12
QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ÔXTRÂYLIA – NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM Chuyên đề giới LỢI ÍCH KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

1

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ÔXTRÂYLIA – NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Chuyên đề giới

LỢI ÍCH

KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TẠI VIỆT NAM

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Page 2: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

Lời cảm ơn

Nhóm biên soạn báo cáo chính sách này gồm ông Nguyễn Việt Cường, Chuyên gia Tư vấn, ông Nguyễn Tam Giang, Chuyên gia Phát triển Xã hội, bà Helle Buchhave, Chuyên gia Cao cấp Phát triển Xã hội, đều thuộc Ban Phát triển Xã hội, và bà Phạm Thị Mộng Hoa, Chuyên gia Cao cấp Phát triển Xã hội, thuộc Ban Đô thị, Khả năng Chống chịu và Đất đai của Ngân hàng Thế giới. Báo cáo được soạn dựa trên một tài liệu nghiên cứu của chính các tác giả này. Các tác giả xin cảm tạ những đóng góp quý báu của bà Kathrine Kelm, Chuyên gia Cao cấp Quản lý Đất đai, và bà Susan Shen, Trưởng Ban Phát triển Xã hội Vùng Đông Á & Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng xin cảm ơn bà Victoria Stanley, Chuyên gia Cao cấp Quản lý Đất đai, ông Võ Thanh Sơn, Chuyên gia Cao cấp Nông nghiệp, ông Aneesh Mannava, Chuyên gia Phân tích Nghiên cứu, đã góp ý phản biện báo cáo nghiên cứu gốc. Các tác giả nhận được ý kiến đóng góp của Tiến sỹ Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, và Tiến sỹ Vũ Hoàng Linh, giảng viên Trường Đại học Việt - Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Các cán bộ thuộc Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng có những đóng góp hữu ích cho bản thảo. Chúng tôi cảm ơn bà Audrey Stienon, Chuyên gia Tư vấn, đã giúp biên tập báo cáo này. Chúng tôi rất biết ơn hỗ trợ tài chính của Ôxtrâylia.

Hoạt động biên soạn báo cáo chính sách này nằm trong Dự án Tăng Cơ hội Kinh tế cho Phụ nữ Việt Nam thuộc Chương trình Quan hệ Đối tác Chiến lược Ôxtrâylia – Nhóm Ngân hàng Thế giới Giai đoạn 2 (ABP2). Dự án tiến hành các phân tích toàn diện dựa trên số liệu và bằng chứng về những thách thức mới đối với bình đẳng giới và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà hoạch định chính sách và các chương trình đầu tư xử lý những thách thức này nhằm tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ. Để có thêm thông tin về ấn phẩm này cũng như Chuyên đề Giới của ABP2, xin mời quý vị liên hệ Trưởng Nhóm Chuyên đề, bà Helle Buchhave, tại địa chỉ ([email protected]), hoặc cô Vũ Thùy Dung, Trợ lý Nhóm, tại Ngân hàng Thế giới ở Hà Nội ([email protected]).

Bản quyền © 2020

Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển/Nhóm Ngân hàng Thế giới1818 H Street, NW, Washington, DC20433 USATài liệu này đã được bảo hộ bản quyền

Trích dẫn tham khảo: Buchhave, H.; Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Tam Giang, và Phạm Thị Mộng Hoa. 2020. “Lợi ích khi vợ chồng đồng đứng tên quyền sử dụng đất tại Việt Nam”, Ngân hàng Thế giới, Washington DC.

Các kết quả tìm hiểu, các giải thích và kết luận trong tài liệu này thuộc về các tác giả và không phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức thành viên, các thành viên Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới và các chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu trong tài liệu này và được miễn trừ trách nhiệm đối với việc sử dụng các dữ liệu đó.

Bản quyền ảnh:

Bìa: Lê Mạnh Thắng / Shutterstock; trang 2: Tong_stocker / Shutterstock; trang 3: Neil Palmer / 2009 CIAT; trang 7: Dragon Images / Shutterstock.

