7
A.M.D.G “Ad Majorem Dei Gloriam” Để Vinh Danh Chúa Hơn Số 982 - Năm thứ 21 – Ngày 15 tháng 4, 2018 CN III PS - Năm B GIÁO XỨ CHÚA BA NGÔI – Cộng Đoàn Việt Nam Chúng ta khám phá và công bố Tình Yêu của Chúa qua việc Thờ Phượng, Học Hỏi, Cầu Nguyện và Làm Việc Thiện 2040 Nassau Drive, San Jose, CA 95122 ĐT (408) 729-0101; Fax: (408) 258-4131 *www.mht-church.org & http://cdvngxcbn.org TRƯỜNG HỌC CHÚA BA NGÔI—1940 Cunningham Ave., San Jose, CA 95122 ĐT (408) 729-3431; Fax: (408) 272-4945 *www.mostholytrinitysj.org LỊCH TRÌNH THÁNH LỄ Thứ bảy: 4:15 pm (Việt); 6:00 pm (Anh - Spanish) Chúa Nhật: 8:00 am, 9:30 am, 6:00 pm (Anh); 11:00 am (Spanish), 12:30 pm (Phi); 3:45 pm & 7:30 pm (Việt) Ngày Thường: 8:00 am (Anh); 5:30 pm (Việt trừ Thứ Tư) Novena & Mass of Our Lady of Perpetual Help: Thứ Tư lúc 5:30 pm Xưng Tội / Giải Tội Thứ Bảy từ 3 pm - 4 pm GIỜ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG GIÁO XỨ Thứ Ba đến thứ Sáu mở cửa: từ 9:30 am - 7:00 pm Thứ Bảy: 10:00 pm - 2:00 pm Chúa nhật: 10:30 am - 2:30 pm Thứ Hai và các ngày lễ: đóng cửa. Chánh xứ: Lm. Robert (Bob) A. Fambrini, S.J., ext 114 Phó xứ: Lm. Andrew Garcia, S.J. ext 116 Phó xứ: Lm. Vũ Minh Đức, S.J., ext 117 Phó xứ: Lm. Dương Phục Anh, S.J., ext 123 Phó tế: Dung Tran 100 Phó tế: Ruben Solorio Jr., 100 Nữ Tu: Mary Margaret Phan, LHC, ext.115 Giáo lý Việt Ngữ & Tân Tòng Nữ Tu: Maria Goretti Tri Ân, LHC, ext 110 BFP & Mục Vụ VN Quản Lý Hành Chánh : Bà Sylvia Hogan ext. 307 Kế Toán : Ông Mario Lucas ext. 109 Giáo lý Anh-Spanish : Ô. Porty Navarez ext. 126 15 - 4 - 2018: CN III PS B Cv. 3:13-15.17-19; 1Ga. 2:1-5; Lc. 24:35-48 Thứ hai 16-4: Cv. 6:8-15; Ga. 6:22-29 Thứ ba 17-4: Cv. 7:51-8:1; Ga. 6:30-35 Thứ tư 18-4 : Cv. 8:1-8; Ga. 6:35-40 Thứ năm 19-4: Cv. 8:26-40; Ga. 6:44-51 Thứ sáu 20-4: Cv. 9:1-20; Ga. 6:52-59 Thứ bảy 21-4: Cv. 9:31-42; Ga. 6:51.60-69 22 - 4 - 2018: CN IV PS B Chúa Chiên Lành Cv. 4:8-12; 1Ga. 3:1-2; Ga. 10:11-18 GIÁO XỨ TU SĨ DÒNG TÊN Chia SNim Vui Phc Sinh Mỗi ngày Chúa nhật, mỗi cuộc cử hành Thánh Thể, nhờ cuộc họp mừng Chúa nhật 3 Phục Sinh hôm nay, ở khắp nơi, mọi thời, chính là cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật giữa chúng ta và Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh, giữa cộng đoàn chúng ta, gia đình giáo xứ chúng ta với Đấng Phục Sinh. Vâng, Đức Kitô phục sinh đang trở về, đang có mặt, đang ban bình an, ban Lời chân lý và Bánh Trường Sinh, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên với “mẫu cá nướng và tảng mật ong” (Tin Mừng), đang động viên và soi sáng để chúng ta mang lấy hành trang lời Chúa và tiến bước lên đuờng ; đang đồng hành để sẻ chia và làm chứng, nhờ lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà Bài đọc 1 trích sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại hôm nay : “Về điều nầy, chúng tôi xin làm chứng”. Đây là dịp thuận tiện nhất để mọi người cùng nhắc nhở nhau, động viên nhau, nâng đỡ nhau cùng lên đường gặp gỡ thân mật với Đấng Phục Sinh và ra đi làm chứng cho Ngài, một sứ mệnh khẩn thiết của người Kitô hữu trong thế giới hôm nay, nhờ lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng : “Tôi kêu mời mọi Kitô hữu ở khắp nơi, ngay lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Giêsu Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình; tôi xin tất cả anh chị em không ngừng làm điều này mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời gọi này không phải dành cho mình, vì không một ai bị loại trừ khỏi niềm vui mà Chúa Giêsu đem đến”. Chỉ nhờ sự gặp gỡ này—hay sự gặp gỡ mới mẻ này—với tình yêu của Thiên Chúa, được triển nở thành một tình bạn phong phú, chúng ta được giải phóng khỏi sự chật hẹp và khép kín của mình. (... Ở đây chúng ta tìm thấy nguồn mạch và cảm hứng cho mọi nỗ lực phúc âm hoá của chúng ta. Bởi nếu chúng ta đã nhận được tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc đời mình, làm sao chúng ta có thể không chia sẻ tình yêu ấy với người khác?” (ĐGH Phanxicô, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 3, 8)

