31
429 Chuyên đề 10: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn 1.1. Điều tra, nghiên cứu, lấy ý kiến người dân 1.1.1. Phương pháp tiến hành - Trong quá trình điều tra, lấy ý kiến người dân về xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn cần tiến hành họp cộng đồng. Để huy động được sự tham gia tích cực của các thành viên tham dự cuộc họp cộng đồng thì tuyên truyền viên cần phải: Giữ thái độ trung lập Cố gắng khai thác tất cả các ý kiến Có phương pháp thu thập ý kiến của những người ngại phát biểu. * Các bước chuẩn bị: - Xác định yêu cầu mục tiêu, nội dung chính cần xin ý kiến cộng đồng của cuộc họp; - Lên danh sách thành phần tham dự và ấn định thời gian họp - Phát thư mời - Tổ chức họp: Phân công người chủ trì - là Tuyên truyền viên và thư ký cuộc họp; * Tổ chức họp phải thực hiện các yêu cầu sau: Diễn tiến cuộc họp như sau: Giới thiệu đại biểu (Khuyến khích mọi người tự giới thiệu để tạo không khi cở mở) - giới thiệu chương trình - nội dung cuộc họp - Đưa ra từng vấn đề một và xin ý kiến đóng góp - Mời từng thành viên dự họp đóng góp ý kiến - Chủ tọa tóm lược các ý kiến đóng góp và đề nghị bổ sung nếu có - Chủ tọa kết luận bế mạc cuộc họp. Biên bản cuộc họp cộng đồng gồm các nội dung sau: Tiêu đề tên biên bản có trích yếu nội dung cuộc họp cộng đồng xin ý kiến về vấn đề …- Thời gian họp - Thành phần tham dự - Nội dung họp - Tóm lược kết luận - Kiến nghị của cộng đồng (nếu có). Thông tin phục vụ lập kế hoạch quản lý môi trường phường, thị trấn gồm các tài liệu sẵn có như các báo cáo đánh giá môi trường chuyên sâu hay báo cáo đánh giá môi trường hàng năm (nếu có); Báo cáo kinh tế phường, thị trấn hội hàng năm; các số liệu thống kê hàng năm của phường, thị trấn liên quan đến tình trang sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh; tình hình chăn nuôi và sản xuất, nhất là chăn nuôi tập trung như trang trai hay gia trại; các cơ sở cơ khí, đồ thủ công mỹ nghệ, thu gom và sơ chế phế liệu…; các cơ sở công nghiệp trong địa bàn hay

KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

429

Chuyên đề 10:

KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1. Kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường,

thị trấn

1.1. Điều tra, nghiên cứu, lấy ý kiến người dân

1.1.1. Phương pháp tiến hành

- Trong quá trình điều tra, lấy ý kiến người dân về xây dựng quy định về

bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn cần tiến hành họp cộng đồng. Để huy

động được sự tham gia tích cực của các thành viên tham dự cuộc họp cộng đồng

thì tuyên truyền viên cần phải:

Giữ thái độ trung lập

Cố gắng khai thác tất cả các ý kiến

Có phương pháp thu thập ý kiến của những người ngại phát biểu.

* Các bước chuẩn bị:

- Xác định yêu cầu mục tiêu, nội dung chính cần xin ý kiến cộng đồng của

cuộc họp;

- Lên danh sách thành phần tham dự và ấn định thời gian họp

- Phát thư mời

- Tổ chức họp: Phân công người chủ trì - là Tuyên truyền viên và thư ký

cuộc họp;

* Tổ chức họp phải thực hiện các yêu cầu sau:

Diễn tiến cuộc họp như sau: Giới thiệu đại biểu (Khuyến khích mọi người

tự giới thiệu để tạo không khi cở mở) - giới thiệu chương trình - nội dung cuộc

họp - Đưa ra từng vấn đề một và xin ý kiến đóng góp - Mời từng thành viên dự

họp đóng góp ý kiến - Chủ tọa tóm lược các ý kiến đóng góp và đề nghị bổ sung

nếu có - Chủ tọa kết luận bế mạc cuộc họp.

Biên bản cuộc họp cộng đồng gồm các nội dung sau:

Tiêu đề tên biên bản có trích yếu nội dung cuộc họp cộng đồng xin ý kiến

về vấn đề …- Thời gian họp - Thành phần tham dự - Nội dung họp - Tóm lược

kết luận - Kiến nghị của cộng đồng (nếu có).

Thông tin phục vụ lập kế hoạch quản lý môi trường phường, thị trấn gồm

các tài liệu sẵn có như các báo cáo đánh giá môi trường chuyên sâu hay báo cáo

đánh giá môi trường hàng năm (nếu có); Báo cáo kinh tế phường, thị trấn hội

hàng năm; các số liệu thống kê hàng năm của phường, thị trấn liên quan đến tình

trang sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh; tình hình chăn nuôi và sản xuất, nhất là

chăn nuôi tập trung như trang trai hay gia trại; các cơ sở cơ khí, đồ thủ công mỹ

nghệ, thu gom và sơ chế phế liệu…; các cơ sở công nghiệp trong địa bàn hay

Page 2: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

430

tình trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông

nghiệp. Quá trình điều tra cần xác định rõ các trong tâm của vấn đề để hướng tới

mục đích bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư.

* Một số phương pháp thường sử dụng trong điều tra, nghiên cứu, lấy ý

kiến người dân

- Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi: Là phương pháp thu thập thông

tin qua hỏi và đáp; người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng cần được khảo sát

sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu khi kết thúc cuộc phỏng vấn.

- Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên

cứu và người cung cấp thông tin về vấn đề nghiên cứu.

Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu:

+ Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ.

+ Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số.

+ Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía

cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn.

+ Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số.

+ Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn

đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó.

+ Nghiên cứu sâu và chi tiết những vấn đề được lựa chọn kỹ càng những

trường hợp hoặc các sự kiện.

- Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng

câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến).

Đặc trưng của phương pháp này là người ta chỉ sử dụng một bảng câu hỏi

đã được quy chuẩn dùng để hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu

điều tra (theo một thể thức lựa chọn nhất định nào đấy). Thông thường, người

hỏi và đáp không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên.

- Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp điều tra khác như: qua website,

qua email, thư…

1.1.2. Nội dung điều tra

1.1.2.1. Một số vấn đề trong quản lý môi trường ở phường, thị trấn cần điều tra

lấy ý kiến cộng đồng

Trên cơ sở các vấn đề môi trường này sinh tại phường, thị trấn, việc xác

định các nội dung điều tra tùy thuộc vào từng địa phương.

Một số vấn đề về điều tra lấy ý kiến người dân trong quản lý bảo vệ môi

trường ở phường, thị trấn bao gồm: nước sinh hoạt, nhà vệ sinh hộ gia đình,

nước thải sinh hoạt, vệ sinh cống rãnh thoát nước, vệ sinh công cộng, vệ sinh

nhà ở, thu gom, vận chuyển chất thải rắn, bảo vệ môi trường khu dân cư…

1.1.2.2. Gợi ý một số chủ đề thường gặp

Page 3: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

431

* Nước sinh hoạt, nhà vệ sinh hộ gia đình

- Số hộ/tỷ lệ sử dụng nước sạch (nước máy)?

- Sử dụng nước hợp vệ sinh (nước mưa, giếng đào, giếng khoan có bể lọc)?

- Số hộ/tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại? Nhà vệ sinh hai ngăn?

- Đâu là nguyên nhân, khó khăn dẫn đến các hộ không có nước hợp vệ sinh

sử dụng?

- Khó khăn nào trong việc xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn?

- Mong muốn của các hộ gia đình là gì?

- Phường, thị trấn đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc xây dựng, cải

tạo hệ thống nước sinh hoạt chưa?

- Phường, thị trấn đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc hỗ trợ cải tạo

nhà vệ sinh hộ gia đình chưa?

- Ai là người chịu trách nhiệm chính cho từng vấn đề trên?

* Nước sinh hoạt, nhà vệ sinh nơi công cộng

- UBND phường, thị trấn, trường học, trạm xá, chợ, nhà văn hóa tổ dân

phố, khu phố…đã có hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa? Nếu có ở mức

độ/loại nào?

- UBND phường, thị trấn, trường học, trạm xá, chợ, nhà văn hóa khu

phố,…đã có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn chưa? Nếu có ở loại hình nào? Có đáp

ứng được nhu cầu sử dụng không? (Nhất là với trường học, chợ).

- Mong muốn của nhà trường…là gì?

- Trường/ phường, thị trấn đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc xây

dựng, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt và nhà vệ sinh chưa?

* Các hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường cộng đồng

- Tình hình môi trường chung (nơi công cộng: đường khu phố, cống rãnh,

ao hồ…) của phường, thị trấn?

- Có các hoạt động/phong trào khai thông cống rãnh, phát quang bụi dậm,

quét dọn đường phố không? Phạm vi và tần xuất?

- Có các phong trào trồng cây xanh, dọn dẹp ao hồ nơi công cộng không?

- Người dân có tham gia nhiệt tình không?

- Phường, thị trấn đã có đội/tổ vệ sinh không?

- Ai là người tổ chức? Đâu là những khó khăn trong công tác tổ chức và

giải pháp là gì?

1.2. Thảo luận, phê duyệt quy định và tổ chức thực hiện

1.2.1. Thảo luận

Page 4: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

432

Sau khi lấy ý kiến của người dân về xây dựng quy định về bảo vệ môi

trường tại phường, thị trấn. Ban soạn thảo kế hoạch triển khai soạn thảo các quy

định về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Sau khi có bản thảo cần tiến hành tổ

chức thảo luận và tiếp tục lấy ý kiến người dân về dự thảo để sửa đổi, bổ sung.

Viện tiến hành thảo luận cần phải được tổ chức cẩn thận ngay tại cộng đồng dân

cư (khu phố, tổ dân phố) bao gồm:

* Công tác chuẩn bị:

- Lập kế hoạch tổ chức Hội thảo - Hội nghị. Thành phần của bản kế hoạch

gồm có chi tiết về Căn cứ pháp lý - Mục đích yêu cầu - nội dung hoạt động -

phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban tổ chức hội thảo - kinh phí thực hiện

- tổ chức thực hiện;

- Lên danh sách thành phần tham dự và ấn định thời gian

- Phát thư mời - Chương trình Hội thảo, Hội nghị

- In ấn các bài tham luận tại hội thảo và các nội dung cần thiết có liên quan

đến chủ đề của Hội thảo, hội nghị

* Công tác tổ chức thực hiện các bước:

Diễn tiến cuộc Hội nghị - Hội thảo như sau: Khai mạc giới thiệu đại biểu -

giới thiệu chương trình - nội dung Hội thảo - Thông qua các bài tham luận - thảo

luận đóng góp ý kiến - Chủ tọa tóm lược các ý kiến đóng góp - Kết luận bế mạc

cuộc họp.

Biên bản Hội nghị gồm các nội dung sau:

Tiêu đề tên biên bản có trích yếu nội dung Hội nghị - Hội thảo - Thời gian -

Thành phần tham dự - Nội dung - Tóm lược kết luận - Kiến nghị (nếu có).

1.2.2. Phê duyệt quy định và tổ chức thực hiện

Quá trình phê duyệt quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn do

chủ tịch UBND phường, thị trấn hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Các nội

dung về bảo vệ môi trường sau khi tiến hành thảo luận và chỉnh sửa, nếu có ý

kiến, kiến nghị thì cần phải tiếp tục thảo luận cho đến khi thống nhất quan điểm.

Quy định về bảo vệ môi trường của phường, thị trấn sau khi phê duyệt được

triển khai đến các khu phố, tổ dân phố. Tại đây, quy định này tiếp tục được triển

khai tới cộng đồng dân cư thông qua các buổi họp dân để triển khai thực hiện.

2. Kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng và triển khai phương án truyền thông về

công tác vệ sinh môi trường

2.1. Truyền thông về công việc phân loại, thu gom chất thải rắn, nước thải.

Hiện nay có nhiều phương pháp, cách thức truyền thông về môi trường

khác nhau. Trong đó, phương pháp truyền thông sử dụng pano áp phích để đăng

tải các thông tin tới người tiếp nhận. Đây là phương pháp rất phổ biến sử dụng

trong truyền thông nói chung và truyền thông về môi trường nói riêng, giúp

người tiếp cận nhanh chóng hiểu biết về thông tin được truyền tải.

