28
LPHÁT ĐỘNG LPHÁT ĐỘNG “Phong trào trng cây nhân dân năm 2013” “Phong trào trng cây nhân dân năm 2013” trên địa bàn tnh Bình Phước trên địa bàn tnh Bình Phước Hoàng Văn Tùng - CC Kim Lâm N gày 17/5/2013, hòa chung trong không khí cnước knim ngày sinh nht Bác, tnh Bình Phước đã long trng tchc Lphát động “Phong trào trng cây nhân dân năm 2013” trên địa bàn tnh Bình Phước ti khu trung tâm hành chính ca huyn Bù Gia Mp. Tham dbui L, đại din UBND tnh; lãnh đạo các s, ban, ngành tnh; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thhuyn Bù Gia Mp tham gia trng cây trước schng kiến ca hơn 1.000 người là đại din các cán b, công chc, viên chc, lc lượng vũ trang ca huyn; hc sinh và nhân dân địa phương. Trong bui lnày, Chi cc Kim lâm đã cung cp 100 cây Du rái có chiu cao trên 2m và các vt tư kthut kèm theo để trng cây. Năm 2012, toàn tnh đã trng được 28.110 cây lâm nghip phân tán, trong đó: Du rái 15.795 cây; Sao đen 9.393 cây; Xà c2.922 cây. Tlcây sng đạt t94,14%. Hưởng ng phong trào trng cây nhân dân năm 2013, toàn tnh strng tiếp 1.202 cây Du, Sao trên địa bàn 10 huyn, thxã./. Phó Giám đốc SNông nghip và PTNT Nguyn Phú Qui trng cây ti bui Lphát động Hưởng ng li kêu gi ca Chtch HChí Minh trong bài viết “Tết trng cây” cui năm 1959, hơn 50 năm qua cmi độ Tết đến, Xuân vđối vi nhân dân min Bc và dp 19/5 đối vi nhân dân min Nam li tchc “Tết trng cây” theo li dy ca Người. Thông tin Nông nghip Và PTNT Bình Phước S: 2/2013 1 BN TIN NÔNG NGHIP & PTNT

LỄ PHÁT PHÁT ĐĐỘỘNNG G - sonongnghiepbp.gov.vnsonongnghiepbp.gov.vn/uploads/news/2013_07/2.pdf · LỄ PHÁT PHÁT ĐĐỘỘNNG G - sonongnghiepbp.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    41

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LỄ PHÁT ĐỘNG LỄ PHÁT ĐỘNG “Phong trào trồng cây nhân dân năm 2013” “Phong trào trồng cây nhân dân năm 2013”

trên địa bàn tỉnh Bình Phướctrên địa bàn tỉnh Bình PhướcHoàng Văn Tùng - CC Kiểm Lâm

Ngày 17/5/2013, hòa chung trong không khí cả

nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Phong trào trồng cây nhân dân năm 2013” trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại khu trung tâm hành chính của huyện Bù Gia Mập.

Tham dự buổi Lễ, đại diện UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện Bù Gia Mập tham gia trồng

cây trước sự chứng kiến của hơn 1.000 người là đại diện các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang của huyện; học sinh và nhân dân địa phương.

Trong buổi lễ này, Chi cục Kiểm lâm đã cung cấp 100 cây Dầu rái có chiều cao trên 2m và các vật tư kỹ thuật kèm theo để trồng cây.

Năm 2012, toàn tỉnh đã trồng được 28.110 cây lâm nghiệp phân tán, trong đó: Dầu rái 15.795 cây; Sao đen 9.393 cây; Xà cừ 2.922 cây. Tỷ lệ cây sống đạt từ 94,14%. Hưởng ứng phong trào trồng cây nhân dân năm 2013, toàn tỉnh sẽ trồng tiếp 1.202 cây Dầu, Sao trên địa bàn 10 huyện, thị xã./.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quới trồng cây tại buổi Lễ phát động

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Tết trồng cây” cuối năm 1959, hơn 50 năm qua cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về đối với nhân dân miền Bắc và dịp 19/5 đối với nhân dân miền Nam lại tổ chức “Tết trồng cây” theo lời dạy của Người.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

1BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

LỄ KÝ KẾT QUI CHẾ PHỐI HỢP BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ AN TOÀN NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT GIỮA SỞ NN & PTNT

VÀ CÔNG AN TỈNH BÌNH PHƯỚCTuyết Nhung - Văn phòng Sở

Vừa qua, ngày 28 tháng 05 năm 2013, tại hội trường Công an tỉnh, Sở NN & PTNT và Công an tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ ký kết qui chế phối hợp bảo vệ An ninh trật tự (ANTT) an toàn ngành Nông nghiệp & PTNT.

Tham dự buổi lễ, khoảng 80 đại biểu đến từ các phòng, ban, đơn vị của Sở Nông nghiệp & PTNT, Công an tỉnh và đại diện lãnh đạo các Sở, ngành khác…

Tại buổi lễ, các đại biểu đã thống nhất cao với báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả công tác phối hợp bảo vệ ANTT an toàn ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh từ năm 1997 đến nay và phương hướng trong thời gian tới và dự thảo Quy chế phối hợp bảo vệ an ninh trật tự an toàn ngành nông nghiệp & PTNT giữa Công an tỉnh và Sở NN & PTNT. Theo đó, có 8 nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới về công tác phối hợp giữa 02 đơn vị là: Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ NN & PTNT, Bộ Công an có liên quan đến công tác bảo vệ nội bộ, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội,…; Đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn về việc cử cán bộ công nhân viên chức đơn vị mình đi học tập, công tác ở nước ngoài, phối hợp với tổ chức có yếu tố nước ngoài; Quản lý chương trình hoạt động của các đoàn nước ngoài theo quy định; Bảo vệ bí mật Nhà nước ở đơn vị, phòng chống tội phạm, các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Trao đổi thông tin tài liệu về các chương trình, dự án; Kiểm tra, hướng dẫn, thanh tra

việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành,…; phòng chống cháy, chữa cháy; phòng chống ma túy, tham nhũng, gian lận thương mại trong nông nghiệp.

Các đại biểu đã chứng kiến đại diện lãnh đạo Sở NN & PTNT và Công an tỉnh Bình Phước ký kết qui chế phối hợp. Theo Quy chế phối hợp bảo vệ ANTT an toàn ngành nông nghiệp & PTNT giữa Công an tỉnh và Sở NN & PTNT định kỳ hàng năm sơ kết 01 lần, 05 năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp./.

Đại diện lãnh đạo Sở NN & PTNT và Công an tỉnh ký kết quy chế phối hợp

2

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

KẾT QUẢ CÔNG TÁC LẤY Ý KIẾN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH

NÔNG NGHIỆP & PTNT VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI NĂM 1992 (ĐỢT 2)

Quách Thị Ánh - Phòng Pháp chếThực hiện Kế hoạch số 204/KH-BCĐ

ngày 09/4/2013 của Ban Chỉ đạo tỉnh Bình Phước và Công văn số 1298/UBND-NC ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Công văn số 483/SNN-PC ngày 26/4/2013 hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCC, VC & NLĐ) đang công tác tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Ngành. Theo đó, Giám đốc Sở đã yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở phải nghiêm túc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quán triệt mục đích ý nghĩa của việc lấy ý kiến người dân đối với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi để CBCC, VC & NLĐ nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào đợt sinh hoạt chính trị quan trọng này của địa phương và của đất nước.

Sau gần một tháng triển khai thực hiện, hầu hết các đơn vị đều đã tổ chức hội nghị hoặc kết hợp các buổi sinh hoạt tập thể của cơ quan để lấy ý kiến trực tiếp và phát Phiếu xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tỉnh đến từng CBCC, VC & NLĐ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Giám đốc Sở. Kết quả đợt lấy ý kiến lần này đã có 12 ý kiến góp ý đối với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi (bao gồm 04 ý kiến của tâp thể Chi cục Phát triển nông thôn và 08 ý kiến của

các cá nhân CBCC, VC & NLĐ khác). Nhìn chung, đa số các ý kiến đều bày tỏ sự tán thành đối với Dự thảo về phạm vi, mức độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; tên gọi, bố cục của Hiến pháp và kỹ thuật lập hiến. Bên cạnh đó, có một số ý kiến tham gia góp ý tập trung vào các nội dung: Lời nói đầu (01 ý kiến), Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (06 ý kiến), Chương III - Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (02 ý kiến), Chương VI - Chủ tịch nước (01 ý kiến), Chương X - Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (01 ý kiến) và 02 ý kiến khác đề nghị bổ sung thêm một số nội dung ngoài các nội dung của Dự thảo.

Khối Văn phòng Sở họp tổ chức lấy ý kiến Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

3BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

ĐIỂM MỚI TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2013/NĐ-CP

Quách Thị Ánh - Phòng Pháp chế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Theo đó, Điều 6 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm: chủ trì, giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nghị định số 48/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013./.