GIÁO XỨ CHÚA BA NGÔI – Cộng Đoàn Việt Namcdvngxcbn.org/wp-content/uploads/2018/04/mucvu982-1.pdf · Giáo lý Việt Ngữ & Tân Tòng Nữ Tu Maria Goretti Tri Ân,

  • Upload
    others

  • View
    30

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

A.M.D.G “Ad Majorem Dei Gloriam”

Để Vinh Danh Chúa Hơn

Số 982 - Năm thứ 21 – Ngày 15 tháng 4, 2018

CN III PS - Năm B

GIÁO XỨ CHÚA BA NGÔI – Cộng Đoàn Việt Nam

Chúng ta khám phá và công bố Tình Yêu của Chúa qua việc

Thờ Phượng, Học Hỏi, Cầu Nguyện và Làm Việc Thiện

2040 Nassau Drive, San Jose, CA 95122 ĐT (408) 729-0101; Fax: (408) 258-4131 *www.mht-church.org & http://cdvngxcbn.org

TRƯỜNG HỌC CHÚA BA NGÔI—1940 Cunningham Ave., San Jose, CA 95122

ĐT (408) 729-3431; Fax: (408) 272-4945 *www.mostholytrinitysj.org

LỊCH TRÌNH THÁNH LỄ Thứ bảy: 4:15 pm (Việt); 6:00 pm (Anh - Spanish)

Chúa Nhật: 8:00 am, 9:30 am, 6:00 pm (Anh); 11:00 am (Spanish), 12:30 pm (Phi);

3:45 pm & 7:30 pm (Việt)

Ngày Thường: 8:00 am (Anh);

5:30 pm (Việt trừ Thứ Tư) Novena & Mass of Our Lady of Perpetual Help:

Thứ Tư lúc 5:30 pm

Xưng Tội / Giải Tội

Thứ Bảy từ 3 pm - 4 pm

GIỜ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG GIÁO XỨ

Thứ Ba đến thứ Sáu mở cửa: từ 9:30 am - 7:00 pm

Thứ Bảy: 10:00 pm - 2:00 pm

Chúa nhật: 10:30 am - 2:30 pm

Thứ Hai và các ngày lễ: đóng cửa.

Chánh xứ: Lm. Robert (Bob) A. Fambrini, S.J., ext 114 Phó xứ: Lm. Andrew Garcia, S.J. ext 116

Phó xứ: Lm. Vũ Minh Đức, S.J., ext 117 Phó xứ: Lm. Dương Phục Anh, S.J., ext 123 Phó tế: Dung Tran 100 Phó tế: Ruben Solorio Jr., 100 Nữ Tu: Mary Margaret Phan, LHC, ext.115 Giáo lý Việt Ngữ & Tân Tòng Nữ Tu: Maria Goretti Tri Ân, LHC, ext 110 BFP & Mục Vụ VN

Quản Lý Hành Chánh : Bà Sylvia Hogan ext. 307 Kế Toán : Ông Mario Lucas ext. 109 Giáo lý Anh-Spanish : Ô. Porty Navarez ext. 126

15 - 4 - 2018: CN III PS —B

Cv. 3:13-15.17-19; 1Ga. 2:1-5;

Lc. 24:35-48

Thứ hai 16-4: Cv. 6:8-15; Ga. 6:22-29

Thứ ba 17-4: Cv. 7:51-8:1; Ga. 6:30-35

Thứ tư 18-4 : Cv. 8:1-8; Ga. 6:35-40

Thứ năm 19-4: Cv. 8:26-40; Ga. 6:44-51

Thứ sáu 20-4: Cv. 9:1-20; Ga. 6:52-59

Thứ bảy 21-4: Cv. 9:31-42; Ga. 6:51.60-69

22 - 4 - 2018: CN IV PS —B

Chúa Chiên Lành

Cv. 4:8-12; 1Ga. 3:1-2; Ga. 10:11-18

GIÁO XỨ TU SĨ DÒNG TÊN

Chia Sẻ Niềm Vui Phục Sinh

Mỗi ngày Chúa nhật, mỗi cuộc cử hành Thánh Thể, nhờ cuộc họp mừng

Chúa nhật 3 Phục Sinh hôm nay, ở khắp nơi, mọi thời, chính là cuộc gặp

gỡ thân mật và đích thật giữa chúng ta và Chúa chúng ta, Đức Kitô phục

sinh, giữa cộng đoàn chúng ta, gia đình giáo xứ chúng ta với Đấng Phục

Sinh. Vâng, Đức Kitô phục sinh đang trở về, đang có mặt, đang ban bình

an, ban Lời chân lý và Bánh Trường Sinh, đang ủi an và chia sẻ tình yêu

thân mật và hồn nhiên với “mẫu cá nướng và tảng mật ong” (Tin Mừng),

đang động viên và soi sáng để chúng ta mang lấy hành trang lời Chúa và

tiến bước lên đuờng ; đang đồng hành để sẻ chia và làm chứng, nhờ lời

“lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà Bài

đọc 1 trích sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại hôm nay : “Về điều nầy,

chúng tôi xin làm chứng”.

