26
1 TÊN ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÒNG MÁY NETOF SUPPORT SCHOOL V11.00.007 ĐỂ GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIN HỌC THCS Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU . TÊN TÁC GI: HUỲNH BÁ TÂN - GV TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TP TUY HÒA - TỈNH PHÚ YÊN I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI : Trong thời đại ngày nay, thời đại của bùng nổ thông tin, tin học được phổ biến rộng rãi, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, lượng thông tin, kiến thức con người thu thập được ngày càng lớn. Bằng nhiều con đường, con người có thể tiếp nhận các kiến thức cơ bản, thậm chí quá trình tổ chức học tập có thể không cần có trường lớp truyền thống như hiện nay, các lớp học có thể diễn ra thông qua mạng Internet. Môn tin học được đưa vào nhà trường giảng dạy tuy muộn và thời lượng vừa phải nhưng được các em học sinh đón nhận và học tập một cách hăng say. Hiện tuy môn học này là môn tự chọn nhưng trong thời gian không xa thì tin học sẽ là một môn học chính khóa. Giảng dạy bộ môn tin học có những đặc thù riêng và luôn có shtrợ của thiết bị dạy học hiện đại là phòng máy vi tính, tuy nhiên để minh họa cho học sinh các thao tác trong môn học cn có máy chiếu htr, trong khi đó máy chiếu là thiết bị đắt tin, slượng có hạn trong khi đó các môn học khác ng cn máy chiếu. Mt khác trong vic giảng dạy tin học ở phòng máy vi tính có nhiu hoạt động mà máy chiếu không thể đáp ứng được ví dụ như: Quan sát hoạt động của máy học sinh, khóa máy hay hạn chế truy cp internet, copy dliu và giao bài tp đến tng máy con, thu bài thi bài thc hành về máy giáo viên, khởi động lại hoc tt toàn bhthng máy học sinh…đặc bit là tạo ra mt phòng học đa phương tiện công nghcao. Các trường học hiện nay hầu hết đã được trang bị phòng máy tính và kết nối mạng nội bộ trong phòng máy. Nhưng việc sử dụng mạng nội bộ ở các trường học hầu hết mới chỉ dừng lại trên góc độ trao đổi thông tin, quản lí nội bộ chứ chưa khai thác tính năng giảng dạy thông qua mạng nội bộ. Việc giảng dạy của giáo viên môn Tin học vẫn thực hiện như một tiết giảng thông thường, sử dụng phấn bảng hoặc có kết hợp công cụ hỗ trợ như máy chiếu. Với hình thức giảng dạy như vậy ta có thể thấy sự lãng phí công cụ trong khi giáo viên có thể xây dựng các bài giảng để thực hiện giảng dạy trên mạng nội bộ thông thường.

HU TP TUY HÒA - T ÊNnguyendu-tuyhoa.phuyen.edu.vn/fileupload/vanban/3_VBPQ_3.pdf · máy tính và Netsupport.School.Professional. v11.00.007 sẽ chấm điểm bài trắc nghiệm

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

TÊN ĐỀ TÀI :

SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÒNG MÁY NETOF SUPPORT SCHOOL V11.00.007 ĐỂ GIẢNG DẠY BỘ MÔN

TIN HỌC THCS Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU .

TÊN TÁC GIẢ :

HUỲNH BÁ TÂN - GV TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TP TUY HÒA - TỈNH PHÚ YÊN

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI :

Trong thời đại ngày nay, thời đại của bùng nổ thông tin, tin học được phổ biến rộng rãi, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, lượng thông tin, kiến thức con người thu thập được ngày càng lớn. Bằng nhiều con đường, con người có thể tiếp nhận các kiến thức cơ bản, thậm chí quá trình tổ chức học tập có thể không cần có trường lớp truyền thống như hiện nay, các lớp học có thể diễn ra thông qua mạng Internet.

Môn tin học được đưa vào nhà trường giảng dạy tuy muộn và thời lượng vừa phải nhưng được các em học sinh đón nhận và học tập một cách hăng say. Hiện tuy môn học này là môn tự chọn nhưng trong thời gian không xa thì tin học sẽ là một môn học chính khóa. Giảng dạy bộ môn tin học có những đặc thù riêng và luôn có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại là phòng máy vi tính, tuy nhiên để minh họa cho học sinh các thao tác trong môn học cần có máy chiếu hỗ trợ, trong khi đó máy chiếu là thiết bị đắt tiền, số lượng có hạn trong khi đó các môn học khác cũng cần máy chiếu. Mặt khác trong việc giảng dạy tin học ở phòng máy vi tính có nhiều hoạt động mà máy chiếu không thể đáp ứng được ví dụ như: Quan sát hoạt động của máy học sinh, khóa máy hay hạn chế truy cập internet, copy dữ liệu và giao bài tập đến từng máy con, thu bài thi bài thực hành về máy giáo viên, khởi động lại hoặc tắt toàn bộ hệ thống máy học sinh…đặc biệt là tạo ra một phòng học đa phương tiện công nghệ cao.

Các trường học hiện nay hầu hết đã được trang bị phòng máy tính và kết nối mạng nội bộ trong phòng máy. Nhưng việc sử dụng mạng nội bộ ở các trường học hầu hết mới chỉ dừng lại trên góc độ trao đổi thông tin, quản lí nội bộ chứ chưa khai thác tính năng giảng dạy thông qua mạng nội bộ. Việc giảng dạy của giáo viên môn Tin học vẫn thực hiện như một tiết giảng thông thường, sử dụng phấn bảng hoặc có kết hợp công cụ hỗ trợ như máy chiếu. Với hình thức giảng dạy như vậy ta có thể thấy sự lãng phí công cụ trong khi giáo viên có thể xây dựng các bài giảng để thực hiện giảng dạy trên mạng nội bộ thông thường.

