18
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

  • Upload
    scott

  • View
    52

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT). Nội dung phần I. Một số khái niệm cơ bản về QLRRTT dùng trong DN và cần làm quen trong khóa học . Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động của DN và các giải pháp QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Page 2: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Nội dung phần I

• Một số khái niệm cơ bản về QLRRTT dùng trong DN và cần làm quen trong khóa học.

• Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động của DN và các giải pháp

• QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN

• Diễn biến thiên tai tại Việt Nam và thực trạng công tác QLRRTT tại các DN

Page 3: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Khái niệm cơ bản về QLRRTT

• Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có hại của hiểm họa tự nhiên và thiên tai.

• Quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy định hiện hành, huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân và kỹ năng cần thiết để thực hiện các chiến lược, chính sách và nâng cao khả năng ứng phó, giảm thiểu tác động bất lợi của hiểm họa và thiên tai.

Page 4: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Khái niệm cơ bản về QLRRTT (tt.)

• Khả năng/điểm mạnh: là các nguồn lực, phương tiện và thế mạnh, hiện đang có trong doanh nghiệp giúp DN có khả năng ứng phó, chống chọi, phòng ngừa, ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng phục hồi sau thiên tai.

• Đánh giá rủi ro thiên tai: là một quá trình thu thập và phân tích thông tin về các hiểm họa thiên tai, điểm yếu và điểm mạnh của một doanh nghiệp đối với một loại hình thiên tai cụ thể.

Page 5: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Khái niệm cơ bản về QLRRTT (tt.)

• Đánh giá điểm yếu (TTDBTT): Là xác định những yếu tố có nguy cơ và phân tích nguyên nhân sâu xa của các điều kiện có thể làm nặng thêm những thiệt hại, mất mát của doanh nghiệp khi có thiên tai xảy ra.

• Đánh giá điểm mạnh/khả năng: Là xác định các nguồn lực, phương tiện và thế mạnh hiện đang có trong doanh nghiệp có thể giúp họ có khả năng ứng phó, chống chọi, phòng ngừa, ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng phục hồi sau thiên tai.

Page 6: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Quá trình QLRRTT

Page 7: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

QUÁ TRÌNH QLRR TT

DOANHNGHIỆP

TRƯỚC THIÊN TAI

TRONG THIÊN TAI

SAU THIÊN TAI

(Lập KH và chuẩn bị ứng phó)

(Ứng phó khẩn cấp với thiên tai)

(Phục hồi – Tái thiết.

Khắc phục hậu quả thiên tai)

Page 8: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Thiên tai ảnh hưởng thế nào đến các DN?

• Thiệt hại về tài sản cố định (nhà xưởng, nhà máy, thiết bị)

• Ảnh hưởng đất đai hoặc/và địa điểm của công ty hoặc nhà cung cấp

• Gián đoạn việc cung cấp hàng hóa, bán hàng và các hoạt động kinh doanh quan trọng khác

• Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối tác trong chuỗi cung ứng

• Ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần đối với người lao động

Page 9: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Giải pháp - xu hướng trên toàn cầu• Cải thiện các hướng dẫn và tiêu chuẩn ngành để

phát triển bền vững hơn

• Tập trung nhiều hơn đến việc chuẩn bị ứng phó và các chương trình làm giảm nhẹ thiên tai so với các hoạt động ứng phó và cứu trợ

• Tập trung quản lý rủi ro trước khi thiên tai xảy ra

• Chuyển hướng tập trung đóng góp bằng tiền của các DN sang đóng góp bằng nguồn lực và hỗ trợ xây dựng các kỹ năng cần thiết.

Page 10: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Giải pháp - xu hướng trên toàn cầu (tt)

• Lồng ghép kế hoạch chuẩn bị ứng phó trước thiên tai vào mục tiêu và chương trình phát triển tổng thể.

• Sự tham gia manh mẽ hơn của khu vực tư nhân và các ngân hàng phát triển, tái thiết.

• Thành lập hoặc tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ, đơn vị ứng phó khẩn cấp hoặc các đội phản ứng nhanh trong tình huống khẩn cấp.

Page 11: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Làm thế nào DN có thể giảm tác động tiêu cực của thiên tai?