Page 3: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

1

Đất đai là một vấn đề mang cả yếu tố xã hội và tâm lý có liên quan mật thiết đến mối quan tâm cá nhân về an ninh, địa vị và bản dạng. Đất cũng là một tài sản kinh tế chính quyết định địa vị của cả nam và nữ. Giống như nhiều nước có đông dân số nông thôn khác, nắm giữ đất là một hình thức sở hữu tài sản chính ở Việt Nam. Quan trọng nhất, người dân có thể sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, từ đó góp phần giảm nghèo (Nguyen 2008; Swain, Sanh, and Tuan 2008; Lensink and Pham 2012; Van den Berg 2014).

Ở Việt Nam, chính quyền địa phương có thẩm quyền cấp GCN đối với đất nông nghiệp (ví dụ, đất canh tác) hoặc đất ở. GCN có thể được cấp cho cá nhân hoặc cho hộ gia

đình. Đối với hộ gia đình, GCN có thể cấp dưới dạng một người đứng tên hoặc cả vợ và chồng cùng đứng tên, nhưng dù dưới hình thức nào thì đất cũng đều được coi là tài sản chung của tất cả thành viên trong hộ gia đình. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, tất cả GCN cấp mới cho cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần lớn đất và tài sản ở Việt Nam vì nhiều GCN cấp trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 chỉ có tên một trong hai vợ chồng, thường là người chồng.

Theo điều 98 (4) của Luật Đất đai năm 20131, GCN đối với tài sản chung phải có tên đầy đủ của cả vợ và chồng, trừ khi cả hai người đồng ý chỉ ghi tên một người. Theo điều này, cũng như theo Nghị định 43/2014/ND-CP ban hành

LỢI ÍCH KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM

BỐI CẢNH

1 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ năm 2014. Luật này chi tiết hơn, có thêm 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai năm 2003.

Các điểm chính

• Quy định trong Luật Đất đai năm 2003 về việc cả vợ và chồng cùng đứng tên quyền sử dụng đất đã làm tăng tỉ lệ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đứng tên cả vợ và chồng (gọi tắt là ‘GCN hai tên’) ở Việt Nam. Tuy nhiên, nam vẫn chiếm phần lớn tỉ lệ người nắm quyền sử dụng đất và tài sản, vì trước khi có đổi mới này, quyền sử dụng đất thường chỉ được cấp cho một người trong hộ - hầu hết là người chồng. Tỉ lệ chuyển đổi từ GCN một người đứng tên (gọi tắt là ‘GCN một tên’) sang GCN hai tên còn thấp vì nhiều lý do, trong đó có việc người dân chưa được biết về cơ hội được chuyển và lợi ích của việc chuyển đổi, tâm lý e ngại về thủ tục giấy tờ và chi phí cũng như yếu tố nhạy cảm về văn hoá-xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu chuyển đổi từ GCN một tên sang hai tên sẽ tăng.

• Hộ gia đình có lợi từ việc cả vợ và chồng đồng đứng tên quyền sử dụng đất, trung bình chi cho tiêu dùng tăng 1,6% khi đồng đứng tên GCN đất nông nghiệp và 2,5% đối với GCN đất ở.

• Cá nhân có lợi khi có quyền sử dụng đất rõ ràng. So với năm trước, những người đứng tên quyền sử dụng đất ở đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn khoảng 15% và phụ nữ đứng tên quyền sử dụng đất ở tăng 2,33 điểm phần trăm khả năng có việc làm phi nông nghiệp trong 12 tháng trước khảo sát.

• Chính sách chuyển đổi số GCN một tên còn lại sang hai tên có thể tăng ròng GDP năm 2014 thêm 0,319% và có thể tăng chi tiêu hộ gia đình đủ để giảm tỉ lệ nghèo toàn quốc 0,1 điểm phần trăm.