2

Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng quản lý phòng máy. Đó cũng chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài “Sử dụng phần mềm quản lý phòng máy Netsupport. School. Professional. v11.00.007 giảng dạy bộ môn Tin học ở Trường THCS Nguyễn Du" để nghiên cứu .

Phần mềm có những lợi ích như sau : - Việc giáo viên làm mẫu tại vị trí máy tính giáo viên thì học sinh có thể

quan sát được chi tiết và đầy đủ. Không cần giáo viên đến từng máy để thực hiện thao tác mẫu vì vậy không mất nhiều thời gian cho của giáo viên và học sinh.

Quá trình theo dõi, điều chỉnh các hoạt động của học sinh được giáo viên quan sát và điều chỉnh trực tiếp. Việc theo dõi này đối với phòng máy có sử dụng phần mềm Netsupport.School.Professional.v11.00.007 thì giáo viên có thể bao quát hết được và theo dõi được hết các thao tác mà học sinh thực hiện. Giáo viên cũng có thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực hành mà học sinh thực hiện.

Quá trình tổ chức kiểm tra thông qua các bài kiểm tra viết thông thường, bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành giáo viên cũng theo dõi được toàn bộ các thao tác mà học sinh thực hiện, có thể đánh giá hết được mức độ kỹ năng của học sinh. Netsupport.School.Professional.v11.00.007 là phần mềm quản lý phòng máy nổi tiếng. Chức năng chính là quản lý phòng máy. Netsupport.School. Professional.v11.00.007 tích hợp rất nhiều chức năng giúp giáo viên quản lý lớp học, tạo giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, … ngoài ra còn có một chức năng mà ít được biết đến đó là tạo bài kiểm tra trắc nghiệm và thực hiện việc kiểm tra trên máy tính và Netsupport.School.Professional. v11.00.007 sẽ chấm điểm bài trắc nghiệm ngay khi bài trắc nghiệm làm xong. Điều này rất có lợi cho giáo viên không mất thời gian chấm bài và tránh những sai sót khi chấm.

Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy học sinh chặt chẽ được thể hiện thông qua phần mềm Netsupport.School.Professional.v11.00.007. Học sinh có thể thực hiện đúng những yêu cầu và giáo viên có thể kiểm soát được (VD: Các thao tác thực hiện bài thực hành của học sinh trên máy của học sinh, giáo viên có thể quan sát, chỉ dẫn thông qua phần mềm. Kiểm tra, chấm điểm bài trắc nghiệm bằng cách sử dụng phần mềm...).

Sử dụng phần mềm trong giảng dạy làm cho học sinh thích thú hơn trong học tập và làm bài kiểm tra.

Học sinh quan sát và tiếp thu bài nhanh hơn, thực hiện các thao tác trên máy tính linh hoạt và sáng tạo hơn.

3

II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng :

Với hình thức giảng dạy thông thường thì ta có thể thấy những công việc này được thực hiện như sau:

o Quá trình truyền đạt các kiến thức về mặt lí thuyết được giáo viên giảng dạy trên lớp, có thể giảng dạy theo hình thức truyền thống hoặc sử dụng phương tiện hỗ trợ như máy chiếu... Đối với một số trường, việc giảng dạy các kiến thức lí thuyết này nếu có tổ chức ở phòng máy thì cũng vẫn sử dụng hình thức giảng dạy truyền thống, chưa khai thác hết tính năng mà máy tính hỗ trợ.

o Việc cung cấp các kỹ năng thực hành trên cơ sở giáo viên làm mẫu cho cả lớp trên máy tính giáo viên, học sinh quan sát trên màn hình lớn hoặc màn chiếu hoặc trực tiếp. Ngoài ra giáo viên còn có thể tiến hành cung cấp theo từng nhóm học sinh tại vị trí máy trực tiếp của học sinh.

o Việc theo dõi, điều chỉnh các thao tác trên máy của học sinh được giáo viên thực hiện qua quá trình quan sát thường xuyên tại vị trí học sinh thực hành và điều chỉnh trực tiếp tại máy tính học sinh.

o Quá trình thực hành của học sinh cũng được giáo viên quản lí trực tiếp thông qua việc quan sát hoạt động của từng học sinh trên các máy.

o Việc tổ chức kiểm tra được giáo viên thực hiện thông qua các bài kiểm tra viết thông thường, bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành trên máy theo hình thức làm bài thực hành.

o Quá trình quản lí các hoạt động của máy tính được giáo viên quản lí trực tiếp, theo dõi trực tiếp và xử lí trực tiếp tới từng máy. Trên đây là những hoạt động mà giáo viên môn Tin học vẫn thực hiện trong các giờ giảng dạy. Với những hoạt động như vậy ta thấy quá trình giảng dạy sẽ gặp một số nhược điểm sau. Nhược điểm.

Việc giáo viên làm mẫu tại vị trí máy tính giáo viên thì học sinh có thể không quan sát được chi tiết và đầy đủ. Còn giáo viên tới từng máy thao tác mẫu thì tốn nhiều thời gian.

