31
ĐỂ LÀM MẸ BẠN CẦN BIẾT ThS NGUYỄN THỊ LIÊN T4G Quảng Nam Mang thai là niềm hạnh phúc của bạn và gia đình. Ðứa con mà các bạn hằng mơ ước sẽ phát triển trong bụng mẹ khoảng chín tháng. Sự kiện đáng yêu này sẽ mang lại cho các bạn niềm hạnh phúc nhưng đồng thời người mẹ cũng có thể gặp một số khó khăn. Người ta thường chia cả quá trình có thai thành ba giai đoạn: Ba tháng đầu: Trứng đã được thụ tinh làm tổ và lớn dần, các cơ quan, bộ phận của thai nhi được hình thành trong thời kỳ này. Có thai là một yếu tố hoàn toàn mới mẻ cho cơ thể người mẹ, đồng thời với sự xuất hiện của bào thai các chất nội tiết trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi, vì vậy bạn thường nhận thấy ốm nghén hay một số dấu hiệu khác. Ba tháng giữa: Trong thời kỳ này thai nhi đã có đủ tất cả các bộ phận và bắt đầu có những chuyển động. Cơ thể người mẹ cũng đã quen dần với sự thay đổi của việc mang thai nên ốm nghén giảm đi và cân nặng của người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Ba tháng cuối: Thai nhi tiếp tục phát triển và thường chuyển động thay đổi tư thế. Kích thước thai lớn dần gây chèn ép cho cơ thể người mẹ. Vậy khi có thai bạn cần tự chăm sóc như thế nào? * Khi có thai bạn NÊN: - Ði khám thai sớm khi bạn biết mình có thai; nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn tháng trong thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần vào ba tháng cuối; nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết sẽ đẻ thường hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ). Vì vậy trong những lần đi khám thai vào ba tháng cuối bạn nên hỏi ý kiến cán bộ y tế để chọn nơi sinh thích hợp. - Tiêm vắc xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường 1

MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

ĐỂ LÀM MẸ BẠN CẦN BIẾTThS NGUYỄN THỊ LIÊN

T4G Quảng NamMang thai là niềm hạnh phúc của bạn và gia đình. Ðứa con mà các bạn hằng mơ ước

sẽ phát triển trong bụng mẹ khoảng chín tháng. Sự kiện đáng yêu này sẽ mang lại cho các bạn niềm hạnh phúc nhưng đồng thời người mẹ cũng có thể gặp một số khó khăn. Người ta thường chia cả quá trình có thai thành ba giai đoạn:

Ba tháng đầu: Trứng đã được thụ tinh làm tổ và lớn dần, các cơ quan, bộ phận của thai nhi được hình thành trong thời kỳ này. Có thai là một yếu tố hoàn toàn mới mẻ cho cơ thể người mẹ, đồng thời với sự xuất hiện của bào thai các chất nội tiết trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi, vì vậy bạn thường nhận thấy ốm nghén hay một số dấu hiệu khác.

Ba tháng giữa: Trong thời kỳ này thai nhi đã có đủ tất cả các bộ phận và bắt đầu có những chuyển động. Cơ thể người mẹ cũng đã quen dần với sự thay đổi của việc mang thai nên ốm nghén giảm đi và cân nặng của người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi.

Ba tháng cuối: Thai nhi tiếp tục phát triển và thường chuyển động thay đổi tư thế. Kích thước thai lớn dần gây chèn ép cho cơ thể người mẹ.

Vậy khi có thai bạn cần tự chăm sóc như thế nào?* Khi có thai bạn NÊN:

- Ði khám thai sớm khi bạn biết mình có thai; nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn tháng trong thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần vào ba tháng cuối; nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết sẽ đẻ thường hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ). Vì vậy trong những lần đi khám thai vào ba tháng cuối bạn nên hỏi ý kiến cán bộ y tế để chọn nơi sinh thích hợp.

- Tiêm vắc xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ hai hoặc thứ ba). Tiêm vắcxin sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặc sau khi sinh là uốn ván. Vắc xin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân bạn.

- Nên nhớ rằng bạn cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình mà còn vì sự phát triển của con bạn. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá, sữa và trứng; và bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng).

- Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp ba bình thường, vì vậy phụ nữ có thai thường hay bị thiếu máu. Ðể tránh thiếu máu, bạn cần ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viên sắt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

- Mỗi đêm nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Nghỉ ngơi đủ để bạn cảm thấy thoải mái. - Tắm rửa thường xuyên để giữ gìn thân thể sạch sẽ. - Ðể tạo điều kiện cho nuôi con bằng sữa mẹ sau này, bạn nên tự chăm sóc vú từ khi

đang có thai bằng cách lau rửa đầu vú nhẹ nhàng hàng ngày. Một số ít phụ nữ có núm vú ngắn dẹt hoặc lõm vào trong, nếu bạn có núm vú lõm như vậy thì nên bóp và kéo núm

1

Page 2: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

vú nhẹ nhàng dần dần ra phía ngoài. Bạn nên làm như vậy vài phút mỗi ngày để con bạn sau này bú mẹ được dễ dàng hơn.

- Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày. - Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp. - Tiếp tục có quan hệ tình dục nếu bạn còn ham muốn, nhưng bạn nên chọn những tư

thế mà bạn cảm thấy thoải mái. * Khi có thai bạn KHÔNG nên:

Nhấc hoặc mang vác những vật nặng có thể gây sẩy thai. Mọi người trong gia đình nên giúp đỡ phụ nữ có thai làm những việc nặng.

Dùng thuốc tây y, hoặc thuốc đông y không có ý kiến của cán bộ y tế có thể có hại cho thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu.

Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể sẽ gây ra những viêm nhiễm bên trong. Không nên giao hợp nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất

dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối. Uống rượu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đứa trẻ. Hút thuốc lá hoặc hít thở không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân. Các chất ma túy có thể gây sẩy thai, dị dạng thai nhi hoặc thai chết lưu. Tiếp xúc với những chất hóa học như thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu hoặc thuốc

diệt cỏ sẽ có hại cho thai nhi và chính bản thân bạn. * Những cảm giác khó chịu khi mang thai     Trong khi có thai bạn có thể gặp phải một số cảm giác khó chịu nhưng không

nghiêm trọng hoặc nguy hiểm. Bạn có thể tự mình xử trí phần lớn những điều phiền toái này. Sau đây là những cảm giác khó chịu thường gặp và cách xử trí :

Buồn nôn và nôn: ăn ít một và ăn làm nhiều bữa thay vì ăn những bữa quá no. Hồi hộp đánh trống ngực: Tránh ăn những thức ăn có nhiều gia vị, ăn ít một và ăn

làm nhiều bữa. Không đi nằm ngay sau khi ăn xong. Táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả, tập thể dục nhẹ nhàng vào

buổi sáng. Trĩ: Tránh ngồi lâu, nên ăn nhiều hoa quả và rau. Khí hư: Nếu khí hư có màu xanh hoặc vàng và có mùi khó chịu, cần điều trị tại

phòng khám hoặc bệnh viện. Ðau lưng: Cố gắng giữ cho lưng thẳng khi ngồi và đứng; tập thể dục nhẹ nhàng. Chuột rút: Làm giãn cơ từ từ bằng cách duỗi thẳng chân và hướng ngón chân về

phía thân mình, đồng thời nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân. Phù ở mắt cá và bàn chân: tránh mặc quần áo chật, đi giầy dép chật hoặc đeo đồ

nữ trang chật. Khi nằm hoặc ngồi nên để chân ở tư thế cao; nếu đột ngột phù to bạn nên đi khám.

Khó thở: Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám ở một cơ sở y tế. Hoa mắt, chóng mặt: Nằm xuống hoặc ngồi xổm úp mặt vào đùi trong vài phút,

nên đứng lên từ từ khi bạn đang nằm hoặc ngồi, nếu hoa mắt chóng mặt nặng hoặc kéo dài bạn nên đi khám.

Ðau bụng: Ngồi hoặc nằm xuống khi có đau, nếu đau kéo dài, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế.

Khó chịu khi đi tiểu: Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên, nếu kèm theo đái buốt bạn nên đi khám ở cơ sở y tế.

