nghiệm 1:GV hướng dẫn TN-Cần đánh sạch gỉ hoặc lau sạch dầu mỡ phủ trên mặt đoạn dây thép.-Uốn đoạn dây thép thành hình xoắn lò xo để tăng thêm diện tích tiếp xúc.-Cắm một mẩu than bằng hạt đậu xanh vào đầu dây thép và đốt nóng mẩu than trước khi cho vào bình đựng khí oxi. Mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ làm sắt nóng lên.

*Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi.-Đốt cháy một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình khí oxi.-HT: Dây thép bị nung cháy trong khí oxi sáng chói không thành ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu bắn tung tóe ra xung quanh như pháo hoa đó là Fe3O4.-Ptpư: t0

128

Page 129: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================-Cho một ít cát hoặc nước dưới lọ thuỷ tinh để khi phản ứng xảy ra những giọt thép tròn chảy xuống không làm vỡ lọ.Hs: Thực hiện và quan sát hiện tượng

3Fe + 2O2 Fe3O4

Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của lưu huỳnh.-Trong phản ứng Fe+S nên dùng lượng S nhiều hơn lượng Fe để tăng diện tích tiếp xúc. Cần dùng ống nghiệm trung tính chịu nhiệt cao.Hs: Thực hiện và quan sát hiện tượng

*Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của lưu huỳnh.-Cho một ít hỗn hợp bột sắt và S vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra-HT: Hỗn hợp bột Fe và S trong ống nghiệm có màu xám nhạt. Khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt làm đỏ rực hỗn hợp và tạo thành hợp chất FeS màu xám đen.Ptpư: t0

Fe + S FeSThí nghiệm 3: Tính khử của lưu huỳnhOxi được điều chế và thu vào lọ thủy tinh miệng rộng, dung tích khoảng 100ml, S được đun nóng trong muỗng hóa chất trên ngọn lửa đèn cồn.Hs: Thực hiện và quan sát hiện tượng

Thí nghiệm 3: Tính khử của lưu huỳnh-Đốt S cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí oxi.-HT: S cháy trong oxi mãnh liệt hơn nhiều cháy ngoài không khí, tạo thành khói màu trắng đó là SO2 có lẫn SO3.

Ptpư : t0

S + O2 SO2

4.Củng cố: 3 thí nghiệm5.Dặn dò: - Hoàn thành vở thực hành, rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành- Chuẩn bị bài mới : H2S- SO2 - SO3

(1) H2S , SO2 , SO3 có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao?(2)Phản ứng hoá học nào có thể chứng minh cho những tính chất này?Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................

129

Page 130: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ngày soạn: 8/3/2013:

Ngày giảng: 11/3/2013 Tiết 53: BÀI 32: HIĐRO SUNFUA - LƯU HUỲNH DIOXIT -

LƯU HUỲNH TRIOXIT(tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Phản ứng oxi hoá khử- Tính chất hoá học của axit

- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của H2S- Trạng thái tự nhiên và điều chế H2S

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu của H2S.- Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) 2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S- Phân biệt H2S- Tính thể tích khí H2S3.Thái độ: Ý thức được sự độc hại của H2S

II. TRỌNG TÂM:Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh)

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng- phát vấn- Hoạt động nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: - Hóa chất: FeS, Na2SO3, HCl, KMnO4, NaOH. - Dụng cụ: Bình cầu, ống nghiệm, cốc, ống dẫn cao su, phiễu nhỏ giọt, bảng tính tan

*Học sinh: -Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp ; Chuẩn bị bài mới.Ngày soạn:

Ngày giảng: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục2.Kiểm tra bài cũ: (10 phút)- Viết ptpư điều chế H2S từ H2 và S (đk:t0)- Xác định vai trò của S trong phản ứng: KClO3 + S KCl + SO2, cân bằng phương trình?3.Nội dung bài mới:

a) Đặt vấn đề: Giới thiệu về hợp chất của lưu huỳnhb) Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất vật lí của H2SMục tiêu: Biết tính chất vật lí của H2S

- Trạng thái? Mùi đặc trưng?- Tỷ khối so với KK?- Tính tan trong nước?

I. Hiđro sunfua H2S1. Tính chất vật lí: - Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng

130

Page 131: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Lưu ý :Về tính độc hại của H2S có ở khí ga, xác động vật, thực vật, nước thải nhà máy. HS: trả lời

- Rất độc và ít tan trong nước - Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17)

Hoạt động 2: Tính chất hoá học của H2SMục tiêu: Biết về tính axit yếu của dung dịch H2S, hiểu tính khử của H2S

- Tên gọi của axít H2S?HS:Axít H2S: axít sunfuhiđric - So sánh mức độ axít H2S với axít cacbonic(H2CO3) HS:Độ axít :H2S < H2CO3

- H2S là axít mấy lần axít? Có thể tạo ra những muối nào? =>Viết ptpư của H2S tạo nên muối trung hòa và muối axít.HS: trả lời*H2S có số oxi hoá thay đổi như thế nào?-H2S tác dụng với O2 tạo sản phẩm gì?HS: S-2 S0 S+4

-Đk thường (thiếu oxi): tạo S-Đk T0 cao tạo SO2 - Gv cho một số phản ứng, hs xác định vai trò các chất

2 Tính chất hoá học: a. Tính axít yếu: *Dung dịch axít sunfuhiđric : Tính axít rất yếu (yếu hơn axít cacbonic)- Có thể tạo ra 2 loại muối:+ Muối trung hòa: Na2S; CaS; FeS…+ Muối axít: NaHS, Ba(HS)2.Vd: H2S + NaOH NaHS + H2O H2S + 2NaOH Na2S + 2H2Ob. Tính khử mạnh:- Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2) H2S có tính khử mạnh. S-2 S0 + 2e S-2 S+4 + 6e

2H2S + SO2 3S + 2H2OH2S + Cl2 2HCl + S H2S +4Cl2+4H2O8HCl + H2SO4

Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên và điều chếMục tiêu: Biết trạng thái tự nhiên của H2S và cách điều chế

*GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, hướng dẫn HS rút ra kết luận

3.Trạng thái tự nhiên điều chế:- H2S có ở khí ga, xác động thực vật, nước thải nhà máy.- Điều chế: FeS + 2HCl FeCl2 + H2S

4.Củng cố : Hướng dẫn HS tóm tắt trọng tâm bài đã học: + H2S là axít yếu, là chất khử mạnh + Làm bài tập 8/139 SGK

5.Dặn dò: - Học bài- Hs làm các bài tập 110 trang 138, 139 SGK - Chuẩn bị phần còn lại

Rút kinh nghiệm:............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

131

Page 132: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 12/3/2013

Ngày giảng: 15/3/2013Tiết 54: BÀI 32: HIDRO SUNFUA - LƯU HUỲNH DIOXIT -

LƯU HUỲNH TRIOXIT(tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Phản ứng oxi hoá khử- Tính chất hoá học của oxit axit

- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của SO2, SO3 - Trạng thái tự nhiên và điều chế SO2

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều

chế SO2, SO3.- Hiểu được tính chất hoá học SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của SO2, SO3. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của SO2, SO3.- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.3.Thái độ: Ý thức được sự độc hại của SO2

II. TRỌNG TÂM:Tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng- phát vấn- Hoạt động nhómIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: - Hóa chất: Na2SO3, HCl, KMnO4

- Dụng cụ: bình cầu, ống nghiệm, cốc, ống dẫn cao su, phiễu nhỏ giọt, bảng tính tan*Học sinh: -Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp ; Chuẩn bị bài mới.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục2.Kiểm tra bài cũ: (10 phút)Viết ptpư hoá học dựa vào chuỗi biến hoá sau (ghi rõ đk pư , nếu có)

FeS H2S S SO2 H2SO4

3.Nội dung bài mới:a) Đặt vấn đề: Giới thiệu về hợp chất của lưu huỳnhb) Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất vật lí của SO2

Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của SO2

- Gv cho hóc inh quan sát lọ chứa khí SO2, liên hệ bài thực hành số 4 trả lời:+Nêu tính chất vật lí của SO2 ?(Trạng thái, mùi đặc trưng? độc tính?)+Tỷ khối so với KK? Tính tan trong nước?