Page 5: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

433

2.1.1. Khái quát về truyền thông môi trường bằng cách pano - áp phích

- Làm trên chất liệu tạm thời.

- Đặt ở những nơi công cộng, dễ quan sát và nhiều người qua lại.

- Kích cơ linh hoạt, có thể di chuyển được.

- Chữ/thông điệp to, rõ ràng, dễ nhận biết.

- Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.

- Thông điệp có thể bằng chữ hoặc hình ảnh, biểu tượng hay kết hợp cả 3.

- It thông tin và khó chi tiết.

* Các thông điệp trên pano – áp phích có thể mang các hàm ý nhằm hướng

tới mục đích giúp người tiếp cận hiểu được bản chất vấn đề. Các hàm ý có thể

bao gồm:

- Thông điệp mang tính cảnh báo răn đe

- Thông điệp mang tính ẩn dụ, nhắc nhở

- Thông điệp mang tính chế nhạo, mỉa mai

- Thông điệp mang tính khích lệ thúc đẩy hành động

- Thông điệp dí dỏm, gây sự tò mò và dí dỏm.

Ví dụ:

Giọng điệu mang tính thông tin, “Dùng màn khi ngủ trong rừng làm giảm

muỗi đốt và giảm khả năng bạn bị sốt rét”

Giọng điệu đe dọa, “Nếu không sử dụng màn khi ngủ trong rừng bạn sẽ bị

sốt rét và chết”

Giọng điệu khích lệ, “nếu bạn ngủ trong rừng với màn bạn sẽ trở về với gia

đình khỏe mạnh”

Giọng điệu khôi hài, “Đi vào rừng ư? Đây là một bí quyết nhỏ! Hãy mang

theo một cái màn!”

* Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng pano áp phích

- Viết sai lỗi chính tả: đây là lỗi thường gặp có thể do khách quan hoặc chủ

quan trong quá trình in ấn pano - áp phích

- Xuống dòng trong thông điệp không hợp lý: có thể khiến người tiếp nhận

thông tin hiểu sai về nội dung của thông tin được truyền đạt.

- Thông điệp không thuyết phục được người tiếp nhận thông tin

- Thông điệp được sử dụng ở nơi không phù hợp hoàn cảnh

- Thông điệp khó nhận biết đối với người tiếp nhận thông tin

* Treo, dán pano - áp phích

Page 6: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

434

- Pano - áp phích thường được treo hoặc dán ở những địa điểm đông người

qua lại như chợ, phòng họp, phòng khám bệnh …

- Treo/dán pano - áp phích ngang tầm mắt để mọi người dễ dàng quan sát.

- Không nên để áp phích quá lâu hoặc thông tin trên áp phích quá cũ, không

còn chính xác.

- Tránh treo/dán pano - áp phích ở những nơi được coi là thiêng liêng, đặc

biệt.

2.1.2. Thực hành triển khai phương án truyền thông môi trường bằng cách sử

dụng pano áp phích

Cách thức tiến hành:

- Chia nhóm học viên: tùy theo số lượng, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người.

- Nhiệm vụ các nhóm: mỗi nhóm truyền tải 01 thông điệp về chất thải rắn,

01 thông điệp về nước thải, 01 thông điệp về khí thải và tiếng ồn. Các thông

điệp của các nhóm đưa ra phải có sự khác nhau và trong 1 nhóm không được

trùng lặp về hàm ý của các thông điệp.

- Chuẩn bị:

Cách 1: Giấy A0, bút lông màu, thước kẻ…

Cách 2: Các nhóm chuẩn bị trước thông điệp (thiết kế pano - áp phích)

bằng hình ảnh và trình chiếu thông điệp của nhóm mình.

Cách 3: Sử dụng các hình ảnh sẵn có, các nhóm suy nghĩ và đưa ra câu

khẩu hiệu, thông điệp tương ứng với hình ảnh.

- Thảo luận: thảo luận các thông tin được đưa ra trên pano - áp phích. Lựa

chọn các thông điệp hay và khuyến khích nhóm có thông điệp hay.

2.2. Truyền thông về các quy định giữ gìn vệ sinh môi trường

Cách 1. Tọa đàm, thảo luận các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường

- Phương pháp thực hiện

Giảng viên chuẩn bị tài liệu tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường cho

phường, thị trấn, khu dân cư.

Trình bày vấn đề

Học viên và giảng viên trao đổi thảo luận về công tác tuyên truyền về công

tác giữ gìn vệ sinh môi trường

Bảng 1. Một số vấn đề cần chú ý khi tổ chức tọa đàm, hội thảo

Tọa đàm Hội thảo

- Trao đổi, trò chuyện thân mật vê

một vấn đề nào đó. (Hiểu - đồng

thuận)

- Bàn luận sâu về các vấn đề chuyên

môn, giải pháp kỹ thuật (Đồng

thuận - áp dụng).

- Y kiến mang tính cảm quan, kinh - Y kiến dựa trên bằng chứng

Page 7: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

435

Tọa đàm Hội thảo

nghiệm cá nhân. khoa học, khách quan.

- Quy mô nhỏ, đối tượng tham dự hạn

chế (người dân, doanh nghiệp…)

- Quy mô lớn hơn và đối tượng đa

dạng hơn (nhà chuyên môn, quản

lý…)

- Thời gian ngắn, địa điểm tổ chức

đơn giản và linh hoạt.

- Địa điểm chính thống, trang trọng.

Thời gian tổ chức thường từ 1 - 3

ngày

- Không cần chuẩn bị trước nhiều mà

phụ thuộc vào khả năng nêu vấn đề,

thúc đẩy tại chỗ.

- Chương trình, tài liệu được chuẩn

bị chu đáo, ti mỉ.

- Không cần nhiều tài chính. - Tốn kém về tài chính.

- Có chủ đề, mục tiêu và người điều

hành.

- Có chủ đề, mục tiêu và người điều

hành.

