328
BVĂN HÓA, THTHAO VÀ DU LCH BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC VĂN HÓA HÀ NI NGUYN TRNG PHƯỢNG NGHIÊN CU PHÁT TRIN NGUN LC THÔNG TIN CA HTHNG THƯ VIN CÔNG CNG VIT NAM LUN ÁN TIN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIN HÀ NI - 2015

NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG

THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2015

Page 2: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG

THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 62320203

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: 1, PGS. TS. Trần Thị Quý

2, TS. Lê Văn Viết

HÀ NỘI - 2015

Page 3: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

1

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả

nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn

nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn

và ghi nguồn đúng quy định.

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Phượng

Page 4: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

2

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 1

MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 4

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM .........................................................

20 1.1. Cơ sở lý luận phát triển nguồn lực thông tin ................................ 201.2. Cơ sở thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin ........................ 45

Tiểu kết ...................................................................................................... 63CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM ..............................................................

65 2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin............................................................ 652.2. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin..................... 742.3. Phương thức phát triển nguồn lực thông tin............................. 792.4. Chuẩn nghiệp vụ áp dụng trong xử lý nguồn lực thông tin ............... 892.5. Tổ chức, khai thác, bảo quản, thanh lý nguồn lực thông tin ............. 912.6. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin.................. 1012.7. Đánh giá nguồn lực thông tin........................................................ 125 2.8. Đánh giá hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin......................... 131 2.9. Nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin.......................... 133

Tiểu kết .. .................................................................................................... 137CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

139

3.1. Đề xuất mô hình phát triển nguồn lực thông tin cho hệ thống thư viện công cộng Việt Nam ....................................................................

139

3.2. Nhóm giải pháp về nhận thức và quản lý nhà nước ..................... 1523.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ ......................................... 1573.4. Nhóm các giải pháp liên quan khác............................................... 175

Tiểu kết .. .................................................................................................... 180KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 182DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .............................................................. 186TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 187PHỤ LỤC LUẬN ÁN ................................................................................ ..................... 199

Page 5: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dữ liệu

NDT Người dùng tin

NLTT Nguồn lực thông tin

TT-TV Thông tin - Thư viện

TVCC Thư viện công cộng

TVQG Thư viện quốc gia

Page 6: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam........................... 51

Biểu đồ 2.1 Đặc điểm loại hình nguồn lực thông tin ………………... 68

Biểu đồ 2.2 Thành phần ngôn ngữ tài liệu của thư viện cấp tỉnh......... 78

Biểu đồ 2.3 Thành phần ngôn ngữ tài liệu của thư viện cấp huyện............... 78

Biểu đồ 2.4 Trang thiết bị bảo quản phục chế tài liệu của thư viện

cấp tỉnh.............................................................................

97

Biểu đồ 2.5 Trang thiết bị bảo quản phục chế tài liệu của thư viện

cấp huyện..........................................................................

97

Biểu đồ 2.6 Định kỳ thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh................. 99

Biểu đồ 2.7 Định kỳ thanh lý tài liệu của thư viện cấp huyện.............. 99

Biểu đồ 2.8 Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh................. 100

Biểu đồ 2.9 Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp huyện............. 100

Biểu đồ 2.10 Kinh phí phát triển NLTT của thư viện cấp huyện........... 111

Sơ đồ 3.1 Mô hình liên kết hệ thống................................................. 143

Sơ đồ 3.2 Mô hình liên kết hệ thống kiểu tập trung ......................... 145

Sơ đồ 3.3 Mô hình kiểu phân tán cho thư viện thành viên của mô

hình liên kết hệ thống .......................................................

146

Page 7: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tỷ lệ theo môn loại tri thức tài liệu................................. 69

Bảng 2.2 Tỷ lệ ngôn ngữ của tài liệu .......................................................... 73

Bảng 2.3 Tỷ lệ ngôn ngữ tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam

và Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh....

74

Bảng 2.4 Sách tiếng Anh quỹ Châu Á phân phối cho các thư viện

trong cả nước thông qua Dự án của TVQG Việt Nam

(giai đoạn 2001 - 2013)........................................................

81

Bảng 2.5 Sách tiếng Việt do TVQG Việt Nam tặng cho các thư viện

trong cả nước từ nguồn biếu tặng, quyên góp... (giai đoạn

2001 - 2013)………………………………………………

82

Bảng 2.6 Chuẩn nghiệp vụ đang áp dụng trong xử lý nguồn lực thông tin...... 90

Bảng 2.7 Kinh phí bình quân của Thư viện Quốc gia Việt Nam

và thư viện cấp tỉnh .....................................................

109

Bảng 2.8 Tỷ lệ thu nhận ấn phẩm định kỳ lưu chiểu của Thư viện

Quốc gia Việt Nam từ năm 2001 đến 2013 ...................

119

Bảng 2.9 Tỷ lệ thu nhận sách lưu chiểu của Thư viện Quốc gia

Việt Nam từ năm 2001 đến 2013 ...................................

120

Bảng 2.10 Số lượng cán bộ của Thư viện Quốc gia Việt Nam và

thư viện cấp tỉnh.............................................................

121

Bảng 2.11 Phần mềm ứng dụng của Hệ thống thư viện công cộng 123

Page 8: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, dưới tác

động mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông, thế giới đã và đang

chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức mà ở đó

thông tin / tri thức có vai trò rất quan trọng, là nguồn lực, động lực phát triển của

mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời trực tiếp tạo ra của cải vất chất cho nền kinh tế

quốc dân. Quốc gia nào, dân tộc nào muốn phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc đều

cần xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin (NLTT) vững mạnh để hỗ trợ, thúc đẩy

các hoạt động khác sử dụng và tạo ra của cải vật chất / các nguồn thông tin có chất

lượng cao. Đặc biệt, thông tin / tri thức không bao giờ mất đi trong quá trình sử

dụng mà ngược lại nó còn tăng lên theo cấp số nhân nên đang được các nước phát

triển sử dụng để thay thế dần nguồn tài nguyên tự nhiên (nguồn tài nguyên càng sử

dụng càng cạn kiệt). Trong bối cảnh đó, hoạt động Thông tin – Thư viện (TT-TV)

với chức năng thu thập, xử lý, tổ chức, bảo quản... và tạo dựng các sản phẩm, tổ

chức các dịch vụ khai thác thông tin tiềm tàng trong xã hội có vai trò vô cùng quan

trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tổ chức và cá nhân, góp phần

phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.

Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng lúc đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa nhanh chóng đưa đất

nước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, vừa phải

hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế tri thức nhằm rút ngắn khoảng cách về

khoa học và công nghệ với các nước tiến tiến trong khu vực và trên thế giới. Để

thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định quốc sách

hàng đầu là phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Thực tế này đòi hỏi

các cơ quan TT-TV phải có NLTT đầy đủ, có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu

NDT. Bên cạnh đó, sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá, trong đó có trao đổi, chia sẻ thông

tin với các thư viện, trung tâm thông tin nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh đất

Page 9: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

7

nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, cũng như tiếp biến những giá trị văn

hoá quốc tế vào Việt Nam, nhất là sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế

giới (WTO) là việc làm cần thiết.

Trong mạng lưới các cơ quan TT–TV, Hệ thống thư viện công cộng (TVCC)

có đối tượng phục vụ đa dạng, phong phú bao gồm tất cả mọi người dân / cộng

đồng trong xã hội, do đó, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam cũng đa dạng về

nội dung và hình thức. Khác với NLTT chỉ mang tính chuyên sâu về một số lĩnh

vực trí thức nhất định của các thư viện chuyên ngành, đa ngành, NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam mang tính đặc thù, bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực tri

thức, là di sản văn hoá thành văn của dân tộc, phản ánh lịch sử, giáo dục truyền

thống, lòng yêu quê hương, đất nước... giúp chúng ta hiểu rõ quá khứ, làm chủ hiện

tại và góp phần định hướng phát triển tương lai. Ngoài việc bao quát gần như toàn

bộ các lĩnh vực tri thức, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn luôn phát triển.

Về cơ bản, NLTT đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng tin (NDT), là nền

tảng cho mọi hoạt động TT-TV, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin

và là tiền đề cho liên kết, hợp tác chia sẻ phát triển NLTT với các cơ quan TT-TV

khác trong và ngoài nước nhằm thoả mãn nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của

người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, bồi dưỡng

nhân tài cho đất nước.

Tuy nhiên, nhu cầu tin của NDT không phải bất biến mà ngày càng đa dạng,

phong phú và phát triển, đòi hỏi Hệ thống TVCC Việt Nam phải thường xuyên

nghiên cứu nắm rõ thực trạng, đề ra các giải pháp phát triển NLTT đảm bảo cả về

lượng và chất, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương và đất

nước. Hệ thống TVCC Việt Nam cũng đang đứng trước vấn đề hết sức khó khăn

trong việc lựa chọn thông tin / tài liệu do mâu thuẫn không thể tự giải quyết giữa kinh

phí hoạt động được cấp còn eo hẹp và số lượng xuất bản phẩm khổng lồ trong và

ngoài nước ngày càng có xu hướng tăng nhanh hàng năm, đòi hỏi thư viện phải phát

triển NLTT phù hợp. Hơn nữa, sự tác động ngày càng mạnh mẽ của bối cảnh thế

giới đang chuyển dần sang xã hội thông tin và sự phát triển như vũ bão của CNTT

Page 10: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

8

và truyền thông cũng như nhu cầu về thông tin / tài liệu phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng cao đã bộc lộ rõ NLTT của Hệ thống

TVCC Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Đó là, NLTT của hệ thống TVCC Việt

Nam chưa đủ mạnh, việc phối hợp, liên kết vẫn mang nặng tính hình thức, kém hiệu

quả, thiếu phương pháp, thiếu chính sách phát triển NLTT khoa học, nhất quán...

Do đó, việc khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước để có cơ sở khoa

học đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao không chỉ về chất mà cả

về lượng NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam có ý nghĩa cấp thiết không chỉ về lý

luận mà cả về thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về NLTT là một trong những vấn đề quan trọng luôn được các cơ

quan TT-TV, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Vì vậy, đã có khá nhiều

công trình nghiên cứu về các khía cạnh, góc độ khác nhau của vấn đề này như: Khái

niệm NLTT; Khái niệm phát triển NLTT; Hình thức phát triển NLTT; Xây dựng thư

viện điện tử và nội dung số; Vấn đề bản quyền; Xu hướng hợp tác phát triển NLTT;

Công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC…

Về nguồn lực thông tin, có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có một số

công trình tiêu biểu như: "Phát triển vốn tài liệu của thư viện và trung tâm thông tin"

(Developing library and information centre collection) của Evans G. Edward và

Margaret Zarnosky Saponaro [79]; "Pháp luật thông tin và quản lý thông tin"

(Information law and information management) của J.V. Knoppers [87]; "Chính

sách thông tin quốc gia và việc chia sẻ nguồn tài liệu" của Tiêu Hy Minh [54];

"Thuật ngữ chính thức" (Официальная терминология) [109] của Viện Hàn lâm

khoa học Nga.

Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đều đã xác định phạm vi,

nội dung và vai trò của NLTT. Tuy nhiên, tùy theo cách tiếp cận, hiện có nhiều quan

điểm khác nhau về NLTT. Trong các công trình "Tân từ điển thuật ngữ và khái niệm

phương pháp luận" của Э. Г. Азимов và А. Н. Щукин [100]; "Chính sách thông

Page 11: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

9

tin quốc gia và việc chia sẻ nguồn tài liệu" Tiêu Hy Minh [54], các tác giả đều cho

rằng NLTT tương đương với tiềm lực của hoạt động thông tin bao gồm cả nguồn tin

và các yếu tố khác tạo nên nguồn tin như: cơ sở vật chất, kinh phí và nhân lực. Còn

J.V. Knoppers, Evans G. Edward và Margaret Zarnosky Saponaro trong các công

trình "Pháp luật thông tin và quản lý thông tin" [87] ; "Phát triển vốn tài liệu của

thư viện và trung tâm thông tin" [79] lại coi NLTT là phần tiềm lực thông tin tương

đối phù hợp với nhu cầu tin của nhóm NDT nhất định, được tổ chức và kiểm soát

để có thể truy cập và chia sẻ dễ dàng.

Về phát triển nguồn lực thông tin, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu

của các tác giả trong và ngoài nước như: luận án tiến sỹ “Xu hướng phát triển nguồn

lực thư viện của các khu vực liên bang trong bối cảnh biến đổi có hệ thống xã hội”

(Тенденции развития библиотечных ресурсов федерального округа в

контексте системных трансформаций социума) của. Л. Ю. Данилова [103];

“Những con đường hoàn thiện thành phần và việc sử dụng kho sách thư viện tỉnh của

nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” của Phạm Văn Rính [41]; “Hướng tới

chia sẻ nguồn lực toàn cầu - Phát triển bộ sưu tập trong các trường đại học ở

Trung Quốc” (Toward worldwide resource sharing - Collection development in

China higher educational institutions) của Yafan Song [98]; “Phát triển thông tin để

trở thành nguồn lực” của Nguyễn Hữu Hùng [23] đã đề cập đến vấn đề phát triển

NLTT. Theo các tác giả, để phát triển NLTT hiệu quả, cần xác định rõ mục tiêu phát

triển NLTT trên cơ sở nắm vững đối tượng NDT và nhu cầu của họ, xác định nội

dung cần bổ sung, chia sẻ, loại hình tài liệu mà NDT mong muốn, tăng cường hợp

tác liên kết phát triển và chia sẻ NLTT... để nâng cao hiệu quả phát triển NLTT,

nhưng phát triển NLTT mang tính hệ thống lại ít được đề cấp.

.Về chính sách phát triển nguồn lực thông tin, tiêu biểu là các công trình

nghiên cứu “Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý và phát triển vốn tài liệu”

(Fundamentals of collection development and management) của Johnson Peggy

[84]; “Phát triển bộ sưu tập trong môi trường kỹ thuật số: Nhu cầu cấp thiết của

các tổ chức thông tin trong thế kỷ XXI” (Collection development in a digiital

Page 12: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

10

environment : an imperative for information organizations in the twenty-first

century) của Barbara Susana Sanchez Vignau, Ileana Lourdes Presno Queada [96];

“Cẩm nang nghề thư viện” của Lê Văn Viết [59]; “Phương pháp luận xây dựng

chính sách phát triển nguồn tin” của Nguyễn Viết Nghĩa [34]; “Xây dựng chính

sách phát triển nguồn tài nguyên thông tin của thư viện đại học Việt Nam “ của

Bùi Loan Thùy [49].

Các tác giả đều coi chính sách là văn bản chính thức do lãnh đạo thư viện ban

hành, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu, các

nguồn tin, NLTT của thư viện. Chính sách phát triển NLTT / Vốn tài liệu / Nguồn

tin được coi là thước đo phản ánh hiệu quả và trình độ phát triển hoạt động TT-TV,

là công cụ để điều tiết hoạt động bổ sung, thanh lý tài liệu..., chủ động tạo động lực

phát triển nguồn tài nguyên TT-TV với định tính và định lượng rõ ràng, chứng minh

tầm nhìn xa của lãnh đạo thư viện, có lộ trình xác định đúng ưu tiên, những bước đi

và biện pháp thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, chính sách phát triển NLTT phù hợp với

Hệ thống TVCC còn ít được các tác giả quan tâm.

Về hình thức phát triển nguồn lực thông tin, các công trình “Consortium -

Hình thức có hiệu quả để bổ sung nguồn tin điện tử” [35]; “Một số vấn đề xung

quanh việc bổ sung tài liệu hiện nay” [36] của Nguyễn Viết Nghĩa đã đề xuất các

hình thức phát triển NLTT hiệu quả như “TOP DOWN” (Tập trung) và “BOTTOM

UP” (Phân tán) trên cơ sở tập hợp đông đảo thư viện tham gia cùng đóng góp kinh

phí và cùng truy cập tới các nguồn thông tin phong phú, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tin

của NDT. Nhưng do phụ thuộc nhiều vào sự bảo trợ, thủ tục quản lý tài chính, sự

nhiệt tình, tự nguyện của các thành viên... cần có những giải pháp khả thi để duy trì hoạt

động bền vững.

Về xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số, được thể hiện rõ

trong một số công trình nghiên cứu như: “Yếu tố kỹ thuật số trong các dịch vụ thông

tin thư viện” (The digital factor in library and information services) của G.E Gorman

[81]; “Lý thuyết thư viện 2.0: Web 2.0 và tác động của nó tới các thư viện” (Library

Page 13: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

11

2.0 theory: Web 2.0 and its implications for libraries) của J.M Maness [90]; luận án

tiến sỹ “Hệ thống quản lý tự động nguồn lực thông tin của thư viện điện tử“

(Автоматизированная система управления информационными ресурсами

электронной библиотеки của А. А. Леонтьев) [107]; “Phát triển tài liệu số - Yếu tố

quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo cho các trường đại học ở Việt Nam” của

Trần Thị Quý [42].

Theo G.E Gorman [81], hiện đang có xu hướng tán dương thư viện điện tử, số

hóa tài liệu, nhưng tác giả cũng khẳng định thư viện truyền thống vẫn đồng hành

cùng thư viện điện tử. Còn J.M Maness [90], А. А. Леонтьев) [107], Trần Thị Quý

[42] lại quan tâm nhiều tới ứng dụng, điều hành Website trong thư viện điện tử, các

phương pháp, mô hình quản lý NLTT, các thuật toán và thủ tục thực hiện trong hệ

thống điều khiển tự động để xây dựng, vận hành thư viện điện tử hiệu quả cũng như

tầm quan trọng của việc phát triển thông tin số thông qua hoạt động số hóa tài liệu,

một xu hướng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản sinh, lưu giữ, tìm kiếm và

cung cấp thông tin theo hướng hiện đại… Quan điểm của các tác giả phù hợp với

việc xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số trong giai đoạn hiện nay,

nhưng xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số như thế nào cho đúng

hướng và tương xứng với cơ sở hạ tầng thông tin của Hệ thống TVCC còn ít được

các tác giả đề cập.

Về vấn đề bản quyền, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Quan

điểm của IFLA về vấn đề quyền tác giả trong môi trường điện tử” của IFLA [39];

“Phân tích vấn đề bản quyền trong việc xây dựng các nguồn thông tin thực của thư

viện số” của Jiang Xiang Dong [29]; “Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên

số: Góc nhìn từ thư viện” của Phạm Trúc Trương Lương [31]... Theo IFLA [39],

Phạm Trúc Trương Lương [31] việc tổ chức lại tài liệu trong môi trường điện tử để

phục vụ lợi ích chung và các nhu cầu chính đáng như học tập, nghiên cứu của người

dân hoặc để phục vụ người khiếm thị, khiếm thính thì không nên coi là vi phạm các

nguyên tắc về quyền tác giả mà nên coi là cách tiếp cận hợp lý. Theo đó, Luật

Quyền tác giả không nên cản trở thư viện chuyển dạng tài liệu dưới hình thức điện

Page 14: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

12

tử để dễ bảo quản, phục vụ và việc bảo vệ quyền tác giả khích lệ chứ không ngăn

cản việc sử dụng tài liệu và khả năng sáng tạo. Còn theo Jiang Xiang Dong [29] hiện

có nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất về việc coi số hóa tài liệu như hành

vi “phiên dịch” vì tác phẩm bị chuyển từ ngôn ngữ của người thành ngôn ngữ đọc

máy, có quan điểm lại coi hành vi số hóa tác phẩm của các thư viện là hành vi phục

chế, do đó, việc bảo hộ bản quyền cần làm cho hành vi phục chế, vốn là hành vi có

thể tràn lan, được kiểm soát một cách hữu hiệu... Quan điểm của các tác giả về vấn đề

bản quyền cho thấy: i) Việc số hóa tài liệu, tổ chức lại tài liệu trong môi trường điện

tử của thư viện không vì mục đích lợi nhuận sẽ là hợp pháp. ii) Luật Bản quyền phải

khích lệ việc sử dụng tài liệu và hỗ trợ sự sáng tạo của cộng đồng. Tuy nhiên, tác giả

sẽ cân nhắc và xem xét lại tính pháp lý của việc coi số hóa tác phẩm là hành vi phục

chế, mà theo quan điểm của Jiang Xiang Dong là hợp pháp có phù hợp với luật pháp

của Việt Nam và thế giới trong việc bảo vệ quyền tác giả hay không.?

Về xu hướng hợp tác phát triển nguồn lực thông tin, có nhiều công trình

tiêu biểu như: “Sự sợ hãi và chán nản trong hợp tác phát triển bộ sưu tập” (Fear

and loathing in cooperative collection development) của Peter Collins [74]; “Mạng

thư viện ở Ấn Độ chia sẻ nguồn lực: Hiện trạng và triển vọng” (Library Networking

in India for Resources Sharing: Present Status and Prospects) của Debal C Kar,

Parha Bhattacharya, Subrata Deb [76]; “Tìn kiếm mô hình mới: Chia sẻ nguồn lực

thông tin ở Trung Quốc - Nghiên cứu so sánh” (In search of new model: Library

resource sharing in China - A comparative study) của Elaine Xiaofen Dong [78];

“Xây dựng siêu dữ liệu nguồn lực điện tử ở Nga: Vấn đề và triển vọng” (Creation of

the electronic resources Meta-database in Russia: problems and prospects) của N.

Kasparova và M. Shwartsman [86]; “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây

dựng và phát triển liên hợp thư viện Việt Nam để chia sẻ nguồn lực thông tin khoa

học và công nghệ” của Vũ Anh Tuấn [55]; “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin –

Yếu tố quan trọng để các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam phát triển bền vững”

của Trần Thị Quý [40].

Dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất: để hợp tác,

liên kết phát triển NLTT hiệu quả cần có chính sách cụ thể, quy định rõ trách nhiệm,

Page 15: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

13

quyền lợi của các thành viên. Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy sự hợp tác,

liên kết phát triển NLTT đã và đang là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược, sẽ

luôn đồng hành cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của các cơ quan

thông tin, thư viện.

Về công tác phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống thư viện công

cộng Việt Nam, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu “Một số vấn đề thiết lập hình

thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện Việt Nam” [60] ; “Mô hình

tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, huyện và cơ sở ở Việt Nam” [62] của Lê

Văn Viết; “Số hoá tài liệu địa chí, xây dựng cấu trúc dữ liệu phục vụ tra cứu đa

phương tiện làm phong phú vốn tài liệu địa chí” của Nguyễn Huy [27]... Các tác giả

đã khẳng định Hệ thống TVCC Việt Nam xây dựng được NLTT phong phú, đa dạng

bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và các ngôn ngữ thông dụng

trên thế giới… với các loại hình tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, công tác phát triển

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, đó là phần lớn thư

viện chưa có chính sách phát triển NLTT, sự hợp tác, phối hợp hoạt động phát triển

NLTT giữa các thư viện còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, cán bộ làm

công tác phát triển NLTT phần lớn đều kiêm nhiệm thêm một số công tác khác, kinh

phí bổ sung còn quá ít, việc ứng dụng CNTT chưa đồng đều, thống nhất gây khó

khăn trong việc khai thác, chia sẻ NLTT... nên công tác phát triển NLTT chưa đạt được

hiệu quả như mong muốn.

Nhìn vào tổng thể các công trình nghiên cứu về NLTT, có thể thấy: có khá

nhiều công trình đã được công bố và đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về

NLTT, phát triển NLTT, xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số, vấn đề

bản quyền trong môi trường số, xu hướng hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT... Tuy

nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn thiện, chưa được đề cập cần được giải

quyết liên quan đến khái niệm NLTT, phát triển thư viện điện tử... Đặc biệt, chưa có

công trình nghiên cứu tổng thể nào về phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt

Nam. Tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trên để

xem xét, giải quyết, làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài luận án.

Page 16: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

14

3. Giả thuyết khoa học

Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam hiện còn manh mún, tự

phát, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của NDT. Nếu lãnh đạo các cấp

nhận thức đúng tầm quan trọng của NLTT và tăng cường công tác quản lý; Xây

dựng được mô hình phát triển NLTT phù hợp; Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ

thuật nghiệp vụ; Coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu tin và các yếu tố đảm bảo phát

triển NLTT cả về lượng và chất; Tăng cường đầu tư kinh phí, quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm; Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ và đào tạo NDT thì chắc

chắn Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ xây dựng được NLTT đủ mạnh, thống nhất,

liên thông không chỉ tại mỗi địa phương mà cả trên phạm vi toàn quốc, góp phần

nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống, thỏa mãn tối đa nhu cầu NDT.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra luận chứng, cơ sỏ khoa học về lý luận và thực tiễn của phát triển

NLTT. Đề xuất giải pháp khả thi phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống TVCC

Việt Nam cả về lượng và chất. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị cho các

cấp có thẩm quyền tham khảo để quyết định kịp thời nhằm phát triển NLTT cho Hệ

thống TVCC Việt Nam.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển NLTT nói chung và cho Hệ thống

TVCC Việt Nam nói riêng.

- Nghiên cứu thực tiễn phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả phát triển NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam.

Page 17: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

15

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: từ năm 2001 tới nay (từ khi Chủ tịch nước ký lệnh công

bố Pháp lệnh Thư viện vào ngày 11 tháng 01 năm 2001).

Phạm vi không gian: là toàn bộ Hệ thống TVCC Việt Nam trên cơ sở nghiên

cứu tại 9 mẫu thư viện cấp tỉnh và 18 mẫu thư viện cấp huyện. Đế đảm bảo tính đại

diện của mẫu về địa lý, tác giả chia đều 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền chọn

thư viện của 3 tỉnh:

- Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Tuyên Quang.

- Khu vực miền Trung- Tây Nguyên: Bình Định, Gia Lai, Hà Tĩnh.

- Khu vực miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng.

* Tại mỗi tỉnh/ thành phố đã xác định, tác giả chọn 2 thư viện cấp huyện và

cũng chú trọng đến tính đại diện của mẫu:

Thành phố Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm và Huyện Quốc Oai; Tỉnh Quảng

Ninh: Huyện Hải Hà và Thành phố Uông Bí; Tỉnh Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn

và Chiêm Hóa; Tỉnh Bình Đình: Huyện Hoài Nhơn và An Nhơn; Tỉnh Gia Lai:

Huyện Đắc Đoa và Chư Sê; Tỉnh Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà và Can Lộc; Thành

phố Hồ Chí Minh: Quận 5 và Huyện Hóc Môn; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Huyện

Châu Đức và Thành phố Vũng Tàu; Tỉnh Sóc Trăng: Huyện Mỹ Xuyên và Long Phú.

Thư viện cấp tỉnh và cấp huyện tại 3 khu vực được chọn là đại diện cho các

vùng miền trong toàn quốc. Ngoài tính vùng miền, các mẫu chọn trên còn đại diện

cho các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, miền biển, đồng bằng có điều kiện

phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ văn hóa

cũng như mức độ đầu tư, tổ chức hoạt động thư viện...khác nhau.

Page 18: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

16

Thư viện cấp xã không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án, dù vẫn là

một bộ phận của hệ thống, do đại đa số không hội đủ các yếu tố cấu thành thư viện.

Đặc biệt, không được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, không có trụ sở cố định

và không có cán bộ thư viện theo đúng nghĩa… nên gần như chưa thể / không thể

hoạt động và phát triển bình thường.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong luận án là phương pháp duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử: nghiên cứu phát triển NLTT đảm bảo tính khách quan,

phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Đồng thời, nắm vững quan điểm chỉ đạo của

Đảng và Nhà nước về công tác TT-TV nói chung và phát triển NLTT nói riêng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhằm có một cái nhìn tổng thể về những

vấn đề liên quan đến việc phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam đặt trong

bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

+ Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Tác giả đã tiến hành

thu thập các tài liệu, dữ liệu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án.

Đồng thời, tiến hành đọc, nghiên cứu để phân tích và tổng hợp những thông tin cần

thiết cho luận án.

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để đảm bảo có thông tin đầy đủ

nhất, tác gải đã chuẩn bị hai bảng hỏi. Một bảng hỏi dành cho cán bộ thư viện (bao

gồm cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác phát triển NLTT).

Page 19: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

17

Một bảng hỏi dành cho người dùng tin. Đối với người dùng tin, ngoài vấn đề chú

trọng đến địa bàn, tác giả còn chú trọng đến tiêu chí nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi.

Tác giả đã phát ra 567 phiếu và tổng số phiếu thu lại được 551 phiếu (đạt tỷ lệ 97,2

%). Đối với cán bộ thư viện và các chuyên gia, tác giả đã tiến hành phát 22 phiếu và

thu về được 22 phiếu (đạt tỷ lệ 100%).

Phương thức phát phiếu và thu về theo các kênh như bưu điện, qua email và

trực tiếp. Sau khi thu thập thông tin từ các bảng hỏi, tác giả phân loại thành hai

dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin được xử lý để xây

dựng luận cứ phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học. Tác

giả đã sử dụng hai phương pháp xử lý thông tin:

- Xử lý logic đối với thông tin định tính: để nghiên cứu về hành vi, sự kiện,

chức năng tổ chức, phản ứng… nhằm xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả

thuyết từ những sự kiện rời rạc thu thập đuợc, đồng thời, đưa ra những phán đoán

về bản chất, logic của sự kiện trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: tác giả sử dụng phương

pháp thống kê toán thông qua phần mềm xã hội học SPSS để xác định xu hướng,

diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được nhằm đưa ra các con số cụ thể theo tỷ lệ

phần trăm, được trình bày dưới dạng bảng số liệu; biểu đồ; đồ thị; phân tích chỉ

số trung bình.

+ Phương pháp chuyên gia: nhằm thu thập các ý kiến / thông tin của các nhà

quản lý, chuyên gia có trình độ chuyên sâu trong nghiên cứu và kinh nghiệm trong

hoạt động thực tiễn của ngành TT-TV nói chung và phát triển NLTT cho Hệ thống

TVCC Việt Nam nói riêng để có cơ sở trong việc đánh giá, lựa chọn các giải pháp

phù hợp, mang tính khách quan, khoa học cho vấn đề đang nghiên cứu.

+ Phương pháp thống kê số liệu

Tác giả dùng phương pháp thống kê thông qua sử dụng phần mềm SPSS.

Phương pháp này giúp lựa chọn, ghi chép các dữ liệu nghiên cứu liên quan có hệ

Page 20: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

18

thống và chính xác. Từ kết quả thu được, tác giả đã thống kê phân nhóm, xử lý phân

tích và so sánh đa chiều kết quả để nắm được thực trạng công tác phát triển NLTT

của Hệ thống TVCC Việt Nam.

+ Phương pháp so sánh

Giúp tác giả biết được điểm mạnh, điểm yếu về phát triển NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam so với các thư viện, cơ quan thông tin trong và ngoài nước,

từ đó nhận diện được NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án "Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống thư viện

công cộng Việt Nam" được triển khai sẽ góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ lý luận

về phát triển NLTT nói chung và lý luận về phát triển NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam nói riêng trong bối cảnh CNTT và viễn thông phát triển mạnh mẽ cũng

như Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước,

các nhà hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của ngành thư

viện và Hệ thống TVCC Việt Nam có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định khả

thi nhằm phát triển NLTT một cách hiệu quả, góp phần thỏa mãn tối đa nhu cầu

thông tin của NDT.

- Kết quả của luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người

làm công tác nghiên cứu, cán bộ giảng viên trong các cơ sở đào tạo ngành thư viện

ở Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phát triển NLTT nói

riêng và hoạt động TT-TV nói chung.

Page 21: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

19

8. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình của tác giả,

tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin của hệ

thống thư viện công cộng Việt Nam

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện

công cộng Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin

của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Page 22: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC

THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

1.1. Cơ sở lý luận phát triển nguồn lực thông tin

1.1.1. Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin

Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại cũng đồng thời bước vào giai đoạn mới của

sự phát triển xã hội, đó là xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức là chủ đạo. Trong

xã hội thông tin, tri thức hay thông tin có giá trị cao là động lực, nguồn lực của mọi

sự phát triển xã hội. Vì vậy, tổ chức nào, cá nhân nào nắm được thông tin sẽ chiến

thắng trong cuộc cạnh tranh. Vậy thông tin (Information) là gì?. Hiện còn nhiều quan

niệm khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận. Cho dù cách tiếp cận rất đa dạng, nhưng

các nhà thông tin học trên thế giới đã quy về bốn cách cơ bản: theo nghĩa hiểu thông

thường; theo quan điểm của lý thuyết thông tin; theo quan điểm triết học và theo quan

điểm của đời sống xã hội...

Theo nghĩa hiểu thông thường, người ta cho rằng thông tin là nội dung của

mọi thông điệp giao tiếp. Điều này thể hiện trước hết trong Từ điển Bách khoa toàn

thư của Liên xô (cũ): “thông tin là tin tức được truyền từ người này qua người khác

bằng lời nói, chữ viết hay bằng một phương tiện nào đó” [111, tr. 323]. Tương tự,

trong Từ điển giải nghĩa thuật ngữ viễn thông Anh – Việt, thông tin là “tin tức cần

truyền đạt (cho dù tạm thời chưa truyền đạt) mà con người gán cho một thực thể

(động tác, cờ hiệu, số liệu, chữ viết...) bằng cách biểu thị chúng theo tập quán hoặc

theo quy ước mà khi truyền đi, người gửi, người nhận cùng hiểu một cách giống

nhau. Từ dùng một dữ liệu, những người nhận khác nhau có thể thu được thông tin

khác nhau, tùy theo tri thức và quá khứ của người đó" [56, tr. 226].

Theo quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông tin chính là lượng đo trật tự

nhân tạo chống lại sự hỗn độn của thế giới tự nhiên. Sự vật, hiện tượng nào con người

Page 23: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

21

chưa khám phá được, chưa nghiên cứu được bản chất, quy luật vận động và phát triển

của chúng thì không phải là thông tin. Do vậy, tăng lượng tin tức/ sự hiểu biết về một

vật / sự vật nào đó chính là giảm đi độ chưa biết về nó.

Theo quan điểm Triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới

vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh, …Con người sở dĩ nhận biết và phân biệt được

vật này với vật khác, hiện tượng này với hiện tượng khác hay nói cách khác là nhận

thức được thế giới khách quan là nhờ vào các giác quan tiếp nhận được các dữ liệu và

nhờ bộ não xử lý sắp xếp lại các dữ liệu có tổ chức, có ý nghĩa thì đó là thông tin.

Tiếp cận hiểu theo quan điểm của đời sống thực tiễn, các nhà khoa học cho

rằng thông tin không ngừng được gia tăng cùng với nhu cầu ngày càng tăng của con

người trong hoạt động sản xuất và đời sống. Với cách tiếp cận này, Từ điển giải

nghĩa thư viện học và tin học của Hiệp hội thư viện Mỹ lại cho rằng "thông tin là tất

cả những ý tưởng, những sự kiện và những công việc của trí óc tưởng tượng ra, đã

được truyền đạt, ghi nhận, ấn loát và phát hành một cách chính thức hay không

chính thức dưới bất kỳ hình thức nào" [69, tr. 105]... Ở Việt Nam, PGS.TS.Nguyễn

Hữu Hùng cho rằng “thông tin là kết quả của sự biến đổi thông qua sự phân tích, tổng

hợp và đánh giá dựa trên những dữ liệu có được để đưa ra các quyết định cần thiết”

và “thông tin có thể ở dạng viết, nói, hình ảnh, cảm nhận bằng các giác quan của con

người” [24. tr.323]. Trong tác phẩm “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan

thông tin” của TS. Phạm Văn Rính và TS..Nguyễn Viết Nghĩa thì “thông tin là cái

giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng” [45, tr.15], “Thông tin là bản

chất vốn có của tài liệu, nói đến tài liệu ta không thể không nói đến thông tin”[45,

tr.14]. Theo PGS. TS. Đoàn Phan Tân, "Thông tin thường được thu thập từ bạn bè,

chuyên gia, ấn phẩm, băng từ, phích mục lục, thư mục in ấn, cơ sở dữ liệu... hoặc là

tập hợp các dữ liệu làm tăng thêm sự hiểu biết về một vấn đề nào đó" [47, tr.9]. Còn

TS. Lê Văn Viết lại khẳng định "thông tin là tin tức, số liệu, dữ kiện, khái niệm, tri

thức giúp tạo nên sự hiểu biết của con người về một đối tượng, hiện tượng, vấn đề

nào đó. Các thông tin này được lưu giữ trên các vật mang tin khác nhau mà những

người làm công tác thư viện vẫn quen gọi là tài liệu" [59, tr.8].

Page 24: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

22

Trên cơ sở kế thừa tri thức đã nghiên cứu được của các nhà khoa học đi trước,

tác giả cho rằng thông tin chính là tri thức của nhân loại đã tích lũy được thông qua

các hoạt động của mình. Hay nói cách khác thông tin là sự hiểu biết của con người về

bản chất / thuộc tính của các sự vật và hiện tượng; các quy luật vận động và phát triển

của tự nhiên và xã hội. Thông tin được biểu hiện dưới các dạng nói, chữ viết, hình

ảnh, số liệu, biểu đồ, …được lưu giữ trên các dạng vật chất khác nhau.

Khái niệm Nguồn lực thông tin (Information resources) cũng là một trong

những khái niệm mà nội hàm của nó đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau tùy

thuộc vào cách tiếp cận khác nhau. Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên

hiệp quốc (UNESCO) cho rằng: "Nguồn lực thông tin bao gồm các dữ liệu thể hiện

dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo

quy ước và không quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến

thức của tổ chức và ngành công nghiệp thông tin" [14, tr. 5]. Theo Tân từ điển

Thuật ngữ và Khái niệm của Э. Г. Азимов và А. Н. Щукин “NLTT là tập hợp các

nguồn lực trí tuệ liên quan đến việc trao đổi thông tin, bao gồm cả máy tính hỗ trợ”

[100, tr. 102]. Trong công trình ‘Thuật ngữ chính thức’ của Viện Hàn lâm Khoa học

Nga “NLTT là tài liệu và các tập tài liệu, dữ liệu riêng biệt trong hệ thống thông tin

(thư viện, lưu trữ, kho, ngân hàng dữ liệu)” [109, tr.72]. Theo Viện sỹ thông tấn Viện

Hàn lâm khoa học Nga Антопольский А.Б.và GS. TS. Попов И.И, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia Liên bang Nga khẳng định “NLTT là một

dạng sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thông tin có cấu trúc

được kiểm soát và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng”. [101], [110]. Còn

theo TS. J.V. Knoppers, Phó chủ tịch Ủy ban quản lý các dịch vụ thông tin ở

Ottawa, Canađa: "NLTT là một phần của sản phẩm trí tuệ, sản phẩm lao động khoa

học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát,

được ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. NLTT phải được cấu trúc, tổ chức lại

giúp con người có thể tìm và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau" [87,

tr. 64]. Còn nhà thư viện học Evans G. Edward và Margaret Zarnosky Saponaro,

Đại học Connecticut của Mỹ lại cho rằng "NLTT là tập hợp của các loại hình tài

Page 25: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

23

liệu, bao gồm cả những đĩa CD-ROM có liên kết tới các trang web mà NDT có thể

dễ dàng truy cập và xem những nội dung có vẻ như lỗi thời của những kỷ nguyên trước

đây thông qua Google" [79, tr. 49]... Nhà nghiên cứu Tiêu Hy Minh (Học viện Thông

tin- Thư viện, Đại học Vũ Hán, Trung Quốc) lại cho rằng “NLTT là những thủ tục,

các phương tiện lưu trữ, nguồn tài nguyên thông tin được tổ chức và có thể khai

thác thông qua các điểm truy cập thông tin” [54, tr. 23- 29]. Các nhà Thư viện học

như F. Voroixki, N.L. Khakhaleva, TS. L. Danhilova, TS. I.A. Phalaeva, TS. L.G.

Ponomareva... coi NLTT chính là nguồn lực thư viện hoặc NLTT - Thư viện.

Ở Việt Nam, theo TS. Nguyễn Viết Nghĩa, NLTT và vốn tài liệu là một.

Quan điểm này được thể hiện qua khẳng định “chính sách phát triển NLTT là một

tài liệu thành văn, một công bố chính thức được ban hành bởi lãnh đạo của một thư

viện hay cơ quan thông tin, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây

dựng vốn tài liệu của cơ quan” [34, tr. 12]... Theo TS. Lê Văn Viết “NLTT là tổ

hợp các tài liệu phản ánh những kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động

nhận thức và thực tiễn của con người” [61, tr. 164 ]. Theo PGS. TS. Trần Thị Quý

"NLTT là các loại hình thông tin đã được lưu giữ trên các dạng vật chất khác nhau

thuộc sở hữu của mỗi tổ chức. NLTT này phù hợp với nhu cầu tin của một nhóm

NDT nhất định sau khi đã được lựa chọn, thu thập, xử lý, lưu giữ và tổ chức dưới

các hình thức khác nhau để có thể tra cứu, truyền tải thông tin tới người dùng một

cách hiệu quả thông qua sự tác động của mọi nguồn lực khác nưã trong tổ chức đó".

Còn TS Nguyễn Hồng Sinh lại coi “NLTT chính là nguồn tài nguyên thông tin”...

Trong nghiên cứu về chính sách phát triển NLTT, TS. Lê Văn Viết cho rằng “NLTT

và vốn tài liệu là tương đồng, chỉ khác nhau ở thành phần, bộ máy tra cứu và nơi

lưu trữ, vì chính sách phát triển NLTT "Là việc xác định những nguyên tắc, phạm

vi, tiêu chuẩn bổ sung của thư viện nào đó" [59, tr. 122].

Tuy có một số khác biệt nhưng xét cho cùng, những quan điểm trên đều coi

NLTT là thông tin / tri thức được ghi lại, cố định lại thông qua một hệ thống dấu

hiệu và được lưu trữ, bảo quản trên những dạng vật chất có đặc tính vật lý khác

nhau như: sách, báo in ấn hoặc tài liệu điện tử,... được tổ chức theo một cấu trúc

Page 26: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

24

nhất định và được lưu giữ trong các kho tài liệu / hệ thống máy tính để quản lý,

kiểm soát và khai thác hiệu quả. Tính cấu trúc thể hiện ở chỗ các thông tin được

trình bày, diễn đạt, nhận dạng (nhận dạng về hình thức và nhận dạng về nội dung)

theo các quy cách và tiêu chuẩn nghiệp vụ thống nhất. Đồng thời, NLTT cũng

được tổ chức khoa học, tạo hệ thống các điếm tra cứu, truy cập linh hoạt sao cho

NDT có thể dễ dàng khai thác cũng như khả năng trao đổi, chia sẻ nhiều chiều giữa

các hệ thống thông tin tương thích với nhau. Ngoài ra, NLTT còn có tính giá trị.

Tính giá trị của NLTT được thể hiện thông qua mức độ phù hợp giữa nội dung NLTT

với nhu cầu tin của NDT, chức năng, nhiệm vụ của thư viện. Ngày nay, dưới tác động

mạnh mẽ của CNTT, nhiều loại hình tài liệu, chất liệu lưu trữ, cách thức tổ chức,

phương thức khai thác, phổ biến thông tin... đã có sự thay đổi về chất để dễ dàng

thích nghi với nhu cầu tin của người dùng tin. Xét cho cùng, về bản chất, vốn tài

liệu và NLTT không phải là hai thực thể riêng biệt, không liên quan gì đến nhau mà

đó chỉ là tên gọi khác nhau, có sự tiếp nối, kế thừa, phát triển để hòa nhập với xu thế

phát triển của CNTT nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của NDT.

Tóm lại, nghiên cứu các cách tiếp cận về NLTT của các nhà khoa học ta thấy

về nghĩa rộng, có thể hiểu NLTT chính là tiềm lực của hoạt động thông tin thư viện.

Hoạt động này bao gồm nguồn tin / vốn tài liệu, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT;

nguồn nhân lực / đội ngũ cán bộ đảm bảo cho hoạt động của một tổ chức / cơ quan

TT - TV. Về nghĩa hẹp, có thể hiểu NLTT chính là bộ phận tích cực (những thông

tin được kiểm soát, tổ chức lại theo một cách thức nhất định để có thể tìm kiếm,

truy cập, khai thác sử dụng phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người một

cách hiệu quả nhất) của tiềm lực thông tin.

Kế thừa tri thức của các nhà khoa học đi trước đã nghiên cứu về NLTT, tác

giả luận án tiếp cận NLTT theo hướng nghĩa hẹp và cho rằng NLTT là tổ hợp các

loại hình tài liệu, dữ liệu được tổ chức, bảo quản và phổ biến, nền tảng của mọi hoạt

động TT-TV nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của NDT trong bối cảnh công nghệ

thông tin và truyền thông đang phát triển.

Page 27: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

25

1.1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin

Theo Từ điển tiếng Việt, phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít

đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, làm cho tốt hơn

lên...” [57, tr.769]. Như vậy, "phát triển" là từ dùng để chỉ sự biến đổi của sự vật,

hiện tượng từ trạng thái tồn tại cũ sang trạng thái tồn tại mới, đó là sự biến đổi cả về

chất và lượng của sự vật, hiện tượng. Về nội hàm khái niệm “phát triển NLTT”,

hiện có nhiều quan niệm giống nhau, nếu có sự khác biệt thì chỉ thể hiện ở chỗ có

quan điểm nhấn mạnh hơn đến việc ứng dụng CNTT, phát triển sưu tập số / phát

triển NLTT điện tử để phù hợp với xu hướng của thời đại và đáp ứng nhanh chóng

nhu cầu NDT. Còn phần lớn đều cho rằng phát triển NLTT là phát triển cả về lượng

và chất của bộ sưu tập thông tin số và bộ sưu tập thông tin truyền thống / in ấn

thông qua các hoạt động bổ sung, chia sẻ, thanh lý, tổ chức, bảo quản, tra cứu phục

vụ và nghiên cứu nhu cầu của người dùng tin.

Theo xu hướng phát triển NLTT là tăng cường ứng dụng CNTT, phát triển

sưu tập số / phát triển NLTT điện tử để phù hợp với xu hướng của thời đại và đáp

ứng nhanh chóng nhu cầu NDT, nhà khoa học Johnson Peggy cho rằng “phát triển

NLTT từ lâu đã được hiểu là tập hợp các hoạt động như lựa chọn tài liệu, đánh giá

nhu cầu NDT hiện tại và NDT tiềm năng, đánh giá NLTT, quản lý ngân sách, tiếp

cận, liên lạc với cộng đồng, chia sẻ NLTT”... “Tập hợp này cũng bao gồm cả việc

loại bỏ tài liệu không thích hợp, tạo lập kế hoạch bổ sung bền vững để có cơ sở chắc

chắn phát triển NLTT” [84, tr. 305]. Theo quan điểm của Evans G. Edward và

Margaret Zarnosky Saponaro phát triển NLTT cần chú trọng đến việc ứng dụng

công nghệ thông tin, vì vậy ông đã lưu ý “cần căn cứ vào nhu cầu NDT để bổ sung

các loại hình tài liệu phù hợp” và ông đã lý giải: “vào những năm 90 của thế kỷ XX,

NDT thích xem, tra cứu thông tin thông qua các loại tài liệu in ấn truyền thống,

nhưng ngày nay NDT, theo cách tự nhiên, lại tìm đến các trang Web” [79, tr. 22].

Cùng xu hướng này, Barbara Susana Sanchez Vignau và Ileana Lourdes Presno

Queada của Trường Đại học tổng hợp La Habana, Cuba cho rằng: phát triển NLTT

trong môi trường kỹ thuật số là đòi hỏi của xã hội thông tin hiện nay, là con đường

Page 28: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

26

tất yếu hướng tới và khởi nguồn của thư viện kỹ thuật số, cho phép cung cấp / phổ

biến số lượng lớn thông tin dưới các định dạng điện tử cho NDT. Các tác giả cũng

chỉ rõ phát triển NLTT số là tập hợp của các quá trình thu thập nội dung, thẩm định,

tổ chức các nội dung thông tin, xây dựng và duy trì NLTT số, và mở ra cánh cửa

cho sự sáng tạo, kết hợp nội dung mới có giá trị gia tăng trong một đơn vị không

gian nơi mà tất cả các thông tin được thu thập đúng tiêu chí và được tổ chức theo

cấu trúc chung [96]...

Theo xu hướng phát triển NLTT là phát triển đồng thời cả hai loại hình tài

liệu: truyền thống và điện tử, Evans G. Edward và Margaret Zarnosky Saponaro

khuyến cáo “TVCC cần lưu ý đến nội dung tài liệu bổ sung, tránh tình trạng quá tập

trung ưu tiên vào một nội dung và lãng quên những nội dung khác mà cộng đồng có

nhu cầu” [79, tr. 22]. Quan điểm này được thể hiện rõ nét trong Từ điển giải nghĩa

Thư viện học và Tin học của Hiệp hội Thư viện Mỹ “phát triển NLTT là sự phát

triển bộ sưu tập của thư viện, bao gồm việc xác định và phối hợp chính sách tuyển

chọn, lượng định nhu cầu của người sử dụng, những nghiên cứu về việc sử dụng

sưu tập, việc đánh giá sưu tập, nhận diện các nhu cầu của sưu tập, tuyển chọn tài

liệu, lập kế hoạch về việc chia sẻ tài nguyên, việc bảo quản sưu tập và việc loại bỏ

tài liệu ra khỏi sưu tập” [69, tr. 43]. Quan điểm của GS. TS. G.E Gorman, Khoa

Quản trị thông tin thuộc Trường Đại học Tổng hợp Victoria (New Zealand) và GS.

TS. khoa học TT-TV Lorna Perterson, Đại học Thông tin, trực thuộc Trường Đại

học Tổng hợp New York (Mỹ) về phát triển NLTT rất rõ ràng. Họ cho rằng hiện

đang có xu hướng tán dương số hóa tài liệu, nhưng cần khẳng định tài liệu truyền

thống vẫn đồng hành cùng chúng ta, bởi: "Cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ tiếp tục

phát triển và sẽ có nhiều thứ để "giải trí" cho những người nghiện công nghệ, nhưng

vẫn tiếp tục tồn tại nhu cầu và sự quan tâm đến những định dạng truyền thống.

Chúng ta cần có chỗ cho cả hai trong môi trường thông tin mở " [81, tr. 15]... Còn

theo TS. Phạm Văn Rính phát triển NLTT cần chú trọng đến phát triển đa dạng các

loại hình thông tin / tài liệu “Không phải chỉ hoàn thiện cơ cấu môn loại mà cần

tăng cường thể loại ấn phẩm, phải chú ý đưa vào kho sách các hình thức mang tin

Page 29: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

27

khác nữa” [43]. Khi nói về phát triển NLTT, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng, cho rằng

“đang tồn tại một sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực và giữa các nước về hai

tham số cơ bản là trình độ khoa học - giáo dục và khả năng với tới thông tin - tri

thức, phản ánh tính không đồng đều trong quá trình phát triển nói chung và phát

triển NLTT nói riêng”… “điều chính yếu nhất là nội dung thông tin để phục vụ thiết

thực cho các hoạt động phát triển nói chung và hoạt động khoa học - đào tạo nói

riêng chứ không đơn thuần là mua sắm trang thiết bị, phần mềm, tạo lập

Website…” [23], [25]. Cũng với xu hướng trên, PGS. TS. Trần Thị Quý cho rằng:

"Phát triển NLTT của một tổ chức (cơ quan thông tin, thư viện) chính là sự phát

triển cả về lượng và chất thông qua hoạt động thu thập, xử lý, tổ chức lưu giữ, bảo

quản, phục vụ và điều chỉnh các yếu tố tác động tích cực khác sao cho thông tin / tài

liệu (cả truyền thống và hiện đại) phù hợp nhất với nhu cầu tin của người sử dụng

thông qua các hoạt động nghiên cứu mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của họ và

đánh giá hiệu quả sử dụng"...

Trên cơ sở kế thừa kết quả đã nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả luận

án cho rằng phát triển NLTT là sự gia tăng cả về lượng và chất trong sự cân đối hài

hòa nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của NDT bằng NLTT của cả trong và

ngoài thư viện thông qua các tiêu chí đề cập trong chính sách phát triển NLTT, cũng

như khả năng mở rộng liên kết, chia sẻ với các nguồn thông tin khác và sự đầu tư

hiệu quả. Đồng thời, chú trọng công tác quản lý NLTT để tạo ra các quy trình vận

hành, cơ chế kiểm soát nhằm nâng cao cả lượng và chất NLTT và khai thác tối đa

mọi tiềm năng. Tác giả cũng cho rằng, lượng của NLTT của Hệ thống TVCC sẽ

được tăng cường thông qua các hoạt động bổ sung hiện tại, hồi cố, liên kết hợp tác

chia sẻ NLTT... giữa các thư viện và cơ quan thông tin. Chất lượng NLTT cũng sẽ

được nâng cao, nội dung thông tin luôn được cập nhật, phù hợp với nhu cầu của

NDT và được phục vụ nhanh chóng, chính xác, đầy đủ. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo

việc bảo quản, thanh lý tài liệu giảm thiểu tối đa sự nhiễu tin theo đúng quy trình

nghiệp vụ... Thiếu một trong hai tiêu chí về lượng hoặc chất, cần xem xét lại hiệu

quả công tác phát triển NLTT, bởi nếu chỉ quan tâm chất lượng tài liệu mà không

Page 30: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

28

quan tâm đến số lượng thì NLTT sẽ gia tăng không cân đối, hài hòa, không thể đáp

ứng nhu cầu NDT, không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao và ngược lại.

Ngoài ra, NLTT của cơ quan thông tin, thư viện nào đó đều là một bộ phận trong

NLTT của hệ thống cơ quan thông tin, thư viện đó. NLTT của một cơ quan thông

tin, thư viện trong cùng một hệ thống có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau,

tạo thành chỉnh thể thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo cung

cấp thông tin / tài liệu cho NDT một cách phù hợp, đầy đủ, kịp thời, chính xác. Trong

mối quan hệ này, để tiết kiệm kinh phí, nhân lực, thư viện cần nắm rõ nguồn tin / tài

liệu nào đó đang ở đâu để có thể kịp thời đáp ứng khi NDT cần chứ thư viện không cần

bổ sung nguồn tin / tài liệu đã có đó để tránh trùng lặp. Do đó, phát triển NLTT của

từng cơ quan thông tin, thư viện là một bộ phận cấu thành không thể tách rời với

phát triển NLTT của cả hệ thống.

1.1.1.3. Khái niệm hệ thống

Theo cách hiểu chung nhất, hệ thống xem xét sự vật trong sự thống nhất của

toàn thể và trong các mối liên hệ tương tác của các yếu tố tạo thành. Hiện có rất

nhiều khái niệm về hệ thống xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn,

hệ thống là một tập hợp nhiều phần tử có những mối ràng buộc lẫn nhau để cùng

thực hiện một mục tiêu nhất định nào đó, là cách nhìn thực tế phức tạp, xem sự vật

như một tổng thể bao gồm nhiều phần tử như người, phương tiện, phương pháp…

có ràng buộc lẫn nhau; Hệ thống cũng là tập hợp các yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc

cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ tạo thành một thể thống

nhất; Hệ thống còn là tập hợp những tư tưởng, những nguyên tắc, quy tắc liên kết

với nhau một cách logic thành một thể thống nhất như hệ thống ngân hàng, hệ thống

đường giao thông, hệ thống sông ngòi… Theo Từ điển tiếng Việt, hệ thống là “tập

hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ

với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất như hệ thống đường sắt, hệ thống

đo lường, hệ thống tổ chức... Hệ thống cũng có thể hiểu là tập hợp những tư tưởng,

nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất

như hệ thống tư tưởng, hệ thống các quy tắc ngữ pháp...” [57, tr.434] .

Page 31: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

29

Theo quan điểm Triết học, ngay từ thời cổ đại, Arixtôt đã khẳng định toàn

thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó. Chủ nghĩa Mác đã trình bày những nguyên

tắc nhận thức khoa học đối với các hệ thống phát triển hoàn chỉnh. Theo quan điểm

của khoa học hiện đại thì bất kỳ khách thể nào trong thế giới hiện thực cũng là một

hệ thống, nghĩa là bao gồm các bộ phận, những yếu tố cấu thành có quan hệ nội tại

với nhau. Quan điểm hệ thống xem xét sự vật trong sự thống nhất của toàn thể và

trong các mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố từ lâu đã được khẳng định là cách tiếp

cận khoa học. Cũng theo quan điểm của khoa học hiện đại, hệ thống có một số đặc

trưng cơ bản:

- Mỗi hệ thống gắn liền với một hệ thống tổ chức nhất định. Tính tổ chức thể

hiện ở cấu trúc thứ bậc, đặc trưng cho kết cấu hình thức và phương thức hoạt động

của hệ thống. Mỗi hệ thống gồm nhiều phân hệ, nhiều hệ con, nhiều yếu tố hợp

thành. Mỗi phân hệ, mỗi hệ con, mỗi yếu tố vừa là một yếu tố của hệ thống cao hơn,

vừa là một hệ thống của những yếu tố thấp hơn. Như vậy, bất kỳ một hệ thống nào

cũng có thể coi như là một yếu tố của hệ thống thuộc loại cao hơn, đồng thời các

yếu tố của nó cũng có thể là một hệ thống thuộc loại thấp hơn.

- Các yếu tố mà hệ thống với tư cách là một chỉnh thể có những thuộc tính

mới, chất lượng mới, những cái vốn không có ở yếu tố và các bộ phận hợp thành hệ

thống. Vì lẽ đó, người ta nói rằng chỉnh thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó.

- Hệ thống có khả năng tự điều chỉnh trên cơ sở thu thập, tàng trữ, chế biến

và xử lý thông tin nhằm đạt đến mục đích nhất định.

- Hệ thống không phải chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố, các

bộ phận cấu thành, mà còn là sự thống nhất với môi trường (con người, phương tiện,

quy luật, chính sách…) thông qua những mối quan hệ qua lại của nó. Hệ thống không

thể hoạt động độc lập nếu không quan tâm tới môi trường bao quanh hệ thống... Như

vậy, hệ thống là một tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại

với nhau, tác động lẫn nhau, khi kết hợp lại chúng có những chức năng đặc biệt và

tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Một hệ thống có thể bao gồm nhiều bộ phận,

Page 32: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

30

thành phần được gọi là hệ thống con. Mỗi một hệ thống con đảm nhận một số

nhiệm vụ riêng biệt nào đó trong hệ thống lớn mà nó là một thành phần.

Trên cơ sở tiếp cận quan điểm hệ thống, các nhà thư viện học cho rằng hệ thống

thư viện nếu được tổ chức thành một thể thống nhất thì hiệu quả hoạt đông sẽ tăng lên

gấp nhiều lần, nhất là trong đảm bảo cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời và chính xác,

đồng thời tiết kiệm kinh phí đầu tư, nâng cao giá trị tài liệu. Trong khuôn khổ luận án,

Hệ thống TVCC Việt Nam được hình thành bởi các TVCC và các cấp TVCC, tạo nên

ưu thế, sức mạnh mới mà khi hoạt động riêng rẽ các thư viện và các cấp thư viện không

thể có được. Đây là quan hệ đa chiều giúp Hệ thống TVCC Việt Nam phát triển bền

vững. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, bản thân các TVCC và các cấp TVCC cũng là

những hệ thống con, thực hiện các nhiệm vụ của Hệ thống TVCC Việt Nam mà nó là

thành viên. Do đó, khi vận hành hệ thống, ngoài việc quan tâm tới tổng thể cũng cần

phải lưu ý tương xứng tới các bộ phận cấu thành, nếu không, Hệ thống TVCC Việt

Nam chỉ tồn tại mang tính hình thức. Tác giả sẽ tiếp cận hệ thống theo quan điểm này

để giải quyết những vấn đề liên quan đến Hệ thống TVCC Việt Nam.

1.1.2. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin

1.1.2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Là yếu tố quan trọng nhất giúp TVCC phát triển NLTT đúng hướng và khoa

học trên cơ sở xác định rõ những tiêu chí như: loại hình tài liệu cần bổ sung; tỷ lệ

kinh phí cho từng loại hình tài liệu; nội dung chủ đề, ngôn ngữ tài liệu; số lượng,

chất lượng của tài liệu; thanh lý tài liệu, mức độ phổ biến của tài liệu… phù hợp với

chức năng nhiệm vụ của thư viện, nhu cầu hiện tại cũng như lâu dài của NDT.

1.1.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin

Tác động mạnh mẽ đến công tác phát triển NLTT, là một trong nhưng cơ sở

quan trọng để xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển NLTT. Ở góc độ khác,

đặc điểm nhu cầu tin của NDT thúc đẩy việc ứng dụng CNTT, nâng cao trình độ

cán bộ, phát triển cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động thư viện. Đồng thời, khi

Page 33: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

31

đặc điểm nhu cầu tin của NDT thay đổi thì chính sách phát triển NLTT cũng

phải điều chỉnh cho phù hợp.

1.1.2.3. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin

Là nguồn tài chính chủ yếu của công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam nhằm đảm bảo cho hệ thống phát triển NLTT cả về lượng và chất theo

hướng bền vững, quyết định sự đa dạng, phong phú, chất lượng NLTT cũng như

tính khả thi của chính sách phát triển NLTT. Tuy nhiên, khi kinh phí dành cho hoạt

động phát triển NLTT của toàn hệ thống và các cấp thư viện hạn hẹp thì khả năng

đáp ứng nhu cầu tin của NDT cũng như vai trò, vị thế xã hội của hệ thống và thư

viện sẽ bị giảm sút, trong nhiều trường hợp, hoạt động của thư viện cũng như hệ

thống sẽ bị đình trệ.

1.1.2.4. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

Phát triển NLTT hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu NDT và duy trì

hoạt động bền vững sẽ tỷ lệ thuận hoặc nghịch với mức độ ứng dụng CNTT trong

hoạt động TT-TV. Mức độ ứng dụng CNTT được thể hiện thông qua lượng và chất

của NLTT số (CSDL toàn văn, CSDL dữ kiện, CSDL thư mục...), hệ thống các sản

phẩm và dịch vụ TT-TV, thiết bị ngoại vi hiện đại, phần mềm tích hợp...

Mức độ ứng dụng CNTT sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu NLTT của hệ

thống với các dạng tài liệu điện tử mới xuất hiện bên cạnh các dạng tài liệu truyền

thống. Đồng thời, mức độ ứng dụng CNTT cũng làm thay đổi cách thức tổ chức tài

liệu / thông tin theo hướng tự động làm tăng khả năng quản lý, lưu giữ, bảo quản,

phổ biến, hợp tác, chia sẻ thông tin thông qua mạng máy tính giữa các thư viện

trong và ngoài Hệ thống TVCC Việt Nam.

1.1.2.5. Trình độ cán bộ phát triển nguồn lực thông tin

Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, sự am hiểu tình hình kinh tế - xã

hội của địa phương và đất nước... của cán bộ có ý nghĩa quyết định đảm bảo chính

sách phát triển NLTT được thực thi hiệu quả. Cán bộ trực tiếp làm công tác phát

Page 34: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

32

triển NLTT nếu có nhận thức đúng đắn, kiến thức vững vàng, kỹ năng thành thạo sẽ

góp phần hạn chế ở mức tối đa tài liệu được nhập vào thư viện theo cảm tính, chất

lượng không đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu NDT cũng như không phù hợp với

tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương thông qua các kế hoạch,

chương trình bổ sung, phối hợp hoạt động… hoặc ngược lại.

1.1.2.6. Nhận thức của lãnh đạo các cấp

Nhận thức đúng đắn của lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của phát triển

NLTT có tác động trực tiếp, quyết định sự tồn tại và phát triển của Hệ thống TVCC

Việt Nam, thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như của các cấp

chính quyền địa phương về khâu công tác này. Ở chiều ngược lại, nếu lãnh đạo các

cấp nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển NLTT sẽ ảnh hưởng

trực tiếp tới các quan điểm, đường lối chính sách... được thể hiện thông qua các văn

bản quy phạm pháp luật, góp phần kìm hãm sự phát triển của hệ thống. Nhận thức

của lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của phát triển NLTT cũng sẽ tỷ lệ thuận

hoặc nghịch với việc tăng cường đầu tư các nguồn lực, định hướng hoạt động, tăng

cường hiệu lực quản lý Nhà nước, chất lượng NLTT… và khả năng đáp ứng nhu

cầu NDT.

1.1.2.7. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước

Công tác phát triển NLTT gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với đặc điểm kinh tế, khoa

học, văn hóa, xã hội của địa phương và đất nước. Đáp ứng nhu cầu về tri thức và

thông tin phù hợp với đặc điểm của địa phương và đất nước là ưu tiên hàng đầu

trong chính sách phát triển NLTT của thư viện nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị,

phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thoả mãn nhu cầu thông tin, nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Hơn nữa, mỗi quốc gia, dân tộc

cũng như địa phương đều có đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nên nhu

cầu tin của NDT chắc chắn cũng khác nhau sẽ tác động rất lớn đến phát triển NLTT

của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Page 35: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

33

1.1.2.8. Công tác xuất bản của quốc gia

Công tác xuất bản quốc gia có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, tác động

mạnh mẽ đến nhân cách, đạo đức, lối sống, nhận thức chính trị - tư tưởng, góp phần

phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Công tác xuất bản ảnh hưởng rất lớn đến

đến công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam, đặc biệt trong cơ chế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Bởi xuất bản là người

bao gói thông tin, tri thức còn Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung và các cấp

TVCC nói riêng là khách hàng, là người mang sản phẩm, hàng hoá của xuất bản đến

với NDT. Về thực chất đây là mối quan hệ giữa cung và cầu, gắn bó mật thiết, tác

động qua lại lẫn nhau, là một trong những nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm phát

triển NLTT.

1.1.3. Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin

1.1.3.1. Đảm bảo tính khoa học

Khi tiến hành xây dựng, phát triển NLTT cũng như quyết định các vấn đề

liên quan đến NLTT, Hệ thống TVCC Việt Nam phải dựa trên những luận cứ khoa

học và tính đến sự ảnh hưởng, tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan. Tính

khoa học trong phát triển NLTT thể hiện qua việc Hệ thống TVCC Việt Nam tiến

hành lựa chọn tài liệu có giá trị về các lĩnh vực tri thức, xây dựng kế hoạch ngắn

hạn và dài hạn… nhằm đảm bảo nội dung NLTT phù hợp với chức năng nhiệm vụ,

nhu cầu NDT và phát triển đúng hướng.

1.1.3.2. Đảm bảo sự đầy đủ

Mức độ đầy đủ càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu tin của NDT càng

lớn. Hệ thống TVCC Việt Nam luôn mong muốn sự đầy đủ tối ưu trong phát triển

NLTT để đảm bảo đủ tài liệu hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu, giải trí của người dân.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, giá cả, số lượng, loại hình tài liệu ngày

càng gia tăng thì sự đầy đủ tối ưu đã và sẽ không thể thực hiện. Do đó, Hệ thống

TVCC Việt Nam chỉ bổ sung đầy đủ những tài liệu phù hợp với chức năng nhiệm

vụ, đặc điểm địa phương, nhu cầu NDT. Phần tài liệu không bổ sung có thể được

Page 36: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

34

các thư viện khác phù hợp với chuyên ngành đáp ứng khi NDT có nhu cầu thông

qua chia sẻ NLTT giữa các thư viện.

1.1.3.3. Đảm bảo hiệu quả kinh tế

Đảm bảo hiệu quả kinh tế trong phát triển NLTT nhằm tiết kiệm chi phí, thời

gian, nhân lực... Để đạt được mục tiêu trên, Hệ thống TVCC Việt Nam cần tăng

cường luân chuyển tài liệu, mượn liên thư viện, phối hợp bổ sung, hợp tác, liên kết

xây dựng, chia sẻ NLTT…

1.1.3.4. Đảm bảo nguyên tắc phối hợp chia sẻ

Nguyên tắc phối hợp chia sẻ cho phép Hệ thống TVCC Việt Nam có thể đáp

ứng nhu cầu NDT bằng NLTT của các thư viện và cơ quan thông tin khác. Nguyên

tắc phối hợp chia sẻ đòi hỏi NLTT của TVCC phải là một bộ phận NLTT của hệ

thống. Sự phối hợp chia sẻ chỉ có hiệu quả khi xác định rõ nội dung, quy chế hoạt

động, sự đồng thuận và kiên định vì mục tiêu chung.

1.1.3.5. Đảm bảo sự phù hợp

Để xây dựng NLTT phong phú có chất lượng, Hệ thống TVCC Việt Nam

cần lưu ý tới nhiều yếu tố liên quan, nhưng trước hết phải phù hợp với chức năng

nhiệm vụ của thư viện, đặc điểm nhu cầu tin của NDT cũng như đặc điểm kinh tế -

xã hội của địa phương, vùng miền.

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin

Phát triển NLTT là một trong những hoạt động quan trọng, ảnh hưởng trực

tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Do vậy, việc

đánh giá NLTT cũng như hiệu quả đầu tư của các cơ quan thông tin, thư viện hay hệ

thống thông tin, thư viện có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các nhà quản lý, các

nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn…nắm bắt được thực trạng NLTT và có các giải

pháp để điều chính kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động. Để đánh giá NLTT của

Hệ thống TVCC Việt Nam, tác giả đưa ra một số các tiêu chí được đề cập dưới đây.

Page 37: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

35

1.1.4.1. Độ chính xác của nguồn lực thông tin

Độ chính xác của NLTT được xác định thông qua nguồn gốc thông tin, nội

dung liên quan, tính khách quan, phạm vi thông tin, mức độ rõ ràng, tính hợp pháp,

nhận xét đánh giá của các nhà chuyên môn, NDT… và sự phù hợp của lượng thông

tin thực tế với yêu cầu tin của NDT.

1.1.4.2. Tính kịp thời của nguồn lực thông tin

Tần suất sử dụng tài liệu / thông tin của NDT và thời gian đáp ứng nhu cầu

tin là tiêu chí chính đánh giá tính kịp thời của NLTT. Tính kịp thời của NLTT cũng

là cơ sở đánh giá năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác phát triển NLTT, hiệu

quả của hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT giữa các TVCC.

1.1.4.3. Mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin

Mức độ đầy đủ của NLTT được thể hiện ở nhiều khía cạnh: Ngoài mức độ

đầy đủ, cần đối về cơ cấu nội dung của thông tin / tài liệu khi đánh giá NLTT của

một tổ chức còn cần chú trọng đến mức độ đầy đủ về loại hình thông tin / tài liệu

truyền thống và hiện đại nhằm đảm bảo khả năng khái thác NLTT.