II. Lưu huỳnh đioxít: SO2

1. Tính chất vật lí : - Khí không màu, mùi hắc, rất độc.- Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước. (

132

Page 133: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

)

Hoạt động 2: Tính chất hoá học của SO2

Mục tiêu: Hiểu SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử, viết PTHH minh hoạ- Nhận xét về thành phần cấu tạo của SO2? Tính chất của oxit axit?- Hs trả lời- Tương tự H2S, tạo 2 loại muối- Hs cho ví dụ, viết sản phẩm cho ví dụ- GV thông tin cho hs bài toán SO2 +

ddNaOH

2.Tính chất hóa họca. Lưu huỳnh đioxít là oxít axít:- Tan trong nước tạo axít tương ứng SO2 + H2O H2SO3 (axít sunfuarơ->Tính axít yếu )- Tính axít :H2S <H2SO3 <H2CO3

- Không bền, dễ phân huỷ tạo SO2

- Có thể tạo 2 loại muối:+ Muối trung hòa: Na2SO3, CaSO3…+ Muối axít: NaHSO3, Ba(HSO3) …SO2 + NaOH NaHSO3 SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O

-Xác định số oxi hoá của S trong SO2? Dự đoán tính chất hoá học của SO2? - Gv yêu cầu học sinh viết phương trình minh hoạ cho tính khử và tính oxi hoá của SO2

- Gv trình diễn thí nghiệm SO2 + dd KMnO4

b.SO2 là chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.- Nguyên tố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4)

( tính khử )

( tính oxi hoá )

SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.* Lưu huỳnh đioxit là chất khử:

* Lưu huỳnh đioxít là chất oxi hoá:

Hoạt động 3: Ứng dụng và điều chế SO2

Mục tiêu: Biết ứng dụng và cách điều chế SO2

-Nêu ứng dụng của SO2 trong đời sống?-Nêu phương pháp Đ/chế SO2 trong PTN và trong CN? HS:tự đọc SGK nêu:-Phương pháp Đ/chế SO2 trong PTN -Phương pháp Đ/chế SO2 trong CN Viết PTHH

3. Ứng dụng và điều chế:a. Ứng dụng: ( SGK)b. Điều chế:* Trong PTN: Cho H2SO4 đun nóng trong Na2SO3

(phản ứng trao đổi )NaSO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O* Trong CN: Đốt S trong khí O2 hoặc đốt quặng pirít sắt (phản ứng oxi hóa-khử)Ptpư: S + O2 SO2 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

Hoạt động 4:Tính chất, ứng dụng, sản xuất SO3

Mục tiêu: Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng và sản xuất SO3

-Nêu tính chất vật lí của SO3 ?-Viết ptpư thể hiện SO3 là 1 oxit axit mạnh?- Nhận xét về số oxi hoá của S trong SO3?

II. Lưu huỳnh trioxit: SO3 1. Tính chất:- Chất lỏng, không màu.

133

Page 134: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014============================================================= SO3 thể hiện tính chất gì?-Nêu ứng dụng của SO3

- Tan vô hạn trong nước và trong axít sunfuric SO3 + H2O H2SO4 nSO3 + H2SO4 H2SO4.nSO3 (ôleum)- SO3 là một oxít axít mạnh: SO3 + MgO MgSO4

SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O- SO3 là một chất oxi hoá mạnh2. Ứng dụng và sản xuất: ( SGK )

-H2S,SO2,SO3 có thể gây độc hại cho con người,là 1 trong những nguyên nhân gây nên mưa axítHS: có ý thức khử chất độc, hại,làm thí nghiêm để chông ô nhiễm môi trường

Cách xử lí chất thải:H2S,SO2,SO3là nước vôi trong

4. Củng cố : Bài tập 1: Từ các chất : H2S, MgSO3, S, FeS2, O2, dung dịch H2SO4. Viết phương trình phản ứng

tạo ra SO2?+) MgSO3 + H2 SO4 MgSO4 + SO2 +H2O+) S + O2 SO2 +)2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O+)4FeS2 +11O2 ->2Fe2O3 + 8SO2 Bài tập 2: Viết phương trình phản ứng, xác định rõ vai trò oxi hoá – khử của các chất:

H2S + SO2 SO2 + Br2 + H2O

Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm H2S và S ta cần 8,96 lít oxi, thu được 7,84 lít SO2. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X (các khí đo ở điều kiện chuẩn)

5. Dặn dò : - Học bài, làm bài tập- Chuẩn bị bài axit sunfuric

Rút kinh nghiệm :.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

134

Page 135: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 16/3/2013

Ngày giảng: 19/3/2013

Tiết 55: Bài 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT(tiết 1)Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành

- Tính chất hoá học của axit - Tính chất vật lí của axit sunfuric- Tính axit của HSO4 loãng- Tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của H2SO4 đặc

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức:

Biết được: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.Hiểu được: - H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và

tính háo nước.2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất axit sunfuric.- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất .

3.Thái độ: Cẩn thận khi làm việc với axitII. TRỌNG TÂM:

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.

- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: - Hoá chất: H2SO4(l), đặc, Zn, Cu, CuO, CaCO3, quì tím, ddCuSO4, NaOH, tờ giấy, đường, ...- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau: FeS H2S S SO2 SO3 H2SO4

3.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Chúng ta đã được học về những hợp chất nào của S?Hợp chất chứa S(+6) có tính oxi hoá rất mạnh, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về hợp chất đó là axit sunfuric 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Tính chất vật lí của axit sunfuricMục tiêu: Biết tính chất vật lí của axit sunfuric

- Gv cho học sinh quan sát lọ chứa axit sunfuric đặc Nhận xét?

A. Axit sunfuric:I. Tính chất vật lí:

135

Page 136: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================- Gv thông tin cho học sinh về cách pha loãng H2SO4Vì sao?- Gv giải thích

- Axit sunfuric là chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi- D= 1,84g/cm3

- Tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệtHoạt động 2: Tính chất hoá học của axit sunfuric loãng

Mục tiêu: Hiểu axit sunfuric loãng có tính axit mạnh- Gv hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm chứng minh tính axit của axit sunfuric- Hs thực hiện theo nhóm, kết luận, viết phương trình minh hoạ

II. Tính chất hoá học:1. Axit sunfuric loãng:- Quỳ tím hoá đỏ- Tác dụng với kim loại đứng trước HH2

- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ- Tác dụng với muối của axit yếu hơn

Hoạt động 3: Tính chất hoá học của axit sunfuric đặcMục tiêu: Hiểu axit sunfuric đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước

- Trong H2SO4, S có mức oxi hoá bao nhiêu? Dự đoán tính chất của H2SO4?- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm đối chứng H2SO4 loãng và đặc với Cu- Hs thực hiện, nêu hiện tượng, nhận xét về HSO4 đặc- Hs viết PTHH theo nhóm:+ H2SO4 với kim loại+ H2SO4 với phi kim+ H2SO4 với hợp chất

- Gv thông tin

b. Tính chất của axit sunfuric đ ặc : Tính oxi hoá mạnhH2SO4 đặc, nóng oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C,S,P…) và nhiều hợp chất SO2, kim loại có hoá trị cao nhất+ Với kim loại:M + H2SO4 đặc M2(SO4)n + SO2/S/H2S + H2O

(n là mức oxi hoá cao nhất của kim loại M)2H2SO4 + 2Ag Ag2SO4 + SO2 + 2H2O6H2SO4+2FeFe2(SO4)3+ 3SO2 + 6H2O+ Với phi kim:5H2SO4 + 2P 2H3PO4 + 5SO2

  + 2H2O

2H2SO4 + C CO2 + 2SO2

  + 2H2O+ Với hợp chất:3H2SO4 + H2S 4SO2 + 4H2OH2SO4 + 2HBr Br2 + SO2 + H2O

Lưu ý: H2SO4đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Cr… thụ động hoá

- Trình chiếu thí nghiệm đường + H2SO4đăc - Hs quan sát, nhận xét, viết pthh- Gv giải thích- Gv lưu ý học sinh khi dùng axit sunfuric đặc trong thí nghiệm, trình chiếu hình ảnh- Thông tin về tính axit

Tính háo n ư ớc Cn(H2O)m nC + mH2O(gluxit)Ví dụ: C12H22O11 12C + 11H2O(saccarozơ)2H2SO4 + C CO2

 + 2SO2  + 2H2O

Tinh axit: Khi tác dụng với các chất không có tính khửVd: 3H2SO4 +Fe2O3 Fe2(SO4)3+ 3H2O

4. Củng cố : Viết phương trình phản ứng giữa axit sunfuric đặc và Fe, S?5. Dặn dò :

- Học bài- Chuẩn bị phần tiếp theo

Rút kinh nghiệm :...........................................................................................................................................................

136

H2SO4đặc

H2SO4đặc

Page 137: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

...........................................................................................................................................................Ngày soạn: 19/3/2013

Ngày giảng: 21/3/2013Tiết 56: Bài 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT(tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Điều chế SO2, SO3 - Tính chất của SO3

- Ứng dụng, điều chế axit sunfuric- Nhận biết ion sunfat

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được:

- Ứng dụng và sản xuất H2SO4.- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.

