72
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hin nay, khái niệm “thành phố đáng sống” đang hình thành và được sdng khá phbiến. Theo khái nim này, thành phđáng sống là thành phcó sphát trin hài hoà cvkinh tế, môi trường và xã hi mt cách bn vng mà mc tiêu cui cùng là đời sng người dân được nâng cao, sng thoải mái hơn, hạnh phúc hơn về cvt cht và tinh thn, quan hgiữa người và người tốt đẹp, mọi cá nhân có cơ hội phát trin bình đẳng, môi trường tnhiên trong sạch… Da trên cơ sở này, nhiu tchc thông tn, báo chí đã xây dng bng xếp hng thtsng tt ca các thành phnhằm đánh giá, so sánh sphát triển đô thị ca mt sthành phphát trin trên thế giới, trong đó Việt Nam có Hà Ni và thành phHChí Minh có tên trong mt sbng xếp hng. Để được tham gia và gia tăng vị thca mình vào trong các bng xếp hng này, nhiu thành phln không chchú trng phát trin kinh tế mà còn tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực văn hoá - xã hội, môi trường nhm phc vtối đa nhu cu làm vic, sinh hot và gii trí cho người dân. Vit Nam, hai thành phln nht là Hà Ni và thành phHChí Minh bên cnh vic phát trin kinh tế cũng đã cố gắng để hn chế những nhược điểm vxã hội, môi trường, hướng đến vic nâng cao chất lượng của đô thị cũng như chất lượng sng của người dân. Đối với Đà Nẵng, tkhi trthành thành phtrc thuc Trung ương (1997) đến nay, tốc độ phát trin ca thành phngày càng được đẩy mạnh, đạt được thành tu to ln trên nhiều phương diện. Kinh tế phát triển tương đối toàn din, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 11%/năm, hiệu qucạnh tranh được nâng lên mt bước, kết cu htng phát trin cvquy mô và tốc độ; Snghiệp văn hoá - xã hi, giáo dục, đào tạo, khoa hc và công nghệ, chăm sóc sức khocho người dân đã được quan tâm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ thanh pho dang song.pdf · quan hệ giữa người và người tốt đẹp, mọi cá nhân có cơ hội phát triển bình đẳng, môi trường tự

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, khái niệm “thành phố đáng sống” đang hình

thành và được sử dụng khá phổ biến. Theo khái niệm này,

thành phố đáng sống là thành phố có sự phát triển hài hoà cả

về kinh tế, môi trường và xã hội một cách bền vững mà mục

tiêu cuối cùng là đời sống người dân được nâng cao, sống

thoải mái hơn, hạnh phúc hơn về cả vật chất và tinh thần,

quan hệ giữa người và người tốt đẹp, mọi cá nhân có cơ hội

phát triển bình đẳng, môi trường tự nhiên trong sạch… Dựa

trên cơ sở này, nhiều tổ chức thông tấn, báo chí đã xây dựng

bảng xếp hạng thứ tự sống tốt của các thành phố nhằm đánh

giá, so sánh sự phát triển đô thị của một số thành phố phát

triển trên thế giới, trong đó Việt Nam có Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh có tên trong một số bảng xếp hạng.

Để được tham gia và gia tăng vị thứ của mình vào trong

các bảng xếp hạng này, nhiều thành phố lớn không chỉ chú

trọng phát triển kinh tế mà còn tăng cường đầu tư cho các

lĩnh vực văn hoá - xã hội, môi trường nhằm phục vụ tối đa

nhu cầu làm việc, sinh hoạt và giải trí cho người dân. Ở Việt

Nam, hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh bên cạnh việc phát triển kinh tế cũng đã cố gắng để hạn

chế những nhược điểm về xã hội, môi trường, hướng đến

việc nâng cao chất lượng của đô thị cũng như chất lượng

sống của người dân.

Đối với Đà Nẵng, từ khi trở thành thành phố trực thuộc

Trung ương (1997) đến nay, tốc độ phát triển của thành phố

ngày càng được đẩy mạnh, đạt được thành tựu to lớn trên

nhiều phương diện. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện,

duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng GDP bình

quân đạt 11%/năm, hiệu quả cạnh tranh được nâng lên một

bước, kết cấu hạ tầng phát triển cả về quy mô và tốc độ; Sự

nghiệp văn hoá - xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công

nghệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân đã được quan tâm

2

chú trọng và đạt kết quả khả quan. Đặc biệt, gắn liền với sự

phát triển vượt bậc của Đà Nẵng là việc thực hiện tốt chương

trình “thành phố 5 không” (không có hộ đói/nghèo1, không

có người mù chữ2, không có người lang thang xin ăn, không

có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có giết

người cướp của), chương trình “thành phố 3 có” (có nhà ở, có

việc làm và có nếp sống văn minh đô thị) và chiến lược xây

dựng thành phố môi trường. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống

cho người dân thành phố được nâng cao rõ rệt, đồng thời đã

thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng từ các nơi đến

sinh sống, lập nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước

đến đầu tư. Kết quả này chính là một trong các tiêu chí quan

trọng để đánh giá thành phố đáng sống.

Phấn đấu trở thành thành phố đáng sống vừa là mục tiêu

phát triển của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói

chung, vừa gắn với xu thế chung của thế giới, tạo điều kiện

cho Đà Nẵng bước vào cuộc chơi giữa các thành phố lớn.

Chính vì vậy, trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành

phố lần thứ XX có nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, Đà

Nẵng trở thành thành phố có môi trường đô thị văn minh và

giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn

hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những

thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp

dẫn và đáng sống”3. Theo tinh thần của Nghị quyết này,

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng đã xây

dựng báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học về “Xây dựng

1 Tiêu chí “Không có hộ đói” hoàn thành vào năm 2001, được tiếp tục duy trì

những năm sau; đến giai đoạn 2009 – 2015 chuyển sang “Không có hộ đặc biệt

nghèo” (theo chuẩn mới nghèo mới của thành phố) 2 Tiêu chí “Không có người mù chữ” hoàn thành vào năm 2002, được tiếp tục

duy trì những năm sau; đến giai đoạn 2009 – 2015 chuyển sang “Không có học

sinh bỏ học ở cấp tiểu học THCS” 3 Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XIX

tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX

3

Đà Nẵng trở thành Thành phố đáng sống (gọi tắt là báo cáo).

Trong đó, người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng, với vai trò trực tiếp hưởng thụ dịch vụ đô thị là đối

tượng được khảo sát thông tin về những nội dung liên quan

đến thực trạng chất lượng cuộc sống hiện nay và những biến

đổi so với 5 năm trước. Trên cơ sở nghiên cứu các quan

niệm, tiêu chí xây dựng thành phố đáng sống trên thế giới và

trong nước, kết hợp với khảo sát thực tế, báo cáo hướng đến

việc đánh giá mức độ và khả năng hưởng thụ các dịch vụ đô

thị của người dân hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp,

kiến nghị góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố

đáng sống.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ “THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG”

1. Một số quan niệm về Thành phố đáng sống

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm về thuật ngữ đáng sống/sống tốt (livability) và thành phố đáng sống/thành phố sống tốt (The livable city), dưới đây xin trích dẫn một số quan niệm phổ biến.

- Theo A. Casellati, đáng sống – “livability” có nghĩa là những kinh nghiệm thực tế của chính chúng ta khi là cư dân thật sự sống trong thành phố đó.

4

- Trong "The City as a Family", D. Hahlweg đã cho rằng: “…Thành phố đáng sống là một thành phố dành cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là Thành phố đáng sống phải hấp dẫn, thú vị, an toàn cho trẻ em của chúng ta, cho những người lớn tuổi, không chỉ dành cho những người kiếm được tiền ở đó rồi sau đó dịch chuyển ra sống ở các vùng ngoại ô hoặc trong các vùng ngoại vi. Đối với trẻ em và người già, điều quan trọng là có thể dễ dàng tận hưởng các không gian xanh sạch, khu vui chơi, gặp gỡ và trò chuyện. Thành phố đáng sống là một thành phố dành cho tất cả.”

5

4 A. Casellati. 1997. "The Nature of Livability"

5 D. Hahlweg "The City as a Family", 1997

4

- E. Salzano quan niệm rằng, một Thành phố đáng sống cũng là một thành phố bền vững, là một thành phố có thể đáp ứng được những nhu cầu của cư dân hiện tại mà không làm giảm đi năng lực của thế hệ tương lai.

6

- Theo GS.TS Mike Douglass - nhà nghiên cứu về đô thị, giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu của đại học Hawaii - Manoa, một thành phố sống tốt là thành phố mà ở đó, con người được hưởng những dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục) tốt, có môi trường sống có lợi cho sức khỏe, có những không gian công cộng và không gian cộng đồng (community and civic spaces), nơi người dân có thể đến, mà không cần phải sử dụng toàn bộ thời gian của mình cho các quan hệ thương mại hay trao đổi hàng hóa; là nơi người dân được đối xử công bằng, dân chủ và được hợp tác trong nhiều mặt hoạt động. Tóm lại, đó là thành phố mà mọi sự xây dựng, quy hoạch và đầu tư đều hướng đến con người.

- Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu sử dụng thuật ngữ Thành phố đáng sống với ý nghĩa một thành phố dành cho tất cả mọi người, là thành phố phát triển bền vững, là nơi người dân có điều kiện sinh sống, làm việc và hưởng thụ các dịch vụ tiện ích thoải mái. Để làm được điều đó, nhất thiết phải cải thiện được chất lượng cuộc sống và phục vụ người dân đô thị ngày càng tốt hơn trên mọi bình diện.

2. Một số bộ tiêu chí Thành phố đáng sống trên thế giới

2.1. Theo tiêu chí của H. L. Lennard

Trong "Principles for the Livable City", H. L. Lennard

đã chỉ ra các tiêu chí cơ bản để trở thành một Thành phố

đáng sống là:

(1) Nơi tất cả đều có thể thấy và nghe thấy nhau. Nó là

sự đối nghịch với một thành phố chết, nơi mà mọi người

sống tách biệt và cô lập.

6 E. Salzano, 1997. "Seven Aims for the Livable City"

5

(2) Nơi mà đối thoại đóng vai trò quan trọng.

(3) ... Không gian công cộng nối tất cả mọi cư dân lại

với nhau khi cung cấp nhiều hoạt động, lễ kỷ niệm, lễ hội...

(4) Một thành phố không bị chi phối bởi sự sợ hãi, hoặc

một thế lực tồn tại như cái xấu và thiếu tính người...

(5) Một thành phố cung cấp những không gian công

cộng như là một nơi để thu nhận kiến thức xã hội và sự hòa

nhập xã hội, đó là nơi không thể thiếu đối với trẻ em và thanh

niên…

(6) Thành phố phải đáp ứng được nhiều chức năng bao

gồm: kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, có xu hướng là

để trở thành một thành phố hiện đại hơn thì cần chuyên môn

hóa một hoặc hai chức năng và từ bỏ một số chức năng

khác...

(7) ... Tất cả cư dân cần phải tự hoàn thiện và đánh giá

lẫn nhau.

(8) ... Cần phải ưu tiên xem xét về tính thẩm mỹ, cái

đẹp và ý nghĩa của môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên

và xã hội là hai mặt của thực tiễn. Thật sai lầm khi nghĩ rằng

người dân thành phố có thể có cuộc sống đô thị và xã hội tốt

ngay trong một thành phố đáng sợ, tàn bạo và thiên nhiên

khắc nghiệt.

(9) Trí tuệ và kiến thức của cộng đồng cư dân được

đánh giá cao và được sử dụng. Mọi người không bị đe dọa từ

các nhà chuyên môn, kiến trúc sư hay nhà hoạch định, khi

nêu lên ý kiến cảnh báo và ngờ vực của mình đối với những

người đưa ra các quyết định về cuộc sống của họ.

2.2.Theo tiêu chí của GS.TS. Mike Douglass

Bộ tiêu chí của GS.TS. Mike Douglass về Thành phố

đáng sống bao gồm:

6

* Nhóm các yếu tố “môi trường tự nhiên tốt”:

- Giao thông thuận lợi

- Được cung cấp nước sạch.

- Giảm ô nhiễm không khí, khói, bụi, tiếng ồn.

- Chống ngập úng đô thị.

- Thu gom rác tốt.

- An toàn vệ sinh thực phẩm.

* Nhóm các yếu tố “môi trường sống đô thị”:

- Bảo tồn các di sản lịch sử, văn hóa đặc thù của thành phố.

- Không gian công cộng và các vỉa hè.

- Tạo mảng xanh đô thị.

- Tạo điều kiện cho người dân có chỗ ở.

- Tệ nạn xã hội giảm.

* Nhóm các yếu tố phát triển bản thân con người:

- Công ăn việc làm.

- Chăm sóc sức khỏe.

- Giáo dục.

- Giảm nghèo.

* Nhóm các yếu tố về quản lý:

- Cải cách hành chính.

- Hoạt động của các đoàn thể.

- Cung cấp và thu thập thông tin từ người dân.

- Chỉ số hài lòng của người dân qua việc được phục vụ

các dịch vụ công.

2.3. Theo tiêu chí đánh giá của các bảng xếp hạng

“Thành phố đáng sống” nổi tiếng thế giới:

7

2.3.1. Bảng xếp hạng của The Economist Intelligence

Unit (EIU)

Hàng năm, EIU tiến hành xếp hạng 140 thành phố trên toàn thế giới về mức độ đáng sống. Việt Nam có 02 thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí gần cuối bảng vào năm 2009 theo thứ tự là 124/140 (54.2/100 điểm) và 125/140 (52.4/100 điểm). Trong bảng xếp hạng EIU, hơn 30 nhân tố định tính và định lượng được đưa vào đánh giá và chia thành 5 nhóm bao gồm sự ổn định, y tế, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng. (Bảng 1 - Phụ lục 1)

Mỗi yếu tố ở một thành phố được đánh giá theo mức độ chấp nhận được, chịu được, khó chịu, không mong muốn hoặc không thể chấp nhận. Đối với các biến định tính, bảng xếp hạng của EIU dựa trên sự đánh giá của các chuyên gia và phóng viên chuyên ngành có kinh nghiệm về mỗi thành phố. Đối với các biến định lượng, bảng xếp hạng được tính toán dựa trên hiệu suất tương đối của một vị trí bằng cách sử dụng các nguồn dữ liệu bên ngoài (như Ngân hàng thế giới, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, các điều kiện chuẩn về thời tiết, Ba chỉ số thể dục thể thao, Bốn chỉ số văn hóa). Các điểm số được biên soạn và điều chỉnh lại để cung cấp kết quả điểm từ 0 đến 100, trong đó 1 được coi là không thể chấp nhận và 100 là lý tưởng.

