62
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NÔI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN THU HƯƠNG KHO SÁT TÌNH HÌNH SDNG Y90 TRONG XTRCHN LC ĐIỀU TRUNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT KHÓA LUN TT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HC Hà Ni 2017

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG Y90 TRONG XẠ TRỊ CHỌN LỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/55097/1/22. Nguyễn Thu Hương.pdf · LỜI CẢM ƠN Qua quá trình

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI

KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN THU HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG Y90

TRONG XẠ TRỊ CHỌN LỌC ĐIỀU TRỊ

UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI

KHOA Y DƯỢC

-----------

NGUYỄN THU HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG Y90

TRONG XẠ TRỊ CHỌN LỌC ĐIỀU TRỊ

UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

KHÓA QH.2012.Y

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

1. TS. PHẠM CẨM PHƯƠNG

2. PGS. TS LÊ THỊ LUYẾN

Nơi thực hiện:

1. Bộ môn Dược lâm sàng- Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

2. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội 2017

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận, em xin bày tỏ

lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:

TS. BS. Phạm Cẩm Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và

Ung Bướu, Bệnh viện Bạch Mai, là người đã luôn hết lòng dạy bảo và tạo điều kiện

cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.

PGS. TS. Lê Thị Luyến – Giảng viên bộ môn Dược lý- Dược lâm sàng, người

đã giúp đỡ, chỉ bảo em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô bộ môn Y học hạt nhân, cán bộ

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, phòng Kế hoạch

tổng hợp, phòng Lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện cho em trong

quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thu Hương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Diễn giải

AASLD Hiệp hội nghiên cứu ung thư gan của Mỹ

AFP Alpha Fetoprotein

APASL Hiệp hội nghiên cứu ung thư gan của châu Á-Thái Bình

Dương

BCLC Phân loại giai đoạn ung thư gan Barcenola

CLVT Cắt lớp vi tính

ECOG Điểm thể trạng bệnh nhân

HCC Ung thư gan

HBV Virus viêm gan B

HCV Virus viêm gan C

PEI Phương pháp tiêm cồn qua da

PET/CT Positron Emission Tomography / Computed

Tomography

RFA Đốt sóng cao tần qua da

TACE Nút mạch gan hóa chất

Tc-99m-MAA Technetium-99m- Macroaggregated albumin

TDKMM Tác dụng không mong muốn

TI Tumor involvement (Tỷ lệ phần trăm thể tích khối

u/Thể tích toàn gan)

UTBMTBG Ung thư biểu mô tế bào gan

UTGNP Ung thư gan nguyên phát

Y-90 Yttrium-90

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân chia chia tiết giai đoạn UTGNP theo Barcenola ..................... 6

Bảng 1.2: Thời gian sống thêm của bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát

hoặc xơ gan không được điều trị ...................................................... 7

Bảng 1.3: Đặc điểm chung của Y-90 .............................................................. 10

Bảng 2.1 Những gợi ý giảm liều ..................................................................... 20

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=39) ..................................... 26

Bảng 3.2 Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan trong nhóm nghiên cứu (n=39) ........... 27

Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân UTBMTBG (n=39) ............ 28

Bảng 3.4 Các chỉ số cận lâm sàng trước điều trị (n=39) ................................. 28

Bảng 3.5 Chỉ số AFP trước điều trị (n=39) ..................................................... 29

Bảng 3.6 Chí số tổng trạng ECOG trước điều trị ............................................ 29

Bảng 3.7 Các chỉ số kỹ thuật trước điều trị (n=39) ......................................... 30

Bảng 3.8 Liều điều trị Y-90 của nhóm bệnh nhân .......................................... 31

Bảng 3.9 Liều hấp thụ Y-90 vào nhu mô gan lành ......................................... 31

Bảng 3.10 Liều hấp thụ Y-90 của khối u gan ................................................. 31

Bảng 3.11 Liều hấp thụ Y-90 của nhu mô phổi .............................................. 32

Bảng 3.12 Liều Y-90 trung bình ..................................................................... 32

Bảng 3.13 Liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm sàng sau 3 thàng điều trị 35

Bảng 3.10: Tác dụng phụ sau điều trị trong vòng 48 giờ đầu (n=39) ............. 36

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Phác đồ hướng dẫn điều trị ung thư gan nguyên phát theo AASLD

2011 [33] ........................................................................................... 7

Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi phẫn rã phóng xạ của Y-90 ......................................... 11

Hình 1.3. Hạt và bình chứa TheraSpheres ...................................................... 12

Hình 1.4: Hạt vi cầu Y-90 và bình chứa ......................................................... 12

Hình 2.1 Hình ảnh xạ hình shunt gan-phổi: thuốc phóng xạ tập trung cao tại

khối u ............................................................................................... 21

Hình 2.2. Bảng tính liều theo diện tích da có hiệu chỉnh (modified BSA

method) ........................................................................................... 22

Hình 3.1 Phân bố giới tính .............................................................................. 26

Hình 3.2 Các phương pháp điều trị trước ....................................................... 27

Hình 3.3 Phân loại giai đoạn UTBMTBG theo BCLC trước điều trị ............. 30

Hình 3.4 Mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô

gan lành .................................................................................. 33

Hình 3.5 Mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô phổi 33

Hình 3.6 Mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào khối u gan ... 34

Hình 3.7 Mối tương quan giữa shunt gan-phổi và liều hấp thụ vào phổi ....... 34

Hình 3.8 So sánh kích thước khối u trước và sau điều trị ............................... 35

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 2

1.1. Tổng quan ung thư gan nguyên phát .......................................................... 2

1.1.1. Tình hình dịch tễ ...................................................................................... 2

1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ........................................................ 2

1.1.3. Đặc điểm bệnh học UTBMTBG .............................................................. 3

1.1.4. Chẩn đoán giai đoạn UTBMTBG ........................................................... 5

1.1.5. Tiến triển và tiên lượng ........................................................................... 6

1.1.6. Các phương pháp điều trị UTBMTBG .................................................... 7

1.2. Tổng quan về Y-90 sử dụng trong phương pháp xạ trị trong chọn lọc điều

trị UTBMTBG ................................................................................................. 10

1.2.1. Tổng quan về Y-90 ................................................................................ 10

1.2.2. Tổng quan về phương pháp xạ trị trong chọn lọc sử dụng Y-90 trong

điều trị UTBMTBG. ......................................................................................... 11

1.3. Tổng quan về những nghiên trong và ngoài nước về tình hình điều trị ung

thư gan nguyên phát bằng xạ trị chọn lọc Y-90. ............................................. 15

1.3.1. Nghiên cứu quốc tế ................................................................................ 15

1.3.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 18

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa .............................................................................. 18

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 18

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 19

2.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 19

2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, số liệu .......................... 19

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 19

2.3.1. Các nội dung nghiên cứu về khảo sát tình hình sử dụng Y-90 ............. 19

2.3.2. Khảo sát hiệu quả điều trị .................................................................... 23

2.3.3 .Khảo sát tác dụng không mong muốn (TDKMM) của phương pháp điều

trị ..................................................................................................................... 23

2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................. 24

2.5. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 26

3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 26

3.1.1. Phân bố tuổi, giới .................................................................................. 26

3.1.2. Tình trạng nhiễm virus viêm gan .......................................................... 27

3.1.3. Các phương pháp điều trị trước khi điều trị bằng vi cầu phóng xạ ...... 27

3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị ............................... 28

3.1.5. Phân loại giai đoạn UTBMTBG theo BCLC ........................................ 30

3.2. Tình hình sử dụng Y-90 ........................................................................... 30

3.2.1 Các thông số kỹ thuật trước điều trị ....................................................... 30

3.2.2. Liều điều trị của Y-90 ............................................................................ 31

3.2.3. Liều hấp thụ của Y-90 vào nhu mô gan lành ........................................ 31

3.2.4. Liều hấp thụ của khối u gan .................................................................. 31

3.2.5. Liều hấp thụ Y-90 của nhu mô phổi ...................................................... 32

3.2.6. Liều Y-90 trung bình ............................................................................. 32

3.2.7. Mối tương quan giữa liều điều trị Y-90 và liều hấp thụ tại khối u, liều

hấp thụ tại nhu mô gan lành và liều hấp thụ tại phổi ..................................... 33

3.3. Khảo sát hiệu quả điều trị và TDKMM của phương pháp điều trị .......... 35

3.3.1. Khảo sát mối quan hệ giữa liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm sàng

sau 3 tháng điều trị .......................................................................................... 35

3.3.2 Khảo sát kích thước khối u trước và sau điều trị bằng Y-90 ................ 35

3.3.3. Khảo sát TDKMM sau điều trị trong vòng 48 giờ đầu ......................... 36

Tác dụng phụ sau điều trị .................................................................................. 36

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 37

4.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 37

4.2. Tình hình sử dụng Y-90 .......................................................................... 39

4.2.1. Các thông số kỹ thuật ............................................................................ 39

4.2.2. Xác định liều điều trị ............................................................................ 40

4.2.3. Tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ tại khối u, liều hấp thụ vào

nhu mô gan lành, liều hấp thụ vào nhu mô phổi. ............................................ 40

4.3. Khảo sát hiệu quả điều trị và TDKMM của phương pháp điều trị .......... 41

4.3.1. Khảo sát mối quan hệ giữa liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm

sàng sau 3 tháng điều trị. ................................................................................ 41

4.3.2. Đánh giá sự thay đổi kích thước khối u sau 1 và 3 tháng điều trị. ....... 41

4.3.3. Đánh giá TDKMM của phương pháp điều trị ..................................... 41

KẾT LUẬN .................................................................................................... 42

ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 43

DANH MỤC THAM KHẢO ........................................................................ 44

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư gan nguyên phát (UTGNP) hay ung thư biểu mô tế bào gan

(UTBMTBG) là khối u xuất phát từ tế bào nhu mô gan. UTBMTBG là một trong

những loại ung thư thường gặp nhất và đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử

vong do ung thư chỉ sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Việt Nam nằm trong số

những quốc gia có tỷ lệ mắc UTBMTBG cao nhất thế giới. Theo GLOBOCAN

2012, ở nước ta hiện nay ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ hai chỉ

sau ung thư phổi và là ung thư gây tử vong hàng đầu ở nam giới [1,2]

Chẩn đoán bệnh UTBMTBG dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm

sàng. Điều trị bệnh dựa vào kích thước khối u, giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân

[1]. Một trong những phương pháp mới điều trị UTBMTBG là xạ trị trong chọn lọc.

Kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ

Yttrium-90 (Y-90) là kĩ thuật mới, hiện đại, điều trị an toàn và hiệu quả, giảm biến

chứng, rút ngắn thời gian điều trị, đặc biệt làm tăng thời gian sống thêm cho các

bệnh nhân UTBMTBG. Kỹ thuật này đã được áp dụng tại Mỹ, Úc, Châu Âu và một

số nước châu Á như Singapore, Philipine [4,7]

Tại Việt Nam, đây được coi là một kĩ thuật điều trị ung thư gan rất mới, đã

được triển khai thành công tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung Ương Quân

Đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy là các bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị và các

chuyên khoa liên quan. Do tính mới của kỹ thuật mà cho đến nay chưa có đề tài

nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc của phương pháp xạ trị Y-90 trên bệnh nhân

UTBMTBG. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát

tình hình sử dụng Y-90 trong xạ trị chọn lọc điều trị ung thư gan nguyên phát” với

các mục tiêu sau:

1. Khảo sát được tình hình sử dụng Y-90 trong xạ trị chọn lọc ung thư gan

nguyên phát tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai.

2. Khảo sát được hiệu quả điều trị và các tác dụng không mong muốn của Y-

90 trong quá trình điều trị ung thư gan nguyên phát.

2

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan ung thư gan nguyên phát

1.1.1. Tình hình dịch tễ

1.1.1.1. Tình hình dịch tễ UTBMTBG trên thế giới

Ung thư gan nguyên phát (chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gan) là loại ung

thư thường gặp chiếm khoảng 5,6% các loại ung thư, đứng hàng thứ 5 về tần suất gặp

và hàng thứ 3 về số tử vong hàng năm trong các loại ung thư. Năm 2012, ước tính có

thêm 782,000 ca mới mắc và 746,000 người bệnh tử vong do UTBMTBG [3].

