7
HỆ HÔ HẤP Chức năng của hô hấp là đem oxy vào tế bào và thải cacbonic ra Hệ thống hô hấp gồm đường dẫn khí là mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản. Phổi là nơi thực hiện chức năng hô hấp MŨI Là phần đầu đường dẫn khí của bộ máy hô hấp Hốc mũi được tạo nên bởi các xương: Xương hàm trên Xương khẩu cái Xương lệ Xương sàng Xương bướm Các xương xoắn: trên, giữa, dưới Trong ngách mũi dưới có ống lệ - tỵ Giữa hốc mũi có vách sụn ngăn đôi Hốc mũi thông với các xoang vùng mặt Niêm mạc mũi giầu mao mạch và chia làm hai phần Phần trên với chức năng khướu giác Phần dưới mang chức năng hô hấp tạo độ ẩm và sưởi ấm không khí. Biểu mô tuyến luôn tiết dịch nhầy để giữ bụi và vi khuẩn THANH QUẢN Là phần đầu của ống dẫn khí, chức năng chủ yếu là phát âm Vị trí ở trước yết hầu, dưới xương móng Thanh quản nam to hơn nữ 1-Cấu tạo: gồm 3 sụn đơn, 2 sụn kép -Sụn đơn: +Sụn giáp như quyển sách mở ra phía sau, gáy phía trước, có khuyết giáp trên và dưới +sụn nhẫn dưới sụn giáp +sụn thanh thiệt (sụn nắp thanh quản) hình chiếc lá, cuống dính vào góc giữa hai mảnh sụn giáp

Hệ hô hấp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Hệ hô hấp

HỆ HÔ HẤPChức năng của hô hấp là đem oxy vào tế bào và thải cacbonic ra

Hệ thống hô hấp gồm đường dẫn khí là mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản. Phổi là nơi thực hiện chức năng hô hấp

MŨI Là phần đầu đường dẫn khí của bộ máy hô hấp Hốc mũi được tạo nên bởi các xương:

Xương hàm trênXương khẩu cáiXương lệXương sàngXương bướmCác xương xoắn: trên, giữa, dướiTrong ngách mũi dưới có ống lệ - tỵGiữa hốc mũi có vách sụn ngăn đôiHốc mũi thông với các xoang vùng mặtNiêm mạc mũi giầu mao mạch và chia làm hai phần

Phần trên với chức năng khướu giácPhần dưới mang chức năng hô hấp tạo độ ẩm và sưởi ấm không

khí. Biểu mô tuyến luôn tiết dịch nhầy để giữ bụi và vi khuẩnTHANH QUẢN

Là phần đầu của ống dẫn khí, chức năng chủ yếu là phát âm Vị trí ở trước yết hầu, dưới xương móng Thanh quản nam to hơn nữ

1-Cấu tạo: gồm 3 sụn đơn, 2 sụn kép-Sụn đơn:+Sụn giáp như quyển sách mở ra phía sau, gáy phía trước, có khuyết

giáp trên và dưới+sụn nhẫn dưới sụn giáp+sụn thanh thiệt (sụn nắp thanh quản) hình chiếc lá, cuống dính vào

góc giữa hai mảnh sụn giáp-Sụn kép:+2 sụn phễu ,ở phía sau ngồi lên sụn nhẫn+2 sụn sừng ở trên 2 sụn phễu2-Các khớp và dây chằng:-Khớp chính+khớp nhẫn – giáp+khớp nhẫn - phễu-Dây chằng:+loại dây chằng nối các sụn với bộ phận lân cận+loại dây chằng nối các sụn thanh quản với nhauNhờ hệ thống dây chằng và khớp mà các sụn cử động dễ dàng3-Các cơ thanh quản:

Page 2: Hệ hô hấp

-cơ từ thanh quản đến các bộ phận lân cận có tác dụng nâng, hạ thanh quản, như cơ ức-giáp, cơ trên móng, cơ dưới móng

