32
Lý thuyết về nhân cách của Rogers PHẦN MỞ ĐẦU - Rogers (1902 – 1987), tại Oak Park, tiểu bang Illinois. Ông là con giữa trong một gia đình tin lành bảo thủ. Ông đã theo học trường đại học Wiscolsil nơi mà lúc đầu, ông chuyên về nông nghiệp và sau này chuyên về lịch sử. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông theo học ở Chủng viện Thần học Hiệp thông từ năm 1924 – 1926. Năm 1931 ông nhận bằng tiến sĩ học và lâm sàng. Năm 1940 ông là giáo sư tâm lý học tại đại học tiểu bang Ohiio, Columbus. Năm 1944 là chủ tịch hiệp hội tâm lý học ứng dụng Hoa Kỳ. Năm 1945 là giáo sư tâm lý học tại đại học Chicago, bang Illinois và trợ lý thư ký cho trung tâm tham vấn tâm lý. Năm 1946 là chủ tịch hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ. Năm 1957 ông trở thành giáo sư tâm lý học và tâm thần học ở đại học Wiscolsil. Từ năm 1964 đến 1987 ông tham gia tại trung tâm nghiên cứu con người ở La Jolla, California. Là một nhà cải cách về nghiên cứu liệu pháp tâm lý được kính trọng khắp nơi cũng như một nhà lý thuyết quan trọng, Rogers thường được mọi người tôn trọng nhờ nghề nghiệp của mình. Ông là chủ tịch hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA) và là người nhận phần thưởng về những đóng góp xuất sắc cho khoa học và cho nghề nghiệp của hội tâm lý học Hoa Kỳ

Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Lý thuyết về nhân cách của Rogers

PHẦN MỞĐẦU

- Rogers (1902 – 1987), tại Oak Park, tiểu bang Illinois. Ông là con giữa trong một gia đình tin lành bảo thủ. Ông đã theo học trường đại học Wiscolsil nơi mà lúc đầu, ông chuyên về nông nghiệp và sau này chuyên về lịch sử. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông theo học ở Chủng viện Thần học Hiệp thông từ năm 1924 – 1926. Năm 1931 ông nhận bằng tiến sĩ học và lâm sàng.Năm 1940 ông là giáo sư tâm lý học tại đại học tiểu bang Ohiio, Columbus.Năm 1944 là chủ tịch hiệp hội tâm lý học ứng dụng Hoa Kỳ.Năm 1945 là giáo sư tâm lý học tại đại học Chicago, bang Illinois và trợ lý thư ký cho trung tâm tham vấn tâm lý.Năm 1946 là chủ tịch hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ.Năm 1957 ông trở thành giáo sư tâm lý học và tâm thần học ở đại học Wiscolsil.Từ năm 1964 đến 1987 ông tham gia tại trung tâm nghiên cứu con người ở La Jolla, California. Là một nhà cải cách về nghiên cứu liệu pháp tâm lý được kính trọng khắp nơi cũng như một nhà lý thuyết quan trọng, Rogers thường được mọi người tôn trọng nhờ nghề nghiệp của mình. Ông là chủ tịch hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA) và là người nhận phần thưởng về những đóng góp xuất sắc cho khoa học và cho nghề nghiệp của hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA).- Rogers là một trong những đại biểu tiêu biêủ của tâm lý học nhân văn, là một trong số những thành viên đầu tiên của hội tâm lý học nhân văn. Chính vì vậy, lý thuyết của ông mang đậm quan điểm của tâm lý học nhân văn.Tâm lý học nhân văn ra đời như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài quyết định cho tâm lý con người thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong là nguyên tắc quyết định. Tâm lý học nhân văn khác với hai khuynh hướng trên ở chỗ nó không tạo nên một bộ mặt lý luận thống nhất về nhân cách. Trường phái tâm lý học nhân văn là sự tổng hợp nhiều khuynh hướng mới và nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Nhưng những nhà tâm lý học nhân văn đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo, và trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân con người, coi hiện

Page 2: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

tượng là cơ bản duy nhất trong đời sống con người.Xuất phát từ quan điểm đó mà Rogers đã vạch ra một đường lối nghiên cứu: Hiện tượng luận. Trọng tâm của đời sống tâm lý đặt vào sự cảm nhận chủ quan của con người vào bản thân và về hiện thực. Trong luận điểm của Rogers và Maslow có sự giống nhau ở chỗ: quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, được thiên phú để trở nên tốt đẹp hơn. Theo Rogers: Động cơ – cái thuộc về bản chất bên trong cảu mỗi người, ban đầu là lành mạnh và tốt đẹp. Nếu người ta sống theo khuynh hướng “hiện thực hóa” tức là khuynh hướng thể hiện và tích cực háo toàn bộ những khả năng của cơ thể hay của “cái tôi”, thì có nhiều khả năng sẽ thể hiện đời sống một cách sung mãn và cuối cùng đạt hết tiềm năng của mình. Những tư tưởng của ông có nguồn gốc từ tư tưởng tôn giáo của Phương Đông, tư tưởng cổ đại của Hy Lạp, Phục Hưng, dưa trên cơ sở của triết học hiện sinh. Sau được phục hồi trong thời kỳ phục hưng ở Châu Âu, coi hiện thực chủ quan là duy nhất.- Lý thuyết về nhân cách của Rogers là một kết quả - hầu như không có tác dụng phụ - cố gắng nghiên cứu liên tục cả về phương diện lý thuyết lẫn về phương diện kinh nghiệm, một phương pháp liệu pháp tâm lý được gọi là liệu pháp không hướng dẫn hay lấy bệnh nhân làm trung tâm.Lý thuyết về nhân cách của Rogers đã phát triển từ lý thuyết và phương pháp trị liệu của ông và liên tục bị thay đổi trước các dữ kiện, kinh nghiệm mới.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH CỦA ROGERS1.1. Nhân cách và những khái niệm liên quan đến lý thuyết nhân cách- Khái niệm về nhân cách: Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân cách. Trong đó Rogers đãđưa ra khái niệm nhân cách của mình. "Rogers quan niệm nhân cách như một bản thể có tổ chức, bền vững, được cảm nhận một cách chủ quan, nó tạo thành cốt lõi của những cảm nhận của chúng ta".- Lý thuyết: Là một hệ thống các ý tưởng được liên kết với nhau theo một cách nhất định và hướng tới việc lý giải những sự kiện quan sát được từ hiện thực. Lý thuyết luôn luôn là một mô hình mang tính giả định, suy đoán do đó nó có thể là đúng, không đúng hoặc gần đúng.- Lý thuyết nhân cách: Là những suy đoán, giả định về bản chất của con người, về cách của con người ứng xử. Một lý thuyết nhân cách gồm hai chức năng cơ bản đó là chức năng lý giải và chức năng dự đoán hành vi.- Thuật ngữ "cái tôi" hay khái niệm về "cái tôi": được sử dụng như là một cấu trúc học thuyết chính thức chỉ xuất hiện trong thời gian tương đối gần

Page 3: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

đây. Với sự xuất hiện chủ nghĩa hành vi và sự nhấn mạnh đến nguyên tắc khoa học trong tâm lý học, các thuật ngữ ý chí, tâm trí, và linh hồn hầu như đã bị bỏ. Thuật ngữ "cái tôi" bắt đầu được sử dụng một phần để lấp đầy khoảng trống do những thuật ngữ này bị bác bỏ và một phần do phản ứng chống lại các nguyên tắc hơi máy móc của tâm lý học khoa học.William James (1890) cho rằng khái niệm về cái tôi thực nghiệm, hay bản thân, gồm bốn khía cạnh: cái tôi vật chất, bản ngã, cái tôi xã hội, và cái tôi tinh thần.Hall và Lindzey (1957) đã lưu ý, thuật ngữ "cái tôi" được cho hai nghĩa khác nhau rõ rệt trong học thuyết hiện đại. Định nghĩa cái tôi (như khách thể) mô tả cái tôi như một thực thể hay đối tượng trong lĩnh vực kinh nghiệm. Đó là quan niệm hay nhận thức của cá nhân về chính bản thân mình – sự phân tích và tổng hợp của cá nhân đó về cá tính riêng của chính mình. Mặt khác, định nghĩa cái tôi (như là một quá trình) xem bản thân là một nhóm các quá trình tâm lý, thường dùng để tổ chức và hợp nhất nhân cách cũng như làm trung gian tương tác với môi trường bên ngoài. Các quá trình như ý tưởng, sự nhận thức, sự chú ý, và kí ức có thể được bao hàm trong đó. Ngoài ra, cũng có một định nghĩa thứ ba (có thể gọi là định nghĩa về qua trình khách thể), trong định nghĩa này cái tôi gồm có chức năng của người nhận thức bản thân và chức năng qúa trình.- Một số khái niệm cơ bản trong lý thuyết nhân cách của Rogers:+ Cơ thể: Đây là nội dung tổng quát của con người, bao gồm tất cả những gì thuộc tâm lý cũng như tất cả những gì thuộc vật chất.+ Kinh nghiệm: Là tất cả những gì tiếp diễn bên trong và xung quanh cơ thể ở một thời điểm nòđó, nó tiềm tàng khả năng nhận thức có sẵn. Do đó, kinh nghiệm gồm có sự mô tả tâm lý về những nỗ lực sinh lý như cái đói và ảnh hưởng chốc lát của ký ức, kinh nghiệm quá khứ cũng như tácđộng của các kích thích bên ngoài lên các cơ quan giác quan.+ Cái tôi: Là một bản thân như là khách thể, tự xem mình như một đối tượng trong lĩnh vực kinh nghiệm. Ở bất cứ thời điểm nào, nó là một thực thể. Nhưng theo thời gian, nó là một quá trình năng động hay thay đổi. Một đặc điểm quan trọng của cái tôi là luôn luôn có khả năng nhận thức, mặc dù không nhất thiết phải nhận thức ở một thời điểm đã định sẵn.+ Khuynh hướng hiện thực hóa: Là khuynh hướng mà ở đó “nó bao hàm sự phát triển hướng đến sự phân biệt các cơ quan và các chức năng, mở rộng về mặt phát triển, mở rộng tính hiệu quả qua việc sử dụng các dụng cụ, mở rộng và nâng cao quá trình sinh sản".+ Sự biểu tượng hóa: Cấu trúc này đồng nghĩa với nhận thức và ý thức. Do đó, một kinh nghiệm được biểu tượng hóa trong nhận thức là một kinh