Quá trình theo dõi, điều chỉnh các hoạt động của học sinh được giáo viên quan sát và điều chỉnh trực tiếp. Việc theo dõi này đối với các phòng máy có nhiều máy thì giáo viên không thể bao quát hết được, không theo dõi được hết các thao tác mà học sinh thực hiện. Giáo viên cũng không thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực hành mà học sinh thực hiện.

4

Quá trình tổ chức kiểm tra thông qua các bài kiểm tra viết thông thường, bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành giáo viên cũng khó theo dõi được toàn bộ các thao tác mà học sinh thực hiện, không đánh giá hết được mức độ kỹ năng của học sinh.

Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy học sinh không chặt chẽ. Học sinh có thể không thực hiện đúng những yêu cầu mà giáo viên không kiểm soát hết được (VD: Cuối giờ học sinh không tắt máy hoặc tắt máy không đúng theo quy định...)

Bằng cách sử dụng phần mềm Netsupport.School.Professional. v11.00.007 giảng dạy trên mạng nội bộ ta có thể thấy những nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được.

* Sử dụng phần mềm này trong giảng dạy Tin học nhận thấy có những đặc điểm nổi bật như sau:

- Quan sát hoạt động của máy con. - Cho phép học sinh đăng kí tên trên máy chủ. - Hướng dẫn học sinh thông qua phần mềm. - Cho phép máy con trình diễn cho cả lớp xem. - Sao, chép dữ liệu lên máy học sinh. - Giao bài tập và thu bài của học sinh. - Khóa máy con khi cần thiết. - Kiểm tra trắc nghiệm, thu bài và chấm điểm của học sinh. - Khóa mạng Internet của máy con khi cần thiết. - Tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống. - Trò chuyện với máy con thông qua tin nhắn.

Ngoài ra còn một số tính năng khác được thể hiện trong phần mềm này như: Thời gian tổ chức lớp học. Quản lý các tài nguyên hệ thống. Quản lý tính năng in ấn. Giám sát, quản lý các ứng dụng. Audio. Giám sát các máy trạm... 2. Giải pháp thay thế : Các tính năng sử dụng cụ thể của phần mềm ứng dụng Netsupport. School. Professional. v11.00.007 trong công tác quản lý phòng máy giảng dạy : 2.1. Quan sát hoạt động của máy con. Với tính năng Thumbnail View cho phép quản lí ngay từ thời điểm hệ điều hành Windows hoạt động thì ngày tại màn hình giáo viên có thể quan sát chế độ hoạt động của tất cả các máy tính tham gia vào lớp học. Tính năng quản lí này hỗ trợ giáo viên nhìn nhận một cách tổng quát từng hoạt động của mỗi máy không chỉ nhận diện hoạt động từ 1 máy tính mà có thể quan sát các hoạt động từ nhiều học

5

sinh sử dụng máy tính trong phòng máy. Có thể thấy với cùng 1 thời gian nhất định thì ta có thể theo dõi sự hoạt động của nhiều máy tính học sinh trong lớp đồng thời. Với tính năng đó ta có thể thấy mọi hoạt động của học viên, mọi thao tác của học sinh trong suốt quá trình làm việc với máy tính đều được quản lí chi tiết.

Không chỉ vậy, tính năng View Client hỗ trợ giáo viên kiểm tra trực tiếp hoạt động của học sinh thông qua thao tác của máy giáo viên được thực hiện tại máy học viên. Tính năng này giúp giáo viên có thể kiểm tra ngay kiến thức trên lớp thông qua hoạt động của học viên. Giáo viên cung cấp kiến thức thông qua quá trình giảng dạy trực tuyến. Tái hiện kiến thức học sinh qua việc kiểm tra kiến thức được giới thiệu thông qua việc thực hiện các thao tác trên máy giáo viên mà học sinh tại chỗ thực hiện.

Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên Desktop để khởi động chương trình Nháy nút Start OK chương trình sẽ dò tìm máy học sinh trong mạng và kết nối chúng với máy giáo viên.

6

Kết quả có thể được hiển thị như sau: Máy không hiện lên màn hình là không kết nối được.

2.2. Cho phép học sinh đăng kí tên trên máy chủ.

Giáo viên có thể đăng kí tên lớp học đồng thời có thể để học sinh đăng kí tên của mình hiển thị ở máy giáo viên bằng cách:

Vào nút lệnh Student Register Sign inRegister. Lúc này ở máy học sinh sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập tên vào và nháy nút lệnh OK.

2.3 Hướng dẫn học sinh thông qua phần mềm. Từ hoạt động theo dõi ta còn có thể kiểm soát và can thiệp được tới các hoạt động của máy tính học viên. Các hoạt động của học sinh nếu chưa theo đúng quy trình, giáo viên hoàn toàn có thể tiến hành điều khiển tại máy của học sinh trong khi vẫn thực hiện trên máy tính giáo viên. Giáo viên có thể thao tác mẫu từ máy tính giáo viên để tất cả các máy học sinh cùng quan sát qua tính năng Show nút lệnh. Tính năng này cho phép giáo viên khống chế hoạt động máy học sinh, màn hình máy học sinh sẽ hiển thị các hoạt động mà máy giáo viên đang thực hiện. Giáo viên có thể thực hiện thao tác mẫu cho từng học sinh quan sát tại máy cá nhân của mình. Học sinh sẽ có điều kiện quan sát cụ thể hơn, kỹ lưỡng và chi tiết hơn từng thao tác hoạt động mà giáo viên cung cấp. Các tùy chọn khác như Show Video hay Show Application dùng để chạy các trình player để minh họa nội dung mà người trình diễn thao tác như: Phim minh họa, các đoạn video hướng dẫn để học sinh theo dõi...