2.Kĩ năng:- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét điều chế axit sunfuric.- Viết phương trình hóa học minh hoạ điều chế.- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...)- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3.Thái độ: Cẩn thận khi làm việc với axitII. TRỌNG TÂM: Nhận biết ion sunfatIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: - Hoá chất: H2SO4 loãng, NaCl, HCl, AgNO3, BaCl2 - Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm,...*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2.Kiểm tra bài cũ: BT10/SGK/trang 139ĐS: mNaHSO3= 15,6 g ; mNa2SO3= 6,3 g3.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: Tiếp bài cũ2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Ứng dụng và điều chế axit sunfuricMục tiêu: Biết ứng dụng và điều chế axit sunfuric

- Gv yêu cầu hs đọc SGK cho biết ứng dụng của H2SO4

- Trình chiếu quy trình sản xuất axit sunfuric yêu cầu học sinh viết phương trình dựa vào các bài đã học

3. Ứng dụng: (SGK)4. Điều chế: a) Sản xuất SO2: từ S hoặc quặng pirit sắt FeS2…S + O2 SO2

4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

137

t0C

t0C

Page 138: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

- Gv tóm tắt bằng sơ đồ

b) Sản xuất SO3:

2SO2 + O2 2SO3

c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4:H2SO4 + nSO3 H2SO4. nSO3

(oleum)H2SO4.nSO3 + nH2O (n+1)H2SO4

Tóm tắt:S SO2SO3H2SO4.nSO3H2SO4

FeS2

Hoạt động 2: Muối sunfat-Nhận biết ion sunfatMục tiêu: Biết tính chất của muối sunfat; Phân biệt được ion sunfat với các ion khác

- Nhận xét về phân tử H2SO4?- Cho một số ví dụ về muối axit và muối trung hoà?- Gv thông tin thêm về tính tan

- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm phân biệt HCl và H2SO4: Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa HCl, 2 ống nghiệm chứa H2SO4 Lần 1: Dùng dung dich AgNO3

Lần 2: Dùng dd BaCl2 Nhận xét- Kết luận về cách nhận biết ion sunfat

B. Muối sunfat. Nhận biết ion sunfat1. Muối sunfat: Có 2 loại:- Muối trung hoà (muối sunfat) chứa ion

:Phần lớn đều tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4…không tan; CaSO4, Ag2SO4, ... ít tan

- Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion HSO4-

H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O Natri hiđrosunfat H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O Natri sunfat2. Nhận biết ion sunfat:Dùng dung dịch chứa ion Ba2+ (muối bari, Ba(OH)2):

+ Ba2+ BaSO4↓trắng

(không tan trong axit)

Ví dụ:BaCl2 + H2SO4 BaSO4 ↓+ 2HClBa(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 ↓+ 2NaOH

4. Củng cố : - Phân biệt các dd: NaCl, Na2SO4, H2 SO4, NaOH- Làm bài tập 6 SGK

5. Dặn dò : - Ôn lại chương VI- Chuẩn bị bài tập SGK cho tiết luyện tập

Rút kinh nghiệm :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 23/3/2013

138

450-500 0C

V2O5

Page 139: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày giảng: 26/3/2013

Tiết 57: Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI - LƯU HUỲNH (tiết 1)I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh nắm vững: - Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với những tính chất

hoá học của oxi, lưu huỳnh- Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái oxi hoá của nguyên tố lưu

huỳnh trong hợp chất2.Kĩ năng:- Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác - Tính khối lượng muối thu được khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, nhận biết các chấtIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn- Kết nhóm- Cá nhânIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong bài3.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: Tổng hợp chương 62. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững

Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về oxi, ozon, lưu huỳnh và hợp chấtGV phát vấn học sinh về những kiến thức cần nhớ:- Cấu hình e lớp ngoài cùng của O, S?- Độ âm điện?- So sánh tính chất của oxi và S, khác nhau như thế nào, vì sao?- Các hợp chất và tính chất tương ứng của các hợp chất của S?

I. Kiến thức cần nắm vững:1.Cấu hình e của nguyên tử:-O(Z=8):[He] 2s22p4

-S(Z=16): [Ne] 3s23p4

2.Độ âm điện:*ĐAĐ: O=3,44> S=2,583.Tính chất hoá học:a.Tính oxi hoá: O>S-Oxi oxi hoá hầu hết KL,nhiều PK, nhiều Hợp chất-S oxi hoá nhiều KL,1 số PKII.TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT CỦA S1.H2S :có tính khử mạnh

2H2S+O2 2S+2H2O; 2H2S+O2 2SO2 +2H2O2.SO2 :có tính khử và tính oxi hoá=>SO2 là oxit axit3.SO3 và H2SO4 :có tính oxi hoá-SO3 là oxit axit+H2SO4(l) có tính chất chung của axit( làm quì hoá đỏ, t/d với Kl trước H2 , t/d với muối, t/d với oxit bazơ và bazơ)

139

Page 140: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

+H2SO4 (đ) có tính háo nước và tính oxi hoá mạnh, tính axitHoạt động 2: Bài tập

Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết PTHH hoàn thành sơ đồ phản ứng; Phân biệt muối sunfat với các muối khác; Tính khối lượng muối thu được khi cho SO2 tác dụng với dd NaOH

- GV: Nêu đề bài- HS thảo luận 5’ tìm hướng giải- 3 Hs lên bảng- Hs khác làm vào vở nháp Nhận xét, bổ sung- Gv nhận xét, giảng giải, đánh giá

- Gv hướng dẫn tính khối lượng muối theo phương pháp giải hệ

BT1: Hoàn thành các dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có)a) FeS H2S S SO2 H2SO4

b) ZnS H2SH2SO4 CuSO4BaSO4 HD: a) b)

BT2: Nhận biết các dung dịch sau:a) H2SO4; HCl; HNO3; NaOHb) Na2SO4; Na2SO3; NaNO3 HD: a) Dùng quì tím, ddBaCl2, ddAgNO3 b) Dùng dd BaCl2, HClBT3: 10/139SGK

Ta có: 1< < 2 Tạo hỗn hợp 2 muối

PT: SO2 + NaOH NaHSO3 (1) 0,2 0,2 0,2 mol NaHSO3 + NaOH Na2SO3 + H2O (2) 0,05 0,05 0,05 molSố mol NaOH dư sau pư (1) = 0,25- 0,2 = 0,05 molSố mol Na2SO3 = Số mol NaOH dư = 0,05 molSố mol NaHSO3 còn lại= 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

4. Củng cố : - Phân biệt các dd: Có cả gốc sunfat và halogenua, nhận biết gốc SO4 trước- Xác định loại muối tạo thành từ tỉ lệ số mol NaOH / số mol SO2

5. Dặn dò : - Ôn lại chương VI- Chuẩn bị bài tập SGK, SBT cho tiết luyện tập tiếp theo

Rút kinh nghiệm :...........................................................................................................................................................

140

Page 141: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn: 25/3/2013

Ngày giảng: 28/3/2013

Tiết 58: Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI - LƯU HUỲNH (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Học sinh nắm vững:- Tính chất hoá học của lưu huỳnh, hợp chất lưu huỳnh - Phương pháp điều chế SO2, SO3, H2SO4

2.Kĩ năng:- Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng, điều chế hoá chất- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác - Tính khối lượng, phần trăm kim loại trong hỗn hợp khi tác dụng với axit H2SO4

3.Thái độ: Tích cực, chủ độngII. TRỌNG TÂM: Hoàn thành sơ đồ phản ứng, nhận biết các chất, tính phần trăm kim loạiIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn- Kết nhóm- Cá nhânIV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong bài3.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: Tổng hợp chương 62. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Đặt vấn đề:

Mục tiêu: Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.HD: BT2: Đi ngược từ sản phẩmcần muối sắt III và bazơLần lượt tìm ra phản ứng đầu tiênBT3: Cùng loại hợp chất, nhận biết gốc axit và ion kim loạiBT4: Lập hệ phương trình về khối lượng hỗn hợp và tổng số mol khí để giải

BT1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau:FeS2SO2 H2SO4 SO2SO3H2SO4 BT2: Từ quặng pirit, muối ăn, nước, không khí và các điều kiện có đủ. Hãy viết PTHH điều chế Fe(OH)3?BT3: Nhận biết các dung dịch sau: Ca(NO3)2; K2SO4; Na2CO3; KNO3

BT4: Cho 40 gam hỗn hợp Fe-Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 98% nóng, thu được 15,68 lit SO2 (đkc)a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng?

Hoạt động 2: Giải, nhận xét, bổ sung, kết luậnMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, nhận xét, đánh giá của học sinh

Phân nhóm giải bài tập: 8 nhómNhóm 1,2: BT1Nhóm 3,4: BT2Nhóm 5,6: BT3

BT1:

141

Page 142: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Nhóm 7,8: BT4- 4 học sinh của các nhóm được chỉ định lên bảng trình bày- Học sinh khác trong nhóm bổ sung, nhóm khác nhận xét, bổ sung- Giáo viên nhận xét, đánh giá

BT2: Nhận biết các dung dịch sau:- Dùng dung dịch BaCl2, H2SO4

BT3:

BT4: Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe- Cu trong hỗn hợpKhối lượng hỗn hợp= 56x + 64y = 40(g) (1)PT: 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O xmol 3xmol 3x/2 mol Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 +2H2O ymol 2ymol ymol

Lại có: Tổng số mol SO2 thu được=

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

a) mFe= 56.0,12=6,72(g) %Fe=

%Cu=100-16,8=83,2(%)b) Tổng số mol H2SO4 tham gia phản ứng = 3x+2y = 3.0,12+ 2.0,52 = 1,4 (mol) m H2SO4 = 98.1,4=137,2(g)Khối lượng dung dịch H2SO4:

4. Củng cố : Hệ thống lại phương pháp giải các bài toán5. Dặn dò :

- Ôn lại chương VI- Chuẩn bị bài thực hành

Rút kinh nghiệm :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

142

Page 143: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 59: BÀI 35: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH

I. MỤC TIÊU : *Kiến thức:Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:+ Tính khử của hiđro sunfua.+ Tính khử của lưu huỳnh đioxit, tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.+ Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc.*Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.- Viết tường trình thí nghiệm.