Giãn tĩnh mạch chân: Ðể chân lên cao khi ngồi; tránh đứng lâu

2

Page 3: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

Tuy nhiên, nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau đây, bạn cần đi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế NGAY LẬP TỨC vì có thể bạn hoặc con bạn đang gặp nguy hiểm và cần được cấp cứu:

Ðau bụng nhiều. Ra máu từ cửa mình. Không thấy cử động của thai sau tháng thứ tư. Ðau đầu nhiều, nhìn mờ, cảm giác ruồi bay trước mắt. Có cơn ngất (bất tỉnh) hoặc co giật. Sốt cao. Chảy nhiều nước từ cửa mình (rỉ ối hoặc vô ối) Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau, bạn cần đi đến bệnh viện hoặc cơ sở y

tế CÀNG SỚM CÀNG TỐT vì một biến chứng nặng có thể đang hình thành. Nhợt màu ở lợi, mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, thường xuyên cảm thấy

mệt, mạch đập nhanh và thở hổn hển. Hoa mắt chóng mặt. Phù ở tay và đặc biệt là ở mặt. Nôn nhiều hoặc nôn liên tục. Khí hư có mùi khó chịu, màu xanh, trông như bọt hoặc lợn cợn như bột, ngứa cửa

mình. Tăng cân quá nhiều. Không tăng cân, hoặc sụt cân sau tháng thứ tư. * Những dấu hiệu khi chuyển dạMọi người trong gia đình cần chuẩn bị trước cho việc sinh nở và những phương tiện

đi lại (cần dự kiến trước những khả năng khác nhau để đưa sản phụ trong trường hợp cần cấp cứu)

Khi bắt đầu chuyển dạ, bạn có thể thấy những dấu hiệu sau: Ðau bụng từng cơn ngắn, cách quãng, đau tăng dần. Có thể đau mỏi vùng thắt lưng Ra chất nhầy hồng ở cửa mình. Khi có một trong những dấu hiệu trên đây, bạn nên đến trạm y tế, nhà hộ sinh, trung

tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản hoặc bệnh viện, nơi đã được bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giúp bạn lựa chọn trong những lần khám trước đây để sinh con.

* SAU KHI SINH BẠN NÊN TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN MÌNH NHƯ THẾ NÀO?   

Sau khi con bạn ra đời cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng sáu tuần lễ và được gọi là thời kỳ hậu sản. Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh: Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày nhạt màu và ít đi rồi hết hẳn thường sau hai hoặc bốn tuần sau khi sinh. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ sáu hoặc muộn hơn, nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ bốn đến sáu tuần sau sinh.

- Trong thời kỳ hậu sản: Bạn nên giữ sạch vùng sinh dục hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước

sạch và xà phòng 3-4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch. Nhưng bạn không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.

3

Page 4: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

Khi còn có sản dịch bạn không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng. Bạn nên ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể sau khi

sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem. Nên tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ. Tập thế dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe. Ði khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn rằng bạn và con bạn đã

hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Ðây cũng là dịp bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn băn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của bạn cũng như con bạn.

* Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có một trong những dấu hiệu sau Ngất hoặc bất tỉnh. Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ

tươi, hoặc có những cục máu đông. Sốt. Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên. Nôn và tiêu chảy. Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu. Ðau, sưng, đỏ và có thể có chảy Và một điều không thể quên, bạn hãy nuôi con bằng chính dòng sữa của mình: Tất

cả trẻ nhỏ cần được nuôi bằng sữa mẹ bởi vì sữa mẹ giàu dinh dưỡng và các kháng thể, nó giúp trẻ lớn nhanh và chống lại bệnh tật. Bạn nên bắt đầu cho con bú ngay lập tức hoặc trong vòng nửa giờ sau khi sinh. Sữa non là thức ăn rất tốt cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều kháng thể là chất giúp trẻ chống lại bệnh tật. Trẻ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong bốn tháng đầu có nghĩa là bạn không cần thiết phải cho trẻ uống thêm nước, sữa hộp hoặc bất kỳ thức ăn gì khác. Bạn nên cho bé bú bất cứ lúc nào khi bé đòi bú. Con bạn cần được bú mẹ cho đến 18 hoặc 24 tháng, bạn đừng cai sữa khi bé chưa được 12 tháng. Trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng (như tiêu chảy hoặc viêm phổi) và dễ bị suy dinh dưỡng hơn; do đó có nguy cơ chết cao hơn rất nhiều so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ

Tài liệu tham khảo:- http://maxreading.com/sach-hay/kien-thuc-ve-sinh-san/nhung-dieu-can-biet-khi-lam-me-

26307.html- http://www.tuvantuoihoa.org.vn/main.php?type=7&id=8- http://nhakhoathammy.vn/kien-thuc-suc-khoe/cham-soc-suc-khoe-truoc-khi-mang-thai.html- http://suckhoedoisong.vn/20092231093046p45c51/khi-mang-thai-phu-nu-phai-kieng-ki-nhung-

gi.htm- Tài liệu truyền thông Làm mẹ an toàn - Viện Thông tin Thư viện Y học TƯ - Bộ Y tế- Trần Thị Lài, (2010), “Cần chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai”

Y ĐỨC VỚI NGƯỜI THẦY THUỐC Ths. Bs. Lê Văn Tiến

TTYT Hiệp ĐứcThầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết trong tay mình nắm,

hoạ phúc trong tay mình giữ và suốt cả cuộc đời phải phấn đấu để thực hiện lời dạy thấm đượm lòng nhân hậu và theo tinh thần nhân văn cao cả của Bác Hồ kính yêu: "Lương y phải như từ mẫu". Ðạo đức làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ tính mạng con người, lo cái lo của con người, vui cái vui của con người, làm nhiệm vụ của mình, không cần kể công. Ðây là những phẩm chất đạo đức cần có của một người thầy thuốc, là trách nhiệm và nhiệm vụ của người làm công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

4

Page 5: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

Từ thời xa xưa, những người làm công tác khám bệnh, bốc thuốc cho nhân dân chỉ hành nghề tại gia, lấy việc cứu người làm trọng mà không màng đến lợi ích cá nhân, tiền công khám, bốc thuốc tùy theo khả năng và lòng hảo tâm của người bệnh. Lúc này, y đức được những người thầy truyền lại cho học trò của mình bằng lời thề Hypocrate và những quy định riêng khác. Khi xã hội tiến bộ hơn, ngành y tế được tập hợp lại thành các tổ chức và được Nhà nước quản lý. Các thầy thuốc hoạt động trong các Hiệp hội, tổ chức, chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo các quy định của Pháp luật. Y đức cũng được cụ thể hơn bằng những quy định, quy chế và quy tắc mà bất kỳ người thầy thuốc nào cũng phải tuân theo. Tuy nhiên, y đức là một phạm trù rộng lớn mà Pháp luật dù có chặt chẽ và chi tiết đến đâu cũng không thể với đến được. Luật pháp chỉ có thể qui định: nếu bác sĩ không cứu chữa bệnh nhân mà không có lý do chính đáng, từ chối không điều trị gây hậu quả nguy hại cho bệnh nhân thì người thầy thuốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình. Nhưng chẳng có điều luật nào cấm thầy thuốc tiêm đau cho bệnh nhân; cũng chẳng có một điều luật nào cấm thầy thuốc chăm sóc bệnh nhân nhưng không lạnh lùng, ráo hoảnh với bệnh nhân cả... Phải chăng, không phải luật pháp, mà một phạm trù rộng hơn thế, bền vững, ổn định hơn vẫn đang được giữ gìn và phát huy, đó chính là đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của người thầy thuốc.

Hiện nay trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới và bối cảnh nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo nên một số tư tưởng đạo đức lối sống có nhiều điều đáng lo ngại. Sự suy thoái về lối sống của một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là thế hệ trẻ, nghiêm trọng hơn là sự suy thoái đạo đức trong một số cán bộ Ðảng viên ảnh hưởng không ít đến lòng tin của nhân dân. Và thật sự bức xúc khi những biểu hiện tiêu cực đó lại xuất hiện ở ngay những người thầy thuốc. Mặc dù chỉ là con số nhỏ nhưng nó đã làm hoen ố màu áo trắng Blouse. Ngày nay, chúng ta đang được hưởng thụ quá nhiều, nhất là thế hệ trẻ, họ đang sống trong một chuẩn mực mà thành công có nghĩa là phải làm ra thật nhiều tiền và trở nên giàu có. Những người thầy thuốc trẻ cũng không nằm ngoài phạm vi đó, họ lao vào làm để kiếm tiền dù biết rằng ngành Y tế không phải là nơi kinh doanh để trở nên giàu có. Sự chênh lệch trong thu nhập giữa các cơ sở y tế công và y tế tư nhân đang gây ra một sự so bì có phần tiêu cực. Chúng ta đều biết, y tế tư nhân mở ra một hướng mới, giúp cho người dân có điều kiện lựa chọn các loại dịch vụ y tế theo mong muốn của mình trong lúc hệ thống y tế công lập chưa đủ điều kiện đáp ứng tốt hơn, toàn diện hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế tư nhân đều tập trung vào công tác khám chữa bệnh, thái độ ứng xử và cung cách phục vụ tốt đã biến các cơ sở này trở thành một dịch vụ y tế sinh lời. Trong khi công tác phòng bệnh, một vấn đề cốt lõi trong chăm sóc sức khỏe nhân dân nhưng lại ít sinh lời vẫn còn là gánh nặng của các cơ sở y tế công lập. Ngoài ra, hệ thống y tế công lập vẫn là nơi chịu trách nhiệm chính trong công tác đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học, hoạch định chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân... Chúng tôi xin phép lược qua để thấy rằng cơ sở y tế công lập hiện chưa thể đủ kinh phí để tăng thu nhập cho những người thầy thuốc của mình bằng cơ sở y tế tư nhân. Vì vậy, có khá nhiều bác sỹ trẻ mới ra trường cũng như một số bác sỹ có thâm niên công tác vẫn chọn y tế tư nhân làm chỗ dựa cho cuộc sống của mình.