Page 4: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

nghiệm đã đi đến chỗ được nhận thức một cách có ý thức.+ Sự quan tâm tích cực: Gồm có những kinh nghiệm về sự thông cảm được nhận biết, sự chấp nhận, sự ưa thích, sự tôn trọng, sự ấm áp, và những điều tương tự. Cá nhân được cho là có nhu cầu về sự quan tâm tích cực từ người khác, tức là nhu cầu được xã hội chấp nhận hay được xã hội ưa thích.+ Các điều kiện của giá trị: Trong quá trình phát triển sự vị kỷ, cá nhân tiếp nhận một số giá trị mà anh ta đã học được từ người khác (cha mẹ). Các giá trị này, lúc đó có thể dùng làm các tiêu chuẩnđể đánh giá một kinh nghiệm đã có sẵn dưới dạng nó có đáng để vị kỷ hay không. Các giá trị dùng làm chức năng tiêu chuẩn được gọi là các điều kiện của giá trị.1.2. Tổng quan về lý thuyết nhân cách của RogersNhư các học thuyết khác, dưới dạng các nguyên tắc cấu trúc, tổng quan về học thuyết của Rogers gợi cho chúng ta có thể xem xét nó là các động lực thúc đẩy, và là các quá trình phát triển. Về cơ bản cấu trúc của nhân cách gồm có cơ thể và cái tôi, cả hai thuật ngữ trong tập hợp các định nghĩa của Rogers. Như toàn bộ con người, cơ thể là mối quan tâm chính trong học thuyết của Rogers,và chính qua sự bảo dưỡng, nâng cao liên tục của cơ thể mà sự phát triển và sự điều chỉnh tâm lý tối ưu xảy ra. Cái tôi, một phần phụ quan trọng của toàn bộ cơ thể, phần nào được duy trì và nâng cao một cách riêng biệt. Sự nâng cao cơ thể và nâng cao cái tôi có thể trở thành xung đột. Các động lực thúc đẩy của học thuyết Rogers bao hàm quá trình hiện thực hóa (về cơ bản,đó là mộtđộng cơ nâng cao cơ thể), và quá trình tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình, một động cơ hiện thực hóa bản thân. Các hệ thống động cơ này, cùng với các bản sao thuộc cấu trúc của các hệ thống, có thể hoạt động hòa hợp hay xung đột. Sự phát triển tùy thuộc vào quá trình hiện thực hóa, chuyển con người từ tình trạng trẻ thơ hoàn toàn không phân biệt được qua một quá trình phân biệt tâm lý và cuối cùng là sự hợp nhất.

Chương 2 CÁC ĐƠN VỊ CẤU TRÚC LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH CỦA ROGERS

2.1 Cấu trúc nhân cách- Rogers chia cấu trúc nhân cách thành: cơ thể và cái tôi.+ Cơ thể. Đây là nội dung tổng quát của con người, bao gồm tất cả những gì thuộc tâm lý cũng như tất cả những gì thuộc vật chất.+ Cái tôi hay khái niệm về cái tôi. Hai thuật ngữ này đồng nghĩa. Rogers (1959) định nghĩa bản thân là dạng khái niệm nhất quán, có tổ chức, gồm có những nhận thức về các đặc điểm của “Cái tôi chủ thể" hay "cái tôi khách thể" và các nhận thức về quan hệ của "Cái tôi chủ thể" hay "cái tôi khách thể" với người khác và trong các khía cạnh khác nhau của đời sống, cùng với các giá trịđược gắn liền với

Page 5: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

các nhận thức này. Lúc đó, về cơ bản, cái tôi là một bản thân như là khách thể, tự xem mình như một đối tượng trong lĩnh vực kinh nghiệm. Ở bất cứ thời điểm nào, nó là một thực thể. Nhưng theo thời gian, nó là một quá trình năng động hay thay đổi. Một đặc điểm quan trọng của cái tôi là luôn luôn có khả năng nhận thức, mặc dù không nhất thiết phải nhận thức ở một thời điểm đã định sẵn.Sự phát triển nhân cách bao gồm cái đang diễn ra trong quá trình trị liệu chủ yếu muốn nói đến sự thay đổi trong “cái tôi”. Lúc đầu Rogers không muốn đưa thuật ngữ này vào trong lý thuyết của mình, nhưng sau này ông đã thừa nhận sự cần thiết phải đưa khái niệm này vào lý thuyết như là một đơn vị của tổ chức nhân cách. Ông phân biệt “cái tôi” bao gồm cái tôi hiện thực và cái tôi lý tưởng.Những khái niệm này chúng ta đã làm quen trong lý thuyết phân tâm học. Ông nhận thấy rằng nhiều người trải nghiệm sự không nhất trí giữa cái tôi đầu tiên với cái tôi thứ hai. Họ mong muốnđược như cái tôi lý tưởng, thậm chí họ còn sáng tạo ra một cái tôi tương tự như thế. Cái tôi hiện thực thì lại khác, nó bao gồm những phẩm chất thực của con người, kể cả khung hướng hiện thực hóa. Qúa trình đánh giá hữu cơ dẫn đến sức khỏe còn cái tôi lý tưởng dẫn đến sự lo lắng.

2.2 Động cơ hệBàn về vấn đề này thì các nhà nghiên cứu quan tâm đến chỗ cái gì là động lực thúc đẩy hành vi con người.Theo Rogers động lực thúc hành vi của con người là quá trình hiện thức hóa (về cơ bản, đó là mộtđộng cơ nâng cao cơ thể) và quá trình tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình hay còn gọi là động cơ hiện thực hóa bản thân.2.2.1. Khuynh hướng hiện thực hóaKhái niệmKhuynh hướng hiện thực hóa là khuynh hướng mà ở đó “nó bao hàm sự phát triển hướng đến sự phân biệt các cơ quan và các chức năng, mở rộng về mặt phát triển, mở rộng tính hiệu quả qua việc sử dụng các dụng cụ, mở rộng và nâng cao quá trình sinh sản".Mục đích và vai tròMục đích của khuynh hướng hiện thực hóa là nhận thức các khả năng của cơ thể, bảo dưỡng và nâng cao cơ thể.Khuynh hướng hiện thực hóa có vai trò thúc đẩy cho tất cả hành vi của con người.Đặc điểmKhuynh hướng này có những đặc điểm cụ thể sau:- Tính bẩm sinh: Mỗi cá nhân được sinh ra với động cơ hiện thực hóa cố hữu

