55
Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 1 I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến đa dạng sinh học cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu Kết quả điều tra thể hiện ở Kết quả khảo sát và phân tích số liệu đa dạng sinh học cá và nghề cá là kết quả của đợt điều tra được tiến hành trong tháng 5 và 6/2008 được tóm tắt dưới đây: Dựa trên việc tập hợp từ các công trình đã công bố cùng với kết quả của đợt điều tra này, thấy rằng đa dạng sinh học cá lưu vực hệ thống sông Mã nói chung, vùng chịu ảnh hưởng của dự án thủy điện Trung Sơn nói riêng rất cao. Có sự khác biệt thành phần loài rõ rệt giữa vùng thượng lưu và hạ lưu sông. Có sự đan sen thành phần loài của thượng lưu và hạ lưu sông ở vùng trung lưu. Toàn vùng chịu ảnh hưởng có 198 loài cá, có 9 loài đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, phần Động vật năm 2007, trong đó 1 loài bậc CR (rất nguy cấp), 1 loài bậc EN (Nguy cấp) và 7 loài bậc VU (sắp nguy cấp). Vùng trên đập có 4 loài, đều ở bậc VU, cả 9 loài đều có mặt ở vùng hạ du của đập. Không có loài nào trong số này có mặt trong Danh lục đỏ của IUCN 2006. Tất cả các loài này đều có vùng phân bố khá rộng ở các sông suối phía bắc và Bắc Trung bộ, một số có mặt cả ở các sông suối Trung Trung bộ. Tuy giàu về thành phần loài nhưng nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung không cao và đang có tốc độ suy giảm mạnh, khoảng 80% so với cách đây 10 năm. Có 9 loài trước đây cho sản lượng cao nhưng nay còn rất ít. Có 01 loài trước đây có nay không còn thấy nữa. Trong toàn vùng bị ảnh hưởng của dự án có 45 loài cá kinh tế, trong đó chỉ có 4 loài chung cho toàn vùng, 11 loài cho thượng lưu, 17 loài cho trung lưu và 29 loài cho hạ lưu. Số loài phân bố ở tầng đáy chiếm ưu thế cả ở thượng, trung và hạ lưu. Ở hạ lưu chiếm ưu thế là đáy bùn; ở trung và thượng lưu lại là đáy sỏi đá. Số loài phân bố gần bờ chiếm ưu thế so với các loài phân bố giữa dòng. Đại đa số con non và con trưởng thành xuất hiện đầu mùa mưa. Có 54 loài cá nước lợ và nước mặn xâm nhập vào sông nhưng không có loài nào vào quá giới hạn của đập về phía thượng lưu. Số loài cá hẹp thực chiếm tỷ lệ cao ở hạ lưu, giảm dần ở trung và thượng lưu. Số loài cá có phổ thức ăn rộng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Nhóm cá phân bố ở thác ghềnh, có phổ thức ăn hẹp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi thay đổi nơi cư trú. Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn 927 người dân có tham gia khai thác cá trên sông Mã cho thấy: Tổng sản lượng đánh bắt cá, sản lượng đánh bắt bình quân, có sự khác biệt giữa các vùng; cao nhất ở hạ lưu, tiếp đến là ở thượng lưu và thấp nhất ở trung lưu. Thu nhập bình quân ngày, tỷ đạm tiêu thụ và tỷ lệ thu nhập từ cá so với tổng lượng đạn tiêu thụ và tổng thu nhập thì tăng dần từ thượng lưu tới trung lưu và cao nhất là hạ lưu. Nguồn đạm từ cá đóng vai trò quan trọng đối với cư dân địa phương, nó chiếm từ 50 đến 59 % tổng lượng đạm tiêu thụ. Tuy nhiên, lượng đạm đến từ cá khai thác tự nhiên trên sông chỉ chiếm trung bình 2 %, tỷ lệ này giảm từ thượng lưu tới hạ lưu.

I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 1

I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến đa dạng sinh học cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Kết quả điều tra thể hiện ở Kết quả khảo sát và phân tích số liệu đa dạng sinh học cá và

nghề cá là kết quả của đợt điều tra được tiến hành trong tháng 5 và 6/2008 được tóm tắt

dưới đây:

Dựa trên việc tập hợp từ các công trình đã công bố cùng với kết quả của đợt điều tra này, thấy rằng đa dạng sinh học cá lưu vực hệ thống sông Mã nói chung, vùng chịu ảnh hưởng của dự án thủy điện Trung Sơn nói riêng rất cao. Có sự khác biệt thành phần loài rõ rệt giữa vùng thượng lưu và hạ lưu sông. Có sự đan sen thành phần loài của thượng lưu và hạ lưu sông ở vùng trung lưu. Toàn vùng chịu ảnh hưởng có 198 loài cá, có 9 loài đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, phần Động vật năm 2007, trong đó 1 loài bậc CR (rất nguy cấp), 1 loài bậc EN (Nguy cấp) và 7 loài bậc VU (sắp nguy cấp). Vùng trên đập có 4 loài, đều ở bậc VU, cả 9 loài đều có mặt ở vùng hạ du của đập. Không có loài nào trong số này có mặt trong Danh lục đỏ của IUCN 2006. Tất cả các loài này đều có vùng phân bố khá rộng ở các sông suối phía bắc và Bắc Trung bộ, một số có mặt cả ở các sông suối Trung Trung bộ. Tuy giàu về thành phần loài nhưng nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung không cao và đang có tốc độ suy giảm mạnh, khoảng 80% so với cách đây 10 năm. Có 9 loài trước đây cho sản lượng cao nhưng nay còn rất ít. Có 01 loài trước đây có nay không còn thấy nữa. Trong toàn vùng bị ảnh hưởng của dự án có 45 loài cá kinh tế, trong đó chỉ có 4 loài chung cho toàn vùng, 11 loài cho thượng lưu, 17 loài cho trung lưu và 29 loài cho hạ lưu. Số loài phân bố ở tầng đáy chiếm ưu thế cả ở thượng, trung và hạ lưu. Ở hạ lưu chiếm ưu thế là đáy bùn; ở trung và thượng lưu lại là đáy sỏi đá. Số loài phân bố gần bờ chiếm ưu thế so với các loài phân bố giữa dòng. Đại đa số con non và con trưởng thành xuất hiện đầu mùa mưa. Có 54 loài cá nước lợ và nước mặn xâm nhập vào sông nhưng không có loài nào vào quá giới hạn của đập về phía thượng lưu. Số loài cá hẹp thực chiếm tỷ lệ cao ở hạ lưu, giảm dần ở trung và thượng lưu. Số loài cá có phổ thức ăn rộng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Nhóm cá phân bố ở thác ghềnh, có phổ thức ăn hẹp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi thay đổi nơi cư trú. Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn 927 người dân có tham gia khai thác cá trên sông Mã cho thấy: Tổng sản lượng đánh bắt cá, sản lượng đánh bắt bình quân, có sự khác biệt giữa các vùng; cao nhất ở hạ lưu, tiếp đến là ở thượng lưu và thấp nhất ở trung lưu. Thu nhập bình quân ngày, tỷ đạm tiêu thụ và tỷ lệ thu nhập từ cá so với tổng lượng đạn tiêu thụ và tổng thu nhập thì tăng dần từ thượng lưu tới trung lưu và cao nhất là hạ lưu. Nguồn đạm từ cá đóng vai trò quan trọng đối với cư dân địa phương, nó chiếm từ 50 đến 59 % tổng lượng đạm tiêu thụ. Tuy nhiên, lượng đạm đến từ cá khai thác tự nhiên trên sông chỉ chiếm trung bình 2 %, tỷ lệ này giảm từ thượng lưu tới hạ lưu.

Page 2: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 2

Nguồn cá giống khai thác tự nhiên trên sông giảm dần từ thượng lưu tới trung lưu và thấp nhất là hạ lưu. Sản lượng khai thác cá giống của các hộ trên đập cao hơn các hộ ở dưới đập. Số ngày đánh bắt cá bình quân cho toàn vùng là 171 ngày/hộ/năm, ở thượng lưu là thấp nhất (110 ngày/hộ/năm), ở trung và hạ lưu sắp xỉ bằng nhau (203 và 202 ngày/hộ/năm). Nhân lực, sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng tính từ 2001 đến 2006; năng suất khai thác thì thay đổi không theo qui luật. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh tăng, giảm thất thường. Số lồng nuôi cá trên sông không nhiều, cao nhất ở trung lưu và thấp nhất ở thượng lưu; Sản lượng và năng suất nuôi cá lồng cũng không ổn định. Trình độ dân trí, đời sống kinh tế của ngư dân nhìn chung thấp so với mặt bằng chung ở địa phương. Vai trò của nguồn lợi thủy sản nói chung cho kim ngạch xuất khẩu của địa phương là khá lớn và tăng trong thời kì 2001 – 2006; Tuy nhiên hoàn toàn từ sản phẩm biển. Sản lượng đánh bắt tự nhiên trên sông của người có tham gia đánh bắt cá của các địa phương dọc sông Mã trong vùng dự án thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hoá chiếm tỷ lệ rất thấp, dao động từ 3,9% đến 4,7% so với tổng sản lượng cá của các đối tượng này. Khảo sát qua các chợ cho thấy đã gặp bán ở chợ 52 loài cá, nhìn chung kích cỡ đánh bắt hiện tại là nhỏ hơn so với kích cỡ khai thác. Tỷ lệ giữa cá nuôi và cá đánh bắt tự nhiên được bán ở các chợ trung bình khoảng 5,6 lần. Tỷ lệ này thấp ở thượng lưu và tăng dần ở trung và hạ lưu. Kết quả điều tra cho thấy: cá vùng bị ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Trung Sơn có thành phần loài rất đa dạng, tuy nhiên mặc dù chưa có một công trình thuỷ lợi nào được xây dựng làm sông Mã bị chặn dòng nhưng nguồn lợi thuỷ sản đương có chiều hướng giảm sút nhanh. Có thể tóm tắt xu hướng trên như sau:

Đa dạng sinh học nói chung và đa dạng sinh học cá nói riêng tại các vùng sông, cửa sông và ven biển sông Mã đang ngày một suy giảm do sự khai thác quá mức, sự mất cân bằng và thay đổi môi trường sống và ô nhiễm.

Sự di cư của các loài sinh vật dọc sông và giữa sông với cửa sông và vùng ven biển đều chưa chịu sự thay đổi lớn do chưa có một công trình thuỷ lợi nào được xây dựng trên đó.

Môi trường sống nguyên sinh hầu như còn rất ít, chỉ còn tồn tại ở vùng thượng lưu sông; ở vùng hạ lưu, cửa sông và ven biển đang tiếp tục bị biến đổi.

Dưỡng chất vùng hạ lưu được gia tăng do có sự ô nhiễm kéo theo sự tăng trưởng các dưỡng chất.

Đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú và đa dạng các loài cá cũng như hệ sinh thái phụ thuộc lẫn nhau và các qua trình hỗ trợ (Houston 1994, Kottelat và Whitten 1996). Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng được chứng minh bằng sự đa dạng thủy sinh học, có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (Moste 1995). Đã phát hiện ở Việt Nam có 1027 loài và phân loài cá nội địa thuộc 127 giống, 98 họ, 22 bộ ( Nguyễn Văn Hảo, 2005), 36 trong số đó đã được thống kê trong Sách đỏ động vật Việt Nam năm 2007 (Bộ khoa học và công nghệ, 2007)

Page 3: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 3

Mặc dù kiến thức về đa dạng sinh học phát triển thành các hệ sinh thái cũng như các loài cá nằm trong hệ sinh thái đó, cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái thủy sinh vẫn còn chưa biết đến một cách đầy đủ (Moste 1995), các điều tra về đa dạng sinh học cá chỉ ra rằng đa dạng sinh học của cá Việt Nam nói chung và của sông Mã nói riêng là rất cao. Tuy nhiên những điều tra về lĩnh vực này chưa hoàn thành, đặc biệt là lĩnh vực sinh học và sinh thái học hầu như còn bỏ trống. Không kể điều tra này, liên quan đến đa dạng sinh học cá lưu vực hệ thống sông Mã đã có 3 công trình. Tính cho đến hiện tại đã xác định lưu vực sông Mã có 269 loài cá, riêng vùng chịu ảnh hưởng của dự án có 198 loài, một lưu vực có độ đa dạng sinh học cá vào loại phong phú. Ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với địa phương, nó cung cấp một phần nguồn đạm trong khẩu phần của cư dân. Nó cũng đóng góp từ 30% đến 36% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thanh Hoá trong thời kì 2001 – 2006. Tuy nhiên phần lớn hoặc toàn bộ nguồn này đến từ sản phẩm biển. Việc xây dựng và vận hành các đập nước thủy điện trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình sinh thái học của 5 vùng trong hệ thống sông; phạm vi ngược dòng tính từ hồ chứa, khu vực ngập nước, khu vực giữa đập ngăn nước và nhà máy điện, khu vực giữa nhà máy thủy điện và ngã ba sông có nhánh xuôi dòng chính đầu tiên và khu vực xuôi dòng nước từ ngã ba sông có nhánh xuôi dòng chính đầu tiên. Trong khu vực này mức độ và tính chất của các tác động phụ thuộc các giai đoạn triển khai của dự án, các giai đoạn xây dựng, giai đoạn làm đầy hồ chứa, năm năm vận hành đầu tiên và năm năm vận hành sau này. Các mục dưới đây đề cập chi tiết đến các vấn đề cơ bản và các ảnh hưởng của chúng lên quá trình biến đổi về môi trường sống. Mỗi vấn đề này sẽ được thảo luận trong phạm vi bốn giai đoạn cơ bản của dự án.

Các vị trí bị tác động:

1. Khu vực thượng du từ hồ chứa 1.1 Đôi với đa dạng sinh học cá Hồ chứa có ảnh hưởng không đáng kể lên môi trường sống khu vực ngược dòng tính từ khu vực ngăn nước, tuy nhiên, nếu phương pháp xây dựng đường và hồ chứa trở thành khu vực mở nó sẽ tạo ra sự tác động lớn hơn đến môi trường sống của khu vực ngược dòng (Trombulak & Frissell 2000). Mặc dù có những bất lợi này song cấu trúc tự nhiên và sự phân bố trong môi trường sống vẫn được giữ nguyên vẹn. Tương tự như vậy hồ chứa không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong các môi trường sống này vì vậy khu hệ cá ở đây thực tế không bị tác động. Lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã có rất nhiều đặc điểm tương tự: Sông Đà trong địa phận Việt Nam nằm phía Bắc sông Mã, 2 sông này gần như chạy song song nhau, cùng chảy theo hướng Tây Băc – Đông Nam và có đặc điểm địa hình giống nhau, cùng nằm trong khu địa lí phân bố cá nước ngọt Tây Bắc Việt Nam (Mai Đình Yên, 1973) (Xem Bản đồ 1). Thượng lưu sông Mã có 87 loài cá (Dương Quang Ngọc, 2007) thì 74 trong số này hiện vẫn có mặt ở thượng lưu hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, một công trình thuỷ điện đã đưa vào hoạt động 20 năm được xây dựng trên sông Đà; nói cách khác, đập thuỷ điện Hoà Bình không ảnh hưởng tới sự tồn tại của 74 loài cá hiện đương có mặt cả ở thượng lưu sông Mã và sông Đà, chỉ có 13 loài hiện có ở thượng lưu sông Mã nhưng không có ở sông Đà thì 12

Page 4: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 4

trong số đó là các loài riêng cho sông Mã; chỉ có loài cá cày (Paraspinibarbus macracanthus) trước khi xây dựng đập sông Đà thì có nó, nay không gặp lại (Nguyễn Thị Hoa, 2008). Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Biện pháp chính nhằm giảm thiểu tác động của vấn đề này là phải đảm bảo không thay đổi ít nhất một nhánh sông của hệ thống sông Mã. Biện pháp này được gọi là phương pháp dòng sông nguyên vẹn (ICEM 2007, Sheaves và NNK, đang in) và gần đây đã được áp dụng như là một chính sách hữu hiệu cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (WWW 2008). Theo phương pháp này thì cần phải đảm bảo sẽ không có một rào cản nào từ đầu nguồn cho tới cửa sông và cần phải đảm bảo mức bảo vệ cao khỏi các tác động khác như ô nhiếm liên quan đến việc khai thác mỏ hoặc việc đánh bắt cá bừa bãi. Có được một hệ thống hoàn chỉnh như vậy thì tính liên kết của một nhánh sông được duy trì và mang lại cho các loài động vật di cư một hệ thống hoàn chỉnh để chúng có thể thực hiện chức năng sống cần thiết. Cần phải đảm bảo tất cả các loài cư trú được bảo vệ tốt (Sheaves M. và NNK, 2007).

2. Trong phạm vi khu vực hồ chứa 2.1 Giai đoạn thi công công trình: trong giai đoạn thi công công trình có thể sẽ có các tác động ở những công việc sau:

2.1.1 Thi công tại lòng sông Việc thi công tại lòng sông làm gia tăng lượng trầm tích tại lòng sông. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các loài sinh vật thuỷ sinh ở vùng hạ lưu sông. Những loài cá sinh sống tại môi trường sống trong sạch sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất cặn lơ lửng, phá hỏng mang hoặc có thể tích luỹ lại trong buồng mang của chúng dẫn tới tử vong. Những ảnh hưởng gián tiếp gồm có: Sự thay đổi môi trường sống do sự lắng đọng phù sa (ví dụ loài cá nào sống ở tầng đáy đá sẽ không thể tồn tại được nếu bị phủ lên một lớp bùn hoặc cặn); Sự phá hủy bãi đẻ trứng của cá (một số loài cá di chuyển đến những vùng thật sạch và có thể không sinh sản nếu những vùng này bị phù sa che phủ); Phía dưới vị trị dự kiến xây đập (tại toạ độ 20036’45’’ – 10051’04’’) có bãi đẻ của cá chép có thể bị vùi lấp bởi đất cát. Tuy nhiên đối với cá chép trên dọc sông Mã có rất nhiều bãi đẻ của loài này. Sự lắng đọng phù sa khiến cá không tiếp tục sinh sản hoặc ngăn cản sự sinh trưởng của những ấu trùng mới nở; và làm suy giảm việc sản sinh các loài cá cơ bản do việc ngăn cản sự xâm nhập ánh sáng (ảnh hưởng tới những loài cá ăn thực vật cũng như những loài cá sống bằng những động vật không xương sống ẩn náu dưới những lớp tảo thực vật) (Kottelat M, 1996).

Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Để giảm thiểu các ảnh hưởng và hoàn thành công việc sớm thì nên lập kế hoạch cẩn thận, nhờ đó có thể khảo sát đáy sông trước khi bắt đầu xây dựng đập và nên được thiết kế sao cho có thể giảm được tối thiểu sự tái tạo của bùn và sự phân tán của lưu lượng nước tự nhiên. Không nên chùi rửa hoặc vứt các vật liệu xây dựng xuống sông. Nên chùi rửa dụng cụ ở một khu vực hợp lí được dành riêng chứa bùn vứt đi.Trong bất cứ tình huống nào cũng không được vứt bỏ các thiết bị, vật liệu vào hệ thống thủy điện, dù là trực tiếp hay gián tiếp (Kottelat, 1996). 2.1.2 Xây dựng cầu đường: Quá trình xây dựng đường chủ yếu ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước ngọt khi việc xây dựng diễn ra dẫn tới làm tăng các chất lắng cặn (xem phần 1 ở trên). Bên cạnh việc thi công tại lòng sông, sự lắng cặn này còn diễn ra khi: 1) Rửa các vật liệu xây dựng trong nguồn nước sông; 2) Các tạp chất không cố định bị rửa trôi vào mùa mưa; 3) Các con suối nhỏ bị ngăn dòng chảy thay vì khơi thông (điều này thường xuyên dẫn tới sự tạo ra các hồ nước với vùng thượng lưu chết và hạ lưu khô cạn); 4) Không đủ các cầu được xây dựng (một phần các đường dẫn nước, sự thay đổi sâu sắc hệ thống lòng sông và bờ

Page 5: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 5

sông). Điều 2) và 3) dường như hay xảy ra nhất khi các con đường tạm thời được xây dựng (M. Kottelat, 1996). Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Tất cả đường bộ, kể cả các đường tạm cần được xây dựng ổn định; Làm cầu ở tất cả các điểm giao với đường sông (không được sử dụng đập đất làm cầu) ở những nơi cầu tạm trên mặt đất sẽ bị ngập nước sau này; tôn trọng loại hình bờ và đáy hiện có. Không được rửa, thải vật liệu xây dựng xuống dòng chảy, cần vận chuyển đến địa điểm quy định (M. Kottelat, 1996). 2.1.3 Ô nhiễm nguồn nước. Sự tràn dầu và các hóa chất có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các hệ động vật thủy sinh cũng như con người và động vật sinh sống nhờ nguồn động thực vật ấy. Sự ô nhiễm này thường diễn ra chủ yếu tại kho lưu giữ hoặc những nơi sử dụng các chất này (Kottelat M., 1996). Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Cần xây dựng khoang ngăn xung quanh các khu vực chứa nhiên liệu chất lỏng và các hoá chất. Đóng gói các nguyên nhiên liệu ở nơi thích hợp, nên sử dụng vật liệu tái chế được bất kỳ khi nào có thể. Các phương tiện (cả do luật quy định và thông thường) bảo đảm an toàn (cho con người và môi trường) đều phải được kiểm soát và buộc thực hiện (Kottelat, 1996). 2.1.4. Sử dụng chất nổ. Việc sử dụng chất nổ trong nước làm thiệt hại nghiêm trọng các loài cá (và cũng có thể đến các sinh vật khác). Nếu chúng không bị giết chết ngay tức khắc, thì những cơ quan bên trong sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và chết trong vòng vài phút hoặc vài ngày nếu chúng ở xa khu vực gây nổ. Theo lý thuyết, không được phép sử dụng bất kỳ hoặc một ít chất nổ nào dưới nước trong quá trình thi công dự án. Tuy nhiên, chất nổ vẫn được mang ra sử dụng, và kinh nghiệm cho thấy rằng tại hầu hết các công trình đang thi công, một lượng lớn chất nổ bị đánh cắp và chuyển đổi mục đích sử dụng ban đầu, và dùng để đánh bắt cá. Bên cạnh việc vi phạm pháp luật, thì việc đánh bắt cá bằng chất nổ là một phương pháp không hiệu quả và tất cả những loài cá đã chết sẽ không thể phục hồi lại được. Thêm vào đó, các chất nổ này còn gây tác hại tới môi trường sống của các loài cá và thậm chí có thể gây chết người (Kottelat M, 1996).

Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Đội ngũ nhân viên cần được đào tạo trước khi sử dụng chất nổ, và không được dùng chất nổ dưới nước. Ngoài ra, các bản tổng kết thường cho thấy rằng công nhân thường tận dụng chất nổ kiếm được trong các công trình thủy điện để đánh cá. Đó không chỉ nguy hiểm cho họ mà còn thực sự gây nguy hại cho môi trường. Do vậy nên bảo quản chất nổ ở những khu vực an tòan và việc sử dụng cần phải được giám sát. Hơn nữa, phải tuyệt đối cấm công nhân sử dụng chất nổ đánh bắt cá (M. Kottelat, 1996). 2.1.5 Hủy hoại thảm thực vật: Một vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt trong giai đoạn thi công là làm thế nào để tránh cho thảm thực vật ở trong khu vực này khỏi bị ngập nước. Thảm thực vật bị ngập nước và bị thối rữa sẽ gây ra tình trạng thiếu oxi và có tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước trong khu vực hồ chứa (Rosa et al. 1996). Do đó hồ chứa có thể sẽ không đáp ứng được sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống của các loài (Kottelat, 1996). Ngoài ra, việc phân hủy của thảm thực vật cũng sẽ thúc đẩy quá trình thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển (Christensen et al. 2004a, Rosa et al. 2004, Abril et al. 2005). Mặt khác, việc di rời thảm thực vật cũng tiềm ẩn nguy cơ làm tăng lượng trầm tích ở phía xuôi dòng của khu vực thi công (Kottelat 1996).