Cách 2. Sử dụng pano - áp phích

Phương pháp tiến hành (tương tự mục 2.1.2)

3. Nghiệp vụ về thu gom, phân loại chất thải rắn

3.1. Lập kế hoạch

3.1.1. Khái quát chung

Lập kế hoạch là việc xác định/ dự tính các hoạt động (việc cần làm) theo

trình tự trong khuôn khổ nguồn lực, thời gian và địa điểm nhất định để đạt được

mục tiêu mong muốn.

Bảng 2: Các thành tố căn bản của một kế hoạch

Cái gì?

Những vấn đề gì về chất thải rắn cần được giải quyết?

Mục tiêu cần đạt được trong thu gom, phân loại chất thải rắn? Kết

quả mong đợi như thế nào?

Những giải pháp, tiêu chí nào cần được quan tâm?

Những hoạt động nào cần thực hiện trong thu gom, phân loại chất

thải rắn để đạt được mục tiêu?

Những trang thiết bị, phương tiện nào cần có để triển khai thu

gom, phân loại chất thải rắn?

Đâu là thuận lợi, khó khăn trong qua trình triển khai thu gom,

phân loại chất thải rắn?

Page 8: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

436

Ai?

Ai sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch thu gom, phân loại chất

thải rắn?

Ai là người chỉ đạo thu gom, phân loại chất thải rắn?

Ai là người tổ chức thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn?

Ai là người hỗ trợ thu gom, phân loại chất thải rắn?

Ai là người giám sát thu gom, phân loại chất thải rắn?

Ai là người đóng góp, cung cấp tài chính?

Khi nào?

Kế hoạch được thực hiện trong giai đoạn nào?

Các hoạt động cụ thể được triển khai trong thời gian nào?

Thời gian đó có phù hợp cho việc triển khai các hoạt động không?

Ở đâu?

Các hoạt động thu gom, phân loại chất thải rắn được triển khai ở

địa điểm nào?

Địa điểm đó phụ vụ cho hộ gia đình hay là nơi công cộng?

Địa điểm đó có thực sự phù hợp để triển khai hoạt động đó không?

Những khó khăn nào có thể gặp phải khi triển khai thu gom, phân

loại chất thải rắn tại địa điểm đó?

Như thế

nào/

bao

nhiêu?

Hoạt động thu gom, phân loại chất thải rắn được triển khai như thế

nào?

Ngân sách đóng góp của mỗi bên là bao nhiêu (%)?

Bao nhiêu người/hộ gia đình được hưởng lợi từ hoạt động này?

Cơ chế tổ chức thực hiện và giám sát thu gom, phân loại chất thải

rắn?

3.1.2. Lập kế hoạch về phân loại, thu gom chất thải rắn tại phường, thị trấn

Thành lập nhóm điều phối lập kế hoạch về phân loại, thu gom chất thải rắn

tại phường, thị trấn bao gồm các thành phần sau:

- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND phường, thị trấn

- Công chức Địa chính - Môi trường phường, thị trấn

- Tổ thu gom chất thải rắn (nếu có)

- Mặt trận tổ quốc

- Hội phụ nữ

- Đại diện khu phố (01 người, tốt nhất vừa là tổ trưởng tổ dân phố vừa là

đại biểu HDND)

Nhóm điều phối lập kế hoạch có trách nhiệm triển khai các bước sau:

Page 9: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

437

Bước 1: Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường/thị

trấn

- Điều kiện tự nhiên của phường/thị trấn (vị trí địa lý, đặc điểm địa hình,

khí tượng thủy văn, khí hậu).

- Điều kiện về kinh tế - xã hội (số liệu thống kê về số khu phố, số hộ dân,

tổng số dân, tình hình phát triển y tế, giáo dục, giao thông,...).

Hình 1: Các yếu tố cần thiết trong quá trình lập kế hoạch thu gom chất thải rắn

Bước 2: Xác định nguồn phát sinh, lượng và loại rác thải phát sinh sinh hoạt:

- Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt: hộ gia đình, chợ, cơ quan, trường học,

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

- Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh:

+ Khối lượng rác thải phát sinh: tùy theo điều kiện mỗi khu vực tính toán

lượng rác thải phát sinh trên địa bàn phường, thị trấn.

Page 10: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

438

+ Thành phần các loại rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu trên địa bàn

phường, thị trấn bao gồm rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy.

Bước 3: Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn phường/thị trấn

Đánh giá tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa

bàn phường/thị trấn trong thời gian qua (kết quả đạt được và những tồn tại, hạn

chế).

Bước 4: Chọn cách phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt

- Phân loại: Hộ gia đình, cơ quan, cơ sở phân loại rác tại nguồn thành các

loại sau:

+ Rác hữu cơ dễ phân hủy: Hướng dẫn người dân/tổ chức tận dụng làm

phân ngay tại nhà/cơ sở. Bằng cách, đào một hố nhỏ rồi đổ phần rác hữu cơ

xuống, dùng tấm nilon hoặc một vật cứng che kín mặt hố, sau một thời gian rác

sẽ oai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

+ Rác thải khó phân hủy: Trong đó, một số loại có thể tái chế, tái sử dụng

như: kim loại, giấy, cao su, nhựa,... sẽ được tận dụng lại hoặc bán phế liệu cho

các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Phần rác thải còn lại được thu gom và vận

chuyển đưa đi xử lý.

Việc phân loại rác tại nguồn còn khá mới đối với người dân, vì vậy trong

giai đoạn đầu (khoảng 2 năm đầu triển khai thực hiện phương án) chúng ta sẽ

chú trọng vào việc vận động người dân tham gia bỏ rác thải đúng nơi quy định

và dần dần hình thành thói quen phân loại rác thải cho người dân, sau đó, sẽ quy

định người dân phải nghiêm túc thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Trong quá trình phân loại rác tại nguồn cần chỉ rõ các loại rác thải như dễ

phân hủy, khó phân hủy, tái chế để người dân biết và phân loại hợp lý vào các

dụng cụ chứa đựng.

Hình 2. Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

Page 11: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

439

Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng

có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,....

Hình 3. Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình

- Thu gom: Ngoài phần rác hữu cơ dễ phân hủy được tận dụng làm phân

hữu cơ ngay tại nhà/cơ sở, phần rác khó phân hủy sẽ được Tổ thu gom rác thải

dùng xe đẩy rác thu gom, tập kết về các điểm tập kết.