* Nhóm 1: Ổn định (Tỉ trọng: chiếm 25% trên tổng số)

- Tỉ lệ tội phạm nhỏ

- Tỉ lệ tội phạm bạo lực

- Mối đe dọa của khủng bố

- Mối đe dọa của cuộc xung đột quân sự

- Mối đe dọa từ tình trạng bất ổn/xung đột dân sự

* Nhóm 2: Y tế - Chăm sóc sức khỏe (Tỉ trọng: chiếm

20% trên tổng số)

8

- Tính sẵn có của y tế cá nhân

- Chất lượng của y tế cá nhân

- Tính sẵn có của y tế cộng đồng

- Chất lượng của y tế cộng đồng

- Tính sẵn có của các loại thuốc bán tại quầy

- Các chỉ số tổng thể y tế

* Nhóm 3: Văn hóa và môi trường (Tỉ trọng: chiếm 25% trên

tổng số)

- Xếp loại độ ẩm/nhiệt độ

- Sự khó chịu của khí hậu đối với khách du lịch

- Mức độ tham nhũng

- Những hạn chế về xã hội hoặc tôn giáo

- Mức độ kiểm duyệt

- Tính sẵn có của thể thao

- Tính sẵn có của văn hóa

- Thực phẩm và nước uống

- Hàng tiêu dùng và các dịch vụ

* Nhóm 4: Giáo dục (Tỉ trọng: chiếm 10% trên tổng số)

- Tính sẵn có của giáo dục tư thục

- Chất lượng của giáo dục tư thục

- Các chỉ số giáo dục công

* Nhóm 5: Cơ sở hạ tầng (Tỉ trọng: chiếm 20% trên tổng số)

- Chất lượng mạng lưới đường bộ

- Chất lượng vận tải công cộng

- Chất lượng liên kết quốc tế

- Tính sẵn có của nhà ở chất lượng tốt

- Chất lượng cung cấp năng lượng

9

- Chất lượng cung cấp nước

- Chất lượng viễn thông

2.3.2. Mạng khảo sát Chất Lượng Cuộc Sống Mercer

2010 (2010 Mercer Quality of Living Survey)

Mercer (Mercer Human Resource Consulting) là hãng tư vấn nhân sự và dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, có trụ sở ở New York, Mỹ, hoạt động trong phạm vi hơn 40 nước. Doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như nguồn nhân lực, tài chính và tiền tệ. Đặc biệt trong việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống của các thành phố trên thế giới, Mercer là tổ chức đánh giá thuộc loại có uy tín.

Hàng năm, Mercer đều công bố bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống các thành phố lớn trên thế giới

7, qua việc

tính điểm dựa trên một thành phố được lấy làm chuẩn là New York, Mỹ (xếp hạng 49, đạt mức điểm cơ sở là 100) với 39 tiêu chí và được chia thành 10 nhóm (Bảng 2 – Phụ lục 1):

* Môi trường chính trị xã hội :

- Xuất nhập cảnh dễ dàng

- Quan hệ với các quốc gia khác

- Tuân thủ pháp luật

- Sự ổn định và tội phạm.

* Môi trường kinh tế

- Các dịch vụ ngân hàng

- Những quy định trao đổi tiền tệ.

* Nhóm về môi trường văn hóa xã hội

- Truyền thông đại chúng và kiểm duyệt

7 “Bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống của các thành phố lớn trên thế giới do Mercer

đưa ra hàng năm giúp Chính phủ các nước và các công ty đa quốc gia nắm thông tin

thực tế trước khi đưa nhân viên tới các thành phố làm việc. Từ đó quyết định lương và

phí công tác phù hợp điều kiện sống ở từng thành phố, nhất là khi nhân viên được điều

động mang theo cả gia đình.” - http://www.tienphong.vn/Quoc-Te/501368/Sydney-la%CC%80-

mo%CC%A3t-trong-10-thanh-pho-%E2%80%9Cdang-song%E2%80%9D-nhat-hanh-tinh.html

10

- Những giới hạn trong quyền tự do cá nhân.

* Y tế và chăm sóc sức khỏe

- Ô nhiễm không khí

- Động vật và côn trùng gây hại,

- Các dịch vụ bệnh viện

- Các nguồn cung cấp y tế

- Các bệnh truyền nhiễm

- Nước uống

- Việc thu gom rác thải và nước thải.

* Giáo dục và đào tạo

- Tổng số các trường học.

* Dịch vụ công và vận chuyển

- Nguồn cấp nước

-Ách tắc giao thông

- Cấp điện

- Dịch vụ điện thoại

- Dịch vụ thư tín

- Vận chuyển công cộng

- Sân bay.

* Vui chơi giải trí

- Số lượng và chủng loại nhà hàng

- Rạp chiếu bóng

- Biểu diễn sân khấu và ca nhạc

- Các hoạt động thể thao, giải trí.

* Cung cấp sản phẩm tiêu dùng

- Thực phẩm (trái cây và rau xanh),

- Thực phẩm (thịt và cá)

- Đồ dùng hàng ngày

- Thức uống có cồn

11

- Xe ô tô.

* Nhà ở

- Đồ đạc và dụng cụ gia dụng

- Bảo trì và sửa chữa nhà ở

- Số lượng và quy mô nhà ở.

* Môi trường tự nhiên

- Khí hậu thời tiết

- Thiên tai

Mới đây cơ quan này đã cho công bố bảng xếp hạng kết quả khảo sát chất lượng cuộc sống năm 2010 đối với 221 thành phố lớn nhất thế giới trong đó Hà Nội – Việt Nam được xếp vị thứ 121 tăng 28 bậc so với năm 2009. (Bảng 3 – Phụ lục 1)

Nhìn chung, sự khác biệt trong những bảng xếp hạng là kết quả của các tiêu chí khác nhau được sử dụng để đánh giá, đo lường các thành phố trên thế giới. Tuy nhiên, bảng xếp hạng của EIU và Mercer sử dụng các phương pháp điều tra được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu và Bắc Mỹ. Vì vậy, nó sẽ là không công bằng cho các nước ở khu vực khác.

3. Các tiêu chí xây dựng Thành phố đáng sống ở Việt Nam

Trong số những tiêu chí mà chúng tôi đã nêu ra ở trên (mục II.2), bộ tiêu chí của GS.TS Mike Douglass và Bảng khảo sát chất lượng cuộc sống của Mercer đã được 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang vận dụng để thực hiện xây dựng bộ tiêu chí xây dựng Thành phố đáng sống cho thành phố.

3.1. Đối với thành phố Hà Nội

Để xây dựng nên bộ tiêu chí Thành phố đáng sống, các

nhà quản lý và nhà khoa học của Hà Nội đã tổ chức cuộc

Hội thảo quốc tế "Hà Nội : thành phố thân thiện và sống tốt

cho cộng đồng" (Hanoi : a Livable City for all) vào tháng

12

7/2009. Dưới đây là những ý kiến sơ lược ban đầu về hệ tiêu

chí chất lượng sống tốt cho đô thị Hà Nội được nêu ra trong

cuộc hội thảo8 :

Thứ nhất, về chất lượng tổ chức không gian: Hà Nội

mở rộng cần có một Quy hoạch chung có tầm và chất lượng

đẳng cấp quốc tế.(...) Nó phải đảm bảo vừa được phát triển

theo chiều rộng, chiều cao vừa được phát triển theo chiều

sâu. (…)

Thứ hai, về chất lượng “Thành phố đặc thù” phát triển

dựa trên các yếu tố: Đất, Nước, Cây xanh, Văn hóa - Con

người Hà Nội. (Các yếu tố tạo nên giá trị, hình ảnh không thể

thiếu của Hà Nội ngàn năm văn hiến)

Thứ ba, về chất lượng hệ thống hạ tầng xã hội và hạ

tầng kĩ thuật: các hạng mục hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật

thiết yếu trong đô thị như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ

búa, sân chơi...đường xá, điện, nước, thu gom rác thải...chưa

cần phải hiện đại ngay nhưng phải đủ, đồng bộ, tiện dụng, an

toàn trong kết nối và lưu thông.

Thứ tư, về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh

thái: Hà Nội hãy trở thành một đô thị để kinh doanh, một đô

thị có nhiều công ăn việc làm, dù mức sống có chênh lệch

nhưng mức nghèo đô thị phải kiểm soát được. Từ qui hoạch,

xây dựng... đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân

phải được quan tâm, quản lí tạo nên bộ mặt đô thị ngăn nắp,

trật tự...

Thứ năm, về sự an toàn, về nếp sống văn minh đô thị.

Thứ sáu, về trình độ quản lí đô thị và nhân cách người

lãnh đạo.

8 TS.KTS Trương Văn Quảng, “Xây dựng hệ thống tiêu chí về thành phố sống

tốt cho Thủ đô Hà Nội”, Tham luận tại Hội thảo Hà Nội : thành phố thân thiện

và sống tốt cho cộng đồng (Hanoi : a Livable City for all), Viện Kiến trúc, Quy

hoạch Đô thị và Nông thôn, 2009.

13

3.2. Đối với thành phố Hồ Chí Minh

Qua hội thảo quốc tế “Tiêu chí những thành phố sống

tốt – Hướng tới một thành phố Hồ Chí Minh: văn minh hiện

đại” được Viện Kinh tế TP.HCM phối hợp với Trung tâm

toàn cầu hoá Đại học Hawaii tổ chức vào ngày 7/2007 với

nhiều nhà khoa học quốc tế, đa số đại biểu thống nhất lấy lý

thuyết Thành phố sống tốt làm cơ sở xây dựng bộ tiêu chí

thành phố Hồ Chí Minh xã hội chủ nghĩa, văn minh hiện đại.

Ngoài ra, với việc tham khảo thêm các tiêu chí phân hạng

thành phố có chất lượng sống tốt của Mercer, Viện Nghiên

cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất một bộ tiêu

chí lấy mốc thời gian đến năm 2020. Bộ tiêu chí bao gồm 28

tiêu chí được chia thành 6 nhóm:

1. Môi trường chính trị và quản lý nhà nước:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy dân chủ;

- An ninh và trật tự xã hội ổn định;

- Xây dựng một hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy

định quản lý đô thị;

- Cải cách hành chính và chỉ số hài lòng người dân;

- Hoạt động các đoàn thể chính trị xã hội;

- Quan hệ thân thiện với các quốc gia khác.

2. Môi trường kinh tế

- GDP bình quân đầu người tăng cao;

- Cơ cấu kinh tế hiện đại;

- Tài chính lành mạnh và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng;

- Công ăn việc làm;

- Giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội.

3. Môi trường văn hóa xã hội

- Phương tiện truyền thông;

14

- Xây dựng lối sống văn minh đô thị và nâng cao mức

hưởng thụ;

- Bảo tồn các di tích di sản lịch sử, văn hóa đặc thù của

thành phố Hồ Chí Minh;

- Tạo lập nhiều khoảng không gian văn hóa.

4. Môi trường y tế và giáo dục

- Dịch vụ bệnh viện;

- Cung cấp các dịch vụ y tế;

- Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch, an toàn vệ

sinh thực phẩm;

- Giáo dục và đào tạo.

5. Hạ tầng kĩ thuật và các dịch vụ đô thị khác

- Giao thông đi lại thuận lợi;

- Được cung cấp điện đầy đủ;

- Chống ngập nước đô thị;

- Nhà ở và điều kiện cư trú tốt;

- Tạo mảng xanh đô thị;

- Cung cấp nước sạch;

- Thu gom rác và xử lý nước thải tốt.

6. Môi trường tự nhiên

- Giảm ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn;

- Xây dựng một hệ sinh thái đô thị thành phố Hồ Chí Minh.

4. Gợi ý bộ tiêu chí Thành phố đáng sống cho thành

phố Đà Nẵng

Trên cơ sở tìm hiểu những tiêu chí đánh giá của các

chuyên gia và bảng xếp hạng trên thế giới, kết hợp với việc

tham khảo tiêu chí xây dựng thành phố đáng sống của các

thành phố trong nước; đồng thời, dựa trên thực tiễn, đặc biệt

15

là kết quả từ việc thực hiện chương trình “thành phố 5

không”, “thành phố 3 có” cũng như các chương trình khác và

các quy hoạch, định hướng phát triển trong giai đoạn tới của

thành phố Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu gợi ý bộ tiêu chí xây

dựng thành phố đáng sống của Đà Nẵng như sau:

Bảng 1: Tiêu chí xây dựng Thành phố đáng sống của

Đà Nẵng đến năm 2020

TT TIÊU CHÍ “THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG”

I Nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị

1 Giao thông thuận lợi; Giảm tai nạn giao thông

2 Được cung cấp nước sạch và điện đầy đủ

3 Giảm ô nhiễm không khí, khói, bụi, tiếng ồn, mùi hôi

4 Chống ngập úng đô thị

5 Thu gom rác và xử lý nước thải tốt

6 Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch, An toàn vệ

sinh thực phẩm

II Nhóm tiêu chí môi trường sống đô thị

7 Bảo tồn các di tích di sản lịch sử, văn hóa đặc thù của

thành phố

8 Xây dựng không gian công cộng, không gian văn hóa

9 Tạo mảng xanh đô thị

10 Tạo điều kiện cho người dân có chỗ ở

11 Giảm tệ nạn xã hội

III Nhóm tiêu chí môi trường kinh tế

12 GDP bình quân đầu người tăng cao

13 Cải thiện môi trường kinh doanh

14 Tập trung phát triển khu vực dịch vụ và các ngành

công nghiệp công nghệ cao

IV Nhóm tiêu chí phát triển bản thân con người

16

15 Tạo công ăn việc làm cho người lao động

16 Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe

17 Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

18 Giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội

19 Xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị

20 Phương tiện truyền thông

V Nhóm tiêu chí về quản lý

21 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy dân

chủ - Sự ổn định trong nước

22 Xây dựng các quy định quản lý đô thị

23 Cải cách hành chính

24 Hoạt động các đoàn thể, hội đoàn

25 Cung cấp và thu nhập thông tin từ người dân

26 Chỉ số hài lòng của người dân qua việc được phục vụ

các dịch vụ công

27 Quan hệ thân thiện với các thành phố và quốc gia khác

Tổng cộng 5 nhóm và 27 chỉ tiêu

(Xem chi tiết bảng 4 – Phụ lục 1)

III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ

NHẰM XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH THÀNH

PHỐ ĐÁNG SỐNG

1. Xác định các yếu tố khảo sát

Từ việc gợi ý bộ tiêu chí xây dựng Thành phố đáng

sống của Đà Nẵng như trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn

một số yếu tố có tác động thường xuyên và rõ ràng nhất đến

đời sống của mọi người dân sinh sống trên địa bàn thành phố

hiện nay để khảo sát, bao gồm các vấn đề:

- Vệ sinh đô thị (công tác quét dọn vệ sinh, công tác thu

gom rác, điểm vệ sinh công cộng)

- Chống ngập úng

17

- Vấn đề ô nhiễm môi trường

- Cung cấp nước sạch

- Cây xanh đô thị

- Khu vui chơi, giải trí công cộng

- Tệ nạn xã hội

2. Số phiếu và địa điểm khảo sát

Do báo cáo được thực hiện từ nguồn kinh phí thường xuyên của Viện, với mức kinh phí còn hạn chế nên nhóm nghiên cứu chỉ có thể tiến hành khảo sát với 502 phiếu và chỉ tập trung vào một số nội dung khảo sát nêu trên. Cuộc khảo sát diễn ra vào tháng 6/2011 và thu hồi được 502 phiếu đạt 100% yêu cầu đề ra. Trong đó:

- 247 phiếu tại quận Hải Châu dành cho người dân tại 13 phường: Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, Bình Hiên, Bình Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình và Thuận Phước.