Page 6: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân 6 Báo cáo cuối cùng

Bản đồ 1: Thượng lưu sông Đà và sông Mã cùng trong một khu phân bố cá nước ngọt Tây Bắc Việt Nam

Page 7: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân 7 Báo cáo cuối cùng

Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Cần phải tiến hành bỏ các thảm thực vật sẽ vị ngập nước. Nếu không sẽ dẫn tới chất lượng nước hồ chứa kém và mất tiềm năng nghề cá. Trong quá trình xóa bỏ thảm thực vật, tất cả các phương pháp khả thi nhằm làm giảm sự thay đổi của lượng bùn (các công trình đường xá đúng quy cách, các hố chứa bùn) nên được thực hiện và duy trì một cách nghiêm chỉnh. Cũng có thể nên hoãn việc xóa bỏ các thảm thực vật lại theo thời kì tích nước nhằm hạn chế sự di chuyển của lượng bùn và sạt lở. Nên tận dụng hoặc bỏ hẳn đi những thứ không cần thiết nếu có thể (Kottelat, 1996).

2.1.6 Xây dựng các làng dành cho công nhân

Những ảnh hưởng đối với môi trường từ việc xây dựng và sinh sống của ngôi làng cũng rất cần phải đề cập; Tuy nhiên, những tác động này có khả năng tập trung hơn. Ngoài ra, ngôi làng là nơi tiềm ẩn nguy cơ lớn về phạm vi rộng và tập trung sự ô nhiễm, về cả các biến đổi trong hiện tượng thay đổi chính của môi trường như các trận lũ và là nguồn gây ô nhiễm về lâu dài (Sheaves M., 2008).

Biện pháp giảm thiểu: Việc xây dựng và thay thế các khu vực dành cho công nhân cần phải được xem xét kĩ lưỡng nhằm hạn chế những tác động phát sinh của luồng nước. Có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu như trong phần xây dựng đường xá; hơn nữa nên áp dụng các phương pháp xử lí chất thải thích hợp thân thiện với môi trường, đặc biệt là nước thải và rác. 2.2 Giai đoạn hồ chứa được hình thành 2.2.1 Giai đoạn tích nước: Việc tích nước cũng mang lại cơ hội nâng cao giá trị nghề cá thông qua hình thức nuôi (Zhong & Power, 1996) các loài thích hợp và ứng dụng công nghệ, hay bằng cách tăng thêm diện tích cho khu vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hình thức di cư của các loài này chỉ có thể thành công nếu các điều kiện môi trường trong khu vực trữ nước phù hợp. Giai đoạn dự trữ nước làm thay đổi môi trường sống ven sông hàng kilomet và có khả năng môi trường sống này sẽ không ở được. Nếu thảm thực vật không được làm sạch trước khi ngập nước thì quá trình phân hủy sẽ chắc chắn làm giảm chất lượng nguồn nước (Rosa et al., 2004, Abril et al., 2005) tới mức không thể đảm bảo được cho cuộc sống trong môi trường này. Nếu thảm thực vật được dọn sạch sẽ đem lại một viễn cảnh tốt nhất cho môi trường sống trong nước, dưới mặt nước sẽ tương đối sạch sẽ (Kottelat M., 1996). Sự lắng đọng của các chất trầm tích sẽ chôn vùi hầu hết môi trường sống lý tưởng và gây ra những biến đổi nhỏ trong môi trường sống làm cho môi trường sống lớp mặt trở nên cằn cỗi, hệ sinh thái sông sẽ chuyển thành hệ sinh thái hồ chứa, đó là sự thay đổi lớn về bản chất và kết quả là mất đáng kể đa dạng sinh học vùng này (Dag Berge, Hải HT & Sơn NK, 2006) tất cả các loài sinh vật thuỷ sinh sẽ không gặp thuận lợi về điều kiện sống (Marcus, 2007). Một sông lớn với nhiều thác ghềnh, vực, chỗ nông chỗ sâu, nước lưu thông sẽ chuyển thành hồ lớn, nước tĩnh, các loài sinh vật ưa nước chảy nhanh sẽ gặp bất lợi, hoặc không thể tồn tại. Biện pháp giảm thiểu: Môi trường sống trong hồ chứa bị thay đổi đảo ngược hoàn toàn. Khó có biện pháp bảo tồn trong điều kiện môi trường sống bị thay đổi vĩnh viễn. Việc duy nhất có thể làm nếu muốn bảo tồn các loài cá địa phương là bảo vệ các loài vốn có trong vùng, không đưa các loài lạ vào vùng hồ (Sheaves M, 2007). Ở đây chủ yếu chuyển từ các biện pháp giảm thiểu sang tập trung chủ yếu vào các biện pháp bồi thường như là nhân giống cá. Môi trường sống trên sông (nước nông, dòng chảy mạnh, tỉ lệ bờ đối với mặt nước cao)

Page 8: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 8

được chuyển thành môi trường sống ao hồ ( nước sâu, dòng chảy chậm, tỉ lệ bờ đối với mặt nước thấp). Do vậy môi trường sống mới sẽ rất bất lợi cho những loài sống ở sông, nhưng lại rất thuận lợi cho những loài sống ao hồ (Zhong & Power 1996). Đây là chi phí cơ hội giữa việc duy trì đa dạng sinh học độc nhất và khả năng tăng sản lượng ngư nghiệp trong sự bần cùng hóa (Fleischer 2004, So et al. 2006). 2.2.2 Giai đoạn năm năm đầu: Một số hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới ít nhất cũng có hơn một thấu kính làm ôxy hóa bề mặt nước (Mtada 1988, Townsend 1999, Aughenbaugh et al. 2005). Chính điều này cũng sẽ gây ra một vấn đề khác đối với các đập nước làm cho mực nước xuống thấp hoặc gây ra những biến đổi bất thường theo mùa, lớp ôxy hóa này cũng làm hạn chế khả năng sinh sản của cả sinh vật đáy và sinh vật tầng mặt. Hiện tượng ôxy hóa lắng xuống tạo ra “khu vực chết” đối với các sinh vật tầng đáy, khu vực chết này kéo dài từ mực nước cao nhất cho đến tận mực thấp nhất (Grimas 1962, Kaster & Jacobi 1978, Blinn et al. 1995, Okland & Okland 1996). Hiện tượng lắng cặn tăng nhanh khiến cho hầu hết các sinh vật đáy bị chết (Blinn et al. 1995); chỉ có các loài di cư mới có khả năng đối phó được với nguồn nước này. Ngược lại, việc mất đi khả năng sinh sản của các sinh vật đáy đã có tác động lên chức năng dinh dưỡng của hồ chứa. Sinh vật đáy đóng vai trò quan trọng đối với việc di cư và xử lý chất dinh dưỡng và là nguồn thức ăn sẵn có cho các sinh vật bậc cao hơn. Không có cơ chế chuyển giao chất dinh dưỡng sẽ gây ra mối nguy hiểm đối với nguồn dinh dưỡng của cả hệ thống (Jones et al. 2001). Loài cá cũng bị ảnh hưởng bởi tầng nước bị ôxy hóa gây ra hiện tượng cá xung quanh khu vực nước nông có sinh khối cao hơn. Do đó, trong suốt quá trình lắng cặn này tiềm ẩn nguy cơ tích tụ và mất đi sinh khối ở các ngư trường trừ khi các khu vực ngập nước này làm loại bỏ khả năng hình thành các hồ. Tác động của chất lượng nước tới các hồ chứa vùng nhiệt đới là rất khó dự đoán bởi chúng còn phụ thuộc vào sự kết hợp và tương tác của một loạt yếu tố bao gồm: bản chất và loại trầm tích và các chất dinh dưỡng có trong hệ thống hồ chứa và hình thức phát tán của các loại trầm tích (Faithful & Griffiths 2000, Jones et al. 2001), lượng mưa và hình thức cung cấp nước (Mtada 1988), mực nước và sự kết hợp của các nguồn này (Sahoo & Luketina 2006), cơ chế xả nước và lưu lượng xả (Boland 1995) và rất nhiều yếu tố khác. Nếu thảm thực vật không được dọn sạch khỏi các khu vực và để chúng bị ngập trong suốt quá trình thi công thì chất lượng nguồn nước sẽ bị suy giảm do thảm thực vật sẽ bị vi khuẩn phân hủy. Quá trình này sẽ sinh ra khí carbon dioxide và khí metal (Rosa et al. 2004, Soumis et al. 2004, Abril et al. 2005), cả hai loại khí này cuối cùng lại được thải vào bầu khí quyển (Rosa et al. 2004, Abril et al. 2005). Ngược lại, tác động này làm giảm nồng độ PH và làm tăng tình trạng thiếu ôxy. Tuy nhiên, người ta hy vọng các mức độ thiếu ôxy chỉ xảy ra ở khu vực sâu hơn thậm chí ngay cả khi thảm thực vật đã được dọn sạch trước khi tích nước. Nguồn chất dinh dưỡng có tác động ngược lại khả năng sản xuất ban đầu của lượng nước thông qua các quá trình sinh hóa (Fonseca & Bicudo 2008). Ngược lại, bản chất của mối quan hệ này (lượng chất dinh dưỡng dồi dào, thiếu chất dinh dưỡng …) có ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì sự đa dạng sinh học của môi trường nước và tiềm năng của các ngư trường. Điển hình là, vấn đề phân hủy các chất hữu cơ ở trong khu vực hồ chứa ở vào thời kỳ đầu đã làm tăng lượng chất dinh dưỡng, nhưng ở giai đoạn giữa cho đến giai đoạn sau này (ví dụ 2-5 năm) trở thành cái bẫy làm cho giảm đáng kể lượng chất dinh dưỡng xuất ra. Tỷ lệ chất dinh dưỡng mà hồ chứa tích lũy được phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng người ta hy vọng là tần xuất lắng cặn của hồ có khả năng thúc đẩy làm giảm tham biến chất lượng nguồn nước, tham biến chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tích tụ chất dinh dưỡng. Sự lắng cặn nhanh của các hồ chứa ở Autralia đã góp phần làm tăng đáng kể chất diệp lục a và tập trung của lượng chất phát quang khi mà chúng đang ở mức thấp nhất. Mặc dù lượng này đã

Page 9: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 9

bị giảm đi đáng kể sau khi hồ dừng vận hành thì chúng vẫn duy trì ở mức cao hơn mức trước khi lắng cặn (Boland 1995). Điều này chứng tỏ rằng việc tái dự trữ nước và lắng cặn có khả năng làm tăng các vấn đề về nguồn nước. Do mất đi các sinh vật ở tầng đáy có khả năng kết hợp chất dinh dưỡng vào chuỗi thức ăn trong môi trường nước nên quá trình tích lắng cặn nhanh và sự gia tăng của các khu vực chết chỉ có thể làm tăng lượng chất dinh dưỡng tích tụ; Sự lắng cặn này cũng thúc đẩy quá trình thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển (Fearnside 2005). Trong những năm đầu mới ngập nước, khu hệ thuỷ sinh hồ thuỷ điện Trung Sơn về cơ bản là khu hệ thuỷ sinh hồ chứa, các loài ưa nước chảy giảm mạnh về số lượng loài, cũng như sản lượng. Sau khi tích nước số loài cá trong hồ sẽ giảm đi so với thời kì còn là sông, chẳng hạn hồ Hoà Bình sau 10 năm tích nước từ 94 loài cá khi chưa có hồ nay chỉ còn 25 loài (Cty tư vấn xây dựng điện 4 (CTTVXĐ 4), 2004). Ngược lại các loài ăn mùn bã và sinh vật nổi phát triển mạnh, cho sản lượng cao do có nguồn thức ăn dồi dào. Sản lượng khai thác tự nhiên trong những năm đầu đạt rất cao, thời kì này kéo dài khoảng 5 – 6 năm, tiếp theo là thời kì suy giảm dinh dưỡng thì sản lượng cũng giảm dần tiến tới ổn định trong thời kì ổn định và tăng dần trong thời kì phì hoá. Khi lượng trầm tích bồi lắng đạt mức nước chết, hồ chuyển sang thời kì đầm lầy hoá thì sản lượng lại giảm dần. Một ngư dân ở Bãi San, thuộc khu vực lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, chị Bùi Thị Liên cho biết cách đây vài năm gia đình chị có thể đánh bắt được trung bình 200 kg cá/ngày, bây giờ cũng bằng ấy ngư cụ chỉ thu được trung bình 10 kg/ngày. Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Môi trường sống trong hồ chứa bị thay đổi đảo ngược hoàn toàn. Khó có biện pháp bảo tồn trong điều kiện môi trường sống bị thay đổi vĩnh viễn. Việc duy nhất có thể làm nếu muốn bảo tồn các loài cá địa phương là bảo vệ các loài vốn có trong vùng, không đưa các loài lạ vào vùng hồ ít nhất trong 10 năm đầu hoặc càng lâu càng tốt. Đưa các loài lạ vào sẽ có thể gây ra một loạt các vấn đề về môi trường, tác động không tốt tới sản lượng tự nhiên (Sheaves M, 2007). Ngoài ra còn có thể chuyển từ các biện pháp giảm thiểu sang tập trung chủ yếu vào các biện pháp bồi thường như là nhân giồng cá chép và cá bỗng (các loài vốn đã có ở vùng lòng hồ) thả bổ xung vào hồ. Đồng thời tiến hành huấn luyện phương pháp đánh bắt cá thích hợp cho cư dân vùng lòng hồ. 2.2.3 Năm năm tiếp theo: Rất khó có thể dự đoán được các vấn đề về lâu dài có thể phát sinh ở các hồ chứa nước vùng nhiệt đới. Hầu hết các vấn đề có thể dự đoán được thì chỉ đơn giản là các vấn đề kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và đã được đưa ra thảo luận. Người ta cho rằng chắc chắn các hồ chứa còn tiếp tục thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính trong nhiều năm sau giai đoạn năm năm đầu nếu như thảm thực vật bị ngập nước thay vì là được phát quang (Soumis et al. 2004, Abril et al. 2005). Vấn đề nảy sinh: Sản lượng thuỷ sản sẽ thay đổi: Năm năm đầu sau khi tích đầy nước sản lượng cá trong hồ chứa sẽ tăng cao so với trước đây, sau đó ở những năm tiếp theo sản lượng cá trong hồ sẽ giảm dần nếu như không có sự bổ xung giống nhân tạo. Nghề đánh bắt cá cũng có những biến đổi sâu sắc; Dân vùng lòng hồ đều là các nông dân, đánh bắt cá chỉ là làm thêm để có nguồn đạm từ cá phục vụ cho bữa ăn hàng ngày nhưng rất quan trọng đối với họ. Họ vốn quen việc đánh bắt cá ở những sông suối cạn với những dụng cụ đánh bắt thích hợp với điều kiện trên, khi hồ chứa được hình thành, đặc điểm thuỷ văn của thuỷ vực có những thay đổi lớn kéo theo phương pháp và ngư cụ dùng cho đánh bắt buộc phải thay đổi và cần có kinh phí cho việc này. Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Ở một số hồ chứa xảy ra hiện tượng thay đổi tự nhiên đối với các loài sống trong nước chảy nếu như chúng hiện diện trong hệ thống (Zhong & Power

Page 10: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 10

1996); Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp thì sản lượng cá không thể ổn định lâu dài mà không nhờ đến quá trình gây giống nhân tạo với quy mô lớn (Zhong & Power 1996). Hơn nữa, do thay đổi môi trường sống (từ dòng chảy mạnh sang vùng nước lặng) và chất lượng nước (tức nhiệt độ) nên có thể cần phải chuyển một số loài từ một nơi nào đó đến nhằm đảm bảo sản lượng cá. Đó là trường hợp của hồ chứa Ea Kao thuộc miền nam Việt Nam, nơi có tới 80% lượng cá trong hồ là do đưa từ nơi khác đến, được duy trì bằng hình thức gây giống nhân tạo trên diện rộng (Phan & De Silva 2000). Phương pháp đền bù kiểu như đưa cá từ nơi khác đến cần phải được xem xét kĩ lưỡng từng trường hợp một. Hầu hết các trường hợp đưa cá nhập ngoại vào đã gây ra tình trạng mất đa dạng sinh học, kể cả khi chúng đã được lựa chọn kĩ càng nhằm phù hợp với cấu trúc chưa được khai thác bên ngoài (Dudgeon & Smith 2006); Chỉ riêng nguy cơ mất đa dạng sinh học cũng khiến chúng ta phải xem xét cẩn thận việc phát triển nghề cá dựa trên các loài cá hiện có tại địa phương. Cho dù là dựa trên các giống cá địa phương hay nhập ngoại thì dường như nghề cá chỉ có thể được duy trì lâu dài với những hỗ trợ trên quy mô lớn từ con người (Phan & De Silva 2000) và chỉ khi đưa ra được các loài cá phù hợp. Việc nhập các giống cá có thành công hay không còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh trong hồ chứa và khả năng tồn tại của chúng trước các giống cá bản địa. Do vậy sẽ là hợp lí nếu hoãn việc nhập các giống cá vào hồ chứa mới ít nhất là mười năm sau khi xây dựng xong nhằm tạo điều kiện thiết lập những điều kiện ngoại cảnh ổn định và cung cấp những giống cá bản địa để tạo ra một quần thể cá sống độc lập (Kottelat M. 1996); Việc nhập giống cá sẽ không được thực hiện nếu không có những ưu tiên về đánh giá toàn diện và phân tích rủi ro (Fenichel et al 2006); Việc nuôi cá trong hồ chứa và các khúc sông sẽ được quản lí nhằm đảm bảo đa dạng sinh học và tính hiệu quả. Theo đó các chiến lược quản lí nên nhằm vào vấn đề quản lí và giám sát việc đánh bắt cá nuôi trồng hay cá tự nhiên. Dự án nuôi trồng thủy sản nên dựa vào những nghiên cứu đồng đều về các loài cá nhập về trước khi đưa vào hồ. Không cho phép các hoạt động đánh bắt cá bừa bãi như đánh bắt bằng điện, bằng chất nổ hoặc bằng lưới mắt nhỏ. Vấn đề nảy sinh: Sự chuyển đổi môi trường sống tại thượng lưu đập nước Sự chuyển đổi môi trường sống tại thượng lưu đập nước sẽ làm mất hàng chục km nơi ở của cá trên sông (dòng chính và các nhánh của chúng), làm cho dòng nước vốn chảy nhanh ở vùng núi thượng lưu nay bị chậm lại ở các vùng hồ, ảnh hưởng có thể nhận thấy rõ nhất là môi trường sống tự nhiên bị mất (Dudgeon 2005, Silva và các cộng sự 2006); hệ sinh thái sông sẽ chuyển thành hệ sinh thái hồ chứa, đó là sự thay đổi lớn về bản chất và kết quả là mất đáng kể đa dạng sinh học vùng này (Dag Berge, Hải HT & Sơn NK, 2006) tất cả các loài sinh vật thuỷ sinh sẽ không gặp thuận lợi về điều kiện sống (Sheaves M. 2007). Một sông lớn với nhiều thác ghềnh, vực, chỗ nông, chỗ sâu, nước chảy xiết sẽ chuyển thành hồ lớn, nước chảy chậm, các loài sinh vật ưa nước chảy nhanh sẽ gặp bất lợi hoặc không thể tồn tại. Do lắng cặn tất cả đá, vỉa đá, và các yếu tố khác của vùng đất dưới lòng sông sẽ nhanh chóng biến mất. Đây là môi trường sống chính của các loài cá như Senilabeo lemassoni, S. dorsoarcus, S. xanthogenys, Garra pingi, G. orientalis ... cũng biến mất theo. Tảo cũng như các động vật không xương sống bám trên đá cũng sẽ không còn dẫn tới các loài cá sống nhờ vào nguồn thức ăn này đều khó chuyển đổi nguồn thức ăn và cũng bị tiêu diệt. Các bãi đẻ trứng đều bị bao trùm 1 lớp bùn (Kottelat M, 1996) điều này cũng ảnh hưởng lớn tới các loài cá sinh sống trong vùng và làm chúng biến mất như các loài: cá sỉnh - Varicorhinus (O.) gerlachi), cá sỉnh gai - V. (O.) laticeps, cá mọm - Scaphiodonichthys microcorpus, cá rầm xanh - Senilabeo lemassoni, cá rầm xanh lưng gù - S. dorsoarcus, cá rầm vàng - S.

Page 11: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 11

xanthogenys, cá đo - Garra pingi, cá sứt mũi - G. orientalis, tất cả các loài thuộc họ Balitoridae có mặt ở đây như các loài chạch suối: Schistura incerta, S. fasciolata, S. hingi và Balitora brucei; Các loài cá huốt - Hemibagrus vietnamicus và cá chiên suối - Glyptothorax hainanensis. Chỉ một số ít loài thuộc hệ sinh thái sông thích ứng được với hệ sinh thái hồ chẳng hạn cá chép (Cyprinus carpio), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá mương (Hemiculter leucisculus), cá ngão ( Culter recurvirostris), cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) là có thể tồn tại. Nhìn chung vùng đất dưới lòng hồ rất đơn điệu do kết quả của việc lắng cặn và xóa bỏ các thảm thực vật. Các loài cá sẽ gặp khó khăn khi tìm nơi ẩn náu (Kottelat, 1996). Các loài tảo nói chung có thể còn tồn tại nhưng các loài tảo bám, thức ăn của một số loài cá như Varicorhinus (O.) gerlachi, V. (O.) laticeps, Scaphiodonichthys microcorpus sẽ không còn và các loài cá này cũng biến mất theo. Trong hồ chứa có 4 loài sách đỏ đều thuộc bậc VU cần bảo vệ (Dực NH, & Dương Quang Ngọc, Tạ Thị Thuỷ & Nguyễn Văn Hảo 2003): 1) Cá cá rầm xanh (Senilabeo lemassoni). Cá sống đáy và gần đáy, ăn chủ yếu là tảo bám vì vậy khi hồ tích nước thì điều kiện sống sẽ không còn phù hợp nên loài này sẽ không sống được trong khu vực hồ. Tuy nhiên vì chiều dài của hồ không thật lớn nên chúng có thể di chuyển lên sống ở phía trên hồ chứa. Phía dưới đập ở vùng thượng lưu cũng có mặt chúng vì vậy cũng có thể chúng tìm được nơi sinh sản ở đó hoặc di chuyển lên nhánh sông Luồng, nhánh sông dự kiến giữ nguyên vẹn. 2) Loài cá măng (Elopichthys bambusa): loài cá sống tầng giữa và tầng mặt, ăn thịt, đẻ trứng nổi ở vùng trung lưu sông; phân bố cả ở trung và thượng lưu, đẻ từ tháng 4 đến 7. Loài này thích hợp với môi trường sống hồ chứa; ngư dân ở hồ Hoà Bình cho biết loài này phát triển tốt ở hồ Hoà Bình. Có thể bảo tồn loài này ở phía dưới đập vì nơi ấy chúng cũng có mặt và là nơi sinh sản. 3) Loài cá chiên (Bagarius rutilus) loài cá dữ, sống đáy, đẻ ở cả trung và thượng lưu nên có thể bảo tồn nó cả ở thượng lưu (phía trên hồ chứa) và cả ở phía dưới đập. 4) Cá lăng (Hemibagrus guttatus) loài cá dữ, sống đáy, ăn thịt, chỉ đẻ ở thượng lưu nên có thể bảo tồn chúng ở phía trên hồ chứa. Điều không chắc chắn là cá con của chúng có thể qua đập tràn để xuống hạ du được không. Ngoài ra còn 10 loài cá khác tuy không có giá trị bảo tồn nhưng có giá trị kinh tế nhất định cho vùng, trong đó các loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá chày đất (S. hollandi), cá trôi (Cirrhina molitorella), cá chép (Cyprinus carpio), cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) và cá mương (Hemiculter leucisculus) có thể tồn tại và phát triển được ở trong hồ và cho sản lượng tốt. Các loài cá sỉnh (Varicorhinus (O.) gerlachi), cá sứt môi (Garra orientalis) sẽ không tồn tại, cá trê (Clarias fuscus) và cá chạch sông (Mastacembelus armatus) chưa có cơ sở để khẳng định. Loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) có số lượng cá giống cư dân khai thác nhiều nhất trong số các loài cá có khai thác cá giống tự nhiên và ở trên đập cũng là nơi có sản lượng khai thác nhiều nhất. Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Ở đây chủ yếu chuyển từ các biện pháp giảm thiểu sang tập trung chủ yếu vào các biện pháp bồi thường như là nhân giống cá. Môi trường sống trên sông (nước nông, dòng chảy mạnh, tỉ lệ bờ đối với mặt nước cao) được chuyển thành môi trường sống ao hồ ( nước sâu, dòng chảy chậm, tỉ lệ bờ đối với mặt nước thấp). Do vậy môi trường sông mới sẽ rất bất lợi cho những loài sống ở sông, nhưng lại rất thuận lợi cho những loài sống ao hồ (Zhong & Power 1996). Đây là chi phí cơ hội giữa việc duy trì đa dạng sinh học đọc nhất và khả năng tăng sản lượng ngư nghiệp trong sự bần cùng hóa (Fleischer 2004, So et al. 2006). Những năm đầu có thể nhân giống tại chỗ cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) và cá chép (Cyprinus carpio), những loài vốn có ở khu vực lòng hồ.

