194
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN

PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN

PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN

HÀ NỘI - 2019

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Ngô Thị Phương Liên

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................... 8

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................. 8

1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

khoảng trống luận án tiếp tục nghiên cứu ...................................................... 32

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNG NỒNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN .... 36

2.1. Khái niệm và vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị .......... 36

2.2. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị ..................................................................................................... 49

2.3. Kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của một số địa

phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang ........................................... 66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO

CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN

2014-2018 .......................................................................................... 77

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang ..................................................... 77

3.2. Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh

Tuyên Quang .................................................................................................. 82

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh

Tuyên Quang ................................................................................................ 115

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG

NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN

QUANG ĐẾN NĂM 2025 ............................................................. 123

4.1. Dự báo và phương hướng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở

tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 ................................................................. 123

4.2. Giải pháp phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang .... 127

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 150

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật

CGT : Chuỗi giá trị

GTGT : Giá trị gia tăng

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND : Ủy ban nhân dân

XNK : Xuất nhập khẩu

WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Khả năng đáp ứng của các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp ........ 87

Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng vốn vay .................................................................... 88

Bảng 3.3: Thông tin thị trường ............................................................................. 89

Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ có diện tích dưới 0,8 ha và

trên 0,8 ha. (tính cho 1 ha) ................................................................ 92

Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom cam ............................... 93

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế trung bình trong chuỗi giá trị cam ........................... 94

Bảng 3.7: So sánh hiệu quả kinh tế khâu sản xuất chè tươi giữa các nhóm hộ

được khảo sát ..................................................................................... 99

Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh tế khâu chế biến chè khô giữa các nhóm hộ

được khảo sát ................................................................................... 100

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ nuôi trâu .................................... 104

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom trâu thịt ...................... 105

Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ giết mổ trâu ............................. 105

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế trung bình trong chăn nuôi lợn thịt ...................... 110

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter .......................................................... 40

Hình 2.2: Hệ thống Chuỗi giá trị .......................................................................... 42

Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị đơn giản ............................................................. 43

Hình 2.4: Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị ............................ 45

Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cam tỉnh Tuyên Quang .......................................... 90

Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi giá trị chè tỉnh Tuyên Quang ........................................... 98

Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi giá trị trâu tỉnh Tuyên Quang......................................... 103

Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi giá trị lợn tỉnh Tuyên Quang ......................................... 108

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp nông thôn, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào

nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu này, phát triển chuỗi giá trị (CGT)

trong sản xuất nông nghiệp được coi là chìa khóa cho sự thành công. Hiện nay,

gần 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, mang

thương hiệu nước ngoài, do vậy giá trị gia tăng (GTGT) thấp, dễ gặp rủi ro trong

hoạt động xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các

nước trong khu vực và luôn chịu sự cạnh tranh bởi các nước có các sản phẩm

tương đồng như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… Trong bối cảnh ấy, xây dựng và

phát triển chuỗi giá trị nông sản là xu hướng tất yếu, là nhân tố quan trọng thay

đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 85% dân số sống ở nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn phải đối mặt với những khó khăn như năng

suất thấp; quy mô sản lượng nhỏ; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng và ổn

định, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô vốn

đầu tư nhỏ. Để đưa nông nghiệp tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên Quang chủ

trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên

phát triển CGT theo nhu cầu của thị trường. Hiện nay, Tuyên Quang đã hình

thành được một số CGT điển hình như: cam, chè, lạc, dong riềng, trâu... và đã

thực hiện liên kết với các cơ sở kinh doanh tư nhân và các doanh nghiệp kinh

doanh nông nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty chè Sông Lô; Công ty Cổ

phần thức ăn CP (Hà Nội); Siêu thị BigC; trại giống Tam Đảo, Công ty giống

cây trồng Hà Tĩnh... Việc liên kết nhằm tạo ra quy trình sản xuất - kinh doanh

khép kín từ cung cấp cây, con giống, phân bón, thức ăn đến việc bao tiêu sản

phẩm giữa các thành viên tổ hợp tác và doanh nghiệp. Nhiều hàng nông sản khi

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

2

tham gia CGT đã đạt được kết quả khả quan, tăng giá trị kinh tế, hình thành vùng

sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... Toàn tỉnh hiện hình thành một số vùng sản

xuất chuyên canh như: Vùng cam sành diện tích trên 5.000 ha, vùng lạc diện tích

trên 3.000 ha, vùng mía nguyên liệu diện tích trên 11.150 ha, vùng chè diện tích

trên 8.700 ha; đàn trâu trên 110 nghìn con, chiếm 20% tổng đàn trâu vùng Trung

du miền núi phía Bắc; diện tích nuôi trồng thủy sản trên 11 nghìn ha, trong đó

358 lồng nuôi cá đặc sản... [82];[83]. Đây là lợi thế quan trọng để phát triển hàng

nông sản theo CGT.

Tuy nhiên, việc phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang

còn nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ do kinh tế hộ gia đình

hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn; việc đổi mới mô hình tổ chức sản xuất diễn ra rất

chậm; tính liên kết giữa các chủ thể trong liên kết sản xuất còn mờ nhạt; năng

suất cây trồng, vật nuôi thấp; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất, chế biến chưa cao; hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường,

kết nối giữa doanh nghiệp với người nông dân còn lỏng lẻo; các khó khăn về cơ

chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời, việc tổ chức thực hiện còn hạn chế

bởi năng lực cán bộ dẫn đến tính hiệu quả còn thấp…

Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản, hệ

thống về lý luận phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên

Quang để làm cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm

góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương. Vì lẽ đó,

nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá

trị ở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính

trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khóa 2016-2019.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị, luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang; Từ đó đề xuất các giải

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

3

pháp để phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần

xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển kinh tế nông

thôn tỉnh Tuyên Quang.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết các

nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên

quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn để

luận án tập trung nghiên cứu.

Thứ hai, xây dựng khung lý luận về phát triển hàng nông sản theo CGT

theo hướng làm rõ những ưu thế, tiềm năng của tỉnh có thể khai thác để tạo lợi

thế so sánh. Từ đó giúp ngành nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng nhanh, bền

vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, luận án

nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển hàng nông sản theo CGT của các

tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình là các tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội tương đồng với tỉnh Tuyên Quang để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh

Tuyên Quang.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng hàng hóa nông sản theo CGT ở tỉnh

Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018.

Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển hàng nông sản

theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị với tư cách

tổng thể hoạt động của các chủ thể trong các khâu của chuỗi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát

triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang, gồm: chiến lược phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị; quy mô sản xuất; các mô hình tổ chức sản xuất

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

4

theo CGT; quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị; ứng dụng khoa

học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu… để xác định các sản phẩm chủ lực của tỉnh

có khả năng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị

chè, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị lợn và chuỗi giá trị trâu trên địa bàn tỉnh

Tuyên Quang.

- Phạm vị về thời gian: Luận án nghiên cứu tình hình phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất định

hướng, giải pháp đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, phát

triển hàng nông sản, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, luận

án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở

trong và ngoài nước để xây dựng khung lý luận của đề tài.

4.2. Cở sở thực tiễn

- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo CGT của

các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.

- Luận án còn dựa trên thực tiễn phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá

trị ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 để đánh giá những kết quả đã

đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận của luận án:

+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị và

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị dưới góc độ tiếp cận của chuyên

ngành kinh tế chính trị.

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

5

+ Tiếp cận từ khảo cứu các tài liệu, báo cáo tổng kết, niên giám thống kê

của các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang để đánh giá thực trạng phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị.

+ Tiếp cận từ định hướng chiến lược trong phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang và của cả nước.

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của Chủ nghĩa

Mác - Lênin như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân

tích, tổng hợp; phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp thống kê, so

sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp điều tra thực tế để lấy số liệu phục vụ

nghiên cứu luận án… cụ thể như sau:

Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống; phương pháp logic

kết hợp lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp trừu tượng

hóa khoa học, trong đó: Phương pháp hệ thống, logic kết hợp lịch sử được sử

dụng để phân loại, sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên

quan đến đề tài luận án đảm bảo tính logic, khoa học và đúng theo các nội dung

nghiên cứu của luận án; Phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa khoa

học để luận giải các vấn đề đã được nghiên cứu, chỉ ra khoảng trống cả về lý

luận và thực tiễn mà luận án có thể khai thác, nghiên cứu.

Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân

tích, tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phỏng vấn

chuyên gia, cụ thể: Phương pháp hệ thống, khái quát hóa và phân tích, tổng hợp

dùng để hệ thống các vấn đề lý luận đã được làm rõ trong các công trình nghiên

cứu đã được công bố về: phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị, phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị… Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử

dụng để xây dựng khái niệm trung tâm của luận án là: Phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị, chỉ ra vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng của phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học và khái

quát hóa còn được sử dụng để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh Lào

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

6

Cai, Yên Bái, Hòa Bình về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang.

Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích,

so sánh, trừu tượng hóa khoa học, phỏng vấn, khảo sát thực tế, cụ thể: Phương

pháp khảo sát thực tế được dùng để điều tra, tổng hợp số liệu phục vụ đánh giá

thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai

đoạn 2014-2018. Nghiên cứu sinh đã tiến hành phát 100 mẫu phiếu khảo sát (30

phiếu tại các hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu

thụ chè tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên; 30 phiếu tại các hộ, trang

trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trồng cam tại huyện Hàm Yên; 20 phiếu tại các hộ,

trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, thành phố Tuyên

Quang; 20 phiếu tại các hộ, trang trại chăn nuôi trâu tại các huyện Chiêm Hóa,

Nà Hang, Hàm Yên). Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn tổ

trưởng tổ sản xuất, chủ trang trại, giám đốc doanh nghiệp để lấy ý kiến về những

khó khăn, vướng mắc trong liên kết sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị.

Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp được dùng để tổng hợp số liệu từ các

nguồn báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, niên

giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang.

Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, dự báo, đề xuất, trong

đó: Phương pháp phân tích, dự báo được dùng đề phân tích tình hình trong nước,

quốc tế và đưa ra các dự báo về thuận lợi và khó khăn có tác động tới phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp đề xuất được

dùng để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, khắc phục hạn chế

từ đó thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án luận giải rõ nội hàm khái niệm phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị trên phạm vị địa bàn của một tỉnh.

- Luận án nghiên cứu luận giải rõ vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh

hưởng đến phát triển hàng nông sản theo CGT.

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

7

- Luận án đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh

Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018.

- Luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển hàng nông sản theo CGT ở

tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.

6. Ý nghĩa khoa học của luận án

- Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

đặt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh

Tuyên Quang, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề

xuất những giải pháp.

- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi

giá trị ở tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở giúp chính quyền địa phương đưa ra các

chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và hàng nông sản

theo chuỗi giá trị nói riêng tới năm 2025.

- Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo

phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về phát triển hàng nông sản, về

CGT, về phát triển hàng nông sản theo CGT.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các

phụ lục kèm theo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

8

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển hàng

nông sản

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Frank Ellis (1995) trong tác phẩm “Chính sách nông nghiệp trong các

nước đang phát triển” [18] của mình đã phân tích một cách tổng quát tám vấn đề

chính sách cốt lõi trong phát triển nông nghiệp. Mặc dù vậy, tác giả cũng khẳng

định rằng, chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển là một vấn đề

hết sức phức tạp, mỗi nước có một hệ thống chính sách khác nhau, có phạm vi

và mức độ tác động khác nhau. Thậm chí với cùng một loại chính sách, các nước

có mức độ phát triển khác nhau và với các vấn đề kinh tế khác nhau cũng có

những sự thích ứng và biến đổi khác nhau.

Trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt

Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” [48], Ngân hàng Thế giới đưa ra một số

khuyến nghị để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển nông nghiệp Việt Nam đến

năm 2030, thông qua đổi mới chính sách và thể chế, trong đó nhấn mạnh:

Khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong toàn bộ CGT nông nghiệp; Tăng cường hệ

thống tổ chức và năng lực quản lý rủi ro an toàn thực phẩm; Đẩy mạnh hành

động tập thể nhằm xây dựng CGT nông nghiệp cạnh tranh và bao trùm; Tái

khẳng định vị thế và thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường

quốc tế.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Đỗ Kim Chung (2002) trong nghiên cứu “Từ marketing nông nghiệp sang

marketing thực phẩm nông sản: Kinh nghiệm từ các nước châu Á” [5] đã phân

tích những cách tiếp cận mới về tiếp thị hàng nông sản. Từ sự thay đổi nhanh

chóng về thị hiếu tiêu dùng, về toàn cầu hóa, công nghệ thông tin… các nước

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

9

Châu Á đã hình thành phương thức mới về marketing trong nông nghiệp, đó là

marketing thực phẩm nông sản, là chiến lược thị trường để bán các sản phẩm

được tiêu chuẩn hóa, phân loại, bảo quản và sơ chế (hay chế biến), gọi tắt là

công nghệ sau thu hoạch. Chiến lược này hướng về cầu tiêu dùng, làm gắn kết

bền chặt giữa sản xuất và chế biến, khuyến khích các thành phần kinh tế tham

gia vào marketing và dần hình thành chợ bán buôn. Hệ thống marketing này đã

và đang thành công ở Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, giúp

hàng nông sản các nước này chiếm lĩnh được thị trường trong nước và một số thị

trường xuất khẩu.

Nguyễn Kế Tuấn (2003, 2004) trong nghiên cứu “Nâng cao khả năng

cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” [80] và

“Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải pháp phát triển” [81] đã đánh giá

hiệu quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian

qua như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, chè, lạc và đưa ra một số

giải pháp phát triển trong đó nhấn mạnh vai trò của việc phát triển công nghiệp

chế biến, đó là cách thức nâng cao GTGT của hàng nông sản, hạn chế tình trạng

xuất khẩu sản phẩm thô, góp phần ổn định cho sản xuất nông nghiệp; và đặc biệt

là giải pháp liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, một cách làm

mới nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất và quản lý của

các nước phát triển.

Hoàng Hải Anh (2005) trong nghiên cứu “Nông sản Việt Nam và con

đường xây dựng thương hiệu” [1] đã bàn về thực trạng 90% hàng hóa nông sản

chủ lực của Việt Nam, mặc dù đã có mặt tại hơn 80 quốc gia nhưng đều được

xuất khẩu qua trung gian, phải mang nhãn mác của một số nước mà không có

thương hiệu riêng. Đòi hỏi cấp bách đặt ra trong quá trình phát triển hàng nông

sản đó là phải xây dựng được các thương hiệu nông sản chủ lực với đặc thù

vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, có chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu vươn

tầm thế giới, chỉ khi đó, nông sản Việt Nam mới có thể phát triển độc lập, không

phải mang nhãn hiệu nước ngoài trên thị trường thế giới.

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

10

Nguyễn Văn Nam (2005) chủ biên công trình nghiên cứu “Sàn giao dịch

nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả” [46] đã đề cập đến chiến lược thiết lập

các hệ thống giao dịch nông sản ở Việt Nam, đó là thị trường hàng hóa giao

ngay, giao dịch hợp đồng giữa các doanh nghiệp (B2B), thị trường hàng hóa giao

sau (triển hạn, kỳ hạn và quyền chọn). Trong kinh tế thị trường, việc tiêu thụ

nông sản được thực hiện qua các kênh nhất định, tạo nên hệ thống giao dịch

hàng hóa. Hệ thống giao dịch hàng hóa càng mở rộng, phát triển sẽ tạo thế chủ

động cho sản xuất nông nghiệp phát triển, tránh những rủi ro tiêu cực của thị

trường như rớt giá, hủy hợp đồng…

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006) “Tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản hàng

hóa thông qua hợp đồng” [24] và Minh Hoài (2006) “Tiêu thụ nông sản theo

hợp đồng” [25] cùng bàn về những giải pháp để thực hiện có hiệu quả Quyết

định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng

hóa thông qua hợp đồng. Các nhóm giải pháp chính sách vĩ mô của Nhà nước,

đối với doanh nghiệp và hộ nông dân, thể chế được đưa ra nhằm khuyến khích

việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu

nông sản với người sản xuất trực tiếp, các hộ nông dân, đó là xu hướng phát triển

của nền sản xuất hàng hóa.

Đào Vũ Hoài Giang (2006) có nghiên cứu “Việt Nam cần sớm có thị

trường giao sau cho nông sản hàng hóa” [20] nêu lên tính cần thiết cấp bách và

là xu thế tất yếu của thương mại nông sản, Thị trường nông sản giao sau, một

mặt tạo cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu chủ động trong

việc tìm và chọn đối tác phù hợp, chủ động quyết định về số lượng, chất lượng

và giá cả, đồng thời giúp người sản xuất chủ động đầu ra cho sản phẩm.

Mai Thị Thanh Xuân (2006) khi nghiên cứu “Công nghiệp chế biến với

việc nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam” [89] đã lưu ý những

hậu quả chính do công nghiệp chế biến lạc hậu gây ra cho hoạt động xuất khẩu,

đó là: Thứ nhất, tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến nhỏ, mức độ thỏa

mãn nhu cầu của thị trường thế giới thấp, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

11

Thứ hai, mức tiêu hao nguyên liệu cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến khả

năng cạnh tranh kém. Thứ ba, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, gây thiệt hại lớn

cho nền kinh tế. Bài báo cũng đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công nghiệp

chế biến phát triển theo hướng tăng nhanh giá trị hàng nông sản xuất khẩu.

Đặng Kim Sơn (2008) trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế

về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” [61] đã

phân tích chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình

công nghiệp hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới, những bài học thành công và

những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa. Từ đó gợi mở

cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn

phát triển nông nghiệp nước nhà.

Nguyễn Lê Huy (2008) trong nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp

phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà

Giang” [37] phân tích tình hình phát triển trong 5 năm (2002-2006) của một số

cây trồng ở 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, là 4 huyện có diện

tích đất nông nghiệp ít ỏi, manh mún, chủ yếu là núi đá nên hệ thống thủy lợi

không đáp ứng được nhu cầu về nước tưới để canh tác lúa mà chủ yếu dựa vào

nguồn nước tự nhiên. Vấn đề căn cốt là phát triển được các loại giống cây trồng có

khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của đất đai, khí hậu, thời gian sinh

trưởng ngắn và có thể trồng xen với cây nông nghiệp khác để tiết kiệm đất.

Vũ Văn Hùng (2009) gợi ý “Phát triển kênh phân phối nông sản trực tiếp

thông qua siêu thị ở Việt Nam” [34] là một cách để nâng cao lợi ích kinh tế của

các chủ thể tham gia vào quán trình phân phối hàng nông sản trong bối cảnh hệ

thống các siêu thị ở các thành phố lớn đã phát triển rầm rộ và tạo thành mạng

lưới phân phối tới tận từng gia đình.

Phan Huy Đường (2009) bàn đến một kênh phân phối khác trong nghiên

cứu “Phát huy vai trò của hợp tác xã để tiêu thụ hàng nông sản” [16]. Hợp tác

xã là tổ chức kinh tế hợp tác cùng có lợi, hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc: Tự

nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

12

lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. Với vai trò gắn kết các hộ sản xuất kinh

doanh nhỏ lẻ, HTX góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.

Trần Quang Minh (2010) trong cuốn “Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường

phát triển” [45] đã nhấn mạnh đến những thay đổi chủ yếu của nông nghiệp Hàn

Quốc, trong đó đáng quan tâm nhất là những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng hàng

nông sản. Đây là chìa khóa mở ra những thay đổi trong cơ cấu hàng nông sản,

chế biến hàng nông sản… và hàng loạt các thay đổi khác trong sản xuất nông

nghiệp để đưa nông nghiệp Hàn Quốc phát triển hiện đại.

Vũ Văn Hùng (2010) khi nghiên cứu về “Giải pháp cho những nghịch lý

trong phân phối nông sản ở Việt Nam” [35] đã chỉ ra một số điểm đặc trưng của

sản xuất nông nghiệp như: sản xuất nông nghiệp thì theo mùa vụ nhưng nhà

phân phối thì đòi hỏi được cung cấp hàng hóa quanh năm; nông dân có có xu

hướng dùng nhiều thuốc BVTV, thuốc kháng sinh… để đảm bảo năng suất hàng

nông sản trong khi nhà phân phối và thị trường cần hàng nông sản sạch; nông

dân sản xuất thiếu tính liên kết, mạnh mún, rời rạc, quy mô nhỏ trong khi nhà

phân phối cần khối lượng hàng hóa lớn và ít phải đi thu gom nhỏ lẻ; Nhà phân

phối muốn có hợp đồng liên kết với nông dân để ổn định nguồn cung nhưng

nông dân lại có xu hướng phá vỡ hợp đồng khi thấy có lợi trước mắt... Để giải

quyết những nghịch lý này, nhất là việc đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng liên

kết giữa người nông dân và doanh nghiệp, rất cần vai trò trung gian, cầu nối của

Nhà nước, tạo cơ chế ràng buộc bền chặt, hữu cơ, cùng có lợi giữa người nông

dân sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ.

Dương Minh Tuấn (chủ biên), Phạm Quý Long và Phạm Thị Xuân

Mai (2012) trong cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về con đường phát triển hiện

đại của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản” [79] đã tổng quan về sự phát triển

của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản, từ một nước nghèo tài nguyên, nông

nghiệp lạc hậu song Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á đã thực hiện quá trình

công nghiệp hóa từ cuối thế kỷ XIX và thành công vào nửa cuối thế kỷ XX.

Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản như giải

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

13

pháp về đất đai trong nông nghiệp; giải pháp liên quan đến cơ cấu kinh tế nông

nghiệp; giải pháp liên quan đến quan hệ giữa đô thị và nông thôn; giải pháp đối

với sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, từ lao động nông nghiệp sang

lao động phi nông nghiệp; giải pháp liên quan đến hợp tác quốc tế và bảo hộ nông

nghiệp; giải pháp về tổ chức và quản lý nông nghiệp… sẽ là những tham khảo quý

giá cho Việt Nam trên con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn của mình.

Nguyễn Quốc Trí (2013) trong nghiên cứu “Để xuất khẩu nông sản

chuyển từ thô sang tinh" [77] đã nhấn mạnh vai trò, lợi ích của khâu chế biến và

tinh chế hàng nông sản trong việc nâng cao GTGT hàng nông sản xuất khẩu. Từ

đó, cần có giải pháp đồng bộ từ Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người

nông dân trong việc liên kết sản xuất nông nghiệp, nâng cao CGT trong từng

khâu sản xuất hàng nông sản.

Hồ Quế Hậu (2013) khi nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa doanh

nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam” [23] đã chỉ ra rằng hoạt

động liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam

trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, đã

không những mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia liên kết mà còn

mạng lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét. Tuy vậy, hoạt động liên kết này vẫn

còn ở quy mô và số lượng hạn chế, chất lượng thấp và hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân là do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động liên kết

kinh tế này chưa đúng đắn, chế tài và các cơ chế giám sát đảm bảo cho liên kết

này vận hành còn nhiều bất cập, đồng thời Nhà nước chưa tạo môi trường thuận

lợi thúc đẩy liên kết phát triển.

Nguyễn Thanh Hải (2014) trong công trình nghiên cứu “Phát triển nông

nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”

[21] đã đi sâu phân tích những yếu tố riêng có, đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và

xã hội của 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, thấy rõ vị trí chiến

lược, vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực này trong giữ gìn môi trường và

đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Từ đó đưa ra các giải pháp đặc thù

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

14

nhằm nâng cao tính bền vững đối với phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du

miền núi phía Bắc.

Đặng Kim Sơn và các cộng sự (2014) trong cuốn sách “Đổi mới chính

sách nông nghiệp Việt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng” [62] cho rằng để

phát triển nền nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững, bảy giải pháp được

đưa ra, trong đó giải pháp căn cốt là phát triển các ngành hàng có lợi thế so sánh,

phải xác định được những ngành có lợi thế so sánh để tập trung đầu tư, đổi mới

tổ chức sản xuất, phát triển toàn diện CGT ngành hàng nhằm nâng cao GTGT và

giảm chi phí sản xuất hàng nông sản.

Đinh Thị Kim Thoa (2014) trong nghiên cứu “Vấn đề thương hiệu cho

nông sản Việt Nam” [70] đã chỉ ra rằng, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, trái cây, thủy sản đều chưa xây dựng

được thương hiệu mạnh. Trong đó, yêu cầu xây dựng và phát triển các thương

hiệu nông sản chủ lực với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, gắn với các doanh

nghiệp lớn để hàng nông sản Việt Nam đứng vững được trên thị trường quốc tế

chưa được phát triển như mong muốn. Để giải quyết bài toán này, việc đổi mới

cách thức quản lý trang trại theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm đảm

bảo chất lượng hàng nông sản đúng chuẩn, đồng thời tăng cường công tác đăng

ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại sản phẩm trong nước và quốc tế là những

giải pháp chủ yếu.

Vũ Đức Hạnh (2015) trong công trình “Nghiên cứu các hình thức liên kết

trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình” [22] đã phân tích

những ưu điểm và hạn chế của của 4 hình thức liên kết phổ biến trong tiêu thụ

nông sản ở tỉnh Ninh Bình. Trong đó, hình thức liên kết phi chính thống, tức là

hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp hay người thu gom trong tiêu thụ sản

phẩm nhưng không qua hợp đồng chính thống, có mức độ tuân thủ các điều

khoản thỏa thuận của hộ nông dân và của cơ sở thu gom thấp hơn so với các

hình thức liên kết chính thống. Mặc dù vậy, đa số các hộ vẫn sẽ tiếp tục tham gia

hình thức thỏa thuận này trong thời gian tới bởi vì hộ có thể bán được sản phẩm

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

15

nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giá cả được thỏa thuận phải chăng tùy theo biến

động của thị trường.

Nguyễn Xuân Khoát (2017) trong nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp bền

vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [40] đã

phân tích quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các nước này bắt đầu từ năm 1978

(Trung Quốc), năm 1989 (Ba Lan), và khi Liên bang Xô viết sụp đổ, trường hợp

nước Nga năm 1991. Một số kinh nghiệm về quản lý chặt chẽ, tránh đầu cơ đất

đai; thực hiện gói cải cách hoàn chỉnh, đồng bộ; xác định đúng vai trò của nông

nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững;

nông nghiệp rất cần được hội nhập, phát triển phù hợp với quy luật của nền kinh tế

thị trường và thông lệ quốc tế; chú trọng phát triển, ứng dụng KHCN và tiến bộ kỹ

thuật, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả bền vững nông nghiệp là những tham khảo tốt cho Việt Nam.

Phạm Thị Thanh Bình (2018) và các cộng sự trong tác phẩm “Nghiên cứu

so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam” [2] đã phân tích, đánh giá việc thực thi các chính sách hỗ

trợ nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp trên

thế giới. Những kinh nghiệm được đúc rút từ những thành công cũng như thất

bại của họ chỉ ra rằng, để nền nông nghiệp phát triển thì cần phải tổ chức lại sản

xuất theo hướng đa ngành, đầu tư phát triển nền sản xuất lớn nhưng không được

thủ tiêu động lực kinh tế hộ.

Trần Đình Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị Diệp (2018), khi bàn về

“Hoàn thiện chính sách chế biến sâu nông sản: Nghiên cứu điển hình đối với

các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra” [69] đã chỉ ra vai trò to lớn của việc

thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản làm hạn chế yếu tố thời vụ

của sản xuất nông nghiệp, giảm thiệt hại sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm,

nâng cao GTGT của nông sản Việt Nam.

Tôn Đức Thảo và Trần Trung Dũng (2018) trong nghiên cứu “Nâng cao

giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” [68] đã khuyến

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

16

nghị Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các giải pháp cần thực

hiện, trong đó Nhà nước cần phát triển hệ thống về thông tin thị trường nông sản,

nhất là thị trường quốc tế để nông dân, doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong

các chiến lược sản xuất và kinh doanh của mình, tránh những rủi ro và thiệt hại

do tác động tiêu cực từ thị trường. Các doanh nghiệp và người nông dân lựa

chọn chiến lược sản phẩm phù hợp, có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp

chế biến nhằm nâng cao GTGT cho mặt hàng xuất khẩu.

Đặng Huyền Trang (2018) trong nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa sản

xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững - Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La” [75]

đã phân tích một cách toàn diện cơ sở khoa học của hình thức liên kết kinh tế

giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững và đánh giá thực tiễn của

hình thức liên kết này tại tỉnh Sơn La. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị các giải

pháp phát triển bền vững loại hình liên kết này tại tỉnh Sơn La, trong đó nổi bật

là giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà

phê bền vững tại tỉnh Sơn la theo hướng phát triển CGT.

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị và

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Michael Porter (1985), trong cuốn “Competitive Advantage” (Lợi thế

cạnh tranh) [44] của mình đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng

phân tích CGT bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp

thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu

triển khai v.v...). Ông chỉ ra rằng, CGT là chuỗi của các hoạt động, sản phẩm đi

qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm

thu được một số giá trị nào đó. Porter đưa ra khái niệm "giá trị hệ thống", đó là

chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều GTGT hơn tổng GTGT

của tất cả các hoạt động.

Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2000), trong cuốn sách “A Handbook

for Value Chain Research” (Cẩm nang phân tích chuỗi giá trị) [102] đã đưa ra

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

17

phương pháp tiếp cận toàn cầu về CGT; xu thế hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội

tăng trưởng kinh tế và thu nhập đáng kể cho người dân trên toàn thế giới nói

chung và cho các nước đang phát triển và khu vực nói riêng. Tuy nhiên, toàn cầu

hóa cũng làm gia tăng về sự bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, sự gia

tăng tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối, không chỉ ở các nước nghèo.

Christopher L.Gilbert (2006), trong công trình “Value Chain Analysis and

Market Power in Commodity Processing with Application to the Cocoa and

Coffee Sectors” (Phân tích chuỗi giá trị và sức mạnh thị trường trong xử lý hàng

hóa với ứng dụng cho ngành ca cao và cà phê) [93] đã nghiên cứu sự đóng góp

của phân tích CGT toàn cầu (GVC) trong lĩnh vực hàng hóa. Trên cơ sở phân

tích sự hình thành chi phí và lợi nhuận trong các mắt xích của CGT cà phê và ca

cao quốc tế, tác giả phát hiện ra sự suy giảm trong tỷ lệ chi phí sản xuất của giá

cà phê bán lẻ chỉ có khoảng một nửa chi phí cơ bản giá bán lẻ cà phê là do giá cà

phê FOB. Tỷ lệ chi phí sản xuất sô cô la do ca cao thậm chí còn thấp hơn. Các

chi phí còn lại được phát sinh ở các nước tiêu thụ. Lợi ích sản xuất đã làm giảm

chi phí sản xuất cà phê nhưng chi phí chế biến và phân phối cà phê đã tăng lên,

lợi nhuận thu được trong CGT cơ bản phát sinh ở khâu chế biến và tiêu thụ. Điều

này lý giải vì sao các nước trồng cà phê và ca cao, những nước cung cấp phần

lớn lượng cà phê và ca cao ra thị trường thế giới nhưng lại thu được ít lợi nhuận

nhất trong CGT.

Hualiang Lu (2006) trong công trình nghiên cứu “A Two-Stage Value

Chain Model for Vegetable Marketing Chain Efficiency Evaluation: A

Transaction Cost Approach” (Mô hình chuỗi giá trị hai giai đoạn để đánh giá

hiệu quả chuỗi tiếp thị rau: Phương pháp tiếp cận chi phí giao dịch) [98] đã áp

dụng mô hình CGT hai giai đoạn, sử dụng các phương pháp phân tích bao số liệu

(DEA) để xem xét bên trong quá trình ra quyết định lựa chọn cách thức cung

ứng rau tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc). Hai giai đoạn với đầu ra của giai

đoạn đầu tiên trở thành đầu vào cho giai đoạn thứ hai cho phép đánh giá mức độ

hiệu quả ở cả giai đoạn sản xuất và tiếp thị rau, để từ đó các nhà sản xuất rau để

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

18

tìm kiếm giai đoạn hiệu quả để đạt được sản lượng cao hơn hoặc có thu nhập cao

hơn. Đồng thời, cũng tạo cơ hội cho các nhà quản lý thiết kế các chuỗi hiệu quả

và hiệu quả thông qua việc tăng cường các điểm yếu trong toàn chuỗi. Kết quả

nghiên cứu chuỗi cung ứng rau cho thấy rằng chi phí giao dịch có ảnh hưởng

đáng kể đến hiệu quả chuỗi cung ứng của khu vực Nam Kinh nói chung. Vì vậy,

nhà sản xuất rau cần có sự hiểu biết về kinh nghiệm thị trường và thông tin thị

trường, chẳng hạn như ở đâu và như thế nào để bán sản phẩm của họ, cách giảm

chi phí trong khi tiếp thị, v.v.

John Humphrey (2006) trong công trình “Global value chains in the

agrifood sector” (Chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành nông nghiệp) [100] đã

nghiên cứu về nông nghiệp và giảm nghèo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tăng

trưởng nông nghiệp là trung tâm giảm nghèo ở nông thôn bằng cách gia tăng

xuất khẩu nông sản từ các nước nghèo cho thị trường toàn cầu. Thị trường nông

nghiệp toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp vì tập trung ở tất cả các điểm trong

CGT, phạm vi và độ phức tạp của các tiêu chuẩn thực phẩm, đặc biệt là vấn đề

an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Xu hướng kinh doanh nông nghiệp toàn cầu

và hậu quả của họ đối với chiến lược xóa đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng

xuất khẩu được phân tích thông qua mối liên hệ giữa các doanh nghiệp trong

kinh doanh nông nghiệp toàn cầu, đặt nông nghiệp sản xuất và chế biến ở các

nước đang phát triển trong bối cảnh động lực của các hệ thống nông nghiệp và

nông nghiệp toàn cầu rộng lớn hơn.

Tổ chức năng suất Châu Á (APO - Asian Productivity Organization)

(2007) công bố công trình nghiên cứu “Southeast Asian Regional Conference on

Agricultural Value Chain Financing” (Hội nghị vùng Đông Nam Á về chuỗi giá

trị tài chính nông nghiệp) [91] Do việc tái cấu trúc các CGT nông nghiệp, tất cả

các tác nhân trong chuỗi phải điều chỉnh để có thể đáp ứng các quy tắc đã thay

đổi. Điều này bao gồm không chỉ các nhà cung cấp đầu vào như tổ chức tài

chính mà còn cả các nhà sản xuất, nhà tiếp thị, chính phủ và các đại lý phát triển.

Các CGT tài chính trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh tái cơ

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

19

cấu trong hệ thống trở nên khó khăn hơn vì ngành nông nghiệp vốn có rủi ro cao

so với các ngành khác. Đối với các nhà sản xuất đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ,

CGT có tổ chức có thể cải thiện tiếp cận tín dụng bởi vì sẽ có nhiều tiền hơn từ

các nhà cung cấp và người mua trực tiếp tham gia vào chuỗi. Điều này cũng sẽ

cải thiện độ tin cậy của các thành viên chuỗi kể từ khi tham gia tăng cường an

ninh trả nợ, giảm chi phí giao dịch và giảm rủi ro.

Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú (2009) trong công

trình “Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông

nghiệp” [9] nhận định: Việc sử dụng các nguồn lực sản xuất không hợp lý trong

chuyển giao khoa học và công nghệ, các nhân tố sản xuất khác như cơ sở hạ

tầng, dịch vụ, giáo dục và đào tạo cũng còn nhiều hạn chế. Ở cấp tỉnh, mặc dù có

rất nhiều tiềm năng đã được khám phá trong các nghiên cứu CGT, sản xuất nông

nghiệp vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót và trở ngại chính như sự liên hệ và hợp tác

lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi; người sản xuất thường không chú ý tới

các yêu cầu của thị trường; chất lượng và an toàn thực phẩm chưa được chú ý

đầy đủ; cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển…

Calvin Miller and Linda Jones (2010) nghiên cứu về “Agricultural Value

Chain Finance: Tools and Lessons” (Chuỗi giá trị tài chính nông nghiệp: Công

cụ và bài học) [92] đã tập trung phân tích góc độ tài chính của CGT nông nghiệp,

đó là việc xem xét các dòng chảy của tiền và trong số các liên kết khác nhau

trong CGT bao gồm những gì được gọi là CGT tài chính. Đó là bất kỳ hoặc tất

cả các dịch vụ tài chính, sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ chảy vào hoặc thông qua

một giá trị chuỗi để giải quyết các nhu cầu và hạn chế của những người tham gia

vào chuỗi đó, có thể là cần phải vay tín dụng, bán hàng an toàn, mua sản phẩm,

giảm rủi ro hoặc cải thiện hiệu quả trong chuỗi. Bản chất toàn diện của giá trị

làm cho nó cần thiết để phân tích và hiểu đầy đủ CGT ở mọi khía cạnh. Đó là tài

chính CGT nội bộ được thực hiện trong giá trị chuỗi như khi một nhà cung cấp

đầu vào cung cấp tín dụng cho một nông dân, hoặc khi một công ty dẫn đầu

chuyển tiền vào một trung gian thị trường hay tài chính CGT bên ngoài là điều

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

20

có thể thực hiện được bằng giá trị các mối quan hệ và cơ chế chuỗi. CGT tài

chính trong nông nghiệp phải được nhìn thấy toàn bối cảnh, không chỉ của các

CGT phù hợp mà còn là môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia vì điều này tác

động đến CGT và hệ thống tài chính.

L.F. Henriksen L. Riisgaard S. Ponte F. Hartwich P. Kormawa (2010) khi

nghiên cứu về “Agro-Food Value Chain Interventions in Asia: A review and

analysis of case studies” (Các can thiệp chuỗi giá trị nông sản thực phẩm ở châu

Á: Đánh giá và phân tích các trường hợp điển hình) [96] đã phân tích sáu nghiên

cứu điển hình về các dự án CGT ở Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam mà

UNIDO đã đưa vào tháng 6 năm 2010 trong khuôn khổ dự án “Công cụ phát

triển chuỗi giá trị vì người nghèo” của IFAD/UNIDO. Từ đó, các tác giả đưa ra

khuyến nghị khi thực hiện can thiệp CGT cần được thực hiện một cách toàn

diện, có mục tiêu rõ ràng. Cần phải đưa vào các mục tiêu về đói nghèo, giới tính

và môi trường rõ ràng hơn trong việc lựa chọn CGT. Năng lực quản lý dự án là

chìa khóa để thành công, nhân viên quản lý và kỹ thuật đủ điều kiện có khả năng

chỉ đạo phân tích CGT, thiết kế và thực hiện. Một phân tích toàn diện các ưu đãi

là cần thiết như một phần tích hợp của phân tích giá trị, không chỉ liên quan đến

các bên liên quan tập thể mà còn liên quan đến các cá nhân chủ chốt. Phát triển

tổ chức cần được xem xét cẩn thận liên quan đến việc thúc đẩy các mối liên kết

ngang - đặc biệt là giữa những hộ nông dân.

Viorel Leahu, Adrian Cojocaru, Andrei Cumpanici (2011) trong công

trình “Moldovan Apple Value Chain Study” (Nghiên cứu chuỗi giát trị táo ở

Moldova) [103] đã tập trung nghiên cứu và lý giải sự hồi sinh và tăng trưởng

mạnh ngành hàng táo của Moldova từ năm 2000 trở lại đây. Đó là sự củng cố và

phát triển thị trường bán lẻ trong nước đồng thời với việc tăng cường mở rộng

thị trường táo thế giới, sự hợp tác sâu sắc hơn giữa các thực thể CGT là điều kiện

tiên quyết đối với sự bền vững lâu dài của ngành táo Moldova.

David C. Wilcock và Franco Jean-Pierre (2011) với công trình “Haiti

Rice Value Chain Assessment: Rapid diagnosis and implications for program

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

21

design” (Đánh giá chuỗi giá trị gạo của Haiti: Chẩn đoán nhanh và hàm ý cho

thiết kế chương trình) [94] từ việc nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa gạo nhỏ lẻ

và manh mún ở Haiti, tình trạng nông dân thiếu vốn trầm trọng và khả năng tiếp

cận vốn vay tín dụng rất thấp, nên họ thường trồng các giống lúa nội địa có năng

suất thấp. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng cách tiếp cận

“CGT”, nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các cấp của chuỗi và các chính

sách lớn và hỗ trợ các tổ chức, làm việc hài hòa hơn với nhau để thúc đẩy tăng

sản lượng và lợi nhuận gạo của quốc gia Haiti.

Pham Thu Huong, Everaartsb, J.J. Neetesonc, P.C. Struikd (2013) bàn về

“Vegetable production in the Red River Delta of Vietnam” (Sản xuất rau quả ở

Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam) [99] những cơ hội và rào cản trong phát

triển vùng rau quả ở Đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự cần

thiết của việc hợp tác giữa các hộ nông dân để tạo ra các tổ chức sản xuất có quy

mô lớn sản xuất quanh năm, đa dạng hóa sản phẩm với việc áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Đồng thời việc tăng

cường sự hợp tác với hệ thống phân phối, hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, áp

dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp là hết sức cần thiết cho

việc nâng cao hiệu quả của CGT sản xuất rau quả nói riêng và nông sản nói

chung, giúp tăng thu nhập của các chủ thể tham gia vào CGT và giải quyết việc

làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tổ chức KPMG International (2013) trong tác phẩm“The agricultural and

food value chain: Entering a new era of cooperation” (Chuỗi giá trị nông sản và

thực phẩm: Bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác) [101] bàn về ngành nông

nghiệp và thực phẩm là một trong số ít những điểm sáng trong bối cảnh nền kinh

tế toàn cầu đang gặp khó khăn. Tuy vậy, khu vực này đang đối mặt với những

thách thức do biến đổi khí hậu, đổi mới công nghệ nhanh và nhu cầu mới về

nhiên liệu sinh học, tiếp cận thông tin và đảm bảo an toàn thực phẩm. Để vượt

qua những thách thức này, đòi hỏi các tác nhân trong CGT phải tăng cường hơn

nữa sự hợp tác, liên kết dọc và ngang. Bên cạnh sự hợp tác giữa những người

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

22

chơi tư nhân từ các ngành công nghiệp khác nhau, còn có sự hợp tác nhiều hơn

giữa các lĩnh vực tư nhân và công cộng.