7

Để sử dụng chức năng này, giáo viên bấm vào nút Show Nút lệnh Show.

2.4. Cho phép máy con trình diễn cho cả lớp xem. Giáo viên có thể cho phép học sinh trình diễn thao tác trên máy của mình, để cho các học sinh còn lại quan sát và nhận xét bài làm của học sinh đang thực hiện trên máy của mình. Lúc này, máy con thay cho máy chiếu bằng cách thực hiện:

Vào Show nút lệnh Exhibit, sau đó yêu cầu học sinh của máy đó thực hiện các thao tác.

2.5. Sao chép dữ liệu lên máy học sinh. Kiểm soát các tập tin trên máy học sinh giáo viên có thể sử dụng tính năng File Transfer để theo dõi và tác động tới từng tập tin, thư mục mà máy học sinh có. Tính năng giúp giáo viên có thể thực hiện các thao tác như sao chép, di chuyển, xóa hoặc thay đổi nội dung các tập tin trong máy học sinh một các thuận tiện bằng cách: Sao chép dữ liệu lên một máy của học sinh.

Chọn máy cần sao chép dữ liệu Nháy vào nút lệnh File Transfer File Transfer Xuất hiện cửa sổ cho phép chọn dữ liệu và copy đến các máy học sinh

8

Chọn thư mục chứa dữ liệu cần chép trên cây thư mục bên trái cửa sổ, chọn dữ liệu cần sao chép đến máy học sinh trong cửa sổ bên phải, chọn nơi copy đến và máy sẽ được copy đến trong cửa sổ phía dưới Nháy vào nút Copy File để copy dữ liệu, hoặc giữ chuột trái kéo thư mục cần copy đến thư mục của máy học sinh cần dữ liệu.

Sao chép dữ liệu lên tất cả máy của học sinh trong một lớp học. Nháy vào nút lệnh File Transfer File Distribution Xuất hiện cửa sổ cho phép chọn dữ liệu và copy đến tất cả các máy học sinh Chọn thư mục chứa dữ liệu cần chép trên cây thư mục bên trái cửa sổ, chọn dữ liệu cần sao chép đến máy học sinh trong cửa sổ bên phải nháy vào nút Copy File để chép dữ liệu.

2.6 Giao bài tập và thu bài của học sinh. Giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh và sau đó thu bài về để chấm điểm. Tính năng này giúp giáo viên tiến hành kiểm tra học sinh dễ dàng và hiệu quả bằng cách xem bài làm của học sinh, đồng thời có thể tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi vấn đáp, câu trắc nghiệm hoặc thực hành.

9

Giao bài tập. Cách thực hiện: Chọn một máy hoặc tất cả các máy cần giao bài tập Chọn nút lệnh Send/Collect Work Send Word Xuất hiện hộp thoại, chọn thư mục cần giao cho học sinh Send . Có thể chọn nơi để bài tập trong các ổ dĩa hoặc trên màn hình Desktop của máy học sinh.

Thu bài tập về máy giáo viên. Cách thực hiện: Chọn nút lệnh Send/Collect Work Collect Work Xuất hiện hộp thoại, chọn bài cần thu về trên Desktop hoặc trong ổ dĩa của học sinh, chọn nơi lưu tập tin trên máy của giáo viên Collect Work. Có thể thu bài về và xóa bài trên máy của học sinh.

+ Trong ô Collect files chọn tập tin cần thu về máy chủ, có thể sử dụng kí tự ? và * để đại diện cho tập tin giống như trường hợp tìm kiếm. + Trong ô Collect from folder at student gõ đường dẫn đến thư mục chứa tập tin cần thu về máy giáo viên. Nếu ta check vào ô Delete files on Student's computer after collecting thì sau khi thu về máy chủ tập tin đó ở máy học sinh sẽ bị xóa.

+ Nháy để chọn nơi tập tin copy đến ở máy chủ hoặc có thể gõ đường dẫn đến thư mục lưu trữ tập tin thu về. + Nháy nút Collect để thu tập tin về máy chủ. Chương trình sẽ báo lại việc Collect có thành công hay không đối với từng

máy.

10

2.7. Khóa máy con khi cần thiết. Giáo viên có thể nhanh chóng vô hiệu hóa mọi kết nối chỉ trong tích tắc máy

tính của học sinh, khi học sinh làm việc riêng trong giờ thực hành tính năng này giúp ổn định lớp có thể khóa một số hoặc tất cả các máy như sau:

Chọn máy cần khóa, nếu khóa tất cả thì không cần chọn máy nào Nháy vào nút lệnh Lock để khóa. Để mở khóa ta làm tương tự: Chọn máy cần mở, nếu mở tất cả thì không cần chọn máy nào Nháy vào nút lệnh UnLock để mở khóa. Giáo viên có thể tắt tất cả màn hình của học sinh với chức năng Blank All. 2.8. Kiểm tra trắc nghiệm, thu bài và chấm điểm của học sinh.

Không chỉ giúp giáo viên tạo đề trắc nghiệm mà phần mềm còn cho phép tổ chức kiểm tra trắc nghiệm và tự động chấm bài ngay khi học sinh làm xong bài kiểm tra.

Với phần mềm này giáo viên không còn cảm thấy khó khăn khi muốn kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh, cả trong kiểm tra bài cũ hay trong tiết ôn tập.