1.1.1.2. Tình hình dịch tễ UTGNP ở Việt Nam

Ở nước ta, chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc UTBMTBG trên phạm vi cả

nước. Tiến hành một điều tra dịch tễ rộng rãi là không dễ dàng do thiếu kinh phí,

phương tiện chẩn đoán cũng như nhận thức của người dân. Tuy nhiên đã có một số

báo cáo dịch tễ khu vực trên cơ sở điều tra số liệu tại bệnh viện ở cả 3 vùng Bắc,

Trung, Nam.

Theo số liệu từ GLOBOCAN năm 2012, đối với Việt Nam, ung thư gan là

loại ung thư hàng đầu cả về mức độ phổ biến cũng như tỷ lệ tử vong, chiếm 17,6%

trong tổng số các loại ung thư, với số mới mắc khoảng 22,000 người và tỷ lệ tử

vong cũng gần 21,000 người. Như vậy, ung thư gan đang có xu hướng ngày càng

gia tăng và thực sự là một thách thức rất lớn đối với nền y tế nước ta hiện nay. Điều

này đặt ra những yêu cầu cấp thiết về công tác dự phòng cũng như các chương trình

khám sàng lọc, song song với việc phát triển các công tác chẩn đoán và điều trị,

nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này [4].

1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

- Viêm gan virus

Có sự liên quan giữa viêm gan B và C với ung thư gan nguyên phát. Ở Việt

Nam, 81% bệnh nhân ung thư gan có kháng nguyên HBsAg (+) (viêm gan B). Theo

H.H. Hann (2004), 60% ung thư tế bào gan (HCC) có liên quan tới viêm gan B và

25% có liên quan đến viêm gan C.

- Xơ gan

3

- Các chất gây hoại tử tế bào gan và xơ gan

Nấm mốc Aflatoxin từ lạc, đỗ mốc: là một dạng hóa chất gây ung thư gan

mạnh nhất được biết đến, là sản phẩm của nấm mốc Aspergillus flavus có trong

lương thực, gây biến đổi ở gen p53, làm mất chức năng kìm hãm sự phát triển khối u

- Các nguyên nhân khác: gồm nghiện rượu, bệnh lí gan nhiễm mỡ không do

rượu, nghiện thuốc lá, các yếu tố môi trường… [2]

1.1.3. Đặc điểm bệnh học UTBMTBG

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi (thường từ 30-50 tuổi), hay gặp ở nam giới.

1.1.3.1. Đặc điểm lâm sàng

Các triệu chứng nghèo nàn, rất khó chẩn đoán sớm nếu không có các phương

tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Khi các triệu chứng rõ thường ở giai đoạn muộn,

tiên lượng nặng.

a. Triệu chứng cơ năng

- Bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, phần lớn các bệnh

nhân được phát hiện một cách tình cờ. Giai đoạn này bệnh nhân cũng có thể chỉ gặp

các triệu chứng không đặc hiệu hoặc dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh gan

mãn tính như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, đau nhẹ hạ sườn phải, sốt nhẹ,

đau xương khớp.

- Giai đoạn có triệu chứng: khi có triệu chứng lâm sàng, bệnh thường đã ở

giai đoạn muộn. Các triệu chứng thường gặp là:

+Gầy sút nhanh: có thể trong thời gian ngắn giảm tới 4-5kg.

+Đau hạ sườn phải: ban đầu đau ít, thương là đau âm ỉ, giai đoạn muộn có

thể đau nhiều suốt ngày đêm, một số có cơn đau dữ dội do vỡ khoặc dọa vỡ nhân

ung thư.

+Mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng.

b. Triệu chứng thực thể

- Gan to, mật độ rắn chắc, bề mặt lổn nhổn không đều, ấn tức không đau, di

động, u to nhanh đôi khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu trên khối u.

- Ở giai đoạn muộn có thể gặp:

+ Cổ chướng: dịch thường lẫn máu.

4

+ Lách to, tuần hoàn bàng hệ, vàng da, xuất huyết dưới da [9].

1.1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng [2]

a. Xét nghiệm máu

- Hồng cầu giảm nhẹ, huyết sắc tố giảm.

- Nồng độ Albumin và phức hệ Prothrombin có thể giảm trong các bệnh

nhân xơ gan tiến triển.

- Bilirubin máu có thể bình thường ở UTBMTBG giai đoạn sớm nhưng tăng

nhẹ ở các giai đoạn tiến triển.

- Nồng độ transaminase tăng vừa phải; GOT thường tăng cao hơn GPT ở các

bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn tiến triển.

b. Xét nghiệm chỉ số Alpha Fetoprotein (AFP):

AFP là một glucoprotein bào thai. Bình thường, nồng độ AFP giảm thấp

khoảng dưới 10 ng/ml do gan và niêm mạc đường tiêu hóa sản xuất. Ở bệnh nhân

ung thư gan, xơ gan và suy gan chỉ số này thường tăng cao. AFP được sử dụng như

một chất chỉ điểm u để sàng lọc và chẩn đoán UTBMTBG nhằm tránh bỏ sót các

trường hợp mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường chưa phát hiện

được. Các giá trị ngưỡng thường được sử dụng là 200 ng/ml và 400 ng/ml [13].

AFP được chia thành 3 thể khác nhau là AFP-L1, AFP-L2, AFP-L3 dựa trên sự

khác nhau về ái tính với lectin. AFP-L1 gần như không có ái tính với lectin là dạng

chủ yếu trong huyết thanh những người bệnh có bệnh gan lành tính. AFP-L3 có ái

tính mạnh nhất với lectin có thể được phát hiện trong khoảng 35% số trường hợp

người bệnh UTBMTBG có khối u nhỏ hơn 3cm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ số

giữa AFP-L3 với tổng AFP có mối tương quan chặt chẽ với đặc điểm ác tính và tiên

lượng của bệnh (đặc biệt là tình trạng xâm lấn tĩnh mạch cửa). AFP-L3 cũng có giá

trị chẩn đoán ở những người bệnh có mức tăng AFP vừa phải.

c. Chẩn đoán hình ảnh

- Siêu âm gan

Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hàng đầu trong chẩn đoán ung thư

gan, được áp dụng nhiều, cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao. Siêu âm cho biết

kích thước và vị trí khối u (khối u có âm vang tăng). Có thể phối hợp với siêu

5

âm Doppler hoặc Doppler màu để tăng thêm hiệu quả của chẩn đoán, đánh giá

tình trạng u tăng sinh mạch máu [12].

- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scaner), nhất là chụp cắt lớp vi tính có tiêm cản quang,

có giá trị chẩn đoán rất sớm, 94% phát hiện được những u có đường kính > 3cm và xác

định rõ ràng vị trí u. Đây là phương pháp tốt để chẩn đoán ung thư gan [15].

- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): có giá trị chẩn đoán cao (đạt tỷ lệ

chẩn đoán chính xác tới 97,5% với các khối u >2 cm) và nhất là giúp phát hiện tổn

thương xâm lấn tĩnh mạch trên gan [13].

- PET/CT: hiện nay cũng là một trong các phương pháp có giá trị trong chẩn

đoán, đánh giá giai đoạn, tiên lượng, phát hiện tái phát và đánh giá kết quả điều trị

trong nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có UTBMTBG [6].

1.1.4. Chẩn đoán giai đoạn UTBMTBG

Khác với đa số các loại ung thư khác sử dụng hệ thống phân loại TNM để

đánh giá giai đoạn trước điều trị. Trong UTBMTBG, hệ thống phân loại này ít ý

nghĩa và không được sử dụng rộng rãi do bỏ qua yếu tố xơ gan - một yếu tố rất quan

trọng ảnh hưởng đến tiên lượng cũng như điều trị. Chỉ định điều trị UTBMTBG

cũng khá phức tạp, phải tính toán cộng hợp yếu tố u gan cùng yếu tố xơ gan và thể

trạng. Do vậy, hiện nay có nhiều hệ thống phân chia giai đoạn khác được đề xuất áp

dụng cho UTBMTBG. Tuy nhiên mỗi một hệ thống phân chia giai đoạn đều có

những ưu điểm cũng như hạn chế nhất định. Chưa có một hệ thống phân chia giai

đoạn nào được coi là toàn diện và chưa có đồng thuận quốc tế về việc sử dụng hệ

thống nào để đánh giá giai đoạn bệnh trong thực hành lâm sàng cũng như sử dụng

trong các nghiên cứu về UTBMTBG trên toàn thế giới, mặc dù Hội Gan mật Hoa

Kỳ gợi ý hệ thống phân chia giai đoạn theo Barcelona (Barcelona Clinic Liver

Cancer - BCLC) có thể là phù hợp nhất và được áp dụng rộng rãi nhất [11].

6

Bảng 1.1. Phân chia chia tiết giai đoạn UTGNP theo Barcenola

Giai đoạn

bệnh PS Đặc điểm u Chức năng gan

0: Rất sớm 0 U đơn độc, kích thước u

< 2 cm

Áp lực tĩnh mạch cửa bình

thường.

Bilirubin máu bình thường

A:

Sớm

A1 0 U đơn độc, kích thước u

< 5 cm

Áp lực tĩnh mạch cửa bình

thường.

Bilirubin máu bình thường.

A2 0 U đơn độc, kích thước u

< 5 cm

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Bilirubin máu bình thường.

A3 0 U đơn độc, kích thước u

< 5 cm

Áp lực tĩnh mạch cửa bình

thường.

Tăng bilirubin máu.

A4 0 Số u ≤ 3 và kích thước u

< 3 cm Child Pugh A-B.

B: Trung gian 0

U đơn độc, kích thước u

≥ 5 cm Child Pugh A-B.

Số u >3 hoặc 2-3 u, ít nhất

1 u có kích thước ≥ 3 cm

C: Tiến triển 1-2 Xâm lấn mạch máu hoặc di

căn ngoài gan Child Pugh A-B.

D: Cuối 3-4 U bất kì số lượng và kích

thước Child Pugh C.

1.1.5. Tiến triển và tiên lượng

Tiến triển từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi tử vong khoảng 6 tháng,

thường tử vong trong thể trạng hôn mê gan hoặc suy kiệt.

Di căn của ung thư gan tương đối ít so với các ung thư khác: di căn hạch

(20%) thường là các hạch ở cuống gan và ở thân tạng. Di căn phổi khoảng 15%.

Tiên lượng của ung thư gan rất xấu, 80% là tử vong trước khi di căn [5].

7

Bảng 1.2: Thời gian sống thêm của bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên

phát hoặc xơ gan không được điều trị

Phân loại bệnh học Thời gian sống thêm khi không được

điều trị

BCLC A: Giai đoạn sớm 20% bệnh nhân sống thêm 5 năm

BCLC B: Giai đoạn trung bình Trung bình khoảng 16 tháng

BCLC C: Giai đoạn tiến triển Trung bình khoảng 6-7 tháng

BCLC D Trung bình khoảng 3 tháng

Huyết khối tĩnh mạch cửa Trung bình khoảng 2.7 tháng

Các bệnh mắc kèm ngoài gan Trung bình khoảng 3.3 tháng

1.1.6. Các phương pháp điều trị UTBMTBG

Hiện nay trên thế giới áp dụng 2 phác đồ điều trị UTTBG: phác đồ hướng dẫn

điều trị theo Hội gan mật Châu Á - Thái Bình Dương (APASL) và phác đồ hướng dẫn

điều trị theo Hội gan mật Hoa Kì (AASLD) dựa trên bảng phân loại UTBMTBG của

BCLC năm 2010. Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai cũng

áp dụng phác đồ hướng dẫn điều trị theo AASLD trong thực hành lâm sàng. Hình 1.2

mô tả phác đồ hướng dẫn điều trị UTBMTBG theo AASLD

Hình 1.1. Phác đồ hướng dẫn điều trị ung thư gan nguyên phát theo

AASLD 2011 [33]

8

1.1.6.1. Phẫu thuật.

a. Phẫu thuật cắt gan

Cắt gan là biện pháp điều trị triệt căn có hiệu quả nhất đặc biệt là với bệnh

nhân ung thư gan mà không có xơ gan, mang lại thời gian sống thêm 5 năm sau mổ

chiếm tỉ lệ 50-60% [19]. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân thường đến muộn nên chỉ có

khoảng 20% số bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt gan.