Bộ NN & PTNT công bố danh mục TTHC mới, TTHC thay thế và TTHC hủy bỏ về lĩnh vực nông nghiệp

Quách Thị Ánh - Phòng PC

Tại Quyết định số 1229/QĐ-BNN-BVTV, ngày 30/5/2013 về việc công bố Danh mục Thủ tục hành chính (TTHC) thay thế, TTHC bị thay thế, TTHC bị hủy bỏ và Quyết định số 1230/QĐ-BNN-BVTV, ngày 30/5/2013 về việc công bố Danh mục TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ NN & PTNT đã công bố danh mục các TTHC mới, TTHC thay thế và TTHC bị thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương về lĩnh vực Nông nghiệp như sau:

- Danh mục TTHC mới (03 TTHC): Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn

bán thuốc bảo vệ thực vật; Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đều thuộc thẩm quyền cấp tỉnh quản lý.

- Danh mục TTHC thay thế (01 TTHC): Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

- Danh mục TTHC bị thay thế (01 TTHC): Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật - Mã B-BNN-203853-TT./.

4

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA “NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN NĂM 2012”

Tuyết Nhung - Văn phòng Sở

Vừa qua, ngày 06 tháng 6 năm 2013, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia “Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bình Phước năm 2012”.

Tham dự hội nghị có khoảng 30 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị trong tỉnh, …

Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất cao với báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012, phương hướng giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013 - Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Phước. Về kết quả thực hiện mục tiêu đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong năm 2012, tổng số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng thêm so với năm 2011 là 22.792 người (tương đương 3,01% dân số nông thôn), trong đó có 15.194 người sử dụng nước qua các thiết bị xử lý đạt theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế (đạt 14 chỉ tiêu chất lượng nước trong giới hạn cho phép)

từ các giếng đào, giếng khoan hiện có của gia đình, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn 02 lên 29% và có 7.598 người (chiếm 1%) dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung mới xây dựng hoàn thành, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 86%, đạt 100% kế hoạch năm. Về vệ sinh môi trường, tổng số hộ dân sử dụng nhà vệ sinh tăng thêm so với năm 2011 khoảng 7.559 hộ, nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nhà vệ sinh lên 46%. Về chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, tổng số hộ dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh của toàn tỉnh khoảng 2.000 hộ, nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh lên 46%. Về cấp nước và vệ sinh công cộng trong các trường học, trạm y tế, so với năm 2011 tăng thêm 6,04% số trường học sử dụng nước sinh hoạt và nhà vệ sinh hợp vệ sinh, tăng thêm 3,09% số trạm y tế sử dụng nước sinh hoạt và nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

Các hoạt động chủ yếu được thực hiện trong năm 2013: lập quy hoạch tổng thể cấp nước và VSMTNT tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2020; tăng cường công tác Thông tin, giáo dục và truyền thông về nước sạch và VSMTNT; Kiểm tra định kỳ chất lượng nước; hoàn thành xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và VSMTNT; tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư năm 2013; hỗ trợ đào mới và cải tạo, nâng cấp giếng đào năm 2012 - 2013; thí điểm ứng dụng công nghệ xử lý nước sinh hoạt hộ gia đình tại các xã xây dựng nông thôn mới…/.

Ông Nguyễn Văn Tới, GĐ Sở NN & PTNT điều hành thảo luận

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

5BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

KÝ KẾT THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN BÁO BÌNH PHƯỚC

Tuyết Nhung - Văn phòng Sở

Vừa qua, ngày 19 tháng 06 năm 2013, nhân dịp Họp mặt kỉ niệm 88 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2013), tại Tòa soạn Báo Bình Phước, Giám đốc Sở NN & PTNT và Tổng Biên tập Báo Bình Phước đã ký kết thực hiện tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên Báo Bình Phước, trước sự chứng kiến của gần 100 đại biểu là đại diện các Sở, ban, ngành, cơ quan thông tin tuyên truyền, báo chí trên toàn tỉnh, cộng tác viên Báo Bình Phước...

Theo đó, Báo Bình Phước sẽ thực hiện chuyên trang Nông nghiệp- Nông thôn trên Báo Bình Phước số ra hàng tuần thứ 2,4,6 và Binhphuoc Online.

Sở NN & PTNT sẽ cung cấp thông tin về các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, các văn bản, tài liệu, tin bài, hình ảnh có nội dung tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để Báo Bình Phước đưa tin. Đồng thời, Sở tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, phóng viên của Báo Bình Phước được đến làm việc với các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT để thu thập thông tin, tài liệu, hình ảnh và viết các tin, bài phục vụ cho công tác tuyên truyền; Phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác tuyên truyền và viết bài cộng tác cho chuyên mục

Báo Bình Phước.Về phía Báo Bình Phước, duy trì các

trang chuyên đề: “Nông nghiệp- Nông thôn” trên Báo Bình Phước và chuyên mục “Nông nghiệp” trên báo Binhphuoc online; Phân công phóng viên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước thực hiện các chuyên trang nêu trên; Kiểm soát nội dung chất lượng các bài viết trên báo in và báo điện tử đảm bảo tính thời sự, khoa học, thực tiễn, trung thực, khách quan đúng hoạt động của ngành Nông nghiệp & PTNT; Lồng ghép tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng viết tin, bài cho cộng tác viên của Sở Nông nghiệp & PTNT (nếu có); Đăng bài, chi trả nhuận bút cho cộng tác viên của Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện viết bài, theo quy định./.

Đại diện lãnh đạo 02 đơn vị ký kết chương trình phối hợp

6

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Thông tin Nông Và PTNT Bình Phước

Kết quả thanh tra, kiểm tra phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng 05 tháng đầu năm 2013

Doãn Văn Chiến - PCC. CCTT-BVTV

Thực hiện Quyết định 109/QĐ-BVTV ngày 22/4/2013 của Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật về việc thanh tra, kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón, thuốc BVTV giống cây trồng và Quyết định 126/QĐ- BVTV ngày 06/5/2013 của Chi cục trưởng Chi cục BVTV về việc thẩm định, đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra kết quả như sau:

1. Điều kiện sản xuất - kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng và thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV

1.1. Kiểm tra điều kiện sản xuất-kinh doanh thuốc BVTV.

Tổng số cơ sở được kiểm tra : 85 cơ sở.Tổng số cơ sở vi phạm được xử lý: 07

cơ sở, đã tham mưu xử phạt 07 trường hợp, với tổng số tiền là: 12.420.000 đồng: Hành vi vi phạm có nhãn hàng hóa không đúng quy định.

- Gồm các tổ chức, cá nhân bị vi phạm sau:

Công ty Cổ phần khử Trùng Việt Nam; phạt tiền 2.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là:Suprathion 40EC

Công ty TNHH Thái Phong; phạt tiền 2.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là Tidacin 5SL.

Công ty CP Vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội; phạt tiền 2.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là: Vilusa 5,5 SC.

Công ty TNHH MTV BVTV Long An;

phạt tiền 2.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là: Laxitox 700EC

Công ty Mappacific Việt Nam; phạt tiền 2.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là: Dzosuper 10SL.

Công ty TNHH An Nông; phạt tiền 2.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là: Toxci 2,5 EC.

Công ty TNHH Hóa Nông Việt Mỹ: phạt tiền 420.000 đồng; sản phẩm vi phạm là chất bán dính nông nghiệp Babi (có nhãn hàng hóa không đọc được các nội dung, thông tin theo quy định).

- Số mẫu thuốc BVTV lấy để kiểm định chất lượng: Không.

1.2. Kiểm tra điều kiện sản xuất-kinh doanh phân bón.

Tổng số các cơ sở được kiểm tra được: 75 cơ sở.

- Số cơ sở vi phạm: 02 cơ sở, đã tham mưu xử phạt 02 trường hợp, với tổng số tiền là: 8.100.000 đồng. Hành vi vi phạm có nhãn hàng hóa không đúng theo quy định, gồm các tổ chức cá nhân vi phạm sau:

Công ty Cổ phần NI VIỆT; phạt tiền 1.100.000 đồng; sản phẩm vi phạm là: phân bón lá RUB-LAEX.

Công ty TNHH MTV Trí Nguyên Hóa Nông; phạt tiền 7.000.000 đồng; sản phẩm vi phạm là: Phân Trung lượng LÂN IN ĐÔ.

- Số mẫu phân bón lấy để kiểm định chất lượng: Không.