Page 4: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

2

ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành Luật, GCN một tên có thể chuyển đổi thành hai tên theo yêu cầu của người có quyền sử dụng đất hiện tại. Quá trình này không quá phức tạp và không cần cấp GCN mới mà chỉ cần xác nhận nội dung thay đổi vào GCN đã cấp đối với các hồ sơ được văn phòng đăng ký đất đai xét thấy đủ điều kiện. Do vậy, về nguyên tắc thì đã có luật và các văn bản hướng dẫn thi hành bảo đảm bình đẳng giới trong khả năng tiếp cận đất. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình chuyển đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người có quyền sử dụng đất và chồng (hoặc vợ) của người này. Người chồng hoặc vợ có thể thấy không cần thiết phải chuyển đổi hoặc có thể cảm thấy hơi kỳ cục cũng như khó đem vấn đề có thể gây đàm tiếu này ra bàn với người kia.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu trước đây cho thấy GCN có tên của cả vợ và chồng có vai trò lớn trong thúc đẩy bình đẳng giới. Ở Việt Nam, việc phụ nữ ít được đứng tên trong GCN làm giảm khả năng họ được tiếp cận nguồn vốn chính thức (MPDF 2016); và phụ nữ dân tộc thiểu số thường được chia phần đất nhỏ hơn so với nam giới trong trường hợp ly hôn (Do và Hoang 2005; Nguyen 1999; Oxfam 1997). Phụ nữ đã kết hôn không có quyền sử dụng đất phải phụ thuộc kinh tế vào chồng nhiều hơn, họ sợ phải ly hôn hơn và thường phải chịu bạo lực gia đình nhiều hơn (Ngân hàng Thế giới 2008). Trong khi đó, phụ nữ có tên trong GCN, dù là đứng tên một mình hay đứng tên chung, cũng đều có mức chi tiêu đầu người cao hơn, có tỉ lệ nghèo thấp hơn và có tỉ lệ tự tạo việc làm cao hơn phụ nữ không có tên trong GCN (Menon, Rodgers, và Kennedy 2016).

Page 5: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

3

Nghiên cứu này đánh giá tác động của các loại GCN khác nhau đến phúc lợi của cá nhân và hộ gia đình, mở rộng nghiên cứu trước của Menon, Rodgers, và Kennedy (2016) về đánh giá tác động của GCN đất nông nghiệp đối với mức sống hộ gia đình. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu gần đây hơn, từ Điều tra Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2014 cùng với dữ liệu Điều tra Mức sống Hộ Gia đình 2002-08 và bao gồm phân tích GCN cả đất nông nghiệp và đất ở.

Kết quả nghiên cứu này được trình bày trong ba phần. Phần đầu phân tích các xu hướng sử dụng đất và phân bổ GCN dựa trên dữ liệu VHLSS. Phần 2 tập trung vào một nhóm đánh giá tác động so sánh tác động của các loại GCN khác nhau. Chúng tôi hồi quy tìm hiểu tương quan các giá trị kết quả việc làm và chăm sóc sức khỏe của cá nhân với việc họ

có tên trong GCN. Các biến số đối chứng gồm việc cá nhân được cấp GCN đất nông nghiệp hoặc đất ở, có kiểm soát các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, cư dân đô thị, tiêu dùng hộ gia đình, diện tích đất, và huyện. Chúng tôi cũng hồi quy tìm hiểu tương quan các giá trị kết quả cấp hộ gia đình như chi tiêu dùng, mức tín dụng và thu nhập với việc GCN của hộ đứng tên một người hay đồng đứng tên cả vợ và chồng. Đặc biệt, việc cấp GCN không phải là ngẫu nhiên nên khó ước tính được tác động nhân quả của tình trạng GCN và do đó có một số hạn chế nhất định về kết luận có thể rút ra. Phần 3 sử dụng dữ liệu dân số và phân bố GCN năm 2014 để phân tích chi phí-lợi ích khi chuyển đổi và cấp lại tất cả GCN một tên còn lại sang hai tên. Chúng tôi ước tính lợi ích bằng chênh lệch giữa tác động của việc chuyển đổi GCN từ một tên sang hai tên (như thể hiện trong phần đánh giá tác động) và chi phí chuyển đổi GCN.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Page 6: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

4

Nghiên cứu này trình bày bốn phát hiện chính thấy rằng tăng tỉ lệ GCN hai tên có tác động tích cực đến việc tăng quyền của phụ nữ, tăng các kết quả kinh tế và chăm sóc sức khoẻ của các cá nhân, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình, và tăng chi cho tiêu dùng.

