24
- A TRANSFORMATIVE DISGUISE THAY HÌNH ĐỔI DẠNG LÊ HOÀNG BÍCH PHƯỢNG

LÊ HOÀNG BÍCH PHƯỢNG

  • Upload
    doanh

  • View
    229

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

- A TRANSFORMATIVE DISGUISETHAY HÌNH ĐỔI DẠNGLÊ HOÀNG BÍCH PHƯỢNG

‘A Transformative Disguise’’ is a solo traveling exhibition by Ho Chi Minh City-based artist, Lê Hoàng Bích Phượng‘Thay Hình Đổi Dạng’ là một triển lãm cá nhân diễn ra ở nhiều địa điểm của nghệ sĩ sống làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh: Lê Hoàng Bích Phượng

Ho Chi Minh City: SÀN ART 27 . 4 . 2012 - 25 . 5 . 2012 Hanoi: THE JAPAN FOUNDATION 28 . 6 . 2012 - 27 . 7 . 2012 - A TRANSFORMATIVE DISGUISETHAY HÌNH ĐỔI DẠNG

LÊ HOÀNG BÍCH PHƯỢNG

‘THAY HÌNH ĐỔI DẠNG’

Trong nhiều truyền thuyết và truyện cổ tích phổ biến trên thế giới khái niệm biến hóa là điểm then chốt trong cuộc hành trình của nhân vật chính. Trong tập thơ Hy Lạp cổ ‘Biến hình’ của nhà thơ Ovid, công chúa Philomela được các vị thần Olympia biến thành con chim sơn ca, giúp nàng thoát khỏi bàn tay chết chóc của Tereus; ở Nhật, người liên lạc cho vị thần Inari là những chú ‘kitsune’, những chú cáo tinh nghịch có thể biến hóa thành người; trong bộ truyện tranh của Marvel đã được làm thành phim như X-Men những nhân vật như ‘Cyclops, Người đá, Thiên thần, Thú, và Marvel Girl’ có sức mạnh đặc biệt do họ có những di truyền đột biến ‘X-gene’ trong người. Trong những truyện này và vô vàn những truyện khác, nhân vật chính đóng những vai có sức mạnh phi thường, giúp họ sống sót, nhưng sức mạnh này phải được kiểm soát cẩn thận. Trong thế giới của Lê Hoàng Bích Phượng, những trang phục lạ, đặc biệt là mặt nạ được đưa vào bối cảnh đô thị hàng ngày. Chị vẽ chân dung của chính mình, của bạn bè và cả những người lạ, kết hợp giữa thực tế và trí tưởng tượng, hòa quyện người với con vật mang tính chất tương ứng hay được dân gian gán cho. Trong những sáng tác của chị có bạn lừa dối người yêu; có bạn thiếu tự tin cố gắng tìm mình bằng cách chạy theo tiếng tăm; và có những ước mơ thời còn bé về cuộc sống của chị tương phản với những thực trạng của hiện tại. Với cái nhìn rất riêng tư này Phượng tạo nên những truyền thuyết của riêng mình, bằng màu nước trên lụa và men tráng trên gốm, chị đã tạo ra một giàn nhân vật biến hóa giữa người và thú.

Lúc đó là giữa năm 2011, Lê Hoàng Bích Phượng đang ở Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản. Lễ hội trẻ con đang diễn ra và trong trang phục ‘yukata,’ Phượng chợt nhận thấy mình đang ngồi kế một nhóm các bạn người Nhật trẻ đẹp và ước rằng mình có thể bắt chuyện với họ. Thích thú với tiếng cười giòn tan bắt nguồn từ vô số những khuôn mặt nhỏ đeo mặt nạ, Phượng đeo chiếc mặt nạ hình con cáo lên và nghĩ vẩn vơ đến câu truyện cổ tích của người Nhật về con cáo biến hóa thành người phụ nữ đẹp để cám dỗ một người đàn ông. Trong thời gian ở Nhật, khi đang tham gia chương trình Lưu trú dành cho Nghệ sỹ trẻ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) ( JENESYS Program: Invitation Program for Creators), Phượng bị lạc đường trong lúc đi tìm cửa hàng bán dụng cụ mỹ thuật trong vùng. Lúc ấy, chị nhìn thấy một tiệm tạp hóa nhỏ có đầy quạ đen đậu trên mái nhà và trước thềm. Có vẻ như đó là nơi duy nhất để hỏi thăm đường nhưng những con quạ khiến chị e ngại... Ở Nhật và Việt Nam, quạ là loài vật bị coi là không lành. Một người đàn ông bước ra từ trong bóng râm, mỉm cười và hỏi thăm chị. Tiếp theo là một thôi một hồi những trao đổi thật buồn cười bằng cuốn từ điển tranh. Từ ngày đấy, Phượng không còn nghĩ quạ là điềm gở nữa. Hai cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này để lại dấu trong bức tranh lụa tựa ‘Nói Không Nên Lời’ và ‘Miệng Quạ.’ Bức thứ nhất có một con cáo bấu vào miệng, dường như vật lộn với việc mất khả năng lên tiếng, trong bức thứ hai, nhân vật dường như cô độc, trong trang phục của người kinh doanh, với sơ mi cà vạt thật chỉnh tề.

