20
my là Lâm thành H, mình hc chung lp đệ tht 3 trường Trn Trung Tiên, để tao đọc danh sách cho my nghe :m, n, Bch,...Không ngbao năm xa cách, được gp nhau ln đầu cũng là ln cui. Thôi thì Cô cho gi li chia bun cùng Cô và gia đình. Mt ln na xin cm ơn đã chuyn Đặc San Trà Vinh. Mong scó ngày gp li. Đó là cuc đin đàm gia tôi và Cô Hưởng, phu nhân người bn xưa c, Lâm Thành H. Lòng cm thy có mt cái gì bùi ngùi, đưa hn vthuxa xưa, thi cp sách đến Trường Trung Hc Bán Công TRN TRUNG TIÊN cách nay 42- 43 năm. Hôm sau, Chúa nht, tôi có ghé gp Tho, con gái thy Nhàn Tri Tân, em dâu vtôi, Footscray để hi, Tho cho biết Nguyên Hà đóng ca hôm nay, để hôm sau sly và trao cho tôi. Sang thhai, không đợi Tho, tôi lái xe đến Footscray, tìm đến tim Nguyên Hà để hi và nhn sách. Hai quyn Đặc San Trà Vinh vn còn nm trong bao giy xinh xn. Vđến nhà vi mra xem thì thy có mt mnh giy nhđính kèm ghi: Kính nhChHchuyn đến Hunh Minh Tiên, Phm Công Tâm mi v1 quyn. Cám ơn, Ban Báo Chí. Xin thành tht cm ơn Anh Văn Tường đã nhgi cho chúng tôi tp san quý báu y. Nhkhang tháng 7 năm va qua, hai đứa tôi có dp gp anh Văn Tường Nhà sách Văn Bút, Cali. Anh Tường đã nim nđón tiếp chúng tôi và cho biết các anh em Trà Vinh va mi hp mt ti đây xong, và cũng va tan hàng. Tht là tiếc! Đúng là Hu duyên thiên lý năng tương ng, Vô duyên đối din bt tương phùng! Hi vng ln sau nếu có dp sang Cali mình skhông làm người "vô duyên" na để gp li các bn. Sau khi đọc lướt qua STáo Quân hí hm và Năm Dn Nói Chuyn Cp đầy hp dn, Bài NGHĨ VLP ĐỆ THT 3 Trường Trung Hc Bán Công Trn Trung Tiên ca Bn Võ Văn Diu đập ngay vào mt tôi. Cám ơn Diu đã "ban thưỡng" mình có 'trí nhsiêu đẳng". Tht ra lúc y trí óc còn trng, ging như mt computer mi mua vđầy p memory, trong mt bui chvào lp, mình đã lt quyn sđim danh và tbo "đâu, thcoi mình có nhni hết hay không", sau khi đọc danh sách đôi ba ln không ngđược "stored" cho đến nay. Và nếu như danh sách y được nhkhông lm snhư sau: m, n, Bch, Bé, Bin, Cn, Chc, Cha, Danh, Dip, Diu, Dng, Đạm, Đim, Đip, Hòa, H, Kém, Khi, Khánh, Khen, Kho, Lình, Long, Lc, Li, Lư, Minh, Nam, Nghip, Ngi, Nhân, Nhã, Nhường, Phiên, Phước, Quang, Quang, Quí, Qui, Rê, Sáu, Săn, Sng, Tài, Tn, Tâm, Thành, Thành, Thành, Thng, Tho, Thông, Thun, Tín, Tôi, Tùng, Xuân, Xường. Trong sy, mình vn không quên nhng knim khó phai. Chng hn năm 1967, lúc bn Kiên Bé gichc vTng thư ký Tng Hi Sinh Viên Sàigòn, mình đã chy đến nhbn: Bé à! Tao thi rt tú tài II 3 năm lin, năm nay va đậu, chng chcm chưa nóng tay thì có giy gi nhp ngũ, tao mun vô đại hc, my có cách gì giúp tao không? Đừng lo, Bé nói, đưa cho tao tao chy cho! Thế ri 3 ngày sau tên bn Kiên Bé được đăng trên báo "Sinh viên Kiên Bé bbt vti... chng bu cgian ln!". Bn Đoàn Công Danh mãn khóa Trường Võ BQuc Gia cũng có dp hp mt. Nguyn văn Khen, Chun úy Trường Sĩ Quan ThĐức, mãn khóa xong vtâm skhông bao lâu đã đền nnước. Khen có mt em gái tên Tài, MKhen thường gói bánh ích đem ra chbán, bà có đôi ln gp mtôi mi mua và trò chuyn. Xem tm nh được chú thích "Ngày mai trong đám xuân xanh y, Ai có còn nhkđi..." khiến mình bt cht để thoát ra tiếng thdài. Đúng vy! Thôi thì các bn Lâm thành H, Nguyn văn Khen và còn ai na đã tbit chúng tôi troc hãy nghyên, ri scó ngày chúng ta gp nhau kli cái lp Đệ VII 3 Trn Trung Tiên bn nhé! Các bn thân, Có lthư ny đến Hi Ái Hưũ Trà Vinh USA nhm vào năm mi, xuân Canh Dn. Thành tht xin li đã đem tâm sbun trong nhng ngày đầu năm. Thoát chc chúng ta đã trthành... "bô lão" c. Thay li kết, mình xin gi đến các bn li chúc chân thành, chúc các bn cùng gia quyến mt năm mi an khang, đầy sc khe và tht thành công. Mong gp li. Phm Công Tâm Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 141

Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

mầy là Lâm thành Hổ, mình học chung lớp đệ thất 3 trường Trần Trung Tiên, để tao đọc danh sách cho mầy nghe :Ẩm, Ẩn, Bạch,...Không ngờ bao năm xa cách, được gặp nhau lần đầu cũng là lần cuối. Thôi thì Cô cho gởi lời chia buồn cùng Cô và gia đình. Một lần nữa xin cảm ơn đã chuyển Đặc San Trà Vinh. Mong sẽ có ngày gặp lại.

Đó là cuộc điện đàm giửa tôi và Cô Hưởng, phu nhân người bạn xưa củ, Lâm Thành Hỗ. Lòng cảm thấy có một cái gì bùi ngùi, đưa hồn về thuở xa xưa, thời cắp sách đến Trường Trung Học Bán Công TRẦN TRUNG TIÊN cách nay 42-43 năm. Hôm sau, Chúa nhật, tôi có ghé gặp Thảo, con gái thầy Nhàn Tri Tân, em dâu vợ tôi, ở Footscray để hỏi, Thảo cho biết Nguyên Hà đóng cửa hôm nay, để hôm sau sẽ lấy và trao cho tôi. Sang thứ hai, không đợi Thảo, tôi lái xe đến Footscray, tìm đến tiệm Nguyên Hà để hỏi và nhận sách. Hai quyển Đặc San Trà Vinh vẫn còn nằm trong bao giấy xinh xắn. Về đến nhà vội mở ra xem thì thấy có một mảnh giấy nhỏ đính kèm ghi: Kính nhờ Chị Hổ chuyển đến Huỳnh Minh Tiên, Phạm Công Tâm mổi vị 1 quyển. Cám ơn, Ban Báo Chí.

Xin thành thật cảm ơn Anh Văn Tường đã nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng 7 năm vừa qua, hai đứa tôi có dịp gặp anh Văn Tường ở Nhà sách Văn Bút, Cali. Anh Tường đã niềm nỡ đón tiếp chúng tôi và cho biết các anh em Trà Vinh vừa mới họp mặt tại đây xong, và cũng vừa tan hàng. Thật là tiếc! Đúng là Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng! Hi vọng lần sau nếu có dịp sang Cali mình sẽ không làm người "vô duyên" nữa để gặp lại các bạn.

Sau khi đọc lướt qua Sớ Táo Quân hí hỏm và Năm Dần Nói Chuyện Cọp đầy hấp dẩn, Bài NGHĨ VỀ LỚP ĐỆ THẤT 3 Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên của Bạn Võ Văn Diệu đập ngay vào mắt tôi. Cám ơn Diệu đã "ban thưỡng" mình có 'trí nhớ siêu đẳng". Thật ra lúc ấy trí óc còn trống, giống như một computer mới mua về đầy ắp memory, trong một buổi chờ vào lớp, mình đã lật quyển sổ điểm danh và tự bảo "đâu, thử coi mình có nhớ nổi hết hay không", sau khi đọc danh sách đôi ba lần không ngờ nó được "stored" cho đến nay. Và nếu như danh sách ấy được nhớ không lầm sẽ như sau:

Ẩm, Ẩn, Bạch, Bé, Biển, Cần, Chặc, Chịa, Danh, Diệp, Diệu, Dững, Đạm, Điểm, Điệp, Hòa,

Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Khoẻ, Lình, Long, Lộc, Lợi, Lư, Minh, Nam, Nghiệp, Ngợi, Nhân, Nhã, Nhường, Phiên, Phước, Quang, Quang, Quí, Quới, Rê, Sáu, Săn, Sẳng, Tài, Tấn, Tâm, Thành, Thành, Thành, Thắng, Tho, Thông, Thuận, Tín, Tôi, Tùng, Xuân, Xường.

Trong số ấy, mình vẫn không quên những kỹ niệm khó phai. Chẳng hạn năm 1967, lúc bạn Kiên Bé giữ chức vụ Tổng thư ký Tổng Hội Sinh Viên ở Sàigòn, mình đã chạy đến nhờ bạn: Bé à! Tao thi rớt tú tài II 3 năm liền, năm nay vừa đậu, chứng chỉ cầm chưa nóng tay thì có giấy gọi nhập ngũ, tao muốn vô đại học, mầy có cách gì giúp tao không? Đừng lo, Bé nói, đưa cho tao tao chạy cho! Thế rồi 3 ngày sau tên bạn Kiên Bé được đăng trên báo "Sinh viên Kiên Bé bị bắt về tội... chống bầu cử gian lận!".