*Thái độ: Cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chấtII. TRỌNG TÂM:

- Điều chế và thử tính khử của H2S- Tính oxi hóa – khử của SO2.- Tính oxi hóa của H2SO4.

II.PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệmIII. CHUẨN BỊ:

*Giáo viên: - Dụng cụ: đèn cồn. ống nghiệm, ống hút , giá để ống nghiệm… - Hóa chất: HCl, H2SO4 đ, Br2, FeS, Cu, Na2SO4

*Học sinh chuẩn bị kiến thức -Tính chất hóa học của H2S, SO2, H2SO4.

-Nghiên cứu trước các dụng cụ, hóa chất và cách tiến hànhIV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, thu bài tường trình số 42.Kiểm tra bài cũ: (5 phút): Nêu t/c hoá học đặc trưng của SO2, H2S, SO3, H2SO4?3.Bài mới:

a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về các hợp chất của lưu huỳnh, tiết này chúng ta sẽ làm thí nghiệm để chứng minh

b) Triển khai bài:HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌCGV:- Hỏi học sinh về nội dung, mục đích của từng thí nghiệm-Nhấn mạnh cẩn thận các hóa chất độc hại H2S, SO2, H2SO4.

-Hướng dẫn một số thao tác cho HS quan sát.Hoạt động 1-H2S là khí không màu độc nên dùng với lượng hóa chất nhỏ, lắp dụng cụ thật kín để thực hiện thí nghiệm khép kín để không khí không thoát ra, đảm bảo sự an toàn.

I.NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH.Thí nghiệm 1: Điều chế - chứng minh tính khử của H2S.*Cách tiến hành: Theo vở thực hành*Hiện tượng: H2S thoát ra có mùi trứng thối. H2S cháy trong không khí ngọn lửa màu xanh.-PT: 2HCl + FeS FeCl2 + H2S 2H2S + O2 2S + 2H2O

143

Page 144: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================*HS làm thí nghiệm; quan sát hiện tượng và viết ptpư trong bài tường trình.Hoạt động 2*Điều chế SO2: Cho Na2SO3 tác dụng với H2SO4

=>SO2 khí độc cần phải cẩn thận, hóa chất dùng lượng nhỏ, lắp dụng cụ kín.*HS làm thí nghiệm; quan sát hiện tượng và viết ptpư trong bài tường trình.

Thí nghiệm 2: Tính khử của SO2.* Cách tiến hành: Theo vở thực hành*Hiện tượng: Mất màu dd brom-PT: SO2+Br2+2H2O2HBr+ H2SO4

Hoạt động 3-Xác định vai trò từng chất trong phản ứng.*HS làm thí nghiệm; quan sát hiện tượng và viết ptpư trong bài tường trình.

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của SO2

*Cách tiến hành: Theo vở thực hành*Hiện tượng: vẫn đục, màu vàng-PT: SO2 +2H2S3S +H2O

Hoạt động 4Đậy ống nghiệm kín có ống dẫn khí vào ống khác có nước để hòa tan SO2.*HS làm thí nghiệm; quan sát hiện tượng và viết ptpư trong vở thực hành

Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của H2SO4 đặc* Cách tiến hành: Theo vở thực hành*Hiện tượng: Dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.-PT:Cu+2H2SO4(đ)CuSO4+SO2 +2 H2O

4. Củng cố: - GV:Củng cố những hiểu biết về tính chất của H2S, SO2, H2SO4(là những chất gây ô nhiễm) - Nhận xét buổi thí nghiệm; Học sinh thu dọn vệ sinh, dụng cụ phòng thí nghiệm.

5. Dặn dò: Học chương VI, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết

Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

144

Page 145: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 60: KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU : Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức về: - Oxi-ozon: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. - Lưu huỳnh: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.- Hiđrosunfua-lưu huỳnh đioxit-lưu huỳnh trioxit: Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và

SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). - Axit sunfuric: H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và

hợp chất) và tính háo nước; H2SO4 loãng có tính axit mạnh.II.MA TRẬN ĐỀ:

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức TổngBiết Hiểu Vận dụng

Oxi- ozon So sánh tính oxi hoá của oxi và ozon 1

Lưu huỳnh Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh 1

H2S-SO2- SO3 Cho H2S qua dung dịch Pb(NO3)2. Nêu hiện tượng, viết PTHH

Xác định muối tạo thành và tính khối lượng khi cho SO2 tác dụng với dd NaOH

2

Axit sunfuric Cho biết cách pha loãng axit sunfuric, giải thích

Viết ptpư xảy ra khi cho các kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc, nguội

Hỗn hợp kim loại tác dụng với dd H2SO4 Tính % kim loại 3

Tổng hợp - Nhận biết- Sơ đồ- Điều chế

3

III. ĐỀ:Câu 1: So sánh tính oxi hoá của oxi và ozon? Viết 2 phương trình hoá học chứng minh?Câu 2: Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong các chất sau: SO2; H2S; H2SO4; NaHSO3?Câu 3: Sục khí hiđrosunfua vào dung dịch chì nitrat (Pb(NO3)2), hiện tượng gì sẽ xảy ra? Viết phương trình hoá học?Câu 4: Cho 5,6 lít khí sunfurơ (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 2M.

a) Muối nào được tạo thành?b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?

Câu 5: Cho các kim loại: Al, Zn, Mg, Cua) Kim loại nào không phản ứng với axit sunfuric đặc, nguội?b) Viết phương trình hoá học của các kim loại trong nhóm trên có xảy ra phản ứng với axit sunfuric

đặc, nguội?Câu 6: Hãy cho biết cách pha loãng axit sunfuric? Giải thích?

145

Page 146: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Câu 7: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit sunfuric loãng thì thu được 3,36 lit khí bay ra (đkc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?Câu 8: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: K2SO4, KCl, KNO3

Câu 9: Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau: Câu 10: Từ quặng pirit sắt, không khí, nước và các điều kiện có đủ. Viết phương trình hoá học điều chế axit sunfuric?

(Cho Mg=24, Fe=56, H=1, S=32, O=16, K=39)IV. ĐÁP ÁN:Câu 1:

- Tính oxi hoá của ozon mạnh hơn oxi (0,5đ)- PTHH: Ở điều kiện thường: (0,5đ)

Oxi OzonAg + O2 Không phản ứng KI + H2O + O2 Không phản ứng

2Ag + O3 Ag2O + O2

2KI + H2O + O3 2KOH + I2 + O2

Câu 2: +4; -2; +6; +4Câu 3:

- Kết tủa đen (0,5đ)- PT: H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3 (0,5đ)

Câu 4: Cho 5,6 lít khí sunfurơ (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 2M.

a) Ta có: 1< <2 Tạo 2 muối KHSO3 và K2SO3 (0,5đ)

b) KOH + SO2 KHSO3 a a a 2KOH + SO2 K2SO3 + H2O 2b b bGọi a,b là số mol SO2 lần lượt ở 2 ptrình Số mol KHSO3 = a ; Số mol K2SO3 = b

Ta có hpt :

Khối lượng KHSO3 = 0,1.120=12 (g) ; Khối lượng K2SO3=158.0,15=23,7(g)Câu 5: Cho các kim loại: Al, Zn, Mg, Cu

a) Kim loại Al (0,25đ)b) Zn + 2H2SO4 ZnSO4 + SO2 + 2H2O Mg + 2H2SO4 MgSO4 + SO2 + 2H2O Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O (0,75đ)

Câu 6: - Đổ từ từ axit vào nước theo đũa thuỷ tinh và khuấy đều (0,5đ)- Vì tránh axit bắn vào người, nếu cho nước vào axit, khi axit tan trong nước toả nhiệt nhiều làm

nước sôi và bắn axit vào người (0,5đ)Câu 7 Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp Khối lượng hỗn hợp = 24x +56y =6,8 (g) (1) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2

146

Page 147: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014============================================================= x x mol Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 y y molTổng số mol H2 thu được= x+ y = 3,36/22,4 =0,15 (mol) (2)

Từ (1) và (2) ta có hpt: (0,5đ)

Khối lượng Mg=24.0,05=1,2(g) %Mg= %Fe=100-17,65=82,35(%) (0,5đ)

Câu 8: - Dùng ddBaCl2 nhận biết được K2SO4 (0,25đ)

- Dùng dd AgNO3 nhận biết được KCl, còn lại là KNO3 (0,5đ)- Phương trình (0,25đ)