- 171 phiếu tại quận Liên Chiểu dành cho người dân tại 5 phường: Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc và Hòa Minh.

- 84 phiếu tại quận Ngũ Hành Sơn dành cho người dân tại 4 phường: Hòa Hải, Hòa Quý, Khuê Mỹ và Mỹ An.

Bảng 2: Tỉ lệ số phiếu chia theo quận

STT Quận

Dân số trung bình ước

2010

(người)

Tỉ lệ

(%)

Số phiếu

(phiếu)

1 Hải Châu 192.660 48,4 247

2 Liên Chiểu 139.140 35,0 171

3 Ngũ Hành Sơn 66.070 16,6 84

Tổng cộng 397.870 100 502

18

3. Phương pháp khảo sát

Số phiếu khảo sát dành cho người dân được chúng tôi

thực hiện theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên. Các điều

tra viên đã phát phiếu đến tận tay đối tượng được khảo sát để

họ trực tiếp điền thông tin trả lời vào mẫu phiếu. Các điều tra

viên chỉ giải thích thêm cho đối tượng được khảo sát một số

chi tiết trong mẫu phiếu mà họ chưa rõ, không điền thông tin

trả lời giúp cho người dân.

Dưới đây là những kết quả khảo sát chủ yếu:

4. Kết quả trả lời phiếu khảo sát

4.1. Vệ sinh đô thị

Vệ sinh đô thị góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt đô

thị mới, thể hiện sự văn minh và ý thức công dân sống tại đô

thị đó. Trong các vấn đề về vệ sinh đô thị, nhóm nghiên cứu

đã tiến hành khảo sát ý kiến người dân ở 3 quận Hải Châu,

Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn và đã thu được những kết quả

như sau:

4.1.1. Công tác quét dọn vệ sinh

Đến tháng 6/2010, theo thống kê sơ bộ toàn thành phố

có 1100 nhân công tham gia công tác làm vệ sinh, 6500

thùng rác dung tích 240lit và 600 thùng rác (thu thường

xuyên) có dung tích 660lit.

Số lượng này đã đảm bảo được nhu cầu vệ sinh công

cộng trên địa bàn bàn thành phố, vì vậy khi đánh giá về vấn

đề này, người dân ở cả 3 quận phần lớn đều cho rằng rất tốt

và tốt: Hải Châu 64,8%, Liên Chiểu 45,6% và Ngũ Hành Sơn

42,9%. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến đánh giá chưa tốt

đối với công tác này tại địa bàn cư trú của người dân do

không có lực lượng vệ sinh môi trường đến quét dọn. (Biểu

đồ 1 – Phụ lục 2)

19

Lực lượng thực hiện công tác quét dọn vệ sinh đường

phố tại địa bàn 3 quận là tương đối khác nhau. Ở quận Hải

Châu chủ yếu là do lực lượng vệ sinh môi trường thực hiện

với 54,1%, người dân tại địa bàn chỉ chiếm 17,5% và cả 2

đối tượng cùng phối hợp là 28,0%. Đối với quận Liên Chiểu,

sự phối hợp giữa 2 đối tượng trên chiếm tỉ lệ 59,1%, trong

khi đó tỉ lệ ý kiến người dân tại địa bàn tự làm công tác quét

dọn vệ sinh đường phố lại cao hơn lực lượng vệ sinh môi

trường theo thứ tự là 20,5% và 18,1%. Ý kiến của người dân

ở quận Ngũ Hành Sơn lại có sự đồng đều hơn: lực lượng vệ

sinh môi trường 37,3%, người dân tại địa bàn 26,5% và cả 2

đối tượng trên 36,1%. Điều đó cho thấy, công tác quét dọn vệ

sinh tại quận Liên Chiếu chủ yếu vẫn còn dựa vào ý thức của

người dân tại địa bàn. Vì vậy, tại một số khu vực thuộc quận

Liên Chiểu vẫn còn 2,3% người dân cho biết tình hình vệ

sinh đường phố chưa tốt vì chưa có lực lượng làm vệ sinh.

Tuy nhiên, một trong những lý do khách quan dẫn đến việc

thiếu lực lượng làm vệ sinh tại một số khu vực thuộc quận

Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn như trên là vì dân cư ở đây quá

thưa thớt, đa số chỉ là những khu đất trống để cỏ dại mọc.

(Các biểu đồ 2a,2b,2c – Phụ lục 2)

Khi được hỏi về thực trạng công tác quét dọn vệ sinh

đường phố tại địa bàn hiện nay so với 5 năm trước đây, người

dân tại mỗi quận đã cho biết tình hình phần lớn đã được cải

thiện tốt hơn: Hải Châu (51,8%), Liên Chiểu (51,8%) và Ngũ

Hành Sơn (70,2%). Đồng thời, số liệu khảo sát tổng hợp về

hiện trạng vệ sinh so với 5 năm trước của cả 3 quận cũng cho

thấy kết quả khả quan như sau: Không biết (3,6%), tốt hơn

(70,2%), không thay đổi (23,8%) và kém hơn (2,4%). Trong

đó, lý do của người dân trả lời không biết chủ yếu là do mới

chuyển đến địa bàn cư trú hiện nay chưa tới 5 năm nên không

thể đưa ra kết quả đánh giá; bên cạnh đó, ý kiến không thay

đổi cũng được trả lời là do trước đây đã rất tốt, tốt hoặc bình

20

thường. Để tình trạng vệ sinh được cải thiện hơn, người dân

đã có những ý kiến đề xuất như sau:

Bảng 3 : Ý kiến đề xuất cải thiện công tác quét dọn

vệ sinh tại địa bàn cư trú ở cả 3 quận

Ý kiến đề xuất Tỉ lệ

%

- Tăng cường lực lượng vệ sinh môi trường 31,5

- Tăng cường số lần làm vệ sinh 36,5

- Kết hợp giữa lực lượng vệ sinh môi trường và

người dân tại địa bàn 37,1

- Khác 3,6

Ngoài ra, nhiều người dân tại các địa bàn khảo sát cũng

đã nêu thêm một số giải pháp tích cực dựa trên tình hình thực

tế như: cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân;

nhân viên vệ sinh quét dọn cả vỉa hè và lòng đường; đề nghị

nhân viên môi trường cần nhiệt tình hơn với công việc. Và

mặc dầu cho đến tháng 10/2010, số lượng thùng rác đươc lắp

đặt mới đã được bổ sung ở tất cả các quận huyện (xem bảng 3

và 4 – phụ lục 1) nhưng người dân vẫn mong muốn được bố

trí, lắp đặt thêm hệ thống thùng chứa rác trên các tuyến đường,

khu vực dân cư họ đang sinh sống.

4.1.2. Công tác thu gom rác

Ý kiến của người dân về công tác thu gom rác tại quận

Hải Châu được cho là tốt chiếm 56,3% tuy nhiên ở 2 quận

Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn chủ yếu là bình thường theo

thứ tự 51,5% và 45,8%. (Biểu đồ 3 – Phụ lục 2)

21

Công tác thu gom rác thải hiện nay được người dân ở cả

3 quận đánh giá là tốt hơn so với 5 năm trước chiếm 59,4%,

với kết quả cụ thể tại các quận như sau: (Bảng 4)

Bảng 4: Công tác thu gom rác tại các quận hiện nay

so với 5 năm trước

Tỉ lệ:%

Không

biết Tốt hơn

Không

thay đổi Kém hơn

Hải Châu 11,0 60,4 26,9 1,6

Liên Chiểu 31,7 53,3 14,4 0,6

Ngũ Hành Sơn 6,2 69,1 23,5 1,2

Cả 3 quận 17,2 59,4 22,1 1,2

Kết quả trên cho thấy, công tác thu gom rác của các

quận đã được cải thiện rất nhiều dựa trên sự kết hợp giữa lực

lượng vệ sinh và ý thức của người dân tại địa bàn cư trú.

Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng người

dân vẫn tiếp tục đề xuất các ý kiến nhằm cải thiện công tác

thu gom rác trong thời gian tới: các thùng rác để sẵn và công

nhân vệ sinh đến thu gom; xe rác chuyên dụng đến thu gom

theo thời gian quy định; gom rác trong ngày để tránh mùi

hôi; tăng tần suất thu gom rác đặc biệt vào các ngày cuối

tuần; bố trí thùng rác hợp lý hơn, tăng thêm lực lượng làm vệ

sinh và thu gom rác, thay thế các thùng rác cũ đã hư hỏng;

quy định thời gian thu gom rác đúng giờ và có tín hiệu báo;

tuyên truyền nâng cao ý thức người dân tại khu vực...(Bảng 1

– Phụ lục 2)

4.1.3. Điểm vệ sinh công cộng

Theo số liệu thống kê (tính đến 31/3/2010) của Công ty

Môi trường Đô thị Đà Nẵng, số nhà vệ sinh công cộng trên

địa bàn các quận còn hạn chế, trên thành phố có khoảng 12

nhà vệ sinh công cộng (cao nhất là quận Hải Châu có 7 nhà

22

vệ sinh, quận Ngũ Hành Sơn chỉ có 1 nhà vệ sinh). (Bảng 5 –

Phụ lục 1).

Với số lượng nhà vệ sinh công cộng như hiện nay, sẽ là

một trở ngại lớn cho công tác vệ sinh môi trường nhất là vào

dịp lễ hội hoặc các sự kiện lớn như ngày giải phóng thành

phố Đà Nẵng (29/3), giải phóng miền Nam (30/4) và quốc tế

lao động (01/5)...

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu ở quận Hải Châu

chỉ 34,0% người dân thấy có điểm vệ sinh công cộng tại địa bàn

cư trú và trong đó có 18,3% được cho là sạch, 46,3% bình

thường, 20,7% ít sạch và 14,6% không sạch. Cũng trong 34,0%

trên, có 57,9% người dân cho biết là các điểm vệ sinh trên bị

quá tải vào những ngày lễ, tết; không quá tải chiếm 19,7% và

22,4% là không biết. (Biểu đồ 4a, 5a, 6a – Phụ lục 2)

Tương tự, kết quả khảo sát tại quận Ngũ Hành Sơn như

sau: có điểm vệ sinh công cộng chiếm 12,2% và không là

87,8%. Trong 12,2% người dân cho biết có điểm vệ sinh

công cộng tại địa bàn cư trú đó, ý kiến đánh giá sạch chiếm

30,0%; bình thường là 50,0%; ít sạch là 10,0% và không sạch

chiếm 10,0%. Có 50,0% ý kiến trả lời các điểm vệ sinh công

cộng này có bị quá tải, 40,0% không và 10,0% không

biết.(Biểu đồ 4c, 5c, 6c – Phụ lục 2)

Như vậy, theo sự quan sát và đánh giá của người dân thì

số lượng điểm vệ sinh công cộng tại 3 quận Hải Châu, Liên

Chiểu và Ngũ Hành Sơn là chưa đáp ứng được nhu cầu, đồng

thời vẫn chưa thật sự đảm bảo về yếu tố vệ sinh. Tuy nhiên,

trong quá trình đi thực địa tại nơi khảo sát, nhóm nghiên cứu

đã thấy có một số điểm vệ sinh công cộng còn mới nhưng để

ở những địa điểm khó thấy. Chính vì vậy, có thể đây cũng là

một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân không

biết và không sử dụng.

23

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt và đảm bảo vệ sinh của

các điểm vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố, người

dân được khảo sát đã đề xuất một số các ý kiến sau: (Bảng 5)

Bảng 5: Ý kiến đề xuất cải thiện các vệ sinh công

cộng ở cả 3 quận

Ý kiến đề xuất Tỉ lệ

%

- Xây dựng hoặc lắp đặt thêm các điểm vệ sinh công cộng 53,0

- Tăng cường lực lượng dọn vệ sinh tại các điểm vệ

sinh công cộng 29,1

- Kết hợp giữa lực lượng vệ sinh môi trường và người

dân tại địa bàn 21,3

- Chưa cần thiết 0,2

- Tăng cường ý thức người dân về sử dụng vệ sinh

công cộng 0,2

- Nên có người quản lý các điểm vệ sinh công cộng 0,4

4.2. Công tác chống ngập úng

Khảo sát về tình trạng ngập úng tại quận Hải Châu thu

được 238 phiếu trả lời/247 phiếu chiếm 96,4%. Kết quả cho

thấy, tại địa bàn quận tình trạng ngập úng thường xuyên là

3,1%, thỉnh thoảng là 45,4% với lý do chưa có hệ thống cống

thoát nước đô thị (5,0%), hệ thống cống thoát nước đô thị bị

hư hỏng (10,1%), hệ thoát nước không kịp khi trời mưa

(80,2%), các hố ga bị đất cát, rác lấp nên ngăn dòng chảy

thoát nước không kịp (2,0%).