1. Số GCN hai tên tăng đáng kể từ năm 2004, nhưng tỉ lệ GCN chỉ có tên nữ vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ GCN chỉ có tên nam.

Nhờ thực hiện Luật Đất đai năm 2003, tỉ lệ GCN hai tên đã tăng trong 10 năm. Từ năm 2004 đến 2014, tỉ lệ đất canh tác vợ và chồng đồng đứng tên đã tăng từ 11,6% lên 38,3%, còn tỉ lệ đất ở có cả vợ và chồng đồng đứng tên tăng từ 15,7% lên

55,6%. Trong khi đó, tỉ lệ GCN chỉ có nam đứng tên giảm trong khi thêm nhiều người vợ được hưởng quyền sử dụng đất chính chức.

Tuy nhiên, nam vẫn là người đứng tên GCN với tư cách cá nhân hoặc chủ hộ (hình 1) nhiều hơn nữ. Năm 2014, tới 46% GCN đất canh tác do nam đứng tên so với chỉ 15.7% do nữ đứng tên. Khi nữ đứng tên GCN cá nhân, họ thường là người độc thân (chưa kết hôn, goá, hoặc ly hôn), tỷ lệ này cao hơn nam. Trong số GCN đất ở cấp cho cặp vợ chồng (hộ gia đình), 39% cấp cho chủ hộ là nam, so với 6,2% cấp cho chủ hộ là nữ. Điều này càng cho thấy khi không có yêu cầu chuyển đổi GCN một tên sang hai tên, thường phụ nữ đã kết hôn ít có khả năng được hưởng quyền sử dụng đất chính thức hơn so với chồng.

CÁC PHÁT HIỆN

HÌNH 1. Diện tích đất trung bình theo GCN, năm 2014

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0Đất cây hàng năm Đất nông nghiệp khác Đất ở

Chỉ nam

Chỉ nữ

Hai vợ chồng

Diệ

n tí

ch đ

ất (m

2 )

Page 7: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

5

2. Vợ và chồng đồng đứng tên quyền sử dụng đất góp phần cải thiện kết quả mức sống hộ, tăng tiếp cận tín dụng và chi tiêu theo đầu người.

GCN hai tên mang lại lợi ích đáng kể cho cá nhân và hộ gia đình. Các số liệu liên quan gần đây nhất trong phân tích này khẳng định hộ gia đình của người phụ nữ có tên trong GCN có thể vay nhiều hơn mức vay trung bình của một hộ (hình 2). Năm 2014, số tiền được vay chính thức trung bình của các hộ gia đình có GCN hai tên đất ở (6,65 triệu VND)2 hoặc có GCN đất ở cấp cho cá nhân nữ (5,49 triệu VND) cao hơn mức được vay của hộ có GCN đất ở cấp cho cá nhân nam (4,09 triệu VND) hoặc hộ không có GCN (2,55 triệu VND). Tuy nhiên, các xu hướng này không phản ánh mối quan hệ nhân quả. Do đó, nhóm nghiên cứu đã chạy hồi quy và thấy việc có GCN hai tên đất ở tăng 35,1% số tiền được vay tín dụng chính thức của một hộ và tín dụng không

chính thức tăng 18%. Đáng chú ý là GCN đất nông nghiệp, có giá trị ít hơn đất ở, không làm tăng tín dụng. Ngoài ra, việc có GCN hai tên không có tác động đến tín dụng vi mô vì loại hình này không yêu cầu thế chấp.

Việc có GCN hai tên, nhất là đất ở, cũng cải thiện các kết quả mức sống khác của hộ, gồm chi tiêu trên đầu người và cơ cấu thu nhập (Bảng 1). Việc có GCN hai tên, chứ không phải một tên, tăng 1,6% chi tiêu dùng của hộ tính trên đầu người đối với đất nông nghiệp và 2,5% đối với đất ở. Trong khi GCN hai tên đất nông nghiệp không tác động đáng kể đến mức tín dụng hoặc cơ cấu thu nhập, việc có GCN hai tên đất ở làm tăng 30% mức tín dụng chính thức và 17,3% mức tín dụng phi chính thức. Việc có GCN hai tên đất ở cũng làm tăng 1,8 điểm phần trăm tỉ lệ thu nhập từ công việc phi nông nghiệp, cho thấy mức tăng tỉ lệ tiền vay được sử dụng cho công việc phi nông nghiệp. Đây là các thay đổi quan trọng vì chi tiêu đầu người tăng cho thấy hộ gia đình đang tăng mức sống.

