151
Li nói đầu ---- Căn cvào quy hoch báo chí đã được Thtướng Chính phphê duyt, theo văn bn đề nghca BGiáo dc và Đào to, ngày 25 tháng 11 năm 2002, BVăn hoá - Thông tin đã ra Quyết định s510/GP-BVHTT, cp giy phép hot động báo chí cho Tp chí “Khoa hc và Công nghĐại hc Đà Nng. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cc Báo chí BVăn hoá - Thông tin đã có Công văn s816/BC đồng ý cho phép Tp chí “Khoa hc và Công nghĐại hc Đà Nng được tăng kxut bn t03 tháng/klên thành 02 tháng/k. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa hc và Công nghQuc gia thuc BKhoa hc và Công nghđã có Công văn s44/TTKHCN-ISSN đồng ý cp mã chun quc tế: ISSN 1859-1531 cho Tp chí “Khoa hc và Công ngh”, Đại hc Đà Nng. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cc Báo chí, BThông tin và Truyn thông đã có Công văn s210/CBC cho phép Tp chí “Khoa hc và Công nghĐại hc Đà Nng, ngoài ngôn ngđược thhin là tiếng Vit, được bsung thêm ngôn ngthhin bng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 15 tháng 9 năm 2011, BThông tin và Truyn thông đã có Quyết định s1487/GP-BTTTT cp Giy phép sa đổi, bsung cho phép Tp chí Khoa hc và Công ngh, Đại hc Đà Nng được tăng khn xut bn t02 tháng/klên 01 tháng/kvà tăng strang t80 trang lên 150 trang. Tp chí “Khoa hc và Công nghĐại hc Đà Nng ra đời vi mc đích: Công b, gii thiu các công trình nghiên cu khoa hc trong lĩnh vc ging dy và đào to; Thông tin các kết qunghiên cu khoa hc trong và ngoài nước nhm phc vcho công tác đào to ca nhà trường; Tuyên truyn, phbiến đường li chính sách ca Đảng và Nhà nước trong lĩnh vc giáo dc, đào to và nghiên cu khoa hc, công ngh. Tp chí “Khoa hc và Công nghĐại hc Đà Nng ra đời là skế tha và phát huy truyn thng các tp san, thông báo, thông tin, kyếu Hi tho ca Đại hc Đà Nng và các trường thành viên trong gn 40 năm qua. Ban Biên tp rt mong sphi hp cng tác ca đông đảo các nhà khoa hc, nhà giáo, các cán bnghiên cu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tp chí “Khoa hc và Công ngh” ca Đại hc Đà Nng ngày càng có cht lượng tt hơn. BAN BIÊN TP

Lời nói đầu - udn.vn

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lời nói đầu - udn.vn

Lời nói đầu ----

Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng.

Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ.

Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng.

Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang.

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích:

Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo;

Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường;

Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua.

Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn.

BAN BIÊN TẬP

Page 2: Lời nói đầu - udn.vn
Page 3: Lời nói đầu - udn.vn

MỤC LỤC ISSN 1859-1531 - Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 4(89).2015

KHOA HỌC XÃ HỘI

Sử dụng E-learning như một công cụ hỗ trợ phát triển kỹ năng viết ở Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng E-learning as a tool to support the development of writing skill in English department, University of Foreign Language Studies, The University of Danang Võ Thị Kim Anh 1

Khảo sát hiệu quả sử dụng kĩ năng dự đoán đáp án khi làm bài nghe dạng điền vào chỗ trống An investigation into the effectiveness of prediction skill in gap-filling listening exercises Phan Sỹ Cường, Hạ Ngọc Khánh Châu, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 6

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên Factors influencing the development of ecotourism at Cat Tien national park Phan Thị Dang 10

Giảng dạy bằng tiếng Anh các học phần chuyên ngành Quốc tế học tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng: thực trạng và giải pháp Teaching through English the international studies subjects at the department of international studies, University of Foreign Language Studies, the University of Danang: the status quo and suggested solutions Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 15

Một số đề xuất biên soạn giáo trình môn học xác suất - thống kê theo định hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng Some recommendations for compiling the textbook on probability – statistics course with an orientation to students’ career skill training in economic field at Lac Hong University Trần Văn Hoan 21

Áp dụng phương pháp giảng dạy chủ động cho học phần “Nhập môn Đông phương học” trong chương trình đào tạo ngành Đông phương học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Applying methods of active teaching on the subject “Introduction to oriental studies” in the curriculum of oriental studies at the University of Foreign Language Studies, the University of Danang Lê Thị Kim Oanh 26

Tính vị chủng của giới trẻ tại thị trường miền Trung Consumer ethocentrism of youths in central region market Ngô Thị Khuê Thư 30

Giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Nẵng Measures for improving communication skills for students at Danang Vocational tourism College Trần Thị Bích Trâm 35

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng gắn với sự phát triển ngành du lịch - dịch vụ tại Đà Nẵng Promoting the training of foreign language human resources at the University of Foreign Language Studies, University of Danang associated with the development of tourism - services in Danang Phan Thị Yến 40

KHOA HỌC NHÂN VĂN

Ngô Thì Nhậm và triết lý nhân sinh Ngo Thi Nham and his human life philosophy Trần Ngọc Ánh 45

Triết lý nhập thế của Phật giáo thời Trần và những giá trị lịch sử The philosophy of incarnation of buddhism under Tran dynasty and historical values Nguyễn Thị Kim Bình 48

Một số cách tiếp cận tương đương dịch thuật On some approaches to equivalence in translation Lê Thị Giao Chi 51

Chính sách phòng chống thiên tai ở Bắc và Bắc Trung bộ dưới thời Nguyễn (1802 - 1883) Measures of preventing and fighting natural disasters in the North and North Central regions during Nguyen dynasty (1802-1883) Lê Thị Thu Hiền 57

Khảo sát từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam - Đà Nẵng A study of career terms in Quangnam - Danang handicrafts Ngô Thị Thu Hương, Bùi Trọng Ngoãn 61

Khảo sát thực trạng quản lý một số hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng An investigation into the management of some international collaborative activities at the University of Danang, University of Foreign Language Studies Lưu Quý Khương 66

Page 4: Lời nói đầu - udn.vn

Công tác quản lý tăng sĩ của triều Minh Mạng (1820 – 1841) Buddhist management under Minh Mang‘s reign Nguyễn Duy Phương 70

Phân tích lỗi của sinh viên Việt Nam giai đoạn trung cấp khi sử dụng bổ ngữ chỉ hướng tiếng Trung An error analysis of using directional complements of Vietnamese students of intermediate Chinese level Lưu Hớn Vũ 75

KHOA HỌC KINH TẾ

Nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế Detecting earnings management of enterprises in Thuathienhue Lê Thị Hoài Anh, Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng 78

Yếu tố ảnh hưởng đến ý định của nhà đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Factors affecting the intentions of foreign investors in the key economic regions of central Vietnam Nguyễn Ngọc Anh 83

Tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Economic growth in key economic region in Central Phan Thăng An 87

Những thành công và vấn đề trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam The success and problems during capital mobilization, allocation and use for economic growth Vietnam Bùi Quang Bình 93

Nghiên cứu ứng dụng mô hình SCOR trong cải tiến quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Đà Nẵng The research on application of SCOR model to improve supply chain of small and medium enterprises in Danang city, Vietnam Hồ Dương Đông 98

Điều tiết, giải điều tiết, tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách Banking regulation, deregulation and reregulation - a comparative perspective and policy implications Lâm Chí Dũng 102

Gian lận trong những giao dịch bán hàng với các bên liên quan: thủ thuật gian lận và giải pháp giảm thiểu gian lận Fraudulent sales of goods to related party transactions: tricks of fraudulent financial reporting and measures for prevenion Nguyễn Thị Thu Hà 108

Nghiên cứu động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Motives, expectations and preparedness: a study of students of accounting and Auditing at College of Economics, Hue University Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh 113

Ứng dụng mô hình kết hợp ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-index Forecasting Vietnam stock index using hybrid ARIMA-GARCH model Nguyễn Thanh Hương, Bùi Quang Trung 118

Mô hình liên kết giữa nhà phân phối và các nhà sản xuất trong phát triển thương hiệu riêng - trường hợp siêu thị Coopmart Model links distributors and manufacturers in private brand development - the case of Coopmart supermarket Đặng Văn Mỹ 123

Thang đo ‘giá trị cá nhân’ tại thị trường Việt Nam A scale for measuring the “personal values” in the Vietnamese market Nguyễn Thu Thủy 128

Phân tích chi phí lợi ích phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định Cost-benefit analysis of mangrove restoration in Thi Nai lagoon, Binh Dinh province Trần Hữu Tuấn, Võ Việt Hùng, Bùi Đức Tính, Nguyễn Văn Toàn 133

Lập bảng cân đối liên ngành theo giá cơ bản: cách tiếp cận từ bảng cung ứng và bảng sử dụng sản phẩm Establishing the input-output table at basic prices: an approach from the supply table and use table Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Hương 138

Mối quan hệ giữa hình ảnh quốc gia xuất xứ và giá trị thương hiệu: trường hợp thương hiệu Honda tại thị trường xe máy thành phố Đà Nẵng The relationship between country- of - origin image and brand equity: a case of Honda in the motorbike market in Danang city Trần Trung Vinh 143

Page 5: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 1

SỬ DỤNG E-LEARNING NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT Ở KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG E-LEARNING AS A TOOL TO SUPPORT THE DEVELOPMENT OF WRITING SKILL

IN ENGLISH DEPARTMENT, UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES, THE UNIVERSITY OF DANANG

Võ Thị Kim Anh

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Việc sử dụng học tập trực tuyến đã và đang được tiếnhành ở Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học ĐàNẵng (ĐHNN, ĐHĐN). Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn còn hạn chế.E-learning chủ yếu được sử dụng như nơi để giáo viên tải tài liệulên. Bài viết đề cập các bước tiến hành cụ thể để có thể thành côngtrong việc sử dụng e-learning trong việc phát triển kỹ năng viết.Thật sự, năm bước cơ bản trong quá trình viết bài đều có thể đượcthiết kế trên e-learning. Một số các khó khăn sinh viên và giáo viêngặp phải trong quá trình sử dụng e-learning để phát triển kỹ năngviết cũng được đưa ra. Ngoài ra, bài viết còn thảo luận một số lưuý khi sử dụng e-learning nói chung và để phát triển kỹ năng viết nóiriêng thành công.

Abstract - E-learning has been increasingly used in EnglishDepartment, University of Language Studies, The University ofDanang. However, its use is still limited. E-learning is simply usedas the place for teachers to upload their documents. This papermentions specific steps to implement the application of e-learningto develop students’ writing skill successfully. In fact, 5 steps of thewriting process can be designed and carried out on e-learning.Some challenges that students and teachers may encounter duringthe implementation are also pointed out. Besides, the articlediscusses some specific suggestions to successfully use e-learning in general and to develop writing skill in particular.

Từ khóa - học tập kết hợp; học tập trực tuyến; học tập mang tínhhợp tác; tiến trình viết; đánh gíá.

Key words - blended learning; e-learning; cooperative learning;the writing process; evaluation.

1. Đặt vấn đề

Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và sinh viên trong quá trình dạy và học. Kỹ năng này đòi hỏi sự kiên trì của người học và thời gian trên lớp của giáo viên. Tuy nhiên, với chương trình tích hợp như hiện nay, giáo viên khó có thể thu xếp đủ thời gian để giúp học trò phát triển kỹ năng viết tốt. Trong điều kiện như vậy, sử dụng e-learning như một công cụ hỗ trợ thực sự là một giải pháp tốt.

2. Sơ lược về e-learning và tiến trình viết

2.1. Sơ lược về e-learning

2.1.1. E-learning là gì?

E-learning hay học tập trực tuyến là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên.

Theo Wikipedia, e-learning là việc sử dụng công nghệ giáo dục điện tử (electronic educational technology) trong dạy và học.

2.1.2. Việc sử dụng e-learning trên thế giới và Việt Nam

E-learning, hình thức học trực tuyến, rất phổ biến ở các nước có nền công nghiệp phát triển, với nhiều môn học cũng như trung tâm đào tạo. Tại Mỹ, có khoảng 80% trường đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến. Tại Singapore, khoảng 87% trường đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến (Tri Nam). Các trường thường xây dựng e-learning trên hai hệ thống lớn là Blackboard và WebCT. Ngoài ra, Moodle (Moodular Object - Oriented Dynamic Learning Environment), một hệ thống miễn phí và mã nguồn mở cũng được nhiều trường ở châu Á cũng như Việt Nam sử dụng. Schoology cũng là

một hệ thống miễn phí khác được lựa chọn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam e-learning chưa được sử dụng nhiều, chủ yếu được sử dụng ở các trường đại học lớn. Hai ngành Tiếng Anh, và Tin học là hai ngành sử dụng e-learning chủ yếu hiện nay.

2.1.3. E-learning ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Trường ĐHNN, ĐHĐN là một trong những trường sử dụng e-learning sớm. Hệ thống e-learning đã được đưa vào sử dụng ở trường từ năm 2011 với mục đích hổ trợ cho việc dạy và học. Hệ thống e-learning của trường được xây dựng trên Moodle. Với các tính năng vượt trội của Moodle, Ban Giám hiệu Trường ĐHNN, ĐHĐN mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy của nhà trường cũng như theo kịp xu hướng học tập kết hợp trực tuyến (blended learning) hiện nay.

Tuy vậy vì một số lý do, việc sử dụng e-learning tại Trường ĐHNN, ĐHĐN vẫn còn hạn chế. Ngay ở Khoa tiếng Anh, khoa được cho là sử dụng e-learning nhiều so với các khoa khác, số khóa học có sử dụng e-learning cũng rất giới hạn.

Theo Hồ Quảng Hà (2014) thì việc sử dụng e-learning ở trường ĐHNN, ĐHĐN chủ yếu tập trung cung cấp các tài liệu như bài giảng, bài tham khảo (80%). Việc khai thác các tính năng của e-learning chưa được chú trọng.

Cũng theo Hồ Quảng Hà (2014), giáo viên chủ yếu dùng tính năng tải tập tin và bài tập trên e-learning.

2.2. Năm bước cơ bản trong tiến trình viết (the process of writing)

Các bước viết một bài để phát triển kỹ năng viết bao gồm:

- Chuẩn bị ý (brainstorming): Đây là bước đầu tiên

Page 6: Lời nói đầu - udn.vn

2 Võ Thị Kim Anh

trong tiến trình viết. Để chuẩn bị ý tưởng cho một bài viết, sinh viên cần tiến hành phân tích đề bài, xác định thể loại, văn phong. Sau khi xác định được văn phong cần sử dụng, yêu cầu đề bài, sinh viên bắt đầu gạch ý tưởng cho bài viết. Bước này có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên có thể cho sinh viên thảo luận theo nhóm hoặc thảo luận chung cả lớp, hay đơn giản là các sinh viên sẽ gạch ý ra giấy nháp trước khi tiến hành bước tiếp theo.

- Lập dàn ý (outlining): Sau khi có ý tưởng cho bài viết, một dàn ý sẽ được lập. Việc lập dàn ý có thể tiến hành cá nhân hoặc theo nhóm.

- Viết nháp (drafting): Bản viết đầu tiên là bước tiếp theo của quá trình viết. Sinh viên dựa trên dàn ý được lập để viết. Lúc này sinh viên quan tâm nhiều đến phát triển ý hơn là những lỗi nhỏ như spelling.

- Chỉnh sửa (editing): Sau khi bản nháp hoàn thành, phần editing sẽ được tiến hành. Lúc này, bài viết được hoàn thiện. Bài viết cuối cùng đã được hoàn thành sau khi chỉnh sửa các lỗi ngữ pháp hay diễn đạt.

- Đánh giá (evaluation/correcting): Việc đánh giá có thể là bạn giúp chỉnh sửa (peer editing) hay chỉnh sửa theo nhóm (group editing), hay là giáo viên sửa bài và nhận xét.

Tuy nhiên, với thời lượng giờ học trên lớp rất hạn chế như hiện nay các bước tiến hành khó có thể thực hiện hết trên lớp. Thường thì giáo viên chỉ có thể dành 5-10 phút để cho sinh viên tiến hành thảo luận ý và lập dàn ý. Phần viết nháp và chỉnh sửa thường được cho về nhà. Do đó, giáo viên hầu như không thể giúp được sinh viên của mình nhiều cũng như không thể biết liệu sinh viên có theo đúng tiến trình viết không. Và rất nhiều sinh viên đã bỏ qua bước chỉnh sửa và nộp bản viết đầu tiên. Bước cuối cùng (evaluation) thường là giáo viên đem bài về sửa.

3. Sử dụng e-learning để hỗ trợ dạy và học viết

3.1. Lợi ích của việc sử dụng e-learning để hỗ trợ tiến trình dạy và học viết

Sử dụng e-learning trong giảng dạy thực sự mang lại cho sinh viên và giáo viên rất nhiều lợi ích:

- E-learning hỗ trợ và khuyến khích tự học và học tập mang tính hợp tác (coorperative learning) (Marsh, 2012). Giáo viên có thể tạo bài tập trên e-learning dưới nhiều hình thức để làm bài cá nhân hay làm nhóm. Việc học theo nhóm thường tốn rất nhiều thời gian và đôi khi sinh viên không thể thu xếp thời gian để tổ chức học nhóm. Với e-learning sinh viên có thể tham gia thảo luận và thu xếp việc học ở nhà, không nhất thiết cả nhóm phải có cùng thời gian rảnh. Nhờ thế, học tập mang tính hợp tác được tiến hành dễ dàng hơn. Ngoài ra, e-learning còn tạo cơ hội để sinh viên phát triển kỹ năng tự học qua các loại hình bài tập đa dạng và các website hỗ trợ được kết nối với e-learning.

- E-learning tạo không gian cho sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức (Davoil et al, 2009; Richardson, 2010). Các forum va blog trên e-learning có thể được sử dụng, tạo chỗ cho sinh viên trao đổi thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học thoải mái. Ngay cả những sinh viên không được tự tin lắm trong lớp học cũng cảm thấy dễ dàng tham gia các cuộc thảo luận trên e-learning.

- E-learning cung cấp cho sinh viên cơ hội đưa ra nhận

xét (feedback) cho bài viết của các bạn khác trong lớp (Richarson, 2010). Chức năng workshop trên forum tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiến hành cho sinh viên nhận xét bài của bạn (peer feedback) mà không mất thời gian trên lớp. Tất cả các sinh viên trong lớp đều có thể tham gia và xem được các góp ý của bạn mình cho các bài viết cá nhân hoặc nhóm.

- E-learning thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp giáo viên quản lý lớp học (Bonk and Graham, 2006). Chức năng quản lý lớp học của e-learning giúp giáo viên nắm được số giờ tự học của sinh viên cũng như việc tham gia vào các hoạt động có tích cực hay không.

- E-learning giúp tăng cường giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên, sinh viên và sinh viên thông qua forum, blog và các hoạt động khác. Việc giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên cũng như giữa sinh viên với nhau không bị giới hạn bởi thời gian như các buổi học trực tiếp.

- Sinh viên có thể thu xếp thời gian học trên e-learning theo điều kiện và sở thích của mình. Điều này thực sự tạo được sự linh hoạt cho sinh viên và giáo viên trong quá trình dạy và học.

3.2. Vai trò của giáo viên và sinh viên trong học tập trực tuyến (e-learning)

3.2.1. Vai trò của giáo viên

Theo Nguyễn Thị Cúc Phương (2014), người giáo viên có ba vai trò chính khi sử dụng khóa học trên e-learning: chuyên môn, sư phạm, giao tiếp.

- Về năng lực chuyên môn: Người giáo viên phải có chuyên môn tốt để truyền đạt và tổ chức khóa học hiệu quả.

- Về phương pháp sư phạm: Việc học tập có kết hợp sử dụng e-learning khác với việc giảng dạy chỉ có giờ ở lớp. Giáo viên cần nắm vững phương pháp và tạo khóa học hỗ trợ hiệu quả trên e-learning.

- Về vai trò giao tiếp: Giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt với sinh viên để có thể động viên khuyến khích cũng như kết nối các sinh viên với nhau. Ngoài phần bài học trên lớp, giáo viên phải tham gia và tương tác rất nhiều với sinh viên trên forum hay blog.

Ngoài ba vai trò cơ bản này, theo Nguyễn Thị Cúc Phương (2014), người giáo viên còn phải đảm nhiệm 6 chức năng: tiếp đón và giới thiệu khóa học, hướng dẫn học nội dung chuyên môn, hướng dẫn phương pháp học, hướng dẫn tự điều chỉnh và áp dụng chiến lược siêu tri (metacognitive strategies), đánh giá và cung cấp tài liệu bổ trợ.

- Tiếp đón và giới thiệu khóa học: Cũng như các lớp học truyền thống, giáo viên sẽ dành thời gian để sinh viên làm quen với mình, môn học cũng như khóa học trên mạng. Hoạt động này được gọi chung là tiếp đón và giới thiệu khóa học. Giáo viên giới thiệu về khóa học bao gồm phần học trên lớp và trên mạng. Giúp sinh viên làm quen với các hoạt động được tổ chức trên e-learning như forum, chat room, hay assignment.

- Hướng dẫn nội dung chuyên môn: Tùy vào việc khóa học được mở để hỗ trợ cho khóa học ở lớp hay là một khóa học trực tuyến hoàn toàn, giáo viên sẽ có những hoạt động giới thiệu nội dung học khác nhau. Khi khóa học được tạo chỉ để hỗ trợ thì phần lớn các hoạt động là để phát triển khả năng của sinh viên sau buổi học chính khóa, tức là các hoạt động sẽ

Page 7: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 3

được tổ chức dựa theo nội dung giờ học trên lớp. Giáo viên phải có giáo án cụ thể, xem các hoạt động trên e-learning như một phần của chương trình và chú ý đến sự gắn kết giữa nội dung truyền đạt trên lớp học và hoạt động trên e-learning.

- Hướng dẫn phương pháp học: Phương pháp học cũng cần phải được chú trọng ngay từ đầu khóa học để sinh viên có thể có chiến lược học tập cho riêng mình.

- Tự điều chỉnh và áp dụng chiến lược siêu tri nhận: Đây là khả năng tự kiểm soát các hành vi của bản thân, ý thức được những gì mình đang làm là phù hợp hay không phù hợp để hoàn thành một nhiệm vụ.

- Hoạt động đánh giá: Người giáo viên phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại quy trình mình tiến hành. Đánh giá các hoạt động của sinh viên trên khóa học, cũng như đánh giá các bài viết, thảo luận hay làm việc nhóm của sinh viên.

- Cung cấp tài liệu hoặc nguồn tài liệu hỗ trợ: Đây là phần giáo viên có thể làm tốt với sự hỗ trợ của e-learning. Các tài liệu tham khảo và địa chỉ website có thể cung cấp tài liệu được đưa lên khóa học để sinh viên có thể sử dụng khi cần thiết.

3.2.2. Vai trò của sinh viên

Theo Marsh (2012), sinh viên cần có thời gian để thích ứng và phát triển ở môi trường học mới với khóa học có sử dụng học tập trực tuyến. Và để thành công trong khóa học, sinh viên cần:

- Lên kế hoạch học tập và quản lý thời gian một cách độc lập: Việc học kết hợp chương trình học trên lớp và e-learning đòi hỏi sinh viên phải có kế hoạch học tập và quản lý thời gian hiệu quả. Một số hoạt động trên e-learning như assignment yêu cầu sinh viên phải làm đúng hạn.

- Học độc lập (learning independently): Các hoạt động được tổ chức trên e-learning đều tạo điều kiện cho sinh viên có sự linh hoạt trong học tâp. Họ học ở bất cứ đâu và khi nào họ muốn. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là sinh viên cần học cách làm việc độc lập, không phụ thuộc vào giáo viên, tự quyết định, và tự có trách nhiệm trong việc học của mình.

- Làm việc hợp tác trong khóa học (working collaborative online): Sinh viên cần phải thể hiện khả năng hoạt động theo nhóm, khi học trên e-learning.

- Tự xem lại và tự sửa chữa (revewing and self-correcting): Một số hoạt động trên e-learning được đánh giá tự động. Ví dụ như các bài tập đọc hiểu hay ngữ pháp, nghe sẽ được chấm điểm tự dộng. Do đó sinh viên phải biết cách xem xét lại, tự điều chỉnh để tránh những sai sót khi làm bài trên e-learning.

3.3. Sử dụng e-learning trong tiến trình dạy viết

Người viết đã sử dụng e-learning để hỗ trợ cho việc dạy môn Tiếng Anh nâng cao 1 cho sinh viên năm thứ ba hệ cử nhân biên phiên dịch, Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN, ĐHĐN. Đây là môn học sử dụng giáo trình FCE Results (Davies, P, Falla, T, 2008) với thời lượng lên lớp là 3 tiết/ 1 tuần, trong 15 tuần. Tức là một bài (unit) gồm có năm phần nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp sẽ học trong 9 tiết. Với thời lượng giờ học như vậy, thời gian dành phát triển kỹ năng viết là rất hạn hẹp. Vì thế, e-learning thực sự là một cứu cánh cho cả giáo viên và sinh viên.

Sau phần trình bày về lý thuyết ở lớp, phần thực hành

viết gồm cả 5 bước, chuẩn bị ý, lập dàn ý, viết đều có thể tiến hành trên e-learning.

Phần chuẩn bị ý có thể được tiến hành theo hình thức cả lớp cùng thảo luận (class discussion) trên forum. Gíáo viên lập forum trên e-learning và sinh viên tham gia thảo luận về ý tưởng cho bài viết. Với cách này sinh viên có thể dễ dàng trao đổi ý và nhận được sự hỗ trợ của giáo viên.

Lập dàn ý là phần có thể tổ chức bằng chức năng workshop trên e-learning. Toàn bộ dàn ý sẽ được upload lên. Sinh viên có thể xem dàn ý của bạn mình và nhận xét hoặc rút ra kinh nghiệm cho bài của mình. Ngoài ra forum hoặc chatroom cũng có thể dùng trong trường hợp này. Giáo viên tải một dàn ý mẫu lên để các sinh viên tham khảo. Các dàn ý được đưa lên và sinh viên nhận xét bằng cách đưa nhận xét (post comment).

Sinh viên có thể viết nháp rồi đưa bài lên discussion trên forum để tham khảo góp ý của các bạn.

Phần đánh giá được xem là phần rất quan trọng trong tiến trình viết, vì đây là phần giúp sinh viên nhận ra những khiếm khuyết trong bài viết của mình. Tuy nhiên, theo Hà Kim Liên (2003), chỉ có 88,5% sinh viên quan tâm đến việc này, và chỉ có 18,5% trong số đó sẵn sàng tham gia vào việc sửa và góp ý cho bài viết của bạn mình ở lớp. Cũng theo nghiên cứu của Hà Kim Liên (2003), tất cả sinh viên được điều tra cho rằng nên nộp bài cho giáo viên sửa. Hay nói cách khác ,sinh viên ngại tham gia vào nhận xét bài của bạn hay cả lớp cùng sửa bài (peer, class evaluation). Sự e ngại này có thể được khắc phục khi dùng e-learning với sự hỗ trợ của giáo viên. Người viết thường hay sử dụng chức năng workshop cho sinh viên nhận xét bài của bạn hay giúp bạn chỉnh sửa bài (peer evaluation/ editing). Chức năng này của e-learning giúp phân bài viết được nộp trên e-learning một cách ngẫu nhiên và sinh viên không cảm thấy e ngại như khi tiến hành bước này trực tiếp ở lớp. Tuy nhiên, giáo viên cần chuẩn bị hướng dẫn rõ ràng (guidelines) như một số lỗi sai văn phạm, các lỗi về hình thức hay nội dung có thể các bài viết mắc phải hoặc cần lưu ý. Ví dụ, khi cho sinh viên đánh giá một đoạn văn, người viết dùng hướng dẫn sau:

Editing checklist

1. Does the topic sentence contain a controlling idea?

2. Do all the sentences support the topic sentence?

Underline the unrelated sentence.

3. Does the writer repeat the key nouns frequently and use pronouns appropriately?

4. Does the writer use transition signals at appropriate points to make his sentences flow smoothly?

5. Are the ideas arranged in some kind of logical order? What kind of order?

6. Does the paragraph have an appropriate concluding sentence?

7. Point out errors in the paragraph. Suggest the way of correcting.

3.4. Khó khăn khi tiến hành

3.4.1. Về phía sinh viên

Kết quả nghiên cứu của Hồ Quảng Hà (2014) cho thấy chỉ có 15% số sinh viên được khảo sát đánh giá e- learning

Page 8: Lời nói đầu - udn.vn

4 Võ Thị Kim Anh

dễ sử dụng, và đến 42% cho là khó sử dụng.

Khi tiến hành sử dụng e-learning để hỗ trợ việc dạy và học viết. người viết gặp không ít khó khăn về phía sinh viên. Theo khảo sát của người viết, ở sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh chỉ có khoảng 80% sinh viên có máy tính hoặc điện thoại thông minh (smartphone) để sử dụng ở nhà, và 75% có internet dùng thường xuyên. Điều này cản trở không ít việc tham gia học đều đặn trên e-learning. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long, và Phạm thị Tố Như (2014) trên sinh viên năm 1 và 2 ở các lớp chất lượng cao Trường ĐHNN, ĐHĐN thì có 4% sinh viên không có internet ở nhà và 12% sinh viên than phiền vì kết nối chậm của internet.

Ngoài ra, có một bộ phận sinh viên không nhỏ lười học và không tham gia tích cực vào việc học ở lớp nói chung và trên e-learning nói riêng.

3.4.2. Về phía giáo viên

Khi sử dụng e-learning, giáo viên sẽ gặp một số khó khăn cơ bản sau:

- Thời gian: Để sử dụng e-learning hiệu quả, giáo viên cần phải bỏ rất nhiều công sức và thời gian. Giáo viên cần phải online vào khoảng một tiếng một ngày để có thể hỗ trợ cũng như hướng dẫn sinh viên kịp thời.

- Kỹ năng công nghệ thông tin: Việc sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải có một kỹ năng sử dụng máy tính và phần mềm nhất định. Ngoài việc phải cố gắng tự học, người giáo viên cần phải kiên nhẫn khi mới bắt đầu sử dụng.

- Cơ sở vật chất của trường: Việc sử dụng e-learning đòi hỏi giáo viên phải có thể sử dụng e-learning ngay trong giờ học chính khóa để hướng dẫn cũng như kịp thời cảnh báo học sinh về việc học trên e-learning kịp thời. Tuy nhiên, mạng wifi của trường không ổn định, và ngay cả máy chiếu đôi khi cũng không có. Phòng máy của trường cũng không đảm bảo và đôi khi không thể thu xếp được cho lớp học.

- Hỗ trợ của Ban Quản trị Mạng: Ban Quản trị Mạng quản lý toàn bộ hệ thống mạng của trường, bao gồm website trường và e-learning của tất cả các khoa nên khó có thể đảm đương hết mọi việc. Tuy các khoa đã có cử thêm giáo viên cùng quản lý mạng e-learning của mình, việc hỗ trợ giáo viên cũng chưa được tốt. Theo Hồ Quảng Hà (2014, tr. 32) thì khả năng đáp ứng nhu cầu của giáo viên từ Tổ Quản trị Mạng và các quản trị viên ở các khoa còn yếu, chỉ đạt 2/5 điểm.

4. Một số lưu ý khi sử dụng e-learning để hỗ trợ tiến trình dạy và viết

Theo Marsh (2012) khi tiến hành việc sử dụng học tập trực tuyến, giáo viên cần lưu ý những điều sau:

4.1. Tạo điều kiện cho việc sử dụng

Giáo viên cần dành buổi đầu tiên để hướng dẫn sinh viên cách dùng e-learning cũng như đăng nhập lần đầu. Nếu có thể giáo viên cho sinh viên học ở phòng máy để các em thực hành các thao tác khi sử dụng e-learning. Khi thực hiện khóa học Tiếng Anh Nâng cao 1, người viết dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn sử dụng và đăng nhập vào đầu học kỳ, do vậy đến 95% sinh viên cho rằng việc sử dụng e-learning là dễ.

Giáo viên cần tạo khóa học hoàn chỉnh sớm. Thông báo cho sinh viên biết kế hoạch học tập trên e-learning, để sinh

viên có thể lên kế hoạch học tập của mình. Thiết kế bài tập và các hoạt động khác linh hoạt và hợp lý về thời gian, để sinh viên có thể lựa chọn thời gian học phù hợp. Ví dụ, thời gian để hoàn thành một hoạt động trên e-learning nên là từ 5 đến 7 ngày, bao gồm một, hai ngày nghỉ cuối tuần, để những sinh viên không có máy tính đi học ở thư viện hoặc trung tâm học liệu.

Các giai đoạn của tiến trình viết của mỗi tuần phải được lên trước buổi học lý thuyết trên lớp để sinh viên biết trước họ sẽ phải làm gì sau khi học lý thuyết.

4.2. Khuyến khích tự học và học tập mang tính hợp tác

Giáo viên có thể tăng cường khả năng tự học cũng như học tập mang tính hợp tác của sinh viên bằng các cách sau:

- Tạo forum cho sinh viên thảo luận và nhận phản hồi/ giải đáp của giáo viên kịp thời.

- Tạo các bài tập nhóm và các hoạt động như trao đổi bài để sửa, để tăng cường việc học tập mang tính hợp tác

- Cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như các bài tập làm thêm, để khuyến khích việc tự học. Người viết thường tận dụng nguồn bài tập online phong phú trên mạng, để đưa vào e-learning bằng cách tạo link. Các trang web thường dùng là: examenglish.com, flo-joe.com, englishaula.com.

4.3. Quản lý và hỗ trợ giao tiếp online

Giáo viên nên là người đầu tiên bắt đầu một thảo luận trên e-learning và tham gia thảo luận cùng sinh viên để có thể hướng dẫn hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt những thảo luận cho phần lấy ý của một bài viết để giúp sinh viên khỏi lạc đề.

- Thường xuyên đưa ra thống kê các hoạt động sinh viên và số giờ tham gia để khuyến khích hay cảnh báo cho sinh viên. Thao tác này có thể thực hiện được dễ dàng nhờ chức năng quản lý lớp học của các khóa học trên e-learning. Chỉ cần vào mục report là giáo viên có thể coi được các hoạt động của từng sinh viên. Chức năng Activity report thống kê số lượt sinh viên tham gia vào từng hoạt động trong khóa học. Chức năng Log/ live log giúp giáo viên có thể xem được cụ thể từng hoạt động của mỗi sinh viên.

- Sử dụng việc cộng điểm để khuyến khích sinh viên tham gia học tích cực hơn. Sinh viên đại học ở bất cứ ngành nào cũng rất coi trọng điểm số. Việc cộng điểm học, tuy không nhiều vẫn là nguồn động viên cho sinh viên tích cực tham gia hơn vào các hoạt động trên e-learning.

- Can thiệp kịp thời vào các hoạt động nhóm của sinh viên trên e-learning: Giáo viên phải thường xuyên tham gia vào các hoạt động của sinh viên với tư cách là người tham gia, hỗ trợ và điều tiết các hoạt động.

5. Kết luận

Tóm lại, việc ứng dụng e-learning vào phát triển kỹ năng viết ở khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN, ĐHĐN thực sự cần thiết, để có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Điều này cũng là theo xu thế chung của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, cũng như định hướng học tập kết hợp (blended learning). Tuy nhiên, để việc ứng dụng hiệu quả quả hơn và được nhiều giáo viên tham gia hơn, Ban giám hiệu Trường ĐHNN, ĐHĐN cần có chính sách cụ thể để khuyến khích động viên giáo viên cũng như đầu tư vào cơ sở vật chất của trường.

Page 9: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bonk, C and Graham C (2006), The handbook of blended learning: Global perspectives, local designs, San Fransisco, CA: Pfeiffer Publishing.

[2] Davoli, P, Monari, M and Eklund, KS (2009), Peer activities on Web-learning platforms- Impact on Collabrative Writing and Usability Issues, Education and Ìnformation Technologies 14: 229-254.

[3] Davies, P, Falla, T (2008), FCE Results. Oxford University Press.

[4] Eydelman, N. (2013), A blended learning as a foreign language academic writing course, British Council: Teaching English. www.britishcouncil.org.

[5] Hà Kim Liên (2003), An investigation into the correction work on expository essay by the third year students, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.

[6] Hồ Quảng Hà (2014), Ứng dụng hệ thống quản lý học tập Moodle

trong giảng dạy kỹ năng thực hành tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Đà Nẵng. MS DD2013-05-26 BS.

[7] Marsh, D. (2012), Blended learning: Creating learning opportunities for language learners, Cambridge University Press.

[8] Nguyễn Văn Long, Phạm Thị Tố Như (2014), Tác dụng của phần mềm Dyned đối với sinh viên năm 1, và 2 tại trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ số 40, Trường Đại học Hà Nội.

[9] Nguyễn thị Cúc (2014), Hướng dẫn học ngoại ngữ trực tuyến, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ số 40, trường Đại học Hà Nội.

[10] Richardson, W (2010), Blogs, wikis, postcast and other powerful web tool for the classroom, Thousand Oaks, Carliff: Corwin press.

[11] Trinam company, Giới thiệu hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning, Retrieved on March 10th from http://trinam.com.vn/Portals/0/doc/ 20100806/6.Giai_phap_ky_thuat_v2.pdf

(BBT nhận bài: 21/03/2015, phản biện xong: 15/04/2015)

Page 10: Lời nói đầu - udn.vn

6 Phan Sỹ Cường, Hạ Ngọc Khánh Châu, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KĨ NĂNG DỰ ĐOÁN ĐÁP ÁN KHI LÀM BÀI NGHE DẠNG ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

AN INVESTIGATION INTO THE EFFECTIVENESS OF PREDICTION SKILL IN GAP-FILLING LISTENING EXERCISES

Phan Sỹ Cường1, Hạ Ngọc Khánh Châu1, Nguyễn Ngọc Nhật Minh2 1Sinh viên lớp 13SPA02, Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

2Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt - Bài báo khảo sát tính hiệu quả của phương pháp dựđoán đáp án khi làm bài nghe điền vào chỗ trống, đồng thời tìmhiểu những khó khăn mà sinh viên (SV) gặp phải trong quá trìnhdự đoán, qua đó đề xuất một số hoạt động dạy và học nhằm cảithiện kĩ năng này. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm vàbảng câu hỏi khảo sát với sinh viên năm 2 đang theo học tại KhoaAnh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được phân tíchđịnh lượng và phân loại để trả lời nội dung nghiên cứu. Kết quảcho thấy hầu hết sinh viên nhận thức được chức năng của bướcdự đoán trong khi làm bài nghe điền vào chỗ trống, hiệu quả củakĩ năng này, đồng thời nêu ra những hạn chế cần khắc phục.

Abstract - This article attempts to investigate the effectiveness ofprediction skill used in gap-filling listening exercises and to identify thedifficulties students have faced when implementing this technique. Basedon the discussions, a number of activities are recommended for teachersand learners to improve prediction skill that helps to strengthen listeningskills. To answer the research problems, the data collected from the pilotstudy, questionnaire, and interview with second-year students of EnglishDepartment at the University of Foreign Language Studies - theUniversity of Danang are analysed quantitatively. The findings prove thatmany students are aware of how effective prediction skill is when appliedto gap-filling listening exercises, and that certain challenges are facingstudents but can be reduced with practicing the suggested activities.

Từ khóa - dự đoán đáp án; khó khăn; bài nghe điền vào chỗ trống;sinh viên năm hai

Key words - prediction; difficulties; gap-filling listening exercises;second-year students

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, nắm vững các kĩ năng tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng nhằm phục vụ mục đích giao tiếp trong công viêc, học tập. Trong đó, đối với người học ngôn ngữ, kĩ năng nghe là kĩ năng đòi hỏi quá trình xử lý phức tạp nhất, vì người học phải lưu trữ thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn đồng thời phải xử lý để hiểu thông tin được đưa ra (Jiang,Y., 2009).

Khác với những dạng bài nghe như nối câu và chọn đáp án đúng, dạng điền vào chỗ trống đòi hỏi người nghe phải có vốn từ rộng và khả năng xác định từ cần điền. Với phạm vi nghiên cứu là phần 2 của bài nghe FCE, bài báo tập trung vào những khó khăn gặp phải cũng như hiệu quả đạt được khi áp dụng bước dự đoán vào quá trình làm bài.

Nhiều nghiên cứu cho rằng dự đoán là một bước nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình làm bài nghe điền vào chỗ trống trong các kỳ thi FCE, CAE và IELTS nói chung và phần 2 của bài nghe FCE nói riêng. Việc đặt ra những câu hỏi dự đoán sẽ duy trì sự tập trung khi nghe. Ngay cả khi dự đoán không đúng, bước này vẫn giúp người nghe tập trung hơn và hiểu tổng quan hơn về bài nghe. (Berman, M., 2003).

Qua thống kê, mặc dù có đến 80/85 sinh viên (chiếm 94,1% trong tổng số) cho rằng dự đoán là một bước quan trọng, nhưng bước dự đoán không chiếm nhiều thời gian trong hoạt động nghe của phần lớn sinh viên (65,9%).

Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề của sinh viên khi thực hiện bước dự đoán, từ đó khảo sát tính hiệu quả của bước này nhằm đề xuất một số hoạt động dạy và học cải thiện kỹ năng dự đoán đáp án của sinh viên.

2. Tổng quan lý thuyết

2.1. Bước dự đoán trong bài nghe điền vào chỗ trống

Dự đoán là hoạt động mà sinh viên thực hiện trước khi

đọc hoặc nghe một đoạn hội thoại, có nghĩa là dự đoán những gì họ sẽ nghe hay đọc. Dự đoán là một bước quan trọng trong quá trình nghe và đọc. Nó phản chiếu khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tạo nên nền tảng cho người học áp dụng ngôn ngữ vào thực tế (trích nguồn http://www.teachingenglish.org.uk/knowledge-database/prediction).

Yongmei Jiang (2009) đã định nghĩa dự đoán là một chiến lược cơ bản sử dụng kiến thức sẵn có để hiểu một văn bản. Người học đưa ra giả thuyết về loại, mục đích hay phạm vi của văn bản để xác định cốt lõi cho việc xác nhận sự hiểu của mình.

Byrnes (1984) đã xem dự đoán là một quá trình liên hệ giữa bài nghe với những gì người nghe đã biết về chủ đề bài nghe.

2.2. Hiệu quả của bước dự đoán trong bài nghe điền vào chỗ trống

Bước dự đoán đáp án được giới thiệu ở các mục lời khuyên khi làm bài nghe trong các sách luyện kĩ năng. Mặc dù được xem là một bước nhỏ trước khi nghe, song hiệu quả mang lại của bước này rất đáng được quan tâm.

Byrnes (1984) cho rằng khi người nghe đã biết được nội dung chung của bài, quá trình này sẽ trở nên dễ dàng hơn vì người nghe có thể huy động những kiến thức đã có và liên hệ thích hợp với bài nghe. Việc dự đoán sẽ tạo thêm động lực cho người học và nhạy bén hơn với bài nghe (Trích mục phương pháp giảng dạy của English Unlimited (Cambridge University Press)).

Khả năng dự đoán và dùng vốn kiến thức để hiểu nội dung bài nghe cũng được Willis (1981) và Doff (1988) nhấn mạnh. Willis gọi đây là kĩ năng hỗ trợ, và Doff cho rằng kĩ năng này giúp người nghe có cái nhìn tổng quan về

Page 11: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 7

bài nghe. Đề bài có thể nhắc đến một số dữ kiện, vì vậy sinh viên có thể dự đoán trước khi làm bài để chuẩn bị cho những gì mình sắp nghe.

3. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Những vấn đề gặp phải của sinh viên trong quá trình dự đoán đáp án?

2. Hiệu quả của bước dự đoán đáp án trong bài nghe dạng điền vào chỗ trống?

3. Những đề xuất cho hoạt động dạy và học đối với giáo viên và sinh viên để cải thiện khả năng dự đoán đáp án?

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm: 14 sinh viên năm 2 khoa Tiếng Anh (Đại Học Ngoại Ngữ Đà Nẵng) được chọn ngẫu nhiên chia đều thành hai nhóm 1 và 2 để làm bài kiểm tra. Cụ thể, nhóm 1 được hướng dẫn vận dụng bước dự đoán đáp án và nhóm 2 không được hướng dẫn làm một đề bài nghe phần 2 FCE. Kết quả thu được từ hai nhóm được so sánh và đối chiếu, làm rõ tính hiệu quả của bước dự đoán thông qua số lượng câu trả lời đúng, lượng lỗi mắc phải, v.v.

Bảng câu hỏi khảo sát: bảng câu hỏi được chia làm hai nguồn: 1/ Khảo sát vấn đề sinh viên gặp phải trong quá trình dự đoán và thực hiện bài nghe điền vào chỗ trống; 2/ Hiệu quả của kĩ năng dự đoán đáp án (chỉ dành cho SV nhóm 1).

Phỏng vấn SV tham gia thực nghiệm nhằm làm rõ diễn biến quá trình thực hiện dự đoán khi làm bài nghe dạng điền từ vào chỗ trống.

Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích định lượng giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 và 2 liên quan.

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi thực hiện kĩ năng dự đoán đáp án

4.1.1. Quy trình dự đoán đáp án

Trước khi xem xét kĩ năng dự đoán đáp án có hiệu quả như thế nào trong bài nghe điền vào chỗ trống, các bước người học cần thực hiện trong quá trình dự đoán đáp án nên được trình bày rõ. Nội dung dưới đây được tổng hợp từ các tư liệu tham khảo:

- Bước 1: Xác định chủ đề bài nghe bằng cách đọc lướt bài và gạch từ khóa.

- Bước 2: Xác định trường từ vựng liên quan đến từ khóa. (ví dụ (vd): Environment; Crime; Transportation...). Huy động vốn kiến thức liên quan (nếu có).

- Bước 3: Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, số từ.v.v.)

- Bước 4: Dự đoán 1-2 từ có thể suy nghĩ ngay khi đã huy động vốn từ liên quan và viết vào giấy. Nếu không dự đoán được từ cụ thể, ghi từ loại và trường từ vựng (nếu xác định được, vd: fruits, transports, animals,...) vào chỗ trống.

4.1.2. Khó khăn khi dự đoán đáp án

Qua quá trình thống kê từ kết quả khảo sát 85 sinh viên năm 2 đang theo học tại khoa Anh trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Đà Nẵng, Bảng 1 dưới đây trình bày tỉ lệ sinh viên gặp phải các khó khăn có thể giải quyết bằng bước dự đoán

trong khi làm bài nghe điền vào chỗ trống.

Bảng 1. Khó khăn của sinh viên khi làm bài nghe dạng điền vào chỗ trống

Khó khăn % sinh viên

Không nghe được từ khóa 33,5%

Kĩ năng nghe kém 12,6%

Bài nghe dài và nhiều thông tin 10,3%

Các khó khăn khác 43,6%

Từ Bảng 1, 96,5% SV gặp khó khăn đối với bài nghe điền vào chỗ trống. 33,5% SV không nghe được từ khóa nên không theo kịp bài nghe; 12,6% SV cho rằng kĩ năng nghe của bản thân còn kém; 10,3% SV cho rằng bài nghe dài nên cần độ tập trung cao; 43,6 % SV còn lại gặp phải những khó khăn khác như thời gian ghi chú đáp án không đủ, tốc độ và phát âm của người nói nhanh,.v.v. Vì vậy, chúng tôi đề xuất người học vận dụng kĩ năng dự đoán đáp án - một trong những kĩ năng được sử dụng phổ biến khi thực hiện dạng bài này - giúp giải quyết những khó khăn đã đề cập.

Kết quả câu hỏi khảo sát cho thấy các bước cụ thể sinh viên thường xuyên thực hiện trong quá trình dự đoán (Bảng 2). Theo thống kê, 96,5% SV đã từng thử và luyện tập dự đoán đáp án cho bài nghe dạng điền.

Bảng 2. Các bước thường thực hiện khi dự đoán

Bảng 2 cho thấy có đến 84,7% SV đọc lướt đề trước khi làm để hiểu nội dung và 75,3% SV gạch từ khóa. Thực hiện hai bước này, mức độ hiểu ngữ cảnh và nội dung bài nghe của sinh viên được thống kê như sau: Luôn luôn: 28,2%, Thỉnh thoảng: 70,6%, Không: 1,2%. Việc hiểu ngữ cảnh và nội dung chính của bài nghe giúp SV không mất tập trung vì bài nghe có quá nhiều thông tin. Bên cạnh đó, gạch từ khóa giúp SV dễ dàng nghe được những ý quan trọng, đặc biệt là khi tốc độ của người nói quá nhanh.

Có 65,9% SV thực hiện thao tác nhận dạng từ loại, điều này giúp giảm thiểu lỗi chính tả khi điền đáp án. 45,9% SV có thể nhận dạng trường từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe, ví dụ nhóm “materials” gồm leather, plastic, wood,... 38,8% SV huy động được kiến thức đã có về chủ đề. Các thao tác này giúp tăng khả năng chính xác của từ điền vào chỗ trống, nhất là với những sinh viên có kĩ năng nghe còn kém. Mặc dù trong số 85 SV được khảo sát, có 91,8% SV nhận dạng được từ loại nhưng chỉ có 65,9% SV thực hiện bước này, và 29,4% SV chọn lựa được đáp án tiềm năng khi dự đoán.

Trong khi thực hiện các bước dự đoán như trên, SV cũng gặp nhiều vấn đề cần khắc phục khi rèn luyện kĩ năng dự đoán đáp án (được trình bày trong Bảng 3).

Các bước khi dự đoán % sinh viên thực hiện

Đọc lướt qua bài để nắm bắt chủ đề 84,7%

Gạch dưới từ khóa 75,3%

Nhận dạng trường từ vựng liên quan đến chủ đề của bài nghe

45,9%

Huy động kiến thức đã có về chủ đề 38,8%

Nhận dạng từ loại trong chỗ trống 65,9%

Chọn lựa đáp án tiềm năng 29,4%

Page 12: Lời nói đầu - udn.vn

8 Phan Sỹ Cường, Hạ Ngọc Khánh Châu, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

Bảng 3. Khó khăn của sinh viên khi thực hiện bước dự đoán

Khó khăn % sinh

viên

Phần hỏi chung

Vốn từ vựng hạn chế 78,1%

Những cấu trúc ngữ pháp phức tạp 21,9%

Thời gian chuẩn bị trước mỗi bài nghe không đủ để dự đoán hiệu quả

11,8%

Phần hỏi riêng (Sinh viên thực nghiệm nhóm 1)

Vốn từ vựng hạn chế 42,9%

Thời gian phân bố không hợp lý 42,9%

Không xác định được từ cần dự đoán 14,3%

Không khoanh vùng được trường từ vựng 14,3%

Không hiểu ngữ cảnh của bài nghe 14,3%

Mất tập trung vì phải nghe và kiểm tra dự đoán cùng lúc

14,3%

Ở phần hỏi chung, có đến 78,1% SV gặp khó khăn trong quá trình dự đoán vì vốn từ vựng hạn chế, 21,9% SV gặp khó khăn với những cấu trúc ngữ pháp phức tạp, 11,8% SV cho rằng thời gian chuẩn bị trước khi nghe không đủ để thực hiện bước dự đoán một cách hiệu quả.

Đối với phần hỏi riêng, sinh viên thuộc nhóm 1 cũng gặp khó khăn tương tự ở phần hỏi chung, tuy nhiên cụ thể hơn, nên dễ dàng khắc phục. Ví dụ 42,9% SV cũng cho rằng vốn từ vựng hạn chế là nguyên nhân gây cản trở, trong đó 14.3% SV không xác định được từ cần dự đoán, 14,3% SV không khoanh vùng được trường từ vựng. Bên cạnh đó, 14,3% SV mất tập trung khi làm bài vì phải nghe và kiểm tra dự đoán cùng một lúc. Như vậy, trong quá trình luyện tập kĩ năng dự đoán, người dạy cần chú ý hướng dẫn và rèn luyện cho người học khắc phục những vấn đề như trên.

4.2. Hiệu quả của bước dự đoán đáp án

Quá trình thực nghiệm cho thấy rõ hiệu quả đạt được khi sinh viên áp dụng kĩ năng dự đoán đáp án cho bài nghe điền vào chỗ trống, qua đó thể hiện tầm quan trọng của bước dự đoán. Bảng 4 dưới đây đối chiếu kết quả bài nghe giữa hai nhóm sinh viên tham gia thực nghiệm.

Bảng 4. Kết quả đối chiếu giữa hai nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu thực nghiệm

Nhóm 1 (được hướng dẫn)

Nhóm 2 (không hướng dẫn)

Đáp án đúng

10/10

8/10

6/10

5/10

4/10

1 SV

1 SV

2 SV

1 SV

2 SV

5/10

4/10

3/10

2/10

3 SV

1 SV

2 SV

1 SV

Lỗi sai

Sai dạng từ: 4

Thiếu mạo từ: 1

Thừa mạo từ: 1

Sai dạng từ: 8

Thiếu mạo từ: 2

Sai chính tả: 1

Dự đoán

Dự đoán đúng

0/10

1/10

2/10

4/10

1 SV

3 SV

2 SV

1 SV

Bảng 4 cho thấy số đáp án đúng ở hai nhóm có sự chênh lệch đáng kể, số lỗi mắc phải cũng được cải thiện ở nhóm 1. Ở nhóm 2, SV điền sai dạng từ nhiều hơn, thậm chí mắc lỗi chính tả. Qua kết quả phỏng vấn ở nhóm 1 sau khi thực nghiệm, số đáp án dự đoán đúng dao động từ 2-3 câu, số đáp án dự đoán gần đúng (vd đáp án là “soft bodies”, dự đoán được “body”) dao động từ 1-3 câu, những câu còn lại SV chỉ xác định được từ loại và trường từ vựng (vd đáp án là “plastic”, dự đoán được “materials”).

Về thao tác làm bài, nhóm 1 có xu hướng tích cực hơn trong hoạt động trước khi nghe. Đa số SV nhóm 1 đều thực hiện bước đọc lướt để nắm ý chính và xác định từ loại (7/7 SV), chỉ có 4/7 SV bỏ qua bước gạch từ khóa vì thời gian chuẩn bị không đủ. 3/7 SV dừng lại ở bước xác định từ loại mà không dự đoán từ cụ thể cần điền vào chỗ trống.

Ngoài ra, các sinh viên tham gia thực nghiệm cũng được hỏi về cảm nhận của mình về kĩ năng dự đoán đáp án sử dụng trong phần bài nghe điền từ. Kết quả được thể hiện trong Bảng 5 dưới đây.

Bảng 5. Ý kiến về bước dự đoán của sinh viên thuộc nhóm 1 sau khi thực nghiệm

Ý kiến sinh viên % sinh viên

Rất quan trọng, đáp án dự đoán có khả năng đúng cao

28,6%

Rất quan trọng, giúp khoanh vùng từ loại và xác định nội dung của bài

14,3%

Khá quan trọng, giúp nghe dễ dàng, chọn lựa từ vựng chính xác

14,3%

Hữu ích, giúp điền đáp án chính xác (về từ loại) 14,3%

Đôi khi phụ thuộc vào dự đoán dẫn đến chủ quan khi nghe

14,3%

Nên dự đoán về lĩnh vực của từ cần nghe 14,3%

Từ Bảng 5, 28,6% SV cho rằng dự đoán là một bước quan trọng vì nếu biết cách dự đoán dựa vào trường từ vựng hay từ loại, khả năng đáp án chính xác là rất cao. 14,3% SV nêu lên quan điểm bước dự đoán giúp khoanh vùng những nội dung chính, những từ quan trọng, từ đó sinh viên dễ dàng theo kịp các thông tin của bài nghe. Tuy nhiên, 14,3% SV nêu ra mặt hạn chế của bước dự đoán, đó là việc phụ thuộc quá nhiều vào dự đoán dẫn đến chủ quan trong khi nghe. 42,8% SV còn lại nghĩ rằng bước dự đoán khá quan trọng, song chưa nêu được cụ thể những hữu ích mà nó mang lại.

Có thể thấy rằng đa số SV sau khi được hướng dẫn các bước dự đoán và áp dụng vào bài nghe đều cho rằng dự đoán là một bước quan trọng và hữu ích trước khi nghe, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như đã nêu ở Bảng 3.

4.3. Những đề xuất cho hoạt động dạy và học đối với giáo viên và sinh viên để cải thiện khả năng dự đoán đáp án

4.3.1. Đối với giáo viên:

Cho sinh viên xem phần lời thoại bài nghe (tapescript) và những chỗ cần điền (đáp án của bài nghe) đã bị xóa, sinh viên đọc và dự đoán những từ cần điền, sau đó nghe băng và kiểm tra lại. Dạng hoạt động này giúp luyện kĩ năng dự đoán ở mức độ dễ hơn so với dự đoán trong quá trình nghe.

Page 13: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 9

Cho sinh viên nghe loạt từ tiếng Anh theo cùng một chủ đề (vd: environment, disasters, personality...), sau đó kiểm tra xem sinh viên nghe và nhớ được bao nhiêu từ, và có nắm bắt được trường từ vựng hay không, từ đó nâng cao vốn từ vựng, và phản ứng kịp thời vì nhiều từ khi vào câu sẽ đọc khác vì tốc độ nhanh hơn, đọc nối, thêm âm.v.v. Hoạt động này hoàn toàn có thể tổ chức tại lớp học trong khoảng 13-15 phút (mỗi buổi học tích hợp kĩ năng gồm 2 tiết/100 phút), thực hiện được với các công cụ dạy học phổ biến như máy tính và máy cát-xét hoặc loa nối máy tính. Giáo viên chuẩn bị trước tại nhà bài (file) nghe gồm khoảng 20 từ thuộc một trường từ vựng, chủ đề nhất định cho 1 lượt nghe (cách thực hiện: vào Control Panel trên máy tính → chọn Sound → chọn Recording → click Chuột phải → chọn Show Disabled Devices → Enable “Stereo Mix” → sử dụng từ điển Oxford mở đồng loạt các từ và click chuột để thu từng từ vào tạo thành file nghe gồm nhiều từ → sử dụng Recorder để thu). Sau khi dạy từ vựng trên lớp, giáo viên cho sinh viên nghe (có thể tổ chức hoạt động theo hình thức nhóm để tăng tính cạnh tranh). Hoạt động này giúp người học cải thiện vốn từ và kĩ năng nghe, phát âm.

Giáo viên chuẩn bị lời bài hát, in lời bài hát có chứa các chỗ trống. Cho sinh viên dự đoán từ cần điền trước khi nghe (dựa vào chủ đề của bài hát, vần điệu...). Sử dụng âm nhạc tạo hứng thú cho người học nhiều hơn, giúp dễ tiếp thu kĩ năng hơn.

4.3.2. Đối với sinh viên:

Dùng sách để luyện dạng từ vựng, cấu trúc câu, ngữ pháp nhằm luyện tập dự đoán đáp án đồng thời giúp sinh viên xác định rõ từ loại trong các phần của bài thi Use Of English.

Sử dụng báo nước ngoài: đầu tiên chỉ xem hình ảnh và tiêu đề của bài báo, kẻ bảng chia 2 cột Dự đoán & Bài báo. Viết những gì sinh viên có thể suy nghĩ về bài báo vào cột dự đoán sau đó đọc bài báo để kiểm tra những gì mình đã dự đoán có đúng hay không.

Luyện tập dự đoán bằng cách đọc báo nhóm 2-3 sinh viên: khi đọc báo hoặc làm bài đọc, gạch chân từ khóa, sau đó ghi từ khóa ra giấy và cho sinh viên dự đoán nội dung câu chuyện từ những từ khóa đó.

Luyện kĩ năng đọc lướt và đọc chi tiết bằng các sách kĩ năng, giúp giảm lượng thời gian khi đọc đề và tiến hành dự

đoán trong lúc làm bài nghe.

Làm nhiều bài tập để luyện tập kỹ năng dự đoán.

5. Kết luận

Nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên gặp khó khăn ở dạng bài điền vào chỗ trống. Thực trạng sinh viên thực hiện bước dự đoán là không nhiều, song kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả của bước này khi làm bài nghe dạng điền vào chỗ trống. Hầu hết sinh viên tham gia thực nghiệm đều nhận thức được hiệu quả này, tuy nhiên họ cũng cho rằng bước dự đoán vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục. Ba khó khăn chính mà sinh viên thường gặp phải khi thực hiện bước dự đoán là: không nghe được từ khóa, kĩ năng nghe kém và bài nghe dài chứa nhiều thông tin. Theo tác giả, việc thực hiện bước dự đoán trong quá trình làm bài tập nghe dạng điền vào chỗ trống giúp quá trình nghe thuận lợi hơn, đồng thời tăng xác suất điền vào chỗ trống chính xác hơn, do vậy, cải thiện kĩ năng dự đoán đáp án trong hoạt động nghe là cần thiết đối với người học. Bước dự đoán có thể được thực hành tại lớp học hoặc dưới hình thức tự học bằng một số hoạt động do tác giả đề xuất; đồng thời có thể được áp dụng vào việc luyện tập dạng bài nghe điền vào chỗ trống của hầu hết các kì thi

tiếng Anh hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Jiang, Y. (2009), Predicting Strategy and Listening Comprehension. Asian Social Science, 5, 93-97, Retrieved from http://www.ccsenet.org/journal/

[2] Berman, M. (2003), Lectures 4-6. Advanced Listening - Listening Strategy Guide (4.0th ed.), DynEd International.

[3] Prediction. (n.d.), Retrieved from http://www.teachingenglish.org.uk/knowledge-database/prediction

[4] Byrnes, H. (1984), The Role of Listening Comprehension: A Theoretical Base, Foreign Language Annals 17:317-29.

[5] Willis, J. 1981, Teaching English through English, London: Longman.

[6] Doff, A. 1988, Teach English. A training course for teachers. Trainer’s handbook, Cambridge: Teacher Training and Development.

[7] Case, A. (2012), Different ways of doing a listening, Retrieved from http://www.usingenglish.com/articles/different-ways-doing-listening.html

[8] Developing Effective Listening Strategies. (n.d.), Retrieved from http://www.hawaii.edu/eli/student-resources/sa-lis2-predicting.html

(BBT nhận bài: 17/04/2015, phản biện xong: 25/04/2015)

Page 14: Lời nói đầu - udn.vn

10 Phan Thị Dang

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

FACTORS INFLUENCING THE DEVELOPMENT OF ECOTOURISM AT CAT TIEN NATIONAL PARK

Phan Thị Dang

Trường Đại học Cần Thơ; [email protected]

Tóm tắt - Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên là một trong những VQGphát triển mạnh về du lịch sinh thái (DLST) ở miền Nam. Cát Tiêncó rất nhiều tiềm năng cả về tự nhiên lẫn nhân văn để phát triểnloại hình du lịch này. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DLST tại VQG Cát Tiênbằng việc sử dụng SPSS và phương pháp thống kê, phân tích dựatrên kết quả điều tra bảng hỏi du khách nội địa. Về thời gian tiếnhành điều tra bảng hỏi là từ tháng 2 đến 4 năm 2014 – đây là mùacao điểm cho những hoạt động DLST ở VQG Cát Tiên (thời tiết,mùa vụ, sinh thái cảnh quan,… rất thuận lợi cho hoạt động DLST).Từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho chính quyền địa phương, cơquan quản lý nhà nước về du lịch, các công ty du lịch, cơ sở kinhdoanh dịch vụ du lịch và người dân địa phương để thực thi nhữnggiải pháp cụ thể, hữu ích hơn nhằm giúp DLST tại VQG Cát Tiênphát triển phù hợp hơn.

Abstract - Cat Tien National Park (NP) is one of the national parkswhich have increasingly developed ecotourism in the south ofVietnam. Cat Tien has great natural and humanity potential todevelop this type of tourism. In this study, the author analyzesfactors that influence the development of ecotourism at Cat TienNational Park by using SPSS and statistics, analysis methodsbased on questionnaire survey of domestic tourists. Thequestionnaire-survey was conducted from February to April in 2014because this is the peak season for ecotourism activities at CatTien National Park (weather, season, landscape ecology... are veryconvenient for ecotourism activities). Consequently, the studyoutcomes will provide a theoretical basis for the local government,tourism management boards, tourism companies, tourist servicecompanies and local communities to implement specific measuresto develop ecotourism at Cat Tien national park more appropriately.

Từ khóa - du lịch sinh thái; vườn quốc gia; Cát Tiên; khu bảo tồnthiên nhiên; tỉnh Đồng Nai; Nam Cát Tiên.

Key words - Ecotourism; national park; Cat Tien; Nature reservezone; Dong Nai province; Nam Cat Tien.

1. Giới thiệu

VQG Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc [5]. Đặc trưng của VQG này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. VQG Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên. VQG Cát Tiên nằm ở khu vực có tọa độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Về mặt địa lý, vườn quốc gia được chia thành hai khu. Khu phía Nam, nơi diễn ra đa số các hoạt động du lịch gồm Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên, khu phía Bắc bao gồm vùng Cát Lộc. Theo quan điểm du lịch, vùng phía Bắc có những hạn chế về tiếp cận và rất khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái ở đây, vì vậy các hoạt động du lịch chỉ tập trung ở khu phía Nam [6].

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu tình hình phát triển DLST ở Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên. Tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến những hoạt động DLST ở Nam Cát Tiên. Từ sự phân tích đó, tác

giả đề xuất một số giải pháp phát triển DLST ở đây.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp trong tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí và trên internet. Nguồn dữ liệu này được xử lý bằng phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích và tổng hợp nhằm đảm bảo tính giá trị và tính phù hợp đối với những dữ liệu được thừa kế.

2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 160 du khách nội địa bằng bảng hỏi trong thời gian 3 tháng (từ tháng 02/2014 -04/2014). Phương pháp lấy mẫu là phi xác suất thuận tiện. Sau khi sàng lọc còn lại 160 mẫu hợp lệ.

Phần mềm SPSS 16.0 for Windows được dùng để xử lý bảng hỏi thông qua các phương pháp sau: thống kê mô tả (tần suất và số trung bình); phân tích phương sai một yếu tố, đánh giá độ tin cậy thang đo (Scale Reliability Analysis); phân tích tương quan giữa hai biến số (sử dụng hệ số tương quan Pearson) và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Khái quát mẫu nghiên cứu

Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (%)

Giới tính Nam 54,5

Nữ 45,5

Tuổi Dưới 25

35 25 – 34

32 35 – 44

20 45 – 54

9,5 > 543,5

Trình độ học vấn Tiểu học

0,8 THCS

3,5 THPT

15,5 TC 14

CĐ 17,2

ĐH 39

CH 9

Trên CH 1

Page 15: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 11

Nghề nghiệp Sinh viên

29,5

Cán bộ viên chức

35,5

Kinh doanh – buôn bán

14,5

Bộ đội – công an

10

Công nhân 2,5

Nông dân

1

Cán bộ hưu trí

6

Khác 1

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n = 160

3.2. Thực trạng hoạt động DLST VQG Cát Tiên

Du khách đánh giá yếu tố hấp dẫn nhất đối với DLST VQG Cát Tiên là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp; kế tiếp là nơi đây thích hợp cho hoạt động dã ngoại, cắm trại và sự đa dạng về các loài động thực vật (Hình 1).

Du khách biết đến DLST Nam Cát Tiên chủ yếu qua người thân, bạn bè; Internet và công ty du lịch chiếm tỷ lệ cao (Hình 2).

Các hoạt động của du khách khi đến Nam Cát Tiên là:

xem thú về đêm (như nai, thỏ, ngựa, lợn rừng,…) chiếm 28,2%, đi bộ trong rừng (15%), đi tàu ngắm cảnh (20,8%), xem chim (9%), tour xem cá sấu ở Bàu Sấu (10,5%) và tìm hiểu nét văn hóa bản địa của các dân tộc (15,5%) và khác (1%). Riêng đối với hoạt động xem thú về đêm bằng xe tải đặc chủng mui trần có thanh chắn an toàn được du khách lo ngại về sự an toàn cho bản thân cũng như tiếng ồn xe tải ảnh hưởng đến các loài thú.

Hình 1. Yếu tố hấp dẫn du lịch sinh thái VQG Cát Tiên (%) Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n =160

Hình 2. Kênh thông tin về DLST VQG Cát Tiên (%) Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n =160

Bảng 1. Sự hài lòng của du khách về DLST tại Nam Cát Tiên

Tiêu chí Số trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận

Cảnh quan thiên nhiên

Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST

Phương tiện vận chuyển tham quan

Dịch vụ ăn uống, tham quan

Cơ sở lưu trú

An ninh, trật tự, an toàn

Hướng dẫn viên

Giá cả các loại dịch vụ

Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan

Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng

4,08

3,46

3,63

3,50

4,08

4,08

3,39

3,43

3,63

3,63

0,78

0,86

0,79

0,73

0,78

0,78

0,74

0,72

0,79

0,79

Hài lòng

Bình thường

Khá hài lòng

Khá hài lòng

Hài lòng

Hài lòng

Bình thường

Bình thường

Khá hài lòng

Khá hài lòng

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n =160

Sự hài lòng của du khách khi đến với DLST Nam Cát Tiên là khung cảnh thiên nhiên; cơ sở lưu trú và an ninh trật tự, an toàn. Ở mức khá hài lòng với phương tiện vận chuyển tham quan; dịch vụ ăn uống, tham quan. Và ở mức bình thường đối với các yếu tố còn lại như Bảng 1.

Du khách cảm thấy khá hấp dẫn về DLST tại Nam Cát Tiên (đạt 3,73 điểm). Ở độ tin cậy 95% cho thấy có sự khác nhau về nghề nghiệp với sự đánh giá sức hấp dẫn của DLST ở Nam Cát Tiên. Nhìn chung, du khách là cán bộ, viên chức, sinh viên, cán bộ về hưu trí, bộ đội, công an đánh giá cao về loại hình du lịch này.

Từ Bảng 2 cho thấy: với mức ý nghĩa = 0,01, độ tin cậy là 99% (kiểm định Pearson, 2 – phía), mức độ hài lòng tương quan thuận với dự định quay lại du lịch ở những lần tiếp theo của du khách. Theo Cao Hào Thi [1], |r| < 0,4: tương quan yếu; |r| = 0,4 - 0,8: tương quan trung bình; |r| > 0,8: tương quan mạnh. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa hai biến, r = 0,620, tương quan trung bình. Còn đối với

mức độ hài lòng tương quan thuận với dự định giới thiệu du lịch đến người khác của du khách. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa hai biến, r = 0,650, tương quan trung bình.

Bảng 2. Sự tương quan giữa mức độ hài lòng, dự định quay trở lại và giới thiệu đến người khác của du khách

Mức độ hài lòng

Sự quay trở lại

Giới thiệu

Mức độ hài lòng

Tương quan Pearson 1

Sig. (2-phía)

Sự quay trở lại

Tương quan Pearson

,620** 1

Sig. (2-phía) ,000

Giới thiệu

Tương quan Pearson

,650** 1

Sig. (2-phía) ,000 **: Mức ý nghĩa ≤ 0,01 - Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=160

34

20

9.5

22.5

11.5

2

0.5

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp

Sự đa dạng về các loài động thực vật

Sự thân thiện, mến khách của cộng đồng địa phương

Thích hợp cho hoạt động dả ngoại, cắm trại

Nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng

Thưởng thức đặc sản

Khác

31

28

15.7

8.5

7.2

6

2.8

0.8

0 5 10 15 20 25 30 35

Người thân, bạn bè

Internet

Công ty du lịch

Ấn phẩm hướng dẫn du lịch

Báo, tạp chí

Tivi

Radio

Khác

Page 16: Lời nói đầu - udn.vn

12 Phan Thị Dang

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST VQG Cát Tiên

Tác giả sử dụng 10 biến đo lường: (1) Cảnh quan thiên nhiên; (2) Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST; (3) Phương tiện tham quan; (4) Dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan (5) Cơ sở lưu trú; (6) An ninh trật tự và an toàn; (7) Hướng dẫn viên; (8) Giá cả các dịch vụ; (9) Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan; (10) Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.

Để loại bỏ những biến đo lường có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (corrected item – total correclation) nhỏ hơn 0,3 (do không đủ độ tin cậy) [2], [3], [4] và đảm bảo Cronbach’s Alpha từ 0,8 – 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 – 0,8 thì thang đo lường sử dụng được). Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến ở Bảng 3 cho thấy, không có biến nào có hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0,5 và Cronbach’s Alpha = 0,847. Vậy thang đo lường các biến là tốt, do đó 10 biến đo lường đều phù hợp để phân tích nhân tố khám phá ở các bước tiếp theo.

Bảng 3. Cronbach’s Alpha

Biến quan sát Cronbach’s Alpha =0.837

Tương quan biến

– tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến này

Cơ sở hạ tầng phục vụ DLST Cơ sở lưu trú Phương tiện vận chuyển tham quan

Dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan An ninh trật tự, an toàn Hướng dẫn viên Giá cả các loại dịch vụ Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng

0,646 0,701 0,510 0,711 0,728 0,737 0,740

0,640

0,667

0,848 0,902 0,835 0,911 0,920 0,935 0,938

0,840

0,845

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=160

Dùng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of sampling adequacy) và kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để kiểm tra mức độ phù hợp của dữ liệu. Theo Kaiser [2], [3] KMO ≥ 0,9: rất tốt; KMO ≥ 0,8: tốt; KMO ≥ 0,7: được; KMO ≥ 0,6: tạm được; KMO ≥ 0,5: xấu và KMO < 0,5: không thể chấp nhận được. Nếu kiểm định Bartlett có giá trị Sig. > 0,05 không nên áp dụng phân tích nhân tố [2], [3], [4] khi kiểm định, chỉ số KMO của dữ liệu = 0,888 và Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05: có ý nghĩa thống kê (xem Bảng 4). Dữ liệu thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4. Kiểm định KMO and Bartlett’s

KMO and Bartlett’s Test

Kaiser – Meyer – Olkin Measure of sampling adequacy

Bartlett’s Test of Sphericity

Approx.Chi – square

df

Sig.

.888

372.488

28

0.000

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=160

Trong phân tích nhân tố, tác giả sử dụng phép trích Principal Components với phép quay Varimax. Dựa vào bảng ma trận sau khi xoay (Bảng 5), cho thấy có ảnh hưởng đến sự phát triển của DLST ở Nam Cát Tiên.

Nhằm đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá, cần loại những biến đo lường có hệ số tải nhân tố không đạt tiêu chuẩn ở từng nhân tố. Hệ số nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá [5]. 0,3 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0,4 được xem là đạt mức tối thiểu, 0,4 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0,5: quan trọng, hệ số tải nhân tố > 0.5: có ý nghĩa thực tiễn. Theo Hair và cộng sự (1998) nếu chọn tiêu chuẩn 0,3 < Hệ số tải nhân tố ≤ 0,4 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì chọn hệ số tải nhân tố là 0,75. Mẫu nghiên cứu là 160, vì vậy biến đo lường được chọn khi có hệ số tải nhân tố > 0,55. Sau khi loại bỏ những biến đo lường không đạt yêu cầu thì được kết quả như Bảng 5.

Bảng 5. Ma trận nhân tố sau khi xoay

Biến đo lường Nhân tố

1 2 3 4

Sự thông thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên Sự thân thiện, nhiệt tình của nhân viên Kỹ năng giao tiếp, ứng xử khôn khéo của nhân viên Độ an toàn của các phương tiện vận chuyển tham quan Có nhiều nhà hàng phù hợp với DLST Có nhiều điểm tham quan ở các tuyến khác nhau Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát Đường sá sử dụng cho DLST rộng rãi, thông thoáng Trang bị đầy đủ áo phao trên các phương tiện đường thủy Các bến tàu sử dụng cho phương tiện đường thủy rộng rãi, an toàn

0,924 0,943 0,891 0,915 0,900 0,770 0,889 0,888 0,745 0,892 0,776

Giá cả dịch vụ tham quan hợp lí Giá cả dịch vụ lưu trú hợp lí Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lí Giá cả dịch vụ mua sắm hợp lí

0,743 0,847 0,767 0,734

Page 17: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 13

Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp Sự đa dạng về thực động vật Môi trường tự nhiên trong lành Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng Rác thải được quản lý tốt

0,950 0,934 0,945 0,849 0,799 0,768

Quản lý tốt vấn đề ăn xin Quản lý tốt vấn đề chèo kéo, thách giá Quản lý tốt vấn đề trộm cắp

0,728 0,799 0,729

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=160

Từ Bảng 5, cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST ở Nam Cát Tiên là: (1) Nhóm nhân tố chịu sự tác động của 11 biến đo lường và được đặt tên là: “nguồn nhân lực, an toàn và cơ sở vật chất kỹ thuật”; (2) Nhóm nhân tố chịu sự tác động của 4 biến đo lường và

được đặt tên là: “giá cả các loại dịch vụ”; (3) Nhóm nhân tố chịu sự tác động của 6 biến đo lường và được đặt tên là: “môi trường tự nhiên, giáo dục và bảo tồn, lợi ích mang lại cho cộng đồng” và (4) Nhóm nhân tố “an ninh trật tự” chịu sự tác động của 3 biến đo lường.

Bảng 6. Ma trận điểm số nhân tố

Biến đo lường Nhân tố

1 2 3 4

Sự thông thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên (X1)

Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên (X2)

Sự thân thiện, nhiệt tình của nhân viên (X3)

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử khôn khéo của nhân viên (X4)

Độ an toàn của các phương tiện vận chuyển tham quan (X5)

Có nhiều nhà hàng phù hợp với DLST (X6)

Có nhiều điểm tham quan ở các tuyến khác nhau (X7)

Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát (X8)

Đường sá sử dụng cho DLST rộng rãi, thông thoáng (X9)

Trang bị đầy đủ áo phao trên các phương tiện đường thủy (X10)

Các bến tàu sử dụng cho phương tiện đường thủy rộng rãi, an toàn (X11)

0,190

0,199

0,182

0,188

0,184

0,094

0,180

0,099

0,086

0,183

0,096

Giá cả dịch vụ tham quan hợp lí (X12)

Giá cả dịch vụ lưu trú hợp lí (X13)

Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lí (X14)

Giá cả dịch vụ mua sắm hợp lí (X15)

0,204

0,212

0,200

0,196

Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp (X16)

Sự đa dạng về thực động vật (X17)

Môi trường tự nhiên trong lành (X18)

Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan (X19)

Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng (X20)

Rác thải được quản lý tốt (X21)

0,226

0,211

0,220

0,211

0,210

0,085

Quản lý tốt vấn đề ăn xin (X22)

Quản lý tốt vấn đề chèo kéo, thách giá (X23)

Quản lý tốt vấn đề trộm cắp (X24)

0,222

0,245

0,228

Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=160

Dựa vào Bảng 6, ta có các phương trình điểm số nhân tố sau:

F1 = 0,190 X1 + 0,199 X2 + 0,182 X3 + 0,188 X4 + 0,184 X5 + 0,094 X6 + 0,180 X7 + 0,099 X8 + 0,086 X9 + 0,183 X10 + 0,096 X11

Trong số 11 biến đo lường của nhóm nhân tố (1) “nguồn nhân lực, an toàn và cơ sở vật chất kỹ thuật” thì có X2, X1, X4, X5, X10, X3 có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của DLST ở Nam Cát Tiên vì có điểm số nhân tố lớn nhất.

F2 = 0,204 X12 + 0,212 X13 + 0,200 X14 + 0,196 X15

Trong số 4 biến đo lường của nhóm nhân tố (2) “giá cả các loại dịch vụ” thì có 3 nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển của DLST ở Nam Cát Tiên là X13, X12, X14.

F3 = 0,226 X16 + 0,211 X17 + 0,220 X18 + 0,211 X19 + 0,210 X20 + 0,085 X21

Trong số 6 biến đo lường của nhóm nhân tố (3) “môi trường tự nhiên, giáo dục và bảo tồn, lợi ích mang lại cho

Page 18: Lời nói đầu - udn.vn

14 Phan Thị Dang

cộng đồng” thì có 5 nhân tố: X16, X18, X17, X19, X20 có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của DLST ở Nam Cát Tiên vì có điểm số nhân tố lớn nhất.

F4 = 0,222 X21 + 0,245 X23 +0,228 X24

Trong số 3 biến đo lường của nhóm nhân tố (4) “an ninh trật tự” thì có X23, X24 có ảnh hưởng mạnh đến phát triển của DLST ở Nam Cát Tiên vì có điểm số nhân tố lớn nhất.

4. Kết luận

Có 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển DLST ở Nam Cát Tiên: nguồn nhân lực, an toàn và cơ sở vật chất kỹ thuật (X2: Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên; X1: Sự thông thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên; X4: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử khôn khéo của nhân viên; X5: Độ an toàn của các phương tiện vận chuyển tham quan; X10: Trang bị đầy đủ áo phao trên các phương tiện đường thủy; X3: Sự thân thiện, nhiệt tình của nhân viên); giá cả các loại dịch vụ (X13: Giá cả dịch vụ lưu trú hợp lí; X12: Giá cả dịch vụ tham quan hợp lí; X14: Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lí); môi trường tự nhiên, giáo dục và bảo tồn, lợi ích mang lại cho cộng đồng (X16: Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp; X18: Môi trường tự nhiên trong lành; X17: Sự đa dạng về thực động vật; X19: Công tác giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan; X20: Lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng); an ninh trật tự (X23: Quản lý vấn đề chèo kéo, thách giá; X24: Quản lý vấn đề trộm cắp).

Từ sự phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp để giúp DLST ở Nam Cát Tiên phát triển theo hướng bền vững:

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ DLST chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, có nhiều kiến thức tổng hợp, kỹ năng giao tiếp và ứng xử khôn khéo, nhạy bén.

- Đội ngũ nhân viên đặc biệt là nhân viên cơ sở lưu trú và phương tiện vận chuyển tham quan cũng cần được đào tạo, tập huấn về phong cách phục vụ đối với những nhóm khách khác nhau, thông thạo về một số ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp,… Sự ân cần, nhiệt tình của nhân viên là yếu tố giúp du khách hài lòng về điểm du lịch.

- Các phương tiện phục cho du lịch cần đảm bảo độ an toàn, đặc biệt đối với các thuyền cần có áo phao đầy đủ và hướng dẫn du khách mặc khi ngồi thuyền.

- Giá cả các dịch vụ phải được niêm yết cụ thể. Đối với các nhà hàng thì cần thống nhất một mức giá trên cùng một sản phẩm. Khu gian hàng bán các sản phẩm của cộng đồng thì cần thông dịch về giá sản phẩm ra một số tiếng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hàn,…..

- Giữ gìn môi trường tự nhiên với vẻ đẹp hoang sơ, không bị ảnh hưởng bởi con người. Việc xây dựng các công trình cũng phải xem xét kỹ lưỡng, không để ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật và cảnh quan. Lồng ghép giáo dục môi trường và bảo tồn cảnh quan vào các tuyến tham quan, có những chương trình hành động cụ thể. Tạo điều kiện để cộng đồng địa phương đặc biệt là những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tham gia vào những hoạt động DLST.

- Không để tình trạng chèo kéo, thách giá và trộm cắp diễn ra. Cần thường xuyên tuần tra và có những biển chỉ dẫn cho du khách nếu có yêu cầu giúp đỡ khi gặp sự cố.

- Cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Nam Cát Tiên đến du khách thông qua các kênh thông tin và đặc biệt là việc thành lập website về DLST Nam Cát bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, có sự tương tác cao. Đây cũng chính là công cụ giúp du khách có thể trực tiếp đăng ký tour hoặc tìm kiếm thông tin về DLST ở đây.

DLST ở Nam Cát Tiên là một trong những địa điểm DLST tiêu biểu, hấp dẫn du khách. Để DLST ở đây ngày càng phát triển hơn nữa thì cần có sự quan tâm cả về chiều sâu và chiều rộng của các ban ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cao Hào Thi, Tương quan hồi quy và tuyến tính, http://fita.hua.edu.vn/tthieu/files/TinUD/Ly%20thuyet%20Tuong%20quan--Hoi%20quyy.pdf, truy cập ngày 10/03/2014.

[2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, Nxb Hồng Đức.

[3] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, Nxb Hồng Đức.

[4] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nxb Hồng Đức.

[5] http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_C%C3%A1t_Ti%C3%AAn, truy cập ngày 01/01/2014

[6] Nguyễn Thị Thanh Tâm (2013), Du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên – Thực trạng và giải pháp, luận văn ThS ngành Đại lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

(BBT nhận bài: 23/10/2014, phản biện xong: 28/02/2015)

Page 19: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 15

GIẢNG DẠY BẰNG TIẾNG ANH CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC TẠI KHOA QUỐC TẾ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TEACHING THROUGH ENGLISH THE INTERNATIONAL STUDIES SUBJECTS AT THE DEPARTMENT OF INTERNATIONAL STUDIES, UNIVERSITY OF FOREIGN

LANGUAGE STUDIES, THE UNIVERSITY OF DANANG: THE STATUS QUO AND SUGGESTED SOLUTIONS

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Trong thời đại ngày nay, giáo dục đại học là cánh cửamở ra những chân trời tri thức tiên tiến, là nơi tiếp cận những thànhtựu của loài người trong nhiều lĩnh vực. Graddol (1997) đã nhậnđịnh rằng “Một trong những khuynh hướng giáo dục có ý nghĩanhất trên toàn thế giới hiện nay là việc giảng dạy ngày càng nhiềucác môn học tại các trường đại học thông qua phương tiện tiếngAnh”. Tại Việt Nam, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thốnggiáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã đặt mục tiêu cho giaiđoạn 2011-2015 là “triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữmột số môn cơ bản, chuyên ngành và chuyên sâu ở một số ngànhtrọng điểm ở năm cuối bậc đại học”. Mục tiêu của bài báo này làtìm hiểu thực trạng sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các họcphần chuyên ngành Quốc tế học tại Khoa Quốc tế học, Trường Đaihọc Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; trên cơ sở đó đề xuất các giảipháp khả thi để triển khai thực hiện việc giảng dạy bằng tiếng Anh.

Abstract - In the present age, higher education is to open the doorto horizons of progressive knowledge and to provide access tohuman advances in various fields. As Graddol (1997, p. 45) alreadyremarked, “One of the most significant educational trendsworldwide is the teaching of a growing number of courses inuniversities through the medium of English”. In Vietnam, the project“Teaching and Learning Foreign Languages in the NationalEducation System, Period 2008-2020” has set as one of the majortargets for the stage 2011-2015 “the implementation of teaching inforeign languages for some basic subjects, sectors and forintensive training at some strategic sectors in senior years”. Thispaper is aimed at researching the status quo of using English inteaching International Studies at the Department of InternationalStudies, University of Foreign Language Studies, the University ofDanang, which serves as a basis for suggesting some feasiblemeasures to implement English-medium instruction.

Từ khóa - giảng dạy; học tập; tiếng Anh; Quốc tế học; phương tiệntruyền đạt.

Key words - teaching; learning; English; International Studies;means of instruction.

1. Mở đầu

Trong kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh (TA) ngày càng được tăng cường sử dụng như là một phương tiện giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học ở các quốc gia của Châu Âu, Châu Á và nhiều nước khác trên toàn thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng những đại học không có các chương trình dạy học bằng TA sẽ đứng trước nguy cơ bị đào thải khỏi thế giới khoa học và học thuật. Theo Coleman (2006), việc Anh ngữ hóa giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong sức cạnh tranh của các đại học trong mỗi quốc gia, trong mỗi khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, tại Việt Nam, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) đã đặt mục tiêu cho giai đoạn 2011-2015 là triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, chuyên ngành và chuyên sâu ở một số ngành trọng điểm ở năm cuối bậc đại học. Việc dạy học bằng TA tạo cho sinh viên khả năng thích ứng với môi trường toàn cầu, góp phần đáng kể mang lại cơ hội việc làm và khả năng thành công cao hơn cho các em sau khi tốt nghiệp. Các ngành Quốc tế học (QTH), Quan hệ quốc tế trong các trường đại học tại Việt Nam đã và đang khởi động hoặc thực thi quá trình giảng dạy chuyên ngành bằng TA. Ngành QTH tại Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) cũng không nằm ngoài xu thế này. Do vậy, để bắt kịp bước tiến của giáo dục đại học trong thời đại mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và

nhu cầu của người học, việc nghiên cứu thực trạng giảng dạy bằng tiếng Anh các học phần chuyên ngành Quốc tế học tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khả thi là một việc làm có tính thời sự và cấp thiết.

Theo Block and Cameron (2002, dẫn theo Coleman, 2006), nhằm đáp ứng các yêu cầu mà quá trình toàn cầu hóa đặt ra trong các thị trường lao động nội địa và quốc tế, lực lượng lao động ở khắp mọi quốc gia và lãnh thổ đều cần phải nắm vững các kỹ năng mới. Tsui và Tollefson (2007, tr.1) đã sử dụng thuật ngữ “global literacy skills” (tạm dịch là “các kỹ năng thông hiểu toàn cầu”) khi đề cập đến các kỹ năng công nghệ và TA. Hai tác giả này đã nhấn mạnh rằng “để đáp ứng các thay đổi nhanh chóng do toàn cầu hóa mang lại, tất cả các quốc gia đã và đang cố gắng đảm bảo rằng họ được trang bị đầy đủ hai loại kỹ năng này.”

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc nắm vững TA đối với sinh viên tốt nghiệp đại học là điều tối cần thiết. Collins (2010) đã nêu rõ: “Khi giới thiệu một chuyên môn bằng một ngoại ngữ, người học được tắm mình trong ngoại ngữ đó thông qua việc nghe, nói, đọc, viết và tư duy bằng ngoại ngữ. Toàn bộ nội dung được truyền đạt bằng ngoại ngữ. Bằng cách này, người học phát triển được kỹ năng ngôn ngữ phục vụ những mục đích cụ thể trước mắt. Phương pháp này, dẫu khó khăn bước đầu, nhưng giúp người học tự tin cả về ngôn ngữ và nền tảng chuyên môn, nền tảng này là một kỹ năng động chứ không chỉ đơn thuần là một khối kiến thức bị động.”

Page 20: Lời nói đầu - udn.vn

16 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

Trong bài viết “Tiếng Anh trong giáo dục đại học: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 (2013), tác giả Tôn Nữ Mỹ Nhật đã nhận định: “Bối cảnh toàn cầu hóa đã làm cho năng lực TA trở thành một phần không thể thiếu của một công dân toàn cầu, và cũng là một thứ quyền lợi mà chúng ta phải có trách nhiệm trang bị cho nguồn nhân lực trình độ cao để họ có thể bước ra sân chơi toàn cầu hóa.”

Trước đó bốn năm, đã có công trình nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2007-2009 do PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Đại học Huế, chủ trì, với tiêu đề “Khả năng và biện pháp thực hiện giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ”, thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ giai đoạn 2006-2008 - “Phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”. Theo công trình này, việc giảng dạy bằng TA đối với ngành Quan hệ quốc tế nên được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 theo mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung chuyên ngành (Content and Language Integrated Learning - CLIL) của Châu Âu.

2. Tình hình giảng dạy bằng tiếng Anh các học phần QTH tại các trường đại học ở Việt Nam

Tại Việt Nam, ngành QTH không chỉ hiện diện tại Trường ĐHNN-ĐHĐN mà còn được đào tạo tại Đại học Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Đại học Đà Lạt. Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có ngành Quan hệ Quốc tế. Nhìn chung, ngoại trừ Đại học Hà Nội - cơ sở giáo dục đại học đi đầu về việc đào tạo chuyên ngành bằng TA từ năm 2002 và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở giáo dục đại học vừa khởi động việc đào tạo chuyên ngành bằng TA trong năm học 2014-2015, ở các trường còn lại, phương tiện chủ yếu trong giảng dạy các học phần chuyên ngành của ngành QTH là tiếng Việt; việc sử dụng TA còn ở mức độ hạn chế.

3. Tiếng Anh trong chương trình đào tạo ngành QTH tại Trường ĐHNN-ĐHĐN

Chương trình đào tạo toàn khóa ngành cử nhân QTH gồm 149 tín chỉ, trong đó các học phần TA gồm 52 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 34,9% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo; các học phần thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp gồm 72 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 48,3% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và đặc thù của ngành học cũng như của từng lĩnh vực, các học phần chuyên ngành QTH cần được giảng dạy bằng TA được xếp vào 6 nhóm: nhóm các học phần Chính trị-Quan hệ quốc tế; nhóm các học phần Kinh tế; nhóm các học phần Pháp luật; nhóm các học phần Lịch sử-văn hóa-văn minh; nhóm các học phần Nghiệp vụ giao tiếp; nhóm các học phần Các vấn đề toàn cầu.

Cho đến nay, tại Khoa QTH, việc sử dụng TA để giảng dạy trong các học phần nói trên chỉ ở mức độ khuyến khích và tự phát vì một số lý do như: chưa có các quy định bắt buộc mang tính chính thức cùng với cơ chế khuyến khích, năng lực TA của sinh viên chưa đạt yêu cầu, giảng viên chưa được trang bị kiến thức lý luận cũng như các kỹ năng cần thiết để giảng dạy chuyên ngành bằng TA.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được triển khai theo loại hình định tính với các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá tài liệu.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phỏng vấn, điều tra để thu thập dữ liệu về thực tế sử dụng TA trong giảng dạy các học phần chuyên ngành QTH, năng lực của giảng viên và mong đợi của sinh viên về vấn đề này.

Đối tượng nghiên cứu của bài báo này là thực trạng và giải pháp triển khai giảng dạy bằng TA các học phần chuyên ngành QTH tại Khoa QTH. Các đối tượng khảo sát là sinh viên năm thứ ba (khóa 2012-2016), sinh viên năm thứ tư (khóa 2011-2015) và giảng viên dạy chuyên ngành của Khoa QTH.

Đối với việc phỏng vấn trực tiếp, đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là 12 giảng viên hiện đang giảng dạy chuyên ngành QTH tại Khoa, trong đó có 08 giảng viên cơ hữu và 04 giảng viên thỉnh giảng. Các giảng viên này trực tiếp phụ trách 06 nhóm học phần: Chính trị - Quan hệ quốc tế, Kinh tế, Pháp luật, Lịch sử-văn hóa-văn minh, Nghiệp vụ giao tiếp, Các vấn đề toàn cầu. Các giảng viên này có thâm niên công tác từ 3-8 năm. Về trình độ tiếng Anh theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, có 02 giảng viên đạt cấp độ B2, 10 giảng viên đạt cấp độ C1. Các câu hỏi phỏng vấn các giảng viên tập trung vào các phương diện: 1/Kiến thức lý luận của giảng viên về việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh; 2/Mục đích của việc sử dụng TA trong giờ học chuyên ngành tại lớp; 3/Việc sử dụng TA trong kiểm tra, đánh giá học phần; 4/Ngôn ngữ phương tiện của giáo trình và tài liệu tham khảo; 5/Các đề xuất về những việc cần làm để triển khai đồng bộ việc giảng dạy chuyên ngành bằng TA.

Đối với việc điều tra trên phiếu trưng cầu ý kiến, đối tượng khảo sát là 254 sinh viên ngành QTH của Khoa thuộc 02 khóa: 2012-2016 (năm thứ ba) và 2011-2015 (năm thứ tư), trong đó khóa 2012-2016 gồm 116 em và khóa 2011-2015 gồm 138 em. Đặc thù của đối tượng khảo sát này là các em đều đã hoàn tất 04 học kỳ đầu của chương trình đào tạo với phần lớn thời lượng dành cho tiếng TA; ở thời điểm khảo sát, các em đều đã và đang theo học các học phần chuyên ngành QTH. Trình độ TA của các em theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chungChâuÂu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. Trình độ TA của sinh viên QTH được khảo sát

Khóa Cấp độ A2 Cấp độ B1 Cấp độ B2 Cấp độ C1 Số

lượng Tỷ

lệ % Số

lượng Tỷ

lệ % Số

lượng Tỷ

lệ % Số

lượng Tỷ

lệ %2012- 2016

23/116 19,8 82/116 70,7 11/116 9,5 0/116 0

2011- 2015

12/138 8,7 109/138 79 15/138 10,9 2/138 1,4

Tổng 35/254 13,8 191/254 75,2 26/354 10,2 2/254 0,8

Trong phiếu trưng cầu ý kiến, sinh viên được hỏi ý kiến về các vấn đề: 1/ Vai trò của TA trong học tập và công việc; 2/ Việc sử dụng TA làm phương tiện giảng dạy chuyên ngành; 3/ Việc sử dụng TA trong giờ học chuyên ngành tại lớp; 4/ Việc sử dụng TA trong kiểm tra, đánh giá học phần; 5/ Ngôn ngữ phương tiện của giáo trình và tài liệu tham

Page 21: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 17

khảo; 6/ Các đề xuất đối với việc sử dụng TA làm phương tiện giảng dạy chuyên ngành QTH.

5. Kết quả, thảo luận và đề xuất

5.1. Ý kiến của giảng viên về thực tế sử dụng TA trong giảng dạy chuyên ngành QTH

Trước tiên, tất cả các giảng viên được phỏng vấn đều trả lời rằng họ chưa có kiến thức lý luận về việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Theo các giảng viên, trong các giờ học chuyên ngành QTH tại Khoa, TA chưa được sử dụng cho các mục đích giao tiếp thông thường, truyền đạt kiến thức và thảo luận nội dung môn học.

Kết quả khảo sát cho thấy tần suất sử dụng TA tăng dần với các nhóm học phần theo thứ tự như sau: 1/ Nhóm các học phần Kinh tế; 2/ Nhóm các học phần Các vấn đề toàn cầu; 3/ Nhóm các học phần Chính trị-Quan hệ quốc tế; 4/ Nhóm các học phần Pháp luật; 5/ Nhóm các học phần Nghiệp vụ giao tiếp; 6/ Nhóm các học phần Lịch sử - văn hóa - văn minh.

Ở nhóm các học phần Lịch sử-văn hóa-văn minh và các học phần Nghiệp vụ giao tiếp, TA được sử dụng với tần suất cao nhất vì các học phần thuộc nhóm này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về các chủ đề quen thuộc có cơ sở từ kiến thức nền hoặc các phương diện thiết thực của đời sống, tính phức tạp của nội hàm thuật ngữ không cao, độ khó của bài giảng không cao; mặt khác, các giảng viên phụ trách các học phần này đều có năng lực TA đạt yêu cầu (tối thiểu là cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu), là những giảng viên có nghiệp vụ sư phạm đạt yêu cầu và đã tốt nghiệp Thạc sĩ tại các quốc gia nói TA (Anh, Úc) hoặc sử dụng TA trong học thuật (Hà Lan, Thái Lan).

Ở nhóm các học phần Pháp luật và các học phần Chính trị - Quan hệ quốc tế, TA được sử dụng với tần suất thấp hơn do tính phức tạp của nội hàm thuật ngữ khá cao, các chủ đề bài giảng ít quen thuộc hơn so với các học phần Lịch sử-văn hóa-văn minh và các học phần Nghiệp vụ giao tiếp, độ khó của bài giảng khá cao nên việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) tỏ ra hiệu quả hơn để đảm bảo khả năng hiểu chính xác nội dung bài giảng của sinh viên, mặc dù các giảng viên phụ trách các học phần này đều có năng lực TA ở cấp độ C1, là những giảng viên có nghiệp vụ sư phạm đạt yêu cầu, đã tu nghiệp hoặc tốt nghiệp Thạc sĩ tại các quốc gia nói tiếng Anh (Hoa Kỳ, Úc) hoặc có sử dụng tiếng Anh trong học thuật (Hà Lan, Nhật Bản).

Nhóm các học phần Kinh tế là nhóm có tần suất sử dụng TA thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là nội hàm phức tạp của thuật ngữ, tính quen thuộc của các chủ đề bài giảng ở mức độ không cao, độ khó của bài giảng cao; hơn nữa, trình độ TA của các giảng viên phụ trách các học phần này chỉ ở cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu.

Đối với nhóm học phần Các vấn đề toàn cầu, tần suất sử dụng TA vẫn còn ở mức độ thấp, mặc dù độ phức tạp của nội hàm thuật ngữ không cao, từ ngữ và các chủ đề khá quen thuộc trong cuộc sống đương đại (biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, nghèo đói, dịch bệnh, tài nguyên, thiên tai, dân số, ma túy, khủng bố,...), độ

khó của bài giảng không cao. Các giảng viên phụ trách các học phần này có trình độ TA chỉ mới ở cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu.

Một nguyên nhân quan trọng hàng đầu đối với thực tế sử dụng TA còn khiêm tốn trong giảng dạy các học phần QTH tại Khoa QTH là trình độ TA của sinh viên còn hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 0,8% sinh viên có trình độ TA đạt cấp độ C1 và 10,2% sinh viên đạt cấp độ B2, trong khi đó có 75,2% sinh viên ở cấp độ B1 và 13,8% sinh viên ở cấp độ A2. Đồng thời, ở đại bộ phận sinh viên, chưa có sự hình thành thói quen sử dụng TA trong việc học chuyên ngành.

Ngoài ra, các giảng viên được khảo sát còn nêu một số ý kiến khác như sau:

- Về phía các cấp quản lý, cần ban hành các quy định chính thức về việc dạy chuyên ngành bằng TA cũng như các chính sách khích lệ, động viên đối với giảng viên đăng ký dạy chuyên ngành bằng TA. Cần tổ chức các lớp TA tăng cường cho sinh viên trong học kỳ hè hoặc các khóa trực tuyến trên nền giao diện Moodle kèm theo đợt học offline định kỳ trong tuần hoặc trong tháng, chú trọng cải thiện kỹ năng đọc và kỹ năng viết cho sinh viên. Cần đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với mức độ tiếng Anh sử dụng tăng dần qua từng học kỳ. Nhà trường cũng cần xây dựng đội ngũ chuyên gia hoặc tình nguyện viên nói tiếng Anh, có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành QTH để tham gia giảng dạy cùng với giảng viên người Việt.

- Về phía giảng viên, cần ý thức rõ về tầm quan trọng của việc dạy chuyên ngành bằng TA, nghiêm túc thực hiện việc chuyển đổi bài giảng theo hướng lấy TA làm phương tiện truyền đạt chính. Cần điều chỉnh, cập nhật phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo việc dạy chuyên ngành đi đôi với việc củng cố kiến thức và kỹ năng TA cho sinh viên. Cần ưu tiên phát triển kỹ năng đọc và kỹ năng viết TA cho sinh viên.

- Về phía sinh viên, cần cải thiện các kỹ năng thực hành TA, trong đó ưu tiên hàng đầu cho kỹ năng đọc và kỹ năng viết để nắm bắt kiến thức, trau dồi vốn từ vựng, thuật ngữ, đồng thời nâng cao tốc độ đọc hiểu và khả năng viết tiểu luận. Cần phát huy phương pháp tự học kết hợp với học nhóm để kiểm tra chéo và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Cần dành thời gian nhiều hơn nữa cho việc đọc sách chuyên ngành bằng tiếng Anh.

5.2. Ý kiến của sinh viên về việc sử dụng TA trong giảng dạy chuyên ngành QTH

Đại đa số sinh viên được khảo sát đều nhận thức rõ tầm quan trọng của TA gắn liền với lĩnh vực chuyên môn của các em trước và sau khi ra trường. Cụ thể, 93,3% sinh viên tin rằng TA là công cụ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành QTH và 80,7% sinh viên cho rằng việc dạy học bằng TA mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người học.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy mong đợi của sinh viên đối với việc sử dụng TA trong giảng dạy chuyên ngành được biểu hiện cụ thể như sau:

Đối với ngôn ngữ làm phương tiện giảng dạy chuyên ngành, 90,9% sinh viên (231/254) cho rằng các học phần QTH cần được giảng dạy bằng cả TA và tiếng Việt để các em một mặt vẫn hiểu được nội dung môn học qua tiếng mẹ

Page 22: Lời nói đầu - udn.vn

18 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

đẻ, mặt khác vẫn nắm bắt được thuật ngữ chuyên ngành bằng TA và có thể củng cố TA thông qua việc học các môn chuyên ngành.

Đối với việc sử dụng TA trong giao tiếp lớp học, trong thảo luận bài học và truyền đạt bài giảng của giảng viên, Bảng 2 dưới đây cho thấy tỷ lệ cao nhất ủng hộ việc sử dụng TA làm ngôn ngữ giao tiếp lớp học (73,6%), tiếp đến là việc sử dụng TA làm ngôn ngữ thảo luận trong giờ học (63%). Chưa tới ½ số sinh viên được khảo sát đồng ý với việc giảng viên sử dụng TA làm ngôn ngữ truyền đạt bài giảng (44%). Điều này cho thấy sinh viên tự tin hơn khi sử dụng TA trong giao tiếp thông thường nhưng chưa yên tâm với việc nắm bắt nội dung bài giảng do giảng viên truyền đạt bằng TA.

Bảng 2. Mong đợi của sinh viên về việc sử dụng TA trong giao tiếp lớp học

Ngôn ngữ giao tiếp lớp học là TA

Ngôn ngữ thảo luận trong giờ học là TA

Ngôn ngữ truyền đạt nội dung bài giảng

là TA

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ % Số

lượng Tỷ lệ %

187/254 73.6 160/254 63 112/254 44

Các mong đợi của sinh viên đối với việc sử dụng TA cho các mục đích trình chiếu slides, giới thiệu thuật ngữ, nhận xét phản hồi về sinh viên, vừa dạy chuyên ngành, vừa củng cố kiến thức và kỹ năng TA cho sinh viên được trình bày trong bảng dưới đây, với các tỷ lệ phản ánh các mức độ đồng ý khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 3. Mong đợi của sinh viên về việc sử dụng TA trong giờ học chuyên ngành

Ngôn ngữ của slides trình chiếu là TA

Thuật ngữ được giới

thiệu bằng TA

Nhận xét, phản hồi của giảng viên bằng TA

Giảng viên vừa dạy chuyên ngành, vừa củng cố kiến thức và kỹ năng

TA cho sinh viên

Số lượng Tỷ lệ

% Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng Tỷ lệ

% Số lượng Tỷ lệ %

155/254 61 153/254 60,2 151/254 60 237/254 93

Bảng trên cho thấy, số sinh viên mong đợi giảng viên vừa dạy chuyên ngành, vừa củng cố kiến thức và kỹ năng TA cho sinh viên chiếm một tỷ lệ rất cao (93%). Điều này có thể được giải thích dễ dàng căn cứ vào trình độ TA hiện tại của sinh viên, nhưng qua đó cũng cho thấy sinh viên đã nhận thức rõ về lợi ích của việc dạy học chuyên ngành bằng TA. Đối với 03 phương diện còn lại - trình chiếu slides, giới thiệu thuật ngữ, nhận xét phản hồi về sinh viên, tỷ lệ sinh viên ủng hộ xấp xỉ bằng nhau - khoảng 60%.

Đối với việc sử dụng TA trong kiểm tra, đánh giá, kết quả khảo sát thu được là như sau:

Bảng 4. Mong đợi của sinh viên về việc sử dụng TA trong kiểm tra, đánh giá

Ngôn ngữ thuyết trình, tiểu luận là

TA

Ngôn ngữ của bài kiểm tra, bài thi viết

là TA

Ngôn ngữ của bài kiểm tra, bài thi nói

là TA Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

116/254 46 119/254 47 174/254 68,5

Bảng trên cho thấy mặc dù sinh viên chưa đủ tự tin khi thuyết trình bằng TA nhưng các em mong muốn chọn hình thức vấn đáp bằng TA hơn là hình thức viết bằng TA trong thi và kiểm tra.

Về giáo trình, 70,47% (179/254) sinh viên mong đợi rằng giáo trình chính được viết bằng TA, còn tài liệu tham khảo thì bằng cả TA và tiếng Việt.

