13
PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I- TÊN SẢN PHẨM: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học” II- LÝ DO NGHIÊN CỨU, Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU: Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục còn hạn chế. Do vậy để nâng cao chất lượng giáo dục: giảng dạy và quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc, mục đích của mình. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong quản lý và dạy học? Đó là vấn đề mà bất cứ Ban giám hiệu và giáo viên nào cũng gặp phải. Chính vì lý do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học việc quản lý và nâng cao chất lượng, đào tạo ra những thế hệ học sinh đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thầy và trò trường THCS Trần Phú đã tích cực trong việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học. Giáo viên, học sinh đều cần phải được tiếp cận, sử dụng các thành tựu công nghệ tin học hiện đại để nâng cao chất lượng hoạt động của từng lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên tôi đã nghĩ ra ý tưởng nghiên cứu sản phẩm: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ” ở trường THCS Trần Phú Thành phố Thái Bình nói riêng và các trường học khác nói chung.

KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

I- TÊN SẢN PHẨM:

“Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học”

II- LÝ DO NGHIÊN CỨU, Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU:

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục còn hạn chế. Do vậy để nâng cao chất lượng giáo dục: giảng dạy và quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc, mục đích của mình.

Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong quản lý và dạy học? Đó là vấn đề mà bất cứ Ban giám hiệu và giáo viên nào cũng gặp phải. Chính vì lý do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học việc quản lý và nâng cao chất lượng, đào tạo ra những thế hệ học sinh đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thầy và trò trường THCS Trần Phú đã tích cực trong việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học. Giáo viên, học sinh đều cần phải được tiếp cận, sử dụng các thành tựu công nghệ tin học hiện đại để nâng cao chất lượng hoạt động của từng lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên tôi đã nghĩ ra ý tưởng nghiên cứu sản phẩm: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học” ở trường THCS Trần Phú Thành phố Thái Bình nói riêng và các trường học khác nói chung.

III- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

Đối với các trường học đã và đang ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý, nhưng ứng dụng phần mềm vào quản lý thời khóa biểu, sổ đầu bài, điểm của học sinh thì còn hạn chế mà trong quản lý thì thời khóa biểu đóng vai trò rất quan trọng trong điều khiển hoạt động học tập của giáo viên và học sinh. Với mỗi lần có sự thay đổi về chuyên môn là một lần thay đổi về thời khóa biểu. Nên đây là một công việc mất rất nhiều thời gian và công sức.

Khi đã có thời khóa biểu thì việc quản lý học sinh trong mỗi cấp học, trường học, lớp học lại cần phải có sổ đầu bài. Nhưng các trường vẫn dừng lại ở công tác

Page 2: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

quản lý sổ đầu bài thủ công trên giấy tờ, sổ sách. Vì vậy cuối tuần tổng kết, khen thưởng, phê bình cũng lại là một vấn đề mất thời gian, công sức.

Sau mỗi kỳ thi, điểm thi của học cần được tính tổng, xếp thứ theo phòng hay lớp và từ đó có tổng hợp xếp loại điểm thi trung bình, khá, giỏi theo phòng hay lớp, trong toàn trường.

Với những lý do trên thì các trường học rất cần thiết áp dụng hệ thống quản lý và giảng dạy liên hoàn bằng máy tính điện tử từ thời khóa biểu đến sổ đầu bài, điểm của học sinh. Trên sổ đầu bài cần tích hợp phần mềm bài giảng điện tử Microsoft PowerPoint để giáo viên thuận tiện trong việc dạy học, phần mềm SMAS để giáo viên có thể cập nhật điểm sau mỗi tiết học. Áp dụng hệ thống Email, sổ liên lạc điện tử giữa Ban giám hiệu và giáo viên, giáo viên với phụ huynh học sinh thông qua tin nhắn SMAS, ... Qua đó tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT. Mỗi giáo viên luôn có ý thức tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng dụng các phần mềm vào dạy học.

IV- NHỮNG LỢI ÍCH SẢN PHẨM:

- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu sổ đầu bài điểm của học sinh nhờ CNTT.

- Mỗi máy ứng với một lớp học và chỉ có thể dùng được các Sheet do máy chủ phân quyền, cho phép xem, ghi, sửa Sheet đó.

- Tránh được sự quản lý và dạy học theo kiểu ghi chép cồng kềnh.

- Khi có sự thay đổi về chuyên môn chỉ cần sửa sheet cơ sở dữ liệu thì toàn bộ sheet liên quan sẽ tự động được cập nhật.

- GVCN có thể có những nhận xét, tuyên dương, phê bình về nề nếp, tình hình học tập của học sinh theo từng tiết, ngày hay tuần.

- Ban giám hiệu gửi nhận xét thường nhật với giáo viên, học sinh theo từng tiết, ngày hay tuần tới các lớp.