Bạn Đoàn Công Danh mãn khóa Trường Võ Bị Quốc Gia cũng có dịp họp mặt. Nguyễn văn Khen, Chuẩn úy Trường Sĩ Quan Thủ Đức, mãn khóa xong về tâm sự không bao lâu đã đền nợ nước. Khen có một em gái tên Tài, Mẹ Khen thường gói bánh ích đem ra chợ bán, bà có đôi lần gặp mẹ tôi mời mua và trò chuyện. Xem tấm ảnh được chú thích "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Ai ở có còn nhớ kẻ đi..." khiến mình bất chợt để thoát ra tiếng thở dài. Đúng vậy! Thôi thì các bạn Lâm thành Hổ, Nguyễn văn Khen và còn ai nữa đã từ biệt chúng tôi trứoc hãy nghỉ yên, rồi sẽ có ngày chúng ta gặp nhau kể lại cái lớp Đệ VII 3 Trần Trung Tiên bạn nhé! Các bạn thân,

Có lẽ thư nầy đến Hội Ái Hưũ Trà Vinh USA nhằm vào năm mới, xuân Canh Dần. Thành thật xin lổi đã đem tâm sự buồn trong những ngày đầu năm. Thoát chốc chúng ta đã trở thành... "bô lão" cả. Thay lời kết, mình xin gửi đến các bạn lời chúc chân thành, chúc các bạn cùng gia quyến một năm mới an khang, đầy sức khỏe và thật thành công. Mong gặp lại.

Phạm Công Tâm

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 141

Page 2: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

Bài viết và Hình ảnh của Từ Văn Thọ

Hằng năm, theo thông lệ cứ vào tháng đến cuối tháng 12 âm lịch, đồng hương Trà Vinh rủ nhau cùng đến góp mặt tại một nhà hàng nào đó ở San Jose để bà con cùng hợp mặt ngày cuối năm và chúc tụng cho nhau năm mới được phát tài và nhiều sức khoẻ. Riêng Tất Niên vừa qua được vợ chồng đồng hương Trương Chinh tổ chức tai nhà hàng Thái tại số 589 2nd st., Francisco mà chủ nhân cũng chính là người con trai lớn của người tổ chức. Đồng hương từ Oakland, San Jose và vùng phụ cận lủ lượt kéo đến tham dự thật đông khiến buổi lể Tất Niên thật tưng bừng náo nhiệt và thật đầm ấm trong tình dồng hương thân ái. Mọi người cùng nhau chia sẽ, thăm hỏi, chúc tụng nhau trong

bầu không khí thật ấm cúng của ngày cuối Đông. Và những hình ảnh sau đây sẽ nói lên cái nghĩa tình tương thân tương ái cuả tình đồng hương ruột thịt trong cảnh tha hương: Qua Tết, hè đến, trên 200 đồng hương Trà Vinh và thân hữu hân hoan qui tụ tại Lake Cunningham Park ở San Jose ngay góc đường Tully Rd. và White Rd. tham dự buổi Picnic hè 2010, hằng năm đồng hương Trà Vinh ngoài ngày Tất niên hội ngộ, anh em còn tổ chức Picnic hè để bà con đồng hương có cơ hội họp mặt nhau, cùng trao đổi với nhau những kỷ niệm về quê hương về những sự kiện tại quê nhà, những việc đã và đang xảy ra, những tin vui, buồn, kẻ còn người mất để cùng chia xẻ với nhau.

Họp mặt mùa Xuân

Trong ngày họp mặt hè còn có cơ hội để cho các em vui chơi các trò chơi ngoài trời. . . đây là dịp để các em cùng gâp gở làm quen và cũng là dịp để cho giới trẻ trao đổi kiến thức và sự hiểu biết về quê hương, về truyền thống văn hóa VN. Sau đó đồng hương cùng nhau thưởng thức ngoài các món thông thường của các món ăn dã ngoại, bà

con còn được thưởng các món ăn truyền thống dân dã của xứ Phật như bún nước lèo, thịt quay, nem nướng danh bất hư truyền như ở Lạc Viên thuở xưa, bánh cóng Ba Si, bánh canh Ba Se, bánh mặn v.v…Xem ra các món nầy lôi cuốn khách hơn cả. Cuộc vui chơi kéo dài mãi cho đến chiều mọi người mới lục tục bịn rịn chia tay. Phải nhấn mạnh

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 142

Page 3: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

về một đặc điểm của picnic hè vùng Vịnh của đồng hương Trà Vinh là không do một tổ chức hay một hội đoàn nào tổ chức mà do một số anh chị em tự nguyện đứng ra tổ chức mà không kêu gọi sự đóng góp nào cả, tự đồng hương này lôi kéo đồng hương nọ mà kéo đến rất đông đảo, tuy không có thứ tụ lớp lang hoàn hảo nhưng lượng người và phẩm chất cũng không kém xa các hội đoàn các tỉnh bạn

và sụ duy trì để hè vùng Vịnh của chúng ta được tồn tại trong rất nhiều năm dài mà không bao giờ gián đoạn cũng nhờ lòng nhiệt thành, sự tự nguyện cao quí và lòng hoài hương lo lắng gìn giử bản sắc cuả quê hương Trà Vinh mà các anh chị đã dâng hiến cả công của mà không đắn đo, nệ hà gì cả. Đó là niềm hạnh phúc.

Từ trái: Nghĩa Vinh, Quảng Chí Thành, Di Cậy, Long Định, Trầm Vạn Long, Dương Hòa & Colin, Liêu Tuyết Mai, vợ Phú thợ tiện, bà Giỏi, bà Nguyên Nam Cường, Kiến Nem nướng, Trần Tuyết Hoa, Lan Hương, Tài Ký,

Bà X, Tạ Thu Đào, Xây Đại Đông, Từ Phước, Long.

Hàng ngồi từ trái qua: Kenny Long, Lâm Kim Tường, Lucky Đặng, Trần Hớn, T ừ Văn Thọ

Hàng 2: Vĩnh Thành Long, T. Long, Lý Ái Hiền, Hiền Nga, Phòng Vĩnh Phú, Trương Chinh, Ô. Sĩ Hàng 3: Di Cậy, Long Định, Tăng Kỷ, Dương Huê An, Huỳnh Ích, Chi H. Hưng, Diệp Văn,

Con Vĩnh Thành Long, Tăng Bé.

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 143

Page 4: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

Vợ Chồng Trương Chinh, người tổ chức, Ông bà

Hưng Phát và chiếc bánh Tất Niên

Diệu, Sang, Nguyễn Tứ Lễ và phu nhơn

Liêu Tiết Mai (VN), Trầm Vạn Long (Minesota), Trần Nguyên, Hà Đức Xuân, Dương Chấn Cầu

(Diệu), Trần Hớn, Trương Chinh

Hứa Minh Phan & Liêu Chí Dân

Những tay gây máu lửa của Trà Vinh: Thạch Sophie & Diệp Văn, Hớn, Cang, Sơn, Long

Những kẻ khơi dậy và duy trì ngọn lửa Trà Vinh trong lòng người viễn xứ: Dương Huê An, Trương Chinh, Trương Hòa (Canada), Lý Chấn Huê (Úc), Nguyên (Nam Cường), Văn (Thầu Huộl), Lý Ái Hiền, T. Long, Long Định, Kenny Long, Hiền Nga

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 144

Page 5: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

ói đến mèo, người Trà Vinh tự hỏi mèo có mặt từ khi nào? Mảnh đất từ khi có tên gọi thân thương là Trà Vinh đã có xuất hiện mèo rồi hay chưa? Tỉnh Trà Vinh là sanh sau đẻ muộn nhứt trong các Tỉnh của Việt Nam. Trong sử có chép rằng năm 1708 khi Mạc Cữu đem dâng các vùng đất cho Chúa Nguyễn từ Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên thì bắt đầu từ đây miền Đông và miền Tây Nam Phần thuộc về Việt Nam, Nhưng còn một vùng đất rộng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu còn gọi là vùng đất Tầm Phong Long vẫn thuộc về đất của Chân Lạp.( Có nghĩa là Trà Vinh còn thuộc quyền Chân Lạp).

Đến năm 1759 vua Chân lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn phần đất Tầm Phong Long nầy. Đến năm 1832, Vĩnh Long có tên là Vĩnh Long Trấn, gồm 4 phủ, Phủ Lạc Hóa có 2 huyện: Tuân Nghĩa và Trà Vinh.(Trà Vinh chưa được là một phủ). Dưới thời Pháp Thuộc, toàn cỏi Nam Kỳ được chính thức chia làm 21 tỉnh(Ngày 25/6/1867)Trà Vinh là Tỉnh số 5 trong 21 Tỉnh ( Gia, Châu, Hà ,Rạch, Trà, Sa, Bến, Long, Tân Sóc Thủ, Tây Biên...). Như vậy tỉnh Trà Vinh được xem là khai sanh năm nầy (năm 1867). Đúng là sanh sau đẻ muộn. Lúc nầy “Mèo” đã xuất hiện tại Trà Vinh chưa?

Để trả lời các câu hỏi thích thú nầy ta tìm hiểu xem loài mèo đã xuất hiện trên trái đất đã bao lâu và như thế nào.

Theo thống kê hiện nay “Mèo” là loài động vật được nhiều người biết và phổ thông nhứt trong các loài động vật (Currently the most popular pet in the world).

Các nhà nghiên cứu về động vật đều không biết chính xác khi nào loài mèo xuất hiện trên trái đất, tuy nhiên có loài động vật cổ xưa tên gọi là Mèo (Miacis) đã sống từ 40 đến 50 triệu năm về trước, trước khi loài chó xuất hiện.

Sự quan hệ người và mèo đã có từ thời văn minh đồ đá, khoảng 9,500 năm về trước người Ai Cập đã xem mèo là một thành viên trong nhà. Từ

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 145

Page 6: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

lúc bấy giờ người Ai Cập đã biết huấn luyện “mèo” để săn cá, bắt chim cho người và hữu dụng nhứt là tiêu diệt các loài chuột phá hoại mùa màng dọc theo bờ sông Nile.