Đây là dịp thuận tiện nhất để mọi người cùng nhắc nhở nhau, động viên

nhau, nâng đỡ nhau cùng lên đường gặp gỡ thân mật với Đấng Phục Sinh

và ra đi làm chứng cho Ngài, một sứ mệnh khẩn thiết của người Kitô hữu

trong thế giới hôm nay, nhờ lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha Phanxicô

trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng : “Tôi kêu mời mọi Kitô hữu ở khắp

nơi, ngay lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Giêsu Kitô, hay

ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình; tôi xin tất cả anh chị em

không ngừng làm điều này mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời

gọi này không phải dành cho mình, vì không một ai bị loại trừ khỏi niềm

vui mà Chúa Giêsu đem đến”.

Chỉ nhờ sự gặp gỡ này—hay sự gặp gỡ mới mẻ này—với tình yêu của

Thiên Chúa, được triển nở thành một tình bạn phong phú, chúng ta được

giải phóng khỏi sự chật hẹp và khép kín của mình. (... Ở đây chúng ta tìm

thấy nguồn mạch và cảm hứng cho mọi nỗ lực phúc âm hoá của chúng ta.

Bởi nếu chúng ta đã nhận được tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc đời

mình, làm sao chúng ta có thể không chia sẻ tình yêu ấy với người

khác?” (ĐGH Phanxicô, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 3, 8)

Đoàn Thể Phong Trào Và Sinh Hoạt Việt Nam

BAN ĐẠI DIỆN CĐVN

Chủ tịch: anh Lê Trí 408-799-8654

Phó Nội Vụ: anh Đỗ Hải John 408-396-6562

Phó Ngoại Vụ: anh Nguyễn Trung 408-202-4561

Thư ký: chị Nguyễn Vân 408-931-5821

Thủ quỹ: chị Nguyễn Dung 408-416-8295

KHỐI PHỤNG VỤ Ban Phụng vụ: Lễ 4:15pm: A. Ngôn 408-449-5424 Lễ 3:45pm: A. Mai Khuyên 408-515-6329

Lễ 7:30pm: Chị Trần Maria 408-660-6094

Lễ ngày thường 5:30pm: Ô. Bẩm 408-238-5209 Ca đoàn: Thiên Cung: 4:15pm - A. Mai Luyến 408-506-0573

Thiên Ân: 3:45pm - A. Nguyễn Thuân 408-391-6782

Chúa Ba Ngôi: 7:30pm - A. Nguyễn Hiền 408-457-4811

Trinh Vương: 5:30pm - C. Vũ Thiên Kim 408-910-0314

KHỐI CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH Hội Bà Mẹ Công giáo: Chị Minh 669-237-9959

Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu: A. Khoát 408-923-5913 Hội Cao niên Thánh Giuse: A. Vân 408-826-9342

Hội Đền Tạ Trái Tim Đức Mẹ: A. Hân 408-728-5065 Huynh Đoàn Đa Minh: Chị Dung 408-826-9345

Tiểu Đội Mariae ĐMHCG: Chị Phương 408-649-9004

Tiểu Đội Mariae ĐMHXLT: Chị Mầu 408-270-0559 Tiểu Đội Mariae ĐMNCML: Chị Rosa 408-926-1539

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm: A. Quý 408-499-6680 Ban Xã hội: A. Liêm 408-807-8884 Ban Tương Tế: Ô. Quảng 408-799-6932

KHỐI GIÁO DỤC & GIỚI TRẺ TĐ Đức Mẹ Trinh Vương: Anh Mẫn 408-421-1815 Đoàn TNTT Têrêsa: Trưởng Minh Phạm 408-316-9358 Giáo lý Việt ngữ: Nt. Mary Margaret Phan 408-729-0101 ext. 115 Giáo lý Tân tòng Việt: Nt. Mary Margaret 408-729-0101 ext. 115 Giáo Lý RT Trẻ Em Sơ Sinh: Nt. Tri Ân 408-729-0101 ext. 110

A. Kiên 408-223-8684 Nhóm tổ chức tĩnh tâm: A. Dũng 408-489-6150 Dự Bị Hôn Nhân: Liên lạc: Nt. Tri Ân 408-729-0101 ext. 110 Bác sĩ Phan Mỹ Dung: 408-274-3881

Các khóa học DBHN năm 2018 sẽ có 3 khóa:

Tháng 3/2018: ngày 03 & 04 (đã xong)

Tháng 6/2018: ngày 02 & 03 Tháng 10/2017: ngày 06 & 07

2

Các Nghĩa trang Công giáo Địa phận San Jose Gate of Heaven, Los Altos

Calvary, San Jose John the Baptist, Milpitas

650-428-3730 / www.ccdsj.org

Chuyên lo sắp đặt trước về đất nghĩa trang và Tư vấn về các

dịch vụ Nhà quàn, mai táng (chôn) hỏa táng (thiêu) hoặc khi có

người thân qua đời. Xin gọi Teresa Huyền Nguyễn 408-296-9895

hay email [email protected]

Địa chỉ của Văn Phòng Địa Phận San Jose

1150 North First St., # 100, San Jose, CA 95112-4966 Điện thoại: 408-983-0100 Điện thư: 408-983-0295

April 15, 2018

3rd Sunday of Easter

Luke 24:35-48

35 Then the two recounted what had taken place on the

way and how he was made known to them in the

breaking of the bread. 36. While they were still

speaking about this, he stood in their midst and said to

them, "Peace be with you." 37. But they were startled

and terrified and thought that they were seeing a ghost.