Ngoài ra, sinh viên còn có một số đề xuất khác như: cần có các quy định khuyến khích sinh viên học chuyên ngành bằng TA; giảng viên cần đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với việc sinh viên chuẩn bị bài trước khi đến lớp; cần cung cấp đề cương môn học bằng TA cho sinh viên và danh mục tài liệu tham khảo trong thư viện; cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học; cần đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học cũng như tăng cường các hoạt động ngoại khóa trong đó có sử dụng TA cùng với kiến thức chuyên ngành; cần tạo điều kiện hơn nữa để sinh viên có cơ hội tiếp xúc với người bản ngữ nói TA hoặc các chuyên gia, tình nguyện viên nói TA trong học thuật cũng như giao lưu văn hóa; cần có các giáo trình và tài liệu tham khảo song ngữ Anh-Việt.

6. Thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy bằng TA các học phần QTH tại Khoa QTH, Trường ĐHNN- ĐHĐN

6.1. Thuận lợi

Với tầm nhìn chiến lược, trên cơ sở nắm vững đường hướng và lộ trình thực hiện của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, được sự quan tâm chỉ đạo và chủ trương ủng hộ của các cấp quản lý, lãnh đạo Khoa Quốc tế học luôn ý thức rõ tầm quan trọng của TA và các lợi ích của việc giảng dạy bằng TA các học phần chuyên ngành QTH, luôn khuyến khích việc cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tối ưu hóa hiệu quả sử dụng TA, cổ súy các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoại khóa thể hiện sự tích hợp giữa nội dung và ngôn ngữ.

Hầu hết các giảng viên phụ trách các học phần chuyên ngành QTH đều có trình độ TA đạt cấp độ C1 - điều kiện tối thiểu để giảng dạy bằng tiếng Anh các học phần chuyên ngành QTH, bởi vì theo Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cở sở giáo dục khác: “Người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.’’

Với năng lực chuyên môn tốt, các giảng viên dạy chuyên ngành của Khoa QTH rất năng động và cầu thị, luôn tìm kiếm các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành. Tuy nhiên, họ đều mong muốn có những quy định cụ thể từ các cấp quản lý cũng như các chế độ, chính sách khuyến khích để có thể từng bước áp dụng một cách bài bản việc giảng dạy bằng TA các học phần chuyên ngành QTH.

Một số giảng viên dạy chuyên ngành cũng đồng thời là giảng viên dạy tiếng Anh. Họ vừa có bằng Đại học Sư phạm tiếng Anh vừa có bằng Thạc sĩ về các lĩnh vực của QTH.

Đội ngũ giảng viên TA có trình độ cao của Khoa và của Trường có thể hỗ trợ cho giảng viên chuyên ngành về phương diện ngôn ngữ.

Đại bộ phận sinh viên đã nhận thức được rằng TA là công cụ nghề nghiệp quan trọng của các em sau khi ra

Page 23: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 19

trường, đồng thời có những mong đợi rất tích đối với việc học chuyên ngành thông qua phương tiện TA.

6.2. Khó khăn

Cho đến nay, vẫn chưa có những quy định cụ thể từ các cấp quản lý cũng như các chế độ, chính sách khuyến khích giảng viên đầu tư thời gian và công sức cho việc dạy chuyên ngành bằng TA.

Giảng viên dạy chuyên ngành của Khoa chưa được trang bị kiến thức lý luận về việc sử dụng TA làm phương tiện giảng dạy cũng như các cách thức, biện pháp cụ thể để áp dụng trong thực tế dạy học.

Mặc dù đạt trình độ TA theo yêu cầu, một số giảng viên còn chưa tự tin trong việc trình bày bài giảng bằng TA.

Vẫn còn các giảng viên chưa đạt trình độ TA cấp độ C1 theo Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ chung của Châu Âu.

Năng lực TA của sinh viên còn hạn chế, do vậy các em chưa tự tin và độc lập trong việc học chuyên ngành bằng TA.

Nguồn tài liệu, giáo trình, sách tham khảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt còn hạn chế, chưa được cập nhật kịp thời và đầy đủ.

7. Các giải pháp nhằm thực thi việc giảng dạy bằng TA các học phần chuyên ngành QTH

Căn cứ vào các điều kiện thực tế như đã nêu, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm thực thi việc giảng dạy bằng TA các học phần chuyên ngành QTH tại trường ĐHNN-ĐHĐN theo 03 nhân tố con người: nhà quản lý, người dạy và người học.

7.1. Đối với nhà quản lý

Trên cơ sở phân tích nhu cầu của xã hội, xuất phát từ các điều kiện hiện có và đặc thù của ngành học, lãnh đạo Khoa đề xuất để nhà trường phê duyệt chủ trương giảng dạy bằng TA các học phần chuyên ngành QTH cũng như ban hành các chính sách, cơ chế khuyến khích, khen thưởng giảng viên soạn giáo trình, giáo án, dạy bằng TA.

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa cần điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng như sau: Trong 04 học kỳ đầu, ngoài các học phần cơ sở, cần dành toàn bộ thời lượng còn lại để sinh viên học TA. Tất cả các học phần chuyên ngành Quốc tế học nên được tập trung vào 04 học kỳ tiếp theo và được giảng dạy theo đường hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ.

Các học phần TA trong chương trình đào đạo hiện nay đã được thiết kế theo định hướng B2 với điều kiện các học phần kỹ năng tiếng B2 nằm trọn trong 04 học kỳ đầu. Tuy nhiên, thực tế khảo sát khóa sinh viên 2012-2016 cho thấy, đến thời điểm cuối học kỳ 4, mặc dù đã học xong chương trình TA theo định hướng B2, chỉ có 9.5% sinh viên đạt cấp độ B2 và có 70,7 % sinh viên đạt cấp độ B1 (theo Bảng 1). Do vậy, cần bổ sung thêm các học phần TA tăng cường để nâng cao hơn nữa tỷ lệ sinh viên đạt trình độ B2 và nâng cao tối đa tỷ lệ sinh viên đạt trình độ B1vào cuối học kỳ thứ 4. Việc này có thể được thực hiện bằng cách tăng số giờ học TA tại lớp hoặc cung cấp các phần mềm tự học TA cho sinh viên có sự kiểm soát của giảng viên và có tính điểm học tập.

Khoa QTH có thể chọn một, vài học phần hoặc một nhóm học phần để xây dựng để cương chi tiết bằng TA và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về chuyên môn, các tổ Bộ môn có thể bắt đầu bằng việc chọn một, vài học phần hoặc một nhóm học phần theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp như sau: Nhóm các học phần Lịch sử-văn hóa-văn minh; Nhóm các học phần Nghiệp vụ giao tiếp; Nhóm các học phần Chính trị-Quan hệ quốc tế; Nhóm các học phần Pháp luật; Nhóm các học phần Các vấn đề toàn cầu; Nhóm các học phần Kinh tế.

Khoa và các tổ Bộ môn cần đưa ra các bước cụ thể để triển khai các hoạt động trong giờ dạy đi từ mức độ dễ (ngôn ngữ giao tiếp lớp học là TA, slides trình chiếu bằng TA, thuật ngữ bằng TA, nhận xét, phản hồi bằng TA,…) đến mức độ khó (ngôn ngữ truyền đạt và ngôn ngữ thảo luận là TA, ngôn ngữ trong kiểm tra, đánh giá là TA,…)

Khoa cần đề nghị nhà trường nâng chuẩn đầu ra TA của sinh viên ngành Quốc tế học từ B1 lên B2, áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh 2014-2015.

Cần tổ chức việc biên soạn các giáo trình, tài liệu dạy học bằng TA.

Cần tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế để giảng viên được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và thực tiễn cũng như các kỹ năng cần thiết để từng bước thực thi hiệu quả việc giảng dạy chuyên ngành bằng TA.

Cần xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia nói TA, những người có trình độ chuyên môn và năng lực TA đã được khẳng định qua thực tiễn giảng dạy ở nước ngoài và tại các đơn vị khác trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam tham gia trong việc giảng dạy bằng TA tại Khoa QTH.

Cần tăng cường các hoạt động trao đổi học thuật bằng TA.

Cần thông báo cho sinh viên ngay từ đầu khóa học về việc sẽ học một số học phần TA cùng với các yêu cầu cụ thể về năng lực tiếng Anh mà sinh viên cần đạt được.

Cần tạo điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy nhằm hỗ trợ tích cực và hiệu quả hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên.

7.2. Đối với giảng viên

Giảng viên cần nắm bắt các mong đợi từ phía người học và phía nhà quản lý liên quan đến việc đạt được các mục tiêu học tập.

Giảng viên cần có kiến thức về các cấp độ cần đạt được khi học ngôn ngữ thứ hai, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức về việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai trong việc chuẩn bị bài giảng và truyền đạt nội dung bài giảng.

Các giảng viên ở trình độ B2 cần được tạo điều kiện tham gia các khóa bồi dưỡng năng lực TA để đạt trình độ C1. Ngoài ra, năng lực TA của giảng viên trong giảng dạy chuyên ngành cần được thể hiện trên những phương diện như: 1/Khả năng sử dụng TA trong giao tiếp thông thường; 2/ Năng lực sử dụng TA trong học thuật; 3/Khả năng sử dụng TA trong quản lý lớp học; 4/Khả năng sử dụng TA trong giảng dạy; 5/Khả năng xây dựng đề cương chi tiết học phần bằng TA; 6/Kỹ năng tích hợp ngôn ngữ và nội dung trong bài giảng; 7/Kỹ năng chuẩn bị giáo án để dạy bằng TA.

Page 24: Lời nói đầu - udn.vn

20 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

7.3. Đối với sinh viên

Sinh viên cần phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu là B1 vào cuối học kỳ 4, để có thể bắt đầu học bằng TA các môn học chuyên ngành QTH. Kết quả khảo sát cho thấy 70.7% (82/116) sinh viên năm thứ ba sau khi học 04 học kỳ đầu tiên đã đạt trình độ TA cấp độ B1. Theo kết quả trưng cầu ý kiến, 67.3% (171/254) sinh viên mong muốn chuẩn đầu ra TA của sinh viên ngành QTH được nâng từ trình độ B1 lên trình độ B2. Như vậy, sinh viên cần tiếp tục nỗ lực học chuyên ngành, đồng thời nâng cao các kỹ năng thực hành TA trong 04 học kỳ còn lại để có thể đạt chuẩn TA cấp độ B2 khi tốt nghiệp.

Ngoài kiến thức và kỹ năng TA, sinh viên cần tự rèn luyện thêm các kỹ năng bổ trợ như: kỹ năng diễn đạt, nêu vấn đề, diễn giải, tóm tắt, suy luận, so sánh, đối chiếu, thuyết trình, làm việc nhóm, viết báo cáo,... nhằm nâng cao hiệu quả cho việc dạy học bằng TA.

8. Kết luận

Tóm lại, sự cần thiết phải nắm bắt nội dung chuyên ngành thông qua phương tiện TA sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sinh viên cải thiện thái độ đối với việc học TA. Khi sinh viên tiến bộ rõ rệt về TA, họ tất yếu sẽ cảm thấy tự tin hơn và ý thức rõ hơn về năng lực của chính mình trong bối cảnh lớp học cũng như trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.

Đối với Khoa QTH, Trường ĐHNN-ĐHĐN, việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh chắc chắn sẽ đặt ra nhiều thách thức về các phương diện quản lý, chuyên môn, người dạy và người học, nhưng nếu thực hiện hiệu quả với một lộ

trình phù hợp, sẽ đạt được đồng thời các mục tiêu ngôn ngữ và các mục tiêu chuyên ngành, tạo sự thay đổi ngoạn mục trong phương pháp đào tạo, tham gia hiện thực hóa các mục tiêu trong giai đoạn sắp đến của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, góp phần vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa giáo dục đại học của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] NguyễnVăn Toàn (chủ biên), (2009), “Khả năng và biện pháp thực hiện giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ”, thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ giai đoạn 2006-2008 “Phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”.

[2] Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020".

[3] Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ Tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cở sở giáo dục khác.

[4] Tôn Nữ Mỹ Nhật, (2013), “TiếngAnh trong giáo dục đại học: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9(292).

[5] Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (2014), “Chương trình đào tạo bậc đại học hệ chính quy”.

[6] Coleman, J.A. (2006), “English-Medium Teaching in European Higher Education”, Language Teaching 39, UK: Cambridge University Press.

[7] Collins, A.B., (2010), “English-Medium Higher Education: Dilemma and Problems”, Eurasian Journal of Educational Research 39.

[8] Graddol, D. (2007), The Future of English? British Council, London.

[9] Tsui, A. B. M., & Tollefson, J. W. (2007), “Language Policy and the Construction of National Cultural Identity”, In Tsui, A.B.M. & Tollefson, J. W. (Eds.), Language Policy, Culture, and Identity in Asian Contexts, Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

(BBT nhận bài: 20/04/2015, phản biện xong: 25/04/2015)

Page 25: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 21

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ THEO ĐỊNH HƯỚNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG SOME RECOMMENDATIONS FOR COMPILING THE TEXTBOOK ON PROBABILITY –

STATISTICS COURSE WITH AN ORIENTATION TO STUDENTS’ CAREER SKILL TRAINING IN ECONOMIC FIELD AT LAC HONG UNIVERSITY

Trần Văn Hoan

Trường Đại học Lạc Hồng; [email protected]

Tóm tắt - Xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao là một nội dungđổi mới quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở TrườngĐại học Lạc Hồng. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy họcXác suất - Thống kê ở trường, chúng tôi đã đưa ra các đề xuất vềcách thức biên soạn giáo trình môn học này theo định hướng rènluyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế, nhằmmục đích phục vụ cho việc giảng dạy môn học đáp ứng chuẩn đầura đã xây dựng. Giáo trình hướng đến việc rèn luyện các kỹ năngcụ thể được nêu trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên khối ngànhkinh tế như: giải quyết vấn đề, tự học, tự nghiên cứu, làm việcnhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, tư duy tựa thuật giải,…

Abstract - Constructing standard learning outcomes with highdemands is an important innovative content in the education andtraining at Lac Hong University. Based on the analysis of the statusof teaching Probability - Statistics at the college, we offersuggestions on how to compile the textbook on this course with anorientation to students’ career skill training in economic field, whichaims to serve the teaching of the course to meet the establishedstandard learning outcomes. The textbook will orient towardstraining students majoring in economics skills such as problemsolving, self-learning, self-study, group work, application ofinformation technology, algorithm-like thinking, etc.

Từ khóa - chuẩn đầu ra; giáo trình; kinh tế; kỹ năng nghề nghiệp;môn Xác suất - Thống kê.

Key words - standard learning outcomes; textbook; economy;career skill; Probability – Statistics course.

1. Mở đầu

Nâng cao chất lượng, đổi mới trong giáo dục đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một trường đại học trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới là xu thế tất yếu của thời đại và theo chiến lược phát triển giáo dục được báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ XI: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [3, tr.1].

Hướng theo đó, một trong những nội dung đổi mới quan trọng ở Trường Đại học Lạc Hồng thực hiện trong thời gian qua là xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao. Nhưng làm thế nào để sinh viên khi ra trường đạt được chuẩn đầu ra như đã xây dựng luôn là vấn đề cần nghiên cứu và phải cụ thể hóa ở từng ngành, từng lĩnh vực. Hơn nữa, bản chất của quá trình dạy học nằm trong mối quan hệ giữa người học và tài liệu học tập. Trong quá trình này, tài liệu học tập xuất hiện như yếu tố cốt lõi, mọi hoạt động của người dạy và người học đều xoay quanh nhân tố trung tâm này. Tài liệu học tập cơ bản của mỗi môn học trong trường đại học là giáo trình môn học. Chính vì lý do này, bài báo dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn Xác suất - Thống kê, tác giả đề xuất các cách thức trong việc biên soạn giáo trình môn học này hướng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở nhà trường.

2. Môn học Xác suất – Thống kê đối với yêu cầu của chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng

2.1. Những nội dung trong chuẩn đầu ra với yêu cầu cao

Một trong những công việc quan trọng nhất được thực hiện trong thời gian qua ở trường, đó là xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao của mỗi chuyên ngành đào tạo. Qua

nhiều lần chỉnh sửa, đến nay chuẩn đầu ra của nhà trường được hoàn thiện với sự góp ý của nhiều doanh nghiệp, sở, ban ngành trên địa bàn. Từ sứ mạng của nhà trường và các cuộc khảo sát hàng năm, nhà trường xây dựng “Chuẩn đầu ra 2012” [6, tr.23], bao gồm:

- Kiến thức;

- Kỹ năng;

- Thái độ;

- Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp;

- Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.

Trong chuẩn đầu ra này, các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp cần được trang bị cho sinh viên khi ra trường được nêu rõ. Chẳng hạn, đối với sinh viên chuyên ngành Kinh tế thì các yêu cầu về kỹ năng như sau:

- Tổ chức các hoạt động thương mại và các nghiệp vụ liên quan phù hợp với hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế;

- Tiếp cận giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước;

- Nghiên cứu thị trường để đề ra các chính sách thích hợp cho việc thâm nhập, mở rộng thị phần trên các thị trường xuất nhập;

- Phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu;

- Nhận diện và quản lí rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu;

- Soạn thảo văn bản, trình bày và báo cáo;

- Giao tiếp tốt;

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và sử dụng tốt một số phần mềm chuyên ngành cho lĩnh vực quản trị, kinh tế;

Page 26: Lời nói đầu - udn.vn

22 Trần Văn Hoan

- Giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, phân tích, lập luận đánh giá các quy trình và đưa ra giải pháp hợp lí;

- Làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo, nắm bắt và tổ chức thực hiện công việc độc lập;

- Lắng nghe, quan sát và ra quyết định;

- Thích ứng với môi trường cao.

Như vậy, việc trang bị và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và phải thực hiện lâu dài, xuyên suốt quá trình đào tạo. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra: “Các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên được trang bị và rèn luyện như thế nào thông qua quá trình học tập các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đại cương?”.

Để trả lời câu hỏi này cần phải có thời gian nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức dạy và học các môn khoa học cơ bản, đáp ứng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao như đã nêu trên.

2.2. Vai trò của môn học Xác suất – Thống kê đối với chuẩn đầu ra

Môn học Xác suất - Thống kê là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản. Ngày nay các kiến thức thuộc về mảng này đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa học khác nhau. Các tri thức về khoa học xác suất cũng như thống kê đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một trong những học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định là môn học bắt buộc đối với sinh viên khối ngành Kinh tế, Y dược, Hóa, Môi trường,…

Hơn nữa, với đặc thù là môn Toán ứng dụng nên bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản mang tính toán học như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề… thì việc học Xác suất - Thống kê còn góp phần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp gắn với sinh viên ngành kinh tế, như: kỹ năng thu thập, xử lí số liệu thống kê; kỹ năng quan sát; kỹ năng phân tích, ra quyết định thông qua các bài toán ước lượng, kiểm định; kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này là một phần không nhỏ trong yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp đối với sinh viên khối ngành kinh tế mà “chuẩn đầu ra” của nhà trường đã đặt ra. Nhưng, nên dạy học Xác suất - Thống kê như thế nào để có thể góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Từ đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu “Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành Kinh tế qua việc dạy học môn Xác suất - Thống kê ở Trường Đại học Lạc Hồng”.

2.3. Thực trạng dạy học môn học Xác suất - Thống kê ở Trường Đại học Lạc Hồng

Trong [4, tr. 3] đã chỉ ra rằng, việc dạy học môn học Xác xuất – Thống kê ở trường còn tồn tại những hạn chế chủ yếu sau:

Việc rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề chưa được thể hiện nhiều trong bài giảng. Đa số giảng viên đều giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu (nêu tri thức và áp dụng tri thức để giải các bài tập cụ thể), dẫn đến chưa rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Chưa gắn việc kiểm tra đánh giá với nội dung thực tiễn môn học. Chẳng hạn các đề kiểm tra, thi cuối kì vẫn mang

nhiều tính chất của toán học và được áp dụng cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, chưa có sự cài đặt các bài toán mang tính ứng dụng trong thực tiễn nghề nghiệp cho sinh viên đối với các ngành nghề cụ thể.

Chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách có hiệu quả. Hiện nay ở trường, đa số giảng viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn sinh viên tính toán các bảng số liệu thống kê bằng máy tính bỏ túi, chưa sử dụng công cụ là phần mềm Excel để giải các bài toán về ước lượng, kiểm định…

Chưa phát huy khả năng tự học, khả năng làm việc tập thể của sinh viên thông qua các bài tập nhóm, bài tập lớn ở nhà. Hiện tại, nhà trường chưa biên soạn hệ thống bài tập lớn của môn học, dẫn đến việc rèn luyện các kỹ năng trên chưa được thực hiện đối với môn học này.

Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế qua việc dạy học môn học Xác suất - Thống kê ở Trường Đại học Lạc Hồng” là yêu cầu cấp thiết. Nhưng để thực hiện điều đó, vấn đề quan trọng nhất là cần biên soạn giáo trình môn học theo định hướng rèn luyện kỹ năng để giảng viên và sinh viên sử dụng trong quá trình giảng dạy cũng như học tập môn học này. Bởi vì, sự đổi mới giáo trình tất yếu sẽ kéo theo đổi mới cách dạy, cách học, cách quản lý và toàn bộ các quá trình khác của quá trình dạy học. Có như vậy, việc đổi mới trong giáo dục và đào tạo ở nhà trường sẽ thật sự mang lại hiệu quả.

3. Một số đề xuất biên soạn giáo trình Xác suất – Thống kê theo định hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế

3.1. Các đề xuất về yêu cầu đối với giáo trình môn học Xác suất – Thống kê

Với những phân tích về thực trạng dạy học môn học Xác suất – Thống kê đã nêu, với những yêu cầu về việc thể hiện nội dung và phương pháp dạy học hiện đại và đặc biệt là hướng đến rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế, tác giả đề xuất giáo trình phải được xây dựng với những yêu cầu cụ thể như sau:

Thứ nhất, giáo trình phải thể hiện được phương pháp dạy học tích cực, có sự hướng dẫn cách học, cách nghiên cứu các nội dung.

Thứ hai, giáo trình phải hướng tới phát huy tính tích cực, tính ý thức của người học đối với việc học.

Thứ ba, giáo trình phải được thiết kế sao cho người học có thể tự học và nghiên cứu mở rộng.

Thứ tư, giáo trình phải cung cấp hệ thống bài tập và đề thi mẫu bằng cách cài đặt các bài toán ứng dụng về kinh tế.

Thứ năm, giáo trình phải hướng dẫn người học cách sử dụng phần mềm chuyên dùng để thực hiện các bài toán thống kê có hiệu quả.

3.2. Các đề xuất về cách thức biên soạn giáo trình môn học Xác suất – Thống kê

Từ các tiêu chí ở trên, tác giả đề xuất cấu trúc của giáo trình như sau:

Phần 1. Lời mở đầu;

Page 27: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 23

Phần 2. Mục lục;

Phần 3. Nội dung;

Phần 4. Phụ lục: Hướng dẫn sử dụng phần mềm R giải bài toán thống kê.;

Phần 5. Tài liệu tham khảo.

Với cấu trúc của một chương cụ thể như sau:

Phần 1. Mục đích yêu cầu;

Phần 2. Mở đầu (bài toán hay tình huống);

Phần 3. Nội dung;

Phần 4. Câu hỏi ôn tập;

Phần 5. Bài tập trắc nghiệm;

Phần 6. Bài tập tự luận;

Phần 7. Hướng dẫn giải bài tập;

Phần 8. Bài tập tổng hợp.

Về nội dung giáo trình, bên cạnh mục đích là trang bị cho các nhà kinh tế tương lai phần đảm bảo toán học cho quá trình thu thập và xử lý thông tin kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong các giáo trình khác như: Lý thuyết Thống kê, Dự báo Kinh tế, Marketing, Lý thuyết Đầu tư, Lý thuyết Bảo hiểm, Lý thuyết Tài chính… Giáo trình cũng chuẩn bị các kiến thức cho sinh viên tiếp thu các giáo trình Toán kinh tế sẽ nghiên cứu ở các năm sau như: Kinh tế lượng, Lý thuyết Phục vụ Công cộng, Lý thuyết Quản lý Dự trữ…

Hơn nữa, giáo trình còn hướng đến việc áp dụng các kiến thức vào bài toán ứng dụng thực tiễn của chuyên ngành Kinh tế và rèn luyện các kỹ năng cần có của sinh viên để thích ứng với nền giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại như hiện nay. Cụ thể, giáo trình hướng đến việc rèn luyện các kỹ năng sau cho người học:

3.2.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề gắn với thực tiễn nghề nghiệp thông qua các tình huống, câu hỏi và bài tập ứng dụng liên quan đến chuyên ngành kinh tế ở mỗi chương

Trong giáo trình, mỗi nội dung kiến thức mới được trình bày bắt đầu bằng một bài toán cụ thể về kinh tế. Việc phân tích bài toán thông qua các câu hỏi gợi vấn đề sẽ làm kích thích suy nghĩ của người học và giúp người học tự tìm ra các kiến thức mới khi đọc giáo trình. Chẳng hạn giáo trình phân tích tình huống dẫn đến công thức xác suất đầy đủ như sau:

“Bài toán. Có ba lô hàng mỗi lô có 20 sản phẩm, trong đó lô thứ i có 2i + phế phẩm ( 1, 2, 3i = ), còn lại là chính phẩm. Chọn ngẫu nhiên một lô hàng, rồi từ lô hàng đó lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính các xác suất sau:

Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm;

Chọn được lô hàng thứ hai, biết rằng hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm.

1. Hãy xác định phép thử của bài toán?

Hướng dẫn: Bài toán có 2 phép thử, thứ nhất: chọn 1 lô hàng; thứ hai: lấy ra 2 sản phẩm từ lô hàng đã chọn.

2. Phép thử thứ nhất (chọn một lô hàng) có bao nhiêu trường hợp xảy ra?

Hướng dẫn: Có ba trường hợp, được lô thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba?

3. Như vậy phép thử trên sẽ tạo thành các biến cố có tính chất gì?

Hướng dẫn: Các biến cố tạo thành hệ biến cố đầy đủ.

Sơ đồ minh họa:

Gọi Ai “Chọn được lô hàng thứ i”, 1, 2, 3i = .

Suy ra 1 2 3

1( ) ( ) ( )

3P A P A P A= = = và

1 2 3{ , , }A A A là

hệ biến cố đầy đủ.

Gọi A “Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm”

4. Có bao nhiêu trường hợp để A xảy ra ?

Hướng dẫn: Có 3 trường hợp (lấy 2 phế phẩm từ lô 1, lô 2 hoặc lô 3).

5. Mỗi trường hợp A xảy ra có bao nhiêu giai đoạn ?

Hướng dẫn: 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chọn lô hàng;

Giai đoạn 2: Lấy 2 phế phẩm từ lô hàng tương ứng.

6. Sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân hình thành công thức của P(A)?

Hướng dẫn:

1 2 3

1 2 3

( ) ( ). ( ). ( ).A A A

P A P A P P A P P A PA A A

æ ö æ ö æ ö÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷ç ç ç= + +÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷è ø è ø è ø,

công thức này được gọi là công thức xác suất đầy đủ.

7. Phát biểu công thức trên ở dạng tổng quát?

8. Yêu cầu ở câu b của bài toán được tính dựa vào công thức nào đã biết?

Hướng dẫn: Công thức xác suất có điều kiện.

9. Hãy xác định các biến cố đề bài yêu cầu?

Hướng dẫn: “Hai sản phẩm lấy ra là hai phế phẩm” là biến cố A; “chọn được lô hàng thứ 2” là biến cố A2. Như

vậy đề bài yêu cầu tính 2 2( )

( )

A P A APA P A

æ ö÷ç ÷ç =÷ç ÷ç ÷è ø.

10. Dựa vào các trường hợp đã tính A, hãy tìm kết quả cho

2( )P A A ?

Hướng dẫn: ( )2 2

2

( )A

P A A P A PA

æ ö÷ç ÷ç= ÷ç ÷ç ÷è ø.

Suy ra 2

22 2

( )( )

( ) ( )

AP A P

AA P AAPA P A P A

æ ö÷ç ÷ç ÷ç ÷æ ö ÷çè ø÷ç ÷ç = =÷ç ÷ç ÷è ø,

công thức này được gọi là công thức Bayes.

11. Khi nào sử dụng công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes?

Page 28: Lời nói đầu - udn.vn

24 Trần Văn Hoan

Hướng dẫn: Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes thường được sử dụng để tính xác suất của các biến cố của hai phép thử liên tiếp, kết quả của phép thử thứ nhất được sử dụng cho phép thử thứ hai và phép thử thứ nhất tạo ra hệ biến cố đầy đủ”.

Hơn nữa, giáo trình tăng cường các ví dụ và bài tập ứng dụng theo hướng vận dụng từng nội dung kiến thức của Xác suất – Thống kê để giải quyết các bài toán cụ thể về kinh tế. Điều này không những giúp sinh viên hứng thú hơn trong học tập, mà còn cho sinh viên thấy được các kiến thức về Xác suất – Thống kê như công cụ được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn nghề nghiệp của họ sau này. Chẳng hạn các ví dụ sau.

- Vận dụng các công thức tính xác suất đưa ra các nhận định, dự đoán trong kinh doanh

Ví dụ : Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, người ta đã phỏng vấn ngẫu nhiên 200 khách hàng về sản phẩm đó và thấy có 34 người trả lời “sẽ mua”, 97 người trả lời “có thể sẽ mua” và 69 người trả lời “không mua”. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ khách hàng thực sự sẽ mua sản phẩm tương ứng với những cách trả lời trên là: 70%; 30% và 1%.

Hãy đánh giá thị trường tiềm năng của sản phẩm đó.

Trong số khách hàng thực sự mua sản phẩm thì có bao nhiêu phần trăm trả lời “sẽ mua”.

- Vận dụng ý nghĩa kỳ vọng, phương sai trong lựa chọn và đánh giá rủi ro của các phương án đầu tư, kinh doanh

Ví dụ: Giả sử một cửa hàng sách dự định nhập một số cuốn niên giám thống kê. Nhu cầu hàng năm của cuốn niên giám này được cho trong Bảng 1.

Bảng 1. Bảng nhu cầu của cuốn niên giám

Nhu cầu (j) cuốn 20 21 22 23 24 25

Xác suất (Pj) 0,3 0,25 0,18 0,14 0,1 0,03

Cửa hàng mua với giá 7 ngàn/cuốn bán với giá 10 ngàn/cuốn. Song đến cuối năm phải hạ giá bán hết với giá 4 ngàn/cuốn. Cửa hàng muốn xác định số lượng nhập sao cho lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất?

- Bài toán áp dụng ước lượng, kiểm định giải quyết các vấn đề cụ thể trong kinh tế như:

Kiểm tra, đánh giá lợi nhuận trung bình, hiệu quả của một phương pháp cải tiến trong sản xuất, kinh doanh.

Ước lượng về chi tiêu, thu nhập trung bình, từ đó đưa ra những quyết định điều chỉnh hợp lý,…

Ví dụ. Điều tra về mức chi tiêu (CT) (triệu đồng) ngẫu nhiên 160 SV ngoại tỉnh ở trường Đại học Lạc Hồng thu được Bảng 2.

Bảng 2. Bảng mức chi tiêu hàng tháng của SV Đại học Lạc Hồng

CT 1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,7 1,8 1,9 2 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 3

Số SV 5 3 2 1 27 6 7 3 60 2 6 4 4 23 1 1 5

a) Hãy ước lượng mức chi tiêu trung bình hàng tháng của SV ngoại tỉnh trường Đại học Lạc Hồng?

b) Hiện nay tỷ lệ SV ngoại tỉnh của Đại học Lạc Hồng có mức chi tiêu là 1,4 triệu đồng/tháng khoảng 60%. Hãy kiểm tra khẳng định trên với mức ý nghĩa 5%?

3.2.2. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả thông qua việc hướng dẫn sử dụng phần mềm R trong việc giải các bài toán thống kê

Trong giáo trình, bên cạnh việc hướng dẫn người học sử dụng máy tính bỏ túi hay phần mềm Excel để tính các tham số đặc trưng của mẫu, cũng như thực hiện các bài toán ước lượng và kiểm định thì còn hướng dẫn người học cách sử dụng phần mềm R để giải quyết các bài toán này. Tác giả chọn phần mềm R vì đây là phần mềm xử lý các dữ liệu thống kê với rất nhiều ưu điểm có thể kể đến như sau:

- Là phần mềm miễn phí và có sẵn trên web.

- Có dung lượng ít, dễ cài đặt.

- Việc nhập – xuất dữ liệu rất đơn giản và khá gọn so với các phần mềm khác.

- Có thể tạo ra những biểu đồ chuyên nghiệp, có chất lượng hình ảnh cao.

- Chúng ta có thể dễ dàng giải thích kết quả khi thực hiện phân tích thống kê vì R chỉ xuất ra thông tin cần thiết.

- Có thể cập nhật những phương pháp phân tích thống kê hiện đại bằng cách cài đặt những gói chuyên dụng.

- R còn được sử dụng như một máy tính thông thường.

3.2.3. Kỹ năng làm việc nhóm thông qua hệ thống bài tập tổng hợp gắn với ứng dụng trong kinh tế

Trong giáo trình, ở cuối chương sẽ có các bài tập tổng hợp từ những nội dung đã học. Giảng viên khi giảng dạy có thể cho sinh viên làm bài tập tổng hợp theo từng nhóm. Như vậy, qua đó người học có thể trao đổi với nhau trong quá trình thực hiện cũng như trao đổi với giảng viên nhằm mục đích nâng cao các kỹ năng về giao tiếp và vận dụng được các kiến thức vào bài toán cụ thể của chuyên ngành. Nội dung bài tập tổng hợp được xây dựng cụ thể như sau:

Dạng 1: Bài tập về phân loại và sử dụng hệ thống công thức tính xác suất ứng dụng đưa ra các dự đoán, nhận định trong kinh tế.

Dạng 2: Bài tập về phân loại đại lượng ngẫu nhiên có phân phối xác suất đặc biệt và tính các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên nhằm đánh giá lợi nhuận hay mức độ rủi ro của các phương án trong kinh doanh.

Dạng 3: Bài tập về xử lý số liệu, tính các tham số đặc trưng của mẫu và sử dụng vào bài toán ước lượng, kiểm định hướng đến giải quyết các vấn đề trong kinh tế.

3.2.4. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi đặt vấn đề và giải hệ thống đề thi

Ở mỗi chương trong giáo trình đều có phần mục đích yêu cầu, điều này giúp người học tự định hướng các yêu cầu về mặt kiến thức đối với từng nội dụng cụ thể của môn học. Hơn nữa, các câu hỏi, tình huống, bài tập cũng như đề thi tham khảo trong giáo trình đều có nội dung hướng đến những vấn đề liên quan đến kinh tế. Qua đó giúp sinh viên

Page 29: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 25

thấy rõ vai trò của Xác suất – Thống kê trong thực tiễn nghề nghiệp, đồng thời tăng thêm hứng thú học tập cho sinh viên. Khi người học đã hứng thú, đã tự ý thức được nhiệm vụ học tập, họ tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Người học sẽ say mê với môn học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới, tích cực và sáng tạo khi giải quyết các bài toán ứng dụng về kinh tế được nêu trong giáo trình.

3.2.5. Kỹ năng tư duy tựa thuật giải thông qua các thuật toán đối với từng bài toán cụ thể

Giáo trình hướng đến việc trình bày cách giải các bài toán cụ thể dưới dạng các thuật toán. Điều này sẽ làm tăng khả tăng tự học của sinh viên. Sinh viên có thể tự giải bài tập ở nhà thông qua các thuật toán và các ví dụ áp dụng được trình bày trong giáo trình. Hơn nữa, thông qua các thuật toán, những kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu hơn và dễ dàng áp dụng khi cần thiết. Chẳng hạn với bài toán tính xác suất bằng định nghĩa được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định và đặt tên cho biến cố cần tính xác suất.

Bước 2. Xác định phép thử của biến cố và tính số biến cố sơ cấp của phép thử.

Bước 3. Tính số biến cố sơ cấp thuận lợi cho biến cố cần tính xác suất.

Bước 4. Dùng công thức xác định xác suất trong định nghĩa để tính xác suất.

Tương tự giáo trình cũng xây dựng thuật toán cho các bài toán: Tính xác suất sử dụng công thức cộng, nhân; tính xác suất sử dụng công thức xác suất đầy đủ, công thức Bayes; bài toán phân loại và tính các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên; bài toán ước lượng các tham số đặc trưng của tổng thể; bài toán kiểm định giả thuyết thống kê.

4. Kết luận và kiến nghị

Như vậy, giáo trình trên đã bước đầu đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong chuẩn đầu ra với yêu cầu cao của nhà trường. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình, tài liệu học

tập chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Vì thế, cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, lâu dài của các nhà giáo dục nhằm tìm ra cách thức biên soạn giáo trình cho mỗi môn học, mỗi chuyên ngành đào tạo một cách phù hợp nhất.

Trên đây là các đề xuất của chúng tôi về cách thức biên soạn giáo trình môn học Xác suất - Thống kê hướng đến việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế. Qua đó cho thấy cần phải nghiên cứu tìm ra những cách thức tốt nhất biên soạn giáo trình môn học phục vụ cho việc giảng dạy, đáp ứng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao của nhà trường. Nếu làm được điều đó thì có thể tin rằng công tác đổi mới trong giáo dục và đào tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng sẽ có một bước tiến mới, hiệu quả và vững chắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỉ yếu Hội thảo “Tập huấn quốc gia về phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm qua hệ thống trường thực hành”, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2] Lê Thị Hoài Châu (2012), Dạy học xác suất - thống kê ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

[3] Chính phủ (2012), “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”, Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 16-6-2012, Hà Nội.

[4] Trần Văn Hoan (2014), “Thực trạng dạy học môn Xác suất - Thống kê so với chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 59(93), tr.165-169.

[5] Lê Quang Sơn, “Đổi mới giáo dục đại học: bắt đầu từ đâu?”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3(11), 2005.

[6] Trường Đại học Lạc Hồng (2012), Báo cáo thực hiện quy chế công khai của Trường Đại học Lạc Hồng năm học 2012 – 2013.

[7] Nguyễn Cao Văn (chủ biên), Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ (2013), Lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

[8] William Mendenhall (2012), Các phương pháp định lượng, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

[9] http://www.lhu.edu.vn.

[10] http://www.statistics.vn.

(BBT nhận bài: 29/12/2014, phản biện xong: 13/04/2015)

Page 30: Lời nói đầu - udn.vn

26 Lê Thị Kim Oanh

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG CHO HỌC PHẦN “NHẬP MÔN ĐÔNG PHƯƠNG HỌC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

APPLYING METHODS OF ACTIVE TEACHING ON THE SUBJECT “INTRODUCTION TO ORIENTAL STUDIES” IN THE CURRICULUM OF ORIENTAL STUDIES AT

THE UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES, THE UNIVERSITY OF DANANG

Lê Thị Kim Oanh

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Từ năm học 2013-2014, chuyên ngành Đông phương họcđược chính thức đào tạo tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại họcNgoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Cùng với hai chuyên ngành Quốc tếhọc, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, ngành Đông phương học đangcó những bước đi đầu tiên trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm củanhững cơ sở đào tạo uy tín đi trước đồng thời chủ động tạo ra sựphát triển phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như đáp ứng được nhucầu về nguồn nhân lực tại địa phương. Để đạt được những mục tiêunói trên, việc áp dụng phương pháp giảng dạy chủ động (PPGDCĐ),một phương pháp giảng dạy tiên tiến của thế giới, cho những họcphần thuộc chương trình đào tạo ngành Đông phương học là mộtviệc làm cần thiết và mang tính chủ động trong mục tiêu đào tạo. Mộttrong những học phần quan trọng cần được áp dụng đầu tiên là họcphần “Nhập môn Đông phương học”. Bài viết đề cập đến một số đềxuất áp dụng PPGDCĐ cho học phần nói trên.

Abstract - Since the academic year 2013-2014, Oriental Studies hasbeen formally taught at Department of International Studies,University of Foreign Language Studies, The University of Danang.Along with two other studies, International Studies and Vietnamese& Vietnamese Culture Studies, Oriental Studies is taking the first stepon the basis of inheriting experiences of prestigious universities.Besides, it may actively create the development in accordance withsocial needs as well as meet the needs of local human resources.In order to achieve the above objectives, application of the worldwideadvanced Active Teaching Methods to the subjects of the OrientalStudies curriculum should be considered a necessary and proactiveplan for training strategy. The first subject chosen for application is“Introduction to Oriental Studies”,one of the important subjects in thecurriculum. This article puts forward some suggestions on ActiveTeaching Methods for that subject.

Từ khóa - khoa Quốc tế học; Đông phương học; phương phápgiảng dạy chủ động; nhập môn Đông phương học; chương trìnhđào tạo ngành Đông phương học.

Key words - department of International Studies; oriental Studies;active teaching methods; Introduction to Oriental Studies;curriculumof oriental studies.

1. Đặt vấn đề

1.1. Tổng quan về phương pháp giảng dạy chủ động

Phương pháp giảng dạy chủ động (PPGDCĐ) với tiêu chí “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là trọng tâm của sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ XVIII. Tại Việt Nam, quan điểm này đã được xác định từ những năm 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Năm 2000, phương pháp giáo dục theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo cũng như bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê và ý chí vươn lên của người học đã chính thức trở thành chủ trương của Nhà nước theo Nghị quyết NQ04/2000/QH10.

Trong khái niệm PPGDCĐ, từ “chủ động” được dùng với nghĩa việc học tích cực, trái nghĩa với việc học thụ động. Điều quan trọng nhất của phương pháp này là giúp cho người học chủ động suy nghĩ, học tập, có thái độ ham học hỏi cũng như ý chí về năng lực học tập suốt đời. [5]

Do đó, đối tượng cần được chủ động hóa và tập trung phát huy tính chủ động mà phương pháp này hướng tới là người học chứ không phải người dạy. Tuy nhiên, để phương pháp này đạt hiệu quả cao thì vai trò của người dạy cũng rất quan trọng. Người dạy cần có sự chuẩn bị kỹ càng hơn so với phương pháp giảng dạy thụ động truyền thống.

Đồng thời, PPGDCĐ là một chu trình có liên kết chặt chẽ với nhau mà người dạy cần tiến hành tối thiểu 3 bước: xác định mục tiêu giảng dạy; thiết kế và tổ chức các hoạt động lớp học; kiểm tra và đánh giá kết quả học tập [5].

Về việc xác định mục tiêu, người dạy cần hướng người học đến sự chủ động trong việc học của bản thân. Như vậy, người học cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến học phần, để có thể chủ động xác định mục tiêu đạt được trong quá trình học cũng như có sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Người dạy đóng vai trò của người hướng dẫn, cung cấp và tổ chức các hoạt động giúp người học đạt mục tiêu học tập của mình.

Tại lớp học, người dạy cần hướng đến việc thiết kế và tổ chức các cơ hội học tập mang tính trải nghiệm, kích thích người học khám phá, phân tích, áp dụng và đánh giá kiến thức hơn là việc thông tin chỉ được truyền đạt một chiều. Bản thân người học sẽ luôn chủ động tham gia vào quá trình học, từ đó hiểu rõ họ đang học gì và cần học như thế nào.

Sau khi kết thúc học phần, nếu người học tự khám phá kiến thức và bổ sung kiến thức đó thông qua sự tự tin và có trách nhiệm với bản thân mình thì kiến thức mới trở thành tri thức của họ. Do đó, sự đánh giá không chỉ ở người dạy, mà bản thân người học cũng cần được phát triển kỹ năng tự đánh giá, để điều chỉnh cách học cũng như kỹ năng đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên trong lớp. Việc áp dụng PPGDCĐ cũng chính là cơ sở của việc xây dựng động cơ học tập và hình thành thói quen học tập suốt đời mà bất cứ nền giáo dục tiên tiến nào cũng cần hướng tới.

Hiện nay, tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới, có hai nhóm PPGDCĐ được áp dụng phổ biến. Thứ nhất là nhóm phương pháp giúp sinh viên học tập chủ động

Page 31: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 27

(Active Learning) bao gồm các phương pháp tiêu biểu như: động não, chia sẻ theo cặp, tổ chức học tập theo nhóm, dạy học dựa trên vấn đề, đóng vai v.v... Thứ hai là nhóm phương pháp giúp sinh viên học tập trải nghiệm (Exeperiential Learning), bao gồm các phương pháp như: dạy học thông qua đồ án, nghiên cứu tình huống, mô phỏng, học tập phục vụ cộng đồng... Mỗi phương pháp thuộc hai nhóm PPGDCĐ nói trên đều mang lại lợi ích nhất định cho người học [1].

1.2. Giới thiệu học phần “Nhập môn đông phương học” trong chương trình đào tạo ngành đông phương học (ĐPH)

“Nhập môn Đông phương học” là một học phần thuộc khối kiến thức đại cương trong chương trình đào tạo cử nhân Đông phương học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ đầu tiên (HKI) với tổng thời lượng là 45 tiết, tương đương 3 tín chỉ. Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và mang tính hệ thống về sự phát triển của lịch sử, đặc điểm của các nền văn hóa phương Đông cũng như sự ảnh hưởng của các nền văn hóa phương Đông ra khu vực và thế giới.

Nội dung cơ bản của học phần bao gồm các vấn đề chính sau: các khu vực văn hóa Phương Đông; lịch sử các nền văn hóa Phương Đông; đặc điểm chủ yếu của văn hóa Phương Đông; sự ảnh hưởng của các nền văn hóa Phương Đông ra khu vực và thế giới; thành tựu và hạn chế của văn hóa Phương Đông.

Bên cạnh đó, học phần còn hướng đến việc rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết như: thu thập và tổng hợp tài liệu; làm việc theo nhóm; thuyết trình. Có thể nói, học phần này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng căn bản để sinh viên tiếp cận các học phần khác trong chuyên ngành Đông phương học.

2. Giải quyết vấn đề

Nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng PPGDCĐ cho học phần “Nhập môn ĐPH” trong thời gian tiếp theo, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên ngành Đông phương học của 2 niên khóa 2013-2014 và 2014-2015 về việc áp dụng các PPGDCĐ trong quá trình học tập như: phương pháp động não, phương pháp trực quan kết hợp thuyết trình, phương pháp học theo nhóm, phương pháp tự học. Đã có 146 sinh viên tham gia thực hiện việc khảo sát này.

2.1. Phương pháp động não

Phương pháp này giúp sinh viên trong một thời gian ngắn có thể nảy sinh, sáng tạo nhiều ý tưởng và giả định về một vấn đề cụ thể. Đây là một phương pháp giúp mở đầu bài giảng và thu thập thông tin nhanh từ phía sinh viên một cách hiệu quả. Đồng thời, trong suốt quá trình học, giảng viên cần hướng dẫn và buộc sinh viên tham gia bài học bằng cách đặt câu hỏi, mời tham gia thảo luận một chủ đề hoặc thuyết trình một chủ đề đã được chuẩn bị trước [4].

Trước khi đi vào phần nội dung chính, giảng viên cần giới thiệu ngắn gọn về chủ đề bài học. Sau đó, nêu câu hỏi liên quan đến bài học, nêu rõ mục tiêu để phần trạo đổi không bị chệch hướng và yêu cầu nhiều sinh viên cùng trả lời câu hỏi đó. Cần đảm bảo rằng sinh viên hiểu được, không có câu trả lời đúng hay sai mà mục đích của câu hỏi là tạo nên sự trao đổi đa chiều. Sau khi sinh viên trả lời xong, giảng viên tóm tắt và đưa ra kết luận.

Ví dụ, trước khi tiến hành bài giảng “Lịch sử các nền văn hóa Phương Đông”, giảng viên đặt câu hỏi như sau: “Có nhận định rằng, Phương Đông là nơi xuất hiện những nhà nước chiếm hữu nô lệ tối cổ tương đối sớm, em hãy cho biết lý do tại sao?”. Với câu hỏi này, sinh viên cần được trang bị trước một số kiến thức căn bản từ các bài giảng trước như: nền nông nghiệp lúa nước; sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phát triển xã hội và sự hình thành của xã hội chiếm hữu nô lệ. Việc đặt câu hỏi như trên vừa đạt mục tiêu ôn tập kiến thức cũ đồng thời dẫn dắt sinh viên đi vào bài học tiếp theo một cách chủ động và hứng thú. Sau khi tóm tắt và đưa ra kết luận, giảng viên sẽ bắt đầu bài giảng mới.

Về “Phương pháp động não với hình thức đặt câu hỏi thảo luận chủ đề được áp dụng hiệu quả trong quá trình học tập”, kết quả khảo sát cho thấy có 97,26% ý kiến cho rằng phương pháp này được áp dụng hiệu quả trong quá trình học. Cụ thể là 37,6% đồng ý hoàn toàn, 45,89% đồng ý, 13,7% đồng ý một phần và chỉ có 2,74% là không đồng ý với nhận định trên.

Hình 1. Ý kiến của sinh viên về tính hiệu quả của phương pháp động não

2.2. Phương pháp trực quan kết hợp thuyết trình tích cực

Khi bước vào nội dung chính của bài giảng, giảng viên cần sử dụng tối đa phương pháp trực quan hóa. Để tiếp thu kiến thức trên lớp một cách có hiệu quả cao, sinh viên không chỉ nghe giảng, đọc sách mà cần được nhìn, quan sát nội dung bài giảng đã được cụ thể hóa thông qua các giáo cụ trực quan. Đó là việc sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, video… để truyền tải hoặc minh họa cho bài giảng. Đồng thời, khi sử dụng phương pháp trực quan hóa, giảng viên cũng đang sử dụng phương pháp Thuyết trình mang tính tích cực, giảm bớt thời lượng nói, dễ dàng minh họa và mở rộng bài giảng.

Hai phương pháp này rất phù hợp sau khi dùng phương pháp Động não để dẫn nhập và khi cần minh họa các nội dung chính cũng như chốt lại phần kiến thức cuối bài. Để đạt được mục tiêu đặt ra, giảng viên cần trình bày bài giảng 100% bằng Power Point nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy và học. Đồng thời, cần tận dụng những bộ phim tài liệu, video clip có liên quan đến các nền văn hóa Phương Đông, vốn hiện đang có sẵn trên mạng Internet, để minh họa cho bài giảng, cũng như khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi và cho ý kiến về các đoạn phim đó.

Có thể nói, nếu sử dụng tốt phương pháp Trực quan hóa kết hợp với phương pháp Thuyết trình tích cực, giảng viên không chỉ giúp sinh viên định hướng tốt nội dung bài học mà còn tạo cơ hội để sinh viên mở rộng và bổ sung những kiến thức đã học.

37,67%

45,89%

13,70%2,74%

Phương pháp động não là hiệu quả

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Đồng ý một phần

Không đồng ý

Page 32: Lời nói đầu - udn.vn

28 Lê Thị Kim Oanh

Bản thân giảng viên cũng chủ động được thời gian trình bày bài giảng trên lớp, tạo được sự thoải mái trong giờ học.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 95,21% ý kiến đồng ý sự hiệu quả của việc áp dụng hai phương pháp trên. Trong đó, chỉ có 4,79% là không đồng ý với nhận định trên.

Hình 2. Ý kiến của sinh viên về tính hiệu quả của việc áp dụng

phương pháp trực quan kết hợp thuyết trình

2.3. Phương pháp giảng dạy theo nhóm

Trong buổi đầu tiên, lớp học cần được chia thành từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 7 đến 10 người (tùy theo số lượng SV từng khóa), được phân chia ngẫu nhiên hoặc có thể chủ động lựa chọn với những nhiệm vụ cụ thể. Nội dung của nhiệm vụ cần được giải thích rõ ràng. Cụ thể sinh viên sẽ thu thập, tổng hợp tài liệu về các nền văn hóa tiêu biểu của Phương Đông như: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Nhật Bản, Đông Nam Á.Việc trình bày kết quả của nhóm sẽ được thể hiện bằng Power Point dưới hình thức thuyết trình. Theo đó, các thành viên trong nhóm phải làm việc theo quy định của giảng viên và trưởng nhóm trên tinh thần chủ động, tích cực và hỗ trợ nhau cùng tìm hiểu các vấn đề của nhiệm vụ được giao. Quá trình làm việc nhóm không chỉ được đánh giá trong việc nghiên cứu tài liệu, cùng trao đổi, thảo luận vấn đề mà còn có lúc cả nhóm cùng chuẩn bị cho việc thuyết trình trước lớp. Mỗi thành viên trong nhóm được yêu cầu nắm tất cả các nội dung của toàn bộ đề tài cũng như nắm được phần trình bày của các thành viên khác. Đồng thời, khi có một nhóm khác lên thuyết trình, các nhóm còn lại cũng phải tập trung lắng nghe và đặt câu hỏi phản biện hoặc góp ý để làm sáng tỏ vấn đề. Phần trình bày và tranh luận của sinh viên sẽ được giảng viên tổng hợp, nhận xét và đánh giá. Điểm trình bày và điểm làm việc nhóm sẽ được giảng viên sử dụng làm điểm cho bài kiểm tra giữa kỳ hoặc cộng vào điểm cuối kỳ. Việc áp dụng phương pháp học tập theo nhóm cũng được nhận được 96,58 % ý kiến đồng ý tính hiệu quả của nó.

Hình 3. Ý kiến của sinh viên viên về tính hiệu quả của việc áp

dụng phương pháp học tập theo nhóm

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy đây là một trong những phương pháp khiến việc học tập là sự chủ động học hỏi lẫn nhau, chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ phía giảng viên.

2.4. Phương pháp Tự học

Ngay từ buổi học đầu tiên, giảng viên cần làm rõ mục tiêu của chương trình học cần phải đạt được để SV nhận thấy ý nghĩa của việc học, từ đó xây dựng cho mình một cách thức hoặc phương pháp tiếp cận hợp lý. Chính vì vậy, trong học phần “Nhập môn Đông phương học”, giảng viên cần đầu tư xây dựng một hoặc hai “Tiết học nhập môn” bao gồm các nội dung chính sau: tổng quan về học phần, các khái niệm căn bản liên quan đến học phần, sự ra đời của Đông phương học; nội dung học tập, phương pháp tiếp cận môn học; giáo trình và tài liệu tham khảo, các quy định về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Có 98,6% ý kiến khảo sát đồng ý “Tiết học nhập môn” là cần thiết cho sinh viên trong quá trình học.

Hình 4. Ý kiến của sinh viên về sự cần thiết

của “Tiết học nhập môn”

Có thế nói, việc xây dựng tiết học nói trên đã dựa vào hai đặc điểm “Người học là đối tượng trung tâm” và “Người dạy là đối tượng hướng dẫn” của PPGDCĐ. Tiết học này được xây dựng nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu khái quát và căn bản về học phần để chủ động tiếp cận khối lượng kiến thức mà chương trình đào tạo yêu cầu cũng như những kiến thức mà trong vòng 45 tiết học, giảng viên không thể cung cấp cho sinh viên. Tiết học này cũng giúp sinh viên trở nên tự tin khi khám phá tiềm năng của chính mình cũng như có trách nhiệm với việc học của bản thân

Trong số các kỹ năng sử dụng cho việc tự học, trong 146 sinh viên tham gia khảo sát có đến 70 sinh viên quan tâm đến tài liệu tham khảo mà giảng viên đã giới thiệu. Trong khi đó, có 32 sinh viên áp dụng cách học thuộc lòng, 39 em học bằng sơ đồ tư duy. Chỉ có 5 sinh viên cho biết là tự tìm thêm các tài liệu khác.

Như vậy, việc giới thiệu tài liệu tham khảo cho sinh viên trở thành một yếu tố quan trọng để giảng viên khuyến khích tính chủ động của sinh viên trong quá trình tìm hiểu học phần ngoài giờ giảng trên lớp.

Ngoài ra, với câu hỏi “Hình thức kiểm tra nào là phù hợp đối với học phần này”, trong 146 sinh viên có 56 ý kiến chọn hình thức tự luận, 50 ý kiến chọn vấn đáp, 33 ý kiến chọn trắc nghiệm và 7 ý kiến chọn tiểu luận.

Bảng 1. Các kỹ năng mà sinh viên đã áp dụng khi tự học

Kỹ năng Số lượng SV

Đọc tài liệu tham khảo do GV hướng dẫn 70

Học thuộc lòng 32

26,71%

58,22%

10,27%4,79%

Phương pháp trực quan kết hợp thuyết trình là có hiệu quả

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Đồng ý một phần

Không đồng ý

37,67%

43,84%

15,07%3,42%

Phương pháp học tâp theo nhóm là có hiệu quả

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Đồng ý một phần

Không đồng ý

9,4%

46,3% 42,9%

1,4%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Đồng ý một phần

Không đồng ý

Page 33: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 29

Học bằng sơ đồ tư duy 39

Đọc tài liệu tham khảo khác 5

Bảng 2. Ý kiến của sinh viên về các hình thức kiểm tra phù hợp với học phần “Nhập môn ĐPH”

Hình thức kiểm tra Số lượng SV

Tự luận 56

Vấn đáp 50

Trắc nghiệm 33

Tiểu luận 7

Điểm đáng chú ý ở bảng trên là số lượng sinh viên chọn hình thức kiểm tra vấn đáp gần như ngang bằng số lượng sinh viên chọn hình thức tự luận. Điều này cho thấy có dấu hiệu khả quan về sự tự tin của sinh viên trong quá trình học tập và kiểm tra. Rõ ràng, việc khuyến khích sinh viên tự học, tự trau dồi là một yếu tố quan trọng để sinh viên chủ động chiếm lĩnh tri thức.

3. Kết luận và đề xuất

Có thể nói, thông qua việc tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên về việc áp dụng các phương pháp động não, phương pháp trực quan kết hợp thuyết trình, phương pháp giảng dạy theo nhóm, phương pháp tự học trong 2 năm học vừa qua đã cho thấy việc áp dụng PPGDCĐ trong những học phần đầu tiên của chương trình giảng dạy, cụ thể là học phần “Nhập môn Đông phương học”, là một định hướng có tính thực tiễn cao và quyết định sự phát triển trong tương lai của ngành Đông phương học.

Trong đó, đúng như nhận định của Gibbs.G, để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên thì không thể bỏ qua việc xây dựng một đội ngũ giảng viên có chất lượng giảng

dạy cao. Họ chính là người có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập và phát triển của sinh viên thông qua sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng sư phạm cũng như kỹ năng giao tiếp với sinh viên hiệu quả [6].

Do đó, những buổi trao đổi thường xuyên về chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy về ngành học này để đảm bảo việc áp dụng PPGDCĐ của các giảng viên trong tổ Bộ môn được thống nhất là một hoạt động cần thiết.

Tóm lại, ngành Đông phương học là một chuyên ngành còn non trẻ của Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Do đó, sự đầu tư thích đáng về chất lượng giảng dạy của nhà trường, khoa và bộ môn sẽ là tiền đề để tạo được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành học này trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010), Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, Hội thảo CDIO-Đại học Quốc gia Tp.HCM.

[2] Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014), Ứng dụng tích hơp nội dung và ngôn ngữ trong giảng dạy bằng tiếng Anh các học phần chuyên ngành Quốc tế học tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng- Những yêu cầu cơ bản, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4 (77).2014.

[3] Lê Thị Kim Oanh (2013), Bước đầu áp dụng phương pháp giảng dạy chủ động (Active Teaching) cho học phần “Lịch sử văn minh thế giới”, Đề tài NCKH cấp trường, Mã số T2013-05-18.

[4] Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thủy (2011), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp TP.HCM.

[5] Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng (2009), Phương pháp dạy và học đại học, NXB Đại học Sư phạm.

[6] Gibbs. G (1992), Improving the Quality of Student Learning, TES, Bristol, England.

(BBT nhận bài: 10/04/2015; phản biện xong: 17/04/2015)

Page 34: Lời nói đầu - udn.vn

30 Ngô Thị Khuê Thư

TÍNH VỊ CHỦNG CỦA GIỚI TRẺ TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG CONSUMER ETHOCENTRISM OF YOUTHS IN CENTRAL REGION MARKET

Ngô Thị Khuê Thư

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Tính vị chủng không còn xa lạ đối với nghiên cứu vềhành vi người tiêu dùng ở những quốc gia phát triển. Nhưng tạicác quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc nghiên cứu vàứng dụng khái niệm trong marketing này còn khá mới mẻ. Nghiêncứu nhằm mục đích xác định tính vị chủng của giới trẻ tại thị trườngMiền Trung - Việt Nam và kết quả chỉ ra rằng giới trẻ Miền Trungcó tính vị chủng tiêu dùng, tuy nhiên, mức độ tính vị chủng củangười tiêu dùng chưa cao. Ngoài ra, tính vị chủng tiêu dùng cònthay đổi tùy theo loại sản phẩm, cụ thể, giới trẻ miền Trung có tínhvị chủng cao hơn ở các sản phẩm là ưu thế của Việt Nam, sảnphẩm mang tính chất địa phương, truyền thống như trái cây, áoquần, đồ mỹ nghệ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà quảntrị và các doanh nghiệp có những chính sách marketing thích hợpcho thị trường miền Trung để nâng cao giá trị thương hiệu Việt.

Abstract - Consumer Ethnocentrism is no longer strange to thestudy of consumer behavior done in developed countries. Yet indeveloping countries such as Vietnam, the study and application ofthis marketing concept is relatively new. This study aims to identifythe consumer ethnocentrism level of youths in Vietnamese Centralregion market. The results show that young people in Centralregion have consumer ethnocentrism. However, the level is nothigh. Morever, this consumer ethnocentrism depends on the typeof products, particularly, it’s higher for dominant products ofVietnam and for local products such as fruits, clothing, andhandicraft products. The results are the basis for administrationmanagers and businesses to conduct appropriate marketingpolicies aiming to improve the value of Vietnamese enterprises'brands in Central region market.

Từ khóa - Chủ nghĩa vị chủng; tính vị chủng của người mua; giớitrẻ; th ị trường miền Trung; chính sách marketing.

Key words - Ethnocentrism; Consumer Ethnocentrism; youth;central region market; marketing policies.

1. Đặt vấn đề

Tính vị chủng của người mua là một khái niệm mới trong khoa học hành vi. Khái niệm này kế thừa các tiền đề và thuộc tính của chủ nghĩa vị chủng được Shimp & Sharma giới thiệu năm 1987.Tính vị chủng của người mua đặc trưng bởi tính đúng đắn và đạo đức trong việc mua hàng ngoại. Những đặc điểm đó góp phần giải thích tại sao người tiêu dùng lựa chọn mua hàng nội thay vì hàng ngoại trong nhiều trường hợp hàng ngoại có giá rẻ và chất lượng tốt hơn hàng nội. Như vậy, tính vị chủng cũng là một trong những yếu tố cùng với chất lượng, giá cả, thương hiệu, đặc tính sản phẩm... được người tiêu dùng sử dụng để lựa chọn hàng hóa.

Ngày nay, có khá nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về tính vị chủng và ứng dụng khái niệm này trong hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đa phần ở những nước phát triển, có ít nghiên cứu về tính vị chủng tại những nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này sẽ xem xét tính vị chủng có hay không tại Việt Nam - điển hình là ở giới trẻ khu vực miền Trung - Việt Nam. Mức độ tính vị chủng tiêu dùng của giới trẻ miền Trung hiện nay như thế nào? Những sản phẩm nào có tính vị chủng tại thị trường Việt Nam, cụ thể tại thị trường miền Trung.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Chủ nghĩa vị chủng và tính vị chủng của người mua

Tính vị chủng là một khái niệm xã hội được đề cập lần đầu tiên cách đây khoảng một thế kỷ. Theo Sumner 1906 (trích dẫn theo Sharma, Shimp & Shin 1995), định nghĩa như sau: “Tính vị chủng là cách nhìn các sự vật của một người, mà cộng động của họ được cho là trung tâm, mẫu mực, thước đo cho tất cả sự vật chung quanh ... mỗi cộng đồng đều nuôi dưỡng niềm tự hào, tự tôn, tán dương những thành viên của mình và xem thường người ngoài cộng đồng đó”.

Tính vị chủng là một hiện tượng phổ biến toàn cầu. Nó

không chỉ có ở quy mô chủng tộc, quốc gia mà còn hiệu hữu ở các nhóm, tầng lớp xã hội và chuyển hóa thành niềm tự hào gia phong, định kiến tôn giáo, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa yêu nước.

Tính vị chủng thể hiện qua các hoạt động bảo vệ nền văn hóa và sự tồn vong của cả cộng đồng thông quan sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên và lòng trung thành với cộng đồng. Các đặc tính của tính vị chủng cho thấy các xu hướng hành vi sau: (1) phân biệt giữa các cộng đồng; (2) nhận thức sự kiện theo cách của cộng đồng; (3) xem cộng đồng của mình là trung tâm của vũ trụ; (4) nghi ngờ và xem thường các cộng đồng khác; (5) xem cộng đồng của mình là ưu việt, hùng mạnh và trung thực; (6) cho rằng các cộng đồng khác là đáng ngờ, yếu kém và gây rắc rối (Levin & Campbell 1972).

Kế thừa các đặc tính trên của chủ nghĩa vị chủng, tính vị chủng người mua ra đời vào năm 1987 do Shimp & Sharma phát triển với định nghĩa như sau:

“Tính vị chủng của người mua là những niềm tin, quan niệm sẵn có về sự đúng đắn, phù hợp về mặt đạo đức trong việc mua hàng nước ngoài”.

Khái niệm này có các đặc điểm sau: Một, đó là kết quả của lòng yêu nước và sự lo ngại mất khả năng kiểm soát các lợi ích kinh tế của mình do các tác động xấu của việc nhập khẩu mang đến. Hai là, tạo ra tâm niệm không mua hàng ngoại. Đối với những người có tính vị chủng cao, hành vi mua hàng ngoại không chỉ là thuần túy kinh tế mà nó còn mang giá trị đạo đức: không mua hàng ngoại là yêu nước, là đúng đắn; trái lại, mua hàng ngoại là đáng trách, đi ngược lại lợi ích quốc gia. Ba là, dẫn đến các định kiến chống lại việc nhập khẩu.

2.2. Sản phẩm khác nhau ảnh hưởng đến tính vị chủng của người mua

Tính vị chủng của người mua sẽ ảnh hưởng đến thái độ, ý

Page 35: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 31

định mua và cuối cùng là hành vi tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tính vị chủng sẽ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Tính vị chủng về bản chất là do tác động của lòng yêu nước và niềm tin vào các sản phẩm trong nước rằng: Sản phẩm nước tôi đã tốt, tôi không cần sử dụng sản phẩm nước ngoài. Những người có tính vị chủng cao thường sử dụng tính vị chủng như một gợi ý tín hiệu để đánh giá sản phẩm và ra quyết định mua. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng việc sử dụng tính vị chủng cao hay thấp, nhiều hay ít trong ý định mua phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế, công nghệ, khoa học kỹ thuật của quốc gia đó. Những quốc gia phát triển và dẫn đầu về một sản phẩm, công nghệ nhất định thì người tiêu dùng của quốc gia đó rất tin tưởng vào sản phẩm nước họ. Ngược lại, đối với một số quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, họ thừa hưởng sự phát triển công nghệ của toàn cầu, cho nên người tiêu dùng ở đất nước đó nhận thức được rằng sản phẩm nước họ yếu kém hơn so với các nước phát triển, kết quả là tạo ra sự tin dùng hàng ngoại và xu hướng “sính ngoại”. Một điều có thể thấy nữa là tác động của tính vị chủng sẽ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm. Những sản phẩm lợi thế của một quốc gia thì có tính vị chủng cao hơn. Ví dụ: máy giặt, tủ lạnh Nhật Bản thường được người tiêu dùng tại Việt Nam ưa chuộng nhiều hơn các sản phẩm từ Hàn Quốc. Người tiêu dùng đã nhận thức được: Nhật Bản là một nước có trình độ phát triển cao về các sản phẩm công nghệ lạnh. Hay những sản phẩm có tính cấp thiết cao thì tính vị chủng không có sự tác động nhiều.Ví dụ, tôi muốn mua một chai nước để uống trong khi khát nước thì tôi sẽ chọn nhanh một loại sản phẩm từ quầy bán hàng, trong trường hợp sản phẩm tôi yêu thích đã hết hoặc không có sẵn. Một số nghiên cứu sau cho thấy tính vị chủng người mua phụ thuộc vào dòng sản phẩm:

Bảng 1. Tính vị chủng người mua phụ thuộc vào dòng sản phẩm

Tác giả Năm Tính vị chủng

Sharma và cộng sự

1995 2000

Những sản phẩm ít quan trọng thì sựảnh hưởng của tính vị chủng là cao hơn.

Watson và Wright

2000 Ảnh hưởng của tính vị chủng đến tháiđộ của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vàotừng loại sản phẩm.

Wang và Chen 2004 Người tiêu dùng từ đất nước phát triểncó xu hướng đánh giá cao sản phẩm từđất nước họ hơn là sản phẩm nhập khẩu,do đó dẫn đến sự gia tăng về tác độngcủa tính vị chủng trong ý định mua.Ngược lại, đối với những quốc gia đangphát triển, người tiêu dùng nhận thứcrằng sản phẩm nước ngoài là vượt trộihơn so với sản phẩm của các đối táctrong nước (đặc biệt là những sản phẩmcó nguồn gốc từ quốc gia có uy tín) chonên dẫn đến sự giảm về tác động tính vịchủng trong ý định mua.

Th.S Nguyễn Thành Long

2004 Kết quả nghiên cứu tính vị chủng tại TP.Hồ Chí Minh với hai dòng xe máy NhậtBản và Trung Quốc cho thấy rằng ngườitiêu dùng Việt Nam có tính vị chủng,tuy nhiên mức độ thể hiện chưa rõ ràng.

Javalgi và cộng sự

2005 Tìm thấy có sự tác động trung bình củatính vị chủng trong ý định mua một loạisản phẩm cụ thể khi sản phẩm đó đượccoi là cần thiết.

George Chryssochoidis, Athanassios Krystallis, Panagiotis Perreas

2005 Tính vị chủng không chỉ ảnh hưởng đếnniềm tin của người tiêu dùng mà còn làchất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuấtxứ.

Tho D.Nguyen, Trang T.M. Nguyen và NigelJ.Barrett

2008 Tính vị chủng của người mua có ảnhhưởng tiêu cực đến việc đánh giá sảnphẩm nước ngoài và ảnh hưởng tích cựcđến ý định mua sản phẩm nội.

Nataša Renko, PhD Biljana Crnjak Karanović, PhD Matea Matić, PhD

2012 Kết quả cho rằng tính vị chủng của ngườimua đóng vai trò quan trọng trong việcdự đoán ý định mua đối với hàng hóa sảnxuất trong nước và các sản phẩm từ NamTư cũ và Liên minh châu Âu trên thịtrường Croatia. Người tiêu dùng có tháiđộ tích cực đối với sản phẩm địa phươngvà tiêu cực đối với sản phẩm từ Nam Tưcũ và Liên minh châu Âu.

Xianguo Li, JingYang, Xia Wangvà Da Lei

2012 Kết quả cho thấy tính vị chủng ảnhhưởng rất lớn đối với người tiêu dùngTrung Quốc trong việc mua hàng nội vàhàng ngoại.

Tính vị chủng là một yếu tố dự báo phù hợp hơn về sở thích các sản phẩm trong nước, chứ không phải cho các sản phẩm nước ngoài. Nói cách khác, tính vị chủng dẫn người tiêu dùng đến chỗ thích các sản phẩm trong nước, nhưng không nhất thiết phải từ chối những sản phẩm nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng chọn mua sản phẩm trong nước, nhưng họ không thể lý giải vì sao họ làm như vậy, kể cả khi sản phẩm nước ngoài có chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn (Shimp & Sharma, 1987).

Cũng cần phải nói thêm rằng, tính vị chủng của người tiêu dùng là không đồng nhất cho tất cả các thành viên trong cộng đồng vì sự hình thành của nó có quan hệ chặt chẽ đến kiến thức, kinh nghiệm và điều kiện kinh tế của cá nhân. Các yếu tố nhân khẩu học được xem là biến cơ bản nhất cho việc nhận dạng sự khác biệt tính vị chủng giữa các phân khúc khách hàng. Giới trẻ Việt Nam nói chung và đặc biệt là miền Trung nói riêng ngày nay được sống trong hòa bình mà không phải chứng kiến các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, được kế thừa những giá trị truyền thống yêu nước tự hào dân tộc, đồng thời cũng tiếp cận với nền văn minh tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy, tính vị chủng của giới trẻ sẽ bị tác động đan xen giữa các yếu tố tâm lý – xã hội học, kinh tế, chính trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xu hướng “bài xích hàng ngoại” hoặc là “sính hàng ngoại”… hình thành đâu đó trong giới trẻ với một mức độ cao hay thấp là điều mà chúng ta cần làm rõ thêm trong chủ đề này.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã thiết kế một nghiên cứu định lượng dạng khảo sát. Đầu tiên, để đo lường chủ nghĩa vị chủng của người tiêu dùng, các nghiên cứu trước như Shimp và Sharma (1987) đã sử dụng thang đo tính vị chủng của người tiêu dùng CETSCALE là đơn hướng, gồm 17 biến đã được kiểm định qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới (Nijen, Douglas & Breser, 1999, Kamarudin, Mokhlis & Othman, 2002; Wong, 2008). Một số nghiên cứu cũng cho thấy một số mục đo là không thích hợp phải loại bớt sau khi kiểm định (Kamaruddin, Mokhlis, &

Page 36: Lời nói đầu - udn.vn

32 Ngô Thị Khuê Thư

Othman, 2002; Yoo & Donthu, 2005). CETSCALE còn có các phiên bản đơn hướng rút gọn với 10 mục đo (Douglas & Nijssen, 2003; Othman, Ong, & Wong, 2008), 6 mục đo (Klein, Ettenson & Morris, 1998; Nguyễn T. Đ. & Nguyễn T. T. M., 2007; Torres & Gutiérrez, 2007) hay thậm chí 3 mục đo (Liu, Murphy, Li, & Liu, 2007). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng 6 mục đo đã được nghiên cứu tại thị trường Việt Nam (Nguyễn T. Đ. & Nguyễn T. T. M., 2007). Thang đo CETSCALE rút gọn:

a. Chuộng mua hàng nhập ngoại là một hành vi khôngđúng đắn của người Việt.

b. Mua hàng nhập ngoại gây tổn hại kinh doanh cho sảnxuất trong nước.

c Mua hàng nhập ngoại chỉ giúp nước khác làm giàu.

d. Ủng hộ mua hàng nhập ngoại là góp phần làm cho mộtsố người Việt bị mất việc làm.

e Người Việt nên ưu tiên dùng hàng Việt.

f. Chúng ta chỉ nên mua hàng ngoại khi nó không thể sảnxuất trong nước.

Thêm vào đó, dựa trên cơ sở lý luận về chủ nghĩa vị chủng, tính vị chủng của người mua và các đặc tính của chúng, một số đặc trưng cơ bản về một người mua có tính vị chủng đã được khai thác hóa thành các chỉ báo cụ thể và phát triển thành thang đo nghiên cứu, được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm từ 1 “Không hề có suy nghĩ” đến 5 “Nghĩ đến nhiều nhất”.

a. Sản phẩm này thể hiện được niềm tự hào dân tộc củatôi, sản phẩm của các dân tộc khác không thể sánh bằng.

b. Mua sản phẩm của người Việt Nam là thể hiện tinhthần yêu dân tộc trong tôi.

c. Sản phẩm này các công ty Việt Nam đã sản xuất tốt,tôi không việc gì phải suy nghĩ đến việc mua sản phẩmcó nguồn gốc khác

d. Tôi cảm thấy khó chịu nếu người thân sử dụng sảnphẩm này vốn là ưu thế của các công ty Việt.

e. Người mà tôi tặng sẽ cảm thấy không hài lòng nếu tôimua sản phẩm có xuất xứ từ nước khác mà người đókhông thích.

f. Tôi tin tưởng vào tính trung thực của các công ty Việt,so với một số quốc gia đáng nghi ngờ khác.

Sau đó, các thang đo được đánh giá sơ bộ bằng cách phỏng vấn sâu 25 đối tượng điều tra về mức độ phù hợp của chúng với các khái niệm nghiên cứu và ngữ nghĩa của các mục hỏi. Kết quả cuộc điều tra này giúp điều chỉnh các biến và mục hỏi đã định sẵn sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hiện tại. Công cụ thu thập dữ liệu cho cuộc nghiên cứu là bản câu hỏi, được thiết kế bao gồm các nội dung: (1) Các câu hỏi gạn lọc và thang đo hoàn chỉnh từ cuộc điều tra sơ bộ; (2) Thông tin về nhân khẩu học như khu vực sinh sống, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn.

Các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫy thuận tiện. Đây là phương pháp mà trong đó nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào giới trẻ miền Trung từ 18-35 tuổi. Cuộc điều tra được thực hiện trực tiếp bằng bản câu hỏi gởi đến đến các đối

tượng là sinh viên trường Đại học Kinh tế trong vòng 1 tháng (từ tháng 1/5 – 27/5/2014). Theo nghiên cứu của Bollen, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽ thích hợp, nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng, mô hình nghiên cứu có 12 chỉ báo số lượng mẫu cần thiết là 60 mẫu trở lên. Kết quả khảo sát đã thu về 215 bản câu hỏi. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì có 15 bản không hợp lệ.Vì vậy sau quá trình sàng lọc, mẫu chỉ còn lại 200 bản phù hợp.Sau khi tiến hành kiểm tra, sàng lọc phiếu khảo sát, số liệu được mã hóa và nhập liệu trên phần mềm SPSS 16.0.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nhìn chung, mẫu nghiên cứu đa phần là nữ giới (60,5%), gồm hai nhóm tuổi dưới 25 tuổi (86%) và từ 25 – 35 tuổi (14%), sinh sống ở các khu vực khác nhau trên thị trường miền Trung. Về trình độ học vấn, chủ yếu tập trung ở đối tượng đại học chiếm 91%. Hơn 2/3 mẫu tập trung ở đối tượng sinh viên đại học và sinh viên mới tốt nghiệp cho nên thu nhập chủ yếu dưới 3 triệu đồng (80%), từ 3 đến 5 triệu đồng (11%), từ trên 5 dến 8 triệu đồng (3,5%) và trên 8 triệu đồng (5,5%).

Kết quả thống kê mô tả về những câu hỏi mở cho thấy rằng đa số giới trẻ miền Trung (95,5%) đều sử dụng hàng ngoại và hàng hóa đó chủ yếu được mua từ các quốc gia như Nhật Bản (70%), Trung Quốc (65,5%), Thái Lan (53%), Mỹ (49%), Pháp (16%). Trong đó hàng hóa Nhật Bản được người tiêu dùng chuộng nhiều nhất, hàng Trung Quốc được các đáp viên bài xích nhiều nhất (87,5%), tuy nhiên hàng Trung Quốc vẫn được sử dụng nhiều. Trong trường hợp 2 sản phẩm có giá và chất lượng như nhau thì đa số đáp viên đều chọn hàng nội 79,5%, 20,5 % là chuộng sử dụng hàng ngoại. Các đáp viên chọn hàng ngoại cho biết rằng họ chọn hàng ngoại vì chất lượng, mẫu mã của hàng ngoại đa dạng, độ tin cậy cao, sử dụng hàng ngoại cũng mang lại hình ảnh cá nhân cho chính bản thân họ khi sử dụng. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy đa số người tiêu dùng có sử dụng hàng nội. Một số sản phẩm được đáp viên nhận thức là có ảnh hưởng đến tính vị chủng của người mua như sau:

Bảng2. Sản phẩm được đáp viên nhận thức là có ảnh hưởng đến tính vị chủng của người mua

Sản phẩm Số lượng đáp

viên nhận thức Xếp loại

nhận thức

Bánh kẹo 164 Thứ 1

Trái cây 159 Thứ 2

Áo quần 144 Thứ 3

Sữa tươi 143 Thứ 4

Đồ thủ công mỹ nghệ 96 Thứ 5

Sữa bột trẻ em 43 Thứ 6

Theo các đáp viên, lý do vì sao họ chọn mua sản phẩm nội, bởi vì thứ nhất là do chất lượng và sự an toàn, bên cạnh đó người tiêu dùng cũng cho rằng hàng Việt có chất lượng không hề thua kém hàng ngoại, một số sản phẩm như áo quần, sữa tươi, bánh kẹo, trái cây vẫn xuất khẩu sang các nước phát triển. Thứ hai, về giá cả, sản phẩm Việt chất lượng tương đối ổn và giá cả cũng rẻ hơn sản phẩm ngoại, dễ tiếp cận. Thứ ba, có một số đáp viên tin tưởng cho rằng

Page 37: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 33

miễn là hàng Việt Nam 100%, không phải hàng nhái thì họ vẫn tin tưởng hàng Việt trong những sản phẩm như sữa, bánh kẹo, áo quần, trái cây, đồ thủ công mỹ nghệ.

Hình 1. Kết quả phân tích các khía cạnh về tính vị chủng của giới trẻ miền Trung

(chú thích 1: không hề có suy nghĩ, đến 5: Nghĩ đến nhiều nhất)

Hình 2. Kết quả về tính vị chủng giới trẻ miền Trung

từ thang đo Cetscale rút gọn (1: hoàn toàn không đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý)

Kết quả phân tích các khía cạnh của tính vị chủng, đa số giới trẻ miền Trung ủng hộ hàng nội có thái độ trung bình đối với các khía cạnh trên khi mua một sản phẩm, có nghĩa là họ ít nhiều nghĩ đến những yếu tố đó khi mua hàng hóa. Khía cạnh “Tôi cảm thấy khó chịu nếu người thân sử dụng sản phẩm này, vốn là ưu thế của các công ty Việt” đạt giá trị trung bình 2.130. Con số này có nghĩa là giới trẻ miền Trung ít quan tâm đến việc người thân của họ có sử dụng hay không sản phẩm Việt. Họ ít khó chịu, nếu người thân sử dụng sản phẩm nước ngoài. Điều này có thể hiểu là tính vị chủng của họ còn chưa cao. Khía cạnh “Sản phẩm này các công ty Việt Nam đã sản xuất tốt, tôi không việc gì phải suy nghĩ đến việc mua sản phẩm có nguồn gốc khác” đạt giá trị trung bình 3.285. Con số này đạt giá trị tương đối cao. Điều này có thể lý giải là sản phẩm sản xuất trong nước đã làm tốt, việc gì phải mua sản phẩm nước ngoài. Có nghĩa là giới trẻ miền Trung đã có sự ưu tiên khi sử dụng hàng nội.

Mặc khác, khi phân tích thang đo CETSCALE rút gọn của tính vị chủng, ta thấy chỉ báo “Chuộng mua hàng nhập ngoại là một hành vi không đúng đắn của người Việt” có

giá trị trung bình thấp nhất 2.515. Con số này giải thích là giới trẻ miền Trung có tính vị chủng, tuy nhiên họ không có xu hướng bài xích hàng ngoại, họ vẫn ủng hộ hàng ngoại, chấp nhận và sử dụng chúng. Điều này là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Chỉ báo “Người Việt nên ưu tiên dùng hàng Việt” có giá trị trung bình cao nhất 4.110. Con số này cho thấy giới trẻ Miền Trung cũng rất quan tâm đến hàng Việt Nam, họ luôn khuyến khích mọi người ưu tiên mua hàng Việt để ủng hộ các doanh nghiệp trong nước.

Tóm lại, giới trẻ miền Trung có tính vị chủng tiêu dùng, khi mua hàng hóa họ bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh “yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, tin tưởng vào tính trung thực khi mua một sản phẩm Việt”. Đa số sản phẩm bị tác động nhiều bởi các khía cạnh của tính vị chủng khi mua hàng hóa là sản phẩm mang tính chất địa phương, sản phẩm lợi thế của Việt Nam (kết quả Bảng 2).

5. Kết luận

Những kết quả nghiên cứu trên đã phần nào khẳng định lại một lần nữa, giới trẻ miền Trung có tính vị chủng tiêu dùng tương đối ổn định, tuy nhiên mức độ còn chưa cao. Tính vị chủng được thể hiện thông qua việc mua các sản phẩm ưu thế của Việt Nam, sản phẩm mang tính chất địa phương, truyền thống như trái cây, áo quần, đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng, sữa tươi...

Ở góc độ quản trị, nghiên cứu về tính vị chủng cho phép chúng ta có những ứng dụng cụ thể trong việc marketing của doanh nghiệp và cung cấp cho các nhà quản trị những đề xuất trong ngắn hạn và dài hạn cho thị trường miền Trung. Tính vị chủng như là một khái niệm đại diện cho các quan niệm đạo đức, tình cảm, lòng yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc trong việc mua hàng. Ngoài ra, tính vị chủng là một quan niệm có tính cộng đồng và có sức lan tỏa mạnh. Chính vì vậy, những sản phẩm nào là một lợi thế của Việt Nam mà được người tiêu dùng yêu thích, tin dùng thì các nhà quản trị và doanh nghiệp nên chú ý khai thác những yếu tố tình cảm trong việc truyền thông chúng. Chẳng hạn, trường hợp giày Bitis’s với slogan “Nâng niu bàn chân Việt” đã rất thành công trong việc định vị giày Bitis’s là giày có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và “sinh ra” để phục vụ người Việt.

Ngoài ra, qua kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy được vì sao giới trẻ miền Trung chuộng hàng ngoại lại không mua hàng nội. Từ đó, giúp các nhà quản trị và doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp giới trẻ có niềm tin vào hàng trong nước để tạo bàn đạp cho xuất khẩu sang nước ngoài.

Tính vị chủng và niềm tin về sản xuất trong nước là quan niệm sẵn có trong đầu của khách hàng, khó có thể thay đổi trong ngày một ngày hai, nhưng nếu các doanh nghiệp biết kết hợp giữa truyền thông tình cảm và vật lý thì sẽ tạo những hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Douglas, S. P., & Nijssen, E. J. (2003), On the use of “borrowed” scales in cross-national research: A cautionary note, International Marketing Review, 20(6), 621 - 642.

[2] Chrysochoidis, Georgios, Krystallis, Athanassios and Perreas,

00,51

1,52

2,53

3,5

Niem tu haodan toc

Tinh than yeudan toc

San phamViet tot

Cam thay khochiu

Khong hailong

Tin tuong

012345

Chuong_hang_ngoai

Ton_hai_KD

Nuockhac_lamgiau

Mat_viec_lam

NgViet_hangViet

Sanxuat_VN

Page 38: Lời nói đầu - udn.vn

34 Ngô Thị Khuê Thư

Panagiotis (2007) Ethnocentric beliefs and country-of-origin (COO) effect: Impact of country, product and product attributes on Greek consumers' evaluation of food products, European Journal of Marketing, 41 (11/12).

[3] Kamaruddin, A. R., Mokhlis, S., & Othman, M. N. (2002), Ethnocentrism Orientation and Choice Decisions of Malaysian Consumers: the Effects of Socio-Cultural and Demographic Factors, Asia Pacific management Review, 7(4), 553-572.

[4] Klein, J. G., Ettenson, R., & Morris, M. D. (1998), The Animosity Model of Foreign Product Purchase: An Empirical Test in the People's Republic of China, Journal of Marketing, 62 (Jan-1998), 89-100.

[5] Lena Brenner, Master Thesis in Communication (2013), The impacts of country-of-origin and ethnocentrism on consumers’ product evaluations, An empirical research study between Sweden and Germany.

[6] Levine, Robert A. and Donald T. Campbell (1972), Ethnocentrism: Theories of Conflict, Ethnic Attitudes, and Group Behavior, New York: John Wiley & Sons, Inc.

[7] Liu, F., Murphy, J., Li, J., & Liu, X. (2007), English and Chinese? The Role of Consumer Ethnocentrism and Country of Origin in Chinese Attitudes towards Store Signs, Australasian Marketing Journal, 14(2), 5-16.

[8] Nataša Renko, PhD Biljana Crnjak Karanović, PhD Matea Matić, PhD (2012), Influence of Consumerethnocentrism on purchase intentions: Case of Croatia, University of Zagreb. Accepted for publishing: November 27, 2012.

[9] Nguyễn Thành Long (2004), Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Luận văn Tốt nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, HCM.

[10] Nguyễn, T. Đ., & Nguyễn, T. T. M. (2007), Một số yếu tố chính tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng nội của người Việt. In T. Đ. Nguyễn & T. T. M. Nguyễn (Eds.), Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. HCM, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

[11] Nguyen, T.Đ, Nguyen T.T.M and Nigel J.Barrett (2008), Consumer

ethnocentrism, cultural sensitivity and intention to purchase local products – evidence from Vietnam, Journal of Consumer Behavior, Vol. 7, No.1, 88-100.

[12] Othman, M. N., Ong, F.-S., & Wong, H.-W. (2008), Demographic and Lifestyle Profiles of Ethnocentric and Non-Ethnocentric Urban Malaysian Consumers, Asian Journal of Business and Accounting, 1(1), 5-26.

[13] Sharma, S., Shimp, T. A., & Shin, J. (1995), Consumer Ethnocentrism: A Test of Antecedents and Moderators, Journal of the Academy of Marketing Science, 23(1), 26-37.

[14] Shimp, T. A., & Sharma, S. (1987), Consumer Ethnocentrism: Construction and Validation of the CETSCALE, Journal of Marketing Research, 24(3), 280-289.

[15] Torres, N. H. J., & Gutiérrez, S. S. M. (2007), The purchase of foreign products: the role of firm’s country-of-origin reputation, consumer ethnocentrism, animosity and trust, Retrieved from www3.uva.es/empresa/uploads/dt_13_07.pdf

[16] Xianguo Li, Jing Yang, Xia Wang and Da Lei (2012), The Impact of Country-of-Origin Image, Consumer Ethnocentrism and Animosity on Purchase Intention, Journal of Software, Vol 7, No 10 (2012), 2263-2268, Oct 2012.

[17] WANG, Cheng Lu; CHEN, Zhen Xiong, Consumer ethnocentrism and willingness to buy domestic products in a developing country setting: testing moderating effects, Journal of Consumer Marketing, v. 21, n. 3, p. 391-400, 2004.

[18] Watson, J. J., & Wright, K. (1999), Consumer ethnocentrism and attitudes toward domestic and foreign products, European Journal of Marketing, 34(9/10), 149-1166.

[19] Wong, C. Y. (2008), The impact of consumer ethnocentrism and country of origin sub-components for high involvement products on young chinese consumer's product assessments, Asia Pacific Journal of Marketing, 20(4), 455-478.

[20] Yoo, B., & Donthu, N. (2005), The Effect of Personal Cultural Orientation on Consumer Ethnocentrism: Evaluations and Behaviors of U.S. Consumers Toward Japanese Products, Journal of International Consumer Marketing, 18(1/2), 7-43.

(BBT nhận bài: 11/03/2015, phản biện xong: 03/04/2015)

Page 39: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 35

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

MEASURES FOR IMPROVING COMMUNICATION SKILLS FOR STUDENTS AT DANANG VOCATIONAL TOURISM COLLEGE

Trần Thị Bích Trâm

Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả kỹ năng giao tiếp của sinh viêntrường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng. Công cụ đo kiểm tra là bộ trắcnghiệm kỹ năng giao tiếp của V.P.Dakharov bao gồm 10 nhóm kỹ năngcơ bản: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp, kỹ năng cân bằngnhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe đối tượnggiao tiếp, kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, kỹ năng điều khiển đối tượnggiao tiếp, kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻotrong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục đối tượng trong giao tiếp, kỹ năngđiều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng sự nhạy cảm trong giao tiếp. Kếtquả trong lần nghiên cứu này sẽ là cơ sở để giúp nhà trường điều chỉnhvà đưa ra chương trình môn học Kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tạitrường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng. Kỹ năng giao tiếp là một trongnhững kỹ năng mềm của sinh viên. Nếu sinh viên có kỹ năng mềm tốtsẽ giúp cho sinh viên quyết định mình là ai, làm việc thế nào.

Abstract - The article shows the result of communication skills ofstudents at Danang vocational tourism college. The measurementfor the research is V.P.Dakharov’s communication skills multiplechoice which include ten skills: establishing relationship incommunication, balancing the needs of the subject and the objectin communication, listening, controlling emotion and behavior,controlling the object, speaking in public, being flexible,persuading, controlling the communication process, and beingsensitive. This study is the foundation for the college to coversubjects on communication skills in the curriculum for students atDanang vocational tourism college. Communication skill is one ofsoft skills. If students have their own soft skills, they can know whothey are and what to do.

Từ khóa - kỹ năng giao tiếp; sinh viên; trắc nghiệm; trắc nghiệmV.P.Dakharov; du lịch.

Key words - communication skills; student; multiple choice, test;V.P.Dakharov; tourism

1. Đặt vấn đề

Kỹ năng giao tiếp là một trong những điều kiện không thể thiếu của con người hoạt động trong mọi ngành nghề. Kỹ năng này còn đặc biệt quan trọng đối với nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch. Bởi vì sản phẩm du lịch là một trong những hàng hóa có tính đặc thù riêng biệt được tạo thành từ yếu tố vật chất hữu hình và yếu tố vô hình. Vì thế, bên cạnh cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài nguyên, trình độ chuyên môn khai thác phục vụ trong du lịch, kỹ năng giao tiếp của nhân viên là một nhân tố quan trong nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo nét khác biệt khó thay thế ở sản phẩm du lịch.

Qua nhận xét đánh giá của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên ở trường con nhiều hạn chế. Ngại giao tiếp, ngại phát biểu, rụt rè khi thể hiện bản thân mình trước đám đông, thái độ giao tiếp của sinh viên đối với bạn bè, thầy cô giáo của mình chưa thật sự đúng chuẩn mực.

Xuất phát từ những lý do trên và mong muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ở trường, chúng tôi nghiên cứu Giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức vào việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch của trường.

2. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

2.1. Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp của V.P.Dakharov

V.P.Dakharov đã giành nhiều công sức trên cơ sở dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp để chia rõ ràng, mạch lạc năng lực giao tiếp thành những nhóm kỹ năng nhỏ. Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharov là

một hệ thống có 80 câu hỏi, chia thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể như sau:

Nhóm KN 1: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp, gồm những câu hỏi: 1, 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71.

Nhóm KN 2: Kỹ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp, gồm những câu hỏi: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.

Nhóm KN 3: Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp, gồm những câu hỏi: 3, 13, 23, 33, 43, 53, 63, 73.

Nhóm KN 4: Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, gồm những câu hỏi: 4, 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74.

NhómKN 5: Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp, gồm những câu hỏi: 5, 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75.

Nhóm KN 6: Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu, gồm những câu hỏi: 6, 16, 26, 36, 46, 56, 66, 76.

Nhóm KN 7: Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, gồm những câu hỏi: 7, 17, 27, 37, 47, 57, 67, 77.

Nhóm KN 8: Kỹ năng thuyết phục đối tượng trong giao tiếp, gồm những câu hỏi: 8, 18, 28, 38, 48, 58, 68, 78.

Nhóm KN 9: Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, gồm những câu hỏi: 9, 19, 29, 39, 49, 59, 69, 79.

Nhóm 10: Kỹ năng sự nhạy cảm trong giao tiếp, gồm những câu hỏi: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80.

Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm:

Mỗi câu có ba hình thức điểm: 0, 1 và 2.

Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.

Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không thường xuyên.

Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp, thường xuyên..

Page 40: Lời nói đầu - udn.vn

36 Trần Thị Bích Trâm

Điểm lý thuyết “ lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16 lần, thấp nhất có thể là 0, dựa vào thang điểm của V. P. Dakharop cho mỗi kỹ năng có thể chia 4 mức độ sau:

Mức 1: Từ 12,8 đến 16 là loại giỏi

Mức 2: Từ 11,2 đến < 12,8 là loại khá

Mức 3: Từ 8 đến < 11,2 là loại trung bình

Mức 4: Từ 0 đến < 8 là loại yếu.

2.2. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Đà Nẵng

2.2.1. Thực trạng chung về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

Tổng số sinh viên thực hiện: 525 sinh viên, trong đó sinh viên năm thứ I là 220 SV, sinh viên năm thứ II là 170 SV, sinh viên năm thứ 3 là 135 SV.

Bảng 1. Thực trạng chung về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường CĐ nghề Du Lịch Đà Nẵng

Stt Nhóm kỹ năng Tổng điểm

Điểm trung bình

Thứ bậc

1 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp

2.765 8,64 9

2 Kỹ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp

2.884 9,01 6

3 Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp

2.809 8,78 7

4 Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi 2.772 8,67 8

5 Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp

3.370 10,54 1

6 Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu 3.299 10,31 2

7 Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp

3.050 9,53 5

8 Kỹ năng thuyết phục đối tượng trong giao tiếp

3.074 9,61 4

9 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp

2.717 8,49 10

10 Kỹ năng sự nhạy cảm trong giao tiếp

3.294 10,29 3

Điểm trung bình 9,387

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng được thể hiện trong bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta nhận định một điều là kỹ năng giao tiếp của sinh viên ở trường nằm trong giới hạn mức trung bình. Trong đó, kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp được sinh viên làm tốt nhất, 3 kỹ năng gần sát về mức yếu: Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Kết quả thực trạng trên đã chứng minh rằng: Nhận xét đánh giá của giáo viên, nhân viên và cán bộ của trường như đã đề cập ở phần đặt vấn đề về kỹ năng giao tiếp của sinh viên là chính xác.

2.2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường CĐ nghề Du lịch Đà Nẵng xét theo giới tính

Bảng 2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường CĐ nghề Du lịch Đà Nẵng xét theo giới tính

Stt Nhóm kỹ năng Nam Nữ P

1 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp

8,92 8,55 0,95

2 Kỹ năng cân bằng nhu cầu của 9,43 8,88 0,84

chủ thể và đối tượng giao tiếp

3 Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp

9,18 8,65 0,93

4 Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi 8,88 8,60 0,67

5 Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp

10,82 9,99 0,68

6 Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu 10,83 9,77 0,78

7 Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp

9,65 9,49 0,98

8 Kỹ năng thuyết phục đối tượng trong giao tiếp

9,83 9,53 0,62

9 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp

9,61 9,14 0,97

10 Kỹ năng sự nhạy cảm trong giao tiếp

10,22 10,32 0,74

Qua bảng số liệu trên, sự tương quan giữa kỹ năng giao tiếp của sinh viên nam và sinh viên nữ: P > 0,05, kỹ năng giao tiếp giữa sinh viên nam và nữ là có sự tương đồng. Trong đó, sinh viên nam có kỹ năng giao tiếp từ kỹ năng 1 đến kỹ năng 9 có phần tốt hơn sinh viên nữ. Riêng, kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp thì sinh viên nữ có phản ứng tốt hơn nhưng cũng không khác biệt nhiều.

2.2.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường CĐ nghề Du Lịch Đà Nẵng xét theo khóa học

Hình 1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng xét theo khóa học

Qua các số liệu trên, ta thấy: Kỹ năng giao tiếp của các khóa học có sự khác nhau rõ nét. Sinh viên khóa 1 có kỹ năng giao tiếp tốt hơn so với sinh viên khóa 2 và khóa 3. Điều đặc biệt là sinh viên khóa 3 có kỹ năng giao tiếp tốt hơn sinh viên khóa 2.

Xét về độ tương quan, ta thấy độ tương quan giữ khóa 1 với khóa 3 ở mức tương quan cao nên phản ướng trong kỹ năng giao tiếp khóa 1 và khoán 3 tương đối giống nhau.

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của Trường CĐ nghề Du Lịch Đà Nẵng

a. Các yếu tố thuộc về sinh viên

- Nhận thức về giá trị nghề đang theo học

Định hướng nghề nghiệp là một trong những nội dung cần thiết cho sinh viên, Bởi thông qua đó sinh viên sẽ nhận thức được đầy đủ hơn về nghề nghiệp mình đã lựa chọn như: xác định được rõ trách nhiệm, mục đích học tập và công việc sau khi ra trường, vun đắp thêm nhiệt huyết yêu

0

2

4

6

8

10

12

KN1

KN2

KN3

KN4

KN5

KN6

KN7

KN8

KN9

KN10

Nhóm kỹ năng

Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3

Page 41: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 37

nghề và niềm đam mê công việc. Hiện tai, nhận thức về giá trị nghề đang theo học của sinh viên còn rất yếu. Sinh viên mở hồ về ngành học: học như thế nào, ra trường làm gì? những khó khăn trong từng nghề như thế nào, …

- Trình độ học lực đầu vào

Theo quy chế tuyển sinh nghề và quy định của nhà trường, trình độ đầu vào của sinh viên cao đẳng nghề là những người đã tốt nghiệp THPT hoặc có trình độ tương đương. Do trường mới thành lập nên thông tin tuyển sinh của trường chưa được nhiều học sinh, phụ huynh các tỉnh biết đến. Vì vậy, sinh viên của trường phần lớp là con em của TP Đà Nẵng có học lực thấp, ý thức chưa cao. Đó cũng là một nguyên nhân anh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên của trường.

- Sự giáo dục của gia đình

Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên giúp cho mỗi cá nhân phát triển nhân cách của mình, từ những mối quan hệ trong gia đình truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu mực hành vi xã hội để ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. Xét về mặt bằng chung, sinh viên của chúng ta xuất thân từ gia đình tương đối khá giá, phần lớp được nuông chiều từ nhỏ về mặt vật chất nhưng lại thiếu sự quan tâm giáo dục tính kỹ luật, không coi trọng việc học tập rèn luyện tay nghề. Nổi bật trong nhân cách của sinh viên là những đặc điểm: Ích kỷ, tự kiêu, thiếu kỹ năng sống cần thiết trong mối quan hệ với mọi người.

b. Các yếu tố thuộc về nhà trường

- Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo tại trường có tác động rất lớn đến chất lượng đầu ra của sinh viên. Hiện tại, chương trình đào tạo của trường đa phần được thiết kế dựa trên khung chương trình đào tạo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội từ năm 2008. Vì vậy, chương trình đào tạo còn có nhiều bất cập: Nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, thời lượng chương trình môn học nhiều, nhiều môn học không phù hợp với sự phát triển hiện tại và chưa phát huy được những kỹ năng mềm cho sinh viên hội nhập. Nhà trường đang từng bước chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất nhà trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo môi trường thuận lợi cho học tập, làm việc của sinh viên, cán bộ giảng viên nhà trường. Hiện tại, trường ta cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt cho quá trình học tập của sinh viên. Các em thường xuyên thay đổi địa điểm học tâp, không tập trung 1 nơi nên không khí học tập tại trường thấp, thiếu động lực thúc đẩy các em mong muốn đến trường. Phòng thực hành trang trí chưa hợp lý không phát triển được lòng yêu nghề và định hướng công việc khi ra trường cho các em.

- Đội ngũ giáo viên

Trong số các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Đội ngũ giảng viên của trường có rất nhiều ưu điểm: Trẻ, năng động, nhiệt tình, có kinh nghiêm thực tế… Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục: Đội ngũ giáo viên tuổi đời trẻ lại quá thân thiện và gần gũi không khoảng cách với các em nên ranh giới giữa người thầy và người trò bị phá vỡ làm cho

các em có những hành vi vô ý thiếu lễ phép với giáo viên. Các giáo viên chưa có sự thống nhất cao trong viên xử lý các vấn đề vi phạm của sinh viên tại lớp. Quy trình giáo viên đứng lớp giảng dạy chưa được thực hiện và kiểm định tốt, kỹ năng sư phạm cũng còn nhiều hạn chế nên chất lượng giảng dạy tại lớp không đạt yêu cầu, chưa giúp sinh viên yêu thích các môn học.

- Một số yếu tố khác

Công tác quản lý học sinh viên của nhà trường có nhiệm vụ quản lý sinh viên thực hiện các nội quy, quy chế các chế độ chính sách, tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào học tập và rèn luyện góp phần hình thành ý thức và kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Hiện tại, công tác quản lý sinh viên của trường chưa phát huy hết chức năng và nội lực của mình trong việc hình thành rèn luyện các kỹ năng liên quan đến giao tiếp.

Công tác đoàn thể trong trường bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức xã hội và kỹ năng cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên, tổ chức Đoàn trường còn giữ vai trò đoàn kết, tập hợp rộng rãi sinh viên, xây dựng tổ chức và định hướng hoạt động của các Hội trong trường học. Do đó, phát huy vai trò của công tác Đoàn - Hội trường học là một phần quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Đoàn Trường CĐ nghề Du lịch mới ra đời được 3 năm với sự tham gia nhiệt tình của đoàn viên, thanh niên và lực lượng giáo viên trẻ, năng động, luôn có tinh thần học tập, đổi mới, là nhân tố quan trọng, mở rộng cơ hội lựa chọn ban chấp hành để lãnh đạo hoạt động Đoàn. Bên cạnh những thuận lợi, Đoàn trường còn gặp không ít khó khăn và thách thức. Chương trình học nặng nề với nhiều ngành học khác nhau làm cho giảng viên và sinh viên không tập trung toàn lực cho những hoạt động thường xuyên. Đoàn trường chỉ duy trì những chương trình trọng điểm vào các dịp lễ, hè. Cán bộ Đoàn trường đa số chưa qua đào tạo, kinh nghiệm còn ít, đa số đều là kiêm nhiệm, không có thời gian đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn.

3. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

Kỹ năng giao tiếp của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau như đã trình bày. Trong giới hạn về thời gian và tài chính, báo cáo chuyên đề xin đưa ra 2 biện pháp cơ bản sau đây.

3.1. Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua định hướng giá trị nghề đang học.

3.1.1. Vai trò của nhận thức trong hoạt động

Đời sống tâm lý con người gồm ba mặt cơ bản: Nhận thức, tình cảm và hành động.[5] Nhận thức con người nảy sinh tình cảm thúc đẩy con người hành động. Vì vậy, nếu nhận thức sai, thiếu yếu tố tình cảm con người sẽ hành động sai. Để giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, chúng ta phải giúp các em nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, trong sự nghiệp.

3.1.2. Cách thực hiện

a. Chỉnh sửa chương trình môn học

Các môn học trong chương trình đào tạo cần chỉnh sửa

Page 42: Lời nói đầu - udn.vn

38 Trần Thị Bích Trâm

theo hướng giúp các em nhận thức được ý nghĩa của giao tiếp có kỹ năng trong các mối quan hệ xã hội và trong công việc. Những môn học có sự tác động mạnh đến việc hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên tại trường: Kỹ năng giao tiếp, Tâm lý khách du lịch, Quan hệ và chăm sóc khách hàng, Nghiệp vụ theo từng chuyên ngành đào tạo…

b. Ám thị bằng hành động chỉ dẫn trực tiếp và hành động chỉ dẫn bằng hình ảnh

Xét theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển, tư duy của con người gồm có: Tư duy trực quan - hành động, tư duy trực quan - hình ảnh, tư duy từ ngữ - logic (trừu tượng). [5] Dựa trên cơ sở này, chúng ta có 2 biện pháp cụ thể sau:

c. Hành động chỉ dẫn trực tiếp

Thông qua các buổi lên lớp và giao tiếp với sinh viên, giáo viên chỉ dẫn, chỉnh sửa cụ thể và yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp của các em:

- Đồng phục, trang phục khi đến lớp;

- Thời gian ra vào lớp;

- Cách sắp xếp bàn nghế, bố trí lớp học và vị trí ngồi học trong lớp;

- Thái độ học tập: Lắng nghe, phát biểu, tranh luận, cách sử dụng ngôn ngữ.

d. Hành động chỉ dẫn bằng hình ảnh

- Trước tiên là hình ảnh mẫu thông qua chính kỹ năng giao tiếp của giáo viên: giáo viên cần phải thực hiện kỹ năng giao tiếp tốt với sinh viên và đồng nghiệp: Ra vào lớp đúng giờ, lời nói phải đi đôi với việc làm, quan tâm nhớ tên, nhớ lớp và các đặc điểm nổi bật của sinh viên mình giảng dạy;

- Nhà trường cần hỗ trợ để giáo viên có những đồng phục chuyên nghiệp như ở một số nơi làm việc trong ngành du lịch;

- Thông qua thẻ sinh viên để ám thị nụ cười thân thiện cho sinh viên;

- Các phòng học lý thuyết, thực hành cần trang trí những hình ảnh đặc trưng cho từng ngành nghề và có sự thay đổi những hình ảnh đó theo các chủ đề sinh hoạt trong năm.