Loài mèo đã được luật pháp liên tục bảo vệ và xem như là vật bất khả xâm phạm từ hơn 2,000 năm qua. Sau khi mèo chết, xác được chôn cất trong một nghĩa trang riêng. Vào thế kỷ thứ 18, người ta mới khám phá một nghĩa trang “mèo” có khỏang hơn ba trăm ngàn (300,000) xác mèo. Người Hy Lạp, La Mã và hầu hết người Âu Châu, Ấn Độ, Trung Hoa và Nhựt Bản cũng đã nuôi mèo (Domestic cats) trong cùng thời gian nầy. Bản tính của mèo là rất thân thiện với người. Luôn quấn quýt bên người nên được nhiều người ưa thích, bồng bế như con cháu trong nhà. Khi mèo chết thì khóc lóc, buồn rầu còn hơn người thân trong gia đình bị mất.

Nghỉa trang MÈO

Bình thường cơ thể mèo: Nhiệt độ trung bình: 101.5 oF (38.6 oC) Nhịp tim trung bình: 120-140 một phút Nhịp thở trung bình: 16-40 mỗi phút.

Cơ thể của mèo thích ứng để sống còn rất cao, trong nhiều hoàn cảnh và môi trường mà loài người không thể sống còn, nhưng mèo thì có thể. Thí dụ người ta thì khó sống khi nhiệt độ ngoài 44.5 oC (112 oF), còn mèo thì có thể sống ngoài 52 oC ( 126 oF) đến 56 oC (133 oF). Trong hoàn cảnh khó khăn thì mèo có thể không đi tiêu, tiểu và không ăn không uống, có thể uống cả nước biển để sống còn.

Loài mèo không có bị ung thư ( neutered) về bộ phận sinh dục. Kể cả mèo đực và mèo cái.

Mắt mèo sáng hơn mắt người, đặc biệt về đêm thì chỉ cần 1/6 độ ánh sáng cũng đủ mèo thấy rất rõ.

Đời sống của mèo từ 12- 14 năm, nhưng mèo cái thì sống thọ hơn mèo đực từ 1 đến 2 năm. Theo ghi nhận thì có nhiều con mèo đã sống hơn 20- 30 năm.

MAÉT MEØO-RAÁT NHAÏY CAÛM VÔÙI AÙNH SAÙNG Cats

have extremely sensitive vision, particularly in dim light

Nói đến năm Tân Mão là người ta nghỉ ngay đến “Mèo”. Khác với người Trung Hoa là năm con Thỏ.

Thỏ và mèo là hai loại động vật khác hẳn nhau. Mèo thích ăn thịt sống, trái lại thỏ chỉ ăn cỏ và rau. Cấu trúc của bộ tiêu hóa và cơ thể hoàn toàn khác nhau. Tại sao cùng một năm sanh mà bổn mạng lại là hình tượng hai con vật khác nhau? Phải chăng người Việt Nam ta muốn làm khác đi để không ảnh hưởng đến tử vi phát xuất từ nước Tàu?

I- TỬ VI: Theo quyển “Tử Vi Đẩu số do nhà lý học uyên thâm đời Tống là Trần Đoàn tức Hi Di Tử lập ra” Sau lại được nhiều nhà lý học khác bổ sung, diễn dịch, triển khai và xếp đặt thành một môn học có hệ thống rành mạch. Trong phần

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 146

Page 7: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

lá số lập thành và luận đoán có nói : “Hợi – Mão – Mùi” là tam hạp. Nhị hạp là Mão Tuất. ( Chó và mèo nghịch nhau tại sao là nhị họp?) Trong quyển Tử Vi Đẩu Số Tân Biên xuất bản năm 1957 tại Sài Gòn (trang 39 vẫn cho rằng tuổi Mão tượng hình là con Mèo.)

Trong phần phối họp Ngũ hành, ngũ sắc, định bát quái và phương hướng thì người tuổi Mão thuộc Âm, mạng Mộc, màu Xanh, bát quái thuộc Cung Chấn, phương hướng là Chính Đông.

Tháng Mão là tháng Hai âm lịch. Giờ Mão là từ 3 giờ đến hết 5 giờ sáng

Về hình tượng thì Mão có hình tượng mở hai cánh cửa, vì vậy tháng hai âm lịch là tháng Mão còn gọi là Thiên Môn (cửa trời).

Người Tuổi Mão: Tổng quát mà nói thì tính tình hòa dịu, cởi mở, minh bạch, lạc quan yêu đời. Thích tự do không chịu gò bó. Thích an nhàn nhưng lại ham vui. Tự tin, không có ỷ lại vào người khác. Tuổi được nhiều người thương mà không biết. Lúc nhỏ nhiều cơ cực đến trung niên mới khá hơn.

Vài Câu Ca dao về MÈO Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đằng xa Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo Mèo lành ai nỡ cắt tai Gái kia chồng rẫy khoe tài gì em Mèo hoang lại gặp chó hoang Anh đi ăn trộm gặp nàng nhổ khoai Mèo lành ở mả bao giờ Của yêu ai có bày ra ở ngài

Mèo ngao cắn cổ con cầy Con cầy vật chết cả bầy mèo ngao. Mèo tha miếng thịt thì đòi Kểnh tha con lợn mắt coi trừng trừng (Mèo tha miếng thịt toan đòi Hùm vồ con lợn, mắt coi trừng trừng) Con mèo mà trèo cây táo Bà già lơ láo, mắng chưởi nàng dâu Dâu nằm dâu khóc tỉ ti: Thà phu Gia Định, Cu li Sài Gòn Con mèo nằm bồ lúa vênh râu Thấy con chuột chạy ngóc đầu kêu ngao Con mèo trèo lên cây táo Mồ hôi chưa ráo, áo cụt chưa khô Dầu mà anh có nơi mô Em nguyền thác xuống ao hồ trọn danh Con mèo đập bể nồi rang Con chó chạy lại phải mang lấy đòn Mèo tha miếng thịt xôn xao Kểnh tha con lợn thì nào thấy chi Mèo thấy mỡ, mèo thèm chết giãy Mỡ thấy mèo mỡ nhảy tê tê Thịt kia ươn muối, mèo chê không thèm. Con mèo con chuột có lông Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai Con mèo con mẻo con meo! Ai dạy mầy trèo, mầy chăûng dạy tao Mắt mi xanh sáng như sao Móng mi bén ngót, tiếng ngao dậy trời. Con mèo lành sao kêu con mèo vá?! Con cá không thờ sao gọi cá linh!? Con mèo con mẻo con meo Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà

Con mèo con mẻo con meo Ba con cắn lộn buổi chiều hôm qua Mèo hoang cắn lộn mèo nhà Ba con cắn lộn buổi chiều hôm qua

Con mèo con mẻo con meo Vồ con chuột béo nhảy leo xà nhà

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 147

Page 8: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

LINH TINH Một mối tình chân thật , một đôi bạn tri kỷ

làm nhiều người cảm động: Mỗi buổi sáng một con mèo màu vàng từ trong nhà ra sân sau để đón người bạn nai tơ cùng có bộ lông màu giống như mình từ cạnh bìa rừng đến. Thật đúng hẹn, Cả hai mèo và nai quấn quýt bên nhau dưới nắng ấm của ban mai.

Ngày qua ngày, đôi bạn vẫn gặp nhau, không vì danh lợi, không vì tiền bạc, ngay cả không vì “X” . . . Không phân biệt chủng tộc hay nghèo giàu.

Mặc cho thế sự chua ngoa- Mèo nai đúng hẹn ngày ngày bên nhau

Mèo bắt chuột và tha đi

Liếm lông, chải chuốt cho nhau (Social grooming in a pair)

Khi mèo có con nhỏ, nếu người, hoặc con vật nào đụng đến con của nó. Nó biết được nhờ đánh hơi-(Mũi mèo rất nhạy) thì lập tức tha con đi nơi khác- Cho an toàn hơn.

Khi mèo “ bắt cặp” thì trước đó mèo đực vuốt ve, cắn cổ con mèo cái đến khi nào mèo cái “chịu” và

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 148

Page 9: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

sẵn sàng. Nếu không thì mèo cái kêu lên những tiếng “Ngo ao, ngo ao” thật to để cho mèo đực không còn theo đuổi nữa..

149

Một bày mèo con vừa chào đời- Mắt chưa mở

Một mèo con vừa mở mắt

Tập leo trèo là bài học vở lòng của các chú mèo

con

Tập nhảy múa là những bài học và cũng là sở thích

của mèo Trong các phim ảnh nổi tiếng có người

dơi, người mèo. Nhứt là bộ phim hoạt họa “ Tom and Jerry” do William Hanna và Joseph Barbera thực hiện đã thắng nhiều giải (Academy award và các giải Oscars) ai ai cũng thích, không chỉ có trẻ con. Không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn phổ thông cả Thế Giới.

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010

Page 10: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

Mèo Tam Thể còn gọi là mèo Tam Sắc là mèo có lông ba màu: trắng, vàng, đen được người Trung Hoa và Việt Nam rất ưa chuộng và xem đây là mèo quý. Ở Mỹ và Châu Âu rất hiếm có mèo Tam Thể nầy.

Ơ Thụy Điển và Thụy Sĩ xem biểu tượng

Mèo là điều may mắn. Ngày ra đường nếu gặp mèo là suốt ngày gặp được hên.

Freyja- thần của tình yêu, một nữ thần đẹp nhứt, mỹ miều nhứt , khả ái nhứt nhưng lúc nào cũng đi chung với một cặp mèo.

Ở Trung Hoa có câu chuyện “Linh Miêu Hoán Chúa” ø. Vì tranh giành ngôi Hoàng Hậu mà Lý Thần Phi khi sanh con trai bị tráo là con mèo. Về sau được Bao Hắc Tử (Bao Công) còn được gọi là Bao Thanh Thiên, thiết diện vô tư ở Phủ Khai Phong, là vị quan chí công vô tư, thanh liêm chính trực xử án và minh oan cho bà Lý Thần Phi . Đức vua cung nghing về triều làm Thái Hậu và Hoàng Thái Hậu. Câu chuyện được dựng thành phim. Nhứt là gần đây bộ phim “Bao Công Xử Án” làm thành nhiều tập do nhà đạo diễn kiêm kịch bản

Kiêm Sư Quần làm diễn viên chánh thủ vai Bao Công. Bộ phim khá dài do Đài Loan sản xuất từ cuối Thiên Niên Kỷ và được Trung Quốc đầu tư và làm thành phiên bản mới đã làm nhiều triệu người Tàu, Đài Loan và Việt Nam say mê theo dõi.