(Xem tiếp trang 11)

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

7BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Tuyết Nhung - VP Sở

DIỄN ĐÀN

@KHUYẾN NÔNGKHUYẾN NÔNG NÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CHUYÊN ĐỀCHUYÊN ĐỀ “CHĂN NUÔI GIA CẦM AN TOÀN SINH HỌC”“CHĂN NUÔI GIA CẦM AN TOÀN SINH HỌC”

Ngày 20/6/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề “Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học” tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

và 14 tỉnh khu vực phía Nam (Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Nai, Đăk Nông, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Long An), Trạm Khuyến nông, phòng kinh tế các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, đại diện Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, các Báo khác… cùng gần 200 nông dân chăn nuôi gia cầm trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp tham gia tài trợ chính là Công ty cổ phần thế giới

Giám đốc Sở NN & PTNT phát biểu chào mừng tại diễn đàn

T ham dự diễn đàn có khoảng hơn 300 đại biểu, đặc biệt là sự có mặt của bà Hà Thúy Hạnh,

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước, đại diện Văn phòng Khuyến nông Quốc gia khu vực phía Nam, đại diện Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh, các cán bộ Trung tâm Khuyến nông trong tỉnh

8

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

thông minh, phân sinh học Wehg.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã được nghe báo cáo Hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo báo cáo, ngành chăn nuôi hiện chiếm khoảng 27% thị phần nông nghiệp, tương đương 6,8% của tổng số GDP. Hiện nay, chăn nuôi đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất, dự kiến đến năm 2020 sẽ chiếm khoảng 42% GDP trong nông nghiệp. Trong chăn nuôi, sản phẩm đứng đầu là con lợn chiếm gần 74%, thứ hai là gia cầm sản phẩm này chiếm hơn 17% và thứ ba là trâu bò. Về thị trường sản phẩm gia cầm 2010-2013 chủ yếu là bán cho thị trường tiêu thụ trong nước, nhìn chung giá thành sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong nước vẫn khá cao so với các nước chăn nuôi tiên tiến trong khu vực. Người chăn nuôi bán sản phẩm tại trang trại giá rất thấp nhưng người tiêu dùng phải mua tại chợ và siêu thị với giá rất cao.

Tại Bình Phước, ngành chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 9% tỷ trọng GDP của cả tỉnh, trong đó, chăn nuôi gia cầm không phát triển mạnh, còn rất nhiều vấn đề bất cập. Theo số liệu thống kê đến 10/2012, tổng đàn gà là 3.420.600 con, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011, số lượng trại chăn nuôi gà là 47 trang trại với tổng số lượng nuôi là 2.006.500 con chiếm 58,65% trên tổng đàn gia cầm cả tỉnh.

Một số giải pháp đề xuất phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học trong thời gian tới của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh là: Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ dần sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung như tổ chức sản xuất hợp tác xã, câu lạc bộ, trang trại lớn…; Ưu tiên, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước về đầu tư trại gà giống, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn, khuyến khích các trang trại tự chế biến thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành sản phẩm; tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chất lượng vật tư chăn nuôi, thú y, hiện tượng gian lận thương mại đối với thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống; Chuyển giao trình diễn mô hình kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học, tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi gia cầm (sử dụng đệm lót sinh thái,…); Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường sản phẩm gia cầm an toàn sinh học…

Phần thảo luận diễn đàn, Ban tổ chức đã nhận được 95 câu hỏi, trả lời trực tiếp 67 câu, tập trung vào các chủ đề về: Kỹ thuật vệ sinh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm có sử dụng đệm lót sinh thái, kỹ thuật phòng, tránh dịch bệnh trên đàn gia cầm, vấn đề quản lý nuôi chim yến, định hướng, chính sách của địa phương, nhà nước về chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chim yến…/.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

9BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Bình Phước: Ðầu tư hơn 3 nghìn tỷ đồng để Bảo vệ và

phát triển rừng giai đoạn 2011-2020Nguyễn Minh Chiến - QCCT CCLN

Tỉnh Bình Phước sẽ đầu tư 3.078,7 tỷ đồng cho Dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn giai đoạn 2011-2020. Đó là, số kinh phí theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2013.

bảo vệ rừng... Bên cạnh đó, còn đầu tư dự án Bảo tồn đa dạng sinh học với diện tích trên 25.000 ha rừng đặc dụng.

Tổng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động trên là 3.078,7 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ tín dụng thương mại, đầu tư cho các hạng mục như: Bảo vệ rừng: 94,934 tỷ đồng; Phát triển rừng: 74,974 tỷ đồng; Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây đa mục đích: 2.556,609 tỷ đồng; Khai thác tận thu, tận dụng: 169,749 tỷ đồng; Hoạt động khác: 182,441 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn được phân theo giai đoạn như sau: Giai đoạn 2011-2015: 2.484,093 tỷ đồng; Giai đoạn 2016-2020: 594,614 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 80,0 tỷ đồng; Vốn từ nguồn thu quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: 193,121 tỷ đồng và còn lại là vốn do các Doanh nghiệp và các thành phần khác: 2.805,586 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ trọng tâm là quản lý bảo vệ rừng trên diện tích đất có rừng là 57.571 ha và công tác phát triển rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 598 ha, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng sản xuất 3.800 ha; trồng 15.000 ha bằng cây đa mục đích.

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu quy hoạch,

Toàn tỉnh hiện nay có 178.094 ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm gần 30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Từ nay

đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung vào công tác quản lý bảo vệ rừng trên diện tích đất có rừng là 60.390 ha. Song song đó là, triển khai công tác phát triển rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 598 ha, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng sản xuất trên 9.200 ha; trồng cây đa mục đích (cao su) 15.000 ha trên đất rừng chuyển đổi. Ngoài ra, các hoạt động khác như: khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên trên 325.000m3; khai thác rừng trồng 300.000m3, khai thác lâm sản phụ (Lồ ô, nứa…) trên 8 triệu cây; trồng 1 triệu cây phân tán; xây dựng: chòi canh 9 cái, 6 trạm chốt quản lý bảo vệ rừng, 70 km đường tuần tra

10

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

kế hoạch nêu trên, tỉnh cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:

- Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch đến từng chủ rừng, chủ dự án; đến các cấp chính quyền và mọi người dân.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp (kể cả kiểm lâm) từ tỉnh xuống các địa phương cơ sở;

- Hoàn thiện tổ chức bảo vệ rừng theo hướng kết hợp bảo vệ rừng và khai thác kinh tế rừng hiệu quả và bảo vệ môi trường rừng;

- Hoàn thiện quy định về thuê đất khi chủ dự án hoàn thành cam kết đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và tổ chức thực hiện cho thuê đất đúng quy định.

- Cụ thể hoá và thực hiện cơ chế chính sách giao, cho thuê rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; chú trọng trong các hoạt động du lịch sinh thái;

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp huyện và

xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và thôn xã nếu để mất rừng, phá rừng ở địa phương;

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp.

- Ngân sách đầu tư cho việc bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng;

- Tăng cường phát triển nguồn thu từ phí chi trả dịch vụ môi trường;

- Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa; Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng./.

1.3. Kiểm tra điều kiện kinh doanh Giống cây trồng

- Tổng số cơ sở được kiểm tra là 15 cơ sở.

- Tổng số cơ sở vi phạm là: 01 cơ sở, đã tham mưu xử phạt 01 trường hợp với tổng số tiền là 800.000 đồng. Hành vi vi phạm không có giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tên cơ sở vi phạm Ông Nguyễn Văn Trung; địa chỉ Chơn Thành - Bình Phước

2. Công tác đánh giá thẩm định để cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

thuốc BVTV- Với tổng số cơ sở kinh doanh thuốc

BVTV đã thẩm định: 41 cơ sở.- Số cơ sở đã đạt: 20 cơ sở.- Số cơ sở cho thời gian khắc phục và

sửa chữa: 21 cơ sở.3. Công tác thẩm định hồ sơ xin quảng

cáo và hội thảo, hội nghị khách hàng về lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV

- Trong tháng đã tiếp nhận 56 đơn xin quảng cáo, hội thảo với 545 cuộc hội thảo được thực hiện trên toàn tỉnh./.

Kết quả thanh tra, kiểm tra... (Tiếp theo trang 7)

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

11BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Công tác phối hợp với các cơ quanCông tác phối hợp với các cơ quanthông tin đại chúng 6 tháng đầu năm 2013thông tin đại chúng 6 tháng đầu năm 2013

Tuyết Nhung - Văn Phòng Sở

Hiện nay, truyền thông là kênh thông tin không thể thiếu của mỗi Sở, ngành, mỗi lĩnh vực chuyên ngành, cách hiệu quả nhất để có thể tiếp cận với bà con nông dân chính là kênh thông tin đại chúng. Sở NN & PTNT Bình Phước trong năm gần đây, đã phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, Đài phát thanh trong tỉnh thực hiện tốt công tác này.

cách kịp thời nhất. Mỗi phóng sự được phát sóng 15 phút, trên kênh BPTV1, và BPTV2 hàng tuần.

- Thực hiện 01 Chuyên mục “Cùng nhà nông bàn cách làm giàu”, thời lượng 30 phút, đã giúp người nông dân nắm được những mô hình sản xuất nông nghiệp đang có hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Đồng thời, tư vấn giúp cho người nông dân có kiến thức về khoa học kỹ thuật, cách tính toán đầu tư… để hoàn thiện mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất..., tăng thu nhập trên diện tích nông hộ hiện có.