Câu 9: Mỗi phương trình 0,25đ, thiếu cân bằng/ điều kiện trừ nửa số điểm 2H2S + SO2 3S + 2H2O S + O2 SO2

SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4

H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Câu 10: Mỗi phương trình 0,25đ 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

2SO2 + O2 2SO3

SO3 + H2O H2SO4

V. Kết quả:

Lớp 0<3,5 3,5<5 5<6,5 6,5<8 81010B1

10B4

10B5

10B6

Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

147

Page 148: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 61: Bài 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (tiết 1)Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành

- Phản ứng hoá học - Định nghĩa tốc độ phản ứng- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được:- Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc

tác. 2.Kĩ năng:- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một

số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứngIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: - Hoá chất: H2SO4 loãng, đặc, Cu, BaCl2, Na2S2O3

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, bình tam giác có nút cao su, muỗng sắt...*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không3.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: Liên hệ bài thực hành về lưu huỳnh, so sánh ngọn lửu lưu huỳnh cháy ngoài không khí và trong oxi? Vào bài 2. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcHoạt động 1: Khái niệm về tốc độ phản ứng hoá học

Mục tiêu: Biết khái niệm tốc độ phản ứng hoá họcHoạt động 1:- GV làm TN và hs quan sát, nhận xét hiện tượng - So sánh phản ứng nào xảy ra nhanh hơn?*TN 1: xuất hiện ngay tức khắc*TN2:Sau một thời gian thấy trắng đục S xuất hiện.=>Nhận xét: Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn (2)- KL: Đánh giá mức độ xảy ra nhanh chậm của các

I ) Khái niệm về tốc độ phản ứng hoá học 1) Thí nghiệm:- Ống nghiệm 1: 5ml dd BaCl2 - Ống nghiệm 2: 5ml dd Na2S2O3

Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm cùng 5ml dd H2SO4 loãngPtpư:

148

Page 149: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================phản ứng hoá học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.- Khi 1 phản ứng hoá học xảy ra, nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm biến đổi như thế nào ?- KL: Có thể dùng độ biến thiên CM làm thước đo tốc độ phản ứng. Trong quá trình phản ứng CM các chất phản ứng giảm còn sản phẩm tăng. Trong cùng thời gian, CM các chất phản ứng giảm nhiều thì phản ứng sảy ra càng nhanh.Gv dẫn dắt hs lập CT tính tốc độ phản ứng và đưa ra khái niệm

BaCl2+H2SO4BaSO4+2HCl (1) => xuất hiện ngay tức khắc

Na2S2O3+H2SO4S+SO2+H2O+ Na2SO4 (2) =>Sau một thời gian thấy trắng đục xuất hiện.2) Nhận xét:- Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn (2)

- Tốc độ trung bình:

- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên CM của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong 1 đơn vị thời gian.

Hoạt động 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, ảnh hưởng của nồng độMục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng hoá học

*GV hướng dẫn HS quan sát TN, nhận xét:- GT: Điều kiện để các chất phản ứng nhau là chúng phải chạm nhau, tần số va chạm lớn thì tốc độ phản ứng lớn. Khi CM tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng nhanh.*Khi tăng hoặc giảm nồng độ chất pứ thì tốc độ pứ như thế nào?

II) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng1) Nồng độ : a) Thí nghiệm:- Ống nghiệm 1: 5ml dd Na2S2O3 - Ống nghiệm 2: 2,5ml dd Na2S2O3 + 2,5ml H2O Cho đồng thời vào 2 ống nghiệm cùng 5ml dd H2SO4 loãngb) Nhận xét: Kết tủa ở ống nghiệm 1 xuất hiện trước Phản ứng ở ống nghiệm 1 xảy ra nhanh hơnc) Kết luận: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Hoạt động 3: Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứngMục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng hoá học

GV: Đối với chất khí, v, to không đổi thì P tỉ lệ với số mol chất.- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, nhận xét?- Gợi ý: phản ứng xảy ra nhanh nhờ sự va chạm của các chất phản ứng.*Khi tăng hoặc giảm P chất pứ thì tốc độ pứ như thế nào?

2) Áp suất : - Khi P tăng, CM chất khí tăng, nên tốc độ phản ứng tăng.

Hoạt động 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứngMục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng hoá học

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, nhận xét-GV: Tăng nhiệt độ chuyển động nhiệt độ tăng tần số va chạm tăng. Tần số va chạm thuộc nhiệt độ. Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng tốc độ phản ứng tăng.*Khi tăng hoặc giảm nhiệt độ chất pứ thì tốc độ pứ như thế nào?

3) Nhiệt độ : a) Thí nghiệm:- Ống nghiệm 1: 5ml dd Na2S2O3 - Ống nghiệm 2: 5ml dd Na2S2O3, đun nóngCho đồng thời vào 2 ống nghiệm cùng 5ml dd H2SO4 loãngb) Nhận xét: Kết tủa ở ống nghiệm xuất hiện trước Phản ứng ở ống nghiệm 2 xảy ra nhanh hơnc) Kết luận: Khi tăng nhiệt độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

4. Củng cố : Chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm- Tốc độ phản ứng là gì?- Sự ảnh hưởng của nồng độ, áp suất, nhiệt độ?

5. Dặn dò : - Học bài, tìm hiểu sự ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc và xúc tác

149

Page 150: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

- Làm bài tập SGK

150

Page 151: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 62: Bài 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Tốc độ phản ứng hoá học - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Biết được: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện

tích tiếp xúc, chất xúc tác. 2.Kĩ năng:- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một

số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứngIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: - Hoá chất: CaCO3, HCl,...- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm...*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Tốc độ phản ứng? Giải thích sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?3.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?...2. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài họcHoạt động 1: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng

Mục tiêu: Biết ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng hoá họcHoạt động 1:GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát phản ứng xảy ra giữa dung dịch axit HCl và đá vôi có cùng thể tích cùng nồng độ nhận xét so sánh mức độ sủi bọt khí CO2 ở mỗi trường hợp từ đó kết luận về sự liên quan giữa diện tích bề mặt chất sẵn với tốc độ phản ứng.

II) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng1) Nồng độ : 2) Áp suất : 3) Nhiệt độ : 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt.

Cho Axit HCl tác dụng với 2 mẫu đá vôi có kích thước khác nhau.

CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2OKết luận :

151

Page 152: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================HS : Quan sát nhận xét và kết luận. Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Hoạt động 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, ảnh hưởng của chất xúc tácMục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng hoá học

- Quan sát sự phân hủy của H2O2 chậm trong dung dịch ở điều kiện thường và khi rắc thêm vào 1 ít bột MnO2, so sánh 2 thí nghiệm nhận xét và kết luận.

- HS quan sát rút ra nhận xét.- Khi kết thúc phản ứng chất xúc tác MnO2 không bị

tiêu hao.-Gv thông tin về chất ức chế phản ứng, tốc độ khuấy trộn ảnh hưởng đến tốc độ pư

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác.- Thí nghiệm : xét sự phân hủy của H2O2

chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường. 2H2O2 2H2O + O2- Khi cho vào 1 ít bột MnO2

Kết luận :

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Hoạt động 3: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứngMục tiêu: Rút ra được ý nghĩa của tốc độ phản ứng

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học, cho biết ý nghĩa của tốc độ phản ứng trong thực tiễn, cho ví dụ?

III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng hoá học: (SGK)

Hoạt động 4: Vận dụngMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính tốc độ phản ứng

1) Nồng độ cao nên tốc độ phản ứng nhanh hơn2) Tăng diện tích tiếp xúc3)

a)V = - = - = 10-3 mol.l-

1.phút-1

b)V= => = V. = 10-3.20=

0,02 sau - bđ = 0,02

sau = 0,02 + 1 = 1.02 M

III. Vận dụng:1) Tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi

cao hơn nhiều so với cháy trong không khí tạo nên nhiệt độ hàn cao hơn.

2)Tại sao khi đun bếp ở gia đình người ta thường đập nhỏ than, củi ra ?3) Xét phản ứng A + B CLúc đầu bđ = 0,8M, bđ = 1M.Sau 20 phút, giảm xuống còn 0,78M.a) Tính tốc độ phản ứng trung bình trong khoảng thời gian 20 phút. Tốc độ tính theo A và B có khác không?b) Nồng độ của B sau 20 phút là bao nhiêu?

4. Củng cố : Chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm: Sự ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc, xúc tác5. Dặn dò :

- Học bài, làm bài tập SGK- Chuẩn bị bài thực hành

Rút kinh nghiệm :.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

152

Page 153: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 63: BÀI 37: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

I. MỤC TIÊU:*Kiến thức:Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:+ ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.+ ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.+ ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.*Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.- Viết tường trình thí nghiệm

*Thái độ: Cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chấtII. TRỌNG TÂM:

- Tốc độ phản ứng hóa học.- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

II.PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệmIII. CHUẨN BỊ:

1.Dụng cụ:-Ống nghiệm -Giá để ống nghiệm -Kẹp gỗ -Ống nhỏ giọt -Kẹp hóa chất -Đèn cồn

2.Hóa chất:-Dung dịch HCl 18% và dung dịch HCl 6%.-Dung dịch H2SO4(loãng) 10%.-Kẽm kim loại dạng hạt và vụn nhỏ .