Quay về với lớp thanh niên của hơn 40 năm trước, đọc lại Nhật ký Đặng Thùy Trâm, ta thấy lớp thanh niên ngày ấy đã có một tư tưởng, lối sống, đạo đức sao mà thánh thiện đến kỳ lạ. So với thanh niên ngày nay, người thanh niên của gần 40 năm trước có một cách sống khác. Họ sống không phồn hoa, phù phiếm, không được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, không được tự do tự tại... nhưng lại trong sáng, thánh thiện

5

Page 6: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

đến kỳ lạ. Sự tận tuỵ làm người của Ðặng Thuỳ Trâm là nhân tố khiến cho những người lính Mỹ ở bên kia chiến tuyến cũng phải kính trọng. Mãi đến ngày hôm nay, gương sáng về liệt sĩ, bác sỹ Đặng Thù Trâm đối với thế hệ thầy thuốc trẻ chúng tôi cũng đã gây ra được những hiệu ứng tích cực; chị vẫn hiện hữu trong chúng tôi với đầy đủ phẩm chất của một người thầy thuốc cộng sản.

Ngày nay, mặc dù có một số ít thầy thuốc đang chạy theo lối sống thực dụng nhưng chúng ta vẫn còn đó biết bao người thầy thuốc ngày đêm lặng lẽ chiến đấu vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vẫn còn đó những tấm gương hiến máu cứu người trong những đêm trực, những thầy thuốc trẻ tiên phong đi về với nhân dân nghèo vùng núi cao, hải đảo. Họ vẫn âm thầm chịu đựng sự chênh lệch trong thu nhập, sự thấp bé trong địa vị xã hội, vượt qua những khó khăn trong môi trường làm việc để giúp cho nhân dân giữ gìn được cái “quý hơn vàng” của mình. Họ đang hy sinh cuộc sống riêng tư và những cám dỗ về vật chất để làm cho màu áo bờ lu trắng ngày càng thanh tao và thánh thiện hơn.

Tấm gương y đức của bao lớp thế hệ cha ông đi trước, lời dạy của Bác Hồ vĩ đại, tấm gương về Liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm vẫn đang được những người thầy thuốc hôm nay phát huy trọn vẹn. Vinh quang thay, người thầy thuốc nhân dân! Vinh quang thay, người thầy thuốc XHCN!

NƯỚC SẠCH VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNGBS. Nguyễn Minh Thu – T4G

Trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm đáng kể, song các bệnh liên quan tới nguồn nước như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán... vẫn đang là vấn đề cần quan tâm. Tại sao Việt Nam là một trong những nước an ninh lương thực được đảm bảo, 90% dân số biết đọc, biết viết (điều tra dinh dưỡng năm 2009) nhưng vẫn là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức cao?

Theo báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) giai đoạn 2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến cuối năm 2010, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng nước (QCVN 02/BYT) của Bộ Y tế mới chỉ đạt 42%. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là ở miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những thói quen, tập quán sử dụng nguồn nước từ sông, suối để dùng trong ăn uống sinh hoạt còn khá phổ biến. Theo kết quả nghiên cứu của TS. Phạm Nguyễn Cẩm Thạch và cộng sự, tại huyện miền núi Nam Trà My năm 2009-2010 cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng nước sông, suối trong sinh hoạt, chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ từ 93.8 đến 98.7%. Trong khi đó nguồn nước này hoàn toàn không được xử lý về mặt vệ sinh. Thậm chí cộng đồng cư dân vùng đầu nguồn còn vô tư thải nước sinh hoạt giặt giũ, phóng uế… xuống cả dòng sông, con suối. Các loại nguồn nước khác như nước mưa, nước giếng rất ít được người dân quan tâm trong sinh hoạt hằng ngày.

Về đặc điểm địa lý, nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đi đâu cũng thấy nước và nước ở đây được sử dụng một cách “thừa mứa”, ý thức bảo vệ và sử dụng nguồn nước trong cộng đồng nông thôn kể cả thành thị còn rất hạn chế. Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, nhiều nơi, nhất là ở các vùng nông thôn, tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề bởi các chất thải trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tình trạng các nguồn nước ngầm bị nhiễm thạch tín, thủy ngân một cách nghiêm trọng. Rồi đây, người dân sẽ phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn nước sạch. Do vậy, mục tiêu về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày

6

Page 7: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

04/06/2010. Trong đó phải thực hiện “cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng”. Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn được xúc tiến trong quy hoạch, bao gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng… Song song với công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch cần phải tập trung hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng với các nội dung và hình thức truyền thông phù hợp nhằm nâng cao ý thức, thay đổi hành vi về sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch hiện có, không ngừng huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng các công trình nước sạch, nhất là nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp trong việc tìm nguồn nước sạch phù hợp từng vùng, miền.

Đối với miền núi: có độ dốc cao, rất phù hợp loại hình cung cấp nước tự chảy. Cần huy động các nguồn lực để xây dựng các bể lắng lọc ở đầu nguồn xử lý các yếu tố hóa học, vi sinh vật. Dẫn nước về các thôn, nóc bằng hệ thống ống kín, tạo ra nguồn nước sạch dồi dào cung cấp cho hộ gia đình, cụm liên hộ trong sinh hoạt, ăn uống nhằm đảm bảo vệ sinh.

Đối với đồng bằng:- Ở nông thôn: nước giếng vẫn là phù hợp nhất. Nước giếng tuy sạch hơn nước ao,

hồ, sông, suối nhiều lần nhưng với điều kiện giếng phải đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo chất lượng nguồn nước thì mới đạt được tiêu chuẩn nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Ở thành phố: Hiện nay chủ yếu sử dụng nước máy, một số hộ kết hợp sử dụng nước giếng khoan. Nước máy bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn nước sạch như tỷ lệ chất hữu cơ toàn phần, Nitrít (NO2) Nitrát (NO3), kim loại nặng toàn phần, sắt, arsenic (thạch tín); về tiêu chuẩn vi sinh như chỉ số E.Coli …nhưng không phải lúc nào cũng đạt do nước đầu nguồn có lúc không tốt (lấy nước sông lúc bão lụt) hay do nước đi qua đường ống không chuẩn, không sạch; đối với các trường hợp này Công ty cấp nước cần có phương án cụ thể, phù hợp để đảm bảo nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn phục vụ người dân.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ban ngành liên quan tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế - xã hội đầu tư phát trỉển nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường; huy động sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện các công trình, dự án; tăng cường tính pháp lý và chế tài xử phạt đối với các vi phạm trong hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư xây dựng công trình cấp nước, nhất là công trình cấp nước tập trung, hình thành thị trường các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước. Nước sạch là nhân tố quyết định sự sống, là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, chính vì vậy, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, mọi người, mọi nhà hãy cùng góp công xây dựng và bảo vệ nguồn nước sạch, là tài nguyên quý giá đối với mỗi chúng ta.

7

Page 8: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẾ SƠN 36 NĂM XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Minh Hiền36 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển là quá trình phấn

đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ thầy thuốc công tác tại trung tâm y tế Quế Sơn, từ bệnh xá dân y của huyện trong những ngày đầu giải phóng, đến nay đã trở thành một trung tâm y tế thuộc bệnh viện hạng 3 gồm 10 chuyên khoa và 14 trạm y tế xã. Hệ thống y tế này phục vụ cho công tác điều trị, dự phòng và triển khai thực hiện các

chương trình, mục tiêu y tế quốc gia trong toàn huyện.Là đơn vị chủ lực trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân huyện nhà. Để phục

vụ tốt cho bệnh nhân, trung tâm y tế huyện Quế Sơn đã không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị, áp dụng các kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh, hạn chế được các sai sót chuyên môn, giảm đáng kể các phiền hà cho người bệnh, đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm, giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em v.v... nhờ vậy trong 9 năm liền (2002 – 2010), trung tâm y tế huyện Quế Sơn là 1 đơn vị duy nhất trong toàn ngành 9 năm liền giữ vững danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện, đặc biệt trong năm 2010 trung tâm vinh dự được đón nhận huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng.