38. Then he said to them, "Why are you troubled? And

why do questions arise in your hearts? 39. Look at my

hands and my feet, that it is I myself. Touch me and

see, because a ghost does not have flesh and bones as

you can see I have." 40. And as he said this, he showed

them his hands and his feet. 41. While they were still

incredulous for joy and were amazed, he asked them,

"Have you anything here to eat?" 42. They gave him a

piece of baked fish; 43 he took it and ate it in front of

them. 44. He said to them, "These are my words that I

spoke to you while I was still with you, that everything

written about me in the law of Moses and in the

prophets and psalms must be fulfilled." 45. Then he

opened their minds to understand the scriptures. 46.

And he said to them, "Thus it is written that the

Messiah would suffer and rise from the dead on the

third day 47 and that repentance, for the forgiveness of

sins, would be preached in his name to all the nations,

beginning from Jerusalem. 48. You are witnesses of

these things.”

Background:

Last week’s gospel was taken from John’s account of

Jesus’ appearance to the disciples after the resurrection.

In that text Jesus appeared to the disciples twice. The

first time Thomas was not present. The second time

Thomas was present. The text for this week is from

Luke’s account. As we gather to hear the gospel for

today we are three weeks from our celebration of

Easter. The different gospel texts that we have heard on

Easter and last Sunday could give the impression that

the time line of the gospels parallels our own time line

since Easter, but that is not the case. Here Luke is

describing events that took place soon after Jesus’

appearance to the disciples on the road to Emmaus

(Luke 24:13-32). As Luke describes the encounter of the

two disciples with Jesus, he tells his readers that it was

on “that very day” that women, Peter and the beloved

disciple had all been to the tomb and discovered it

3

empty. Today’s gospel text follows the account of the

events both while on the road to Emmaus and during

that night when they finally recognized Jesus in the

breaking of the bread. The first line of the gospel,

referring to the disciple, tells of those events and is

therefore understood to be taking place the day

following the discovery of the empty tomb of Jesus.

The text describes Jesus’ appearance to a rather

sizable gathering of disciples. In verses 33-34, not part

of the text for today, Luke states, “So they set out at

once and returned to Jerusalem where they found

gathered together the eleven and those with them

who were saying, ‘The Lord has truly been raised and

has appeared to Simon!’” Jesus greets them with the

customary greeting of the day “Peace be with you.”

They are startled and terrified and even thought that

Jesus might be a ghost. Jesus first tries to assure them

that he is real by inviting them to touch him and then

by eating fish. Having reassured them of his corporal

reality, Jesus reassures them that he was truly the

promised one. He points to passages in the Law, the

Prophets and Psalms that point to his suffering and

death. Their minds are opened to the profound

meaning of their religious tradition. Luke does not tell

the reader which passages Jesus referred to that day.

He does state that Jesus made clear to them that they

were witnesses to the events that had taken place in

their midst. This commission to witness has been

fulfilled already by the fact that two of them had

returned from Emmaus with the news of what had

taken place there.

Reflection Questions:

1. Can you think of times in your life when you were

experiencing a variety of emotions?

Possible examples:

Going to your first real job.

Considering moving on from a relationship.

Admitting to yourself that I can not handle a

situation without help.

2. What would have been some of the emotions of

the disciples as they heard the two who had come

from Emmaus tell of their experience? What

questions might have gone through their mind?

3. Do you think that Jesus was upset with the

disciples when He asked, "Why are you troubled

and why do questions arise in your hearts?”

4. Do you ever think that God is disappointed in you

because you are troubled or have questions?

5. How does having questions or being troubled

affect your relationship with those close to you? Is

that also true for your relationship with God?

6. Can you recall other times in Jesus’ life when he

invites or permits others to touch him? Have you

ever longed to touch Jesus? How might Jesus be

inviting you touch him? Do you think that Jesus

wants you to know that his is real?

7. Are there people in your parish, community,

family who need to know that Jesus is real? How

might they experience the reality of Jesus’

presence in their life?

8. At the end of the gospel text, Jesus tells them “you

are witnesses to these things.” What do you think

Jesus meant by that statement? Do you think they

understood that? Do you hear that Jesus is saying

that to you, too?

Reflection questions are written by Fr. Paul

Gallagher, OFM.

They are edited by Sister Anne Marie Lom, OSF. and

Joe Thiel.

To be added to the distribution list, send your name

and email address to

[email protected]

THÔNG BÁO ĐẶC BIỆT Để thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của giáo xứ, Địa Phận San Jose sẽ đến Giáo xứ Chúa Ba Ngôi chúng

ta để hướng dẫn lớp học “Bảo Vệ Trẻ Em Vị Thành Niên và Người Cao Niên” (Safe Environment Training)

Thứ Tư ngày 18 tháng 4 lúc 7 giờ chiều (tiếng Anh)

Thứ Bảy ngày 21 tháng 4 lúc 2 giờ chiều (tiếng Việt).

Cả 2 lớp đều ở trong Nhà Thờ.

Kính mời tất cả quý vị tình nguyện viên chưa hoàn tất lớp học này đến tham dự. Khóa học này có giá trị

trong vòng 3 năm.

Xin đến đúng giờ và tham dự trọn vẹn buổi học để được cấp Giấy Chứng Nhận sau khi lớp kết thức.

4

EMMAU - DAMAS

Có thể nói đường đi Emmau có khác chi đường đi

Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái

lên đường bắt bớ.Tiếc thương Đức Giêsu trên đường đi

Emmau hay thù ghét Ngài trên đường đi Đamas, cả hai

đều chỉ thấy Ngài trong cõi chết. Họ đều cần ơn “trở lại”

để đổi mới cuộc đời.