Page 12: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 12

Vấn đề nảy sinh: Đập được hình thành sẽ phá vỡ kết nối chiều dọc sông, làm suy yếu

dòng chảy dẫn tới việc làm cản trở sự di cư của cá Khi đập ngăn nước được xây dựng sẽ tạo nên những rào cản của sự di cư của các loài cá dọc theo dòng sông là một xu thế tất yếu trên toàn thế giới (Borges Barthem 1991, Fearnside 2001, Katano 2006, Sheer & Steel 2006). Sự nối kết theo chiều dọc các con sông là thực sự cần thiết vì cá và các loài động vật không xương thường di chuyển dọc theo chiều dài sông để đẻ trứng và nuôi dưỡng cá con, vùng nước sâu là nơi ẩn náu khi mực nước sông hạ thấp, thêm nữa di cư là một phần trong lịch sử vòng đời của nhiều loài (Jensen 2001, Poulsen 2002). Những tác động tới sự di cư theo chiều dọc được mong đợi nhiều nhất vì hệ thống sông ở các nước Châu Á thường bao gồm số lượng lớn các loài cá di cư (Kottelat & Whitten 1996), đặc biệt là đối với những loài cá có yêu cầu về không gian di cư rộng, trải dọc chiều dài sông hoặc giữa vùng biển và vùng thượng lưu, chẳng hạn như loài cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) một loài cá quý di cư từ biển về vùng thượng nguồn sông để sinh sản (Berge và các cộng sự 2006) đã được lưu trong Sách đỏ của Việt Nam. Loài này bãi đẻ của chúng được xác định trên địa bàn Bá Thước (Dực NH, Ngọc DQ,Thuỷ TT & Hảo NV 2003). Lưu lượng dòng nước liên quan quan trọng đến di cư của cá. Đối với nhiều loài lưu lượng dòng chảy tăng lên vào đầu mủa mưa thì chúng bắt đầu di cư. Lưu lượng khởi đầu này thường bị chậm trễ hoặc không xảy ra do việc tích nước hồ chứa đầu mùa mưa (Dag Berge, Hai HT & Sơn NK, 2006). Sự xuất hiện cá to và nhỏ của loài cá mương (Hemiculter leucisculus) ở rất nhiều vùng trên dọc sông Mã chứng tỏ loài này không cần di cư xa, chúng có nhiều bãi đẻ. Mặt khác, những dòng chảy bị biến đổi có thể không xuất hiện tại thời điểm thích hợp cho sự di cư của các loài cá (Sheaves M. 2007). Có 54 loài cá sống ở nước lợ và nước mặn di cư ngược dòng sông Mã (Ngọc D.Q., 2007) tuy nhiên không có loài nào trong số này bị đập ngăn cản đường di cư vì loài di cư lên cao nhất là cá bống (Eleotris fusca) cũng còn cách đập về phía hạ du đến trên dưới 70 km.

Đã biết được có 4 loài cá sống ở sông di cư ra biển đẻ là: chình hoa (Anguilla marmorata), vược (Lates calcarifer, đối mục (Mugil cephalus) và cá ong (Therapon jarbua). Cả 4 loài này đều phân bố phía hạ du của đập vì vậy đập không là rào cản đường di cư đi sinh sản của chúng. Đề xuất biện pháp giảm thiểu:

i) Một biện pháp giảm nhẹ tác động của những rào cản này và những tác động khác là bảo đảm rằng ít nhất một nhánh của hệ thống sông Mã vẫn giữ được tình trạng nguyên vẹn. Một chuỗi các sinh cảnh từ cửa sông tới vùng thượng lưu sông cần phải giữ nguyên vẹn, không có rào cản, có các biện pháp bảo vệ cao tránh các tác động như ô nhiễm từ quá trình khai thác và những ảnh hưởng đến lượng cá ở sông. Việc giữ được một hệ thống sông thế này sẽ đảm bảo được sự nối kết trong cùng một nhánh sông và cung cấp một số loài cá chỉ phù hợp với môi trường sống này với những chức năng đời sống cần thiết. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các kiểu môi trường sống đều phải có hệ thống bảo vệ chặt chẽ (Sheaves M, 2007). Có lẽ nhánh sông Bưởi ở phía Đông và nhánh sông Luồng ở phía Tây của hệ thống sông (Xem Bản đồ 2) là những nhánh sông thích hợp cho việc này. Để đảm bảo biện pháp này thành công thì hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo vệ, đảm bảo không chặn đường di cư, bảo vệ tất cả các loại môi trường sống (Sheaves M. 2007).

ii) Một biện pháp khác là vào đầu mùa mưa chưa nên tích nước hồ chứa ngay, cần có một lượng nước xả xuống hạ du để “làm mồi” cho một mùa di cư của các loài cá. Cần

Page 13: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 13

nghiên cứu thêm để xác định phạm vi, các yếu tố tác động và thời điểm di cư (Sheaves M., 2008). iii) Có rất ít các loài cá tại các vùng của Châu Á có khả năng vượt qua những rào cản dù là thấp (Kottelat & Whitten 1996). Sau khi đập hình thành, dòng sông bị chặn các loài di cư có thể: 1) Biến mất không phải vì lí do mất đường di cư (mà do mất môi trường sống hoặc vì ô nhiễm ...) 2) Mất do không sinh sản được vì không hoàn tất chặng đường di cư 3) Có thể vẫn sinh sản được mà không cần di cư hoặc tìm thấy đường di cư và nơi sinh sản mới (Kottelat M, 1996). Việc tạo kênh dẫn cá,“bậc thang” hoặc “thang máy” cho cá vượt đập là không thực tế. Việc này đã được thực hiện ở các nước phương Bắc và các nước ôn đới ở châu Âu và Băc Mĩ và đôi khi chỉ hoạt động có hiệu quả đối với những khu hệ cá rất nghèo về số lượng loài, đôi khi chỉ gồm một vài loài và “thang” được thiết kế phù hợp cho chúng. Các loài này hầu như chỉ thuộc nhóm cá hồi, một loại cá được biết là nhảy rất tốt. Các “thang” hoặc kênh cho cá rất ít khi được xây dựng ở các nước nhiệt đới. Không có một báo cáo nào nói về hiệu quả của việc này nhưng lại có nhiều báo cáo nói về tính không hiệu quả của chúng (chẳng hạn Roberts, 1994). Những thất bại này đều là do việc xây dựng các bậc thang kém (thang ở vùng cạn của sông tới hồ chứa lại bị khô hạn vào thời điểm cá di trú), không có sự bảo dưỡng (các tầng nước bị lắng cặn chỉ trong vài ngày) và thiết kế kém (không có sự cân nhắc về các yếu tố sinh học). Những yếu tố sinh học quan trọng là: 1) Các chủng quần cá vùng nhiệt đới thường bao gồm rất nhiều loài khác nhau (đôi khi hơn 100 loài), và mỗi loài lại có những đòi hỏi riêng theo mùa, động lực khí ô xi, vị trí các cột nước và cách bơi của chúng; 2) Cá phải tìm được lối vào; 3) Sau khi lên được tầng nước, cá lại phải vượt qua được các rào cản khác (Kottelat M, 1996). Vì vậy có lẽ biện pháp mở kênh, xây dưng bậc thang hoặc “thang máy” cho cá vượt đập là không hiệu quả và gây tốn kém về nguồn vốn dùng cho việc xây dựng chúng. Vấn đề nảy sinh: Sự ứ đọng chất dinh dưỡng Nước chảy vào các hồ chứa có xu hướng chậm dần làm cho các chất dinh dưỡng lắng xuống (Rausch & Schreiber 1981). Nước tháo ra từ các đập ngăn nước đã bị hút hết chất dinh dưỡng do phù sa bị lắng đọng xuống lòng hồ dẫn đến sự giảm sút các chất dinh dưỡng tự nhiên tại vùng hạ du đập (Domenech 2006, Roelke 2006, CTTVĐ 4, 2004) dẫn đến giảm năng suất vùng cửa sông. Thông tin về nguồn cung cấp dinh dưỡng ở các vùng nước ngọt và cửa sông ở Việt Nam có quá ít để đánh giá khả năng hoặc phạm vi tác động của nguồn dinh dưỡng giảm sút từ vùng thượng lưu. Những nghiên cứu từ nước ngoài cho thấy quá trình tạo ra chất dinh dưỡng ở vùng cửa sông nhiệt đới rất phức tạp (Davies & Eyre 2005). Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng dường như đặc biệt căng thẳng tại vùng thượng lưu, dưới đập nước. Hoặc hơn thế là tại các vùng hạ lưu sông và cửa sông nhưng thực tế lại quá ít thông tin cần thiết về nguồn dinh dưỡng tại những vùng này (Sheaves M, 2007). Tiêu biểu nhất là sự phân huỷ các chất hữu cơ trong hồ nhân tạo bắt đầu dẫn tới các nguồn chất dinh dưỡng tăng dần, nhưng trong một khoảng thời gian dài (2 – 5 năm), sự ứ đọng tăng dẫn đến việc di chuyển các chất dinh dưỡng diễn ra chậm. Những tác động này luôn được ước tính cố định trong suốt thời gian tồn tại của hồ nhân tạo (Sheaves M, 2007). Ở những hồ có hiện tượng phân tầng như Bản Uôn (Trung Sơn) thì thành phần hoá học và nồng độ các thành phần đó thay đổi theo độ sâu. Trong thời gian tồn tại sự phân tầng, lớp nước đáy của hồ tách biệt khỏi lớp nước mặt bởi lớp chuyển tiếp nên các chất dinh dưỡng chuyển lên phía trên ít và các chất hoà tan cũng bị hạn chế chuyển vận xuống phía dưới. Sự

Page 14: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 14

phân huỷ vi sinh vật các chất hữu cơ lắng đọng cùng các thực vật bị ngập làm cho lớp nước đáy thường bị thiếu ô xy (CTTVĐ 4, 2004)

Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Nước chảy ra từ những phần sâu nhất của hồ chứa (Martin & Arnerson 1978) có thể giảm bớt tình trạng này, nhưng lại có thể làm gia tăng các chất khí nhà kính. Việc cố gắng đưa thêm chất dinh dưỡng xuống hạ du gần như không mang tính thực tế vì những hiểu biết về quá trình này còn nhiều hạn chế hoặc cách thay đổi các tầng nước hoặc thay đổi như thế nào đều khó có thể xác định được mức độ gia tăng thích hợp (Sheaves M, 2007). Tình trạng thiếu ô xy ở lớp nước đáy sẽ kéo dài từ 3 đến 4 năm nếu sinh khối bị ngập trong hồ không được thu dọn, tình trạng trên sẽ được rút ngắn, chỉ còn 1 đến 2 năm nếu lòng hồ được thu dọn (CTTVĐ 4, 2004) vì vậy cần phải thu dọn sinh khối lòng hồ trước khi cho ngập nước để giảm thiểu tình trạng này.

3. Hồ chứa đến nhà máy điện Vấn đề: Mất môi trường sống đoạn sông từ dưới đập tới nhà máy điện: vì đoạn sông từ sau đập tới nhà máy điện rất ngắn, chỉ có 456m vì vậy tác động xấu, gây ra đoạn sông khô là không đáng kể (TTTVĐ4, 2004). Đây là một thiết kế tốt, không gây ra đoạn sông chết. 3.1 Giai đoạn thi công: Các ảnh hưởng tiềm ẩn cũng giống như là các tác động trong khu vực thi công có sự phát tán của các chất gây ô nhiễm và các chất gây lắng cặn vào dòng nước. Do đó các vấn đề liên quan đến việc xây dựng ở khu vực lòng sông, việc xây dựng các lối vào, sử dụng các chất nổ và việc phát quang thảm thực vật trở thành các vấn đề có liên quan trực tiếp. Mối quan tâm lớn nhất là việc tăng lượng trầm tích và tăng lượng bùn. Cả hai vấn đề này đã được thảo luận ở phía trên như là một phần của giai đoạn thi công hồ chứa. Xác định các vấn đề theo phạm vi/ thời gian sẽ giúp đưa ra giả định là có nên chăng là vẫn duy trì dòng chảy tự nhiên trong suốt quá trình xây dựng. Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Xem phần giai đoạn xây dựng hồ chứa ở trên.

3.2 Giai đoạn tích trữ nước: Giai đoạn này gây ảnh hưởng chủ yếu lên phạm vi dòng chảy tính từ thành đập. Trong suốt quá trình trữ nước ở đập lượng nước ngọt sẽ bị giảm đi do có một lượng nước nhất định được giữ lại để làm đầy hồ chứa. Lý tưởng nhất trong giai đoạn này là đặt một cơ chế điều chỉnh dòng chảy theo hướng duy trì được điều kiện phù hợp của hệ sinh thái. Tuy nhiên cân bằng giữa điều chỉnh các dòng sông và duy trì các nguồn hiện có vẫn còn là thách thức lớn chưa thể đạt được đối với cả các nước công nghiệp (Hirji & Panella 2003) trong khi vẫn thừa nhận rằng việc năng suất thuỷ sản trong khu vực nội địa bị giảm vì sự xuy thoái môi trường sống của loài cá do những thay đổi về đất đai và nguồn nước sử dụng (Swales, 1993, Halls & Welcomme 2004). Ngoài ra cũng phải thừa nhận rằng các đập có ảnh hưởng lớn lên toàn bộ chiều dài của các dòng sông, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả vùng cửa sông (Zhong & Power 1996) và vùng ven biển liền kề (Paskoff, 1992) như là một hệ quả trực tiếp của sự biến đổi về thời gian và lưu lượng các dòng chảy. Môi trường sống ở rất nhiều suối nước ngọt đang trong tình trạng nguy hiểm do dòng chảy bị thay đổi. Các hố sâu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái sông ngòi ở Việt Nam bởi chúng là môi trường sống quan trọng cho rất nhiều loài cá trong suốt mùa khô và vùng đồng bằng cửa sông là môi trường sinh sản của chúng trong suốt mùa mưa (Poulsen et al. 2002). Thay đổi về lưu lượng và thời gian của các dòng chảy sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm suy giảm cả các loại môi trường sống cũng như là khả năng di cư của các loài cá giữa các môi trường này (Eikaas & McIntosh 2006). Môi trường sống cũng còn bị ảnh hưởng bởi dộ sâu của nước hoặc sự chuyển tiếp của các dòng nước. Cấu trúc đập cũng làm giảm dòng

Page 15: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 15

chảy và có thể gây tích bùn ở môi trường sống trong các hồ (Poulsen et al. 2002) gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu hệ cá trong các hồ này. Mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào các vấn đề có liên quan đến các dòng suối và các nhánh của nó, song cũng cần đặc biệt lưu ý đến các khả năng tác động sâu hơn đến khu vực xuôi dòng. Dòng chảy thay đổi có thể ảnh hưởng đến vị trí của khu vực có nhiều bùn nhất (TMZ) (Pontee et al. 2004), khu vực đặc biệt quan trọng đối với các ấu trùng cá (North et al. 2002), sự biến đổi trong hình thức di chuyển của trứng và các ấu trùng tới khu vực có nhiều bùn nhất (TMZ) (North et al. 2005), ảnh hưởng đến việc giữ trứng trong khu vực TMZ (Chicharo et al. 2001), và làm thay đổi sự sinh sản ở trong khu vực TMZ là khu vực có mật độ ấu trùng đông (North et al. 2005). Việc suy giảm dòng nước ngọt có thể làm giảm sự phát tán trầm tích cùng với làm giảm sự đa dạng hình thái sông và quần xã sinh vật. Ngoài các vấn đề đã nêu, dòng nước ngọt cũng rất cần thiết để ngăn mặn (Bate & Adams 2000) là nền tảng quan trọng hỗ trợ chức năng và đa dạng sinh học của khu vực cửa sông. Nguồn cung nước (quá thừa hay không đủ) và chất lượng nguồn nước không tốt đều có khả năng gây ảnh hưởng rộng đến sự thay đổi cơ chế dòng chảy và là vấn đề cấp bách nhất trong

Page 16: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân 16 Báo cáo cuối cùng

Bản đồ 2: Các nhánh sông giữ nguyên vẹn dự kiên

Page 17: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 17

các vấn đề về môi trường mà các hộ nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phải đối mặt (Jeney & NNK, 2002). Vấn đề chất lượng nguồn nước không tốt còn gói gọn trong vấn đề các chất gây ô nhiễm do con người thải ra mà còn liên quan đến độ mặn, nhiệt độ của nước và lưu lượng dòng chảy; tất cả các vấn đề này đều bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng lượng nước (Sheaves M. 2008). Những thay đổi trong dòng chảy và tính biến đổi của nó làm giảm sự tẩy rửa bởi nguồn nước tự nhiên, làm tăng nguy cơ ô nhiễm. Điều này làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường xung quanh. Thời gian lưu trú của các chất thải được xác định bởi hệ thống dòng chảy (Davide & NNK, 2003), tuy nhiên số lần tẩy rửa chất thải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa lý, độ dài), khối lượng, thời gian và lộ trình của dòng chảy (Aselin & Spaulding 1993). Nhìn chung, các cơn lũ tự nhiên có xu hướng làm sạch các chất bẩn một cách hiệu quả trái lại nó điều tiết dung lượng nước ở mức bình thường và làm tăng thời gian tẩy rửa chất thải (Davide & al. 2003). Việc cung cấp nguồn nước ở vùng hạ lưu sẽ bị biến đổi do việc xây dựng đập và biến đổi dòng chảy của nước (Sheaves M. 2008). Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phía hạ lưu cũng có khả năng thay đổi do hậu quả của việc xây đập và các kiểu biến đổi dòng chảy. Nước trong các nhánh sông nước ngọt phía thượng lưu của sông ngòi Việt Nam ít dinh dưỡng (dinh dưỡng thấp) (Berge et al. 2006), một tình trạng điển hình đối với những hệ thống tương tự trên toàn thế giới (eg. Leira & Sabater 2005, Alexander & Smith 2006, Domenech et al. 2006, Roelke et al. 2006) nói tới các hệ thống mà ở đó khả năng sinh sản, và quy mô dân số bị hạn chế bởi nguồn cung cấp dinh dưỡng. Qua một thời gian dài, các chất dinh dưỡng ứ đọng lại trong nước tù của các hồ chứa, dẫn tới việc các chất dinh dưỡng bị mắc kẹt lại (Rausch & Schreiber 1981). Điều này dẫn đến sự giảm sút các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các khu vực phía hạ lưu các hồ chứa (Childers et al. 2006). Điều này có thể gây nên hạn chế nghiêm trọng về dinh dưỡng ngay dưới đập vì các dòng chảy trên núi cũng giống những dòng chảy ở lưu vực Trung Sơn thường là những hệ thống dinh dưỡng thấp (Leira & Sabater 2005, Alexander & Smith 2006, Domenech et al. 2006, Roelke et al. 2006). Những dòng chảy biến đổi có thể chảy xuống phía hạ lưu gây tác động tới toàn hệ thống sông. Có thể điểm mâú chốt nhất sẽ xảy ra tại các khu vực cửa sông, vì việc định thời lượng dòng chảy theo mùa và các dòng chảy lớn có tính quyết định đối với việc sản sinh và lựa chọn ấu trùng, vị trí và bản chất của vùng Estuarine Turbidity Maximum (ETM) (vùng nhiều bùn lầy nhất ở cửa sông), một khu vực có tính sống còn cho các tiến hoá môi trường. Nghiên cứu tài liệu đã cho thấy những thay đổi về chất lượng nước ảnh hưởng đến nơi lưu trú của các loài cá ở vùng nhiệt đới (Sheaves M., 2007b). Một điều rõ ràng là mức độ lưu trú của các loài cá ở những vùng sinh thái bị tác động lớn khác hơn so với những vùng ít bị ảnh hưởng, tuy nhiên vấn đề ở đây là do thiếu thông tin về mức độ thay đổi môi trường sống, như một số vùng cư trú của các loài đã bị vượt mức. Mật độ các chủng quần cá nước ngọt ở Việt Nam (M. Kottelat, 2001) và đặc biệt môi trường sống của các loài cá ở một số con suối (Herder & Freyhof, 2006) có hiện tượng chồng chéo, những thay đổi về chất lượng nước do sự biến đổi dòng chảy sẽ có tác động tiêu cực tới nơi lưu trú của các loài cá (Sheaves M., 2008). 3.3 Năm năm đầu tiên và thời gian tiếp theo Khi hồ chứa đã được tích đầy, nước trong hồ chứa trạm điện sẽ tiếp tục làm giảm dung lượng dòng chảy trong quá trình tháo nước tới trạm thuỷ điện. Sự thay đổi môi trường sẽ bắt đầu trong suốt quá trình tích đầy hồ chứa và có thể tiếp tục kéo dài trong một vài năm. Những thay đổi trên quy mô rộng sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá môi trường sống của

Page 18: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 18

các loài cá ở các con suối ở Việt nam. Nói tóm lại, môi trường sống của các loài quý hiếm ở cả vùng thượng lưu và hạ lưu đang trong nguy cơ tuyệt chủng do sự thiếu hụt các kiến thức cụ thể của con người trong việc đánh bắt, môi trường sống của các loài và mối quan hệ sinh thái giữa các môi trường sống đó; Trong đó lưu vực sông và khí hậu của từng vùng kết thành một môi trường sống hợp nhất của các loài, với mỗi con sông có mỗi môi trường sống có cấu thành riêng biệt. Sự phân bố môi trường sống theo chiều dọc trong một dòng sông cung cấp giá trị sinh thái cao nhờ tính thống nhất tự nhiên giữa chúng và hầu hết các giá trị sinh thái đó (Thorp et al. 2006) đều bị biến mất do sự biến đổi dòng chảy. Các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự đa dạng về môi trường sống đã làm ảnh hưởng đến việc phân bố môi trường sống cho các loài cá con nước ngọt Viet Nam. Sự phân bố về không gian của các loài cá con ở các vùng thượng lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi dòng chảy trong các con sông (Binh, 2004). Với những nghiên cứu về nơi lưu trú của loài cá, tỉ lệ các loài lưu trú trong các môi trường sống có một số chồng chéo, dẫn đến việc phân loại loài trở nên khó khăn (Sheaves M. 2008). Một vấn đề đặc biệt là chất lượng nước giảm do bị ảnh hưởng bởi các lối thoát nước ra từ các con đập và các hồ chứa thuỷ điện. Lượng nước trong hồ chứa thường có nhiệt độ và lượng ôxy khác hơn so với nước ở các dòng sông, trong khi dung lượng và tần suất dòng chảy làm tăng nhiệt độ và lượng ôxy ở trong các đập và vấn đề này sẽ được thảo luận bên dưới trong mối quan hệ với trạm điện (Sheaves M., 2008). Vấn đề nảy sinh: Thay đổi dòng chảy do các đường dẫn nước tại nhà máy thuỷ điện sẽ làm suy giảm kết nối theo chiều dọc là rào cản sự di cư của các sinh vật. Hệ thống kênh chằng chịt đưa nước vào nhà máy điện làm chuyển đổi dòng nước mà bình thường trực tiếp đổ xuống hạ lưu của đập ngăn nước. Điều này làm tăng nguy cơ giảm dòng chảy xuống vùng hạ lưu đập nước trong mùa khô khi các dòng chảy tự nhiên đang ở mức độ thấp, điều này làm tăng các chướng ngại cho sự di cư của cá và tăng những tác động như đã đề cập ở phần hồ chứa (Sheaves M., 2007). Tuy nhiên do khoảng cách giữa đập và nhà máy phát điện ngắn (chỉ khoảng 460 m) nên vùng bị ảnh hưởng là không đáng kể. Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Sự giảm nhẹ dòng chảy có thể kéo theo sự hình thành những dòng chảy bổ sung trên thành của đập nước. Sự thành công có thể phụ thuộc vào phạm vi mà các dòng chảy bổ sung này đáp ứng đủ thời gian và lưu lượng của những dòng chảy tự nhiên. Các phương pháp đảm bảo chất lượng nước hạ du từ đập cần được triển khai. Ít nhất cần triển khai việc ôxy hoá nếu không tầng nước trên mặt sẽ bị thải đi (Sheaves M, 2007).