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh là chức năng quan trọng nhất được trung tâm đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua và đặc biệt là trong năm 2010, trung tâm y tế huyện Quế Sơn có nhiều thay đổi về mọi mặt trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Cơ sở vật chất được thường xuyên tu bổ đảm bảo tốt cho người bệnh trong quá trình khám và điều trị, đội ngũ cán bộ được kiện toàn đến các khoa phòng. Ngay từ đầu năm, kế hoạch hoạt động của đơn vị đều được thông qua và thống nhất giữa Đảng, chính quyền và công đoàn; lãnh đạo trung tâm đưa ra có các biện pháp quản lý, kiểm tra, đôn đốc và quán triệt chặt chẽ các nội quy, quy chế của trung tâm đến các khoa phòng và từng cán bộ nhân viên của bệnh viện, công tác điều dưỡng được tăng cường. Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn theo từng chuyên đề để từ đó giúp cán bộ cập nhật những thông tin y học mới nhằm trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trung tâm còn chú trọng công tác đào tạo, cử cán bộ đi học tập các chuyên khoa, bồi dưỡng chuyên môn tại đại học y – dược Huế, bệnh viện tuyến trên và các trung tâm chuyên khoa của tỉnh. Đến nay, trung tâm đã có 21 bác sĩ/176 cán bộ viên chức, trong đó có 02 thạc sĩ, 9 Bs.CKI, 01 dược sĩ đại học, 01 cử nhân điều dưỡng và còn một số y sĩ và điều dưỡng đang đào tạo tại đại học Y Dược Huế; mặc dù số lượng bác sĩ còn thiếu nhưng chỉ tiêu kế hoạch hoạt động chuyên môn qua các năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công suất sử dụng giường bệnh nhiều năm liền đạt trên 150%, phẫu thuật bình quân từ 800 – 1000 ca/năm. Những kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng mới được liên tục đưa vào áp dụng, điều trị có hiệu quả trong phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật chuyển vạt tạo hình, ghép da, mổ đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp đường hầm, chẩn đoán nội soi tai – mũi – họng, nội soi ống tiêu hoá v.v...đã đem lại kết quả tốt cho công tác điều trị, giảm bớt tình trạng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, từ đó nâng cao uy tín, chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người dân.

Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em (CSSKBM - TE) thời kỳ sinh và sau sinh là một việc làm hết sức quan trọng được trung tâm hết sức quan tâm bởi đây là giai đoạn dễ xảy ra các tai biến sản khoa nguy hiểm, có thể gây tử vong cho mẹ và con như: băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng hậu sản, sản giật... Có nhiều trường hợp hiểm nghèo “Ngàn cân treo sợi tóc” bảo toàn được tính mạng là nhờ đội ngũ y bác sĩ hết sức tận tâm, tận lực; trong trường hợp người bệnh cần tiếp máu thì tập thể cán bộ công nhân viên toàn

8

ảnh 4

Page 9: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

trung tâm hưởng ứng tinh thần hiến máu hết sức tích cực giúp bệnh nhân giành giật lại sự sống. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện luôn đảm bảo công tác khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú và không để xảy ra tai biến do sai sót chuyên môn, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, người công cách mạng, người nghèo và trẻ em < 6 tuổi...Nhờ vậy người bệnh rất an tâm và tin tưởng khi đến điều trị. Cùng với công tác chuyên môn, việc giáo dục y đức cho cán bộ công nhân viên được đặt ra như một tiêu chuẩn về phẩm chất của mỗi cán bộ y tế. Bệnh viện còn tổ chức nhiều buổi học tập, đánh giá về y đức, triển khai xây dựng bệnh viện thực sự đi vào nề nếp, chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh được chú trọng, triển khai khu giặt là tập trung, thực hiện chế độ vô khuẩn một cách có hiệu quả. Điều đáng nói là đội ngũ y bác sĩ trung tâm y tế Quế Sơn đều có chung một suy nghĩ là làm sao phục vụ tốt cho người bệnh “Cùng vui cái vui của người bệnh, đau cái đau của người bệnh”. Từ đó 12 điều quy định về y đức, 10 điều dược đức là bài học trong trái tim của những người thầy thuốc nơi đây, những vụ việc phiền hà, tiêu cực trong bệnh viện ngày càng giảm đi. Điểm nổi bật tại bệnh viện Quế Sơn chính là tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc trong lĩnh vực chuyên môn cũng như cấp cứu luôn nhanh nhặn, chu đáo, phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa và bộ phận, không có biểu hiện sách nhiễu, phiền hà cho người bệnh. Theo định kỳ hàng tháng, quý, tuần mỗi khoa, phòng, cá nhân tự xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, kiểm tra, đôn đốc, bình xét thi đua định kỳ tại mỗi bộ phận. Đặc biệt, đội ngũ y, bác sĩ của trung tâm đã đoàn kết một lòng, hỗ trợ nhau trong hoạt động chuyên môn.

Khoa y tế công cộng và các trạm y tế xã triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống các loại dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tập trung xây dựng 10 chuẩn quốc gia về y tế xã, giám sát và khống chế kịp thời các loại dịch bệnh như: sốt xuất huyết, cúm A/H1N1, H5N1... không để dịch lan rộng và kéo dài, xử lý tốt công tác vệ sinh môi trường, luôn xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp từ các trạm y tế đến trung tâm y tế, xử lý chất thải đúng quy trình. Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng có hiệu quả, giảm rõ rệt tỷ lệ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, đặc biệt là uốn ván sơ sinh, sởi, ho gà...tỷ lệ trẻ em <1 tuổi luôn đạt > 90%. Bệnh phong, bại liệt đã được thành toán trên địa bàn huyện. Công tác phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý các bệnh xã hội luôn được chú trọng, nhiều hoạt động truyền thông giáo dục được triển khai trong cộng động đã đem lại kết quả tốt. Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận, năm 2001 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi là 30% đến năm 2010 còn 13,66%. Các trạm y tế xã thực hiện tốt nhiệm vụ cấp cứu ban đầu, khám điều trị cho bệnh nhân BHYT, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, đến nay 13/14 xã của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đặc biệt, trung tâm đã có nhiều sáng kiến cải tiến và nghiên cứu khoa học; năm 2010 đã thực hiện được 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 02 sáng kiến cải tiến đã được áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn khám, chẩn đoán, điều trị đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đơn vị.

36 năm là quá trình phấn đấu và nỗ lực hết mình của nhiều thế hệ thầy thuốc trung tâm y tế Quế Sơn. Có thể nói hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân của trung tâm y tế Quế Sơn đã thực sự chuyển mình và từng bước đi lên vững chắc, đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của nhân dân, góp phần cùng ngành y tế thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Với những đóng góp to lớn đó, trung tâm y tế huyện Quế Sơn đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý, đặc biệt trong năm 2010 trung tâm vinh dự được đón nhận Huân chương lao

9

Page 10: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

động hạng 3 của Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng và là đơn vị duy nhất trong toàn ngành 9 năm liền giữ vững danh hiệu bệnh viện xuất sắc toàn diện.

MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC SẠCH TẠI TRƯỜNG HỌCNguyễn Thị Hoàng Việt

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), rửa tay bằng xà phòng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp. Trong khuôn khổ của chương trình phòng chống đại dịch cúm A/H5N1 và H1N1 do dự án Unicef tài trợ, trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ (TTGDSK) tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông giáo dục tại 3 trường trung học phổ thông Thái Phiên, Trung học sơ sở Lê Quý Đôn và tiểu học Kim Đồng nhằm giúp các em học sinh dần tự giác hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để giữ gìn bàn tay sạch sẽ, phòng bệnh hiệu quả.