Tại quận Liên Chiểu, số phiếu trả lời là 167 phiếu/171

phiếu chiếm 97,7% và kết quả người dân được khảo sát cho biết

địa bàn cư trú của mình vẫn còn bị ngập úng, tỉ lệ trả lời thu

được là thường xuyên (6,0%) và thỉnh thoảng (47,9%). Nguyên

nhân được đưa ra là vì chưa có hệ thống cống thoát nước đô thị

24

(43,3%), hệ thống cống thoát nước đô thị bị hỏng (34,4%), hệ

thống cống thoát nước không kịp khi trời mưa (38,8%), chất

lượng hệ thống thoát nước kém (0,9%), đường dân cư thấp hơn

quốc lộ 1A (0,9%) và hệ thống thoát nước thiết kế tốt nhưng rác

thải rơi xuống nhiều ngăn dòng chảy (0,9%).

Với số phiếu trả lời là 82 phiếu/84 phiếu chiếm tỉ lệ 97,6%

khi tiến hành khảo sát tại quận Ngũ Hành Sơn, nhóm nghiên

cứu đã thu được kết quả như sau: tình trạng ngập úng chỉ thỉnh

thoảng xảy ra (54,9%) do các nguyên nhân chưa có hệ thống

cống thoát nước đô thị (2,2%), hệ thống cống thoát nước đô thị

bị hỏng (26,7%) và phần lớn là do hệ thống cống thoát nước

không kịp khi trời mưa (75,6%). (Biểu đồ 7 - Phụ lục 2)

So với 5 năm trước đây hiện tượng ngập úng hiện nay

tại các quận được người dân đánh giá là đã được cải thiện tốt

hơn: Hải Châu (38,8%), Liên Chiểu (34,3%) và đặc biệt là ở

quận Ngũ Hành Sơn với tỉ lệ đồng thuận khá cao là 68,4%.

Hiện tượng ngập úng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn

xảy ra ở một số nơi có địa hình thấp, trũng như đoạn đường

Nguyễn Đình Chiểu thuộc tổ 13 phường Khuê Mỹ, quận Ngũ

Hành Sơn. (Bảng 6)

Bảng 6: Hiện tượng ngập úng hiện nay tại so với 5

năm trước ở cả 3 quận

Tỉ lệ:%

Hải

Châu

Liên

Chiểu

Ngũ

Hành

Sơn

Không biết 22,4 39,3 13,9

Đã được cải thiện tốt hơn 38,8 34,3 68,4

Có thay đổi nhưng chưa hiệu quả 19,8 16,4 12,7

25

Không hề thay đổi 16,4 7,9 5,1

Khác

- Chưa bao giờ ngập úng

- Xấu hơn do quốc lộ 1A nâng lên

2,6

1,4

0,7

Để cải thiện hiện tượng ngập úng vẫn còn xảy ra, người

dân khảo sát đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp tích

cực sau: Xây dựng hệ thống cống thoát nước đô thị (23,3%),

nâng cấp và sửa chữa hệ thống cống thoát nước đô thị

(36,7%), bố trí và xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý hơn

(0,4%), thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước và nạo

vét cống rãnh (0,6%), sửa chữa hố ga đường Nguyễn Chí

Thanh đoạn Quang Trung và Lý Tự Trọng (0,2%)…

4.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường

Đô thị hoá phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi

trường ngày càng gia tăng. Khi khảo sát về vấn đề này, chúng

tôi thu được kết quả trả lời từ 496 phiếu /502 tổng số phiếu

phát ra trên địa bàn cả 3 quận, chiếm 98,8% (Hải Châu là

245phiếu/247phiếu đạt 99,2%; Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn

đều thu được câu trả lời là 100%).

Mặc dù trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có những cố

gắng tích cực để hạn chế tình trạng này nhưng khi khảo sát

về hiện trạng ô nhiễm môi trường, nhóm nghiên cứu đã thu

được kết quả như sau: Tổng thể trên địa bàn 3 quận, có

61,5% người dân đánh giá là khu vực mình đang sinh sống

hiện tồn tại một hoặc nhiều hình thức ô nhiễm. Kết quả khảo

sát thu được tại các quận có sự chênh lệch tương đối, tỉ lệ trả

lời có ô nhiễm tại quận Hải Châu là 53,1%, trong khi đó tỉ lệ

này cao hơn đối với quận Liên Chiểu (72,5%) và quận Ngũ

Hành Sơn (63,8%) (Biểu đồ 8 – Phụ lục 2). Ngoài ra, mỗi

quận còn chịu một mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng

yếu tố ô nhiễm. Các loại ô nhiễm được xác định trên địa bàn

3 quận khảo sát là từ bụi (67,2%), tiếng ồn (38,7%), mùi hôi

26

(31,5%), khói (26,2%), nước thải (14,4%) và các loại khác

(0,7%). (Bảng 7)

Bảng 7: Loại ô nhiễm môi trường tại 3 quận khảo sát

Yếu tố Cả 3

quận

Hải

Châu

Liên

Chiểu

Ngũ Hành

Sơn

Bụi 67,2 64,6 62,9 84,3

Tiếng ồn 38,7 46,2 26,6 49,0

Mùi hôi 31,5 27,7 35,4 31,4

Khói 26,2 13,8 41,9 19,6

Nước thải 14,4 4,6 24,1 15,7

Khác 0,7 1,6

Nguyên nhân của những ô nhiễm này chủ yếu là do có

nhiều phương tiện tham gia giao thông (55,4%), xe tải chở

vật liệu xây dựng (21,3%), gần chợ, bệnh viện (12,1%), gần

các nhà máy sản xuất và khu công nghiệp (13,4%). Ngoài ra,

quá trình khảo sát cho thấy ở một số địa điểm còn có những

nguyên nhân riêng như gần các nhà đang xây dựng; gần các

hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm có sử dụng hóa chất

(luyện kim, chế tác vàng bạc, sơn PU…); gần điểm tập kết

thùng rác và tình trạng thu gom rác không kịp thời; nhiều hộ

sử dụng than đá để nấu ngoài đường, trên vỉa hè và đặc biệt

là vẫn còn tồn tại tình trạng nuôi heo trong khu dân cư… Cụ

thể, là việc nuôi gia súc (lợn) gây ô nhiễm tại phường Hòa

Cường Bắc của quận Hải Châu (gần Ủy ban nhân dân

Phường); bụi từ khu công nghiệp, bãi rác tự phát ở phường

Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam, bên cạnh đó nguồn rác

thải từ chợ Hòa Khánh do hoạt động buôn bán và dịch vụ ẩm

thực kéo dài từ 5 giờ chiều hôm trước đến 4 giờ sáng hôm

sau, góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm về mùi hôi, tiếng ồn,

nước thải và nhất là tình trạng ùn tắc rác thải, ruồi muỗi...

Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, tình trạng bụi bặm vẫn

27

là vấn đề đang diễn ra hàng ngày với mức độ cao ở quận Ngũ

Hành Sơn, người dân phường Hòa Quý phải chịu bụi từ hệ

thống đường sá chưa hoàn thiện và nhà cửa đang xây dựng.

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 42,7% người dân ở cả

3 quận cho rằng 5 năm trước có tình trạng ô nhiễm ở khu vực

sinh sống của họ, số liệu cụ thể tại 3 quận như sau: Hải Châu

(43,2%), Liên Chiểu (39,8%) và Ngũ Hành Sơn (45%). Điều

này cho thấy tình trạng ô nhiễm đã có chiều hướng tăng lên

trong những năm gần đây. Tuy nhiên đây là điều khó tránh

khỏi trong quá trình đô thị hóa, chỉnh trang đô thị, xây dựng

các tuyến đường mới cũng như sự tham gia của các phương

tiện giao thông tại đô thị lớn như Đà Nẵng. (Biểu đồ 9 – Phụ

lục 2)

Để hạn chế tình trạng trên, theo ý kiến của người dân,

cần tăng cường hệ thống kiểm soát giao thông (33,3%),

thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống chất thải từ chợ,

bệnh viện, các nhà máy và khu công nghiệp (35,3%), di dời

các nhà máy gây ô nhiễm ra xa khu dân cư (17,5%). Nhiều ý

kiến còn thể hiện mong muốn có thể di dời các nhà máy gây

ô nhiễm ra xa khu dân cư; xử lí các thùng rác bằng cách rải

đều chúng, tránh tập trung tại một vị trí ở trong khu dân cư,

đặc biệt là thùng rác lớn, bên cạnh đó cần thay thế các thùng

rác cũ, tăng cường công tác dọn vệ sinh; làm cống hộp xây

dựng hệ thống xử lí nước thải. Đối với bụi đường, nên cho xe

phun nước nhằm giảm bụi, trồng cây xanh, sửa chữa đường,

đồng thời hạn chế xe lưu thông từ 6h30-7h30 và 17h-18h30

tại các tuyến đường quan trọng có sự tham gia với mật độ

cao của các phương tiện giao thông trong giờ cao điểm…

Bên cạnh đó còn có những ý kiến đề xuất mang tính đặc thù

như nghiêm cấm và xử phạt chăn nuôi trong khu dân cư, quy

định về việc không sử dụng bếp than đun nấu ngoài đường,…

28

4.4. Cung cấp nước sạch

Nguồn nước sạch ở đây được xác định là nguồn nước

thủy cục, nước máy được khử trùng và dẫn đến từng hộ gia

đình thông qua hệ thống đường ống do công ty cấp nước xây

dựng. Theo kết quả khảo sát, trên địa bàn cả 3 quận có gần

82% người dân cho rằng họ được cung cấp nước máy thường

xuyên. Số trả lời không một phần là do chưa có hệ thống cấp

nước máy địa phương (tổ 25, phường Hòa Hiệp Bắc, quận

Liên Chiểu), một phần là đã có hệ thống nước máy nhưng

chưa được cấp nước liên tục, thỉnh thoảng vẫn bị ngắt quãng.

Số liệu thống kê qua cuộc điều tra của chúng tôi đã thể

hiện sự chênh lệch khá rõ giữa 3 quận được khảo sát: quận

Hải Châu là quận trung tâm, nên việc được sử dụng nước

máy thường xuyên chiếm 99,6%, trong khi đó ở quận Liên

Chiểu chỉ có 64,9% và quận Ngũ Hành Sơn là 35,8%. (Biểu

đồ 10 – Phụ lục 2)

Bên cạnh đó, Hải Châu cũng là quận được cấp nước

máy trong thời gian khá sớm, phần lớn là trên 5 năm

(81,2%), quận Ngũ Hành Sơn chủ yếu là trên 3 năm (51,9%)

và quận Liên Chiểu hầu hết chỉ trên 1 năm (53,2%). (Bảng 8)

Bảng 8: Thời điểm các hộ dân được cấp nước máy

sử dụng thường xuyên

Tỉ lệ %

Thời gian Cả 3 quận Hải

Châu

Liên

Chiểu

Ngũ Hành

Sơn

≥ 5 năm 54,8 81,2 5,4 38,5

≥ 3 năm 20,8 10,8 27,9 51,9

≥ 1 năm 20,1 7,1 53,2 9,6

< 1 năm 4,2 0,8 13,5 0

29

Chính vì vậy người dân đã sử dụng thêm các nguồn

nước khác để sinh hoạt, nhiều nhất là nước giếng. Tại 2 quận

Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn tình hình này là khá cao, chiếm

67,9% và 64,9% đối với lần lượt từng quận; trong khi ở Hải

Châu, tỉ lệ này chỉ chiếm 27,9%. (Bảng 11 – Phụ lục 2)

Nguyên nhân của việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt

không phải là nước máy chủ yếu là do chi phí sử dụng nước

máy cao (51,1%), tiếp đó là hệ thống cung cấp nước máy bị

hỏng (22,4%) và chưa có hệ thống cấp nước máy (20,7%).

Điều này cho thấy trước đây việc cấp nước máy chủ yếu

được tập trung đầu tư ở những quận trung tâm thành phố và

chỉ thực sự ổn định, phổ cập toàn thành phố trong những năm

gần đây. (Bảng 9)

Bảng 9: Lý do sử dụng các nguồn sinh hoạt khác

nước máy ở cả 3 quận

Lý do Tỉ lệ %

- Do chi phí sử dụng nước máy cao 51,1

- Hệ thống cấp nước máy bị hỏng 22,4

- Chưa có hệ thống cấp nước máy 20,7

- Tiết kiệm chi phí 2,0

- Do có sẵn từ trước nên dùng song song 0,8

- Dùng tưới cây, quét dọn… 0,6

- Đề phòng cúp nước 0,2

Mặc dù việc cung cấp nước hiện nay đã tương đối ổn định, nhưng vẫn có một số ý kiến ở cả 3 quận cho rằng: nên mở rộng thêm hệ thống cấp nước máy (31,9%), nâng cấp, sửa chữa hệ thống cấp nước máy (30,5%), đồng thời nhiều người dân mong muốn hạ giá thành nước, cải thiện chất lượng nước máy, đưa hệ thống nước sạch vào sử dụng tại địa bàn cư trú của mình.

30

4.5. Cây xanh đô thị

Vì mục tiêu xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường nên thời gian qua, Đà Nẵng đã tăng cường trồng thêm cây xanh tại các tuyến đường và khu dân cư. Kết quả khảo sát tại 3 quận cho thấy, hầu hết đường phố và khu dân cư mà người dân đang sinh sống đều được trồng cây xanh: 91,8% ở quận Hải Châu, 81,1% ở quận Liên Chiểu và 70,9% ở quận Ngũ Hành Sơn. (Biểu đồ 12 – Phụ lục 2)

Theo số liệu tổng hợp của cả 3 quận, cây xanh chủ yếu được trồng bởi công ty cây xanh (64,8%) và do các hộ dân trên địa bàn trồng (41,2%). Đồng thời, từ quan sát của nhóm nghiên cứu trong quá trình thực địa tại một số khu vực, cây xanh được trồng do sự phối hợp giữa công ty cây xanh và cả hộ dân tại địa bàn, tình trạng này chủ yếu diễn ra tại các khu dân cư.