3.1.3. Kết quả thực hiện

Năm học 2014-2015 nhà trường đã đồng loạt chỉnh sửa chương trình đào tạo, chương trình môn học của các nghề: Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn viên và Kỹ thuật chế biến món ăn để phù hợp với thực tế yêu cầu. Đặc biệt, chương trình đào tạo đã bổ sung môn học Kỹ năng mềm để hoàn thiện những kỹ năng sinh viên cực kỳ thiếu hiện nay như: Kỹ năng phỏng vấn xin việc, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng định vị bản thân, Kỹ năng làm việc nhóm…

Nhóm kỹ năng Thiết lập mối quan hệ của sinh viên cải thiện rất nhanh từ loại trung bình đã vươn lên loại khá: Sinh viên chủ động chào hỏi giáo viên, cán bộ trong trường, bắt chuyện với các bạn trong lớp lịch sự, sinh viên làm việc riêng trong lớp rất ít, tinh thần đồng đội làm việc nhóm được hình thành, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực. Đặc biệt, hiện tượng gây lộn và đánh nhau giữa các sinh viên không còn diễn ra trong nhà trường.

3.2. Tổ chức quá trình dạy học tích cực góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên

3.2.1. Vai trò của hoạt động dạy học tích cực

Chúng ta đã biết rằng quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là hoạt động do được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. Trong quá trình dạy học thì sự tương tác giữa GV và HS chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công đối với chất lượng dạy và học. Qúa trình dạy học tích cực sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội thực hành và tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp đã được trang bị về mặt kiến thức cơ sở.

3.2.2. Cách thực hiện

a. Nâng cao năng lực và uy tín giảng dạy của giáo viên

Hiệu quả của giáo dục và dạy học phụ thuộc rất nhiều vào uy tin của giáo viên. Thực chất của uy tín chính là tấm lòng và tài năng của giáo viên [3].

Theo quy trình đào tạo giáo viên ở trường đại học của Việt Nam và một số nước, giáo viên mới chưa có kinh nghiệm giảng dạy (Sinh viên mới ra trường, nhân viên làm trong doanh nghiệp, chuyên viên ở các bộ phận), chỉ được đứng lớp khi hoàn thành ít nhất 1 năm trợ giảng. Nhà trường nên áp dụng quy trình trợ giảng của một giáo viên mới để nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên đáp ứng theo yêu cầu xã hội. Giáo viên mới chưa có kinh nghiệm giảng dạy: Bước 1: Giáo viên nhận môn giảng dạy từ Tổ bộ môn. Bước 2: Giáo viên tiến hành biên soạn bài giảng, giáo án cho toàn

Hình 2. Giờ học thực hành

Hình 3. Đồng phục giảng viên

Hình 4. Thẻ học sinh – sinh viên

Page 43: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 39

môn học. Bước 3: Giáo viên tiến hành giảng dạy thông qua hội đồng thẩm định 3 lần: Lần 1, giáo viên tự chọn bài giảng. Lần 2, Tổ bộ môn sẽ giao bài giảng cho giáo viên. Lần 3, Khoa sẽ giao bài giảng cho giáo viên. Nếu 3 lần giảng thử qua hội đồng đạt yêu cầu thì giáo viên sẽ được đứng lớp.

Đối với giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy: Duy trì các biện pháp kiểm tra chuyên môn và thời gian thực tế tại doanh nghiệp như trường đang thực hiện.

Đối với giáo viên thỉnh giảng: Nhà trường cần tăng giá tiền cho từng giờ giảng nhưng phải yêu cầu cao hơn chất lượng mời thỉnh giảng: Trình độ chuyên môn, học vị, vị trí làm việc, cơ sở làm việc… Vì một số giáo viên thỉnh giảng của trường hiện nay chưa đáp ứng được chất lượng đứng lớp, thập chí còn thấp hơn giáo viên trong trường.

b. Tổ chức các giờ học trên lớp theo phương pháp kích thích động cơ học tập của sinh viên

Theo Phan Trọng Ngọ: “Động cơ học tập của học viên là cái mà việc học của họ phải đạt được để thoải mãn nhu cầu của mình” [4].

Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Trong các giờ lên lớp giáo viên có thể sử dụng

các phương pháp sau đây:

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề;

- Phương pháp hoạt động nhóm;

- Phương pháp đóng vai.

3.2.3. Kết quả thực hiện

Năm học 2014-2015, số giáo viên có hồ sơ giảng dạy đạt yêu cầu gồm: giáo án, sổ tay, bài giảng, giáo trình là 87% hơn 77% so với năm học 2013-2014. Hiện tượng sinh viên đưa đơn về việc khiếu nại giáo viên, xin đổi giáo viên giảng dạy đã chấm đứt. Sinh viên hứng thú với môn học hơn: Đi học đầy đủ, có ghi bài, lắng nghe giáo viên giảng bài và kết quả kiểm tra cuối môn học có điểm trung bình xếp loại khá trở lên chiểm tỷ lệ cao.

4. Kết luận

Kỹ năng giao tiếp là một trong những nhóm kỹ năng mềm rất cần thiết cho sinh viên đặc biệt là sinh viên du lịch làm việc trong ngành dịch vụ.

Qua quá trình thực hiện các biện pháp cụ thể: Chỉnh sửa chương trình đào tạo, chương trình môn học, trang trí phòng học mang tính giáo dục, xây dựng và thực hiện quy trình đứng lớp của giáo viên và tổ chức các phương pháp dạy học tích cực, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng đã giúp sinh viên nâng cao được kỹ năng giao tiếp đáp ứng được yêu cầu của một nhân viên làm trong lĩnh vực dịch vụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dale Carnegie (2008), Đắc nhân tâm (Nguyễn Hiến Lê dịch), NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Nguyễn Văn Hải (2010), Biết để giao tiếp thành công, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội.

[3] Nguyễn Kế Hào (2009), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] Phan Trọng Ngọ (2010), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Uẩn (2009), Tâm lý đại cương, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.

[6] Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

(BBT nhận bài: 27/01/2015, phản biện xong: 27/02/2015)

Hình 5. Sơ đồ trợ giảng của giáo viên

Page 44: Lời nói đầu - udn.vn

40 Phan Thị Yến

ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GẮN VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH - DỊCH VỤ TẠI ĐÀ NẴNG PROMOTING THE TRAINING OF FOREIGN LANGUAGE HUMAN RESOURCES AT

THE UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES, UNIVERSITY OF DANANG ASSOCIATED WITH THE DEVELOPMENT OF TOURISM - SERVICES IN DANANG

Phan Thị Yến

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Thành phố Đà Nẵng là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuậnlợi cho việc phát triển du lịch nhờ vào tiềm năng phong phú, đadạng về tài nguyên. Ngày nay, nhiều dự án chủ yếu về phát triểndu lịch đang được đẩy mạnh và thu hút các nhà đầu tư cả trong vàngoài nước. Bởi vậỵ việc phát triển nguồn nhân lực cả về nghiệpvụ chuyên môn lẫn lĩnh vực ngôn ngữ cũng trở thành vấn đề đượcchú trọng. Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) là một trong những đơn vị đào tạo đội ngũ có chất lượngcao về lĩnh vực ngôn ngữ. Chính vì thế, việc đào tạo chuyên sâucho sinh viên để đáp ứng những nhu cầu của ngành du lịch - dịchvụ là rất cần thiết nhằm gắn đào tạo góp phần gắn đào tạo với nhucầu xã hội trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

Abstract - Danang city is considered as a concentration of manyfavorable conditions for tourism development thanks to abundantpotential and natural resources. Nowadays, many major projects todevelop tourism are being promoted and attracting many domesticand foreign investors. Therefore, the expansion of humanresources in terms of professional and language fields is also animportant issue. The University of Foreign Language studies,University of Danang (UFL-UD) is one of the units responsible forthe training of high quality students in the field of languages. As aresult, expanding further training for these students to meet the jobrequirements in tourism and services is indispensable in the periodof development and integration

Từ khóa - đẩy mạnh; sự phát triển du lịch- dịch vụ; đào tạo; nguồnnhân lực; Trường Đại học Ngoại ngữ.

Key words - Promote; development of tourism and services;training; human resources; UFL-UD.

1. Đặt vấn đề

Thế kỷ XXI đã mở ra cho các nước trên thế giới cũng như Việt Nam nhiều cơ hội và tạo ra những bước tiến không ngừng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến xã hội. Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong việc xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập của đất nước. Đó là một chiến lược đúng đắn, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực gắn với thực tế nhu cầu xã hội.

Đà Nẵng- thành phố hiện đại nằm bên dòng sông Hàn thơ mộng, với bờ biển và những bãi cát trắng trải dài. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Và cũng chính nhờ lợi thế này, thành phố đã và đang khai thác tài nguyên để phát triển du lịch. Hằng năm, thành phố đã đón hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế; Đà Nẵng trở thành một điểm dừng chân lý tưởng của du khách.

Hơn nữa, là một thành phố trẻ và năng động, thành phố Đà Nẵng đang hòa mình vào xu thế hội nhập chung của cả nước cũng như của thế giới. Nhiều nhà đầu tư muốn sử dụng nguồn vốn của mình đầu tư vào thành phố này, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Du lịch trở thành một điểm mạnh trong việc phát triển của thành phố.

Chính vì lượng du khách các nước đến thành phố Đà Nẵng tăng cao nên việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ có chuyên môn sâu về du lịch là điều kiện tốt để phát triển bền vững ngành du lịch - dịch vụ của thành phố. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng du lịch tương đối nhanh và nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng.

Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu về ngoại ngữ và chuyên môn vì vậy cần có những giải pháp để phát triển đội ngũ nhân lực có đủ về số đạt về chất đáp ứng cho nhu cầu xã hội.

Một trong những nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Và sứ mạng của Trường ĐHNN - ĐHĐN cũng đã nêu “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về trình độ ngoại ngữ, đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, đáp ứng công tác giáo dục, đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước”. Việc đào tạo nhân lực gắn kết với nhu cầu xã hội không chỉ mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng mà còn giúp khẳng định được vị thế của nhà trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, Trường ĐHNN - ĐHĐN cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ gắn với sự phát triển du lịch - dịch vụ.

2. Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu về nhu cầu sử dụng lao động góp phần định hướng, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình đào tạo, nhằm ngày càng đáp ứng việc sử dụng lao động theo nhu cầu của xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam có quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Do vậy nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ sẽcó nhiều cơ hội hơn trong thị trường lao động.

Vấn đề lao động có chuyên môn từ các cơ sở đào tạo được các nước nghiên cứu chủ yếu đề cập đến việc cải cách hệ thống đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy như một

Page 45: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 41

liệu pháp chủ chốt để giải quyết vấn đề tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp cho các nền kinh tế.

Tác phẩm “Cải cách Giáo dục và Đào tạo nghề: Bài học kinh nghiệm” đã đề cập rất nhiều kinh nghiệm của các nước chậm phát triển, các nước phát triển và các nước đang chuyển đổi. Trong đó vấn đề cốt lõi được giải quyết là làm thế nào để cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay phù hợp với thị trường lao động. Mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế có những điều kiện cụ thể khác nhau nên có những bài học khác nhau về cải cách hệ thống dạy nghề. Trong đó công trình cũng có đề cập đến những chính sách, mô hình khác nhau của các nền kinh tế trong giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo và thị trường lao động, vấn đề việc làm cho đối tượng đầu ra của hệ thống đào tạo trong tương quan với hoạt động kinh tế [9].

Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu thực trạng và năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa [3].

Cùng với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam với thế giới, lĩnh vực kinh tế đặc biệt là ngành du lịch - dịch vụ đang đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của những ngành khác. Đà Nẵng đã có nhiều chính sách để phát triển du lịch, khai thác thị trường du lịch quốc tế. Và cơ sở đào tạo cần nắm bắt nhu cầu của xã hội để đào tạo đúng những đối tượng doanh nghiệp cần.

2.1. Khái niệm du lịch - dịch vụ

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [5].

Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [5].

Ngành du lịch dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ như lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, ăn uống, thông tin hướng dẫn… để đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng (khách du lịch). Nhờ vào sự tương tác giữa hoạt động của những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch mà cho ra những dịch vụ về du lịch để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch và đem lại lợi ích cho tổ chức đó [8].

2.2. Khái niệm nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên.

Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định, vì đến lúc đó con người phát triển đầy đủ mới có khả năng lao động [3].

Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động. Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động - bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề là một chỉ tiêu rất quan trọng.

Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình hướng dẫn, cung cấp những kĩ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể. Đây là một quá trình học tập có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kĩ năng, những quy tắc, hành vi đựơc thực hiện trong một thời gian nhất định dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức.

Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển chức năng của con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ được thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác được thực hiện từ bên ngoài, như: học việc, học nghề và hành nghề [7].

2.3. Nhân lực ngoại ngữ du lịch

Trường ĐHNN - ĐHĐN đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực ngoại ngữ biên - phiên dịch, tiếng Anh du lịch, tiếng Trung du lịch, tiếng Pháp du lịch, tiếng Nga du lịch. Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa, kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ, có năng lực sử dụng ngôn ngữ ở trình độ cao. Kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết). Vì thế, sinh viên có sự am hiểu về công tác dịch thuật; hình thành năng lực nghiên cứu về các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa - xã hội; có kiến thức cơ bản về xã hội, chính trị, kinh tế và công nghệ thông tin; có kiến thức chuyên sâu về giao thoa văn hóa; có kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch và có năng lực biên dịch, phiên dịch, nhất là trong các lĩnh du lịch [10].

Sau khi tốt nghiệp, người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, điển hình là biên - phiên dịch, giảng viên ngoại ngữ, cán bộ chương trình, thư ký, trợ lý, cán bộ đối ngoại trong các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, công ty trong nước và quốc tế có sử dụng ngoại ngữ, nhân viên các đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, các hãng thông tấn, hướng dẫn viên du lịch…

Về cơ hội học tập sau khi tốt nghiệp cử nhân tiếng anh, sinh viên có thể học tiếp lên cao học, học thêm văn bằng về tài chính, kênh tế để có thể mở rộng cơ hội việc làm hơn nữa nếu sinh viên có năng lực.

3. Thực trạng đào tạo và phát triển du lịch - dịch vụ

3.1. Tình hình đào tạo tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN

Số lượng sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp các ngành học của Trường Đại học Ngoại ngữ từ năm 2009 đến nay cũng có biến động và tăng hơn so với các năm trước.

Page 46: Lời nói đầu - udn.vn

42 Phan Thị Yến

Bảng 1. Thống kê số lượng sinh viên chính quy tốt nghiệp trong 5 năm học gần đây của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tiếng Anh 350 314 375 389 391

Tiếng Trung 140 112 148 146 155

Tiếng Pháp 59 25 35 35 55

Quốc tế học 39 70 71 117 113

Tiếng Nhật 32 31 26 54 41

Tiếng Hàn 56 37 34 31 22

Tiếng Thái 37 19 - - -

Tiếng Nga 47 26 - 8 -

Tiếng Anh Thương mại - - 82 79 89

Tổng 760 634 770 849 866

Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Anh tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ nhu cầu xã hội đối với ngành tiếng Anh tăng dần. Từ năm 2013, khóa 2009 tốt nghiệp đã có đánh giá năng lực ngoại ngữ, chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GD & ĐT, đặc biệt sinh viên ngành tiếng Anh phải đạt chuẩn C1 theo khung năng lực Châu Âu (CEFR).

3.2. Thực trạng ngành du lịch - dịch vụ tại Đà Nẵng

Đà Nẵng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên phong phú: địa hình đa dạng (có núi, sông, biển), khí hậu ít biến động; tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm vật thể (bảo tàng, công trình cổ, chùa…) và phi vật thể (các lễ hội, văn hóa làng nghề). Ngoài ra, Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, là thành phố trung tâm của đất nước, nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, có nhiều khu du lịch phù hợp cho phát triển loại hình du lịch MICE: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm). Cơ sở hạ tầng phù hợp, có đủ 4 loại hình giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không). Trong những năm qua, Đà Nẵng không ngừng đổi mới phương hướng xây dựng và phát triển để đưa thành phố trở thành thành phố du lịch.

Hình 1. Lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng (2006 - 2014)

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng

Hình 1 cho thấy năm 2006, lượng khách du lịch đến với thành phố đạt mức 774 nghìn lượt khách nhưng đến năm 2009, Đà Nẵng đã đón được 1.329 nghìn lượt khách (tăng 1,3 lần), năm 2012 là 2.664 nghìn lượt khách (tăng gấp 3,06 lần) và năm 2014 là 3.147 nghìn lượt khách (tăng gấp 3,9 lần). Bên cạnh những tài nguyên du lịch mà thiên nhiên ban tặng, thành phố cũng tập trung đầu tư và thu hút những nhà đầu tư nước ngoài xây dựng những công trình lớn để thu

hút khách du lịch như Bà Nà Hills, các khu resort ven biển...

Hình 2. Tỷ trọng khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 2 năm 2013

và 2014 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)

Lượng khách du lịch đến với thành phố tăng dần qua từng năm, không chỉ khách quốc tế mà còn khách nội địa cũng chọn Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng trong chuyến đi của mình.

3.3. Thực trạng về nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ

Bảng 2. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Đà Nẵng

TT Nguồn nhân lực (%) Toàn ngành

Lữ hành

Khách sạn

Nhà hàng

1

Lao động được đào tạo đúng chuyên môn du lịch

40,58 50,4 49,02 16,02

- Trình độ sơ, trung cấp 18,57 14,92 29,22 10,3- Trình độ cao đẳng 7,01 8,91 12,5 3,11- Trình độ đại học và sau đại học

15 26,57 7,3 2,6

2 Trình độ nghiệp vụ khác 59,4 48,2 45,3 83,5

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng có 40,58% đúng chuyên môn về du lịch và có 59,42% từ các ngành nghề khác.

Từ sự phát triển của du lịch nói chúng và thành phố Đà Nẵng nói riêng, Đà Nẵng đã có dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch từ nay đến 2020.

Bảng 3. Dự báo nhân lực du lịch tại Đà Nẵng

ĐVT: Người

Nguồn lao động 2015 2020 Tổng nguồn nhân lực 31.684 39.549 Lao động trong quản lý nhà nước 80 90 Lao động trong khách sạn 21.784 27.300 Lao động trong doanh nghiệp lữ hành 880 960 Lao động trong khu điểm du lịch 1.690 2.300 Lao động trong nhà hàng 5.500 6.500 Hướng dẫn viên du lịch 1.500 2.000 Giáo viên 250 400

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng

Ngoài ra, qua khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI (lĩnh vực du lịch – dịch vụ) tại Đà Nẵng đối với sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN, có 94% các doanh nghiệp yêu cầu rất cao đối với sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ về cả kiến thức chuyên môn và

7741024 1269

1329

1770

23502664

3147

3800

0,0032,30

63,97

71,69128,68

203,62

244,15

306,59

390,96

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nghìn lượt

%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2013 2014

23,83% 27,63%

76,17% 72,47%

Khách nội địaKhách quốc tế

Page 47: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 43

khả năng thực hành, vận dụng kiến thức vào công việc [1]. Kỹ năng xử lý công việc nhanh nhạy, làm việc nhóm hay thương thuyết với khách hàng là những kỹ năng cần thiết mà một nhân viên cần có, đặc biệt trong ngành du lịch, nhưng không phải sinh viên nào cũng đáp ứng đủ những

yêu cầu đó. Đây chính là trở ngại lớn đối với sinh viên khi đi xin việc ở các công ty.

3.4. Khảo sát nhu cầu của sinh viên ngoại ngữ chuyên ngành du lịch

Bảng 4. Khảo sát ý kiến của sinh viên về chương trình đào tạo và sự quan tâm của sinh viên về lĩnh vực du lịch (ý kiến)

Mức độ hài lòng về chương

trình đào tạo?

Chương trình đào tạo có phù hợp với trình độ của sinh viên không?

Nghề nghiệp mong muốn sau khi ra trường?

Có quan tâm đến mảng

ngành du lịch khi ra trường

không?

(Nếu quan tâm đến du lịch) sinh viên mong muốn làm

những mảng nào?

Bên cạnh những môn chuyên ngành, sinh viên có

mong muốn nhà trường đạo tạo thêm những kỹ

năng mềm không?

Thời gian đào tạo của khóa kỹ năng mềm mà

sinh viên mong muốn

Rất hài lòng (5)

Có (76)

Giáo viên (12)

Có (97)

Hướng dẫn viên (14)

Có (97)

2-4 tháng (40)

Hài lòng (28)

Không (24)

Nhân viên trong công ty du lịch

(60)

Không (3)

Nhân viên văn phòng(truyền thông, quản

trị nhân sự...) (70)

Không (3)

3-5 tháng (37)

Không hài lòng (66)

Hướng dẫn viên (13)

Quản lý khách sạn/ nhà hàng

(7)

6-8 tháng (20)

Lễ tân khách sạn (5)

Lễ tân (5)

Giao dịch viên (2)

Chưa xác định (1)

Dịch thuật (8)

Qua khảo sát cho thấy, có đến 66 ý kiến sinh viên được hỏi chưa hài lòng với chương trình đào tạo hiện tại. Tuy vậy, có 76 ý kiến đánh giá là chương trình đào tạo phù hợp với trình đọ của sinh viên. Có 60 ý kiến mong muốn được làm trong môi trường du lịch, hướng dẫn viên có 13 ý kiến, công tác biên phiên dịch có 8 ý kiến. Trong đó có 70 ý kiến mong muốn được làm tại văn phòng, chỉ có 14 ý kiến muốn được làm hướng dẫn viên. Hầu hết sinh viên được hỏi đều có mong muốn được đào tạo về kỹ năng mềm trong quá trình học tập tại trường.

4. Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ gắn với phát triển ngành du lịch - dịch vụ

4.1. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch

Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại với trọng tâm là phát triển du lịch biển, khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề, du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo (du lịch MICE).

Phát triển toàn diện du lịch nội địa và quốc tế, trong đó lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch trong nước phát triển.

4.2. Tạo nguồn nhân lực dịch vụ du lịch

Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng hơn 23%. Chính vì thế, cần xác định nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Từ đó, đẩy mạnh việc gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, đặc biệt là đào tạo nhân lực ngoại ngữ các ngành và chuyên ngành du lịch. Theo khảo sát, có 66 ý kiến được hỏi không hài lòng với

chương trình đào tạo và có 97 ý kiến mong muốn được đào tạo thêm các kỹ năng mềm. Vì thế cần phải xem xét để điều chỉnh phù hợp chương trình đào tạo, đảm bảo sinh viên ra trường có kỹ năng dịch thuật và làm việc trong lĩnh vực du lịch. Bởi vì qua khảo sát nhà tuyển dụng về lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch cho thấy có từ 58,5 - 71,2% cho rằng phải đào tạo lại nhân lực khi tuyển dụng.

Ngoài ra, nhà trường nên tổ chức những khóa học nghiệp vụ cho sinh viên về những kĩ năng mềm như kĩ năng xin việc, kĩ năng xử lý tình huống, giao tiếp với khách hàng…. Bên cạnh đó, tổ chức những buổi hội thảo và mời các doanh nhân có kinh nghiệm ở các doanh nghiệp có uy tín để giải đáp những thắc mắc, những vấn đề về nghề nghiệp, trao đổi thông tin về nhu cầu tuyển dụng để sinh viên sớm định hướng cho bản thân và bắt đầu rèn luyện, trau dồi những kĩ năng cần thiết.

Xây dựng những tình huống liên quan về giao tiếp, cách ứng xử trong công việc cho sinh viên thực hành để qua đó đánh giá năng lực, khả năng xử lý, tiếp thu của mỗi cá nhân để giúp họ nhận ra nhưng thiếu sót cũng như có thêm kinh nghiệm trong công việc.

Bên cạnh những khóa học về lý thuyết, cần kèm theo thực hành để sinh viên áp dụng những kĩ năng mình học được vào thực tế, phục vụ trong công việc sau này, đặc biệt trong ngành du lịch.

Liên kết với các doanh nghiệp, nhờ sự hỗ trợ của họ khi cho sinh viên đi thực tập sau khi hoàn thành khóa học.

4.3. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân lực

Nhà trường cần tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực của nhà trường, tham gia

Page 48: Lời nói đầu - udn.vn

44 Phan Thị Yến

vào việc đặt hàng nguồn nhân lực, phối hợp tổ chức những buổi tư vấn việc làm cho sinh viên. Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp mở những khóa đào tạo kỹ năng, bổ trợ và cập nhật kiến thức để sinh viên trau dồi tri thức và hoàn thiện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng xin việc, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp.

Tăng cường hiệu quả trải nghiệm thực tế của sinh viên thông qua đợt thực tập tốt nghiệp. Để thực hiện được điều này, nhà trường cần có những mối liên hệ để kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhân lực ngoại ngữ tiếp nhận sinh viên các ngành của trường đến thực tập, trải nghiệm nhằm có cơ hội áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

4.4. Mở rộng quan hệ nhà trường - doanh nghiệp

Nhà trường cần có một bộ phận nhân lực phụ trách “quan hệ doanh nghiệp”, đây là điều kiện giúp nhà trường nắm bắt được nhu cầu của xã hội, kịp thời đề ra các giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm đào tạo của trường.

Ngoài ra, với chức năng của bộ phận này, sinh viên của trường sẽ có điểm tựa vững chắc hơn trong suốt quá trình học tập ở trường và sau khi ra trường. Qua đó giúp cho nhà trường tạo uy tín và vị thế vững chắc hơn trong xã hội.

5. Kết luận

Hội nhập vào một thế giới có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một đội ngũ tốt hơn. Do đó, nhu cầu về lao động có các kỹ năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch dịch vụ. Nhìn chung, hầu hết sinh viên ngoại ngữ khi ra trường đều mong muốn được làm những công việc thuộc

lĩnh vực chuyên môn khác như nhân viên trong công ty du lịch (quản trị nhân sự, truyền thông…), hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn nhà hàng… Chính vì thế việc gắn đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ với nhu cầu xã hội là cơ hội cho việc phát triển đào tạo của nhà trường và phát triển kinh tế của địa phương và là nhiệm vụ của công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Nguyễn Hoàng Cẩm Chi (2012), “Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI (lĩnh vực du lịch – dịch vụ) tại Đà Nẵng đối với sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012.

[2] Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2002), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3] Nguyễn Minh Đường (2005), Đề tài NCKH cấp nhà nước “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật (Từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, KX.05-10, do Viện Nghiên cứu Con người làm cơ quan chủ trì.

[4] Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá – 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[5] Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội: Luật du lịch.

[6] Số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng

[7] Võ Xuân Tiến, Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5(40), 2010.

[8] Trần Thị Vân (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế- Đại học Đà Nẵng “Phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn”, Đại học Đà Nẵng.

[9] Amit Dar (2000), Vocational education and Training reform: Lesson of Exprience, World Bank Publications.

[10] http://huongnghiep24h.com.

(BBT nhận bài: 10/04/2015; phản biện xong: 27/04/2015)

Page 49: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 45

NGÔ THÌ NHẬM VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH NGO THI NHAM AND HIS HUMAN LIFE PHILOSOPHY

Trần Ngọc Ánh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Ngô Thì Nhậm là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, mộtnhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời kỳ biến loạn lịch sử nửa cuốithế kỷ XVIII. Ở Ngô Thì Nhậm nổi lên tư tưởng nhập thế tích cựcgắn liền với triết lý nhân sinh có ý nghĩa phương pháp luận triếthọc. Đó là triết lý xử thế “đúng lý”, “hợp thời”, “phải nghĩa” – triết lýđã giúp ông có những quyết định chính trị dũng cảm và sáng suốttrên cơ sở nhận rõ thời thế và đại nghĩa dân tộc, lấy lợi ích củanhân dân, đất nước làm cơ sở.

Abstract - Ngo Thi Nham is a prominent political activist, a greatthinker of Vietnam in a period of historical upheaval in the secondhalf of the eighteenth century. Ngo Thi Nham is characterized byhis ideology to positively enter into life, which is closely attached tohis human life philosophy, which has philosophical methodologysignificance. It is a conduct philosophy based on “rationality”,“trendiness” and “reasonableness" - the one that helped him makebrave and wise political decisions based on his profoundunderstanding of the times and of the great national cause for thesake of his people and his country.

Từ khóa - Ngô Thì Nhậm; triết lý; thời thế; trung nghĩa; dân tộc;lịch sử.

Key words - Ngo Thi Nham; philosophy; the times; loyalty; nation;history

1. Đặt vấn đề

Ngô Thì Nhậm là một nhân vật lịch sử nổi bật của thời kỳ biến loạn lịch sử nửa cuối thế kỷ XVIII. Cuộc đời thăng trầm, đầy sóng gió của Ngô Thì Nhậm đương nhiên không thể không chi phối những chặng đường tư tưởng và triết lý nhân sinh của ông. Có thể chia cuộc đời Ngô Thì Nhậm thành ba thời kỳ: Thời kỳ làm quan cho Lê - Trịnh; Thời kỳ lánh nạn và phục vụ cho Tây Sơn; Thời kỳ thất sủng về trí sĩ và lập ra Trúc Lâm thiền viện. Đó là những bước ngoặt khác nhau trong cuộc đời Ngô Thì Nhậm, đồng thời cũng là những giai đoạn chuyển biến, những chặng đường tư tưởng quan trọng của ông – một danh sĩ thời biến loạn. So với đương thời, Ngô Thì Nhậm nổi bật ở cách xử thế khác người nhưng lại cực kỳ dũng cảm và sáng suốt, với những quyết định chính trị có ảnh hưởng lớn tới thời cuộc và dòng chảy của lịch sử dân tộc. Để giải mã hiện tượng Ngô Thì Nhậm, không thể không nghiên cứu triết lý nhân sinh của ông.

2. Danh sĩ thời biến loạn

Ngô Thì Nhậm (1746-1803) sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa cử và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gia đình và dòng họ. Tuy sống trong cảnh bần hàn, nhưng với truyền thống khoa bảng của dòng họ Ngô Thì, cùng với những lề thói cố định của lịch sử xã hội đương thời, nên đường đời và tiền đồ, sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm dường như đã được định trước: học hành (để tích luỹ kiến thức), thi cử (để đỗ đạt) và làm quan (để thi thố tài năng và làm nên sự nghiệp). Chí hướng của Ngô Thì Nhậm, ngay từ buổi thiếu thời, cũng đã thể hiện rõ điều đó. Chính Ngô Thì Nhậm, khi đến tuổi được đặt tên, đã tự lựa chọn cho mình tên tự là Hy Doãn, với hàm ý “nhận làm theo ông Y Doãn” - một nhân vật tiêu biểu cho lý tưởng “nhập thế hành đạo”, phò vua giúp nước và để lại sự nghiệp lớn trong lịch sử thời Ân Thương. Sách Mạnh Tử, thiên Vạn chương, gọi Y Doãn là “thánh chi nhậm”, nghĩa là bậc thánh về gánh vác việc đời, với phương châm “trị diệc tiến, loạn diệc tiến” (thời trị hay loạn đều gắng sức ra tay). Phải chăng Ngô Thì Nhậm, dù sống trong thời loạn lạc, nhưng đã rất sớm nuôi chí lớn “làm theo Y Doãn”?

Thời kỳ làm quan với triều đình Lê - Trịnh, thời cuộc chưa làm cho Ngô Thì Nhậm phải suy nghĩ nhiều về chữ trung, chữ nghĩa. Cái làm ông khác biệt với các nhà nho tham chính đương thời, là đức liêm khiết, là lòng yêu nước thương dân, là quyết tâm cách tân chế độ trên cơ sở “khoan thư sức dân”, “lấy dân làm gốc”. Tất nhiên, trong hoàn cảnh thối nát của vương triều phong kiến lúc bấy giờ, Ngô Thì Nhậm vừa muốn bảo vệ chế độ Lê - Trịnh, lại vừa muốn “khoan sức cho dân” là điều không tưởng. Ngô Thì Nhậm dường như đã thấy rõ hiện tượng “vua hèn chúa mạnh”, “chúa hôn, thần nịnh” là nguyên nhân của họa loạn nước nhà và khẳng định: “Tôn chỉ của sách Xuân Thu cốt để tỏ rõ đạo lớn vua, cha, xây dựng nghĩa lớn trời đất. Chính là nghĩa trời không có hai mặt trời, đất không có hai vua, nhà không có hai chủ, tên không có hai bậc, mọi sự mọi vật đều phải có gốc rễ vậy” [1].

Những năm lánh nạn sau vụ án năm Canh Tý là những năm tư tưởng “hành, tàng, xuất, xử” của Ngô Thì Nhậm chuyển hướng dần dần từng bước. Ông đã suy nghiệm nhiều về cơ nghiệp suy tàn của nhà Lê - Trịnh và bắt đầu hướng về “ngọn gió trời Nam”. Sự kiện Tây Sơn ra Bắc Hà, “phù Lê diệt Trịnh” và thẳng tay dẹp các loạn thần như Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm đã tác động mạnh mẽ đến Ngô Thì Nhậm và hoàn tất quá trình chuyển hướng tư tưởng của ông. Trong khi giới sĩ phu Bắc Hà đương thời mất phương hướng sống và hành động, đa số không thể thoát khỏi vòng dây xiềng xích của “ngu trung”, Ngô Thì Nhậm, ngay từ đầu, đã dứt khoát lựa chọn con đường đi với Tây Sơn. Tầm vóc cao của Ngô Thì Nhậm trước hết là ở con mắt nhìn đúng chỗ đứng và hướng đi của người trí thức chân chính trong bối cảnh lịch sử đầy biến loạn. Cuộc gặp gỡ giữa Quang Trung và Ngô Thì Nhậm, vì vậy, là một gặp gỡ kỳ diệu, như lời thơ của Ngô Thì Nhậm - “trời xui hào kiệt kết thành chân tay”, giữa người anh hùng dân tộc kiệt xuất với người trí thức lỗi lạc của thời đại.

Những năm làm quan, phục vụ dưới triều đại Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ (1788-1792) là thời kỳ đắc ý nhất trong cuộc đời Ngô Thì Nhậm. Đến với phong trào

Page 50: Lời nói đầu - udn.vn

46 Trần Ngọc Ánh

Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, ngay lập tức đã có dịp thi thố tài năng. Trước sự xâm lược ồ ạt như nước vỡ bờ của 29 vạn quân Thanh tràn vào nước ta, Ngô Thì Nhậm đã hiến kế “nước cờ Tam Điệp”, tạo cơ hội cho Quang Trung - Nguyễn Huệ mở cuộc hành binh thần tốc, đại phá quân Thanh vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789) lịch sử. Sau đại thắng quân Thanh, Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung giao trọng trách cùng lo việc Bắc Hà và đặc trách việc giao thiệp với Trung Quốc. Với lòng yêu nước và tài năng lỗi lạc của mình, Ngô Thì Nhậm đã không phụ lòng uỷ thác của Quang Trung, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao”, bằng cuộc đấu tranh vừa kiên quyết vừa mềm dẻo trên mặt trận ngoại giao. Nhờ đó, nhà Thanh không những phải hủy bỏ việc động binh chín tỉnh tính chuyện trả thù, mà còn phải chính thức thừa nhận tính chính thống của vương triều Tây Sơn và bãi bỏ lệ “đúc người vàng đem tiến cống”. Được Quang Trung tin dùng, Ngô Thì Nhậm còn thường xuyên ra Bắc vào Nam, giúp vua Quang Trung thảo sắc lệnh, định chính sách, củng cố và phát triển đất nước, thoả chí “nhận làm theo Y Doãn” của ông.

Những năm cuối đời, trong thế bị cô lập giữa triều đình ngày càng suy sụp của Tây Sơn, sau cái chết đột ngột không gì bù bắp được của Quang Trung, Ngô Thì Nhậm vẫn kiên cường làm việc. Mặc dù bị thất sủng, lẻ loi “như bóng nhạn cô đơn” và nhiều bạn bè đồng liêu đã bi quan, chán nản, muốn rời bỏ nhà Tây Sơn, nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn cương quyết không rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. Ông làm thơ khuyên bạn là Phan Huy ích: “Lòng chúa cầu hiền bao ái mộ, bọn mình gặp hội há rời xa?... Khuyên bạn đồng liêu, hoa điểm tóc, mặt hoa nào sánh chiếc trâm hoa!” [2]. Về phần mình, Ngô Thì Nhậm vẫn kiên định trong gian khó. Ông tự ví mình với cây thông, dù đơn lẻ, vẫn vững vàng trước phong ba, sương tuyết: “Sừng sững thân đơn trong giá lạnh… Coi khinh sương tuyết thường tin chắc. Chẳng chịu nghèo so vốn tính trời”. Ngay cả khi được triều đình Tây Sơn cho về trí sĩ, buộc phải xa rời hoạt động chính trị, Ngô Thì Nhậm vẫn tìm cách làm việc, vẫn không ngừng quan tâm tới thời cuộc và vận mệnh của đất nước. Ông lập ra Thiền viện Trúc Lâm và quay sang nghiên cứu viết sách về Phật học. Ông đã kế thừa tinh thần nhập thế tích cực của thiền học Trúc Lâm đời Trần, một thiền học Việt Nam luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa tinh thần đạo lý với tinh thần dân tộc. Thiền học Ngô Thì Nhậm là thiền học của một con người luôn luôn nặng lòng yêu nước, yêu đời, xả thân, nhập thế. Bởi thế, sống trong thiền viện Trúc lâm ở phường Bích Câu thành Thăng Long, Ngô Thì Nhậm vẫn không ngừng quan tâm tới thời cuộc, vẫn một lòng tin tưởng vào vận mệnh tương lai tốt đẹp của nước nhà: “Từ đời nhà Tống đến nay, sông Hoàng Hà trở lưng về phía bắc, ôm lấy phương nam, mà phong khí của nước Việt ta lại ứng với điều đó, thanh danh văn vật rất là thịnh vượng, chắc là sắp có một cơ hội lớn” [3, tr. 180].

3. Triết lý xử thế: “Đúng lý”, “Hợp thời”, “Phải nghĩa”

3.1. Quan niệm về “Đúng Lý”

Ngô Thì Nhậm là một trong học giả đương thời có ý thức xây dựng cho mình một phương pháp luận phù hợp với thực tế lịch sử. Rải rác trong toàn bộ các trước tác của Ngô Thì Nhậm, có thể thấy ông quan tâm và suy nghĩ đến một số vấn đề triết học, lấy đó làm nền tảng cho những tư tưởng

chính trị, những quan niệm về nhân sinh và phương châm xử thế của ông. Một trong những vấn đề triết học mà Ngô Thì Nhậm tập trung suy nghĩ là phạm trù Lý. Là một nhà chính trị ham hoạt động, Ngô Thì Nhậm suy tư nhiều về “lý” chủ yếu với tư cách là đạo lý, với cách hiểu chủ đạo là quy luật, nhằm soi sáng thời thế và làm cơ sở lý luận cho phương châm hành động và thái độ ứng xử của mình trước những sự biến xã hội quá phức tạp và mau lẹ. Trước hết, chịu ảnh hưởng của quan điểm lý học Tống Nho, Ngô Thì Nhậm cũng cho rằng, “lý” có nguồn gốc từ thái cực, “lý” bao trùm toàn bộ thế giới, chi phối sự vận động, biến hoá của trời đất và vạn vật và “suy rộng ra, tất cả các sự vật không cái gì là không có đạo lý”. Với Ngô Thì Nhậm, “lý” thường được giải thích cụ thể, có tính khách quan, phản ánh kết quả của sự quan sát thế giới, sự suy tư, chiêm nghiệm của riêng ông. Tư tưởng này đặc biệt thể hiện rõ trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Khi trả lời câu hỏi “Nhà Nho nói Lý. Vậy thế nào là Lý?”, Ngô Thì Nhậm đã giải đáp: “Lý như các thớ, cái đốt của cây”, “Bản tính của Lý là có ngang, chếch, có cong, thẳng như cái thớ của cây… mỗi vật đều có thiên tính tự nhiên của nó, do đó noi theo Lý mà không thông thì trở thành ngưng trệ” [3, tr. 62-63]. Cách nói của Ngô Thì Nhậm có thể liên tưởng: khi chẻ cây, nếu biết được thớ và đốt của nó và chẻ dao theo đúng thớ của nó thì công việc sẽ trôi chảy dễ dàng. Như vậy, trong mọi việc, nếu nắm được Lý, làm theo Lý ắt sẽ thành công.

Không chỉ vậy, Ngô Thì Nhậm, từ sự quan sát, nhìn nhận tinh tế về thế giới, còn đi đến quan niệm đặc sắc về tính phổ biến và tính đặc thù của Lý. Đó là tư tưởng về “lý thuận” và “lý nghịch”. “Ngựa gặp đường phẳng đi bon bon. Gốc cây chằng chịt bửa không ra … Đường phẳng là ngựa thuận Lý, gốc rắn là cây nghịch Lý, Lý có thuận, nghịch, cho nên người không chấp trước (câu nệ) thì không bắt buộc phải noi theo Lý…Cây trúc thì ngọn ở trên, đó là Lý tự nhiên. Đến như chặt trúc làm gậy, tay cầm đằng gốc, thì ngọn lại trở xuống dưới, ấy là Lý chăng, phi Lý chăng?” [3, tr. 62-63]. Dường như Ngô Thì Nhậm đã tiến gần đến quan điểm “chân lý là cụ thể”, mặc dù ông không đưa ra được mệnh đề mang tính khái quát. Ngô Thì Nhậm hiểu rõ “lý thuận” là phổ biến, thông thường, dễ nhận thức, bởi vậy ông rất chú ý đến “lý nghịch”, đến các sự vật và tình thế phát triển một cách đặc biệt. Phải chăng, đó cũng là một cơ sở lý luận quan trọng hình thành nên phương châm xử thế “đúng lý” của ông?

3.2. Quan niệm về “ Hợp thời”

Khái niệm thời vốn được bàn nhiều trong triết học phương Đông ở mối quan hệ giữa thời và thế, thời và người, thời và mệnh. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước Ngô Thì Nhậm, Trần Quốc Tuấn thường nhấn mạnh đến tư tưởng “tuỳ thời” và đòi hỏi người làm tướng phải biết “xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tuỳ thời mà làm”. Sau Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi cũng bàn nhiều đến thời với ý nghĩa thời cơ, thời vận mà con người không được bỏ lỡ: “Kinh dịch 384 hào mà cốt yếu là ở chữ Thời, cho nên người quân tử theo Thời thông biến, nghĩa chữ thời to tát thay! … thời ! thời ! Thực không nên lỡ” [4]. Ngô Thì Nhậm đã kế thừa và phát triển những quan niệm tích cực về thời của Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi. Trong tư tưởng Ngô Thì Nhậm, “thời” có vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của một thời đại, nắm được “thời” và hành động theo “thời” thì triều

Page 51: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 47

đại nổi lên và hưng thịnh. Ngô Thì Nhậm cho rằng, “trong đạo không có gì lớn bằng ý, trong ý không có gì lớn bằng vận. Trời có vận của trời, thánh hiền có vận của thánh hiền”. Không chỉ nhấn mạnh vai trò của “thời” trong hoạt động của con người, Ngô Thì Nhậm còn nêu lên tư tưởng quan trọng: “đạo có thay đổi, thời có biến thông” và đặt nó trong dòng chảy liên tục của lịch sử, trong sự mất, còn, thịnh, suy của các triều đại. Từ đó, Ngô Thì Nhậm đi đến tư tưởng con người phải thay đổi theo “thời”, phải tuỳ “thời”: “lựa theo thời mà biến hóa, bánh xe, hòn đạn, tuỳ lúc tới lui”, “đời dùng thì làm, đời bỏ thì về ẩn, ra hay ẩn, nói hay im, đều bởi hiểu thông thời vận” [5].

Phải chăng, từ những nguyên tắc nhận thức và xử lý về “thời” như trên mà Ngô Thì Nhậm đã xử thế kịp thời trong nhiều tình huống và cách xử trí đó có khi khác người, ông cũng không vì thế mà ăn năn, hối hận ? Phải chăng, cũng vì thế mà Ngô Thì Nhậm luôn luôn tỏ ra là người dũng cảm nhất, dám vượt lên những giáo điều quen thuộc, truyền thống để chủ động nhập cuộc theo trào lưu tiến bộ của lịch sử?

3.3. Quan niệm về “Phải nghĩa”

Triết lý hành động của Ngô Thì Nhậm không chỉ dựa trên cơ sở “đúng Lý”, “hợp thời” mà còn phải phù hợp với đạo nghĩa. Đó là quan niệm về trung nghĩa một cách sáng suốt, nhận rõ thời thế và đại nghĩa dân tộc, lấy lợi ích của nhân dân, đất nước làm cơ sở. Ngô Thì Nhậm có cách giải quyết độc đáo và tích cực về mối quan hệ giữa danh lợi và đại nghĩa. Ông chỉ chấp nhận thứ công danh có danh dự, mà danh dự theo quan niệm của ông, gắn liền với đạo nghĩa làm người. Với Ngô Thì Nhậm, nghĩa rất quan trọng, bởi theo ông, “phương pháp quan trọng nhất để thắt chặt lòng người, không có gì sâu sắc bằng nghĩa, không có gì nông cạn bằng lợi”. Ngô Thì Nhậm thấy rõ, nghĩa và lợi thường đối lập với nhau như dương và âm, còn người đời thì thường chạy theo lợi, và đó là nguồn gốc của tai họa. Ông so sánh: “Dương là nghĩa, âm là lợi, lợi đi theo âm cũng như cây đi theo gió, rất dễ dàng vậy… từ trên đến dưới đều chăm chú vào lợi thì rồi còn từ chối điều gì mà không làm” [6, tr. 176-177]. Hẳn là từ cuộc sống trường đời mà ông đã trải nghiệm, từ sức mạnh băng hoại ghê gớm của lòng tham lợi trong xã hội phong kiến thời kỳ suy mạt, đã khiến cho Ngô Thì Nhậm phải bật lên tiếng kêu than: “Than ôi! Lòng tham lợi tuy nhỏ, nhưng đốt cả một cánh đồng, từ một đốm lửa”, “Thánh nhân rất ghét kẻ chỉ tham lợi mà quên nghĩa… người quân tử nghiêm chỉnh về nghĩa không toan tính về lợi” [6, tr. 176-177]. Điều làm Ngô Thì Nhậm phải quan tâm suy nghĩ là vấn đề “nghĩa” của người làm bề tôi. Theo ông, nghĩa đối với bề tôi là phải trung vua, nhưng phải thi

hành phận sự một cách sáng suốt, quyền biến: “bầy tôi thờ vua không điều gì khó bằng về lúc gặp cảnh nguy hiểm liền hy sinh, mà lại không có điều gì khó bằng đem lẽ phải mà ngăn ngừa sự hy sinh” [6, tr. 180]. Trong cuộc đời mình, Ngô Thì Nhậm đã hành xử về “nghĩa” đúng theo tinh thần quan điểm ấy và dù cho cuộc đời ông vì thế mà thăng trầm, ta thấy ông không hề day dứt, hối hận.

Đến đây, có thể thấy nhân sinh quan và triết lý xử thế của Ngô Thì Nhậm được xây dựng dựa trên phương pháp luận triết học nhất định. Đó là triết lý xử thế luôn luôn lấy “lý” để soi “thời thế” và gắn liền thời thế “với nghĩa”. Nguyên tắc sống và hành động của Ngô Thì nhậm là: đúng “lý”, hợp “thời”, phải “nghĩa”. Theo Ngô Thì Nhậm, chỉ có thuận với “lý”, hợp với “thời”, với đạo nghĩa, cũng tức là thuận với mệnh trời và long người thì mới có thể làm nên nghiệp lớn. Còn nếu hành động ngược với “lý”, trái “thời” thì khác chi “trong lúc sóng nước gầm gào mà lại đòi phải ra sức bơi lội không kể tới mình, đó là đem điều không muốn làm và không thể làm đòi hỏi ở kẻ sĩ cẩn hậu, há chẳng phải là mơ hồ lắm sao” [9].

4. Kết luận

Cuộc đời Ngô Thì Nhậm là cuộc đời của một trí thức phong kiến, có thăng trầm, có thành bại, nhưng ông là người không đầu hàng trước “số phận” mà luôn tìm mọi cách thích ứng với thực tại, cải biến thực tại thông qua nỗ lực chủ quan với lòng kiên định hiếm thấy. Đó là bài học đáng để hậu thế ghi nhận và suy ngẫm. Bởi trí thức thời kỳ nào cũng là lực lượng mũi nhọn trong lĩnh vực nhận thức khoa học và tư duy lý luận của dân tộc. Có thể khẳng định, điều quan trọng nhất đối với người trí thức là phải luôn luôn gắn mình với dòng chảy của thời đại, phải thức thời, sáng suốt, nhận rõ xu thế lịch sử tất yếu của dân tộc và góp phần định hướng đúng đắn cho sự phát triển của đất nước. Ngô Thì Nhậm thật xứng đáng là một trong những tấm gương sáng về đạo làm người trong lâu đài các danh nhân của lịch sử dân tộc mà lịch sử mãi mãi vinh danh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Thì Nhậm (2002), Tác phẩm IV, Chủ biên: Mai Quốc Liên, Nxb Văn học, tr11.

[2] Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm (1978),Quyển I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội tr235.

[3] Thơ văn Ngô Thì Nhậm (1978), Tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[4] Nguyễn Trãi Toàn tập (1969), Nxb KHXH, HN tr 116.

[5] Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm (1978), Quyển II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr25.

[6] Ngô Thì Nhậm (2002), Tác phẩm IV, Nxb Văn học.

(BBT nhận bài: 21/01/2015, phản biện xong: 11/02/2015)

Page 52: Lời nói đầu - udn.vn

48 Nguyễn Thị Kim Bình

TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO THỜI TRẦN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

THE PHILOSOPHY OF INCARNATION OF BUDDHISM UNDER TRAN DYNASTY AND HISTORICAL VALUES

Nguyễn Thị Kim Bình

Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Phật giáo thời Trần ngoài yếu tố Phật, còn có yếu tố củaNho giáo và nó dựa trên tư tưởng yêu nước truyền thống. Vì thếPhật giáo Trúc Lâm thời Trần có sự hình thành nhân sinh quannhập thế tích cực, gắn Phất giáo với đời, với nước với dân. Có thểkhẳng định, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phầncổ vũ tinh thần người dân nước Việt, phát triển mạnh mẽ nhữnggiá trị văn hoá bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Nét độc đáo vàgiá trị lịch sử của Phật giáo thời Trần là vừa gắn bó với vận mệnhchính trị của dân tộc vừa đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tínngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịchsử cụ thể.

Abstract - Apart from the elements of Buddhism, Buddhismunder Tran dynasty had the elements of Confucianism and it wasbased on traditional patriotism. So Truc Lam Buddhism under Trandynasty with the formation of viewpoint of incarnation enter apositive association with the advent of Buddhism, the country andthe people. It can be confirmed that the introduction Truc Lam YenTu Zen contributed to encouraging Vietnamese citizens, stronglydeveloping indigenous cultural values, endogenous in people’shearts. The unique and historical value of Buddhism under Trandynasty not only attaches itself to the political destiny of the nationbut also meets the needs spiritual beliefs of each community inevery specific period, in every age.

Từ khóa - phật giáo; thời Trần; văn hóa; lịch sử; dân tộc. Key words - buddhism; Tran dynasty; culture; history; peoplec.

1. Đặt vấn đề

Trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp nhận từ phương Nam và phương Bắc, có cả các bậc sư tổ người nước ngoài và người Việt, có cả sự trầm tích, cộng sinh và phát triển trên cơ sở văn hoá truyền thống bản địa. Tuy vậy, phải đến Phật giáo thời Trần, các giá trị vật thể và phi vật thể liên quan Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mới là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển của một di sản văn hoá, bất chấp năm tháng và mọi thăng trầm thế sự. Theo một nghĩa rộng, di sản này đã toả sáng thành "tâm thức Trúc Lâm" trong lòng mỗi con người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi miền đất nước và lưu truyền trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Phật giáo đời Trần để lại cho chúng ta vô số những bài học quí giá, trong đó bài học về sự thịnh suy của Phật giáo là đáng quan tâm nhất. Chúng ta thấy những lúc Phật giáo cực thịnh không phải là lúc lắm chùa, nhiều sư, mà thực ra, có được sự hưng thịnh của Phật giáo là nhờ vào trí tuệ Phật chất tỏa ra từ mỗi người con của đức Phật. Phật chất ấy là hoa trái của những ngày tháng công phu tu tập. Chính cái đó mới có thể luân lưu trong dòng đời

bất tận mà tỏa sáng muôn ngàn thế hệ hôm nay và mai sau.

2. Bối cảnh lịch sử xuất hiện của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần

Mô hình tổ chức Phật giáo thời Trần ra đời dựa trên hai tiền đề xã hội và tôn giáo hình thành trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước nhà. Về mặt xã hội, nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập, đứng trước yêu cầu cấp bách: vừa phải ổn định triều chính, củng cố quyền lực của vương triều mới vừa phải cố kết nhân tâm, nhanh chóng xây dựng quốc gia hùng cường để đối phó với nguy cơ xâm lược lớn từ kẻ thù hùng mạnh phương Bắc đang ngày càng hiện diện. Những người lãnh đạo tối cao của vương triều Trần đã sáng suốt nhận rõ: công việc cấp bách thiết thực nhất đặt ra trước mắt là xây dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất hướng tới

bốn mục đích chính: - Thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước

ngoài để thanh toán hoàn toàn mọi cơ sở của nước xâm lược.

- Làm cơ sở tư tưởng để thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị nhằm củng cố sự thống nhất dân tộc thêm một bước nữa.

- Làm công cụ thống nhất quyền lực vào chính quyền Trung ương, tức quy tụ vào tộc họ Trần sau khi đã soán ngôi nhà Lý một cách hòa bình.

- Làm phương tiện giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dân tộc chủ yếu là giai cấp lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân nhằm duy trì một trật tự xã hội và cũng tức là duy trì ngai vàng của dòng họ.

Về mặt tôn giáo, nhà Trần lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, và cần phải thay đổi nội dung của các Thiền phái để đáp ứng các yêu cầu căn bản như trên là một sự lọn chọn có chủ đích và hợp lý. Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập, thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc hơn, hướng đến các mục tiêu sau:

- Tự mình phân biệt với Thiền tông ở Trung Quốc, biểu lộ tính độc lập dân tộc của quốc gia Đại Việt đương thời.

- Thay đổi một phần nội dung tiêu cực và thân ngoại quốc của các phái Thiền tông trong nước.

- Vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý thức hệ xã hội.

- Tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới - tuy rằng thực tế chỉ là một thiền phái Phật giáo, với đầy đủ các yếu tố đậm chất dân tộc để thu phục quần chúng.

Về mặt tiền đề tư tưởng, Phật giáo Trúc Lâm thời Trần đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng tích cực của Phật giáo Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông (chủ yếu là Thiên tông) đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc như Tì ni đa lưu chi (thế kỷ VI), Vô Ngôn thông (thế kỷ IX) và một thiền phái mới

Page 53: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 49

xuất hiện và thịnh hành trong suốt thời Lý – Thiền phái Thảo Đường, chủ yếu gắn với tầng lớp quý tộc vương triều Lý. Điều đáng chú ý là sự phát triển của Phật giáo từ Lý sang Trần có một bước chuyển biến khá căn bản. Bởi đến thời Trần, những thiền phái vốn có từ thời Bắc thuộc và thịnh hành trong thời Lý đã chấm dứt. Ba thiền phái vốn có từ thời Lý tuy mất đi, nhưng lại được thay thế bằng sự xuất hiện của một thiền phái mới – Thiền phái Trúc Lâm với sự kế thừa và dung hòa, tích hợp những thiền phái trước đó, nhưng có tính nhập thế mạnh mẽ. Đó là tư tưởng nhập thế gắn đạo với đời, tu tập theo tinh thần “Phật tại tâm”, vừa tích cực tham gia bảo vệ tổ quốc, làm tròn phận sự với đời, vừa chăm lo cho việc siêu thoát – mặt đời sống tinh thần của tất cả chúng sinh.

Tóm lại, trong bối cảnh phải khơi dậy và tập trung sức mạnh toàn dân tộc để đối phó với hiểm họa ngoại xâm khổng lồ của giặc phương Bắc thì tư tưởng nhân sinh Phật giáo thời Trần gắn chặt với đất nước và dân tộc. Với quan niệm: “Phật tại tâm”, các thiền sư nhà Trần đã dẫn dắt chúng sinh theo tinh thần “Phật tại thế gian, bất ly thế gian”, “phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật” góp phần tạo nên tư tưởng hộ quốc an dân tồn tại phổ biến trong mỗi người tu theo thiền phái Trúc Lâm. Đó là tinh thần nhập thế tích cực nổi trội của Phật giáo thời Trần.

3. Nhân sinh quan nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần

Nhập thế tích cực

Tinh thần “Vô ngã”

Giáo lý “vô ngã” nhấn mạnh tính giây lát của tồn tại. “Vô ngã” là không có cái tôi thường định. Cuộc đời hay thế giới này không bền lâu vững chắc, giống như gió thổi mây bay, lúc có, lúc không, lúc ẩn, lúc hiện, biểu hiện cái vô thường trôi chảy không ngừng. Bởi thế, con người không nên lầm, chấp vào cái huyễn ảo của cuộc đời. Các Thiền sư thời Trần đã hiện thực hóa giáo lý vô ngã, nâng nó lên thành một triết lý sống. Vì không hiểu giáo lý vô ngã, nên con người thường bị hoàn cảnh chi phối, kích thích, khiến bên trong thì bị phiền não khuấy nhiễu, bên ngoài thì chạy theo thanh sắc. Vì thế con người muốn tự tại mà chưa tự tại, muốn an vui mà chưa lúc nào an vui. Khi đã hiểu rõ giáo lý vô ngã, thì một thể giới vô ngã trùm khắp cả vũ trụ, chẳng còn chi ghét – thương, của ta – của người. Tất cả các phạm trù đối đãi đều tan biến, con người tự do, tự tại.

Đặc biệt, vô ngã là cái đẹp tuyệt đối vì nó không hạn hẹp, nó không nhuốm màu phân biệt, khi nó tỏa ra trong cuộc sống thì đó là lòng Đại Từ Bi, khi nó vươn đến tầng cao thì đó là Đại Trí Tuệ. Vì cái đẹp tuyệt đối nên không có phân biệt chủ khách. Tinh thần vô ngã không mang ý nghĩa phi nhân bản với cách hiểu xóa bỏ con người – cá nhân mà chính là yêu cầu giải phóng tuyệt đối với con người - giải phóng mọi ràng buộc của tự nhiên, xã hội và của cả chính bản thân mình. Nó tạo nên một con người tự do tuyệt đối, nói như Trần Thánh Tông “đã nhảy ra khỏi vạn tầng của ngục tù mặc sức tung hoành” [1]. Đây cũng là một khía cạnh của tinh thần phá chấp ở cấp độ cao, phá bỏ cái chấp khó phá bỏ nhất là “chấp ngã”, khư khư bám vào cái tôi thấy, cái tôi nghe, cái tôi nghĩ, cái tôi cảm … thì ý nghĩ và hành động chỉ là thiên lệch, chủ quan. Giáo lý vô ngã giúp con người phá bỏ được cái chấp thủ khó phá nhất là “chấp ngã”, vượt lên

trên cái nhìn nhị nguyên, đạt đến cái nhìn bình đẳng vô sai biệt đối với vạn vật. Vì giáo lý vô ngã là cốt lõi của sự giải thoát, nên với tinh thần này các vị Thiền sư đã chỉ cho mọi người thấy được “Chúng sanh dữ Phật đồng”. Chúng sanh và Phật không khác: “Cùng là mày ngang mũi dọc”; “Lỗ mũi phập phồng thở xưa nay đều giống nhau”[2, tr.27].

Các Thiền sư thời Trần bằng tinh thần vô ngã đã trang bị cho mọi người lòng tự tin hơn vào nền độc lập tự chủ của nước nhà. Khiến họ tin tưởng hơn vào sự nghiệp chung của dân tộc, sự nghiệp đoàn kết toàn dân bảo vệ đất nước sẽ thắng lợi vẻ vang. Lòng tin được củng cố và cũng chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp vĩ đại của toàn dân tộc: giữ vững quyền tự chủ của nhân dân, của nước nhà. Tinh thần vô ngã còn đem lại cho con người lòng vị tha – yếu tố tối cần thiết cho những nhà cầm quyền nếu muốn đem lại hạnh phúc thực sự cho dân và hợp lòng dân. Có quên mình thì mới thấy đúng sự thực cuộc sống của dân từ nơi vị trí cao nhất trong xã hội. Nhờ tinh thần ấy mà những người lãnh đạo quốc gia thời ấy, khi nhận trách nhiệm thì tận tụy hết lòng, khi hết vai trò thì dễ dàng “lìa bỏ ngai vàng như trút bỏ chiếc giày rách”. Họ tùy duyên mà hành động đi đến vô tâm, bởi hiểu biết quy luật vô thường của cuộc sống và không lầm coi cái “tôi” là một giá trị vĩnh hằng. Chính vì thế, họ đã sống trọn vẹn và hoàn thành nghĩa vụ của một con người. Niềm vui nhẹ nhàng thư thái từ bên trong tâm hồn họ đã toát ra, để hài hòa cùng sự trong sáng của đất trời vạn vật.

Tinh thần “Tùy duyên”

Đạo Phật luôn “Tuỳ duyên” theo từng phong tục tập quán ở mỗi quốc gia khác nhau, nhưng tính chất “Bất biến” của đạo Phật không bao giờ thay đổi. Tinh thần “Tuỳ duyên bất biến” đó được các Thiền sư thời Trần thực hiện bằng cách thể nhập vào cuộc sống xã hội, hoá độ tất cả mọi đối tượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tâm không dính mắc thì đời là đạo, tâm ấy chính là tâm thiền. Tâm thiền hiện hữu thì đời sống ấy chính là thiền. Đối với các Ngài thì sự tu học gắn liền với mọi sinh hoạt của cuộc sống đời thường, và liên hệ chặt chẽ với những hoạt động của mọi người trong xã hội.

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội. Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo, mà nằm trong cuộc sống. Từ đây chúng ta không ngạc nhiên vì khi Trần Nhân Tông xây dựng chủ thuyết Cư Trần Lạc Đạo, để làm tôn chỉ hoạt động thiền phái. Thông qua bài Cư Trần Lạc Đạo tư tưởng ở đời mà vui với đạo, càng làm sáng tỏ tinh thần tùy duyên (nhập thế) để con người an trú với Đạo. Người Phật tử Đại Việt thời Trần chỉ tùy duyên, tùy thuận vào mối liên hệ phân công của xã hội theo khả năng của mình mà thể hiện đời sống đạo bằng cách:

“Dứt trừ nhân ngã, thì ra thực tướng kim cương

Dừng hết tham sân mới lảu lòng mầu Viên giác” [3]

Như vậy, sống ở thành thị hay núi rừng không quan trọng, mà quan trong nhất là ở giữa cuộc đời trần tục giác ngộ mới đáng thật tự hào. Chính bản thân Trần Nhân Tông là một người tìm thấy giác ngộ ngay những ngày với cương vị nhà lãnh đạo tối cao đang ráo riết chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh (1287) do Hốt Tất Liệt tiến hành và nhất là rơi vào thời điểm khi mẹ vua Trần Nhân Tông mất như sử liệu ghi.

Page 54: Lời nói đầu - udn.vn

50 Nguyễn Thị Kim Bình

Phật luôn hóa hiện giữa đời, mỗi người chỉ cần đoạn xa tham, sống đạo đức nhân nghĩa với người khác thì ai cũng là Phật. Đây là giá trị thiết thực mà tư tưởng giác ngộ trong Cư Trần Lạc Đạo đem lại:

“Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc

Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực đã đồ công” [2, tr.55]

Lý tưởng giác ngộ và giải thoát dành cho tất cả mọi người, xuất gia cũng như tại gia, sống trong chùa cũng như sống ngoài đời, miễn là con người biết tu tập tâm. Người trần tục tu hành thành công, được giác ngộ giải thoát, thì phúc đức ấy thật quý giá, còn tu trên rừng núi mà vẫn không giác ngộ thì đó là cái họa vô ích mà thôi.

Đó là tư tưởng mọi người đều bình đẳng trước chân lý, trước lý tưởng giải thoát giác ngộ của đạo Phật. Con người vốn là Phật, nhưng lại quên mất gốc của mình là Phật,nên đi cầu tìm Phật ở đâu. Phật giáo Đại Việt với nền Phật giáo thế sự, lấy chủ trương tùy tục để nhập thế. Con người không nhất thiết xuống tóc xuất gia, chỉ cần ngộ cái lý ngũ uẩn là không, chân tâm không tướng... thể nhập đời trong mối tương quan, mà có thái độ sống thích hợp, cống hiến cho đời là cho đạo:

“Sạch với lòng, chùi giới tướng, nội ngoại

nên Bồ tát trang nghiêm.

Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới

trượng phu trung hiếu.” [2, tr.67]

Đó chính là tuỳ duyên mà hành động, đem đạo vào đời để phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân cùng với việc tham thiền học đạo. Bởi vì các Thiền sư biết rất rõ “ đạo bất viễn nhân”, đạo phải được sống, được thể nghiệm ngay trong lòng cuộc đời. Tóm lại, các vị Thiền sư tuỳ duyên vào cuộc đời đã mở ra một chân trời an lạc, trong sáng, hướng dẫn chúng sinh tìm về với đạo pháp, tránh ác làm lành, tu tâm hành thiện để đi đến giải thoát khỏi sinh tử, khổ đau.

Tinh thần “Hòa quang đồng trần”

Trong thời Trần, các Thiền sư đã hòa cùng bước thăng trầm vinh nhục của dân tộc, đất nước. Sự đóng góp của các Ngài dưới các triều đại đã thể hiện rõ nét truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam. Hình ảnh vị Thiền sư dùng gậy Thiền để bảo vệ non sông đất nước thực là dung dị. Thời Trần không ít những Thiền sư đã tham gia “trấn giữ” và xây dựng đất nước như thế. Các Ngài luôn tạo ra một khuynh hướng sống cho mình, làm cơ sở cho thực hành sống cho người. Hành trang của các Thiền sư là trí tuệ, từ bi và bình đẳng. Các Ngài mang hành trang của mình đi khắp mọi nẻo đường đất nước với tinh thần hoà quang đồng trần, với một mục đích duy nhất là đưa con người đến cuộc sống an lạc hạnh phúc. Và càng đáng quý hơn là hình ảnh một vị Thiền sư thong dong với cuộc sống an nhàn, giản dị chốn núi rừng vắng vẻ, khi việc an dân vệ nước đã thành: “Giàu sang mây nổi đến dần dà,

Ngày tháng trôi nhanh chẳng đợi mà.

Chi bằng tiểu ẩn nơi rừng suối,

Một giường gió mát, một chung trà” [2, tr.37]

Các vua quan Phật tử thời Trần đã “hòa quang đồng trần” rất sống động trong việc an dân, trị quốc và bảo vệ quê hương.

Sự hiện diện của các Ngài trong thời đại bấy giờ, trong đạo lý dân tộc Việt Nam có thể ví như một ngọn đèn sáng xua tan bóng tối trong căn nhà chứa đầy những vật dụng quý báu. Chẳng hạn, nhờ sớm ngộ lý thiền, biết hòa quang đồng trần, Thượng Sĩ đã tự tại trong mọi tình huống. Tuệ Trung Thượng Sĩ – Thiền sư đã thể hiện tinh thần nhập thế “phụng đạo, hộ quốc, giúp đời” một cách chủ động và tự tại:

“Gió thổi ngại gì đám hoa rậm

Trăng tà đâu quản đáy khe sâu.” [4]

Thái độ ung dung của Thượng Sĩ cho ta thấy ông đã sống giữa lòng thế tục, hòa ánh sáng mình trong cuộc đời bụi bặm; trong mọi cuộc tiếp xúc, ông luôn luôn giữ thái độ hòa ái nên chưa bao giờ gặp phải những trường hợp phiền nghịch. Do đó, ông cũng như nhiều bậc chân tu Trúc Lâm đời Trần có thể làm tiếp nối được hạt giống chánh pháp, dìu dắt được những kẻ mới học, đem ánh sáng từ bi và trí tuệ rọi chiếu vào cuộc sống, đồng thời chuyển hóa nó thành cõi Niết bàn – vốn chỉ hiện diện khi và chỉ khi con người thể hiện hành vi ban vui cứu khổ. Tóm lại, các Thiền sư thời Trần hóa độ chúng sanh bằng cách hòa quang nhập tục, đồng với mọi người trong mọi công việc, đồng cam cộng khổ với người, an nguy cùng hưởng, vui buồn cùng chia, luôn sống hài hòa với chúng sanh.

4. Kết luận

Triều Trần với hào khí Đông A rực rỡ, quốc gia Đại Việt không ngừng được củng cố, trưởng thành và vững mạnh. Để có một đất nước hùng cường, bên cạnh việc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập, một vấn đề đặt ra không kém phần quan trọng là đấu tranh cho nền thống nhất vững chắc của đất nước. Thời Trần, đại gia đình các dân tộc chung sống ổn định trên lãnh thổ thuộc quốc gia Đại Việt đã biết chụm nhau lại, đoàn kết thành một khối để tồn tại và phát triển. “Đoàn kết là sức mạnh”, chân lý đó không còn là một bài học đầu miệng, mà đã thấm vào xương tủy và biến thành hành động đối với mọi thành viên trong xã hội. Trong sức mạnh tinh thần ấy, thực tiễn đã chứng minh và khẳng định có tư tưởng chủ đạo của đạo Phật, mà các vị vua Trần là những Phật tử thuần thành, là những thiền sư, đã trị nước với tâm vô ngã, vị tha của đạo Phật. Nhờ vậy, họ đã hội tụ được những tướng sĩ tài ba thao lược, dân và quân một lòng yêu nước thương nhà, đồng tâm đoàn kết. Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam, rõ ràng không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đấu, mà còn là nền tảng của chính sách ngoại giao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Đó là những giá trị lịch sử chân chính mà chúng ta ngày nay cần ghi nhận và học tập noi theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

[2] Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[3] Nguyễn Hùng Hậu (1995), Tìm hiểu tư tưởng triết học Thiền của Trần Nhân Tông, Tạp chí Triết học (số 3), tr26.

[4] Nguyễn Đức Diện (1998), Mối quan hệ giữa đạo đức và giải thoát trong thiền học của Tuệ Trung Thượng Sỹ, Tạp chí Triết học (số 6), tr34.

(BBT nhận bài: 15/04/2015, phản biện xong: 25/04/2015)

Page 55: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 51

MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN TƯƠNG ĐƯƠNG DỊCH THUẬT ON SOME APPROACHES TO EQUIVALENCE IN TRANSLATION

Lê Thị Giao Chi

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Dịch thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong việc truyềnbá tri thức nhân loại.Vì nhân loại nói nhiều thứ tiếng khác nhau,dịch thuật đã tồn tại như là chiếc cầu nối các kho tàng tri thức cũngnhư các giá trị văn hóa của nhiều nền văn minh qua nhiều thờiđại.Song để hiểu thấu đáo về dịch thuật như là một ngành khoahọc nghiên cứu về ngôn ngữ đòi hỏi ta cần hiểu rõ dịch là gì – sảnphẩm hay quá trình, và đâu là vấn đề tương đương trong dịchthuật. Bài báo này nhìn nhận lại khái niệm về dịch thuật, và đưa ranhiều cách tiếp cận khác nhau về tương đương dịch thuật nhằmgiúp người học tiếng, các dịch giả, cũng như các nhà nghiên cứungôn ngữ có cái nhìn bao quát và hệ thống hơn về tương đươngdịch thuật.

Abstract - Translation has long been considered important inpromoting the exchange of human knowledge. As humans speakdifferent tongues, translation exists as a bridge that forges linksbetween wells of knowledge and cultural values of different culturesthroughout times. Yet, for a need to be aware of the fact thattranslation is a science of language, it is important that we delveinto the depth of what translation is – a product or a process, andhow equivalence in translation can be achieved and identified. Thispaper revisits the concept of translation, and introduces differentapproaches to understanding and identifying equivalence intranslation with a hope that language learners, translators, andlinguists can have a good grasp and a systematic hold of thisphenomenon of translation equivalence.

Từ khóa - dịch thuật; tương đương dịch thuật; ngữ nguồn; ngữđích; hiệu ứng tương đương

Key words - translation; equivalence in translation; sourcelanguage; target language; equivalent effect.

1. Đặt vấn đề

Dịch thuật đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Dịch thuật không chỉ là công cụ cần thiết cho nhu cầu chia sẻ tri thức, giao lưu văn hóa, xúc tiến kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, mà còn là một ngành nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm của đông đảo các nhà ngôn ngữ học. Nghiên cứu dịch thuật là nghiên cứu về bản chất cũng như thực tiễn của hoạt động dịch thuật. Những khía cạnh khác nhau của dịch thuật, từ nghĩa (meaning), tương đương (equivalence), mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa (language and culture), tính chất của hoạt động dịch (features of translation), vai trò của ngôn cảnh (context), v.v. đã trở thành những vấn đề quan tâm của nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ ứng dụng, và đã làm giàu thêm nền tảng lý thuyết về dịch thuật cũng như các ứng dụng trong thực tiễn dịch thuật.

2. Khái niệm về dịch

Nhiều nhà nghiên cứu về dịch thuật và nhiều nhà lý thuyết ngôn ngữ đã đưa ra những khái niệm khác nhau về dịch. Từ quan niệm rất truyền thống, dịch thuật được hiểu là sự dịch chuyển từ một hình thức nàysang một hình thức khác (changing from one form to another) hay là chuyển

dịch thông tin từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang một ngôn ngữ khác hay ngược lại (turning into one’s own or into another language) [14]. Từ định nghĩa trên, có thể nói rằng, dịch thuật cơ bản là một sự thay đổi về hình thức (a change of form), ở đây thường chỉ sự thay đổi về từ, ngữ, cụm, cú, câu, v.v. dưới dạng lời nói hay là văn bản. Những hình thức này tạo nên cấu trúc bề mặt của một ngôn ngữ) và bằng việc thay đổi cấu trúc bề mặt, dịch đã tạo ra một cấu trúc bề mặt khác ở một ngôn ngữ khác [7, 3]. Nói khác đi, dịch thuật thay thế hình thức của ngữ nguồn (source language) – ngôn ngữ của văn bản cần được dịch bằng hình thức của ngữ đích (target language) – ngôn ngữ của văn bản dịch.

Tuy nhiên, dịch không chỉ là sự thay đổi hình thức. Dịch cần hướng tới sự chuyển tải ý nghĩa từ ngữ nguồn sang ngữ đích [7, 3], nói khác đi, nhằm tái tạo thông điệp cho dù cần phải có những thay đổi điều chỉnh về mặt từ vựng – ngữ pháp từ phía người dịch [12, 12]. Với cách hiểu này, dịch là toàn bộ quá trình tìm hiểu, cắt nghĩa nội dung văn bản nguồn qua phương tiện từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, giá trị giao tiếp, cũng như bối cảnh văn hóa của ngữ nguồn, từ đó tái cấu trúc thông điệp ấy sử dụng các phương tiện ngữ pháp-từ vựng phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa của ngữ đích. Larson [7, 4] đã lập sơ đồ quá trình dịch theo mô hình sau:

NGỮ NGUỒN NGỮ ĐÍCH

Văn bản dịch

NGHĨA

Tìm hiểu nghĩa Diễn đạt, tái hiện nghĩa

Văn bản gốc

Hình 1. Quá trình chuyển nghĩa

Page 56: Lời nói đầu - udn.vn

52 Lê Thị Giao Chi

Nhằm tái hiện lại ý nghĩa của văn bản gốc theo những đặc thù về ngữ nghĩa và văn phong, dịch chắc chắn cần phải vượt qua nhiều loại rào cản. Nói khác đi, dịch là quá trình chuyển tải ý nghĩa thông điệp vượt các rào cản ngôn ngữ và văn hóa (“the process of conveying messages across linguistic and cultural barriers) [15; 1]. Quan niệm này đã giải thích rõ hơn cách tiếp cận về dịch của Larson như đã đề cập ở trên, cho rằng quá trình dịch là quá trình tìm hiểu ý nghĩa của một văn bản, mà quá trình đó đòi hỏi người dịch cần phải xem xét kỹ lưỡng không chỉ những yếu tố ngôn ngữ hình thành thông điệp mà còn những khía cạnh ngoài ngôn ngữ như là bối cảnh văn hóa cũng như tình huống giao tiếp. Nói khác đi, dịch là tìm hiểu không chỉ ý nghĩa khái quát (the general meaning), mà còn văn hóa giao tiếp (culture of the communication) [9].

Trong quá trình chuyển tải ý nghĩa từ ngữ nguồn sang ngữ đích, người dịch luôn cần hiểu được và chuyển tải cho được dụng ý của tác giả khi viết văn bản gốc. Thật vậy, Newmark cho rằng, dịch thuật cần hướng tới việc chuyển tải ý nghĩa của một văn bản sang một ngôn ngữ khác theo dụng ý thể hiện của tác giả khi viết văn bản đó (“rendering the meaning of a text into another language in the way that the author intended the text”)[10, 5]. Vì thế, người dịch cần phải xem xét kỹ ý định của tác giả ngữ nguồn để có thể tái tạo ở văn bản đích tác động và hiệu quả tương đương như dụng ý của tác giả ngữ nguồn.

Xét về những cấu phần khác nhau trong khái niệm dịch thuật, có thể nói rằng, khái niệm này không chỉ dừng lại ở sản phẩm tạo ra là một bản dịch hay một văn bản đích. Bell [3, 13], chẳng hạn, đã đưa ra ba ý nghĩa khác nhau có thể phân biệt được trong khái niệm dịch thuật.Thứ nhất, dịch thuật chỉ quá trình dịch (the process of translating), có nghĩa là hoạt động dịch chứ không phải sản phẩm của quá trình dịch (the activity not the product).Thứ hai, dịch thuật là sản phẩm của quá trình dịch, nói khác đi, là văn bản đã được dịch ra hay còn gọi là bản dịch (the translated text).Thứ ba, dịch thuật là khái niệm trừu tượng, trong đó bao gồm vừa quá trình dịch, vừa là sản phẩm của quá trình đó.Vì thế, để khoa học nghiên cứu về dịch thuật trở nên đầy đủ và hữu ích hơn, chúng ta cần miêu tả và lý giải dịch như là một quá trình (the translating process) và dịch như là một sản phẩm (a translation).

3. Dịch và tương đương dịch thuật

Nhằm chuyển tải được ý nghĩa hay thông điệp của văn bản nguồn, khái niệm dịch cần phải được xem xét từ một góc nhìn khác – góc nhìn tương đương. Yếu tố tương đương thường xuất hiện trong các định nghĩa về dịch, chẳng hạn định nghĩa của Catford (1965/2000): “Dịch là thay thế chất liệu văn bản từ ngôn ngữ này bằng chất liệu văn bản ở ngôn ngữ khác” (the replacement of textual material in one language by equivalent textual material in another language), hay là của Jacobson: “Dịch là thay thế các thông điệp biểu đạt ở ngôn ngữ này bằng trọn vẹn thông điệp đó được biểu đạt ở các ngôn ngữ khác, chứ không đơn thuần là sự thay thế chỉ các ký hiệu ngôn ngữ riêng biệt” (“substituting messages in one language not for separate code-units but for entire messages in some other languages”) [6, 114]. Khái niệm về tương đương dịch thuật như thế này đã được làm rõ bởi Bell khi cho rằng “Dịch

cần hướng tới sự tương đương – tương đương về ngữ nghĩa cũng như phong cách (semantic and stylistic equivalences) – mà nhờ đó văn bản dịch mới có thể giữ được những nét đặc trưng của văn bản nguồn [3, 5-6].

Từ góc nhìn truyền thống về dịch là sự thay đổi hình thức giữa hai ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu về dịch thuật đã có cái nhìn mới về dịch, xem trọng vấn đề tương đương và xác định vai trò của tương đương trong lý thuyết dịch. Mặc dù dịch với tư cách là một khái niệm đã được đề cập bởi Jakobson (1959) và Catford (1965), bản chất và những khía cạnh khác nhau trong dịch đã được nghiên cứu sâu bởi các học giả thế hệ sau trong lịch sử nghiên cứu về dịch thuật. Meetham và Hudson, chẳng hạn, đã xem dịch như là “việc thay thể cách thể hiện một văn bản ở một ngôn ngữ này bằng việc thể hiện một văn bản tương đương ở ngôn ngữ thứ hai” (“the replacement of a representation of a text in one language by a representation of an equivalent text in a second language”) [xem 3, 6], và sau đó lý giải vấn đề tương đương từ nhiều góc độ.

Tuy nhiên, khái niệm tương đương cần được hiểu dưới góc nhìn rộng.Tương đương không chỉ là một sản phẩm tương đương ở ngữ đích được tái tạo để biểu thị một thông điêp ở ngữ nguồn. Là một khía cạnh của dịch thuật, chúng tôi nghĩ rằng tương đương nên được hiểu là một quá trình tái tạo nghĩa tương đương mà ở đó, dịch giả cần phải xem xét tương đương trên nhiều bình diện: tương đương về cấu trúc; tương đương về từ vụng; tương đương về phong cách biểu đạt; tương đương về diễn ngôn, v.v. Nói khác đi, người dịch cần nắm bắt nhiều cách tiếp cận khác nhau để có thể giải quyết vấn đề tương đương và đạt được hiệu ứng tương đương dịch thuật.

4. Các tiếp cận khác nhau về tương đương dịch thuật

4.1. Tương đương toàn phần và tương đương bộ phận của Meetham và Hudson

Theo Meetham và Hudson, tương đương từ các văn bản ở các ngôn ngữ khác nhau có thể thấy ở nhiều cấp độ khác nhau - tương đương toàn phần hay tương đương bộ phận (fully or partially equivalent), thể hiện trên các bình diện khác nhau (tương đương về ngôn cảnh, ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng, v.v.), và các cấp độ khác nhau – từ, cụm, cú, câu [3, 6]. Với cách hiểu này, có thể thấy rằng sẽ không có cái gọi là tương đương tuyệt đối (total equivalence) giữa các ngôn ngữ. Điều đó là vì các ngôn ngữ thường khác biệt nhau – khác nhau về hình thức (form), khác nhau về ký hiệu (codes) và nguyên tắc ngữ pháp (grammatical rules) chi phối việc hình thành các chuỗi ngôn ngữ, và các hình thức đó chứa đựng những ý nghĩa khác nhau. Nói khác đi, từ ngữ ở các ngôn ngữ khác nhau, cho dù có sự giống nhau về mặt hình thức, không phải lúc nào cũng hoàn toàn tương đồng về mặt ý nghĩa. Như Jakobson [6, 114] nhận định, “thường thì không có sự tương đương hoàn toàn giữa các mã ngôn ngữ”. Hiện tượng này có thể nhận thấy từ ví dụ minh họa bởi Jakobson, chẳng hạn, từ cheese (pho-ma)trong tiếng Anh thì không hoàn toàn giống từ syr trong tiếng Nga, hay từ queso trong tiếng Tây Ban Nha. Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt giữa từ house hoặc home trong tiếng Anh và từ nhà trong tiếng Việt. Trong khi từ house được dung với nghĩa vật chất hơn, từ home lại mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn. Chẳng hạn trong câu

Page 57: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 53

“Men make houses, women make homes” từ house được hiểu là nhà, và từ home được hiểu là tổ ấm. Trong khi đó, từ nhà trong tiếng Việt có thể mang nghĩa “nhà”, và cũng có thể dùng để chỉ “người bạn đời của mình” - nhà tôi.

Tương tự như thế, Bell (1991) nhìn nhận rằng, cho dù có sự thay đổi về hình thức khi dịch chuyển từ ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác, thì những hình thức khác nhau khó có thể biểu đạt ý nghĩa hoàn toàn trùng lặp nhau. Bởi lẽ rằng giữa các từ ngữ trong cùng một ngôn ngữ đã khó tìm “sự đồng nghĩa tuyệt đối” (absolute synonymy), việc “thiếu vắng đồng nghĩa” (lack of synonymy) giữa các ngôn ngữ là hoàn toàn dễ hiểu.Trong trường hợp này, dịch đòi hỏi phải đảm bảo tương đương về mặt ý nghĩa giữa hai mã ngôn ngữ khác nhau. Trích lời của Jakobson:

Người dịch tái lập mã và chuyển thông điệp nhận từ một nguồn khác.Vì thế dịch thể hiện hai thông điệp tương đương ở hai mã khác nhau [6, 114].

4.2. Tương đương hình thức và tương đương động của Nida

Từ khái niệm dịch “sát nghĩa” (literal) sang dịch “tự do” (free), Nida tiếp cận vấn đề tương đương và nguyên tắc “hiệu ứng tương đương” (equivalent effect) theo hai định hướng mới, đó là tương đương hình thức (formalequivalence) và tương đương động (dynamic equivalence) [11, 129-30).

Tương đương hình thức (Formal equivalence), theoNida: … chú trọng đến bản chất thông điệp, cả về hình thức lẫn về nội dung. Trong bản dịch như thế, người ta quan tâm đến việc tìm ra các tương ứng, chẳng hạn, thơ ứng với thơ, câu với câu, khái niệm với khái niệm. Nhìn từ góc độ hình thức, dịch cần phải đảm bảo được rằng thông điệp ở ngữ đích phải tương ứng gần nhất có thể với những yếu tố khác nhau ở ngữ nguồn [11, 129].

Từ định nghĩa này, ta có thể thấy rằng, tương đương hình thức có khuynh hướng thiên về ngữ nguồn (SL-biased), nghĩa là “hướng tới cấu trúc của ngữ nguồn”, và vì thế, “tác động mạnh mẽ đến việc xác định độ đúng và chính xác của bản dịch” [8, 41].

4.3. Tương đương động và nguyên tắc hiệu ứng tương đương của Nida

So với tương đương hình thức như đề cập ở trên, tương đương động, dựa vào ‘nguyên tắc hiệu ứng tương tương’ của Nida (‘principle of equivalent effect’), đòi hỏi tác động của thông điệp lên độc giả của văn bản đích phải giống với tác động mà thông điệp gốc đã tạo ra cho độc giả ngữ nguồn [11, 129]. Khái niệm tương đương này đòi hỏi độ diễn đạt hoàn toàn tự nhiên, cho phép dịch giả có những thay đổi về hình thức và điều chỉnh về cách diễn đạt, sao cho đáp ững những nhu cầu về ngôn ngữ cũng như những mong mỏi về mặt văn hóa của độc giả ngữ đích. Trong khi tương đương động hướng tới ‘sự tương đương tự nhiên gần nhất đối với thông điệp của ngôn ngữ nguồn’ [11, 136] bằng việc điều chỉnh cho phù hợp về từ vựng, cấu trúc, và ngay cả văn hóa nguồn, đảm bảo làm sao có rất ít hoặc không có “các yếu tố ngoại lai” (‘foreign associations’) từ ngữ cảnh văn bản nguồn du nhập sang ngôn ngữ của văn bản gốc [11, 136-7].

Tuy nhiên, khái niệm tương đương cũng như nguyên tắc hiệu ứng tương đương (the principle of equivalent effect)

của Nida chịu nhiều sự chỉ trích từ phía các nhà lý thuyết khác. Chẳng hạn, Lefevere cho rằng tương đương chỉ mới thể hiện ở cấp độ từ, còn Van den Broeck và Larose thì cho rằng hiệu ứng tác động tương đương (the equivalent effect of response) thì hầu như khó có thể đạt được, vì làm sao mà ta có thể đo lường được tác động của bản dịch lên độc giả của ngữ đích, liệu tác động đó có tương đương với tác động của bản gốc lên độc giả của ngữ nguồn, và làm sao có thể tạo được hiệu ứng tác động như nhau (“same” response) từ hai nền văn hóa khác nhau và tại các thời điểm khác nhau [8, 42]. Vì những lý do trên, chúng ta cần phải nhìn nhận khái niệm tương đương từ các cấp độ khác trên từ.

4.4. Cách tiếp cận tương đương dịch thuật của Koller

Koller (1972/1979) đã đưa vào khái niệm tương đương một số yếu tố khác vượt ranh giới của từ. Theo Koller, khái niệm tương đương không phải là một khái niệm không phân biệt được, và ông đã chia tương đương dịch thuật ra thành năm loại khác nhau:

- Tương đương biểu niệm (Denotative equivalence) là quan hệ tương đương hướng tới hiện thực được biểu hiện ngoài ngôn ngữ (equivalence of the extra-linguistic content). Chẳng hạn, câu thơ của Tế Hanh “Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa, như mặt trăng mặt trời cách trở” khi được chuyển dịch sang câu tiếng Anh tương đương ta thấy “You are the sun, I am the moon” hoặc “You are the sun, I am the rain” có sự thể hiện tương đương biểu niệm ở hiện thực ngoài ngôn ngữ - “the sun – mặt trời” – “the moon – mặt trăng” – “ngày nắng – the sun” – “ngày mưa – the rain”.

- Tương đương biểu thái (Connotative equivalence) là loại tương đương có liên quan đến các phạm trù như phong cách diễn đạt, đặc điểm địa lý, xã hội. Do vậy, loại tương đương này bao gồm sự lựa chọn từ vựng giữa các cụm từ ngữ đồng nghĩa (a lexical choice between synonymous expressions). Chẳng hạn, khi dịch từ the sun, người dịch có quyền lựa chọn tùy theo văn cảnh, liệu họ nên dùng mặt trời hay vầng dương hay ngày nắng hay tia sáng mặt trời.

- Tương đương chuẩn văn bản (Text—normative equivalence) liên quan đến chuẩn sử dụng ngôn ngữ của một loại hình văn bản đã cho, có nghĩa là các từ ngữ sử dụng trong văn bản đích phải tương ứng với ngôn cảnh của văn bản nguồn.

- Tương đương ngữ dụng (Pragmatic equivalence) chỉ quan hệ tương đương liên quan đến đối tượng tiếp nhận văn bản, có nghĩa là tương đương về đối tượng độc giả của văn bản gốc và của văn bản đích.

- Tương đương hình thức (Formal equivalence) thể hiện quan hệ tương đương về đặc điểm hình thức, thẩm mỹ của bản dịch so với bản gốc [8: 47; 1, 51). Loại tương đương này có thể thấy ở việc chuyển dịch các hình thức như chơi chữ, câu đố, thành ngữ hay ẩn dụ. Chẳng hạn, thành ngữ tiếng Anh “Killing two birds with one stone” được dịch sang thành ngữ tương đương trong tiếng Việt “Một mũi tên bắn hai đích”, thể hiện quan hệ tương đương về hình thức biểu đạt và nội dung biểu đạt (tương đương biểu thái), mặc dù hình ảnh biểu đạt được thể hiện bằng các kỹ hiệu ngôn ngữ khác nhau – không tương đương biểu niệm (one stone – một mũi tên).

Có thể thấy từ cách phân loại của Koller rằng loại tương

Page 58: Lời nói đầu - udn.vn

54 Lê Thị Giao Chi

đương biểu niệm (denotative equivalence) giống như cái mà các học giả khác cho là dịch phải thể hiện “sự bất biến về nội dung” (content invariance). Loại tương đương thứ hai – tương đương biểu thái (connotative equivalence) – lại trùng lặp với mô tả của Bell (1991) về tương đương phong cách (stylistic equivalence), như đã đề cập ở trên. Hai loại tương đương cuối của Koller thì hoàn toàn tương thích với mô tả của Nida: tương đương ngữ dụng/ động (pragmatic/ dynamic equivalence) và tương đương hình thức (formal equivalence).

Theo Munday, cho dù có nhừng lời chỉ trích như đã đề cập ở trên, Nida đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra một bước chuyển mới về tương đương dịch thuật ra khỏi sự tương đương chỉ ở cấp độ từ-đối-từ (word-for-word equivalence). Các khái niệm về tương đương hình thức và tương đương động là quan trọng trong việc giới thiệu định hướng dựa vào đối tượng tiếp nhận văn bản, hoặc hướng tới độc giả trong lý thuyết dịch thuật [8, 42].Và dựa trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu về dịch thuật đã mở rộng các góc nhìn tương đương dịch thuật hướng tới góc nhìn về ngôn bản, phong cach, ngữ dụng như đã đề cập ở trên.

4.5. Cách tiếp cận tương đương ngữ nghĩa và giao tiếp của Newmark

Các cách tiếp cận của Nida – tương đương hướng tới ngữ nguồn hay tương đương hình thức (the SL- oriented or formal equivalence) và tương đương hướng đến ngữ đích hay tương đương động (the receptor/ TL-oriented or dynamic equivalence) đã được Newmark tái hiện lại dưới hai tên gọi mới: cách tiếp cận ngữ nghĩa (semantic) và cách tiếp cận giao tiếp (communicative). Newmark giới thiệu hai cách tiếp cận tương đương này dưới góc độ hai phương pháp dịch chính: dịch ngữ nghĩa (semantic translation) và dịch giao tiếp (communicative translation) [9]. Trong khi dịch ngữ nghĩa hướng tới chuyển dịch tương đương nội dung, cấu trúc, và hình thức của văn bản gốc, dịch giao tiếp tập trung nhiều hơn đến thông điệp giao tiếp, cũng như tác động, hiệu ứng mà văn bản dịch tạo ra cho độc giả, sao cho tương đương với tác động đó ở văn bản nguồn. Và như thế, dịch giao tiếp cho phép cách diễn đạt động, linh hoạt, và có thể làm móp méo chút ít hình ảnh, hay dùng hình tượng thay thế, để có thể đạt được một sản phẩm dịch hoàn chỉnh với tác động và hiệu ứng tương đương. Chẳng hạn, câu “David was over-worked and half-starved” trong trong tác phẩm David Copperfield của Charles Dickens có thể được dịch theo hướng giao tiếp hình tượng thành Cậu bé David phải làm việc đầu tắt mặt tối, mà cơm ăn thì bữa đói bữa no mà trong đó nghĩa overworked được tái hiện và lập ngôn bằng hình tượng làm việc đầu tắt mặt tối và nghĩa half-starved bằng hình ảnh tương đương bữa đói bữa no.

4.6. Cách tiếp cận tương đương hệ thống và phi hệ thống của Salkie

Salkie (2002) lại đưa ra một góc nhìn khác về khái niệm tương đương dịch thuật. Ông cho rằng văn bản nguồn và văn bản đích có thể khác lệch theo một cách nào đó, và xác lập hai cấp độ phân tích để mà hai văn bản ấy khác nhau ở mặt này, nhưng lại tương đương ở mặt khác (“a source text and a target text diverge in some way … need to set up two levels of analysis so that they are different on one level but equivalent on the other” [13, 51]). Trên cơ sở quan sát các

cách thức diễn đạt tương đương về từ ngữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau, Salkie đã đưa ra hai tên gọi tương đương dịch thuật: một là tương đương dịch thuật theo hệ thống (translationally systematic) và hai là tương đương dịch thuật phi hệ thống (translational unsystematic). Trong khi tương đương dịch thuật theo hệ thống chỉ ra những kết cấu tương đương mà nó luôn được dịch như nhau theo nghĩa tự điển (equivalent constructs always translated the same way by dictionary meaning). Chẳng hạn, television hay radio có tương đương trong tiếng Pháp là television hay radio, hay trong tiếng Việt là truyền hình hay truyền thanh. Tương đương dịch thuật phi hệ thống thường chỉ những trường hợp khó xảy ra, nhưng rất có thể các kết cấu tương đương khác nhau cho mỗi lần xuất hiện, và tính phi hệ thống đó trải dài theo mức độ nào thì tùy thuộc phần lớn vào người dịch giỏi hay sáng tạo (unlikely but logically possible case of items which have different equivalents each time they occur, and its degree of unsystematicity in the spectrum largely depends on a good or creative translator) [13, 51-55]. Chẳng hạn, trong một bài phát biểu của một nhà đầu tư vào khu công nghệ cao của Đà Nẵng, có câu nói rằng “We wish to take this baby of yours, nurture, and help the baby grow into a beautiful lady or a handsome man like the beautiful young people I have encountered”. Và phần dịch song song đã diễn ra rất nhanh như sau: “Tôi sẽ nhận đứa trẻ trong tay bạn và sẽ nuôi dưỡng nó thành một thiếu nữ kiều diễm, hay là một chàng trai tuấn tú như bao chàng trai cô gái tôi đã gặp ở mảnh đất này”. Có thể thấy rằng việc lựa chọn từ tương đương handsome–tuấn tú thay vì đẹp trai, hay beautiful – kiều diễm thay vì từ tương đương hệ thống là đẹp gái, hay là beautiful young people – chàng trai cô gái thay vì những con người trẻ trung xinh đẹp là sự thể hiện tương đương phi hệ thống tùy theo sự lựa chọn hay quyết định của người dịch, tùy thuộc bối cảnh ngôn ngữ, tình huống khác nhau, chứ không phải theo kiểu cắt nghĩa hệ thống thường gặp, dẫn tới sự tái hiện nghĩa tức thì và gần như không khác biệt nhau ở mọi bối cảnh ngôn ngữ (Cách tiếp cận tương đương phong cách của Bassnett).

Tương đương dịch thuật còn là vấn đề quan tâm của Bassnett (2002), khi bà cho rằng dịch thuật. không chỉ là sự thay thế các yếu tố từ vựng và ngữ pháp giữa các ngôn ngữ, mà quá trình dịch có thể bao gồm việc loại bỏ đi những thành tố ngôn ngữ cơ bản của văn bản nguồn nhằm đạt được mục tiêu của cái biểu đạt giữa văn bản nguồn và văn bản đích (discarding the basic linguistic elements of the SL text so as to achieve the goal of expressive identity). Chẳng hạn, thành ngữ Ý Giovanni sta menando il can per l’aia, hiểu sát nghĩa là John is leading his dog around the threshing floor, nên được xem xét về chức năng biểu đạt của thông điệp hơn là các yếu tố từ vựng, ngữ pháp dùng để biểu đạt nó, và vì thế ta có câu thành ngữ trong tiếng Anh tương đương là John is beating about the bush, tạm dịch sang tiếng Việt bằng thành ngữ tương đương John đang nói vòng vo Tam quốc. Bassnett chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định và hiểu tương đương về mặt phong cách (stylistic equivalence) chí ít là trong trường hợp dịch các thành ngữ, tục ngữ, các câu nói ẩn dụ, ví von. Bởi lẽ rằng, chỉ bằng cách này ý nghĩa biểu đạt mới được chuyển dịch một cách phù hợp, thỏa đáng, và trong trường hợp dịch thành ngữ, tục ngữ, người dịch cần thay thế thành ngữ nguồn bằng một thành ngữ đích tương đương,

Page 59: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 55

biểu đạt chức năng tương đương [2, 31-32). Theo cách nhìn nhận này, Bassnett đã liệt kê bốn loại tương đương dịch thuật mà Popovic đã đề xuất, bao gồm:

- Tương đương ngôn ngữ (Linguistic equivalence) khi có sự đồng nhất trên bình diện ngôn ngữ giữa văn bản gốc và văn bản đích, hay còn gọi là dịch từ-đối-từ (word for word translation). Chẳng hạn, cách tiếp cận tương đương ngôn ngữ này có thể thấy trong cách chuyển dịch của Two plus two makes four thành Hai cộng hai là bốn. Hoặc Love is blind thành Tình yêu thì mù quáng. Trong đó sự tương đương một đối một có thể nhận thấy như sau

Two plus two is four

Hai cộng hai là bốn

Love is blind

Tình yêu là mù quáng

- Tương đương kiểu hình (Paradigmatic equivalence) khi có sự tương đương về các yếu tố của chuỗi biểu đạt mẫu (a paradigmatic expressive axis), hay còn gọi là tương đương các yếu tố ngữ pháp, được xem là tương đương ở phạm trù cao hơn tương đương từ vựng. Chẳng hạn, sự tương đương ở chuỗi biểu đạt này có thể thấy ở việc chuyển dịch thành ngữ Early to bed, early to rise thành Ngủ sớm dậy sớm mà ở đó sự tương đương thể hiện ở mức cao hơn là mức ngôn từ - early to bed – ngủ sớm chứ không phải cách chuyển dịch từ sớm đến chiếc giường.

- Tương đương phong cách/ Tương đương dịch (Stylistic (translational) equivalence), khi có sự tương đương về chức năng của các yếu tố ở cả văn bản gốc và văn bản dịch hướng tới một ý nghĩa biểu đạt như nhau (an expressive identity with an invariant of identical meaning). Chẳng hạn, thành ngữ A public hall is never swept có thể được chuyển dịch tương đương theo chức năng biểu đạt thành Cha chung không ai khóc.

- Tương đương ngôn bản/ cú đoạn (Textual (syntagmatic) equivalence), khi có sự tương đương về kết ccaaus cú đoạn của ngôn bản – tương đương lẫn về hình thức và kiểu dạng (equivalence of form and shape). Một điển hình về chuyển dịch tương đương thành ngữ dạng này có thể thấy ở Fair face, poor fate được chuyển dịch thành Hồng nhan bạc phận.

5. Nhận xét và kết luận

Quả thật thú vị khi nhìn thấy những góc nhìn khác nhau về tương đương dịch thuật trong những cách phân loại của các nhà lý thuyết dịch. Mặc dù có sự khác biệt trong cách sử dụng thuật ngữ, tên gọi, và cách tiếp cận, song có thể thấy rằng tương đương dịch thuật có thể được quan sát từ 3 giác độ chính: (1) tương đương trên bình diện ngữ pháp-từ vựng (lexico-grammatical), chẳng hạn thể hiện ở tương đương ngôn ngữ hay tương đương kiểu hình (linguistic and paradigmatic); (2) tương đương trên bình diện chức năng (functional) hay còn gọi là tương đương phong cách (stylistic); và (3) tương đương trên bình diện ngôn bản (ngữ dụng) (pragmatic). Vì thế, đi tìm tương đương dịch thuật không phải là đi tìm sự giống nhau (a search for sameness’), mà là đi tìm “cái biện chứng” (a dialectic) giữa ký hiệu và

cấu trúc bên trong và xung quanh văn bản nguồn và văn bản đích [2, 36]. Vì các ngôn ngữ khác nhau sử dụng các nguồn lực khác nhau để biểu đạt ý tưởng [5], tương đương dịch thuật không nên dừng lại ở tương đương về mặt hình thức giữa văn bản đích và văn bản nguồn. Là mối quan hệ giữa ngữ đích và ngữ nguồn, tương đương dịch thuật phải đảm bảo làm sao văn bản đích được coi là sự chuyển dịch của văn bản nguồn, mà ở đó cho phép những thay đổi so với các kết cấu của văn bản nguồn được xem là phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ và ngôn bản của văn bản đích, nhằm đảm bảo biểu đạt ý nghĩa tương đương giữa ngữ đích và ngữ nguồn.

Vì thế, thiết nghĩ rằng các cách tiếp cận về tương đương dịch thuật kể trên không nên được xem xét một cách riêng lẽ, hay vận dụng một cách rời rạc. Các khái niệm và góc nhìn về tương đương nên được xem là công cụ để phân tích, đánh giá về mức độ thỏa đáng của bản dịch xét về hình thức của bản dịch so với hình thức bản gốc – tương đương hình thức; hay về tương đương ở cấp độ từ trong việc lựa chọn từ ngữ để chuyển dịch tương đương – tương đương biểu niệm. Đối với việc chuyển dịch các văn bản hành chính, ngoại giao thì góc nhìn tương đương về chuẩn văn bản là cần thiết. Đối với việc chuyển tải ý nghĩa của các câu thành ngữ, hay tục ngữ tương đương thì hình thức tương đương phong cách là điểm đến đầu tiên của nhiêu dịch giả. Và đối với công tác phiên dịch cho các buổi làm việc, hội thảo, hội nghị, hay dịch tháp tùng, khi thời gian và tốc độ luôn là những áp lực đối với người dịch, việc vận dụng cách tiếp cận tương đương động với hai phương pháp dịch chính dịch ngữ nghĩa và dịch giao tiếp là cần thiết. Bảng sau tóm tắt các cách tiếp cận dịch thuật và đề xuất việc vận dụng các cách tiếp cận đó vào thực tiễn học tập, nghiến cứu, hay thực hành công tác biên và phiên dịch.

Bảng 1. Các cách tiếp cận dịch thuật và lĩnh vực áp dụng

Số TT

Cách tiếp cận

Loại tương đương Lĩnh vực áp dụng

1 Meetham & Hudson

Tương đương toàn phần - Tương đương bộ phận

- Đánh giá bản dịch; - Đánh giá việc chuyển dịch một số cấu trúc ngữ pháp, chức năng ngữ pháp, chức năng văn bản

2 Nida Tương đương hình

thức – Tương đương động

- Rèn luyên kỹ năng dịch thuật; - Thực hành biên phiên dịch; -Nghiên cứu về cách chuyển dịch xảy ra trong quá trình tái tạo nghĩa

3 Koller

Tương đương biểu niêm – biểu thái –

chuẩn văn bản – ngữ dụng –

hình thức

- Xác định tương đương ở các bình diện từ, ngữ, câu cú, văn bản, thông điệp, các yếu tố diễn ngôn

- Đánh giá chất lượng bản dịch từ nhiều cấp độ

4 NewmarkTương đương ngữ

nghĩa – Tương đương giao tiếp

-Làm công cụ tiếp cận văn bản, dễ áp dụng trong giảng dạy, học tập, và thực hành dịch thuật - Công cụ chuyển tải nghĩa theo hướng ngữ nguồn hay ngữ đích, độc

Page 60: Lời nói đầu - udn.vn

56 Lê Thị Giao Chi

giả nguồn hay độc giả đích, nội dung hình thức biểu đạt hay thông điệp giao tiếp

5 Salkie

Tương đương hệ thống – Tương đương phi hệ

thống

- Xác định và lý giải các quyết định và sự lựa chọn lập ngôn của người dịch khi xử lý vấn về tương đương thường ở cấp độ từ và phong cách ngôn bản; - Đánh giá thói quen và phong cách dịch của các dịch giả, độ uyển chuyển linh hoạt trong cách dùng từ tùy theo ngôn cảnh.

6 Bassnett

Tương đương ngônngữ - Kiểu hình –

Phong cách – Ngôn bản

- Thường gặp trong việc tìm tương đương biểu đạt các thành ngữ, tục ngữ, các câu châm ngôn, câu đố, chơi chữ, chuyện cười, v.v.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Adewuni, S. (2006), Narrowing the gap between theory and practice of translation, Translation Journal, 10 (2).Retrieved 17 April 2009,

fromhttp://www.accurapid.com/journal/36yoruba.htm. [2] Bassnett, S. (2002), Translation Studies, London: Routledge.

[3] Bell, R. T. (1991), Translation and Translating: Theory and Practice, London: Longman.

[4] Catford, J. C. (1965/2000), “Translation shifts”. In Venuti L. (ed.), The Translation Studies Reader, London: Routledge, 141-147.

[5] Finch, C. A. (1969), An Approach to Technical Translation, New York: Pergamon.

[6] Jakobson, R. (1959/2000), “On Linguistic Aspects of Translation”.In Venuti L. (ed.), The Translation Studies Reader, London: Routledge, 113-118.

[7] Larson, M. L. (1884), Meaning-based Translation: A Guide to Cross-language Equivalence. Lanham, MD: University Press of America

[8] Munday, J. (2001), Introducing Translation Studies: Theories and Applications, London: Routledge.

[9] Newmark, P. (1981), Approaches to Translation, Oxford: Pergamon.

[10] Newmark, P. (1988), A Textbook of Translation, London: Longman.