Mức độ đầy đủ bao quát nội dung của nguồn lực thông tin được thể hiện ở

sự bao quát cân đối đầy đủ về cơ cấu nội dung của thông tin như các thông tin về

chính trị xã hội; thông tin về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật / công nghệ,

khoa học xã hội & nhân văn, các tác phẩm về văn học, lịch sử, Nghệ thuật, thể thao,

… NLTT của các thư viện thuộc Hệ thống TVCC Việt Nam có đặc điểm khác với

các loại hình thư viện khác ở chỗ: mặc dù đều nằm trong Hệ thống TVCC Việt Nam

có chung chức năng, nhiệm vụ tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

người đọc (các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ khoa học,

kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sản xuất, người làm công tác giảng

dạy, học tập… ở địa phương) sử dụng NLTT của thư viện, nhưng mỗi thư viện tỉnh

và thư viện huyện do nằm ở mỗi địa bàn tỉnh hay huyện khác nhau về mặt địa lý, về

điều kiện phát triển kinh tế-xã hội nên trong quá trình phát triển NLTT lại có điểm

Page 38: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

36

khác biệt về cơ cấu nội dung để phù hợp với nhu cầu thông tin của NDT địa

phương. Chẳng hạn, đối với thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc cần phát triển

NLTT đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ và nhân dân địa phương để phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội địa phương khác với nhu cầu thông tin để phát triển kinh

tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung , Tây Nam bộ…Chính vì vây, để thông tin / tài

liêu phù hợp với điều kiện phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương,

phù hợp với nhu cầu thông tin của cán bộ và nhân dân, các cấp thư viện thuộc Hệ

thống TVCC Việt Nam đã có sự khác nhau tương đối trong chính sách bổ sung nội

dung thông tin / tài liệu. Do đó, khi đánh giá NLTT cần chú trọng đến tiêu chí này

để xem xét mức độ đầy đủ, phù hơp về nội dung thông tin với nhu cầu phát triển

kinh tế -xã hội tại điạ phương.

Mức độ đầy về loại hình thông tin / tài liệu là sự đầy đủ về thông tin / tài liệu

truyền thống (có nhiều loại nhưng chủ yếu thông tin được lưu giữ in ấn trên giấy) và

thông tin / tài liệu hiện đại (Các loại hình lưu giữ thông tin trên phim ảnh như sách,

báo, tạp chí, trên phim cuộn, phim tấm / tài liệu vi phim; Các thông tin / tài liệu

dạng từ tính như băng từ, đĩa từ; Các dạng thông tin / tài liệu dạng điện tử như sách

điện tử (E-book), tạp chí điện tử (E-Jounal), bản tin điện tử (E-Bulletin) trên các đĩa

DVD-ROM, CD-ROM hay CSDL (database). Các tài liệu điện tử truy cập trực

tuyến trên mạng, Các nguồn tin phải trả phí và miễn phí trên các máy chủ, máy

trạm, các trang Web (Website) có thể đọc được nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

Mức độ đầy đủ của NLTT giúp Hệ thống TVCC Việt Nam nắm được lĩnh vực

tri thức nào mạnh và lĩnh vực tri thức nào còn yếu cả về lượng, chất và loại hình trong

NLTT, vấn đề nào còn tồn tại trong chính sách phát triển NLTT của thư viện để có kế

hoạch điều chỉnh, phát triển đúng hướng.

1.1.4.4. Tính riêng có của nguồn lực thông tin

Là tính độc nhất, riêng có của NLTT cả về nội dung, hình thức và sở hữu,

nhất là với tài liệu địa chí. Tính riêng có của NLTT đối với Hệ thống TVCC Việt

Nam không đồng nghĩa với việc không chia sẻ với NDT và thư viện khác. Ngược

Page 39: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

37

lại, để phát huy giá trị riêng có của NLTT, không chỉ Hệ thống TVCC Việt Nam mà

còn các hệ thống thư viện, thông tin khác trong và ngoài nước đều hướng tới phục

vụ cộng đồng vì mục đích chung nhằm phát huy giá trị của NLTT và đảm bảo tự

do thông tin.

1.1.4.5. Tính hữu dụng của nguồn lực thông tin

Đối với quốc gia, NLTT là nguồn lực của sự phát triển, nguồn tài nguyên đặc

biệt, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mọi lĩnh

vực của đời sống đều cần đến thông tin, đặc biệt thông tin khoa học và công nghệ

đã trở thành tiềm lực phát triển của mỗi quốc gia hơn cả tài nguyên thiên nhiên,

càng sử dụng càng cạn kiệt, còn thông tin khoa học và công nghệ càng sử dụng càng

tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Do đó, thông tin / tài liệu là yếu tố quan trọng nhất

mà thiếu nó thì không thể có bất kỳ quá trình hoạt động xã hội nào trong hệ thống tổ chức.

Trong hoạt động thông tin, thư viện, NLTT là một trong những thành tố quan

trọng tạo nên các cơ quan thông tin, thư viện. Hay nói cách khác NLTT là yếu tố

cần và đủ để được phép mở thư viện cho dù thư viện đó thuộc hệ thống thông tin,

thư viện nào (hệ thống các cơ quan thông tin, thư viện chuyên ngành hay hệ thống

thư viện công cộng…). Chính vì vậy, công tác phát triển NLTT rất quan trọng,

quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của bất cứ cơ quan thông

tin, thư viện nào hay nói cách khác, quyết định đến việc có giúp NDT thỏa mãn nhu

cầu thông tin của mình hay không, và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển

kinh tế - xã hội.

1.1.4.6. Mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin với nhu cầu tin của người dùng tin

Hiện nay tồn tại nhiều loại hình thư viện khác nhau, thậm chí ngay trong

cùng một hệ thống thư viện, mỗi thư viện cũng có những điểm khác biệt, chính vì

vậy, NLTT của một thư viện cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện ấy.

Thư viện của hệ thống các trường đại học có chức năng, nhiệm vụ khác với thư viện

của các viện nghiên cưú, khác với các thư viện của Hệ thống TVCC Việt Nam, hay

khác với thư viện trường học của khối phổ thông. Đối với NLTT của TVCC phải

Page 40: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

38

phù hợp với nhu cầu thông tin của mọi người dùng tin sinh sống, làm việc và học

tập trên địa bàn. Vì vậy, đánh giá công tác phát triển NLTT có hiệu quả hay không

cần phải xem xét tới tiêu chí về nội dung, ngôn ngữ, loại hình tài liệu… có phù hợp

với nhu cầu tin của NDT trên địa bàn hay không ?. Nếu NLTT phù hợp với nhu cầu

tin của NDT điều đó thể hiện hoạt động phát triển NLTT của thư viện đã đảm bảo

thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.1.4.7. Mức độ cập nhật của nguồn lực thông tin

Đánh giá NLTT của thư viện thông qua tiêu chí cập nhật hay không là rất

quan trọng. Bởi lẽ, ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học, đội

ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, đã xuất hiện hiện tượng bùng nổ thông tin. Sự

quay vòng của tri thức / của thông tin ngày càng nhanh. Chính vì vậy, các công

trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu khoa học được tăng nhanh chóng. Ngay

nhu cầu thông tin khoa học của NDT nói chung và các nhà khoa học nói riêng cũng

thay đổi, đòi hỏi cần có thông tin khoa học mới, cập nhật. Để đáp ứng nhu cầu tin

của NDT, các trung tâm TT-TV nói chung và TVCC nói riêng cần phải cập nhật các

thông tin mới / công trình nghiên cứu khoa học, các sách chuyên khảo, tạp chí khoa

học mới… một cách nhanh chóng, cập nhật đầy đủ. Chỉ có như vậy, NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội đặc thù của

địa phương. Do đó, mức độ cập nhật của NLTT là tiêu chí quan trọng để đánh giá

chất lượng, hiệu quả của NLTT, phát triển NLTT.

1.1.4.8. Mức độ dễ khai thác, tiếp cận nguồn lực thông tin

Tính dễ khai thác hay dễ tiếp cận NLTT để tìm kiếm thông tin / tài liệu theo nhu cầu của NDT là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả của phát triển NLTT. Hiệu quả hoạt động của thư viện phụ thuộc rất lớn vào việc NLTT của thư viện đó có dễ khai thác / tiếp cận hay không. Chỉ một khi hệ thống tra cứu của thư viện được hoàn thiện mới giúp NDT khai thác triệt để NLTT sẵn có trong và ngoài thư viện cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết phối hợp, chia sẻ NLTT giữa các thư viện. Trên cơ sở đánh giá của NDT về mức độ dễ dàng khai thác / tiếp

Page 41: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

39

cận NLTT của thư viện sẽ giúp cho nhà quản lý xây dựng, hoàn thiện công tác tổ chức kho, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng công nghệ để khai thác tốt NLTT...

Từ các tiêu chí nêu trên, muốn đánh giá NLTT, phát triển NLTT chính xác phải đánh giá thông qua kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống TT - TV, với các thông số:

- Khối lượng thông tin của hệ thống (X1): lượng tin tối đa mà hệ thống có thể kiểm soát và lưu trữ mà không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống.

- Tần xuất sử dụng (X2): số lượng yêu cầu thông tin trong một đơn vị thời gian mà hệ thống có thể phục vụ.

- Tốc độ đưa tin tức (X3): khoảng thời gian kể từ khi hệ thống nhận được yêu cầu đến khi đưa tin đến NDT.

- Tính đầy đủ (X4): tỷ số giữa lượng tin đưa ra đúng yêu cầu với lượng tin thức tế có trong hệ thống phù hợp với yêu cầu.

- Tính chính xác (X5) tỷ số giữa lượng tin đưa ra đúng yêu cầu với toàn bộ số tin có trong lượt đưa ra.

- Độ bền vững của hệ thống (X6): tính an toàn và ổn định trong việc sử dụng hệ thống

- Tính kinh tế của hệ thống (X7): tổng số các phí tổn để duy trì hệ thống hoạt động

Nếu gọi Y là hiệu quả hoạt động của hệ thống TT – TV, có thể xác định hiệu quả hoạt động của hệ thống thông qua hàm số

Y= f(Xi); i= 1-7

0 ≤ Xi ≤ ∞

Hệ thống hoạt động tốt nhất nếu thỏa mãn điều kiện

- X1, X2, X6: vô cùng lớn , có nghĩa là X1, X2, X6=> ∞

- X3, X7 vô cùng bé, nghĩa là X3, X7 => 0

- X4, X5: đạt tới giá trị lý tưởng, nghĩa là X4, X5= 1 [1, tr.17]

Page 42: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

40

Như vậy, đánh giá NLTT liên quan cả mục tiêu lẫn hoạt động cũng như cả về

giá trị định tính và định lượng thông qua một số tiêu chí được xác định. Các tiêu chí

đánh giá NLTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động thúc đẩy hoặc kìm

hãm nhau. Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tin của NDT

kịp thời nếu mức độ đầy đủ chi tiết của thông tin chưa đạt yêu cầu, hoặc khi đã đạt

đến một giá trị cân bằng, việc tăng mức độ đầy đủ sẽ làm giảm tính chính xác của

NLTT và ngước lại, … Các tiêu chí đánh giá NLTT sẽ góp phần hoàn thiện công

tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

1.1.5. Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin

1.1.5.1. Vai trò phát triển nguồn lực thông tin đối với xã hội

Phát triển NLTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội, trước hết góp phần:

Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: phát

triển NLTT có vai trò quan trong trong việc chuyển tải chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật nhằm hướng dẫn thực hiện, giúp người dân có điều kiện tiếp cận và vận dụng

đúng, nhanh chóng, hiệu quả vào thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi

nước ta đã và đang thực hiện chiến lược phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng

nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phát triển NLTT nói chung và

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam nói riêng sẽ góp phần định hướng, thúc

đẩy nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày

càng phát triển.

Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn: cách mạng khoa học

và công nghệ đòi hỏi áp dụng các thành tựu khoa học vào đời sống thực tiễn, nhưng

quá trình này không xảy ra một cách tự động, nó đòi hỏi sự chủ động và thường

Page 43: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

41

xuyên của toàn bộ hoạt động thông tin trong xã hội. Trên thế giới hiện có sự cách

biệt rất rõ rệt giữa các khu vực và các nước về trình độ khoa học giáo dục và khả

năng vươn tới thông tin tri thức. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho từng nước là phải có

các chiến lược thích hợp để củng cố tiềm lực khoa học và ứng dụng khoa học công

nghệ vào thực tiễn một cách phù hợp, tạo lập hệ thống đổi mới đáp ứng yêu cầu

phát triển và hội nhập. Trong bối cảnh “xã hội thông tin toàn cầu”, việc hướng tới

sự định hình một xã hội thông tin đòi hỏi phải coi việc khai thác, sử dụng thông tin

như một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia. Đại hội lần thứ XI

của Đảng ta đã đề ra định hướng: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất

nước gắn với phát triển kinh tế tri thức”, “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm

mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri

thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Cũng tại Đại hội XI, Đảng ta đã

khẳng định vị thế trọng tâm của phát triển kinh tế tri thức trong phát triển kinh tế

nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng cũng như vai trò, động lực của

khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế tri thức.

Với hơn 70% dân số là nông dân, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ

tầng kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo còn cao… Nhiều địa phương ở nước ta, nhất là

ở vùng sâu vùng xa vẫn canh tác theo tập quán lạc hậu, các quy trình áp dụng khoa

học kỹ thuật vào sản xuất còn thiếu quy mô và không đồng nhất dẫn đến hiệu quả

sản xuất, kinh doanh không cao. Bằng những biện pháp tuyên truyền và kiến thức

quý giá chứa đựng trong NLTT, các hệ thống thư viện đã và đang giúp người dân

nắm bắt kịp thời, thường xuyên tri thức khoa học – công nghệ, áp dụng hiệu quả vào

sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa

phương và đất nước.

Rút ngắn khoảng cách, mức độ hưởng thụ giá trị văn hoá giữa các vùng

miền: thực tế cho thấy, do điều kiện địa lý khác nhau, sự phát triển kinh tế, văn hoá

không đồng đều nên mức độ hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền ở nước ta cũng

rất khác nhau. Nếu như ở thành phố và các vùng trung tâm có mức hưởng thụ văn

Page 44: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

42

hóa cao thì tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo lại ngược lại. Việc rút ngắn

khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trong đó có văn hóa là mục tiêu phấn

đấu thường xuyên, lâu dài, thể hiện tính nhân văn trong chính sách phát triển của

Đảng và Nhà nước. Công tác phát triển NLTT đã góp phần quan trọng thực hiện

mục tiêu này, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực

văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh và đấu tranh chống các

biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản

phẩm văn hóa thông tin đồi trụy, kích động bạo lực. Đẩy mạnh phòng, chống tội

phạm và các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa; xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ,

kỷ cương, văn minh, lành mạnh...

1.1.5.2. Vai trò phát triển nguồn lực thông tin đối với hệ thống thư viện công cộng

Tạo ra một nguồn lực quan trọng cho Hệ thống thư viện công cộng: thông

qua phát triển NLTT đúng hướng, mang tính hệ thống, Hệ thống TVCC Việt Nam

có được NLTT phong phú, có chất lượng giúp thư viện thực hiện được chức năng,

nhiệm vụ của mình. Phát triển NLTT còn giúp thư viện tăng cường khả năng hợp

tác phát triển, chia sẻ NLTT với các thư viện và cơ quan thông tin trong và ngoài hệ

thống nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu NDT.

Đảm bảo tính hệ thống và tiết kiệm mọi nguồn lực: Hệ thống TVCC Việt

Nam sẽ huy động, chia sẻ được nguồn tài liệu trong toàn hệ thống, bao gồm cả tài

liệu điện tử và truyền thống. Thư viện cũng sẽ có điều kiện phát huy triệt để NLTT,

tăng vòng quay, nâng cao giá trị của tài liệu, đổi mới thường xuyên và làm phong

phú thêm NLTT, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NDT.

Xét về góc độ kinh tế, ngoài việc tiết kiệm ngân sách, nhân lực, vật lực,

NLTT sẽ thu hút NDT khai thác sử dụng ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn góp

phần đảm bảo tính kinh tế trong hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Duy trì tính thống nhất, chuẩn hóa hoạt động thư viện: tính thống nhất,

chuẩn hóa trong hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Nam được thể hiện thông qua

chỉ đạo nghiệp vụ và thống nhất trong hoạt động chuyên môn, từ đó Hệ thống

Page 45: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

43

TVCC Việt Nam được vận hành theo những nguyên tắc, quy chuẩn thống nhất mà

hợp tác phát triển NLTT giữa các thư viện là một biểu hiện cụ thể.

Hợp tác phát triển NLTT đòi hỏi thư viện phải duy trì thống nhất, chuẩn hóa

nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NDT truy cập, khai thác NLTT, còn thư

viện sẽ dễ dàng quản lý, tổ chức, chia sẻ dữ liệu với các thư viện trong hệ thống cũng

như các thư viện và cơ quan thông tin ngoài hệ thống ở cả trong và ngoài nước.

Nâng cao vị thế xã hội của thư viện: phát triển NLTT là một trong những

tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá chất lượng, hiệu quả phục vụ, vị thế xã hội

của thư viện. Bằng hình thức phát triển NLTT, Hệ thống TVCC Việt Nam đã nâng

cao vị thế xã hội thông qua việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thành văn của

dân tộc, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện, khả năng

sử dụng thuận lợi tài liệu cho mọi người dân ở những vùng miền khác nhau phù hợp

với điều kiện sống, làm việc, học tập, nghiên cứu của họ... góp phần xây dựng xã

hội học tập.

Tạo lập, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm - dịch vụ thư viện: sự phát

triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và CNTT nói riêng đang góp phần

biến thông tin trở thành nguồn lực quan trong trong nền kinh tế tri thức và tạo ra

những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của xã hội trong đó có TT-TV. Thông qua

NLTT phong phú, đa dạng, có chất lượng, Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ dễ dàng

tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin tương ứng. Ngoài các sản phẩm và dịch

vụ truyền thống, thư viện có thể tạo lập các sản phẩm và dịch vụ hiện đại từ NLTT

của / ngoài thư viện đáp ứng kịp thời nhu cầu NDT, góp phần nâng cao chất lượng

hoạt động thư viện, giảm kinh phí đầu tư.

1.1.5.3. Vai trò phát triển nguồn lực thông tin đối với người dùng tin

Đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân: nhu cầu đọc / tin là

một dạng nhu cầu về tinh thần của con người xuất phát từ sự ham hiểu biết và khám

phá thế giới khách quan. Cũng giống như các nhu cầu khác, nhu cầu đọc / tin của

người dân rất đa dạng và mang tính xã hội. Hiện nước ta đang tiếp cận với nền kinh

Page 46: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

44

tế tri thức, mà ở đó thông tin là nguồn lực chính yếu, đóng vai trò vô cùng quan trọng

trong đời sống con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nên nhu cầu đọc / tin của

người dân càng đa dạng, phong phú, đòi hỏi ngành TT-TV phải nỗ lực hơn nữa để

hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển

NLTT của các hệ thống thư viện nói chung và của Hệ thống TVCC Việt Nam nói

riêng góp phần quan trọng trong việc sưu tầm, lưu giữ, truyền bá di sản văn hóa

thành văn của dân tộc và nhân loại cũng như tiếp tục tạo ra những thông tin mới có

giá trị… nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, trang bị cho họ những luận cứ, cơ sở

khoa học, kinh nghiệm để áp dụng vào cuộc sống.

Tạo điều kiện tiếp cận tri thức bình đẳng cho mọi đối tượng người

dùng tin: Thư viện là một thiết chế xã hội, có chức năng văn hóa, giáo dục,

thông tin và giải trí. Bằng các quy định, quy chế mở, linh hoạt, giảm bớt các thủ

tục hành chính phiền hà, các hệ thống thư viện đã tạo điều kiện và bảo đảm

quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt là người

dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo. Những

hoạt động thiết thực, có ý nghĩa này nhằm đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong

khai thác, sử dụng thư viện và NLTT của mọi đối tượng NDT, giúp họ có điều

kiện nghiên cứu, học tập, giải trí ngang nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện

sống khác nhau.

Xây dựng thói quen đọc sách báo: đọc sách báo là hoạt động tinh thần của

con người, là phương thức tiếp nhận và tích lũy kiến thức về mọi mặt trong đời

sống xã hội. Nhờ đọc sách báo, năng lực tư duy theo chiều sâu của con người được

nâng lên, nhu cầu thông tin, giải trí, giao tiếp được thoả mãn góp phần phát triển

trình độ, nhân cách, tâm hồn của mỗi người. Đặc biệt trong bối cảnh có nhiều kênh

thông tin, văn hóa nghe nhìn, internet… đang dần lấn lướt văn hóa đọc thì việc có

được tài liệu sách báo ở cả dạng truyền thống và điện tử với những thông tin đã

được kiểm chứng, mang tính định hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng

thói quen đọc sách báo. Phát triển NLTT đã góp phần cùng với các hoạt động khác

của thư viện tiến hành xây dựng, mở rộng việc đọc sách báo trong cộng đồng dân

Page 47: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

45

cư, tạo cho người dân thói quen đọc sách báo với những phương pháp, kỹ năng đọc

và thái độ ứng xử đúng đắn với tài liệu sách báo, giúp họ khai thác tốt những nội

dung cần thiết phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, học tập, nghiên cứu và giải trí, thư

giãn lành mạnh.

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống thư viện công cộng

1.2.1.1. Sơ lược lịch sử ra đời

Theo các nhà nghiên cứu, Từ thế kỷ XI - XV, thư viện công ở nước ta ra đời

với Tàng kinh Trần Phúc tại Thăng Long do vua Lý Công Uẩn cho thành lập vào

năm 1011. Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, thư viện ngày càng phát triển ở các

triều đại Hậu Lê, triều Nguyễn. Trong thời kỳ Pháp thuộc (1863 - 1954), năm 1880,

Pháp bắt đầu xây dựng TVCC đầu tiên tại Việt Nam (thư viện Phủ thống đốc Nam

Kỳ) nhưng hoạt động còn hạn chế, đến năm 1946 đổi tên thành Thư viện Nam Phần.

Năm 1907, tại Hà Nội, TVCC được thành lập là Thư viện Pháp - Việt ở 73 Hàng

Trống. Ngày 29 tháng 11 năm 1917 Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký

Nghị định thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện trung ương Đông Dương có trụ sở tại

phố Borgnis Debordes (nay là 31 phố Tràng Thi, Hà Nội), bổ nhiệm Paul Boudet

làm Giám đốc Thư viện Trung ương Đông Dương, tiền thân của TVQG Việt Nam,

thư viện đứng đầu Hệ thống TVCC Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa đã ký sắc lệnh số 13, ngày 8/9/1945 về việc sáp nhập Trường Viễn

Đông Bác cổ, các nhà bảo tàng, thư viện công, trong đó có Thư viện Trung ương

Đông Dương, đồng thời giao cho Bộ quốc gia giáo dục quản lý. Những năm đầu

giải phóng (1954), số lượng thư viện ở miền Bắc rất ít nhưng ngành văn hóa đã

quyết tâm tiến hành xây dựng Hệ thống TVCC. Từ 1975, sau khi đất nước hoàn

toàn thống nhất đến nay, Hệ thống TVCC Việt Nam đã phát triển rộng khắp từ

trung ương tới địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Page 48: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

46

1.2.1.2. Các giai đoạn phát triển

- Giai đoạn 1945 – 1954: Đây là giai đoạn toàn quốc kháng chiến chống thực

dân Pháp nên hoạt động của thư viện ít có điều kiện phát triển. Trong quá trình đô

hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã xây dựng một số thư viện, đáng chú ý nhất là Thư

viện Trung ương Đông Dương trải qua nhiều lần đổi tên, từ năm 1954, thư viện

mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam.

- Giai đoạn 1954 – 1975: TVQG Việt Nam là thư viện đứng đầu Hệ thống

TVCC Việt Nam. Từ năm 1955, ở địa phương, thư viện tỉnh, thành phố (thư viện cấp

tỉnh) ở miền Bắc nước ta xuất hiện và bắt đầu phát triển nhanh chóng về số lượng.

Trong giai đoạn này, miền Bắc có 23 thư viện cấp tỉnh chủ yếu là thư viện phổ thông

với vốn tài liệu khoảng từ 10.000 - 20.000 bản sách và 40 - 50 tên báo, tạp chí / 01

thư viện. Ở miền Nam, công tác thư viện ít được quan tâm phát triển, nên ngoài Thư

viện Quốc gia Việt Nam cộng hòa (trên cơ sở hợp nhất Thư viện Nam Phần, Tổng

thư viện Hà Nội và Chi nhánh Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia tại Đà Lạt), chỉ có

3 TVCC. Đó là Thư viện thị xã Đà Lạt, Quy Nhơn và Vĩnh Long. Trong giai đoạn

này, thư viện cấp tỉnh nào ở miền Bắc cũng xây dựng thư viện kết nghĩa với số lượng

ít nhất trên 10.000 bản sách / 01 thư viện.

Thư viện quận, huyện, thị xã (thư viện cấp huyện) xuất hiện ở nước ta từ

những năm 60 của thế kỷ XX. Năm 1961, thư viện huyện Lý Nhân (Hà Nam) là thư

viện huyện đầu tiên được thành lập ở nước ta. Năm 1965, nước ta có trên 60 thư

viện huyện. Mạng lưới thư viện cấp huyện tiếp tục tăng lên, đến năm 1975 cả nước

đã có 134 thư viện với vốn tài liệu khoảng từ 6000 - 8000 bản sách / 01 thư viện...

Thư viện cấp xã và tủ sách cơ sở được hình thành ở nước ta từ sau năm

1954, khởi đầu là ở xã Nhân Hoà – Vĩnh Bảo - Hải Phòng và phát triển khá mạnh ở

khắp các tỉnh, thành phố. Chỉ từ năm 1956 – 1957 xã đã xây dựng được 10 tủ sách

gồm 1216 cuốn tại 10 / 18 xóm của xã Nhân Hoà, sau đó lan rộng ra các địa phương

trong cả nước. Trong những năm 1963 - 1964, phong trào đọc sách báo giảm sút rõ

rệt kéo theo hàng vạn tủ sách tan rã. Từ năm 1965 trở đi, ngay trong những năm

Page 49: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

47

chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, các thư viện, tủ sách được củng cố

và phát triển. Hình thức giới thiệu sách trên loa phát thanh, tọa đàm, sinh hoạt câu

lạc bộ là hình thức được các thư viện, tủ sách cơ sở áp dụng.

Trong những năm đầu thành lập, thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 2-3 cán bộ

thư viện hầu như chưa có chuyên môn nghiệp vụ thư viện. Cơ sở vật chất kỹ thuật

nghèo nàn, do ảnh hưởng của chiến tranh nên các kho sách thường xuyên phải sơ

tán và chưa ứng dụng CNTT. Sau khi hiệp định Pari được ký kết, hoà bình lập lại ở

miền Bắc nước ta, số lượng cán bộ thư viện cấp tỉnh bình quân đã tăng lên 10-12

người / 01 thư viện, trong đó có 1/3 cán bộ được đào tạo về chuyên ngành thư viện.

Đồng thời, mỗi thư viện cấp huyện có 01 cán bộ đã qua lớp huấn luyện ngắn hạn và

một số cán bộ đã tốt nghiệp cao đẳng thư viện. Nét nổi bật trong hoạt động của Hệ

thống TVCC Việt Nam thời kỳ này là thường xuyên tổ chức tại thư viện hoặc cơ sở

các buổi tuyên truyền giới thiệu sách về đường lối chủ trương, chính sách pháp luật

của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn đọc sách bám sát các nhiệm vụ kinh tế - văn hoá

– xã hội của địa phương, góp phần phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống đế

quốc Mỹ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

- Giai đoạn 1975 – 1986: TVQG Việt Nam được Bộ Văn hóa giao thêm

nhiệm vụ quản lý nhà nước hoạt động thư viện trong toàn quốc (1978 - 1986).

Trong giai đoạn này có 43 thư viện cấp tỉnh trong toàn quốc với vốn tài liệu trung

bình 80.000 bản sách / 01 thư viện. Sau khi có quyết định số 178/CP ngày

16/9/1970 của Hội đồng Chính phủ “Về công tác thư viện”, từ năm 1975 đến 1986,

một số thư viện cấp tỉnh chuyển hoá từ thư viện phổ thông lên thư viện khoa học

tổng hợp với mức độ khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng tỉnh. Năm 1985, với

mục đích phối hợp hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các cuộc thi đọc sách

khu vực, thu thập tài liệu địa chí, biên soạn các thư mục... , Liên hiệp thư viện miền

Đông Nam Bộ ra đời. Từ năm 1975 - 1986, cả nước có 463 thư viện cấp huyện.

Trung bình, mỗi thư viện chỉ có vốn tài liệu khoảng 8000 bản sách và hơn 10 loại

báo, tạp chí. Do tình hình kinh tế đất nước khó khăn, chủ trương giảm biên chế...

nên hoạt động của các thư viện cấp huyện cũng có biểu hiện sa sút. Trong giai đoạn

Page 50: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

48

này, thư viện cấp xã phát triển mạnh. Năm 1976, khởi đầu phong trào xây dựng thư

viện xã ở tỉnh Thanh Hoá. Giai đoạn 1976 – 1979, tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng

được 450 thư viện xã - phường. Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, cả nước đã

thành lập khoảng 2000 thư viện xã - phường, tiêu biểu là Thanh Hóa, Hà Nội, Hải

Phòng, Vĩnh Phú, Hải Hưng…

Trong giai đoạn 1975 - 1986, bình quân mỗi thư viện cấp tỉnh có khoảng hơn

10 cán bộ thư viện và cấp huyện vẫn chỉ có 01 cán bộ thư viện. Vào giữa những năm

1980, cũng do tình hình kinh tế khó khăn nên hoạt động của các thư viện có biểu hiện

chững lại. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị chuyên dụng của thư viện hết sức nghèo

nàn, trụ sở chật hẹp, dột nát; nằm ở khu vực không thuận tiện cho bạn đọc, có nơi

không có trụ sở. Giai đoạn này, Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn chưa ứng dụng

CNTT. Tuy nhiên, Hệ thống TVCC Việt Nam đã phục vụ tận tình cán bộ và nhân địa

phương trong khả năng cho phép về nghiên cứu khoa học, học tập và ứng dụng tiến

bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội

phục vụ cho công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hệ thống

TVCC Việt Nam cũng đã thu thập, bảo quản và tổ chức khai thác tốt tài liệu địa chí

của từng địa phương, đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn đọc sách bám sát

các nhiệm vụ kinh tế - văn hoá – xã hội của địa phương và đất nước.

- Giai đoạn 1986 – nay: năm 1986, với 01 máy tính điện tử do TVQG Úc

tặng, TVQG Việt Nam là một trong những thư viện và cơ quan thông tin đầu tiên ở

Việt Nam ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện. Sau thời điểm này, mạng LAN

của TVQG Việt Nam và mạng LAN của các TVCC do TVQG Việt Nam hỗ trợ kỹ

thuật xây dựng đã làm thay đổi cơ bản về phương thức phục vụ dần chuyển theo xu

hướng hiện đại. Là đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ

TT-TV trong toàn quốc, TVQG Việt Nam đã duy trì và phát triển hoạt động của Hệ

thống TVCC Việt Nam, từng bước tiến hành nghiên cứu chuyển đổi nghiệp vụ thư

viện, áp dụng các thành tựu lý luận và thực tiễn vào ngành thư viện Việt Nam, góp

phần chuẩn hóa, thống nhất hoạt động thư viện trong toàn quốc.

Page 51: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

49

Từ năm 1986 đến nay, cả nước có 63 thư viện cấp tỉnh với vốn tài liệu /

NLTT trung bình khoảng 100.000 bản sách, 350 loại báo, tạp chí, 1 - 5 CSDL...

phần lớn vẫn đang ở giai đoạn củng cố là thư viện khoa học tổng hợp kiêm phổ

thông, chú trọng nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, sản xuất

đồng thời vẫn phục vụ nhu cầu đọc phổ thông của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Tuy

nhiên, cũng có những thư viện cấp tỉnh đã thật sự trở thành thư viện khoa học tổng

hợp. Năm 1992, Liên hiệp thư viện Bắc miền Trung được thành lập và năm 1996,

Bộ Văn hóa - Thông tin đã quyết định thành lập các liên hiệp thư viện còn lại được

phân chia theo khu vực địa lý trên toàn quốc.

Do tình hình kinh tế đất nước khó khăn, chủ trương giảm biên chế... nên từ

năm 1986-1999 hàng loạt thư viện cấp huyện đã ngừng hoạt động. Từ năm 2000

đến nay, bằng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và các chương

trình mục tiêu quốc gia, 652 / 708 quận, huyện, thị xã trong cả nước đã có thư viện.

Các thư viện có nhiều cố gắng trong đổi mới tổ chức hoạt động, đóng góp tích cực

phát triển kinh tế xã hội, đã chứng minh được sự cần thiết tồn tại của thư viện cấp

huyện ở Việt Nam.

Cũng do hình kinh tế đất nước khó khăn, không được cấp kinh phí hoạt

động, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn sách báo nghèo nàn, cán bộ thư viện phần lớn

là kiêm nhiệm hoặc tình nguyện nên rất nhiều thư viện cấp xã ngừng hoạt động

hoặc hoạt động kém hiệu quả. Trước hiện trạng trên, nhiều mô hình thư viện cơ sở

đã ra đời dưới nhiều hình thức như: thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, phòng

đọc sách trong khuôn viên nhà chùa... ở cả hai miền Nam, Bắc nhằm giữ vững và

mở rộng phong trào đọc sách báo tại cơ sở.

Theo số liệu thống kê năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả

nước có 3.432 thư viện cấp xã trên tổng số 11.162 đơn vị hành chính cấp xã và

13.107 phòng đọc sách xã và cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, bình quân mỗi thư

viện cấp tỉnh có 25 cán bộ. Đa số thư viện cấp huyện chỉ có 01 cán bộ, còn cán bộ

các thư viện cấp xã phần lớn là kiêm nhiệm / tình nguyện nên liên tục thay đổi,

Page 52: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

50

không ổn định. Thư viện cấp tỉnh và một số thư viện cấp huyện đã được đầu tư xây

dựng trụ sở mới, hạ tầng CNTT và tăng kinh phí cho các hoạt động thư viện trong đó

có phát triển NLTT. Thư viện cơ sở chủ yếu vẫn do dân lập, điều hành và chưa được

Nhà nước đầu tư… Hơn 50 năm qua, dù có những bước thăng trầm, nhưng Hệ thống

TVCC Việt Nam vẫn duy trì hoạt động và phát triển, vị thế xã hội của TVCC / Hệ

thống TVCC Việt Nam ngày càng được nâng cao.

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Hệ thống thư viện công cộng

1.2.2.1. Chức năng

Hệ thống TVCC Việt Nam có chức năng giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc,

thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng chung NLTT trong xã hội nhằm

truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác

và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công

cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2.2.2. Nhiệm vụ

Hệ thống TVCC Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng và phát triển TVCC trong

toàn quốc ngày càng vững mạnh. Quản lý, hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện, đào

tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thư viện, cũng như tuyên

truyền giới thiệu và phát triển NLTT phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn

hóa của địa phương và nhu cầu của NDT; Ứng dụng CNTT trong hoạt động thư

viện trong phạm vi toàn quốc; Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện, cơ quan

thông tin… trong và ngoài nước. Đồng thời, chỉ đạo, tham gia xây dựng thư viện, tủ

sách cơ sở và luân chuyển sách báo; Tổ chức các hình thức phục vụ trong và ngoài

thư viện, tạo điều kiện thuận lợi để NDT dễ dàng tiếp cận, sử dụng NLTT thư viện.

một cách hợp lý, tiết kiệm nhất, đáp ứng nhu cầu NDT, thực hiện tốt chức năng văn

hóa, giáo dục, thông tin, giải trí, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương và đất nước.

Page 53: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

51

1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Hệ thống thư viện công cộng

1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức

Ở Việt Nam, hiện đã hình thành một mạng lưới thư viện và cơ quan thông tin

rộng khắp trên toàn quốc. Trong mạng lưới đó, Hệ thống TVCC Việt Nam được tổ

chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ gồm nhiều cấp thư viện khác nhau, có

mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau theo thứ bậc. Hiện tại, Hệ thống

TVCC Việt Nam trực thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch, bao gồm TVQG Việt Nam, 63 thư viện cấp tỉnh (thư viện tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương), 652 thư viện cấp huyện (thư viện quận, huyện, thành phố trực

thuộc tỉnh) và 16.539 thư viện cấp xã, phòng đọc sách báo thôn, bản, khu dân cư…

Sơ đồ 1.1: Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Ghi chú:

Đường chỉ đạo nghiệp vụ

Đường phối hợp hoạt động,

Trên bình diện quốc gia, TVQG Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước,

còn trong Hệ thống TVCC Việt Nam, TVQG Việt Nam là thư viện đứng đầu hệ

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện cấp tỉnh

Thư viện cấp huyện

Thư viện cấp tỉnh

Thư viện cấp tỉnh

Thư viện cấp huyện

Thư viện cấp huyện

Thư viện cấp huyện

Thư viện cấp huyện

Thư viện cấp huyện

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

TV cấp xã

Page 54: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

52

thống.có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo quản di sản văn hóa

thành văn của dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam được xuất bản ở

nước ngoài; Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất bản,

các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ trong nước và nước ngoài,

của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam; Luân chuyển, trao đổi tài liệu

giữa các thư viện trong nước và nước ngoài;… Hiện TVQG Việt Nam có 176 công

chức, viên chức và người lao động trong trong đó phần lớn có trình độ đại học.

TVQG Việt Nam có hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm

mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội. Hạ tầng cơ sở như hệ thống kho tàng, hệ thống

các phòng đọc, hệ thống phòng làm việc cán bộ, hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát,

hệ thống máy móc phục vụ công tác bảo quản, phục chế tài liệu, hệ thống máy móc

phục vụ số hóa tài liệu,… đang được khai thác khá hiệu quả. Chẳng hạn như máy

scan tự động DL3003 do hãng 4DigitalBooks - Thụy Sĩ sản xuất, hỗ trợ scan cả

sách, báo-tạp chí từ khổ nhỏ nhất – đến khổ A1 với tốc độ quét trung bình từ 1.100 -

1.300 trang / giờ, đây là một trong những thế hệ máy hiện đại nhất trên thế giới;

Máy scan Microfilm, Microfiche hiện đại do Hoa Kỳ sản xuất (ScanPro2000).

Ngoài ra TVQG còn có một hệ thống bao gồm nhiều loại máy scanner khác nhau,

phục vụ từng mục đích công việc như: Giàn máy số hóa bằng máy ảnh độ phân giải

cao, Máy scanner tích hợp in ấn khổ rất lớn A0, trên A0 do HP sản xuất; Máy scan

dạng phẳng (flatbed) khổ lớn; Máy scan dạng phẳng (flatbed) khổ A3 (EPSON

XL10000)… TVQG cũng có hạ tầng mạng LAN hoàn chỉnh, kết nối giữa các tòa

nhà bằng hệ thống cáp quang, đường dây mạng đến tất cả các phòng / ban trong thư

viện. Hệ thống Internet gồm 01 đường truyền kênh riêng (Leased-line) với tốc độ

cao, băng thông lớn phục vụ các dịch vụ trực tuyến của thư viện; 01 đường FTTH

băng thông 80Mbps dành riêng cho bạn đọc truy cập Internet và các CSDL trực

tuyến; Wifi được cung cấp rộng rãi. TVQG Việt Nam có hơn 250 máy trạm phục vụ

xử lý tài liệu, số hóa và phục vụ bạn đọc và hệ thống máy chủ: với 14 máy chủ chức

năng: Thư viện số (DLIB, Hán Nôm, Veridian Online, Veridian LAN,

DocWORKs), Máy chủ dữ liệu (Data Server), Website, Mail, DHCP, DNS, ISA,

Page 55: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

53

Firewall(Checkpoint)…cùng hệ thống lưu trữ / bảo quản với các máy chủ lưu trữ

(Storage Server) dung lượng lớn 30Terabyte.

TVQG Việt Nam có khoảng 2,5 triệu đơn vị tư liệu. Trong vốn di sản văn

hiến to lớn đó, có các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến nay, như: tài liệu

Hán Nôm viết tay; tài liệu Đông Dương, luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ

trong nước và nước ngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam; tư liệu thời

kỳ kháng chiến từ 1946-1954; bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam được nộp

lưu chiểu từ 1922 đến nay; tài liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận biếu tặng từ

các thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và ở Việt Nam;

bộ sưu tập báo, tạp chí trong nước và nước ngoài… Các CSDL số toàn văn do

TVQG tạo lập như CSDL luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách, báo, tạp

chí xuất bản tại Việt Nam và bản đồ cổ về Hà Nội, Tủ sách Thăng Long Hà Nội;

Các CSDL số toàn văn như Pháp luật Việt Nam, ProQuest, Keesings, Wilson,

Springer Images, Sách tiếng Anh viết về Việt Nam, Tuồng cổ Việt Nam.... Ngoài ra

còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh, bản đồ, hàng ngàn

tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người Việt Nam viết và xuất bản ở

nước ngoài... Các tư liệu này đã và đang được lưu giữ, phổ biến rộng rãi tới công

đồng bạn đọc trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong phát triển NLTT của

Hệ thống TVCC Việt Nam cả về lượng và chất.

1.2.3.2. Đội ngũ cán bộ

Hiện Hệ thống TVCC Việt Nam có 19.691 cán bộ thư viện, trong số đó cán

bộ thư viện tỉnh, huyện và TVQG Việt Nam là 2446 người chiếm 12,4%, còn lại

87,6% là cán bộ thư viện xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã và cơ sở. Cán bộ

thư viện được đào tạo, có kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, ngoại

ngữ ở các thư viện tỉnh, thành phố lớn có xu hướng tăng, tuổi đời cán bộ còn tương

đối trẻ (37 - 49 tuổi) có trình độ từ đại học trở lên chiếm hơn 70%. Đây là lứa tuổi

năng động, chín chắn, có kinh nghiệm, dám nghĩ dám làm, là cơ sở giúp họ hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trình độ cán bộ thư viện của Hệ thống

Page 56: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

54

TVCC Việt Nam không đồng đều, chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp và còn nhiều

hạn chế, bất cập. Hệ thống TVCC Việt Nam đang rất thiếu cán bộ được đào tạo cơ

bản về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... nhưng lại thừa nhiều cán bộ

không có chuyên môn hoặc chuyên môn không phù hợp. Nếu tính trên tổng số cán

bộ thư viện của Hệ thống TVCC Việt Nam, số tiến sỹ chỉ chiếm 0,01%, thạc sỹ

0,23% và đại học là 4,91%, số cán bộ thư viện có thể sử dụng ngoại ngữ trong việc

đọc tài liệu, giao tiếp với NDT nước ngoài cũng như có thể dùng những kiến thức

tin học viết phần mềm ứng dụng cho các hoạt động nghiệp vụ hoặc khắc phục một

số lỗi trong hệ thống mạng máy tính của thư viện... còn rất ít. Hiện tại, còn có sự

chênh lệch khá lớn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tác phong làm

việc chuyên nghiệp giữa đội ngũ cán bộ của thư viện tỉnh, thành phố lớn với thư

viện ở các vùng miền kém phát triển.

1.2.4. Các mô hình phát triển nguồn lực thông tin tại Việt Nam và một số nước

trên thế giới

Thế giới đang chứng kiến sự đổi thay từ nền kinh tế công nghiệp sang nền

kinh tế tri thức và sự tác động mạnh mẽ của nó tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong

đó có ngành TT-TV. Thế giới cũng đang chứng kiến tốc độ gia tăng hàng năm

lượng tài liệu xuất bản với giá thành cũng tăng liên tục, trong khi kinh phí cấp cho

các hoạt động TT-TV nói chung, cho công tác phát triển NLTT nói riêng tăng

không đáng kể hoặc có tăng cũng không tương ứng với sự tăng giá của tài liệu. Hiện

tại, không có bất cứ một thư viện hay cơ quan thông tin nào trên thế giới có thể có

đủ tiềm lực, khả năng độc lập phát triển NLTT nhằm thỏa mãn nhu cầu tin ngày

càng phong phú, đa dạng của NDT. Vì vậy, sự hợp tác, liên kết thông qua các mô

hình để phát triển NLTT đã và đang được các thư viện trên thế giới thực hiện nhằm

đáp ứng nhu cầu của NDT, tiết kiệm ngân sách, tạo cơ hội để các thư viện thích

nghi và hội nhập với hoạt động chung... Từ cách tiếp cận đó, đề tài lựa chọn một số

mô hình liên kết phát triển NLTT trên thế giới và tại Việt Nam để thấy rõ quá trình

hình thành, phát triển cũng như khả năng kế thừa, áp dụng các mô hình phát triển

NLTT vào Hệ thống TVCC Việt Nam.

Page 57: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

55

Mô hình phát triển NLTT với các hình thức phối hợp, liên kết hoạt động

giữa các thư viện đã hình thành từ rất lâu ở các nước trên thế giới. Hình thức ban

đầu của các mô hình này là luân chuyển tài liệu, mượn liên thư viện, chia sẻ nguồn

dữ liệu thư mục…với mức độ và cách thức thực hiện tùy theo điều kiện địa lý, sự

phân bổ các cấp hành chính của mỗi nước nhằm tiết kiệm ngân sách, đáp ứng ở mức

cao nhất nhu cầu NDT và là cơ hội để các thư viện thích nghi, hội nhập với các thư

viện trong và ngoài nước.

1.2.4.1. Mô hình hợp tác phát triển nguồn lực thông tin ở nước ngoài

- Mô hình liên kết hoạt động ở Trung Quốc: được hình thành và phát triển

từ những năm 1980 xuất phát từ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa các thư

viện. Hợp tác ban đầu chia sẻ thông tin thông qua các thư mục dạng in ấn hoặc thẻ

thư mục, sau đó được mở rộng trong các lĩnh vực mượn liên thư viện, hợp tác biên

mục và phối hợp bổ sung trong phạm vi nhỏ. Sự hợp tác với quy mô lớn hơn giữa

các thư viện ở Trung Quốc đạt được vào những năm 1990 nhằm phát triển, chia sẻ

NLTT. Tiêu biểu là các mô hình liên kết thư viện đại học, liên kết TVCC, liên kết

giữa TVCC và các loại hình thư viện khác. Tuy nhiên, mô hình liên kết chỉ phát

triển ở các khu vực đô thị phát triển mạnh về kinh tế, còn đối với các khu vực vùng

sâu, vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế. [78], [97], [98].

- Mô hình mạng máy tính ở Ấn Độ: ra đời năm 1988 từ bối cảnh hạn hẹp tài

chính, sự thiếu diện tích lưu trữ tài liệu truyền thống của các thư viện. Mô hình

mạng máy tính được coi như là một trung tâm nguồn quan trọng cho các thư viện ở

Ấn Độ nhằm chia sẻ NLTT và thực hiện các chức năng: Thiết lập một mạng lưới

trên toàn quốc để liên kết các thư viện và trung tâm thông tin; Tổ chức các dịch vụ

thư viện ở cấp độ vĩ mô với chi phí phải chăng, tối đa hóa các lợi ích và cung cấp

dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả cho NDT; Cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực

khoa học, công nghệ, y học, nông nghiệp, mỹ thuật, nhân văn, khoa học xã hội...;

Cung cấp kết nối mạng cho các thành viên bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng thông

tin liên lạc sẵn có trong nước.... [76].

Page 58: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

56

- Mô hình phát triển NLTT thông qua mục lục trực tuyến ở Mỹ: đang rất

thịnh hành nhằm hợp tác phát triển các CSDL của thư viện và cho phép chia sẻ biểu

ghi biên mục không chỉ tại nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Theo American Library

Directory, hiện có hơn 12.700 thư viện ở Mỹ và Canada đã liên kết thành 500 Liên

hợp và mạng lưới cùng phối hợp bổ sung nhằm phát triển kho tài nguyên thông tin. [78].

- Mô hình phối hợp phát triển NLTT điện tử ở Nga: là tập hợp thành viên

từ các loại hình thư viện khác nhau nhằm đàm phán, thương lượng mua tài liệu điện

tử có chất lượng với giá rẻ để dùng chung cho toàn mô hình trên cơ sở: tinh lọc nhu

cầu để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến hướng ưu tiên; Tìm kiếm tài liệu thông

qua trang web; Xây dựng danh sách theo thứ tự xếp hạng các tài liệu hiệu quả nhất

đối với mỗi định hướng ưu tiên; Xác định các nhà xuất bản hoặc các đơn vị cung

cấp những tài liệu trên [86].

- Mô hình các Liên hợp thư viện nhằm phát triển NLTT ở Đức: mô hình

theo Quan điểm của Hurtt J.: Xây dựng Liên hợp thư viện nên dựa theo 2 tiêu chí là

Địa lý và Loại hình cơ quan thư viện. Theo tiêu chí địa lý, các thư viện trên cùng

một phạm vi địa lý / địa phương nào đó (của một tỉnh / thành phố / huyện hay vùng

miền;…). Đây là tiêu chí quan trọng được quan tâm nhất khi tiến hành thành lập

Liên hợp thư viện. Theo tiêu chí loại hình thư viện, các thư viện thuộc cùng một cơ

quan quản lý như nhóm các thư viện trường đại học, nhóm các thư viện cơ quan

nghiên cứu, nhóm các thư viện ngành Luật hoặc các thư viện ngành Y, nhóm các

TVCC. Tiêu biểu cho việc xây dựng liên hiệp thư viện theo 2 tiêu chí này là Các

Liên hợp thư viện ở Đức. Tất cả các Liên hợp thư viện ở Đức được hình thành theo

vùng hoặc theo loại hình cơ quan, hoặc kết hợp cả hai.

- Mô hình theo Quan điểm của Rush-Feja: Rush-Feja cũng theo tiêu chí

của của Hurtt J. nhưng theo tác giả thì nên quy về 4 loại mô hình Liên hợp thư viện

cụ thể: Liên hợp các thư viện trường đại học trong vùng; Liên hợp thư viện của

nhiều cơ quan khác nhau trong vùng; Liên hợp thư viện của các cơ quan khác nhau,

lĩnh vực khác nhau hoặc các ngành khác nhau.; Liên hợp thư viện nghiên cứu của

nhiều cơ quan, liên vùng có các bộ sưu tập tương tự nhau.

Page 59: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

57

- Mô hình theo quan điểm của Allen B.M. và Hirshon A: Theo Allen B.M.

và Hirshon A. thì có 4 mô hình Liên hợp thư viện là Liên hợp liên kết lỏng lẻo; Liên

hợp thư viện đa hình thức, đa trạng thái; Liên hợp thư viện liên kết chặt chẽ; Liên

hợp thư viện quốc gia, quỹ tập trung.

- Liên hợp liên kết lỏng lẻo: thường áp dụng cho Liên hợp thư viện vùng / địa

phương nhỏ. Mô hình này được quản trị bởi các thư viện thành viên tham gia,

không có quỹ chung và nhân lực chuyên trách. Mô hình liên kết này có ưu điểm

linh hoạt và tổng chi phí thấp, rủi ro nhỏ nhưng cũng có hạn chế là lợi ích thấp.

- Liên hợp thư viện đa hình thức, đa trạng thái: Liên hợp thư viện được xây

dựng trên cơ sở nhu cầu hợp tác tự nguyện nhưng thường có nhân lực chuyên trách.

Tuy nhiên hạn chế do có quyền lợi chung nhỏ nên hiệu quả hợp tác thấp.

- Liên hợp thư viện liên kết chặt chẽ: Đây là mô hình Liên hợp có cơ quan

bảo trợ, hội viên hạt nhân. Liên hợp thư viện phải dựa vào ngân sách cơ quan.

- Liên hợp thư viện quốc gia, quỹ tập trung: Là mô hình Liên hợp có cơ quan

bảo trợ cung cấp ngân sách hoạt động. Cơ quan bảo trợ bảo đảm ngân sách cho mọi

hoạt động của Liên hợp thư viện. Các thư viện thành viên thỏa thuận cùng mua tài

liệu và chia sẻ việc sử dụng.

- Mô hình theo quan điểm của Kennington D: mô hình theo quan điểm của

Kennington D. có thể chia thành 4 nhóm: Các thư viện loại hình hoạt động tương tự

nhau; Các thư viện liên quan đến một chủ đề tương tự nhau; Các thư viện quy định

những loại thiết bị phục vụ như nhau; Các thư viện tại các vị trí gần nhau

- Liên hợp cho các thư viện loại hình hoạt động tương tự nhau như thư viện

trường đại học, TVCC, thư viện trường học và thư viện đặc biệt (thư viện cho người

khiếm thị, thư viện cho các tù nhân...)

- Liên hợp cho các thư viện liên quan đến một chủ đề tương tự nhau: như các

thư viện ngành Luật, Y học, Quan hệ quốc tế, Kinh tế, Ngân hàng…

- Liên hợp cho các thư viện quy định những loại thiết bị phục vụ như nhau

như thư viện của các trường / viện nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy, các trường

/ viện nghiên cứu về hàng hải, hàng không….

Page 60: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

58

- Liên hợp cho các thư viện tại các vị trí gần nhau: như các thư viện cùng

thành phố, quận, bang…

1.2.4.2. Mô hình hợp tác phát triển nguồn lực thông tin ở Việt Nam

- Liên hiệp thư viện đại học: Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Bắc và

phía Nam được thành lập năm 2000 và 2001 trong bối cảnh ngành TT-TV trên thế

giới và ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tin học hóa và hiện đại

hóa. Các Liên hiệp thư viện đại học đều hướng tới mục tiêu: hợp tác, liên thông

nhằm trao đổi kinh nghiệm chuẩn hóa, thống nhất nghiệp vụ, phối hợp bổ sung tư

liệu, trao đổi nguồn lực, hợp tác xây dựng, chia sẻ CSDL… Sự phối hợp hoạt động

của Liên hiệp được thúc đẩy mạnh mẽ bởi cơ sở hạ tầng mạng thông tin quốc gia

phát triển nhanh chóng. Chẳng hạn như: Dự án “Hệ thống thông tin - thư viện điện

tử liên kết các trường đại học" của 9 thư viện đại học ở thành phố Hồ Chí Minh là

Thư viện Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Y-Dược, Đại

học Sư Phạm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Mở-Bán Công,

Đại học dân lập Kỹ thuật - Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia TP. HCM. Dự án "Trang bị cơ sở dữ liệu chung của các trung tâm học liệu" của

các đại học Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ...

- Liên hiệp thư viện công cộng: xuất phát từ nhu cầu cần phải thành lập và

phát triển một tổ chức nghề nghiệp để trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ NLTT, hỗ trợ

nhau trong công việc... các liên hiệp TVCC đã nối tiếp nhau ra đời từ năm 1985. Về

thực chất, hoạt động phối hợp, chia sẻ NLTT của các Liên hiệp là các nhóm phối

hợp hoạt động kiểu đơn lẻ trong cùng một khu vực địa lý. Một số Liên hiệp (Liên

hiệp thư viện miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Bắc miền Trung ...) lại

tìm kiếm cách thức xây dựng mục lục liên hợp, mua cơ sở dữ liệu điện tử, mượn

liên thư viện... Tuy nhiên, hoạt động phối hợp phần lớn diễn ra ở các khu vực đô thị

phát triển mạnh về kinh tế, còn đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, hoạt động

này vẫn còn nhiều hạn chế, đôi khi chỉ phối hợp theo phong trào hoặc theo vụ việc,

chẳng hạn như mượn tài liệu phục vụ các cuộc triển lãm, trao đổi báo xuân để tổ chức

Hội báo xuân hàng năm ở các địa phương...

Page 61: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

59

- Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử: tháng 4 năm 2004, tại thành

phố Hồ Chí Minh, các thư viện lớn của Việt Nam đã thống nhất chính thức thành

lập Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử. Liên hợp này ban đầu có 26 thư viện

thành viên, đến nay đã có hơn 40 đơn vị thành viên tham gia do Trung tâm thông tin

Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ

Quốc gia) là cơ quan điều phối của Liên hợp. Liên hợp đã xây dựng quy chế hoạt

động với các quy định về điều hành Liên hợp, quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của

các đơn vị thành viên...Liên hợp đã mua CSDL EBSCO với quyền truy cập tới tất

cả các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận của Việt Nam, kể cả bệnh viện và CSDL

Blackwells với quyền truy cập tại 5 thành phố: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí

Minh và Cần Thơ với giá rẻ hơn so với khi các thành viên tự mua (trước năm 2004

mỗi đơn vị phải trả 35 nghìn đô la Mỹ cho quyền truy cập thì nay chỉ khoảng 3000

đô la Mỹ)...

Như vậy, có thể thấy mô hình và tiêu chí để xây dựng Liên hợp thư viện

nhằm phát triển NLTT đã được các nước trên thế giới lựa chọn khá đa dạng. Các

liên hợp được thành lập với các tiêu chí khác nhau và cũng khác nhau về mô hình

quản trị, quy mô liên hợp và cơ cấu tổ chức... Nhưng, dù có xây dựng dựa trên tiêu

chí nào thì tựu chung lại các Liên hợp thư viện đều được tổ chức theo một trong hai

mô hình đó là: mô hình phân tán (BOTTOM UP) hay mô hình tập trung (TOP DOWN):

- Mô hình phân tán (Bottom Up) là mô hình liên hợp thư viện có sự bảo trợ

rất ít từ chính phủ hoặc trong nhiều trường hợp không có sự bảo trợ ngân sách để

hoạt động. Mô hình phân tán được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của các thư viện

thành viên. Khi có kinh phí và có nhu cầu về một hay một số tài liệu nào đó, các thư

viện thành viên tiến hành bàn bạc và trao đổi với nhau, đàm phán với nhà xuất bản

để mua chung và dùng chung những tài liệu đó nhằm tiết kiệm kinh phí. Khi nào

không còn nhu cầu thì Liên hợp sẽ tự giải thể. Tiêu biểu cho xu hướng Liên hợp

theo mô hình phân tán (Bottom up) là hệ thống các cơ quan thông tin, thư viện ở

Bangladesh, ở Nepal và Việt Nam.

Page 62: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

60

Mô hình phân tán có ưu điểm là linh hoạt trong tổ chức. Các thư viện có

chung nhu cầu về một số loại tài liệu nào đó có thể tự liên hệ, hợp tác, chia sẻ với

nhau, cùng nhau bàn bạc, quyết định hành động nên chủ động và bình đẳng. Sự linh

hoạt còn được thể hiện ở chỗ mỗi thư viện có thể cùng lúc tham gia nhiều Liên hợp

thư viện khác nhau phù hợp với từng diện bổ sung tài liệu của thư viện mình.Tuy

nhiên, mô hình phân tán cũng có nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất là khó đảm bảo

ổn định và bền vững. Như trên đã phân tich do mô hình này được xây dựng dựa trên

sự tự nguyện, không có sự quản lý của một thư viện chủ quản, không có quy định rõ

quyền và nghĩa vụ của mỗi thư viện thành viên, do đó, không có chế tài bắt buộc

mỗi thư viện phải tham gia và thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, dẫn đến

các thành viên có thể tự bỏ khi không muốn tham gia nên khó đảm bảo ổn định

và bền vững.

Mô hình tập trung (Top Down): là mô hình Liên hợp thư viện có cơ cấu tổ

chức chặt chẽ, khoa học nằm dưới sự bảo trợ của chính phủ để duy trì sự hoạt động

(chiếm 60-70% kinh phí hoạt động của Liên hợp), phần còn lại (30-40%) do các

thành viên đóng góp tùy theo quy mô và mức độ sử dụng thông tin. Các Liên hợp

lớn quy mô quốc gia phải có giám đốc điều hành và nhân viên phụ trách để phối

hợp các hoạt động của Liên hợp và có văn phòng riêng. Như vậy, trong mô hình này

nhất thiết phải có một tổ chức / thư viện cấp quốc gia đứng đầu, làm nòng cốt, tập

hợp các thư viện có cùng mục đích, chức năng, nhiệm vụ và nguyện vọng. Các thư

viện thành viên phải ký kết, tuân thủ quy định hoạt động chung do Liên hợp đề ra

với quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên được đảm bảo thực hiện. Các consortium

tiêu biểu theo mô hình này là Digital Libray của Pakistan, NDEST của Ấn Độ,

CONCERT của Đài Loan, HEAL-Link của Đan Mach,...

Ưu điểm của mô hình tập trung là đảm bảo sự ổn định một cách bền vững vì

có nhà nước bảo trợ và cấp phần lớn kinh phí, có một cơ quan lớn đứng đầu quản

lý, các thành viên phải tuân thủ chặt chẽ quy chế hoạt động nên có trách nhiệm cao

trong hoạt động của liên hiệp. Ưu điểm thứ hai là mang lại hiệu quả hoạt động cao

Page 63: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

61

vì có cơ quan đứng đầu quản lý, đóng vai trò trung gian / cầu nối thu nhận nhu cầu,

sắp xếp, điều phối hoạt động; Quản lý và chia sẻ NLTT mua chung. Ưu điểm thứ ba

là đảm bảo sự đầy đủ NLTT, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thông tin của người sử

dụng trong toàn hệ thống. Như vậy, NDT của một thư viện thành viên trở thành

NDT của tất cả các thư viện tham gia liên hợp, được sử dụng NLTT khổng lồ do

việc hợp tác giữa các thư viện tạo nên. Hơn nữa, khi tham gia Liên hợp chia sẻ

NLTT, bản thân mỗi thư viện thành viên sẽ phải và bắt buộc phải nâng cấp, hiện đại

hóa cách thức tổ chức quản lý, khai thác / truy cập NLTT tăng lên theo cấp số nhân

do sự đóng góp chung của các thư viện thành viên.Vì thế, hiệu quả đem lại khi tham

gia mô hình Liên hợp tập trung là khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm lớn như

trên thì mô hình tập trung cũng còn hạn chế là không linh hoạt. Do mô hình hoạt

động dưới sự điều hành của một thư viện với vai trò chủ quản tập hợp nhu cầu tin,

tiến hành đàm phán, đặt hàng … nên nếu có một số thư viện thành viên cùng có nhu

cầu tài liệu lại không thuộc nhóm nhu cầu chung của Liên hợp (lợi ích của đa số

thành viên) thì có thể sẽ không được cơ quan chủ quản chú ý, coi trọng dẫn tới khó

khăn trong việc bổ sung, phục vụ tài liệu cho NDT.

Qua các mô hình hợp tác phát triển NLTT trong và ngoài nước có thể thấy,

hiện đang có nhiều loại mô hình phát triển NLTT:

- Mô hình theo đơn vị hành chính: là mô hình phát triển NLTT của các thư

viện trong cùng một tỉnh, thành phố;

- Mô hình ngang cấp: là mô hình phát triển NLTT theo hình thức hợp tác

giữa các thư viện ngang cấp với nhau trong cùng một hệ thống;

- Mô hình phối hợp giữa TVCC với các thư viện khác: là mô hình phát triển

NLTT theo hình thức TVCC liên kết với các thư viện ngoài hệ thống ở trong hoặc

ngoài tỉnh, thành phố;

- Mô hình liên kết hệ thống: đây là mô hình liên kết phát triển NLTT trong

phạm vi toàn quốc của một hệ thống thư viện, là tiền đề xây dựng mô hình cấp quốc

gia về phát triển NLTT;

Page 64: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

62

- Mô hình hỗn hợp: Thư viện có thể lựa chọn những hình thức phù hợp từ

các mô hình trên để nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển NLTT...

Dù mỗi mô hình và mỗi nước có những mô hình mang săc thái riêng nhưng

đều nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, tiết kiện kinh phí, nguồn

nhân lực…và đáp ứng tối đa nhu cầu tin của NDT.

Nghiên cứu phát triển NLTT của một số thư viện, cơ quan thông tin trên thế

giới có thể thấy: phụ thuộc vào chế độ chính trị, đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội,

thư viện và cơ quan thông tin các nước đều có xu hướng hợp tác phát triển NLTT

phù hợp. Hiện tại, mượn liên thư viện, liên kết mạng chia sẻ NLTT, xây dựng mục

lục liên hợp trực tuyến, xây dựng liên hợp thông tin điện tử quốc gia đang là xu

hướng hợp tác phát triển NLTT chủ yếu của các thư viện và cơ quan thông tin trên

thế giới. Qua xu thế hợp tác phát triển NLTT thông qua các mô hình của các thư viện

và cơ quan thông tin trên thế giới tác giả cho rằng:

- Xu hướng hợp tác phát triển NLTT của các thư viện và cơ quan thông tin là

tất yếu, không thể đảo ngược, luôn đồng hành với quá trình phát triển và hội nhập,

đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay..

- Phối hợp bổ sung, xây dựng mục lục liên hợp, mượn liên thư viện, đào tạo

cán bộ thư viện, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế... là

những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng công tác phát triển NLTT, đáp ứng

nhu cầu NDT.

- Muốn tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng NLTT, tạo điều kiện cho NDT

có thể sử dụng được NLTT ở bất kỳ thời gian, địa điểm nào cần tạo lập các mạng

liên kết thư viện, trung tâm thông tin cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Kinh nghiệm

của các nước Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... đã khẳng định điều này.

- Để phát triển NLTT hiệu quả, cần khắc phục một số hạn chế về tài chính,

thiếu thốn trang thiết bị hạ tầng thông tin, thiếu chuẩn hóa... và thiếu sự quan tâm,

chú ý đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn về phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội.

Page 65: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

63

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong đó có đề

cập đến phát triển NLTT là yêu cầu cấp bách. Kinh nghiệm của Mỹ, là nước có hệ

thống văn bản tương đối đầy đủ, đã thể chế hóa các chính sách, nguồn lực, công cụ

thực hiện chính sách… thành các quy định cụ thể.

Tiểu kết

Hệ thống TVCC Việt Nam trực thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, được tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ gồm nhiều

cấp thư viện khác nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau và quan hệ với nhau theo thứ bậc,

có nhiệm vụ tàng trữ, phổ biến tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động

tuyên truyền, giới thiệu sách báo, xây dựng thư viện, phòng đọc sách báo ở cơ sở,

mở rộng việc luân chuyển tài liệu và xây dựng phong trào đọc sách báo rộng rãi

trong phạm vi toàn quốc đã tạo nên ưu thế, sức mạnh mới mà khi hoạt động riêng rẽ

các thư viện và các cấp thư viện không thể có được. Đây là quan hệ đa chiều giúp Hệ

thống TVCC Việt Nam phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, bản thân các

TVCC và các cấp TVCC cũng là những hệ thống con, thực hiện các nhiệm vụ của Hệ

thống TVCC Việt Nam mà nó là thành viên. Do đó, khi vận hành hệ thống, ngoài việc

quan tâm tới tổng thể cũng cần phải lưu ý tương xứng tới các bộ phận cấu thành. Bởi

nếu không, Hệ thống TVCC Việt Nam chỉ tồn tại mang tính hình thức.

Từ các quan điểm khác nhau về NLTT, luận án cho rằng dù tiếp cận ở những

góc độ và cấp độ khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là nâng cao chất

lượng NLTT và đáp ứng nhu cầu NDT, và là tổ hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu

được tổ chức, bảo quản và phổ biến, nền tảng của mọi hoạt động TT-TV nhằm đáp

ứng nhu cầu NDT. Luận án cũng coi phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt

Nam là sự phát triển cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu NDT bằng NLTT

của cả trong và ngoài thư viện. Bên cạnh đó, phát triển NLTT theo đúng nguyên tắc

trên cơ sở tính đến các yếu tố tác động, Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ tiết kiệm, huy

động được mọi nguồn tài liệu của các thư viện khác, tạo điều kiện tiếp cận tri thức

ngang nhau của người dân giữa các vùng miền, góp phần tuyên truyền, phổ biến

Page 66: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

64

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng thói quen đọc sách

báo, nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội với hoạt động thư viện và giúp thư viện

hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của một cơ quan văn hoá giáo dục, khẳng định

sự cần thiết, vai trò quan trọng của công tác thư viện, vị thế của thư viện trong đời

sống xã hội.

Thực tế phối hợp, liên kết hoạt động để tăng cường NLTT của các thư viện,

cơ quan thông tin ở một số quốc gia điển hình hoặc có nhiều nét tương đồng sẽ giúp

chúng ta có thể học hỏi, ứng dụng những hoạt động hiệu quả, phù hợp với Hệ thống

TVCC Việt Nam. Công trình tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó

cũng như thực tiễn hoạt động TT–TV ở trong và ngoài nước để làm sáng tỏ và giải

quyết những vấn đề cốt lõi đối với phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên

cứu, hoàn thành luận án.

Page 67: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

65

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN

CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

2.1. Cơ cấu nguồn lực thông tin

2.1.1. Loại hình tài liệu

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam là bộ phận chính yếu, quan trọng nhất

của di sản văn hóa thành văn dân tộc nên rất đa dạng, phong phú và gồm 2 loại hình

chính là tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại.

Về tài liệu truyền thống in ấn trên giấy: theo số liệu thống kê, từ 1954 đến

nay, Hệ thống TVCC Việt Nam có 16.859.774 bản sách và 46.891 tên báo, tạp chí,

21.300 luận án tiến sĩ với các số liệu cụ thể của các vùng miền như sau:

* Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Bắc: 2.928.992 bản sách,

5.428 tên báo - tạp chí;

* Vùng Miền núi phía Bắc: 1.865.249 bản sách, 3.608 tên báo, tạp chí;

* Vùng Bắc Trung Bộ: 1.646.011 bản sách, 3.149 tên báo, tạp chí;

* Vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên: 2.286.927 bản sách, 4.968

tên báo, tạp chí;

* Vùng Đông Nam bộ: 2.792.711 bản sách, 14.740 tên báo, tạp chí;

* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 2.789.265 bản sách, 4.980 tên báo, tạp

chí [19, tr. 35].