Phạm vi ứng dụng của giải pháp này không chỉ dành riêng cho môn Tin học mà cho các môn học khác, đặc biệt là môn Ngoại ngữ - là môn học mà khi kiểm tra rất hay dùng hình thức trắc nghiệm khách quan như trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, trắc nghiệm "đúng- sai, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm điền khuyết, câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình), … tất cả những kiểu câu này đều có trong NetSupport. School. v11.00.007. Thiết kế câu hỏi:

Đồng thời, giáo viên có thể thực hiện việc thiết kế hệ thống câu hỏi bằng cách: Vào menu SchoolTest Designer (StartProgramsNetSupport School) Xuất hiện hộp thoại đăng nhập. Nhập tên tài khoản và mật khẩu của bạn.

Lưu ý: Đăng nhập cho lần sử dụng đầu là mặc định (User Name admin, mật

khẩu quản trị) nhưng sau đó giáo viên có thể thêm người dùng.

11

Thiết kế bao gồm hai chế độ hoạt động, và các kỳ thi. Di chuyển hai giao diện bằng cách sử dụng thả xuống menu hoặc biểu tượng hiển thị ở trên mỗi cây. Câu hỏi được lưu trữ nhóm lại theo chủ đề được hiển thị trong khung bên trên và thi ở phía dưới. Khung bên phải cho thấy một bản xem trước của câu hỏi đang được chọn hay thi. Thanh công cụ chính cung cấp các phím tắt cho một số nhiệm vụ chung như tạo ra các tài khoản người dùng, nhập khẩu và xuất dữ liệu và quản lý tài nguyên câu hỏi. Các biểu tượng trên thanh công cụ Layout cho phép bạn tùy chỉnh giao diện thiết kế bạn muốn làm việc ở một trong hai câu hỏi hoặc chế độ thi. Chọn Layout bình thường để trở về giao diện mặc định.

Giáo viên có thể lấy hoặc thêm thông tin để thực hiện soạn các kiểu câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, trắc nghiệm "đúng- sai, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm điền khuyết, câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình). Đưa bài trắc nghiệm lên máy học sinh: Chọn một máy hoặc tất cả các máy nháy nút lệnh Testing Console Next Chọn bộ câu hỏi, Finish nháy nút Start Test để bắt đầu tính thời gian làm bài.

2.9. Khóa mạng Internet của máy con khi cần thiết. Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access Để tránh việc truy cập internet của học sinh trong giờ học giáo viên có thể khóa toàn bộ địa chỉ website chỉ định bằng cách nhấn vào nút lệnh Web Access trên thanh công cụ.

Khi cần thông tin được truy cập từ internet hoặc các thông tin liên quan đến giảng dạy và học tập, giáo viên có thể mở mạng internet để tiện cho quá trình giảng dạy. Bằng cách nháy nút lệnh Co- Browse trên thanh công cụ.

12

2.10- Tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống. Việc quản lí theo dõi hoạt động các máy tính cũng được chương trình hỗ trợ tính năng thông qua các công cụ như Power On, Power Off, Reboot, Logout, Login cho toàn bộ máy . Nó cho phép giáo viên có thể quản lí các máy tính tại vị trí điều khiển của giáo viên mà không cần kiểm tra trực tiếp từng máy sau mỗi buổi học. Sử dụng phần mềm này từ máy giáo viên có thể tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống máy học sinh một cách dễ dàng.

- Tắt máy: Nếu tắt máy nào ta chọn máy đó, nếu tắt hết ta không cần chọn máy nào cả. Để tắt máy ta thực hiện thao tác: Nháy chuột vào nút lệnh Manage và chọn Power Off, chương trình sẽ xác nhận lại hành động này, chọn Yes/No tương ứng với đồng ý/không đồng ý.

- Khởi động lại: Nếu muốn khởi động lại máy nào ta chọn máy đó, nếu khởi động lại hết ta không cần chọn máy nào cả. Để khởi động lại máy ta thực hiện thao tác: Nháy chuột vào nút lệnh Manage và chọn Reboot, chương trình sẽ xác nhận lại hành động này, chọn Yes/No tương ứng với đồng ý/không đồng ý.

2.11- Trò chuyện với máy con thông qua tin nhắn.

Việc trao đổi giữa học sinh và giáo viên cũng rất thuận tiện. Giáo viên có thể sử dụng tính năng Message để truyền thông tin xuống máy học sinh, hoặc giáo viên và học sinh có thể dùng tính năng Chat hoặc Audio để đàm thoại trực tiếp với nhau.

Cách thực hiện: Chọn máy cần đàm thoại Chọn nút lệnh Communicate chọn Chat, Send a message hoặc Announce.

13

• Chat: Đây là cách để giáo viên và học sinh có thể đàm thoại với nhau.

• Send a message: Giáo viên gửi tin nhắn cho máy của học sinh, có thể đặt thời gian để hộp thoại biến mất.

Hộp thoại xuất hiện

trên máy của giáo viên. Hộp thoại xuất hiện

trên máy của học sinh.

• Announce: Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh qua việc sử dụng âm thanh của máy giáo viên, có thể sử dụng tai nghe để dễ dàng trong khi giao tiếp.

14

2.12- Một số tính năng khác. • Thời gian tổ chức lớp học: Chức năng này thông báo cho giáo viên biết thời gian tổ chức lớp học, vì vậy sẽ giúp ích cho việc quản lí thời gian giảng dạy của giáo viên bằng cách:

Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên Desktop để khởi động chương trình Nháy nút Start Xuất hiện hộp thoại. Chọn thời gian kết thúc lớp học tại What time dose this Lesson finish OK.