Hiện nay có thể áp dụng cắt gan nội soi.

b. Thắt động mạch gan

Thắt động mạch gan là phương pháp điều trị tạm thời, có tác dụng giảm

nguồn máu nuôi dưỡng tổ chức ung thư gan. Thắt động mạch gan sẽ gây hoại tử ở

trung tâm khối u, khối u nhỏ lại, làm giảm đau, AFP giảm. Tỷ lệ sống trên 6 tháng

sau khi thắt động mạch gan là khoảng 28%.

c. Ghép gan

Chỉ định ghép gan được đặt ra khi khối u có kích thước < 5cm và có không

quá 3 khối u chưa xâm lấn qua mạch máu. Thời gian sống thêm sau 4 năm và tỷ lệ

sống thêm mà không có tái phát ung thư gan là 85% và 92%. Ghép gan từ người

sống đối với bệnh nhân ung thư gan là biện pháp ngày càng được áp dụng nhiều ở

các nước châu Á [20].

1.1.6.2. Các phương pháp phá hủy u tại chỗ không phẫu thuật

a. Phá huỷ tại chỗ (local ablation)

Đây cũng là một phương pháp điều trị mang tính chất triệt căn cho các khối

ung thư tế bào gan nhỏ không phù hợp cho điều trị phẫu thuật. Các trường hợp

UTTBG kích thước dưới 5cm và tối đa 3 khối u là những chỉ định tốt nhất cho các

phương pháp phá huỷ tại chỗ, mặc dù một số trường hợp khối u kích thước lớn hơn

cũng có thể điều trị được bằng phương pháp này [35].

b. Tiêm cồn qua da (percutaneous ethanol injection-PEI)

c. Đốt sóng cao tần qua da (Radiofrequency ablation- RFA).

Các trường hợp u gan kích thước dưới 3cm ở ngoại vi là lựa chọn tốt nhất

cho RFA. Các nghiên cứu gần đây cho thấy đối với các trường hợp UTTBG kích

9

thước nhỏ, điều trị RFA đạt kết quả sống thêm sau 5 năm 40-60%, tuy nhiên tỷ lệ

tái phát vẫn còn cao [23,26].

d. Điều trị u gan bằng vi sóng (microwave ablation), bằng nhiệt lạnh

(cryoablation) hoặc bằng lazer

Tất cả các phương pháp điều trị phá hủy u tại chỗ đều chỉ dành cho bệnh

nhân ung thư gan giai đoạn sớm, u nhỏ, khi khối u kích thước to hoặc có xâm lấn

mạch máu thì không còn hiệu quả[21].

1.1.6.3. Điều trị can thiệp qua đường nội mạch

a. Nút mạch gan hóa chất (Transarterial chemoembolization – TACE)

Nguyên lý chung của phương pháp nút mạch gan hóa chất trong điều trị

UTTBG là việc kết hợp sử dụng hoá chất gây độc tế bào bơm trực tiếp vào khối u

và bơm chất nút mạch vào động mạch nuôi khối u để làm tắc nhánh động mạch này.

Tác nhân tắc mạch làm chậm và tắc nghẽn dòng máu nuôi khối u, gây thiếu máu

nuôi dưỡng tế bào ung thư, đồng thời làm tăng thời gian tiếp xúc của tế bào ung thư

với các tác nhân hoá chất. Đồng thời sự thiếu máu nuôi dưỡng của tế bào ung thư

cũng làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, dẫn đến làm tăng khả năng thâm nhập

hoá chất vào trong tế bào ung thư [33].

Nút mạch u gan bằng hạt vi cầu gắn hóa chất DC Beads sử dụng các hạt vi

cầu là các polymer có đặc tính sinh học như PVA (polyvinyl alcohol) được

sulfonate hóa để gắn với hóa chất. Là một vật liệu mới trong điều trị can thiệp nội

mạch. Chúng gây tắc các nhánh mạch nhỏ trong khối u trong khi hóa chất được giải

phóng tại chỗ một cách từ từ vào khối u.

b. Tắc mạch xạ trị (Radioembolization) hay xạ trị trong chọn lọc

(Selective internal radiation therapy).

Phương pháp xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ trong điều trị

UTBMTBG là phương pháp can thiệp qua đường động mạch gan nhằm đưa các hạt

vi cầu phóng xạ vào động mạch nuôi khối u. Các hạt vi cầu này sẽ đi vào các nhánh

động mạch nhỏ khắp trong khối u gan. Khối u sẽ bị tiêu diệt theo hai cơ chế: giảm

nuôi dưỡng khối u và bức xạ được phát ra từ đồng vị phóng xạ gắn trên các hạt vi

10

cầu sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư và làm giảm thể tích hoặc tiêu hoàn toàn khối u

gan mà rất ít ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh [27].

1.2. Tổng quan về Y-90 sử dụng trong phương pháp xạ trị trong chọn

lọc điều trị UTBMTBG

1.2.1. Tổng quan về Y-90

1.2.1.1. Lịch sử nghiên cứu

Y-90 và các đồng vị phóng xạ khác được bắt đầu nghiên cứu trong điều trị

ung thư từ những năm 1960. Các báo cáo ban đầu về sử dụng hạt vi cầu nhựa gắn

Y-90 trong điều trị ung thư gan ở người được công bố năm 1970. An toàn kỹ thuật

tắc mạch xạ trị với Y-90 đã được khẳng định qua các nghiên cứu vào những năm

1990. Đến năm 2002 phương pháp này được FDA chấp thuận trong điều trị ung thư

gan nguyên phát và thứ phát ở Mỹ. Hiện nay trên thế giới đang có nhiều thử nghiệm

lâm sàng lớn so sánh hiệu quả của phương pháp này với các phương pháp khác

trong điều trị ung thư gan [20].

1.2.1.2. Đặc điểm chung

Bảng 1.3: Đặc điểm chung của Y-90

Tên, ký hiệu hóa học Yttrium-90; Y-90, Y-90

Số proton 39

Số neutrons 51

Thời gian bán rã 64,2 giờ

1.2.1.3. Các đặc tính lý hóa

Y-90 là một chất đồng vị phóng xạ phát ra bức xạ beta tinh khiết năng lượng

cao nhưng không phát ra tia gamma nguyên sinh và phân rã thành Zirconium-90

(Zr-90) ổn định. Năng lượng bức xạ beta phát ra trung bình là 0,93 MeV (tối đa

2,27 MeV); khả năng đâm xuyên trung bình 2,5mm và xa nhất là 11mm. Trong sử

dụng điều trị đòi hỏi chất đồng vị phóng xạ phân rã cho tới vô cực, 94% bức xạ

được cung cấp trong 11 ngày [20].

11

Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi phẫn rã phóng xạ của Y-90

Nhờ mức năng lượng và khả năng đâm xuyên như vậy nên Y-90 có thể áp

dụng điều trị cho các trường hợp u gan kích thước lớn. Y-90 được gắn vào các hạt

vi cầu để đưa qua đường động mạch đến vùng mao mạch khối u gan. Khối u gan bị

tiêu hủy thông qua độc tính của tia xạ.

1.2.2. Tổng quan về phương pháp xạ trị trong chọn lọc sử dụng Y-90 trong

điều trị UTBMTBG.

1.2.2.1. Các dạng hạt vi cầu gắn Y-90

Hiện nay có 2 dạng hạt vi cầu (microsphere) khác nhau được sản xuất để làm

chất mang Y-90 là hạt thủy tinh (glass) và hạt nhựa (resin).

- Hạt vi cầu thủy tinh: có ưu điểm là bền vững với tia xạ, không hòa tan,

không độc, hình cầu, đồng nhất về kích thước do vậy khá đồng nhất về đồng vị

phóng xạ. Tuy nhiên loại hạt này có tỷ trọng cao (3,29g/ml), dễ đi vào hệ thống

động mạch vị tá tràng và sử dụng 99Tc-MAA để kiểm tra sự phân bố hoạt tính

phóng xạ trước điều trị ít có ý nghĩa. Hạt vi cầu thủy tinh gắn Y-90 có trên thị

trường dưới dạng tên thương phẩm TheraSpheres (MSD Nordion, Canada), đường

kính hạt từ 20-30µm, đóng lọ 0,5ml. Hoạt tính phóng xạ tại thời điểm đóng lọ là

2500Bq [3].

12

Hình 1.3. Hạt và bình chứa TheraSpheres

- Hạt nhựa: có tỷ trọng là 1,6g/ml khá tương đồng với 99Tc-MAA cho nên

test 99Tc-MAA trước điều trị khá hữu ích. Liều lượng đồng vị phóng xạ bị lọc ra

khỏi hạt vi cầu này dưới 1%. Hạt vi cầu nhựa gắn Y-90 có tên thương phẩm là SIR-

Spheres (Sirtex Medical Limited, Sydney, Australia) kích thước trung bình 35µm

(20-60µm), đóng lọ 5ml với khoảng 40-80 triệu hạt. Hoạt tính phóng xạ là 3 GBq/lọ

(50Bq/hạt).

Ở Việt Nam hiện đang sử dụng các hạt SIR-Spheres để điều trị các khối u

gan đã được áp dụng thành công lớn ở một số bệnh viện lớn trong nước[20].

Hình 1.4: Hạt vi cầu Y-90 và bình chứa

13

1.2.2.2. Cơ chế tác dụng của phương pháp xạ trị trong chọn lọc sử dụng vi

cầu Y-90 điều trị UTBMTBG

Phương pháp xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 trong điều

trị UTBMTBG là phương pháp can thiệp qua đường động mạch gan nhằm đưa các

hạt vi cầu phóng xạ Y-90 (có kích thước 20-40µm) vào động mạch nuôi khối u. Để

làm tăng khả năng khuếch tán trong khối u, Y-90 được gắn vào một hạt vi cầu

không tan trong nước và không bị giáng hóa có đường kính khoảng 32,5μm (từ

20-60 μm). Đây là kích thước đủ nhỏ để bị giữ lại tại các nhánh động mạch bên

trong khối u đang phát triển nhưng là quá lớn để vượt qua hệ thống mao mạch và đi

vào tuần hoàn tĩnh mạch. Các hạt vi cầu này sẽ đi vào các nhánh động mạch nhỏ

khắp trong khối u gan. Khối u sẽ bị tiêu diệt theo hai cơ chế: giảm nuôi dưỡng u và

bức xạ beta năng lượng 0,93MeV được phát ra từ đồng vị phóng xạ Y-90 gắn trên

các hạt vi cầu sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư và làm giảm thể tích hoặc tiêu hoàn

toàn khối u gan mà rất ít ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh. Phương pháp xạ

trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 là phương pháp mới, có hiệu quả

được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới trong 20 năm nay. Tại Việt Nam phương

pháp này lần đầu tiên được áp dụng vào tháng 10 năm 2013 tại Bệnh viện Trung

Ương Quân Đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai [31].

1.2.2.3. Chỉ định, chống chỉ định của phương pháp điều trị

* Chỉ định:

- Ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát, không có chỉ định phẫu thuật

hoặc không muốn phẫu thuật. Trong đó:

- Tổng trạng người bệnh còn tốt: EOCG 0-2 hoặc Karnofsky ≥ 70.

- Chức năng gan còn bù:

+ Bilirubin toàn phần < 2,0mg/dl

+ Albumin huyết tương > 3,0g/dL

- Shunt lưu thông hoạt tính phóng xạ lên phổi < 20% trên xạ hình 99m-

TcMAA.

- Tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân > 1 tháng.

* Chống chỉ định:

14

a. Chống chỉ định tuyệt đối

- Có luồng thông (shunt) lớn động mạch gan - phổi lớn (> 20%).

- Trào ngược hạt phóng xạ vào các động mạch mạch cấp máu nuôi dưỡng

dạ dày ruột, tụy tạng mà không thể kiểm soát trước được bằng nút coils.

- Dị ứng thuốc cản quang.

b. Chống chỉ định tương đối

- Người bệnh trước đó đã có xạ trị vào vùng gan.

- Cổ trướng tự do hoặc có dấu hiệu của suy gan mất bù

- Có tắc nghẽn đường mật, huyết khối toàn bộ thân tĩnh mạch cửa.