* TVQG Việt Nam: Hiện có khoảng 2,5 triệu đơn vị tư liệu. Trong vốn di

sản văn văn hoá thành văn đó, có các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến

nay, như: 5.280 bản Hán Nôm viết tay; 68.500 đơn vị tư liệu Đông Dương, trong đó

có 1.700 tên báo-tạp chí; 21.300 luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong

nước và nước ngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam; 3.996 tư liệu thời

kỳ kháng chiến từ 1946-1954...; 680.000 đơn vị tư liệu tương đương gần 1.580.000

Page 68: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

66

bản (bao gồm: sách, báo, tạp chí, các bản mô tả, tranh, nhạc, bản đồ và nhiều loại ấn

phẩm đặc biệt khác) đây là bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam được nộp lưu

chiểu từ 1922 đến nay; 500.000 đơn vị tư liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận

biếu tặng từ các thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và

ở Việt Nam; 10.000 tên báo, tạp chí trong và ngoài nước… TVQG Việt Nam là

TVCC có lượng tài liệu truyền thống lớn nhất trong cả nước. Tuy nhiên, so với thực

tế tài liệu đã xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong giai đoạn trên thì số

lượng tài liệu truyền thống của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn còn quá ít

Về tài liệu hiện đại: trong thời gian qua, Hệ thống TVCC Việt Nam đã

không ngừng được đầu tư thông qua các dự án như: “Xây dựng hệ thống thông tin

thư viện điện tử /thư viện số tại TVQG” (2001), “Nâng cao hệ thống thông tin thư

viện điện tử/thư viện số tại TVQG và Thư viện 61 tỉnh thành phố” (2003); "Nâng

cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại TVQG

và Hệ thống Thư viện công cộng" (2005); "Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư viện

điện tử / thư viện số tại TVQG và Hệ thống TVCC Việt Nam" (2006); "Tăng cường

năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam" (2007, 2009),… Tuy nhiên,

loại hình tài liệu hiện đại của toàn hệ thống hiện vẫn ở mức khiêm tốn, tập chung

chủ yếu ở TVQG Việt Nam và một số TVCC cấp tỉnh trực thuộc trung ương. Trong

đó, TVQG Việt Nam, một trong những thư viện đầu tiên của cả nước ứng dụng

CNTT vào hoạt động thư viện đã xây dựng được NLTT hiện đai tương đối phong

phú, có chất lượng. Đó là các CSDL Thư mục (hơn 400.000 biểu ghi), CSDL bài

trích báo, tạp chí (6.313 tên, 48.995 biểu ghi), CSDL toàn văn Luận án tiến sĩ

(21.300 tên ~ 4.500.000 trang), CSDL toàn văn sách Đông Dương (1.318 tên

~195.243 trang), CSDL toàn văn sách Hán – Nôm (1.965 tên ~ 147.955 trang)...

TVQG Việt Nam còn có hơn 3000 đĩa CD – ROM, nhiều CSDL như: CSDL toàn

văn Wilson OmmiFile Full Text trên đĩa CD-ROM với 10 chủ đề cơ bản như: Khoa

học Thông tin - Thư viện, Khoa học kỹ thuật, Nghệ thuật… Keesings,

SpringersImages, European Books, CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến,

CSDL mua quyền truy cập PROQUEST, …

Page 69: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

67

Ngoài TVQG Việt Nam, loại hình tài liệu hiện đại cũng có ở các cấp TVCC

trong hệ thống, tuy nhiên, hiện còn quá ít và chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố

lớn. Tiêu biểu là Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh với các

CSDL Proquest, Britanica, Worldbank; CSDL địa chí toàn văn với 20.430 tên tài

liệu; CSDL địa chí trích báo 5.898 biểu ghi, CSDL thông tin phục vụ doanh

nhân, CSDL Công báo Pháp (các văn bản của chính quyền Pháp ban hành ở Việt

Nam giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam), CSDL các bài báo trích từ các báo nước

ngoài như: về Kinh tế Châu Á (đến năm 2011), CSDL toàn văn về địa chí Sài Gòn –

Thành phố Hồ Chí Minh, CSDL toàn văn luận án 3.000 tên; 2.000 sách điện tử;

2.876 băng hình; CSDL số dự án Valease gồm 1.318 tên sách + 18 tên tạp chí và

công báo + 14 bản đồ .Bộ sưu tập số Chất độc da cam với hơn 700 nhan đề với các

chủ đề: Báo chí nước ngoài; Cuộc sống; Hoạt động xã hội; Khắc phục hậu quả;

Phóng sự; Quốc tế; Sự kiện và dư luận về những mất mát, đau thương do chất độc

da cam để lại; Bộ sưu tập số Cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 - 2008 gồm hơn

1.000 nhan đề, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp từ sách, báo, tạp chí trong và ngoài

nước...; Thư viện Hà Nội (CSDL địa chí toàn văn 90 tên/ 23.810 trang, CSDL trích

báo, tạp chí 70 tên tài liệu / 8.350 biểu ghi, 780 băng đĩa cho người khiếm thị,

CSDL thư mục địa chí 21.175 biểu ghi...). Thư viện Bình Định (CSDL địa chí toàn

văn 96 tên tài liệu/ 11.000 trang, CSDL bài trích địa chí với 56 tên/ 6.050 biểu ghi,

3.290 đĩa CD - ROM, CSDL mua quyền truy cập ProQuest, CSDL học ngoại ngữ

Langmaster...). Thư viện tỉnh Gia Lai (795 đĩa CD - ROM, CSDL địa chí toàn văn

4.221 tên tài liệu / 70.000 trang, CSDL bài trích 385 tên báo, tạp chí/ 11.484 biểu ghi)...

Theo số liệu thống kê, loại hình tài liệu truyền thống và các loại hình tài liệu

khác là thành phần chủ đạo chiếm hơn 90%. Tiêu biểu là sách, báo, tạp chí và một

số ít sách tre trúc, sách lá cây, mộc bản, bản đồ… Tài liệu điện tử (CSDL, CD-

ROM…) chỉ chiếm gần 10% trên tổng số loại hình tài liệu của toàn hệ thống. Tuy

nhiên, tỷ lệ trên chỉ là tương đối. Lý do chính là các thư viện không thể so sánh giữa

đầu tên sách báo (tài liệu truyền thống) với dung lượng CSDL (tài liệu hiện đại)

hoặc giữa số tên tài liệu với số biểu ghi, cũng như sự biến đổi / tồn tại của các

Page 70: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

68

CSDL mua quyền truy cập… nên đã chọn cách tính coi 01 tài liệu truyền thống

tương đương với 01 tài liệu trong các CSDL, đĩa CD – ROM… Theo cách tính đó,

TVQG Việt Nam có 9,6% tài liệu hiện đại (2.500.000 tài liệu / 240.000 tài liệu hiện

đại), Thư viện thành phố Hà Nội 3,5% (511.515 tài liệu / 17.903 tài liệu hiện đại),

Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 12,8% (457.840 tài liệu /

58.603 tài liệu hiện đại), Thư viện tỉnh Bình Định 3,95% ( 220..469 tài liệu / 8.708

tài liệu hiện đại), Thư viện tỉnh Gia Lai 7,01% (130.385 tài liệu / 9.139 tài liệu hiện

đại) ... Thư viện cấp huyện gần như không có loại hình tài liệu này. Số liệu thống kê

được thể hiện qua Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Đặc điểm loại hình nguồn lực thông tin

2.1.2. Nội dung tài liệu

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam mang tính tổng hợp, gồm tất cả các

lĩnh vực tri thức nhưng không bao quát hết đối với những lĩnh vực, chuyên ngành

chuyên sâu. Ngoài NLTT của TVQG Việt Nam, thông qua thu nhận lưu chiểu xuất

bản phẩm, trao đổi quốc tế đã thể hiện toàn bộ các lĩnh vực tri thức / tình hình xuất

bản trong nước và một số lĩnh vực tri thức tiêu biểu của nước ngoài thì NLTT của

Page 71: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

69

các TVCC ngoài sự tương đồng cũng có khác biệt. Sự khác biệt chủ yếu phụ thuộc

vào đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhu cầu NDT, ưu thế

của một ngành kinh tế nào đó của từng tỉnh / thành phố, đặc điểm dân cư, địa lý…

của các vùng miền và cách thức bổ sung riêng của mỗi thư viện đã dẫn đến sự khác

biệt về tỷ lệ % môn loại tri thức. Xem bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tỷ lệ theo môn loại tri thức tài liệu

TỶ LỆ THEO MÔN LOẠI TRI THỨC TÀI LIỆU (%)

STT TÊN THƯ VIỆN

TỔNG SỐ

TÀI LIỆU CTXH

KHKT, KHTN

VHNT Thiếu

nhi Loại khác

1 Thư viện Quốc Gia

2.500.000 30,2 24,23 28,5 - 17,07

2 Bà Rịa - Vũng Tàu

287.199 23 29 26,5 20 1,5

3 Bình Định

220.469 10,8 23,4 43,3 18,9 3,6

4 Gia Lai 130.385 18 23 26 30 3

5 Hà Nội 511.515 16,8 22,6 34,5 13,2 12,9

6 Hà Tĩnh 115.212 20 30 35 10 5

7 Quảng Ninh

201.200 15 25 40 15 5

8 Sóc Trăng

131.302 22,5 23,7 32 18 3,8

9 Tp. Hồ Chí Minh

457.840 3 27 20 2,8 47,2 (KHXH)

10 Tuyên Quang

118.858 25,4 24,7 35 14,9 -

Page 72: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

70

Theo tỷ lệ % môn loại tri thức tài liệu hiện có của các TVCC trong hệ thống,

có thể thấy: tài liệu thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất, tài liệu

địa chí có tỷ lệ thấp nhất. Tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ

thuật ngày càng có xu hướng gia tăng. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy NLTT của

Hệ thống TVCC Việt Nam đã và đang bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương và đất nước, là công cụ đắc lực góp phần thực hiện thành công công

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ tài liệu chính

trị xã hội, địa chí không đồng đều giữa các TVCC, thể hiện sự quan tâm tới lĩnh vực

này còn chưa cao, chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Hệ thống TVCC Việt

Nam, trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng nhu cầu NDT… Tuy nhiên, phải khẳng

định, dù còn có một số tồn tại, nhưng hiện chỉ có NLTT của Hệ thống TVCC Việt

Nam mới phản ánh được tương đối đầy đủ:

- Phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng, lịch sử, danh lam thắng cảnh, tài

nguyên thiên nhiên… của địa phương và đất nước thông qua tài liệu đại chí. Đây là

nguồn tài liệu quý hiếm bao chứa những nội dung rất có giá trị trong nghiên cứu

tổng thể về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt là các vấn đề

liên quan đến luật học, kinh tế học, văn hóa học, lịch sử tín ngưỡng, lịch sử tư

tưởng, sự hình thành và phát triển của địa phương và dân tộc... trong từng giai đoạn

lịch sử cụ thể.

- Những tinh hoa văn học nghệ thuật cổ điển và hiện đại của Việt Nam và thế

giới được thể hiện qua bộ sưu tập tương đối đầy đủ các tác phẩm của các nhà văn,

nhà thơ Việt Nam cũng như một số đại diện các nhà văn, nhà thơ… trên thế giới

như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi,

Nguyễn Tuân, Nam Cao, Macxim Gorki, Honoré de Balzac, A.X Puskin, Ernest Miller

Hemingway, Lỗ Tấn…

- Các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và

nhân văn của Việt Nam và thế giới…

Page 73: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

71

2.1.3. Thời gian xuất bản

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam có nhiều tư liệu quý giá từ thế kỷ XIII

đến nay. Theo thống kê của TVQG Việt Nam và các TVCC, mảng tài liệu quan

trọng, cổ nhất là tài liệu Hán Nôm viết tay, tài liệu tiếng Pháp, tài liệu chữ quốc

ngữ... Tiêu biểu là cuốn 診家正眼 - Chẩn gia chính nhãn, xuất bản năm 1667,

茦學提綱 - Sách học đề cương, xuất bản năm 1713, Marchand l'Africain, xuất bản

năm 1603, Le grand dictionnaire historique, xuất bản năm 1732... Tờ báo bằng chữ

quốc ngữ đầu tiên là “Gia định báo” xuất bản năm 1865. Các bộ sưu tập xuất bản

phẩm Việt Nam, về Việt Nam, được nộp lưu chiểu từ 1922 đến nay với 680.000 đơn

vị tư liệu gồm nhiều thể loại như sách, báo, tạp chí, các bản mô tả, tranh, nhạc, bản

đồ và nhiều loại ấn phẩm đặc biệt khác, cũng như các bộ sưu tập sách xuất bản ở

Việt Nam trước năm 1954 do Chính phủ, Thư viện Quốc gia Pháp trao tặng TVQG

Việt Nam dưới dạng microfilm, microfiche; các tư liệu thời kỳ kháng chiến (3.996

tư liệu) từ 1946-1954... Những loại tài liệu với thời gian xuất bản như trên chỉ có tại

TVQG Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, một số TVCC đã sưu tầm được nhiều cuốn sách chép tay bằng

ngôn ngữ Thái cổ, chữ Nôm tượng hình của dân tộc Dao cách đây từ 400 đến 800

năm, trong đó, đa số là từ 150 năm trở lên (Thư viện tỉnh Sơn La); tài liệu cổ được

viết tay trên giấy dó bằng chữ Hán Nôm, Nôm Tày, Nôm Dao và chữ Thái cổ cách

đây từ 100 đến 300 năm (Thư viện tỉnh Yên Bái); nhiều tư liệu quí nghiên cứu về

văn hóa Chămpa, thời Pháp và triều đại nhà Nguyễn như sắc phong, chiếu chỉ các

loại, trong đó có loại lớn trên giấy long đằng từ thế kỷ XIX (Thư viện tỉnh Thừa

Thiên – Huế)... Tuy nhiên, phần lớn TVCC lại chỉ có tài liệu xuất bản từ những năm

1954 đến nay và đang có nguy cơ mất dần những tài liệu thuộc thập niên 50 - 80

của thế kỷ XX do nhiều lý do, nhưng chủ yếu do công tác bảo quản còn chưa được

chú trọng, bị mất trong quá trình phục vụ, sơ tán trong chiến tranh hoặc bị thanh lý.

Page 74: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

72

2.1.4. Về ngôn ngữ

Nếu xét tổng quát qua ngôn ngữ thể hiện, NLTT của Hệ thống TVCC Việt

Nam rất đa dạng. Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ chủ đạo thì các ngôn ngữ khác của

các dân tộc ít người như tiếng Thái, tiếng Khơ me, tiếng Dao, tiếng Tày, tiếng

H’mông… đều có trong NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. Thông qua ngôn

ngữ đa dạng thể hiện trong các loại hình tài liệu, NDT của Hệ thống TVCC Việt

Nam không chỉ có thể khám phá được các tiến trình lịch sử dân tộc nói chung mà

còn cả lịch sử, văn hóa… của từng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

nói riêng. Theo kết quả điều tra, khảo sát, hiện có một số sách viết bằng tiếng Khơ

me cổ (văn tự Sanskrit) đang được lưu giữ tại các TVCC, chùa Khơ me… tại tỉnh

Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang… nơi có nhiều người Khơ me sinh sống. NLTT của

Hệ thống TVCC Việt Nam cũng có tài liệu viết bằng tiếng Thái cổ, tiếng Tày, Nôm,

Dao, Mường… được lưu giữ tại các thư viện tỉnh Sơn La, Nghệ An, Yên Bái, Hòa

Bình…Bên cạnh đó, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn có cả tài liệu viết

bằng chữ Hán - Nôm. Đây là mảng tài liệu rất quý hiếm, có giá trị về lịch sử và văn

hóa. Ngôn ngữ đa dạng phong phú của NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam góp

phần tạo thành những cứ liệu quý giá, quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho NDT,

các nhà nghiên cứu, quản lý… nghiên cứu về hiện tại, quá khứ đã qua và cả những

bước thăng trầm trong lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội… của dân tộc. Ngoài tiếng

Việt, Hán - Nôm và tiếng của các dân tộc thiểu số khác, NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam còn có nhiều tài liệu viết bằng ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Trung Quốc,

tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức… Mảng tài liệu bằng tiếng nước ngoài

đã giới thiệu về đất nước, con người, kinh tế, xã hội của Việt Nam với bạn bè quốc tế

hoặc giúp bạn đọc Việt Nam hiểu được những phong tục, tập quán, lịch sử, văn hóa,

khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn… của nhiều nước trên thế giới.

Hiện tại, sách, báo, tạp chí, CSDL... bằng tiếng Việt vẫn chiếm hơn 90%

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. Tài liệu bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài

Page 75: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

73

chiếm tỷ lệ rất ít và chủ yếu tập trung tại các thư viện tỉnh, thành phố lớn hoặc có

đông đồng bào dân tộc sinh sống.

Bảng 2.2: Tỷ lệ theo ngôn ngữ của tài liệu

TỶ LỆ % NGÔN NGỮ CỦA TÀI LIỆU

STT TÊN THƯ VIỆN

TỔNG SỐ

TÀI

LIỆU VIỆT ANH PHÁP NGA

TRUNG QUỐC

KHÁC

1 Bà Rịa - Vũng Tàu

287.199 88,7 5,9 0,5 4,9 0 0

2 Bình Định

220.469 96,8 1,5 0,4 1,1 0 0,2

3 Gia Lai 130.385 99,9 0 0,1 0 0 0

4 Hà Nội 511.515 93,4 5,2 0,9 0,1 0,03 0,37

5 Hà Tĩnh 115.212 95,2 2,5 0,3 0,5 0 1,5

6 Quảng Ninh

201.200 90 5 2 2 1 0

7 Sóc Trăng 131.302 96,65

7 2,93 0 0,365 0 0,048

8 Tuyên Quang

118.858 95,5 2,0 1,7 0 0 0,8

Khác với các TVCC trong thệ thống chỉ có một số ít tài liệu sách báo bằng

tiếng nước ngoài, TVQG Việt Nam và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ

Chí Minh là các TVCC có tỷ lệ tài liệu bằng tiếng nước ngoài tương đối cao, được

chia đều ở các loại tài liệu. Xem bảng 2.3

Page 76: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

74

Bảng 2.3: Tỷ lệ ngôn ngữ tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

TỶ LỆ % NGÔN NGỮ CỦA TÀI LIỆU

STT

LOẠI

TÀI

LIỆU

TÊN THƯ

VIỆN VIỆT ANH PHÁP NGA TRUNG

QUỐC KHÁC

TVQG 43,3 14,8 9,6 25,3 5,04 1.96

1 Sách TV KHTH

TP.HCM 46,1 23,8 14,4 13,7 0,01 1,99

TVQG 28,6 23,9 21,2 8,7 5,02 12.58

2 Báo,

tạp chí TV KHTH

TP.HCM 41,8 23,1 26,5 0,05 0,25 8,3

TVQG 59,2 1,8 0,5 20,4 0,07 18.03

3

Luận

án tiến

sĩ TV KHTH

TP.HCM 56,5 2,2 0,6 11,2 0,05 29,45

Qua số liệu thống kê, có thể thấy tài liệu bằng tiếng Nga chiếm tỷ lệ khá lớn

trong NLTT của TVQG Việt Nam, do trước đây việc trao đổi tài liệu với Liên Xô

(cũ) hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ tại Liên Xô (cũ) là chủ yếu. Hiện tại, sau khi Liên

Xô tan rã, tài liệu bằng tiếng Anh đang có xu hướng tăng nhanh trong khi, tài liệu

bằng tiếng Nga lại ngày càng giảm sút.

2.2. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Trong công tác phát triển NLTT, chính sách phát triển NLTT đóng vai trò

quan trọng, quy định phương hướng cũng như chuẩn hóa quy trình phát triển NLTT

nhằm xây dựng nguồn tài liệu có giá trị cả về lượng và chất lượng trên cơ sở xác

định rõ chủ đề, loại hình, ngôn ngữ tài liệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thư

viện nhằm đáp ứng nhu cầu NDT. Bất kỳ một cơ quan TT-TV nào muốn phát triển

và khẳng định vị thế xã hội đều phải xây dựng chính sách phát triển NLTT. Bởi lẽ,

Page 77: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

75

khi một tổ chức triển khai một hoạt động nào đó không thể không xây dựng kế

hoạch / chính sách. Đối với các cơ quan TT-TV, muốn phát triển NLTT cả về lượng

và chất, cần phải có kế hoạch, chính sách cụ thể. Có như vậy, mới xây dựng, duy trì

và phát triển NLTT của cơ quan mình một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu tin

của NDT. Trong chính sách, cần xác định rõ nhu cầu tin của NDT mà thư viện đang

phục vụ, các loại hình tài liệu, nội dung, ngôn ngữ cần chọn lọc, bổ sung cho phù

hợp, đánh giá, phân tích NLTT đã lựa chọn, thu thập được để điều chỉnh chính sách

phát triển NLTT. Khi xác định, nhận dạng NLTT để bổ sung cũng cần phải xác định

tài liệu nào mua, tài liệu nào có thể chia sẻ, các vấn đề liên quan đến nguồn phát

triển, tài chính, cũng như những tài liệu nào không còn giá trị sử dụng thì thanh lý...

Vì vậy, xây dựng chính sách phát triển NLTT là vấn đề hàng đầu, có ý nghĩa sống

còn đối với cơ quan TT-TV. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách phát triển NLTT

của Hệ thống TVCC Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện rõ cả ở quy trình xây

dựng và nội dung chính sách.

2.2.1. Quy trình xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu, hiện có 66,7% thư viện cấp tỉnh, 72,2%

thư viện cấp huyện và cả TVQG Việt Nam vẫn chưa có chính sách phát triển NLTT

(qua xác minh, tỷ lệ 27,8% không trả lời của thư viện cấp huyện cũng không có

chính sách phát triển NLTT). (Xem Phụ lục 4). Với các thư viện cấp tỉnh có chính

sách phát triển NLTT, trên thực tế, đều chưa tuân thủ trình tự xây dựng chính sách ở

những cấp độ khác nhau, chứ chưa tính đến đến việc thực hiện, tuân thủ đúng quy

trình khi xây dựng chính sách. Đây là con số đáng lưu ý dưới hai khía cạnh:

Thứ nhất, Hệ thống TVCC Việt Nam chưa thấy rõ vai trò của chính sách phát

triển NLTT trong việc nâng cao chất lượng hoạt động cũng như đáp ứng nhu cầu

NDT nên công tác phát triển NLTT nhiều khi tự phát, cảm tính và bị yếu tố chủ

quan chi phối;

Thứ hai, Hệ thống TVCC Việt Nam coi nhẹ quy trình xây dựng chính sách

phát triển NLTT. Phần lớn thư viện có chính sách phát triển NLTT đều không thực

Page 78: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

76

thi đầy đủ quy trình xây dựng chính sách: từ thành lập ban soạn thảo chính sách;

điều tra, nghiên cứu, phân tích bối cảnh xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương,

tính chất, đối tượng phục vụ của thư viện để xác định các cấp độ và thể loại bổ

sung, sưu tầm... đến thẩm định, điều chỉnh, hình thành chính sách chính thức hoặc

chỉnh sửa, bổ sung chính sách sau một thời gian ban hành. Tất cả những quy trình

trên nhiều khi chỉ do một vài cán bộ hoặc lãnh đạo thư viện quyết định, vì vậy thiếu

tính khoa học và thực tiễn.

2.2.2. Nội dung chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Xây dựng chính sách phát triển NLTT không phải việc đơn giản, cần có sự

đầu tư nhiều về thời gian, nhân lực, kinh phí, nên những TVCC đã có chính sách

phát triển NLTT thì nội dung đều còn rất sơ sài, chưa xác định rõ phạm vi thu thập

tài liệu liên quan đến các lĩnh vực tri thức, ngành sản xuất, đối tượng NDT... Do đó,

chưa đảm bảo mối tương quan, tỷ lệ tương xứng trong thành phần NLTT theo các

tiêu chí: nội dung, ngôn ngữ, loại hình, thời gian..., cũng như chưa xác định rõ

nguồn bổ sung, tiêu chí thanh lý tài liệu.

Hiện tại, chính sách phát triển NLTT chủ yếu là những quy định đơn giản,

không thành văn, vì vậy, phát triển NLTT thường theo cảm tính, bị yếu tố chủ quan

chi phối làm suy giảm chất lượng NLTT. Chính vì lẽ đó, nên nội dung, cơ cấu tài

liệu của của Hệ thống TVCC Việt Nam đã có nhiều khác biệt giữa các thư viện, khu

vực, vùng miền. Tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh thuộc

khu vực Đông Nam Bộ, tài liệu về khoa học xã hội chiếm tới 43% tổng cơ cấu nội

dung NLTT, trong khi loại tài liệu này chỉ chiếm 1,8% tại Thư viện tỉnh Bình Định

thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tài liệu cho thiếu nhi cũng có sự

khác biệt. Ở Thư viện tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,

loại tài liệu này chiếm tới 30% tổng cơ cấu NLTT, trong khi Thư viện Khoa học

Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2,8%. Thư viện cấp huyện cũng có sự khác

biệt đối với tài liệu cho thiếu nhi, đa số bổ sung từ 15- 20%. Một số thư viện ở Nam

Page 79: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

77

Trung Bộ và Tây Nguyên bổ sung 30% (Thư viện huyện Hoài Nhơn - Bình Định,

Chư Sê, Đắc Đoa - Gia Lai), trong khi Thư viện huyện Long Phú - Sóc Trăng thuộc

khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lại bổ sung tới 50% sách thiếu nhi... Sự khác biệt

trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do cơ cấu nội dung tài liệu không được

xác định rõ ràng trong chính sách phát triển NLTT, từ đó, những quyết định đôi khi

mang tính chủ quan, cảm tính để điều chỉnh tỷ lệ % chủ đề, môn loại đã được thông

qua.. Đặc biệt, đối với mảng tài liệu địa chí, loại tài liệu rất quan trọng, cho dù tỷ lệ

xuất bản cũng như lưu giữ trong cộng đồng có khác nhau giữa các địa phương nhưng

mức độ quan tâm bổ sung của các cấp thư viện trong hệ thống không đồng đều: Thư

viện thành phố Hà Nội 5%, Thư viện tỉnh Gia Lai 1%, Thư viện tỉnh Bình Định chỉ

có 0,5%... Đây là một trong những biểu hiện cụ thể của việc các thư viện trong Hệ

thống TVCC Việt Nam chưa có chính sách phát NLTT hoặc có nhưng chưa phù hợp.

Về loại hình tài liệu: hầu hết thư viện trong hệ thống đều có tài liệu dưới

dạng CD-ROM, DVD, microfilm, microfich... nhưng rất ít vì giá thành cao nên

không phải thư viện nào cũng bổ sung thường xuyên hoặc có máy chuyên dụng

dùng để đọc loại tài liệu này. Do đó, loại hình tài liệu chủ yếu của Hệ thống TVCC

Việt Nam vẫn là sách, báo tạp chí dạng in ấn truyền thống.

Về ngôn ngữ tài liệu: tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chủ đạo trong NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam. TVCC cấp tỉnh có tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp,

tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Triều Tiên, Bồ

Đào Nha... phần lớn thông qua nguồn biếu tặng từ các Quỹ, Tổ chức quốc tế hoặc

các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Một số TVCC cấp tỉnh khác, nơi có đồng

bào dân tộc thiều số sinh sống (Sóc Trăng, Gia Lai...) có chú trọng bổ sung tài liệu

tiếng dân tộc để phục vụ người dân, nhưng số nhà xuất bản xuất bản sách tiếng dân

tộc và số lượng tên sách bằng tiếng dân tộc được xuất bản hàng năm rất ít nên chưa

đáp ứng nhu cầu người dân. Kết quả điều tra được tổng hợp trong Biểu đồ

2.2 và 2.3.

Page 80: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

78

Biểu đồ 2.2: Thành phần ngôn ngữ tài liệu của thư viện cấp tỉnh

100

44.4

100

55.6

66.7

55.6

33.3

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Tiếng Việt Tiếng dântộc

Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Nga TiếngTrung Quốc

Tiếng khác(Hàn, Nhật,

Đức)

Tỉ lệ %

Đối với thư viện cấp huyện, ngoài tài liệu tiếng Việt, một số thư viện (Mỹ

Xuyên - Sóc Trăng, Đắc Đoa - Gia Lai...) có bổ sung tài liệu tiếng dân tộc. Thư viện

cấp huyện cũng bổ sung tài liệu tiếng nước ngoài nhưng chủ yếu thông qua nguồn tài

trợ, biếu tặng.

Biểu đồ 2.3: Thành phần ngôn ngữ tài liệu của thư viện cấp huyện

94.4

16.7

55.6

16.7 16.7

0

1020

30

4050

60

7080

90

100

Tiếng Việt Tiếng dân tộc Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng khác(Hàn, Nhật,

Đức)

Tỉ lệ %

Tỷ lệ ngôn ngữ tài liệu bằng tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài như nêu trên của

các cấp thư viện trong Hệ thống TVCC Việt Nam không đồng nghĩa với số lượng tài

liệu có trong NLTT của hệ thống. Qua khảo sát, nhiều thư viện chỉ có một vài tài liệu

thuộc các nhóm ngôn ngữ này.

Page 81: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

79

2.3. Phương thức phát triển nguồn lực thông tin

2.3.1. Phương thức trả tiền

2.3.1.1. Mua

Mua là phương thức phát triển NLTT chủ yếu của Hệ thống TVCC Việt

Nam thông qua các nguồn cung cấp từ các nhà xuất bản trong và ngoài nước như

nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Khoa học Xã hội, Kim đồng, Phụ nữ, Văn học,

Springers, McGrawhill... các công ty phát hành, nhập khẩu sách báo: Tổng công ty

phát hành sách Việt Nam, các công ty phát hành sách ở địa phương, Tổng công ty

xuất nhập khẩu sách báo (XUNHASABA)... Kinh phí mua từ ngân sách được cấp

hàng năm và kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong lĩnh vực

thư viện. Trong những năm gần đây, kinh phí mua tài liệu trong chương trình mục

tiêu quốc gia về văn hóa trong lĩnh vực thư viện đã được chuyển về ngân sách địa

phương, cho phép TVCC chủ động về thời gian mua tài liệu, nguồn mua cũng như

nội dung tài liệu sẽ bổ sung vào NLTT của thư viện. Tuy nhiên, do ngân sách hạn

hẹp nên các thư viện trong hệ thống gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn tài

liệu, quyết định số bản / tên tài liệu, loại hình, ngôn ngữ tài liệu (Xem Bảng 2.7 và

Biểu đồ 2.10). Theo kết quả phỏng vấn, điều tra, tính trung bình, thư viện cấp tỉnh

chỉ bổ sung được từ 5-10%, còn thư viện cấp huyện là 0,5-1% trên tổng số tên tài

liệu xuất bản trong năm ở Việt Nam bằng phương thức trả tiền.

2.3.1.2. Khai thác trên mạng máy tính

Khai thác CSDL trên mạng máy tính (online) để xây dựng các bộ sưu tập

toàn văn, dữ kiện, thư mục... theo chuyên đề đang rất phát triển trong hoạt động TT-

TV ở các thư viện trong và ngoài nước. Bằng phương thức này, TVCC có thể chia

sẻ CSDL với các thư viện khác trong cùng hệ thống hoặc trong liên hiệp. Tuy nhiên,

việc khai thác thông tin và sử dụng Internet trong phát triển NLTT nhằm nâng cao

chất lượng NLTT, thỏa mãn tối đa nhu cầu NDT cũng như giúp NDT chủ động

trong nghiên cứu, học tập... vẫn chưa được phần lớn TVCC các cấp sử dụng. Ngoài

Page 82: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

80

hạ tầng CNTT nghèo nàn thì nguyên nhân chính yếu là các cấp thư viện không thể

vượt qua quy định tài chính hiện hành khi thanh toán các "sản phẩm ảo" trên mạng.

Hiện tại, chỉ có một số TVCC trong hệ thống như TVQG Việt Nam, Thư

viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh... triển khai tốt phương thức này.

Trong đó, TVQG Việt Nam có CSDL Sách Châu Âu gồm 2 CSDL trực tuyến phổ

biến nhất: CSDL thư mục về các nhà xuất khẩu / nhập khẩu trên toàn cầu và CSDL

dữ kiện trực tuyến về các công ty của các nước đang hợp tác kinh doanh với nhau;

CSDL SpringerImages nghiên cứu về khoa học, công nghệ và y học với hơn 5 triệu

hình ảnh, đồ thị, biểu đồ, bảng biểu… từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy, có chất

lượng cao cùng tính năng tìm kiếm được xây dựng trên giao diện thân thiện với

người sử dụng...

2.3.1.3. Sao chụp tài liệu

Việc sao chụp, nhân bản tài liệu thông qua photocopy hay chụp microfilm…

những tài liệu thư viện không có hoặc thiếu bản sẽ giúp Hệ thống TVCC Việt Nam

đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Tuy nhiên, từ khi công ước Berne và Luật Bản quyền

có hiệu lực tại Việt Nam thì Hệ thống TVCC Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn

khi áp dụng phương thức này. Do vậy, không chỉ TVQG Việt Nam, TVCC cấp tỉnh

và huyện mà cả các thư viện chuyên ngành cũng đều không thực hiện được phương

thức này. Có chăng, chỉ là những dịch vụ nhỏ lẻ cho NDT khi họ có nhu cầu sao

chụp tài liệu.

2.3.2. Phương thức không phải trả tiền

2.3.2.1. Biếu tặng

Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, tài liệu nhận được thông qua nguồn

biếu tặng rất quan trọng và có ý nghĩa đối với Hệ thống TVCC Việt Nam, giúp

hệ thống nâng cao chất lượng, số lượng NLTT, tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiện, đa

số thư viện trong hệ thống có được tài liệu biếu tặng đều không phải do tự mình

có kế hoạch và tổ chức khai thác mà phần lớn thông qua các cơ quan, tổ chức

Page 83: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

81

khác hoặc chủ yếu thông qua TVQG Việt Nam (Sách tiếng Anh của Quỹ Châu

Á, tài liệu, sách báo nhận biếu tặng, quyên góp từ các sự kiện lớn do TVQG Việt

Nam tổ chức như Ngày Hội đọc Sách và Bản quyền thế giới, Ngày Sách Việt

Nam...). Xem bảng 2.4 và 2.5.

Bảng 2.4: Sách tiếng Anh Quỹ Châu Á phân phối cho các thư viện trong cả nước thông qua Dự án của Thư viện Quốc gia Việt Nam (giai đoạn 2001 - 2013)

Số liệu sách phân phối cho các hệ thống thư viện

Thư viện

công cộng

Thư viện chuyên ngành

Thư viện

CĐ, ĐH

Thư viện trường tiểu

học

Các giai đoạn tài

trợ

Tổng số sách nhận được

Tổng số TV được nhận sách

Số lượng

Thư viện

Tổng số

sách

nhận

Số lượng

Thư viện

Tổng số

sách

nhận

Số lượng

Thư viện

Tổng

số

sách

nhận

Số lượng

Thư viện

Tổng số

sách

nhận

2001-2002 79.268 78 21 39.629 14 6.484 43 33.155 0 0

2003-2005 84.969 158 31 34.398 18 7.866 109 42.705 0 0

2005-2008 116.481 125 32 53.116 23 6.534 70 56.831 0 0

2009-2012 120.533 161 39 46.362 35 8.788 87 65.383 0 0

2013 - 14582 176 31 4.029 27 1.196 88 8.461 30 928

Tổng cộng 415.833 177.536 30.868 206.435 928

Page 84: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

82

Bảng 2.5: Sách tiếng Việt do Thư viện quốc gia Việt Nam tặng cho các thư viện trên cả nước từ nguồn biếu tặng, quyên góp... (giai đoạn 2001 - 2013)

Năm

Số lượng

sách tặng

Số

Thư viện

Danh sách thư viện được tặng sách

(Gồm thư viện cấp xã, huyện, tỉnh, thư viện các đồn biên phòng, huyện đảo... nhân ngày hội sách, ngày lễ lớn; thiên tai do bão lụt…)

2001-

2002

9.100 32 Các thư viện huyện, xã vùng sâu, vùng xa của Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ninh, Cà Mau, Vĩnh Long, Hà Giang, Ninh Bình, Phú Thọ, Cao Bằng, Sơn La… Thư viện 13 đồn biên phòng tỉnh ĐắcLắc…

2003 10.900 13 Thư viện Lạng Sơn, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Hưng Yên, biên phòng Đồn Chi Ma…

2004 14.543 27 Bộ đội Trường Sa, Thư viện Bạc Liêu, Sơn La, Nghệ An, Sóc Trăng, Quảng Nam, Yên Bái, Hậu Giang, Lào Cai, Trà Vinh, Cần Thơ, Thanh Hóa…

2005 29.851 49 Thư viện Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bến Tre, Gia Lai, Quảng Bình, Khánh Hòa, An Giang, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nam Định, Hậu Giang, Lạng Sơn, Bình Định, Hà Tĩnh, Đồn biên phòng Sơn La, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, …

2006 20.980 48 Thư viện Lai Châu, Quảng Trị, Cao Bằng, Đắc Lắc, Hà Giang, Đà Nẵng, Gia Lai; Đồn biên phòng Hà Giang, đồn biên phòng 38 (Hải Phòng); Thư viện huyện Côn Đảo, Chư sê Gia Lai, làng trẻ em Nguyễn Viết Xuân, làng trẻ em nhiễm chất độc da cam, Bộ đội Trường Sa,..

2007-

2008

30.817 50 Thư viện Cao Bằng, Thanh Hóa, Hải Phòng, Phú Thọ, Lào Cai, Hậu Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Long An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Gia Lai; Thư viện trung tâm văn hóa thông tin Việt Nam tại Lào…

Page 85: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

83

Năm

Số lượng

sách tặng

Số

Thư viện

Danh sách thư viện được tặng sách

(Gồm thư viện cấp xã, huyện, tỉnh, thư viện các đồn biên phòng, huyện đảo... nhân ngày hội sách, ngày lễ lớn; thiên tai do bão lụt…)

2009 25.716 29 Thư viện Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, An Giang, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị, Cà Mau...

2010 44.109 35 Thư viện Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,, Nghệ An, Quảng Trị, Phú Thọ, Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kiên Giang, Quảng Trị...

2011 45.584 53 Thư viện Tây Ninh, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Bình Phước, Bắc Ninh... 27 Thư viện tỉnh có biển đảo của Việt Nam; Thư viện 5 đồn biên phòng và 5 huyện của tỉnh An Giang...

2012 19.584 26 Thư viện Quảng Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ngãi; Thư viện Huyện đảo Trường Sa, Khu di tích cố Tổng bí thư Lê Duẩn, Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh...

2013 2.4.638 34 Thư viện tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Ninh, Ninh Thuận, Bình Định, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quàng Ngãi, Gia Lai; Thư viện Sư đoàn 301 Bộ tư lệnh thủ đô, Trại giam Phú Sơn (Thái Nguyên),..

TC 275.822

cuốn sách

396

TV

Theo số liệu thống kê của TVQG Việt Nam, trong giai đoạn 2001 – 2013,

thư viện được tặng nhiều sách tiếng Anh nhất là Thư viện Hà Nội (10.445 cuốn),

Page 86: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

84

Thư viện tỉnh Sóc Trăng nhận được ít nhất (3.386). Với sách tiếng Việt, thư viện

được tặng nhiều nhiều nhất là Thư viện tỉnh Hà Tĩnh (4.700 cuốn), còn Thư viện Hà

Nội được tặng ít nhất (200 cuốn). Đây là nguồn tài liệu quý với các thư viện, thể

hiện vai trò trung tâm của TVQG Việt Nam trong việc phát triển NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam cả về lượng và chất.

2.3.2.2. Khai thác nguồn nội sinh

Là nguồn tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động khoa học kỹ

thuật, sản xuất, phục vụ, quản lý... của các cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo như đề tài

nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội nghị, khóa luận, luận văn, báo cáo khoa học…và

thường không được công bố rộng rãi. Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho

nghiên cứu, học tập... của người dân. Việc thu thập, kiểm soát và phổ biến nguồn tài

liệu nội sinh là một trong những nhiệm vụ của Hệ thống TVCC Việt Nam nhằm

phục vụ thiết thực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Hiện tại,

dù số lượng tài liệu nội sinh thu được còn rất ít nhưng nhiều TVCC đã chú ý quan

tâm tới nguồn tài liệu này trong phát triển NLTT. Theo kết quả điều tra, khảo sát,

phỏng vấn, tài liệu nội sinh của Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là các tập

san hàng tháng như: Thông tin chọn lọc, Nông thôn đổi mới... do thư viện tự biên

soạn; Thư viện tỉnh Gia Lai đã được bạn đọc tặng một số ít luận án, luận văn của

họ. Ngoài ra, thư viện cũng tự biên soạn các loại thư mục: Thư mục phục vụ các

điểm văn hóa xã, thư mục thông tin, thư mục các sự kiện lớn để phục vụ NDT; Thư

viện tỉnh Bình Định có 17 Luận án tiến sĩ, 09 Luận văn thạc sĩ, 16 tài liệu hội nghị,

89 báo cáo khoa học, 25 kỷ yếu hội nghị... Để có được số tài liệu này, Thư viện tỉnh

Bình Định đã thực hiện bằng nhiều cách như: xin trực tiếp tác giả; cử cán bộ đi sưu

tầm... Tuy nhiên, đa số thư viện các cấp trong hệ thống ít quan tâm và chủ động

khai thác nguồn tài liệu nội sinh. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu thông tin, chưa

năng động, ngại tiếp xúc... với các cơ quan / cá nhân để có các loại tài liệu này. Hơn

nữa, hiện đang có xu hướng / nhận thức lệch lạc, vi phạm bản quyền cần điều chỉnh

trong Hệ thống TVCC Việt Nam. Đó là, nhiều TVCC coi việc xây dựng các CSDL

Page 87: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

85

bằng cách số hoá, chuyển dạng tài liệu sang microfilm, microfich... là nguồn tài liệu

nội sinh.

2.3.2.3. Thu nhận lưu chiểu xuất bản phẩm

Do quy định không rõ ràng trong Luật xuất bản, dẫn đến những cách hiểu

khác nhau, nên ngoài TVQG Việt Nam, hầu như TVCC ở các tỉnh, thành phố có các

nhà xuất bản trên địa bàn đều không được nhận ấn phẩm lưu chiểu. Ấn phẩm lưu

chiểu chỉ được chuyển cho thư viện, thường là với số lượng không đầy đủ và không

theo định kỳ từ các Sở Văn hóa – Thông tin hoặc Sở Thông tin và Truyền thông đã

ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu thập, bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa thành

văn của địa phương. Mặt khác, do liên kết xuất bản đang diễn ra phổ biến trên toàn

quốc nên các cơ quan quản lý rất khó nắm bắt và theo dõi được tình hình xuất bản,

do đó, việc quản lý tài liệu lưu chiểu ngày càng lỏng lẻo.

2.3.2.4. Trao đổi thông tin

Trao đổi thông tin là một trong những phương thức phát triển NLTT nhằm

giúp Hệ thống TVCC Việt Nam thu thập được những tài liệu quý hiếm không có

bán trên thị trường. Hình thức trao đổi thông tin có thể được thực hiện giữa các thư

viện trong hoặc ngoài hệ thống hoặc giữa các thư viện trong nước với thư viện nước

ngoài. Thông thường, để thực hiện phương thức này, TVCC đều xây dựng danh

mục tài liệu cần trao đổi, lớn hơn thì xây dựng kho tài liệu trao đổi. Thực tiễn cho

thấy, phương thức trao đổi thông tin chưa được Hệ thống TVCC Việt Nam quan

tâm phát triển, chưa trở thành một hoạt động phổ biến. Gần đây, với sự xuất hiện

của các Liên hiệp thư viện chia theo vùng lãnh thổ trên cả nước thì phương thức

trao đổi thông tin về tài liệu địa chí đã được triển khai. Tuy nhiên, hoạt động này

vẫn chưa được thực hiện đều đặn. Hiện chỉ có TVQG Việt Nam và một số ít TVCC

trực thuộc trung ương như Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,

Thư viện Hà Nội, Thư viện Cần Thơ... duy trì và phát triển được nguồn trao đổi tài

liệu với các thư viện và cơ quan thông tin trong và ngoài nước, giúp thư viện tiết

kiệm ngân sách và có những tài liệu giá trị.

Page 88: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

86

2.3.3. Các phương thức khác

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các phương thức phát triển NLTT dưới đây

có thể phải trả tiền hoặc không phải trả tiền.

2.3.3.1. Sưu tầm trong nhân dân

Sưu tầm tài liệu trong nhân dân được các thư viện triển khai từ lâu ở cả trong

và ngoài nước. Đối với Việt Nam, trong quá khứ, do chiến tranh triền miên, nên

nguồn tài liệu còn được lưu giữ trong nhân dân khá lớn. Vì vậy, Hệ thống TVCC

Việt Nam cần chú trọng phương thức phát triển NLTT này. Thực tế cho thấy, trong

thời gian gần đây, việc sưu tầm tài liệu trong nhân dân đã được Hệ thống TVCC

Việt Nam quan tâm, nhưng do hạn hẹp về nhân lực, kinh phí nên gần như chưa

được triển khai ở thư viện cấp huyện mà chỉ tiến hành ở thư viện cấp tỉnh với những

cấp độ khác nhau, trong đó Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, Sơn La, Yên Bái... đang

tiến hành hiệu quả theo phương thức này. Kết quả đạt được rất khả quan. Các thư

viện trên đã sưu tầm được nhiều cuốn sách chép tay bằng ngôn ngữ Thái cổ, chữ

Nôm tượng hình của dân tộc Dao, chữ Hán Nôm, Nôm Tày... từ thế kỷ XIII, hay

nhiều tư liệu quí nghiên cứu về văn hóa Chămpa, thời Pháp và triều đại nhà Nguyễn

trong các sắc phong, chiếu chỉ các loại từ thế kỷ XIX...

2.3.3.2. Xã hội hóa

Trong giai đoạn đổi mới đất nước với nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng và

Nhà nước đã chủ trương xã hội hóa nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thư viện.

Năm 2008, Chính phủ đã ban hành nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách

khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn

hóa, thể thao, môi trường. Bằng phương thức xã hội hóa, Hệ thống TVCC Việt Nam

đã huy động sự đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước

với những hoạt động cụ thể như: quyên góp sách báo, vận chuyển tài liệu... góp

phần tăng cường chất lượng NLTT cũng như hoạt động của hệ thống. Cụ thể, Thư

viện tỉnh Bình Định đã vận động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng,

Page 89: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

87

phát triển nhiều mô hình thư viện: Thư viện tủ sách - cơ sở kết hợp với Hội Nông

dân; Bộ Đội Biên Phòng; Thư viện trường học (nội trú các huyện miền núi); thư

viện tư nhân... theo đó, trụ sở, nhân lực, trang thiết bị thư viện... chủ yếu là của các

tổ chức, cá nhân tham gia vào mô hình thư viện liên kết phục vụ cộng đồng đóng

góp; Thư viện tỉnh Gia Lai đã cùng với các cấp, các ngành trong địa phương tổ chức

xây dựng 23 phòng đọc sách lưu động ở các xã, phường, trường cao đẳng, trường

trung cấp, các trung tâm bảo trợ của tỉnh theo phương châm: thư viện tỉnh đảm nhận

việc luân chuyển sách và xây dựng vốn sách lưu động, các cấp, các ngành hỗ trợ về

trụ sở, trang thiết bị và người làm công tác phục vụ tại chỗ; Thư viện thành phố Hà

Nội đã nhận được sự hỗ trợ tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (các tổ chức phi chính

phủ, các trung tâm văn hóa Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ngân hàng ADB,...)

hoặc phục vụ lưu động kết hợp với tổ chức phi chính phủ Singapore về phương tiện

và một phần đóng góp nhân lực, đảm bảo hoạt động phục vụ lưu động vào ngày thứ

7 và Chủ nhật hàng tuần tại các điểm đọc sách vùng sâu vùng xa... Tuy nhiên, do

nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do thiếu phương pháp và kế hoạch xã

hội hóa cụ thể nên phương thức xã hội hóa chỉ phát huy hiệu quả ở một số TVCC

trong hệ thống.

2.3.3.3. Phối hợp chia sẻ nguồn lực thông tin

Phối hợp phát triển, chia sẻ NLTT là một trong những hoạt động quan trọng

của Hệ thống TVCC Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hình thức chủ yếu phối

hợp phát triển, chia sẻ NLTT chủ yếu trong thời gian qua giữa các thư viện trong hệ

thống là luân chuyển tài liệu. Mượn liên thư viện đã có nhưng chưa phát triển.

Ngoài ra, nhiều thư viện cấp tỉnh đều trao đổi tài liệu địa chí, báo xuân để triển lãm,

giới thiệu với bạn đọc nhân các sự kiện lớn của địa phương. Một số TVCC, đặc biệt

là thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh và Thư viện Khoa học Tổng hợp thành

phố Hồ Chí Minh... đã có những hoạt động ban đầu như thu thập, số hóa và chia sẻ

tài liệu quý hiếm... Bên cạnh đó, các Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ

Chí Minh, Bình Định, Gia Lai... đã tham gia Liên hiệp thư viện các nguồn tin điện

Page 90: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

88

tử để phối hợp bổ sung, chia sẻ NLTT. Các thư tỉnh Bình Định, Gia Lai, Quảng

Ninh, Hà Tĩnh... cũng quan tâm phối hợp xây dựng mục lục liên hợp, xây dựng

CSDL tài liệu địa chí. Sự phối hợp phát triển, chia sẻ NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam đã đạt được một số kết quả và có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể :

- Đã đa dạng hóa hình thức phục vụ cộng đồng, củng cố, duy trì và phát triền

văn hóa đọc ở cơ sở.

- Đảm bảo NLTT đầy đủ; cập nhật. Làm phong phú thêm NLTT của các thư

viện trong hệ thống, thu hút được ngày càng nhiều người dân đến với TVCC.

- Tiết kiệm được tài chính phát triển NLTT;

- Góp phần quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của NDT.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Nam. Giúp TVCC

thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ bạn đọc, tăng vòng quay của tài liệu, quảng bá được

hình ảnh của TVCC và Hệ thống TVCC Việt Nam đối với cộng đồng, góp phần thu

hẹp dần khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, góp phần tích cực

“xóa đói, giảm nghèo” trong văn hóa.

Tuy nhiên, hoạt động phối hợp phát triển, chia sẻ NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh như:

- Các văn bản chỉ đạo chưa đầy đủ, chưa có chế tài để bắt buộc các thư viện

phải tham gia, tham gia thường xuyên;

- Mô hình luân chuyển chưa thật khoa học;

- Phạm vi phối hợp còn hạn chế, chủ yếu là giữa các TVCC trong khu vực;

- Nội dung phối hợp chưa phong phú và thống nhất giữa các vùng miền trong

hệ thống;

- Tổ chức phối hợp, hợp tác chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện, không phụ

thuộc nhau, nên rất khó khăn trong điều hành và duy trì hoạt động bền vững...

Phương thức phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam thông qua một

số nguồn cụ thể như: mua, biếu tặng và chương trình mục tiêu quốc gia. Các thư viện

Page 91: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

89

cấp tỉnh trong hệ thống, nơi có các nhà xuất bản đang hoạt động tại địa phương, gần

như đều không nhận được tài liệu thông qua nguồn lưu chiểu một cách thường xuyên

và chính thức (tổng hợp trong Phụ lục 5). Nguyên nhân chủ yếu do Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch hoặc Sở Thông tin và Truyền thông của các tỉnh / thành phố sau khi

nhận lưu chiểu từ các đơn vị xuất bản đã không chuyển ngay cho thư viện mà thường

gộp lại từ 3-6 tháng mới giao cho thư viện và thường không đầy đủ, đã ảnh hưởng rất

lớn tới việc thu thập, lưu giữ, bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa thành văn của địa

phương và dân tộc. Ngoài ra, Hệ thống TVCC Việt Nam cũng ít triển khai việc khai

thác thu thập từ các nguồn khác như sưu tầm trong nhân dân, phát triển tài liệu nội

sinh…. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả: NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam vẫn còn rất thiếu hụt, nghèo nàn, chưa cập nhật, chưa phát

huy hết tần xuất luân chuyển, quay vòng của tài liệu, dẫn đến hệ quả là chưa đáp ứng

đầy đủ nhu cầu tin của NDT.

2.4. Chuẩn nghiệp vụ áp dụng trong xử lý nguồn lực thông tin

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam được xử lý, diễn đạt, nhận dạng theo

các quy cách và tiêu chuẩn chuẩn nghiệp vụ TT-TV thống nhất như Khổ mẫu biên

mục (MARC21), Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR2), Khung phân loại Dewey

(DDC), chuẩn mô tả tài liệu số DublinCore, chuẩn trao đổi dữ liệu ISO 2709, mượn

liên thư viện ISO 10161, tra cứu liên thư viện Z39.50… đã giúp Hệ thống TVCC

Việt Nam nhanh chóng phát triển theo hướng chuẩn hóa, có điều kiện hợp tác, trao

đổi, chia sẻ sản phẩm và dịch vụ TT-TV, đáp ứng nhu cầu NDT và hội nhập với

cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam được tổ chức

khoa học, tạo hệ thống tra cứu, truy cập tương đối linh hoạt để NDT có thể khai

thác NLTT cũng như các loại hình sản phẩm và dịch vụ với nội dung khá phong

phú. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, khảo sát, hiện việc áp dụng các chuẩn nghiệp

vụ trong xử lý kỹ thuật của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn chưa thống nhất. Một số

thư viện cấp tỉnh và hầu như đại đa số thư viện cấp huyện và cấp xã, vì nhiều lý do

khác nhau nhưng chủ yếu do thiếu cán bộ có trình độ, cơ sở vật chất, hạ tầng thông

Page 92: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

90

tin nghèo nàn, thậm chí không có… nên các thông tin đã không được / không thể xử

lý, trình bày, diễn đạt, nhận dạng theo các quy cách và tiêu chuẩn nghiệp vụ TT-TV

thống nhất trong toàn hệ thống. Vì vậy, khả năng phổ biến, chia sẻ thông tin, yếu tố

chính làm tăng khả năng trao đổi nhiều chiều và nâng cao chất lượng NLTT, thậm

chí mang lại lợi nhuận cho hệ thống vẫn còn nhiều hạn chế. Một số chuẩn nghiệp

vụ chính hiện đang áp dụng trong xử lý kỹ thuật NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam được tổng hợp tại bảng 2.6

Bảng 2.6 : Chuẩn nghiệp vụ đang áp dụng trong xử lý nguồn lực thông tin

STT TÊN THƯ VIỆN Khổ mẫu biên

mục Quy tắc biên

mục Khung phân

loại

1 Thư viện Quốc Gia

MARC21 ISBD DDC 23

2 Bà Rịa - Vũng Tàu

MARC21 AACR2 DDC 23

3 Bình Định MARC21 ISBD DDC 14 + 23

4 Gia Lai MARC21 AACR2 DDC 23

5 Hà Nội MARC21 ISBD DDC 14

6 Hà Tĩnh MARC21 ISBD DDC 23

7 Quảng Ninh MARC21 AACR2 DDC 14

8 Sóc Trăng MARC21 ISBD DDC 14

9 Tp. Hồ Chí Minh MARC21 AACR2 DDC 23

10 Tuyên Quang Chưa áp dụng ISBD DDC 14

Page 93: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

91

2.5. Tổ chức, khai thác, thanh lý, bảo quản nguồn lực thông tin

2.5.1. Tổ chức nguồn lực thông tin

2.5.1.1. Tổ chức quản lý theo phương pháp truyền thống

Hiện tại, Hệ thống TVCC Việt Nam tổ chức kho theo 2 hình thức: kho mở và

kho đóng.

Với hình thức tổ chức quản lý tài liệu theo kho đóng, tài liệu được tổ chức

sắp xếp theo số đăng ký cá biệt kết hợp với ngôn ngữ, khổ cỡ,… NDT muốn tra

tìm tài liệu phải thông qua hệ thống mục lục truyền thống (Mục lục chữ cái, mục

lục phân loại) hoặc mục lục điện tử. Khi đã có ký hiệu xác định vị trí tài liệu

trong kho, NDT viết phiếu yêu cầu và chuyển đến thủ thư rút tài liệu trong kho

ra phục vụ. Hình thức tổ chức quản lý kho đóng đang được đại đa số thư viện

trong Hệ thống TVCC Việt Nam áp dụng. Tổ chức quản lý tài liệu theo phương

pháp truyền thống vẫn là hình thức tổ chức chính của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Các cấp thư viện trong Hệ thống TVCC Việt Nam đã tổ chức quản lý tài liệu theo

các dạng kho như: kho tổng hợp / tổng kho, kho lưu động, kho phòng mượn, kho

địa chí, kho tra cứu, kho thiếu nhi… Tổ chức quản lý tài liệu theo phương pháp

truyền thống đã giúp thư viện dễ dàng trong công tác quản lý, dễ tìm tài liệu, tiết

kiệm thời gian tìm kiếm, có chính sách phù hợp cho việc bảo quản và phục vụ cho

từng đối tượng NDT, nâng cao hiệu quả sử dụng NLTT.

Với hình thức tổ chức quản lý theo kho mở, tài liệu được sắp xếp theo nội

dung, môn loại, chủ đề nhằm tập hợp tài liệu theo từng chuyên đề, chuyên ngành

khoa học hay tài liệu của cùng một tác giả (tổ chức theo ký hiệu phân loại + mã

cutter). Với hình thức tổ chức mở, NDT được trực tiếp vào kho lựa chọn tài liệu

theo nhu cầu. Kho mở đã tạo điều kiện thân thiện hơn để NDT tiếp cận với NLTT.

Dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm tài liệu, giảm bớt các thủ tục phiền hà cũng như tạo

môi trường đọc thân thiện. Các thư viện trong Hệ thống TVCC Việt Nam đã và

đang áp dụng hình thức tổ chức quản lý theo kho mở (TVQG Việt Nam, Thư viện

thành phố Hà Nội, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện

Page 94: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

92

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu....). Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của hình thức tổ

chức quản lý tài liệu theo kho mở cũng không phải không có hạn chế như: gây khó

khăn cho thư viện khi phải bố trí diện tích lớn, phù hợp trong khi hầu hết các thư

viện tỉnh diện tích còn hạn chế, cơ sở vật chất của phần lớn TVCC trong hệ thống

còn nghèo nàn. Cũng do điều kiện về cơ sở vật chất hoặc thiếu cán bộ thư viện nên

một số TVCC chỉ tổ chức một số kho mở như kho địa chí (Thư viện tỉnh Bình Định,

Gia Lai…), kho ngoại văn, kho mượn tổng hợp (Thư viện thành phố Hải Phòng. Hà

Tĩnh…), kho tài liệu phục vụ thiếu nhi (Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Sóc Trăng...)

Ngoài ra, đối với dạng tài liệu tra cứu như Bách khoa toàn thư; Các tài liệu

mang tính chất chỉ đạo;; Các loại từ điển theo ngôn ngữ và theo chuyên ngành; Tài

liệu tra cứu khác, Ấn phẩm thông tin thư mục... Với các dạng tài liệu này, thư viện

thuộc Hệ thống TVCC Việt Nam đã tổ chức quản lý theo dạng Kho tài liệu tra cứu.

Kho tài liệu tra cứu giúp NDT tiếp cận trực tiếp với tài liệu để dễ dàng tra cứu. Các

tài liệu tra cứu được Hệ thống TVCC Việt Nam xử lý, sắp xếp trên giá tuân thủ theo

các quy tắc kỹ thuật nghiệp vụ từ lựa chọn, bổ sung tài liệu đến việc xử lý kỹ thuật,

sắp xếp và phục vụ NDT. Kho tài liệu tra cứu là một loại hình kho tự chọn, nhưng

lại có nét đặc thù riêng không giống kho mở toàn bộ và kho tự chọn cho một chuyên

ngành mà là một kho đặc biệt trong hệ thống kho sách của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Để giúp NDT dễ dàng tra cứu tài liệu và có kết quả tra cứu cao, các thư viện

của Hệ thống TVCC Việt Nam đã xây dựng hệ thống mục lục truyền thống phản

ánh toàn bộ NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam, gồm các loại mục lục cơ bản:

Mục lục chữ cái được sắp xếp theo vần chữ cái cuả tiêu đề mô tả (tên tác giả

hoặc tên tài liệu).

Mục lục phân loại được sắp xếp theo các lĩnh vực tri thức. Công cụ để xây

dựng điểm truy cập và mục lục phân loại là Khung phân loại DDC 23. Tuy nhiên,

hiện vẫn còn một số TVCC tổ chức mục lục phân loại theo Khung phân loại BBK,

Khung phân loại 19 lớp do TVQG Việt Nam biên soạn (Mặc dù đã có khuyến cáo

của Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch về việc ứng dụng Khung

phân loại DDC 23.

Page 95: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

93

Ngoài ra, có rất ít thư viện xây dựng Mục lục chủ đề. Mục lục này được tập

hợp theo thứ tự chữ cái các chủ đề. Trong mỗi chủ đề lại sắp xếp theo thứ tự chữ cái

tên tác giả hoặc tên chủ đề theo nội dung tài liệu..

2.5.1.2. Tổ chức quản lý theo phương pháp hiện đại

Được áp dụng với loại hình tài liệu hiện đại / tài liệu điện tử. Theo phương

pháp hiện đại, tài liệu được tổ chức dưới dạng CSDL toàn văn, CSDL dữ kiện... Các

CSDL này được xây dựng theo một cấu trúc nhất định. Về nội dung của các tài liệu

điện tử cũng được xử lý để tạo dựng các điểm truy cập như ký hiệu phân loại theo

bảng DDC23, Bảng phân loại 19 lớp, Bảng tra chủ đề của Thư viện Quốc hội Mỹ,

Bảng từ khóa của TVQG. …Các CSDL được lưu giữ trong các máy chủ hoặc ổ

cứng, đĩa CD–ROM… mà cán bộ thư viện có thể quản lý, NDT có thể khai thác

thông qua các phần mềm như LIBOL, ILIB, VEBRARY, ISIS, Dspace….

CSDL thư mục của Hệ thống TVCC Việt Nam gồm thông tin về tên tác giả,

tên tài liệu, chỉ số phân loại, từ khoá, tóm tắt, chú giải... giúp NDT có thể tra cứu tài

liệu gốc, lựa chọn sơ bộ về tài liệu gốc. Hiện nay, NDT có thể tra cứu tài liệu thông

qua mạng LAN của thư viện hoặc cũng có thể tra cứu thông qua trang web. của các

thư viện trong hệ thống có kết nối Internet. Bộ máy tra cứu hiện đại của Hệ thống

TVCC Việt Nam cũng đã dần thay thế cho bộ máy tra cứu truyền thống nhờ khả

năng truy nhập thông tin nhanh chóng và thuận tiện hơn so với các hộp phiếu truyền thống.

2.5.2. Khai thác nguồn lực thông tin

Dù vẫn còn một số khiếm khuyết nhưng Hệ thống TVCC Việt Nam đã có

nhiều cố gắng trong việc tăng cường phổ biến thông tin / tài liệu, tạo điều kiện

thuận lợi cho NDT được tiếp cận, khai thác NLTT thông qua các sản phẩm và dịch

vụ thông tin của mình.

Về mức độ khai thác NLTT, thông qua việc sử dụng các sản phẩm thông tin

cuả Hệ thống TVCC Việt Nam, chúng ta thấy có số lượng NDT sử dụng tương đối

lớn. Với các sản phẩm thông tin truyền thống như Phiếu mục lục, Thư mục chuyên

Page 96: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

94

đề, Thư mục quốc gia tháng, Thư mục quốc gia năm, File ISO, Tạp chí Thư viện

Việt Nam,Thư mục thông báo sách mới,… đã có số lượng NDT thường xuyên sử

dụng khá cao từ 67,2% đến 69,9% NDT ở thư viện cấp tỉnh và cấp tỉnh cũng như

60,3% - 87,6%.

Với các loại hình sản phẩm thông tin hiện đại của Hệ thống TVCC Việt Nam

có số lượng NDT sử dụng ít hơn. Các loại sản phẩm thông tin hiện đại như: CSDL

sách, CSDL toàn văn, các Website hữu ích, tài liệu liên hợp quốc… chỉ có 14,8%

NDT khai thác thông tin thông qua các CSDL, 10,8% NDT ở thư viện cấp tỉnh và

9,5% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng tài liệu điện tử.

Về các loại hình dịch vụ thông tin - thư viện, hiện nay Hệ thống TVCC Việt

Nam có các loại hình như: dịch vụ đọc tại chỗ, dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà,

dịch vụ miễn phí, dịch vụ có phí, số hóa tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin theo

yêu cầu, dịch vụ phát triển phần mềm, dịch vụ tư vấn tổ chức thư viện, dịch vụ đào

tạo-tập huấn, dịch vụ tư vấn thông tin, dịch vụ bảo quản tài liệu…

Căn cứ vào nội dung tài liệu và đối tượng NDT, Hệ thống TVCC Việt Nam

cũng đề ra chính sách khai thác NLTT khác nhau: chính sách khai thác rộng rãi và

chính sách khai thác hạn chế. Chính sách khai thác rộng rãi áp dụng đối với tất cả

NDT thông qua các dịch vụ đọc, mượn, sao chụp... các loại hình tài liệu. Phần lớn

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam được phổ biến rộng rãi. Chính sách khai thác

hạn chế được áp dụng đối với những tài liệu quý hiếm, độc bản, tài liệu không công

bố....và chỉ có một số đối tượng NDT được sử dụng như cán bộ nghiên cứu, lãnh

đạo quản lý…có đầy đủ điều kiện phù hợ với quy định của thư viện. Trong số các

loại dịch vụ TT-TV của Hệ thống TVCC Việt Nam thì dịch vụ mượn về nhà, dịch

vụ đọc tại chỗ và dịch vụ phục vụ theo yêu cầu là được NDT sử dụng nhiều nhất.

Cụ thể: đối với dịch vụ mượn về nhà có tới 56,8% NDT ở thư viện cấp tỉnh và

59,9% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng và đánh giá tốt. Dịch vụ đọc tại chỗ có

46,0% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 42,0% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng và

đánh giá tốt. Đối với dịch vụ phục vụ theo yêu cầu thì NDT sử dụng ít hơn chỉ có

Page 97: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

95

24,4% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 20,1% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng và

đánh giá tốt....

Với số liệu thu thập được về số lượng NDT sử dụng sản phẩm hiện đại, đã

chứng minh hình thức khai thác thông tin này vẫn chưa phải là hình thức khai thác

thông tin được NDT thường xuyên sử dụng trong Hệ thống TVCC Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu khiến NDT ít sử dụng các loại sản phẩm thông tin hiện đại

khách quan có, chủ quan có. Về khách quan do hạ tầng CNTT còn nhiều hạn chế,

nghèo nàn. Sự đầu tư ngân sách từ Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành

phố còn rất hạn chế. Đa số TVCC, đặc biệt là thư viện cấp huyện không có mạng

máy tính, nhiều website của thư viện cấp tỉnh nội dung đơn điệu, NLTT điện tử còn

quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu NDT hoặc có sản phẩm thông tin nhưng giá trị không

cao… Về chủ quan, lãnh đạo các cấp ở một số đơn vị chưa thật chủ động đầu tư tâm

sức cho các sản phẩm, dịch vụ thông tin, trình độ tin học của cán bộ, NDT còn hạn

chế, chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin còn chưa cao… dẫn tới

hiệu quả khai thác NLTT thông qua các sản phẩm, dịch vụ TT-TV của Hệ thống

TVCC Việt Nam chưa được như mong nuốn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các

loại hình sản phẩm, dịch vụ TT-TV của Hệ thống TVCC Việt Nam không được

NDT đánh giá cao, vì vậy số lượng NDT sử dụng rất ít (chỉ có 0,6 % NDT ở thư

viện cấp tỉnh và 0.3% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng Thư mục Quốc gia Việt

Nam; 9,7% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 5,5% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng

các sản phẩm thông tin tra cứu...). Có nhiều lý do, nhưng theo NDT, chủ yếu do các

loại sản phẩm, dịch vụ khó sử dụng, tra cứu chậm, tài liệu tra cứu còn thiếu, ít giá

trị... chưa đáp ứng nhu cầu NDT.

2.5.3. Bảo quản nguồn lực thông tin

2.5.3.1. Bảo quản theo phương pháp truyền thống

Hiện tại, hiện trạng của phần lớn các kho tài liệu thuộc Hệ thống TVCC Việt

Nam đều có các loại côn trùng gây hại như chuột, mối mọt, gián, bọ ba đuôi... Hệ

Page 98: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

96

thống điều hòa, quạt máy nhằm lưu thông không khí, giảm nhiệt độ và tránh lão hóa

tài liệu hầu như không sử dụng do tiết kiệm kinh phí, trong khi hoạt động bảo quản

của các thư viện trong hệ thống chủ yếu chỉ là quét kho, lau chùi tài liệu hoặc phun

thuốc chống côn trùng theo định kỳ hàng năm, một số khác theo định kỳ 6 tháng

nên nguy cơ tài liệu bị hủy hoại rất cao. Hơn nữa, trang thiết bị bảo quản của đa số

TVCC vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu là chổi, phất trần và giẻ lau… Chỉ một

số thư viện được trang bị thiết bị đóng và tu sửa sách, báo chuyên nghiệp như máy

cắt giấy, máy đục lỗ, máy ép,... (TVQG Việt Nam, Thư viện thành phố Hà Nội, Thư

viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,..), trong khi phần lớn TVCC đều

không có và thường chỉ có các máy cắt giấy loại nhỏ, máy dập ghim, băng dính các

loại và hồ dán... Do đó, phương thức bảo quản truyền thống của phần lớn TVCC chỉ

đang ở mức sơ khai như đóng bìa, dán gáy sách, dán sách, báo bị rách, rời… Đối

với những tài liệu hư hỏng nặng như nhiễm axít, bị khô dòn hoặc mủn... thì đa số

TVCC đều không thể tự bảo quản, phục chế nên đều giữ nguyên hiện trạng hoặc

thanh lý .

2.5.3.2. Bảo quản theo phương pháp hiện đại

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng bảo quản theo phương pháp hiện đại của Hệ

thống TVCC Việt Nam vẫn còn ở mức trung bình yếu, Ngoài TVQG Việt Nam và

Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh có bộ phận bảo quản, phục

chế với trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ bảo quản,

phục chế không chỉ tài liệu truyền thống mà cả tài liệu số / tài liệu điện tử, thì tại

các thư viện tỉnh khác, bảo quản theo phương pháp hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu

công việc do không có trang thiết bị cũng như cán bộ có chuyên môn về bảo quản,

phục chế tài liệu. Bên cạnh đó, Hệ thống TVCC Việt Nam chưa có các quy trình

cũng như quy định liên quan đến bảo quản tài liệu số / tài liệu điện tử tương thích

với chuẩn quốc tế như PREMIS (Preservation metadata implementation strategies),

Page 99: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

97

OAIS (Open archival information system).... Việc bảo quản tài liệu số / tài liệu điện

tử chỉ đơn thuần là sao lưu các bản dự phòng trên đĩa CD - ROM, DVD, ổ cứng

máy tính....Tỷ lệ % số thư viện có máy scanner để chuyển dạng sang tài liệu số/ tài

liệu điện tử nhằm bảo vệ tài liệu lâu dài được thể hiện thông qua Biểu đồ 2.4 và 2.5

không đồng nghĩa với hiệu quả và tác dụng hỗ trợ của nó vì phần lớn thư viện chỉ

có 1-2 máy và đã cũ, lạc hậu, thậm chí đã hỏng.