4. Từ trạm phát điện đến cửa sông Luồng 4.1 Thời kì xây dựng: Các vấn đề của đoạn sông này trong thời kì xây dựng sẽ tương tự như thời kì xây dựng đập. Biện pháp giảm thiểu tác động cũng tương tự như đối với thời kì xây dựng hồ chứa. 4.2 Thời kì tích nước: thời kì này tương tự như thời kì tích nước đoạn từ hồ chứa tới trạm điện. Biện pháp giảm thiểu tác động cũng tương tự như đối với thời kì tích nước từ hồ chứa tới trạm phát điện.

Page 19: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 19

4.3 Năm năm đầu và những năm tiếp theo: Khi các hồ chứa đã được làm đầy và dung lượng dòng chảy hàng năm của trạm điện quay lại hoạt động bình thường nhưng với sự biến đổi của các dòng chảy trừ khi dòng nước bị ngắt từ hệ thống. Mặc dầu dung lượng dòng chảy hàng năm có thể hoạt động bình thường nhưng nó không gây sức ép đối với tầm quan trọng của tần suất, và dung lượng của dòng chảy sẽ được duy trì cho việc khai thác cá ở các dòng sông (King & NNK, 2003). Đối với rất nhiều loài nước ngọt, đặc tính của dòng nước đã bị biến đổi là rất quan trọng. Đỉnh xả lũ của nhà máy thuỷ điện dẫn đến một sinh khối kém chất lượng về cá và sinh vật đáy từ hạ lưu đến cửa sông (Parasiewicz và các tác giả 1998), tình trạng này có thể kéo dài hàng kilomet ở khu vực hạ du. Bên cạnh tốc độ dòng chảy, tốc độ tăng hay giảm dòng chảy cũng rất quan trọng. Ví dụ, tốc độ tăng hay giảm nhanh kể từ đỉnh lũ có thể dẫn đến việc cá bị mắc cạn ở những khu vực ven bờ nước nông (Halleraker và NNK, 2007) 4.4 Tác động tới hệ sinh thái hạ du Khi hồ chứa được hình thành sẽ làm biến đổi dòng chảy và gây sói lở vùng hạ du công trình (Ban QLDATĐTS, 2008). Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khá nhiều loài cá vì nơi đây số các loài phân bố ven bờ và tầng đáy nhiều hơn so với các tầng khác (Dực NH. và CCS, 2008). Khi có thuỷ điện Trung Sơn, không có thuỷ điện Hồi Xuân (bậc thang phía dưới của thuỷ điện Trung Sơn) mực nước trong ngày mùa kiệt tại Hồi Xuân sẽ chênh lệch nhau tới 3,2m ; vào giờ thấp điểm mực nước hạ lưu thấp hơn mực nước tự nhiên 1,1 m. Riêng khu vực tuyến đập Trung Sơn đến chỗ nhập lưu sông Luồng sẽ biến đổi dòng chảy và chênh lệch mực nước lớn hơn rất nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Hồ có chế độ điều tiết dài hạn, chỉ phát điện phủ định vào những giờ cao điểm nên mực nước chênh lệch trong ngày rất lớn, hơn nữa lượng bùn cát đã được giữ lại trong hồ đến 80% làm tăng sức mang bùn cát của nước dưới đập dẫn đến khả năng sói lở và làm thay đổi lớn hình thái đường bờ và đáy sông Mã khu vực hạ du do chênh lệch mực nước và thiếu hụt phù sa lớn (BQLDATĐTS, 2008). Do chất dinh dưỡng bị lắng đọng xuống lòng hồ như đã đề cập ở mục 2.3 vì vậy chất lượng nước xả xuống hạ du sẽ kém màu mỡ, nơi sinh sản bị thu hẹp dẫn đến giảm năng suất vùng hạ du và như vậy sản lượng thuỷ sản vùng hạ lưu sẽ bị giảm sút, tỷ lệ cá sông trên thị trường trong vùng sẽ bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống ngư dân và tỷ lệ cá sông trên thị trường sẽ suy giảm. Đề xuất biện pháp giảm thiểu : Để giảm tác động đến hệ sinh thái hạ du cần xây dựng hệ thống thuỷ điện bậc thang, có chế độ điều tiết chạy máy hợp lí đảm bảo hài hoà giữa lợi ích sản xuất và cung ứng điện với lợi ích bảo vệ hệ sinh thái dưới đập. Hậu quả của biện pháp sử dụng dòng biến đổi là rất lớn, tác động đến tất cả các khu vực sau đập. Nếu có thể, việc quản lí dòng chảy nên theo dòng tự nhiên về thời điểm, phạm vi và lưu lượng dòng chảy. Không được sử dụng dòng chảy tốc độ cao (Sheaves M. 2008). Vấn đề phát sinh : Tác động đến các loài cá có giá trị bảo tồn : Có 9 loài cá cần bảo tồn trong vùng bị tác động của dự án thì có 5 loài có trong vùng từ Trạm phát điện đến cửa sông Luồng. Đó là : - Loài cá chình hoa (Anguilla marmorata) : Trong vùng dự án ngư dân cho biết có loài này nhưng rất hiếm. Khoảng 5 đến 10 năm ở mỗi địa phương rải rác từ Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa ngư dân trong vùng mới bắt được 1 vài con. Đây là kết quả điều tra qua ảnh, nên

Page 20: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 20

không thật chắc chắn; Nếu đúng là có sự hiện diện của nó thì sông Mã là sông cực bắc của vùng phân bố loài này ở Việt Nam nên số lượng chủng quần cực kì ít, không đáng kể. Là loài di cư từ sông ra đẻ ở biển, chúng lại phân bố ở dưới đập nên đập không cản trở việc đi đẻ của nó. - Loài cá măng (Elopichthys bambusa) phân bố thượng lưu (trên đập và dưới đập) và trung lưu. Chúng sinh sản ở vùng trung lưu (Sách đỏ Việt Nam 2007) vì vậy đập không là cản trở di cư sinh sản của nó. - Loài cá rầm xanh (Senilabeo lemassoni) : Ở sông Mã chúng phân bố cả ở thượng lưu cả phía trên và dưới đập (Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV 2003) vì vậy có thể chúng cũng có thể tìm được nơi sinh sản ở phía dưới đập hoặc ở nhánh sông giữ nguyên vẹn, sông Luồng. - Loài cá lăng chấm (Hemibarbus guttatus) : Phân bố khá rộng, cả thượng, trung và hạ lưu sông Mã (Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV 2003), nơi đẻ là trung và thượng lưu sông (Sách động vật Việt Nam 2007) nên chúng có chỗ để sinh sản ở dưới đập. - Loài cá chiên sông (Bagarius rutilus) : Phân bố khá rộng, cả thượng và trung lưu sông Mã (Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV 2003), nơi đẻ là trung và thượng lưu sông (Sách động vật Việt Nam 2007) nên chúng có chỗ để sinh sản ở dưới đập. Đề xuất biện pháp bảo tồn : Giữ nhánh sông nguyên vẹn như đã đề xuất ở trên để những loài di cư tìm nơi đẻ ở thượng lưu thì có thể theo các nhánh sông này đi lên thượng lưu tìm nơi đẻ mới. Vấn đề phát sinh: Tác động đến các loài cá có giá trị kinh tế cho vùng: phần hạ du tính từ đập tới cửa sông Luồng có 12 loài cá kinh tế. Các loài cá chiên, lăng đã được đề cập ở trên. Các loài cá kinh tế nước nước ngọt còn lại thì loài mương (Hemiculter leucisculus) đẻ rải rác ở những nơi có nước chảy, cá chép (Cyprinus carpio) có nhiều bãi đẻ dọc sông ở cả thượng và trung lưu; cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) đẻ trong hang rải rác dọc sông; cá chạch sông (Mastacembelus armatus) đẻ trong hang ven bờ, không di cư; cá nheo Silurus asotus) và cá trê (Clarias fuscus) đẻ đáy bùn gần bờ dọc sông; cá trôi (Cirrhina molitorella) đẻ ở trung và thượng lưu nơi có nước quẩn (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy đối với các loài này chúng có nơi sinh sản ở dưới đập. Loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) đẻ ở các phụ lưu nhỏ, chày đất (Spnibarbus hollandi) và cá dốc (S. sinensis) đẻ ở vị trí nước chảy mạnh có đáy cát sỏi (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy khi bị chặn dòng sẽ làm giảm số vị trí đẻ của các loài này, tuy nhiên phần thượng lưu và trung lưu dưới đập cũng còn những sinh cảnh phù hợp để chúng sinh sản. Có chăng chúng chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống. Đề xuất biện pháp bảo tồn: xem phần từ hồ chứa tới trạm phát điện ở trên.

5. Từ cửa sông Luồng tới cửa sông Mã 5.1 Giai đoạn xây dựng: Các vấn đề nảy sinh ở vị trí này trong thời kì xây dựng xảy ra tương tự như thời kì xây dựng hồ chứa. 5.2 Giai đoạn tích nước: Giai đoạn này có khả năng làm giảm các luồng nước chảy đến được vùng hạ lưu trong suốt quá trình làm đầy hồ chứa, các dòng nước được ngăn lại và được dẫn vào hồ. Các ảnh hưởng nếu có sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ nguồn nước được giữ lại để làm đầy hồ chứa, độ dài thời gian các dòng chảy bị giảm xuống và liên quan đến các nhánh sông ở từ vùng hạ lưu đến dung lượng hệ thống dòng nước trong đập. Điều này có thể hạn

Page 21: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 21

chế được các tác động đến các loài khi dòng chảy kết nối với các phụ lưu ở vùng hạ lưu. Các ảnh hưởng trong việc giảm lưu lượng dòng chảy đã được trình bày chi tiết trong giai đoạn làm đầy hồ chứa đến trạm điện. Các dòng nước ở vùng hạ lưu giảm xuống đáng kể kể cả chỉ trong một thời gian ngắn có khả năng chắc chắn việc sinh sản của cá sẽ mở rộng ra cả ở ven biển nếu luồng nước chảy hướng ra khởi lưu vực sông (Sheaves M., 2008). Sản xuất nông nghiệp tại khu vực ngập nước duyên hải châu Á thường bị hiện tượng xâm nhập mặn do thuỷ triều (White và NNK 1996, Tuong và NNK, 2003); thêm vào đó, sự biến động về dòng chảy và thời gian càng tăng tác động của thuỷ triều. Nước triều sẽ càng ngày càng xâm nhập sâu hơn lên phía thượng nguồn và xâm nhập vào các vùng ngập nước (White và NNK 1996). Cả các loài nước ngọt và nước lợ đều bị ảnh hưởng. Độ mặn trong nước tăng lên kéo theo việc phát triển chậm hơn của các loài nước ngọt như cá chép (Kiem, 2002), trong khi với các loài nước lợ có giá trị xuất khẩu cao như cá bống bớp, giới hạn chịu đựng về độ mặn và nhiệt độ rất hạn chế trong các giai đoạn phát triển các chức năng quan trọng như phát triển tế bào phôi (Dan, 2003); Tương tự như vậy độ mặn bị thay đổi và dòng chảy bị biến động cũng ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của dòng nước; Một lượng nước lớn trong các hồ chứa thường có đặc tính về nhiệt và ôxy khác với nước trong suối trong khi lưu lượng và thời lượng dòng chảy góp phần làm tăng hay giảm nhiệt độ và lượng ôxy dưới đập (Viana, 2002). Việc thay đổi này là đặc biệt quan trọng vì phần lớn những loài được khai thác cho nuôi trồng như các loài cá da trơn cần nhiệt độ nước cho việc sinh sản (Cacot & Lazard 1999). Ảnh hưởng của dòng chảy bị thu hẹp không chỉ có các ảnh hưởng trên suối. Sự giảm lưu lượng nước ngọt do sự biến đổi và tách dòng trên thượng lưu, dẫn đến việc tăng xâm nhập mặn và việc tăng lượng axít sinh ra từ đất có muối gốc axít vùng hạ du sông (White và NNK 1996); Hệ quả của việc xâm nhập mặn là các khu đất sản xuất rộng bị biến đổi không phù hợp cho cây lúa trong mùa khô, đòi hỏi phải xây đập ngăn mặn. Các đập ngăn mặn này lại cản trở việc di cư của cá và làm giảm chất lượng nước thượng nguồn, kéo theo việc giảm sản lượng nuôi trồng và đánh bắt (White và NNK 1996). Việc nghiên cứu vấn đề thay đổi chất lượng nước do biến đổi dòng chảy và các giải pháp rất phức tạp. Trong khi rửa mặn ảnh hưởng tích cực đến sản xuất nông nghiệp thì chính việc này lại ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi trồng tại khu vực nước lợ (Hoanh và NNK 2003, Tuong và NNK, 2003); Hơn nữa, các tác dụng phụ đối với nhóm dân cư chịu thiệt thòi có thể trở nên rất cao. Nông dân nghèo và cư dân không có đất có thể phải chịu tác động khốc liệt của việc biến đổi độ muối do nguồn lợi thuỷ sản mà họ phụ thuộc vào ngày càng giảm sút (Tuong và NNK, 2003). Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nhiệp ở các vùng bị xâm nhập mặn (xâm nhập mặn được đập ngăn mặn hạn chế) chỉ ra rằng các vấn đề phát sinh có thể nhiều hơn những lợi ích đạt được (White và NNK 1996, Tuong và NNK 2003). Sản lượng nông nghiệp trên các vùng đất được rửa mặn thấp và trong suốt mùa khô, các đập ngăn mặn giữ axít được giải phóng từ đất do ôxy hoá khi mực nước ngầm hạ (Sammut và NNK 1996, Indraratna và NNK 2005). Các hồ chứa nước nhiễm axít càng cản trở sự di chuyển của cá và có thể ảnh hưởng đến việc việc tiêu hoá và sinh sản của chúng (Carter & Dove 2001). Axít có thể vào cửa sông tạo thành lớp chuyển tiếp có độ pH thấp trong suốt mùa nước lớn hoặc một lượng nhỏ đều trong suốt mùa nước thấp (Sammut và NNK 1996). Việc xả axít như vậy có thể gây chết cá (Russell & Helmke 2002), gây bệnh cho cá (ví dụ như bệnh nốt đỏ) (Callinan và NNK 1993, 1996), tác động đến sản lượng nuôi trồng (Simpson & Pedini 1985; Tuong và NNK. 2003) và ảnh hưởng đến các loài sinh vật đáy (Carter & Dove 2001) dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học (White và NNK 1996). Với tình trạng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cá ở Việt Nam (Tuong và các NNK. 2003), giá trị của các vùng đất ngập nước (nước lợ và nước ngọt) đối với nguồn lợi về cá (Griffiths và NNK 2006) và hiệu quả thấp từ việc rửa mặn đất ngập nước (White và NNK 1996; Tuong và NNK 2003), sẽ không có nhiều nhu cầu cải tạo các

Page 22: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 22

vùng đất đó vì mục đích nông nghiệp. Trong thực tế, việc hồi phục của các vùng đất ngập nước được coi như một bước quan trọng tiến tới thay đổi chiều hướng giảm dần sản lượng ngư nghiệp do việc suy giảm các dòng môi trường (Gilligan 2005). Mối quan hệ khăng khít và phức tạp giữa các môi trường sống, tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các môi trường sống và các ảnh hưởng ngày càng phức tạp đối với chất lượng nước nảy sinh yêu cầu về một đường hướng tiếp cận việc bảo tồn các nguồn lợi này hơn là xử lý từng môi trường sống một cách riêng lẻ (Poulsen và NNK 2002). 5.3 Năm năm đầu và thời gian tiếp theo Một khi lưu lượng thông thường được phục hồi thì trước hết nên hạn chế tác động của con đập từ ngã ba sông chính thuộc một hệ thống sông khác đối với chế độ dòng chảy thay đổi. Tất cả các cửa sông đó đều đã được xem xét đối với vấn đề mở nước từ hồ chứa sang khúc sông của nhà máy thủy điện và việc tăng lượng nước cho chính khúc sông đó. Tất nhiên nếu lượng nước từ sông về bị chuyển hướng thì ắt hẳn sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể do lưu lượng nước giảm, như đã nói đến ở trên. Có khả năng chính cửa sông chảy về tất cả các khúc sông dưới con đập sẽ làm giảm lưu lượng đỉnh điểm. Nếu có thể kiếm soát dòng chảy (đặc biệt là theo mùa) để hạn chế nguy cơ ngập lụt thì có thể rất nhiều cư dân của vùng đầm lầy sẽ không có nước khi cần. Rất có thể là sẽ có những tác dụng phụ do nhiệt độ và cấu hình dO2 thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách giừa nhà máy thủy điện và nhánh sông chính đầu tiên.Tuy nhiên, đến các ngã ba sông thì các cửa sông đó nên bị chia ra ở một khoảng cách tương đối ngắn (Viana 2002); Quy mô của những ảnh hưởng đó còn phụ thuộc vào tính chất của lưu lượng nước, tính hiệu qủa của việc đo đạc và lưu lượng dòng chảy hội tụ và điều chỉnh. Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Xem phần từ hồ chứa tới trạm phát điện ở trên. Vấn đề phát sinh: Tác động đến các loài có giá trị bảo tồn: có 8 trong số 9 loài cần bảo tồn trong vùng dự án có mặt ở khu vực này. Bốn loài trong số này đã được đề cập đến ở mục 4.4 là: Anguilla marmorata, Elopichthys bambusa, Hemibagrus guttatus & Bagarius rutilus. Bốn loài còn lại là:

- Loài cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) là loài cá biển di cư vào sông đẻ ; Bãi đẻ của nó ở sông Mã thuộc địa bàn Bá Thước, cách đập về phía hạ du 50 km nên đập không là rào cản đường di cư của loài này.

- Loài cá mòi chấm (Konosirus punctatus) cũng là cá biển di cư vào đẻ trong sông, vị trí bãi đẻ của loài này trên sông Mã chưa xác định được. Tuy nhiên nó chỉ phân bố ở hạ lưu (Dương Quang Ngọc, 2007) nên đập cũng không phải là rào cản đối với nó.

- Loài cá ngựa bắc (Tor (Folifer) brevifilis) tìm thấy ở Trung lưu sông Mã (Dực NH & Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV, 2003), chưa xác định được nơi đẻ nên khó có thể khẳng định được có bảo tồn nó được không. Chỉ biết chúng đẻ ở nơi nước chảy xiết, đáy có nhiều đá sỏi (Sách đỏ động vật Việt Nam, 2007).

- Loài cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) : Chỉ phân bố ở vùng cửa sông và ven biển (Sách động vật Việt Nam, 2007) nên đập không là rào cản đối với loài này. Có chăng chất lượng nước vùng cửa sông như dưỡng chất giảm, nồng độ muối thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng tới chúng.

Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động : Giữ các nhánh sông nguyên vẹn như đã đề cập ở trên.

Page 23: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 23

Vấn đề phát sinh : Tác động tới các loài cá kinh tế: phần hạ du tính từ cửa sông Luồng tới biển có tổng cộng 37 loài cá kinh tế trong đó có 20 loài cá nước mặn và nước lợ.

Trong số 20 loài cá kinh tế là cá nước lợ và nước mặn di cư vào sông thì chỉ có cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) đi xa nhất cũng chỉ cách cửa sông 50 km và loài thứ 2 là cá lành canh (Coilia grayii) cách cửa sông 40 km (Ngoc D.Q, 2007). Như vậy đập không phải là rào cản đường di cư của bất cứ loài cá biển nào vào sông, nói cách khác nếu có loài cá biển nào vào sông đẻ thì cũng không bị đập ngăn không cho đến bãi đẻ, có chăng chúng chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống. Các loài cá kinh tế nước nước ngọt còn lại thì 4 loài là: cá măng, cá chiên, cá lăng chấm và cá ngựa bắc đã được đề cập ở trên. Loài cá mương (Hemiculter leucisculus) đẻ rải rác ở những nơi có nước chảy, cá chép (Cyprinus carpio) có nhiều bãi đẻ dọc sông ở cả thượng và trung lưu; cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) đẻ trong hang rải rác dọc sông; cá chạch sông (Mastacembelus armatus) đẻ trong hang ven bờ, không di cư; cá nheo (Silurus asotus) và cá trê (Clarias fuscus) đẻ đáy bùn gần bờ dọc sông; cá trôi (Cirrhina molitorella) đẻ ở trung và thượng lưu nơi có nước quẩn (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy đối với các loài này chúng có nơi sinh sản ở dưới đập. Loài cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) đẻ ở các phụ lưu nhỏ, chày đất (Spnibarbus hollandi) và cá dốc (S. sinensis) đẻ ở vị trí nước chảy mạnh có đáy cát sỏi (Nguyễn Tấn Trịnh và NNK, 1996) vì vậy khi bị chặn dòng sẽ làm giảm số vị trí đẻ của các loài này, tuy nhiên phần thượng lưu và trung lưu dưới đập cũng còn những sinh cảnh phù hợp để chúng sinh sản. Có chăng chúng chỉ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống. Các loài cá bậu (Gara orientalis), cá đục ngộ (Hemibarbus medius), cá đục trắng (Squalidus chankaensis) chưa nắm được đặc điểm sinh sản nên không chắc chắn chúng có thể có nơi sinh sản ở hạ du không. Đề xuất biện pháp giảm thiểu: Giữ dòng sông Luồng và Bưởi nguyên vẹn.