Đối với mật độ cây trồng trên đường phố và khu dân cư, có 47,1% ý kiến người dân cho rằng như vậy là hợp lí, 30,0% cho là không hợp lí, số còn lại không có ý kiến. Kết quả khảo sát ở mỗi quận có sự khác nhau, trong đó Hải Châu có tỉ lệ đánh giá hợp lí chiếm 58,7% và ngược lại, đánh giá cho là không hợp lí có tỉ lệ lớn nhất là ở quận Liên Chiểu (34,1%). (Bảng 10)

Bảng 10: Đánh giá của người dân về mật độ cây xanh

Tỉ lệ %

Cả 3

quận

Hải

Châu

Liên

Chiểu

Ngũ Hành

Sơn

Hợp lý 47,1 58,7 29,5 42,9

Chưa hợp lý 30,0 24,3 34,1 42,9

Không biết 22,8 17,0 36,4 14,3

Để cải thiện tình hình cây xanh tại địa bàn cư trú của

mình, người dân đã đề xuất một số ý kiến như sau: đề nghị

31

công ty cây xanh trồng thêm cây theo quy hoạch và chăm

sóc, bảo quản cây xanh (33,7%), đồng thời, các cơ quan

chức năng nên phối hợp với các hộ dân trồng và chăm sóc,

bảo quản cây xanh (33,7%). Đối với việc trồng cây tạo thêm

mảng xanh cho thành phố, mong muốn của người dân là bên

cạnh việc trồng cây dày hơn để chắn bụi, thì hệ thống cây

phải được lựa chọn để phù hợp với địa bàn, với điều kiện khí

hậu, thổ nhưỡng và có sự quy hoạch thống nhất tại các tuyến

đường và khu dân cư. Đồng thời, nên trồng thêm cây tạo

bóng mát, đặc biệt là ở những nơi gần đèn giao thông.

4.6. Khu vui chơi, giải trí công cộng

Khu vui chơi, giải trí công cộng chính là những không

gian công cộng gắn kết tất cả cư dân lại với nhau; là nơi để

người dân thư giãn, giải trí; đồng thời là nơi để trao đổi kiến

thức xã hội và giao lưu hòa nhập xã hội. Đó cũng là một

trong những tiêu chí quan trọng mà người dân ở một Thành

phố đáng sống được hưởng.

Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát người dân về các địa

điểm vui chơi, giải trí công cộng phục vụ nhu cầu cho người

dân trên địa bàn 3 quận, nhóm nghiên cứu thu được tỉ lệ

tương đối nhỏ: quận Hải Châu chỉ có 26,5% ý kiến người dân

cho rằng khu vực sinh sống của họ hiện có khu vui chơi, tỉ lệ

này cũng tương tự đối với quận Liên Chiểu là 22,8%, và Ngũ

Hành Sơn chỉ 9,5%. (Biểu đồ 13a,b,c – Phụ lục 2)

Trong tỉ lệ % các câu trả lời có địa điểm vui chơi, giải

trí công cộng tại mỗi quận, phần lớn đánh giá là chỉ mới đáp

ứng được nhu cầu ở mức độ bình thường, nghĩa là vẫn chưa

đảm bảo đầy đủ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong

khu vực. Tỉ lệ đánh giá tốt và rất tốt có sự khác nhau giữa

các quận, nhưng nhìn chung chưa có quận nào được người

dân đánh giá nổi bật. Hầu hết người dân trên địa bàn chỉ xem

nó ở mức độ bình thường hoặc tốt, mức độ rất tốt và chưa tốt

32

đều chiếm tỉ lệ ít. Điều đó cho thấy sự hài lòng của người dân

đối với các điểm vui chơi, giải trí vẫn còn ở mức độ trung

bình. (Bảng 11)

Bảng 11: Đánh giá của người dân về khu vui chơi,

giải trí công cộng tại địa bàn cư trú

Tỉ lệ %

Cả 3

quận

Hải

Châu

Liên

Chiểu

Ngũ

Hành Sơn

Rất tốt 3,6 6,2 0 0

Tốt 31,8 32,3 26,3 57,1

Bình thường 55,5 47,7 71,1 42,9

Chưa tốt 9,1 13,9 2,6 0

Vì vậy, kiến nghị của đa số người dân là phải xây dựng

thêm khu vui chơi giải trí công cộng (54,6%), bên cạnh đó,

cần bổ sung thêm dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng và các

thiết bị cần thiết như nhà bóng, nhà phao, xe điện (24,5%),

trang bị thêm thiết bị cần thiết như ánh sáng, ghế đá, cây

xanh, hệ thống chiếu sáng,.. (20,7%). (Bảng 12)

Bảng 12: Ý kiến đề xuất phát triển khu vui chơi, giải

trí công cộng ở cả 3 quận

Ý kiến Tỉ lệ %

- Xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng 54,6

- Bổ sung thêm các dịch vụ vui chơi, giải trí công

cộng (nhà bóng, nhà phao, xe điện…) 24,5

- Trang bị thêm thiết bị cần thiết (ánh sáng, ghế đá,

cây xanh, chiếu sáng…) 20,7

- Quy hoạch đất cho khu vui chơi 0,4

- Trồng cây, giữ vệ sinh 0,4

- Mở rộng khu vui chơi 0,2

33

4.7. Tệ nạn xã hội

Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình “5 không”, vấn

đề giải quyết tệ nạn xã hội ở thành phố Đà Nẵng đã đạt được

những kết quả nhất định, đem lại cho người dân thành phố và

cả du khách sự an tâm, hài lòng. Tuy nhiên, khi được hỏi về

tình hình tệ nạn xã hội diễn ra tại địa bàn cư trú chúng tôi đã

thu được 489 phiếu trả lời /502 tổng số phiếu phát ra đạt

97,4% với kết quả: 47,2% trả lời tại địa bàn cư trú của họ có

tệ nạn xã hội, 13,7% trả lời không và 39,1% trả lời không

biết. Tỉ lệ trả lời có ở các quận cụ thể như sau: 51,2% ở quận

Hải Châu, 34,3% ở quận Liên Chiểu và 63,2% ở quận Ngũ

Hành Sơn.

Trong đó, những tệ nạn xã hội thường xảy ra là trộm

cắp (86,6%), đánh nhau (46,3%), cờ bạc (26,4%). Tình trạng

nghiện hút và mại dâm chiếm tỉ lệ không nhiều, theo thứ tự là

11,7 và 8,7%. (Bảng 13)

Bảng 12: Các loại hình tệ nạn xã hội tại 3 quận

So với 5 năm trước đây, đánh giá của người dân tại các

quận về tình trạng tệ nạn xã hội giữa các quận cũng có sự

khác nhau về tỉ lệ câu trả lời đã được cải thiện tốt hơn: quận

Hải Châu có tỉ lệ là 37,0%, quận Liên Chiểu là 25,2% và

Cả 3

quận

Hải

Châu

Liên

Chiểu

Ngũ Hành

Sơn

Trộm cắp 86,6 87,2 89,7 81,3

Đánh nhau 46,3 45,6 25,9 72,9

Cờ bạc 26,4 25,6 25,9 29,2

Nghiện hút 11,7 12,0 13,8 8,3

Mê tín 9,5 8,8 8,6 12,5

Mại dâm 8,7 4,8 17,2 8,3

34

quận Ngũ Hành Sơn là 42,1%. Đặc biệt, tại 2 quận Hải Châu

và Liên Chiểu còn có các ý kiến cho rằng tình hình tệ nạn

hiện nay đã tăng lên so với 5 năm trước đây. (Bảng 14)

Bảng 14: Tình hình tệ nạn xã hội tại địa bàn cư trú so với

5 năm trước

Hải Châu Liên

Chiểu

Ngũ Hành

Sơn

Không biết 32,8 31,8 32,9

Đã được cải thiện

tốt hơn 37,0 25,2 42,1

Có thay đổi nhưng

chưa hiện quả 22,1 21,5 23,7

Không thay đổi 7,7 19,6 1,3

Tăng lên 0,4 1,9 0,0

Để cải thiện tình hình tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa

bàn cư trú, người dân khi được hỏi đã đề xuất một số ý kiến

sau: tăng cường lực lượng dân phòng trên địa bàn (43,6%),

tăng cường công tác kiểm tra, truy quét, triệt phá các ổ nhóm

tội phạm (31,7%), thông tin, tuyên truyền giáo dục tác hại

của tệ nạn xã hội cho người dân (27,3%), tổ chức các loại

hình sinh hoạt văn hóa thể thao cho toàn dân trên địa bàn

(15,7%), dạy nghề, giúp đ , bố trí việc làm cho người phạm

tội tái hòa nhập cộng đồng (14,1%), và các giải pháp như:

tăng cường lực lượng an ninh, lực lượng dân phòng tuần tra

ban đêm, phối hợp chặt chẽ các lực lượng an ninh, dứt điểm

từng phần, quan trọng nhất là tuyên truyền và phòng ngừa…

IV. MỤC TIÊU VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả khảo sát “Lấy ý kiến người dân về một số

tiêu chí nhằm xây dựng Đà Nẵng - Thành phố đáng sống”;

qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các

Sở, Ban, Ngành liên quan; cũng như nghiên cứu kinh nghiệm

35

của một số thành phố ở Việt Nam và thế giới, nhóm nghiên

cứu xin đề xuất một số mục tiêu cần đạt được đến năm 2020

và các khuyến nghị nhằm đạt mục tiêu đó, hướng đến xây

dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố đáng sống như sau:

1. Mục tiêu xây dựng Thành phố đáng sống của Đà

Nẵng đến năm 2020

1.1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trong

những địa phương về đích sớm trong công nghiệp hóa - hiện

đại hóa, trở thành một thành phố kiểu mẫu, một đô thị lớn

của cả nước. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng sống của

người dân thành phố mà biểu hiện của nó là diện mạo của

một Thành phố đáng sống, ngang tầm với thành phố Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh, có vị thứ xếp hạng ở nhóm trung

bình trở lên trong các bảng xếp hạng nổi tiếng hiện nay, đặc

biệt là bảng xếp hạng của mạng khảo sát chất lượng cuộc

sống Mercer.

1.2. Một số mục tiêu cụ thể

Trong giới hạn báo cáo này, chúng tôi chỉ xin đề xuất

các chỉ tiêu liên quan đến những tiêu chí đã được chọn lựa để

khảo sát. Những chỉ tiêu này được đề xuất dựa trên cơ sở

thực tiễn hiện nay ở Đà Nẵng, đối sánh với các thành phố lớn

trong nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và các quy

chuẩn của Việt Nam.

36

Bảng 15: Tiêu chí xây dựng Thành phố đáng sống

đến năm 2020 của Đà Nẵng đối với các yếu tố khảo sát

TT TIÊU CHÍ CHỈ TIÊU

1 Vệ sinh đô thị

- Công tác quét dọn và thu gom rác

được thực hiện thường xuyên trên tất cả

các địa bàn của đô thị.

- Công tác xử lý rác thải hợp vệ sinh và

đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Các nguồn rác thải được xử lý hoàn

toàn (100%).

- Phân loại rác thải tại nguồn.

- Áp dụng công nghệ tái chế rác thải để

tái sử dụng (60%).

- Lắp đặt và xây dựng thêm các nhà vệ

sinh công cộng.

2 Chống ngập

úng

- Giảm tình trạng ngập úng, không để

tình trạng ngập úng xảy ra vì lí do không

có cống hay do không được thường

xuyên bảo trì bảo dưỡng gây ra.

3 Ô nhiễm môi

trường

- Tiếp tục thực hiện đề án xây dựng

“Thành phố môi trường”.

- Giảm thiểu và kiểm soát tình trạng ô

nhiễm môi trường đô thị trong phạm vi

cho phép. Phấn đấu đến năm 2020, hầu

hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới

trong đô thị áp dụng công nghệ sạch.

- Nồng độ bụi PM10 (hạt bụi có kích

thước nhỏ hơn 10 micromet– μm) trung

bình năm đạt tiêu chuẩn chất lượng

không khí xung quanh được giới hạn tối

đa ở mức 50μg/m3 (theo QCVN

05:2009/BTNMT).

- Giới hạn độ ồn trung bình cho phép

37

phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về tiếng ồn (QCVN

26:2010/BTNMT ).

- Xử lý triệt để các nguồn nước thải đô

thị và nguồn nước thải công nghiệp

(100%). Toàn bộ lượng nước thải được

xử lý đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành

trước khi xả ra môi trường. Hệ thống xử

lý nước thải phải được xây dựng bằng

công nghệ tiên tiến.

- Phấn đấu 100% số khu dân cư đạt tiêu

chuẩn vệ sinh, an toàn sức khỏe.

4 Cung cấp

nước sạch

- 100% người dân đô thị được cung cấp

nguồn nước sạch với định mức

200lít/người/ngày.

- Nâng cao tiêu chuẩn nước sạch dần

đến mức có thể uống được (không bị

nhiễm khuẩn, không cần đun sôi)

5 Cây xanh đô

thị

- Tăng mật độ cây xanh đô thị lên

khoảng 7 – 10m2/người.

- Quy hoạch lại hệ thống không gian

xanh của đô thị nhằm xây dựng một

thành phố môi trường, du lịch (xanh -

sạch - đẹp).

6

Khu vui chơi,

giải trí công

cộng

- Hoàn chỉnh và xây dựng thêm các khu

vui chơi, giải trí công cộng ở các khu

dân cư.

- Tạo thêm nhiều không gian văn hóa

công cộng, trung tâm vui chơi giải trí

lớn cho người dân đô thị (công viên, rạp

chiếu phim, ...)

- Quy hoạch các không gian giải trí tại

các khu đô thị mới theo hướng hiện đại,

mang sắc thải của đô thị văn minh.

38

7 Tệ nạn xã hội

- Tiếp tục duy trì và phát huy thành quả

của chương trình “Thành phố 5 không”.

- Bảo đảm tình hình an ninh trật tự xã

hội thành phố tạo sự an tâm cho dân cư

và khách du lịch.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ

biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý

và công tác thi hành án gắn với việc giải

quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của

công dân.

- Giảm thiểu các tệ nạn xã hội trên địa

bàn thành phố.

+ 60-70% số người nghiện ma túy, mại

dâm có hồ sơ quản lý được cai nghiện,

chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm với các

hình thức thích hợp.

+ Đấu tranh, triệt phá, xử lý 100% số vụ

việc, đường dây ma túy, mại dâm được

phát hiện.

+ Phấn đấu 70-80% xã, phường lành

mạnh không có tệ nạn.

- Cải tạo tốt phạm nhân và giúp họ tái

hòa nhập cộng đồng.

64

2. Kiến nghị

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, cần tập trung

triển khai đồng bộ các biện pháp sau:

2.1. Nâng cao ý thức của người dân thông qua đẩy

mạnh tuyên truyền, giáo dục

- Tuyên truyền, phát động các phong trào, mô hình thiết

thực đến người dân nhằm nâng cao tinh thần giữ gìn vệ sinh

công cộng, bảo vệ tài sản công và phòng chống tệ nạn xã hội

trên địa bàn cư trú cũng như toàn thành phố. Cụ thể như tiếp

tục phát huy các kết quả đã đạt được trong hơn 10 năm qua

của chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có”.

- Nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân về việc

xây dựng, bảo vệ hệ thống nước thải và bảo vệ chăm sóc cây

xanh đường phố, lên án những hành vi xâm hại cây xanh”.

- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức tự đầu tư

trồng cây xanh, thảm hoa trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình.

Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư

cho việc chỉnh trang cây xanh trên mỗi tuyến đường hoặc trồng

cây xanh, cảnh quan một khu vực công cộng nào đó.

- Tuyên truyền tạo sự gắn kết giữa các lực lượng chuyên

trách với người dân tại địa bàn trong công tác giữ gìn, bảo

quản tài sản công; theo dõi và tham gia ngăn chặn các tệ nạn

xã hội.

- Những hình thức tuyên truyền, giáo dục cần linh hoạt

và đa dạng, cụ thể như: tuyên truyền tại các cuộc họp tổ dân

phố, buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên tại cơ sở; sử dụng xe cổ

động, pano, áp phích tại những trục đường chính, khu vực

trung tâm,...

- Nội dung tuyên truyền cần cụ thể và sát với vai trò xã

hội của người dân sống nơi đô thị như: tham gia công việc

chung của khu phố, giữ gìn an ninh, vệ sinh khu vực, liên kết

40

chặt chẽ với người dân sống cùng địa bàn... Đó cũng là cách

góp phần xây dựng thành phố môi trường, văn minh, hiện

đại, ổn định xã hội – một Thành phố đáng sống.

- Các phương tiện thông tin đại chúng như là truyền

hình, phát thanh nên tăng cường đưa tin, phóng sự, hình ảnh

về những cá nhân, tổ dân phố điển hình cần nhân rộng, hoặc

những trường hợp vi phạm bị xử phạt nặng nhằm cảnh báo,

răn đe.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo cho công tác

quản lý, vận hành, giám sát hoạt động của hệ thống hiệu quả.

2.2. Tập trung đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng kĩ

thuật đô thị

2.2.1. Đối với công tác vệ sinh môi trường và vấn đề ô

nhiễm môi trường

- Quy hoạch và xây dựng các điểm thu gom rác tại các

khu dân cư theo đúng các tiêu chí đô thị. Đồng thời tiến hành

quy hoạch xây dựng khu xử lý rác thải tập trung đạt tiêu

chuẩn cho phép của một thành phố môi trường.

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình thu gom rác

thải theo hướng giảm xe đẩy tay, tăng cường thu gom rác

bằng xe cơ giới. Tăng cường các thiết bị hiện đại trong công

tác vệ sinh môi trường như xe hút bụi, phun nước vào những

giờ nhất định áp dụng cho các tuyến đường.

- Từng bước thực hiện phân loại rác tại nguồn và tái

chế, tái sử dụng nguồn rác thải. Công tác này sẽ góp phần

quan trọng trong việc hiện đại hóa đô thị Đà Nẵng, đồng thời

giảm bớt lực lượng lao động tay chân, nâng cao hiệu quả thu

gom, xử lý rác thải và tiết kiệm diện tích đất của bãi chôn

lấp.

- Nghiên cứu việc đặt nhà vệ sinh công cộng, thùng rác

ngầm tại các tuyến đường trung tâm thành phố vừa giữ gìn vệ

41

sinh môi trường mà vẫn đảm bảo mỹ quan đô thị. Đồng thời,

cần thiết kế loại thùng rác tiện dụng, gọn gàng, kiểu dáng đẹp

và sạch phù hợp với hình ảnh là thành phố du lịch - môi

trường. Đặc biệt, cần lắp đặt thêm những biển báo, chỉ dẫn

gần khu vực điểm vệ sinh công cộng để người dân và du

khách tiện quan sát.

- Tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật đô thị

đồng bộ về đường phố, vỉa hè, lòng đường.., tạo điều kiện

cho người dân thực hiện nếp sống văn minh.

- Tăng cường hệ thống kiểm soát giao thông (biển báo,

đèn tín hiệu giao thông, hạn chế xe có trọng tải lớn lưu thông

trong giờ cao điểm...), đồng thời bổ sung các loại biển báo

hướng dẫn như: biển báo đường đến các địa điểm du lịch,

khu vui chơi giải trí, bệnh viện, nhà vệ sinh công cộng... Đối

với mỗi loại biển báo, nên có ghi thêm phụ đề tiếng Anh với

mục đích là hướng dẫn phục vụ cho người nước ngoài khi

đến làm việc, du lịch hay sinh sống tại thành phố.

- Lắp đặt các loại hố ga ngăn mùi trên tất cả các tuyến

đường trên địa bàn thành phố, vừa đáp ứng yêu cầu chống

mùi hôi từ cống thoát ra ngoài, vừa thuận tiện công tác bảo

dưỡng.

- Có giải pháp xử lý ô nhiễm triệt để ở một số điểm

nóng về môi trường của thành phố như Âu thuyền Thọ

Quang, Sông Phú Lộng, bãi rác Khánh Sơn .

- Di dời các nhà máy, khu công nghiệp gây ô nhiễm ra

xa khu vực dân cư.

- Nghiên cứu khả thi việc sử dụng các phương tiện vận

tải công cộng hiện đại như tàu điện ngầm, đường cao tốc trên

cao nhằm chuẩn bị điều kiện vật chất để Đà Nẵng phát triển

trở thành một đô thị hiện đại, ngang tầm quốc tế trong tương lai.

2.2.2. Đối với công tác chống ngập úng

42

- Xây dựng, cải tạo, sửa chữa và hoàn thiện hệ thống

thoát nước trên địa bàn thành phố để giảm thiểu tình trạng

ngập úng tại một số khu vực hiện nay, cụ thể là các công tác:

nạo vét, khơi thông hệ thống cống rãnh, hoàn chỉnh khớp nối

dần hệ thống các công trình thoát nước, áp dụng các biện

pháp phi công trình (sinh thái) trong vấn đề giải quyết ngập

nước.

- Quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thoát nước

phải được quy hoạch phù hợp với tiến trình của một đô thị

quốc tế để phát triển Đà Nẵng theo hướng đô thị bền vững,

văn minh và hiện đại.

2.2.3. Đối với công tác cung cấp nước sạch

- Mở rộng, nâng cấp và sửa chữa hệ thống cấp nước

máy trên toàn thành phố nhằm đảm bảo 100% số dân trong

khu vực nội thành có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt,

định mức 200lít/người/ngày.

- Cải thiện chất lượng nước dần tiến tới tiêu chuẩn nước

sạch bảo đảm sức khỏe cho người dân, thậm chí có thể uống

được trực tiếp.

2.2.4. Đối với công tác phát triển cây xanh đô thị

- Quy hoạch thêm cây xanh đô thị ở các điểm công cộng

trong thành phố .

- Nghiên cứu, lựa chọn hệ thống cây xanh phù hợp để

trồng tại các tuyến đường và khu dân cư góp phần đảm bảo

công tác tạo mảng xanh cho đô thị, đồng thời tạo mỹ quan

cho thành phố.

- Trong công tác quy hoạch, cần đảm bảo đủ diện tích

dành cho cây xanh đường phố và diện tích công viên, vườn

dạo, vườn hoa nhỏ.

2.2.5. Khu vui chơi, giải trí công cộng

43

- Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các khu vui chơi, giải

trí công cộng, tạo các không gian sinh hoạt cộng đồng trên

địa bàn thành phố nhằm mở rộng giao tiếp cộng đồng, tạo

nhiều khoảng không gian giải trí tốt cho tất cả các đối tượng

trong và ngoài thành phố.

- Quy hoạch kiến trúc các khu vui chơi, giải trí công

cộng phải hài hòa với tổng quan đô thị nhằm nâng cao chất

lượng sống người dân.

- Bổ sung thêm các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng

(nhà bóng, nhà phao, xe điện,…). Đồng thời, trang bị thêm

các thiết bị cần thiết (hệ thống chiếu sáng, ghế đá, cây

xanh,…). Tổ chức các loại hình vui chơi giải trí người dân,

nâng cao tỷ lệ người đọc sách báo, xem biểu diễn các loại

hình văn hóa nghệ thuật.

- Đầu tư xây dựng mới các công viên theo chuyên đề,

dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau (ví dụ, dành cho thiếu

niên, thanh niên, người lớn tuổi,…) và phù hợp với cả người

người dân thành phố lẫn khách du lịch

- Đầu tư đồng bộ hệ thống điện chiếu sáng đô thị, ngầm

hoá cáp thông tin trên các tuyến đường của thành phố.

2.3. Tăng cường năng lực chuyên môn, công tác quản lý

và lực lượng chuyên trách

- Tăng cường lực lượng chuyên trách như: lực lượng vệ

sinh môi trường trong công tác quét dọn vệ sinh, công tác thu

gom rác, điểm vệ sinh công cộng để tránh tình trạng ùn tắc

rác thải gây ô nhiễm tại các khu dân cư và các tuyến phố; lực

lượng cảnh sát cơ động, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, lực lượng

cảnh sát quản lý trật tự - xã hội...

- Tập trung xây dựng, củng cố bộ máy phục vụ công tác

quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị và đầu tư có đủ

năng lực theo quy định, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về

cường độ và tính chất công việc. Xác định rõ trách nhiệm của

44

từng cấp, từng ngành, từng cá nhân, mối quan hệ phối hợp

trong công tác theo các lĩnh vực chuyên ngành.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo hướng tiếp

cận phương thức quản lý hiện đại, chú trọng đội ngũ cán bộ

tại các cơ sở. Huy động tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ,

khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công

nghệ phục vụ công tác quản lý điều hành, thực thi công vụ.

- Động viên tinh thần tự giác và ý thức nghề nghiệp của

đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn. Đồng thời, kiên

quyết cảnh cáo, kỉ luật và thay thế những cán bộ không hoàn

thành nhiệm vụ, cán bộ có những hành vi vi phạm pháp luật.

2.4. Xây dựng và thực thi các chế tài, pháp luật nhằm

hạn chế các hành vi vi phạm

- Tăng cường kiểm soát và kiên quyết xử lý các hành vi

vi phạm gây ô nhiễm môi trường và xâm hại cây xanh đường

phố, cây xanh trong công viên và vườn hoa,...

- Xử phạt những hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô

nhiễm và tiếng ồn, các hộ nuôi gia súc trong khu dân cư bằng

các hình thức nghiêm túc khác nhau để răn đe. Tổ chức lại

giao thông để giảm bớt các phương tiện gây xả khói bụi.

2.5. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị

xã hội

- Hoạt động của các đoàn thể hướng vào quản lý xã hội,

góp ý xây dựng.

- Thường xuyên, định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp với

người dân.

- Phát huy vai trò tuyên truyền, vận động giám sát cộng

đồng của các tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt là trong công

tác phòng chống tội phạm và ngăn ngừa khả năng tái phạm,

giúp phạm nhân dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng sau khi cải

tạo.

45

2.6. Chú trọng công tác điều tra và nghiên cứu khoa học

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây

dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành

phố. Từ đó, thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý hệ thống

hạ tầng đô thị, tiếp tục đề xuất Hội đồng nhân dân, Uỷ ban

nhân dân thành phố phân cấp cho quận được quản lý đồng bộ

một số lĩnh vực hạ tầng như: cây xanh, chiếu sáng, cấp thoát

nước...

- Tiến hành nghiên cứu các biện pháp làm giảm ô

nhiễm, bảo đảm mức ô nhiễm giảm dần theo thời gian, đặc

biệt là trong các khu dân cư, tiến tới các chỉ số về bụi và tiếng

ồn nằm trong phạm vi cho phép.

- Tiến hành khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về

việc sử dụng các dịch vụ công.

- Xây dựng bộ tiêu chí Thành phố đáng sống cho Đà

Nẵng theo tiêu chuẩn quốc tế.

46

V. KẾT LUẬN

Xây dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố đáng sống là

mục tiêu lớn và là quyết tâm của Đảng bộ thành phố nhằm

đáp ứng nguyện vọng cải thiện chất lượng sống của người

dân. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực lớn

của các cấp lãnh đạo thành phố, các tổ chức, nhân dân đồng

thời đòi hỏi có sự đầu tư nghiên cứu công phu nghiêm túc.

Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp, báo cáo nghiên cứu

của chúng tôi chỉ dừng ở quy mô khảo sát nhỏ và chỉ tập

trung vào một số nội dung chủ yếu. Chính vì vậy, báo cáo kết

quả khảo sát mới chỉ cung cấp một phần những đánh giá của

người dân về thực trạng thực hiện một số tiêu chí xây dựng

Thành phố đáng sống.

Về lâu dài, thành phố nên giao cho một tổ chức nghiên

cứu khoa học độc lập tiến hành hoàn chỉnh bộ tiêu chí xây

dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện

đại hóa; tiến hành thêm những khảo sát thăm dò định kỳ với

số mẫu lớn hơn về đánh giá của người dân địa phương cũng

như của du khách trong việc xây dựng Đà Nẵng trở thành

Thành phố đáng sống. Đồng thời, có những nghiên cứu học

tập kinh nghiệm xây dựng, phát triển cũng như xử lý, khắc

phục tình trạng bất cập ở một số thành phố được đánh giá cao

về mức độ “đáng sống” trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh

nghiệm cho Đà Nẵng./.

47

Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị và chuyên gia

đã tham gia góp ý

- Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng;

- Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng;

- Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng;

- Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng;

- Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng ;

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng;

- Uỷ ban Nhân dân Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

- Công ty thoát nước và Xử lý nước thải;

- Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng;

- Ông Trần Đình Liễn, Trưởng ban Dân vận thành phố

Đà Nẵng;

- Ông Huỳnh Năm, Chuyên gia Kinh tế;

- Ông Nguyễn Đình An, Nhà nghiên cứu.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Đà Nẵng

khóa XIX tại Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần XX.

2. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố

Đà Nẵng, nhiệm kì 2010-2015.

3. Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội

2011.

4. Nghị quyết về nhiệm vụ năm 2011 của Hội đồng nhân dân

thành phố Đà Nẵng.

5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tiêu chí xây dựng thành phố

Hồ Chí Minh xã hội chủ nghĩa, văn minh hiện đại", (9/12/2008),

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/

6. Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, Đà

Nẵng, 2008.