Chính Chúa Giêsu Phục Sinh đã giúp họ trở lại bằng sự

hiện diện đồng hành, bằng đòn quật ngã khỏi yên ngựa.

Dưới tác động của ân sủng, họ được biến đổi và trở nên

chứng nhân loan báo Tin mừng Phục sinh.

1. Hành trình Emmau:

Ai đã từng có một lần thất bại trong tình yêu hay trên

đường sự nghiệp sẽ hiểu được tâm trạng buồn phiền

chán nản, nặng trĩu ưu sầu của hai môn đệ trên đường

Emmau. Mộng vàng tan bay, bao nhiêu ước mơ, bao

nhiêu hy vọng bỗng dưng đổ vỡ tan tành. Những năm

tháng theo Thầy đi rao giảng, họ luôn ôm ấp hoãi bảo

lớn lao. Thầy sẽ lập quốc, đánh đuổi đế quốc La

mã.Thầy sẽ là vua. Họ sẽ là các quan đại thần quyền thế.

Khát vọng vinh quang trần thế này không đúng ý Chúa,

nhưng là động lực thúc đẩy các môn đệ.

Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối họ,

tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa

chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nổi âu lo sợ

hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu

Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi

người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát

dân tộc. Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được

chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng

cái chết đớn đau ô nhục.

Nổi buồn mất mát và nổi đau tuyệt vọng đã làm cho họ

không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Họ

đã không nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh đang cùng đi với

họ. Ưu tư duy nhất là ưu tư về chính mình. Thái độ ấy

đã bịt mắt, đã che đi nguồn sáng nên họ đã không nhận

ra sự hiện diện đầy thân tình của Đấng Phục Sinh.

Đức Giêsu Phục Sinh đến như người bạn đồng hành.

Ngài chăm chú lắng nghe họ kể nổi đau buồn. Ngài đốt

lên ngọn lửa bừng cháy trong tim họ khi giải thích

Thánh Kinh “Bắt đầu từ Môisen và duyệt qua hết các

tiên tri, chú giải cho họ những gì liên quan đến Người

trong các bản văn Thánh Kinh”. Vậy thì cả lịch sử cứu

độ hướng về Ngài và chỉ có ý nghĩa vì Ngài. Lịch sử vũ

trụ, lịch sử nhân loại, mọi lịch sử chỉ là lịch sử cứu độ,

lịch sử của Đức Kitô “Đức Kitô hôm qua, hôm nay, mãi

mãi vẫn là một”. Nghe Lời Chúa, lòng họ bừng lên, nội

tâm được biến đổi.

Trong quán trọ, họ nhận ra Ngài qua cử chỉ bẻ bánh. Mắt

họ mở ra khi “Đức Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc

tụng bẻ ra và trao cho họ”. Đó là cử chỉ của Chúa trong

bữa tiệc ly, một dấu ấn đã in sâu vào tâm hồn các môn

đệ. Cảm nhận bừng cháy trong tâm hồn khi Đức Giêsu

ngõ lời, nhưng Ngài đã biến đi. Hai ông đã phục hồi

niềm tin, đã tìm lại được Chúa, Đấng Hằng sống trên

đường đời của họ. Từ nay, Chúa ở với họ, tỏ ra cho họ

qua những dấu chỉ niềm tin, lôi kéo họ vào mầu nhiệm

Phục sinh.

Con đường dẫn đưa những người lữ khách từ

Giêrusalem đến quán trọ Emmau sao xa xôi vạn lý, thế

mà giờ đây lúc trở về Giêrusalem lại hoá nên gần gũi

thân quen, bởi vì Tin mừng đang cháy bỏng trong tim và

trên môi của họ. Họ gặp các Tông đồ và kể lại cuộc gặp

gỡ kỳ diệu với Đấng Phục sinh.

Từ nay, các ông sẽ là những chứng nhân cho Đấng cùng

đồng hành với các ông, chia sẽ vui buồn, dẫn dắt tâm

hồn, thắp sáng niềm tin, đốt nóng niềm hăng say cũng

như sẽ đồng bàn và trao sự sống mới trong cử chỉ thân

quen.

Từ nay các ông sẽ là người loan báo Đấng Phục sinh cho

anh chị em của mình bằng chứng từ của một đời sống

dấn thân phục vụ. Không có rào cản nào chắn được bước

chân của các Ngài nữa vì Đấng Phục sinh đang cùng họ

đồng hành trên khắp mọi nẻo đường trần thế.

2. Hành trình Đamas:

Trước khi trở lại, đối với Phaolô, Tin mừng về Đức Kitô

quả là một chuyện vô lý nhất chưa từng nghe nói bao

giờ. Giêsu đã sống lại. Môn đệ của ông ta loan báo rằng

ông ta đã chết và đã sống lại.

Nghe bài diễn văn của Simon-Phêrô, người dân chài rao

truyền rằng: Giêsu Nazareth, người mà Thiên Chúa đã

uỷ thác bằng các phép lạ tuyệt diệu, người mà các ông

đã bắt và đã kết tội tử hình, đóng đinh vào thập giá,

nhưng Thiên Chúa đã phục sinh Ngài. Phải,Thiên Chúa

đã cho cho sống lại…chúng tôi đã chứng kiến, tất cả

chúng tôi đã là nhân chứng tại chỗ..

Saolô với tư cách là người có học, một biệt phái mộ đạo.

