65
Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà LỜI NÓI ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mong muốn được học hỏi và định hướng cho tương lai. Đề tài mà em chọn phần lớn tìm hiểu những công nghệ mới để áp dụng công nghệ thông tin trong đời sống. Lý do chọn đề tài: - Định hướng cho tương lai. - Tìm hiểu về công nghệ mới áp dụng trong đời sống. B. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là CÔNG NGHỆ BOOTROM để hiểu thêm về quy trình hoạt động của nó. Bên cạnh đó, em còn nghiên cứu thêm về Internet và các giao thức liên quan. C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Với đề tài mà em chọn do không có tài liệu hướng dẫn nên em đã nghiên cứu bằng các phương pháp sau: - Dịch phần HELP trong phần mềm Virtual Lan Drive để thực hành. - Tìm tài liệu trên các trang Web. - Tìm thông tin để khảo sát thực tế. D. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: - Với phần mềm Virtual Lan Drive 1.0 sử dụng cho Windows thì vẫn còn nhiều hạn chế như chưa truy cập được dữ liệu từ máy chủ và các máy khác, chưa kết nối được Internet. - Với phần mềm BXP 2.5 đã hoàn thành đủ mọi chức năng. Bầy giờ chưa gặp phải trục trặc gì tuy nhiên vẫn còn phải xem xét để xem có lỗi gì phát sinh sau này hay không. Công nghệ thông tin là một nghành được ứng dụng từ lâu. Nhưng những năm gần đây công nghệ thông tin thực sự phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Nó không những chỉ phát triển về phần mềm hoặc những công nghệ mới mà song song với thì công nghê mạng máy tính cũng đóng vai trò không kém. Nhờ công nghệ mạng máy tính mà mọi người trên thế giới có thể trao đổi tin tức, dữ liệu ... cho nhau khi họ tham gia vào hệ thống mạng máy tính, cũng nhờ nó mà con người có thể tiết kiệm được vô khối tiền của, sức lực ... Với hệ thống mạng sử dụng công nghệ BOOTROM, một phần đã làm cho công nghệ mạng máy tính có thêm nhiều nét mới mẻ. Tuy nhiên SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang 1

lỜI NÓI ĐẦU

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

LỜI NÓI ĐẦU

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Mong muốn được học hỏi và định hướng cho tương lai. Đề tài mà em chọn phần lớn tìm hiểu

những công nghệ mới để áp dụng công nghệ thông tin trong đời sống. Lý do chọn đề tài:

- Định hướng cho tương lai.- Tìm hiểu về công nghệ mới áp dụng trong đời sống.

B. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là CÔNG NGHỆ BOOTROM để hiểu thêm về quy trình hoạt động của nó. Bên cạnh đó, em còn nghiên cứu thêm về Internet và các giao thức liên quan.C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:Với đề tài mà em chọn do không có tài liệu hướng dẫn nên em đã nghiên cứu bằng các phương pháp sau:

- Dịch phần HELP trong phần mềm Virtual Lan Drive để thực hành.- Tìm tài liệu trên các trang Web.- Tìm thông tin để khảo sát thực tế.

D. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:- Với phần mềm Virtual Lan Drive 1.0 sử dụng cho Windows thì vẫn còn nhiều hạn chế

như chưa truy cập được dữ liệu từ máy chủ và các máy khác, chưa kết nối được Internet.- Với phần mềm BXP 2.5 đã hoàn thành đủ mọi chức năng. Bầy giờ chưa gặp phải trục

trặc gì tuy nhiên vẫn còn phải xem xét để xem có lỗi gì phát sinh sau này hay không. Công nghệ thông tin là một nghành được ứng dụng từ lâu. Nhưng những năm gần đây công nghệ thông tin thực sự phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Nó không những chỉ phát triển về phần mềm hoặc những công nghệ mới mà song song với thì công nghê mạng máy tính cũng đóng vai trò không kém. Nhờ công nghệ mạng máy tính mà mọi người trên thế giới có thể trao đổi tin tức, dữ liệu ... cho nhau khi họ tham gia vào hệ thống mạng máy tính, cũng nhờ nó mà con người có thể tiết kiệm được vô khối tiền của, sức lực ... Với hệ thống mạng sử dụng công nghệ BOOTROM, một phần đã làm cho công nghệ mạng máy tính có thêm nhiều nét mới mẻ. Tuy nhiên công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi vì chức năng của công nghệ này chưa được khai thác hết. Do đó, chúng ta cảm thấy công nghệ này khó sử dụng và trong có vẻ lại đối với những người mới bước đầu làm quen với công nghệ này. Theo đà phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã có những phần mềm và những BOOTROM rất mạnh như là: phần mềm Virtual Lan Drive 2.0 sử dụng ROM PXE chạy hệ điều hành Windows 2000, Windows XP, hoặc phần mềm VentuCom sử dụng ROM BXP 2.5 chạy hệ điều hành Windows 2000, Windows XP. Ngoài ra còn có một số phần mềm khác như: Litenetx.114, Litenetx.115, Citrix Client, Citrix Metaframe 1.8 for win2000 cũng mạnh không kém. Nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn về công nghệ BOOTROM, thì công nghệ BOOTROM thật là tuyệt vời trong lĩnh vực mạng máy tính.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

1

Page 2: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CÀI ĐẶT, CẤU HÌNH PHẦN MỀM

CHƯƠNG IThành phần sử dụng cho hệ thống mạng BOOTROM và phương pháp bấm dây nối mạng

1. Thành phần sử dụng cho hệ thống mạng BOOTROM:- Phần mềm Windows 2000 Server.- Phần mềm Windows: Windows 98, Windows XP, Windows 2000 Pro.- Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive 1.0, BXP 2.5.- Các phần mềm liên quan.- Switch hoặc Router.- Rom PXE(Preboot eXecution Enviroment).- Card mạng Linkpro 1839(x).- Cáp mạng UTP( thường là loại 5, có 8 màu phân biệt).- Đầu nối RJ45.- Kìm bấm cáp mạng.

2. Phương pháp bấm dây nối mạng:1. Cáp mạng gồm có một lớp nhựa trắng bao bọc ở bên ngoài, bên trong gồm gồm có 8 sợi cáp

nhỏ xoắn đôi với nhau thành 4 cặp.- Cặp thứ nhất: Xanh lá, Trắng xanh lá.- Cặp thứ hai: Xanh dương, Trắng xanh dương.- Cặp thứ ba: Cam, Trắng cam.- Cặp thứ tư: Nâu, Trắng nâu.

2. Để thuận tiên trong việc bấm cáp, người ta chia chúng thành hai chuẩn sau:- Chuẩn A theo thứ tự sau:Trắng cam, Cam, Trắng xanh lá, Xanh dương, Trắng xanh dương, Xanh lá, Trắng nâu, Nâu.- Chuẩn B theo thứ tự sau:Trắng xanh lá, Xanh lá, Trắng cam, Xanh dương, Trắng xanh dương, Cam, Trắng nâu, Nâu.- Nếu nối giữa Switch với Switch hoặc giữa máy tính với máy tính. Một đầu của đầu cáp ta

dùng chuẩn A để nối, đầu còn lại ta dùng chuẩn B.- Nếu nối giữa máy với Switch thì ta sử dụng chuẩn B cho mỗi đầu cáp.

ChuẩnA Chuẩn B

trắng cam xanh dương nâu cam nâu Cam trắng cam trắng nâu

trắng xanh lá trắng nâu Xanh lá trăng xanh dương

Xanh dương

Xanh lá trắng xanh lá

trắng xanh dương

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

2

Page 3: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Hình chuẩn bị bấm cáp:

Hình cáp đã được bấm:

CHƯƠNG II.

Cài đặt hệ điều hành cho máy chủ

Hệ điều hành cho máy chủ là Windows Server 2000

Các phương pháp tiến hành:

- Khởi động máy tính nhấn DEL, F1 hoặc F2 tùy theo chức năng cua từng máy để vào

CMOS.

- Chọn chế độ First Boot Device[ CD ROM] để ưu tiên khởi động trước vì trong đĩa

Windows Server có chế độ tự khởi động.

- Nhấn F10, chọn YES để lưu lại cấu hình vừa thiết lập.

- Cho đĩa Windows Server vào, máy sẽ tự khởi động. Khi khởi động, màn hình có dòng

chữ Boot From CD ...

Press Any Key to Continous ...

Ta nhấn phím bất kỳ để tiến hành cài đặt, ta chờ một ít phút để máy chép các tập tin vào ổ

cứng.

- Sau đó, màn hình xuất hiện với dòng thông báo:

+ Cài đặt Windows Server 2000, nhấn Enter.

+ Sửa chữa việc cài đặt Windows Server 2000, nhấn R( nếu đã cài Windows Server rồi)

+ Không muốn cài nữa, nhấn F3.

- Ở đây ta chọn cài đặt Windows Server 2000, nhấn Enter.

- Khi nhấn Enter xong, một bảng thông báo cho ta biết về thông tin của hệ điều hành mà ta

đang tiến hành cài đặt. Nếu ta muốn cài đặt, nhấn F8, không muốn cài đặt , nhấn ESC.

- Tiếp theo, sẽ xuất hiện bảng thông báo về dung lượng đĩa:

+ Nếu ổ đĩa đã được chia trước rồi thì không cần phải chia lại ổ đĩa mà chỉ cần chọn ổ đĩa để

cài đặt.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

3

Page 4: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

+ Nếu muốn tạo phân vùng mới, ta nhấn C.

+ Xóa phân vùng, nhấn D.

- Khi tạo xong phân vùng, ta chọn ổ đĩa để tiến hành cài đặt hệ điều hành , thông thường

thì ta chọn ổ C, nhấn Enter.

- Tiếp tục một bảng thông báo nữa xuất hiện:

+ Nếu tiếp tục cài đặt, nhấn C.

+ Nếu chọn phân vùng khác để cài đặt, nhấn ESC.

- Khi nhấn C để cài đặt, một bảng thông báo sẽ xuất hiện cho biết về dung lượng ổ đĩa

chuẩn bị Format, đồng thời xuất hiện 2 dòng thông báo:

+ Format the partition using the NTFS file system: định dạng phân vùng sử dụng hệ thống

tập tin NTFS.

+ Format the partition using the FAT file system: định dạng phân vùng sử dụng hệ thống tập

tin FAT.

- Ở đây ta chọn NTFS vì nó có tính bảo mật tốt hơn. Sau khi chọn NTFS, ta tiến hành

Format ổ đĩa bằng cách, nhấn F. Sau khi Format xong máy sẽ khởi động lại.

- Sau khi khởi động lại, máy chạy thẳng vào giao diện của Windows Server 2000 và tiếp

tục cài đặt các phasfn tiếp theo.

- Trong quá trình cài đặt, một bảng thông báo bắt điền tên người sử dụng và tên tổ chức

vào( phần này ta có thể điền tượng trưng nhưng nếu không điền máy sẽ không cho cài

tiếp). Khi đã điền đầy đủ, nhấn Next.

- Kế tiếp một bảng liệt kê các dịch vụ mạng xuất hiện. Ta chỉ cần chọn dịch vụ cần thiết và

đánh dấu Check vào dịch vụ đó. Quan trọng nhất là mục Networking Service( vì trong

dịch vụ này chứa các cấu hình cần thiết cho hệ thống mạng). Nếu muốn xem chi tiết chọn

Detail. Sau khi chọn xong, nhấn Next để tiếp tục để cho máy tiếp tục cài đặt các dịch vụ

này.

- Tiếp theo là thiết lập hệ thống ngày, giờ cho máy, nhấn Next.

- Sau đó, một bảng thông báo nữa xuất hiện. Tại bảng này ta chọn miền cho máy, nên chọn

WORKGROUP cho máy. Tuy nó không mang tính bảo mật như DOMAIN nhưng thuận

lợi cho việc đăng nhập vào máy tính, nhấn NEXT.

- Tiếp theo, máy báo cho ta biết là phải tạo cho máy một địa chỉ IP tĩnh( bắt buộc phần này

ta phải thiết lập IP cho máy nếu không sau này ta ADD máy tính vào DHCP để quản lý

máy con, nó sẽ không tìm thấy IP máy chủ và thay vào đó địa chỉ Loopback

127.0.0.0( địa chỉ này không hợp lệ). Để cài IP cho máy chủ , nhấn kép vào Internet

Protocol( TCP/IP) để thiết lập. Sau khi thiết lập, nhấn OK.

- Sau đó, máy sẽ tự động cài các phần còn lại như:

+ Install start menu item

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

4

Page 5: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

+ Registers componesnt+ Saves setting+ Removes any temporary files used

Công việc cài đặt Windows Server 2000 hoàn tất.

CHƯƠNG III.Sơ lược – Cài đặt – Thiết lập các dịch vụ mạng của Virtual Lan Drive 1.0 trên máy chủ

I. Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive( đĩa ảo mạng cục bộ).- Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive cho phép nhà Quản trị mạng tạo và quản lý các tập

tin( file) ổ đĩa cứng ảo cho các máy khách( Client) chạy hệ điều hành Windows.

- Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive chuyển dời những chức năng mà thông thường làm

bằng tay trên những ổ đĩa vật lý cục bộ mà thay vào đó là quản lý các tập tin của các ổ cứng ảo trên máy chủ( Server) windows 2000 hoặc windows NT. Hệ điều hành, dữ liệu

và các chương trình ứng dụng của máy khách được chứa trong tập tin ổ đĩa cứng ảo trên máy chủ( Server) nhưng tất cả các ứng dụng cũng như hệ điều hành thi hành nhiệm vụ

của chính nó trên máy khách khi chúng ta khởi động máy khách.II. Lợi ích của việc dùng Virtual Lan Drive.