Từ tháng 9/2010 đến tháng 01/2011, trung tâm luôn phối hợp với 3 trường tổ chức các buổi phỏng vấn đánh giá thực trạng kiến thức phòng chống cúm của học sinh, lồng ghép truyền thông vào các buổi sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt lớp hay nói chuyện dưới cờ. Đồng thời, trung tâm TTGDSK còn tổ chức được 6 lớp tập huấn cho thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh 3 trường kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách. Những buổi tập huấn này luôn lôi cuốn sự quan tâm đông đảo của các em học sinh. Sau khi có kiến thức cơ bản về phương pháp rửa tay sạch, mỗi trường đã thành lập tổ vệ sinh viên, các thành viên trong tổ còn được tham gia tập huấn lập kế hoạch để kiểm tra, nhắc nhở tất cả các bạn trong lớp, trong trường cùng tham gia rửa tay thường xuyên ở trường và ở nhà. Với mỗi sáng kiến của riêng mình, học sinh mỗi trường đã đề xuất hiến kế những việc làm cụ thể để giám sát từng thành viên trong trường tích cực rửa tay sạch mỗi ngày. Em Phạm Thị Thanh Dung - Lớp 9/4 Trường THCS Lê Quí Đôn, Thăng Bình chia sẻ: Qua các buổi nhà trường tổ chức tập huấn, chúng em nhận thức được rõ hơn về sự quan trọng và ý nghĩa của việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và biết được phương pháp rửa tay bằng xà phòng đúng cách. Bên cạnh đó, khi đã biết được những bước rửa tay đúng cách, chúng em còn tham gia tuyên truyền giúp ông bà, bố mẹ và các thành viên trong gia đình cùng tham gia rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, các em học sinh còn cung cấp hơn 1.500 tờ rơi, 600 cuốn sổ tay tuyên truyền phòng chống cúm A và hỗ trợ một sân chơi lý thú bằng buổi văn nghệ tuyên truyền những kiến thức cơ bản để phòng chống cúm A, hiệu quả của việc rửa tay bằng xà phòng... đến đông đảo học sinh toàn trường. Đây là nội dung mà bạn nào cũng hăm hở tham gia và cổ vũ nhiệt tình. Kịch, hài, ca, múa...mỗi tiết mục tự biên tự diễn của những đạo diễn, diễn viên nhí không chuyên đã đem đến 1 bức tranh nhiều màu sắc về truyền thông vận động học sinh rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh. Đặc biệt, tại 3 trường dự án Unicef đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nơi rửa tay sạch, thuận tiện, hợp vệ sinh và xà phòng để các em có điều kiện thực hành thường xuyên, liên tục việc rửa tay ngay tại trường. Cô giáo Trần Thị Xuân Tiên - Phó hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, Thăng Bình cho biết: Được sự tài trợ của Dự án Unicef, trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, huyện Thăng Bình rất vui mừng vì thông qua dự án học sinh có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, từ đó học sinh sẽ tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng biết cách phòng chống cúm A. Được hỗ trợ máng rửa tay và xà phòng để rửa tay thường xuyên tại trường, học sinh rất phấn khởi. Tôi nghĩ rằng đây không chỉ là ý thức mà còn là tuyên truyền bằng chính việc làm cụ thể cho nên các em tham gia rất tốt. Trong thời gian

10

Page 11: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

đến, chúng tôi cũng mong có thêm 1 hệ thống rửa tay bằng xà phòng nữa vì trường chúng tôi có đến 1300 học sinh nhưng với 1 hệ thống rửa tay cũng không đủ để phục vụ cho các em. Tôi nghĩ đó là cách đầu tư hữu hiệu nhất để các em sớm rèn luyện được thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

Để nâng cao sức khoẻ cộng đồng, mọi người cần thay đổi thói quen cố hữu “không rửa tay bằng xà phòng” bằng thói quen mới “Rửa tay với xà phòng”, dần đưa hành động thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thành một nếp sống văn minh của xã hội. Với những hoạt động thiết thực từ dự án, học sinh 3 trường sẽ thực hành tốt vệ sinh cá nhân bằng việc rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh, đặc biệt là bệnh cúm A/ H5N1 và H1N1. Mong muốn rằng với ý nghĩa và hiệu quả thực sự này, mô hình sẽ được nhân rộng ra tất cả các trường học trên điạ bàn tỉnh.

Hướng ứng ngày thế giới phòng chống lao 24/3/2011HƯỚNG CUỘC ĐẤU TRANH ĐẾN VIỆC LOẠI TRỪ BỆNH LAO

Thu TrangTheo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có hơn 14,4

triệu người mắc bệnh lao các thể, 9.2 triệu người mắc lao mới (khoảng 130 người/100 nghìn dân), trong đó có 4,1 triệu người mắc lao phổi AFB dương tính mới. Mỗi năm có khoảng 1,7 triệu người chết do căn bệnh này. Bệnh lao là nguyên nhân tử vong cao nhất trong số những người bị nhiễm HIV/AIDS. Còn tại nước ta, bệnh lao cũng là vấn đề sức khỏe chủ yếu. WHO ước tính Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu với tỷ lệ lao các thể là 173 nghìn người/100 nghìn dân, hằng năm số người bệnh được phát hiện và thu nhận điều trị xấp xỉ 100 nghìn trường hợp.

Bệnh lao gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Từ bao đời nay bệnh lao vẫn là nỗi ám ảnh đè nặng lên tư tưởng người dân “Phong - Lao - Cổ - Lại - Tứ chứng nan y”. Vì những quan niệm lạc hậu như thế nên người ta thường giấu bệnh, họ e sợ hàng xóm, bạn bè biết mình bị bệnh lao nên xa lánh không muốn gần gũi quan hệ. Hiện nay bệnh lao đã có thuốc điều trị, tuy nhiên nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội.

Bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và trở ngại đối với việc phát triển kinh tế, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập gia đình. Hiện nay, mạng lưới phòng chống lao của Quảng Nam được triển khai và duy trì hoạt động có hiệu quả. Mỗi huyện, thành phố có 1 cán bộ chuyên trách lao và mỗi xã, phường có 1 cán bộ phụ trách công tác phòng chống lao. Bằng nhiều nỗ lực, 100% dân số trong tỉnh được bảo vệ bằng phương pháp hoá trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (dots). Trong năm qua, Bệnh viện lao bệnh phổi và các đơn vị tuyến cơ sở đã thực hiện được 26.677 lần khám bệnh cho 15.724 người, xét nghiệm đờm cho 12.091 trường hợp, phát hiện 1.594 bệnh nhân lao mới trong đó có 933 trường hợp là lao phổi, đa số bệnh nhân lao đều được điều trị tại nhà theo đúng phác đồ quy định có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cán bộ y tế xã, phường, người mắc bệnh lao được điều trị không phải tốn tiền, có khoảng 90% số bệnh nhân mắc bệnh lao được điều trị khỏi bệnh. Ngoài việc khám, phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân thì còn nhiều hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ và vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân về cách phòng, tránh căn bệnh này đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh ta như: các đồng đẳng viên, những người từng mắc lao đã được chữa khỏi, thực hiện tuyên truyền về bệnh lao; mít tinh, ủng hộ bệnh nhân lao nghèo nhân ngày "Thế giới phòng chống lao"; tuyên truyền về lao tại các doanh nghiệp; khám chủ động nhằm phát hiện bệnh nhân lao ở những xã xa trung tâm... đây là những phương pháp truyền thông có tính lâu dài nhằm

11

Page 12: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của mọi người về bệnh lao, nhằm giảm tỷ lệ mắc, chết và lan truyền bệnh lao trong cộng đồng, phòng ngừa bệnh lao kháng đa thuốc, góp phần vào sự thành công bền vững của chương trình chống lao; qua đó, người dân được cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh, những dấu hiệu nghi mắc bệnh lao, cách phòng tránh, tuân thủ nguyên tắc điều trị để bảo đảm hiệu quả, tránh kháng thuốc... Bệnh viện lao cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền sâu rộng cho cộng tác viên, cán bộ nhân viên các ban ngành đoàn thể công tác tại các xã, phường, trong truờng học và các tầng lớp nhân dân. Nhiều địa phương đã phát huy được sức mạnh của lực lượng y tế thôn bản, các ban ngành đoàn thể cơ sở và những người dân nhiệt tình trong việc tuyên truyền, quản lý, giám sát bệnh nhân trong giai đoạn điều trị và phục hồi chức năng làm cho hiệu quả của chương trình đạt rất cao. Để khống chế căn bệnh nguy hiểm này, trong những năm qua, tỉnh ta và ngành y tế đã tập trung đầu tư cho công tác phòng chống lao khá mạnh. Bệnh viện Lao và bệnh phổi của tỉnh tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới đạt nhiều hiệu quả, góp phần khống chế sự lây lan cho cộng đồng. Năm 2011 là năm thứ hai của đợt chiến dịch phòng chống lại bệnh lao. Mục tiêu của chiến dịch là thúc đẩy sự đổi mới trong nghiên cứu và chăm sóc bệnh lao. Những nội dung mới trong kế hoạch toàn cầu để ngăn chặn bệnh lao (2011-2015), hướng cuộc đấu tranh đến việc loại trừ lao đã được Ủy ban ngăn chặn lao công bố 10/2010. 

Với chủ đề cho ngày thế giới phòng chống lao năm nay là “Hướng cuộc đấu tranh đến việc loại trừ bệnh lao” nhằm nghiên cứu tìm ra những xét nghiệm phát hiện lao nhanh hơn, phác đồ điều trị tốt hơn và vaccin phòng bệnh hiệu quả nhất; hiện đại hóa các phòng xét nghiệm chẩn đoán và đưa những xét nghiệm lao đã được phát triển gần đây mau chóng trở thành hiện thực; tổ chức tốt việc chăm sóc bệnh nhân lao. Với sự kiên trì, bền bỉ của mạng lưới công tác phòng chống lao trong cả tỉnh, sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh lao đã được nâng lên rõ rệt, nhiều người dân có thể tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thân nhân khi chẳng may họ hoặc người thân bị bệnh lao, họ đã biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, để phòng chống tốt căn bệnh nguy hiểm này không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà cần có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, của toàn cộng đồng cam kết cùng ngăn ngừa bệnh lao, có như vậy, tỷ lệ người mắc bệnh lao trên địa bàn tỉnh sẽ từng bước được khống chế.