HÌNH 2. Khoản vay trung bình của hộ theo tình trạng GCN năm 2014

a. Đất nông nghiệp

b. Đất ở

8.0007.0006.0005.0004.0003.0002.0001.000

0Không có GCN GCN đứng tên nam GCN đứng tên nữGCN hai tên

7.000

6.000

5.000

4.000

3.000

2.000

1.000

0

Ngh

ìn V

ND

Không có GCN GCN đứng tên nam GCN đứng tên nữGCN hai tên

Ngh

ìn V

ND

Tín dụng chính thức

Tín dụng vi môTín dụng phi chính thức

2 VND = đơn vị tiền đồng Việt Nam.

Page 8: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

6

Các biến giải thích

Biến số phụ thuộc cấp hộ gia đình Tỉ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu

nhập hộ

Tỉ lệ thu nhập từ lương trong tổng

thu nhập hộ

Log chi tiêu theo đầu người Log tín dụng

chính thức Log tín dụng phi

chính thức Log tín dụng vi

(tính bằng 1000 VND)

GCN đất ở 0,3008 a

(0,1062)

0,1733 b

(0,0799)

-0,0843

(0,0798)

0,0177 b

(0,0090)

-0,0153

(0,0101)

0,0247 b

(0,0122)

Các biến số kiểm soát Có Có Có Có Có Có

Hằng số 6,8456 a

(1,2965)

1,1266

(0,9931)

1,1375 c

(0,6846)

-0,0140

(0,0893)

0,8563 a

(0,2233)

8,5186 a

(0,6145)

Quan sát 9.648 9.648 9.648 9.648 9.648 9.648

R bình phương 0,255 0,227 0,261 0,289 0,387 0,796

Biến giải thích

Biến phụ thuộcCó công việc được trả lương trong 12

tháng trước điều tra

Có công việc phi nông nghiệp trong 12 tháng trước điều

tra

Số lần sử dụng dịch vụ chăm sóc sức

khoẻ trong 12 tháng trước điều tra

Log chi chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng

trước điều tra

Toàn bộ mẫu nghiên cứu

Có tên trong GCN đất

nông nghiệp

0,0130 -0,0024 0,0977 0,1489 b

(0,0080) (0,0081) (0,0697) (0,0656)

Có tên trong GCN đất ở 0,0014 0,0114 0,2012 a 0,2076 a

(0,0097) (0,0105) (0,0697) (0,0773)

Mẫu nghiên cứu với phụ nữ

Có tên trong GCN đất

nông nghiệp

0,0099 0,0176 c 0,0866 0,0711

(0,0096) (0,0105) (0,1009) (0,0980)

Có tên trong GCN đất ở -0,0045 0,0312 b 0,0915 0,2085 b

(0,0120) (0,0139) (0,0952) (0,1052)

BẢNG 1. Hồi quy các kết quả cấp hộ gia đình và GCN đất ở

BẢNG 2. Hồi quy các kết quả cấp cá nhân

Ghi chú: Ước lượng sai số chuẩn vững để trong ngoặc đơn. a. p<0,01; b. p<0,05; c. p<0,1.

Nguồn: Ước tính từ VHLSS 2004 và 2014.

Ghi chú: Ước lượng sai số chuẩn vững để trong ngoặc đơn. a. p<0,01; b. p<0,05; c. p<0,1.

Nguồn: Ước tính từ VHLSS 2002, 2004, 2008 và 2014.

3. Vợ và chồng đồng đứng tên quyền sử dụng đất góp phần cải thiện tăng kết quả chăm sóc sức khoẻ của nam và tăng việc làm phi nông nghiệp của nữ

Cá nhân đứng tên trong GCN có kết quả về chăm sóc sức khoẻ và việc làm tốt hơn (Bảng 2). Đứng tên trong GCN đất ở làm tăng 15% việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cá nhân, điều này cho thấy có quyền sử dụng đất làm tăng

quyền ra quyết định của các cá nhân trong gia đình.