Virtual Lan Drive thì rất hữu ích trong nhiều môi trường nơi mà mỗi máy khách có một sự

thiết lập và cấu hình duy nhất. Virtual Lan Drive cho phép: Giảm chi phí trong việc quản lý cũng như việc đầu tư cho máy khách.Virtual

Lan Drive làm giảm thời gian quản lý và cài đặt bởi Client. Quản lý máy khách mà không cần đi tới từng máy và cũng chẳng cần khởi động

máy khách lên. Virtual Lan Drive giúp chúng ta cập nhật hệ điều hành, các ổ đĩa, các tập tin và

các phần mềm ứng dụng được sử dụng bởi máy khách một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Virtual Lan Drive cung cấp cho một cơ cấu chứa tập trung do đó chúng ta có thể backup, điều khiển truy xuất dữ liệu, kiểm tra virus và duy trì những công việc cho tất cả dữ liệu của máy khách.

Tạo ra những ổ đĩa ảo mà có thể được sử dụng như những ổ đĩa chính và ổ đĩa phụ ngay cả những ổ đĩa vật lý tồn tại trên máy khách.

Bằng thao tác khởi động có trình tự và việc lên danh sách các tập tin ảnh của các ổ đĩa cứng ảo cho mỗi máy khách trong Virtual Lan Drive Administrator và sử dụng mội sự thiết lập khác nhau của ứng dụng.

Khởi động mạng và máy khách nhanh chóng. Các nhà Quản trị có thể khởi động máy khách, thiết lập mạng mới với phần cứng như nhau bằng việc tạo ra tập tin ảnh chủ và sao chép trùng nhau để sử dụng cho các máy khách khác.

Cho phép máy khách có tối đa 4 ổ đĩa ảo.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

5

Page 6: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

III. Mặt hạn chế của Virtual Lan Drive.- Mỗi đĩa ảo có tối đa 2000 MB dung lượng chứa.- Nếu hệ thống mạng có hơn 10 máy thì cần một máy chủ thật tốt.- Cần một nhà Quản trị có kiến thức về công nghệ BOOTROM.- Khi máy chủ gặp trục trặc thì toàn bộ hệ thống không hoạt động được.

IV. Cấu hình – Chức năng của các dịch vụ của Virtual Lan Drive:1. Cấu hình Virtual Lan Drive 1.0 gồm:

- Virtual Lan Drive Administrator- Virtual Lan Drive Clients File- Virtual Lan Drive Configuration Database- Virtual Lan Drive IO Service- Virtual Lan Drive Login Service- Bootstrap File- Boot Service- Bootptap Editor

2. Chức năng của mỗi cấu hình trong Virtual Lan Drive 1.0 :a. Virtual Lan Drive Administrator( quản lý đĩa ảo mạng cục bộ): Virtual Lan Drive

Administrator cho phép chúng ta tạo mới, sửa đổi, kiểm tra, xóa và xác định được những mối quan hệ giữa các ổ đĩa cứng ảo, máy khách và máy chủ bao gồm cả việc trong mạng sử dụng đĩa ảo mạng cục bộ.

b. Virtual Lan Drive Client File: được cài đặt trên máy khách. Các tập tin của máy khách có nhiệm vụ lấy, chọn lọc các tập tin cần thiết trong quá trình cài đặt Windows trên ổ cứng ảo. Tất cả những tập tin này rất cần thiết trong việc kết nối mạng.

c. Virtual Lan Drive Configuration Database( cấu hình cơ sở dữ liệu đĩa ảo mạng cục bộ): bên cạnh Virtual Lan Drive Administrator thì Virtual Lan Drive Configuration Database có nhiệm vụ lưu trữ máy khách, thông tin của máy chủ( như: tên máy khách, vị trí các tập tin ảnh, các địa chỉ MAC, các cổng UDP, tên người dùng, mật khẩu, địa chỉ IP ...).

d. Virtual Lan Drive Input/ Output (IO) Servive( thiết bị xuất, nhập đĩa ảo mạng cục bộ): Virtual Lan Drive Input/ Output (IO) Servive đáp ứng nhu cầu Virtual Lan Drive redirector hoạt động trên máy khách để truy cập tập tin ảnh ổ đĩa cứng ảo được lưu trữ trên máy chủ. Một cách cụ thểm là, các kênh điều khiển Virtual Lan Drive Input/ Output (IO) Servive có nhiệm vụ là đọc và viết các yêu cầu đến Sector nơi mà tạo ra các tập tin ảnh. Cũng đều giống như các ổ đĩa cứng là giải quyết các truy xuất ngẫu nhiên về vấn đề thay đổi dữ liệu cũng như toàn bộ các thiết bị nhập xuất. Virtual Lan Drive Input/ Output (IO) Servive ít nhất cũng phải được cài đặt trên một máy chủ trong hệ thống mạng. Dịch vụ này có thể được khởi động hoặc dừng lại được sử dụng trong danh sách các dịch vụ có ích của Windows Server 2000

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

6

Page 7: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

nó có thể được tùy chỉnh với ứng dụng Virtual Lan Drive IO Service Preference và

có thể truy xuất thông qua Windows Strar Menu.e. Virtual Lan Drive Login Service( dịch vụ đăng nhập vào ổ đĩa ảo mạng cục bộ):

cho phép kiểm tra User Name và Password khi cần. Nó còn cho phép thiết lập sự kết nối tới các ổ đĩa cứng ảo và Virtual Lan Drive IO Service. Sau khi cài đặt phần mềm 3Com Virtual Lan Drive lên Server thì Virtual Lan Drive Login Service xuất hiện trong danh sách các dịch vụ hữu ích trong Windows Server 2000. Nó có thể được

tùy chỉnh với ứng dụng Virtual Lan Drive IO Service Preference và có thể truy xuất

thông qua Windows Strar Menu.f. Boot Service( dịch vụ khởi động): Boot Service gồmcos ba cấu hình là TFTP, PXE,

BOOTP. Các cấu hình này rất cần thiết để khởi động các máy khách từ xa.g. Bootstrap Editor: có nhiệm vụ chèn các máy khách vào cơ sở dữ liệu.

CHƯƠNG IV.Cấu hình cho máy chủ và máy trạm

I. Yêu cầu phần cứng và phần mềm:- Máy chủ( Server): CPU Pentium, RAM 512MB, HDD 40GB trở lên( tùy

thuộc vào số máy trạm), Card mạng, hệ điều hành Windows Server 2000

và dịch vụ DHCP( dịch vụ này đóng vai trò rất quan trọng cho Virtual Lan Drive hoạt động).

- Máy trạm( Client): CPU Pentium, RAM tối thiểu là 64MB, Card mạng có gắn Boot Rom PXE. Đặc điểm lưu ý khi chọn Card mạng cho máy trạm, nếu sử dụng Card mạng dùng Chip của hãng 3Com 905c thì không cần Boot Rom( vì đây là loại Boot Rom on Card), loại Card này rất đắt. Chúng ta có thể sử dụng là Card rẻ tiền hơn như Linkpro/ Cnet dùng Chip Realtek 8139 và gắn thêm Boot Rom.

II. Cài đặt phần mềm trên máy chủ:- Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive được lưu dưới dạng nén, ta cần phải

giải nén trước khi cài đặt. Một màn hình tự động xuất hiện với giao diện có tên là 3Com Virtual Lan Drive xuất hiện, ta chọn Run Virtual Lan Drive Installation để cài đặt. Ta có thể chạy tập tin SETUP.EXE để cài đặt.

Quá trình cài đặt sẽ hỏi bạn một số thông số sau: dố Serial, kiểu cài đặt ta chọn Administrator and Server và để cho máy tự cài đặt cuối cùng nhấn Next. Sau khi cài đặt xong, trong cửa sổ Control Panel có 3 biểu tượng 3Com PXE, 3Com BOOTP, 3Com TFTP. Khi đó các cấu hình thiết lập của Virtual Lan Drive nằm ở đường dẫn: Start/ Program/ 3Com Virtual Lan Drive.

CHƯƠNG V.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

7

Page 8: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Thiết lập các cấu hình dịch vụ trên máy chủ.1. Cấu hình cho 3Com PXE:

Từ biểu tượng Control Panel, nhấn đúp lên biểu tượng 3Com PXE. Khi đó một thông báo hiển thị nhấc nhở dịch vụ này( PXE Service) chưa chạy và hỏi bạn có muốn khởi động hay không, chọn YES để đồng ý khởi động.

Từ hộp thoại 3Com PXE, chọn Tab Options để kiểm tra xem tập tin BOOTPTAB có nằm trong thư mục C:\ TFTPBOOT hay không( đây là tập tin dùng để khởi động BOOT – ROM), nếu không đúng thì phải chọn lại đường dẫn cho đúng.

Tiếp theo ta chọn Network Adapter và đánh dấu Check vào địa chỉ IP của máy chủ.

Cuối cùng nhấn OK để lưu lại cấu hình.2. Cấu hình cho 3Com TFTP:Tương tự, cũng từ biểu tượng Control Panel, nhấn đúp lên biểu tượng 3Com TFTP, chọn Tab File Transfer, đánh dấu Check vào mục Transmit Secure Mode, có đường dẫn là: C:\ TFTPBOOT

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

8

Page 9: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Bên Tab của Network Card, đánh dấu Check vào địa chỉ IP( biểu tượng giống Card mạng).

Nhấn OK để lưu lại cấu hình.

3. Cấu hình cho 3Com BOOTP:

Cũng từ biểu tượng Control Panel, nhấn đúp lên biểu tượng 3Com BOOTP. Ở Tab

Options, chọn đường dẫn là: C:\ TFTPBOOT\ BOOTPTAB. Đây là đường dẫn mặc định

trong quá trình cài đặt phần mềm Virtual Lan Drive, nếu đường dẫn sai, nhấn nút Browse

để chỉnh lại cho đúng. Chọn Tab Network Adapter, đánh dấu Check vào ô địa chỉ IP của

máy chủ.

4. Cấu hình cho VLD LOGIN SERVICE:Nhấn chọn Strar / Programs / 3Com Virtual Lan Drive / Login Service Preferences, hộp thoại

Login Service Preferences hiện ra.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

9

Page 10: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Cần kiểm tra lại đường dẫn. Nếu đường dẫn là: C:\Programs files\3Com\Virtual Lan Drive\ VLD.MDB thì đúng. Nếu sai, chọn Browse để chọn lại cho đúng.

Tiếp theo đánh dấu Check vào mục: Add new client to database. Vì mục này tự cập nhật các máy trạm vào cơ sở dữ liệu trong quá trình ta tạo tài khoản cho máy trạm theo phương pháp tự động.

5. Cấu hình cho BOOTSTRAP FILE:Từ cửa sổ Administrator, chọn Tools Configuration Bootstrap. Hộp thoại Configuration

Bootstrap xuất hiện.

Nhấn Browse chọn Path là: C:\ TFTPBOOT\ Vldrmil13.bin.Đánh dấu Check vào mục: use BOOTP/DHCP Resolved.Đánh dấu Check vào mục: use Database Values.Đánh dấu Check vào mục Verbose Mode nếu ta muốn hiển thị thông tin chi tiết quá trình Boot

khi khởi động máy Client( ví dụ: IP của máy chủ, máy Client, DHCP ... ).6. Cấu hình cho Virtual Lan Drive IO Service:

Trên đĩa cứng của máy chủ( có thể tạo phân vùng đĩa bất kỳ đã được định dạng theo chuẩn NTFS), tạo một thư mục để lưu các tập tin ảnh của đĩa cứng ảo. Phải chắc chắn rằng dung lượng đĩa còn trống để tạo ra các tập tin ảnh với dung lượng tối đa cho mỗi đĩa cứng ảo khoảng 2000MB.SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

10

Page 11: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Tiếp đến chọn Strar/ Programs/ 3Com Virtual Lan Drive/ IO Service Preferences. Hộp thoại xuất hiện.

Tại Virtual Disk Directory, ta chọn thư mục đã tạo ban đầu để chứa tập tin đĩa ảo. Đánh dấu Check vào địa chỉ IP của Server, nhấn OK để lưu lại cấu hình.

7. Cấu hình cho Administrator:

- Ta chọn File/ New/ Server hoặc Click vào biểu tượng New Server. Hộp thoại New IO Server xuất hiện.

- Tại Name, ta điền tên của máy chủ( tên này do ta đặt trong quá trình cài đặt hệ điều hành cho máy chủ).

- Click vào Resolve, nếu đúng tên của máy chủ, mục địa chỉ IP của máy chủ( IP này do được đặt trước).

- Cổng mặc định là 6911.- Tại Description, ta có thể điền vào để mô tả máy chủ hoặc để trống cũng

được.- Nhấn OK để lưu lại cấu hình.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

11

Page 12: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Khi tất cả các dịch vụ trên đã được cấu hình đúng và đầy đủ thì ta bắt đầu cho chúng hoạt động để tạo đĩa ảo. Cho các dịch vụ hoạt động như sau:

► Vào Start/ Setting/ Control Panel/ Chọn mục Administrator Tools/ Chọn mục Services. Một bảng các dịch vụ cần thiết xuất hiện.

Các dịch vụ này luôn luôn nằm ngay đầu danh sách. Các dịch vụ đó là:

+ 3Com BOOTP.+ 3Com PXE. + 3Com TFTP.+ 3Com VLD IO Service.+ 3Com VLD Login Service.

Ta sẽ cho các dịch vụ này hoạt động như sau:

Click chuột vào từng dịch vụ, Click chuột phải, chọn Properties, bảng các thuộc tính của các dịch vụ xuất hiện. Tại Start type ta chọn chế độ Automatic, ta chọn tiếp nút Start. Chờ trong giây lát dểdichj vụ khởi động xong ta chọn OK, như vậy dịch vụ này đã khởi động( các dịch vụ khác làm tương tự).Khi tát cả các dịch vụ đã được khởi động, biểu tượng New Disk trong cấu hình Administrator của Virtual Lan Drive sẽ trở thành màu xanh lục, lúc này ta mới có thể tạo đĩa.