Hưởng ứng tuần lễ an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ từ 20-26/3/2011AN TOÀN LAO ĐỘNG VÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP Sáng ngày 24/2/2011, Ban Chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia An toàn – Vệ sinh Lao

động và Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) trung ương tổ chức họp báo dưới sự chủ trì của Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia Bùi Hồng Lĩnh, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi.        Khai mạc cuộc họp, ông Bùi Hồng Lĩnh cho biết, Tuần lễ Quốc gia lần thứ 13 sẽ được tổ chức tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 20-26/3/2011 với chủ đề: “ATVSLĐ vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” với mục đích kêu gọi người sử dụng lao động và người lao động hãy nhìn đến lợi ích chính đáng, thiết thực và lâu dài để cùng nhau chung sức thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN.       Cùng với các hoạt động của Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2006-2010, các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia về

12

Page 13: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

ATVSLĐ trong các năm trước đây đã góp phần kiềm chế tai nạn, bệnh tật liên quan đến lao động; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là của người sử dụng lao động và người lao động về công tác này; đặc biệt các doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ-PCCN, quan tâm hơn đến việc cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.       Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố, năm 2010, cả nước đã xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động, trong đó có 554 vụ tai nạn lao động chết người. Tổng số người bị nạn là 5.307 người, trong đó có 600 người chết, 1.260 người bị thương nặng. Tổng thiệt hại về vật chất là 137,5 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 75.454 ngày. So với năm 2009, số vụ tai nạn lao động năm 2010 giảm 18%, tần suất tai nạn lao động chết người (tính trên 46 địa phương có số liệu thống kê về lực lượng lao động và số liệu thống kê về số người chết trên địa bàn) năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động. Cũng trong năm 2010, đã có 20 tỉnh, thành phố tiến hành khám 18/25 bệnh nghề nghiệp cho 1.800 cơ sở sản xuất với khoảng 67.418 người (đạt 60% so với năm 2009), trong đó có 1.700 trường hợp được chẩn đoán nghi mắc bệnh nghề nghiệp (chiếm 2,5%). Tính đến hết năm, có 26.928 người mắc bệnh nghề nghiệp. Một số bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao là: bụi phổi – silic chiếm 75,1%, bệnh điếc do tiếng ồn 15,6%. Tỷ lệ người nghỉ ốm ở người lao động thống kê được là 24,7%. 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người là Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Hải Dương và Quảng Bình.

Các nơi có số vụ tai nạn lao động chết người ở mức cao trong năm vẫn là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện. Tần suất tai nạn lao động chết người (tính trên 46 địa phương có số liệu thống kê về lực lượng lao động và số liệu thống kê số người chết trên địa bàn) năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động.

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh, để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động trong thời gian tới, các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ bảo hiểm lao động; các sở Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp...

Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cũng cần tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia An toàn lao động-Vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định ngày 10-12-2010; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động của người sử dụng lao động và người lao động.       Điều đáng chú ý là trong năm 2010, cả nước đã xảy ra 2.231 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân và cháy rừng, làm chết 60 người, bị thương 180 người khác, thiệt hại về tài sản ước tính 617 tỷ đồng và 2.543 ha rừng. Ngoài ra, còn xảy ra 29 vụ nổ, làm chết 16 người, bị thương 42 người.       Kết thúc buổi họp báo, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh thay mặt Ban Chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia trung ương đề nghị các cơ quan báo đài trung ương và địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ với nhiều hình thức phong phú về các vấn đề sau:

- Các hoạt động Tuần lễ Quốc gia lần thứ 13 ở các địa phương, các bộ, ngành, doanh nghiệp trên cả nước;

13

Page 14: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

- Các gương điển hình tốt trong công tác ATVSLĐ-PCCN, hay những yếu kém, tồn tại gây mất an toàn lao động, cháy nổ hoặc gây ô nhiễm môi trường lao động làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

- Phổ biến kiến thức về ATVSLĐ-PCCN;- Cảnh báo, tư vấn pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp./.

Trưởng Hoa tóm lược(Theo TTXVN/Vietnam)

 TRẠM Y TẾ XÃ SƠN VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC

KHỎE BAN ĐẦU CHO NHÂN DÂN.Xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn vừa được chia tách từ  xã Quế Lộc, cách xa trung

tâm y tế huyện nên việc đi lại khám, chữa bệnh của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn. Tuy trụ sở trạm y tế chưa xây được khang trang nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, UBND xã sau khi thành lập đã xây được hai phòng để tạm thời làm trạm y tế phục vụ nhân dân. Trong hai năm qua, đội ngũ thầy thuốc của trạm y tế xã Sơn Viên đã khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực từng bước triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa.

Ngay từ những ngày đầu năm 2010, trạm y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ y tế phụ trách từng địa bàn, thường xuyên xuống tận thôn, đội sản xuất để giám sát nắm bắt tình hình sức khỏe của người dân; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và 5 nhân viên y tế thôn kịp thời phát hiện, xử lý một số dịch bệnh như: dịch bệnh sốt xuất huyết, dọn dẹp vệ sinh môi trường... Bên cạnh đó, trạm y tế đã tổ chức hàng chục buổi truyền thông, tư vấn trực tiếp về sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng….Điểm nổi bật của trạm y tế xã Sơn Viên là công tác khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, trong đó chú trọng về công tác khám, lập sổ quản lý, theo dõi người bệnh theo từng cụm dân cư…nhất là người cao tuổi. Hàng năm trung bình có trên 2,5 lần/người dân được khám, chữa bệnh tại trạm y tế;  trong đó công tác tư vấn, khám, chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em đạt trên 70%. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, trạm đã thực hiện trên 6.000 lần khám bệnh, điều trị nội trú cho trên 90 lượt người; lập sổ quản lý, theo dõi và cấp thuốc điều trị dự phòng cho người khuyết tật như tai biến mạch máu não, đột quỵ, tâm thần, lao  cho gần 300 lượt người. 100% số trẻ trong độ tuổi được tiêm đủ vắc xin phòng bệnh; tất cả trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi được uống bổ sung Vitamin  A; 100% phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần, 100% học sinh tiểu học được uống thuốc tẩy giun trong năm học 2009-2010 và đợt I 2010-2011, học sinh các cấp tại xã được khám sức khoẻ định kỳ và lập sổ theo dõi liên lạc với gia đình để kịp thời chữa bệnh đúng tuyến, đúng chuyên khoa. Ngoài việc làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, trạm y tế đã triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia như: phòng chống bệnh lao, phong, tâm thần, sốt xuất huyết, vệ sinh an toàn thực phẩm, HIV/AIDS…Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trạm y tế trong việc triển khai các hoạt động y tế đã đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đến nay ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh của nhân dân được nâng lên; lòng tin của người dân đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được khẳng định, mỗi khi ốm đau người dân thường tới trạm y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Với những thành tích đã đạt được, năm 2010, qua kiểm tra đánh giá phân loại trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

14

Page 15: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

Lương y Nguyễn Văn Tình  Y tế dự phòng, Trung tâm y tế huyện Nông Sơn

XUÂN VỀ TRONG TÔI(Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2011, kính tặng mẹ Việt Nam anh hùng đất Quảng)

Ngô Thu LaiTTYT thành phố Tam Kỳ

Một mùa xuân yên bình lại trở về trên quê hương của một thời oanh liệt, với trận đầu thắng Mỹ oai hùng đã đi vào sử sách. Quê hương của rượu Hồng Đào thắm đượm men say, sâu nặng nghĩa tình của người dân xứ Quảng.

Một cuộc hành trình trên quê hương trong cái lạnh chưa từng có, trong nhiều năm qua mặc dầu vậy tâm hồn tôi vẫn ấm nóng một tình yêu.

Trong làn gió xuân lay nhẹ, tôi bước đi và nhận ra rằng hàng dừa xanh vẫn ngả bóng ven sông, bến đò xưa vẫn còn đưa khách mới nhưng người xưa thì đã đi xa. Một thoáng bùi ngùi, còn đâu nữa hình bóng của những người mẹ đã tần tảo nuôi nấng đưa tiễn từng người con ra đi không bao giờ trở lại.

Cứ mỗi độ xuân về, không hiểu sao lòng tôi lại nôn nao, mênh mang với bao nỗi niềm. Tôi nhớ mẹ vô cùng, hình ảnh mẹ ngày nào ẩn hiện hoài trong ký ức của những người con xa xứ.

Còn nhớ thuở nào, mẹ bước chân về làng cũ Phú Hưng, mẹ còn bao ngỡ ngàng, chỉ biết tần tảo nuôi con chìu chồng nhưng mẹ vẫn có một chút lãng mạn, yêu đời, yêu người, mẹ biết ngâm thơ, mẹ biết nghe hát đối. Rồi thời gian qua đi mrj nuôi nấng chúng con lớn dần lên. Những đêm trời thật lạnh nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, con suy nghĩ rằng sao cái gì mẹ cũng biết, mẹ biết buôn biết bán, mẹ biết làm ruộng làm nương, mẹ biết lo xa, biết tiết kiệm dành dụm từng đồng.