3.Chia nhóm: theo sỉ số lớp 5-6 HS/nhóm.4.Chuẩn bị của học viên:

-Đọc trước bài 37 trong sgk, xem kỹ các các bước tiến hành thí nghiệm.-Ôn tập những kiến thức liên quan đến bài thực hành :

+Tốc độ phản ứng hóa học .+Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học như nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề

mặt chất rắn .IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌCHoạt động 1: -GV nêu nội dung tiết thực hành .Những điểm cần chú ý khi thực hiện từng thí nghiệm.-GV nêu những yêu cầu cần thực hiện trong tiết thực hành .Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.GV hướng dẫn HV làm thí nghiệm như SGK ,

Thí nghiệm 1:Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng .HV thực hiện theo từng bước :-Bước 1:chuẩn bị 2 ống nghiệm như sau:

153

Page 154: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================quan sát thí nghiệm xảy ra

GV lưu ý HV quan sát lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm

+Ống 1: 3ml dd HCl 18% +Ống 2: 3ml dd HCl 6%-Bước 2:Cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm 1 hạt kẽm -Bước 3: HV quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết phương trình phản ứng xảy ra.HV viết kết quả vào bảng tường trình

Hoạt động 3:Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng .GV hướng dẫn HV làm thí nghiệm như SGK ,quan sát hiện tượng xảy ra ,giải thích

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng .HV thực hiện theo từng bước :-Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm như sau: + ống 1: 3ml dd H2SO4 15% + ống 2: 3ml dd H2SO4 15%-Bước 2: Đun nóng một ống nghiệm đến gần sôi ,tiếp tục cho hạt kẽm vào cả hai ống nghiệm.-Bước 3: HV quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết phương trình phản ứng xảy ra .HV viết kết quả vào bảng tường trình.

Hoạt động 4:Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng .GV hướng dẫn HV làm thí nghiệm như SGK ,quan sát hiện tượng xảy ra ,giải thích

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng .HV thực hiện theo từng bước :-Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm như sau: + ống 1: 3ml dd H2SO4 15% + ống 2: 3ml dd H2SO4 15%-Bước 2:Cho đồng thời vào ống 1 hạt kẽm to, ống 2 vụn kẽm (có tổng khối lượng bằng hạt kẽm ở ống 1)-Bước 3: HV quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết phương trình phản ứng xảy ra .HV viết kết quả vào bảng tường trình.

4. Củng cố: - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học? - Hoàn thành vở thực hành, nộp

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài 38: Cân bằng hoá họcRút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

154

Page 155: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 64: Bài 38: CÂN BẰNG HOÁ HỌC (tiết 1)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Tốc độ phản ứng hoá học - Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch

- Cân bằng hoá học- Sự chuyển dịch cân bằng

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết được:- Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ .- Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu thí dụ.- Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu thí dụ.2.Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng hóa họcIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không3.Bài mới:

a.Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch

Mục tiêu: Học sinh biết thế nào là phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịchGV hướng dẫn HV hiểu về phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

I Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học :1 Phản ứng một chiều : là phản ứng chỉ xảy ra theo 1 chiều từ trái sang phải

Vd: 2KClO3 2KCl + 3O2

2.Phản ứng thuận nghịch :là những phản ứng trong cùng điều kiện xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau. Vd : Cl2 + H2O HCl + HClO (1) phản ứng thuận (2) phản ứng nghịch.

Hoạt động 2: Cân bằng hoá họcMục tiêu: Học sinh biết thế nào là cân bằng hoá học

155

MnO2 , t0

(2)

(1)

Page 156: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================GV hướng dẫn Hs tập phân tích số liệu thu được từ thực nghiệm của phản ứng thuận nghịch sau: H2 (k + I2 (k) 2 HI(k) t =0 0,500 0,500 0 molt0 0,393 0,397 0,786 molt: cb 0,107 0,107 0,786 molGV hướng dẫn HV (GV treo hình vẽ 7.4)- Lúc đầu do chưa có HI nên số mol HI bằng 0- Phản ứng xảy ra: H2 kết hợp với I2 cho HI nên lúc này vt

max và giảm dần theo số mol H2, I2 , đồng thời HI vừa tạo thành lại phân huỷ cho H2, I2 , vn tăng Sau một khoảng thời gian vt =vn lúc đó hệ cân bằng Cbhh là gì?- HS dựa vào SGK định nghĩa thế nào là cân bằng hóa học - HS nghiên cứu SGK và cho biết : tại sao CBHH là cân bằng động?- GV lưu ý HS các chất có trong hệ cân bằng

3 Cân bằng hóa học :

- Định nghĩa: CBHH là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.- CBHH là một cân bằng động.- Ở trạng thái cân bằng thì trong hệ luôn luôn có mặt chất phản ứng và các chất sản phẩm

Hoạt động 3: Sự chuyển dịch cân bằngMục tiêu: Học sinh biết thế nào là sự chuyển dịch cân bằng

-GV làm TN như hình vẽ 7.5 trang 158-sgk-GV đặt vấn đề: trong 2 ống nghiệm có hỗn hợp khí NO2 và N2O4 . 2NO2 (k) N2O4 (k) (nâu đỏ) (không màu)-Đặt một ống nghiệm vào bình nước đá , quan sát màu sắc ở 2 bên ống nghiệm, Hs cho biết trong hỗn hợp trên tồn tại chủ yếu là NO2 hay N2O4 ? -GV bổ sung: tồn tại N2O4 , [NO2] giảm bớt , [N2O4] tăng thêm so ban đầu nghĩa là CBHH ban đầu đã bị phá vỡ -Lưu ý: Nếu tiếp tục , màu sắc của ống nghiệm sẽ không thay đổi nữa nghĩa là CBHH mới đang hình thành .=> sự chuyển dịch cân bằng.-HS dựa vào sgk phát biểu định nghĩa ?

II. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học :1.Thí nghiệm : sgk2.Định nghĩa : Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động từ các yếu tố bên ngoài lên cân bằng

4. Củng cố: CBHH và sự chuyển dịch cân bằng5. Dặn dò: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CBHH, ý nghĩa của CBHH

Rút kinh nghiệm :.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

156

Page 157: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 65: Bài 38: CÂN BẰNG HOÁ HỌC (tiết 2)

Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành- Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch- Cân bằng hoá học- Sự chuyển dịch cân bằng

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học- Nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê- Ý nghĩa của cân bằng hoá học

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết được:- Các yếu ảnh hưởng đến cân bằng hoá học- Nội dung nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê và cụ thể hoá trong mỗi trường hợp cụ thể.2.Kĩ năng:- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản

ứng trong trường hợp cụ thể.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Sự chuyển dịch cân bằng hóa học, nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê.III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Phản ứng thuận nghịch và phản ứng một chiều? Sự chuyển dịch cân bằng?3.Bài mới:

a.Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hoá học

Mục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hoá học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng khi thay đổi nồng độ chất

GV đàm thoại dẫn dắt HS theo hệ thống câu hỏi:-Khi hệ cân bằng thì vt lớn hơn ,bằng hay nhỏ hơn vn? Nồng độ các chất có thay đổi nữa hay không?-Khi thêm CO2 thì vt hay vn tăng? HS: + vt = vn ,[chất ] không thay đổi + vt tăng.GV bổ sung: Cân bằng cũ bị phá vỡ, cân bằng mới

III.Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học1.Ảnh hưởng của nồng độ:Ví dụ: Xét phản ứng: C(r) + CO2 (k) 2CO( k) + Khi thêm CO2 [CO2] tăng vt tăng xảy ra phản ứng thuận (chiều làm giảm

157

Page 158: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================được thiết lập, nồng độ các chất khác so với cân bằng cũ .-Khi thêm CO2 phản ứng xảy ra theo chiều thuận sẽ làm giảm hay tăng nồng độ CO2 ?HS: làm giảm [CO2]-GV: Em hãy nhận xét trong phản ứng thuận nghịch khi tăng nồng độ một chất thì CBHH dịch chuyển về phía nào?Tương tự với trường hợp lấy bớt CO2

HS dựa vào sgk đưa ra nhận xét cuối cùng về ảnh hưởng của nồng độ.

[CO2] ) + Khi lấy bớt CO2 [CO2] giảm vn

tăng vt < vn xảy ra phản ứng nghịch (chiều làm tăng [CO2])Vậy : Khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó. Lưu ý : Chất rắn không làm ảnh hưởng đến cân bằng của hệ.