[11] Nida, E. A. (1964/2000), “Principles of Correspondence”.In Venuti L. (ed.), The Translation Studies Reader, London: Routledge, 126-140.

[12] Nida, E. A. and Taber, C. R. (2003), The Theory and Practice of Translation, Leiden: Brill.

[13] Salkie, R. (2002), “Two types of translation equivalence”.In Altenberg, B. and Granger, S. (eds.) Lexis in Contrast: Corpus-based Approaches, Amsterdam: John Benjamins, 51-71.

[14] The Merriam- Webster Dictionary (1974).

[15] Tudor, I. (1987), Using Translation in ESP, ELT Journal, 41 (4), 268-273.

(BBT nhận bài: 28/02/2015, phản biện xong: 24/03/2015)

Page 61: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 57

CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Ở BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ DƯỚI THỜI NGUYỄN (1802 - 1883)

MEASURES OF PREVENTING AND FIGHTING NATURAL DISASTERS IN THE NORTH AND NORTH CENTRAL REGIONS DURING NGUYEN DYNASTY (1802-1883)

Lê Thị Thu Hiền

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Đối với vùng Bắc và Bắc Trung Bộ nói riêng, toàn bộlãnh thổ Việt Nam nói chung, thiên tai luôn là một trong những mốinguy cơ/hiểm họa thường trực, tác động to lớn đến tình hình kinhtế - xã hội của đất nước cũng như đời sống nhân dân. Ý thức đượcđiều này, Nhà nước phong kiến thời Nguyễn (1802 - 1883) đã thihành nhiều giải pháp phòng và chống nhằm hạn chế những ảnhhưởng và khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra, góp phầnkhôi phục kinh tế, duy trì trật tự xã hội, đồng thời ổn định đời sốngnhân dân. Những giải pháp đó tập trung vào việc sửa chữa đêđiều,đào kênh; cho vay thóc gạo, giảm thuế, giảm giá bán lươngthực; tích trữ lương thực, tiền bạc; đặt các quan chức trông coi đêđiều… nhằm huy động mọi phương cách cứu giúp dân vùng bịthiên tai.

Abstract - For the North and North Central regions in particular, forthe entire territory of Vietnam in general, disaster is always one ofthe permanent hazards tremendously impacting on the country'ssocio- economy and people's life. Aware of this, the feudal state ofthe Nguyen dynasty (1802 - 1883) implemented several preventionand against measures to limit the influence and overcome theconsequences of natural disasters, recover the economy, maintainsocial order and stabilise people's life at the same time. Thosemeasures focused on repairing dikes and building new channels;lending rice, reducing the prices of food and taxes; storing food andmoney as well as appointing officials to administrate the system ofdikes;... to support the residents in natural disaster regions.

Từ khóa - chính sách; phòng chống; thiên tai; Bắc và Bắc TrungBộ; thời Nguyễn.

Key words - measures; prevention; natural disasters; North andNorth Central; Nguyen dynasty.

1. Đặt vấn đề

Trong suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ những đặc điểm của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và khí hậu mà ở Việt Nam nói chung, vùng Bắc- Bắc Trung bộ nói riêng luôn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Trong vòng hơn 80 năm của thế kỉ XIX (1802 - 1883), các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, mưa đá, tố lốc… thường xảy ra ở vùng Bắc và Bắc Trung bộ. Sự ảnh hưởng của bão, lũ lụt, hạn hán,… tạo thành một chuỗi những tác động xấu và ngoài thiệt hại về người thì các loại thiên tai này còn gây mất mùa, giá gạo tăng cao, dẫn đến nạn đói, nạn phiêu tán lan rộng, tình trạng trộm cướp tràn lan,… gây mất ổn định xã hội, đời sống của dân chúng vốn đã khó khăn lại càng khốn đốn hơn. Đứng trước những thách thức của tự nhiên, sự nguy hại của thiên tai, các vua đầu triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều có ý thức trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai thông qua việc ban hành nhiều giải pháp khá thiết thực.

2. Một số chính sách phòng chống thiên tai ở khu vực Bắc Trung Bộ dưới triều Nguyễn

2.1. Chính sách về đê điều

2.1.1. Sửa chữa, đắp mới đê điều

Trước hết, nhà Nguyễn chú trọng tới công tác thủy lợi để vừa chống lũ lụt và hạn hán. Vấn đề đắp đê, đào đường đê để giữ nước lúc hạn, thoát nước khi lụt, phục vụ cho đồng ruộng của nhà nông được các vua Nguyễn chú trọng quan tâm.Vua Gia Long đã rằng: “Việc phòng lụt rất quan hệ lợi hại đến đời sống của dân, Trẫm rất chú ý” [5].

Việc đắp đê được các vua Nguyễn tiến hành rất nhiều lần và quy mô lớn nhỏ cũng khác nhau. Thống kê trong Đại Nam thực lục cho thấy, mức độ đắp đê qua các đời vua Nguyễn có sự khác nhau, trung bình dưới thời Gia Long

hơn 3 năm 1 lần, Minh Mạng hơn 1 năm tiến hành 1 lần, Thiệu Trị 1,5 năm 1 lần, Tự Đức 7 năm tiến hành 1 lần. Theo đó, vua Minh Mạng tiến hành đắp đê nhiều nhất so với các vua khác, tuy ở giai đoạn này, thiên tai xảy ra không nhiều. Tính chung qua các đời vua, trung bình 2,6 năm tiến hành đắp đê 1 lần.

Ngoài việc đắp đê mới ở những nơi quan trọng, nhà Nguyễn cũng tiến hành việc sữa chữa, tu bổ đê điều để nâng cao khả năng chống chịu nước lũ, bảo vệ mùa màng và đời sống cho người dân. Để huy động sức dân, triều đình có chính sách miễn các nghĩa vụ binh dịch cho dân để tập trung cho công việc đắp đê. Mặt khác, nhà Nguyễn có hình thức chuyển từ đê công sang đê tư để dễ dàng cho việc quản lý và bảo vệ đê. Năm 1854: “Công đê ở hai thôn Phạm Nỡ, Xuân Dư huyện Diên Hòa, tỉnh Hưng Yên và huyện Thư Trì tỉnh Nam Định đều chuẩn cho đổi làm đê tư, dân sở tại đấy phải coi giữ, tùy tiện mà bồi đắp hay rẽ cho nước tiêu hết” [8].

Ngoài ra trong việc đắp đê, nhà Nguyễn cũng chủ động học tập cách thức trị thủy của người phương Tây. Năm 1876, đê Văn Giang (Bắc Ninh) thường vỡ: “Vua sai quan tỉnh hỏi người Tây, người trị thủy giỏi thì thuê làm (nghe nói phép trị thủy của người Tây rất giỏi. Hiện nay việc buôn đã thi hành, người nước ngoài tụ tập đông nên mới sai hỏi)” [9].

2.1.2. Đào kênh, khơi dòng để chống lũ lụt, hạn hán

Trong khoảng thời gian từ 1802- 1883, qua khảo cứu Đại Nam thực lục, có 19 lần nhà Nguyễn cho đào, vét sông. Vào mùa khô thường xảy ra hạn hán, dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho lúa và hoa màu cho nên, các vua nhà Nguyễn đã cho đào vét các con sông để cung cấp nước. Ngược lại, mỗi khi có mưa lớn, nước lụt lên cao, thì căn cứ vào điều kiện cụ thể của các con sông mà các vua nhà Nguyễn cho tiến hành khơi dòng để nước lũ thoát nhanh

Page 62: Lời nói đầu - udn.vn

58 Lê Thị Thu Hiền

hơn. Theo đó, dưới thời Minh Mạng, biện pháp này được tiến hành nhiều nhất so với các đời vua khác (9 lần). Tuy nhiên, trong hơn 80 năm thì biện pháp này nhìn chung vẫn chưa được các vua xem trọng (trung bình hơn 4 năm mới tiến hành 1 lần).

Trong việc khai vét, đào đường sông, kênh để chống lũ lụt, hạn hán, nhà nước có những quy định về việc tiến hành công việc và bảo vệ công trình sau khi đã hoàn thành như nghiêm cấm dân sở tại không được trồng trọt ở hai bên bờ, đê sông khỏi bị nghẽn lấp. Các đoạn sông được nạo vét, những chỗ đất nông nghiệp bị sử dụng để phục vụ cho các công trình phòng chống thiên tai của nhà nước đều được đền tiền. Đồng thời, những người tham gia công tác đào sông thì được nhà nước cấp cho tiền gạo. Năm 1821: “Vua Thiệu Trị cho tiến hành vét sông Tiểu Khê ở Quảng Bình để đường thủy được lưu thông (dài 4800 trượng). Những người ứng dịch được cấp tiền gạo. Ruộng đất chỗ nào bị đào mất thì được đền tiền” [4].

Mặt khác, trong từng trường hợp tiến hành khai vét sông, nhiều lúc nhà nước không đủ khả năng chi trả tất cả các khoản phí nhưng đồng thời, lại có nhiều người tình nguyện xuất công, tiền của để phục vụ cho việc khơi dòng của nhà nước. Đối với những trường hợp đó, nhà nước tiến hành ban khen để động viên tinh thần tình nguyện hưởng ứng của họ. Năm 1834: “Đào dòng sông nhỏ ở Nam Định và Hưng Yên… Chính sách các dân sở tại đều tình nguyện, người giàu xuất của, người nghèo xuất công làm việc này. Tổng đốc Đặng Văn Thiêm đem việc tâu vua. Vua sai truyền dụ ban khen. Sau đó, đường sông được khai thông, nước lụt có lối thoát ngay. Việc cày cấy thuận tiện” [6].

2.2. Chính sách cứu tế, trợ cấp

2.2.1. Phát chẩn, điều động nhân sự khẩn cấp

Ý thức được tầm quan trọng của công tác cứu tế, chẩn cấp cho dân vùng bị thiên tai để giúp dân chúng vượt qua những khó khăn trước mắt, vua quan nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp. Trong đó, chủ yếu là xuất kho phát chẩn lương thực và tiền bạc hay khẩn cấp xuất kho cứu tế ở kinh thành mang đi chẩn cấp, điều động nhân sự cho công tác chẩn cấp để nhanh chóng ổn định cuộc sống tạm thời cho dân.

Trong việc cứu tế cho người dân khi bị thiên tai, nhà nước có những quy định cụ thể về các mức cứu tế cho những trường hợp bị thiệt hại nặng nhẹ khác nhau.Tháng 9 năm 1836, ghi lại trường hợp: “Quảng Trị, Thừa Thiên bị lụt… Tháng 9, Thừa Thiên bị bão lụt; tháng 10 Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đều bị lụt, vua Minh Mạng ra dụ cấp cho mỗi người chết đuối 3 quan tiền, nhẹ xem xét cấp 2 quan và 1 quan tiền, các gia đình bị thiệt hại đều được nhà nước cứu trợ nên mới khôi phục lại cuộc sống” [2]. Tuy nhiên, công việc này không phải lúc nào nhà nước cũng đủ sức làm được mà nhiều lúc phải huy động việc lạc quyên (quyên góp tiền của, lương thực… để ủng hộ dân gặp khó khăn) trong dân chúng để cùng triều đình khắc phục hậu quả của thiên tai. Đối với những người lạc quyên, nhà nước khen thưởng và ban thưởng theo thứ bậc khác nhau tùy vào số tiền lạc quyên để động viên tinh thần của họ và khuyến khích những người khác tham gia lạc quyên, giúp nhà nước trong việc cứu giúp dân vùng chịu

thiên tai. Theo đó, khuyến khích, động viên tinh thần lạc quyên của dân chúng trong những lần bị thiên tai sau.

2.2.2. Miễn, giảm, hoãn thuế và sưu dịch

Miễn, giảm, hoãn thuế và sưu dịch cho dân là một trong những giải pháp được triều Nguyễn thi hành thường lệ sau thiên tai để giảm nhẹ khó khăn, nhanh chóng giúp họ ổn định đời sống, hạn chế tình trạng dân phiêu tán và bỏ đất hoang. Đồng thời, góp phần huy động nguồn lực trong nhân dân để cùng nhà nước khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra.

Những khi bị thiên tai làm cho mất mùa và nhiều nơi giá cả lương thực tăng vọt, tình trạng thiếu thốn về lương thực tăng cao, nhân dân gặp khó khăn trong việc nộp thuế bằng lương thực cho nhà nước. Trong tình hình như vậy, triều đình đã có biện pháp hoãn thuế cho người dân và thay việc nộp thuế lương thực bằng hình thức khác. Theo đó, tháng 5 năm 1803: “Các địa phương gạo kém nhân dân thiếu ăn. Hạ chiếu hoãn 5/10 cho Quảng Trị, Quảng Bình thuế vụ chiêm, ở các trấn Bắc Thành thì nộp thay một nửa bằng tiền” [3]. Nhưng mặt khác, những khi bị thiên tai như hạn hán, lũ lụt… làm cho mùa màng của dân bị ảnh hưởng, người dân khó khăn trong việc không đủ khả năng nộp thuế cho nhà nước thì triều đình cũng có chính sách miễn giảm thuế cho người dân gặp khó khăn ở những vùng bị thiên tai. Tháng 4 năm 1816, từ Nghệ An ra Bắc bị hạn lâu, mùa màng bị ảnh hưởng.Vua Gia Long sai: “giảm thuế ruộng vụ chiêm năm nay; Nghệ An, Thanh Hoa giảm 5/10, Thanh Bình 4/10, Bắc Thành 3/10” [3].

Trong việc miễn, giảm và hoãn thuế, nhà nước có quy định rõ ràng cho từng đối tượng, từng nơi bị thiên tai. Đồng thời, căn cứ vào mức độ thiệt hại của người dân nơi đó mà quy định việc giảm, hoãn thuế bao nhiêu phần, bao nhiêu tháng để người dân hoàn trả thuế cho nhà nước. Năm 1823, Thanh Hoa và Ninh Bình bị hạn, tổn hại mùa màng của dân, vua sai: “khám hễ phân số bị hại là 5 thì giảm 5 phần, bị hại 6 thì giảm 6 phần, bị hại 7 thì giảm 7 phần, bị hại 8 trở lên thì tha cả” [4].

Ngoài ra, nhà nước tiến hành định lệ về khám báo ruộng lúa bị tổn hại do thiên tai gây ra và những người tâu báo không đúng sự thật thì sẽ bị phạt. Năm 1805: “Quan tâu lên cho đúng phân số, sẽ lượng xét tha bớt thuế. Nếu không báo đúng sự thực và dấu giếm tai nạn thì phải tội” [3]. Điều này giúp cho nhà nước chính xác hơn trong việc cứu tế và góp phần tạo nên sự công bằng cho các đối tượng bị thiệt hại ở từng mức độ khác nhau khi nhà nước tiến hành việc chẩn cấp, cứu tế cho dân.

Bên cạnh việc miễn, giảm, hoãn thuế cho dân, nhà nước còn tiến hành việc giảm sưu dịch và các việc hành chính khác như xử án, xét hỏi kiện vặt… để tập trung vào việc khắc phục hậu quả thiên tai.

2.2.3. Xuất kho cho vay và giảm giá bán lương thực

Sau thiên tai, nhà nước tiến hành cho vay, giảm giá bán lương thực để phần nào giảm bớt khó khăn và hạn chế nạn dân phiêu dạt đi đến các tỉnh khác kiếm ăn làm mất ổn định xã hội. Cho vay là biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai mà nhà nước thường xuyên tiến hành để đảm bảo cuộc sống trước mắt cho dân. Năm 1808, Quảng Bình bị lụt, người và súc vật chết đuối nhiều, vua Gia Long: “Sai dinh thần phát thóc kho cho dân nghèo vay, một người 3 hộc thóc” [3].

Page 63: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 59

Cùng với biện pháp cho vay, nhà nước tiến hành xuất lương thực dự trữ ở các kho lương để giảm giá lương thực bán ra tại các nơi bị thiên tai, tạo điều kiện cho dân đói có thể mua lương thực với giá rẻ, trực tiếp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Năm 1823, Nghệ An giá gạo đắt, vua Minh Mạng sai phát kho thóc 40.000 hộc và giảm giá bán ra cho nhân dân. Năm 1840, tỉnh Nghệ An mưa lụt, gạo đắt: “Vua chuẩn cho phát ra 60.000 phương gạo mà tỉnh Nam Định vận đến lần trước giảm giá bán ra cho dân” [7]. Năm 1851, khi tỉnh Thanh Hóa, Bắc Ninh, Thái Nguyên giá gạo cao: “Vua ra lệnh xuất thóc kho 90.000 hộc (Thanh Hóa 60.000 hộc; Bắc Ninh, Thái Nguyên 30.000) đem bán ra cho dân” [8].

2.3. Đặt ra đội ngũ quan lại thực hiện công tác phòng chống thiên tai và định ra các điều luật thưởng phạt quan quân, dân trong việc phòng và chống thiên tai

Dưới thời Nguyễn, Nhà nước đã định ra cơ cấu về tổ chức quan lại để chuyên lo công tác phòng chống thiên tai, có hai tổ chức chuyên lo công việc này: Nha Đê Chính và Khâm Thiên Giám. Năm 1828, vua Minh Mệnh cho thành lập Nha Đê chính (tiền thân là Đê Chính ở Bắc Thành dưới thời Gia Long). Nha Đê Chínhlà một tổ chức trông coi việc đê điều ở bộ Công, các chức quan trong tổ chức này gồm 1 quan Quản lí (Quản lý Đê Chính Ty) làm Trưởng Ty và viên Tham Lí (Tham Lý Đê Chính Ty) làm Phó Ty. Tuy nhiên, do việc hoạt động không hiệu quả, đê điều thường xuyên bị vỡ nên đến năm 1833, vua Minh Mệnh lại cho bỏ cơ quan này. Mặt khác, dưới thời vua Minh Mạng, đã cho thành lập tổ chức Khâm Thiên Giám để phục vụ cho việc dự đoán thời tiết, thiên tai, để nhà nước chủ động hơn trong việc đối phó với những lúc thời tiết xấu sắp xảy ra phục vụ cho công việc mùa màng của người dân.

Cùng với việc tổ chức ra đội ngũ quan lại, nhà Nguyễn cũng có những chính sách để tạo điều kiện cho các cơ quan này làm việc có hiệu quả, đặc biệt là Khâm Thiên Giám. Năm 1825, vua Minh Mệnh: “Cấp cho Khâm Thiên Giám 3 cái kính chiêm nhật kính, đại thiên lý kính và thiên lý kính. Dụ rằng: “Từ nay về sau xem xét tượng trời, hết thảy các điều tai hay lành do mắt thấy tai nghe đích xác thì cứ cho thực mật phong tâu ngay” [4].

Để công tác phòng chống thiên tai có hiệu quả, Nguyễn cũng có nhiều chính sách để củng cố và phát triển bộ máy quan lại. Ngoài lương bổng được quy định theo chức vụ, còn có chế độ tiền thưởng cho các quan để vỗ về họ, khuyến khích họ làm việc hết sức cho triều đình và ưu tiên trong việc tuyển dụng quan lại vào bộ phận Khâm Thiên Giám: “lại cho bộ Lễ thông tư các tỉnh Bắc kỳ không cứ quan dân, như có người hơi biết chiêm nghiệm, linh tượng, suy xét mưa gió, cùng thông hiểu lịch thất chính, thì thượng ty đều cấp bằng cho tới kinh để hiệu bổ dụng” [1].

Bên cạnh đó, để đội ngũ quan lại thực hiện chức trách của mình một cách có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra thì nhà vua đã có những quy định về thưởng phạt đối với cả quan và dân thường. Trong Hoàng Việt luật lệ có các điều luật quy định rõ về nhiệm vụ và bổn phận của của các quan chuyên về công tác đê điều, cũng như hình thức xử phạt đối với những người phạm vào các quy định của triều đình. Cụ thể là:

Trong việc cố ý đào bờ sông gây thiệt hại cho dân khi có lũ lụt thì điều 395, Đạo quyết hà phòng (ăn trộm, đào bờ sông) quy định rằng: “Phàm ăn trộm đào bờ sông do quan giữ thì phạt 100 trượng, đào bờ sông của dân gian, phá ao thì phạt 80 trượng. Nếu nhân dân đào bờ làm lũ lụt lan tràn, phá hại mùa vụ, làm đắm chìm mọi đồ vật, ruộng lúa bị ngâm trong nước sâu thì phạt 100 trượng đồ 3 năm. Nhân đó làm bị thương, chết người thì giảm 1 bậc, người thường bị đánh lộn. Nếu thủ lợi hay hiềm thù mà cố đào bờ sông thì phạt 100 trượng đồ 3 năm. Cố ý đào khoét đê điều, bờ ao thì giảm 2 bậc, đối với tội đồ thì xử theo luật ăn trộm (tội 100 trượng, lưu 3000 dặm) miễn xăm chữ. Lại nhân đó làm bị thương, giết người thì buộc tội bởi luật cố sát” [10].

Điều 396: Thất thời bất tu đê phòng (sửa chữa đê điều không đúng lúc): “Phàm việc trước mà sửa, xây lại đê ven sông và tuy có sửa mà không đúng lúc thì quan lại đê điều (chỉ huy) bị phạt 50 roi. Nếu nước lụt phá hủy, tàn hại nhà cửa người ta, chìm trôi tài vật thì bị xử phạt 60 trượng, nhân đó khiến người chết, bị thương thì phạt 80 trượng. Nếu không lo sửa chữa trước bờ đắp và dù có làm mà không đúng lúc thì bị phạt 30 roi, nhân đó ruộng úng ngập, bị phạt 50 roi. Còn như lũ lụt to, cuồng lũ, mưa liên tục phá hủy hết đê kè, đó không phải sức người chống nổi, cho nên không nói” [10].

Đối với các quan lại chuyên trách về sửa chữa cầu cống, đê điều không làm tròn bổn phận thì điều 398: Tu lí kiều lương đạo lộ (sửa chữa cầu cống đường sá) quy định rằng: “Phàm cầu cống, đường sá ở phủ, huyện, chức trách chuyên lo là phó quan, đê điều phải lợi dụng lúc đồng áng rỗi việc, quan tâm coi ngó sửa chữa kịp thời, chủ yếu cho chắc. Nếu như hao không sửa chữa thì gây trở ngại đi lại, quan lại đê điều bị phạt 30 roi” [10].

Tuy việc quy định các việc làm sai phạm thành luật, nhưng trong thực tế nhà vua có quyền xử phạt nặng đối với những đối tượng không làm đúng chức trách, phá hoại các công trình phòng chống thiên tai. Năm 1830: “Đê Sơn Nam ở Bắc thành vỡ do phó tổng đốc Đặng Văn Mai đào để bắt cá, bị chém ngang lưng, vứt xác xuống sông” [5].

Cùng với việc phạt thì nhà Nguyễn còn ban thưởng cho những đối tượng có đóng góp trong việc phòng chống thiên tai. Năm 1829, quan ở Bắc thành tâu lên về việc đắp đê, công trình lớn được 18 sở, công trình nhỏ hơn 1000 sở, tuy 9 lần nước lên to mà đều giữ vững không có nạn tràn ngập: “Vua dụ thưởng cho thành thần Phan Văn Thúy và các thống quân cơ, suất đội đến binh đinh thì đều được thưởng 1 tháng bổng” [4].

Ngoài những biện pháp nói trên, các vua Nguyễn còn sử dụng một số biện pháp khác để khắc phục thiên tai như: tích trữ lương thực, tiền bạc; quy dân phiêu tán, hoãn các công việc xử án, tha tù nhân, cấm giết trâu bò… nhằm huy động mọi phương cách cứu giúp dân vùng bị thiên tai. Nhờ những chính sách và biện pháp đa dạng, linh hoạt trong việc cứu tế, khắc phục hậu quả thiên tai của nhà nước mà cuộc sống của dân phần nào được ổn định, tạo điều kiện để dân tiếp tục bắt tay vào sản xuất, phát triển kinh tế.

3. Kết luận

Trong suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ những đặc điểm của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và khí hậu mà ở

Page 64: Lời nói đầu - udn.vn

60 Lê Thị Thu Hiền

Việt Nam nói chung, vùng Bắc- Bắc Trung bộ nói riêng luôn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Đứng trước những thách thức của tự nhiên, sự nguy hại của thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều có ý thức trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai. Triều đình đã đưa ra và thực hiện đa dạng các chính sách, biện pháp phòng chống thiên tai, trong đó, một số biện pháp tỏ ra hiệu quả, đặc biệt là việc đắp đê, đào kênh, cứu tế, chẩn cấp.

Tuy vậy, lúc này chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu, khủng hoảng, cho nên mặc dù nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều chính sách phòng chống thiên tai nhưng trên thực tế việc thi hành các chính sách, biện pháp đó rất chậm và thiếu đồng bộ. Tệ tham nhũng, thói bảo thủ, trì trệ đã làm cho hiệu quả mà các chính sách phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai của nhà Nguyễn mang lại không cao. Đồng thời, do sự lạc hậu về kĩ thuật, đặc biệt là công tác dự báo thiên tai, công tác cứu hộ còn hạn chế cho nên triều đình luôn phải bị động đối phó với các loại hình thiên tai, nhất là bão, lụt. Chính vì thế, nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống thiên tai nhưng vẫn chưa giảm thiểu được thiệt hại về người và của, tình trạng mất mùa, đói kém, dân phiêu tán, trộm cướp liên tục xảy ra, đời sống nhân dân, trật tự xã hội dưới triều Nguyễn chưa ổn định.Tuy nhiên, những chính sách phòng chống thiên tai đã

thể hiện phần nào thái độ tích cực của nhà Nguyễn, đưa đến một cái nhìn khác, khách quan hơn khi đánh giá công và tội của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 15, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.446.

[2] Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.71.

[3] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 1, Nxb Giáo dục, tr.560, tr.916, tr.642, tr.739.

[4] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 2, Nxb Giáo dục, tr.151, tr.290, tr.445.

[5] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 3, Nxb Giáo dục, tr.613, tr.83.

[6] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 4, Nxb Giáo dục, tr.131.

[7] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 5, Nxb Giáo dục, tr.791.

[8] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 7, Nxb Giáo dục, tr.300, tr.196.

[9] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 8, Nxb Giáo dục, tr.184.

[10] Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt luật lệ, Tập 5, Nxb Văn hóa thông tin, tr.184, tr.1041, tr.1042, tr.1046.

(BBT nhận bài: 18/02/2015, phản biện xong: 17/03/2015)

Page 65: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 61

KHẢO SÁT TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG MĨ NGHỆ Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

A STUDY OF CAREER TERMS IN QUANGNAM - DANANG HANDICRAFTS

Ngô Thị Thu Hương1, Bùi Trọng Ngoãn2 1Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ; [email protected]

2Trường Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Mỗi một cộng đồng người có những kinh nghiệm, nhậnthức riêng trong quá trình lao động sản xuất. Những kinh nghiệmnhận thức đó đã được phản ánh vào ngôn ngữ dưới dạng truyềnkhẩu. Đó chính là từ ngữ nghề nghiệp. Bởi vậy, từ ngữ nghề nghiệpkhông chỉ phản ánh sinh hoạt nghề một cách đơn điệu, mà nó cònthể hiện lối tư duy, cách suy nghĩ của cộng đồng người đó trongquá trình lao động sản xuất của mình. Trong bài viết này, chúng tôikhảo sát từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề thủ công m ĩ nghệ ởQuảng Nam - Đà Nẵng như nghề đá Non Nước, nghề mộc KimBồng, nghề làm lồng đèn Hội An. Việc tìm ra đặc điểm cấu tạo, đặcđiểm ngữ nghĩa và đặc điểm định danh của lớp từ ngữ đó sẽ giúpchúng ta hiểu được chiều sâu văn hóa – tư duy của những ngườithợ thủ công m ĩ nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng.

Abstract - Each community has professional experiences andperceptions during the process of production. These experiencesand perceptions are reflected in their language transmitted orallyThey are career terms. Therefore, career terms not only reflectcareer activities but also the way of thinking of their community. Inthis article, we study the career terms in Quangnam - Dananghandicrafts as Nonnuoc stone carving, Kim Bong carpentry, Hoi Anlantern making career. Finding structure characteristics, semanticcharacteristics and identification features of that career terms willhelp us understand the depth of culture and thinking of those whodo handicrafts in Quangnam - Danang.

Từ khóa - từ ngữ nghề nghiệp; nghề đá; nghề mộc; nghề làm lồng

đèn; đặc điểm cấu tạo; đặc điểm ngữ nghĩa; đặc điểm định danh. Key words - career terms; stone - carving career; carpentry;

lantern making career; structure characteristics; semantic features;identification characteristics

1. Đặt vấn đề

Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của mỗi một ngôn ngữ. Việc thu thập, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở các địa phương, từ lâu, đã được coi là một trong những nguồn bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ đó. Mặt khác, từ ngữ nghề nghiệp, vốn là những kinh nghiệm, nhận thức của con người trong quá trình lao động sản xuất, đã phản ánh vào trong ngôn ngữ dưới dạng truyền khẩu. Trước thực tế của xã hội hiện đại, nhiều nghề/ làng nghề, nhất là những nghề truyền thống đã không còn tồn tại hoặc đã bị thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên không ít những từ ngữ nghề nghiệp của các nghề truyền thống (đã tồn tại cùng với buổi đầu hình thành và phát triển nghề) bị biến đổi và mất dần. Vì thế đã có nhiều công trình thu thập, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp để khối tài sản tinh thần quý báu đó khỏi mai một và mất đi một cách đáng tiếc.

Về mặt lý thuyết, từ ngữ nghề nghiệp được đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu về từ vựng nói chung như: Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Văn Tu, 1978); Từ vựng học tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp, 1985); Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, 1999); Dẫn luận ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật, 2005); Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 2000)... Tuy nhiên, cho đến nay lí thuyết về vấn đề này vẫn dừng lại ở việc xếp từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của một ngôn ngữ, có phạm vi sử dụng hạn chế và mang phong cách khẩu ngữ.

Về mặt thực tiễn, từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề ở các vùng miền khác nhau trong cả nước được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như: Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng (Nguyễn Văn Khang, 2002); Từ ngữ nghề nghiệp

nghề gốm Quế (Lê Văn Trường, 2004); Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng qua tư liệu nghề làm muối ở xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An (Phạm Tất Thắng, 2005); Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa nghề đánh cá ở Thừa Thiên Huế (Nguyễn Kỳ, Nguyễn Thị Bạch Nhạn, 2006); Một vài đặc điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh (Hoàng Trọng Canh, 2004); Những dấu ấn tư duy - văn hóa của người Nghệ qua từ ngữ chỉ nghề cá (Hoàng Trọng Canh, 2009); Qua khảo sát từ nghề biển Thanh – Nghệ Tĩnh, suy nghĩ về việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp (Hoàng Trọng Canh, 2013)...

2. Một số vấn đề trong nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp một số nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam - Đà Nẵng

2.1. Xác định từ ngữ nghề nghiệp

Dựa vào phạm vi sử dụng, người ta xếp từ ngữ nghề nghiệp vào các lớp từ vựng có phạm vi hạn chế về mặt xã hội (trong sự đối lập với ngôn ngữ toàn dân) như: từ địa phương, tiếng lóng, thuật ngữ khoa học. Đại diện cho quan điểm này có nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp: “Từ nghề nghiệp … thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng chứ không phải là từ toàn dân. Như vậy, từ nghề nghiệp cũng là một lớp từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội [4, tr.117]. Đỗ Hữu Châu xếp từ vựng nghề nghiệp cùng nhóm thuật ngữ khoa học kĩ thuật, trên cơ sở phân biệt với biệt ngữ, tiếng lóng, từ vựng địa phương, hệ thống Hán Việt và các từ vay mượn, khi cho rằng từ vựng nghề nghiệp là tên gọi của các công cụ, các sản phẩm, các thao tác sản xuất… [3, tr.253-257].

Cũng dựa vào phạm vi sử dụng, Hoàng Trọng Canh phân biệt từ chỉ nghề và từ nghề nghiệp. Trong đó, từ chỉ nghề dùng để chỉ những đơn vị từ vựng được sử dụng để chỉ công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất của một nghề nào đó …

Page 66: Lời nói đầu - udn.vn

62 Ngô Thị Thu Hương, Bùi Trọng Ngoãn

đã được dùng phổ biến trong xã hội như cày, bừa, đục, cưa, bào..., còn từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội, mà phạm vi sử dụng tự nhiên nhất của chúng là những người cùng làm nghề với nhau [1].

Dựa vào phong cách sử dụng, người ta xếp từ ngữ nghề nghiệp vào các lớp từ vựng có phong cách khẩu ngữ. Đại diện theo quan điểm này là Nguyễn Văn Tu, khi ông cho rằng: “Từ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên môn. Từ nghề nghiệp còn khác với thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [11, tr.215]. Thái Hòa trong Chuẩn và sự phân loại từ ngữ tiếng Việt đã xếp từ ngữ nghề nghiệp vào nhóm các lớp từ đơn phong cách (chiếm số lượng ít trong vốn từ của một ngôn ngữ) và thuộc về phong cách khẩu ngữ [5, tr.171].

Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam, Đà Nẵng, chúng tôi cho rằng cần phải xác định từ ngữ nghề nghiệp theo lý thuyết của logic học: phân biệt khái niệm dựa vào ngoại diên của nó [6, tr.21].

2.2. Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với các lớp từ vựng khác

2.2.1. Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với từ toàn dân

Từ toàn dân hay từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng được. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói ngôn ngữ đó, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau … Nó làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó, cộng đồng không thể thực hiện hoạt động giao tiếp được. Trong khi đó, từ ngữ nghề nghiệp được sử dụng trong một nhóm người làm một nghề nhất định trong xã hội [4, tr.113]. Theo logic học, quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ vựng toàn dân là quan hệ lệ thuộc. Trong đó, ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp nằm gọn trong ngoại diên của khái niệm từ vựng toàn dân và một bộ phận ngoại diên của khái niệm từ ngữ toàn dân trùng với ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp. Trong mối quan hệ lệ thuộc này, từ ngữ toàn dân là khái niệm loại, từ ngữ nghề nghiệp là khái niệm chủng.

2.2.2. Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với từ địa phương

Từ địa phương1 là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương [4, tr.114]. Trong khi đó, từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ được dùng trong phạm vi một nghề nghiệp, ở một địa phương nhất định. Theo logic học, quan hệ giữa từ địa phương và từ ngữ nghề nghiệp là quan hệ lệ thuộc. Trong đó, ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp nằm gọn trong ngoại diên của khái niệm từ địa phương và một bộ phận ngoại diên của khái niệm từ địa phương trùng với ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là một đơn vị từ ngữ nghề nghiệp có thể là một từ địa phương. Trong khi đó, một từ địa phương chưa chắc đã là từ ngữ nghề nghiệp. Chẳng hạn mo được người thợ Kim Bồng (Quảng Nam) dùng với nghĩa là cong, vênh; chành được dùng với nghĩa là nghiêng, lệch… song không phải ai ở Quảng Nam cũng hiểu và sử dụng chúng với nghĩa như trên. Cũng như vậy, sịa có nghĩa đồ 1Ở đây cũng cần phân biệt từ vựng địa phương với phát âm khác biệt của các phương ngữ.

thường đan bằng tre cật già, trên mặt có những lỗ nhỏ hình vuông, nhỏ hơn chiếc nong, dùng để đựng, phơi... được dùng khá phổ biến ở địa phương, song không phải là từ nghề nghiệp. Trong mối quan hệ lệ thuộc này, từ địa phương là khái niệm loại, từ ngữ nghề nghiệp là khái niệm chủng. Điểm phân biệt giữa hai khái niệm này là: ngoại diên của khái niệm từ địa phương là những người trong một phạm vi lãnh thổ (xét về mặt địa lí), còn ngoại diên của từ ngữ nghề nghiệp là những người cùng làm trong một nghề (xét về mặt xã hội).

2.2.3. Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với thuật ngữ

Thuật ngữ bao gồm những từ và cụm từ cố định, là những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người [4, tr.118]. Cũng giống như từ nghề nghiệp, ngoại diên của thuật ngữ khoa học là những người cùng làm trong một ngành chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp và ngoại diên của khái niệm thuật ngữ có hướng trái ngược nhau: Trong khi phạm vi hoạt động của từ ngữ nghề nghiệp bị hạn chế thì phạm vi hoạt động của thuật ngữ được mở rộng tối đa và mang tính quốc tế, được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Quan hệ giữa thuật ngữ và từ ngữ nghề nghiệp là mối quan hệ tách rời. Trong mối quan hệ đó, ngoại diên của khái niệm thuật ngữ hoàn toàn tách rời và lớn hơn nhiều so với ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp.

2.2.4. Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với biệt ngữ

Có nhiều quan điểm về biệt ngữ song nhìn chung các nhà Việt ngữ học đều thống nhất: Biệt ngữ là một dạng phương ngữ xã hội, bao gồm các đơn vị từ vựng được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định [3, tr.134-135]. Ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp và biệt ngữ có điểm giao thoa là chúng đều được sử dụng trong phạm vi một tập thể nhất định trong xã hội. Điểm khác nhau giữa chúng là: Ngoại diên của khái niệm biệt ngữ được dùng trong môi trường sinh hoạt, trong khi ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp chỉ được dùng trong môi trường lao động. Như vậy, ngoại diên của khái niệm biệt ngữ lớn hơn ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp. Quan hệ giữa từ ngữ nghề nghiệp và biệt ngữ là quan hệ lệ thuộc. Trong đó, ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp nằm gọn trong ngoại diên của khái niệm biệt ngữ và một bộ phận ngoại diên của khái niệm biệt ngữ trùng với ngoại diên của khái niệm từ ngữ nghề nghiệp. Trong mối quan hệ này, biệt ngữ là khái niệm loại, từ ngữ nghề nghiệp là khái niệm chủng.

2.2.5. Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với tiếng lóng

Tiếng lóng là những từ ngữ được sử dụng hạn chế về mặt xã hội, tức là chỉ một số tầng lớp nhất định trong xã hội dùng nó mà thôi... So với toàn bộ hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, tiếng lóng chỉ chiếm bộ phận rất nhỏ và được cấu tạo trên cơ sở của ngôn ngữ toàn dân [4, tr.116]. Có thể nói, tuy không trùng khít với nhau, nhưng ngoại diên của khái niệm tiếng lóng và từ ngữ nghề nghiệp có điểm giao thoa với nhau: cùng được những nhóm người khác nhau trong xã hội sử dụng. Do vậy, quan hệ giữa tiếng lóng và từ ngữ nghề nghiệp là quan hệ giao nhau. Điểm phân biệt căn bản giữa ngoại diên của khái niệm tiếng lóng và khái

Page 67: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 63

niệm từ ngữ nghề nghiệp là: Trong khi những đối tượng sử dụng tiếng lóng thường là đối tượng “đen” của xã hội thì đối tượng sử dụng từ ngữ nghề nghiệp là những người lao động chân chính.

2.3. Vấn đề thu thập từ ngữ nghề nghiệp

Vì từ ngữ nghề nghiệp có sự giao nhau, chồng lấn lên nhau với các lớp từ ngữ khác trong một ngôn ngữ, nên việc thu thập chúng gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, công nghệ khoa học phát triển, thông tin về nghề nghiệp được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như có nhiều thông tin bên ngoài xã hội tác động đến vốn từ ngữ nghề nghiệp. Vì vậy, nguyên tắc thu thập từ ngữ nghề nghiệp của chúng tôi là: thu thập những đơn vị từ ngữ chỉ một đối tượng cụ thể (có thể là một sự vật, hiện tượng, quá trình hay quy trình...) được sử dụng “trong phạm vi những người cùng làm một ngành nghề nhất định”. Áp dụng nguyên tắc này trong thu thập từ ngữ nghề nghiệp một số nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng, chúng tôi không thu thập những đơn vị như mít, gõ, lim... (nguyên liệu nghề mộc), mà chúng tôi thu thập những đơn vị như gỗ sống, gỗ chín, gỗ khối, gỗ phách, gỗ bi…; chúng tôi không thu thập cẩm thạch, thạch anh, đá granit… (nguyên liệu nghề đá) mà thu thập những đơn vị như đá cẩm, đá mài, đá chàm…

3. Kết quả khảo sát xử lí từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng

Chúng ta cũng biết, ngôn ngữ tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại [4, tr.57]. Do vậy, để nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp không thể không quy các đơn vị từ ngữ nghề nghiệp về những đơn vị ngôn ngữ tương đối đồng loại như từ đơn, từ láy, từ ghép, ngữ định danh… cũng như quy các đơn vị từ ngữ nghề nghiệp vào các trường từ vựng ngữ nghĩa nhất định để làm cơ sở cho việc xử lí từ ngữ nghề nghiệp. Bởi vì “mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa” [3, tr.171].

3.1. Từ ngữ nghề nghiệp xét về mặt cấu tạo

Về mặt số lượng, từ ngữ nghề nghiệp nghề đá có số lượng lớn nhất: 139/314 đơn vị, chiếm 47,45%; nghề mộc có 134/314 đơn vị, chiếm 42,67%; nghề làm lồng đèn 31/314 đơn vị, chiếm 9,87%. Điều này cho thấy, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi nghề thủ công mĩ nghệ mà chúng có số lượng từ ngữ nghề nghiệp khác nhau. Ngành nghề nào có công đoạn, thao tác… phức tạp hơn thì có số lượng từ ngữ nhiều hơn các nghề khác cùng lĩnh vực.

Về mặt số lượng âm tiết, từ ngữ nghề nghiệp của một 2 Theo chúng tôi, tiêu chí từ thuần hay thuần Việt trong một số nghiên cứu gần đây về nguồn gốc từ ngữ nghề nghiệp mang tính khiên cưỡng vì hai lí do sau: Thứ nhất, không phải nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp nào cũng là của người Việt. Các dân tộc anh em khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng có những nghề nghiệp truyền thống riêng của họ như người Cơ Tu có nghề dệt vải, người Chăm có nghề gốm (gốm Bàu Trúc)… Thứ hai, trong suốt chiều dài lịch sử, không phải địa bàn nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng chỉ có người Việt sinh sống. Trên thực tế, nhà nước Đại Việt mở nước về phía Nam, lấy châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị ngày nay) vào năm 1069; châu Ô, châu Rí (Lý) (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế) vào năm 1306; lấy các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên (Quảng Nam) và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi) vào năm 1402; lấy Quảng Nam và Thăng Hoa (Quảng Ngãi và Bình Định)… hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Trong quá trình lịch sử đó, người Việt và các cư dân bản địa có sự cộng cư, giao lưu, tiếp xúc về kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ … Vì thế, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở một địa bàn nghiên cứu phức tạp, có bề dày lịch sử, văn hóa như ở vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… thì tiêu chí từ thuần hay thuần Việt theo chúng tôi, là chưa thỏa đáng.

số nghề thủ công mĩ nghệ có cấu tạo đa tiết là chủ yếu: 258/314 đơn vị, chiếm 82,2%; số lượng từ đơn tiết không nhiều 56/314 đơn vị, chiếm 17,8%, nhưng ở mỗi một nghề có số lượng đơn vị đơn tiết khác nhau: nghề đá có 47 đơn vị, nghề mộc có 9 đơn vị, nghề làm lồng đèn không có đơn vị đơn tiết. Điều này rất quan trọng. Bởi số lượng đơn vị đơn tiết cũng có thể được coi là một trong những cơ sở đánh giá “tính truyền thống” của mỗi một ngành nghề của cộng đồng sử dụng tiếng Việt. Vì như ta đã biết, lớp từ cơ bản của tiếng Việt là những đơn vị đơn tiết (ăn, mặc, ngủ, đi, đứng, ngồi, nằm, chân tay, đầu…). Nó mang tính võ đoán và thể hiện chiều sâu văn hóa của cộng đồng người sử dụng nó. Chẳng hạn, vì sao gọi người đàn ông có con, trong quan hệ với con (có thể dùng để xưng gọi) là cha [7, tr.34]; món ăn chín có hình khối nhất định, chế biến bằng bột, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo … là bánh [7, tr.130]… mà không phải là một đơn vị từ ngữ với vỏ âm thanh khác. Do vậy, đối với cộng đồng sử dụng tiếng Việt, chiều sâu văn hóa của nghề tỉ lệ thuận với số lượng từ đơn. Những nghề thủ công nào có càng nhiều từ đơn xuất hiện thì chứng tỏ nghề đó càng có bề dầy truyền thống và ngược lại, nghề nào càng có ít từ đơn cũng đồng nghĩa với việc những nghề đó ít có bề dày truyền thống. Qua khảo sát từ ngữ nghề làm lồng đèn Hội An cho thấy, những người làm lồng đèn không dùng các từ đơn tiết. Trong khi đó, thư tịch cổ khẳng định nghề có từ hàng trăm năm trước. Điều này có thể làm cơ sở cho việc hình thành và chứng minh cho giả thuyết: trong quá trình phát triển, nghề làm lồng đèn Hội An đã có thời gian bị mai một, nay mới được khôi phục lại.

Về mặt phương thức cấu tạo, từ ngữ nghề nghiệp một số nghề thủ công mĩ nghệ chủ yếu cấu tạo bằng phương thức ghép: 257/258 đơn vị, trong đó ghép chính phụ là chủ yếu: 221/258 đơn vị, chiếm 85,65%. Điều này cũng thể hiện nhu cầu định danh bằng cách chi tiết hóa các sự vật hiện tượng. Đây cũng là một trong những xu hướng cấu tạo từ chính trong tiếng Việt.

Về mặt từ loại, đơn vị từ ngữ nghề nghiệp một số nghề thủ công mĩ nghệ chủ yếu là danh từ: 178/314 đơn vị, chiếm 56,7%. Điều này có thể là một trong những cơ sở cho nhận định: Nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng của các nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng lớn hơn các nhu cầu định danh khác như nhu cầu định danh thao tác hay định danh tính chất, thuộc tính của nghề…

Về mặt nguồn gốc cấu tạo, từ ngữ nghề nghiệp một số nghề thủ công mĩ nghệ được cấu tạo chủ yếu từ các đơn vị có nguồn gốc bản địa2: 238/314 đơn vị, chiếm 75,8%. Chính nguồn gốc bản địa này đã chứng tỏ bề dầy truyền thống cũng như chiều sâu văn hóa của một số nghề thủ

Page 68: Lời nói đầu - udn.vn

64 Ngô Thị Thu Hương, Bùi Trọng Ngoãn

công mĩ nghệ ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Những ngành nghề nào càng có nhiều từ ngữ gốc bản địa càng chứng tỏ độ dày văn hóa của ngành nghề đó và ngược lại. Tuy nhiên, để làm được thao tác này, cần phải phân tích nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên từ ngữ nghề nghiệp theo các đơn vị ngôn ngữ và theo các trường từ vựng ngữ nghĩa với cấu trúc biểu niệm của nó [3, tr.118].

3.2. Từ ngữ nghề nghiệp xét về mặt ngữ nghĩa

Mỗi một loại đơn vị từ ngữ nghề nghiệp (từ đơn, từ ghép, từ láy, ngữ định danh…) của một số nghề thủ công mĩ nghệ đều mang những đặc điểm ngữ nghĩa với những cấu trúc ngữ nghĩa riêng biệt. Chẳng hạn, nghĩa của từ đơn là nghĩa tự thân, mang tính võ đoán; nghĩa của từ ghép đẳng lập là nghĩa của hai yếu tố cấu thành (nghĩa tổng hợp và nghĩa khái quát), như nghĩa của từ nhập ghép là nghĩa của yếu tố nhập và ghép tương đương nhau, dùng để chỉ công đoạn đóng liên kết các bộ phận thành sản phẩm hoàn chỉnh, nghĩa của ngữ định danh: máy cà giấy nhám là nghĩa của máy, cà và giấy nhám trong đó yếu tố đứng sau phụ thuộc và hạn định nghĩa cho yếu tố đứng ngay trước nó….

Về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ nghề nghiệp thuộc mỗi một trường từ vựng ngữ nghĩa khác nhau sẽ có các cấu trúc biểu niệm khác nhau. Chẳng hạn như từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ sản phẩm thủ công mĩ nghệ có cấu trúc biểu niệm như sau: (danh từ chỉ loại sản phẩm) (có hình ảnh giống với) (hình ảnh của X). Trong đó: danh từ chỉ loại có thể là tượng, tranh, câu đối (liễn), phù điêu, đèn...; hình ảnh của X có thể là hình ảnh của các nhân vật trong lịch sử, truyền thuyết, tín ngưỡng..., song X cũng có thể là tên gọi các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, gần gũi đối với người thợ như quả táo, củ tỏi, quả bí, quả đu đủ, quả cà na (tên gọi khác của quả trám)... là những loại hoa quả rất gần gũi với người dân Quảng Nam - Đà Nẵng.

3.3. Từ ngữ nghề nghiệp xét về mặt định danh

Về mặt định danh, hầu như các nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp đều đi vào tìm hiểu đặc trưng của sự vật, hiện tượng…. làm cơ sở cho việc định danh các đơn vị từ ngữ nghề nghiệp với mục đích tìm hiểu tư duy của người làm nghề - chủ nhân văn hóa nghề với quan điểm: “Mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng có tính chất, giá trị nhất định để làm cơ sở gọi tên. Do đó, giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không như nhau” [9, tr.190]. Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp một số nghề thủ công mĩ nghệ của chúng tôi cũng đi theo hướng này và thu được kết quả như sau: Tùy thuộc vào chất liệu, sản phẩm, thao tác… của mỗi một ngành nghề mà việc định danh từ ngữ nghề nghiệp của các nghề có những nét tương đồng và khác biệt nhất định. Chẳng hạn, trong định danh người lao động, từ ngữ nghề nghiệp của nghề mộc và nghề đá cùng được cấu tạo từ nguồn bản địa, được cấu tạo đa tiết là chính, cùng mang những đặc trưng phân biệt về tay nghề như thợ chính (thợ chịu trách nhiệm làm một sản phẩm), thợ phụ (thợ giúp việc cho thợ chính, thường làm các công đoạn đơn giản)… phân biệt về thứ hạng như thợ bậc nhất (thợ có tay nghề cao, là thợ chính), thợ bậc nhì (thợ có tay nghề thấp hơn thợ bậc nhất)… cũng như có phân biệt về công việc của người thợ thợ hầm (thợ làm trong hầm, chuyên khai thác đá), thợ thô (thợ làm các công đoạn thô sơ ban đầu), thợ nguội (thợ làm các chi tiết sản phẩm)…

Nhưng trong định danh nguyên liệu sản xuất thì mỗi một nghề lại sử dụng những đặc trưng ngữ nghĩa khác nhau. Nghề đá sử dụng các đặc trưng như về màu sắc như đá cẩm, đá hường…, về hình dáng có đá bằng đầu, đá xéo…, về công năng có đá mài, đá Chàm…, về tính chất có đá đông, đá sượng... Trong khi đó, nghề mộc sử dụng những đặc trưng khác để định danh nguyên liệu sản xuất như: về tính chất của gỗ có gỗ sống, gỗ chín, về hình dáng gỗ có gỗ khối, gỗ bi... hoặc trong việc định danh sản phẩm, nghề làm lồng đèn lại chủ yếu dựa vào đặc trưng về hình dáng của sản phẩm như lồng đèn củ tỏi, đèn quả táo, đèn quả cà na…; đặc trưng về chất liệu của sản phẩm như lồng đèn gỗ, lồng đèn sắt, lồng đèn tre...

Định danh theo phương thức chuyển nghĩa của từ là một trong những phương thức định danh không chỉ của tiếng Việt mà của nhiều ngôn ngữ trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh.... Từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề thủ công mĩ nghệ ở Quảng Nam - Đà Nẵng thể hiện rất rõ lối tư duy “dĩ nhân vi trung” qua việc định danh một số dụng cụ lao động như mũi búp sen, mũi hợp kim… cũng như thể hiện dấu ấn của văn hóa nông nghiệp qua tên gọi các sản phẩm như: lồng đèn quả bí, lồng đèn quả đào, lồng đèn quả đu đủ, lồng đèn quả cà na, lồng đèn quả táo, tượng (gỗ, đá) em bé cưỡi trâu, tượng mười hai con giáp… [xem thêm 8, 9]. Những điều trên cho thấy văn hóa nông nghiệp nơi đây đã được những người làm nghề thủ công mĩ nghệ phản ánh vào trong vốn từ vựng của nghề. Việc đó cũng thể hiện sự giao lưu, tiếp biến của văn hóa Việt nói chung, văn hóa xứ Quảng nói riêng với các nền văn hóa khác. Đặc biệt là qua những từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường từ vựng ngữ nghĩa về sản phẩm thủ công mĩ nghệ như tượng Chúa Giêsu, tượng gấu trắng bắt cá, tượng Quan Công cưỡi ngựa, tượng chó Pluto… Điều này là hợp lí, bởi không có một nền văn hóa nào phát triển một cách đơn độc mà nó luôn có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Tuy nhiên, sự giao lưu, tiếp xúc với nền văn hóa nào và mức độ đậm nhạt trong giao lưu, tiếp xúc ra sao lại tùy thuộc vào mỗi thời điểm khác nhau với đặc điểm chính trị, xã hội và kinh tế của từng địa phương.

4. Kết luận

Tóm lại, một trong những chức năng của ngôn ngữ là chức năng phản ánh. Trí não của con người tiếp nhận thực tại khách quan và đồng thời lại tái hiện hiện thực tại khách quan qua ngôn ngữ. Mặt khác, do được cấu tạo trên nền tảng bản ngữ nên từ ngữ nghề nghiệp phản ánh rõ nét tư duy, văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Vì thế, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp không chỉ thấy được cấu trúc về mặt ngôn ngữ học thuần túy mà còn thấy cả chiều sâu tư duy, văn hóa của những người thợ - chủ nhân của văn hóa nghề. Đặc biệt là, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề thủ công mĩ nghệ như nghề đá Non Nước, nghề mộc Kim Bồng và nghề làm lồng đèn Hội An lại càng có ý nghĩa hơn khi nó phản ánh vốn văn hóa lao động, sinh hoạt của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động xứ Quảng.

Một điều quan trọng nữa là, từ ngữ nghề nghiệp phản ánh sinh hoạt của các ngành nghề lao động luôn có xu hướng trở thành thuật ngữ hay từ ngữ toàn dân. Tuy nhiên, mức độ phổ biến – cơ sở của việc xác định từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ hay từ ngữ toàn dân - tỉ lệ thuận với mức độ phổ biến cũng

Page 69: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 65

như thu nhập của nghề. Vì thế rất cần có những công trình nghiên cứu, thu thập, bổ sung, điển chế lớp từ ngữ đặc biệt này, không chỉ ở một số nghề truyền thống mà còn một số nghề hiện đại để phản ánh tiếng Việt một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Những công trình này không những có giá trị về mặt đồng đại mà còn có giá trị lịch đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Trọng Canh, “Qua khảo sát từ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh suy nghĩ về mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân”, Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, ĐH KHXH&NV, Hà Nội, 2010.

[2] Hoàng Trọng Canh, “Qua khảo sát từ nghề biển Thanh – Nghệ Tĩnh, suy nghĩ về việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, 2013.

[3] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 1999.

[4] Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

[5] Nguyễn Thái Hoà, “Chuẩn và sự phân loại từ ngữ tiếng Việt theo quan điểm phong cách chức năng”, Trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, T.1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981.

[6] Phan Trọng Hòa, Logic học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

[7] Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2006.

[8] Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận, Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phương Đông, thành phố Hồ Chí Minh, 2009.

[9] Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hóa - dân tộc của Ngôn ngữ và Tư duy, Nxb KHXH, Hà Nội, 2008.

[10] Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, 1978.

(BBT nhận bài: 10/01/2015, phản biện xong: 16/01/2015)

Page 70: Lời nói đầu - udn.vn

66 Lưu Quý Khương

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

AN INVESTIGATION INTO THE MANAGEMENT OF SOME INTERNATIONAL COLLABORATIVE ACTIVITIES AT THE UNIVERSITY OF DANANG,

UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES

Lưu Quý Khương

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế (HTQT)đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và họctại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) nhờ sựhỗ trợ của đội ngũ giáo viên tình nguyện người bản ngữ. Bài nàykhảo sát thực trạng quản lý một số công tác HTQT có liên quanđến tình nguyện viên (TNV), lưu học sinh nước ngoài (LHS) và việcthực hiện các thủ tục hành chính trong công tác HTQT. Trên cơ sởphân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động HTQT tại PhòngKhoa học, Sau đại học & Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Ngoạingữ, ĐHĐN của những người cho tin, bài viết đã đề xuất 5 giảipháp nhằm tăng cường công tác quản lý 3 mảng công tác đã phântích, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt độngHTQT tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN.

Abstract - In recent years, the international collaboration hasremarkably contributed to the improvement of teaching andlearning at the University of Danang – University of ForeignLanguage Studies (UD-UFLS) thanks to the assistance of thenative speaker volunteer lecturers. Teaching and learning facilitieshave also been increased withsupport programmes frominternational organizations and foreign assisted projects. Thispaper examined the reality of the management of the activitiesrelated to native speaker volunteer lecturers, foreign students andadministrative procedures in international collaborative activities atUD-UFLS assigned to Department of Research, PostgraduateStudies and International Collaboration. From the findings, 5solutions have been suggested for promoting the efficiency ofinternational collaboration activities at UD-UFLS in the future.

Từ khóa - hợp tác quốc tế; tình nguyện viên; lưu học sinh; quản lýhoạt động HTQT; thủ tục hành chính.

Key words - international collaboration; volunteer; foreignstudents, international collaboration management,administrativeprocedure

1. Đặt vấn đề

Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế (HTQT) đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN), ĐHĐN. Chẳng hạn, các chương trình HTQT đã mang lại cho nhà trường nguồn giảng viên tình nguyện người bản ngữ, tạo môi trường giao tiếp ngôn ngữ thật cho sinh viên. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập cũng tăng lên đáng kể nhờ các chương trình tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các dự án có yếu tố nước ngoài. Ngày 04.11.2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng và thực tiễn hoạt động tại trường ĐHNN, ĐHĐN đều cho thấy vai trò to lớn của công tác HTQT, và là một nội dung quan trọng đảm bảo cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước. Nghiên cứu thực trạng quản lý và tìm ra các giải pháp để tăng cường quản lý các hoạt động HTQT tại trường ĐHNN, ĐHĐN là một việc có ý nghĩa thiết thực. Bài này khảo sát thực trạng quản lý một số công tác HTQT có liên quan đến tình nguyện viên (TNV), lưu học sinh nước ngoài (LHS) và việc thực hiện các thủ tục hành chính trong công tác HTQT và tìm ra các giải pháp để tăng cường quản lý các hoạt động HTQT tại trường ĐHNN góp phần nâng cao hiệu quả công tác tại trường, tạo niềm tin cho đối tác hợp tác, phục vụ tốt công tác đối ngoại của nhà trường, tạo ra thế và lực mới cho nhà trường trong công cuộc hội nhập quốc tế.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Cho đến nay, những đề tài khoa học công nghệ liên quan

đến quản lý hoạt động HTQT chưa nhiều. Lưu Quý Khương (2007) nghiên cứu một số cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo tiếng Anh tại trường ĐHNN-ĐHĐN khi hội nhập quốc tế và phân tích vai trò của công tác HTQT như một trong những chiến lược hữu hiệu để vượt qua thách thức, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước đối với khu vực và trên thế giới. Hoàng Cửu Long (2012) cho rằng HTQT đóng vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cho biết trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng một chiến lược HTQT đến năm 2020 với các đối tác là các trường đại học ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Đại dương. Nguyễn Hồng Sơn và Hoàng Thị Bảo Thoa (2012) đã tiến hành một nghiên cứu trường hợp (case study) về những đóng góp của các chương trình HTQT học thuật cho các quốc gia đang phát triển thông qua chương trình liên kết đào tạo chương trình Thạc sỹ Quản trị công (the Master Program of Public Management) giữa trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Hà Nội và trường Đại học Upsala (Thụy Điển). Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Văn Ba (2013) trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Attapư (Lào) của Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum đã nêu lên một số kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo lưu học sinh Lào tại trường. Nguyễn Đắc Thành (2013) đã trình bày nghiên cứu trên một bình diện khác của công tác HTQT: công tác quản lý lưu học sinh quốc tế nói chung, lưu học sinh Lào nói riêng tại ký túc xá trường Đại học Thương mại. Hoàng Ngọc Sơn (2013) tiếp cận vấn đề từ việc hệ thống hóa việc tổ chức hoạt động cho LHS quốc tế, cụ thể là LHS Lào nhằm nâng cao chất lượng quản lý

Page 71: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 67

LHS nước ngoài tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP), Thừa Thiên Huế.

Có thể nói, các đề tài nghiên cứu vừa nêu chỉ tập trung phân tích một loại hoạt động HTQT như quản lý lưu học sinh, liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nước bạn Lào… chứ không đi sâu nghiên cứu hệ thống các hoạt động HTQT của một đơn vị cũng như các quy trình quản lý các hoạt động đó. Do vậy, vấn đề “Khảo sát thực trạng quản lý một số hoạt độnghợp tác quốc tế tại Trường ĐHNN, ĐHĐN” đã được thực hiện nhằm bổ khuyết phần nào bức tranh tổng thể về nghiên cứu các hoạt động HTQT của một trường đại học chuyên ngoại ngữ nói chung, Trường ĐHNN, ĐHĐN nói riêng.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát (questionnaire) đã được sử dụng. Phiếu khảo sát được thiết kế cho các người cho tin (informants) là cán bộ quản lý trong trường bao gồm ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng, ban chủ nhiệm các khoa, các trung tâm thuộc trường chuyên viên phụ trách HTQT của trường và của ĐHĐN, cán bộ, giảng viên trong nhà trường thường xuyên có liên quan với các mảng công việc tại phòng, các cán bộ củacác tổ chức đối tác của phòng như Phòng Xuất nhập cảnh Công an thành phố ĐN, Cục XNC Bộ Công an, Sở LĐ, TB & XH thành phố ĐN, Sở Ngoại vụ thành phố ĐN, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kì tại TP HCM, Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Đà Nẵng, các tổ chức đối tác như JICA, KOICA, TICA…

- Phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm 10 câu hỏi về việc quản lý các hoạt động liên quan đến tình nguyện viên, lưu học sinh nước ngoài và thực hiện các thủ tục hành chính trong công tác hợp tác quốc tế tại Trường ĐHNN, ĐHĐN (Xem phụ lục).

- Công cụ xử lý dữ liệu: để đảm bảo các câu hỏi trong phiếu khảo sát đều có mối quan hệ với nhau và độ tin cậy của bảng hỏi cùng tính ít sai số giữa tỉ lệ phần trăm của các đánh giá thực trạng các hoạt động HTQT được khảo sát, người nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS 16.0 thay vì cách tính phần trăm theo công thức thông thường.

- Độ tin cậy của phiếu khảo sát: Độ tin cậy của nhóm câu hỏi đánh giá việc quản lý các hoạt động liên quan đến tình nguyện viên, lưu học sinh nước ngoài và thực hiện các thủ tục hành chính trong công tác hợp tác quốc tế tại Trường ĐHNN - ĐHĐN thể hiện trên các kết quả phân tích dưới đây.

Tóm tắt xử lý trường hợp (Case Processing Summary)

Số lượng phiếu %

Trườnghợp Có giá trị 167 100.0

Bị loại 0 .0

Tổng 167 100.0

Độ tin cậy của số liệu thống kê (Reliability Statistics)

Hệ số Cronbach's

Alpha

Số lượng câu hỏi trong

nhóm

,838 10

Bảng 1. Số liệu thống kê đối với đánh giá về việc quản lý các hoạt động liên quan đến tình nguyện viên, lưu học sinh nước ngoài và thực hiện các thủ tục hành chính trong công tác hợp

tác quốc tế tại Trường ĐHNN - ĐHĐN (Item-Total Statistics)

Tổng trungbình nếu bỏ

câu hỏi

Tổng phương sai nếu bỏ câu

hỏi

Hệ số tương quan của câu

hỏi với toàn bộ bảng hỏi

Hệ số Cronbach'sAlpha nếubỏ câu hỏi

Câu hỏi 1 21.54 19.346 .490 .827

Câu hỏi 2 21.64 19.497 .386 .836

Câu hỏi 3 21.36 19.473 .376 .837

Câu hỏi 4 21.66 19.658 .382 .836

Câu hỏi 5 21.27 18.547 .584 .818

Câu hỏi 6 22.05 19.528 .424 .832

Câu hỏi 7 21.63 17.259 .741 .802

Câu hỏi 8 21.51 16.529 .753 .798

Câu hỏi 9 21.22 17.122 .546 .824

Câu hỏi 10 22.28 18.179 .648 .812

Hệ số Cronbach's Alpha được chấp nhận khi đạt từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan giữa các mục hỏi được chấp nhận từ 0,3 trở lên (Nunnally &Bernstein, 1994).

Bảng 1 có 167 phiếu khảo sát, đạt 100% và hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của toàn phiếu hỏi đạt 0,838 chứng tỏ bảng hỏi có độ tin cậy cao. Hệ số tương quan của câu hỏi với toàn bộ bảng hỏi cao và đều cao hơn 0,3, chứng tỏ 10 câu hỏi trên có mối tương quan tốt, không phải loại bỏ hoặc thêm câu hỏi nào.

4. Kết quả và bàn luận

Thực trạng việc quản lý các hoạt động liên quan đến tình nguyện viên.

Hình 1. Thực trạng việc quản lý các hoạt động

liên quan đến tình nguyện viên.

Hoạt động 1: Quản lý thủ tục tiếp nhận TNV.

Hoạt động2: Quản lý thủ tục xin gia hạn visa sau khi TNV đã đến làm việc.

Hoạt động3: Quản lý thủ tục xin giấy phép lao động cho TNV làm việc trên 6 tháng.

Hoạt động 4: Quản lý việc thu thập kế hoạch giảng dạy của TNV.

Hình 1 gồm 4 hoạt động liên quan đến việc quản lý các hoạt động có liên quan đến TNV nước ngoài đến làm việc và giảng dạy tại trường. Nhìn chung, những người tham gia

0

20

40

60

80

Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4

Rất 

tốtTốt

Khá

Trung

bình

Page 72: Lời nói đầu - udn.vn

68 Lưu Quý Khương

khảo sát tỏ ra khá hài lòng với 2 hoạt động quản lý đầu tiên của Phòng KH, SĐH và HTQT thể hiện trên sơ đồ với số phiếuđánh giá “yếu” đạt 0%. Hoạt động “Quản lý thủ tục tiếp nhận TNV” và “Quản lý thủ tục xin gia hạn visa sau khi TNV đã đến làm việc”có tỉ lệ đánh giá “rất tốt” và “tốt” gần như nhau. Trong đó, “rất tốt” trên 30% và “tốt” đạt trên 50%. “Quản lý thủ tục xin giấy phép lao động cho TNV làm việc trên 6 tháng” có tỉ lệ đánh giá “khá” là 72,45%, cao nhất trong 4 hoạt động quản lý thuộc tiểu nhóm này. Nội dung “Quản lý việc thu thập kế hoạch giảng dạy của TNV” có lẽ là hoạt động cần phải lưu ý nhất trong trong nhóm này khi đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của phòng với 64,07% đánh giá “khá” và 2,40% phiếu đánh giá “trung bình”. Hoạt động quản lý này nhận được sự đánh giá “rất tốt” thấp nhất trong nhóm với chỉ 2,40%.

4.1. Thực trạng việc quản lý các hoạt động liên quan đến lưu học sinh

Hình 2. Thực trạng việc quản lý các hoạt động liên quan đến

lưu học sinh

Hoạt động 1: Quản lý thủ tục xin gia hạn visa cho lưu học sinh.

Hoạt động 2: Quản lý việc thu thập danh sách, bảng điểm và hồ sơ lưu học sinh.

Nhìn chung, hai hoạt động trên được quản lý tương đối tốt theo những đánh giá thể hiện trên Hình 2. Tỉ lệ đánh giá “tốt” đạt trên 70%, tỉ lệ “trung bình” rất thấp chỉ dưới 2% và không có đánh giá “yếu”. Có thể do số lượng lưu học sinh tại trường còn ít (theo số liệu thống kê tại Phòng KH, SĐH và HTQT là khoảng gần 100 tính đến đầu tháng 3.2014) và số đầu công việc quản lý không nhiều nên các chuyên viên của phòng có điều kiện quán xuyến chặt chẽ. Tuy nhiên, số lượng LHS không nhiều tại trường cũng là một mặt cần phải đầu tư nhiều công sức để có thể thu hút thêm nhiều LHS đến học tại trường bởi số lượng LHS thu hút được cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về chất lượng của trường đại học trong thời đại hội nhập quốc tế.

4.2. Thực trạng việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến công tác hợp tác quốc tế

Trong 4 nội dung quản lý liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến công tác HTQT, nội dung được đánh gía cao nhất là “Quản lý việc ghi nhật kí hợp tác quốc tế” với số phiếu đánh giá “tốt” đạt 91,02%, “khá” đạt 7,18%và “trung bình” 0,06%.Nội dung“Quản lý thủ tục tiếp nhận sinh viên quốc tế” dù có tỉ lệ đánh giá “trung bình”là 1,80%, tỉ lệ đánh giá “rất tốt” lại đạt 13,17%, xếp thứ 2 trong 4 nội dung thuộc nhóm hoạt động này. Nội dung “Quản lý việc nhận và xử lí công văn mới”dù có tỉ lệ đánh giá “rất tốt” đạt 5,99%, “tốt”: 14,37% và không có đánh giá “trung bình” hay “yếu” nhưng có tỉ lệ đánh giá “khá” là 79,64%. Đây cũng là một nội dung cần quan tâm xử lý vì nếu quản lý hoạt động này không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ chệch choạt trong việc thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của các cấp quản lý có liên quan.

Bảng 2. Thực trạng việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến công tác hợp tác quốc tế

Nhận thức, đánh giá Nội dung khảo sát

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

n % n % n % n % n %

Quản lý việc nhận và xử lí công văn mới 10 5,99 24 14,37 133 79,64 0 0,00 0 0,00

Quản lý việc ghi nhật kí hợp tác quốc tế 2 1,20 152 91,02 12 7,18 1 0,60 0 0,00

Quản lý việc tiếp các đoàn khách quốc tế 33 19,76 16 9,58 118 70,66 0 0,00 0 0,00

Quản lý thủ tục tiếp nhận sinh viên quốc tế 22 13,17 120 71,86 22 13,17 3 1,80 0 0,00

4.3. Khuyến nghị về giải pháp

Thực trạng quản lý 3 mảng hoạt động HTQT tại Trường ĐHNN, ĐHĐN theo đánh giá của những người cho tin có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng, có thể thấy một số điểm cần khắc phục trong công tác quản lý các hoạt động liên quan đến TNV, LHS và các thủ tục hành chính như sau:

- Quản lý thủ tục xin giấy phép lao động cho TNV làm việc trên 6 tháng;

- Quản lý việc thu thập kế hoạch giảng dạy của TNV;

- Quản lý việc nhận và xử lí công văn mới;

- Thu hút LHS quốc tế đến học tại trường.

Để có thể quản lý tốt hơn hoạt động HTQT tại Trường ĐHNN, ĐHĐN nói chung, 3 mảng hoạt động HTQT khảo sát ở trên nói riêng, sau đây là một số đề xuất:

4.3.1. Đối với Phòng KH, SĐH và HTQT

Quản lý các hoạt động HTQT theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên làm công tác HTQT tại phòng, tăng cường hiệu quả công việc.

Xây dựng chiến lược HTQT cho nhà trường nhằm tạo thế chủ động trongquản lý các hoạt động HTQT, thu hút thêm LHS quốc tế đến học tại trường, góp phần nâng cao vị thế của trường trong thời đại hội nhập và cạnh tranh quốc tế về giáo dục.

4.3.2. Đối với Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý các hoạt động HTQT cho đội ngũc huyên viên chuyên trách HTQT.

Tăng cường nhân sự quản lý công tác HTQT, đảm bảo tối thiểu đến năm 2015 có 3 chuyên viên phụ trách mảng

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Hoạt  động  1 Hoạt  động  2

Rất  tốt

Tốt

Khá

Trung bình

Page 73: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 69

HTQT tại phòng KH, SĐH và HTQT tại trường.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, có chính sách hỗ trợ kinh phícho hoạt động HTQT.

5. Kết luận

Ngày nay, hợp tác, giao lưu với các đối tác nước ngoài trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực giáo dục nói riêng là một chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Công tác HTQT càng tỏ ra có ý nghĩa quan trọng đối với trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo vì về bản chất việc phát triển các năng lực ngoại ngữ gắn liền với đội ngũ giảng viên người bản ngữ các ngôn ngữ đang giảng dạy tại trường và môi trường giao tiếp ngôn ngữ thật. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý công tác HTQT của phòng KH, SĐH và HTQT tại Trường ĐHNN, ĐHĐN, bài viết đã đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng cường quản lý 3 mảng công tác góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động HTQT tại trường. Trong những giải pháp đã khuyến nghị, giải pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 được kỳ vọng sẽ sớm có kết quả hơn cả. Nếu những giải pháp này được áp dụng đồng bộ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên làm công tác HTQT tại trường sẽ được tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác HTQT trong gia đoạn phát triển mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng iêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

[2] Lưu Quý Khương (2007),“Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đưa công tác đào tạo tiếng Anh hội nhập quốc tế”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Đào tạo ngoại ngữ để hội nhập quốc tế - Cơ hội và thách thức, Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHĐN, trang 124-128.

[3] Hoàng Cửu Long (2012), “Difficulties in the Operation of an International Program in Vietnam”,Proceedings of the First Forum on International Collaborative Academic Programs, Vietnam National University Ho Chi Minh University of Science, p.16-21.

[4] Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Văn Ba (2013), “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo lưu học sinh Lào tại trường CĐSP Kon Tum”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo lưu học sinh Lào, Trường Đại học Quảng Nam, trang 50-56.

[5] Nguyễn Hồng Sơn và Hoàng Thị Bảo Thoa (2012), “Contributions of collaborative academic programs on developing countries:A case study of master program of public management, joint training program between VNU university of Economics and Business, Vietnam, and Uppsala University, Sweden”, Proceedings of the First Forum on International Collaborative Academic Programs, Vietnam National University Ho ChiMinh University of Science, p.106-110.

[6] Hoàng Ngọc Sơn (2013), “Thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức các hoạt động cho lưu học sinh Lào ở trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo lưu học sinh Lào, Trường Đại học Quảng Nam, trang 135-140.

[7] Nguyễn Đắc Thành (2013), Một số ý kiến trao đổi về nâng cao chất lượng công tác quản lý lưu học sinh Lào tại kí túc xá – tiếp cận thực tiễn từ trường Đại học Thương mại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo lưu học sinh Lào, Trường Đại học Quảng Nam, trang 164-167.

[8] Nunnally, J.C., & Bernstein, I.H., (1994), Pschychometric theory, 3rd Edition, NewYork: McGraw- Hill.

(BBT nhận bài: 04/11/2014, phản biện xong: 04/12/2014)

PHỤ LỤC

10 câu hỏi xin ý kiến đánh giá về việc quản lý các hoạt động liên quan đến tình nguyện viên, lưu học sinh nước ngoài và thực hiện các thủ tục hành chính trong công tác hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Nhận thức, đánh giá Nội dung khảo sát

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

n % n % n % n % n %

1. Quản lý thủ tục tiếp nhận TNV

2. Quản lý thủ tục xin gia hạn visa sau khi TNV đã đến làm việc

3. Quản lý thủ tục xin giấy phép lao động cho TNV làm việc trên 6 tháng

4. Quản lý việc nhận và xử lí công văn mới

5. Quản lý việc ghi nhật kí hợp tác quốc tế

6. Quản lý thủ tục xin gia hạn visa cho Lưu học sinh

7. Quản lý việc tiếp các đoàn khách quốc tế

8. Quản lý việc thu thập danh sách, bảng điểm và hồ sơ Lưu học sinh

9. Quản lý việc thu thập kế hoạch giảng dạy của TNV

10. Quản lý thủ tục tiếp nhận sinh viên quốc tế

Page 74: Lời nói đầu - udn.vn

70 Nguyễn Duy Phương

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TĂNG SĨ CỦA TRIỀU MINH MẠNG (1820 – 1841) BUDDHIST MANAGEMENT UNDER MINH MANG‘S REIGN

Nguyễn Duy Phương

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Minh Mạng – vị vua thứ hai của triều Nguyễn, tuy là mộtnhà nho học nhưng lại có nhiều thiện cảm với Phật giáo. Trongnhững năm cầm quyền của mình, nhà vua đã dành khá nhiều ưuái cho tôn giáo này, chùa chiền được trùng tu, xây dựng khắp cảnước, các sinh hoạt Phật giáo được tổ chức thường xuyên và quymô, đặc biệt, ông rất quan tâm đến đội ngũ Tăng sĩ – lực lượng cóvai trò quyết định trong truyền bá và phát triển đạo Phật ở ViệtNam. Bài viết này phân tích nội dung cơ bản, điểm tích cực và hạnchế của công tác quản lý tăng sĩ của triều Minh Mạng. Qua đó, giúpchúng ta hiểu hơn thái độ ứng xử của triều Minh Mạng đối với Phậtgiáo, đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý sưtăng hiện nay.

Abstract - Athough Minh Mang – the second king of Nguyendynasty - was a Confucian scholar, he was very interested inBuddhism. During his reign, this King had a lot of preferentialpolicies with Buddhism. As a result, many podagas were restoredand built all over the country; many Buddhism activities wereorganized regularly.Particularly, he was very interested inBuddhists, who had important role in spreading and developingBuddhism in Vietnam. This article analyses basic content as wellas positive points and drawback of Buddhist management underMinh Mang’s reign with a view to helping to understand attitude ofMinh Mang King towards Buddhism, and to draw out experiencelessons for managing Buddhists nowadays.

Từ khóa - Minh Mạng; Tăng sĩ; chính sách; Phật giáo; quản lý. Key words - Minh Mang; buddhist; Buddhism; policy; manage.

1. Đặt vấn đề

Tăng sĩ là lực lượng có vai trò quyết định trong truyền bá và phát triển đạo Phật ở Việt Nam. Do vậy, ở bất kì giai đoạn lịch sử nào, giai cấp cầm quyền cũng luôn tìm cách quản lý và khai thác đội ngũ này theo hướng có lợi nhất thông qua các quy định của nhà nước. Với mong muốn phát triển Phật giáo, vua Minh Mạng đã rất quan tâm đến giới tăng sĩ với nhiều chính sách tích cực. Đây được xem là khuôn mẫu cho thái độ ứng xử của cả triều Nguyễn trong suốt thế kỉ XIX đối với tầng lớp xã hội đặc biệt này.

2. Phân bổ, điều chuyển chư tăng của các chùa

Theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam, nhân sự của các tự viện đều do sơn môn, trụ trì (chùa chư tăng), ban hộ tự (chùa làng) quyết định, nhưng dưới triều Minh Mạng, từ chức sắc cho đến tăng chúng, phục dịch của hầu hết các ngôi tự viện lớn, đặc biệt là quốc tự đều chịu sự quản lý, điều phối của triều đình. Điều này thật đúng như nhận định của A.Sallet “Cách phân phối các thầy tu đến với các chùa không lệ thuộc vào ý muốn riêng tư mà vào các quy tắc trong các sắc lệnh của triều đình. Cấp bậc và danh hiệu của các thầy tu cũng như vậy” [1, tr.126].

Nhân sự của một số chùa lớn được triều đình bổ dụng như sau: “Chùa thiên Mụ 1 tăng cang, 30 tăng chúng; chùa Long Quang 1 trụ trì 10 tăng chúng; chùa Thánh Duyên 1 trụ trì, 9 tăng chúng, 2 đạo đồng; chùa Linh Hựu: 1 trụ trì, 10 tăng chúng; chùa Giác Hoàng: 1 trụ trì, 15 tăng chúng, chùa Diệu Đế: 1 tăng cang, 1 trụ trì, 20 tăng chúng; chùa Khải Tường: 1 trụ trì, 10 tăng chúng" [10, IV, tr.361].

Chư tăng giữa các chùa cũng thường xuyên được triều đình luân chuyển, không chỉ trong phạm vi một tỉnh; mà nhiều trường hợp được điều đi rất xa, chùa trong miền Nam lại được điều ra miền Trung và ngược lại, và chư tăng của chùa này lại được bổ dụng làm trụ trì của chùa khác. Sách Ngũ Hành Sơn lục có chép về việc triều đình lựa chọn và cắt đặt các vị danh tăng ở Kinh đô về làm trụ trì và tăng chúng chùa Tam Thai và Ứng Chân ở Quảng Nam “Minh Mệnh

năm thứ 7 khâm phụng chỉ chuẩn cho hai vị đại sư là Trần Văn Trừng (Viên Trừng); Nguyễn Văn Như (Chân Như) và bốn tăng chúng là Nguyễn Văn Khánh, Kiều Văn Bảo, Vũ Văn Niên, Phan Văn Định ở hai chùa Thiên Mụ, Long Quang ở kinh thành, cấp bằng về tại Ngũ Hành Sơn tỉnh Quảng Nam. Ngự chế hai vị đại sư làm trụ trì chùa Tam Thai, Ứng Chân, đặt 4 vị tăng chúng làm 4 đại sư ở các chùa [2]. Hay trường hợp ngài Đạo Trung – Trọng Nghĩa (Nghĩa Văn Nghĩa) chùa Từ Đàm được vua Minh Mạng bổ đến trụ trì chùa Thiên Mụ: “Năm thứ 20, có sắc chuẩn cho: nhà sư ở chùa Ấn Tôn là Nguyễn Văn Nghĩa nay bổ về trụ trì chùa Thiên Mụ” [10, IV, tr.361].

Số lượng, nguồn gốc, việc điều chuyển sái phu, cấm binh đến làm việc ở các chùa cũng đều được triều đình quy định rõ ràng. Những người này thường được lấy từ dân sở tại phục vụ chùa chiền theo nghĩa vụ lao dịch, được miễn đi lính. Ngoài ra, một số chùa có hành cung của vua, như chùa Thánh Duyên còn có binh lính của triều đình đến canh giữ.

"Minh Mạng năm thứ 1 (1820), Nghị được chuẩn: Mộ lấy 30 dân ngoài bổ sung làm sái phu ở chùa Kim Cương thuộc Gia Định.

Minh Mạng năm thứ hai (1821), Nghị được chuẩn: Mộ lấy 10 dân ngoài bổ sung làm sái phu chùa Pháp Vũ ở hạt ấy - lại nghị được chuẩn: Vốn là dân tám xã canh giữ chùa Thiên Mụ (lệ 30 người) nay chiếu theo lệ cũ, chiêu mộ dân xã An Ninh ở gần đây sung vào giữ thay, còn dân 8 xã thì rút về.

Minh Mạng năm thứ 8 (1827), Nghị được chuẩn: Điều cấp 3 dân sở tại làm tự phu ở chùa Long Phước (Quảng Trị).

Minh Mạng năm thứ 17 (1836), ban dụ rằng: Chùa Tháp núi Thúy Vân, xây dựng đã xong, vậy cho phái 20 người Vũ Lâm, Cấm binh chia nhau coi giữ, mỗi tháng thay đổi 01 lần. Hàng năm, từ ngày mồng 1 tháng 2 đến cuối tháng 7 làm thêm hành dinh để phòng khi vua đến chơi, cho phái thêm 1 viên suất đội, 20 biền binh để coi giữ.

Minh Mạng năm thứ 18 (1837), Nghị được chuẩn: Tự phu ở chùa Khải Tường thuộc Gia Định nên trích lấy 10 người ở chùa Kim Cương sung vào. Còn chùa Kim Cương

Page 75: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 71

vẫn để 20 người. Tự phu của hai chùa Tam Thai, Châu Ứng ở Quảng Nam 31 người, Sái phu của chùa Hoàng Ân ở Hà Nội 2 người, Tự phu của chùa Linh Hựu ở Định Tường 15 người" [10, V, tr.512].

3. Phong Tăng Cang

Thông thường đứng đầu các ngôi chùa là trụ trì, nhưng từ thời Minh Mạng, trong một số quốc tự, tăng cang mới là chức sắc cao nhất. Nếu thời Gia Long, chỉ có ngài Tổ Ấn – Mật Hoằng được triều đình bổ nhiệm chức tăng cang cai quản tăng chúng quốc tự Thiên Mụ thì đến thời Minh Mạng, nhiều sư tăng đã nhận được vinh dự này như ngài Tiên Giác – Hải Tịnh (chùa Thiên Mụ), ngài Tế Chánh – Bổn Giác (chùa Thiên Mụ), Tánh Thiên – Nhất Định (Linh Hựu Quán, chùa Giác Hoàng), ngài Giác Ngộ - Tánh Thông (chùa Bát Nhã, Phú Yên), ngài Tế Bổn – Viên Thường (chùa Long Quang), ngài Đạo Trung – Trọng Nghĩa (Thiên Mụ)… Chính nhà vua tuyển chọn và bổ nhiệm tăng cang cho các chùa với những tiêu chuẩn khá khắt khe về trình độ lẫn phẩm hạnh của sư tăng. Qua đoạn chỉ dụ sau sẽ phần nào phản ảnh được điều đó. Năm Minh Mạng 16 (1835) “Lại dụ Bộ Lễ cấp cho hai người trụ trì chùa Thiên Mụ và quán Linh Hựu, mỗi người một văn bằng tăng cang. Ngoài ra, nếu có sư nào đức hạnh thanh cao, đạo pháp linh diệu, cứu người chữa bệnh thì cũng cấp (văn bằng ấy) cho để coi quản tất cả tăng đồ và đạo lưu, bảo nhau làm điều thiện, không được vượt ngoài pháp chế mắc vào luật cấm… Lại chỉ: Trụ trì chùa Long Quang là Nguyễn Văn Thường, xuất gia từ tuổi nhỏ, giới luật giữ được tốt, chuẩn cho chiểu cấp 1 đạo tăng cang văn bằng” [10, IV, tr.361].

Các Tăng Cang thường phải theo sự điều động của triều đình, cư trú, tu tập và hành đạo tại ngôi quốc tự do chính nhà vua cử đến, dù trước đó họ đã trụ trì một ngôi chùa nào đó rồi. Chẳng hạn, ngài Tế Chánh – Bổn Giác đang là trụ trì chùa Từ Ân (Gia Định) nhưng sau khi thiền sư Liên Hoa về Nam, Minh Mạng đã triệu ngài Tế Chánh – Bổn Giác làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ, giao chức trụ trì chùa này lại cho ngài Tế Tín – Chánh Trực. Nhưng có một trường hợp đặc biệt, sư tăng được phong Tăng Cang từ chối sự phân bổ của triều đình, vẫn được ở lại ngôi tự viện cũ của mình, đó là trường hợp Hòa thượng Nguyễn Giác Ngộ (chùa Bát Nhã, Phú Yên). “Ngày 18 tháng 10 năm Minh Mạng 21 (1840), thần Phan Huy Thực, thần Phan Bá Đa phụng thượng dụ: Lần này về kinh có Nguyễn Giác Ngộ, trụ trì chùa Long Sơn Bát Nhã là người tĩnh tâm tu luyện, tịch cố đã hơn 40 năm, khổ hạnh cao phong như thế thật là quý hóa. Truyền cấp cho một văn bằng Tăng Cang và gia ân thưởng cho 20 lạng bạc, trang phục, áo quần vải màu mỗi thứ 5 bộ, cho trạm dịch đưa về chùa cũ trụ trì. Trên lộ trình đi qua các hạt phải phái người hộ tống để đường đi được an toàn tốt đẹp” [7, tr.80].

Tăng cang có nhiệm vụ cai quản tăng chúng, tổ chức các hoạt động Phật sự, thực hiện các nghi lễ, giảng đạo cho vua và hoàng tộc… còn mọi công tác xây dựng, sửa chữa chùa chiền, đúc chuông, tô tượng trong các ngôi quốc tự đều do triều đình quyết định, họ cũng không được truyền chùa cho đệ tử và cũng không được xây tháp mộ. Ở các ngôi Quốc tự Linh Hựu, Giác Hoàng, Thiên Mụ ở Kinh đô Huế hoàn toàn không hề có tháp mộ [4, tr.105]. Sỡ dĩ như vậy là vì tăng cang là chức vụ mà triều đình bổ nhiệm, đơn

thuần chỉ là một chức quan nhà nước được trả lương. Sau thời gian làm tăng cang tại các chùa do triều đình chỉ định, các chư tăng này thường về lại các ngôi chùa, tổ đình nơi mình từng xuất gia, sinh hoạt và thường chọn mảnh đất yên nghỉ cho thế giới bên kia tại đây.

4. Sát hạch chư tăng và cấp độ điệp

Độ điệp là giấy chứng minh do triều đình cấp cho người xuất gia làm tăng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thời xưa. Ở Trung Quốc, vào thời đại Bắc Ngụy đã có quy chế này. Năm 729, đời Đường, vua xuống chiếu cho tăng ni trong nước, 3 năm làm sổ một lần. Năm 747, vua xuống chiếu cho tăng ni trong nước lệ thuộc vào “Lưỡng Nhai Công Đức Sứ” và do Ty Thượng Thư Tỉnh Từ Bộ cấp phát giấy tờ, gọi là Từ Độ Điệp, tăng ni có độ điệp được miễn sưu dịch. Tại Việt Nam, độ điệp bắt đầu từ thời vua Trần Anh Tông, là chứng thư của triều đình dùng làm thông hành cho tăng sĩ. Ngài Pháp Loa là tăng sĩ đầu tiên được vua Trần cấp độ điệp. Những tăng sĩ có độ điệp được hưởng những điều kiện dễ dàng trong thời gian du hành, khảo cứu, tham bái các nơi, đến chùa nào của môn phái cũng được tiếp đón” [3, II, tr.1713]. Tuy nhiên, chỉ đến thời Lê, tăng sĩ mới phải tham gia cuộc thi do triều đình tổ chức để được cấp độ điệp. Đại Việt Sử kí toàn thư chép rằng “mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 10, ra lệnh chỉ cho các tăng đạo, người nào thông kinh điển, trong sạch, giữ tiết hạnh, hẹn đến ngày 20 tháng này tới sảnh đường trình diện, để xét duyệt cho thi, ai đỗ thì cho làm tăng đạo, ai không đỗ thì bắt hoàn tục” [8, tr.367].

Lệ cấp độ điệp cho tăng sĩ tiếp tục được duy trì dưới thời Nguyễn. Để quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ này, Gia Long đã quy định rõ trong Hoàng Việt luật lệ “Nếu tăng đạo không được cấp độ điệp, tự ý cạo tóc thì phạt 100 trượng, nếu do gia trưởng thì gia trưởng phải chịu tội, nếu do trụ trì ở tự quán và thầy dạy riêng độ thì đồng tội, buộc hồi tục, vào sổ đương sai" [12, II, tr.276]. Tuy nhiên, lúc này triều đình chưa tổ chức sát hạch sư tăng. Đến thời Minh Mạng, điều luật trên vẫn được thực hiện, nhưng muốn được cấp độ điệp, sư tăng phải vân tập đến kinh đô, được Bộ Lễ sát hạch và ghi nhận là bậc chơn tu, giữ gìn giới luật, am hiểu đạo pháp. Sau khi nhận được độ điệp, sư tăng được tự do hành đạo, được miễn hoàn toàn các thứ thuế và lao dịch, cử làm tăng cang, trụ trì. Nhưng, nếu sư tăng không chuyên tâm trì giới, phạm tội sẽ bị triều đình tịch thu lại độ điệp đã cấp, buộc phải hoàn tục. Độ điệp mà Bộ Lễ cấp cho thiền sư Tánh Thiên Nhất Định đã ghi rõ: “Lâu nay tăng sĩ đến kinh đô, Bộ phải xét ai là người chơn tu, giữ đúng giới luật, am tường khoa phạm, thời cấp một độ điệp để được yên tâm tu trì, hầu chứng đạo thiền, còn như binh nhiêu, thuế thân hết thảy đều tha hết. Nếu sau khi nhận điệp rồi mà nợ trần chưa dứt sạch, nghiệp chướng vẫn còn, có tỳ tích xấu, các quan lại hay dân quân ta bắt được, giải ngay cho quan địa phương chiếu luật trừng trị, bắt phải về tục, thâu lại độ điệp để Bộ tiêu hủy” [5, tr.243]. Cùng với việc được cấp độ điệp, các tăng sĩ còn được triều đình ban Giới đao. Đó là “con dao nhỏ hình bán nguyệt dùng để cắt áo, cạo tóc, cắt móng tay, là 1 trong 18 vật thường dùng của Tì Kheo” [3, II, tr.1713]. Ngoài ra, Giới đao còn có hàm ý là để cắt hết mọi dục vọng mà an tâm trì giáo.

Cuộc sát hạch tăng sĩ được tổ chức lần đầu tiên dưới thời Minh Mạng là năm 1930, nhân dịp tứ tuần khánh thọ của

Page 76: Lời nói đầu - udn.vn

72 Nguyễn Duy Phương

Hoàng Thái hậu, nhà vua đã ra Chỉ vân tập tất cả các chư tăng trong nước về chùa Báo Quốc (Huế) để dự cuộc sát hạch về giới luật. Trong dịp này đã có 53 sư tăng trong cả nước được cấp độ điệp. Ngài Toàn Đức - Hoằng Tông (chùa Vạn Đức – Hội An), ngày Toàn Định – Bảo Tạng (chùa Phước Lâm- Quảng Nam), ngài Tánh Thiên – Nhất Định (Báo Quốc), ngài Đạo Viên – Trí Giác (chùa Kim Cang – Phú Yên), ngài Tánh Huệ - Nhứt Chơn (chùa Tường Vân – Huế) là 5 trong số 50 chư tăng được cấp độ điệp trong dịp này. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có chép lại sự việc này:

“Minh Mạng thứ 11 (1830) chỉ dụ: Lần này sư ở chùa các hạt gọi đến kinh gồm 53 người, đã qua bộ lễ sát hạch dựng thành danh sách tâu lên, nay chuẩn thưởng cấp. Cho 12 người vào hạng xảo thông đều cấp 5 lạng bạc; 38 người vào hạng hơi thông đều cấp 3 lạng bạc, lại ban tiệc chay ở chùa Thiên Mụ 1 lần, chuẩn đều cấp độ điệp giới đao, còn 3 người không thông, không chuẩn cho thưởng cấp để tỏ ra có phạt, điều khiển cho về” [10, IV, tr.361].

Lần thứ 2 là năm Minh Mạng thứ 16 (1835), sau khi tổ chức trai đàn tại chùa Thiên Mụ, triều đình cũng tổ chức sát hạch và cấp giới đao độ điệp cho tăng sĩ. “Lại chỉ: trụ trì chùa Long Quang là Nguyễn Văn Thường, xuất gia từ tuổi nhỏ, giới luật giữ được tốt, chuẩn cho chiểu cấp 1 đạo tăng cang văn bằng, còn những người hoặc dự vào hạng tinh 36 người, hạng thô 71 người, chuẩn theo lệ trước, chuẩn hạng cấp cho bạc lạng và khoản đãi tiệc chay một lần, ai đáng cấp độ điệp giới đao, tức sắc cho tề tập cả ở trước chùa Thiên Mụ để bái lĩnh” [10, IV, tr.361]. Lần này số lượng chư tăng được cấp độ điệp nhiều gấp đôi lần trước, trong đó, có nhiều chư tăng đến từ các chùa miền Bắc

Lần thứ 3 là vào năm 1840. Các chính sử triều Nguyễn không thấy ghi chép về lần sát hạch này nhưng sách Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục có đề cập đến việc vào năm 1840, ngài Chiếu Cảnh – Hải Lượng được triều đình ban cấp giới đao độ điệp sau khi vào kinh ứng thí thành công “vào năm Minh Mạng 21 (1840), sư (ngài Chiếu Cảnh – Hải Lượng- NDP) đắc chỉ vào kinh ứng thí, được ban giới đao độ điệp với hiệu Hải Lượng hòa thượng”. Điều này cũng trùng hợp với sự kiện được Đại Nam thực lục ghi lại “vua sai các địa phương từ Quảng Bình trở vào Nam hỏi kỹ trong hạt, có nhà sư nào đắc đạo, thông hiểu đạo giáo thì tỉnh cấp bằng cho đến Kinh, kịp tuần tháng tư tụng kinh ở chùa Giác Hoàng 21 ngày đêm, ở Thủy Đàn 7 ngày đêm; ở quán Linh Hựu 7 ngày đêm” [10, IV, tr.361]. Năm 1840 là năm vua Minh Mạng tổ chức rất nhiều hoạt động mừng thọ 40 tuổi của mình, ngoài tổ chức trai đàn ở kinh đô, nhà vua còn lập đại trai đàn tại chùa Phật Tích (Sơn Tây). Do vậy, nhận định triều đình tổ chức sát hạch tăng sĩ vào năm này là hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên, số lượng tăng sĩ tham gia cũng như kết quả của lần sát hạch này cho đến nay cũng ta vẫn chưa có nhiều thông tin.

Trong 20 năm với 3 lần triều đình tổ chức sát hạch cấp độ điệp cho tăng sĩ, chắc chắn số lượng tăng sĩ được cấp độ điệp với số lượng tăng sĩ thực tế chắc chắn còn khá khiêm tốn. Điều đó cho thấy điều luật người xuất gia phải có độ điệp của Hoàng Việt luật lệ khó lòng thực hiện được triệt để. Nhưng dù sao nó cũng đã cho thấy nỗ lực của nhà nước phong kiến trong việc quản lý đội ngũ sư tăng. Các vua Nguyễn dù sùng Nho nhưng vẫn tôn trọng giáo lý nhà Phật. Nhà nước đề cao việc

thông hiểu Phật pháp của các sư tăng nên việc kiểm tra trình độ nhằm tìm ta người tài giỏi, chấn chỉnh lại tư cách của các nhà sư, loại trừ những người núp bóng Phật với mưu tính “trốn việc quan đi ở chùa”, quy củ lại việc tu tập, nâng cao trình độ của giới xuất gia là một việc làm cần thiết, tác động tích cực đến sinh hoạt Phật giáo lúc bấy giờ.

5. Quy định về đạo đức, lối sống của tăng sĩ

Không chỉ yêu cầu khắt khe về phẩm hạnh và trình độ đối với các chức sắc Phật giáo (tăng cang, trụ trì), mà đạo đức, lối sống của tăng ni cũng rất được triều đình chú ý. Trong Hoàng Việt luật lệ có hẳn những điều luật quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về lối sống của các tu sĩ, tuy được ban hành dưới thời Gia Long, nhưng những quy định này vẫn được thực hiện đối với các triều vua sau.

Về y phục của sư tăng, “Y phục của tăng, đạo chỉ cho phép dùng lụa thô, vải, không được dùng lụa là thứ láng mịn đẹp, thêu bông hoa. Ai trái lệnh phạt 50 roi, buộc hồi tục, y phục gom về nhà quan. Cà sa, đạo phục thì không ở trong luật lệ này” [12, III, 443].

Không chấp nhận việc sư tăng có vợ con, hoặc sư tăng đoạn tuyệt hoàn toàn với cha mẹ. Luật pháp quy định rõ “Phàm tăng, đạo cưới thê thiếp thì phạt 80 trượng, hồi tục… Trụ trì chùa chiền biết mà không báo lên thì cùng tội, liên lụy vì người, không buộc hồi tục” [12, III, 340] và “tăng ni, đạo sĩ, nữ quan đều ra lệnh họ phải cúng tế cha mẹ, tổ tiên và thứ lớp để tang… làm giống như bao nhiêu người. Ai trái lệnh, phạt 100 trượng, buộc hồi tục” [12, III, 443].

Đối với trường hợp sư tăng vi phạm đạo đức, lối sống của người xuất gia, luật Gia Long xử nặng: “Tăng đạo quan, tăng nhân, đạo sĩ phạm vào kĩ nữ (gái điếm), rượu thịt thì đều phạt trăm trượng, trả về làm dân” [12, IV, 915].

Khi sư tăng phạm tội, triều đình xử tội nặng hơn dân thường. Hoàng Việt luật lệ quy định “Phàm để tang cha mẹ và chồng chết, nếu tăng, đạo sĩ, nữ quan phạm gian thì tăng hai bực tội người thường phạm gian, xử tội ấy theo người thường phạm gian” [12, V, 915]. Không chỉ chính sư tăng phạm tội chịu hình phạt mà cả sư trưởng của chùa ấy cũng cũng bị liên đới chịu trách nhiệm. Trường hợp sư Nguyễn Văn Huấn ở chùa Thiên Mụ là một ví dụ: “Sư chùa Thiên Mụ có tên Nguyễn Văn Huấn vì ghen ghét người. Bộ Hình và Viện Đô Sát xét hỏi qua một năm không khám phá ra manh mối. Đến nay Khoa đạo là Nguyễn Sĩ Đăng, Lê Tập bí mật dò xét tìm được tình trạng, đều thưởng cho mỗi người 10 lạng bạc và gia một cấp. Khi án giao xuống đình thần xét, Huấn bị xử trảm hậu, sư trưởng Nguyễn Tâm Đoan, cách bỏ chức trụ trì chuẩn bắt phải làm việc nặng nhọc tại chùa ấy” [11, V, tr.616].

Những quy định trên đã thể hiện rõ yêu cầu của vua Minh Mạng đối với sư tăng, không chỉ thông hiểu Phật pháp mà họ phải là những người có phẩm hạnh hơn người, có lối sống thanh bạch, giản dị, chấp nhận từ bỏ những ham muốn trần tục để làm gương cho người đời, từ hóa mới cảm hóa cũng được giáo chúng.

6. Hậu đãi sư tăng

Bên cạnh những đòi hỏi dành cho giới xuất gia thì triều đình cũng ban cho đội ngũ này nhiều hậu đãi. Chức sắc và tăng chúng các chùa công đều được cấp lương bổng hằng

Page 77: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 73

tháng để chi dùng, cấp pháp phục, gạo muối… Theo từng cấp bậc mà sự phân chia cũng có nhiều ít khác nhau. Sư tăng trong mỗi chùa được phân cấp thành 3 bậc: sư trưởng là cao nhất, đó có thể là tăng cang hoặc trụ trì chùa, tiếp đến là các sư nam, sư nữ (các sư tăng đã thọ Tỳ Kheo), và nhỏ nhất là các chú tiểu - những người mới vào chùa. Lệ phân cấp như sau: “phàm tăng cang ở đền chùa của nhà nước, mỗi người tháng cấp cho 3 quan tiền, 1 phương gạo trắng, tăng chúng mỗi người 1 quan tiền, 1 phương gạo trắng, đạo đồng mỗi người 6 tiền, 1 phương gạo” [10, IV, tr.361]. Theo lệ này, Bộ Hộ tùy theo số lượng chư tăng của mỗi chùa mà cấp phát số tiền và lương thực tương ứng. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép:

“Minh Mạng năm thứ 3 (1822) có chỉ rằng các sư ở chùa Thiên Mụ mỗi tháng cấp cho tiền 60 quan, gạo 55 phương, gạo trắng 5 phương, muối 6 thưng.

Lại có chỉ rằng: chùa Long Quang mỗi tháng cấp tiền 15 quan, gạo 21 phương.

Năm thứ 15 (1835), chuẩn y lời tâu đền chùa Linh Hựu, một sư trưởng cấp cho mỗi tháng tiền 2 quan, gạo trắng 01 phương. Các sư khác mỗi người mỗi tháng tiền 1 quan, gạo 1 phương.

Năm thứ 17 (1836), có chỉ rằng: sư trưởng chùa Thánh Duyên, mỗi tháng cấp cho tiền 2 quan, gạo trắng 01 phương. Các sư nam và sư nữ, mỗi người mỗi tháng đều tiền 01 quan, gạo 01 phương, chú tiểu mỗi tháng tiền 5 tiền, gạo 15 đấu.

Năm thứ 20 (1839), có Chỉ rằng: Sư trưởng chùa Giác Hoàng mỗi tháng cấp tiền 3 quan, gạo trắng 1 phương, các sư đều mỗi tháng mỗi người tiền 1 quan, gạo 1 phương” [10, III, tr.452].

Một số sư tăng tài giỏi còn được triều đình quan tâm sửa sang chùa chiền, tạo điều kiện thuận lợi cho tu hành. Trường hợp ngài Nguyễn Giác Ngộ ở chùa Bát Nhã (Phú Yên là một ví dụ điển hình “Ngày 18 tháng 11 năm Minh Mạng 21,… Lại truyền cho viên tỉnh Phú Yên xuất tiền công mua sắm vật liệu, thuê dân phu sửa sang chùa chiền nới Nguyễn Giác Ngộ hiện đang trụ trì cho được quan chiêm. Số dân phu thuê bao nhiêu người, truyền cấp kha khá cho mỗi người mỗi tháng 4 quan tiền và một vuông gạo để chúng vui vẻ làm, sớm hoàn thành công việc. Sau khi xong việc cứ thật khai tiêu” [7, tr.82].

7. Một vài nhận xét

1. Triều Minh Mạng đã can thiệp khá sâu vào hoạt động của Phật giáo thông qua việc điều phối, quản lý nhân sự của các chùa, cấp độ điệp, sát hạch sư tăng, phong tăng cang, bổ nhiệm trụ trì... Việc làm này trước hết thể hiện ý muốn kiểm soát Phật giáo của triều đình, đặc biệt là hoạt động của các ngôi quốc tự tại kinh đô Huế. Điều này không phải đến thời Minh Mạng mới thực hiện, mà hầu như giai cấp cầm quyền nào cũng muốn nắm được tôn giáo, nhất là Phật giáo, chỉ có khác là cách làm của vua Minh Mạng mềm dẻo mà hiệu quả hơn mà thôi. Không có một lệnh cấm đoán nghiêm khắc nào, nhưng bằng việc nắm được đội ngũ sư tăng – linh hồn của Phật giáo, ông đã hoàn toàn quản lý và chi phối được tôn giáo này theo hướng có lợi cho công cuộc trị nước của mình mà không vấp phải một sự chống đối hay phản kháng nào. Các sư tăng nhận chức tăng cang,

trụ trì do triều đình phong cấp, hưởng những ẩn điển, chiếu cố của nhà vua chắc chắn không chỉ có phụng sự đạo pháp, mà đã trở thành một viên quan nhà nước phục vụ đắc lực cho lợi ích của vương quyền.

2. Từ công tác quản lý tăng sĩ, đặc biệt là việc cấp độ điệp và sát hạch tăng sĩ của triều Minh Mạng nói riêng và triều Nguyễn nói chung đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo của triều đình. Nhưng theo chúng tôi, việc làm này không hề làm cho Phật giáo suy giảm, mà chính sự tham gia quản lý của triều đình đã giúp khôi phục được một đội ngũ sư tăng có tổ chức, có trình độ giáo lý và đức độ, hạn chế được những kẻ trốn tránh lao dịch, lợi dụng cửa thiền làm nơi chống đối triều đình, góp phần đưa sinh hoạt Phật giáo đi vào nề nếp. Đây là một việc làm hữu ích đối với Phật giáo, giúp cho tôn giáo này ngày càng phát triển vững chắc hơn. Chính nhà nghiên cứu Trần Hồng Liên cũng khẳng định “Trong một bối cảnh xã hội đầy rẫy phức tạp, đạo đức suy đồi, tăng chúng sa sút về giáo lý, một số người trốn bắt lính, trốn lao dịch mà vào chùa… Nắm lại số chân tu (thi sư tăng, kiểm tra giáo lý), tạo điều kiện cho số này – dù ít ỏi tiếp tục con đường đạo pháp là việc làm hợp lý và điều đó phần nào làm sáng tỏ chánh pháp nhà Phật, chứ không phải là hành động bài xích” [9, tr.162].