Nhớ lại trận lụt năm thìn thật khủng khiếp dân làng không còn gì để ăn, hàng trăm ngàn người chết đói, trong nhà mẹ lại không thiếu thứ gì, mẹ vừa lo được miếng ăn cho cả nhà, vừa đi phân phát từng nắm cơm, nắm gạo cho những người hàng xóm đang thiếu đói.

Ngày nào mẹ chèo ghe ngược dòng trên sông Trường Giang một mình, đem thoe những con cá bắ được ngoài sông lên chợ bán. Khi về, thuyền mẹ đầy ắp gạo và những phần quà cho chúng con.

Mẹ đã từng gánh sắn, khoai nặng trĩu đi xuôi về vùng biển để đổi lấy từng hạt muối, bóng mẹ cứ lờ mờ đi trong đêm sương, con vẫn còn vùi trong giấcngủ, từng gánh củi trên đôi vai gầy guộc được mẹ gánh về từ vùng núi thật xa. Trời đà chập choạng tối con vẫn còn đón mẹ bên đường. Những đếm trăng sáng, mẹ gánh lúa vàng, lúa trĩu nặng làm đòn gánh cũng cong vòng trên vai mẹ, đêm về đập lúa, mẹ nấu từng chén chè đậu đen ngọt lịm với bát nước chè xanh còn bốc mùi hương gừng, sao mà ngon mà đậm đà tình cảm. Mẹ ơi! Ngày ấy sao con ăn cài gì của mẹ nấu cũng thật ngon.

Rồi từng nong lúa được mẹ phơi cẩn thận ngoài sân, chiều về mẹ tất bật giã gạo bên hè để trong đêm mấy chú bộ đội về mẹ gửi. Ngày ấy sao mình còn thơ dại quá còn mẹ thì chu đáo quá. Từng vắt cơm thật nóng, muối mè mẹ giã thật thơm ép vào mo cau thơm lừng. Trong đêm vắng con nghe tiếng chó sủa đầu làng, sau là tiếng gõ, mẹ bò ra sau bụi chuối con nghe tiếng mẹ nói thì thầm “Ăn đí con, ăn cho ấm bụng rồi đi diệt mấy thằng Mỹ”.

Nhiều đêm mấy chú bộ đội về trường Kỳ Hưng kéo lá cơ ba que xuống đốt, xong kéo cờ đỏ sao vàng giải phóng lên. Rứa mà ngày mai bọn lính nghĩa quân kéo mẹ xềnh xệch lên đòn, tụi nó đánh và tra tấn dã man (chúng hỏi: “Mày tiếp gì cho Việt cộng khi hôm”), tụi nó nhốt mẹ cả tuần trên đồn, không cho ăn uống, mẹ vẫn chịu đựng không

15

Page 16: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

khai báo gì cho địch, bọn địch thả mẹ về, ấy mà mẹ vẫn cứ âm thầm cơm đùm cơm gói gửi đi.

Nhớ lại những lần mẹ đưa tiễn các anh đi, các anh ra đi đi mãi không về, mắt mẹ đã mờ vì mỏi mòn trông ngóng, tóc mẹ bạc trắng như mây, lưng mẹ thì còng mà các anh thì ở lại mãi trên đồi.

Gần 40 năm trôi qua, cảnh vật quê hương đã thật nhiều thau đổi, những cánh đồng cò bay thẳng canh, lúa về trĩu hạt đơm bông, dòng nước Phú Ninh xanh chảy xuôi về ruộng hoà quyện vào làng quê tươi mát, nhìn bóng điện sáng lung linh, con đường bê tông trãi nhựa. Hình bóng nội tôi, mệ Việt Nam anh hùng già nua ngày xưa vẫn còn đó, cái dáng gầy gầy, lom khom nhặt từng lá rau cộng cỏ, chắt chiu từng tấm áo, nuôi ấm đàn con, nhỏ từng giọt mồ hôi, hy sinh từng giọt máu với quân thù để dành lại tất đất, mảnh vườn cho hôm nay.

Bây giờ lại một mùa xuân yên bình, con đang ngồi đây giữa mùa xuân trái chín, bên dòng trường Giang trôi êm ả, không còn mẹ để dâng lên từng trái ngọt trên cành, cây cỏ lạ ven đường ngày nào mẹ hái cho con, sao con yêu màu tím? Màu của sự thuỷ chung và chắc đời con sẽ không buồn mẹ nhỉ!

Con yêu đời, con yêu người, con yêu thơ, yêu nhạc, sao con yêu thật nhiều. Và hôm nay mùa xuân, nhìn dòng sông trôi, sao con thấy nhớ, nhìn trăng lưỡi liềm con thấy buồn, nhìn khói lam chiều con lại khóc, con nhớ lắm mẹ ơi!. Chiều lại chiều những sợi khói mẹ đã nhen lên như nhen lên từng cuộc đời của những người con đất Quảng, quên sao được ngọn lửa trài tim này sẽ cháy mãi trong con.

Mùa xuân về giữa dòng đời, sắc xuân thật dễ thương êm dịu, chưa năm nào con cảm nhận cái se lạnh nhưng ấm áp của mùa xuân yên bình, tình yêu thật ngọt ngào cứ dâng mãi trong lòng con vào một buổi chiều xuân ấy.

KHÔNG CHỈ RIÊNG EMMột trái tim – một trái tim

Lắng nghe nhịp đập nỗi niềm đắng cayThương người vừa nhói cơn đau

Đêm đêm áo trắng nhuốm màu tử sinh

Dù cho khó nhọc riêng mìnhCũng vì người bệnh - ân tình về đâu!

Lấy gì chia hết nỗi đauEm ơi! Một kiếp bể dâu vô thường

Buồn vui cũng trọn con đườngTử sinh – sinh tử có lường được đâu

Mong người hãy sống vì nhauLẽ nào áo trắng để sầu riêng em

Tam Kỳ, ngày 27/2/2011 Ngô Thu Lai

TTYT thành phố Tam Kỳ

TIN HOẠT ĐỘNGBỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ NGUYỄN QUỐC TRIỆU THĂM

VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH QUẢNG NAM* Chiều ngày 6/3/2011, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Quốc Triệu

đã có chuyến thăm, làm việc tại bệnh viện đa khoa và Ủy ban nhân dân

16ảnh 1

Page 17: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

tỉnh Quảng Nam. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh, Bộ trưởng đã đến thăm các khoa, phòng, bệnh nhân, chúc các bệnh nhân mau khỏi bệnh để về với gia đình. Đồng thời, Bộ trưởng đã động viên các y bác sĩ luôn nâng cao trình độ chuyên môn, y đức, thực hiện tốt quy tắc giao tiếp ứng xử để đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Bộ trưởng ủng hộ và yêu cầu lãnh đạo bệnh viện cần nhanh chóng triển khai đưa vào hoạt động các dịch vụ y tế kỹ thuật cao như đã định hướng trong kế hoạch, đặc biệt là kỹ thuật can thiệp mạch vành và xây dựng mô hình phục vụ khép kín. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chỉ đạo bệnh viện luôn tăng cường thực hiện tốt đề án 1816 để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cùng ngày, bộ trưởng và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Tiếp đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Lê Phước Thanh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Huỳnh Khánh Toàn, lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh và cán bộ lãnh đạo ngành y tế Quảng Nam. Ts. Bs. Phạm Nguyễn Cẩm Thạch - Giám đốc Sở y tế Quảng Nam đã báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011 và báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các huyện 30a của tỉnh Quảng Nam.

* Ngày 7/3/2011, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Quốc Triệu cùng đoàn công tác cũng đã đến thăm và tặng quà cho trung tâm y tế huyện Tây Giang và trạm Quân dân y xã Axan - huyện Tây Giang. Bộ trưởng cũng đã chia sẻ những khó khăn của ngành, đồng thời khuyến khích lãnh đạo Sở y tế quan tâm đào tạo bác sĩ chuyên tu hệ cử tuyển cho con em người dân tộc thiểu số và tăng thêm biên chế cho y tế huyện nhà. Nhân đây, bệnh viện C Đà Năng cũng đề xuất hỗ trợ trung tâm y tế huyện Tây Giang 1 xe ô tô để vận chuyển bệnh nhân.