CHƯƠNG VISVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

12

Page 13: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Phương pháp tạo tài khoản cho máy trạmKhởi động máy khách, khi đó trên máy khách có dòng chữ:” press shift -10 to config”. Ta

phải thực hiện câu lệnh này để Client khởi động chính xác hơn. Khi nhấn Shift – 10 thì có những dòng lệnh xuất hiện, ta phải khai báo cấu hình đó sao cho giống với lại cấu hình như sau:

Network Boot Protocol PXEBoot Order PnP/BEV (BBS)Show Config Message EnableShow Message Time 3 Second

Khi khai báo xong cấu hình, nhấn F4 lưu lại và thoát khỏi cấu hình. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO TÀI KHOẢN CHO MÁY TRẠM:

1. Phương pháp tạo tài khoản tự động:- Khởi động máy khách, nếu cấu hình trên máy chủ đúng thì ở máy khách

sẽ xuất hiện ra các thông báo như: Client( địa chỉ IP, địa chỉ này do ta thiết lập trên máy chủ, khi máy khách khởi động thì DHCP cung cấp IP cho máy khách), MAC ADDRESS( địa chỉ vật lý gồm 12 kí tự, địa chỉ này không bao giờ trùng nhau trên mỗi Card mạng), Server IP, DHCP ... ngoài ra cũng có vài dòng thông báo cho ta biết về phần mềm tạo đĩa ảo mà ta dang sử dụng ..

- Tiếp theo là dòng chữ xuất hiện:+ Client name ...: tại dòng Client name, ta đặt tên cho máy khách, ví dụ: User1. Khi tạo xong, ta nhấn Enter. Một dòng chữ xuất hiện:+ Description ...: tại dòng Description, ta có thể miêu tả gì đó cho máy khách vừa tạo hoặc để trống cũng được.

► Nhấn Enter, một dòng thông báo nữa xuất hiện: bạn hãy lên Server tạo đĩa ảo và gán cho máy khách này.Để kiểm tra xem máy khách đã được tạo chưa, ta lên Server vào Start/ Programs/ 3Com Virtual Lan Drive/ Administrator. Nếu máy khách đã được tạo thì bên dưới dòng chữ Client có tên của máy vừa tạo.

2. Phương pháp tạo thủ công:- Khởi động máy khách, khi đó trên máy khách sẽ xuất hiện địa chỉ MAC.- Ghi địa chỉ này lạy một cách cẩn thận( mỗi máy có một địa chỉ MAC

khác nhau).- Lên máy chủ để tạo tài khoản cho máy khách.- Tại máy chủ, chọn Start/ Programs/ 3Com Virtual Lan Drive/

Administrator. Dịch vụ Administrator xuất hiện.- Tại đây, chọn File/ New/ Disk( hoặc nhấn vào biểu tượng New Disk).

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

13

Page 14: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Chú ý: Để tạo được đĩa ảo thì các dịch vụ phải cấu hình cho đúng.+ Khi bảng New Disk xuất hiện.+ Tab Data.

- Tại mục name, ta đặt tên cho máy khách. Ví dụ: máy1.- Tại mục MAC, ta đánh địa chỉ MAC của máy khách mà ta đã ghi lại lúc

ban đầu( máy nào thì địa chỉ MAC của máy đó).- Tại mục Port, ta không được thay đổi.- Tại mục Description, ta có thể mô tả cho máy khách vừa tạo hoặc để

trống cũng được.+ Tab Disk: ta chọn Virtual Disk First để Boot từ đĩa cứng ảo.+ Tab Security: tại đây ta sẽ đặt mật khẩu cho máy khách.►Việc tạo tài khoản cho máy khách đã xong.

CHƯƠNG VII.Tạo đĩa cứng ảo và gán cho máy trạm.

Nếu 1 ổ đĩa cứng ảo sử dụng cho nhiều máy thì phần mềm Virtual Lan Drive 1.0 còn hạn chế, khi các máy khách hoạt động nó chạy không ổn định và thường bị lỗi. Do đớ, tốt hơn nên tạo cho mỗi máy khách một ổ đĩa ảo. Và tạo thêm 1 ổ nữa để dùng chung cho các máy khách( đĩa này không được cài Windows mà chỉ cài các ứng dụng dùng chung cho các máy khách).

CÁC BƯỚC TẠO ĐĨA ẢO: +Trước hết tạo đĩa ảo cho Server:

- Tại mục Server đã tạo ban đầu( lúc này biểu tượng New Disk đã chuyển sang màu xanh lục).

- Một bảng để tạo đĩa ảo xuất hiện. Ta chọn Option New.- Tại mục điền dung lượng của đĩa ảo, ta nhập tối đa là 2000MB.

○ Chú ý: ta chọn dung lượng đĩa cứng sao cho chứa được hệ điều hành, một khi đã cài hệ điều hành và các ứng dụng khác thì không thể chỉnh sửa được nữa. Nếu muốn chỉnh sửa, ta phải xóa toàn bộ ổ đĩa ảo đó và tạo lại từ đầu.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

14

Page 15: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

○ Mỗi máy khách chỉ gán tối đa 4 ổ đĩa ảo► Nhấn OK để hoàn thành việc tạo đĩa ảo.

a. Gán đĩa ảo cho máy khách( Client):- Vào Start/ Programs/ 3Com Virtual Lan Drive/ Administrutor, khi đó

dịch vụ Administrator xuất hiện.- Trên thanh công cụ menu, ta chọn View/ chọn Client. Khi đó, cửa sổ bên

phải của dịch vụ Administrator xuất hiện các tên Client mà ta dẫ tạo từ trước.

- Nhấp chuột phải vào máy khách, chọn Properties/ Tab disk/ chọn Change.

- Cửa sổ” select virtual disk” hiện ra. Khi đó, phía bên phải cửa sổ hiển thị tên của Server ảo có dấu cộng (+), nhấp chuột vào đó, các đĩa ảo mà ta đẫ tạo hiện ra.

- Muốn chọn ổ nào để khởi động, ta nhấp chuột vào ổ đĩa đó.► Nhấn nút ADD, nhấn OK 2 lần để hoàn tất việc gán đĩa cứng ảo cho máy trạm.

CHƯƠNG VIIIFormat đĩa ảo và cài hệ điều hành cho máy trạm.

I. Format đĩa cứng ảo:- Khởi động máy khách, nếu máy khách nhận được đĩa ảo thì máy sẽ báo

như sau: Virtual Disk Found, Insert System Disk, Press Any Key to Continuos ... : đĩa ảo đã tìm thấy, bỏ đĩa hệ thống vào và nhấn phím bất kỳ để tiếp tục ...

- Nếu bỏ đĩa khởi động vào mà máy vẫn báo như vậy thì nhấn ESC 1 hoặc 2 lần.

- Quá trình Format ổ ảo cũng giống như Format với ổ đĩa thường.- Khi Format xong, ta tắt Client và chuẩn bị cài hệ điều hành cho máy.

II. Cài đặt hệ điều hành cho máy Client( công việc này được tiến hành trên máy chủ).

- Vì cài hệ điều hành theo phương pháp chép Source vào đĩa ảo nên khác với việc cài đặt hệ điều hành thông thường.

- Để chép được Source Windows vào đĩa ảo. Trước hết ta phải ánh xạ ổ đĩa áo đó. Ánh xạ đĩa ảo như sau:

Start/ Program/ 3Com Virtual Lan Drive / Administrator. Trên thanh menu vào View/ Tools/ Map Virtual Disk( hoặc nhấn vào biểu tượng Map Virtual Disk trên thanh công cụ).► Chú ý: khi ánh xạ( Map) đĩa ảo, ta phải chọn ổ đĩa mà ta cần ánh xạ. Khi đó biểu tượng Map Virtual Disk chuyển sang màu xanh lạt.

- Ta mở ổ đĩa có tên là REMOVABLE và chép Source Windows từ đĩa CD – ROM vào ổ đĩa này.

- Tiếp theo, ta chép tất cả các tập tin trong thư mục Client Files( programs files/ 3Com/ Virtual Lan Drive Client files) vào trong Source Windows

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

15

Page 16: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

mà ta đã chép vào trong ổ đĩa REMOVABLE( vì trong quá trình cài đặt Windows thường đòi hỏi tập tin này. Nếu không chép vào thì trong quá trình cài đặt Windows sẽ đòi hỏi tập tin này).

- Khi chép Source xong, ta phải ngưng ánh xạ ổ đĩa( Unmapped) để cho máy Client có thể tìm thấy ổ đĩa khởi động. Để ngưng ánh xạ ổ đĩa, ta chỉ cần Click chuột vào Virtual Disk là xong.

- Ta sẽ chờ trong giây lát để cho dữ liệu được lưu vào đĩa ảo.- Khởi động máy Client, ta dòng: C:\Windows ta chỉ cần đánh lệnh

SETUP và lúc này việc cài đặt đuocj tiến hành như việc cài trên ổ dĩa thông thường.

- Khi cần cài đặt thêm các ứng dụng, thì công việc cũng thực hiện bằng việc MAP( ánh xạ) ổ đĩa ảo lên chép thư mục/ tập tin đó vào đĩa ảo Unmap ổ đĩa vừa chép thư mục vào khởi động lại máy khách và cài đặt các ứng dụng đó bình thường.

Công việc cài đặt hoàn tất.CHƯƠNG XIX

Phần mềm BXP 2.5 Phần mềm BXP 2.5 là phần mềm sử dụng cho hệ thống mạng BOOT – ROM. Ngoài những tính năng giống như Virtual Lan Drive, nó còn có những chức năng khác mà các phần mềm tạo địa ảo khác không có.

Phần mềm BXP 2.5 cho phép ta quản lý tới 127 máy trạm và nó dùng để chạy hệ điều hành Windows 2000 và Windows XP trên máy trạm.

I. Chuẩn bị trước khi cài đặt: Máy chủ:

- Hệ điều hành cho máy chủ có thể là: Windows XP, Windows 2000 Professional, Windows 2000 Server Family/ Advanced. Tốt nhất nên chọn Windows Server 2000.

- Đĩa cứng: tùy theo việc sử dụng chung ổ đĩa ảo cho các trạm hoặc mỗi máy trạm một đĩa ảo. Nên chọn đĩa cứng loại tốt.

Máy trạm: - Máy trạm có thể chạy Windows 2000 Professional hoặc Windows XP.- Mỗi máy con phải có một Card mạng với một Boot – Rom PXE( tốt nhất

nên chọn PXE 2.0).- Card mạng phải thuộc 1 trong 3 loại sau: 3Com905C, Intel Pro/100,

RTL8139(x).

II. Cài đặt:● Máy chủ: cài Windows Server 2000( đã nói ở trên).● Máy trạm: chuẩn bị một máy trạm có ổ cứng( ổ cứng tham khảo) đã cài sẵn Windows XP hoặc Windows 2000 Professional và các ứng dụng cần thiết: Vietkey, Microsoft

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

16

Page 17: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Office ..., tạo một tài khoản với tên User01 với quyền Admin và khi khởi động tự động logon bằng User này. Trong phần Computer name, ta khai báo tên cho máy trạm là User1. Phần khai báo về mạng, ta khai báo Workgroup như máy chủ. Máy trạm phải có giao thức TCP/IP. Phải đảm bảo máy trạm thông với máy chủ.

1. Cài đặt BXP 2.5 trên máy chủ:

Kích đúp chuột vào file BXP 2.5, đây là file tự giải nén nên chương trình tự giải nén sau đó mới tiền hành cài đặt. Hộp thoại Setup type xuất hiện:

Chọn Full Server, nhấn Next. Tiếp theo hộp thoại Select Componet xuất hiện.

Bỏ dấu Check ở phần Tellurian DHCP Server( phần này chỉ chọn khi máy chủ không cài dịch vụ DHCP, ví dụ: trường hợp máy chủ cài hệ điều hành Windows XP, Windows 2000 Professional).

Các bước còn lại ta chỉ cần nhấu Next, sau đó nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt. Khi cài đặt xong, trong Control Panel chỉ có 3 dịch vụ đó là: 3Com PXE, 3Com BOOTP và

Venturcom TFTP Service.2. Cấu hình các dịch vụ của BXP trên máy chủ:

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

17

Page 18: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

a. Cấu hình cho PXE Service.- Từ Start/ Setting/ Cintrol Panel, nhấp đúp vào 3Com PXE. Nếu có thông

báo rằng dịch vụ chưa được khởi động. Nhấn YES để bỏ qua và tiếp tục.- Từ Tab Option, kiểm tra đường dẫn đúng như đường dẫn C:/ Program

files/ Venturcom/ BXP/ TFTPBOOT hay chưa, nếu chưa thì chọn lại cho đúng.

- Click vào Tab Network Adapter, ta đánh dấu Check vào địa chỉ Card mạng dùng chạy dịch vụ này( IP này được thiết lập trong quá trình cài đặt máy chủ).

- Click OK, để lưu lại cấu hình.b. Cấu hình cho Venturcom TFTP Service:

- Từ Control Panel, kích đúp vào biểu tượng Venturcom TFTP Service. Hộp thoại hiện ra.

- Kiểm tra đường dẫn ở mục Transmit( Get) directory( chỉ đến file Vldmi13.bin), đường dẫn là: C:/ Program files/ Venturcom/ BXP/ TFTPBOOT.

- Kiểm tra số của cổng là 69.- Click vào Tab TFTP Logging.

Do quá trình hoạt động BXP TFTP Server sẽ Log các thông báo của mình đến System Event Log của Windows Server 2000 nên chọn ở đây mức đọ cao để tạo ra các thông tin đó, Maximum là All Events, Click OK để lưu lại.

c. Cấu hình cho BXP IO Service.- Từ ổ đĩa C hoặc D của máy chủ( phải được định dạng bằng NTFS), tạo

một thư mục để lưu trữ các tập tin đĩa ảo của các máy trạm. Ví dụ: D:\BOOT – ROM.