Gabriel Elepu, Ian Dalipagic (2014), trong nghiên cứu “Agricultural

Value Chain Analysis in Northern Uganda: Maize, Rice, Groundnuts, Sunflower

and Sesame” (Phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền Bắc Uganda: Ngô,

gạo, lạc, hướng dương và vừng) [95] đã phân tích năm CGT tiêu biểu là: Ngô,

gạo, lạc, vừng và hướng dương ở hai tiểu vùng (Acholi và Lango) ở miền Bắc

Uganda. Qua việc lập bản đồ CGT, mô tả chi tiết của các tác nhân chính tham

gia vào CGT (từ nông dân đến người tiêu dùng cuối) và cuối cùng, phân tích về

cách phân bổ giá trị trên các tác nhân khác nhau, nghiên cứu này chỉ ra rằng các

thương nhân địa phương là liên kết đầu tiên của nông dân với thị trường.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Đinh Văn Thành (2010) với nghiên cứu “Tăng cường năng lực tham gia

của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt

Nam” [67]. Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những

lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng và

VSATTP. Là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu nông sản, nhưng

tính bền vững trong sản xuất chưa cao, đang bộc lộ những khiếm khuyết lớn từ

giống, kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Nông sản của Việt

Nam đã tham gia vào CGT toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu

vào là nông sản thô, trong khi GTGT đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu

chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Hay nói cách khác, Việt Nam mới

tham gia được ở khâu tạo ra giá trị ít nhất trong CGT toàn cầu.

Lưu Đức Khải (2010) khi nghiên cứu để “Tăng cường năng lực tham gia

thị trường của hộ nông dân thông qua chuỗi giá trị hàng nông sản” [38] đã cho

thấy ý nghĩa to lớn của năng lực tham gia thị trưởng của nông dân trong sản xuất

nông nghiệp. Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của nông dân vào CGT hàng

nông sản cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các doanh nghiệp và các hiệp

hội ngành hàng. Người nông dân cần nâng cao năng lực sản xuất, nhận thức

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

23

được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động nắm

bắt thông tin và tiếp cận thị trường tiêu thụ để có định hướng sản xuất phù hợp.

Võ Tòng Xuân (2011) trong “Nghiên cứu, ứng dụng chuỗi giá trị trong

sản xuất và tiêu thụ nông sản” [90] đã bàn về mô hình tổ chức sản xuất nông

nghiệp theo hướng CGT, trong đó vai trò nòng cốt là công ty, doanh nghiệp

được đầu tư cụm nhà máy chế biến gắn kết với nông dân vùng nguyên liệu với

sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Và Nhà nước, với vai trò kiến tạo của mình

cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy, khuyến khích, tạo đà cho cả hệ

thống vận hành một cách hiệu quả. Khi đó, người nông dân sẽ sản xuất theo

hướng dẫn chuyên môn để đạt các tiêu chuẩn chặt chẽ của VietGAP hay Global

GAP, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông sản sẽ đầu tư bảo quản

chất lượng ngay từ lúc thu hoạch và tổ chức sản xuất sao cho giá thành thấp nhất,

hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trần Tiến Khai (chủ trì) và các cộng sự (2011) đã công bố “Báo cáo

nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre” [39]. Báo cáo đã khẳng định

CGT dừa Bến Tre có năng lực cạnh tranh rất tốt nhờ tận dụng được các nguồn

lực sản xuất như đất đai, lao động nội tỉnh. Tuy nhiên, CGT dừa Bến Tre còn tồn

tại một số hạn chế nhất định, đó là sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại

giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến

chưa được phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô,

một số sản phẩm chế biến lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, thiếu cân

đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và năng lực vốn để nâng cấp công

nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất. Tỉnh Bến Tre nên chú trọng

xây dựng quy hoạch phát triển ngành dừa cho giai đoạn sắp tới, xây dựng và

thực hiện chương trình phát triển dừa làm nền tảng cho các giải pháp tổng hợp ở

các mặt tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, định vị thị trường và sản phẩm,

xúc tiến thương mại, chính sách thương mại và vốn.

Phan Huy Đường ( 2011), trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao giá trị

gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam” [16] đã trình

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

24

bày một số lý thuyết về CGT nông sản toàn cầu, làm rõ thực trạng tham gia vào

CGT toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam trên một số khía cạnh như: Sản xuất,

chế biến hàng nông sản; nghiên cứu và triển khai; phân phối và marketing. Từ

đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao GTGT khi tham gia vào

CGT toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam.

Nguyễn Phú Son và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu chuỗi nho, táo, tỏi

là 3 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có truyền thống lâu đời của tỉnh Ninh Thuận

trong“Báo cáo phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm táo, tỏi, nho tỉnh Ninh

Thuận” [56]. Do đặc tính của các cây này rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu

của địa phương nên chất lượng các sản phẩm này ở Ninh Thuận có lợi thế về

chất lượng phẩm cấp hơn hẳn các địa phương khác. Mặc dù chính quyền địa

phương có rất nhiều ưu đãi để phát triển nhưng nông dân trồng nho, táo, tỏi vẫn

chưa thực sự làm giàu được trên mảnh đất của họ. Phần lớn sản lượng sản xuất

được bán dạng tươi luôn cho thương lái mà không qua khâu sơ chế hoặc chế

biến. Do vậy, cần thiết phải xem xét hoạt động thị trường của các tác nhân tham

gia CGT, nhằm đề ra các chiến lược nâng cấp để cải thiện những hạn chế, nâng

cao giá trị kinh tế của chuỗi.

Phạm Quốc Quân (2013) trong nghiên cứu “Lợi ích của nông dân khi

tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nông sản” [54] đã phân tích nghịch lý của

nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây, đó là sản lượng nông nghiệp

tăng nhưng GTGT thấp, tình trạng hàng nông sản được mùa thì mất giá, người

nông dân bị tư thương ép giá, chiếm đoạt phần lớn lợi nhuận từ sản xuất nông

nghiệp. Lợi ích của người nông dân trong chuỗi giá trị hàng nông sản chưa

được đảm bảo do một số nguyên nhân, trong đó có sự thiếu chặt chẽ trong liên

kết giữa các tác nhân của CGT hàng nông sản. Trong đó, liên kết giữa người

nông dân và doanh nghiệp là lỏng lẻo nhất. Để người nông dân đảm bảo được

lợi ích của mình khi tham gia CGT hàng nông sản, cần xây dựng mối liên kết

chặt chẽ, bền vững giữa các tác nhân trong CGT, mới mang lại thu nhập cao,

ổn định cho người nông dân.

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

25

Nguyễn Văn Bộ, Đào Thế Anh (2013) nghiên cứu“Giải pháp nâng cao

giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam” [3] đã đưa ra 5 giải pháp

cơ bản nhằm nâng cao CGT gồm: giải pháp về ứng dụng công nghệ trong chọn

tạo giống, trong bón phân, về chuyển đổi hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng, về

các công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản; giải pháp về thị trường; giải

pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia; giải pháp về hỗ trợ doanh

nghiệp; giải pháp về hỗ trợ xây dựng tổ chức nông dân và hiệp hội ngành hàng.

Nguyễn Anh Phong (2013) trong“Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải

pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả xoài, bưởi vùng Đồng bằng song Cửu

Long” [52] nhấn mạnh hai yếu tố chính tạo ra GTGT trong sản xuất nông sản là

sự đổi mới (innovation) và hợp tác (cooporation) trong chuỗi ngành hàng. Bên

cạnh đó đối với sản phẩm nông nghiệp, có ba loại cơ hội chính để tăng GTGT đó

là: (1) tạo loại lương thực thực phẩm mới (loại cây trồng mới và/hoặc sản phẩm

mới từ loại cây trồng cũ), (2) các sản phẩm chức năng và (3) giá trị truyền thống

(như việc giới thiệu về các sản phẩm mang tính truyền thống gắn với các dịch vụ

đi kèm như du lịch sinh thái v.v.). Đây là cơ sở cho những giải pháp nhằm nâng

cao hơn nữa GTGT cho ngành hàng xoài và bưởi của ĐBSCL. Để nâng cao

GTGT cho ngành xoài và bưởi của đồng bằng sông Cửu Long, các tác giả đã đề

xuất nhóm chính sách về rà soát và xây dựng quy hoạch một cách tổng thể, gắn

việc phát triển vùng chuyên canh với quy hoạch công nghiệp hỗ trợ, thu hút

doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh thông qua các mô hình liên kết

linh hoạt, chuyển giao kỹ thuật sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, xây

dựng thương hiệu ngành hàng, khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ thông

qua nhập khẩu công nghệ, tạo ra các sản phẩm chế biến đặc thù, tận dụng sản

phẩm là những giải pháp nổi bật cần chú trọng thực hiện trong thời gian tới.

Lê Huy Khôi (2013) bàn về “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt

hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu” [41]. Nghiên cứu đã

hệ thống hóa và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về CGT cà phê toàn cầu, về

GTGT và nâng cao GTGT cho mặt hàng cà phê trong CGT cà phê toàn cầu.

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

26

Theo tác giả, các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới đều là những khách

hàng tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng,

mặt hàng cà phê Việt Nam vẫn rất có nhiều khả năng tăng cường tham gia vào

CGT cà phê toàn cầu.

Phan Thu Trang (2014) trong nghiên cứu“Tăng cường sự tham gia của

hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu” [76] của mình đã nhận định

rằng, mặc dù đã tham gia vào CGT toàn cầu, nhưng các CGT hàng nông sản của

Việt Nam có quy mô nhỏ và vị thế thấp. Phần lớn hàng nông sản của Việt Nam

xuất khẩu vào thị trường thế giới đều ở dạng nguyên liệu nên lợi thế cạnh tranh

thấp, GTGT không cao. Hàng nông sản Việt Nam có chất lượng tốt nhưng vẫn

luôn bị ép giá, hoặc muốn bán được phải lấy thương hiệu của nước khác.

Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ lạc hậu của những tác nhân tham gia chuỗi

từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu marketing, phân phối và tiêu thụ. Bên cạnh

đó, các yếu tố tạo môi trường cho sự tham gia hiệu quả vào chuỗi, như: dịch vụ

hỗ trợ, cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế. Các chính sách của Nhà nước đối với

phát triển nông nghiệp, như: chính sách đất đai, chính sách phát triển thương mại

hàng nông sản... còn nhiều bất cập.

Đỗ Quang Giám, Lê Thanh Hà, Đồng Thanh Mai (2015) nghiên cứu “Các

yếu tố tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản ổi Đông Dư” [19] CGT sản

phẩm đặc sản ổi Đông Dư có bốn tác nhân chủ yếu tham gia chuỗi là người trồng

ổi, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nghiên cứu CGT sản phẩm

ổi Đông Dư cho thấy sự hạn chế của các kênh trong chuỗi như GTGT trong từng

mắt xích còn thấp và sự kém phong phú của các tác nhân tham gia. Các yếu tố

đặc điểm đất đai, cung ứng đầu vào cho quá trình trồng trọt, thị trường và tính

mùa vụ ảnh hưởng rất lớn tới CGT thông qua giá bán. Tuy nhiên, các yếu tố

thuộc về thương mại như hoạt động xúc tiến thương hiệu, phân phối, đóng gói và

bảo quản lại ít tác động tới giá. Điều này thể hiện sự chưa hoàn thiện của CGT

sản phẩm nông sản trên và tiềm năng phát triển CGT này trong tương lai. Nghiên

cứu cũng đã chỉ ra các giải pháp cần tập trung nhằm gia tăng giá trị sản phẩm

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

27

trong chuỗi, đó là: phải kiểm soát tốt chất lượng ổi từ khâu sản xuất đến khâu thu

gom, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; cần tập trung vào việc thương

mại hóa sản phẩm, nâng cao GTGT trong CGT đáp ứng nhu cầu của thị trường,

hướng tới thị trường rộng hơn và chủ động hơn trong khâu tiêu thụ. Khi đó, giá

trị sản phẩm ổi Đông Dư sẽ tăng lên cùng với đó là CGT mạnh và bền vững hơn,

duy trì lợi ích kinh tế mang lại từ ổi Đông Dư cho người trồng ổi ở địa phương.

Tác giả Trần Anh Tài và nhóm tác giả (2015) nghiên cứu “Xây dựng

chuỗi giá trị nấm ở Ninh Bình” [63]. Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3

doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia

trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế

gần 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản xuất nấm ở Ninh Bình hiện nay phần lớn vẫn ở

quy mô hộ gia đình nên chưa đạt được sự chuyên nghiệp, cũng chưa xây dựng

được thương hiệu. Điều này không chỉ làm lãng phí tiềm năng mà còn khiến

nghề nấm phát triển thiếu bền vững. Từ kết quả phân tích CGT nấm ở Ninh

Bình, các tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động chuỗi, mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho người trồng nấm. Đó là: Nhóm

giải pháp về quản trị CGT nấm, giúp cho CGT nấm Ninh Bình hoạt động một

cách tốt nhất; nhóm giải pháp cải thiện CGT nấm nhằm tăng GTGT; nhóm giải

pháp cải thiện CGT nấm nhằm tạo thêm việc làm; nhóm giải pháp cải thiện CGT

nấm nhằm nâng cao kiến thức và năng lực sản xuất cho hộ nông dân; nhóm giải

pháp cải thiện CGT nấm nhằm mở rộng kênh phân phối; nhóm giải pháp cải

thiện CGT nhằm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và

nhóm các giải pháp hỗ trợ khác.

Võ Thị Thanh Lộc và các cộng sự (2015) công bố “Phân tích chuỗi giá trị

Thanh Long tại huyện Chợ giạo tỉnh Tiền Giang” [43] Việt Nam là một trong

những quốc gia sản xuất và xuất khẩu Thanh long lớn nhất thế giới, Tiền Giang

là tỉnh có diện tích và sản lượng Thanh long đứng thứ hai quốc gia, nên có thể

nói Thanh long là cây trồng chủ lực, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao (lợi nhuận

trung bình của nông hộ/năm là 162 tr.đ/ha), góp phần cải thiện tốt sinh kế cho

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

28

nông hộ và góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng trồng Thanh long, đặc biệt

là vùng nông thôn huyện Chợ Gạo. Để phát triển ổn định Thanh long huyện Chợ

Gạo và cạnh tranh cao trên thị trường, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 giải pháp và

11 hoạt động nhằm nâng cao chất lượng Thanh long cả về độ ngọt, màu sắc,

hương vị, kích cỡ… phục vụ cho thị trường xuất khẩu; áp dụng mô hình trồng

Thanh long theo hướng hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong

canh tác theo hướng tiết kiệm điện,nước, an toàn, đạt hiệu quả và bền vững; đẩy

mạnh áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP, sử dụng hợp lý phân bón hữu cơ.

Trần Công Thắng (2015) trong “Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng

cao hiệu quả chuỗi giá trị trong ngành lúa gạo và thịt lợn” [65] Lúa gạo và thịt

lợn là những ngành hàng nông nghiệp rất quan trọng của Việt Nam, có tốc độ

tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, thu nhập của các hộ chăn nuôi và hộ trồng lúa đều

rất thấp, GTGT của hai ngành đều thấp và khả năng cạnh tranh yếu. Đi tìm lời

giải đáp cho nghịch lý này, nhóm tác giả đã phân tích hiệu quả hai CGT này theo

các khâu trong chuỗi và đánh giá chung hiệu quả toàn chuỗi. Tại các khâu trong

chuỗi, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của từng khâu cung cấp đầu vào,

khâu sản xuất canh tác, chăn nuôi, khâu sau thu hoạch và sau cùng là khâu

thương mại. Để góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, tăng giá trị, phát

triển sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi mặt hàng lúa gạo và thịt lợn, nhóm

tác giả đưa ra một số kiến nghị chính sách nâng cao hiệu quả CGT gạo và thịt

lợn gồm: Lựa chọn giống tốt; tổ chức lại sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác trong và

giữa các khâu CGT; kiến nghị chính sách nâng cao hiệu quả CGT.

Tổ chức Oxfam và Viện Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển (2015) trong

công trình nghiên cứu “Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp

theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và

khuyến nghị chính sách” [51] đã nhận định một trong những yếu tố quan trọng

đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam là chính sách khuyến

khích thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác giữa các hộ nông dân.

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

29

Trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng GTGT, phát triển

bền vững, Nhà nước ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết

giữa các tác nhân nhằm tạo ra những đột phá cho sản xuất nông nghiệp nói

chung và khu vực kinh tế hợp tác nói riêng. Phát triển hợp tác, liên kết nông dân

bền vững nhằm tổ chức lại, đổi mới cách thức sản xuất nông nghiệp, tăng sức

cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Hữu Tâm (2016) nghiên cứu“Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị

ngành hàng cacao ở tỉnh Bến Tre” [64] Từ việc phân tích tình hình sản xuất và

thị trường ca cao trong và ngoài nước, phân tích hiệu quả sản xuất ca cao, phân

tích CGT ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre, cho thấy CGT của ngành hàng ca cao

có 5 kênh phân phối trong đó có 3 kênh xuất khẩu và 2 kênh nội địa. Kênh xuất

khẩu chủ yếu là xuất khẩu hạt (chiếm 89,28%). Đối với kênh tiêu dùng nội địa,

ca cao hầu như được dùng để sản xuất bơ socola, socola, bột socola là nguyên

liệu đầu vào cho ngành hàng bánh kẹo. Qua phân tích cho thấy, kênh nội địa

mang lại GTGT và GTGT thuần nhiều hơn gấp đôi so với kênh xuất khẩu. Phân

phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng có lợi cho công ty

xuất khẩu, công ty chế biến và xuất khẩu. Nhằm nâng cao lợi nhuận và thu nhập

cho các tác nhân tham gia trong chuỗi, tác giả đã đề xuất bốn chiến lược nâng

cấp chuỗi được đề xuất là (i) chiến lược cắt giảm chi phí, (ii) chiến lược nâng

cao chất lượng, (iii) chiến lược đầu tư công nghệ (iv) chiến lược tổ chức lại hệ

thống phân phối. Cùng với đó là chín giải pháp chiến lược nâng cấp CGT và

mười tám hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp chiến lược nâng cấp CGT

ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre.

Phùng Thị Trung (2016) nghiên cứu“Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt

hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu” [78]. Hiện nay,

lượng xuất khẩu chè của Việt Nam là lớn, đứng thứ 5 thế giới nhưng GTGT thu

được lại thấp hơn rất nhiều so với các nước. Giá xuất khẩu chè trung bình của

Việt Nam luôn thấp chỉ chiếm từ 60-70% giá chè xuất khẩu trung bình của thế

giới. Từ thực trạng trên, tác giả làm rõ nguyên nhân qua việc nghiên cứu các yếu

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

30

tố ảnh hưởng đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu như các yếu tố đầu

vào, Marketing, quản trị nhân lực, công nghệ thông tin, logictics và thông tin

doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp, kinh nghiệm/năm hoạt động, thị trường

xuất khẩu). Từ kết quả đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

GTGT cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, gồm: Nâng cao GTGT các

yếu tố đầu vào; Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh; Các giải pháp

Maketing; Nâng cao kỹ năng quản trị. Bên cạnh đó một số kiến nghị cũng được

đưa ra nhằm nâng cao GTGT ngành chè xuất khẩu tại Việt Nam, gồm: Xây dựng

và phát triển liên kết giữa những hộ nghèo và các tác nhân khác trong CGT;

Nâng cấp chuỗi theo hướng liên kết chặt chẽ các tác nhân; Thúc đẩy mạnh mẽ

vai trò của các tổ chức hiệp hội; Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân; Thực

hiện các hoạt động marketing và đa dạng hóa sản phẩm thị trường; Các chính

sách tăng cường hợp tác và hỗ trợ.

Nguyễn Đình Cung (2017) trong “Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị

lúa gạo” [8] đã khẳng định: Lúa gạo là ngành hàng chủ lực của nông nghiệp

Việt Nam, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt

Nam, đưa Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thể giới.

Tuy vậy, ngành lúa gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nhiều rào cản

thể chế. Nghiên cứu chỉ ra rằng, để nhằm tháo gỡ các rào cản thể chế trong các

công đoạn chính của CGT lúa gạo, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về đất đai nói

chung và đất nông nghiệp, đất trồng lúa nói riêng để nâng cao giá trị đất nông

nghiệp; bỏ hạn điền, thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp; vốn hóa đất nông nghiệp

để có thể tăng các yếu tố sản xuất bổ sung, qua đó nâng cao năng suất lao động

và thu nhập.

La Nguyễn Thùy Dung (2017) nghiên cứu“Giải pháp nâng cao giá trị gia

tăng sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng

lúa ở tỉnh An Giang’’ [10]. Từ việc phân tích thực trạng sản xuất lúa, chế biến và

tiêu thụ gạo trên địa bàn tỉnh An Giang; phân tích GTGT và phân phối GTGT

giữa các tác nhân tham gia trong CGT; phân tích mức độ đóng góp từ GTGT

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

31

được phân phối đến thu nhập của hộ nghèo trồng lúa, thực trạng các hộ nghèo

An Giang được mô tả rõ nét. Nhằm nâng cao GTGT cho sản phẩm lúa gạo, cải

thiện thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa tại An Giang, tác giả xuất một số

giải pháp đối với nông hộ nghèo như: nâng cao chất lượng lúa giống; nâng cao

khả năng tiếp cận nguồn vốn và khả năng tiếp cận thị trường để giảm chi phí sản

xuất; chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa nông hộ với nông

hộ, nông hộ với thương lái và nông hộ với HTX, tổ hợp tác.

Khanh Le Phi Ho và các cộng sự (2017) nghiên cứu về “Leveraging

innovation knowledge management to create positional advantage in

agricultural value chains” (Thúc đẩy sự đổi mới quản lý tri thức để tạo ra lợi thế

vị trí trong chuỗi giá trị nông nghiệp) [97] đã sử dụng lý thuyết về lợi thế tài

nguyên để xác định các nguồn lực của CGT gia súc thịt bò được chuyển thành

lợi thế về điều kiện và sau đó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của

chúng trong bối cảnh quốc gia mới nổi. Trong các ngành kinh tế của Việt Nam,

chăn nuôi bò thịt là một ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên, số gia súc

nhập khẩu vào Việt Nam tăng 35% từ năm 2007 đến 2015 dẫn đến sự cạnh tranh

gia tăng giữa bò thịt trong nước và nhập khẩu từ các nước lân cận và Úc. Do đó,

chăn nuôi bò thịt Việt Nam, bị chi phối bởi sản xuất quy mô nhỏ có thể khó đạt

được hiệu suất vượt trội. Việc nghiên cứu cách thức sử dụng tài nguyên, thị

trường định hướng, lợi thế vị trí và hiệu quả kinh doanh lý thuyết trong bối cảnh

CGT thực phẩm nông nghiệp trong bối cảnh một nước đang phát triển và làm rõ

mối quan hệ giữa lợi thế vị trí và hiệu quả kinh doanh.

Đỗ Thị Nâng (2018) trong “Nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản, một số cơ

sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, gợi ý giải pháp cho Việt Nam”

[47] đã trình bày những khái niệm cơ bản liên quan đến CGT nông sản, kinh

nghiệm của một số nước trong phát triển CGT hàng nông sản và phân tích, gợi ý

một số giải pháp chung, giải pháp cho Nhà nước và cho các tác nhân trong chuỗi

nhằm phát triển CGT hàng nông sản Việt Nam.

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

32

1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Các vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải

Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

luận án cho thấy nhiều vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơ bản các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung

về hàng nông sản, chuỗi giá trị, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị và đề

cập tới trên các khía cạnh như: quan niệm về chuỗi giá trị và vai trò của nó; nghiên

cứu động lực của các liên kết trong các ngành sản xuất; vấn đề lợi ích của người

nông dân trong chuỗi giá trị hàng nông sản; vai trò của phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị đối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu đi theo hướng đánh giá thực trạng phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị của Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị mang

tính giải pháp về chính sách như: cần hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các

chính sách nhằm hỗ trợ cho người nông dân khi tham gia chuỗi giá trị nông sản;

cần có giải pháp để đảm bảo tính bền vững trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá

trị; cần phát triển các mô hình tổ chức sản xuất tiến bộ như hợp tác xã nông

nghiệp kiểu mới … để liên kết người nông dân bền vững, đổi mới phương thức

sản xuất trong ngành nông nghiệp để tăng sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt

Nam. Đề xuất các giải pháp như: chính sách và giải pháp nâng cao GTGT hàng

nông sản trong CGT; Các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng nông sản gồm: Nâng cao GTGT các yếu tố

đầu vào; Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh; Các giải pháp Maketing; Nâng

cao kỹ năng quản trị.

Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đi theo hướng vận dụng các lý

thuyết kinh tế hiện đại để phân tích các yếu tố tác động tới CGT hàng nông sản,

vai trò của thị trường, tài chính, logistic, công nghiệp chế biến… trong phát triển

hàng nông sản theo CGT; khẳng định được sự liên kết giữa các tác nhân nhằm

tạo ra những đột phá cho sản xuất nông nghiệp.

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

33

Thứ tư, một số công trình nghiên cứu thông qua phân tích thực tiễn một số

chuỗi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các nước đang phát triển tại Châu Phi

và Châu Á, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát

triển hàng nông sản theo CGT.

Tóm lại, qua nghiên cứu cho thấy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá

trị trong điều kiện mới của toàn cầu hóa, của cách mạng khoa học công nghệ 4.0

và những tác động của biến đổi khí hậu là khoảng trống cần được tiếp tục nghiên

cứu và luận giải. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào đã được công bố

có nghiên cứu tới phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên

Quang. Vì vậy, đề tài luận án: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở

tỉnh Tuyên Quang” là hoàn toàn mới và không trùng lặp với các công trình

nghiên cứu đã được công bố từ trước cho đến thời điểm hiện tại.

1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục luận giải

- Về mặt lý luận

Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã phân

tích luận giải một cách tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về phát triển

nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam nói riêng. Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị đã xây dựng được các

khái niệm như: Chuỗi giá trị, chuỗi giá trị hàng nông sản, chuỗi giá trị nông sản

toàn cầu..., hoặc đi sâu phân tích, luận giải về chuỗi giá trị các ngành hàng cụ thể

và các biện pháp nâng cấp chuỗi giá trị. Tuy nhiên, chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện lý luận về “Phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị” ở góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị.

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là gì? Vai trò của phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương cấp tỉnh. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gồm những nội

dung gì? Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi

giá trị? Đó là các câu hỏi lớn, là những vấn đề lý luận cốt lõi mà luận án tập

trung nghiên cứu luận giải. Trong đó, luận án tập trung phân tích làm rõ nội dung

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

34

của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị để làm cơ sở đánh giá thực trạng

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.

- Về mặt thực tiễn: Luận án trả lời cho các câu hỏi:

Đã có những mô hình nào về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị?

Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang là gì để phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị đạt được hiệu quả cao?

Thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang giai

đoạn 2014-2018 có thành tựu, hạn chế nào? Nguyên nhân của những thành tựu,

hạn chế đó là gì? Đây là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp sát thực với địa phương.

Để phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang tới năm 2025

cần có phương hướng và giải pháp như thế nào?

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

35

Kết luận chương 1

Qua tổng quan 16 công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài và 47

công trình nghiên cứu khoa học trong nước có liên quan đến nội dung luận án, về

cơ bản các công trình đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về hàng nông sản,

chuỗi giá trị, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Nhiều nghiên cứu đi

theo hướng đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của

một số địa phương ở Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị, đề xuất các giải pháp

riêng phù hợp trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản Việt Nam

trong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện lý luận về Phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị là khoảng trống mà các công trình để lại cần được

luận án quan tâm luận giải rõ hơn, đặc biệt là việc tập trung phân tích làm rõ nội

dung của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị để làm cơ sở đánh giá thực

trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở địa bàn cấp tỉnh. Ở đây luận án

khẳng định rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài luận án tập trung nghiên

cứu lý giải, phân tích và đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp sát thực.

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

36

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNG NỒNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

2.1.1. Khái niệm hàng nông sản, chuỗi giá trị và phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị

2.1.1.1. Khái niệm hàng nông sản

Theo cách hiểu chung nhất, hàng nông sản hay nông sản hàng hóa được

hiểu là các sản phẩm nông nghiệp được dùng để trao đổi, mua bán. Theo Từ điển

Bách khoa nông nghiệp Việt Nam: “nông sản hàng hóa là tất cả các loại sản

phẩm được sản xuất ra (trừ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

và lâm nghiệp) để bán” [26]. Từ điển Kinh tế học định nghĩa: “nông sản hàng

hóa là khái niệm dùng để chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất với

mục đích bán ra thị trường. Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản phục vụ

cho mục đích tự sản, tự tiêu” [49, tr.98].

Theo WTO, hàng hóa được chia làm hai nhóm chính là nông sản và phi

nông sản. Nông sản được xác định tại Điều 2, Phần 1, Hiệp định Nông nghiệp là

tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và

một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống

hài hòa hóa mã số thuế) và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy

sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp [53].

Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động

vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;

Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;

Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sữa,

xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản

phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp) [53].

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

37

Ở Việt Nam, theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018 của Chính

Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,

nông thôn thì khái niệm nông sản được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 như

sau “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,

diêm nghiệp” [4].

Như vậy hiện nay, khái niệm hàng nông sản có nhiều cách hiểu khác

nhau giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế, xuất phát từ cách phân loại ngành

“nông nghiệp”.

Theo cách hiểu của WTO thì ngành nông nghiệp là ngành thuần nông (chỉ

gồm tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi), không bao gồm lâm nghiệp, thủy sản,

diêm nghiệp. Sản phẩm của các ngành lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp thuộc

sản phẩm công nghiệp. Còn Việt Nam quy định ngành nông nghiệp bao gồm cả

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp [53].

Như vậy, nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm có nguồn

gốc từ hoạt động nông nghiệp. Nông sản bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ

bản như lúa gạo, động vật sống, hồ tiêu, cà phê, sữa bò, rau quả tươi…; các sản

phẩm phái sinh như bơ, dầu ăn… và các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm

nông nghiệp như các sản phẩm từ sữa, bông xơ, da động vật thô...

Đặc điểm nổi bật nhất của sản xuất hàng nông sản là phụ thuộc vào chu kỳ

sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng nên hàng nông sản mang tính mùa vụ cao, do

đó CGT hàng nông sản thường không liên tục, dẫn đến giá cả, chất lượng, sản

lượng hàng nông sản cũng có sự không ổn định.

Khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, mặc dù chất lượng sản phẩm chưa đạt

đến độ hoàn hảo nhất nhưng do tính mới, tính khan hiếm nên giá bán cao. Thời

điểm chính vụ có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu của chính vụ, lúc này

chất lượng hàng nông sản đã đạt đến ngưỡng đỉnh, sự gia tăng sản lượng cũng ở

mức vừa phải, đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh của thị trường nên giá bán cao

và sản lượng lớn, GTGT ở giai đoạn này là lý tưởng nhất. Ở giai đoạn giữa vụ

hàng nông sản đã đạt đến đỉnh chất lượng nhưng do sản lượng tăng mạnh, vượt

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

38

mức cầu thị trường, trong khi cầu về hàng nông sản lại ít co giãn, dẫn đến dư

thừa nông sản, giá cả hàng nông sản giai đoạn này cơ bản là giảm so với giai

đoạn trước, hiện tượng “được mùa mất giá xuất hiện”. Lúc này sự tham gia

mạnh mẽ của các doanh nghiệp chế biến nông sản sẽ vừa giải quyết bài toán dư

thừa nguồn cung hàng nông sản, vừa làm đa dạng hóa các sản phẩm nông sản,

đáp ứng được nhu cầu phong phú của người tiêu dùng, mở rộng CGT, tăng

GTGT trong chuỗi. Giai đoạn sau của chính vụ, lúc này chất lượng hàng nông

sản vẫn đảm bảo đạt ngưỡng đỉnh, sản lượng có giảm chút ít nhưng nhu cầu thị

trường có dấu hiệu chững lại và giảm sút nên giá cả không phục hồi được. Giai

đoạn này vẫn cần sự chung tay giúp sức tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp

chế biến nông sản.

Đến thời điểm cuối vụ, mặc dù chất lượng hàng nông sản đã giảm sút,

nhưng sản lượng đã giảm đáng kể, tính khan hiếm lại xuất hiện, sau khi nhu cầu

tiêu thụ hạ nhiệt ở giai đoạn sau của chính vụ, thì lúc này nhu cầu về hàng nông

sản lại tăng lên, do đó giá cả tại thời điểm cuối vụ lại tăng cao, mang lại GTGT

lớn cho chuỗi.

Từ đặc điểm phân tích trên, để gia tăng lợi nhuận và hạn chế sự phụ thuộc

vào mùa vụ, các giống cây trồng vật nuôi hiện nay được tích cực nghiên cứu, lai

tạo, cải tiến nhằm thích nghi với các kiểu thời tiết như giống cây cho quả sớm,

giống cây cho quả muộn, cây trái vụ…

Hàng nông sản là hàng hóa sinh vật, sau khi bị tách rời khỏi môi trường

sinh sống, chất lượng hàng nông sản nhanh chóng giảm sút và đi đến thối hỏng.

Do đó, để phát triển CGT hàng nông sản, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến

trong công đoạn sơ chế, chế biến sản phẩm trước khi vận chuyển đến tay người

tiêu dùng là cực kỳ quan trọng.

Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ.

Do sự biến động của thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất

định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Hàng hóa nông sản dồi

dào nhất vào thời điểm chính vụ.

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

39

Hàng nông sản chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên,

đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. Nếu điều kiện tự nhiên

thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao,

chất lượng tốt và ngược lại.

Hàng hóa nông sản với mục đích chính là phục vụ nhu cầu ăn, uống của

con người nên chất lượng hàng nông sản tác động trực tiếp đến sức khỏe của

người tiêu dùng. Chính vì vậy, đây luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng

quan tâm.

Hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời

gian dài. Ngoài ra, hàng nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất nên cần

được chế biến và bảo quản cẩn thận.

Chủng loại hàng nông sản hết sức đa dạng, chất lượng của một mặt hàng

cũng rất phong phú. Hàng nông sản được sản xuất ra từ các địa phương, với các

yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ, mỗi trang trại có phương

thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau. Vì vậy, chất lượng

hàng nông sản không có tính đồng đều, hàng loạt như sản phẩm công nghiệp, do

đó vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được quan tâm trong hoạt động kinh

doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.

2.1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị

Thuật ngữ “Chuỗi giá trị” và “phương pháp phân tích chuỗi giá trị” được

các học giả người Pháp lần đầu đề cập trong lý thuyết phương pháp chuỗi

“filière” vào những năm 50 của thế kỷ XX. Phương pháp này chủ yếu quan tâm

đến việc đo lường đầu vào, đầu ra và GTGT được tạo ra trong các công đoạn của

quá trình sản xuất, mà ít chú ý đến các mối liên kết cũng như nội dung quản trị

chuỗi. Điểm nổi bật về phương pháp này là nó chỉ áp dụng cho CGT nội địa,

nghĩa là những hoạt động nảy sinh trong biên giới của một quốc gia nào đó. Sau

này, các lý thuyết về CGT vẫn thường đề cập đến phương pháp này như là cơ sở

lý luận về phân tích giá trị.

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

40

Năm 1985, lần đầu tiên, khái niệm “Chuỗi giá trị” được Micheal Porter

đưa ra. Theo ông, CGT là chuỗi của một hệ thống các hoạt động thực hiện trong

một doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất

định. Các hoạt động này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết

kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, cung cấp các

dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng như chăm sóc khách hàng, bảo hành sản

phẩm... Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi

hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó, các giá trị này bổ sung, cấu

thành nên giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Chuỗi các hoạt động mang lại sản

phẩm nhiều GTGT hơn tổng GTGT của các hoạt động cộng lại [44]. Tất cả

những hoạt động này tạo thành chuỗi kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực

Phát triển công nghệ

Thu mua

Logistics

đầu vào

Vận

hành

Logistics

đầu ra

Marketing

và bán

hàng

Dịch

vụ

Hình 2.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter

Nguồn: [44, tr.76]

M.Porter đã đưa ra khung phân tích CGT, là một mô hình thể hiện một

chuỗi các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi

nhuận từ các hoạt động này. CGT bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận:

- Hoạt động giá trị chia ra thành hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt

động hỗ trợ.

Hoạt động sơ cấp

Các

hoạt

động

hỗ

trợ

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

41

Hoạt động sơ cấp, có 5 loại như hình 2.1:

Logistics đầu vào: Tiếp nhận và tồn kho, phân phối, lưu kho, quản lý tồn

kho… nguyên vật liệu.

Vận hành: Tiến trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch

vụ cuối cùng.

Logistics đầu ra: Thu gom, lưu trữ, phân phối các thành phẩm (sản phẩm

sau thu hoạch, chế biến).

Marketing và bán hàng: Quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, báo giá, lựa

chọn kênh phân phối.

Dịch vụ: Lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, điều chỉnh sản phẩm...

Các hoạt động hỗ trợ, chia thành 4 nhóm tổng quát:

Thu mua: thu gom các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, máy móc thiết

bị và các yếu tố hỗ trợ khác để sử dụng trong CGT.

Phát triển công nghệ: Công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động tạo ra giá trị

cho sản phẩm, dịch vụ.

Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp, kiểm soát

và khen thưởng nhân viên.

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài

chính, kế toán, pháp lý, quản trị chất lượng...

- Lợi nhuận hay lợi nhuận biên (margin) của một doanh nghiệp phụ thuộc

vào tính hiệu quả của các hoạt động biến đổi và khách hàng s n sàng mua ở mức

giá cao hơn chi phí hoạt động trong chuỗi giá trị của nó. Nhờ những hoạt động

này, doanh nghiệp đã tạo cho mình một cơ hội kiếm được lợi nhuận từ việc tạo

ra giá trị vượt trội. Một lợi thế cạnh tranh có thể được thực hiện bằng việc thiết

kế lại chuỗi giá trị nhằm tạo ra một chi phí thấp hay khác biệt hóa tốt hơn. Như

vậy, CGT là một công cụ phân tích hữu hiệu giúp xác định những khả năng cốt

lõi của doanh nghiệp và các hoạt động trong đó có thể giúp doanh nghiệp theo

đuổi một lợi thế cạnh tranh như sau:

Lợi thế về chi phí: bằng việc nắm bắt rõ các loại chi phí và cắt giảm chúng

trong các hoạt động tạo ra GTGT.

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

42

Khác biệt hóa: bằng việc tập trung vào các hoạt động có liên quan đến

khả năng cốt lõi và thực hiện chúng nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh.

Phương pháp phân tích này thích hợp với định vị lợi thế cạnh tranh của

doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, nó không

cung cấp đủ công cụ cho nghiên cứu các chuỗi ngành hàng hoặc mở rộng ra theo

lãnh thổ.

Doanh nghiệp đơn ngành

Doanh nghiệp đa ngành

Hình 2.2: Hệ thống Chuỗi giá trị

Nguồn: [44, tr.73]

Để khắc phục điểm yếu của CGT doanh nghiệp, M.Porter đã mở rộng

khái niệm CGT ra ngoài tổ chức doanh nghiệp, đặt tên là hệ thống CGT. Nhờ đó,

khung phân tích CGT có thể áp dụng cho toàn bộ dây chuyền cung cấp và mạng

lưới phân phối của một ngành hay một địa phương. Việc phân phối sản phẩm và

dịch vụ cho khách hàng cuối cùng sẽ huy động các yếu tố kinh tế, quản lý khác

CGT của nhà

cung cấp

CGT của

doanh

nghiệp

CGT của kênh

phân phối

CGT của

người mua

CGT của nhà

cung cấp CGT của

kênh phân

phối

CGT của

người mua

CGT đơn

vị kinh

doanh

CGT đơn vị

kinh doanh

CGT đơn

vị kinh

doanh

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

43

nhau trong CGT riêng của mình. Với sự tương tác đồng bộ, các ngành có thể tạo

ra một chuỗi với giá trị mở rộng.

Nếu như khái niệm CGT của Micheal Porter đề cập đến ở trên chỉ tập

trung nghiên cứu ở qui mô của doanh nghiệp, thì Kaplinsky và M.Morris [102]

lại mở rộng ở phạm vi của CGT. Theo các ông, thì CGT đề cập đến một loạt

những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là

khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến phân phối tới người

tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. CGT có thể hiểu theo nghĩa

hẹp hoặc nghĩa rộng:

Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị đơn giản

Nguồn: [102, tr.4]

Theo nghĩa hẹp, một CGT bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện

trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động

từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán

hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi liên kết, kết nối

người sản xuất với người tiêu dùng. Giá trị của mỗi hoạt động bổ sung, cấu

thành nên giá trị cho thành phẩm cuối cùng.

Theo nghĩa rộng, CGT là một phức hợp những hoạt động do nhiều người

tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương

Thiết kế và phát

triển sản phẩm

Sản xuất: - Logistics đầu vào - Sản xuất - Logistics đầu ra - Đóng gói - vv…

Marketing Tiêu thụ/ Tái chế

THIẾT KẾ

SẢN XUẤT Logistics đầu vào

Sản xuất Logistics đầu ra

Đóng gói

MARKETING TIÊU THỤ

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

44

nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các

mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét đến các hoạt động do một

doanh nghiệp tiến hành, mà cả các mối liên kết ngược, xuôi cho đến khi nguyên

liệu thô được sản xuất và liên kết với người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy có thể hiểu: Chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa là quan hệ

kinh tế khách quan của các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi các hoạt động

của quá trình sản xuất và phân phối, tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó

trên thị trường.

Cụ thể, trong CGT có các “khâu”, mỗi khâu có các “hoạt động” cụ thể với

một chức năng nhất định. Bên cạnh các khâu của CGT còn có các “tác nhân”.

Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví

dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận

chuyển hàng hóa... Bên cạnh đó còn có các “nhà hỗ trợ CGT” với nhiệm vụ là

giúp phát triển chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp CGT.

Đặc điểm của CGT: Tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua làm

việc cùng nhau trong CGT; Trong CGT, tất cả các khâu đều luôn phải tuân theo

một tiêu chuẩn và luôn cần được cải tiến để có thể tăng khả năng cạnh tranh với

các chuỗi khác. Chuỗi giá trị thành công khi lợi nhuận tạo ra trong chuỗi được

chia sẻ một cách hợp lý cho các bên tham gia.

2.1.1.3. Khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Qua nghiên cứu các khái niệm: Hàng nông sản, chuỗi giá trị và phân tích

nội hàm của các khái niệm đó, luận án rút ra khái niệm phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị như sau: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là tổng thể

hoạt động của các chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại mỗi khâu trong quy trình từ

cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua gom, sơ chế, phân phối, tiêu dùng hàng nông

sản và đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.