Vấn đề phát sinh: Dòng chảy môi trường hạ du khi qui trình vận hành hồ chứa

đi vào hoạt động

1. Các Phương pháp đánh giá dòng chảy môi trường

1.1. Định nghĩa dòng chảy môi trường

Dòng chảy môi trường là dòng chảy cần thiết trong hệ thống sông tự nhiên hoặc hồ chứa để duy trì hệ sinh thái khỏe mạnh và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà con người yêu cầu. Việc xác định dòng chảy môi trường cần phải tiến hành trước khi một hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước được triển khai. Đánh giá dòng chảy môi trường có thể coi là phần đi trước trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

1.2. Các phương pháp đánh giá dòng chảy môi trường hiện nay

Hiện nay có khoảng 200 phương pháp được sử dụng trên 50 nước trên thế giới. Các phương pháp phổ biến nhất tại Úc và Nam Phi là phương pháp tiếp cận tổng thể, trong đó phương pháp này nêu rằng cần phải cung cấp nước cho hệ thủy sinh từ đầu nguồn cho tới biển và cấp cho tất cả các thành phần sinh thái phụ thuộc vào nước. Các phương pháp đánh giá DCMT chính:

i. Phương pháp thủy văn ii. Phương pháp mô phỏng môi trường sống iii. Phương pháp tiếp cận tổng thể

Page 24: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 24

iv. Phương pháp chuyên gia Do điều kiện về thông tin và số liệu, mức độ phức tạp và phương pháp tiếp cận mới, phương pháp “Mô phỏng môi trường sống” được chọn để phân tích và xác định dòng chảy môi trường thích hợp cho hệ thủy sinh kết hợp “phương pháp thủy văn” để xác định nhu cầu dòng chảy môi trường cho hệ thủy sinh. Phương pháp này dựa trên phân tích các thông tin về các loài thủy sinh mà điển hình là 4 loài cá đặc thù của đoạn sông. Vị trí Hồi Xuân được xác định là tuyến hợp lý ngay hạ lưu (khoảng 50 km) của công trình thủy điện Trung Sơn, với vị trí này có thể đánh giá sự tác động trực tiếp của thủy điện Trung Sơn đến hệ thủy sinh; tuyến Cẩm Thủy được xem là tuyến điển hình cho các loài thủy sinh có thời kỳ sinh trưởng liên quan đến việc di cư ra vùng bờ biển hoặc cửa sông.

1.3. Nguyên tắc đánh giá dòng chảy môi trường

i. Một hay nhiều yếu tố liên quan đến chế độ thủy văn của dòng chảy tự nhiên của sông như lưu lượng, tần suất phân phối dòng chảy theo mùa….

ii. Một số đặc trưng thủy lực của sông như lưu tốc, độ sâu dòng chảy, chu vi ướt..

1.4. Định vị dòng chảy môi trường: tiếp năng nguồn nước của một con sông được biểu diễn (như hình sau) gồm 3 ngưỡng cần quan tâm:

1.4.1. Mức cao nhất là mức biểu thị tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông, là tổng lượng nước mà sông có thể sản sinh trong một đơn vị thời gian, thường lấy là một năm. Tiềm năng nguồn nước có thể được tính toán bằng các số liệu quan trắc dòng chảy thực đo của các trạm thủy văn trên lưu vực sông.

1.4.2. Ngưỡng thấp nhất là lượng nước nền của lưu vực sông, có thể coi đây là một ngưỡng sinh thái cần luôn được duy trì vì nếu lượng nước sông xuống thấp hơn lượng nước nền thì hệ sinh thái sẽ bị biến đổi và không hồi phục được.

1.4.3. Ngưỡng ở giữa là yêu cầu nước môi trường. Lượng nước từ nền tới ngưỡng này là yêu cầu nước môi trường được sử dụng cho duy trì hệ sinh thái nước và các điều kiện môi trường của sông đã nêu trên.

Hình 1: Các ngưỡng nguồn nước của lưu vực sông

Theo IWMI (International Water management Institute), nhu cầu DCMT là một phần của tổng lượng tài nguyên nước (TNN):

Page 25: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 25

Tổng lượng tài nguyênLượng nước có thể sử dụng

cho các mục đích (nông

nghiệp, công nghiệp…)Nhu cầu dòng chảy môi

trường(EFR) Nhu cầu nước cho hệ sinh thái:

1. Nước duy trì cuộc sống và đa dạng sinh học 2. Nước duy trì lưu lượng và tốc độ nước chảy trong sông giúp cho cá

di chuyển từ vùng này sang vùng khác 3. Nước cho quá trình vận chuyển phù sa từ nguồn đến cửa sông, hạn

chế bồi lắng và xói lở 4. Nước pha loãng các chất ô nhiễm và khả năng tự làm sạch của

nước trong sông 5. Nước cho đẩy mặn 6. Nước cho tưới và các nhu cầu khác

Như vậy vấn đề ở đây là cần phải xác định các yếu tố sau: a. Nước nền b. Nước nền có tham gia vào DCMT c. Phương pháp tổng hợp các nhu cầu nước riêng thành một tổng nhu cầu

nước sinh thái chung Sử dụng phương pháp Tenant (Phương pháp thủy văn) để xác định DCMT. Bảng 2: % dòng chảy bình quân năm (AAF – Percentage of Average Annual Flow) được yêu cầu để đạt các mục tiêu khác nhau.

Mục tiêu bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của sông

% AAF đề nghị (ứng dụng cho cá Hồi)

Mùa cạn Mùa lũ

Dòng chảy lớn nhất hay xói mạnh 200 200

Phạm vi tốt nhất của AAF 60 - 100 60 – 100

% dòng chảy yêu cầu để duy trì một điều kiện sông theo yêu cầu

Hoàn hảo 40 60

Rất tốt 30 50

Tốt 20 40

Trung bình hay đang bị suy giảm 10 30

Kém hay tối thiểu 10 10

Suy thoái rất nặng 10 - 0 10 - 0

Nguồn: Đề tài NCKH “Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá dòng chảy môi trường” do TS Trần Hồng Thái – chủ nhiệm đề tài – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Phương pháp thủy lực: khó xác định Phương pháp mô phỏng môi trường sống: (mô hình PHABSIM- Physical habitat Simulation) Phương pháp tổng thể: nhằm giải quyết nhu cầu nước của toàn bộ hệ sinh thái sông chứ không chỉ của một số loài. Phương pháp này tuân thủ khái niệm về “sơ đồ dòng chảy tự nhiên” và các nguyên tắc cơ bản trả lại nước sông. Chúng có mục tiêu chung là duy trì hay hoàn trả lại chế độ dòng chảy liên quan đến các thành phần sinh học và

Page 26: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 26

các quá trình sinh thái trong sông và nước ngầm, các vùng đồng bằng ngập lũ và các khu nhận nước hạ lưu.

2. Đặc điểm tự nhiên sông Mã 2.1. Vị trí và tầm quan trọng: Sông Mã bắt nguồn từ dãy Pu Huổi Long (Lai Châu) ở độ

cao 2.179m. Độ cao trung bình toàn lưu vực khoảng 700m. Hệ thống sông Mã gồm dòng chính sông mã và phụ lưu lớn sông Chu. Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ vùng núi cao chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nưa (CHDCND Lào), Hoà Bình, Thanh Hoá rồi đổ ra biển ở 3 cửa: Sung, Lạch Trường và Cửa Hới. Diện tích toàn lưu vực toàn hệ thống sông là 28.400 km2 (trong đó có 10.800 km2 nằm trên lãnh thổ Lào). Tính từ nguồn tới cửa sông, dòng chính sông Mã dài 512 km, trong đó phần lãnh thổ Việt Nam dài 410 km. Sông Mã có 39 sông nhánh các cấp, các sông nhánh lớn cấp 1 như: Chu, Luồng, Bưởi; ngoài ra sông Mã còn có các phụ lưu lớn khác tính từ thượng lưu về hạ lưu như Nậm Khoai, Nậm ty, Nậm Ban, Nậm Soi, Nậm Ét, Nậm Hao, Nậm Niêm, sông Lò … Sông Mã có vai trò quan trọng đối với việc cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, tiêu úng, duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, giao thông vận tải và điều hoà khí hậu trong vùng.

2.2. Mức độ đánh giá DCMT 2.3. Vấn đề và mục tiêu DCMT: Xác định qui trình vận hành hồ chứa nào sẽ duy trì được

đa dạng sinh học thuỷ sinh hạ du.

3. Đánh giá DCMT cho khu vực nghiên cứu

3.1. Đánh giá hiện trạng nguồn nước, hệ sinh thái và giá trị môi trường Chọn điểm kiểm soát: (xem sơ đồ 1: lưu vực sông Mã): hệ sinh thái nước phù hợp cho nhiều loài sinh vật thủy sinh phát triển:

* Phần thượng lưu chọn tuyến mặt cắt ướt qua Hồi Xuân là tuyến khống chế. Tuyến này nằm trên thượng lưu là điểm khống chế lưu lượng và các điều kiện sinh thái tốt cho cả khi chưa có và có công trình. Chọn hai loài đặc thù là cá Chiên (Bagarius rutilus), một loài vừa là loài cá quí hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007, vừa là loài cá kinh tế và đối tượng nuôi tại địa phương và cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus), một loài cá kinh tế và là đối tượng nuôi ở địa phương.

* Phần hạ lưu: Chọn điểm khống chế thứ hai tại Cẩm Thủy. Vị trí này đại diện cho đoạn sông vùng đồng bằng. Tại Cẩm Thủy chọn hai loài cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa), một loài cá quí hiếm sống ở biển và cửa sông di cư vào sông đẻ; Có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007, là loài cá kinh tế của địa phương và cá Chép (Cyprinus carpio), loài cá phân bố rộng trong toàn vùng chịu tác động của dự án, là loài cá kinh quan trọng làm hai loài điển hình của đoạn sông này.

3.2. Đặc điểm chế độ thủy văn sông Mã

3.2.1. Dòng chảy năm

Dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Mã 18.109 m3 nước tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm là 570 m3/s, mô số dòng chảy năm trung bình là 20 l/s.km2,

Page 27: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 27

trong đó phần dòng chảy sản sinh tại Việt Nam là 14,1.109 m3 với mô số 25,3 l/s.km2 và tại Lào 3,9.109 m3 với mô số trung bình 11,4 l/s.km2.

Dòng chảy năm phân phối không đều theo không gian và thời gian. Hệ số biến đổi Cv sông Mã đạt 0,2 tại Cẩm Thuỷ, 0,28 tại Cửa Đạt trên sông Chu.

Thượng nguồn sông Mã tại Xã Là khống chế diện tích lưu vực là 6.430 km2 chiếm 22,6 % diện tích toàn lưu vực có tổng lượng dòng chảy là 3,82 tỷ m3. Tại Cẩm Thuỷ, có diện tích 17.500 km2, tổng lượng dòng chảy đạt 10,41 tỷ m3, tại Hồi Xuân Flv= 15.500 km2, tổng lượng dòng chảy 8,01 tỷ m3. Khu giữa từ Xã Là tới Hồi Xuân có Flv = 9.070 km2, chiếm 31,9% diện tích toàn lưu vực nhưng tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 23,2% tổng lượng dòng chảy trên toàn lưu vực. Từ Hồi Xuân tới Cẩm Thủy Flv = 2.000 km2 chiếm 10,8 % diện tích toàn lưu vực nhưng tổng lượng dòng chảy năm chiếm 2,4 tỷ đạt 13,3 % tổng lượng dòng chảy toàn lưu vực. Điều này cho thấy phần dòng chảy phát sinh ở khu giữa trung lưu dòng chính có mô số lớn, đóng góp nhiều vào dòng chảy sông Mã ở hạ lưu.

Trên sông Chu tại Xuân Khánh có diện tích lưu vực 7.460 km2 chiếm 26,2 % diện tích toàn lưu vực tổng lượng dòng chảy năm 4,42 tỷ m3 chiếm 24,5 % tổng lượng dòng chảy và tại Cửa Đạt Flv = 6.170 km2 chiếm 21,7% diện tích lưu vực tổng lượng dòng chảy năm 4,03 tỷ m3 chiếm 22,3% tổng lượng dòng chảy trên toàn lưu vực.

Bảng 1.6: Dòng chảy năm trung bình nhiều năm ở một số vị trí

Trạm Sông Diện tích lưu vực

(km2)

Tỷ lệ diện tích lưu vực

F/Flưu vực

Dòng chảy năm Wo/Wolv

Qo (m3/s)

Mo

(l/s/km2)

Wo. 109 (m3)

Xã là Mã 6430 22.6 121 18.8 3.82 21.2

Hồi Xuân Mã 15.500 54.6 254 16.4 8.01 44.5

Cẩm Thủy Mã 17.500 61.6 330 18.8 10.41 57.8

Cửa Đạt Chu 6.170 21.7 128 20.7 4.03 22.4

Xuân Khánh Chu 7460 26.3 140 18.8 4.42 24.6

Lanh Chánh Âm 331 1.16 12.8 38.6 0.403 2.2

Nguồn: Báo cáo Thủy lực sông Mã – Viện QHTL

Phân phối dòng chảy năm

.

lưu-

6,0 l/s.km2 , 5,53 l/s.km2 , 4,54 l/s.km2 .

, 8,6% v .

5,92 l/s.km2

.

Page 28: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 28

6,5 l/s.km2

.

102 ÷ 80,4 m3 , 285 ÷ 224 m3 , 103 ÷ 70,9 m3

30,8 ÷ 27,3 m3 , 88,7 ÷ 74,5 m3 31,2 ÷ 26,4m3 .

Bảng 1.7: Phân phối dòng chảy tháng, năm thiết kế Đơn vị: m3/s

Trạm P%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Qo

Cẩm Thủy

75%

163.2

129.5

103

104

198.9

152 264.2

530.3

673.1

649.7

286.6

189.7

287

85%

151.2

120 95.5

96.4

184.3

140.8

244.8

491.5

623.9

602.1

265.6

175.8

266

90%

131.9

104.7

83.3

84.1

160.8

122.8

213.5

428.7

544.1

525.2

231.7

153.3

232

Cửa Đạt

75%

44.2

35.5

30.9

39.4

71.4

71.2

146 158 333 130 117 57.7

102.9

85%

39.4

31.2

27.5

35.5

53.5

63.5

130 141 297 115 104 51.3

90.7

90%

36.2

28.9

25.3

32.4

58.4

58.2

119 129 273 106 95 47.2

84.1

Bái Thượng

75%

46.9

37.7

32.8

42.1

75.8

75.5

155 168 354 138 124 61.3

109.3

85%

41.8

33.4

29.2

37.5

67.4

67.2

138 150 315 122 110 54.5

97.2

90%

38.4

30.7

26.8

34.4

61.9

61.8

126 137 290 113 101 50.1

89.3

Nguồn: Báo cáo Thủy lực sông Mã – Viện QHTL

Đặc điểm dòng chảy lũ:

a. Mùa lũ: Sông Mã mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, hạ du sông Mã kết thúc vào tháng XI. Tại Xã Là lũ lớn nhất hàng năm vào tháng VII chiếm 23%, tháng VIII là 45,7% và tháng IX là 14,2 %, tổng lượng của 3 tháng lũ lớn nhất chiếm 55,5% dòng chảy năm. Tại Cẩm Thuỷ lũ lớn nhất năm xảy ra vào các tháng VIII, IX mỗi tháng chiếm 40,8%, tháng X là 15,8%, tháng XI 2,6%. Sông Chu mùa lũ bắt đầu từ tháng VII và kết thúc vào tháng X, XI. Bốn tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng VII, VIII, IX, X, tại Cửa Đạt tháng

Page 29: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 29

IX là tháng có lượng dòng chảy lớn nhất, tổng lượng của 3 tháng lũ lớn nhất trên sông Chu tại Cửa Đạt là 54%. Ảnh hưởng của mưa bão tới phần trung lưu sông Mã thể hiện rõ rệt, sông Chu tại Xuân Khánh lũ lớn nhất năm xuất hiện vào tháng IX chiếm 38,7%, tháng X là 25,2% trong khi đó tháng VIII chỉ chiếm 22,6 %.

Bảng 1.8: Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm Đơn vị : %

Trạm Sông V VI VII VIII IX X XI

Xà Lã Mã 2,6

10,2

28,2

46,2

12,8

Cẩm Thuỷ

Mã 2,2 17,8

29,0

24,4

24,4

2,2

Xuân Khánh

Chu

2,6 5,3 23,7

36,8

23,7

7,9

Giàng Mã 5,3 7,9 26,3

36,8

18,4

5,3

b. Lưu lượng nước lũ: Trên sông Mã, lưu lượng lớn nhất trung bình nhiều năm là 1.485 m3/s ứng với MTB = 0,23 m3/s.km2 tại Xã Là; 3.115 m3/s ứng với MTB = 0,18 m3/s.km2 tại Cẩm Thuỷ. Trên sông Chu tại Cửa Đạt Qmax TB = 2420 m3/s ứng với MTB = 0,39 m3/s.km2; tại Xuân Khánh Qmax TB = 2570 m3/s ứng với MTB = 0,34 m3/s.km2.

Lưu lượng lũ lớn nhất trên sông Mã thực đo tại trạm Xã Là là 6.930 m3/s ngày 1/9/1975 với Mmax= 1,08 m3/s.km2, các trận lũ lớn tiếp theo vào các năm 1996 với Qmax= 2.890 m3/s ngày 3/9/1975 với Mmax= 0,46 m3/s.km2 tiếp theo đó là đến các trận lũ lớn các năm 1976, 1943, 1976. Tại Cẩm Thuỷ, lưu lượng lũ lớn đạt 7.900 m3/s ngày 3/9/1975, tiếp đó trận lũ năm 1996 với Qmax= 6.020 m3/s ngày 25/8/1996, các trận lũ lớn khác là trận lũ ngày 11/9/1963 với Qmax= 5.410 m3/s, trận lũ ngày 27/8/1973 với Qmax= 5.380 m3/s, trận lũ ngày 14/8/1960 với Qmax= 4.740 m3/s, trận lũ ngày 17/9/1980 với Qmax= 4.230 m3/s. Mô số dòng chảy lũ trung bình tại Cẩm Thuỷ là 0,178 l/s.km2, mô số đỉnh lũ lớn nhất đạt 0,451 l/s.km2 trong trận lũ 9/1975.

Bên sông Chu tại Cửa Đạt, lưu lượng lũ lớn nhất xảy ra vào ngày 29/9/1962 với Qmax= 6.530 m3/s với Mmax= 2,06 m3/s.km2, tiếp theo đó là đến các trận lũ lớn năm 1980, 1963, 1992, 1972.

Đặc điểm dòng chảy kiệt

Mùa kiệt trên sông Mã tại Cẩm Thuỷ từ tháng XI tới tháng V lượng dòng chảy chiếm 25% tổng lượng năm. Ba tháng có dòng chảy kiệt nhất là tháng II, III và IV. Tháng III có dòng chảy tháng kiệt nhất trung bình chỉ đạt 102 m3/s với mô số 5,8 l/s/km2. Dòng chảy 30 ngày liên tục nhỏ nhất trung bình đạt 91,1 m3/s với mô số 5,36 l/s/km2. Dòng chảy nhỏ nhất có mô số 2,0 l/s/km2. Trên sông Chu tại Cửa Đạt, mùa kiệt từ tháng 12 tới tháng IV với ba tháng kiệt nhất là II, III và IV và tháng kiệt nhất là tháng III với lưu lượng trung bình 40 m3/s, mô số 6,48 l/s/km2, tháng IV trung bình đạt 42 m3/s không cao hơn nhiều so với tháng III, xu thế kiệt dần về tháng IV là khá rõ. Dòng chảy nhỏ nhất tại Cửa Đạt đo được là 18,4 m3/s ngày 6/4/1993 với mô số là 2,98 l/s/km2, dòng chảy tháng III tháng kiệt nhất với tần suất 75% đạt 32 m3/s.

Page 30: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 30

Bảng 1.13: Dòng chảy bình quân ba tháng kiệt

Vị trí Sông F (km2)

Qtb

(1,2,3)

Cv Cs Qp% ( m3/s)

50 75 85 90

Cẩm Thuỷ Mã 15 111 0,15 0 111 99,6 93,5 83,4

Cửa Đạt Chu 6170 42,2 0,23 1,44 40 35,1 33,1 30,8

Lang Chánh Âm 331 4,67 0,22 0,11 4,687 3,97 3,61 3,02

Thủy triều và xâm nhập mặn:

a. Chế độ triều: Thuỷ triều ở vùng cửa lưu vực sông Mã thuộc chế độ nhật triều không đều với chu kỳ triều trên 24h trong ngày. Trong một kỳ triều, còn có ngày xuất hiện bán nhật triều. Thời gian triều lên ngắn 7h - 8h, những ngày triều cường thời gian triều lên 8h - 9h, thời gian triều rút 15h - 16h trong ngày. Biên độ triều lớn nhất tại Hoàng Tân cửa sông Mã: 3,19m, tại Giàng 2,46m, 2,58m tại Lạch Sung, 2,2m tại Cụ Thôn. Biên độ triều trung bình trên sông Hoạt là 1,3m, sông Lèn 1,53m tại Lạch Sung, sông Mã tại Hoàng Tân là 1,58m. Càng vào sâu nội địa, biên độ mực nước triều càng giảm, ảnh hưởng triều về mùa lũ yếu dần.

Mực nước đỉnh triều cao nhất đạt 2,9 m tại Hoàng Tân cửa sông Mã và chân triều thấp nhất là -1,81m, tại Giàng mực nước chân triều thấp nhất là -1,42 m vào tháng III, IV. Tại Lạch Sung cửa sông Lèn mực nước cao nhất là 2,32m vào tháng 8/1971 khi có lũ và mưa bão, đạt thấp nhất -0,97m vào tháng 4/1970.

b. Độ Mặn: Độ mặn tại vùng cửa sông đạt từ 26 – 28 %o gần với độ mặn của nước biển, càng tiến về thượng lưu độ mặn càng giảm nhỏ. Tại Giàng cách cửa sông Mã là 27 km độ mặn là 0,016%o, nhỏ nhất là 0,008%o. Diễn biến độ mặn như sau:

Bảng 1.14: Diễn biến độ mặn dọc sông

Vị trí Sông Khoảng cách tới biển (km)

S %o

Max Min

Chinh Đại Càn 13,8 12.1 0.015

Từ Thôn Báo Văn 23.6 0.103 0.015

Lạch Sung Lèn 2.0 22.9 0.014

Đò Thắm Lèn 10.0 1.0 0.012

Hậu Lộc Kênh De 1.5 24.9 0.015

Cầu De Kênh De 5.6 22.2 0.015

Hoàng Tân Sông Mã 8.0 33.2 2.40

Nam Ngạn Sông Mã 13.6 7.66 0.022

Giàng Sông Mã 27.0 0.016 0.008

4. Tác động của trạm thủy điện

Do điều kiện về thời gian và nhiều mặt khác, việc đánh giá DCMT của sông Mã khi xây dựng trạm thủy điện Trung Sơn không được toàn diện. Các phân tích chỉ tập trung vào hệ sinh thái nước mà điển hình là hai loài cá Chiên và cá Bỗng ở Hồi Xuân và Cá Mòi cờ hoa và cá Chép ở Cẩm Thủy.

Page 31: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 31

Đặc tính sinh học của bốn loài cá này như sau: 1. Loài cá chiên (Bagarius rutilus):

- Thời gian để trứng từ tháng 3 đến tháng 6 - Nơi đẻ trứng: ở trung và thượng lưu sông, nơi có nước chảy mạnh, đáy có nhiều

sỏi đá. - Đánh bắt con trưởng thành vào mùa khô, con non vào mùa mưa - Phân bố: Từ Mường Lát tới Vĩnh Lộc

2. Loaì cá bỗng (Spinibarbus denticulatus): - Thời gian để trứng: tháng 2 – tháng 4 và tháng 7 – tháng 10 - Nơi đẻ trứng: ở các sông nhánh. Cá con sống ven bờ ở các phụ lưu, lớn dần

chuyển ra nơi nước sâu ở sông chính. - Đánh bắt con trưởng thành vào mùa khô, con non vào mùa mưa. - Phân bố: Từ Mường Lát tới Vĩnh Lộc

3. Loài cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) - Thời gian để trứng: tháng 2 – tháng 5; đẻ rộ vào tháng 4. - Nơi đẻ trứng: Các bãi đẻ ở dòng sông chính ở trung và hạ lưu. - Sau khi đẻ, vào tháng 6 – 7 cá xuôi dòng ra biển. Tháng 8 và 9 ra khơi kiếm ăn. Từ

tháng 10 đến tháng 2 năm sau sống gần bờ và cửa sông. - Cá đẻ trứng nổi trôi theo dòng chảy. Con non xuất hiện vào mùa mưa. - Phân bố: Từ Bá Thước tới biển.