5

Lê Hoàng Bích Phượng là một người chuyên tâm về kỹ thuật màu nước. Tốt nghiệp ngành sơn dầu và chịu ảnh hưởng từ cách kể chuyện bằng hình ảnh tượng trưng của thể loại tranh ukiyo-e của Nhật, Phượng sử dụng những đường nét và mảng màu đậm nhạt thường thấy trong những kiệt tác của Nguyễn Phan Chánh, và sự hóm hỉnh của Utagawa trong bố cục tranh của mình một cách thật uyển chuyển. Những nhân vật trong sáng tác của chị nổi lên trên bề mặt lụa thô. Cách dùng màu thật nhẹ tênh của chị làm những nhân vật trong tranh có gì đấy như những hồn ma, thiếu tố chất của vật thể trần gian, mắt, tay, miệng và tai của từng người được cố tình phóng đại bằng những mảng màu và đường nét quyết liệt hơn. Trong ‘Tay Mợ Sạch’, một người đàn bà đeo mặt nạ hình con nai. Ở Việt Nam, có cách nói nôm na là khi người vợ ngoại tình thì người chồng bị mọc sừng. Trong tranh của Phượng, người đàn bà không có vẻ gì cắn rứt lương tâm hoặc cảm thấy tội lỗi. Chị thể hiện điều này qua cặp sừng mọc lên trên tóc bà ta và cách bà ta giơ bàn tay ra phía trước, như một cách phản đối. Trong bức “Rafael,’ nhân vật đầu lừa với đôi mắt đỏ hồng và hàm răng hô ngồi trong tư thế băn khoăn, đôi tay xương xẩu chắp lại một cách bối rối. Có gì đó thật trụi lũi và hèn mạt trong thế ngồi của hắn, như thể hắn đang chờ được biết mình là ai, phải mặc gì, làm gì. Tính cách của hắn được mô phỏng trên một bạn nhạc sỹ Phượng biết đến. Cách nhìn đời của người này luôn bị chi phối bởi thèm muốn được giống người khác. Trong tất cả những tác phẩm này, Phượng đặt ra câu hỏi về trạng thái con người, rằng liệu chúng ta có thể thoát ra khỏi những chiếc mặt nạ, những hóa trang cho sự bất an và mê tín – những nhân vật này liệu có thể biến hóa và hoà đồng cùng xã hội? Phượng thể hiện quá trình biến hóa này qua những tượng gốm thu nhỏ. ‘Bộ Cánh Mới Của Hoàng Đế’ có nhân vật lừa, trần truồng, không tay không chân; còn ở nhân vật ‘Hạnh Phúc Gẫy Đổ’ ta thấy một con cá bị nhốt trong cái đầu quá khổ kiêm bể cá của nhân vật này. Có vẻ như việc biến hóa giữa người và thú có cái giá của nó.

Một trong những tác phẩm mang tính ẩn dụ cao nhất theo hướng này là hình gốm ‘Xôi Thịt (A Red Nose)’. Chiếc mặt nạ gốm hình con heo được treo từ trần phòng triển lãm xuống trước một tấm gương lớn. Mũi con heo giống như dương vật, nó kéo dài, cứng và hồng. Bằng cách khuyến khích người xem đặt mặt mình sau chiếc mặt nạ này chị buộc họ phải nhìn vào gương và tự hỏi – liệu tôi có lừa dối bản thân, có sống thật với mình không? Bị thu hút bởi cách dân gian kết hợp cái tục tĩu và sự hài hước để châm biếm, Phượng ám chỉ những ý tưởng về tính háu ăn và sự lừa dối trong truyện cổ tích ‘Ba chú lợn con’, đồng thời nhắc đến tập tục không ăn thịt heo của người Hồi giáo và Do thái vì nó được cho là hiện thân của những gì bẩn thỉu và tội lỗi.