- Các chống chỉ định liên quan đến can thiệp mạch: suy thận, rối loạn đông

máu, creatinin máu >176,8 mmol/l; tiểu cầu <100 G/l.

- Người bệnh có di căn ngoài gan, có dấu hiệu dọa vỡ khối u gan.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Tiên lượng thời gian sống của người bệnh < 1 tháng.

1.2.2.4. TDKMM của phương pháp điều trị

a. TDKMM thường gặp

Trường hợp bệnh nhân được điều trị với phương pháp thích hợp mà không

có sự lây nhiễm phóng xạ tới bất kỳ cơ quan nào, tác dụng phụ thường gặp sau điều

trị thường là sốt, giảm hemoglobin tạm thời, suy giảm chức năng gan từ nhẹ đến

trung bình (tăng nhẹ các chỉ số SGOT, alkaline phosphatase, bilirubin), đau ổ bụng,

nôn, buồn nôn và tiêu chảy.

b. TDKMM nghiêm trọng có thể gặp khi sử dụng liều phóng xạ cao

- Viêm tụy cấp: gây đau ổ bụng dữ dội ngay tức thì. Chẩn đoán bằng hình

ảnh ổ bụng trên máy SPECT và kiểm tra nồng độ amylase trong huyết tương.

- Viêm phổi phóng xạ: gây ho khan dữ dội. Chẩn đoán dựa trên hình ảnh

viêm phổi trên phim X-quang.

- Viêm dạ dày cấp: gây đau vùng bụng. Chẩn đoán bằng các phương pháp

tiêu chuẩn như đối với viêm loét dạ dày.

- Viêm túi mật cấp tính: Gây đau dữ dội vùng thượng vị. Chẩn đoán bằng

kỹ thuật hình ảnh thích hợp.

15

- Viêm gan do nút mạch phóng xạ (REILD-Radioembolization induced

liver disease): là biến chứng hiếm gặp sau điều trị, biểu hiện điển hình sau 4-8 tuần

cầy vi cầu và được chẩn đoán lâm sàng bởi các triệu chứng vàng da, cổ trướng trong

khi khối u không tiến triển hoặc không có tắc nghẽn đường dấn mật [31].

1.2.2.5. An toàn phóng xạ

Sirtex cung cấp phụ kiện chuyên dụng để đáp ứng yêu cầu chung của an toàn

phóng xạ và để hỗ trợ trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành tiêm cấy vi cầu

SIR-Spheres vào cơ thể. Một lọ nhỏ chứa liều Y-90 của mỗi bệnh nhân được đặt

trong một lọ thủy tinh khác làm từ acrylic, đáy hình V để giúp cho những hạt vi cầu

được hoàn toàn hòa lẫn trong nước vô trùng trong quá trình cung cấp. Tất cả được

đặt trong một hộp cũng làm từ acrylic, là một nguyên liệu chặn bức xạ của tia beta.

Bản thân Y-90 có hai tính năng an toàn vốn có là:

- Độ thẩm thấu phóng xạ beta qua mô và tóc thấp;

- Thời gian bán thải tương đối ngắn (64,2h)

Do Y-90 phát ra năng lượng phóng xạ beta cao, kính chắn bức xạ cần được

làm từ loại vật liệu tốt nhất như acrylic. Kính chắn acrylic cũng làm giảm lượng bức

xạ hãm được sản xuất. Thêm đó, acrylic trong suốt, điều này giúp các nhà khoa học

có thể theo dõi sản phẩm và quá trình.

Một khi bệnh nhân được cấy vi cầu, họ trở thành một nguồn phóng xạ. Tuy nhiên

sự phơi nhiễm phóng xạ của nhân viên y tế, gia đình,bạn bè và cộng đồng từ những bệnh

nhân này là rất hạn chế do sự phát bức xạ beta và tính thấm của mô thấp.

1.3. Tổng quan về những nghiên trong và ngoài nước về tình hình điều

trị ung thư gan nguyên phát bằng xạ trị chọn lọc Y-90.

1.3.1. Nghiên cứu quốc tế

Hiệu quả điều trị của phương pháp xạ trị chọn lọc Y-90 trong ung thư gan

nguyên phát đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu quốc tế cho kết quả khả quan.

1.3.1.1. So sánh tỉ lệ sống sót của nhóm sử dụng vi cầu SIR-Spheres với

nhóm đối chứng trong điều trị UTBMTBG.

Một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện bởi D’Avola et al ở Pamploma, Tây

Ban Nha thực hiện trên những bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát có chỉ định

16

không phẫu thuật. Nghiên cứu so sánh tỉ lệ sống sót của 35 bệnh nhân sử dụng vi

cầu phóng xạ SIR-Spheres với nhóm đối chứng gồm 43 bệnh nhân điều trị bằng

phác đồ chuẩn. Trong đó 32% số bệnh nhân trong nhóm đối chứng nhận được chăm

sóc tích cực, 28% bệnh nhân hóa trị với doxorubicin, taxanes, gemcitabine hoặc các

dẫn xuất platin, 18% bệnh nhân điều trị bằng TAE hoặc TACE, sorafenib (14%),

cisplatin hoặc etoposide nội động mạch (9%), điều trị liệu pháp gen (9%),

tamoxifen (7%), chiếu xạ ngoài da (5%) [23].

Thời gian sống thêm trung bình của nhóm sử dụng vi cầu phóng xạ

SIR-Spheres lớn hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (16,0 và 8,0 tháng;

p<0,001) và được duy trì sau điều trị xơ gan, tắc mạch máu… Tỉ lệ sống thêm 1

năm và 2 năm tương ứng là 67% và 36% ở nhóm SIRT và 35% và 3% ở nhóm đối

chứng [22,30].

1.3.1.2. Nghiên cứu hợp tác đa trung tâm châu Âu đánh giá tỉ lệ sống sót của

bệnh nhân UTBMTBG sử dụng vi cầu SIR-Sphere. [26]

Một nghiên cứu hợp tác đa trung tâm ở châu Âu được thực hiện bởi Bruno

Sangro nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bệnh sinh đến thời gian sống thêm

sau điều trị phóng xạ tắc mạch bằng Y-90 ở các bệnh nhân ung thư gan nguyên phát

ở 8 quốc gia châu Âu.

Nghiên cứu được thực hiện trên 325 bệnh nhân, tiến hành từ 9/2003 đến

12/2009. Một nửa bệnh nhân ở giai đoạn nặng theo thang phân loại BCLC (BCLC

C, 56,3%), 1/4 số bệnh nhân ở giai đoạn trung bình (BCLC B, 26,8%).

Thời gian sống thêm trung bình là 12,8 tháng (10,9-15,7). Thời gian sống

thêm thay đổi đáng kể phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh (BCLC A: 24,4 tháng

[18,6-38,1 tháng]; BCLC B: 16,9 tháng [12,8-22,8 tháng]; BCLC C: 10,0 tháng

[7,7-10,9 tháng].

Thời gian sống thêm cũng phụ thuộc nhiều tình trạng ECOG (Eastern

Cooperative Oncology Group), chức năng gan (phân loại Child- Pugh, cổ trướng,

bilirubin), số khối u (số lượng các khối u, chỉ số AFP), các bệnh khác ngoài gan.

Các yếu tố bệnh sinh ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian sống thêm theo phân

tích là tình trạng ECOG, số khối u (số khối u >5), các bệnh ngoài gan.

17

Tác dụng phụ thường thấy là mệt mỏi, nôn/buồn nôn và đau bụng. Tăng

bilirubin độ 3 hoặc lớn hơn được báo cáo ở 5,8% bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong do tất cả

các nguyên nhân sau 30 ngày và 90 ngày tương ứng là 0,6% và 6,8%.

Kết luận: Nghiên cứu cung cấp những bằng chứng chắc chắn và thời gian

sống thêm đạt được sau điều trị bằng xạ trị trong chọn lọc sử dụng vi cầu Y-90. Kết

quả cho thấy phương pháp xạ trị trong chọn lọc sử dụng vi cầu Y-90 làm tăng thời

gian sống thêm ở các giai đoạn ung thư khác nhau, ngay cả với bệnh nhân giai đoạn

muộn với ít lựa chọn điều trị.

1.3.2. Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ dân số mắc UTGNP chiếm tỉ lệ cao trên thế

giới và càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa nhưng phương pháp điều trị tắc

mạch hóa trị bằng vi cầu Y-90 vẫn là một phương pháp mới. Tính đến tháng

6/2015 cả nước có hơn 50 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát và thứ phát đã

được điều trị bằng phương pháp này, cho kết quả tốt [18]. Nghiên cứu về phương

pháp điều trị ung thư này trong nước vẫn còn rất hạn chế. Bệnh viện Bạch Mai là

một trong những bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam áp dụng thành công phương

pháp xạ trị trong chọn lọc sử dụng hạt vi cầu Y-90 trong điều trị bệnh nhân

UTBMTBG.. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm khảo sát tính hình sử

dụng Y-90 trong xạ trị chọn lọc ung thư gan nguyên phát tại Trung tâm Y học

hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai [7].

18

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 39 bệnh nhân UTBMTBG được điều trị bằng phương pháp xạ trị trong

chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2013 đến tháng 03/2016. Dữ liệu bệnh nhân được

lưu trữ tại kho hồ sơ, phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa

- Bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam.

- Bệnh nhân có chỉ định điều trị xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu Y-90:

+ Bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG, tái phát sau phẫu thuật cắt gan,

sau đốt sóng cao tần, sau nút mạch hóa chất.

+ Bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa.

+ Thể trạng tốt: ECOG 0-2.

+ Chức năng gan còn bù: Child-Pugd A, B.

+ Shunt gan-phổi <20%

- Bệnh nhân có hồ sơ ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiên cứu

và tình nguyện tham gia nghiên cứu.

- Bệnh nhân theo hết quá trình điều trị, tái khám đầy đủ theo hẹn.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân có ung thư gan nhưng không phải là ung thư gan nguyên phát.

- Bệnh nhân chống chỉ định điều trị xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu

phóng xạ Y-90:

+ Bệnh nhân xơ gan mất bù: Child-Pugd C.

+ Bệnh nhân có shunt gan-phổi ≥20%.

+ Bệnh nhân có thể trạng kém, ECOG >2

+ Bệnh nhân có tiền xử chiếu xạ vùng gan trước đó.

+ Bệnh nhân có nguy cơ trào ngược hạt phóng xạ vào các mạch máu nuôi

dưỡng dạ dày ruột, tụy mà không thể kiểm soát được bằng nút mạch trước đó.

+ Bệnh nhân có chống chỉ định liên quan đến can thiệp mạch như: suy thận,

19

rối loạn đông máu, dị ứng thuốc cản quang.

- Bệnh nhân không có thông tin đầy đủ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hồi cứu.

2.2.2. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu thuận tiện bao gồm tất cả bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong

thời gian tiến hành nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, số liệu

- Thu thập toàn bộ bệnh án của các bệnh nhân UTBMTBG thỏa mãn các tiêu

chuẩn lựa chọn và loại trừ, sắp xếp bệnh án theo từng bệnh nhân và thứ tự thời gian.

- Thu thập thông tin, số liệu về bệnh nhân dựa trên hồ sơ bệnh án theo một

mẫu phiếu thu thập thông tin bệnh nhân thống nhất.

- Dựa trên số liệu thu thập được nhằm tiến hành khảo sát tình hình sử dụng

Y-90, hiệu quả điều trị cũng như tác dụng không mong muốn (TDKMM) của

phương pháp điều trị.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các nội dung nghiên cứu về khảo sát tình hình sử dụng Y-90

2.3.1.1. Lâm sàng

- Tuổi: Chia thành các nhóm tuổi: < 40, 40-60, > 60.

- Giới: Chia thành 2 giới: Nam/Nữ.

- Các yếu tố nguy cơ: Viêm gan B, C, nghiện rượu, yếu tố khác.

- Đã điều trị trước bằng những biện pháp nào: phẫu thuật, cắt gan, đốt

nhiệt sóng cao tần, tiêm cồn qua da hoặc chưa được can thiệp điều trị gì trước đó.