Hoạt động 2: Ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng hoá họcMục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng hoá học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân

bằng khi thay đổi áp suấtGV mô tả thí nghiệm và đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề để giúp HS tìm hiểu ảnh hưởng của áp suấtVí dụ: Xét phản ứng: N2O4 (k) 2NO2 (k)-Nhận xét phản ứng: +Cứ 1 mol N2O4 tạo ra 2 mol NO2 =>phản ứng thuận làm tăng áp suất . +Cứ 2mol NO2 tạo ra 1 mol N2O4 => phản ứng nghịch làm giảm áp suất.-Sự ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng: + Khi tăng p chung số mol NO2 giảm, số mol N2O4

tăng => cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ( làm giảm áp suất của hệ ) + Khi giảm p chung số mol NO2 tăng, số mol N2O4

giảm => cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ( làm tăng áp suất )

2.Ảnh hưởng của áp suất :Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó*Lưu ý : Khi số mol khí ở 2 vế bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.Ví dụ: H2(k) + I2(k) 2HI (k)

Hoạt động 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá họcMục tiêu: Biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân

bằng khi thay đổi nhiệt độGV đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề để giúp HV tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ.Xét phản ứng: N2O4 (k) 2NO2 (k) H = +58kJ (không màu ) (nâu đỏ)+Khi đun nóng hỗn hợp màu nâu đỏ của hỗn hợp khí đậm lên =>phản ứng xảy ra theo chiều thuận nghĩa là chiều thu nhiệt (giảm nhiệt độ phản ứng)+Khi làm lạnh hỗn hợp màu nâu đỏ của hỗn hợp khí nhạt dần =>phản

3.Ảnh hưởng của nhiệt độ:*Phản ứng thu nhiệt và phản ứng toả nhiệt: -Phản ứng thu nhiệt là phản ứng lấy thêm năng lượng để tạo sản phẩm .Kí hiệu: H > 0. -Phản ứng toả nhiệt là phản ứng mất bớt năng lượng . Kí hiệu H < 0.*Ví dụ: Xét phản ứng: N2O4 (k) 2NO2 (k) H = +58kJ (không màu ) (nâu đỏ) -Nhận xét: +Phản ứng thuận thu nhiệt vì H = +58kJ >0 +Phản ứng nghịch tỏa nhiệt vì H =-58kJ < 0 -Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học: Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt

158

Page 159: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================ứng xảy ra theo chiều nghịch nghĩa là chiều tỏa nhiệt (tăng nhiệt độ phản ứng).

(giảm tác dụng tăng nhiệt độ).Khi giảm nhiệt độ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt (giảm tác dụng giảm nhiệt độ)

Hoạt động 4: Nguyên lí chuyển dịch cân bằng và vai trò của chất xúc tácMục tiêu: Biết nguyên lí chuyển dịch cân bằng và vai trò của chất xúc tác

GV : Em hãy nêu điểm giống nhau của chiều chuyển dịch CBHH khi có một yếu tố (nồng độ, nhiệt độ, áp suất )tác động đến phản ứng thuận nghịch.HS nêu nguyên lí

Kết luận: Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

GV trình bày theo sgk 4.Vai trò của xúc tác: - Không ảnh hưởng đến CBHH - Làm cho CB được thiết lập nhanh hơn

Hoạt động 5: Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học trong sản xuất hoá họcMục tiêu: Biết cách tăng hiệu suất phản ứng trong sản xuất hoá học

GV đặt câu hỏi đàm thoại cùng HS

GV có thể lấy thêm ví dụ minh hoạ CaCO3 (r) CaO(r) + CO2(k)

H < 0

IV. Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học.Ví dụ 1 : Trong sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau trong diều kiện nào?(nồng độ, nhiệt độ, áp suất )2SO2 (k) +O2 (k) 2SO3 (k) H < 0 Giải:Để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận thì: + dư không khí ( dư oxi) + nhiệt độ khá cao 4500C + xúc tác V2O5

Ví dụ 2: Cần thực hiện ở điều kiện nào để phản ứng tổng hợp amoniac đạt hiệu suất cao?N2 (k) + 3H2 (k) 2 NH3(k) H < 0Giải: Thực hiện phản ứng trong điều kiện: + áp suất cao + nhiệt độ thích hợp + xúc tác bột Fe + Al2O3/K2O

4. Củng cố: Các yếu tố ảnh hưởng đến CBHH, ý nghĩa của CBHH5. Dặn dò: Xem lại chương 7

Rút kinh nghiệm :.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

159

Page 160: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 66: Bài 39: LUYỆN TẬP: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:- Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng- Cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học 2.Kĩ năng:- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trong trường hợp cụ thể.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để xác định chiều chuyển dịch cân bằngIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài3.Bài mới:

a.Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1:Kiến thức cần nắm vững

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng, các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng

- Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của những phản ứng hoá học xảy ra chậm ở những điều kiện thường.- GV cùng HS thảo luận giải bài tập số 4 (SGK)

Dạng1: Các biện pháp tăng tốc độ phản ứng hóa học.- Tăng CM, to, P, xt, diện tích bề mặt.- Phản ứng có tốc độ phản ứng lớn.BT4/168Fe + CuSO4 (4M) Znbột + CuSO4 (2M)Zn + CuSO4 (2M, 50oC) 2H2 + O2 2 H2O

- Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái như thế nào gọi là CBHH?- Có thể duy trì một CBHH để nó không biến đổi theo thời gian không? Bằng cách

*Dạng2: Cân bằng hoá học-Khi Vt = Vn -Có thể duy trì -Bằng cách giữ nguyên đk phản ứng.

160

Page 161: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================nào?- Thế nào là sự CDCB ?- Nêu nguyên lí chuyển dịch cân bằng?

* Dạng 3: Sự chuyển dịch Cân bằng- Là sự chuyển từ trạng thái Cb này sang trạng thái CB khác do tác động CM, to, P

Hoạt động 2:Vận dụngMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vận dụng nguyên lí Lơ Sa-tơ-liê để xác định chiều chuyển dịch cân

bằngHoạt động 4: Bài tập Làm bài tập 5, 6, 7HS đứng tại chỗ trả lời

BT5: - Hút khí CO2, hơi nước - Đun nóngBT6:a) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuậnb) c) Chất rắn không ảnh hưởng đến cân bằngd) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuậne) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuậnBT7:a) Chuyển dịch theo chiều nghịchb) Không chuyển dịchc) Chuyển dịch theo chiều thuậnd) Không chuyển dịche) Chuyển dịch theo chiều nghịch

4. Củng cố: GV tổng kết bài luyện tập5. Dặn dò: Đọc bài “ Hằng số cân bằng”Rút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

161

Page 162: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 67: Bài 39: LUYỆN TẬP: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:- Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng- Cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học 2.Kĩ năng:- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trong trường hợp cụ thể.3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II. TRỌNG TÂM: Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để xác định chiều chuyển dịch cân bằngIII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Gv đặt vấn đề- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv

IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Giáo án*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài3.Bài mới:

a.Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũb.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Thảo luận làm bài tập theo nhóm

Hoạt động 1:Gv phát cho mỗi nhóm 1 đề gồm các bài tập, giải theo nhóm, mọi hs đều tham gia trả lời sau khi hoàn thành bài của nhóm:Câu 1: Phản ứng tổng hợp NH3 theo pthh:N2 + H2 NH3 < 0 Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận cần:A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độC. Giảm nhiệt độ D. A và CCâu 2: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (r) CaO(r) + CO2(k) > 0Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất để tăng hiệu xuất phản ứng là:A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độC. Giảm áp suất D. A và CCâu 3: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (r) CaO(r) + CO2(k) > 0

Vận dụng:

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: A

162

Page 163: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Hằng số cân bằng Kp của phản ứng phụ thuộc vào:A. Áp suất của khí CO2 C. Khối lượng CaO B. Khối lượng CaCO3 D. Chất xúc tácCâu 4: Cho cân bằng: 2NO2 N2O4 H=-58,04 kJ Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì:A. Hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như bđB. Màu nâu đậm dầnC. Màu nâu nhạt dầnD. Hỗn hợp có màu khácCâu 5: Khi tăng áp suất của hệ phản ứng:CO + H2O CO2 + H2 thì cân bằng sẽ:A. Chuyển rời theo chiều thuậnB. Chuyển rời theo chiều nghịchC. Không dịch chuyểnD. Chuyển rời theo chiều thuận rồi cbằngCâu 6: Cho cân bằng hóa học:N2 + O2 2NO H > 0 Để thu được nhiều khí NO, người ta:

A. Tăng nhiệt độ B. Tăng áp suấtA. Giảm nhiệt độ D. Giảm áp suất

Câu 7: Hằng số cân bằng của phản ứng: N2O4 (k) 2NO2 (k) là:

A. B.

C. D. Kết quả khác

Câu 8: Chất xúc tác là:A. Chất làm tăng tốc độ phản ứngB. Chất không thay đổi khối lượng trước và sau phản

ứngC. Chất làm thay đổi tốc độ phản ứng nhưng khối lượng

không đổi sau khi phản ứng kết thúcD. Cả A, B và C

Câu 9: Hằng số cân bằng KC của một chất xác định chỉ phụ thuộc vào:

A. Nồng độ của các chấtB. Hiệu suất phản ứngC. Nhiệt độ phản ứngD. Áp suất

Câu 10: Cho biết phản ứng sau:H2O(k) + CO(k) H2(k) + CO2(k) ở 700oC hằng số cân bằng K=1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10lít ở 700oC.