‘Thay Hình Đổi Dạng’ là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sỹ cho đến nay. Triển lãm gồm 8 bức tranh mới và 5 tác phẩm gốm, tinh nghịch xoáy vào những ý tưởng về sự phản chiếu, tính trong suốt và sự biến hóa, mời gọi người xem suy nghẫm về cách ứng xử và những hành động của mình, buộc người xem phải tự hỏi có những cái nhìn nào được họ gắn vào mặt như những chiếc mặt nạ để đối phó với cuộc sống hàng ngày.

Zoe ButtTháng Tư năm 2012

6

‘A TRANSFORMATIVE DISGUISE’

In many ancient, popular myths and fairytales all over the world, the concept of transformation is central to the journey of the hero. In the Greek tale ‘Metamorphoses’ by Ovid, Princess Philomela is turned into a nightingale by the Olympian Gods to save her from the deathly mortal hand of Tereus; in Japan, the messengers of the god Inari are known as ‘kitsune’, prankster werefoxes who become human; in the Marvel comic turned filmic wonder of ‘X-Men’, the characters Cyclops, Iceman, Angel, Beast and Marvel Girl possess special powers due to their possession of the ‘X-gene’. In these tales and countless more the qualities of the character that the hero adopts offer unique powers that aid survival, however such powers must be carefully controlled. Similarly in the world of Lê Hoàng Bích Phượng, the wearing of costume, particularly the mask, enters her urban everyday, where portraits of herself, friends and strangers – both real and imagined – morph with the traits of various cultural animal stereotypes. In her art, friends cheat on lovers; insecure others seek the identity of fame; and her own childhood dreams of life conflict with her present reality. With this intimate knowledge Phượng creates her own mythology, with watercolor on silk and glaze on ceramic, casting a set of personal heroes that merge human with the beast.

9

It is mid 2011 and Lê Hoàng Bích Phượng is in Sapporo, Hokkaido, Japan. A children’s festival is in full swing and dressed in a traditional ‘yukata’ dress, Phượng finds herself sitting beside an attractive group of Japanese people that she wishes she could speak. Delighted by the myriad masks donned by the laughing little faces around her, Phượng places the mask of a fox on her face, pondering the Japanese fairytale of the fox (kitsune) who becomes a woman in order to seduce a man. During this time in Japan, where Phượng undertook an artist-in-residence with the Japan Foundation’s ‘JENESYS Program: Invitation Program for Creators’, Phượng found herself lost in an attempt to find the local art supply store. A small convenience shop, crowded with crows on its roof and pavement, appears the only likely assistance but Phượng is hesitant to approach. In Japan and Vietnam, crows are superstitiously considered unlucky. A man emerges from the shadows, smiling and offering his help and a laughable game of Pictionary ensues. From that day on, Phượng’s superstition of crows was cast aside. These two small encounters linger in the silk paintings titled ‘Unspoken’ and ‘The man I have met’ where firstly a fox pulls at its lips as if its speech is impaired, while in the second a crow appears forlorn, dressed impeccably in a business shirt and tie.

Lê Hoàng Bích Phượng is a young master of watercolor. Trained in the art of oil painting and compelled by the symbolic narrative of the Japanese tradition of ukiyo-e, Phượng’s compositions gracefully employ the subtle boldness of line and color gradation found in silk masterpieces by Nguyễn Phan Chánh, and the humorous frivolity of Utagawa. Phượng’s characters float on raw silk, her near ethereal use of color giving the sense that these are ghostly figures of questionable earthly substance, the eyes, hands, mouth and ears of each figure deliberately pronounced in more intense hue and gesture. In ‘Cleaned Hands’, a woman wears the mask of a deer. In Vietnam there is a saying that when the wife has an affair, the husband will grow a set of horns. In Phượng’s image it is the woman’s lack of guilt that she focuses and her claim of no wrongdoing thus her figure has a set of antler horns protruding from her hair as she holds her hands, palms upward, in a kind of protest. In ‘Rafael’, the head of a donkey with pink eyes and bulging buckteeth sits nervously pondering with his skeletal-like hands. There is something soiled and naked about this image, as if he is waiting to be told who he is, what to wear, what to do and indeed this character refers to a distant musician friend of the artist whose need to be like someone else commanded his view of the world. In all of these works, Phượng questions whether the human condition can abstain from wearing these ‘masks’, these disguises of insecurity and superstition - is it possible for these characters to choose how they transform and interact with society? We see Phượng attempt to depict that transformation in a series of ceramic sculptural miniatures, where in ‘The Emperor’s New Clothes’ a donkey is visibly naked and without limbs, while a fish appears trapped inside the oversized brain-cum-fish tank of a figure titled ‘Happily Broken’. Evidently, the morphing of the human with the animal world comes at a cost.

