28
1 THÔNG TIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHBC KN KT QUHOT ĐỘNG KHOA HC VÀ CÔNG NGHTNH BC KN (1997-2014) TS. Đỗ Tun Khiêm - Giám đốc SKhoa hc và Công nghrong nhng năm qua, mc dù gp nhiu khó khăn nhưng tc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hng năm ca tnh đạt khá, bình quân 11-12%, lương thc bình quân đầu người năm 1998: 279 kg/người/năm; năm 2005: 424 kg/người/năm năm 2010: 530 kg/người/năm; năm 2013 đạt 570 k/người/năm. Đạt được kết quđó, mt phn có sđóng góp quan trng ca khoa hc và công ngh. Hu hết các nhim vkhoa hc và công nghđược trin khai bám sát nhim vchính tr, kinh tế ca địa phương, nhiu kết qunghiên cu ng dng đã to động lc cho phát trin kinh tế - xã hi ca tnh, đồng thi là cơ scho vic định hướng phát trin kinh tế - xã hi và chuyn dch cơ cu kinh tế, phc vsnghip công nghip hóa, hin đại hóa nông nghip, nông thôn, nht là vic khai thác tim năng, li thế vkhí hu, đất đai, góp phn nâng cao thu nhp, ci thin đời sng cho nhân dân Trên cơ skhai thác các tim năng, thế mnh ca địa phương trên các lĩnh vc: tài nguyên đất đai, khí hu, khoáng sn, các loi cây con đặc sn, bn địa, khoa hc và công nghđã tng bước đưa các tim năng này vào khai thác trong thc tế phc vđời sng nhân dân. Tnăm 1997 đến nay, trên địa bàn tnh Bc Kn trin khai: 201 đề tài, dán trong đó: lĩnh vc nông lâm nghip: 114 đề tài, dán chiếm: 56,7% vslượng và 68,7% vkinh phí, khoa hc xã hi và nhân văn 34 đề tài, dán chiếm 16,9% vslượng và 9,9% vkinh phí, điu tra cơ bn và môi trường 20 đề tài, dán chiếm 9,9% vslượng và 9,3% vkinh phí, công nghthông tin 10 dán chiếm 5,0% vslượng và 7,1% vkinh phí; Y dược 15 đề tài, dán chiếm: 7,5% vslượng và 3,5% vkinh phí, khoa hc và công nghkhác: 8 dán chiếm 4,0% vslượng và 1,6% vkinh phí. Trong tng s201 đề tài, dán trin khai trong giai đon 1997-2013 đã có 170 đề tài, dán đã nghim thu, trong đó có 30 đề tài, dán đạt xut sc chiếm: 18%, 103 đề tài, dán đạt khá chiếm: chiếm 60,6%, 34 đề tài, dán đạt yêu cu chiếm 20%, có 3 đề tài, dán đề nghdng trin khai chiếm 1,7%. Mt skết qucthnhư sau: 1. Lĩnh vc nông, lâm nghip Giai đon 1997-2005: Nông, lâm nghip được tnh chú trng quan tâm đầu tư vi 51 đề tài, dán. Giai đon này các đề tài, dán tp trung nghiên cu nhm tăng v, nâng cao hssdng đất; đưa ging cây trng mi, mô hình mi vào thc tin sn xut, xây dng các mô hình đạt giá trtrên 30 triu đồng/ha. Nhcó áp dng các tiến bkthut vào sn xut mà năng sut và sn lượng cây trng không ngng được tăng lên, đã xây dng thành công các mô hình thâm canh lúa ti huyn ChĐồn, Bch Thông, đã áp dng các tiến bmi như kthut gieo x, bón phân hp lý, phòng dch bnh tng hp...nên gim chi phí công lao động và ging, tăng hiu qukinh tế, hin nay đã được nhân rng hu hết các huyn trong tnh. Chuyn đổi cơ cu cây trng Bch Thông vi mô hình trng cà chua, t ngt T Mô hình trng Khoai môn nuôi cy mô ti Bn Mún xã Dương Phong - Bch Thông. nh TL

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA H C VÀ CÔNG NGH TỈNH BẮC K N …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket so 2-2014.pdf · nội giống cây ăn quả, giống hoa chất

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẮC KẠN (1997-2014)

TS. Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

rong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng

kinh tế bình quân hằng năm của tỉnh đạt khá, bình quân 11-12%, lương thực bình quân đầu người năm 1998: 279 kg/người/năm; năm 2005: 424 kg/người/năm năm 2010: 530 kg/người/năm; năm 2013 đạt 570 k/người/năm. Đạt được kết quả đó, một phần có sự đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ.

Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế của địa phương, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng đã tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân

Trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương trên các lĩnh vực: tài nguyên đất đai, khí hậu, khoáng sản, các loại cây con đặc sản, bản địa, khoa học và công nghệ đã từng bước đưa các tiềm năng này vào khai thác trong thực tế phục vụ đời sống nhân dân.

Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn triển khai: 201 đề tài, dự án trong đó: lĩnh vực nông lâm nghiệp: 114 đề tài, dự án chiếm: 56,7% về số lượng và 68,7% về kinh phí, khoa học xã hội và nhân văn 34 đề tài, dự án chiếm 16,9% về số lượng và 9,9% về kinh phí, điều tra cơ bản và môi trường 20 đề tài, dự án chiếm 9,9% về số lượng và 9,3% về kinh phí, công nghệ thông tin 10 dự án chiếm 5,0% về số lượng và 7,1% về kinh phí; Y dược 15 đề tài, dự án chiếm: 7,5% về số lượng và 3,5% về kinh phí, khoa học và công nghệ khác: 8 dự án chiếm 4,0% về số lượng và 1,6% về kinh phí.

Trong tổng số 201 đề tài, dự án triển khai trong giai đoạn 1997-2013 đã có 170 đề tài, dự án đã nghiệm thu, trong đó có 30 đề tài, dự án đạt xuất sắc chiếm: 18%, 103 đề tài, dự án đạt khá chiếm: chiếm 60,6%, 34 đề tài, dự án đạt yêu cầu chiếm 20%, có 3 đề tài, dự án đề nghị dừng triển khai chiếm 1,7%.

Một số kết quả cụ thể như sau: 1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp Giai đoạn 1997-2005: Nông, lâm

nghiệp được tỉnh chú trọng quan tâm đầu tư với 51 đề tài, dự án. Giai đoạn này các đề tài, dự án tập trung nghiên cứu nhằm tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất; đưa giống cây trồng mới, mô hình mới vào thực tiễn sản xuất, xây dựng các mô hình đạt giá trị trên 30 triệu đồng/ha. Nhờ có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất và sản lượng cây trồng không ngừng được tăng lên, đã xây dựng thành công các mô hình thâm canh lúa tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, đã áp dụng các tiến bộ mới như kỹ thuật gieo xạ, bón phân hợp lý, phòng dịch bệnh tổng hợp...nên giảm chi phí công lao động và giống, tăng hiệu quả kinh tế, hiện nay đã được nhân rộng ở hầu hết ở các huyện trong tỉnh.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bạch Thông với mô hình trồng cà chua, ớt ngọt

T

Mô hình trồng Khoai môn nuôi cấy mô tại Bản Mún xã Dương Phong - Bạch Thông. Ảnh TL

2

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Mùa quýt tại Bắc Kạn. Ảnh TL

cho thu nhập 40-90 triệu đồng/ha; mô hình đậu tương, lúa cạn tại Pác Nặm đã xác định được giống lúa cạn LC9-31 có năng suất 39-41 tạ/ha; mô hình thâm canh khoai môn Bắc Kạn ở Bạch Thông và Thị xã Bắc Kạn cho năng suất từ 14-15 tấn/ha; đối với lúa: năng suất năm 1998 là 34,61tạ/ha, năm 2005 đạt 42,53tạ/ha (Tăng 22,9% so với 1998). Nâng hệ số sử dụng ruộng đất từ 1,4 năm 1998 lên 1,84 năm 2005.

Bên cạnh đó, việc khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương bước đầu được quan tâm, đó là phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản của địa phương như các dự án: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cam, quýt tại Quang Thuận, huyện Bạch Thông (2000-2002). Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất tập trung cam, quýt, đào, lê tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005-2010, đã tuyển chọn một số cây đầu dòng phục vụ cho công tác nhân giống cung cấp cho người dân, là cơ sở để tỉnh đề ra định hướng phát triển cây ăn quả theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa .

Giai đoạn 2006-2010: có: 39 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp. Nông nghiệp tiếp tục là lĩnh vực được tỉnh quan tâm nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, cây con đặc sản để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tỉnh tập trung các đề tài, dự án phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa như: cam, quýt, Hồng không hạt, chè Shan tuyết, khoai môn, lợn địa phương... bước đầu đã tạo vùng sản xuất hàng hóa: cam, quýt ở Bạch

Thông, Chợ Đồn với diện tích trên 1000ha năm 2010; hồng không hạt Chợ Đồn, Ba Bể: 350 ha; vùng chăn nuôi lợn địa phương ở Pác Nặm, Ba Bể.

Xây dựng mô hình sản xuất mới: nhập nội giống cây ăn quả, giống hoa chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh, bước đầu đã xác định được 01 giống hoa (hoa lily), 2 giống đào chính sớm có khả năng phát triển tốt tại địa phương; ứng dụng các biện pháp nhân giống mới như nhân giống khoai môn bằng nuôi cấy mô tế bào, đã nâng cao hệ số nhân giống 4-6 lần, tạo nguồn giống chủ động có chất lượng tốt tại địa phương. Kết quả của kỹ thuật này đã được tặng giải Sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTECH) năm 2013.

Giai đoạn 2011-2014: Nông nghiệp tiếp tục được coi là mũi nhọn trong đầu tư của khoa học và công nghệ phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với 24 đề tài, dự án chiếm 57,1% về số lượng và 76% về kinh phí. Giai đoạn này khoa học và công nghệ tiếp tục ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả, cây đặc sản, vật nuôi bản địa; giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương; phục tráng giống cây trồng bản địa, nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Cho tới nay, cùng với ngành nông nghiệp, khoa học và công nghệ đã xây dựng thành công và mở rộng các mô hình trồng cây ăn quả cam quýt, hồng không hạt Bắc Kạn nhân giống phục vụ mở rộng diện tích tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn, nên diện tích cam, quýt đã đạt 1441ha, sản lượng gần 4.500 tấn; Hồng không hạt Bắc Kạn diện tích 560 ha, với sản lượng hơn 200 tấn. Về chăn nuôi đã hình thành được vùng chăn nuôi lợn địa phương tại Ba Bể, Pác Nặm và Thị xã Bắc Kạn, vùng chăn nuôi gà của đồng bào Mông tại Ba Bể

3

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Tiết mục hát Quan làng - Pả mẻ (Thơ lẩu). Ảnh TL

và Pác Nặm nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cam, quýt, hồng không hạt tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn.