Ông có thông biết thánh kinh bằng hay hơn kẻ chài lưới

có bàn tay chai cứng ? Phêrô, Gioan đã nhân danh Đức

5

Giêsu đặt tay lên người bệnh và người bệnh được khoẻ

mạnh. Phêrô và Gioan đã bị nhốt trong ngục tối, cửa sắt

khoá chặt, quân đội súng ống canh gác ngày đêm trước

dãy tường kiên cố. Thế nhưng, Phêrô, Gioan đã được thả

tự do bởi một bàn tay kỳ diệu. Người lạ gặp thấy hai ông

đang lên tiếng to trong hành lang của đồn là Đức Giêsu

đã sống lại, hai ông đã chứng thực về những phép lạ các

ông cử hành nhân danh Thầy Chí Thánh.

Saolô không thể chấp nhận như thế mãi được, phải ra

tay tiêu diệt bọn tà đạo này. Nhận lệnh từ Giêrusalem,

Saolô lên đường đi Đamas. Dưới ánh nắng mặt trời chói

chang, bụi tung mịt mù, trời nóng như thiêu đốt. Không

quan trọng ! Saolô ra đi, điều cần thiết nhất là nhanh

chóng bắt hết bọn tà đạo về Giêrusalem.

Và bỗng chốc, một luồng ánh sáng chói lọi bao phủ lấy

Saolô làm ông ngã ngựa. Ông không còn thấy gì nữa.

Ông nghe có tiếng gọi ông: “Saun, Saun, sao ngươi lại

bắt bớ Ta?”

Ông hỏi lại: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Tiếng nói lại âm

vang: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại”( Cv 9,5).

Saolô hoàn toàn bối rối. Ông nào có bắt bớ Chúa Giêsu,

mà bắt bớ các môn đệ Ngài thôi ! Thế rồi ông chợt hiểu

ra, Chúa Giêsu và các môn đệ ngài là một, và Saolô đã

khuất phục: “Lạy Chúa,Chúa muốn con làm gì?”. Chúa

truyền cho Saolô vào thành gặp Khanania. (Cv 9,5-8).

Saolô đứng dậy, ông chớp mắt mà không thấy gì. Ông

được đưa về Đamas. Sau ba ngày,có một người Dothái

thuộc cộng đoàn mới đã đến gõ cửa và bảo: “Saolô,

người anh em, hãy nhìn thấy lại”. Phép lạ đã xảy ra,

Saolô lại thấy được. Saolô đã chịu phép rửa bởi tay

Khanania. Ông cần thời gian để tĩnh tâm, học hỏi và cầu

nguyện. Thế là ông rời bỏ Đamas để sang vùng Ảrập

sống trong thanh vắng. Thầy của ông đã chuẩn bị 30

năm thì ông cũng phải chuẩn bị ba năm (Gal 1,17). Ba

năm trời ông nghiền ngẫm thánh kinh, đối chiếu trực

tiếp với Thần Khí Chúa để hiểu rõ Tin mừng. Ba năm

trời đã cho ông tâm tình của Chúa Kitô,đã đồng hoá ông

với Đức Kitô đến nổi ông phải tuyên bố: “Không phải tôi

sống, nhưng là chính Chúa Kitô sống trong tôi”

(Col 2,20).

Kể từ lúc sáng mắt, Saolô đã hoàn toàn đổi mới. Ông

nhiệt thành loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa với tất

cả thao thức “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin

mừng”( 1Cor 5,14). Với tên mới Phaolô, vị tông đồ được

Chúa chữa sáng mắt đã ra đi khắp chân trời góc biển rao

giảng Tin mừng và trở nên vị tông đồ dân ngoại lừng

danh. Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào

Đấng đã kêu gọi Ngài “tôi sống trong niềm tin vào Con

Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”

(Gal 2,20).

Hành trình Đamas đã làm thay đổi cuộc đời Phaolô.

Sống và chết cho Đức Kitô trong tiến trình của cuộc sống

muôn màu của Phaolô mãi mãi vẫn thốt lên lời tuyên tín

như một bài ca khải hoàn “Ai có thể tách chúng ta ra

khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt

bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì

tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay

thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh

nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào

khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu

Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu

Kitô,Chúa chúng ta “ (Rm 8,35-39).

Đọc lại hành trình Emmau, hành trình Đamas để nhận

thấy người Kitô hữu chỉ bắt đầu là Kitô hữu thực sự khi

khởi đi từ niềm tin Chúa Kitô sống lại.

Trong hành trình theo Chúa, người tín hữu có lúc phải

đối diện với vô vàn khó khăn phức tạp của đời sống

muôn mặt. Có những thất bại, có những chống đối làm

choáng váng, ngỡ ngàng hoang mang vì Đức Giêsu như

không còn hiện diện và can thiệp. Ngài dường như bỏ

mặc cho thế gian hoành hành.

Chính trong những lúc thất vọng hay bị bách hại thì Đức

Kitô lại tỏ bày dấu chỉ để người tín hữu nhận ra Ngài

đang hiện diện, đang đồng hành khơi lên niềm hy vọng

tràn đầy.

Hãy biết nhận ra Ngài qua các dấu chỉ như hai môn đệ

Emmau. Hãy biết nhận ra Ngài qua từng biến cố đau

đớn như Phaolô té ngựa trên đường Đamas.