Có tên trong GCN cũng tác động đến việc làm của phụ nữ. Khả năng có việc làm phi nông nghiệp trong 12 tháng trước điều tra của phụ nữ có tên trong GCN đất nông nghiệp và đất ở tăng tương ứng là 1.76 điểm phần trăm và 3,12 điểm phần trăm. Đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, có tên trong GCN đất nông nghiệp làm tăng khả năng có việc làm được trả lương lên 3,74 điểm phần trăm và tăng khả năng có việc làm phi nông nghiệp lên 3,62 điểm phần trăm.

Page 9: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

7

4. Chính sách chuyển đổi những GCN một tên còn lại sang hai tên có thể giảm tỉ lệ nghèo và tạo ra lợi ích ròng

Nỗ lực chuyển đổi những GCN một tên còn lại sang hai tên có thể góp phần nhỏ nhưng rất có ý nghĩa vào công cuộc giảm nghèo vì có thể làm tăng chi tiêu hộ gia đình. Chuyển đổi GCN đất nông nghiệp và đất ở từ một tên sang hai tên có thể giúp tương ứng khoảng 184.000 và 735.000 hộ thoát nghèo, do đó giảm 0,10 điểm phần trăm tỉ lệ nghèo. Tuy

nhiên, tác động của thay đổi này khá hạn chế vì mức tăng chi tiêu đạt được chỉ đủ để thay đổi tình trạng của các hộ có mức sống sát dưới chuẩn nghèo, mặc dù các hộ nghèo khác cũng có thể được hưởng lợi.

Dựa trên lợi ích ước tính của việc cấp GCN hai tên, lợi ích ròng của việc chuyển đổi GCN một tên sang hai tên trị giá khoảng 970 tỉ VND (46,1 triệu USD) đối với đất nông nghiệp và 11.606 tỉ VND (555,2 triệu USD) đối với đất ở - tương đương 0,025% GDP với đất nông nghiệp và 0,294% GDP với đất ở trong năm 2014.

Page 10: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

8

• GCN hai tên góp phần tăng tiếp cận tín dụng và mức chi tiêu hộ gia đình, từ đó có thể tăng tiêu dùng và đầu tư vào sản xuất cũng như giảm tỉ lệ nghèo. Bằng chứng cho thấy có tên trong GCN làm tăng quyền ra quyết định của cá nhân trong hộ. Như vậy, lợi ích ròng của việc chuyển đổi GCN của các cặp vợ chồng từ một tên sang hai tên là tích cực, điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc việc chủ động hơn chuyển đổi và cấp lại GCN.

• Chính phủ nên ưu tiên chuyển đổi GCN đất ở do nhiều lợi ích đáng kể sẽ thu được. Điển cứu ở Việt Nam cho thấy nhiều người dân chưa yêu cầu chuyển đổi do thiếu nhận thức về quyền của phụ nữ giới đất, e ngại thủ tục rườm rà và tốn thời gian, chi phí, cũng như yếu tố tế nhị trong gia đình và cộng đồng khi người chồng hoặc vợ yêu cầu chuyển đổi GCN một tên để cả vợ và chồng cùng đứng tên. Chính phủ có thể phát động chiến dịch truyền thông rộng rãi để nâng cao nhận thức về công tác cấp đổi GCN, đảm bảo các hộ được biết các thủ tục thay đổi hiện trạng GCN. Chiến dịch này cần tạo cơ hội và hạn chế nguy cơ gây ra ấn tượng xấu trong việc chuyển đổi GCN một tên hiện tại sang hai tên. Chính quyền tỉnh cần hỗ trợ các hộ gia đình muốn chuyển đổi.

• Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm phần lớn hộ nghèo ở Việt Nam. Các nghiên cứu thực tế địa phương cho thấy chi phí là rào cản khiến các hộ chưa chuyển đổi. Do chi phí chuyển đổi có thể gần bằng thu nhập đầu người một tháng của hộ nghèo nên chính quyền có thể cân nhắc các kế hoạch hỗ trợ tài chính giúp các hộ nghèo chuyển đổi.