Khoa học và công nghệ tập trung xây

dựng và phát triển thương hiệu cho một số

sản phẩm nông nghiệp của tỉnh: tính tới nay

có 4 sản phẩm được bảo hộ, trong đó 02 sản

phẩm được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy

chứng nhận Chỉ dẫn địa lý là Hồng không hạt

Bắc Kạn và Quýt Bắc Kạn, 2 sản phẩm được

chứng nhận Nhãn hiệu tập thể là: Gạo Bao

Thai Chợ Đồn và Miến dong Bắc Kạn, nhờ

đó mà sản phẩm nổi tiếng của địa phương

đã được quảng bá rộng rãi, được người tiêu

dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao. Năm

2013 Hồng không hạt Bắc Kạn vinh dự được

cấp Chứng thư đạt TOP 100 thương hiệu,

nhãn hiệu nổi tiếng; Miến dong Bắc Kạn đạt

TOP 100 sản phẩm dịch vụ uy tín chất lượng

do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu

dùng Việt Nam bình chọn. Qua đó đã góp

phần nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng thu

nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

2. Khoa học xã hội và nhân văn:

Giai đoạn 1997-2005, triển khai 13 đề

tài, tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận cho

việc xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương, một số đề tài

nghiên cứu, như: Cải tiến tổ chức bộ máy

Đảng trong các ngành khối khoa giáo tỉnh

Bắc Kạn; Điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ

quản lý - cán bộ khoa học kỹ thuật, trong các

cơ quan nhà nước và cơ sở xã, phường

nhằm tìm biện pháp kiện toàn cán bộ phục

vụ công cuộc đổi mới của tỉnh Bắc Kạn; Sưu

tầm, nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn

hóa truyền thống các dân tộc huyện Na Rì

tỉnh Bắc Kạn; Biên soạn địa lý địa phương;

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của đồng bào

Mông, Dao.

Giai đoạn 2006-2010: triển khai 11 đề tài, tiếp tục nghiên cứu nhằm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của địa phương; nghiên cứu phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, tôn giáo, di cư tự do, nghiên cứu việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống của địa phương. Nhìn chung các đề tài khoa học xã hội và nhân văn đã có những đóng góp tích cực trong đời sống, kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thể là:

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hoạt động tôn giáo và di dịch cư tự do ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn, nhằm đánh giá thực trạng tình hình tôn giáo và di cư tự do của đồng bào dân tộc trong tỉnh, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế di cư tự do và làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn. Đề tài Xây dựng đề án nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Cao đẳng Cộng đồng nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển đổi, nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh sang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo cho địa phương; Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đã đề xuất các giải pháp thực hiện quy chế có hiệu quả; Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ đảng đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những yếu kém trong hoạt động chi bộ đảng từ đó kiến nghị

4

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Kiểm tra hiện trạng trượt nở tại khu vực

Đèo Gió thị trấn Nà Phặc huyện Ngân Sơn. Ảnh TL

các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của chi bộ đảng cơ sở; Đề tài Nghiên cứu, bảo tồn các làn điệu dân ca Tày đã góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển các làn điệu dân ca của đồng bào Tày.

Giai đoạn 2011-2014 triển khai: 10 đề tài. Nhằm tăng cường nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của khoa học xã hội trong việc nghiên cứu, vận dụng các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống, tỉnh đã triển khai một số đề tài mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ đắc lực cho hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững ở địa phương. Một số đề tài như: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làng, tổ phố văn hóa; Thực trạng đội ngũ cán bộ xã, phường; Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương; Xây dựng từ điển Việt - Tày; Xây dựng tuyến, điểm du lịch; Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp; Nghiên cứu tuyên truyền pháp luật cho đồng bào theo đạo ở vùng cao huyện Pác Nặm; Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã; Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại Bắc Kạn...

3. Lĩnh vực Điều tra cơ bản và môi trường:

Giai đoạn 1997-2005: Triển khai 16 đề tài. Tỉnh tập trung nghiên cứu tiềm năng khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, nghiên cứu trượt lở; nghiên cứu nguồn đá ốp lát, nguyên liệu đá vôi, sét xi măng... từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp cho địa phương. Kết quả đã xác định được vùng có nguy cơ trượt lở cao ở thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể; xác định được một số vùng có nguồn khoáng sản có khả năng đưa vào sản xuất: làm đá vôi và bột đá trắng tại Chợ Đồn và Ba Bể; đá ốp lát ở Chợ Đồn, Bạch Thông

và Ngân Sơn; vùng nguyên liệu xi măng (đá vôi, sét xi măng tại Chợ Mới).

Giai đoạn 2006-2010: Triển khai 4 đề tài. Với những diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết, thiên tai xảy ra, nhiều nhất là lũ lụt, trượt lở đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và đời sống của người dân, nhằm góp phần ổn định đời sống cho nhân dân và các khu vực có nguy cơ trượt lở, sụt lún đất, tỉnh đã triển khai một số đề tài: Nghiên cứu đánh giá trượt lở khu vực Đèo Gió, thị trấn Nà Phặc huyện Ngân Sơn, kết quả đã khảo sát được 22 khối trượt lở, 8 đới vùi lấp. Đề tài đã đề xuất cho tỉnh xây dựng phương án di dân tới vùng an toàn, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội khu vực có nguy cơ trượt lở, trong đó cần phải di chuyển 66 hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi tái định cư an toàn; Đề tài: Điều tra, đánh giá hiện tượng trượt lở, sụt lún các khu vực trọng điểm thuộc huyện Pác Nặm và Chợ Đồn, đã xác định dược 25 điểm nằm trong vùng nguy cơ trượt lở tại huyện Pác Nặm, 22 khối trượt có nguy cơ cao tại huyện Chợ Đồn và 43 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao về trượt lở, sụt lún.

Giai đoạn 2011-2014: Tập trung nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường. Thời

5

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Mổ nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn. Ảnh TL

gian qua đã triển khai dự án xử lý bã thải Dong riềng: Dong riềng là cây trồng có hiệu quả kinh tế khá cao, trong những năm qua, việc phát triển dong riềng, chế biến tinh bột dong riềng đã tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình sản xuất tinh bột Dong riềng cũng gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Do đó, tỉnh đã triển khai dự án xử lý chất thải từ chế biến tinh bột Dong riềng tại Bắc Kạn, bước đầu đã xác định được quy trình xử lý nước thải đạt các chỉ tiêu quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xây dựng thành công mô hình xử lý bã Dong riềng làm thức ăn chăn nuôi lợn và làm phân bón cho cây trồng.

4. Lĩnh vực Y- Dược:

Giai đoạn 1997-2005: Triển khai 6 đề

tài, dự án. Giai đoạn mới tái lập tỉnh, cơ sở

vật chất, nhận thức của người dân còn hạn

chế, để bảo đảm chăm sóc và bảo vệ sức

khỏe của nhân dân, tỉnh triển khai nghiên

cứu các vấn đề: vệ sinh an toàn thực phẩm,

nghiên cứu hoạt động của y tế thôn bản,

nghiên cứu một số bài thuốc y học cổ truyền,

nghiên cứu bệnh phổi si lích của công nhân,

nghiên cứu chất khử khuẩn tại bệnh viện.

Giai đoạn 2006-2010: Triển khai 5 đề

tài, dự án: Tập trung nghiên cứu chuyên sâu

về một số mô hình bệnh tật trên địa bàn,

nhằm đề xuất các biện pháp phòng chữa

bệnh hiệu quả góp phần chăm sóc và bảo vệ

sức khỏe cho người dân được tốt, như các

Đề tài, dự án: Tật khúc xạ học sinh phổ

thông; Suy dinh dưỡng trẻ em; Bệnh răng

miệng trẻ em; bệnh đái tháo đường tuýp 2;

Ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi trong chẩn

đoán và điều trị bệnh. Kết quả của các đề tài

đã giúp tỉnh đưa ra một số giải pháp nâng

cao hiệu quả trong việc khám, điều trị một số

bệnh cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Cụ thể như đề tài Mổ nội soi đã giúp cho cán

bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh chủ động kỹ thuật

mổ nội soi ruột thừa, cắt túi mật, cắt nang;

nội soi chẩn đoán một số bệnh ở ổ bụng. Đề

tài Nghiên cứu bệnh đái tháo đường tuýp 2

đã lập sổ theo dõi tại bệnh viện đa khoa

khoảng 800 bệnh nhân giúp cho người bệnh

điều trị tại tỉnh không phải hàng tháng về các

Bệnh viện ở Hà Nội, nên đã tiết kiệm chi phí

khám, chữa bệnh.

Giai đoạn 20011-2014: Triển khai 4 đề

tài, tiếp tục nghiên cứu triển khai các đề tài

nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ

cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Một số

đề tài, dự án có hiệu quả tốt như đề tài: Điều

tra nấm độc trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 10

loài nấm độc, trong đó xác định được 1 loài

nấm độc gây chết người tại Bắc Kạn là Nấm

độc trắng hình nón; xây dựng được các biện

pháp dự phòng, chẩn đoán, cấp cứu và điều

trị ngộ độc nấm, tập huấn cho 80 cán bộ y tế;

sản xuất 100 hộp test phát hiện nhanh độc tố

nấm cung cấp cho các trạm y tế xã, thị trấn.

Các đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mô hình

quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp;

Nghiên cứu ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ

30-60 tuổi. Kết quả của các đề tài là cơ sở

góp phần đề xuất những biện pháp xử lý kịp

thời đối với người bệnh.

6

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

5. Lĩnh vực công nghệ thông tin:

Trong thời gian qua, do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin triển khai chưa nhiều, từ năm 1997 tới nay, tỉnh đã triển khai 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực có ý nghĩa hết sức quan trọng và việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi lề lối làm việc, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tại các cơ quan, đơn vị, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các dự án công nghệ thông tin như: Xây dựng trang web khoa học công nghệ môi trường, Xây sở dữ liệu về khoa học và công nghệ lĩnh vực nông lâm nghiệp phục vụ sản xuất, đã góp phần đưa nhanh thông tin khoa học và công nghệ tới người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tra cứu, học tập những kỹ thuật mới, kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất một cách hiệu quả;

Các dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đến bù giải phóng mặt bằng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch, Xây dựng trang web thương mại; Xây dựng phần mềm quản lý đất lâm nghiệp; Xây dựng phần mềm từ điển học tiếng Tày ; Dự án Xây dựng Truyền hình trực tuyến... đã giúp cho công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực đạt hiệu quả, chính xác.

Hiện nay, có 100% các sở, ban, ngành và các huyện, thị có mạng LAN và kết nối Internet, tỷ lệ máy tính được kết nối Internet đạt 86,5%. 122/122 xã, phường, thị trấn được đầu tư máy tính hỗ trợ công việc, trong đó có 80/122 xã, phường, thị trấn có kết nối Internet. Một số ban, ngành đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính, triển khai các phần mềm quản lý chuyên ngành như y tế, giáo dục.

Như vậy, có thể nói trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã triển khai khá toàn diện trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận; nhiều kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển bền vững, phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh, qua đó đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Có được thành tựu đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; Bộ Khoa học và Công nghệ. Sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước.

Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới khoa học và công nghệ Bắc Kạn tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới cơ chế hoạt động; nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường đầu tư cơ sở vật kỹ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" và thực hiện thắng lợi Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 20/02/2013 của Tỉnh uỷ Bắc Kạn về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.

7

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT

CỦA CÂY DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN Đặng Văn Sơn, Nguyễn Đình Điệp - Sở NN&PTNT Bắc Kạn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dong riềng là cây thân thảo, họ dong

riềng (Cannaceae) có nhiều tên địa phương khác nhau tại Việt Nam như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.

Cây Dong riềng ở tỉnh Bắc Kạn đã được người dân trồng từ nhiều năm, nhưng việc sản xuất Dong riềng hiện nay chủ yếu vẫn là dựa theo kinh nghiệm và canh tác theo phương thức truyền thống trồng trên đất nương rẫy, không sử dựng biện pháp bảo vệ đất, nguy cơ thoái hoá đất xẩy ra ngày càng nhiều, việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh còn hạn chế đặc biệt là không sử dụng phân bón, giống mới và trồng không đảm bảo mật độ dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm Dong riềng chưa cao.

Xuất phát từ thực tế và nhu cầu sản xuất hiện này của nhân dân, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuất và triển khai dự án nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu nghiên cứu sử dụng giống

dong lai (giống Dong Hà Tây) hiện nay đang được nhiều người dân trồng ở địa phương.

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu xác định mật độ gieo

trồng thích hợp cho giống Dong riềng đang được người dân trồng đại trà trong sản xuất, gồm 5 công thức: 1,5 cây/m2; 2 cây/m2; 2,5 cây /m2; 3 cây/m2 và 3,5 cây/m2.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống Dong riềng đang được người dân

trồng đại trà trong sản xuất, gồm 5 công thức với liều lượng phân bón:

+ Công thức 1: 5 tấn phân hữu cơ + 70KgN + 80kgP205 + 100K20; (Tương đương với 5 tấn phân hữu cơ + 174kg Urea + 500 kg lân + 200kg Kali).

+ Công thức 2: 5tấn phân hữu cơ + 90KgN+80kgP205 + 100K20; (Tương đương với 5 tấn phân hữu cơ + 200kg Urea + 500 kg lân + 200kg Kali).

+ Công thức 3: 5 tấn phân hữu cơ + 110KgN + 80kgP205 + 100K20; (Tương đương với 5tấn phân hữu cơ + 260kg Urea + 500 kg lân + 200kg Kali).

+ Công thức 4: 5tấn phân hữu cơ + 130KgN+80kgP205 + 100K20; (Tương đương với 5 tấn phân hữu cơ + 320kg Urea + 500 kg lân + 200kg Kali).

+ Công thức 5: Bón theo nông dân (đối chứng). Tương ứng với 25KgN + 50kgP205 + 15K20; (Tương đương với 55kg Urea + 310 kg lân + 30 kg Kali).

- Cách bón thống nhất như nhau: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân

và 1/3 lượng đạm. + Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 1

tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh, nhiều: bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali.

+ Bón thúc lần 2: sau trồng khoảng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột nhiều.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy, đất vàn cao không chủ động nước tưới. Mỗi công thức thí nghiệm có diện tích 100m2 x 3 lần nhắc lại tại huyện Na Rì và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.

- Giống thí nghiệm là giống Dong lai (giống Dong Hà Tây) hiện nay đang được nhiều người dân trồng ở địa phương.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xác định mật độ trồng

8

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Biểu 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đến sinh trưởng và năng suất của cây Dong riềng trên đất nương rẫy tại huyện Ba Bể.

CT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ mọc (%)

Độ đồng đều (1-9)

Cao cây (cm)

Số thân/khóm (thân)

Số lá/thân

Sâu hại (%)

Bệnh hại (%)

Khối lượng

củ tươi/ khóm (kg)

Năng suất củ (tấn/ha)

1 1,6 khóm/m2 96,2 7 190,2 10,5 12,3 1 1 3,9 62,4

2 Đối chứng 2K/m2 95,5 7 191,5 9,8 12,4 1 1 3,6 72,0

3 2,5 khóm/m2 93,1 5 195 9,6 12,7 3 3 3,4 85,0

4 3 khóm/m2 92,4 3 185,4 8,5 11,3 5 5 2,9 87,0

5 3,5 khóm/m2 95 3 183,6 7,8 11,1 5 5 2,1 73,5

Ghi chú: - Đánh giá mức độ sâu, bệnh hại (1-9) trong đó: 1: Không xuất hiện;. 3: Xuất hiện ít;. 5:

Trung bình; 7: Nhiều;. 9: Rất nhiều. - Độ đồng đều: 1. Rất không đồng đều; 3. Không đồng đều; 5. Trung bình; 7. Khá đồng

đều; 9. Rất đồng đều. Từ bảng kết quả phân tích thống kê

trên cho thấy: Không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ nảy mầm ở các mật độ trồng khác nhau. Ở các mật độ trồng khác nhau cây dong riềng sinh trưởng khác nhau; công thức 3 với mật độ trồng 2,5 cây/m2, cao nhất là 195cm, thấp nhất là ở công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2 có chiều cao là 183,6cm. Về số lá trên thân có sự sai khác, cụ thể ở công thức 3 với mật độ trồng 2,5 khóm/m2, số lá trên thân cao nhất là 12,6 lá, thấp nhất là ở công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2

có số lá trên thân là 11,2 lá.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại ở

các công thức 1 và 2 là không có, ở các

công thức 3 và công thức 4 mức độ sâu

bệnh hại không đáng kể, ở công thức 5 sâu

bệnh hại ở mức trung bình.

- Về chỉ tiêu khối lượng củ/khóm:

Công thức 1 có khối lượng củ lớn nhất

(3,9kg/ khóm); công thức 5 có khối lượng củ

thấp nhất (2,1kg/ khóm).

- Về chỉ tiêu năng suất: Công thức 4

có năng suất cao nhất là 87tấn/ha; công

thức 1 có năng suất thấp nhất là 62,4 tấn/ha.

Biểu 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của cây Dong riềng trên đất soi bãi tại huyện Ba Bể.

TT Chỉ tiêu Tỷ lệ mọc (%)

Độ đồng đều (1-9)

Cao cây (cm)

Số thân/ khóm (thân)

Số lá/thân

Sâu hại (%)

Bệnh hại (%)

Khối lượng

củ tươi/ khóm (kg)

Năng suất củ (tấn/ha)

1 1,6 khóm/m2 98,2 7 215 12 12,5 1 1 5,1 82,6

2 Đối chứng 2khóm/m2

97,3 5 220 10,8 12,3 1 1 4,6 92,0

3 2,5 khóm/m2 96,5 5 235 10,2 12,3 3 3 4,3 107,5

4 3 khóm/m2 98,2 5 220 9,7 11,6 3 5 3,7 111,0

5 3,5 khóm/m2 95,6 3 200 9,3 11,5 5 7 2,8 98,0

9

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Kết quả nghiên cứu trên đất soi bãi trong bảng 02 cho thấy:

- Không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ nảy mầm ở các mật độ trồng khác nhau. Chiều cao cây, ở công thức 3 với mật độ trồng 2,5 cây/m2 chiều cao cây là 235cm, ở công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2 có chiều cao là 200cm.

- Về số lá trên thân, công thức 1 với mật độ trồng 1,6 khóm/m2 số lá trên thân là 12,5 lá, ở công thức 5 với mật độ trồng 3,5 cây/m2 có số lá trên thân là 11,5 lá.

- Số thân/khóm: Ở công thức 1 với mật độ trồng 1,6 khóm/m2, cây sinh trưởng đẻ nhánh nhiều, số thân trung bình 12 thân/khóm và thấp nhất là công thức 5 ở mật độ 3,5cây/m2 trung bình 9,3 thân/khóm.

- Về chỉ tiêu khối lượng củ/khóm: Công thức 1 có khối lượng củ lớn nhất (5,1kg/khóm); công thức 5 có khối lượng củ thấp nhất (2,8kg/khóm).

- Về chỉ tiêu năng suất: Công thức 4 có năng suất cao nhất là 111tấn/ha; công thức 1 có năng suất thấp nhất là 82,6 tấn/ha.

Biểu 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đến sinh trưởng và năng suất của cây Dong riềng trên đất soi bãi bạc mầu tại huyện Na Rì.

TT Chỉ tiêu

Tỷ lệ mọc

(%)

Độ đồng đều

(1-9)

Cao cây (cm)

Số thân/

khóm (thân)

Số lá/thân

Sâu hại (%)

Bệnh hại (%)

Khối lượng

củ tươi/

khóm

(kg)

Năng suất củ (tấn/ha)

1 1,6 khóm/m2 96,3 5 160 10,0 12,5 1 1 3,5 56,0

2 Đối chứng 2 khóm/m2

97,1 7 165

8,6 12,3 1 1 3,2 64,0

3 2,5 khóm/m2 95,2 7 190 8,2 12,3 3 3 2,9 72,5

4 3 khóm/m2 98,6 5 178 6,6 11,6 3 5 2,6 78,0

5 3,5 khóm/m2 95,2 3 175 5,8 11,5 3 7 2,3 80,5

Kết quả nghiên cứu trên đất soi bãi bạc mầu tại huyện Na Rì trong bảng 03 cho thấy:

- Tỷ lệ nảy mầm cơ bản không phụ thuộc vào mật độ trồng.

- Chiều cao cây, Công thức 1 thấp hơn đối chứng, các công thức còn lại đều cao hơn đối chứng.

- Về số lá trên thân, có sự khác nhau giữa các công thức, nhưng dao động từ 11,5 đến 12,5 lá/cây.

- Số thân/khóm: Công thức 1 cao hơn đối chứng, các công thức còn lại trong thí nghiệm đều thấp hơn đối chứng.

- Về chỉ tiêu khối lượng củ/khóm: Công thức 1 có khối lượng củ lớn nhất (3,5kg/gốc), hơn đối chứng; các công thức

còn lại đều thấp hơn đối chứng, trong đó thấp nhất là công thức 5 có khối lượng củ thấp nhất (2,3kg/gốc).

- Về chỉ tiêu năng suất: Công thức 5 có năng suất cao nhất là 80,5 tấn/ha, công thức 1 có năng suất thấp nhất là 56 tấn/ha.

2. Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho cây Dong riềng.