- Triệu chứng cơ năng: đau vùng gan, sốt, gầy sút cân, chán ăn, rối loạn

tiêu hoá…

- Triệu chứng thực thể: gan to, lách to, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, sao

mạch- bàn tay son, phù chân, vàng da niêm mạc…

2.3.1.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng

- Các chỉ số huyết học

20

- AFP huyết thanh: chia 3 nhóm: bình thường (≤ 20 ng/ml), tăng (20-

200ng/ml) và tăng cao (>200ng/ml).

- Sinh hóa: GOT, GPT, Bilirubin, Albumin.

- Chức năng đông máu: tỷ lệ prothrombin, INR.

2.3.1.3. Đặc điểm về liều điều trị Y-90

- Xác định liều Y-90 trong điều trị: liều chỉ định, liều hấp thụ của u, liều

hấp thụ của nhu mô gan lành, liều hấp thụ của nhu mô phổi.

- Xác định mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô gan lành.

- Xác định mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô phổi.

- Xác định mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào khối u gan.

- Xác định mối tương quan giữa % shunt gan-phổi và liều hấp thụ vào phổi.

* Đánh giá % shunt gan-phổi và hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân:

Liều bức xạ của Y-90 tới các cơ quan khác sẽ là tối thiểu hoặc không đáng

kể ngoại trừ những cơ quan nằm gần gan như dạ dày, ruột già, túi mật và phổi.

Liều bức xạ tới phổi có thể tăng đáng kể khi có luồng thông mạch máu (shunt)

gan-phổi. Vì vậy trước khi tiến hành xạ trị với Y-90, cần tiến hành chụp xạ hình

để đánh giá % shunt gan-phổi của bệnh nhân. Công thức tính % shunt gan-phổi

được tính như sau:

% shunt gan-phổi là thông số quan trọng trong hiệu chỉnh liều Y-90. Nếu

shunt gan-phối > 10% cần giảm liều Y-90 và nếu > 20% thì không nên chỉ định

điều trị xạ trị trong chọn lọc với Y-90. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Những gợi ý giảm liều

Tỷ lệ mạch thông

tới phổi

Đọ phóng xạ của SIR-Spheres microspheres

< 10% Cung cấp toàn bộ lượng SIR-Spheres

10% - 15% Giảm lượng 20% SIR-Spheres

15% - 20% Giảm lượng 40% SIR-Spheres

>20% Không cho dùng SIR-Spheres

21

Ngoài ra cũng cần đánh giá khả năng di chuyển của hạt phóng xạ Y-90 vào

vùng dạ dày và ruột.

Hình 2.1 Hình ảnh xạ hình shunt gan-phổi: thuốc phóng xạ tập trung cao

tại khối u

* Tính toán liều phóng xạ Y-90 điều trị [27]

Sử dụng hình ảnh CLVT để tính thể tích u gan, thể tích phần gan chứa u, thể

tích toàn bộ gan. Sau đó chuyển đổi thành trọng lượng gan bằng tỷ lệ 1,03g/cm3.

Công thức tính liều Y-90:

• Tính theo diện tích da có hiệu chỉnh (modified BSA method)

A = [(BSA – 0,2) + Vu/Vgan điều trị]x(Vgan điều trị/Vtoàn gan)

Trong đó:

A là liều Y-90(GBq)

BSA là diện tích da toàn bộ cơ thể

Vu là thể tích u gan (cm3)

Vgan điều trị là thể tích phần gan chứa khối u (cm3)

Vtoàn gan: thể tích toàn bộ gan (cm3)

22

Hình 2.2. Bảng tính liều theo diện tích da có hiệu chỉnh

(modified BSA method)

* Tính liều hấp thụ vào u gan, nhu mô gan lành và phổi

- Tính tỉ số T/N (tỷ lệ hoạt tính phóng xạ của u gan/nhu mô gan lành)

T/N=r=(Akhối u /Mkhối u )/(Agan /Mgan)

Trong đó :

Akhối u là hoạt độ phóng xạ tại khối u (Gy)

Mkhối u là khối lượng khối u (gram)

Agan là hoạt độ phóng xạ tại phần gan lành (Gy)

Mgan là khối lượng của phần gan lành (gram)

- Tính liều hấp thụ vào nhu mô phổi

Từ công thức sau:

A=[ Dphổix Mphổix L/100]/49670

Alà liều Y-90 (GBq)

Dphổi là liều hấp thụ tại phổi (Gy)

Mphổi là khối lượng của phổi (gram)

L là shunt gan-phổi .

Từ đây tính được liều hấp thụ tại phổi (Dphổi )

Liều hấp thụ tại phổi không vượt quá 25Gy.

- Tính liều hấp thụ vào nhu mô gan lành

23

Từ công thức sau:

A=[ Dgan( T/N x M khối u)+Mgan)]/[ 49670(1-L/100)]

Alà liều Y-90 (GBq)

Dgan là liều hấp thụ tại gan lành (Gy)

Mkhối u là khối lượng khối u (gram)

Mgan là khối lượng phần gan lành (gram)

L là shunt gan-phổi

Từ đây tính được liều hấp thụ tại gan lành (Dgan). Liều bức xạ đối với nhu mô

của gan lành không nên vượt quá 40Gy.

2.3.2. Khảo sát hiệu quả điều trị

- Đánh giá mối quan hệ giữa liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm sàng sau

3 tháng điều trị.

- Đánh giá sự thay đổi kích thước khối u sau 1 và 3 tháng điều trị.

*Đánh giá đáp ứng lâm sàng sau điều trị

- Thời điểm đánh giá: 1 tháng sau điều trị.

- Đánh giá đáp ứng lâm sàng: Đánh giá đáp ứng chủ yếu dựa vào các triệu

chứng cơ năng của bệnh nhân, chia 3 nhóm:

+ Tốt: Cải thiện triệu chứng lâm sàng so với trước điều trị, cảm giác chủ

quan dễ chịu hơn, ăn ngủ tốt hơn, tăng cân, hết đau tức hạ sườn phải.

+ Như cũ: Không thay đổi triệu chứng lâm sàng so với trước điều trị.

+ Xấu đi: Triệu chứng lâm sàng mới xuất hiện, hoặc triệu chứng lâm sàng

nặng hơn so với trước điều trị.

Các trường hợp cải thiện triệu chứng lâm sàng so với trước điều trị được coi là

có đáp ứng lâm sàng. Các trường hợp như cũ, xấu đi là không có đáp ứng lâm sàng.

2.3.3 .Khảo sát tác dụng không mong muốn (TDKMM) của phương pháp

điều trị

- Các TDKMM trên lâm sàng: mệt mỏi, nôn, đau bụng, sốt.

- Các TDKMM trên gan mật: tăng men gan.

24

2.4. Xử lý số liệu

- Số liệu của nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel 2013.

- Tính tỷ lệ phần trăm (%) đối với các biến định tính.

- Tính giá trị trung bình ( X ) và độ lệch chuẩn (SD) đối với các biến định

lượng liên tục.

- Dùng test χ2 để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ, p < 0,05 được coi là có ý

nghĩa thống kê.

- Dùng test t- student để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình, test

ANOVA để so sánh sự khác biệt của nhiều trung bình, p < 0,05 được coi là có ý

nghĩa thống kê.

- Dùng thuật toán xác định mối tương quan tuyến tính giữa hai đại lượng, có

mối tương quan khi p<0,05. Tính R là hệ số tương quan để xác định mức độ tương

quan chặt chẽ giữa hai đại lượng.

2.5. Đạo đức nghiên cứu

- Các thông tin thu thập chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không tiết lộ

thông tin cá nhân, bệnh tình của đối tượng tham gia nghiên cứu.

- Kỹ thuật xạ trị chọn lọc sử dụng hạt vi cầu Y-90 đã được thông qua Hội

đồng xét duyệt Khoa học và Y đức của Bệnh viện Bạch Mai được ký duyệt công

nhận và cho phép triển khai tại Bệnh viện.

25

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG

chưa điều trị hoặc đã điều trị trước đó

Chỉ định điều trị xạ trị trong chọn lọc với

hạt vi cầu phóng xạ Y-90.

Đánh giá

hiệu quả

điều trị

Đánh giá tác

dụng không

mong muốn

Khảo sát tình hình

sử dụng Y-90 trong xạ

trị chọn lọc ung thư

gan nguyên phát

26

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Phân bố tuổi, giới

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=39)

Nhóm tuổi n Tỷ lệ (%)

< 40 3 7,7

40-60 24 61,5

> 60 12 30,8

Tổng 39 100

Tuổi trung bình 55,9±11,6

Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi trung niên từ 40-60 tuổi (61,5%)

- Nhóm tuổi <40 chiếm tỷ lệ thấp (7.7%)

- Bệnh nhân cao tuổi nhất là 87 tuổi, thấp tuổi nhất là 30 tuổi.

Hình 3.1 Phân bố giới tính

27

Nhận xét:

- Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu nam giới chiếm chủ yếu (87,2%), tỷ

lệ nam/nữ = 7/1.

3.1.2. Tình trạng nhiễm virus viêm gan

Bảng 3.2 Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan trong nhóm nghiên cứu (n=39)

Viêm gan n Tỷ lệ (%)

Viêm gan B 31 79,5

Viêm gan C 1 2,5

Viêm gan B và C 1 2,5

Không nhiễm 6 15,5

Tổng 39 100

Nhận xét:

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

- Đa số bệnh nhân mắc viêm gan B kèm theo (79,5%).

- Tỷ lệ bệnh nhân UTBMTBG mắc đồng thời viêm gan B và viêm gan C

chiếm tỷ lệ thấp (2,5%).

3.1.3. Các phương pháp điều trị trước khi điều trị bằng vi cầu phóng xạ

56,40%

7,70%

17,90%

10,30%7,70%

Chưa điều trị gì

Phẫu thuật

TACE

RFA + TACE

RFA

Hình 3.2 Các phương pháp điều trị trước

28

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

- Đa số bệnh nhân chưa điều trị gì trước khi tiến hành điều trị bằng phương

pháp xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90.

- Trong số các phương pháp điều trị trước, nút mạch gan hóa chất (TACE)

là phương pháp được sử dụng nhiều nhất.

3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị

3.1.4.1. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân UTBMTBG (n=39)

Triệu chứng n Tỷ lệ (%)

Đau hạ sườn phải 8 20,5

Gan to 7 17,9

Mệt mỏi 5 12,8

Gầy sút 3 7,7

Không có triệu chứng 16 41,1

Tổng 39 100

Nhận xét:

- Gần 1/2 số bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu phát hiện mắc

UTBMTBG mà không có biểu hiện lâm sàng (41,1%).

- Đau hạ sườn phải (20,5%) và gan to (17,9%) là hai triệu chứng lâm sàng

phổ biến nhất.

3.1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng

a. Một số chỉ số sinh hóa, huyết học

Bảng 3.4 Các chỉ số cận lâm sàng trước điều trị (n=39)

Chỉ số Trước điều trị ( ± SD) Chỉ số bình thường

Tiểu cầu (G/l) 196,9 ± 71,5 150-400

INR 1,05 ± 0,12 2-3

Billirubin toàn phần (µmol/l) 13,9 ± 5,1 3,4-17,1

Albumin (g/l) 40,9 ± 3,7 35-48

GOT (U/l) 53,6 ± 37,3 10-45

GPT (U/l) 55,4 ± 34,6 10-40

29

Nhận xét:

- Các chỉ số tiểu cầu, bilirubin toàn phần, albumin của nhóm bệnh nhân

nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường.

- Chỉ số INR và men gan (GOT, GPT) tăng nhẹ.

b. Chỉ số AFP

Bảng 3.5 Chỉ số AFP trước điều trị (n=39)

Mức AFP n Tỷ lệ (%) ± SD

≤ 20 ng/ml 13 33,3 4,1±2,8

20- 400 ng/ml 15 38,5 114,8±98,2

≥ 400 ng/ml 11 28,2 23967,2 ± 3813,2

Tổng 39 100

Nhận xét:

- 1/3 số bệnh nhân (33,3%) có chỉ số AFP bình thường.