3. Việc triều đình dành khá nhiều công sức để triệu mời các danh tăng tài năng, đức độ ở các địa phương ra làm tăng cang, trụ trì các ngôi quốc tự ở kinh đô, ban cấp cho các tăng sĩ này nhiều hậu đãi đã cho thấy mối quan tâm đặc biệt của triều Minh Mạng đối với các ngôi quốc tự nói riêng và đối với Phật giáo nói chung. Ngoài mối thiện cảm cá nhân của vua Minh Mạng và triều thần đối với Phật giáo thì sự quan tâm của triều đình đối với các ngôi quốc tự còn xuất phát từ mục đích củng cố vương quyền, ổn định về mặt tâm linh của dân chúng. Quốc tự là trung tâm hoằng dương Phật pháp của đất nước, có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với các tín đồ Phật giáo. Hơn nữa, các ngôi chùa này phần lớn được xây dựng ở quanh kinh đô Huế mà ở đây dân chúng đa phần là tín đồ Phật giáo. Vì vậy, việc chăm lo cho các ngôi quốc tự như một cách quan tâm đến đời sống tinh thần, nhu cầu tâm linh của nhân dân. Từ đó, triều Nguyễn có thể thu phục được lòng dân, tạo được lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với triều đình, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

4. Bên cạnh những tác dụng tích cực, công tác quản lý tăng sĩ của triều Nguyễn cũng bộc lộ một số hạn chế. Việc tổ chức sát hạch và cấp độ điệp cho chư tăng tập trung tại một điểm ở Kinh đô với thời gian không cố định sẽ gây khó khăn về kinh phí, thời gian, điều kiện di chuyển và cư trú cho các tăng sĩ ở các địa phương về Kinh ứng thí, gây nhiều tốn kém trong khâu tổ chức. Số lượng chư tăng được cấp độ điệp cũng còn quá ít so với nhu cầu. Hơn nữa, với việc tổ chức sát hạch tăng sĩ do bộ Lễ chủ trì theo lối từ chương của Nho giáo, cũng chỉ những người hay chữ mới được công nhận là tu hành chân chính, còn những người khác, dù mộ đạo và tâm thành đến mấy mà không diễn tả được đức tin và kiến thức của mình bằng văn chương thì được cho là không phải tu hành chân chính, điều này khiến cho nhiều sư tăng tài đức khó lòng được triều đình công nhận.

Những hậu đãi mà triều đình ưu ái dành cho các chức sắc Phật giáo tại các chùa quốc tự cũng đã làm cho giới thiền môn không ít xáo trộn, gây chia rẽ trong hàng ngũ

Page 78: Lời nói đầu - udn.vn

74 Nguyễn Duy Phương

tăng sĩ. có không ít chư tăng vẫn chưa bỏ được lòng tham tìm cách chạy theo chức vị, danh tước để được hưởng bổng lộc của triều đình mà quên đi cốt cách của người xuất gia. Thực tế này đã được Thượng Tọa Thích Mật Thể phản ảnh trong Việt Nam Phật giáo sử lược: “Đến đây, từ trên vua quan cho đến thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật là ở sự cúng cấp cầu đảo chứ không biết gì khác nữa. Và phần đông họ chỉ trọng ông thầy ở chỗ danh vọng chức tước, mặc dù ông thầy ấy thiếu học thiếu tu… phần đông Tăng đồ chỉ nghĩ đến danh vọng chức tước: xin bằng Tăng Cang, Trú trì, Sắc tứ…” [13, tr.230].

8. Kết luận

Dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng công tác quản lý tăng sĩ của triều Minh Mạng đã đạt được một số thành tựu nhất định, không chỉ giúp triều đình quản lý Phật giáo, ổn định xã hội mà còn góp phần phát triển và tạo điều kiện cho tôn giáo này phụng sự đất nước. Đây sẽ là những tham chiếu cần thiết, những bài học kinh nghiệm quý giá cho công tác quản lý tăng sĩ nói riêng và Phật giáo nói chung của Nhà nước ta hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A.Sallet (2002), “Núi đá hoa cương (Ngũ Hành Sơn)”, Những người

bạn cố đô Huế (B.A.V.H), Tập XI, 1924, tr.126.

[2] Ấn Lan - Tổ Huệ - Từ Trí (1916), Ngũ Hành Sơn lục, Bản chữ Hán chép tay, lưu tại chùa Tam Thai (Đà Nẵng).

[3] Thích Minh Cảnh (2003), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 2, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh, tr 1713.

[4] Đặng Vinh Dự (2011), “Chuyện quốc tự ở Huế”, tạp chí Huế Xưa & Nay, số 103, trang 105.

[5] Nguyễn Hiền Đức (1999), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 243.

[6] Hòa thượng Phúc Điền (1859), Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục, Bản khắc in chữ Hán, lưu tại thư viện Hán Nôm, ký hiệu Vhv.9, tờ 45.

[7] Lý Kim Hoa (2003), Châu bản triều Nguyễn - Tư liệu Phật giáo, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.80.

[8] Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên (1697), Đại Việt sử kí toàn thư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam dịch, bản Kỷ, quyển X, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 367.

[9] Trần Hồng Liên (1992), “Vài nét về Phật giáo thời Nguyễn” in trong Những vấn đề văn hoá xã hội thời Nguyễn, Nxb Khoa học Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh, tr 162.

[10] Nội các triều Nguyễn (2009), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Viện Sử học dịch, toàn tập, Nxb Thuận Hoá, Huế.

[11] Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục chính biên, toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12] Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt Luật lệ, toàn tập, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[13] Thích Mật Thể (1961), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Minh Đức, Đà Nẵng.

(BBT nhận bài: 25/12/2014, phản biện xong: 18/03/2015)

Page 79: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 75

PHÂN TÍCH LỖI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRUNG CẤP KHI SỬ DỤNG BỔ NGỮ CHỈ HƯỚNG TIẾNG TRUNG

AN ERROR ANALYSIS OF USING DIRECTIONAL COMPLEMENTS OF VIETNAMESE STUDENTS OF INTERMEDIATE CHINESE LEVEL

Lưu Hớn Vũ

Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh; [email protected]

Tóm tắt - Bổ ngữ chỉ hướng là một trong những điểm ngữ phápquan trọng của tiếng Trung Quốc. Sinh viên Việt Nam giai đoạntrung cấp thường xuất hiện lỗi khi sử dụng loại bổ ngữ này. Quaphân tích ngữ liệu tiếng Trung của sinh viên Việt Nam giai đoạntrung cấp, chúng tôi tìm được 260 câu chứa lỗi sử dụng bổ ngữ chỉhướng. Những lỗi này có thể chia thành năm loại: 1) thiếu bổ ngữchỉ hướng, 2) thừa bổ ngữ chỉ hướng, 3) sai trật tự bổ ngữ chỉhướng và tân ngữ, 4) nhầm lẫn các bổ ngữ chỉ hướng với nhau, 5)nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng với các loại bổ ngữ khác. Trong đó,thừa bổ ngữ chỉ hướng là loại lỗi chủ yếu của sinh viên Việt Namgiai đoạn trung cấp. Nguyên nhân chính gây ra các lỗi này làchuyển di ngôn ngữ tiêu cực.

Abstract - Directional complement is an important language focusin Chinese grammar. Vietnamese students of intermediate Chineselevel usually make some errors when they use this kind ofcomplement. Through analyzing the compositions of Vietnamesestudents of intermediate Chinese level, we selected 260 sentenceswith directional complement errors. These errors were divided intofive categories: 1) omission of directional complements, 2) over-useof directional complements, 3) wrong order of directionalcomplements and object, 4) confusion about different types ofdirectional complements, 5) confusion about directionalcomplements with other complements. Particularly, the main error ofVietnamese students of intermediate Chinese level is over-use ofdirectional complements. The main cause of this is the negativetransfer from their mother tongue.

Từ khóa - bổ ngữ chỉ hướng; phân tích lỗi; thụ đắc; sinh viên ViệtNam; giai đoạn trung cấp.

Key words - directional complement; error analysis; acquisition;Vietnamese students; intermediate Chinese level.

1. Đặt vấn đề

Bổ ngữ chỉ hướng là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng trong chương trình giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên quốc tế giai đoạn đại học năm nhất và năm hai, đồng thời cũng là một trong những điểm ngữ pháp mà sinh viên có trình độ tiếng Trung trung cấp cần phải nắm vững. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tiếng Trung giai đoạn trung cấp, chúng tôi phát hiện sinh viên Việt Nam thường xuất hiện một số lỗi mang tính quy luật khi sử dụng bổ ngữ chỉ hướng tiếng Trung. Ví dụ:

(1) *人们的生活日益好。

(2) *愉快,没有困难出来。

(3) *说实话,要把这个坏毛病改出去确实很不容

易。

(4) *动不动就生气起来,把他的兄弟姐妹打了一

阵。

Vì vậy, cần tiến hành phân tích và tìm ra nguyên nhân xuất hiện các lỗi bổ ngữ chỉ hướng tiếng Trung của sinh viên Việt Nam ở giai đoạn trung cấp. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các lỗi đó.

2. Nguồn ngữ liệu và cơ sở lý luận

Nguồn ngữ liệu mà chúng tôi sử dụng là Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian của sinh viên Việt Nam giai đoạn trung cấp (có khoảng 250.000 chữ) mà chúng tôi tự xây dựng trên cơ sở bài thi của sinh viên Việt Nam giai đoạn trung cấp chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của các trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Trung Sơn (Trung Quốc), Đại học Sư phạm Quảng

Tây (Trung Quốc) và bài thi của thí sinh Việt Nam trình độ trung cấp trong Kho ngữ liệu bài thi HSK do Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc) xây dựng.

Cơ sở lý luận mà chúng tôi sử dụng trong bài viết này là lý thuyết Phân tích lỗi (Error Analysis) của S. P. Corder (1974) và lý thuyết Ngôn ngữ trung gian (Interlanguage) của Larry Selinker (1972).

3. Các lỗi bổ ngữ chỉ hướng giai đoạn trung cấp

Theo Carl James (1998), căn cứ vào hình thức biến hóa so với ngôn ngữ đích có thể chia lỗi của người học làm 5 loại: thiếu (omission), thừa (over-inclusion), nhầm lẫn (misselection), sai trật tự (misorder) và hỗn tạp (blend).

Sau khi sàng lọc ngữ liệu, chúng tôi tìm được 260 câu sai về bổ ngữ chỉ hướng. Trên cơ sở phân loại lỗi của Carl James (1998) và tình hình lỗi thực tế, chúng tôi chia lỗi sử dụng bổ ngữ chỉ hướng của sinh viên giai đoạn trung cấp làm 5 loại sau:

Bảng 1. Phân bố lỗi bổ ngữ chỉ hướng

Lỗi Số lượng

Tỉ lệ (%)

Thiếu bổ ngữ chỉ hướng 50 19,23

Thừa bổ ngữ chỉ hướng 75 28,85

Sai trật tự bổ ngữ chỉ hướng và tân ngữ 24 9,23

Nhầm lẫn các bổ ngữ chỉ hướng với nhau 62 23,85

Nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng với các loại bổ ngữ khác

49 18,84

Tổng cộng 260 100

3.1. Thiếu bổ ngữ chỉ hướng

Thiếu bổ ngữ chỉ hướng là lỗi xảy ra khi cần sử dụng bổ ngữ chỉ hướng, nhưng lại không sử dụng, mà chỉ sử

Page 80: Lời nói đầu - udn.vn

76 Lưu Hớn Vũ

dụng vị từ để biểu thị chức năng của kết cấu “vị từ + bổ ngữ chỉ hướng”. Ví dụ:

(5) *这样一定能使我们的环境减少一个危害因素,

也让社会能省一大笔钱做些有用的工作。

(6) *那样,那个影响就不停地遗传。

Sau các động từ “省”trong ví dụ (5), “遗传”trong ví dụ (6) không thể không có bổ ngữ chỉ hướng. Vì vậy, cần thêm bổ ngữ “去”vào sau động từ “省”, “下去” vào sau động từ “遗传”. Các ví dụ (5) và (6) khi diễn đạt bằng tiếng Việt thì chỉ cần sử dụng động từ “tiết kiệm”, “di truyển” là được, không cần thêm bổ ngữ chỉ hướng vào sau các động từ ấy. Điều này cho thấy, sinh viên mắc lỗi thiếu bổ ngữ chỉ hướng là do chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ.

3.2. Thừa bổ ngữ chỉ hướng

Thừa bổ ngữ chỉ hướng là lỗi xảy ra khi không cần sử dụng bổ ngữ chỉ hướng nhưng lại sử dụng. Ví dụ:

(7) *其实他也是个好人,只是我没发现出来。

Ở ví dụ (7), sinh viên đã dùng thừa bổ ngữ chỉ hướng “出来”. Động từ “发现” trong tiếng Trung không thể kết

hợp với các bổ ngữ “出”, “出来”, “出去”, nhưng động từ “phát hiện” trong tiếng Việt lại thường kết hợp với bổ ngữ “ra”.

(8) *弟弟要考上大学了没有?

Trong ví dụ (8), hành động “考” vẫn chưa xảy ra, cho nên không thể thêm bổ ngữ chỉ hướng “上”vào sau động từ này. “考上” trong tiếng Trung và “thi lên” trong tiếng Việt có sự giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về ngữ nghĩa. Bổ ngữ chỉ hướng “上” trong “考上” không còn mang nghĩa gốc (tức nghĩa chỉ hướng) nữa, mà mang nghĩa phái sinh, biểu thị kết quả của “考”, hình thức tương ứng của “考上” trong tiếng Việt là “thi đậu”. “Lên” trong “thi lên” vẫn còn mang nghĩa chỉ hướng, hình thức tương ứng của “thi lên” trong tiếng Trung là “考”.

(9) *我给贵公司写来这封求职信。

Ở ví dụ (9), người viết thư là “我”, người nhận thư là “贵公司”. Sau khi học “写来这封信”, sinh viên ngỡ rằng có thể sử dụng cụm từ này trong mọi tình huống, song trong ngữ cảnh của ví dụ (9) động từ “写” không thể kết hợp với bổ ngữ chỉ hướng “来”, sinh viên đã dùng thừa bổ ngữ chỉ hướng “来”.

(10) *另外,每个分公司可以比较方便地联系起来。

Trong ví dụ (10), sinh viên dùng “起来” nhằm mục đích biểu thị ý nghĩa bước vào một trạng thái mới (từ không tiện liên lạc đến tiện liên lạc). Tuy nhiên, sử dụng cách biểu đạt như ví dụ (10) thì sau động từ “联系” không cần thêm bổ ngữ

“起来”. Sinh viên đã dùng thừa bổ ngữ chỉ hướng “起来”.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi thừa bổ ngữ chỉ hướng của sinh viên là chuyển di ngôn ngữ tiêu cực, như ví dụ (7) – (8), và khái quát thái quá các nguyên tắc của ngôn ngữ đích, như ví dụ (9) – (10).

3.3. Sai trật tự bổ ngữ chỉ hướng và tân ngữ

Vị trí giữa bổ ngữ chỉ hướng và tân ngữ là một vấn đề

khá phức tạp. Tân ngữ có thể đứng trước bổ ngữ chỉ hướng, có thể đứng sau bổ ngữ chỉ hướng, cũng có thể đứng giữa bổ ngữ chỉ hướng kép. Điều này đã gây khó khăn cho sinh viên. Ví dụ:

(11) *我略略看了一看而低头下,车上都是素不相

识的人,怎么好向别人借钱呢?

Ở ví dụ (11), “低头” là từ ly hợp. Khi từ ly hợp mang bổ ngữ chỉ hướng, thì ngữ tố động của từ ly hợp phải đặt trước bổ ngữ chỉ hướng, còn ngữ tố danh của từ ly hợp phải đặt sau bổ ngữ chỉ hướng. Vì vậy, “低头下” phải sửa lại là

“低下头”. Trong tiếng Việt không có từ ly hợp, hình thức

tương ứng của “低下头” là “cúi đầu xuống” (tức低_下_头). Sinh viên, do chịu ảnh hưởng về trật tự vị trí của từ trong tiếng Việt dẫn đến lỗi như ví dụ (11).

(12) *一只小狗不知道怎么样跑进去她家里大便。

Trong ví dụ (12), “她家里” là từ chỉ nơi chốn, “khi tân ngữ là từ chỉ nơi chốn, thì tân ngữ phải đặt giữa bổ ngữ chỉ hướng kép” (Lưu Nguyệt Hoa chủ biên, 1998), cho nên “跑进去她家里” cần được sửa lại là “跑进她家里去”. Sinh viên mắc lỗi này là do ảnh hưởng của chuyển di ngôn ngữ tiêu cực.

(13) *他从他的房间里拿出来笔。

Ở ví dụ (13), “笔” là tân ngữ tiếp nhận, không chỉ nơi chốn, mang tính xác định. Khi tân ngữ là tân ngữ tiếp nhận, không chỉ nơi chốn, mang tính xác định, cho dù câu biểu thị ý nghĩa đã diễn ra hay chưa diễn ra, tân ngữ đều phải đặt trước hoặc đặt giữa bổ ngữ chỉ hướng kép (Quách Xuân Quý, 2003). Tuy nhiên, trường hợp tân ngữ đặt trước bổ ngữ chỉ hướng kép rất hiếm thấy trong ngôn ngữ thực tế (Trương Bá Giang, 1991). Vì vậy, “拿出来笔” phải được sửa lại là “拿出笔来”.

3.4. Nhầm lẫn các bổ ngữ chỉ hướng với nhau

Lỗi nhầm lẫn các bổ ngữ chỉ hướng với nhau là lỗi xảy ra khi cần sử dụng bổ ngữ chỉ hướng này, nhưng lại bổ ngữ chỉ hướng khác, không thể kết hợp với vị từ, hoặc có thể kết hợp với vị từ nhưng không phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ:

(14) *再包上才扔进垃圾桶里。

Ở ví dụ (14), sinh viên đã nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng “上” với “起来”. Hình thức tương ứng của hai bổ ngữ này trong tiếng Việt là “lên”. Song trong tiếng Trung, động từ “包” không kết hợp được với bổ ngữ “上”, chỉ kết hợp được với bổ ngữ “起来”. Sinh viên chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, dẫn đến xảy ra lỗi nhầm lẫn.

(15) *我这幅画还没画成,请你不要宣传出来。

Trong ví dụ (15), sinh viên đã nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng “出来” và “出去”. Hình thức tương ứng trong tiếng Việt của hai bổ ngữ chỉ hướng này đều là “ra”. Điểm đứng trong ví dụ (15) là vị trí của “我” và “你”, cho nên “宣传

出来” cần được sửa lại là “宣传出去”.

(16) *等鱼快要熟,把西红柿放进,煮两三分钟。

Ở ví dụ (16), sinh viên đã nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng

Page 81: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 77

đơn “进” và bổ ngữ chỉ hướng kép “进去”. Hình thức tương ứng trong tiếng Việt của hai bổ ngữ này đều là “vào”. Sinh viên không biết khi nào cần sử dụng bổ ngữ chỉ hướng đơn, khi nào phải sử dụng chỉ hướng kép, dẫn đến xảy ra lỗi như ví dụ (16).

(17) *我耐心地劝了他半天,他已经愉快下来。

Trong ví dụ (17), “愉快” là tính từ mang tính tích cực. Theo kết quả khảo sát của Lưu Nguyệt Hoa (1987), bổ ngữ chỉ hướng “下来” không thể kết hợp với tính từ mang tính tích cực. Vì vậy, “愉快下来” phải sửa lại là “愉快起来”.

3.5. Nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng với các loại bổ ngữ khác

Lỗi nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng với các loại bổ ngữ khác là lỗi xảy ra khi cần sử dụng bổ ngữ chỉ hướng nhưng lại dùng loại bổ ngữ khác để thay thế, hoặc khi cần sử dụng các loại bổ ngữ khác thì lại dùng bổ ngữ chỉ hướng để thay thế. Ví dụ:

(18) *每天早上我们都见面是因为同跑上一条路,

锻炼身体。

Ở ví dụ (18), “同跑上一条路” không phải là hình thức diễn đạt của tiếng Trung, đó là cách nói trong tiếng Việt “cùng chạy trên một con đường”, cho nên cần sửa lại là “同跑在一条路上”. Sinh viên mắc lỗi này là do ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ.

(19) *要是我们不能忍让别人那么会影响来自己的

长远计划。

Trong ví dụ (19), sinh viên đã nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng “来” với bổ ngữ chỉ kết quả “到”. Hình thức tương ứng trong tiếng Việt của “V来” và “V到” đều là “V đến”. Sinh viên không biết khi nào dùng “V来”, khi nào dùng “V到”để biểu thị “V đến” của tiếng Việt, cho nên xuất hiện lỗi. “影响来” trong ví dụ này phải sửa lại là “影响到”. Điều này cho thấy, sinh viên do chịu ảnh hưởng của chuyển di ngôn ngữ tiêu cực mà dẫn đến lỗi nhầm lẫn bổ ngữ chỉ hướng với các loại bổ ngữ khác.

(20) *无论你打不过还是打过他们你也不忍。

Ở ví dụ (20), sau khi học bổ ngữ chỉ hướng “过” biểu thị ý nghĩa chiến thắng, vượt qua, sinh viên đã suy ra hình thức “打过”. Song, “打过” lại không biểu thị ý nghĩa chiến thắng, vượt qua. Nếu muốn biểu thị ý nghĩa này, phải sử dụng hình thức của bổ ngữ chỉ mức độ “打得过”. Vì vậy,

“打过” cần sửa lại là “打得过”. Sinh viên mắc lỗi này là do khái quát thái quá các nguyên tắc của ngôn ngữ đích.

4. Nguyên nhân dẫn đến lỗi

Các nhà nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ trước đây cho rằng, có năm nguyên nhân dẫn đến lỗi ngữ pháp của người học ngoại ngữ: 1) chuyển di ngôn ngữ tiêu cực; 2) khái quát thái quá các nguyên tắc của ngôn ngữ đích; 3) chuyển di văn hóa tiêu cực; 4) chiến lược học tập; 5) chiến lược giao tiếp. Tuy nhiên, “cho dù lỗi của người học là do chịu ảnh hưởng của một chiến lược học tập cụ thể nào đó, nhưng ta

vẫn có thể thấy được bóng dáng của chuyển di ngôn ngữ tiêu cực và khái quát thái quá các nguyên tắc của ngôn ngữ đích trong các lỗi đó” (Chương Nghi Hoa, 2011).

Chúng tôi cho rằng, chuyển di ngôn ngữ tiêu cực và khái quát thái quá các nguyên tắc của ngôn ngữ đích là hai nguyên nhân chính gây ra lỗi sử dụng của người học. Hai nguyên nhân này tồn tại khách quan trong quá trình thụ đắc tiếng Trung của sinh viên Việt Nam.

Bảng 2. Phân bố nguyên nhân gây ra lỗi bổ ngữ chỉ hướng

Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ (%)

Chuyển di ngôn ngữ tiêu cực 193 74,23

Khái quát thái quá các nguyên tắc của ngôn ngữ đích

67 25,77

Tổng cộng 260 100

Từ Bảng 2 chúng ta có thể thấy rằng, chuyển di ngôn ngữ tiêu cực là nguyên nhân chính gây ra lỗi bổ ngữ chỉ hướng của sinh viên Việt Nam ở giai đoạn trung cấp.

5. Kiến nghị

Trên cơ sở những nghiên cứu trên đây, nhằm làm giảm tần số xuất hiện lỗi sử dụng bổ ngữ chỉ hướng của sinh viên Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, khi giảng dạy bổ ngữ chỉ hướng giảng viên cần kết hợp so sánh với các hình thức tương ứng của chúng trong tiếng Việt.

Thứ hai, giảng viên cần giúp sinh viên hiểu rõ sự khác biệt giữa các bổ ngữ chỉ hướng gần nghĩa trong tiếng Trung, cũng như sự khác biệt giữa các bổ ngữ chỉ hướng tiếng Trung có hình thức tương ứng giống nhau trong tiếng Việt.

Thứ ba, người biên soạn giáo trình và giảng viên cần tái hiện các điểm ngữ pháp bổ ngữ chỉ hướng tiếng Trung qua các dạng bài tập củng cố.

Thứ tư, giảng viên có thể thiết kế thêm các bài tập luyện dịch Việt - Trung có chứa “bẫy” sử dụng bổ ngữ chỉ hướng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Carl James, Errors in Language Learning and Use: Exploring Error Analysis, Routledge, 1998.

[2] Chương Nghi Hoa, Nghiên cứu thích nghĩa từ điển tiếng Trung cho người nước ngoài từ góc độ tri nhận của người sử dụng, NXB Thương Vụ. (Trung Quốc), 2011.

[3] Larry Selinker, “Interlanguage”, International Review of Applied Linguistics in Language Teaching, 1972, vol. X/3.

[4] Lưu Nguyệt Hoa, “So sánh ý nghĩa trạng thái của ‘起来’ và ‘下来’”, Tạp chí Giảng dạy tiếng Hán thế giới, 1987, số 1. (Trung Quốc).

[5] Lưu Nguyệt Hoa chủ biên, Giải thích bổ ngữ chỉ hướng, NXB Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, 1998. (Trung Quốc).

[6] Quách Xuân Quý, “Bàn thêm về vấn đề vị trí của bổ ngữ chỉ hướng kép và tân ngữ không chỉ nơi chốn”, Tạp chí Giảng dạy tiếng Hán thế giới, 2003, số 3. (Trung Quốc).

[7] S. P. Corder, “Error Analysis”, In: J. P. B. Allen and S. Pit Corder (eds.), The Edinburgh Course in Applied Linguistics vol.3: Teachniques in Applied Linguistics, Oxford University Press, 1974.

[8] Trương Bá Giang, “Nhân tố ràng buộc vị trí tân ngữ trong kết cấu ‘động từ + bổ ngữ chỉ hướng’”, Tạp chí Học tập tiếng Hán, 1991, số 6. (Trung Quốc).

(BBT nhận bài: 07/11/2014, phản biện xong: 26/02/2015)

Page 82: Lời nói đầu - udn.vn

78 Lê Thị Hoài Anh, Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng

NHẬN DẠNG HÀNH ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Ở THỪA THIÊN HUẾ

DETECTING EARNINGS MANAGEMENT OF ENTERPRISES IN THUATHIENHUE

Lê Thị Hoài Anh, Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế [email protected]; [email protected]; [email protected]

Tóm tắt - Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở số liệu thu thậptừ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhàquản trị được nhận dạng bằng cách vận dụng mô hình của DeAngelovà Friedlan. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệpđược chọn vào mẫu đã điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chínhtrong năm 2013. Trong đó, mô hình DeAngelo cho kết quả rằng 50%doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng, 50% doanh nghiệp điều chỉnh giảmlợi nhuận, còn Friedlan kết luận rằng 53% doanh nghiệp điều chỉnhtăng, 47% điều chỉnh giảm lợi nhuận. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằngmức độ điều chỉnh lợi nhuận tỉ lệ thuận với quy mô doanh thu và tàisản của doanh nghiệp.

Abstract - This study was conducted on the basis of data collectedfrom financial statements of enterprises in Thua Thien Hueprovince. Earnings management was detected by using DeAngeloand Friedlan’s models. The result of the study shows that mostfirms in the sample managed earnings in financial statements in2013. While DeAngelo’s model concludes that 50% of firmsmanaged earnings upwards and 50% of firms managed earningsdownwards, Friedlan’s model concludes that 53% of firmsmanaged earnings upwards and 47% of firms managed earningsdownwards. This study also indicates that the level of earningsmanagement is positively associated with the firm’s sales andassets.

Từ khóa - điều chỉnh lợi nhuận; mô hình DeAngelo; mô hìnhFriedlan; biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh; biến kế toán dồntích không thể điều chỉnh.

Key words - earnings management; DeAngelo’s model; Friedlan’smodel; discretionary accruals; non-discretionary accruals.

1. Đặt vấn đề

Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người sử dụng và nhiều bên liên quan như thuế, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, chuyên gia phân tích tài chính. Mặc dù báo cáo tài chính thường được kiểm toán, một số giới hạn của công tác này hạn chế khả năng kiểm toán viên phát hiện được hết sai phạm cũng như kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Theo tác giả Elias [3], điều chỉnh lợi nhuận là việc nhà quản lý sử dụng đánh giá chủ quan trong quá trình lập, công bố báo cáo tài chính và thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi thông tin nhằm đánh lừa các bên có liên quan, hoặc thay đổi kết quả hợp đồng có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán. Như vậy, điều chỉnh lợi nhuận phản ánh việc nhà quản lý lựa chọn các phương pháp kế toán một cách khéo léo, linh hoạt để sắp xếp thông tin tài chính theo cách có lợi nhất cho công ty hoặc mang lại lợi ích cá nhân. Hành động này được thực hiện theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị mà các đối tượng sử dụng thông tin bằng mắt thường khó có thể nhận ra.

Có nhiều động cơ thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu Thừa Thiên Huế, điều chỉnh lợi nhuận như đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của thị trường vốn, tránh vi phạm hợp đồng vay, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hình ảnh tốt về công ty để thu hút vốn đầu tư bên ngoài, nhà quản lí được hưởng quyền lợi khi hoàn thành chỉ tiêu được giao [3]. Tuy nhiên, điều chỉnh lợi nhuận có thể làm cho báo cáo tài chính không còn phản ánh đúng đắn bản chất tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này khiến các đối tượng sử dụng thông tin có cái nhìn sai lệch về tình hình tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư không đúng đắn. Đây hiện là vấn đề quan tâm của kiểm toán viên, các nhà soạn thảo chuẩn mực và giới nghiên cứu

kế toán, kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam. Do vậy, việc nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận sẽ góp phần hoàn thiện các chuẩn mực, quy định kế toán; từ đó trả lại sự trung thực cho báo cáo tài chính, giúp các đối tượng sử dụng có được nguồn thông tin chính xác hơn trong việc ra quyết định.

2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp đang hoạt động ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả sử dụng mô hình của DeAngelo và Friedlan. Phương pháp nghiên cứu này dựa trên cơ sở kế toán được vận dụng để lập báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được lập trên cơ sở dồn tích (Chuẩn mực số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính) [6]. Theo đó, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của công ty liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phải được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc tương đương tiền (Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung) [6]. Lợi nhuận được xác định trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Trong khi đó, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo cơ sở tiền dựa trên thời điểm thực thu, thực chi. Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) trên hai báo cáo tài chính này tạo ra những biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là biến kế toán dồn tích (Total accruals - TA).

Biến kế toán dồn tích được tính toán theo công thức:

TA LợinhuậnsauthuếTNDN DòngtiềntừHĐKD (1)

Page 83: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 79

Hay

LợinhuậnsauthuếTNDN TA DòngtiềntừHĐKD (2)

Dòng tiền từ HĐKD được lập theo cơ sở tiền nên không thể điều chỉnh được. Muốn điều chỉnh lợi nhuận, nhà quản trị phải điều chỉnh biến kế toán dồn tích. Theo tác giả Young [4], biến kế toán dồn tích gồm hai phần, biến kế toán có thể điều chỉnh và biến kế toán không thể điều chỉnh:

(3)

Từ đó suy ra:

(4)

Trong đó, DA (Discretionary Accruals) là biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, NDA (Non-discretionary Accruals) là biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh.

Như vậy, biến kế toán có thể điều chỉnh chính là phần lợi nhuận có được bằng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Vì biến này không thể quan sát trực tiếp nên các nhà nghiên cứu phải đo lường gián tiếp thông qua việc xác định biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh. Từ đó, mô hình nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận của DeAngelo và Friedlan thực chất là mô hình xác định NDA.

2.1.1. Mô hình DeAngelo (1986)

Mô hình DeAngelo giả định các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh năm nay bằng với tổng số biến kế toán dồn tích của năm trước [2]:

NDA TA (5)

Từ công thức (4) và (5) suy ra:

DA TA TA (6)

Như vậy, chênh lệch biến kế toán dồn tích giữa năm t và t-1 chính là biến kế toán có thể điều chỉnh năm t. Sau khi tính toán được DAt, hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị được kết luận theo ba trường hợp sau [5]:

- DAt = 0: Doanh nghiệp không điều chỉnh lợi nhuận trong năm t.

- DAt > 0: Doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm t.

- DAt < 0: Doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận trong năm t.

Ngoài ra, giá trị của DA thể hiện mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. DA càng lớn cho thấy số lợi nhuận được điều chỉnh trong kỳ càng nhiều và ngược lại.

Như vậy, mô hình DeAngelo cho phép kiểm định doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ hay không và nếu có thì hướng điều chỉnh như thế nào, tăng hay giảm và mức độ điều chỉnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là bỏ qua yếu tố tăng trưởng, điều này có thể dẫn đến những kết luận không chính xác về việc thực hiện các điều chỉnh kế toán để lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2.1.2. Mô hình Friedlan (1994)

Mô hình Friedlan giả định rằng sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích giữa hai giai đoạn gồm có hai thành phần là sự thay đổi do tăng trưởng và sự thay đổi do lựa chọn kế toán của nhà quản trị [1]. Khi một công ty phát triển, số

biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh và biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh sẽ tăng theo.

Để khắc phục nhược điểm của mô hình DeAngelo, Friedlan đã cải tiến mô hình bằng cách kiểm soát phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh thay đổi do thay đổi mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách chia biến kế toán dồn tích tính được theo mô hình DeAngelo cho doanh thu [1]. Như vậy, biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh năm t là chênh lệch giữa tổng số biến kế toán dồn tích được chuẩn hoá bởi doanh thu thời kỳ t và tổng số biến kế toán dồn tích được chuẩn hoá bởi doanh thu thời kỳ t-1.

Mô hình này được thể hiện theo công thức sau:

(7)

Trong đó, S là doanh thu năm t và t-1.

Sau khi xác định được DAt, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận về hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị theo ba trường hợp tương tự như mô hình DeAngelo [5].

2.2. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 30 doanh nghiệp được chọn ngẫu nhiên từ tổng thể các doanh nghiệp đang hoạt động ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để tính toán DA theo công thức (6) và (7), tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp của các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế TNDN, dòng tiền thuần từ HĐKD và doanh thu thu thập từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 và 31/12/2013 của các doanh nghiệp được chọn vào mẫu.

3. Kết quả nghiên cứu và bình luận

3.1. Kết quả kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)

Quá trình kiểm nghiệm hành động điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện minh hoạ đối với Công ty TNHH Thiên An Hải như sau:

TA2013 = Lợi nhuận sau thuế2013 - Dòng tiền từ HĐKD2013

= 880.484.009 - 1.373.294.529

= - 492.810.520 đồng

TA2012 = Lợi nhuận sau thuế2012 - Dòng tiền từ HĐKD2012

= 1.284.734.482 - (-5.269.804.827)

= 6.554.539.309 đồng

DA2013 = TA2013 - TA2012

= - 492.810.520 - 6.554.539.309

= -7.047.349.829 đồng

Kết quả tính toán DA2013 cho thấy trong năm 2013, Công ty TNHH Thiên An Hải đã điều chỉnh giảm 7.047.349.829 đồng so với mức lợi nhuận thực tế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Việc kiểm nghiệm đối với các công ty còn lại trong mẫu nghiên cứu được thực hiện tương tự.

Kết quả kiểm nghiệm hành động điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế trong năm 2013 bằng mô hình DeAngelo được thể hiện ở Bảng 1.

Page 84: Lời nói đầu - udn.vn

80 Lê Thị Hoài Anh, Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng

Bảng 1. Kết quả kiểm nghiệm bằng mô hình Deangelo (Đơn vị tính: VNĐ)

TT Doanh nghiệp TA2013 TA2012 DA2013

1 Công ty TNHH Thiên An Hải -492.810.520 6.554.539.309 -7.047.349,829

2 Công ty TNHH Bia Huế -356.214.635.000 -125.994.618.000 -230.220.017.000

3 Công ty TNHH Việt Đức -2.195.733.802 -2.455.219.237 259.485.435

4 Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản TTH 113.902.823.691 139.578.417.771 -25.675.594.080

5 Công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát 9.050.057.974 13.210.451.356 -4.160.393.382

6 Công ty CP Thành Đạt -17.137.821.982 -92.580.059.979 75.442.237.997

7 Công ty CP đầu tư và xây dựng Viwaseen -5.290.950.908 776.450.485 -6.067.401.393

8 Công ty CP du lịch Hương Giang 70.804.049.851 6.798.247.493 64.005.802.358

9 Công ty CP chế biến gỗ TTH -16.114.437.546 -15.662.543.530 -451.894.016

10 Công ty CP dệt may Huế -41.388.499.120 -27.223.125.450 -14.165.373.670

11 Công ty CP xây dựng thuỷ lợi TTH 1.396.938.101 4.865.268.379 -3.468.330.278

12 Công ty CP xây dựng giao thông TTH -4.333.193.435 -15.630.094.648 11.296.901.213

13 Công ty CP xây lắp TTH -7.239.585.693 -31.233.320.407 23.993.734.714

14 Công ty xăng dầu TTH -16.696.448.460 -32.015.451.248 15.319.002.788

15 Công ty CP cơ khí XD công trình TTH -38.592.148.374 -39.990.725.322 1.398.576.948

16 DNTN TM & DV Thiện Thành 4.771.887 14.327.756 -9.555.869

17 Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 19.099.904 407.316.270 -388.216.366

18 Công ty TNHH Hợp Đức -608.543 97.526.665 -98.135.208

19 Công ty TNHH TM & DV Tân Lập 21.931.032 11.977.700 9.953.332

20 Công ty TNHH TMDV Hồng Lợi 350.502.809 301.788.341 48.714.468

21 Công ty TNHH Ngọc Anh 326.655 1.223.391 -896.736

22 Công ty CP phát triển thuỷ sản TTH 462.315.940 2.132.419.567 -1.670.103.627

23 Công ty CP gạch Tuynel Hương Thuỷ 1.797.329.799 1.723.769.039 73.560.760

24 Công ty CP Huetronics 1.746.265.231 1.324.831.747 421.433.484

25 XN xây lắp số 1- Công ty CPXLBĐMT 14.124.720 1.052.400 13.072.320

26 Công ty CPQL & XD Đường Bộ TTH 913.536.502 737.198.671 176.337.831

27 Công ty CP in va dịch vụ TTH 46.416.446 134.596.203 -88.179.757

28 Công ty CP khai thác đá TTH 1.036.189.443 233.751.651 802.437.792

29 Công ty CP Long Thọ -66.355.549 1.257.460.988 -1,323.816.537

30 Công ty CP công nghệ & TM miền Trung 18.687.642 10.568.332 8.119.310

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2012 và 2013)

Theo kết quả tính toán biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA2013) bằng mô hình DeAngelo trình bày ở Bảng 1, trong tổng số 30 doanh nghiệp được chọn vào mẫu có 15 doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận (chiếm 50%) và 15 doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận (chiếm 50%) trong năm 2013. Giá trị của DA2013 thể hiện mức độ điều chỉnh lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp hay phần lợi nhuận đã được điều chỉnh trong kỳ bởi nhà quản trị. Giá trị này cho thấy các doanh nghiệp với quy mô doanh thu và tài sản khác nhau có mức độ điều chỉnh khác nhau. Mức điều chỉnh lợi nhuận dao động từ 896,736 đồng đến 230,220,017,000 đồng, trong đó các doanh nghiệp có quy mô doanh thu và tài sản càng lớn, giá trị lợi nhuận được điều chỉnh càng cao và ngược lại.

3.2. Kết quả kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan (1994)

Sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo, số liệu từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được tiếp tục kiểm

nghiệm bằng mô hình Friedlan để có sự đối chiếu kết quả giữa các mô hình và cho kết luận chính xác hơn, từ đó điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình kiểm nghiệm hành động điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện minh hoạ đối với Công ty TNHH Thiên An Hải như sau:

DATAS

TAS

492.810.520

46.470.509.0896.554.539.30958.938.740.909

0,1218 12,18%

Kết quả tính toán theo mô hình Friedlan cũng cho kết luận tương tự như mô hình DeAngelo. Trong năm 2013, Công ty TNHH Thiên An Hải đã điều chỉnh giảm lợi nhuận 12.18%. Việc kiểm nghiệm bằng mô hình này đối với các công ty còn lại trong danh sách mẫu nghiên cứu được thực hiện tương tự. Kết quả kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan được thể hiện ở Bảng 2.

Page 85: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 81

Bảng 2. Kết quả kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan

TT

Doanh nghiệp TA/S

DA201 3 2012 2013

1 Công ty TNHH Thiên An Hải 0,1112 -0,0106 -0,1218

2 Công ty TNHH Bia Huế -0,0491 -0,1178 -0,0687

3 Công ty TNHH Việt Đức -0,4217 -0,1912 0,2305

4 Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản TTH

0,1931 0,2380 0,0449

5 Công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát

0,0860 0,0569 -0,0291

6 Công ty CP Thành Đạt -0,7679 -0,3077 0,4602

7 Công ty CP đầu tư và xây dựng Viwaseen

0,0139 -0,1933 -0,2072

8 Công ty CP du lịch Hương Giang 0,1196 1,2940 1,1744

9 Công ty CP chế biến gỗ TTH -0,4196 -0,4193 0,0003

10 Công ty CP dệt may Huế -0,0232 -0,0317 -0,0084

11 Công ty CP xây dựng thuỷ lợi TTH 0,0903 0,0665 -0,0238

12 Công ty CP xây dựng giao thông TTH -0,0691 -0,0225 0,0466

13 Công ty CP xây lắp TTH -0,0460 -0,0122 0,0338

14 Công ty xăng dầu TTH -0,0185 -0,0081 0,0104

15 Công ty CPCK xây dựng công trình TTH -0,6414 -0,5115 0,1299

16 DNTN TM & DV Thiện Thành 0,0007 0,0002 -0,0005

17 Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 0,0099 0,0005 -0,0094

18 Công ty TNHH Hợp Đức 0,0035 0,0000 -0,0036

19 Công ty TNHH TM & DV Tân Lập 0,0002 0,0005 0,0003

20 Công ty TNHH TMDV Hồng Lợi 0,0105 0,0099 -0,0005

21 Công ty TNHH Ngọc Anh 0,0243 0,0064 -0,0180

22 Công ty CP phát triển thuỷ sản TTH 0,0139 0,0026 -0,0114

23 Công ty CP gạch Tuynel Hương Thuỷ 0,0743 0,1139 0,0396

24 Công ty CP Huetronics 0,0043 0,0055 0,0012

25 XN xây lắp 1- Công ty CPXLBĐMT

0,0004 0,0046 0,0042

26 Công ty CPQL & XD Đường Bộ TTH 0,0123 0,0136 0,0013

27 Công ty CP in va dịch vụ TTH 0,0065 0,0025 -0,0040

28 Công ty CP khai thác đá TTH 0,0175 0,0273 0,0098

29 Công ty CP Long Thọ 0,0079 -0,0005 -0,0083

30 Công ty CP công nghệ & TM miền Trung

0,0019 0,0029 0,0010

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2012 và 2013)

Theo kết quả trình bày trong Bảng 2, mô hình Friedlan cho kết luận tương tự như kết quả tính toán của mô hình DeAngelo. Trong tổng số 30 doanh nghiệp được chọn vào mẫu có 16 doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận (chiếm 53%) và 14 doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận (chiếm 47%). DA2013 được xác định bằng chênh lệch giữa tỉ lệ của tổng biến kế toán dồn tích trên doanh thu trong hai năm 2012, 2013 và cho kết quả theo tỉ lệ phần trăm. Tỉ lệ này dao động từ 0,03% đến 117,44%.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình DeAngelo và Friedlan cho kết luận tương tự về hành động điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2013. Cả hai mô hình đều cho rằng các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đã điều chỉnh lợi nhuận trong năm này. Tuy nhiên, có ba trường hợp hai

mô hình này cho kết luận khác nhau là Công ty TNHH nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên Huế và Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế (mô hình DeAngelo kết luận điều chỉnh giảm, mô hình Friedlan kết luận điều chỉnh tăng), Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hồng Lợi (mô hình DeAngelo kết luận điều chỉnh tăng, mô hình Friedlan kết luận điều chỉnh giảm). Sự khác biệt này là do tỷ lệ tăng tổng biến kế toán dồn tích trong năm 2013 khác với tỷ lệ tăng doanh thu mà mô hình Friedlan lại có xem xét đến yếu tố tăng trưởng là doanh thu [2].

3.3. Một vài nhận xét về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Qua kết quả kiểm định bằng mô hình của DeAngelo và Friedlan đối với 30 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được lựa chọn vào mẫu tương ứng với các loại hình khác nhau, có thể kết luận rằng trong năm 2013, hầu hết các doanh nghiệp tuỳ theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị, đã thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận bằng cách điều chỉnh tăng hoặc giảm mức lợi nhuận so với thực tế. Mỗi doanh nghiệp, với quy mô tài sản và doanh thu khác nhau có mức độ và nguyên nhân điều chỉnh lợi nhuận khác nhau. Đối với các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty niêm yết, động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận thường là để tạo sự chú ý của nhà đầu tư khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của công ty, từ đó thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, đây không phải là nhân tố chính tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế vì chỉ một số ít doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (ví dụ, Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế). Đa phần doanh nghiệp ở Huế lại điều chỉnh giảm lợi nhuận với lí do chính là tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh tăng lợi nhuận lại cao hơn, khi doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu thập doanh nghiệp như miễn hoặc giảm thuế.

Ngoài ra, mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, thể hiện qua giá trị của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA), tỉ lệ thuận với quy mô tài sản và doanh thu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, công ty TNHH Ngọc Anh có quy mô nhỏ nhất trong các mẫu nghiên cứu với doanh thu 51.415.610 đồng và tài sản 40.123.665 đồng có mức lợi nhuận được điều chỉnh thấp nhất là 896.736 đồng. Công ty Bia Huế có mức doanh thu cao nhất là 3.023.895.128.000 đồng có mức lợi nhuận được điều chỉnh cao nhất là 230.220.017.000 đồng.

Một vấn đề đáng quan tâm là mặc dù phần lớn các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập, nhưng một số trường hợp như Công ty TNHH Bia Huế, Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần du lịch Hương Giang vẫn có mức điều chỉnh lợi nhuận khá lớn. Từ kết quả nghiên cứu đó có thể thấy tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế không cao. Các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác đã điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận tuỳ vào từng thời điểm để đạt được mục tiêu của mình. Điều này gây khó khăn cho các đối tượng sử dụng cần thông tin chính xác, trung thực để có các quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt

Page 86: Lời nói đầu - udn.vn

82 Lê Thị Hoài Anh, Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng

ra là liệu việc điều chỉnh lợi nhuận như vậy có hợp lý không, vì chế độ kế toán Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể nào cho vấn đề này. Do vậy, điều chỉnh lợi nhuận hiện là vấn đề quan tâm của giới nghiên cứu về kế toán, kiểm toán trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

4. Kết luận và đề xuất

Lợi nhuận trên báo cáo tài chính là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở cho các quyết định đầu tư, cho vay. Nếu số liệu kế toán này bị điều chỉnh theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị thì các đối tượng sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định đầu tư không hợp lý, từ đó dẫn đến rủi ro mất vốn. Một số cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng bởi hành vi này như thuế bị mất các khoản thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp hay chi phí thưởng trên lợi nhuận đối với người lao động. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận để bảo vệ lợi ích cho người sử dụng thông tin báo cáo tài chính.

Để góp phần nâng cao tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính, tác giả xin đề xuất một số ý kiến như sau:

4.1. Về phía Bộ Tài chính

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng coi trọng tính thống nhất trong việc xác định các ước tính kế toán để việc lập báo cáo tài chính đảm bảo tính trung thực và hợp lý hơn, bởi đây là “khu vực” chứa đựng nhiều cơ hội, khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Doanh nghiệp cần được yêu cầu trình bày chi tiết, đầy đủ, rõ ràng hơn thông tin trên Thuyết minh Báo cáo tài chính. Bộ Tài chính cần ban hành quy chế, chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp không báo cáo trung thực các thông tin trên báo cáo tài chính để răn đe, ngăn ngừa các sai phạm trọng yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp có chênh lệch trước và sau kiểm toán lớn. Đồng thời, Bộ Tài chính cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, công bố

danh sách các công ty kiểm toán có đủ uy tín, năng lực, đảm bảo chất lượng kiểm toán và quy trách nhiệm, phạt hành chính hoặc rút giấy phép hoạt động đối với các công ty kiểm toán độc lập nếu báo cáo tài chính được kiểm toán bị phát hiện có sai sót trọng yếu.

4.2. Về phía Kiểm toán độc lập

Ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của kiểm toán viên để đảm bào tính trung thực, độc lập trong hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán cần thu hẹp mức trọng yếu đối với các khoản mục và giới hạn số lượng báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ.

4.3. Về phía nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng

Để có được quyết định đầu tư, cho vay, cho thuê đúng đắn trên cơ sở thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các đối tượng sử dụng thông tin như nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ cần có kiến thức, hiểu biết về kế toán, có khả năng đọc và phân tích báo cáo tài chính ở mức độ cơ bản và quan tâm đến các dấu hiệu thể hiện sự không minh bạch trong việc cung cấp thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ronen, J. & Yaari, V., Earnings management: Emerging insights in theory, practice, and research, Springer, 2008.

[2] Huỳnh Thị Vân, Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2012.

[3] Elias, R. Z., “Determinants of earnings management ethics amongst accountants”, Journal of Business Ethics, 40(1), 2002, 33-45.

[4] Young, S., “The determinants of managerial accounting policy choice: Further evidence for the UK”, Accounting and Business Research, 28(2), 1998, 131-143.

[5] Nguyễn Thị Minh Trang, “Vận dụng mô hình DeAngelo và Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, số 6, Đại học Đông Á, 2012, 39-47.

[6] Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

(BBT nhận bài: 09/01/2015, phản biện xong: 20/03/2015)

Page 87: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 83

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

FACTORS AFFECTING THE INTENTIONS OF FOREIGN INVESTORS IN THE KEY ECONOMIC REGIONS OF CENTRAL VIETNAM

Nguyễn Ngọc Anh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài báo điều tra tầm quan trọng của các yếu tố ảnhhưởng đến ý định của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ở vùng kinhtế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) và đưa ra khuyến nghị để tăngcường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nghiên cứu tiếnhành điều tra 250 doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở vùng để thuthập và phân tích dữ liệu. Bằng phương pháp phân tích nhân tốkhám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội, nghiên cứu đã nhận diệncác yếu tố và mức độ ảnh hưởng quan trọng của từng yếu tố đếný định của nhà ĐTNN trong vùng lần lượt như sau: (1) thể chế; (2)lao động; (3) môi trường quốc tế; (4) thị trường; (5) cơ sở hạ tầng(CSHT); (6) tài nguyên; (7) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và côngnghệ .

Abstract - The article investigates the important role of factorsaffecting the intentions of foreign investors in the key economicregions of Central Vietnam and provides some recommendationsto promote the attraction of foreign direct investment (FDI). In thisresearch a survey has been carried out in order to collect data foranalysis form 250 FDI enterpreneurs in the regions. By means ofexploratory factor analysis (EFA) and multiple regression analysis,the research has identified the factors and their important levels ofinfluence on the intentions of foreign investors in the regions insuch an order as follows: (1) institutions; (2) labor forces; (3)international environment; (4) market; (5) infrastructures; (6)natural resources.

Từ khóa - Thể chế; cơ sở hạ tầng; lao động; vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung; FDI.

Key words - institutions; infrastructures; labor forces; the keyeconomic regions of Central Vietnam; FDI.

1. Đặt vấn đề

FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở điểm đến nước chủ nhà, nên chính quyền địa phương rất tích cực thu hút FDI. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của nó đến một địa điểm chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: động cơ nhà ĐTNN, các lợi thế về chi phí, chất lượng các yếu tố sản xuất, thể chế địa phương nước chủ nhà và môi trường quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu động cơ của nhà ĐTNN lựa chọn vùng KTTĐMT để đầu tư, yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định của nhà ĐTNN hiện đang hoạt động tại địa phương sẽ là tiền đề quan trọng cho việc hoạch định chính sách thu hút FDI. Bài viết sẽ đề cập: (1) mô hình nghiên cứu lý thuyết; (2) nhận diện và đo lường về các yếu tố ảnh hưởng ý định của nhà ĐTNN; và (3) hàm ý chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI.

2. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu

Dòng chảy FDI vào một địa phương phụ thuộc quyết định địa điểm của nhà ĐTNN. Các nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng, khi quyết định, nhà đầu tư xem xét cả yếu tố bên cung (lợi thế sở hữu, lợi thế nội bộ hóa của nhà đầu tư như: kinh nghiệm quốc tế, địa phương, sự đa dạng sản phẩm, chiến lược quốc tế, tài sản vô hình, chu kỳ sống sản phẩm) và yếu tố bên cầu (lợi thế địa điểm của nước chủ nhà như: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự khác biệt văn hóa, chính trị) ảnh hưởng đến hiệu suất FDI. Do đó, khung phân tích đồng thời cả biến số cung, cầu là lý tưởng để nghiên cứu sự xuất hiện dòng chảy FDI tại một địa phương. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào địa phương được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:

- Hasnah và cộng sự (2010) nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố địa điểm đối với dòng chảy FDI ở Malaysia qua khảo sát 100 doanh nghiệp FDI với thang đo Likert 5 mức

cho 11 nhóm nhân tố với 81 quan sát. Dữ liệu được phân tích thống kê mô tả, đánh giá hệ số Cronbach Alpha, phân tích EFA đã trích rút được 16 yếu tố với 35 quan sát. Sau đó, phân tích hồi quy logistic đã xác định 3 yếu tố hạ tầng kinh tế, nguyên liệu, năng lượng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê.

- Nguyễn Mạnh Toàn (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương ở Việt Nam thông qua khảo sát 258 doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội với 8 nhóm nhân tố (nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ưu đãi và hỗ trợ, lợi thế chi phí, thị trường tiềm năng). Bằng phương pháp thống kê mô tả cho thấy hạ tầng kỹ thuật; sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương; chi phí hoạt động thấp là các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng hơn các nhân tố khác khi nhà ĐTNN xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam.

- Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI Đà Nẵng qua khảo sát 120 doanh nghiệp FDI. Tám nhóm nhân tố (thị trường, chất lượng nguồn lực, chi phí, hạ tầng, sự hình thành cụm ngành, công tác quản lý và hỗ trợ chính quyền địa phương, chính sách ưu đãi, vị trí địa lý và tài nguyên) với 26 quan sát được khảo sát. Bằng phương pháp phân tích EFA, phân tích hồi bội cho thấy mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự lần lượt: CSHT, công tác quản lý và hỗ trợ chính quyền địa phương, sự hình thành cụm ngành, chất lượng nguồn lực, vị trí địa lý và tài nguyên.

Như vậy, nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định địa điểm FDI: (1) vị trí địa lý; (2) tài nguyên; (3) lao động; (4) thị trường; (5) CNHT và công nghệ; (6) CSHT; (7) thể chế; (8) môi trường văn hóa xã hội; (9) môi trường kinh tế vĩ mô; (10) môi trường chính trị; (11) môi trường quốc tế (Hình 1).

Page 88: Lời nói đầu - udn.vn

84 Nguyễn Ngọc Anh

Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN

Để nhận diện mô hình nghiên cứu phù hợp với Vùng KTTĐMT, nghiên cứu đã kế thừa các quan sát đo lường các yếu tố trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cùng với việc thảo luận với các chuyên gia trên địa bàn. Kết quả mô hình phân tích được tóm tắt như sau:

- Vị trí địa lý: là đặc thù riêng, không thể sao chép, ảnh hưởng đến quyết định điạ điểm FDI, bởi nó giúp nhà đầu tư giảm chi phí vận chuyển, dễ dàng tiếp cận thị trường khu vực, toàn cầu, đồng thời kích thích công ty tích tụ để khai thác hiệu quả đầu vào trung gian chung của ngành. Các quan sát đo lường yếu tố này: tiếp cận thị trường khu vực, toàn cầu [4]; chi phí vận chuyển [6]; chi phí đầu tư công trình.

- Tài nguyên thiên nhiên: sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu giá rẻ là đầu vào quan trọng, nên yếu tố này ảnh hưởng đến ý định lựa chọn điạ điểm đầu tư. Các quan sát đo lường yếu tố này: chi phí nguyên liệu [8]; cảnh quan thiên nhiên [14]; chất lượng không khí, nguồn nước [9]; sự sẵn có nguồn nguyên liệu [13].

- Lao động: là yếu tố tác động đến chi phí, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nên địa điểm có mức lương thấp, sự sẵn có lao động phổ thông, lao động có kỹ năng cao sẽ hấp dẫn FDI. Các quan sát đo lường yếu tố này: sự sẵn có lao động kỹ thuật, quản lý chất lượng cao [12]; sự sẵn có lao động phổ thông [14]; chi phí lao động [3]; thái độ và tính kỷ luật người lao động [15].

- Thị trường: quy mô và tiềm năng thị trường địa phương là yếu tố quan trọng hấp dẫn FDI. Các quan sát đo lường yếu tố này: quy mô thị trường (dân số) [2]; tăng trưởng kinh tế (GDP) [3]; thu nhập của người dân [9]; đặc điểm tiêu dùng người dân [9]; khuynh hướng chi tiêu, đầu tư của chính phủ [17]; mức độ cạnh tranh thị trường [8].

- CNHT và công nghệ: sự hiện diện của ngành CNHT, mức độ phát triển của nó tại địa phương tạo ra môi trường hấp dẫn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhờ tiết giảm chi phí vận chuyển yếu tố đầu vào từ nơi khác đến. Các quan sát đo lường yếu tố này: công nghiệp hỗ trợ [5]; đối tác địa phương [15]; trình độ phát triển công nghệ [6].

- Cơ sở hạ tầng: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế là tiện ích cho hoạt động kinh doanh, mức độ phát triển của

chúng ảnh hưởng đến hiệu quả nên rất được quan tâm khi quyết định đầu tư. Các quan sát đo lường yếu tố này: hạ tầng thông tin, truyền thông [15]; hạ tầng giao thông [3]; hạ tầng khu công nghiệp; hệ thống cung cấp điện, nước [14]; hệ thống ngân hàng, kiểm toán [9].

- Thể chế: góp phần tiết giảm chi phí giao dịch, thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các tương tác, cải tiến các yếu tố liên quan đến quá trình kinh doanh nên đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm đầu tư. Các quan sát đo lường yếu tố này: hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư [1]; thông tin minh bạch, rõ ràng, dễ tiếp cận [10]; thủ tục hành chính [14]; chính sách thuê đất, giải phóng mặt bằng [14]; chính sách thuế [6]; sự năng động của người đứng đầu địa phương.

- Môi trường văn hóa xã hội: biểu hiện ở trình độ giáo dục, niềm tin và các giá trị đạo đức xã hội, tôn giáo, tập quán, ngôn ngữ và giao tiếp ảnh hưởng đến chất lượng lao động và hoạt động kinh doanh. Các quan sát đo lường yếu tố này: trình độ giáo dục người dân [6]; sự thân thiện người dân [6]; tệ nạn xã hội và tội phạm.

- Môi trường kinh tế vĩ mô: biểu hiện ở tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh, sự ổn định kinh tế vĩ mô hay độ mở của nền kinh tế, là yếu tố quan trọng hấp dẫn FDI. Các quan sát đo lường yếu tố này: tăng trưởng kinh tế quốc gia [8]; lạm phát [8]; tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư [8]; sự cởi mở của nền kinh tế [16].

- Môi trường chính trị: biểu hiện ở sự ổn định chính trị, hệ thống chính trị ủng hộ quyền sở hữu FDI, đạo đức quan chức chính phủ (tham nhũng phổ biến gây khó khăn cho doanh nghiệp) ảnh hưởng đến sự dịch chuyển FDI. Quan sát đo lường yếu tố này: mức độ tham nhũng [17]; chính trị trong nước [7]; hệ thống an ninh trong nước [6].

- Môi trường quốc tế: các sự kiện quốc tế như khủng hoảng kinh tế, chính trị hay xu hướng lan tỏa FDI khiến dòng vốn FDI dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Quan sát đo lường yếu tố này: khủng hoảng kinh tế thế giới [11]; khuynh hướng dịch chuyển FDI đến nền kinh tế chuyển đổi [11]; khuynh hướng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc đến Đông Nam Á.

- Ý định đầu tư: sự thuận lợi của địa điểm thúc đẩy nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư. Vì thế, khi nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của địa điểm, tùy thuộc vào dữ liệu, phương pháp nghiên cứu mà biến phụ thuộc được lựa chọn là giá trị vốn FDI đăng ký, thực hiện, hoặc quyết định, ý định đầu tư. Trong nghiên cứu này, để phù hợp với dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, biến phụ thuộc được lựa chọn là ý định đầu tư. Đây được hiểu là các nhân tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân. Các nhân tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân bỏ ra để thực hiện hành vi và được đo bằng 4 quan sát: sẽ bỏ vốn đầu tư nếu chưa đầu tư; sẽ tiếp tục duy trì đầu tư; sẽ tăng vốn mở rộng đầu tư; sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác đầu tư.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Mô hình nghiên cứu với 12 thang đo nháp và 48 quan sát được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát theo thang đo Likert 5 mức, trong đó, với “1” hoàn toàn không đồng ý, “3” bình

Quyết định địa điểm đầu tưThể chế

Văn hóa xã hội

Thị trường

Nguồn tài nguyên

Vị trí địa lý

CNHT và công nghệ

Nguồn lao động

Môi trường kinh tế

Môi trường chính trị

Môi trường quốc tế

Cơ sở hạ tầng

Page 89: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 85

thường và “5” hoàn toàn đồng ý để khảo sát sơ bộ 50 doanh nghiệp FDI hoạt động tại Đà Nẵng. Kết quả phân tích sơ bộ hệ số Cronbach Alpha và phân tích EFA đã loại thang đo vị trí địa lý (3 quan sát), 1 quan sát (thông tin minh bạch, dễ tiếp cận) ở thang đo thể chế, 1 quan sát (Việt Nam có quan hệ với nhiều nước trên thế giới) ở thang đo môi trường kinh tế vĩ mô không phù hợp. Như vậy, chỉ có 11 thang đo với 43 quan sát thỏa mãn điều kiện để sử dụng trong nghiên cứu chính thức.

3.2. Kết quả nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách điều tra 250 phiếu (244 phiếu hợp lệ) tại 250 doanh nghiệp FDI trong vùng, trong đó, Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi chiếm lần lượt: 56,6%, 17,6%, 13,9%, 7,4%, 4,5% phiếu trả lời. Người trả lời chủ yếu là giám đốc, phó giám đốc, CEO và loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 82,8%. Nhìn chung, giá trị trung bình các thang đo được đánh giá khá cao, cao nhất là thang đo tài nguyên (3,46), thấp nhất là thang đo CSHT (3,01), quan sát (cảnh quan thiên nhiên) được đánh giá cao nhất có giá trị trung bình 3,64, thấp nhất là hạ tầng giao thông có giá trị trung bình 2,78. Độ lệch chuẩn bình quân các thang đo khá cao, thấp nhất là thang đo lao động (1,03), cao nhất là thang đo CNHT và công nghệ (1,12).

3.2.1. Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của các thang đo tài nguyên, lao động, thị trường, CNHT và công nghệ, CSHT, thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị, môi trường quốc tế, và ý định đầu tư lần lượt: 0,879; 0,875; 0,875; 0,842; 0,859; 0,875; 0,848; 0,738; 0,836; 0,917 (≥ 0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến trong các thang đo này lớn hơn 0,3, phù hợp để phân tích EFA. Riêng thang đo văn hóa xã hội, hệ số tin cậy là 0,537 (<0,6), biến trình độ giáo dục của thang đo này có hệ số tương quan biến tổng là 0,280, loại biến này và thang đo có hệ số tin cậy là 0,624 (>0,6).

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích EFA cùng lúc 10 thang đo với 38 biến độc lập bằng phương pháp trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax, kết quả EFA lần sau cùng cho thấy, hệ số KMO = 0,877, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,000), có 8 yếu tố được trích tại Eigenvalue 1,374, tổng phương sai trích 72,484%. Tám yếu tố với 32 quan sát được trích đó là: tài nguyên (4 quan sát); lao động (4 quan sát); thị trường (5 quan sát); CNHT và công nghệ (3 quan sát); CSHT (5 quan sát); thể chế (5 quan sát); môi trường kinh tế vĩ mô (3 quan sát); môi trường quốc tế (3 quan sát). Phân tích EFA thang đo ý định đầu tư cho thấy 4 quan sát rút thành 1 nhân tố tại Eigenvalue 3,215, hệ số KMO =0,836, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000), tổng phương sai trích là 80,385%.

3.2.3. Phân tích hồi quy bội

Phương trình hồi quy bội có dạng:

K= β0 + β1*RES+ β2*LAB + β3*MAR + β4*SUP + β5*INF+ β6*INS+ β7*ECO+ β8*GLO

Trong đó, K là biến phụ thuộc thể hiện ý định của nhà ĐTNN; β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8 là hệ số hồi quy;

RES, LAB, MAR, SUP, INF, INS, ECO, GLO là các biến độc lập theo thứ tự: tài nguyên; lao động; thị trường; CNHT và công nghệ; CSHT; thể chế; môi trường kinh tế vĩ mô; môi trường quốc tế. Các biến đưa vào phân tích hồi quy được tính bằng trung bình cộng các quan sát thuộc nhân tố đó.

Bảng 1. Kết quả hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa (Beta)

Giá trị (t)

Mức ý

nghĩa (Sig.)

Thống kê

cộng tuyến

B Sai số chuẩn

Tolerance VIF

Constant -,969 ,210 -4,61 ,000

RES ,115 ,048 ,112 2,41 ,017 ,640 1,564

LAB ,235 ,051 ,216 4,57 ,000 ,624 1,602

MAR ,190 ,051 ,170 3,71 ,000 ,663 1,509

SUP ,108 ,044 ,111 2,45 ,015 ,680 1,471

INF ,125 ,049 ,116 2,57 ,011 ,686 1,458

INS ,283 ,054 ,253 5,25 ,000 ,598 1,673

ECO ,072 ,039 ,072 1,86 ,065 ,930 1,076

GLO ,176 ,042 ,178 4,18 ,000 ,765 1,307

Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 1) cho thấy, 6 biến có ý nghĩa thống kê: tài nguyên; lao động; thị trường; CNHT và công nghệ; CSHT; thể chế; môi trường quốc tế với độ tin cậy 95% và biến môi trường kinh tế vĩ mô không có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,662 chứng tỏ các biến đưa vào mô hình giải thích 66,2% sự biến thiên của ý định đầu tư. Các kiểm định tính phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến và tính ổn định phương sai của các sai số không bị vi phạm. Mô hình dự đoán tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của nhà ĐTNN trong vùng: tài nguyên (0,112); lao động (0,216); thị trường (0,170); CNHT và công nghệ (0,111); CSHT (0,116); thể chế (0,253); môi trường quốc tế (0,178). Tầm quan trọng của từng quan sát trong mỗi nhân tố được đánh giá thông qua trọng số của nó trong phân tích EFA.

Bảng 2. Tóm tắt chỉ số mô hình

Mô hình

Hệ số R

Hệ số R2 Hệ số R2

hiệu chỉnh Sai số chuẩn của

mô hình

1 ,820a ,673 ,662 ,55479

4. Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 7 nhóm nhân tố với 29 quan sát có ảnh hưởng đến ý định của nhà ĐTNN trong vùng theo thứ tự quan trọng lần lượt là: thể chế; lao động; môi trường quốc tế; thị trường; CSHT; tài nguyên; CNHT và công nghệ. Tuy nhiên, 7 nhân tố này chỉ giải thích được 66,2% biến thiên của ý định đầu tư vào vùng, nên còn những yếu tố khác có ảnh hưởng, nhưng chưa được nghiên cứu bao quát hết trong mô hình hiện tại.

Vị trí địa lý vùng được xem là lợi thế nổi trội, nhưng không thể hiện trong kết quả nghiên cứu này, được lý giải rằng vị trí địa lý sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường khu vực, thế giới và tiết giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình trải dài cùng với CSHT yếu kém nên ảnh hưởng của chúng đối với nhà đầu tư không rõ nét. Bên cạnh đó, môi trường văn hóa xã hội của vùng cũng có những đặc trưng riêng so với các vùng miền khác nhưng yếu tố này không thể hiện có lẽ do chưa nhiều

Page 90: Lời nói đầu - udn.vn

86 Nguyễn Ngọc Anh

nhà ĐTNN quan tâm đến yếu tố này khi đầu tư. Ngoài ra, môi trường chính trị là yếu tố nhạy cảm, có thể nhà đầu tư không thể hiện rõ quan điểm trong đánh giá của khảo sát này nên không thể hiện ở nghiên cứu. Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng, nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Với kết quả nghiên cứu này, để tăng cường thu hút FDI, vùng, cần cải thiện các yếu tố theo thứ tự ưu tiên lần lượt: thể chế; lao động; CSHT; CNHT và công nghệ; và khai thác sự thuận lợi môi trường quốc tế. Thị trường và tài nguyên là yếu tố phi chính sách, nhưng việc hoàn thiện và phát triển các yếu tố này sẽ tác động tích cực đến chúng. Chẳng hạn: phát triển hạ tầng sẽ khiến cho tiếp cận tài nguyên dễ dàng, chi phí thấp; phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng đến việc làm; thu nhập sẽ tác động đến yếu tố thị trường. Định hướng cải thiện như sau:

- Hoàn thiện khung thể chế và cơ chế thực thi: Yếu tố thể chế có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định đầu tư vào vùng, nhưng các quan sát này được nhà đầu tư đánh giá ở mức trung bình và thấp. Do vậy, để tăng cường thu hút FDI, bên cạnh hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư, các lãnh đạo địa phương cần phải năng động, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thủ tục hành chính, có chính sách ưu đãi hợp lý về thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ mặt bằng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Yếu tố lao động được đánh giá cao ở khía cạnh chi phí, nhưng sự sẵn có lao động kỹ thuật và quản lý chất lượng cao được đánh giá rất thấp. Vì thế, cần tập trung nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra lợi thế lớn hơn nữa về lao động và kích thích dòng chảy FDI vào vùng.

- Chính sách xúc tiến đầu tư: Với khuynh hướng dịch chuyển FDI đến nền kinh tế chuyển đổi, từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á, chính sách xúc tiến đầu tư, ngoài việc giúp nhà đầu tư tiết giảm chi phí thông tin, thuận lợi trong tương tác, cần phải khai thác triệt để cơ hội thuận lợi môi trường quốc tế về xu hướng dịch chuyển này và hạn chế tác động bất lợi từ khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua chính sách lựa chọn dự án cần ưu tiên thu hút, chính sách lựa chọn nhà đầu tư và hoạt động tổ chức xúc tiến đầu tư.

- Phát triển CSHT: Yếu tố này không chỉ giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí mà có tác động mạnh đến yếu tố tài nguyên, thị trường, bởi nó tạo điều kiện để nhà đầu tư dễ dàng khai thác tài nguyên (cảnh quan thiên nhiên) và thị trường (bị chia cắt do đặc thù địa hình), nhưng được đánh giá rất yếu kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng khu công nghiệp, nên cần phải tích cực đầu tư. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư CSHT lớn, nên việc phát triển CSHT cần phải dựa trên sự kết hợp giữa tăng cường đầu tư của nhà nước với chính sách thu hút tư nhân, FDI đầu tư.

- Phát triển CNHT: Yếu tố này được đánh giá khá thấp, hơn nữa, với xu hướng toàn cầu hóa trong kinh doanh, CNHT tạo điều kiện để vùng thay đổi ngành, lĩnh vực thu hút FDI theo hướng tích cực. Vì thế, cần có chính sách để phát triển CNHT thông qua việc hình thành các cụm ngành công nghiệp, khu CNHT, thu hút FDI và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển CNHT, từ đó sẽ ảnh hưởng

tích cực đến dòng chảy FDI của vùng.

Tóm lại, nghiên cứu đã nhận diện và đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định đầu tư, qua đó, gợi ý những chính sách cải thiện các yếu tố này để tăng cường thu hút FDI vào vùng. Tuy nhiên, quyết định địa điểm đầu tư, duy trì, mở rộng đầu tư thường xuất phát từ ban điều hành cấp cao (công ty mẹ), ban điều hành công ty con chỉ báo cáo tư vấn để hình thành ý định đầu tư. Hầu hết công ty khảo sát trong nghiên cứu này là công ty con, nên giá trị kết quả nghiên cứu cũng có hạn chế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bevan, A., Estrin, S. & Meyer, K., “Foreign investment location and institutional development in transition economies”, International Business Review, 13, 2004, pp.43-64.

[2] Billington, N., “The location of foreign direct investment: an empirical analysis”, Applied Economics, 31(1), 1999, pp.65-76.

[3] Boermans, M. A., Toelfsma, H., & Zhang, Y., “Regional determinants of FDI in China: a factor-based approach”, Journal of Chinese economic and business studies, 9(1), 2011, pp.23-42.

[4] Brainard, S.L., “An empirical assessment of the proximity - concentration trade-off between multinational sales and trade”, The American Economic Review, 87(4), 1997, pp.520-544.

[5] Cheng, L. & Kwan, Y., “What are the determinants of the location of foreign direct investment? The Chinese experience”, Journal of International Economics, (51), 2000, pp.379-400.

[6] Don, A. W., Determinant of the Factors Affecting Foreign Direct Investment Flow to Sri Lanka and Its Impact on the Sri Lankan Economy, University of the Thai Chamber of Commerce, 2007.

[7] Dupasquier, C. & Osakwe, P. N., “Foreign Direct Investment in Africa: Performance, Challenges, and Resposibilities”, Journal of Asian Economics, 17(2), 2006, pp.241-260.

[8] Fawaz, B., Factors affecting foreign direct investment location in the petrochemicals industry, the case of Saudi Arabia, Bbs doctoral symposium 23rd & 24th march 2009.

[9] Hasnah, A., Sanep, A., & Rusnah, M., “Determinants Of Foreign Direct Investment Locations In Malaysia”, International Review of Business Research Papers, 6(4), 2010, pp.101–117.

[10] He, C., “Information costs, agglomeration economies and the location of foreign direct investment in China”, Regional Studies, 36(9), 2002, pp.1029-1036.

[11] Hyung, S. B., Hyung, H. L., & Cyn, Y. P., Assessing External and Internal Factors Influencing Foreign Direct Investment in Emerging Countries: A Comparison between Mergers and Acquisitions and Greenfield Investment, 2012.

[12] Kang, S. J., & Lee, H. S., “The Determinants of Location Choice of South Korean FDI in China”, Japan and the world economy, 19(4), 2007, pp.441-60.

[13] Ksenia, G. & Philipp, M., “Natural resource or market seeking FDI in Russia? An empirical study of locational factors affecting the regional distribution of FDI entries”, IWH discussion papers, 3, 2013.

[14] Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp nghiên cứu điển hình tại Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 11(21), 2013.

[15] Nguyễn Mạnh Toàn, “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5(40), 2010.

[16] Yih, Y.Y. J., Groenewold, N., & Tcha, M., “Determinants of Foreign Direct Investment in Australia”, The Economic Record, 76, (232), 2000, pp.45-54.

[17] Zenegnaw, A.H., “Demand side factors affecting the inflow of foreign direct investment to African countries: Does capital market matter?”, International journal of business and management, 5(5), 2010.

(BBT nhận bài: 07/09/2014, phản biện xong: 17/02/2015)

Page 91: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 87

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRUNG BỘ ECONOMIC GROWTH IN KEY ECONOMIC REGION IN CENTRAL

Phan Thăng An

Vụ Địa phương II; [email protected]

Tóm tắt - Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của nhiều nền kinh tế vàchủ đề của nhiều nghiên cứu kinh tế,đặc biệt ở các nước đang pháttriển. Các nghiên cứu đều tập trung trả lời một số vần đề chính như:xu hướng của tăng trưởng, cơ cấu kinh tế trong tăng trưởng, cáchtạo ra tăng trưởng và các vấn đề xã hội trong tăng trưởng…Nghiêncứu này cũng tập trung vào các vấn đề đó, nhưng với một nền kinhtế cụ thể. Đó là Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Tăng trưởng kinhtế của nền kinh tế này có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra vùng động lựcphát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.Phương pháp phân tích là sự kết hợp giữa phân tích định tính vàđịnh lượng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Abstract - Economic growth is the goal of many economies andthe subject of much economic research, particularly in developingcountries. Most studies focus on answering some key issues suchas:the trend of growth, economic structure in the growth, the wayto create growth and social issues in the growth... This studyfocuses on these issues, but with a specific economy. It is the keyeconomic region of the Central. The economic growth of thiseconomy is of great significance in creating the impetus for thedevelopment of the North Central and Central coastalareas.Analysis method is a combination of qualitative analysis andquantitative to achieve research objectives.

Từ khóa - tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các yếutố sản xuất; năng suất nhân tố tổng hợp;vấn đề xã hội của tăngtrưởng.

Key words - economic growth; economic restructuring; productionfactors; total factor productivity; social problems of growth.

1. Đặt vấn đề

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đây là chủ đề đã được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới chủ đề tăng trưởng kinh tế đã được công bố và hình thành nhiều mô thức tăng trưởng kinh tế khác nhau. Tựu chung các nghiên cứu đó đều đề cập tới một số nội dung cơ bản như xu hướng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), cách thức sử dụng các yếu tố sản xuất trong tăng trưởng và giải quyết vấn đề xã hội trong tăng trưởng. Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (VKTTĐTB) được thành lập nhằm tạo ra vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Kể từ khi thành lập, khu vực này đã có sự tăng trưởng khá nhanh,trung bình 13,8% năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề đang đặt ra như: Đà tăng trưởng của nền kinh tế đã có dấu hiện chậm lại; CDCCKT vẫn chưa thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế và khai thác tiềm năng lao động ở đây, ngành công nghiệp vẫn chưa trở thành động lực mạnh nhất;Tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào khai thác các nhân tố chiều rộng,chưa tận dụng được những cơ hội do đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam và quá trình hội nhập của Việt Nam; Tăng trưởng lại làm cho khoảng cách giàu nghèo dãn rộng và tăng dần, chưa đáp ứng yêu cầu giảm nghèo và tạo ra việc làm. Tuy nhiên, một nghiên cứu sâu và riêng cho tăng trưởng ở VKTTĐTB vẫn chưa được thực hiện. Đây chính là lý do cần thiết phải nghiên cứu.

2. Tổng quan lý luận về tăng trưởng kinh tế

Có nhiều nghiên cứu đã bàn luận tới khái niệm này nhưng ở đây xin đề cập tới một số nghiên cứu nhất định. Theo Paul Saumelson, W. N (1989), tăng trưởng kinh tế là mức sản lượng của nền kinh tế đạt được khi lựa chọn phân bổ nguồn lực trong một khoảng thời gian. Theo Mankiw, N.G (2000), đó là kết quả hoạt động kinh tế của quốc gia được tạo ra bởi kết quả hoạt động sản xuất của tất cả người

sản xuất trong nền kinh tế như doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình. Ở Việt Nam ,theoBùi Quang Bình (2012), “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/người) qua một thời gian nhất định. Thường được phản ánh qua mức tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng”. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự biểu hiện kết quả hoạt động kinh tế tốt hơn theo thời gian và được thể hiện bằng sự gia tăng không ngừng của GDP hay GNI thực tế.

Khi bàn tới tăng trưởng kinh tế cần xem xét không chỉ biểu hiện và còn cách thức tạo ra nó và thể hiện trong một khung nội dung đánh giá về tăng trưởng kinh tế.

Xu thế tăng trưởng kinh tế: Xu thế tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn có hiệu quả hay không. Chính vì vậy đây là nội dung đầu tiên để đánh giá về tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu của Maddison (1994) đánh giá cao khả năng duy trì tăng trưởng cao trong dài hạn ở các nước đang phát triển như cách thức có thể đuổi kịp các nước phát triển. Torado (1970) lưu ý tăng trưởng cần phải được thực hiện trong dài hạn và chỉ có như vậy thì mới có điều kiện để thực hiện các mục tiêu của phát triển kinh tế. Vinod et al. (2000) đã cho rằng tăng trưởng kinh tế là quá trình duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trong dài hạn và thành quả của nó cần phải được sử dụng để cải thiện phúc lợi con người. Với Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) xu hướng tăng trưởng cũng được quan tâm xem xét và được coi là một nội dung để đánh giá về cách thức tạo ra tăng trưởng của nền kinh tế trong một giai đoạn. Như vậy, các công trình nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm đều lấy nội dung xu thế tăng trưởng trong dài hạn để đánh giá tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành. Theo A.W. Lewis (1954), chuyển dịch lao động từ nông nghiệp có năng suất thấp sang công nghiệp có năng suất cao là cơ sở phân bổ lại nguồn lực tạo ra sản lượng nhiều hơn. Theo H. Chenery (1974), tăng trưởng kinh tế dựa trên chuyển dịch cơ cấu sản

Page 92: Lời nói đầu - udn.vn

88 Phan Thăng An

xuất gắn với sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng từ tiêu dùng hàng hóa thiết yếu (lương thực thực phẩm) sang hàng chế biến và dịch vụ. Chính điều này sẽ tác động tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Theo Joseph E.Stiglitz (2002) và Zhao Guhao (2006) chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cách thức quan trọng hàng đầu để bảo đảm và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững mà tiêu biểu là trường hợp các nước Đông Á. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006) coi chuyển dịch cơ cấu như tiêu chuẩn để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm sau đổi mới. Như vậy, các nghiên cứu trên đây tuy tiếp cận và luận giải khác nhau, nhưng đều khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là kinh tế ngành là cơ sở của tăng trưởng kinh tế và coi đây là nội dung đánh giá tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế được tạo ra bởi cách thức sử dụng các yếu tố sản xuất. Các nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể tổng kết như bảng sau:

Bảng 1. Tổng hợp các lý thuyết kinh tế về các yếu tố tạo ra tăng trưởng(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Cổ điển (David Ricardo (1817)

Cuối thế kỷ 18, nền kinh tế truyền thống hay dựa vào nông nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đất đai

Tăng trưởng tuyến tính (mô hình Harrod- Domar)

Những năm 1950-1960, đang giai đoạn công nghiệp hóa ở nhiều nước

Vốn và tích lũy vốn

Tân cổ điển (Robert Solow (1956); Trevor Swan (1956)

Nhiều nước công nghiệp hóa thành công

Tiết kiệm, đầu tư,dân số và công nghệ

Tăng trưởng nội sinh Kinh tế trí thức, kinh tê mới và tiến bộ xã hội

Vốn con người là nhân tố chính cho tăng trưởng

Các nghiên cứu (Abramovitz (1956);Solow (1957); Ilke Van Beveren (2007); Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006)

Cuối thế kỷ 20, tiến bộ công nghệ nhanh, bước sang thời kỳ kinh tế tri thức

Tiến bộ công nghệ, thể chế kinh tế, vốn lao động

Như vậy, các yếu tố tạo ra tăng trưởng về cơ bản sẽ bao gồm tài nguyên, vốn, lao động và công nghệ. Tùy theo điều kiện và bối cảnh phát triển của nền kinh tế mà tầm quan trọng của mỗi nhân tố được nhấn mạnh nhưng về cơ bản tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vẫn là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế.

Trong văn phong kinh tế, chủ đề giải quyết vấn đề xã hội trong tăng trưởng có thể được đề cập theo nhiều khía cạnh khác nhau, tùy theo bối cảnh của nghiên cứu. theo David Ricardo (1817) phải giải quyết vấn đề việc làm cho lao động dư thừa trong nông nghiệp khi giới hạn về nguồn lực tài nguyên đất đai trong phát triển. Theo Torado (1970), phải chú trọng tới việc tăng trưởng gắn với giảm nghèo, phát triển giáo và dục y tế như cách thức để các nước đang phát triển có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình.

3. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Các tài liệu

này được ban hành và công bố bởi Cục Thống kê các tỉnh này.

Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được các mục tiêu đề ra:

+ Phương pháp phân tích xu hướng tăng trưởng kinh tế thông qua so sánh quy mô GDP hay GNP của nền kinh tế theo phương pháp liên hoàn hay cố định kỳ gốc để tính toán mức và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. So sánh tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và trung bình thời kỳ, có thể đánh giá được mức độ biến động của tăng trưởng kinh tế.

+ Phương pháp phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Xem xét tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành trong GDP hay mức tăng trưởng như của Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), của Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) và Bùi Quang Bình (2010). Trình độ CDCCKT thông qua tính hệ số cosφ và góc CDCCKT – φ (Nguyễn Thường Lạng (2007)).

+ Phương pháp phân tích các yếu tố sản xuất tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua xem xét so sánh lượng vốn đầu tư, lao động được huy động vào nền kinh tế, tính hệ số hiệu quả sử dụng vốn – ICOR, năng suất lao động, tỷ trọng đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế. Phân tích đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng chung sẽ dùng phương pháp được gọi là hạch toán tăng trưởng như được áp dụng bởi (Abramovitz (1956);Solow (1957); Ilke Van Beveren (2007); Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) hay Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012).

4. Kết quả nghiên cứu

Vùng KTTĐTB gồm TP Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên (TT) Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng có diện tích 27.884 km2 (8,4% diện tích cả nước) và có hơn 6,3 triệu người (7% dân số cả nước) với mật độ dân số khoảng 226 người/Km2. Toàn Vùng có 7 chuỗi đô thị, 04 sân bay, 05 cảng biển nước sâu, 04 khu kinh tế ven biển (cả nước có 15 khu kinh tế ven biển), 01 khu công nghệ cao, 09 tuyến đường quốc lộ, đường sắt Bắc – Nam và06 khu kinh tế, 28 khu công nghiệp. Kinh tế của VKTTDTB có mức tăng trung bình 13,8% năm, thu nhập đầu người năm 2013 đạt 36,5 triệu đồng/người (tương đương khoảng 1800 USD). Kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực.

Xu thế tăng trưởng kinh tế: Xu hướng tăng trưởng kinh tế VKTTĐTB thể hiện trên Hình 1. Sản lượng GDP của vùng đã tăng liên tục, theo giá 1994 năm 2000 là 14,5 ngàn tỷ đồng, năm 2005 là hơn 24 ngàn tỷ đồng, năm 2010 là 43,6 ngàn tỷ đồng và 2013 là 60,5 ngàn tỷ đồng. Sau 14 năm, quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 4 lần.

Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng, năm thấp nhất 2001 là 8,5% và cao nhất năm 2010 là 15,9%, trung bình thời kỳ 2000-2013 là 11,5%. Cao hơn mức trung bình của Việt Nam là 7%. Nhìn chung xu hướng dốc lên theo thời gian.

Độ ổn định của tăng trưởng kinh tế VTDKTTB như TT Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam khá ổn định với độ biến thiên chỉ khoảng 12-14%, trong khi của Bình Định là 22% và Quảng Ngãi là 52%. Độ ổn định tăng trưởng kinh tế cả vùng cũng khá tốt khi hệ số này chỉ là 15%. Tình hình này do tác động từ xu hướng tăng trưởng của các tỉnh có sự ổn định hơn.

Page 93: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 89

Hình 1. Quy mô và % tăng trưởng GDP của VKTTĐTB

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)

Tốc độ tăng trưởng trung bình của VKTTĐTB cao nhất giai đoạn 2006-2010 là khoảng 12,7%, thấp nhất giai đoạn 2011-2013. Xu thế này gần với xu thế tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn này. Xem xét cùng với tỷ lệ tăng trưởng của các tỉnh trong vùng cho thấy tỷ lệ tăng trưởng có giá trị trung tâm giữa các các giá trị tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các tỉnh trong vùng này. Tăng trưởng của các tỉnh đều cao từ gần 10% đến gần 14% (trừ Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010, do tác động từ sản lượng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Nếu kết hợp với số liệu về cơ cấu của các tỉnh trong GDP và trong tăng trưởng kinh tế phần dưới sẽ thấy rằng các động lực tăng trưởng kinh tế của vùng đang có có dấu hiệu yếu dần.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:Theo cơ cấu ngành kinh tế, trong thời gian 14 năm qua tỷ trọng của các ngành trong GDP của vùng đã có những thay đổi khá lớn. Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trong GDP vùng giảm từ 33,3% năm 2000 giảm xuống 13,8% (-19,5%) năm 2013. Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,8% lên 44,8% trong giai đoạn này (+18%) và tương tự với ngành dịch vụ là 39,9% tăng lên 41,4% (+1,5%). Nhìn chung, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp giảm dần, trong khi của công nghiệp và dịch vụ tăng. Đây là xu thế phù hợp với xu hướng có tính quy luật chuyển dịch cơ cấu của các nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa.

Mức và chất lượng CDCCKT của khu vực này qua từng thời kỳ thể hiện trên bảng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của VKTTĐTB. Tỷ trọng của khu vực trong GDP giai đoạn 2006-2010 giảm so với 2000-2005 và góc chuyển dịch cũng nhỏ hơn, nhưng từ 2011-2013 khá hơn.Tất cả đã tạo ra tỷ lệ trong GDP của nông nghiệp giảm 19,5% và góc chuyển dịch là hơn 25 độ.

Theo cơ cấu lao động, trong 14 năm chỉ có khoảng 24,1% lao động được dịch chuyển sang hai ngành phi nông nghiệp, trong đó ngành công nghiệp thu hút được 6,1% và dịch vụ thu hút được 18%. Tình hình này cũng thể hiện ở tất cả các tỉnh trong VKTTĐTB khi tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của các tỉnh vẫn khá cao trừ thành phố Đà Nẵng. Hiện nay tỷ lệ này của Thừa Thiên Huế là 33%, Quảng Nam là 53,9%, của Quảng Ngãi là 55,2% và Bình Định là 54,8%. Tình hình này cũng thể hiện ở góc chuyển dịch cơ cấu (CDCC) lao động của VKTTDTB thấp hơn so với góc CDCC của GDP. Nhưng xu hướng thay đổi của góc CDCC của lao động sau 2006 tốt hơn.

Tỷ trọng GDP của Đà Nẵng và Quảng Nam là 1/4 và 1/5 của cả vùng (khoảng gần 50%) trong sản lượng chung của vùng, nhưng tăng trưởng của hai địa phương này đang chậm dần nên có ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng của vùng.

Nếu đánh giá CDCCKT chỉ xét dưới góc độ tỷ lệ trong GDP thì chưa thể phản ánh được rõ động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế từ ngành nào của nền kinh tế. Phần tiếp theo sẽ xem xét cụ thể cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của từng ngành.

Trong cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các ngành kinh tế VKTTĐTB, tỷ trọng của nông nghiệp giảm dần từ gần 15% giai đoạn 2000-2005 xuống 6,7% giai đoạn 2006-2010 và tăng lên 10% trong 2011-2013. Trung bình là 10,6% trong giai đoạn 2000-2013. Trong những thời gian đó, tỷ trọng của công nghiệp – xây dựngchiến gần 50%, giảm mạnh xuống 18% giai đoạn cuối và trung bình là 40,9%. Tỷ trọng của dịch vụ tăng rõ từ 36,8% lên 46,4% đạt tới hơn 71% giai đoạn 2011-2013 và trung bình là 48,5%. So với cơ cấu này của Việt Nam, tỷ trọng của nông nghiệp thấp hơn khoảng 3%, nhưng tỷ trọng của hai ngành còn lại có sự khác biệt, tỷ trọng của công nghiệp VKTTĐTB thấp hơn và của dịch vụ cao hơn. Nếu so sánh cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng của một vùng được gọi là kinh tế trọng điểm, nhưng về cơ bản chưa có sự khác biệt nhiều so với mặt bằng trung bình của cả nước.

So sánh cơ cấu đóng góp và tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành của GDP VKTTĐTB sẽ thấy không có sự khác biệt nhiều.Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng thấp hơn khoảng hơn 2,2% so với tỷ trọng trong GDP, đóng góp của CN-XD thấp hơn và của dịch vụ cao hơn.

Đóng góp vào tăng trưởng của VKTTĐTB của các nền kinh tế lớn của vùng khá rõ và không khác nhiều so với tỷ trọng trong GDP vùng.Đà Nẵng về cơ bản vẫn là nền kinh tế đóng góp lớn nhất. Nếu kết hợp với Quảng Nam sẽ có tỷ trọng đóng góp gần 50% tăng trưởng vùng.

Các yếu tố sản xuất tạo ra tăng trưởng kinh tế: Yếu tố vốn để tạo ra tăng trưởng ở đây theo kinh tế học phát triển bao gồm vốn đầu tư và vốn vật chất (hay vốn sản xuất). Tổng số vốn đầu tư (theo giá hiện hành) được huy động vào tăng trưởng kinh tế VKTTĐTB là khá lớn, từ 8.786,6 tỷ năm 2000 tăng lên 24.994 tỷ năm 2005, là 6.7518,5 tỷ năm 2010 và 78.548 tỷ năm 2013. Trong đó, thành phố Đà Nẵng đang là địa phương có tỷ trọng vốn cao

Page 94: Lời nói đầu - udn.vn

90 Phan Thăng An

nhất, khoảng 1/3 tổng số. Tỉnh Quảng Nam có tỷ trọng vốn tăng dần, Quảng Ngãi sau 2010 đã giảm xuống, và tỷ trọng của Bình Định tăng mạnh ở năm 2013. Quy mô vốn đầu tư theo giá hiện hành tăng về tuyệt đối, nhưng để đánh giá chính xác sự tăng trưởng vốn đầu tư cần phải xem xét theo giá cố định (liên quan tới giá trị tài sản đầu tư). Tăng trưởng vốn đầu tư của VKTTĐTB đạt 18,2% giai đoạn 2000-2005, 15,1% giai đoạn 2006-2010 và giảm còn 9% giai đoạn 2011-2013 (thắt chặt chi tiêu công và chính sách tài khóa ở Việt Nam). Trung bình trong 14 năm vốn đầu tư ở đây tăng khoảng 14,8%. Đây là cơ sở để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong các địa phương, thành phố Đà Nẵng có tăng trưởng vốn ổn định và gần với tăng trưởng chung, thấp nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh còn lại có tỷ lệ tăng cao. Nhìn chung, vốn đầu tư được huy động vào tăng trưởng kinh tế khá lớn, tăng nhanh và đang có xu hướng tập trung vào một số tỉnh.

Hệ số ICOR của VKTTĐTB từ 2000 đến 2010 có xu hướng tăng và giảm ở giai đoạn 2011-2013 và có mức trung bình thấp hơn ở Việt Nam. Hệ số này của Quảng Ngãi là cao nhất tiếp theo là Đà Nẵng và thấp nhất là Bình Định.

Bảng 2. Hệ số ICOR ở VKTTĐTB (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)

2000-2005

2006-2010

2011-2013

2000-2013

TT Huế 6,02 4,80 1,78 4,11 Đà Nẵng 4,62 6,53 3,04 4,67

Quảng Nam 3,39 3,57 1,73 2,86 Quảng Ngãi 6,83 6,43 1,18 4,95

Bình Định 3,93 3,30 1,81 2,88 VKTTĐTB 4,80 4,95 1,90 3,85

Bảng 3. NSLĐ của các tỉnh và VKTTĐTB (Đv: tr.đ giá 1994) (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)

2000 2005 2010 2013 TT Huế 5,35 7,44 11,11 13,82 Đà Nẵng 10,71 17,05 23,46 28,56 Quảng Nam 4,53 6,88 11,46 15,38 Quảng Ngãi 3,70 5,63 12,43 17,92 Bình Định 5,76 7,79 11,14 13,04 VKTTĐTB 5,49 8,18 13,11 16,89

Số lượng lao động được huy động vào nền kinh tế của vùng đã tăng đáng kể. Nếu năm 2000 là 2.656,9 ngàn người, năm 2005 là 2.934,8 ngàn người, năm 2013 là 3.587,4 ngàn người, tốc độ tăng trung bình 2,3% năm, cao hơn mức trung bình của Việt Nam. Tuy số lượng khá cao nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo của khu vực còn rất thấp, ngoại trừ Đà Nẵng. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chỉ mới khoảng dưới 15%. Các tỉnh trong vùng đều huy động số lượng lao động vào nền kinh tế cao và tăng liên tục, trong đó cao nhất là Đà Nẵng, TT Huế và Bình Định. Tỷ trọng lao động của các tỉnh trong vùng tập trung ở Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tuy xu hướng huy động lao động vào nền kinh tế so với dân số có xu hướng tăng nhưng nhìn chung tỷ lệ này còn thấp chỉ khoảng trên dưới 50% dân số. Trong các tỉnh có tỷ lệ huy động cao nhất là Quảng Ngãi và Quảng Nam. Đà Nẵng và TT Huế là thấp nhất, chỉ khoảng hơn 46%. Năng suất lao động của VKTTĐTB đã tăng liên tục. Theo giá 1994, NSLĐ từ 5,49 triệu đồng/ng năm 2000 lên mức 16,89 triệu đồng/ng năm

2013 tương đương với gần 2000 USD với tốc độ tăng trung bình khoảng 9%. Trong các tỉnh ở VKTTĐTB, Đà Nẵng là địa phương có NSLĐ cao nhất, đạt 28,56 triệu đồng/ng năm 2013 và cao gấp 2 đến hơn 2 lần so với các địa phương còn lại. Tuy nhiên tốc độ tăng NSLĐ lại chỉ xếp thứ 3 hay 4. NSLĐ thấp nhất là Bình Định và Thừa Thiên Huế, chỉ hơn 13 triệu đồng/người. Tỉnh có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất là tỉnh Quảng Ngãi.

TFP - là biến đại diện cho trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, thể chế …và các yếu tố ngẫu nhiên khác. Giá trị TFP của VKTTĐTB nhìn chung có xu thế tăng dần theo thời gian. Trong đó, thành phố Đà Nẵng có TFP tăng rất rõ, do là nền kinh tế lớn nhất ở đây nên tác động của nó khá lớn tới xu hướng chung. Các tỉnh còn lại tuy có mức thay đổi khác nhau nhưng TFP có xu thế tăng rõ ở những năm sau (Bảng 3).

Như đã khẳng định, tốc độ tăng vốn sản xuất và tốc độ tăng lao động của VKTTĐMT khá nhanh, nhưng không đều giữa các địa phương. TFP có tốc độ tăng khá ở tất cả các tỉnh. Từ đó dẫn tới đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là vốn, tỷ trọng này của VKTTĐMT là 55,3% (tương đương với mức chung của Việt Nam) trong đó cao nhất ở Đà Nẵng là 64,3% và thấp nhất là Bình Định là 50,7%, Lao động đóng góp rất thấp, tỷ trọng của vùng là 9,1%, cao nhất là Đà Nẵng là 14,6% và thấp nhất ở Quảng Ngãi là 3,4%. Đóng góp của TFP chung cả vùng là 35,6% trong đó cao nhất là Quảng Nam và thấp nhất là của Đà Nẵng.

Bảng 4. Giá trị TFP của các tỉnh và VKTTĐTB (Nguồn: Tính toántừ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh

VKTTĐTB)

Đà

Nẵng TT Huế

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

VKTTĐTB

2000 0,26 0,21 0,28 0,24 0,31 0,91

2005 0,28 0,21 0,34 0,22 0,35 0,95

2006 0,29 0,22 0,35 0,23 0,38 0,98

2010 0,34 0,28 0,43 0,30 0,47 1,18

2011 0,41 0,33 0,53 0,36 0,58 1,44

2012 0,45 0,37 0,58 0,43 0,63 1,62

2013 0,49 0,42 0,63 0,51 0,67 1,81

Bảng 5. Đóng góp vào TTKT giai đoạn 2000-2013 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh

VKTTĐTB)

Mức đóng góp tuyệt đối

Tỵ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

LĐ Vốn TFP LĐ Vốn TFP

Đà Nẵng 2,0 8,8 2,9 14,6 64,3 21,1

TT Huế 1,8 7,7 3,6 13,6 58,6 27,7

Quảng Nam 0,9 7,0 5,8 6,8 50,8 42,4

Quảng Ngãi 0,5 9,5 6,1 3,4 59,0 37,6

Bình Định 1,5 6,4 4,7 11,7 50,7 37,5

Giải quyết vấn đề xã hội trong tăng trưởng VKTTĐTB: Hãy xem xét về thu nhập bình quân đầu người của VKTTĐTB trong bảng Thu nhập bình quân đầu người -GDP/người VKTTĐTB. Có thể thấy GDP/người của VKTTĐTB có quy mô tăng khá nhanh, theo giá 1994, nếu năm 2000 chỉ là mức 2,51 tr.đ/ng (bằng hơn 2/3 thu nhập cả nước) thì sau 5 năm đến 2005 GDP/ng đã gần tương đương với cả nước. Năm 2010 thì GDP/ng đạt 7,09 tr.đ/ng

Page 95: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 91

cao hơn khoảng 10% so với trung bình cả nước.Và đến năm 2013 chỉ tiêu này đã là 9,58 tr.đ/ng. Thu nhập đầu người đã tăng đều ở tất cả các tỉnh của VKTTĐTB, cao nhất là thành phố Đà Nẵng và tỉnh có sự bứt phá nhanh là Quảng Ngãi. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh những năm qua đã góp phần tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người. Khoảng cách chênh lệch tăng nhưng không lớn. Xu hướng khoảng cách giàu nghèo trong quá trình tăng trưởng tăng dần, tuy nhiên độ dốc không lớn. Tỷ lệ hộ nghèo của của các tỉnh và VKTTĐTB thấp hơn của cả nước trong suốt những năm qua. Xu thế thay đổi giảm dần của tỷ lệ hộ nghèo, trừ 2010 do điều chỉnh tiêu chuẩn hộ nghèo. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo đang chậm dần hay việc giảm nghèo trở nên khó khăn hơn và chi phí giảm nghèo cũng sẽ cao hơn. Số lượng việc làm mới cho lao động trong những năm qua đã tăng ở tất cả các địa phương của VKTTĐTB. Giai đoạn 2000-2005, quá trình tăng trưởng tạo thêm gần 278 ngàn việc làm, giai đoạn 2006-2010 là gần 396 ngàn và 2011-2013 là 258 ngàn. Hệ số co dãn việc làm trung bình khoảng 0,2, cao nhất là ở Đà Nẵng và thấp nhất ở Quảng Ngãi.

5. Kết luận và hàm ý chính sách

5.1. Kết luận

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của nền kinh tế khu vực và các tỉnh đều đang đi lên và khá ổn định; động lực chính của tăng trưởng là những ngành và vùng đang công nghiệp hóa nhanh.Tuy nhiên,đà tăng trưởng của nền kinh tế đã có dấu hiện chậm lại; các động lực của tăng trưởng đang yếu dần và cần phải có những cú hích mới cho cácđộng lực của nền kinh tế.Tăng trưởng VKTTĐTB chưa thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của cả vùng miền Trung - Tây Nguyên, chưa mạnh như kỳ vọng.

Thứ hai, nền kinh tế đang từng bước CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn; các ngành công nghiệp và nhất là dịch vụ đang dần khẳng định vai trò vị trí và thúc đẩy quá trình CNH của khu vực và từng tỉnh, cũng như phát huy vai trò tiềm năng lao động. Tuy nhiên, CDCCKT vẫn chưa thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế và khai thác tiềm năng lao động ở đây cho tăng trưởng kinh tế, ngành công nghiệp vẫn chưa trở thành động lực mạnh nhất, tăng trưởng của nông nghiệp chậm đã hạn chế sự phát triển của nông thôn.

Thứ ba, nền kinh tế đã tận dụng điều kiện thực thi chính sách nới lỏng về tài khóa và tiền tệ để huy động vốn cho cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời từng bước cải cách thể chế, môi trường đầu tư và kích thích doanh nghiệp cải thiện kỹ thuật, công nghệ sản xuất và phát huy vai trò tiềm năng lao động cho phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi định hướng tăng trưởng sang dựa vào công nghệ cùng với khai thác tiềm năng thế mạnh về lao động còn chậm, nên dấu ấn của nền kinh tế tăng trưởng dựa vào các yếu tố chiều rộng khá rõ nét và chưa cho phép tạo ra gia tốc mới cho nền kinh tế.

Thứ tư, nền kinh tế đã huy động và sử dụng khá tốt các yếu tố sản xuất cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chi phí đầu tư cho tăng trưởng vẫn còn khá cao, lao động giá rẻ do trình độ thấp. Chưa tận dụng được những cơ hội do đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam và quá trình hội nhập của Việt Nam.

Thứ năm, tăng trưởng kinh tế những năm qua ở VKTTĐTB đã góp phần nâng cao thu nhập và mức sống,

giảm nghèo và tạo ra công ăn việc làm cho lao động. Nhưng tăng trưởng lại làm cho khoảng cách giàu nghèo dãn rộng và tăng dần, chưa đáp ứng yêu cầu giảm nghèo và tạo ra việc làm.

5.2. Hàm ý chính sách

Thứ nhất, lấy lại và duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế khoảng 8% năm tùy theo khả năng của địa phương, tránh chạy theo phong trào và sự nôn nóng tăng trưởng nhanh hơn khả năng. Tăng trưởng VKTTĐTB phải thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của cả vùng Miền Trung – Tây Nguyên;

Thứ hai, phát huy các động lực cũ và tạo ra những động lực mới để có được gia tốc mới cho nền kinh tế trên cơ sở giải quyết ba vấn đề then chốt của nền kinh tế là đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng từ đó phát huy được vai trò của công nghiệp và dịch vụ cũng như nền kinh tế Đà Nẵng. Thực hiện liên kết chặt chẽ và phân công lao động hợp lý giữa các tỉnh trong vùng tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau thay vì cạnh tranh.

Thứ ba, điều chỉnh cách thức tạo ra tăng trưởng theo hướng thúc đẩy chuyển từ chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng sang gia tăng sản lượng hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.

Thứ tư, vừa phát huy tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế, vừa tận dụng sự hỗ trợ của trung ương và cơ hội từ đổi mới thể chế của nhà nước và quá trình hội nhập mở cửa của nền kinh tế.

Thứ năm, cần phải quan tâm hơn tới chính sách phân phối ngay từ bảo đảm yếu tố sản xuất để tạo việc làm, tăng thu nhập giảm nghèo bền vững. Cùng với đó là thực thi các chính sách phân phối lại hợp lý phù hợp với điều kiện của từng địa phương và toàn vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Abramovitz, M (1956), Resource and Output Trends in the US since 1870, American Economic Review, 46, 5-23.

[2] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thông tin và truyền thông.

[3] Domar, E. D. (1946), Capital Expansion, Rate of Growth, and Employment, Econometrica, 14, 137 -147.

[4] Harrod, R.F (1939), An Essay in Dinamic Theory, economic Journal 49, 14-33.

[5] Hollis Chenery (1974), Redistribution with growth; policies to improve income distribution in developing countries in the context of economic growth, Oxford University Press, London, 1974. http://www.econlib.ogr/library/YPDBooks/marx/mrxcpa.htm

[6] Ilke Van Beveren (2007), Total Factor Productivity Estimation: a Practical Review, LICOS Discussion Paper, No. 2007

[7] Joseph E.Stiglitz, Shahid Yusuf (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia

[8] Lewis, A. W. (1954), Economic Development with Unlimited Supplies of Labour, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191.

[9] Maddison (1994): Explaining the economic Performance of Nations, in Convergenceof Productivity, Baumol, W. J., Nelson R. R. and Wolff E. N. 1994

[10] Mankiw, N. G. (2000), Macroeconomics, Second edition, Harvard Universiti, Worth Publishers.

[11] Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011), Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhìn lại mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2010.

[12] Nguyễn Thường Lạng (2007), “Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng

Page 96: Lời nói đầu - udn.vn

92 Phan Thăng An

kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí kinh tế và Phát số 120 tháng 6/2007.

[13] Paul Saumelson, W. N (1989), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội

[14] Ricardo D. (1817), On the Principles of Political Economy and Taxation, London: John Murray, 1821 http://www.econlib.org/library/Ricardo/ricPContents.html.

[15] Solow, R (1957), Technical Change and the Aggregate production, Review of Economics and statistic 39, 313 -320

[16] Solow, R.M (1956), A contribution to the theory of economic

growth, The Quarterly Journal of Economics, 1956 –JSTOR, Vol.70, no.1 (Feb., 1956, 65-94).