• Câu trả lời nhanh- Question and Arswer mode. Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ giáo viên trong khi thực hiện các câu hỏi trả lời nhanh hoặc rèn luyện phản xạ nhanh của học sinh.

15

+ First to answer hoặc Team first to answer: Học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời đầu tiên.

+ Enter answer hoặc Team enter answer : Học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời

câu hỏi bằng cách nhập đáp án từ bàn phím.

Sử dụng thanh trượt để chọn một số lượng thời gian mà học sinh có thể sử dụng để suy nghĩ về câu trả lời của họ.

Lưu ý: Các nút trả lời bị vô hiệu hóa trong suốt thời gian suy nghĩ. Sử dụng thanh trượt để chọn một số lượng thời gian mà học sinh phải trả lời câu hỏi. Nếu học sinh không trả lời trong thời hạn này nút trả lời sẽ bị vô hiệu.Tự động chuyển cho học sinh tiếp theo.

• Quản lý các tài nguyên hệ thống - Control access to Audio, USB, CD and DVD devices.

Tài nguyên hệ thống bao gồm các thiếu bị: CD/DVD, USB và Sound. Khi các máy con kết nối vào hệ thống và sử dụng các thiết bị này, ta có quyền điều khiển việc truy xuất các thiết bị đó. Giáo viên có thể quy định thuộc tính ReadOnly để ngăn cấm việc copy file vào các thiết bị đó hay sử dụng chức năng Mute để tắt âm thanh ở máy con.

16

• Quản lý việc in ấn - Student Print Management. Ngoài việc quản lý các tài nguyên về thiết bị, chương trình còn có chức năng quản lý riêng việc sử dụng máy in cho nhóm người dùng .Giáo viên có thể khóa tùy chọn sử dụng máy in, hủy tài liệu in ấn hay cho phép thực hiện việc in tại một số máy nhất định.

Để sử dụng tùy chọn này, giáo viên bấm vào chức năng Student Print Management, bấm nút lệnh Block printing thì chức năng in ấn sẽ được khóa lại hoàn toàn. Để hủy bỏ chức năng này giáo viên bấm lại nút lệnh Pause printing. • Quản lý các trang web- Internet. Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access.

Để tránh việc truy cập internet của học sinh trong giờ học giáo viên có thể khóa toàn bộ địa chỉ website chỉ định bằng cách nhấn vào nút lệnh Block All trên thanh công cụ. Để khóa hay cho phép truy cập vào các trang web chỉ định, giáo viên bấm chọn chức năng Manage Student Internet Access.

Tại đây sẽ có hai lựa chọn: Approved Websites: Lựa chọn các trang web được phép truy cập vào. Để thêm địa chỉ bấm chọn dấu cộng màu xanh sau đó tiến hành nhập địa chỉ vào, bấm nút check và nhấn OK Restructed Websites: Lựa chọn các trang không được phép truy cập vào. Tương tự như trên chọn dấu cộng màu xanh và thêm địa chỉ vào.

17

• Quản lý các ứng dụng - Manage Student Applications

Có thể quản lý việc cho phép sử dụng một chương trình nào đó hay không. Dĩ nhiên các chương trình này tốt nhất là nên có cả ở hai máy để tiện việc quản lý. Những chương trình nào mà block thì người khác không thể vào được. Thực thi cũng tương tự như việc quản lý việc truy cập internet. Nó bao gồm có 2 phần là Approved Applications và Restricted Applications, giáo viên chọn dấu cộng màu xanh để add vào rồi chọn chương trình và nhấn OK.

• Câu hỏi điều tra ý kiến học sinh: Manage Student Surveys.

Có 2 phần là đặt câu hỏi và tỉ lệ chọn câu trả lời của máy học sinh để thuận tiện trong việc củng cố kiến thức của học sinh vào cuối tiết học và đánh giá khả năng tiếp thu của tất cả học sinh. Đặt câu hỏi tại Survey: Sử dụng câu hỏi, trả lời ngắn, để ứng dụng trong công việc giảng dạy và thực hành của học sinh. Có thể gửi câu hỏi cho một máy hoặc tất cả các máy trong lớp học. Nháy nút lệnh Question để nhập câu hỏi, nút lệnh Add để nhập thêm câu hỏi khác, sử dụng nút lệnh Send để gửi câu hỏi đến máy học sinh. Tỉ lệ chọn câu trả lời tại Survey Results: Tại đây thể hiện tỉ lệ phần trăm chọn câu trả lời của học sinh.

18

• Quản lý các tài nguyên hệ thống - System Resources Management. Tài nguyên hệ thống bao gồm các thiếu bị: CD/DVD, USB và Sound. Khi các máy client kết nối vào hệ thống và sử dụng các thiết bị này, ta có quyền điều khiển việc truy xuất các thiết bị đó. Giáo viên có thể quy định thuộc tính ReadOnly để ngăn cấm việc copy file vào các thiết bị đó hay sử dụng chức năng Mute để tắt âm thanh ở máy học sinh. • Quan sát các máy của học sinh: Để giao diện của màn hình quan sát, và quản lý các hoạt động của học sinh được dễ dàng hơn, giáo viên có thể sử dụng các nút lệnh:

+ Zoom: Phóng to và thu nhỏ cửa sổ của các máy học sinh xuất hiện trong giao diện của phần mềm.