10 11

One of the most emblematic works in this vein is the ceramic sculptural installation titled ‘Xôi Thịt (A Red Nose)’. This ceramic mask of a pig hangs from the gallery roof in front of a floor to ceiling mirror. The nose of this pig is reminiscent of a penis as it extends pink and erect. By encouraging her audience to place their own face behind this mask she is asking them to look into the mirror and question – am I lying to myself about who I really am? Drawn to the way sex and humor is used in social gossip to humiliate, Phượng alludes to the idea of gluttony and deceit as written in such fairytales as ‘The Three Little Pigs’ while also referencing the refrain from consuming the flesh of pigs in Islam and Judaism as the embodiment of vice.

‘A Transformative Disguise’ is the artist’s first solo exhibition to date. Composed of 8 new paintings and 5 ceramic sculptures, this exhibition plays with ideas of reflection, transparency and transformation, inviting the viewer to contemplate their own awareness of their behavior and actions, to question what kinds of attitudes they wear as masks to cope in everyday life.

Zoe ButtApril, 2012

Sắp đặt tác phẩm ‘Xôi Thịt’ tại Sàn Art.Installation view of ‘Xôi Thịt (A Red Nose)’ at Sàn Art

12 13

15

16 17

18 19

20

22 23

24 25

Vẽ tranh cũng như viết nhật ký nhưng khác biệt là những kí ức được lưu lại bằng ngôn ngữ hội hoạ trên bề mặt không chứa những dòng kẻ. Với tôi là như vậy. Tôi vẽ những hình hài đơn giản với nhân dạng mơ hồ. Tôi đặt ra cho mình vô số những câu hỏi và cố gắng trả lời từng câu một. Tại sao? Đơn giản là mọi câu hỏi luôn có câu trả lời.

Triển lãm lần này là một ý tưởng chủ quan về góc khuất trong thế giới của sự yêu thương và nó chỉ thuộc về tôi mà thôi. Vừa đủ cho một người. Nơi đây được cho là rất bé nhưng sao tôi vẫn cảm thấy rất trống trải. Tôi tìm kiếm những ý tưởng tích cực để lấp đầy những khoảng trống ảm đạm... và tôi vẽ.

Tôi đã vẽ vô số người trẻ tuổi với những khoảng trống không phông nền, mắt mơ màng lảng tránh. Tôi gọi họ là những người trẻ cô đơn. Họ nói với tôi họ sợ những tia nhìn trực diện vào sự trần trụi này. Họ muốn che giấu nỗi khiếp sợ này. Tôi vẽ cho họ những chiếc mặt nạ - hình dạng của những con thú đáng yêu, những chi tiết tỉ mỉ. Họ cảm thấy được yêu thương. Họ muốn nhiều hơn nữa. Bao nhiêu yêu thương gọi là đủ? Tôi bắt đầu hoài nghi do tôi tự đắm mình trong bi kịch hoang tưởng bởi những khao khát vượt quá giới hạn? Hay chúng đang cố lấp đầy những khoảng trống của tôi?

Painting is like writing a diary, the only difference is memories are captured by painting language on a surface without lines. For me that is how it is. I draw simple figures with vague identification. I raise several questions and try to answer them one by one. Why? Simply there are always answers for all questions.

This exhibition is a subjective idea about a hidden corner of love and it is only belonging to me. Just enough for one person. This place is supposed to be very small but I still feel very empty. I am looking for positive ideas to fill up the dreary gaps... and I painted.

I have painted many young people with emptiness and no background, their dreamy eyes hiding personal issues they wish to avoid. They tell me that they are afraid of direct looks into this bareness. They want to hide this fear. I drew some masks for them – lovely animals with lot of detail. They feel they are loved. They want more. So how much love would be enough? I begin to doubt as I wallow in illusionary tragedy caused from a thirst of crossing the line? Or are they trying to fill up my emptiness?