Câu chuyện “Ly Miêu Tráo Chúa” xem ra

thật vô lý, nhưng cũng xảy ra tại nước 1001 đêm. Câu chuyện cũng là “Linh Miêu Tráo

Chúa” nhưng ly kỳ hơn, hấp dẫn hơn. Tại xứ BaTư ngày xưa có 3 chị em. Người em út thì dáng mạo tuyệt trần, tánh tình hiền lương lại được kết duyên với đức vua đang trị vì. Hai người chị thì xấu xa từ dung nhan đến tánh nết , thường hay ganh ghét và tìm cách làm hại em của mình. Khi người em sanh đứa con đầu lòng là hoàng nam thì 2 chị lại thế vào là con chó. Hoàng nam thứ hai lại thế bằng một con mèo. Người con thứ ba là một công chúa thì thế vào là một khúc gổ. Đức vua không còn chịu đựng trước một hoàng hậu sanh ra 3 quái thai nên truyền lệnh nhốt vào căn phòng chỉ có một cửa sổ. Hai hoàng tử và công chúa thì bị bỏ vô thùng thả trôi theo dòng sông trong hoàng cung quanh qua vườn thượng uyển. Được viên quan giữ vườn vớt lên nuôi dưởng cho ăn học thành tài và xem chúng như là con ruột của mình. Trước lúc chết hai vợ chồng viên quan giử vườn thượng uyễn xây cho một một biệt thự thật lộng lẩy, nguy nga mà cả thế gian chưa từng có. Nhiều người hiếu kỳ khắp mọi nơi đến chiêm ngưỡng. Trong số đó có một thiếu phụ hiền lành cốt cách phi phàm nói: “Ngôi biệt thự thật hoàn mỹ nhưng còn thiếu 3 báu vật : Thứ nhứt là con chim biết nói, thứ hai là nước vàng, thứ ba là cây biết hát”. Nghe nói đến 3 báu vật, công chúa như người đi trên mây, tối ngày cứ mơ tưởng và ước ao làm sao có được. Hai người anh thấy em mình buồn buồn nên muốn đi tìm báu vật. Sau khi đi 21 ngày trên lưng ngựa, cả hai vị hoàng tử đều thấy một cụ già ngồi theo kiểu kiết già, đầu tóc bạc

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 150

Page 11: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

phơ với bộ râu dài tận đất. Hai vị hoàng tử thủ lễ và cung kính hỏi: “Bạch ngài, cho cháu hỏi nơi nào có 3 báu vật, chim biết nói, nước vàng và cây biết hát”. Cụ già bảo cứ theo cục đá nầy chỉ đường. Cục đá tự lăn đi trước thật nhanh, ngựa phải phi nước đại mới đuổi theo kịp. Khi cục đá ngừng lại, thì trước mắt là dảy núi cao. Chỉ một con đường mòn nhỏ lên tận đỉnh núi, hai bên là những tảng đá đen và đá trắng tạo ra cảnh thần tiên huyền bí. Ngoài ra những âm thanh ghê rợn làm 2 vị hoàng tử phải quay đầu nhìn lại. Vừa quay đầu nhìn lại thì cả thân hình đều hóa đá…Câu chuyện thật dài và hấp dẩn. Hấp dẫn ở chổ chính Hoàng Hậu cũng tưởng rằng mình sanh ra chó, ra mèo. Chính ông quan cai quản vườn thượng uyển cũng chẳng biết những hài nhi mình nuôi xuất xứ từ đâu. Sau khi vợ chồng già chết thì 2 hoàng tử và công chúa cũng nghỉ mình là con ruột của chủ biệt thự nầy. Nay thì hai người anh lại bị hóa đá. Bí mật trong thâm cung làm sao bật mí. Chỉ nhờ vào nghị lực của cô công chúa, nàng theo gót người anh, nhưng quyết chí đi thẳng lên đỉnh núi. Không bị chi phối ngoại cảnh, không bị cám dổ bên ngoài nên nàng tìm được con chim biết nói, nước vàng và cây biết hát. Con chim bảo nàng nhỏ vài giọt nước vàng lên tượng đá. Tượng đá biến trở lại là 2 hoàng tử như xưa. Con chim quý còn sắp xếp cho 2 hoàng tử gặp vua và nói lên sự thật về thâm cung bí sử. Đức vua mừng mừng tủi tủi, đoàn tụ với các con và tự trách mình sao mà dễ tin chuyện người đẻ ra mèo .

Khu mộ đá ở Kim Bôi như tượng người hóa đá

Ở Việt Nam có chuyện mèo lại hoàn mèo cũng hay và thật ý nghĩa.

Xưa có một ông nuôi một con mèo, nghĩ rằng, con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có ai hơn nữa, mới đặt tên cho là "trời".

Một hôm có người đến chơi. Thấy chủ nhà gọi con mèo là "trời", người bạn ngạc nhiên hỏi: - Sao ông lại dám gọi nó là con "trời"?

Chủ nhà đáp: -Con mèo của tôi quý hóa có một, gọi nó là con mèo không được. Phải gọi nó là con "trời" mới xứng đáng, vì không ai hơn được trời.

Người bạn nói: - Thế mây chẳng che được mặt trời là gì?

Chủ nhà bảo: - Thế thì tôi gọi nó là con "mây" ! - Thế nhưng gió lại đuổi được mây? - Thì tôi gọi nó là con “gió"! - Thế nhưng bức thành lại cản được gió? - Thế thì tôi gọi nó là con “thành"! - Thế nhưng chuột khoét được thành? - Thế thì tôi gọi nó là con chuột! - Thế nhưng mèo lại bắt được chuột?

Chủ nhà nghĩ một lát rồi bảo: - Thì tôi lại cứ gọi nó là con mèo như trước vậy.

Người bạn vỗ tay cười và nói: - Thế có phải là: mèo lại hoàn mèo như câu tục ngữ ta vẫn thường nói không?

1. Mèo mẹ nhận nuôi sóc con Khi Lisa Reichel – một phụ nữ sống tại

Wilmot, Mỹ, phát hiện thấy một chú sóc nhỏ bị rơi từ cây phong sau vườn nhà mình xuống đất, cô đã làm tất cả mọi thứ để cứu sống nó. Cô Reichel nhanh chóng gọi cho Trung tâm động vật hoang dã để nhận được sự giúp đỡ. Một nhân viên tại trung tâm này đã chỉ cho cô cách sử dụng bình sữa để chăm sóc chú sóc nhỏ này, tuy nhiên, phương pháp này thực sự không hiệu quả.

Cô Reichel cho biết: “Chú sóc còn quá nhỏ, thậm chí nó còn chưa mở mắt. Tôi nghĩ nếu tôi không làm điều gì đó khác thì có lẽ nó đã chết.”

Khi đó, Reichel chợt nhớ tới “mèo mẹ” Jingles, cô mèo hiện đang chăm sóc 5 chú mèo con vừa mới sinh được vài ngày trước. Reichel đã nhẹ nhàng vuốt ve Jingles và đặt chú sóc nhỏ vào chung ổ với những chú mèo con để nhờ Jingles chăm sóc.

Reichel cho biết cô rất bất ngờ là Jingles không có hề phản ứng gì. Nó chỉ liếm nhẹ và chăm sóc chú sóc đáng thương như những đứa con của mình. Thậm chí cả những chú mèo con khác cũng sống rất hòa thuận và chưa hề bắt nạt chú sóc này.

Chú sóc con sống rất hạnh phúc với nhà mèo Jingles

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 151

Page 12: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

2. Khỉ nhận mèo làm con nuôi

Hình ảnh một chú khỉ đuôi dài chăm sóc một chú mèo con đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Anne Young ghi lại trong kỳ nghỉ tại Monkey Forest Park – Bali, Indonesia

Trong khi ghi lại những khoảnh khắc thú vị này, con khỉ trở nên rất kích động khi Anne mạo hiểm tiếp cận quá gần để chụp ảnh. Có lúc, nhiếp ảnh gia này đã thấy con khỉ này cùng một con khỉ khác đã trải một chiếc lá to để thử đặt chú mèo vào đó. Mẹ khỉ cảnh giác ngay cả với những con khỉ khác và đặc biệt không cho phép những con đực khác tiếp cận chú mèo.

Trong suốt thời gian quan sát, Anne thấy

chú mèo con tỏ ra rất thích thú khi được “mẹ khỉ” ôm ấp, còn “mẹ khỉ” thì tỏ ra thuần thục với vai trò chăm trẻ. Có lẽ chú mèo con này sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ khỏi bất cứ sự đe dọa nào.

Người ta không biết làm thế nào chú mèo con đã đến được trong vòng tay của mẹ khỉ…

nhưng hy vọng chú mèo sẽ sống bình yên với người mẹ nuôi này.

Tình bạn tươi đẹp giữa mèo đen và chó

Chú Chó tỏ ra than thiết với cô Mèo đen

Chị Mèo ngỏ tình cùng chú Chó con

Chuù meøo vaø naøng thoû baét ñaàu gặp nhau laøm quen

Đàn thỏ hai tuần tuổi ríu rít chạy theo mẹ mèo nuôi Pooh. Chủ của Pooh tìm thấy những con

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 152

Page 13: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

thỏ này trong vườn và mang về nhà gởi cho mẹ Mèo chăm sóc.

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 153

Tuần lễ của “Bạn Bè”, người ta đã lấy hình của ba chú mèo ôm nhau làm biểu tượng với câu châm ngôn như sau: Give thousand chances to your enemy to become your friend, But don't give a single chance to your friend to become your enemy

Hãy cho một ngàn cơ hội để người thù thành bạn bè. Nhưng đừng để một cơ hội mà bạn bè trờ thành là người thù của bạn.