Từ khái niệm trên cho ta thấy:

Một là, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị trước hết là sự liên kết

chặt chẽ giữa các khâu gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ khâu

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

45

cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, khâu sản xuất ra các sản

phẩm nông nghiệp, khâu chế biến các sản phẩm của ngành nông nghiệp và cuối

cùng là các hoạt động để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hai là, mục đích của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là nâng

cao giá trị gia tăng cho từng khâu trong chuỗi giá trị để từ đó nâng cao giá trị gia

tăng cho toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ba là, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đòi hỏi phải đảm bảo lợi

ích của từng chủ thể tham gia chuỗi sản xuất.

Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị được mô hình hóa

theo hình sau:

Hình 2.4: Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Về tổng thể có thể chia CGT của hàng nông sản thành 6 công đoạn như

sau: Cung ứng các dịch vụ đầu vào; Sản xuất; Thu gom/Sơ chế; Chế biến;

Thương mại; Tiêu dùng.

2.1.2. Vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đối với

phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là động lực thúc đẩy

ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển

Phát triển hàng nông sản theo CGT nhờ tận dụng được những ưu thế của

sản xuất hàng hóa như: quy mô sản xuất lớn, thúc đấy ứng dụng khoa học công

nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí sản xuất,

nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông

Cung ứng

đầu vào: Giống, phân

bón, thuốc

BVTV…

Quá trình

sản xuất

nông sản

của người

nông dân

Người

tiêu

dùng

Thu

mua

gom

nông

sản

Thương

mại

(bán buôn,

phân phối, xuất

khẩu) nông sản

Nhà nước, ngân hàng, nhà doanh nghiệp, nhà tư vấn, khoa học công nghệ…

Sơ chế,

chế

biến

nông

sản

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

46

sản trên thị trường từ đó góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị còn tạo tiền đề

thúc đẩy phát triển các ngành khác cụ thể như: sản xuất theo chuỗi giá trị nông

nghiệp trước hết tạo điều kiện cho các đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào sản

xuất phát triển nhờ ổn định được nguồn tiêu thụ vật tư nông nghiệp; ngoài ra, các

đơn vị nằm trong chuỗi chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hàng hóa nông

sản như: công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản; các đơn vị phân phối… cũng

có sự phát triển nhờ ổn định được các yếu tố đầu vào sản xuất để đảm bảo khả

năng cung ứng liên tục các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường.

Như vậy, phát triển sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị một mặt

đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Một mặt

góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến

nông sản phát triển ổn định, bền vững.

2.1.2.2. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là giải pháp quan

trọng tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phát triển hàng nông sản theo CGT sẽ đảm bảo cho nông sản hàng hóa có

giá trị gia tăng cao và có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, từ đó cho

phép mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần trong nước và trên phạm vi quốc

tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ góp phần quan trọng cải thiện cán cân

thanh toán, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Với nghĩa đó, phát triển nông

sản theo CGT có vai trò quan trọng đối với tích lũy vốn cho quá trình công

nghiệp hóa đất nước; giảm các khoản vay từ nước ngoài. Từ đó giảm sự lệ thuộc

về kinh tế, tạo điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2.3. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị có vai trò quan

trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia

Phát triển hàng nông sản theo CGT góp phần quan trọng vào việc đảm

bảo nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực

quốc gia, điều đó thể hiện ở chỗ:

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

47

Nhờ sản xuất theo chuỗi giá trị nên tính hiệu quả trong sản xuất nông

nghiệp được nâng cao thông qua các biện pháp như: ứng dụng khoa học công

nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động; nâng

cao khả năng tổ chức quản lý trong chuỗi sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn

lao động, …

Ngoài ra, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong các khâu của

sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị như: công nghệ thủy canh, khí canh, nhà

lưới, nhà kính, các công nghệ khử khuẩn cho nông sản, công nghệ bảo quản và

chế biến nông sản không sử dụng các chất hóa học… còn góp phần quan trọng

bảo vệ môi trường, tái tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên,

đặc biệt là đất đai và nguồn nước. Từ đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp

xanh, phát triển bền vững.

Tóm lại, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị một mặt tạo ra khối

lượng hàng hóa nông sản lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo an ninh

lương thực, mặt khác còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, phát triển

bền vững.

2.1.2.4. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị góp phần mở rộng

thị trường, xây dựng các mô hình kinh tế mới

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị giúp cho sản phẩm nông

nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng sản

phẩm tốt, ổn định; giá cả có tính cạnh tranh cao (nhờ tính tương hỗ cao giữa các

khâu trong chuỗi sản xuất). Từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản chiếm

lĩnh niềm tin người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị còn có vai trò

quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng các mô hình sản xuất mới trong nông

nghiệp. Do quy mô thị trường mở rộng, nên quy mô sản xuất có điều kiện phát

triển tạo tiền đề xây dựng các mô hình kinh tế phát huy được tính hiệu quả cao

trong sản xuất nông nghiệp như: kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông

nghiệp kiểu mới (hợp tác xã nông nghiệp cổ phần)…

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

48

2.1.2.5. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là phương án tối ưu

để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân

Nông sản là sản phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người. Vì

vậy, việc mở rộng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày

càng tăng của con người cũng mang tính tất yếu. Trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế ngày càng mở rộng, cơ hội để mở rộng thị trường đối với các sản

phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. Việc khai thác tốt lợi thế về điều kiện tự

nhiên và dân số sẽ cho phép Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp chiếm

vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Quá trình đó một mặt tạo ra nhu cầu sử

dụng lao động lớn trong ngành nông nghiệp, một mặt góp phần nâng cao thu

nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân thông qua việc

nâng cao hiệu quả kinh tế khi tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản.

2.1.2.6. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị góp phần thúc đẩy

mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế

Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ

tới sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc đảm bảo xây

dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ mà trước hết là chủ động tham gia vào các tổ

chức thương mại khu vực và quốc tế đòi hỏi sức mạnh nội lực của nền kinh tế

biểu hiện thông qua nhiều nhân tố, trong đó năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

và năng lực cạnh tranh của sản phẩm (trong đó có sản phẩm nông nghiệp) giữ

vai trò rất quan trọng. Việc kết hợp giữa lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông

nghiệp với phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị sẽ đảm bảo cho sản phẩm

nông nghiệp của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, việc mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp

giúp các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thị trường quốc tế có điều kiện tiếp cận

trực tiếp với quá trình sản xuất nông nghiệp nước ta và có thể tham gia với tư

cách nhà đầu tư nước ngoài trong từng khâu của CGT. Việc thu hút được các nhà

sản xuất, phân phối nước ngoài tham gia chuỗi liên kết một mặt giảm áp lực vốn

đầu tư, khoa học công nghệ cho sản xuất. Một mặt giúp hàng hóa nông sản

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

49

nhanh chóng thâm nhập được thị trường nước ngoài thông qua chuỗi tiêu thụ

toàn cầu của các nhà phân phối.

2.1.2.7. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị cho phép khai thác

tối đa những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Xét trên mặt bằng phát triển lực lượng sản xuất chung của thế giới. Cho

đến nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố của điều kiện tự

nhiên như: thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước … và nguồn lao động để quyết định

việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp. Trên phương diện này,

Việt nam có điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất lợi thế cạnh tranh về điều

kiện tự nhiên và lực lượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có

tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Với các vùng đồng bằng có độ phì

nhiêu cao cho phép sản xuất lương thực với khối lượng lớn; các vùng cao

nguyên cho phép sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như: chè, cà

phê, hồ tiêu, các loại hoa quả nhiệt đới có chất lượng cao với chi phí thấp…;

ngoài ra với bờ biển dài cho phép khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn

hiệu quả… Từ đó tạo một nền nông nghiệp đa dạng và có sức cạnh tranh cao.

2.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

2.2.1. Nội dung phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

2.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị

Để có thể thực hiện thành công Phát triển hàng nông sản theo CGT, Ủy

ban nhân dân (UBND) tỉnh phải xây dựng được chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

cụ thể, mục đích chỉ tiêu cần đạt được theo từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên thị trường, hàng nông sản luôn phải cạnh tranh với không chỉ các

mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước của các địa phương khác mà còn

phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để đảm bảo cho hàng nông sản của một tỉnh có thể duy trì được sức mạnh cạnh

tranh trên thị trường một cách ổn định cần xây dựng chiến lược để phát triển

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

50

hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Chiến lược không chỉ giữ vai trò định hướng

cho phát triển sản xuất mà còn giữ vai trò như một công cụ quan trọng để thông

qua đó hoạch định các chính sách, xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo cho

sản xuất hàng hóa phát triển theo đúng chuỗi giá trị.

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược cho phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị, việc thực hiện tốt công tác quy hoạch giữ vị trí then chốt đảm bảo

cho các mặt hàng nông sản được đưa vào sản xuất theo chuỗi giá trị là những

mặt hàng khai thác được tối đa lợi thế so sánh của địa phương so với các địa

phương khác trong khu vực và cả nước. Thực hiện tốt công tác quy hoạch sẽ

đảm bảo cho quy mô sản xuất luôn có sự phù hợp với công nghiệp chế biến, bảo

quản và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho nông sản hàng

hóa được sản xuất ra luôn được chế biến với chất lượng cao nhất và kịp thời đưa

đến người tiêu dùng với thời gian ngắn nhất.

Trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển các mặt hàng nông sản theo

chuỗi giá trị, cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm tùy

thuộc vào sự biến động của thị trường, điều kiện thời tiết nhằm đảm bảo chuỗi

giá trị hàng nông sản thu được giá trị gia tăng cao nhất cho toàn chuỗi và cho

từng khâu trong chuỗi.

Tóm lại, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có vai trò then chốt,

quyết định tới quá trình thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị trên

địa bàn của một tỉnh. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và có kế hoạch hợp

lý sẽ cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho phát

triển mặt hàng nông sản chủ lực, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát

triển bền vững.

2.2.1.2. Gia tăng quy mô, sản lượng và hoàn thiện cơ cấu hàng nông

sản theo chuỗi giá trị

Thứ nhất, về tăng quy mô sản lượng:

Phát triển hàng nông sản theo CGT đòi hỏi phải tổ chức sản xuất ở quy

mô đủ lớn, tập trung mới đảm bảo được nguyên liệu đầu vào công đoạn chế biến

và tiêu thụ theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, với thực trạng quy mô sản xuất

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

51

nông nghiệp hiện nay hộ gia đình vẫn là mô hình sản xuất chủ yếu nên việc đảm

bảo được chất lượng, hình thức, quy chuẩn hàng nông sản đồng đều giữa các hộ

gia đình là vô cùng khó khăn, do đó chất lượng giá trị gia tăng của khâu sản xuất

trong chuỗi giá trị còn hạn chế. Để giải quyết được bài toán này đòi hỏi phải có

sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa những người nông dân trong các hợp tác xã

nông nghiệp cổ phần hoặc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Hộ nông dân sản

xuất tham gia CGT phải tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất từ khâu đầu vào

như chọn giống, sử dụng loại phân bón, thuốc BVTV đúng quy định, tuân thủ

nghiêm ngặt quy trình sản xuất, quy trình thu hoạch… hợp tác xã, doanh nghiệp

tăng cường vai trò giám sát, tư vấn, hỗ trợ hộ nông dân thực hiện các công đoạn

sản xuất đúng quy trình.

Thứ hai, về hoàn thiện cơ cấu hàng nông sản theo chuỗi giá trị:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

luôn có xu hướng dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm

trồng trọt và tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi; giảm tỷ trọng lao động trồng trọt,

tăng tỷ trọng lao động chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng như chăn

nuôi đều cần phải dịch chuyển theo hướng tăng giá trị sản phẩm của các loại cây

trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất

khẩu và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể:

Một là, ngành trồng trọt: Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản

có lợi thế của địa phương, nhất là đối với cây ăn quả, cây công nghiệp…; đồng

thời cần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả sản

xuất cây ăn quả, cây công nghiệp trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh có

năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

trên địa bàn để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Hai là, ngành chăn nuôi: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng

công nghiệp, chủ yếu theo mô hình trang trại với quy mô phù hợp điều kiện của

địa phương, từ đó hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, hướng tới lựa chọn

các loại giống vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao.

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

52

2.2.1.3. Tổ chức sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Việc đa dạng các hình thức sở hữu, các mô hình tổ chức sản xuất trong

nông nghiệp cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ góp phần thúc

đẩy sản xuất trong lĩnh vực này phát triển nhanh hơn, ổn định và bền vững hơn.

Sản xuất hàng nông sản theo CGT được tổ chức chặt chẽ, khép kín từ khâu đầu

vào của quá trình sản xuất đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Quá trình

này có sự tham gia của các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thương

mại. Trong đó, ngành nông nghiệp đóng vài trò là ngành sản xuất nguyên liệu

đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại. Tuy nhiên, sản xuất

nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng và

phát triển của cây trồng vật nuôi. Ngoài ra còn có sự tác động từ môi trường tự

nhiên như: thiên tai, hạn hán, bão, lũ lụt… Do vậy để phát triển hàng nông sản

theo CGT được hiệu quả, cần sự liên kết chặt chẽ, của cả 3 chủ thể (hộ nông dân,

doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối) tham gia liên kết để đảm bảo

đưa ra các quyết định kịp thời trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tránh việc bị

động, lúng túng trong các tình huống như được mùa, sản lượng nông sản vượt

quá nhu cầu của sản xuất chế biến và thị trường; hay mất mùa, thiên tai, sản

lượng nông sản thiếu hụt, không đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

chế biến và thị trường.

Để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trước tiên cần xác định mô

hình sản xuất phù hợp và hiệu quả nhất đối với sản xuất các mặt hàng nông sản

theo chuỗi giá trị mà địa phương lựa chọn. Việc lựa chọn đúng mô hình phù hợp

để phát triển không chỉ đem lại khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà

còn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh việc xây dựng các mô

hình sản xuất còn phải xác định vị trí của từng mô hình trong chuỗi giá trị để

đảm bảo tính hiệu quả.

Đối với các lĩnh vực sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi

gia súc, đại gia súc thì mô hình phù hợp nhất hiện nay là kinh tế trang trại và hợp

tác xã nông nghiệp cổ phần. Do những ưu điểm như: quy mô sản xuất đủ lớn để

tiến hành sản xuất hàng hóa; khả năng chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

53

hơn nhiều so với các mô hình kinh tế khác; phù hợp với trình độ tổ chức quản lý

của người nông dân; cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng về đất đai, vốn, lao

động phục vụ sản xuất. Ngoài ra, đối với những vùng do giới hạn bởi điều kiện

đất đai nên các hộ nông dân không phát triển được mô hình kinh tế trang trại thì

có thể xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp cổ phần, đây là mô hình tổ

chức sản xuất vừa giúp bảo vệ quyền sử dụng đất của các hộ nông dân, vừa đảm

bảo mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn, tập

trung đáp ứng các yêu cầu của sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị.

Tóm lại, việc tổ chức sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó trọng

tâm là xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất giữ vai trò quan trọng đảm bảo

cho chuỗi giá trị hiệu quả và phát triển bền vững.

2.2.1.4. Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến để

nâng cao chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Khoa học - công nghệ ngày càng có vai trò to lớn và là nguyên nhân trực

tiếp của nhiều biến đổi trong sản xuất và trong đời sống. Trong nông nghiệp, yếu

tố khoa học công nghệ giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến năng suất, chất

lượng, tính hiệu quả và sự phát triển bền vững. Việc ứng dụng khoa học - công

nghệ vào sản xuất nông nghiệp giúp con người ngăn ngừa được những tác động

cực đoan của thiên nhiên, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc của nông nghiệp vào

yếu tố tự nhiên, cho phép phát triển nông nghiệp một cách chủ động, hiệu quả,

tăng tính ổn định, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát triển hàng nông sản theo CGT đòi hỏi tạo ra tính cạnh tranh cao, phát

huy tính sáng tạo, sự liên kết chặt chẽ và tăng trưởng toàn diện trong toàn chuỗi.

Trong quá trình sản xuất hàng nông sản, công nghệ cao cần được áp dụng ngay

từ những khâu đầu tiên là lựa chọn giống, nhân giống cây trồng vật nuôi cho

năng suất cao, chất lượng tốt; đến các khâu phòng, trừ dịch bệnh, sử dụng thuốc

BVTV, phân bón đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, sinh

thái, đảm bảo sức khỏe cả người sản xuất và người tiêu dùng. Quy trình sản xuất

sử dụng các các loại máy móc, thiết bị cơ giới hóa thay thế lao động thủ công,

đưa vào sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại theo dõi, hỗ trợ và điều chỉnh

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

54

kịp thời các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

trồng vật nuôi. Đưa công nghệ tiên tiến áp dụng trong quá trình thu hoạch, bảo

quản sau thu hoạch, sơ chế đảm bảo giữ được phẩm cấp, chất lượng, hình thức,

sản lượng của hàng nông sản khi tiêu thụ hoặc khi đưa vào chế biến để giảm thất

thoát nông sản và suy giảm chất lượng. Các công nghệ hiện đại trong quá trình

chế biến nhằm tạo ra đa dạng chủng loại sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu

phong phú của người tiêu dùng, vừa giải quyết được đầu ra cho hàng nông sản.

2.2.1.5. Ứng dụng logistics trong sản xuất và chế biến hàng nông sản

theo chuỗi giá trị

Logistics là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và từ tiếng Việt có

nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Hiểu đơn giản nhất, Logistics là một phần của chuỗi

cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa như: đóng

gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu

dùng cuối cùng.

Logistics đóng vai trò kết nối các khâu trong CGT hàng hóa nói chung và

càng trở nên quan trọng trong CGT hàng nông sản. Với đặc điểm là các sản

phẩm tươi sống nên việc kết hợp chặt chẽ giữa các khâu, các mắt xích trong

chuỗi sẽ đảm bảo cho sản phẩm hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng với

chất lượng tốt nhất.

Hiện nay, các hoạt động kí kết hợp đồng, sản xuất theo hợp đồng để đảm

bảo đầu ra cho nông sản, đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm đến

tay người tiêu dùng cuối cùng được khuyến khích phát triển. Do đó, ứng dụng

logistics vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo được chất lượng và các điều kiện

về giao hàng. Phát triển logistics sẽ cải thiện được tình trạng hư hỏng, tổn thất,

sụt giảm chất lượng hàng nông sản trong quá trình lưu kho, vận chuyển, đảm bảo

thực hiện đúng tiến độ giao hàng. Hơn thế nữa, logistics phát triển còn có tác

động làm giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa nông sản.

Chính vì vậy, CGT hàng nông sản phải luôn gắn chặt và có quan hệ hữu cơ với

phát triển logistics.

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

55

2.2.1.6. Giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham

gia chuỗi giá trị hàng nông sản

Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia vào liên kết sản

xuất theo chuỗi nói chung, trong đó có liên kết theo chuỗi giá trị hàng nông sản.

Vì vậy, việc đảm bảo lợi ích cho các chủ thể trong liên kết sản xuất theo chuỗi sẽ

góp phần quan trọng đảm bảo sự bền vững của liên kết.

Trong liên kết sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị, để đảm bảo lợi

ích kinh tế của các chủ thể cần xác định rõ vai trò của từng chủ thể trong liên kết

và mức độ đóng góp của họ vào giá trị gia tăng của sản phẩm trong từng khâu

của chuỗi và trong toàn bộ chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó chính quyền địa phương

cần có những chính sách, cơ chế để tác động tới sản xuất hàng nông sản theo

chuỗi giá trị nhằm đảm bảo lợi ích của từng chủ thể. Vai trò của các chủ thể

trong chuỗi giá trị và lợi ích của họ được đánh giá cơ bản như sau:

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản

xuất nông như: phân bón, cây, con giống, các loại thuốc bảo vệ thực vật…: nằm

trong nhóm này bao gồm các các công ty sản xuất và kinh doanh vật tư nông

nghiệp và các đơn vị cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, các doanh nghiệp dịch

vụ. Các đơn vị cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất giữ vai trò quan trọng giúp

nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Lợi ích của các đơn

vị này gắn chặt với kết quả sản xuất của các chủ thể sản xuất nông nghiệp trong

chuỗi giá trị. Vì vậy, các chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất cần đảm

bảo tốt về chất lượng, chủng loại và kịp thời để đáp ứng yêu cầu mang tính thời

vụ cao của sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã tham gia sản xuất trực tiếp các

sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị: Đây là các chủ thể trực tiếp sản xuất ra

các sản phẩm đầu tiên trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Việc ứng dụng các tiến bộ

khoa học công nghệ, giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao kết

hộ với khả năng tổ chức, quản lý các khâu trong sản xuất tốt sẽ góp phần nâng

cao năng suất, chất lượng của sản phẩm để từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

56

sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho

toàn chuỗi. Tuy nhiên, hiện nay các chủ thể này đang là những người yếu thế

nhất trong chuỗi giá trị nông nghiệp, họ là người chịu nhiều rủi ro trong sản xuất

do biến động của thiên tai, dịch bệnh và cả biến động của thị trường.

Để đảm bảo lợi ích của các chủ thể này cần có những chính sách và sự can

thiệp của chính quyền địa phương để đảm bảo các cam kết của các chủ thể khác

trong chuỗi thực hiện đầy đủ trong mọi điều kiện, bên cạnh đó cần đẩy mạnh

tuyên truyền và thực hiện bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế thiệt hại cho các chủ

thể trong chuỗi liên kết trong đó có chủ thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đầu

tiên trong chuỗi giá trị nông nghiệp khi xảy ra thiên tai, mất mùa …

Thứ ba, các doanh nghiệp chế biến nông sản: đây là các chủ thể đóng vai

trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản hàng hóa. Là chủ

thể trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của ngành nông nghiệp, việc đảm bảo

các cam kết được thực hiện đầy đủ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế

biến, bảo quản nông sản sẽ đảm bảo ổn định nguồn cung các yếu tố đầu vào cho

sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp chế biến nói riêng và

hiệu quả kinh tế của toàn bộ chuỗi giá trị nói chung. Đồng thời đảm bảo lợi ích

cho chính bản thân các doanh nghiệp này và người nông dân.

Thứ tư, các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm: Đưa sản phẩm tới

người tiêu dùng là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị hàng nông sản, đây là khâu

quan trong quyết định sự thành công của toàn bộ chuỗi. Thực tế cho thấy đây là

khâu có lợi nhuận cao nhất trong toàn chuỗi giá trị nông nghiệp. Vì vậy, các

doanh nghiệp phân phối trước hết cần thực hiện đúng các cam kết về giá mua,

khối lượng sản phẩm, thời điểm thu mua và cơ chế kiểm soát chất lượng sản

phẩm để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể khác trong liên kết, từ đó tạo sự bền

vững trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Tóm lại, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể sẽ góp phần

quan trọng đảm bảo cho chuỗi giá trị ổn định và phát triển bền vững.

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

57

2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị

2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, địa hình và tài nguyên thiên nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu,

nguồn nước) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển triển kinh tế - xã hội của mỗi

địa phương cũng như phát triển hàng nông sản theo CGT. Những địa bàn có vị

trí thuận lợi gần các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp, đồng thời có điều

kiện về nguồn đất, khí hậu và nguồn nước đảm bảo rất dễ phát triển hàng nông

sản theo CGT hơn các khu vực còn lại.

Việt Nam là quốc gia có các vùng lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, vì thế

các vùng khác nhau có điều kiện khí hậu (lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ...) điều

kiện đất đai (nông hóa, thổ nhưỡng, địa chất...) các nguồn tài nguyên tự nhiên

khác (nước, rừng biển, các loại tài nguyên mỏ...) và hệ sinh thái khác nhau về số

lượng và quy mô các phân ngành chuyên ngành sâu của nông lâm ngư nghiệp,

giữa các vùng có sự khác nhau, dẫn tới sự khác nhau của cơ cấu ngành. Cũng do

đặc điểm tự nhiên của sản xuất nông nghiệp nên một số chi phí trong sản xuất

nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống có những biểu hiện khác so với công

nghiệp và dịch vụ. Trong trường hợp này, mọi loại thóc không được thực hiện

theo những quy trình giống nhau. Cá biệt, ở những ruộng sản xuất giống thường

có năng suất thấp hơn năng suất ở những ruộng sản xuất đại trà. Nhưng do vai

trò của giống đối với sản xuất nông nghiệp ở các chu kỳ sau nên thóc giống vẫn

có thể bán được với giá cao gấp nhiều lần so với thóc lương thực.

Tính chất của sản xuất nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp gắn liền với

đặc điểm là sản phẩm tươi sống. Sau khi kết thúc quá trình sản xuất nông nghiệp,

con người có thể tiêu dùng trực tiếp nông sản dưới dạng tươi sống hoặc thông qua

sản phẩm đã được chế biến.Giữa chất lượng và cách thức kết hợp giữa nông sản

với tư cách là kết quả sản xuất cả nông nghiệp với nông sản với tư cách là nguyên

liệu có sự vận động không hoàn toàn giống nhau trong một khía cạnh cụ thể. Ví

dụ, nông sản sau thu hoạch, nếu không chế biến kịp thời thì phẩm chất giảm, ảnh

hưởng trực tiếp tới hiệu quả nông nghiệp và của cả công nghiệp chế biến.

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

58

2.2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Một là, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phải được đầu

tư đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng

suất, hiệu quả của nền kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết các vấn đề xã

hội nông thôn.

Nhóm kết cấu hạ tầng kinh tế gồm, các công trình hạ tầng kỹ thuật như

năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giao thông vận tải, bưu

chính - viễn thông, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư

nghiệp… Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế,

đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc

đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện đời sống dân cư.

Nhóm kết cấu hạ tầng xã hội gồm, các công trình nhà ở, các cơ sở khoa

học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thao… và các trang, thiết

bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống

của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến

trình hiện đại hóa khu vực nông thôn.

Hai là, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở mức nhất định, thiết

bị hiện đại cần được tăng cường đưa vào sử dụng để thay thế lao động thủ công,

giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất trong sản xuất.

Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn giảm chi

phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận.

Ba là, tích tụ đất đai cho nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn. Khuyến khích tích

tụ, tập trung ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua

mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình

thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên

môn hóa gắn với thị trường.Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất đã tạo ra quy mô

lớn hơn cho đơn vị sản xuất, nhiều mô hình trang trại và cánh đồng mẫu lớn hình

thành, giảm chi phí lao động, giống, phân bón…; việc sử dụng máy móc, ứng

dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thuận lợi và có hiệu quả.

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

59

Bốn là, cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dần từ kinh tế thuần nông

sang các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Hệ thống dịch vụ ở nông thôn

nhất là dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp và dịch vụ thương mại cung ứng vật tư

nông nghiệp và tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, thú y, BVTV phải có

sự phát triển đồng bộ. Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình nông

thôn bằng việc mở rộng các loại hình dịch vụ như du lịch nông thôn gắn kết với

văn hóa truyền thống và sinh thái … nhằm giảm tỷ lệ hộ nông nghiệp, tăng tỷ lệ

hộ phi nông nghiệp.

Năm là, trình độ dân trí khu vực nông thôn được nâng cao đủ khả năng

tiếp thu các giá trị mới trong ứng dụng khoa học vào sản xuất. Việc nâng cao

trình độ sẽ giúp người dân nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công

nghệ hiện đại vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học về gen, giống cây trồng,

vật nuôi, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch với chi phí tiết kiệm mà

năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao. Trình độ nâng lên còn

giúp cho nông dân nâng cao ý thức việc bảo tồn, quản lý chặt nguồn giống cây,

con độc đáo, có giá trị kinh tế cao, để giành độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ

với những thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, người nông dân cũng sẽ ý thức

được sự tất yếu phải liên kết với nhau trong sản xuất cũng như phải tiến lên sản

xuất hàng hóa lớn, khắc phục tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, như vậy mới có thể tồn tại

trong tiến trình hội nhập.

2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt,

việc phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nói chung và hàng

nông sản nói riêng càng trở nên bức thiết. Để giải quyết bài toán mở rộng và tạo

thị trường cho hàng nông sản khi phát triển hàng nông sản theo CGT, với chất

lượng tốt và năng suất cao thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của Nhà nước,

nhà nông, nhà doanh nghiệp, ngân hàng, nhà phân phối, nhà chế biến trong một

số hoạt động sau:

Thứ nhất, cần có quy hoạch tổng thể về hàng nông sản. Nhà nước, dựa

trên những điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, lợi thế so sánh giữa các vùng miền cần

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

60

có hoạch định chiến lược tổng thể trên quy mô cả nước, quy mô vùng về sản

xuất hàng nông sản.

Thứ hai, cần đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thông tin thị trường, thị hiếu

người tiêu dùng về sản phẩm hàng hóa nông sản.Nhà nước cũng cần có dự báo

chiến lược sản xuất các sản phẩm nào để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông

dân sản xuất đến việc tạo thị trường, không nên để mặc cho dân tự phát sản xuất

dẫn tới tình trạng cung vượt quá cầu. Người nông dân, do thiếu thông tin sản

xuất nông nghiệp nên đa số nông dân vẫn đang đi theo quy trình ngược. Thay vì

tìm kiếm thông tin về thị trường rồi mới đầu tư sản xuất, thì họ lại sản xuất theo

kiểu phong trào, nghe được giá rồi chờ thương lái thu mua khi đến vụ thu hoạch.

Không biết rõ nơi tiêu thụ, sản xuất theo phong trào nên điệp khúc “được mùa

mất giá” diễn ra dai dẳng mà nông dân luôn là người chịu thiệt. Việc tiêu thụ

nông sản cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức giới thiệu những mặt hàng

mình có, trong khi mặt hàng đó thị trường có cần không, cần bao nhiêu, thời

điểm nào cần, tiêu chuẩn như nào thì lại không có đủ thông tin. Các doanh

nghiệp thu mua, chế biến hàng nông sản với vai trò là cầu nối giữa người nông

dân và thị trường cần chủ động đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại,

quảng bá sản phẩm, kích cầu người tiêu dùng và dẫn dắt, định hướng người nông

dân sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của thị trường.

Thứ ba, tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở trong nước. Nâng cấp,

cải tạo hệ thống chợ đầu mối, phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị để tạo

cầu nối tiêu thụ trực tiếp nông sản cho nông dân và cung ứng vật tư nông nghiệp

cho nông dân, tạo sự thuận lợi trong giao thương giữa các địa phương, các vùng

miền. Mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo chuỗi như

mô hình doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung

và mô hình doanh nghiệp - hộ kinh doanh - hộ nông dân ở vùng sản xuất phân tán

cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp, thức ăn

chăn nuôi, quy trình kỹ thuật và nêu rõ yêu cầu chất lượng nông sản đối với các

HTX, sau đó các HTX này chuyển giao lại cho xã viên thực hiện. Khi sản phẩm

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

61

hoàn thành, các xã viên có trách nhiệm chuyển lại cho HTX để hợp tác chuyển

giao cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm.

Thứ tư, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hội nhập, tham gia vào các hiệp

định thương mại, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tầm ở vĩ mô để

mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản ở quy mô khu vực, quốc tế.

2.2.2.4. Năng lực tài chính

Nguồn lực tài chính là tổng thể các vấn đề về tài chính phục vụ cho nhu

cầu phát triển, nói tới nguồn lực tài chính là nói tới các nguồn tài chính khác

nhau và sự phân bổ các mối quan hệ kinh tế nảy sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của

các chủ thể trong xã hội.

Các CGT nông nghiệp phân tán, hợp tác tập thể còn rất hạn chế ở cấp

nông hộ và sự gắn kết theo chiều dọc còn yếu đã gây cản trở cho các nhà đầu tư

tư nhân vào ngành nông nghiệp vì chi phí cao. Đa phần các nhà đầu tư chỉ đơn

thuần mua nguyên liệu thô từ nông dân, sau đó sơ chế và xuất khẩu sang thị

trường nước ngoài, nơi sản phẩm được hoàn thiện và bán với giá cao hơn nhiều

lần. Cho đến nay, nông dân vẫn là những nhà đầu tư tư nhân lớn nhất trong nông

nghiệp và phần lớn trong số họ chưa tham gia vào các CGT toàn cầu.

Thứ nhất, phải thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả và công bằng trên thị trường

nông sản. Để làm được điều này, cần có chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài rõ ràng và có mục tiêu cụ thể, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành lập

doanh nghiệp và gia nhập thị trường nông sản. Phải hỗ trợ phát triển mối liên kết

giữa đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân địa phương, tạo niềm tin để nhà đầu

tư duy trì và mở rộng hoạt động. Cũng cần có biện pháp để giảm chi phí thương

mại khi thị trường vẫn bị phân đoạn do thuế quan, hàng rào phi thuế quan, thủ

tục còn chưa tạo thuận lợi cho thương mại.

Thứ hai, chính sách tín dụng nên chuyển từ hỗ trợ nông nghiệp trực tiếp

sang cải thiện khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư tư nhân với các công cụ

quản lý rủi ro, nhất là tạo khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa

và nhỏ.

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

62

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Các chính sách và

đầu tư công được thiết kế để hoàn thiện thể chế và cơ sở hạ tầng thị trường, ví dụ

như nâng cao tính hiệu quả của các công trình thủy lợi, đảm bảo quyền sử dụng

đất, thị trường đất nông nghiệp, thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn hàng hóa.

Những biện pháp này có thể mang lại kết quả tích cực hơn cho tăng trưởng.

Thứ tư, liên kết nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp để phát triển liên

minh sản xuất, từ đó tăng cường CGT hàng hóa. Chìa khóa thành công cho sự

liên kết này bao gồm phối hợp hiệu quả trong các tổ chức của nông dân, khả

năng cạnh tranh tổng thể của đối tác doanh nghiệp, các yếu tố kỹ thuật, thị

trường, và chính sách khuyến khích để thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ của tổ chức

nông dân với doanh nghiệp.

Thứ năm, công nghệ mới đang hình thành cách thức tổ chức CGT nông

nghiệp, tạo ra những cơ hội mới và một số rủi ro. Cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 và những tiến bộ trong khoa học như năng lượng tái tạo và cấu trúc gene, tất

cả đều mang đến cơ hội cho ngành nông nghiệp.

Thứ sáu, Ngân hàng là một trong những tác nhân tham gia vào chuỗi nông

sản. Ngân hàng có vai trò hỗ trợ ngày càng quan trọng trong việc gia tăng giá trị

và hiệu quả của chuỗi. Khi ngân hàng tham gia vào CGT sẽ giúp giảm thiểu rủi

ro thị trường, rủi ro người vay, rủi ro thời tiết, dịch bệnh; tiết kiệm chi phí…

2.2.2.5. Trình độ phát triển khoa học - công nghệ

Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động không nhỏ đến ngành

nông nghiệp nói chung và phát triển hàng nông sản theo CGT nói riêng. Những

tiến bộ khoa học - công nghệ đang giúp nông nghiệp tạo ra những sản phẩm mới

với chất lượng cao hơn và giá thành cạnh tranh. Bên cạnh đó, tiến bộ khoa học -

công nghệ cũng làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất nông nghiệp, từ đó tác

động mạnh mẽ đến quá trình phát triển hàng nông sản theo CGT. Các tiến bộ

khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật

học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm. Các

tiến bộ khoa học công nghệ khác như thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

63

học hóa, cải tạo đất v.v... phải đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học - công nghệ

sinh học và sinh thái học.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với tính khan

hiếm của các yếu tố nguồn lực. Như vậy, những công nghệ mới trong trồng trọt

và chăn nuôi không những phải nhằm hướng nâng cao sức sống bên trong của

cây trồng, vật nuôi, sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên đất đai sinh

thái hiện có, mà còn phải góp phần giữ gìn, tái tạo các nguồn tài nguyên đó để

đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Xét mối quan hệ tiến bộ khoa học - công nghệ với sản phẩm, có hai loại

hình công nghệ. Một loại gọi là công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất

sinh vật và năng suất kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích. Loại thứ hai gọi là công

nghệ cơ giới và tự động hóa, chủ yếu nhằm nâng cao năng suất việc làm, tiết

kiệm thời gian lao động trong mỗi khâu công việc, giảm bớt hao phí lao động

sống. Lựa chọn sự kết hợp hai loại công nghệ nói trên như thế nào là tùy thuộc

mỗi giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp ở từng vùng khác nhau để đáp

ứng nhu cầu xã hội; nhu cầu rút bớt lao động nông nghiệp để phát triển các

ngành dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn; vấn đề giải quyết việc

làm và thu nhập v.v...

Xét trên khía cạnh vật chất - kỹ thuật, một tiến bộ khoa học công nghệ bất

kỳ trong nông nghiệp đều được biểu hiện ra ở sự phát triển về công cụ lao động,

đối tượng lao động và sự phát triển kỹ thuật, kỹ năng của ngay chính bản thân

người lao động. Nói cách khác, sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của lực

lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ khoa học -

công nghệ nông nghiệp. Nếu như từng tiến bộ khoa học - công nghệ riêng lẻ chỉ

tác động đến sự phát triển từng mặt, từng yếu tố của lực lượng sản xuất, thì

ngược lại sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát triển đồng bộ

của các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân nông nghiệp. Điều

này có nghĩa là cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học công nghệ

riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nông nghiệp.

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

64

2.2.2.6. Xây dựng thương hiệu của hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Thương hiệu sản phẩm là tài sản mang ý nghĩa quan trọng. Thương hiệu

sản phẩm có uy tín giúp nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị

trường thế giới, ở các khía cạnh chính đó là: Các chuẩn mực về chất lượng

truyền thống được xây dựng trên các lợi thế về điều kiện sản xuất; danh tiếng

cho sản phẩm của doanh nghiệp được mang lại từ lịch sử hình thành của sản

phẩm. Việc đảm bảo truy suất nguồn gốc địa lý của sản phẩm cũng góp phần

nâng cao thương hiệu cho sản phẩm, bên cạnh các yếu tố khác như: Giá cả, bao

bì, thương hiệu của doanh nghiệp và nhà phân phối.

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hướng đi phù hợp với tiềm năng về

sản phẩm, kinh nghiệm và thực tiễn của các nước để nông sản của Việt Nam

nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và vị trí trên thị trường thế giới trong bối

cảnh hội nhập quốc tế.

2.2.2.7. Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương

Để thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo CGT và tái cơ cấu kinh tế nông

nghiệp thì vai trò tạo hành lang, môi trường của các chính sách kinh tế của Nhà

nước là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các chính sách được ban hành phải kịp

thời, đồng bộ, không những tháo gỡ được những vấn đề vướng mắc nảy sinh

trong quá trình thực hiện, mà còn là đòn bẩy kinh tế khuyến khích quá trình phát

triển các mô hình trong sản xuất nông nghiệp.

Có thể nói đây là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất đối với khả năng phát

triển của ngành. Mỗi một quốc gia đều lựa chọn cho mình một số ngành mũi

nhọn và đưa ra những chính sách thích hợp để tạo môi trường thuận lợi nhằm mở

rộng quy mô của ngành, tăng lợi thế cạnh tranh của ngành như: Xây dựng một

chiến lược dài hạn cho phát triển ngành, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, quy

hoạch vùng nguyên liệu nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành, hay tạo ra các

rào cảng thuế và phi thuế làm giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, và không thể

không nhắc tới các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh trên thị trường thế giới…

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

65

2.2.2.8. Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã trở thành xu thế tất yếu cho các quốc

gia trên con đường phát triển của mình. Tuy mỗi quốc gia có vị thế khác nhau và

mục tiêu khác nhau, trong phát triển kinh tế cũng như hội nhập nhưng nhìn

chung các quốc gia đều thu được những tác động tích cực cũng như tiêu cự khi

tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế.

Thị trường được mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới, nhờ đó tiềm năng

kinh tế của các nước tham gia được khai thác một cách có hiệu quả. Khi đó, phúc

lợi xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng đều được nâng lên bởi các quốc gia,

các doanh nghiệp đều tham gia hội nhập bằng lợi thế cạnh tranh tốt nhất và hiệu

quả nhất của mình. Tự do hóa thương mại có nghĩa là sẽ tự do lưu chuyển các yếu

tố của sản xuất như: vốn, công nghệ, lao động, trình độ quản lý tiên tiến… Vì vậy

các quốc gia tham gia hội nhập sẽ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực này từ bên

ngoài để mở rộng sản xuất, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Liên

kết kinh tế quốc tế thúc đẩy cạnh tranh trên quy mô quốc tế, tạo khả năng đạt được

sự tối ưu về quy mô, về cơ cấu cho từng ngành sản xuất.

Những hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế

nói chung góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo

cơ hội để Việt Nam thực hiện chiến lược cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo

hướng cân bằng hơn, thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp. Từ đó, tác động mạnh

đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng

lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực như: công nghiệp, thương

mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu

sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo

hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo

có giá trị và hàm lượng công nghệ và GTGT cao hơn; các doanh nghiệp Việt

Nam có cơ hội tham gia CGT và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ

cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế

biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và GTGT cao hơn…

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

66

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH TUYÊN QUANG

Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình là những tỉnh có vị trí địa lý cùng nằm ở khu

vực miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán canh tác của cư

dân tương đồng với Tuyên Quang. Đây là các địa phương đã có những thành

công nhất định trong phát triển hàng nông sản theo CGT, góp phần xóa đói giảm

nghèo, cải thiện đời sống nông dân, tạo dựng được một số thương hiệu nông sản

nổi tiếng như gạo Séng Cù (Lào Cai), chè Suối Giàng (Yên Bái), Cam Cao

Phong (Hòa Bình)... Tham khảo từ những thành công, những cách làm hay và cả

những thất bại, những hạn chế của các tỉnh bạn là những kinh nghiệm quí báu

giúp tỉnh Tuyên Quang thành công hơn trong việc phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị của tỉnh mình.

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh

Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới nằm giữa vùng Tây Bắc và vùng

Đông Bắc của nước ta. Lào Cai cách Hà Nội 265km đường bộ, giáp các tỉnh Hà

Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và có đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam

Trung Quốc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 6.383,88km2, trong đó phần lớn diện tích

là núi đá và đồi đất thấp với độ cao trung bình từ 300 mét đến dưới 1000 mét so

với mực nước biển, xen kẽ là các thung lũng hẹp trải dọc theo lưu vực của sông

Hồng và sông Chảy dài tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng

các loại cây ăn quả, cây công nghiệp [36]. Ngoài việc đẩy mạnh khai thác cửa

khẩu giao thương với Trung Quốc để thúc đẩy kinh tế phát triển, trong những năm

qua sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai được chú trọng đầu tư phát triển theo

hướng hàng hóa, đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: Vùng

rau an toàn, rau trái vụ tại Sa Pa, Bắc Hà; vùng chuối tại Bảo Thắng; vùng dứa tại

Mường Khương; vùng chè tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên...