Lê Hoàng Bích Phượng

27

Sàn ArtHồ Chí Minh City

29

30 31

32

The Japan FoundationHà Nội

34

36 37

LÊ HOÀNG BÍCH PHƯỢNG

Born in 1984, Ho Chi Minh City, Vietnam

Education2005 - 2010: Bachelor of Fine Arts, Ho Chi Minh City University of Fine Arts

Solo exhibition2012 ‘A Transformative Disguise’, traveling exhibition at Sàn Art, Ho Chi Minh City and The Japan Foundation, Hanoi, Vietnam. Group Exhibitions2012‘Women in Between: Asian Women Artists 1984-2012’, Fukuoka Asian Art Museum, Fukuoka, Japan (touring Japan), 2012.2011Sapporo Biennale 2011, Sapporo, Hokkaido, JapanJENESYS Program: Invitation Program for Creators , OYOYO, Sapporo, Hokkaido, Japan‘Shaping a line’ , Sàn Art, Ho Chi Minh City, VietnamDOGMA Self-Portrait Prize, Ho Chi Minh City Fine Arts Museum, Vietnam‘Books set sail’ in ‘Open Edit: AAA Mobile Library’, Sàn Art, HCMC, Vietnam‘Saigon Contemporary’, La Lanta Fine Art gallery, Bangkok, Thailand2010‘Chị Tôi (My Eldest sister)’, Sàn Art, Ho Chi Minh City, Vietnam‘Art Camping region of South Vietnam’, Ho Chi Minh City Fine Arts Museum, Vietnam‘New Talents’, Ho Chi Minh City Fine Arts Association, Vietnam ‘Talent prize in painting 2010’, Yet Kieu University of Fine Art, Hanoi, Vietnam‘Modern Wind 2010’, Ho Chi Minh City Fine Arts Association, Vietnam

Residencies2011S-AIR, Sapporo, Hokkaido, Japan ( JENESYS Program: Invitatioon Program for Creators, operated by the Japan Founda-tion), Sapporo, Hokkaido, Japan

Achievements‘New Young Artist Prize’ of Ho Chi Minh City Fine Arts Association, Ho Chi Minh City Museum of Fine Art, South Vietnam region, VietnamFinalist, ‘Talent prize in painting 2010’ of Cultural Development and Exchange Fund Denish Embassy, Hanoi, VietnamFinalist ‘DOGMA Self-portrait Prize’, Ho Chi Minh City Fine Arts Museum, Vietnam.

39

‘Miệng Quạ (The Man I Have Met)’ 2012Watercolor on silk80x80cm (comp)

‘Nói Không Nên Lời (Unspoken)’ 2012Watercolor on silk85x85cm (comp)Collection of Sophie Hughes and Stuart Palmer, Ho Chi Minh City, Vietnam

‘Xôi Thịt (A Red Nose)’ 2012Ceramic, glaze13cm (depth) x 23cm (wide) x 17cm (length)

‘ Xuyến Chi ’ 2012Watercolor on silk85x85cm (comp)Collection of Nicholas and Angela Curtis, Sydney, Australia

‘Thủ Thỉ (Whispering)’ 2012Watercolor on silk85x85cm (comp)

‘Chàng Gấu (A Teddy Boy)’ 2012Watercolor on silk85x85cm (comp)

trang /page 6 -

11 -

13 -

15 -

16 -

17 -

18 -

19 -

20 -

22 -23 -24 -25 -

‘Tay Mợ Sạch (Cleaned Hands)’ 2012Watercolor on silk85x85cm (comp)Collection of Melissa Merryweather, Ho Chi Minh City, Vietnam

‘Một Trò Đùa (The Joker)’ 2011Watercolor on silk85x87cm (comp)

‘Rafael’ 2012Watercolor on silk78x105 cm (comp)

‘Ngài Thỏ (Mon lapin)’‘Hạnh Phúc Gẫy Đổ (Happily Broken)’‘Lỗi Tại Con Cừu (Blame A Lame Lamb)’‘Bộ Cánh Mới Của Hoàng Đế (The Emperor’s New Clothes)’From ‘It’s Not My Fault’ series 2012Ceramic, glazeDimensions variable

DANH SÁCH TÁC PHẨM - List of works

41

Sàn Art là một không gian phi lợi nhuận, phòng triển lãm và phòng đọc sách do nghệ sỹ sáng lập ở Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2007, Sàn Art được hình thành với mục đích thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và giới thiệu nghệ thuật đương đại qua sáng tác, trưng bày và thảo luận. Sàn Art nhận thấy rằng, hiện nay trong nước có rất ít chuyên môn và kiến thức liên quan đến sự phát triển nghệ thuật đương đại ra quốc tế, Những người sáng lập Sàn Art quyết định tạo ra một không gian, nơi nghệ sỹ Việt Nam và nghệ sỹ quốc tế có thể gặp gỡ để chia sẻ quan điểm và cảm hứng.