- Hàng ngày, thực hiện Chương trình “Chạy giá nông sản”, thời lượng 5 phút lúc 12h00 trưa và phát lại 19h50 tối trên kênh BPTV1. Qua kênh thông tin này, giúp nông dân nắm bắt giá cả hợp lý trong việc mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp (Phân bón,

Nhân viên Đài TH & PT tỉnh thực hiện phóng sự về Phòng chống chữa cháy rừng

Với gần 01 tỷ đồng nguồn vốn Nhà nước cấp, trong năm 2013, Sở NN & PTNT đã thực hiện nhiều

chuyên mục, chương trình hiệu quả truyền thông cao trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Tính đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2013, Sở NN & PTNT đã triển khai một số hoạt động phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh như sau:

1. Về công tác phối hợp với Đài Phát thanh & truyền hình Bình Phước:

- Thực hiện các phóng sự truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn, chuyên mục Khuyến nông. Các chuyên mục phóng sự này, đã đưa thông tin về hoạt động Ngành Nông nghiệp nông thôn của Ngành, tình hình sản xuất nông nghiệp địa phương theo mùa vụ, giới thiệu các địa chỉ xanh (cung cấp cây, con giống), địa chỉ thu mua nông sản, các gương nông dân sản xuất giỏi, các phương pháp khoa học kỹ thuật mới, … đến với mọi đối tượng bà con nông dân trong tỉnh một

12

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Công tác phối hợp với các cơ quanthông tin đại chúng 6 tháng đầu năm 2013

thuốc BVTV). Từ đó, giúp nông dân tính toán đầu tư hiệu quả, tăng thu nhập sản xuất nông nghiệp.

- Trong tháng 1-3/2013, thực hiện chuyên mục “Thông tin cây điều”, thời lượng 2 phút, sau chương trình bản tin thời sự của Bình Phước, thông báo tuyển chọn giống điều năng suất cao trên địa bàn tỉnh.

- Trong tháng 1, 2, 3 và 4 liên tục phát sóng “Cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh”, 30 giây, sau chương trình thời sự buổi tối. Hiệu quả của chuyên mục nhằm giúp các đơn vị chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm chủ động đối phó với nguy cơ cháy rừng, góp phần hạn chế cháy rừng.

- Tháng 3- 5/2013, thực hiện chuyên mục “Thông báo kế hoạch tiêm phòng Lở mồm long móng trâu, bò”; “Thông báo kế hoạch tiêm phòng vacxin định kỳ đợt I/2013”; “Thông báo kế hoạch tiêm phòng cúm gia cầm”, 02 phút/chuyên mục.

2. Về công tác phối hợp với Đài phát thanh địa phương:

- Thực hiện Chương trình tuyên truyền các Văn bản Quy phạm pháp luật về An toàn thực phẩm năm 2013, 3 phút/bản tin, tuyên truyền các Văn bản Quy phạm pháp luật về An toàn thực phẩm, giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp nắm được nội dung các quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực hành chính của Kiểm lâm: phát sóng 02 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần, trong tháng 1-2/2013. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ; về quản lý khai thác rừng tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường cho người dân và các tổ chức, đơn vị có liên quan biết, thực hiện.

3. Về công tác phối hợp với Báo Bình Phước:

- Thực hiện chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân trên Báo Bình Phước, xuất bản hàng tuần 03 số thứ 2, 4 và 6 trong năm 2013. Truyền thông và giúp người dân trong tỉnh cập nhật tin tức, hoạt động, hình ảnh ngành nông nghiệp, bổ sung kiến thức khoa học kỹ thuật về nông nghiệp phù hợp tình hình sản xuất nông nghiệp địa phương; mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, chủ trương chính sách pháp luật nông nghiệp của tỉnh,...

Ngoài công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông trong tỉnh, hàng năm Sở còn hỗ trợ với các cơ quan báo, đài khác ngoài tỉnh, trung ương, thực hiện một số chuyên mục chuyên đề như: Phóng sự truyền hình “Tình hình thu hoạch vụ điều năm 2012” (VTV1), trả lời phỏng vấn đài phát thanh HTV7, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…; trả lời phỏng vấn trên các báo Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay, Thông tấn xã, Báo Khoa học và đời sống,… Hàng năm, mỗi dịp báo xuân, Sở NN & PTNT đăng tin quảng bá hình ảnh ngành trên 01 số báo như Báo Bình Phước, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay, tạp chí Khoa học thời đại,...

Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với Các cơ quan thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh như 06 tháng đầu năm, 06 tháng cuối năm, Sở NN & PTNT tiếp tục thực hiện các Chuyên mục trên Đài Phát thanh & truyền hình tỉnh như các phóng sự Nông nghiệp - Nông thôn, Khuyến nông, Chạy giá nông sản hàng ngày, phóng sự về Nước sạch và Vệ sinh môi trường,...; duy trì, phát huy hiệu quả chuyên trang Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân trên Báo Bình Phước; đồng thời, duy trì chương trình phát thanh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật trên Đài phát thanh địa phương,…/.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

13BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

TT Khuyến nông - KN:Tập huấn lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học

Tuyết Nhung - VP Sở

Nhằm cung cấp cho người học kỹ năng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện để giảng dạy các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ ngày 17-21/6/2013 tại hội trường Trung tâm KNKN Bình Phước, Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp phối hợp cùng Trung tâm KNKN tỉnh đã tổ chức Khai giảng“Khóa bồi dưỡng kỹ năng dạy học”, đây là khóa học thứ 2 tổ chức ở Bình Phước.

năng của từng vị trí việc làm. Năng lực của một vị trí việc làm bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện chức năng của vị trí đó hợp thành thành tố năng lực. Đơn vị năng lực của người Giáo viên dạy nghề gồm: thiết kế đào tạo, phát triển đào tạo, thực hiện đào tạo, đánh giá người học, đánh giá khóa học và quản lý khóa học. Vì vậy, phương pháp đánh giá năng lực thực hiện là đánh giá tại nơi làm việc, dựa vào các tiêu chí, các chỉ số và các bằng chứng tốt nhất./.

Lớp học có 30 học viên hiện chủ yếu là Cán bộ khuyến

nông của 07 huyện, thị trong tỉnh (TX Đồng Xoài, Bình Long, huyện Bù Đăng, Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú và Bù Gia Mập); một số Cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật và Phát triển nông thôn.

Chương trình lớp học Học viên trình diễn thao tác giảng dạy

thực hiện tổ chức một buổi dạy theo chuyên đề gồm cách tổ chức, quản lý lớp; lập bảng trình tự, biểu mẫu hướng dẫn phát, treo tường; thực hành trình diễn thao tác giảng dạy...

Dạy học theo năng lực thực hiện là dạy học theo định hướng đầu ra, dạy học dựa trên công việc và tại nơi làm việc theo chức

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, GĐ TTKNKN trao chứng chỉ “Kỹ năng dạy học” cho các học viên

diễn ra trong 05 ngày từ 17-2 1 / 6 / 2 0 1 3 , các học viên đã được học các nội dung như xây dựng hồ sơ năng lực của một vị trí việc làm theo chuyên môn đã chọn;

14

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

TIẾN ĐỘ GIEO TRỒNG VỤ MÙA 2013TIẾN ĐỘ GIEO TRỒNG VỤ MÙA 2013Nguyễn Nhật Tuyền - Phòng KH-TC

Tiến độ thực hiện gieo trồng vụ Mùa đến ngày 15/5/2013 toàn tỉnh gieo trồng ước đạt 5.689 ha, tăng 235 ha so với cùng kỳ, đạt 12,35% kế hoạch năm. Cụ thể như sau: Cây lương thực có hạt diện tích gieo trồng được 3.496 ha, tăng 385 ha so với cùng kỳ, đạt 17,39% kế hoạch năm; Cây có củ diện tích gieo trồng được 1.499 ha, giảm 218 ha so với cùng kỳ, đạt 7,48% kế hoạch năm; Cây thực phẩm diện tích gieo trồng được 530

ha, giảm 46 ha so với cùng kỳ, đạt 12,17% kế hoạch năm; Cây công nghiệp hàng năm diện tích gieo trồng được 45 ha, giảm 07 ha so với cùng kỳ, đạt 5,33% kế hoạch năm; Cây hàng năm khác diện tích gieo trồng được 119 ha, tăng 20 ha so với cùng kỳ, đạt 16,76% kế hoạch, nhóm cây này chủ yếu là cây thức ăn cho gia súc như cỏ voi, rau lang...

Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây hàng năm có

xu hướng giảm, nguyên nhân do đầu tư nhiều như: phân, giống, nước tưới tiêu, công chăm sóc,.... nhưng đưa lại hiệu quả kinh tế không cao bằng các loại cây công nghiệp dài ngày như: tiêu, cà phê, cao su, điều và một số cây lâu năm khác nên bà con gieo trồng mang tính tự cung tự cấp là chính. Đồng thời, đã bước vào mùa mưa nhưng thời tiết vẫn nắng, nóng, thỉnh thoảng có một vài cơn mưa, chưa thuận lợi cho gieo trồng cây hàng năm.

Diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả toàn tỉnh đạt 396.787 ha, trong tháng người dân chủ yếu là chăm sóc, chống cháy trên cây lâu năm và thu hoạch hai loại cây chính là cây điều, cây tiêu cùng một số loại cây ăn quả. Sản lượng một số loại cây chính đã thu hoạch: Cây điều sản lượng đạt 125.370 tấn, giảm 24.054 tấn (năng suất 9,18 tạ/ha); Hồ Tiêu sản lượng đạt 25.030 tấn, giảm 332 tấn (năng suất đạt 27,94 tạ/ha); Cao su diện sản lượng 83.657 tấn (năng suất 6,69 tạ/ha)..../.

Trung tâm Giống NLN chuẩn bị cây giống cung cấp cho bà con nông dân

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

15BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại mối đe dọa cho và có nguy cơ xâm hại mối đe dọa cho

các loài thủy sinh vật bản địacác loài thủy sinh vật bản địaNguyễn Thị Hồng Nhung

Trưởng phòng TS

T rong những năm qua khai thác thủy sản đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho

người dân tham gia khai thác, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, cung cấp sản phẩm sạch cho tỉnh, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho xã hội.

Để bảo tồn các loài thủy sản bản địa, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế thì ngoài việc khai thác hợp lý còn phải phòng ngừa, ngăn chặn thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại phát tán vào vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

Thủy sinh vật ngoại lai là các loài động, thực vật sống trong môi trường nước được di nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Căn cứ mức độ gây hại của chúng đối với hệ sinh thái bản địa mà trong quản lý, người ta phân ra thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và

thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại, có thể xâm nhập vào môi trường sống mới bằng nhiều cách, vô tình hay hữu ý. Khi được đưa vào vùng nước thủy sinh vật ngoại lai xâm hại sẽ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại

Rùa tai đỏ, mối nguy hại cho các loài thủy sinh vật bản địa

đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện

Tỉnh Bình Phước có khoảng 28.300 ha diện tích mặt nước. Trong đó, mặt nước sông, suối, kênh là 7.197,25 ha; đất có mặt nước chuyên dùng là 3.702,58 ha; 57 công trình thủy lợi, thủy điện có tổng diện tích khoảng 17.400 ha, đây là tiềm năng cho phát triển thủy sản, đặc biệt là tiềm năng về khai thác thủy sản.

16

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

và phát triển. Còn thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại khi xâm nhập vào vùng nước có nguy cơ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc có nguy cơ gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sự lan rộng các thủy sinh vật ngoại lai hiện nay được xem như một trong những mối đe dọa lớn nhất đến các hệ sinh thái và sự ổn định về kinh tế. Ở lĩnh vực cá cảnh, hai loài hiện nay đang được phát tán mạnh ở các thủy vực ngoài tự nhiên ở Việt Nam là cá tỳ bà (cá lau kính) và cá hoàng đế. Ngoài ra, rùa tai đỏ cũng được người dân nuôi làm cảnh và nếu để phát tán ra tự nhiên thì cũng sẽ là mối nguy hại cho các loài thủy sinh vật bản địa.

Để quản lý tốt và hạn chế tác hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai đối với môi trường sinh thái các thủy vực trên địa bàn tỉnh, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đối với người dân:

+ Không di nhập về địa phương các loài sinh vật ngoại lai khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và tuyệt đối tuân thủ các quy định Nhà nước về quản lý thủy sinh vật ngoại lai. Khi phát hiện các loài thủy sinh vật lạ, cần báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng về quản lý thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không phóng sinh ra môi trường tự nhiên các thủy sinh vật ngoại lai

xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại

+ Khi nhập thủy sinh vật ngoại lai, chủ sở hữu tiến hành đăng ký lưu giữ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về quản lý thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam. Chủ sở hữu có trách nhiệm: cung cấp thông tin về thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu khi cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản yêu cầu; phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương về những dấu hiệu bất thường của loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại; có hồ sơ theo dõi biến động của thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu, quản lý và chấp hành sự giám sát của cơ quan Quản lý nhà nước có thẩm quyền...

- Đối với chính quyền các địa phương: UBND các xã, phường, thị trấn, Phòng Kinh tế, Phòng NN&PTNT các huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình về việc lưu giữ, mua bán, vận chuyển các loài thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn quản lý và báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT kịp thời để có biện pháp xử lý. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tác hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai đối với môi trường, sinh thái để người dân cùng tham gia ngăn chặn, tiêu diệt các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh./.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

17BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

CÔNG TÁC THANH, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI, THÚ Y 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nguyễn Thành Nhân - CC Thú y

Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-SNN ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Giám đốc Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2013. Thanh tra Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã phối hợp Trạm Chăn nuôi - Thú y tiến hành thanh, kiểm tra theo Quyết định của Chi cục trưởng. Trong 6 tháng đầu năm, đã hoàn thành công tác thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ và cửa hàng thuốc thú y trên địa bàn huyện Hớn Quản, Chơn Thành, Lộc Ninh, thị xã Đồng Xoài và thị xã Bình Long.

Qua thanh, kiểm tra 41 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm (30 cơ sở chăn nuôi gia súc và 11 cơ sở chăn nuôi gia cầm). Trong đó 8 cơ sở tư nhân, 21 cơ s ở nuôi gia công cho

công ty CP, 4 cơ sở gia công cho công ty Emivset và 8 cơ sở nuôi gia công cho các công ty khác (Jaffa,

Green feed , CJ Vina). Có

1 7 cơ sở nuôi theo

hình thức công nghiệp, bán công nghiệp có hệ thống làm lạnh. Qua kiểm tra đã lập biên bản nhắc nhở cơ sở lập hoặc làm lại sổ theo dõi tiêm phòng, lưu nhãn vaccin; làm hố sát trùng ở cửa chuồng nuôi; tăng cường tiêu độc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại; làm hệ thống xử lý nước thải; phát quang và vệ sinh sạch sẽ xung quanh cơ sở; làm hệ thống rào bao quanh bảo vệ cơ sở; nhập, xuất gia súc phải báo với Trạm Thú y; khi phát hiện động vật chết nhiều do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân phải báo cho Trạm Thú y hoặc nhân viên thú y xã. Phát hiện 01 cơ sở chăn nuôi heo ở huyện Hớn Quản sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng. Đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở ban hành Quyết định xử phạt hành chính với số tiền 4.500.000đ nộp ngân sách nhà nước.

Thanh, kiểm tra được 07 cơ sở giết mổ (01 cơ sở giết mổ gia cầm và 06 cơ sở giết mổ gia súc) trong quy hoạch của tỉnh. Qua kiểm tra, 02 cở sở đảm bảo điều kiện vệ sinh để giết mổ, 05 cơ sở còn lại phải khắc phục, sửa chữa. Trong 5 cơ sở cần khắc phục sửa chữa, có 4 cơ sở khắc phục sửa chữa nhỏ để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y giết mổ; cơ sở còn lại cần khắc phục sửa chữa lớn vì có dấu hiệu xuống cấp.

(Xem tiếp trang 26)

18

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Hướng dẫn cách sử dụng vắc xin Hướng dẫn cách sử dụng vắc xin phòng, chống bệnh heo tai xanhphòng, chống bệnh heo tai xanh

BS. Đỗ Thị Thu - CCCN-TY

Bệnh heo Tai xanh (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo - PRRS) đang trở thành vấn đề nan giải của ngành chăn nuôi heo ở nước ta nói chung và của tỉnh Bình Phước nói riêng. Trên địa bàn cả nước, kể từ năm 2007 (năm đầu tiên phát dịch Tai xanh) tới nay, dịch Tai xanh luôn xảy ra, lặp đi lặp lại hàng năm, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và an sinh xã hội.

Để phòng chống bệnh Tai xanh, người chăn nuôi heo cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như: thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử

trùng môi trường, tăng cường chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh, thường xuyên kiểm tra theo dõi sức khỏe đàn heo…Tuy nhiên, việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Tai xanh cho đàn heo là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với người chăn nuôi. Chính vì vậy bài viết này nhằm cung cấp cho bà con chăn nuôi và thú y cơ sở một số kiến thức cơ bản về việc lựa chọn vắc xin, cách bảo quản, sử dụng, qui trình tiêm phòng…nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vắc xin, góp phần bảo vệ an toàn đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Phước trước nguy cơ đe dọa của dịch Tai xanh. (Thực hiện theo Công văn số

1898 ngày 15/02/2010 Cục Thú y về việc: “khuyến cáo vắc xin phòng chống dịch lợn Tai xanh hiện nay”).