4. Cá chép (Cyprinus carpio) - Thời gian để trứng: kéo dài nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 hay tháng 8 –

9. - Nơi đẻ trứng: Đẻ ở trung và thượng lưu và các sông suối nơi có nhiều thực vật

thuỷ sinh; thường đẻ sau những cơn mưa rào, nước mát. - Đánh bắt con trưởng thành quanh năm, con non vào mùa mưa và mùa khô. - Phân bố: Từ Mường Lát tới Hoằng Hoá

Nguyên tắc đánh giá: - Việc đánh giá tác động lấy nguyên tắc so sánh lưu lượng trước và sau khi có trạm

thủy điện Trung Sơn, lấy năm nước trung bình khá là năm 2005 để so sánh - Lưu lượng tại Hồi Xuân lấy theo tương quan giữa Hồi Xuân và Cẩm Thủy - Giả thiết lưu lượng hạ lưu trạm thủy điện được tính với hai trường hợp: (i) mùa cạn

phát công suất đảm bảo (1 tổ máy) và (ii) mùa cạn phát hai tổ máy. - Giả thiết nhu cầu nước cho các loài thủy sinh duy trì như hệ thống tự nhiên khi chưa

có hồ - Hai trường hợp phát điện này là giả thiết, lưu lượng xả thực tế còn phụ thuộc vào (1)

quy trình mùa cạn, trong đó có xét đến nhu cầu nước cho các loại hộ sử dụng khác (như nông nghiệp, công nghiệp..) và (2) biểu đồ phụ tải mà trạm Trung Sơn được phân công đảm trách.

5. Kết quả so sánh

- Tại Hồi Xuân: khi nhà máy phát với công suất đảm bảo (1 tổ máy hoạt động), lưu lượng xả nhỏ chỉ khoảng 125-126m3/s, chỉ bằng 50% lưu lượng tự nhiên trong thời kỳ tháng 11 – tháng 12 (đầu mùa khô), điều này sẽ ảnh hưởng đến thời kỳ sinh trưởng của hai loại cá Chiên và cá Bỗng, thời kỳ quan trọng chuẩn bị cho giai đoạn bắt đầu đẻ trứng từ tháng hai đến tháng tư. Ngoài ra việc thay đổi chế độ dòng chảy còn đồng nghĩa với giảm lưu tốc cho cả hai loài cần nước chảy mạnh trong thời kỳ đẻ trứng. Các thời kỳ còn lại của mùa kiệt lưu lượng đều được phát lớn hơn lưu lượng tự nhiên, chế độ thủy sinh không bị tác động bất lợi.

Page 32: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 32

- Tại Cẩm Thủy: do ở hạ lưu Hồi Xuân khoảng 50 km, nên lưu lượng được bổ sung từ các phụ lưu. So sánh các thời kỳ cho thấy: vào đầu mùa khô, thời kỳ đẻ trứng của cá Mòi cờ hoa từ tháng hai – đến tháng năm và cá Chép từ tháng hai đến tháng 7, tập trung vào tháng ba tháng tư cho cả hai loài; nếu Trung Sơn chỉ phát công suất đảm bảo thì lưu lượng đến Cẩm Thủy chỉ bằng khoảng 60% lưu lượng tự nhiên, kéo dài trong thời kỳ từ tháng 11 đến giữa tháng 1(2,5 tháng). Nếu nhà máy chỉ phát công suất đảm bảo thời kỳ này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành và thời kỳ chuẩn bị đẻ trứng của cá, đặc biệt là cá Mòi cờ hoa. Tuy yêu cầu về chế độ thủy văn không cao như cá Chiên ở Hồi Xuân nhưng chiều sâu nước là rất tác động đến chu kỳ sinh trưởng của cá này. Nếu nhà máy phát với hai tổ máy, lưu lượng đảm bảo khá hơn.

- Khi so sánh nhu cầu dòng chảy như nêu trong bảng 2 về AAF (Average Annual Flow), để duy trì điều kiện sông theo yêu cầu trong điều kiện tương đối tốt thì lưu lượng yêu cầu là 40% dòng chảy trung bình nhiều năm cho mùa cạn và 60% cho mùa lũ. Theo tiêu chí này thì dòng chảy hạ lưu thủy điện Trung Sơn khi phát sông suất đảm bảo là đạt yêu cầu. Chỉ còn lại vấn đề là chế độ dòng chảy biến động do phát theo biểu đồ phụ tải trong thời kỳ cá đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 7 là phải hết sức chú ý. Tại Cẩm Thủy, do có dòng chảy bổ sung từ các phụ lưu sau trạm thủy điện nên lưu lượng yêu cầu cho sinh thái có thể đạt được dù nhà máy chạy với công suất đảm bảo. Tương tự tại Hồi Xuân, chế độ dòng chảy do chế độ làm việc của nhà máy theo phụ tải bị dao động, ảnh hưởng thời kỳ đẻ trứng từ tháng 2-3 và từ tháng 7-8 phải hết sức chú ý.

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1 17 33 49 65 81 97

113

12

9

145

161

177

193

20

9

225

241

257

273

28

9

305

321

337

353

u l

ượ

ng

(m

3/s

)

Lưu lượng tại Hồi Xuân (m3/s)

Q Hồi Xuân - chưa có TĐ Q Hồi Xuân - phát Nbđ Q Hồi Xuân - phát 2 tổ máy

Nov Dec Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct

Hình 1: Biến đổi lưu lượng và chu kỳ sinh trưởng của cá Chiên và cá Bỗng tại Hồi Xuân

Page 33: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 33

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

1 16

31

46

61

76

91

10

6

12

1

13

6

15

1

16

6

18

1

19

6

21

1

22

6

24

1

25

6

27

1

28

6

30

1

31

6

33

1

34

6

36

1

u lư

ợn

g (m

3/s

)

Lưu lượng tại Cẩm Thủy (m3/s)

Q Cẩm Thủy… QKG+Q 1máy QKG+Q 2máy Q sinh thái CT

Nov Dec Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct

Hình 2: Biến đổi lưu lượng và chu kỳ sinh trưởng của cá Mòi cờ hoa và cá Chép tại Cẩm Thủy

Những ảnh hưởng mang tính tích cực: 1.1 Hồ chứa hình thành sẽ tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản: Đặc điểm tác động: các hồ nhân tạo tạo ra các vùng với tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản tăng cao. Sự ngăn đập nước làm tăng diện tích vùng hồ chứa nhưng khu vực nuôi trồng thuỷ sản lại phụ thuộc nhiều vào loài thuỷ sản có sẵn trong các hồ nhân tạo (Sheaves M, 2007). Một số loài có khả năng cho sản lượng cao lại thích ứng với sự thay đổi môi trường sống từ nước chảy mạnh ở sông sang nước chảy chậm ở hồ chứa như cá chép (Cyprinus carpio), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá mương (Hemiculter leucisculus), cá ngão (Culter recurvirostris), cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) vẫn tồn tại và phát triển. Sản lượng thuỷ sản phụ thuộc vào việc quản lý vùng hồ vì sự lên xuống mực nước thường xuyên tại các hồ nhân tạo sẽ làm các hồ bị khô hạn và làm giảm sản lượng thuỷ sản tại vùng nước nông, nguồn cung cấp thuỷ sản lớn nhất của hồ (Grimas 1962, Kaster & Jacobi 1978, Blinn và các cộng sự 1995, Okland & Ockland 1996). Việc tăng mô hình nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc đầu tiên là vào các chính sách về thuỷ sản vì những chính sách hiện tại thường không cho phép phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tại các hồ nhân tạo vì lý do ô nhiễm và bảo tồn (Sheaves M. 2007). Đề xuất biện pháp phát huy lợi thế : Nếu chính quyền địa phương có chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở hồ chứa thì:

- Ngoài việc sử dụng nguồn cá giống hiện có trong vùng của những loài có thể thích ứng với hệ sinh thái hồ chứa như cá chép (Cyprinus carpio), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá mương (Hemiculter leucisculus), cá ngão (Culter recurvirostris), cá ngạnh (Cranoglanis sinensis) có thể thả thêm giống của các loài: cá mè (Hypophthalmichthys molitrix), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá trôi ấn (Cirrhina mrigala), cá rô hu

Page 34: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 34

(Labeo rohita) và cá rô phi (Oreochromis niloticus hoặc/và O. mossambicus). Tuy nhiên để duy trì đa dạng sinh học, làm giảm tác động tới các loài bản địa chỉ được đưa vào hồ các loài ngoại lai sớm nhất sau 10 năm tích nước và nhân giống các loài bản địa, thả bù như đã đề cập ở mục 2.2.

- Việc xuất hiện hồ có diện tích mặt nước lớn, sâu và các loài cá nổi đòi hỏi phải có phương pháp đánh bắt khác với các phương pháp truyền thống mà cư dân địa phương vẫn áp dụng, vì vậy cần tiến hành tập huấn kĩ thuật đánh bắt cá ở vùng mặt nước rộng, sâu cho cư dân địa phương.

- Có qui chế đánh bắt cá trong vùng lòng hồ, mọi người tham gia đánh bắt cá đều được học tập qui chế. Cấm và xử phạt nặng nếu sử dụng phương tiện đánh bắt làm suy giảm nguồn lợi như rà điện, nổ mìn, hoá chất độc. Lôi cuốn các tổ chức chính trị, xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh … tham gia tuyên truyền vận động hội viên thực hiện qui chế.

- Tiến hành phân chia và giao diện tích lòng hồ cho từng địa phương quản lí. Khuyến khích các thôn, bản đề ra các hương ước nhằm bảo vệ và duy trì nguồn lợi.

- Cần xúc tiến việc nuôi cá vì rằng sản lượng cá tự nhiên trong hồ chỉ cho sản lượng cao trong một số năm đầu, sau đó sản lượng sẽ giảm dần, sản lượng cá nuôi sẽ bù đắp cho lượng đạm thiếu hụt vì lí do đã đề cập này. Trong vòng 10 năm đầu chỉ nuôi các loài cá bản địa, không di nhập các loài ngoại lai. 2.2 Có hồ chứa sẽ góp phần chống lũ và chống hạn Đặc điểm tác động : Theo tính toán thuỷ năng và kinh tế năng lượng hồ chứa giữ lại 17% lượng dòng chảy mùa lũ để tăng cường dòng chảy mùa kiệt. Dòng chảy hạ du công trình có sự thay đổi không đáng kể, được tăng lên về mùa kiệt, giảm về mùa lũ (Ban quản lí dự án điện Trung Sơn, 2008). Nó còn gián tiếp tham gia hạn chế mặn hạ du vào mùa kiệt (CTTVĐ 4, 2004). Hậu quả của biện pháp sử dụng dòng biến đổi là rất lớn, tác động đến tất cả các khu vực sau đập. Nếu có thể, việc quản lí dòng chảy nên theo dòng tự nhiên về thời điểm, phạm vi và lưu lượng dòng chảy. Không được sử dụng dòng chảy tốc độ nhanh (Sheaves M. 2008). Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phía hạ lưu cũng có khả năng thay đổi do hậu quả của việc xây đập và các kiểu biến đổi dòng chảy. Nước trong các nhánh sông phía thượng lưu của sông ngòi Việt Nam ít dinh dưỡng (dinh dưỡng thấp) (Berge et al. 2006), một tình trạng điển hình đối với những hệ thống tương tự trên toàn thế giới (eg. Leira & Sabater 2005, Alexander & Smith 2006, Domenech et al. 2006, Roelke et al. 2006) nói tới các hệ thống mà ở đó khả năng sinh sản, và quy mô dân số bị hạn chế bởi nguồn cung cấp dinh dưỡng. Qua một thời gian dài, các chất dinh dưỡng ứ đọng lại trong nước tù của các hồ chứa, dẫn tới việc các chất dinh dưỡng bị mắc kẹt lại (Rausch & Schreiber 1981). Điều này dẫn đến sự giảm sút các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các khu vực phía hạ lưu các hồ chứa (Childers et al. 2006). Điều này có thể gây nên hạn chế nghiêm trọng về dinh dưỡng ngay dưới đập vì các dòng chảy trên núi cũng giống những dòng chảy ở lưu vực Trung Sơn thường là những hệ thống dinh dưỡng thấp ( Leira & Sabater 2005, Alexander & Smith 2006, Domenech et al. 2006, Roelke et al. 2006). Những dòng chảy biến đổi có thể chảy xuống phía hạ lưu gây tác động tới toàn hệ thống sông. Có thể điểm mấu chốt nhất sẽ xảy ra tại các khu vực cửa sông, vì việc định thời dòng chảy theo mùa và các dòng chảy lớn có tính quyết định đối với việc sản sinh và lựa chọn ấu trùng, và vị trí và bản chất của vùng Estuarine Turbidity Maximum (ETM) (vùng nhiều bùn lầy nhất ở cửa sông), một khu vực có tính sống còn cho các tiến hoá môi trường. 2.3 Góp phần chống mặn xâm nhập sâu vào nội địa, giảm ô nhiễm vùng hạ du: về mùa khô nếu lượng nước từ hồ xả xuống hạ du lớn hơn lượng nước tự nhiên ở sông khi không

Page 35: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 35

có đập thì công trình sẽ có tác dụng chống sự xâm nhập mặn vào sông. Ngoài ra cũng làm cho nồng độ các chất gây ô nhiễm nước ở hạ du giảm đi góp phần chống ô nhiễm nguồn nước.

2.4 Có đập sẽ có lợi cho các dải san hô: Những dòng chảy bị suy giảm chất dinh dưỡng tại vùng ven biển có thể mang lại lợi ích cho dải san hô ngầm trong khi nhiều chất dinh dưỡng thì lại trở nên có hại (Devlin & Brodie 2005, McKergow và NNK 2005, Wooldridge và các cộng sự 2006). Không biết chắc rằng vùng ven biển Thanh Hoá có các dải san hô không, nếu có thì đập sẽ góp phần bảo vệ chúng.

2.5 Hang cá thần: Tại xã Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ (toạ độ : 200 15’ 013’’ – 1050 23’ 22’’, độ cao 26m có hang cá thần, trong một đoạn suối hẹp có hàng ngàn cá thể loài cá dốc (Spinibarbus sinensis). Đây là địa điểm lí tưởng để bảo tồn loài vì chúng được bảo vệ do tâm linh và là địa danh thu hút khách du lịch. Đây là địa danh cách xa đập về phía hạ du khoảng 63 km nên công trình không có tác động tới suối cá này.

II. Tác động đến nghề cá – Đề xuất biện pháp giảm thiểu,

hỗ trợ nghề cá Cá tự nhiên trên sông có vai trò vai trò trong việc cung cấp nguồn đạm trong khẩu phần của cư dân trong vùng, đặc biệt đối với người dân vùng cao vì nơi đó nguồn cá nuôi ít và không có nguồn cá biển. Theo thống kê của cục thống kê Thanh Hoá thì ở tỉnh này giai đoạn 2001- 2006 số lao động đánh bắt cá trên sông năm thấp nhất (2002) có 2.211 người và năm cao nhất (2006) là 2.365 người. Khi công trình được xây dựng và đi vào vận hành sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ sinh vật thuỷ sinh nói chung và khu hệ cá nói riêng. Sự suy thoái về số lượng và chất lượng cá sẽ gây ra những ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của người dân vùng ven sông. Do đánh bắt cá là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính vì vậy giảm về chất và số lượng cá sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản và sẽ làm giảm thu nhập và đời sống của các hộ gia đình sống dọc theo sông này.

1. Các tác động khi có công trình thuỷ điện Trung Sơn đối với nghề cá: Tác động lên thức ăn của cá: Lượng thức ăn của cá thường bị giảm xuống trong các sông bị điều tiết do:

Dao động mực nước liên tục gây phá huỷ đới ven bờ, nơi phát triển của các loài sinh vật phù du, thực vật lớn và hệ động vật đáy.

Lượng sinh vật phù du giảm do lượng lắng đọng bùn cát và ánh sáng kém do nước đục;

Các chất lắng đọng tăng lên ở vùng sâu làm vô cơ hoá lớp trầm tích gây nên khó tiêu hoá cho một số động vật đáy;

Giảm diện tích vùng ngập của rừng và các vùng đất ngập nước gây ảnh hưởng đến lượng thức ăn của những loài di cư;

Đập ngăn nước tạo thành rào cản cũng làm hạn chế đến việc kiếm thức ăn của các loài di cư;

Chế độ dòng chảy thay đổi gây ra nhiều tác động xấu đến việc tìm kiếm thức ăn của các loài di cư;

Do lắng đọng các chất dinh dưỡng trong hồ nên lượng dinh dưỡng trên sông phía hạ du suy giảm làm ảnh hưởng đến thức ăn của cá;

Page 36: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 36

Xói lở bờ sẽ làm giảm lượng cây gần bờ và các cây sống ven sông do đó làm giảm lượng thức ăn của cá (lá, hoa quả rụng từ trên cây xuống, côn trùng …).

Tác động đến sinh sản:

Sói lở ven bờ làm mất nơi đẻ trứng hoặc trứng bị vùi lấp. Quá trình lắng đọng các trầm tích làm giảm nồng độ ô xy hoà tan vùng nền đáy làm cản trở quá trình cung cấp ô xy của sự phát triển của trứng và ấu trùng cá.

Nhiều loài cá có khu vực đẻ trứng là những chi lưu, vùng đất ngập nước và các thác ghềnh trên sông. Cá phải đến được những khu vực này và phải có đủ nước trong thời gian dài thì trứng mới nở và có điều kiện phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn đầu của ấu trùng cá. Việc tích nước cho các hồ chứa vào đầu mùa mưa thường là nguyên nhân chính dẫn đến việc cá không đến được nơi đẻ trứng trên các sông bị điều tiết. Có thể do thiếu lũ hoặc lũ đến quá muộn và lũ không đủ dài để cho phép các loài cá phát triển.

Biện pháp giảm thiểu:

- Không nên tích nước hồ chứa vào đầu các mùa mưa - Giữ dòng sông nguyên vẹn như đã đề cập ở phần đa dạng sinh học cá; - Điều tiết để đảm bảo chế độ dòng chảy không dao động quá lớn trong ngày.

Tác động đến nghề cá: Do những tác động đã trình bày ở trên rất dễ gây những tác động tiêu cực cho các đàn cá trên sông dẫn tới hậu quả xấu đối với nghề cá, làm giảm sản lượng đánh bắt cá do:

Số lượng đàn cá giảm;

Kích thước đàn cá giảm đi do thay đổi thành phần loài và tỷ lệ tăng trưởng kém;

Một số loài có thể không tồn tại;

Phân phối trong không gian của các loài sẽ thay đổi trong tương lai;

Mất phương tiện đánh bắt do xả nước bất ngờ. Biện pháp giảm thiểu:

Do sản lượng khai thác thuỷ sản tự nhiên trên sông giảm, người dân trong vùng sẽ phải khai thác thêm các nguồn cung cấp đạm khác và tăng cường việc chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thuỷ sản. Việc tập huấn kĩ thuật để người dân có điều kiện thực hiện được điều này là hết sức cần thiết. Có thể chọn các hướng sau:

Thả bù cá giống vào hồ chứa và vào sông phía hạ du

Phát triển nghề nuôi cá ở các eo ngách, nhánh suối ở khu vực hồ chứa

Tập huấn kĩ thuật đánh cá vùng mặt nước lớn và sâu cho cư dân sinh sống quanh vùng lòng hồ.

2. Dự trù kinh phí hỗ trợ: 2.1 Thả bù cá giống vào sông phía hạ du hàng năm: bắt đầu từ thời điểm hồ chứa đi vào vận

hành tiến hành thả bù cá giống xuống hạ du, mỗi năm 200.000 con, cỡ cá từ 8 đến 15 cm, kéo dài trong 5 năm. - Mua cá giống các loại 200.000 con x 2.000 đ/con x 5 năm = 2.000.000.000 đ - Thuê ô tô và các chi phí khác : 4.000.000 đ Cộng : 404.000.000 đ x 5 năm = 2.020.000.000 đ

Tổng kinh phí cho hoạt động này là : 2.020.000.000 đồng

Page 37: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 37

2.2 Tập huấn kĩ thuật đánh cá vùng mặt nước lớn và sâu cho cư dân sinh sống quanh vùng

lòng hồ : - Trả công cho chuyên gia : 2 địa điểm x 2 ngày x 738.000 đ = 2.952.000 đ - Thuê xe ô tô đưa đón chuyên gia: 3 ngày x 1.000.000 đ = 3.000.000 đ - Tiền ăn, đi lại cho người tham gia tập huấn: 200 người x 100.000 đ x 1 ngày = 20.000.000 đ Cộng 4: 25.952.000 đồng

III. Kế hoạch giám sát môi trường và những nghiên cứu

cần thiết tiếp theo cho các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành của dự án thuỷ điện Trung sơn

Đặt vấn đề: Công trình thuỷ điện Trung Sơn với công suất 250 MW trên sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá, phía Tây Bắc Việt Nam. Báo cáo điều tra về Đa dạng sinh học cá và Nghề cá đã xác định được sự đa dạng cá và nghề cá và các thuộc tính sinh thái học của sông Mã có khả năng bị ảnh hưởng bởi công trình thuỷ điện Trung Sơn trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng và thực hiện các giai đoạn của dự án. Việc nghiên cứu cũng đã xác định được những thiếu hụt một số thông tin cơ bản về sinh học, sinh thái học và nghề cá trong vùng dự án, những thông tin cần thiết cho việc đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra. Thuỷ điện Trung Sơn là một công trình đa chức năng, bao gồm 2 chức năng chính là tạo năng lượng và kiểm soát dòng chảy. Ban Quản Lý Dự Án Thuỷ điện Trung Sơn (HPMB) cam kết đảm bảo việc xây dựng nhà máy Thuỷ Điện Trung Sơn theo những bước tiến hành và biện pháp tốt nhất để không gây ra những hậu quả có hại đối với cá và nghề cá. Do đó, Cần nghiên cứu bổ xung đối với hai loại hình: (i) Thực hiện các nghiên cứu kiểm tra chi tiết nhằm cung cấp cảnh báo sớm đối với bất kỳ vấn đề thay đổi nào của môi trường và (ii) Nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh thái học của các loài cá trên Sông Mã nhằm cung cấp các dữ liệu cho việc giám sát.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng thể của chương trình này là cung cấp sự đánh giá và giám sát toàn diện của bất kỳ sự thay đổi nào đối với khu hệ cá Sông Mã hỗ trợ việc xây dựng và hoạt động của công trình Thuỷ điện Trung Sơn. Đăc biệt là: 1. Thiết kế và thực thi điều tra hiện trạng và chức năng các hệ sinh thái thuỷ sinh sông Mã,

chỉ đạo cho việc xác định khả năng tác động của việc phát triển thuỷ điện.

2. Thiết kế và thực thi kế hoạch giám sát nghiêm ngặt của những thay đổi có thể bị ảnh

hưởng trong đa dạng sinh học và việc thực hiện chức năng sinh thái học của toàn bộ hệ

Page 38: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 38

thống Sông Mã nhằm hỗ trợ việc xây dựng và hoạt động của công trình Thuỷ điện Trung

Sơn.

3. Hướng dẫn việc nghiên cứu chi tiết về đặc điểm sinh thái học nhằm bù đắp những thông tin cơ bản cần thiết còn thiếu hụt làm cơ sở cho việc giám sát môi trường.

Phương pháp tiến hành giám sát, điều tra

1. Các địa điểm điều tra, thu mẫu cho mục đích giám sát và điều tra 1.1 Các địa điểm điều tra, thu mẫu cho mục đích giám sát và điều tra sinh thái học: Tiến hành điều tra, thu mẫu tại 16 địa điểm trong vùng có liên quan; Các điểm điều tra, giám sát trước khi hồ chứa tích nước được thể hiện ở bản đồ 3; Sau khi hồ chứa tích nước thì có thêm 2 điểm so với trước khi tích nước nâng số điểm từ 2 lên thành 4. Bốn điểm giám sát ở khu vực hồ chứa thì 2 điểm ở giữa hồ, 2 điểm ở ven hồ như đã thể hiện ở bản đồ 4.