- Từ Start/ Program Files/ Venturcom BXP Service Preference. Hộp thoại xuất hiện.

- Click vào Browse để chọn đúng thư mục vừa tạo D:\BOOT – ROM.- Ở phần IP Setting, chọn Card mạng dùng cho dịch vụ này bằng cách

Click chọn vào IP tương ứng.- Ở mục Port phải đúng là 6911.- Click OK, lưu lại cấu hình.

d. Cấu hình BXP Login Service:- Từ Start -> Programs -> Venturcom BXP chọn BXP Login Service

Preference. Hộp thoại xuất hiện.- Kiểm tra đường dẫn ở mục Database chỉ đến tập tin là VLD.MDB là C:\

Program files\ Venturcom\ BXP\ VLD.MDB.- Đánh dấu Check vào mục Add new Clients to database để sau này có thể

cài đặt Client một cách tự động.- Chọn IP tương ứng cho dịch vụ này.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

18

Page 19: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

- Click OK để lưu lại cấu hình.3. Khởi động các dịch vụ:

- Khởi động cũng giống như việc khởi động các dịch vụ trong Virtual Lan Drive.

- Đặt biệt, sau khi khởi động dịch vụ BXP Write Cache I/O Server, thì trong thư mục chứa các tập tin đĩa ảo( D:\ BOOT – ROM) sẽ tạo ra 1 thư mục con là WriteCache).

4. Cấu hình cho BXP Administrator:- Từ start -> Program ->Venturcom BXP, choïn Administrator, một màn

hình xuất hiện.- Trong phần BXP Administrator chúng ta có thể cấu hình các thành phần

sau: + Cấu hình Bootstrap file.

+ Cấu hình IO Server.+ Tạo ổ cứng ảo cho Client.+ Format ổ đĩa ảo.+ Đăng kí Client vào cơ sở dữ liệu của BXP( tạo User).+ Đăng ký ổ đĩa ảo cho Client.a. Cấu hình cho Bootstrap file:

Bootstrap file là tập tin chứa thông tin khởi động BOOT – ROM sẽ tìm đến để khởi động quá trình đầu cho các Client. Với BXP thì file đó là VLDRMIL13.BIN. Để cấu hình cho Bootstrap ta làm như sau:

- Trong màn hình BXP Administrator, chọn Tool / Configure Bootstrap.- Ở phần Path ta khai báo đường dẫn như sau: C:\ Programfiles\

Venturcom\ BXP\ TftpBoot\ vldrmil13.bin.- Đánh Check ở mục use BOOTTP/ DHCP Resolved.- Đánh Check vào mục use database values.- Đánh Check vào verbose mode nếu muốn hiển thị chi tiết của máy chủ

và máy trạm trong khi máy trạm khởi động.- Nhấn OK để lưu lại cấu hình.

b. Cấu hình cho IO Server.- Ở màn hình BXP Administrator. Từ Menu file chọn New/ Server. Hộp

thoại New IO Server xuất hiện.- Ở phần Name, ta gõ tên máy chủ( phải gõ đúng tên máy chủ, tên này

được đặt trong quá trình cài đặt máy chủ( nếu gõ đúng tên của máy chủ, khi nhấn Resolve thì ở mục IP Address sẽ hiện đúng IP của máy chủ mà ta thiết lập ban đầu. Nếu gõ sai, khi nhấn vào Resolve thì IP máy chủ không hiện ra.

- Cổng mặc định là 6911.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

19

Page 20: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

- Phần Description ta có thể gõ vào thông tin bất kỳ mô tả cho IO Server mới tạo hoặc để trống cũng được.

- Khi tạo xong, trong màn hình của BXP Administrator có thêm một biểu tượng nũa giống như IO Server ban đầu do BXP đã tạo sẵn.

- Nhấn OK, để lưu lại.c. Tạo ổ cứng ảo – Virtual Disk.

- Từ màn hình BXP Administrator, chọn View, đánh Check ở dòng Server/ Disk. Lúc này trên màn hình BXP Administrator ta chỉ thấy 1 Server đó là IO Server mới tạo. Đồng thời biểu tượng New Disk trên thanh cộng cụ chuyển sang màu xanh lục( Chú ý: biểu tượng New Disk chỉ chuyển sang màu xanh lục khi các dịch vụ trên được cấu hình đúng).

- Từ menu File, chọn NewDisk, hộp thoại Add Virtual Disk xuất hiện.- Chọn mục New Disk.- Ở mục Directory, ta chọn mục chứa đĩa ảo mà ta đã tạo sẵn ban

đầu( nhấn Browse để chọn).- Ở mục Virtual disk size in MB, ta gõ dung lượng ổ đĩa ảo muốn

tạo( Lưu ý: tùy theo bản mà ta nhấp dung lượng đĩa ảo. Nếu phiên bản đầy đủ và có Crack thì nó cho phép ta tạo ổ đĩa ảo lên tới 8GB trên phân vùng ổ đĩa ảo đã taok ở chế độ NTFS, còn ở chế độ FAT32 chỉ cho tạo ổ đĩa ảo tối đa là 4GB. Trong khi đó còn cho ta tạo 4 ổ đĩa ảo. Nếu không có phiên bản chính thức thì chỉ cho phep tạo đĩa ảo tối đa là 2GB. Tuy nhiên ở hệ thống mạng BOOT – ROM thì 2GB cũng đủ sử dụng.

- Ở mục Disk name, ta gõ tên ổ đĩa ảo, chẳng hạn VTDISK.- Ở phần Description ta gõ thông tin mô tả ổ đĩa này hoặc để trống cũng

được.► Chú ý: Một khi ổ đĩa ảo đã tạo thì không thể thay đổi dung lượng của nó. Nếu muốn thay đổi chỉ còn cách xóa dị và tạo lại ổ đĩa mới mà thôi. Vì vậy phải chú ý về dung lượng dữ liệu để ta tạo đĩa ảo để khỏi thay đổi dung lượng sau này.

- Click OK để lưu lại cấu hình. Quá trình tạo ổ đĩa ảo ở BXP mất vài phút( chậm hơn nhiều so với việc tạo đĩa ảo bằng Virtual Lan Drive).d. Tạo tài khoản cho máy trạm:

+ Tạo tài khoản bằng phương pháp tự động:- Với cách này phải đảm bảo trong BXP Login Service bạn đã chọn

Option Add new client to database.- Lần lượt khởi động các máy trạm( các máy này phải được chọn khởi

động từ Lan). Lúc đó với máy đầu tiên sẽ có một màn hình khởi động như sau:

Venturcom BXP bootstrap v2.2 build 23Copyright (c) 2002 Venturcom, Inc subsidiariesAll rights reservd

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

20

Page 21: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Local MAC : 012101FF2210Local IP : 169.254.0.2Subnet mask : 255.255.0.0Boot server : 169.254.0.1Login server : 169.254.0.1.:6910Venturcom BXP could not find an entry for this client PC in its database. This may be because it is a new PC. You can enter the information below for this client PC and it will be added to the BXP database, or you can press the ESC key and the MAC will be used as the client name and description. You can edit this client information later using the BXP Administrator.Client Name:Description :Khi ở máy trạm hiển thị được các thông số trên chứng tỏ rằng ta đã cấu hình đúng trên máy chủ, nếu không hiển thị các thông số trên thì xem lại thử còn dịch vụ nào chưa được thiết lập.

- Tại mục Client name, ta gõ tên máy trạm thứ nhất. Giả sử may1.- Tại mục Description ta gõ thông tin của máy trạm hoặc để trống cũng

được.- Ta có thể kiểm tra lại xem tài khoản máy trạm đã được tạo chưa, ta kiểm

tra như sau: Vào màn hình BXP Administrator, chọn view và chọn tiếp Client/ Disk, click tiếp vào biểu tượng của Client ta sẽ thấy biểu tượng may1 như đã khai báo. Nếu muốn xem chi tiết ta nhấn phải chuột vào may1, chọn properties. Hộp thoại New Client xuất hiện:

- Các máy khác làm tương tự.+ Tạo tài khoản bằng phương pháp thủ công.

- Với cách này, trước tiên phải khởi động toàn bộ máy trạm trong mạng, rồi từ màn hình khởi động giông như trên ta phải ghi lại tất cả các địa chỉ MAC( local MAC).

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

21

Page 22: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Từ màn hình BXP Administrator, chọn file/ New/ Client. Hộp thoại New Client xuất hiện như sau:

- Tại mục Name, gõ vào may1 chẳng hạn.- Mục MAC nhập địa chỉ cua máy trạm mà ta đã ghi ban đầu.- Mục Description ta có thể miêu tả về máy trạm hoặc để trống.- Click OK để hoàn tất.- Các máy khác làm tương tự.Chú ý: Ta tạo tài khoản bằng cách nào cũng được, tuy nhiên ta nên chọn theo phương pháp tự động vì nó nhanh và không xảy ra sai xót trong quá trình tạo lập.

e. Gán ổ đĩa ảo cho máy trạm:- Từ màn hình BXP Administrator, chọn View/ Server/ Client/ Disk.- Nhấp phải chuột vào Client, chẳng hạn may1 và chọn properties.- Nhấn tab Disk.- Hộp thoại New Disk xuất hiện.

- Ở mục Boot oder chọn Hard disk fisrt( ta phải chọn như vậy vì sau khi máy trạm

khởi động bằng BOOT – ROM sẽ kết nối với Server của BXP sẽ chuyển tiếp qua khởi động hệ điều hành từ ổ cứng tham khảo của nó.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

22

Page 23: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

- Nhấn Change, một hộp thoại nữa xuất hiện.- Nhấn vào biểu tượng máy chủ đã tạo, sẽ xuất hiện danh sách các ổ đĩa ảo đã tạo.- Nhấn vào biểu tượng đĩa ảo, nhấn Add.- Nhấn OK 2 lần để hoàn tất.

f. Format ổ đĩa ảo.- Với phần mềm Virtual Lan Drive việc Format ổ đĩa ảo được thực hiện trên máy con

vàn dùng lệnh format trong DOS để thực hiện. Đối với BXP 2.5 thì việc Format đó được tiến hành trên máy chủ.

- Từ màn hình BXP Administrator, chọn View/ Server/ Disk.- Click vào biểu tượng máy chủ, các ổ cứng ảo xuất hiện, chọn ổ cứng cần Format.- Từ Menu Tool, chọn Map Virtual Disk. Lúc này ổ đĩa cần ánh xạ chuyển sang màu

xanh lục.Chú ý: trong quá trình ánh xạ ổ đĩa ảo, các máy trạm cần phải tắt.- Khi đó, vào MY COMPUTER của máy chủ.

- Nhấp đúp vào Removable Disk(x). Nếu thấy nó báo là please insert disk into drive x, chứng tỏ đĩa ảo chưa dược ánh xạ. Ngược lại máy sẽ hỏi bạn có muốn Format không, ta chọn YES.

- Đồng thời ta Format đĩa ảo ở chế độ NTFS.- Sau khi Format xong, ta phải ngưng ánh xạ ổ đĩa, nếu không thì khi khởi động máy

trạm sẽ không ổ đĩa vừa ánh xạ.- Un – Map như sau: tại màn hình BXP Administrator, chọn Tool/ Un – Map Virtual

Disk. Hoặc tại biểu tượng Map Virtual Disk đang có màu xanh lục, Click vào đó để ngưng ánh xạ.

5. Cài đặt BXP 2.5 trên máy trạm.- Từ máy trạm bất kỳ, chẳng hạn may1, gắn ổ cứng tham khảo đã cài sẵn Windows

XP hoặc Windows 2000 Professional và các chương trình ứng dụng cần thiết.- Trong phần Workgroup ta phải khai báo cùng Workgroup với máy chủ để máy chủ

và máy trạm thông mạng với nhau.- Ta phải tạo 1 tài khoản cho may1, chẳng hạn là User01 bằng quyền Admin. Trên

máy chủ ta cũng phải tạo 1 tài khoản là User01 bằng quyền Admin của máy

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

23

Page 24: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

chủ( nếu không tạo trên máy chủ thì cho dù máy khách nhìn thấy máy chủ cũng không truy xuất được dữ liệu trên máy chủ).

- Khởi động lại máy trạm, Log vào với tên User01, ta truy xuất để lấy phần mềm BXP 2.5 để cài đặt cho máy trạm.

- Click vào BXP 2.5 để tiến hành cài đặt. Hộp thoại sẽ xuất hiện.

- Ta chọn mục thứ 3 là Client để cài đặt cho máy trạm, nhấn Next.- Các màn hình kế tiếp ta chỉ việc nhấn Next.- Tiếp theo sẽ xuất hiện màn hình Found New Harware Wizard, làm nhiệm vụ phát

hiện các phần cứng trong Client, nhấn Next hoặc Continous Anyway.- Công việc cài đặt hoàn tất, trong My Computer của máy trạm sẽ xuất hiện thêm một

ổ đĩa mới, chẳng hạn LocalDisk(E). Thực chất đây là ổ đĩa mà nó lấy từ máy chủ xuống( Removable Disk).

- Tiếp theo chép toàn bộ ổ đĩa C trên máy trạm sang ổ cứng ảo trên máy chủ.- Từ Start/ Program/ Venturcom BXP, chọn Image Builder.- Ở mục Destination Path ta gõ ổ đĩa vừa xuất hiện trong My Computer của máy trạm

vào( chẳng hạn LocalDisk(E)).- Nhấn Build để tiến hành sao chép. Quá trình sao chép diễn ra khá lâu.- Quá trình sao chép kết thúc, ở máy trạm ta tháo ổ đĩa tham khảo và cho máy trạm

khởi động ở chế độ Lan. Còn ở máy chủ, ta vào BXP Administrator, từ menu View, chọn Client/ Disk, nhấp phải chuột vào máy1, vào Tab Disk ở mục Boot order ta chọn chế độ khởi động là Virtual Disk First.