Với tất cả niềm tin và lòng yêu mến, nhất định người

Kitô hữu sẽ trở nên chứng nhân của niềm hy vọng,

chứng nhân của sự sống, chứng nhân của niềm vui.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

"Smiling is the best way to face any problem,

to crush every fear and to hide every pain"

Mỉm cười là cách tốt nhất để đối mặt với

mọi vấn đề. Để đè bẹp mọi nỗi sợ hãi,

và khoả lấp mọi nỗi đau.

6

Người cao tuổi (hay còn gọi là người cao niên, người già)

theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người có

độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Theo thống kê vào năm 2002,

số lượng người cao tuổi trên thế giới là > 400 triệu người

và hơn một nửa số người cao tuổi sống ở châu Á. Tỷ lệ

người cao tuổi tại Việt Nam ước tính vào những năm

gần đây đạt trên 10%. Theo dự đoán đến năm 2025, số

lượng người cao tuổi trên thế giới sẽ đạt xấp xỉ 2 tỷ

người. Sở dĩ có sự gia tăng đáng kể như vậy là do khoa

học ngày càng phát triển, y học ngày càng tiến bộ, đời

sống của con người dần được cải thiện về chất lượng nên

tuổi thọ cũng tăng theo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tỷ lệ mắc bệnh sẽ

giảm. Người cao tuổi vẫn có nguy cơ mắc nhiều bệnh

như những lớp tuổi khác. Ở người cao tuổi, cơ thể có

những biến đổi về tâm sinh lý nhất định so với tuổi trẻ

và tuổi trung niên. Cụ thể đó là:

Lão hóa: sự sa sút, già đi của cơ thể, suy giảm hoạt động

về số lượng và chất lượng của các cơ quan theo quá trình

tự nhiên mà không do bệnh lý tác động.

Người già thường ăn uống không ngon miệng, ăn khó

tiêu vì hệ tiêu hóa giảm hoạt động, các tế bào vị giác trên

lưỡi giảm đi.

Cơ bị nhão dần, đậm độ xương cũng giảm nên dễ bị

loãng xương, gãy xương.

Tế bào thần kinh bị thoái hóa nhiều, mạch máu đến nuôi

cũng ít dần nên dễ bị thiếu máu não, trí nhớ kém, trí

thông minh giảm, dễ bị mất ngủ, thiếu ngủ.

Hay bị lãng tai, tai nghe nghễnh ngãng. Khứu giác suy

giảm, khó nhận biết và phân biệt các mùi.

Mờ mắt do thủy tinh thể và giác mạc bị lão hóa.

Dễ bị khó thở do phổi giảm sự đàn hồi, thường thở

ngắn, dốc.

Nhịp tim chậm, tim hoạt động yếu hơn lúc trẻ, dễ bị

thiếu máu cơ tim, dễ mệt mỏi khi làm việc.

Gan teo lại, khả năng lọc máu của gan cũng giảm nên

người già dễ bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc uống.

Thận teo lại, bàng quang co bóp yếu, dẫ mắc chứng khó

tiểu hoặc tiểu không tự chủ.

Hệ thống kháng thể, miễn dịch bị suy giảm theo tuổi tác

nên người già dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm

phổi, viêm da, viêm họng, viêm cơ tim,

Sinh hoạt tình dục giảm.

Tâm lý thay đổi, người già có thể mắc một số bệnh về

tâm thần như trầm cảm, lo âu, stress,

Người cao tuổi đã từng trải qua một quá trình làm việc,

sinh hoạt, lao động nhất định trong gia đình và ngoài xã

hội. Họ đã có công nuôi dưỡng, dạy dỗ các thế hệ đi

trước, đồng thời có những đóng góp ít nhiều cho sự phát

triển kinh tế của quê hương, đất nước. Vì vậy, ở tuổi xế

chiều, họ cần được thế hệ trẻ kính trọng, phụng dưỡng

tận tình, chu đáo, đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Nắm bắt

được những bệnh mà người già hay gặp sẽ giúp ta chăm

sóc họ tốt hơn, phòng những bệnh có thể tránh khỏi,

điều trị kịp thời một số bệnh cần thiết để giúp họ sống

lâu hơn, sống vui vẻ, lạc quan với con cháu, láng giềng,

bè bạn.

Sau đây là thống kê 10 bệnh thường gặp ở người cao

tuổi theo thứ tự từ cao đến thấp. Đó có thể là những

bệnh mà tuổi già mới mắc phải, cũng có thể do hậu quả

của những bệnh mắc phải từ giai đoạn tuổi trưởng

thành, trung niên để lại.

1. Đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch màu não, là từ gọi

chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não,

xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di

chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống

mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi

máu não, thiếu máu não. Mặt khác, thành mạch suy yếu,

dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp (nếu

mắc trước đó) dẫn đến hậu quả dễ xảy ra xuất huyết

mạch máu não. Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy

hiểm đến tính mạng của người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc

của bệnh này ở người già là 21,9%. Để phòng bệnh đột

quỵ, chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống đầy

đủ, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn ít mỡ; nên tập thể dục

nhẹ vào buổi sáng, tập dưỡng sinh, nếu cần thiết thì

uống thuốc dưỡng não, thuốc điều trị tăng huyết áp,<

2. Viêm phổi

Cơ quan hô hấp ở người già có sự suy giảm đáng kể về

hoạt động cũng như hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn:

phổi kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi

giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên

người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào các mùa dịch,

trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô. Tác nhân gây bệnh là

virus (thông thường là virus cúm), tụ cầu, phế cầu, liên

cầu, đôi khi là não mô cầu, adenovirus, lao,< Viêm phổi

ở người già điều trị tốn kém và dai dẳng hơn người trẻ,

bệnh cũng dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm

tuổi thọ. Vì vậy, người già nên hạn chế đến những nơi

đông người. Vào thời điểm khí hậu thay đổi, trời trở

lạnh, người già nên giữ ấm cơ thể, tránh ra gió, tránh hít

thở không khí lạnh khô để phòng bệnh viêm phổi hiệu

quả. Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 7,8% ở người cao tuổi.