UBND phường, thị trấn phối hợp với đơn vị vận chuyển chủ động lựa chọn

các điểm tập kết để đặt những thùng rác hoặc xây các hộc chứa rác lưu chứa rác

tạm thời trước khi được vận chuyển về khu xử lý theo quy định.

Đối với những hộ gia đình ở cách xa các trục đường giao thông, địa hình

khó khăn, cách trở, ngoài phần rác hữu cơ dễ phân hủy được tận dụng làm phân

hữu cơ ngay tại nhà, phần rác khó phân hủy có thể đào các hố tạm để chôn lấp

(nếu diện tích vườn rộng) hoặc vào mùa khô có thể đem đốt (nhưng phải tách

riêng, loại bỏ các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon…).

Bước 5: Xác định nhu cầu đầu tư trang thiết bị thu gom rác thải

Trên cơ sở phân tích tình hình phát sinh rác thải tại địa phương, UBND

phường, thị trấn xác định nhu cầu trang thiết bị thu gom rác thải (số lượng thùng

rác bố trí tại các điểm tập kết, xe kéo rác…) và tính toán chi phí đầu tư.

Ngoài phần kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các địa phương để đầu tư

ban đầu (chi phí truyền thông, mua sắm thùng chứa rác, xe kéo rác, xây dựng

các bể chứa rác thải nguy hại đồng ruộng), các địa phương sẽ huy động các

nguồn kinh phí khác để bổ sung trang thiết bị cần thiết trong năm tiếp theo.

Bước 6: Tính toán chi phí hoạt động

Nguồn kinh phí hoạt động của các tổ thu gom chủ yếu dựa vào nguồn thu

phí vệ sinh môi trường hàng tháng của các đối tượng tham gia đóng góp .

- Tính toán nguồn thu: Trên cơ sở danh mục các đối tượng tham gia

phương án trên địa bàn phường, thị trấn (hộ gia đình có và không sản xuất kinh

doanh, dịch vụ; cơ quan, đơn vị,...), UBND phường, thị trấn tính toán tổng

nguồn thu phí vệ sinh hằng tháng và cả năm.

- Tính toán các khoản chi phí:

Page 12: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

440

+ Chi phí nhân công kéo rác từ các hộ gia đình, cơ sở trong kiệt hẻm về tại

điểm tập kết;

+ Chi phí trang bị bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ thu gom rác;

+ Chi phí hợp đồng vận chuyển để đưa rác thải sinh hoạt về các bãi xử lý

rác tập trung;

+ Chi hỗ trợ người thu tiền phí vệ sinh;

+ Chí phí in ấn phiếu thu và các chi phí khác…

Bước 7. Giám sát, đánh giá

Bước này được trình bày cụ thể tại phần 3.2.

3.2. Giám sát quá trình thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn trên địa

bàn

UBND phường, thị trấn các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách

nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quản lý.

Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn,

cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy

định của pháp luật.

Nội dung giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn gồm:

+ Quy trình thu gom, vận chuyển đã được thông báo; cung cấp túi đựng

chất thải; thời gian, địa điểm và tuyến thu gom; địa điểm vận chuyển đến.

+ Các yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận

chuyển chất thải rắn.

+ Yêu cầu về phương tiện, trang bị bảo hộ cho người lao động.

+ Thu phí vệ sinh theo quy định.

Việc đánh giá chất lượng thu gom rác thải cần được tiến hành trên cả 2 đối

tượng là người thu gom và người được thu gom. Để đảm bảo khách quan trong

quá trình đánh giá có thể tiến hành họp dân để công khai dân chủ, tìm ra những

mặt chưa được để từ đó khắc phục. Mặt khác, có thể đánh giá thông qua phiếu

khảo sát điều tra đối với hộ gia đình, cá nhân. Đối với tổ thu gom rác cần có

đánh giá cụ thể từng tuần, từng tháng về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh

hoạt tại các hộ gia đình để đánh giá hiệu quả mô hình được triển khai cũng như

ý thức của người dân. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để khắc phục những

tồn tại, yếu kém trong quá trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại cộng đồng

dân cư.

Mẫu phiếu đánh giá chất lượng công tác phân loại, thu gom chất thải rắn

sinh hoạt tại phường, thị trấn được trình bày tại mục 1 - phần phụ lục.

4. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

4.1. Hướng dẫn đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

Page 13: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

441

Trong các trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Ủy ban

nhân dân phường, thị trấn tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

khi: hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) phường,

thị trấn, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả

thi); dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) phường, thị trấn, không phát sinh

chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với trường hợp này, khi chủ dự án thực hiện nếu có ý kiến trao đổi, hỏi

về hình thức, quy định về bản cam kết bảo vệ môi trường thì Ủy ban nhân dân

phường, thị trấn cần phải hướng dẫn các vấn đề nêu trong phụ lục từ 5.1, 5.2, 5.3

của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định

số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh

giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi

trường (gọi tắt là Thông tư 26/2011/TT-BTNMT).

Các yêu cầu hướng dẫn cụ thể theo mẫu của mục 2 - phần phụ lục.

4.2. Kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

Trong quá trình kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của

chủ dự án đầu tư. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ

sơ, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản

cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ

sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý

do bằng văn bản.

Các văn bản, báo cáo kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường được

thực hiện theo các mẫu trong mục 3 - phần phụ lục.

Page 14: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

442

PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ 10

1. Mẫu 1 - Giám sát quá trình thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn

trên địa bàn

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VIỆC THU GOM, PHÂN LOẠI TẠI

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

I. Thông tin chung

1. Họ và tên người được phỏng vấn (có thể ghi hoặc không): ............................

..............................................................................................................................

2. Ngày khảo sát: ..................................................................................................

II. Nội dung khảo sát, phỏng vấn

1. Hiện nay trên địa bàn đã tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ

gia đình hay chưa:

Có Không

2. Thời gian thu gom của tổ (đội, nhân viên…) thu gom đã hợp lý hay chưa?

Hợp lý Bình thường Không phù hợp

3. Ông, bà có hiểu biết thế nào về tác hại của chất thải rắn sinh hoạt?