Công việc hoàn tất.PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ VỀ INTERNET

CHƯƠNG XDHCP

DHCP được viết tắt bởi cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol ( Giao thức cấu hình động của máy chủ) là phần mở rộng của Boot Protocol. DHCP có nhiệm vụ cấp phát IP rộng các máy khách khi được yêu cầu từ máy khách.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

24

Page 25: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

I. Sự hoạt động của DHCP.DHCP làm việc theo mô hình Client – Server( máy khách – máy chủ). Quá trình tương tác của DHCP diễn ra giữa máy khách và máy chủ như sau:- Khi máy khách khởi động, nó tự động gửi một gói tin yêu cầu lên máy chủ, trong

gói tin này còn kèm theo địa chỉ MAC của máy khách.- Máy Server nhận được gói tin đó liền cấp một địa chỉ IP cho máy khách trong một

khoảng thời gian nhất định đồng thời cũng kèm theo 1 Subnet Mask và địa chỉ IP của Server. Server không cấp phát 2 địa chỉ giống nhau cùng một lúc và địa chỉ IP máy khách nhận từ máy chủ là duy nhất trong hệ thống mạng.

- Sau đó, Client gửi thông điệp chấp nhận IP do máy Server cấp và Server sẽ dùng các IP còn lại cung cấp cho các máy khác.

II. Cài đặt DHCP.- Vào Start/ Setting/ Control Panel.- Double Click vào add/remove program-->chọn tab add/remove windows

components. Click vào Components và chờ đợi trong giây lát và một bảng danh sách xuất hiện:

Double Click vào Networking Service và một bảng danh sách nữa hiện ra.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

25

Page 26: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Tiếp theo là đánh dấu Check vào mục Dynamic Hots Configuration Protocol (DHCP).Chọn OK, khởi động lại máy.► DHCP đã được cài đặt.

III. Tạo Scope để quản lý IP cho máy trạm.1. Tạo Server:

- Để quản lý các máy khách, ta phải tạo cho chúng một Scope. Trong Scope này chứa địa chỉ IP, các địa chỉ IP này tương ứng với các máy khách trong hệ thống mạng.

- Trước hết ta Add Server vào DHCP để quản lý Scope.- Vào Start/ Programs/ Administrator Tools/ DHCP( chú ý là DHCP phải được cài).- Nhấp phải chuột vào biểu tượng DHCP ở cửa sổ bên trái→ Add Server.

Một bảng xuất hiện:

- Ta phải đánh tên máy chủ vào mục This Server( phải gõ đúng tên Server mà ta đã

đặt trong quá trình cài đặt Server), tiếp đó nhấn OK. Nếu thiếp lập đúng thì sẽ có hình sau:

( Do thiết lập IP trên máy đơn nên không hiện IP máy chủ mà hiện Loopback).- Máy chủ đã được ADD vào trong cửa sổ DHCP. Nếu DHCP hoạt động tốt thì sẽ có

biểu tượng màu xanh lục hình mũi trên hướng lên( biểu tượng này sát phần tên của Server khi ADD vào cửa sổ DHCP. Nếu không có biểu tượng như vậy, chứng tỏ

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

26

Page 27: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

DHCP chưa hoặc động. Để cho DHCP hoạt động, ta nhấp chuột phải vào Server trong cửa sổ DHCP→ All Tasks→ Start→ DHCP đã hoạt động.

2. Tạo Scope.- Chọn Start/ Programs/ Administrator Tools/ DHCP.- Nhấn chuột phải lên tên máy chủ trong cửa sổ DHCP → New Scope.

Một bảng thông báo hiện ra:” Well come to the new scope wizard”, nhấn Next. Một bảng thông báo nữa hiện ra:

- Tại mục Name, ta đặt tên nào cũng được miễn sao cho dễ nhớ.- Tại mục Description, ta miêu tả hay để trống cũng được. Tạo xong, nhấn Next.- Một bảng New Scope Wizard xuất hiện. Bảng này cho ta thiết lập lượng IP để

DHCP cấp cho các máy con khi máy con yêu cầu. Tùy theo lượng máy con trong hệ thống mà ta tạo ra lượng IP cần thiết. Tốt nhất ta nên lấy địa chỉ cuối của máy chủ để dễ quản lý.( Giả sử IP của máy chủ là 169.254.144.148 và hệ thống mạng có 10 máy con). Ta tạo như sau:

+ Tại dòng Start IP Address( địa chỉ IP bất đầu), ta điền vào: 169.254.144.149.+ Tại dòng End IP Address( địa chỉ cuối), ta điền vào: 169.254.144.159.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

27

Page 28: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Với địa chỉ trên, ta đã tạo ra một lượng IP để cung cấp cho các máy con từ 169.254.144.149, 169.254.144.150, ... , 169.254.144.158, 169.254.144.159. Tạo xong, nhấn Next.

- Tại bảng kế tiếp, máy bắt ta điền lại địa chỉ vừa thiết lập, xong nhấn Add, hoặc ta hỉ cần nhấn Next tại bảng này và địa chỉ IP vừa tạo được cập nhật. Xong bước này, nhấn Next 2 lần.

- Ta chọn mục: I want to cofigure these options now( tôi muốn thiết lấp những mục lựa chọn bây giờ), nhấn Next 2 lần.

Một bảng thông báo xuất hiện:

- Tại đây ở dòng Parent Domain, ta điền tên nhóm làm việc( hay còn gọi là Workgroup). Tại

mục Server name gõ tên máy chủ vào, nhấn Resovle, nhấn Next.- Tại bảng thông báo kế tiếp, máy báo cho ta điền tên máy chủ và IP của máy chủ 1 lần nữa.

Ta có thể điền vào hoặc chỉ cần nhấn Next để cho máy tự cập nhật, xong nhấn Next.- Một bảng thông báo nữa xuất hiện. Máy hỏi: Do you want to activate this scope now ?( bạn

có muốn hoạt động Scope bây giờ không?), ta chọn: Yes, I want to activate this scope no( có, tôi muốn hoạt động Scope bây giờ), xong nhấn Next.

- Cuối cùng ta chọn Finish để hoàn tata công việc.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

28

Page 29: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

- Nếu tạo hoàn tất thì trong cửa sổ bên trái của DHCP, trước tên máy chủ có mũi tên màu xanh lục hướng lên( ví dụ:Server1[169.254.0.0] maychu). Như vậy chứng tỏ rằng DHCP đang hoạt động.

- Nếu không có hình mũi tên, chứng tỏ DHCP chưa hoạt động. Để DHCP hoạt động ta phải khởi lại cho nó bằng cách: Tại thanh menu/ Action/ All Stask/ Start.

CHƯƠNG XIIP – GIAO THỨC MẠNG

Mỗi máy tính khi kết nối vào Internet đều có một địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ IP. Địa chỉ này dùng để phân biệt máy tính này với các máy tính khác trên mạng Internet.

Vậy địa chỉ IP là gì ?. Nó là 1 số nguyên 32 bit được chia làm 4 byte ngăn cách bởi dấu chấm,mỗi byte có giá trị từ 0 → 255. Mỗi địa chỉ IP gồm 2 phần là địa chỉ mạng( Network) và địa chỉ máy( Host).

Ví dụ 1: 45.10.0.1( địa chỉ mạng là 45, địa chỉ máy là 10.0.1).Ví dụ 2: 168.10.45.12( địa chỉ mạng là 168.10, địa chỉ máy là 45.12).

I. Các lớp địa chỉ IP:Toàn bộ địa chỉ IP được chia thành 6 lớp khác nhau: A,B,C,D,E và loopback. Mỗi lớp sẽ có

cách xác định địa chỉ Network và địa chỉ Host khác nhau.- Lớp A: có bit đầu tiên bằng 0, 7 bit còn lại N dành cho địa chỉ Network nên có tối đa là 2^7-

2=126 trên lớp A, 24 bit còn lại dành cho địa chỉ Host nên mỗi mạng thuộc lớp A có tối đa là 2^24- 2=17777214 máy. Nguyên nhân phải trừ đi 2 vì có hai địa chỉ được dành riêng là địa chỉ mạng( x.x.x.0) và địa chỉ Broadcast( x.x.x.255). Lớp A chỉ dành riêng cho các địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới. Vùng địa chỉ IP của lớp A là từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.

- Lớp B: có 2 bit đầu tiên là 10, 14 bit tiếp theo dùng cho địa chỉ Network, 16 bit còn lại dành cho địa chỉ Host. Tổng số mạng trên lớp B là 2^14-2=16382, mỗi mạng chứa tối đa là 2^16-2=65643 máy. Lớp này dùng cho các tổ chức hạng trung trên thế giới. Vùng địa chỉ của lớp B từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0.

- Lớp C: có 3 bit đầu tiên là 110, 22 bit tiếp theo dành cho địa chỉ lớp mạng, 8 bit còn lại dành cho địa chỉ Host. Số mạng tối đa trên lớp C là 4194302, số Host( máy) tối đa trên mỗi mạng là 254. Lớp C được sử dụng cho các tổ chức nhỏ, trong đó có cả máy tính chúng ta. Vùng địa chỉ của lớp C từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0.

- Lớp D: có 4 bit đầu tiên luôn là 1110, lớp D được dành để phát các thông tin( multicast/ broardcast), có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

29

Page 30: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

- Lớp E: có 4 bit đầu tiên luôn là 1111, lớp E dành riêng cho việc nghiên cứu, lớp này có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255.

- Loopback: địa chỉ 127.x.x.x được dùng để kiểm tra vòng lặp quy hồi( loopback) và truyền thông liên quy trình trên máy tính cục bộ, đây không phải là địa chỉ mạng hợp lệ.Chúng ta có thể dựa các bit hoặc các byte đầu tiên để xác định lớp của IP một cách nhanh chóng.Ví dụ: IP là 128.7.15.1

Ta có bảng sau:Hệ nhị phân 10000000 00000111 00001111 00000001Hệ thập phân 128 7 15 1

Ta thấy hai bit của byte đầu tiên là 10 => IP thuộc lớp BHoặc ta có thể nhận được qua byte đầu tiên của địa chỉ IP

Ta có bảng sau:Lớp Byte đầu tiên của địa chỉ IPA 1-126B 128-191C 192-223D 224-239E 240-254

Loopback 127II. SUBNET( mạng con):

Để cấp phát IP cho các mạng khác nhau một cách hiệu quả và dễ quản lý, nhà quản trị thường phân chia mạng của họ thành những mạng nhỏ hơn gọi là Subnet. Subnet sẽ vay mượn một số bit của Host để làm Subnet Mask( mặt nạ mạng).

Chú ý: - Subnet Mask có tất cả các bit Network và Subnet bằng 1, các bit Host đều bằng không 0.- Tất cả các máy trên cùng một mạng phải có cùng Subnet.- Để phân biệt các Subnet( mạng con ) khác nhau, bộ định tuyến dùng phép Logic AND.

Ví dụ: địa chỉ mạng lớp C có Subnet là 192.10.0.0 có thể như sau:+ Dùng 8 bit đầu tiên của Host để làm Subnet. Subnet Mask = 255.255.255.0

Network Network Subnet Host11111111 11111111 11111111 00000000

255 255 255 0Như vậy, số bit dành cho Subnet là 8 nên có tất cả là 2^8-2=254 Subnet( mạng con). Địa chỉ của các Subnet lần lượt là: 192.10.0.1, 192.10.0.2, ... , 192.10.0.254. 8 bit 0 dành cho Host nên mỗi Subnet có 2^8-2=254 Host. Địa chỉ của các Host lần lượt là: 192.10.xxx.1, 192.10.xxx.2, ... ,192.10.xxx.254.

+ Chỉ dùng 7 bit đầu của Host để làm Subnet.Subnet Mask= 255.255.254.0

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

30

Page 31: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Như vậy, mỗi bit dành cho Subnet là 7 nên có tất cả là 2^7-2=254 Subnet( mạng con). Nhưng bù lại, mỗi Subnet có tới 510 Host do 9 bit sau được dành cho Host 2^9-2=510 Host.ư

III. Thế nào là IP động – IP tĩnh ?Khi máy tính kết nối vào mạng máy tính thường xuyên, chẳng hạn Web Server hay FPT server luôn phải có một địa chỉ IP cố định nên gọi đó là IP tĩnh. Đối với các máy tính thỉnh thoảng mới kết nối vào Internet, chẳng hạn như máy A quay số kết nối đến ISP( Internet Service Provider: dịch vụ cung cấp Internet). Mỗi lần máy A sử dụng Internet, DHCP server của ISP sẽ cung cấp cho máy A một địa chỉ IP( ví dụ:203.162.30.209), và nếu lần sau máy A truy cập vào Internet thì ISP Server sẽ cung cấp cho máy A một địa chỉ IP mới( ví dụ: 230.162.30.168). Như vậy, địa chỉ IP của máy A là địa chỉ IP động.

IV. Cấu tạo địa chỉ IP bằng tên:Để tạo sự dễ dàng cho người sử dụng, người ta đã đặt ra địa chỉ IP bằng tên. Địa chỉ bằng tên này được tạo ra sao cho dễ nhớ, rõ ràng và giúp người sử dụng có khái niệm sở hữu và vị trí của địa chỉ đó. Thông thường địa chỉ bằng tên được cấu tạo như sau: aaa.bbb.ccc.aaa có thể tên của một máy tính hay tên của một ngành, một nhóm, ..., bbb là tên của một tổ chức, trường học, ..., và ccc tượng trưng cho hội, vùng, quốc gia, .... Tóm lại, địa chỉ IP bằng tên cho ta biết một chút gì đó về nơi chốn, khu vùng của máy tính ...Ví dụ: cdsphue.edu.vnTừ phải sang trái: vn là quốc gia Việt Nam, edu là hệ thống giáo dục, cdsphue là tên trường Cao đẳng sư phạm HuếPhần cuối của địa chỉ có thể người ta cho biết phần nào về địa chỉ ở đâu hoặc thuộc về chính quyền, tổ chức ào, ...