Theo lời ông bà kể lại: Ngày xưa “Mèo mướp và Chồn hương” là những con vật hoang ngoài rừng thường hay tới nhà để bắt gà bắt vịt ban đêm. Những thợ săn ở Trà Vinh thường làm bẩy để bắt chúng. Có thể chúng là những con mèo đã hiện

diện ở miền Nam VN trước khi có du nhập các loại mèo từ Chân Lạp và Trung Hoa sang.

Nguyễn Nhựt Góp nhặt từ nhiều nguồn

Mèo Mướp

Chồn Hương

MỪNG THỌ 90 CỤ CỐ-VẤN TRẦN-XIỀU

Cưủ-thập xưa nay cũng hiếm người, Trần-gian gần thế-kỷ rong chơi Việt-Nam khuya sớm còn tất bật Đất Mỷ ngày ngày đã thảnh-thơi !

Bạn già lắm vị thầm ao ước Lớp trẻ bao chàng muốn tựa hơi !

Nhắc Ông: Hè tới đi...'giành chổ' ! (*) Picnic Trà-Vinh vẩn... tuyệt-vời !

Chân Thành (*) Dù đã cao-niên, Cụ TRẦN-XIỀU cùng Cụ HÀNG-CÔNG-THÀNH vẩn liên-tục làm nhiệm-vu 'giành chổ' cho 10 lần picnic Hè cuả Hội TV. Hai vị phải có mặt tại địa-điểm từ lúc trời còn mờ sương, vì sợ có nhóm người khác 'xí' mất !

Page 14: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 90 CỦA CỤ TRẦN-XIỀU

PHƯỚC đức trời ban hưởng tuổi vàng, NHƯ thuyền xuôi gió vững tâm an. ĐÔNG tây lèo-lái lòng hoan lạc, HẢI lộ đăng trình bến Giác sang. THỌ mạng dài lâu xin kính chúc, TỈ như cánh hạc mãi thêng-thang. NAM bang tỏa rạng thời tươi sáng SƠN thủy ngao-du thỏa mộng vàng

Toronto, 01.09.2011 CHÂU-KHANH (Chu-tiểu-Trà)

THƠ TẾU TRÈO ĐÈO

( nhân đi vườn avocado, trèo dốc tuột đèo, thấm mệt ngủ quên trên xe truck, thức dậy thì nước đã chảy)

Sáu chục còn gân vẫn cứ trèo Dốc cao mặc dốc ráng mà leo Hai tay mò mẫm bò lên dốc Một cẳng thong dong tuột xuống đèo Kiệt lực lờ đờ ôm vách đá Tàn hơi thim thíp ngủ lưng đèo Hồng trần bay bổng lên tiên cảnh Tĩnh giấc mơ màng vọng suối reo.

Tú Rệu 7/2010

HƯU TRÍ Hưu trí giờ đây sướng nhứt đời Suốt ngày thong thả chỉ rong chơi Nâng ly hỉnh mũi trà xanh ngát Nhấp chén trề môi mặt đỏ ngời Dưới mắt liếc nhìn câu thế sự Ngoài tai gát bỏ chuyện đương thời Còn làm ước đến ngày hưu trí Hưu trí đến rồi: lão đến nơi !

Tú Rệu 16/8/2010

THẰNG CON HƯ Phỏng theo “Lớn Bảc Nhỏ Không Nghe” của Hiền Đạo

ĐCD (Trích Đặc San Xuân <số 10> của Hội AHTV USA)

Thằng nhỏ ngày nay thấy phát rầu Bảo hoài, dạy mãi có nghe đâu Bảo khi cúi xuống, không co gối Bảo lúc quỳ lên, chẳng gật đầu Bảo chiếm mục tiêu thì rút cổ Bảo ra trận mạc lại co đầu Bao lần nhận lệnh không tuân lệnh Thằng nhỏ ngày nay thật thãm sầu!

Tú Rệu

BÀI HỌA

Con-cái chừ đây nhát thấy rầu Thằng gì bết-bát, giận chi đâu. Nhởn-nhơ địch sát bên khêu chiến, Trên dục xung-phong nó nghẽo đầu! Trận mạc trước kia từng dũng mãnh, Anh hùng nay lại phải hàng đầu! Ôi! Thời oanh-liệt còn đâu nữa? Nghĩ tới thương tâm, dạ héo sầu

Toronto, 09.09.2010 CHU-TIỂU-TRÀ

VỊNH BÁC-SĨ

(Trích ĐS Xuân Canh Dần 2010 của Hội AHTV USA)

Sáng xách kim đi tối xách về Kim dài, kim ngắn chích ai chê Tay nâng kim nhọn đâm ngay buống Tay mở dây thun vứt cạnh lề Ưởn ngực bênh nhân rên nhức nhối Thẳng người Bác-Sĩ nạp đê mê Chích mau, chích chậm tùy theo lúc Một chổ chích hoài chẳng thấy ê!

TÚ-RỆU

BÀI HỌA 1 Đi thăm Bác-Sĩ thiếp vừa về Bác-Sĩ như vầy thật đáng chê Kim chích trên tay đâm lạc hướng Ống nghe ở ngực đặt sai lề Kim đâm chưa tới nên còn nhức Thuốc đổ bên ngoài vẫn cứ tê Bác-Sĩ ra toa chưa đúng lúc Thôi đành phận ẩm với duyên ê!

TRẦN-THỊ-KIM-HOÀNG

BÀI HỌA 2 Xưa nay Bác-Sĩ vẫn đi về, Công việc từ tâm hiếm kẻ chê. Kim vắn, kim dài không hệ trọng, Miễn sao một phát đúng ngay lề. Bệnh nhân ưỡn ngực khi bơm thuốc, Bác-Sĩ nạp nhiều ắt chóng mê. Người bệnh xong rồi vui sãng khoái, Chích hoài một chổ chẳng hề ê!

Toronto, 09.09.2010 CHU-TIỂU-TRÀ

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 154

Page 15: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

Phi Đoàn MÈO ĐEN-ĐÀI LOAN V.Ng

Vào những đầu năm Tân Mão, chúng tôi xin cống hiến quí vị tin tức về con mèo Đài Loan theo tin trên các mạng mà chúng tôi xin ghi lại để bà con giải trí giúp vui.

The Lockheed U-2R/TR-1 in-flight Trước khi nói đến nguyên nhân thành lập

và sự hoạt động của phi đoàn có tên gọi là “Mèo Đen” của Đài Loan, chúng tôi xin phép lược qua vài dòng về cách vận hành đặc biệt của loại phi cơ gián điệp U-2 dùng để thám thính trên vùng trời Trung Hoa lục địa do phi đoàn nầy đảm trách. Phi cơ U-2 do hảng Lockheet Martin của Hoa Kỳ chế tạo. Phi cơ có dáng như con chuồng chuồng, thân mình thon và gầy. Hai cánh rộng và dài, khoảng cách giữa hai đầu cánh đo được 103 feet, nhưng thân mình nó chỉ non 90 feet. Loại phi cơ gián điệp nầy luôn được đậu trong “hăng-ga” và có người canh giữ 24/24 rất nghiêm mật. Khi bay, phi công phải trang bị y phục của phi hành gia trong không gian, vì thế khi phi cơ còn ở dưới đất, phi công có tầm nhìn bị giới hạn, và mọi di chuyện của phi cơ khi còn ở dưới đất cần phải có hai xe chạy theo sau hai bên phi cơ giúp phi công quan sát phụ và bảo đảm an toàn cho phi cơ qua tần số liên lạc nhau.. , Cánh của U-2 quá dài so với thân mình của nó, nên cần phải có hai bánh xe phụ nâng hai bên cánh, khi phi cơ rời phi đạo thì hai bánh xe nầy được gở bỏ.

155

Phi cơ U-2 bay lên trong tic-tắc với độ cao 10,000 feet trong một phút rồi biến mất, trong vòng bốn phút phi công cho nó lên đến độ cao 40,000 feet, cao hơn các phi cơ thương mãi, phi cơ được tiếp tục bay lên tới 13 dậm cách quả đất, rồi đến 60,000 ft độ cao mới bình phi ở vùng làm việc. Phòng lái của phi cơ được chế tạo có điều hòa áp xuất ở độ cao gần như vô trọng lực. Trong suốt 50 năm U-2 hoạt động từ khi rời xưởng chế tạo, chưa có loại phi cơ nào trên địa cầu nầy qua mặt được U-2 vì mỗi chiếc đã hoàn tất trên 70 phi vụ hoạt động tối thiểu 11 giờ ở trên vùng làm việc ở độ cao

trên 60,000ft-70,000ft, ngoại trừ phi thuyền con thoi cũng của Hoa Kỳ chế tạo. U-2 bay rất cao, có khả năng thám thính tình báo gián điệp mà không vi phạm không phận. Nó chỉ cần làm việc với tầm nhìn hai bên dưới cánh 300 dậm mỗi bên. Với dụng cụ có thể nhìn xuyên mây 14 dậm, và nghe rỏ tiếng nói cùng với hình ảnh dưới nó. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, máy bay gián điệp nầy được Hoa Kỳ bí mật trang bị cho Không Lưc của Trung Hoa Dân Quốc trong thời Tổng Thống Tưởng Giới Thạch còn tại chức. Phì đoàn bí mật nầy có tên là “Black Cat 35”, nói theo tiếng Việt là “Mèo Đen 35”, thực hiện những phí vụ bí mật khấp cả Hoa Lục. Phi đoàn Mèo Đen nầy hoạt động từ 1961 đến năm 1974. Ông Chuang Jen Liang nhắc lại, sau cái lần may mắn thoát chết do hỏa tiển từ dưới phóng lên, khiến ông không thể ngủ suốt mấy tuần lể với mình mẫy đẩm ướt mồ hôi, mà không thể tiết lộ với bất cứ người dân Đài Loan nào, dù là người thân của ông trong gia đình. Bây giờ, đã hơn bốn thập niên qua, ông mới có cơ hội, ôn lại kỷ niệm xưa với các cựu phi công cùng phi đoàn, là lúc nầy ông đã 73 tuổi rồi, và ông nghỉ là ông rất tốt số mới còn sống để gặp lại bạn bè.