Hiểu biết nhiều Một số tác hại Không hiểu biết

4. Sự cần thiết phải phân loại rác tại nguồn đối với chất thải sinh hoạt?

Cần thiết Có hay không cũng được Không hiểu biết

5. Địa phương, tổ thu gom rác đã có hướng dẫn về phân loại chất thải rắn tại

nguồn cho gia đình hay chưa?

Có Không

6. Gia đình đã tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa?

Có Không

7. Quá trình phân loại có gặp khó khăn không?

Có Không

8. Gia đình có tiếp tục phân loại chất thải rắn tại nguồn trong thời gian tới hay

không (đối với địa phương đã triển khai phân loại)?

Có Không

9. Hoạt động thu gom được triển khai tại địa bàn đã hợp lý hay chưa?

Hợp lý Bình thường Không phù hợp

Page 15: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

443

10. Tần suất thu gom trong tuần đã hợp lý hay chưa?

Hợp lý Bình thường Không phù hợp

11. Sự cần thiết phải thu gom chất thải rắn tất cả các ngày trong tuần

Cần thiết Không cần thiết

12. Thao tác thu gom rác của nhân viên có đảm bảo vệ sinh hay không?

Có Không

13. Ông, bà có hài lòng về thái độ của nhân viên tổ thu gom chất thải rắn khi

thu gom tại hộ gia đình, khu phố?

Hài lòng Bình thường Không hài lòng

14. Phương tiện phục vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đã hợp lý chưa?

Hợp lý Bình thường Không phù hợp

15. Sự cần thiết phải có xe thu gom chất thải rắn sinh hoạt có nắp đậy?

Cần thiết Không cần thiết

16. Chất lượng vệ sinh môi trường tại khu vực ông bà sinh sống như thế nào khi

có hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt?

Tốt hơn Bình thường Không tốt hơn

17. Mức phí thu gom hàng tháng có hợp lý không?

Hợp lý Bình thường Không phù hợp

18. Sự cần thiết phải triển khai phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại

tất cả các hộ gia đình trên địa bàn?

Cần thiết Không cần thiết

19. Phân loại và thu gom chất thải rắn có mang lại lợi ích cho cộng đồng hay

không?

Có Không

Page 16: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

444

2. Mẫu 2 - Hướng dẫn đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

2.1. Mẫu trang bìa của bản cam kết dự án đầu tư

(Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có))

(Chủ dự án)

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án (1)

CHỦ DỰ ÁN (*)

(Đại diện có thẩm quyền của chủ dự

án ký, ghi họ tên, đóng dấu) (**)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)

(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị

ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Tháng… năm 20…

Ghi chú:

(1) Tên Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;

(**) Chỉ bắt buộc đóng dấu nếu chủ dự án là pháp nhân.

Page 17: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

445

2.2. Cấu trúc và nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày... tháng... năm...

Kính gửi : (1)............................................................................................

Chúng tôi là: (2)........................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các

nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án đầu tư: nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư

(báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Chủ dự án: …

1.3. Địa chỉ liên hệ của Chủ dự án: …

1.4. Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: …

1.5. Phương tiện liên lạc với của chủ dự án: (điện thoại, Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa

điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên

(sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu

dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn

giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và

các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.

Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các

nguồn này.

1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê

danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo

ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

- Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45

Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, nội dung của phần I Phụ lục này cần phải bổ

sung: thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan các

Page 18: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

446

công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ

hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư

26/2011/TT-BTNMT, trong nội dung của phần I Phụ lục này, cần làm rõ hiện

trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về

những thay đổi liên quan đến địa điểm, quy mô, công suất.

II. Các tác động môi trường

2.1. Các loại chất thải phát sinh

2.1.1. Khí thải: …

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải khác: …

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh,

tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm

lượng/nồng độ của từng thành phần.

2.2. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất;

sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng

hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn;

sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa

dạng sinh học và các yếu tố khác.

III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.1. Xử lý chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương

ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp

không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải

nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết,

quyết định.

- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ

được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn,

quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải

nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng

giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động khác

Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu

tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong

trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ

của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan

có hướng giải quyết, quyết định.

Yêu cầu:

Page 19: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

447

- Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư

26/2011/TT-BTNMT, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả

của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng

phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân

của các kết quả đó.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư

26/2011/TT-BTNMT, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các

thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác độngtiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố

môi trường.

IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường

4.1. Các công trình xử lý môi trường

- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn,

lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công

cụ thể cho từng công trình;

- Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc

tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông

số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện

hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải

được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện

hành.

Yêu cầu: Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45

Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, nội dung của mục 4.1 Phụ lục này cần phải nêu

rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở

đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình,

biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

V. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác

động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi

trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

(2) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) (*)

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam

kết bảo vệ môi trường;

(2) Chủ dự án.

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

Page 20: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

448

2.3. Cấu trúc và nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với đề xuất

hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự

án đầu tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Địa điểm), ngày …..tháng ….. năm 20…..

Kính gửi : (1)...........................................................................................

Chúng tôi là: (2).......................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các

nội dung sau đây:

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Cam kết của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh

1.1. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ

môi trường của Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật và các quy định

riêng (nếu có) tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định

của pháp luật.

1.2. Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu

dưới đây và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

1.3. Chúng tôi xin đảm bảo độ chính xác của các thông tin và nội dung

điền trong bản cam kết bảo vệ môi trường này.

II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh

2.1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2.2. Địa điểm dự kiến triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

.................................................................................................................................

............................................................................................................................

2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2):

.................................................................................................................................

Page 21: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

449

.................................................................................................................................