Ví dụ:EDU: hệ thống các trường đại học.COM: hãng xưởng, thương mại, ...GOV: cơ quan chính quyền.MIL: quân đội.NET: những trung tâm lớn cung cấp dịch vụ Internet.VN: Việt Nam.

CHƯƠNG XII.PROTOCOL – GIAO THỨC

I. PROTOCOL( giao thức) là gì ?

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

Network Network Subnet Host11111111 11111111 11111110 00000000

255 255 254 0

31

Page 32: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Việc trao đổi thông tin dù là đơn giản nhất cũng phải tuân theo những nguyên tắt nhất định. Đơn giản như hai người nói chuyện với nhau, muôns cho cuộc nói chuyện có kết quả thì ít nhất cả hai người phải ngầm tuân thủ quy ước: khi người này nói thì người khác phải lắng nghe và ngược lại. Việc truyền thông trên mạng cũng như vậy. Cần có các quy tắc, quy ước truyền thông về nhiều mặt: khuôn dạng cú pháp của dữ liệu, kiểm soát hiệu quả nhất chất lượng truyền thông tin. Tập hợp những quy tắc, quy ước truyền thông đó gọi là giao thức mạng( protocol).

Một tập hợp tiêu chuẩn trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc hai thiết bị máy tính với nhau được gọi là giao thức. Các giao thức cọn lại được gọi là các nghi thức hoặc định ước máy tính

II. Hoạt động của Giao thức.Toàn bộ hoạt động truyền dữ liệu trên mạng được chia thành nhiều bước riêng biệt có hệ

thống. Ở mỗi bước, một số hoạt sẽ diễn ra và không diễn ra ở bất kỳ bước nào khác. Mỗi bước có những nguyên tắc và giao thức riêng.

Các bước phải được thực hiện theo một trình tự nhất quán giống nhau trên mỗi máy tính mạng. Ở máy tính gửi những bước này phải được thực hiện từ trên xuống dưới. Ngược lại, ở máy tính nhận được thực hiện từ dưới lên.

1. Máy tính gởi:- Chia dữ liệu thành nhiều phần nhỏ( gọi là gói) mà giao thức có thể xử lý được.- Thêm thông tin địa chỉ vào gói để máy tính đích trên mạng biết được gói dữ liệu đó thuộc sở

hữu của nó.- Chuẩn bị dữ liệu và truyền thật sự qua Card mạng rồi lên cáp mạng.2. Máy tính nhận:- Lấy gói dữ liệu ra khỏi cáp.- Đưa gói dữ liệu vào máy tính thông qua Card mạng.- Tước bỏ khỏi gói dữ liệu thông tin truyền do máy tính gởi thêm vào.- Sao chép dữ liệu từ gói vào bộ nhớ đệm để tái lắp ghép.- Chuyển dữ liệu đã tái lắp ghép vào các chương trình ứng dụng dưới dạng sử dụng được.Cả máy tính gửi và nhận cần thực hiện các bước theo cùng một cách để dữ liệu lúc nhận và lúc

gửi không thay đổi.Chẳng hạn, hai giao thức có thể chia làm nhiều gói và bổ sung thêm các thông tin thứ tự,

thông tin thời lượng và thông tin kiểm lỗi, tuy nhiên mỗi giao thức thực hiên việc này theo các cách khác nhau. Do đó, máy tính dùng giao thức này sẽ không thể giao tiếp với giao thức khác.

III. Một số giao thức thông dụng.1. IPX( Internetworking Packet eXchange: trao đỗi gói dữ liệu mạng)Là nghi thức của mạng Netware, IPX giống IP là không cần quan tâm đến cấu hình mạng của hệ

Thống cũng như việc phân tuyến dữ liệu giữa hai đặc điểm truyền và nhận như thế nào.Tuy nhiên khác với IP, IPX có thể tự cấu hình. Nó có thể tạo địa chỉ mạng từ sự kết hợp giữa

địa chỉ mạng của nhà quản trị và địa chỉ Card mạng ở lớp MAC. Tính năng này làm cho việc thiết lập mạng trở nên đơn giản vì khi mạng được kết nối về mạt vật lý IPX có thể tự cấu hình và phân tuyến rất nhanh, nhà quản trị mạng không cần phải tạo ra một địa chỉ mạng riêng biệt cho mỗi máy tính.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

32

Page 33: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Một ưu điểm khác nữa là gói dữ liệu của IPX rất giống với gói dữ liệu của IP nên chúng ta có thể chuyển gói dữ liệu của IPX sang IP để phân tuyến trên Internet. Đây là cách hữu hiệu nhất để kết nối người dùng với Internet mà không phải cấu hình TCP/IP lại cho từng máy. Tuy nhiên điều bất lợi là tính tương thích với Internet không hoàn hảo phải mất một khoảng thời gian để chuyển đổi từ IPX sang IP cho các gói dữ liệu. Nhưng nói chung, IPX có thể coi là giải pháp thay thế cho IP nếu hệ thống mạng không yêu cầu kết nối Internet.

2. NETBIOS – NETBEUI:IBM đưa ra nghi thức NetBios để sử dụng cho các mạng nhỏ, có cấu hình chỉ một Segment.

Tương tự như Bios của máy tính cá nhân chuyên xử lý các giao tiếp giữa hệ điều hành với phần cứng máy tính. NetBios và NetBeui( NetBios Extended User Interface) là các nghi thức hỗ trợ cho các thao tác Input/ Output( I/O) trên mạng.

NetBios( và NetBeui) được thiết kế với ý đồ sử dụng cho các mạng LAN nhỏ nên không thể hoạt trên môi trường WAN. Nếu muốn sử dụng trong WAN, chúng ta phải gói các Packet NetBios thêm một lần nữa trong Packet của IPX hoặc IP thông qua quá trình gọi là NBT( NetBios trên TCP/IP).

NetBios và NetBeui có ưu điểm hơn IP và IPX là không sử dụng cách đánh địa chỉ bằng số mà biểu diễn địa chỉ theo tên.

Ví dụ: một máy tính tên may1 và một máy tính tên may2. May1 gửi địa chỉ cho may2 thì địa chỉ nguồn là may1, còn địa chỉ đích là may2. Và cũng không cần biến đổi tên máy tính từ dạng ký tự sang số trong quá trình truyền dữ liệu.

Yếu điểm của phương pháp theo địa chỉ tên là mỗi máy tính mạng phải có cách nào đó để nhắc nhở các máy tính trong mạng nhận biết được sự hiện diện của nó( ví dụ: tiếng động vật kêu trong khu vực nào đó báo hiệu sự hiện diện của nó ...). NetBios cũng chiếm một ít dung lượng đường truyền khi chúng thực hiện việc nhắc nhở lẫn nhau về sự hiện diện của các máy tính khác trong mạng. Chính đặc tính này là một trong những lý do làm cho NetBios và NetBeui chỉ thích hợp với mạng nhỏ.

3. TCP/IP( Transfer Control Protocol / Internet Protocol: giao thức điều khiển truyền / giao thức mạng):Nếu có một giải pháp nào đó được gọi là tổng quan cho thế giới mạng thì đó chính là

TCP/IP. TCP/IP gồm tập hợp một bộ nghi thức được xây dựng và công nhận bởi các tổ chức quốc tế.TCP/IP là một nghi thức hoạt động mà không cần quan tâm đến sự phân tuyến các gói dữ

liệu trên mạng giữa máy tính gửi và máy tính nhận, đó là lý do TCP/IP được sử dụng nhiều trên Internet. TCP/IP có thể hoạt động trên nhiều mạng có nền( phần cứng) hệ thống khác nhau và cung cấp một cách thức cấu hình địa chỉ mạng khá hiệu quả.

IP có hai khuyết điểm là: tính phức tạp và số lượng địa chỉ mạng dự trữ ngày càng cạn dần. Tuy nhiên, IP version 6( IP v.6) đã giải quyết được vấn đề này và đang được chấp nhận.

Mặc dù phức tạp nhưng TCP/IP tỏ ra hiệu quả cho phép kết nối nhiều máy tính khác nhau chạy trên các hệ điều hành khác nhau thành một hệ thống mạng duy nhất dễ kiểm soát về cấu hình.

TCP/IP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ? Internet là mạng chuyển mạch bó, nghĩa là khi chúng truyền thông tin qua Internet từ máy tính này đến máy tính khác thì dữ liệu được chia thành

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

33

Page 34: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

bó nhỏ.Chuỗi các bộ phận chuyển mạch được gọi là bộ hành trình gửi từng bó qua Internet một cách riêng lẻ. Sau khi các bó được gửi tới máy nhận, chúng phải được kết hợp trở lại dạng ban đầu. Hai nghi thức thực hiện việc phân chia dữ liệu thành các bó, chuyển tải các bó qua Internet và kết hợp chúng lại ở nơi nhận là TCP/IP.

Vì nhiều lý do kể cả giới hạn phần cứng, dữ liệu được gửi thông qua Internet phải được chia thành các bó nhỏ không quá 1500 ký tự. Mỗi bó đều chứa tiêu đề của thông tin, chẳng hạn thứ tự các bó sẽ được tổ hợp với các bó có liên quan. Khi TCP/IP tạo ra từng bó nó sẽ tính toán và cộng số kiểm tra vào tiêu đề là số mà TCP/IP sử dụng ở đầu nhận sẽ xác định các lỗi sai có thể xảy ra trong quá trình truyền dẫn bó dữ liệu. Số này dựa trên số lượng dữ liệu chính xác trong đó.

Mỗi bó được đưa vào một IP riêng lẻ chứa thông tin về nơi gửi dữ liệu. Tất cả các gói dữ liệu cho trước đều có cùng thông tin địa chỉ để đến cùng một vị trí nơi chúng có thể tập hợp lại. Các gói IP có tiêu đề với thông tin địa chỉ gửi, nhận, thời gian duy trì gói tin trước khi bị loại bỏ.

Khi các bó được gửi qua Internet, các bộ hành trình sẽ kiểm tra IP và tìm địa chỉ đích cho chúng. Các bộ này sẽ xác định hiệu quả nhất đường đi của các bó tin sao cho gần đích nhất. Sau khi qu các bộ hành trình, các bó đến cùng địa chỉ. Do phải lưu thông trên Internet thay đổi liên tục, các bó có thể được truyền nhiều đường khác nhau và đến đích không theo thứ tự.

Sau khi các bó đến đích, TCP/IP tính toán số kiểm tra từng bó, so sánh số này với số kia đã gửi trong bó. Nếu hai số không tương hợp, TCP/IP biết dữ liệu trong đó bị thất thoát trong quá trình truyền tải liền bỏ gói này và yêu cầu gởi gói khác. Khi các bó nguyên vẹn đều đến cùng địa chỉ, TCP/IP sẽ tổng hợp chúng lại thành gói dữ liệu như khi gởi.

HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ HÀNH TRÌNH: bộ hành trình có các cổng nhận các bó IP và cổng Out để gởi các bó. Khi một bó đến cổng Input bộ hành trình xem xét tiêu đề của bó này và xác định đích đến trên bảng hành trình, cơ sở dữ liệu báo cho bộ hành trình về cách thức gởi các bó đến các đích khác nhau.

Dựa trên thông tin theo bảng hành trình, bó được gởi đến cổng Output thích hợp, cổng này gửi bó thông tin đến bộ hành trình gắn với đích đến của bó đó.

Nếu bó thông tin đến cổng Input nhanh hơn tốc độ xử lý của bộ hành trình, bó này được giữ lại trong thứ tự Input. Bộ hành trình sẽ xử lý các bó theo thự tự nhận chúng, nếu số lượng bó nhận được vượt quá chiều dài dãy thứ tự thì các bó có thể bị thất lạc, khi điều này xảy nghi thức TCP/IP trên máy tính gửi và nhận sẽ gửi lại các bó đó.

4. CSMA/CD( Carier Sense Multiple Access with Collision Detection): tổ chức xâm nhập nhiều mối bằng cảm nhận sóng mạng có dò xung đột

Khi sử dụng giao thức này các trạm có quyenf chuyển dữ liệu trên mạng với só lượng nhiều hay ít một cách ngẫu nhiêu hoặc bất kỳ khi có nhu cầu truyền dữ liệu ở mỗi trạm. M

CSMA/CD – Carier Sense Multiple Access with Collision Detection: (tổ chức xâm nhập nhiều mối bằng cảm nhận sóng mạng có dò xung đột).

Khi sử dụng giao thức này các trạm có quyền chuyển dữ liệu trên mạng với số lượng nhiều hay ít một cách ngẫu nhiên hoặc bất kỳ khi có nhu cầu truyền dữ liệu ở mỗi trạm. Mỗi trạm sẽ kiểm tra tuyến và khi nào tuyến không bận mới bắt đầu chuyển các gói dữ liệu.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

34

Page 35: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Với phương pháp CSMA/CD,thỉnh thoảng sẽ có hơn một trạm đồng thời truyền dữ liệu và tạo ra sư xung đột làm dữ liệu thu được ở các trạm bị sai lệch. Để tránh sự tranh chấp này, mỗi trạm phải đều phải phát hiện được sự xung đột dữ liệu. Trạm phát phải kiểm tra Bus trong khi gởi dữ liệu để xác định rằng tín hiệu trên Bus thật sụ đúng. Như vậy, sẽ phát hiện được bất kỳ xung đột nào có thể xảy ra. Khi phát hiện có sự xung đột, lập tức trạm sẽ gởi đi một mẫu làm nhiễu đã được định trước để báo cho các trạm biết là có sự xung đột xảy ra và chúng sẽ bỏ qua các gói dữ liệu này. Sau đó, trạm phát sẽ trì hoãn một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi phát lại dữ liệu. Ưu điểm của CSMA/CD là đơn giản, mềm dẻo, hiệu quả truyền thông tin cao khi lưu lượng thông tin của mạng thấp. Việc thêm vào hay dịch chuyển các trạm trên tuyến không ảnh hưởng đến các thủ tục của giao thức. Điểm bất lợi của CSMA/CD là hiệu suất của tuyến giảm xuống nhanh khi phải tải quá nhiều thông tin.