Biểu đồ 2.4: Trang thiết bị bảo quản, phục chế của thư viện cấp tỉnh

66.7

0

22.2

0

10

20

30

40

50

60

70

Máy Scanner Thiết bị khử acid Các thiết bị khác Tỉ lệ %

Biểu đồ 2.5: Trang thiết bị bảo quản, phục chế của thư viện cấp huyện

11.1

0 0

0

2

4

6

8

10

12

Máy scanner Thiết bị khử acid Thiết bị khác

Tỉ lệ %

Page 100: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

98

Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy công tác bảo quản tài liệu chưa được Hệ

thống TVCC Việt Nam quan tâm, trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ làm

công tác bảo quản của Hệ thống TVCC Việt Nam rất thấp. Họ chỉ được đào tạo

ngắn hạn qua các lớp tập huấn về lý luận và thực hành bảo quản do TVQG Việt

Nam và Vụ Thư viện tổ chức nên gần như không thể đảm đương công tác bảo

quản, phục chế tại thư viện. Về lý thuyết, bảo quản tài liệu luôn được đánh giá là

một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bảo tồn, phổ biến di sản văn hoá

thành văn của dân tộc. Song trên thực tế, nhiều thư viện cấp tỉnh chưa thực hiện

tốt công tác này do thiếu trang thiết bị, thiếu cán bộ có chuyên môn bảo quản. Ở

thư viện cấp huyện, không chỉ công tác bảo quản mà tất cả các khâu công tác khác

đều do 0,5-1 biên chế, mà phần lớn là kiêm nhiệm thực hiện, nên công tác bảo

quản tại thư viện cấp huyện gần như không tồn tại.

2.5.4. Thanh lý tài liệu

2.5.4.1. Xác định thời gian thanh lý

Theo kết quả điều tra, trừ TVQG Việt Nam do phải lưu giữ di sản văn hóa

thành văn của dân tộc theo nhiệm vụ được giao nên không xác định thời gian thanh

lý, phần lớn thư viện các cấp trong hệ thống đều tổ chức thanh lý tài liệu 5 năm / lần

(Thư viện thành phố Hà Nội, Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Sóc Trăng,

Thư viện tỉnh Hà Tĩnh, Thư viện huyện Hải Hà, Uông Bí - Quảng Ninh, An Nhơn -

Bình Định, Đăk Đoa - Gia Lai...). Tác giả cho rằng đây là định kỳ hợp lý, các thư

viện nên áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng NLTT. Tuy nhiên, một số thư

viện cần xem xét lại định kỳ thanh lý tài liệu hàng năm của mình (Thư viện tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh..). Việc xem

xét cần được tiến hành ở tất cả các khâu, từ lựa chọn tài liệu, trưng cầu ý kiến NDT

đến phục vụ, bảo quản tài liệu để tìm ra nguyên nhân khắc phục. Nếu không, thư

viện sẽ tốn nhiều kinh phí, thời gian, nhân lực cho công việc này và trực tiếp làm

giảm chất lượng NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. Kết quả điều tra về định kỳ

thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh và cấp huyện được tổng hợp trong Biểu đồ 2.6 và 2.7.

Page 101: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

99

Biểu đồ 2.6: Định kỳ thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh

22.2

66.7

11.1

0

10

20

30

40

50

60

70

1 năm 5 năm Định kỳ khác

Tỉ lệ %

Biểu đồ 2.7: Định kỳ thanh lý tài liệu của thư viện cấp huyện

0

5.6 5.6 5.6

33.3

11.1

38.9

0

5

10

15

20

25

30

35

40

1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm Định kỳkhác

KhôngTL

Tỉ lệ %

2.5.4.2. Phương thức thanh lý

Thư viện các cấp trong Hệ thống TVCC Việt Nam tiến hành thanh lý theo

định kỳ nhằm loại bỏ tài liệu theo các tiêu chí: lạc hậu về nội dung, trùng thừa nhiều

bản, tài liệu quá rách nát không thể khắc phục, không còn giá trị sử dụng... để nâng

cao chất lượng NLTT đồng thời tiết kiệm diện tích kho chứa, thời gian và công sức

bảo quản tài liệu. Kết quả điều tra về tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh

và cấp huyện được tổng hợp trong Biểu đồ 2.8 và 2.9

Page 102: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

100

Biểu đồ 2.8: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh

77.8 77.8

88.9

55.6

0

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Không còngiá trị sử

dụng

Lạc hậu,phản động

Rách nát Thừa bản Tiêu chí khácTỉ lệ %

Biểu đồ 2.9: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp huyện

5055.6

77.8

16.7

5.6

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Không còngiá trị sử

dụng

Lạc hậu,phản động

Rách nátkhông khôiphục được

Thừa bản Tiêu chí khác

Tỉ lệ %

Về tổ chức thanh lý tài liệu, các thư viện trong hệ thống đều tuân thủ quy

trình, thủ tục thanh lý: có quyết định của lãnh đạo cấp trên trực tiếp cho phép tiến

hành thanh lý, thành lập ban thanh lý, lập danh mục tài liệu thanh lý có chữ ký của

các thành viên ban thanh lý, chỉnh sửa sổ đăng ký cá biệt, mục lục, CSDL phù hợp

với kết quả thanh lý…

Page 103: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

101

2.6. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin

2.6.1. Nhận thức của lãnh đạo các cấp về phát triển nguồn lực thông tin

2.6.1.1. Nhận thức của lãnh đạo các cấp ở Trung ương

Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới

việc thành lập trung tâm đọc sách báo cho nhân dân trong tác phẩm “Đường cách

mệnh”. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá đúng vai trò, vị trí của thư

viện cũng như phát triển NLTT trong việc tổ chức, khai thác và sử dụng chung

NLTT nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên

cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp của nhân dân thông qua các văn kiện đại

hội, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị, nghị quyết… Sau khi cách mạng tháng

Tám thành công, ngày 20 tháng 10 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục đã

ký quyết định đổi tên Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc gia thư viện nhằm giúp

TVQG Việt Nam có điều kiện xây dựng và phát triển vốn sách báo; ngày 31 tháng 1

năm 1946, Hồ Chủ tịch ký ban hành sắc lệnh số 18–SL và Nghị định ngày 12 tháng

2 năm 1946 quy định chế độ nộp lưu chiểu xuất bản phẩm cho TVQG Việt Nam.

Trong thời kỳ kháng chiến, dù bộn bề khó khăn và thiếu thốn, Thư viện Trung ương

với vốn tài liệu lên đến 20.000 bản đã được thành lập ở chiến khu Việt Bắc. Phát

triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam càng đặc biệt có điều kiện phát triển kể

từ năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải

phóng, bằng việc Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định 446–TTg, ngày

25 tháng 5 năm 1955, chuyển việc quản lý thư viện sang Bộ Tuyên truyền (sau đó

đổi tên thành Bộ Văn hóa). Sau 2 năm, ngày 11 tháng 6 năm 1957, Bộ Tuyên truyền

ra chỉ thị số 559 –VH/CT về việc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm trong đó có quy định

rất quan tâm đến phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam, đó là: trong 10

bản nộp cho TVQG Việt Nam, địa phương được giữ lại 3 bản. Nhờ có sự quan tâm

của Đảng và Nhà nước mà thư viện tỉnh / thành phố có điều kiện thu thập và phát

triển NLTT thông qua việc nộp lưu chiểu các xuất bản phẩm địa phương. Tiếp theo,

ngày 24 tháng 10 năm 1961, Bộ Văn hóa ra quyết định số 570–VH/QĐ và Thông tư

Page 104: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

102

số 67–H/TT ngày 11 tháng 3 năm 1963 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chế

độ nộp lưu chiểu xuất bản phẩm. Đồng thời, vào thời gian này, nhiều văn bản đã

được ban hành: Bộ Văn hóa ra chỉ thị số 8 CT/VH ngày 29 tháng 5 năm 1958 về

“Vấn đề chấn chỉnh phương châm, nhiệm vụ và tính chất của mạng lưới thư viện”

và chỉ thị số 242–TTg ngày 13 tháng 6 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ về việc

“Đẩy mạnh công tác văn hóa quần chúng trong các xí nghiệp, công trường, nông

trường”; Chỉ thị số 45–TTg ngày 9 tháng 4 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ về

“Công tác tổ chức văn hóa ở nông thôn”. Chính nhờ nhận thức đúng đắn của Đảng

và Nhà nước về công tác thư viện nói chung và phát triển NLTT cho Hệ thống

TVCC Việt Nam nói riêng mà chỉ trong vòng 10 năm, kể từ sau năm 1954, số lượng

thư viện ở miền Bắc đã tăng 14 lần, số lượng bản sách tăng 8 lần, nâng tổng số thư

viện của toàn hệ thống từ 8 lên 105 thư viện, số lượng bản sách từ 314.700 bản lên

2.557.700 bản. Đặc biệt, văn bản có tính pháp lý cao nhất vào giai đoạn này là

Quyết định 178–CP ngày 16 tháng 9 năm 1970 của Hội đồng chính phủ về công tác

thư viện đã đề cập đến tất cả những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển sự

nghiệp thư viện trong đó có nội dung phát triển NLTT, và sau đó, Thông tư số 30

VH/TT-1971 hướng dẫn thi hành QĐ 178–CP chỉ rõ: “Đối với các thư viện khoa

học tổng hợp… tích cực bổ sung nhiều sách, báo, tạp chí khoa học, kỹ thuật…”

Giai đoạn 1975, sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn

thống nhất, sự nghiệp thư viện nói chung và phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC

Việt Nam nói riêng lại có điều kiện thuận lợi để bước sang giai đoạn phát triển mới

nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Bộ Văn hóa đã ban hành chỉ thị số

123 CT/VH ngày 23 tháng 7 năm 1977 về phát triển Hệ thống TVCC Việt Nam ở

các tỉnh phía Nam; Ngày 29 tháng 6 năm 1978 ban hành thông tư số 83–VHTT/VP-

1978 hướng dẫn thi hành nộp lưu chiểu văn hóa phẩm. Theo Thông tư, các nhà xuất

bản nộp cho TVQG Việt Nam 8 bản, nộp cho Cục xuất bản và báo chí 2 bản, nộp

cho Ty / Sở Văn hóa 2 bản, Ty / Sở Văn hóa sẽ chuyển cho thư viện 1 bản. Ngoài

ra, TVQG Việt Nam còn được nhận băng, đĩa ghi âm, lịch, đĩa hát; Ngày 19 tháng 7

năm 1980, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành chỉ thị số 100/VHTT/CT về việc cũng

Page 105: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

103

cố và phát triển Hệ thống TVCC Việt Nam, nhờ đó, công tác phát triển NLTT của

Hệ thống TVCC Việt Nam được đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước để làm giàu

thêm NLTT của mình. Ngày 19 tháng 1 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký

quyết định số 25/TTg về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp

văn hóa, văn nghệ, trong đó đã chỉ rõ cần dành kinh phí cho TVQG Việt Nam bổ

sung sách ngoại văn.

Để phát triển NLTT bền vững, ngày 15/6/1990 Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể

thao và Du lịch cùng với Bộ Tài chính đã ban hành thông tư Liên bộ số 97-

TTLB/VHTTTTDL-TC quy định cụ thể về việc dùng ngân sách nhà nước cấp cho

việc mua sách, báo theo quy định của từng hạng thư viện.“Mức cấp phát kinh phí

thường xuyên cho các TVCC căn cứ vào lượng sách báo quy định tại điểm 1 mục I

dưới đây và nhu cầu chi phí thường xuyên nhằm bảo đảm thư viện hoạt động bình

thường và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc”. Theo đó, thư viện hạng

1 được cấp kinh phí hàng năm mua từ 1.000 - 2.000 tên sách với số bản từ 6-8 / 1 tên

sách và 200 - 300 tên báo, tạp chí với từ 2-3 bản / 1 tên. Tỷ lệ này giảm dần theo hạng

thư viện từ 1- 5. Hạng 5 là hạng thư viện cấp huyện thấp nhất, được cấp kinh phí mua

từ 200 - 300 tên sách với số bản từ 2- 4 / 1 tên sách và 4-20 tên báo, tạp chí với chỉ 1

bản / 1 tên [2, tr. 2]. Tiếp sau đó, Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BVHTT/BTC

ngày 4/3/2002 sửa đổi một số điều tại thông tư liên bộ số 97 đã lỗi thời, không còn

phù hợp: “Bỏ quy định giới hạn tối đa đối với định mức về số đầu sách, số bản sách

các thư viện được mua trong năm. Đối với các thư viện chưa được xếp hạng (kể cả

thư viện tỉnh và thư viện huyện) được phép áp dụng định mức về số đầu sách, số

bản sách của thư viện hạng thấp nhất tương ứng” và bổ sung thêm: “Chi ứng dụng,

khai thác CNTT trong thư viện” vào mục chi hoạt động thường xuyên trong phần

kinh phí được cấp cho thư viện [3, tr. 1].

Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam càng có cơ sở phát triển bền

vững khi Pháp lệnh Thư viện, văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất

đối với ngành thư viện Việt Nam, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 11

tháng 01 năm 2001, thể hiện sự nhận thức đúng đắn và quan tâm kịp thời của Đảng

Page 106: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

104

và Nhà nước đôi với công tác thư viện. Pháp lệnh đã khẳng định Nhà nước thực

hiện chính sách đầu tư đối với thư viện tại Điều 21, như sau: “Đầu tư để đảm bảo

cho các thư viện hưởng ngân sách Nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước

hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hoá, tự động hoá thư viện; đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ thư viện; Đầu tư tập trung cho một số thư viện có vị trí đặc

biệt quan trọng; ưu tiên đầu tư xây dựng thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế

- xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Khuyến

khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,

cá nhân nước ngoài tham gia đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện

Việt Nam; Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm

công tác thư viện của thư viện các tổ chức không hoạt động bằng ngân sách Nhà

nước; Ưu tiên giải quyết đất xây dựng thư viện; Hỗ trợ, giúp đỡ việc bảo quản các

bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, khoa học của cá nhân, gia

đình [38, tr 20]. Nhờ có Pháp lệnh, Hệ thống TVCC Việt Nam đã không ngừng phát

triển về mọi mặt trong đó có phát triển NLTT không chỉ tài liệu truyền thống mà cả

tài liệu điện tử / tài liệu số. Tiếp theo Pháp lệnh, Nghị đinh số 72/2002/NĐ – CP

được ban hành ngày 6 tháng 8 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư

viện. Nghị định đã đề cập đến nhiều nội dung phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC

Việt Nam. Cụ thể, tách nội dung 2, 3, 4 của Điều 2 và ghi rõ: " Thư viện công cộng

ở địa phương có trách nhiệm xây dựng bộ phận tài liệu tiếng dân tộc thiểu số phù

hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn để phục vụ đối tượng bạn đọc này; Thư viện

công cộng ở địa phương... có trách nhiệm xây dựng bộ phận tài liệu phù hợp với

khả năng, tâm sinh lý, lứa tuổi của trẻ em; tổ chức phòng đọc, mượn tài liệu dành

riêng để phục vụ trẻ em; Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội

người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt

khác phục vụ cho người khiếm thị. Điều 5 xác định rõ vai trò của TVQG Việt Nam

có liên quan đến phát triển NLTT trong Hệ thống TVCC Việt Nam: "Xây dựng và

bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam

của các tác giả trong nước và nước ngoài; Luân chuyển, trao đổi tài liệu giữa các

thư viện trong nước và nước ngoài; Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong

Page 107: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

105

nước theo Luật Xuất bản, các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở

trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam".

Điều 6 cũng quy định rõ quyền và nhiệm vụ của thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp

xã liên quan đến phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam: "Thư viện cấp

tỉnh: a) Sưu tầm, bảo quản vốn tài liệu cổ, quý hiếm hiện có ở địa phương; thu thập,

tàng trữ, bảo quản tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa phương...; Sở

Văn hóa - Thông tin sau khi thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm địa phương theo

quy định của Luật Xuất bản, có trách nhiệm chuyển giao cho thư viện cấp tỉnh mỗi

tên tài liệu ít nhất 01 bản; b) Tham gia xây dựng thư viện cấp huyện, cấp xã, thư

viện, tủ sách cơ sở; xây dựng vốn tài liệu luân chuyển, tổ chức việc luân chuyển

sách, báo xuống các thư viện cấp huyện, thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở; tổ

chức thư viện lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn; c).... phối hợp hoạt động,

trao đổi tài liệu với các thư viện do cơ quan, tổ chức của địa phương thành lập; Thư

viện cấp huyện: a) Xây dựng thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở; tổ chức luân

chuyển sách, báo xuống thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở...". Nghị định còn

xác định rõ nhiệm vụ của thư viện nói chung và của Hệ thống TVCC Việt Nam nói

riêng. Cụ thể, tại Điều 9, mục 2, 5, 8 đã chỉ rõ: "Phát triển vốn tài liệu phù hợp với

tính chất, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện. Thực hiện theo định kỳ việc

thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng, các tài liệu hư nát

không thể phục hồi; trừ những tài liệu quý hiếm được công nhận là di sản văn hóa;

Mở rộng sự liên thông giữa các thư viện trong nước và nước ngoài bằng việc nối

mạng máy tính, mượn, trao đổi tài liệu; 8. Bảo quản vốn tài liệu, phương tiện, trang

thiết bị, cơ sở vật chất và các tài sản khác của thư viện". Khi xác định quyền của thư

viện nói chung và TVCC nói riêng, Nghị định đã chỉ rõ tại mục 2,3 của Điều 10 "

Tham gia vào các mạng TT-TV trong nước và nước ngoài; Tham gia hội nghề

nghiệp trong nước và quốc tế về thư viện theo quy định của pháp luật ". Hay tại

Điều 11, về các hoạt động do thư viện tổ chức, trong đó có hoạt động " Sưu tầm, lựa

chọn và xử lý tài liệu; tổ chức luân chuyển sách, báo". Sự quan tâm của Đảng và

Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện Việt Nam nói chung và phát triển NLTT cho

Hệ thống TVCC Việt Nam nói riêng còn được thể hiện rất rõ tại Điều 13, khi xác

Page 108: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

106

định các thư viện hoạt động bằng ngân sách Nhà nước: "Thư viện Quốc gia Việt

Nam; Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã..." và Điều 14 chỉ rõ: "Bảo đảm kinh phí

cho các thư viện phát triển vốn tài liệu...; Ưu tiên đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở

vật chất - kỹ thuật và vốn tài liệu cho thư viện huyện...". Một điểm mới trong nhận

thức của Đảng và Nhà nước về công tác thư viện nói chung và TVCC nói riêng

được thể hiện trong Nghị định nhằm phát triển NLTT là công tác xã hội hóa hoạt

động thư viện được quy định tại Điều 16: "Nhà nước thực hiện chính sách xã hội

hóa hoạt động thư viện, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân

nước ngoài tặng cho tài liệu, tiền, tài sản, đóng góp công sức cho việc phát triển thư

viện" [12, tr 2 - 8]. Tiếp nối những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan

tâm của Đảng và Nhà nước đến phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam

còn có Quyết định số 10/2007/QĐ- BVHTT về "Phê duyệt quy hoạch ngành thư

viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" của Bộ trưởng Bộ Văn

hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong đó chỉ rõ định

hướng đến năm 2020: "Đảm bảo mỗi người dân có 0,7 cuốn sách trong các thư viện

công cộng... Tạo cho người đọc sự tiếp cận tối đa tới các tài liệu, trước hết là vốn tài

liệu có trong các thư viện cả nước... Phấn đấu đến năm 2010, toàn bộ thư viện các

tỉnh, thành phố được nối mạng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, Internet, số hoá

20% tài liệu quý hiếm, 40% thư viện cấp huyện ứng dụng công nghệ thông tin" [8, tr 3].

Như vậy, thông qua 17 văn bản quy phạm pháp luật được phân tích ở trên,

chúng ta đã thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về phát triển NLTT cho Hệ

thống TVCC Việt Nam. Các văn bản ra đời phù hợp với từng giai đoạn của cách

mạng Việt Nam, giúp Hệ thống TVCC Việt Nam có hành lang pháp lý vững chắc

để phát triển NLTT.

2.6.1.2. Nhận thức của lãnh đạo các cấp ở địa phương

Sau khi Pháp lệnh Thư viện được ban hành, lãnh đạo các cấp ở địa phương

đã có sự quan tâm, nhận thức đúng đắn hơn về công tác thư viện của tỉnh nói chung

và phát triển NLTT nói riêng. Cụ thể, nhiều dự án phát triển NLTT cho Hệ thống

TVCC Việt Nam đã được phê duyệt. Tiêu biểu như “Dự án ứng dụng CNTT xây

Page 109: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

107

dựng thư viện điện tử” tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang, Lào

cai, Bình Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu… “Dự án số hóa tài liệu” của

Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Tại Bình Dương, đề án “Phát

triển Hệ thống TVCC tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020” đã được phê duyệt với tổng kinh phí lên tới 520 tỷ đồng (Quyết định số

3240/QĐ–UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011); Tại An Giang, Ủy ban nhân dân

tỉnh đã phê duyệt đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện điện tử huyện, thị

xã, thành phố tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015” với 42 tỷ đồng; Ngày 1 tháng 9

năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định số 2928/QĐ–

UBND phê duyệt đề án “Phát triển ngành thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020” với tổng kinh phí 320 tỷ đồng, và được chi

mỗi năm 32 tỷ đồng. Hệ thống TVCC tỉnh Hậu Giang cũng được Ủy ban nhân dân

tỉnh ra chỉ thị số 28/2005/CT–UBND ngày 7 tháng 11 năm 2005 về việc “Tăng

cường xây dựng thư viện cấp xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” kèm theo đó có quyết

định “Quy chế tổ chức, hoạt động và tài chính đối với thư viện xã, phòng đọc sách

xã trên địa bàn tỉnh”. Chỉ thị nêu rõ “Hàng năm, ngân sách xã phải dành một khoản

kinh phí thỏa đáng để trang bị cho mỗi thư viện xã, phòng đọc sách xã ít nhất 400

bản sách thuộc các lĩnh vực lý luận, chính trị, pháp luật, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ

thuật, văn học nghệ thuật, thiếu nhi và phải đảm bảo đầy đủ các loại báo, tạp chí

theo quy định…”. Chính vì vậy, 100% phường, xã, thị trấn ở Hậu Giang có thư

viện, phòng đọc sách; Ở Hải Dương, Hệ thống TVCC cũng được lãnh đạo tỉnh và

huyện quan tâm nên năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án “Xây

dựng trụ sở thư viện huyện và cơ sở”, nhờ vậy, đến nay đã có 7 huyện thí điểm

được đầu tư từ 5 đến 7 tỷ đồng để xây dựng trụ sở thư viện huyện và mỗi huyện lại

chọn các xã để xây dựng thư viện thí điểm. Hơn nữa, mỗi huyện được xây dựng trụ

sở mới còn được đầu tư 150 triệu đồng / 01 thư viện để bổ sung tài liệu mới và 02

máy tính; Ở Thanh Hóa, từ năm 2009 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp 50 triệu

đồng / 01 thư viện huyện để bổ sung tài liệu và cán bộ thư viện xã dược hưởng trợ

Page 110: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

108

cấp 500 nghìn đồng / tháng; Ở Bắc Giang, Hệ thống TVCC của tỉnh cũng được lãnh

đạo Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm. Theo đó, mỗi năm tỉnh cấp từ 50 đến 100 triệu

đồng để bổ sung tài liệu cho thư viện xã. Nhờ vậy, đến nay mỗi thư viện cấp xã có

vốn sách trung bình 1.000 bản và 8 đến 15 loại báo, tạp chí. Có thể khẳng định, nhờ

sự nhận thức đúng đắn của lãnh đạo các cấp ở địa phương nên Hệ thống TVCC đã

được đầu tư phát triển. Một mạng lưới thư viện ở cơ sở của Việt Nam đã dần được

hình thành, tăng cường cả về lượng và chất với hơn 16.000 thư viện / tủ sách cơ sở.

Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu các cấp lãnh đao địa phương, cũng có nhận

thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí của thư viện cũng như phát triển NLTT. Họ

đơn giản chỉ coi thư viện như là kho sách báo, không có thư viện, sách báo cũng

không ảnh hưởng gì đến việc phát triển kình tế - xã hội của địa phương... Hệ quả

của sự nhận thức chưa đầy đủ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư cơ sở vật

chất, kinh phí, nguồn nhân lực... dưới mức yêu cầu, dẫn đến các hoạt động của Hệ

thống TVCC Việt Nam trong đó có phát triển NLTT gặp rất nhiều khó khăn.

2.6.1.3. Nhận thức của lãnh đạo thư viện

Trên cơ sở xác định rõ NLTT là cơ sở để duy trì và phát triển thư viện bền

vững, đảm bảo quyền sử dụng, truy cập tới các nguồn thông tin khác nhau, đáp ứng

nhu cầu NDT và nâng cao vị thế xã hội của thư viện, nên nhiều TVCC ở các tỉnh,

thành phố lớn như Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện

thành phố Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu... đã tiến hành xây dựng chính sách phát triển

NLTT và luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cả về kinh phí, nhân lực, cơ sở vật

chất để công tác phát triển NLTT ngày càng phát triển. Tuy nhiên, đa số TVCC cấp

tỉnh (Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Gia Lai, Bình Định, Hà

Tĩnh....) và 100 % thư viện cấp huyện do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan,

còn chưa nhận thức đầy đủ về phát triển NLTT và vai trò của nó trong nâng cao

chất lượng hoạt động cũng như đáp ứng nhu cầu NDT. Vì vậy, đa số TVCC đều

chưa có chính sách phát triển NLTT, do đó việc phát triển NLTT của Hệ thống

TVCC Việt Nam nhiều khi tự phát, cảm tính và bị yếu tố chủ quan chi phối.

Page 111: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

109

2.6.2. Đầu tư kinh phí phát triển nguồn lực thông tin

2.6.2.1. Kinh phí từ ngân sách nhà nước

Kinh phí là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của

Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung và phát triển NLTT nói riêng. Kinh phí

hoạt động thư viện nói chung và kinh phí cho việc bổ sung tài liệu nói riêng chủ

yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ngoài TVQG Việt Nam được cấp kinh phí

tương đối ổn định, kinh phí được cấp của các thư viện tỉnh nhiều hay ít phụ

thuộc rất nhiều vào sự quan tâm và khả năng của địa phương. Trong thời gian

qua, kinh phí được cấp có độ chênh lệch và khác biệt rất lớn giữa các TVCC ở

những khu vực, vùng miền khác nhau. Theo số liệu thống kê của Vụ Thư viện -

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tác giả tính bình quân và sắp xếp từ cao xuống

thấp số kinh phí Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã cấp cho các thư viện trong 3 năm

gần đây (từ năm 2011 đến năm 2013) trong Bảng 2.7:

Bảng 2.7: Kinh phí bình quân của Thư viện Quốc gia Việt nam và thư việncấp tỉnh

STT Tên thư viện tỉnh/thành phố Kinh phí (triệu đồng/ năm)

1 Thư viện Quốc gia 18.000

2 T.p Hồ Chí Minh 9.922

3 Hà Nội 6.863

4 Bà Rịa – Vũng Tàu 5.435

5 Gia Lai 3.253

6 Bình Định 2.972

7 Quảng Ninh 2.673

8 Sóc Trăng 2.448

9 Hà Tĩnh 1.946

10 Tuyên Quang 1.295

Page 112: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

110

Thông qua Bảng 2.7 có thể thấy, ngoài TVQG Việt Nam, Thư viện Khoa học

tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh thuộc Khu vực Đông Nam Bộ được đầu tư kinh

phí nhiều gấp 8 lần Thư viện tỉnh Tuyên Quang ở Khu vực miền núi phía Bắc. Nếu

tính về mức độ đầu tư thì kinh phí đầu tư năm 2013 tăng 11,3% so với năm 2012;

Tương tự, năm 2012 tăng 14,5% so với năm 2011. Bình quân, kinh phí đầu tư tăng

318 triệu đồng / năm cho các TVCC cấp tỉnh trong toàn Hệ thống TVCC Việt Nam.

Tuy nhiên, theo báo cáo, 80 – 90% số kinh phí trên là dành chi cho các hoạt động

thường xuyên trong năm của thư viện như chi lương cho viên chức, người lao động,

bảo hiểm, điện, nước, văn phòng phẩm… Tính trung bình, kinh phí dành cho phát

triển NLTT chỉ chiếm từ 10 -15% tổng số kinh phí được cấp hàng năm cho các thư

viện trong hệ thống. Cụ thể: Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

1,2 tỷ đồng / năm; Thư viện Hà Tĩnh 0,25 tỷ đồng / năm; Thư viện Tuyên Quang

0,17 tỷ đồng / năm…Do đó, các thư viện trong hệ thống gặp rất nhiều rất khó

khăn trong phát triển NLTT.

Về TVCC cấp huyện, tổng số thư viện được cấp kinh phí là 186 thư viện.

Trong đó, 25 thư viện được cấp kinh phí trên 100 triệu đồng / năm; từ 81 đến 100

triệu có 12 thư viện; từ 51 đến 80 triệu có 24 thư viện; từ 31 đến 50 triệu có 39 thư

viện; từ 21 đến 30 triệu có 24 thư viện; từ 10 đến 20 triệu có 41 thư viện; dưới 10

triệu có 21 thư viện. Thông qua Biểu đồ 2.10, có thể thấy, kinh phí được cấp để bổ

sung tài liệu giữa các thư viện cấp huyện ở các khu vực, vùng miền cũng có sự khác

biệt rất lớn. Ngoài thư viện huyện Quốc Oai - Hà Nội (khu vực Đồng bằng Sông

Hồng) kinh phí bổ sung tăng đều hàng năm thì thư viện huyện Châu Đức - Bà Rịa-

Vũng Tàu (khu vực Miền đông Nam Bộ) kinh phí lên xuống thất thường... trong khi

Thư viện huyện Chư Sê - Gia Lai (khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) không

được cấp kinh phí bổ sung năm 2008. Một số thư viện huyện khác như: Thư viện

huyện An Minh và Kiên Lương - Kiên Giang (Đồng bằng sông Cửu Long), đa số thư

viện huyện ở Đắc Nông, Kontum thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng

không có kinh phí bổ sung, do đó, mọi hoạt động của thư viện gần như đình trệ.

Page 113: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

111

Biểu đồ 2.10: Kinh phí bổ sung thư viện cấp huyện (triệu đồng)

15 15

25

143.2

64.2

97

20

0

22

47

63.374

1518 20

50

40 40

26.230.6

39

22.4 23 21.828.628.6 31.3

0

20

40

60

80

100

120

140

160

TV HoàiNhơn (Bình

Định)

TV ChâuĐức (BR-

VT)

TV Chư Sê(Gia Lai)

TV QuốcOai (Hà

Nội)

Kỳ Anh (HàTĩnh)

TV Hải Hà(QuảngNinh)

Long Phú(Sóc Trăng)

TV Hóc Môn(TP. HCM)

Yên Sơn(TuyênQuang)

20072008

2009

Kinh phí được cấp để bổ sung tài liệu như trên là nguyên nhân chính làm

giảm chất lượng công tác phát triển NLTT cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu

NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam và tác động không ít tới sự phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương và đất nước.

2.6.2.2. Kinh phí từ nguồn xã hội hóa

Thông qua xã hội hóa, Hệ thống TVCC Việt Nam đã có được "nguồn kinh

phí' đáng kể. Ngoài ra, nhân các ngày lễ lớn của các nước như ngày quốc khánh, kỷ

niệm các chiến thắng của dân tộc… TVQG Việt Nam đã nhận được nhiều sách báo

và trang thiết bị có giá trị kinh tế lớn từ các Sứ quán nước ngoài ở Việt Nam. Với

dự án CONSAL, TVQG Việt Nam đã số hóa 322 cuốn sách giới thiệu về Việt Nam

bằng tiếng Anh; Dự án Micro Film sách, báo trước năm 1954 với thư viện nghiên

cứu Hoa Kỳ trị giá 24.000 đô la Mỹ, 3 đợt nhận vật tư và phim cuộn trị giá 2.500 đô

la Mỹ… Nhờ phát triển công tác xã hội hóa, ngoài các dự án của các tổ chức quốc

tế và cá nhân, Hệ thống TVCC Việt Nam còn nhận được nhiều tài liệu từ các nhà

xuất bản, nhà sách như: Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Nhà sách Tràng An… và của nhiều cá nhân nhân ngày Sách và

Bản quyền thế giới 23 tháng 4 và ngày Sách Việt Nam 21 tháng 4 hàng năm. Kết

quả thu được, ngoài TVQG Việt Nam, có 42 thư viện cấp tỉnh và 186 thư viện cấp

Page 114: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

112

huyện đã nhận tài trợ với số lượng lớn sách báo trị giá hàng tỷ đồng. Tiêu biểu là

Thư viện thị xã Gia Nghĩa, Đắc Nông (2.800 bản sách, 30 triệu đồng); Thư viện

huyện Phú Xuyên, Hà Nội (1.500 bản sách, 23 triệu đồng); Thư viện huyện Tịnh

Biên, An Giang (1.360 bản sách, báo); Thư viện thị xã Hội An, Quảng Nam (1848

bản sách, báo). Một số thư viện cấp tỉnh đã nhận được lượng sách báo, kinh phí lớn

là Thư viện thành phố Hà Nội: 7.372 bản sách; Thư viện tỉnh Phú Yên: 493 triệu

đồng và 5.803 bản sách; Thư viện thành phố Đà Nẵng: 834 triệu đồng và 8.247 bản

sách… Thực tế cho thấy, Hệ thống TVCC Việt Nam đã thu nhận được một số tài

liệu có giá trị thông qua xã hội hóa tại các sự kiện lớn do hệ thống tổ chức, nhưng

cũng nhận được rất nhiều tài liệu, sách báo cũ nát, mất thời gian tính, nội dung

không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của hệ thống cũng như nhu cầu NDT... Đây

sẽ là cơ sở để Hệ thống TVCC Việt Nam đưa ra các tiêu chí phù hợp, nội dung cụ

thể nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hóa trong thời gian tới.

2.6.2.3. Kinh phí tài trợ

Các tổ chức quốc tế như UNESCO, Quỹ Châu Á, Ngân hàng thế giới, Hội

đồng Anh… đã hỗ trợ khá nhiều kinh phí, sách báo cho Hệ thống TVCC Việt Nam.

Quỹ Force tài trợ cả bằng tiền mặt và tài liệu cho người khiếm thị; Dự án “Room to

Read” của Microsoft Việt Nam cung cấp sách báo cho trẻ em nghèo... Đặc biệt, Quỹ

Châu Á từ năm 2001 đến nay đã tài trợ số lượng lớn sách ngoại văn cho các thư viện

Việt Nam thông qua dự án của TVQG Việt Nam. Theo báo cáo nhận và phân phối

sách Quỹ Châu Á, trong giai đoạn 2001 – 2013, Hệ thống TVCC Việt Nam đã tiếp

nhận được một lượng kinh phí đáng kể bằng sách ngoại văn từ Quỹ Châu Á, tổ chức

phi chính phủ của Hoa Kỳ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa giáo dục phi lợi nhuận.

Với dự án phân phối sách tiếng Anh, trong giai đoạn này, Quỹ đã tài trợ cho 176 thư

viện của Việt Nam 415.833 cuốn sách và tài liệu, trị giá gần 15 triệu đô la Mỹ ( tương

đương khoảng 300 tỷ đồng ) và các chi phí vận chuyển sách từ Mỹ về Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 39 TVCC cấp tỉnh từ Lạng Sơn tới Cà Mau, chiếm

22,15% trên tổng số thư viện được thụ hưởng sách của Quỹ Châu Á với tổng giá trị

tài liệu đã nhận khoảng 70 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí tài trợ chính và tương đối

Page 115: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

113

ổn định với cam kết Quỹ sẽ tiếp tục tài trợ để các thư viện Việt Nam có được nguồn

sách ngoại văn có giá trị, góp phần thỏa mãn nhu cầu tin của NDT và giúp Hệ thống

TVCC Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại về tài chính.

2.6.2.4. Kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia

Từ 2001- 2013, chương trình mục tiêu quốc gia đã cấp sách hạt nhân cho 400

thư viện huyện ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều

kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; Cấp sách xây dựng kho sách lưu

động cho 63 thư viện cấp tỉnh tri giá gần 100 tỷ đồng [66, tr.2]. Đây là nguồn kinh

phí quan trọng góp phần duy trì và phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Tuy nhiên, kinh phí mục tiêu quốc gia không phải là vĩnh viễn và có thể chấm dứt

trong thời gian tới nên Hệ thống TVCC Việt Nam cần chủ động khai thác thêm các

nguồn khác để phát triển NLTT bền vững.

2.6.3. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin

2.6.3.1. Đặc điểm người dùng tin

Kết quả khảo sát, điều tra theo mẫu chọn cho thấy trình độ NDT tại TVQG

Việt Nam là sinh viên chiếm tỷ lệ vượt trội với 76,2%, đại học 18%, trên đại học

5,8%, còn trình độ từ cao đẳng đến đại học ở thư viện cấp tỉnh chiếm ưu thế (55,1%),

trong khi ở thư viện cấp huyện, trình độ từ tiểu học đến trung học phổ thông lại chiếm

ưu thế (52,3%).

Về độ tuổi, từ 30 tuổi trở xuống chiếm tới gần 80% ở TVQG Việt Nam,

65,9% ở thư viện cấp tỉnh và 55,5% ở thư viện cấp huyện, ngược lại, độ tuổi từ 41 trở

lên lại chiếm tỷ lê thấp nhất với 22,2% ở thư viện cấp tỉnh và 24,1% ở thư viện cấp

huyện và gần 8% tại TVQG Việt Nam.

Hiện tại, NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam gồm một số nhóm chủ yếu sau:

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý: họ là cán bộ lãnh đạo các cấp, những

người đứng đầu các ban ngành ở địa phương, tuy số lượng không nhiều nhưng đặc

biệt quan trọng. Họ là những người có trách nhiệm đưa ra những quyết sách về phát

Page 116: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

114

triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương. Theo kết quả điều tra, hiện

nay nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm từ 5,1 % - 8% trong tổng số NDT

sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học: có trình độ chuyên

môn sâu, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, chiếm tỷ lệ không cao

(15,9% - 17,9%). Họ chủ yếu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên,

những người đang thực hiện các đề tài nghiên cứu... Họ sử dụng thành thạo các

phương tiện tra cứu (kể cả truyền thống lẫn hiện đại) và có khả năng xử lý, khai

thác thông tin tốt.

Nhóm NDT là thiếu nhi, học sinh sinh viên: chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 44,8% –

54,5%. Họ sử dụng thư viện thường xuyên, đặc biệt trong thời gian thi của các trường

phổ thông, đại học hoặc trong kỳ nghỉ hè. Nhóm NDT này cũng sử dụng thành thạo

các phương tiện tra cứu (kể cả truyền thống lẫn hiện đại) và có khả năng xử lý, khai

thác thông tin tốt.

Nhóm NDT là các nhà sản xuất kinh doanh: chiếm tỷ lệ từ 9,1% - 10,6%. Họ

chỉ sử dụng thư viện khi cần thông tin để xử lý công việc, sản xuất, kinh doanh...

Nhóm NDT khác là cán bộ hưu trí, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật..:

chiếm tỷ lệ từ 14,2% - 17%, bao gồm cán bộ hưu trí, người dân tộc thiểu số, người

khuyết tật... NDT là cán bộ hưu trí thường có trình độ chuyên môn cao, có thói quen

sử dụng sách báo, nhiệt tình tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức, trong khi

người dân tộc thiểu số, người khuyết tật sử dụng các dịch vụ và sản phẩm TT-TV của

Hệ thống TVCC Việt Nam đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

2.6.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin của các nhóm NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam rất đa dạng,

phong phú. Ngoài nhu cầu giải trí và những nhu cầu liên quan đến đời sống thường

ngày, đặc điểm nhu cầu tin của họ cũng có sự khác biệt.

Page 117: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

115

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý, họ không chỉ cần những thông tin tổng

hợp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về các vấn đề phát triển và

quản lý kinh tế – xã hội của đất nước và liên quan đến địa phương mà còn cần những

thông tin sâu về chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính sách đầu tư,

xuất nhập khẩu, luật pháp, môi trường… được xử lý cô đọng, súc tích, chính xác, đủ

ý để không cần đọc tài liệu gốc cũng có thể nắm bắt vấn đề quan tâm. Sản phẩm

thông tin mà nhóm NDT này cần là những bản thư mục chuyên đề, các bài tổng luận,

tổng quan tài liệu, báo cáo tổng kết, các đề tài nghiên cứu khoa học về nhiều lĩnh vực

tri thức…

Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cần thông tin đa dạng

nhưng chuyên sâu theo chuyên ngành và phải mới, đầy đủ, chính xác. Họ quan tâm

không chỉ tài liệu dưới dạng truyền thống mà cả tài liệu điện tử, đặc biệt là tài liệu

điện tử online (trực tuyến). Ngoài tiếng Việt, nhóm NDT là cán bộ giảng dạy,

nghiên cứu khoa học còn có thể sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh, Nga, Trung

Quốc... Sản phẩm thông tin phù hợp với họ là các tạp chí tóm tắt, thư mục chuyên

đề, thông báo khoa học, thư mục trích báo, tạp chí…

Nhóm NDT là thiếu nhi, học sinh sinh viên có nhu cầu cao đối với nhiều loại

tài liệu như: giáo trình, tài liệu tham khảo, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật...

Đặc biệt, họ thường dành nhiều thời gian truy cập Internet để học tập, nghiên

cứu, giải trí.

Nhóm NDT là các nhà sản xuất kinh doanh cần các tài liệu, thông tin liên quan

tới chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương về lĩnh vực, ngành nghề sản

xuất kinh doanh, giá cả, thị trường... Nhu cầu tin của họ thường là nhất thời nhưng có

tính mục đích cao và đòi hỏi thông tin được cung cấp phải cập nhật và chính xác.

Nhóm NDT là cán bộ hưu trí, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật... quan

tâm nhiều tới các tài liệu về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ứng

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giống cây, kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng, sản

xuất, văn học nghệ thuật, giáo trình... Do trình độ tin học còn ở mức thấp, tuổi cao

Page 118: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

116

hoặc khuyết tật nên nhóm NDT này có thiên hướng thích sử dụng tài liệu truyền

thống hơn. Bên cạnh đó, NDT là người khuyết tật ngoài nhu cầu tin còn mong muốn

được đáp ứng nhu cầu về những loại hình tài liệu chuyên biệt như: 'sách nói', tài liệu

chữ nổi... và các trang thiết bị đi kèm để họ có thể sử dụng được các loại tài liệu trên.

NDT là người dân tộc thiểu số lại rất quan tâm đến tài liệu được viết bằng tiếng

dân tộc mình...

Nghiên cứu nhu cầu tin NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam, tác giả nhận

thấy ngoài tiếng Việt, 62,5% NDT thư viện cấp tỉnh và 43,7% ở thư viện cấp huyện

có thể sử dụng tiếng Anh để đọc và tra cứu tài liệu. Các ngôn ngữ khác như tiếng

Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc... tỷ lệ NDT biết sử dụng không vượt quá 5%. Nhu cầu

tin của các nhóm NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam là một dạng nhu cầu về tinh

thần của con người xuất phát từ sự ham hiểu biết, khám phá thế giới khách quan và

mang tính xã hội. Nghiên cứu nắm vững đặc điểm nhu cầu tin của họ là cơ sở quan

trọng định hướng cho hoạt động thư viện. Từ các yêu cầu tin cụ thể, chuyên biệt của

NDT, Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ có hướng xây dựng NLTT, đầu tư cơ sở vật chất,

tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp, đáp ứng nhu cầu của họ.

2.6.4. Công tác xuất bản của quốc gia và vấn đề lưu chiểu

2.6.4.1. Công tác xuất bản quốc gia

Hoạt động xuất bản và hoạt động thư viện có mối quan hệ chặt chẽ, đa

chiều, tác động đến sự phát triển của nhau như: mối quan hệ về kinh tế, mối quan

hệ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ pháp lý, mối quan hệ nghiệp vụ, mối quan

hệ về công nghệ.

Về mối quan hệ kinh tế: thư viện là nơi sử dụng sản phẩm đầu ra của ngành

xuất bản. Hay nói cách khác là khách hàng lớn của nhà xuất bản, có tác động và

phản ánh nhu cầu thị trường liên quan trực tiếp đến kế hoạch hoạt động của các nhà

xuất bản. Mặt khác, sản phẩm của nhà xuất bản là những tác phẩm có giá trị sẽ giúp

Page 119: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

117

thu hút NDT đến với thư viện, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và cuối

cùng là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Về mối quan hệ chức năng: ngành xuất bản và ngành thư viện đều là các

ngành thuộc công cụ của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, thông

tin. Đều có chức năng, nhiệm vụ truyền tải những thông tin chính thống, thông tin

có giá trị khoa học cao đến với mọi tầng lớp nhân dân, truyền bá chủ trương của

Đảng, Nhà nước, tri thức khoa học về văn hóa, xã hội, kinh tế… góp phần ổn định

chính trị, xã hội, phát triển kinh tế.

Về mối quan hệ pháp lý: cả hai lĩnh vực xuất bản và thư viện đều liên quan

đến vấn đề sở hữu trí tuệ, vấn đề bản quyền khai thác thông tin trong mỗi công trình

/ tác phẩm. Nếu các nhà xuất bản nộp lưu chiểu đầy đủ, đúng thời gian các sản

phẩm của mình cho thư viện sẽ góp phần quan trọng phát triển NLTT của Hệ thống

TVCC Việt Nam.

Về vấn đề nghiệp vụ: nếu công tác xuất bản chú trọng phối hợp với thư viện

xử lý những tác phẩm / công trình trước khi in ấn như: định ký hiệu phân loại, định

từ khóa, định chủ đề, tóm tắt nội dung… sẽ góp phần giảm thời gian, công sức, chi

phí đáng kể cho thư viện trong việc xử lý tài liệu. Hơn nữa, sẽ góp phần khai thác,

chia sẻ thông tin nhanh hơn, thống nhất hơn, thuận lợi hơn giữa các hệ thống thư

viện nói chung và Hệ thống TVCC Việt Nam nói riêng.

Về mối quan hệ khi ứng dụng CNTT: hoạt động xuất bản điện tử đã phát

triển song hành với sự phát triển thư viện điện tử/ thư viện số. Hiện nhiều sách báo /

tài liệu điện tử đã được xuất bản. Nếu công tác xuất bản tài liệu điện tử đạt chuẩn

nghiệp vụ / thông tin sẽ giúp thư viện thu thập, xử lý, phục vụ khai thác thông tin có

hiệu quả cao.

Theo số liệu của Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) , trong năm

2013, ngành xuất bản ở Việt Nam đã xuất bản hơn 26.000 tên sách với 274 triệu

bản. Về cơ bản, công tác xuất bản đã đáp ứng phần lớn nhu cầu tài liệu của Hệ

Page 120: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

118

thống TVCC Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết như:

một số nhà xuất bản, tác giả thay đổi tên sách khi tái bản hoặc xuất bản mới cho dù

nội dung không thay đổi; Loại hình tài liệu xuất bản tương đối đơn điệu với ngôn

ngữ chủ yếu là tiếng Việt, tài liệu bằng các ngôn ngữ phổ thông trên thế giới như

Nga, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha....hoặc của các dân tộc thiểu số sinh sống tại

Việt Nam còn chưa phổ biến. Mảng tài liệu điện tử còn rất ít và giá thành quá đắt;

Giá sách báo luôn có chiều hướng tăng trong khi kinh phí mua sách báo hàng năm

của Hệ thống TVCC Việt Nam còn hạn chế; Các vấn đề pháp lý, vấn đề nghiệp vụ

chưa được triển khai, chưa có sự hợp tác chặt chẽ... Đặc biệt, Hệ thống TVCC Việt

Nam còn luôn bị động do ít nhận được thông tin của các cơ quan có trách nhiệm về

những tài liệu "có vấn đề" về nội dung và nếu có thường quá chậm, gây rất nhiều

khó khăn cho thư viện trong công tác phát triển NLTT.

2.6.4.2. Công tác lưu chiểu

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, công tác lưu chiểu xuất bản phẩm là một

công việc quan trọng nhằm thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát trước khi cho

phép phát hành xuất bản phẩm, nhưng với Hệ thống TVCC Việt Nam, công tác lưu

chiểu lại được thể hiện thông qua thu nhận, xử lý, tổ chức kho xuất bản phẩm lưu

chiểu / kho địa chí và biên soạn, xuất bản các loại thư mục. Trên thực tế, Hệ thống

TVCC Việt Nam đã thực hiện tốt các khâu công tác trên trừ thu nhận lưu chiểu xuất

bản phẩm. Vấn đề rất phổ biến hiện nay, ngay cả với TVQG Việt Nam là nộp lưu

chiểu chậm, nộp lưu chiểu không đủ số lượng, thậm chí không nộp lưu chiểu, hoặc

để dồn nhiều kỳ xuất bản mới nộp lưu chiểu (với báo tạp chí), ảnh hưởng nhiều đến

việc lưu giữ, phổ biến di sản văn hóa thành văn của dân tộc. Đối với TVCC cấp

tỉnh, Điều 6, Nghị định 72 quy định chi tiết thực hiện Pháp lệnh Thư viện chỉ rõ:

“Sở Văn hóa - Thông tin sau khi thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm địa phương

theo quy định của Luật Xuất bản, có trách nhiệm chuyển giao cho thư viện cấp tỉnh

mỗi tên tài liệu ít nhất 01 bản;” [12]. Tuy nhiên, số tài liệu này chỉ được chuyển cho

Page 121: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

119

thư viện 1-2 lần / năm, thường không đầy đủ và gộp vào nguồn tài liệu tặng biếu

chứ không được tách riêng thành tài liệu nộp lưu chiểu.

Theo báo cáo thống kê của TVQG Việt Nam, từ năm 2001 đến 2013 (năm

2014 chưa cập nhật số liệu thống kê), tỷ lệ thu nhận lưu chiểu ấn phẩm định kỳ của

thư viện ngày càng tăng và ổn định, trong khi tỷ lệ thu nhận sách lưu chiểu, thành

phần chính yếu của di sản văn hóa thành văn dân tộc ngày càng giảm sút. Đặc biệt,

kể từ khi liên kết xuất bản sách trở lên phổ biến và quy định nộp lưu chiểu cho

TVQG Việt Nam trong thời gian 45 ngày sau khi phát hành được ghi rõ trong Luật

Xuất bản sửa đổi năm 2012 thì tỷ lệ % thu nhận sách lưu chiểu của TVQG Việt

Nam đã giảm sút nghiêm trọng. Tỷ lệ này ở TVCC cấp tỉnh chỉ dao động từ khoảng

10% - 30%/năm ( Thư viện tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai...). Xem

Bảng 2.8 và 2.9.

Bảng 2.8: Tỷ lệ thu nhận ấn phẩm định kỳ lưu chiểu của Thư viện Quốc gia Viêt Nam từ năm 2001 đến 2013

Năm Nộp lưu chiểu cho TVQG Việt Nam Giấy phép Cục Báo chí cấp Tỷ lệ %

2001 596 1003 59.4 2002 639 1120 57 2003 686 1101 62.3 2004 741 1100 67.3 2005 828 1104 75 2006 824 1110 74.2 2007 837 1102 75.9 2008 960 1023 93.8 2009 973 1050 92.6 2010 986 1021 96.5 2011 1.032 1032 100 2012 1.062 1084 97,9 2013 1.053 1111 94.7

Page 122: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

120

Bảng 2.9: Tỷ lệ thu nhận sách lưu chiểu của Thư viện Quốc gia Việt Nam từ năm 2001 đến 2013

Năm Nộp lưu chiểu cho TVQG Việt Nam

Giấy phép Cục Xuất bản cấp/ Xác nhận xuất bản Tỷ lệ %

2001 11.362 11.760 96,6

2002 10.647 11.245 94,6

2003 11.897 12.320 96,5

2004 13.342 13.911 95,9

2005 15.153 16.822 90

2006 15.721 17.747 88,5

2007 17.626 19.802 89

2008 19.064 23.356 81,6

2009 19.199 24.879 77,1

2010 15.688 21.176 74

2011 15.690 27.542 56,9

2012 15.710 27.936 56,2

2013 15.736 26.933 58,4

[Đây là vấn đề Hệ thống TVCC Việt Nam không thể tự giải quyết mà cần có

sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước để cơ quan, đơn vị

được cấp phép xuất bản nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ nộp lưu chiểu đúng với

quy định của pháp luật hiện hành.

2.6.5. Đội ngũ cán bộ trực tiếp phát triển nguồn lực thông tin

2.6.5.1. Số lượng cán bộ

Hiện tại, số lượng cán bộ thư viện cấp tỉnh và huyện của Hệ thống TVCC Việt

Nam có khoảng 2.446 / 33.200 người làm công tác thư viện trên cả nước (trong đó có

176 của TVQG Việt Nam; 86 của Thư viện Hà Nội; 105 của Thư viện Khoa học tổng

hợp thành phố Hồ Chí Minh…). Xem bảng 2.10.

Page 123: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

121

Bảng 2.10: Số lượng cán bộ của Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện cấp tỉnh

STT Tên thư viện Số lượng

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Ngành khác

1 Thư viện Quốc gia 176 22 122 04 28 22 2 Bà Rịa – Vũng Tàu 46 02 32 04 08 13 3 Bình Định 27 02 20 02 03 10 4 Gia Lai 25 16 05 04 03 5 Hà Nội 86 07 74 03 02 18 6 Hà Tĩnh 23 14 09 09 7 Quảng Ninh 21 01 16 04 03 8 Sóc Trăng 27 02 16 05 04 03 9 Tp. HCM 105 10 89 03 03 27 10 Tuyên Quang 18 11 04 03 05

Tuy nhiên, số lượng người làm công tác chuyên trách phát triển NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam cũng chưa thật rõ ràng vì họ thường kiêm nhiệm thêm các

nhiệm vụ khác nữa của thư viện. Ngoài TVQG Việt Nam và Thư viện Khoa học

tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh có Phòng Bổ sung với 6 - 10 cán bộ thì các thư

viện cấp tỉnh trong hệ thống đều chỉ có từ 1-2 cán bộ làm công tác phát triển NLTT

được ghép vào các phòng nghiệp vụ. Ở cấp huyện, do đa số thư viện chỉ có từ 0,5

đến 1 biên chế nên không có cán bộ chuyên trách làm công tác phát triển NLTT.

Với số lượng cán bộ thực tế như hiện nay và cũng do thiếu cán bộ chuyên trách, Hệ

thống TVCC Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển NLTT.

2.6.5.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ

Riêng cán bộ làm công tác phát triển NLTT, 100% có trình độ cao đẳng, đại

hoc, một số ít có trình độ thạc sỹ (TVQG Việt Nam, Thư viện thành phố Hà Nội,

Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh...). Về cơ bản, chất lượng

nguồn nhân lực phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam tương đối đáp ứng

yêu cầu công việc. Tuy nhiên, tại nhiều TVCC, nhất là thư viện cấp huyện, cán bộ

phải kiêm nhiệm thêm rất nhiều công việc, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học

Page 124: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

122

còn yếu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu cân nhắc trong quá

trình lựa chọn tài liệu, ít tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ, lãng phí kinh phí…

giảm sút chất lượng NLTT.

2.6.6. Hạ tầng công nghệ thông tin

2.6.6.1. Phần cứng và trang thiết bị ngoại vi

Trong Hệ thống TVCC Việt Nam, TVQG Việt Nam và các TVCC cấp tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,

Bình Định... đều có hạ tầng CNTT tương đối tốt, đáp ứng phần lớn các yêu cầu về

xử lý, tổ chức, quản lý NLTT của thư viện cũng như khai thác, tra cứu của NDT.

Họ có mạng LAN hoàn chỉnh, kết nối giữa các tòa nhà bằng hệ thống cáp quang,

đường dây mạng đến tất cả các phòng, bộ phận trong thư viện, có đường truyền

kênh riêng (Leased-line) với tốc độ cao, băng thông lớn phục vụ các dịch vụ trực

tuyến của thư viện như: CSDL thư mục (OPAC), Website, Mail…, các đường

FTTH (Internet cáp quang) băng thông từ 60- 80Mbps dành riêng cho NDT truy cập

Internet và các CSDL trực tuyến do thư viện tự tạo lập hoặc mua quyền truy cập

hàng năm. Ngoài TVQG Việt Nam có hơn 250 máy tính với đầy đủ các máy chủ và

thiết bị ngoại vi, các TVCC trực thuộc trung ương đều có từ 84 - 154 máy trạm, các

thiết bị ngoại vi (Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí

Minh...) phục vụ xử lý tài liệu, số hóa, tra cứu thông tin..., 02 - 03 máy chủ có chức

năng Thư viện điện tử, Website, Mail, Firewall (Checkpoint)…, trong đó bao gồm

cả hệ thống lưu trữ / bảo quản (Storage Server) dung lượng lớn từ 2 - 16 Terabyte.

Tuy nhiên, với TVCC thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam

Bộ... thì hạ tầng CNTT còn nghèo nàn, chưa đáp ứng nhu cầu công việc của thư

viện cũng như tra cứu của NDT. Điều này được thể hiện rõ thông qua mạng LAN

chưa hoàn chỉnh, hay trục trặc, đường truyền tốc độ thấp gây nhiều khó khăn cho

việc tra cứu, tìm tin, số lượng máy trạm ít, thiếu các trang thiết bị ngoại vi, và phần

lớn là máy cũ, máy chủ dung lượng chỉ từ 800- 1000 GB... Với TVCC cấp huyện,

Page 125: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

123

ngoài một số thư viện huyện của tỉnh Đồng Nai, Ninh Kiều (Cần Thơ), Việt Trì

(Phú Thọ) có hạ tầng CNTT tương đối tốt với mạng LAN được nối mạng Internet, 1

- 2 máy chủ và khoảng 20 máy trạm... thì hạ tầng CNTT của đa số thư viện cấp

huyện còn lại gần như không có gì, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động và

phục vụ cộng đồng của thư viện.

2.6.6.2. Phần mềm ứng dụng

Hiện TVQG Việt Nam và 33 TVCC cấp tỉnh ở khắp các khu vực, vùng miền

trong Hệ thống TVCC Việt Nam sử dụng phần mềm tích hợp ILIB. Riêng Thư viện

Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Hà Nội sử dụng phần mềm

LIBOL, Thư viện tỉnh Đồng Nai là VEBRARY..., còn lại đều sử dụng phần mềm

CDS/ISIS. Đa số thư viện cấp tỉnh đều có mạng LAN kết nối Internet. Phần mềm

ứng dụng của Hệ thống TVCC Việt Nam được tổng hợp ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Phần mềm ứng dụng của Hệ thống thư viện công cộng

STT Tên thư viện ILIB LIBOL ISIS

1 Thư viện Quốc gia X

2 Bà Rịa – Vũng Tàu X

3 Bình Định X

4 Gia Lai X

5 Hà Nội X

6 Hà Tĩnh X

7 Quảng Ninh X

8 Sóc Trăng X

9 Tp. HCM X

10 Tuyên Quang X

Page 126: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

124

Do khó khăn về kinh phí, nhân lực nên rất ít thư viện cấp huyện được trang

bị phần mềm máy tính chuyên dụng.

Các phần mềm đã hỗ trợ công tác phát triển NLTT, cung cấp khả năng tra

cứu tại chỗ hay từ xa, quản lý việc mượn, trả tài liệu, quản lý kho, quản lý lưu

thông, chia sẻ dữ liệu… thông qua các module Bổ sung (Acquisitions), Biên mục

(Cataloguing), Tra cứu Trực tuyến (OPAC), Quản lý Lưu thông (Circulation

Control), Quản lý Xuất bản phẩm định kỳ (Serials Control), Quản lý Kho (Inventory

Control), Quản trị Hệ thống (System Administration)... Ngoài quản lý thư viện

truyền thống, phần mềm Ilib, LIBOL, Vebrary đều bổ sung các tính năng của thư

viện điện tử, tạo tiền đề cho việc hình thành thư viện điện tử trong toàn hệ thống,

tăng cường khả năng liên kết, chia sẻ NLTT cũng như quản lý tốt hơn NLTT của

thư viện. Với phân hệ OPAC, NDT và cán bộ thư viện có thể thực hiện việc tìm

kiếm, hiển thị bằng hơn 100 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, cung cấp các dịch vụ

trên WEB cho phép sử dụng cả mạng Intrarnet của thư viện cũng như Internet…

còn phần mềm CDS/ISIS phiên bản cho DOS hoặc cho WINDOWS là phần mềm tư

liệu có nhiều tính năng ưu việt về tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm thông tin và tạo các sản

phẩm thông tin thư mục. Tuy nhiên, các phần mềm ứng dụng của Hệ thống TVCC

Việt Nam vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Đó là, khả năng tùy biến

của phần mềm ILIB có giới hạn vì là phần mềm đóng và gần như TVCC không thể

tự can thiệp được vào chương trình. Việc xuất nhập theo chuẩn ISO2709 chưa ổn

định. Module quản lý xuất bản phẩm định kỳ vẫn chưa thể đóng bộ báo tạp chí như

mong muốn, hoặc không hỗ trợ UNICODE đối với phần mềm CDS/ISIS nên khó có

thể đảm bảo xử lý đa ngôn ngữ, trong khi mạng máy tính thường hay bị quá tải hoặc

bị treo gây nhiều khó khăn cho các hoạt động thư viện và tra cứu của NDT... Đây là

một trong những vấn đề cần giải quyết của Hệ thống TVCC Việt Nam trong triển

khai các hoạt động liên quan đến CNTT. Hơn nữa, còn có sự chênh lệch về cấp độ

ứng dụng CNTT trong công tác phát triển NLTT của hệ thống. Một số TVCC ứng

dụng rất hiệu quả (TVQG Việt Nam, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ

Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, ...), trong khi vẫn còn nhiều TVCC xử lý

Page 127: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

125

các khâu công việc liên quan đến NLTT theo phương pháp thủ công, ảnh hưởng rất

lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động thư viện.

2.6.7. Vấn đề bản quyền

Vấn đề bản quyền có tính ràng buộc rất lớn đối với phát triển NLTT, nhất là

phát triển NLTT trong môi trường điện tử của Hệ thống TVCC Việt Nam. Hiện tại,

những sao chép, chuyển dạng tài liệu không nhằm mục đích thương mại hoặc vì

mục đích nhân văn khi chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác… cho

người khiếm thị, khiếm thính được Luật bản quyền cho phép. Tuy nhiên, trong

nhiều trường hợp, Hệ thống TVCC Việt Nam không vượt qua được những quy định

chặt chẽ của bản quyền, nên việc phát triển NLTT bị đình trệ. Theo ông Phạm

Diêm, Giám đốc Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tháo gỡ vấn đề: "Cần có thêm

những văn bản hướng dẫn dưới luật theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho

các thư viện trong việc chuyển dạng tài liệu để lưu trữ và phục vụ cộng đồng vì

mục đích chung...".

2.7. Đánh giá nguồn lực thông tin

2.7.1. Độ chính xác của nguồn lực thông tin

Độ chính xác và đầy đủ của NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn ở mức

trung bình. Điều này được khẳng định thông qua 48,3% NDT thư viện cấp tỉnh và

38,5% NDT ở thư viện cấp huyện cho rằng NLTT của thư viện phù hợp với khoảng

từ 75% trở lên nhu cầu tin của họ. Trong khi 36,9% NDT thư viện cấp tỉnh và

46,8% NDT ở thư viện cấp huyện cho rằng NLTT của thư viện chỉ phù hợp với

50% nhu cầu tin của họ. Tỷ lệ % trên là cơ sở để Hệ thống TVCC Việt Nam điều

chỉnh công tác phát triển NLTT nhằm nâng cao hơn nữa mức độ phù hợp giữa nội

dung NLTT với nhu cầu tin của NDT, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình

hoạt động xã hội, kích thích sự sáng tạo của con người.

Page 128: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

126

2.7.2. Tính kịp thời của nguồn lực thông tin

Với 67% NDT thường xuyên sử dụng tài liệu của thư viên tỉnh và 57,3% của

thư viện huyện cho thấy tính kịp thời của NLTT ở cả thư viện cấp tỉnh và cấp huyện

trong Hệ thống TVCC Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình khá. Từ thực tế

trên, ngoài việc tăng cường đầu tư kinh phí, Hệ thống TVCC Việt Nam cũng cần

nâng cao năng lực trình độ của cán bộ làm công tác phát triển NLTT và tăng cường

hợp tác liên kết để phát triển, chia sẻ NLTT hiệu quả, đáp ứng nhu cầu NDT.

Ngoài ra, với 77,8% thư viện cấp tỉnh và 50% thư viện cấp huyện đã loại bỏ

tài liệu ra khỏi thư viện với định kỳ 5 năm, thậm chí là 1 năm do tài liệu đã mất thời

gian tính cho thấy mức độ lỗi thời của thông tin trong NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam tương đối cao. Nhưng ở khía cạnh khác, đây là con số đáng lưu ý bởi

TVCC các cấp còn có chức năng lưu giữ, truyền bá di sản văn hóa thành văn của

địa phương và dân tộc, nhất là trong bối cảnh kinh phí dành cho công tác phát triển

NLTT của thư viện cấp tỉnh và huyện còn rất hạn hẹp. Do đó, Hệ thống TVCC Việt

Nam cần điều chỉnh cơ cấu, nội dung tài liệu bổ sung, nhất là các loại tài liệu phổ

thông ít có giá trị thông tin hoặc nhanh mất thời gian tính để nâng cao chất lượng

NLTT, tiết kiệm kinh phí, nhân lực cũng như đảm bảo tính mới và kịp thời của NLTT.

2.7.3. Mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin

Mức độ đầy đủ cân đối của cơ cấu môn loại / nội dung thông tin / tài liệu:

Qua phân tích các số liệu phiếu điều tra về mức độ đầy đủ của NLTT, có 73,3%

NDT ở thư viện cấp tỉnh cho rằng NLTT đã đáp ứng nhu cầu của họ về các lĩnh vực

như chính trị xã hội; khoa học kỹ thuật và công nghệ; văn học nghệ thuật và các loại

khác như sách thiếu nhi, tài liệu điạ chí, tài liệu cho người khuyết tật, tài liệu tra

cứu, liên ngành… Với thư viện cấp huyện, tỷ lệ cơ cấu còn bị hạn chế chưa cân đối

trong từng loại hình thông tin / tài liệu. Thông tin / tài liệu về chính trị xã hội và văn

học nghệ thuật tương đối tốt, có tới 61,3% NDT ở thư viện cấp huyện cho rằng đã

đáp ứng nhu cầu tin cuả họ. Nhưng đối với những thông tin / tài liệu có nội dung về

Page 129: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

127

khoa học kỹ thuật và tài liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm

nghiệp, thủ công mỹ nghệ... thì chưa đáp ứng được nhu cầu của NDT. Khi được hỏi

về mức độ đáp ứng nội dung của thông tin đối với nhu cầu tin, chỉ có 25% NDT cho

là đầy đủ. Các loại thông tin / tài liệu có nội dung về các lĩnh vực khác cũng chỉ có

55% NDT cho là đầy đủ. Điều đó cho thấy cơ cấu nội dung NLTT của Hệ thống

TVCC Việt Nam chưa thật đầy đủ, phong phú và mới chỉ đáp ứng được tương đối

nhu cầu tin của NDT.

Mức độ đầy đủ của loại hình thông tin / tài liệu: khi được hỏi về mức độ

đầy đủ của loại hình thông tin / tài liệu truyền thống và thông tin / tài liệu hiện đại

đã cho kết quả như sau: đối với tài liệu in ấn truyền thống có 65% NDT cho rằng rất

đầy đủ, 20% NDT cho rằng đầy đủ và 10% NDT cho là chưa đầy đủ. Đối với tài

liệu hiện đại có 13,4% NDT cho rằng rất đầy đủ, 18,2 % NDT cho rằng đầy đủ và

68,4% NDT cho là chưa đầy đủ. Những đánh giá trên của NDT về mức độ đầy đủ

của loại hình tài liệu cũng tỷ lệ với tình hình sử dụng loại hình tài liệu. Cụ thể, có

82% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 87,6% NDT ở thư viện cấp huyện sử dụng loại

hình tài liệu truyền thống, và chỉ có 10,8% NDT ở thư viện cấp tỉnh, 9,5% NDT ở

thư viện cấp huyện sử dụng loại hình tài liệu điện tử. Điều này cho thấy thực trạng

tỷ lệ % hiện tại giữa các loại hình tài liệu trong thành phần NLTT của Hệ thống

TVCC Việt Nam chưa cân đối, chưa hợp lý. Tỷ lệ % trên cũng không có nghĩa NDT

không quan tâm sử dụng tài liệu điện tử mà thực chất loại hình tài liệu này hiện còn

chiếm tỷ lệ rất ít trong NLTT của hệ thống, đòi hỏi cần có sự đầu tư nhiều hơn cho việc

phát triển thông tin / tài liệu điện tử.

Mức độ đầy đủ của ngôn ngữ của thông tin /tài liệu: Ngoài tiếng Việt,

NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh và các

ngôn ngữ khác. Ở thư viện tỉnh 62,5% NDT và ở thư viện huyện có 43,7% NDT có

nhu cầu sử dụng thông tin / tài liệu tiếng Anh. Các ngôn ngữ khác như tiếng Nga,

Pháp, Đức, Trung Quốc…đều ở dưới mức khoảng 5%. Đa phần NDT thư viện tỉnh

(65%) cho rằng tài liệu tiếng Anh và các ngôn ngữ khác còn ít, chưa phù hợp so với

nhu cầu. Đây sẽ là cơ sở để Hệ thống TVCC Việt Nam điều chỉnh tỷ lệ ngôn ngữ tài

Page 130: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

128

liệu trong thành phần NLTT của hệ thống phù hợp với nhu cầu NDT. Tuy nhiên,

cũng cần cân nhắc để giữ tỷ lệ ngôn ngữ hợp lý và phải tính đến dự báo hướng phát

triển, phổ biến của những ngôn ngữ khác ở Việt Nam, tránh tập trung bổ sung chỉ một

ngôn ngữ đang thịnh hành.

2.7.4. Tính riêng có của nguồn lực thông tin

Nghị định lưu chiểu văn hóa phẩm của toàn quyền Đông Dương (1922), Sắc

lệnh số 18 năm 1946 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về lưu chiểu văn

hóa phẩm, Luật xuất bản 2004 và các lần chỉnh sửa bổ sung tiếp theo đã tạo cơ sở

pháp lý cho Hệ thống TVCC Việt Nam thu nhận các loại hình xuất bản phẩm tại

Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Hệ thống TVCC Việt Nam chưa thu

nhận được đầy đủ các loại hình xuất bản phẩm lưu chiểu, nhưng đây là nguồn tài

liệu chỉ riêng Hệ thống TVCC Việt Nam mới có tương đối đầy đủ, là thành phần

chủ yếu cấu thành di sản văn hóa thành văn của dân tộc. Bên cạnh đó, chỉ có NLTT

của Hệ thống TVCC Việt Nam mới có tương đối đầy đủ bộ sưu tập luận án tiến sỹ

của người Việt Nam bảo vệ ở trong và ngoài nước. Hơn nữa, NLTT của Hệ thống

TVCC Việt Nam còn có cả những tài liệu quý hiếm từ thế kỷ XIII, các loại tài liệu

bằng lá cây, vỏ cây,... mà không thư viện chuyên ngành, cơ quan thông tin nào ở

Việt Nam có được.