Page 6: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

nhưng điều quan trọng cần lưu ý là việc học hỏi có thể ảnh hưởng đến nhân cách cụ thể, trong đó khuynh hướng này được thực hiện trong một cá nhân đã định sẵn.- Tính định hướng: Cá nhân chỉ phấn đấu để nhận thức các khả năng tích cực (các khả năng duy trì và nâng cao tổ chức) khả năng tự làm nhục hay tự hủy hoại không được thể hiện qua quá trình hiện thực hóa.- Tính tự trị: Cá nhân phấn đấu tiếp thu sự kiểm soát, để trở nên tương đối độc lập với môi trường bên ngoài.- Sự phát triển và sự phân biệt: trẻ thơ bước vào đời như là một toàn thể yếu ớt, lệ thuộc, khôngđược phân biệt. Nó biểu lộ ít hay không có sự phân biệt nào về các chức năng tâm lý, và về tầm quan trọng đặc biệt, không có khái niệm về cái tôi. Cố gắng hiện thực hóa để đạt được sự phân biệt giữa những người khác, có được cái tôi cho riêng mình.Qúa trình thực hiệnĐể thực hiện khuynh hướng hiện thực hóa, cơ thể của đứa trẻ phải đánh giá mỗi kinh nghiệm mà nó trải qua để xem liệu kinh nghiệm đó có đem lại sự thỏa mãn hay không. Cấu trúc thể hiện chức năng đánh giá này là quá trình đánh giá tổ chức cơ thể. Qúa trình đánh giá tổ chức cơ thể là biểu tượng hóa mỗi kinh nghiệm trong nhận thức và thúc đẩy cá nhân nhận thức các khả năng. Vì mỗi khái niệm được nhận biết với khuynh hướng hiện thực hóa theo tiêu chuẩn, quá trình này đánh giá kinh nghiệm một cách tích cực hay tiêu cực. Kinh nghiệm dùng để duy trì và nâng cao cơ thể vì thế đẩy mạnh khuynh hướng hiện thực hóa được đánh giá một cách tích cực.VD: Trẻ thơ đánh giá việc bày biện thức ăn một cách tích cực khi đói nhưng tiêu cực hay trung lập là khi nó có được cho ăn no hay không.Một điều phụ thuộc quan trọng của quá trình đánh giá tổ chức cơ thể là tất cả kinh nghiệm, dù tích cực hay tiêu cực, đều được biểu tượng hóa chính xác trong nhận thức. Không có sự bóp méo hay phủ nhận thực tại chừng nào mà quá trình đánh giá tổ chức cơ thể là nhân tố quyết định duy nhất đánh giá kinh nghiệm. Do đó, quá trình đánh giá tổ chức cơ thể đem lại cơ chế lý thuyết về việc hoàn toàn sẵn sàng tiếp nhận kinh nghiệm của trẻ thơ.2.2.2. Khuynh hướng tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của bản thân.Thành phần thúc đẩy của hệ thống bản thân là khuynh hướng tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của bản thân. Khuynh hướng này phát triển như là một phần phân biệt của khuynh hướng hiện thực hoá toàn diện cơ thể. Khuynh hướng hiện thực hóa bản thân phát triển hệ thống kiểm tra của chính mình để đánh giá

Page 7: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

kinh nghiệm, hệ thống có thể hay không có thể dẫn tới sự biểu tượng hóa chính xác các kinh nghiệm trong nhận thức. Cơ chế kiểm soát gồm các điều kiện của giá trị phát triển như là một chức năng của các nhu cầu quan tâm và phải được bảo vệ để duy trì tính nhất quán của cái tôi- Các nhu cầu quan tâm: là cá nhân biểu lộ một nhu cầu được người khác chấp nhận và đánh giá. Bao gồm các nhu cầu quan tâm tích cực và nhu cầu bản thân.+ Nhu cầu quan tâm tích cực là một nhu cầu cực kỳ mãnh liệt có uy lực hơn cả quá trình đánh giá tổ chức cơ thể trong việc kiểm tra kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm lặp lại về việc làm thất bại và sự thỏa mãn nhu cầu quan tâm tích cực qua những tương tác liên ngôi vị, cá nhân phát triển khả năng học hỏi đối với kinh nghiệm và thỏa mãn nhu cầu quan tâm độc lập của người khác+ Nhu cầu quan tâm bản thân được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu quan tâm tích cực. Nhu cầu này cá nhân chỉ hướng tới thỏa mãn nhu cầu của chính mình mà không liên quan gì đến người khác trong xã hội- Sự quan tâm tích cực và quan tâm bản thân có thể trở nên chọn lọc đối với kinh nghiệm. Tức là, cá nhân có thể đi đến chỗ đánh giá các kinh nghiệm, không phải dưới dạng sự đóng góp vào khuynh hướng hiện thực hóa tổ chức cơ thể (quá trình đánh giá tổ chức cơ thể) mà về mặt thúcđẩy sự quan tâm bản thân của kinh nghiệm. Khi một tình huống như thế xảy ra, cá nhân được cho là đã phát triển các điều kiện của giá trị.Rogers (1964) cho biết thêm chi tiết về các điều kiện của giá trị. Trong khi trải nghiệm, đứa trẻ biết rằng cái gì thoả mãn cơ thể có thể bị những người khác (cha mẹ) đánh giá tiêu cực.VD: Đứa trẻ có thể ăn khi và chỉ khi đói là thoả mãn cơ thể. Thế nhưng, cuối cùng cha mẹ của đứa trẻ sẽ làm nản lòng hành vi này bằng cách chỉ cho ăn trong các giờ được sắp xếp đều đặn và thậm chí có thể phạt đứa trẻ về việc "giữa bữa ăn". Kết quả của những cuộc xung đột như thế giữa quá trình đánh giá tổ chức cơ thể với các giá trị của những người có ý nghĩa khác nhau trong xã hội có hai sự phát triển quan trọng diễn ra. Thứ nhất, đứa trẻ có thể bắt đầu nghi ngờ quá trình đánh giá tổ chức cơ thể, hoạt động của quá trình này có thể gây ra sự bác bỏ hay sự trừng phạt cảu người khác. Thứ hai, đứa trẻ biết rằng chỉ bằng cách tuân theo các giá trị của những người khác thì nó mới kinh nghiệm được về sự thoả mãn nhu cầu phát triển của sự quan tâm tích cực. Hậu quả của những suy nghĩ này là đứa trẻ có khuynh hướng tiếp thu, và sau đó trải nghiệm như các giá trị của chính mình được người khác trao tặng.Như vậy, cha mẹ hay những người có liên quan chỉ dành sự tôn trọng cho đứa

Page 8: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

trẻ nếu nó hànhđộng hay suy nghĩ phù hợp với các giá trị của người lớn có liên quan đến cuộc sống của chúng. Nghĩa là chúng sẽ sống theo các điều kiện về giá trị do người khác áp đặt. Chính những điều kiện về giá trị này đã điều khiển hành vi của đứa trẻ. Và ông chỉ ra rằng chỉ có một cách tránh áp đặt điều kiện về giá trị lên người khác đó là dành cho họ sự nhìn nhận tích cực về điều kiện của giá trị.

2.3. Sự phát triển nhân cáchCâu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu là trong quá trình phát triển thì nhân cách đã thay đổi đến mức độ nào và cái gì là nhân tố tạo nên sự thay đổi đó.Đối với Rogers sự phát triển nhân cách "là một quá trình liên tục, suốt đời" 2.3.1. Sự phát triển cơ thểRogers đã chỉ rõ các đặc điểm của trẻ thơ và trình bày chi tiết quá trình phát triển. Hai khía cạnh của trẻ thơ có tầm quan trọng chính trong học thuyết của Rogers. + Khía cạnh thứ nhất được kể đến như một dạng thức trải nghiệm tiêu biểu cho trẻ thơ. Trong quan điểm hiện tượng học, kinh nghiệm bao hàm sự nhận thức. Sự nhận thức có thể làm cho có thành kiến hay bị bóp méo bởi các nhân tố như các giá trị và những kỳ vọng. Trẻ thơ chưa cóđược khái niệm về cái tôi hay các giá trị thiên lệch được kết hợp với nó. Vì vậy, trẻ sẵn sàng tiếp nhận kinh nghiệm và được cho là có một hệ quy chiếu nội tại riêng biệt. + Đặc điểm quan trọng thứ hai của trẻ thơ là hệ thống động cơ thúc đẩy nó hay còn gọi là khuynh hướng hiện thực hóa. Khuynh hướng này đã thúc đẩy tất cả các hành vi. Đồng thời, khuynh hướng này đã giúp cho đứa trẻ phấn đấu để nhận thức các khả năng tích cực, phấn đấu tiếp thu sự kiểm soát để trở nên tương đối độc lập với môi trường bên ngoài, phấn đấu đạt được sự phát triển. Khuynh hướng hiện thực hóa còn giúp cho đứa trẻ có được sự phân biệt giữa những người khác, có được cái tôi cho riêng mình.2.3.2. Sự phát triển cái tôi Như là cấu trúc chính của nhân cách, khái niệm cái tôi phát triển về hữu thể và hoạt động, gồm có hình ảnh về cái tôi của cá nhân. Khi được phát triển, dĩ nhiên cái tôi không phải là một hình ảnh cứng nhắc, không thay đổi. Nói đúng hơn nó là một dạng năng động, hay thay đổi, tự thay đổi khi cá nhân tiếp tục trải qua cá kinh nghiệm nội và ngoại tại. Hơn nữa, dĩ nhiên cá nhân không thể là trẻ thơ mãi được, trẻ thơ phát triển không thể vẫn còn mãi là một tổ chức cơ thể không có sự tự ý thức.