CHƯƠNG XIIIMẠNG ETHERNET

Ethernet là một trong nhiều dạng mạng thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Trong mạng Ethernet, các máy được nối chung một cáp theo mô hình sau :

Tầm hoạt động của mạng Ethernet không lớn. Mỗi máy có thể kết nối vào dây chung ở tầm 400 m (có thể lên tới 2000m hoặc 4000m). Nếu muốn kết nối xa hơn thì phải có các trạm chuyển tiếp (hup, repeater, switch, router, . . .). Tốc độ truyền của Ethernet cũng khá cao. Hiên nay thường dùng là Mbps ( Fastethernet) và cũng có 1000Mbps (Gigaethernet).

Mạng Ethernet dùng chế độ CSMA/CD (carrier sense media access/ collsion detection :phương thức đa truy cập cảm nhận sóng mang tín hiệu xung đột ) để xem mạng có rảnh mà truyền thông tin đi không. Vì Ethernet dùng cáp chung, nên mỗi máy trước khi gởi tín hiệu phải xem thử coi cáp chung có rỗi hay không. Mỗi máy lắng nghe tín hiệu của dây cáp chung để xem xét xem lúc nào dây chung đang rỗi và lúc nào dây chung đang bận. Nếu mạng đang bận, máy đó sẽ phải chờ ( thường là vào khoảng 10m/s) sau đó lắng nghe lại. Giả sử, cùng một lúc mạng đang rỗi mà có hai máy gởi tín hiệu cùng một lúc, sẽ xảy ra hiên tượng bị chuyển sai lệch hoặc tín hiệu này đè chồng lên tín hiệu khác gọi là collsion ( sự va chạm ). Phát hiện ra điều đó, hai máy phải chờ một thời gian ngẫu nhiên. Nếu vô tình thời gian chờ ngẫu nhiên của các máy chênh lệch không nhiều thì sự va chạm đó lại xảy ra, khi đó thời gian chờ của hai máy sẽ gấp đôi thời gian chờ ban đầu. Lần thứ ba gấp 4, lần thứ tư gấp 8 . . .Sự lặp lại như vậy dẫn tới việc một máy sẽ gởi tín hiệu đi trước và máy còn lại sẽ truyền tín hiệu đi sau. Đó là ý tưởng của Carrier Sense Media Access – Collsion Detection (phương thức đa truy cập cảm nhận sóng mang tín hiệu xung đột).

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

35

Pc 1

1

Pc 2 Pc (x)Dây cáp chung

Page 36: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Cũng chính vì lý do dùng chung cáp nên mọi thông tin gởi đi từ một máy sẽ được truyền khắp nơi trong mạng. Việc nhận hay bỏ là do NIC (Network Interface Card : Card mạng giao tiếp) đảm nhận. Giả sử máy A gởi thông điệp cho máy B trong cùng mạng. Máy C, nếu ở trong cùng mạng đó cũng sẽ nhận được tín hiệu do máy A gởi. Vậy làm sao hai máy có thể giử thông điệp cho nhau được ?

Vấn đề này được giải quyết ở tầng liên kết dữ liệu ( Data Link Layer ) của mô hình OSI. Tầng liên kết dữ liệu có một sublayer ( lớp phụ) gọi là Media Access Control (MAC) sublayer ( lớp điều khiển đa truy cập). Lớp này có nhiệm vụ nhận và gởi tín hiệu vào cáp chung dựa trên địa chỉ card mạng.

Địa chỉ card mạng hay còn gọi là MAC address gồm một chuỗi bao hàm 12 ký tự (gồm số và chữ). Cứ hai ký tự thì được ngăn cách nhau bởi một dấu chấm ( ví du: FF.00.FF.E0.01.56) và được phân ra làm hai phần. Phần đầu tiên gồm ba nhóm đầu được quy định bởi IEEE (Institute Electrical and Electronic Engineers : viện các kỹ thuật điện và điện tử) cho nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất có ba nhóm phân biệt. Ba nhóm cuối do nhà sản xuất quyết định.

Ví dụ:địa chỉ MAC : FF.00.FF.E0.01.56 thì phần xác định cho nhà sản xuất là FF.00.FF còn phần xác định card là E0.01.56. Với cách chia địa chỉ MAC như vậy sẽ không có một card mạng nào có địa chỉ MAC trùng nhau với một card mạng nào trên thế giới. Do đó , khi một máy trong Ethernet mạng gởi thông tin đến máy khác, máy đó dùng địa chỉ MAC của máy kia. Máy nhận so sánh MAC được gởi đi với địa chỉ của card mình. Nếu là thông tin gởi cho mình thì hai địa chỉ đó gióng nhau và máy nhận nhận thông tin đó. Nếu không phải, máy nhận sẽ bỏ qua.

Một máy A muốn biết địa chỉ MAC của máy khác (máy B chẳng hạn), máy A gởi thông điệp ARP ( Address Resolution Protocol: giao thức tra cứu địa chỉ, nếu tra cứu từ IP ra MAC ) và nếu tra cứu từ MAC ra IP thì gởi thông diệp RARP : Reverse Address Resolution Protocol) đi khắp subnet, nếu máy A biêt được biết máy B trong cùng subnet. Máy B sẽ trả lời máy A với địa chỉ MAC của mình và cũng lưu lại địa chỉ MAC của máy A để dùng cho sau này. CHƯƠNG XIV

NGHI THỨC TÌM ĐỊA CHỈ MACADDRESS RESOLUTION PROTOCOL – ARP

Địa chỉ IP đã tạo ra sự dễ dàng cho người sử dụng và còn dễ hơn nữa khi chúng ta hiểu biết sự liên quan giữa địa chỉ IP bằng số và IP bằng tên. Với địa chỉ IP thì một máy tính A muốn liên lạc với một máy tính B thì máy tính A sẽ gởi một túi tín hiệu đến máy tính B căn cứ vào địa chỉ IP của máy B. Nhưng thật ra, máy A muốn liện lạc với máy B thì phải biết địa chỉ MAC của máy của bảng truyền tin (Communication Adapter) của máy B. Địa chỉ MAC của bảng truyền tin khác hẳn vói địa chỉ IP. Như vậy làm sao mà máy A liên lạc được với máy B trong khi máy A chỉ biết địa chỉ IP của máy B ?.

Ta có mô hình tìm địa chỉ như sau :

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

36

Máy A (201.5.10.1)

Trạm X

Máy C (201.5.10.3)

Máy D (201.5.10.4) Máy B (201.5.10.2)

Page 37: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Ví dụ như hình vẽ trên, máy A muốn liên lạc với máy C thí máy A phải biết địa chỉ IP của máy C là 201.5.10.3 nhưng máy lại không biết biết địa chỉ MAC của máy C. Vì vậy, máy A phải dùng nghi thức tìm địa chỉ ( ARP) để tìm địa chỉ MAC của máy C.

Theo như hình minh hoạ trên ta thấy, tất cả các máy A,B,C và D cùng mắc vào chung một mắt lưới là X và địa chỉ mắt lưới là 201.5.10.0. Khi máy A muốn liên lạc với máy C lần đầu tiên thì náy A sã dùng một khung tín hiệu theo nghi thức tìm địa chỉ (ARP). Trong khung tín hiệu này sẽ chứa địa chỉ MAC, địa chỉ IP của máy gởi, đồng thời cũng gởi luôn địa chỉ MAC và địa chỉ IP của máy cần tìm ( vùng địa chỉ MAC của máy cần tìm nó để trống vì nó chưa biết địa chỉ MAC của máy cần tìm). Sau khi đưa các thông tin vào trong khung tín hiệu, máy A gởi khung tín hiệu này tới địa chỉ mắt lưới X. Khi khung tín hiệu tới mắt lưới X, mắt lưới X phát ra khung dữ liệu này ra trên mạng. Tất cả các máy trên mạng X (mắt luới X) so sánh địa chỉ IP đó với chính IP của mình. Như ví dụ trên, tất cả các máy B,C và D đều so sánh nhưng trong đó chỉ có máy C là có địa chỉ của mình trùng hợp với địa chỉ cần tìm trong khung tín hiệu mà thôi. Tuy rằng không trùng hợp với địa chỉ của mình nhưng hai máy này sẽ cất địa chỉ IP và địa chỉ MAC vào một bộ nhớ để sử dụng sau này.

Khi máy C phát giác ra sự trùng hợp giữa địa chỉ IP cần tìm va địa chỉ IP chính nó thì máy A máy C sẽ biết là máy A đang cần địa chỉ MAC của máy C để liên lạc. Khi biết được như vật thì máy C sẽ bỏ địa chỉ MAC của nó vào khung tín hiệu và gởi trực tiếp về cho máy A ( máy C gởi trực tiếp địa chỉ MAC của nó về cho máy A vì trong khung dữ liệu mà máy C nhận được đã có địa chỉ của MAC của máy A. Máy ghi nhớ địa chỉ này vào bộ nhớ). Sau khi máy A nhận được khung tín hiệu gởi về từ máy C , trong đó mang theo địa chỉ MAC của máy C thì máy A sẽ dùng địa chỉ MAC của máy này để bắt đầu gởi những khung tín hiệu mang dữ liệu đến máy C. Máy A cũng cất địa chỉ MAC của máy C vào bộ nhớ để việc truyền gởi sẽ nhanh chóng hơn. Khi hai máy đã biết được địa chỉ MAC của nhau thì việc sử dụng Giao Thức Tìm Đia Chỉ được hoàn thành.

Sơ đồ máy C gởi MAC lại cho máy A :

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

37

Máy A (201.5.10.1)

Trạm X

Máy C (201.5.10.3)

Máy D (201.5.10.4) Máy B (201.5.10.2)

Khung tín hiệuMAC

Page 38: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

CHƯƠNG XVTHIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MẠNG MÁY TÍNH

A. CARD GIAO TIẾP MẠNG ( NETWORK INTERFACE CARD)Các bộ phận giao tiếp có thể được thiết kế ngay trong bảng mạch chính

(mainboard) của máy tính hoặc ở dạng tấm giao tiếp mạng gọi là card giao tiếp mạng NIC (Network Interface Card) hoặc là các bộ thích nghi đường truyền.

Một NIC có thể được cài vào một khe cắm (slot) của máy tính. Đây là thiết bị phổ dụng nhất để nối máy tính với mạng. Trong NIC có một bộ thu phát (transceiver) với một số kiểu đầu nối. Bộ thu phát chuyển đổi các tín hiệu bên trong máy tính thành tín hiệu mà mạng đòi hỏi.

Card giao tiếp phải có một đầu nối hợp với cáp. Nếu dùng cáp đồng trục loại nhỏ thì chắc chắn là card giao tiếp mạng phải có đầu nối BNC, nếu là cáp xoắn dôi thì card phải có đầu nối RJ-45.

B. THIẾT BỊ TẬP TRUNG DÂY (HUB) :Sự khác nhau giữa việc dung cáp đồng trục với UTP là khi dùng UTP còn phải

dùng thêm thiết bị Hub. Với cáp UTP sẽ dễ dàng hơn khi bổ sung máy tính vào mạng, di chuyển máy tính, tìm và sửa chữa các sai hỏng của cáp và khi cần có thể tách máy tính ra khỏi mạng. Hub là bộ chia hay gọi là bộ tập trung dây dùng để đấu nối mạng. Theo hoạt động và chứac năng, người ta phân biệt có các loại Hub khác nhau như sau :

HUB THỤ ĐỘNG : Loại hub này không chứa các linh kiện điện tử và cưng không sử lý các tín hiệu dữ liệu. Các hub thụ động có chứ năng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một đoạn cáp mạng, khoảng cách giữa một máy tính và hub không lớn hơn một nửa khoảng cách tối đa cho phép giữa hai máy tính trên mạng ( ví dụ khoảng cách tối đa cho phép giữa hai máy tính trên mạng là 200 m thì khoảng cách tối đa giữa máy tính và hub là 100 m).

HUB CHỦ ĐỘNG : loại hub này có các linh kiện điện tử có thể khuếch đại và xử lý tín hiệu điện tử tryuền qua giữa các thiết bị mạng. Quá trình xử lý tín hiệu được gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho mạng hoạt động tốt hơn, ít nhạy cảm với lỗi và khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. Tuy nhiên những ưu điểm đó cũng có thể kéo theo giá thành của buh chủ động cao hơn đáng kể so với hub bị động.

HUB THÔNG MINH : đây là hub chủ động nhưng có thêm chức năng quản trị hub: nhiều hub hiên nay đã hỗ trợ các giao thức quản trị mạng cho phép hub gởi các gói tin về trạm điều khiển mạng trung tâm. Nó cũng cho phép mạng trung tâm quản lý hub, chẳng hạn ra lệnh cho hub huỷ bỏ một liên kết đang gây rối cho mạng.

HUB CHUYỂN MẠCH : đây là loại hub mới nhất bao gồm các mạch cho phép chọn đường rất nhanh cho các tín hiệu giữa các cổng trên hub. Thay vì chuyển tiếp một gói tin tới tất cả các cổng của hub, một hub chuyển mạch chỉ chuyển tiếp các gói tin tới cổng nối với trạm đích

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

38

Page 39: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

của gói tin. Nhiều hun chuyển mạch có khả năng chuyển mạch các gói tin theo con đường nhanh nhất. Do tính ưu việt nhiều mạng của hub chuyển mạch nên nó đang dần dần thay thế cầu nói và bộ diinh tuyến trên nhiều mạng.