2.7.5. Tính hữu dụng của nguồn lực thông tin

Đối với người dùng tin: NLTT tương đối phong phú của Hệ thống TVCC

Việt Nam, dù vẫn còn một số khiếm khuyết, nhưng đã góp phần thoả mãn nhu cầu

nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, giải trí của người dân. Thông qua điều tra,

phỏng vấn, 75% người được hỏi khẳng định NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam

đã cung cấp cho họ nhiều kiến thức để nâng cao sự hiểu biết, trình độ chuyên môn,

kinh nghiệm bổ ích áp dụng vào sản xuất, kinh doanh… Cụ thể, nhờ có được những

thông tin / tài liệu hữu ích, chiếc máy tuốt lúa cải tiến do anh Nguyễn Quốc Bảo ở

bản Hòa Bình, xã Trung Lương (Định Hóa, Thái Nguyên) sáng chế năm 2011 được

nhiều người dân địa phương ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt, hơn hẳn các

Page 131: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

129

loại máy tuốt lúa khác đang sử dụng ở địa phương do rất phù hợp với địa hình

ruộng bậc thang ở khu vực miền núi, vùng cao. Nhiều người dân các thôn bản lân

cận đã đặt hàng máy tuốt lúa cải tiến này, nên anh Bảo đang có kế hoạch mở một

xưởng cơ khí tại nhà để có điều kiện sản xuất đại trà máy tuốt lúa cải tiến, đáp ứng

nhu cầu của bà con trong vùng; Anh Nguyễn Hoàng Phi ở ấp Hòa Thạnh, xã Châu

Phong, thị xã Tân Châu, An Giang đã sáng chế và ứng dụng thành công máy phun

thuốc điều khiển từ xa và tự động cuộn dây trên đồng ruộng. Chiếc máy đạt giải 3

tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang năm 2012 và anh đã ra Hà Nội

tham gia chương trình “Nhà sáng chế” trên VTV2 vào cuối tháng 3/2013. Được

biết, anh Phi là người rất đam mê sáng chế dù không học qua trường lớp chuyên

môn nào, những kiến thức anh có được đều thông qua sách báo và hoạt động thực

tiễn. Ngoài ra, thông qua tài liệu sách báo, một số nhà nghiên cứu cùng nông dân ở

Lục Ngạn (Bắc Giang), vùng trồng và xuất khẩu vải thiều lớn nhất nước, đã biết

cách kéo dài thời gian bảo quản vải thiều không dùng hóa chất gây hại cho sức khỏe

cộng đồng, đem lại lợi ích kinh tế vượt trội và không còn bị tiểu thương ép giá như

trước đây… Đặc biệt, ngoài việc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước vào cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí… NLTT của Hệ thống TVCC

Việt Nam còn đã và đang là nguồn thông tin, tài liệu tham khảo quý báu, góp phần

nâng cao chất lượng, giá trị khoa học của đại đa số công trình, đề tài nghiên cứu

khoa học, luận án tiến sỹ trong nước… mà không có bất cứ nhà khoa học nào có thể

phủ nhận.

Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý: NLTT giúp họ đưa ra những quyết định

chính xác, phù hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, từ

đó quan tâm tạo điều kiện hơn cho các hoạt động thư viện. Đặc biệt, các cấp có

thẩm quyền đã công bố một số văn bản quy phạm pháp luật mới cũng như chỉnh

sửa, bổ sung một số điều trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không

còn phù hợp với thực tiễn, giúp Hệ thống TVCC Việt Nam có cơ sở pháp lý triển

khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động thư viện trong đó có phát triển NLTT... Pháp

lệnh Thư viện ra đời năm 2011 là một trong những minh chứng, nhưng trước đó,

Page 132: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

130

vai trò của thư viện cũng như NLTT đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã

có tác động đến nhận thức của các cấp lãnh đạo. Vì vậy, Nghị quyết Trung ương V

khoá VIII (1998) của Đảng cộng sản Việt Nam về “Xây dựng và phát triển nền văn

hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã đề ra nhiệm vụ cần khẩn trương

"...nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh Thư viện" [15, tr. 72] để tạo hành lang pháp lý

cho Hệ thống TVCC nói riêng và ngành thư viện Việt Nam nói chung phát triển bền vững.

Đối với cán bộ thư viện: ngoài năng động hơn trong công việc, cán bộ của

Hệ thống TVCC Việt Nam còn có khả năng làm việc theo nhóm và dẫn dắt nhóm

đạt được mục tiêu công việc đề ra. Đây là một trong những phẩm chất quan trọng

của cán bộ thư viện nói chung và cán bộ làm công tác phát triển NLTT nói riêng mà

trước khi tham gia các hoạt động phát triển NLTT họ chưa có hoặc chưa đạt yêu cầu

công việc. Chính những phẩm chất này đã góp phần nâng cao chất lượng NLTT,

từng bước cải thiện các sản phẩm, dịch vụ TT - TV cũng như tạo môi trường thân

thiện, thu hút ngày càng nhiều NDT đến thư viện.

Với cán bộ quản lý, dù vẫn còn cách biệt trong nhận thức về vai trò và tầm

quan trọng của NLTT cũng như mức độ tham gia vào các hoạt động phát triển

NLTT của hệ thống, nhưng về cơ bản tư duy "cục bộ" đã giảm bớt, đồng thời, năng

lực quản lý ngày càng được nâng cao.... góp phần cải thiện chất lượng hoạt động

cũng như vị thế của Hệ thống TVCC Việt Nam. Đó là đội ngũ cán bộ quản lý của

Thư viện tỉnh Bình Định, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu....nhưng tiêu biểu nhất là cán

bộ lãnh đạo của Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc

phát huy hiệu quả NLTT tại trung tâm thông qua các hoạt động phục vụ, dịch vụ, họ

còn duy trì và chủ động tăng cường các hoạt động ngoài thư viện nhằm nâng cao

hơn nữa chất lượng và hiệu quả NLTT thông qua việc tham gia Liên hiệp thư viện

Việt nam về nguồn tin điển tử để bổ sung tài liệu với giá thành hạ và chất lượng cao

nhằm đáp ứng nhu cầu NDT. Thường xuyên tăng cường, đổi mới, cập nhật thông

tin / tài liệu trên 04 xe thư viện lưu động phục vụ người dân tại các huyện ngoại

thành nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi

trồng thủy sản… góp phần nâng cao dân trí cho cộng đồng. Bên cạnh đó, họ cũng

Page 133: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

131

chỉ đạo tăng cường hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT với các thư viện, cơ quan

thông tin trong và ngoài hệ thống. Từ 2010 đến nay, Thư viện Khoa học tổng hợp

thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác sưu tầm và số hóa gần 100.000 trang tài liệu

Hán Nôm, sắc phong... với các Bảo tàng, thư viện trên địa bàn các tỉnh Bắc miền

Trung trong đó có rất nhiều tài liệu có giá trị. Ngoài ra, Thư viện Khoa học tổng

hợp thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng cường khai thác nguồn tài liệu ngoại văn từ

các tổng lãnh sự quán, tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông

qua nguồn biếu tặng, trao đổi....góp phần nâng cao lượng và chất NLTT của Thư

viện nói riêng và Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung.

Đối với thư viện: như đã đề cập ở phần thực trạng phát triển NLTT, cơ sở

vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin của Hệ thống TVCC Việt Nam từng bước

được tăng cường, cho dù vẫn còn tồn tại sự chênh lệch giữa các vùng miền, khu

vực. TVCC, nhất là thư viện cấp tỉnh đã được trang bị mạng máy tính đường truyền

tốc độ cao, có đầy đủ phòng phục vụ, kho sách báo... Nhiều hoạt động của thư viện

như tư vấn / hướng dẫn NDT tra cứu, tìm kiếm thông tin thông qua NLTT của /

ngoài thư viện đều được cải tiến, có định hướng tới các nguồn tin hữu ích nhằm phục

vụ việc học tập, sản xuất, kinh doanh... của người dân.

2.8. Đánh giá hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin

Đánh giá hiệu quả phát triển NLTT là vấn đề phức tạp. Trong khuôn khổ

của luận án, đánh giá hiệu quả phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Namn

được xác định thông qua việc đánh giá mức độ cập nhật, phù hợp, tính dễ khai thác

của NLTT mà công tác phát triển NLTT đã đem lại. Tiêu chí này hướng về cách

tiếp cận lấy NDT làm trung tâm và dựa trên cơ sở kết quả phản hồi từ NDT để

đánh giá hiệu quả phát triển NLTT.

2.8.1. Mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin với người dùng tin

Đánh giá mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin với NDT chính là đánh

giá tính giá trị, tính khoa học, tính chính xác của NLTT để đảm bảo phù hợp với

nhu cầu của NDT, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của điạ phương. Theo số

Page 134: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

132

liệu điều tra, 65% NDT cho rằng nội dung, loại hình của tài liệu là phù hợp với nhu

cầu tin của họ và 35% cho rằng chưa phù hợp. Nếu xét theo NDT của thư viện tỉnh

và thư viện huyện thì chỉ có 37,5% NDT ở thư viện cấp tỉnh đánh giá NLTT phù

hợp và 35,3% NDT ở thư viện cấp huyện đánh giá NLTT phù hợp. Chính vì vậy, về

tổng thể, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin / tài liệu của Hệ thống TVCC Việt Nam

chưa được NDT đánh giá cao (rất tốt: 0,7%; tốt 45,5% và chưa tốt 48%).

Về mức độ phù hợp giữa thói quen sử dụng của NDT với các loại hình tài

liệu của Hệ thống TVCC Việt Nam, đa số NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam cho

rằng NLTT hiện nay chưa thật phù hợp vì vốn thông tin / tài liệu điện tử còn quá ít

(đặc biệt đối với NDT của các thư viện tỉnh); còn đối với NDT của thư viện huyện

thì thông tin / tài liệu truyền thống vẫn chưa đủ, chưa phù hợp với nhu cầu của họ.

Số liệu điều tra cho thấy, có tới 59,1% NDT ở thư viện cấp tỉnh đề nghị bổ sung tài

liệu điện tử; 56,9% NDT ở thư viện cấp huyện cho là cần tăng cường mua tài liệu

dạng in ấn truyền thống.

2.8.2. Mức độ cập nhật của nguồn lực thông tin

Đánh giá NLTT của thư viện thông qua tiêu chí cập nhật rất quan trọng.

Mức độ cập nhật NLTT được thể hiện ở việc thông tin / tri thức trong các tài liệu có

mới không? có phải là công trình khoa học, thông tin / tài liệu mới được công bố,

mới được xuất bản không?... Mức độ cập nhật của NLTT là tiêu chí quan trọng để

đánh giá chất lượng của NLTT. Khi được hỏi về mức độ cập nhật của NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam với các mức độ rất cập nhật, cập nhật và chưa cập nhật, kết

quả nghiên cứu đã cho thấy:

- NDT thư viện cấp tỉnh đánh giá về mức độ rất cập nhật nội dung thông tin /

tài liệu không cao. Cụ thể: Văn học nghệ thuật 53,4%; Chính trị- xã hội 53,4%;

Khoa học tự nhiên 42,6%; Kinh tế 35,8%; Khoa học kỹ thuật 26,1%; Y học 24,4%;

Tài liệu địa chí 19,9%…còn lại đều ở mức cập nhật và chưa cập nhật.

- NDT thư viện cấp huyện đánh giá mức độ rất cập nhật về nội dung thông

tin / tài liệu cũng với tỷ lệ tương tự như NDT thư viện cấp tỉnh: Văn học nghệ thuật

Page 135: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

133

59,5%; Chính trị- xã hội 47,7%; Khoa học tự nhiên 43,4%; Kinh tế 17%; Khoa học

kỹ thuật 26,1%; Y học 21,3%; Tài liệu địa chí 12,4%…còn lại là đánh giá ở mức

cập nhật và chưa cập nhật.

Nói chung, các lĩnh vực tri thức của NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam mà NDT ở thư viện các cấp quan tâm chỉ được đánh giá cập nhật ở mức trung bình.

2.8.3. Tính dễ khai thác, tiếp cận nguồn lực thông tin

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ có 56,8% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 59,9% NDT ở thư viện cấp huyện cho rằng dịch vụ đọc tại chỗ của thư viện là đáp ứng tốt khả năng khai thác thông tin. Có 31,2% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 23,2% NDT ở thư viện cấp huyện đánh giá dịch vụ hướng dẫn tư vấn đạt mức tốt…Có 33,6% NDT ở thư viện cấp huyện khẳng định cần phát triển dịch vụ mượn liên thư viện; 40,3% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 33,6% NDT ở thư viện cấp huyện cho biết cần biên soạn thêm các thư mục chuyên đề; 37,5% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 32,2% NDT ở thư viện cấp huyện chỉ rõ cần tăng cường dịch vụ luân chuyển tài liệu và xã hội hóa phát triển NLTT. Thông qua việc đánh giá của NDT về mức độ tiếp cận NLTT thông qua các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin đã cho ta thấy hầu hết các sản phẩm và dịch vụ của Hệ thống TVCC Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu khai thác thông tin của NDT. Do đó,, Hệ thống TVCC Việt Nam cần đề ra chính sách tạo dựng các sản phẩm và tổ chức các dịch vụ thông tin để NDT dễ dàng tiếp cận, khai thác tốt NLTT của hệ thống.

Từ những nhận xét, đánh giá trên, có thể nhận thấy, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam mới chỉ đáp ứng tương đối nhu cầu của NDT. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng cao của NDT, Hệ thống TVCC Việt Nam còn phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong triển NLTT.

2.9. Nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin

2.9.1. Ưu điểm

Hệ thống TVCC Việt Nam đã và đang xây dựng được NLTT phong phú, đa

dạng, bao quát các lĩnh vực tri thức, về cơ bản, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

Page 136: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

134

của hệ thống và đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của địa phương, phản ánh những

thành tựu trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết của con người về các lĩnh vực khác

nhau đã tích lũy được trong tiến trình lịch sử, được ghi lại trên các loại hình tài liệu,

là bộ phận chính yếu, quan trọng nhất của di sản văn hóa thành văn của dân tộc.

Việc ứng dụng CNTT trong phát triển NLTT đã thu đươc những kết quả nhất

định, qua đó, các công đoạn như tra trùng tài liệu, tạo đơn đặt, in các loại sổ đăng

ký tổng quát, cá biệt... đều được thực hiện tự động đã nâng cao chất lượng công tác

phát triển NLTT và tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí.

Hệ thống TVCC Việt Nam cũng đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn bổ sung kịp

thời tài liệu mới xuất bản, sưu tầm được nhiều tài liệu địa chí quý hiếm, luận văn,

luận án, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học... có nội dung liên quan đến địa

phương hoặc do người địa phương là tác giả, góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí, học

tập, nghiên cứu của người dân, lưu giữ, bảo tồn di sản văn hoá thành văn của dân

tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Bên cạnh đó,

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam được tổ chức khoa học, tạo hệ thống các

điểm tra cứu, truy cập linh hoạt để NDT có thể dễ dàng khai thác cũng như khả

năng trao đổi nhiều chiều giữa các hệ thống thông tin tương thích với nhau. Đặc

biệt, việc phổ biến, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu của Hệ thống TVCC

Việt Nam không chỉ hạn chế trong khuôn khổ mạng máy tính, các hoạt động phục

vụ, dịch vụ tại thư viện mà còn thông qua cả các hoạt động ngoài thư viện như

mượn liên thư viện, luân chuyển tài liệu giữa các TVCC... để phục vụ cộng đồng,

nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển theo phương châm

"sách đi tìm người" và theo nguyên tắc không vụ lợi, không hạn chế đối tượng cũng

như nội dung tài liệu / thông tin phục vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội. Các hoạt động này được đặt trong cả quá trình phát triển của Hệ thống TVCC

Việt Nam và chính nó tạo ra khả năng điều chỉnh nội dung NLTT, đáp ứng phần lớn

nhu cầu thông tin của cộng đồng, làm tăng thêm tính giá trị, tính kinh tế của NLTT

của Hệ thống TVCC Việt Nam, giúp hệ thống có được NLTT phong phú đa dạng,

phù hợp trong điều kiện kinh phí luôn hạn hẹp.

Page 137: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

135

Để có được những thành tựu trên, TVQG Việt Nam, thư viện trung tâm của

cả nước và là thư viện đứng đầu Hệ thống TVCC Việt Nam có vai trò đặc biệt quan

trọng trong phát triển NLTT của hệ thống. Vai trò đó được thể hiện thông qua tất cả

các hoạt động từ hướng dẫn đến lãnh đạo thực hiện trong thu thập, lưu giữ, phổ biến

di sản văn hóa thành văn của dân tộc, đồng thời tăng cường hỗ trợ, chia sẻ tài liệu,

dữ liệu... nhằm nâng cao cả lượng và chất cho NLTT của các cấp thư viện nói riêng

và Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung. Hơn nữa, thông qua các dự án và hoạt

động chuyên môn thường xuyên, TVQG Việt Nam cũng đã và đang góp phần cải

thiện cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, ứng dụng chuẩn nghiệp vụ thống nhất, đào

tạo cán bộ... trong phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

2.9.2. Hạn chế

Nội dung, loại hình, ngôn ngữ, nguồn bổ sung, mức độ bổ sung cho từng chủ

đề, môn loại cụ thể cũng như các tiêu chí thanh lý tài liệu chưa nhất quán đã tạo ra

sự khác biệt về NLTT giữa các TVCC. Sự khác biệt này nhiều khi không phụ thuộc

vào đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhu cầu NDT, sự phát

triển ưu thế của một ngành nào đó của từng tỉnh / thành phố, đặc điểm dân cư… mà

chủ yếu do các yếu tố chủ quan chi phối.

Phối hợp, hợp tác trong chia sẻ và phát triển NLTT vì lợi ích của mỗi thư

viện nói riêng và lợi ích của cả Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung còn chưa hiệu

quả do chưa xác định rõ mục tiêu, cơ chế vận hành và cũng ít được đề cập trong

chính sách phát triển NLTT.

Ứng dụng CNTT chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch về cấp độ ứng dụng

CNTT trong công tác phát triển NLTT đã ảnh hưởng nhiều đến hợp tác, chia sẻ dữ

liệu giữa các TVCC.

Để hiểu rõ một cách khách quan hơn về những hạn chế, thông qua điều tra,

phỏng vấn, đa số lãnh đạo, cán bộ thư viện và NDT đều cho rằng phát triển NLTT

của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Ông

Page 138: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

136

Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Thư viện tỉnh Sóc Trăng có ý kiến: ‘Nhìn chung,

trong những năm qua, đơn vị đã cố gắng tập trung bổ sung, phát triển NLTT, song

do kinh phí hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu tin ngày càng phong phú của

bạn đọc...’. Bà Hoàng Thị Thúy, phụ trách Thư viện huyện Chiêm Hóa, Tuyên

Quang cũng cho biết: ‘Cơ cấu, nội dung tài liệu còn nghèo nàn, chưa đáp ứng nhu

cầu của độc giả...’. Bạn Bùi Thanh Thảo (cán bộ), Nguyễn Mỹ Linh (học sinh),

hiện đang sinh sống ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là bạn đọc của thư

viện, đều có chung nhận định: "Tài liệu của thư viện chủ yếu là sách báo bằng tiếng

Việt, nhiều tài liệu liên quan đến học tập, nghiên cứu... mà bạn đọc cần còn ít hoặc

không có nên chưa đáp ứng nhu cầu của họ và thư viện cũng chưa có biện pháp gì

giúp đỡ bạn đọc để họ có được những tài liệu mà họ mong muốn..."

2.9.3. Nguyên nhân

Phần lớn TVCC trong hệ thống chưa có chính sách phát triển NLTT và nếu

có thì chính sách phát triển NLTT được xây dựng không đúng quy trình, bị yếu tố

chủ quan chi phối. Ngoài ra, một số lãnh đạo và cán bộ thư viện lại đơn giản cho

rằng chính sách chính sách phát triển NLTT chỉ phục vụ việc mua tài liệu nên

không có chính sách phát triển NLTT cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc,

bởi khi bổ sung họ đã lựa chọn những tài liệu phù hợp mà thị trường có…;

Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của cán bộ làm công tác phát triển

NLTT còn nhiều hạn chế;

Công tác nghiên cứu, thu thập nhu cầu NDT chưa được tiến hành thường

xuyên, liên tục;

Hoạt động phối hợp trong công tác phát triển NLTT còn mang tính hình

thức, kém hiệu quả;

Sự quan tâm đầu tư nhất là đầu tư kinh phí của các cấp chính quyền địa

phương chưa cao. Bà Hoàng Thị Thúy, phụ trách Thư viện huyện Chiêm Hóa,

Tuyên Quang, cũng đồng tình với nhận đinh trên và cho rằng còn có nhiều nguyên

Page 139: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

137

nhân khác nữa ngoài kinh phí được cấp còn ít và luôn bị cắt giảm, đó là: “Nguồn bổ

sung tài liệu không phong phú, công tác xã hội hóa chưa làm được, công tác bảo

quản còn hạn chế, tỷ lệ hao hụt còn cao...".

Tiểu kết

Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu,

góp phần nâng cao dân trí, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh

doanh, từng bước xóa bỏ mức chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và

nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

của địa phương và đất nước.

Tuy nhiên, công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn còn

một số tồn tại cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Đó

là, đa số TVCC đều chưa có chính sách phát triển NLTT và nếu có thì chính sách

phát triển NLTT được xây dựng không đúng quy trình, bị yếu tố chủ quan chi phối,

do đó nội dung chính sách phát triển NLTT còn sơ sài, chưa bao quát hết các hoạt

động chính yếu của công tác phát triển NLTT; Công tác nghiên cứu, thu thập nhu

cầu NDT chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, trong khi cán bộ làm công tác

phát triển NLTT còn kiêm nhiệm thêm công việc khác, trình độ ngoại ngữ, tin học

còn nhiều hạn chế; Nguồn bổ sung chủ yếu của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn dựa

vào chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn mua; Nguồn xã hội hóa, trao đổi, biếu

tặng tài liệu từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước chỉ được một số thư viện ở

các tỉnh, thành phố lớn tiến hành hiệu quả. Ngoài ra, hầu hết TVCC đều gặp khó

khăn trong việc tiếp nhận nguồn tài liệu lưu chiểu ấn phẩm địa phương, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa thành văn của địa phương nói

riêng và đất nước nói chung, nên trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng nhu cầu học

tập, nghiên cứu, giải trí của người dân trên địa bàn. Việc ứng dụng CNTT chưa

đồng đều. Nhiều thư viện chưa có Website hoặc nếu có thì NDT chưa thể truy cập

được vì Website chỉ mang tính thử nghiệm, chưa có kết nối trên mạng. Hoạt động

phối hợp trong công tác phát triển NLTT giữa các thư viện còn mang tính hình thức,

Page 140: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

138

nội dung phối hợp nghèo nàn, phạm vi phối hợp còn bị hạn chế nên chưa đạt được kết

quả như mong muốn. Hơn nữa, dù Hệ thống TVCC Việt Nam đã được quan tâm đầu

tư, nâng cấp, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng thông tin của phần lớn thư

viện ở vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa vẫn còn nghèo nàn, không đồng bộ.

Sự quan tâm đầu tư nhất là đầu tư kinh phí của các cấp chính quyền địa phương

chưa cao, kinh phí được cấp còn ở mức thấp, không ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu

của công tác phát triển NLTT.

Page 141: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

139

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG

THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

3.1. Đề xuất mô hình phát triển nguồn lực thông tin cho hệ thống thư

viện công cộng Việt Nam

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phát triển NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng mô hình hoạt động hiệu quả, phù

hợp cho hệ thống và các thư viện trong hệ thống nhằm đạt được một số nhiệm vụ cơ bản:

- Nâng cao chất lượng NLTT của các thư viện thành viên;

- Mở rộng khả năng truy cập, khai thác, chia sẻ NLTT. Thực hiện đầy đủ các

dịch vụ cung cấp tài liệu và mượn liên thư viện;

- Tạo lập, cung cấp dịch vụ tài liệu giá rẻ cho các thành viên;

- Đào tạo cán bộ cho các đơn vị thành viên, tổ chức hội nghị, hội thảo để

nhân viên các thư viện thành viên cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm công tác...

Và hướng tới một số mục tiêu chính:

- Đảm bảo truy cập, khai thác tối ưu tới các nguồn tài liệu dạng in ấn truyền

thống và điện tử;

- Thuận tiện cho việc phát triển, chia sẻ NLTT giữa các thư viện;

- Tiết kiệm kinh phí, giảm trùng lặp tài liệu thông qua phối hợp bổ sung;

- Thống nhất các hoạt động nghiệp vụ;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Page 142: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

140

- Đáp ứng nhu cầu NDT...

Từ nghiên cứu mô hình liên kết phối hợp hoạt động của các thư viện, cơ

quan thông tin trong và ngoài nước hiện nay, luận án đề xuất áp dụng mô hình liên

kết cho Hệ thống TVCC Việt Nam nhằm nâng cao cả lượng và chất của NLTT cũng

như nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Nam. Mô hình

liên kết hệ thống là mô hình liên kết phát triển NLTT trong phạm vi toàn quốc của

Hệ thống TVCC Việt Nam, là tiền đề xây dựng mô hình cấp quốc gia về phát triển

NLTT. Theo tác giả, Hệ thống TVCC Việt Nam nên xây dựng mô hình liên kết hệ

thống theo nguyên tắc kết hợp hai mô hình: vừa tập trung (TOP-DOWN), vừa phân

tán (BOTOM UP). Nhưng mô hình tập trung là chủ đạo và mô hình phân tán là phụ

để khắc phục nhược điểm của mô hình tập trung là phù hợp nhất.

Để thiết lập cơ cấu quản lý, vận hành gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, bước đầu,

đối tượng tham gia mô hình sẽ là thư viện cấp tỉnh, TVQG Việt Nam với phân cấp

quản lý từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ và đạt

được mục tiêu mô hình đề ra. Là thư viện trung tâm của cả nước, đứng đầu Hệ

thống TVCC Việt Nam, TVQG Việt Nam sẽ là "đầu não", giữ vai trò điều hành mô

hình, được trao quyền quản lý, tổ chức thực hiện và giải quyết những vấn đề nảy

sinh trong quá trình vận hành mô hình theo định hướng chung của hệ thống, sự

đồng thuận của các thành viên tham gia mô hình và chịu trách nhiệm trước Lãnh

đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về toàn bộ hoạt động của mô hình. Ngoài

trách nhiệm xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, Thu nhận các

xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất bản, các luận án tiến sĩ của

công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước

ngoài được bảo vệ tại Việt Nam… TVQG Việt Nam còn có trách nhiệm trong tạo

dựng nội dung hoạt động trên cơ sở đồng thuận của các thành viên; điều hành việc

Page 143: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

141

luân chuyển, mượn tài liệu liên thư viện, xây dựng bộ sưu tập số quốc gia; mua

quyền truy cập hoặc mua các CSDL, ưu tiên CSDL toàn văn cho hệ thống; xây

dựng mục lục liên hợp; tổ chức khai thác thông tin / tài liệu,… Với mục tiêu phát

triển NLTT hiệu quả, đáp ứng nhu cầu NDT, TVQG Việt Nam sẽ cùng các thư viện

trọng điểm tại các vùng miền tiến hành hợp tác xây dựng, trao đổi, chia sẻ NLTT

với các cơ quan TT – TV trong và ngoài nước, sau đó sẽ chia sẻ kết quả với toàn thể

các thành viên của mô hình.

Là TVCC lớn nhất tại địa phương, thư viện cấp tỉnh có kho tài liệu lớn nhất

của tỉnh / thành phố, nơi thu thập, tàng trữ các tài liệu được xuất bản tại địa phương

và nói về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc điểm,

yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa

phương. Thư viện cấp tỉnh sẽ tiến hành xử lý, phổ biến thông tin tới mọi người dân

sống trên địa bàn cũng như hướng dẫn, chỉ đạo các thư viện cấp huyện, cấp xã xây

dựng, phát triển NLTT phù hợp, có chất lượng. Thư viện cấp tỉnh có trách nhiệm

tham gia các hoạt động của mô hình, cũng như cung cấp thông tin thư mục, tài liệu

địa chí hoặc những tài liệu khác cho TVQG Việt Nam để xây dựng mục lục liên hợp,

các bộ sưu tập số, tiến hành hợp tác xây dựng, chia sẻ NLTT với các thư viện trong

và ngoài mô hình.... Ngoài ra, thư viện cấp tỉnh còn có trách nhiệm hỗ trợ phát triển,

chia sẻ NLTT cho thư viện cấp huyện và xã trên địa bàn theo thỏa thuận sẽ được ghi

trong quy chế hoạt động của mô hình liên kết hệ thống thông qua luân chuyển tài

liệu, bổ sung tập trung, cung cấp tài liệu / thông tin liên quan đến những lĩnh vực,

ngành nghề… phù hợp với nhu cầu NDT ở huyện và xã. Thư viện cấp tỉnh sẽ chịu

trách nhiệm trước TVQG Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các hoạt

động của mô hình do Thư viện đảm nhiệm.

Thư viện cấp huyện sẽ là cầu nối giữa thư viện cấp xã và cấp tỉnh trong việc

thực thi hiệu quả, đúng tiến độ các hoạt động chung của mô hình liên kết hệ thống

Page 144: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

142

như thu thập, luân chuyển tài liệu, cung cấp thông tin / tài liệu, nhất là tài liệu địa chí

cho thư viện cấp trên, phổ biến thông tin / tài liệu trong cộng đồng... chịu trách nhiệm

trước thư viện cấp tỉnh và cơ quan quản lý trực tiếp ở địa phương về các hoạt động

của mình trong mô hình.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và khắc phục được những

khiếm khuyết của những mô hình hợp tác phát triển NLTT trước đây, nội dung hoạt

động chính của mô hình liên kết hệ thống sẽ là:

- Tăng cường phối hợp bổ sung các loại hình tài liệu, ưu tiên các loại hình tài

liệu địa chí, quốc chí, bao gồm cả những tài liệu về Việt Nam được xuất bản ở nước

ngoài, các CSDL toàn văn trong và ngoài nước;

- Chia sẻ dữ liệu, mượn tài liệu liên thư viện, luân chuyển tài liệu, biên mục

tập trung;

- Xây dựng CSDL, trước tiên là các CSDL địa chí và quốc chí, CSDL thư

mục liên hợp; Xây dựng Ngân hàng dữ liệu;

- Áp dụng thống nhất chuẩn nghiệp vụ, xây dựng mạng thông tin hợp chuẩn

quốc gia và quốc tế để tích hợp, bảo quản nội dung số của toàn hệ thống, cung cấp

truy cập trực tuyến cho NDT;

- Hợp tác xây dựng, chia sẻ NLTT với các thư viện, cơ quan thông tin trong

và ngoài nước;

- Đào tạo cán bộ...

Để hoạt động hiệu quả, tránh mang tính hình thức, mô hình liên kết hệ thống

đòi hỏi sự đồng ý về chủ trương, cho phép, hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động của các

cấp lãnh đạo, quản lý liên quan từ trung ương đến địa phương cũng như sự quan

tâm đầu tư về tài chính, nhân lực... Ngoài ra, mô hình liên kết hệ thống cũng cần có

quy chế hoạt động rõ ràng, khả thi và phải tạo được sự đồng thuận về hướng ưu tiên

phối hợp hoạt động… Xem sơ đồ 3.1.

Page 145: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

143

Sơ đồ 3.1: Mô hình liên kết hệ thống tổng thể

Ghi chú:

Đường chỉ đạo hoạt động

Đường hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT

Đường chỉ đạo hoạt động theo thỏa thuận của mô hình

Đường hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT theo thỏa thuận của mô hình

Trong mô hình liên kết hệ thống, mô hình tập trung liên kết tất cả các TVCC

với sự đầu tư kinh phí của nhà nước, thông qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và

Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố. Mô hình liên kết hệ thống phân tán được áp

dụng cho một số các thư viện liên kết hợp tác theo vùng miền địa lý hoặc các thư

Cơ quan TT-TV trong và ngoài nước

Cơ quan TT-TV trong và

ngoài nước

Thư viện Quốc gia

Thư viện Cấp tỉnh

Thư viện Cấp tỉnh

Thư viện Cấp huyện

Thư viện Cấp huyện

Thư viện Cấp huyện

Thư viện Cấp huyện

TV xã

TV xã

TV xã

TV xã

TV xã

TV xã

TV xã

TV xã

Cơ quan TT-TV trong và

ngoài nước

Page 146: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

144

viện khác hệ thống, khác địa lý nhưng lại có chung nhu cầu tài liệu và nhu cầu chia

sẻ. Các thư viện này có thể hình thành một mô hình nhỏ để giải quyết những nhu

cầu chia sẻ thông tin / tài liệu chuyên ngành / đặc thù của thư viện mình nhằm phát

triển NLTT hiệu quả (như hoạt động phối hợp, chia sẻ NLTT của các Liên hiệp thư

viện miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Liên hiệp thư viện các tỉnh phía

miền Trung …của Hệ thống TVCC Việt Nam hiện nay).

Việc lựa chọn Mô hình liên kết hệ thống kiểu kết hợp mô hình tập trung và

mô hình phân tán cho Hệ thống TVCC nhằm phát triển NLTT với những lý do / cơ

sở thực tiễn như sau:

- Hệ thống TVCC Việt Nam là một hệ thống lớn trong mạng lưới các cơ

quan TT-TV Việt Nam. Hệ thống TVCC Việt Namn gồm TVQG Việt Nam và các

cấp TVCC ở địa phương có cùng mục đích, chức năng, nhiệm vụ và cùng nằm dưới

sự quản lý trực tiếp hoặc quản lý gián tiếp theo ngành dọc của Bộ Văn hóa, Thể

thao & Du lịch, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước nên các thư

viện thành viên dễ dàng ký kết, tuân thủ quy định hoạt động chung do mô hình đề ra

với quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên được đảm bảo thực hiện.thông qua cơ

chế, chế tài quản lý vận hàng mô hình khoa học. Là thư viện đầu ngành, Thư viện

Quốc gia Việt Nam sẽ đứng đầu, làm nòng cốt, tập hợp các cấp TVCC.

- Phần lớn kinh phí do ngân sách của chính phủ hỗ trợ để duy trì hoạt động

của mô hình. Đây là thuận lợi lớn đảm bảo tính bền vững và phát triển của mô hình.

- Phần kinh phí hoạt động còn lại do các thành viên đóng góp tùy theo quy

mô và mức độ sử dụng thông tin. Đây cũng là một điều kiện mà Hệ thống TVCC

Việt Nam có thể thực hiện được nhờ vào quỹ xã hội hóa hoạt động thư viện cũng

như các nguồn thu khác từ các dịch vụ thư viện và dịch vụ khác.

- Mô hình liên kết hệ thống theo hướng tập trung có cơ cấu tổ chức chặt chẽ,

khoa học. Nếu Hệ thống TVCC Việt Nam áp dụng mô hình này sẽ đảm bảo sự phát

triển bền vững; đảm bảo hiệu quả hoạt động của mô hình ngày một tăng và đảm bảo

Page 147: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

145

sự phong phú của NLTT, góp phần thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của NDT trong và

ngoài hệ thống. Xem sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2. Mô hình liên kết hệ thống kiểu tập trung

Ghi chú:

Đường chỉ đạo hoạt động

Đường hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT

- Áp dụng mô hình phân tán là các nhóm TVCC phối hợp hoạt động kiểu

đơn lẻ trong cùng một khu vực địa lý như Liên hiệp thư viện miền Đông Nam Bộ và

cực Nam Trung Bộ, Bắc miền Trung ... như hiện nay đang hoạt động (mặc dù vẫn

chưa bền vững và chưa có các chế tài bắt buộc về nghĩa vụ và quyền lợi). Tuy

nhiên, hoạt động của mô hình phân tán chỉ là phụ không mang tính chủ đạo như mô

hình tập trung nhưng vẫn cần duy trì trong mô hình liên kết hệ thống để đảm bảo sự

Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch

Thư viện Quốc gia

Việt Nam

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN / BAN ĐIỀU HÀNH

THƯ VIỆN Tỉnh

Văn phòng mô hình liên kết hệ thống

THƯ VIỆN Tỉnh

THƯ VIỆN Tỉnh

Page 148: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

146

linh hoạt khi các thư viện thành viên cùng có nhu cầu liên kết chia sẻ NLTT đơn lẻ /

theo nhóm; hoặc TVCC nào đó trong mô hình có nhu cầu chia sẻ với thư viện nào

đó ngoài hệ thống thì mô hình liên kết hệ thống vẫn chấp nhận nếu hoạt động liên

kết đó không ảnh hưởng đến các quy định của mô hình. Kêt hợp mô hình phân tán

sẽ khắc phục được hạn chế cứng nhắc / không linh hoạt của mô hình tập trung.

Xem sơ đồ 3.3.

Sơ đồ 3.3. Mô hình kiểu phân tán cho các thư viện thành viên

của mô hình liên kết hệ thống

Ghi chú:

Đường phối hợp hoạt động

Như vậy, mô hình liên kết hệ thống là mô hình mở, kết hợp mô hình tập

trung và mô hình phân tán. Nhưng mô hình tập trung giữ vai trò chủ đạo. Các đối

tượng tham gia mô hình liên kết hệ thống giữ vai trò chủ đạo là TVQG Việt Nam và

TV Tp.HCM

TV Hà Nội

TV …. TV tỉnh

Quảng trị

TV ĐH Sư phạm Huế TV tỉnh

Bắc Ninh

TV ĐH Sư phạm

TV tỉnh Bình phước

TV tỉnh Đồng Nai

TV tỉnh Hưng yên

TV ĐH Sài gòn

TV tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 149: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

147

thư viện cấp tỉnh thuộc Hệ thống TVCC Việt Nam. Ngoài ra, thư viện của các tỉnh

thành trong cùng một khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa lý vẫn có thể liên kết

chia sẻ với nhau, hoặc liên kết chia sẻ ngang với thư viện đại học, thư viện của các

viện nghiên cứu… có cùng nhu cầu chia sẻ các loại hình tài liệu đặc thù. Bên cạnh

Thư viện đứng đầu mô hình, sẽ có Hội đồng tư vấn / Ban điều hành. Mọi quyết định

của mô hình liên kết hệ thống sẽ do các thành viên của Hội đồng tư vấn / Ban điều

hành bỏ phiếu thống nhất thông quan. Các thành viên của Hội đồng tư vấn / Ban

điều hành có đại diện của Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch; TVQG

Việt Nam và đại diện các thành viên (có thể 15 người) do hội nghị toàn thể các

thành viên mô hình liên kết hệ thống bầu ra. Hoạt động của Hội đồng tư vấn / Ban

điều hành theo nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng tư vấn / Ban điều hành có nhiệm vụ xây

dựng chiến lược và nội dung, kế hoạch hành động, quyết định những vấn đề lớn như

kinh phí tham gia đóng góp hàng năm, danh mục thông tin / tài liệu bổ sung, nguồn

bổ sung, số lượng bổ sung, loại hình thông tin / tài liêụ bổ sung; Thời gian sử dụng,

chia sẻ NLTT; Nội dung chương trình đào tạo làm quen với CSDL, ngân hàng dữ

liệu…và các vấn đề quan trọng khác liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của

mô hình liên kết hệ thống..

Để mô hình liên kết hệ thống hạt nhân theo mô hình tập trung hoạt động hiệu

quả bền vững, cần phải chú trọng một số vấn đề cơ bản sau:

- Về ngân sách hoạt động của mô hình sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch cấp thông qua cấp kinh phí cho TVQG Việt Nam hàng năm như là sự bảo trợ

ban đầu của Nhà nước. Kinh phí này sẽ chi vào việc trả lương cán bộ chuyên trách,

cơ sở vật chất để duy trì văn phòng hoạt động, mua CSDL, xây dựng ngân hàng dữ

liệu dùng chung… Vế lậu dài, để đảm bảo tính bền vững thì ngân sách của mô hình

phải dựa trên sự đóng góp chủ yếu của các thành viên. Nhằm đảm bảo ngân sách

hoạt động, nguồn tài chính của mô hình phát triển NLTT sẽ bao gồm: Ngân sách

của Nhà nước (bảo trợ ban đầu); Đóng góp của các thành viên; Tài trợ của các tổ

chức / cơ quan trong và ngoài nước; Kinh phí thu từ các dịch vụ; Các nguồn

thu hợp pháp khác.

Page 150: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

148

- Về cơ chế: chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ

là đại diện, trực tiếp quản lý và chỉ đạo các hoạt động của thư viện cấp tỉnh trong

mô hình). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành

phố sẽ ban hành các văn bản chỉ đạo về cơ chế, chính sách cũng như hoạt động

của mô hình.

Về nội dung hoạt động: nội dung hoạt động của mô hình sẽ căn cứ trên nội

dung hoạt động thường xuyên tại thư viện cũng như những hoạt động hợp tác, phối

hợp trong / ngoài phạm vi mô hình phát triển NLTT. Cụ thể:

- Tổ chức xây dựng, bảo quản và khai thác NLTT;

- Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ NLTT giữa các thư viện thông qua

xây dựng mục lục liên hợp, phối hợp bổ sung (tài liệu điện tử, ngoại văn, địa chí, tài

liệu liên quan đến xây dựng nông thôn mới…), mượn liên thư viện, luân chuyển tài

liệu giữa các thư viện, biên mục tập trung, ứng dụng CNTT, tổ chức đào tạo cán bộ,

tổ chức hội thảo, hội nghị nghề nghiệp... là những hoạt động chung của mô hình.

Ngoài ra, cần thống nhất hoạt động phát triển NLTT thông qua các kế hoạch ngắn

hạn và dài hạn của mô hình từ xây dựng mục lục liên hợp, phối hợp bổ sung...

đến xây dựng cơ chế chia sẻ NLTT nhằm tiết kiệm ngân sách, khắc phục trùng

lặp thông tin / tài liệu... và đáp ứng nhu cầu NDT. Các kế hoạch này có thể được

điều chỉnh nếu có những điểm không phù hợp với thực tiễn khi triển khai. Việc

điều chỉnh phải được xác định trên cơ sở nghiên cứu khoa học và sự đồng

thuận của các thành viên.

- Với những nội dung hoạt động phát triển NLTT mang tính đặc thù của các

địa phương, vùng miền, Ban điều hành sẽ giao trách nhiệm cho các thư viện thuộc

các địa phương vùng miền đó chịu trách nhiệm chính trong triển khai hoạt động sau

đó sẽ chia sẻ thành quả với các thành viên khác trong mô hình.

Việc xác định hoạt động chung của mô hình liên kết hệ thống đồng thời với

những hoạt động riêng mang tính đặc thù của các địa phương và vùng miền sẽ

không tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo mà ngược lại sẽ làm mô hình phong phú

Page 151: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

149

thêm, hoạt động của mô hình sẽ được triển khai cả ở chiều dọc và chiều ngang, cả

từ trên xuống dưới, từ đó, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ từng bước được

tăng cường cả về lượng và chất.

Về tổ chức thực hiện: chất lượng công tác phát triển NLTT cao hay thấp phụ

thuộc rất nhiều vào việc tổ chức thực hiện có hiệu quả hay không. Để giải quyết vấn

đề và tạo điều kiện cho mô hình phát triển NLTT vận hành hiệu quả cần:

- Quyết định của lãnh đạo cấp trên của các thư viện tham gia mô hình cho

phép. Đây là cơ sở mang tính pháp lý quan trọng để thư viện lập kế hoạch, dự trù

kinh phí, nhân lực… và triển khai hoạt động sau này.

- Xác định hướng ưu tiên phát triển NLTT, lựa chọn, đào tạo tập huấn nhân

sự tham gia các hoạt động và tiến hành thực hiện các hoạt động phát triển NLTT

trong khuôn khổ mô hình.

- Áp dụng chuẩn nghiệp vụ và kỹ thuật thống nhất để tổ chức xử lý, lưu trữ và

khai thác thông tin hiệu quả, tránh lãng phí, dễ dàng trao đổi, chia sẻ dữ liệu cần

thống nhất áp dụng các chuẩn nghiệp vụ, kỹ thuật. Trong trường hợp có sự thay đổi,

thì các chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ mà mô hình áp dụng phải cập nhật hoặc bổ sung

để đảm bảo luôn tương thích với các chuẩn trong nước và thế giới.

- Nhân lực tham gia các hoạt động trong và ngoài thư viện sẽ do các thư

viện đề cử; Thư viện được hưởng thành quả phát triển NLTT căn cứ trên mức độ

đóng góp, và sẽ phải trả phí sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin mà mình

không đóng góp kinh phí, nhân lực, dữ liệu…

- Xây dựng quy chế hoạt động mang tính khả thi, nêu rõ mục đích, phương

thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, quản lý của mô hình. Ngoài những quy định chung,

quy chế sẽ quy định rõ ràng, cụ thể, mang tính ràng buộc trên cơ sở đồng thuận của

các thành viên về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia mô hình.

Đồng thời, cũng cần duy trì kiểm tra, đánh giá định kỳ để điều chỉnh hoặc bổ sung

các hoạt động của mô hình phù hợp với thực tiễn.

Page 152: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

150

- Định kỳ khoảng 3 - 4 tháng tiến hành kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các

hoạt đông của mô hình đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra. Đồng thời, cũng cần tiến

hành điều chỉnh những khiếm khuyết để mô hình vận hành hiệu quả.

Ngoài ra, cơ quan trực tiếp điều phối hoạt động của mô hình liên kết hệ

thống sẽ là TVQG Việt Nam và Giám đốc TVQG Việt Nam là người trực tiếp điều

hành. Trên cơ sở chiến lược, nội dung kế hoạch đã được Hội đồng tư vấn / Ban điều

hành thống qua, Giám đốc TVQG Việt Nam – người đứng đầu mô hình có nhiệm

vụ trực tiếp ký hợp đồng với các đối tác, thanh toán quyết toán và đảm bảo sự truy

cập ổn định tới các CSDL, ngân hàng dữ liệu… Cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ

tiếp nhận điều hành trực tiếp từ người điều hành mô hình để giao dịch với các thư

viện thành viên cũng như với đối tác của mô hình liên kết hệ thống; Chịu trách

nhiệm hướng dẫn các thư viện thành viên và NDT truy cập vào các CSDL, ngân

hàng dữ liệu…, tổ chức các hoạt động khác của mô hình như marketing nguồn tin,

tổ chức hội thảo, lớp đào tạo NDT….

- Văn phòng thường trực mô hình liên kết hệ thống là một bộ phận độc lập có

01 cán bộ chuyên trách - chuyên gia có kinh nghiệm trong việc phát triển và khai

thác NLTT, có nhiệm vụ giúp việc cho người điều hành và là đầu mối liên lạc giữa

các đơn vị thành viên, tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng NLTT dùng

chung, viết các báo cáo định kỳ về các nội dung liên quan đến hoạt động của mô hình.

- Đầu mối liên hệ trao đổi của các thành viên là giám đốc các thư viện tỉnh

thành hoặc người do giám đốc ủy quyền. Người phụ trách vấn đề này cần phải nắm

vững chuyên môn sâu về công tác phát triển NLTT, cũng như am hiểu các quy định

hoạt động của mô hình liên kết hệ thống.

- Các thư viện tỉnh – thành viên của mô hình có nhiệm vụ quản lý, điều hành

mọi nhu cầu của các thư viện huyện trong tỉnh khi tham gia mô hình liên kết hệ

thống. Tương tự, thư viện huyện quản lý và điều hành mọi nhu cầu phát triển, chia

sẻ NLTT của thư viện xã trong địa bàn huyện.

Page 153: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

151

Để mô hình phân tán hoạt động hiệu quả cần đảm bảo mục tiêu của mô hình

là nhằm giải quyết nhu cầu hợp tác, chia sẻ thông tin / tài liệu đặc thù của một nhóm

thư viện thành viên. Trên cơ sở một số thư viện tỉnh hoặc thư viện tỉnh với thư viện

của các trường đại học cao đẳng hoặc viện nghiên cứu trên cùng một địa bàn có

cùng một nội dung nhu cầu thông tin giống nhau như về biển đảo, về lúa nước, về

khai thác dầu, về quản lý khoa học & công nghệ, về luật, về Y học…sẽ phối hợp bổ

sung và chia sẻ NLTT. Hoạt động theo mô hình này có ý nghĩa lớn trong khai thác

triệt để nguồn tin, tránh lãng phí ngân sách, thời gian và công sức xử lý, bảo quản...

Bên cạnh đó, cần báo cáo ban điều hành quản lý mô hình liên kết hệ thống về việc

tham gia hoạt động của mô hình phân tán và không ảnh hưởng đến hoạt động chung

của mô hinh. Việc tham gia mô hình phân tán sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của

mô hình liên kết hệ thống và khắc phục nhược điểm không linh hoạt.của mô hình

tập trung. Như vậy, ngoài việc tham gia mô hình liên kết hệ thống do Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch bảo trợ, mỗi thư viện thành viên còn có thể tham gia một hoặc

vài mô hình nhánh với các thư viện có cùng nhu cầu thông tin / tài liệu.

Căn cứ theo những yêu cầu cơ bản trên, nếu vận hành hiệu quả, mô hình phát

triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ có một số ưu thế không thể phủ nhận.

Đó là, mô hình sẽ tạo ra sự thống nhất cao trong phát triển NLTT, tiết kiệm kinh

phí, nhân lực, nâng cao NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam cả về lượng và chất.

Mô hình liên kết phát triển NLTT sẽ giúp Hệ thống TVCC Việt Nam thu thập, tàng

trữ, phổ biến các loại hình tài liệu, dữ liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế,

văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước, chức năng nhiệm vụ của hệ thống. Mô

hình cũng sẽ giúp TVCC các cấp phát triển, chia sẻ các sản phẩm, dịch vụ TT-TV

nhằm xây dựng NLTT phong phú, đa dạng, có chất lượng để chia sẻ, sử dụng chung

giữa các thư viện thành viên theo những nguyên tắc, quy định đã thống nhất. Ngoài

ra, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, trình độ cán bộ, năng lực quản lý của lãnh đạo

thư viện… được cải thiện và nâng cao; Nhu cầu NDT sẽ được đáp ứng ở mức cao

nhất thông qua NLTT của thư viện và các thư viện khác trong mô hình và là tiền đề

để Hệ thống TVCC Việt Nam tự tin hợp tác, hội nhập với cộng đồng TT-TV trong

Page 154: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

152

và ngoài nước... Mô hình là cơ sở để nghiên cứu, ứng dụng phát triển NLTT của Hệ

thống TVCC Việt Nam. Tuy nhiên, đây là mô hình chứ không phải là công thức bất

biến, bởi khi đề cập đến mô hình là đề cập đến những yếu tố căn bản cấu thành chứ

không phải là một kiểu mẫu có thể áp đặt. Nhưng nhờ có mô hình mà chúng ta có

thể tạo dựng hoạt động theo nguyên tắc chung mà không bị biến đổi, mặc dù nó vẫn

bao chứa được những khác biệt đa dạng trong những điều kiện cụ thể. Do đó, để áp

dụng hiệu quả, trước tiên cần thử nghiệm tại các mẫu chọn để rút kinh nghiệm và

điều chỉnh phù hợp.

3.2. Nhóm giải pháp về nhận thức và quản lý nhà nước

3.2.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn lực thông tin

3.2.1.1. Đối với Đảng và Nhà nước

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước về

công tác thư viện nói chung và phát triển NLTT nói riêng là nhất quán. Đảng và

Nhà nước chủ trương cần phải phát triển một mạng lưới thư viện rộng khắp từ

Trung ương đến cơ sở, trong tất cả các ngành, các tổ chức để cung cấp sách, báo

cho người dân sử dụng và việc đọc sách, báo phải trở thành một thói quen của mọi

người, từ đó các giá trị văn hoá của nhân loại và của dân tộc được phổ biến, tiếp

thu. Tuy nhiên, để quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực,

cần có sự chỉ đạo thống nhất từ cấp trung ương trong hướng dẫn thực hiện đúng,

hiệu quả trên phạm vi toàn quốc nhằm tránh tình trạng hiểu sai, vận dụng không

đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, cũng cần tăng cường

kiểm tra, giám sát để phát hiện, điều chỉnh những bất cập trong quá trình triển khai

thực hiện. Ngoài ra, cần nghiên cứu soạn thảo văn bản quy định về việc lưu thông,

chia sẻ NLTT trong Hệ thống TVCC Việt Nam trong đó chú trọng đến mục lục liên

hợp trực tuyến. Hoàn thiện, bổ sung nội dung Thông tư 56/2003/TT-BVHTT ngày

16 tháng 9 năm 2003 về điều kiện và thủ tục thành lập thư viện. Bổ sung thêm điều

kiện cần có NLTT không chỉ là tài liệu in ấn truyền thống mà cả tài liệu hiện đại, tài

liệu số / tài liệu điện tử. Phát triển sự nghiệp thư viện nói chung và NLTT cho Hệ

Page 155: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

153

thống TVCC Việt Nam nói riêng phải thực sự là trách nhiệm của Đảng và Nhà

nước. Trách nhiệm này được thể hiện qua việc Quốc hội cần sớm thông qua Dự

thảo và ban hành Luật Thư viện, sau đó, sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực

hiện Luật, trong đó cần cụ thể hóa tầm quan trọng của phát triển NLTT và có cơ

chế, chính sách cụ thể hơn trong việc tăng cường đầu tư phát triển NLTT cho Hệ

thống TVCC Việt Nam.

3.2.1.2. Đối với Vụ Thư viện

Trước hết, cần cụ thể hóa “Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” bằng “Chiến lược phát triển sự nghiệp

thư viện Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó chú trọng đến

công tác phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam. Coi đầu tư phát triển

NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam là đầu tư cho phát triển bền vững.

Thứ hai, nên đề xuất hủy bỏ một số văn bản không còn phù hợp với thực

tiễn, ảnh hưởng đến sự phát triển của Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung và phát

triển NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam nói riêng như Thông tư liên bộ số 97

TTLB/VHTTTTDL-TC ngày 16 tháng 6 năm 1990 của Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể

thao và Du lịch và Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính

sách đầu tư của Nhà nước đối với TVCC; Thông tư liên tịch số

04/2002/TTLT/BVHTT-BTC ngày 4 tháng 3 năm 2002 về sửa đổi, bổ sung một số

quy định tại Thông tư liên bộ số 97 TTLB/VHTTTTDL-TC và thay thế bằng các

văn bản phù hợp với thực tiễn.

Thứ ba, cần soạn thảo và hoàn thiện một số văn bản liên quan đến phát triển

NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam. Soạn thảo và trình các Bộ có thẩm quyền

Thông tư liên bộ mới “Hướng dẫn chính sách đầu tư của Nhà nước đối với thư viện

công cộng” nhằm thể chế hóa Nghị định 72 để thay thế cho Thông tư liên bộ số 97

TTLB/VHTTTTDL-TC và Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BVHTT-BTC. Trong

Thông tư liên bộ mới cần bổ sung nội dung chi ngân sách cho các hoạt động phát

triển NLTT như: “Mua tài liệu điện tử và quyền truy cập các CSDL trong và ngoài

Page 156: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

154

nước; Chi cho hoạt động phục vụ tài liệu lưu động; Chi cho việc đầu tư cơ sở vật

chất, hạ tầng CNTT ban đầu”.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trong của NLTT của cơ quan tham mưu,

quản lý nhà nước trong lĩnh thư viện sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động

của Hệ thống TVCC Việt Nam. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của NLTT

của Vụ Thư viện sẽ được nâng cao thông qua việc tiếp tục ban hành, chỉnh sửa các

văn bản quy phạm pháp luật, phấn đấu duy trì chương trình mục tiêu quốc gia về văn

hóa, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thư viện... nhằm tạo điều

kiện cho Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung và công tác phát triển NLTT nói riêng

phát triển bền vững.

3.2.1.3. Đối với lãnh đạo địa phương

Ngoài tuyên truyền, vận động, đề xuất, thì nhận thức, sự nhìn nhận, đánh giá

tích cực của lãnh đạo địa phương về vai trò, tầm quan trọng của NLTT nói riêng và

thư viện nói chung chỉ được nâng cao thông qua các hoạt động hiệu quả của Hệ

thống TVCC Việt Nam. Hệ thống và TVCC các cấp tham gia tích cực và hiệu quả

vào các hoạt động chung của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa

phương sử dụng thư viện trong nghiên cứu, học tập, giải trí… Hỗ trợ giải quyết

những vấn đề trọng tâm của địa phương bằng việc cung cấp kịp thời và chính xác

thông tin / tài liệu giúp lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp với thực tiễn sẽ là những

yếu tố quan trọng tạo dựng nhận thức đúng đắn của lãnh đạo địa phương về thư

viện, từ đó sẽ có sự chỉ đạo, đầu tư đúng hướng để thư viện ngày càng phát triển.

3.2.1.4. Đối với lãnh đạo thư viện

Cần xác định rõ: NLTT là một trong những yếu tố căn bản để Hệ thống

TVCC Việt Nam phát triển bền vững. Không có NLTT hoặc NLTT kém chất lượng,

TVCC các cấp sẽ không tồn tại. Lãnh đạo thư viện cần nhận thức đúng về vấn đề

này để triển khai hiệu quả các hoạt động liên quan đến NLTT. Nhận thức đúng đắn

của lãnh đạo thư viện sẽ góp quan trọng trong việc thu thập, bảo tồn, phổ biến di

Page 157: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

155

sản văn hóa thành văn của dân tộc và nâng cao vị thế xã hội của Hệ thống TVCC

Việt Nam.

3.2.2. Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo về phát triển nguồn lực thông tin

3.2.2.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin quốc gia

Chính sách phát triển NLTT quốc gia là cơ sở, căn cứ vững chắc cho phát triển

NLTT hiệu quả và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Để chính sách phát triển

NLTT quốc gia có tính khả thi, ngoài thống nhất diện phát triển NLTT, trên cơ sở

phải tính đến diện phát triển NLTT đặc thù của các thư viện, chính sách cũng cần

tập trung đề cập tới những nội dung hợp tác, phối hợp bổ sung, chia sẻ, phát triển

NLTT, bảo quản tài liệu... Để chính sách có tính khả thi, cần xác định rõ các nội

dung, chẳng hạn, trong nội dung hợp tác, chia sẻ NLTT nên đề cập đến một số hoạt

động: phân phối, trao đổi các dạng tài liệu có được thông qua tài trợ, hợp tác, trao

đổi quốc tế; mượn tài liệu giữa các thư viện; nhượng, tặng các tài liệu trùng bản,

thừa; sao chụp các chương, đoạn cần thiết trong tài liệu theo yêu cầu của thư viện /

NDT (chú trọng thực thi bản quyền tác giả); luân chuyển tài liệu, khai thác, truy cập

CSDL... Và thống nhất áp dụng các chuẩn nghiệp vụ thư viện, thông tin, xây dựng

mạng thông tin quốc gia thống nhất. Nên thành lập Ban soan thảo chính sách phát

triển NLTT quốc gia gồm một số thư viện và trung tâm thông tin đầu ngành đại diện

cho các hệ thống thư viện, và giao cho TVQG Việt Nam vai trò điều hành, chỉ đạo.

Ban soan thảo sẽ tiến hành đúng theo các bước tiến hành xây dựng chính sách, soạn

thảo và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệ chính sách. Đây là tiền đề xây dựng

ngân hàng dữ liệu quốc gia và mô hình phát triển NLTT cấp quốc gia, góp phần

quan trọng bảo tồn và phổ biến di sản văn hóa thành văn của dân tộc.

3.2.2.2. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Để hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy

sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển cũng như quy định những vấn đề cơ bản về

thể chế thư viện như xác lập những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động,

Page 158: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

156

quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; quản lý nhà nước và chính sách của nhà

nước đối với thư viện. Bên cạnh đó, cần tác động đến nhận thức đúng và đầy đủ của

lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của phát triển NLTT để thúc đẩy quá trình xây

dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới, chỉnh sửa, bổ sung các quy định đã có

nhưng chưa hoàn chỉnh hoặc không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành

thư viện trong những văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành và đang còn hiệu lực

thi hành. Cụ thể, cần sớm hoàn chỉnh và trình Quốc hội thông qua văn bản pháp lý

cao nhất là Luật Thư viện; Chỉnh sửa / thay thế Thông tư 67/2006/TT-BVHTT của

Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về hướng dẫn

phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự

nghiệp, dịch vụ công lập hoạt động Văn hóa - Thông tin. Việc phân hạng thư viện

theo Thông tư 67 ảnh hưởng lớn đến phân bổ kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các

thư viện, trong đó có phát triển NLTT. Theo Thông tư 67, các thư viện gần như đều

bị đánh tụt hạng, theo đó, thư viện Hà Nội, thư viện Khoa học tổng hợp thành phố

Hồ Chí Minh là thư viện hạng II, các thư viện cấp tỉnh còn lại là hạng III, còn thư

viện cấp huyện là hạng IV trực thuộc phòng văn hóa và hưởng ngân sách hoạt động

từ phân bổ của cơ quan chủ quản... Đây là một bất cập cần sớm được xóa bỏ nhằm

tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thư viện phát triển. Đồng thời, cần tiếp tục

chỉnh sửa thông tư hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản nhằm đảm bảo việc nộp lưu

chiểu xuất bản phẩm đầy đủ cho TVQG Việt Nam và các thư viện cấp tỉnh; Cụ thể

hóa Điều 22 Pháp lệnh Thư viện về việc Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi

đối với hoạt động thư viện như miễn, giảm thuế nhập khẩu những tài liệu thư viện,

trang thiết bị, máy móc chuyên dùng theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ kinh phí

cho phối hợp, liên kết hoạt động, khai thác mạng TT-TV trong và ngoài nước... và

cũng cần tạo điều kiện, cơ sở pháp lý tách thư viện cấp huyện ra khỏi cơ cấu của

Phòng Văn hoá hoặc Nhà Văn hoá, trở thành một đơn vị hành chính sự nghiệp độc

lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện với từ ba biên chế trở lên, có con dấu, tài

khoản để hoạt động hiệu quả và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Page 159: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

157

3.2.2.3. Ban hành văn bản chỉ đạo về hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin

Hệ thống TVCC Việt Nam cần tạo dựng tổ chức vận hành ổn định các hình

thức hợp tác, chia sẻ NLTT với những quy định rõ ràng, khả thi về nội dung phối

hợp, nghĩa vụ quyền lợi của các bên tham gia. Hạn chế những hình thức hợp tác

chia sẻ nhất thời, không ổn định, kém hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, điều

chỉnh hoạt động, cơ chế nhằm huy động tối đa tiềm năng, khả năng sẵn có của Hệ

thống TVCC Việt Nam, đáp ứng nhu cầu NDT. Để thực hiện hợp tác, chia sẻ NLTT

một cách hiệu quả, có hệ thống, cần ban hành quy chế hợp tác, chia sẻ NLTT giữa

các TVCC. Quy chế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hệ thống TVCC Việt Nam tạo

dựng cơ chế phù hợp, đồng thời, cũng sẽ là cơ sở pháp lý để triển khai hiệu quả các

hoạt động liên quan đến hợp tác, chia sẻ NLTT với các thư viện, cơ quan thông tin

trong và ngoài hệ thống. Thông qua quy chế, TVCC các cấp có thể kiểm soát được

hoạt động hợp tác, chia sẻ NLTT của từng TVCC và của toàn hệ thống, từ đó sẽ

đánh giá được chất lượng, hiệu quả của hoạt động này. Căn cứ kết quả điều tra

nghiên cứu và khảo sát thức tế, với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác,

chia sẻ NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam, tác giả đề xuất quy chế tham khảo về

hợp tác, chia sẻ NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. Để đảm bảo tính pháp lý và

khả thi, quy chế nên được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt

(Xem phụ lục 7).

3.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ

3.3.1. Chuẩn hóa quy trình phát triển nguồn lực thông tin

3.3.1.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Chính sách phát triển NLTT có ý nghĩa rất lớn đối với Hệ thống TVCC Việt

Nam. Chính sách phát triển NLTT là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm củng cố và

phát triển các hoạt động liên quan đến thông tin / tài liệu để nâng cao khả năng hoạt

động của một cơ quan thông tin, thư viện góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên

cơ sở chiến lược phát triển chung và điều kiện thực tế về mọi nguồn lực của đơn vị /

Page 160: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

158

tổ chức. Chính sách phát triển NLTT có giá trị như kim chỉ nam cho một tổ chức đi

đúng hướng và có hiệu quả trong việc phát triển NLTT cả về lượng và chất. Xây

dựng chính sách phát triển NLTT là xây dựng đường lối, kế hoạch, nội dung cho

việc phát triển NLTT của một tổ chức nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của

NDT góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.

Nhằm xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển NLTT, góp phần nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của NDT, các

cấp thư viện trong hệ thống cần tiến hành tổ chức nghiên cứu đặc điểm chính trị,

kinh tế, xã hội của địa phương, nhu cầu tin của NDT một cách khoa học, khách

quan. Đây là căn cứ chính để xác định nội dung chính sách không chỉ với các thư

viện chưa có chính sách mà cả với những thư viện đã có chính sách nhưng nội dung

chưa phù hợp.

Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn, thư viện sẽ nắm vững được đặc điểm địa

phương, nhu cầu NDT nhằm xác định các cấp độ, thể loại bổ sung, sưu tầm phù hợp

với chức năng nhiệm vụ, diện bổ sung của mỗi cấp TVCC ở những vùng miền, địa

phương khác nhau. Để chính sách có tính khả thi, cần xác định rõ tỷ lệ % thành

phần nội dung tài liệu. Tỷ lệ này là định hướng và có tính ràng buộc đối với công

tác phát triển NLTT. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, theo tác giả, nên điều chỉnh tỷ

lệ bổ sung thích hợp, cân đối giữa các lĩnh vực phù hợp với đối tượng, nhu cầu

NDT, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương cũng như định

hướng phát triển của ngành thư viện theo tỷ lệ tương đối sau với thư viện cấp tỉnh:

Chính trị xã hội 15-20%; Khoa học kỹ thuật 20-25%; Văn học nghệ thuật 25 -

30%; Các loại khác (Sách thiếu nhi, tài liệu cho người khuyết tật, tài liệu tra cứu,

liên ngành…) 10 -15% ; Tài liệu địa chí 5 -10 % (Tỷ lệ có thể thay đổi tùy theo thực

tế số lượng tài liệu xuất bản tại địa phương hoặc liên quan đến địa phương mà thư

viện thu nhận, bổ sung ở mức tối đa. Tỷ lệ thay đổi sẽ được thêm / bớt từ tỷ lệ của

Các loại khác và Văn học nghệ thuật). Với thư viện cấp huyện tỷ lệ bổ sung tương

đối sẽ là: Chính trị xã hội 15-20%, Khoa học kỹ thuật 25-30%, Văn học nghệ

Page 161: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

159

thuật 30 - 35%, Các loại khác 10 -15%. Đối với tài liệu khoa học kỹ thuật và tài

liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp... TVCC các cấp

căn cứ vào đặc điểm của địa phương và nhu cầu NDT của từng vùng, miền cụ thể

để điều chỉnh nội dung phù hợp. Với những nơi không có thư viện chuyên ngành

hoặc có nhưng hoạt động kém hiệu quả thì TVCC cần tăng cường mượn liên thư

viện, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành, chuyên sâu... để phục vụ NDT ở địa phương,

tránh tập trung kinh phí bổ sung loại tài liệu này. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, thư viện không cứng nhắc mà nên linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ phù hợp

dựa trên cơ sở khoa học thông qua nghiên cứu nắm rõ thực trạng, tham vấn các cơ

quan quản lý nhà nước và nghiệp vụ để không phá vỡ cơ cấu tỷ lệ % thành phần tài

liệu cơ bản của TVCC nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu NDT, góp phần giải quyết

những vấn đề cấp thiết của địa phương và đất nước.

Với mục tiêu phát triển NLTT hiệu quả, có chất lượng, các thư viện trong hệ

thống nên cân nhắc bổ sung những loại báo, tạp chí phù hợp với chức năng nhiệm

vụ thư viện, dừng bổ sung các loại báo, tạp chí đã có ấn bản điện tử (đối với những

thư viện cấp tỉnh và cấp huyện đã có mạng LAN kết nối Internet), trừ báo, tạp chí

địa phương vì theo quy luật lỗi thời của thông tin, hiệu quả sử dụng của loại tài liệu

này thấp, mất thời gian tính nhanh... Bên cạnh tỷ lê% nội dung tài liệu, thành phần

ngôn ngữ cũng cần được xác định rõ trong chính sách. Ngoài tiếng Việt là thành

phần chủ đạo, nên tăng cường tài liệu bằng một số ngôn ngữ phổ biến trên thế giới

và khu vực. Với những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống, TVCC các cấp

cần ưu tiên bổ sung tối đa tài liệu được xuất bản bằng ngôn ngữ của các dân tộc đó.

Chính sách phát triển NLTT cũng cần xác định rõ những tiêu chí tiếp nhận tài

liệu thông qua các nguồn trao đổi, tặng biếu, xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức trong

và ngoài nước. Tài liệu thông qua nguồn trao đổi, tặng biếu, xã hội hóa còn ít và có

nhiều tài liệu quý, cần quan tâm khai thác nhưng không đồng nghĩa với việc các thư

viện trong hệ thống phải tiếp nhận vô điều kiện mà nên được chọn lựa kỹ, phù hợp

với diện bổ sung, nhu cầu NDT và đặc điểm địa phương. Các thư viện trong hệ thống

Page 162: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

160

cũng sẽ không tiếp nhận tài liệu mất thời gian tính, thông tin lỗi thời, ít giá trị nghiên

cứu, lạc hậu phản động... Đồng thời, chính sách phát triển NLTT cũng xác định rõ

nguồn mua, nên chú ý đến những nguồn bổ sung từ nguồn nội sinh, từ người dân....

Cần xác định rõ tỷ lệ bổ sung các loại hình tài liệu điện tử, loại hình tài liệu

đang trở nên ngày càng quan trọng đối với thư viện các cấp trong hệ thống, theo

hướng tăng dần tỷ lệ % so với các loại hình tài liệu truyền thống. Bên cạnh đó, việc

số hóa, chuyển dạng tài liệu trên cơ sở xác định rõ phạm vi, nội dung tài liệu ưu tiên

trong từng giai đoạn cụ thể cần được nêu rõ trong chính sách.