Page 9: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Quan niệm về cái tôi phát triển như là một chức năng có khuynh hướng thiên về sự phân biệt vốn là một khía cạnh của khuynh hướng hiện thực hóa tổ chức cơ thể. Trong khi tương tác tiếp diễn bình thường với môi trường nội tại và ngoại tại, các kinh nghiệm nào đó được phân biệt tiêu biểu cho một cảm giác về "cá tính", một nhận thức của đứa trẻ cho rằng nó là một cái gì đó tách biệt với toàn thể môi trường. Rogers tóm tắt sự phát triển của cái tôi như sau:Một phần kinh nghiệm của cá nhân được và được biểu tượng hóa trong sự nhận thức về hữu thể, sự nhận thưc về hoạt động. Nhận thức đó có thể được mô tả là tự kinh nghiệm.Theo Rogers, cá nhân qua sự tương tác với môi trường, dần dần tích lũy kinh liên tục các kinh nghiệm có liên qua đến bản thân. Kinh nghiệm ban đầu về bản thân được trở nên chi tiết hóa vào trong "dạng khái niệm nhất quán", khái niệm cái tôi. Về cơ bản, đó là sự nhận thức của cá nhân về hữu thể của chính mình, cá tính của chính mình. Do đó, bản thân chủ yếu với tư cách là khách thể.- Cùng với sự phân biệt của kinh nghiệm để hình thành khái niệm về cái tôi, Rogers đã mặc nhiên công nhận sự phân biệt của khuynh hướng hiện thực hóa. Trong đó, một phần của khuynh hướng đó được hướng đến thực hiện hóa bản thân. Do đó, toàn bộ khuynh hướng hiện thực hóa trở nên bị chia nhỏ thành khuynh hướng hiện thực hóa tổ chức cơ thể và khuynh hướng hiện thực hóa bản thân. Khuynh hướng hiện thực hóa tổ chức cơ thể tiếp tục biểu tượng hóa những kinh nghiệm trong nhận thức và thúc đẩy cá nhận thức các khả năng. Mặt khác, khuynh hướng hiện thực hóa bản thân phấn đấu để duy trì và nâng cao bản thân hơn là toàn thể tổ chức cơ thể. Ngoài ra, nó thúc đẩy cá nhân duy trì sự nhất quán của khai niệm về cái tôi.

2.4.Tâm bệnh lýCâu hỏi đặt ra với các nhà nghiên cứu là tại sao một số người không thể thích ứng được với cuộc sống bình thường. Nguyên nhân của việc không thích ứng được.Như chúng ta đã biết Rogers cho rằng bản chất con người là thiện, với những khuynh hướng tiếnđến sự phát triển tiềm năng và xã hội hóa. Nhưng có những người bị "vướng mắc" chỗ nào đó và cần được hỗ trợ, giúp đỡ để tìm lại động lực căn bản nơi mình.Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự “vướng mắc" này là do xung đột diễn ra giữa hệ thống tổ chức cơ thể và hệ thống cái tôi. Khi cái tôi và các điều kiện giá trị của chúng hợp nhất phát triển và hoạtđộng, cá nhân ngày càng rời xa khỏi sự an toàn điều chỉnh từ kinh nghiệm cơ thể mình và ngày càng hướng đến thế giới thù địch của sự quan tâm bản thân. Cá nhân bắt đầu quan tâm tích cực đến bản thân và duy trì tính nhất quán của sự đánh giá đó. Trong khi nỗ lực này nhằm duy trì sự quan tâm và tính nhất quán, thì các điều kiện của giá trị hình thành một hệ thống phòng thủ. Với sự hoạt động của hệ thống này tất cả kinh nghiệm

Page 10: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

sẽ không thích hợp với các điều kiện của giá trị. Do đó, không phù hợp với khái niệm bản thân đang tồn tại, và bảo vệ để chống lại. Sự bảo vệ gồm có hoặc phủ nhận kinh nghiệm đối với sự nhận thức hoặc biểu tượng hóa nó trong một hình thức bị bóp méo để nó được nhận thức là thích hợp.Nếu chúng ta cho rằng các kinh nghiệm bị phủ nhận hay bị bóp méo được lưu trữ một cách tiềm thức theo hình thức chính xác, chúng ta có cơ sở cho tâm thần bệnh học của Rogers, tính không phù hợp giữa bản thân và kinh nghiệm. Tức là, các kinh nghiệm được lưu trữ một cách tiềm thức (và chính xác) của cá nhân không phù hợp với khái niệm về bản thân được biểu tượng hóa một cách có ý thức. Kết quả là, con người không còn là một thể thống nhất nữa. Nhận thức, hành vi có lúc bị cái tôi và có lúc bị tổ chức cơ thể chi phối nhân cách bị phân chia và các chức năng trở nên ít đầy đủ hơn, chịu sự căng thẳng lớn hơn.Như chúng ta thấy, đây là sự ly gián cơ bản trong con người. Con người không thật với chính mình, với sự đánh giá kinh nghiệm thuộc cơ thể tự nhiên của chính mình. Nhưng bây giờ vì gìn giữ sự quan tâm tích cực của người khác, anh ta đã đi đến chỗ bóp méo một số giá trị đã trải nghiệm và nhận thức chúng trong các điều kiện dựa trên giá trị của chúng đối với người khác.

2.5. Sức khỏe tâm lýVề vấn đề sức khoẻ tâm lý, các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi: thế nào là một nhân cách khoẻ mạnh về mặt tâm lý?Trong nhiều tiêu trí đưa ra con người khỏe mạnh về nặt tâm lý thì Rogers đã đưa ra tiêu chí đó là con người "phi văn hóa" (tức là không lệ thuộc vào chuẩn mực thông thường của cộng đồng xã hội, nó độc lập với chuẩn mực ấy và đứng cao hơn chuẩn mực ấy) hay ông còn đưa ra tiêu chí: Luôn có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Và chỉ những ai trải nghiệm được sự nhìn nhận tích cực, vô điều kiện thì mới có thể trở thành người tự thể hiện đầy đủ giá trị bản thân. Rogers đã liệt kê một loạt các đặc điểm để phân biệt một người tự thể hiện đầy đủ giá trị bản thân mình – người lành mạnh nhất. Các đặc điểm này được xem như là những dấu hiệu của sự lành mạnh về tâm hồn, đó là:- Khả năng mở rộng ra đón tiếp kinh nghiệm: Đây là quá trình đối nghịch với cơ năng tự vệ. Là cái nhìn chính xác của kinh nghiệm cá nhân vào cuộc sống, bao gồm cả cảm giác của mình. Điều này có nghĩa là họ có khả năng chấp nhận hiện thực trong đó có cả cảm xúc riêng của họ. Theo ông, xúc cảm chính là một phần quan trọng trong quá trình mở lòng mình ra vì cảm xúc truyền đạt qua quá trình cơ thể đánh giá. Nếu ta không mở mình ra với cảm xúc của mình, ta sẽ không bao giờ nhìn thấy chính mình. Điều khó nhất ở đây là khả năng phân biệt được

Page 11: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

cảm xúc thực với những lo lắng đến từ những điều kiện của sự kiện.- Lối sống hiện sinh:Đây là lối sống tập trung vào hiện tại bây giò và ngay trong lúc này. Đây là cách gắn liền với thực tế, thay vì lẩn quẩn với quá khứ hoặc sốt ruột với tương lai không tưởng. Hiện tại là thực tế duy nhất chúng ta có thể điều tiết được. Điều này không có nghĩa là quên đi quá khứ hay bỏ mặc tương lai, tuy nhiên chúng chỉ nên giới hạn vào điều kiện trước mắt.- Niềm tin cơ thể: Chúng ta cần để đạt cho quá trình cơ thể tự đánh giá làm việc. Chúng ta cần tin vào chính bản thân mình. Hãy làm những việc chúng ta thấy là đúng. Hãy để cho cuộc sống đến thật tự nhiên. Nhiều người cho rằng như thế là tự do quá trớn vì không có một tiêu chuẩn giới hạn nào cả. Nghe có vẻ rất trái ngược với xu hướng những năm của thập kỷ 60 và 70 lúc bấy giờ.Tuy nhiên Rogers biện luận rằng tin vào mình tức là tin vào quyết định của chính mình, ở rộng mình ra với kinh nghiệm và sống hiện sinh trong thời khắc đối diện với hiện tại chứ không phải chỉ sống cho xong hiện tại. Nói khác đi, ta sống thật với mình chứ không phải sống theo những chiều hướng dễ dãi của tư vi cá nhân.Tự do kinh nghiệm: Rogers tin rằng ai cũng có những khát khao tự do. Chúng ta rất muốn được làm điều mình thích, tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta được tự do muốn làm gì thì làm. Theo Rogers, chúng ta chỉ thực sự có tự do khi các lựa chọn được phép xảy ra. Ông tin rằng người có chức năng hoạt động toàn diện sẽ là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.- Sáng tạo: Nếu bạn cảm thấy mình tự do và có trách nhiệm, bạn sẽ hành sử một cách linh động và uyển chuyển khi tiếp cận với thế giới. Một người thực sự có chức năng hoạt động sẽ cùng giúp người khác tìm ra con người họ như quá trình kinh nghiệm họ khám phá ra chính mình. Theo Rogers, sáng tạo rất gần gũi với để lại dấu ấn đã được Erickson nhắc đến.2.6. Thay đổi nhân cách dưới tác động của liệu pháp tâm lýRogers được biết nhiều nhất qua những đóng góp của ông “trong liệu pháp". Tên gọi của liệu phápđược ông giới thiệu đã đổi tên vài lần. Ban đầu ông gọi liệu pháp của mình là "không trực tiếp hướng dẫn", vì theo ông nhà trị liệu không trực tiếp hướng dẫn thân chủ, mỗi nhà trị liệu chỉ là người đứng bên cạnh, chứng kiến và vận động thân chủ trong suốt quá trình tiến bộ của liệu pháp.Sau đó, ông đổi tên liệu pháp của mình thành "tập trung vào thân chủ" ông vẫn tin rằng thân chủ là người duy nhất có thể nói: đâu là vấn đề và tìm ra cách sử lý vấn đề ấy. Sau đó họ quyết định đi đến kết luận trong quá trình trị liệu. Và như thế vai trò của nhà trị liệu vẫn hiện diện.