Huy hiệu của Phi Đội Black Cats

Ông Chuang trưng bày những thành tích ông có được với Phi Đoàn Mèo Đen 35, người thường bay cao hơn 20,000 m (65,000ft) để lấy tin tức trên Hoa Lục, mà mỗi phi vụ xem cái chết đến với mình dễ dàng. Với cao độ nầy ngoài tầm hoạt động của các phi cơ quân sự của Nga và Trung Cộng. Nhưng lại là bia cho hỏa tiển SAM rất dễ dàng. Thế nhưng ông nói nếu có cơ hội ông vẫn vui lòng tiếp tục thực hiện chuyến bay trở lại.

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010

Page 16: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

Sự hình thành phi đoàn nầy là ưu tiên tối ưu của Hoa Kỳ cần có những tin tức tình báo cần biết về các động thái của quân đội cộng sản Trung Hoa và những tin tối cần thiết mà các vệ tinh do thám không thể cung cấp được. Nhờ vậy mà quan hệ giữa Washington và Taiwan là cơ sở cho mối bang giao nhau để Hoa Kỳ biết được tin tức tình báo quan trong của xứ Trung Hoa cộng sản nầy. Theo tin của Trung Tướng Tư Lênh Không Quân Taiwan-Wang Mu-Jing, công cuộc săn tin càng gia tăng và tốn kém khi điểm cao Cold War đến tột đỉnh, phi đoàn Mèo-Đen U-2 phải gia tăng số phi vụ bay thường xuyên hơn và mỗi phi vụ U-2 là chuyến bay nguy hiểm nhất của người sỉ quan Không Quân Trung Hoa Quốc Gia thời bấy giờ. Chỉ với 28 phi công là thành viên cơ hửu của phi đoàn Mèo Đen suốt thời gian hoạt động, mà bốn người chết vì SAM bắn rơi ở Hoa Lục, trong khi hai người khác bi bắt làm tù binh, biệt giam cấm cố suốt 20 năm, sáu người khác phải bỏ mình trong các phi vụ huấn luyện. Một trong những mục tiêu ưu tiên mà Phi Đoàn Mèo Đen cố lấy tin tức cho được trong thời gian thập niên 1960, là lúc Trung Cộng cho nổ hàng loạt chương trình nguyên tử của họ. Tin tức tình báo mà đáng quan ngại nhất sau khi Trung Cộng cho nổ trái bôm nguyên tử cực mạnh trong tháng 10 năm 1964.

Phù hiệu của một Phi Công Black Cat

Từ tin tức tình báo nầy, Hoa Kỳ lo sợ là Trung Quốc đã có bôm Hydrogen trong kho vủ khí của họ, nên phi đoàn Mèo Đen phải thực hiện phi vụ thả hai bộ phận cảm ứng (sensor devices) tối mật với cái tên là “Tabasco” trong ngày 7 tháng 5 năm 1967 trên địa điểm thử bôm Lop Nor, về phái tây bắc của Trung Quốc. Lý do phài thả bộ nầy xuống vì chổ thử bôm nầy quá xa với Taiwan, nên phi công Chuang phải cất cánh từ một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở bắc Thái Lan, khi bay đến nơi,

anh ta thả hai (2) vật cảm ứng nầy dài lối 2m xuống sa mạc, nơi cho nổ bom thử nghiệm rồi trở về. Sáu tuần lể sau, hai vật cảm ứng nầy chuyển về Đài Bắc (Taipei) những tín hiệu báo cho biết chắc chắn là Trung Quốc đã thử nghiệm quả bom Hydrogen đầu tiên. Sau đó các phi vu vẫn tiếp tục làm việc, tuy ngoài tầm hoạt động của phi cơ MIG truy cản, nhưng những cột khói do hỏa tiển từ đất phóng lên rượt đuổi chúng tôi thường xuyên.

'Black Cat' Squadron’ của Không Lực Đài Loan

Ông Chiu Sung Chow, cựu thành viên Mèo Đen, phải bẻ cần lái liên hồi để tránh hỏa tiển đang tiến về gần phi cơ ông trên nền trời Dalian (Trung Quốc), trong khi đèn đỏ và còi báo động khẩn cấp reo vang, ông nghĩ phi cơ sẽ bị trúng hỏa tiển, nhưng may mắn ông thoát được cột khói bám theo ông. Ra khỏi vùng Dalian là phi vụ cuối cùng của phi đoàn Mèo Đen. Năm sau đó, quan hệ giửa Washington và Bắc Kinh có thay đổi, nên những áp lực giửa eo biển Đài Loan cũng êm diệu hơn. Tin tức tình báo không còn là bí mật quan trọng nữa, nên nhiều nơi đều biết hoạt động của phi đoàn Mèo Đen. Tên của hai phi công đã hy sinh được làm tên của nơi huấn luyện của không quân Đài Loan, và bộ quốc phòng của Đài Loan mở những cuộc triển lảm trong tháng 10 để vinh danh các phi công của phi đoàn Mèo Đen Hành động nầy để tuyên dương thành tích của phi đoàn Mèo Đen đóng góp cho Hoa Kỳ và cũng nói lên sự quan trọng cho bang giao giũa Hoa kỳ và Đài Loan. Không cần ngờ vực gì, ai cũng biết những phi vụ gián điệp tối mật của phi đoàn Mèo Đen đã giúp sự xích lại gần nhau về quân sự của hai xứ.

V.NG

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 156

Page 17: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

NỔI HẬN TRÊN ĐƯỜNG LIÊN-TỈNH 7 Nối liền hai thị-xả TRÀ-VINH và VỈNH-LONG

Con đường liên-tỉnh 7. Đây là liên-tỉnh-lộ nối liền hai thị-xả TRÀ-VINH và VỈNH-LONG, có độ dài khoảng 60 cây số. Tuy nhiên, ngoài người dân sống trong thị-xả Trà-Vinh và cư dân hai bên đường này, người ở các nơi khác cuả Trà-Vinh hầu như ít người biết đúng tên cuả nó. Người ta chỉ gọi đơn-giản đó là ‘đường đi Vỉnh-Long’. Đối với người dân Trà-Vinh, cũng như với riêng tôi, nó hiện hưủ một cách dịu dàng, thân thương, tự nhiên như một người thân trong cuộc đời. Nó là cưả ngỏ đưa người Trà-Vinh đi đến mọi miềm đất nuớc và ngược lại, đưa người từ mọi miền đất nước đến với Trà-Vinh. Từ năm 1969, khi Cọng-Sản miền Bắc Việt-Nam phát-động cuộc chiến xâm-lược, được che dấu dưới danh xưng cuả một tổ-chức trá hình, gọi là MẶT-TRẬN GIẢI-PHÓNG MIỀN NAM, thì khắp miền Nam nói chung, con đường Liên-Tỉnh 7 nói riêng, đả bắt đầu cuộc trao xương đổi máu giưả những người Việt-Nam không cùng ý-thức-hệ: TỰ-DO & CỌNG-SẢN. Cho dù được ngụy-trá dưới danh xưng nào, người miền Nam vẫn nhận chân được mặt thực là Cọng-Sản Bắc-Việt nên vẩn gọi họ là Việt-Cọng (VC) ! Với chủ trương ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn mọi sinh-hoạt cuả xả-hội, hoạt-động chính yếu cuả VC trên liên-tỉnh-lộ 7 là ‘đấp mô, chận xe dân sự bắt người và phục-kích, tấn-công các cơ-sở, các đơn-vi Việt-Nam Cọng-Hoà (VNCH) di chuyển trên trục lộ này.’

Cầu Măng Thít trên đường LTL 7

Đấp mô & Phá mô Đấp mô là một chiến-thuật quấy nhiểu không kém phần lợi hại, vưà ngăn trở giao-thông, vưà tạo thế phục-kích tấn công các đơn-vị Nghiả-Quân đi... phá mô, cho nên VC thực-hiện rất thường xuyên, nhất là khi trời tối (đêm không trăng). Chỉ khổ cho người dân sống gần hai bên

trục lộ, cứ trời sụp tối là ‘mấy ổng’ (họ gọi VC) về gỏ cưả bảo vác cuốc, xẻng đi đấp mô; đấp được năm bảy cái mô thì đã quá nửa đêm, thậm chí có khi gần sáng. Vì đâu phải đi đấp mô ở chốn không người, có khi còn mất mạng vì bị Nghiả-Quân phục-kích nưả ! Mà không đi thì lại càng dể mất mạng với các ‘đồng-chí’ ! Đấp mô xong về quăng cái cuốc, thay quần áo, ngả lưng lên giường chợp mắt chưa mấy chốc thì lại nghe tiếng ồn ào kêu cửa! Thì ra trời đã sáng tỏ, Nghiả-quân trên đồn đến gọi vác cuốc đi...phá mô ! Riêng những người phục-vụ hoặc có liên-hệ mật-thiết với chánh-quyền miền Nam, Việt-Nam Cộng-Hoà, thi e ngại nhứt là VC chận xe đò và các phương tiện di-chuyển dân-sự để bắt người ! Đó cũng là mối hận cuả không ít người trên trục lộ này. Trong đó có...Tôi !