Công tác phối hợp bổ sung, xây dựng, khai thác, chia sẻ NLTT với các thư

viện, trung tâm thông tin trong và ngoài nước trên cơ sở xác định rõ nội dung từng

hoạt động, tuân thủ các nguyên tắc phát triển NLTT nhằm nâng cao chất và lượng của

NLTT cũng cần được đề cập trong chính sách phát triển NLTT. Trong chính sách

cũng cần xác định rõ các tiêu chí bảo quản, phục chế, thanh lý tài liệu trong chính

sách phát triển NLTT theo hướng ưu tiên bảo quản, phục chế tài liệu quý hiếm, tài

liệu địa chí, tài liệu có giá trị khoa học, nghệ thuật... và loại bỏ những tài liệu không

còn giá trị sử dụng, rách nát không thể khôi phục (trừ tài liệu quý hiếm)... Ngoài ra,

chính sách phát triển NLTT của các cấp thư viện trong hệ thống phải đảm bảo tính

khoa học và nhất quán trong các giai đoạn phát triển tài liệu, kể cả trong trường hợp

có biến động xã hội hay thay đổi nhân sự, làm giảm ảnh hưởng chủ quan của cá nhân

khi lựa chọn, quản lý, bảo quản tài liệu của thư viện cũng như phân bổ ngân

sách mua tài liệu.

Để chính sách phát triển NLTT mang tính khoa học và khả thi, thư viện các

cấp trong hệ thống cần tuân thủ theo các bước sau trong xây dựng chính sách:

- Thành lập ban xây dựng chính sách gồm đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch - đơn vị quản lý trực tiếp thư viện, đại diện các ban ngành liên quan,

lãnh đạo thư viện và cán bộ làm công tác phát triển NLTT, các chuyên gia TT-

TV... để quy hoạch, tuyển chọn, khởi thảo chính sách. Tuy nhiên, với thư viện cấp

huyện, có thể không nhất thiết phải thành lập ban xây dựng chính sách, chỉ cần lãnh

Page 163: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

161

đạo thư viện và cán bộ phụ trách công tác phát triển NLTT chịu trách nhiệm biên

soạn chính sách để xin ý kiến thư viện cấp tỉnh, NDT, sau đó trình.các cấp lãnh đao

quản lý xem xét thông qua.

- Thu thập thông tin làm cơ sở để xây dựng chính sách: điều tra, nghiên cứu,

phân tích bối cảnh xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đất nước, tính chất,

đối tượng phục vụ của thư viện, nhu cầu tin của cộng đồng…, tình hình thị trường

xuất bản và phát hành.

- Tiến hành viết dự thảo chính sách: xác định nội dung và kết cấu cơ bản của

chính sách, biên soạn chính sách.

- Lập hội đồng để lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo chính sách: gồm các

nhà chuyên môn, quản lý thẩm tra và thông qua chính sách chính thức. Thực tế, nếu

khó hoặc không thành lập được hội đồng gồm những thành viên như trên, có thể gửi

bản dự thảo tới một số chuyên gia về chuyên ngành TT - TV để xin ý kiến.

- Phê duyệt chính sách: sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp cho bản dự thảo

cần xem xét lại một cách kỹ lưỡng để điều chỉnh, bổ sung,,và đệ trình chính sách

lên cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.

- Công bố chính sách: sau khi được phê duyệt, cần tổ chức công bố chính

sách tại đơn vị và đăng trên website của thư viện để NDT hoặc các thư viện trong

và ngoài hệ thống được biết.

Sau khi chính sách được thông qua và áp dụng một thời gian, sẽ phải có

những chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tiễn. Việc chỉnh sửa, bổ sung chính sách

phát triển NLTT, chủ yếu căn cứ vào:

- Nhiệm vụ và mục tiêu phục vụ của thư viện có sự thay đổi;

- Hình thức chuyển tải tài liệu (báo, sách điện tử, thông tin trên mạng,…)

phát triển và thay đổi nhanh chóng;

- Nhu cầu tin và thói quen sử dụng tài liệu của NDT có sự chuyển biến lớn.

Việc chỉnh sửa, bổ sung chính sách phát triển NLTT cũng tuân theo các bước

như khi xây dựng, ban hành chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu dài hạn nhưng

Page 164: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

162

không cứng nhắc để phù hợp với các quy luật, nguyên tắc phát triển NLTT cũng

như các yếu tố tác động đến phát triển NLTT khi có sự thay đổi. Chính sách phát

triển NLTT sẽ định hướng cho thư viện các cấp trong hệ thống lựa chọn bổ sung

hoặc loại bỏ tài liệu ở cả dạng in ấn truyền thống và điện tử trong từng giai đoạn cụ

thể; Hạn chế tối đa sự tác động của cá nhân bằng cách thiết lập các mục tiêu phát

triển NLTT hiện tại và tương lai. Nó đảm bảo tính liên tục và nhất quán trong việc

lựa chọn tài liệu.

Chính sách phát triển NLTT cũng sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc để

các cấp thư viện xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn, qua đó giúp Hệ thống TVCC

Việt Nam xác định các ưu tiên trong hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT cũng như bổ

sung chủ đề, ngôn ngữ, loại hình tài liệu... với nguồn lực tài chính còn hạn chế. Chính

sách còn tạo cơ sở cho việc phân bổ hợp lý các nguồn lực, làm triệt tiêu lợi ích cá

nhân / lợi ích nhóm, buộc lãnh đạo, cán bộ làm công tác phát triển NLTT phải suy

nghĩ về những mục tiêu của thư viện trước khi quyết định những vấn đề liên quan

đến phát triển NLTT.

Trong bối cảnh các thư viện / hệ thống thư viện không thể tự cung cấp cho

NDT tất cả các sản phẩm và dịch vụ TT - TV, chính sách phát triển NLTT sẽ là nền

tảng cho sự hợp tác và chia sẻ NLTT ở mức độ cao hơn trong một địa phương,

vùng, quốc gia, hoặc quốc tế. Bên cạnh đó, chính sách còn hỗ trợ các mục tiêu đề ra

của Hệ thống TVCC Việt Nam và chứng minh trách nhiệm, cam kết của hệ thống

với cộng đồng về những gì họ mong đợi về NLTT, qua đó cải thiện quan hệ hợp tác

giữa các cấp thư viện với NDT, nâng cao vị thế xã hội của Thư viện / Hệ thống

TVCC Việt Nam.

3.3.1.2. Tuân thủ nghiêm ngặt chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Chính sách phát triển NLTT định hướng, chỉ đạo thư viện cũng như cán bộ

làm công tác phát triển NLTT tuân thủ mọi quy định đã được thông qua trong chính

sách nhằm xây dựng NLTT có giá trị cả về lượng và chất, đáp ứng nhu cầu NDT.

Để chính sách phát triển NLTT được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, cần có văn

Page 165: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

163

bản chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên. Văn bản sẽ buộc lãnh đạo thư viện cũng

như cán bộ trực tiếp làm công tác phát triển NLTT không thể tùy tiện trong công

việc. Ngoài ra, cũng cần tạo dựng cơ chế thẩm định, kiểm tra chéo giữa lãnh đạo

thư viện, cán bộ làm công tác phát triển NLTT và chuyên gia thẩm định... trước khi

tiến hành các hoạt động liên quan đến phát triển NLTT. Cơ chế kiểm tra, thẩm định

nếu được duy trì một cách dân chủ, công khai, vì mục đích chung chắc chắn sẽ hạn

chế tối đa các yếu tố chủ quan, cảm tính... nâng cao hiệu quả công tác phát triển

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

3.3.2. Đảm bảo nguồn lực thông tin có chất lượng, đủ số lượng

3.3.2.1. Phát triển nguồn lực thông tin hợp lý

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, “tràn ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri

thức” hiện nay đòi hỏi TVCC các cấp phải phát triển NLTT một cách hợp lý. Chỉ có

như vậy NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam mới đảm bảo cả lượng và chất.

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam phải được đảm bảo sự phù hợp về nội dung,

cơ cấu của tài liệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội của địa phương, nhu cầu tin của NDT. Những thông tin / tài liệu

không còn giá trị cần được thanh lý. Điều này không có nghĩa thư viện ngay lập tức

thanh lọc toàn bộ tài liệu chưa được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Một số tài liệu như từ điển, sách tra cứu, tài liệu chuyên ngành... chắc chắn sẽ được

sử dụng ít hơn, nhưng vẫn phải lưu giữ và bổ sung vào NLTT. Nếu làm ngược lại

NLTT của thư viện sẽ ngày càng giảm cả về lượng và chất.

Phát triển NLTT hợp lý cũng đòi hỏi các thư viện trong hệ thống không nên

dựa trên cơ sở chủ quan, không bị ảnh hưởng bởi sở thích riêng của một số NDT

hoặc quan điểm không phù hợp của cán bộ làm công tác phát triển NLTT khi xác

định giá trị tài liệu mà cần có hội đồng đứng đầu là giám đốc quyết định. Xác định

giá trị của thông tin / tài liệu cần chú ý tới khuynh hướng tư tưởng; Lượng thông

tin; Chủ đề; Uy tín của tác giả; Uy tín nhà xuất bản; Ý kiến đánh giá của nhà phê

bình chuyên ngành của NDT... Xác định giá trị của thông tin / tài liệu sẽ giúp cho kế

Page 166: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

164

hoạch phát triển NLTT ngày càng hợp lý. Ngoài ra, để phát triển NLTT đạt hiệu quả

cao, Hệ thống TVCC Việt Nam cần chú ý các yếu tố tác động đến công tác

phát triển NLTT.

3.3.2.2. Lựa chọn nguồn phát triển nguồn lực thông tin tin cậy

Hệ thống TVCC Việt Nam cần chủ động khai thác các nguồn cung cấp thông

tin khác nhau nhằm nâng cao chất lượng NLTT. Trước hết, cần tăng cường thu nhận

tài liệu thông qua nguồn lưu chiểu. Đây là nguồn phát triển NLTT quan trọng, góp

phần nâng cao chất lượng NLTT cũng như bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa thành

văn của địa phương và đất nước một cách đầy đủ nhất nguồn cung cấp thông tin / tài

liệu trong nước. Bên cạnh đó, nên lựa chọn những nguồn tin / tài liệu chính thống

được in ấn, phát hành bởi các nhà xuất bản, các cơ quan phát hành có uy tín, hoặc

tài liệu của các tổ chức, cơ quan chính phủ… Nếu là website của một tổ chức / cơ

quan: cần biết rõ: tên của tổ chức / cơ quan đó có được nêu rõ trong nguồn tin / tài

liệu không? Có các dấu hiệu chứng tỏ nguồn tin / tài liệu đó có nguồn gốc từ một

website học thuật chính thức hay của một tổ chức khoa học không? Có thể liên hệ

với người quản trị website từ nguồn tin / tài liệu đó không? và nên ưu tiên các tên

miền có phần mở rộng là .edu, .gov, .org, …

Hệ thống TVCC Việt Nam cũng nên tăng cường khai thác triệt để nguồn trao

đổi tài liệu quốc tế với các TVQG, thư viện, trung tâm thông tin... tiêu biểu ở cả 5

châu lục. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật

hiện hành, Hệ thống TVCC Việt Nam nên mở rộng trao đổi với cả các nước đang

phát triển, tránh tập trung chỉ trao đổi với các nước phát triển. Các thư viện trong hệ

thống cũng cần chú ý phát triển nguồn trao đổi tài liệu trong nước với kế hoạch và

nội dung cụ thể, liên quan đến địa phương ở cả dạng truyền thống và điện tử, tránh

trao đổi có tính nhất thời, theo vụ việc... Ngoài ra, để nâng cao chất lượng NLTT,

Hệ thống TVCC Việt Nam nên tăng cường khai thác nguồn tài liệu trong nhân dân.

Đây là những tài liệu quý hiếm, thậm chí là độc bản bằng tiếng Việt, Hán - Nôm,

tiếng của các dân tộc thiểu số... dưới dạng sắc phong, mộc bản, sách lá cây, sách,

Page 167: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

165

báo, tạp chí... Tuy nhiên, với một số tài liệu đặc biệt quý hiếm nên có chính sách tài

chính cụ thể để Hệ thống TVCC Việt Nam có thể vận dụng linh hoạt, hiệu quả.

Đồng thời, cũng cần thành lập một ban thẩm định, đánh giá nội dung thông tin / tài

liệu gồm các chuyên gia am hiểu về ngôn ngữ, chuyên môn nhằm giúp thư viện đưa

ra quyết định với từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, nên tập trung khai thác

nguồn tài liệu nội sinh, nguồn quyên góp, biếu tặng trong và ngoài nước phù hợp

với chính sách phát triển NLTT, góp phần nâng cao lượng và chất của NLTT của

Hệ thống TVCC Việt Nam.

3.3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp bổ sung

Trong bối cảnh tài liệu xuất bản ngày càng nhiều, nhiều loại hình tài liệu mới

xuất hiện, nhu cầu NDT ngày càng cao, trong khi kinh phí dành cho phát triển

NLTT không tăng hoặc tăng không đáng kể thì việc phối hợp bổ sung của Hệ thống

TVCC Việt Nam cần được đẩy mạnh. Để phối hợp bổ sung hiệu quả, trước hết các

thư viện tỉnh cần tham gia mô hình liên kết hệ thống như đã phân tích ở trên; Mỗi

thư viện thành viên phải xác định rõ phạm vi phối hợp là giữa các thư viện trong

hay ngoài hệ thống, diện bổ sung có rõ ràng và tương đối tương đồng không?. Cũng

như phải xác định rõ và thống nhất nội dung phối hợp bổ sung, loại hình / tài liệu,

kinh phí phối hợp bổ sung, quyền lợi và trách nhiệm của thư viện. Những thông tin /

tài liệu nào chia sẻ với tất cả các thành viên trong cùng mô hình liên kết hệ thống

(hay gọi là liên kết chính, liên kết toàn diện với các thành viên trong mô hình),

những thông tin / tài liệu nào liên kết phụ (liên kết với một số thư viện trong và

ngoài mô hình….)

3.3.2.4. Tạo lập ngân hàng dữ liệu

Ngân hàng dữ liệu là kho lưu trữ dữ liệu có cấu trúc cho phép khai thác, mở

rộng, trao đổi dữ liệu linh hoạt. Ngân hàng dữ liệu sẽ lưu trữ những CSDL dữ liệu

dưới dạng toàn văn, sự kiện, thư mục, hình ảnh, âm thanh… của Hệ thống TVCC

Việt Nam trong các máy chủ có dung lượng lớn, được bảo quản và phổ biến rộng

rãi phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, giải trí, đáp

Page 168: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

166

ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người dân, góp phần đảm bảo tính

kịp thời, mức độ đầy đủ, chi tiết... của thông tin trong toàn hệ thống. Để xây dựng

và vận hành ngân hàng dữ liệu hiệu quả, ngoài phần cứng và Website lưu trữ, phổ

biến dữ liệu / thông tin, nguồn nhân lực có chất lượng, cần có hệ quản trị CSDL phù

hợp, CSDL đáp ứng yêu cầu.

Về hệ quản trị CSDL: hiện Oracle Database là hệ quản trị CSDL cho phép

ngân hàng dữ liệu xử lý thông tin nhanh, mở rộng với độ tin cậy cao cũng như điều

phối giao dịch và quản trị nội dung với chi phí thấp. Trong thời điểm hiện tại,

Oracle Database 11g đang là phần mềm phổ biến để quản trị ngân hàng dữ liệu

trong lĩnh vực TT-TV, đáp ứng các khả năng liên kết thông tin, tự động hóa trung

tâm dữ liệu và quản trị khối lượng lớn công việc. Với những tính năng nổi bật như

tự động hóa nhiều tác vụ phân vùng dữ liệu, giúp quản trị viên truy vấn dữ liệu

trong các bảng được phân định để theo dõi, kiểm tra các thay đổi và mức độ tương

thích, cũng như lưu trữ và xử lý dữ liệu dạng XML chuẩn xác, phù hợp với yêu cầu

cụ thể của người sử dụng... Về cơ bản, Oracle Database đáp ứng các tiêu chí trong

quản lý ngân hàng dữ liệu như: Đảm bảo khả năng kết nối mạng toàn cầu và triển

khai các dịch vụ liên quan tới chia sẻ và khai thác NLTT trong và ngoài nước; Kiến

trúc nhiều lớp bao gồm các phân hệ chức năng và được tích hợp thành một hệ thống

thống nhất; Quản trị CSDL trên trên mô hình khách / chủ; Cho phép theo dõi và

giám sát được mọi hoạt động trên hệ thống; Hỗ trợ nhiều mức đảm bảo an ninh hệ

thống, quản lý người dùng thông qua các tài khoản; Đảm bảo làm việc ổn định và

tốc độ truy cập CSDL lớn (hàng chục triệu biểu ghi). Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho

hệ thống thông qua sao lưu / khôi phục dữ liệu. Có thể bổ sung thêm các phân hệ, tính

năng, máy trạm và máy chủ với số lượng người dùng không hạn chế; Hỗ trợ

UNICODE...

Ngoài ra, Hệ thống TVCC Việt Nam nên quan tâm tới ứng dụng hệ quản trị

CSDL mới nhất của Oracle là Oracle Database 12c để bước đầu chinh phục điện

toán đám mây.

Page 169: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

167

Về CSDL: nhằm đáp ứng nhu cầu NDT, CSDL - bộ phận cấu thành quan

trọng trong ngân hàng dữ liệu phải đáp ứng một số yêu cầu: Giảm trùng lặp thông

tin và đảm bảo tính nhất quán, toàn vẹn dữ liệu; Dễ dàng lưu trữ, cập nhật, trao đổi

thông tin; Dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau; Có thể chia sẻ

thông tin cho nhiều NDT, nhiều ứng dụng khác nhau trong cùng một thời điểm;

Đảm bảo tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của NDT; Đảm bảo tính chủ

quyền của dữ liệu, chú trọng vấn đề bản quyền; Phản ánh đầy đủ thông tin / tài liệu

về tài liệu quý hiếm, địa chí, luận.án,...

Nên giao trách nhiệm điều hành ngân hàng dữ liệu cho Ban điều hành Liên

hợp TVCC Việt Nam mà đứng đầu Liên hợp là TVQG Việt Nam có hạ tầng thông

tin tốt và cán bộ có năng lực. Tuy nhiên, cần lưu ý và có giải pháp vượt qua thách

thức trong lưu trữ, truy cập và trích xuất thông tin khi dung lượng của ngân hàng dữ

liệu tăng lên không ngừng cũng như kinh phí duy trì hoạt động, trách nhiệm quản

lý, bảo trì, xử lý và cung cấp dữ liệu cho hệ thống và cộng đồng có sự thay đổi theo

hướng bất lợi.

3.3.2.5. Thúc đẩy xã hội hóa phát triển nguồn lực thông tin

Xã hội hoá phát triển NLTT nhằm khuyến khích, động viên mọi tầng lớp

nhân dân tham gia xây dựng, phát triển NLTT. Để công tác xã hội hoá đạt được hiệu

quả, Hệ thống TVCC Việt Nam nên tập trung vào một số hình thức:

- Quyên góp sách báo, tài liệu trong nhân dân, lưu ý đến người dân địa

phương đang công tác, sinh sống ở khắp mọi miền đất nước, kể cả kiều bào ở nước

ngoài để tăng cường NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam. Tài liệu sách báo từ

nguồn quyên góp nhiều khi rất có giá trị, nhất là những tài liệu độc bản, tài liệu bị

thất lạc lâu ngày hoặc tài liệu được xuất bản từ những thế kỷ trước... Việc quyên

góp nên tiến hành đồng thời, không nên phân biệt giữa các cấp thư viện

- Tổ chức thường xuyên hàng năm “Ngày sách và bản quyền thế giới”,

"Ngày sách Việt Nam" trên cơ sở phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, doanh

Page 170: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

168

nghiệp... ở địa phương nhằm tôn vinh văn hóa đọc, kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ

phát triển NLTT và nâng cao chất lượng hoạt động, vị thế của hệ thống.

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài

nước, khuyến khích kết nghĩa, đỡ đầu thư viện của các đoàn thể, doanh nghiệp ở địa

phương với những hoạt động cụ thể như: quyên góp sách báo, mua sắm trang thiết

bị cho thư viện... Khuyến khích, động viên những cá nhân / doanh nghiệp tình

nguyện làm cộng tác viên luân chuyển sách báo từ thư viện tỉnh, huyện về phục vụ

ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân khai thác NLTT thư viện. Về phần mình, ngoài

miễn phí sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tại thư viện, cần hỗ trợ một phần kinh phí

để trang trải những chi phí tối thiểu hàng ngày (đối với cá nhân) và phối hợp hoàn

thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để doanh nghiệp có thể được hưởng mức ưu đãi

về thuế thu nhập doanh nghiệp...

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau

giữa các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương trong xây dựng và phát triển

NLTT, đặc biệt là giữa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ngành Thông

tin và Truyền thông, Tư pháp, Bộ đội biên phòng... phát triển văn hóa đọc, nhất là ở

vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. nhằm nâng cao chất lượng

NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. Xã hội hóa phát triển NLTT cho Hệ thống

TVCC Việt Nam không có nghĩa làm giảm vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.

Ngược lại, Nhà nước vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo, định hướng để xã hội hoá hoạt

động thư viện trong đó có phát triển NLTT có điều kiện phát triển, đạt hiệu quả cao hơn.

3.3.2.6. Chú trọng công tác thanh lý tài liệu

Hệ thống TVCC Việt Nam chỉ thanh lý tài liệu không phù hợp với chức năng

nhiệm vụ, lạc hậu về nội dung, mất thời gian tính hoặc bị hư hỏng không thể phục

chế, nhằm nâng cao chất lượng NLTT, nhưng sẽ không thanh lý tài liệu địa chí dưới

bất cứ hình thức nào. Nên duy trì định kỳ thanh lý từ 3-5 năm/lần. Không nên /

không được tiến hành thanh lý theo định kỳ 1 năm / lần. Tài liệu sau thanh lý nên

được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tặng biếu các thư viện khác có nhu cầu.

Page 171: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

169

3.3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Để công tác PT NLTT hiệu quả, Hệ thống TVCC Việt Nam cần đẩy mạnh

việc ứng dụng CNTT và tuân thủ một số yêu cầu:

+ Thống nhất áp dụng các chuẩn CNTT, chuẩn nghiệp vụ quốc gia và quốc tế để

giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động TT - TV trong các phần mềm chứ

không phải dùng chung một phần mềm không đáp ứng yêu cầu trên.

+ Thống nhất áp dụng theo một số tiêu chí cơ bản về kỹ thuật như: Sử dụng

giao thức TCP/IP để kết nối mạng và trao đổi thông tin. Đây là giao thức được dùng

phổ biến trong các mạng Intranet và Internet. Giao thức TCP/IP cũng được sử dụng

để hỗ trợ các dịch vụ Voice, Video conferencing... ; Nên dùng SQL Server phiên

bản mới nhất tại thời điểm ứng dụng để quản trị CSDL. Hệ quản trị này tích hợp hoàn

chỉnh với tất cả các phần còn lại của Microsoft, từ công cụ phát triển Visual Studio

cho đến Web, các ứng dụng và dịch vụ có sẵn trong hệ điều hành Windows. SQL

Server cũng hỗ trợ Internet, và kết nối dễ dàng vào các CSDL.

Nếu dùng hệ quản trị CSDL khác thì ít nhất cũng phải đáp ứng một số yêu cầu:

Hỗ trợ XML để lưu trữ và phát hành dữ liệu trên Web; Khả năng phân tích và truy

cập tới dữ liệu qua Web; Ứng dụng được bảo mật trong môi trường mạng; Sử dụng

và quản lý cả hai loại dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc; Tính sẵn sàng cao

cùng cơ chế backup trực tuyến; Dữ liệu có thể phân chia trên nhiều Server; Quản trị

CSDL đơn giản. Khả năng tuỳ biến cao, dễ dàng cập nhật, thay đổi hoặc nâng cấp

nội dung, chức năng của hệ thống; Có thể chuyển đổi dữ liệu từ nhiều nguồn khác

nhau; Tích hợp các Module. Khả năng liên thông và chuyển đổi tương tác giữa

các Module...

Hệ thống TVCC Việt Nam cũng cần hoàn thiện và nâng cấp phần mềm hiện

hành, xây dựng trang web, triển khai ứng dụng web 2.0 và điện toán đám mây để hỗ

trợ phát triển NLTT hiệu quả.

Page 172: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

170

3.3.3.1. Hoàn thiện và nâng cấp phần mềm hiện hành

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các module của phần mềm tích hợp ILIB,

LIBOL còn bị lỗi hoặc kết quả đầu ra sai cả về hình thức và nội dung mà đa số thư

viện cấp tỉnh trong hệ thống đang sử dụng. Đó là các module biên tập, bổ sung các

ấn phẩm định kỳ (Báo, tạp chí), lưu thông, liên thông thư viện. Cụ thể, cần xử triệt

để ký tự nhập máy ([], ()...) trong biểu ghi MARC 21. Hiện các ký tự này đều được

nhập không đúng theo quy định; Xử lý lỗi đối với 2 nhà xuất bản 2 nơi xuất bản,

sách bộ sách tập để cho ra kết quả đúng. Chỉnh sửa, nâng cấp module ấn phẩm định

kỳ, dạng ấn phẩm đặc biệt có nhiều đặc thù riêng trong hoạt động phát triển NLTT

là bổ sung rời rạc theo số thường hay gặp trục trăc, đôi khi phải làm thủ công. Đồng

thời, cần chỉnh sửa để việc đóng tập báo, tạp chí theo đúng quy định nghiệp vụ...

Hoàn thiện, nâng cấp module lưu thông nhằm giảm thời gian xử lý, tăng khả

năng kiểm soát và đáp ứng nhu cầu mượn / trả của các tập thể mượn / trả nhiều tài liệu.

Chỉnh sửa các lỗi và trục trặc ở Z39.50 để giúp các thư viện trong hệ thống

nâng cao hiệu quả tìm kiếm, chia sẻ nguồn tư liệu.

Ngoài ra, những thư viện đang sử dụng phần mềm mã nguồn đóng hoặc nhà

cung cấp vẫn nắm giữ mã nguồn như ILIB, LIBOL… nên đàm phán mua lại bản

quyền hoặc phải tính tới khả năng dùng phần mềm khác thay thế để có thể chủ động

tự nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm phù hợp với thực tiễn hoạt động TT -TV nhằm

tránh lệ thuộc vĩnh viễn vào nhà cung cấp cũng như góp phần tăng cường chất

lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT. Với TVCC các cấp còn khó khăn về kinh phí,

đang sử dụng các phiên bản ISIS for WINDOW hoặc ISIS for DOS , nên sử dụng

phần mềm mã nguồn mở WEBISIS miễn phí của UNESCO với đầy đủ các chức

năng tra cứu trực tuyến (OPAC), mượn liên thư viện, thống kê, biên mục... Đồng

thời, để xây dựng, phân phối các bộ sưu tập số, Hệ thống TVCC Việt Nam nên sử

dụng các phần mềm quản lý thư viện số mã nguồn mở Dspace, Greenstone,...

Page 173: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

171

3.3.3.2. Tạo lập Website

Cần tạo lập Website cho Liên hợp TVCC Việt Nam để giới thiệu NLTT, sản

phẩm, dịch vụ, … của Hệ thống TVCC Việt Nam. NDT có thể truy cập ở bất kỳ nơi

đâu, bất cứ lúc nào nhằm tiếp cận, khai thác NLTT. TVCC Việt Nam nên dùng

website động (Dynamic website) vì tính linh hoạt và có thể cập nhật thông tin

thường xuyên, quản lý các thành phần trên website dễ dàng. Để website hoạt động

hiệu quả, thư viện các cấp phải đăng ký tên miền. Hiện các tên miền như .com, .net,

.org, .vn,… phải trả phí kích hoạt và phí duy trì hàng năm. Tiếp theo, thư viện thành

viên cần tiến hành đăng ký nơi lưu trữ website của thư viện (hosting) với nơi đăng

ký tên miền. Muốn tạo một website có giao diện đẹp và đầy đủ các chức năng theo

ý muốn, thư viện phải am hiểu các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.Net, JSP,

Perl,... Còn với những thư viện không biết về ngôn ngữ lập trình nên sử dụng một

mã nguồn mở như Joomla, WordPress… để tạo lập website

Nên triển khai web 2.0 vì công nghệ Web 2.0 đang sử dụng web như nền

tảng mà phần mềm được cung cấp bởi các dịch vụ website có khả năng chạy trên

mọi ứng dụng và được cập nhật liên tục. Web 2.0 tập hợp trí tuệ của cộng đồng,

trong đó dữ liệu giữ vai trò quan trọng. Nguyên tắc chính của Web 2.0 là xây dựng

các ứng dụng có thể tận dụng hiệu ứng mạng để tạo ra các giá trị tốt hơn, thu hút được

nhiều người dùng hơn. Về cơ bản, Hệ thống TVCC Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu

triển khai Web 2.0 hiệu quả. Đó là, đã có hệ thống máy tính có kết nối Internet, một

bộ phận cán bộ có trình độ về CNTT, ngoại ngữ cũng như nắm bắt được đặc điểm

nhu cầu tin của NDT. Vấn đề còn lại là tiến hành xây dựng các ứng dụng cơ bản

trên Web 2.0 như:

- Nhắn tin nhanh (IM): NDT có thể đưa ra các câu hỏi hay đề nghị hướng

dẫn, tư vấn về những vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ TT - TV hoặc những

vấn đề liên quan khác.

- Nhật ký trực tuyến (Blog): xây dựng các mục như Giới thiệu, Bản tin điện

tử, CSDL...để cung cấp các bài viết chia sẻ với NDT.

Page 174: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

172

- Mạng xã hội (Facebook): nhằm cung cấp các thông tin, hình ảnh, video

clip... giới thiệu về NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam, thông báo sách mới,

thông tin và hình ảnh về cán bộ thư viện cần liên hệ để tra cứu tìm tài liệu, hay

giải đáp thắc mắc.....

- Đánh dấu xã hội (Social Bookmarking): cán bộ thư viện có thể lưu lại

những thông tin hữu ích để chia sẻ thông tin. Thông tin được lưu giữ nên được xây

dựng theo các chủ đề cụ thể liên quan đến hoạt động TT - TV...

Cần ứng dụng, làm chủ các công cụ sáng tạo như Blog, IM, Facebook, Social

Bookmarking... trên Web 2.0 và sắp tới là Web 3.0 và các phiên bản Web tiếp nối

nữa nhằm thay đổi các dịch vụ thư viện và làm phong phú thêm NLTT. Tuy nhiên,

để tránh mất quyền kiểm soát, trước tiên, Hệ thống TVCC Việt Nam nên sử dụng

Web 2.0 như một công cụ tra cứu, chia sẻ thông tin và marketing các sản phẩm dịch

vụ của mình... và cũng nên thận trọng với việc tạo ra các sản phẩm / tái tạo thông tin

của NDT mà phần lớn không được kiểm chứng.

3.3.3.3. Ứng dụng điện toán đám mây

Điện toán đám mây (cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô

hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến CNTT đều được cung cấp dưới

dạng các dịch vụ, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà

cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm

về công nghệ, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ

công nghệ đó.

Điện toán đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tính

trung ương, máy chủ / khách và ứng dụng Web. Trong giai đoạn hiện nay, dù điện

toán đám mây còn chưa giải quyết được vấn đề bảo mật, cũng như sự mơ hồ trong

nhận thức về "đám mây"... nhưng với cơ sở hạ tầng thông tin và nguồn nhân lực

hiện tại, Hệ thống TVCC Việt Nam hoàn toàn có thể ứng dụng điện toán đám mây

hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu NDT và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ

Page 175: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

173

thống. Ứng dụng điện toán đám mây, Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ có được một số lợi

ích cơ bản: Sử dụng NLTT động: thông tin được cung cấp cho người dùng đúng như

những gì người dùng muốn một cách tức thời; Giảm chi phí: thay vì phải mua, cài

đặt và bảo trì máy chủ thì nay không cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác

thông tin mình cần và yêu cầu; Giảm biên chế: TVCC sẽ không cần có một vài

chuyên gia CNTT để vận hành, bảo trì máy chủ; Tăng khả năng sử dụng: Thư viện

không cần quan tâm bao lâu thì máy chủ sẽ hết khấu hao, đầu tư như thế có lãi hay

không, có bị lỗi thời về công nghệ hay không…?. Khi áp dụng điện toán đám mây

thì không còn phải quan tâm tới điều này nữa...

Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, NLTT điện tử của Hệ thống

TVCC Việt Nam sẽ được tăng cường, tạo nhiều điểm truy cập tại nhiều thời điểm,

nhiều NDT có thể cùng sử dụng với tốc độ phổ biến thông tin gần như tức thời.

NLTT điện tử cũng giúp Hệ thống TVCC Việt Nam giải quyết được tình trạng thiếu

nghiêm trọng không gian lưu trữ tài liệu hiện nay của các cấp thư viện.

3.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý và khai thác nguồn lực thông tin

3.3.4.1. Hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực thông tin

Thống nhất ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ: Ứng dụng thống nhất các

chuẩn: Khổ mẫu biên mục (MARC21), Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR2),

Khung phân loại Dewey (DDC)... sẽ giúp Hệ thống TVCC Việt Nam nhanh chóng

phát triển theo hướng chuẩn hóa và hội nhập với cộng đồng TT-TV quốc tế. Ngoài

ra, Hệ thống TVCC Việt Nam cũng cần / phải ứng dụng thống nhất chuẩn mô tả tài

liệu điện tử, xử lý ảnh và nhận dạng quang học, chuẩn trao đổi dữ liệu ISO 2709,

mượn liên thư viện ISO 10161, tra cứu liên thư viện Z39.50,… Đồng thời, luôn cập

nhật, bổ sung để tương thích khi các chuẩn có sự thay đổi. Ứng dụng chuẩn thống

nhất sẽ giúp Hệ thống TVCC Việt Nam duy trì chuẩn hóa, đảm bảo tính hệ thống, là

cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc phối hợp, chia sẻ NLTT trên phạm vi quốc gia và

quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu NDT và phù hợp

với xu hướng hội nhập toàn diện với thế giới.

Page 176: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

174

Chú trọng thực hiện luật bản quyền: Hệ thống TVCC Việt Nam cần chú

trọng thực hiện Luật bản quyền tác giả với những tác phẩm vẫn còn thời gian bảo hộ

bản quyền trong nhân bản, chuyển dạng tài liệu… Việc tổ chức lại tài liệu để dễ dàng

truy cập cho người khuyết tật, khiếm thị, khiếm thính vì mục đích nhân văn phải giữ

nguyên vẹn nội dung, không được cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào. Hệ

thống TVCC Việt Nam cũng có thể sao chép để lưu trữ, cung cấp truy cập cho NDT

dưới dạng điện tử vì mục đích nghiên cứu khoa học, học tập. Tuy nhiên, cũng cần lưu

ý trong việc thực thi Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ, vì dù có vì mục đích đáp

ứng nhu cầu NDT nhưng nếu vượt quá giới hạn của Luật hoặc không có sự chấp

thuận của tác giả bằng văn bản thì hệ thống vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý

trước pháp luật.

Tăng cường bảo quản tài liệu: Hệ thống TVCC Việt Nam cần quan tâm đến

việc tạo ra môi trường thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chống bụi và côn

trùng do phần lớn kho tài liệu của hệ thống luôn ở trong tình trạng nóng ẩm, nhiều

bụi, ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào tài liệu… Cần trang bị đầy đủ trang thiết bị

phục chế và bảo quản tài liệu theo tinh thần Quyết định số 889/QĐ-KH ngày

23/4/97 của Bộ Văn hoá Thông tin như hệ thống điều hoà nhiệt độ, máy lọc không

khí, thiết bị đo hút ẩm, thiết bị đo nhiệt độ, máy cắt, máy ép,… Hệ thống TVCC

Việt Nam cũng cần thúc đẩy thiết lập bộ phận bảo quản tài liệu với từ 2-3 cán bộ

chuyên trách tại thư viện cấp tỉnh để không chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ như đóng

bìa, dán gáy sách, dán sách bị rách, rời…mà còn có thể phục chế những tài liệu hư

hỏng nặng như bị nhiễm axit, khô dòn hoặc mủn... Ngoài bảo quản, phục chế tài

liệu tại trung tâm, bộ phận bảo quản sẽ đào tạo cán bộ thư viện cấp huyện và cơ

sở trong khâu công tác này. Ngoài ra, Hệ thống TVCC Việt Nam nên xây dựng

một danh mục tài liệu ưu tiên bảo quản, sửa chữa, phục chế, chuyển dạng để lưu giữ và

phục vụ lâu dài.

3.3.4.2. Hoàn thiện công tác khai thác nguồn lực thông tin

Xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến: cần thống nhất nguyên tắc hoạt động

cũng như những quy định cụ thể về phạm vi, nội dung của mục lục liên hợp trực

Page 177: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

175

tuyến (lý tưởng nhất là toàn bộ tài liệu của các thư viện trong hệ thống); Xác định rõ

định kỳ cung cấp biểu ghi thư mục cũng như thư viện đóng vai trò chủ đạo / đầu

mối tiếp nhận biểu ghi thư mục tài liệu do các thư viện thành viên cung cấp, cũng

như chỉnh sửa, hiệu đính biểu ghi theo chuẩn thống nhất với các thư viện khác trong

và ngoài nước,… Mục lục liên hợp trực tuyến sẽ không chỉ phục vụ mục đích hỗ trợ

thống nhất biên mục tài liệu, tiết kiệm công sức, thời gian và kinh phí xử lý kỹ thuật

nghiệp vụ, hỗ trợ dịch vụ tham khảo, mượn liên thư viện, khai thác NLTT… mà còn

là công cụ cho cán bộ phát triển NLTT đánh giá và quyết định đúng trong việc chọn

lựa bổ sung tài liệu, nâng cao giá trị NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư

viện: nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT- TV cả miến phí và có thu phí

như đọc tài liệu tại chỗ, cung cấp bản sao tài liệu gốc, cung cấp thông tin theo yêu

cầu đặt trước, khai thác tài liệu đa phương tiện và truy cập Internet, tổng quan tài liệu,

các loại thư mục địa chí, thư mục chuyên đề, CSDL… Hệ thống TVCC Việt Nam

cũng nên tăng cường các sản phẩm thông tin được lưu giữ dưới dạng CD-ROM,

VCD, DVD,… với nội dung bao quát các lĩnh vực tri thức, ưu tiên CSDL toàn văn

để dễ dàng chuyển giao, khai thác. Bằng việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng

dịch vụ và sản phẩm thông tin cả ở dạng truyền thống và điện tử, Hệ thống TVCC

Việt Nam sẽ cụ thể hóa việc phát triển NLTT cả về lượng và chất.

3.4. Nhóm các giải pháp liên quan khác

3.4.1. Tăng cường đầu tư kinh phí

Trước tiên, Hệ thống TVCC Việt Nam cần kiến nghị xem xét hủy bỏ /thay

thế Thông tư liên bộ 97/TTLB/VHTTTTDL/TC, Thông tư số 67/2006 ngày 10

tháng 8 năm 2006 của Bộ Văn hóa – Thông tin để có cơ sở tăng cường kinh phí

phát triển NLTT. Thực tế cho thấy, Thông tư 67/2006 chưa có căn cứ thuyết phục

trong phân hạng thư viện và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo dẫn đến các

Page 178: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

176

thư viện đều bị tụt hạng, cắt giảm kinh phí so với trước khi có Thông tư, kìm hãm

sự phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. Mặt khác, cũng chính trong

Thông tư 97/TTLB/VHTTTTDL/TC chưa có nội dung đầu tư mua tài liệu điện tử,

một loại hình tài liệu có giá thành cao nên Hệ thống TVCC Việt Nam gặp rất nhiều

khó khăn trong thuyết phục sự đầu tư kinh phí phát triển NLTT.

Để các cấp lãnh đạo quản lý có cơ sở xem xét tăng đầu tư kinh phí phát triển

NLTT, hệ thống cần lập kế hoạch phát triển NLTT ngắn và dài hạn nhằm đảm bảo

nguồn kinh phí ổn định cho công tác phát triển NLTT. Bước đầu, nguồn kinh phí

phải có một số hạng mục cơ bản:

- Kinh phí bổ sung tài liệu truyền thống và điện tử: nên tính theo mức đầu

tư 0,7 cuốn sách / người dân như trong "Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt

Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Nguồn kinh phí này cũng nên

điều chỉnh tăng lên hàng năm dựa theo tình hình thực tế đúng với tinh thần Thông

tư liên bộ 04/TTLB/VHTT/TC bỏ mức quy định bổ sung tối đa với tất cả các hạng

thư viện chứ không phải mức 0,1 – 03 cuốn sách/người dân như hiện nay.

- Kinh phí số hóa, chuyển dạng tài liệu, xây dựng CSDL; Kinh phí dành cho

hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT nên được duy trì ở mức 2/5 tổng kinh phí được

cấp cho công tác phát triển NLTT.

- Kinh phí dành cho ứng dụng CNTT tối thiểu hàng năm với thư viện cấp

tỉnh nên đảm bảo ở mức 300 triệu đồng / năm, còn thư viện cấp huyện là 30 – 50

triệu đồng / năm.

- Kinh phí bảo quản, phục chế tài liệu; Kinh phí đào tạo nâng cao nghiệp vụ

cho cán bộ phát triển NLTT… sẽ tùy theo nhu cầu thực tế của thư viện các cấp để đề xuất

cấp kinh phí trong kế hoạch phát triển NLTT ngắn và dài hạn...

Cơ quan quản lý các cấp, nhất là cấp huyện, nên dựa vào các văn bản quy

phạm pháp luật và thông tư hướng dẫn thi hành để tăng cường kinh phí phát triển

NLTT cho Hệ thống TVCC Việt Nam và không nên tùy tiện cắt giảm kinh phí,

cấp kinh phí không đúng như quy định hoặc không cấp kinh phí cho công tác

Page 179: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

177

phát triển NLTT. Tăng cường đầu tư kinh phí sẽ góp phần quan trọng nâng cao

hiệu quả phát triển NLTT và chất lượng hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Nam.

3.4.2. Tăng cường quyền tự chủ, độc lập hơn nữa cho hệ thống thư viện

công cộng

Cần tăng quyền tự chủ và độc lập hơn nữa cho Hệ thống TVCC Việt Nam

theo đúng tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống nói chung và phát triển NLTT nói riêng trong một số lĩnh vực:

- Trước tiên, cần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa về biên chế

và nhân sự. Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực

tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị. Cụ thể, Hệ thống

TVCC Việt Nam cần được đảm bảo đủ số lượng cán bộ, nếu không chất lượng, hiệu

quả hoạt động không cao do cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Bộ phận phát

triển NLTT của thư viện cấp tỉnh nên có ít nhất 2 cán bộ chuyên trách, còn thư viện

cấp huyện cần có 1 cán bộ chuyên trách để duy trì và đảm bảo các hoạt động

luân chuyển, chia sẻ, phát triển NLTT.

- Thứ hai, tăng quyền quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức nhằm hạn chế

tình trạng bị động khi tuyển dụng, bố trí công việc trái / không đúng với ngành được

đào tạo.

- Thứ ba, cần tạo cơ chế và ủng hộ thư viện cấp tỉnh hợp tác với các đối tác

để tìm kiếm / cử viên chức của đơn vị đi công tác, học tập nghiệp vụ phát triển

NLTT ở trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

- Thứ tư, cần được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ,

tổ chức hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị, được

quyền quyết định mua sắm tài liệu / CSDL… từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Cuối cùng, cần được toàn quyền chi và chịu trách nhiệm về các hoạt động

hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT... Tăng cường quyền tự chủ và độc lập hơn nữa

Page 180: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

178

cho Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy

phát triển NLTT của hệ thống cả về lượng và chất..

3.4.3. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thông tin - thư viện

Để hội nhập quốc tế nhanh chóng, toàn diện, Hệ thống TVCC Việt Nam nên

trở thành thành viên có trách nhiệm của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp TT - TV

trên thế giới và hoàn thành nghĩa vụ thành viên (có thể thông qua một số đơn

vị đại diện).

Hệ thống TVCC Việt Nam cũng nên phối hợp chặt chẽ với các chương trình,

dự án quốc tế về lĩnh vực TT – TV, chủ động đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo

quốc tế; Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ thư viện; Tích cực hợp tác quốc tế

về TT - TV, trong đó có phát triển, chia sẻ NLTT với các thư viện, trung tâm thông

tin của các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới để khai thác có hiệu quả

các chương trình trao đổi tài liệu, các dự án tài trợ sách, báo, CSDL...nhằm đáp ứng

và kích thích nhu cầu tin của NDT, thúc đẩy Hệ thống TVCC Việt Nam ngày

càng phát triển.

3.4.4. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ và đào tạo người dùng tin

3.4.4.1. Đảm bảo đủ số lượng cán bộ chuyên trách phát triển nguồn lực thông tin

Thư viện cấp tỉnh nên có bộ phận phát triển NLTT với từ 2–3 cán bộ chuyên trách. Với số lượng cán bộ trên, thư viện có thể chủ động triển khai các hoạt động phát triển NLTT tại thư viện cũng như tham gia các hoạt động hợp tác, phát triển NLTT với các thư viện trong và ngoài Hệ thống TVCC Việt Nam. Ở thư viện cấp huyện, cho dù kinh phí eo hẹp, thậm chí không có kinh phí phát triển NLTT nhưng cần có từ 0,5 đến 1 cán bộ chuyên trách để duy trì các hoạt động luân chuyển, mượn liên thư viện, chia sẻ NLTT… với các thư viện trong và ngoài địa bàn nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu NDT trong điều kiện NLTT của thư viện còn ở mức tối thiểu.

3.4.4.2. Nâng cao trình độ cho cán bộ phát triển nguồn lực thông tin

Trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả

phát triển NLTT. Trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân

Page 181: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

179

lực trong hoạt động của hệ thống thư viện công cộng ở nước ta”, PGS. TS. Trần Thị

Minh Nguyệt đã có đánh giá: nhìn chung, nguồn nhân lực của Hệ thống TVCC Việt

Nam có trình độ học vấn khá cao và phần lớn là tốt nghiệp đại học ngành TT–TV;

Tại các thư viện quận, huyện đa số tốt nghiệp trung cấp thư viện; Tại các thư viện

xã, phường phần lớn đã được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch

về trình độ giữa cán bộ của thư viện ở các vùng, miền khác nhau. Cán bộ quản lý

đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ ở mức thành thạo của nhân viên mình như

sau: Thư viện tỉnh Quảng Ninh 70%; Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng 50%; Hà Nội

46%. Còn ở mức chấp nhận được: Lạng Sơn 100%; Trà Vinh 81,8%; Bắc Ninh

62,5%; Lâm Đồng 61,1%; thành phố Hồ Chí Minh 55,6%. Ở mức yếu kém: Tiền

Giang 50%. Nếu tính riêng về năng lực lựa chọn, bổ sung tài liệu truyền thống, chỉ

có 29,4% cán bộ có kỹ năng, còn 70,6% cán bộ không có kỹ năng. Nếu tính theo

cấp bậc loại hình TVCC thì cán bộ xã / phường có kỹ năng bổ sung tài liệu truyền

thống (42,1%) cao hơn thư viện quận / huyện (39,4%) và lại càng cao hơn thư viện

tỉnh / thành phố (30%). Còn về kỹ năng phát triển NLTT điện tử thì thư viện quận /

huyện có khả năng cao nhất (36,4%), tiếp đến là cán bộ thư viện tỉnh / thành phố

(15,4%), và cuối cùng là thư viện xã / phường (10,5%) [37]. Lý giải thực tế trên, có

thể cho rằng cán bộ thư viện huyện ít người nên việc gì họ cũng phải làm trực tiếp,

do đó ‘thông thạo’ công việc hơn. Vì vậy, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức,

nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học cho cán bộ chuyên trách phát

triển NLTT. TVQG Việt Nam sẽ mở lớp cho cán bộ thư viện cấp tỉnh. Thư viện cấp

tỉnh / các liên hiệp thư viện mở lớp cho cán bộ thư viện cấp huyện và cơ sở. Đồng

thời, thông qua việc tự học hỏi cũng như các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường

xuyên khác để nâng cao nhận thức toàn diện cho cán bộ thư viện về tình hình chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chiến lược phát triển của địa phương và đất nước, vai

trò, vị trí xã hội, cách thức hoạt động của thư viện... bởi NLTT có đáp ứng nhu cầu

NDT hay không phần lớn phụ thuộc vào trình độ và nhận thức của cán bộ thư viện.

3.4.4.3. Trang bị năng lực thông tin cho người dùng tin

Hệ thống TVCC Việt Nam nên thường xuyên trang bị, nâng cao năng lực

thông tin (Information Literacy) cho NDT thông qua hướng dẫn trên Website hoặc

Page 182: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

180

các chương trình đào tạo cho NDT mới của thư viện theo quy mô các lớp khác

nhau từ một nhóm cán bộ nghiên cứu đến tập thể sinh viên đăng ký theo lớp. Đồng

thời, cũng nên biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng thư viện để phát cho NDT.

Để nâng cao năng lực thông tin cho NDT, Hệ thống TVCC Việt Nam cần

cung cấp cho NDT những nội dung chính sau: Thông tin khái quát về NLTT, cơ sở

vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin…; Thông tin về nội quy thư viện, hướng dẫn NDT

quy định tại các phòng phục vụ; quy định sử dụng các thiết bị thư viện… cũng như

việc mượn, trả tài liệu; các hình thức xử lý khi NDT vi phạm nội quy thư viện;

Hướng dẫn tìm tin trong thư viện thông qua việc đào tạo NDT cách sử dụng mục

mục truyền thống, mục lục trực tuyến, định vị tài liệu trong kho mở cũng như tra

cứu tài liệu từ các CSDL trực tuyến; Hướng dẫn tìm kiếm và đánh giá thông tin,

nguồn tin tìm được cho một mục tiêu cụ thể; Trang bị cho NDT khả năng nhận biết

và sử dụng thông tin một cách chủ động, hiệu quả cũng như giúp NDT hiểu rõ các

yếu tố xã hội, luật pháp trong tiếp cận, sử dụng thông tin một cách hợp pháp. Trang

bị năng lực thông tin sẽ giúp NDT nắm được những kiến thức về thư viện, đồng

thời giúp họ có kỹ năng tư duy phân tích, giải quyết vấn đề nghiên cứu và sử dụng

hiệu quả NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Tiểu kết

Nâng cao hiệu quả công tác phát triển NLTT, khắc phục những tồn tại, hạn

chế, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của người dân, đặc biệt là người

dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số đang là vấn đề cấp

bách đòi hỏi Hệ thống TVCC Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu, tìm ra và áp dụng các

hình thức phát triển NLTT phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của

các cấp thư viện.

Nâng cao hiệu quả công tác phát triển NLTT cũng đồng nghĩa với việc thư

viện khẩn trương hoàn thiện chính sách phát triển NLTT theo nguyên tắc đảm bảo

tính ổn định nhưng không cứng nhắc nhằm xây dựng NLTT đa dạng, phong phú, có

chất lượng, đáp ứng nhu cầu NDT. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý các cấp cũng cần

Page 183: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

181

nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của NLTT trong công cuộc phát triển đất

nước cũng như tăng cường xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới và chỉnh

sửa, bổ sung các quy định đã có nhưng chưa hoàn chỉnh hoặc không còn phù hợp

trong những văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực thi hành.

Hiệu quả công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam chỉ được

nâng cao thông qua đa dạng hoá loại hình, nội dung tài liệu, đa dạng hóa các nguồn

phát triển NLTT, đẩy mạnh ứng dụng chuẩn thống nhất, xây dựng mục lục liên hợp

trực tuyến, tạo lập ngân hàng dữ liệu, xây dựng thư viện điện tử, nâng cao trình độ

cán bộ, đào tạo NDT, áp dụng mô hình phát triển NLTT phù hợp... và tăng cường xã

hội hoá công tác phát triển NLTT nhằm khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân

dân tham gia xây dựng và phát triển thư viện, nâng cao chất lượng hoạt động thư

viện nói chung và phát triển NLTT nói riêng, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sẽ nâng cao hiệu

quả công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.

Page 184: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

182

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận:

1. Hệ thống TVCC Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc hành chính -

lãnh thổ gồm nhiều cấp thư viện khác nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với

nhau theo thứ bậc đã tạo nên ưu thế, sức mạnh mới mà khi hoạt động riêng rẽ các thư

viện và các cấp thư viện không thể có được. Đây là quan hệ đa chiều giúp Hệ thống

TVCC Việt Nam phát triển bền vững.

2. Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam là sự phát triển cả về

lượng và chất trong sự cân đối hài hòa nhằm đáp ứng nhu cầu NDT bằng NLTT của

cả trong và ngoài thư viện, giúp thư viện hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của

một cơ quan văn hoá giáo dục, khẳng định sự cần thiết, vai trò quan trọng của công

tác thư viện trong đời sống xã hội.

3. Phát triển NLTT theo đúng nguyên tắc trên cơ sở tính đến các yếu tố tác

động, Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ tiết kiệm, huy động được mọi nguồn tài liệu

của các thư viện khác, tạo điều kiện tiếp cận tri thức ngang nhau của người dân giữa

các vùng miền, góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, xây dựng thói quen đọc sách báo, nâng cao trách nhiệm của toàn

xã hội với hoạt động thư viện.

4. Phát triển NLTT của hệ thống TVCC Việt Nam góp phần đáng kể vào

việc nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục ở các vùng

miền, khẳng định sự cần thiết, vai trò quan trọng và vị thế của hệ thống trong đời

sống xã hội, bảo đảm việc tổ chức sử dụng NLTT một cách hợp lý, tiết kiệm

nhất, đáp ứng nhu cầu NDT, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa

phương và đất nước.

Page 185: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

183

5. Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam đã đạt được những thành

tựu quan trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn một số tồn tại

cần khắc phục. Đó là, đa số TVCC đều chưa có chính sách phát triển NLTT và nếu

có thì chính sách phát triển NLTT được xây dựng không đúng quy trình, nội dung

chính sách còn sơ sài, chưa bao quát hết các hoạt động chính yếu; Cơ sở vật chất,

trang thiết bị, hạ tầng thông tin của phần lớn thư viện trong hệ thống vẫn còn nghèo

nàn, không đồng bộ; Việc ứng dụng CNTT chưa đồng đều, cán bộ làm công tác

phát triển NLTT còn kiêm nhiệm thêm công việc khác, trình độ ngoại ngữ, tin học

còn nhiều hạn chế... Ngoài ra, hoạt động phối hợp, chia sẻ NLTT giữa các thư viện

trong hệ thống còn mang tính hình thức, nội dung phối hợp nghèo nàn, phạm vi

phối hợp hạn chế nên chưa đạt được kết quả như mong muốn.

6. Từ thực tiễn hoạt động và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để phát

triển NLTT cả về lượng và chất, đáp ứng nhu cầu NDT, cần thực thi đồng bộ các

nhóm giải pháp cũng như áp dụng mô hình phát triển NLTT phù hợp cho toàn hệ

thống. Phát triển NLTT mang tính hệ thống sẽ là công cụ hữu hiệu khắc phục những

tồn tại, hạn chế, tiết kiệm kinh phí, nhân lực, huy động mọi nguồn tài liệu của các

thư viện, cơ quan thông tin trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học

tập, giải trí của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên

giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ

thống TVCC Việt Nam.

Kiến nghị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển NLTT cho Hệ thống TVCC Việt

Nam, tác giả có một số kiến nghị:

* Kiến nghị Đảng, Nhà nước

- Hiện thực hóa Điều 13. Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước của

Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện bằng việc

cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho thư viện cấp xã. Bên cạnh đó, cần tăng

Page 186: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

184

cường đầu tư cơ sở vật chất và cán bộ cho cấp thư viện này. Đây là một trong

những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng lại và củng cố thư viện cấp xã, một cấp

thư viện "gần" với đông đảo quần chúng nhân dân nhất nhằm tuyên truyền chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, xóa đói

giảm nghèo... cũng như nâng cao chất lượng NLTT, hiệu quả hoạt động và tính bền

vững của Hệ thống TVCC Việt Nam.

- Nên có chính sách lương, phụ cấp thỏa đáng, theo cơ chế đặc thù với người

làm công tác thư viện như đã áp dụng với các ngành nghề khác để cán bộ thư viện

có thể sống được bằng nghề và yên tâm với nghề.

* Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tăng mục tiêu lên từ 1cuốn sách / người dân trở lên và sẽ điều chỉnh dần để

phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể so với

mục tiêu 0,7 cuốn sách / người dân như trong "Quy hoạch phát triển ngành thư viện

Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020" của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) [3, tr. 1] . Căn cứ vào mục tiêu trên, chính quyền

các cấp sẽ phân bổ kinh phí hoạt động hàng năm, trong đó có tăng mức kinh phí

phát triển NLTT để TVCC các cấp có thể bổ sung tài liệu ở mức tương đối đầy đủ

theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Duy trì lâu dài hoặc tiếp tục bằng chương trình khác nếu “Chương trình mục

tiêu quốc gia về văn hóa trong lĩnh vực thư viện” chấm dứt. Cần tăng cường các

chương trình hỗ trợ sách cho thư viện cấp huyện, cấp xã vùng sâu, vùng xa, vùng

kinh tế khó khăn; Chương trình hỗ trợ xây dựng trụ sở thư viện cấp huyện, cấp xã và

nên bổ sung thêm chương trình tin học hóa tới thư viện cấp huyện và một số thư viện

cấp xã điển hình nhằm tiến tới mục tiêu tin học hóa toàn Hệ thống TVCC Việt Nam.

* Kiến nghị các cấp lãnh đạo thư viện

- Khẩn trương xây dựng chính sách phát triển NLTT theo đúng quy trình phù

hợp với chức năng, nhiệm vụ thư viện, yêu cầu NDT và đặc điểm địa phương. Riêng

TVQG Việt Nam, thư viện trung tâm của cả nước và đứng đầu Hệ thống TVCC Việt

Page 187: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

185

Nam, ngoài việc xây dựng chính sách phát triển NLTT của mình, cần tăng cường chỉ

đạo, hướng dẫn hệ thống thực hiện tốt chính sách cũng như điều chỉnh cho phù hợp

với thực tiễn. Đây sẽ là cơ sở để các cấp quản lý xem xét đánh giá chất lượng phát

triển NLTT và tăng cường đầu tư cho Hệ thống TVCC Việt Nam.

- Không áp đặt ý kiến chủ quan trong các hoạt động liên quan tới công tác phát

triển NLTT.

Page 188: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

186

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.Nguyễn Trọng Phượng (2009), "Góp phần xây dựng một xã hội học tập",

Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (5), tr. 11-13.

2. Nguyễn Trọng Phượng (2009), "Một số định hướng về hoạt động nghiệp vụ đối

với thư viện cấp huyện trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Thư viện Việt Nam,

(1), tr. 35- 39.

3. Nguyễn Trọng Phượng (2011), “Nguồn nhân lực của hệ thống thư viện công

cộng Việt Nam: Mạnh hay yếu?” , Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr. 21- 23.

4. Nguyễn Trọng Phượng (2011), "Xu hướng phối hợp, liên kết chia sẻ nguồn lực

thông tin tại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Sự nghiệp Thông tin-

Thư viện Việt Nam Đổi mới và hội nhập quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội,

tr. 182- 186..

5. Nguyễn Trọng Phượng (2012), “Những tiêu chí cơ bản và hoạt động nghiệp vụ

của thư viện cấp xã trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Thư viện Việt Nam,

(2), tr. 28- 31.

6. Nguyen Trong Phuong (2012), “Collecting and conserving the written cultural

haritage in Vietnam”/ Nguyen Trong Phuong, Nguyen Thi Thu Phuong,

Paper compilation. The 15th CONSAL Meeting and General Conference

"National heritage: Preservation and Dissemination", 28- 31 May 2012

Bali- Indonesia, tr. 783-802.

Page 189: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

187

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Xuân Anh (2007), Chiến lược phát triển nguồn lực thông tin của hệ

thống thư viện Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015,

Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học, Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ Văn hóa - Thông tin (1990), Thông tư liên tịch số 97 TTLB/VHTTTTDL-TC

ngày 15/6/1990 của liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài chính

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối

với thư viện công cộng.

3. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BVHTT-BTC

ngày 4 tháng 3 năm 2002 của Bộ Văn hóa - Thông tin - Tài chính sửa đổi,

bổ sung một số qui định tại Thông tư số 97 TTLB/VHTTTTDL-TC ngày

15/6/1990 của liên Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài

chính Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà

nước đối với thư viện công cộng.

4. Bộ Văn hoá- Thông tin (2005), Hội nghị - hội thảo công tác bổ sung tài liệu của

hệ thống thư viện công cộng 5 năm (2001-2005). Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa - Thông tin (2005), Tập tài liệu Hội nghị Sơ kết 5 năm ứng dụng

công nghệ thông tin của hệ thống thư viện công cộng tháng 5 năm 2005 tại

Bình Định. Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa - Thông tin (2005), Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư

viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ban hành kèm theo quyết định

số 16/2005/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ

Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

Page 190: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

188

7. Bộ Văn hóa - Thông tin (2006), Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa - Thông tin (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng

5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin Phê duyệt Quy hoạch

phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

9. Ngô Ngọc Chi (2006), "Hoạt động thư viện Việt Nam trên đường hội nhập", Tạp

chí Thư viện Việt Nam, (1), tr. 30-34.

10. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 18 ngày 31 tháng 1 năm 1946 của Chính phủ Việt

Nam dân chủ cộng hòa đặt nền tảng pháp lý cho việc lưu chiểu văn hoá

phẩm Việt Nam.

11. Chính phủ (2002), Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2002 của

Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai

đoạn 2001 – 2005.

12. Chính phủ (2002), Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của

Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện.

13. Chính phủ (2004), Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2004

của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

14. Chính sách thông tin quốc gia (1999), Tài liệu hướng dẫn của UNESCO về việc

xây dựng, phê duyệt, thực hiện và vận hành chính sách thông tin quốc gia:

tài liệu dịch, Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Nghị quyết Trung

ương 5 khoá VIII. Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (2001), Văn kiện đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-

2010, Hà Nội.

17. Đảng Lao động Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (1960), Nghị quyết đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ II , Hà Nội.

Page 191: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

189

18. Nguyễn Tiến Đức (2005), "Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu

ở Việt Nam", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2), tr. 14-18.

19. Favier L (2001), "Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ ở Pháp", Tạp chí Lưu trữ

Việt Nam, (3), tr. 22 – 27.

20. Mai Hà (2005), ”Tăng cường tổ chức và khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin

tại trung tâm thông tin tư liệu (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) ”,

Kỷ yếu hội nghị ngành thông tin khoa học và công nghệ lần thứ V, tr. 158-166.

21. Nguyễn Thị Hoạt, (2011), Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới và hội nhập phát triển, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

22. Hội đồng Chính phủ (1970), Quyết định 178-CP ngày 16/9/1970 của Hội đồng

Chính phủ về công tác thư viện.

23. Nguyễn Hữu Hùng (2005), "Phát triển thông tin để trở thành nguồn lực", Tạp

chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr. 2-7.

24. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Hùng (2006), "Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số

hóa tại Việt Nam", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr. 5-10.

26. Nguyễn Hữu Hùng (2008), ”Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm

và dịch vụ thông tin tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2), tr. 1-6.

27. Nguyễn Huy (2002), "Số hoá tài liệu địa chí, xây dựng cấu trúc dữ liệu phục vụ

tra cứu đa phương tiện làm phong phú vốn tài liệu địa chí", Tập san Thư

viện, (1), tr.29.

28. Tạ Bá Hưng (2000), "Phát triển nội dung số ở Việt Nam: Những nguyên tắc chỉ

đạo", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr. 2-6.

29. Jiang Xiang Dong (2004), ”Phân tích vấn đề bản quyền trong việc xây dựng

các nguồn thông tin thực của thư viện số”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu,

(5), tr. 56-59.

Page 192: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

190

30. Cao Minh Kiểm (2007), "Lựa chọn phần mềm và khổ mẫu dữ liệu số phục vụ

xây dựng sưu tập số phục vụ nông thôn miền núi", Tạp chí Thông tin và Tư

liệu, (4), tr. 15-24.

31. Phạm Trúc Trương Lương (2006), ”Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên

số: Góc nhìn từ thư viện”, Kỷ yếu Tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa

trong hoạt động thông tin- tư liệu, tr. 79-84.

32. Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), "Tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm

hiện đại hóa các thư viện Việt Nam theo hướng xây dựng thư viện điện tử",

Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (4), tr. 1-5.

33. Võ Công Nam (2005), "Một góc nhìn khác về con đường hiện đại hóa thư viện

trong điều kiện Việt Nam", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr. 16-19.

34. Nguyễn Viết Nghĩa (2001), "Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển

nguồn tin", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr. 12-17.

35. Nguyễn Viết Nghĩa (2005), ”Consortium- Hình thức có hiệu quả để bổ sung

nguồn tin điện tử”, Kỷ yếu hội nghị ngành thông tin khoa học và công nghệ

lần thứ V, tr. 33-38.

36. Nguyễn Viết Nghĩa (2009), ”Một số vấn đề xung quanh việc bổ sung tài liệu

hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, tr. 117- 121.

37. Trần Thị Minh Nguyệt (2011), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong

hoạt động của hệ thống thư viện công cộng ở nước ta, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

38. Pháp lệnh Thư viện (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. "Quan điểm của IFLA về vấn đề quyền tác giả trong môi trường điện tử ",

(2003), Tập san Thư viện, (2), tr. 31-35.

40. Trần Thị Quý (2007), " Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin - Yếu tố quan

trọng để các cơ quan thông tin - thư viện đại học Việt Nam phát triển bền

vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm thông tin- thư viện Đại học

Quốc gia Hà Nội, tr. 45- 55.

Page 193: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

191

41. Trần Thị Quý (2011), "Số hóa tài liệu - Từ nhận thức đến triển khai tại khoa

thông tin- thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn", Kỷ yếu

hội thảo khoa học: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương

dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế xã hội, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, Hà Nội, tr. 150- 156.

42. Trần Thị Quý (2013), "Phát triển tài liệu số- Yếu tố quan trọng đảm bảo chất

lượng đào tạo cho các trường đại học ở Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa

học : Chuẩn hóa mục lục trực tuyến và xây dựng thư viện số, Đại học Sài

Gòn, tr. 75- 84.

43. Trần Thị Quý (2014), “Số hóa học liệu và quản trị nguồn học liệu số hóa tại

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Hội thảo: Phát triển nguồn

học liệu số, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

44. Phạm Văn Rính (1985), Những con đường hoàn thiện thành phần và việc sử

dụng kho sách thư viện tỉnh của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Luận án phó tiến sỹ, Đại học Văn hoá Leningat mang tên N.C Crupscaia.

Leningat.

45. Phạm Văn Rính (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông

tin/ Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

46. Vũ Văn Sơn (1995), "Chính sách chia sẻ nguồn lực thông tin trong thời kỳ áp

dụng công nghệ thông tin mới", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2), tr. 7-10.

47. Đoàn Phan Tân (1990), Cơ sở thông tin học, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

48. Nguyễn Lan Thanh (2008), Hoạt động thư viện phục vụ nông nghiệp và phát

triển nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.

49. Bùi Loan Thùy (2008), ”Xây dựng chính sách phát triển nguồn tài nguyên

thông tin của thư viện đại học Việt Nam”/ Bùi Loan Thùy, Nguyễn Thị

Xuân Anh, Tạp chí Thông tin & Phát triển, Số 4(19), tr. 3-7.

Page 194: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

192

50. Bùi Loan Thùy (2011), ”Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong

hoạt động thông tin- thư viện”/ Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng, Tạp chí

Thư viện Việt Nam, (1), tr. 16-23.

51. Khuất Bích Thủy (2007), ”Công tác bổ sung, thu thập tài liệu địa chí tại thư

viện tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (4) , tr. 65- 69.

52. Nguyễn Thị Thư, (2007), Thư viện các nước Đông Nam Á (Chuyên khảo), Nxb

tổng hợp T.p Hồ Chí Minh, T.p Hồ Chí Minh.

53. Lê Thị Tiến (2008), Xây dựng và bảo quản vốn tài liệu của các thư viện công

cộng Việt Nam/ Lê Thị Tiến, Lê Văn Viết, Trần Mỹ Dung, Nguyễn Ngọc

Anh, Đặng Văn Ức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thư viện Quốc

gia Việt Nam, Hà Nội.

54. Tiêu Hy Minh (2000), "Chính sách thông tin quốc gia và việc chia sẻ nguồn tài

liệu", Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 23-29.

55. Vũ Anh Tuấn (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng và phát

triển liên hợp thư viện Việt Nam để chia sẻ nguồn lực thông tin khoa học

và công nghệ, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trung tâm thông tin Khoa học

và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

56. Từ điển giải nghĩa thuật ngữ viễn thông Anh – Việt (2003), Nxb Bưu điện,

Hà Nội.

57. Từ điển tiếng Việt (2004), Nxb Trung tâm từ điển học, Hà Nội.

58. Nguyễn Yến Vân (2006), Thư viện học đại cương: Giáo trình dùng cho sinh viên

đại học và cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin học/ Nguyễn Yến Vân, Vũ

Dương Thúy Ngà, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

59. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

60. Lê Văn Viết (2006), "Một số vấn đề thiết lập hình thức mượn, chia sẻ tài liệu,

thông tin giữa các thư viện Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo Thư viện Việt Nam:

hội nhập và phát triển, tr. 42-47.

Page 195: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

193

61. Lê Văn Viết (2006), Thư viện học: Những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa -

Thông tin, Hà Nội.

62. Lê Văn Viết (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, huyện và

cơ sở ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thư viện Quốc gia

Việt Nam, Hà Nội.

63. Lê Văn Viết (2007), Xây dựng và quản trị tài nguyên thông tin, Tập bài giảng,

Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

64. Vụ Thư viện (2002), Về công tác thư viện – các văn bản pháp quy hiện hành về

thư viện, Hà Nội.

65. Vụ Thư viện (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công

cộng giai đoạn 2006 – 2010. Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch giai đoạn

2011 – 2015, Hà Nội.

66. Vụ Thư viện (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương

5 khóa VIII và xây dựng Đề án ”Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong lĩnh vực thư viện.

Hà Nội

Tiếng Anh

67. "Acquisition of basic library materials" (1990), The basic of librarianship,

London, p. 34-53.

68. Agree, Fim, (2005), “Collection evaluation: a foundation for collection

development”, Collection Building, (Volume 24, Number 3), p. 92-95.