[17] Swan, T.W (1956), Economic Growth and Capital Accumulation, Economic Record, vol 32, 334-61.

[18] Torado,M.P. Economics for a Third World, Thord edition, PublishersLongman 1995.

[19] Vinod et al. (2000): The Quality of Growth. Published for the World Bank. OxfordUniversity Press

[20] Zhao Guhao (2006), “A study on China’s Economic Sustainable Growth” Http://www.ris.org.in/china_zhao_guhao.pdf

(BBT nhận bài: 27/02/2015, phản biện xong: 16/03/2015)

Page 97: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 93

NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ TRONG HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

THE SUCCESS AND PROBLEMS DURING CAPITAL MOBILIZATION, ALLOCATION AND USE FOR ECONOMIC GROWTH VIETNAM

Bùi Quang Bình

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Tăng trưởng kinh tế là kết quả vận hành của nền kinh tế.Cách thức vận hành của nền kinh tế Việt Nam từ 1986 -2012 đãđược đổi mới từ kiểu cũ. Nó đã huy động, phân bổ và sử dụngđáng kể các nguồn vốn của nền kinh tế góp phần tạo ra năng lựcsản xuất mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên tục trongthời gian này. Tuy nhiên, cách thức tạo ra tăng trưởng này cũngđã bộc lộ những vấn đề lớn như huy động vốn quá cao so với khảnăng của nền kinh tế, phân bổ thiếu hợp lý và sử dụng kém hiệuquả vốn. Để tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững hơn cần thiết phảixem xét toàn bộ quá trình vận hành huy động, phân bổ và sử dụngvốn tạo ra năng lực sản xuất nhằm chỉ ra những thành công và vấnđề để khắc phục. Đó là mục tiêu của nghiên cứu này.

Abstract - Economic growth is the result of the operation of theeconomy. The operation of our economy from 1986 -2012 wasrenovated from the old style. It has mobilized, allocated and usedconsiderable resources of the economy capital, contributing to theexpansion of production capacity and promoting continualeconomic growth during this period. However, how to generate thisgrowth also reveals major problems, such as raising capital is toohigh compared with the ability of the economy, lack of rationalallocation and inefficient use of capital. To create more sustainableeconomic growth it is necessary to consider the whole process ofmobilization, allocation and use of capital to create productivecapacity in order to point out the successes and problems toovercome. It is the aim of this study.

Từ khóa - tăng trưởng kinh tế; huy động vốn; phân bổ vốn; sửdụng vốn; năng lực sản xuất.

Key words - economic growth; capital mobilization, capitalallocation;capital use; production capacity.

1. Đặt vấn đề

Tăng trưởng kinh tế là sự phản ánh năng lực sản xuất của nền kinh tế, như các lý thuyết kinh tế phát triển đã khẳng định. Từ lý thuyết tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển đến tăng trưởng nội sinh đều đã khẳng định năng lực sản xuất phụ thuộc vào khối lượng và cách thức huy động, phân bổ và sử dụng các yếu tố nguồn lực của nền kinh tế, đặc biệt là vốn. Tuy nhiên mỗi lý thuyết lại nhấn mạnh vai trò của vốn trong cơ chế vận hành tạo ra năng lực theo chiều hướng khác nhau. Tùy theo điều kiện của mỗi nền kinh tế để vận dụng các kết quả từ các mô hình lý thuyết này. Nền kinh tế Việt Nam những năm qua đã đạt được sự tăng trưởng khá ngoạn mục, nhưng vẫn dựa khá nhiều vào các yếu tố rộng như tài nguyên, vốn, lao động giá rẻ. Vốn tuy đóng vai trò lớn, nhưng đang ngày càng kém hiệu quả do cơ chế vận hành huy động, phân bổ và sử dụng kém hiệu quả. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu chỉ ra những thành công và vấn đề của cơ chế này nhằm có các kiến nghị đổi mới cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực này trong những năm tới.

2. Cơ sở lý thuyết

Sản lượng của nền kinh tế được tạo ra bởi các nhà sản xuất trong nền kinh tế. Nhưng quá trình sản xuất chỉ diễn ra khi các yếu tố sản xuất được kết hợp với nhau (Mankiw, 2002). Trong các yếu tố, vốn là yếu tố rất quan trọng, nó không chỉ là điều kiện ban đầu để tạo ra năng lực sản xuất, mà còn là cơ sở cho sự kết hợp và phát huy vai trò của các nhân tố khác như các nhà Kinh tế học cổ điển từ lâu đã khẳng định. Huy động vốn phải thông qua quá trình tích lũy vốn và tích lũy càng cao thì tăng trưởng sản lượng cao (Harrod, R.F, 1939 và Domar, E. D. 1946). Hạn chế lớn nhất của mô hình tăng trưởng dựa vào vốn là không chỉ ra tác động ngắn hạn của vốn tới tăng trưởng. Mô hình tân cổ điển của Solow (1956) đã chỉ ra hạn chế này và khẳng định việc phân bổ và

sử dụng vốn phải tương xứng với tăng trưởng lao động và tiến bộ công nghệ. Mô hình này cũng khẳng định tiến bộ công nghệ mới bảo đảm tăng trưởng ổn định, đồng thời nên phân bổ và sử dụng vốn cho nâng cao trình độ công nghệ. Nhưng do những hạn chế của mô hình này như coi nền kinh tế chỉ có một khu vực, nên không làm rõ được vai trò của sự phân bổ vốn và lao động giữa các lĩnh vực sản xuất khác nhau, hay mô hình này là mô hình tĩnh. Để khắc phục nhược điểm này, Mô hình tăng trưởng hiện đại của (Mankiw, 2002) đã đề cập toàn bộ quá trình huy động, phân bổ và sử dụng vốn trên cơ sở xác định một tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho phép tiêu dùng cao nhất tạo ra tăng trưởng sản lượng bền vững. Tỷ lệ này được xác định trong mối quan hệ với các nhân tố khác như lao động và tiến bộ công nghệ trong trạng thái động và phù hợp với thực tiễn vận động của các thị trường. Từ các mô hình này có thể rút ra ra cách thức của nền kinh tế trong huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tạo ra năng lực sản xuất của nền kinh tế. Cụ thể: (i) Huy động nguồn vốn đầu tư phải tương xứng với khả năng tích lũy của nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư lấn át tiêu dùng và đa dạng hóa nguồn vốn; (ii) Phân bổ vốn vào nền kinh tế bảo đảm tỷ lệ cho các ngành và cho các vùng thúc đẩy thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng tích cực và nâng cao trình độ công nghệ; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhằm tạo ra vốn sản xuất với suất đầu tư thấp mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1986-2012

Quy mô của nền kinh tế - Giá trị GDP tăng đều trong suốt những năm đổi mới. Sau gần 30 năm, giá trị sản lượng của nền kinh tế tăng 5,6 lần, từ mức hơn 109 ngàn tỷ năm 1986 và đến 2012 đạt hơn 613 ngàn tỷ đồng. Nhờ tốc độ tăng

Page 98: Lời nói đầu - udn.vn

94 Bùi Quang Bình

trưởng GDP được duy trì liên tục trong cùng kỳ, năm 1986 đạt 2,84% (thấp nhất), năm 1995 đạt 9,54% (cao nhất) và trung bình trong những năm đổi mới đạt hơn 6,7% (Bảng 1). Như vậy, cứ sau 10 năm quy mô GDP tăng gần gấp đôi.

Bảng 1. Tăng trưởng trung bình và tính ổn định của tăng trưởng GDP

1986 -1990

1991 -1995

1996 -2000

2001-2005

2006 -2012

1986-2012

Tỷ lệ TT GDP (%)

4,4 8,2 7,0 7,5 6,6 6,7

HS ổn định TT GDP

28,3 23,4 26,2 8,5 20,6 27,8

(Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám TK Việt Nam 2006-2012 và số liệu 20 năm đổi mới của TCTK)

Tăng trưởng trong các khoảng thời gian cũng có khác biệt, thấp nhất là thời kỳ đầu đổi mới và cao nhất là thời kỳ 1991-1995 sau đó giảm dần, kéo theo tốc độ tăng trưởng trung bình của thời kỳ 1986-2012 chỉ là 6,7%. Trong giai đoạn đầu thúc đẩy tăng trưởng như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan... thường duy trì gần hai con số, hay các nền kinh tế Đông Nam Á như Thái Lan, Singapo, Malaixia… cũng đạt trên 7,5%/năm và được duy trì khoảng 3 đến 4 thập kỷ. Do đó, có thể thấy tăng trưởng trung bình của Việt Nam trong gần 30 năm qua không cao. Cũng cần lưu ý, không phải nền kinh tế nào trong những nền kinh tế trên có thể vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình để đạt mức thu nhập trên 10000 USD/ ng. Xu hướng của GDP/ng đi lên liên tục và được duy trì trong suốt gần 30 năm qua nhờ tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn cao và tốc độ tăng dân số được kiểm soát ổn định giảm dần. Điều này hàm ý rằng, mức sống của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện và tăng lên.

Động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1986-2012 được tạo bởi các động lực bộ phận, cho phép khai thác tốt tiềm năng nguồn lực của Việt Nam và từng bước chuyển dần theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đó là đã phát huy được công nghiệp và dịch vụ cũng như thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, đầu tư và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các động lực bộ phận của nó lại dựa vào chủ yếu khai thác các yếu tố tài nguyên, vốn, lao động giá rẻ… Chính cơ chế vận hành tạo ra tăng trưởng đã và đang hạn chế, kìm hãm (i) khả năng phát huy của yếu tố thúc đẩy phát triển công nghệ, nâng cao năng suất; (ii) phát huy năng lực của sức cầu thị trường trong nước;(iii) sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn trong việc tạo ra sản lượng của nền kinh tế và bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô.

3.2. Huy động, phân bổ và sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1986-2012

Huy động vốn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam; Tổng nguồn vốn đầu tư (VĐT) là 14.6 ngàn tỷ đồng năm 1985, đạt 53 ngàn tỷ đồng năm 1995, 83 ngàn tỷ đồng năm 2000, 160 ngàn tỷ đồng năm 2006, 240 ngàn tỷ năm 2010 và 205 ngàn tỷ năm 2012 (theo giá 1994). Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tăng đều qua các năm như trên Hình 1. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng VĐT rất biến động, và tăng mạnh giai đoạn 1993-1996, do tác động mở cửa và dòng VĐT nước ngoài đổ vào. Cao điểm năm 2010, do kích cầu đầu tư của chính phủ và giảm với tốc độ âm năm 2011-2012, do chính sách thắt chặt chi tiêu công.

Hình 1. Vốn đầu tư và vốn sản xuất của Việt Nam

(Nguồn: Tính toán từ số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám Thống kê 2013 của TCTK)

Hình 2. Tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư

Các nguồn VĐT trong nền kinh tế Việt Nam chủ yếu của trong nước, bao gồm vốn nhà nước và ngoài nhà nước, và có tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn đầu tư. Trong cấu thành nguồn vốn trong nước thì vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trung bình 46%, trong đó năm cao nhất 2001 có tỷ lệ lên tới gần 60% và thấp nhất là 33% năm 2008. Nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm trung bình khoảng 34% tổng vốn và có xu hướng tăng ở những năm từ 2003 trở về sau. Nguồn VĐT nước ngoài bắt đầu từ năm 1989 tăng đều, tỷ trọng cao nhất năm 1995-1997 và 2008 là gần 30% tổng nguồn VĐT trong nền kinh tế, sau những năm đó tỷ trọng lại giảm dần. Nguồn vốn nhà nước tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2000 và giảm dần, trong khi nguồn vốn ngoài nhà nước tăng mạnh ở giai đoạn 2001-2005, tuy có giảm ở giai đoạn 2006-2012, nhưng vẫn khoảng 10% (Bảng 2). Nguồn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất khi luật đầu tư nước ngoài mới bắt đầu có hiệu lực 1991-1995, sau giảm xuống và tăng lại giai đoạn 2001-2005 và giảm dần. Xu hướng đầu tư nhìn chung tăng nhanh và cao hơn nhiều với nguồn tiết kiệm trong nước, khiến nền kinh tế vay nợ vốn nhiều. Đầu tư để tăng trưởng là tất yếu, nhưng phải hiệu quả. Tuy nhiên, đường tăng trưởng GDP có xu hướng không dốc bằng đường tỷ lệ đầu tư/ GDP và tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình thấp hơn tỷ lệ tăng VĐT trung bình nên hiệu quả đầu tư khá thấp. VĐT phải thông qua thực hiện các dự án đầu tư và kết thúc dự án sẽ hình thành vốn sản xuất mới (ΔK), và khoản tích lũy vốn sản xuất này sẽ được cộng vào tổng vốn sản xuất của nền kinh tế (K). Khối lượng vốn sản xuất K mới quyết định tăng trưởng sản lượng, nhưng chỉ trong ngắn hạn hay chỉ là tăng trưởng chiều rộng cho dù K cũng quyết định tới đổi mới trình

-20,00

-10,00

0,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

1985

1987

1989

1991

1993

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

2009

2011

%Tăng trưởng VĐT % vốn ĐT/GDP

%Tăng trưởng GDP %TT vốn sản xuất K

0,0

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

90,0

100,0

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Nhà nước Ngoài nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài

Page 99: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 95

độ công nghệ. Đường tăng trưởng K gần như song trùng với đường tăng trưởng GDP, nhưng cao hơn vì tốc độ tăng trưởng trung bình của K khoảng hơn 12%. Điều này cũng hàm ý nâng cao hiệu quả đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2. Tỷ lệ tăng nguồn VĐT ở Việt Nam (%)

Chung Nhà nước

Ngoài nhà nước

VĐT nước ngoài

1986-1990 11,5 1,0 15,8 12,2 1991-1995 19,2 20,3 7,3 41,1 1996-2000 12,2 20,2 8,1 1,0 2001-2005 13,2 11,1 19,0 11,7 2006-2012 5,5 3,0 9,9 10,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám Thống kê 2013 của TCTK)

Phân bổ và sử dụng vốn Bảng 3 cho thấy, việc phân bổ VĐT được điều chỉnh theo hướng tập trung cho công nghiệp. Điều này hàm ý rằng, Việt Nam đang dồn nguồn lực này nhằm thực hiện mục tiêu CNH đất nước. Cụ thể, tỷ trọng vốn thực hiện cho khu vực công nghiệp và xây dựng (CN-XD) tăng từ 40,3% năm 1986 lên 54,35% năm 2012. Khu vực nông nghiệp có tỷ trọng khoảng trên dưới 7% và dịch vụ cũng được điều chỉnh giảm dần. Việc phân bổ tập trung cho CNXD chỉ rõ nét từ năm 2000, vì trước đó tỷ lệ VĐT phân bổ cho khu vực này chỉ khoảng trên dưới 40%, nên mức thay đổi tỷ trọng thời kỳ này chỉ là -0,4%, so với mức tăng 14,4% giai đoạn sau này.

Bảng 3. Tỷ lệ phân bổ VĐT thực hiện cho các khu vực kinh tế của Việt Nam

Tỷ lệ phân bổ vốn Sự thay đổi tỷ lệ phân bổ vốn

1986 2000 2012 1986-2000

2000-2012

1986-2012

% cho NN 7,2 12,2 6,6 5,1 -5,7 -0,6

% cho CNXD 40,3 39,9 54,3 -0,4 14,4 14,0

% cho DV 52,5 47,8 39,1 -4,7 -8,7 -13,4

(Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám TK Việt Nam 2006-2012 và số liệu 20 năm đổi mới của TCTK)

Nếu so sánh với tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, trong giai đoạn 1986-2000, những khoản đầu tư vào khu vực CNXD dường như không thúc đẩy tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực này và chính điều này đã hạn chế tăng trưởng GDP. Tình hình này sẽ còn thể hiện rõ hơn khi xem xét số liệu với hệ số ICOR của khu vực CNXD. Hệ số này trong giai đoạn 2001-2012 ở mức 4,31 thời kỳ 2001-2005 và 8,3 thời kỳ 2006-2012.

Bảng 4. Tỷ lệ phân bổ VĐT theo thành phần kinh tế Việt Nam

Nhà nước Ngoài nhà

nước VĐT nước

ngoài 1986-1990 50,33 44,20 5,48 1991-1995 39,48 36,28 24,25 1996-2000 54,36 23,62 22,02 2001-2005 53,04 30,94 16,02 2006-2012 38,30 36,71 24,99 1986-2012 46,45 34,53 19,03

(Nguồn: Tính toán từ số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám Thống kê 2013 của TCTK)

Hiệu quả đầu tư của khu vực CNXD thấp hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại, trong khi cơ chế phân bổ nguồn lực lại tăng tỷ trọng cho khu vực này, kéo hiệu quả đầu tư chung của Việt Nam rất thấp (ICOR trong giai đoạn 2001-2005 là 4,6 và 5,9 thời kỳ 2006-2012). Đã xuất hiện một số vấn đề trong cơ chế phân bổ vốn như (i) hiệu quả phân bổ chưa cao, chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng sản lượng; (ii) hạn chế sự phát triển của nông nghiệp nông thôn; (iii) mất cân đối giữa các khu vực đang tăng lên.

Tình hình phân bổ và sử dụng vốn theo thành phần kinh tế thể hiện qua Bảng 4. Tỷ trọng vốn cho khu vực kinh tế nhà nước nhìn chung cao nhất, và chiếm 46,45% trong suốt những năm này, tuy xu hướng giảm dần ở những năm gần đây. Tỷ trọng phân bổ vốn cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã tăng dần, nhất là những năm 2001-2012. Riêng khu vực có VĐT nước ngoài, tỷ trọng tăng nhanh và chiếm khoảng 20%.

Bảng 5. Tỷ trọng bổ VĐT theo lãnh thổ ở Việt Nam

2006 2012

Trung du miền núi phía Bắc 7,65 10,12

Đồng bằng sông Hồng 25,61 42,25

Bắc Trung bộ 6,30 10,43

Duyên hải miền Trung 15,69 10,71

Tây nguyên 3,51 4,49

Miền Đông Nam Bộ 26,34 11,58

Đồng bằng sông Cửu Long 14,90 10,42

(Nguồn: Báo cáo KH năm 2008 và 2013 của Bộ KH và ĐT)

Tỷ lệ phân bổ vốn theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam được thể hiện trên Bảng 5. Tỷ trọng VĐT dành cho các vùng kinh tế trọng điểm năm 2006 khá cao, đạt gần 68%. Đến năm 2012, phần lớn vốn tập trung cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các vùng còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. So sánh tỷ trọng GDP của các vùng với GDP Việt Nam sẽ cho thấy, hiệu quả của phân bổ và sử dụng vốn theo lãnh thổ không thực sự hiệu quả (i) tính cho mỗi đồng tăng trưởng; (ii) phân bổ năng lực sản xuất cho các vùng lãnh thổ. Điều này cũng thể hiện qua ma trận phân bổ năng lực sản xuất trên Hình 3. Trên ma trận phân bổ vốn vào các vùng và các tỉnh Việt Nam, gốc tọa độ là mức trung bình của Việt Nam, ô bên phải phía trên bao gồm những tỉnh thuộc các vùng kinh tế trọng điểm có mức vốn/1000 lao động tập trung cao, phía đối diện bao gồm phần lớn các tỉnh còn lại có mức vốn/1000 lao động thấp nhất. Mức đầu tư phát triển ở các tỉnh ít bất bình đẳng hơn so với lượng TSCĐ và đầu tư dài hạn của DN.

Bảng 6. Hiệu quả đầu tư của Việt Nam

1986-1990

1991-1995

1996-2000

2001-2005

2006-2012

1986-2012

% Tiết kiệm 16,2 22,2 29,6 34,4 38,6 29,0 % tăng

trưởng GDP 4,5 8,2 7,0 7,5 6,6 6,7

ICOR 3,6 2,7 4,3 4,6 5,9 4,3

(Nguồn: Tính toán từ số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám Thống kê 2013 của TCTK)

Page 100: Lời nói đầu - udn.vn

96 Bùi Quang Bình

Hình 3. Phân bổ vốn sản xuất của nền kinh tế Việt Nam

(Nguồn: xử lý từ số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư 2009, TCTK, Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, NXB Thống kê 2010)

Bảng 7. Hiệu quả đầu tư theo khu vực kinh tế Việt Nam

1986-1990

1991-1995

1996-2000

2001-2005

2006-2012

1986-2012

ICORNN 0,85 1,97 2,76 3,48 4,95 2,96

ICORCN 2,12 2,85 3,78 4,31 8,30 4,57

ICORDV 1,35 4,35 10,62 5,92 5,21 5,47

(Nguồn: Tính toán từ số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám Thống kê 2013 của TCTK)

Hệ số ICOR của Việt Nam tăng dần suốt những năm qua. Nếu 1 đồng tăng trưởng GDP cần 3,6 đồng VĐT giai đoạn 1986-1990, thì sau đó giảm còn 2,7 giai đoạn 1991-1995, và tăng dần lên tới 5,9 giai đoạn 2006-2012. Từ 1986 tới 2012, trong các khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có hệ số ICOR cao nhất trung bình là 5,47, tiếp đó là công nghiệp 4,57. Khu vực nông nghiệp có hệ số này thấp vì tỷ lệ đầu tư cho khu vực này rất thấp cho dù tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng không cao, nên khó kết luận được. Hệ số ICOR theo thành phần kinh tế của Việt Nam thể hiện ở Bảng 8. Hệ số ICOR của kinh tế nhà nước rất cao, trung bình 8,6 trong cả 26 năm, trong khi khu vực ngoài nhà nước là 4 và khu vực có VĐT nước ngoài là 5,6. Đó chính là lý do khiến ICOR chung tăng cao và trở thành một thách thức cho Việt Nam.

Bảng 8. Hệ số ICOR của các thành phần kinh tế Việt Nam

Nhà nước Ngoài nhà

nước VĐT nước

ngoài

1986-1990 7,1 3,6 0,2

1991-1995 9,0 4,1 4,0

1996-2000 8,7 3,4 6,1

2001-2005 8,9 3,8 8,1

2006-2012 9,3 5,3 9,4

1986-2012 8,6 4,0 5,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám Thống kê 2013 của TCTK)

Hiệu quả đầu tư nhà nước đặc biệt đầu tư công thấp bởi

các vấn đề: (i) Cơ chế phân bổ VĐT chưa hợp lý, dẫn tới sự mất cân đối giữa các vùng, các ngành, hạ tầng kinh tế xã hội không phát triển; (ii) Còn nhiều bất hợp lý trong chính sách đấu thầu mua hàng hóa và dịch vụ đầu tư công hạn chế tác động tích cực của tổng cầu với tăng trưởng và sản xuất trong nước; (iii) Không tạo ra động lực để kích thích chính quyền địa phương chủ động thu hút các nguồn đầu tư khác, mà trông chờ ỷ lại; (iv) Chưa đạt được mục tiêu chính của đầu tư công, khi tỷ trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội chưa tương xứng, đầu tư để nâng cao kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn hạn chế và cho nông nghiệp quá thấp (Bùi Quang Bình, 2012). Còn khu vực có VĐT nước ngoài có hệ số ICOR cao không phải do họ đầu tư hiệu quả kém, mà có thể do việc khai báo tổng đầu tư thường cao hơn bình thường để tăng khấu hao giảm nộp thuế.

4. Kết luận và kiến nghị giải pháp

4.1. Kết luận

Từ những phân tích trên có thể có những kết luận sau sau:

Những năm qua, cách thức vận hành huy động, phân bổ và sử dụng vốn của Việt Nam đã có những thành công và khiếm khuyết sau:

Những thành công: (i) Nền kinh tế đã hình thành được cơ chế vận hành trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn, mà cốt lõi là hệ thống các định chế tài chính với các thị trường tài chính và trung gian tài chính hoạt động thông suốt; (ii) Đã huy động được nội lực về vốn của nền kinh tế và thu hút được khá cao nguồn bên ngoài, phát huy được vai trò của nguồn đầu tư nhà nước; (iii) Phân bổ vốn vào các khu vực, vùng, thành phần kinh tế đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hiệu quả hơn, góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Những vấn đề đặt ra: (i) Cơ chế vận hành và quản lý hệ thống tài chính còn nhiều điểm yếu cần khắc phục; (ii) Huy động đầu tư quá cao so với khả năng tiết kiệm của nền kinh tế phần nào gây hiệu ứng lần át tiêu dùng và ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế; (iii) Mất cân đối trong nguồn vốn

Hà NộiTuyên Quang

Điện Biên

Sơn La

Lạng Sơn

Quảng Ninh

Vĩnh PhúcBắc Ninh

Hải Dương

Hải Phòng

Thái Bình

Nghệ An

Quảng Bình

Đà Nẵng

Quảng Ngãi

Khánh HoàNinh Thuận

Bình Dương

Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu

Tp Hồ Chí Minh

Cần Thơ

Cà Mau

Việt Nam

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550

ĐT

ph

át t

riển

đầu

200

9/1

000

( tỷ đồn

g)

Số lượng vốn đầu 2009 trên 1000 LD (tỷ/1000 LĐ)

Page 101: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 97

huy động khi nguồn của nhà nước đang được huy động quá nhiều, trong khi cơ chế vận hành chưa khơi thông và phát huy hết tiềm năng vốn có trong dân và các thành phần kinh tế khác; (iv) Hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế thấp và ngày càng giảm, nhất là khu vực nhà nước; (v) Việc quản lý khu vực đầu tư nước ngoài chưa tốt còn nhiều “kẽ hở” để chuyển giá và lách thuế; (vi) Hiệu quả đầu tư trong hai khu vực công nghiệp và dịch vụ khá thấp và giảm dần theo quy mô đầu tư.

4.2. Kiến nghị

Kiến nghị về một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn

Trong những năm tới, để bảo đảm vốn đầu tư nhằm duy trì quy mô vốn sản xuất theo hướng ngày càng mở rộng với trình độ công nghệ hiện đại và nâng cao hiệu quả đầu tư, muốn vậy cần có các giải pháp sau:

Thứ nhất; ở góc độ nền kinh tế thì việc huy động vốn chỉ nên đạt tỷ lệ tương xứng với “trạng thái vàng” của nền kinh tế - tỷ lệ tích lũy cho mức tiêu dùng tối đa. Việc huy động phải vừa phát huy nội lực và tận dụng nguồn đầu tư bên ngoài nhưng nội lực vẫn quyết định. Trong nguồn nội lực chỉ nên duy trì tỷ lệ vốn nhà nước ở mức độ nhất định còn tạo cơ chế để huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Những chính sách này phải được điều chỉnh kết hợp với nhau một cách linh hoạt tùy theo từng thời kỳ của nền kinh tế. Cùng với các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì phát triển thị trường vốn sẽ là giải pháp quan trọng cho việc huy động vốn cho nền kinh tế. Với các địa phương, Nhà nước có cơ chế thúc đẩy tính tự chủ của các tỉnh thành trong huy động nguồn lực của địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở đây, giảm dần sự phụ thuộc vào trung ương.

Thứ hai, hướng phân bổ vốn đầu tư trong nền kinh tế không chỉ tập trung vốn đầu tư vào ngành công nghiệp, mà cần đầu tư thích đáng cho nông nghiệp. Đầu tư tập trung khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Với nguồn vốn có hạn, Nhà nước chỉ tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm có tính chất quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội hay an ninh quốc phòng và một số ngành mũi nhọn, còn những lĩnh vực khác, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để xã hội hóa đầu tư.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhất là của khu vực nhà nước; (i) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư công. Cần sửa đổi các văn bản luật pháp có liên quan đến đầu tư công để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và chuẩn mực trong việc quản lý hoạt động đầu tư công và thực hiện một cách nhất quán chiến lược phát triển KTXH của quốc gia. Sớm ban hành Luật Đầu tư công, trong đó bao hàm các tiêu chuẩn pháp quy nhằm đảm bảo hiệu quả tổng hợp của đầu tư công. Nghiên cứu việc áp dụng các phương

pháp đánh giá, thẩm định toàn diện các dự án đầu tư công trước khi phê duyệt. Cần bổ sung hệ thống chế tài nghiêm khắc và phải có cơ chế thực thi luật hữu hiệu. Chương trình đầu tư công cần được xây dựng phù hợp với các ưu tiên chiến lược của quốc gia, có tầm nhìn ít nhất là trung hạn và phải có tính pháp lệnh bắt buộc thực hiện, không được tùy tiện điều chỉnh. (ii) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch, thay đổi cơ chế phân quyền quyết định đầu tư phát triển; Các Bộ chủ quản phải tập trung vào chức năng chính là hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách. Đổi mới nội dung quy hoạch, kế hoạch theo hướng phản ánh tầm nhìn chiến lược, có gắn kết với nguồn lực, có khả năng huy động, thu hút sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, các thành phần kinh tế và người dân, đồng thời phải gắn với công tác theo dõi, đánh giá thực hiện qui hoạch, kế hoạch một cách minh bạch, khách quan. Thay đổi cơ chế phân cấp quyết định đầu tư. Mở rộng phân cấp đi kèm với việc xây dựng cơ chế để tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền trung ương. Việc phân cấp quyết định đầu tư dựa trên nguyên tắc thống nhất của chiến lược và quy hoạch tổng thể quốc gia và vùng, nhưng đề cao được tính tự chủ, sáng tạo của địa phương và cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng và năng lực của từng cấp; (iii) Hoàn thiện cơ chế phân bổ vốn một cách hiệu quả cho các vùng và tập trung vào phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật một cách trọng điểm và các ngành then chốt thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế; (iv) Hoàn thiện chính sách đầu thầu mua sắm hàng hóa dịch vụ đầu tư công theo hướng ưu tiên dùng hàng Việt Nam để kích thích phát triển sản xuất trong nước cũng như nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời hài hoà hoá các quy trình đấu thầu với chuẩn mực quốc tế, xây dựng một hệ thống đấu thầu điện tử, thành lập một cơ quan giám sát độc lập trực thuộc Quốc hội, có quyền lực và thẩm quyền để giám sát, thanh tra và đánh giá các dự án lớn.

Thứ tư, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần quản lý chặt từ ngay khâu đầu lập dự án, trình độ công nghệ và các chi phí liên quan tới mua sắm trang thiết bị để tránh chuyển giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Quang Bình (2010), Tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 258 tháng 4/2012.

[2] Mankiw, N. Gregory, 2002, Macroeconomics, Worth Publisher, 5th edition

[3] Solow, R.M (1956), A contribution to the theory of economic growth, The Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol.70, no.1 (Feb., 1956, 65-94).

[4] Domar, E. D. (1946), Capital Expansion, Rate of Growth, and Employment, Econometrica, 14, 137 -147.

[5] Harrod, R.F (1939), An Essay in Dinamic Theory, economic Journal 49, 14-33.

(BBT nhận bài: 01/09/2014, phản biện xong: 03/03/2015)

Page 102: Lời nói đầu - udn.vn

98 Hồ Dương Đông

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SCOR TRONG CẢI TIẾN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. ĐÀ NẴNG

THE RESEARCH ON APPLICATION OF SCOR MODEL TO IMPROVE SUPPLY CHAIN OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN DANANG CITY, VIETNAM

Hồ Dương Đông

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Chuỗi cung ứng từ lâu đã được nhận diện là một lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp (DN) và là đối tượng của rất nhiềunghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào pháttriển và cải tiến chuỗi cung ứng cho các DN tại các nước phát triển,mà ít xem xét đến các yếu tố đặc thù của các DN quy mô nhỏ vàvừa tại các nước đang phát triển. Mô hình tham chiếu chuỗi cungứng (SCOR) là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung đểphát triển cấu trúc chuỗi cung ứng. Mô hình này định ra các thựchành tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng,cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các DN thốngnhất nhiều công cụ quản lý. Nghiên cứu này trình bày các rào cảnvà thách thức khi áp dụng mô hình SCOR vào DN nhỏ và vừa tạiTp. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất mô hình quy trình lựachọn các thực hành tốt nhất ứng trong SCOR vào thực tiễn củatừng DN.

Abstract - Supply chain has long been identified as acompetitiveness strategy of enterprises and the topic of manystudies. However, most research has focused on developing andimproving supply chain for enterprises in developed countries withless concern for typical features of small and mediun enterprises indeveloping countries. The supply chain operations referencemodel (SCOR) is a generic model, providing a framework fordeveloping a supply chain. This model specifies best practices anda standard desciption of supply chain processes as well asprovides basis structure and standard terms to help enterprisesunify their management tools. This paper presents barries andchallenges for SMEs in Danang city when they apply SCOR model.The author also proposes a model that supports enterprises toadapt the SCOR’s best practices to their own context.

Từ khóa - mô hình SCOR; chuỗi cung ứng; thực hành tốt nhất;quy trình lựa chọn; các nước phát triển.

Key words - SCOR model; supply chain; best practices; adaptingmodel; developing countries.

1. Đặt vấn đề

Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, DN nhỏ có lượng lao động từ 10 đến 50 người, còn DN vừa có từ 50-300 lao động. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hằng năm từ 10 người trở xuống là DN siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 lao động là DN nhỏ và từ 200 đến 300 lao động thì được coi là DN vừa. Tỉ lệ DN nhỏ và vừa chiếm tỉ trọng lớn, trên 95% tại Việt Nam. Còn theo số liệu của Sở Kế hoạch – Đầu tư Đà Nẵng công bố tháng 07/2014, 96% doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế song DN nhỏ và vừa không là đối tượng được chú ý và nghiên cứu sâu.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đang đối diện với nhiều thách thức trong nền kinh tế hội nhập. Mọi DN trên thị trường đều cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và giảm thời gian giao hàng để tăng tính cạnh tranh. Chuỗi cung ứng đưa ra một cơ hội tốt để giảm bớt chi phí và tạo ra giá trị cho khách hàng. Trên thị trường hiện nay đang có sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng với nhau hơn là giữa các DN với nhau. Lợi thế cạnh tranh đáng kể không chỉ đến từ việc cải thiện năng suất sản phẩm và quy trình, các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển cần cải thiện năng suất sản phẩm, quy trình, và chuỗi cung ứng [1].

Rõ ràng các tinh hoa kỹ thuật và thực hành SCOR hiện đang triển khai tại các nước phát triển sẽ đem lại lợi ích lớn cho các DN tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các kỹ thuật và thực hành này vốn được xây dựng trong ngữ cảnh của các nước Phương Tây không nên được ứng dụng một cách máy móc vào môi trường xã hội văn hóa của Việt

Nam. Các mô hình đo lường hiệu suất như Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC), mô hình SCOR nên được xem như là những lý thuyết cần phải được kiểm chứng trong môi trường Việt Nam, vì ngữ cảnh Việt Nam có thể hoàn toàn khác biệt so với Phương Tây.

Bài viết đi sâu vào việc phân tích các thách thức và rào cản DN nhỏ và vừa tại Tp. Đà Nẵng có thể gặp phải khi áp dụng mô hình SCOR. Từ đó đề xuất quy trình lựa chọn các thực hành tốt nhất từ mô hình này vào thực tế của từng DN.

2. Cơ sở lý thuyết

Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng SCOR được phát triển bởi Hội đồng chuỗi cung ứng (Supply Chain Council, Mỹ) đóng vai trò như một công cụ phân tích chẩn đoán cho hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Năm 1997, Hội đồng chuỗi cung ứng giới thiệu phiên bản đầu tiên của mô hình SCOR, bao gồm Hoạch định, Sản xuất, Mua hàng và Giao hàng như là các thành phần của chuỗi cung ứng bên cạnh các chuẩn đo lường, các thực hành tốt nhất và công nghệ [2].

Phiên bản 4 lần đầu tiên đưa bước Thu hồi (Return) vào chuỗi cung ứng. Mô hình SCOR (phiên bản 10.0) gồm bốn thành phần chính:

- Hiệu suất: Các đo lường chuẩn để mô tả hiệu suất quy trình và xác định các mục tiêu chiến lược.

- Quy trình: Các mô tả chuẩn về các quy trình quản lý và các mối quan hệ quy trình.

- Thực hành tốt nhất: Các thực hành quản lý có thể tạo ra các hiệu suất quy trình tốt hơn hẳn.

- Con người: Các định nghĩa chuẩn về các kỹ năng đòi hỏi để thực hiện các quy trình chuỗi cung ứng [1].

Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra các hướng

Page 103: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 99

dẫn khung để phát triển cấu trúc chuỗi cung ứng. Mô hình được xây dựng để làm đơn giản quá trình giao tiếp giữa các thành viên chuỗi cung ứng. Mô hình cung cấp một ngôn ngữ chung để giao tiếp và được sử dụng để mô tả sự đo lường và đánh giá cấu hình chuỗi cung ứng. SCOR được phát triển và hướng tới việc cải thiện chuổi cung ứng của các nước phát triển. Sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống dưới của mô hình SCOR, DN có thể nhanh chóng hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động hiện thời chuỗi cung ứng của mình. DN cũng có thể so sánh cấu trúc của mình với các DN khác, phát hiện những cải tiến dựa trên các thực hành tốt nhất, và thiết kế cấu trúc chuỗi cung ứng tương lai cho mình.

SCOR gồm có năm quy trình cơ bản là Hoạch định (Plan - P), Mua hàng (Source - S), Sản xuất (Make - M), Giao hàng (Deliver - D) và Thu hồi (Return - R) như trong Hình 1. Quy trình hoạch định liên quan tới việc ra quyết định và định hướng cho tất cả hoạt động của chuỗi cung ứng. Quy trình mua hàng tìm kiếm các nguyên vật liệu, dịch vụ, thực hiện các nghiệp vụ mua hàng, lên kế hoạch, nhận hàng, kiểm tra và thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Quy trình sản xuất chuyển đổi các nguồn lực được mua từ quy trình mua hàng thành hàng hóa và dịch vụ. Quy trình giao hàng bắt đầu bằng việc nhận đơn hàng của khách hàng, sau đó đến báo giá và cuối cùng là thu tiền từ khách hàng. Giao hàng cũng bao gồm các hoạt động cần thiết để hoàn tất đơn hàng như vận tải, kho bãi, phân phối. Quy trình thu hồi đảm bảo các hàng hóa đã được bán được hỗ trợ, thu gom và hủy theo các chính sách kinh doanh và thỏa thuận với khách hàng [3]. SCOR bắt đầu với giả định rằng bất kỳ quy trình chuỗi cung ứng nào cũng đều có thể được diễn tả như là sự kết hợp của các quy trình P, S, M, D, và R.

Hình 1. Năm quy trình cơ bản mô hình SCOR [5]

Mô hình SCOR có ba mức độ chi tiết. Mức độ 1 là mức độ cao nhất. Nó định nghĩa phạm vi của chuỗi cung ứng. Mức độ 2 là mức độ cấu hình. Mức độ 3 là mức độ thành tố và là mức độ thấp nhất trong mô hình SCOR. Ở mức độ 1, DN cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh doanh và với các đối tác chuỗi cung ứng. Từ đó hiệu chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng – những ưu tiên kinh doanh mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực. Mức độ 1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính là hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng và thu hồi. Ở mức độ 2 – mức độ cấu hình – DN hiệu chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng và xác định cách tương thích giữa quy trình với hạ tầng cơ sở kỹ thuật, bao gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin. Mức độ 2 liên quan đến phát triển và đánh giá các lựa chọn mức độ 1. Ở mức độ 3, DN có thể hoàn tất cấu trúc chuỗi cung ứng bằng cách gắn các chi tiết hoạt động vào thiết kế SCOR mức độ 2. Với SCOR mức độ

3, DN có thể tìm thấy các thực hành kinh doanh cụ thể, các bảng tiêu chí đánh giá liên quan, các hướng dẫn về hệ thống công nghệ thông tin cần thiết hỗ trợ cho quy trình – về cả chức năng lẫn dữ liệu hỗ trợ [3].

Ba mức độ trong mô hình SCOR được tích hợp với nhau thành một khung duy nhất. Các đo lường hiệu suất được liên kết với các quy trình kinh doanh để cho phép phân tích tìm ra nguyên nhân của chênh lệch hiệu suất. Tương tự, các thực hành chuẩn được liên kết với các đo lường hiệu suất và các quy trình kinh doanh. Điều này cho phép xác định được các yêu cầu triển khai và cải thiện hiệu suất muốn hướng tới. Ba mức độ này kết hợp tạo thành một khung sườn giúp hỗ trợ xác định các quy trình chuỗi cung ứng và có thể được dùng để quản lý và cải thiện hiệu suất. Đối với mỗi quy trình trong mô hình SCOR sẽ liên kết các thực hành tốt nhất được đề nghị triển khai.

Một thực hành tốt nhất là một cách duy nhất cấu hình nên một quy trình hay một tập hợp các quy trình. Sự duy nhất này có thể là việc tự động hóa một quy trình, ứng dụng một công nghệ vào quy trình, áp dụng các kỹ năng đặc biệt vào quy trình, một trình tự duy nhất xử lý một quy trình, hay một phương pháp duy nhất kết nối các quy trình trong một tổ chức [4]. Mô hình SCOR định nghĩa “thực hành tốt nhất như một phương pháp hiện hành, có cấu trúc, đã được chứng minh và lập đi lập lại trong việc tạo ra một tác động tích cực tới kết quả vận hành mong muốn” [5]. Các thành viên của Hội đồng chuỗi cung ứng đưa ra các thực hành tốt nhất này vì chúng đã được áp dụng thành công trong thực tiễn. Tuy vậy, không phải toàn bộ các thực hành tốt nhất đều mang lại hiệu quả giống nhau cho toàn bộ các ngành công nghiệp hay chuỗi cung ứng.

3. Các rào cản và thách thức

Rào cản đầu tiên trong ứng dụng mô hình SCOR là tính sẵn sàng về mặt tri trức. Một yếu tố phản ảnh tính sẵn sàng về mặt tri thức của DN để tiếp nhận tri thức mới là trình độ văn hóa. Số liệu công bố trong khảo sát đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 1(42) năm 2011 của tác giả Võ Thị Hồng Loan cho thấy tại Đà Nẵng, số chủ DN nhỏ và vừa có trình độ phổ thông trở xuống chiếm tới 49%, chỉ 20% có trình độ đại học và sau đại học chưa tới 3% [6]. Sự thiếu hụt các kỹ năng về quản lý và chuyên môn khiến cho việc tìm hiểu và phát triển các cấu trúc phức tạp như hệ thống đo lường hiệu suất trở nên khó khăn.

Tiếp theo là vấn đề về chiến lược phát triển. Khảo sát cũng cho thấy gần 90% chủ DN đảm nhận luôn vai trò quản lý điều hành. Điều này làm cho chủ DN không có đủ thời gian và năng lực dành cho việc xây dựng chiến lược phát triển [6]. Chuỗi cung ứng phải được xây dựng theo hướng trực tiếp hỗ trợ và/hoặc hướng tới chiến lược kinh doanh phát triển của DN. Mô hình SCOR mức độ 1 đòi hỏi DN cần có tầm nhìn chiến lược cốt lõi giúp làm rõ các câu hỏi về chiến lược kinh doanh như mục tiêu chiến lược kinh doanh tổng thể của DN, các giá trị DN sẽ mang lại cho khách hàng, điểm khác biệt của DN với các đối thủ khác trên thị trường. Các vấn đề giúp định hướng chiến lược và cấu trúc chuỗi cung ứng trên, nếu không được xác định rõ thì chuỗi cung ứng khó mà hoạt động hiệu quả.

Hiệu suất của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào nhiều yếu

Page 104: Lời nói đầu - udn.vn

100 Hồ Dương Đông

tố: hiệu suất mối quan hệ trong chuối cung ứng; hiệu suất sản xuất của công ty; hiệu suất của hệ thống công nghệ thông tin. Bên cạnh cơ sở hạ tầng còn hạn chế - cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả - các DN nhỏ và vừa ở Đà Nẵng thiếu sự kết nối với nhau, nguồn lực cũng như kỹ năng công nhân còn hạn chế. Hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển mạnh cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng các công nghệ này. Tất cả đều là thách thức cho việc ứng dụng trực tiếp của mô hình SCOR.

Sự phức tạp của mô hình SCOR cũng là một thách thức lớn. Mô hình SCOR phiên bản 10 (hiện nay là phiên bản 11) bao gồm hơn 200 thành tố quy trình, 550 các công cụ đo lường hiệu suất và 500 các thực hành tốt nhất, tất cả chúng được tổ chức phân cấp theo mức độ. Lựa chọn các thực hành tốt nhất nào phù hợp với đặc điểm của từng DN là nhiệm vụ không đơn giản. Bảng 1 trình bày tổng số lượng các thực hành tốt nhất để cung cấp một cái nhìn sâu hơn về sự phức tạp của mô hình SCOR. Các thực hành tốt nhất được cung cấp để đưa ra các phương pháp tiếp cận thực tiễn cho việc triển khai các quy trình kinh doanh. Chúng đã được ứng dụng thành công trong thực tế và được đề xuất bởi các thành viên của Hội đồng chuỗi cung ứng. Các thực hành tốt nhất có thể được chia thành ba phần: các thực hành tốt nhất của SCOR tổng quát; Các thực hành tốt nhất của SCOR Green và Các thực hành tốt nhất của Chuỗi cung ứng – Quản lý rủi ro [5].

Bảng 1. Tổng số lượng các thực hành tốt nhất [5]

Các thực hành tốt nhất của SCOR tổng quát

Các thực hành tốt nhất của

SCOR Green

Các thực hành tốt nhất của Chuỗi

cung ứng – Quản lý rủi ro.

Tổng số lượng các thực hành tốt nhất

422 98 11

4. Mô hình đề xuất

Mô hình quy trình lựa chọn các thực hành tốt nhất được đề xuất này nhấn mạnh sự cần thiết của việc DN cần phải tuân theo một phương pháp có hệ thống, nếu muốn áp dụng SCOR. Điều quan trọng là phải cân nhắc đến chiến lược chuỗi cung ứng, ngữ cảnh hiện hữu của DN, tình trạng và mức độ ưu tiên cải tiến. Ngoài ra sau khi triển khai toàn diện, cần thiết phải đo lường sự thay đổi trong hiệu suất tổng thể của tổ chức. Mô hình SCOR cũng có các đo lường hiệu suất và các công cụ đo lường chuẩn (benchmarking) phục vụ cho mục đích trên.

Các thực hành tốt nhất trong mô hình SCOR có thể được phân thành hai loại, gồm có Các phương pháp quản lý và Công nghệ tiên tiến như trong Hình 2. Một số thực hành tốt nhất yêu cầu cần có sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng để triển khai tốt hơn các thực hành khác. Một số có thể là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp, như vấn đề chất lượng và cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, hiệu quả áp dụng của chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi các các thực hành hiện có tại DN và các thách thức đã nêu trên.

Bước đầu tiên trong quy trình lựa chọn là phân tích chiến lược kinh doanh và chiến lược chuỗi cung ứng. Trong

những năm gần đây, DN nhỏ và vừa ở Đà Nẵng đã quen với hoạt động hoạch định hay lên kế hoạch triển khai, thực thi chiến lược. Tuy nhiên, phần lớn rơi vào tình trạng hoạch định và thực thi hoàn toàn tách biệt, không liên quan gì với nhau. Đó là vì rất ít DN nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng nhìn trên một hệ thống tổng thể. Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng là phần cực kỳ quan trọng mà DN cần đưa vào trong kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của mình. DN nhỏ và vừa cần vượt qua rào cản tư duy khi xây dựng chiến lược manh mún tự phát, và thay thế bằng hệ thống hoạch định toàn diện, bài bản và khả thi.

Hình 2. Mô hình quy trình lựa chọn các thực hành tốt nhất

Chiến lược chuỗi cung ứng phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh. Cụ thể là bắt đầu từ mô hình kinh doanh của DN để xây dựng mô hình hoạch định chuỗi cung ứng.

Bước tiếp theo là phân tích hiện trạng, các ưu tiên cải tiến của tổ chức và khả năng công nghệ hiện có. Sau khi phân tích ngữ cảnh và hiện trạng, bước tiếp theo là tìm kiếm và lựa chọn các thực hành tốt nhất đã được đề xuất trong

Thích ứng

Cách thực hành tốt nhất

Các phương pháp quản lý Six Sigma Quản lý tinh gọn Kanban Quản lý chất lượng tổng thể - TQM Benchmarking

Thuê ngoài – Outsourcing

Hệ thống đánh giá hiệu suất nhà cung cấp

Available to Promise -ATP

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược chuỗi cung ứng

Các ưu tiên cải tiến ‐ Chất lượng ‐ Hiệu suất

văn hóa doanh nghiệp & chuyên gia tư vấn

Các yêu cầu về vốn Cơ sở hạ tầng & ICT

Áp dụng vào các DN nhỏ và vừa

Đánh giá kết quả & Phản hồi

Công nghệ tiên tiến

Trao đổi dữ liệu điện tử

Thanh mã hóa/nhận dạng tự động

Quản lý tồn kho nhà cung cấp

Page 105: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 101

mô hình SCOR. Các thực hành tốt nhất này phải phù hợp với ngữ cảnh của tổ chức. Các giai đoạn tiếp theo liên quan tới việc thực hiện và đánh giá các kết quả. Tại giai đoạn này, việc phân tích hướng tới các yếu tố tác động tới việc thích ứng của tổ chức với các thực hành tốt nhất này. Chúng bao gồm (i) kỹ thuật và IT, ví dụ, kỹ thuật đã lỗi thời và thiếu các hệ thống máy tích được tích hợp; (ii) mối quan hệ chuỗi cung ứng, ví dụ, do dự trong xây dựng các mối quan hệ đối tác dựa trên sự tin cậy; (iii) cơ sở hạ tầng quốc gia, ví dụ, hệ thống công nghệ thông tin chưa phù hợp hay các yếu tố đường xá, giao thông và (iv) các vấn đề liên quan tới tổ chức và quản lý, ví dụ, sự khác biệt trong văn hóa làm việc của tổ chức.

5. Kết luận

Giá trị tiềm năng của chuỗi cung ứng là cốt lõi kinh doanh của DN. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng muốn tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập cần đẩy mạnh xây dựng và cải tiến chuỗi cung ứng. Việc ứng dụng các mô hình cải tiến chuỗi cung ứng đã thành công tại các nước Phương Tây, như mô hình SCOR, là việc làm hết sức cần thiết.

SCOR được đánh giá là mô hình chuẩn mực nhất hiện nay. SCOR là một hệ thống các quy trình kinh doanh được thiết kế từ trên xuống (top down) từ chiến lược chuỗi cung ứng đến cách thức vận hành và hoạt động.

SCOR mang lại các lợi ích như tạo sự đồng thuận về các ưu tiên hiệu quả hoạt động, chia sẻ tầm nhìn về quy trình chuỗi cung ứng trong nội bộ với khách hàng và nhà cung cấp, đơn giản hóa chuỗi cung ứng, đưa ra các quy trình với thực hành tốt nhất, gắn kết hệ thống thông tin – quy trình, và các mục tiêu hoạt động đo lường được. Mô hình áp dụng thành công sẽ giúp DN giảm bớt chi phí và tạo ra giá trị cho khách hàng.

Tuy nhiên, DN nên xem xét việc ứng dụng mô hình này

vào ngữ cảnh Việt Nam có thể gặp phải nhiều rào cản và thách thức. Đó là trình độ khoa học công nghệ còn thấp, tính sẵn sàng về mặt tri thức chưa cao, chiến lược phát triển chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, mô hình SCOR với hàng trăm các thực hành tốt nhất khiến việc lựa chọn thực hành tốt nhất nào phù hợp với DN cũng rất khó khăn. Nghiên cứu này đề xuất quy trình lựa chọn các thực hành tốt nhất theo trình tự các bước từ phân tích chiến lược kinh doanh, chiến lược chuỗi cung ứng, xác định các ưu tiên cải tiến, nghiên cứu văn hóa DN, tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn và sau đó mới là xem xét các yêu cầu về vốn cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Cuối cùng và quan trọng nhất, sau khi áp dụng các thực hành tốt nhất DN cần đánh giá kết quả đạt được và có các phản hồi để điều chỉnh lại quy trình này. Sự phản hồi đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến liên tục quy trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Fasika Bete Georgise, Klaus-Dieter Thoben and Marcus Seifert, “Adapting the SCOR Model to Suit the Different Scenarios: A Literature Review & Research Agenda”, International Journal of Business and Management, Vol.7, No.6, March 2012.

[2] Magnusson, L. (2010), “Performance management using SCOR”, Ericsson AB, Supply Chain Council.

[3] Shoshanah Cohen and Joseph Roussel, “Strategic Supply Chain Management – The 5 disciplines for Top Performance”, 2nd edtion, McGraw Hill, 2005.

[4] Fasika Bete Georgise, Klaus-Dieter Thoben and Marcus Seifert, “Implementing the SCOR Model Best Practices for Supply Chain Improvement in Developing Countries”, International Journal of u- and e- Service, Science and Technology, Vol.6, No.4, August 2013.

[5] SCC Supply Chain Operations Reference Model (SCOR), version 10.0.

[6] Võ Thị Hồng Loan, “Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(42). 2011.

[7] G.P. Kurien, M.N. Qureshi, “Study of performance measurement practices in supply chain management”, International Journal of Business, Management and Social Sciences, Vol.2, No.4, 2011.

(BBT nhận bài: 11/11/2014, phản biện xong: 07/12/2014)

Page 106: Lời nói đầu - udn.vn

102 Lâm Chí Dũng

ĐIỀU TIẾT, GIẢI ĐIỀU TIẾT, TÁI ĐIỀU TIẾT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – MỘT GÓC NHÌN ĐỐI CHIẾU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

BANKING REGULATION, DEREGULATION AND REREGULATION - A COMPARATIVE PERSPECTIVE AND POLICY IMPLICATIONS

Lâm Chí Dũng

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài viết nghiên cứu về các quá trình điều tiết, giải điều tiết,tái điều tiết và tác động của các quá trình đó đến hoạt động ngânhàng (NH). Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệthống hóa diễn tiến có tính lịch sử, tổng hợp các nhận định, đối chiếuvới tác động trên thực tế của các xu hướng này trong hoạt động củahệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm rút ra các hàm ý chính sách phùhợp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Cáchàm ý về chính sách tập trung vào những vấn đề cơ bản: tính khônglý tưởng của chính sách; về tự do hóa lãi suất NH; tăng cường giámsát đối với tín dụng đầu cơ; về hạn chế nhập ngành và mở chi nhánh;giám sát các công cụ phái sinh tín dụng.

Abstract - The paper examines the processes of bankingregulation, deregulation and re-regulation and the impact of thoseprocesses on banking activities. The main objective of thisresearch is synthesizing comments and comparing them with theactual effects of these trends in Vietnam's banking system via asystematization of historical developments in order to draw policyimplications relevant for Vietnam's banking system in the future.The policy implications focus on basic issues: the policy being non-ideal; the liberalization of interest rates; the strengthenedsupervision of the “speculative” credit; entry barriers andbranching; the monitoring of credit derivatives.

Từ khóa - điều tiết; giải điều tiết; tái điều tiết; hoạt động ngân hàng;hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Key words - regulation; deregulation; reregulation; bankingactivities; Vietnam ‘s banking system.

1. Đặt vấn đề

Điều tiết (Regulation), giải điều tiết (Deregulation) và tái điều tiết (Re-regulation) đối với hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng (NH) nói riêng là những xu hướng có tính lịch sử và có phạm vi chi phối rộng, bao trùm hầu hết các nước, trước hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường tài chính, gỡ bỏ các rào cản về cung cấp dịch vụ tài chính.

Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệ thống hóa diễn tiến lịch sử, tổng hợp các phân tích đa chiều, đối chiếu với tác động trên thực tế của các xu hướng này nhằm rút ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với hệ thống NH Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất phát từ mục tiêu nói trên và vì một số hạn chế về dữ liệu, bài viết này có những giới hạn cơ bản sau:

- Chỉ tập trung nghiên cứu về diễn tiến và nội dung các xu hướng trong hệ thống NH Mỹ. Trong trường hợp cần thiết, minh họa thêm các sự kiện tại các nước phát triển.

- Không đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật, nếu điều đó không giúp ích nhiều cho việc rút ra các hàm ý chính sách.

Trừ một nghiên cứu đã công bố của Janice How và Nguyễn Thị Kim Oanh (2011) về “quá trình giảm thiểu điều tiết hoạt động ngân hàng tại Úc”, nghiên cứu theo khảo hướng này rất ít hoặc hầu như chưa được công bố.

2. Phương pháp nghiên cứu

Vì điều tiết, giải điều tiết hay tái điều tiết dược thể hiện qua các nội dung pháp lý, nên bài báo tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý của các quá trình nói trên. Do đó, các phương pháp chủ yếu được sử dụng là các phương pháp nghiên cứu tài liệu pháp lý. Trong đó, các phương pháp phổ biển là:

- Phương pháp hệ thống hóa, căn cứ vào diễn tiến lịch sử các quy định pháp lý về quá trình điều tiết, giải điều tiết, tái điều tiết hệ thống ngân hàng;

- Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định pháp lý về điều tiết, giải điều tiết, tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia, mà chủ yếu là giữa Việt Nam với Hoa Kỳ;

- Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu thứ cấp về các kết quả nghiên cứu liên quan đến các quá trình trên đã được công bố.

3. Tổng quan về các giai đoạn điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết trong hệ thống NH Mỹ và một số nước

3.1. Giai đoạn điều tiết

Giai đoạn điều tiết thường được biết đến như là đáp ứng của Chính phủ Mỹ từ hệ quả của cuộc Đại suy thoái 1929 -1933, mà xét riêng trong lĩnh vực NH được đánh dấu bởi sự thông qua đạo luật về hoạt động NH Mỹ (Banking Acts of 1933). Đạo luật này cũng thường được gọi là Đạo luật Glass – Steagall.Theo đó, thuật ngữ điều tiết được hiểu như là những quy định pháp lý nhằm hạn chế hành vi của các NH, giảm bớt mức độ tự do lấy các quyết định và hành động, đặt các NH trong khuôn khổ quản lý của các cơ quan thẩm quyền nhất định.

Trên thực tế, theo tổng kết của F.S. Mishkin [1, tr. 264-265], những quy định điều tiết đối với hệ thống NH Mỹ tính từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu từ năm 1913 với đạo luật về Hệ thống Dự trữ liên bang (Federal Reserve Act) và đạo luật Mc Fadden Act of 1927, với nội dung chủ yếu là cấm các NH kể cả NH toàn quốc và NH tiểu bang được mở chi nhánh ngoài biên giới bang (nơi đặt trụ sở chính). Trước đó nữa, bắt đầu từ thời kỳ nội chiến với Luật NH và tiền tệ quốc gia (National Curency and Bank Acts 1863-1864), bộ luật liên bang đầu tiên quy định về cơ quan quản lý chuyên trách các ngân hàng quốc gia là Cục kiểm soát tiền tệ [10, 11].

Page 107: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 103

Tuy nhiên, khi đề cập đến giai đoạn điều tiết, các nhà nghiên cứu đều tập trung vào những quy định hạn chế hoạt động ngân hàng tạo ra nhiều tranh cãi, mà sau này sẽ bị bãi bỏ dần trong giai đoạn giải điều tiết. Như vậy, với hai đạo luật cơ bản Mc Fadden of 1927 và Glass - Steagall 1933, khuôn khổ điều tiết (hay những hạn chế cơ bản) đối với hệ thống NH Mỹ được thiết lập với những nội dung chủ yếu sau:

(i) Các ngân hàng thành viên của FED không được mở chi nhánh ngoài biên giới bang, nơi đặt trụ sở chính. Ngay trong từng bang, cũng có những hạn chế đối với việc mở chi nhánh của các NH bang, “mỗi bang có những quy định riêng về kiểu và số lượng chi nhánh mà một NH có thể mở” [1, tr.290].

(ii) Tách biệt hoạt động của NH thương mại (NHTM) với NH đầu tư và công ty chứng khoán. Theo đó, các NHTM là thành viên của FED không được tham gia vào các hoạt động:

- Kinh doanh các chứng khoán không phải của Chính phủ Mỹ phát hành;

- Đầu tư vào các chứng khoán được xếp hạng ở cấp độ phi đầu tư;

- Bảo lãnh phát hành hoặc phân phối các chứng khoán không do chính phủ phát hành;

- Sáp nhập (dưới các hình thức) với các công ty có những hoạt động trên.

Ngược lại, các công ty chứng khoán và các NH đầu tư không được thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi.

(iii) Hạn chế lãi suất đối với các khoản tiền gửi. Nội dung này thường được gọi là Regulation Q. Theo đó, NH không được trả lãi cho các khoản tiền gửi thanh toán và quy định trần lãi suất đối với các khoản tiền gửi khác.

Trên thực tế, ngoài hạn chế về lãi suất tiền gửi còn có một quy định về trần lãi suất trên các khoản cho vay được biết đến như là những chế định về cho vay nặng lãi (Usury Law). Không trễ hơn năm 1886, Hoa Kỳ đã được coi là một quốc gia có những quy định mạnh mẽ về cho vay nặng lãi... mặc dù có nhiều khác biệt ở từng bang [5].

(iv) Hạn chế những hoạt động cấp tín dụng có tính chất “đầu cơ”. Quy định hạn chế này ít được đề cập như là một trong những quy định điều tiết cốt lõi trong các nghiên cứu về quá trình giải điều tiết, nhưng lại rất có ý nghĩa đối với nhận thức những nội dung tái điều tiết sau này cũng như đối với thực tiễn điều tiết NH của Việt Nam.

3.2. Giai đoạn giải điều tiết

Giải điều tiết nói chung được hiểu là hành động hoặc tiến trình loại bỏ những hạn chế và những quy định. Thuật ngữ giải điều tiết hoạt động NH được đề cập như là việc bãi bỏ một số quy định hạn chế trong hoạt động NH được đặt ra trong giai đoạn điều tiết nói ở trên.

Đối với hệ thống NH Mỹ, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng thời kỳ khởi đầu quá trình bãi bỏ các hạn chế là trong khoảng cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Mốc thời gian đáng chú ý là năm 1978 với việc loại trừ các quy định về trần lãi suất cho vay [5]. Tuy nhiên, việc loại trừ này vẫn chưa được chính thức hóa trên cấp độ liên bang.

Đến năm 1980, Đạo luật về Giải điều tiết các Định chế nhận tiền gửi và Kiểm soát tiền tệ - DIDMCA chính thức hóa việc loại trừ các quy định về trần lãi suất cho vay và trần lãi suất tiền gửi [1, tr.264].

Năm 1994, với đạo luật về mở chi nhánh và hoạt động NH xuyên tiểu bang (Riegle- Neal Intersate Banking and Branching Efficiency Act of 1994), bãi bỏ các quy định về hoạt động NH xuyên bang và việc mở chi nhánh ngoài biên giới bang. Với luật này, “lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ,..các NH được cho phép nhận tiền gửi và tiếp cận các khách hàng của họ xuyên qua các đường biên giới tiểu bang” [10, tr.58].

Đạo luật về Hiện đại hóa dịch vụ tài chính (Gramm-Leach-Bliley Financial Services Modernization Act of 1999) được thông qua vào năm 1999 được coi là đỉnh điểm của quá trình giải điều tiết khi nó đã hoàn thành việc bãi bỏ toàn bộ các quy định của Luật Glass – Steagall về tách biệt giữa NHTM với NH đầu tư và Công ty chứng khoán. Nó “đã xóa bỏ tất cả những hạn chế đối với những định chế tài chính về việc kết hợp các hoạt động NH với các hoạt động chứng khoán và bảo hiểm” [4].

3.3. Giai đoạn tái điều tiết

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc đòi hỏi xét lại các quy định điều tiết hệ thống tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Ở Mỹ, quá trình này được đánh một dấu mốc có tính quyết định với việc thông qua Đạo luật Cải tổ Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd–Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act) thường được gọi là Luật Dood – Frank vào năm 2010.

Nếu quá trình giải điều tiết tập trung vào việc bãi bỏ các quy định hạn chế đặt ra trong thời kỳ điều tiết, thì quá trình tái điều tiết không đơn giản là phục hồi những quy định điều tiết đã bị bãi bỏ. Nó áp đặt các công cụ và biện pháp điều tiết mới, trong khi vẫn giữ nguyên trạng kết quả của tiến trình giải điều tiết đối với một số hạn chế cũ.

Mục đích của quá trình này, như đã tuyên bố trong đạo luật là: “Nhằm khuyến khích sự ổn định tài chính của Hoa Kỳ bằng cách cải thiện trách nhiệm giải trình (accountability) và sự minh bạch (transparancy) trong hệ thống tài chính, để kết thúc tình trạng “quá lớn nên không thể sụp đổ”, để bảo vệ người đóng thuế Mỹ khỏi những khoản cứu trợ, để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sự lạm dụng trong thực hành các dịch vụ tài chính” [3].

Những nội dung chủ yếu của quá trình này có liên quan đến hoạt động NH bao gồm:

(i) Tăng cường ổn định tài chính thông qua thành lập mới hai cơ quan quản lý:

- Hội đồng giám sát ổn định tài chính với những chức năng chính: nhận diện các rủi ro đối với sự ổn định tài chính quốc gia cả với tổ chức tài chính và phi tài chính; thúc đẩy những nguyên tắc thị trường bằng cách loại trừ kỳ vọng vào sự hổ trợ của Chính phủ đối với những thất bại trong tương lai; đáp ứng các thách thức nổi lên đối với sự ổn định tài chính của Mỹ.

- Văn phòng nghiên cứu tài chính với chức năng chính là cung cấp các phân tích về quản lý, kỹ thuật, ngân sách và những

Page 108: Lời nói đầu - udn.vn

104 Lâm Chí Dũng

dịch vụ hổ trợ khác cho Hội đồng và các cơ quan khác.

- Áp dụng các biện pháp mới để hạn chế việc hình thành các NH có quy mô quá lớn.

- Nâng cao các chuẩn mực bảo đảm an toàn hệ thống, trong đó đặc biệt quan trọng là các yêu cầu về vốn, về chất lượng tài sản.

(ii) Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính qua thành lập Văn phòng bảo vệ người tiêu dùng tài chính và tăng cường vai trò, thẩm quyền của FDIC về giám sát, tăng hạn mức bảo hiểm; thay đổi cách thức tính phí bảo hiểm nhằm khuyến khích giảm bớt quy mô tài sản; tăng quyền xử lý của FDIC đối với các Công ty phi NH...

(iii) Hạn chế đầu tư của NH vào các Quỹ đầu tư tư nhân và Quỹ đầu cơ. Quy định này nhằm mục đích giới hạn các khoản đầu tư có tính chất đầu cơ của NH.

(iv) Tập trung giám sát các giao dịch phái sinh tín dụng, đặc biệt là các loại giao dịch hoán đổi tín dụng (Credit Swaps) trên thị trường OTC, yêu cầu các giao dịch này phải được thanh toán qua Sở Giao dịch hoặc qua hệ thống thanh toán bù trừ.

(v) Cải thiện giám sát quá trình chứng khoán hóa bảo đảm chất lượng của quá trình này, giảm thiểu rủi ro cho người đầu tư, ngăn ngừa tình trạng bong bóng.

Ngoài ra, việc tăng cường các quy định điều tiết đối với hoạt động cho vay thế chấp (Mortgage) gắn với đặc thù của hệ thống tài chính Mỹ mà ít tính phổ quát.

So sánh với các nước Nhật Bản, Canada, Tây Âu theo tổng kết của F.S.Miskin, “trong quá khứ Hoa Kỳ là nước duy nhất trong các nước công nghiệp hóa áp đặt các hạn chế về mở chi nhánh” [1, tr.49]. Ngoài ra, quy định về sự tách biệt giữa NHTM với hoạt động NH đầu tư và công ty chứng khoán như ở Mỹ cũng không tồn tại ở các nước Đức, Hà Lan. Thụy Sỹ, là các nước theo mô hình NH tổng hợp. “Trong một hệ thống NH tổng hợp, các NHTM cung cấp một danh mục đầy đủ các dịch vụ NH, chứng khoán, bất động sản, và dịch vụ bảo hiểm, tất cả trong một thực thể pháp lý duy nhất” [2]. Tại Anh, và một số nước như Australia và Canada, các NHTM vẫn được tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tại Nhật, “mặc dù ngành NH và chứng khoán về pháp lý được tách biệt theo Mục 65 Luật Chứng khoán Nhật Bản, các NHTM ngày càng đươc phép tham gia vào các hoạt động chứng khoán” [2].

“Sau những thập kỷ giải điều tiết trên cả hai bờ Đại Tây Dương, cuộc khủng hoảng tài chính đã thúc giục tái tư duy một cách cơ bản về những luật lệ và quy định quản lý ngành dịch vụ tài chính” [15]. Trên bình diện quốc tế, đã có những nỗ lực nhằm đạt được một hệ thống mới – (Basel III) về tiêu chuẩn bảo đảm mức vốn phù hợp theo yêu cầu cao hơn về số lượng và chất lượng. Các nước thuộc nhóm G20 cũng đã thể hiện mong muốn phát triển sự đáp ứng có tính phối hợp (giữa các nước). G20 cũng đã thảo luận về dự định áp đặt một loại thuế NH gọi là “Bank Levy” đánh trên các khoản nợ được coi là nhạy cảm với rủi ro nhằm khuyến khích các NH tránh dựa trên các khoản vay không phải tiền gửi thông thường, có nguy cơ gây mất ổn định hệ thống. Tuy nhiên, những nỗ lực nói trên vẫn chưa đạt được đồng thuận (G20) hoặc bị trì hoãn áp dụng trên thực tế (Basel III).

Tại Châu Âu, Ủy ban châu Âu đã “đồng ý một gói giám sát tài chính” mới đối với hoạt động NH, bảo hiểm và chứng khoán; “thiết lập Ủy ban về rủi ro hệ thống châu Âu bao gồm các Thống đốc NH TƯ của các quốc gia thành viên”. Ngoài ra, một số quốc gia tuyên bố những cải tổ riêng biệt, một vài điểm trong đó “vượt qua những tiêu chuẩn châu Âu” [15].

Nhận định về các xu hướng nói trên từ các nhà nghiên cứu có một vài điểm nổi bật, cho phép có những gợi ý về chính sách:

(i) Các nhận định về tác động của các quy định điều tiết và xu hướng giải điều tiết không đồng nhất, thậm chí mâu thuẫn.

Một số học giả đã phê phán gay gắt quá trình giải điều tiết, quy kết đó chính là nguyên nhân cơ bản gây nên khủng hoảng tài chính. Điển hình như Paul Krugman (người đoạt giải Nobel kinh tế 2008). Học giả này cho rằng hoạt động của ngành NH Mỹ có thể chia ra ba thời kỳ: trước 1930; từ sau Đại suy thoái đến năm 1980; và từ 1980 cho đến cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Theo đó, thời kỳ nào mà NH bị áp đặt nhiều hạn chế và kiểm soát thì cũng là “thời kỳ của những tiến bộ kinh tế ngoạn mục của phần lớn người Mỹ”, ngược lại, sự nới lỏng kiểm soát đã dẫn đến khủng hoảng và “thảm họa đã dẫn tới những đòi hỏi điều tiết nhiều hơn đối với ngành tài chính” [9]. Tuần báo Times đã nêu tên 25 người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Đứng hàng thứ hai là cựu Nghị sỹ Phil Gramm, người đã đề xuất đạo luật bãi bỏ Luật Glass- Steagall nói ở trên và thứ 13 là cựu Tổng thống Bill Clinton.

Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đều ghi nhận những mặt tích cực của giải điều tiết và chỉ ra những hệ quả tiêu cực. Những mặt tích cực của nó là: tạo ra một hệ thống cạnh tranh, năng động, cho phép có nhiều đổi mới tài chính trong hệ thống tài chính hơn. Đặc biệt, một phân tích thực chứng đã chỉ ra rằng việc bãi bỏ các quy định về mở chi nhánh và hoạt động NH xuyên tiểu bang đã “cho phép các NH đưa ra các dịch vụ tốt hơn với một mức giá thấp hơn cho các khách hàng của họ”. Hệ quả là, “nền kinh tế thực dường như có lợi hơn... tăng trưởng nhanh hơn sau giải điều tiết” [12]. Đồng thời, quá trình giải điều tiết đã có những mặt tiêu cực là mầm mống của khủng hoảng “tập trung các hoạt động NH vào một số ít các định chế rất lớn”; chuyển việc huy động vốn của NH “từ chỗ dựa vào các khoản tiền gửi đến chỗ dựa nhiều hơn vào thị trường vốn”, chuyển các hoạt động NH từ “cấp tín dụng (lending) sang kinh doanh (trading)” Ngoài ra, nó đã “mở đường cho việc phát triển hệ thống tài chính ngầm quy mô lớn và không bị điều tiết” [16].

(ii) Các quy định điều tiết và giải điều tiết không phải chỉ xuất phát từ những động cơ thuần túy lý tưởng, tức dựa trên những phân tích thuần lý tính và lợi ích quốc gia. Trong nhiều trường hợp, nó đã xuất phát từ những động cơ cảm tính và lợi ích nhóm có vai trò lớn. Chẳng hạn, theo phân tích của F.S. Mishkin, mặc dù việc hạn chế mở chi nhánh và hoạt động NH xuyên bang rõ ràng đem lại nhiều hệ quả tiêu cực, nhưng nó vẫn ra đời vì “cách giải thích đơn giản nhất là công chúng Mỹ về mặt lịch sử đã thù nghịch với những NH lớn”... và những bang hạn chế chặt chẽ nhất là “những bang mà ở đó tình cảm chống NH một cách dân túy chủ

Page 109: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 105

nghĩa là mạnh mẽ nhất trong thế kỷ 19” [1]. Một phân tích khác về lịch sử giải điều tiết đã chỉ ra việc thông qua đạo luật Gramm-Leach-Bliley Act, bãi bỏ luật Glass- Steagall vào năm 1999 đã là một “mối lợi lớn cho các NH toàn quốc” và là “thành tựu trọn vẹn của nhiều thập kỷ và những nổ lực vận động hành lang trị giá nhiều triệu đô-la nhân danh ngành tài chính” [4].

(iii) Điều đáng chú ý là các phê phán tập trung nhiều nhất vào việc bãi bỏ sự tách biệt giữa ngành NH và công nghiệp chứng khoán, trong khi đó việc bãi bỏ trần lãi suất và hạn chế mở chi nhánh đã hầu như không thấy sự phê phán. Điều này, một lần nữa được xác nhận qua việc nghiên cứu nội dung của tái điều tiết. Trong các nội dung tái điều tiết không có quy định về hạn chế lãi suất và hạn chế mở chi nhánh như thời kỳ điều tiết.

(iv) Mặc dù quá trình tái điều tiết vẫn đang diễn tiến nhưng đã có những cảnh báo về nguy cơ của tình trạng điều tiết thái quá (Overregulation). Lo ngại về việc các quy định mới có thể ngăn cản những đổi mới tài chính làm lợi cho người tiêu dùng những dịch vụ tài chính; gia tăng chi phí; giảm lợi nhuận của ngành ngân hàng... là những cảnh báo chủ yếu.

4. Đối chiếu với hệ thống các ngân hàng Việt Nam

Giai đoạn từ 1986 cho đến khoảng năm 2007 về thời gian tương ứng với giai đoạn giải điều tiết của hệ thống NH Mỹ và một số nước phát triển khác. Vì vậy, nó cũng mang những đặc điểm của xu hướng giải điều tiết trên thế giới. Tuy nhiên, do bối cảnh đặc thù của lịch sử hình thành hệ thống NH Việt Nam, giai đoạn này cũng đồng thời là giai đoạn đổi mới hệ thống NH, mà trọng tâm là chuyển hệ thống NH được tổ chức theo mô hình của một nền kinh tế theo định hướng chỉ huy và tập trung hóa cao độ với hệ thống “NH một cấp” sang hoạt động theo tiêu chuẩn chung của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy, những đổi mới trong quản lý hệ thống NH là kết quả tổng hợp của cả hai quá trình trên.

Như đã nêu ở phần trước, bài viết này chỉ tập trung đối chiếu quá trình bãi bỏ các quy định về hạn chế lãi suất; về mở chi nhánh và đặc biệt là quy định tách biệt giữa NHTM, NH đầu tư với công ty chứng khoán và quy định về hạn chế tín dụng “đầu cơ”.

- Đối với các quy định về mở chi nhánh

Nếu như tại Mỹ mãi đến năm 1994 mới bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế về việc mở chi nhánh và hoạt động NH xuyên bang, thì tại Việt Nam ngay từ đầu, quy định về hạn chế mở chi nhánh chỉ áp dụng đối với các NHTMCP nông thôn, không thấy quy định về hạn chế mở chi nhánh của các NHTM khác, ngoại trừ yêu cầu phải được sự cho phép của NH Nhà nước. Đây cũng chính là một trong những lý do chủ yếu thúc đẩy các NHTMCP nông thôn chuyển thành các NH đô thị và để lại nhiều hệ lụy. Trong giai đoạn 2005-2007, NHNN đã chấp nhận cho phép 13 NH được chuyển đổi từ mô hình NHTMCP nông thôn lên đô thị.

- Về việc tách biệt giữa NH TM với hoạt động của NH đầu tư, công ty chứng khoán và ngành bảo hiểm

Mặc dù trong quy định của Luật Tổ chức tín dụng năm 1997 về các loại NH ngoài NHTM có loại hình NH đầu tư

nhưng đồng thời cho phép các NHTM được thành lập các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, NH, bảo hiểm. Trên thực tế, điều 74 của Luật này đã quy định rõ NH được phép lập công ty con để kinh doanh bảo hiểm. Điều 73 cấm các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, nhưng đặc biệt Luật này không cấm các hoạt động chứng khoán. Từ thời điểm thị trường chứng khoán có tổ chức được hình thành (từ năm 2000), các NHTM đã thành lập các công ty chứng khoán trực thuộc. Tính đến cuối năm 2006, đã có hơn 12 công ty chứng khoán trực thuộc NH. Theo quy định của Luật chứng khoán 2006, một công ty chứng khoán được phép thực hiện các hoạt động: môi giới; tự doanh; bảo lãnh phát hành; tư vấn đầu tư chứng khoán. Mặc dù có những hạn chế đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, nhưng do chưa có một NH đầu tư nào được thành lập, nên cũng có thể nói các NHTM trên thực tế đã được phép thực hiện các dịch vụ NH đầu tư và của công ty chứng khoán. Lưu ý là ở Mỹ mãi cho đến năm 1999, đạo luật Glass- Steagall mới bị bãi bỏ.

Luật Tổ chức tín dụng 2010 đã loại bỏ loại hình ngân hàng đầu tư trong quy định về các loại hình ngân hàng. Đồng thời, quy định rõ hơn về việc thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện các hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; bảo hiểm.

- Đối với các quy định về kiểm soát lãi suất

Đây có lẽ là vấn đề có nhiều đặc thù nhất của hệ thống NH Việt Nam. Về cơ bản, tính từ lúc đổi mới hoạt động NH, quá trình gỡ bỏ dần sự kiểm soát của Nhà nước đối với việc xác định lãi suất của NHTM đã diễn ra, nói cách khác tương đồng với xu hướng giải điều tiết về lãi suất. Tuy nhiên, nếu như ở Mỹ quá trình loại bỏ trần lãi suất đã chính thức khởi động từ 1980 thì tại Việt Nam phải kéo dài đến năm 2002. Mặt khác, hạn chế về lãi suất ở Mỹ chủ yếu là đối với tiền gửi thì tại Việt Nam chủ yếu là với lãi suất cho vay.

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, xuất phát từ chính nhu cầu nội tại tái cấu trúc hệ thống NH và chịu tác động của xu hướng tái điều tiết trên thế giới, những quy định theo xu hướng tái điều tiết đã được ban hành. Điển hình là các quy định sau:

- Thành lập Ủy ban Giám sát Tài chính theo mô hình của Hội đồng Giám sát ổn định tài chính của Mỹ.

- Các quy định có nội dung siết lại các hạn chế về nhập ngành, hạn chế về cạnh tranh được ban hành như: quy định về vốn điều lệ tối thiểu phải đạt; hạn chế việc thành lập mới các NHTM cồ phần, điều chỉnh tiêu chí về thành lập các NH này; hạn chế việc mở chi nhánh, đặt ra những điều kiện cao hơn cho việc mở chi nhánh như đã được quy định trong Thông tư 21/2013 ban hành ngày 09/09/2013.

- Yêu cầu cao hơn về vốn: Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và các Thông tư bổ sung như Thông tư 19/2010/TT-NHNN và Thông tư 22/2011/TT-NHNN, và mới nhất là Thông tư 36/2014/TT-NHNN đề ra những yêu cầu cao hơn về vốn với nội dung cơ bản là nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (cả

Page 110: Lời nói đầu - udn.vn

106 Lâm Chí Dũng

riêng lẻ và hợp nhất) lên 9%. Đây là một yêu cầu cao so với ngay cả yêu cầu của Basel II [6, 7, 8].

- Hạn chế tín dụng “đầu cơ”: Quy định điển hình nhất thể hiện xu hướng này là quy định về trọng số rủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo đó, các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán; cho vay các công ty chứng khoán; cho vay kinh doanh bất động sản có hệ số rủi ro lên đến 250% (vượt khung của Basel). Ngoài ra, “các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng” có hệ số rủi ro là 150% [6].

- Về lãi suất

Trần lãi suất đối với tiền gửi đã được áp đặt từ 2011, mặc dù cũng theo xu hướng nới lỏng dần. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 91, Luật Tổ chức Tín dụng 2010 thì có thể xem như đây là một giải pháp “trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng”, xu hướng chung vẫn là các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất, quyền thỏa thuận với khách hàng về lãi suất, phí.

5. Hàm ý chính sách

- Các nghiên cứu về điều tiết và giải điều tiết ở Mỹ đã cho thấy một thực tế là tính không lý tưởng của chính sách đối với cả mục đích điều tiết và giải điều tiết. Như đã phân tích, chính sách được hình thành dưới những tác động đôi khi là cảm tính và các động cơ lợi ích nhóm. Mặt khác, tác động của nó cũng đa chiều, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực và cách đánh giá còn tùy thuộc vào cách tiếp cận lợi ích.

Kết luận hữu ích và logic cần rút ra là: Quá trình hoạch định những chính sách mới về hạn chế hay nới lỏng hạn chế đối với hoạt động NH đều cần đặt dưới sự phản biện đa chiều và thiết chế hóa cơ chế phản biện này với những thẩm quyền cụ thể. Về một phía khác, quá trình này cũng cần phải được bảo vệ, để tránh những áp lực của “đa số không chuyên môn”, nặng về cảm tính hoặc loại trừ xu hướng có tính “dân túy chủ nghĩa”, làm cho các chính sách bị lệch lạc.

- Như đã thấy, các quy định về hạn chế lãi suất đã bị bãi bỏ ở Mỹ chính thức từ năm 1980, và ngay cả sau khủng hoảng tài chính những đòi hỏi về xét lại việc bãi bỏ đó cũng không được đặt ra. Nhìn rộng ra các nước phát triển cũng thấy một hiện tượng tương tự. Nói cách khác, những can thiệp hành chính đối với lãi suất NH về cơ bản đã không còn được áp dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do nhiều lý do có tính lịch sử, xu hướng đòi hỏi áp đặt các hạn chế về lãi suất bằng những công cụ hành chính là khá phổ biến trong nhận thức của công chúng và một phần nào đó trong giới hoạch định chính sách và cả trong giới học thuật.

Cần những phân tích thực chứng toàn diện và đáng tin cậy để có thể kết luận về tác động thực của những can thiệp hành chính về lãi suất. Chẳng hạn, nguyên nhân thực sự của xu hướng giảm lãi suất trong thời gian vừa qua là do tác động của trần lãi suất tiền gửi hay do cầu huy động vốn của NH đã bảo hòa – do những khó khăn trong tăng trưởng tín dụng - hay do sự kết hợp của cả hai hoặc nhiều nguyên nhân. Thiếu những phân tích như vậy, sẽ dẫn đến những nhận thức không hoàn toàn chính xác và điều này đến lượt nó lại chi phối quá trình hoạch định chính sách.

- Một kết luận khá rõ ràng là cần tăng cường giám sát đối với tín dụng có “tính đầu cơ”. Nội hàm cụ thể của khái niệm tín dụng “đầu cơ” có thể khác nhau đối với bối cảnh từng nước, nhưng đòi hỏi tăng cường giám sát là khá nhất quán. Trên thực tế, có thể nói đây là một vấn nạn nghiêm trọng của hệ thống NH Việt Nam, mà những dữ liệu được công bố vẫn có thể chưa thể hiện được hết tầm mức nghiêm trọng của nó. Một trong những vấn đề nổi lên thời gian qua là vấn đề sở hữu chéo và cho vay các công ty “sân sau”. Đây có thể nói là một hoạt động tín dụng mang tính “đầu cơ” cao, cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Điều này cũng đang nằm trong lộ trình xử lý của Chính phủ và NHNN. Vấn đề ưu tiên thứ hai là siết chặt và tăng cường giám sát các quan hệ giữa NH với các công ty con, công ty liên kết và các công ty cổ phần có vốn của NH.

- Các phân tích về tác động của việc giải điều tiết đối với các hạn chế về nhập ngành (entry barriers) và mở chi nhánh cho thấy những tác động nhiều chiều. Hàm ý là quá trình này có thể có những tác động khác nhau tùy thuộc bối cảnh của từng nước trong từng giai đoạn nhất định.

Thực tế hoạt động NH Việt Nam thời gian vừa qua đã cho thấy sự xuất hiện những NH nhỏ về quy mô vốn thực chất, yếu cả về kỹ năng và kinh nghiệm quản trị NH đã là một trong những nguyên nhân gia tăng rủi ro hệ thống. Những NH này, do thiếu ưu thế cạnh tranh nên có xu hướng mạo hiểm nhiều hơn, tìm kiếm những phân khúc thị trường rủi ro hơn. Mặt khác, quá trình gia tăng cạnh tranh, qua việc gia tăng số lượng NH và chi nhánh NH đã không tự dẫn đến quá trình sàng lọc tự nhiên của hệ thống NH theo hướng hình thành những NH lớn hơn thông qua hợp nhất và sáp nhập. Các vụ M&A thời gian vừa qua đều diễn ra dưới tác động điều tiết của Chính phủ và NHNN. Nếu sự lo lắng ở các nước phát triển là quá trình giải điều tiết đã tạo nên các NH khổng lồ thì ngược lại, lo lắng của các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là môi trường cạnh tranh đã chưa tạo đủ động lực để sàng lọc những NH yếu kém, hình thành nên những NH mạnh hơn.

- Đối với hệ thống NH Việt Nam hiện nay, phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh đang là một ưu tiên. Dù đã gây ra nhiều vấn đề và đã bị kết tội khá nặng nề, các công cụ tài chính phái sinh vẫn có rất nhiều mặt tích cực chưa có điều kiện để khai thác trong hệ thống tài chính Việt Nam do thị trường này chưa được phát triển như nó cần phải có. Xét riêng, đối với hoạt động NH, cần tạo điều kiện để các công cụ phái sinh tín dụng như: Hợp đồng quyền tín dụng; các dạng Hợp đồng hoán đổi tín dụng; Chứng khoán hoá... được phát triển phù hợp.

Những công cụ phái sinh nói trên đã là một đối tượng của tái điều tiết, xuất phát từ thực tế là chúng đã là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng. Vì vậy, dù là quá sớm, vẫn cần đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện phát triển, vừa tăng cường giám sát ngay từ đầu./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Frederic S. Mishkin, (2009), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, (Global Edition), Pearson, 2nd. ed.

[2] Frederic S. Mishkin, (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, (Ebook), Pearson, 7nd. ed.

[3] http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c111:H.R.4173

Page 111: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 107

[4] Matthew Sherman (2009), A Short History of Financial Deregulation in the United States, Center for Economic and Policy Research, www.cepr.net/documents/.../dereg-timeline-2009-07.pdf

[5] Mercatante, Steven, The Deregulation of Usury Ceilings, Rise of Easy Credit, and Increasing ConsumerDebt, http://www.freepatentsonline.com/article/South-Dakota-Law-Review/176046338.html

[6] NH Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN.

[7] NH Nhà nước (2010), Thông tư 19/2010/TT-NHNN.

[8] NH Nhà nước (2011), Thông tư 22/2011/TT-NHNN.

[9] Paul Krugman (2009), Making Banking Boring, http://www.nytimes.com/2009/04/10/opinion/10krugman.html?_r=0

[10] Peter S. Rose, (1999), Commercial Bank Management, 4th. ed.Irwin McGraw-Hill.

[11] P.S. Rose & Sylvia C. Hudgins, Bank Management & Financial Services, 8th. ed., McGraw-Hill Irwin.

[12] Philip E. Strahan (2003), The Real Effects of US. Banking Deregulation, https://research.stlouisfed.org/publications/.../Strahan.pdf

[13] Quốc hội (1997), Luật Tổ chức tín dụng năm 1997.

[14] Steven I Davis & Research Participants: Autonomous Research; Arrow Financial Corporation; Barclays Bank Espana; Barclays Capital; Graham Bishop; BlackRock Investment Management; BMCE Bank; BNY Mellon; Boston Consulting Group; Collins Stewart; Credit Suisse; DnB NOR; European Banking Authority; Financial Services –Authority; Fitch Ratings; Freeman & Co.KBC Bank; Keefe, Bruyette and Woods; Lloyds TSB; Loughborough University (Professor David Llewellyn); Herschel Post; Promontory Financial Group; Risk and Regulation Consulting Ltd; State Street Bank; Stern School; UniCredit; University of North Wales (Professor Philip Molyneux); The Future of Banking after Global Reregulation,www.searchingfinance.com/.../the-future-of-banking-after.

[15] The Economist Intelligence Unit (Ernst & Young) (2010), The Road to Re-regulation – Views from financial services industry, www.ey.com/.../The_road_to_re-regulation...the.../EY_T.

[16] UNCTAD, Re-regulation of the Fianancial System, http://dgff.unctad.org/chapter3/3.4.html

[17] Ủy ban kinh tế Quốc hội (2012),“Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” www.depocen.org/.../Chuong%201%20-%20Tu%20bat%20on%20vi%2.

(BBT nhận bài: 07/01/2015, phản biện xong: 26/01/2015)

Page 112: Lời nói đầu - udn.vn

108 Nguyễn Thị Thu Hà

GIAN LẬN TRONG NHỮNG GIAO DỊCH BÁN HÀNG VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN: THỦ THUẬT GIAN LẬN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU GIAN LẬN

FRAUDULENT SALES OF GOODS TO RELATED PARTY TRANSACTIONS: TRICKS OF FRAUDULENT FINANCIAL REPORTING AND MEASURES FOR PREVENION

Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; [email protected]

Tóm tắt - Gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịchvụ giữa các bên liên quan đang lôi kéo sự chú ý và quan tâm củadư luận, nhưng hầu như rất ít các công trình nghiên cứu khoa họctrong nước tập trung nghiên cứu vấn đề này. Bài viết này hệ thốnghóa các kết quả nghiên cứu quan trọng về những hình thức gianlận trong những giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ với cácbên liên quan của các tác giả trên thế giới, cũng như đưa ra mộtsố ví dụ minh họa thực trạng gian lận đối với giao dịch bán hànghay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan tại Việt Nam. Thôngqua đó, sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm ngăn ngừa và giảmthiểu gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ vớicác bên liên quan trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều nàysẽ là nhân tố tích cực góp phần gia tăng tính minh bạch và củngcố niềm tin của nhà đầu tư về thông tin được công bố trên báo cáotài chính.

Abstract - Fraudulent sales of goods or services to related partytransactions are attracting attention and interest of the public;however, few scientific studies in Vietnam have focused on thesecomplicated issues. This paper aims at systematizing importantfindings of fraudulent sales of goods or services to related partytransactions from authors in the world, as well as giving examplesof fraudulent sale transactions between related parties inVietnam.Then It suggests recommendations to prevent and reducefraudulent sales of goods or services to related party transactionsfor enterprises in Vietnam. This will be a positive factor, contributingto increasing transparency and strengthening the confidence ofinvestors in information represented in financial statements ofseveral companies in Vietnam.

Từ khóa - gian lận; các bên liên quan; minh bạch thông tin tàichính; đơn vị có mục đích đặc biệt; chuyển giá.

Key words - Fraud; related parties; special purpose entity; pricingtransfer; transparency.

1. Đặt vấn đề

Gian lận báo cáo tài chính là vấn đề đã và đang được cả thế giới đặc biệt quan tâm trong những năm trở lại đây, bởi những thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Vấn đề mang tính thời sự này càng thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, hơn khi hàng loạt các tập đoàn lớn như Adelphia, Enron, Parmalat hay Tyco đã sụp đổ do dính liếu tới gian lận báo cáo tài chính. Điểm đáng lưu ý ở đây đó là gian lận báo cáo tài chính của các công ty này đều liên quan đến giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ với các bên liên quan.

Mặc dù vấn đề rủi ro gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan đang lôi kéo sự chú ý và quan tâm của dư luận, hầu như rất ít các công trình nghiên cứu khoa học trong nước tập trung nghiên cứu vấn đề này. Hơn thế nữa, những quy định pháp lý về giao dịch giữa các bên liên quan tại Việt Nam vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập, như thiếu sự hướng dẫn cụ thể đối với chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ với các bên liên quan. Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm hệ thống hóa các hình thức gian lận trong giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan thông qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, cũng như đưa ra một số ví dụ minh họa thực trạng gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan tại Việt Nam. Từ đó, sẽ kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan. Điều này sẽ là nhân tố tích cực, góp phần gia tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin của nhà đầu tư về thông tin được công bố trên báo cáo tài chính.

2. Kết quả nghiên cứu quan trọng của một số tác giả trên thế giới

2.1. Giao dịch bán hàng giữa các bên liên quan thiết lập giá không theo giá bán tương đương của các hàng hóa dịch vụ trên thị trường

Bao gồm việc ghi nhận cao hơn hay thấp hơn giá thị trường nhằm chuyển dịch lợi ích kinh tế giữa các bên liên quan với nhau. Chẳng hạn như: Chuyển dịch lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao về nơi có thuế suất thấp nhằm hưởng lợi từ khoản chênh lệch thuế này. Trong công trình nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Yan-Leung Cheunga, Yuehua Qi, P. Raghavendra Raub, Aris Stouraiti (2008) [14] đã đi đến kết luận rằng, các công ty niêm yết tại Trung Quốc đã thu được lợi ích từ việc bán tài sản với giá cao hơn giá trị hợp lý và mua tài sản với giá thấp hơn giá trị hợp lý của những tài sản đó đối với các bên liên quan của các công ty niêm yết này. Cơ sở xác định giá giữa các bên liên quan là các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của các giao dịch kinh tế giữa các bên liên quan. Do đó, họ có toàn quyền quyết định mua bán hàng hóa dịch vụ với giá họ mong muốn. Điểm đặc biệt ở đây là giá chuyển giao nội bộ không hình thành từ mối quan hệ cung - cầu. Thật sự, có một số mặt hàng không có sản phẩm tương đương trên thị trường để có thể xác định giá bán tương đương.

Ming và Wong (2004) [11] đã cung cấp bằng chứng rằng nhiều công ty niêm yết tại Hong Kong đã ghi nhận cao hơn doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan để điều chỉnh tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, Khanna và Yafeh (2000) [9] đã phát hiện ra rằng các tập đoàn tại nhiều nước trên thế giới như: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Mexico, Phi-lip-pin, Peru, Hàn Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Thổ

Page 113: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 109

Nhĩ Kỳ và Venezuela đã thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận bằng cách điều chỉnh giá bán của các giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ.

2.2. Tham gia vào các giao dịch bán hàng phức tạp với các bên liên quan, như các đơn vị có mục đích đặc biệt, được lập ra để trình bày sai lệch tình hình tài chính hoặc kết quả hoạt động của đơn vị

Enron là ví dụ minh họa điển hình cho gian lận liên quan đến những giao dịch mua bán qua lại giữa các bên liên quan được thành lập với mục đích đặc biệt. Enron được thành lập năm 1985 và nhanh chóng trở thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng, buôn bán xăng dầu và khí đốt, xây dựng các nhà máy điện và cung cấp điện. Từ năm 1985 đến cuối năm 2001, giá cổ phiếu của công ty liên tục tăng lên. Tháng 12/2001, công ty tuyên bố trạng có thể phá sản và cho nghỉ việc hàng ngàn nhân viên. Tháng 1/2002, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt đầu cuộc điều tra hình sự về công ty Enron. Điều tra về nguyên nhân của việc phá sản này liên quan đến những gian lận kế toán đối với các bên liên quan của công ty Enron. Cụ thể, đó là công ty này đã lập ra các đơn vị có mục đích đặc biệt (Special Purpose Entity – SPE), để thực hiện các giao dịch mua đi bán lại xăng dầu, khí đốt với các SPE nhằm thổi phồng doanh thu của Enron trong kỳ kế toán [12].

2.3. Tạo ra các điều khoản giao dịch giả mạo với các bên liên quan nhằm làm sai lệch tính hợp lý về mặt kinh tế của các giao dịch này:

Ban quản trị cố tình ghi nhận doanh thu không có thật với các bên liên quan dựa trên chứng từ giả mạo. Nhóm tác giả Elaine Henry, Elizabeth Gordon, Brad Reed và Timothy Louwers (2012) [8] đã chỉ ra rằng, ban quản trị cố tình gian lận báo cáo tài chính thông qua việc thổi phồng doanh thu với các bên liên quan. Kỹ thuật thường được sử dụng đó là tạo ra những khách hàng không có thật thông qua việc lập hóa đơn bán hàng giả mạo, ghi khống số lượng hàng bán, giả cả hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá, dịch vụ được bán. Ngoài ra, doanh thu bán hàng đối với các bên liên quan đã được ghi nhận, khi hàng hóa được trao đổi để lấy hàng hóa tương tự về bản chất và giá trị.Các nghiệp vụ bán hàng giữa các bên liên quan ít được kiểm soát hay phê duyệt thích hợp. Cụ thể sự phân chia quyền quản lý trong doanh nghiệp có sự tập trung quyền quản lý vào tay một cá nhân hay một nhóm người, mà không có kiểm soát nào làm giảm ảnh hưởng chi phối đó [10], [13].

3. Thực trạng gian lận trong các giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan tại Việt Nam

3.1. Dàn xếp giá nội bộ giữa các giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan

Câu chuyện dàn xếp lòng vòng giá giữa công ty mẹ và công ty con của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã dựa vào các bên liên quan do doanh nghiệp gián tiếp thành lập để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn của ban giám đốc. Cụ thể, doanh nghiệp đã áp dụng mức giá đặc biệt thấp hơn so với các khách hàng khác (khi giá bán thấp cùng với giá vốn hàng bán cao sẽ dẫn tới tỷ số lợi nhuận gộp càng thấp). Đây là dấu hiệu của thủ thuật

chuyển giá với hình thức bán sản phẩm cho đơn vị đối tác hoặc các công ty trong cùng tập đoàn với giá khác biệt với giá thị trường. Chuyển giá là một trong những thủ thuật gian lận điển hình trong các giao dịch với bên liên quan.

Chẳng hạn như, trường hơp của Công ty Daiwa Việt Nam - công ty con của Tập đoàn Daiwa Seiko, Nhật Bản được cấp giấy phép từ 9/2005 tại Đà Nẵng. Tháng 6/2008, Daiwa Việt Nam đã khánh thành giai đoạn 2 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao lớn nhất thế giới của Tập đoàn Daiwa tại khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng với vốn đầu tư 35 triệu USD. Nghi vấn chuyển giá của công ty này được đặt ra khi mà trong giai đoạn 3 năm 2007-2009, doanh nghiệp này đã có số lỗ lũy kế lên tới 319 tỷ đồng. Thông qua cuộc điều tra thì đoàn thanh tra đã phát hiện được chứng cứ quan trọng, đó là DaiWa Việt Nam đã từng chuyển một lô hàng cho công ty TNHH DaiWa Đài Loan và sau đó, lô hàng này lại bán cho một doanh nghiệp khác tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá cao hơn rất nhiều lần. Cũng với thủ thuật gian lận tương tự, Công ty TNHH LesGans Việt Nam - một doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất găng tay chơi golf và chơi bóng chày bị phát hiện chuyển giá, khi giá bán găng tay cho công ty mẹ thấp hơn từ 36 đến 44% so với giá bán cho các công ty khác. Một trường hợp khác, đó là Công ty TNHH Sung Shin Vina (Hàn Quốc) chuyên sản xuất, gia công mô tơ điện các loại đã bán sản phẩm cho công ty mẹ thấp hơn giá thị trường từ 10-15%. Trong suốt 3 năm 2007-2010, dù doanh thu tăng tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, kết quả doanh nghiệp vẫn lỗ liên tục [1].

3.2. Thành lập các đơn vị có mục đích đặc biệt (Special Purpose Entity-SPE) để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Special Purpose Entity-SPE là những công ty con được thành lập để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, thường là giúp làm sạch báo cáo tài chính của công ty mẹ, chứ không phải phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Các SPE này thường chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm bằng cách mua lại trực tiếp và sử dụng nhiều cách thức khác nhau để mua giá thấp, bán nguyên liệu giá cao hoặc nâng cao chi phí quản lý. Mục đích là làm cho liên doanh đó lỗ hoặc giảm lợi nhuận. Chẳng hạn như một công ty sản xuất thức ăn hỗn hợp và phụ gia cho thức ăn gia súc, thuốc thú y và cung cấp dịch vụtư vấn chăn nuôi có trụ sở tại tại khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương, giấy phép đầu tư số 1613/GP ngày 23/7/1999 do UBND tỉnh Bình Dương cấp. Trong năm kiểm toán báo cáo tài chính của công ty này thì Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam đã phát hiện công ty này có giao dịch lớn bất thường với một công ty khác cũng tại Bình Dương. Theo như điều tra của Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam thì công ty này có bản chất giống như SPE và được thành lập để thực hiện nhập khẩu và bán các nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, công ty này không được liệt kê vào danh sách các bên liên quan. Kiểm toán viên đã đánh giá khả năng xảy ra gian lận trong các giao dịch bán hàng cho SPE này. Vì theo chính sách của doanh nghiệp thì tiền thưởng cho Ban Giám đốc dựa trên doanh thu hoạt động thuần, Ban Giám đốc có thể điều chỉnh mức lợi nhuận của họ thông qua các giao dịch với SPE để tăng doanh thu, hưởng tiền thưởng từ Công ty mẹ. Qua điều tra cho thấy tỷ số lợi nhuận gộp của SPE này thấp hơn rất

Page 114: Lời nói đầu - udn.vn

110 Nguyễn Thị Thu Hà

nhiều so với khách hàng khác (55-60%).

Tại Việt Nam, việc lập ra các SPV để xử lý nợ xấu và làm sạch báo cáo tài chính của công ty mẹ diễn ra khá phổ biến gần đây. Trường hợp của Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) là một ví dụ. Vào quý II/2011, SBS báo lỗ 163 tỉ đồng. Đến cuối năm, con số này được nâng lên 610 tỉ đồng và sau kiểm toán, Công ty báo lỗ 788 tỉ đồng. Đến quý I/2012, SBS báo lỗ thêm 660 tỉ đồng nữa. Nghi vấn SBS gánh lỗ thay công ty mẹ là Ngân hàng Sacombank đã được đặt ra lúc đó [7].

3.3. Ghi khống doanh thu bán hàng với các bên liên quan

Một số áp lực về tình hình doanh thu bị sụt giảm mạnh đã khiến ban giám đốc lạm dụng quyền hạn của mình để ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế không tồn tại trên thực tế với các bên liên quan nhằm mục đích thổi phồng doanh thu, tránh tình trạng báo cáo lỗ trên báo cáo tài chính. Chẳng hạn như trong thời gian gần đây dư luận đang rất quan tâm về nghi án doanh thu ảo của các công ty bất động sản trong nước. Theo nhận định của các nhà phân tích chứng khoán thì các doanh nghiệp bất động sản đã ghi nhận doanh thu ảo với các bên liên quan, nên mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng dòng tiền lại âm. Ví dụ, Công ty Vạn Phát Hưng có doanh thu tăng mạnh 140,7%, nhưng dòng tiền âm 23,2 tỉ đồng. Dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty Vạn Phát Hưng âm 23,2 tỉ đồng chủ yếu do khoản mục hàng tồn kho tăng thêm 58 tỉ đồng trong kỳ. Một trường hợp khác, đó là Công ty Cổ phần Phát triển Đô Thị Từ Liêm tăng trưởng mạnh 51,5%, nhưng lợi nhuận lại giảm 42,9% và dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 197,1 tỉ đồng [4].

3.4. Ghi nhận doanh thu nội bộ đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị

Các đơn vị có nhiều giao dịch kinh tế với các bên liên quan đã thực hiện việc mua đi, bán lại cùng một mặt hàng lòng vòng giữa các bên liên quan nhằm mục đích thổi phồng doanh thu nội bộ, để cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cụ thể, một số doanh nghiệp đã thực hiện các giao dịch mua đi bán lại lòng vòng cho cùng một mặt hàng nhằm thổi phồng doanh thu cho các giao dịch này, nhưng thực chất thì giá trị hàng hóa này vẫn không thay đổi. Đây là một trong những thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính bằng cách dùng hình thức lấn át bản chất của nghiệp vụ.

Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long đã thực hiện các giao dịch lòng vòng khép kín với công ty con (Công ty TNHH MTV Dược phẩm VPC-Sài Gòn) và một khách hàng có nợ với Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Công ty An Tâm). Trong đó, Dược Cửu Long dường như chỉ đóng vai trò trung chuyển trong ngày cho các giao dịch mua đi bán lại giữa các công ty này. Giao dịch lòng vòng này được mô phỏng thông qua sơ đồ sau:

Cụ thể, trong ngày 9/12/2013, nhóm giao dịch mua vào từ Công ty TNHH MTV Dược phẩm VPC-Sài Gòn được Dược Cửu Long thực hiện liên tiếp, có tổng trị giá hơn 4,42 tỷ đồng. Một lượng doanh thu tương tự, chính xác con số đến từng đồng cũng được Dược Cửu Long thực hiện trong ngày 9/12/2013thông qua nhóm giao dịch bán hàng cho Công ty VPC Sài Gòn. Theo điều tra của Đầu tư chứng khoán, mục đích của các giao dịch bán hàng bất thường, giao dịch lòng vòng (do không có luân chuyển hàng hóa đi kèm) là vì số tiền nợ của các khách hàng này đã bị quá hạn thanh toán và việc tạo một giao dịch khống là để đảo tuổi nợ của khách hàng. Với giao dịch này, khách thanh toán nợ cũ và chuyển thành nợ mới chỉ trong một bút toán, trong khi số tiền công ty thu được về bản chất là bằng 0. Như vậy, nếu công ty không thực hiện các nhóm giao dịch bất thường nói trên và hạch toán trích lập dự phòng nghiêm túc theo quy định tại Thông tư 228/TT-BTC của Bộ Tài chính thì lợi nhuận của công ty cũng đồng thời tăng lên một khoản tương ứng với khoản trích lập dự phòng cho các nhóm khách hàng này [5].

4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro gian lận giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ với các bên liên quan

4.1. Đối với người sử dụng báo cáo tài chính

Người sử dụng báo cáo tài chính cần được trang bị kiến thức liên quan đến rủi ro gian lận phát sinh từ những giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ với các bên liên quan. Thật sự, giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan được nhà quản lý sử dụng phổ biến nhằm thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận – tức là nhà quản lý ghi nhận sai các nghiệp vụ kinh tế này, nhằm làm sai lệch số liệu lợi nhuận công bố, mà đã và đang gây nguy hai đến chất lượng thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính. Do đó, việc nhận thức rõ hơn rủi ro gian lận phát sinh từ giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan sẽ giúp người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính thận trọng hơn khi đưa ra quyết định kinh tế của mình.