Chuyến xe định-mệnh ! Thời gian ấy, 1966, tôi đang phục-vụ ở Cần-Thơ, vì gần gủi nên cũng thường đi, về Trà-Vinh, mặc dù vẩn biết ‘nạn’ VC chận xe đò thường xảy ra. Song, chưa thấy quan-tài chưa đổ lệ ! Cho đến tháng 8 năm đó, một chuyến đi khổ nạn đã đến với tôi. Hôm ấy là một chiều Chũ-nhật, chuyến xe đò cuối cùng rời bến xe Trà-Vinh khỏang 4 giờ chiều đề đi về Cần-Thơ ; những ai trể tràng đều cố dồn lên nên xe chật ních, tôi ngồi ép người tại vị-trí sau chót cuả một băng đặt dọc theo mình xe, kiểu xe này mở cửa ở phiá sau, trên cái bệ bên ngoài xe có mấy anh cán-bộ Xây-dựng nông-thôn (XDNT) ‘đeo’ sau rốt ! Tôi nhận ra họ qua bộ bà-ba-đen cuả ngành ấy. Khi xe qua khỏi cầu Ba-Se độ bốn năm trăm mét, phiá bên phải cuả hướng xe là khu vườn cuả Phước-Hưng-Long (tên một tiệm trong thị-xả?), chợt nghe ồn ào tiếng thét : Ngừng lại, ngừng lại ...! Và xe thắng gắp, tôi chưa kịp biết chuyện gì xảy ra thì thấy mấy anh cán-bộ XDNT nhảy xuống tuôn chạy về hướng cầu Ba-Se.... và ngay sau lưng họ là một tên VC cầm súng lục (loại roller ? VNCH trang bị cho ngành Cảnh-sát), rượt theo vưà bắn....tầm bắn chỉ độ 5m; thảng thốt, bàng hoàng ... tôi nhìn theo họ và nghỉ không thể nào thoát chết....Nhưng, 6 viên đạn đã bắn hết... không thấy ai ngả xuống...Ba người cán-bộ XDNT đã chạy thoát khá xa... Tên VC không theo nửa, vì đạn trong ổ đã hết (loại súng này chỉ có 6 viên trong ổ nạp). Phần tôi bị kẹt trong thế ngồi chật chội, muốn

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 157

Page 18: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

thoát ra thì cũng đã muộn. Bọn VC hét mọi người xuống xe... và chúng lập tức luà tất cả hành khách vào sâu trong vườn ...trong khi tiếng súng cuả Nghiả-quân từ đồn Ba-Se cũng đang dần dần gần hơn....Một trận chạm trán nhỏ, do một tổ VC ở lại bắn ngăn chặn...Và rồi chúng tôi bị đẩy đi càng lúc càng xa....Thế là, tôi đã lọt vào tay kẻ địch.

Sào huyệt du kích VC trong rừng

Bạn bè thời tao-loạn... Trong số hành-khách cùng bị bắt, tôi cũng có vài người quen, nhưng sao tự nhiên mà không ai nói với ai lời nào. Mọi người đều bơ phờ, tả tơi, lem luốt vì càn qua những cánh rừng rậm, những miếng ruộng bùn lầy. Một sự im lặng trong tâm-trạng hải-hùng, ngay cả những người tôi nghĩ họ thật sự là ‘dân thường’, nghiả là không liên hệ gì đến chánh-quyền hay quân-đội Quốc-gia. Sau khi đã lọt hẳn vào ‘vùng sâu’, gọi là vùng giải-phóng, chúng tôi bị chia nhỏ ra nhiều nhóm, nhóm cuả tôi còn lại 5 người, ở trong nhà cuả gia đình một nguơì dân và họ bắt đầu cuộc thanh-lọc, để hoặc bắt, hoặc tha. Phần tôi, trước khi bắt đầu cuộc thanh lọc, tôi đã lần lượt đối-diện với ba người bạn học, trong đó có hai người là bạn... thân! Họ đến ‘nhìn’ chúng tôi vơi tư cách là ‘cán-bộ cách-mạng’ (!). Người bạn thân thứ nhứt, đã cùng tôi ở chung nhà trọ thời Trung-học, đã từng nấu cơm chung, nhưng rồi sớm chia tay khi dã nhiều lần cải nhau về lý-tưởng... Quốc, Cộng ! Anh ta đã ‘ra bưng’ khi nhóm học-sinh-vận cuả VC trong thi-xả bị Công-An (Quốc-gia) phát hiện. Tạm gọi anh ta là TH., anh ta tiến đến trước mặt tôi, nhếch mép mỉm cười và nói: “Bây giờ thì anh biết thế nào là Cọng-Sản rồi đó!”. Tôi ở vào thế không thể trả lời, thầm biết anh ta còn cay cú về những lần hai đứa tranh luận gay gắt về Quốc-gia và CS khi còn ở trọ chung phòng. Người bạn thân thứ hai, tạm gọi là TA., anh này thì cò vẻ thoải mái hơn, hỏi han sức khoẽ,

gia-đình..., sau cùng anh kề vào tai tôi nói nhỏ :” Tôi biết anh đi sỉ-quan Thủ-Đức, nhưng anh muốn khai thế nào thì tuỳ anh, tôi không nói gì hết !”. Người bạn thứ ba, tạm gọi là TU., không thân lắm, song cũng quý nhau vì là bạn văn thơ thuở học trò. Anh ta vổ vai tôi và nói: ”Anh yên tâm, cứ thành-thật khai báo, cách mạng rất khoan-hồng !” (Sau 1975, lại bi lôi vào trại-cải-tạo, bài-bản này lại được nghe đến nhàm tai !) Và thế là số phận cuả tôi coi như đã được định đoạt !

(Về ba người bạn này, có một đã chết trong một lần trở vào công tác trong thị-xả Trà-vinh; hai người còn lại, sau khi VC chiến thắng, 1975, một là Tỉnh-uỷ-viên (TTVH), một là bí-thư thị-xả.)

Nghìn nổi nguy-nan. Chỉ cần diện-kiến ba người ‘bạn quý’, nay

đang đứng về bên kia chiến-tuyến, lý-lịch cuả tôi coi như đã phô bày. Hiển nhiên, họ không hỏi tôi gì thêm nửa, mà ngay trong đêm đó, họ áp- giải tôi về trại giam cuả Huyện Càng-long, với danh nghiả là: Tù-binh !

Trong trại giam đã có sẳn hơn 20 tù nhân, với đủ mọi thành phần: quân nhân, công chức và rất nhiều là dân-sự, không ít người cũng mang ‘nổi hận trên đường liên-tỉnh 7’ như tôi vậy. Phiá những người dân sự bị bắt vì nhiều lý do, phần lớn là bị ‘nghi’ làm điềm-điệp (điềm chỉ và gián-điệp) cho Quốc-gia ! Thậm chí có một thanh-niên chỉ vì cải lộn với ông bạn hàng xóm, giận quá mất khôn, nói: “mai mốt tao đi lính Nghiả-quân, tao xách súng về bắn chết mẹ mầy”. Chẳng biết anh bạn hàng xóm kia có phải là ‘dân nằm vùng’ hay không mà chỉ vài ngày sau cuộc chửi lộn đó, người thanh niên này bị ‘mấy ông tối trời’ (dân họ gọi VC), giưả đêm về gỏ cưả lôi đi.

Tù binh thời đang tranh chiến không đơn giản như trong trại-cải-tạo sau 1975. Điều đó là đương nhiên, vì cái chết không chỉ đến từ phiá địch mà ngay cả từ phiá... phe ta nửa ! Đó là các cuộc hành-quân cuả quân-lực VNCH; VC gọi là ‘địch.. càn’, rồi phi-cơ và pháo-binh ‘oanh-kích tự-do’, VC gọi là ‘phi,pháo’.

Địch đi... càn ! Đó là ba danh từ mà tù-nhân chúng tôi lúc

ấy kinh sợ nhất, mổi khi nghe trưởng trại giam cho người xuống thông báo và ra lệnh chuẩn bị sẳn sàng để... di-tản. Di-tản đây có nghiả là họ dẩn chúng tôi đi... ém ở một khu rừng rậm nào đó mà họ cho là các cánh quân cuả ta khó tiếp cận nhất. Ỡ đó đã được đào sẳn rât nhiều hầm lộ thiên, giống như chiến hào, song sâu đến ngập đầu và nước

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 158

Page 19: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

trong đó thì thường là từ ngực cho đến cổ. Bọn tù chúng tôi bắt buộc phải ngâm mình dưới đó, có khi cả ... ngày, trong tư thế bị trói dính thành chùm vào nhau, cho đến khi‘quân ta’ đã rút rồi ! Thực ra, đó cũng là nhất cử lưởng tiện, một là tiện cho nhóm canh giử, hai là cũng an toàn. Vì, bạn phải biết, bom đạn đầy trời, khi giờ ‘N’ cuả cuộc hành-quân đã điểm. Thường đầu tiên là một vài phi-tuần đánh bom trước vào những mục-tiêu mà phi-cơ trinh-sát chỉ-diểm (bằng một trái khói màu). Kế đến là hàng loạt pháo bắn cấp-tập, cũng do phi-cơ trinh-sát hoặc tiền-sát-viên cuả đơn-vi bộ-binh cho toạ-dộ, rồi thì trực-thăng vỏ-trang ‘dọn bải’ để đổ quân...Nếu có xảy ra ‘chạm địch’ thì khỏi nói ; bom đánh phủ đầu, pháo bắn tiếp-cận, rồi thi đại liên, tiểu liên, súng lớn súng nhỏ… cuả cả hai bên long trời lở đất, đinh tai nhức óc!... Ôi, hồi tưởng lại, sinh mạng người lính-chiến, cuả cả đôi bên, khi ấy thật mong manh như ngàn cân treo sợi tóc !

Có điều, cái làm nhóm tù chúng tôi ‘căng thần-kinh’ nhất không phải từ những thứ đó, mà ở chổ chúng tôi biết rằng nếu một cánh quân nào cuả phe ta, chẳng may(!), tiến được thẳng vào chổ chúng tôi đang ém thì toán VC canh giử chúng tôi sẽ ‘xuống tay’ giết hết chúng tôi trước khi bỏ chạy! Oanh-kích tự-do

(1) Pháo: Cái món này thi gồm có hai loại: phi cơ oanh tạc và pháo-binh bắn (tự-do) vào những điểm mà tình báo ghi-nhận hoặc nghi ngờ là có cơ sở hoặc đơn-vi VC . Cả hai loại đều từ... trên đầu rớt xuống và cũng làm ...tan xác như nhau. Pháo thì thường đánh vào ban đêm ! Chẳng hiểu các vị pháo-đội-trưởng cùng các pháo-thủ VNCH hồi ấy vì xa nhà, nhớ vợ con ngũ không được hay sao mà cứ nhè ban đêm nả đạn bất kể giờ giấc, khiến cho chẳng những VC, dân trong vùng ‘giải-phóng’... mà cả bọn tù chúng tôi cũng... lên ruột cầm canh ! Loại này thì nguy-hiểm nhất chỉ là... mấy loạt đạn dầu tiên, vì không ai kịp nhảy xuống hầm trú ẩn cả ! Từ lúc nghe tiếng đề-pa cho đến khi trái đạn rớt chi trong vòng vài mươi giây ! Cho nên loạt đạn đầu chúng tôi vẩn gọi đùa với nhau là ‘loạt đạn tử-thần’; nếu nghe nó viển-du vùng khác thì yên chí ngủ tiếp, còn nếu nó... quẹo xuống ngay điểm cuả mình mà may mắn, còn sống, thì mới ba chân bốn cẳng chạy ra nhào xuống hố để tránh mấy loạt đạn tiếp theo ! (Nếu được ‘anh đội’ mở còng kịp lúc, vì khi ngủ, tù binh bị còng chân dính chùm với nhau, từng chùm ba, bốn người !) Từ trong gian-nguy nó tạo cho con người sự nhận-định và kinh-nghiệm. Bị pháo thường xuyên rồi thì chỉ

nghe tiếng đạn đi cũng biết ‘nó’ có ghé thăm mình hay không ! Khi nghe nó rít E.E..E..e...e... mà kéo dài là ‘nó’ đi chơi chổ khác, còn nếu mới nghe tiếng è… è... è... một chút mà nó bổng ngả qua tiếng XÈ..XÈ..Xè...xịt..! là ngay lập tức: Ầm.. Ầm... Bấy giờ đúng là ‘trời kêu ai nấy... dạ !’.