+ Auto: Phóng to giao diện màn hình của máy của học sinh. + Applications: Các ứng dụng sẽ xuất hiện trên cửa sổ màn hình của học sinh. + Web sites: Học sinh truy cập internet thì ứng dụng sẽ xuất hiện trên cửa sổ. + Zoom in: Phóng to cửa sổ của máy học sinh khi di chuyển chuột lên cửa sổ

của máy.

3. Một số nghiên cứu gần đây. - Chưa có ai nghiên cứu sử dụng phần mềm Netsupport. School.

Professional. v11.00.007 trong giảng dạy . Chỉ có : - Lê Bá Khánh Toàn Giáo viên đang công tác tại Trường THCS Đức Phú

thuộc PGD & Đào tạo Tánh Linh nghiên cứu : Sử dụng phần mềm “NETOP SCHOOL 6.0 ” nâng cao hiệu quả dạy và học . - Nguyễn Đình Bút – Trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Đoa, Gia Lai -Sử dụng phần mềm Netsupport School v9.02 trong giảng dạy tin học . 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 giảng dạy môn tin học có quản lý học sinh trong các tiết lý thuyết và thực hành trong phòng máy được không, có tăng hứng thú học tập của học sinh không và kết quả học tập của học sinh ở trường THCS Nguyễn Du có tăng không ? 5. Dữ liệu sẽ được thu thập : - Kết quả các bài kiểm tra môn tin học của học sinh. - Bảng điều tra hứng thú học tập của học sinh .

19

6. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng phương pháp phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 giảng dạy có làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh ở trường THCS Nguyễn Du không ? III. PHƯƠNG PHÁP : 1. Khách thể nghiên cứu :

Tôi lựa chọn hai lớp 8B và 8D để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai lớp có sự tương đồng trình độ và sĩ số . Hơn nữa, đây là hai lớp được tôi trực tiếp giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.

Tôi chọn lớp 8D làm lớp đối chứng, lớp 8B làm lớp thực nghiệm, mỗi lớp chọn 10 em . Học sinh hai lớp này có thái độ và kết quả học tập là tương đương nhau. 2. Thiết kế nghiên cứu :

Chọn học sinh của 2 lớp 8B và 8D để thực hiện nghiên cứu. Lớp 8D là lớp được chọn làm nhóm thực nghiệm , lớp 8B là lớp được chọn làm nhóm đối chứng. Tôi lấy bài kiểm tra đầu năm năm học 2012-2013 môn Tin học làm bài kiểm tra trước tác động để so sánh. Sau khi lấy kết quả và so sánh thì thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động . Kết quả: p = 0,91 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm được xem như là tương đương. Sử dụng thiết kế : Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Thiết kế nghiên cứu :

Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ

Thực nghiệm (8D) O1

Vận dụng phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007

giảng dạy O3

Đối chứng (8B) O2

Không vận dụng phần mềm Netsupport. School. Professional.

v11.00.007 vào dạy học O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu :

- Chuẩn bị bài của giáo viên : Tôi trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng : Khi giảng dạy lớp đối chứng tôi thiết kế giáo án không sử dụng phần mềm Netsupport.

20

School. Professional. v11.00.007 vào dạy học, các bước lên lớp và chuẩn bị như bình thường .

- Đối với lớp thực nghiệm : Tôi trực tiếp giảng dạy ở những tiết này. Tôi đã thiết kế giáo án có sử dụng phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 vào dạy học tại phòng máy . - Tiến hành thực hiện : Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm theo như kế hoạch dạy học . 4. Đo lường và thu thập dữ liệu :

Tôi sử dụng bài kiểm tra đầu năm là bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kết thúc học kì I . IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ : 1. Phân tích dữ liệu :

Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Kiểm tra trước tác động

Kiểm tra sau tác động

Nhóm thực nghiệm (a) 4,95 7,60

Nhóm đối chứng (b) 4,90 6,55

Giá trị chênh lệch (c=a-b) 0,05 1,05

Giá trị p 0,91 0,015

Có ý nghĩa (p ≤ 0,05) Không có ý nghĩa Có ý nghĩa

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test là 0,91. Điều này có nghĩa là chênh lệch này có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chúng ta coi chênh lệch này KHÔNG có ý nghĩa. Giá trị p của phép kiểm chứng t-test cho biết chênh lệch giữa giá trị trung bình của các bài kiểm tra sau tác động của là 0,015 có nghĩa là chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là CÓ Ý NGHĨA.

Kết luận của nghiên cứu này là không có chênh lệch có ý nghĩa giữa kết quả bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm. Chênh lệch giữa kết quả bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là có ý nghĩa, nghiêng về nhóm thực nghiệm. Điều này cho thấy tác động đã mang lại kết quả, bài kiểm tra sau tác động có kết quả cao hơn bài kiểm tra trước tác động. 2. Bàn luận kết quả:

Như ở phần thiết kế nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh được rằng kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là tương đương nhau. Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình

21

bằng phép kiểm chứng t-test đã cho ta kết quả p=0,015 (mà p <=0,05 là có nghĩa). Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động bằng cách sử dụng phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 vào dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = (7,60 - 6,55)/0,90 = 1,17 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn

(SMD) = 1,17 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 là có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn.

0,00

1,00

2,00

3,00

4,00

5,00

6,00

7,00

8,00

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

KT trước tác độngKT sau tác động

Như vậy giả thiết của đề tài là việc vận dụng phần mềm Netsupport. School.