- Đại diện phía thượng lưu hồ chứa (2 địa điểm): Chiềng Khương (1) (Huyện Sông Mã) Bản

Sốp Sim (2) (xã Tẽn Tần)

- Đạị diện vùng lòng hồ chứa (địa điểm): B. Pom Khuông (3) (xã Tam Chung) và B. Tài Chánh (4)(x. Mường Lý), điểm X (5) (Trung Lý) và bản Xược (6). Khi hồ chứa được hình thành thì 2 điểm ở giữa hồ, 2 điểm điểm khác ở ven hồ.

- Đại diện vùng từ đập tới cửa sông Luồng (2 địa điểm): Bến Cô Lương (7) (x. Vạn Mai),

Chòm Thai (8) (x. Hồi Xuân) - Đại diện nhánh sông chính thứ nhất, s. Luồng – Đối chứng 1 (2 địa điểm): B. Xua (9) (x.

Nam Đông), B. Tà Lơn (10) (x. Nam Tiến) - Đại diện đoạn từ cửa sông Luồng ra biển (4 địa điểm): Cành Nàng (11) (Bá Thước), Cẩm

Giang (12) (Cẩm Thuỷ), Thiệu Thịnh (13) (h. Thiệu Hoá), Quảng Châu (14) (h. Quảng Xương)

- Đại diện nhánh sông chính thứ 2, s. Bưởi – Đối chứng 2 (2 địa điểm): x. Thành Hưng

(15) (h. Thạch Thành) và Hương Nhượng (16) (h. Lạc Sơn, t. Hoà Bình) (Xem Bản đồ 3, 4)

1.2 Các địa điểm điều tra, thu mẫu cho mục đích giám sát và điều tra nghề cá: - Đại diện khu vực lòng hồ: 2 địa điểm: Tài Chánh và Xước (Trung Sơn) (Xem bản đồ 4) - Đại diện đoạn sông từ sau đập tới cửa sông Luồng (Hồi Xuân) 2 địa điểm: Cô Lương và

Chòm Thai (Xem Bản đồ 4)

2. Phương pháp và thời gian tiến hành thu mẫu ở mỗi địa điểm dùng cho mục đích giám sát:

2.1 Phương pháp: 2.1.1 Giám sát, điều tra sinh thái học

Page 39: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 39

- Ở mỗi địa điểm cần thu mẫu ở các các sinh cảnh khác nhau theo phân chia loại sinh cảnh sau:

Cát nông/đáy sỏi (< 50 cm)

Cát/bờ sỏi/bờ bằng phẳng

Giữa dòng cạn (50cm-1m)

Giữa dòng sâu (>1m)

Những hố sâu xuôi dòng

Những kênh sâu dọc theo bờ

Những kênh sâu dọc theo bờ có cây cỏ

Bãi gốc cây, bãi cừ trên sông; thu mẫu từ phía hạ lưu của bãi

Nhiều đá ở giừa dòng

Ghềnh thác

Có thể thêm các loại sinh khác nếu thấy cần thiết

- Chu kì thu mẫu: mỗi năm thu mẫu 2 lần: 1 vào mùa khô và 1 vào mùa mưa. Thời gian

thu mẫu được lặp lại trùng với thời gian đã tiến hành của năm trước. - Ngư cụ sử dụng: chài với 2 cỡ mắt (chẳng hạn 20mm và 50mm) và độ dài khác nhau

(Chẳng hạn bán kính tương ứng 4 m và 5 m) cùng được sử dụng để tiến hành thu mẫu ở tất cả các địa điểm. Có thể sử dụng các ngư cụ đặc thù ở địa phương thích hợp cho các loài cụ thể. Tiến hành lấy mẫu ở tầng mặt, ở độ sâu 2m và 4m.

- Số mẻ chài và diện tích đánh bắt được tiến hành đồng đều ở mỗi địa điểm (không được

ít hơn 20 và không dưới 1 km2) ở mỗi sinh cảnh và ở mọi thời điểm.

- Đối với các mẫu nhằm đánh giá về độ phong phú cần thu mẫu càng nhiều loài càng tốt

và cần thu số lượng mẫu đủ lớn. - Ghi lại bất kì sự đánh bắt nào của dân địa phương tiến hành ở từng sinh cảnh. - Chụp ảnh cho mỗi loại sinh cảnh, ảnh mẫu cá thu được cũng như ảnh cho mỗi vùng. - Ghi lại tất cả các số liệu vào trong bảng dữ liệu cho mỗi điểm lấy mẫu (Phiếu đính kèm ở

Phụ lục). - Nhập tất cả các số liệu vào excel (Phiếu đính kèm ở Phụ lục). 2.1.2 Giám sát nghề cá: Mỗi địa điểm tiến hành điều tra tình hình nghề cá của 15 ngư dân về: - Các loài cá đánh bắt được, đặc biệt chú ý đến các loài là đối tượng giám sát được nêu ở mục 3.1.1 dưới đây ở mỗi địa điểm tương ứng. - Sản lượng từng loài - Năng xuất đánh bắt của từng ngư dân

Page 40: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 40

- Số ngày đánh bắt cá trong từng tháng, từng 6 tháng và trong 1 năm. - Sản lượng cá đánh bắt của 1 ngư dân trong từng tháng, từng 6 tháng và trong từng năm. - Những thay đổi về nghề nghiệp trong thời gian từ lần điều tra trước so với lần điều tra

này.

2.2 Thời gian: Thời gian tiến hành bắt đầu từ 1 năm trước khi khởi công xây dựng công trình, trong quá trình thi công công trình và khi công trình đi vào vận hành. Thời gian giám sát kéo dài không ít hơn 12 năm.

2.3 Kinh phí dự kiến cho hoạt động giám sát: (Thực hiện trong 12 năm)

2.3.1 Cho chuyên gia quốc tế:

- Lương của 44 ngày làm việc: 44 ngày x 600 USD = 26,400 USD

- Lưu trú và thuê khách sạn: 24 ngày 24 ngày x 210 USD = 5,040 USD

- Vé máy bay: 6 lượt: 6 flights x 2,500 USD = 15,000 USD

2.3.2 Cho chuyên gia trong nước:

- Lương chuyên gia: 3 người x 16 ngày/lượt x 2 lượt/năm x 1080 ngày x 738.000 VND =

850.176.000 đ

- Lưu trú và thuê khách sạn: 11 ngày/đợt x 3 người x 2 đợt x 720 ngày x 190.000 =

150.400.000 đ

- Thuê người thu mẫu: 4 người x 10 ngày/đợt x 2 đợt/năm x 960 ngày x 100.000 đ

= 96.000.000 đ

- Thuê thuyền máy: 4 cái x 10 ngày/đợt x 2 đợt/năm x 960 ngày x 800.000 đ

= 760.000.000 đ

- Thuê ô tô đi thực địa: 5 ngày/ đợt x 2 đợt/năm x 120 ngày x 1.500.000

= 180.000.000 đ

- Mua dụng cụ hoá chất: 20.000.000 đ

- Thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, dịch: 20.000.000 đ

- Mua thông tin, số liệu: 30.000.000 đ

- Thuê dụng cụ nghiên cứu: 90.000.000 đ

Tổng: 46.440 USD và 2.322.480.000 VND

3. Phương pháp thu mẫu, thời gian cần tiến hành trong việc nghiên cứu sinh thái học

cá 3.1 Phương pháp và đối tượng thu mẫu

Page 41: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 41

3.1.1 Các đối tượng nghiên cứu:

Các địa điểm từ (1) đến (10) (ứng với kí hiệu ở 1.1) 14 loài: Onychostyoma gelarchi, Spinibarbus hollandi, Spinibarbus denticulatus, Cirrhina molitorella, Garra orientalis, Mastacembelus armatus, Hemiculter leucisculus, Cyprinus carpio, Hemibagrus guttatus, Clarias fuscus, Cranoglanis henrici, Sinilabeo lemassoni, Elopichthys bambusa và Bagarius rutilus.

Các địa điểm (11) và (12) (ứng với kí hiệu ở 1.1) 14 loài: Clupanodon thrissa, Anguilla marmorata, Elopichthys bambusa, Tor (Folifer) brevifilis, Hemibagrus guttatus, Bagarius rutilus, Spinibarbus denticulatus, S. sinensis, Cyprinus carpio, Squaliobarbus curriculus, Cranoglanis sinensis, Silurus asotus, Mastacembelus armatus và Hemiculter leucisculus.

Các địa điểm (13), (14) và (15) (ứng với kí hiệu ở 1.1) 20 loài: Clupanodon thrissa, Konosirus punctatus, Elopichthys bambusa, Hemibagrus guttatus, Bostrichthys sinensis, Cyprinus carpio, Silurus asotus, Cranoglanis sinensis, Squaliobarbus curriculus, Hemiculter leucisculus, Mastacembelus armatus, Glossogobius giuris, Coilia grayii, Mugil cephalus, Scatophagus argus, Sillago sihama, Taenioides eruptionis, Sparus latus, Therapon theraps và Pisoodonophis boro.

Địa điểm (16) (ứng với kí hiệu ở 1.1) 14 loài: Onychostyoma gelarchi, Spinibarbus hollandi, Spinibarbus denticulatus, Cirrhina molitorella, Garra orientalis, Mastacembelus armatus, Hemiculter leucisculus, Cyprinus carpio, Hemibagrus guttatus, Clarias fuscus, Cranoglanis henrici, Sinilabeo lemassoni, Elopichthys bambusa và Bagarius rutilus.

- Chu kì điều tra thực địa: định kì 2 tháng 1 lần các điều tra viên tiến hành điều tra, thu mẫu

tại các địa điểm đã chọn ở trên.

3.2 Thời gian tiến hành: bắt đầu từ trước khi khởi công công trình 1 năm và kéo dài trong vòng 1 năm.

3.3 Kinh phí dự kiến cho hoạt động điều tra sinh thái học (Thực hiện trong 1 năm)

3.3.1 Cho chuyên gia quốc tế: - Lương của 20 ngày làm việc: 20 ngày x 600 USD = 12.000 USD

- Lưu trú và thuê khách sạn: 10 ngày x 210 USD = 2.100 USD

- Vé máy bay: 2 lượt x 2.500 USD = 5.000 USD

3.3.2 Cho chuyên gia trong nước:

- Lương chuyên gia: 3 người x 16 ngày/đợt x 6 đợt/năm x 738.000 = 212.544.000 đ

Page 42: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 42

- Lưu trú và thuê khách sạn: 11 ngày/đợt x 3 người x 6 đợt/năm x 190.000 = 37.620.000 đ

- Thuê người thu mẫu: 4 người x 6 đợt x 10 ngày/đợt x 100.000 = 24.000.000 đ

- Thuê thuyền máy : 4 cái x 6 đợt x 10 ngày/đợt x 800.000 = 192.000.000 đ

- Thuê ô tô đi thực địa: 5 ngày/ đợt x 6 đợt x 1.500. 000 = 45.000.000 đ

- Mua dụng cụ hoá chất: = 16.000.000 đ

- Thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, dịch: = 16.000.000 đ

- Mua thông tin, số liệu: = 16.000.000 đ

- Thuê dụng cụ nghiên cứu: = 20.000.000 đ

Tổng số: 19.100 USD và 579.212.000 VND

Các yêu cầu về Chuyên môn

Nhóm nghiên cứu phải bao gồm (a) ít nhất là hai chuyên gia ngư loại trong nước có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cá sông Việt Nam và có kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý các nghiên cứu về cá. Những chuyên gia này phải có bằng cấp cao trong các nghành sinh thái học/sinh vật học và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong việc phân loại và định dạng các loài cá ở Việt Nam và kinh nghiệm trong lĩnh vực lập kế hoạch và thực hiện các nghiên cứu hiện trường về sinh thái học loài cá. (b) Ít nhất 4 chuyên gia kỹ thuật địa phương giàu kinh nghiệm trong việc lấy mẫu cá sông ở Việt Nam. Đây có thể là những người đánh cá địa phương và làm việc theo sự chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia ngư loại trong nước. (c) Một chuyên gia trong nước về động vật không xương sống và thực vật thuỷ sinh. Chuyên gia này phải có bằng cấp cao trong lĩnh vực sinh học/sinh thái học và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong việc phân loại và định loại động vật không xương sống và/ hoặc thực vật thuỷ sinh Viêt Nam. (d) Một chuyên gia ngư loại nước ngoài giàu kinh nghiệm về thiết kế và giám sát việc lấy mẫu sinh thái học. Chuyên gia nước ngoài này sẽ chịu trách nhiệm giám sát kế hoạch lấy mẫu, phân tích số liệu và báo cáo, và sẽ kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong nước để xây dựng và tiến hành các kế hoạch lấy mẫu phù hợp. Chuyên gia nước ngoài sẽ phải có (i) bằng cấp cao trong lĩnh vực sinh thái học, (ii) trên 15 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế và thực hiện việc giám sát và/hoặc các kế hoạch lấy mẫu sinh thái học cá sông, (iii) khả năng phân tích số liệu cao, và (iv) khả năng đánh giá và giao tiếp tốt.

Các sản phẩm và chuyển giao

1. Một bản thiết kế toàn diện và chi tiết thu mẫu thực địa 2. Một báo cáo toàn diện về hiện trạng và chức năng của các hệ sinh thái thuỷ sinh

sông Mã. 3. Một báo cáo chi tiết những tác động có thể xảy ra của dự án thuỷ điện và khả năng

giảm thiểu. 4. Một bản thiết kế giám sát chi tiết. 5. Một báo cáo hiện trạng bổ sung và giám sát thực địa sau 1 năm nghiên cứu giám sát.

Page 43: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 43

6. Nộp các báo cáo giám sát hàng năm và sáu tháng một lần cho Ban Quản Lý Dự án Thuỷ điện Trung Sơn (HPMB).

7. Nộp các báo cáo sự kiện tạm thời càng sớm càng tốt cho Ban Quản Lý Dự Án Thuỷ điện Trung Sơn (HPMB) nếu phát hiện ra bất kỳ thay đổi nào trong hệ động vật.

8. Nộp một bản báo cáo kiểm tra tại thời điểm hoàn thành giai đoạn xây dựng đập. 9. Nộp một bản báo cáo kiểm tra tại thời điểm hoàn thành toàn bộ giai đoạn kiểm tra. 10. Nộp một bản báo cáo về các mối quan hệ môi trường sống của các loài cá ở Sông

Mã nằm theo tiêu chuẩn xuất bản tập san quốc tế. 11. Nộp một bản báo cáo về các mô hình di trú của các loài cá tại Sông Mã, bao gồm

việc tận dụng nơi trú ấn theo từng mùa trong năm theo tiêu chuẩn xuất bản tập san quốc tế.

12. Nộp một bản báo cáo về các mô hình tài sản xuất và các mô hình di trú liên kết của các loài cá sống tại sông Mã theo tiêu chuẩn xuất bản tập san quốc tế.

13. Nộp một bản báo cáo về khu vực cá sinh sản và các mô hình di trú liên kết của các loài cá sống tại Sông Mã theo theo tiêu chuẩn xuất bản tập san quốc tế.

14. Nộp một bản báo cáo về các yêu cầu về chế độ dinh dưỡng và các mô hình di chú liên kết của các loài cá sống tại Sông Mã theo theo tiêu chuẩn xuất bản tập san quốc tế.

15. Một báo cáo sự biến động về: sản lượng, đối tượng đánh bắt, năng suất đánh bắt cá, tình hình về sinh kế của ngư dân sau mỗi kì giám sát.

Page 44: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân 44 Báo cáo cuối cùng

Bản đồ 3 : Các địa điểm giám sát dự kiến trước khi tích nước hồ chứa

Page 45: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 45

Bản đồ 4 : Các địa điểm giám sát dự kiến sau khi tích nước hồ chứa

Page 46: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân 46 Báo cáo cuối cùng

IV. Điều khoản tham chiếu tính khả thi về mặt pháp lí và kĩ thuật đối với dự án các nhánh sông nguyên vẹn ở lưu vực sông Mã

Đánh giá dự án các dòng sông nguyên vẹn ở lưu vực sông Mã

Biện pháp chủ đạo giảm ảnh hưởng của đập Trung Sơn là để đảm bảo rằng các nhánh sông đã được chọn của hệ thống sông Mã vẫn nguyên vẹn. Điều này cần có một lưu vực phụ hoàn chỉnh nguyên vẹn không có đập hoặc rào chắn và có mức bảo vệ cao tránh khỏi những tác động như ô nhiễm liên quan đến nổ mìn, ô nhiễm nước thải từ khu chung cư và thực tế đánh bắt cá. Có một hệ thống nguyên vẹn hoàn chỉnh sẽ bảo vệ liên kết sinh thái trong một nhánh của hệ thống sông và đem đến môi trường sống cho các loài di trú từ phần này lưu tới phần khác của lưu vực.

Hai lưu vực phụ hoàn chỉnh của Sông Mã được giới thiệu trong Báo cáo cá cần được tách khỏi các rào chắn và các hoạt động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học cá. Giữ hai lưu vực phụ này “nguyên vẹn” sẽ đảm bảo rằng một chuỗi môi trường sống của cá và các tuyến di trú sẽ được bảo vệ ở Sông Mã. Các lưu vực phụ tiềm năng được coi là thích hợp đối với hệ thống các sông nguyên vẹn như vậy gồm có:

(i) Sông Bưởi: là chi lưu cấp 1; có chiều dài khoảng 85 km. đầu nguồn sông nằm trên địa bàn huyện Tân Lạc, chảy qua huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) rồi qua các huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hoá), đổ vào sông Mã tại Vĩnh Hoà.

(ii) Sông Luồng: Cũng là chi lưu cấp 1; đầu nguồn sông nằm trên lãnh thổ nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đoạn trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài khoảng 50 km chảy qua địa bàn các huyện Quan Sơn và Quan Hoá (Thanh Hoá) đổ vào sông Mã tại Hồi Xuân.

Mục đích

Mục đích của việc nghiên cứu này là để phân tích tính khả thi về mặt pháp lý và kỹ thuật đối với việc hình thành dự án sông nguyên vẹn ở các lưu vực phụ sông Bưởi và sông Luồng của sông Mã.

Tính khả thi về mặt pháp lý

Ở Việt nam chưa có tiền lệ cho một hệ thống như vậy và không có cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và quản lý một dòng sông giống như một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh. Nghiên cứu này sẽ phân tích khung pháp lý ở Việt nam và đưa ra các lựa chọn pháp lý có thể thay thế để hình thành một hệ thống sinh thái được bảo vệ trong hai lưu vực phụ được lựa chọn này. Nghiên cứu này cũng sẽ phân tích những thể chế cần thiết để thực thi việc bảo vệ này.

Tính khả thi về mặt kỹ thuật

Nghiên cứu này sẽ phân tích:

Hiện trạng mỗi lưu vực phụ về thủy văn, sử dụng đất, thảm rừng, chất lượng nước (chủ yếu dựa trên các thông tin hiện có về lưu vực sông Mã, chẳng hạn như lấy thông tin từ Viện Qui Hoạch Thủy Lợi)

Page 47: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 47

Đa dạng sinh học cá ở các lưu vực phụ và mối quan hệ của chúng với toàn bộ hệ thống sông Mã

Đánh bắt cá: các hoạt động đánh bắt cá hiện tại dọc các lưu vực phụ: số lượng ngư dân, địa điểm đánh bắt, thực tiễn đánh bắt.

Những đe dọa hiện tại đối với đa dạng thủy sinh ở từng lưu vực phụ như là các hoạt động nổ mìn, hủy diệt môi trường sống, xả nước thải, thực tiễn đánh bắt không thể chống đỡ được.

Các thể chế hiện có đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học và đặc biệt đa dạng sinh học cá ở lưu vực.

Chi tiết cụ thể về dự án các dòng sông nguyên vẹn

Nghiên cứu này đưa ra một loạt các biện pháp pháp lý, theo luật định để bảo vệ đa dạng sinh học cá ở các lưu vực phụ, bao gồm nhưng không giới hạn đối với:

1. Các cam kết để ngăn chặn sự áp đặt các rào chắn (các đập thủy lợi và các kết cấu khác)

2. Các cam kết để di chuyển bất kỳ rào chắn nào của con người đã có tại chỗ để đi qua chúng bằng các thiết bị đi qua.

3. Định rõ khu vực bảo vệ hợp pháp đối với các dòng dự kiến, để bảo vệ các khu rừng và môi trường sống ven sông mà các hoạt động có thể ảnh hưởng đến môi trường nước của các sông nguyên vẹn, sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

4. Ngăn chặn việc nổ mìn trên cát ở các bờ sông và lòng sông theo chiều dài của các dòng sông, bờ sông và các nhánh của các sông.

5. Kiểm soát chặt chẽ việc nổ mìn trên mặt đất ở khu vực bảo vệ của các sông để ngăn chặn chất gây ô nhiễm và trầm tích trong lòng sông.

6. Ngăn chặn việc xây đường và hạ tầng cơ sở trong các khu vực bảo vệ hoặc thiết lập các tiêu chuẩn về môi trường để cho phép việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

7. Ngăn chặn việc hình thành các khu định cư, khu công nghiệp mới và các hoạt động mới khác của con người trong khu vực bảo vệ

8. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của con người và các ngành trong các khu vực được bảo vệ để giảm bất kỳ ảnh hưởng nào đang xảy ra với các dòng chảy và ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng mới nào.

9. Đưa ra các lệnh cấm đối với thực tế đánh bắt phá hoại (chẳng hạn như sử dụng chất nổ), đưa ra các hạn chế đánh bắt theo thời vụ, và các biện pháp khác, và hình thành các cơ chế để làm cho các lệnh cấm này có hiệu lực.

10. Các dự án nhận thức về môi trường đối với cộng đồng sinh sống dọc các sông.

11. Chương trình giám sát đa dạng sinh học cá ở các lưu vực này

Mỗi dự án đề xuất sẽ bao gồm:

Mô tả chi tiết kỹ thuật của từng biện pháp giảm nhẹ

Thời gian biểu các hoạt động có kế hoạch

Ngân sách cho chi phí định kỳ và chi phí đầu tư cần thiết.

Page 48: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 48

Xác định rõ ràng các trách nhiệm có tính tổ chức (tất cả các cấp chính phủ, quốc gia, tỉnh, địa phương để thực hiện từng biện pháp giảm nhẹ gồm có (i) thiết kế, (ii) giám sát, (iii) thực thi, và (iv) kiểm tra.

Phân tích khả năng tổ chức của các cơ quan tham gia vào dự án sông nguyên vẹn.

Phạm vi và phương pháp thực hiện

Trong khoảng thời gian tuần đầu tiên của công việc, nhóm tư vấn sẽ trao đổi và thống nhất về chương trình làm việc chi tiết và phương pháp luận. Sau đó nhóm tư vấn sẽ tiến hành những điều tra khảo sát, thu thập số liệu. Dự kiến tiến hành trong thời gian 6 tháng, bắt đầu từ tháng 1/2009 và kết thúc vào tháng 6/2009.

1. Điều tra đa dạng sinh học cá:

a) Địa điểm: tại 17 địa điểm

- Tại sông Luồng: tiến hành khảo sát tại 6 điểm; Na Mèo, Bản Bo, Bản Bun, Bản Xua, Tà Lơn và Nam Xuân.