Dong riềng rất cần các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển bình thường. Tuy nhiên, nhiều vùng trồng Dong riềng người dân không chú trọng bón phân đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây Dong riềng được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

10

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Biểu 4: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đến năng suất của cây dong riềng trên các nền đất khác nhau

Đất nương rẫy Đất soi bãi Đất soi bãi bạc mầu

CT Chỉ tiêu Năng suất củ

(tấn/ha)

Năng suất so với đất

soi bãi (%)

Năng suất củ (tấn/ha)

Năng suất củ (tấn/ha)

Năng suất so với đất

soi bãi (%)

1 Công thức 1 66 -29,8 94 58 -38,3

2 Công thức 2 74 -24,5 98 68 -30,6

3 Công thức 3 80 -24,5 106 76 -28,3

4 Công thức 4 76 -19,1 94 82 -12,8

5 Công thức 5 (đối chứng)

42 -32,3 62 46 -25,8

Kết quả bảng 4 cho thấy trên các nền đất khác nhau cho năng suất khác nhau, với công thức phân bón khác nhau có năng suất khác nhau: Năng suất của các công thức trên đất nương rẫy thấp hơn trên nền đất soi bãi từ 19,1 đến 32,3%. Năng suất của các công thức trên đất soi bãi bạc mầu thấp hơn trên nền đất soi bãi từ 12,8 đến 38,3%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:

1. Kết luận

1.1.Về mật độ trồng:

Trên các loại đất khác nhau, phù hợp với các mật độ trồng khác nhau:

- Trên đất nương rẫy, đất soi bãi (có hàm lượng mùn khá), mật độ trồng thích hợp nhất ở công thức 3, với khoảng cách trồng hàng cách hàng 80cm, gốc cách gốc 50cm đạt 25.000 khóm/ha. Trồng ở mật độ 2,5 cây/m2, cây sinh trưởng phát triển khá đồng đều, khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, khả năng đẻ nhánh khá, cây sinh trưởng cân đối, năng suất trồng trên đất nương rẫy đạt 85tấn/ha (tăng 118,1% so với đối chứng), trên đất soi bãi đạt 107,5 tấn/ha (tăng 116,8% so với đối chứng).

- Trên đất soi bãi bạc mầu, mật độ trồng thích hợp nhất ở công thức 4, với khoảng cách trồng hàng cách hàng 80cm, gốc cách gốc 40cm đạt 30.000 khóm/ha. Trồng ở mật độ 3 cây/m2, cây sinh trưởng

phát triển khá đồng đều, khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, khả năng đẻ nhánh trung bình, cây sinh trưởng đều, năng suất đạt 78 tấn/ha (tăng 121,9% so với đối chứng)

1.2.Về mức phân bón:

Trên các loại đất khác nhau, phù hợp với các công thức khác nhau:

- Trên đất nương rẫy, đất soi bãi (có hàm lượng mùn khá), thì công thức phân bón phù hợp là công thức 3, với mức bón trên/1ha là: 260 kg Urea + 500 kg lân + 200 kg Kali. Ở mức bón này, cây sinh trưởng phát triển khá đồng đều, khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, khả năng đẻ nhánh khỏe, cây sinh trưởng cân đối, năng suất củ tươi cao đạt 80 tấn/ha (tăng so vơi đối chứng 190,5%) đối với đất nương rẫy và đạt 106 tấn/ha (tăng 170,9%) đối với đất soi bãi.

- Trên đất soi bãi bạc mầu, công thức phân bón phù hợp là công thức 4, với mức bón trên/1ha là: 320 kg Urea + 500 kg lân + 200 kg Kal. Năng suất đạt 82 tấn/ha (tăng 178,3% so với đối chứng).

2. Đề nghị:

Kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cây Dong riềng phù hợp với sản xuất tại tỉnh Bắc Kạn sớm đưa vào khuyến cáo chỉ đạo trong sản xuất./.

11

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NHỮNG NĂM QUA

Hoàng Chinh - Phó Trưởng phòng TTTL - SHTT Sở Khoa học và Công nghệ

Giao diện thư viện số sản xuất nông lâm nghiệp

rong những năm qua cùng với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học

công nghệ, công tác thông tin khoa học và công nghệ đã được Sở Khoa học và Công nghệ chú trọng, quan tâm đầu tư. Chính vì vậy hoạt động này đã góp phần chuyển tải các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân, đưa nhanh những tiến bộ khoa học và công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ khi thành lập đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã xuất bản 160 số Bản tin kinh tế - khoa học và công nghệ với gần 60,000 bản in được phát hành, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất của các cấp lãnh đạo trong tỉnh và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Xuất bản 60 số Thông tin khoa học và công nghệ, gần 30.000 bản in, đăng tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, trao đổi kinh

nghiệm trong công tác khoa học và công nghệ; kết quả nghiên cứu, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã ứng dụng thành công trong sản xuất và đời sống ở trong và ngoài nước; kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; các tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế, giáo dục, lao động việc làm, công nghệ thông tin, hoạt động của các ngành, địa phương... Năm 2009 cuốn Thông tin khoa học và công nghệ đã được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN 1859 - 2783.

Từ năm 2000 đến nay, Sở đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị xuất bản Nông lịch Bắc Kạn với số lượng hơn 70.000 bản in phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của bà con nông dân; cung cấp các thông tin về khí tượng thuỷ văn, về nông nghiệp, về y tế, như: dự báo thời tiết, thời vụ gieo trồng, thu hoạch…các nông, lâm sản; cách phòng chống một số bệnh thông thường ở người và gia súc, gia cầm...

T

12

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Sở Khoa học và công nghệ chủ động và tích cực phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng 70 chuyên đề khoa học và công nghệ, hơn 300 tin, bài, phóng sự phát trên sóng phát thanh - truyền hình tỉnh. Phối hợp với Báo Bắc Kạn xây dựng chuyên trang khoa học và công nghệ 24 số/năm. Do sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nên chất lượng và số lượng các chuyên đề, chuyên trang khoa học và công nghệ ngày càng được nâng lên đã góp phần tuyên truyền hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2007, Sở đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trang thông tin điện tử khoa học và công nghệ Bắc Kạn và kết nối với mạng Internet tại địa chỉ: http://www.khcnbackan.gov.vn với mục đích là: Phổ biến thông tin về khoa học và công nghệ trong nước và thế giới; phục vụ công tác quản lý nhà nước: xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ hàng năm; Hướng dẫn các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Website khoa học và công nghệ Bắc Kạn đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm và truy cập đều đặn và được độc giả đánh giá có chất lượng tốt.

Đặc biệt từ năm 2013 từ kết quả của dự án Xây dựng thư viện số về kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp và cung cấp thông tin cho các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Sở đã đưa vào sử dụng Trang thông tin điện tử Thư viện số nông, lâm nghiệp được kết nối với Internet tại địa chỉ http://www.thuvienso.khcnbackan.gov.vn. Trang thông tin được xây dựng với hơn 1.000 kỹ thuật, 200 phim khoa học và công nghệ bao gồm các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật, cách phòng trừ dịch bệnh hại các

loại cây trồng, vật nuôi; các kỹ thuật bảo quản, chế biến các loại nông lâm sản, chăn nuôi…. Và được cập nhật mới các kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp đều đặn. Trang thông tin được độc giả và bà con nông dân đánh giá rất cao, từ khi đi vào hoạt động đến nay đã có 385.984 lượt người truy cập, khai thác thông tin để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

Có thể nói trong những năm qua hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, công tác thông tin khoa học và công nghệ nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước và áp dụng các thành tựu về khoa học và công nghệ để ứng dụng trong sản xuất và đời sống, trong văn hoá, giáo dục, y tế.... Đạt được kết quả như vậy, ngoài sự nỗ lực của ngành khoa học và công nghệ đó là được sự quan tâm, chỉ đạo của ,Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn, Bộ Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương và trung ương.

Trong những năm tiếp theo hoạt động thông tin khoa học và công nghệ Bắc Kạn sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học và công nghệ đối với nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người. Đẩy mạnh thông tin khoa học và công nghệ phục vụ lãnh đạo - quản lý, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng đội ngũ cộng tác viên ngày càng đông đảo hơn, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện tuyên truyền, phổ biến hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất./.

13

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Tổn thương thành mạch do tăng huyết áp.

ĂN NHẠT VÀ DINH DƯỠNG HỢP LÝ ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

BS: Nguyễn Thái Hồng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn

n mặn là một một thói quen khó bỏ, bởi vì nó làm hài lòng khẩu vị trong bữa

ăn. Do vậy nếu ai bị tăng huyết áp (THA), không ăn nhạt được thì điều trị đưa huyết áp về bình thường là rất khó khăn, mặc dù đã uống đầy đủ thuốc điều trị THA.

Tại sao ăn nhiều muối lại bị THA? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên

quan giữa muối ăn và bệnh THA. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người THA lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt. Ở Việt Nam năm 2003, Viện Dinh dưỡng đã điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả là: người Nghệ An 14gam/ngày, người Thừa Thiên Huế 13g/ngày; tỷ lệ THA ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9gam muối, tỷ lệ THA là 11%.

Trong phác đồ điều trị bệnh THA, ngoài thuốc điều trị THA thì ăn nhạt là một biện pháp quan trọng để làm hạ huyết áp. Nên những người bị THA thường dùng thuốc lợi tiểu thải muối để điều trị THA.

Muối ăn gây tăng THA vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng lượng nước trong tế bào, từ đó làm tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA. Ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin- angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận.

Nếu ăn mặn kéo dài còn có nguy cơ gây xơ cứng động mạch, ngoài ra nếu ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật sẽ gây xơ mỡ động mạch. Xơ cứng cộng với xơ mỡ động mạch sẽ là nguy cơ cao nhất làm tổn thương động mạch.

Khi bị THA, tức là áp lực cao của dòng máu tăng làm lớp nội mô của mạch máu bị xơ mỡ và xơ cứng sẽ dễ bị tổn thương, nguy hiểm nhất là động mạch tại chỗ đó bị vỡ, đe dọa ngay tính mạng của bệnh nhân. Nếu động mạch không bị vỡ thì tại vị trí động mạch bị tổn thương đó, các tiểu cầu sẽ đến kết tập, tạo nên cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển đến não dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Nếu tổn thương động mạch vành sẽ gây nhồi máu cơ tim.

Giảm muối trong bữa ăn là biện pháp quan trọng để phòng chống bệnh THA

Thành phần chính của muối ăn là natri và clo, có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Mặc dù muối ăn có vai trò như vậy đối với cơ thể, nhưng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với người lớn, mỗi ngày không được dùng vượt quá 4 gam muối natri, đây là giới hạn hợp lý để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.

Ă

14

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Đối với những người bị THA phải rèn luyện cho mình thành một thói quen ăn nhạt, chỉ dùng 2-3 gam muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Tốt nhất là bỏ thói quen hàng ngày dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, để chấm thức ăn.

Điều chỉnh chế độ ăn để điều trị bệnh THA hiện nay đang là một vấn đề đặc biệt quan trọng, nhưng lại ít được thầy thuốc và người bệnh quan tâm. Trong chế độ ăn thì ăn nhạt cần phải được ưu tiên số một, tiếp theo là giảm các loại thực phẩm có các yếu tố bất lợi cho bệnh THA và tăng cường các thực phẩm có nhiều yếu tố bảo vệ để làm ổn định và hạ huyết áp. Mặt khác trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, mỳ tôm, các loại rau quả đóng hộp...

Bên cạnh việc giảm ăn muối thì người bị THA cần giảm các loại thực phẩm có các yếu tố bất lợi cho bệnh THA, đó là:

Không uống hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bia, vì rượu bia làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch.

Nếu nghiện thuốc lá, thuốc lào thì hãy bỏ ngay, vì hút thuốc làm tăng nhịp tim, THA và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan đồng thời làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Người THA nên hạn chế uống cà phê đặc, vì trong cà phê có chất gọi là cafein, uống nhiều sẽ kích thích nhịp đập của tim, làm THA.