Virus gây bệnh Tai xanh cho heo có 2 dòng: châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề quan trọng hàng đầu là người sử dụng phải lựa chọn loại vắc xin tương đồng virus Tai xanh đang lưu hành tại địa phương. Theo báo cáo của Cục Thú y: Hiện nay trên địa bàn cả nước (trong đó có tỉnh Bình Phước) đang lưu hành virus Tai xanh thuộc dòng Bắc Mỹ, trên thị trường hiện có rất nhiều loại vắc xin Tai xanh như vắc xin Amervac PRRS nhược độc của Công ty Laboratories HIPRA S.A - Tây Ban Nha; Vắc xin nhược độc Ingelvac PRRS MLV (virus dòng Bắc Mỹ) của hãng Boehringer Ingelheim VET - Đức; Vắc xin nhược độc chủng độc lực cao (JXA1-R), của Công ty Đại Hoa Nông - Trung Quốc,…

Trong đó, Vắc xin nhược độc chủng JXA1 - R là loại vắc xin tương đồng với virus đang lưu hành tại địa phương, đã được Bộ Nông nghiệp &

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

19BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

PTNT cho phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam và được chọn sử dụng phòng chống bệnh tai xanh trên địa bàn cả nước, đã được Cục Thú y triển khai tiêm phòng khảo nghiệm cho đàn heo các tỉnh (trong đó có tỉnh Bình Phước) và đánh giá đây là loại vắc xin rất an toàn, hiệu quả. Trên thực tế, vào cuối năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra bệnh tai xanh trên heo tại huyện Hớn quản và Thị xã Bình Long , nhờ triển khai tiêm vắc xin nhược độc chủng JXA1-R (Trung Quốc) vào ổ dịch và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch khác nên đã nhanh chóng khống chế dịch bệnh và bảo vệ đàn heo an toàn.

Bảo quản, sử dụng vắc xin phòng bệnh Tai xanh nhược độc, chủng JXA1 - R, do công ty thuốc Thú y Đại Hoa Nông (Trung Quốc) sản xuất: (Theo Hướng dẫn số 2128/DT-TY ngày 15/02/2010 của Cục Thú y về việc hướng dẫn sử dụng vắc xin nhược độc phòng bệnh lơn Tai xanh (chủng JXA -R).

Bảo quản ở nhiệt độ 20C-80C (ngăn mát tủ lạnh).

Sử dụng vắc xin: Pha vắc xin (với dung dịch pha vắc xin kèm theo) ngay trước khi tiêm phòng. Chỉ sử dụng vắc xin trong vòng 01 giờ sau

khi pha. Liều lượng và đường

tiêm: + Đối với heo từ 14 ngày

tuổi đến dưới 30 ngày tuổi tiêm 1 mũi với liều 1ml/con (1/2 liều) sau 28 ngày tiêm nhắc lại 2ml (1liều). Sau 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần với liều 2ml (1 liều)

+ Đối với heo trên 30 ngày tuổi tiêm 2ml (1 liều). Sau 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần với liều 2ml (1 liều)

+ Đường tiêm : bắp sâu, sau vành tai.

Có thể sử dụng cùng lúc với các loại vắc xin vô hoạt khác (tiêm riêng từng loại) như vắc xin Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, E.coli, Lở mồm long móng...

Đối tượng tiêm phòng: Tiêm cho đàn heo khỏe mạnh từ 14 ngày tuổi trở lên, heo nái trước khi phối giống và đực giống (trừ heo nái mang thai và heo thịt trước khi xuất bán giết mổ trong vòng 30 ngày). Cần theo dõi tiêm phòng bổ sung thường xuyên cho đàn heo (số mới sinh, mới mua…). Tốt nhất thực hiện tiêm phòng theo lứa tuổi, theo thời kỳ sản xuất (dễ dàng thực hiện tại các trang trại chăn nuôi).

Một số lưu ý trong quá trình tiêm phòng: Chỉ tiêm phòng cho đàn heo khỏe mạnh; Đối với heo đực

giống: ngừng khai thác tinh trong vòng 2 tháng kể từ lúc tiêm phòng. Có thể sử dụng chung bơm tiêm và kim tiêm cho heo trong cùng một ô chuồng. Trước khi tiêm ô chuồng khác phải tiệt trùng kim tiêm hoặc sử dụng kim tiêm khác;

Trong vòng 01 tuần sau khi tiêm phòng, phải theo dõi giám sát đàn heo để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng do tiêm phòng vắc xin Tai xanh. Khi heo bị phản ứng : cần sử dụng thuốc chống sốc phản vệ như Adrenalin... ; thuốc giảm sốt, kháng viêm không steroid (như Anagin, Paracetamol, Diclofenac...) ; thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng (như Interferon, vitamin C... ).

Trước và sau tiêm phòng 1-3 ngày: cần tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc, bổ sung một số thuốc như vitamin C, Bcomlex... để tăng đáp ứng miễn dịch cho đàn heo. Lưu ý không dùng nhóm kháng viêm Glucocorticoid (như Dexamethasol, Prednisolon, Cortison...) vì sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch.

Mọi thắc mắc liên quan tới việc tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh cho đàn heo, người sử dụng có thể liên hệ Trạm Thú y huyện, thị xã hoặc Chi cục Thú y để được tư vấn, giải đáp./.

20

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

Phòng trị bệnh vàng lá, rụng lá Phòng trị bệnh vàng lá, rụng lá trên cây cao su đầu mùa mưatrên cây cao su đầu mùa mưa

KS. Nguyễn Đức Cương - TTKNKN

Thời gian gần đây, những đợt nắng nóng kéo dài kết hợp với những cơn mưa bất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển mạnh trên các vườn cao su đặc biệt là bệnh vàng lá, rụng lá, một loại bệnh đang trở thành điểm nóng của các vườn cao su ở Bình Phước hiện nay. Người dân thường xuyên gọi điện đến Trung tâm KNKN, Chi cục TTBVTV để xin tư vấn về loại bệnh này. Để bà con hiểu rõ hơn về loại bệnh này, nhằm biết cách phòng trị cho cây cao su đầu mùa mưa tôi xin trình bày một số thông tin như sau:

1. Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Corynespora cassiicola gây ra. Nấm thường xuất hiện, phát triển thuận lợi khi điều kiện môi trường ẩm độ, nhiệt độ cao

2. Khả năng phát tán: phát tán nhờ gió. Vì vậy bệnh phát triển rất nhanh.

Bào tử nấm phóng thích vào ban ngày và cao điểm từ 8-11 giờ trưa. Sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử phóng thích nhiều nhất. Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh hoặc trong đất với thời gian dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3 tháng. Chính vì vậy, khi phát hiện ra cây cao su chớm bị bệnh cần thu gom, tiêu hủy nguồn gây bệnh ngay để tránh phát tán bệnh sang vùng khác.

3. Triệu trứng bệnh: xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi lá với những triệu trứng rất khác nhau:

- Trên lá: Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá dọc theo gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các vết lan rộng gây chết từng phần lá do sự phá hủy của lục lạp, sau đó toàn bộ lá

đổi màu vàng-cam và rụng từng lá một. Trên lá non các vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với vòng màu vàng xung quanh, tại trung tâm đôi khi hình thành lỗ. Lá quăn và biến dạng sau đó rụng toàn bộ.

Triệu trứng bệnh trên lá

- Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm, đôi khi nấm bệnh cũng gây hại chồi đã hóa nâu. Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, đôi khi chết cả cây. Nếu ta dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

21BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá với vết nứt màu đen có chiều dài 0,5-3,0 mm. Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá.

4. Phòng trị bệnh:- Bón phân hữu cơ, vô

cơ, đa lượng, vi lượng cân đối để tăng đề kháng cho cây trồng. Phân hữu cơ đều phải qua xử lý rồi mới bón cho cây, tuyệt đối không dùng phân tươi. Nên ủ phân hữu cơ với chế phấm ức chế bào tử nấm phát triển như Trichoderma,... để phòng

bệnh về nấm.- Kiểm tra vườn hàng

ngày để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

- Khi thấy xuất hiện bệnh phải xử lý ngay không chần chừ: vệ sinh vườn, đốt những lá bị bệnh, hoặc có thể rắc vôi lên mặt tầng lá để tiêu diệt bào tử nấm.

- Khi phát hiện bệnh tuyệt đối không bón phân đạm, có thể bón tăng lượng phân kali để tăng khả năng đề kháng của cây. Hạn chế cạo, tốt nhất là dừng việc cạo lại.

- Có thể phun phòng vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa (khoảng tháng 4-

5 ): sử dụng các loại thuốc trừ nấm: Bordeaux, Zineb, Benlate, Anvil, Score, Propineb,... Cần chú ý phun đều mặt dưới lá.