- Sau mỗi tiết học thông tin phần tổng kết, xếp loại, khen thưởng – phê bình sẽ tự động được cập nhật.

- Giáo viên có thể kết nối với phần mềm trình chiếu để mở bài giảng, phần mềm quản lý điểm để nhập điểm.

- GVCN có thể gửi tin nhắn liên lạc tới phụ huynh học sinh thông qua SMAS.

- Từ kết quả bài thi của học sinh theo lớp, phòng Tổng điểm các môn thi, xếp thứ theo lớp Tổng hợp xếp loại điểm thi trung bình, khá, giỏi theo lớp, phòng của các kỳ thi của các lớp trong toàn trường.

Page 3: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

V- CÔNG VIỆC CHÍNH ĐÃ THỰC HIỆN:

Sản phẩm: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học” gồm 3 phần: Thời khóa biểu, Sổ đầu bài, Quản lý điểm học sinh

1) Thời khóa biểu: Cần có cơ sở dữ liệu

- Số lượng tiết dạy từng Môn/Lớp

- Phân công chuyên môn

- Họ tên giáo viên, Mã giáo viên, Số tiết kiêm nhiệm

- Mẫu thời khóa biểu

- Các điều kiện về môn học, lớp học, giáo viên

2) Sổ đầu bài: Cần có cơ sở dữ liệu

- Dựa vào cơ sở dữ liệu của thời khóa biểu đã tạo làm căn cứ để xếp thời khóa biểu theo mẫu.

- Mẫu bảng kiểm tra số tiết đã xếp

- Số lượng sổ đầu bài/một trường học

- Tích hợp một số phần mềm bài giảng để dạy học

- SMAS để nhập điểm, giáo viên chủ nhiệm gửi liên lạc tới phụ huynh học sinh.

3) Quản lý điểm: Cần có cơ sở dữ liệu

- Bảng điểm thi đầu năm, giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối năm (theo lớp hoặc theo phòng thi).

- Mẫu bảng kết quả chấm thi của từng khối

- Mẫu bảng theo dõi chất lượng các kỳ thi theo từng khối

* Cơ sở dữ liệu chung: Mỗi lớp học có 1 máy tính và 1 máy chiếu projecter

- Các máy tính được kết nối mạng LAN, WAN, Internet

- Cài đặt công cụ hỗ trợ Add-In A-Tools: Công cụ hỗ trợ Excel quản trị mạng

- Phân quyền A-Tools Server, A-Tools Client, bộ gõ Tiếng Việt

- Cài đặt trình duyệt web

- Đăng ký SMAS để được phân quyền sử dụng phần mềm điểm, liên lạc PHHS.

VI- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

A- THỜI KHÓA BIỂU: Dựa trên cơ sở dữ liệu cần có các Sheet

1) Sheet PP: Số lượng tiết dạy từng môn học/lớp

Page 4: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

a) Yêu cầu:

+ CSDL: Số môn, số lớp, số lượng tiết dạy

+ Thu được: Tổng số lượng tiết/lớp, Tổng số lượng tiết/môn/trường

b) Kết quả thu được:

2) Sheet GV: Danh sách giáo viên

a) Yêu cầu:

+ CSDL: Số TT, Họ và tên GV, số tiết kiêm nhiệm

+ Thu được: Mã GV, Ngày nghỉ, Số tiết dạy lớn nhất/ngày, Tổng số lượng tiết/lớp, Tổng số lượng tiết/môn/trường

b) Kết quả thu được:

3) Sheet PCCM: Bảng phân công chuyên môn giáo viên

a) Yêu cầu:

+ CSDL: Số TT, Môn, Lớp

+ Thu được: Phân công giáo viên dựa vào Sheet GV, PP

Page 5: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

b) Kết quả thu được:

4) Sheet TKB: Thời khóa biểu

a) Yêu cầu:

+ CSDL: Dựa vào 3 Sheet PP, GV, PCCM

+ Thu được: Tên GV (sử dụng công thức tính), Môn học (chọn bằng cách nháy chuột)

b) Kết quả thu được:

-- Người quản lý chỉ cần chọn môn học (hoặc gõ đúng tên môn) tự động tên GV sẽ được cập nhật. Chỉ máy chủ có thể thay đổi thông tin ở tất cả các sheet.