Người THA không nên uống trà búp đặc, vì trà đặc có nhiều chất kiềm, có thể làm cho não hưng phấn, mất ngủ, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh THA.

Bên cạnh việc giảm ăn muối thì người bị THA cần tăng cường các thực phẩm có nhiều yếu tố bảo vệ để làm ổn định và hạ huyết áp

Thực phẩm giàu kaly (cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu, chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi, dưa leo, nho, táo…), giúp làm giảm huyết áp và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.

Những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ như: cần tây, rau cải, cà chua, hành tây, bầu bí, mía, cam, khoai lang, khoai tây, khoai môn, đậu xanh, đậu đen... (500g - 600g rau trái, 30 - 40g đậu đỗ/ngày) sẽ làm hạ huyết áp.

Ngoài ra, ăn vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện tỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ hạ huyết áp.

Ăn canh mộc nhĩ cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện mỡ máu và hạ huyết áp.

Sữa đậu nành là đồ uống lý tưởng cho người bị THA, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp .

Một điều quan trọng nữa là cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh THA để điều trị ngay. Khi khám định kỳ nếu huyết áp bình thường thì không có nghĩa là mình sẽ không bị THA, khi đó lại ăn mặn, ăn uống các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ THA thì sớm muộn cũng sẽ bị THA.

Trong gia đình có người bị THA thì người thân có vai trò rất quan trọng để động viên, nhắc nhở người THA uống thuốc hạ huyết áp hàng ngày, ăn nhạt, dùng các loại thực phẩm có tác dụng làm hạ huyết áp. Có thể chế biến thức ăn riêng, nếu được tốt nhất là chế biến chung để cùng ăn nhạt. Ngoài ra một điều rất quan trọng nữa là luôn tạo một không khí ấm cúng vui vẻ trong gia đình, mọi người thương yêu nhau, đó là những liều thuốc hữu ích để giúp người THA khoẻ mạnh, luôn đạt được huyết áp mục tiêu (dưới 140/90mmHg), chỉ định kỳ đi khám, tư vấn để kê đơn thuốc điều trị THA ngoại trú mà không phải vào viện điều trị nội trú./.

15

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

BẮC KẠN THỰC HIỆN TỐT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

Hồng Thắng - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ăm 2013, bằng nguồn vốn hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tín

dụng... đã góp phần đưa tỉnh Bắc Kạn có khoảng 8.690 người được cấp nước sinh hoạt nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 90%, trong đó 17,15% đạt theo Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.

Ngoài ra, còn xây dựng được thêm 835 nhà tiêu hợp vệ sinh, đưa tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh lên 56%; Bàn giao đưa vào sử dụng 23 công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh cho các trường học, tăng tỷ lệ trường học mầm non có đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh lên 90%, trường học phổ thông có đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh lên 92%. Bàn giao đưa vào sử dụng 07 nhà tiêu hợp vệ sinh cho trạm Y tế, tăng tỷ lệ trạm y tế xã đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt lên 89%.

Để đạt được những chỉ tiêu đó, Chương trình mục tiêu nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để thực hiện; được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành hết sức quan tâm ủng hộ tạo điều kiện để thực hiện chương trình. Mặc dù đời sống của một số bộ phận người dân nông thôn còn nhiều khó khăn nhưng qua công tác truyền thông giáo dục một số bộ phận người dân ý thức được việc sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhờ đó nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh góp phần hạn chế sự xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm trên người.

Tuy nhiên, bên cạnh đó khi triển khai thực hiện Chương trình còn gặp một số khó khăn như nguồn vốn đầu tư còn thiếu so với yêu cầu xây dựng Chương trình; Do địa hình chia cắt mạnh, các công trình nằm ở vùng sâu, vùng xa nên ảnh hưởng nhiều đến quá

trình thi công; Đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn, nhận thức về Chương trình còn hạn chế nên việc đóng góp xây dựng cũng rất hạn chế; Các công trình cấp nước tập trung có đầu mối ở xa khu dân cư, hệ thống đường ống dài khó khăn trong quản lý, duy tu; đặc biệt khó vận hành và quản lý đối với việc lắp đặt thiết bị xử lý nước theo qui chuẩn.

Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013, nhiệm vụ kế hoạch giai đoạn 2013-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Kạn xây dựng chỉ tiêu kế hoạch chương trình năm 2014 nội dung cụ thể như sau:

Về cấp nước, 93% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT với số lượng ít nhất là 60lít/người/ngày tăng thêm 2% trở lên so với năm 2013; 94% các trường học mầm non (Trường chính) có đủ nước sinh hoạt, 96% các trường học phổ thông (Trường chính) có đủ nước sinh hoạt, 94% các trạm y tế xã có đủ nước sinh hoạt.

N

16

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Về vệ sinh môi trường, 58% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 40% số hộ nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 94% các trường học mầm non (Trường chính) có nhà tiêu hợp vệ sinh, 96% các trường học phổ thông (Trường chính) có nhà tiêu hợp vệ sinh, 94% các trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bên cạnh đó còn thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, vận hành bảo dưỡng công trình, kiểm soát chất lượng nước, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình hoàn thành theo kế hoạch.

Với tổng nguồn vốn giao năm 2014 là 18.070,339 triệu đồng. Trong đó bao gồm các dự án như Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn; vệ sinh nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Giải pháp để thực hiện các hoạt động trên, Chương trình đã chỉ rõ cần tăng cường công tác chỉ đạo của Ban điều hành chương trình; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo; Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng Chương trình từ khi lập kế hoạch đến đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành, bảo trì; Ưu tiên áp dụng công nghệ cấp nước sạch như bể lọc ngược, các công nghệ khác; cấp nước bằng trụ vòi đến tận hộ gia đình có lắp đồng hồ đo lưu lượng nước; nâng cấp mở rộng, nối mạng các công trình cấp nước tập trung hiện có. Khi xây mới thì quy mô xây dựng phải phù hợp để có thể đảm bảo phục vụ nhu cầu cấp nước cho khu vực dân cư tập trung; Đối với công tác vệ sinh môi trường, cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán để quyết định lựa chọn xây dựng loại nhà tiêu phù hợp. Tập trung vào công tác xử lý chất thải chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình với công nghệ truyền thống như: Kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi với việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ quy mô hộ gia đình, loại hình này đơn giản rẻ tiền phù hợp với tập quán ủ phân chuồng truyền thống của các hộ nông dân, vừa đảm bảo xử lý

phân, rác thải vừa tạo ra nguồn phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng tốt; Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cần lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, cam kết sử dụng và trả tiền sử dụng nước của hộ gia đình; Chú trọng về hiệu quả sau đầu tư, đặc biệt quan tâm đến mô hình và cơ chế quản lý các công trình cấp nước tập trung. Các công trình sau khi xây dựng xong phải xây dựng quy trình vận hành, trong đó có quy định rõ thời gian, trình tự và các nội dung bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị trong hệ thống công trình; Đẩy mạnh công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông: Truyền thông trực tiếp tại cấp thôn, bản nhằm đào tạo cho đội ngũ tuyên truyền viên tại các thôn, bản và người dân. Các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, truyền hình được chú trọng sử dụng làm công cụ truyền thông đem lại hiệu quả; Phối hợp, lồng ghép với các dự án, Chương trình khác ngay từ khi bắt đầu khâu kế hoạch triển khai, như Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 30a, vốn vay tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội... Tiếp tục vận động các hộ gia đình đóng góp một phần đầu tư cho công trình cấp nước tập trung và xây dựng nhà tiêu vệ sinh; Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực được thực hiện ở mọi cấp và với tất cả cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã nhằm mục đích phục vụ lâu dài, xây dựng được nguồn nhân lực tại chỗ.

Đồng thời các địa phương được hưởng lợi từ Chương trình tăng cường phối hợp với cơ quan thường trực của Chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và sử dụng nguồn nước tiết kiệm đúng mục đích, sau khi đã tiếp nhận bàn giao công trình cần khẩn trương thành lập Ban quản lý khai thác công trình để tổ chức thực hiện phát huy hiệu quả và bảo đảm an toàn lâu dài cho các công trình theo quy chế quản lý vận hành./.

17

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

PHÁT HUY NGUỒN LỰC CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC KẠN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO,

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÁC CẤP CHO ĐỊA PHƯƠNG

ThS. Đỗ Tài - Trưởng phòng NCKH-TT-TL, Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn

rường Chính trị Bắc Kạn được thành lập cuối tháng 7/1997, với chức năng, nhiệm

vụ nghiên cứu khoa học và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị- hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác..., Sau gần 17 năm phát triển và trưởng thành, Trường Chính trị đã từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động, số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên không ngừng phát triển và nâng cao, nhà trường cũng đã mở được gần 200 lớp đào tạo, bồi dưỡng các loại, góp phần quan trọng nâng cao trình độ nhận thức chính trị và hiệu quả hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp của tỉnh; đồng thời đóng góp một phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà.

Phát huy nguồn lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường, trong những năm qua Trường Chính trị Bắc Kạn đã và đang phát triển, khai thác - sử dụng và tạo môi trường thuận lợi nuôi dưỡng nguồn nhân lực của đơn vị tương đối tốt và hiệu quả trên mọi mặt, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cống hiến và hoạt động sáng tạo.

Về số lượng: Theo chỉ tiêu biên chế của tỉnh giao, từ số lượng chỉ có 03 đồng chí cán bộ, giáo viên khi trường mới thành lập, đến nay lực lượng cán bộ, giảng viên đã

tăng lên với tổng số 64 đồng chí (trong đó 20 đ/c đã nghỉ hưu và chuyển công tác sang ngành khác). Có thể nói, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cơ quan chức năng và đặc biệt là sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ cán bộ, giảng viên đã được phát huy đáp ứng về cơ bản yêu cầu nhiệm vụ chính trị chuyên môn trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp cho tỉnh nhà.

Tuy nhiên, với một tỉnh miền núi như Bắc Kạn thì khó khăn, hạn chế chung hiện nay là còn thiếu hụt một lượng lớn nguồn lực cán bộ, công chức có trình độ, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Trường chính trị tuy đã có sự phát triển về số lượng cán bộ, giảng viên, nhưng vẫn chưa cung ứng được toàn diện lực lượng trong các đơn vị bộ phận, đặc biệt đội ngũ giảng viên ở một số khoa chuyên môn còn thiếu.