- 2/3 số bệnh nhân (66,7%) tăng AFP trong đó có 15 bệnh nhân (38,5%) có

chỉ số AFP từ 20-400, 11 bệnh nhân (28,2%) có AFP ≥ 400 ng/ml.

c. Chỉ số tổng trạng ECOG

Chỉ số tổng trạng ECOG là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn

phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

Bảng 3.6 Chí số tổng trạng ECOG trước điều trị

Điểm ECOG n Tỷ lệ (%)

0 32 82,1

1 7 17,9

Tổng 39 100

Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân có ECOG 0 (82.1%)

- Không có bệnh nhân nào ECOG 2.

30

3.1.5. Phân loại giai đoạn UTBMTBG theo BCLC

Hình 3.3 Phân loại giai đoạn UTBMTBG theo BCLC trước điều trị

Phần lớn các bệnh nhân UTBMTBG ở giai đoạn trung gian BCLC B và giai

đoạn tiến triển BCLC Cchiếm lần lượt 59% và 33,3%. Chỉ có 7,7% bệnh nhân ở

giai đoạn sớm BCLC A.

3.2. Tình hình sử dụng Y-90

3.2.1 Các thông số kỹ thuật trước điều trị

Bảng 3.7 Các chỉ số kỹ thuật trước điều trị (n=39)

Chỉ số ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất

Shunt gan-phổi (%) 4,12 ± 3,35 1,00 19,4

T/N 11,56 ± 10,50 1,00 41,55

TI (%) 12,09±8,84 1,30 30,20

Nhận xét:

- % shunt gan-phổi trung bình nhỏ (4,12 ±3,35 %), trong giới hạn có thể chỉ

định thủ thuật mà không cần giảm liều Y-90 tuy nhiên cá biệt có trường hợp %

shunt gan-phổi lớn nhất là 19,4% (xấp xỉ 20%).

- Giá trị trung bình của các tham số này có phương sai đều rất lớn chứng tỏ

sự biến động lớn trong kết quả giữa các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu.

31

3.2.2. Liều điều trị của Y-90

Bảng 3.8 Liều điều trị Y-90 của nhóm bệnh nhân

Liều điều trị (GBq) n Tỷ lệ (%)

0,5-1 10 25,6

1-2 27 69,2

2-3 2 5,2

Tổng 39 100

Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân nhận mức liều từ 1-2 GBq (69,2%).

- Chỉ một số ít bệnh nhân nhận mức liều cao trong khoảng 2-3 GBq (5,2%)

3.2.3. Liều hấp thụ của Y-90 vào nhu mô gan lành

Bảng 3.9 Liều hấp thụ Y-90 vào nhu mô gan lành

Liều Y-90 vào nhu mô gan lành (Gy) n Tỷ lệ (%)

0-20 12 32,4

20-30 9 24,3

30-50 16 43,3

Tổng 37 100

Nhận xét:

- Liều hấp thụ Y-90 của nhu mô gan lành dao động trong khoảng 30-50 Gy

chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,3%).

- Có 2 bệnh nhân không có số liệu về liều hấp thụ Y-90 vào nhu mô gan lành.

3.2.4. Liều hấp thụ của khối u gan

Bảng 3.10 Liều hấp thụ Y-90 của khối u gan

Liều hấp thụ của khối u gan (Gy) n Tỷ lệ (%)

0-200 15 39,5

200-500 19 50

500-900 4 10,5

Tổng 38 100

32

Nhận xét:

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

- Một nửa số bệnh nhân có liều hấp thụ Y-90 vào khối u gan từ 200-500 Gy.

- Chỉ một số lượng nhỏ bệnh nhân (10,5%) có liều hấp thụ Y-90 vào u gan

cao (từ 500-800 Gy).

- Một bệnh nhân thiếu dữ liệu về liều liều hấp thụ phóng xạ vào u gan.

3.2.5. Liều hấp thụ Y-90 của nhu mô phổi

Bảng 3.11 Liều hấp thụ Y-90 của nhu mô phổi

Liều hấp thụ của nhu mô phổi (Gy) n Tỷ lệ (%)

0-5 32 91,4

5-10 2 5,7

10-20 1 2,9

Tổng 35 100

Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân có liều hấp thụ Y-90 vào nhu mô phổi thấp (0-5Gy),

chiếm 91,4%.

- Có 4 bệnh nhân thiếu dữ liệu nghiên cứu.

3.2.6. Liều Y-90 trung bình

Bảng 3.12 Liều Y-90 trung bình

Liều điều trị ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất

Liều Y-90(GBq) 1,20 ± 0,39 0,55 2,37

Liều hấp thụ của u (Gy) 266,62 ± 188,46 57,60 878,90

Liều hấp thụ của nhu mô

gan lành (Gy) 26,09 ± 10,16 7,60 41,80

Liều hấp thụ của nhu mô

phổi (Gy) 2,47 ± 2,82 0,40 16,00

Nhận xét:

- Liều hấp thụ Y-90 của khối u cao gấp khoảng 10 lần liều hấp thụ Y-90 của

nhu mô gan lành.

33

- Phương sai của các giá trị trung bình đều rất lớn chứng tỏ có sự biến động

lớn về liều Y-90 trên từng bệnh nhân.

3.2.7. Mối tương quan giữa liều điều trị Y-90 và liều hấp thụ tại khối u,

liều hấp thụ tại nhu mô gan lành và liều hấp thụ tại phổi

Hình 3.4 Mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ

vào nhu mô gan lành

Có mối tương quan tuyến tính giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô

gan lành, với p=0,001< 0,05 và hệ số tương quan R=0,502.

Hình 3.5 Mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô phổi

Có mối tương quan tuyến tính giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô

phổi, với p=0,012<0,05 và hệ số tương quan R=0,565

34

Hình 3.6 Mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào khối u gan

Có mối tương quan tuyến tính giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào khối u

gan, với p=0,002< 0,005. Hệ số tương quan R=0,932.

Hình 3.7 Mối tương quan giữa shunt gan-phổi và liều hấp thụ vào phổi

Có mối tương quan tuyến tính giữa shunt gan-phổi và liều hấp thụ vào phổi.

Với hệ số tương quan R=0,969 và p=0,002<0,05.

35

3.3. Khảo sát hiệu quả điều trị và TDKMM của phương pháp điều trị

3.3.1. Khảo sát mối quan hệ giữa liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm

sàng sau 3 tháng điều trị

Bảng 3.13 Liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm sàng sau 3 thàng điều trị

Liều hấp thụ tại u

n >120Gy ≤120Gy Tổng p

Có đáp ứng 23 6 29

p=0,004<0,05 Không đáp ứng 6 4 10

Tổng 29 10 39

Với liều hấp thụ vào khối u trên 120Gy, có 23 BN đạt đáp ứng lâm sàng

(58,9%),với liều hấp thụ vào khối u ≤ 120Gy có 6 BN đạt đáp ứng lâm sàng

(13,4%) sau 3 tháng điều trị. Tỷ lệ đạt đáp ứng lâm sàng của nhóm liều hấp thụ vào

khối u trên 120Gy cao hơn nhóm còn lại, với p = 0,004 <0,05.

3.3.2 Khảo sát kích thước khối u trước và sau điều trị bằng Y-90

Hình 3.8 So sánh kích thước khối u trước và sau điều trị

Kích thước u gan trung bình trước điều trị là 6,3cm, sau điều trị 1 tháng giảm

xuống 5,6cm, sau điều trị 3 tháng giảm xuống 4,3cm. Sự khác biệt này có ý nghĩa

thống kê với p = 0,002 <0,005.

36

3.3.3. Khảo sát TDKMM sau điều trị trong vòng 48 giờ đầu

Bảng 3.10: Tác dụng phụ sau điều trị trong vòng 48 giờ đầu (n=39)

Triệu chứng Số BN có triệu chứng/ 39 BN Tỷ lệ (%)

Mệt mỏi 18 46,2

Tăng men gan 10 25,6

Nôn 7 17,9

Đau bụng 5 12,8

Sốt 2 5,1

Tác dụng phụ sau điều trị 48 giờ hay gặp nhất là mệt mỏi chiếm 46,2%, tiếp đến

là tăng men gan 25,6%, nôn chiếm 17,9%, đau bụng chiếm 12,8%, sốt chiếm 5,1%.

37

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

▪ Đặc điểm tuổi, giới

* Tuổi: Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình là

55,9±11,6, cao tuổi nhất là 87 tuổi và thấp tuổi nhất là 30 tuổi, trong đó lứa tuổi từ

40-60 chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,5%.

Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả Nguyễn Quang Nghĩa

(2012) tuổi trung bình của bệnh nhân UTBMTBG 50,65±11,9 [12] và tác giả

Nguyễn Tiến Thịnh nghiên cứu trên 30 bệnh nhân UTBMTBG điều trị xạ trị trong

chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 năm 2016 tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân

nghiên cứu là 59,3±11,5 tuổi [14].

Theo một số tác giả nước ngoài khi áp dụng xạ trị trong chọn lọc thì lứa tuổi

thường gặp là cao hơn như Sangro và cộng sự nghiên cứu trên 325 bệnh nhân điều

trị xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ độ tuổi trung bình là 64,5 ± 10,8

[19]. Nghiên cứu của Khor và cộng sự năm 2014, lứa tuổi thường gặp trung bình là

61,9 tuổi[17].Có sự khác biệt này có thể do yếu tố nguy cơ của UTBMTBG tại Việt

Nam chủ yếu do phơi nhiễm với virus viêm gan B và độ tuổi bắt đầu phơi nhiễm

tương đối trẻ, nên thời gian phát hiện hiện bệnh sớm.

* Giới: Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ về giới của bệnh nhân mắc

UTBMTBG chủ yếu là nam giới với tỷ lệ nam là 87,2%, nữ là 12,8%, tỷ lệ nam/nữ

= 7/1.

Phần lớn tác giả trong nước cũng gặp nam nhiều hơn nữ, nhưng tỷ lệ nam

thấp hơn con số của nghiên cứu này, thường chiếm 70-75% [13].Có thể giải thích

sự khác biệt là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn so với các nghiên cứu trên

(39 bệnh nhân).

▪ Tình trạng nhiễm virus viêm gan

79,5% bệnh nhân có HbsAg dương tính. Tỷ lệ này cao hơn so với một số kết

quả công bố trước đây của Đào Văn Long là 70,4% [13], nguyên nhân có thể do

mẫu nghiên cứu này nhỏ hơn (n=39).

38

▪ Các phương điều trị trước: Có 26 bệnh nhân (66,7%) mới được chẩn

đoán chưa can thiệp điều trị u gan trước đó. 13 bệnh nhân (33,3%) tái phát sau

điều trị u gan bằng các phương pháp khác (phẫu thuật, TACE, RFA) đặc biệt có 2

bệnh nhân tái phát sau 6 lần điều trị trước đó, 6 bệnh nhân đã từng điều trị ≥ 4 lần

u gan tại chỗ và không còn chỉ định điều trị bằng phương pháp thông thường.

▪ Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị

- Triệu chứng lâm sàng trước điều trị

* Triệu chứng cơ năng thường gặp: là đau hạ sườn phải 20,5%. Một số

triệu chứng khác như mệt mỏi, gầy sút cân chiếm tỷ lệ ít hơn. Các triệu chứng này

thường không có tính chất đặc hiệu, khiến cho việc phát hiện bệnh sớm khó khăn

nếu bệnh nhân không được khám xét toàn diện. Tỷ lệ bệnh nhân tình cờ phát hiện

do khám sức khỏe có 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (30,7%).

Như vậy triệu chứng khởi phát bệnh là các triệu chứng không đặc hiệu, mơ hồ, có

thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau vì vậy dễ bị bỏ qua nếu không quan tâm.

- Triệu chứng cận lâm sàng trước điều trị

* Các chỉ số cận lâm sàng trước điều trị: Các chỉ số men gan tăng nhẹ trước

điều trị, phản ánh tình trạng hủy hoại tế bào gan, qua đó phản ánh bệnh gan mạn

tính tiềm tàng do viêm gan B. Các chỉ số Albumin và INR đều có giá trị bình

thường, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng không có các triệu chứng như cổ

trướng, hội chứng não gan phản ánh tình trạng chức năng gan còn tốt của nhóm

bệnh nhân.

* Chỉ số tổng trạng:

Là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn phương pháp

điều trị cho bệnh nhân.