Page 12: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Hiện nay, cả hai tên gọi trên vẫn được sử dụng, tuy nhiên nhiều người gọi tên chung là: "Liệu pháp Rogerian".Mục đích của phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân, không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ tự hiện thực những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu được chấp nhận đểnhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp được tốt hơn.Muốn vậy, nhà trị liệu cần thiết lập được một bầu không khí trị liệu an toàn, tạo được mối tương quan định tính bằng: Một sự chân thực trong suốt, trong đó nhà tham vấn sống với các cảm quan thực của mình, một nhiệt tình tôn trọng và chấp nhận thân chủ như một cá nhân riêng biệt, một khả năng nhạy cảm để nhìn thế giới của thân chủ y như thân chủ nhìn họ. Rogers tin rằng nếu nhà tham vấn có thể đem lại những điều kiện thuân lợi như trên thì thân chủ sẽ trở nên cởi mở và hiểu những nỗi đau, tổn thương trong quá khứ là do những mối quan hệ có điều kiện trong cuộc sống của họ. Thực tế thì những mối quan hệ tham vấn như thế này có thể giúp thân chủ thay đổi những hành vi mà họ đã có trong quá khứ và trợ giúp thân chủ chuyển từ những nhận thức sai lệch về bản thân đến nhân thức đúng đắn về chính họNhiệm vụ của nhà tham vấn theo phương pháp tiếp cận này là một môi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hóa. Nhiệm vụ chính của nhà tham vấn là giúp thân chủ rỡ bỏ những "rào cản tâm lý" đang hạn chế sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có của thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình. Rogers tin rằng thân chủ có thể tìm ra giải pháp của riêng mình trong một môi trường ở đó có mối quan hệ tham vấn nồng ấm và thấu cản nên ông xem chính mối quan hệ tham vấn như là vật xúc tác cho sự thay đổi và tin rằng việc nhà tham vấn tìm cách đưa ra lời giải thích cho thân chủ là không thích hợp. Do đó, ông hoàn toàn không chi phối quyết định của thân chủ mà sử dụng lỹ thuật lắng nghe tích cực và tiến hành phản hồi lại cho thân chủ điều gì mà thân chủ đã nói.Lắng nghe tích cực là một kỹ năng nền tảng trong tham vấn theo phương pháp thân chủ trọng tâm nói riêng và tham vấn nói chung. Nó đòi hỏi nhà tham vấn phải lắng nghe bằng tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng "trái tim", lắng nghe là đừng nói và đừng suy nghĩ. Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được xúc cảm của đối tác, không suy luận,

Page 13: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

đánh giá, không liên hệ cái này với cái kia. Lắng nghe tích cực như sự ngầm ẩn trả lời: Tôi tin tưởng và tôn trọng vào sự nồng nhiệt, sự giá trị của bản thân bạn, tin tưởng vào con người bạn vào những điều bạn đang có. Cùng lúc đó thân chủ cảm thấy mình đã được nghe, được hiểu, được thông cảm.Bên cạnh việc lắng nghe tích cực thì nhà tham vấn phải biết phản hồi. Phản hồi là việc nhà tham vấn nói lại bằng ngôn ngữ của mình hay nhắc lại lời của thân chủ một cách cô đọng để làm rõ hơn cảm xúc, ý nghĩa cảm nhận của thân chủ là phải đạt được sự tán thành của thân chủ. Có hai cách phản hôi:

+ Phản hồi theo cách lặp lại nội dung: Là nhà tham vấn diễn đạt lại những điều đã nghe thấy, quan sát thấy từ thân chủ. Điều này giúp cho nhà tham vấn không bị sao nhãng thân chủ - trọng tâm và tiếp cận được với vấn đề của thân chủ, đồng thời giúp thân chủ dựng lại cô đọng, sắp xếp ý tưởng theo logic của họ.+ Phản hồi tâm tình nhấn mạnh cảm xúc, tình cảm mà thân chủ bày tỏ trong đó hay dấu ấn sau câu nói bằng cách nhắc lại cho thân chủ nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Cách phản hồi này dễ dàng đạt được sự cảm thông, khuyến khích thân chủ sẵn sàng chia sẻ và giúp thân chủ xácđịnh được cảm xúc đang hiện hữu trong họ.Kỹ năng phản hồi phải dựa trên sự thông đạt vấn đề của thân chủ. Nếu chưa thông đạt thì khó cóđược phản hồi tốt. Khi phản hồi ý kiến thì nhà tham vấn phải thật khéo léo và hội đủ ba yếu tố sau: Chân thành, đồng cảm và tôn trọng. Rogers cho rằng đây là những tiêu chuẩn căn bản rất cần thiết để đạt yêu cầu đối với một nhà liệu pháp. Nếu hội đủ ba yếu tố này, liệu pháp sẽ thật sự giúp thân chủ hiểu ra cội rễ của vấn đề, mà không cần đến bất cứ kỹ năng nào khác. Nếu không có ba kỹ năng này, thì dù nhà liệu pháp có áp dụng bao nhiêu kỹ năng khác sẽ đem lại hiệu quả trị liệu rất thấp.Đức tính quan trọng hàng đầu của tham vấn là thấu cảm, nghĩa là có khả năng đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của thân chủ để thấu hiểu một cách sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc của họ. Thân chủ thấy có người hiểu được mình, thông cảm trọn vẹn với mình thì bộc lộ, giải bày càng dễ dàng thẳng thắn.Đặt mình trong tình huống của thân chủ, xem xét vấn đề quan điểm của thân chủ, đánh giá theo cách nhìn của thân chủ, tham vấn viên mới có thể trải qua các kinh nghiệm của thân chủ và thực sự cảm thông, từ đó giúp thân chủ tự khám phá, tự thay đổi. Các đức tính khác như: chân thành, trung thực và tôn trọng hay chấp nhận là những đức tính đòi hỏi phải có ở một tham vấn viên để có thể tạo ra một môi trường, một mối quan hệ hỗ trợ, khích lệ, không phê phán, trong đó thân chủ cảm thấy thoải mái, từ đó có thể bộc lộ những điều riêng tư của mình kể cả những điều thường bị xã hội lên án. Trên cơ sở này mà tham vấn viên mới hiểu được trọn vẹn thân chủ và từ đó có nhiều cơ hội hơn để giúp thân chủ trưởng thành hơn và tự giải quyết vấn đề của chính mình.Rogers nhấn mạnh rằng: "tham vấn viên là người thắp đèn cho thân chủ tự đi chủ không phải đi thay”.VD:Thân chủ cũng như trẻ em tập đi xe đạp. Các em phải là người đạp xe, và ta

Page 14: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

không thể bảo emđạp xe bằng cách nào. Các em phải tập thử cho mình đẻ tìm ra chìa khóa của sự cân bằng. Và ta cũng không thể vịn xe cho các em mãi được. Nếu ta không vịn xe, em sẽ ngã nhưng học được cách đạp xe. Nếu ta cứ vịn xe mãi em sẽ không bao giờ học tự đạp xe được.Rogers cho rằng: Vai trò của tham vấn viên chỉ là hỗ trợ, hướng dẫn, chất xúc tác. Còn thân chủ mới chính là người tự giúp họ vì chính họ chứ không phải ai khác biết rõ vấn đề của họ, cảm xúc của ho, và những giải pháp của họ.Đóng góp: Phương pháp tiếp cận thân chủ trọng tâm đã nhìn nhận được vai trò của mối quan hệ trong tham vấn và đưa ra một số kỹ thuật để phát triển mối quan hệ có tính chất nhân văn trong tham vấn. Đồng thời, cách tiếp cận này được áp dụng để đưa mọi người sát lại gần nhau và có thể ứng dụng với nhiều thân chủ thuộc các hệ văn hóa khác nhau.

Tuy nhiên: Cách tiếp cận trị liệu này giới hạn trong ứng dụng khách hàng không có khả năng diễn đạt lời nói (nhất là khách hàng không nói được). Ngoài ra, nó đã coi nhẹ những chi tiết quá khứ của thân chủ và chưa đưa ra được nhiều lý luận về phát triển nhân cách cũng như giải thích được những vấn đề về hành vi hay cảm xúc được xuất hiện như thế nào.