Về cơ cấu: Cơ bản bộ máy tổ chức nhà trường đã được xây dựng kiện toàn theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X), gồm: Ban Giám hiệu, 4 khoa chuyên môn, 3 phòng chức năng. Đồng thời, việc phát huy cơ cấu lực lượng cán bộ, giảng viên làm việc ở các bộ phận cũng được sắp xếp tương đối ổn định và phù hợp với tình hình thực tế của trường. Cơ cấu trình độ của lực lượng cán bộ, giảng viên cũng không ngừng được phát huy, thời điểm hiện tại nhà trường có: 08 đồng chí có trình độ thạc sĩ, 26 đ/c có trình độ đại học (trong đó có 06 đ/c đang được cử đi đào tạo thạc sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), 10 đ/c có trình độ cao đẳng, trung cấp (hiện có 02 đ/c đang được cử đi học đại học). Như vậy, xét về trình độ

T

18

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên đã và đang từng bước được phát triển nhanh chóng, riêng lực lượng có trình độ đại học và sau đại học chiếm tới 77,3% (trong số này có 17 đ/c có 2 bằng đại học). Việc phát huy được nguồn nhân lực có chất lượng như vậy là nguồn động lực thúc đẩy trình độ của lực lượng cán bộ, giảng viên sẽ tiếp tục được phát huy hơn nữa góp phần đưa nhà trường ngày càng phát triển đi lên. Ngoài ra, cơ cấu về độ tuổi trong lực lượng cán bộ, giảng viên của nhà trường cũng được chú ý phát huy theo phương châm vừa có kế thừa, vừa có phát triển. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, giảng viên nhà trường được xếp vào loại trẻ so với các trường chính trị trong cả nước, lực lượng trong độ tuổi trẻ (từ 25 - 39 tuổi) chiếm tới 61,4%, còn lại lực lượng từ độ tuổi 40 - 59 chiếm tỷ lệ 38,6%. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ có trình độ chiếm tỷ lệ cao như vậy sẽ có thế mạnh và điều kiện thuận lợi rất lớn về sức khoẻ thể lực, sự năng động, sáng tạo... để nhà trường tiếp tục phát huy nguồn lực con người đảm bảo được lực lượng kế cận và phát triển theo hướng ổn định lâu dài.

Bên cạnh những thành tích đó, việc phát huy cơ cấu cán bộ, giảng viên nhà trường hiện nay cũng gặp không ít khó khăn, lực lượng cán bộ hiện tại ở một số bộ phận phòng, khoa còn thiếu như: Khoa Xây dựng Đảng, Dân vận, Phòng NCKH-TT-TL... Việc sắp xếp, điều chuyển cán bộ, giảng viên là một yêu cầu cần thiết, nhưng cơ cấu giữa các bộ phận vẫn chưa thật cân đối, có bộ phận tuy đủ về lượng nhưng trình độ, năng lực lại không đồng đều, có bộ phận cán bộ, giảng viên làm việc chưa phù hợp với năng lực chuyên môn và sở trường công tác... Những khó khăn, hạn chế này đã ảnh hưởng phần nào đến việc phát huy tối đa nguồn lực con người trong nhà trường. Vấn đề này cần phải được lãnh đạo trường nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý hơn nữa trong thời gian tới.

Về chất lượng: Có thể khẳng định chất lượng nguồn lực cán bộ, giảng viên giữ vai trò quyết định sức mạnh và sự phát triển của Trường Chính trị Bắc Kạn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng được tỉnh giao. Nhà trường đã phát huy chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên thể hiện trên các mặt: thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần của cán bộ, giảng viên. Về thể lực, trường đã phát huy lợi thế hùng hậu cơ bản của lực lượng cán bộ, giảng viên có sức khoẻ tốt vào việc thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị chuyên môn được giao. Thực hiện chế độ của Nhà nước quy định, với tinh thần trách nhiệm cao, trong những năm qua Trường Chính trị Bắc Kạn đã phát huy những thuận lợi tạo điều kiện quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, thăm hỏi động viên tinh thần cho cán bộ, giảng viên. Đồng thời, đảm bảo lợi ích, tạo việc làm thêm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo tâm lý thoải mái cho cán bộ, giảng viên ổn định tinh thần, yên tâm công tác.

Về trí lực, xác định trong chất lượng con người thì trí tuệ là tài sản quý giá nhất, yếu tố quan trọng quyết định nhất và là tiềm năng vô tận, nếu biết chăm lo bồi dưỡng và sử dụng hợp lý sẽ làm cho năng lực nhận thức, sự sáng tạo và hoạt động thực tiễn của con người phát huy mạnh mẽ. Nhà trường đã chú trọng phát huy xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ, lựa chọn những người có bằng cấp, trình độ năng lực và phẩm chất. Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực, cũng đã có sự phát huy trí tuệ của tập thể, bố trí công việc tương đối phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, phù hợp yêu cầu và điều kiện thực tế của trường. Bản thân đội ngũ cán bộ, giảng viên cũng đã phát huy được trí tuệ, năng lực... kết quả chất lượng hoạt động phục vụ và giảng dạy đều đạt hiệu quả, hàng năm tỷ lệ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở trên

19

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

75%. Phát huy chất lượng nguồn nhân lực, thấm nhuần quan điểm Lênin "Học - học nữa - học mãi" và tư tưởng "Trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", xác định học tập là một quá trình và chỉ có thể phát huy tốt chất lượng con người khi có sự quan tâm chăm lo đúng mức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ này, nhà trường đã quan tâm, cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn...

Ngoài ra, phát huy phẩm chất đạo đức

- tinh thần trong nguồn lực cán bộ, giảng

viên đơn vị, nhận thức được vai trò hết sức

quan trọng của nó có ảnh hưởng trực tiếp

đến chất lượng nguồn nhân lực, nhà trường

luôn xác định đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng

các cán bộ chủ chốt cho tỉnh. Vì vậy, với tinh

thần tiên phong của người đảng viên, tập thể

đơn vị luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách

mạng, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh, tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân

tộc và với tinh thần yêu nước, ý thức xây

dựng tập thể, đoàn kết tương thân tương ái

và đạo lý nhân văn cao cả, thực hiện nếp

sống và làm việc theo chuẩn mực đạo đức

"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư".

Nhìn tổng quan thực trạng việc phát

huy nguồn lực cán bộ, giáo viên Trường

Chính trị Bắc Kạn trong gần 17 năm qua đã

đạt được những kết quả tích cực đáng trân

trọng, dù còn nhiều khó khăn trước mắt. Để

không ngừng phát huy nguồn lực cán bộ,

giảng viên trong thời gian tới, Ban lãnh đạo

nhà trường đã đề ra các kế hoạch, biện pháp

và nhiệm vụ cụ thể.

Một là, phát huy cao độ tinh thần đoàn

kết, nhất trí và đồng thuận trong nhà trường,

kêu gọi mọi người nêu cao tinh thần đạo đức

cách mạng và học tập tấm gương đạo đức

mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn

đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị

của nhà trường.

Hai là, tiếp tục phát triển nguồn nhân

lực về số lượng và chất lượng, tuyển dụng

thêm lực lượng cán bộ, giảng viên có năng

lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

chuyên môn của nhà trường trên cơ sở chỉ

tiêu biên chế của tỉnh giao.

Ba là, hoàn thiện việc quy hoạch, bố

trí, khai thác sử dụng cán bộ đảm bảo cơ

cấu cân đối, khoa học, đúng người đúng

việc, phù hợp năng lực sở trường từng cá

nhân theo điều kiện cụ thể của nhà trường.

Phát huy và quản lý tốt đội ngũ cán bộ lãnh

đạo các khoa, phòng.

Bốn là, tăng cường công tác đào tạo

và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại

chỗ, đặc biệt là cử lực lượng giảng viên đi

đào tạo chuyên sâu về chuyên môn lý luận

chính trị trình độ sau đại học, đáp ứng yêu

cầu ngày càng cao nhiệm vụ đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ các cấp cho địa phương.

Năm là, đẩy mạnh hoạt động nghiên

cứu khoa học trong cán bộ, giảng viên và coi

đó vừa là nhiệm vụ chuyên môn vừa là biện

pháp hữu hiệu để phát huy chất lượng

nguồn lực cán bộ, giảng viên.

Sáu là, tăng cường đầu tư cơ sở vật

chất, phương tiện dạy học phục vụ hoạt

động nghiên cứu, giảng dạy cho cán bộ,

giảng viên, không ngừng chăm lo đời sống

vật chất và tinh thần, nâng cao thu nhập và

mức sống cho cán bộ, giảng viên, đảm bảo

thực hiện tốt vấn đề lợi ích và dân chủ.

Tin tưởng rằng với những thành tích

đã đạt được và với những hướng đi phù

hợp, trong những năm sắp tới Trường Chính

trị Bắc Kạn sẽ phát huy được toàn diện vai

trò của nguồn lực cán bộ, giảng viên, đưa

nhà trường phát triển đi lên, góp phần thực

hiện thành công nghị quyết Đại hội Đảng

các cấp./.

20

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC

1. Kỹ thuật trồng cỏ voi

Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại. Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 - 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3 - 4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.

- Chuẩn bị đất:

Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15 - 20 cm theo hướng đông tây, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm.

- Phân bón:

Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 - 20 tấn phân chuồng hoại mục; 300 - 400 kg đạm urê; 250 - 300 kg super lân; 150 - 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi.

- Cách trồng và chăm sóc:

Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80 - 100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 - 30 cm/hom và có 3 - 5 mắt mầm. Mỗi hecta cần

8 - 10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30 - 40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10 - 15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng 100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.

- Thu hoạch và sử dụng:

Sau khi trồng 80 - 90 ngày thu hoạch

đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30 - 45 ngày, khi thảm cỏ có độ cao khoảng 80 - 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc

lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh.

2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghinê

Cỏ Ghinê là loại cây hoà thảo, lâu năm (còn gọi là cỏ sả, một số nơi còn gọi là cỏ

Tây Nghệ An hay cỏ sữa). Có hai loại cỏ Ghinê: loại lá lớn và loại lá nhỏ. Loại lá lớn cho năng suất cao, nên trồng để cho bò ăn tươi hoặc ủ chua dự trữ với cỏ voi. Loại lá nhỏ cho năng suất thấp hơn, nhưng có khả năng chịu dẫm, đạp, chịu hạn tốt, rất thích

hợp cho việc trồng để tạo nên bãi chăn thả và chống xói mòn cho đất. Thời gian trồng từ tháng 2 - 4. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa để bảo đảm tỷ lệ sống cao. Thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 11. Chu kỳ kinh tế 4 - 5 năm hoặc dài hơn (6 - 7 năm).

21

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

- Chuẩn bị đất:

Cỏ Ghinê phù hợp với chân ruộng cao, loại đất cát pha, không bị ngập nước hoặc ẩm nhiều. Cần cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó bừa và cày đảo (cày 2 lần), làm sạch cỏ dại và san phẳng đất. Trong trường hợp trồng bằng hạt thì đất phải làm tơi nhỏ hơn.

- Phân bón:

Cho mỗi hecta cần: 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 200 - 250 kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 150 - 200 kg sulphat kali - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 200 - 300 kg sulphat đạm - chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.