Từ thực tế cho thấy, nội dung vấn đề nghiên cứu không được chú trọng trong chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Do đó, một trong những giải pháp cần thiết đó là cung cấp kiến thức cho các nhà đầu tư về rủi ro gian lận từ những giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ với các bên liên quan trong nội dung đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán hay tài chính ngân hàng ở bậc đại học hay cao học tại các trường đại học.

4.2. Đối với các công ty đại chúng

4.2.1. Tăng cường chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ

Các công ty đại chúng cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu hơn trong việc xác định các giao dịch với các bên liên quan, phát hiện cũng như ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyền hạn của ban giám đốc đối với các giao dịch giữa các bên liên quan. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ gắn liền với quản lý rủi ro gian lận với các bên liên quan của mình. Cụ thể, các doanh nghiệp cần có chính sách quản lý rủi ro cụ thể đối với giao dịch với các bên liên quan và đồng thời phải có người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đánh giá và quản lý rủi ro đó.

Page 115: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 111

4.2.2. Gia tăng tính độc lập của hội đồng quản trị và ban kiểm soát

Sự độc lập của hội đồng quản trị và ban kiểm soát sẽ làm giảm thiểu cơ hội cho nhà quản lý thực hiện hành vi gian lận trong giao dịch với các bên liên quan. Bởi lẽ, khi tính độc lập của hội đồng quản trị và ban giám sát được gia tăng sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả giám sát hoạt đồng điều hành của ban giám đốc và báo cáo tài chính. Để nâng cao tính độc lập này, các công ty nênquy định hội đồng quản trị và ủy ban kiếm soát phải có đa số các thành viên độc lập, không liên quan đến việc điều hành công ty hoặc đa số các thành viên độc lập từ bên ngoài công ty.

4.3. Đối với các công ty kiểm toán

- Các công ty kiểm toán cần tổ chức các khóa học để nâng cao năng lực chuyên môn và kiến thức về các dạng gian lận trong các giao dịch với bên liên quan, đặc biệt là các vấn về chuyển giá và các thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính, để kiểm toán viên có thể xác định được rủi ro gian lận trong các giao dịch này và thiết kế được những thủ tục kiểm toán hiệu quả.Ngoài ra, các công ty kiểm toán nên tài trợ cho một số nhân viên học các khóa thẩm định giá để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này nhằm hỗ trợ cho công việc hiệu quả hơn.

- Cung cấp thêm dịch vụ điều tra gian lận bao gồm gian lận báo cáo tài chính.

- Nâng cao chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập được từ những giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan [6].

4.4. Đối với các cơ quan chức năng

4.4.1. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán liên quan đến giao dịch với các bên liên quan

Hiện tại, ở Việt Nam chuẩn mực kế toán liên quan đến giao dịch với các bên liên quan được quy định trong chuẩn mực kế toán số 26: Thông tin về các bên liên quan [3]. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán số 26 chưa quy định rõ ràng về một số vấn đề như:

- Phương pháp xác định giá trong giao dịch với các bên liên quan: Chuẩn mực chỉ dừng lại ở việc nêu lên những phương pháp xác định giá như: Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi.

- Những hướng dẫn cụ thể giúp cho người đọc vận dụng những phương pháp này trong các giao dịch thực tế. Hơn thế nữa, một số vấn đề chuẩn mực chưa đề cập như: Các doanh nghiệp được thành lập với mục đích đặc biệt (Special purpose entity). Đây là vấn đề còn khá mới mẻ với người sử dụng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã và đang tận dụng kẽ hở của luật pháp và thành lập những doanh nghiệp với mục đích đặc biệt để làm đẹp báo cáo tài chính, che giấu các khoản nợ xấu. Do đó, thiết nghĩ chuẩn mực kế toán Việt Nam cần quy định rõ hơn trách nhiệm trong việc trình bày và ghi nhận các nghiệp vụ giao dịch của doanh nghiệp với các doanh nghiệp được thành lập với mục đích đặc biệt này.

4.4.2. Hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển nhanh với sự đầu tư mạnh của các tập đoàn đa quốc gia, hoạt động giao dịch

phức tạp và động cơ gian lận ngày càng tinh vi thì chuẩn mực kiểm toán số 550 “Các bên liên quan” do Bộ Tài chính ban hành năm 2012 theo TT 214/2012-BTC vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót [2]. Do vậy cần thiết phải có văn bản hướng dẫn mới, kỹ lưỡng hơn và phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp tại Việt Nam để giúp kiểm toán viên giải quyết các vấn đề về các bên liên quan hiệu quả hơn trong quá trình kiểm toán. Cụ thể: Chuẩn mực cần đề cập đến cách thức để áp dụng những phương pháp tính giá giữa các giao dịch giữa các bên liên quan, nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp kiểm toán viên có thể đối chiếu với chính sách giá cả giao dịch mà các bên liên quan đang áp dụng. Hơn nữa, một số vấn đề lưu ý như các doanh nghiệp được thành lập với mục đích đặc biệt (Special Purpose Entity) nên được đề cập chuẩn mực kiểm toán để hướng dẫn cho kiểm toán viên có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những gian lận xoay quanh các doanh nghiệp với mục đích đặc biệt được thành lập này. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần triển khai các chương trình đào tạo để giúp các công ty kiểm toán có thể áp dụng được chuẩn mực kiểm toán mới vào quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

4.4.3. Bộ Tài Chính và Bộ Tư pháp tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp

Quy định trách nhiệm của hội đồng quản trị, ban giám đốc của các doanh nghiệp niêm yết phải tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp này phải có ý thức trách nhiệm đối với thủ tục kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro gian lận trong các giao dịch với các bên liên quan của mình.

Bắt buộc các doanh nghiệp phải được kiểm toán độc lập hàng năm và cơ quan kiểm toán phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Quy định biện pháp chế tài (trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm đền bù vật chất và phạt tù) đối với các đơn vị không có hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc làm tê liệt hệ thống kiểm soát nội bộ dẫn đến sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính, gây tổn hại đến tài sản và tài chính của các nhà đầu tư và Nhà nước.

4.4.4. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề chuyển giá, một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến trong giao dịch giữa các bên liên quan

Những quy định về chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam còn gặp hạn chế trong quá trình thực hiện, bởi nhiều yếu tố như thủ đoạn gian lận tinh vi, năng lực các cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng đủ, các quy định về chống chuyển giá còn dừng lại ở mức tổng quát gây khó khăn cho việc thực hiện. Mặc dù Bộ Tài chính có ban hành thông tư 66/2010 hướng dẫn các cách so sánh, xác định giá bán thị trường và giá bán nội bộ trong các công ty đa quốc gia, nhưng do có quá nhiều phương pháp tính giá khác nhau nên cơ quan thuế rất khó phát hiện hành vi chuyển giá và không thể áp dụng các biện pháp trực tiếp vì phải đảm bảo quyền tự do và bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện pháp gián tiếp như so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra tại các quốc gia có cùng sản phẩm là những biện pháp chính, nhưng tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Quy định về chống chuyển giá: Kỹ thuật được các công

Page 116: Lời nói đầu - udn.vn

112 Nguyễn Thị Thu Hà

ty đa quốc gia thực hiện chủ yếu nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là nhập các nguyên liệu từ các công ty trong tập đoàn hoặc các đối tác liên doanh với giá cao, làm cho giá vốn hàng bán cao dẫn tới số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm; Hoặc bán hàng cho các đối tác và công ty trong tập đoàn với giá thấp cũng dẫn tới thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm. Để ngăn chặn được những thủ thuật đó, nước ta cần có quy định chặt chẽ về chống chuyển giá, đặc biệt là phải thỏa thuận về cơ chế thỏa thuận giá trước “Advance Pricing Agreement” giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp để tránh những bất đồng về việc xác định giá trong giao dịch giữa các bên liên quan trong tương lai. Cơ chế thỏa thuận giá trước thường có hiệu lực trong 5 năm tài chính, doanh nghiệp phải đề xuất mức giá và phương pháp tính giá giữa các thành viên trong cùng tập đoàn trong từng giao dịch xác định cụ thể. Vào tháng 5/2011, nước ta đã ban hành các quy định liên quan đến cơ chế thỏa thuận giá trước và hiện nay đã có một số doanh nghiệp tiên phong thực hiện. Với việc áp dụng đại trà cơ chế này đối với các công ty đa quốc gia hoạt động tại nước ta, nhà nước sẽ quản lý, kiểm soát hiệu quả hơn việc gian lận trốn thuế do chuyển giá nhờ giảm thời gian điều tra về chuyển giá và tìm giải pháp cho những bất đồng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.

4.4.5. Tăng cường giám sát hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty đại chúng

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý như chuẩn mực kế toán, kiểm toáncác cơ quan chức năng cần phải nâng cao hoạt động giám sát và kiểm tra chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kiểm toán. Tại Hoa Kỳ, năm 2002, đạo luật Sarbane-Oxley đã ra đời sau hàng loạt vụ bê bối tài chính của các công ty lớn như Enron, Tyco hay Worldcom. Một trong những nội dung quan trọng nhất của đạo luật này đó là thành lập Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán (PCAOB – Public Company Accounting Oversight Board). Ủy ban này là tổ chức phi lợi nhuận nhưng có chức năng như: Quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm giám sát, thanh tra các công ty kiểm toán nhằm mục đích giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán. Hoạt động của PCAOB hoàn toàn độc lập và đã đóng góp lớn trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty đại chúng tại Hoa Kỳ. Ở nước ta, cần nghiên cứu mô hình hoạt động của Ủy ban Giám sát Hoạt động Kiểm toán (PCAOB – Public Company Accounting Oversight Board) để thành lập cơ quan có vai trò tương tự nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các công ty đại chúng.

5. Kết luận

Bài viết này đã hệ thống hóa các hình thức gian lận phổ biến trong các giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan của một số tác giả trên thế giớinhư việc ghi nhận cao hơn hay thấp hơn giá thị trường trong các giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ nhằm chuyển dịch

lợi ích kinh tế giữa các bên liên quan với nhau; thiết lập các đơn vị có mục đích đặc biệt để thực hiện các giao dịch bán hàng gian lận với các đơn vị này; hay tạo ra các điều khoản giao dịch bán hàng giả mạo với các bên liên quan. Đồng thời, đưa ra một số ví dụ minh họa thực trạng gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với người sử dụng thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính, công ty đại chúng, công ty kiểm toán độc lập hay các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi gian lận đối với giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ giữa các bên liên quan. Những gói giải pháp này sẽ là nhân tố tích cực, góp phần gia tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin của nhà đầu tư về thông tin được công bố trên báo cáo tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ảo thuật kiểm toán quốc tế tiếp tay chuyển giá,

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/147016/-ao-thuat--kiem-toan-quoc-te-tiep-tay-chuyen-gia-.html, 2013.

[2] Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550: Các bên liên quan, Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính.

[3] Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26: Thông tin về các bên liên quan, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

[4] Doanh nghiệp bất động sản: Nghi vấn doanh thu ảo,

http://vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/191316/dn-bat-dong-san-nghi-van-doanh-thu-ao.aspx, 2012.

[5] Hai câu hỏi lớn về Dược Cửu Long, http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/hai-cau-hoi-lon-ve-duoc-cuu-long-98628.html, 2014.

[6] Hà Thị Ngọc Hà, Giao dịch với các bên liên quan trong kiểm toán báo cáo tài chính – Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, VACPA, 2014.

[7] Những cỗ máy tài chính ngầm lợi hại,

http://cafef.vn/KDC-102715/nhung-co-may-tai-chinh-ngam-loi-hai.chn, 2013.

[8] Elaine Henry, Elizabeth Gordon, Brad Reed, Timothy Louwers, The Role of Related Party Transactions in Fraudulent FinancialReporting, Journal of Forensic & Investigative Accounting Vol. 4, 2012.

[9] Khanna, T. and Y.Yafeh, Business groups and risk sharing around the world, Harvard Business School Competition and Strategy, Working Paper series, 2000.

[10] Kohlbeck and Mayhew, Related Party Transactions, Working Paper, Rutgers University, 2004.

[11] Ming Jian and T.J.Wong, Earning management and tunneling through related party transactions: Earnings Management and Tunneling through Related Party Transactions: Evidence from Chinese Corporate Groups, Nanyang Business School, 2004.

[12] Scott Eichar, Will it Be Effective in Preventing Another Enron Scandal?, Liberty University, 2009.

[13] Timothy J. Louwers, Elaine Henry, Brad J. Reed và Elizabeth A. Gordon, Deficiencies in auditing related party transactions: Insight from AAERs, American Accounting Associate, 2008.

[14] Yan-Leung Cheunga, Yuehua Qia, P. Raghavendra Raub, Aris Stouraitisa, Buy high, sell low: How listed firms price asset transfers in related party transactions, City University of Hong Kong and Purdue University, 2008.

(BBT nhận bài: 16/01/2015, phản biện xong: 13/04/2015)

Page 117: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 113

NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ, SỰ KỲ VỌNG VÀ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ HỌC ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ MOTIVES, EXPECTATIONS AND PREPAREDNESS: A STUDY OF STUDENTS OF

ACCOUNTING AND AUDITING AT COLLEGE OF ECONOMICS, HUE UNIVERSITY

Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; [email protected]

Tóm tắt - Trong bối cảnh các nhà giáo dục tìm cách xây dựng mộtmôi trường phát huy cao nhất kết quả học tập và giảng dạy, thìviệc hiểu rõ về động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị học đại họccủa sinh viên là rất quan trọng. Bài viết xem xét các nhân tố nàytrên đối tượng là sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trườngĐại học Kinh tế, Đại học Huế. Các dữ liệu được thu thập bằng cáchsử dụng mẫu bảng câu hỏi của MEPU, được phát triển bởi Byrnevà Flood (2005). Kết quả phân tích cho thấy trong quá trình học tậpsinh viên được thúc đẩy bởi một sự kết hợp giữa động cơ bêntrong và động cơ bên ngoài cũng như sự kỳ vọng cao, nhưngchuẩn bị chưa tốt cho khóa học đại học. Từ đó, một số giải phápcải thiện động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị của sinh viên cũngnhư nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế, Đạihọc Huế được đề xuất.

Abstract - Deep understanding of Motives, Expectations andPreparedness of students has been very important, especiallywhen educators are trying to find ways to build educationalenvironment which can enhance academic performance. Thispaper examines Motives, Expectations and Preparedness ofstudents whose majors are Accounting and Auditing at College ofEconomics, Hue University. The data are collected by using theMEPU questionnaire which was developed by Byrne and Flood(2005). The finding shows that the learning process of students isreinforced by the combination of intrinsic motivations, extrinsicmotivations and high expectations but the preparedness is notgood. From this, some solutions are suggested to improve themotivation, expectations, preparedness and quality of training atCollege of Economics, Hue University.

Từ khóa - động cơ bên trong; động cơ bên ngoài; sự kỳ vọng; sựchuẩn bị học đại học; sinh viên ngành kế toán – kiểm toán

Key words - intrinsic motivations; extrinsic motivations;expectations; preparedness; students of accounting – auditing

1. Đặt vấn đề

Trường Đại học Kinh tế là một trong 8 cơ sở giáo dục đại học. Trong hơn 40 năm qua, Trường Đại học Kinh tế đã có những bước phát triển nhanh chóng, quy mô đào tạo ngày càng tăng, trong đó sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán luôn chiếm tỷ lệ cao trong toàn trường. Cùng với việc gia tăng về quy mô đào tạo, nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng sinh viên làm cho đối tượng người học trở nên ngày càng đa dạng, cùng với đó là sự khác biệt về động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị sẵn sàng học tập. Do vậy, việc tìm hiểu động cơ của sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán cũng như sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị của họ cho việc học ngành này sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục và giảng viên có thể xây dựng và triển khai chương trình học hiệu quả, phù hợp với nhu cầu người học hơn.

Theo Liu (2010), sự lựa chọn học đại học của người học chủ yếu là do sự kết hợp của yếu tố nội tại và nguyện vọng nghề nghiệp, trong đó động cơ bên trong là lớn hơn. Trong khi đó các động cơ bên ngoài ít có tác động đến sự lựa chọn học đại học của sinh viên. Bên cạnh đó, các kết quả về sự chuẩn bị sẵn sàng của sinh viên cho thấy sinh viên có nhận thức tương đối thấp về sự chuẩn bị, đặc biệt là về kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuyên ngành. Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy sinh viên có kỳ vọng cao vào khóa học, chẳng hạn họ kỳ vọng chương trình học có sự cân bằng giữa lý thuyết và thực tế hơn.

Bên cạnh đó, theo Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez (2009), cả động cơ bên trong và động cơ bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định học đại học của sinh viên. Cơ hội nghề nghiệp trong tương

lai cũng như mức thu nhập sau khi ra trường là những động cơ bên ngoài thúc đẩy sinh viên lớn nhất. Liên quan đến sự chuẩn bị học đại học, nghiên cứu này cho thấy sinh viên tự tin với khả năng học thuật, có trách nhiệm với công việc nghiên cứu và có khả năng tự tổ chức cuộc sống sinh viên nói chung.

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá, đo lường động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán và Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo của nhà trường và kết quả học tập của sinh viên.

Nghiên cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Sinh viên có động cơ như thế nào trong việc lựa chọn học ngành Kế toán và Kiểm toán?

2. Sinh viên kỳ vọng như thế nào về việc học ngành Kế toán và Kiểm toán?

3. Mức độ chuẩn bị sẵn sàng của sinh viên đối với việc học đại học ngành Kế toán và Kiểm toán như thế nào?

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng đối với sinh viên năm nhất ngành Kế toán, Kiểm toán khóa 47. Trong đó, nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách điều tra theo bảng hỏi được xác lập theo bước nghiên cứu định tính.

Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết

Page 118: Lời nói đầu - udn.vn

114 Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh

về động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học (Motives, Expectations and Preparedness for University questionnaire – MEPU) được phát triển bởi Byrne và Flood vào năm 2005. Do có sự khác biệt nhau về đặc điểm xã hội, văn hóa và cơ sở hạ tầng giáo dục đại học, nên có thể các thang đo cần được điều chỉnh và bổ sung khi áp dụng.

Trước khi khảo sát chính thức, cuộc khảo sát thử với một mẫu nhỏ gồm 30 sinh viên đã được thực hiện nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát thử, bảng câu hỏi được chỉnh sửa và sẵn sàng cho cuộc khảo sát chính thức. Nghiên cứu chính thức bao gồm 270 sinh viên khóa 47 chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán. Số liệu được xử lý chủ yếu trên phần mềm SPSS 22.0.

2.2. Kết quả nghiên cứu và bình luận

2.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Số lượng bảng hỏi phát ra là 270, trong đó có 226 bảng hỏi đạt yêu cầu để tiến hành xử lý. Với câu hỏi về giới tính có 225 người trả lời, bao gồm 39 nam và 186 nữ với tỷ lệ tương ứng là 17% và 83%. Tỷ lệ sinh viên điều tra phân bổ đều cho cả hai ngành Kế toán, Kiểm toán.

Ngoài ra, khi tìm hiểu về thành tích học tập ở trường cấp 3, kết quả cho thấy có hơn 95% học sinh đạt danh hiệu từ học sinh Khá trở lên trúng tuyển vào Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế. Tỷ lệ học sinh Trung bình trở xuống chỉ chiếm khoảng 5%. Điều này phản ánh nền tảng học tập của sinh viên trong khoa là khá tốt từ những cấp học trước.

Từ thực trạng nhu cầu nghề nghiệp của những năm gần đây có thể thấy nghề Kế toán – Kiểm toán là nghề nghiệp chuyên môn có nhu cầu cao trong xã hội. Hầu hết sinh viên chọn học bởi sự yêu thích và quan tâm đối với ngành học và đa phần sinh viên đã có sự định hướng khi học ngành Kế toán, Kiểm toán.

2.2.2. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích EFA thể hiện ở Bảng 1 cho thấy hệ số KMO đạt 0,816 > 0,5 và các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (Sig = 0,000 < 0,05), thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố.

Bảng 1. Chỉ số KMO và kiểm định Barlett

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin đo lường độ phù hợp của dữ liệu 0,816

Kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square 2674,114

Df 465

Sig. ,000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Phương pháp phân tích nhân tố đối với các thành phần của động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên Kế toán, Kiểm toán trường Đại học Kinh tế cho ra 6 nhân tố có giá trị riêng (Eligenvalue), tổng phương sai trích (tổng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) là 54,920% (>50%) thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố EFA.

Bảng 2. Kết quả EFA của động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị

Biến

% biến động giải

thích được

Cronbach's Alpha

Hệ số tải

1. Sự kỳ vọng về kiến thức 14,803 0,855

Tiếp cận được với kinh nghiệm thực tế 0,747

Có thể vượt qua các kỳ thi trong lần đầu 0,694

Trải nghiệm sự phát triển kiến thức chuyên ngành 0,671

Có khả năng nắm bắt tài liệu học tập 0,666

Được tiếp cận với sự thay đổi tích cực trong phương pháp giảng dạy 0,666

Học hỏi những ý tưởng mới 0,647

Phát triển những kỹ năng mới 0,643

Có được quãng thời gian đẹp ở trường đại học 0,628

Tăng thêm sự tự tin 0,624

2. Khả năng chuẩn bị cho việc học 25,301 0,767

Khả năng tự lên kế hoạch học tập 0,753

Khả năng sắp xếp thời gian học hiệu quả 0,702

Khả năng tự chịu trách nhiệm về việc tự học 0,650

Khả năng đọc tài liệu hiệu quả 0,615

Khả năng học độc lập 0,613

Khả năng tự đánh giá kết quả học tập 0,552

3. Động cơ bên ngoài 34,195 0,731

Muốn trở thành người được giáo dục tốt 0,733

Học đại học giúp đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp 0,651

Muốn nhận được tấm bằng khi ra trường 0,635

Học đại học giúp phát triển kiến thức và kỹ năng hữu ích 0,534

Học đại học mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai 0,534

4. Động cơ bên trong 41,641 0,620

Tôi bị thu hút bởi cuộc sống chủ động 0,617

Học đại học để hiểu rõ hơn con người của chính mình 0,589

Tôi muốn mở rộng kiến thức và đối mặt thách thức 0,551

Học đại học cho tôi cơ hội tăng sự tự tin 0,528

5. Sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên 48,299 0,949

Khả năng sắp xếp cuộc sống sinh viên nói chung 0,953

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học 0,949

6. Sự kỳ vọng về môi trường và phương pháp học tập

54,920 0,665

Khả năng sử dụng máy vi tính 0,664

Khả năng làm việc nhóm 0,620

Gặp gỡ nhiều người mới 0,585

Tôi muốn gặp gỡ và kết bạn với nhiều người 0,541

Tôi yêu thích tham gia các hoạt động thể thao và xã hôi 0,528

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Như vậy, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng tốt các điều kiện để tiến hành phân tích. Sáu nhân tố được xác định đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và được mô tả như sau:

Nhân tố “Sự kỳ vọng về kiến thức” bao gồm 9 biến quan sát. Các biến quan sát đánh giá kỳ vọng về việc phát triển kiến thức chuyên ngành, tiếp cận với tài liệu và phương pháp giảng dạy có sự thay đổi tích cực, đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi.

Nhân tố “Khả năng chuẩn bị cho việc học” gồm 6 biến quan sát chủ yếu đề cập đến khả năng lên kế hoạch học tập, sử dụng thời gian học có hiệu quả, khả năng tự học và đánh

Page 119: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 115

giá kết quả học tập bản thân.

Nhân tố “Động cơ bên ngoài” gồm 5 biến quan sát đề cập đến động lực muốn trở thành người được giáo dục tốt. Ngành Kế toán – Kiểm toán đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp hiện nay, đồng thời có thể phát triển kiến thức và kỹ năng hữu ích và mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.

Nhân tố “Động cơ bên trong” bao gồm 4 biến quan sát, thể hiện ở động cơ phát triển tri thức, chủ động trong cuộc sống, gia tăng sự tự tin và thật sự hiểu được bản thân mình muốn gì khi học đại học.

Nhân tố “Sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên”, sau khi tiến hành rút trích, bao gồm 2 biến quan sát, thể hiện khả năng sắp xếp cuộc sống sinh viên và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học.

Nhân số “Sự kỳ vọng về môi trường và phương pháp học tập” bao gồm 5 biến quan sát, biểu hiện sự kỳ vọng của sinh viên về những yếu tố có liên quan đến môi trường và phương pháp học tập như khả năng làm việc nhóm, khả năng sử dụng máy vi tính, gặp gỡ và kết bạn, tham gia vào các hoạt động thể thao và xã hội.

2.2.3. Đánh giá kết quả phân tích mô tả thống kê

Theo Bảng 3, trước hết, kết quả thống kê mô tả cho thấy, sinh viên chịu tác động rất cao bởi động cơ bên ngoài (4,204), trong đó muốn trở thành người được giáo dục tốt là nhân tố thúc đẩy sinh viên Kế toán và Kiểm toán lớn nhất (4,300). Ngoài ra, muốn nhận tấm bằng đại học (4,252) và có cơ hội mới trong tương lai (4,216) cũng là 2 động cơ bên ngoài tác động cao đến sinh viên ngành này. Ngược lại, sự thúc đẩy sinh viên Kế toán, Kiểm toán bởi động cơ bên trong (3,774) là không lớn bằng, dù động bên trong vẫn có ảnh hưởng đến người học ngành này. Trong các nhân tố cấu thành động cơ bên trong, nhân tố học đại học giúp tăng sự tự tin được sinh viên đồng tình cao nhất (4,062), trong khi nhân tố sinh viên bị thu hút bởi cuộc sống chủ động là động cơ bên trong ít tác động nhất (3,544).

Bảng 3. Giá trị trung bình các nhóm nhân tố và từng nhân tố trong nhóm

Biến Mean Min Max Std.

Deviation

1. Sự kỳ vọng về kiến thức 4,168 2,78 5 0,467

Tiếp cận được với kinh nghiệm thực tế

4,355 2 5 0,699

Có thể vượt qua các kỳ thi trong lần đầu

4,177 1 5 0,797

Trải nghiệm sự phát triển kiến thức chuyên ngành

4,190 2 5 0,655

Có khả năng nắm bắt tài liệu học tập

4,039 2 5 0,678

Được tiếp cận với sự thay đổi tích cực trong phương pháp giảng dạy

4,168 2 5 0,710

Học hỏi những ý tưởng mới 4,168 2 5 0,678

Phát triển những kỹ năng mới 4,066 2 5 0,611

Có được quãng thời gian đẹp ở trường Đại học

4,061 1 5 0,733

Tăng thêm sự tự tin 4,288 2 5 0,648

2. Khả năng chuẩn bị cho việc học

3,330 1,6 4,33

0,448

Khả năng tự lên kế hoạch học tập 3,407 2 5 0,641

Khả năng sắp xếp thời gian học hiệu quả

3,345 2 5 0,656

Khả năng tự chịu trách nhiệm về việc tự học

3,596 2 5 0,656

Khả năng đọc tài liệu hiệu quả 3,275 1 5 0,608

Khả năng học độc lập 2,955 1 5 0,644

Khả năng tự đánh giá kết quả học tập

3,408 1 5 0,676

3. Động cơ bên ngoài 4,204 2,8 5 0,432

Muốn trở thành người được giáo dục tốt

4,300 2 5 0,651

Học đại học giúp đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp

4,070 2 5 0,553

Muốn nhận được tấm bằng khi ra trường

4,252 2 5 0,662

Học đại học giúp phát triển kiến thức và kỹ năng hữu ích

4,182 2 5 0,595

Học đại học mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai

4,216 1 5 0,640

4. Động cơ bên trong 3,774 2 5 0,488

Tôi bị thu hút bởi cuộc sống chủ động

3,544 1 5 0,822

Học đại học để hiểu rõ hơn con người của chính mình

3,659 1 5 0,762

Tôi muốn mở rộng kiến thức và đối mặt thách thức

3,831 1 5 0,625

Học đại học cho tôi cơ hội tăng sự tự tin

4,062 2 5 0,630

5. Sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên

3,413 2 5 0,575

Khả năng sắp xếp cuộc sống sinh viên nói chung

3,551 1 5 0,707

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học

3,278 1 5 0,767

6. Sự kỳ vọng về môi trường và phương pháp học tập

3,614 2,2 5 0,485

Khả năng sử dụng máy vi tính 3,380 1 5 0,763

Khả năng làm việc nhóm 3,488 1 5 0,726

Gặp gỡ nhiều người mới 3,836 2 5 0,708

Tôi muốn gặp gỡ và kết bạn với nhiều người

4,026 2 5 0,706

Tôi yêu thích tham gia các hoạt động thể thao và xã hôi

3,340 1 5 0,807

Thứ hai, kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy sinh viên Kế toán, Kiểm toán có kỳ vọng cao (4,168) về kiến thức từ khóa học. Trong đó, điểm đáng chú ý là sinh viên đặc biệt quan tâm và kỳ vọng vào kiến thức thực tế thể hiện qua nhân tố tiếp cận kinh nghiệm thực tế (4,355). Sinh viên còn kỳ vọng vào nhiều khía cạnh trong nhóm nhân tố về kiến thức như được trải nghiệm sự phát triển kiến thức chuyên ngành (4,190), có thể vượt qua kỳ thi trong lần đầu (4,177), tiếp cận các phương pháp giảng dạy mới (4,168). Ngoài ra, người học còn khá kỳ vọng vào môi trường và phương pháp học tập (3,614). Cụ thể, họ kỳ vọng cao vào việc học đại học ngành Kế toán, Kiểm toán có thể gặp gỡ và kết bạn với nhiều người (4,026), gặp được nhiều người mới (3,836). Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy sinh viên ít kỳ vọng vào khả năng sử dụng máy vi tính (3,380), khả năng làm việc nhóm (3,488) và tham gia các hoạt động thể thao và xã hội (3,340).

Thứ ba, sinh viên có sự chuẩn bị chưa tốt cho việc học đại học thể hiện qua 2 nhóm nhân tố: khả năng chuẩn bị cho việc học (3,330) và sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên (3,413). Cụ thể, sự chuẩn bị của sinh viên chỉ ở mức

Page 120: Lời nói đầu - udn.vn

116 Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Lê Thị Hoài Anh

bình thường về khả năng lên kế hoạch học tập (3,407), khả năng sắp xếp thời gian học hiệu quả (3,345), khả năng tự chịu trách nhiệm về việc tự học (3,596) và một số nhân tố khác. Riêng nhân tố khả năng học độc lập (2,955) chỉ ở mức thấp. Bên cạnh đó, cả 2 nhân tố trong nhóm sự chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên cũng cho kết quả tương tự, khi mà sinh viên nhận thức về việc chuẩn bị cuộc sống ở mức bình thường (3,413), cụ thể khả năng sắp xếp cuộc sống sinh viên nói chung (3,551) và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học (3,278).

2.2.4. Bình luận

Để cung cấp cho sinh viên đại học ngành Kế toán và Kiểm toán những trải nghiệm giáo dục bổ ích và để nâng cao vị trí đào tạo ngành này trong thị trường giáo dục đại học khu vực miền Trung và cả nước, lãnh đạo trường Đại học Kinh tế nói riêng và các nhà giáo dục nói chung cần mở rộng sự hiểu biết về các đặc điểm của người học. Vì vậy, nghiên cứu này đã cố gắng cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về động cơ, sự chuẩn bị của sinh viên và kỳ vọng của họ khi theo học ngành này.

Kết quả phân tích cho thấy sinh viên có kỳ vọng rất cao về kiến thức thu được trong khóa học. Họ kỳ vọng nhiều nhất sẽ tiếp cận được kiến thức thực tế, nhưng cũng mong muốn vượt qua các kỳ thi trong lần đầu. Điều này cho thấy sinh viên Kế toán và Kiểm toán nhận thức rõ sự quan trọng của kiến thức thực tế, muốn học thực chất và gần gũi với thực tiễn nghề nghiệp. Đồng thời họ cũng muốn vượt qua các kỳ thi trong lần đầu. Ngoài ra, phát triển được kiến thức chuyên ngành và có khả năng nắm bắt tài liệu học tập cũng là những kỳ vọng khá cao của sinh viên Kế toán và Kiểm toán. Điều này cho thấy sinh viên coi trọng kiến thức chuyên ngành và mong muốn nắm bắt các tài liệu học tập. Ngoài các nhân tố trên, phát triển kỹ năng mới, có được quãng thời gian đẹp ở trường đại học và tăng thêm sự tự tin là những nhân tố ít được kỳ vọng hơn. Bên cạnh đó, người học còn khá kỳ vọng về môi trường và phương pháp học tập tại trường đại học. Khả năng sử dụng máy vi tính và khả năng làm việc nhóm cũng được sinh viên mong muốn tiếp cận, song ở mức độ bình thường. Điểm đáng chú ý là nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mong muốn được giao tiếp kết bạn khá cao.

Một kết quả thú vị của sự phân tích khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ cho thấy, mức độ kỳ vọng về kiến thức và kết quả học tập của sinh viên nữ cao hơn nam sinh viên.

Kết quả dựa trên nghiên cứu sự chuẩn bị của sinh viên cho thấy, sinh viên có sự nhận thức tương đối thấp về sự chuẩn bị học đại học. Cụ thể, người học có sự chuẩn bị chưa tốt về khả năng tự đọc tài liệu, tự lên kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian học hiệu quả và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Nghiên cứu còn chỉ ra khả năng học độc lập của sinh viên Kế toán và Kiểm toán là không tốt. Đây là một kết quả có giá trị đối với giảng viên và các nhà giáo dục để có thể xây dựng một chương trình học đề cao tính chủ động học tập của sinh viên. Ngoài ra, khả năng sắp xếp cuộc sống nói chung và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học là hai kỹ năng quan trọng nhưng sinh viên Kế toán và Kiểm toán lại chuẩn bị chưa tốt. Điều này gần như đồng nhất với nghiên cứu cho rằng sinh viên có sự chuẩn bị tương đối kém cho việc học đại học, đặc biệt là về

kỹ năng và kiến thức (Liu, 2010).

Kết quả phân tích về động cơ của sinh viên cho thấy rằng sự lựa chọn học đại học ngành Kế toán và Kiểm toán của người học là do sự kết hợp của cả yếu tố nội tại và động cơ bên ngoài. Phân tích sâu hơn nghiên cứu cho thấy sinh viên chịu tác động của động cơ bên ngoài nhiều hơn động cơ bên trong. Điều này cho thấy một sự tương đồng với kết quả của một nghiên cứu trước đây (Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez, 2009). Cụ thể, sinh viên được thúc đẩy chủ yếu bởi họ muốn trở thành người được giáo dục tốt, đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp trong xã hội. Đồng thời yếu tố bằng cấp cũng có tác động khá lớn đến động cơ học tập của sinh viên. Trong khi đó, kỹ năng và kiến thức, học đại học mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai là những động cơ bên ngoài ít thúc đẩy sinh viên hơn.

Phân tích động cơ bên trong cho thấy, sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán bị thu hút bởi cuộc sống chủ động và bị thúc đẩy bởi muốn hiểu rõ chính mình hơn thông qua quá trình học đại học. Đây là hai nhân tố tác động mạnh nhất đến động cơ bên trong của sinh viên. Ngoài ra, người học còn bị thúc đẩy bởi kiến thức được mở rộng và tăng sự tự tin khi học đại học.

3. Kết luận

Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá và đo lường động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, xây dựng và đánh giá thang đo các nhân tố này. Thang đo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo gồm có 6 thành phần cụ thể dựa trên số liệu điều tra (n=226), Cronbach alpha của 6 thành phần đo lường động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học tương ứng là 0,855; 0,767; 0,731; 0,620; 0,949; 0,665 đồng thời cho thấy độ tin cậy của thang đo là khá cao.

Căn cứ vào tác động của các yếu tố đến động cơ, sự kỳ vọng và mức độ sẵn sàng chuẩn bị học đại học của sinh viên Kế toán, Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế cho thấy rằng sinh viên có động cơ khá rõ ràng, sự kỳ vọng cao vào kiến thức và vào kết quả học tập trong khi sự chuẩn bị học đại học còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy rằng một sự tổ chức lại các chính sách, chương trình giảng dạy và các hoạt động hỗ trợ đào tạo khác là cần thiết để phù hợp với những đặc điểm thay đổi của sinh viên Kế toán và Kiểm toán hiện nay.

Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp: (1) Thúc đẩy động cơ học tập bằng cách đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và tiếp tục củng cố và phát triển mô hình các câu lạc bộ, mở rộng tầm ảnh hưởng của câu lạc bộ Kế toán trẻ trong nhà trường đồng thời rà soát lại khung chương trình đào tạo hướng đến nội dung kế toán kiểm toán chuyên sâu, nhưng gần gũi thực tế hơn; (2) Cải thiện kỹ năng, kiến thức để sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho việc học đại học thông qua việc tăng cường quảng bá chương trình học trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các sinh viên tiềm năng biết trước những học phần sẽ học trong tương lai và tăng cường tổ chức các chương trình ngoại khóa về kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý thời gian; (3) Đáp ứng sự kỳ

Page 121: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 117

vọng của sinh viên thông qua việc tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế giữa các chuyên gia Kế toán, Kiểm toán với sinh viên, dần dần thay đổi cách giảng dạy lý thuyết kết hợp vận dụng và định hướng thành lập Trung tâm Tư vấn Kế toán, Tài chính, Thuế nhằm tạo nơi làm quen thực tế cho giảng viên và sinh viên.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tiến hành đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán tại Trường Đại học Kinh tế. Do vậy, có thể mở rộng khảo sát đối với toàn thể sinh viên Trường Đại học Kinh tế và các trường đại học khác thuộc Đại học Huế để có thể so sánh sự khác biệt giữa sinh viên của những chuyên ngành khác nhau (Hassall và cộng sự, 2012). Hơn thế nữa, việc sử dụng các mô hình hồi quy để đánh giá tác động của các nhân tố động cơ, sự kỳ vọng và sự chuẩn bị học đại học đến kết quả học tập của sinh viên cũng là những chủ đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez, "Motives, Expectation, Preparedness and Academic Performance: A study of students of accouting at a Spanish university", Spanish Accounting review, Vol 12, No. 2, Revista de Contabilidad, 2009, page 279 - 300.

[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008.

[3] Jie Liu, "The changing body of students: A study of the motives, expectations and preparedness of postgraduate marketing students", Marketing Intelligence & Planning, Vol 28, No 7, Emerald Group Publishing Limited, 2010, page 821 - 830.

[4] Trevor Hassall, John Joyce, Jose L.Arquero, Marren Byrne, Barbara Flood, Jose Maria Gonzalez, Tourna-Germanou, "Motivations, expectations and preparedness for higher education: A study of accounting students in Ireland, the UK, Spain and Greece", Accounting Forum, Vol 36, Elsevier Ltd, 2012, page 134 - 144.

(BBT nhận bài: 04/02/2015, phản biện xong: 12/04/2015)

Page 122: Lời nói đầu - udn.vn

118 Nguyễn Thanh Hương, Bùi Quang Trung

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KẾT HỢP ARIMA-GARCH ĐỂ DỰ BÁO CHỈ SỐ VN-INDEX

FORECASTING VIETNAM STOCK INDEX USING HYBRID ARIMA-GARCH MODEL

Nguyễn Thanh Hương, Bùi Quang Trung

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]; qtrung8x @gmail.com

Tóm tắt - Sự biến động không ngừng của giá chứng khoán theo thờigian khiến hoạt động đầu tư chứng khoán luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.Dự đoán, dự báo chỉ số chứng khoán vì thế đã trở thành một trongnhững chủ đề nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tưvà nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bài báo này nhằm mục đíchgiới thiệu với người đọc mô hình kết hợp ARIMA-GARCH hiện đangđược sử dụng khá phổ biến bên cạnh các mô hình đơn lẻ là ARIMAvà GARCH trong việc dự báo các chuỗi thời gian; đồng thời ứng dụngmô hình này để dự báo chỉ số VN-Index trong thực tiễn thị trườngchứng khoán Việt Nam. Kết quả so sánh giữa 3 mô hình cho thấy môhình kết hợp ARIMA(1,1,1)-GARCH(1,1) cho kết quả dự báo tốt hơnhai mô hình đơn lẻ ARIMA(1,1,1) và GARCH(1,1).

Abstract - Stock investment contains many potential risksbecause of the volatility of stock price. Therefore, forecasting thestock index has become one of the most favorite research topicsof investors and researchers all over the world. This paper aimsto introduce the hybrid ARIMA-GARCH model, which iscommonly used beside the single ARIMA and GARCH models forforecasting the time series; and apply it to predict the VN-Indexin Vietnam’s stock market. The comparison among the threemodels shows that the hybrid ARIMA(1,1,1)-GARCH (1,1) modelprovides better predictions than the two single models includingARIMA (1,1,1) and GARCH (1,1).

Từ khóa - mô hình ARIMA; mô hình GARCH; mô hình kết hợpARIMA-GARCH; dự báo ch ỉ số chứng khoán; VN-Index

Key words - ARIMA Model; GARCH Model; Hybrid ARIMA-GARCH Model; stock index forecasting; VN-Index.

1. Đặt vấn đề

Ra đời vào đầu năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành một trong những kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh mức sinh lợi cao, đây cũng là hoạt động luôn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, bởi nhà đầu tư không phải lúc nào cũng dự đoán được chính xác xu hướng biến động của giá cổ phiếu trong tương lai. Tại Việt Nam, rủi ro thị trường được phản ánh thông qua sự thay đổi của chỉ số VN-Index, vì vậy, việc nghiên cứu dự báo xu hướng biến động của VN-Index là cực kỳ cần thiết nhằm giúp các nhà đầu tư nhận biết chiều hướng biến động giá của các cổ phiếu trên thị trường này.

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi đề xuất sử dụng mô hình kết hợp ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-Index căn cứ vào chuỗi dữ liệu quá khứ. Đây là mô hình kết hợp từ hai mô hình đơn lẻ là mô hình ARIMA và mô hình GARCH, được sử dụng để phân tích và dự báo chuỗi thời gian. Kết quả dự báo từ mô hình kết hợp ARIMA-GARCH sẽ được so sánh với kết quả dự báo từ hai mô hình đơn lẻ là ARIMA và GARCH để kiểm chứng hiệu quả dự báo của các mô hình này.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Giới thiệu mô hình ARIMA, mô hình GARCH và mô hình kết hợp ARIMA-GARCH

2.1.1. Mô hình ARIMA

Trong thống kê và kinh tế lượng, đặc biệt trong phân tích chuỗi thời gian, mô hình ARIMA thường được sử dụng để dự báo các giá trị tương lai của chuỗi. Thông thường ARIMA được áp dụng đối với các chuỗi dữ liệu không dừng, thông qua việc lấy sai phân chuỗi dữ liệu gốc một hoặc nhiều lần để tạo ra chuỗi dữ liệu mới đảm bảo tính dừng, phục vụ cho việc dự báo.

Chuỗi thời gian ARIMA(p,d,q) là chuỗi thời gian trung bình trượt kết hợp với tự hồi quy, với p biểu thị bậc tự hồi

quy, d biểu thị số lần chuỗi thời gian được tính sai phân cho đến khi có tính dừng và q là bậc trung bình trượt. Mô hình ARIMA(p,d,q) tổng quát sẽ có dạng như sau: Φp(B) (1-B)d (Yt – μ) = θq(B) εt

Với Φp(B) = 1 - Φ1B - Φ2B2 - … - ΦpBp

θq(B) = 1 + θ1B + θ2B2 + … + θqBq

Trong đó: B là hệ số độ trễ theo đó BiYt = Yt-i và Biεt = εt-I; (1-B)d là sai phân bậc d, μ phản ánh giá trị trung bình của Yt và εt là nhiễu trắng ở thời điểm t.

Box-Jenkin (1976) đề xuất sử dụng mô hình ARIMA để dự báo cho các chuỗi thời gian dừng, gồm 4 bước cơ bản như sau:

- Bước 1: Nhận dạng mô hình, tìm các giá trị thích hợp của p, d, q. Các công cụ chủ yếu để nhận dạng là hàm tự tương quan (ACF), hàm tự tương quan riêng phần (PACF).

- Bước 2: Ước lượng mô hình, ước lượng các thông số của các số hạng tự hồi quy và trung bình trượt trong mô hình bằng phương pháp bình phương bé nhất.

- Bước 3: Kiểm định mô hình, xem xét liệu các mô hình phù hợp với các dữ liệu hay không bằng cách sử dụng biểu đồ tương quan của phần dư và các kiểm định Box-Pierce và Ljung-Box. Trong trường hợp có nhiều mô hình phù hợp, cần sử dụng các tiêu chuẩn Akaike’s Information Criterion (AIC) và Schwarz’s Information Criterion (SIC) để lựa chọn. Mô hình có các tiêu chuẩn AIC và SIC bé nhất sẽ là mô hình phù hợp nhất.

- Bước 4: Sử dụng mô hình ARIMA phù hợp để dự báo cho chuỗi thời gian gốc.

2.1.2. Mô hình GARCH

Mô hình ARIMA ở trên được xây dựng dựa trên giả định về bước đi ngẫu nhiên (tính thay đổi đột ngột) của chuỗi thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, các chuỗi thời gian trong kinh tế và tài chính như giá chứng khoán, tỷ giá hối

Page 123: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 119

đoái, lạm phát hay GDP thường có hiện tượng biến động nhóm (volitability clustering), làm cho phương sai của chuỗi thời gian sẽ biến đổi theo thời gian.

Trong mô hình GARCH, giá trị phương sai thay đổi có điều kiện không chỉ phụ thuộc vào độ lớn nhiễu và còn phụ thuộc vào giá trị của chính nó ở các điểm thời gian trước. Mô hình GARCH (p,q) có dạng như sau:

Yt = μt + at với at = σt εt

t2 0 iati

2

i1

q

i ti2

i1

p

Trong đó:

- p là thứ tự của quá trình GARCH và q là thứ tự của quá trình ARCH,

- μt là giá trị trung bình có điều kiện của Yt, at là sốc tại thời điểm t, và εt ~ iid N(0,1),

- σt2 là phương sai có điều kiện của Yt.

Để áp dụng mô hình GARCH, đầu tiên phải xem xét phần dư ước lượng của mô hình ước lượng theo phương pháp OLS có tồn tại phương sai thay đổi hay không bằng cách sử dụng kiểm định ARCH-LM, tiếp đó sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Estimation - MLE) để ước lượng các hệ số của mô hình GARCH.

2.1.3. Mô hình kết hợp ARIMA-GARCH

Mô hình ARIMA-GARCH được tạo nên bằng cách kết hợp mô hình ARIMA và mô hình GARCH. Trong mô hình kết hợp này, thành phần ARIMA đóng vai trò mô tả thuộc tính trung bình của chuỗi thời gian gốc, còn mô hình GARCH sẽ mô hình hóa phương sai của phần dư ước lượng được từ mô hình ARIMA. Mô hình kết hợp ARIMA-GARCH sẽ có dạng tổng quát như sau:

Φp(B) (1-B)d (Yt – μ) = θq(B) εt

t2 0 iati

2

i1

q

i ti2

i1

p

Với at = σt εt, εt ~ iid N(0,1), αj, βi là các hệ số ước lượng từ mô hình GARCH

Mô hình ARIMA-GARCH được thiết kế dựa trên cơ sở xây dựng các mô hình đơn lẻ ARIMA và GARCH. Cụ thể, đầu tiên sẽ xây dựng mô hình ARIMA và tìm ra mô hình phù hợp nhất với chuỗi dữ liệu thời gian. Sau đó, phần dư ước lượng từ mô hình ARIMA phù hợp nhất sẽ được mô hình hóa bằng GARCH. Cuối cùng, mô hình ARIMA-GARCH sẽ được sử dụng để dự báo cho chuỗi dữ liệu ban đầu.

2.2. Đánh giá khả năng dự báo của các mô hình ARIMA, GARCH và ARIMA-GARCH

Bài viết sử dụng 3 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng dự báo của các mô hình, đó là Sai số dự báo bình phương trung bình (Root Mean Squared Error – RMSE), Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error – MAE) và Sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Percentage Error – MAPE).

- Sai số dự báo bình phương trung bình (RMSE): là căn bậc hai của giá trị trung bình các bình phương chênh lệch giữa các giá trị dự báo của mô hình với giá trị dữ liệu thực tế.

RMSE 1

n(Yt Yt )

2

t1

n

1

net

2

t1

n

- Sai số tuyệt đối trung bình (MAE): là giá trị trung bình chênh lệnh tuyệt đối giữa giá trị dự báo và kết quả thực tế.

1 1

1 1ˆn n

t t t

t t

MAE Y Y en n

- Sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE): cho biết tỷ lệ % chênh lệnh trung bình giữa giá trị dự báo và giá trị thực tế.

1

ˆ100 nt t

tt

Y YMAPE

n Y

Trong đó: n là số quan sát của mô hình, Yt là giá trị thực tế của biến phụ thuộc ở thời điểm t, Ŷt là giá trị ước lượng của biến phụ thuộc tại thời điểm t.

Các giá trị RMSE, MAE và MAPE càng nhỏ thì sai số dự báo càng nhỏ và năng lực dự báo chuỗi thời gian gốc của mô hình càng tốt.

3. Xây dựng mô hình ARIMA-GARCH cho chuỗi chỉ số VN-Index

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quá khứ của chỉ số VN-Index đóng cửa điều chỉnh từ ngày 04/01/2010 tới ngày 21/11/2014. Chuỗi dữ liệu gồm 1139 quan sát được chia làm 2 phần: Phần thứ nhất gồm chuỗi dữ liệu từ ngày 04/01/2010 tới ngày 01/08/2014, được sử dụng để xây dựng mô hình ARIMA-GARCH phù hợp cho chỉ số VN-Index; phần thứ hai gồm chuỗi dữ liệu từ ngày 04/08/2014 tới ngày 21/11/2014, được sử dụng để so sánh với giá trị dự báo có được từ mô hình ARIMA-GARCH vừa xây dựng, từ đó đánh giá khả năng dự báo của mô hình. Tuy nhiên kiểm định ADF cho thấy Vn-Index không phải là chuỗi dừng.

Chuỗi dữ liệu mới là chuỗi lợi tức của chỉ số VN-Index được tạo ra từ chuỗi dữ liệu Vn-Index gốc, bằng cách lấy sai phân bậc nhất của logarit tự nhiên giá trị chỉ số.

Lợi tức ngày t = Ln(Yt) – Ln(Yt-1) = Ln(Yt/Yt-1)

Đồ thị chuỗi giá trị VN-Index và chuỗi lợi tức của VN-Index được trình bày ở Hình 1 và Hình 2.

300

350

400

450

500

550

600

650

I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III

2010 2011 2012 2013 2014

VNINDEX

Hình 1. Chuỗi VN-Index

Từ Hình 2 và kết quả kiểm định Dickey – Fuller với p-value < 0,05 cho thấy chuỗi lợi tức của VN-Index là chuỗi dừng.

Page 124: Lời nói đầu - udn.vn

120 Nguyễn Thanh Hương, Bùi Quang Trung

-.08

-.06

-.04

-.02

.00

.02

.04

.06

I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III

2010 2011 2012 2013 2014

RETURN

Hình 2. Chuỗi lợi tức VN-Index

Bảng 1. Kiểm định ADF cho chuỗi lợi tức VN-Index

t-Statistic p-value

Augmented Dickey-Fuller test statistic -29,7181 0,0000

Test critical values:

1% level -3,43587

5% level -2,86386

10% level -2,56806

3.2. Xây dựng mô hình ARIMA

Lúc này mô hình ARIMA đối với chuỗi lợi tức VN-Index sẽ có dạng ARIMA(p,0,q). Theo Hình 3, tại k = 1, giá trị của hàm ACF và PACF đạt cực đại 0,126 và sau đó giảm mạnh. Do đó p và q ở đây đều nhận giá trị là 1, mô hình ARIMA (1,0,1) được chọn.

Hình 3. Đồ thị tương quan của chuỗi lợi tức VN-Index

Tiếp tục dùng phương pháp bình phương bé nhất để ước lượng các tham số của mô hình, Bảng 2 cho thấy mô hình ARIMA(1,0,1) có phương trình như sau:

Yt = 0,0001 + 0,5973 Yt -1 – 0,4949 εt-1 + εt

Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình ARIMA(1,0,1) cho chuỗi lợi tức VN-Index

Variable Coefficient t-Statistic p-value C 0,000107 0,2325 0,816 AR(1) 0,597332 4,2562 0,000 MA(1) -0,494958 -3,253 0,001

Bên cạnh đó, các giá trị của các hàm tự tương quan và hàm tự tương quan riêng phần đều rất bé, xấp xỉ bằng 0, chứng tỏ mô hình ARIMA(1,0,1) ước lượng ở trên là mô hình phù hợp để dự báo cho chuỗi lợi tức VN-Index (xem Hình 4).

Hình 4. Đồ thị tự tương quan của phương sai phần dư mô hình ARIMA(1,0,1)

3.3. Xây dựng mô hình GARCH

Trước khi xây dựng mô hình GARCH cho chuỗi lợi tức VN-Index, việc đầu tiên là cần kiểm tra xem phương sai của phần dư của mô hình ARIMA(1,0,1) ở trên có tính ARCH hay không bằng cách sử dụng kiểm định ARCH-LM (xem Bảng 3). Kết quả kiểm định cho thấy giá trị của trị kiểm định ARCH-LM là 58,55099 với p-value xấp xỉ bằng 0; giá trị p-value của Chi bình phương cũng xấp xỉ bằng 0. Giả thuyết H0 (phần dư không tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi) bị bác bỏ; nói cách khác, phần dư của mô hình ARIMA(1,0,1) có tính ARCH.

Bảng 3. Kiểm định ARCH-LM cho phần dư của mô hình ARIMA(1,0,1)

Heteroskedasticity Test: ARCH

F-statistic 58,55099 Prob. F(1,1136) 0,0000

Obs*R-squared

55,77914 Prob. Chi-Square(1)

0,0000

F-statistic 58,55099 Prob. F(1,1136) 0,0000

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng GARCH (1,1) cung cấp các kết quả dự báo tốt nhất và phù hợp với chuỗi lợi tức hàng ngày của cổ phiếu (Sadorsky, 2006; Ashley và Patterson, 2010). Vì vậy GARCH(1,1) cũng sẽ được sử dụng để dự báo lợi tức của VN-Index trong nghiên cứu này. Các hệ số của phương trình trung bình và phương sai có điều kiện được xác định bằng phương pháp MLE (xem Bảng 4). Phương sai thay đổi có điều kiện của εt được biểu diễn như sau:

t2 0, 0000120,1581t1

2 0, 7604 t12

Page 125: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 121

Đồ thị tương quan ở Hình 5 cho thấy các giá trị hàm tự tương quan và tự tương quan riêng phần của bình phương phần dư chuẩn ước lượng bởi mô hình xấp xỉ bằng 0. Bên cạnh đó, trị thống kê Q và p-value có giá trị nhỏ, cho thấy sự phù hợp của mô hình GARCH(1,1) đối với chuỗi lợi tức VN-Index.

Bảng 4. Kết quả ước lượng của mô hình GARCH(1,1)

Kiểm định ARCH-LM cũng được thực hiện để xác định phần dư của mô hình GARCH(1,1) có còn tính ARCH hay không. Kết quả kiểm định cho thấy p-value của Chi bình phương và trị thống kê F đều lớn hơn 0.05 (Bảng 5). Do đó, giả thiết H0 (phần dư không tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi) được chấp nhận. Điều này có nghĩa là mô hình GARCH(1,1) đã mô hình hóa được toàn bộ hiện tượng phương sai thay đổi của chuỗi lợi tức VN-Index.

Như vậy, mô hình ARIMA (1,0,1) và mô hình GARCH (1,1) sẽ là các mô hình thành phần được sử dụng để xây dựng mô hình kết hợp ARIMA-GARCH cho chuỗi lợi tức VN-Index.

Hình 5. Đồ thị tương quan của bình phương phần dư chuẩn mô hình GARCH(1,1)

Bảng 5. Kiểm định ARCH-LM cho mô hình GARCH(1,1)

Heteroskedasticity Test: ARCH

F-statistic 0,163015 Prob. F(1,1136) 0,6865

Obs*R-squared 0,163279 Prob. Chi-Square(1) 0,6862

3.4. Xây dựng mô hình ARIMA-GARCH

Mô hình kết hợp ARIMA-GARCH ở đây có dạng ARIMA(1,0,1)-GARCH(1,1).

Yt = μ – Φ1 Yt-1 - θ1 εt-1 + εt

t2 0 1t1

2 1 t12

Kết quả ước lượng các hệ số của mô hình ARIMA(1,0,1)-

GARCH(1,1) được trình bày ở Bảng 6, trong đó, phần phía trên trình bày các hệ số của ARIMA(1,0,1) và phần phía dưới là các hệ số của mô hình GARCH(1,1).

Bảng 6. Kết quả ước các tham số của lượng mô hình GARCH(1,1)

Variable Coefficient z-Statistic Prob.

C 0,000221 0,565591 0,5717

AR(1) 0,332284 1,542786 0,1229

MA(1) -0,204598 -0,90065 0,3678

Variance Equation

C 1,24E-05 4,657170 0,0000

RESID(-1)^2 0,155333 5,542471 0,0000

GARCH(-1) 0,762826 20,19740 0,0000

Như vậy, mô hình ARIMA(1,0,1)-GARCH(1,1) cho chuỗi lợi tức VN-Index được miêu tả như sau:

Yt = 0,00022 + 0,33228 Yt-1 – 0,02046 εt -1 + εt,

t2 0, 000012 0,15533t1

2 0, 76283 t12

4. Đánh giá khả năng dự báo chỉ số VN-Index của mô hình kết hợp ARIMA-GARCH

4.1. Dự báo chỉ số VN-Index bằng mô hình kết hợp ARIMA-GARCH

Trong phần này, mô hình ARIMA(1,0,1)-GARCH(1,1) được xây dựng ở trên sẽ được sử dụng để dự báo lợi tức VN-Index từ ngày 04/08/2014 đến ngày 21/11/2014, cụ thể:

VN-Indext = VN-Indext-1(1 + RF)

Trong đó:

VN-Indext là giá trị dự báo của VN-Index ngày hôm sau

VN-Indext-1là giá trị thực tế của VN-Index ngày hôm nay

RF là giá trị lợi tức dự báo của VN-Index ngày hôm sau

Giá trị dự báo lợi tức của VN-Index từ ngày 04/08/2014 đến ngày 21/11/2014 được tập hợp thành chuỗi VN-IndexF (xem Hình 6).

Hình 6. Kết quả dự báo VN-INDEX từ ngày 04/08/2014 đến ngày 21/11/2014

Như đã đề cập ở trên, các giá trị thực tế của VN-Index từ ngày 04/08/2014 tới ngày 21/11/2014 được sử dụng làm căn cứ so sánh với các giá trị dự báo. Hình 6 cho thấy chuỗi VN-IndexF (đường nét đứt) tương đối khớp với chuỗi VN-Index thực tế (đường nét liền). Nói cách khác, kết quả dự báo chỉ số VN-Index được thực hiện bởi mô hình ARIMA-GARCH là rất tốt. Tuy nhiên để kết luận mô hình ARIMA(1,0,1)-

540

560

580

600

620

640

660 VN‐Index VN‐IndexF

Variable Coefficient z-Statistic p-value

C 0,000291 0,89601 0,3702

Variance Equation

C 1,26E-05 4,84740 0,0000

RESID(-1)^2 0,158124 6,05577 0,0000

GARCH(-1) 0,760404 21,6054 0,0000

Page 126: Lời nói đầu - udn.vn

122 Nguyễn Thanh Hương, Bùi Quang Trung

GARCH(1,1) có phải là mô hình dự báo tốt nhất cho chỉ số VN-Index hay không thì còn cần phải so sánh với các chỉ tiêu dự báo của các mô hình khác.

4.2. Đánh giá khả năng dự báo của mô hình ARIMA(1,0,1)-GARCH(1,1)

4.2.1. So sánh độ phù hợp của các mô hình với chỉ số VN-Index

Từ Bảng 7 cho thấy, chỉ số AIC và SIC của mô hình ARIMA(1,0,1)-GARCH(1,1) là nhỏ nhất. Do đó, có thể kết luận rằng mô hình kết hợp này là phù hợp hơn so với các mô hình đơn lẻ ARIMA(1,0,1) và GARCH(1,1) trong việc mô hình hóa chỉ số VN-Index.

Bảng 7. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của các mô hình

Model AIC SIC

ARIMA(1,0,1) -5,94649 -5,93322

GARCH(1,1) -6,06043 -6,04274

ARIMA(1,0,1) – GARCH(1,1) -6,07187 -6,04533

4.2.2. Đánh giá khả năng dự báo của các mô hình với chỉ số VN-Index

Các chỉ tiêu đánh giá RMSE, MAE và MAPE được tổng hợp trong Bảng 8 như sau:

Bảng 8. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá khả năng dự báo

Có thể thấy rằng ngoại trừ MAPE, các chỉ số còn lại là RMSE và MAE của mô hình kết hợp ARIMA(1,0,1)-GARCH(1,1) đều nhận giá trị bé nhất. Do đó có thể kết luận rằng kết quả dự báo VN-Index từ mô hình kết hợp này là chuẩn xác hơn so vơi hai mô hình còn lại, hay nói cách khác, khả năng dự báo của mô hình kết hợp ARIMA-GARCH cho VN-Index là vượt trội hơn hai mô hình đơn lẻ ARIMA và GARCH.

5. Khuyến nghị khi sử dụng mô hình ARIMA-GARCH trong công tác dự báo chỉ số chứng khoán

Mô hình ARIMA-GARCH với ý nghĩa mô phỏng lại hành vi diễn biến trong quá khứ, từ đó làm cơ sở cho dự báo kế tiếp là một trong những công cụ dự báo mạnh và được sử dụng phổ biến trên thế giới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mô hình này thường phải kèm theo giả định là kịch bản của tương lai sẽ hoàn toàn giống như những gì mô hình mô phỏng quá khứ. Vì vậy, mô hình kết hợp ARIMA-GARCH chỉ phù hợp với công tác dự báo các điểm tương lai rất gần với thời điểm cuối cùng của chuỗi dữ liệu, thể hiện đặc điểm về tính dự báo ngắn hạn. Bên cạnh đó, do việc định dạng mô hình ARIMA trong mô hình kết hợp

ARIMA-GARCH ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự báo, người sử dụng mô hình cần phải linh hoạt để tránh tình trạng bỏ sót các mô hình có ý nghĩa khác.

Ngoài ra, khi sử dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự đoán chỉ số Vn-Index cần phải lưu ý thêm một số nội dung như sau:

- Sự biến động của VN-Index còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, lãi suất, sự biến động của thị trường chứng khoán thế giới… trong khi mô hình kết hợp ARIMA-GARCH chưa đề cập và đo lường được tác động của các nhân tố này.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang thực hiện thanh toán T+3, trong khi việc dự báo theo mô hình chỉ dừng lại ở việc thu được chỉ số VN-Index ngày hôm sau (T+1). Do đó, kết quả dự báo vẫn chưa phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư ngắn hạn.

- Cuối cùng, kết quả của bài viết chỉ dừng ở việc so sánh đánh giá khả năng dự báo của mô hình kết hợp ARIMA-GARCH với hai mô hình thành phần của nó mà chưa so sánh với các mô hình dự báo chuỗi thời gian khác. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn để tìm ra mô hình tốt nhất để dự báo cho chuỗi VN-Index

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Anderson Assis, K., Amran, A., Remali, Y. & Affendy, H., “A comparison of Univariate Time Series Methods for Forecasting Cocoa Bean Prices”, Trends in Agricultural Economics, vol. 3(4), 2010, pp. 207-215.

[2] Ashley, R.A. and Patterson, D.M., “A Test of the GARCH(1,1) Specification for Daily Stock Returns”, Macroeconomic Dynamics, vol. 14(1), 2010, pp. 137-144.

[3] Bollerslev, T. “Generalized Autoregressive Conditional Heteroscedasticity”, Journal of Econometrics, vol 31(3), 1986, pp. 307-327.

[4] Box, G. E. P, Jenkins, G. M., Time series analysis forescasting and control, 1st edition, Wiley, 1976.

[5] Chen, C., Hu, J., Meng, Q. & Zhang, Y., “Short-time traffic flow prediction with ARIMA-GARCH model”, IEEE Intelligent Vehicles Symposium (IV), Baden-Baden, Germany, June 5-9-. 2011.

[6] Edwards, S., “Interest Rate Volatility, Capital Controls, and Contagion”, NBER Working Paper, No. W6756, 1998.

[7] Fahimifard, S.M., Homayounifar, M. Sabouhi, M. and Moghaddamnia, A.R., “Comparison of ANFIS, ANN, GARCH and ARIMA techniques to exchange rate forecasting”, Journal of Applied Sciences, vol. 9(20), 2009, pp. 3641-3651.

[8] Fadhilah, Y., Ibrahim, L. K., Zulkifli Y. “Hybrid of ARIMA-GARCH Modeling in Rainfall Time Series”, Jurnal Teknologi, vol 63(2), 2013, pp. 27-34.

[9] Kumar, M. S., ‘The Forecasting Accuracy of Crude Oil Futures Prices’, staff papers - International Monetary Fund, vol 39(2), 1992, pp. 432-461.

[10] Sadorsky, P., “Modeling and Forecasting Petroleum Futures Volatility”, Energy Economics, vol. 28(4), 2006, pp. 467–488.

[11] Shabri, A., Samsudin, R. and Ismail, Z., “Forecasting of the rice yields time series forecasting using artificial neural network and statistical model”, Journal of Applied Sciences, vol 9(23), 2009, pp. 4168-4173.

[12] Tan, Z., Zhang, J., Wang, J. & Xu, J., “Day-ahead electricity price forecasting using wavelet transform combined with ARIMA and GARCH models”, Applied Energy, vol. 87, 2010, pp. 3603-3610.

(BBT nhận bài: 09/02/2015, phản biện xong: 28/02/2015)

Model RMSE MAE MAPE

ARIMA(1,0,1) 0,0084 0,0061 111,6911

GARCH(1,1) 0,0085 0,0062 105,5539

ARIMA(1,0,1)– GARCH(1,1) 0,0083 0,0061 111,1225

Page 127: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 123

MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA NHÀ PHÂN PHỐI VÀ CÁC NHÀ SẢN XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU RIÊNG - TRƯỜNG HỢP SIÊU THỊ COOPMART

MODEL LINKS DISTRIBUTORS AND MANUFACTURERS IN PRIVATE BRAND DEVELOPMENT - THE CASE OF COOPMART SUPERMARKET

Đặng Văn Mỹ

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; [email protected]

Tóm tắt - Bài báo này chỉ ra mô hình liên kết giữa nhà phân phốivà các nhà sản xuất trong phát triển thương hiệu riêng - hình thứctạo phổ hàng mang tên siêu thị. Bằng hình thức nghiên cứu tìnhhuống tại hệ thống siêu thị Coopmart, quá trình thu thập dữ liệu vàphỏng vấn các nhà quản lý của siêu thị cho phép phân tích đánhgiá quá trình phát triển các hàng hóa. Trên cơ sở đó, nghiên cứutập trung phân tích quá trình phát triển mối liên kết giữa siêu thị vàcác nhà sản xuất nhằm phát triển các hàng hóa mang thương hiệuriêng của siêu thị. Kết quả nghiên cứu là cơ sở và tiền đề cho phépđịnh hướng phát triển mối liên kết giữa các nhà sản xuất và cácnhà phân phối nói chung.

Abstract - This paper aims to indicate patterns of associationbetween distributors and manufacturers in developing their ownbrands. In the form of case studies at the supermarket Coopmart,the process of data collection and interviews with managers ofstore allows analyzing and assessing the development of productswith the own brand of the supermarket. On this basis, the studyfocuses on analyzing the development of linkages betweensupermarkets and manufacturers to develop the own brand goodsof the supermarket. The research results are the basis and premiseto orient the links between manufacturers and distributors ingeneral.

Từ khóa - sản xuất; phân phối; liên kết; hợp tác; hàng nhãn riêng Key words - production; distribution; association; partnership;private label goods.

1. Đặt vấn đề

Quan hệ hợp tác và liên kết giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối đã được nghiên cứu phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và ngay cả trong điều kiện Việt Nam. Các biến số ảnh hưởng đến quả trình hợp tác và liên kết đã được các tác giả khẳng định trong các nghiên cứu định lượng, cụ thể như: sự tin tưởng lẫn nhau, sự cam kết, sự thông tin và truyền thông, sự phát triển quan hệ cá nhân và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể [7]. Quá trình hợp tác và liên kết giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối được thực hiện theo nhiều hoạt động, bao gồm việc phân phối hàng hóa, phối hợp khuyến mãi, xúc tiến bán hàng, đặc biệt là quá trình phối hợp sản xuất các hàng hóa mang thương hiệu nhà phân phối.

Thương hiệu nhà phân phối hay còn gọi là thương hiệu riêng là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp phân phối mà ở đó các tổ chức phân phối hiện đại như siêu thị, đại siêu thị đề xuất trong quá trình kinh doanh và chinh phục khách hàng của mình. Biểu hiện cụ thể của thương hiệu nhà phân phối là sự hiện diện của phổ hàng mang tên nhà phân phối trong các siêu thị bán lẻ, vì thế có nhiều tên gọi khác nhau về hiện tượng này: thương hiệu nhà phân phối, thương hiệu riêng, nhãn hàng riêng, nhãn hàng mang tên nhà phân phối. Với quan điểm chiến lược khác biệt hóa và tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất, các siêu thị bán lẻ ở nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng phổ hàng mang tên siêu thị. Sự hiện diện của phổ hàng đặc trưng này đã tác động không nhỏ đến tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa phổ hàng mang tên nhà sản xuất với phổ hàng mang tên siêu thị.

Vậy, các nhà phân phối và các nhà sản xuất đã liên kết trong phát triển các hàng hóa mang thương hiệu nhà phân phối như thế nào? Đâu là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình hợp tác? Từ kết quả phân tích của quá trình liên kết giữa siêu thị coopmart và các nhà sản xuất trong phát triển thương hiệu riêng, bài viết góp phần định hướng

mô hình liên kết giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay.

2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát

2.1. Thương hiệu riêng - hình thức phát triển các hàng hóa mang tên siêu thị

Thương hiệu riêng là khái niệm biểu thị quá trình làm thương hiệu của nhà phân phối, hình thành phổ hàng hóa mang thương hiệu nhà phân phối bày bán tại các cơ sở phân phối. Về phương diện lý thuyết có "thương hiệu đối kháng", "thương hiệu cửa hàng" và "thương hiệu tổng quát" [2]. Thương hiệu cửa hàng là kiểu thương hiệu phát triển cho các sản phẩm gắn liền với tên của cửa hàng xuất hiện trên bao bì của sản phẩm. Tùy thuộc vào các yếu tố của môi trường phân phối mà quá trình phát triển thương hiệu nhà phân phối của từng tổ chức có những đặc điểm khác nhau, cụ thể tại Châu Âu và Bắc Mỹ, hầu hết các tổ chức phân phối đều triển khai chiến lược dựa trên sự đổi mới và sự phát triển các giá trị gia tăng trong các tuyến sản phẩm mang thương hiệu của họ nhằm có thể duy trì và phát triển vị thế kinh doanh của tổ chức [4].

Thương hiệu nhà phân phối là hình thức biểu thị của những hàng hóa mang nhãn riêng (private label), còn được gọi là “hàng hóa mang thương hiệu của nhà phân phối – store’s brand” và được hiểu là “sản phẩm được bán với thương hiệu hoặc nhãn hiệu của nhà phân phối với những đặc tính kết tinh trong sản phẩm được nhà phân phối xác định, nhằm thực hiện việc bán trực tiếp tại các cơ sở bản lẻ của nhà phân phối cho khách hàng” [5]. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thương hiệu riêng (Private Label Manufacturers Association - PLMA), hàng nhãn riêng bao gồm tất cả các sản phẩm được bán dưới một tên của nhà phân phối bán lẻ - đó có thể là tên của nhà phân phối, tên riêng hoặc tên của một thương hiệu - hoàn toàn được tạo ra bởi nhà phân phối và bán trong chuỗi các cửa hàng phân phối của họ.

Với những cách tiếp cận trên, hàng nhãn riêng bao gồm

Page 128: Lời nói đầu - udn.vn

124 Đặng Văn Mỹ

những đặc điểm sau: (1) được tạo ra và sở hữu độc quyền bởi các siêu thị bán lẻ hoặc các tổ chức phân phối; (2) nhãn hiệu của hàng nhãn riêng có thể là tên của siêu thị bán lẻ hoặc một tên gọi khác do tổ chức phân phối quyết định; (3) các siêu thị bán lẻ chịu trách nhiệm thiết kế mẫu mã, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát chất lượng, định vị chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược truyền thông đến khách hàng mục tiêu, xác định giá bán và cách phân phối chúng cho khách hàng; (4) hàng nhãn riêng được sản xuất bởi một bên thứ ba (nhà sản xuất) theo một hợp đồng hợp tác mang tính thoả thuận với các siêu thị bán lẻ; (5) hàng nhãn riêng được phân phối độc quyền trong chuỗi các cửa hàng của các siêu thị bán lẻ [9, 11].

Phát triển hàng nhãn riêng của siêu thị bán lẻ là quá trình siêu thị bán lẻ hình thành phổ hàng riêng có của siêu thị, trên cơ sở phân bổ nguồn lực để duy trì và gia tăng các giá trị mà họ tạo lập trong lòng khách hàng và xã hội, là quá trình siêu thị bán lẻ bổ sung vào phổ hàng kinh doanh của siêu thị các hàng hóa mang nhãn hiệu siêu thị, nhằm nâng cao giá trị thương hiệu mà họ sở hữu đối với khách hàng thành viên [12].

Hàng hóa mang thương hiệu nhà phân phối hiện diện trong các siêu thị là quyết định quan trọng tạo sự hiện diện của các hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của siêu thị trong toàn bộ hàng hóa kinh doanh của siêu thị, với nỗ lực của chính sách marketing nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các hàng hóa khác, tạo nên sự quan tâm và hành vi của khách hàng trước các hàng hóa mang nhãn hiệu riêng và đóng góp vào mức độ tiêu thụ của hàng hóa mang nhãn hiệu riêng nói riêng và so với các hàng hóa cùng chủng loại mang thương hiệu nhà sản xuất nói chung [14, 10].

Quyết định phổ hàng mang thương hiệu nhà phân phối liên quan đến: tiềm năng bán ra đối với sản phẩm mang thương hiệu nhà phân phối tại điểm bán và trên thị trường; tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng việc bán ra các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia; bản chất và cơ cấu sản phẩm lưu thông trên thị trường và tại các nhà phân phối; điểm trống trong phổ hàng lưu thông trên thị trường hoặc bắt chước các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia có sự tăng trưởng cao [15, 18, 16]. Tác động của phổ hàng mang thương hiệu nhà phân phốicó tác động đến nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi mua sắm của khách hàng. Đặc biệt, khi khách hàng tiếp cận các siêu thị bán lẻ, thông qua các hình thức truyền thông của siêu thị, khách hàng sẽ có nhận thức về các hàng hóa mang thương hiệu nhà phân phối. Khách hàng sẽ so sánh với các hàng hóa tương tự của nhà sản xuất, đánh giá tương quan về chất lượng và giá cả, tìm hiểu kỹ các thông tin về hàng hóa và thể hiện xu hướng hành vi cho việc mua hàng hóa. Các nghiên cứu ở một số quốc gia có ngành công nghiệp phân phối phát triển chỉ ra rằng, khách hàng có những thay đổi về nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi tích cực, quan tâm và thực hiện chuyển đổi mua hàng từ thương hiệu nhà sản xuất sang thương hiệu nhà phân phối [10].

2.2. Thực trạng phát triển thương hiệu riêng của chuỗi siêu thị Coopmart

2.2.1. Danh mục các hàng hóa mang nhãn hiệu siêu thị

Với quá trình phân phối từ nguồn hàng khai thác của các nhà sản xuất mang thương hiệu quốc gia và quốc tế, Coopmart đã từng bước tập trung cho việc phát triển sản

phẩm mới thông qua phát triển hàng nhãn riêng và cung cấp trong hệ thống siêu thị. Theo người phụ trách nhãn hàng riêng "việc phát triển hàng nhãn riêng tại Coopmart tập trung vào hai khía cạnh chính: định vị lại các sản phẩm hiện có và tập trung cắt giảm chi phí để tạo ra hàng nhãn riêng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng", với danh mục hàng nhãn riêng mang tính phổ biến trong tiêu dùng của khách hàng.

Hàng hóa mang nhãn riêng phát triển vào năm 2008, nhưng sự hiện diện phổ biến trên hệ thống siêu thị Coopmart vào năm 2010. Để thực thi kế hoạch phát triển các hàng hóa, siêu thị chủ động triển khai quan hệ với các nhà sản xuất địa phương, đàm phán và ký hợp đồng hợp tác với các nhà sản xuất, phối hợp đầu tư xây dựng thương hiệu và kiểm định chất lượng hàng hóa. Vì thế, các hàng hóa mang nhãn riêng của Coopmart sớm có được vị trí trong thị trường bán lẻ quốc gia. Từ năm 2010 đến năm 2014, số lượng các ngành hàng và mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của siêu thị đã được phát triển không ngừng (Bảng 1). Thông tin chi tiết về số lượng mặt hàng được siêu thị phát triển đến năm 2014 thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 1. Số lượng ngành hàng và mặt hàng nhãn riêng của hệ thống siêu thị

Ngành hàng/mặt hàng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Thực phẩm tươi sống 10 15 18 25 45

Thực phẩm công nghệ 60 75 96 110 130

Hóa phẩm 30 55 72 81 98

Đồ dùng 68 84 107 113 120

Hàng may mặc 178 228 250 325 410

Bảng 2. Số lượng hàng hóa mang nhãn hiệu siêu thị coopmart năm 2014

STT Ngành hàng Số mặt hàng

Số mã hàng

Ghi chú

1 Thực phẩm tươi sống 45 245 Mới xâm nhập

2 Thực phẩm công nghệ 130 447 Dẫn đầu

3 Hóa phẩm 98 175 Mới xâm nhập

4 Đồ dùng 120 227 Dẫn đầu

5 Hàng may mặc 410 671 Mới xâm nhập

Như vậy, siêu thị đã định hướng phát triển nhanh chóng hầu hết các sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau, vừa đáp ứng nhu cầu số lượng và cơ cấu các ngành hàng lấp vào chỗ trống trong phổ hàng của siêu thị, đồng thời đáp ứng nhu cầu mua sắm và tìm kiếm các hàng hóa mang tên siêu thị.

2.2.2. Chiến lược và chính sách kinh doanh

Quan điểm chiến lược xuyên suốt là "chất lượng đảm bảo", "giá cả cạnh tranh", hướng đến sự "đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm" của khách hàng mục tiêu trên thị trường. Để thực hiện chiến lược phát triển hàng hóa mang nhãn riêng cho siêu thị, Phòng Nhãn hàng riêng của siêu thị được thành lập đã chủ động tìm kiếm và triển khai quan hệ hợp tác với hơn 500 cơ sở sản xuất địa phương, theo triết lý chất lượng "hàng Việt Nam chất lượng cao", đã bước đầu hình thành phổ hàng có khả năng cạnh tranh phân phối trong toàn bộ chuỗi siêu thị Coopmart cả nước.

Với chính sách marketing khá hấp dẫn từ định vị phổ sản phẩm, định giá bán (giá thấp hơn từ 10-30% so với

Page 129: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 125

hàng hóa cạnh tranh), không gian phân phối hình thành riêng trong siêu thị và công tác truyền thông rộng rãi trong các tờ rơi, cẩm nang mua sắm và thông tin bên trong siêu thị đã từng bước khẳng định vị thế của phổ hàng riêng, gây sự chú ý và kích thích khả năng mua sắm của khách hàng.

Các hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của siêu thị được tuyển chọn và xác định theo nhiều tiêu chí khác nhau: một là nhu cầu mua và sức mua lớn của thị trường; hai là các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của cá nhân và gia đình; ba là các mặt hàng còn thiếu trong từng ngành hàng mà phổ hàng của nhà sản xuất còn thiếu; bốn là các mặt hàng cho phép khẳng định vị thế của siêu thị trong tâm trí khách hàng.

2.2.3. Tình hình kinh doanh hàng nhãn riêng tại siêu thị Coopmart Đà Nẵng

Hàng nhãn riêng bước đầu đã tạo ra sự khác biệt hoạt động kinh doanh bán lẻ của siêu thị, giúp siêu thị giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp, góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu Coopmart thông qua nhãn hàng trên các hàng hóa mang nhãn riêng.

Từ năm 2012, doanh thu hàng nhãn riêng của Coopmart Đà Nẵng liên tục tăng từ 9,265 tỷ đồng đến 26,579 tỷ đồng vào năm 2014 và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu tại siêu thị (6,4%), thể hiện trong Bảng 2. Tốc độ tăng doanh thu của hàng nhãn riêng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu nói chung và doanh thu của các hàng hóa cạnh tranh với hàng hóa nhãn riêng. Điều này cho thấy vị thế, mức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của hàng hóa mang nhãn riêng của siêu thị.

Bảng 3. Tỷ trọng doanh thu hàng nhãn riêng so với tổng doanh thu của một siêu thị điển hình (Coopmart Đà Nẵng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng doanh thu bán hàng (triệu đồng)

249.497 311.568 413.780

Doanh thu hàng nhãn riêng của siêu thị (tr đồng)

9.265 13.143 26.579

Tỷ trọng doanh thu hàng nhãn riêng

3,7% 4,2% 6,4%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

- 124,8% 132,8%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng nhãn riêng

- 141,9% 202,2%

Tỷ trọng cơ cấu hàng nhãn riêng trong tổng số

5,8% 10,5% 15,2%

Bảng 4. Doanh thu nhãn hàng riêng trong tổng doanh thu bán hàng của toàn hệ thống

Ngành hàng/mặt hàng Năm 2013 Năm 2014

Tổng DT hàng nhãn riêng (tỷ đồng) 437,55 702,35

+ Thực phẩm công nghệ 20% 25%

+ Thực phẩm tươi sống 16% 25%

+ Hóa mỹ phẩm 20% 15%

+ Đồ dùng 20% 15%

+ Hàng may mặc 24% 20%

Tỷ lệ DT nhãn hàng riêng trong tổng doanh thu

13,2% 15,4%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của các hàng hóa nhãn riêng như: hoá mỹ phẩm (17,3%), thực phẩm tươi sống (16,0%), thực phẩm công nghệ (15,7%); ngành hàng

may mặc (9,3%). Tỷ trọng doanh thu của một số mặt hàng nhãn riêng trong một số ngành hàng tăng khá mạnh và có tỷ trọng lớn trong năm 2012 như: Dầu thực vật (32,6), Muối ăn (29,1), Trứng gia cầm sạch (26,9), Nước xả vải (26,7), Nước rửa chén hương chanh (32,7), Giấy vệ sinh (26,8), Áo thu nam sọc ngắn tay (34,6). Tỷ trọng doanh thu hàng nhãn riêng/tổng doanh thu của ngành hàng cao trong năm 2012 tập trung vào 2 ngành hàng: Hoá mỹ phẩm (24,7%) và Thực phẩm công nghệ (21,9%). Ngành hàng có tỷ trọng doanh thu thấp là Đồ dùng (6,4%).

2.3. Đánh giá của khách hàng về các hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của siêu thị

Tiến trình nghiên cứu đánh giá của khách hàng được thực hiện trong tháng 10 năm 2014 tại siêu thị Coopmart Đà Nẵng, theo 2 phương pháp chính: Nghiên cứu sơ bộ, tham khảo, thu thập các dữ liệu từ các nguồn khác nhau như báo chí, internet, tài liệu nghiên cứu để xây dựng hệ thống lý thuyết và tạo nền tảng cho việc nghiên cứu thực tế; Nghiên cứu chính thức, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua kỹ thuật phỏng vấn cá nhân trực tiếp để thu thập các dữ liệu sơ cấp. Kết quả đã có 250 khách hàng trả lời bảng câu hỏi đề xuất.

Phân tích tổng quát các thông tin về khách hàng khi mua sắm tại siêu thị cho thấy, có trên 90% khách hàng phỏng vấn đã từng quan sát hàng hóa nhãn riêng trưng bày trong siêu thị; khoảng 70% khách hàng hiểu đúng về hàng nhãn riêng, kênh truyền thông hữu hiệu được nhận biết là hàng hóa trưng bày tại siêu thị (60%); khách hàng đã từng mua các hàng hóa mang nhãn riêng của siêu thị hài lòng (60%); lý do mua hàng nhãn riêng là “phù hợp với nhu cầu” chiếm tỉ lệ 65%%, là do "chính sách ưu đãi" của siêu thị chiếm tỷ lệ 22%.

Phân tích chi tiết kết quả điều tra khách hàng theo các vấn đề nghiên cứu cho thấy: Nhận thức và hiểu biết của khách hàng về hàng hóa mang nhãn riêng của siêu thị Coopmart còn hạn chế; Cảm nhận của khách hàng về lợi ích mà hàng nhãn riêng mang lại chủ yếu tập trung vào yếu tố giá rẻ so với hàng hoá của nhà sản xuất, những yếu tố khác như chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, các dịch vụ hỗ trợ,... chưa quan tâm; Mức độ thường xuyên quan sát và tìm hiểu về hàng nhãn riêng của khách hàng còn thấp. Lý do chính của việc mua hàng nhãn riêng vẫn là giá rẻ, thường xuyên có chương trình khuyến mãi, giảm giá trực tiếp trên hoá đơn thanh toán. Một số khách hàng còn e ngại đến yếu tố chất lượng khi cho rằng siêu thị không trực tiếp sản xuất.

Liên quan đến mong muốn của khách hàng đối với hàng nhãn riêng, theo nghiên cứu cho thấy rằng: Về chất lượng, siêu thị cần nâng cao chất lượng hàng nhãn riêng tương đương với hàng hoá cùng loại trên thị trường; Về chủng loại, siêu thị cần mở rộng hơn nữa danh mục các hàng hoá đáp ứng yêu cầu thông thường hằng ngày trong gia đình; Về trưng bày hàng hoá, hàng nhãn riêng cần được bố trí tại một khu vực độc lập, nhưng không quá xa khu vực của hàng hoá cùng loại để họ dễ dàng so sánh giá cả, bao bì; Về thiết kế bao bì, cần thiết kế đặc biệt vừa đảm bảo thẩm mỹ, bảo quản hàng hóa và vừa hấp dẫn khách hàng; Về các dịch vụ hỗ trợ mua hàng, siêu thị cần cung cấp đầy đủ thông tin qua website và tờ rơi giới thiệu hàng nhãn riêng, cung cấp công cụ lựa chọn mua, thanh toán trực tuyến và giao hàng tận nhà.

Page 130: Lời nói đầu - udn.vn

126 Đặng Văn Mỹ

Thực chất, hàng hóa mang thương hiệu riêng nói chung và hàng hóa mang thương hiệu siêu thị Coopmart nói riêng vẫn còn là khái niệm mới mẻ đối với người tiêu dùng nước ta. Vì thế, để có thể xâm nhập và tác động tốt hơn đến sự nhận biết của khách hàng, cần phải có chiến lược về truyền thông marketing, đặc biệt đối với các hàng hóa này. Qua nghiên cứu thực tế tình hình kinh doanh hàng hóa mang nhãn riêng tại siêu thị Coopmart Đà Nẵng cho thấy rằng việc phát triển hàng hóa mang nhãn riêng là một định hướng chiến lược khác biệt hóa và tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất, cơ cấu chủng loại hàng hóa ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu lựa chọn và mua sắm của khách hàng.

2.4. Vấn đề liên kết giữa siêu thị Coopmart với các nhà sản xuất trong phát triển hàng hóa mang nhãn hiệu siêu thị

Để có được kết quả hiện hữu về các ngành hàng và các mặt hàng mang nhãn riêng đưa vào siêu thị kinh doanh, quá trình liên kết giữa siêu thị với các nhà sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt. Trước tiên là định hướng chiến lược kinh doanh của siêu thị nhằm tạo sự khác biệt về hàng hóa của siêu thị với các siêu thị khác và so với các giới kinh doanh bán lẻ khác trên thị trường (Dang, 2010). Đồng thời, triển khai chiến lược tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất nhằm phát triển mô hình liên kết trong kênh phân phối, tạo khả năng phục vụ tốt hơn khách hàng của hệ thống siêu thị. Quá trình triển khai liên kết với các nhà sản xuất được hệ thống siêu thị Coopmart thực hiện thể hiện trong các phân tích kết quả nghiên cứu định tính, trên cơ sở phỏng vấn 30 nhà sản xuất có liên kết với siêu thị Coopmart và lãnh đạo Phòng phát triển nhãn hàng riêng của siêu thị Coopmart.

2.4.1. Nhận thức về quá trình liên kết phát triển nhãn hàng riêng

Theo kết quả phỏng vấn, hầu hết các ứng viên đều cho rằng sự phối hợp lẫn nhau giữa siêu thị và các nhà sản xuất trong quá trình trao đổi nói chung và phát triển nhãn hàng riêng là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác lẫn nhau về các nguồn lực cũng như những nỗ lực trong quan hệ. Sự liên kết giữa siêu thị và các nhà sản xuất nhằm cải thiện hiệu năng và nâng cao hiệu quả của quá trình phân phối. Quan điểm hợp tác trong quan hệ trao đổi là một trong những con đường hữu hiệu, nhằm phát triển sự trao đổi lẫn nhau và kiểm soát hoặc giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các chủ thể, được các ứng viên quan tâm và đánh giá cao. Hơn thế, quan hệ hợp tác cung cấp cho các thành viên trong hệ thống phân phối các nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu bền vững, cải thiện về hiệu quả trong quan hệ và nâng cao khả năng cung cấp lẫn nhau cũng như khả năng phục vụ khách hàng. Quá trình liên kết được thực hiện giữa siêu thị và nhà sản xuất, trên cơ sở xác định sự phụ thuộc nhau, nhằm tạo cơ sở cho việc chinh phục khách hàng.

Các vấn đề chính yếu được các ứng viên quan tâm khi thiết lập định hướng chiến lược và triển khai liên kết nhằm phát triển hàng hóa mang nhãn hiệu siêu thị thể hiện:

- Mục tiêu của liên kết được xác định rõ giữa hai chủ thể, đó là cam kết về số lượng tiêu thụ theo thời gian, xây dựng và phát triển thương hiệu của chuỗi siêu thị, nhà sản xuất là đối tác của siêu thị, cùng nhau phân chia hoa lợi từ quá trình liên kết, cùng nhau đầu tư và dành các nỗ lực cho sự phát triển và thực hiện quá trình liên kết.

- Quá trình liên kết được thỏa thuận trong hợp đồng,

nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, mức độ đóng góp của mỗi bên vào quá trình liên kết, cam kết thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng.

- Hình thành cơ chế trong đổi thông tin và đánh giá quá trình thực hiện liên kết theo từng thời kỳ, điều chỉnh các yếu tố nhằm triệt tiêu mâu thuẫn trong quá trình liên kết, luôn có thiện chí cải thiện tình trạng phối hợp thực hiện các cam kết trong quá trình liên kết.

Hầu hết các ứng viên cho rằng nhận thức về liên kết giữa hai bên xuất phát từ sự tự nguyện của hai chủ thể, tùy thuộc vào năng lực vốn có và định hướng phát triển quan hệ trao đổi liên kết giữa hai chủ thể, vì mục tiêu phát triển chung của mỗi tổ chức, vì sự tăng cường các hình thức liên kết để gia tăng khả năng cạnh tranh và chinh phục thị trường.

2.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hợp tác phát triển nhãn hàng riêng

Kết quả nghiên cứu định lượng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình liên kết giữa siêu thị với tư cách nhà phân phối và các nhà sản xuất với tư cách là nhà cung cấp nhằm phát triển hàng hóa mang nhãn hiệu riêng có của siêu thị được thực hiện trong năm 2014. Hai chủ thể tham gia liên kết là các đối tác chiến lược của nhau và cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ chính của quá trình liên kết. Các nhân tố được xác định thể hiện như sau:

- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa siêu thị và nhà sản xuất: Các nhà sản xuất và các siêu thị có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, các nhà sản xuất phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và các nhà phân phối thực hiện mở rộng thị trường và phát triển mạng lưới phân phối. Nhà sản xuất cần phải tiêu thụ các hàng hóa mà họ sản xuất ra và đến lượt các nhà phân phối cũng cần phải bán hết các hàng hóa mà họ mua lại từ các nhà sản xuất. Như vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối là rất lớn, cùng chung sứ mệnh là sản xuất và cung cấp các hàng hóa cho khách hàng trên thị trường [7].

- Sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai chủ thể: Chính sự tin tưởng nhau giữa các chủ thể sản xuất và phân phối sẽ tạo điều kiện cho quá trình hợp tác hình thành và phát triển. Các nhà sản xuất và siêu thị về cơ bản cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, nhà sản xuất tin tưởng vào khả năng của nhà phân phối về việc bán hàng theo các phương thức vốn có mà nhà phân phối thiết lập, ngược lại các nhà phân phối cũng thiết lập niềm tin vào các nhà sản xuất để đảm bảo hàng hóa sản xuất là có chất lượng và phù hợp với nhu cầu thị trường [7]. Trường hợp các nhà sản xuất hàng hóa mang nhãn riêng cho siêu thị Coopmart, theo kết quả phỏng vấn, cũng cho thấy rằng niềm tin và sự tin tưởng nhau giữa 2 chủ thể quyết định sự liên kết nhằm phát triển thương hiệu riêng cho siêu thị.

- Sự cam kết trong quá trình liên kết: Quan hệ hợp tác đòi hỏi các chủ thể phải có sự cam kết lẫn nhau, nhằm thực hiện tốt các nỗ lực đầu tư và các nhiệm vụ được xác định cho mỗi chủ thể. Kết quả phỏng vấn các chủ thể cho thấy rằng siêu thị Coopmart và từng nhà sản xuất thực hiện các cam kết cụ thể liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, như là thiết kế sản phẩm, tiêu chí chất lượng, thành phần cấu thành sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì và mức giá, số lượng sản xuất và tiêu thụ theo thời gian.

- Sự truyền thông và thông tin biểu thị như là phương tiện

Page 131: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 127

kết nối các chủ thể trong kênh marketing, và sự truyền thông đóng vai trò quan trọng vào quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị kinh doanh và phát triển một cách hiệu quả quá trình hợp tác. Các ứng viên tham gia phỏng vấn đều nhất trí rằng họ đã thiết lập hệ thống thông tin và truyền thông một cách thường xuyên, đảm bảo chất lượng của các yếu tố truyền thông và thông tin, đồng thời duy trì sự vận hành của hệ thống để đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề đặt ra trong quá trình liên kết.

- Sự kết nối các quan hệ cá nhân giữa hai chủ thể: Quan hệ cá nhân là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển quan hệ trao đổi từ thuần túy sang trao đổi quan hệ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối [1]. Sự phát triển của quan hệ cá nhân có thể đóng góp vào sự tin tưởng giữa các cá nhân, qua đó đóng góp vào quá trình hợp tác lẫn nhau giữa các chủ thể.

2.4.3. Mô hình liên kết giữa siêu thị và các nhà sản xuất trong phát triển thương hiệu riêng

Mô hình liên kết giữa siêu thị với tư cách là nhà phân phối và các nhà sản xuất với tư cách là nhà cung cấp trong phát triển thương hiệu riêng thể hiện trong Hình 1.

Hình 1. Mô hình liên kết giữa siêu thị và các nhà sản xuất Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Dang & Cliquet (2012)

Mô hình liên kết giữa siêu thị với các nhà sản xuất trong phát triển hàng hóa mang thương hiệu riêng có của siêu thị tập hợp nhiều biến số và là biểu thị mô hình điển hình trong hợp tác giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối diễn ra phổ biển ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Từ mô hình này, có thể nhân rộng và triển khai trong thực tế sản xuất kinh doanh, ở đó các nhà sản xuất và các nhà phân phối có thể thực hiện quá trình liên kết với các hoạt động và các mức độ khác nhau, thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong kênh marketing, tạo khả năng phát triển kinh tế của mỗi chủ thể và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

3. Kết luận

Nghiên cứu này bước đầu tổng hợp các nghiên cứu chi tiết về quá trình phát triển thương hiệu riêng - phát triển các hàng hóa mang thương hiệu nhà phân phối diễn ra giữa hệ thống siêu thị Coopmart với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng thuộc

các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước tiên là sự cần thiết phải phát triển quan hệ liên kết giữa các chủ thể sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ, lựa chọn hoạt động và hình thức liên kết. Để tạo lập quan hệ và để phát triển quan hệ liên kết, đòi hỏi các chủ thể phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liên kết và nỗ lực nhất định để quan hệ liên kết thành công. Từ nghiên cứu này cho phép áp dụng và phát triển mô hình liên kết chủ động của các nhà sản xuất nhỏ và vừa với các nhà phân phối, đảm bảo khả năng tiêu thụ các hàng hóa sản xuất, có vị thế trong thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Abdul-Muhmin A.G. (2005), Instrumental and interpersonal determinants of relationship satisfaction and commitment in industrial markets, Journal of Business Research, Vol. 58, No. 5, pp. 619-628.

[2] Allain M-L & Flochel L, (2001), "Marques de distributeurs et contraintes de capacité" Revue économique, 52(3):643-653.

[3] Anderson J.C. & Narus J.A. (1990), « A Model of Distributor Firm and Manufacturer Firm Working Partnerships », Journal of Marketing, Vol. 54, pp. 42-58.

[4] Bergès-Sennou F, (2002), "Who will produce the Private Label?", INRA-ESR Toulouse, Document de recherche, 28 pages.

[5] Bontems P, Monier S et Réquillart V, (1999), "Strategic effects of private labels", European Review of Agricultural Economics, 26(2):147-165.

[6] Bontems, P., S. Monier-Dilhan & V. Réquillart (1999), «Strategic Effects of Private Labels», European Review of Agricultural Economics, 26, 2, 147-165.

[7] Cotterill R. W., Putsis W. P. & Dhar R, (2000), "Assessing the competitive interaction between private labels and national brands", Journal of Business, 73(1):109-138.

[8] Dang, V.M, & Cliquet, G. (2012), "Cooperative relationships within marketing channels: A proposition of a model for Vietnam", Revue Francaise du Marketing, No. 237-238, p. 9-26.

[9] Dang, V.M., (2014), "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối hàng tiêu dùng ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học Kinh tế, số 4, trang 27-38.

[10] Dang, V.M., (2014), Giải pháp phát triển các hàng hóa mang thương hiệu siêu thị bán lẻ - Trường hợp siêu thị COOPMART", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 4(77), Trang 122.

[11] Dang, V.M., (2013), "Đánh giá của khách hàng về thương hiệu nhà phân phối theo hình thức siêu thị - Nghiên cứu tại Đà Nẵng", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 4(65), Trang 73-80.

[12] Dang, V. M., (2010), "Phát triển thương hiệu nhà phân phối: Định hướng chiến lược khác biệt hóa và phát triển quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 41, Trang 174-184.

[13] Dhar, R. & S. Hoch (1997), «Why Store Brand Penetration varies by Retailer?», Marketing Science, 16, 208-228.

[14] Dunne, D. & C. Narasimhan (1999), «The New Appeal of Private Labels», Harvard Business Review, 77, May-June, 41-52.

[15] Hoch, S et S. Banerji (1993), «When do Private Labels succeed?», Sloan Management Review, Vol. 34, Summer, 57-67.

[16] Jean, C. (1998), « Les Marques de distributeurs: vers de nouvelles relations entre producteurs et distributeurs », Décisions Marketing, 15, 47-57.

[17] Kim, N. et P. Parker (1999), «Collusive Conduct in Private Label Markets», International Journal of Research in Marketing, 16, 143-155.

[18] Mills, D. (1999), «Private Labels and Manufacturer Counterstrategies», European Review of Agricultural Economics, 26, 2, 125-145.

(BBT nhận bài: 07/04/2015, phản biện xong: 12/04/2015)

Page 132: Lời nói đầu - udn.vn

128 Nguyễn Thu Thủy

THANG ĐO ‘GIÁ TRỊ CÁ NHÂN’ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM A SCALE FOR MEASURING THE “PERSONAL VALUES” IN THE VIETNAMESE MARKET

Nguyễn Thu Thủy

Trường Đại học Nha Trang; [email protected]

Tóm tắt - Nghiên cứu thực hiện tổng quan lý thuyết liên quan đếnkhái niệm ‘giá trị cá nhân', đồng thời khái quát sự hình thành vàphát triển của hệ thống thang đo ‘giá trị cá nhân' trên thế giới. Trêncơ sở phát hiện sự chưa tương thích của thang đo hiện tại (thangđo SERPVAL) trong xã hội Việt Nam, người nghiên cứu tiến hànhkiểm định toàn bộ các chỉ báo của thang đo đã có (với mẫu là côngdân Việt Nam ở độ tuổi từ 25 - 60) và hình thành thang đo mới chokhái niệm ‘giá trị cá nhân' phù hợp với hoàn cảnh thị trường nghiêncứu. Kết quả cho thấy ‘giá trị cá nhân' trong thị trường Việt Nambao gồm 5 thành phần: (i) cuộc sống bình yên; (ii) tình cảm; (iii) ýthức; (iv) sự hòa nhập xã hội; (v) sự công nhận xã hội.

Abstract - This research presents an overview of theories related tothe concept of ‘personal values’ as well as makes a generaldescription of the formation and development of the scales systemfor measuring ‘personal values’ in the world. Based on the discoveryof the inappropriateness of the current measuring scale in theVietnamese society, the researcher has calibrated all the indicatorsof the available scale (in which the samples are Vietnameses citizensaged 25-60) and constructed a new measuring scale which wellmatches the context of the market under research. The results showthat the ‘personal values’ in the Vietnamese market are composed offive elements: (i) peaceful life; (ii) emotion; (iii) self-awareness; (iv)social integration; and (v) social recognition.

Từ khóa - thang đo; giá trị cá nhân; cuộc sống bình yên; tình cảm;ý thức; sự hòa nhập xã hộ i; sự công nhận xã hội.

Key words - measuring scales; personal values; peaceful life;emotion; self-awareness; ntegration; social recognition.

1. Đặt vấn đề

Giá trị (giá trị con người; giá trị cá nhân) là một đề xuất mang tính quy phạm, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm để thỏa mãn hay tìm ra nghĩa của chân lý phổ quát, được chấp nhận như một phạm trù (William & Peter, 1998). Đồng thời, được nghiên cứu với những chủ đề cụ thể quan trọng, hướng tới một chân lý cao hơn; nó là một quy tắc tự nhiên, và mỗi cá nhân liên tục khẳng định nó trong niềm tin của họ.

Khái niệm giá trị xuất hiện vào thập kỷ 20 của thế kỷ trước (thế kỷ XX), theo Luciano (1988), trong giai đoạn này khái niệm giá trị xuất hiện độc lập thể hiện đặc tính ở mức độ cao hơn của sự tổng quát hóa; đánh dấu sâu sắc sự thay đổi xã hội của nền văn hóa cụ thể (dẫn theo William & Peter, 1998). Thời điểm này, khái niệm giá trị trở thành đối tượng phân tích của các nhà xã hội học và được giải thích bằng nhiều cách khác nhau.

Lý thuyết và những định nghĩa về giá trị vẫn được tiếp tục phát triển mãi về sau (William & Peter, 1998), nhiều nhà nghiên cứu xã hội tiếp tục phát triển khái niệm và vai trò của phạm trù giá trị xã hội. Điển hình như: Milton Rokeach (1918 – 1988, nhà tâm lý học người Mỹ) trong tác phẩm “Bản chất giá trị con người - The Nature of Human Values – 1973”, đã chính thức đề cập đến phạm trù ‘giá trị con người - human values’ đồng thời đặt nền móng cho khái niệm hẹp hơn: “giá trị cá nhân – personal values”.

Tiếp theo, nhiều công trình nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện trên khắp thế giới nhằm định nghĩa, đo lường và phát triển phạm trù giá trị cá nhân trong các mối quan hệ với những hoạt động của đời sống xã hội. Cụ thể tại Việt Nam, khái niệm giá trị cá nhân cũng xuất hiện và phát triển bằng các nghiên cứu cụ thể (đơn cử như nhóm tác giả Phạm Ngọc Thúy và Lê Nguyễn Hậu, 2010 - 2011); nhưng thang đo cho giá trị cá nhân khi sử dụng tại thị trường Việt Nam đã thể hiện nhiều bất cập (nhiều chỉ báo đã bị loại ra khỏi mô hình đo lường). Vì thế, nhất thiết phải xây dựng một thang đo phù hợp cho khái niệm giá trị cá nhân, nhằm tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu thuộc

lĩnh vực marketing, quản trị… trong việc áp dụng mô hình hành vi cụ thể.

1.1. Sự phát triển khái niệm giá trị con người – giá trị cá nhân

‘Giá trị con người’: được Rokeach định nghĩa: “Giá trị là những khái niệm trừu tượng cao, được định nghĩa như một niềm tin nội tại của mỗi cá nhân trong hành vi hay một trạng thái tồn tại mà cá nhân đó hướng đến (Rokeach, 1973, p. 5).

Tác giả xây dựng mô hình đo lường giá trị và chia giá trị con người thành hai loại; (i) giá trị phương tiện – instrumental values và (ii) giá trị đích – terminal values. Giá trị đạt được bao gồm giá trị cá nhân – personal values và giá trị xã hội – social values, là sự thuận lợi trong cuộc sống, sự bình đẳng, tôn trọng hay xung đột…. của mỗi cá nhân hay toàn xã hội, giá trị đích ở hai phạm vi này phụ thuộc nhau (đây là khía cạnh nghiên cứu hiện tại đang quan tâm). Giá trị phương tiện gồm giá trị đạo đức – moral values và giá trị năng lực – competence values, đây là hai phạm trù khác biệt nhau (khía cạnh này không thuộc phạm vi nghiên cứu hiện tại).

Trên cơ sở khái niệm và các khía cạnh giá trị con người của Rokeach, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển thành những khái niệm mang tính chi tiết hơn và được đặt trong một lĩnh vực cụ thể hơn của đời sống xã hội. Thành công là khái niệm “giá trị khách hàng – consumer values”, được cụ thể bằng mô hình thang đo LOV – ‘danh sách giá trị - List of Values’ do các nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu trường đại học Michigan – Mỹ đề xuất vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20 (Kahle, Beatty & Homer, 1986).

Song song với sự phát triển hệ thống giá trị Rokeach (RVS), vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, nhà khoa học Schwartz (nhà tâm lý học và nghiên cứu văn hóa, thực hiện nghiên cứu tại trên 70 quốc gia) đã xây dựng một hệ thống giá trị khác – hệ thống Schwartz Value Survey (SVS) dựa trên định nghĩa về giá trị: Giá trị là sự hợp nhất

Page 133: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 129

của năm đặc tính: (1) là khái niệm hay niềm tin; (2) gắn liền với trạng thái kết thúc có thể mong chờ hay hành vi; (3) vượt qua những hoàn cảnh đặc biệt; (4) hướng dẫn chọn lọc hay đánh giá hành vi và sự kiện; (5) được ra lệnh bởi sự quan trọng liên quan (Schwartz, 1992). Tác giả khẳng định: “Giá trị như tình trạng mục tiêu thường xuyên mong muốn, khác nhau về quan trọng, đáp ứng như những yếu tố hướng dẫn trong cuốc sống của cá nhân hay thực thể xã hội khác” (Schwartz, 1994, tr.21). Các thành phần đo lường giá trị theo hệ thống giá trị của Schwartz (Schwartz Value Survey – SVS) được kiểm định ở rất nhiều quốc gia và nhiều ngành nghề. Từ điểm khởi đầu này, định nghĩa và thang đo cho giá trị con người SVS được chính tác giả Schwartz và cộng sự đã phát triển trong hàng loạt những nghiên cứu tiếp theo. Cũng giống như Rokeach, Schwartz cũng dừng lại ở khái niệm và xây dựng thang đo cho cấu trúc giá trị con người – structure of human values mà chưa gắn liền với một lĩnh vực cụ thể trong đời sống kinh tế - xã hội.