KẾT LUẬNNhư vậy, về cơ bản cấu trúc của nhân cách gồm có cơ thể và cái tôi, cả hai thuật ngữ trong tập hợp các định nghĩa của Rogers. Như toàn bộ con người, cơ thể là mối quan tâm chính trong học thuyết của Rogers,và chính qua sự bảo dưỡng, nâng cao liên tục của cơ thể mà sự phát triển và sựđiều chỉnh tâm lý tối ưu xảy ra. Cái tôi, một phần phụ quan trọng của toàn bộ cơ thể, phần nàođược duy trì và nâng cao một cách riêng biệt. Sự nâng cao cơ thể và nâng cao cái tôi có thể trở thành xung đột. Các động lực thúc đẩy của học thuyết Rogers bao hàm quá trình hiện thực hóa và quá trình tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình - một động cơ hiện thực hóa bản thân. Các hệ thống động cơ này, cùng với các bản sao thuộc cấu trúc của các hệ thống, có thể hoạt động hòa hợp hay xung đột. Sự phát triển tùy thuộc vào quá trình hiện thực hóa, chuyển con người từ tình trạng trẻ thơ hoàn toàn không phân biệt được qua một quá trình phân biệt tâm lý và cuối cùng là sự hợp nhất.Lý thuyết nhân cách của Rogers có những đóng góp to lớn cho tâm lý học nói chung và tâm lý học nhân văn nói riêng.- Một trong những đặc trưng của học thuyết Rogers là nhấn mạnh vào con người duy nhất, động lực cứu cánh mà Rogers gọi là sự hiện thực hóa. Một triết gia thứ hai cũng nhấn mạnh đến động cơ có mục đích đó và cũng chọn sự định hướng theo chủ nghĩa nhân văn tổng quát hơn, có phần giống với sự định hướng của Rogers là Maslow.- Lý thuyết của Rogers đã giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Sự khác biệt cá nhânRogers không tập trung vào những khác biệt cá nhân ổn định, mặc dù có thể

Page 15: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

nói rằng mọi người khác nhau ở trinh độ phát triển và những điều kiện để có được sự chấp nhận từ những người xung quanh. Cách đây không lâu, một số nhà nghiên cứu đã soạn thảo những thang đo để đánh giá những khía cạnh lý thuyết của ông, mà chúng có thể giống như các nét nhân cáchThích nghi và thích ứngRogers mô tả chi tiết kỹ thuật trị liệu của mình, tập trung vào khách hàng. Việc trị liệu cá nhân và theo nhóm (gồm các nhóm gặp gỡ) đưa đến sự tiến bộ thông qua các giai đoạn vận hành dẫn đến sự cởi mở hoàn toàn đối với các tình cảm, đối với hiện tại và đối với sự lựa chọn.Các quá trình nhận thứcTư duy và tình cảm có thể cản trở sự tiếp nhận các thông điệp của người khác, chỉ rõ chúng ta là ai và sống như thế nào. Xã hộiXuất phát từ quan điểm tập trung vào con người rút ra những kết luận có liên quan đến sự hoàn thiện xã hội, bao gồm giáo dục, hôn nhân, các vai trò sản xuất và các mâu thuẫn nhóm (cả mâu thuẫn giữa các dân tộc) Những ảnh hưởng sinh họcRogers không xem xét các yếu tố sinh học mặc dù quá trình hiện thực hóa dựa trên ẩn dụ sinh học.Sự phát triển của trẻ emCha mẹ cần phải giáo dục con cái bằng sự quan tâm tích cực vô điều kiện.Sự phát triển của người lớnNhững người lớn có thể thay đổi và họ trở nên tự do hơn

- Ngoài ra Rogers còn có những đóng góp phương pháp luận vào nghiên cứu tâm lý trị liệu là phát triển một số thước đo để sử dụng cụ thể trong tình trạng trị liệu.Hạn chế:

- Nếu như chủ nghĩa hành vi dựa vào phương pháp tư duy toán học và thực nghiệm để nghiên cứu hành vi con người thì tâm lý học nhân văn đã dựa vào những kinh nghiệm chủ quan để phân tích nhân cách con người. Họ từ chối việc tiếp thu những yếu tố tiến bộ của nhiều trào lưu tâm lý học tiến bộ mà lại quay về truyền thống tôn giáo nên rơi vào quan niệm duy tâm, phản khoa học.Ngoài ra, học thuyết của Rogers bị phê bình về hai điểm quan trọng sau:- Thứ nhất là học thuyết dựa trên hiện tương học ngờ nghệch. Trong sự công kích này, học thuyết dựa trên các giả định liên quan cho rằng nhân cách chủ yếu hay hoàn toàn có ý thức và cá nhân có thể kể lại chung thực, chính xác cấu trúc và các động lực của nhân cách dưới hình thức các bản báo cáo bản thân. Qủa thực, sự nhấn mạnh đến ý thức để loại trừ vô thức sẽ dễ bị chỉ trích nghiêm trọng, vì có nhiều chứng cớ cho thấy sự hiện hữu của các nhân tố quyết định thuộc vô thức. Sự chỉ trích này có thể có giá trị đối với học thuyết đầu tiên của Rogers. Nhưng chúng ta đã thấy, những phát biểu gần đây của

Page 16: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Rogers có một thành phần vô thức xác định và cụ thể được mặc nhiên công nhận.- Thứ hai, phê bình cho rằng sự thật của bản báo cáo bản thân mơ hồ, chắc chắn ít nhất nó chỉ có giá trị trong một phần nào đó. Như Combs và Soper (1957) đã lưu ý, độ chính xác của các dữ kiện trong báo cáo bản thân đáng nghi nghờ về một lý do kể cả trình độ nhận thức mơ hồ của đối tượng về khái niệm bản thân, sự sẵn sàng hợp tác của đối tượng, các cảm giác về sự đầy đủ và không bịđe dọa trong tình huống này, tập hợp nhiều câu trả lời khác nhau như đối tượng khát khao bộc lộ chính mình trong một hình ảnh đáng ao ước về mặt xã hội. Các nghiên cứu về giá trị của các bản báo cáo bản thân (như Combs, Soper và Courson 1963; Parker 1966) cho rằng tin cậy vào các bản báo cáo bản thân, về những đặc điểm của nhân cách hay hành vi là một kiểu thực hành đáng ngờ.Mặt khác, phê bình về bản báo cáo bản thân không chỉ áp dụng đối với Rogers mà còn đối với nhiều nhà lý thuyết và nhà nghiên cứu khác vốn đã phát triển và sử dụng nhiều hình thức đánh giá báo cáo bản thân hiện đang sử dụng trong tâm lý học.

Sơ lược Văn hóa Việt Nam(tài liệu cho ngành VN học)

Đây là tư liệu tổng hợp cho những bạn học chuyên ngành Việt Nam họcvà các bạn muốn tham khảo thêm về văn hóa Việt Nam !!^^

Văn hóa Việt Nam

Đời sống gia đình: Trong xã hội truyền thống Việt Nam trước đây, một gia đình điển hình thường bao gồm ba, bốn thế hệ cùng sống chung. Với tâm lý "nhiều con, nhiều lộc" nên mọi gia đình mong muốn "con đàn, cháu đống. Do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và quan niệm phong kiến "trọng nam, khinh nữ", con trai luôn được coi là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định. Còn phụ nữ phải tuân thủ lễ giáo phong kiến tam tòng, tứ đức (lúc nhỏ sống dựa vào cha, lớn lên lấy chồng phải tuân thủ theo chồng, chồng chết phải ở vậy sống theo con trai).

Kể từ khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, điển hình là Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình cho bình đẳng hơn. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp tuyên truyền vận động cũng được thực hiện nhằm thay đổi nhận thức lạc hậu của người dân, đảm bảo bình đẳng giới, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của phụ nữ.

Ngày nay, quy mô một gia đình hiện đại Việt Nam có xu hướng thu hẹp lai, chỉ 2-3 thế hệ. Số con của một cặp vợ chồng là hai (chiếm đa số), tư tưởng “trọng nam, khinh nữ không nặng nề như xưa và dần dần bị loại bỏ. Truyền thống �"kính trên, nhường dưới" có từ xa xưa vẫn luôn được duy trì và phát huy

Page 17: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

trong mỗi gia đình Việt Nam.

Phục trang: Hầu hết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có trang phục riêng mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Nhìn chung đa phần trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn có màu sắc rực rỡ, tương phản: đen - trắng, đen - đỏ, xanh - đỏ hoặc xanh - trắng. Nhiều dân tộc trên trang phục có nét hoa văn tạo nên vẻ đẹp huyền bí gây ấn tượng mạnh. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều được dệt từ sợi có nguồn gốc tự nhiên như sợi gai, tơ tằm, tơ dứa, sợi bông..., vừa đẹp, vừa bền mà thoáng mát phù hợp khí hậu nhiệt đới.

Thường phục truyền thống của người Việt đối với đàn ông là quần trắng, áo nâu, đầu vấn khăn, chân đi guốc hoặc dép. Bỗ lễ phục thêm áo dài đen bằng vải hoặc the, đầu đội khăn xếp. Đối với phụ nữ, trang phục cầu kỳ và rực rỡ hơn: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Trong cùng là chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Cách ăn mặc truyền thống này đã mang đến cho người phụ nữ Việt một vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, thướt tha.