(Tuần sau tiếp)

10 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO

TUỔI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

7

ADA 2018:

Chỉ tiêu: $225,000

Đóng góp/hứa: $205,668

Tỷ lệ: 91%

Số tiền cần để đạt chỉ tiêu $19,332

Đóng góp thánh lễ

Ngày 7 & 8 tháng 4: $21,818.31

Ngày 24 & 25: $26,434

Thứ Năm Tuần Thánh: $3,623

Thứ Sáu Tuần Thánh: $5,421

Vọng Phục Sinh $6,081

Ngày 01/4 Phục Sinh: $26,376.04

Lần 2 cho trả nợ TC: $5,622

Hồng Minh Travel có các chuyến du lịch như sau:

- Chuyến Ngày Thánh Mẫu Missouri: ngày 02-05

tháng 8, 2018 khởi hành từ San Francisco hay San

Jose

- Hành hương Bắc Mỹ Miền Đông Hoa Kỳ-

Canada: Ngày 17-26 tháng 8, 2018, khởi hành từ San

Francisco

- Hành Hương Đất Thánh Israel: ngày 02 tháng 11,

2018, khởi hành từ San Francisco

Chi tiết xin liên lạc số : 408-993-9918

THÔNG BÁO

HÔM NAY LÀ CHÚA NHẬT SỨC KHOẺ

CỘNG ĐỒNG.

MỜI ĐẾN TRUNG TÂM TRINITY ĐỂ ĐƯỢC

KIỂM TRA HUYẾT ÁP VÀ ĐƯỜNG HUYẾT.

Nghiên cứu cho thấy 45% số người tử vong vì

bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường có liên quan đến

chế độ dinh dưỡng nghèo nàn nhằm tránh các

loại thực phẩm như quả hạch và một số loại rau

nhất định. Hãy tiến hành và đưa những thực

phẩm này trở lại với chế độ ăn uống của bạn.

Ăn pho mát với mức độ vừa phải (1,5 oz mỗi

ngày) sẽ không làm tăng cholesterol. Chọn pho

mát có hàm lượng canxi cao hơn.

Chất chống oxy hoá có trong cả cà phê không có

chất kích thích hoặc loại thông thường cải thiện

khả năng sử dụng insulin của cơ thể, giảm nguy

cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Ngô là một loại manhê tốt, giúp tăng cường chức

năng thần kinh và cơ. Nó cũng tốt cho sức khoẻ

mắt của bạn.

Xà lách Iceberg có tiếng về việc có giá trị dinh

dưỡng thấp nhưng với 2 cốc xà lách sẽ cung cấp

gần 2 g chất xơ cùng với vitamin A giúp cho hệ

miễn dịch mạnh hơn và vitamin K giúp cho

xương cứng cáp hơn.

Pasta sẽ gây ra đột biến đường trong máu nếu

bạn ăn nhiều hơn ½ cup.

Bơ đậu phộng có thể có lợi cho sức khoẻ của bạn

vì hầu hết chất béo của nó là loại chất béo không

bão hòa phù hợp với tim. Chọn các loại tự nhiên

chỉ được chế biến bằng đậu phộng và muối.

Khoai tây trắng có carbohydrate phức tạp giúp

hoạt động thể dục thể chất. Thêm vào đó, chúng

có kali và một nguồn vitamin C rất tốt cho cơ thể.

Áp dụng lời Kinh thánh

Ba anh chàng đi thành phố về, dọc đường ghé vào một

quán nhỏ ăn trưa. Quán hôm ấy chỉ có thịt luộc, cá kho và

canh rau muống. Một anh nổi hứng đề nghị : Hễ ai đọc

được câu Kinh Thánh chỉ về món ăn nào, thì ăn món đó.

Hễ ai không đọc được thì phải chờ người khác ăn xong

mới được ăn.

Hai anh kia nổi máu anh hùng, chịu liền. Anh thứ nhất

thấy đĩa thịt liền đọc : “Mọi động vật sẽ là thức ăn của

ngươi”. Đọc xong, anh kéo đĩa thịt về phía mình.

Anh thứ hai thấy đĩa cá vội tiếp luôn: “Cầm năm chiếc

bánh và hai con cá, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời đọc lời chúc

tụng, bẻ ra và trao cho …” anh vừa đọc vừa kéo đĩa cá kho

về phía mình, đắc thắng.Tô canh rau muống còn đó. Ai

nấy đều nặn óc cố nghĩ ra câu Kinh Thánh nào nói đến

rau muống. Bỗng anh chàng thứ ba mỉm cười, một tay

cầm mấy ngọn rau muống, một tay bưng tô canh vừa đọc

vừa vẩy vào hai người kia : “Lạy Chúa, xin dùng cành

hương thảo rảy nước trên tôi, thì tôi được sạch !”

Hai anh chàng kia bị vẩy ướt la toáng lên, và vội vàng đi

lau rửa. Anh thứ ba còn lại, ung dung xơi hết.

THƯ GIÃN

MỤC VỤ Y TẾ

NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2018