Câu 4: C

Câu 5: C

Câu 6: A

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: A

Câu 10: CM = = 0,03M

Gọi x là nồng độ nước phản ứng tại thời điểm t: H2O(k) + CO(k) H2(k) + CO2(k)Bđ 0,03M 0,03M 0 0Pư x x x xCb 0,03-x 0,03-x x x

163

Page 164: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================A. 0,01733M B. 0,01267MC. 0,1733M D. 0,1267M

Ta có:

KC= = =1,873

x1= 0,1115 > 0,03 (loại) X2= 0,0173 (chọn)Vậy đáp án đúng là A

Hoạt động 2: Giải bài- Gv thu bài tất cả các nhóm, lần lượt gọi đại diện các nhóm trả lời- Một hs lên bảng làm câu 10

4. Củng cố: GV tổng kết bài luyện tập5. Dặn dò: Ôn lại toàn bộ kiến thức chương 4,5,6,7 chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kìRút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

164

Page 165: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 68: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiết 1)I. MỤC TIÊU:1.Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, halogen, oxi- lưu huỳnh,axit sunfuric,

tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng...2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tự luận logic, nhanh, chính xác3. Thái độ: Nghiêm túc, tập trung

II. TRỌNG TÂM: Củng cố kiến thức về halogen, oxi-lưu huỳnh, axit sunfuricII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn - Kết nhómIII. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Tổng hợp kiến thức, cho học sinh photo đề cương trước (kèm theo)*Học sinh: Ôn bài, làm bài tập trong đề cương

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không3.Bài mới:

a.Đặt vấn đề: Để chuẩn bị cho kiểm tra học kì được tốt, chúng ta cần phải nắm vững tất cả các kiến thức đã học Lấy đề cương ra để ôn tậpb.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCGv phát vấn học sinh về kiến thức các chương (đã có trong đề cương)Học sinh làm bài tập theo nhóm Lên bảng trình bàyNhóm khác nhận xét, bổ sungGV đánh giá, hướng dẫn cách trình bày

Sơ lược trong đề cương (Những bài tập này đã làm trong quá trình học)

4. Củng cố: Nhắc lại một số điểm quan trọng cần chú ý về các chất đã học, cho biết cấu trúc đề5. Dặn dò: Làm bài tập trong đề cương

Rút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

165

Page 166: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 69: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiết 2)I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, halogen, oxi- lưu huỳnh,axit sunfuric,

tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng...2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tự luận logic, nhanh, chính xác3. Thái độ: Nghiêm túc, tập trung

II. TRỌNG TÂM: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán về axit sunfuricII.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng -phát vấn -kết nhómIII. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Tổng hợp kiến thức, cho học sinh photo đề cương trước (kèm theo)*Học sinh: Ôn bài, làm bài tập trong đề cương

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...2.Kiểm tra bài cũ: Không3.Bài mới:

a.Đặt vấn đề: Để chuẩn bị cho kiểm tra học kì được tốt, chúng ta cần phải nắm vững tất cả các kiến thức đã học Lấy đề cương ra để ôn tậpb.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHọc sinh làm bài tập theo nhóm Lên bảng trình bàyNhóm khác nhận xét, bổ sungGV đánh giá, hướng dẫn cách trình bày

(Những bài tập này đã làm trong quá trình học)

4. Củng cố: Nhắc lại một số điểm quan trọng cần chú ý khi giải bài tập hỗn hợp5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra

Rút kinh nghiệm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

166

Page 167: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII- LỚP 10CBA. Lí thuyết:I.Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬLập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (4bước)

Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hoá, chất khửBước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trìnhBước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hoá, chất khử sao cho tổng số electron do chất khử

nhường bằng tổng số e mà chất oxi hoá nhậnBước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tinh ra hệ số của

các chất khác có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế

I.Chương 5: NHÓM HALOGENCác

HalogenF Cl Br I

Độ âm điệnTính oxi hoá

3,98 3,16 2,96 2,66

Tính oxi hoá giảm dần

Phản ứng với H2

F2+H2 2HF Cl2+H2 2HCl Br2+H2 2HBr I2+H2 2HI

Phản ứng với H2O

2F2+2H2O4HF+ O2 Cl2+H2O HCl+HClO Br2+H2O HBr+HBrO Hầu như không tác dụng

Các dung dịch HX

HF HCl HBr HI

Tính axit và tính khử tăng dầnCác hợp chất của clo với oxi

NaClO, CaOCl2 có tính oxi hoá mạnh do ion ClO- có thể hiện tính oxi hoá mạnh

Nhận biết các ion Halogenua bằng dd AgNO3

F-

Không tác dụngCl-

Kết tủa trắng AgClBr-

Kết tủa vàng nhạt AgBrI-

Kết tủa vàng AgI

III.Chương 6: OXI- LƯU HUỲNHTính chất đặc trưng O2 O3 S

Tính oxi hoá mạnh Tính oxi hoá mạnh hơn oxi Thể hiện tính oxi hoá và tính khử

Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Tính khử mạnh Tính oxi hoá hoặc tính khử Tính oxi hoá mạnhSản xuất H2SO4 trong công nghiệp

S hoặc FeS2 SO2 SO3 H2SO4

Nhận biết ion sunfat Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 BaSO4↓màu trắng không tan trong axit

B. Các dạng bài tập: 1) Xác định tên, vị trí nguyên tố dựa vào cấu hình electron nguyên tử hoặc cấu hình e lớp ngoài cùng của ion2) Tính chất hoá học đặc trưng của các chất, viết PTHH minh hoạ3) Hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình

167

Page 168: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================4) Viết PTHH, sơ đồ điều chế5) Hoàn thành dãy chuyển hoá6) Nhận biết7) Bài toán SO2 tác dụng với dung dịch kiềm8) Xác định công thức hoá học một chất9) Viết phương trình phản ứng với axit sunfuric đặc, loãng10) Bài toán về hỗn hợp kim loại C. Bài toán:1) BT8/114 SGK2) BT10/139 SGK3) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:a.S SO2 Na2SO3 SO2 SO3 H2SO4 FeSO4 Fe(OH)2 FeSO4 BaSO4

b.Na2S H2S K2S H2S FeS H2S S H2S SO2 H2SO4 SO2 Na2SO3

c.H2SO4 SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 K2SO4 BaSO4.4) Hoàn thành các HTHH:a. Fe2O3 + H2SO4 đặc nóng.b. FeO + H2SO4 đặc nóng.c. Fe + H2SO4 đặc nóng.d. Fe2O3 + H2SO4 loãng.e. Al + H2SO4 loãngf. Al+ H2SO4 đặc nóng.g. Fe(OH)3 + H2SO4 đặc nóng.h. CuO + H2SO4 đặc nóng.k. Cu + H2SO4 đặc.

l. P + H2SO4.m. Mg + H2SO4 đặc.n. Al(OH)3 + H2SO4 đặc nóng.o. KBr + H2SO4đặcp. FeS2 + H2SO4 đặc.q. FeCO3 + H2SO4 đặc x. Fe3O4 + H2SO4 đặc.y. Zn + H2SO4 đặc.z. Ag + H2SO4 đặc nóng

5) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch:a) HNO3, BaCl2, NaCl, HClb) H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3.c) K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3.d) H2SO4, HNO3, HCl6)Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch: BaCl2, NaCl, H2SO4

7)Cân bằng các phương trình phản ứng sau:Mg + H2SO4 đặc MgSO4 + S + H2O.Zn + H2SO4 đặc ZnSO4 + H2S + H2O.Fe + H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + H2S + H2O.Al + H2SO4 đặc Al2(SO4)3 + S + H2O.Ag + H2SO4 đặc Ag2SO4 + SO2 + H2OFe3O4 + H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + SO2 + H2OFeS2 + H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O8) Cho 5,6 lít khí SO2(đkc) vào:

a) 400ml dung dịch KOH 1,5Mb) 250ml dung dịch NaOH 0,8Mc) 200ml dung dịch KOH 2M

9) Cho mg hỗn hợp gồm Fe, Zn, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 13,44 lít khí (đktc)và 9,6g chất rắn. Mặt khác cũng lấy mg hỗn hợp nói trên cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nguội thu được 7,84 lít khí (đktc).

a. Tính m?a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại.

168

Page 169: Giao an Hoa 10 Co Ban Giam Tai

Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014=============================================================10) Cho 15,15 g hỗn hợp gồm Fe, Al tác dụng hết với 500g dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 13440ml khí (đktc).

a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại.a. Tính nồng độ % H2SO4.b. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 300g dung dịch NaOH 11,4% Tínhkhối lượng muối tạo thành sau phản ứng

---------------------------------------------------

Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II

Kết quả:Lớp 10 0<3,5 3,5 <5 5<6,5 6,5<8 810

169