Ngày nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài khởi phát từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn, được phụ nữ Việt Nam ưa thích mặc vào nhiều dịp lễ hội quan trọng trong năm. Chiếc áo dài hiện tại có thân tương đối bó sát thân người, hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, làm cho thân thể người phụ nữ hiện lên những đường cong mềm mại, dịu dàng nhưng kín đáo, phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người phụ nữ Việt Nam.

Hiện nay, việc giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng mở rộng, trang phục của người Việt nam ngày càng phong phú và mang tính hòa nhập và thời trang hơn, nhất là trong trong giới trẻ ở thành phố.

Một số lễ hội lớn của Việt Nam: Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trung tại mọi miền trên đất nước Việt Nam. Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người Việt Nam, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước. Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc "nông nhàn" - mùa xuân và mùa thu. trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Lễ Hội Đền Hùng.

Page 18: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Tết Nguyên Đán (thường vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai hàng năm): Tết là ngày hội lớn nhất trong năm của cả dân tộc Việt Nam. Đây là dịp cả gia đình xum họp, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đi thăm hỏi và chúc tụng những người trong gia tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Trong quan niệm của mọi người, Tết là sự kết thúc của năm cũ - kết thúc của những điều xấu, rủi ro để bước sang năm mới với những điều tốt lành sẽ đến. Giao thừa là lúc thiêng liêng nhất; mọi gia đình đều lấy khoảng khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên. Ngoài việc cúng giao thừa, còn nhiều tập tục vẫn được duy trì vào dịp Tết như xông đất, hái lộc, mừng tuổi.

Tết Trùng Nguyên (Rằm tháng Bảy âm lịch): Theo Phật giáo, ngày này các âm hồn được lên trần hưởng lộc. Hầu hết các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên; cúng xong đốt vàng mã cho vong hồn dùng. Bên cạnh đó còn có lễ vật (cháo, bỏng gạo, bánh đa, hoa quả) cúng cho những cô hồn lang thang, không người hương khói. Lễ vật sau khi cúng xong chủ nhà chia cho trẻ nhỏ để lấy khước.

Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám âm lịch): Đối tượng của Tết Trung thu chủ yếu là trẻ em. Các gia đình Việt Nam, đặc biệt những gia đình có trẻ em đều tổ chức đón Tết này. Tối đêm Rằm, hầu hết các gia đình có trẻ em đều có mâm cỗ trông trăng. Cỗ trung thu chủ yếu là bánh kẹo và hoa quả được tạo thành các con giống bày trên mâm cỗ. Đây cũng là dịp người lớn mua nhiều đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đêm Rằm, không khí thật náo nhiệt bởi tiếng vui đùa của trẻ nhỏ, ánh sáng của trăng, đèn, nến các loại và của những điệu múa hát của trẻ nhỏ (rước đèn Trung Thu, múa Sư Tử)

Giỗ tổ Hùng Vương: Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Nơi tổ chức Lễ Giỗ tổ chính thức luôn là Phú Thọ (kinh đô của Nhà nước đầu tiên của Việt Nam – Văn Lang), nơi đặt Đền thờ 18 vị Vua Hùng. Những lễ phẩm có tính chất tục lệ của Việt Nam được làm ra và dâng cúng vào dịp này gồm đèn, hương, rượu, trầu cau, nước lã, bánh trưng, bánh dày. Những năm gần đây, Giỗ tổ Hùng Vương được coi như Quốc Lễ, được tổ chức với các nghi thức rất cao, có cả nhạc lễ, phục lễ cùng với sự tham dự của các quan chức Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Tỉnh Phú Thọ.

Văn học: Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng. Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc.

Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, chủ yếu là truyền miệng dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích,

Page 19: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè... được truyền từ đời này sang đời khác. Dòng văn học chữ Hán: Chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Sau khi giành được độc lập dân tộc (năm 938), các triều đại phong kiến Việt Nam, với tinh thần tự lực, tự cường đã phát triển nền văn học Việt Nam và sử dụng chữ Hán để ghi lại. Nhiều áng văn thơ bất hủ bằng chữ Hán còn lưu lại đến ngày nay như Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sỹ của Trần Hưng Đạo; Đại Việt Sử ký của Lê Văn Hưu. Dòng văn học chữ Nôm: Chữ Nôm được Việt hóa từ chữ Hán. Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ VIII, được phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XVIII và tiếp tục phát triển tới đầu thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm nổi tiếng được lưu danh tới ngày nay như Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập với 254 bài thơ của đại danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; tác phẩm Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập Vua Lê Thánh Tông; Bách Vân Thi Tập của nhà học giả Nguyễn Bỉnh Khiêm; Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn với; hay những vần thơ thể hiện khát vọng cho quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến của “Bà Chúa Thơ Nôm" Hồ Xuân Hương Đỉnh cao phát triển của văn học của thời kỳ này là Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du. Bên cạnh đó, những tác phẩm lịch sử viết bằng chữ Nôm cũng xuất hiện nhiều như bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của các nhà sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh) hay Lê Triều Thông Sử của học giả Lê Quý Đôn

Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại. Những tác phẩm đầu tiên, đánh dấu sự xuất hiện của văn học quốc ngữ là các tiểu thuyết "Ai làm được", "Ngọn cỏ gió đùa" của Hồ Biểu Chánh, "Tố tâm" của Hoàng Ngọc Phách, "Dưa đỏ" của Nguyễn Trọng Thuật, Tuyển tập các câu chuyện dân gian của Trương Vĩnh Ký Văn học Việt Nam hiện đại ngày càng phát triển mạnh với sự ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi, thơ bằng chữ quốc ngữ của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nam Cao... Trong giai đoạn 1945-1975 các tác phẩm văn học của các tác giả giai đoạn này thể hiện rõ khát vọng của toàn dân tộc mong muốn hòa bình, độc lập, kêu gọi mọi người dân đứng lên đấu tranh giành lập độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Kể từ khi đất nước được thống nhất, với chủ trương “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", giới văn nghệ sỹ Việt Nam đi sâu phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, đấu tranh chống những tiêu cực trong, kêu gọi mọi người chung sức xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh". Nền văn học Việt Nam, với sự đóng góp của gần 1000 nhà thơ, nhà văn, ngày càng phát triển nhanh dưới các loại hình: văn xuôi, thơ, phê bình lý luận... đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

Nghệ thuật biểu diễn: Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam có nhiều thể

Page 20: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

loại như chèo, tuồng, cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù, hát then, lý Nam Bộ… nhưng phổ biến nhất và thường được biểu diễn nhiều nhất là chèo, cải lương, rối nước, lý Nam Bộ và nhã nhạc (một hình thức của ca múa nhạc cung đình). Dưới đây là sơ lược một vài loại hình trong nghệ thuật biểu diễn.

Ca múa nhạc cung đình: Ca múa nhạc cung đình phát triển mạnh vào triều đại vua Lê Thái Tông với nhiều loại hình ca múa nhạc phong phú như Trung cung chỉ nhạc, Yến nhạc, Nhã nhạc, Đại nhạc, Văn vũ, Võ vũ… Dưới triều nhà Nguyễn, ca múa nhạc cung đình phát triển rực rỡ với những điệu múa Bát dật biểu diễn trong các lễ tế trời của các vị vua Triều Nguyễn tại Đàn Nam Giao, Múa quạt, Tam tinh Chúc thọ, Bát tiên hiến, Lục triệt hoa mã đăng, Lục cúng hoa đăng trong các nghi lễ của triều đình phong kiến. Nhiều điệu múa, bản nhạc cung đình còn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Năm 2003, UNESCO đã chính thức công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Múa rối nước: Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam là loại hình sân khấu cổ truyền được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. Múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1009 - 1225). Một vở rối nước thường có nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật (con rối) là tác phẩm điêu khắc dân gian, mang dáng vẻ khác nhau, tính cách khác nhau. Con rối được làm bằng gỗ, bên ngoài phủ lớp chống thấm nước. Nhân vật tiêu biểu của rối nước là chú Tễu với thân hình tròn trĩnh và nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Nghệ nhân biểu diễn con rối phải ngâm mình dưới nước sau màn sân khấu để điều khiển con rối thông qua máy sào, máy dây. Nhạc đệm cho cuộc diễn là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la

Chèo: Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu nhất của Việt Nam. Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê, dần trở thành loại hình sân khấu tiêu biểu của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò. Văn chèo tự sự (kể chuyện) mang đậm tính trữ tình của ca dao, tục ngữ; tràn đầy tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh, trí tuệ; tính nhân văn rất rõ nét; thể hiện khát khao vươn tới hạnh phúc và xã hội hòa thuận, bảo vệ quyền con người; cái thiện luôn thắng cái ác. Nhân vật trong chèo mang tính ước lệ, chuẩn hóa với tính cách và tâm lý không thay đổi trong suốt vở. Một số vở chèo nổi tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ khán giả là Quan Âm Thị Kính, Chu Mãi Thần, Kim Nhan… được xếp vào vốn quý của sân khấu cổ truyền dân tộc.