-các cơ riêng của thanh quản+cơ căng dây thanh âm: cơ giáp-nhẫn+cơ mở rộng thanh môn: cơ nhẫn - phễu sau+cơ làm hẹp thanh môn: cơ giáp phễu trên, cơ giáp phễu dưới, cơ nhẫn

phễu bên, cơ liên phễu4-Niêm mạc: phủ mặt trong thanh quản, trùm lên lớp niêm mạc là biểu

mô rungNiêm mạc thanh quản có chỗ dày lên tạo thành dây thanh âm:-2 dây thanh âm trên-2 dây thanh âm dưới, khe giữa hai dây này là thanh môn-khoảng giữa dây thanh âm trên, dưới là buồng MorgagniNhư vậy thanh quản vừa dẫn khí vừa là bộ phận tạo âm. Sự tạo âm có

thần kinh X chỉ huy.5-Mạch thần kinh-Động mạch tách ra từ động mạch tuyến giáp trên và dưới tới thanh

quản là động mạch thanh quản trên, dưới và động mạch thanh quản sau-Thần kinh: dây thần kinh thanh quản trên là một nhánh của dât số X Dây thần kinh thanh quản dưới một nhánh của dây thần

kinh quặt ngược.KHÍ QUẢN

Nối tiếp thanh quản ngang mức đốt sống cổ VI, tận cùng ở mứa đốt ngực IV-V, chia thành hai nhánh phế quản gốc

Khí quản dài khoảng 12cm, gồm 16 đến 20 vòng sụn hình cữ D nằm ngang, cung phía trước. Chúng gắn với nhau bằng các dây chằng. Thành sau có màng liên kết dính với thực quản. Niêm mạc có lớp biểu mô rung và tuyến tiết dịch nhầy

1-Liên quanMặt trước trên là tuyến giáp, trước dưới là quai động mạch chủMặt sau liên quan đến thực quảnMặt bên, phía trên liên quan với tuyến giáp, bó mạch thần kinh cổ,

phía dưới trái, liên quan dây thần kinh X trái, quai động mạch chủ, động mạch cảnh gốc, động mạch dưới đòn trái, bên phải là dây X phải, thân động mạch cánh tay đầu

2-Mạch do động mạch giáp trạng trên, dưới, động mạch phế quản tráiPHẾ QUẢN

Cả hai phế quản đi xuống, chếch ra sau, ngoài, vào rốn phổi mỗi bênPhế quản phải rộng và ngắn hơn bên trái, đến rốn phổi chia 3 nhánh

vào 3 thùy,trên, giữa, dướiPhế quản trái chia hai nhánh vào thùy trên, dướiMỗi phế quản hợp với bó mạch cùng bẹn tạo thành cuống phổiNiêm mạc có lông chuyển và tuyến tiết dịch nhầy

Page 3: Hệ hô hấp

Khi vào phổi, phế quản chia thành vô vàn nhánh, để thành các tiểu phế quản. Thành tiểu phế quản không có sụn và tuyến, nhưng có lớp cơ trơn

PHỔIPhổi bên phải lớnCó hình nón1-Đỉnh phổi: nhô khỏi xương đòn độ 2-3cm2-Đáy phổi ôm sát cơ hoành3-Các mặt:a) ngoài: hay mặt sườn uốn theo hình lồng ngựcb) dưới: hay mặt hoànhc) trong: hay mặt trung thất 4- bờ: có bờ trước, sau, dưới5-Cấu tạo:a)Phổi phải:Chia làm 3 thùy: +thùy trên chia làm 3 phân thùy

+thùy giữa có 2 phân thùy+thùy dưới có 5 phân thùy

b)Phổi trái có hai thùy, mỗi thùy có 5 phân thùyc)Phân thùy: chia thành các tiểu thùy. Giữa các tiểu thùy có tổ chức

liên kết, trong đó có thần kinh, mạch máu và bạch mạch . Mỗi tiểu thùy lại chia thành các tiểu phế quản rồi chia ra hàng trăm triệu phế nang. Hệ thống mạch tới tận các phế nang