Theo khuyến cáo trong điều trị xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ

nên áp dụng đối với những bệnh nhân tổng trạng còn khá (0-2). Vì vậy lựa chọn đầu

vào nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ gồm những bệnh nhân có chỉ số tổng trạng

0-1 điểm.Trong nhóm BN nghiên cứu có 32 bệnh nhân ECOG 0, chiếm 82,1%, 8 bệnh

nhân ECOG 1 chiếm 17,9%, không có bệnh nhân nào ECOG 2.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu của các tác

39

giả trên thế giới như Sangro và cộng sự 2011 nghiên cứu trên 325 bệnh nhân

UTBMTBG được điều trị bằng phương pháp xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng

xạ Y-90 đối tượng lựa chọn có ECOG 0 chiếm 54,3%, ECOG 1 chiếm 33,3% [19].

* Đánh giá giai đoạn trước điều trị: Trong nghiên cứu này tôi sử dụng hệ

thống phân chia giai đoạn theo Barcelona (BCLC) đánh giá giai đoạn bệnh của bệnh

nhân trước điều trị. Bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn trung gian (BCLC B) (59,0%).

Có 3 bệnh nhân (7,7%) giai đoạn sớm (BCLC A) đều mới phát hiện, chưa điều trị

trước đây và có 13 bệnh nhân (13,3%) giai đoạn muộn (BCLC C). 100% bệnh nhân

có chức năng gan Child A, do chỉ định của can thiệp (xơ gan còn bù).

* Chỉ số AFP: Trong nghiên cứu có 13 bệnh nhân (33,3%) có giá trị AFP

trong giới hạn bình thường (≤ 20 ng/ml). Có 66,7% bệnh nhân tăng AFP trước điều

trị, trong đó chỉ có 28,2% tăng trên 400 ng/ml. Nghiên cứu của Sangro chỉ ra có

34,9% bệnh nhân có tăng AFP ≥ 400 ng/ml [30].

4.2. Tình hình sử dụng Y-90

4.2.1. Các thông số kỹ thuật

* Tỷ số T/N là chỉ số đánh giá mức độ tập trung phóng xạ tại khối u so với

mức độ tập trung phóng xạ trên gan lành tính trên một đơn vị khối lượng, Trong

nghiên cứu của chúng tôi tỷ số T/N trung bình là 11,56 ± 10,50. Tỷ lệ TI trung bình

là 12,09%.

* Shunt gan-phổi là giá trị đo mức độ bắt giữ phóng xạ tại phổi, nếu giá trị

này cao thì bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do xạ trị, do đó cần đánh giá shunt gan-

phổi của bệnh nhân trước điều trị. Nếu tỷ lệ bắt giữ phóng xạ ở phổi >10% cần giảm

liều Y-90 và nếu > 20% thì không nên chỉ định điều trị xạ trị trong chọn lọc với Y-90.

Trong nghiên của của chúng tôi shunt-gan phổi trung bình 4,12% hoàn toàn

nằm trong giới hạn cho phép, không có mối tương quan tuyến tính giữa shunt gan-

phổi với thể tích khối u và tỷ lệ phần trăm thể tích khối u/thể tích toàn gan (P>0,05).

Có 1 trường hợp shunt gan-phổi 19,4% nằm trong giới hạn cho phép, nhưng

tương đối cao so với shunt gan -phổi trung bình,liều phóng xạ hấp thụ tại phổi là 24

Gy, sau điều trị 1 tháng bệnh nhân xuất hiện ho, sốt, khó thở đau ngực. Chụp CLVT

lồng ngực có hình ảnh viêm phổi rõ.

40

Như vậy cần phải đánh giá chính xác shunt gan-phổi và cân nhắc chỉ định điều trị

cho những bệnh nhân có shunt gan -phổi cao gần với ngưỡng cho phép.Theo nghiên

cứu của Jonas Högberg năm 2015, shunt gan-phổi trung bình là 3,5%, T/N trung

bình là 3,8 [26].

4.2.2. Xác định liều điều trị

Về liều điều trị các bệnh nhân được tiến hành tính liều điều trị bằng công

thức tính liều dựa vào diện tích da có hiệu chỉnh (modified BSA method). Sau đó

liều hấp thụ vào nhu mô phổi và nhu mô gan lành được tính theo phương pháp tính

liều từng phần nhằm hiệu chỉnh liều sao cho liều vào khối u cao nhất và liều vào

nhu mô gan lành và nhu phổi thấp nhất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi liều Y-90 trung bình là 1,20 ± 0,39GBq

(0,55-2,37GBq). Kết quả này thấp hơn so với một số tác giả như Lewandowski

2009, liều điều trị trung bình là 1,61 GBq [28]. Điều này có thể giải thích do diện

tích da của người Việt Nam thấp hơn so với người Châu Âu. Trong nghiên cứu của

chúng tôi liều hấp thụ vào khối u gan trung bình đạt được 266,62 ± 188,46Gy

(57,6Gy-878,9Gy), trong khi đó liều vào nhu mô gan lành trung bình là 26,09 ±

10,16 Gy (7,6 Gy-41,8Gy), và liều vào nhu mô phổi là 2,47 ± 2,82Gy (0,4Gy-16

Gy). Hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép, hạn chế được tối đa biến chứng viêm

gan xạ trị và viêm phổi xạ trị.

4.2.3. Tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thụ tại khối u, liều hấp thụ

vào nhu mô gan lành, liều hấp thụ vào nhu mô phổi.

Về mối tương quan giữa liều điều trị và liều hấp thu tại khối u, chúng tôi tìm

thấy mối tương quan tuyến tính giữa liều điều trị và liều hấp thụ tại khối u với

R=0,932 và p<0,05 có ý nghĩa thống kê. Như vậy khi liều điều trị tăng thì liều vào

khối u cũng tăng. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan

tuyến tính giữa liều điều trị và liều hấp thụ vào nhu mô gan lành với R=0,908 và

p<0,05 có ý nghĩa thống kê, và mối tương quan tuyến tính giữu liều điều trị và liều

hấp thụ tại nhu mô phổi. Khi liều điều trị tăng thì liều hấp thụ vào nhu mô gan lành

cũng tăng và liều hấp thụ tại nhu mô phổi cũng tăng. Do đó ta phải cân nhắc và tính

41

toán để đảm bảo liều vào khối u tối đa nhưng liều vào nhu mô gan lành tối thiểu để

đạt được hiệu quả cao nhất và hạn chế tác dụng phụ.

4.3. Khảo sát hiệu quả điều trị và TDKMM của phương pháp điều trị

4.3.1. Khảo sát mối quan hệ giữa liều hấp thụ vào khối u và đáp ứng lâm

sàng sau 3 tháng điều trị.

Trong nghiên cứu của chúng tôi với liều hấp thụ vào khối u trên 120Gy, có

23 BN đạt đáp ứng lâm sàng (58,9%),với liều hấp thụ vào khối u ≤120Gy có 6 BN

đạt đáp ứng lâm sàng (13,4%) sau 3 tháng điều trị. Tỷ lệ đạt đáp ứng lâm sàng của

nhóm liều hấp thụ vào khối u trên 120Gy cao hơn nhóm còn lại, với p<0,05.

4.3.2. Đánh giá sự thay đổi kích thước khối u sau 1 và 3 tháng điều trị.

Trong nghiên cứu của chúng tôi sau 3 tháng điều trị có 74,4% bệnh nhân có

khối u giảm về kích thước, 25,6% bệnh nhân có kích thước khối u không thay đổi.

Kích thước u gan trung bình trước điều trị là 6,3cm, sau điều trị 1 tháng giảm xuống

còn 5,6cm, sau điều trị 3 tháng giảm xuống còn 4,3cm sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p<0,05.

4.3.3. Đánh giá TDKMM của phương pháp điều trị

Với mỗi phương pháp điều trị có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Nghiên

cứu của chúng tôi đánh giá tác dụng phụ trong vòng 48 giờ sau điều trị và nhận

thấy: tác dụng phụ sau điều trị 48 giờ hay gặp nhất là mệt mỏi chiếm 46,2%, tiếp

đến là tăng men gan 25,6%, nôn chiếm 17,9%, đau bụng chiếm 12,8%, sốt chiếm

5,1%. Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của Zhongzhia Jia và cộng sự năm

2017, tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi (36,1%), đau ổ bụng (17,8%) và nôn

(15%). Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Katherin Y.Fan năm 2016, sau điều trị

bệnh nhân được ghi nhận xuất hiện nhiều tác dụng phụ hơn: đau bụng (11%), mệt

mỏi (11%), nôn/buồn nôn (5%), cổ trướng (5%), khó thở (3%), tiêu chảy (3%), phù

ngoại biên (3%). Sự khác nhau này có thể được giải thích là do cỡ mẫu của chúng

tôi còn nhỏ (n=39) mà sự xuất hiện tác dụng phụ còn phụ thuộc vào thể trạng của

từng bệnh nhân nên có thể nghiên cứu của chúng tôi chưa thu thập được nhiều tác

dụng phụ khác nhau có thể gặp.

42

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 39 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan đã được điều trị

xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 tại Khoa Y học hạt nhân và Ung

bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2013 đến 3/2016, chúng tôi rút ra một số kết

luận sau:

- Phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi trung niên (đọ tuổi trung bình là 55,9±11,6),

đa phần là nam giới (tỷ lệ nam/nữ = 7/1).

- Hầu hết bệnh nhân nhập viện với tình trạng khỏe mạnh (ECOG 0 chiếm

82,1%) tuy nhiên khi xét đến giai đoạn bệnh, đa phần bệnh nhân đã ở giai đoạn tiến

triển (BCLC B chiếm 59%)

1. Tình hình sử dụng Y-90

- Liều điều trị trung bình là 1,2GBq. Liều hấp thụ trung bình vào u là

266,62±188,46Gy, vào nhu mô gan lành là 26,09±10,16Gy, vào nhu mô phổi 2,47

±2,82 Gy. Liều điều trị lớn nhất là 2,37GBp, lớn hơn nhiều so với giá trị trung bình.

Liều hấp thụ vào khối u gan lớn nhất ghi nhận được là 878,9Gy, gấp 3 lần giá trị

trung bình.

- Phương pháp xạ trị trong chọn lọc sử dụng vi cầu Y-90 cho liều chiếu xạ

tập trung vào khối u, gấp 10 lần liều chiếu xạ vào nhu mô gan lành.

- Liều hấp thụ của nhu mô gan lành và nhu mô phổi đều nằm trong giới hạn

cho phép.

1. Hiệu quả điều trị

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 về tỷ lệ đáp ứng lâm sàng ở

nhóm bệnh nhân có liều hấp thụ tại khối u >120Gy và nhóm có liều hấp thụ tại

khối u ≤ 120Gy ( 58,9% và 13,4%).

- Sau điều trị 1 tháng và 3 tháng kích thước khối trung bình giảm từ 6,3cm

xuống 5,6 ± 2,2cm (sau 1 tháng điều trị) và 4,3 ± 1,1 cm (sau 3 tháng điều trị).

2. Đánh giá TDKMM

Các TDKMM thường gặp nhất sau 48h đầu điều trị là mệt mỏi (56,2%), tăng

men gan (26,5%), các tác dụng phụ như nôn, đau bụng chiếm tỷ lệ ít hơn và chỉ một

tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị sốt sau điều trị (5,2%).

43

ĐỀ XUẤT

- Nên tiến hành thu thập số liệu và nghiên cứu bệnh nhân với cỡ mẫu lớn hơn

cũng như tiến hành thêm các khảo sát tại các cơ sở khác như Bệnh viện Trung Ương

Quân Đội 108 (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) để đánh giá

tình hình sử dụng và hiệu quả điều trị của phương pháp xạ trị trong chọn lọc với hạt

vi cầu phóng xạ Y-90.

44

DANH MỤC THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Mai Hồng Bàng, Nguyễn Tiến Thịnh (2016), "Kết quả bước đầu điều trị

ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp xạ trị trong chọn lọc", Tạp chí y học

quân đội

2. Lưu Minh Diệp, Đào Văn Long, Trần Minh Phương (2007), "Nghiên cứu

một số đặc điểm lâm sàng, alpha fetoprotein và hình ảnh ung thư biểu mô tế bào

gan sau điều trị bằng nhiệt tần số radio", Tạp chí Nghiên cứu y học, Phụ trương

53(5), 23-8.