Cải lương: là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ 20. Nguồn gốc của cải lương là các bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ. Cải lương sử dụng nhiều cách diễn, âm nhạc của tuồng Việt Nam. Cũng như các nghệ thuật kịch hát dân tộc khác, cải lương bao gồm múa, hát, âm nhạc. Nhạc cụ chủ đạo trong dàn nhạc cải lương là đàn ghi ta phím lõm và đàn nguyệt. Nhiều vở diễn đã thu hút sự quan tâm của người hâm mộ như Lục Vân Tiên, Lưu Bình Dương Lễ, Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt và Mộng Hoa Vương, Nửa đời hương phấn, Chim Việt cành Nam, Thái hậu Dương Vân Nga

Page 21: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

Hát quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh): bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn liền với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Hát quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm theo đối giọng. Hơn 180 làn điệu quan họ còn lưu giữ đến nay đều mang nội dung giao duyên trữ tình thắm thiết, với lời hay, ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc, với âm điệu phong phú, trữ tình, với lối hát mượt mà, kỹ thuật "vang rền nền nảy" độc đáo. Tất cả điều này đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc dân gian: bao gồm kiến trúc gỗ, kiến trúc gạch đá, kiến trúc tre nứa lá khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Trong khi kiến trúc tranh nứa lá phổ biến dưới dạng nhà ở của những cư dân tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam thì kiến trúc gỗ phổ biến và tiêu biểu nhất lại thể hiện dưới dạng chùa, đình, nhà của những gia đình giàu có trên khắp đất nước. Có thể điểm tên một số di tích về kiến trúc gỗ như Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, chùa Keo, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình Đình Bảng, những ngôi nhà cổ tại các thành phố lớn, nhất là tại Hà Nội, Hội An và Huế... Kiến trúc gạch đá: tiêu biểu được lưu giữ đến ngày nay là tháp chùa (tháp Hòa Phong, tháp Báo Thiên, tháp chùa Phổ Minh, tháp chùa Thiên Mụ…), cổng thành, tường thành (cổng thành nhà Hồ, cổng thành Hà Nội…), tam quan chùa đền (tam quan Văn Miếu, tam quan Trấn Vũ, cửa Hiển Nhân), Cột cờ Hà Nội, cửa Ngọ Môn Huế... Kiến trúc gạch đá còn một bộ phận đáng kể các đền đài do người Chăm xây dựng (thường gọi là tháp Chăm) nằm rải rác từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận, tiêu biểu và tập trung nhất ở Khu di tích Mỹ Sơn.

Kiến trúc ngoại du: Từ thế kỷ 19, kiến trúc Việt Nam có sự chuyển hóa, hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc của Châu Âu, Bắc Mỹ và kiến trúc truyền thống àĐông. �Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng với những khu phố theo kiểu ô bàn cờ thuận lợi cho việc đi lại. Nhiều tòa nhà đươc xây dựng theo phong cách cổ điển Châu Âu Phủ Chủ tịch, Tòa án Tối cao, Nhà hát lớn Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương, Tòa Thị chính Sài Gòn, Bưu điện Trung tâm thành phố Sài Gòn, một số biệt thự… Bức tranh kiến trúc thời kỳ này xuất hiện những nét mới, đó là những nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế và xứ đạo các địa phương. Một điều khá thú vị là ngay cả những công trình kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu ấy khi xây ở Việt Nam lại được pha lẫn bóng dáng đình chùa và những nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là nhà thờ Phát Diệm.

Giai đoạn 1954_1975: ở Miền Bắc nhiều công trình được dựng lên theo kiểu kiến trúc của Liên Xô (cũ) như trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, đặc biệt là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; ở miền Nam nhiều tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Mỹ mà tiêu biểu là Khách sạn Palace, Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh), Dinh Độc lập Kiến trúc giai đoạn Đổi Mới: Nhiều công trình lớn hiện đại với phong cách kiến trúc khác nhau như các khách sạn, tòa nhà văn phòng liên doanh (Horison, Tháp Hà Nội, Sophitel Plaza, Omni, New World) được xây dựng. Giống như nhiều quốc gia khác, kiến trúc ngày nay thường bao gồm 4 mảng chính: thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và

Page 22: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

quy hoạch vùng.

Hội họa và điêu khắc

Tranh dân gian: Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh Thờ. Tranh dân gian gắn liến với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh. Tranh dân gian thường được in với kỹ thuật khắc ván để in với số lượng lớn. Tranh dân gian phát triển khá mạnh vào thế kỷ thứ 16, sang thế kỷ thứ 18, 19 phát triển ổn định ở mức cao. Dựa vào phong cách nghệ thuật, kỹ thuật in vẽ và nguyên liệu làm tranh, có thể quy về một số dòng tranh khác nhau.

Tranh dân gian ngày nay hầu hết đã bị thất truyền. Trong số ít dòng tranh còn tồn tại và được bảo tồn có dòng tranh Đông Hồ được bảo tồn, phát triển và hiện có mặt ở nhiều nước như Nhật, Pháp, Mỹ Đông Hồ là một làng nhỏ nằm ven bờ nam sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh. Nghệ thuật làm tranh Đông Hồ từ các khâu như vẽ mẫu, khắc bản in, sản xuất giấy, chế biến màu, rồi đến các khâu in vẽ tranh đều có những điểm độc đáo về kỹ thuật, mỹ thuật (màu được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên; giấy dó làm tranh là loại giấy làm thủ công).

Hội họa ngày nay: Việc thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1924 là một bước chuyển quan trọng trong phát triển nền nghệ thuật tạo hình đương đại của Việt Nam. Tên tuổi của lớp họa sỹ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với những tác phẩm nổi tiếng được thế giới biết đến như “Phố cổ Hà Nôi" của Bùi Xuân Phái, bức tranh lụa "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh, "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn hay “Thiếu nữ bên hoa Huệ" của Tô Ngọc Vân, tranh sơn mài "Bên Hồ Gươm" của Nguyễn Gia Trí, tranh sơn mài "Tiễn anh khóa đi thi" của Tô Ngọc Vân. Đây là những kiệt tác nghệ thuật vô giá trong kho tàng văn hóa của Việt Nam. Lớp họa sỹ ngày nay, kế tiếp lớp đàn anh, chú trọng tiếp nhận tinh hoa nghệ thuật thế giới, đồng thời tìm tòi phong cách thể hiện mới cho hội họa Việt Nam như sơn dầu, sơn mài, tranh lụa... Tên tuổi lớp họa sỹ này được nhiều người biết đến thông qua những tác phẩm của họ là Lưu Công Nhân, Phạm Công Thành, Nguyễn Thụ, Đặng Xuân Hòa, Thành Chương... đang góp phần làm phong phú thêm kho tàng mỹ thuật đương đại Việt Nam.

Điêu khắc cổ: Trong di sản nghệ thuật truyền thống, điêu khắc có một lịch sử phát triển liên tục và cô đúc hình ảnh con người Việt Nam từng miền, từng thời, dù dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Nền điêu khắc cổ Việt Nam rất đa dạng nhưng chủ yếu tồn tại các bộ phận điêu khắc sau: Điêu khắc thời tiền sử với những hình điêu khắc trên đá, trong hang động, trên trống đồng, các đồ gia dụng…; điêu khắc vương quốc Phù Nam và Chân Lạp ở Nam Bộ; điêu khắc Chăm Pa ở Trung Nam Bộ; điêu khắc Đại Việt ở Bắc Bộ; điêu khắc nhà mồ của thổ dân Tây Nguyên. Mặc dù trải qua bao năm tháng chiến tranh, nhưng hiện nay ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam vẫn bảo tồn được nhiều đình, chùa miếu mạo với nhiều tượng Phật và các phù điêu.

Thủ công mỹ nghệ truyền thốngNghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam có lịch sử lâu đời và phong phú với nhiều mặt hàng nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm gốm, sơn mài,

Page 23: Lý thuyết về nhân cách của Rogers

lụa, mây tre… có mặt tại nhiều nơi trên thế giới và được ưa chuộng. Một số nghề vẫn còn lưu giữ và phát triển tới ngày hôm nay, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đóng góp lớn cho xuất khẩu như nghề làm gốm, dệt lụa, sơn mài, đan lát mây tre, đan nón, đúc đồng, làm đồ gỗ

Nổi bật trong số các nghề truyền thống là: Nghề gốm với nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Việt Nam có nhiều nơi làm nghề gốm như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bát Tràng của Hà Nội, gốm Chăm. Nghề dệt lụa: xuất hiện từ rất sớm trên khắp đất nước Việt Nam, nhưng nổi tiếng và còn bảo tồn và phát triển tới ngày hôm nay có Vạn Phúc (Hà Đông), Phương Tành - Trực Ninh (Nam Định). Từ thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia và được nhiều nơi trên thế giới biết đến. Nghề đan lát mây tre: Với lịch sử hàng nghìn năm, nghề này gắn liền với các loại nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại khắp các miền trên đất nước Việt Nam. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công Việt Nam đã cho ra đời nhiều mẫu mã đẹp, hấp dẫn như bàn ghế, gường tủ, khay bàn hoa quả, lẵng cắm hoa. Những địa phương nổi tiếng làm những mặt hàng này phải kể đến Hà Tây, Thanh Hóa.

Tổng hợp từ tài liệu chuyên ngành!!