2.5. Nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia, hóa chất, dung môi, chất bảo quản,

thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các nguyên vật liệu khác sẽ được sử dụng trong

quá trình sản xuất; nhu cầu sử dụng từng loại:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2.6. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: dầu, than, củi, gas (tấn/năm); điện (kW/

tháng):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

III. Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn

thi công xây dựng

Yếu tố gây

tác động

Tình trạng Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Có Không Có Không

Khí thải từ

các phương

tiện vận

chuyển,

máy móc

thi công

Sử dụng phương tiện, máy móc thi

công đã qua kiểm định

Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô

nhiễm

Định kỳ bảo dương phương tiện,

thiết bị

Biện pháp khác

Bụi Cách ly, phun nước để giảm bụi

Biện pháp khác

Tiếng ồn

Định kỳ bảo dương thiết bị

Bố trí thời gian thi công phù hợp

Biện pháp khác

Nước thải

sinh hoạt

Có biện pháp thu gom, xử lý sơ bộ

trước khi thải ra môi trường

Có biện pháp thu gom và thuê đơn

vị có chức năng xử lý theo quy định

Biện pháp khác

Nước mưa

chảy tràn

Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu

gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn

trước khi thoát ra môi trường

Thu gom và tái sử dụng

Chất thải Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng

Page 22: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

450

Yếu tố gây

tác động

Tình trạng Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Có Không Có Không

rắn xây

dựng Đổ thải đúng tại các địa điểm quy

định của địa phương

Chất thải

rắn sinh

hoạt

Thu gom, hợp đồng với cơ quan có

chức năng để xử lý

Đốt

Biện pháp khác

Các yếu tố

gây mất an

toàn lao

động

Trang bị các trang thiết bị bảo hộ

lao động cần thiết cho người lao

động

Biện pháp khác

Các yếu tố

gây ảnh

hưởng,

gián đoạn

tới hoạt

động sản

xuất và xã

hội

Lên kế hoạch cho từng hoạt động,

báo cáo với cộng đồng địa phương

để được hỗ trợ

Biện pháp khác

Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động

Yếu tố gây tác

động

Tình trạng Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Có Không Có Không

Khí thải Lắp đặt ống khói với chiều

cao cho phép

Lắp đặt quạt thông gió với bộ

lọc không khí ở cuối đường

ống

Tiết kiệm nhiên liệu sử dụng

Biện pháp khác

Bụi Cách ly, phun nước để giảm

bụi

Lắp đặt hệ thống hút bụi

Biện pháp khác

Mùi Lắp đặt quạt thông gió

Page 23: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

451

Yếu tố gây tác

động

Tình trạng Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Có Không Có Không

Biện pháp khác

Tiếng ồn Định kỳ bảo dương thiết bị

Cách âm để giảm tiếng ồn

Biện pháp khác

Nhiệt độ cao

xung quanh

khu vực sản

xuất

Lắp đặt quạt thông gió

Biện pháp khác

Nước thải sinh

hoạt

Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại

trước khi thải vào hệ thống

thoát nước chung

Xử lý đáp ứng QCVN trước

khi thải ra môi trường

Biện pháp khác

Nước thải từ hệ

thống làm mát

Thu gom và tái sử dụng

Biện pháp khác

Nước thải từ

quá trình sản

xuất

Thu gom nước thải (bể, ao,

hồ, kênh…)

Xây dựng hệ thống xử lý

nước thải sản xuất

Xử lý nước thải đáp ứng tiêu

chuẩn, quy chuẩn quy định

trước khi thải ra nguồn nước

Biện pháp khác

Chất thải rắn Thu gom chất thải rắn (khu

chứa rác)

Chất thải rắn

vô cơ

Thu gom để tái chế hoặc tái

sử dụng

Hợp đồng với cơ quan chức

năng để thu gom

Đốt

Biện pháp khác

Chất thải rắn Làm phân hữu cơ vi sinh, khí

Page 24: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

452

Yếu tố gây tác

động

Tình trạng Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Có Không Có Không

hữu cơ sinh học, tái sử dụng

Hợp đồng với đơn vị có chức

năng để thu gom

Biện pháp khác

Các yếu tố gây

mất an toàn lao

động

Trang bị các trang thiết bị bảo

hộ lao động cần thiết cho

người lao động

Biện pháp khác

Các yếu tố gây

ảnh hưởng,

gián đoạn tới

hoạt động sản

xuất và xã hội

Lên kế hoạch cho từng hoạt

động sản xuất, báo cáo với

cộng đồng địa phương để

được hỗ trợ

Biện pháp khác

Các yếu tố gây

phiền toái và

nguy cơ đối với

sức khỏe cộng

đồng

Bố trí khu vực sản xuất cách

khu vực đông dân cư xa nhất

có thể

Biện pháp khác

Các yếu tố gây

nguy cơ cháy,

nổ

Trang bị, lắp đặt các thiết bị

phòng cháy chữa cháy

(2) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) (*)

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc phường, thị trấn được ủy quyền tổ

chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Tên tổ chức, cá nhân chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp (2) là pháp nhân.

Page 25: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

453

3. Mẫu 3 - Văn bản, báo cáo kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

3.1. Văn bản thông báo về việc không chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi

trường

(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------

Số:... (Địa danh), ngày… tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc không chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (3)

Kính gửi: (2)

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (3), (1) xin

thông báo như sau:

Hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường của (3) chưa đủ điều kiện để được

đăng ký vì các lý do sau đây:

1. …

2. …

Đề nghị (2) hoàn chỉnh hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường và gửi về (1)

để được đăng ký theo quy định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

-

- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân phường, thị trấn

được ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Chủ dự án;

(3) Tên đầy đủ của dự án, hoặc đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam

kết bảo vệ môi trường.

Page 26: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

454

3.2. Văn bản thông báo về việc chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường

(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------

Số:... (Địa danh), ngày… tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (2)

Kính gửi: (3)

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (2),

được sự ủy quyền của (4) tại Quyết định số… ngày… tháng… năm… (trong

trường hợp tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ở Ủy ban nhân

dân phường, thị trấn), (1) xin thông báo như sau:

1. Bản cam kết bảo vệ môi trường của (2) đã được đăng ký tại (1).

2. (3) có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung nêu trong

bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký và Thông báo này là căn

cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm tra,

thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện (2).

4. (3) phải báo cáo với (1) khi có những thay đổi, điều chỉnh nội dung bản

cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện khi có sự chấp nhận bằng văn

bản của (1)./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- …

- Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ

môi trường;

(2) Tên đầy đủ của dự án hoặc đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ;

(3) Chủ dự án;

(4) Tên Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền tổ chức việc đăng ký bản

cam kết bảo vệ môi trường;

(5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam

kết bảo vệ môi trường.

Page 27: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

455

3.3. Báo cáo về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo

vệ môi trường

(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------

Số:...