69. ALA: Glossary of library and information science (1996), Galen Press, Tucson.

70. Ameen, Kanwal, (2008), “Needed competences for collection managers and

their development – Perceptions of university librarians”,

www.emeraldinsight.com/0143-5124.htm

Page 196: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

194

71. Arnold, Anna Marie, (2004), “Developing a nation information policy –

considerations for developing countries”, The International Information &

Library Review, (36), p. 199- 207.

72. Bullis, Daryl R., (2011), "Looking back, moving forward in the digital age."/

Daryl R. Bullis, Lorre Smith, LRTS, (55/4), p. 205- 220.

73. Camara, Gilberto, (2007), “ Information policies and open source software in

developing countries”/ Gilberto Camara, Frederico Fonseca, Journal of

American society for information science and technologies, 58 (1), p. 121- 132.

74. Collins, Peter, (2012), “Fear and loathing in cooperative collection

development”, Interlending and supply, (Volume 40, Number 2), p. 100- 104.

75. Corrall, Sheila, (2012), “Information resource development and “Collection” in

the digital age: Conceptual framworks and new definitions for the network

world”/ Sheila Corrall, Angharad Roberts, Libraries in the digital age

proceedings, (Vol. 12), p. 1-10.

76. Debal, C Kar, (1999), "Library Networking in India for Resources Sharing:

Present Status and Prospects"/ Debal C Kar, Parha Bhattacharya, Subrata

Deb, World Libraries, (1, vol. 9).

77. Detmering, Robert, (2012), “Reference in transition: A case study in reference

collection development”/Robert Detmering, Claudene Sproles, Collection

Building, (31/1), p. 19- 22.

78. Elaine Xiaofen Dong (2007), “In search of new model: Library resource sharing

in China- A comparative study”, World library and information congress:

73rd IFLA general conference and council,

http://www.ifla.org/ifla73/index.htm

79. Evans, Edward G., (2007), Developing library and information centre

collection/Margaret Zarnosky Saponaro, Westport, Connecticut.

Page 197: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

195

80. Fraser, Lucina, "The Perfect Match: Convergence of Technology and Resource

Sharing"/ Lucina Fraser, Ophelia Cheung ,

http://www.ifla.org/IV/ifla74/index.htm

81. Gorman, G.E (2002), The digital factor in library and information services,

Facet, London.

82. “Information resource development framework” (1994), IRM Guideline 1

(Version 1: 094- 335), p. 1-7.

83. ISO 15489 (2001), International standard on records management, Association

of records Management and Administrator. Montreal.

84. Johnson, Peggy, (2009), Fundamentals of collection development and

management, American Library Association, USA.

85. Kahin, Brian, (1991), “Information policy and the Internet - Toward a public

information infrastructure in the United States”, Government Publications

Review, (Vol. 18), p. 451- 472.

86. Kasparova, N.,"Creation of the electronic resources Meta-database in Russia:

problems and prospects"/ Kasparova N., Shwartsman M.,

http://www.ifla.org/

87. Knoppers, J.V., (1986), "Information law and information management",

Information management Review, No 1(3), tr.63-73.

88. Kovacs Diane K., (2000), “Collection developmen in cyberspace: Building an

electronic library collection”/ Diane K. Kovacs, Angela Elkordy, Library

Hi Tech, (Volume 18, Number 4), p. 335- 339.

89. “Library and information resources and users of digital resources in the

humanities”, (2007),/ Claire Warwick, Melissa Terras, Isabel Galina, Paul

Huntington, Nikoleta Pappa,

http://www.ucj.ac.uk/slais/teaching/modules/instg008

90. Maness, J.M, "Library 2.0 theory: Web 2.0 and its implications for libraries"

http:// www. webology.ir/2006/v3n2/a25.html

Page 198: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

196

91. McClure, Charles R., (1996), “Libraries and Federation information policy”,

The Journal of Academic Librarienship, (May), p. 214- 218.

92. Ramirez, Diana, (2001), “Netlibrary: a new direction in collection

development”/ Diana Ramirez, Suzane D. Gyezly, Collection Building,

(Volume 20, Number 4), p. 154- 164.

93. Royan, Bruce, "Heir RAID: Re-purposing Legacy Digital Library Resources as

Learning Objects", http://www.ifla.org/IV/ifla74/index.htm

94. Sullivan, Kathleen, (2005), “Collection development for the “chip” generation

and beyond”, Collection Building, (24, 2), p. 56- 60.

95. Teygler, Rene, (2001), Preservation of archives in tropical climates, The

Hague, Paris, Jakarta.

96. Vignau, Barbara Susana Sanchez, (2006), “Collection development in a digiital

environment : an imperative for information organizations in the twenty-

first century”/ Barbara Susana Sanchez Vignau, Ileana Lourdes Presno

Queada, Collection Building, (Volume 25, Number 4), p.139- 144.

97. Xiao Wen Ding, "Access to Government Information Resources via RSS:

Digitalized Individual Files of Self-employees in China",

http://www.ifla.org/IV/ifla74/index.htm

98. Yafan Song, "Toward Worldwide Resource Sharing - Collection Development

in China Higher Educational Institutions", http://www.ifla.org/

99. Yan Quang Liu, (2001), “Digital library infrastructure: A case study on sharing

information resources in China”/ Yan Quang Liu, Jin Zhang, International

information & Library review, (33), p. 205- 220.

Tiếng Nga

100. Азимов Э. Г. (2009), Новый словарь методических терминов и понятий

(теория и практика обучения языкам)/ Э. Г. Азимов, А. Н. Щукин,

ИКАР, M.

Page 199: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

197

101. Антопольский, А.Б.(2004), Информационные ресурсы России : научно-

методическое пособие, Либерея, M.

102. Горный, E., "Развития электронных библиотек: мировой и российский

опыт проблемы, перпективы" / Е.Горный, К.Вигурский,

http://www.zhurnal.ru/staff/ gorny/texts/dlib.html

103. Данилова, Л. Ю, (2006), Тенденции развития библиотечных ресурсов

федерального округа в контексте системных трансформаций

социума, Tема диссертации и автореферата по ВАК 05.25.03, кандидат

педагогических наук, Новосибирск университет, Новосибирск.

104. Когаловский, М.Р, (2006), "Тенденции развития текнологии управления

информационными ресурсами в электронных библиотеках", Труды 8ой

Всероссийской научной конференции «Электронные библиотеки:

перспективные методы и технологии, электронные коллекции», ctp.

1-10.

105. Кузниченко, М. А., " Современные тенденции развития информационных

ресурсов библиотеки ВУЗА "/ Кузниченко М. А., Камышанова M.B,

http:// conference.osu.ru/ assets/files/conf_reports/.../112.doc

106. Ленин, В. И., (1969), Ленин и библиотечноe ДЕЛО, Kнига, М.

107. Леонтьев, А. А, (2004), Автоматизированная система управления

информационными ресурсами электронной библиотеки, Tема

диссертации и автореферата по ВАК 05.13.01, кандидат технических

наук, MгY, M.

108. Мотульский, Р.С, "Электронные информационные ресурсы библиотек

Беларуси и организация их использования",

http://old.nlb.by/director/store/pdf/nbb_ in_print_01761.pdf

109. Официальная терминология, (2012), Академик.ру. M

Page 200: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

198

110. Попов И.И (1996), Информационные ресурсы и системы: реализация,

моделирование, управление, Альянс, M.

111. Советский энциклопедический Словарь (1985), энциклопедия, M.

112. Тенденция развития библиотечно-информационных ресурсов Омской

области, (2012), Материалы региональной научно-практической

конференции, Науч. Б-ка имени Пушкина, Омск.

Page 201: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG

THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

HÀ NỘI - 2015

Page 202: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

199

MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC

Stt Tên Phụ lục Trang

1. Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn 200

2. Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn cán bộ, bạn đọc

thư viện

220

3. Phụ lục 3: Phân tích phiếu điều tra, khảo sát 228

4. Phụ lục 4: Thư viện có/ không có chính sách phát triển

nguồn lực thông tin

296

5. Phụ lục 5: Nguồn phát triển nguồn lực thông tin của hệ

thống thư viện công cộng Việt Nam

297

6. Phụ lục 6: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát 300

7. Phụ lục 7: Đề xuất Quy chế hợp tác chia sẻ nguồn lực

thông tin của hệ thống Thư viện công cộng Việt Nam

320

Page 203: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

200

PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN

1.1. PHIẾU KHẢO SÁT NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI CÁC THƯ VIỆN CẤP TỈNH

Để thực hiện chương trình nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của các thư viện tỉnh, thành phố (thư viện cấp tỉnh) trong hệ thống thư viện công cộng, rất mong Quý Thư viện vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào chữ số ở câu trả lời. Xin chân thành cảm ơn.

- Tên thư viện: - Kinh phí hoạt động: - Tổng số cán bộ: - Tổng số vốn tài liệu của thư viện:

A. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN A1. CÔNG TÁC BỔ SUNG 1. Nguồn bổ sung tài liệu:

Nguồn bổ sung Năm

2001-2006Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010-

Lưu chiểu Mua Trao đổi Biếu tặng Chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn khác ………….....

2. Cơ cấu nội dung vốn sách báo (%) Sách khoa học kỹ thuật................ Sách thiếu nhi............. Sách Văn học nghệ thuật ............. Sách pháp luật............. Sách khoa học xã hội.................... Sách địa chí…………. Các loại sách khác.........................................................................

3. Loại hình tài liệu: (có thể chọn nhiều số) 1. Sách 2. Báo, tạp chí

3. Microfilm, microfich 4. Băng, đĩa CD-ROM

5. CSDL 6. Loại khác...

Page 204: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

201

4. Ngôn ngữ tài liệu: (có thể chọn nhiều số)

1. Tiếng Việt 2. Tiếng dân tộc 3. Tiếng Anh 4. Tiếng Pháp

5. Tiếng Nga 6. Tiếng Trung quốc 7. Tiếng nước ngoài khác.....

5. Kinh phí bổ sung tài liệu (triệu đồng):

Nguồn kinh phí

Năm 2001-2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010-

Trung ương Địa phương Nguồn khác …………….

6. Số lượng tài liệu được bổ sung (tên/bản):

Loại hình tài liệu Năm

2001-2006Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010-

Sách Báo, tạp chí Băng, đĩa Microfilm, microfich Loại khác:…………

7. Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 1- 1 bản 2- 2 bản 3- 3 bản 4- 4 bản 5- 5 bản 6. Số lượng khác..............................

8. Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạngMicrofilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 1- 1 bản 2- 2 bản 3- 3 bản 4. Số lượng khác..............................

9. Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 1- 1 CSDL thư mục 2- 2 CSDL thư mục 3- 3 CSDL thư mục 4- 1 CSDL toàn văn 5- 2 CSDL toàn văn 6- 3 CSDL toàn văn 7. Số lượng khác..............................

A2. CÔNG TÁC BẢO QUẢN

1. Hình thức kho tài liệu: 1. Kho mở 2. Kho đóng 2. Hiện trạng kho tài liệu : - Kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn)

Page 205: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

202

1. Khô ráo 2. Ẩm mốc 3. Dột nát - Các loại động vật, côn trùng gây hại tài liệu có trong kho (có thể chọn nhiều số)

1. Chuột 2. Mối mọt 3. Gián 4. Các loại khác………………………

3. Hoạt động bảo quản của thư viện - Số lượng cán bộ bảo quản: ………………………………. - Số sách báo đóng bìa và tu sửa hàng năm: …………………...bản - Số sách báo chuyển dạng sang hình thức tài liệu khác hàng năm:………bản - Phun thuốc chống côn trùng theo định kỳ: 1- 6 tháng 2. Hàng năm

4. Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu - Các thiết bị bảo quản kho sách báo (nếu có xin ghi số lượng) + Máy báo cháy :…………chiếc + Máy hút bụi……… .chiếc

+ Bình chống cháy …. … bình + Đèn tia tím……………cái + Máy điều hoà nhiệt độ…. chiếc + Thiết bị đo hút ẩm……cái

- Các thiết bị phục chế tài liệu 1. Máy Scanner 2. Thiết bị khử acid 3. Các thiết bị khác……………….....................................................................

A3. THANH LỌC TÀI LIỆU

1. Từ năm 2001 đến nay thư viện đã tổ chức thanh lọc tài liệu chưa?

1. Có 2. Chưa Nếu trả lời có thì thư viện đã thanh lọc mấy lần?.............................................

2. Mấy năm thư viện thanh lọc một lần? 1- 1 năm 2- 2 năm 3- 3 năm 4- 4 năm 5- 5 năm 6 - Định kỳ khác: .............................................................

3. Tiêu chí thanh lọc tài liệu của thư viện (có thể chọn nhiều số) 1. Mất thời gian tính 2. Lạc hậu, phản động 3. Rách nát không khôi phục được 4. Thừa bản 5. Tiêu chí khác:

A4. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN

1. Hình thức phục vụ của thư viện: (có thể chọn nhiều số) 1. Đọc tại chỗ 2. Mượn về nhà 3. Hình thức/dịch vụ khác:.................................................................................

2. Thư viện có website chưa? 1. Có 2. Chưa có

Page 206: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

203

3. Thư viện có phần mềm quản lý thư viện (ILIB, LIBOL....) và mạng máy tính chưa?

1. Có 2. Chưa có

4. Thư viện có tiến hành số hóa/chuyển dạng tài liệu? 1. Có 2. Chưa có

5- Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: (có thể chọn nhiều số)

1. Biên mục tập trung 2. Xây dựng mục lục liên hợp

3. Phối hợp bổ sung 4. Mượn liên thư viện

5. Luân chuyển tài liệu 6. Hình thức khác:

6. Xã hội hoá công tác phát triển nguồn lực thông tin (có thể chọn nhiều số) 1. Huy động nguồn lực trong nhân dân 2. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn 3. Các nguồn lực khác:…………………………………………………… Kết quả thu được:………………………………………………………........... ………………………………………………………………………………....

7. Tỷ lệ hao hụt của tài liệu trong quá trình phục vụ 1- 1% 2- 2% 3- 3% 4- 4%

5. Tỷ lệ khác.....................................................................................................

8. Xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu bằng hình thức nào a- Với bạn đoc:

1. Phạt tiền 2. Thu hồi thẻ đọc 3. Hình thức khác…………………………………………………………… b- Với cán bộ : 1. Phạt tiền 2. Kiểm điểm 3. Hình thức khác:…………………………………………………………

9. Nhu cầu đọc sách, báo của cộng đồng dân cư 1. Cao 2. Khá cao 3. Trung bình 4. Thấp

10. Hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin: 1. Cao 2. Khá cao 3. Trung bình 4. Thấp B. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN

+ Thư viện đã xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin chưa? 1. Có 2. Chưa có

- Nếu có thì xin Quý TV liệt kê các bước tiến hành xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin của thư viện (và gửi cho chúng tôi chính sách phát triển nguồn lực thông tin của TV mình kèm theo phiếu điều tra này).

Page 207: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

204

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................................................................................................................... - Nếu chưa có, theo TV, những vấn đề gì cần phải được đề cập đến trong chính sách phát triển nguồn lực thông tin? ………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CỦA THƯ VIỆN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN: ……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn Quý thư viện!

Page 208: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

205

1.2. PHIẾU KHẢO SÁT NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN CẤP HUYỆN

Để thực hiện chương trình nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của các thư viện quận, huyện, thị xã (thư viện cấp huyện) rất mong Quý Thư viện vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào chữ số ở câu trả lời. Xin chân thành cảm ơn.

- Tên thư viện: - Kinh phí hoạt động: - Tổng số cán bộ: - Tổng số vốn tài liệu của thư viện:

A. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN A1. CÔNG TÁC BỔ SUNG 1. Nguồn bổ sung tài liệu:

Nguồn bổ sung Năm

2001-2006Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010-

Lưu chiểu Mua Trao đổi Biếu tặng Chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn khác

2. Cơ cấu nội dung vốn sách báo (%) Sách khoa học kỹ thuật................ Sách thiếu nhi............. Sách Văn học nghệ thuật ............. Sách pháp luật............. Sách khoa học xã hội.................... Sách địa chí…………. Các loại sách khác.........................................................................

3. Loại hình tài liệu: (có thể chọn nhiều số) 1. Sách 2. Báo, tạp chí

3. Microfilm, microfich 4. Băng, đĩa CD-ROM

5. CSDL 6. Loại khác......

4. Ngôn ngữ tài liệu: (có thể chọn nhiều số)

1. Tiếng Việt 2. Tiếng dân tộc 3. Tiếng Anh

4. Tiếng Nga 5. Tiếng nước ngoài khác.....

Page 209: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

206

5. Kinh phí bổ sung tài liệu (triệu đồng):

Nguồn kinh phí

Năm 2001-2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010-

Trung ương Địa phương Nguồn khác …………….

6. Số lượng tài liệu được bổ sung (tên/bản):

Loại hình tài liệu Năm 2001-2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010-

Sách Báo, tạp chí Băng, đĩa Microfilm, microfich Loại khác:…………

7. Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 1- 1 bản 2- 2 bản 3 - 3 bản 4- 4 bản 5- 5 bản 6. Số lượng khác..............................

8. Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 1- 1 bản 2- 2 bản 3- 3 bản 4 - Số lượng khác..............................

9. Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 1- 1 CSDL thư mục 2- 2 CSDL thư mục 3- 3 CSDL thư mục 4- 1 CSDL toàn văn 5- 2 CSDL toàn văn 6- 3 CSDL toàn văn 7. Số lượng khác..............................

A2. CÔNG TÁC BẢO QUẢN 1. Hình thức kho tài liệu: 1. Kho mở 2. Kho đóng 2. Hiện trạng kho tài liệu : - Kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn) 1. Khô ráo 2. Ẩm mốc 3. Dột nát - Các loại động vật, côn trùng gây hại tài liệu có trong kho (có thể chọn nhiều số)

1. Chuột 2. Mối mọt 3. Gián 4. Các loại khác………………………

3. Hoạt động bảo quản của thư viện - Số lượng cán bộ bảo quản: ……………………………….

Page 210: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

207

- Số sách báo đóng bìa và tu sửa hàng năm: …………………...bản - Số sách báo chuyển dạng sang hình thức tài liệu khác hàng năm:………bản - Phun thuốc chống côn trùng theo định kỳ: 1- 6 tháng 2. Hàng năm

4. Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu - Các thiết bị bảo quản kho sách báo (nếu có xin ghi số lượng) + Máy báo cháy :…………chiếc + Máy hút bụi……… .chiếc

+ Bình chống cháy …. … bình + Đèn tia tím……………cái + Máy điều hoà nhiệt độ…. chiếc + Thiết bị đo hút ẩm……cái

- Các thiết bị phục chế tài liệu 1. Máy Scanner 2. Thiết bị khử acid 3. Các thiết bị khác………………....................................................................

A3. THANH LỌC TÀI LIỆU

1- Từ năm 2001 đến nay thư viện đã tổ chức thanh lọc tài liệu chưa?

1. Có 2. Chưa Nếu trả lời có thì thư viện đã thanh lọc mấy lần?.............................................

2- Mấy năm thư viện thanh lọc một lần? 1- 1 năm 2- 2 năm 3- 3 năm 4- 4 năm 5- 5 năm 6. Định kỳ khác: ...............................................................................................

3- Tiêu chí thanh lọc tài liệu của thư viện (có thể chọn nhiều số) 1. Mất thời gian tính 2. Lạc hậu, phản động 3. Rách nát không khôi phục được 4. Thừa bản 5. Tiêu chí khác:...................................................

A4. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN

1. Hình thức phục vụ của thư viện: (có thể chọn nhiều số) 1. Đọc tại chỗ 2. Mượn về nhà 3. Hình thức/dịch vụ khác:.................................................................................

2. Thư viện có website chưa? 1. Có 2. Chưa có

3. Thư viện có phần mềm quản lý thư viện (ILIB, LIBOL....) và mạng máy tính chưa?

1. Có 2. Chưa có

4. Thư viện có tiến hành số hóa/chuyển dạng tài liệu? 1. Có 2. Chưa có

5. Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: (có thể chọn nhiều số)

1. Biên mục tập trung 2. Xây dựng mục lục liên hợp

Page 211: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

208

3. Phối hợp bổ sung 4. Mượn liên thư viện

5. Luân chuyển tài liệu 6. Hình thức khác:

6. Xã hội hoá công tác phát triển nguồn lực thông tin (có thể chọn nhiều số) 1. Huy động nguồn lực trong nhân dân 2. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn 3. Các nguồn lực khác:……………………………………………………… Kết quả thu được:………………………………………………………........... ………………………………………………………………………………....

7. Tỷ lệ hao hụt của tài liệu trong quá trình phục vụ 1. 1% 2. 2% 3. 3% 4. 4%

5. Tỷ lệ khác.....................................................................................................

8. Xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu bằng hình thức nào a- Với bạn đoc:

1. Phạt tiền 2. Thu hồi thẻ đọc 3. Hình thức khác………………………………………………………… b- Với cán bộ : 1. Phạt tiền 2. Kiểm điểm 3. Hình thức khác:……………………………………………………………

9. Nhu cầu đọc sách, báo của cộng đồng dân cư 1. Cao 2. Khá cao 3. Trung bình 4. Thấp

10. Hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin: 1. Cao 2. Khá cao 3. Trung bình 4. Thấp B. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN

+ Thư viện đã xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin chưa? 1. Có 2. Chưa có

- Nếu có thì xin Quý TV liệt kê các bước tiến hành xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin của thư viện (và gửi cho chúng tôi chính sách phát triển nguồn lực thông tin của TV mình kèm theo phiếu điều tra này). ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ - Nếu chưa có, theo TV, những vấn đề gì cần phải được đề cập đến trong chính sách phát triển nguồn lực thông tin? ……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 212: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

209

C. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CỦA THƯ VIỆN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN: ……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn Quý thư viện!

Page 213: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

210

1.3. PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU BẠN ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN CẤP TỈNH Nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin và đáp ứng nhu cầu

bạn đọc của các thư viện tỉnh, thành phố (thư viện cấp tỉnh) trong thời gian tới, chúng tôi rất mong Anh (Chị) vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc hoặc khoanh tròn vào chữ số ở câu trả lời.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh (Chị)! 1. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: 1.1 Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 1.2 Độ tuổi 1. Dưới 16 tuổi 2. 16 – 30 tuổi 3. 31 – 40 tuổi 4. 41 – 50 tuổi 5. Trên 50 tuổi 1.3 Trình độ học vấn: 1. Tiểu học 4. Đại học, Cao đẳng 2. Trung học cơ sở 5. Trên đại học 3. Trung học phổ thông 1.4 Lĩnh vực hoạt động: 1. Học tập 4. Giảng dạy 2. Sản xuất, kinh doanh 5. Quản lý 3. Nghiên cứu 6. Các lĩnh vực khác

2. Anh (Chị) có thường xuyên đọc sách, báo tại Thư viện tỉnh, thành phố không? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít (1-2 lần/tuần) (1-2 lần/ tháng) (<1 lần/tháng) 3. Anh (Chị) đánh giá thế nào về chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện?

NGUỒN LỰC THÔNG TIN

Đầy đủ Phong phú Thiếu bản Không đa dạng

1 2 3 4

4. Tài liệu tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của Anh (Chị) chưa? 1. Đã đáp ứng 2. Chưa đáp ứng 3. Đáp ứng rất ít 5. Anh (Chị) có gặp khó khăn khi tìm tài liệu tại thư viện không? 1. Dễ tìm 2. Khó tìm 3. Không tìm được 4. Ý kiến khác:……………………............ * Nếu gặp khó khăn, Anh (Chị) có được cán bộ TV hướng dẫn tra tìm tài liệu không? 1. Có 2. Không

Page 214: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

211

6. Anh (Chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? (Anh (Chị) đánh số các lĩnh vực dưới đây theo thứ tự ưu tiên) 1. Khoa học tự nhiên 5. Văn học nghệ thuật 2. Khoa học kỹ thuật 6. Kinh tế 3. Khoa học xã hội 7. Y học 4. Tài liệu địa chí 8. Các lĩnh vực khác (ghi cụ thể)………....

7. Loại hình tài liệu nào Anh (Chị) thường sử dụng sau đây: (có thể chọn nhiều số) 1. Sách 3. Tài liệu điện tử 2. Báo 4. Tạp chí 5. Các loại tài liệu khác:…………………………………….............................

8. Ngoài tiếng Việt, Anh (Chị) còn cần sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài nào? (có thể chọn nhiều số) 1. Tiếng Anh 2. Tiếng Pháp 3. Tiếng Nga 4. Tiếng Đức 5. Tiếng Trung 6. Các thứ tiếng khác:………………….....

9. Anh (Chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? (có thể chọn nhiều số) 1. Mục lục thư viện 3. Website thư viện 2. Cơ sở dữ liệu 4. Thư mục Quốc gia VN 5. Tài liệu tra cứu (Bách khoa toàn thư, từ điển,…) 6. Hình thức khác (Xin nêu cụ thể):………………………………………………

10. Anh (Chị) có đánh giá gì về các công cụ tra cứu này?

Công cụ tra cứu Ý kiến đánh giá

Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

Tra cứu chậm, khó sử dụng

Ý kiến khác

Mục lục thư viện 1 2Website thư viện 1 2 Cơ sở dữ liệu 1 2 Thư mục quốc gia VN 1 2

11. Anh (Chị) có truy cập vào trang web của thư viện không? 1. Có 2. Không

Nếu có thì Anh (Chị) có nhận xét gì về trang web của thư viện? 1. Thuận tiện trong việc tìm thông tin 2. Dễ sử dụng 3. Thông tin phong phú

Nếu Không thì vì sao?

Page 215: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

212

1. Không thuận tiện trong việc tìm thông tin

2. Khó sử dụng

3.Thông tin nghèo nàn

4. Thư viện chưa có trang web

12. Anh (Chị) có sử dụng Internet không ?

* Mức độ: 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng

* Mục đích: 1. Xem báo, tạp chí 2. Tìm tài liệu, thông tin

3. Học tập 4. Giải trí 5. Mục đích khác

13. Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm & dịch vụ của thư viện

Sản phẩm và dịch vụ Chất lượng

Tốt Trung bình KémMục lục phiếu 1 2 3 CSDL 1 2 3Đọc tại chỗ 1 2 3Mượn về nhà 1 2 3Tra cứu trên mạng LAN, Internet 1 2 3 Cung cấp tài liệu theo yêu cầu 1 2 3Dịch vụ tư vấn/hướng dẫn 1 2 3Dịch vụ sao chụp, chuyển dạng tài liệu 1 2 3Dịch vụ khác (xin liệt kê) 1 2 3

14. Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại Thư viện 14.1. Về thời gian

1. Kịp thời 2. Không kịp thời 3. Ý kiến khác.............. 14.2. Về độ phù hợp của thông tin:

1- 25% 2- 50% 3- 75% trở lên 4- Ý kiến khác..............14.3. Về lệ phí, giá cả dịch vụ

1. Hợp lý 2. Rẻ 3. Đắt 15. Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? (Anh (chị) có thể đánh số thứ tự ưu tiên) 1. Đọc tại chỗ 2. Mượn về nhà 16. Anh (chị) thấy hình thức phục vụ của Thư viện có thuận tiện không? 1. Thuận tiện 2. Chưa thuận tiện Cần phát triển hoặc cải tiến theo hình thức nào?..........................................................

Page 216: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

213

17. Thời gian tới, theo Anh (chị) Thư viện nên bổ sung loại tài liệu nào? …………………………………………………………………………………...........

18. Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? (Xin vui lòng xếp theo thứ tự ưu tiên)

1. Tăng cường mua tài liệu bằng giấy 2. Tăng cường nguồn tài liệu điện tử 3. Biên soạn các thư mục chuyên đề 4. Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện 5. Tăng cường luân chuyển tài liệu 6. Xã hội hóa phát triển nguồn lực thông tin 7. Khác (Xin vui lòng ghi cụ thể)

19. Anh (chị) có đề xuất gì để nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện trong thời gian tới? …………………………………………………………………………………...........

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Anh (chị)!

Page 217: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

214

1.4. PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU BẠN ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN CẤP HUYỆN Nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin và đáp ứng nhu cầu

bạn đọc của các thư viện quận, huyện, thị xã (thư viện cấp huyện) trong thời gian tới, chúng tôi rất mong Anh (Chị) vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc hoặc khoanh tròn vào chữ số ở câu trả lời.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh (Chị)!

1. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: 1.1 Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 1.2 Độ tuổi 1. Dưới 16 tuổi 2. 16 – 30 tuổi 3. 31 – 40 tuổi 4. 41 – 50 tuổi 5. Trên 50 tuổi 1.3 Trình độ học vấn: 1. Tiểu học 4. Đại học, Cao đẳng 2. Trung học cơ sở 5. Trên đại học 3. Trung học phổ thông 1.4 Lĩnh vực hoạt động: 1. Học tập 4. Giảng dạy 2. Sản xuất, kinh doanh 5. Quản lý 3. Nghiên cứu 6. Các lĩnh vực khác 2. Anh (Chị) có thường xuyên đọc sách, báo tại Thư viện huyện không? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Rất ít (1-2 lần/tuần) (1-2 lần/ tháng) (<1 lần/tháng) 3. Anh (Chị) đánh giá thế nào về chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện?

NGUỒN LỰC THÔNG TIN

Đầy đủ Phong phú Thiếu bản Không đa dạng

1 2 3 4

4. Tài liệu tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của Anh (Chị) chưa? 1. Đã đáp ứng 2. Chưa đáp ứng 3. Đáp ứng rất ít 5. Anh (Chị) có gặp khó khăn khi tìm tài liệu tại thư viện không? 1. Dễ tìm 2. Khó tìm 3. Không tìm được 4. Ý kiến khác:……………………............

Page 218: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

215

* Nếu gặp khó khăn, Anh (Chị) có được cán bộ TV hướng dẫn tra tìm tài liệu không? 1. Có 2. Không 6. Anh (Chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? (Anh (Chị) đánh số các lĩnh vực dưới đây theo thứ tự ưu tiên) 1. Khoa học tự nhiên 5. Văn học nghệ thuật 2. Khoa học kỹ thuật 6. Kinh tế 3. Khoa học xã hội 7. Y học 4. Tài liệu địa chí 8. Các lĩnh vực khác (ghi cụ thể)……….... 7. Loại hình tài liệu nào Anh (Chị) thường sử dụng sau đây: (có thể chọn nhiều số) 1. Sách 3. Tài liệu điện tử 2. Báo 4. Tạp chí 5. Các loại tài liệu khác:……………………………………............................ 8. Ngoài tiếng Việt, Anh (Chị) còn cần sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài nào? (có thể chọn nhiều số) 1. Tiếng Anh 2. Tiếng Pháp 3. Tiếng Nga 4. Tiếng Đức 5. Tiếng Trung 6. Các thứ tiếng khác:…………………..... 9. Anh (Chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? (có thể chọn nhiều số)

1. Mục lục thư viện 3. Website thư viện 2. Cơ sở dữ liệu 4. Thư mục Quốc gia VN 5. Tài liệu tra cứu (Bách khoa toàn thư, từ điển,…) 6. Hình thức khác (Xin nêu cụ thể):………............................................................

10. Anh (Chị) có đánh giá gì về các công cụ tra cứu này?

Công cụ tra cứu Ý kiến đánh giá

Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

Tra cứu chậm, khó sử dụng

Ý kiến khác

Mục lục thư viện 1 2 Website thư viện 1 2 Cơ sở dữ liệu 1 2 Thư mục quốc gia VN 1 2

11. Anh (Chị) có truy cập vào trang web của thư viện không? 1. Có 2. Không

Nếu có thì Anh (Chị) có nhận xét gì về trang web của thư viện? 1. Thuận tiện trong việc tìm thông tin

Page 219: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

216

2. Dễ sử dụng 3. Thông tin phong phú

Nếu Không thì vì sao?

1. Không thuận tiện trong việc tìm thông tin

2. Khó sử dụng

3.Thông tin nghèo nàn

4. Thư viện chưa có trang web

12. Anh (Chị) có sử dụng Internet không ?

* Mức độ: 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng

* Mục đích: 1. Xem báo, tạp chí 2. Tìm tài liệu, thông tin

3. Học tập 4. Giải trí 5. Mục đích khác

13. Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm & dịch vụ của thư viện

Sản phẩm và dịch vụ Chất lượng

Tốt Trung bình Kém Mục lục phiếu 1 2 3CSDL 1 2 3 Đọc tại chỗ 1 2 3Mượn về nhà 1 2 3 Tra cứu trên mạng LAN, Internet 1 2 3Cung cấp tài liệu theo yêu cầu 1 2 3Dịch vụ tư vấn/hướng dẫn 1 2 3Dịch vụ sao chụp, chuyển dạng tài liệu 1 2 3Dịch vụ khác (xin liệt kê) 1 2 3

14. Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại Thư viện 14.1. Về thời gian

1. Kịp thời 2. Không kịp thời 3. Ý kiến khác..............

14.2. Về độ phù hợp của thông tin: 1- 25% 2- 50% 3- 75% trở lên 4- Ý kiến khác..............

14.3. Về lệ phí, giá cả dịch vụ 1. Hợp lý 2. Rẻ 3. Đắt

15. Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? (Anh (chị) có thể đánh số thứ tự ưu tiên) 1. Đọc tại chỗ

Page 220: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

217

2. Mượn về nhà 16. Anh (chị) thấy hình thức phục vụ của Thư viện có thuận tiện không? 1. Thuận tiện 2. Chưa thuận tiện Cần phát triển hoặc cải tiến theo hình thức nào?.......................................................... 17. Thời gian tới, theo Anh (chị) Thư viện nên bổ sung loại tài liệu nào? …………………………………………………………………………………........... 18. Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? (Xin vui lòng xếp theo thứ tự ưu tiên)

1. Tăng cường mua tài liệu bằng giấy 2. Tăng cường nguồn tài liệu điện tử 3. Biên soạn các thư mục chuyên đề 4. Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện 5. Tăng cường luân chuyển tài liệu 6. Xã hội hóa phát triển nguồn lực thông tin 7. Khác (Xin vui lòng ghi cụ thể)

19. Anh (chị) có đề xuất gì để nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện trong thời gian tới? …………………………………………………………………………………........... …………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Anh (chị)!

Page 221: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

218

1.5. BỘ CÂU HỎI DÙNG CHO PHỎNG VẤN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THƯ VIỆN

1. Xin anh/chị cho biết trình tự xây dựng chính sách phát triển NLTT của thư viện?

(Thành lập Ban xây dựng chính sách, BGĐ quyết định, Tham khảo chuyên gia,

…điều chỉnh chính sách? )

2. Ý kiến của anh/chị về NLTT thư viện và phương hướng phát triển? (Nội dung, cơ

cấu, loại hình, ngôn ngữ tài liệu….)

3. Thư viện của anh/chị có thu thập nguồn tài liệu nội sinh, tài liệu trong nhân dân

không? Nếu có thì cách thức khai thác và kết quả đạt được như thế nào?

4. Thư viện tổ chức khai thác NLTT như thế nào?

5. Theo anh/chị, tiêu chí và tổ chức thanh lý tài liệu của thư viện đã hợp lý chưa?

Có cần bổ sung, chỉnh sửa gì không

6. Anh/chi có thể cung cấp những thông tin chính về thực trạng ứng dụng CNTT

của thư viện?

7. Thư viện của anh /chị có tiến hành hoạt động phối hợp xây dựng, chia sẻ NLTT

với các thư viện khác không? Nếu có, xin anh/chị cho biết hiệu quả và những vấn

đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng hoạt động?

8. Ý kiến của anh/chị về xã hội hóa công tác phát triển NLTT của thư viện?

9. NLTT có ảnh hưởng gì đối với hoạt động thư viện của anh/chị?

10. Ý kiến của anh/chị về công tác xuất bản, lưu chiểu trong thời gian qua?

11. Trong quá trình thực thi Luật Bản quyền, Công ước Bern... thư viện của anh/chị

có gặp khó khăn gì không?

12. Anh/chị có đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác phát triển NLTT

của hệ thống TVCC?

Page 222: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

219

1.6. BỘ CÂU HỎI DÙNG CHO PHỎNG VẤN BẠN ĐỌC THƯ VIỆN

1. Ý kiến của anh/chị về NLTT của thư viện ( Nội dung, cơ cấu, loại hình, ngôn ngữ ….)

2. Anh/chị có nhận xét và đánh giá gì về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện?

3. Theo anh/chị, hình thức phục vụ của thư viện đã hợp lý chưa? Có cần điều chỉnh

gì không?

4. Anh/chị có nhận xét gì về hệ thống tra cứu của thư viện?

5. Anh/chị có nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử (sách báo điện tử, CSDL... ) không?

6. Anh/chị có nhu cầu sử dụng Internet tại thư viện không?

7. Anh/chị có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài không? Nếu có là

ngôn ngữ nào?

8. Thư viện có đáp ứng nhu cầu của anh/chị không? Nếu không, khoảng bao nhiêu %?

9. NLTT có giúp anh/chị trong nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quản lý...?

10. Theo anh/chị, thư viện cần làm gì để nâng cao chất lượng NLTT?

Page 223: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

220

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CÁN BỘ, BẠN ĐỌC THƯ VIỆN 2.1. DANH SÁCH PHỎNG VẤN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THƯ VIỆN

Stt Họ và tên Năm sinh Chức vụ Địa chỉ

1 Võ Văn Nhiếng 1967 Giám đốc Thư việntỉnh Bình Định

188 Hai Bà Trưng, TP. Quy Nhơn, Bình Định

2 Hoàng Thị Bích Thủy 1960

Phó giám đốc Thư viện tỉnh Bình Định

188 Hai Bà Trưng, TP. Quy Nhơn, Bình Định

3 Bùi Thị Ánh Tuyết 1975 Phụ trách thư viện thị xã An Nhơn– Bình Định

61 Lê Hồng Phong – Phường Bình Định – Thị xã An Nhơn – Bình Định

4 Đỗ Thị Kim Sương 1963 Phụ trách thư viện huyện Hoài Nhơn– Bình Định

214 Quang Trung – TT Bồng Sơn – Hoài Nhơn – Bình Định

5 Phạm Diêm 1962 Giám đốc thư viện tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Số 4 - Phạm Văn Đồng - phường Phước Trung – TX. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

6 Lê Thị Phụng 1961 Phó giám đốc thư viện tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Số 4 - Phạm Văn Đồng - phường Phước Trung – TX. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

7 Huỳnh Tới 1966

Trưởng phòng nghiệp vụ thư viện tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Số 4 - Phạm Văn Đồng - phường Phước Trung – TX. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

8 Trần Thị Huệ 1976 Giám đốc thư viện huyện Châu Đức

Số 113 – Lê Hồng Phong – TT. Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

9 Trần Thị Hồng Sương

1966

Trưởng thư viện thành phố Vũng Tàu

Số 1 – Ba Cu, phườn g 1, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

10 Mai Thị Loan 1959 Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

30 Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

11 Trần Minh Đức 1960 Phó giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

30 Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

Page 224: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

221

Stt Họ và tên Năm sinh Chức vụ Địa chỉ

12 Trần Tiến Sỹ 1966 Phó giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

30 Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

13 Nguyễn Thị Quyên 1969 Phụ trách thư viện huyện Chư Sê

Tổ dân phố 4, thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai

14 Nguyễn Thị Nhân 1967 Phụ trách thư viện huyện Đăk Đoa

Tổ dân phố 3, thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

15 Trần Văn Hội 1955 Giám đốc thư viện Hà Nội

47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

16 Nguyễn Ngọc Nguyên 1960 Phó giám đốc

thư viện Hà Nội47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

17 Bùi Xuân Đức 1967 Giám đốc thư viện KHTH T.p Hồ Chí Minh

69 Lý Tự Trọng, Quận 1 T.p Hồ Chí Minh

18 Phan Thị Minh Hà 1959 Giám đốc thư viện tỉnh Quảng Ninh

Số 44 Lê Lợi, thành phố Hạ long, Quảng Ninh

19 Nguyễn Văn Tùng 1960 Giám đốc thư viện tỉnh Sóc Trăng

2A Trần Quang Diệu, F2- T.p Sóc Trăng

20 Phạm Thị Kim Giám đốc thư viện tỉnh Tuyên Quang

Số 1, tổ 10, phường Minh Xuân, Thị xã Tuyên Quang, Tuyên Quang

21 Dư Thị Hà Phụ trách thư viện huyện Yên Sơn

Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

22 Hoàng Thị Thúy Phụ trách thư viện huyện Chiêm Hóa

Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.2. DANH SÁCH PHỎNG VẤN BẠN ĐỌC THƯ VIỆN

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

1 Bùi Thị Bích Ngọc 1990 Nhân viên Kế toán

Tổ 50 KV 6 Phường Nhơn Bình – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

2 Phạm Nguyễn Minh Chung 1993 Sinh viên Tổ 8 Hội Tân – Nhơn Hội –

Tp. Quy Nhơn – Bình Định

3 Đỗ Văn Chính 1980 Giáo viên Phú Mỹ Nam – Mỹ Lợi – Phù Mỹ - Bình Định

Page 225: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

222

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

4 Đinh Văn Chương 1964 Nhân viên Trung tâm quản lý bay Miền Nam

75 Trần Cao Vân – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

5 Nguyễn Yến Khoa 1995 Học sinh 90/48 Trần Hưng Đạo – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

6 Trần Nguyễn Thanh Dung 1995 Học sinh

165/3 Phan Bội Châu – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

7 Trần Văn Long 1957 Giáo viên Thôn An Thái – Nhơn Phúc – TX An Nhơn – Bình Định

8 Trảo An Thịnh 1992 Thầy tu

Chùa Quang Bửu – Quảng nghiệp – Phước Hưng – Tuy Phước – Bình Định

9 Quách Hồng Cẩm 1962 Viên chức Khối Liêm Trực – Phường Bình Định- TX An Nhơn – Bình Định

10 Nguyễn Lê Thanh Trúc 1995 Học sinh

20 Trần Phú – Phương Bình Định – TX An Nhơn– Bình Định

11 Nguyễn Thị Cẩm Chi 1983 Kế toán UBND

P. Bình Định

20 Ngô Gia Tự - Phường Bình Định – TX An Nhơn – Bình Định

12 Trần Thị Mộng Vân 1952 Cán bộ hưu trí 13 Lê Hồng Phong – Phường Bình Định – TX An Nhơn – Bình Định

13 Võ Như Hảo 1995 Học sinh Hoài Tân – Hoài Nhơn – Bình Định

14 Bùi Thị Thu Hà 1967 Công chức 45 Nguyễn Diêu – TT Bồng Sơn – Hoài Nhơn Bình Định

15 Nguyễn Văn Cầu 1970 Công chức 312 Quang Trung – TT Bồng Sơn – Hoài Nhơn – Bình Định

16 Huỳnh Thị Anh Thư 1980 Nhân viên Thôn Đệ Đức – xã Hoài Đức

– Hoài Nhơn – Bình Định

17 Huỳnh Vũ Trí 1983 Nhân viên 57 Nguyễn Huệ - TT Bồng Sơn – Hoài Nhơn - Bình Định

Page 226: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

223

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

18 Nguyễn Hải Nam 1982 Công chức

Thôn Mỹ Thọ - xã Hoài Mỹ - Hoài Nhơn – Bình Định

19 Trương Thị Thanh Hằng 1991

Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

20 Bùi Văn Một 1962 Công chức, Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

21 Phạm Thị Phương Uyên 1995

Học sinh Trường THPT Châu Thành

Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

22 Cao Văn Tâm 1966

Cán bộ Công ty Cổ phần Trung Hải

Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

23 Nguyễn Thị Xuân Vỹ

1983

Giáo viên Trường THCS Nguyễn Du

Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

24 Huỳnh Thúc Thảo 1985 Cán bộ FPT Aptech

Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

25 Vũ Đình Liên 1943 Cán bộ hưu trí

Số nhà 120, đường Hoàng Văn Thụ, Phường 7, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

26 Lê Thị Lệ Quyên 1984 Công chức

Số nhà 420, đường Lê Hồng Phong, Phường 8, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

27 Nguyễn Xuân Nga 1949 Cán bộ hưu trí

Số nhà 222/10/7, đường Lê Lợi, Phường 4, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

28 Nguyễn Thành Biên 1991 Sinh viên

Số nhà 127/12/20, đường Phạm Hồng Thái, Phường 7, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

29 Trần Hoàng Châu Linh 2000 Học sinh

Số nhà 791/12D, đường Bình Giã, Phường 8, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Page 227: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

224

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

30 Trần Hoàng Giang 1974 Lao động tự do Số nhà 12/05 Võ Thị Sáu, Phường 2, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

31 Đào Hải Anh 2003

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

32 Trương Thị Hà Linh

1982

Giáo viên Trường THCS Phan Đình Phùng

Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

33 Đoàn Hồng Dạ Thảo 1978

Viên chức Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Châu Đức

Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

34 Đặng Duy Trí 1975 Buôn bán Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

35 Phạm Minh Dũng 1994 Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi

Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

36 Nguyễn Minh Đức 1998 Học sinh Trường THCS Châu Đức

Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

37 Nguyễn Thúy Vân 1995 Học sinh Tổ 19 phường Đống Đa - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

38 Trần Thị Hiền 1978 Nhân viên Công ty Điện lực Gia Lai

Tổ 22 phường Tây Sơn - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

39 Lương Phương Linh 2000 Học sinh 25/52 Phạm Văn Đồng -

TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

40 Đinh Minh Thành 2000 Học sinh 213 Cách mạng tháng 8 - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

41 Nguyễn Xuân Huy 1987 Bộ đội 89 Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

42 Ngô Thành 1940 Cán bộ hưu trí 07 Nguyễn Du - TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai

43 Khương Thị Yến 1984 Nông dân Làng Ser - Kong HTok - TT Chư Sê - Gia Lai

44 Nguyễn Thị Phương Nga 1995 Học sinh 57 Hùng Vương - Chư Sê

- Gia Lai

Page 228: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

225

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

45 Đinh Văn Các 1940 Cán bộ hưu trí Tổ dân phố TT Chư Sê - Gia Lai

46 Võ Tất Thịnh 2001 Học sinh TT Chư Sê - Gia Lai.47 Nguyễn Nam Nhật 1994 Học sinh TT Chư Sê - Gia Lai.

48 Nguyễn Thị Quỳnh Như 1994 Học sinh Thôn 3 xã Tân Bình, thị

trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

49 Nguyễn Thị Thu Hương 1986 Nhân viên bán

hàng Tổ dân phố 2, thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

50 Nguyễn Thị Phương 1985 Nông dân Tổ dân phố 2, thị trấn Đăk

Đoa, tỉnh Gia La

51 Nguyễn Tiến Dũng 2001 Học sinh Thôn 5, xã H'Neng, thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

52 Trần Thanh Hiền 1983 Công nhân thủy điện

Tổ dân phố 6, thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

53 Nguyễn Văn An 1947 Cán bộ hưu trí Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

54 Mai Thu Thủy 1991 Cán bộ Bát Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

55 Nguyễn Thị Thắm 1987 Cán bộ Thị trấn Quốc Oai, Hà Nội

56 Đặng Đình Thức 1944 Cán bộ hưu trí Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội

57 Trần Hồng Phượng 1971 Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội

58 Nguyễn Thi Sinh 1931 Bộ đội phục viên

Phường Đông Nam, Uông Bí, Quảng Ninh

59 Phạm Thu Trang. 1974 Giáo viên THCS Nam khê, Uông Bí, Quảng Ninh

60 Nguyễn Ngọc Anh. 1970 Công nhân Nhà máy Điện Uông Bí

Thị xã Uông Bí, Quảng Ninh

61 Nguyễn Thu Phương 1996 Học sinh Trường

THPT Uông BíThị xã Uông Bí, Quảng Ninh

62 Phạm Thanh Tâm 1997 Học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản

Thị xã Uông Bí, Quảng Ninh

63 Vũ Quang Môn 1941. Cán bộ hưu trí T.p Hạ Long, Quảng Ninh 64 Bùi Thanh Thảo 1990 Công chức T.p Hạ Long, Quảng Ninh 65 Nguyễn Mỹ Linh 1996 Học sinh T.p Hạ Long, Quảng Ninh66 Vũ Quý 1953 Hoạ sĩ T.p Hạ Long, Quảng Ninh67 Nguyễn Xuân Quý 1941 Cán bộ hưu trí T.p Hạ Long, Quảng Ninh

Page 229: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

226

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

68 Trương Tuệ Khương 2004 Học sinh 258, Dương Minh Quan,

K5,P3, T.p Sóc Trăng

69 Phương Văn Quy 1993 Học sinh 305/9, Nguyễn Văn Linh, K2,P2, T.p Sóc Trăng

70 Trương Mỹ Tiên 1984 Giáo viên 84, Đồng Khởi, K1,P4, T.p Sóc Trăng

71 Nguyễn Ngọc Tuyền 1985 Phụ việc gia

đìnhA12 KDC Hưng Thịnh,K1,P7, T.p Sóc Trăng

72 Ngô Thị Tiểu Loan 1990 Sinh viên 57B, Phú Mỹ, Mỹ Tú, T.p Sóc Trăng

73 Lê Tấn Quốc Bảo 1980 Cán bộ A12 KDC Hưng Thịnh,K1,P7 T.p Sóc Trăng

74 Nguyễn Văn Án 1935 Cán bộ hưu trí Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

75 Ngô Vũ Công 1972 Kinh doanh Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

76 Ngô Việt Anh 1999 Học sinh Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

77 Mai Thị Trúc 1942 Cán bộ hưu trí Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

78 Đặng Ngọc Anh 1999 Học sinh Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

79 Nguyễn Thị Thu Hiền 1969 Cán bộ Thành phố Tuyên Quang,

tỉnh Tuyên Quang

80 Nguyễn Văn Sửu 1937 Cán bộ hưu trí Huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang

81 Nguyễn Kim Chiến 1953 Cán bộ hưu trí Huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang

82 Nguyễn Quang Huy 1989 Học sinh Huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang

83 Trần Hải Thông 1939 Cán bộ hưu trí Huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang

84 Hoàng Thị Thiên Hương 1976 Cán bộ Huyện Yên sơn, tỉnh

Tuyên Quang

85 Lý Thu Nguyệt 2003 Học sinh Huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang

86 Đinh Thị Bích Ngọc 2002 Học sinh Huyện Chiêm Hóa, tỉnh

Tuyên Quang

87 Trần Anh Tuấn 1996 Học sinh Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Page 230: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

227

Stt Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Địa chỉ

88 Mai Thị Vân Anh 1982 Cán bộ Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

89 Trần Thị Mỹ Vân 1968 Cán bộ Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

90 Nguyễn Thế Vinh 1942 Cán bộ hưu trí Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

91 Quyền Đình Doành 1957 Nông dân Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Page 231: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

228

PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

3.1. NGUỒN LỰC THÔNG TIN THƯ VIỆN TỈNH, THÀNH PHỐ

A1: CÔNG TÁC BỔ SUNG

Câu 3.1: Loại hình tài liệu: sách Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 3.2: Loại hình tài liệu: Báo, tạp chí Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 3.3: Loại hình tài liệu: Microfilm, Microfich Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2

Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 3.4: Loại hình tài liệu: Băng, đĩa CD-ROM Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 7 77.8 77.8 77.8

Không chọn 2 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 3.5: Loại hình tài liệu: CSDL Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 8 88.9 88.9 88.9

Không chọn 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 232: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

229

Câu 3.6: Loại hình tài liệu: Loại khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 1 11.1 11.1 11.1

Không chọn 8 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 4.1: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Việt Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 4.2: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng dân tộc Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 4 44.4 44.4 44.4

Không chọn 5 55.6 55.6 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 4.3: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Anh Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 4.4: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Pháp Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6

Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 4.5: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Nga Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 6 66.7 66.7 66.7

Không chọn 3 33.3 33.3 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 233: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

230

Câu 4.6: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Trung Quốc

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 4.7: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng nước ngoài khác (tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 33.3 33.3 33.3Không chọn 6 66.7 66.7 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 7.1: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 1 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 4 44.4 44.4 44.4

Không chọn 5 55.6 55.6 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 7.2: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 2 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6

Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 7.3: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 3 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 4 44.4 44.4 44.4

Không chọn 5 55.6 55.6 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 234: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

231

Câu 7.4: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 4 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6

Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 7.5: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 5 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6

Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 7.6: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: Số lượng khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2

Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 8.1: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 1 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 33.3 33.3 33.3Không chọn 6 66.7 66.7 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 8.2: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 2 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 235: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

232

Câu 8.3: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 3 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 11.1 11.1 11.1

Không chọn 8 88.9 88.9 100.0

Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 8.4: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: Số lượng khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 9.1: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 1 CSDL thư mục

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 4 44.4 44.4 44.4

Không chọn 5 55.6 55.6 100.0

Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 9.2: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 2 CSDL thư mục

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2

Không chọn 7 77.8 77.8 100.0

Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 9.3: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 3 CSDL thư mục

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Page 236: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

233

Câu 9.4: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 1 CSDL toàn văn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 33.3 33.3 33.3Không chọn 6 66.7 66.7 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 9.5: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 2 CSDL toàn văn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 9.6: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 3 CSDL toàn văn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 9.7: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: Số lượng khác (1 CSDL bạn đọc)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 11.1 11.1 11.1Không chọn 8 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

A2: CÔNG TÁC BẢO QUẢNCâu 10.1: Hình thức kho tài liệu: kho mở

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 77.8 77.8 77.8Không chọn 2 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 237: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

234

Câu 10.2: Hình thức kho tài liệu: kho đóng Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 11.1.1: Hiện trạng kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn): khô ráo Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 11.1.2: Hiện trạng kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn): Ẩm mốc Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 11.1.3: Hiện trạng kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn): Dột nát Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 11.2.1: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: chuột

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 8 88.9 88.9 88.9Không chọn 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 11.2.2: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: : Mối mọt

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 77.8 77.8 77.8Không chọn 2 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 238: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

235

Câu 11.2.3: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: Gián

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 77.8 77.8 77.8Không chọn 2 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 11.2.4: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: Các loại khác (Bọ ba đuôi)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 11.1 11.1 11.1Không chọn 8 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 12: Hoạt động bảo quản của thư viện: Phun thuốc chống côn trùng theo định kỳ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị 6 tháng 3 33.3 37.5 37.5Hàng năm 5 55.6 62.5 100.0Tổng cộng 8 88.9 100.0

Không trả lời

1 11.1

Tổng cộng 9 100.0

Câu 13.1: Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu: Máy Scanner

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 6 66.7 66.7 66.7Không chọn 3 33.3 33.3 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 239: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

236

Câu 13.2: Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu: Thiết bị khử acid Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0Câu 13.3: Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu: Các thiết bị khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

A3: THANH LÝ TÀI LIỆUCâu 14.1: Từ năm 2001 đến nay thư viện đã tổ chức thanh lý tài liệu chưa?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có 9 100.0 100.0 100.0Câu 14.2: Nếu trả lời có thì thư viện đã thanh lý mấy lần

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị 1 lần 4 44.4 57.1 57.12 lần 2 22.2 28.6 85.79 lần 1 11.1 14.3 100.0Tổng cộng 7 77.8 100.0

Không trả lời

2 22.2

Tổng cộng 9 100.0

Câu 15: Mấy năm thư viện thanh lý một lần? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị 1 năm 2 22.2 22.2 22.2

5 năm 6 66.7 66.7 88.9Định kỳ khác 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 240: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

237

Câu 16.1: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Không còn giá trị sử dụng

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 77.8 77.8 77.8Không chọn 2 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 16.2: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Lạc hậu, phản động

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 77.8 77.8 77.8Không chọn 2 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 16.3: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Rách nát không khôi phục được

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 8 88.9 88.9 88.9Không chọn 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 16.4: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Thừa bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 16.5: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Tiêu chí khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Page 241: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

238

A4: MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUANCâu 17.1: Hình thức phục vụ của thư viện: Đọc tại chỗ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 17.2: Hình thức phục vụ của thư viện: Mượn về nhà Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 8 88.9 88.9 88.9

Không chọn 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 17.3: Hình thức phục vụ của thư viện: Hình thức / dịch vụ khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2

Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 18: Thư viện có website chưa? Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có 5 55.6 55.6 55.6

Chưa có 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 19: Thư viện có phần mềm quản lý thư viện và mạng máy tính chưa? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có 8 88.9 100.0 100.0Không trả lời

1 11.1

Tổng cộng 9 100.0

Page 242: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

239

Câu 20: Thư viện có tiến hành số hóa / chuyển dạng tài liệu? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có 4 44.4 50.0 50.0

Chưa có 4 44.4 50.0 100.0Tổng cộng 8 88.8 100.0

Không trả lời

1 11.2

Tổng cộng 9 100.0

Câu 21.1: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Biên mục tập trung

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 21.2: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Xây dựng mục lục liên hợp

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 11.1 11.1 11.1Không chọn 8 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 21.3: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Phối hợp bổ sung

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 243: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

240

Câu 21.4: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Mượn liên thư viện

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 21.5: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Luân chuyển tài liệu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 21.6: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Hình thức khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 9 100.0 100.0 100.0

Câu 22.1: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin: Huy động nguồn lực trong dân

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 5 55.6 55.6 55.6Không chọn 4 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 22.2: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin: Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 8 88.9 88.9 88.9Không chọn 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 244: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

241

Câu 22.3: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin: Các nguồn lực khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 1 11.1 11.1 11.1

Không chọn 8 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 23: Tỷ lệ hao hụt của tài liệu trong quá trình phục vụ Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị 1% 2 22.2 25.0 25.0

2% 4 44.4 50.0 75.03% 2 22.2 25.0 100.0Tổng cộng 8 88.9 100.0

Không trả lời

1 11.1

Tổng cộng 9 100.0

Câu 24 a.1: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc): Phạt tiền

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 8 88.9 88.9 88.9Không chọn 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 24 a.2: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc): Thu hồi thẻ đọc

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 33.3 33.3 33.3Không chọn 6 66.7 66.7 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 245: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

242

Câu 24 a.3: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc): Hình thức khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 24 b.1: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán bộ): Phạt tiền

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 24b.2: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán bộ): Kiểm điểm

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 4 44.4 44.4 44.4Không chọn 5 55.6 55.6 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 24 b.3: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán bộ): Hình thức khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 22.2 22.2 22.2Không chọn 7 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Page 246: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

243

Câu 25: Nhu cầu đọc sách, báo của cộng đồng dân cư

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Cao 3 33.3 33.3 33.3Trung bình 5 55.6 55.6 88.9Thấp 1 11.1 11.1 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

Câu 26: Hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Khá cao 4 44.4 44.4 44.4

Trung bình 4 44.4 44.4 88.8Thấp 1 11.2 11.2 100.0Tổng cộng 9 100.0 100.0

B. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có 3 33.3 37.5 37.5

Chưa có 5 55.6 62.5 100.0Tổng cộng 8 88.9 100.0

Không trả lời

1 11.1

Tổng cộng 9 100.0

3.2. NGUỒN LỰC THÔNG TIN THƯ VIỆN HUYỆN

A1: CÔNG TÁC BỔ SUNG

Câu 3.1: Loại hình tài liệu: sách Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 18 100.0 100.0 100.0

Page 247: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

244

Câu 3.2: Loại hình tài liệu: Báo, tạp chí Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 17 94.4 94.4 94.4

Không chọn 1 5.6 5.6 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 3.3: Loại hình tài liệu: Microfilm, Microfich Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 3.4: Loại hình tài liệu: Băng, đĩa CD-ROM Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 4 22.2 22.2 22.2

Không chọn 14 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 3.5: Loại hình tài liệu: CSDL

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 4 22.2 22.2 22.2

Không chọn 14 77.8 77.8 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 3.6: Loại hình tài liệu: Loại khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 4.1: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Việt

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 17 94.4 94.4 94.4

Không chọn 1 5.6 5.6 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 248: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

245

Câu 4.2: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng dân tộc

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7

Không chọn 15 83.3 83.3 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 4.3: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Anh

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 10 55.6 55.6 55.6

Không chọn 8 44.4 44.4 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 4.4: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng Nga

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7

Không chọn 15 83.3 83.3 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 4.5: Ngôn ngữ tài liệu: Tiếng nước ngoài khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7

Không chọn 15 83.3 83.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 7.1: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 1 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 12 66.7 66.7 66.7

Không chọn 6 33.3 33.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 249: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

246

Câu 7.2: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 2 bản Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 11 61.1 61.1 61.1

Không chọn 7 38.9 38.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0 Câu 7.3: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 3 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 5.6 5.6 5.6Không chọn 17 94.4 94.4 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0 Câu 7.4: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 4 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 4 22.2 22.2 22.2Không chọn 14 77.8 77.8 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0 Câu 7.5: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: 5 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0Câu 7.6: Số lượng bản cho một tên sách báo được bổ sung: Số lượng khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 8.1: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 1 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7Không chọn 15 83.3 83.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 250: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

247

Câu 8.2: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 2 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 8.3: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: 3 bản

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 8.4: Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, băng, đĩa CD-ROM được bổ sung: Số lượng khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 9.1: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 1 CSDL thư mục Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7

Không chọn 15 83.3 83.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 9.2: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 2 CSDL thư mục Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 9.3: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 3 CSDL thư mục Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 9.4: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 1 CSDL toàn văn Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Page 251: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

248

Câu 9.5: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 2 CSDL toàn văn Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 9.6: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: 3 CSDL toàn văn Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹGiá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 9.7: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung: Số lượng khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

A2: CÔNG TÁC BẢO QUẢN

Câu 10.1: Hình thức kho tài liệu: kho mở Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 13 72.2 72.2 72.2

Không chọn 5 27.8 27.8 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 10.2: Hình thức kho tài liệu: kho đóng Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 11 61.1 61.1 61.1

Không chọn 7 38.9 38.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 11.1.1: Hiện trạng kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn): khô ráo Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 15 83.3 83.3 83.3

Không chọn 3 16.7 16.7 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 252: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

249

Câu 11.1.2: Hiện trạng kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn): Ẩm mốc Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 11.1.3: Hiện trạng kho tài liệu (trần nhà, tường, sàn): Dột nát Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 1 5.6 5.6 5.6

Không chọn 17 94.4 94.4 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 11.2.1: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: chuột

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 4 22.2 22.2 22.2

Không chọn 14 77.8 77.8 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 11.2.2: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: Mối mọt

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 8 44.4 44.4 44.4

Không chọn 10 55.6 55.6 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 11.2.3: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: Gián

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 10 55.6 55.6 55.6

Không chọn 8 44.4 44.4 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 253: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

250

Câu 11.2.4: Hiện trạng kho tài liệu: Các loại côn trùng gây hại tài liệu có trong kho: Các loại khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 11.1 11.1 11.1

Không chọn 16 88.9 88.9 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 12: Hoạt động bảo quản của thư viện: Phun thuốc chống côn trùng theo định kỳ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị 6 tháng 3 16.7 25.0 25.0Hàng năm 9 50.0 75.0 100.0Tổng cộng 12 66.7 100.0

Không trả lời

6 33.3

Tổng cộng 18 100.0

Câu 13.1: Các trang thiết bi bảo quản và phục chế tài liệu: Máy Scanner Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 2 11.1 11.1 11.1

Không chọn 16 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 13.2: Các trang thiết bi bảo quản và phục chế tài liệu: Thiết bị khử acid Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 13.3: Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu: Các thiết bị khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Page 254: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

251

A3: THANH LÝ TÀI LIỆU

Câu 14.1: Từ năm 2001 đến nay thư viện đã tổ chức thanh lý tài liệu chưa?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có 13 72.2 72.2 72.2Chưa 5 27.8 27.8 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 14.2: Nếu trả lời có thì thư viện đã thanh lý mấy lần

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị 1 lần 7 38.9 50.0 50.02 lần 6 33.3 42.9 92.94 lần 1 5.6 7.1 100.0Tổng cộng 14 77.8 100.0

Không trả lời

4 22.2

Tổng cộng 18 100.0

Câu 15: Mấy năm thư viện thanh lý một lần?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị 2 năm 1 5.6 9.1 9.13 năm 1 5.6 9.1 18.24 năm 1 5.6 9.1 27.35 năm 6 33.3 54.5 81.8Định kỳ khác 2 11.1 18.2 100.0

Tổng cộng 11 61.1 100.0 Không trả lời

7 38.9

Tổng cộng 18 100.0

Page 255: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

252

Câu 16.1: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Không còn giá trị sử dụng Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 50.0 50.0 50.0

Không chọn 9 50.0 50.0 100.0

Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 16.2: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Lạc hậu, phản động Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 10 55.6 55.6 55.6

Không chọn 8 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 16.3: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Rách nát không khôi phục được Tần suất Tỷ lệ phần

trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 14 77.8 77.8 77.8

Không chọn 4 22.2 22.2 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 16.4: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Thừa bản Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7

Không chọn 15 83.3 83.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 16.5: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? Tiêu chí khác Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 1 5.6 5.6 5.6

Không chọn 17 94.4 94.4 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 256: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

253

A4: MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN Câu 17.1: Hình thức phục vụ của thư viện: Đọc tại chỗ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 15 83.3 83.3 83.3Không chọn 3 16.7 16.7 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 17.2: Hình thức phục vụ của thư viện: Mượn về nhà Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 17 94.4 94.4 94.4

Không chọn 1 5.6 5.6 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 17.3: Hình thức phục vụ của thư viện: Hình thức / dịch vụ khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 2 11.1 11.1 11.1

Không chọn 16 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 18: Thư viện có website chưa? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Chưa có 17 94.4 100.0 100.0Không trả lời

1 5.6

Tổng cộng 18 100.0

Câu 19: Thư viện có phần mềm quản lý thư viện và mạng máy tính chưa? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có 4 22.2 23.5 23.5

Chưa có 13 72.2 76.5 100.0Tổng cộng 17 94.4 100.0

Không trả lời

1 5.6

Tổng cộng 18 100.0

Page 257: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

254

Câu 20: Thư viện có tiến hành số hóa / chuyển dạng tài liệu? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có 1 5.6 6.2 6.2

Chưa có 15 83.3 93.8 100.0Tổng cộng 16 88.9 100.0

Không trả lời

2 11.1

Tổng cộng 18 100.0

Câu 21.1: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Biên mục tập trung

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 21.2: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Xây dựng mục lục liên hợp

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 21.3: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Phối hợp bổ sung

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 5.6 5.6 5.6Không chọn 17 94.4 94.4 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 21.4: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Mượn liên thư viện

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 11.1 11.1 11.1Không chọn 16 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 258: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

255

Câu 21.5: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Luân chuyển tài liệu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 11 61.1 61.1 61.1Không chọn 7 38.9 38.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 21.6: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện: Hình thức khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Câu 22.1: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin: Huy động nguồn lực trong dân

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 2 11.1 11.1 11.1Không chọn 16 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 22.2: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin: Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7Không chọn 15 83.3 83.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 22.3: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin: Các nguồn lực khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 18 100.0 100.0 100.0

Page 259: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

256

Câu 23: Tỷ lệ hao hụt của tài liệu trong quá trình phục vụ Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị 1% 1 5.6 6.2 6.2

2% 1 5.6 6.2 12.53% 4 22.2 25.0 37.54% 9 50.0 56.2 93.8Tỷ lệ khác 1 5.6 6.2 100.0Tổng cộng 16 88.9 100.0

Không trả lời

2 11.1

Tổng cộng 18 100.0

Câu 24 a.1: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc): Phạt tiền

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 10 55.6 55.6 55.6Không chọn 8 44.4 44.4 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 24 a.2: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc): Thu hồi thẻ đọc

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 16.7 16.7 16.7Không chọn 15 83.3 83.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 24 a.3: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc): Hình thức khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 12 66.7 66.7 66.7Không chọn 6 33.3 33.3 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Page 260: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

257

Câu 24 b.1: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán bộ): Phạt tiền

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 38.9 38.9 38.9Không chọn 11 61.1 61.1 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 24 b.2: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán

bộ): Kiểm điểm Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 2 11.1 11.1 11.1

Không chọn 16 88.9 88.9 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 24 b.3: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán

bộ): Hình thức khác Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 9 50.0 50.0 50.0

Không chọn 9 50.0 50.0 100.0Tổng cộng 18 100.0 100.0

Câu 25: Nhu cầu đọc sách, báo của cộng đồng dân cư

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Cao 1 5.6 5.9 5.9Khá cao 8 44.4 47.1 52.9Trung bình 8 44.4 47.1 100.0Tổng cộng 17 94.4 100.0

Không trả lời

1 5.6

Tổng cộng 18 100.0

Page 261: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

258

Câu 26: Hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Khá cao 3 16.7 20.0 20.0

Trung bình 12 66.7 80.0 100.0Tổng cộng 15 83.3 100.0

Không trả lời

3 16.7

Tổng cộng 18 100.0

B. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Chưa có 13 72.2 100.0 100.0Không trả lời

5 27.8

Tổng cộng 18 100.0

3.3. NHU CẦU BẠN ĐỌC THƯ VIỆN TỈNH, THÀNH PHỐ Câu 1.1: Giới tính

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Nam 78 44.3 45.9 45.9Nữ 92 52.3 54.1 100.0Tổng cộng 170 96.6 100.0

Không trả lời

6 3.4

Tổng cộng 176 100.0

Câu 1.2: Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trịPhần trăm

tích luỹGiá trị Dưới 16 tuổi 23 13.1 13.1 13.1

16 - 30 tuổi 93 52.8 52.8 65.931 - 40 tuổi 21 11.9 11.9 77.841 - 50 tuổi 20 11.4 11.4 89.2Trên 50 tuổi 19 10.8 10.8 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 262: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

259

Câu 1.3: Trình độ học vấn Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tiểu học 1 0.6 0.6 0.6Trung học cơ sở 25 14.2 14.4 14.9Trung học phổ thông 45 25.6 25.9 40.8

Đại học, cao đẳng 97 55.1 55.7 96.6

Trên đại học 6 3.4 3.4 100.0Tổng cộng 174 98.9 100.0

Không trả lời

2 1.1

Tổng cộng 176 100.0 Câu 1.4: Lĩnh vực hoạt động

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Học tập 96 54.5 55.2 55.2Sản xuất, kinh doanh 16 9.1 9.2 64.4

Nghiên cứu 12 6.8 6.9 71.3Giảng dạy 16 9.1 9.2 80.5Quản lý 9 5.1 5.2 85.6Các lĩnh vực khác 25 14.2 14.4 100.0

Tổng cộng 174 98.9 100.0 Không trả lời

2 1.1

Tổng cộng 176 100.0 Câu 2: Anh (chị) có thường xuyên đọc sách báo tại thư viện tỉnh, thành

phố không? Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Thường xuyên 118 67.0 68.2 68.2Thỉnh thoảng 49 27.8 28.3 96.5Rất ít 6 3.4 3.5 100.0Tổng cộng 173 98.3 100.0

Không trả lời

3 1.7

Tổng cộng 176 100.0

Page 263: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

260

Câu 3: Anh (chị) đánh giá thế nào về chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Đầy đủ 66 37.5 38.2 38.2