- Nếu TT (trùng tiết) >0 (hiện 2, 3, 4, ... thì kiểm tra trùng tiết)

- Nếu TT>0 hiện 0 là đủ tiết

- Nếu môn học chuyển thành màu xanh thì thừa/thiếu tiết

Page 6: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

- Link “KT thừa-thiếu” : Chuyển đến sheet KT kiểm tra số lượng tiết/môn/lớp đủ, thừa hay thiếu

- Link “IN TKB” : Chuyển đến Sheet IN TKB

- Link “TKB HS” : Chuyển đến Sheet TKB HS

- Link “TKB GV” : Chuyển đến Sheet TKB GV

5) Sheet KT: Kiểm tra số lượng tiết trong TKB có bằng với số tiết trong PP không

a) Yêu cầu:

+ CSDL: Số TT, Môn, Lớp

+ Thu được: Dựa vào Sheet TKB; PP

b) Kết quả thu được: Nếu 0 : đủ số tiết của môn học/lớp

Nếu – : thiếu số tiết của môn học/lớp

Nếu + : thừa số tiết của môn học/lớp

6) Sheet TH: Tổng hợp số tiết dạy, lớp dạy, môn dạy, trống tiết, ngày nghỉ của giáo viên - Trích từ Sheet TKB

Page 7: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

7) Sheet TKB HS: Thời khóa biểu học sinh - Trích từ Sheet TKB ra Sheet TKB HS (lớp) có kết quả

8) Sheet TKB GV: Thời khóa biểu của từng giáo viên - Trích từ Sheet TKB ra Sheet TKB GV có kết quả

9) Sheet IN TKB: In thời khóa biểu ra giấy - trích từ Sheet TKB

B- SỔ ĐẦU BÀI:

1) Cấu tạo sổ đầu bài:

- Dựa vào cơ sở dữ liệu trong Sổ đầu bài của trường học

- Mỗi lớp tương ứng với 1 Sheet được cài đặt trên 1 máy tính (6A, 6A1, 6A2, ...)

- Các máy tính nối mạng Internet, LAN, WAN. Mỗi máy tính kết nối với máy chủ, do máy chủ phân quyền, cấp: Tên người dùng và Mật khẩu.

Page 8: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

- Mỗi máy tính chỉ có thể dùng được các Sheet do máy chủ phân quyền, cho phép xem, ghi, sửa Sheet đó.

- Máy chủ có thể gửi tin nhắn, thông báo tới các máy tính khác.

2) Yêu cầu:

+ CSDL: - Khung mẫu cơ sở dữ liệu sổ đầu bài

- Môn học được lấy từ Sheet TKB

+ Thu được: - Phần tổng kết một tuần

- Xếp loại tiết học

- Khen thưởng - phê bình học sinh

3) Ưu điểm:

+ Môn học trong sổ đầu bài được trích từ thời khóa biểu. Vì vậy nếu thời khóa biểu thay đổi thì môn học trong sổ đầu bài cũng tự động được thay đổi.

+ Nhận xét thường nhật của GVCN với học sinh: GVCN có thể nhận xét theo từng tiết, ngày hay tuần.

+ Nhận xét thường nhật của Ban giám hiệu với giáo viên, học sinh theo từng tiết, ngày hay tuần.

+ Sau mỗi tiết học phần tổng kết, xếp loại, khen thưởng - phê bình sẽ tự dộng được cập nhật (nếu GV quên không phê sổ đầu bài thì tiết đó được coi là bỏ học).

+ Từ sổ đầu bài giáo viên có thể kết nối tới phần mềm trình chiếu để mở bài giảng.

+ Nếu trong tiết có điểm kiểm tra của học sinh thì giáo viên có thể kết nối với phần mềm quản lý điểm để nhập điểm.

+ GVCN có thể liên lạc với phụ huynh học sinh thông qua SMAS.

4) Kết quả thu được:

Page 9: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

C- QUẢN LÝ ĐIỂM:

1) Cấu tạo quản lý điểm:

- Dựa trên cơ sở dữ liệu các kỳ thi trong năm học có ở các Sheet K6, K7, K8, K9 (điểm thi theo lớp, phòng)

- Sau khi có kết quả thi theo lớp, phòng phần mềm tự động tổng hợp và cho kết quả số lượng các điểm (từ 0 đến 10) vào bảng kết quả chấm thi.

- Phần mềm tự động tính tỷ lệ trung bình, khá - giỏi và điền vào bảng kết quả chấm thi.

2) Yêu cầu:

+ Nhập: Điểm của các khối theo lớp hoặc phòng

+ Tính: Tổng điểm, xếp thứ theo lớp (nếu điểm của các khối theo phòng thì trích lọc ra theo lớp)

3) Kết quả thu được: Mỗi khối 1 Sheet

- K6, K7, K8, K9: Kết quả điểm thi khối 6, khối 7, khối 8, khối 9

Page 10: KÕ ho¹ch nghiªn cøu dù ¸n” øng dông c«ng nghÖ …€¦ · Web view- Sản phẩm quản lý và dạy học một cách liên hoàn từ thời khóa biểu ( sổ đầu

- Sheet STD: Sổ theo dõi thống kê kết quả thi theo lớp, phòng

- Sheet CLCKT: Sổ theo dõi chất lượng các kỳ thi trong một năm theo lớp