• Chính quyền tỉnh nên tiếp tục công cuộc hiện đại hoá cơ sở dữ liệu về đất và cải thiện mức độ chính xác của dữ liệu về tiến độ chuyển đổi GCN.

• Cuối cùng, Chính phủ nên theo dõi và đánh giá việc thực thi quyền của phụ nữ về đất. Các dự án tăng tiếp cận quyền sử dụng đất thành công3 cho thấy truyền thông có vai trò rất quan trọng giúp tăng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện để phụ nữ được đồng đứng tên trong GCN và tránh rủi ro chịu thiệt thòi kinh tế khi thừa kế hoặc ly hôn. Chính quyền có thể phối hợp với đại diện thôn và xã để tăng cường truyền thông về các quyền về đất đai của phụ nữ, nhất là ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Hàm ý chính sách

3 Các kinh nghiệm thành công bao gồm các dự án thí điểm do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tại tỉnh Nghệ An năm 2002 và sau đó tại 20 tỉnh/thành trong cả nước từ 2003-2004; Dự án Quản lý Đất tại 9 tỉnh (2008-15) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và dự án Tiếp cận đất của Phụ nữ tại Hải Dương và Long An (2014-18) do USAID tài trợ.

Page 11: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

9

Do, T. B., và T. S. Hoang. 2005. “Phụ nữ dân tộc Cơ Tu tham gia quản lý và sử dụng đất.” Tạp chí Nghiên cứu Phụ nữ số 4 (71).

Lensink, R., và T. T. T. Pham. 2012. “Tác động của tín dụng vi mô lên lợi tích tự tạo việc làm ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Chuyển đổi số 20 (1): 73–111.

MPDF (Mekong Private Sector Development Facility – Chương trình phát triển khu vực tư nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long). 2006. Phụ nữ làm chủ doanh nghiệp ở Việt Nam: Khảo sát toàn quốc.” Thảo luận khu vực kinh tế tư nhân 21. Sáng kiến thị trường phát triển doanh nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới của IFC / Chương trình phát triển khu vực tư nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.

Menon, N., Y. Rodgers, và A. Kennedy. 2016. “Đổi mới đất và phúc lợi ở Việt Nam: Vì sao vấn đề giới trong quyền sử dụng đất lại quan trọng?” Tạp chí Phát triển Quốc tế 29 (4): 454–72.

Ngân hàng Thế giới. 2008. Phân tích tác động giấy chứng nhận quyển sử dựng đất đứng tên cả vợ và chồng ở Việt Nam. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới.

Nguyen, C. 2008. “Chương trình tín dụng vi mô của Chính phủ cho người nghèo có thật sự vì người nghèo ? Bằng chứng từ Việt Nam”. Tạp chí các nền kinh tế đang phát triển số 46(2): 151-187.

Nguyen, C., và M. Van den Berg. 2014. “Tín dụng không chính thức, cho vay nợ lãi cao hay hỗ trợ?” Tạp chí các nền kinh tế đang phát triển số 52(2): 154-78.

Nguyen, N. T. 1999. “Điều tra các hộ gia đình có nữ làm chủ hộ và sử dụng đất ở các dân tộc thiểu số ”. Hà Nội, Việt Nam.

Oxfam. 1997. Các vấn đề giới trong cấp quyền sử dụng đất. Anh Quốc: Oxfam.

Swain, R. B., N. V. Sanh, và V. V. Tuan. 2008. “Tín dụng vi mô và giảm nghèo tại đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam” Nghiên cứu châu Phi và châu Á số 7 (2-3): 191-215.

Tài liệu tham khảo

Page 12: KHI VỢ CHỒNG ĐỒNG ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...cặp vợ chồng đều phải cấp cho cả chồng và vợ. Tuy nhiên, nam giới vẫn kiểm soát phần

10

Với sự hỗ trợ của:

Số 8 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 24 37740100 Fax: +84 24 37740111Website: www.dfat.gov.au

Tầng 8, Số 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 24 39346600Fax: +84 24 39346597Website: www.worldbank.org/en/country/vietnam