Phong phú 76 43.2 43.9 82.1

Thiếu bản 16 9.1 9.2 91.3

Không đa dạng 15 8.5 8.7 100.0

Tổng cộng 173 98.3 100.0 Không trả lời

3 1.7

Tổng cộng 176 100.0

Câu 4: Tài liệu tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của Anh (chị) chưa?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Đã đáp ứng 129 73.3 73.3 73.3

Chưa đáp ứng 19 10.8 10.8 84.1

Đáp ứng rất ít 28 15.9 15.9 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 5.1: Anh (chị) có gặp khó khăn khi tìm tài liệu tại thư viện không?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Dễ tìm 137 77.8 78.7 78.7

Khó tìm 28 15.9 16.1 94.8

Không tìm được 2 1.1 1.1 96.0

Ý kiến khác 7 4.0 4.0 100.0

Tổng cộng 174 98.9 100.0 Không trả lời

2 1.1

Tổng cộng 176 100.0

Page 264: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

261

Câu 5.2: Nếu gặp khó khăn, Anh (chị) có được cán bộ thư viện hướng dẫn tra tìm tài liệu không?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có 165 93.8 97.1 97.1Không 5 2.8 2.9 100.0Tổng cộng 170 96.6 100.0

Không trả lời

6 3.4

Tổng cộng 176 100.0 Câu 6.1: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Khoa học tự nhiên

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 75 42.6 42.6 42.6Không chọn 101 57.4 57.4 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 6.2: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Khoa học kỹ thuật Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 46 26.1 26.1 26.1Không chọn 130 73.9 73.9 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 6.3: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Khoa học xã hội Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 83 47.2 47.2 47.2

Không chọn 93 52.8 52.8 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 6.4: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Tài liệu địa chí

Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 35 19.9 19.9 19.9

Không chọn 141 80.1 80.1 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 265: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

262

Câu 6.5: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Văn học nghệ thuật Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích

luỹGiá trị Có chọn 94 53.4 53.4 53.4

Không chọn 82 46.6 46.6 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 6.6: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Kinh tế

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 63 35.8 35.8 35.8Không chọn 113 64.2 64.2 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 6.7: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Y học

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 43 24.4 24.4 24.4Không chọn 133 75.6 75.6 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 6.8: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Các lĩnh vực khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 21 11.9 11.9 11.9Không chọn 155 88.1 88.1 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 7.1: Loại hình tài liệu nào Anh (chị) thường sử dụng sau đây? Sách

Tần suất

Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 162 92.0 92.0 92.0Không chọn 14 8.0 8.0 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 266: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

263

Câu 7.2: Loại hình tài liệu nào Anh (chị) thường sử dụng sau đây? Báo Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 54 30.7 30.7 30.7

Không chọn 122 69.3 69.3 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 7.3: Loại hình tài liệu nào Anh (chị) thường sử dụng sau đây? Tài liệu điện tử

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 19 10.8 10.8 10.8Không chọn 157 89.2 89.2 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 7.4: Loại hình tài liệu nào Anh (chị) thường sử dụng sau đây? Tạp chí Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 41 23.3 23.3 23.3

Không chọn 135 76.7 76.7 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 7.5: Loại hình tài liệu nào Anh (chị) thường sử dụng sau đây? Các loại tài liệu khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 5 2.8 2.8 2.8Không chọn 171 97.2 97.2 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 8.1: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Anh

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 110 62.5 62.5 62.5Không chọn 66 37.5 37.5 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 267: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

264

Câu 8.2: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Pháp

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 4.0 4.0 4.0Không chọn 169 96.0 96.0 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 8.3: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Nga

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 176 100.0 100.0 100.0

Câu 8.4: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Đức

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 176 100.0 100.0 100.0

Câu 8.5: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Trung

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 4 2.3 2.3 2.3Không chọn 172 97.7 97.7 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 8.6: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Các thứ tiếng khác (tiếng Hàn)

Tần suất

Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 6 3.4 3.4 3.4Không chọn 170 96.6 96.6 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 268: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

265

Câu 9.1: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Mục lục thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 123 69.9 69.9 69.9

Không chọn 53 30.1 30.1 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 9.2: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Cơ sở dữ liệu Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 26 14.8 14.8 14.8

Không chọn 150 85.2 85.2 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 9.3: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Website thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 48 27.3 27.3 27.3

Không chọn 128 72.7 72.7 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 9.4: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Thư mục quốc gia VN

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 0.6 0.6 0.6Không chọn 175 99.4 99.4 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 9.5: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Tài liệu tra cứu (Bách khoa toàn thư, từ điển)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 17 9.7 9.7 9.7Không chọn 159 90.3 90.3 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 269: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

266

Câu 9.6: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Hình thức khác (tự chọn)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không chọn 176 100.0 100.0 100.0

Câu 10.1: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Mục lục thư viện

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

88 50.0 72.7 72.7

Tra cứu chậm, khó sử dụng

32 18.2 26.4 99.2

Ý kiến khác 1 0.6 0.8 100.0

Tổng cộng 121 68.8 100.0 Không trả lời

55 31.2

Tổng cộng 176 100.0

Câu 10.2: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Website thư viện

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

56 31.8 83.6 83.6

Tra cứu chậm, khó sử dụng

11 6.2 16.4 100.0

Tổng cộng 67 38.1 100.0 Không trả lời

109 61.9

Tổng cộng 176 100.0

Page 270: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

267

Câu 10.3: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Cơ sở dữ liệu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

33 18.8 68.8 68.8

Tra cứu chậm, khó sử dụng

15 8.5 31.2 100.0

Tổng cộng 48 27.3 100.0 Không trả lời

128 72.7

Tổng cộng 176 100.0

Câu 10.4: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Thư mục quốc gia Việt Nam

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng 15 8.5 53.6 53.6

Tra cứu chậm, khó sử dụng 13 7.4 46.4 100.0

Tổng cộng 28 15.9 100.0 Không trả lời

148 84.1

Tổng cộng 176 100.0

Câu 11.1: Anh (chị) có truy cập vào trang web của thư viện không?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có 70 39.8 42.4 42.4Không 95 54.0 57.6 100.0Tổng cộng 165 93.8 100.0

Không trả lời

11 6.2

Tổng cộng 176 100.0

Page 271: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

268

Câu 11.2: Nếu có thì Anh (chị) có nhận xét gì về trang web của thư viện?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Thuận tiện trong việc tìm thông tin

29 16.5 50.9 50.9

Dễ sử dụng 21 11.9 36.8 87.7

Thông tin phong phú

7 4.0 12.3 100.0

Tổng cộng 57 32.4 100.0

Không trả lời

119 67.6

Tổng cộng 176 100.0

Câu 11.3: Nếu không thì vì sao?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không thuận tiện trong việc tìm thông tin

20 11.4 39.2 39.2

Khó sử dụng 6 3.4 11.8 51.0

Thông tin nghèo nàn

18 10.2 35.3 86.3

Thư viện chưa có trang web

7 4.0 13.7 100.0

Tổng cộng 51 29.0 100.0 Không trả lời

125 71.0

Tổng cộng 176 100.0

Page 272: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

269

Câu 12.1: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mức độ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Rất thường xuyên

52 29.6 32.9 32.9

Thường xuyên 53 30.1 33.5 66.5

Thỉnh thoảng 53 30.1 33.5 100.0

Tổng cộng 158 89.8 100.0 Không trả lời

18 10.2

Tổng cộng 176 100.0

Câu 12.2.1: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Xem báo, tạp chí

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 42 23.9 23.9 23.9

Không chọn 134 76.1 76.1 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 12.2.2: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Tìm tài liệu, thông tin

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 87 49.4 49.4 49.4

Không chọn 89 50.6 50.6 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 12.2.3: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Học tập

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 61 34.7 34.7 34.7

Không chọn 115 65.3 65.3 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 273: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

270

Câu 12.2.4: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Giải trí

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 65 36.9 36.9 36.9

Không chọn 111 63.1 63.1 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 12.2.5: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Mục đích khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 6 3.4 3.4 3.4Không chọn 170 96.6 96.6 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 13.1: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Mục lục phiếu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 76 43.2 68.5 68.5Trung bình 35 19.9 31.5 100.0Tổng cộng 111 63.1 100.0

Không trả lời

65 36.9

Tổng cộng 176 100.0

Câu 13.2: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? CSDL

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 48 27.3 62.3 62.3Trung bình 23 13.1 29.9 92.2Kém 6 3.4 7.8 100.0Tổng cộng 77 43.8 100.0

Không trả lời

99 56.2

Tổng cộng 176 100.0

Page 274: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

271

Câu 13.3: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Đọc tại chỗ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 81 46.0 78.6 78.6Trung bình 22 12.5 21.4 100.0Tổng cộng 103 58.5 100.0

Không trả lời

73 41.5

Tổng cộng 176 100.0

Câu 13.4: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Mượn về nhà

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 100 56.8 80.0 80.0Trung bình 22 12.5 17.6 97.6Kém 3 1.7 2.4 100.0Tổng cộng 125 71.0 100.0

Không trả lời

51 29.0

Tổng cộng 176 100.0

Câu 13.5: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Tra cứu trên mạng LAN, Internet

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 35 19.9 49.3 49.3Trung bình 27 15.3 38.0 87.3Kém 9 5.1 12.7 100.0Tổng cộng 71 40.3 100.0

Không trả lời

105 59.7

Tổng cộng 176 100.0

Page 275: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

272

Câu 13.6: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Cung cấp tài liệu theo yêu cầu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 43 24.4 54.4 54.4Trung bình 32 18.2 40.5 94.9Kém 4 2.3 5.1 100.0Tổng cộng 79 44.9 100.0

Không trả lời

97 55.1

Tổng cộng 176 100.0

Câu 13.7: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Dịch vụ tư vấn / Hướng dẫn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 55 31.2 71.4 71.4

Trung bình 20 11.4 26.0 97.4

Kém 2 1.1 2.6 100.0

Tổng cộng 77 43.8 100.0 Không trả lời

99 56.2

Tổng cộng 176 100.0

Câu 13.8: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Dịch vụ sao chụp, chuyển dạng tài liệu

Tần suất Tỷ lệphần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trămtích luỹ

Giá trị Tốt 21 11.9 33.9 33.9

Trung bình 29 16.5 46.8 80.6

Kém 12 6.8 19.4 100.0

Tổng cộng 62 35.2 100.0 Không trả lời

114 64.8

Tổng cộng 176 100.0

Page 276: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

273

Câu 13.9: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Dịch vụ khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 8 4.5 50.0 50.0

Trung bình 4 2.3 25.0 75.0

Kém 4 2.3 25.0 100.0

Tổng cộng 16 9.1 100.0 Không trả lời

160 90.9

Tổng cộng 176 100.0

Câu 14.1: Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại thư viện? Về thời gian

Tần suất Tỷ lệphần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trămtích luỹ

Giá trị Kịp thời 145 82.4 85.8 85.8

Không kịp thời 18 10.2 10.7 96.4

Ý kiến khác 6 3.4 3.6 100.0

Tổng cộng 169 96.0 100.0 Không trả lời

7 4.0

Tổng cộng 176 100.0 Câu 14.2: Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện?

Độ phù hợp của thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị 25% 11 6.3 6.8 6.8

50% 65 36.9 40.4 47.275% trở lên 85 48.3 52.8 100.0Tổng cộng 161 91.5 100.0

Không trả lời

15 8.5

Tổng cộng 176 100.0

Page 277: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

274

Câu 14.3: Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại thư viện? Về lệ phí, giá cả dịch vụ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Hợp lý 127 72.2 75.1 75.1Rẻ 40 22.7 23.7 98.8Đắt 2 1.1 1.2 100.0Tổng cộng 169 96.0 100.0

Không trả lời

7 4.0

Tổng cộng 176 100.0

Câu 15.1: Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? Đọc tại chỗ Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 92 52.3 52.3 52.3

Không chọn 84 47.7 47.7 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 15.2: Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? Mượn về nhà

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 121 68.8 68.8 68.8Không chọn 55 31.2 31.2 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 16: Anh (chị) thấy hình thức phục vụ của thư viện có thuận tiện không? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Thuận tiện 159 90.3 93.5 93.5

Chưa thuận tiện 11 6.2 6.5 100.0

Tổng cộng 170 96.6 100.0 Không trả lời

6 3.4

Tổng cộng 176 100.0

Page 278: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

275

Câu 18.1: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì? Tăng

cường mua tài liệu bằng giấy

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 104 59.1 59.1 59.1

Không chọn 72 40.9 40.9 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 18.2: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì?Tăng

cường nguồn tài liệu điện tử

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 77 43.8 43.8 43.8

Không chọn 99 56.2 56.2 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 18.3: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì?Biên soạn

các thư mục chuyên đề

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 71 40.3 40.3 40.3

Không chọn 105 59.7 59.7 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 279: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

276

Câu 18.4: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì? Phát

triển dịch vụ mượn liên thư viện

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 72 40.9 40.9 40.9

Không chọn 104 59.1 59.1 100.0

Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 18.5: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì? Tăng

cường luân chuyển tài liệu Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 66 37.5 37.5 37.5

Không chọn 110 62.5 62.5 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 18.6: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì? Xã hội

hóa phát triển nguồn lực thông tin

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 66 37.5 37.5 37.5Không chọn 110 62.5 62.5 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Câu 18.7: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì? Khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 1.7 1.7 1.7Không chọn 173 98.3 98.3 100.0Tổng cộng 176 100.0 100.0

Page 280: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

277

3.4. NHU CẦU BẠN ĐỌC THƯ VIỆN HUYỆN Câu 1.1: Giới tính

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Nam 143 41.1 42.4 42.4Nữ 194 55.7 57.6 100.0Tổng cộng 337 96.8 100.0

Không trả lời

11 3.2

Tổng cộng 348 100.0 Câu 1.2: Độ tuổi

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Dưới 16 tuổi 63 18.1 18.5 18.516 - 30 tuổi 130 37.4 38.2 56.831 - 40 tuổi 63 18.1 18.5 75.341 - 50 tuổi 38 10.9 11.2 86.5Trên 50 tuổi 46 13.2 13.5 100.0Tổng cộng 340 97.7 100.0

Không trả lời

8 2.3

Tổng cộng 348 100.0 Câu 1.3: Trình độ học vấn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tiểu học 16 4.6 4.6 4.6Trung học cơ sở 61 17.5 17.6 22.3Trung học phổ thông 105 30.2 30.3 52.6

Đại học, cao đẳng 154 44.3 44.5 97.1

Trên đại học 10 2.9 2.9 100.0Tổng cộng 346 99.4 100.0

Không trả lời

2 0.5

Tổng cộng 348 100.0

Page 281: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

278

Câu 1.4: Lĩnh vực hoạt động Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹGiá trị Học tập 156 44.8 45.6 45.6

Sản xuất, kinh doanh 37 10.6 10.8 56.4Nghiên cứu 26 7.5 7.6 64.0Giảng dạy 36 10.4 10.5 74.6Quản lý 28 8.0 8.2 82.7Các lĩnh vực khác 59 17.0 17.3 100.0Tổng cộng 342 98.3 100.0

Không trả lời

6 1.7

Tổng cộng 348 100.0

Câu 2: Anh (chị) có thường xuyên đọc sách, báo tại thư viện tỉnh, thành phố không? Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹGiá trị Thường xuyên 199 57.3 59.1 59.1

Thỉnh thoảng 111 31.9 32.9 92.0Rất ít 27 7.8 8.0 100.0Tổng cộng 337 96.8 100.0

Không trả lời

11 3.2

Tổng cộng 348 100.0

Câu 3: Anh (chị) đánh giá thế nào về chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹGiá trị Đầy đủ 123 35.3 36.5 36.5

Phong phú 90 25.9 26.7 63.2Thiếu bản 64 18.4 19.0 82.2Không đa dạng 60 17.2 17.8 100.0Tổng cộng 337 96.8 100.0

Không trả lời

11 3.2

Tổng cộng 348 100.0

Page 282: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

279

Câu 4: Tài liệu tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của Anh (chị) chưa?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Đã đáp ứng 213 61.3 61.9 61.9Chưa đáp ứng 63 18.1 18.3 80.2Đáp ứng rất ít 68 19.5 19.8 100.0Tổng cộng 344 98.9 100.0

Không trả lời

4 1.1

Tổng cộng 348 100.0

Câu 5.1: Anh (chị) có gặp khó khăn khi tìm tài liệu tại thư viện không?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Dễ tìm 280 80.5 85.1 85.1Khó tìm 33 9.5 10.0 95.1Không tìm được 6 1.7 1.8 97.0

Ý kiến khác 10 2.9 3.0 100.0Tổng cộng 329 94.5 100.0

Không trả lời

19 5.4

Tổng cộng 348 100.0

Câu 5.2: Nếu gặp khó khăn, Anh (chị) có được cán bộ thư viện hướng dẫn tra tìm tài liệu không?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có 322 92.5 96.7 96.7Không 11 3.2 3.3 100.0Tổng cộng 333 95.7 100.0

Không trả lời

15 4.3

Tổng cộng 348 100.0

Page 283: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

280

Câu 6.1: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Khoa học tự nhiên

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 151 43.4 43.4 43.4

Không chọn 197 56.6 56.6 100.0

Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 6.2: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Khoa học kỹ thuật Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 81 23.3 23.3 23.3

Không chọn 267 76.7 76.7 100.0

Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 6.3: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Khoa học xã hội Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 166 47.7 47.7 47.7

Không chọn 182 52.3 52.3 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 6.4: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Tài liệu địa chí Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 43 12.4 12.4 12.4

Không chọn 305 87.6 87.6 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 6.5: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Văn học nghệ thuật Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 207 59.5 59.5 59.5

Không chọn 141 40.5 40.5 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 284: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

281

Câu 6.6: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Kinh tế Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 59 17.0 17.0 17.0

Không chọn 289 83.0 83.0 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 6.7: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Y học

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 74 21.3 21.3 21.3Không chọn 274 78.7 78.7 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 6.8: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Các lĩnh vực khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 37 10.6 10.6 10.6Không chọn 311 89.4 89.4 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 7.1: Loại hình tài liệu nào Anh (chị) thường sử dụng sau đây? Sách

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 305 87.6 87.6 87.6Không chọn 43 12.4 12.4 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 7.2: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Báo

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 210 60.3 60.3 60.3Không chọn 138 39.7 39.7 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 285: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

282

Câu 7.3: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Tài liệu điện tử

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 33 9.5 9.5 9.5Không chọn 314 90.5 90.5 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 7.4: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Tạp chí

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 143 41.1 41.1 41.1Không chọn 205 58.9 58.9 100.0

Tổng cộng 348 100.0 100.0 Câu 7.5: Anh (chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào? Các loại tài liệu khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 16 4.6 4.6 4.6Không chọn 332 95.4 95.4 100.0

Tổng cộng 348 100.0 100.0 Câu 8.1: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào?

Tiếng Anh

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 152 43.7 43.7 43.7Không chọn 196 56.3 56.3 100.0

Tổng cộng 348 100.0 100.0 Câu 8.2: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Pháp

Tần suất Tỷ lệphần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trămtích luỹ

Giá trị Có chọn 7 2.0 2.0 2.0Không chọn 341 98.0 98.0 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 286: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

283

Câu 8.3: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Nga

Tần suất Tỷ lệphần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trămtích luỹ

Giá trị Có chọn 3 0.9 0.9 0.9Không chọn 345 99.1 99.1 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 8.4: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Đức

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 1 0.3 0.3 0.3Không chọn 347 99.7 99.7 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 8.5: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Tiếng Trung

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 8 2.3 2.3 2.3Không chọn 340 97.7 97.7 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 8.6: Ngoài tiếng Việt, Anh (chị) còn cần sử dụng tiếng nước ngoài nào? Các thứ tiếng khác (tiếng Hàn, tiếng Nhật)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 7 2.0 2.0 2.0Không chọn 341 98.0 98.0 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 9.1: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Mục lục thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹGiá trị Có chọn 234 67.2 67.2 67.2

Không chọn 114 32.8 32.8 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 287: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

284

Câu 9.2: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Cơ sở dữ liệu Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 55 15.8 15.8 15.8

Không chọn 293 84.2 84.2 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 9.3: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Website thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 13 3.7 3.7 3.7

Không chọn 335 96.3 96.3 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 9.4: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Thư mục quốc gia Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 1 0.3 0.3 0.3

Không chọn 347 99.7 99.7 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 9.5: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Tài liệu tra cứu (Bách khoa toàn thư, từ điển)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 19 5.5 5.5 5.5Không chọn 329 94.5 94.5 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 9.6: Anh (chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? Hình thức khác (tự chọn)

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 14 4.0 4.0 4.0Không chọn 334 96.0 96.0 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 288: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

285

Câu 10.1: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Mục lục thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Tra cứu nhanh,

dễ sử dụng 194 55.8 81.2 81.2

Tra cứu chậm, khó sử dụng 45 12.9 18.8 100.0

Tổng cộng 239 68.7 100.0 Không trả lời

109 31.3

Tổng cộng 348 100.0

Câu 10.2: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Website thư viện

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng 31 8.9 75.6 75.6

Tra cứu chậm, khó sử dụng 10 2.9 24.4 100.0

Tổng cộng 41 11.8 100.0 Không trả lời

307 88.2

Tổng cộng 348 100.0

Câu 10.3: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Cơ sở dữ liệu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

59 17.0 76.6 76.6

Tra cứu chậm, khó sử dụng 18 5.2 23.4 100.0

Tổng cộng 77 22.1 100.0 Không trả lời

271 77.8

Tổng cộng 348 100.0

Page 289: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

286

Câu 10.4: Anh (chị) có đánh giá gì về công cụ tra cứu này? Thư mục Quốc gia Việt Nam

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

18 5.2 54.5 54.5

Tra cứu chậm, khó sử dụng

15 4.3 45.5 100.0

Tổng cộng 33 9.5 100.0 Không trả lời

315 90.5

Tổng cộng 348 100.0

Câu 11.1: Anh (chị) có truy cập vào trang web của thư viện không?

Tần suất Tỷ lệphần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có 28 8.0 9.6 9.6Không 265 76.1 90.4 100.0Tổng cộng 293 84.2 100.0

Không trả lời

55 15.8

Tổng cộng 348 100.0

Câu 11.2: Nếu có thì Anh (chị) có nhận xét gì về trang web của thư viện?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Thuận tiện trong việc tìm thông tin

11 3.2 44.0 44.0

Dễ sử dụng 9 2.6 36.0 80.0Thông tin phong phú 5 1.4 20.0 100.0

Tổng cộng 25 7.2 100.0 Không trả lời

323 92.8

Tổng cộng 348 100.0

Page 290: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

287

Câu 11.3: Nếu không thì vì sao?

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Không thuận tiện trong việc tìm thông tin

6 1.7 2.9 2.9

Khó sử dụng 12 3.5 5.8 8.7Thông tin nghèo nàn 9 2.6 4.4 13.1

Thư viện chưa có trang web 179 51.4 86.9 100.0

Tổng cộng 206 59.2 100.0 Không trả lời

142 40.8

Tổng cộng 348 100.0

Câu 12.1: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mức độ Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Rất thường xuyên 45 12.9 19.1 19.1

Thường xuyên 90 25.9 38.3 57.4

Thỉnh thoảng 100 28.7 42.6 100.0Tổng cộng 235 67.5 100.0

Không trả lời

113 32.5

Tổng cộng 348 100.0

Câu 12.2.1: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Xem báo, tạp chí Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 72 20.7 20.7 20.7Không chọn 276 79.3 79.3 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 291: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

288

Câu 12.2.2: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Tìm tài liêu, thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 127 36.5 36.5 36.5Không chọn 221 63.5 63.5 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 12.2.3: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Học tập Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 105 30.2 30.2 30.2Không chọn 243 69.8 69.8 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 12.2.4: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Giải trí Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 128 36.8 36.8 36.8Không chọn 220 63.2 63.2 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 12.2.5: Anh (chị) có sử dụng Internet không? Mục đích? Mục đích khác Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 16 4.6 4.6 4.6Không chọn 332 95.4 95.4 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 13.1: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Mục lục phiếu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 147 42.3 73.5 73.5Trung bình 52 14.9 26.0 99.5Kém 1 0.3 0.5 100.0Tổng cộng 200 57.5 100.0

Không trả lời

148 42.5

Tổng cộng 348 100.0

Page 292: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

289

Câu 13.2: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? CSDL Tần suất Tỷ lệ

phần trămPhần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Tốt 69 19.8 62.7 62.7

Trung bình 40 11.5 36.4 99.1Kém 1 0.3 0.9 100.0Tổng cộng 110 31.6 100.0

Không trả lời

238 68.4

Tổng cộng 348 100.0

Câu 13.3: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Đọc tại chỗ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 146 42.0 71.9 71.9Trung bình 49 14.1 24.1 96.1Kém 8 2.3 3.9 100.0Tổng cộng 203 58.3 100.0

Không trả lời

145 41.6

Tổng cộng 348 100.0

Câu 13.4: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Mượn về nhà

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 208 59.9 86.7 86.7

Trung bình 28 8.0 11.7 98.3

Kém 4 1.1 1.7 100.0

Tổng cộng 240 69.0 100.0

Không trả lời

108 31.0

Tổng cộng 348 100.0

Page 293: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

290

Câu 13.5: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Tra cứu trên mạng LAN, Internet

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 43 12.4 50.6 50.6

Trung bình 31 8.9 36.5 87.1

Kém 11 3.2 12.9 100.0

Tổng cộng 85 24.4 100.0

Không trả lời

263 75.5

Tổng cộng 348 100.0

Câu 13.6: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Cung cấp tài liệu theo yêu cầu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 70 20.1 58.8 58.8Trung bình 41 11.8 34.5 93.3Kém 8 2.3 6.7 100.0Tổng cộng 119 34.2 100.0

Không trả lời

229 65.8

Tổng cộng 348 100.0

Câu 13.7: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Dịch vụ tư vấn/ Hướng dẫn

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 80 23.0 69.6 69.6Trung bình 29 8.3 25.2 94.8Kém 6 1.7 5.2 100.0Tổng cộng 115 33.0 100.0

Không trả lời

233 67.0

Tổng cộng 348 100.0

Page 294: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

291

Câu 13.8: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Dịch vụ sao chụp, chuyển dạng tài liệu

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 18 5.2 32.1 32.1Trung bình 27 7.8 48.2 80.4Kém 11 3.2 19.6 100.0Tổng cộng 56 16.1 100.0

Không trả lời

292 83.8

Tổng cộng 348 100.0

Câu 13.9: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện? Dịch vụ khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Tốt 9 2.6 36.0 36.0Trung bình 14 4.0 56.0 92.0Kém 2 0.6 8.0 100.0Tổng cộng 25 7.2 100.0

Không trả lời

323 92.8

Tổng cộng 348 100.0

Câu 14.1: Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại thư viện? Về thời gian

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Kịp thời 267 76.7 85.0 85.0Không kịp thời 39 11.2 12.4 97.5

Ý kiến khác 8 2.3 2.5 100.0Tổng cộng 314 90.2 100.0

Không trả lời

34 9.8

Tổng cộng 348 100.0

Page 295: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

292

Câu 14.2: Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại thư viện? Về độ phù hợp của thông tin

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị 25% 15 4.3 4.8 4.8

50% 163 46.8 51.7 56.5

75% trở lên 134 38.5 42.5 99.0

Ý kiến khác 3 0.9 1.0 100.0

Tổng cộng 315 90.5 100.0 Không trả lời

33 9.5

Tổng cộng 348 100.0

Câu 14.3: Xin Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin tại thư viện? Về lệ phí, giá cả dịch vụ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Hợp lý 224 64.4 70.9 70.9

Rẻ 92 26.4 29.1 100.0

Tổng cộng 316 90.8 100.0 Không trả lời

32 9.2

Tổng cộng 348 100.0

Câu 15.1: Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? Đọc tại chỗ

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 169 48.6 48.6 48.6

Không chọn 179 51.4 51.4 100.0

Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 296: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

293

Câu 15.2: Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? Mượn về nhà

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 310 89.1 89.1 89.1Không chọn 38 10.9 10.9 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 16: Anh (chị) thấy hình thức phục vụ của thư viện có thuận tiện không? Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Thuận tiện 311 89.4 93.4 93.4Chưa thuận tiện 22 6.3 6.6 100.0

Tổng cộng 333 95.7 100.0 Không trả lời

15 4.3

Tổng cộng 348 100.0

Câu 18.1: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Tăng

cường mua tài liệu bằng giấy

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 198 56.9 56.9 56.9Không chọn 150 43.1 43.1 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 18.2: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Tăng cường

nguồn tài liệu điện tử Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 164 47.1 47.1 47.1

Không chọn 184 52.9 52.9 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 297: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

294

Câu 18.3: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Biên soạn các

thư mục chuyên đề Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 117 33.6 33.6 33.6Không chọn 231 66.4 66.4 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 18.4: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Phát triển dịch vụ

mượn liên thư viện Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm

tích luỹ Giá trị Có chọn 112 32.29 32.2 32.2

Không chọn 236 67.8 67.8 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 18.5: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Tăng cường

luân chuyển tài liệu Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 111 31.9 31.9 31.9Không chọn 237 68.1 68.1 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Câu 18.6: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Xã hội hóa

phát triển nguồn lực thông tin Tần suất Tỷ lệ

phần trăm Phần trăm

giá trị Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 99 28.4 28.4 28.4Không chọn 249 71.6 71.6 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 298: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

295

Câu 18.7: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) Thư viện cần có những biện pháp gì? Khác

Tần suất Tỷ lệ phần trăm

Phần trăm giá trị

Phần trăm tích luỹ

Giá trị Có chọn 3 0.9 0.9 0.9Không chọn 345 99.1 99.1 100.0Tổng cộng 348 100.0 100.0

Page 299: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

296

PHỤ LỤC 4: THƯ VIỆN CÓ/KHÔNG CÓ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN

A- Thư viện cấp tỉnh

STT Tên Thư viện Chính sách phát triển NLTT Có Chưa có

1 Tuyên Quang X 2 Quảng Ninh X 3 TV KHTH Tp. HCM X 4 Sóc Trăng X 5 Bà Rịa – Vũng Tàu X 6 TV tỉnh Gia Lai X 7 TV Hà Nội X 8 TV tỉnh Bình Định X 9 TV tỉnh Hà Tĩnh X B- Thư viện cấp huyện

STT Tên Thư viện Chính sách phát triển NLTT Có Chưa có

1 Yên Sơn – Tuyên Quang X 2 Chiêm Hóa – Tuyên

Quang X

3 Uông Bí – Quảng Ninh X 4 Hải Hà – Quảng Ninh X 5 Quận 5 – Tp. HCM X 6 Hóc Môn – Tp. HCM X 7 Mỹ Xuyên – Sóc Trăng X 8 Long Phú – Sóc Trăng X 9 Đắc Đoa – Gia Lai X 10 Chư Sê – Gia Lai X 11 Hoàn Kiếm – Hà Nội X 12 Quốc Oai – Hà Nội X 13 Hoài Nhơn – Bình Định X 14 An Nhơn – Bình Định X 15 Châu Đức – Bà Rịa

Vũng Tàu X

16 Thành phố Vũng Tàu – Bà Rịa Vũng Tàu

X

17 Can Lộc- Hà Tĩnh X 18 Thạch Hà- Hà Tĩnh X

Page 300: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

297

PHỤ LỤC 5: NGUỒN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

A: Nguồn phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện Quốc gia Việt Nam và

thư viện cấp tỉnh

Nguồn

Thư viện

cấp tỉnh

Lưu

chiểu

Mua

Trao đổi

Biếu

tặng

CT

MTQG

Nguồn

khác

Thư viện Quốc gia X X X X 0 X

Bà Rịa – Vũng Tàu 0 X 0 X X 0

Bình Định 0 X 0 X X 0

Gia Lai 0 X 0 X X 0

Hà Nội 0 X 0 X X 0

Hà Tĩnh 0 X 0 X X X

Quảng Ninh 0 X 0 X X 0

Sóc Trăng X X 0 X X 0

Tp. HCM 0 X X X X 0

Tuyên Quang 0 X 0 X X X

Page 301: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

298

B: Nguồn phát triển nguồn lực thông tin của thư viện cấp huyện

Nguồn

Thư viện

cấp huyện

Lưu

chiểu

Mua

Trao

đổi

Biếu

tặng

CT mục

tiêu quốc

gia

Nguồn

khác

Châu Đức (BR –VT) 0 X 0 X X 0

Tp.Vũng Tàu (BR –VT) 0 X 0 X 0 0

An Nhơn (Bình Định) 0 X 0 X X 0

Hoài Nhơn (Bình Định) 0 X 0 X X 0

Chư Sê (Gia Lai) 0 X 0 X X 0

Đắc Đoa (Gia Lai) 0 X 0 X X X

Hoàn Kiếm (Hà Nội) 0 X 0 0 0 0

Quốc Oai (Hà Nội) 0 X 0 X X 0

Can Lộc (Hà Tĩnh) 0 X 0 X X 0

Thạch Hà (Hà Tĩnh) 0 X 0 X X 0

Hải Hà (Quảng Ninh) 0 X 0 0 X 0

Uông Bí (Quảng Ninh) 0 X 0 0 X 0

Long Phú (Sóc Trăng) 0 0 0 0 X 0

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) 0 X 0 X 0 0

Hóc Môn (Tp. HCM) 0 X X X X 0

Quận 5 (Tp. HCM) 0 X X X 0 0

Chiêm Hóa (Tuyên

Quang) 0 X 0 X X 0

Page 302: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

299

Nguồn

Thư viện

cấp huyện

Lưu

chiểu

Mua

Trao

đổi

Biếu

tặng

CT mục

tiêu quốc

gia

Nguồn

khác

Yên Sơn (Tuyên Quang) 0 X 0 0 X 0

Page 303: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

300

PHỤ LỤC 6: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

Nhằm có thêm số liệu thực tế một số lĩnh vực liên quan nội dung Luận án, từ tháng 12 năm 2009, nghiên cứu sinh đã tổ chức và chủ trì thăm dò ý kiến 9 thư viện tỉnh, thành phố, 18 thư viện huyện và bạn đọc. Sau đây là tổng hợp kết quả điều tra thu được.

I. KẾT QUẢ CHUNG: - Tổng số phiếu phát ra thư viện tỉnh: 9 - Số phiếu thu về hợp lệ: 9 (đạt 100%) - Tổng số phiếu phát ra thư viện huyện: 18 - Số phiếu thu về hợp lệ: 18 (đạt 100%) - Tổng số phiếu phát ra cho bạn đọc thư viện tỉnh: 180 - Số phiếu thu về hợp lệ: 176 (đạt 97,8%) - Tổng số phiếu phát ra cho bạn đọc thư viện huyện: 360 - Số phiếu thu về hợp lệ: 348 (đạt 96,7%) - Đối tượng và địa bàn điều tra: 9 thư viện tỉnh, thành phố; 18 thư viện huyện

và bạn đọc (chọn mẫu theo đề cương) từ Bắc vào Nam II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỤ THỂ: THƯ VIỆN TỈNH, THÀNH PHỐ

Câu 3: Loại hình tài liệu 1- Sách : 100% 2- Báo, tạp chí: 100% 3- Microfilm, microfich: 22,2% 4- Băng đĩa, CD-ROM: 77,8% 5- CSDL: 88,9% 6- Loại khác: 11,1%

Câu 4: Ngôn ngữ tài liệu 1- Tiếng Việt: 100% 2- Tiếng dân tộc: 44,4%

3- Tiếng Anh: 100%

4- Tiếng Pháp: 55,6%

Page 304: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

301

5- Tiếng Nga: 66,7% 6- Tiếng Trung Quốc: 55,6% 7- Tiếng khác (Hàn, Nhật, Đức): 33,3%

Câu 7: Số lượng bản cho 1 tên sách báo được bổ sung

1- 1 bản: 44,4%

2- 2 bản: 55,6%

3- 3 bản: 44,4%

4- 4 bản: 55,6%

5- 5 bản: 55,6%

2- Số lượng khác: 22,2% Câu 8 : Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, đĩa CD-ROM được bổ sung

1- 1 bản: 33,3% 2- 2 bản: 22,2% 3- 3 bản: 11,1% 4- Số lượng khác: 0%

Câu 9: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung 1- 1 CSDL thư mục: 44,4% 2- 2 CSDL thư mục: 22,2% 3- 3 CSDL thư mục 0% 4- 1 CSDL toàn văn: 33,3%

5- 2 CSDL toàn văn: 0%

6- 3 CSDL toàn văn: 0%

7- Số lượng khác (1 CSDL bạn đọc): 11,1% Câu 10: Hình thức kho tài liệu

1- Kho mở: 77,8%

2- Kho đóng: 100%

Câu 11: Hiện trạng kho tài liệu

1- Ẩm mốc: 0%

2- Dột nát: 0%

3- Các loại côn trùng gây hại: chuột 88,9%

Page 305: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

302

4- Các loại côn trùng gây hại:Mối mọt 77,8% 5- Các loại côn trùng gây hại:gián 77,8% 6- Các loại côn trùng gây hại: Loại khác (bọ ba đuôi): 11,1%

Câu 12: Hoạt động bảo quản của thư viện: phun thuốc chống côn trùng theo định kỳ

1- 6 tháng: 33,3% 2- Hàng năm: 55,6% 3- Không trả lời: 11,1%

Câu 13: Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu 1- Máy scan: 66,7% 2- Thiết bị khử acid: 0% 3- Các thiết bị khác: 22,2%

Câu 14: Từ năm 2001 đến nay thư viện đã tổ chức thanh lý tài liệu chưa? Nếu có thì thư viện đã thanh lọc mấy lần?

Có 100% 1- 1 lần: 44,4% 2- 2 lần: 22,2% 3- 9 lần: 11,1% 4- Không trả lời: 22,2%

Câu 15: Mấy năm thư viện thanh lý một lần? 1- 1 năm: 22,2% 2- 5 năm: 66,7% 3- Định kỳ khác: 11,1%

Câu 16: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? 1- Mất thời gian Không còn giá trị sử dụng: 77,8% 2- Lạc hậu, phản động: 77,8% 3- Rách nát, không khôi phục được: 88,9% 4- Thừa bản 55,6% 5- Tiêu chí khác: 0%

Câu 17: Hình thức phục vụ của thư viện? 1- Đọc tại chỗ: 100% 2- Mượn về nhà: 88,9% 3- Hình thức khác: 22,2%

Page 306: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

303

Câu 18: Thư viện có website chưa?

1- Có: 55,6%

2- Chưa có: 44,4%

Câu 19: Thư viện có phần mềm quản lý thư viện và mạng máy tính chưa?

1- Có: 88,9%

2- Không trả lời: 11,1% Câu 20: Thư viện có tiến hành số hóa / chuyển dạng tài liệu?

1- Có: 44,4% 2- Chưa có: 44,4% 3- Không trả lời: 11,2%

Câu 21: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện?

1- Biên mục tập trung: 22,2%

2- Xây dựng mục lục liên hợp: 11,1%

3- Phối hợp bổ sung: 22,2%

4- Mượn liên thư viện: 22,2%

5- Luân chuyển tài liệu: 100%

6- Hình thức khác: 0% Câu 22: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin?

1- Huy động nguồn lực trong dân: 55,6%

2- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn: 88,9%

3- Các nguồn lực khác: 11,1% Câu 23: Tỉ lệ hao hụt trong quá trình phục vụ?

1- 1%: 22,2%

2- 2%: 44,4%

3- 3%: 22,2%

4- Không trả lời: 11,1% Câu 24a: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc)?

1- Phạt tiền: 88,9%

2- Thu hồi thẻ đọc: 33,3%

3- Hình thức khác: 22,2%

Page 307: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

304

Câu 24b: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán bộ)?

1- Phạt tiền: 22,2%

2- Kiểm điểm: 44,4% 3- Hình thức khác: 22,2%

Câu 25: Nhu cầu đọc sách, báo của cộng đồng dân cư

1- Cao: 33,3%

2- Trung bình: 55,6%

3- Thấp: 11,1% Câu 26: Hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin

1- Khá cao: 44,4% 2- Trung bình: 44,4% 3- Thấp: 11,2%

B: Chính sách phát triển nguồn lực thông tin 1- Có: 33,3% 2- Chưa có: 55,6% 3- Không trả lời: 11,1%

THƯ VIỆN HUYỆN Câu 3: Loại hình tài liệu

1- Sách : 100%

2- Báo, tạp chí: 94,4%

3- Microfilm, microfich: 0%

4- Băng đĩa, CD-ROM: 22,2%

5- CSDL: 22,2%

6- Loại khác: 0% Câu 4: Ngôn ngữ tài liệu

1- Tiếng Việt: 94,4%

2- Tiếng dân tộc: 16,7%

3- Tiếng Anh: 55,6%

4- Tiếng Nga: 16,7%

5- Tiếng khác (Hàn, Nhật, Đức): 16,7%

Page 308: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

305

Câu 7: Số lượng bản cho 1 tên sách báo được bổ sung 1- 1 bản: 66,7% 2- 2 bản: 61,1% 3- 3 bản: 5,6% 4- 4 bản: 22,2% 5- 5 bản: 0% 2- Số lượng khác: 0%

Câu 8 : Số lượng bản cho một tên tài liệu dưới dạng Microfilm, microfich, đĩa CD-ROM được bổ sung

1- 1 bản: 16,7% 2- 2 bản: 0% 3- 3 bản: 0% 4- Số lượng khác: 0%

Câu 9: Số lượng cơ sở dữ liệu đã bổ sung 1- 1 CSDL thư mục: 16,7% 2- 2 CSDL thư mục: 0% 3- 3 CSDL thư mục 0% 4- 1 CSDL toàn văn: 0% 5- 2 CSDL toàn văn: 0% 6- 3 CSDL toàn văn: 0% 7- Số lượng khác (1 CSDL bạn đọc): 0%

Câu 10: Hình thức kho tài liệu 1- Kho mở: 72,2% 2- Kho đóng: 61,1%

Câu 11: Hiện trạng kho tài liệu 1- Khô ráo: 83,3% 2- Ẩm mốc: 0% 3- Dột nát: 5,6% 4- Các loại côn trùng gây hại: chuột 22,2%

5- Các loại côn trùng gây hại:Mối mọt 44,4%

6- Các loại côn trùng gây hại:gián 55,6%

7- Các loại côn trùng gây hại: Loại khác (bọ ba đuôi): 11,1%

Page 309: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

306

Câu 12: Hoạt động bảo quản của thư viện: phun thuốc chống côn trùng theo định kỳ

1- 6 tháng: 16,7% 2- Hàng năm: 55,0% 3- Không trả lời: 33,3%

Câu 13: Các trang thiết bị bảo quản và phục chế tài liệu 1- Máy scan: 11,1% 2- Thiết bị khử acid: 0% 3- Các thiết bị khác: 0%

Câu 14: Từ năm 2001 đến nay thư viện đã tổ chức thanh lý tài liệu chưa? Nếu có thì thư viện đã thanh lọc mấy lần?

Có 72,2% 1- 1 lần: 38,9% 2- 2 lần: 33,3% 3- 4 lần: 5,6% 4- Không trả lời: 22,2%

Câu 15: Mấy năm thư viện thanh lý một lần? 1- 2 năm: 5,6% 2- 3 năm: 5,6% 3- 4 năm: 5,6% 4- 5 năm 33,3% 5- Định kỳ khác: 11,1% 6- Không trả lời: 38,9%

Câu 16: Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện? 1- Không còn giá trị sử dụng: 50,0% 2- Lạc hậu, phản động: 55,6% 3- Rách nát, không khôi phục được: 77,8% 4- Thừa bản 16,7% 5- Tiêu chí khác: 5,6%

Câu 17: Hình thức phục vụ của thư viện? 1- Đọc tại chỗ: 83,3% 2- Mượn về nhà: 94,4% 3- Hình thức khác: 11,1%

Page 310: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

307

Câu 18: Thư viện có website chưa? 2- Chưa có: 94,4% 3- Không trả lời: 5,6%

Câu 19: Thư viện có phần mềm quản lý thư viện và mạng máy tính chưa? 1- Có: 22,2% 2- Chưa có: 72,2% 2- Không trả lời: 5,6%

Câu 20: Thư viện có tiến hành số hóa / chuyển dạng tài liệu? 1- Có: 5,6% 2- Chưa có: 83,3% 3- Không trả lời: 11,1%

Câu 21: Phối hợp hoạt động xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện?

1- Biên mục tập trung: 0%

2- Xây dựng mục lục liên hợp: 0%

3- Phối hợp bổ sung: 5,6%

4- Mượn liên thư viện: 11,1%

5- Luân chuyển tài liệu: 61,1%

6- Hình thức khác: 0% Câu 22: Xã hội hóa công tác phát triển nguồn lực thông tin?

1- Huy động nguồn lực trong dân: 11,1% 2- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan trên địa bàn: 16,7 3- Các nguồn lực khác: 0%

Câu 23: Tỉ lệ hao hụt trong quá trình phục vụ? 1- 1%: 5,6% 2- 2%: 5,6%

3- 3%: 22,2%

4- 4%: 50,0%

5- Tỉ lệ khác: 5,6%

4- Không trả lời: 11,1%

Câu 24a: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với bạn đọc)?

1- Phạt tiền: 55,6%

Page 311: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

308

2- Thu hồi thẻ đọc: 16,7% 3- Hình thức khác: 66,7%

Câu 24b: Hình thức xử phạt bạn đọc khi làm hư hỏng, mất tài liệu (với cán bộ)? 1- Phạt tiền: 38,9% 2- Kiểm điểm: 11,1% 3- Hình thức khác: 50,0%

Câu 25: Nhu cầu đọc sách, báo của cộng đồng dân cư 1- Cao: 5,6% 2- Khá cao: 44,4% 3- Trung bình: 44,4% 4- Không trả lời: 5,6%

Câu 26: Hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin 1- Khá cao: 16,7% 2- Trung bình: 66,7% 3- Không trả lời: 16,7%

B. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin 2- Chưa có: 72,2% 3- Không trả lời: 27,8%

BẠN ĐỌC THƯ VIỆN TỈNH, THÀNH PHỐ Câu 1:

* Giới tính:

- Nam: 44,3%

- Nữ: 52,3%

- Không trả lời: 3,4% * Độ tuổi:

+ Dưới 16 tuổi: 13,1%

+ 16-30 tuổi: 52,8%

+ 31-40 tuổi: 11,9%

+ 41-50 tuổi: 11,4%;

+ Trên 50 tuổi: 10,8%

Page 312: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

309

* Trình độ học vấn:

+ Tiểu học: 0.6%

+ Trung học cơ sở: 14,2%

+ Trung học Phổ thông: 25,6%

+ Cao đẳng, đại học: 55,1%

+ Trên đại học: 3,4%

+ Không trả lời: 1,1% * Lĩnh vực hoạt động: + Học tập: 54,5% + Sản xuất kinh doanh: 9,1% + Nghiên cứu: 6,8% + Giảng dạy: 9,1% + Quản lý: 5,1% + Các lĩnh vực khác: 14,2% + Không trả lời: 1,1%

Câu 2: (Anh chị) có thường xuyên đọc sách, báo tại thư viện tỉnh, thành phố không?

1- Thường xuyên: 67,0%

2- Thỉnh thoảng: 27,8%

3- Rất ít: 3,4%

4- Không trả lời: 1,7% Câu 3: (Anh chị) đánh giá thế nào về chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện?

1- Đầy đủ: 37,5%

2- Phong phú: 43,2%

3- Thiếu bản: 9,1%

4- Không đa dạng: 8,5%

5- Không trả lời: 1,7% Câu 4: Tài liệu tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của (Anh chị) chưa?

1- Đã đáp ứng: 73,3%

2- Chưa đáp ứng: 10,8%

3- Đáp ứng rất ít: 15,9%

Page 313: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

310

Câu 5.1: (Anh chị) có gặp khó khăn khi tìm tài liệu tại thư viện không?

1- Dễ tìm: 77,8%

2- Khó tìm: 15,9%

3- Không tìm được: 1,1%

4- Ý kiến khác: 4,0%

5- Không trả lời: 1,1% Câu 5.2: Nếu gặp khó khăn Anh (chị) có được cán bộ thư viện hướng dẫn tra tìm tài liệu không?

1- Có: 93,8% 2- Không: 2,8% 3- Không trả lời: 3,4%

Câu 6: (Anh chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào?

1- Khoa học tự nhiên: 42,6%

2- Khoa học kỹ thuật: 26,1%

3- Khoa học xã hội: 47,2%

4- Tài liệu địa chí: 19,9%

5- Văn học nghệ thuật: 53,4%

6- Kinh tế: 35,8%

7- Y học: 24,4%

8- Các lĩnh vực khác: 11,9% Câu 7: Loại hình tài liệu nào (Anh chị) thường sử dụng sau đây?

1- Sách: 92,0%

2- Báo: 30,7%

3- Tài liệu điện tử: 10,8%

4- Tạp chí: 23,3%

5- Các tài liệu khác: 2,8% Câu 8: Ngoài tiếng Việt, (Anh chị) còn sử dụng tiếng nước ngoài nào?

1- Tiếng Anh: 62,5%

2- Tiếng Pháp: 4,0%

3- Tiếng Nga: 0%

4- Tiếng Đức: 0%

Page 314: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

311

5- Tiếng Trung: 2,3% 6- Các thứ tiếng khác (Hàn): 3,4%

Câu 9: (Anh chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? 1- Mục lục thư viện: 69,9% 2- Cơ sở dữ liệu: 14,8% 3- Website thư viện: 27,3% 4- Thư mục quốc gia VN: 0.6% 5- Tài liệu tra cứu: 9,7% 5- Hình thức khác: 0%

Câu 10: (Anh chị) có đánh giá gì về các công cụ tra cứu này?

Công cụ tra cứu Tra cứu nhanh, dễ sử

dụng

Tra cứu chậm, khó sử dụng

Ý kiến khác

Không trả lời

1- Mục lục thư viện 50,0% 18,2% 0,6%

2- Website thư viện 31,8% 6,2% 61,9%

3- Cơ sở dữ liệu 18,8% 8,5% 72,7%

4- Thư mục quốc gia VN 8,5% 7,4% 84,1%

Câu 11.1: (Anh chị) có truy cập vào trang web của thư viện không? 1- Có: 39,8% 2- Không: 54,0% 3- Không trả lời: 6,2%

Câu 11.2: Nếu có thì (Anh chị) có nhận xét gì về trang web của thư viện? 1- Thuận tiện trong việc tìm thông tin: 16,5% 2- Dễ sử dụng: 11,9% 3- Thông tin phong phú: 4,0% 4- Không trả lời: 67,6%

Câu 11.3: Nếu không thì vì sao? 1- Không thuận tiện trong việc tìm thông tin: 11,4% 2- Khó sử dụng: 3,4% 3- Thông tin nghèo nàn: 10,2%

4- Thư viện chưa có trang web: 4,0%

5- Không trả lời: 71,0%

Page 315: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

312

Câu 12.1: Anh (chị) có sử dụng internet không? Mức độ

1- Rất thường xuyên: 29,6%

2- Thường xuyên: 30,1%

3- Thỉnh thoảng: 30,1%

4- Không trả lời: 10,2% Câu 12.2: Anh (chị) có sử dụng internet không? Mục đích

1- Xem báo, tạp chí: 23,9%

2- Tìm tài liệu, thông tin: 49,4%

3- Học tập: 34,7%

4- Giải trí: 36,9%

5- Mục đích khác: 3,4% Câu 13: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện?

Sản phẩm và dịch vụ Tốt Trung bình Kém Không trả lời

1- Mục lục phiếu 43,2% 19,9% 36,9%

2- Cơ sở dữ liệu 27,3% 13,1% 3,4% 56,2%

3- Đọc tại chỗ 46,0% 12,5% 41,5%

4- Mượn về nhà 56,8% 12,5% 1,7% 29,0%

5- Tra cứu trên mạng LAN, internet

19,9% 15,3% 5,1% 59,7%

6- Cung cấp tài liệu theo yêu cầu

24,4% 18,2% 2,3% 55,1%

7- Dịch vụ tư vấn / Hướng dẫn 31,2% 11,4% 1,1% 56,2%

8- Dịch vụ sao chụp, chuyển dạng tài liệu

11,9% 16,5% 6,8% 64,8%

9- Dịch vụ khác 4,5% 2,3% 2,3% 90,9%

Câu 14.1: Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện? Về thời gian

1- Kịp thời: 82,4% 2- Không kịp thời: 10,2% 3- Ý kiến khác: 3,4% 4- Không trả lời: 4,0%

Page 316: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

313

Câu 14.2: Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện? Về độ phù hợp của thông tin

1- 25%: 6,3% 2- 50%: 36,9% 3- 75% trở lên: 48,3% 4- Không trả lời: 8,5%

Câu 14.3: Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện? Về lệ phí, giá cả dịch vụ

1- Hợp lý: 72,2% 2- Rẻ: 22,7% 3- Đắt: 1,1% 4- Không trả lời: 4,0%

Câu 15: Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện? 1- Đọc tại chỗ: 52,3% 2- Mượn về nhà: 68,8%

Câu 16: Anh (chị) thấy hình thức phục vụ của thư viện có thuận tiện không? 1- Thuận tiện: 90,3% 2- Chưa thuận tiện: 6,2% 3- Không trả lời: 3,4%

Câu 18: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì?

1- Tăng cường mua tài liệu bằng giấy: 59,1% 2- Tăng cường nguồn tài liệu điện tử: 43,8% 3- Biên soạn các thư mục chuyên đề: 40,3% 4- Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện: 40,9% 5- Tăng cường luân chuyển tài liệu: 37,5% 6- Xã hội hóa phát triển nguồn lực thông tin: 37,5% 7- Các biện pháp khác: 1,7%

BẠN ĐỌC THƯ VIỆN HUYỆN Câu 1:

* Giới tính:

- Nam: 41,1% - Nữ: 55,7%

Page 317: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

314

- Không trả lời: 3,2% * Độ tuổi: + Dưới 16 tuổi: 18,1% + 16-30 tuổi: 37,4% + 31-40 tuổi: 18,1% + 41-50 tuổi: 10,9%; + Trên 50 tuổi: 13,2% + Không trả lời: 2,3% * Trình độ học vấn: + Tiểu học: 4.6% + Trung học cơ sở: 17,5% + Trung học Phổ thông: 30,2% + Cao đẳng, đại học: 44,3% + Trên đại học: 2,9% + Không trả lời: 0,5% * Lĩnh vực hoạt động:

+ Học tập: 44,8%

+ Sản xuất kinh doanh: 10,6%

+ Nghiên cứu: 7,5%

+ Giảng dạy: 10,4%

+ Quản lý: 8,0%

+ Các lĩnh vực khác: 17,0%

+ Không trả lời: 1,7% Câu 2: (Anh chị) có thường xuyên đọc sách, báo tại thư viện huyện không?

1- Thường xuyên: 57,3%

2- Thỉnh thoảng: 31,9%

3- Rất ít: 7,8%

4- Không trả lời: 3,2% Câu 3: (Anh chị) đánh giá thế nào về chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện?

1- Đầy đủ: 35,3%

2- Phong phú: 25,9%

Page 318: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

315

3- Thiếu bản: 18,4% 4- Không đa dạng: 17,2% 5- Không trả lời: 3,2%

Câu 4: Tài liệu tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin của (Anh chị) chưa?

1- Đã đáp ứng: 61,3% 2- Chưa đáp ứng: 18,1% 3- Đáp ứng rất ít: 19,5% 4- Không đáp ứng: 1,1%

Câu 5.1: (Anh chị) có gặp khó khăn khi tìm tài liệu tại thư viện không? 1- Dễ tìm: 80,5% 2- Khó tìm: 9,5% 3- Không tìm được: 1,7% 4- Ý kiến khác: 2,9% 5- Không trả lời: 5,4%

Câu 5.2: Nếu gặp khó khăn Anh (chị) có được cán bộ thư viện hướng dẫn tra tìm tài liệu không?

1- Có: 92,5% 2- Không: 3,2% 3- Không trả lời: 4,3%

Câu 6: (Anh chị) thường đọc tài liệu về lĩnh vực nào?

1- Khoa học tự nhiên: 43,4% 2- Khoa học kỹ thuật: 23,3% 3- Khoa học xã hội: 47,7% 4- Tài liệu địa chí: 12,4% 5- Văn học nghệ thuật: 59,5% 6- Kinh tế: 17,0% 7- Y học: 21,3% 8- Các lĩnh vực khác: 10,6%

Câu 7: Loại hình tài liệu nào (Anh chị) thường sử dụng sau đây? 1- Sách: 87,6%

2- Báo: 60,3%

Page 319: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

316

3- Tài liệu điện tử: 9,5% 4- Tạp chí: 41,1% 5- Các tài liệu khác: 4,6%

Câu 8: Ngoài tiếng Việt, (Anh chị) còn sử dụng tiếng nước ngoài nào? 1- Tiếng Anh: 43,7% 2- Tiếng Pháp: 2,0% 3- Tiếng Nga: 0,9% 4- Tiếng Đức: 0,3% 5- Tiếng Trung: 2,3% 6- Các thứ tiếng khác (Hàn, Nhật): 2,0%

Câu 9: (Anh chị) thường tìm thông tin qua công cụ tra cứu nào? 1- Mục lục thư viện: 67,2% 2- Cơ sở dữ liệu: 15,8% 3- Website thư viện: 3,7% 4- Thư mục quốc gia VN: 0.3% 5- Tài liệu tra cứu: 5,5% 5- Hình thức khác: 4,0%

Câu 10: (Anh chị) có đánh giá gì về các công cụ tra cứu này?

Công cụ tra cứu Tra cứu nhanh, dễ sử dụng

Tra cứu chậm, khó sử dụng

Ý kiến khác

Không trả lời

1- Mục lục thư viện 55,8% 12,9% 31,3%

2- Website thư viện 8,9% 2,9% 88,2%

3- Cơ sở dữ liệu 17,0% 5,2% 77,8%

4- Thư mục quốc gia VN 5,2% 4,3% 90,5%

Câu 11.1: (Anh chị) có truy cập vào trang web của thư viện không?

1- Có: 8,0%

2- Không: 76,1%

3- Không trả lời: 15,8%

Câu 11.2: Nếu có thì (Anh chị) có nhận xét gì về trang web của thư viện?

1- Thuận tiện trong việc tìm thông tin: 3,2%

Page 320: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

317

2- Dễ sử dụng: 2,6%

3- Thông tin phong phú: 1,4%

4- Không trả lời: 92,8%

Câu 11.3: Nếu không thì vì sao?

1- Không thuận tiện trong việc tìm thông tin: 1,7%

2- Khó sử dụng: 3,5%

3- Thông tin nghèo nàn: 2,6%

4- Thư viện chưa có trang web: 51,4%

5- Không trả lời: 40,8%

Câu 12.1: Anh (chị) có sử dụng internet không? Mức độ

1- Rất thường xuyên: 12,9%

2- Thường xuyên: 25,9%

3- Thỉnh thoảng: 28,7%

4- Không trả lời: 32,5%

Câu 12.2: Anh (chị) có sử dụng internet không? Mục đích

1- Xem báo, tạp chí: 20,7%

2- Tìm tài liệu, thông tin: 36,5%

3- Học tập: 30,2%

4- Giải trí: 36,8%

5- Mục đích khác: 4,6%

Câu 13: Nhận xét của Anh (chị) về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện?

Sản phẩm và dịch vụ Tốt Trung bình Kém Không trả lời

1- Mục lục phiếu 42.3% 14,9% 0,3% 42,5%

2- Cơ sở dữ liệu 19,8% 11,5% 0,3% 68,4%

3- Đọc tại chỗ 42,0% 14,1% 2,3% 41,6%

4- Mượn về nhà 59,9% 8,0% 1,1% 31,0%

5- Tra cứu trên mạng LAN, internet

12,4% 8,9% 3,2% 75,5%

Page 321: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

318

6- Cung cấp tài liệu theo yêu cầu

20,1% 11,8% 2,3% 65,8%

7- Dịch vụ tư vấn / Hướng dẫn 23,0% 8,3% 1,7% 67,0%

8- Dịch vụ sao chụp, chuyển dạng tài liệu

5,2% 7,8% 3,2% 83,8%

9- Dịch vụ khác 2,6% 4,0% 0,6% 92,8%

Câu 14.1: Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện? Về thời gian

1- Kịp thời: 76,7%

2- Không kịp thời: 11,2%

3- Ý kiến khác: 2,3%

4- Không trả lời: 9,8%

Câu 14.2: Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện? Về độ phù hợp của thông tin

1- 25%: 4,3%

2- 50%: 46,8%

3- 75% trở lên: 38,5%

4- Ý kiến khác: 0,9%

4- Không trả lời: 9,5%

Câu 14.3: Anh (chị) đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin tại thư viện? Về lệ phí, giá cả dịch vụ

1- Hợp lý: 64,4%

2- Rẻ: 26,4%

3- Không trả lời: 9,2%

Câu 15: Anh (chị) thường sử dụng hình thức phục vụ nào của thư viện?

1- Đọc tại chỗ: 48,6%

2- Mượn về nhà: 89,1%

Câu 16: Anh (chị) thấy hình thức phục vụ của thư viện có thuận tiện không?

1- Thuận tiện: 89,4%

2- Chưa thuận tiện: 6,3%

3- Không trả lời: 4,3%

Page 322: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

319

Câu 18: Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, theo Anh (chị) thư viện cần có những biện pháp gì?

1- Tăng cường mua tài liệu bằng giấy: 56,9% 2- Tăng cường nguồn tài liệu điện tử: 47,1% 3- Biên soạn các thư mục chuyên đề: 33,6% 4- Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện: 32,2% 5- Tăng cường luân chuyển tài liệu: 31,9% 6- Xã hội hóa phát triển nguồn lực thông tin: 28,4% 7- Các biện pháp khác: 0,9%

NGƯỜI CHỦ TRÌ ĐIỀU TRA

Page 323: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

320

PHỤ LỤC 7: ĐỀ XUẤT QUY CHẾ HỢP TÁC CHIA SẺ NGUỒN LỰC

THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

DỰ THẢO QUY CHẾ

Về hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin

của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BVHTTDL ngày tháng

năm 201... của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực

thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt

Nam nhằm mục đích tăng cường nguồn lực thông tin cho các hư viện công cộng,

đặc biệt là thư viện cấp huyện và cấp xã trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng,

hiệu quả nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí... của

người dân.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định các thư viện tham gia hoạt động hợp tác, chia sẻ

nguồn lực thông tin; trách nhiệm của các thư viện trong hợp tác, chia sẻ nguồn lực

thông tin; và nội dung hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện.

2. Các thư viện tham gia vào hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin

trong hệ thống thư viện công cộng gồm có: thư viện cấp tỉnh; thư viện cấp huyện;

thư viện cấp xã/phòng đọc sách xã, phường, thị trấn... và các thư viện/phòng đọc

sách có phục vụ rộng rãi công chúng do các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thành lập.

Page 324: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

321

Điều 3. Hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin

Hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin là một trong những hình thức phát triển nguồn lực thông tin bao gồm các hoạt động chính: phối hợp bổ sung, biên mục tập trung, xây dựng mục lục liên hợp, mượn liên thư viện, xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu, luân chuyển tài liệu…

Chương II

VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THƯ VIỆN CÔNG CỘNG

TRONG HỢP TÁC, CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN

Điều 4. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thư viện cấp tỉnh

1. Là thư viện có nguồn lực thông tin lớn nhất ở địa phương, thư viện tỉnh

đóng vai trò trung tâm trong hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các

thư viện trong tỉnh và giữa thư viện tỉnh với các thư viện ngoài tỉnh.

2. Để thực hiện vai trò trung tâm, thư viện tỉnh có các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và nhu cầu người dùng tin ;

b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hợp tác, chia sẻ

nguồn lực thông tin giữa các thư viện công cộng, và giữa thư viện công cộng với

các thư viện khác trong và ngoài tỉnh ;

c) Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu người dùng tin để có cơ sở tăng cường

các hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin phù hợp ;

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng chuẩn nghiệp vụ

thống nhất trong hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin ;

đ) Đào tạo, hướng dẫn hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin ;

e) Đúc kết lý luận, thực tiễn hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin.

Điều 5. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thư viện cấp huyện

1. Thư viện cấp huyện giữ vai trò là cầu nối trong hoạt động hợp tác, chia sẻ

nguồn lực thông tin từ thư viện cấp tỉnh về thư viện cấp xã, cơ sở và đóng vai trò

Page 325: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

322

trung tâm trong tổ chức hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện/

phòng đọc sách cấp xã và cơ sở trên địa bàn.

2. Để thực hiện tốt các vai trò trên, thư viện cấp huyện có các nhiệm vụ sau:

a) Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông

tin của thư viện huyện và thư viện/phòng đọc sách cấp xã và cơ sở;

b) Đào tạo, hướng dẫn hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin ;

c) Thực hiện báo cáo theo định kỳ hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực

thông tin trên địa bàn với thư viện tỉnh.

Điều 6. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thư viện cấp xã và cơ sở

1. Thư viện/phòng đọc sách cấp xã và cơ sở tổ chức phục vụ tài liệu/thông

tin cho người dân trên địa bàn.

2. Để thực hiện tốt chức trách trên, thư viện cấp xã và cơ sở thực hiện các

nhiệm vụ sau:

a) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ để quản lý và bảo quản

nguồn lực thông tin có được thông qua hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin;

b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi, bố trí giờ mở cửa phù hợp với điều kiện sinh

sống và lao động sản xuất của nhân dân địa phương để phát huy tối đa nguồn lực

thông tin ;

c) Tập hợp các nhu cầu của người dân và phản ánh kịp thời với thư viện có

trách nhiệm thực hiện hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin trên địa bàn.

Chương III

TỔ CHỨC HỢP TÁC, CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN

Điều 7. Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin

1. Thành lập bộ phận chỉ đạo chung hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin gồm

đại diện các thư viện tham gia.và bộ phận vận hành công việc hiệu quả, đồng thời,

Page 326: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

323

thống nhất mục tiêu, xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng giai đoạn cụ thể. Bộ

phận chỉ đạo có quyền hành ngang nhau nhưng nhất thiết phải bầu một đơn vị có uy

tín và trách nhiệm làm tổng chỉ đạo để điều phối các hoạt động hợp tác chia sẻ

nguồn lực thông tin giữa các thư viện.

2. Để cơ chế hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin vận hành hiệu quả:

a) Thư viện cấp tỉnh giữ vai trò chỉ đạo trong các hoạt động hợp tác chia sẻ

nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong địa bàn tỉnh;

b) Với các hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện

ngoài địa bàn tỉnh.sẽ do các đơn vị thành viên thống nhất bầu ra;

b) Với các hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin của toàn hệ thống thư

viện công cộng, Vụ Thư viện hoặc Thư viện quốc gia Việt Nam giữ vai trò chỉ đạo.

Điều 8. Nội dung hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin

Để hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin hiệu quả, trước tiên, hệ thống thư

viện công cộng Việt Nam tiến hành một số hoạt động sau:

a) Phối hợp bổ sung: ưu tiên phối hợp bổ sung tài liệu nước ngoài (cả truyền

thống và điện tử) thông qua trao đổi danh mục tài liệu ngoại văn hiện có của các thư

viện để tránh lãng phí kinh phí do bổ sung trùng tài liệu;

b) Biên mục tập trung: tiến hành biên mục những tài liệu phối hợp bổ sung

nhằm đảm bảo thống nhất chuẩn nghiệp vụ, tiết kiệm kinh phí, nhân lực cũng như

dễ dàng cho việc phối hợp phát triển nguồn lực thông tin và chia sẻ dữ liệu... giữa

các thành viên;

c) Xây dựng mục lục liên hợp: trong phạm vi và nhu cầu phối hợp có thể xây

dựng các mục lục liên hợp chỉ phản ánh một vài chủ đề hoặc nội dung cụ thể mà các

thư viện quan tâm nhằm xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin tại thời điểm đó.

Các mảng chủ đề, nội dung khác sẽ được xây dựng sau đó và kết hợp lại thành mục

lục liên hợp hoàn chỉnh;

Page 327: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

324

d) Mượn liên thư viện: thông báo và hướng dẫn người dùng tin sử dụng mục

lục liên hợp để xác định được nguồn và tên tài liệu cần mượn liên thư viện cũng như

quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm, kể cả khoản chi phí...của thư viện và người dùng

tin có nhu cầu mượn tài liệu;

e) Xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu: Bước đầu, cần xây dựng một mạng diện

rộng nhằm tạo lập, bảo trì bảo quản, tích hợp nội dung số và đảm bảo cung cấp truy

cập trực tuyến tới nó từ các thư viện và người dùng tin; xây dựng cơ sở dữ liệu địa

chí; triển khai dịch vụ cung cấp tài liệu gốc bằng cách sao chụp hoặc scan rồi

chuyển file trên cơ sở tuân thủ Luật bản quyền tác giả…;

f) Luân chuyển tài liệu: thống nhất thời gian, địa điểm, số lượng, loại hình,

môn loại tài liệu, hạn nhận và hạn trả tài liệu, hình thức xử phạt…cũng như thống

kê, kiểm soát hoạt động luân chuyển của từng thư viện, từ đó có thể đánh giá chất

lượng và kết quả của công tác này.

Chương IV

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI Điều 9. Nghĩa vụ, quyền lợi của các thư viện tham gia hợp tác, chia sẻ

nguồn lực thông tin

1. Nghĩa vụ của các thư viện.

a) Tham gia và hoàn thành các hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông

tin cụ thể;

b) Chấp hành sự phân công, chỉ đạo của bộ phận chỉ đạo chung trong các nội

dung hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin;

c) Áp dụng thống nhất các chuẩn nghiệp vụ và thông tin quốc gia, quốc tế để

hỗ trợ hiệu quả xử lý, lưu trữ, quản lý, tra cứu, phổ biến, chia sẻ dữ liệu;

d). Đóng góp kinh phí đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận từ nguồn kinh phí

được cấp hàng năm. Có thể tranh thủ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước thông qua xã hội hóa cho các nội dung hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin;

Page 328: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG - HUC |

325

e) Bố trí nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2. Quyền lợi của các thư viện.

a) Sử dụng miễn phí các sản phẩm và dịch vụ thông qua hợp tác, chia sẻ

nguồn lực thông tin;

b) Tiết kiệm kinh phí phát triển nguồn lực thông tin;

c) Được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về những nội dung liên quan đến

hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin …

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin đặt dưới sự chỉ đạo của Sở

Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Hàng năm, giám đốc thư viện cấp tỉnh, giám đốc hoặc trưởng thư viện cấp

huyện xây dựng kế hoạch hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin và thường xuyên báo

cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có biện pháp chỉ đạo, báo cáo Bô Văn hóa,

Thể thao và Du lịch điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo hiệu

quả của hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin./.

Bộ trưởng Bô Văn hóa, Thể thao và Du lịch

(ký tên đóng dấu)