Các hình thức liên kết trong sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

từng bước được hình thành, đã có trên 28 công ty, doanh nghiệp và 17 HTX

tham gia liên kết sản xuất, trong đó hình thành liên kết giữa các HTX với doanh

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

67

nghiệp có 06 HTX tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực

trồng trọt với tổng diện tích liên kết là 419 ha, sản lượng liên kết tiêu thụ là

3.015 tấn. Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ dân có 20 doanh

nghiệp, trong đó lĩnh vực trồng trọt có 14 doanh nghiệp với 3.213 ha diện tích

liên kết sản xuất, sản lượng liên kết tiêu thụ đạt 19.194 tấn; lĩnh vực chăn nuôi

có 03 doanh nghiệp liên kết tiêu thụ 450.00 con gà giống; lĩnh vực lâm nghiệp có

03 doanh nghiệp liên kết sản xuất 21.650 ha, sản lượng gỗ tiêu thụ qua liên kết

đạt khoảng 1 triệu m3 gỗ các loại [36]. Một số chuỗi giá trị hàng nông sản tiêu

biểu của tỉnh Lào Cai như:

* Chuỗi giá trị lúa gạo: Trong 6 năm, từ năm 2011 đến hết năm 2017, dự

án “Sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa gắn với chế biến và thị

trường” của tỉnh Lào Cai đã phát triển mở rộng trên 7.000ha với các giống lúa

đặc sản, chất lượng cao như ĐS1, J01, Séng cù, Khẩu nậm xít, nếp Thẩm Dương,

Hương thơm, Bắc thơm. Giá trị thu nhập và hiệu quả sản xuất từ dự án tăng từ từ

15-20% so với sản xuất lúa thường, đã mang lại cho người nông dân thu nhập

hàng trăm tỷ đồng; thành lập được 32 tổ nhóm nông dân hỗ trợ nhau sản xuất,

duy trì vùng nguyên liệu [36].

* Chuỗi giá trị quế: Tỉnh Lào Cai có khoảng 20.000 ha trồng quế, với

2.000 hộ gia đình, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, H’Mong, doanh thu đạt

khoảng 110 tỷ đồng mỗi năm, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

tại địa phương vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và chế biến,

thúc đẩy chuỗi sản phẩm đặc hữu phát triển bền vững. Hiện nay, mô hình liên

kết tiêu thụ ngành hàng quế khá thuận lợi, sản phẩm vỏ quế, với diện tích khai

thác trung bình 300-350 ha/năm, được thu mua chủ yếu bởi các tư thương, đại lý

nhỏ rồi bán cho các công ty tại Hà Nội và Yên Bái. Đặc biệt các sản phẩm vỏ

quế đã qua sơ chế được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Ấn Độ, Trung Quốc.

Sản phẩm tinh dầu quế được tiêu thụ phần lớn tại thị trường Trung Quốc, Mỹ,

Anh, Tây Ban Nha. Hiện nay, tỉnh đang xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu

các sản phẩm quế sang thị trường Belarut và các nước Đông Âu [36].

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

68

* Một số chuỗi khác: Từ kinh nghiệm thành công của mô hình sản xuất

theo chuỗi giá trị lúa gạo và quế, tỉnh Lào Cai đã và đang mở rộng hình thức sản

xuất theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông sản khác như:

Mô hình liên kết sản xuất cà rốt và ớt, quy mô 50 ha tại các xã thuộc

huyện Bảo Yên với Công ty TNHH MTV XNK Trần Vinh với phương thức hỗ

trợ kỹ thuật, ứng giống, vật tư, thuốc BVTV cho người dân và thu mua sản

phẩm, giá dự kiến thu mua 5000 đ/kg, giá trị ước 12.500 triệu đồng (tổng thu

nhập bình quân 250 triệu đồng/ha) [36];

Mô hình liên kết sản xuất rau đậu các loại, quy mô 105,5 ha do HTX Mai

Anh, HTX Gia Phú, HTX Nông nghiệp xanh liên kết sản xuất và bao tiêu sản

phẩm, giá trị ước đạt 5.250 triệu đồng (50 triệu đồng/ha) [36];

Mô hình sản xuất đậu cô ve, quy mô 7,5 ha/72 hộ tại xã Quang Kim, xã

Bản Qua (huyện Bát Xát) do doanh nghiệp XNK Trường Thành và Doanh

nghiệp tư nhân Vi Thị Hạnh đầu tư liên kết, năng suất ước 18 tấn/ha, sản lượng

135 tấn, giá trị ước 675 triệu đồng (100 triệu đồng/ha) [36];

Chuỗi liên kết sản xuất củ cải ngọt, quy mô 05 ha tại xã Mường Vi (huyện

Bát Xát), xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) do Công ty TNHH MTV XNK Trần Vinh

liên kết sản xuất, năng suất ước 20 tấn/ha, sản lượng ước 100 tấn, giá trị ước 400

triệu đồng (80 triệu đồng/ha) [36];

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ Ý dĩ, Đương quy của Công ty Tâm phát

Green liên kết với nhóm đồng sở thích trên địa bàn huyện Si Ma Cai;

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Atiso của Công ty TNHH

MTV Traphaco SaPa với quy mô 65 ha 36;

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoảng trên 20 loài dược liệu của

Công ty CP Dược Việt Nam với huyện Bắc Hà và Bát Xát [36].

Nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Lào Cai,

ta có thể rút ra những ưu điểm cần học tập và những hạn chế cần lưu ý như:

Về ưu điểm cần học tập:

Thứ nhất, tỉnh Lào Cai lựa chọn sản xuất theo chuỗi giá trị các mặt hàng

nông sản mang tính chất “đặc sản”, riêng có của tỉnh nhằm khai thác tối đa lợi

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

69

thế so sánh của vùng đất đai và khí hậu Lào Cai nói chung, thế mạnh riêng có

của từng huyện trong tỉnh nói riêng.

Thứ hai, do trình độ canh tác còn hạn chế, điều kiện về vốn còn hạn hẹp,

đất đai còn manh mún nên tỉnh Lào Cai xây dựng các chuỗi ở quy mô phù hợp.

Thứ ba, tỉnh Lào Cai chú trọng tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý

nhà nước trong việc tham gia quản lý, kiểm tra và giám sát thực hiện hợp đồng

giữa các bên liên quan, nhằm hạn chế việc phá vỡ hợp đồng của các bên tham

gia liên kết chuỗi giá trị.

Thứ tư, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tỉnh Lào Cai

chú trọng phát triển, nhằm nâng cao chất lượng của người lao động trực tiếp gắn

với nhu cầu sử dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp liên kết.

Về những hạn chế cần lưu ý:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa doanh nghiệp - HTX - nông dân chưa được

hài hòa giữa nhu cầu và lợi ích. Sự chia sẻ lợi nhuận chưa thực sự tương xứng

với vai trò đóng góp của các bên tham gia trong chuỗi liên kết, người nông dân

luôn ở thế bị động và thua thiệt. Điều này dẫn đến nguy cơ phá vỡ hợp đồng của

người nông dân rất cao.

Thứ hai, người nông dân bị phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp về giá

vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra. Doanh nghiệp, với thế chủ động của mình,

thường ép giá vật tư đầu vào còn cao so với mặt bằng chung của thị trường,

trong khi giá thu mua đầu ra cho sản phẩm lại chưa theo giá thị trường. Hiện

tượng này làm cho chuỗi giá trị thiếu tính bền vững.

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh

Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi Tây Bắc, có phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên

Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp

tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, cách thủ đô Hà

Nội 180 km. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi

bờ sông Hồng, mang lại cho Yên Bái nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sản xuất theo chuỗi giá trị

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

70

trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Yên Bái chủ trương xây dựng các mô hình sản

xuất nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Các mô hình liên kết đi vào

hoạt động đã phát huy được khả năng hợp tác từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu

vào đến khâu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, sơ chế cho đến tiêu thụ sản phẩm,

góp phần tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm.

Đến hết năm 2018, tỉnh Yên Bái đã hình thành một số chuỗi liên kết sản

xuất trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt. Lĩnh vực chăn nuôi có 13 chuỗi,

trong đó 3 chuỗi khép kín được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,

gồm Công ty TNHH Đầm Mỏ nuôi lợn tại thành phố Yên Bái, Hợp tác xã (HTX)

Đại Sơn chăn nuôi lợn tại huyện Lục Yên, Công ty TNHH Nipon Zoki nuôi thỏ

tại Văn Chấn. Các chuỗi trong lĩnh vực trồng trọt có chuỗi rau an toàn, chuỗi sản

xuất và chế biến chè, nổi bật phải kể đến chuỗi liên kết trong sản xuất đối với sản

phẩm măng tre Bát độ.

* Chuỗi giá trị măng tre Bát độ:

Với vai trò hạt nhân trong chuỗi giá trị măng tre Bát độ, HTX Dịch vụ

tổng hợp Kiên Thành (huyện Trấn Yên) liên kết với Công ty cổ phần Yên Thành

(huyện Yên Bình) đầu tư vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc,

thu hoạch và thu mua toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất. Tham gia chuỗi

giá trị sản xuất măng tre Bát độ đã góp phần nâng cao về giá trị sản phẩm, sản

lượng thu hoạch cho các thành viên và nông dân. Cụ thể, giá trị sơ chế tại HTX

tăng 34%, từ 3.500 đồng/kg lên 4.700 đồng/kg so với việc bán sản phẩm theo

hình thức truyền thống và sản lượng bình quân trên một diện tích canh tác tăng

thêm 20% so với trước đây [71].

* Chuỗi giá trị chè Suối Giàng

Trong sản xuất và chế biến chè, việc liên kết giữa HTX Dịch vụ tổng hợp

Kiến Thuận (huyện Văn Chấn) và Công ty TNHH Hưng Thịnh (huyện Trấn

Yên) với HTX Trường Xuân, HTX Tân Hương (huyện Yên Bình) trong đầu tư

kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè theo tiêu chuẩn Unilever và VietGAP đã mang lại

thành công. Các HTX đã tổ chức cho các hộ trồng chè tham gia các khóa tập

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

71

huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác, thu hái bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng được

doanh nghiệp hướng dẫn và đặt hàng, doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm

HTX sản xuất, sơ chế và tiếp tục chế biến sâu, nhằm làm phong phú và đa dạng

các sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu.

Nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Yên Bái,

ta có thể rút ra những ưu điểm cần học tập và những hạn chế cần lưu ý như:

Về ưu điểm cần học tập: Bên cạnh những ưu điểm tương đồng với tỉnh

Lào Cai đã nêu ở trên, điểm nổi bật nhật trong việc phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị của tỉnh Yên Bái là đã phát huy được khả năng hợp tác giữa các

khâu trong chuỗi giá trị từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào đến khâu hướng

dẫn kỹ thuật trồng trọt, sơ chế cho đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo việc làm,

nâng cao giá trị sản phẩm.

Về hạn chế cần lưu ý: Mặc dù Yên Bái đã xây dựng được một số chuỗi

giá trị hàng nông sản có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu

thụ như: cam sành Lục Yên, bưởi Đại Minh, chè Suối Giàng, gạo Mường Lò…

nhưng phần lớn các chuỗi giá trị hàng nông sản của tỉnh Yên Bái mới dừng lại ở

việc liên kết một số khâu trong sản xuất như liên kết các hộ dân với nhau theo tổ

hợp tác, HTX mà chưa tạo dựng được các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị

(liên kết dọc) từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

2.3.3. Kinh nghiệm phát triển nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh

Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng.

Hòa Bình có hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn

như sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi... và có khí hậu cận nhiệt đới ẩm,

mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Với điều kiện

tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Hòa Bình đã đầu tư, triển khai

xây dựng 4 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh, gồm:

Cá Sông Đà, Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc và Gà đồi. Bên cạnh đó, tỉnh

Hòa Bình đã có nhiều dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thành công như:

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

72

Dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu; Dự án liên kết sản

xuất - tiêu thụ dưa chuột theo chuỗi giá trị; Dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ nấm

ăn và nấm dược liệu (huyện Kỳ Sơn); Dự án sản xuất ớt và bí đỏ tập trung xã

Yên Bồng và vùng phụ cận; Dự án sản xuất rau an toàn tập trung xã Lạc Long và

xã Đồng Tâm; Dự án sản xuất chuỗi gà ri Lạc Thủy thực hiện tại xã Đồng Tâm

và Phú Thành (huyện Lạc Thủy); Dự án liên kết mở rộng sản xuất - tiêu thụ rau

hữu cơ theo chuỗi giá trị (huyện Lương Sơn)… [73].

Nhận thức được vai trò hạt nhân của HTX trong liên kết sản xuất hàng

nông sản theo chuỗi giá trị, tỉnh Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi,

khuyến khích cho doanh nghiệp và các HTX về phát triển sản xuất kinh doanh.

Từ đó, nhiều HTX đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn đầu tư mở rộng sản

xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, liên doanh, liên

kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, góp phần giải

quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mô hình HTX kiểu mới gắn

với chuỗi giá trị sản phẩm; xây dựng và quảng bá thương hiệu, duy trì mối quan

hệ với đối tác, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá

trị gia tăng và phát triển bền vững đang là hướng đi mới của HXT tỉnh Hòa Bình.

Nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Hòa Bình,

ta có thể rút ra những ưu điểm cần học tập và những hạn chế cần lưu ý như:

Về ưu điểm cần học tập:

Thứ nhất, phân định rõ trách nhiệm của các tác nhân tham gia chuỗi giá

trị, được cụ thể hóa thông qua các hợp đồng.

Thứ hai, tỉnh Hòa Bình tập trung hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh

doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh áp dụng quy trình sản

xuất an toàn thực phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo

sản phẩm đưa ra thị trường có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Về hạn chế cần lưu ý:

Thứ nhất, tỉnh Hòa Bình vẫn nặng về hỗ trợ đầu vào và cơ sở hạ tầng mà

chưa chú trọng đến đầu ra và chất lượng sản phẩm.

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

73

Thứ hai, sự tham gia của HTX trong chuỗi giá trị chưa nhiều.

2.3.4. Bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang có thể tham khảo về phát

triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Trên cơ sở nghiên cứu những thành công và cả những hạn chế về phát

triển hàng nông sản theo CGT ở một số địa phương, tỉnh Tuyên Quang có thể

tham khảo một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản trong từng khâu và cả

chuỗi giá trị trước hết cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển các loại

giống mới tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc chuyển đổi phải thực hiện đồng bộ, có kế hoạch, lộ trình, chuyển đổi cơ cấu

vật nuôi, cây trồng phải gắn với đổi mới cả cách thức, tư duy, phương pháp, mô

hình trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời cần xây dựng hệ thống cung cấp

giống cây trồng vật nuôi theo hướng chuyên nghiệp. Quá trình chuyển đổi phải

cân nhắc việc kết hợp giữa các loại cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra GTGT lớn

nhất cho quá trình sản xuất. Khuyến khích nông dân tập trung đẩy mạnh phát

triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tư thâm

canh, đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở địa phương tập trung đầu tư phát triển hệ

thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, hỗ trợ tín dụng, khoa học và

công nghệ.

Hai là, lựa chọn và ứng dụng một cách hiệu quả, phù hợp các quy trình

sản xuất tiến bộ như: VietGAP, GlobalGAP… vào sản xuất, nhằm đổi mới cách

thức sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng nền sản xuất nông dựa trên

những thế mạnh riêng có của địa phương, từng bước áp dụng các quy trình sản

xuất xanh, thân thiện môi trường, đảm bảo chất lượng hàng nông sản theo các

tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Ba là, tăng cường sự tham gia của nông dân trong CGT sản phẩm: quan

điểm và cách tiếp cận mới trong kinh tế thị trường là tiếp cận theo CGT sản

phẩm, trong đó bảo đảm sự phối hợp và chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

74

tham gia ở các khâu sản xuất - thu gom - chế biến - phân phối sản phẩm. Chuyển

dần các nguồn đầu tư hỗ trợ sản xuất (các hình thức hỗ trợ truyền thống hiện

nay) sang hỗ trợ sản phẩm để người nông dân không chỉ sản xuất ra nông sản mà

còn trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm để phần GTGT thuộc về phía người

dân (tổ chức sản xuất theo kiểu OCOP). Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp

thu mua, phân phối, tiêu thụ trong nước (xuất khẩu) và nông dân trong việc tiêu

thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với HTX

kiểu mới, nhằm xây dựng CGT nông sản bền vững, khắc phục tình trạng sản

xuất tự do không theo quy hoạch của chính quyền, hoặc chạy theo biến động giá

cả thị trường dẫn tới lãng phí vốn và lao động, đồng thời dễ bị tư thương ép giá

khi sản lượng nông sản hàng hóa tăng cao đột biến khi được mùa.

Bốn là, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thu mua, chế biến

xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm trong thu

mua chế biến nông sản, tạo thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Đồng thời, cần

có chính sách hỗ trợ vốn, giảm thuế cho các hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy

chế biến nông sản ngay tại địa bàn để bà con yên tâm sản xuất.

Phát triển mạnh mẽ thương mại nông thôn, hình thành mạng lưới kinh

doanh cá nhân, HTX thương mại, doanh nghiệp sản xuất - chế biến ở nông thôn;

tổ chức mạng lưới kinh doanh theo từng ngành hàng như nông sản, vật tư nông

nghiệp, hàng tiêu dùng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ thành lập các mô

hình điểm về kinh tế hợp tác, liên kết 4 nhà để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa

người sản xuất và tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định. Xây dựng hệ thống các điểm thu

gom, sơ chế và bảo quản, chế biến.

Năm là, chú trọng đầu tư công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ

dẫn địa lý: nhằm tăng sức cạnh của hàng nông sản tranh trên thị trường trong

nước và quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn,

gắn đào tạo nghề với nhu cầu lao động của các liên doanh, liên kết thông qua các

mô hình sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực, kỹ năng cho người sản xuất nông

lâm nghiệp, kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường.

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

75

Sáu là, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác liên

kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng Cánh đồng lớn trên địa bàn:

Huy động, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án; kêu gọi các

doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao vai trò của các cơ

quan quản lý nhà nước trong việc tham gia quản lý, kiểm tra và giám sát thực

hiện hợp đồng giữa các bên liên quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng

cao nhận thức và thực thi các chính sách về kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, về

liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho các chủ thể kinh tế tham

gia thị trường.

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

76

Kết luận chương 2

Chương 2 luận án đã xây dựng được khái niệm “Phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại

mỗi khâu trong quy trình từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua gom, sơ chế,

phân phối, tiêu dùng hàng nông sản và đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế cho tất cả

các tác nhân tham gia chuỗi”.

Luận án luận giải rõ vai trò của phát triển hàng nông sản theo CGT đối

với phát triển kinh tế - xã hội; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

hàng nông sản theo CGT, để từ đó thấy được những tác động tích cực và những

tác động tiêu cực của các yếu tố đó, làm cơ sở tìm rõ nguyên nhân chủ yếu của

những hạn chế trong thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT và đề xuất

những giải pháp sát thực nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển hàng nông sản theo CGT

của một số địa phương như Lào Cai, Hòa Bình và Yên Bái. Nghiên cứu những

mô hình điển hình từ thực tế trong việc phát triển hàng nông sản theo CGT tại

một số địa phương, luận án rút ra 06 bài học có giá trị tham khảo bổ ích về phát

triển hàng nông sản theo CGT cho tỉnh Tuyên Quang.

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

77

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2014-2018

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

3.1.1. Về điều tự nhiên

* Vị trí địa lý: Tỉnh Tuyên Quang nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của

Việt Nam. Địa hình Tuyên Quang được chia thành 3 vùng chính: (1) vùng núi

phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và phía Bắc

huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 - 600 m và giảm dần xuống phía Nam,

độ dốc trung bình 250; (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên

Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới

500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250; (3)

vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang

đặc điểm địa hình trung du. Mặc dù là tỉnh miền núi, nhưng địa hình của Tuyên

Quang có độ dốc vừa phải, đồi núi không quá hiểm trở, việc canh tác nông

nghiệp có nhiều thuận lợi hơn so với một số tỉnh miền núi phía Bắc khác [7].

* Hệ thống giao thông: Là tỉnh không có biển, cách xa các trung tâm kinh

tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang cũng chưa có đường sắt và đường

không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ

thống đường bộ thuận tiện, hiện đại gồm: Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai,

Quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C, quốc lộ 279, quốc lộ 3B. Hệ thống đường bộ

trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với 563,77 km đường quốc lộ, 451,43 km đường

tỉnh lộ, trên 1.100 km đường huyện lộ và trên 303 km đường đô thị được đầu tư

phân bổ đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống đường giao thông nông thôn

phát triển mạnh, cơ bản đã được bê tông hóa, trải nhựa hoàn toàn. Hệ thống giao

thông đường thủy dựa trên hệ thống Sông Lô kết nối vào Sông Hồng tại Việt Trì,

Phú Thọ [7].

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

78

* Hệ thống sông ngòi và nguồn nước: Hệ thống sông ngòi bao gồm 500

sông suối lớn nhỏ chảy qua, với mật độ 0.9km/km² và phân bố đồng đều, cung

cấp lượng nước gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt

hiện nay. Lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ lưu vực sông

Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy, nhiều con suối và với gần 2.000 ha ao, hồ nhỏ

quanh năm có nước, đã tạo cho tỉnh nguồn tài nguyên nước phong phú, vào

khoảng 5,5 tỷ m3/năm, cùng với 2 hồ thủy điện với diện tích 9.500 ha. Hệ thống

sông suối này không những cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục

vụ cuộc sống dân sinh, điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái, tiềm năng phát

triển thủy điện mà còn có giá trị kinh tế rất lớn trong nuôi trồng và đánh bắt thủy

sản, đặc biệt là những loại cá đặc sản của Sông Lô và sông Gâm. Hệ thống đê

điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Tuyên Quang cơ bản hoàn thiện, đảm bảo cho

hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh. Với

nguồn nước dồi dào, Tuyên Quang cũng là địa phương có lợi thế trong việc phát

triển nuôi thủy sản nước ngọt [7].

* Khí hậu: Khí hậu tỉnh Tuyên Quang có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh -

khô hanh và mùa hè; nhiệt độ trung bình 220 - 230C; độ ẩm bình quân năm là

85%; lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.295 - 2.266 mm. Khí hậu Tuyên

Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công

nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn [7].

* Đất đai, thổ nhưỡng: Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 5.867,90 km2,

trong đó đất nông nghiệp là 540.133 ha, chiếm 92,05% diện tích toàn tỉnh [Phụ

lục 1]. Đất đai Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá

biến chất, diện tích 389.834 ha (chiếm 67,2% diện tích tự nhiên); đất vàng nhạt

trên đá cát, có diện tích 66.986 ha (chiếm 11,55%); đất đỏ vàng trên đá macma,

diện tích 24.168 ha (chiếm 4,17% diện tích tự nhiên); đất vàng đỏ trên đá biến

chất, diện tích 22.602 ha (chiếm 3,89% diện tích tự nhiên); đất phù sa ven suối,

diện tích 9.621 ha (chiếm 1,66% diện tích đất tự nhiên); đất dốc tụ - thung lũng,

diện tích 8.002 ha (chiếm 1,38% diện tích đất tự nhiên); ngoài ra còn có một số

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

79

loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ;

đất phù sa không được bồi đắp… Nhìn chung tài nguyên đất của tỉnh Tuyên

Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, loại, đã tạo ra

nhiều tiểu vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Chất lượng đất nông nghiệp màu mỡ, tưới tiêu tự chảy, phù hợp với nhiều loại

cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như

chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả [Phụ lục 2].

Tuyên Quang với đặc điểm điều kiện tự nhiên của mình, rất có tiềm năng

và thế mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình bị

chia cắt bởi đồi núi nhiều, Tuyên Quang cần đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy tu

thường xuyên hệ thống giao thông nông thôn để bù đắp việc không có giao thông

bằng đường hàng không và giao thông đường thủy rất hạn chế.

3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng

trưởng với tốc độ khá cao và ổn định, trong đó khu vực có mức tăng cao nhất là

công nghiệp và xây dựng. Theo số liệu thống kê năm 2018, quy mô GRDP giá

hiện hành đạt 28.099,64 tỷ đồng, tương đương 1.248,32 triệu USD, GRDP bình

quân đầu người đạt 36,02 triệu đồng, tương đương 1.600 USD (tăng 142,01 USD

so với năm 2017). Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực,

trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24, 28%; công nghiệp -

xây dựng 30,32%; dịch vụ 42,07%, thuế nhập khẩu là 3,33% [7, tr.7].

Trong 5 năm (2014-2018), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

luôn tăng, đạt bình quân trên 4 %/năm, đặc biệt năm 2015 đạt 5,33% [Phụ lục 8;

9; 10]. Các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi chủ lực phát triển

mạnh và có sự chuyển biến theo xu hướng sản xuất an toàn, thực hành nông

nghiệp tốt, gắn với nhu cầu thị trường. Giá trị hàng hóa nông sản chủ lực của

tỉnh năm 2018 chiếm 56,72% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản,

tăng 4,13% so năm 2014; thu nhập và đời sống của người dân tiếp tục được nâng

lên (thu nhập bình quân người dân nông thôn năm 2018 đạt 2,36 triệu

đồng/người/tháng, tăng 1,37 lần so năm 2015 và tăng 2,17 lần so năm 2014) [7].

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

80

* Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật: Tuyên Quang có hệ thống kết cấu hạ

tầng kinh tế kỹ thuật tương đối tốt, được tăng cường đầu tư, sửa chữa, nâng cấp

đáng kể, nhất là hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi...

Hệ thống đường giao thông: Tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược

của cả nước đi qua như Quốc lộ 2; Quốc lộ 37; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 279; Đường

Hồ Chí Minh, đường cao tốc Hải Phòng - Côn Minh đã giúp Tuyên Quang giao

thông giao thương với các tỉnh và toàn quốc được thuận lợi, dễ dàng. Toàn tỉnh

có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 947 km đường huyện; 247 km

đường đô thị, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội tỉnh, nối các huyện

vùng sâu, vùng xa, miền núi gần hơn với trung tâm [7].

Hệ thống điện: Nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342 MW, hệ

thống lưới 220KV và 110 KV đảm bảo cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất

cho 3 tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang. Đến năm 2020, các nhà máy

thủy điện Chiêm Hóa, Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); Thách Rõm

(huyện Chiêm Hóa); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm yên) và

một số nhà máy thủy điện nhỏ khác với công suất hàng trăm MW được tiếp tục

đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt [7].

Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước ở tỉnh Tuyên Quang với

công suất trên 28.000 m3/ngày/đêm, đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt

dân cư và nước sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp trong và ven thành

phố. Các thị trấn và khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch…cũng đã có hệ

thống cấp nước sạch và thoát nước thải cho sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu

nước cho sản xuất [7].

Hệ thống thông tin liên lạc: Tuyên Quang có mạng lưới bưu chính viễn

thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới các

huyện, thành phố của tỉnh và liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh, thành phố trong

nước và quốc tế. 100% số xã, phường, thị trấn có điện thoại, số thuê bao Internet

di động và cố định sơ bộ đạt bình quân 97 thuê bao/100 dân [7].

Hệ thống dịch vụ tài chính: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài

chính, tín dụng của tỉnh đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

81

các nhà đầu tư như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh.. với thời gian

nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại [7].

Hệ thống giáo dục và đào tạo: tỉnh Tuyên Quang có 02 trung tâm kỹ thuật

hướng nghiệp; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 trường đại học; 01

trường cao đẳng; 02 trường trung cấp; 06 trung tâm đào tạo nghề cấp huyện [7].

Mạng lưới y tế: Tuyên Quang có 170 cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước

quản lý (thời điểm 31-12-2018), trong đó có 15 bệnh viện, 11 phòng khám đa

khoa khu vực và 144 trạm y tế xã phường, cơ quan, xí nghiệp. Số giường bệnh

do Nhà nước quản lý là 3.309 giường bệnh (bình quân 32,7 giường bệnh/1vạn

dân). Số nhân lực y tế do Nhà nước quản lý là 2.028 người (116 người làm việc

trong ngành Dược, 1.912 người làm việc trong ngành Y), số bác sĩ bình quân/ 1

vạn dân là 10,3 người [7, tr. 487].

* Dân số, lao động, việc làm:

Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Tuyên Quang là 780.156 người, mật

độ 28 người/km2.Trong 5 năm, từ 2014-2018, mỗi năm dân số tăng trung bình

0,87%. Tuyên Quang có 22 dân tộc sinh sống, trong đó có trên 52% là người dân

tộc thiểu số (25,45 % dân tộc Tày; 11,38 % dân tộc Dao; 8,0% dân tộc Sán

Chay; dân tộc Mông chiếm 2,16%; dân tộc Nùng chiếm 1,90%, dân tộc Sán Dìu

chiếm 1,62%, các dân tộc khác chiếm 1,28%). Đại đa số (trên 86%) người dân

sống ở khu vực nông thôn [Phụ lục 3].

Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào, tăng dần qua các năm, có

sức khỏe tốt, cần cù, năng động, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động ở khu vực

nông thôn không có biến động nhiều, chiếm khoảng 88% lực lượng lao động

toàn tỉnh [Phụ lục 4]. Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng dần

qua các năm [Phụ lục 5]. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi

năm giảm dần, trong đó tỷ lệ thất nghiệp nữ ngày càng giảm [Phụ lục 6]. Tỷ lệ

thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi cũng giảm dần từ 2,60%

năm 2014 xuống còn 1,13% năm 2018 [Phụ lục 7].

Với thực trạng về kinh tế - xã hội như đã phân tích trên, phát triển hàng

nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

82

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO

CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để phát

triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Tỉnh Tuyên Quang rất chú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển

nông nghiệp bền vững nói chung, cũng như các đề án, quy hoạch phát triển các

mặt hàng nông sản theo CGT nói riêng. Ngay sau khi Quyết định số 899/QĐ-

TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững được ban hành,

Tuyên Quang đã ban hành một loạt các đề án quy hoạch, xây dựng chiến lược

phát triển hàng nông sản theo CGT đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu khai thác lợi thế của từng vùng, tạo ra

các sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng, giá trị cao, phát triển bền vững

gắn sản xuất với chế biến, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần tăng thu nhập

và nâng cao đời sống cho người dân. Cụ thể, đến năm 2020: Tăng trưởng giá trị

sản xuất ngành trồng trọt: Đạt 4,2%/năm giai đoạn 2016-2020 (cả giai đoạn

2014-2020 đạt 4,3%/năm). Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: 55% giá trị

sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản. Giá trị sản xuất/ha canh tác: khoảng

80 triệu đồng/ha vào năm 2020 [83].

Quy hoạch phát triển cây trồng đến năm 2020: Chiến lược phát triển cây

trồng của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 đưa diện tích trồng cam toàn tỉnh lên

8.500 ha, trong đó huyện Hàm Yên là huyện trồng cam chủ lực của tỉnh có diện

tích lên đến 7.710 ha (chiếm trên 90% diện tích trồng cam toàn tỉnh); năng suất

150 tạ/ha; sản lượng 112.500 tấn; mở rộng diện tích trồng chè toàn tỉnh là là

9.000 ha, tại các huyện trồng chè truyền thống diện tích trồng chè đều được mở

rộng; năng suất 90 tạ/ha; sản lượng 74.700 tấn [83] [Phụ lục 8].

Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đến năm 2020: Vùng

sản xuất cam có diện tích là 5.255 ha, vùng sản xuất chè có diện tích 5.656 ha

[Phụ lục 9].

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

83

Quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP đến năm 2020: Vùng sản xuất cam

an toàn có diện tích 700 ha, vùng sản xuất chè an toàn có diện tích 2.391 ha [Phụ

lục 10].

Quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao: Vùng cam gồm các xã

Tân Thành, xã Phù Lưu, xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên; vùng chè gồm các xã

Tân Trào, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương); xã An Tường, xã Đội Cấn (thành

phố Tuyên Quang); xã Phú Lâm, xã Lăng Quán (huyện Yên Sơn). Quy hoạch

vùng sản xuất giống cây trồng: Đối với giống cam, xây dựng 03 vườn ươm, diện

tích 1-1,5 ha, công suất 130-140 nghìn cây cam giống/năm đảm bảo cung cấp

cho trồng mới khoảng 250-260 ha vào năm 2020; đối với giống chè, xây dựng 5

vườn ươm với quy mô sản xuất đạt 250.000 bầu/năm trên địa bàn các huyện:

Yên Sơn (xã Phú Lâm, Tứ Quận); Sơn Dương (xã Tân Trào); Hàm Yên (xã Tân

Thành, Thái Hòa). Tiến hành tuyển chọn 100 cây chè Shan tuyết đầu dòng, 01

vườn đầu dòng, 03 vườn ươm giâm hom.

Xây dựng một số CGT và thương hiệu sản phẩm trồng trọt chủ lực gồm

CGT sản phẩm: Xây dựng một số CGT từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ đối

với một số sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh như lúa an toàn, rau an toàn, cam

an toàn và chè an toàn. Xây dựng thương hiệu Chè Shan đặc sản, Chè Vĩnh Tân,

huyện Sơn Dương; Chè Làng Bát, huyện Hàm Yên; thương hiện chè Shan đặc

sản, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình.

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020:

hướng đến mục tiêu khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh phát

triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với chế biến, dịch vụ và tiêu

thụ sản phẩm theo quy hoạch, để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng

hóa, thúc đẩy phát triển chăn nuôi toàn diện, nhằm tăng giá trị ngành chăn nuôi,

góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Cụ thể, trong giai

đoạn 2016 - 2020: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân 6,1

%/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất ước đạt khoảng 5.650 tỷ đồng (theo giá

thực tế năm 2012), chiếm trên 41,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Các chỉ

tiêu tổng đàn đến năm 2020: Trâu 122,70 nghìn con; lợn 767,98 nghìn con. Sản

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

84

lượng đến năm 2020: Thịt hơi các loại đạt khoảng 114,38 nghìn tấn. Tỷ trọng

sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại: Đạt 40 - 50%

tổng đàn vào năm 2020, mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi

hàng năm đạt khoảng 4%/năm.

Quy hoạch phát triển đàn trâu: Sản phẩm chính của chăn nuôi trâu là sản

xuất trâu thịt và trâu giống hàng hóa, cung cấp giống tốt trong tỉnh và bán ra

ngoài tỉnh. Duy trì tốc độ phát triển đàn trâu toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012 -

2020 là 1,98%/năm. Ổn định sản lượng thịt 5,45 nghìn tấn vào năm 2015 và 6,30

nghìn tấn vào 2020; Với cơ cấu đàn: Trâu cái sinh sản và hậu bị chiếm 48-55%

tổng đàn, đàn trâu thịt chiếm 15-18% tổng đàn. Hình thành vùng chăn nuôi trâu

hàng hóa tập trung tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên

[Phụ lục 11]; [Phụ lục 12].

Quy hoạch phát triển đàn lợn: Sản phẩm chính của chăn nuôi lợn là sản

xuất lợn thịt hướng nạc, lợn đặc sản và cung cấp giống lợn trong tỉnh và bán ra

ngoài tỉnh. Duy trì tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2012-2020 là 6,15-

7%/năm. Sản lượng thịt hơi 85,92 nghìn tấn. Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc

theo hình thức chăn nuôi bán công nghiệp, tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương

và một số xã của huyện Hàm Yên; phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (lợn đen địa

phương, lợn rừng lai...) theo quy mô vừa, quy mô gia trại tại các huyện Na Hang,

Lâm Bình, Chiêm Hóa... [Phụ lục 11]; [Phụ lục 12].

Quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung: Đàn trâu có quy mô

31.500 con; tổng số là 162 vùng, tập trung tại các huyện Na Hang, Chiêm Hóa,

Lâm Bình, Hàm Yên; Đàn lợn hướng nạc, siêu nạc có quy mô 231.780 con; tổng

số là 224 vùng, tập trung tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương; Đàn lợn đen địa

phương: Quy mô 164.100 con; tổng số là 173 vùng, tập trung tại các huyện Na

Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên [Phụ lục 13].

Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ: Giai đoạn 2016-2020, ngoài việc củng

cố các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã xây dựng và hoạt động, Tuyên

Quang sẽ triển khai xây dựng mỗi xã hoặc trung tâm cụm xã 01 điểm giết mổ gia

súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy hoạch với quy mô phù hợp

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

85

(đáp ứng nhu cầu giết mổ trên địa bàn, phương thức bán công nghiệp), tiến tới

xóa bỏ tình trạng giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình.

Quy hoạch vùng sản xuất giống: Giống trâu: Chọn lọc, cải tạo nâng cao

chất lượng đàn trâu Ngố tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm

Yên nhằm tạo ra nguồn giống trâu tốt; Giống lợn: Đầu tư nâng cấp trại giống cấp

ông bà của Công ty Cổ phần giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang và 02

cơ sở lợn giống cấp bố mẹ tại Yên Sơn và Sơn Dương. Tổ chức sản xuất giống

lợn đặc sản địa phương và sản xuất giống lợn hướng nạc, siêu nạc.

3.2.2. Thực trạng phát triển quy mô, sản lượng hàng nông sản theo

chuỗi giá trị

Diện tích và sản lượng cam của tỉnh Tuyên Quang ngày càng được mở

rộng. Đến năm 2018, diện tích cam đã phát triển lên 8.634 ha, tập trung chủ yếu

ở 14 xã của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, sản lượng đạt 81.088 tấn, giá trị

sản lượng trên 820 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 32 nghìn lao

động tại vùng cam và giải quyết được hàng ngàn lao động thời vụ từ các huyện

và các tỉnh khác đến làm thuê vào thời vụ thu hoạch cam. Không chỉ mở rộng

quy mô sản xuất cam theo chiều rộng, tỉnh Tuyên Quang còn chú trọng đi vào

chiều sâu bằng cách mở rộng các vùng sản xuất cam hữu cơ, sản xuất cam theo

tiêu chuẩn VietGAP bởi quy trình sản xuất này tạo ra cam có giá trị vượt trội, giá

bán tại vườn luôn cao hơn từ 20% - 30% so với cam sản xuất đại trà. Hiện nay,

diện tích trồng cam VietGAP đã đạt khoảng 350 ha, tập trung tại huyện Hàm

Yên, trong đó nhiều nhất là xã Tân Thành là 155 ha.

Theo Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, mục tiêu

đến năm 2020, huyện Hàm Yên phát triển 5.255 ha cam sành, nhưng chỉ trong vòng

3 năm diện tích vùng cam của huyện Hàm Yên đã phát triển một cách nhanh chóng

từ hơn 4.000 ha năm 2014 lên hơn 7.270 ha năm 2018. Do mở rộng diện tích trồng

cam một cách mạnh mẽ, kết hợp với việc áp dụng các phương pháp chăm sóc và

thu hoạch hợp lý, sản lượng cam của Tuyên Quang không ngừng tăng lên [Phụ lục

14]. So sánh với năm 2014, thì năm 2015 sản lượng cam tăng 111%, năm 2016 tăng

132%, năm 2017 tăng 157,5%, năm 2018 tăng 165% [Phụ lục 15].

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

86

Quy mô trồng chè của tỉnh không có biến động nhiều. Tổng diện tích

trồng chè toàn tỉnh khoảng hơn 8.700 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm

hơn 8.100 ha; năng suất bình quân đạt 77,3 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 65.001 tấn.

Chè được trồng tại các huyện, thành phố, trong đó vùng trồng chè công nghiệp

tại các huyện Sơn Dương 1.575 ha, huyện Yên Sơn 2.983 ha, huyện Hàm Yên

2.173 ha, Thành phố Tuyên Quang 437 ha. Vùng trồng chè Shan gồm 82,1 ha

của huyện Chiêm Hóa, 1.360 ha của huyện Na Hang, 248,5 ha của huyện Lâm

Bình; năng suất bình quân 79 tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt trên 65.819

tấn. Các doanh nghiệp và HTX chế biến được 8.681 tấn chè thành phẩm, đạt

51,5% năng lực chế biến, trong đó 5.121 tấn chè xanh, 3.560 tấn chè đen, tiêu

thụ đạt 8.098 tấn, trong đó tiêu dùng nội địa 4.031 tấn, xuất khẩu 4.054 tấn [Phụ

lục 16]; [Phụ lục 17].

Trâu được chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình, tập trung ở 5 huyện Chiêm

Hóa (26,47%), huyện Yên Sơn (17,03%), huyện Sơn Dương (18,96%), huyện Na

Hang 12,81%) và huyện Hàm Yên (14,04%). Số lượng và sản lượng trâu 5 năm

qua ít biến động, từ hơn 106 nghìn con đến hơn 110 nghìn con, đạt từ khoảng

4.500 tấn đến 4.700 tấn thịt trâu hơi xuất chuồng [Phụ lục 18].

Lợn được nuôi tập trung lớn nhất tại các huyện vùng thấp, nơi có hệ thống

đường giao thông thuận lợi như huyện Sơn Dương (28%), huyện Yên Sơn

(22%), huyện Chiêm Hóa (12,8%). Quy mô chăn nuôi lợn vẫn nhỏ lẻ, chủ yếu

chăn nuôi tại hộ gia đình, chưa phát triển được mô hình sản xuất tập trung quy

mô trang trại với số lượng hàng nghìn con một đàn. Số lượng trang trại chăn

nuôi lớn còn ít, quy mô nhỏ và vừa (toàn tỉnh hiện có 10 trang trại chăn nuôi lợn,

quy mô từ 500 đến 800 đầu lợn) [Phụ lục 19].

3.2.3. Thực trạng phát triển các mặt hàng nông sản theo chuỗi giá trị

ở tỉnh Tuyên Quang

3.2.3.1. Chuỗi giá trị cam

Mặt hàng cam của Tuyên Quang chủ yếu được bán thẳng ra thị trường cho

người tiêu dùng, mà hầu như không có sự tham gia của khâu chế biến, do vậy

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

87

CGT cam cơ bản gồm 5 khâu: Đầu vào, sản xuất; thu gom (cấp xã, cấp huyện);

thương mại (bán buôn/ bán lẻ); tiêu dùng.

* Hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất

Người cung cấp dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Qua khảo sát

cho thấy, các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp ở địa phương đã cung ứng

tương đối đầy đủ hàng hóa cho nông dân. Tuy nhiên, dịch vụ cung ứng thuốc

BVTV tại một số cửa hàng đôi khi không kịp thời hoặc không có đúng chủng

loại, nhu cầu của người sản xuất, nếu có nhu cầu cần phải đặt hàng trước.