- Tại sông Bưởi: tiến hành khảo sát tại 11 điểm: Xóm Bua, Hương Nhượng, Tấn Sơn, Phú Lương, Vụ Bản, Ân Nghĩa, Thạch Lâm, Thạch Quang, Thạch Sơn, Thành Hưng và Vĩnh Phúc.

b) Phương pháp:

- Ở mỗi địa điểm cần thu mẫu ở các các sinh cảnh khác nhau theo phân chia loại sinh cảnh sau:

Cát nông/đáy sỏi (< 50 cm)

Cát/bờ sỏi/bờ bằng phẳng

Giữa dòng cạn (50cm-1m)

Giữa dòng sâu (>1m)

Những hố sâu xuôi dòng

Những kênh sâu dọc theo bờ

Những kênh sâu dọc theo bờ có cây cỏ

Bãi gốc cây, bãi cừ trên sông; thu mẫu từ phía hạ lưu của bãi

Nhiều đá ở giừa dòng

Ghềnh thác

Có thể thêm các loại sinh khác nếu thấy cần thiết

- Chu kì thu mẫu: thu mẫu 2 lần: 1 vào mùa khô và 1 vào mùa mưa. Thời gian điều tra 14 ngày/người

- Ngư cụ sử dụng: chài với 2 cỡ mắt (chẳng hạn 28mm và 50mm) và độ dài khác nhau (Chẳng hạn bán kính tương ứng 4 m và 5 m) cùng được sử dụng để tiến hành thu mẫu ở tất cả các địa điểm. Có thể sử dụng các ngư cụ đặc thù ở địa phương thích hợp cho các loài cụ thể và sử dụng mẫu cá do ngư dân đánh bắt ở những địa điểm tương ứng

- Số mẻ chài và diện tích đánh bắt được tiến hành đồng đều ở mỗi địa điểm, mỗi sinh cảnh và ở mọi thời điểm.

Page 49: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 49

- Có thể sử dụng mẫu do ngư dân địa phương đánh bắt ở từng địa phương tương ứng.

- Đối với các mẫu nhằm đánh giá về độ phong phú cần thu mẫu càng nhiều loài càng tốt và cần thu số lượng mẫu đủ lớn.

- Ghi lại bất kì sự đánh bắt nào của dân địa phương tiến hành ở từng sinh cảnh.

- Chụp ảnh cho mỗi loại sinh cảnh, ảnh mẫu cá thu được cũng như ảnh cho mỗi vùng.

- Ghi lại tất cả các số liệu vào trong bảng dữ liệu cho mỗi điểm lấy mẫu (Phiếu số 1 đính kèm).

- Nhập tất cả các số liệu vào excel (Phiếu số 2 đính kèm).

- Phân tích, tổng hợp số liệu, viết báo cáo: 12 ngày.

2. Điều tra chất lượng nước

a) Địa điểm: tại 7 địa điểm dưới đây, mỗi địa điểm 3 mẫu (2 mẫu 2 bên bờ và một mẫu giữa dòng):

- Tại sông Luồng 3 địa điểm: Bản Bun, Tà Lơn và Nam Xuân

- Tại sông Bưởi 4 địa điểm: Tấn Sơn, Thạch Lâm, Kim Tân và Vĩnh Phúc.

b) Phương pháp:

- Nghiên cứu thực địa

- Ở mỗi địa điểm thu 3 mẫu: 2 mẫu 2 bên bờ và 1 mẫu giữa dòng

- Thời gan lấy mẫu: 1 lần vào mùa khô và 1 lần vào mùa mưa, mỗi đợt 5 ngày/người.

- Phân tích 18 chỉ tiêu chất lượng nước.

3. Khảo sát, thu thập số liệu về nghề cá:

- Phỏng vấn tại các địa phương; ngư dân khu vực sông Luồng tại 6 điểm Na Mèo, Bản Bo, Bản Bun, Bản Xua, Tà Lơn và Nam Xuân; tại khu vực sông Bưởi tại 11 điểm: Xóm Bua, Hương Nhượng, Tấn Sơn, Phú Lương, Vụ Bản, Ân Nghĩa, Thạch Lâm, Thạch Quang, Thạch Sơn, Thành Hưng và Vĩnh Phúc.

- Tổ chức hội thảo với người dân và chính quyền địa phương, thôn bản.

- Tổng thời gian phỏng vấn: 12 ngày/người

4. Thu thập số liệu hiện trạng mỗi lưu vực phụ về thủy văn, sử dụng đất, thảm rừng, khai khoáng, khu công nghiệp

- Thuê thu thập số liệu về hiện trạng và lập bản đồ rừng và đất dọc hành lang 2 sông Bưởi và Luồng (ảnh vệ tinh)

- Thuê thu thập số liệu về thuỷ văn

- Khảo sát hiện trạng 2 nhánh sông Bưởi và Luồng và hành lang của chúng.

- Thời gian thu thập số liệu và khảo sát hiện trạng, viết báo cáo: 6 ngày

5. Tập hợp các thể chế hiện có đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học và đặc biệt đa dạng sinh học cá ở lưu vực: Thu thập thông tin, hoạch định trách nhiệm có tính tổ chức ( chính phủ, quốc gia, tỉnh, huyện để thực hiện giảm nhẹ bao gồm thiết

Page 50: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 50

kế, giám sát, thực thi và kiểm tra) và phân tích khả năng tổ tham gia dự án dòng sông nguyên vẹn. Soạn thảo dự án nâng cao nhận thức về môi trường đối với cộng đồng sống dọc 2 nhánh sông

Thời gian: 16 ngày

6. Phân tích, tổng hợp, viết báo cáo:

Căn cứ vào các kết quả điều tra khảo sát, thu thập số liệu, hiện trạng mỗi lưu vực phụ và các nghiên cứu các tài liệu, thể chế hiện có, trách nhiệm các tổ chức liên quan .v.v., nhóm tư vấn sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và soạn thảo các bản báo cáo sơ bộ. Các báo cáo này sẽ được tiến hành hội thảo với sự tham gia của các tổ chức, ban ngành chức năng liên quan nhằm xem xét tính khả thi pháp lý và kỹ thuật đối với việc hình thành dự án sông nguyên vẹn ở 2 lưu vực phụ sông Bưởi và sông Luồng. Trên cơ sở đó, tư vấn sẽ hoàn thành báo cáo tổng hợp chính thức.

Thời gian: 10 ngày

Các sản phẩm chuyển giao

1. Một báo cáo toàn diện về hiện trạng và chức năng của các hệ sinh thái thuỷ sinh và hành lang trên cạn dọc 2 nhánh sông Luồng và Bưởi. Hiện trạng về thuỷ văn, rừng, sử dụng đất, chất lượng nước.

2. Một báo cáo chi tiết về đa dạng thành phần loài cá các khu hệ cá sông Bưởi và sông Luồng, phân bố theo thời gian, không gian, môi trường sống của chúng. Các hoạt động đánh bắt cá hiện tại ở 2 lưu vực sông Luồng và Bưởi: số lượng ngư dân, địa điểm đánh bắt, thực tiễn nghề cá và những mối đe doạ đối với đa dạng sinh học thuỷ sinh.

3. Báo cáo về các thể chế hiện hành để bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, đa dạng sinh học cá nói riêng. Đề xuất được các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học thuỷ sinh. Phân tích khả năng tổ chức của các cơ quan tham gia vào dự án giữ dòng sông nguyên vẹn và xác định trách nhiệm có tính tổ chức cho các tổ chức và chính quyền các cấp từ trung ương tới tỉnh huyện, ...

4. Một báo cáo tổng hợp trên cơ sở của các báo cáo của các hợp phần trên. Báo cáo phải có kết luận về tính khả thi của biện pháp giữ dòng sông nguyên vẹn. Đề xuất được các kiến nghị để thực thi 11 biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học tại các dòng sông nguyên vẹn đã nêu ở trên.

Yêu cầu về chuyên môn Nhóm nghiên cứu phải bao gồm (a) ít nhất là hai chuyên gia ngư loại trong nước có

kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cá sông Việt Nam và có kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý các nghiên cứu về cá. Những chuyên gia này phải có bằng cấp cao trong các nghành sinh thái học/sinh vật học và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong việc phân loại và định dạng các loài cá ở Việt Nam và kinh nghiệm trong lĩnh vực lập kế hoạch và thực hiện các nghiên cứu hiện trường về sinh thái học loài cá trong đó ít nhất có 1 người có tối thiểu 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. (b) Ít nhất 4 chuyên gia kỹ thuật địa phương giàu kinh nghiệm trong việc lấy mẫu cá sông ở Việt Nam. Đây có thể là những người đánh cá địa phương và làm việc theo sự chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia ngư loại trong nước. (c) Một chuyên gia trong nước về đánh giá chất lượng nước. Chuyên gia này phải có bằng cấp cao trong lĩnh vực chuyên ngành và có ít nhất 20 năm kinh nghiệm trong việc điều tra thực địa và phân tích, đánh giá chất lượng nước. (d) Một chuyên gia về luật, chuyên gia này phải

Page 51: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 51

có bằng cấp cao trong lĩnh vực chuyên ngành, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.

Dự trù kinh phí thực hiện

1. Điều tra chất lượng nước:

- Nghiên cứu thực địa, thu mẫu: 1 người x 5 ngày x 2 đợt x 1.530.000 đ/ngày = 15.300.000 đ - Tiền lưu trú: 1 người x 5 ngày x 2 đợt x 190.000 đ = 1.900.000 đ - Phân tích 18 chỉ tiêu chất lượng nước:

- 18 chỉ tiêu x 7 điểm lấy mẫu x 3 mẫu/điểm x 2 đợt x 80.000 đ/mẫu = 60.489.000 đ - Thuê ô tô 2 đợt x 2 ngày x 1500.000 đồng/ngày = 6.000.000 đ - Thuê xuồng máy: 5 ngày x 2 đợt x 400.000 đồng/ngày = 4.000.000 đ - Viết báo cáo: 2 ngày x 2 đợt x 1.530.000 đ/ngày = 6.120.000 đ

2. Đa dạng sinh học cá: - Nghiên cứu thực địa, thu thập mẫu vật: 1 người x 14 ngày x 2 lượt x 738.000 đ/ người/ ngày = 20.664.000 đ 1 người x 14 ngày x 2 lượt x 1.771.000 đ/ngày = 49.588..000 đ - Tiền lưu trú của 2 chuyên gia ngư loại: 2 người x 14 ngày x 2 lượt x 190.000 đ = 10.640.000 đ - Phân tích số liệu: 1 người x 5 ngày x 2 đợt x 738.000 đ/ ngày = 7.380.000 đ - Phân tích, tổng hợp số liệu, viết báo cáo: 1 người x 12 ngày x 1.771.000 đ = 21.252. 000 đ - Thuê xe ô tô: 2 lượt x 2 ngày x 1.500.000 đ/ngày = 6.000.000 đ - Thuê ngư dân đánh bắt cá: 4 người x 12 ngày x 2 đợt x 150.000nđ/người/ngày = 14.400.000 đ - Thuê xuồng máy và người lái đánh bắt cá: 4 cái x 8 ngày x 2 đợt x 400.000 đ/xuồng/ ngày = 25.600.000 đ - Thuê xe lai di chuyển địa điểm: 6 người x 12 ngày x 2 lượt x 150.000 đ = 21.600.000 đ 3. Khảo sát thu thập số liệu về nghề cá: - 2 người x 12 ngày x 738.000 đ/ngày/người = 17.712.000 đ - Tiền lưu trú: 2 x 12 ngày x 190.000 đ = 4.560.000 đ - Thuê xe lai: 2 người x 10 ngày x 150.000 đ = 3.000.000 đ - Thuê xe ô tô: 2 ngày x 1.500.000 đ/ngày = 3.000.000 đ 4. Thuê thu thập số liệu về hiện trạng và lập bản đồ rừng và đất dọc hành lang

2 sông Bưởi và Luồng (ảnh vệ tinh): = 61.190.000 đ

5. Thuê thu thập số liệu về thuỷ văn, lao động đánh bắt cá ở các địa phương dọc 2 sông: = 30.000.000 đ 6. Khảo sát hiện trạng 2 nhánh sông Bưởi và Luồng và viết báo cáo:

- Công thực địa 2 người x 6 ngày x 738.000 đ = 8.856.000 đ - Tiền lưu trú: 2 người x 5 ngày x 190.000 đ = 1.500.000 đ - Thuê xe lai 2 x 5 ngày x 150.000 đ = 1.500.000 đ - Thuê xe ô tô đi và về: 4 lượt x 1.500.000 đ/lượt = 6.000.000 đ

Page 52: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 52

- Thuê xe lai: 5 người x 6 ngày x 150.000 đ = 4.500.000 đ - Viết báo cáo: 1 người x 2 ngày x 1.1771.000 đ = 3.542.000 đ 2 người x 2 ngày x 738.000 đ = 2.952.000 đ

7. Tập hợp các thể chế hiện có đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học và đặc biệt đa dạng sinh học cá ở lưu vực: 1 người x 2 ngày x 738.000 đ = 1.476.000 đ 8. Thu thập thông tin, hoạch định trách nhiệm có tính tổ chức ( chính phủ, quốc gia, tỉnh, huyện để thực hiện giảm nhẹ bao gồm thiết kế, giám sát, thực thi và kiểm tra) và phân tích khả năng tổ tham gia dự án dòng sông nguyên vẹn: - Thu thập số liệu: 1 người x 10 ngày x 1.771.000 đ = 17.710.000 đ - Viết báo cáo: Viết báo cáo: 2 ngày x 1771.000 đ = 3.542.000 đ 9. Soạn thảo dự án nâng cao nhận thức về môi trường đối với cộng đồng sống dọc 2 nhánh sông: - 2 người hỗ trợ x 4 ngày x 738.000 đ = 2.952.000 đ - 1 chuyên gia chính x 1 ngày x 1.771.000 đ = 1.771.000 đ

10. Thuê thiết kế bản đồ GPS: 3 tấm x 2.000.000 đ/tấm = 6.000.000 đ 11. Dịch tài liệu ra tiếng Anh 150 trang x 80.000 trang = 12.000.000 đ 12. Văn phòng phẩm: = 5.000.000 đ 13. Thông tin liên lạc: = 5.000.000 đ 14. Hoá chất, dụng cụ = 3.000.000 đ 15. Thuê ô tô đi lại làm việc với Ban Trung Sơn: 4 lượt/ngày x 1.200.000 đ = 4.800.000 đ 16. Viết báo cáo tổng hợp: - Viết báo cáo: 1 người x 10 ngày x 1.171.000 đ = 11.171.000 đ - Một trợ lý giúp hoàn thiện văn bản về mặt pháp lý: 5 ngày x 738.000 đ = 3.690.000 đ 17. Tổ chức Hội thảo: - Tiền lưu trú: 100 người x 1 ngày x 190.000 đ = 19.000.000 đ - Tiền tàu xe đi lại; 80 người x 200.000 đ = 16.000.000 đ - Thuê Hội trường, trang trí, nước uống = 5.000.000 đ - Ăn nhẹ giữa buổi: 100 người x 2 buổi x 10.000 đ/ buổi/ người: = 2..000.000 đ

Cộng: 539.357.000 đồng (31.726 USD)

Page 53: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban quản lí dự án thuỷ điện Trung Sơn (2008) Dự án đầu tư thuỷ điện Trung Sơn Ban quản lí dự án thuỷ điện Trung Sơn (2008) Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án

thuỷ điện Trung Sơn Berge D, Ho Than Hai, Kiem. N (2006) Water Quality, Aquatic Life and Fish A Part Study of

the Environmental Impact Assessment for the Song Bung 4 Hydropower Development Project in Central Vietnam, Norwegian Institute for Water Research, Oslo

Blinn DW, Shannon JP, Stevens LE, Carder JP (1995) Consequences of fluctuating discharge for lotic communities. Journal of the North American Benthological Society 14:233-248

Borges Barthem R, Brito Ribeiro M, Petrere M, Jr. (1991) Life strategies of some long-distance migratory catfish in relation to hydroelectric dams in the Amazon Basin. Biological Conservation 55:339-345

Công ty tư vấn điện 4 (2004) Nghiên cứu tiền khả thi: Tập 2, Quyển 1.Các điều kiện tự nhiên; Thuyết minh khí tượng thuỷ văn

Công ty tư vấn điện 4 (2004) Nghiên cứu tiền khả thi: Tập 4, Quyển 3. Đánh giá hiệu quả hạ du

Công ty tư vấn điện 4 (2004) Nghiên cứu tiền khả thi: Tập 4, Quyển 3. Đánh giá hiệu quả hạ du

Công ty tư vấn điện 4 (2004) Nghiên cứu tiền khả thi: Báo cáo tóm tắt Davies PL, Eyre BD (2005) Estuarine modification of nutrient and sediment exports to the

Great Barrier Reef Marine Park from the Daintree and Annan River catchments. Marine Pollution Bulletin 51:174-185

Devlin MJ, Brodie J (2005) Terrestrial discharge into the Great Barrier Reef Lagoon: nutrient behavior in coastal waters. Marine Pollution Bulletin 51:9-22

Domenech R, Gaudes A, Lopez-Doval JC, Salvado H, Munoz I (2006) Effects of short-term nutrient addition on microfauna density in a Mediterranean stream. Hydrobiologia 568, September 2006: 207-215.

Dudgeon D (2005) River Rehabilitation for Conservation of Fish Biodiversity in Monsoonal Asia. Ecology and Society 10:[vp]

Dực NH, Ngọc DQ, Thuỷ TT & Hảo NV (2003) Thành phần loài cá lưu cực sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2 nghiên cứu cơ bản trong sinh họ, nông nghiệp, y học. Nxb. KHKT Hà Nội: 69-72

Dực NH & các CS (2008) Đa dạng sinh học cá & nghề cá. Báo cáo cho BQLDATĐ Trung Sơn.

EIA (2008) Environmental Impact Assessment Report. Trung Son Hydropower Project Board.

Fleischer IJ (2004) A participatory case study on nutrition and aquatic resources in Quang Tri Province, Central Viet Nam. FAO aquaculture newsletter:28-35

Grimas U (1962) The effect of increased water level fluctuation upon the bottom fauna in Lake Blasjon, northern Sweden. Rep. Inst. Freshw. Res. Drottningh. No. 44 1962: 14-41.

Hoa NT (2008) Danh sách loài cá sông Đà địa phận Việt Nam (Tài liệu cá nhân) Hong P.N. & Sản H.T (1993) mangroves of Vietnam. IUCN, Bankok, Thailand: 13-31. Jensen JG (2001) Managing fish, flood plains and food security in the Lower Mekong Basin,

Vol. Elsevier Science Ltd., Pergamon, P.O. Box 800 Kidlington Oxford OX5 1DX UK

Page 54: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 54

Kaster JL, Jacobi GZ (1978) Benthic macroinvertebrates of a fluctuating reservoir. Freshwater Biol. 8:283-290

Katano O, Nakamura T, Abe S, Yamamoto S, Baba Y (2006) Comparison of fish communities between above- and below-dam sections of small streams; barrier effect to diadromous fishes. Journal of Fish Biology 68:767-782

Kottelat M (2001) Freshwater fishes of northern Vietnam: a preliminary check-list of the fishes known or expected to occur in northern Vietnam with comments on systematics and nomenclature

Kottelat M. (1996) Potential impacts of Nam Theun 2 hydropower project on the fish and aquatic faunna ò the Nam Theun and Xe Bangfai basins Lao P.D.R.

Kottelat M, Whitten T (1996) Freshwater biodiversity in Asian, with special reference to fish. Report No. 343, The World Bank, Washington D.C.

McKergow LA, Prosser IP, Hughes AO, Brodie J (2005) Regional scale nutrient modelling: exports to the Great Barrier Reef Would Heritage Area. Marine Pollution Bulletin 51: 186-199

Martin DB, Arneson RD (1978) Comparative limnology of a deep-discharge reservoir and a surface-discharge lake on the Madison River, Montana. Freshwater Biol. 8: 33-42

MOSTE (1995) Biodiversity Action Plan for Vietnam MOSTE 92007) Sách đỏ Việt Nam. Phần I. Động vật. Nxb. KHTN & CN, Hà Nội, 2007, 214

trang Ngọc DQ (2007) Góp phần nghiên cứu cá lưu vực sông Mã thuộc địa phận Việt Nam- Luận

án tiến sĩ. Okland J, Okland K (1996) Lekes and rivers 2. Ecology, Vol. Vett & Viten Poulsen A, Poeu O, Viravong S, Suntornratana U, Tung NT (2002) Deep pools as dry

season fish habitats in the Mekong River basin, Vol Rausch DL, Schreiber JD (1981) Sediment and Nutrient Trap Efficiency of a Small Flood-

Detention Reservoir. Journal of Environmental Quality 10:288-293 Sheaves M (2005) Nature and consequences of biological connectivity in mangrove systems.

Marine Ecology Progress Series 302:293-305 Sheaves M, Collins J, Houston W, Dale P, Revill A, Johnston R, Abrantes K (2006)

Contribution of Floodplain Wetland Pools to the Ecological Functioning of the Fitzroy River Estuary, Cooperative Research Center for Coastal Zone, Estuarine and Waterway Management

Sheaves M (2007) Trends in Biodiversity & Fisheries of the Vu Gia – Thu Bon river basin. Report to PMU of Trung Son Hydropower Project.

Sheaves M. (2008) Literature Review of Fisheries and Impacts of Hydropower. Report to PMU of Trung Son Hydropower Project.

Sheaves M. (2008) Terms of Reference for monitoring and Futher Surveys Necessary for Preparation, Construction and Implementatin Stages of the Trung Son Project

Sheer MB, Steel EA (2006) Lost Watersheds: Barriers, Aquatic Habitat Connectivity, and Salmon Persistence in the Willamette and Lower Columbia River Basins. Transactions of the American Fisheries Society 135:1654-1669

SWECO I Volume II: Annex to Main Report, Chapter 5: Vu Gia - Thu Bon River Basin Taniguchi Y, Inoue M, Kawaguchi Y (2001) Stream fish habitat science and management in

Japan: A review. Aquatic Ecosystem Health & Management 4(4), December 2001:357-365.

Tạng V.T (1994) Các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam. NXB KHKT, Hà Nội. 271 tr. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2007) Đánh giá tác động môi trường dự án xây dưng công

trình thuỷ điện Sơn La

Page 55: I. Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn ...trungsonhp.vn/tailieuhotro/BC_cuoi_cung_Ngay_29_12_08_Ca_va_nghe_ca... · quá trình sinh thái học

Đánh giá tác động của công trình thuỷ điện Trung Sơn đến Đa dạng sinh học cá Tháng 12 - 2008 và Nghề cá - Đề xuất biện pháp giảm thiểu

Nguyễn Hữu Dực – Tư vấn cá nhân Báo cáo cuối cùng 55

Thanh TD, Saito Y, Huy D, V, Nguyen VL, Ta TKO, Tateishi M (2004) Regimes of human and climate impacts on coastal changes in Vietnam. Regional Environmental Change 4:49-62

Tore H., Chann S., Sven E.H., Dag B., Shivcharn D., Tiiariitta G., Khou E.H., Tem S. & Meas R. (2006) Báo cáo cuối cùng Đánh giá tác động môi trường sông Srepok trên phần lãnh thổ Campuchia do việc phát triển thuỷ điện phía Việt Nam. 138 trang

Trịnh NT. (1996): Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, NXB NN, Hà Nôi. 596 trang Wooldridge S, Brodie J, Furnas M (2006) Exposure of inner-shelf reefs to nutrient enriched

runoff entering the Great Barrier Reef Lagoon: Post-European changes and the design of water quality targets. Marine Pollution Bulletin 52:1467-1479

Yên MĐ. (1973) Về đặc trưng phân bố khu hệ cá miền Bắc Việt Nam. Tập san Sinh vật – Địa học. Tập 6/1973: 45 – 51.

Yen M.D & Duc N.H. (1991) Species Composition and Distribution of the fish fauna of the Southern coastal provinces of Center of Vietnam, Hanoi University Journal of Science. No 3/1991: 47-54.

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2008

Tư vấn cá nhân

PGS.TS Nguyễn Hữu Dực