- Khi chớm bị bệnh phải phòng trị: Sử dụng Anvil 5 EC (hoặc thuốc có họat chất hexaconazole) kết hợp với Carbendazim tỷ lệ 1:1 (cụ thể 15 ml Anvil + 15 ml Carbendazim cho 1 bình 8 lít). Có thể dùng Anvil với nồng độ cao hơn (25-30 ml Anvil cho bình 8 lít). Nếu phun cho 1 ha chỉ cần pha khoảng 1lít dung dịch thuốc, ta cần giảm lượng thuốc lại. Phun đều trên diện tích cây bị bệnh và bán kính vùng những cây khác 1m, để tránh lây nhiễm sang. Thời gian phun lặp lại 7-10 ngày/lần. Chú ý khi phun trên lá cần kết hợp với phân bón lá giàu vi lượng để cây cao su chóng phục hồi, không bón phân đạm khi cây đang bị bệnh.

Tốt nhất trên bao bì sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có ghi chú rõ hướng dẫn cách sử dụng và pha chế thuốc, bà con cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng./.

Triệu chứng bệnh trên cuống lá Triệu chứng bệnh trên chồi

22

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG, NẤM GÂY PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG, NẤM GÂY BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM HẠI CÂY TIÊUBỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM HẠI CÂY TIÊU

KS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Với diện tích khoảng 11.000ha trong tổng diện tích 50.000ha hồ tiêu cả nước, tỉnh Bình Phước đã trở thành thủ phủ của loại cây gia vị đặc biệt này. Loại cây này, trong những năm gần đây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân trồng tiêu. Tuy nhiên, việc giữ và tăng diện tích cây tiêu trong tỉnh cũng gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm hại cho cây:

1. Nguyên nhân, triệu chứng gây hại:

- Tuyến trùng:Tùy theo đặc tính sinh

học của từng loài tuyến trùng mà chúng có thể chui sâu vào mô rễ, chui một phần hay nằm ngoài để gây hại, chích hút dịch từ tế bào mô rễ của ký chủ, có một số loài tuyến trùng chủ yếu sau:

Tuyến trùng nội ký sinh khi chui vào bộ phận của rễ để gây hại chúng tạo thành các nốt u sưng bướu như nốt sần họ đậu, điển hình là giống Meloydogyne sp.

Tuyến trùng nội ngoại ký sinh chích vào rễ gây sát thương bộ rễ làm cho các loại nấm xâm nhập và gây hại điển hình là giống Pratylenchus sp.

Tuyến trùng Tylenchus sp. là loài tuyến trùng ngoại ký sinh, gây hiện tượng thối rễ hồ tiêu.

Tuyến trùng nội, ngoại ký sinh khác khi tấn công gây hại rễ hồ tiêu gây ra nhiều triệu chứng tác hại gần giống nhau nên chúng ta rất khó quan sát bằng mắt thường.

Tuyến trùng làm cho bộ rễ cây tiêu phát triển yếu, lá nhỏ, thâm đen từng đoạn. Cây hồ tiêu bị hại có biểu hiện sinh trưởng chậm, còi cọc lá biến vàng dần, khô và rụng, cây biểu hiện như thiếu dinh dưỡng, năng suất suy giảm rất rõ.

- Bệnh chết nhanh, chết chậm:

Khi trong vườn tiêu có xuất hiện tuyến trùng, thâm nhập vào bộ phận rễ của cây, gây hại, tạo ra vết thương cho bộ rễ. Đây là, cơ hội cho các loại nấm tấn công như: Phytopthora sp., Fusarium sp., Pythium sp.,… xâm nhập qua vết thương ở rễ, dần dần làm cho rễ bị thối, giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng. Cây bị sinh trưởng chậm, lá nhạt màu hoặc biến vàng và rụng từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần và chết hoàn toàn.

2. Tác hại của tuyến trùng và bệnh chết nhanh, chết chậm:

Tuyến trùng gây u bướu, sát thương rễ hồ tiêu làm cho bộ rễ bị tổn thương.

Tác hại làm cho rễ phát triểu yếu, kém hút được dinh dưỡng khoáng và nước. Mặt khác, khi bộ rễ bị tổn thương sẽ dễ bị nấm tấn công và gây hại làm cho cây suy kiệt từ từ, ngừng sinh trưởng và chết.

3. Biện pháp phòng trị:Để phát triển vườn tiêu

theo hướng bền vững hạn chế tác hại do tuyến trùng và bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm gây ra cần áp dụng biện pháp phòng trị tổng hợp mới mang lại hiệu quả cao.

a. Chọn Giống: - Trồng mới hồ tiêu cần

chọn giống không bị nhiễm bệnh và các giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Phước như các giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Ấn Độ, tiêu sẻ,… thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, không lấy giống tiêu từ vườn bị tuyến trùng, xử lý giống trước khi trồng bằng thuốc Ridomil Gold 68WG phòng bị nhiễm nấm với nồng độ 0,1% (10gram/lít nước) trong 20 phút.

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

23BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

b. Thực hiện tốt các biện pháp canh tác:

- Chọn đất thoát nước tốt, đất có mực nước ngầm sâu trên 1 m, đất có hàm lượng sét thấp (đất cát pha, đất thịt nhẹ, …), làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật. Rải khoảng 500 kg/ha vôi bột trong lúc làm đất, xử lý thuốc Tervigo 020SC với nồng độ 3-5 ml pha trong 3-5 lít nước tưới/ hố phòng tuyến trùng trước khi trồng. Khi trồng mới không nên trồng âm sâu.

- Thường xuyên cắt tỉa những cành vô hiệu, cành lươn, cành sát mặt đất để tạo độ thông thoáng cho vườn cây.

- Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư cây bệnh đi tiêu hủy để tránh lây lan, trồng cây họ đậu giữa hàng tiêu, không trồng xen cây họ cà, bí đỏ.

thuốc như Tervigo 020SC, Ridomil Gold 68WG, Agri-fos 400,… để hạn chế thiệt hại như giảm năng suất, chất lượng và chết vườn cây.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhiều người dân đã biết đến bộ sản phẩm Tervigo 020SC kết hợp với Ridomil Gold 68WG để phòng trị tuyến trùng và nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu khá hiệu quả. Điển hình là một số hộ như ông Phan Kim Toàn ở ấp Thanh Hải, Thanh Lương, Bình Long với diện tích 0,5 ha tiêu, ông Nguyễn Văn Bằng ở ấp Sóc Lê, Tân Tiến, Bù Đốp với 01 ha; ông Trần Thanh Lộc ở Ấp Thắng Lợi, Lộc Phú, Lộc Ninh với diện tích 01 ha. Khi được hỏi về kinh nghiệm trị tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm đều có chung chia sẻ: khi sử dụng Tervigo 020SC + Ridomil Gold 68WG tưới vào gốc tiêu với nồng độ (200 ml Tervigo + 200 gram Ridomil Gold) để phòng và (200 ml Tervigo + 400 gram Ridomil Gold) để phòng trị pha trong 200 lít nước tưới vào từ gốc ra đến hình chiếu tán, mỗi gốc tưới 3-5 lít dung dịch thuốc, mỗi năm xử lý 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa (để phòng bệnh); Khi sử dụng bộ sản phẩm này, tỷ lệ cây chết giảm rõ rệt, cây nhanh phục hồi, rễ ra trắng, đọt bung nhiều, bộ rễ tiêu hoạt động mạnh, hút dinh dưỡng tốt, cành lá phát triển xanh tốt, tạo tiềm năng cho năng suất cao./.

- Thiết kế rãnh thoát nước trong các hàng tiêu, xung quanh vườn tiêu, phá bỏ các bờ ngăn nhằm giúp thoát nước trong mùa mưa, tránh để ứ đọng nước trong bồn.

- Bón phân đầy, đủ cân đối, tăng cường phân hữu cơ hoai mục trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma, không bón đạm quá nhiều. Điều tiết vườn tiêu đảm bảo độ ẩm thích hợp, trồng cây che bóng hợp lý giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại.

c. Dùng thuốc BVTV để phòng trị:

Khi phát hiện vườn tiêu bị tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm cần phải phòng trị sớm, kịp thời. Bà con có thể sử dụng kết hợp một số loại

Rễ tơ, thân phát triển sau 2 Tháng xử lý Tervigo 020SC

Rễ, thân kém phát triển khi xử lý thuốc khác

24

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

HIỆU QUẢ CÂU LẠC BỘ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN AN TOÀN SINH HỌC THANH BÌNH

Hồ Thị Mến - Tuyết Nhung

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, đặc biệt trong 4 năm gần đây việc chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang phát triển mạnh về số hộ chăn nuôi và tổng đàn trên địa bàn xã. Hiện nay, toàn xã có khoảng 30 hộ chăn nuôi gà thả vườn với quy mô từ 1.000 -15.000 con/lứa và phải kể đến đó là “Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi gà thả vườn ATSH ở Thanh Bình, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long”.

Ban đầu các hộ dân ở Thanh Lương chăn nuôi theo kiểu tự phát, manh mún, qui mô nhỏ, lẻ. Được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông thị xã, Hội nông dân xã Thanh Lương, CLB chăn nuôi gà thả vườn ATSH đã thành lập tháng 10/2010, với quy mô chăn nuôi từ 2.000 - 10.000con/lứa, tổng số gà thả vườn khoảng 250.000 con/năm.