Có 2 giải pháp:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không gây tác động tiêu cực đối với môi trường.

Doanh nghiệp đẩy mạnh công tác chuẩn bị ứng phó cho chính doanh nghiệp và hỗ trợ cộng đồng trong công tác này.

Page 12: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN?

Lợi ích kinh tế trực tiếp: 1 đồng phòng ngừa bằng 5 đồng khắc phục – tư duy “chủ động ứng phó” > < “tư duy nước đến chân mới nhảy”.

Thực hiện được trách nhiệm xã hội, nâng cao hình ảnh của DN.

Bảo vệ được hoạt động sản xuất kinh doanh, vị trí trên thị trường.

Bảo vệ được tài sản DN, giảm thiệt hại về tài sản, hàng hóa và tính mạng người lao động.

Page 13: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Tình hình thiên tai của Việt NamViệt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008. 

Riêng ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD tương đương 1,5% GDP

Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh VN là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH  

Page 14: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam

CAO TRUNG BÌNH THẤP

Lũ, ngập úng Mưa đá và mưa lớn Động đất

Bão, áp thấp nhiệt đới Sạt lở đất Sương muối

Hạn hán Cháy rừng Sóng thần

Lũ quét Xâm nhập mặn

Xói lở/bồi lấp

Lốc xoáy

Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương

Page 15: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Các sự kiện thiên tai lớn trong thập kỷ qua (1997-2009)

Năm Sự kiệnSố

người chết

Số người

bị thương

Số người mất tích

Thiệt hại kinh tế (tỷ đồng)

Vùng bị ảnh hưởng

2009 Bão Ketsana  179 1.140 8 16.078   15 tỉnh MT & TN

2008 Bão Kammuri  133 91 34 1.939.733  09 tỉnh MB & MT

2007 Bão Lekima  88 180 8 3.215.508  17 tỉnh MB & MT

2006 Bão Xangsane  72 532 4 10.401.624  15 tỉnh MN & MT

2005 Bão số  7 68 28 3.509.150  12 tỉnh MB & MT

2004 Bão số 2 23 22 298.199 05 tỉnh MT

2003 Mưa lớn kếthợp với lũ

65 33 432.471 09 tỉnh MT

2002 Lũ lịch sử  171 456.831 ĐB Sông Cửu Long

2000 Các đợt lũ quét 28 27 2 43.917 05 tỉnh MB

1999 Lũ lịch sử  595 275 29 3.773.799  10 tỉnh MT

1997 Bão Linda  778 1.232 2.123 7.179.615  21 tỉnh MT & MN

Page 16: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Cập nhật tình hình thiên tai năm 2012

• Năm 2012 trên biển Đông đã xảy ra 10 cơn bão và 02 đợt áp thấp nhiệt đới trong đó 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.

• Các cơn bão ngày càng có hướng đi phức tạp, không theo quy luật, gây khó khăn cho công tác dự báo. Điển hình như ngay từ đầu mùa bão, cơn bão số 1 đã xuất hiện ở phía Nam, đây là một hiện tượng trái với quy luật (chưa từng diễn ra trong 40 năm qua).

Page 17: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Tình hình thiên tai năm 2013

• Theo các báo cáo của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 4 cơn bão, 1 ATNĐ, 169 trận lốc xoáy, mưa đá, hạn hán diện rộng.... Thiên tai đã gây thiệt hại trên cả nước với 69 người chết, 60.327 ngôi nhà bị ngập, 1.066 nhà bị sập, đổ; 23.597 ha lúa và 21.253 ha hoa màu bị hư hại; tổng thiệt hại 2.392 tỷ đồng.  

• Về tình hình thiên tai đến hết năm 2013 được dự báo còn nhiều phức tạp, khả năng có khoảng 9 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng một nửa số cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Page 18: GIỚI THIỆU CHUNG  VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI (QLRRTT)

Tình hình thiên tai năm 2013

Trong những tháng tiếp theo của mùa mưa, bão, lũ năm 2013, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tình trạng khô hạn, thiếu nước vẫn tiếp tục xảy ra cục bộ ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế cho đến cuối tháng 7; trên diện rộng ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và Ninh Thuận cho đến giữa tháng 8/2013.