Bảng 3.1: Khả năng đáp ứng của các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha

Số mẫu % Số mẫu %

Nơi mua phân bón, thuốc BVTV 20 10

Trong xã 14 70 8 80

Ngoài xã 6 30 2 20

Người bán thuốc BVTV 20 10

HTX, doanh nghiệp 3 15 2 20

Cửa hàng tư nhân 17 85 8 80

Người bán hàng tư vấn kỹ thuật 20 10

Có 9 45 7 70

Không 11 55 3 30

Có được nợ tiền không 20 10

Có 20 100 9 90

Không 0 0 1 10

Hàng hóa có đầy đủ không 20 10

Có (lúc nào cũng đầy đủ) 16 80 8 80

Không (phải đặt trước) 4 20 2 20

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Người mua hàng được người cung cấp tư vấn cách sử dụng, nhưng không

thường xuyên và không mang tính chuyên nghiệp. Các quầy kinh doanh bán

hàng với hình thức cho vay vật tư phân bón, thuốc BVTV, thanh toán vào cuối

vụ và tính lãi hàng tháng đối với người sản xuất. Tỷ lệ người dân mua hàng trả

Sản

xuất

Thu

gom Thương

mại

Tiêu

dùng Đầu

vào

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

88

chậm là rất lớn đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ là (100%) còn đối với các hộ

có diện tích lớn hơn 0,8 ha tỷ lệ vay nợ cũng tương đối cao (90%) [Bảng 3.1].

Vốn đầu tư: Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu vốn để phục vụ cho sản xuất

cam của các hộ có diện tích ≤ 0,8 ha có tỷ lệ 55 %; trong thực tế người sản xuất vay

nợ bằng hiện vật (vật tư phân bón, thuốc BVTV) với tỷ lệ 70 % số hộ khảo sát

[Bảng 3.1].

Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng vốn vay

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha

Số mẫu % Số mẫu %

Vay vốn 20 10

Có 11 55 1 10

Không 9 45 9 90

Lý do 9 9

Không có nhu cầu vay 4 44,44 3 33,33

Không đủ điều kiện 0 1 11,11

Khác 5 55,55 5 55,56

Nguồn vay 11 1

NH chính sách 6 54,54 1 100

NH Nông nghiệp 1 9,1 0 0

Khác 4 36,36 0 0

Vay bằng hiện vật 20 10

Có 14 70 10 100

Không 6 30 0 0

Người quyết định vay vốn 20 10 0

Vợ 3 15 0 0

Chồng 0 0 2 20

Cả hai vợ chồng 17 85 8 80

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Các hộ thường nợ lại người bán hàng đến cuối vụ thu hoạch mới trả tiền,

đây cũng là một vấn đề trong chuỗi giá trị cam vì người nông dân thiếu vốn sản

xuất, thiếu kinh nghiệm trong quản lý sản xuất, có những hộ không có nhu cầu

vay vốn nhưng vẫn nợ các của hàng vật tư, phân bón. Điều này cho thấy cần có

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

89

sự tư vấn giúp người dân trong hạch toán chi phí sản xuất. Việc sử dụng nguồn

vốn vay hiệu quả chưa cao, người dân không dám vay vốn để đầu tư cho sản

xuất do không biết tính toán, sợ mất mùa, nợ nần.

Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường: Qua kết quả khảo sát, cho thấy

người dân tham khảo thông tin thị trường chủ yếu từ 2 nguồn thông tin chính đó

là từ chợ và người hàng xóm. Khó khăn của người dân khi bán sản phẩm khi

không có thông tin thường bị ép giá.

Bảng 3.3: Thông tin thị trường

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha

Số mẫu % Số mẫu %

Nơi tham khảo giá bán 20 10

Từ hàng xóm 5 25 5 50

Từ chợ 15 75 5 50

Quen biết với người mua cam 20 10

Có 18 90 10 100

Không 2 10 0 0

Nhận tiền 20 10

Nhận ngay 20 100 10 100

Nợ 0 0 0 0

Khó khăn gặp phải 20 10

Bị ép giá 14 70 7 70

Vận chuyển xa 6 30 3 30

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Dịch vụ kỹ thuật/khuyến nông: Các hoạt động khuyến nông và tập huấn

được triển khai tích cực. Mô hình huấn luyện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và

các mô hình sản xuất cam an toàn theo VietGAP với diện tích trên 131 ha; các lớp

tập huấn tại hiện trường về trồng và chăm sóc cây cam, quản lý dịch hại tổng hợp,

lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất cam an toàn theo hướng VietGAP, tập

huấn xử lý sau thu hoạch được tỉnh Tuyên Quang tổ chức liên tục nhằm nâng cao

trình độ chăm sóc và thu hoạch cam cho bà con nông dân. Tuy nhiên, công tác

dịch vụ tư vấn kỹ thuật chưa phát triển, mỗi xã, thôn có một cán bộ khuyến nông

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

90

thôn, bản chưa có cán bộ phụ trách về bảo vệ thực vật, cán bộ này chỉ là kiêm

nhiệm không có phụ cấp, hoạt động theo sự điều động của lãnh đạo xã và xóm.

Cơ sở hạ tầng: Các vườn cam đang cho thu hoạch nằm phân tán rải rác ở

các xã, nhiều vườn ở các địa hình khá phức tạp, đường giao thông đi lại gặp

nhiều khó khăn đặc biệt là khi trời mưa; đường giao thông hiện nay là một vấn

đề gây cản trở cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục khó khăn trong vận

chuyện, một số vườn cam lớn đã sử dụng hệ thống ròng rọc, ngựa thồ… trong

quá trình vận chuyển cam từ vườn xuống nơi tập kết.

Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cam tỉnh Tuyên Quang

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Thu gom cấp xã HTX

Chợ đầu mối

tại tỉnh

Người trồng cam

Chợ đầu mối

tại các tỉnh, TP

Siêu thị

Thu gom cấp huyện

Người tiêu dùng

7,63% 1,23% 69,08%

1,23% 17,66 % 1,38%

10,65%

19,66% 77.63% 1,23% 1,48%

79,73%

8,55%

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

91

* Hoạt động thu gom và tiêu thụ sản phẩm:

Khâu thu hoạch, bảo quản và vận chuyển: Do chưa xây dựng được hệ

thống được giao thông lên tận vườn cam, nên việc vận chuyển cam đến nơi tập

kết chủ yếu dùng sức người gánh, sức ngựa kéo, vận chuyển dọc theo các lối

mòn quanh vườn. Cam thường được đựng trong các sọt tre, không có dụng cụ

đóng gói, bảo quản sản phẩm dẫn đến cam bị dầm bì, nhanh giảm chất lượng.

Khâu thu gom, bán buôn, bán lẻ: Qua sơ đồ trên cho thấy, sản phẩm của

chuỗi giá trị cam chủ yếu bán trực tiếp sản phẩm không thông qua chế biến.

Kênh tiêu thụ lớn nhất là từ người sản xuất tới thu gom cấp huyện chiếm 77,63%

tổng sản lượng cam, gần 20% sản lượng cam được thu gom qua người thu gom

nhỏ lẻ cấp xã. Khoảng 1,48% sản lượng cam người sản xuất bán trực tiếp cho

người tiêu dùng tại địa phương. Hiện nay, hệ thống bán hàng vào các siêu thị đã

dần được hình thành, nhưng khối lượng rất nhỏ mới chỉ có 1,23%. Cam được

bán chủ yếu tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải

Phòng, Nghệ An... [Hình 3.1].

* Hoạt động sản xuất cam

Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập:

Đối với nhóm hộ có diện tích trên 0,8 ha (diện tích lớn) thì chi phí sản

xuất, đặc biệt là chi phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn do có điều kiện

về kinh tế và trình độ canh tác khá hơn. Nguyên nhân chính là do các hộ này có

điều kiện về vốn, có trình độ thâm canh khá hơn nên có vốn đầu tư chăm sóc kịp

thời, đúng thời điểm. Ngoài ra đối với hộ có diện tích trên 0,8 ha thường sử dụng

phân bón và thuốc BVTV theo yêu cầu của cây chi phí sản xuất cao hơn các hộ

trồng diện tích dưới 0,8 ha [Hình 3.1].

Các hộ nông dân có diện tích dưới 0,8 ha chủ yếu sử dụng sử dụng chủ

yếu là phân bón NPK 10:5:5, để bón cho cam, và lượng phân sử dụng chưa đảm

bảo đúng theo quy trình kỹ thuật, không có phân hữu cơ và phân vi sinh do vậy

hiện nay việc canh tác chủ yếu là bóc lột đất, bón phân không cân đối, gây cho

đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng đây là nguyên nhân gây giảm chu kỳ khai thác

của cây cam [Hình 3.1].

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

92

Giá bán: Giá bán cam của hộ có diện tích trên 0,8 ha thường cao hơn so

với hộ có diện tích dưới 0,8 ha do chất lượng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cao

hơn; họ năm bắt thông tin thị trường tốt hơn, các hộ có diện tính dưới 0,8 ha đặc

biệt là hộ nghèo không có thông tin thị trường hoặc nếu có thì nguồn thông tin

lại không chính xác, chất lượng, mẫu mã sản phẩm thấp hơn nên giá bán của các

hộ này thường thấp hơn so với các hộ có diện tích trên 0,8 ha [Bảng 3.4].

Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ có diện tích

dưới 0,8 ha và trên 0,8 ha (tính cho 1 ha)

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Hộ có diện tích

dưới 0,8 ha

Hộ có diện tích

trên 0,8 ha

Bình quân

chung

Phân bón 5.500 6.200 5.850

Thuốc BVTV 10.500 12.800 11.650

Chi phí khác 2.500 2.500 2.500

Tổng chi phí 1 ha cam 18.500 21.500 20.000

Năng suất bình quân (tấn) 9 13 11

Giá bán 1 tấn cam 6.200 6.400 6.3000

Tổng thu/ha 55.800 83.200 69.500

Thu nhập/ha cam 37.300 61.700 49.500

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Lợi nhuận: Nếu xét thu nhập 1 ha cam thì hộ có diện tích lớn có lợi nhuận

cao hơn so với các hộ có diện tích nhỏ. Như vậy, có thể thấy rằng sản xuất quy

mô lớn, có điều kiện về vốn và kỹ thuật, đầu tư thâm canh đúng yêu cầu của cây,

năng suất cao mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất.

Trong quá trình khảo sát, tác giả không đề cập đến công lao động vì đại đa

số là lao động gia đình, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất nhỏ do vậy khó đảm

bảo độ chính xác vì không có số liệu thống kê cụ thể về số ngày làm việc, số giờ

làm việc trong một ngày của các đối tượng tham gia nên tác giả tính công lao

động của người sản xuất vào cùng với lợi nhuận thu được.

* Hoạt động tác nhân thu gom

Ở phần này, tác giả tiến hành phân tích theo theo quy mô thu gom của các

hộ (hộ có quy mô thu mua dưới 100 tấn, và trên 100 tấn).

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

93

Chi phí: Qua khảo sát cho thấy hiện nay người thu gom thường mua cam

tại vườn có thể là mua vo cả vườn, hoặc mua theo khối lượng, sau đó thuê lao

động cắt, phân loại và gánh sản phẩm đến những nơi xe ô tô có thể đến được do

đó chi phí chủ yếu là thu hoạch, phân loại và vận chuyển.

Các hộ tham gia thu gom thường sử dụng lao động thủ công để thu hoạch,

phân loại và vận chuyển cam, đây là khâu tạo ra nhiều việc là cho người lao

động nghèo và cận nghèo tại các vùng sản xuất cam.

Việc bảo quản sản phẩm chưa được quan tâm chú trọng mới chỉ dừng lại

ở việc sử dụng các bao tải, sọt tre để đựng sản phẩm chưa có các dụng cụ bảo

quản sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom cam

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Hộ có khối

lượng dưới

100 tấn

Hộ có khối

lượng trên

100 tấn

Bình quân

chung

Giá mua vào 6.400 6.200 6.300

Chi phí vận chuyển 1.500 1.300 1.300

Chi phí thu hoạch, bao bì, phân loại 300 300 300

Hao hụt sản phẩm 60 80 70

Chi phí khác 500 500 500

Tổng chi phí/1tấn cam 8.760 8.380 8.570

Giá bán 1kg 10 9,8 9,9

Tổng thu/1tấn cam 10.000 9.800 9.900

Thu nhập/1tấn cam 1.240 1.420 1.330

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

- Giá bán: Một phần sản phẩm đã được người thu gom tổ chức phân loại

nâng cao được giá trị sản phẩm, ngoài ra người thu gom, bán buôn có điều kiện

nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn và thường có khách hàng quen biết do vậy

mà có giá bán tốt hơn.

- Thu nhập: Nếu xét thu nhập/1tấn cam thì hộ có quy mô thu mua trên 100

tấn/năm có thu nhập cao nhất là 1.420.000 đồng/tấn, bình quân mỗi vụ thu gom

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

94

thu mua được 200 tấn, thì thu nhập 1 vụ của nhóm hộ này là 284.000.000

đồng/vụ, còn hộ thu gom có quy mô dưới 100 tấn/năm, bình quân mỗi vụ thu

gom thu mua được 50 tấn, thì thu nhập 1 vụ bình quân đạt được là 62.000.000

đồng/vụ. Như vậy cho thấy thu nhập của hộ thu gom có quy mô lớn cao hơn

nhiều so với hộ thu gom nhỏ lẻ [Bảng 3.5].

* Phân tích tổng hợp về chi phí, giá bán và thu nhập:

Qua khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất diễn ra trong suốt chu kỳ 1 năm

của cây cam còn hoạt động thu gom chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối năm, hộ thu

gom có tỉ trọng thu nhập cao hơn nhiều so với hộ sản xuất.

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế trung bình trong chuỗi giá trị cam

Đơn vị: nghìn đồng

Loại hộ Tổng chi

phí/1tấn

Giá bán 1

tấn cam

Tổng

thu/1tấn

Thu

nhập/1tấn

Tỷ lệ

%

Hộ sản xuất 1.820 6.300 6.300 4.480 77,11

Hộ thu gom 8.570 9.900 9.900 1.330 22,89

Tổng lãi 5.810 100

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Khảo sát cũng cho thấy, chi phí ở cấp độ sản xuất chiếm đại đa số trong

chuỗi giá trị. Các hộ thu gom, bán buôn nhận được tỷ trọng lợi nhuận cao hơn cả

trong chuỗi giá trị, điều này cho thấy sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu gia

tăng giá trị thông qua thu gom.

3.2.3.2. Chuỗi giá trị chè

Khác với mặt hàng cam là sản phẩm cơ bản sử dụng trực tiếp được ngay,

ít thông qua chế biến, mặt hàng chè của Tuyên Quang có sự tham gia mạnh mẽ

của các HTX và doanh nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chè, đáp ứng

được đa dạng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. CGT

chè gồm 6 khâu, được mô tả theo sơ đồ sau:

Toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ có đăng ký kinh doanh

chế biến, tiêu thụ chè. Tổng năng lực chế biến toàn tỉnh đạt 514 tấn chè búp

Đầu

vào

Sản

xuất Thu

gom Chế

biến

Tiêu

dùng

Thương

mại

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

95

tươi/ngày, tương đương với trên 16.850 tấn sản phẩm/năm. Chế biến chè ở

Tuyên Quang theo 2 phương thức chủ yếu:

+ Chế biến chè theo phương pháp thủ công: Quy trình sản xuất chè xanh

theo phương pháp thủ công, truyền thống được diễn ra ở quy mô hộ gia đình, sản

xuất cho tiêu dùng của gia đình và bán lẻ tại địa phương. Tham gia sơ chế chè

đen theo quy mô hộ bằng máy xao, vò chè công suất nhỏ.

+ Chế biến chè theo dây chuyền công nghiệp: Hiện nay, ở Tuyên Quang

có 03 công ty sản xuất chè quy mô lớn (Mỹ Lâm, Sông Lô, Tân Trào). Các hộ

gia đình tham gia sơ chế sao khô và bán nguyên liệu cho các công ty này để chế

biến sản phẩm xuất khẩu chè đen.

* Hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào

Những hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào trong canh tác và chế biến chè

chủ yếu là các vườn ươm cung cấp cây giống, và một số ít các doanh nghiệp

cung cấp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

- Cây giống: Việc sản xuất cây giống được chính quyền địa phương kiểm

soát chặt chẽ thông qua các vườn ươm tập trung. Trong cơ cấu giống chè của

tỉnh Tuyên Quang 5 năm qua đã có sự thay đổi tích cực, giống chè trung du hiện

chiếm 46,6%, giảm 6,8% so với năm 2014; giống chè lai chiếm 32,3% diện tích

toàn vùng, tăng 3,7% so với năm 2014; các giống chè đặc sản như Phúc Vân

Tiên, Bát Tiên, Kim Tuyên, Ngọc Thúy được khuyến khích phát triển, năm 2018

đã tăng hơn 6% so với năm 2014… [6]; [7].

- Phân bón: Nông dân trồng chè không thực hiện bón phân hàng năm mà

chỉ bón khi nào giá chè trên thị trường tăng cao. Các nhà cung cấp nguyên liệu

đầu vào cũng có nhận thức ở các mức độ khác nhau về ảnh hưởng của hóa chất

đối với môi trường, song không có bất cứ hành động nào để nâng cao nhận thức

cho người dân và thương lái.

* Khâu sản xuất, thu gom, chế biến mặt hàng chè: Được các doanh

nghiệp, địa phương chú trọng phát triển liên kết tổ chức sản xuất:

Năm 2016, Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm bắt đầu đưa vào thí điểm áp

dụng mô hình liên kết CGT với hình thức mới, liên kết tại các đội sản xuất. Công

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

96

ty khoán công việc và trả lương cho hộ khoán trên cơ sở thống nhất định giá

từng đồi chè và trả lương thông qua các tổ đội sản xuất. Các hộ khoán làm phân

hữu cơ, bón phân hữu cơ, vô cơ, làm cỏ, trồng cây bóng mát, chăm sóc và bảo vệ

vườn chè, giám sát, nghiệm thu cho các tổ dịch vụ. Công ty chịu trách nhiệm

cung ứng vật tư về phân bón, thuốc BVTV, máy móc, bao bì… và đảm nhận các

công việc làm cỏ, thu hái, cắt tỉa, phun thuốc BVTV. Mức lương tháng các hộ

khoán nhận được theo lứa hái trên cơ sở phân loại sản lượng vườn chè (A, B, C)

hàng năm nhân với diện tích nhân với hệ số giống chè và mức độ hoàn thành

công việc được phân công trong tháng. Đến hết năm 2017, công ty đã thực hiện

mô hình liên kết trên diện tích 200 ha [59] và dự kiến đến hết năm 2018 công ty

mở rộng diện tích khoảng trên 400 ha.

Mô hình liên kết mới đã mang lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp, người

dân và xã hội:

Đối với doanh nghiệp: Tăng chất lượng thành phẩm sản xuất (tăng 30%

ngoại hình và nội chất do búp chè đủ dinh dưỡng); Chè đảm bảo an toàn thực

phẩm theo cam kết của doanh nghiệp với đối tác (theo tiêu chuẩn của EU); Giảm

giá thành sản phẩm trong khâu chế biến do tăng tỷ lệ chè loại 1 và công suất

máy. Tăng giá bán thành phẩm chè khô; Thị trường mở rộng và ổn định; Xây

dựng được tính minh bạch và cơ chế giám sát tập thể.

Đối với hộ trồng chè: So với trước khi tham gia mô hình liên kết sản xuất

mới này: Do quy trình sản xuất chè tiên tiến, được giám sát chặt chẽ nên chất

lượng sản phẩm chè tăng lên đáng kể và giá thu mua cao, ổn định nên thu nhập

của các hộ trồng chè tăng bình quân 40% - 50%. Do hộ nhận khoán và người dân

làm chè không phải trực tiếp phun thuốc BVTV nên đảm bảo sức khỏe; vệ sinh

môi trường sạch sẽ. Dần khắc phục được thói quen canh tác theo kinh nghiệm,

học tập và rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, công nghiệp.

Các công ty Cổ phần Chè Tân Trào, công ty Cổ phần Chè Sông Lô ngoài

vùng nguyên liệu của công ty đã tích cực mở rộng liên kết với các hộ dân có đất

đầu tư trồng, tiêu thụ chè, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Thành lập

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

97

các Tổ dịch vụ BVTV đã góp phần tăng hiệu quả quản lý sử dụng thuốc BVTV

trên vườn chè, tăng chất lượng chè búp tươi.

Để duy trì phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, ngoài diện tích vùng

nguyên liệu chè do công ty trồng và quản lý là 600 ha, công ty Cổ phần Chè Tân

Trào đã ưu đãi đầu tư phát triển vùng nguyên liệu vệ tinh bằng cách liên kết với

nông dân trong trồng và chăm sóc chè, đưa diện tích chè công ty đang khai thác

lên đến trên 1000 ha. Công ty đang sử dụng trên 700 lao động và quản lý 02 nhà

máy chế biến chè có công suất trên 70 tấn chè búp tươi/ ngày; 08 đội quản lý,

trồng, chăm sóc và thu hái chè búp tươi. Công ty luôn đảm bảo giá thu mua chè

búp tươi trên vùng nguyên liệu liên kết sản xuất với bà con cao giá chè búp tươi

bình quân trên thị trường khoảng 25-30% [59].

Công ty Cổ phần Chè Sông Lô hiện đang quản lý 483 ha chè và 530 ha

vùng nguyên liệu liên kết sản xuất với các hộ dân. Giá thu mua chè nguyên liệu

của công ty luôn ở mức cao, tạo điều kiện cho người trồng chè nâng cao thu

nhập và tăng khả năng đầu tư, chăm sóc nâng cao năng suất cây chè [59].

Các cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp mới đã chú trọng liên kết xây dựng

vùng nguyên liệu để quản lý tốt chất lượng nguyên liệu ngay từ khâu sản xuất

nông nghiệp, như: Công ty chè Núi Kia tăng đầu tư tại xã Hồng Thái; Cơ sở sản

xuất chè Luận Kỳ, Cơ sở sản xuất chè Tuyên Thái liên kết các hộ dân thôn 5,

Làng Bát, xã Tân Thành; HTX Trung Long liên kết các hộ dân thôn Trung Long,

xã Trung Yên; HTX Vĩnh Tân liên kết các hộ dân thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào;…

Việc liên kết sản xuất theo CGT đã cân bằng lợi ích xã hội, lợi ích cộng

đồng và lợi ích kinh tế; xây dựng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung; giảm tổng

chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp (giảm 50% chi phí thuốc BVTV và công

phun; giảm 25% chi phí đốn, hái; giảm chi phí đầu tư máy móc, dụng cụ lao

động như máy hái, dụng cụ nông nghiệp và máy làm cỏ, bảo hộ lao động,....). Do

được chăm sóc theo quy trình nên vườn chè khỏe mạnh, ít sâu bệnh (sản lượng

vườn chè tăng bình quân 10% trong năm đầu thực hiện). Các loại phân bón và

thuốc BVTV được kiểm soát gắt gao nên đảm bảo sức khỏe người làm chè, giảm

50% tác động đến môi trường trong nông nghiệp.

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

98

Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi giá trị chè tỉnh Tuyên Quang

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Tiêu thụ: Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ một phần nhỏ (8,73%) chè của các

trang trại, người trồng chè trực tiếp chế biến. Phần lớn (55,92%) sản lượng chè

được thu gom cung cấp cho các cơ sở chế biến. Các nhà máy chế biến mua nguyên

liệu từ các đại lý thu gom (21,68%) và mua trực tiếp từ các hộ trồng chè (35,35%)

[Hinh 3.2].

Trong nước: Thị trường nội tiêu phần lớn được các đầu mối tư thương

trong và ngoài tỉnh mua ở dạng bán thành phẩm; sản phẩm được đóng gói, gắn

nhãn mác để tiêu thụ đạt khoảng 150 tấn (do các HTX, cơ sở đã có nhãn hiệu

hàng hóa được công nhận như: HTX chè Mỹ Bằng, HTX chè Tân Thái 168,

HTX chè Ngân Sơn Trung Long, HTX chè Vĩnh Tân; Cơ sở SX chè Luận Kỳ;

Tổ hợp tác chè Đức Uy).

Xuất khẩu: Mặt hàng chè xuất khẩu chủ yếu dưới dạng bán thành phẩm;

thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Pakistan, Nga, Trung Quốc,... Công ty Cổ phần

Các nhà

nhập khẩu

nước ngoài

mua làm

nguyên

liệu

Người tiêu dùng

Hộ bán

lẻ

Người trồng chè

tự chế biến

Nhà máy chế

biến chè

HTX chế biến chè

Hộ bán buôn

Hộ bán lẻ

Thu gom / sơ chế

Người trồng chè

Các đại

trong

nước

21,68%

34,24%

2,5%

6,23%

2,5%

14,34%

14,34%

14,34%

19,9% 18,83% 38,2%

38,72%

8,73% 55,92% 35,35%

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

99

chè Mỹ Lâm sau khi được cấp chứng chỉ Rainforest Alliance - sản xuất nông

nghiệp bền vững có biểu tượng con ếch xanh, đã được mở rộng sang các nước

Trung Đông, Nhật, Mỹ, Nga.... qua Tập đoàn Unilever, tuy nhiên các nhà nhập

khẩu chủ yếu làm nguyên liệu để đấu trộn đóng gói và phân phối lại cho các

nước đang phát triển do đó giá chè xuất khẩu còn ở mức thấp.

* Hiệu quả kinh tế khâu sản xuất chè búp tươi:

Bảng 3.7: So sánh hiệu quả kinh tế khâu sản xuất chè tươi giữa các nhóm hộ

được khảo sát

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Hộ cá thể Hộ HTX Hộ trang trại

Chi phí sử dụng phân bón/m2 1,1 1,16 2,6

Chi phí sử dụng thuốc trừ sâu/m2 0,3 0,36 0,48

Chi phí/1 kg chè búp tươi 2,58 2,63 5,50

Giá bán 1 kg chè búp tươi 5,2 5,36 5,1

Thu nhập/1 kg chè búp tươi 2,62 2,73 -0,4

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV của

hộ trang trại cao hơn hộ cá thể và HTX do có điều kiện về kinh tế và trình độ

canh tác khá hơn, do các hộ này có điều kiện về vốn, có trình độ thâm canh khá

hơn nên có thể sử dụng phân bón cấn đối, hợp lý và đúng thời điểm. Bên cạnh

đó, họ thường được các doanh nghiệp liên kết ứng trước phân bón và thuốc

BVTV nên có thể sử dụng theo nhu cầu. Một lý do khác là hai loại hộ này sử

dụng nhiều phân bón vi sinh và thuốc BVTV sinh học nên chi phí sản xuất cao

hơn, nhưng lại tốt cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Các hộ HTX

và cá thể có chi phí sản xuất thấp hơn, nhất là chi phí phân bón và thuốc BVTV

do họ chủ yếu sử dụng kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác truyền thống, khai thác

độ màu mỡ của đất là chính và đôi khi sử dụng các loại thuốc BVTV không rõ

nguồn gốc, giá rẻ.

Giá bán chè búp tươi của hộ HTX cao nhất (trung bình khoảng 5.360

đồng/kg), giá của hộ cá thể thấp hơn do chất lượng không đồng đều và họ không

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

100

nắm bắt được thông tin về giá cả, thị trường. Giá bán chè tươi của hộ trang trại

thấp nhất vì họ chỉ bán những loại chè chất lượng thấp, loại chất lượng cao được

giữ lại để chế biến.

Nếu xét thu nhập/1 kg chè tươi (chưa qua chế biến) thì hộ HTX và hộ cá

thể có thu nhập cao hơn, hộ trang trại rất thấp, thậm chí thu nhập âm.

* Hiệu quả kinh tế khâu chế biến thành chè khô

Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh tế khâu chế biến chè khô

giữa các nhóm hộ được khảo sát

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Hộ cá thể Hộ HTX Hộ trang trại

Chi phí chế biến 1 kg chè búp khô 52,5 39,8 27,7

Giá bán chè búp khô 125 165 220

Thu nhập/kg chè búp khô 72,5 125,2 192,3

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Do các hộ trang trại và hộ HTX đã sử dụng phương tiện chế biến cơ giới

hóa, vừa đạt năng suất cao, chất lượng chè đồng đều, giảm chi phí nhân công.

Các hộ cá thể vẫn sản xuất ở qui mô nhỏ, tự chế biến bằng phương pháp thủ

công, tranh thủ lao động nhàn rỗi ở nhà hoặc phải đi thuê chế biến. Do vậy, chi

phí chế biến 1 kg chè búp khô của hộ trang trại là thấp nhất 27.700 đồng/kg,

trong khi chi phí chế biến của hộ cá thể và hộ HTX rất cao, lần lượt là 52.500

đồng/kg và 39.800 đồng/kg [Bảng 3.8].

Giá bán chè khô lại ngược lại so với giá bán chè tươi, hộ trang trại có giá

bán cao nhất vì chè có chất lượng cao do có kỹ thuật chế biến tốt hơn, nguyên

liệu đầu vào tốt hơn, nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn và thường có khách

hàng quen biết. Hộ cá thể có chi phí chế biến cao hơn, nhưng lại có giá bán rất

thấp, một phần do chất lượng sản phẩm, thông tin thị trường, một phần do thiếu

vốn nên không giữ được sản phẩm đến khi giá cao mới bán, mà phải bán ngay

sau khi chế biến, mặc dù biết rằng lúc đó giá chè không cao.

Nếu xét thu nhập/1 kg chè khô (đã qua chế biến) thì hộ trang trại có thu

nhập cao nhất là 192.300 đồng/kg, còn hộ cá thể lại có thu nhập thấp nhất là

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

101

72.500 đồng/kg. Như vậy, có thể thấy thu nhập/1 kg chè của hộ trang trại cao

gấp hơn 2,6 lần so với hộ cá thể [Bảng 3.8]. Từ đó, có thể khẳng định rằng sản

xuất quy mô lớn hơn, có điều kiện về vốn và kỹ thuật, đồng thời có sự hợp tác

giữa các hộ sẽ có lợi hơn so với sản xuất quy mô nhỏ và không có sự liên kết,

hợp tác với nhau.

Qua khảo sát cũng cho thấy hộ chế biến chiếm tỉ trọng chi phí cao nhất,

tiếp đó là hộ sản xuất và bán lẻ, thấp nhất là hộ thu gom và hộ bán buôn. Tỉ trọng

trong giá bán của hộ chế biến cũng cao nhất, tiếp đó là của người bán lẻ. Tỉ lệ

này rất thấp đối với người sản xuất, người thu gom và người bán buôn, thấp nhất

là người thu gom. Về thu nhập, hộ chế biến có tỉ trọng thu nhập cao nhất, sau đó

là hộ bán lẻ. Như vậy ta có thể thấy hộ chế biến và hộ bán lẻ có chi phí cao, thu

nhập cũng cao. Ngược lại hộ sản xuất có chi phí cao, nhưng thu nhập lại thấp.

Hộ thu gom và bán buôn có tỉ trọng thu nhập thấp, chỉ cao hơn hộ sản xuất

không nhiều, nhưng do có khối lượng giao dịch lớn nên tổng thu nhập của họ

cao. Chúng ta có thể thấy rằng để gia tăng giá trị cho sản phẩm của người nghèo

thì chế biến là khâu có thể gia tăng giá trị nhiều nhất.

3.2.3.3. Chuỗi giá trị trâu

Sự tham gia của khâu chế biến trong CGT trâu còn hạn chế, thịt trâu vẫn

cơ bản được tiêu thụ trực tiếp sau khi giết mổ. CGT trâu cơ bản gồm 5 khâu:

Đầu vào; sản xuất; thu gom; giết mổ/ chế biến; tiêu dùng.

* Dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất gồm các hoạt động: Dịch vụ đầu vào

phục vụ sản xuất, chăm sóc, thú ý...

Giống trâu: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có Công ty cổ phần giống vật

tư nông lâm nghiệp bán trâu giống nhưng chủ yếu cung cấp theo dạng hợp đồng

trước cho các chương trình. Đa số các hộ nuôi với qui mô nhỏ nên thường tự chọn

nguồn giống trâu tại địa phương do các hộ gia đình nuôi trâu sinh sản cung cấp.

Đầu

vào

Sản

xuất Thu

gom

Giết mổ/

Chế biến

Tiêu

dùng

Thương

mại

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

102

Thức ăn: Các hộ nuôi trâu tận dụng đồng cỏ tự nhiên làm thức ăn cho

trâu; dùng diện tích 2 vụ lúa để trồng ngô vụ 3 vừa lấy lá cho trâu ăn, vừa lấy

bắp làm thức ăn tinh; ủ rơm rạ, trồng cây vụ đông...

Thú y: Nhiều hộ còn chưa thật sự quan tâm đến phòng bệnh, khi có bệnh

mới chữa và do chăn thả tự do nên cũng ảnh hưởng đến số lượng đàn trâu hàng

năm. Hiện nay các xã đều có cán bộ thú y xã, đảm bảo nhu cầu về dịch vụ thú y

cho người nuôi, đây là tác nhân không thể thiếu trong CGT.

Chăm sóc nuôi dưỡng: Ở khâu này gồm các công việc như: chăm sóc, vệ

sinh chuồng trại, chăn thả, trồng và cắt cỏ… đến xuất chuồng. Chăn nuôi trâu

vẫn theo hình thức nuôi bán chăn thả và chăn thả tự do là chủ yếu. Do các hộ

nuôi trâu với qui mô nhỏ lẻ, sử dụng người già, trẻ em, lao động nhàn rỗi vào

nhiều công việc trên, qua thu thập số liệu thấy 100% số hộ trực tiếp thực hiện

các công việc trên. Thức ăn thô, thức ăn tinh đều do các hộ trồng cỏ voi, cắt cỏ

tự nhiên, rơm rạ, lá ngô, lá mía; bột ngô, bột sắn..., tuy nhiên nhiều hộ còn chưa

quan tâm vào khâu chăm sóc, nuôi dưỡng nên khả năng tăng trọng của đàn trâu

còn thấp do không đảm bảo dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển.

* Khâu thu gom, giết mổ/ chế biến

Các lái trâu thường đến các thôn bản, các hộ gia đình để thu mua và vận

chuyển đi tiêu thụ ở huyện, tỉnh khác hoặc giết mổ bán tại địa phương.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nhiều các cơ sở chế biến các sản

phẩm từ trâu, chỉ có một mô hình sấy thịt trâu khô do dự án RIDP đầu tư tại xã

Năng Khả huyện Na Hang nhưng cũng chưa phát huy công suất thường xuyên.

Các lò giết mổ gia đình nằm rải rác ở các xã, huyện để phân phối thịt sống cho

các hộ mua bán ở các chợ.

* Khâu tiêu thụ, vận chuyển

Qua khảo sát cho thấy trâu giống được bán ngay tại địa phương. Khi có

nhu cầu mua trâu giống, các hộ tìm hiểu thông tin thông qua gia đình, người

cùng thôn, xã giới thiệu, còn lại tự sản xuất giống bằng cách nuôi trâu cái sinh

sản hoặc nuôi rẽ với người có trâu khác. Người mua trâu và người bán thỏa

thuận giá cả, mua bán không có hợp đồng. Trâu hơi xuất bán cho ngoài tỉnh

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

103

chiếm doanh thu cao nhất, thịt trâu đa số bán tại trung tâm xã, huyện. Trâu thịt

được bán hầu hết cho lái trâu, những người thu gom nhỏ, người giết mổ trong xã.

Khi có nhu cầu xuất bán nông dân thường thăm dò, tìm hiểu lẫn nhau để nắm bắt

thông tin về giá cả, nơi bán; hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa có các dịch vụ thông

tin thị trường hỗ trợ, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh của người dân.

Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi giá trị trâu tỉnh Tuyên Quang

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Vận chuyển: Các hộ dân chăn nuôi chọn giải pháp bán tại nhà, các lái trâu

thu gom rồi thuê người dắt trâu tập trung tại một địa điểm, sau đó ô tô đến trở đi

tiêu thụ ở ngoài tỉnh.

* Liên kết tổ chức sản xuất CGT trâu:

Tuyên Quang hiện đã hình thành 22 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, trong đó

huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, mỗi huyện có 9 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác

này hoạt động chủ yếu theo hình thức tập trung các hộ cùng chăn nuôi, chưa có

Lái buôn

ngoài tỉnh

Bán tại xã cho lái

trâu trong tỉnh

Người tiêu dùng

Hộ bán buôn

Hộ bán lẻ

Thu gom trâu giống

và bán tại địa phương

Giết mổ chế biến tại

địa phương Thu gom trâu thịt

Người chăn nuôi

6,23%

67,39%

26,38%

6,23%

40,26% 27,13%

27,13% 40,26% 20,15% 6,23%

20,15%

20,15%

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

104

tổ hợp tác nào liên kết được với doanh nghiệp, HTX trong việc liên kết theo

chuỗi, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm dưới hình thức có hợp đồng.

Hợp tác xã công nghệ cao Tiến Thành, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn đã

liên kết với 10 HTX tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa

và thành phố Tuyên Quang để liên kết chăn nuôi, xây dựng chuỗi trâu an toàn an

toàn sinh học theo CGT quy mô 2.000 con, trong đó chủ yếu là nuôi nhốt vỗ béo.

So với cách chăn nuôi truyền thống, mô hình liên kết chăn nuôi an toàn sinh học

mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn bởi 1 năm có thể nuôi được 3 lứa và đầu ra

của sản phẩm luôn được ổn định. Sau 3 tháng nuôi, đàn trâu tăng trọng bình

quân 1,5 - 2 kg/con/ngày đêm, trừ hết chi phí, người nuôi trâu thu lãi trung bình

4,8 triệu đồng/con [Hình 3.3].

Hợp tác xã Liên Hiệp, thành phố Tuyên Quang đã liên kết với một số tổ

hợp tác của huyện Lâm Bình, cung ứng toàn bộ thức ăn tinh để các thành viên

chăn nuôi trâu, rồi thu mua toàn bộ và chế biến sản phẩm thịt trâu khô.

Ngoài việc liên kết với bà con chăn nuôi trâu, hai HTX này liên kết với

nhau, cùng tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi và chế biến trâu an toàn vệ sinh

thực phẩm.

* Giá cả, chi phí, lợi nhuận

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ nuôi trâu

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu (con/lứa) Thành tiền

Giống 20.000

Các chi phí thức ăn, thuốc thú y, khấu hao chuồng trại... 500

Tổng chi phí 20.500

Giá bán trâu hơi 24.500

Nguồn thu từ phân chuồng 25

Tổng doanh thu 24.525

Lợi nhuận 4.025

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi hộ nuôi trâu

thịt sẽ có lãi khoảng 4 triệu đồng/con, sau 3 tháng nuôi và chăm sóc [Bảng 3.9].

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

105

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom trâu thịt

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Chi phí Doanh thu Lợi nhuận

Trâu hơi 24.500

Thuê công dắt, công chăm sóc 200

Chi phí vận chuyển, kiểm dịch... 250

Tổng 24.950 25.500 550

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Kết quả khảo sát trên của hộ thu gom có quy mô trên 200 con trâu

thịt/năm, sau khi trừ hết các chi phí, tác nhân thu gom trâu thịt có lãi khoảng

550.000 đồng/con [Bảng 3.10].

Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ giết mổ trâu

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Chi phí Doanh thu Lợi nhuận

Trâu hơi 24.500

Thuê mổ, vận chuyển, pha thịt,

giao hàng, thuế chợ… 540

Điện, xăng, dầu… 10

Tổng 25.050 26.500 1.450

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, hộ giết mổ trâu có quy mô khoảng 150-200

con/năm, mua giá 24.500.000 đồng/con, tổng các chi phí hết 550.000 đồng/con,

thịt trâu bán tại chợ theo phân loại thịt loại I bán 260.000 đồng/kg, loại II bán

200-220 đ/kg, loại III + xương + da + lòng + tiết... bán từ 30.000 đồng đến

160.000 đồng/kg), doanh thu trung bình được 26.500.000 đồng/con, lợi nhuận

khoảng 1.450.000 đồng/con. Nếu hộ giết mổ bán thịt trâu buôn cho người bán lẻ,

thì mỗi con lợi nhuận giảm từ 400.00-500.000 đồng [Bảng 3.11].

3.2.3.4. Chuỗi giá trị lợn

Chuỗi giá trị lợn của Tuyên Quang gồm 6 khâu chính: Đầu vào; sản xuất;

thu gom; giết mổ/ sơ chế; thương mại /tiêu dùng.

Đầu

vào

Sản

xuất Thu

gom Giết mổ/

Sơ chế

Tiêu

dùng

Thương

mại

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

106

Lợn sau khi chăn nuôi, đến thời kỳ xuất chuồng được các thương lái thu

gom, bán buôn đi các huyện trong tỉnh, các tỉnh hoặc xuất khẩu sang Trung

Quốc, số ít được giết mổ bán tại các chợ địa phương phục vụ nhu cầu thực phẩm

hàng ngày của người dân trong tỉnh.

* Dịch vụ đầu vào phục vụ chăn nuôi lợn bao gồm: Chuồng trại, con

giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, dịch vụ thú y, dịch vụ kỹ thuật/khuyến

nông; thông tin thị trường.

Chuồng trại: 100% số hộ được khảo sát đều có chuồng trại, không còn hiện

tượng thả rông, do đó đã hạn chế được dịch bệnh, thuận lợi trong việc áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Một số trang trại nuôi lợn sinh sản đã sử

dụng chuồng lồng theo khuôn mẫu. Diện tích chuồng nuôi lợn của các hộ trang

trại chăn nuôi quy mô lớn từ 5 con trở lên thường từ 20m2 đến trên 100m2 /hộ

[Bảng 3.12].

Con giống: Tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, lợn nái giống chủ

yếu là Móng Cái và lợn nái bản địa, các hộ chăn nuôi lợn thương phẩm chủ yếu

là giống lợn áp siêu (con lai giữa lợn nái Móng Cái với lợn đực ngoại Yorkshire,

Landrace), lợn đen. Một số trang trại quy mô lớn nuôi lợn rừng lai; Tại huyện

Sơn Dương, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ từ 1-3 con nuôi lợn áp siêu, các hộ

nuôi lợn quy mô từ 5 con trở lên thường nuôi lợn siêu nạc (giống lợn F2 hoặc

lợn ngoại thuần). Do chưa có nguồn cung cấp giống tốt tại chỗ nên các hộ

thường phải nhập từ tỉnh ngoài như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh

Phúc... Tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện dự án hỗ trợ một số hộ chăn nuôi lợn

giống bố mẹ (lợn ngoại thuần) cho năng suất và tỷ lệ nạc cao, thời gian nuôi 3,5-

4 tháng có khối lượng trưởng thành đạt 100-120 kg [Bảng 3.12].