Bên cạnh hệ thống giá trị của Rokeach và Schwartz nói trên, tồn tại nhiều quan điểm và cách nhìn về giá trị con người của nhiều nhà nghiên cứu khác, điển hình như: Giá trị và phong cách sống - VALS - Values and Lifestyles do Mitchell Amold (1983) phát triển (tại SRI International) dựa vào thuyết nhu cầu của Maslow’s (1943) và những định nghĩa về tính chất xã hội của Riesman, Glazer và Denney (1950) (Kahle, Beatty & Homer 1986).

Phạm trù giá trị cá nhân tiếp tục được các nhà nghiên cứu phát triển theo hướng cụ thể hơn với phạm vi hẹp hơn (gắn với một lĩnh vực sản xuất cụ thể). Lages và Fernandes (2005) phát triển khái niệm giá trị bản thân trong lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ và xây dựng thành công thang đo SERPVAL - Service Personal Values – giá trị bản thân trong cung cấp dịch vụ và công nhận mô hình 3 thành phần của giá trị bản thân trong khu vực dịch vụ: 1) giá trị của cuộc sống bình yên; 2) giá trị xã hội công nhận và 3) giá trị sự hòa hợp xã hội. Nhưng định nghĩa giá trị bản thân trong nghiên cứu này chính là định nghĩa giá trị con người của Rokeach (1973).

Cùng các nghiên cứu về giá trị cá nhân tiếp theo, hầu hết các tác giả đều sử dụng định nghĩa giá trị con người của Rokeach (1973) để định nghĩa khái niệm giá trị cá nhân.

1.2. Đánh giá các thang đo giá trị cá nhân hiện tại

Hiện tồn tại khá nhiều thang đo cho khái niệm giá trị cá nhân, trên phạm vi tổng quát, chúng ta có: hệ thống giá trị Rokeach – Rokeach Value system - RVS (1973); hệ thống giá trị của Schwartz - Schwartz Value Survey - SVS (1990); với phạm vi phân tích tiêu dùng, hiện có: mô hình chuỗi phương tiện - means end chain model của Vinson và cộng sự (1977); danh sách giá trị - list of values – LOV của Kahle (1983); giá trị và phong cách sống - values and lifestyles – VALS của Mitchell (1983) và hệ thống giá trị của Durgee - typology and Durgee’s list of values (1996) (Lages & Fernandes, 2005); thêm thang đo SERPVAL – service personal values scale của Lages và Fernandes (2005).

Trên thực tế, tính từ năm 2005 cho đến hay, hầu hết các nghiên cứu trong phạm vi tổng quát, hệ thống giá trị Rokeach – RVS và hệ thống giá trị của Schwartz – SVS

được sử dụng. Cụ thể:

Những nghiên cứu sử dụng hệ thống giá trị Rokeach: Anana và Nique (2007) – sử dụng hệ thống giá trị Rokeach để chia sinh viên Brasil thành 5 nhóm; David (2009) – nghiên cứu tại Mỹ sự ảnh hưởng của giá trị cá nhân đến hiệu suất làm việc nhóm của các học sinh, sinh viên và học viên…

Những nghiên cứu sử dụng hệ thống giá trị Schwartz: Schultz và cộng sự (2005) – nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị với hành vi đối với môi trường, thực hiện tại 6 quốc gia (Brazin, Cộng hòa Séc, Đức, Ấn Độ, New Zealand, Nga); Jan-Erik và cộng sự (2006) – đánh giá mức độ tác động của giá trị tuân thủ đến quan hệ giữa giá trị khác, sự hối tiếc và hành vi (vị tha), thực hiện tại Phần Lan; David và Effy (2007) – nghiên cứu sự tác động của giá trị cá nhân đến hành vi đạo đức tại Mỹ; Jing và cộng sự (2009) – nghiên cứu sự tác động của giá trị bản thân đến sự sáng tạo của nhân viên tại Trung Quốc…

Còn những nghiên cứu thuộc lĩnh vực phân tích tiêu dùng chủ yếu sử dụng danh sách giá trị– LOV trong đo lường giá trị cá nhân. Cụ thể: Josee và David (2007) – thể hiện tác động của giá trị cá nhân đến thỏa mãn khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tại Hà Lan; Dong-Mo, Jae-Jin và Sang-Hwan (2008) – nghiên cứu sự tác động của giá trị cá nhân đến ý định mua hàng trên mạng tại Hàn Quốc… Và thang đo SERPVAL, như: Ruping, Qinhai và Xin (2007) – kiểm định thang đo SERPVAL trong bối cảnh Trung Quốc với các ngành dịch vụ: điện thoại di động, ngân hàng và nhà hàng; Thuy và Hau (2010, 2011) thực hiện nghiên cứu giá trị cá nhân với lòng trung thành trong các ngành dịch vụ (ngân hàng; hàng không; chăm sóc sức khỏe) tại Việt Nam… Ngoài ra, các nghiên cứu về giá trị cá nhân còn sử dụng thang đo khác với những thang đo đã được kể trên, như: Salciuviene, Auruskeviciene và Lee (2009) – đo lường giá trị bản thân bằng ba thành phần (khả năng của bản thân - self competence; hành vi được xã hội chấp nhận - socially accepted behaviour; những gì thuộc truyền thống - traditionalist) trong mối quan hệ với lòng trung thành tại Lát-vi (Lithuania)…

Xét lại tất cả các nghiên cứu trên (trong bất cứ phạm vi hẹp nào) đều định nghĩa giá trị bản thân – personal values theo khái niệm giá trị con người của Rokeach (1973) – là định nghĩa mang tính tổng quát về giá trị con người, chưa phải là định nghĩa giá trị bản thân (giá trị khách hàng) trong phạm vi phân tích tiêu dùng như người nghiên cứu mong muốn. Rokeach (1973) đã khẳng định: Giá trị con người – human values gồm bốn thành phần: giá trị bản thân – personal values và giá trị xã hội – social values (thuộc khía cạnh giá trị đạt được – terminal values); giá trị đạo đức – moral values và giá trị năng lực – competence values (thuộc khía cạnh giá trị phương tiện – instrumental values). Từ đây, chúng ta nhận thấy giá trị bản thân là khái niệm có phạm vi hẹp hơn khái niệm giá trị con người. Giá trị con người, theo khái niệm của Rokeach (1973) được tạo thành từ bốn nhân tố: (i) giá trị do bản thân đối tượng; (ii) giá trị từ xã hội mang lại cho đối tượng; (iii) giá trị do đạo đức, cách sống của đối tượng và (iv) giá trị do năng lực, khả năng của đối tượng. Thật vậy, xem xét lại quá trình phát triển thang đo giá trị bản thân (qua các nghiên cứu được tham khảo) chúng ta thấy: Các thang đo giá trị bản thân

Page 134: Lời nói đầu - udn.vn

130 Nguyễn Thu Thủy

được dùng trong phân tích tiêu dùng đã thể hiện được phạm vi hẹp của khái niệm giá trị bản thân, đặc biệt thang đo SERPVAL đã thể hiện rất rõ.

Nhưng khi đưa vào thị trường Việt Nam – qua hệ thống những nghiên cứu của Thuy P. N và Hau L. N (2010, 2011), thang đo SERPVAL đã thể hiện sự không phù hợp. Cụ thể, có khá nhiều chỉ báo của thang đo đã bị loại ra khỏi mô hình đo lường. Từ đây, tác giả nhận thấy cần phải có một thang đo hoàn chỉnh cho khái niệm “giá trị bản thân” tại thị trường Việt Nam hiện tại, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng (cụ thể là dịch vụ).

2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát

Như đã xác định, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng thang đo cho giá trị bản thân – là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow’s, là giá trị tự biểu đạt của trong xã hội hậu công nghiệp tại Việt Nam (Phạm Thanh Nghị, 2013). Để đạt được mục tiêu này, tác giả thiết kế nghiên cứu theo hai bước: (i) kiểm định những thang đo hiện có với dữ liệu thị trường – phân tích định lượng; (ii) trên cơ sở kết quả kiểm định đánh giá sự phù hợp với thị trường hiện tại - so sánh với các nhận định khoa học.

2.1. Kiểm định thang đo giá trị bản thân trong xã hội Việt Nam

Nhằm xây dựng thang đo giá trị bản thân phù hợp với xã hội Việt Nam đương đại, người nghiên cứu tiến hành hai bước nghiên cứu:

i) Nghiên cứu định tính: được tiến hành thông qua thảo luận nhóm - đối tượng là những nhóm người có cùng công việc (giáo viên, nhân viên văn phòng, công nhân, kinh doanh buôn bán nhỏ...); nội dung bàn về khái niệm 'giá trị cá nhân' và những giá trị nào là giá trị cá nhân. Kết quả được người nghiên cứu tổng hợp bao gồm:

- Khái niệm không khác về mặt ý nghĩa cũng như câu chữ so với khái niệm của Rokeach.

- Nội dung thuộc “giá trị cá nhân” cũng không nằm ngoài 18 giá trị thuộc thành phần giá trị đích trong hệ thống RVS của Rokeach và 9 giá trị trong hệ thống LOV của Kahle.

ii) Nghiên cứu định lượng: người nghiên cứu thực hiện kiểm định bằng dữ liệu thị trường với tất cả các thang đo hiện có, thông qua bảng câu hỏi với 28 chỉ báo được xây dựng, cụ thể bao gồm:

- Các chỉ báo của thang đo SERPVAL

+ 12 chỉ báo - cho 3 thành phần (theo công bố năm 2005): Cuộc sống bình yên; Sự công nhận xã hội; Sự hòa nhập xã hội.

+ 3 chỉ báo – cho thành phần Tiện nghi sống (bị loại do ý kiến của phản biện trước khi công bố năm 2002).

+ 1 chỉ báo được Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy thêm vào thành phần Sự hòa nhập xã hội (năm 2010).

- Các chỉ báo của thang đo LOV – gồm 9 chỉ báo.

- Các chỉ báo của thang đo RVS - hệ thống giá trị Rokeach – gồm 18 chỉ báo của thành phần giá trị đích (terminal values).

Tất cả các chỉ báo trên hợp thành 28 mục hỏi, vì có

nhiều chỉ báo của các thang đo trùng lắp về nội dung. Câu hỏi với nội dung khẳng định trạng thái (niềm tin) hiện có của mỗi cá nhân về những khía cạnh (chỉ báo) của “giá trị cá nhân” – bám sát khái niệm “giá trị” của Rokeach (1973). Các mục hỏi được các đáp viên là người Việt Nam có độ tuổi từ 25 đến 60 (là độ tuổi lao động, đầy đủ năng lực hành vi, có đủ khả năng cảm nhận về cuộc sống và bản thân) tự đánh giá thông qua thang đo Likert 5 khoảng cách (hoàn toàn không đồng ý – hoàn toàn đồng ý).

2.2. Xác định thang đo giá trị cá nhân trong xã hội Việt Nam

Dựa vào kết quả kiểm định, người nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn với các nhà khoa học, các đối tượng nghiên cứu… trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. đồng thời tham khảo thêm những nghiên cứu tiền nhiệm trong cùng lĩnh vực để phân tích tổng hợp nhằm hoàn thiện thang đo.

2.3. Kết quả nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên cả khối tại hai thành phố Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh, 319 quan sát đủ điều kiện cho các bước phân tích nhằm kiểm định thang đo “giá trị cá nhân” với thị trường nghiên cứu đã xác định. Kết quả phân tích (EFA, CFA) thể hiện khái niệm “giá trị cá nhân” hiện tại của xã hội Việt Nam, bao gồm 5 khía cạnh (Hình 1 và Bảng 1):

Hình 1. Kết quả CFA cho các khía cạnh

trong khái niệm giá trị bản thân”

Kết quả phân tích EFA với hệ số KMO = 0,758 và tổng phương sai trích đạt được 80,30% với 5 nhân tố. Kết quả CFA với các hệ số đo lường mức độ phù hợp (Hình 1) cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Độ tin cậy của thang đo, gồm độ tin cậy tổng hợp (97,15%) và tổng phương sai trích (70,16%) của toàn mô hình đo lường đều lớn hơn 50%. Tính đơn hướng của các chỉ báo trong đo lường được đảm bảo (không tồn tại sai số của các chỉ báo có hệ số tương quan cặp lớn hơn 0,2). Giá trị hội tụ (hệ số tải nhân tố chuẩn hóa lên các chỉ báo của các khái niệm tiềm ẩn đều có giá trị lớn hơn 0,5) của mô hình đạt yêu cầu. Giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình không

NHANTO2.98

value27e27

.99

.97

value24e24.99

NHANTO3

NHANTO5.40

value12e12

.53

value11e11.63

.73

Chi-square=178.135; df=80; P=.000;Chi-square/df=2.227;GFI=.977; TLI=.970; CFI=.977;RMSEA=.062

.96

value7e7.62

value8e8

.98

.79

.97

value5e5.98

.33

value10e10 .58

NHANTO4

.35

value19e19

.41

value18e18

.56

value17e17

.59

.64

.75

NHANTO1.95

value2e2

.74

value1e1 .86

.98

value4e4

.99

.98

.27

.01

.07

.19

.19

.28

.34.22

.19

.46

.76

value23e23.87

Page 135: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 131

bị bác bỏ (hệ số tương quan giữa các nhân tố khác 1 có ý nghĩa thống kê). Giá trị liên hệ lý thuyết cũng được hệ thống lý thuyết tiền nhiệm ủng hộ (các chỉ báo của mỗi nhân tố đều được chiết suất nguyên vẹn từ hệ thống thang đo quá khứ của nhiều nhà nghiên cứu, Bảng 1).

Bảng 1. Các khía cạnh của “giá trị bản thân” ở xã hội Việt Nam

Nhân ố

Ký Chỉ báo Chú thích

Cuộc sống bình yên

value1 Tôi có cuộc sống bình yên SERPVAL

Lages & Fernandes, 2005

value2 Tôi có gia đình êm ấm

value4 Tôi hài lòng với cuộc sống

Tình cảm

value23 Tôi có hạnh phúc

Rokeach, 1973

value24 Tôi có tình yêu thực sự

value27 Tôi có tình bạn đúng nghĩa

Sự công nhận xã hội

value5 Tôi được mọi người tôn trọng SERPVAL Lages & Fernandes, 2005

value7 Tôi được xã hội công nhận

value8 Tôi có vị trí trong xã hội

Ý thức

value17 Tôi có lòng tự trọng LOV

Kahle, 1983 value18 Tôi có ý thức trong hành động

value19 Tôi tự hoàn thiện mình

Sự hòa nhập

value10 Tôi có sự hội nhập cao với nhóm của tôi

SERPVAL

Lages &

xã hội value11 Tôi có mối quan hệ tốt với mọi người

Fernandes, 2005

value12 Tôi luôn tăng cường mối quan hệ

Thang đo giá trị bản thân trong xã hội Việt Nam

Theo Inglehart và Welzel (2005) đã nhấn mạnh trong thời kỳ hậu công nghiệp hóa (Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và tương lai sẽ công nghiệp hóa thành công) con người sẽ tiến tới tăng giá trị tự biểu đạt và giảm giá trị thế tục – duy lý (dẫn theo Phạm Thanh Nghị, 2013). “Giá trị tự biểu đạt” chính là nhu cầu về tự thể hiện cá nhân (self-actualization) – đỉnh tháp Maslow (1943).

Qua bức tranh trên (Bảng 2), tác giả có thể khẳng định, “giá trị cá nhân” là trạng thái thuộc tâm lý cá nhân (định nghĩa của Rokeach, 1973) không tồn tại các yếu tố thuộc về nhu cầu sinh lý (thể lý – thế tục). Vì thế các khía cạnh phản ánh “giá trị cá nhân” không bao gồm yếu tố phương tiện giúp cá nhân tồn tại (phương tiện sống - living comfort; thể lý - physiological). Đối chiếu với kết luận của Inglehart và Welzel (2005), xã hội Việt Nam nói riêng và xã hội loài người nói chung đang và sẽ tiến tới con người xem xét giá trị bằng sự tự biểu đạt – “giá trị cá nhân”, và mọi nhu cầu hay hành vi tiêu dùng (đặc biệt là dịch vụ) sẽ do ‘giá trị cá nhân' quyết định dựa vào kết quả đạt được (mang lại giá trị gì cho cá nhân) – đỉnh tháp Maslow (1943).

Bảng 2. Sự tương thích về mặt nội dung của thang đo “giá trị bản thân” với lý thuyết và đời sống thực tế trong xã hội Việt Nam

Xã hội Công nghiệp hóa Hậu công nghiệp hóa

Giá trị của Inglehart & Welzel (2005)

Tăng mạnh các giá trị thế tục – duy lý

Tăng mạnh các giá trị tự biểu đạt

Tháp nhu cầu Maslow (1943)

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc thể lý - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện cá nhân - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

Thang đo ‘giá trị cá nhân' từ kết quả nghiên cứu

Khía cạnh của thang đo: - Cuộc sống bình yên;

- Tình cảm;

- Ý thức;

- Sự hòa nhập xã hội;

- Sự công nhận xã hội.

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu khẳng định “giá trị cá nhân” trong xã hội Việt Nam (từ dữ liệu thị trường) gồm 5 nhân tố: cuộc sống bình yên; tình cảm; ý thức; sự hòa nhập xã hội; sự công nhận xã hội. So với thang đo gần nhất - SERPVAL (Lages & Fernandes, 2005), thang đo của nghiên cứu có thêm hai thành phần tình cảm và ý thức, phản ánh nét văn hóa đặc thù của đời sống xã hội Việt Nam. Đây là thang đo căn bản với mục đích xem xét giá trị cá nhân người tiêu dùng trong thị trường hiện tại, các khía cạnh “giá trị cá

nhân” sẽ nổi bật hơn, nếu được đưa vào mô hình hành vi tiêu dùng cụ thể.

Ứng dụng thực tiễn của thang đo giá trị cá nhân: Thang đo “giá trị cá nhân” sẽ phát huy giá trị với những nghiên cứu nhằm tìm ra yếu tố thuộc đặc tính cá nhân tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm trên thị trường. Để thực hiện được giá trị của nó, những nhà nghiên cứu cần kiểm định thang đo (kết quả nghiên cứu hiện tại) trong những ngữ cảnh đời sống xã hội nhất định, và phải được đưa vào mô hình hành vi trong mỗi lĩnh vực tiêu dùng khác

Page 136: Lời nói đầu - udn.vn

132 Nguyễn Thu Thủy

nhau. Vì thế, nghiên cứu tiếp theo sẽ triển khai vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Anana. E.D.S. & Nique. W.M (2007), “A Professional Category Positioning: The Role of Peronal values and Their Influence on Consumer Perceptions”, Database Marketing and Customer Strategy Management, Vol. 14 No.4, pp. 289-296.

[2] David. J.F & Effy Oz (2007): “Personal Values_ Influence on the Ethical Dimension of Decision Making”, Journal of Business Ethics, Vol 75, No. 4, pp. 335-43.

[3] Kahle. L.R & Beatty. S.E. & Homer. P.M (1986), “Alternative measurement approaches to consumer values – the list of values (Lov) and values and life-style (Vals)”, Journal of Consumer Research, Vol. 13 No. 3, pp. 405-9.

[4] Lages. L.F & Fernandes. J.C (2005), “The SERPVAL Scale: A Multi-Item Scale for Measuring Service Personal Values”, Journal of Business Research, Vol. 58, P. 1562-1572.

[5] Maslow. A (1943), “A Theory of Human Motivation”, http://psychclassics.yorku.ca/Maslow/motivation.htm (Truy cập ngày 20/9/2011).

[6] Phạm Thanh Nghị (2013), “Xu hướng thay đổi giá trị trên Thế giới và ở Việt Nam thời kỳ chuyển đổi”, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 1 (1), 10 – 2013.

[7] Rokeach. M (1973), The Nature of Human Values, New York, The Free Press.

[8] Ruping. L, Qinhai. M & Xin. Z (2007); “SERPVAL Construct Validation in Multi-Service Industries of Chinese Context”.

[9] Schultz. P.W, Valdiney. V.G, Linda. D.C, Geetika. T, Peter. S & Marek. F (2005), “Values and their Relationship to Environmental Concern and Conservation Behavior”, Journal of Cross-Cultural Psychology,Vol. 36, No. 4, pp. 457-475.

[10] Schwartz. S. H (1992), “Universals in the content and structure of values: Theory and empirical tests in 20 countries”. Advances in experimental social psychology, Vol. 25, pp. 1–65. New York: Academic Press.

[11] Schwartz. S. H (1994), “Are There Universal Aspects in the Structure and Contents of Human Values?”, Journal of Social Issues, Vol. 50, No. 4, P. 19-45.

[12] Thuy. P. N & Hau. L. N (2010), "Service personal values and customer loyalty: A study of banking services in a transitional economy", International Journal of Bank Marketing, Vol. 28, No: 6, P. 465 – 478.

[13] Thuy. P. N & Hau. L. N (2011), ‘Impact of service personal values on service value and customer loyalty: a cross-service industry study”, Service Business (29 October 2011), P. 1- 19.

[14] William. H. S & Peter. K (1998), Encyclopedia of religion and society,Rowman Altamira.

(BBT nhận bài: 02/03/2015, phản biện xong: 30/03/2015)

Page 137: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 133

PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

COST-BENEFIT ANALYSIS OF MANGROVE RESTORATION IN THI NAI LAGOON, BINH DINH PROVINCE

Trần Hữu Tuấn1, Võ Việt Hùng1, Bùi Đức Tính1, Nguyễn Văn Toàn2 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; [email protected]

2 Đại học Huế

Tóm tắt - Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích chi phílợi ích (CBA) để đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của haiphương án sử dụng tài nguyên khác nhau ở đầm Thị Nại, tỉnh BìnhĐịnh là: (i) Phát triển nuôi trồng thủy sản và (ii) Phục hồi rừng ngậpmặn trên đầm Thị Nại. Trên cơ sở đó, các chỉ số đánh giá hiệu quảkinh tế của hai phương án được phân tích và so sánh. Kết quảnghiên cứu cho thấy phương án Phục hồi rừng ngập mặn đạt đượccác chỉ số hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương án Phát triểnnuôi trồng thủy sản. Điều này có nghĩa rằng việc phục hồi rừngngập mặn đáng được lựa chọn hơn so với việc sử dụng mặt nướcđầm Thị Nại để phát triển nuôi trồng thủy sản như hiện tại. Dựatrên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những gợi ý chính sáchgóp phần quản lý bền vững nguồn tài nguyên này.

Abstract - This paper applies cost-benefit analysis (CBA) toevaluate and compare the economic efficiency of two alternativesin using the resource of Thi Nai lagoon, Binh Dinh province:including (i) aquaculture development and (ii) mangroverestoration. On the basis, the index of economic returns for thesetwo options is calculated and compared. The result shows that themangrove restoration option obtains higher economic returnscompared to that of aquaculture development. This means that themangrove restoration is more deserved to be selected than usingThi Nai lagoon wetland for aquaculture development as it is now.Based on the results, we recommend some policy implications forsustainable management of the resource.

Từ khóa - biến đổi khí hậu; đầm Thị Nại; phân tích chi phí lợi ích;rừng ngập mặn; tỉnh Bình Định.

Key words - Climate change; Thi Nai lagoon; cost benefit analysis;mangrove forest; Binhdinh province.

1. Đặt vấn đề

Đầm Thị Nại có diện tích hơn 5 ngàn hecta, nằm ở vùng cửa sông đổ ra biển, có bãi triều rộng, nên hệ sinh thái trong đầm khá phong phú và đa dạng. Trước đây, đầm Thị Nại có đến 1 ngàn hecta rừng ngập mặn [1]. Đầm Thị Nại là một trong những đầm phá lớn nhất của Việt Nam có sự tồn tại của rừng ngập mặn (RNM), đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn thu nhập cho các hộ gia đình và cộng đồng người dân sống xung quanh đầm [2].

Trong một thời gian dài, hệ sinh thái RNM đầm Thị Nại bị hủy hoại nghiêm trọng do bàn tay của con người, khiến nguồn lợi thủy sản trong đầm ngày càng giảm sút và cạn kiệt. Quanh đầm Thị Nại hiện nay có cảng biển, cầu qua đầm, khu kinh tế, dân cư quanh đầm ngày càng đông đúc, nước thải từ thành phố, cụm công nghiệp chưa xử lý triệt để đổ ra đầm... gây ảnh hưởng rất lớn về môi trường… là những nguyên nhân trực tiếp gây tổn hại đến đa dạng sinh học của đầm. Sự quá tải sinh học này đã làm môi trường nước trong đầm ngày càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh tôm nuôi không ngừng phát sinh [1, 2].

Trong những năm gần đây, đã có những nỗ lực trong việc phục hồi và bảo vệ RNM. Nhiều chương trình tái trồng rừng đã được triển khai và chứng tỏ được giá trị mà RNM có thể đem lại cho người dân và cộng đồng địa phương. Việc phục hồi RNM ở khu vực này sẽ không chỉ giúp giảm tổn thương với biến đổi khí hậu, mà còn tăng sinh kế của các hộ gia đình cũng như tăng thu nhập cho các cộng đồng địa phương thông qua các khoản thanh toán cho việc bảo vệ RNM [3].

RNM là một nguồn tài nguyên khan hiếm, cung cấp nhiều giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và phi sử dụng cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Trong thực tế, sự khan hiếm này có thể dẫn tới mâu thuẫn và xung đột về mục đích sử

dụng tài nguyên RNM giữa các bên có liên quan. Ví dụ: các doanh nghiệp muốn chuyển RNM sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), còn các nhà bảo tồn lại muốn trồng thêm rừng để phòng ngừa thiệt hại thiên tai, duy trì đa dạng sinh học và các nguồn gen. Như vậy, trong điều kiện nguồn lực có hạn và có nhiều phương án sử dụng tài nguyên khác nhau thì một nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng được các qui hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên RNM hiệu quả nhất, cụ thể là lựa chọn được phương án phân bổ tài nguyên RNM tối ưu nhằm mang lại phần đóng góp giá trị lớn nhất có thể cho các cá nhân và cộng đồng xã hội.

Về cơ bản, để có thể đưa ra được quyết định, các nhà quản lý phải đánh giá, so sánh, phân tích lợi ích và chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên RNM khác nhau. Đây là một công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều thông tin liên quan, trong đó thông tin về các giá trị kinh tế của tài nguyên RNM đóng vai trò then chốt. Thông thường, khi lập kế hoạch sử dụng tài nguyên RNM thì các cá nhân thường chỉ quan tâm đến các dòng chi phí và lợi ích trực tiếp như doanh thu từ các sản phẩm sản xuất và khai thác từ tài nguyên RNM cũng như các loại chi phí như đầu tư, vận hành, quản lý.

Ngược lại, các nhà quản lý, bên cạnh việc xem xét các giá trị lợi ích thương mại mà RNM cung cấp, còn quan tâm tới các lợi ích môi trường khác của RNM, mà các giá trị này chỉ có thể được xác định thông qua việc sử dụng các phương pháp định giá kinh tế.

Như vậy, giá trị kinh tế của RNM là yếu tố đầu vào thiết yếu giúp cho cả các nhà đầu tư và quản lý tính toán được các dòng lợi ích, chi phí và khả năng sinh lời của các phương án sử dụng tài nguyên RNM, từ đó có được những lựa chọn tối ưu nhất.

Phân tích chi phí lợi ích việc phục hồi RNM là một công

Page 138: Lời nói đầu - udn.vn

134 Trần Hữu Tuấn, Võ Việt Hùng, Bùi Đức Tính, Nguyễn Văn Toàn

cụ quan trọng giúp những người làm chính sách và quản lý môi trường trong việc chứng minh những đầu tư công vào việc bảo tồn và phục hồi RNM. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích chi phí lợi ích của các phương án sử dụng tài nguyên đầm Thị Nại, để lựa chọn phương án hợp lý nhất trong việc quản lý tài nguyên này.

Cụ thể, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích chi phí lợi ích giữa hai phương án sử dụng tài nguyên đầm Thị Nại gồm: (1) Phát triển NTTS và (2) Phục hồi RNM. Trên cơ sở tính toán các chỉ số sinh lời của từng phương án, chúng tôi so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai phương án và đưa ra các kiến nghị về chính sách, góp phần quản lý bền vững tài nguyên này.

2. Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) và Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA).

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp định giá môi trường, được sử dụng để ước lượng lợi ích kinh tế của bảo tồn và phục hồi RNM đầm Thị Nại. Nội dung của phương này được trình bày chi tiết ở [4].

Phân tích chi phí lợi ích (CBA) là phương pháp được sử dụng để phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó chọn phương án mang lại lợi ích lớn nhất cho cá nhân hoặc xã hội. Cụ thể, trong nghiên cứu này chúng tôi phân tích và so sánh hiệu quả của phương án Phát triển NTTS (phương án hiện trạng) với phương án Phục hồi RNM (phương án thay thế).

Quy trình thực hiện phân tích chi phí lợi ích cụ thể như sau:

Bước 1: Thiết kế các lựa chọn chính sách

Có 2 phương án được đề xuất: Phương án 1 là Phát triển NTTS như những gì đang diễn ra trên đầm Thị Nại (phương án hiện trạng) và Phương án 2 là Phục hồi RNM theo đề xuất của Dự án ”Dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn” (gọi tắt là Dự án ACCCRN) [3].

Bước 2: Ước lượng chi phí lợi ích của phương án

Phương án 1: Phát triển NTTS

- Chi phí của hoạt động NTTS bao gồm các khoản chi phí trực tiếp về con giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi, chi phí thuê ao nuôi, chi phí cải tạo ao nuôi như đắp bờ, diệt tạp, xử lý đáy, chi phí chăm sóc, bảo vệ, khai thác và các khoản khoản chi phí bằng tiền khác.

- Lợi ích của hoạt động NTTS là doanh thu thu được từ hoạt động NTTS trên một đơn vị diện tích NTTS ở đầm Thị Nại.

Để thu thập các thông tin này, chúng tôi tiến hành điều tra các hộ NTTS ở vùng dự án (chi tiết về việc điều tra được mô tả ở phần sau).

Phương án 2: Phục hồi RNM

- Chi phí dự án được tài trợ bởi Dự án “Dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn” do Quỹ Rockefeller tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu [3] giai đoạn 3, nhằm Phục hồi 150 ha RNM trên đầm Thị Nại.

- Lợi ích của dự án là tổng giá trị kinh tế mang lại từ việc bảo tồn và phục hồi RNM ở đầm Thị Nại mang lại cho người dân địa phương và cộng đồng xã hội. Để ước lượng lợi ích này, chúng tôi sử dụng Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), xem ở phần sau.

Bước 3: Tính toán các chỉ số sinh lợi

Một trong những bước quan trọng nhất của phân tích lợi ích – chi phí là tính toán các chỉ số sinh lợi (còn gọi là các chỉ số hiệu quả), từ đó lựa chọn phương án tốt nhất trong các phương án. Cần quy đổi giá trị của dòng tiền các phương án về cùng một thời điểm, thường là thời điểm hiện tại. Ba chỉ số thường được sử dụng trong các phân tích chi phí – lợi ích gồm: Giá trị hiện tại ròng (NPV), Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) và Tỷ số lợi ích trên chi phí (BCR).

Bước 4: Phân tích độ nhạy

Xem xét các chỉ tiêu hiệu quả thay đổi như thế nào khi tiến hành thay đổi các giả định. Cụ thể trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng suất chiết khấu cơ sở là r =10% (lãi suất thị trường của năm 2012). Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các suất chiết khấu khác nhau như r = 5% và r = 15% để kiểm tra độ nhạy của kết quả phân tích.

Bước 5: Đề xuất kiến nghị tới nhà quản lý dựa trên các chỉ số hiệu quả

Dựa trên kết quả các chỉ tiêu hiệu quả và phân tích độ nhạy để đưa ra khuyến nghị chính sách hợp lý đến các nhà quản lý.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Phân tích chi phí lợi ích của phương án Phát triển NTTS

3.1.1. Ước lượng chi phí và lợi ích của phát triển NTTS trên đầm Thị Nại

Để có thông tin tính toán lợi ích và chi phí của phương án này, chúng tôi tiến hành điều tra hộ NTTS ở vùng nghiên cứu dựa trên kết quả của các cuộc tham vấn. Thông tin về số hộ và diện tích nuôi trồng thủy sản ở 3 xã/phường thuộc địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 1.

Bảng 1. Thông tin về số hộ và diện tích nuôi trồng thủy sản ở 3 xã/ phường

TT Tên xã/phường

Số hộ NTTS

Diện tích nuôi (ha)

Số hộ điều tra

1 Nhơn Bình 85 93,12 20

2 Phước Thuận 112 317 22

3 Phước Sơn 320 274 28

Cộng 517 684,12 70

Nguồn: Báo cáo KTXH của 3 địa phương

Như vậy, có 70 hộ nuôi trồng thủy sản được điều tra trên 3 xã/ phường thuộc địa bàn nghiên cứu. Một số thông tin về hộ được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2. Thông tin chung về hộ điều tra

STT Một số chỉ tiêu Hộ nuôi trồng 1 Tuổi trung bình của chủ hộ 43,1 2 Học vấn trung bình (số năm đến trường) 7,1 3 Số lao động trong gia đình 3,4 4 Số thành viên trong gia đình 5,2 5 Số năm tham gia nuôi trồng/ đánh bắt 12,4 Tổng số hộ điều tra 70

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra năm 2012)

Page 139: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 135

Một đặc điểm cần lưu ý đối với hoạt động NTTS ở địa bàn nghiên cứu là đa phần các hộ ở đây đều nuôi theo hình thức xen ghép giữa 3 đối tượng tôm, cua và cá (còn gọi là nuôi hỗn hợp); chỉ có 2/70 hộ nuôi theo tôm hình thức chuyên canh.

Bảng 3. Thống kê mô tả về hoạt động NTTS của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Trung bình

Độ l. chuẩn

Min Max

Tuổi của ao nuôi (năm) 12,40 7,25 2,00 18,00 Diện tích (ha) 1,68 0,93 0,30 4,70

Năng suất (kg/ha/năm)

Tôm 144,57 231,57 0,00 1000 Cua 108,28 187,92 0,00 900

Cá 74,21 160,66 0,00 800

Chi phí (triệu đồng/ha/năm) 24,20 24,65 1,33 119,60

Số ngày công lao động gia đình (ngày/ ha/ năm)

137,00 117,00 0,00 315,00

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012

Chi phí trung bình trên 1 ha/năm là 24,20 triệu đồng. Đây là các khoản chi phí bằng tiền mà các hộ gia đình đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản, bao gồm các khoản chi phí con giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi, chi phí thuê ao nuôi, chi phí cải tạo ao nuôi như đắp bờ, diệt tạp, xử lý đáy, chi phí thuê lao động chăm sóc, bảo vệ, khai thác và các khoản khoản chi phí bằng tiền khác. Số ngày công lao động mà hộ nuôi trồng bỏ ra cho việc chăm sóc, bảo vệ, khai thác và cải tạo ao nuôi trung bình 137 ngày/ha/năm. Chi phí lao động gia đình là 9,69 triệu VND/ha. Như vậy tổng chi phí trung bình trên 1 ha NTTS sẽ 33,89 triệu đồng.

Kết quả tính toán cho thấy, lợi ích (hay doanh thu) trung bình của các hộ điều tra là 38,02 triệu VND/ha, tổng chi phí trung bình là 33,89 triệu VND/ha (Bảng 4).

Bảng 4. Chi phí và lợi ích hoạt động NTTS của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng/ha/năm)1 Lợi ích (doanh thu) BQ/ha 38,02 2 Tổng Chi phí BQ/ha 33,89

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra năm 2012

3.1.2. Phân tích chi phí lợi ích của phương án Phát triển NTTS

Việc phân tích chi phí lợi ích của phương án Phát triển NTTS được tiến hành trong chu kỳ 5 năm (đảm bảo tính tương thích khi so sánh với Phương án phục hồi RNM).

Theo tính toán ở phần trên, chi phí hàng năm trên 1 ha NTTS là 33,89 triệu đồng và lợi ích hàng năm từ 1ha NTTS là 38,02 triệu đồng. Với suất chiết khấu r = 10%, chúng tôi tính các chỉ số sinh lợi của NTTS và kết quả cho ở bảng sau.

Bảng 5. Chi phí lợi ích của phương án Phát triển NTTS

Năm Chi phí/ha

(C) Lợi ích/ha

(B) Suất c.khấu

10% PVC PVB NPV

1 33,89 38,02 0,91 30,81 34,56 3,75

2 33,89 38,02 0,83 28,01 31,42 3,41 3 33,89 38,02 0,75 25,46 28,56 3,10 4 33,89 38,02 0,68 23,15 25,97 2,82 5 33,89 38,02 0,62 21,04 23,61 2,56

Cộng 169,45 190,10 128,47 144,13 55,95 Các chỉ số sinh lời

NPV 15,66 IRR - BCR 1,12

Các chỉ số sinh lời của phương án Phát triển NTTS cho thấy, về mặt kinh tế NTTS vẫn là hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho các hộ nuôi trong ở đầm Thị Nại (NPV>0, và BCR>1).

3.2. Phân tích lợi ích chi phí lợi ích của phương án Phục hồi RNM

3.2.1. Ước lượng lợi ích của việc Phục hồi RNM

Lợi ích của việc phục hồi RNM đầm Thị Nại được ước lượng bằng Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp bộc lộ sở thích (stated preference) liên quan tới việc hỏi trực tiếp một cá nhân về giá sẵn lòng trả (WTP) cho các giá trị của tài nguyên môi trường. Phương pháp này được áp dụng trong việc trong định giá các giá trị (hay chất lượng) của tài nguyên môi trường thông qua việc xây dựng các kịch bản giả định về chất lượng của tài nguyên môi trường và thu thập thông tin về hành vi và việc lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả định này, qua đó ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lượng tài nguyên môi trường thay đổi. Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia thị trường giả định. Lợi ích này đo lường giá trị của môi trường đối với chính cá nhân đó. Phương pháp này thường được sử dụng để định giá các giá trị phi sử dụng của tài nguyên môi trường (như giá trị đa dạng sinh học, giá trị bảo tồn, giá trị di sản…), vì các giá trị này thường không có thị trường giao dịch [5]. CVM là phương pháp định giá đã và đang được áp dụng khá phổ biến ở nước ta để đánh giá các giá trị (hay chất lượng) của tài nguyên môi trường nói chung, tài nguyên RNM nói riêng (Xem ví dụ [6, 7, 8]).

Thông tin chi tiết về việc sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá trị kinh tế RNM đầm Thị Nại được trình bày chi tiết ở bài báo “Định giá các giá trị kinh tế việc bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên”, đăng trên Tạp chí KH&CN, Đại học Đà Nẵng số 11 (72), 2013 [4]. Ở đây, chỉ trình bày tóm lược phương pháp và kết quả tính toán.

Về phương pháp, trong các nghiên cứu này, cách tiếp cận CVM dạng nhị phân được sử dụng do tính chặt chẽ dựa trên cơ sở lý thuyết, hơn nữa kỹ thuật này có thể giúp giảm các sai lệch (bias) khi tiến hành điều tra [9].

Trong nghiên cứu này, phương pháp ước lượng phi tham số về mức sẵn lòng trả được sử dụng để ước tính cận dưới (Turnbull) của các câu trả lời. Thang đo (bids) trong nghiên cứu này gồm có: 0 - 10 nghìn đồng; 11 - 50 nghìn đồng; 51 - 100 nghìn đồng; 101 - 200 nghìn đồng; 201 - 300 nghìn đồng. Sử dụng phương pháp cận dưới của thang đo thanh toán, ký hiệu N là số hộ gia đình trong mẫu, tj là mức trả (j có giá trị từ 0 cho tới j, trong đó j là mức trả cao nhất, và t0 bằng 0). Xác suất hộ trả lời “có” bằng tổng số hộ khẳng định mức sẵn lòng trả theo từng mức. Ký hiệu hj là số hộ gia đình có mức WTP lớn hơn hoặc bằng tj. Tổng số hộ gia đình trong mẫu có mức WTP lớn hơn hoặc bằng tj là:

1

J

j kk j

n h

Hàm số được viết:

( ) j

j

nS t

N

Page 140: Lời nói đầu - udn.vn

136 Trần Hữu Tuấn, Võ Việt Hùng, Bùi Đức Tính, Nguyễn Văn Toàn

Từ phân tích trên:

1 1 0 0( )j j j j j j jz y t z y

Do đó:

j jzWTP

Giả sử j

có giá trị trung bình 0 và phương sai

2

2

, giá

trị WTP trung bình sẽ được tính dựa vào công thức:

10

( )J

j j jj

MeanWTP S t t t

Kết quả điều tra hộ được thể hiện ở Bảng 6.

Bảng 6. Các mức giá được hỏi cho việc bảo tồn RNM

Các mức giá (đ)

Số người được hỏi

Số câu trảlời “có”

Cơ cấu % Xác suất

“có” Cận dưới

(đ)

10.000 54 45 0,83 0,09 879

50.000 55 41 0,75 0,13 6.717

100.000 54 33 0,61 0,17 16.667

200.000 54 24 0,44 0,26 51.852

300.000 54 10 0,19 0,19 55.556

Tổng 271 153 131.670

Dựa vào số liệu trên, chúng tôi ước lượng được giá sẵn lòng trả (WTP) trung bình trên một hộ cho việc phục hồi RNM đầm Thị Nại là 131.670 đồng. Với dân số của địa bàn nghiên cứu năm 2012 khoảng 111.140 hộ. Tổng giá sẵn lòng của người dân ở địa bàn nghiên cứu là 14,63 tỷ đồng. Với mục tiêu bảo tồn và phục hồi 150 ha (theo đề xuất của Dự án ACCCRN), như vậy mức sẵn lòng trả trên một ha sẽ là 97,63 triệu đồng/ha.

3.2.2. Ước tính chi phí của việc Phục hồi RNM

Việc Phục hồi RNM được tiến hành trên diện tích 150 ha rừng ngập mặn ở đầm Thị Nại và được tài trợ bởi Dự án ACCCRN. Thời gian cần để hoàn thành việc trồng rừng ngập mặn cho 150 ha trên đầm Thị Nại được ước tính trong 5 năm. Do vậy, tác giả sử dụng 5 năm làm thời gian để đánh giá lợi ích và chi phí của dự án Phục hồi rừng ngập mặn.

Việc chọn khoảng thời gian 5 năm cho vòng đời của việc phân tích chi phí lợi ích vì hai lý do sau: Thứ nhất việc phục hồi RNM ở đầm Thị Nại với mục đích là rừng phòng hộ (nên không tính đến chu kỳ kinh doanh như đối với rừng sản xuất thông thường là 22 năm). Thứ hai, xuất phát từ thực tế dự án Phục hồi RNM đầm Thị Nại (Dự án ACCCRN [3]) có thời gian thực hiện trong 5 năm. Vì thế chúng tôi chọn khoảng thời gian 5 năm được chọn cho mục đích phân tích chi phí lợi ích trong nghiên cứu này.

Theo Ban quản lý Dự án ACCCRN, chi phí bảo tồn và phục hồi RNM được định mức 56,4 triệu trên 1 ha cho giai đoạn 3 năm đầu phục hồi. Sau đó chi phí cho các năm tiếp theo được định mức theo quy định của Nhà nước về mức nhận khoáng bảo vệ rừng là 200 ngàn đồng/ha/năm.

3.2.3. Phân tích chi phí lợi ích của phương án Phục hồi RNM

Theo định mức về chi phí phục hồi RNM ở đầm Thị Nại thì chi phí trung bình cho giai đoạn 3 năm đầu là 18,8 triệu đồng/ha/năm; chi phí cho việc bảo vệ của các năm

tiếp theo là 200 ngàn đồng/ha/năm.

Lợi ích của việc Phục hồi RNM là giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn và phục hồi RNM đầm Thị Nại là 97,63 triệu đồng/ha được tính một lần (kết quả của phương pháp CVM, xem kết quả tính toán từ nghiên cứu [4]. Với suất chiết khấu r =10%, kết quả phân tích chi phí lợi ích của phương án Phục hồi RNM được tính toán ở Bảng 7.

Bảng 7. Chi phí lợi ích của phương án Phục hồi RNM

NămChi phí/ha

(C) Lợi ích/ ha (B)

Suất ch.khấu 10%

PVC PVB NPV

1 18,80 97,63 0,91 17,09 88,75 71,66

2 18,80 0 0,83 15,54 0 -15,54

3 18,80 0 0,75 14,12 0 -14,12

4 0,02 0 0,68 0,14 0 -0,14

5 0,02 0 0,62 0,13 0 -0,12

Cộng 56,80 97,63 47,01 88,75 41,74

Các chỉ số sinh lợi

NPV 41,74

IRR 0,43

BCR 1,89

3.3. So sánh chi phí lợi ích của hai phương án

Để có cơ sở để đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu và đưa ra khuyến nghị chính sách cho chính quyền trong việc quản lý tài nguyên đầm Thị Nại, chúng tôi tiến so sánh một số chỉ tiêu hiệu quả của hai phương án. Kết quả so sánh được thể hiện ở Bảng 8.

Bảng 8. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả giữa 2 phương án

ĐVT Suất chiết khấu (%)

5 10 15

Phương án Phát triển NTTS (1)

NPV Tr.đ 17,88 15,66 13,84

BCR Lần 1,12 1,12 1,12

Phương án Phục hồi RNM (2)

NPV Tr.đ 41,46 41,73 41,75

BCR Lần 1,80 1,89 1,97

So sánh (2 so với 1)

NPV Tr.đ 23,58 26,08 27,91

BCR Lần 0,68 0,77 0,85

Từ giá trị NPV tính được của hai phương án, chúng ta thấy rằng NPV của phương án Phục hồi RNM đạt giá trị cao hơn so với phương án Phát triển NTTS, đồng thời tỷ số BCR của phương án Phục hồi RNM là xấp xỉ 2 (trong khi BCR của phương án Phát triển NTTS chỉ lớn hơn 1). Từ những chỉ tiêu hiệu quả tính được trên, có cơ sở để chúng ta có thể kết luận rằng phương án Phục hồi RNM trên đầm Thị Nại là đáng được đầu tư và thực hiện.

Kết quả phân tích độ nhạy với việc sử dụng các suất chiết khấu khác nhau thu được giá trị NPV của 3 kịch bản (với 3 mức lãi suất khác nhau) cho thấy rằng, mặc dù sử dụng các suất chiết khấu khác nhau, nhưng đều cho giá trị NPV và BCR của phương án Phục hồi RNM cao hơn so với phương án Phát triển NTTS. Từ đó có cơ sở để kết luận rằng so với hiện trạng, đất ngập nước ở đầm Thị Nại được sử dụng cho mục đích phục hồi RNM là tối ưu hơn và đáng được thực hiện.

Page 141: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 137

4. Kết luận và gợi ý chính sách

4.1. Kết luận

Nghiên cứu tiến hành phân tích chi phí lợi ích của 2 phương án sử dụng tài nguyên mặt nước đầm Thị Nại gồm: (1) Phát triển NTTS và (2) Phục hồi RNM.

Kết quả phân tích chi phí lợi ích cho thấy phương án Phục hồi RNM đáng được lựa chọn hơn so với việc Phát triển NTTS như hiện tại. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu là thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và chính quyền địa phương nhìn nhận việc phục hồi và bảo tồn RNM trên đầm Thị Nại không những mang lại những lợi ích trước mắt cho người dân địa phương, mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

4.2. Khuyến nghị chính sách

Kết quả thu được khẳng định vai trò của việc phục hồi RNM: không chỉ cung cấp giá trị kinh tế lớn hơn, mà còn tạo ra các dịch vụ môi trường quan trọng hơn so với các hoạt động kinh tế khác, cụ thể là trường hợp nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra RNM còn mang lại những giá trị cho người dân như cung cấp thực phẩm: hải sản, lâm sản… Tác giả đưa ra một số kiến nghị chính sách đối với chính quyền địa phương:

- Vì những giá trị kinh tế mà RNM mang lại, các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội cần tiến hành các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của RNM đối với người dân và cộng đồng. Giúp người dân hiểu rõ hơn về những giá trị sinh thái, môi trường mà mình đang được hưởng, từ đó góp phần thay đổi cách nhìn nhận và thái độ của người dân đối với việc phục hồi và bảo tồn RNM.

- Chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về vấn đề biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của phục hồi RNM, như là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm thích ứng và giảm thiểu tối đa tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Phục hồi RNM mang lại nhiều lợi ích cho các cộng

đồng, do đó việc phục hồi RNM cần khuyến khích các bên liên quan cùng tham gia, đặc biệt đối với các hộ gia đình tham gia NTTS trên đầm Thị Nại. Kết quả cho thấy các ao nuôi trồng thủy sản có RNM trên bờ ao sẽ tiết kiệm được chi phí cho các hộ gia đình do rừng ngập mặn bảo vệ bờ của ao từ sóng và nước biển dâng, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Hoạt động NTTS có cây ngập mặn trên đập sẽ cung cấp nước sạch và ít dịch bệnh hơn cho các hộ nuôi trồng, do vậy chính quyền địa phương nên khuyến khích các hộ gia đình trồng RNM trên các ao nuôi của mình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện Hải dương học Nha Trang (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định, Đề tài khoa học cấp Nhà nước (2008-2010).

[2] Trần Thị Thu Hà và các cộng sự (2005), Điều tra khảo sát và nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái, sử dựng hợp lý và bảo tồn nguồn lợi vùng Cồn Chim – đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định, Báo cáo NCKH, UBND tỉnh Bình Định, 2005.

[3] Dự án ACCCRN (2012). Dự án “Dịch vụ hệ sinh thái tạo Khả năng Chống chịu với BĐKH ở thành phố Quy Nhơn”. Báo cáo toàn văn, Dự án điều phối bởi Văn phòng Điều phối BĐKH tỉnh Bình Định (CCCO).

[4] Trần Hữu Tuấn (2013), Định giá các giá trị kinh tế việc bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, Tạp chí KH&CN, Đại học Đà Nẵng, số 11 (72), 2013, trang 88-94.

[5] Mitchell, R.C. and Carson, R.T. 1989, Using Surveys to Value Public Goods: The contingent valuation method, Resources for the Future: Washington DC.

[6] Phạm Khánh Nam (2001), Đánh giá giá trị giải trí của khu bảo tồn biển Hòn Mun - Nha Trang, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

[7] Đinh Đức Trường (2009), Đánh giá giá trị phi sử dụng của đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên nhị phân, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số tháng 8, Hà Nội.

[8] Đặng Lê Hoa và Nguyễn Thị Ý Ly (2010), Xác định WTP cho việc bảo tồn vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát ở tỉnh Tây Ninh, Báo cáo EEPSEA.

[9] Haab, T.C. và McConnell, K.E. (2002), Valuing environmental and natural resource-the econometrics of non-market valuation, Edward Elgar, USA.

(BBT nhận bài: 23/12/2014, phản biện xong: 03/03/2015)

Page 142: Lời nói đầu - udn.vn

138 Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Hương

LẬP BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH THEO GIÁ CƠ BẢN: CÁCH TIẾP CẬN TỪ BẢNG CUNG ỨNG VÀ BẢNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM

ESTABLISHING THE INPUT-OUTPUT TABLE AT BASIC PRICES: AN APPROACH FROM THE SUPPLY TABLE AND USE TABLE

Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Hương

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected], [email protected]

Tóm tắt - Trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm cácbảng cung ứng, bảng sử dụng và bảng Input - Output (IO). Cácbảng này liên quan trước tiên đến tài khoản sản xuất và đến dãycác tài khoản của các khu vực thể chế. Bảng IO được xây dựngtrên số liệu của bảng cung ứng và sử dụng sản phẩm (SUT) theomột số giả thiết đặt ra. Bảng IO là một công cụ quan trọng trongphân tích kinh tế vĩ mô. Do vậy, người nghiên cứu cần nắm vữngcác nguyên tắc lập bảng, các giả thiết sử dụng để hiểu được nộidung, bản chất và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng IO. Bàiviết này trình bày quá trình lập bảng IO: đầu tiên, là quá trình lậpSUT theo giá cơ bản; tiếp theo là cách sử dụng giả thiết công nghệngành sản phẩm, giả thiết công nghệ ngành kinh tế trong quá trìnhchuyển đổi SUT theo giá cơ bản sang bảng IO theo giá cơ bản.

Abstract - The System of National Accounts (SNA) consists of thesupply table, the use table and the Input - Output Table. The tablesare related to the production account and the accounts ofinstitutions. The Input - Output Table is built on Suply and UseTable (SUT) with some assumptions. The Input - Output Table isan important tool in macroeconomic analysis. Therefore, theresearcher should understand the principles of tabulation, theassumptions used to understand the content, nature and therelationship between the targets in the IO table This article presentsthe method of establishing SUT table at basic prices, how to useproduct technology assumptions, industry technology assumptionsto tranfer SUT at basic prices to IO Table at basic prices.

Từ khóa - giả thiết công nghệ sản phẩm; giả thiết công nghệ ngànhkinh tế; Bảng IO; bảng SUT; giá cơ bản.

Key words - product technology assumption; industry technologyassumption; Input-Output table; SUT table; basic price.

1. Đặt vấn đề

Bảng IO là công cụ phân tích kinh tế quan trọng và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế vĩ mô như: phân tích cơ cấu sản xuất, cơ cấu nhu cầu sản phẩm, phân tích giá... và ngày nay còn được sử dụng trong phân tích môi trường.

Lập bảng IO là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải dựa trên nhiều nguồn số liệu điều tra và trải qua nhiều công đoạn xử lý số liệu trung gian. Quá trình xử lý này tùy thuộc vào các loại giá và các giả thiết khác nhau được sử dụng để hình thành nhiều dạng bảng IO khác nhau. Tương ứng từng dạng bảng IO thì các chỉ tiêu trên bảng có ý nghĩa khác nhau. Nắm vững các nguyên tắc lập bảng, các giả thiết sử dụng để hiểu được nội dung, bản chất và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng IO là điều kiện quan trọng trong phân tích IO.

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có một tài liệu nào giới thiệu một cách có hệ thống các vấn đề trên. Bài viết này trình bày một cách hệ thống quá trình xây dựng bảng IO, việc sử dụng giả thiết công nghệ ngành kinh tế, giả thiết công nghệ ngành sản phẩm trong quá trình chuyển đổi Bảng SUT sang bảng IO (dạng ngành sản phẩm x ngành sản phẩm) theo giá cơ bản. Từ đó, giúp cho các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tiếp cận bảng IO hiểu rõ hơn về các số liệu hình thành trong bảng IO của Việt nam đã lập qua các năm (1989, 1996, 2000, 2007) để có thể sử dụng các số liệu này trong phân tích kinh tế vĩ mô một cách chính xác nhất. bảng IO Việt Nam năm 2007 được lập trên cơ sở bảng cung ứng và sử dụng sản phẩm (SUT) với kích cỡ 138 ngành sản phẩm và 112 ngành kinh tế. Vì vậy bảng IO năm 2007 có kích cỡ 138 x 138 ngành sản phẩm [4, tr.5]. Giả thiết công nghệ ngành sản phẩm được áp dụng khi xây dựng IO Việt Nam năm 2007 [4, tr.10].

2. Cơ sở lý thuyết

Quá trình lập bảng IO cần dựa trên hai vấn đề cơ bản: giá và các giả thiết.

Trong SNA, có 3 loại giá được sử dụng: giá cơ bản, giá sản xuất, giá sử dụng cuối cùng (giá người mua). Mối quan hệ giữa 3 loại giá được thể hiện như sau:

Giá cơ bản Thuế sản phẩm

Giá sản xuất Chi phí lưu thông

Giá sử dụng

Giá sản xuất là giá trên một đơn vị sản phẩm mà người sản xuất nhận được ở người mua, trong đó không bao gồm thuế sản phẩm và chi phí lưu thông.

Giá sản xuất = Giá cơ bản + Thuế sản phẩm

Giá sử dụng cuối cùng = Giá sản xuất + Chi phí lưu thông (chi phí cho vận tải và thương mại).

Bảng cung ứng được lập theo giá cơ bản, bảng sử dụng được lập theo giá người mua. Do vậy, để lập SUT theo giá cơ bản thì phải xử lý giá trên bảng sử dụng, nghĩa là phải tách chi phí lưu thông và thuế sản phẩm từ bảng sử dụng theo giá người mua đó.

Vấn đề tiếp theo trong quá trình lập bảng IO từ SUT là các giả thiết. Bảng SUT được xây dựng dạng (ngành sản phẩm x ngành kinh tế). Dữ liệu trong Bảng SUT cho biết giá trị sản xuất theo ngành kinh tế, giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm và việc sử dụng giá trị sản xuất của một ngành sản phẩm vào các mục đích khác nhau (sử dụng trung gian, sử dụng cuối cùng). Nhưng SUT lại cho biết thành phần chi phí đầu vào trong giá trị sản xuất của một ngành kinh tế. Còn bảng IO được xây dựng dạng (ngành sản phẩm x ngành sản phẩm). Dữ liệu trong bảng IO, nếu xét theo cột, lại cho biết thành phần chi phí đầu vào trong

Page 143: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 139

giá trị sản xuất của một ngành sản phẩm; nếu xét theo dòng lại cho biết việc sử dụng giá trị sản phẩm vào các mục đích khác nhau (sử dụng trung gian, sử dụng cuối cùng). Cho nên khi đồng nhất số liệu giữa hai bảng, cần dựa trên hai giả thiết: giả thiết công nghệ ngành sản phẩm và giả thiết công nghệ ngành kinh tế.

Giả thiết công nghệ sản phẩm: Mỗi sản phẩm có thể được sản xuất từ nhiều ngành kinh tế khác nhau. Giả thiết rằng sản phẩm được sản xuất bởi bất kỳ ngành nào cũng đều có công nghệ như nhau (cơ cấu chi phí như nhau).

Giả thiết công nghệ ngành kinh tế: Mỗi ngành kinh tế có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhưng công nghệ sản xuất (cơ cấu chi phí để sản xuất) các loại sản phẩm khác nhau trong cùng một ngành thì như nhau.

Do vậy, sử dụng giả thiết khác nhau thì hình thành nên các bảng IO khác nhau.

3. Quá trình thực hiện lập bảng IO (giá cơ bản)

Bảng IO được xây dựng từ Bảng cung ứng sản phẩm, Bảng sử dụng sản phẩm. Để thuận lợi cho việc theo dõi quá

trình chuyển đổi từ Bảng SUT sang bảng I/O một cách hệ thống, bài viết sử dụng số liệu minh họa cụ thể ở Bảng 1 và Bảng 2 (Đơn vị tính: đơn vị tiền tệ).

Bảng cung ứng sản phẩm (Bảng 1) là bảng thu thập số liệu về sản phẩm được các ngành sản xuất ra và cung ứng cho nền kinh tế. Bảng cung ứng sản phẩm cho biết thông tin về kết quả sản xuất của nền kinh tế theo sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm được sản xuất (sản xuất nội địa và nhập khẩu).

Theo Bảng 1, giá trị sản xuất theo giá cơ bản mà các ngành kinh tế Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ sản xuất tương ứng là 165, 104, 162.

Tổng cung (gồm sản xuất nội địa và nhập khẩu) các sản phẩm Gạo, Máy, Thương mại và vận tải theo giá cơ bản tương ứng là: 195; 96; 62. Trong đó, giá trị sản phẩm Thương mại và vận tải sản xuất là 62, được dùng để lưu thông sản phẩm Gạo là 33, sản phẩm Máy là 27, còn lại 2 cho tiêu dùng cuối cùng của Hộ gia đình. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm cho các sản phẩm Gạo, Máy tương ứng là: 13;7. Tổng cung các sản phẩm Gạo, Máy, Thương mại và vận tải theo giá sử dụng tương ứng là: 241; 130; 2

Bảng 1. Bảng cung ứng sản phẩm theo giá cơ bản

Ngành kinh tế GO sản phẩm (giá CB)

Nhập khẩu

Tổng cung (giá CB)

Chi phí TM&VT

Thuế SP trừ trợ cấp

Tổng cung (giá SD) NN CN DV

(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)+(3) (5) (6)=(4)+(5) (7) (8) (9)=(6)+(7)+(8)

Ngà

nh S

P

(1) Gạo 156 24 0 180 15 195 33 13 241

(2) Máy 9 80 0 89 7 96 27 7 130

(3) TM&VT 0 0 62 62 0 62 -60 0 2

GO ngành (giá CB) 165 104 62

Bảng 2. Bảng sử dụng sản phẩm theo giá sử dụng

Tiêu dùng trung gian (giá SD) Tổng

TDTG

Sử dụng cuối cùng (giá SD) Tổng sử dụng (giá SD) NN CN DV HGĐ CP Đầu tư Xuất khẩu

(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)+(3) (5) (6) (7) (8) (9)=(4)+...+(8)

Ngà

nh S

P

(1) Gạo 25 35 13 73 100 0 40 28 241

(2) Máy 32 20 10 62 49 10 0 9 130

(3) TM&VT 0 0 0 0 2 0 0 0 2

IC (giá sử dụng) 57 55 23

VA (giá cơ bản) 108 49 39

GO (giá cơ bản) 165 104 62

Bảng sử dụng sản phẩm (Bảng 2) cung cấp thông tin về sử dụng sản phẩm và dịch vụ trong nền kinh tế. Bao gồm ba khối: Khối thứ nhất bên trái ghi các sản phẩm được các ngành kinh tế tiêu dùng trong quá trình sản xuất (tiêu dùng trung gian); khối thứ hai bên phải ghi các sản phẩm dùng trong sử dụng cuối cùng; khối thứ ba phía dưới bên trái ghi giá trị gia tăng. Các cột phân theo ngành kinh tế và dòng phân theo ngành sản phẩm. Trong bảng sử dụng, cả giá trị sản phẩm sử dụng cuối cùng lẫn giá trị sản phẩm tiêu dùng trung gian đều được tính theo giá người mua.

Xét theo hàng, giá trị sản phẩm Gạo; Máy; Thương mại và vận tải được sử dụng trung gian (sản xuất của các ngành) và sử dụng cuối cùng (Tiêu dùng cuối cùng của Hộ gia đình, Tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, Đầu tư hay tích

lũy tài sản, Xuất khẩu).

3.1. Lập SUT theo giá cơ bản

Trên thực tế, có thể lập bảng IO trực tiếp từ Bảng Nguồn và Bảng Sử dụng ,mà không nhất thiết phải lập bảng SUT, rồi từ đó mới lập được bảng IO. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc tiếp cận một cách có hệ thống, bài viết trình bày nội dung và phương pháp lập bảng SUT theo giá cơ bản.

Bước 1: Tách chi phí thương mại và vận tải ra khỏi các phần tử trên Bảng sử dụng theo giá sử dụng, được Bảng sử dụng theo giá sản xuất.

Theo Bảng 1, phí thương mại và vận tải cho sản phẩm Gạo là 33; chứa đựng trong giá trị sản phẩm Gạo sử dụng vào các mục đích khác nhau mà rất khó để có số liệu cụ thể cho từng loại. Do vậy, có thể ước lượng khoản chi phí này

Page 144: Lời nói đầu - udn.vn

140 Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Hương

theo tỷ lệ sử dụng sản phẩm vào các mục đích khác nhau (3,42 = 33*25/241). Tương tự, tách phí thương mại và vận tải cho sản phẩm Máy. Kết quả cho ở Bảng 3.

Tách phí thương mại và vận tải, đưa vào dòng sản phẩm Thương mại và vận tải; giá trị sản phẩm Gạo, Máy (giá sản xuất) được tính từ giá trị sản phẩm Gạo, Máy (giá sử dụng)(Bảng 1) trừ đi phí thương mại và vận tải (Bảng 3);

được Bảng sử dụng theo giá sản xuất (Bảng 4).

Như vậy, nếu tính theo giá sử dụng, ngành Nông nghiệp sử dụng sản phẩm Gạo: 25; Máy: 32 (Bảng 2). Nếu tính theo giá sản xuất, ngành Nông nghiệp sử dụng sản phẩm Gạo: 21.58; Máy: 25.35; Thương mại và vận tải: 10.07 (Bảng 4).

Bảng 3. Bảng tách phí thương mại và vận tải

Tiêu dùng trung gian Tổng

TDTG

Sử dụng cuối cùng (giá SD) Chi phí

TM&VT NN CN DV HGĐ CP Đầu tư Xuất khẩu

(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)+(3) (5) (6) (7) (8) (9)=(4)+...+(8)

Ngà

nh S

P (1) Gạo 3,42 4,79 1,78 10,00 13,69 0,00 5,48 3,83 33

(2) Máy 6,65 4,15 2,08 12,88 10,18 2,08 0,00 1,87 27

(3) TM&VT

Cộng 10,07 8,95 3,86 22,87 23,87 2,08 5,48 5,70 60,00

Bảng 4. Bảng sử dụng theo giá sản xuất

Tiêu dùng trung gian (giá SX) Tổng

TDTG

Sử dụng cuối cùng (giá SX) Tổng sử dụng

(giá SX) NN CN DV HGĐ CP Đầu tư Xuất khẩu

(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)+(3) (5) (6) (7) (8) (9)=(4)+...+(8)

Ngà

nh S

P

(1) Gạo 21,58 30,21 11,22 63,00 86,31 0,00 34,52 24,17 208

(2) Máy 25,35 15,85 7,92 49,12 38,82 7,92 0,00 7,13 103

(3) TM&VT 10,07 8,95 3,86 22,87 25,87 2,08 5,48 5,70 62

IC (giá sản xuất) 57 55 23

VA (giá cơ bản) 108 49 39

GO (giá cơ bản) 165 104 62

Bước 2: Tách thuế sản phẩm trừ trợ cấp ra khỏi các phần tử trong Bảng sử dụng theo giá sản xuất, sẽ được Bảng sử dụng theo giá cơ bản.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp trên tổng giá trị sản phẩm Gạo là 13 (Bảng 1), chứa đựng trong giá trị sản phẩm Gạo sử dụng vào các mục đích khác nhau, mà rất khó để có số liệu cụ thể cho từng loại. Do vậy, có thể ước lượng khoản thuế này theo tỷ lệ sử dụng sản phẩm vào các mục đích khác nhau (1,35 = 13 *21,58/208). Tương tự, tách Thuế sản phẩm trừ trợ cấp trên tổng giá trị sản phẩm Máy. Kết quả cho ở Bảng 5.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp của từng ngành kinh tế sau khi tách ra khỏi giá sản xuất được ghi một dòng riêng (dòng

6 Bảng 6); giá trị sản phẩm Gạo, Máy (giá cơ bản) được tính từ giá trị sản phẩm Gạo, Máy (giá sản xuất) (Bảng 4) trừ đi thuế sản phẩm trừ trợ cấp (Bảng 5), được Bảng sử dụng theo giá cơ bản (Bảng 6).

Như vậy, nếu tính theo giá sử dụng, ngành Nông nghiệp sử dụng Gạo: 25; Máy: 32 (Bảng 2). Nếu tính theo giá sản xuất, ngành Nông nghiệp sử dụng Gạo: 21,58; Máy: 25,35; Thương mại và vận tải: 10,07 (Bảng 4). Nếu tính theo giá cơ bản, ngành Nông nghiệp sử dụng Gạo: 20,23; Máy: 23,63; Thương mại và vận tải: 10,07; Thuế: 3,07 (Bảng 6).

Bước 3: Ghép Bảng cung ứng và Bảng sử dụng theo giá cơ bản thành SUT theo giá cơ bản (Bảng 7).

Bảng 5. Bảng tách thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Tiêu dùng trung gian Tổng

TDTG

Sử dụng cuối cùng (giá SD) Thuế trừ

trợ cấp NN CN DV HGĐ CP Đầu tư Xuất khẩu

(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)+(3) (5) (6) (7) (8) (9)=(4)+...+(8)

Ngà

nh S

P

(1) Gạo 1,35 1,89 0,70 3,94 5,39 0,00 2,16 1,51 13

(2) Máy 1,72 1,08 0,54 3,34 2,64 0,54 0,00 0,48 7

(3) TM&VT 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0

Cộng 3,07 2,96 1,24 7,28 8,03 0,54 2,16 1,99 20

Bảng 6. Bảng sử dụng theo giá cơ bản

Tiêu dùng TG (giá cơ bản) Tổng

TDTG

Sử dụng cuối cùng (giá cơ bản) Tổng sử dụng

(giá cơ bản) NN CN DV HGĐ CP Đầu tư Xuất khẩu

(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)+(3) (5) (6) (7) (8) (9)=(4)+...+(8)

Ngà

nh

SP (1) Gạo 20,23 28,32 10,52 59,07 80,91 0,00 32,37 22,66 195

(2) Máy 23,63 14,77 7,38 45,78 36,18 7,38 0,00 6,65 96

Page 145: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 141

(3) TM&VT 10,07 8,95 3,86 22,87 25,87 2,08 5,48 5,70 62

IC (giá cơ bản) 54 52 22

VA (giá cơ bản) 108 49 39

Thuế được tách 3,07 2,96 1,24

GO (giá cơ bản) 165 104 62

Bảng 7. SUT theo giá cơ bản

Ngành kinh tế Ngành sản phẩm Sử dụng cuối cùng GO

NN CN DV Gạo Máy TM&VT HGĐ CP Đầu tư XK-NK

Ngà

nh NN 156 9 0 165

CN 24 80 0 104

DV 0 0 62 62

Sản

phẩ

m

Gạo 20 28 11 81 0 32 8 180

Máy 24 15 7 36 7 0 0 89

TM&VT 10 9 4 26 2 5 6 62

Thuế 3 3 1

VA 108 49 39

GO 165 104 62 180 89 62

3.2. Lập bảng IO từ bảng SUT

Từ Bảng 7, có thể xác định các ma trận:

- Ma trận D: cơ cấu ngành của sản phẩm (theo cột);

- Ma trận E: cơ cấu sản phẩm của ngành (theo hàng);

-Ma trận U: các thành phần chi phí trong GO của từng

ngành kinh tế (theo cột);

3.2.1. Lập bảng IO sử dụng giả thiết công nghệ ngành sản phẩm

Theo giả thiết công nghệ ngành sản phẩm thì sản phẩm được sản xuất bởi bất kỳ ngành nào cũng đều có công nghệ như nhau (cơ cấu chi phí như nhau).

Nếu điều này xảy ra thì thực tế sẽ tồn tại một ma trận A = (A1, A2, A3). Trong đó: A1 cho biết đầu vào của ngành sản phẩm Gạo mà không phân biệt ngành kinh tế nào sản xuất; A2 cho biết đầu vào của ngành sản phẩm Máy, mà không phân biệt ngành kinh tế nào sản xuất; A3 cho biết đầu vào của ngành sản phẩm Thương mại và vận tải, mà không phân biệt ngành kinh tế nào sản xuất.

Theo ma trận D thì trong nền kinh tế: Sản phẩm Gạo do 2 ngành sản xuất: Nông nghiệp (87%), Công nghiệp (13%), Sản phẩm Máy do 2 ngành sản xuất: Nông nghiệp (10%), Công nghiệp (90%), Sản phẩm Thương mại & Vận tải chỉ do Ngành dịch vụ sản xuất (100%).

Do vậy, toàn bộ giá trị sản phẩm mà các ngành sản xuất ra được xác định như sau:

Ngành Nông nghiệp sản xuất sản phẩm gạo (87%), sản phẩm máy (10%), không sản xuất dịch vụ. Cho nên, toàn bộ giá trị sản phẩm do ngành nông nghiệp tạo ra là:

U1 = 0.87*A1+ 0.10*A2+ 0.00*A3 = 165

Ngành Công nghiệp sản xuất sản phẩm gạo (13%), sản phẩm máy (90%), không sản xuất sản phẩm dịch vụ. Cho nên, toàn bộ giá trị sản phẩm do ngành công nghiệp tạo ra là:

U2 = 0.13*A1+ 0.90*A2+ 0.00*A3 = 104

Ngành Dịch vụ chỉ sản xuất dịch vụ thương mại và vận tải, nên toàn bộ giá trị sản phẩm do ngành dịch vụ tạo ra là:

U3 = 0.00*A1+ 0.00*A2+ 1.00*A3 = 62.

Có thể viết các mối quan hệ trên dưới dạng ma trận như sau:

U = A * D’ (D’ là ma trận chuyển vị của ma trận D)

Suy ra: A = U * D’-1. Vậy:

Sau khi tính được ma trận A, kết hợp số liệu về tiêu dùng cuối cùng trong SUT (Bảng 1), tiến hành xây dựng bảng IO theo giá cơ bản trên Bảng 8.

Bảng 8. Bảng IO theo giả thiết công nghệ sản phẩm

Ngành sản phẩm TDCC GO

Gạo Máy TM&VT

Ngành

sản

phẩm

Gạo 20 28 11 121 180

Máy 26 13 7 43 89

TM&VT 11 8 4 39 62

TX 3 3 1

VA 120 37 39

GO 180 89 62

0,95 0,05 0,00

E 0, 23 0, 77 0,00

0,00 0, 00 1,00

20 28 11

24 15 7

U = 10 9 4

3 3 1

108 49 39

0,87 0,10 0,00

D = 0,13 0,90 0,00

0,00 0,00 1,00

20 28 11

26 13 7

A = 11 8 4

3 3 1

120 37 39

Page 146: Lời nói đầu - udn.vn

142 Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Hương

3.2.2. Lập bảng IO sử dụng giả thiết công nghệ ngành kinh tế

Theo giả thiết công nghệ ngành kinh tế thì công nghệ sản xuất (cơ cấu chi phí để sản xuất) các loại sản phẩm khác nhau trong cùng một ngành thì như nhau.

Nếu điều này xảy ra thì theo ma trận E và ma trận U: Ngành Nông nghiệp sản xuất 2 sản phẩm Gạo (95%), Máy (5%) đều có thành phần chi phí đầu vào như nhau là U1; ngành Công nghiệp sản xuất 2 sản phẩm Gạo (23%), Máy (77%) đều có thành phần chi phí đầu vào như nhau là U2; Ngành Dịch vụ sản xuất sản phẩm Thương mại &Vận tải có thành phần chi phí là U3. Giá trị các sản phẩm Gạo; Máy; Thương mại &Vận tải được sản xuất tương ứng là: 180; 89; 62.

Giả sử tồn tại một ma trận A = (A1, A2, A3). Trong đó: A1, A2, A3 lần lượt chỉ ra đầu vào của ngành sản phẩm Gạo, Máy, Thương mại và vận tải, mà không phân biệt ngành kinh tế nào sản xuất

Đầu vào cho sản xuất sản phẩm gạo; máy; thương mại và vận tải được xác định tương ứng là:

A1 = 0,95 U1 + 0,23 U2 + 0,00 U3

A2 = 0,05 U1 + 0,77 U2 + 0,00 U3

A3 = 0,00 U1 + 0,00 U2 + 1,00 U3

Có thể viết các mối quan hệ trên dưới dạng ma trận như sau: U* E = A. Vậy:

Sau khi tính được ma trận A, sử dụng số liệu về tiêu dùng cuối cùng trong SUT (Bảng 1), tiến hành xây dựng Bảng IO theo giá cơ bản trên Bảng 9

Bảng 9. Bảng IO theo giả thiết công nghệ ngành

Ngành sản phẩm TDCC GO

Gạo Máy TM&VT

Ngành

sản

phẩm

Gạo 25 23 11 121 180

Máy 26 13 7 43 89

TM&VT 12 7 4 39 62

TX 4 2 1

VA 113 44 39

GO 180 89 62

4. Kết luận

Bài viết đã thực hiện lập bảng IO theo giá cơ bản (dạng ngành sản phẩm x ngành sản phẩm) với cách tiếp cận từ bảng cung ứng và bảng sử dụng sản phẩm. Số liệu trong các bảng dùng để minh họa cách tính qua từng bước. Kết quả cho thấy, với giả thiết khác nhau, cấu trúc đầu vào của sản phẩm (đầu vào trung gian, đầu vào cơ bản) trong từng bảng IO sẽ khác nhau. Bài viết này giúp cho các nhà nghiên cứu khi sử dụng bảng IO trong phân tích kinh tế vĩ mô hiểu được bản chất của các số liệu trong bảng và lưu ý đến giả thiết để có được số liệu trong bảng IO mà mình đang sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ronald E.Miller and Peter D.Blair (1985), Input- Output Analysis- Foundation and Extensions, Prentice- Hall.

[2] United Nations New York (1999), Handbook of input- outpu table compilation and analysis, Department for Economic and Social Affairs Statistics Division.

[3] Augustinovics (1970), “Methods of International and Intertemporal Comparisons of Structures”, Contributions to Input-output Analysis, Amsterdam, North-Holland P.C,Vol.1.

[4] Tổng cục thống kê (2010), Bảng cân đối liên ngành (Input- Output: I/O) của Việt Nam năm 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.

(BBT nhận bài: 15/04/2015, phản biện xong: 25/04/2015)

25 23 11

26 13 7

A = 12 7 4

4 2 1

113 44 39

Page 147: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 143

MỐI QUAN HỆ GIỮA HÌNH ẢNH QUỐC GIA XUẤT XỨ VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU: TRƯỜNG HỢP THƯƠNG HIỆU HONDA

TẠI THỊ TRƯỜNG XE MÁY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THE RELATIONSHIP BETWEEN COUNTRY- OF - ORIGIN IMAGE AND BRAND EQUITY:

A CASE OF HONDA IN THE MOTORBIKE MARKET IN DANANG CITY

Trần Trung Vinh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài viết nhằm đánh giá ảnh hưởng của hình ảnh quốc giaxuất xứ đến các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu, và ảnh hưởngcủa các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu đến giá trị thương hiệutổng thể. Dữ liệu mẫu được thu thập từ 291 khách hàng là chủ của cácsản phẩm xe máy mang thương hiệu Honda tại thành phố Đà Nẵng.Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính chỉ ra: (1) hình ảnh quốc gia xuấtxứ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cảm nhận, trung thànhthương hiệu và liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thươnghiệu; (2) chất lượng cảm nhận, trung thành thương hiệu và liên tưởngthương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu đều có ảnh hưởngthuận chiều đến giá trị thương hiệu tổng thể. Cuối cùng, các bình luậnvề kết quả nghiên cứu được trình bày.

Abstract - This paper is aimed at evaluating the effects of thecountry - of - origin image (COOI) on the components of brandequity and the effects of brand equity components on the overallbrand equity. Samples have been collected from 291 customers inDanang city, who own Honda motorbikes. The Structural EquationModeling (SEM) results indicate that (1) the country - of - originimage has significantly positive effects on the perceived quality,brand loyalty, and brand association combined with brandawareness; (2) perceived quality, brand loyalty, and brandassociation combined with brand awareness all exert favourableinfluences on the overall brand equity. Finally, some implications ofthe research findings are to be discussed.

Từ khóa - quốc gia xuất xứ; hình ảnh quốc gia xuất xứ; giá trịthương hiệu; Honda; Đà Nẵng

Key words - country of origin; country-of-origin image; brandequity; Honda; Danang.

1. Giới thiệu

Từ khi xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, giá trị thương hiệu dần trở thành một khái niệm quan trọng cho các tổ chức hiện đại và là chủ đề học thuật dành được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tiếp cận với giá trị thương hiệu, ngoài sự khám phá các yếu tố tạo nên nó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lường ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến sự tương tác của khách hàng như yêu mến thương hiệu và dự định mua. Ở chiều ngược lại, các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu cũng đã được khám phá khá rõ nét bởi nhiều nghiên cứu đi trước. Trong số này, có những nhân tố thuộc về năng lực của tổ chức (như các biến số marketing mix) nhưng cũng có những nhân tố khách quan, nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp (như hình ảnh quốc gia xuất xứ) của thương hiệu.

Thị trường xe máy Việt Nam là thị trường lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tại thị trường này, Honda có lợi thế cực lớn về thương hiệu với hàng loạt sản phẩm đã đi sâu vào tiềm thức khách hàng như Cub, 67, Dream... và cũng là thương hiệu dẫn đầu tuyệt đối, nắm giữ khoảng 60% thị phần với hai nhà máy sản xuất và 640 đại lý ủy quyền trên toàn quốc (Đức Huy, 2013). Liệu hình ảnh quốc gia xuất xứ của thương hiệu này là Nhật Bản có ảnh hưởng, có đóng góp như thế nào đến các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu trong tiến trình xây giá trị thương hiệu tổng thể, để rồi hiện tại Honda đang chiếm giữ một vị trí xứng đáng trong tâm trí của khách hàng Việt tại thị trường xe máy? Đây là nội dung mà bài báo đặt ra để nghiên cứu.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Các khái niệm nghiên cứu

Quốc gia xuất xứ (Country of origin)

Quốc gia xuất xứ được nhìn nhận là quốc gia mà sản

phẩm hoặc thương hiệu của nhà sản xuất có sự gắn liền với nó, biểu thị cho quốc gia mà khách hàng suy luận từ tên thương hiệu (Han & Terpstra, 1988). Ngày nay, với sự xuất hiện của các chuỗi giá trị quốc tế và sản xuất đa quốc gia, quốc gia xuất xứ được nghiên cứu như một cấu trúc đa chiều, gồm ít nhất hai thành phần: quốc gia xuất xứ của một thương hiệu (Country of origin of a Brand: COB) và quốc gia sản xuất (Country of Manufacture: COM) của cùng một thương hiệu (Chao, 1993). Theo Fetscherin & Toncar (2009), quốc gia xuất xứ của một thương hiệu (COB) là quốc gia mà thương hiệu được khởi nguồn và là nơi trụ sở công ty được đặt; trong khi đó, quốc gia sản xuất (COM) là quốc gia mà các sản phẩm được sản xuất và lắp ráp chủ yếu. Nghiên cứu này tiếp cận quốc gia xuất xứ theo quan điểm là nơi thương hiệu được khởi nguồn.

Hình ảnh quốc gia xuất xứ (Country of origin image)

Một trong những khái niệm đầu tiên về hình ảnh quốc gia xuất xứ là của Nagashima (1970). Ông đã tiếp cận hình ảnh quốc gia xuất xứ ở cấp độ vĩ mô và định nghĩa hình ảnh quốc gia xuất xứ là bức tranh, danh tiếng, hình mẫu mà khách hàng gắn cho sản phẩm của một quốc gia cụ thể. Hình ảnh này được tạo ra bởi các biến số như sản phẩm đại diện, những đặc trưng, nền kinh tế, chính trị, lịch sử và truyền thống của quốc gia đó (Nagashima, 1970). Ngược lại, Roth & Romeo (1992) xem xét hình ảnh quốc gia xuất xứ ở cấp độ sản phẩm và cho rằng hình ảnh quốc gia là nhận thức chung của khách hàng đối với các sản phẩm của một quốc gia cụ thể, dựa trên nhận thức trước đây về quốc gia đó với các điểm mạnh, điểm yếu của sản xuất và tiếp thị. Tương tự, một số nhà nghiên cứu xem hình ảnh quốc gia xuất xứ là nhận thức chung của khách hàng về chất lượng sản phẩm của quốc gia cụ thể (Han & Terstra, 1988). Ở bài viết này, hình ảnh quốc gia xuất xứ tiếp cận được

Page 148: Lời nói đầu - udn.vn

144 Trần Trung Vinh

nghiên cứu ở cấp độ sản phẩm.

Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu hay còn gọi là giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng (Customer-based brand equity) là một khái niệm quan trọng đối với các tổ chức hiện đại và là chủ đề học thuật được quan tâm, khảo sát trong những thập kỷ gần đây. Theo Keller (1993, tr.2), giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng là "hiệu ứng khác nhau của kiến thức thương hiệu dựa trên phản hồi của khách hàng đối với marketing của thương hiệu". Dù có khá nhiều mô hình đo lường giá trị thương hiệu, tuy vậy mô hình của Aaker (1991) là một trong số những mô hình được áp dụng phổ biến vì nó thể hiện sự đánh giá đầy đủ của khách hàng đối với thương hiệu và đặc biệt nó có thể được hiểu dễ dàng bởi khách hàng (Yoo & cs, 2000). Giá trị thương hiệu của Aaker (1991) gồm bốn yếu tố chính: chất lượng cảm nhận (perceived quality); nhận biết thương hiệu (brand awareness); liên tưởng thương hiệu (brand association) và trung thành thương hiệu (brand loyalty). Trong đó, do liên tưởng thương hiệu dẫn đến nhận biết thương hiệu nên Yoo & cs (2000) đã gộp chúng thành một, đó là liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu.

Chất lượng cảm nhận là “đánh giá của khách hàng về tổng thể chất lượng hoặc sự vượt trội của một sản phẩm hoặc dịch vụ” (Aạker, 1991, tr.85).

Nhận biết thương hiệu là “khả năng của một khách hàng tiềm năng nhận ra hoặc nhớ lại rằng một thương hiệu là thành viên của danh mục sản phẩm nhất định" (Aạker, 1991, tr.61).

Liên tưởng thương hiệu là “bất cứ điều gì liên kết trong bộ nhớ khách hàng về một thương hiệu và hình ảnh thương hiệu là một tập hợp các liên tưởng thương hiệu” (Aaker, 1991, tr.109).

Trung thành thương hiệu là “một sự ràng buộc hay cam kết sâu sắc của khách hàng đối với một thương hiệu” (Aaker, 1991, tr.39).

2.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu

2.2.1. Mối quan hệ giữa hình ảnh quốc gia xuất xứ với các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu

Các nghiên cứu đi trước cho thấy có mối liên hệ giữa hình ảnh quốc gia xuất xứ với chất lượng cảm nhận của khách hàng. Thật vậy, nghiên cứu của Haubl & Elrod (1999) đã chỉ ra rằng nhận thức của khách hàng về chất lượng của thương hiệu "Elan" của quốc gia Slovenia khi được sản xuất bên trong Slovenia cao hơn khi so với chính thương hiệu này nếu được thực hiện tại Đức. Tương tự, nghiên cứu của Lee & Schaninger (1996) đã thể hiện kết quả là ngay cả đối với các thương hiệu uy tín toàn cầu, nhận thức của khách hàng về chất lượng bị ảnh hưởng không chỉ bởi thương hiệu mà còn bởi nơi các sản phẩm đó được sản xuất. Các nghiên cứu của Hamzaoui & Merunka (2006), Pappu & cs (2005), Norouzi & cs (2011) cũng cho thấy giữa chất lượng cảm nhận với hình ảnh nước xuất xứ có mối quan hệ tích cực. Trên cơ sở này, giả thuyết được đề nghị nghiên cứu như sau:

H1a: Hình ảnh quốc gia xuất xứ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cảm nhận

Sanyal & Datta (2011) đã phân tích mối quan hệ giữa

quốc gia xuất xứ với các thành phần của giá trị thương hiệu và đã tìm thấy rằng nhận biết thương hiệu có mối quan hệ tích cực với hình ảnh quốc gia xuất xứ. Mặt khác, Papu (2005) tin rằng một yếu tố của hình ảnh thương hiệu có nguồn gốc từ quốc gia xuất xứ, đặc biệt là các thương hiệu đến từ một quốc gia được sản xuất cho khách hàng ở các quốc gia khác. Một số phân khúc thị trường mà khách hàng có kiến thức về quốc gia nơi thương hiệu đó khởi nguồn, khách hàng có những liên tưởng tích cực (tiêu cực) đến hình ảnh thương hiệu của quốc gia đó Aaker (1991). Đồng thời, Keller (1993) lập luận rằng quốc gia xuất xứ tạo ra liên tưởng thương hiệu thứ cấp cho thương hiệu. Kết quả nghiên cứu thực tế của Saydan (2013) đã chứng minh có sự tác động thuận chiều, trực tiếp từ hình ảnh quốc gia xuất xứ đến liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu. Dựa vào lý thuyết nền và kết quả nghiên cứu đi trước, giả thuyết dưới đây được đề nghị:

H1b: Hình ảnh quốc gia xuất xứ có ảnh hưởng tích cực đến liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu

Papu (2005) cho rằng hình ảnh của một quốc gia xuất xứ có trong khách hàng ảnh hưởng đến lòng trung thành của họ đối với các thương hiệu có nguồn gốc từ quốc gia đó. Tương tự, có những gợi ý trong lý thuyết về mối liên kết giữa quốc gia xuất xứ và lòng trung thành thương hiệu. Chẳng hạn, Kim & Chung (1997) tin rằng hình ảnh quốc gia thuận lợi có thể dẫn đến sự phổ biến của thương hiệu và từ đó góp phần tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Paswan & cs (2003) đã chứng minh rằng khách hàng có xu hướng trung thành đối với một đất nước chỉ vì họ trung thành với thương hiệu. Tương tự, các kết luận rút ra từ nghiên cứu của Saydan (2013) đã cho thấy hình ảnh quốc gia xuất xứ có ảnh hưởng tích cực đến trung thành thương hiệu. Do vậy, giả thuyết được đề nghị nghiên cứu như sau:

H1c: Hình ảnh quốc gia xuất xứ có ảnh hưởng tích cực đến trung thành thương hiệu

2.2.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu với giá trị thương hiệu

Theo Garvin (1983), chất lượng cảm nhận không phải là chất lượng thực sự của sản phẩm mà là sự đánh giá chủ quan của khách hàng; trong khi đó, chất lượng thực của sản phẩm được xác định trên cơ sở sản phẩm hoặc định hướng sản xuất. Chất lượng cảm nhận cao nghĩa là thông qua trải nghiệm lâu dài với thương hiệu, khách hàng nhận ra sự khác biệt, vượt trội của một thương hiệu. Điều này sẽ dẫn dắt khách hàng lựa chọn thương hiệu đó, chứ không phải là các thương hiệu cạnh tranh. Vì vậy, mức độ chất lượng cảm nhận của khách hàng càng cao thì giá trị thương hiệu sẽ được gia tăng. Các kết quả nghiên cứu thực tế của Buil & cs (2013), Yoo & cs (2000) đã chứng minh cho sự tác động thuận chiều của chất lượng cảm nhận đến giá trị thương hiệu. Vì vậy, giả thuyết được đề nghị như sau:

H2a: Chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu

Theo Yoo & cs (2000), nhận biết thương hiệu với các liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ sẽ tạo thành một hình ảnh thương hiệu cụ thể. Các liên tưởng thương hiệu thường là phức tạp, có kết nối với nhau và liên tưởng thương hiệu sẽ mạnh hơn khi nó được dựa vào nhiều hơn các kinh nghiệm

Page 149: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 145

hoặc những tiếp cận với truyền thông (Aaker, 1991). Liên tưởng thương hiệu mà kết quả nhận biết thương hiệu cao có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu vì nó có thể là một tín hiệu của chất lượng và cam kết; giúp khách hàng xem xét thương hiệu tại thời điểm mua, từ đó dẫn đến hành vi thuận lợi của khách hàng dành cho thương hiệu (Yoo & cs, 2000). Mối quan hệ tích cực giữa liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu và giá trị thương hiệu đã được kiểm định thực tế thông qua các nghiên cứu của Yoo & cs (2000), Saydan (2013). Vì vậy, giả thuyết được đề nghị như sau:

H2b: Liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu

Trung thành thương hiệu là thành phần cốt lõi của giá trị thương hiệu (Aaker, 1991). Một khi sự trung thành thương hiệu cao thì khách hàng ít có khả năng chuyển sang thương hiệu khác chỉ vì giá và khách hàng trung thành cũng mua hàng thường xuyên hơn. Sự tồn tại của khách hàng trung thành làm giảm cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh,

làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm cách lôi kéo khách hàng vì chi phí cao mà hiệu quả mang lại thấp. Do đó, khi khách hàng trung thành với thương hiệu, giá trị thương hiệu sẽ tăng lên (Yoo & cs, 2000). Các kết quả khảo sát thực tế từ các các nghiên cứu của Buil & cs (2013), Tong & Hawley (2009), Saydan (2013) đã khẳng đinh mối quan hệ giữa trung thành thương hiệu và giá trị thương hiệu. Dựa vào vào lý thuyết và các kết quả thực tế, giả thuyết được đề nghị dưới đây:

H2c: Trung thành thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu

2.2.3. Mô hình đề nghị nghiên cứu

Trên cơ sở mối quan hệ giữa hình ảnh quốc gia xuất xứ với các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu với giá trị thương hiệu (giá trị thương hiệu trong ngữ cảnh này được hiểu là giá trị thương hiệu tổng thể), mô hình nghiên cứu được đề nghị như sau:

Hình 1. Mô hình đề nghị nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

Thang đo: Có năm thang đo trong nghiên cứu này, gồm: Hình ảnh quốc gia xuất xứ (ký hiệu là COOI, 7 biến quan sát) được trích từ nghiên cứu của Yasin (2007); Chất lượng cảm nhận (PQ, 3 biến) và Giá trị thương hiệu (OBE, 3 biến) được kế thừa từ nghiên cứu của Tong & Hawley (2009); Liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu (BA, 6 biến) và Trung thành thương hiệu (BL, 3 biến) được sử dụng lại từ nghiên cứu của Yoo & cs (2000). Các thang đo sử dụng Likert bậc 5 (điểm 1: hoàn toàn không đồng ý; điểm 5: hoàn toàn đồng ý). Những thang đo này được đánh giá thông qua: phân tích nhân tố khám phá, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khẳng định.

Mẫu điều tra: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện và đáp viên là 291 chủ nhân của các sản phẩm xe máy mang thương hiệu Honda tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc khảo sát diễn ra trong tháng 7/2014. Mẫu và phân bố được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1. Mẫu và phân bổ mẫu

Nguồn: Kết quả thu thập của tác giả

4. Kết quả nghiên cứu và bình luận

4.1. Kiểm định thang đo

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phương pháp trích yếu tố Principal component với phép quay Varimax. Kết quả EFA cho thấy 5 khái niệm nghiên cứu trích được 62,460 % (> 50%), phương sai các biến quan sát tại Eigen-value là 1,683 (> 1) (Bảng 2), với KMO = 0,80 (> 0,57) và Sig = 0,000 (<0,05). Ngoại trừ biến quan sát COOI2 có hệ số tải nhân tố là 0,433 (< 0,5) và bị loại, thì hệ số tải nhân tố của các biến còn lại đều lớn hơn 0,5 nên chúng sẽ được giữ lại trong phân tích Cronbach’s Alpha.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đảm bảo tính nhất quán nội tại, do có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Bảng 2) và các hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn mức giới hạn 0,3. Do đó, các biến quan sát của các thang đo được giữ cho phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

Kết quả phân tích CFA của mô hình tới hạn cho thấy mô hình đạt độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ2 (179) = 309,094; TLI = 0,938 (> 0,9); CFI = 0,947 (> 0,9); RMSEA = 0,050 (< 0,08). Do vậy, mô hình thang đo chung thích hợp với bộ dữ liệu thực tế. Điều này cho thấy các biến quan sát của từng thang đo đạt tính đơn hướng. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm đều khác 1 nên các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị phân biệt. Tiếp theo, các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ tin

cậy tổng hợp (CR) lớn hơn mức tối thiểu 0,6; và phương

Giới tính Độ tuổi Thu nhập (triệu/tháng)

Nam Nữ 18 - 40 > 40 Dưới 5 5 đến 10 Trên 10

175 116 134 157 51 137 103

H2b

H2aH1a

H2cH1c

H1bLiên tưởng thương hiệu /

Nhận biết thương hiệu (BA)

Hình ảnh quốc gia xuất xứ (COOI)

Trung thành thương hiệu (BL)

Chất lượng cảm nhận (PQ)

Giá trị thương hiệu (OBE)

Page 150: Lời nói đầu - udn.vn

146 Trần Trung Vinh

sai trích trung bình (AVE) lớn hơn mức 0,5 (Bảng 2), ngoại trừ thang đo Liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết

thương hiệu (BA) có phương sai trích trung bình 0,494 (≈ 0,5) nên vẫn được chấp nhận.

Bảng 2. Kết quả phân tích EFA, Cronbach's alpha, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích trung bình

Hình ảnh quốc gia xuất xứ (α = 0,883; CR = 0,888; AVE = 0,576) Trọng số EFA

COOI1 Nhật Bản là quốc gia thường xuyên đổi mới trong sản xuất 0,889

COOI3 Nhật Bản là quốc gia có trình độ cao về tiến bộ công nghệ 0,812

COOI4 Nhật Bản là quốc gia mà người lao động có tay nghề sáng tạo 0,627

COOI5 Nhật Bản là quốc gia mà người lao động có chất lượng tay nghề cao 0,831

COOI6 Nhật Bản là quốc gia có uy tín 0,714

COOI7 Honda bắt nguồn từ Nhật Bản, quốc gia có hình ảnh của một quốc gia tiên tiến 0,803

Chất lượng cảm nhận (α = 0,755; CR = 0,758; AVE = 0,513) Trọng số EFA

PQ1 Tôi hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của thương hiệu Honda 0,809

PQ2 Sản phẩm của thương hiệu Honda có chất lượng tốt 0,774

PQ3 Sản phẩm của thương hiệu Honda có những tính năng tốt 0,828

Liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu (α = 0,824; CR =0, 851; AVE = 0, 494) Trọng số EFA

BA1 Tôi biết thương hiệu Honda trông như thế nào 0,775

BA2 Tôi biết về thương hiệu Honda 0,778

BA3 Tôi có thể nhận ra nhanh chóng logo hoặc biểu tượng của thương hiệu Honda 0,716

BA4 Một số đặc điểm của thương hiệu Honda đến với tâm trí tôi một cách nhanh chóng 0,769

BA5 Tôi có thể nhanh chóng nhận ra thương hiệu Honda giữa các thương hiệu cạnh tranh 0,568

BA6 Tôi gặp khó khăn khi tưởng tượng thương hiệu Honda trong tâm trí của mình (r) 0,716

Trung thành thương hiệu (α = 0,781; CR = 0,783; AVE = 0,546) Trọng số EFA

BL1 Tôi cảm nhận bản thân mình trung thành với thương hiệu Honda 0,811

BL2 Thương hiệu Honda sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của tôi 0,825

BL3 Tôi sẽ không mua thương hiệu khác nếu thương hiệu Honda có sẵn tại cửa hàng 0,820

Giá trị thương hiệu (α = 0,841; CR = 0,842; AVE = 0,639) Trọng số EFA

OBE1 Nếu thương hiệu khác có các tính năng giống Honda, tôi thích mua thương hiệu Honda 0,871

OBE2 Nếu một thương hiệu khác không khác Honda, mua Honda vẫn là một quyết định sáng suốt 0,829

OBE3 Với tôi, thương hiệu Honda mang nhiều ý nghĩa hơn là sản phẩm xe máy 0,859

α: Cronbach’s Alpha; CR: Độ tin cậy tổng hợp; AVE: Tổng phương sai trích trung bình; r: Biến nghịch đảo

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

4.2. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình nghiên cứu cũng đạt độ tương thích với dữ liệu thị trường: mô hình có 183 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 316,293 (p = 0,000); Chi-bình phương tương đối theo bậc tự do là 1,728 (< 2); TLI = 0,937; CFI = 0,945; GFI = 0,903 (> 0,9); RMSEA = 0,052; RMR = 0,042 (< 0,08). Từ các

chỉ số thống kê trên có thể khẳng định mô hình nghiên cứu thích hợp với bộ dữ liệu thị trường.

Kết quả ước lượng của các tham số (Bảng 3) cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 5%). Nói cách khác, tất cả các giả thuyết H1a, H1b, H1c, H2a, H2b, H2c đều được chấp nhận.

Bảng 3. Mối quan hệ nhân quả và kết quả các giả thuyết nghiên cứu

Mối quan hệ Es Es chuẩn hóa SE CR p Kết quả giả thuyết

PQ COOI (H1a) 0,283 0,295 0,066 4,282 0,000 Chấp nhận

BA COOI (H1b 0,205 0,219 0,063 3,258 0,001 Chấp nhận

BL COOI (H1c) 0,217 0,247 0,061 3,561 0,000 Chấp nhận

OBE PQ (H2a) 0,172 0,159 0,076 2,269 0,023 Chấp nhận

OBE BA (H2b) 0,250 0,225 0,076 3,286 0,001 Chấp nhận

OBE BL (H2c) 0,276 0,234 0,084 3,298 0,000 Chấp nhận

Es: Giá trị ước lượng; SE: Sai lệch chuẩn; CR: Giá trị tới hạn; p: Mức ý nghĩa

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Page 151: Lời nói đầu - udn.vn

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(89).2015 147

5. Bình luận kết quả nghiên cứu và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh quốc gia xuất xứ có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến chất lượng cảm nhận (0,295), trung thành thương hiệu (0,247) và liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu (0,219). Điều này hàm ý rằng Honda với hình ảnh quốc gia xuất xứ của mình là Nhật Bản đã tạo cho thương hiệu này những thuận lợi khá lớn trong việc tạo dựng một hình ảnh thương hiệu uy tín với những liên tưởng tích cực, nhưng cũng lại rất gần gũi, thân thuộc với khách hàng Việt tại TP. Đà Nẵng. Đồng thời, với hình ảnh một đất nước Nhật hùng cường về khoa học kỹ thuật, liên tục sáng tạo - đổi mới trong nghiên cứu chế tạo, tính kỷ luật cao của người lao động trong sản xuất đã có những tác động mạnh mẽ đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm tốt do các thương hiệu của quốc gia này sản xuất ra (cụ thể là thương hiệu Honda). Kết quả của nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu của Pappu & cs (2005), Norouzi & Hosienabadi (2011), Saydan (2013).

Nghiên cứu cũng ghi nhận sự ảnh hưởng thuận chiều của chất lượng cảm nhận (0,159), trung thành thương hiệu (0,234) và liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu (0,225) đến giá trị thương hiệu tổng thể. Điều này khẳng định rằng mô hình các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu của Aaker (1991), được điều chỉnh bởi Yoo & cs (2000), gồm ba thành phần như đã đề cập đều có sự ảnh hưởng thuận chiều đến giá trị thương hiệu. Nghĩa là, một khi khách hàng của thương hiệu Honda có cảm nhận tốt về chất lượng và có những liên tưởng mạnh kéo theo nhận biết thương hiệu lên cao; đồng thời khách hàng có sự cam kết gắn bó với thương hiệu Honda thì giá trị thương hiệu của hãng này sẽ được gia tăng. Kết quả này là tương đồng với các nghiên cứu trước đây được tiến hành bởi Saydan (2013), Yoo & cs (2000) và nó đã xác nhận lại cho cơ sở lý thuyết được đề xuất bởi Aaker (1991) về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu với giá trị thương hiệu tổng thể.

Nghiên cứu này xem xét sự ảnh hưởng của hình ảnh quốc gia xuất xứ đến các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu, gồm có: chất lượng cảm nhận, trung thành thương hiệu và liên tưởng thương hiệu kết hợp với nhận biết thương hiệu; ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu đến toàn bộ giá trị thương hiệu, với trường hợp cụ thể là thương hiệu Honda tại thị trường xe máy TP. Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường, đồng thời các giả thuyết được đề nghị nghiên cứu cho các mối quan hệ trên đều được chấp nhận. Điều này có thể luận giải rằng đất nước Nhật với những ưu việt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong sản xuất chế tạo, đã có những đóng góp nhất định cho thương hiệu Honda trong việc giành lấy những cảm nhận thiện chí của khách hàng về chất lượng, về mức độ hiểu biết, sự liên tưởng và cả lòng trung thành. Đến lượt mình, thương hiệu Honda với những nỗ lực vượt bậc, những thành công vang dội trong quá khứ lẫn hiện tại đối với quá trình xây dựng từng yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu đã giúp cho toàn bộ giá trị thương hiệu của hãng này có một ví trí xứng đáng trong tâm trí của khách hàng Việt, mà cụ thể là khách hàng tại TP. Đà Nẵng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aaker, D.A, Managing Brand Equity, Free Press, New York, NY, 1991.

[2] Buil, I., Chernatony, L. & Martinez, E, “Examining the role of advertising and sales promotions in brand equity creation”, Journal of business research, 66, 2013, 115-122.

[3] Chao, P, “Partitioning country of origin effects: consumer evaluations of a hybrid product”, Journal of International Business Studies, 24 (2), 1993, 291-306.

[4] Fetscherin, M. & Toncar, M, "Country of Origin Effect on U.S. Consumers’ Brand Personality Perception of Automobiles from China and India", Multinational Business Review, 17 (2), 2009, 111-128.

[5] Garvin, D. A, "Quality on the line", Harvard Business Review, 61, 1983, 65-73.

[6] Han, C.M. & Terpstra, V, "Country-of-origin effects for uni-national and bi-national products", Journal of International Business Studies, 19 (2), 1988, 235-255.

[7] Hamzaoui, L. & Merunka, D, "The impact of country of design and country of manufacture on consumer perceptions of bi-national products’ quality: an empirical model based on the concept of fit", Journal of Consumer Marketing, 23 (3), 2006, 145-155.

[8] Häubl, G. & Elrod, T, “The impact of congruity between brand name and country of production on consumer’s product quality judgments”, International Journal of Research in Marketing, 16 (3), 1999, 199-215.

[9] Keller, K.L, "Conceptualizing, measuring and managing customer-based brand equity”, Journal of Marketing, 57, 1993,1-22.

[10] Kim, C.K. & Chung, J.Y, "Brand popularity, country image and market share: an empirical study", Journal of International Business Studies, 28 (2), 1997, 361-387.

[11] Lee, D. & Schaninger, C, “Country of production/assembly as a new country image construct: a conceptual application to global transplant decision”, Advances in International Marketing, 7, 1996, 233-254.

[12] Norouzi, A. & Ghalandari, K, "The Effect of Country of Origin on Purchase Intention: The Role of Product Knowledge", Research Journal of Applied Sciences, Engineering and Technology, 4 (9), 2012, 1166-1171.

[13] Nagashima, A, “A compar ison of Japanese and US attitudes toward foreign products”, Journal of Marketing, 34 (1), 1970, 68-74.

[14] Paswan, A.K., Kulkarni, S. & Ganesh, G, "Loyalty towards the country, the state and the service brands", Journal of Brand Management, 10 (3), 2003, 233–251.

[15] Pappu, R., Quester, P.G. & Cooksey, R.W, "Consumer-based brand equity and country-of-origin relationships: Some empirical evidence", Journal of Product and Brand Management, 40 (5/6), 2005, 696-717.

[16] Roth, M. &Romeo, J, “Matching Product Category and Country Image Perceptions: A Framework for Managing Country-Of-Origin Effects”, Journal of International Business Studies, 23 (3), 1992, 477-497.

[17] Sanyal, S.N. & Datta, S.K, "The effect of country of origin on brand equity: an empirical study on generic drugs", Journal of Product & Brand Management, 20 (2), 2011, 130-140.

[18] Saydan, R, “Relationship between country of origin image and brand equity: an empirical evidence in england market”, International Journal of Business and Social Science, 4 (3), 2013, 78-88.

[19] Tong, X. & Hawley, J. M, “Measuring customer based brand equity: empirical evidence from the sportswear market in China”, Journal of product & brand management, 18 (4), 2009, 262-271.

[20] Yasin, N.M., Noor, M.N. & Mohamad, O, “Does image of country of origin matter to brand equity? ”, Journal of Product & Brand Management, 16 (1), 2007, 38-48.

[21] Yoo, B., Donthu, N. & Lee, S, "An examination of selected marketing mix elements and brand equity", Journal of the Academy of Marketing Science, 28 (2), 2000, 195-211.

[22] Đức Huy, (2013), Cuộc chiến không khoan nhượng trên thị trường xe máy Việt, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014, từ http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/cuoc-chien-khong-khoan-nhuong-tren-thi-truong-xe-may-viet-2857736.html.

(BBT nhận bài: 01/11/2014, phản biện xong: 30/03/2015)