Hoàng Việt – Ánh MinhLÃNH ĐẠO TỈNH THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI NGÀNH Y TẾ

NHÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2)Chiều 26/2, các đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Trung ương

Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Lê Phước Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng  Nam có buổi gặp gỡ với đại diện cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành y tế của tỉnh nhân kỷ niệm 56 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955 - 27/2/2011. Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo tỉnh đã tặng hoa và quà cho ngành y tế. Các đồng chí biểu dương những nỗ

lực, cố gắng của ngành trong thời gian qua và đề nghị ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được, nêu cao y đức, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Lãnh đạo Sở Y tế và đại diện các đơn vị trực thuộc của ngành cũng trình bày một số khó khăn cần kiến nghị giải quyết. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh khẳng định, tỉnh rất quan tâm và sẽ tạo mọi điều kiện để ngành y tế phát triển mạnh hơn nữa trong những năm đến.

Trưởng Hoa – Minh Hiền* Nhân kỷ niệm 56 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng 24/2/2011, đồng chí

Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, y bác sĩ bệnh viện đa khoa Quảng Nam, trường Cao đẳng y tế, các cán bộ là cựu lãnh đạo ngành y tế đã nghỉ hưu.

* Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, lãnh đạo TP. Tam Kỳ đã tổ chức đi thăm các cơ sở y tế đóng chân trên địa bàn thành phố. Dịp này, lãnh đạo thành phố đã trao 500 triệu đồng hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xây dựng nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân.

* Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, tối 23.2, Trung tâm Y tế huyện Tây Giang phối hợp Huyện Đoàn tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ hỗ trợ chương trình “Bát cháo tình

17

ảnh 2

Page 18: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

thương dành cho bệnh nhân nghèo”. Đêm văn nghệ đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tập thể cá nhân với tổng số tiền 22 triệu đồng. Hiện tại Trung tâm Y tế Tây Giang vẫn duy trì cấp phát cháo vào mỗi buổi sáng cho bệnh nhân nghèo điều trị nội trú, mỗi suất 9 nghìn đồng.

* Ngày 24/2/2011, Bệnh viện Nhi Quảng Nam kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2. Đến dự có đại diện văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Sở Y tế, các đơn vị trong ngành và toàn thể cán bộ nhân viên toàn bệnh viện. Tại buổi lễ kỷ niệm, đội ngũ những người thầy thuốc Bệnh viện đã có dịp trao đổi, chia sẻ những tâm tư, tình cảm, khó khăn, thuận lợi trong công tác; đọc thư Bác để càng thấm thía hơn những lời dạy của Bác: Lương y phải như từ mẫu để từ đó thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ cao cả của người thầy thuốc. Dịp này, Bệnh viện đã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2010.

Trưởng Hoa – Ánh Minh* Chiều ngày 25/2/2011, TTYT TP. Hội An cũng tổ chức lễ kỷ niệm 56 năm ngày

thầy thuốc Việt Nam. Tại buổi lễ, tập thể cán bộ viên chức trung tâm đã ôn lại truyền thống ngày thầy thuốc Việt Nam, đọc thư Bác Hồ gửi cho ngành y tế và phát động tiếp tục tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cán bộ viên chức trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi như: nấu ăn, giao lưu văn nghệ...

Trần Văn HoáTTYT TP Hội An

* Ngày 22/2/2011, đoàn công tác của Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế - Phạm Nguyễn Cẩm Thạch dẫn đầu đã viếng hương các cố thầy thuốc tại TP. Tam Kỳ và thăm thầy thuốc lão thành tại huyện Núi Thành. Gặp gỡ, chia sẻ cùng gia đình các thầy thuốc, ông Phạm Nguyễn Cẩm Thạch bày tỏ lòng biết ơn với những đóng góp to lớn của thế hệ các thầy thuốc đi trước; đồng thời bày tỏ, thế hệ thầy thuốc hôm nay đã và sẽ không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nghiên cứu khoa học để trưởng thành hơn về mọi mặt...

* Chào mừng kỷ niệm 56 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, tối 25/02/2011, tại Trung tâm văn hóa huyện Điện Bàn, Công đoàn ngành y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các đơn vị trong ngành. Với nhiều thể loại khác nhau như: ca, múa, hài, kịch… những diễn viên không chuyên đến từ 16 bệnh viện, trung tâm y tế các huyện trực thuộc Sở y tế Quảng Nam đã gửi đến người xem nội dung ca ngợi người thầy thuốc và chia sẻ những tâm tư tình cảm nghề nghiệp. Đêm văn nghệ là dịp để các đơn vị trong toàn ngành có dịp vui chơi, giao lưu, học học lẫn nhau. Đặc biệt, tại đêm văn nghệ, công đoàn ngành cũng đã vận động gây quỹ ủng hộ bệnh nhân nghèo. Tổng số tiền ủng hộ được là 20 triệu 600 ngàn đồng. Đại diện lãnh đạo Sở y tế Quảng Nam – Ts. Bs. Phạm Nguyễn Cẩm Thạch – Giám đốc Sở y tế đã trao 1 triệu đồng cho một số bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. Số tiền còn lại sẽ được chi cho những trường hợp bệnh nhân nghèo khác và chi phí cho chương trình bát cháo tình thương tại bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam.

Hoàng Việt – Ánh Minh* Ngày 24 tháng 2 năm 2011, trung tâm y tế huyện Quế Sơn long trọng tổ chức kỷ

niệm 56 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2011). Đến dự lễ có Lãnh đạo Sở y tế, lãnh đạo huyện Quế Sơn, các ban ngành đoàn thể của huyện và cán bộ viên chức trung tâm y tế Quế Sơn. Tại buổi lễ, trung tâm y tế huyện Quế Sơn đã trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ y tế, Uỷ ban nhân dân

18

Page 19: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

tỉnh, Sở y tế cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Trung tâm y tế huyện Quế Sơn là đơn vị duy nhất trong toàn ngành 9 năm liền giữ vững danh hiệu bệnh viện xuất sắc toàn diện và năm 2010 trung tâm vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng.

Minh Hiền – Thu Trang * Trạm y tế xã Tam Nghĩa vừa tổ chức tổng kết công tác y tế năm 2010 và đề ra phương hướng năm 2011. Năm qua, Trạm y tế xã Tam Nghĩa đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động và đem lại hiệu quả thiết thực như: thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, công tác vệ sinh phòng bệnh và phục hồi chức năng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và chăm sóc sức khoẻ sinh sản v.v…Đến nay, toàn xã đã tổ chức tiêm chủng cho tre em dưới một tuổi đạt tỷ lệ 99%, số tre từ 6 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi uống VitaminA 447 đạt 100% . Thực hành dinh dưỡng 9 lần/năm. Số trẻ em dưới 5 tuổi được theo dõi cân nặng mỗi năm 1 lần, đạt tỷ lệ 98%. Với sự nỗ lực của tập thể và cá nhân, năm 2010 Trạm y tế xã Tam Nghĩa đã được UBND huyện và Trung tâm y tế huyện tặng giấy khen. Ba cá nhân được Bộ Y tế tặng “Kỷ niệm chương về sự nghiệp Y tế”.

 Nguyễn Huy Hoàng Tam Nghĩa, Núi Thành, Quảng Nam

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỔ CHỨC NHIỀU HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

8/3Chiều ngày 8/3 bệnh viện đa khoa Quảng Nam tổ chức kỷ niệm

ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa hai bà Trưng nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp của phụ nữ quốc tế và Việt Nam. Sau phần lễ bệnh viện còn tổ chức phần hội thi giữa các khoa, phòng với hình thức: đổ nước

vào chai; ba đội thắng trong phần thi này sẽ tiếp tục vào phần thi tìm hiểu kiến thức mẹo vặt trong gia đình và kiến thức âm nhạc. Thông qua hội thi, nữ cán bộ viên chức bệnh viện có thể chứng tỏ ngoài hoạt động phục vụ người bệnh, chị em còn am hiểu các kiến thức xã hội và âm nhạc. Hội thi còn là dịp để thể hiện tình đoàn kết trong công việc và phong trào thi đua của nữ giới trong bệnh viện.

Minh Hiền – Thu TrangCHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

Ts. Bs. Phạm Nguyễn Cẩm Thạch – Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban biên tậpIn .......... bản khổ 19 x 27 tại Công ty In báo Quảng Nam - 110 Hùng Vương - Tam

Kỳ - ĐT: 0510. 3859367 - 0510. 3812276. Giấy phép số: 37 /GP/XBBT. Do Sở Văn hóa - Thông tin cấp ngày 19 tháng 5 năm 2009.

BAN BIÊN TẬPBản tin “Sức khỏe Quảng Nam” đã nhận được tin, bài, thơ, v.v...của các tác giả:

Lê Văn Hoan (Núi Thành), Hoàng Xuân Tư, Mai Văn Sang (Tam Kỳ) ...nhưng do trang in có hạn nên những tin, bài còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng đăng vào các số sau. Rất mong nhận được sự cộng tác của đồng nghiệp và các bạn để Bản tin “Sức khỏe Quảng Nam” có nội dung ngày càng phong phú hơn. Góp phần đẩy mạnh nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

19

ảnh 3

Page 20: MÔ HÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC …quangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc/BAO... · Web viewNgười ta thường chia cả quá trình có thai thành

20