Thức ăn: Thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn có từ 2 nguồn: Có s n trong

các hộ bao gồm cám ngô, bã sắn, bỗng rượu và thức ăn công nghiệp mua từ các

cửa hàng bán lẻ cám, các đại lý hoặc mua trực tiếp từ các Công ty cám. Toàn

tỉnh Tuyên Quang có khoảng 200 đại lý bán thức ăn gia súc; các đại lý này mua

hàng từ các nhà máy sản xuất thức ăn gia của các hãng thức ăn như: Cagill, Con

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

107

cò, Vina, Sao Việt, Lái Thiêu, CP…; Loại cám được ưa thích nhất là Cargill và

CP vì cho tăng trọng tốt.

Thú y: Trên địa bàn toàn tỉnh có 120 cửa hàng kinh doanh cung cấp thuốc

thú y, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ cho người chăn nuôi.

Mỗi xã đều có 01 thú y viên, ngoài ra còn có 66 xã với 823 thôn, bản thực hiện

Dự án RIDP pha II mỗi thôn có 01 cán bộ thú y để cung cấp dịch vụ thú y (đã có

362 hộ được cấp chứng chỉ hành nghề thú y). Mỗi xóm đều có mạng lưới cộng

tác viên thú y xóm (tuy nhiên cán bộ này không có phụ cấp, mỗi năm tham gia 2

đợt tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh theo sự điều động của xóm và xã)

[Bảng 3.12].

Phương thức chăn nuôi: Hiện nay ở Tuyên Quang đang song hành hai

hình thức chăn nuôi là chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp và chăn nuôi

theo hình thức công nghiệp. Chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp: Lợn áp

siêu và lợn địa phương được nuôi với hình thức bán công nghiệp. Thức ăn chủ

yếu thức ăn tự nhiên có s n trong gia đình như cám ngô, bỗng rượu và có bổ

sung thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp: Lợn lai F1,

F2, lợn ngoại được nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp sử dụng hoàn

toàn cám công nghiệp và cho ăn thẳng trong quá trình nuôi dưỡng. Một số hộ

chăn nuôi lợn đen có sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp để chăn nuôi do đó chất

lượng thịt không ngon, dẫn tới giá bán thịt lợn bị giảm.

Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường: Chưa được chú trọng, cần được

thiết lập và thực hiện thí điểm trong khuân khổ dự án này.

Về nhân lực lao động: Các hộ chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng lao động

nhàn rỗi của hộ gia đình không thuê thêm lao động làm thuê.

Dịch vụ tín dụng: Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các hộ vay vốn bằng

hiện vật (cám của các đại lý), chỉ có 2 hộ/30 hộ có vay vốn của ngân hàng Chính

sách xã hội [Bảng 3.12].

Khâu thu gom: Khâu thu gom lợn hiện nay cơ bản gồm 2 tác nhân là

thương lái trong và ngoài tỉnh thu gom qui mô lớn (khoảng 100 con/ngày) và thu

gom nhỏ (quy mô 1-5 con/ngày) trong xã, huyện. Tại huyện Sơn Dương, lợn

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

108

trắng (F1, F2) được các thu gom lớn trong và ngoài tỉnh thu mua trực tiếp từ các

hộ chăn nuôi lớn, tổ hợp tác và các trang trại với số lượng lớn lên đến hàng trăm

con/ngày. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán lợn cho những thu gom nhỏ trong xã,

huyện. Tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, lợn áp siêu và lợn đen nuôi bằng

thức ăn công nghiệp được bán cho những thu gom nhỏ mua lợn trong xã, huyện.

Thu gom quy mô 1-2 con/ngày. Trang trại chăn nuôi lợn rừng lai bán lợn cho

những thu gom lớn trong tỉnh [Hình 3.4].

Thu gom nhỏ tại xã quy mô nhỏ 1-2 con/ngày tự tiêu thụ bằng cách giết

mổ và có tham gia bán lẻ. Thu gom 3-5 con/ngày thường bán lại cho các thương

lái khác hoặc các lò mổ tại địa phương.

Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi giá trị lợn tỉnh Tuyên Quang

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Thương lái lớn ngoại tỉnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh

Phúc, Bắc Ninh... mua lợn lại từ những thu gom lớn trong tỉnh và có mạng lưới

thu gom là những thu gom nhỏ, gom lợn bán lại cho họ, mỗi đầu lợn thu gom

Hộ chăn nuôi

Hộ thu gom giết

mổ tại huyện, xã

Bán buôn

Bán lẻ

Thu gom lái buôn

ngoại tỉnh

Lò mổ

trong tỉnh

Bán buôn

Bán lẻ

Lò mổ

Hà Nội

Siêu thị

Bán buôn

Bán lẻ

Xuất khẩu

Trung Quốc

Người tiêu dùng

68.75%

14,36%

26,89%

26,49%

42,26%

18,34%

32,26%

31,25%

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

109

nhỏ trong mạng lưới được hưởng chênh lệch khoảng 30 nghìn đồng/con, thu

gom Trung Quốc cũng có mạng lưới thu gom, chỉ cần những thu gom tìm được

hộ bán lợn đã lãi 40 nghìn đồng/con.

Khâu giết mổ/sơ chế: Hiện nay tỉnh mới có 01 điểm tập trung giết mổ tại

thành phố Tuyên quang với quy mô 150 con/ngày, còn lại do các hộ tự giết mổ

tại nhà với quy mô nhỏ từ 1-2 con/ngày và 3- 5 con/ngày. Các điểm giết mổ lợn

mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch nên không đảm bảo yêu cầu vệ

sinh thú y; các trang thiết bị, dụng cụ giết mổ đơn giản, diện tích chật hẹp, chủ

yếu tận dụng nền giếng, bệ xi măng; việc thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng

trước và sau khi giết mổ không thường xuyên, dễ gây ô nhiễm môi trường. Hầu

hết các chất thải trong quá trình giết mổ chưa được xử lý hoặc có thì cũng đơn

giản không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Khâu tiêu dùng: Các sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ bao gồm lợn rừng

lai, lợn đen, lợn áp siêu và lợn siêu nạc. 31,25% thịt lợn được tiêu thụ nội tỉnh,

42,26% bán cho thị trường ngoại tỉnh, còn lại 26,49% được xuất khẩu sang

Trung Quốc [Hình 3.4].

* Liên kết tổ chức sản xuất CGT lợn:

Việc liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

đầu vào và bao tiêu sản phẩm, hay liên kết trực tiếp với lò mổ, cửa hàng thực

phẩm còn hạn chế. Các tác nhân trong chuỗi thường là những mối quen, thỏa

thuận bằng miệng không thông qua hợp đồng liên kết nên việc liên kết lỏng lẻo,

khi thị trường có biến động xấu thì người nông dân là người chịu rủi do nhiều

nhất. HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành đã và đang ký kết hợp đồng

tiêu thụ lợn thịt cho một số trang trại, gia trại trên địa bàn với sản lượng trên

10.000 con lợn/năm nhằm vừa khai thác được nguồn lực chăn nuôi lợn của

người dân, bảo đảm ổn định thu nhập cho người chăn nuôi thông qua ký hợp

đồng với các doanh nghiệp cung ứng, chế biến và cung cấp sản phẩm an toàn

cho người tiêu dùng.

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

110

* Giá cả, chi phí, lợi nhuận

Hộ chăn nuôi: Kết quả khảo sát các hộ nuôi lợn, trung bình nuôi 3

lứa/năm, mỗi lứa nuôi 8-10 con như sau:

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế trung bình trong chăn nuôi lợn thịt

Loại chi phí Đơn vị

tính

Số

lượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

Chi phí con giống (7,5kg/con) kg 75 100.000 7.500.000

Chi phí thức ăn kg 1.700 10.500 17.850.000

Chi phí nhân công đồng/con 10 20.000 200.000

Chi phí thuốc và dịch vụ thú y đồng/con 10 20.000 200.000

Chi phí điện đồng/con 10 7.000 70.000

Chi phí nước uống, rửa chuồng trại... Tính bình

quân/con

10 10.000 100.000

Chi phí khấu hao, sửa chữa chuồng

trại 10 40.000 400.000

Các chi phí khác đồng/con 10 35.000 350.000

Tổng chi phí 26.670.000

Tổng thu kg 850 55.000 46.750.000

Lợi nhuận Lứa 1 20.080.000

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát

Sau khi trừ hết các chi phí, nếu không có biến động lớn từ thị trường thì

mỗi lứa lợn, người chăn nuôi thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng mỗi lứa, thu

nhập một năm khoảng 60 triệu đồng [Bảng 3.12].

Trong hoạt động của chuỗi giá trị nuôi lợn thịt, người thu lợi ổn định nhất,

nhiều nhất là đại lý cung cấp thức ăn gia súc; cung cấp thức ăn gia súc ít rủi ro,

lợi nhuận chủ yếu là tiền chiết khấu % làm đại lý từ nhà máy và chênh lệch giữa

giá mua vào và giá bán ra nên doanh số bán của đại lý càng lớn thì lợi nhuận

càng nhiều; cũng trong hoạt động này, người bỏ ra chi phí nhiều nhất là người

nuôi lợn và đại lý cung cấp thức ăn gia súc.

Người giết mổ: Các hộ giết mổ đều thu nhập ổn định, mức sống từ hộ

trung bình trở lên, nhà gần khu chợ chủ yếu giết mổ tại nhà; bình quân ngày mổ

1 con lợn trừ chi phí sẽ cho thu lãi khoảng 300.000 đồng/con. Nếu trung bình

mỗi hộ mổ giết mổ 1con/ngày thì trong 01 tháng giết mổ 30 con, sẽ cho thu lãi

9.000.000 đồng/tháng, cao hơn rất nhiều so với hộ chăn nuôi [Bảng 3.12].

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

111

3.2.4. Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ cho phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị

Việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

ở Tuyên Quang cơ bản được thực hiện ở những vùng sản xuất của các công ty,

HTX và các hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo chuỗi. Còn phần

lớn các hộ sản xuất quy mô nhỏ, quy mô gia đình vẫn sử dụng các cách thức

truyền thống, thủ công.

- Đối với sản phẩm cam:

Cải thiện cây giống: Thực hiện trồng thí điểm một số giống cam mới rải

vụ (BH32, Valencia, cam Xã Đoài, cam mật) đưa vào cơ cấu giống của tỉnh;

nghiên cứu tạo giống Cam Sành không hạt hoặc ít hạt bằng xử lý chiếu xạ tia

gamma trên mầm ngủ; Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng trong sản

xuất giống cây cam sành sạch bệnh phục vụ trồng mới, trồng lại.

Áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây tiên tiến: Thực hiện một số dự án, mô

hình thử nghiệm trồng, chăm sóc cây cam áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm như dự án trồng thử nghiệm cây lạc dại LD 99

nhằm bảo vệ đất trồng cam tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, mô hình tưới ẩm

(tưới nhỏ giọt) tại xã Yên Lâm huyện Hàm Yên,...

Tổ chức tập huấn về quy trình, kỹ thuật sản xuất cam an toàn theo hướng

VietGAP, tạo sản phẩm cam cao cấp tiêu thụ tại các siêu thị, nhà hàng; Tập huấn

nâng cao kỹ thuật thu hái, vận chuyển, bảo quản sản phẩm cam;

Cơ giới hóa: Xây dựng hệ thống ròng rọc vận chuyển cam và nhà bảo

quản sơ chế sản phẩm,

- Đối với sản phẩm chè:

Đầu tư thâm canh: Diện tích chè do các Công ty Cổ phần chè Sông Lô,

Mỹ Lâm, Tân Trào đầu tư và quản lý được đầu tư thâm canh và ứng dụng những

tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất năng suất đạt khá cao.

Cơ giới hóa: Các khâu làm đất, thu hái chè, đốn chè áp dụng cơ giới phổ

biến tại các vùng trồng chè nguyên liệu tập trung (các huyện Sơn Dương, Yên

Sơn, Hàm Yên và Thành phố Tuyên Quang); diện tích chè trong dân, các hộ

trồng chè vẫn hái bằng tay để đảm bảo chất lượng búp tươi theo nhu cầu chế

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

112

biến chè xanh chất lượng cao và chè đặc sản của các cơ sở chế biến nhỏ lẻ tại các

địa phương.

Việc quản lý sử dụng thuốc BVTV: Tại các vùng sản xuất chè người dân

được tập huấn, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, sử

dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV cho cây chè, ưu tiên sử những loại

thuốc có nguồn gốc sinh học để áp dụng vào sản xuất chè an toàn. Đặc biệt đối

với những vùng có diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Rainforest.

Tổ chức tập huấn cho thành viên HTX, THT, nông dân trong các xã vùng

chè về nâng cao năng lực, kỹ thuật sản xuất và thu hoạch chè theo tiêu chuẩn

VietGAP; Tập huấn kỹ thuật chế biến và bảo quản chè cho các HTX, tổ hợp tác

theo các nội dung của CGT phát triển chè thuộc Dự án VIE/035.

Thực hiện mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cho 20 ha chè và

tập huấn kỹ thuật thâm canh cây chè, hỗ trợ phân bón để cải tạo 64 ha cây chè

shan tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang.

- Đối với sản phẩm trâu:

Cải tiến giống trâu: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ gia đình tiếp cận

được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như phương pháp thụ tinh nhân tạo, với

nguồn con giống được chọn lọc, nhập ngoại sẽ giúp tăng nhanh về tiến độ di

truyền, cải tiến giống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt, khắc phục sự

chênh lệch tầm vóc, khối lượng; tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm trực tiếp

qua đường phối giống tự nhiên.

Các tổ hợp tác chăn nuôi trâu đã tuyên truyền, hướng dẫn, trao đổi đổi

kinh nghiệm chăn nuôi, huấn kỹ thuật làm chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh,

cách ủ thức ăn, trồng cỏ làm thức ăn gia súc, vỗ béo trâu trước khi bán cho các

hộ trong thôn thực hiện, làm theo.

Xây dựng cơ sở tự phối trộn thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học từ nguyên

liệu địa phương.

- Đối với sản phẩm lợn:

Áp dụng chăn nuôi theo biện pháp an toàn sinh học, có sự giám sát và

chứng nhận của sở nhằm hạn chế dịch bệnh; Đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ

tập trung, nâng cấp các cơ sở giết mổ s n có, xây dựng các điểm bán lẻ nhằm

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

113

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y. Ứng dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi.

3.2.5. Thực trạng ứng dụng logistics trong phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị

Mặc dù xác định logistics có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chuỗi

giá trị cho hàng nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu

dùng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc phát triển logistics trong chuỗi sản xuất

nông nghiệp từ các khâu: lưu kho, đóng gói, vận chuyển và phân phối tới người

tiêu dùng còn mang tính tự phát và phần lớn được giao lại cho thương lái, trên

địa bàn Tỉnh chưa có các công ty chuyên hoạt động lĩnh vực logistics trong

ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc thực hiện liên kết với các tỉnh bạn thông

qua các công ty có chức năng phân phối và tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Vì

vậy, việc đảm bảo đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất,

thời gian nhanh nhất để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản hàng hóa còn

nhiều hạn chế.

3.2.6. Thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể

trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Quan hệ lợi ích có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự gắn kết giữa các

khâu trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Qua nghiên cứu thực tế 4

chuỗi giá trị: chuỗi giá trị chè, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị trâu, chuỗi giá trị

lợn tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 cho thấy:

Thứ nhất, trong 4 chuỗi giá trị thì chuỗi giá trị chè có sự liên kết chặt chẽ

giữa các khâu của chuỗi giá trị hơn cả. Việc thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các

chủ thể tham gia chuỗi giá trị bằng các hợp đồng kinh tế đảm bảo cho lợi ích của

các bên tham gia ổn định. Trong đó:

Đối với các chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất chè: thông qua

việc ký kết hợp đồng với đại diện hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ sản xuất chè, Chủ

thể cung ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho các chủ thể sản xuất chè có đủ

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... với chất lượng, giá cả phù hợp, ổn định để tiến

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

114

hành sản xuất. Đồng thời lợi ích bên cung ứng thu được dựa trên kết quả sản

xuất của các chủ thể trực tiếp sản xuất chè.

Đối với các chủ thể trực tiếp sản xuất chè: đây là các chủ thể có vị thế yếu

nhất trong chuỗi giá trị, là chủ thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính trong

chuỗi giá trị nhưng chủ thể trực tiếp sản xuất chè thu được giá trị gia tăng thấp

nhất (so sánh hiệu quả kinh tế cho thấy: hộ sản xuất chè thu được 2.620

VNĐ/1kg chè tươi; hộ chế biến 1kg chè tươi thành trung bình khoảng 0,1 kg chè

khô và thu lợi được 7.250 VNĐ, lợi nhuận gấp 2,77 lần hộ sản xuất) [Bảng 3.7].

Tuy nhiên, nhờ ổn định được đầu vào và đầu ra của sản xuất thông qua các hợp

đồng kinh tế nên thu nhập của các chủ thể trực tiếp sản xuất chè ổn định và có xu

hướng gia tăng mạnh qua các năm và hạn chế được biến động của thị trường tới

sản xuất và thu nhập.

Các chủ thể chế biến và bảo quản chè thành phẩm: đây là các chủ thể thu

được giá trị gia tăng khá cao trong chuỗi giá trị. Việc ký kết các hợp đồng kinh

tế với các chủ thể sản xuất chè, các nhà phân phối (bán buôn thị trường nội địa

và xuất khẩu) giúp các chủ thể chế biến ổn định đầu vào và đầu ra của khâu chế

biến, từ đó ổn định lợi nhuận trong sản xuất.

Các chủ thể tham gia khâu lưu thông đưa chè thành phẩm tới tay người

tiêu dùng (bao gồm các chủ thể bán buôn, bán lẻ thị trường nội địa và xuất

khẩu). Đây là khâu thu được lợi nhuận cao nhất trong toàn chuỗi giá trị. Tuy

nhiên, đây cũng là khâu chứa nhiều rủi ro do những biến động của thị trường.

Thứ hai, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị trâu, chuỗi giá trị lợn chưa có sự

gắn kết chặt chẽ trong sản xuất thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các bên

tham gia chuỗi. Vì vậy rủi ro trong sản xuất cao và các chủ thể trực tiếp sản xuất

cam, chăn nuôi trâu và chăn nuôi lợn là người chịu nhiều thiệt hại nhất khi xảy ra

dịch bệnh, thiên tai và biến động của thị trường.

Thứ ba, Vai trò của chính quyền địa phương trong việc gắn kết các chủ thể

tham gia chuỗi sản xuất còn hạn chế vì vậy không bảo vệ được lợi ích cho các chủ

thể trực tiếp sản xuất (thực tế khảo sát cho thấy có nhiều doanh nghiệp ký hợp

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

115

đồng mua cam cho hộ nông dân, nhưng khi giá cam xuống thấp doanh nghiệp

chấp nhận mất tiền đặt cọc để bỏ không thu mua gây thiệt hại cho hộ sản xuất).

Tóm lại, việc đảm bảo lợi ích cho các chủ thể trong sản xuất hàng nông

sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang còn nhiều điểm hạn chế, trong đó

đáng kể nhất là lợi ích của các chủ thể trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông

nghiệp chưa ổn định, hiệu quả kinh tế thấp. Để giải quyết hài hòa mối quan hệ

lợi ích giữa các chủ thể đòi hỏi cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương

thông qua cơ chế, chính sách và các chế tài mạnh để các bên tham gia sản xuất

hàng nông sản theo chuỗi giá trị thực hiện đúng các cam kết của mình.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO

CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Phát triển hàng nông sản theo CGT góp phần phát triển nông nghiệp một

cách toàn diện: Đảm bảo về an ninh lương thực, góp phần quan trọng ổn định

chính trị - xã hội trên địa bàn; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ

trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp

trong GDP; Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa và hình thức liên kết sản

xuất theo CGT gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh ứng dụng khoa

học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi,

giảm chi phí sản xuất.

Thứ nhất, góp phần gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm, đảm

bảo an ninh lương thực trên địa bàn

Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn như trình độ sản xuất nông nghiệp vẫn

còn lạc hậu, chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, nhưng ngành

nông nghiệp vẫn đảm bảo được giá trị sản xuất tăng đều qua các năm [Phụ lục 20].

Thứ hai, chuyển đổi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đi sâu

phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực của từng lĩnh vực và hình thành các vùng

sản xuất hàng hóa quy mô tương đối lớn.

Cải tạo, chuyển đổi, thay thế nhiều giống cây trồng vật nuôi cho năng

suất, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

116

Phát triển vùng chuyên canh các cây trồng chủ lực, trồng mới, trồng lại 86

ha cam và 159,7 ha chè giống mới có năng suất, chất lượng cao.

Phát triển vùng chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại, đến nay

toàn tỉnh có 09 HTX và 237 trang trại chăn nuôi.

Đổi mới phương thức canh tác, đầu tư thâm canh, nhằm tăng năng suất

cây trồng chủ lực đều tăng cao.

Góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng

ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt

năm 2014 đạt 3.591,8 tỷ đồng, chiếm 52,3% cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đến

năm 2018 đạt 4.090,3 tỷ đồng, chiếm 50,8%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

năm 2014 đạt 2.102,2 tỷ đồng, chiếm 30,6% cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đến

năm 2018 đạt 2.563 tỷ đồng, chiếm 31.8% [Phụ lục 20].

Thứ ba, phát triển các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp. Đến nay toàn tỉnh

có 15.480 cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề nông thôn như chế biến

nông sản, dịch vụ vận tải, cung cấp vật liệu xây dựng, các làng nghề... (trong đó

có 262 doanh nghiệp, 57 HTX, 15.159 hộ gia đình), giải quyết công ăn việc làm

cho 31.526 lao động [Phụ lục 20].

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX: Đến

hết năm 2017, toàn tỉnh có 350 HTX với 14.667 thành viên, số lao động thường

xuyên khoảng 1.980 người, doanh thu đạt 664,56 triệu đồng/HTX. Trong đó,

lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 200 HTX, đã thực hiện củng cố

170/200 HTX theo Luật HTX năm 2012 (giai đoạn 2008-2017, thành lập mới 69

HTX, giải thể 22 HTX hoạt động yếu kém); phát triển được 537 tổ hợp tác để tổ

chức sản xuất nông sản hàng hóa (Lĩnh vực Chăn nuôi có 377 THT, chế biến 20

tổ; trồng và chế biến 27 tổ; Trồng trọt có 98 THT) [Phụ lục 20];

Thứ năm, phát triển kinh tế trang trại: Đến năm 2017, toàn tỉnh có 696

trang trại Trồng trọt 180 trang trại; chăn nuôi 240 trang trại (tăng 613 trang trại

so với năm 2008) [Phụ lục 20]. Đa số các HTX được củng cố đã thể hiện vị trí,

vai trò giúp kinh tế hộ thành viên phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

117

sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, cùng với đó sự phát triển của mô hình tổ hợp tác

và trang trại đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời

sống vật chất, tinh thần dân cư nông thôn.

Thứ sáu, phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học,

công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,

Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản

xuất, đời sống góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế

hộ, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, tăng thu nhập, xóa đói,

giảm nghèo và cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư vùng nông thôn, trực

tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh. Để đảm bảo việc

tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất đem lại hiệu quả thực

sự thì yêu cầu người nông dân phải có một trình độ đào tạo nhất định. Đi đôi với

việc mở rộng các hình thức đào tạo nghề thì chất lượng đào tạo nghề cho lao

động nông thôn cũng cần được chú trọng.

Thứ bảy, phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 64.021 các loại máy móc, thiết bị phục vụ trong

sản xuất nông nghiệp, mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất đối với các loại cây

trồng trên địa bàn toàn tỉnh đạt 47%, tăng 12% so với năm 2014 (cơ giới khâu

làm đất 86,6%; cơ giới khâu gieo cấy đạt 6,5%; cơ giới khâu chăm sóc 44%; cơ

giới khâu thu hoạch 59%) [Phụ lục 20].

Nguyên nhân của thành tựu kể trên chủ yếu là:

Thứ nhất, các chính sách được triển khai thực hiện tốt như: Nghị quyết

Trung ương số 26 NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng

lần thứ 7 (khóa X); Nghị quyết của Đảng bộ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân

(HĐND) tỉnh đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo động lực phát triển cho ngành nông

nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sự chỉ đạo sát sao của UBND

tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của các Sở, ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa của các địa

phương và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt chính sách tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

118

31/12/2017 dư nợ cho vay đạt 10.081 tỷ đồng, tăng 8.610 tỷ đồng (gấp 6,8 lần)

so với 31/12/2008, tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/ năm, chiếm tỷ trọng

60,6% trên tổng dư nợ tín dụng; với 155.427 khách hàng còn dư nợ, tăng 13.925

khách hàng so với năm 2008. Thực hiện vay vốn tín dụng được hỗ trợ lãi suất

theo chính sách của tỉnh đã hỗ trợ cho 6.993 hộ và 390 trang trại được vay vốn

với tổng số dư nợ là 358,22 tỷ đồng [60].

Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, phục vụ sản xuất

và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp phát triển.

Hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi (công trình đầu mối: phai, đập, hồ

chứa, trạm bơm,… và hệ thống kênh mương) đã được chú trọng đầu tư xây

dựng, bước đầu đã hạn chế được thiệt hại khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn.

Thứ ba, xây dựng thương hiệu để phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá

trị đã được chú trọng.

Nhận thức được thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm là tiêu trí quan trọng

quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các tổ

chức, cá nhân đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của tỉnh. cụ thể

như sau:

Thương hiệu Cam Sành Hàm Yên: Năm 2007, huyện Hàm Yên đã xây dựng

thành công thương hiệu Cam Sành Hàm Yên. Năm 2012, sản phẩm Cam sành Hàm

Yên được bình chọn là một trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam; đã công bố tiêu

chuẩn cơ sở cam Sành Hàm Yên và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quốc Gia

TCVN 1973:2007. Năm 2013 Cam Sành Hàm Yên được bình chọn trong Top 10

Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng; Năm 2014 được tôn vinh là một trong những

sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013. Năm 2015 Cam sành Hàm Yên được

nhận danh hiệu “thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” [42].

Thương hiệu chè: Sản phẩm chè Tuyên Quang đã và đang định hình rõ nét

thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Ngoài các nhãn hàng của các doanh

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

119

nghiệp đã có truyền thống lâu năm, trên địa bàn toàn tỉnh đã được cấp chứng

nhận 10 nhãn hiệu cho sản phẩm chè: Chè Bát Tiên Mỹ Bằng, Chè Vĩnh Tân,

Chè Ngân Sơn Trung Long, Chè xanh Luận Kỳ, Đại bạch trà, Chè Shan Khau

Mút, Trà Duy Phát... Năm 2017, Chè Chè Bát Tiên Mỹ Bằng được danh hiệu

“Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2017”, Chè đặc sản Vĩnh Tân

được tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017” [66].

Thương hiệu Trâu ngố Tuyên Quang: Tháng 6 năm 2018, nhãn hiệu “Trâu

ngố Tuyên Quang” do Hội Nông dân tỉnh làm chủ dự án đã được Cục Sở hữu trí

tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Việc chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Trâu

ngố Tuyên Quang” là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường, mở rộng thị trường tiêu thụ; nâng cao giá trị sản phẩm trâu, tăng sản lượng

tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh [55].

Thương hiệu thịt lợn sạch Tuyên Quang: Tuyên Quang đang trong quá

trình định hình và xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch Tuyên Quang nhằm nâng

cao sức cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn Tuyên Quang trên thị trường, góp phần

phát triển chăn nuôi bền vững [72]. Để làm được điều này, các hoạt động nghiên

cứu, chọn lọc và lai tạo các giống lợn chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật,

xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến trong quản lý và sản xuất nhằm giảm chi

phí đầu tư; xây dựng, đăng ký, xác nhận cơ sở chăn nuôi an toàn vệ sinh thực

phẩm; áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO... đã được triển khai đồng bộ.

Thứ tư, hệ thống cán bộ khuyến nông, thú y, BVTV được tăng cường,

thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc nông dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu

giống và thời vụ đối với cây trồng chính; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng

trừ sâu bệnh hại cây trồng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho

gia súc, gia cầm và thủy sản; cập nhật các thông tin về thị trường và giá cả các

mặt hàng nông sản để nông dân có định hướng đầu tư sản xuất.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá

trị ở tỉnh Tuyên Quang thời gian qua còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

120

Thứ nhất, chuỗi giá trị hàng nông sản phần lớn mới chỉ dừng ở khâu sản

xuất và tiêu thụ trực tiếp, chưa có sự tham gia sâu của khâu chế biến, bảo quản.

Nói cách khác, nông sản được thu mua, sơ chế, phần lớn sẽ được vận chuyển đến

tay người tiêu dùng dưới dạng nông sản thô. Các thành phẩm được chế biến từ

nông sản chưa có sự đa dạng về chủng loại, công nghiệp chế biến và công nghệ

bảo quản sản phẩm nông sản lạc hậu, chưa phát triển kịp với đòi hỏi của người

tiêu dùng.

Thứ hai, liên kết trong sản xuất còn hạn chế, quy mô, phạm vi của liên kết

còn nhỏ, hình thức liên kết còn giản đơn (chủ yếu dừng lại ở hợp đồng mua bán

nông sản). Chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thiếu nhà

đầu tư có tiềm lực liên kết sản xuất, thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm và

doanh nghiệp có khả năng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp quy mô

lớn với nông dân.

Thứ ba, hoạt động của các HTX phổ biến quy mô nhỏ, năng lực nội tại

còn yếu. Các hợp tác xã còn thiếu cơ sở vật chất, trình độ công nghệ lạc hậu, sự

liên kết hợp tác giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả liên kết thấp; hình thức tổ

chức sản xuất ở nông thôn (trang trại, tổ hợp tác, liên kết sản xuất) được hình

thành và phát triển ở một số nơi chưa gắn với quy hoạch phát triển sản xuất hàng

hóa, thiếu chiến lược phát triển bền vững và chưa bám sát yêu cầu của nền kinh

tế thị trường.

Thứ tư, quy mô sản sản phẩm hàng hóa nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh

thấp, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, gắn với thị trường tiêu thụ; số lượng

sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn đơn điệu; lợi

nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp thấp, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường

do tác động của biến đổi khí hậu gây ra thiệt hại trực tiếp cho người sản xuất dẫn

tới rủi ro cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa được khống chế; mô hình

sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp xanh, hữu cơ còn hạn chế.

Thứ năm, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ còn

chậm; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

121

sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị rất hạn chế. Nông dân không “mặn mà” đầu tư

thâm canh vào sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp

còn thấp.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, hạn chế, cơ chế chính sách

còn thiếu đồng bộ. Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nông dân thực

hiện phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị chưa tạo ra động lực mạnh mẽ.

Việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do các chủ thể kinh tế rất khó tiếp cận

các nguồn vốn, nông dân thường thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng,

không hiểu rõ quy trình, thủ tục, không xây dựng các phương án sản xuất, kinh

doanh khả thi để huy động vốn.

Hai là, kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu phát triển một nền nông

nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại còn yếu, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất

công nghệ cao, vệ sinh môi trường, phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

Ba là, chất lượng nguồn nhân lực còn ở mức thấp, hiệu quả công tác đào

tạo nghề cho lao động nông thôn còn chưa cao, chưa có sự gắn kết giữa đào tạo

nghề với quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, miền và nhu cầu người sử dụng

lao động của doanh nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp đã được áp dụng

nhưng còn hạn chế nên năng suất lao động còn thấp; mức độ cơ giới hóa các

khâu sản xuất chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu ở khâu làm đất; còn lại các khâu

gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản mức độ cơ giới hóa còn thấp,

lao động thủ công vẫn là chủ yếu.

Bốn là, người nông dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước,

chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô và áp dụng công nghệ mới vào

sản xuất.

Năm là, UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành của tỉnh trong từng thời

điểm chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông sản

theo chuỗi giá trị, chưa có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn

vào nông nghiệp, nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông

thôn chậm đổi mới và hoạt động hiệu quả chưa cao.

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

122

Kết luận chương 3

Để đưa nông nghiệp tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên Quang chủ trương

phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên phát

triển CGT theo nhu cầu của thị trường. Chương 3 luận án đã phân tích những

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo

CGT ở tỉnh Tuyên Quang. Từ phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo

CGT ở tỉnh Tuyên Quang thời gian qua, thấy được những kết quả đạt được đáng

khích lệ và những hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của tỉnh như:

CGT hàng nông sản phần lớn mới chỉ dừng ở khâu sản xuất và tiêu thụ trực tiếp,

thiếu vắng sự tham gia của khâu chế biến; Liên kết trong sản xuất còn hạn chế,

quy mô, phạm vi còn nhỏ; Hoạt động của các HTX phổ biến quy mô nhỏ, năng

lực nội tại còn yếu; Sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chủ yếu sản xuất quy mô

nhỏ; Ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ còn

chậm...Nguyên nhân của những hạn chế ở đây chủ yếu là: Công tác quy hoạch

còn hạn chế, cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo

yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại còn yếu.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chưa cao. Chất

lượng nguồn nhân lực còn ở mức thấp. Một số địa phương chưa tập trung cao

trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hội nhập kinh

tế quốc tế sâu rộng đặt ra thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

123

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025

4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025

4.1.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những nhân tố có

ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang

4.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước

Căn cứ vào dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng châu Á

(ADB) trong giai đoạn 2018-2025 kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng

ổn định ở mức khoảng trên 6%, lạm phát tiếp tục được duy trì ở mức dưới 5% và

tổng đầu tư toàn xã hội đạt 31% [48]. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương

mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy

mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng,

thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế. Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế góp

phần nâng cao thu nhập cho người dân, tăng khả năng tiêu dùng từ đó tạo điều

kiện cho sản xuất nói chung trong đó có sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tuyên

Quang phát triển.

Bên cạnh đó, việc nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào thị

trường khu vực và thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) song

phương và đa phương (Việt Nam đã ký kết 12 FTA trong đó: 6 FTA với tư cách

thành viên ASEAN; 4 FTA với tư cách độc lập; và 2 FTA với Liên minh Châu Âu

và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) đã

mở ra tiềm năng, cơ hội cho hàng nông sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên

Quang nói riêng có thể vươn ra thị trường thế giới. Để tận dụng những cơ hội mà

hội nhập quốc tế mang lại, Tuyên Quang cần đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng

nông sản theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng hàng

nông sản đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

124

4.1.1.2. Dự báo về các nhân tố có ảnh hưởng tới phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025

Thứ nhất, dự báo về sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước: Trên cơ sở

sự báo của Viện dinh dưỡng quốc gia về nhu cầu thực phẩm chất lượng cao và

rau quả; kết hợp với những tín hiệu khả quan từ tăng trưởng kinh tế trong nước,

tốc độ gia tăng dân số, đặc biệt là tỷ trọng lao động phi nông nghiệp gia tăng

nhanh chóng trong những năm tới cho thây nhu cầu về lương thực, thực phẩm,

rau quả của thị trường trong nước sẽ tăng nhanh. Điều này có tác động tích cực

đối với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. Với các chuỗi giá trị chăn nuôi

lợn, trâu và chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị chè sẽ đảm bảo cho ngành nông

nghiệp của tỉnh Tuyên Quang từng bước phát triển ổn định, bền vững và thành

công trong phát triển 4 chuỗi giá trị này là nền tảng để mở rộng sang các chuỗi

giá trị nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, dự báo về khả năng xuất khẩu nông sản: Chiến tranh thương mại

Mỹ - Trung đang gây ra những hậu quả nặng nề cho sản xuất nông nghiệp của

Trung Quốc (do các biện pháp trừng phạt, nâng thuế giữa các bên Mỹ - Trung

Quốc dẫn tới thị trường Trung Quốc thiếu hụt nghiêm trọng về các mặt hàng

nông sản, trong đó có những sản phẩm quan trọng đối với bữa ăn của người

trung Quốc như thịt lợn, các loại quả tươi …). Tuyên Quang là tỉnh rất gần với

thị trường rộng lớn Trung Quốc, nên giao thương nông sản với Trung Quốc có

rất nhiều thuận lợi, đặc biệt phù hợp với các mặt hàng nông sản có đặc tính thời

vụ cao, có nhiều ưu đãi thuế quan trong FTA Trung Quốc-ASEAN (ACFTA)

cũng như các cam kết quốc tế khác của Trung Quốc đã và đang tạo thuận lợi cho

hàng nông sản của tỉnh Tuyên Quang thâm nhập và mở rộng thị phần tại thị

trường này.

Thứ ba, dự báo về tác động của cách mạng khoa học công nghệ: Những

thay đổi nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ trên các lĩnh vực như:

công nghệ sinh học, công nghệ gien, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

125

sẽ tạo ra những biến đổi sâu sắc trong sản xuất nông nghiệp nói chung và phát

triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị nói riêng. Để sản phẩm nâng cao giá trị

trong từng khâu và toàn chuỗi, nâng cao năng lực cạnh tranh thì tất yếu cần ứng

dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất để thay đổi phương thức canh tác, tổ

chức sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp và cho

các chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang.

Thứ tư, dự báo về biến đổi khí hậu có cảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất

nông nghiệp: Thế kỷ XXI loài người đang chứng kiến những biến đổi to lớn

của khí hậu ảnh hưởng tới đời sống nói chung và sản xuất nông nghiệp nói

riêng. Những biến động tiêu cực của thời tiết như: hạn hán dẫn tới xâm nhập

mặn phá hủy đất trồng lúa, gây ra hiện tượng xa mạc hóa diễn ra trên toàn cầu;

các cơn bão nhiệt đới với cường độ mạnh, hướng di chuyển phức tạp có sức tàn

phá lớn kèm theo lượng mưa lớn gây ngập úng cục bộ ảnh hưởng tới sản xuất

nông nghiệp.

Để thích ứng với những biến đổi khí hậu Chính phủ đã xây dựng Đề án

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển

bền vững với mục tiêu đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới đáp ứng

được những biến đổi của khí hậu để đảm bảo phát triển bền vững. Việc lựa chọn

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang cũng không nằm

ngoài khuynh hướng chung của cả nước nhằm xây dựng một nền nông nghiệp

hiệu quả, bền vững.

4.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển hàng nông sản theo chuỗi

giá trị ở tỉnh Tuyên Quang

4.1.2.1. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn từ 2018-2025 phần đấu đưa tốc độ tăng trưởng ngành

nông nghiệp của tỉnh đạt trung bình 4,2%/ năm giai đoạn 2018-2020 và đạt mức

4,5%/ năm giai đoạn 2020-2025. Ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng từ 56% năm

2018 xuống 54% năm 2025. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng bình

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

126

quân 6,1 %/năm; đến năm 2020, chiếm trên 41,4% tổng giá trị sản xuất nông

nghiệp toàn tỉnh. Các lĩnh vực của ngành trồng trọt như: cây ăn quả, lương thực,

rau màu vào sản xuất theo các quy trình hiện đại như VietGAP, GlobalGAP để

đảm bảo truy xuất nguồn gốc nông sản hướng tới chinh phục các thị trường khó

tính như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu [87].

- Mục tiêu cụ thể

Đối với cây chè: Đến năm 2025 diện tích chè nguyên liệu 9.000 ha, sản

lượng 74,7 nghìn tấn; phần đấu 100% chè nguyên liệu được chế biến thành phẩm

với quy trình đảm bảo chất lượng cao, trong đó 40% chè chế biến sâu (chè túi

lọc, chè các hương vị khác như dâu tây, vani…) để nâng cao giá trị gia tăng và

đáp ứng yêu cầu xuất khẩu [87].

Đối với cây cam: Diện tích cam sành 8.500-9.000 ha (diện tích cho sản

phẩm 7.500 ha), sản lượng 112,5 nghìn tấn. Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 80

triệu đồng/ha vào năm 2025 [87].

Đối với chăn nuôi trâu: Đến năm 2025 tổng đàn trâu đạt 122,70 nghìn

con, từng bước cải tạo đàn trâu gié để nâng cao chất lượng trâu thành phẩm cung

ứng cho thị trường trong tỉnh và cả nước [87].

Đối với chăn nuôi lợn: Đến năm 2025 tổng đàn lợn đạt 767,98 nghìn con,

hướng tới phát triển giống lợn bản địa có chất lượng thịt và giá trị kinh tế cao để

hình thành thương hiệu đặc sản lợn của tỉnh [87].

4.1.2.2. Phương hướng

Thứ nhất: Phát triển hàng nông sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao;

phát triển bền vững gắn sản xuất với chế biến, đảm bảo an ninh lương thực.

Từng bước đưa vào thử nghiệm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với giống cây

trồng, vật nuôi áp dụng công nghệ biến đổi gen.

Thứ hai: Phát triển hàng nông sản, trên cơ sở khai thác lợi thế của từng

vùng sinh thái nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa có chất

lượng, giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần tăng thu nhập cho

người dân.

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

127

Thứ ba: Quy hoạch phát triển hàng nông sản của tỉnh đi đôi với việc đầu

tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích tích tụ ruộng đất để có

điều kiện đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô phù

hợp, bảo đảm đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu

dùng của thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thứ tư: Phát triển hàng nông sản dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về đất

đai, lao động và giống cây trồng vật nuôi phù hợp với các vùng sinh thái để đẩy

nhanh tốc độ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, có sản phẩm và chất

lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Phát triển

các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ

tiên tiến, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập của người

lao động.

Thứ năm: Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và

ngoài tỉnh đầu tư phát triển hàng nông sản các vùng trọng điểm. Đẩy mạnh phát

triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với chế biến, dịch vụ và tiêu

thụ sản phẩm theo quy hoạch, nhằm tăng giá trị ngành chăn nuôi, góp phần giải

quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Đưa tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi

hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại đạt 40 - 50% tổng đàn vào năm 2020,

mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi hàng năm đạt khoảng

4%/năm. Phát triển chăn nuôi phải gắn với thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm

nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, đặc biệt ở các khu vực vùng cao, xa, vùng đồng bào dân tộc.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Xuất phát từ thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh

Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018 và những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế

đã được chỉ ra. Kết hợp những bài học kinh nghiệm rút ta từ thực tiễn phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị của các tỉnh Lào Cai, yên Bái, Hòa Bình.