- Cách trồng và chăm sóc:

Có thể trồng bằng hạt, hoặc dùng khóm thân rễ, trồng theo bụi. Nếu trồng bằng khóm theo bụi thì sau khi làm đất kỹ như nêu trên, dùng cày rạch thành hàng cách nhau 40 - 50 cm, sâu 15 cm. Trong trường hợp gieo bằng hạt thì chỉ cần rạch hàng sâu 10 cm. Mỗi hecta cần lượng khóm 5 - 6 tấn, lượng hạt 5 - 6kg. Cách chuẩn bị khóm giống như sau: cắt bỏ phần ngọn các khóm cỏ sả giống trên ruộng và để lại chiều cao khóm khoảng 25 - 30 cm. Dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt phạt bớt phần rễ già. Sau đó tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 3 - 4 nhánh đem trồng. Sau khi rạch hàng và bón lót phân, tiến hành trồng bằng cách đặt các khóm vào rãnh, ngả cùng một phía và vuông góc với thành rãnh, cách nhau 35 - 40 cm, lấp đất sâu khoảng 10 - 15 cm (1/2 độ dài của thân cây giống) và lưu ý dậm chặt đất, tạo điều kiện có độ ẩm, cây chóng nảy mầm và có tỷ lệ sống cao. Nếu trồng bằng hạt thì gieo rải đều theo hàng rạch và dùng đất nhỏ mịn lấp dầy 5 cm. Trong trường hợp trồng xen với cây ăn quả, trồng ven đường hoặc xung quanh bờ ao thì đào hốc sâu 15 cm với khoảng cách hàng 40 - 50 cm và hố nọ cách hố kia 15 - 20 cm. Sau khi trồng 15 - 20 ngày kiểm tra khả năng ra mầm chồi và nếu cần thiết thì trồng dặm lại. Đồng

thời lúc này xới xáo qua, làm cỏ dại và bón thúc bằng đạm urê. Nếu gieo bằng hạt thì chỉ tiến hành chăm sóc và trồng tỉa bổ sung khi cây mọc và có thể phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn với cỏ dại. Sau mỗi lần cắt và khi thảm cỏ nảy mầm xanh lại làm sạch cỏ dại rồi dùng phân đạm bón thúc.

- Thu hoạch và sử dụng:

Sau khi trồng được 60 ngày thì thu hoạch lứa đầu, cắt phần trên, cách mặt đất 10 cm. Các lứa thu hoạch sau cách nhau 40 - 45 ngày. Mỗi năm cắt dọn gốc già một lần. Trong trường hợp trồng cỏ Ghinê để chăn thả thì hai lứa đầu tiên vẫn cắt bình thường, bắt đầu từ lứa thứ ba mới đưa gia súc nhai lại vào chăn thả. Tốt nhất là chăn thả khi thảm cỏ có độ cao 35 - 40 cm. Muốn vậy phải bảo đảm chu kỳ chăn thả luân phiên (thời gian nghỉ để cỏ tái sinh) khoảng 25 - 35 ngày vào mùa mưa và 40 - 45 ngày vào mùa khô. Thời gian chăn thả liên tục trên một thửa cỏ không quá 4 ngày. Cỏ Ghinê ăn rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất lượng nhanh như cỏ voi.

3. Kỹ thuật trồng cây keo dậu

Keo dậu thuộc họ đậu, thân bụi hoặc thân gỗ lâu năm. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng kém chịu lạnh và sương muối. Thời gian trồng tốt nhất là vào tháng 4.

- Chuẩn bị đất:

Có thể trồng keo dậu ở ruộng tập trung, trên bờ bụi, bờ mương máng hoặc trong vườn, làm hàng rào. Cần chú ý chọn loại đất thoát nước, ít chua. Nếu trồng tại ruộng thì chuẩn bị đất như khi trồng các loại đậu đỗ khác. Sau khi cày bừa và làm đất tiến hành lên luống rộng 3 m, rạch các hàng trên luống cách nhau 70 - 80 cm, sâu khoảng 10 cm.

- Phân bón:

Mỗi hecta cần 10 tấn phân chuồng, 300 kg phân lân nung chảy và 150 kg clorua kali. Các loại phân này dùng bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối và mỗi năm bón một lần vào vụ xuân.

(xem tiếp trang 28)

22

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO THỦY SẢN NUÔI TRONG MÙA HÈ

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi

- Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.

- Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất có hiệu quả. Mặt khác, cần hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược, bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.

- Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao cũng là biện pháp cần thiết. Việc dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm cũng nhằm đạt được mục đích này. Nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc, đặc biệt cần thiết khi nuôi ở các vùng cửa sông, nơi có hàm lượng lớn phù sa trong nước.

- Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.

Quản lý độ trong

Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng ôxy thường thấp và

tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và ôxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá. Độ trong của nước ao nuôi tôm sú tốt nhất là 30 - 40cm. Để có độ trong thích hợp và ổn định, người nuôi cần:

- Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi.

- Định kỳ dùng vôi CaCO3 hay CaMg(CO3)2 để ổn định pH và độ cứng trong ao nuôi thủy sản nước mặn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của tảo phù du trong suốt vụ nuôi.

- Dùng chế phẩm vi sinh (EM) cung cấp thường xuyên và đầy đủ muối dinh dưỡng và CO2 cho tảo phát triển ổn định.

- Khi độ trong quá thấp do tảo phù du phát triển mạnh, cần thay một phần nước hoặc tắt máy sục khí cho tảo dồn vào góc ao theo chiều gió, dùng formol nồng độ 4-10 ppm diệt bớt tảo tại góc ao đó, sau đó lại vận hành máy quạt nước trở lại bình thường.

Quản lý độ mặn

- Trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi.

- Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao, nhiều khi lên đến 50‰.

Quản lý pH

pH nước tăng cao hay xuống thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thuỷ sản nuôi mà còn gây chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tàn tảo và tác động xấu tới môi trường, sức khỏe thủy sản. pH nước ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S tới đời sống của thủy sản nuôi.

Trong các ao nuôi tôm, khi pH cao vượt giới hạn cho phép, có thể dùng đường cát (Sucrose) rắc xuống ao cũng có thể làm

23

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

giảm pH do hoạt động lên men đường của các vi sinh vật. Khi khẩn cấp, có thể dùng một số loại axit hữu cơ phun xuống ao để giảm pH khi cần thiết.

Quản lý lượng khí Ammoniac (NH3) Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống

nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho đời sống của vật nuôi. Có thể ức chế quá trình đào thải NH3 và ứ đọng NH3 trong cơ thể dẫn đến đầu độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc, làm tăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, tránh những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe của thủy sản nuôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.

- Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 - 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ.

- Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính ôxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC, H2O2…).

Khi cần thiết và điều kiện cho phép, cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.

Quản lý khí Sulfua hydro (H2S) Để tránh hiện tượng tôm cá bị sốc hay

chết do H2S, trong nuôi trồng thủy sản có một số biện pháp sau:

- Tăng cường hoạt động đảo nước, sục khí để H2S có thể thoát ra ngoài.

- Khi nuôi tôm cá tại những rừng ngập mặn, cần vét hết chất thải, bùn sau mỗi chu kỳ nuôi, đầm nén kỹ đáy ao.

- Khi có dấu hiệu tôm cá bị ngộ độc do H2S, có thể thay nước khẩn cấp để cứu đàn vật nuôi, sau đó tìm cách khử nguồn gốc sinh ra loại khí độc này.

Theo: Khuyennongvn.gov.vn *****************

Mướp - rau ăn, vị thuốc Mướp là một loại rau quả dùng phổ

biến trong nhân dân, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, thanh mát trong mùa hè. Bên cạnh đó, mướp còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Mướp có hai loại: mướp trâu là loại quả to, màu xanh đậm; mướp hương quả nhỏ, màu xanh nhạt và có mùi thơm ngát. Cả hai loại đều dùng làm thực phẩm và làm thuốc. Phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g mướp có chứa 95g nước, 0,9g protit, 0,1g lipit, 3g ghucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen, vitamin B, C... Mướp giàu sinh tố, khoáng vi lượng, chất nhớt và chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Mướp được dùng chữa bệnh như sau: Món ăn lợi sữa: Mướp tươi 1 quả,

muối ăn 10g. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng cho vào nồi, thêm 1 lít nước, cho muối vào đun sôi, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều hoặc dùng móng giò lợn nấu mướp để ăn với cơm hàng ngày. Công dụng: kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu và lưu thông tuyến sữa.

Giảm đau do viêm họng: Lá mướp hương 2 - 3 lá, rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần, làm vài lần trong 2 - 3 ngày. Giảm ho, tan đờm do viêm khí phế quản: Quả mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát, vắt lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30ml. Dùng 3 - 5 ngày.

Món canh thanh nhiệt, giải độc: Mướp tươi 2 quả, thịt ba chỉ 200g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông. Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa ăn. Đun nóng chảo, cho dầu ăn và hành, gừng xào thơm, rồi cho thịt ba chỉ, gia vị vào xào đảo đều trong 5 phút. Tiếp theo cho mướp vào xào thêm 2 phút. Đổ 3 - 4 bát nước, để nhỏ lửa đun trong 5 phút là được, dùng làm canh ăn trong bữa cơm. Có thể dùng thường xuyên.

Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai rửa sạch, để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh. Làm thường xuyên có tác dụng chữa sạm da, giúp da mịn màng, trắng sáng. Chú ý: Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.

Theo: Khuyennongvn.gov.vn

24

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

MẸO HAY KHẮC PHỤC SỰ CỐ KẾT NỐI TRÊN OUTLOOK Microsoft Outlook đôi lúc xảy ra các

vấn đề hay lỗi kết nối đến máy chủ Exchange. Việc xử lý sự cố này đôi khi chỉ dùng cách đơn giản như đóng Outlook và khởi động lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Những mẹo được trình bày sau đây sẽ giúp bạn khắc phục sự cố mất kết nối trên Outlook. Những mẹo này không yêu cầu phải can thiệp sâu vào máy tính, vì vậy bất kỳ người dùng nào cũng có thể áp dụng được.

Tắt chế độ Offline Thỉnh thoảng Outlook không thực hiện

kết nối đến máy chủ để gửi và nhận thư và hầu hết người dùng nghĩ ngay là do liên quan đến lỗi kết nối nào đó của Outlook. Tuy nhiên có thể là do Outlook đang ở chế độ Offline nên không thực hiện kết nối đến máy chủ để gửi và nhận thư. Vì vậy, bạn hãy làm cho Outlook trở lại chế độ Online. Nếu đang sử dụng Outlook 2007 hoặc phiên bản cũ hơn hãy vào menu File. Nếu có dấu chọn kế bên Work Offline, hãy bỏ chọn nó.

Nếu đang sử dụng Outlook 2010 hoặc cao hơn, hãy làm theo các bước sau:

Nhấn vào thẻ Send/Receive. Xác định nút Work Offline. Nếu nút Work Offline đang chìm

(được chọn), hãy nhấn vào nút Work Offline để trở về chế độ Online.

Ngay tại phía dưới cửa sổ Outlook, bạn sẽ thấy dòng chữ Trying To Connect… Nếu nó được kết nối, vấn đề đã

được giải quyết. Nếu không, hãy thử giải pháp tiếp theo.