7. Bùi Thế Cường, Lê Thanh Sang, Trần Đan Tâm, Thành

phố sống tốt nhìn từ hộ gia đình ở TP.HCM: Kết quả bước đầu từ

khảo sát định lượng tháng 4/2010, Viện Phát triển bền vững vùng

Nam Bộ, 2010.

8. Mike Douglass, “Thành phố sống tốt: Quá trình Toàn cầu

hóa Cuộc sống thành thị và Không gian công cộng ở Châu Á -

Thái Bình Dương”, Tham luận tại Hội thảo quốc tế "Hà Nội :

thành phố thân thiện và sống tốt cho cộng đồng" (Hanoi : a

Livable City for all), 7/2009.

9. TS.KTS Trương Văn Quảng, Xây dựng hệ thống tiêu chí

về thành phố sống tốt cho Thủ đô Hà Nội, Tham luận tại Hội thảo

"Hà Nội : thành phố thân thiện và sống tốt cho cộng đồng" (Hanoi

: a Livable City for all), Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và

Nông thôn 2009

10. Vanessa Timmer và Dr. Nola-Kate Seymoar, The world

urban forum 2006, Vancouver Working Group Discussion Paper.

11. Lê Văn Thành, Triết lý và một số tiêu chí của một thành

phố văn minh hiện đại, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/

49

12.http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www.vietnampl

us.vn/Top-muoi-thanh-pho-dang-song-nhat-tren-the-

gioi/5742582.epi

13.http://www.eiu.com

14.www.livables.org

15.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha

=3654&cap=3&id=3810

16.http://mag.ashui.com/index.php/tuongtac/nhin-ra-the-

gioi/99-nhin-ra-the-gioi/1235-thanh-pho-song-tot-qua-trinh-toan-

cau-hoa-cuoc-song-thanh-thi-va-khong-gian-cong-cong-o-chau-a-

thai-binh-duong.html

17. http://www.mercer.com/home.htm

18.http://www.tienphong.vn/Quoc-Te/501368/Sydney-

la%CC%80-mo%CC%A3t-trong-10-thanh-pho-

%E2%80%9Cdang-song%E2%80%9D-nhat-hanh-tinh.html

50

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ BẢNG LIÊN QUAN NỘI DUNG

ĐỀ TÀI

Bảng 1: 10 thành phố đáng sống nhất thế giới năm 2011

của EIU

TT Thành phố Quốc gia

1 Vancouver Canada

2 Melbourne Australia

3 Vienna Áo

4 Toronto Canada

5 Calgary Canada

6 Helsinki Phần Lan

7 Sydney Australia

8 Perth Australia

8 Adelaide Australia

10 Auckland New Zealand

Nguồn: http://ashui.com

Bảng 2: 10 thành phố đáng sống nhất thế giới năm 2010

của Mercer

TT Thành phố Quốc gia Điểm

số

1 Vienna Áo 108.6

2 Zurich Thụy sĩ 108

3 Geneva Thụy sĩ 107.9

4 Vancouver Canada 107.4

5 Auckland New Zealand 107.4

6 Dusseldorf Đức 107.2

7 Frankfurt Đức 107

7 Munich Đức 107

9 Bern Thụy sĩ 106.5

10 Sydney Úc 106.3

Nguồn: http://mercer.com

51

Bảng 3: Xếp hạng và điểm số của Hà Nội và TP.Hồ Chí

Minh trên bảng xếp hạng của Mercer giai đoạn 2005-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Hà Nội 154

(60,0)

155

(60,0)

157

(60,1)

150

(62,4)

149

(62,4) 151

TP.Hồ

Chí

Minh

148

(61,9)

148

(61,9)

150

(62,0)

147

(63,1)

150

(62,2) 150

Bảng 4: Tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng

Thành phố đáng sống của Đà Nẵng đến năm 2020

TT

TIÊU CHÍ

“THÀNH PHỐ

ĐÁNG SỐNG”

CHỈ TIÊU

I Nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị

1 Giao thông

thuận lợi

- Quy hoạch phát triển hệ thống giao

thông đối ngoại (đường bộ, đường sắt,

cảng biển, sân bay) phải phù hợp với

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

đến năm 2020.

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống

đường phố đô thị từ lòng đường cho

đến vỉa hè…Tăng cường lắp đặt các

thiết bị hiện đại về tín hiệu, chỉ giới. .

- Theo dõi các hành vi giao thông và

văn hóa xử phạt.

- Nâng cao tỉ lệ diện tích dành cho giao

thông nhằm giải quyết cơ bản, dài hạn

tình trạng tắc nghẽn giao thông.

- Xây dựng các con đường/cầu vượt

dành cho người đi bộ.

52

- Xây dựng các bãi đậu xe bảo đảm đủ

chỗ cho xe ô tô và xe máy, đặc biệt là ở

các khu vực trung tâm.

- Tổ chức quản lý bảo dưỡng tốt hệ

thống hạ tầng đô thị nhằm phát huy tối

đa năng lực của hệ thống hạ tầng đô thị,

kéo dài tuổi thọ công trình, đảm bảo

hiệu quả sử dụng.

- Vỉa hè thông thoáng, đi lại thoải mái,

có thể sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài

mục đích giao thông nhưng phải bảo

đảm trật tự, vệ sinh môi trường và mỹ

quan đô thị.

- Phát triển giao thông công cộng;

Nghiên cứu khả thi việc sử dụng các

phương tiện vận tải công cộng hiện đại

(tàu điện ngầm, đường cao tốc trên cao)

nhằm chuẩn bị điều kiện vật chất để Đà

Nẵng phát triển thành đô thị hiện đại,

ngang tầm quốc tế trong tương lai.

- Giảm tai nạn giao thông.

- Củng cố phát triển các bến xe, ga

đường sắt, sân bay, bến cảng.

2 Được cung cấp

nước sạch và

điện đầy đủ

- 100% người dân thành phố được cung

cấp nước sạch đầy đủ.

- Tăng cường chất lượng nước sạch dần

tiến đến uống được không cần đun nấu.

- Bảo đảm cung cấp đầy đủ điện cho

sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là không

xảy ra tình trạng cắt điện trong mùa

nắng.

3

Giảm ô nhiễm

không khí, khói,

bụi, tiếng ồn,

mùi hôi

- Tiếp tục thực hiện đề án xây dựng

“Thành phố môi trường”.

- Giảm thiểu và kiểm soát tình trạng ô

nhiễm môi trường đô thị trong phạm vi

cho phép. Phấn đấu đến năm 2020, hầu

53

hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới

trong đô thị áp dụng công nghệ sạch.

- Nồng độ bụi PM10 (hạt bụi có kích

thước nhỏ hơn 10 micromet– μm) trung

bình năm đạt tiêu chuẩn chất lượng

không khí xung quanh được giới hạn

tối đa ở mức 50μg/m3 (theo QCVN

05:2009/BTNMT).

- Giới hạn độ ồn trung bình cho phép

phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về tiếng ồn (QCVN

26:2010/BTNMT ).

- Xử lý triệt để các nguồn nước thải đô

thị và nguồn nước thải công nghiệp

(100%). Toàn bộ lượng nước thải được

xử lý đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành

trước khi xả ra môi trường. Hệ thống

xử lý nước thải phải được xây dựng

bằng công nghệ tiên tiến.

- Phấn đấu 100% số khu dân cư đạt tiêu

chuẩn vệ sinh, an toàn sức khỏe.

4 Chống ngập úng

Giảm tình trạng ngập úng, không để

tình trạng ngập úng xảy ra vì lí do

không có cống hay do không được

thường xuyên bảo trì bảo dưỡng gây ra.

5 Thu gom rác và

xử lý nước thải

tốt

- Công tác thu gom, xử lý rác thải đô

thị và rác thải công nghiệp được xử lý

triệt để.

- 100% nước thải đô thị, nước thải công

nghiệp và nước thải y tế được xử lý

đảm bảo hợp vệ sinh trước khi thải ra

môi trường.

- Phấn đấu 90% cơ sở hiện có đạt các

tiêu chuẩn cơ bản về môi trường, các

khu công nghiệp có hệ thống xử lý

54

nước thải tập trung.

- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ tái

chế rác thải.

6

Tăng cường

công tác vệ sinh

phòng dịch; An

toàn vệ sinh

thực phẩm

- Phòng chống dịch chủ động, không để

xảy ra các dịch như tiêu chảy, cúm gia

cầm; quản lý tốt các mầm gây bệnh,

côn trùng như muỗi gây dịch sốt xuất

huyết; tiến tới thanh toán và loại trừ

một số dịch bệnh nguy hiểm lưu hành

tại địa phương.

- Bảo đảm việc kiểm soát được an toàn

vệ sinh thực phẩm tại các cửa hàng ăn

uống trên địa bàn thành phố.

- Bảo đảm và nâng cao chất lượng cung

cấp những kiến thức cơ bản và những

thông tin cập nhật, đồng thời tăng

cường trang thiết bị và cơ sở vật chất kĩ

thuật truyền thông hiện đại để tuyên

truyền về công tác vệ sinh phòng dịch

và an toàn vệ sinh thực phẩm.

II Nhóm tiêu chí môi trường sống đô thị

7

Bảo tồn các di

tích di sản lịch

sử, văn hóa đặc

thù của thành

phố

- Bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa

truyền thống của thành phố Đà Nẵng.

Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển

KT-XH, giao lưu về văn hóa trong thời

kì mới. nâng cao chất lượng các hoạt

động văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng

thụ văn hóa ngày càng cao của người

dân.

- Gắn việc bảo tồn, tôn tạo các di tích

lịch sử, văn hóa với việc xây dựng các

tuyến, điểm du lịch. Định kì tiến hành

đánh giá thực trạng các giá trị văn hóa

vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành

phố. Thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt

động bảo tồn và phát huy giá trị di sản

55

văn hóa.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ

thống các loại hình bảo tàng đa dạng

(lịch sử, văn hóa, dân tộc, tự nhiên,…);

đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống

nhà truyền thống ở các cấp quận, đồng

thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động

bảo tàng.

- Tổ chức các sinh hoạt văn hóa, lễ hội,

tín ngưỡng.

8

Xây dựng không

gian công cộng,

không gian văn

hóa

- Hoàn chỉnh và xây dựng thêm các khu

vui chơi, giải trí công cộng ở các khu

dân cư.

- Tạo thêm nhiều không gian văn hóa

công cộng, trung tâm vui chơi giải trí

lớn cho người dân đô thị (công viên,

rạp chiếu phim, ...)

- Quy hoạch các không gian giải trí tại

các khu đô thị mới theo hướng hiện đại,

mang sắc thái của đô thị văn minh.

9 Tạo mảng xanh

đô thị

- Tăng mật độ cây xanh trong đô thị lên

khoảng 7-10m2/người.

- Quy hoạch lại hệ thống không gian

xanh của đô thị nhằm xây dựng một

thành phố môi trường, du lịch (xanh -

sạch - đẹp).

10 Tạo điều kiện

cho người dân

có chỗ ở

Tiếp tục duy trì và phát huy thành quả

của chương trình Có nhà ở:

- Xóa bỏ toàn bộ các khu nhà tạm bợ,

chật hẹp, xuống cấp và các khu phố

chưa có điều kiện cải tạo. Nâng cao

chất lượng nhà ở cho người có thu nhập

thấp. Phổ biến mô hình chung cư để tiết

kiệm đất.

- Diện tích ở bình quân 25,4m2

sàn/người.

56

11 Giảm tệ nạn xã

hội

- Tiếp tục duy trì và phát huy thành quả

của chương trình “Thành phố 5 không”

– không giết người cướp của.

- Bảo đảm tình hình an ninh trật tự xã

hội thành phố tạo sự an tâm cho dân cư

và khách du lịch.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ

biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý

và công tác thi hành án gắn với việc

giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo

của công dân.

- Giảm thiểu các tệ nạn xã hội trên địa

bàn thành phố.

+ 60-70% số người nghiện ma túy, mại

dâm có hồ sơ quản lý được cai nghiện,

chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm với các

hình thức thích hợp.

+ Đấu tranh, triệt phá, xử lý 100% số

vụ việc, đường dây ma túy, mại dâm

được phát hiện.

+ Phấn đấu 70-80% xã, phường lành

mạnh không có tệ nạn.

- Cải tạo tốt phạm nhân và giúp họ tái

hòa nhập cộng đồng.

III Nhóm tiêu chí môi trường kinh tế

12

Cơ cấu kinh tế

hiện đại, môi

trường kinh

doanh thông

thoáng, thuận lợi

- Cơ cấu GDP năm 2020: Dịch vụ:

55,6% - Công nghiệp, Xây dựng:

42,8% và Nông nghiệp: 1,6%.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và

dịch vụ tăng 20%/năm.

- Tiếp tục duy trì ở nhóm dẫn đầu về

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI).

13 GDP bình quân

đầu người tăng cao

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở

mức 12-13%/năm và ổn định. Kinh tế

tăng trưởng, cơ sở vật chất, dịch vụ đô

57

thị phát triển phải gắn với mức thụ

hưởng của người dân được cải thiện.

- Đến năm 2020, GDP bình quân đầu

người đạt 4.500 - 5.000 USD.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

14

Phát triển khu

vực dịch vụ và

các ngành công

nghiệp công

nghệ cao

- Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các

ngành dịch vụ cao cấp, có hàm lượng

chất xám có tính cạnh tranh cao và các

dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

- Tập trung phát triển các ngành công

nghiệp thân thiện với môi trường, đặc

biệt là các ngành công nghệ cao như

công nghệ thông tin, công nghệ vật

liệu, công nghệ sinh học, công nghệ

môi trường…

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách

nhà nước để phát triển, củng cố, nâng

cấp, hiện đại hóa các dự án trọng điểm

về kết cấu hạ tầng.

IV Nhóm tiêu chí phát triển bản thân con người

15 Tạo công ăn việc

làm cho người

lao động

- Tiếp tục duy trì và phát huy thành quả

của chương trình “Thành phố 3 có” –

có việc làm.

- Đào tạo nghề, hỗ trợ cho vay vốn để

mọi người tự tạo được công ăn việc

làm, tạo việc làm cho lực lượng lao

động mới tăng khoảng >3,5 vạn

người/năm, hạ tỉ lệ thất nghiệp xuống

còn <3%. Cơ cấu lao động đến 2020

ngành dịch vụ là 59,06%, công nghiệp

và xây dựng là 38,05% và thủy nông

lâm là 2,89%.