C. BỘ LẶP (REPEATER)Bộ lặp (repeater) là một thiêt bị nối hai đầu đoạn cáp với nhau khi cần mở rộng

mạng. Nó được dùng khi độ dài tổng cộng của cáp vượt quá độ dài cực đại cho phép. Bộ lặp chỉ dùng với các mạng Ethrnet nối với cáp đồn trục, còn ở mạng dùng cáp UTP thì chính hub cũng là một bộ lặp.

D. CẦU NỐI (BRIDGE)Cầu nối (Bridge) là một thiết bị làm việc ở lớp liên kết dữ liệu ( Data link layer) của

mô hình OSI. Nó là một thiết bị dùng để nối hai mạng sao cho chúng hoạt động như một mạng. Cầu nối có thể chuyển đi các tín hiệu có đích ở phần mạng phía bên kia. Cầu nối làm được điều đó vì mỗi thiết bị mạng đều có một địa chỉ duy nhất và địa chỉ đích đươc đặt trong tiêu đề của mỗi gói tin được truyền. Giả sử có hai mạng LAN A và LAN B

Ta có mô hình sau :

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

39

pc pc

pc pc

pc pc pc

Bộ lặp

bridge

Pc (x)Pc A Pc B

Pc 1 Pc 2 Pc (n)

LAN A

LAN B

Page 40: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

1. Hoạt động của cầu nối:+ Nhận mọi gói thông tin trên LAN A và LAN B.+ Kiểm tra các địa chỉ đích ghi trong gói ( các gói tin trong LAN A mà có đích cũng

ở trên LAN A thì các gói tin đó có thể được gởi đến đích ma không cần đến cầu nối. Các gói tin trong LAN B có cùng địa chỉ trên LAN B cũng vậy. Các gói tin co địa chỉ đích trên LAN A hoặc LAN B cũng hoạt động tương tự.

Các cầu nối thế hệ cũ đòi hỏi phải cấu hình trực tiếp các bảng địa chỉ. Còn các cầu nối thế hệ mới ( gọi là learning bridge) có thể cập nhật tự động các bảng địa chỉ của nó khi các thiết bị được thêm vào hoặc bớt đi trên mạng

Cầu nối có thể dùng để nối hai mạng khác nhau, chẳng hạn như nối mạng Ethernet và mạng Token Ring. Nhưng chúng hay được dùng hơn trong việc chia một mạng lớn thành hai mạng nhỏ để nâng cao hiệu năng sử dụng

2. Tính năng của một số loại cầu nối :+ Lọc và chuyển tiếp chỉ ra khả năng nhận và kiểm tra dữ liệu để chuyển khung tới mạng khác hay trong cùng một mạng.+ Hỗ trợ nhiều cổng cho phép nối nhiều hơn hai mạng với nhau.+ Hỗ trợ giao tiếp LAN và WAN+ Không nến dữ liệu khi truyền.+ Phiên dịch khung, chuyển đổi hai khuôn dạng dữ liệu khac nhau giữa hai mạng.+ Bóc gói khung: thêm vào phần tiêu đề cho mỗi gói khi đi qua mỗi lớp.+ Phương thức định tuyến : cầu nối loại này có khả năng tự đông thay đổi bảng định tuyến có thể lựa chọn đường đi tới đích của dữ liệu được tôt nhất.E. BỘ ĐỊNH TUYẾN (ROUTER) :Bộ định tuyến là một thiết bị thông minh hơn hẳn cầu nối vì nó còn có thể thực hiện

các giải thuật các đường đi tối ưu ( theo chỉ tiêu nàop đó). Nói cách khác, bộ định tuyến tương tự như một cầu nối “ siêu thông minh” cho các mạng thực sự lớn.

Cầu nối chứa địa chỉ của tất cả các máy tính ởi hai bên cầu và có thể gửi các thông điệp theo đúng địa chỉ. Nhưng các bộ định tuyến còn biết nhiều hơn phạm vi trong mạng, một bộ đinh tuyến không những chỉ biết các đị chỉ của tất cả các máy tính mà còn biết các cầu nối và các bộ định tuyến khác ở trên mạng và có thể quyết định lộ trình có hiệu quả nhất cho mỗi thông điệp.

Các bộ định tuyến cũng được dùng để nối các mạng cách xa nhau về mặt địa lý qua các bộ điều chế modem mà không thể thực hiện điều này bằng cầu nối.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

40

Page 41: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

Về mặt kỹ thuật phân biệt giữa cầu nối và bộ định tuyến: cấu nối hoạt động ở lớp điều khiển truy cập môi trường MAC (Media Access Control) hay lớp liên kết dữ liệu. Trong khi đó bộ định tuyến hoạt động ớ lớp mạng.

Như vậy, cầu nối có chức năng tương ứng với hai lớp thấp ( lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu) của mô hình OSI, trong khi các bộ định tuyến hoạt động ở lớp mạng của ,ô hình OSI. Bộ định tuyến cho phép nối các kiểu mạng khác nhau thanh liên mạng. Chức năng của bộ định tuyến đòi hỏi phải hiểu một giao thức nào đó trước khi thực hiện việc chọn đườnh cho giao thức đó. các bộ đinh tuyến do vậy sẽ phụ thuộc vào giao thức của các mạng được nối kết.

F. MODEM (GIẢI ĐIỀU CHẾ):Modem ( giải điều chế ) là thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu số thành tín

hiệu tương tự mà ngược lại. Nó được dùng để kết nối thông các máy tính thông qua đường điện thoại, đây là một loại thiết bị khá phổ dụng.

Modem không thể dùng để nối các mạng xa với nhau và trao đổi dữ liệu trực tiếp. Hay nói cách khác, modem không phải là thiết bị liên mạng nư bộ định tuyến. Tuy nhiên modem có thể dược dùng kết hợp với một bộ định tuyến để kết nối các mạng qua điện thoại.

Có hai loại modem : modem trong và modem ngoài. Modem trong được gắn trong bo mạch chính ( mainboard), còn modem ngoài là một thiết bị độc lập, nó được nối với máy tính thông qua cổng RS-232.CHƯƠNG XVI

SỰ VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG TÊN MIỀN( DNS : DOMAIN NAME SYSTEM )

Cơ sở của sự vận hành của internet làhệ thống tên miền (DNS), trong đó máy tính có thể tiếp xúc với nhau và thực hiện nhiều chức năng như trao đổi thư tín, hiện thị các trang web . . .khi bạn kết nối internet và muốn tiếp xúc với một địa chỉ – chẳng hạn như website, bạn phải gõ địa chỉ website đo thì IP sử dụng thông tin địa chỉ internet và hệ thống tên niềm (DNS) để phân phối thư tín và thông tin từ máy tính này đến máy tính khác.

Hệ thống tên miền (DNS) đóng vai trò la dịch các địa chỉ của các trang web từ chữ thành các số đẻ máy tính trên internet có thể hiểu được. Để thự hiện điều này một cách hiệu qủa, internet được tổ chưc thành các miền chính:

.com : chỉ về các lĩnh vực thương mại ( commercial) .edu : chỉ về các lĩnh vực giáo dục ( education) .org : chỉ về các tổ chức (organisation) .gov : chỉ về các tổ chức chính phủ (government) .net : các tổ chức cung cấp dich vụ internet .mil : các tổ chức thuộc về quân đội (military) .int :các tổ chức quốc tế (international organization)…

Nhưng do địa chỉ internet luôn phát triển không ngừng, hệ thống tên miền được được mở rộng và bổ sung thêm các miền mới. Một số tên miền đại diện cho quốc gia thường có hai ký tự:

.au : của nước Uc .vn : của nước Việt Nam

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

41

Page 42: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

.ca : của nước Canada .uk : của nước Anh .fr : của nước Pháp . . .

Các miền được tổ chức theo thứ bậc, dưới tên các miền chính là tên các miền phụ.Ví dụ :

www.spacelink.longhai.com Trong đó miền lớn nhất là .com, miền phụ là cơ quan longhai, spacelink là máy tính

chạy chương trình spacelink.Hệ thống tên miền (DNS) thường xuyên theo dõi các thay đổi để khi địa chỉ IP thay đổi

thì địa chỉ e-mail không thay đổi, e-mail vẫn được phân phối dúng theo địa chỉ. Các máy chủ được gọi là máy chủ hệ thống tên miền (DNS Server) chịu trách nhiệm theo dõi các thay đổi đó và diễn dịch địa chỉ IP và địa chỉ miền. Các máy chủ tên miền làm việc với hệ thống tên miền để đảm bảo thư tín đến đúng nơi người nhận đồng thời chịu trách nhiệm lưu thông trên internet. Các máy trên internet không thể hiểu các địa chỉ theo ký tự, do đó các máy chủ tên miền phải diễn dịch địa chỉ đó ra IP. Các máy chủ tên miền luôn luôn có các bảng cập nhật tổng hợp giữa các địa chỉ internet và IP.CHƯƠNG XVII

SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY CHỦ HỆ THỐNG TÊN MIỀN ( DOMAIN NAME SYSTEM SERVER)

khi một vị trí nguồn tài nguyên độc nhất cần được tiếp xúc, địa chỉ vị trí nguồn tài nguyên độc nhất đó phải tương hợp với địa chỉ IP. Bộ trình web của bạn đầu tiên phải đến máy chủ tên miền ở dịch vụ cung cấp internet (Internet Supply Provider : ISP) của bạn, dịch vụ trực tuyến nhận thông tin đó. Nếu IP ở trên cùng một mạng với máy tính của bạn, máy chủ hệ thống tên miền đó sẽ có khả năng dịch vị trí nguồn tài nguyên độc nhất theo địa chỉ IP và gởi địa chỉ IP này đến máy tính của bạn.

Khi bộ trình web của bạn có điạ chỉ IP của nơi bạn muốn đến, bộ trình web sử dụng địa chỉ IP và tiếp xúc với website đó, website này sẽ gởi thông tin mà bạn yêu cầu.

Nếu thông tin mà bạn yêu cầu không có ở trong mạng , máy chủ tên miền đó có thể không có địa chỉ bạn muốn tìm. Trong trường hợp đó, máy chủ tên miền sẽ tiếp xúc với máy chủ tên miền thứ 2 (đây là nơi chứa toan bộ địa chỉ các website) để tìm thông tin thích hợp. Sau khi tìm được thông tin, máy chủ tên miền của bạn sẽ gơi thông tin cho máy tính của bạn.

Bộ trình duyệt web của bạn sau khi có địa chỉ IP của vị trí nguồn tài nguyên độc nhất, sẽ dùng địa chỉ đó để tiếp xúc với các website được yêu cầu.

TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH LÀM BÀI TẬP

1. MẶT KHÓ KHĂN :

- Thiếu phương tiện để xây dưng một hệ thống mạng hoàn chỉnh.- Thời gian thực tập cũng như việc thực hành trên máy còn ít.- Không có thời gian để nghiên cứu sâu hơn về BOOT-ROM trong quá trình vận

hành của nó để tìm lỗi khắc phục và phát triển.Chưa tìm đươc phiên bản đầy đủ để tăng dung lượng đĩa ảo lên 8GB

2. MẶT THUẬN LỢI:

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

42

Page 43: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

- Được làm đề tài theo nguyện vọng của mình.- Sự hướng dẫn tận tình của Thầy, Cô- Của các anh chị trong công ty, đồng thời được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình

của thầy hướng dẫn 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC:

+ Phần mềm Virtual Lan Drive 1.0- Chưa chia sẻ tài nguyên được.- Chưa nối kết được internet.- BXP 2.5 ( không gặp vấn đề)

4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC:+Phần mềm Virtual Lan Drive 1.0- Đã chạy ổn định với mỗi máy sử dụng riêng một đĩa ảo+Phần mềm BXP 2.5 ROM v2.0- Chạy tốt- Truy xuất dữ liệu được từ máy chủ và các máy khác.- Sử dụng được các ứng dụng của Microsoft, Vietkey, chơi game . . . - Nối được vào mạng Internet, duyệt web tốt+ứng dụng: dành cho các hệ thống mạng trong nhà trường, các cơ quan, xí nghiêp. Các dịch vụ internet . . .

5. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI:+ Cần có máy để xây dựng một hệ thống mạng sử dung BOOT-ROM thật hoàn chỉnh chạy trên hệ điều hành Windows+ Nghiên cứu thêm về phần mềm LiteNet.114, LiteNet.115, goback+Xây dựng hệ thống mạng sử dụng BOOT-ROM trên hệ điều hành LINUX

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

+ Trong quá trình format đĩa ảo, ta phải gán đĩa ảo cho máy trạm trước rồi mới format, nếu ta format đĩa ảo trước thì ta sẽ bị DUMP may chủ, nghĩa là hệ điều hành trên máy chủ không hoạt động. Khi bị DUMP bắt buộc ta phải cài lại hệ điều hành cho máy chủ.

+ TFTP opend timed out : lỗi này xảy ra vì dịch vụ Boot TFTP chưa khởi động hoặc đã bị mất.

+ Login request timed out ! : khi khởi động mà máy khách xảy ra lỗi này, ta nên coi lại dịch vụ Login Service xem thử coi dịch vụ này hoạt động chưa. Nếu chưa hoạt động ta phải khởi động cho dịch vụ này hoạt động.

+Login process can not be completed : Lỗi này xảy ra chứng tỏ rằng dịch vụ Login Service chưa kết nối với dịch vụ IO Service. Dịch vụ IO Service chưa được khởi động hay là chưa được cấu hình, ta phải khởi động các dịch vụ này lại.

+ PXE-53 : No boot filename received : dịch vụ PXE Service chưa đước khởi động.+ No proxyDHCP received : dịch vụ DHCP chưa được khởi động.

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

43

Page 44: lỜI NÓI ĐẦU

Quản trị mạng Boot Rom bằng Windows Server 2000 GVHD: Lê Gia Hoà

SVTH: Hoàng Quang Hiệu Trang

44