Phi cơ quan sát L 19 (đầm già)

(2) Phi pháo: Tuy nhiên, nhiều kịch-tính hơn hết vẩn là phi-cơ oanh-kích ! dù sao thì trái đạn pháo cũng chỉ vài chục kg, còn trái bom thì có loại nặng đến 500 cân Anh (pound), gần 250 kg. Loại này thì đánh ban ngày là chánh; ban đêm cũng có, thường chỉ là một chiếc lẻ loi, bay ngang và thả, thường la hai quả bom xuống một điểm nào đó, rồi bay đi mất. Dân trong vùng ‘giải-phóng’ họ gọi kiểu này là... đánh bom trộm ! Nạn nhân cuả phi-vụ ‘đánh bom trộm’ này cũng là... hên xui, thường ít khi kịp xuống hầm trú ẩn. Giờ hảy nói về một trận đánh bom thông thường, ban ngày. Một buổi sáng trời trong, êm ả... Chợt nghe có tiếng ‘Đầm Già’ (VC và dân trong vùng sâu gọi loại phi-cơ trinh-sát L.19), bay ù,u.. từ phía thị-xả Trà-vinh, tiếng máy bay ‘Đầm Già’ càng lúc càng rỏ dần, rồi thì...kià, ‘nó’ đang quần ngay chổ vùng chúng tôi ở. Nó đang ‘kiém-chuyện’ đó ! Thế là chỉ muời lăm hai mươi phút sau, đã có tiếng ầm ì cuả hai chiếc phản-lực (cũng có khi là loại cánh quạt), ào ào bay tới và chúng đánh vòng rộng quanh chổ chiếc ‘đầm già’ đang tì ti tìm kiếm, chờ lệnh ! Cũng cần nói qua về các loại ‘hầm trú ẩn’ mà thời đó, trong vùng ‘giải-phóng’ được đào dày đặc, nơi nào cũng có, để bất cứ lúc nào, người dân và cán-binh VC cũng có sẳn để xử dụng, nếu cần. Có nhiều loại hầm, từ loại hầm lớn, có nắp che, có sức chứa cả chục người, đến những loại hầm lộ-thiên giống như chiến hào hay hố cá-nhân. VC dùng ẩn trốn ‘phi, pháo’ và cũng vừa dùng để ‘chống càn’. Chống càn là danh từ VC gọi hình thức từng tóan nhỏ du-kích núp bắn ngăn chặn các mủi tiến quân cuả ta, khi mà họ không có khả năng

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 159

Page 20: Hổ, Kém, Khải, Khánh, Khen, Kho ẻ, Lình, Long,aihuutravinh.com/dacsan/2011/DacSan-2011_Part8.pdf · nhớ gửi cho chúng tôi tập san quý báu ầy. Nhớ khỏang tháng

đánh trực-diện. Kiểu đánh này kết-hợp với hệ-thống mìn bẩy dày đặc làm thành một thế chiến-thuật du-kích-chiến rất lợi hại. Tại khu trại giam cuả chúng tôi, trốn bom, pháo là chánh nên có rất nhiều loaị hầm có nắp che.

Trở lại với hai anh phản-lực đang bay quanh để chờ chị ‘đầm già’ ra lệnh. Con đầm già chợt nghiêng cánh, chúi mủi xuống va phóng ra một trái hoả-tiển. Đó là trái khói màu ‘chỉ diểm’ và cũng là ‘lệnh’ cho hai anh phản-lực ‘chơi’ ngay khu vực đó ! Con đầm già cất mủi lên và bay một mạch ra xa, nhường không gian lại cho hai anh kên kên làm việc ! Thế là...một chiếc phản lực chúí xuồng, nhả ra một trái bom, cất lên, bay vòng ra xa; chiếc thứ hai chúi xuống, một trái bom... và cứ thế. Ít lắm cũng từ 8 đến 12 quả bom được lần lượt đánh xuống; tiếng bom nổ chát chuá, hợp với tiếng phản lực gầm rú, làm thành những âm-thanh ghê rợn, xé nát không gian một góc trời !

Nói thì nghe bình thường, đơn giản, nhưng người đang chịu giửa ‘trận bom’ thì có thể nói là ‘hồn-phi phách-tán’.

Thật nhanh, chiếc phi pháo chỉa muỉ về phiá mục tiêu

Một lần, hầm thì rộng cho cả chục người, thế mà có anh mới chun xuống khỏi cửa hẩm, thì nghe bom xuống, khiếp quá, chuí đấu, quay người ra đó không vô được nửa, mấy người còn ở ngoài la hét : “vô đi, vô đi !.....” . Anh ta nói :”hầm đầy rồi, không vô được nửa !”. Mấy người kia buộc lòng phải nhào qua hầm khác ; tớí khi tan cuộc, coi lại thì ra chi có mình anh ta đứng tại cửa hầm, bên trong thì chẳng có ai ! Một lần khác, các ‘anh đội’, tức toán VC canh giử tù, thì có hầm riêng, để vừa trốn bom mà cũng phải quan sát canh giử tù-nhân, có một anh đội lẹt bẹt chạy sau, chưa kịp tới hầm thi nghe bom xuống, khiếp quá, nhảy ngay vào hầm cuả tù-nhân, khẩu súng trường bá-đỏ dài ngoằng (loại súng cuả Liên-sô) lại cản ngang miệng hầm, anh ta phải bảo anh tù-nhân đang đứng sát miệng hầm “

Anh cầm dùm cây súng cho tôi..... .vô !”. Lúc ấy, người tù thi có súng mà ‘anh đội’ lại... tay không ! Thú đau thương: Nhìn bom rơi ! Nghe bom nổ ! Thượng-đế tạo ra con người và Ngài thật rộng lượng, đã ban cho họ mọi quyền tự-do (nhưng chủ-nghiả CS thì lại cướp đi !), kể cả cái tự-do tìm... cảm-giác! Vì thế, ngay cả trong hoàn-cảnh nghiệt ngả, bi thãm nhất, người ta vẩn có thể tìm được một cái gì đó... thú-vị ! Như chuyện một thanh-niên bị ‘TT’ (thất-tình), nao lòng nảo dạ đến muốn ‘TT’ (tự-tử) , thế mà anh ta cũng tìm được trong nổi đau thất-tình một cảm giác thú-vị nào đó để…làm thơ! Và người đời đã gọi nó là thú-đau-thương ?

Một vài lần đầu chui hầm trốn bom tôi cũng kinh hoàng, chui sâu, nép kín... và cũng không quên... đọc kinh cầu-nguyện ! Nhưng nhiều lần thì đã bắt đầu quen và cũng như mọi người có tín-ngưởng, tin rằng...giày dép còn có số ! Tính ‘tò mò’ trong tôi chổi dậy, tôi muốn ...tận mắt nhìn để biết mấy chú kên kên (máy bay đánh bom) này bay lượn và thả bom như thế nào ? Thế là cứ mổi lần trốn bom là tôi giành chổ đứng ở ngoài cùng, ngay miệng hầm (nói là vậy chứ thật ra chẳng ai thèm giành cái chổ đứng có phần nguy-hiểm này cả !); để từ vị-trí đó, tôi có thể... ngóng lên khỏi miệng hầm mà quan-sát mấy chú kên kên làm việc !

Nhìn bom rơi ! Phi-vụ đánh bom bao giờ cũng là một cặp

(hai) phi-cơ, lúc mới ‘vô vùng’, cả hai bay đánh vòng rát rộng, chiếc trước chiếc sau. Khi chị ‘đầm già’ phóng trái khói chi điểm và bay tè tè một hơi ra thật xa thì hai chàng sát-thủ bắt đầu gom vòng bay nhỏ lại, rồi với một động tác thật nhanh, chiếc bay trước chợt quay muỉ về phiá mục tiêu (có trái khói đánh dấu), chúi xuống và khi nó cất mủỉ lên thì một trái bom rời ra, trái bom bay ào ào xuống cùng với tiếng xé không khí nghe đến... rợn cả nguời ...ÉT... ÉT... ét... ét... ẦM !!!

Đầu tiên, tôi nghỉ là nhìn chiếc phản-lực bay lượn thôi, chứ đâu ngờ còn... nhìn được cả trái bom rơi xuống nửa ! Thế mới thật là thú-vị ! Với trái đạn pháo thì nhỏ, lại bay nhanh nên khi bay gần thì cũng chỉ nghe tiếng xé gió, song không thể thấy được. Ngược lại, trái bom thì to kềnh ; nếu ai có dịp thấy nó ở tại mặt đất, lúc chưa gắn vào phi-cơ, hẳn biết loại 500 pounds thì mình tròn cả một vòng tay ôm người lớn và dài đến hơn 1m, kể cả phần đuôi, gọi là cánh-ổn-định để giử hướng đi cuả bom cho chính xác.

Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 160