6-Mạch máu thần kinh: Động mạch: xuất phát từ động mạch chủ ngực, chia ra 1-2 nhánh mỗi

bênThần kinh do thần kinh X và dây thần kinh giao cảm chi phối

MÀNG PHỔIPhổi được phủ một lớp thanh mạc gọi là màng phổi, thanh mạc gồm

hai là, lá thành và lá tạng. Lá tạng lách cả vào các khe liên thùy. Giữa hai là có khoang màng phổi, trong khoang có ít thanh dịch. Khi hô hấp hai lá không bị cọ sát vào nhau

Màng phổi được nuôi bởi động mạch phế quản, động mạch hoành, gian sườn và động mạch vú trong

TRUNG THẤTTrung thất nằm ở khoang ngực, giữa hai là phổiGiới hạn của trung thấtPhía trước là xương ứcPhía sau là cột sốngPhía dưới là cân giữa của cơ hoànhHai mặt bên là trung thất của màng phổiCuống phổi chạy qua trung thất chia trung thất thành làm hai phần

trước, sau, cuống phổi nằm trong trung thất giữa

Page 4: Hệ hô hấp

Trung thất trước có tim, tuyến ức và các mạch lớn(động mạch chủ, thân động mạc phổi, tĩnh mạch chủ)

Trung thất sau có thực quản, thần kinh phế vị, thần kinh giao cảm, động mạch chủ ngực.

Giữa các thành phần đó là lớp mô liên kết lỏng lẻoTHÀNH NGỰC

Có ba thành ngựcThành trước bên và thành sau là khung lồng ngực, từ ngoài vào có các

lớp : da, cơ. Xương và lớp màng trongThành dưới là cơ hoành

SINH LÝ HÔ HẤP1-hiện tượng cơ họcViệc trao đổi khí được thực hiện ở phổi qua động tác hít vào, thở ra. Động tác này là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ ngực và sự co dãn

của phổi, gọi là hiện tượng cơ học trong hô hấpVới đặc điểm giải phẫu của lồng ngực, đặc biệt là cơ hoành, lồng ngực

giãn nở và xẹp lại nhịp nhàng làm tăng giảm thể tích buồng phổi mỗi lần thở, là hít vào, thở ra

Mỗi lần hít vào, thở ra là một nhịp tần số tở trong 1 phút là số lần thởNgười lớn bính thường mỗi phút thở 16-20 lầnTrẻ sơ sinh từ 40-60 lầnTừ 5 tuổi đến 15 tuổi 26 lầnDung lượng: là sức chứa không khí của phổiBình thường mỗi lần hít vào, thở ra được 500mlMỗi nhịp thở gắng lượng khí trong phổi đạt 3500ml. Đây là dung tích

sống. Lượng khí tồn đọng trong phổi luôn ở mức 1000-1500mlVậy dung tích của phổi là 3500-5000ml2-Hiện tượng lý hóaHô hấp là dự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, xảy ra ở phổi, mà

chủ yếu là oxy và cacbônicKhí thở ra và hít vào có sự thay đổi về nồng độ, nhiệt độ và độ ẩm3-Sự điều hòa hô hấpa)Phản xạ tự động của trung tâm hô hấp-Trung tâm hô hấp nằm ở hành não, hoạt động theo cơ chế hưng phấn

và ức một cách tuần hoàn và phức tạpb)Cơ chế điều hòa:-Điều hòa thể dịch+Vai trò của CO2

Khí cacbonic hòa tan trong máu, nồng độ của nó đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh nhịp thở

+ Ảnh hưởng của oxyáp suất của oxy cũng ảnh hưởng đến hô hấp nhưng không đáng kể

Page 5: Hệ hô hấp

-Điều hòa của vỏ nãoVỏ não có ảnh hưởng thường xuyên đến nhịp thở-Điều hòa của các phản xạ ngoại biênĐó là những kích thích ngoại biên, vật lý, hóa học…

Bs Nguyễn Giang Hồng