3. Lê Văn Don, Vũ Văn Khiên, Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2000), "Giá

trị của AFP trong chẩn đoán xác định, tiên lượng và theo dõi điều trị một số thể ung

thư gan nguyên phát", Nội khoa, (2), 8-10.

4. Nguyễn Bá Đức (2006), "Nghiên cứu dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị,

phòng chống một số bệnh ung thư ở Việt Nam (vú, gan, dạ dày, phổi, máu)", Báo

cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài cấp nhà nước, Bệnh viện K.

5. Nguyễn Thị Vân Hồng (2015), "Các bảng điểm ứng dụng trong thực

hành tiêu hóa Hà Nội", Nhà xuất bản Y học, 33-38.

6. Mai Trọng Khoa (2013), "Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư".

7. Mai Trọng Khoa (2013), "Đánh giá kết quả điều trị khối u ác tính tại gan

bằng xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 tại Bệnh viện Bạch mai".

8. Thái Doãn Kỳ (2015), "Nghiên cứu kết quả điều trị UTBMTBG bằng

phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads", Luận án Tiến Sỹ Y

Học.

9. Đào Văn Long (2012), "Ung thư biểu mô tế bào gan", Bệnh học nội

khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 17-23.

10. Đào Văn Long, Đào Việt Hằng (2014), "Kỹ thuật điều trị ung thư biểu

mô tế bào gan bằng sóng cao tần với các kim lựa chọn theo kích thước khối u dưới

sự hướng dẫn của siêu âm ", Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 2422-31.

11. Văn Long (2015), Ung thư biểu mô tế bào gan, Nhà xuất Bản Y học.

45

12. Nguyễn Quang Nghĩa (2012), "Nghiên cứu áp dụng đo thể tích gan bằng

chụp cắt lớp vi tính trong chỉ định, điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát",

Luận văn tiến sĩ y học.

13. Phác đồ chẩn đoán và điều trị UTBMTBG- Khoa Tiêu hóa- Bệnh viện

Bạch Mai.

14. Nguyễn Tiến Thịnh và cs (2016), "Kết quả bước đầu điều trị ung thư

biêu mô tế bào gan bằng phương pháp xạ trị chiếu trong chọn lọc".

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

15. A. Colli, M. Fraquelli, G. Casazza et al. (2006), "Accuracy of

ultrasonography, spiral CT, magnetic resonance, and alpha-fetoprotein in

diagnosing hepatocellular carcinoma: a systematic review", Am J Gastroenterol,

101(3), 513-23.

16. A. Riaz, R. K. Ryu, L. M. Kulik et al (2009), "Alpha-fetoprotein

response after locoregional therapy for hepatocellular carcinoma: oncologic marker

of radiologic response, progression, and survival", J Clin Oncol, 27(34), 5734-42.

17. A. Y. Khor, Y. Toh, J. C. Allen et al. (2014), "Survival and pattern of tumor

progression with yttrium-90 microsphere radioembolization in predominantly hepatitis B

Asian patients with hepatocellular carcinoma", Hepatol Int, 8(3), 395-404.

18. Bray F Parkin DM, Ferlay J, Píani P (2005), "Global cancer statistics",

CA Cancer J Clin 55(74-108).

19. B. Sangro, L. Carpanese, R. Cianni et al. (2011), "Survival after

yttrium-90 resin microsphere radioembolization of hepatocellular carcinoma across

Barcelona clinic liver cancer stages: a European evaluation", Hepatology, 54(3),

868-78.

20. Bilbao, José Ignacio, Reiser, Maximilian F (Eds.), 2014, “Liver

Radioembolization with Y-90”, Hepatology, Vol. 35, 2009.

21. Bruno Sangro, Livio Carpanese, Roberto Cianni (2010), “Survival

After Yttrium-90 Resin Microsphere Radioembolization of Hepatocellular

46

Carcinoma Across Barcelona Clinic Liver Cancer Stages: A European Evaluation”,

Hepatology, Vol. 54, No. 3, 2011.

22. Chow PK et al (2010), "Multicenter phase II study of SIR-sphere plus

sorafenib as first line in patients with nonresectable hepatocellular carcinoma: The

Asia-Pacific Hepatocellular Carcinoma Trials Group Protocol 05 (AHCC05)",

ASCO Annual Meeting, J Clin Oncol

23. D’Avola et al (2009), "A retrospective comparative analysis of the

effect of Y90-radioembolization on the survival of patients with unresectable

hepatocellular carcinoma", Hepato-gastroenterology, 1683-1688.

24. J. M. Llovet, M. I. Real, X. Montana et al. (2002), "Arterial

embolisation or chemoembolisation versus symptomatic treatment in patients with

unresectable hepatocellular carcinoma: a randomised controlled trial", Lancet,

359(9319), 1734-9.

25. J. M. Llovet, S. Ricci, V. Mazzaferro et al. (2008), "Sorafenib in

advanced hepatocellular carcinoma", N Engl J Med, 359(4), 378-90.

26. Jonas Högberg (2015), "Increased absorbed liver dose in Selective

Internal Radiation Therapy (SIRT) correlates with increased sphere-cluster

frequency and absorbed dose inhomogeneity", EJNMMI Physics.

27. Jose Ignacio Bilbao (2014), Liver radioembolization with 90 Y

Microspheres, Second, Hedvig Hricak Maximilan F. Reiser, ed, Spinger,

London, 53-59.

28. L. Bolondi (2003), "Screening for hepatocellular carcinoma in

cirrhosis", J Hepatol, 39(6), 1076-84.

29. R. J. Lewandowski, L. M. Kulik, A. Riaz et al. (2009), "A comparative

analysis of transarterial downstaging for hepatocellular carcinoma:

chemoembolization versus radioembolization", Am J Transplant, 9(8), 1920-8.

30. Saito A Oka H, Ito K et al (2001), "Multicentre prospective analysis of

newly diagnosed hepatocellular carcinoma with respect to the percentage of Lens

culinaris agglutinin reactive alpha fetoprotein.", gastroenterol hepatol Journal 16,

1378-83.

47

31. Sangro B et al (2013), "Prognostic Factors and Prevention of

Radioembolization-Induced Liver Disease", Hepatology, 1078-1087.

32. Sirtex Medical Training Manual 2014, pp. 33-34.S. Mulier, P. Mulier, Y.

Ni et al. (2002), "Complications of radiofrequency coagulation of liver tumours", Br J

Surg, 89(10), 1206-22.

33. V. Mazzaferro, E. Regalia, R. Doci et al. (2009), "Liver transplantation

for the treatment of small hepatocellular carcinomas in patients with cirrhosis", N

Engl J Med, 334(11), 693-9.

34. Y. K. Cho, J. K. Kim, W. T. Kim et al. (2010), "Hepatic resection

versus radiofrequency ablation for very early stage hepatocellular carcinoma: a

Markov model analysis", Hepatology, 51(4), 1284-90.

48

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

HÀNH CHINH:

Họ và tên: Tuổi: Giới:

Nghề nghiệp: ......................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

Số điện thoại liên hệ: ..........................................................................................

Mã bệnh án: ........................................................................................................

Mã hồ sơ lưu trữ: ................................................................................................

Ngày vào viện Ngày điều trị Y-90 Mã BA

Lần 1:

Lần 2:

Lần 3:

BỆNH SỬ:…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

TIỀN SỬ:

Viêm gan B

Viêm gan C

Nghiện rượu………………………………………………………….

Bệnh kèm theo:……………………………………………………….

…………………………………………………………………………..

49

LÂM SÀNG:

Triệu chứng cơ năng Có/Không

(1/0) Triệu chứng thực thể

Có/Không

(1/0)

Đau hạ sườn phải Phù

Mệt mỏi Cổ chướng

Chán ăn Vàng da

Sút cân Sao mạch

Rối loạn tiêu hóa Tuần Hoàn Bàng Hệ

Sốt Gan to

Bụng to Lách to

Tự sờ thấy u Xuất huyết dưới da

Các triệu chứng khác nếu có:………………………………………………..

Nếu có triệu chứng gan to, lách to, mô tả thêm về đặc điểm ……………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………….

XET NGHIỆM MÁU

1. Công thức máu: 2. Đông máu cơ bản:

- Hồng cầu: T/L - Prothrombin: %

- Bạch cầu: G/L - Fibrinogen:

- Tiểu cầu: G/L - INR:

3. Chức năng gan:

GOT (U/L): GPT(U/L): GGT(U/L):

Bilirubin toàn phần (µmol/l):

Bilirubin trực tiếp (µmol/l):

Albumin (g/l):

4. Maker viêm gan : HbsAg: dương tính âm tính

Anti –HCV: dương tính âm tính

5. Chất chỉ điểm khôi u : AFP (ng/ml): …………………….

50

ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ TRONG CHỌN LỌC BẰNG HẠT VI CẦU PHÓNG XẠ Y-90

Chỉ số

Kích thước u lớn nhất (cm)

Thể tích u (cm3)

Tỉ lệ% Vu/Vgan

Chỉ số

Shunt gan-phổi

Tỷ số T/N

Liều Y-90 (GBq)

Liều hấp thụ của u (Gy)

Liều hấp thụ của nhu mô gan lành (Gy)

Liều hấp thụ của nhu mô phổi (Gy)

THEO DOI BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ TRONG CHỌN LỌC

VỚI HẠT VI CẦU PHÓNG XẠ Y-90 48 GIỜ ĐẦU

Triệu chứng Mức độ

Đau bụng (Không, nhẹ, vừa, nặng)

Sốt (Không, nhẹ, vừa, cao)

Nôn (không/có)

Tăng men gan

Mệt mỏi

Tổn thương đường mật

Tụ máu dưới bao gan

Biến chứng khác

51

KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ

CÁC XET NGHIỆM:

Chỉ số Sau 01 tháng Sau 03 tháng

Prothrombin (%)

Albumin (g/l)

GOT(U/L)

GPT(U/L)

GGT(U/L)

Bilirubin toàn phần

(µmol/l)

Bilirubin trực tiếp

(µmol/l)

AFP (ng/ml)

TỬ VONG:

Còn sống Thời gian sống thêm………………………………

Tử vong Ngày tháng tử vong:……………………………….

Trong tháng đầu sau điều trị bằng xạ trị trong chọn lọc

Sau điều trị 1 tháng

Nguyên nhân tử vong:…………………………………………………………….

52

DANH SÁCH BỆNH NHÂN

STT Họ tên Giới tính Tuổi

Nam Nữ

1 Nguyễn Văn C X 68

2 Trần Hữu V X 63

3 Nguyễn Tự N X 67

4 Nguyễn Văn C X 47

5 Trần Đức V X 78

6 Nguyễn Hữu C X 58

7 Nguyễn Hữu T X 62

8 Vũ Hoài M X 58

9 Cao Bá D X 60

10 Vũ Công P X 66

11 Nguyễn Thế H X 57

12 Đỗ Quốc U X 77

13 Lê Văn M X 57

14 Nguyễn Thị N X 66

15 Nguyễn Đức H X 54

16 Nguyễn Thế V X 47

17 Đào Văn S X 48

18 Trần Danh S X 43

19 Lê Anh T X 43

20 Nguyễn Việt H x 61

21 Nguyễn Thị H X 59

22 Phạm Đình L x 87

23 Nguyễn Văn S X 43

24 Dương Đình T X 61

25 Nguyễn Đình H X 57

26 Vũ Minh T X 55

27 Nguyễn Thế N X 65

28 Nguyễn Thị Huyền M X 38

29 Phan Mạnh T X 39

30 Lê Trọng D X 43

53

31 Đỗ Thị S X 53

32 Nguyễn Viết T X 48

33 Lê Trọng S X 59

34 Nguyễn Đình T X 49

35 Nguyễn Thị Hồng C X 30

36 Phạm Văn B X 55

37 Đặng Văn C X 50

38 Trịnh Văn Đ X 48

39 Nguyễn Minh T X 67

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

TS. BS. Phạm Cẩm Phương

Xác nhận của Trung tâm Y học

hạt nhân và Ung bướu