Hình thức chăn nuôi gà

trong CLB chủ yếu là mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán cây điều, tiêu, cao su, sầu riêng. Để đảm bảo gà nuôi đạt ATSH thì toàn bộ quy trình nuôi phải đạt tiêu chuẩn: chuồng trại, giống chuẩn, thức ăn của cơ sở cung cấp uy tín, kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh khoa học. Chính vì thế, Ban chủ nhiệm của CLB đã xây dựng quy trình chung cho các thành viên cùng áp dụng.

Chuồng trại thoáng mát, có hệ thống sưởi ấm cho gà con, có sân vườn rộng rãi, có hệ thống máng ăn và máng uống bố trí hợp lý. Xử lý nền chuồng là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả, hầu hết các hộ đều sử dụng đệm lót sinh học để hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi hết lứa, vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại và để trống chuồng khoảng 15 ngày mới thả lứa mới.

Giống gà chủ đạo mà

Mô hình gà thả vườn an toàn sinh học

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

25BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

CLB nuôi hiện nay là gà Minh Dư, gà Nòi có xuất xứ rõ ràng, độ đồng đều cao, chất lượng thịt tốt.

Ngoài việc vệ sinh chuồng trại, bắt buộc phòng bệnh bằng vaccin là yếu tố quyết định tới phòng dịch bệnh trên đàn gà. Bổ sung các loại vitamin và khoáng, tăng sức khỏe cho đàn gà khi thời tiết thay đổi, chỉ dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết, do đó, làm giảm chi phí thuốc thú y trong chăn nuôi, tăng chất lượng thịt gà, an toàn cho người tiêu dùng.

Qua hơn 3 năm sản xuất, mô hình CLB nuôi gà thả vườn ATSH Thanh Bình đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ như: Nhiều năm được khen thưởng CLB

nuôi gà giỏi của Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước; Khâu tổ chức của CLB có sự gắn kết tổ chức thống nhất cao, có định hướng phát triển rõ ràng, có sự phân công đồng đều trong quản lý đàn chăn nuôi giữa các thành viên, có sự chia sẽ học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi giữa các thành viên trong và ngoài CLB; tạo lập được quỹ CLB với số vốn 25 ngàn đồng; Khâu sản xuất, trên 80% thành viên chăn nuôi theo mô hình chuẩn ATSH, dần hình thành khu vực chăn nuôi ATSH theo tiêu chuẩn VietGap; Số thành viên gia nhập tăng từ 12 lên 18 người. Lợi nhuận thu được tính trên 01 con gà xuất bán tăng dần qua các năm: Năm 2010,

lợi nhuận trung bình chỉ 8-10 ngàn đồng/con/lứa, năm 2011 là 13-15 ngàn đồng/con/lứa, năm 2012 là 18-20 ngàn đồng/lứa và đến năm 2013 là 25 ngàn đồng/con/lứa. Thu nhập của các thành viên trong CLB từ 300-700 triệu đồng/năm tùy theo mô hình lớn hay nhỏ.

Có thể nói, hoạt động của CLB chăn nuôi gà thả vườn ATSH Thanh Bình đã biết tận dụng tối đa nguồn nhân lực và điều kiện của địa phương để đạt hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, bền vững, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, doanh nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn./.

Thanh tra, kiểm tra 43 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y: Qua kiểm tra hầu hết cửa hàng thực hiện tốt quy định về kinh doanh thuốc thú y. Phát hiện 01 cửa hàng ở huyện Hớn Quản có thuốc thú y hết hạn sử dụng. Đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 750.000đ nộp ngân sách nhà nước, tịch thu toàn bộ số thuốc thú y hết hạn sử dụng.

Qua 6 tháng đầu năm 2013, Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được Giám đốc Sở phê duyệt. Qua đó, phát hiện các sai phạm kịp thời xử lý và chấn chỉnh. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực chăn nuôi - thú y. Nhờ vậy, quản lý tốt các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của ngành góp phần đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm./.

(Tiếp theo trang 18)CÔNG TÁC THANH, KIỂM TRA...

26

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

XÓA NGHÈO TỪ NUÔI DÊVũ Thuyên

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) khẳng định, so với một số loại vật nuôi thì con dê là vật nuôi tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất ở xã hiện nay. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng khắp và trải đều ở tất cả các thôn, ấp trong toàn xã. Vừa qua xã quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất của xã làm kinh tế.

Theo Phó chủ tịch UBND xã, phong trào nuôi dê bắt đầu phát triển mạnh từ đầu năm 2012, trước đó chỉ có một số hộ có điều kiện chăn thả, hoặc nuôi “làm cảnh” với số lượng ít nhiều khác nhau. Từ 2 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường cũng như người dân, đàn dê trong xã được nhân rộng và tăng lên với số lượng ngày một nhiều. Từ nuôi dê, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo,

thậm chí còn làm giàu chính đáng.

Sau khi tham khảo một số mô hình chăn nuôi, thấy dê là con vật dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc lại thu hồi vốn nhanh. Năm 2010, gia đình anh Phạm Đức Bắc (40 tuổi), ngụ thôn 5, xã Thiện Hưng đã vay mượn 65 triệu đồng mua 20 con dê sinh sản về nuôi, chỉ sau 1 năm xuống giống đàn dê đã cho lãi hơn 100 triệu đồng. Theo anh Bắc, dê rất

dễ nuôi, vì ăn tạp, mau lớn, đẻ nhiều, có sức đề kháng cao, chiếm ít diện tích lại không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chỉ cần 50m2 chuồng có thể nuôi từ 20 đến 30 con dê sinh sản; thức ăn rất dễ tìm như lá anh đào, keo, các loại rau cỏ, vì thế không tốn chi phí thức ăn và ít công chăm sóc.

Giống dê hiện nay được gia đình anh Bắc chọn lựa là giống dê Bo (Hà Lan), loại dê này có đặc điểm

Chị Nguyễn Thị Phương kinh tế khá lên nhờ nuôi dê

Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình PhướcSố: 2/2013

27BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT

lông mượt, đẻ mắn, nhanh lớn và to con, với giá 140 ngàn đồng/1kg. Dê giống cái được nuôi 1 năm thì cho sinh sản, mỗi năm đẻ 2 lứa, lứa đầu đẻ 1 con, nhưng đến lứa thứ 2 đẻ từ 2 đến 3 con. Dê con được nuôi từ 3 đến 6 tháng tuổi thì cho dê thương phẩm, với trọng lượng từ 20 đến 30 kg. So với các loại vật nuôi khác thì dê là loại động vật rất được ưa chuộng trên thị trường, hiện giá bán dê thương phẩm đực là 120 ngàn đồng/1kg, cái 100 ngàn đồng/1kg nhưng cung không đủ cầu. “Muốn mua được dê, các thương lái phải dặn và đặt cọc trước tôi mới bán” anh Bắc nói. Có thể thấy mô hình nuôi dê đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Chỉ sau hơn 2 năm nuôi dê, ngoài tại điều kiện cho 2 đứa con ăn học phổ thông, anh Bắc còn cất được nhà cấp bốn khang trang, sạch đẹp. “Nuôi dê không cần vốn lớn, nếu chịu khó một chút thì gia đình nào cũng có thể nuôi được và sống khỏe với nghề này”, anh Bắc tiết lộ.

Kế đó gia đình chị

Nguyễn Thị Phương (35 tuổi) kinh tế khá dần lên cũng từ nuôi dê. Năm 2011, chị mạnh dạn đầu tư mua 1 cặp bò và 10 con dê giống về nuôi. Chỉ sau hơn 1 năm xuống giống, cuối 2012 chị xuất 20 con dê giống cái lãi 70 triệu đồng. Đến nay chuồng dê của chị đã gây đàn được 35 con. Chị Phương cho rằng, so với nuôi bò thì nuôi dê lãi gấp đôi, vì dê chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày và đẻ nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của các hộ dân, dê không nên nuôi nhiều mà mỗi gia đình nuôi khoảng từ 20 đến 30 con là vừa, để chủ động thức ăn về

mùa khô. Vì thế, ở đây vào mùa mưa tập trung gây đàn, tẩm béo, bước sang mùa khô thì cho xuất chuồng.

Theo thống kê của UBND xã, trung bình mỗi năm có 40 đến 45 hộ thoát nghèo, trong đó có mô hình nuôi dê. Hiện toàn xã chỉ còn 128 hộ nghèo chiếm 4,2%. Phó chủ tịch UBND xã Trần Trí Công cho biết, xã đang xây dựng dự án hỗ trợ dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất của xã làm kinh tế, nguồn vốn do nhà nước cấp là 305 triệu đồng. Dự kiến sẽ cấp 1 hộ 1 cặp dê sinh sản với điều kiện hộ nào chủ động được chuồng trại./.

Đàn dê của anh Phạm Đức Bắc

28

Số: 2/2013Thông tin Nông nghiệp Và PTNT Bình Phước

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & PTNT