Sàn Art tự hào được tài trợ bởi Nicholas và Angela Curtis Sydney, Úc.

[email protected]+84 8 3840 0898

3 Mê Linh, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Sàn Art is a non-profit, artist-initiated gallery space and reading room in Ho Chi Minh City, Vietnam. Established in October 2007, Sàn Art (sàn meaning ‘platform’) aims to promote, facilitate and showcase contemporary art through production, display, discourse and education. Recognizing this country’s art education system possesses little expertise and knowledge concerning international developments in contemporary art, Sàn Art’s founders decided to create a space where artists from Vietnam and abroad could gather together to share ideas and inspiration.

Sàn Art is proudly supported by Nicholas and Angela Curtis, Sydney Australia.

THE JAPAN FOUNDATIONCENTER FOR CULTURAL EXCHANGEIN VIETNAM

The Japan Foundation is Japan’s principal organization for promoting international cultural exchange. In 2008, The Foundation opened its branch in Hanoi and has been enthusiastically implementing a diverse range of cultural activities in Vietnam, including art exhibitions, stage performances, music concerts, film festivals and public lectures/ seminars/ symposiums, coordinating various programs supporting Japanese language education and Japan studies, in cooperation with Vietnamese fellow partners.

Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản là tổ chức chính của Nhật Bản chuyên xúc tiến các giao lưu văn hóa quốc tế. Năm 2008, Quỹ đã mở chi nhánh tại Hà Nội và đã nỗ lực thực hiện các hoạt động ở nhiều lĩnh vực văn hóa tại Việt Nam, bao gồm tổ chức triển lãm nghệ thuật, trình diễn sân khấu, hòa nhạc, liên hoan phim và các buồi thuyết trình/hội thảo/hội nghị, liên kết các chương trình khác nhau hỗ trợ chương trình giảng dạy tiếng Nhật và các nghiên cứu về Nhật Bản, cùng hợp tác với các đối tác Việt Nam.

www.jpf.org.vn japanfoundation.vietnam

QUỸ GIAO LƯU QUỐC TẾ NHẬT BẢN (THE JAPAN FOUNDATION). TRUNG TÂM GIAO LƯU VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

42 43

Từ phải sang trái: Nghệ sĩ Lê Hoàng Bích Phượng Ms. Zoe Butt (Giám đốc điều hành và Giám tuyển Sàn Art) The Japan Foundation: Mr. Norihiko Yoshioka (Phó Giám đốc) và Ms. Cao Huy Miên Nhã (Trợ lý chương trình)

From right to left: Artist Lê Hoàng Bích PhượngMs. Zoe Butt (Executive Director and Curator, Sàn Art) The Japan Foundation: Mr. Norihiko Yoshioka (Deputy Director) and Ms. Cao Huy Miên Nhã (Assistant Program Officer)

Acknowledgements

The artist wishes to thank Sàn Art: Zoe Butt (Executive Director and Curator), Trần Minh Đức (Program Manager), Lê Xuân Hồng Nhung (Gallery Coordinator and Designer), and The Japan Foundation: Norihiko Yoshioka (Deputy Director); Cao Huy Miên Nhã (Assistant Programe Officer) for the opportunity to work with their experience and generosity. With thanks also to the Cultural Development and Exchange Fund, Denmark who granted funds to assist artwork production and to Arts Collaboratory for their co-support of this publication.

A Transformative Disguise: Lê Hoàng Bích PhượngA solo traveling exhibition

Ho Chi Minh City : 27 April - 25 May 2012 @ Sàn Art Hanoi : 28 June - 27 July 2012 @ Japan Foundation

Curated by Zoe Butt Co-produced by Sàn Art and The Japan FoundationEssay by Zoe Butt.

Photography by Phunam (p.29 - p.32) and Ngô Xuân Phú (p.34 - p.37) Design by Lê Xuân Hồng Nhung.

© Sàn Art, 2012Copyright of text is held by the author.Copyright of images is held by the artist.

Co-Published by Sàn Art and The Japan Foundation, 2012, with the assistance of Arts Collaboratory.

44 45

46