V/v báo cáo kết quả công tác đăng

ký và kiểm tra việc thực hiện bản

cam kết bảo vệ môi trường

(Địa danh), ngày… tháng … năm …

Kính gửi: (2)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7

năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy

định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết

bảo vệ môi trường, (1) xin báo cáo (2) về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực

hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ triển khai trên địa bàn trong thời gian (3) như sau:

1. Tổng hợp thông tin, số liệu về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực

hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.2 Thông tư số 26/2011/TT-

BTNMT).

2. Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá

trình tổ chức việc đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi

trường).

Trên đây là báo cáo của (1) xin được gửi đến (2) để xem xét, chỉ đạo./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- …

- Lưu…

(4)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)

Ghi chú

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường;

(3) Kỳ báo cáo theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc người được Chủ tịch phân

công ký văn bản).

Page 28: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

456

3.4. Bảng tổng hợp công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết

bảo vệ môi trường

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM TRA

VIỆC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Kỳ… năm … (*)

- Ủy ban nhân dân: …

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail …

TT 1 2 3 4 5 6

1

2

Ghi chú:

(*) Kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-

CP;

Báo cáo cần được lập trên nền Microsoft Excel, sử dụng bảng mã chuẩn

quốc tế Unicode (Time New Roman) tiếng Việt theo các nội dung sau đây:

Cột 1: Liệt kê tất cả tên các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Cột 2: Địa điểm thực hiện dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ: ghi rõ địa danh phường, thị trấn hoặc ghi tên khu sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ tập trung đối với trường hợp nằm trong khu sản xuất kinh doanh, dịch

vụ tập trung;

Cột 3: Ghi ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án, phương

án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

Cột 4: Thời điểm kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường (ghi

rõ ngày, tháng, năm kiểm tra);

Cột 5. Tên cơ quan thực hiện việc kiểm tra;

Cột 6: Ghi chú những vấn đề khác có liên quan.

Page 29: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

457

BÀI TẬP KỸ NĂNG

Bài tập 1:

Lập phiếu điều tra, lấy ý kiến người dân trong việc xây dựng quy định về

bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn. Đánh giá kết quả thông qua phiếu điều

tra về các vấn đề sau:

- Điều tra về hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa

bàn phường, thị trấn

- Điều tra về tình hình thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn

phường, thị trấn

- Điều tra xác định nhu cầu xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại

phường, thị trấn.

Bài tập 2:

Thành lập nhóm soạn thảo quy định về bảo vệ môi trường; tổ chức lấy ý

kiến cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư; thảo luận thông qua quy định; triển

khai quy định tại cộng đồng dân cư; thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại

phường, thị trấn; giám sát và đánh giá.

Bài tập 3:

Lập kế hoạch, tổ chức truyền thông tác hại của ô nhiễm nguồn nước thải, ô

nhiễm không khí.

Bài tập 4:

Lập kế hoạch, tổ chức truyền thông về công việc phân loại, thu gom chất

thải rắn trên địa bàn phường, thị trấn cho cộng đồng dân cư.

Bài tập 5:

Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả công tác thu gom, phân loại chất thải

rắn trên địa bàn phường, thị trấn.

Bài tập 6:

Hướng dẫn cam kết bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân khi được

UBND cấp huyện (quận, thị xã) ủy quyền

- Hướng dẫn viết bản cam kết bảo vệ môi trường;

- Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc phương án sản xuất, kinh

doanh.

Bài tập 7:

Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam kết

bảo vệ môi trường đã được đăng ký và các quy định của pháp luật hiện hành về

bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất,

kinh doanh.

Page 30: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

458

Bài tập 8:

Doanh nghiệp A đã đi vào hoạt động nhưng chưa tiến hành thực hiện cam

kết vệ môi trường.

- Ở góc độ quản lý nhà nước về môi trường, Anh (chị) sẽ giải quyết tình

huống này như thế nào?

- Anh (chị) hãy hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục

cần thiết.

Bài tập 9:

Ủy ban nhân dân huyện A yêu cầu Ủy ban nhân dân phường B (thuộc

huyện A) tiến hành đăng ký bản cam kết cho khách sạn C với số lượng phòng là

60.

- Ủy ban nhân dân huyện A ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường B trong

trường hợp này là đúng hay sai?

- Ủy ban nhân dân phường B có quyền tiến hành đăng ký cam kết bảo vệ

môi trường cho chủ dự án C hay không? Nếu có, bao gồm những thủ tục gì?

Bài tập 10:

Dự án A phải tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường. Dự án được tiến

hành trên địa bàn 02 phường, xã. Phường A huyện B tỉnh E và xã C huyện D

tỉnh E.

Trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp nào được tiến hành đăng ký bản

cam kết bảo vệ môi trường.

Bài tập 11:

Trong phần “thông tin chung” của dự án A chỉ bao gồm các vấn đề sau:

1.1. Tên dự án đầu tư

1.2. Chủ dự án:…

1.3. Phương tiện liên lạc với của chủ dự án: (điện thoại, Fax, E-mail …).

1.4. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1.5. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

Xét theo trường hợp trên khi tiến hành trả lời bằng văn bản về việc không

chấp nhận cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án. Anh (chị) giải thích vì sao

dự án chưa đủ điều kiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường?

Page 31: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ …quiz.agu.edu.vn/congchucxa2014/nhom1/CD 10.pdf · Phương pháp tiến hành ... sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ

459

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội,

2011.

2. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà

Nội, 2011.

3. Thông tư Số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số

điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, Hà Nội, 2007.

4. Thông tư liên tịch Số: 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN

của Bộ Tư Pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản,

thôn, ấp, cụm dân cư, Hà Nội 2000.

5. Cục bảo vệ môi trường, Tài liệu hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho

các truyền thông viên là đoàn viên thanh niên, Hà Nội, 2006.

6. Cục bảo vệ môi trường, Sổ tay truyền thông môi trường, Hà Nội, 2012.

7. Phan Ngụy Trường, Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch môi trường, Hà

Nội, 2012.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, Sổ tay hướng dẫn kỹ năng

truyền thông môi trường, Quảng Ngãi, 2012

9. Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng, Sổ tay truyền thông nâng cao

nhận thức và thay đổi hành vi bảo vệ môi trường, Sóc Trăng, 2012.