Nghiên cứu sinh đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể như sau:

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

128

4.2.1. Xây dựng chiến lược tổng thể và hoàn thiện hệ thống chính sách

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

4.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để xây dựng các vùng

sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. Việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

cho phép dự báo được quy mô về diện tích và quy mô sản lượng để xây dựng các

ngành chế biến nông sản, thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản

phẩm, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm để xuất khẩu tới các thị trường châu

Âu, châu Mỹ theo đường vận biển với chi phí thấp để nâng cao khả năng cạnh

tranh cho sản phẩm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tuyên Quang lần thứ XVIII

cũng chỉ rõ: “Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, ban hành các cơ chế,

chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp… Phát huy vai

trò của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp

hàng hóa” [11].

Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, trong những năm tới UBND

tỉnh Tuyên Quang cần phát huy vai trò của các nhà khoa học, các nhà tư vấn kết

hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh như: Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài

nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng các

đề án quy hoạch vùng sản xuất chè, cam, vùng chăn nuôi trâu và phát triển quy

mô đàn lợn trên cơ sở các dự báo khoa học. Trong một số trường hợp, UBND

tỉnh có thể thuê các trung tâm nghiên cứu có uy tín, kinh nghiệm; tham vấn các

chuyên gia của các bộ, ngành có liên quan để chất lượng quy hoạch đáp ứng

được các yêu cầu thực tiễn và xu hướng vận động chung của cả nước và quốc tế.

4.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện các quy hoạch,

các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhằm phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị

Cùng với việc nâng cao chất lượng xây dựng các quy hoạch để phát triển

hàng nông sản theo chuỗi giá trị, việc nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

129

hiện các quy hoạch, quyết định của UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành có ý

nghĩa vô cùng quan trọng để đưa các chủ chương, chính sách vào thực hiện trong

thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới cần tập trung thực

hiện tốt các văn bản sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông

nghiệp, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng như: Nghị quyết số

10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách

khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ; Nghị

quyết số 12/2014/ NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính

sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 41/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của

HĐND tỉnh quy định về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016-

2020; Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của HĐND tỉnh về

chính sách khuyến khích phát triển HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa

bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của

HĐND về Quy định mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường

giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố, gắn với dân

thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn

thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang.

Thứ hai, thực hiện tốt các quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh về phát

triển nông nghiệp, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng như:

Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của UNBD tỉnh Tuyên

Quang quy định về hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn

với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; quy mô diện tích tối thiểu đối

với Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Kế hoạch số 47/KH-

UBND ngày 10/6/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về Thực hiện dự án cánh

đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; Quyết định số

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

130

03/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của UBND Tỉnh quy định chi tiết một số

nội dung thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ

tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020;

Quyết định số 282/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục dự án phát triển

sản xuất liên kết theo CGT, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang,

giai đoạn 2018-2020.

Thứ ba, thực hiện tốt các văn bản liên ngành của các sở, ban ngành của

tỉnh Tuyên Quang về hỗ trợ nông nghiệp và phát triển hàng nông sản theo chuỗi

giá trị như: Hướng dẫn liên ngành số 1362/HDLN-SNN-STC-KHĐT ngày

06/7/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính - Sở Kế

hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Dự án cánh đồng lớn theo Quyết định số

10/2015/QĐ-UBND ngày 17/7/2015.

Đặc biệt phải tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 282/QĐ-UBND về việc

phê duyệt Danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo CGT, gắn sản xuất

với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2018-2020. Theo đó, trong 3 năm từ 2018

đến 2020, tỉnh Tuyên Quang sẽ nỗ lực triển khai 41 dự án [87] (gồm 14 dự án

quy mô 01 xã, 26 dự án quy mô liên xã và 01 dự án quy mô liên huyện) trong đó

8 dự án củng cố nâng cấp CGT hiện có và 33 dự án xây dựng CGT mới. Cụ thể:

Xây dựng một số CGT và thương hiệu sản phẩm trồng trọt chủ lực: Xây

dựng một số CGT từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm

hàng hóa chủ lực của tỉnh như lúa an toàn, rau an toàn, cam an toàn và chè an

toàn; Xây dựng thương hiệu chè Shan đặc sản, chè an toàn: Chè Vĩnh Tân,

huyện Sơn Dương; Chè Làng Bát, huyện Hàm Yên; chè Shan đặc sản, huyện Na

Hang, huyện Lâm Bình; xây dựng thương hiệu gạo đặc sản (gạo Dự) xã Kim

Phú, huyện Yên Sơn; gạo đặc sản xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; gạo Minh

Hương xã Minh Hương, huyện Hàm Yên; xây dựng thương hiệu vùng sản xuất

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

131

lạc tập trung ở các xã phía Tây huyện Chiêm Hóa; xây dựng thương hiệu, quảng

bá sản phẩm hồng không hạt Tuyên Quang.

Xây dựng một số CGT và hình thành vùng chăn nuôi tập trung một số sản

phẩm chăn nuôi chủ lực: Xây dựng CGT trâu thịt và hình thành vùng chăn nuôi

trâu hàng hóa tập trung tại huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên;

xây dựng CGT bò thịt, bò sữa và hình thành vùng chăn nuôi bò hàng hóa tập

trung tại huyện: Yên Sơn và Sơn Dương; xây dựng CGT lợn hướng nạc tại các

huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã của huyện Hàm Yên.

Thứ tư, tổ chức thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh

Tuyên Quang theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững, giai đoạn

2015-2020 với một số nội dung cụ thể như: (1) Phát huy tiềm năng, lợi thế của

tỉnh và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của từng tiểu vùng khí hậu để sản xuất

những sản phẩm đặc trưng của địa phương; (2) Chuyển mạnh sản xuất nông

nghiệp sang sản xuất hàng hóa và từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm

mục tiêu sang phát triển theo chiều sâu là nâng cao chất lượng, hiệu quả; (3) Gắn

kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển các vùng

sản xuất trong tỉnh và mở rộng liên kết vùng trong khu vực để cung cấp nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thu hút đầu tư xây dựng các

nhà máy chế biến nông lâm thủy sản tại tỉnh; (4) Tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu

của thị trường; (5) Đảm bảo hài hòa hai mục đích là tăng GTGT và phát triển

bền vững [85].

4.2.2. Nâng cao chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi

Giống có ý nghĩa quan trọng đỗi với nâng cao năng suất, chất lượng của

các sản phẩm nông nghiệp. Để nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi

trong thời gian tới cần phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao các

giống cây trồng vật nuôi mới, sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo

đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân, nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản của thị

trường. Cụ thể như:

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

132

Thứ nhất, chọn lọc, khôi phục hoặc du nhập một số giống cây mới có khả

năng kháng bệnh, có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, thích ứng với

biến đổi khí hậu… nhằm thay thế dần một số giống diện tích cây cam sành già

cỗi bằng các giống mới, có khả năng thích ứng với thổ nhưỡng, khí hậu của địa

phương để có năng suất chất lượng cao.

Thứ hai, phát triển các giống chè đã được chứng minh về năng suất, chất

lượng qua thực tiễn trồng trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua để hình thành các

vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế

biến và thị trường.

Thứ ba, đưa vào chăn nuôi các giống lợn có năng suất, chất lượng cao, tạo

ra khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất sản phẩm như: Sử dụng đực Duroc,

Pietran, PiDu... tạo con lai 3 máu hoặc 4 máu ngoại, tỷ lệ nạc trong thân thịt cao;

chỉ sử dụng 1-2 công thức lai để đồng nhất sản phẩm. Sử dụng lợn nái ngoại cho

vùng thấp như Sơn Dương, Yên Sơn; sử dụng các giống Móng Cái, lợn đen địa

phương cho các huyện vùng cao. Áp dụng quy trình nuôi nái hậu bị tiên tiến,

phấn đấu rút ngắn thời gian phối giống lần đầu đối với nái ngoại bình quân 7,1

tháng hiện nay còn khoảng 6,5 -7 tháng trong những năm tới.

Thứ tư, bình tuyển, chọn lọc và nhân thuần giống trâu tốt tại các huyện:

Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên. Phấn đấu đưa tỷ lệ đực giống tốt

chiếm 10% tổng đàn. Luân chuyển trâu đực giống khi đủ thời gian sử dụng 3

năm tại địa bàn.Từng bước áp dụng thí điểm thụ tinh trâu Murrah đông lạnh, để

thụ tinh nhân tạo với trâu cái địa phương. Hỗ trợ, tư vấn, khuyến khích các

tổ/nhóm chăn nuôi trâu cái sinh sản, đưa trâu đực giống tốt để lai tạo đàn trâu,

từng bước áp dụng thí điểm thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu.

4.2.2.2. Phát triển các mô hình chăn nuôi hiện đại theo hướng sản xuất

hàng hóa

Cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn cây, con giống. Việc áp dụng

các quy trình sản xuất hiện đại vào sản xuất có tác động lớn tới nâng cao chất

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

133

lượng nông sản. Trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng các mô hình

sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, GloabalGAP. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu theo hướng an

toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thực hiện tốt các quy định của quy trình sản xuất

VietGAP; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi.

Thứ hai, xây dựng và nhân rộng mô hình trồng chè, cam theo tiêu chuẩn

VietGAP tại các trang trại, hộ sản xuất. Thực hiện hỗ trợ cho nông dân tiếp cận

với các quy trình sản xuất tiến bộ này để từng bước thay đổi tập quán canh tác

lạc hậu từ đó một mặt đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản trong

chuỗi giá trị nông nghiệp. Một mặt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để xây dựng

thương hiệu cho nông sản hàng hóa. Từ đó xây dựng một nền nông nghiệp bền

vững, thân thiện với môi trường và có hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba, xây dựng các mô hình sản xuất thâm canh thích ứng với biến đổi

khí hậu như: mô kình canh tác trên đất dốc, mô hình ứng dụng công nghệ hiện

đại cho tưới tiêu, mô hình quản lý cây trồng và dịch bệnh tổng hợp…

4.2.2.3. Tổ chức tập huấn và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật để

nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản

Thứ nhất, về tổ chức tập huấn cho nông dân về các quy trình sản xuất nông

nghiệp hiện đại: Hàng năm, trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của

tỉnh, UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn phối hợp với các trường dạy nghề của tỉnh, các trung tâm ứng

dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh và của quốc gia để thực

hiện tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân. Ưu tiên cho

các chương trình tập huấn trực tiếp liên quan đến nâng cao chất lượng nông sản

nói chung, nâng cao chất lượng nông sản theo chuỗi giá trị như: Cam, chè, trâu,

lợn để góp phần trực tiếp thay đổi thói quen sản xuất và hình thành các tổ chức sản

xuất mới phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Thứ hai, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để

nâng cao chất lượng nông sản: Yêu cầu đặt ra với ngành chăn nuôi không chỉ là

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

134

tăng năng suất, chất lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm mà vấn đề đảm bảo

môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm cũng được chú trọng. Trong thời gian tới

để nâng cao chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị tỉnh cần nhanh chóng

triển khai ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về chuồng trại như chuồng lạnh,

chuồng kín, đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi lợn thịt sinh học,

hệ thống xử lý chất thải, nước thải được bảo đảm được ưu tiên hàng đầu nhằm

tăng năng suất, ngăn ngừa và giảm thiểu dịch bệnh...

4.2.2.4. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến

Trong liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, việc ứng dụng khoa học công

nghệ vào chế biến các sản phẩm nông nghiệp do doanh nghiệp làm đầu mối đóng

vai trò chính đang được chứng minh là mô hình phù hợp trong sản xuất nông

nghiệp hiện đại. Trong CGT này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng sản

phẩm tốt hơn. Khi quy hoạch vùng sản phẩm, doanh nghiệp, nhà nông sẽ thuận

lợi hơn khi ứng dụng khoa học công nghệ theo quy mô lớn, giúp tăng giá trị sản

phẩm và nâng cao lợi nhuận. Do sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất,

CGT không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn mà nó còn góp phần vào việc

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

vào sản xuất và chế biến nông sản cần thực hiện tốt các nội dung căn bản sau:

Thứ nhất, sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm

như: máy hút chân không, máy ủ hương, máy đóng gói nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm...

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp dây

chuyền công nghệ; đầu tư trang, thiết bị hiện đại để sản xuất, chế biến các sản

phẩm chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm nâng cao giá

trị và hiệu quả sản xuất.

Thứ ba, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong sản xuất, chế biến

chè, khuyến khích các cơ sở chế biến chè quản lý chất lượng sản phẩm theo các

tiêu chuẩn ISO, HACCP…

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

135

Thứ tư, đưa vào áp dụng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản, chế

biến đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ quả cam (cam ép, cô đặc, mứt cam,

mỹ phẩm…).

4.2.2.5. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ

Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu sản

xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ

hỗ trợ sản xuất cũng góp phần to lớn để nâng cao chất lượng nông sản, từ đó

nâng cao giá trị gia tăng cho toàn chuỗi và trong từng khâu của chuỗi giá trị. Để

phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị,

trong thời gian tới UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh Tuyên Quang

cần tập chung vào giải quyết tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, thành lập các HTX dịch vụ và tổ hợp tác gắn với những vùng

chuyên canh, khu chăn nuôi trên cơ sở quy hoạch phá triển ngành nông nghiệp

của tỉnh. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ nhóm, tổ hợp tác bằng hình

thức hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý kinh doanh, kết nối thị trường để

các tổ nhóm hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa, mua

chung dịch vụ đầu vào và bán chung sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp.

Thứ hai, xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ về kỹ thuật, giống, thị

trường dựa trên năng lực của các đơn vị và cơ quan chuyên môn tại tỉnh (Khuyến

nông, thú y); các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh cùng các viện nghiên

cứu để người dân có thể chủ động liên hệ và nhờ tư vấn.

Thứ ba, quy hoạch vùng nguyên liệu trồng ngô, sắn,...đáp ứng nhu cầu

cung ứng thức ăn cho chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng

nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Du nhập một số giống cây thức ăn

năng suất, chất lượng cao, giống có ưu thế lai và áp dụng quy trình canh tác thâm

canh để tăng thêm nguồn thức ăn.

Thứ tư, tăng cường công tác thú y, ứng dụng các biện pháp quản lý, cảnh

báo dịch bệnh; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hàng năm; khuyến

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

136

khích xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn

dịch bệnh.

Thứ năm, chính quyền mà trước hết là UBND các cấp cần đứng ra làm

cầu nối hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ

sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối

sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; kết nối công nghiệp phục vụ

nông nghiệp với sản xuất nông nghiệp, liên kết “bốn nhà” trong sản xuất, tiêu

thụ; khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu; giảm dần và tiến tới hạn chế

xuất khẩu nông sản thô.

4.2.3. Phát triển mô hình liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá

trị nông nghiệp

4.2.3.1. Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị

Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị có vai trò then chốt, quyết định tới thành công của chuỗi giá trị.

Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia chuỗi giá trị gồm:

Thứ nhất, đối với chủ thể là cán bộ chuyên môn tại cấp xã cần nhanh

chóng giúp họ có năng lực chuyên môn trên các nội dung sau:

Nâng cao năng lực để cán bộ cấp xã có phương pháp thành lập và tư vấn

hoạt động cho các tổ hộ tác, HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ.

Nâng cao năng lực để cán bộ cấp xã biết cách hướng dẫn cho hộ sản xuất

lập kế hoạch sản xuất và các hoạt động thương mại.

Tập huấn ToT cho Khuyến nông viên, thú y viên về kỹ năng và nghiệp vụ

sư phạm chuyển tải tiến bộ KHKT, kỹ năng cung cấp thông tin thị trường cho

nông dân.

Nâng cao năng lực cho hộ sản xuất, hợp tác xã về phương pháp hạch toán

hiệu quả kinh tế và lập dự án sản xuất kinh doanh…

Thứ hai, đối với chủ thể là doanh nghiệp và tư nhân kinh doanh cần nhanh

chóng nâng cao năng lực trong các nội dung sau:

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

137

Đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể này về thương mại hiện đại

theo hướng kinh doanh các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, có giá trị sử

dụng và giá trị gia tăng cao.

Hỗ trợ cho các chủ thể này năm được các bước xây dựng thương hiệu,

nhãn hiệu, và thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu quy

chuẩn quốc tế ISO...

Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để các chủ thể này nắm được các thủ tục cần

thiết khi tham gia thương mại quốc tế khi tiến hành các thủ tục xuất khẩu các sản

phẩm trong chuỗi giá trị của Tỉnh.

Tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi chuyên môn về kỹ thuật mới, công

nghệ mới cho các tác nhân trong từng CGT. Bên cạnh các khóa đào tạo cần Tổ

chức thăm quan thực tế các mô hình thành công, trao đổi và học tập kinh nghiệm

các mô hình tổ hợp tác, HTX, các hội ở các địa phương trong nước và nước ngoài.

4.2.3.2. Tăng cường các mối liên kết kinh tế

Cần nhanh chóng thực hiện liên kết giữa các bên trong chuỗi góp phần

đưa nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Những mối liên kết đó bao

gồm liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau, giữa các tổ chức kinh tế với cơ

sở sản xuất, hộ nông dân... nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên, giúp giảm chi

phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thương hiệu, uy tín thị trường.

Xây dựng các mô hình liên kết bền vững, chú trọng vai trò của các doanh

nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào

CGT hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tăng năng suất, sản lượng

lương thực, thực phẩm đồng thời với nâng cao chất lượng, độ sạch và chủng loại

nông sản hàng hóa, sản xuất theo yêu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm để

tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản.

Hợp tác xã có vai trò thiết yếu trong việc liên kết hộ nông dân trong việc

sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đặc biệt tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa

và CGT nông sản. Ở hầu hết các nước có phong trào HTX phát triển đều khẳng

định HTX nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vật tư nông

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

138

nghiệp, bao tiêu và tiếp thị sản phẩm cho người nông dân. Vai trò cung ứng vật

tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân đã trở thành công cụ đắc lực và

hữu hiệu cho thành viên HTX, người nông dân yên tâm sản xuất, đồng thời tạo

ra vòng tròn khép kín giữa người sản xuất - HTX - thị trường.

Xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng

nông sản với các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX,

cơ sở chăn nuôi và các điểm buôn bán, giết mổ, cơ sở chế biến, các siêu thị trong

và ngoài tỉnh...trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế.

Tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở chế biến với người nông dân:

Tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài

tỉnh như: Công ty TNHH Sao Việt tỉnh Tuyên Quang, Công ty TNHH MTV

Giống cây trồng nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, Công ty CP giống cây trồng tỉnh

Bắc Giang, Cao Bằng, Công ty CP giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên

Quang..., tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết, bao

tiêu sản phẩm bằng hình thức hỗ trợ đầu vào cho người nông dân bằng các hình

thức: cung ứng giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, ký hợp đồng bao tiêu sản

phẩm trước các vụ sản xuất, chính quyền và các cơ quan chuyên môn sẽ tuyên

truyền, giám sát để người nông dân thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký, nếu bên

nào vi phạm sẽ đứng ra để phân xử, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Mở rộng liên doanh liên kết với các tỉnh, các vùng lân cận để trao đổi

thông tin thị trường, xây dựng hệ thống dự báo thị trường, tìm đối tác...để thúc

đẩy nông nghiệp phát triển; kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành

phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ hàng nông sản.

Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan xúc tiến thương mại Bộ

Nông nghiệp, Bộ Công thương, các tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời

học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương

mại. Làm việc, kết nối với các Tham tán thương mại để thúc đẩy hỗ trợ đưa sản

phẩm có đủ điều kiện tiến đến xuất khẩu.

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

139

Hàng năm tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị giữa 6 nhà (nhà nước, nhà

khoa học, nhà tư vấn, ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nông) góp phần thúc đẩy

các nhà có thể “gặp” nhau để chia sẻ, phát triển, tác động để nâng cao giá trị, lợi

nhuận của các sản phẩm nông nghiệp.

Từng bước thành lập các Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông

sản như cam, lạc, cá... để nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

sản xuất và kinh doanh; xây dựng website, chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau và

kết nối với các Hội sản xuất ở các tỉnh khác để có thể nhận định được tình hình

sản xuất, giá cả thị trường, đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu

thụ sản phẩm. Hiệp hội cũng hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên

truyền, quảng bá và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng nông sản.

Hỗ trợ cho các cơ sở thu gom tiêu thụ nông sản, đầu tư xây dựng cơ sở sơ

chế, chế biến để cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh chế biến và

xuất khẩu.

4.2.4. Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

4.2.4.1. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm

Thương hiệu có vai trò quan trọng trọng việc định hình tiêu dùng cho

người tiêu dùng và giúp nhận dạng sản phẩm trong vô số các sản phẩm cùng loại

trên thị trường. Trong thời gian tới, Tỉnh cần nhanh chóng xây dựng các thương

hiệu sản phẩm chủ lực của địa phương thông qua các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng, quản lý và sử dụng “chỉ dẫn địa lý” các sản phẩm đặc

sản có xuất xứ từ Tuyên Quang.

Thứ hai, xây dựng bộ định dạng thương hiệu: logo, nhãn, sologan, tờ rơi,

trang web sản phẩm hàng nông sản.

Thứ ba, thiết kế mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu

người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

Thứ tư, lập trang thông tin về chăn nuôi, ghi chép truy xuất nguồn gốc về

giống các loại vật nuôi, nguồn cấp, chất lượng, giá vật tư, sản phẩm, tình hình

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

140

dịch bệnh, thị trường tiêu thụ... nhằm đáp ứng yêu cầu của các cấp quản lý chăn

nuôi, các tổ chức, tác nhân thương mại trong lưu thông sản phẩm trên thị trường.

4.2.4.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia và mở

rộng thị trường

Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường trong nước, ngoài

nước: Thăm dò, tìm kiếm nhu cầu khách hàng ở các thị trường đó bằng cách đến

tìm hiểu, khai thác, nắm bắt tình hình về thị hiếu tiêu dùng, khả năng tiêu thụ,

khả năng thanh toán, phương thức vận chuyển cũng như chủng loại, mẫu mã,

kiểu dáng... chỉ có như vậy người sản xuất mới có thể tiếp cận và chiếm lĩnh các

thị trường.

Thứ hai, mở rộng thị trường tiêu thụ: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tác

nhân trong CGT nhằm giới thiệu, liên kết các tác nhân, xây dựng kênh phân phối

phù hợp cho từng sản phẩm; xây dựng hệ thống thông tin kết nối thị trường; hỗ

trợ các cơ sở sản xuất đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đã có

thương hiệu; tìm hiểu, giới thiệu các nhà phân phối có uy tín, các siêu thị trong

và ngoài tỉnh tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của Tuyên Quang; thực hiện việc

bán sản phẩm thông qua hợp đồng, giữa các tổ chức nông dân với doanh nghiệp,

siêu thị nhà hàng. Chủ động xây dựng quan hệ đối tác, vận động thu hút viện trợ

công nghệ và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh

sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đạt chất lượng tiêu

chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

Thứ ba, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm: Đưa các thông tin về sản

phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, mạng xã hội …; Đồng

thời phát triển mạng lưới thông tin, nâng cao trình độ tiếp thị, nghiệp vụ giao tiếp

kinh doanh khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với thị

trường trong và ngoài nước.

Thứ tư, thực hiện quảng bá thương hiệu sản phẩm: Thực hiện đa dạng các

hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm như tham gia và tổ chức các hội thảo,

hội nghị khách hàng với các tư thương trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

141

xuất khẩu hàng nông sản; hội chợ, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản

của địa phương; Phát triển thị trường nông sản, tích cực đưa các sản phẩm của

địa phương tham gia các hội chợ triển lãm nhằm tuyên truyền, quảng bá sản

phẩm và mục tiêu mở rộng thị trường.

4.2.5. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển các chuỗi

giá trị hàng nông sản

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị cần xây dựng các vùng sản

xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, do vậy việc xây dựng và củng cố kết cấu

hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao năng suất, tạo sự phát

triển ổn định, bền vững cho ngành nông nghiệp nói chung và các chuỗi giá trị

nói riêng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần tập chung các vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện

có hiệu quả các quy hoạch ngành, quy hoạch theo lĩnh vực. Rà soát, điều chỉnh,

xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của

địa phương. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư

kết cấu hạ tầng, có chính sách nhất quán, lâu dài và đảm bảo các quyền lợi cho

các nhà đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh.

Thứ hai, đổi mới nội dung và phương pháp đầu tư trong nông nghiệp và

nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản

và dịch vụ nông thôn, xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, xóa đói,

giảm nghèo. Tiếp tục xây dựng mạng lưới thủy lợi phục vụ cho phát triển sản

xuất và đời sống nhân dân. Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi, có kế hoạch sửa

chữa, nâng cấp và xây dựng các công trình thủy nông nhằm từng bước đáp ứng

yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp. Cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn,

đưa nhanh các hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện, bưu chính viễn thông vào

nông thôn. Tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng và từng bước nâng cấp

những công trình giao thông trọng yếu của tỉnh để khai thác tối đa khả năng hoạt

động. Hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch trong toàn tỉnh. Phát triển dịch vụ

bưu chính viễn thông rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

142

nhân dân liên lạc, trao đổi thông tin, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm

khởi sắc.

Thứ ba, xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn,

đường nội đồng nhằm thuận lợi cho việc đi lại, rút ngắn thời gian và kinh phí

vận chuyển trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến sản phẩm nông

sản kết hợp đường dân sinh trong khu vực.

Thứ tư, xây dựng các hạng mục công trình khác như: xây dựng kho lạnh

bảo quản để trung chuyển và lưu trữ hàng nông sản; xây dựng hệ thống cáp treo

vận chuyển cam và các nông sản khác từ vườn xuống các địa điểm thu gom,

giảm chi phí sản xuất và vận chuyển; xây dựng chợ đầu mối thu mua gia súc

(trâu, bò), tạo môi trường trao đổi thông tin giữa người dân với thương lái và

giữa người dân với người dân; hỗ trợ tư nhân nâng cấp xây dựng các lò mổ mini

đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.

4.2.6. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị xét về bản chất là sự liên kết

giữa các chủ thể: chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất - chủ thể trực

tiếp sản xuất trong nông nghiệp - chủ thể tham gia chế biến các sản phẩm nông

nghiệp - chủ thể thực hiện phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tùy

theo tính chất của từng chuỗi có thể xuất hiện các khâu trung gian tham gia như:

thu gom nguyên liệu, đóng gói, bảo quản nông sản… Do có nhiều chủ thể tham

gia vào các khâu liên tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị

nên việc đảm bảo lợi ích cho từng chủ thể tham gia chuỗi giá trị sẽ quyết định sự

bền vững của toàn chuỗi và trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Để

đảm bảo hài hòa lợi ích cho các chủ thể tham gia chuỗi giá trị cần thực hiện tốt

các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của từng chủ thể trong các

hợp đồng kinh tế. Tính gắn kết của chuỗi giá trị được thể hiện thông qua các cam

kết của từng chủ thể trong các hợp đồng kinh tế mà các chủ thể này ký kết. Việc

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

143

đảm bảo thực hiện đúng các cam kết sẽ đảm bảo được lợi ích kinh tế cho từng

chủ thể. Để đảm bảo các cam kết được thực hiện, trong thời gian tới UBND tỉnh

cần giao cho các cơ quan chức năng xây dựng các chế tài kinh tế đủ mạnh để xử

lý các chủ thể có hành vi cố ý vi phạm các cam kết, kiểm tra, giám sát việc thực

hiện các cam kết của các chủ thể trong chuỗi giá trị, kịp thời xử lý các tranh chấp

kinh tế giữa các chủ thể.

Thứ hai, đảm bảo quyền sử dụng đất cho hộ sản xuất khi tham gia các liên

kết sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp: Đất đai

là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng đối với người nông dân, trong điều kiện đất

đai được nhà nước giao có thời hạn lâu dài (50 năm) thì việc đảm bảo quyền sử

dụng đất cho người nông dân có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích

kinh tế của họ, tránh nguy cơ mất đất, thất nghiệp và bần cùng hóa trong xã hội.

Để đảm bảo quyền sử dụng đất cho người nông dân cần đẩy mạnh phát triển các

mô hình tổ chức sản xuất như kinh tế trang trại, mô hình hợp tác xã nông nghiệp

cổ phần để người nông dân tổ chức sản xuất trên chính đất đai thuộc quyền sử

dụng của mình, nhưng vẫn tham gia vào các liên kết sản xuất thông qua hợp tác

xã đại diện và đảm bảo được mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng yêu cầu của sản

xuất hàng hóa lớn.

Thứ ba, kiểm soát việc sử dụng đất nông nghiệp của các doanh nghiệp khi

thuê đất tiến hành sản xuất nhằm đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích là

sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Nghiêm cấm việc thuê đất dưới danh

nghĩa sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sản xuất gây biến dạng đất

đai dẫn tới sau khi hết hạn hợp đồng người nông dân không thể tiến hành canh

tác trên diện tích đất đó.

Thứ tư, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân khi xảy ra thiên tai,

dịch bệnh để người nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó cần

đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích người dân tham gia các hình thức bảo

hiểm nông nghiệp đã và đang được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

bảo hiểm thực hiện, khuyến khích các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

144

sách tham gia hỗ trợ, bảo lãnh cho người nông dân trong một số hợp đồng kinh

tế để các chủ thể khác tham gia liên kết yên tâm sản xuất.

Tóm lại, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang là

giải pháp quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững từ đó

thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương.

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

145

Kết luận chương 4

Từ những dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những nhân tố

có ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên

Quang (về gia tăng nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước, về khả năng xuất

khẩu nông sản, về tác động của cách mạng khoa học công nghệ, về ảnh hưởng

của biến đổi khí hậu), tham chiếu các nghị quyết, đề án, quy hoạch của tỉnh, tác

giả luận án đã đề xuất 06 giải pháp phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh

Tuyên Quang trong thời gian tới đó là: Xây dựng chiến lược tổng thể và hoàn

thiện hệ thống chính sách phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị; Nâng cao

chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị; Phát triển mô hình liên kết giữa các

tác nhân; Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hoàn

thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển các chuỗi giá trị hàng nông sản;

Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Tuyên Quang trong điều kiện hội nhập hiệu quả.

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

146

KẾT LUẬN

Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị có ý nghĩa vô cùng to lớn trong

sản xuất nông nghiệp, được xem như là các mắt xích quan trọng, nếu một khâu

nào đó không mang lại GTGT hoặc GTGT thấp, không đủ lôi kéo người dân

tham gia thì sẽ không tồn tại hoặc không bền vững, nhất là trong bối cảnh đất

nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. Sản phẩm nông nghiệp ngoài phục

vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa còn hướng tới xuất khẩu, do đó từng người nông

dân hoặc các tổ hợp tác, hợp tác xã nhỏ lẻ không thể tự thực hiện được chuỗi sản

xuất và tiêu thụ ở thị trường quốc tế. Vì vậy, cần phải thực hiện liên kết giữa các

nông hộ - tổ chức của nông dân - các doanh nghiệp thì mới có thể đủ năng lực để

đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế và làm gia tăng giá trị cho chuỗi sản xuất

nông nghiệp.

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 85% dân số sống ở nông thôn,

sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn phải đối mặt với những khó khăn như năng

suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi còn thấp, thị trường tiêu thụ chưa tốt,

các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực còn ít, quy mô nhỏ. Để đưa nông nghiệp

tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên Quang chủ trương phát triển nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên phát triển CGT theo nhu cầu của thị

trường. Do vậy, nghiên cứu đề tài phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh

Tuyên Quang có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương. Nghiên cứu đề tài nghiên

cứu sinh đưa ra một số kết luận sau:

1. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là tổng thể hoạt động của các

chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại mỗi khâu trong quy trình từ cung cấp đầu vào,

sản xuất, thu mua gom, sơ chế, phân phối, tiêu dùng hàng nông sản và đảm bảo

hài hòa lợi ích kinh tế cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.

2. Luận án luận giải rõ vai trò của phát triển hàng nông sản theo CGT đối

với phát triển kinh tế - xã hội; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

hàng nông sản theo CGT, để từ đó thấy được những tác động tích cực và những

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

147

tác động tiêu cực của các yếu tố đó, làm cơ sở tìm rõ nguyên nhân chủ yếu của

những hạn chế trong thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT và đề xuất

những giải pháp sát thực nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

3. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển hàng nông sản theo CGT

của một số địa phương như Lào Cai, Hòa Bình và Yên Bái. Nghiên cứu những

mô hình điển hình từ thực tế trong việc phát triển hàng nông sản theo CGT tại

một số địa phương, luận án rút ra 06 bài học có giá trị tham khảo bổ ích về phát

triển hàng nông sản theo CGT cho tỉnh Tuyên Quang.

4. Thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang thời

gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, đứng trước những

yêu cầu mới đặt ra thì nó cũng còn những hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu phát

triển của tỉnh như: CGT hàng nông sản phần lớn mới chỉ dừng ở khâu sản xuất

và tiêu thụ trực tiếp, thiếu vắng sự tham gia của khâu chế biến; Liên kết trong

sản xuất còn hạn chế, quy mô, phạm vi còn nhỏ; Hoạt động của các HTX phổ

biến quy mô nhỏ, năng lực nội tại còn yếu; Sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chủ

yếu sản xuất quy mô nhỏ; Ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công

nghệ còn chậm...Nguyên nhân của những hạn chế ở đây chủ yếu là: Công tác

quy hoạch còn hạn chế, cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kỹ

thuật theo yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại

còn yếu. Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chưa cao.

Chất lượng nguồn nhân lực còn ở mức thấp. Một số địa phương chưa tập trung

cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hội nhập

kinh tế quốc tế sâu rộng đặt ra thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian

tới cần tập trung giải quyết đồng bộ 06 giải pháp: Xây dựng chiến lược tổng thể

và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị;

Nâng cao chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị; Phát triển mô hình liên

kết giữa các tác nhân; Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

148

phẩm; Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển các chuỗi giá trị hàng

nông sản; Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụ thể, với những nguồn lực có hạn, cần

có những giải pháp phù hợp, với những bước đi chắc chắn nhằm tận dụng tốt cơ

hội, giảm thiểu rủi ro sẽ mang lại những thành công trên con đường phát triển

hàng nông sản theo CGT.

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Ngô Thị Phương Liên (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông

nghiệp”, Tạp chí Khoa học chính trị, (5), tr.19-21.

2. Ngô Thị Phương Liên (2015), “Nông thôn Tuyên Quang sau 4 năm thực hiện

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí

Kinh tế và Quản lý, (15), tr.75-77.

3. Ngô Thị Phương Liên (2016), “Giải pháp đột phá trong xây dựng nông thôn

mới ở các tỉnh vùng Tây Bắc”, Tạp chí Tài chính, (631), tr.71-72.

4. Ngô Thị Phương Liên (2016), “Xây dựng nông thôn mới: Kinh nghiệm từ

phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, (10), tr.47-49.

5. Ngô Thị Phương Liên (2016), “Giải quyết những tồn tại và hạn chế trong

xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Tài chính, (632), tr.86-87.

6. Ngô Thị Phương Liên (2016), “Một số giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành

trồng trọt”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13), tr. 44-46.

7. Ngô Thị Phương Liên (2016), “Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong tái cơ cấu

nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (15), tr. 26-28.

8. Ngô Thị Phương Liên (2017), Những thách thức của Việt Nam khi tham gia

chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Học

viện “Động lực mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay”),

NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 99-109.

9. Ngô Thị Phương Liên (2018), “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở

tỉnh Tuyên Quang: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, (22), tr.52-54.

10. Ngô Thị Phương Liên (2018), “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị,

hướng đi bền vững cho nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và

Quản lý, (27), tr.44-47.

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Hải Anh (2005), “Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng thương

hiệu”, Tạp chí Thương mại (36), tr.3-4.

2. Phạm Thị Thanh Bình (2018), Nghiên cứu so sánh chính sách nông nghiệp ở

Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bộ, Đào Thế Anh (2013), “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng

trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ

Việt Nam (2+3), tr.26-28.

4. Chính Phủ (2018), Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018 của về cơ chế,

chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

thôn, Hà Nội.

5. Đỗ Kim Chung (2002), “Từ marketing nông nghiệp sang marketing thực

phẩm nông sản: Kinh nghiệm từ các nước châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế, (291), tr.36-41.

6. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2018), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên

Quang 2017, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2019), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên

Quang 2018, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Cung (2017), Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo,

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và nhóm tư vấn của dự án

RCV, Hà Nội.

9. Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm, Hoàng Đình Tú (2009), Phát triển chuỗi

giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, GTZ, Hà Nội.

10. La Nguyễn Thùy Dung (2017), Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản

phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa

ở tỉnh An Giang, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học

Cần Thơ, Cần Thơ.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

151

11. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010-2015, Tuyên Quang.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011-2020, tại trang http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientu

lieu/2011/3511/CHIEN-LUOC-PHAT-TRIEN-KINH-TEXA-HOI-

20112020.aspx, [truy cập ngày 20/3/2017].

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Phan Huy Đường (2009), “Phát huy vai trò của hợp tác xã để tiêu thụ hàng

nông sản”, Tạp chí Cộng sản, (29), tr.31-33.

17. Phan Huy Đường (2011), “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi

giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề

kinh tế và chính trị thế giới, (182), tr.64-75.

18. Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Đỗ Quang Giám, Lê Thanh Hà, Đồng Thanh Mai (2015), “Các yếu tố tác

động tới chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản ổi Đông Dư”, Tạp chí Khoa học

và Phát triển, (3), tr.455-463.

20. Đào Vũ Hoài Giang (2006), “Việt Nam cần sớm có thị trường giao sau cho

nông sản hàng hóa”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số tháng 5), tr.26-28.

21. Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền

núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,

Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội.

22. Vũ Đức Hạnh (2015), Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông

sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông

nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

152

23. Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản

với nông dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006), “Tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản hàng hóa

thông qua hợp đồng”, Tạp chí Thương mại, (17), tr.3-4.

25. Minh Hoài (2006), Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, Tạp chí Phát triển kinh

tế, (số tháng 9), tr.16-20.

26. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2011), Từ điển Bách khoa Nông nghiệp

Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

27. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Nghị quyết số 10/2014/NQ-

HĐND ngày 22-7-2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính

sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên

Quang, Tuyên Quang.

28. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Nghị quyết số 12/2014/ NQ-

HĐND ngày 22-7-2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính

sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa

bàn tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

29. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Nghị quyết số 41/2015/NQ-

HĐND ngày 22-12-2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chính

sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016-2020, Tuyên Quang.

30. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2016), Nghị quyết số 03/2016/NQ-

HĐND ngày 13-7-2016 của Hội đồng nhân dân về Quy định mức hỗ trợ

kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng, xây

dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố, gắn với dân thể thao, khuôn

viên và một số công trình hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn thuộc

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

153

31. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2016), Nghị quyết số 05/2016/NQ-

HĐND ngày 13-7-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách

khuyến khích phát triển hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa

bàn tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

32. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2019), Nghị quyết số 02/2019/NQ-

HĐND ngày 01-8-2019 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên

Quang, Tuyên Quang.

33. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2019), Nghị quyết số 11/2019/NQ-

HĐND ngày 01-8-2019 về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

34. Vũ Văn Hùng (2009), “Phát triển kênh phân phối nông sản trực tiếp thông

qua siêu thị ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,

(294), tr.43-45.

35. Vũ Văn Hùng (2010), “Giải pháp cho những nghịch lý trong phân phối nông

sản ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,

(296+297+298), tr.42-45.

36. Lê Thanh Hương (2018), Liên kết sản phẩm theo chuỗi đầu ra cho nông sản

tại Lào Cai, tại trang https://laocai.gov.vn/snnptnt/1244/28028/

53942/291319/Tin-hoat-dong/Lien-ket-san-pham-theo-chuoi-dau-ra-cho-

nong-san-tai-Lao-Cai-.aspx, [truy cập ngày 20/8/2019].

37. Nguyễn Lê Huy (2008), “Thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất

nông sản hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang”, Tạp

chí Kinh tế và Phát triển, (3), tr.33-36.

38. Lưu Đức Khải (2010), Tăng cường năng lực tham gia thị trường của hộ

nông dân thông qua chuỗi giá trị hàng nông sản, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

39. Trần Tiến Khai và các cộng sự (2011), Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi

giá trị dừa bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phối hợp với Trường

Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

154

40. Nguyễn Xuân Khoát (2017), Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền

kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ

Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Lê Huy Khôi (2013), Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà

phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, Luận án Tiến sĩ Kinh

tế, Viện Nghiên cứu thương mại, Hà Nội.

42. Trần Liên (2016), Cam sành Hàm Yên: Hành trình của một thương hiệu

vàng, tại trang http://baotuyenquang.com.vn/xay-dung-nong-thon-moi/

cam-sanh-ham-yen-hanh-trinh-cua-mot-thuong-hieu-vang-67118.html,

[truy cập ngày 28/8/2018].

43. Võ Thị Thanh Lộc và các cộng sự (2015), “Phân tích chuỗi giá trị Thanh

Long tại huyện Chợ giạo tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học, Trường

Đại học Cần Thơ, (36), tr.10-22.

44. Michael Porter (1985), Competitive Advantage” (Lợi thế cạnh tranh), NXB

Trẻ, Hà Nội.

45. Trần Quang Minh (2010), Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển,

NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội

46. Nguyễn Văn Nam (Chủ biên) (2005), Sàn giao dịch nông sản với việc giảm

rủi ro về giá cả, NXB Thống kê, Hà Nội

47. Đỗ Thị Nâng (2018), “Nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản, một số cơ sở lý

luận và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, gợi ý giải pháp cho Việt

Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2), tr.3-11.

48. Ngân hàng Thế giới (2016), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 Chuyển đổi

Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào, NXB Hồng Đức,

Hà Nội.

49. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

50. OECD (2015), Chính sách Nông nghiệp Việt Nam, Báo cáo rà soát Nông

nghiệp và Lương thực của OECD.

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

155

51. Oxfam và Viện Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển (2015), Hợp tác, liên kết

nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩu quyền, tiếng

nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách,

NXB Hồng Đức, Hà Nội.

52. Nguyễn Anh Phong (2013), Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp

nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả xoài, bưởi vùng Đồng bằng sông

Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

53. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hệ thống ngắn gọn

về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam, Hiệp định Nông nghiệp -

các hiệp định và nguyên tắc WTO, tại trang http://www.trungtamwto.vn/

upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-9%20nong%20nghiep.pdf,

[truy cập ngày 20/8/2018].

54. Phạm Quốc Quân (2013), “Lợi ích của nông dân khi tham gia chuỗi giá trị

hàng hóa nông sản”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13), tr.41-43.