Professional. v11.00.007 có làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường THCS Nguyễn Du hay không ? thì giờ đây đã được kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc vận dụng phương pháp phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 vào giảng dạy môn Tin học ở trường THCS Nguyễn Du làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh mà mức độ ảnh hưởng của nó là lớn. V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận : - Qua quá trình giảng dạy môn Tin học và quản lý phòng máy bằng phần mềm này tôi nhận thấy rằng:

1. Học sinh hứng thú và mê thích học Tin học hơn.

22

2. Giáo viên có thể hướng dẫn HS nhiều hơn nhưng mất ít thời gian. 3. Phòng máy ít hư hỏng hơn nhờ giáo viên có thể kiểm soát được các hoạt

động của máy tính, kể cả phần cứng máy tính. 4. Giáo viên có thể kiểm tra tình hình học sinh thực hành đúng quy định.

- Những tính năng do chương trình cung cấp có thể giúp giáo viên thực hiện tất cả mọi hoạt động chính trong quá trình lên lớp. Là phần mềm điều khiển nhưng so với một số chương trình khác như Hi Class thì ta thấy chương trình này tính năng cũng tương đương, yêu cầu cấu hình không cao lắm, việc điều khiển không phức tạp (chỉ thông qua các công cụ được kích hoạt) và miễn phí và không cần phải bổ sung thêm thiết bị phần cứng phụ. Nó hoàn toàn phù hợp với công việc giảng dạy của giáo viên không chỉ là môn Tin học, tất cả các bộ môn khác nếu tiến hành thực hiện giảng dạy trên máy đều có thể sử dụng một cách đơn giản. + Tôi tiến hành khảo sát, thiết kế các bài học môn phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 và đã tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra và thu thập dữ liệu. Dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh hưởng bằng bảng tiêu chí Cohen thì cho thấy rằng việc vận dụng phương pháp phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 vào dạy học môn Tin Học đã tạo ra giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm với mức độ ảnh hưởng của nó là lớn.

Qua hai năm giảng dạy bằng phần mềm này tại phòng máy Trường THCS Nguyễn Du, việc giảng dạy môn tự chọn Tin học đã có những hiệu quả đáng kể. Giáo viên có thể xây dựng các bài giảng trực tuyến, có thể phân nhóm ngay trong các buổi dạy; học sinh được quan sát dễ dàng hơn, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trở nên thường xuyên hơn. 2. Khuyến nghị :

Trong thời điểm hiện nay, với quan điểm phát triển của ngành Giáo dục: tăng cường ứng dụng CNTT vào các tiết dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Tiến tới năm học 2012 – 2013 là năm học công nghệ thông tin áp dụng các phần mềm mở để dạy học thì phần mềm Netsupport. School. Professional. v11.00.007 với những tính năng của nó sẽ phát huy được quan điểm trên của Ngành. Và mong muốn rằng cấp trên áp dụng sáng kiến này để phổ biến cho các phòng máy có nối mạng Lan ở cấp tiểu học và trung học cơ sở để dạy môn Tin học tự chọn và có thể dạy các môn khác nữa tốt hơn .

23

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tin học quyển 1, quyển 2, quyển 3, quyển 4, NXB Giáo dục.

2. Đọc Help của chương trình Netsupport. School. Professional. v11.00.007.

3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Netsupport. School. Professional.

v11.00.007.

4. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về

tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành

giáo dục giai đoạn 2008-2012;

5. Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng phần

mềm mã sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong cơ sở giáo dục .

6. Văn bản số : 1076/SGDĐT-KHCNTT ngày 28/9/2012 " V/v Hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013 ".

7. Website http://bachkim.vn ; Website http://www.danware.com hoặc

http://www.netop.com

24

VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG

Nhóm thực nghiệm : HS lớp 8D

Stt Họ và tên học sinh KT trước tác động

KT sau tác động

1 Phạm Thị Kim Hạ 5 7.5 2 Võ Nguyễn Quỳnh Hương 4 6.5 3 Nguyễn Văn Khôi 5 7.5 4 Lê Anh Khoa 4 6.5 5 Nguyễn Tống Yến Như 6 8.5 6 Trần Đinh Hoàng Tâm 5 6.5 7 Nguyễn Thị Thanh Thuận 5.5 8 8 Hứa Thị Tuyết Trang 5 8.5 9 Võ Phương Uyên 5 8.5

10 Đặng Diệp Thúy Vy 5 8

Nhóm đối chứng : Học sinh lớp 8B

Stt Họ và tên học sinh KT trước tác động

KT sau tác động

1 Nguyễn Thị Lâm Châu 6 6.5 2 Trịnh Thị Thanh Hằng 5 6.5 3 Nguyễn Lê Quốc Huy 5 6.5 4 Bùi Gia Khiêm 4 6.5 5 Lê Quang Nam 5 6 6 Nguyễn Hiếu Nhân 4 5.5 7 Hoàng Thị Thanh Thư 6 7.5 8 Nguyễn Phạm Huyền Trâm 4 5.5 9 Bùi Quang Toàn 7 8.5

10 Lê Khương Vỹ 3 6.5

25

BẢNG KIỂM CHỨNG TTEST ĐỘC LẬP

26

PHÒNG MÁY TÍNH NHÀ TRƯỜNG CÓ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM NETOF SUPPORT SCHOOL V11.00.007

MÁY CHỦ GIÁO VIÊN CÓ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM NETOF SUPPORT SCHOOL V11.00.007