Khởi động lại Bạn nên khởi động lại Outlook, nếu nó

vẫn không thể kết nối, hãy khởi động lại máy tính. Có nhiều lỗi liên quan đến kết nối Outlook chỉ khắc phục đơn giản bằng cách là khởi động lại. Vấn đề cũng có thể gây ra khi máy tính có vấn đề về kết nối. Bạn hãy mở trình duyệt web lên và nếu nó không thể truy cập trang web hay các tài nguyên nội bộ thì đó có thể là do vấn đề kết nối của máy tính.

Nếu trường hợp trên xảy ra, hãy liên hệ với bộ phận IT của cơ quan hoặc liên hệ đến nhà cung cấp dịch vụ Internet để tìm sự trợ giúp vì nó liên quan đến kết nối mạng. Một khi được giải quyết, Outlook sẽ thực hiện được kết nối ngay trở lại.

Sửa chữa tập tin dữ liệu Outlook sử dụng hai loại tập tin dữ

liệu (.pst và .ost). Và nếu hai tập tin này bị lỗi có thể gây ra vấn đề kết nối. Dưới đây là cách xử lý:

Đóng Outlook. Mở Control Panel. Tìm biểu tượng Mail (tùy thuộc vào

cách Windows Explorer được thiết lập, bạn có thể bấm vào phần User để tìm biểu tượng Mail).

Trong cửa sổ hiện ra, bấm vào Data Files.

Chọn tập tin dữ liệu từ danh sách và nhấn Open File Location.

Xác định tập tin chứa dữ liệu (thông thường nó trùng tên với địa chỉ Email).

Nếu tập tin có phần mở rộng là .ost, hãy đổi phần mở rộng của nó thành .OLD. Nếu tập tin có phần mở rộng là .pst, bạn không cần phải thực hiện thêm thao tác chỉnh sửa gì.

Đóng cửa sổ và mở Outlook. Lưu ý: Bạn cần phải bật chế độ hiển thị

phần mở rộng của tập tin để xem nó là .ost hay .pst. Điều này có thể thực hiện thông qua thiết lập trong Windows Explorer.

25

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Nếu tập tin dữ liệu là một tập tin .pst, hãy sử dụng tiện ích Scanpst để sửa chữa tập tin này theo các bước sau: Tìm kiếm tập tin scanpst.exe trên Windows Explorer; Sau khi tìm được tập tin (ví dụ nó ở C:\ProgramFiles\Microsoft Office\Office14\), nhấn đôi chuột vào nó để chạy chương trình; Một cửa sổ hiện ra, nhấn nút Browse; Tìm đến tập tin dữ liệu *.pst của bạn; Nhấn nút Start.

Scanpst sẽ kiểm tra tập tin dữ liệu và

có thể tốn nhiều thời gian nếu tập tin dữ liệu email của bạn lớn. Nếu Scanpst tìm thấy lỗi, nó sẽ nhắc bạn bấm vào nút Repair để sửa chữa. Bạn cũng nên đánh dấu chọn vào hộp kiểm Make Backup Of Scanned File Before Repairing để phục hồi dữ liệu gốc trong trường hợp việc sửa chữa thất bại.

Sau khi việc sửa chữa hoàn tất, đóng Scanpst và mở lại Outlook. Nếu Outlook vẫn không thể kết nối, hãy chuyển sang mẹo tiếp theo.

Sửa chữa cài đặt Office Bạn có thể phải thực hiện việc sửa

chữa các cài đặt trên Office, điều này sẽ giải quyết những vấn đề mà các cách thông thường không khắc phục được.

Để làm điều này, hãy theo các bước sau: Mở Control Panel. Nhấn vào Programs and Features. Tìm kiếm biểu tượng Microsoft

Office và chọn nó. Nhấn vào Change. Chọn Repair từ cửa sổ xuất hiện. Nhấn vào nút Continue và chờ cho

đến khi việc sửa chữa cài đặt Office hoàn tất, bạn hãy khởi động lại máy tính.

Sau khi máy tính đã khởi động lại, hãy thử mở lại Outlook và kiểm tra nó đã được kết nối đến máy chủ được chưa.

Tạo lại Profile Nếu tất cả các cách trên đều thất bại,

bạn có thể phải tạo lại Outlook profile. Thông thường, nên tạo profile mới mà không cần xóa cái cũ. Để tạo lại profile, bạn cần phải biết thông tin thiết lập tài khoản, vì vậy cần phải có thông tin thiết lập email trước khi bắt đầu.

Dưới đây là cách tạo profile mới: Mở ControlPanel, mở Mail và nhấn

vào Show Profile. Nhấn Add và sau đó đặt tên cho

profile mới này. Tiếp theo bạn cần phải cung cấp các

thông tin thiết lập tài khoản email trong cửa sổ kế tiếp.

Một khi profile đã được tạo xong, bạn hãy thiết lập nó thành mặc định hoặc xóa profile cũ để tập tin profile mới này hoạt động. Nếu sau tất cả các bước trên, Outlook vẫn không thể kết nối, hãy liên hệ đến bộ phận IT. Nó có thể là do các lỗi liên quan đến DNS hoặc một số khả năng khác nằm ngoài phạm vi của bài viết này./.

Theo:quantrimang.com.vn

26

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hỏi: Đề nghị cho biết các hành vi vi

phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Điều 5 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong quá trình thực hiện một trong các thủ tục sau đây:

a) Tiến hành các thủ tục xác lập, công nhận, chứng nhận, sửa đổi, duy trì, gia hạn, yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ để thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc

tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Hỏi: Đề nghị cho biết các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện

pháp khắc phục đối với vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ

quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ

thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

c) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Hỏi: Đề nghị cho biết các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho

cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi có thay đổi về tên, địa chỉ, tư cách pháp lý của đại diện sở hữu công nghiệp, thay đổi liên quan đến bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Không thông báo hoặc thông báo không trung thực các khoản, các mức phí và lệ phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

27

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

c) Không thực hiện thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp;

d) Không làm lại thủ tục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp khác.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;

b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ bảo hộ, rút đơn khiếu nại hoặc thực hiện các hành vi khác trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp mà không được phép của bên ủy quyền đại diện;

c) Không thông báo, cung cấp nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp cho bên ủy quyền đại diện;

d) Không giao văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp, giấy chứng nhận và các quyết định khác cho bên ủy quyền đại diện trong thời hạn do pháp luật quy định mà không có lý do chính đáng;

đ) Không thực hiện và không trả lời nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp mà không có lý do chính đáng;

e) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

g) Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp;

h) Cố ý cản trở việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan;

i) Từ bỏ hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi chưa tiến hành chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi không đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Giả mạo giấy tờ, tài liệu hoặc cung cấp thông tin không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đăng ký kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin chưa được phép công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quá trình tiếp nhận, thẩm định, xử lý các loại đơn đăng ký, khiếu nại, yêu cầu xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp;

b) Có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc xã hội.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

(Phòng Thông tin tư liệu - Sở hữu trí tuệ) **********************

28

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY LÀM THỨC… (Tiếp theo trang 21)

- Cách trồng và chăm sóc: Trước khi gieo, cần xử lý hạt như sau:

làm ướt hạt bằng nước lã, sau đó đổ nước nóng 90 - 1000C vào và ngâm trong vòng 5 phút. Bước tiếp theo là gạn hết nước nóng và đổ nước lã vào cho ngập hạt, ngâm tiếp 5 - 10 giờ, rồi lại gạn hết nước và để hạt thật khô ráo, trước khi đem gieo. Gieo hạt theo hàng rạch, trung bình 1m dài gieo 20 hạt (lượng hạt khô cần cho mỗi hecta khoảng 20 kg), lấp đất sâu khoảng 5 cm. Cũng có thể gieo hạt vào bầu đất hoặc vườn ươm, sau đó, khi cây mọc cao khoảng 45 cm thì mang đi trồng (trong trường hợp trồng làm hàng rào) như các loại cây gỗ khác; trồng cây cách cây 50 cm.

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, nếu cần thiết thì gieo hoặc trồng dặm lại. Dùng cuốc xới xáo nhẹ theo hàng và làm sạch cỏ dại hai đợt: lúc 15 ngày và lúc 40 ngày sau khi trồng.

- Thu hoạch và sử dụng: Sau khi trồng khoảng 4 -5 tháng, có thể

thu hoạch lứa đầu (tuỳ theo đất đai và điều kiện chăm sóc, lúc đó cây có thể cao tới 1,5 m). Khi thu hoạch lứa đầu, cắt gốc cách mặt đất 70 cm. Các lứa tiếp theo cắt chừa lại cành mới tái sinh 5 cm và cứ sau khoảng 45 ngày cắt một lần. Có thể sử dụng keo dậu như nguồn thức ăn tươi xanh (cắt về cho gia súc ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên bãi trồng keo dậu). Cũng có thể phơi sấy khô, nghiền thành bột. Keo dậu là cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein (protein thô 21 - 25%). Đây thực sự là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá trị không những cho gia súc mà cho cả gia cầm. Tuy nhiên, keo dậu có hạn chế là chứa một lượng nhỏ độc tố mimosine (thường tập trung trong các phần non của cây như lá, chồi non). Vì vậy khi sử dụng keo dậu cần có biện pháp làm giảm hàm lượng mimosine (như xử lý nhiệt trên 700C; nhúng trong nước qua đêm; phun dung dịch sulphat sắt II...) và khống chế lượng keo dậu chỉ chiếm < 30% khẩu phần cho gia súc nhai lại. Với bò sữa, keo dậu cũng là loại thức ăn rất tốt, làm tăng năng suất sữa lên 10 - 15%. Có thể trộn vào thức ăn tinh cho mỗi con bò sữa mỗi ngày 1,0 - 1,5 kg bột keo dậu./.

Theo: Khuyennongvn.gov.vn

VUI C¦êI Sự lợi hại của dấu câu

Nhận được thông báo đầu năm học của nhà trường về việc chỉnh đốn trang phục cho học sinh, bí thư lớp viết thông báo đó lên bảng.

Sau khi đọc thông báo cả lớp cười ầm lên, còn bí thư thì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Nhìn lại thông báo mình viết, bí thư mới "ngã ngửa".

Thông báo của ban giám hiệu về việc chỉnh đốn trang phục cho học sinh như sau: (Bí thư viết nội dung chính lên bảng).

"Để tránh tình trạng học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường, và để cho những học sinh mới biết được nội quy. Nay nhà trường thông báo: 'Nam sinh bỏ áo trong quần nữ sinh, mặc áo dài'".

********************************

KHÔNG CÂN NÃO Một luật sư chất vấn bác sĩ: "Bác sĩ,

trước khi ông khám nghiệm tử thi ông có đo nhịp tim không?".

- Không. - Ông có đo huyết áp không? - Không. - Ông có kiểm tra thở và phổi không? - Không. - Vậy thì có thể bệnh nhân còn sống

ngay khi ông mổ khám nghiệm tử thi lắm chứ! - Không. - Làm sao ông dám chắc, bác sĩ? - Vì não của bệnh nhân đã nằm trên

bàn làm việc của tôi, trong một cái hũ. - Nhưng, liệu có khả năng bệnh

nhân còn sống chứ? - Vâng, có thể bệnh nhân còn sống

và đang làm luật sư. - !!!!! Phòng TTTL-SHTT sưu tầm

******************