55. Trương Xuân Quý (2018), Hội Nông dân tỉnh xây dựng mô hình chuỗi liên

kết trong sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn "Trâu ngố Tuyên

Quang", tại trang http://hoinongdantuyenquang.org.vn/DetailView/3361

/3/Hoi-Nong-dan-tinh-xay-dung-mo-hinh-chuoi-lien-ket-trong-san-xuat-

che-bien-thuc-pham-an-toan-, [truy cập ngày 12/12/2018].

56. Nguyễn Phú Son và các cộng sự (2012), Báo cáo phân tích chuỗi giá trị các

sản phẩm táo, tỏi, nho tỉnh Ninh Thuận, Dự án hỗ trợ tam nông tỉnh

Ninh Thuận phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Ninh Thuận.

57. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2016), Báo cáo

kết quả sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản và phát triển nông thôn năm

2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Tuyên Quang.

58. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2016), Báo cáo

kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI,

nhiệm kỳ 2015-2020 lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

năm 2016, Tuyên Quang.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

156

59. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2017), Báo cáo

kết quả sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản và phát triển nông thôn năm

2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, Tuyên Quang.

60. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2018), Báo cáo

kết quả sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản và phát triển nông thôn năm

2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, Tuyên Quang.

61. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông

dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Đặng Kim Sơn và các cộng sự (2014), Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt

Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật,

Hà Nội.

63. Trần Anh Tài và các cộng sự (2015), Xây dựng chuỗi giá trị nấm ở Ninh

Bình, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

64. Nguyễn Hữu Tâm (2016), Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng

cacao ở tỉnh Bến Tre, Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại

học Cần Thơ, Cần Thơ.

65. Trần Công Thắng (2015), Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao hiệu

quả chuỗi giá trị trong ngành lúa gạo và thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Hà Nội.

66. Đào Thanh (2018), Tuyên Quang đẩy mạnh sản xuất chè sạch, tại trang

https://nongnghiep.vn/tuyen-quang-day-manh-san-xuat-che-sach-post22

7616.html, [truy cập ngày 18/12/2018].

67. Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản

vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, NXB

Công Thương, Hà Nội.

68. Tôn Đức Thảo, Trần Trung Dũng (2018), “Nâng cao giá trị xuất khẩu nông

sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (14),

tr.36-38.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

157

69. Trần Đình Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị Diệp (2018), “Hoàn thiện

chính sách chế biến sâu nông sản: Nghiên cứu điển hình đối với các

ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,

(248), tr.62-69.

70. Đinh Thị Kim Thoa (2014), “Vấn đề thương hiệu cho nông sản Việt Nam”,

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), tr.34-35.

71. Văn Thông (2018), Yên Bái liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tại trang

http://www.baoyenbai.com.vn/12/171658/Yen_Bai_lien_ket_san_xuat_t

heo_chuoi_gia_tri.aspx, [truy cập ngày 12/3/2019].

72. Đoàn Thư (2018), Xây dựng thương hiệu lợn sạch Tuyên Quang, tại trang

http://baotuyenquang.com.vn/kinh-te/tai-chinh-thuong-mai/xay-dung-thuong-

hieu-lon-sach-tuyen-quang-106522.html, [truy cập ngày 12/12/2018]

73. Lê Thùy (2018), Hiệu quả bước đầu của các dự án liên kết sản xuất theo

chuỗi giá trị, tại trang https://sothongtin.hoabinh.gov.vn/web/guest/ 59/-

/vcmsviewcontent/NlQw/2314/2314/218051, [truy cập ngày 28/4/2019].

74. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2016), Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22-5-2016 về

phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025.

75. Đặng Huyền Trang (2018), Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và

tiêu thụ cà phê bền vững - Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ

Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

76. Phan Thu Trang (2014), “Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản Việt

Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (5), tr.39-41.

77. Nguyễn Quốc Trí (2013), “Để xuất khẩu nông sản chuyển từ thô sang tinh”,

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (21), tr.29-31.

78. Phùng Thị Trung (2016), Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất

khẩu Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

79. Dương Minh Tuấn (Chủ biên), Phạm Quý Long, Phạm Thị Xuân Mai

(2012), Một số vấn đề cơ bản về con đường phát triển hiện đại của nông

nghiệp và nông thôn Nhật Bản, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

158

80. Nguyễn Kế Tuấn (2003), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt

Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,

(11), tr.11-13.

81. Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải pháp

phát triển”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (247), tr.10-12, 15.

82. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Quyết định số 240/QĐ-UBND

ngày 14-6-2014 về phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên

Quang giai đoạn 2012-2020, Tuyên Quang.

83. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Quyết định số 535/QĐ-UBND

ngày 31-12-2014 về phê duyệt quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên

Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tuyên Quang.

84. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Quyết định số 10/2015/QĐ-

UBND ngày 17-7-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định

về hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu

thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; quy mô diện tích tối thiểu đối với

Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang.

85. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Quyết định số 208/QĐ-UBND

ngày 14-7-2015 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền

vững, giai đoạn 2015-2020, Tuyên Quang.

86. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2017), Quyết định số 03/2017/QĐ-

UBND ngày 10-4-2017 quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Quyết

định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-

2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020, Tuyên Quang.

87. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2018), Quyết định số 282/QĐ-UBND

ngày 19-3-2018 về việc phê duyệt Danh mục dự án phát triển sản xuất

liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên

Quang, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, Tuyên Quang.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

159

88. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2019), Báo cáo số 51/BC-UBND ngày

06-5-2019 về kết quả thống kê đất đai tỉnh Tuyên Quang năm 2018,

Tuyên Quang.

89. Mai Thị Thanh Xuân (2006), “Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá

trị hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

(341), tr. 66-70.

90. Võ Tòng Xuân (2011), “Nghiên cứu, ứng dụng CGT trong sản xuất và tiêu

thụ nông sản”, Tạp chí Tia sáng, (12), tr.32-36.

Tài liệu tiếng Anh:

91. APO (2007), Southeast Asian Regional Conference on Agricultural Value

Chain Financing, Asian Productivity Organization, Malaysia.

92. Calvin Miller, Linda Jones (2010), Agricultural Value Chain Finance: Tools

and Lessons, Food and Agriculture Organization of the United Nations

and Practical Action Publishing, UK.

93. Christopher L.Gilbert (2006),Value Chain Analysis and Market Power in

Commodity Processing with Application to the Cocoa and Coffee

Sectors, FAO Workshop on Governance, Coordination and Distribution

along Commodity Value Chains, Italia.

94. David C. Wilcock và Franco Jean-Pierre (2011), Haiti Rice Value Chain

Assessment: Rapid diagnosis and implications for program design,

Oxfam America.

95. Gabriel ELEPU, Ian DALIPAGIC (2014), Agricultural Value Chain

Analysis in Northern Uganda, Action Against Hunger, ACF-

International.

96. L.F.Henriksen và các cộng sự (2010), Agro-Food Value Chain Interventions

in Asia: A review and analysis of case studies, tại trang

https://www.researchgate.net/publication/263279746_Agrofood_Value_

Chain_Interventions_in_Asia_A_Review_and_Analysis_of_Case_Studi,

[truy cập ngày 20/5/2017].

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

160

97. Khanh Le Phi Ho và cộng sự (2017), Leveraging innovation knowledge

management to create positional advantage in agricultural value chains,

Journal of Innovation & Knowledge, In press, corrected proof, Available

online 27 October 2017, tại trang https://www.sciencedirect.com/

science/article/pii/S2444569X17300574, [truy cập ngày 18/6/2018].

98. Hualiang Lu (2006), A Two-Stage Value Chain Model for Vegetable

Marketing Chain Efficiency Evaluation: A Transaction Cost Approach,

International Association of Agricultural Economists Conference, Gold

Coast, Australia.

99. Pham Thu Huong, Everaartsb, J.J. Neetesonc, P.C. Struikd (2013), “Vegetable

production in the Red River Delta of Viedoanh nghiệpam, tại trang

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1573521413000559,

[truy cập ngày 18/6/2018].

100. John Humphrey (2006), Global value chains in the agrifood sector,

UNIDO, Viena.

101. KPMG International (2013), The agricultural and food value chain: Entering

a new era of cooperation, tại trang https://assets.kpmg.com/content/dam/

kpmg/pdf/2013/06/agricultural-and-food-value-chain-v2.pdf, [truy cập ngày

20/5/2017].

102. Raphael Kaplinsky, Mike Morris (2000), A Handbook for Value Chain

Research, tại trang http://www.value-chains.org/dyn/bds/ bds2search.

details2?p_phase_id=395&p_phase_type_id=1, [truy cập ngày 20/5/2017].

103. Viorel Leahu, Adrian Cojocaru, Andrei Cumpanici (2011),Moldovan Apple

Value Chain Study, tại trang http://www.mca.gov.md/upload/documents/

0521121337609482ACED%20Apple%20Value%20Chain%20Study.pd,

[truy cập ngày 28/6/2018].

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

161

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo huyện/thành phố

thuộc tỉnh Tuyên Quang (tính đến 31-12-2018)

Tổng

diện

tích

(ha)

Đất sản xuất

nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Đất chuyên

dùng Đất ở

Diện

tích %

Diện

tích %

Diện

tích %

Diện

tích %

Toàn tỉnh 586.790 94.795 16,15 441.602 75,26 23.406 3,99 6.157 1,05

TP Tuyên Quang 11.960 4.534 38,08 3.643 30,60 1.776 14,92 663 5,57

H. Na Hang 86.354 6.055 7,02 75.134 87,01 3.614 4,19 304 0,35

H.Chiêm Hóa 127.882 14.957 11,70 105.115 82,20 2.543 1,99 1.115 0,87

H. Hàm Yên 90.055 20.035 22,25 62.948 69,90 2.058 2,29 941 1,04

H. Yên Sơn 113.301 20.077 17,72 82.874 73,14 4.751 4,19 1.387 1,22

H. Sơn Dương 78.795 25.938 32,92 43.188 54,81 3.823 4,85 1.436 1,82

H. Lâm Bình 78.479 3.189 4,06 68.700 87,52 4.841 6,17 311 0,40

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2018 [7, tr.30-31]

Phụ lục 2

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang

tính đến 31-12-2018

Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 540.133 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm

+ Đất trồng lúa

+ Đất trồng cây hàng năm khác

- Đất trồng cây lâu năm

94.795

54.231

28.275

25.956

40.564

17,56

10,04

5,23

4,81

7,51

2. Đất lâm nghiệp có rừng

- Rừng sản xuất

- Rừng phòng hộ

- Rừng đặc dụng

441.602

274.817

120.248

46.537

81,76

50.88

22,26

8,62

3. Đất nuôi trồng thủy sản 3.380 0,62

4. Đất nông nghiệp khác 356 0,06

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2018 [7, tr.29]

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

162

Phụ lục 3

Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Năm Tổng

số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Dân số % Dân số % Dân số % Dân số %

2014 753.763 374.470 49,68 379.293 50,32 100.928 13,39 652.835 86,61

2015 760.289 375.852 49,44 384.437 50,56 102.687 13,51 657.602 86,49

2016 766.872 377.239 49,19 389.633 50,81 104.477 13,62 662.395 86,38

2017 773.512 378.631 48,95 394.881 51,05 106.298 13,74 667.214 86,26

Sơ bộ

2018 780.156 380.002 48,71 400.104 51,29 108.088 13,85 672.068 86,15

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [6, tr.68]; [7, tr.62]

Phụ lục 4

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính

và phân theo thành thị, nông nông

Năm Tổng

số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Dân số % Dân số % Dân số % Dân số %

2014 480.068 244.210 50,87 235.858 49,13 57.848 12,05 422.220 87,95

2015 485.504 246.878 50,85 238.626 49,15 58.786 12,11 426.718 87,89

2016 482.945 243.662 50,45 239.283 49,55 59.338 12,29 423.607 87,71

2017 483.502 243.364 50,33 240.138 49,67 57.686 11,93 425.816 88,07

Sơ bộ

2018 485.937 246.919 50,81 239.018 49,19 58.315 12,00 427.622 88,00

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.81]; [7, tr.75]

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

163

Phụ lục 5

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông nông

Đơn vị: %

Năm Tổng

số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông

thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2014 18,70 19,30 18,10 52,70 14,50

2015 20,40 20,00 19,80 51,40 15,80

2016 19,60 19,90 19,30 54,40 14,90

2017 19,64 19,99 19,30 58,72 14,50

Sơ bộ 2018 19,22 19,81 18,61 57,56 14,04

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.86]; [7, tr.80]

Phụ lục 6

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính

và phân theo thành thị và nông thôn

Đơn vị: %

Năm Tổng

số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2014 1,42 1,82 1,02 3,58 1,16

2015 1,10 1,19 0,99 3,01 0,85

2016 1,19 1,27 1,09 3,32 0,91

2017 0,94 1,16 0,70 3,86 0,55

Sơ bộ 2018 1,27 1,16 1,41 1,81 1,20

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.86]; [7, tr.80]

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

164

Phụ lục 7

Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính

và phân theo thành thị và nông thôn

Đơn vị: %

Năm Tổng

số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông

thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2014 2,60 2,26 2,93 1,76 2,70

2015 2,10 1,82 2,22 1,61 2,01

2016 1,80 1,54 2,09 1,49 1,84

2017 1,80 1,75 1,85 0,59 1,96

Sơ bộ 2018 1,13 1,14 1,12 0,91 1,16

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.87]; [7, tr.81]

Phụ lục 8

Quy hoạch phát triển cây cam, cây chè tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2020

Địa bàn

Cây cam Cây chè

Diện tích

(ha)

Năng

suất

(tạ/ha)

Sản

lượng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Năng

suất

(tạ/ha)

Sản

lượng

(tấn)

Toàn tỉnh 8.500 150,0 112.500 9.000 90 74.700

TP Tuyên Quang 0 0,0 0 380 98 3.750

Huyện Na Hang 10 80,0 80 1.800 75 11.250

Huyện Chiêm Hóa 700 137,9 9.100 20 75 113

Huyện Hàm Yên 7.710 152,1 102.645 1.970 90 17.100

Huyện Yên Sơn 70 87,1 610 2.750 95 25.650

Huyện Sơn Dương 0 0,0 0 1.550 97 14.550

Huyện Lâm Bình 10 10,0 65 530 75 2.288

Nguồn: Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang, đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 [83]

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

165

Phụ lục 9

Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 (cam, chè)

Đơn vị: ha

TT Hạng mục Diện tích

quy hoạch

Phân kỳ thực hiện

2014-2015 2016-2020

I Vùng cam 5.255 4.249 727

1 Huyện Chiêm Hóa 468 396 72

2 Huyện Hàm Yên 4.787 3.853 655

II Vùng chè 5.656 3.752 1.904

II.1 Chè trong dân 4.440 2.536 1.904

1 Thành phố Tuyên Quang 280 280 -

2 Huyện Na Hang 1.440 450 990

3 Huyện Hàm Yên 770 540 230

4 Huyện Yên Sơn 1.200 716 484

5 Huyện Sơn Dương 550 350 200

6 Huyện Lâm Bình 200 200 -

II.2 Chè doanh nghiệp 1.216 1.216

Nguồn: Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang, đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 [83]

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

166

Phụ lục 10

Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hóa VietGAP

tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Đơn vị: ha

STT Hạng mục Diện tích

quy hoạch

Phân kỳ thực hiện

2014-2015 2016-2020

I Cam an toàn 700 250 450

1 Huyện Hàm Yên 700 250 450

II Chè an toàn 2.391 611 1.770

II.1 Chè trong dân 1.175 395 770

1 Thành phố Tuyên Quang 30 20

2 Huyện Na Hang 250 250

3 Huyện Hàm Yên 200 60 140

4 Huyện Yên Sơn 355 130 225

5 Huyện Sơn Dương 290 185 105

6 Huyện Lâm Bình 50 50

II.1 Chè doanh nghiệp 1.216 216 1.000

Nguồn: Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang, đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 [83]

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

167

Phụ lục 11

Dự kiến phát triển đàn vật nuôi tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2020

Đơn vị: con

TT Nội

dung

Dự kiến quy mô

đàn đến năm 2020

Tốc độ TTBQ/năm (%/năm)

2013-2015 2016-2020 2013-2020

1 Đàn trâu 122.696 1,79 2,09 1,98

2 Đàn lợn 767.984 5,87 6,32 6,15

Nguồn: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2012-2020 [82]

Phụ lục 12

Dự kiến sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2020

Đơn vị: tấn

TT Nội dung Hiện trạng năm 2012 Dự kiến đến năm 2020

1 Thịt trâu hơi xuất chuồng 4.956 6.296

2 Thịt lợn hơi xuất chuồng 29.807 85.922

Nguồn: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2012-2020 [82]

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

168

Phụ lục 13

Dự kiến vùng phát triển chăn nuôi trâu, lợn tập trung tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2020

TT Nội dung Số vùng

(vùng)

Dự kiến quy mô đàn

(con)

I Vùng phát triển chăn nuôi trâu

thịt và trâu giống 162 31.500

1 Huyện Na Hang 53 7.300

2 Huyện Lâm Bình 28 4.200

3 Huyện Chiêm Hóa 59 15.300

4 Huyện Hàm Yên 22 4.700

II Vùng phát triển chăn nuôi lợn

thịt 397 395.880

II.1 Vùng phát triển chăn nuôi lợn

thịt đặc sản 173 164.100

1 Huyện Na Hang 62 22.700

2 Huyện Lâm Bình 28 16.200

3 Huyện Chiêm Hóa 53 84.100

4 Huyện Hàm Yên 30 41.100

II.2 Vùng phát triển chăn nuôi lợn

thịt hướng nạc 224 231.780

1 Huyện Yên Sơn 158 76.280

2 Huyện Sơn Dương 66 124.200

3 Huyện Hàm Yên 30 31.300

Nguồn: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2012-2020 [82]

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

169

Phụ lục 14

Diện tích trồng và diện tích cho sản phẩm cây cam phân

theo huyện, thành phố

Đơn vị: ha

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sơ bộ năm

2018

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

Tổng số 5.139 3.354 7.243 3.995 7.732 4.301 8.331 4.926 8.634 5.535

TP

Tuyên

Quang

17 1 20 1 33 10 38 28 41 35

H.Na

Hang 11 4 16 9 16 9 59 13 79 23

H.Chiêm

Hóa 433 291 525 294 556 317 631 480 677 537

H.Hàm

Yên 4.603 3.027 6.590 3.618 6.943 3.891 7.159 4.325 7.270 4.852

H.Yên

Sơn 69 26 83 68 166 69 420 72 530 77

H.Sơn

Dương - - 1 - 1 - 2 1 3 1

H.Lâm

Bình 6 5 8 5 17 5 22 7 34 10

Nguồn:[7]; [36]

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

170

Phụ lục 15

Sản lượng cam phân theo huyện, thành phố

Đơn vị: tấn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sơ bộ

năm 2018

Tổng số 43.048 47.928 56.797 67.783 81.088

TP Tuyên Quang 6 6 66 181 225

Huyện Na Hang 30 60 60 89 155

Huyện Chiêm Hóa 1.724 1.879 2.047 3.377 4.858

Huyện Hàm Yên 41.104 45.523 54.151 63.582 75.212

Huyện Yên Sơn 154 431 443 503 568

Huyện Sơn Dương - - - 4 5

Huyện Lâm Bình 30 29 30 47 65

Nguồn:[7]; [36]

Phụ lục 16

Diện tích trồng và diện tích cho sản phẩm cây chè phân

theo huyện, thành phố

Đơn vị: ha

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sơ bộ

năm 2018

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

DT

trồng

DT

cho

SP

Tổng số 8.758 8.148 8.782 8.239 8.859 8.328 8.735 8.183 8.556 7.759

TP Tuyên Quang 450 450 432 432 414 414 378 378 362 362

H.Na Hang 1.356 1.299 1.360 1.299 1.360 1.317 1.233 1.184 1.234 1.016

H.Chiêm Hóa 102 64 62 52 64 52 65 45 70 46

H. Hàm Yên 2.159 1.877 2.185 1.990 2.214 2.024 2.199 1.969 2.079 1.821

H.Yên Sơn 2.893 2.826 2.920 2.830 2.983 2.858 2.872 2.736 2.685 2.605

H. Sơn Dương 1.552 1.519 1.576 1.521 1.576 1.531 1.738 1.681 1.876 1.719

H. Lâm Bình 247 113 247 115 249 133 250 190 250 190

Nguồn:[7]; [36]

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

171

Phụ lục 17

Sản lượng chè phân theo huyện, thành phố

Đơn vị: tấn

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016 Năm 2017

Sơ bộ

năm 2018

Tổng số 61.957 64.232 65.871 65.777 64.158

TP Tuyên Quang 3.949 3.801 3.642 3.328 3.388

Huyện Na Hang 4.701 4.625 4.724 4.168 3.909

Huyện Chiêm Hóa 360 291 293 252 338

Huyện Hàm Yên 15.477 16.269 16.594 16.246 14.934

Huyện Yên Sơn 24.391 25.537 26.716 26.215 25.656

Huyện Sơn Dương 12.467 13.085 13.172 14.520 14.874

Huyện Lâm Bình 612 623 730 1.048 1.059

Nguồn:[7]; [36]

Phụ lục 18

Số lượng trâu và sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng

phân theo huyện, thành phố

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sơ bộ năm

2018

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Tổng số 106.646 4.424 110.233 4.537 113.720 4.530 110.646 5.446 103.573 5.707

TP Tuyên

Quang 2.272 75 2.605 72 2.722 71 2.693 71 2.574 85

H. Na

Hang 14.965 307 15.393 326 15.234 256 14.173 335 13.028 418

H. Chiêm

Hóa 27.705 836 29.150 855 30.108 888 29.289 1.070 28.208 1.105

H. Hàm

Yên 15.882 841 15.675 825 15.851 841 15.549 993 15.049 905

H. Yên

Sơn 17.822 1.311 18.360 1.348 19.438 1.409 18.845 1.668 16.602 1.681

H. Sơn

Dương 20.244 790 20.693 844 21.692 850 20.975 1.073 20.069 1.236

H. Lâm

Bình 7.756 264 8.357 268 8.677 215 9.122 236 8.043 277

Nguồn: [7]; [36]

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

172

Phụ lục 19

Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng

phân theo huyện, thành phố

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sơ bộ

năm 2018

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Số

lượng

(con)

Sản

lượng

(tấn)

Tổng số 527.260 39.583 562.290 42.785 595.730 44.408 584.336 47.504 596.027 51.019

TP

Tuyên

Quang

23.093 2.621 24.114 2.630 21.862 2.813 21.852 2.963 22.386 3.105

H. Na

Hang 40.124 1.750 41.011 1.990 38.881 2.069 36.440 2.247 38.188 2.383

H.

Chiêm

Hóa

108.535 9.783 127.743 10.163 136.947 10.807 132.950 11.513 128.164 12.361

H. Hàm

Yên 81.550 7.953 83.441 8.390 77.191 8.611 75.224 9.142 75.596 9.617

H. Yên

Sơn 120.602 5.286 127.540 8.167 135.340 8.214 128.117 8.836 134.187 9.342

H. Sơn

Dương 129.388 11.078 133.389 10.298 161.418 10.680 164.468 11.463 171.994 12.856

H. Lâm

Bình 23.968 1.157 25.052 1.157 24.091 1.214 25.285 1.340 25.512 1.355

Nguồn:[7]; [36]

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

173

Phụ lục 20

Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp

(theo giá so sánh năm 2010)

Giá trị sản xuất

nông nghiệp

Giá trị sản xuất

trồng trọt

Giá trị sản xuất

chăn nuôi

Giá trị

(tỷ đồng) Tỷ lệ %

Giá trị

(tỷ đồng) Tỷ lệ %

Giá trị

(tỷ đồng) Tỷ lệ %

Năm 2014 6.863,6 100 3.591,8 52.3 2.102,2 30.6

Năm 2015 6.882,0 100 3.590,9 52.2 2.174,9 31.6

Năm 2016 7.427.4 100 3.866,3 52.1 2.234,7 30.1

Năm 2017 7.734,2 100 3.994,4 51.6 2.427,5 31.4

Năm 2018 8.054,0 100 4.090,3 50.8 2.563,0 31.8

Nguồn: Tác giá tổng hợp từ [57; 58; 59; 60]

Phụ lục 21

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010

phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng số

Chia ra

Nông, lâm,

thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

Thuế nhập

khẩu

2010 10.321,18 3.347,93 2.461,11 4.206,53 305,61

2014 13.298,27 3.937,85 3.443,04 5.534,06 383,32

2015 14.873,29 4.061,32 3.474,09 5.999,57 355,48

2016 16.076,20 4.222,08 3.816,85 6.885,09 394,21

2017 17.284,30 4.394,10 4.229,87 7.348,45 416,57

Sơ bộ

2018

18.624,54 4.582,36 4.552,73 7.529,84 460,30

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.100]; [7, tr.94]

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

174

Phụ lục 22

Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010

phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: %

NămNăm Tổng số

Chia ra

Nông, lâm,

thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ Thuế nhập

khẩu

2010 106,58 93,77 118,68 104,13 -

2014 106,73 104,41 105,49 109,40 104,81

2015 105,75 105,33 104,12 108,41 92,74

2016 108,09 103,96 108,83 110,23 110,89

2017 107,51 104,07 108,90 108,80 105,67

2018 107,75 104,28 107,76 109,81 110,50

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.100]; [7, tr.94]

Phụ lục 23

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành

phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: %

NămNăm Tổng số

Chia ra

Nông, lâm,

thủy sản

Công nghiệp và

xây dựng

Dịch vụ

Thuế nhập

khẩu

2010 100,00 32,44 23,84 40,76 2,96

2014 100,00 29,97 26,99 40,27 2,77

2015 100,00 26,81 30,92 39,66 2,61

2016 100,00 26,89 31,54 39,14 2,43

2017 100,00 25,53 32,15 39,90 2,42

Sơ bộ 2018 100,00 24,28 30,32 42,07 3,33

Nguồn: Tác giả tổng hợp [6, tr.99]; [7, tr.93]

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

175

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do - Hạnh phúc

CÂU HỎI XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU SINH

- Họ và tên Nghiên cứu sinh:

- Đề tài nghiên cứu luận án: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

ở tỉnh Tuyên Quang”.

II. CÂU HỎI CẦN XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

1. Xin chuyên gia cho biết quan điểm của mình về phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị trong điều kiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cấp tỉnh?

2. Xin chuyên gia cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết phát triển hàng

nông sản theo chuỗi giá trị?

3. Xin chuyên gia cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay để giải quyết mối

quan hệ lợi ích trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị?

4. Xin chuyên gia cho một vài gợi ý về giải pháp để phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị trong tái cơ cấu nông nghiệp trên phạm vi địa bàn của một tỉnh?

Nghiên cứu sinh cam đoan sử dụng ý kiến của chuyên gia đúng mục đích

theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Xin cảm ơn chuyên gia.

Page 183: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

176

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho hộ nông dân tham gia sản xuất chè, cam theo chuỗi giá trị)

Tôi đang nghiên cứu đề tài “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

ở tỉnh Tuyên Quang”. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách

đánh dấu (x) vào phương án mà Ông/Bà cho là phù hợp về một số vấn đề liên

quan đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị hiện nay. Những ý kiến cá

nhân của Ông/Bà sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của

luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin chung

- Họ và tên: …………………………. Số điện thoại: …………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………...........

- Độ tuổi: 1. Dưới 25 tuổi ...................

2. Từ 25 - 40 ..........................

3. Từ 41- 60 .......................

4. Trên 60 tuổi ....................

- Trình độ học vấn:

1. Tốt nghiệp tiểu học 2. Tốt nghiệp THCS

3. Tốt nghiệp THPT

- Trình độ chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng cao nhất:

1. Dưới 3 tháng 2. Bồi dưỡng 3 tháng 3. Bồi dưỡng 6 tháng

4. Trung cấp 5. Cao đẳng, đại học 6. Chưa qua đào tạo

Page 184: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

177

Câu 2: Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin về loại sản phẩm sản

xuất theo chuỗi giá trị của gia đình

2.1. Về Loại sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị của gia đình

đang thực hiện?

1. Cây chè 2. Cây cam

2.2. Về diện tích sản xuất theo chuỗi giá trị của gia đình đang thực hiện?

1. Dưới 0,8 ha 2. Trên 0,8 ha

2.3. Về vốn đầu tư cho sản xuất (VNĐ)?

1. Dưới 100 triệu 2. Từ 100 - 200 triệu

3. Từ 200 triệu đến 500 triệu 4. Trên 500 triệu

Câu 3. Ông/Bà cho biết một số thông tin về việc sản xuất hàng nông

sản theo chuỗi giá trị?

3.1. Nơi cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư cho sản xuất?

1. Trong xã 2. Ngoài xã

3.2. Chủ thể cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư cho sản xuất?

1. Hợp tác xã 2. Tư nhân

3. Doanh nghiệp 4. Nguồn khác

3.3. Chủ thể cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư cho sản xuất

có thực hiện tư vấn không?

1. Có tư vấn 2. Không tư vấn

3.4. Khi mua thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư cho sản xuất có được

nợ tiền không?

1. Có được nợ tiền 2. Không được nợ tiền

3.5. Nguồn thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư cho sản xuất có đảm bảo

cung cấp đủ cho sản xuất liên tục trong năm không?

1. Có (luôn đầy đủ) 2. Không (phải đặt trước)

Câu 4. Ông/Bà cho biết một số thông tin về nhu cầu về vay vốn phục

vụ sản xuất?

4.1. Ông/bà có thực hiện vay vốn phục vụ sản xuất?

1. Có vay vốn 2. Không vay vốn

Page 185: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

178

4.2. Về nguyên nhân không vay vốn phục vụ sản xuất?

1. Không có nhu cầu vay vốn 2. Không đủ điều kiện vay vốn

3. Lý do khác

4.3. Về nguồn vốn vay phục vụ sản xuất ở đâu?

1. Ngân hàng Chính sách XH 2. Ngân hàng Nông nghiệp

3. Nguồn khác

4.4. Ông/bà có thực hiện vay bằng hiện vật để phục vụ sản xuất không?

1. Có 2. Không

4.5. Trong gia đình ai là người quyết định vay vốn để phục vụ sản xuất?

1. Chồng 2. Vợ

3. Hai vợ chồng thống nhất

Câu 5. Ông/Bà cho biết một số thông tin về tiêu thụ hàng nông sản?

5.1. Thông tin về giá bán Ông/bà tham khảo qua nguồn nào?

1. Từ hàng xóm 2. Từ chợ

5.2. Ông/bà có quen biết người thu mua nông sản không?

1. Có quen biết 2. Không quen biết

5.3. Ông/bà bán mua nông sản và nhận tiền ngay hay bán chịu?

1. Nhận tiền ngay 2. Bán chịu (cho nợ)

5.4. Ông/bà có bị tư thương ép giá khi bán nông sản không?

1. Có bị ép giá 2. Không bị ép giá

5.5. Ông/bà có gặp khó khăn về vận chuyển nông sản ra thị trường không?

1. Có, rất khó khăn 2. Không khó khăn

Câu 6: Xin Ông/Bà cho biết quan điểm của mình về mô hình thực

hành nông nghiệp tốt (VietGAP)?

6.1. Ông/Bà có được tuyên truyền và học tập về mô hình VietGAP không?

1. Có 2. Không

6.2. Ông/Bà có vận dụng các quy trình của sản xuất theo mô hình

VietGAP vào sản xuất không?

1. Có 2. Không

Page 186: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

179

6.3. Ông/Bà đánh giá quy trình của sản xuất theo mô hình VietGAP có

tác động như thế nào tới kết quả sản xuất?

1. Rất tốt 2. Tốt

3. Bình thường 4. Không có ý kiến gì

Câu 7. Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về sự hỗ trợ của các cơ

quan chuyên môn (Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp) cho phát

triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị.

TT Nội dung

Mức độ hỗ trợ

Tốt Bình

thường Yếu Rất yếu

1 Tổ chức tập huấn chuyển giao

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất?

2 Về xây dựng thương hiệu và

quảng bá sản phẩm?

3 Về tiếp cận thông tin của thị

trường và tiêu thụ sản phẩm?

4 Về áp dụng quy trình sản xuất

nông nghiệp tốt (VietGAP) vào

sản xuất?

5 Tuyên truyền và tổ chức thực hiện

các chính sách của tỉnh về nông

nghiệp?

6 Về tiếp cận các nguồn vốn đầu tư

mở rộng sản xuất?

7 Về hỗ trợ liên kết sản xuất với

doanh nghiệp?

Page 187: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

180

Câu 8. Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về sự hỗ trợ của chính

quyền các cấp (UBND tỉnh, UBND huyện) đối với phát triển kinh tế vùng

chuyên canh?

TT Nội dung

Mức độ hỗ trợ

Rất tốt Tốt Bình

thường Yếu

1 Về tập trung ruộng đất để phát

triển sản xuất?

2 Về xây dựng thương hiệu và

quảng bá sản phẩm?

3 Về tìm kiếm thị trường xuất

khẩu sản phẩm?

4 Về tiếp cận các nguồn vốn đầu

tư mở rộng sản xuất?

5 Về hỗ trợ liên kết sản xuất với

doanh nghiệp?

Câu 9. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin chung về hiệu quả kinh

tế của sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

- Về chi phí sản xuất?

+ Phân bón: ...................................................................................................

+ Thuốc bảo vệ thực vật: .............................................................................

+ Chi phí khác: ............................................................................................

- Năng suất bình quân 1 ha (tấn): .................................................................

- Giá bán bình quân (VNĐ/ tấn: ..................................................................

- Doanh thu bình quân 1 ha (VNĐ): .............................................................

Page 188: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

181

Câu 10. Ông/Bà có ý kiến đề xuất gì với các cơ quan chức năng để

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang ngày càng

đạt kết quả tốt hơn:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn ý kiến của Ông/Bà!

Page 189: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

182

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho hộ nông dân tham gia chăn nuôi trâu, lợn theo chuỗi giá trị)

Tôi đang nghiên cứu đề tài “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở

tỉnh Tuyên Quang”. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh

dấu (x) vào phương án mà Ông/Bà cho là phù hợp về một số vấn đề liên quan đến

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị hiện nay. Những ý kiến cá nhân của

Ông/Bà sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin chung

- Họ và tên: …………………..........…. Số điện thoại: ………………....

- Địa chỉ: ………………………………………………………………......

- Độ tuổi: 1. Dưới 25 tuổi 2. Từ 25 – 40

3. Từ 41- 60 4. Trên 60 tuổi

- Trình độ học vấn:

1. Tốt nghiệp tiểu học 2. Tốt nghiệp THCS 3. Tốt nghiệp THPT

- Trình độ chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng cao nhất:

1. Dưới 3 tháng 2. Bồi dưỡng 3 tháng 3. Bồi dưỡng 6 tháng

4. Trung cấp 5. Cao đẳng, đại học 6. Chưa qua đào tạo

Câu 2: Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin về loại sản phẩm sản

xuất theo chuỗi giá trị của gia đình:

2.1. Về loại sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị của gia đình

đang thực hiện?

1. Nuôi trâu 2. Nuôi lợn

2.2. Về quy mô chăn nuôi theo chuỗi giá trị của gia đình đang thực hiện?

1. Dưới 10 con 2. Từ 10 đến 20 con

1. Từ 20 đến 50 con 2. Trên 50 con

Page 190: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

183

2.3. Về vốn đầu tư cho sản xuất (VNĐ)?

1. Dưới 50 triệu 2. Từ 50 - 100 triệu

3. Từ 100 triệu đến 500 triệu 4. Trên 500 triệu

Câu 3. Ông/Bà cho biết một số thông tin về việc sản xuất hàng nông

sản theo chuỗi giá trị?

3.1. Nơi cung cấp con giống, thức ăn và các loại thuốc phòng, chữa

bệnh cho chăn nuôi?

1. Trong xã 2. Ngoài xã

3.2. Chủ thể cung cấp con giống, thức ăn và các loại thuốc phòng, chữa

bệnh cho chăn nuôi?

1. Hợp tác xã 2. Tư nhân

3. Doanh nghiệp 4. Nguồn khác

3.3. Chủ thể cung cấp con giống, thức ăn và các loại thuốc phòng, chữa

bệnh cho chăn nuôi có thực hiện các hoạt động tư vấn không?

1. Có tư vấn 2. Không tư vấn

3.4. Khi mua con giống, thức ăn và các loại thuốc phòng, chữa bệnh

cho chăn nuôi có được nợ tiền không?

1. Có được nợ tiền 2. Không được nợ tiền

3.5. Nguồn con giống, thức ăn và các loại thuốc phòng, chữa bệnh cho

chăn nuôi có đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất liên tục trong năm không?

1. Có (luôn đầy đủ) 2. Không (phải đặt trước)

Câu 4. Ông/Bà cho biết một số thông tin về nhu cầu về vay vốn phục

vụ sản xuất?

4.1. Ông/bà có thực hiện vay vốn phục vụ sản xuất?

1. Có vay vốn 2. Không vay vốn

4.2. Về nguyên nhân không vay vốn phục vụ sản xuất?

1. Không có nhu cầu vay vốn 2. Không đủ điều kiện vay vốn

3. Lý do khác

Page 191: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

184

4.3. Về nguồn vốn vay phục vụ sản xuất ở đâu?

1. Ngân hàng Chính sách XH 2. Ngân hàng Nông nghiệp

3. Nguồn khác

4.4. Ông/bà có thực hiện vay bằng hiện vật để phục vụ sản xuất không?

1. Có 2. Không

4.5. Trong gia đình ai là người quyết định vay vốn để phục vụ sản xuất?

1. Chồng 2. Vợ

3. Hai vợ chồng thống nhất

Câu 5. Ông/Bà cho biết một số thông tin về tiêu thụ trâu, lợn thành phẩm?

5.1. Thông tin về giá bán Ông/bà tham khảo qua nguồn nào?

1. Từ hàng xóm 2. Từ chợ

5.2. Ông/bà có quen biết người thu mua nông sản không?

1. Có quen biết 2. Không quen biết

5.3. Ông/bà bán mua nông sản và nhận tiền ngay hay bán chịu?

1. Nhận tiền ngay 2. Bán chịu (cho nợ)

5.4. Ông/bà có bị tư thương ép giá khi bán nông sản không?

1. Có bị ép giá 2. Không bị ép giá

5.5. Ông/bà có gặp khó khăn về vận chuyển nông sản ra thị trường không?

1. Có, rất khó khăn 2. Không khó khăn

Câu 6: Xin Ông/Bà cho biết quan điểm của mình về mô hình thực

hành chăn nuôi tốt (VietGHAP)?

6.1. Ông/Bà có được tuyên truyền và học tập về mô hình VietGHAP không?

1. Có 2. Không

6.2. Ông/Bà có vận dụng các quy trình của sản xuất theo mô hình

VietGHAP vào sản xuất không?

1. Có 2. Không

6.3. Ông/Bà đánh giá quy trình của sản xuất theo mô hình VietGHAP

có tác động như thế nào tới kết quả sản xuất?

1. Rất tốt 2. Tốt

3. Bình thường 4. Không có ý kiến gì

Page 192: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

185

Câu 7. Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về sự hỗ trợ của các cơ

quan chuyên môn (Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp) cho phát

triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị.

TT Nội dung

Mức độ hỗ trợ

Tốt Bình

thường Yếu Rất yếu

1 Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất?

2 Về xây dựng thương hiệu và quảng bá sản

phẩm?

3 Về tiếp cận thông tin của thị trường và tiêu

thụ sản phẩm?

4 Về áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp

tốt (VietGAP) vào sản xuất?

5 Tuyên truyền và tổ chức thực hiện các

chính sách của tỉnh về nông nghiệp?

6 Về tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mở rộng

sản xuất?

7 Về hỗ trợ liên kết sản xuất với doanh nghiệp?

Câu 8. Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về sự hỗ trợ của chính

quyền các cấp (UBND tỉnh, UBND huyện) cho phát triển hàng nông sản

theo chuỗi giá trị

TT Nội dung

Mức độ hỗ trợ

Rất

tốt Tốt

Bình

thường Yếu

1 Về tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất?

2 Về xây dựng thương hiệu và quảng bá sản

phẩm?

3 Về tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm?

4 Về tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mở rộng

sản xuất?

5 Về hỗ trợ liên kết sản xuất với doanh nghiệp?

Page 193: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

186

Câu 9. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin chung về hiệu quả kinh

tế của sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị

- Về chi phí sản xuất?

+ Con giống: .................................................................................................

+ Thức ăn: ....................................................................................................

+ Chi phí nhân công: ....................................................................................

+ Chi phí thuốc và dịch vụ thú y: .................................................................

+ Chi phí điện: ..............................................................................................

+ Chi phí nước (nước uống, nước rửa chuồng trại): .....................................

+ Chi phí khấu hao sửa chữa chuồng trại: ....................................................

+ Chi phí khác: .............................................................................................

- Doanh thu bình quân (VNĐ/Kg): ...............................................................

- Lợi nhuận (VNĐ/Kg): ................................................................................

Câu 10. Ông/Bà có ý kiến đề xuất gì với các cơ quan chức năng để

phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang ngày càng

đạt kết quả tốt hơn:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn ý kiến của Ông/Bà!

Page 194: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ … Ng… · phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .....66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

187

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

(Dành cho hộ thu gom, chế biến nông sản theo chuỗi giá trị)

I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU SINH

- Họ và tên Nghiên cứu sinh:

- Đề tài nghiên cứu luận án: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị

ở tỉnh Tuyên Quang”.

- Căn cứ lựa chọn đề tài:

1. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia

tăng và phát triển bền vững”, ban hành kèm theo Quyết định số 899/QĐ-TTg,

ngày 10 tháng 6 năm 2013;

2. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020” Ban hành

kèm theo Quyết định số 208/QĐ-UBND, ngày 14/7/2015;

3. Các đề án, chính sách khác của tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ cho tái cơ cấu

nông nghiệp.

II. CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Xin Ông/bà cho biết lĩnh vực thu gom chế biến của gia đình hiện nay

thuộc lĩnh vực nào (thu gom chè, thu gom cam, thu gom trâu, thu gom lợn)?

2. Xin Ông/bà cho biết những khó khăn trong việc thu gom, chế biến hàng

nông sản theo chuỗi giá trị mà Ông/bà đang thực hiện?

3. Xin Ông/bà cho biết hiệu quả kinh tế của hoạt động thu gom, chế biến

hàng nông sản ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay?

4. Ông/ bà có kiến nghị gì với chính quyền các cấp để tạo điều kiện thuận

lợi cho hoạt động thu gom, chế biến hàng nông sản tại tỉnh Tuyên Quang?

Nghiên cứu sinh cam đoan sử dụng ý kiến của chuyên gia đúng mục đích

theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Xin cảm ơn chuyên gia.

Xin cảm ơn Ông/bà!