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao cho thành phố và khu vực. Đảm

bảo từ 80% lao động qua đào tạo, thu

nhập đủ sống từ lương.

58

- Thu hút đầu tư nước ngoài, môi

trường đầu tư tốt, người nước ngoài

trình độ cao đến thành phố làm ăn sinh

sống, biến thành phố trở thành một

thành phố quốc tế.

- Điều chỉnh các luồng dân nhập cư

bằng các biện pháp kinh tế.

- Người dân có điều kiện và cơ hội bình

đẳng trong việc học hành, tìm kiếm

việc làm.

- Lao động phổ thông vẫn còn tỷ lệ

quan trọng nhưng với chất lượng cao,

tổ chức tốt.

16 Thực hiện tốt

công tác chăm

sóc sức khỏe

- Đẩy mạnh xã hội hóa ngành y tế, tăng

cường và hiện đại hóa trang thiết bị y tế

hiện đại, nâng cao trình độ cán bộ, cơ

sở vật chất cho bệnh viện tuyến quận

huyện và cơ sở.

- Phấn đấu xây dựng một số bệnh viện,

trung tâm y tế kĩ thuật cao, đạt chuẩn

quốc tế.

- Bảo đảm nguồn cung cấp thuốc men

cơ bản, quản lý tốt giá cả, phát triển và

quản lý tốt các trung tâm phân tích.

- Bảo đảm tỉ lệ tử đối với trẻ <5 tuổi và

suy dinh dưỡng giảm xuống còn <8%.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế

cho mọi người. Phân định rõ đối tượng

được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế,

đối tượng giảm viện phí.

- Tuổi thọ trung bình của người dân

thành phố tăng lên 76 tuổi (hiện nay là 74

tuổi). Giảm tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm

xuống còn 0,3‰. Chiều cao trung bình

của thanh niên thành phố đạt mức 1m63.

59

17 Nâng cao chất

lượng giáo dục

và đào tạo

- Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo của khu vực miền Trung và cả nước. - Duy trì và phát huy thành quả của chương trình “Thành phố 5 không” – không có học sinh bỏ học ở cấp tiểu học THCS (giai đoạn 2009-2015); phấn đấu đến năm 2020 có 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT hoặc tương đương. - Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo tất cả các trường hệ phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. - Mạng lưới trường lớp được đa dạng hóa theo yêu cầu học tập của người dân, phân bổ cân đối theo địa bàn dân cư. - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phẩm chất và năng lực sư phạm đảm bảo được yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại – đảm bảo tất cả giáo viên các cấp đều đạt các tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18 Giảm nghèo và

bất bình đẳng xã

hội

- Tiếp tục duy trì và phát huy thành quả của chương trình “Thành phố 5 không” – không có hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) và không có người lang thang xin ăn theo hướng tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển và dịch vụ chất lượng cao. Tỉ lệ hộ nghèo là 0 % . - Xây dựng chương trình khuyến khích làm giàu, tăng nhanh hộ thu nhập cao;

60

hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu-nghèo, phân tầng xã hội. - Mạng lưới an sinh xã hội phát triển tốt, phục vụ được người thu nhập thấp. Thực hiện tiến bộ công bằng xã hội trong từng chính sách cụ thể (các chính sách hỗ trợ cho người nghèo như: tín dụng, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt…)

19 Xây dựng nếp

sống văn hóa

văn minh đô thị

- Tiếp tục duy trì và phát huy thành quả của chương trình “Thành phố 3 có” - có nếp sống văn hóa văn minh đô thị. - Xây dựng nền văn hóa của thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. - Xây dựng con người mới XHCN, giáo dục cộng đồng lối sống văn hóa văn minh đô thị đi kèm với các luật lệ và hình thức xử phạt nghiêm để người dân chấp hành. - Khuyến khích các hành động thiện nguyện với các đối tượng dễ tổn thương trong xã hội. Giúp đỡ họ tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở,…có thể hội nhập với xã hội và đóng góp vào việc xây dựng đất nước. - Phát triển hệ thống Nhà hát, biểu diễn ca nhạc, phim ảnh và các hoạt động giải trí và thể thao để phát triển du lịch và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân thành phố và các tỉnh lân cận.

20 Phương tiện

truyền thông

- Khai thác các tinh hoa của thế giới, khoa học công nghệ mới, văn hóa nghệ thuật phản ánh bản sắc các dân tộc trên thế giới. Mở thêm kênh truyền hình.

61

Chú trọng nội dung phát triển văn hóa, làm nền tảng tinh thần cho toàn xã hội. - Đẩy nhanh hiện đại hóa hạ tầng viễn thông và ngầm hóa đường dây điện, điện thoại, cáp viễn thông, truyền hình tại khu vực trung tâm thành phố. - Hoạt động truyền thông cần bảo đảm tuyên truyền giáo dục chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đưa ý kiến phản hồi của người dân về các chính sách của Nhà nước. Nâng cao tính chiến đấu, tính Đảng trong hoạt động báo chí. - Phát hành phong phú các thể loại sách nhằm phục vụ thị hiếu của nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, các loại sách dạy về nhận thức lối sống, kỹ năng sống cần được phổ biển rộng rãi trong tầng lớp thanh thiếu niên - Mở rộng, khuyến khích sử dụng internet, điện thoại và các dịch vụ hiện đại, đặc biệt trong các trường đại học, viện nghiên cứu.

V Nhóm tiêu chí về quản lý

21

Tăng cường sự

lãnh đạo của

Đảng và Phát

huy dân chủ - ổn

định xã hội

- Giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. - Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ ngang tầm nhiệm vụ, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên các lĩnh vực. - Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; đổi mới phương thức và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan Nhà nước và toàn xã hội.

62

- Công khai, minh bạch công tác quản lý, tránh tình trạng tham nhũng, thiếu trách nhiệm, lạm quyền của cán bộ, công chức.

22 Xây dựng các

quy định quản lý

đô thị

- Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh gắn với nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. - Xây dựng một một hệ thống quy định pháp lý chi tiết, chính xác, rõ ràng để quản lý đô thị, xử lý vi phạm. - Nâng cao ý thức người dân làm cho đa số người dân ý thức chấp hành tốt các quy định pháp lý.

23 Cải cách hành

chính

- Xây dựng thí điểm mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phân cấp phù hợp với đặc điểm đô thị. - Tiếp tục hoàn thiện bộ máy, cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm phiền hà, rút ngắn thời gian giải quyết. - Tiếp tục xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

24 Hoạt động các

đoàn thể, hội

đoàn

- Tăng cường thu thập ý kiến các thành viên hội đoàn về những công việc liên quan đến quy hoạch phát triển, quản lý đô thị và các nhu cầu cuộc sống thường ngày. - Thường xuyên, định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp tạo những nhịp cầu chia sẻ, hiểu biết giữa các nhà quản lý và người dân. - Phát huy dân chủ và sức đồng thuận, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

63

25 Cung cấp và thu

thập thông tin từ

người dân

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục người dân trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. - Thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát để thu thập ý kiến của người dân trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố.

26

Chỉ số hài lòng

của người dân

qua việc được

phục vụ các dịch

vụ công

- Mối quan hệ giữa chính quyền và người dân phải luôn được cải thiện bằng việc phục vụ tốt, chấp hành tốt, công khai, minh bạch. - Tăng cường thu thập ý kiến người dân về chất lượng phục vụ của các dịch vụ công. Chỉ số hài lòng thật sự của người dân khoảng 80%.

27

Quan hệ thân

thiện với các

thành phố và

quốc gia khác

- Thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách để thu hút, đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đấy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hợp tác và mở rộng liên kết với các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới. - Giao lưu văn hóa với các thành phố trong và ngoài nước, đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ với các thành phố trong vùng duyên hải miền Trung. - Thể hiện sự thân thiện với các công dân nước ngoài đến sinh sống làm việc (visa và các điều kiện khác). - Tạo điều kiện tối đa để các cơ quan lãnh sự hiện diện trên địa bàn phát triển các hoạt động của họ.

Tổng cộng 5 nhóm và 27 chỉ tiêu

64

Bảng 5: Số liệu về công tác vệ sinh môi trường tại các quận

(Tính đến 31/3/2010 )

Khu vực

Nhà vệ sinh

công cộng

(nhà)

Thùng rác

(thùng)

Số lượng rác

thu gom

(tấn/tháng)

Hải Châu 7 1864 6249

Sơn Trà 2 711 2850

Thanh Khê 2 823 4952

Cẩm Lệ 3 596 1355,8

Ngũ Hành Sơn 1 495 1136,8

Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng

Bảng 6. Tổng số thùng rác dung tích 240 lít được lắp đặt mới

tại các quận9

(Tính đến 14/10/2010)

STT Quận- Huyện Số lượng

1 Quận Hải Châu 236

2 Quận Thanh Khê 160

3 Quận Liên Chiểu 85

4 Quận Cẩm Lệ 70

5 Quận Sơn Trà 130

6 Quận Ngũ Hành Sơn 60

7 Huyện Hoà Vang 37

Tổng cộng 778

9 Tổng số thùng rác lắp đặt ở các tuyến đường phố trên toàn địa bàn là 5.435

thùng loại 240 lít.

65

Bảng 7. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

(theo Quy chuẩn Quốc gia về tiếng ồn)

(theo mức âm tương đương), dBA

TT Khu vực Từ 6 giờ đến

21 giờ

Từ 21 giờ đến

6 giờ

1 Khu vực đặc biệt 55 45

2 Khu vực thông thường 70 55

Trong đó:

- Khu vực đặc biệt

Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư

viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có

quy định đặc biệt khác.

- Khu vực thông thường

Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc

liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

66

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT BẰNG PHIẾU ĐIỀU

TRA

Biểu đồ 1: Đánh giá của người dân về công tác quét dọn vệ sinh

đường phố

7.3

27.9

55.1

9.7

17.0

37.4

42.7

2.9

10.7

46.4

41.7

1.2

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành

Sơn

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Biểu đồ 2: Đối tượng thực hiện công tác vệ sinh

đường phố tại các quận

2a. Quận Hải Châu

28.0

17.554.1

0.4

2b. Quận Liên Chiểu

59.1 20.5

18.12.3

2c. Quận Ngũ Hành

Sơn

36.1

26.5

37.3

Lực lượng vệ sinh môi trường

Người dân tại địa phương

Cả hai đối tượng trên

Khác

67

Biểu đồ 3: Đánh giá của người dân về công tác thu gom rác

6.9

56.3

33.6

3.21.8

36.3

51.5

10.5

3.6

41.0

45.8

9.6

0

10

20

30

40

50

60

Rat tot

Tot

Binh thuong

Chua tot

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành Sơn

Bảng 1: Ý kiến đề xuất để cải thiện công tác thu gom rác

Tần số

(phiếu)

Tỉ lệ

(%)

Tổng số phiếu khảo sát 502 100

- Các thùng rác để sẵn và công nhân vệ sinh đến

thu gom 261 52,0

- Xe rác chuyên dụng đến thu gom theo thời gian

quy định 216 43,0

- Gom rác trong ngày để tránh mùi hôi 3 0,6

- Tăng tần suất thu gom rác đặc biệt các ngày cuối

tuần 8 1,6

- Bố trí thùng rác hợp lý hơn 2 0,4

- Thêm người thu dọn 1 0,2

- Cần phân loại rác hữu cơ và vô cơ trước khi thu

gom 2 0,4

- Cấp, tăng thếm số lượng thùng rác, đồng thòi

thay thế thùng rác cũ, đã hư hỏng 4 0,8

- Công ty môi trường quy định thời gian thu gom

rác đúng giờ, có kẻng loa báo 1 0,2

- Tuyên truyền ý thức người dân 1 0,2

68

Biểu đồ 4: Điểm vệ sinh công cộng

4a. Quận Hải Châu

66.0

34.0

4b. Quận Liên

Chiểu

81.9

18.1

Có Không

4c. Quận Ngũ

Hành Sơn [ơ

87.8

12.2

Biểu đồ 5: Đánh giá của người dân đối với các điểm vệ sinh

công cộng

5a. Quận Hải Châu

20.746.3

18.314.6

5b. Quận Liên

Chiểu

12.9

54.8

19.412.9

5c. Quận Ngũ

Hành Sơn

10.0

50.0

30.010.0

Sạch

Ít sạch

Bình thường

Không sạch

69

Biểu đồ 6: Ý kiến của người dân về tình trạng quá tải của các

điểm vệ sinh vào những ngày lễ, tết

6a. Quận Hải Châu

22.4

19.7 57.9

6b. Quận Liên

Chiểu

25.8

19.4 54.8

6c. Quận Ngũ Hành

Sơn

10.0

40.0 50.0

Có Không Không biết

Biểu đồ 7: Ý kiến của người dân về tình trạng ngập úng tại

địa bàn cư trú

2.1

40.3

57.6

6.0

47.9

46.1

0.0

54.9

45.1

0

10

20

30

40

50

60

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành

Sơn

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

70

Biểu đồ 8: Tình trạng ô nhiễm tại địa bàn cư trú

63.8

53.1 72.5

36.2

46.9

27.5

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành Sơn

Không

Biểu đồ 9: Ý kiến của người dân về tình trạng ô nhiễm tại địa

bàn cư trú trong vòng 5 năm qua

43.2

39.4

17.4

39.8

21.4

38.8

45.0

40.0

15.0

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành Sơn

Không

Không biết

71

Biểu đồ 10: Mức độ cung cấp nguồn nước máy

thường xuyên

35.8

99.6

64.9 64.2

0.435.1

0

20

40

60

80

100

120

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành Sơn

Không

Biểu đồ 11: Các nguồn nước sinh hoạt được người dân sử

dụng ngoài nước máy

67.9

61.9

25.5

48.5

4.81.6

1.2

18.1

1.20.8

27.9

64.9

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành Sơn

Nước giếng

Nước sông, hồ

Nước mưa

Khác

72

Biểu đồ 12: Tình hình trồng cây xanh trên đường phố và khu

dân cư

70.9

91.881.1

19.1

8.2

18.90

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Hải Châu Liên Chiểu Ngũ Hành Sơn

Không

Biểu đồ 13: Địa điểm vui chơi, giải trí công cộng

13a. Quận Hải

Châu

73.5

26.5

13b. Quận Liên

Chiểu

77.2

22.8

Có Không

13c. Quận Ngũ

Hành Sơn

90.5

9.5